#tết tóc
Explore tagged Tumblr posts
Text
Braid-Outs và Twist-Outs là những phong cách bảo vệ tóc với một số điểm khác biệt chính
#bloghay_org #Chăm_sóc_tóc #bảo_vệ_tóc #bím_tóc #kiểu_tóc #nhược_điểm #Phong_cách #tết_tóc #Tóc #Tóc_tự_nhiên https://bloghay.org/phong-cach-bao-ve-toc/
Phong cách bảo vệ là một phần thiết yếu của trải nghiệm chăm sóc tóc tự nhiên, đặc biệt là khi các mùa thay đổi. Chúng giữ cho phần ngọn tóc của bạn được giữ nếp và giảm thiểu thao tác, giúp giảm gãy rụng và khuyến khích tóc mọc (nếu chúng được thực hiện đúng cách). Hai phong cách bảo vệ tóc đơn giản và không gây nhiệt, rất phù hợp để mặc tự nhiên quanh năm là kiểu thắt bím và kiểu xoắn. Chúng dễ…
View On WordPress
0 notes
Text
15 Kiểu tóc WolfCut nam cho năm 2025: dẫn đầu xu hướng
Kiểu Tóc Wolf Cut Cho Nam là gì? Kiểu tóc WolfCut cho nam là sự kết hợp hiện đại giữa kiểu mullet cổ điển và kiểu shag, đặc trưng bởi sự xếp lớp và kết cấu, mang lại vẻ ngoài bồng bềnh ở phần trên với phần hai bên và phía sau được cắt gọn gàng. Sự pha trộn này tạo nên một diện mạo nổi bật, hiện đại, lý tưởng cho những ai muốn thể hiện phong cách cá nhân đầy ấn tượng. Tìm hiểu về các kiểu tóc…
#barber#barbershop#Bảng giá#bảng giá cắt tóc#bảng giá tết#cắt tóc#cắt tóc layer#hớt tóc nam#kiểu tóc mullet#kiểu tóc wolf cut#mullet#mullet wolf cut#shag#tóc layer nam#tóc layered nam#tóc nam#tóc nam layer#uốn layer ruffled#uốn tóc nam#wolf cut#wolf cut nam#wolf cut uốn#wolfcut#wolfcut nam
0 notes
Text
Nhiều khi tôi thấy mình kiếm được cớ để viết ngộ lắm! Kiểu như là, hôm rồi trời mưa. Nấu canh dưa cải chua với thịt bò. Mà lâu ngày rồi mới nấu. Quên mất dưa cải sẵn mặn, sẵn chua. Thành ra bát canh mặn thấy ớn. Chua thấy rầu. Rồi bụng dạ tự nhiên lênh láng cả. Vây là được cái cớ mà rền rĩ, rền rĩ gõ.
Mà ai lỡ đọc tiếp rồi. Làm ơn đừng trách sao gì mà cứ ỉ ê. Không phải tại tôi. Tại bát canh dưa cải chua nấu thịt bò. Chi mà mặn! Chi mà chua! Nghen!
—
Tôi về nhà đến nhà đã là rạng sáng hai mươi sáu tết. Thế là lỡ mất ngày cúng đưa ông bà.
Buổi trưa. Ba vẫn nấu sẵn nồi canh cải chua, món mà tôi ăn mãi vẫn không thấy ngán. Tôi cứ thế ngồi trên phản, quần đùi thiệt ngắn, húp canh sồn sột. Nói với về phía con em gái, lúc ấy đang cho bé Mina ăn dặm.
“Ngày mai về Bắc chơi rồi nhỉ. Mang nhiều đồ ấm theo đấy. Áo quần hôm trước chị gửi về có mặc được không. Rồi quần áo ấm cho em Mina nữa, em còn bé phổi yếu. Để ý em đấy nhá”
Đứa em gái: “Biết rồi, nhớ rồi. Bà cô già suốt ngày cứ làu bàu. Ơ nhưng mà đợt này chị đi chơi nhiều ghê. Sướng quá trời!”
“Sướng ư? Ai sướng? Sướng thế nào???”
“Thì muốn đi đâu đi, hông chồng, hông con… kiểu kiểu vậy. Có sướng không?”
Tôi cười ha hả. “Mày lớn rồi út ơi. Biết quan tâm tới chuyện sướng khổ của chị rồi”
“Thế chị sống thế nào?”
“Người ta có hàng trăm nỗi lo hàng ngày. Tao thì chẳng có gì để lo cả. Đi làm, về nhà, cơm bụi, trà chanh, đạp xe, thi thoảng nhậu lên bờ xuống ruộng 1 hôm. Thế thôi đó. Nếu cuộc sống như thế được gọi là sướng. Thì chị mày cũng sướng!"
“Cũng không tệ. Em suốt ngày bỉm với sữa. Muốn đi làm xoăn cái tóc mà chả có thời gian đi”
“Thế đi đi. Để em Mina chị trông cho”
“Thôi, làm xoăn rồi lại không rãnh để chăm thì xù lên xấu lắm”
…
Thế là trưa hai mươi sáu tết hai chị em mải miết nói về chuyện sướng chuyện khổ trên đời.
Nó biểu từ dạo lấy chồng sinh con xong thấy mình sao kỳ lạ, đã bao lâu rồi, nó quên mất mình còn một người chị gái đi làm xa. Câu tôi nói với nó hôm cưới: “Có lấy chồng thì cũng ráng làm một người đàn bà độc lập nghe chưa” - Là tất cả những gì nó còn nhớ về tôi. Nghĩa là rõ nét nhất. Chân thật nhất.
Mùa xuân ở Miền Nam mát mẻ. Buổi trưa tuy nắng gắt hanh hao. Nhưng bù lại có gió, cứ đợt gió nào là được vuốt ve mơn trớn đợt ấy. Sướng râm ran, mê mẩn.
…
Buổi tối, bé út rủ: "Cà phê không?" tôi ừ. Thế là hai chị em đèo nhau đi. Bỏ em Mina ở nhà cho bố nó trông.
Vào một quán nhè nhẹ, có trúc, có tre, có bồn phun nước, bật mấy bài tình ca nghe chừng cũng du dương lắm. Tôi hỏi út hết thai sản rồi có định đi làm lại không? Hay muốn ở nhà trông Mina. Nếu ở nhà thì có muốn mở hiệu thuốc không? muốn thì chị tính, rồi chị giúp. Rồi lại hỏi ba mẹ có khỏe không? Có bệnh gì mà giấu không cho chị biết không? Nhà cửa có cần mua sắm gì không? Út bảo: "Ba mẹ chỉ cần chị khoẻ mạnh!" Thế là ngắt hết hàng loạt c��u hỏi.
Tôi uống cooktail. Út uống nước cam, quán chuyển sang phần nhạc trẻ. Càng lúc càng có thêm khách tầm độ mười tám, hai mươi. Tôi cười: "Chắc lúc này chúng nó chê chị già!" Nó lại ngắt: "Chị khoẻ hẳn chưa?" - Tôi ngồi yên. Quán vẫn nhạc trẻ, ì ầm ở một góc xa.
Nó hỏi sao tôi không trả lời.
Tui nhoẻn miệng cười - vẫn im lặng
Nó lại biểu “Chị gái của tui đâu rồi. Chị gái của tui, mặc quần đùi húp canh sồn sột. Chị gái của lời lẽ đanh thép, tranh luận với người khác có bao giờ chịu im. Chị gái của tui, tui mà bị ai bắt nạt là chị sống chết với người đó. Chị gái của tui đâu biết cười nhoẻn. Đâu có biết hiền...”
Trời muộn. Gió táp vào mặt. Tôi ngồi sau xe máy, hai tay vòng qua người nó, mặt úp vào lưng con bé thở khẽ - thầm thì: "Ngày xưa trời lạnh, cũng có người hay thổi vào lưng chị như thế." Nó ngạc nhiên: "Tiểu tiết thế mà chị cũng nhớ nhỉ!" - Ừ, Chả hiểu sau chị lại thế. Một chút hà hơi vào gáy lúc mùa đông đủ để bắt đầu nỗi nhớ nhung dài đằng đẵng.
…
Hai mươi bảy tết. Cả nhà bé út đã về Bắc từ sáng sớm, ba thì sang nhà chú Minh đánh cờ. Nhà yên ắng lạ thường.
Mẹ lôi ở đâu ra được cái giường gấp vải dù bộ đội bạc thếch, nhìn là biết nặng trĩu gió sương. Mẹ biểu của ông nội. Tôi gối đầu lên đùi mẹ. Đợi cò về. Mà chỉ đợi có thế thôi chứ có cò nào về trên mấy cái cột nhà bê tông nữa. Mẹ thì thầm thủ thỉ. Như kiểu người ta kể chuyện cổ tích.
“Tóc con Nhiên bạc nhiều nhỉ, không như tóc chị hai mày, gần 40 mà vẫn đen nhánh”
“Hôm trước xin mẹ cái cân điện tử đúng không, khi nào đi nhắc mẹ đưa cho nhé.”
“Mà lấy cân làm gì? Định ép kí nữa hay sao?? Béo béo thế này mới xinh”
“Có để ý thằng nào chưa? Thằng ku con Chú Bình mấy hôm nay kiếm cớ sang tìm xem mày về chưa đấy”
…
Tiếng mẹ lúc xa lúc gần. Miên man bất tận. Cứ ủ ê như nỗi nhớ không vượt được khỏi bờ môi. Tôi thấy nước mắt mình đột nhiên rịn ra vô cớ.
"Mẹ. Hay con về đây ở luôn nhá. Mẹ chứa chấp con không?"
“KHÔNG - lấy chồng đi!”
Tôi lí nhí: “Thôi. Lấy chồng rồi giao thừa ai cúng ông bà với mẹ. Em gái cũng về quê chồng ngoài Bắc, hai chị cũng phải lo xong bên nội tận mùng 2 mới về nhà”
Mẹ biểu không phải lo. Mẹ có chồng. Chồng mẹ lo 😁
Sinh ra không ai cô đơn. Ba mẹ cũng chẳng sống đời với mày được. Hoặc nếu chưa lấy chồng thì cứ tìm ai mà yêu. Yêu thật nhiều vào. Cứ yêu khờ khạo đi. Ngày sau chai sạn, vắt ra tí tình trong tim mà lại chỉ có sạn có đá, thì mới buồn.
…
Tôi gọi cho Duy. Kể rằng tôi đã về nhà. Đã nghe mẹ càm ràm vụ không dẫn ai về cùng. Đã sang chào bố Duy rồi. Đã đếm mãi vẫn không đủ một trăm hai mươi lăm bước chân từ nhà về phía cây cột điện có gắn loa phát thanh buổi sáng. À mà chỗ đó người ta không còn phát nhạc Những Bông Hoa Nhỏ nữa.
Duy cười ha hả: - Tao thế nào cũng nghe bố ca bài ca y chang. Mày về ở mấy ngày.
- Đến hết mùng 5.
- Nhanh vậy. Tao chắc chiều tối mùng một mới về đến nhà. Chờ tao về tao đèo đi ăn đá đậu.
- Ừ. Ba tao rũ chú Minh tối giao thừa sang nhà ăn cơm cùng rồi, mày khỏi phải lo đâu.
- Hay tao với mày yêu nhau không???
Hai đứa lại cười ha hả
Duy là người bạn khác giới tôi chơi chung từ bé. Là cậu bạn mò nghêu cùng tôi vào tất cả các kỳ nghỉ hè.
Nhà Duy ở cách nhà tôi một trăm hai mươi lăm bước chân về phía cái trụ gắn loa phát thanh buổi sáng (Đó là bước chân của tôi từ hồi còn bé)
Hồi tôi học lớp 3, thì hắn chuyển đến. Bố hắn đi vắng suốt, nên mẹ tôi hay gọi Duy sang ăn cơm cùng. Mà tôi thì trẻ con sân si, cứ ăn hiếp người ta. Có lần đấm thẳng vào mặt, làm Duy gãy cả răng cửa. Lần đó Duy khóc mếu máo, bảo là “Tao về méc mẹ tao, để mẹ tao hiện hồn về bóp cổ mày.”
Thế là tôi không ăn hiếp Duy nữa - Không phải vì sợ, mà vì tôi kể cho ba tôi nghe, ba biểu mẹ bạn ấy mất rồi, mất tức là đã đi sang thế giới khác, không thể ở bên cạnh chăm sóc bạn ấy như mẹ con được. Kể từ đó, tôi “yêu thương” Duy, bắt chước theo cái cách mẹ tôi yêu thương tôi. Tôi còn biểu “Mày yên tâm đi, tao làm mẹ mày, tao yêu thương mày”
Hồi đó, vào lúc sáu giờ ba mươi mỗi ngày, tôi mặc áo thêu hoa, ngồi sau lưng ba, loa bắt đầu phát nhạc chương trình Những Bông Hoa Nhỏ - Đi đến trước cửa nhà Duy thì dừng lại đón, ba tôi đèo hai đứa phía sau, em gái út tôi phía trước. bám chặt vào nhau. Đến chỗ ngã ba có cây me to đùng thì ghé vào, mỗi đứa được một ly sữa đậu nành nóng hổi. Duy với tôi học cùng trường cho đến hết cấp 3. Sau đó tôi lên SG, còn Duy đi Úc du học.
…
Hai mươi tám tết
Mẹ làm bánh bao nhân đậu xanh để tối hai chín cúng giao thừa. Tôi hít hà mùi thơm của sữa và đậu. Cảm nhận được mùa xuân cũng đang thở
Buổi sáng đèo mẹ đi chợ lại thấy chú Minh đang tưới sân. Bắc thang lau đi lau lại từng thanh cửa sắt cho đến khi bóng loáng mới chịu thôi. Chú Minh bao nhiêu năm nay vẫn thế. Mỗi lần thấy tôi sẽ lại hồ hởi nói lớn: “Này, hay yêu thằng Duy nhà chú đi con bé kia. Thân nhau ngần ấy năm rồi còn gì!” Tôi đáp lại: “Từ hồi con đấm gãy răng cửa của nó là nó thề dù con gái trần đời này còn mình con nó cũng không yêu con đâu ạ” - Thế là hai chú cháu cười hì hì.
Cơm trưa vẫn không thiếu món canh cải chua, nhưng mà hôm hay ba nấu với cá rô đồng. Rữa bát xong mẹ rót cho một cốc trà sen lớn, bảo ra phản gấp quần áo với mẹ. Nhưng mà chỉ có mỗi mẹ gấp, tôi thì nằm gối đầu trên chân mẹ để thời gian luồn qua từng lọn tóc mềm. Cảm nhận được rõ bàn tay mẹ ngày càng gầy. Năm tháng đánh từng dấu nhỏ lên cả vết vân tay. Ngoài cửa sổ, mưa phùn bay lất phất. Mai là giao thừa rồi, nhà nào cũng vội vã. Chỉ có nhà tôi là đơn giản quá chừng!
Nhưng điều duy nhất khiến tôi yêu Tết là trong nhà toàn hoa là hoa. Nào là chậu mai vàng của ba bắt đầu có nụ, nào là mấy bó cúc trắng được cắm trong lọ thuỷ tinh trên bàn thờ, còn được ngắm những cái chậu xinh xinh bằng men sứ thả hoa súng của mẹ. Không giò, không chả, không cỗ. Chỉ có chè đậu đỏ, bánh bao sữa nhân đậu xanh.
Năm nào cũng vậy. Lúc giao thừa xong, ba sẽ uống rượu với chú Minh. Còn tôi và mẹ thì đèo nhau lên ngôi chùa nhỏ gần nhà thắp một nén hương. Thế là hết tết.
13 notes
·
View notes
Text
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua.
Nhìn thấy một năm trôi quá nhanh và cứ có cảm giác mình vẫn còn thiếu gì đó để khép lại một năm trọn vẹn, vậy nên mấy hôm nay mình vẫn chưa thực sự tin rằng Tết đã đến cận kề. Mấy bữa ở Sài Gòn, ngồi sau xe Mina chở dọc con đường Hoàng Sa, mình còn thỏ thẻ, năm nay chả thấy không khí Tết gì cả, cứ bị nặng nề kiểu gì.
Rời văn phòng sau ngày làm việc cuối cùng của năm, mình sắp xếp sẵn đồ đạc theo checklist đã được list từ hẳn từ một tuần trước vì sợ sẽ quên, mình chuẩn bị về quê.
Mình rời Sài Gòn vào một buổi chiều nắng đẹp, có hoàng hôn nhuộm vàng một góc trời khiến mình không kiềm lòng nổi mà thốt lên, đẹp quá. Chẳng mấy khi, hoặc là lần đầu mình thấy được cái chào tạm biệt của Sài Gòn sao mà thân thương đến lạ.
Mấy ngày này đường về miền Tây đông đúc và nhộn nhịp hơn bao giờ hết, ngừng đèn đỏ nhìn xung quanh thấy mọi người ai ai cũng balo lớn nhỏ, thêm túi quà xinh xinh mang về cho gia đình, tự nhiên cảm giác chen chúc ngừng 60 giây đèn đỏ hay kẹt cứng giữa dòng người ở Trường Chinh cũng không làm mình thấy khó chịu như thường ngày nữa.
Mấy ngày cuối năm không mấy bận rộn, nhưng cái cảm giác sức lực hao mòn dần sau một năm ròng rã không nghỉ làm mình luôn trong trạng thái uể oải. Rồi như có ai dựa (theo cách bạn mình nói), mình quyết định khép lại 2023 bằng chuỗi những việc chưa-từng-làm, cũng như chưa-từng-dám-làm, điển hình như nhuộm tóc và uốn xoăn tít cả đầu 😂, mình hay nói đùa với mẹ rằng tuổi nổi loạn của con tới hơi muộn, giờ mới muốn nổi loạn chứ không phải hồi 15-16.
Được sống và nuông chiều đứa trẻ bên trong làm mình thấy vui vẻ yêu đời hẳn. Ít nhất đó là tất cả những gì mình muốn tại thời điểm đó, và mình cũng không thấy hối hận.
Và mình nghĩ mình đã thấy được Tết, dẫu một năm có quá nhiều biến động làm không khí Tết không nhộn nhịp như mọi năm. Thật ra Tết chẳng ở đâu xa, chẳng phải chậu hoa trước nhà, cũng chẳng phải ở mấy chiếc pháo hoa treo trước cửa, hay cây mai cây đào, Tết nằm gọn trong những chiếc balo lớn nhỏ, Tết hiện hữu trong túi quà của các bạn mang về nhà, và Tết cũng nấp sau sự vội vã nôn nao được về ấy.
Mong cho chúng ta đều sẽ có những ngày cuối năm thật trọn vẹn, có nơi để về, có người thương yêu.
Nhân tiện khoe bộ ảnh áo dài em bé Kiệt chụp cho mấy tuần trước, kỉ niệm mái tóc thẳng suôn, giờ thì hông còn nữa rồi 😂
2024 ơi, mình sẵn sàng rồi.
28 notes
·
View notes
Text
Càng ngày càng lười làm này làm kia lên tóc quá. Tết nay hỏg làm gì lun
2 notes
·
View notes
Text
Đi mua nốt đồ Tết với mẹ. Vẫn như ngày bé, chỉ biết lóc cóc đi theo.
Khác ngày bé là giờ mình có thể chở mẹ đi và đã cao hơn mẹ gần 1 cái đầu.
Đi theo sau lưng, tầm mắt cửa mình là mái tóc mẹ. Mái tóc bạc lấm tấm. Mình phải dụi cả mắt để chắc chắn nó khong phải do ánh sáng.
Mình ngỡ ngàng vì lần gần đây nhất nhìn lên tóc mẹ, nó không phải như vậy. Trong những chiếc tóc bạc kia, có bao nhiêu chiếc là do mình, do anh trai mình, do bố mình.
Đó là cảm giác dằn vặt và bối rối, cảm giác không thể chạy nổi với thời gian.
3 notes
·
View notes
Text
18.01.2025
Hôm nay đi làm mình thấy mọi người bắt đầu thay đổi. Con gái thôi. Tóc đổi màu, thẳng hoặc quăn quăn. Mặt làm mày hoặc môi. Tay sẽ làm nail đồ….
Ý là ngoài cái không khí đi tới đâu sẽ có lồng đèn đỏ đỏ, hay trước mấy quán tạp hoá sẽ có rất nhiều hạt dưa, mứt, bánh kẹo, su cula, thì sẽ là nhan sắc của các chị iêm bạn hữu..
Còn mình =)))))
Tóc hem bết là đx, móng cắt gọn là đc. Năm nay chưa gầy được thì hẹn năm sau :))).
Thật sự là hem muốn làm gì chỉ muốn làm biếng.
Mình còn 3 cont hàng cần phải mở tờ khai trước tết. Nhưng h mình vẫn viết stt ở tumblr. Vơn xịn quá 🥹
6 notes
·
View notes
Text
Có tóc mới đi chơi tết r yeyeyyeyeyye
3 notes
·
View notes
Text
13.12.2024
Năm 2024 chỉ còn thừa lại chưa đầy một tháng nữa. Trong một năm này, bạn sống có tốt không???
Hồi chiều, Duy gọi cho tôi, bảo là đã về Sài Gòn được hai hôm rồi, hỏi tôi đang ở đâu qua đón Duy đi chơi. Mà tôi thì đang tận Đắk Lắk, ở một cái thôn thuộc cái huyện mà tôi đọc hơn chục lần vẫn không nhớ nổi tên. Duy hỏi khi nào thì về. Hắn đợi.
Duy là người bạn khác giới tôi chơi chung từ bé. Là cậu bạn mò nghêu cùng tôi vào tất cả các kỳ nghỉ hè.
Nhà Duy ở cách nhà tôi một trăm hai mươi lăm bước chân về phía cái trụ gắn loa phát thanh buổi sáng
Hồi tôi học lớp 3, thì hắn chuyển đến. Bố hắn đi vắng suốt, nên mẹ tôi hay gọi Duy sang ăn cơm cùng. Mà tôi thì trẻ con sân si, cứ ăn hiếp người ta. Có lần đấm thẳng vào mặt, làm Duy gãy cả răng cửa. Lần đó Duy khóc mếu máo, bảo là “Tao về méc mẹ tao, để mẹ tao hiện hồn về bóp cổ mày.”
Thế là tôi không ăn hiếp Duy nữa - Không phải vì sợ, mà vì tôi kể cho ba tôi nghe, ba biểu mẹ bạn ấy mất rồi, con phải yêu thương bạn ấy nhiều hơn nhé. Kể từ đó, tôi “yêu thương” Duy, bắt chước theo cái cách mẹ tôi yêu thương tôi. Tôi còn biểu “Mày yên tâm đi, tao làm mẹ mày, tao yêu thương mày”
Hồi đó, vào lúc sáu giờ ba mươi mỗi ngày, tôi mặc áo thêu hoa, ngồi sau lưng ba, loa bắt đầu phát nhạc chương trình Những Bông Hoa Nhỏ - Đi đến trước cửa nhà Duy thì dừng lại đón, ba tôi đèo hai đứa, bám chặt vào nhau. Đến chỗ ngã ba có cây me to đùng thì ghé vào, mỗi đứa được một ly sữa đậu nành nóng hổi. Duy với tôi học cùng trường cho đến hết cấp 3. Sau đó tôi lên SG, còn Duy đi Úc du học.
Cái hồi tôi theo đuổi P - ngày nào cũng gọi mes kể Duy nghe. Hắn cứ biểu “Sao mặt mày dày thế, anh bạn đó ngon lành lắm à”
“Đương nhiên”
“Thế thì cố gắng đi nghe”
Lúc P mất, Duy có về thăm tôi, dẫn theo bạn gái. Hải An là một cái tên xinh xắn, hết mực phù hợp với sự thanh mảnh và dịu dàng của bạn ấy. Hai người họ theo canh chừng tôi suốt. Tôi mắng hắn rỗi hơi, ko lo dành thời gian mà đi với người yêu, cứ sang chỗ tôi làm gì. Hải An biểu cô ấy thích đến, lúc nói chuyện tay cứ nhẹ nhàng gỡ những lọn tóc rối rồi tết tóc cho tôi. Cứ hồn nhiên hát khe khẽ, đôi chỗ quên lời vẫn không do dự, ngượng ngùng. Duy thì đứng khoanh chân cạnh cửa sổ, hai tay đút túi, mỉm cười.
“Này, đây là cái cách mà mày vẫn thường hay hẹn hò với bạn gái đấy à?”
“Mày đùa. Kiếm đâu ra con bạn nối khố đang trong giai đoạn đầu óc không bình thường, sợ nó lúc nào đó quẫn trí đi theo mẹ tao nên mới canh mà biểu hay hẹn hò kiểu này”
“Xuỳ - Tao không thế.”
Lúc nói câu đó, trong lòng đầy hoảng loạng, bởi vừa sáng tôi vẫn còn phân vân một điều thật ngớ ngẩn. Chấm dứt cuộc đời mình hay là dậy pha một ly cà phê. Rồi Duy tới gõ cửa, mang tới 3 cái bánh mì baguette còn nóng hổi. Vậy là tôi ra khỏi giường, mở toang cửa. Sợ hãi với những suy nghĩ của chính mình. May là hắn đến.
…
4 notes
·
View notes
Text
mình vừa phát hiện ra là lông mày của mình càng lúc càng đậm hơn ấy.
chuyện là chân mày của mình mảnh lắm, mảnh đến độ Việt Thắng-một người mình từng rất thích-đã gọi mình là đứa-không-lông-mày. mình hồi đó mê bạn lắm nên cũng mê luôn cái tên này.
mà thật, lông mày mình gần như không có ấy nên hầu như mình phải vẽ hoặc kẻ bằng app làm đẹp trang điểm để nhìn đỡ dị hợm.
mẹ mình và rất nhiều người khác từng gợi ý chuyện mình đi làm chân mày nhưng mình từ chối. vì mình thích mình như thế, chân mày mảnh cũng được nhưng đó là mình và mình hài lòng về diện mạo hiện tại. mình hay cười trừ cho qua.
mỗi khi mình make up cũng thế, đánh nền, má hồng, tô son là hết rồi. cũng không đủ để gọi là make up. mình không biết vẽ chân mày, cũng không biết kẻ eye liner và phẩy mi dưới. mình nghĩ bấy nhiêu đó đủ làm mình xinh hơn và tự tin hơn rồi.
chắc là cái kem dưỡng da của mình ấy, nó dưỡng luôn chân mày cho mình.
cả tóc tai nữa. thường tóc mình bắt đầu chạm gáy là sẽ hỏng ở ngọn tóc và mình thường chọn cắt đi. nhưng giờ mình sẽ dưỡng lại tóc, cho nó dài ra. mình nhớ mái tóc quá quá nửa lưng của mình nhiều năm về trước quá. mình đang nghĩ với độ xoăn phồng này thì khi dài ra sẽ trông như thế nào.
lần trước mình có nói với anh là mình sẽ cắt tóc, anh trả lời mình hơi tiếc nuối thì phải. thế là mình nghĩ, hay thôi nhỉ? vì mình đoán anh thích kiểu tóc dài má phấn hơn. nhưng bây giờ quyết định là của mình, mình muốn nên mình sẽ tìm cách làm cho bằng được.
một bạn N tóc dài quá nửa vai, xoăn, bồng, xù. chà, đáng để đón chờ mà đúng không?
nhưng da mình vẫn chưa cải thiện lắm. hy vọng là sau 8 cái thứ hai nữa mình sẽ ổn với chân mày hơi đậm, tóc dài, và làn da tạm ổn để đón tết.
3 notes
·
View notes
Text
Ân Thái Hà
CÔ GÁI BÁN THÂN NUÔI HỌC SINH ĂN HỌC
Câu chuyện đau lòng về một cô giáo trẻ mới 21 tuổi đã “bán thân” nhiều lần để cho các em học sinh nghèo của mình có tiền mua vở, mua bút, có tiền để đi học. Cô đã bị cưỡng bức cho tới chết.
Ân Thái Hà sinh ra tại một vùng quê nông thôn ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ở vùng đất nghèo đói này, các cô thôn nữ dù xinh hay xấu cũng đều sớm lần lượt tới các thành phố phương Nam kiếm tiền, để rồi mỗi lần Tết đến, họ đều mặt hoa da phấn, gói to gói nhỏ hân hoan trở về.
Còn Ân Thái Hà sau khi tốt nghiệp cấp ba lại không lựa chọn cho mình con đường đi như vậy. Đó là điều mà ai nấy trong thôn đều thắc mắc bởi xét cho cùng cô cũng là đứa con gái xinh nhất nhì cái thôn xóm nghèo này. Ân Thái Hà thường xuyên phải hứng chịu những lời mắng nhiếc của bố mẹ, bởi họ cho rằng, đứa con mình chẳng làm nên trò trống gì.
Biết tin một ngôi trường tiểu học quê mình thiếu giáo viên, Ân Thái Hà đã chủ động tới xin dạy miễn phí. Bởi thành tích học tập cấp 3 tốt nên cô đã dễ dàng vượt qua các kỳ thi sát hạch, chính thức trở thành một cô giáo làng.
Lần đầu tiên Ân Thái Hà bước vào lớp, bọn trẻ con không ngừng trầm trồ khen ngợi, bởi vì từ trước tới nay, chúng chưa bao giờ được nhìn thấy cô giáo nào xinh đến thế. Cũng từ đó mà lớp học ngày ngày tràn ngập tiếng nói cười của học sinh.
Nói là phòng học, nhưng thực ra nó cũng chỉ là một túp lều cỏ tránh mưa tránh gió, thân cây làm tường, đá làm bàn học, gạch xếp thành bục giảng, thứ có giá trị nhất là chiếc bảng đen được làm từ gạch, sau khi mài nhẵn, quết thêm lớp sơn đen.
Ngay phấn viết cũng không đủ dùng, cô trò thường phải dùng vôi thay thế. Trong điều kiện thiếu thốn như vậy, Ân Thái Hà vẫn kiên trì dạy lũ trẻ từng nét chữ, dạy chúng cách làm người.
Đêm khuya gió to đã thổi bay nóc lớp học, bảng đen cũng bị thổi lật. Ngày hôm sau đến trường, cả thầy và trò đều ngẩn ngơ. Thầy hiệu trưởng tới tìm gặp Cục trưởng
Cục giáo dục của huyện để xin tiền nhưng rốt cục cũng trở về tay không. Tối về, thầy hiệu trưởng nói với Ân Thái Hà, Cục trưởng muốn cô tới tận nơi để lấy tiền
Một cô gái chưa từng đi xa nhà, chưa từng giao tiếp nhiều với người xung quanh như Ân Thái Hà đã lấy hết can đảm đi bộ 10 cây số tới gặp Cục trưởng.
Phòng làm việc của Cục trưởng bày biện vô cùng đẹp mắt, trên tường treo nhiều bức ảnh quý giá, bàn làm việc đen bóng, còn có thể nhìn thấy bóng người bên trên.
Trên bàn làm việc có một lá Quốc kỳ nhỏ, còn ghế của Cục trưởng là ghế da, bóng lộn như được đánh xi, thậm chí nó còn bóng hơn màu tóc của Cục trưởng. Nhìn thấy Ân Thái Hà, Cục trưởng vồn vã hỏi chuyện, nhưng tất cả đều không đề cập tới mục đích cô tới đây.
Mãi tới đêm khuya, thầy hiệu trưởng chỉ tay tới cửa một căn phòng, nói Ân Thái Hà cùng tới đó lấy tiền với ông. Khi Ân Thái Hà bước vào, cô chỉ nhìn thấy một chiếc giường và lần đầu tiên quý giá của đời con gái, Hà đã “hi sinh” nó để đổi lấy tiền mang về cho các em học sinh
Ân Thái Hà không khóc, bởi vì, trước mắt cô giờ đây chỉ hiện ra hình ảnh đáng thương của các em học sinh đang chờ phòng học để lại được ngày ngày lên lớp. Mặc đêm khuya, cô vẫn trở về nhà, không ai nói hết được nỗi nhục, sự xấu hổ đang dâng trào trong lòng cô.
Ngày hôm sau, những người dân trong thôn tự động tới trường, mua một ít vật liệu để dựng lại phòng học đổ nát nhưng chắc chắn những ngày mưa gió sẽ vẫn không thể lên lớp được. Ân Thái Hà nói với đám trẻ, sẽ không lâu nữa, huyện sẽ cử người tới mua gạch để xây cho chúng ta một phòng học thật vững chãi.
Trong suốt nửa năm đó, thầy hiệu trưởng đã phải tới tìm Cục trưởng hơn chục lần nhưng đến một đồng cũng không nhận được.
Chỉ có thầy hiệu trưởng mới biết Cục trưởng đã làm gì với Ân Thái Hà nhưng chỉ mình ông biết thì làm được gì. Năm học mới đã bắt đầu, có rất ít người có khả năng nộp tiền học cho con, số học sinh cố trụ lại được ngày càng ít, chúng đều phải theo cha mẹ đi thả cừu rồi. Nhìn thấy cảnh tượng này, Ân Thái Hà vô cùng đau lòng, cô đau lòng khi nhìn thấy lũ trẻ không được ngày ngày cắp sách tới trường.
Khi Ân Thái Hà biết niềm hi vọng được đến trường của lũ trẻ đã trở nên quá xa mờ, cô đã cởi quần áo khoác trên mình, đứng trước gương, tự hứa sẽ dùng tấm thân này để hoàn thành giấc mơ cắp sách tới trường của lũ trẻ. Cô biết rằng, những người em người chị trong thôn mình đều xa quê để làm cái nghề bán thân đó.
Cô hiểu đó là cách kiếm tiền nhanh nhất. Cô vội vàng đi tắm rồi tới từ biệt thầy hiệu trưởng, từ biệt cha mẹ, từ biệt căn phòng cỏ dột nát để đến với chốn phồn hoa đô thị. Trước khi Ân Thái Hà đi, bố mẹ cô cười còn thầy hiệu trưởng đã khóc…
Nơi phồn hoa đô thị đó đối với Ân Thái Hà không chút hấp dẫn, trong mắt cô chỉ hiện ra hình ảnh căn phòng cỏ thấp tè cùng ánh mắt hi vọng được đi học của lũ trẻ
Cô bước vào một cửa hiệu cắt tóc, nằm lên chiếc giường nhơ nhúa, để cho người khác chà đạp lên thân thể mình lần thứ hai. Ngày hôm đó, cô viết trong nhật ký: “Hóa ra Cục trưởng cũng chẳng bằng khách làng chơi.”
Ân Thái Hà là người tiết kiệm nhất trong số chị em ở đó. Cô không trang điểm, cũng không hề mặc lên mình những bộ quần áo hở hang nhưng cô luôn là người đông khách nhất, cô luôn là người cướp cơm của những chị em khác, cũng chính bởi thế mà cô luôn phải gánh chịu những trận đánh hội đồng của những người bán dâm khác.
Mỗi lần mặt mày thâm tím, cô lại phải chuyển tới nơi khác. Mỗi lần nhìn thấy gương mặt bỉ ổi của khách làng chơi, Ân Thái Hà dường như lại nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của lũ trẻ nhỏ quê mình. Chính vì thế, cô chưa từng một lần rơi nước mắt, bởi vì, cô là một giáo viên
Sau khi trừ đi tiền sinh hoạt phí, Ân Thái Hà gửi toàn bộ số tiền mình kiếm được cho thầy hiệu trưởng. Theo lời dặn của Ân Thái Hà, thầy hiệu trưởng đã dùng toàn bộ số tiền đấy để cải thiện dần cho phòng học của trường. Mỗi lần có người hỏi tiền ở đâu ra, thầy hiệu trưởng đều nói là tiền quyên góp của xã hội dành tặng thôn.
Nhưng rồi, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra, cuối cùng một hôm có thông tin từ bưu điện truyền về, nói rằng chỗ tiền đó là của cô giáo Ân gửi về. Sau khi biết được tin đó, khắp nơi đều tra hỏi Ân Thái Hà, nhưng cô đều khéo léo từ chối trả lời, bởi cô là gái bán dâm.
.
.
ÂN THÁI HÀ LÀM GÁI BÁN DÂM
Có tiền, trường học đẹp hơn hẳn. Tháng đầu tiên, trường mua được bảng đen, sửa lại nóc phòng. Tháng thứ hai đã có bàn gỗ. Tháng thứ ba tất cả trẻ em đều đi học, tháng thứ tư, học sinh ai nấy đều có khăn quàng đỏ. Đến tháng thứ năm, không còn học sinh nào phải đi chân đất tới trường nữa rồi ..
.
THÁNG THỨ SÁU
Cũng là lúc Ân Thái Hà trở về. Nhìn thấy cô từ xa, bọn trẻ đều tranh nhau chạy tới, gọi mừng: “Cô Ân đã về rồi… Cô Ân xinh đẹp đã về rồi…” Nhìn thấy gương mặt rạng ngời của lũ trẻ, Ân Thái Hà không cầm nổi nước mắt, những giọi nước mắt buồn tủi trong suốt nửa năm qua cuối cùng cũng đã rơi.
.
.
Ở nhà một vài ngày, cô tiếp tục lên đường
.
THÁNG THỨ BẢY
Trường đã có sân vận động, tháng thứ tám có sân bóng rổ, tháng thứ chín học sinh đều có bút chì mới, tháng thứ mười sân trường tung bay lá Quốc kỳ. Vậy là ngày ngày các em học sinh đều có thể đứng tại sân vận động, dưới lá Quốc kỳ, hát vang bài Quốc ca.
.
THÁNG THỨ 11
Vì một người khách kiên quyết không chịu dùng bao cao su nên cuối cùng cô giáo Ân đã mang thai, sau khi giải quyết cái thai, Ân Thái Hà trở thành vợ bé của người đàn ông đó. Nhưng vì nửa năm gần đây làm ăn thất bát nên người đàn ông đó đã rũ bỏ cô. Cô ra đi với hai bàn tay trắng.
Từng đấy chuyện xảy ra khiến Ân Thái Hà cảm thấy vô cùng mệt mỏi, cô muốn về nhà, muốn trở về với những đứa trẻ thân thương. Nhưng ước mơ lớn nhất của cô là xây cho lũ trẻ một phòng học to đẹp, rồi mua cho chúng máy tính. Để thực hiện ước mơ đó, cô lại một lần nữa hạ thấp mình tới cầu xin người đàn ông đã rũ bỏ mình.
Người đàn ông đó nói không có tiền, nhưng có thể giới thiệu cô cho một ông chủ khác sẵn sàng bỏ ra 3000 USD để mua cô trong chỉ một đêm. Nghĩ tới bao khó khăn gian khổ đã trải qua, Ân Thái Hà lại một lần nữa nhắm mắt nằm lên giường của ông chủ giàu có đó. Cô thề với bản thân, qua nốt đêm nay, cô sẽ về nhà, sẽ về với lớp học thân thương.
.
.
Nhưng cũng chính vào đên hôm đó, Ân Thái Hà đã bị người đàn ông đó cưỡng bức cho tới chết. Trước khi cô chết cũng chỉnh là lúc cô vừa bước sang sinh nhật lần thứ 22.
.
Ân Thái Hà ra đi
Nhưng cô vẫn chưa hoàn thành được tâm nguyện là xây cho các em học sinh một phòng học thật đẹp, mua cho chúng những chiếc máy tính thật tốt
.
Đám tang đưa tiễn Ân Thái Hà ngập tràn trong nước mắt. Mọi người nhìn thấy một bức ảnh đen trắng của cô, trong ảnh, nụ cười cô thật hồn hậu. Thầy hiệu trưởng lật mở cuốn nhật ký của Ân Thái Hà, nghẹn ngào đọc trong nước mắt. Cô viết: “Mỗi lần bán thân, có thể giúp một em học sinh có cơ hội cắp sách tới trường. Mỗi lần làm vợ bé, có thể mang lại hi vọng cho cả một trường họ. Lá Quốc kỳ đỏ thắm trong sân trường treo rủ. Học sinh và phụ huynh trong lễ tang Ân Thái Hà với biểu ngữ, Cô Ân, chúng em yêu cô !!
.
.
Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, lá Quốc kỳ đỏ thắm treo rủ vì một cô gái bán dâm vĩ đại.
.
🌙 𝓝 Շ
2 notes
·
View notes
Text
100 ngày nữa tới Tết: mập, mụn, tóc dài và bết tè lè
2 notes
·
View notes
Text
Top 3 tiệm cắt tóc nam Barber uy tín tại Gò Vấp dịp Tết
Tết Nguyên Đán đang đến gần, và đây cũng là lúc mọi người tất bật chuẩn bị để đón năm mới thật rực rỡ. Một mái tóc mới không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn mang lại cảm giác tươi mới để khởi đầu năm mới. Nhưng cắt tóc nam ở đâu để vừa đẹp, vừa uy tín, đặc biệt là tại khu vực Gò Vấp? Hãy để chúng tôi giúp bạn lựa chọn với danh sách 3 tiệm cắt tóc nam được yêu thích nhất tại đây, và The Fist Barber…
#barber#barbershop#Bảng giá#bảng giá tết#cắt tóc#cắt tóc nam#cắt tóc nam đẹp#cắt tóc ngắn#gò vấp#hớt tóc nam#màu tóc nhuộm#màu tóc nhuộm nam#nhuộm chân tóc nam#nhuộm tóc#nhuộm tóc nam#tóc nam#tóc nam ngắn#tóc nam nhuộm#thợ cắt tóc#tiệm cắt tóc#uốn tóc nam
0 notes
Text
Lại là câu chuyện ỉ ê. Mà ai lỡ đọc tiếp rồi thì đừng có trách. Tại bát canh cải chua nấu thịt bò hôm bữa. Chi mà mặn. Chi mà chua. Nghen!
Tối mùng bốn tết.
Tôi và Duy đèo nhau đi uống rượu. Chúng tôi ghé vào một quán gần bờ sông. Lành lạnh thế này mà uống rượu thì hết sẩy.
Tôi kể cho Duy nghe những việc dở hơi mà mình đã làm. Sau đó tự chốt lại một câu: “Có lẽ tao không hợp với yêu đương.”
Duy cười ha hả “Cứ yêu nhiều người vào, thế nào cũng có lúc hợp. Tình yêu có rất nhiều dạng, tìm được người thích hợp với mình nhất là thoải mái nhất”
- Tao là người thế nào?
Câu hỏi của tôi khiến Duy do dự một khoảnh khắc.
- Mày có những lựa chọn của mày. Đôi khi nó hơi khác mọi người. Nhưng… ờm… rất dũng cảm.
- Ví dụ?
- Uhm. Ví dụ như việc có thể tự cắt phăng mái tóc dài bao năm chẳng hạn, mặc kệ việc lúc ấy lúc ấy trông mày chả khác gì một đứa con gái bị ngược đãi.
- Ờ. Hèn gì chẳng có ai yêu tao.
- Sao lại không???
- Trông kinh thế cơ mà?
- Chỉ là tóc thôi. Còn mày lúc nào cũng là mày chứ!
Tôi khẽ cúi đầu, thì thào: “Nhớ người yêu ghê.” Duy “Ờ”. Tôi lại hỏi: “Đàn ông chia tay rồi có nhớ người yêu cũ không?” Duy bảo: “Còn phải xem là người nào.” - “Thế thì tao sẽ là người nào của anh ý nhờ.” - “Muốn biết thì hỏi. Mà thôi không cần phải hỏi. Vì có trả lời rồi mày cũng sẽ chẳng tin đâu mà. Cái đầu bướng bỉnh của mày luôn biết cách nhào nặn tình huống một cách kỳ quặc.”
- Tao?
- Ừ. Như tất cả bọn con gái rắc rối khác.
- Tao không thế. Tao chỉ muốn yêu anh ấy thôi.
- Vậy mày nghĩ là anh ta có muốn tình yêu đó hay không?
Tôi không biết. Tôi đã quên mất mình nên tự hỏi bản thân câu này. Ngay từ lúc bắt đầu cũng chưa bao giờ thắc mắc liệu anh có cần tình yêu của mình hay không. Cứ cắm cúi xông đến, cứ cắm cúi lao mình rồi đau rồi ngã mà vẫn chưa một lần biết. Liệu anh có cần tình yêu của mình hay không. Tôi không biết.
…
Tháng hai. Đã là giữa xuân. Thời điểm này có lẽ là lúc thời tiết dễ chịu nhất của miền nam. Gió dịu dàng thổi khiến mặt sông lăn tăn gợn sóng. Tôi uống thêm 1 ly rượu mơ- nồng nồng, thơm thơm. Cảm giác thật mãn nguyện. Bất giác quên mình đã có lần tự hỏi. Cuộc đời thứ hai rồi sẽ thế nào. Bất giác quên mình đã từng là một cô gái hết mực bình thường, ôm ấp tình yêu có đôi phần huyễn hoặc mà quên mất bản thân. Vào thời khắc ấy, bất cứ người đàn ông nào bước ngang qua đời, cũng chỉ mong anh ta hãy như tất thảy mọi dòng sông khác. Đừng ngừng lại. Cứ bình thản mà đổ ra biển lớn.
…
Chúng tôi im lặng một lúc. Duy lại hỏi
- Sao lại định khởi nghiệp thế?
- Tao vẫn là muốn có cái gì đó của riêng mình
- Thế mà tao luôn tưởng mày rất thích công việc hiện tại cơ.
- Đúng là có thích. Có thể tâm tính thay đổi rồi. Ngày càng thấy bản thân rất nhỏ bé. Rất không quan trọng. Tao đứng ở đó, người khác có thể nhìn thấy tao, nhưng tao lại thấy bọn họ chẳng ai nhìn thấy tao cả.
- ???
- Mày biết không? Ở ngay quầy lễ tân công ty tao có 1 cái đồng hồ rất lớn. Mỗi lần nhìn nó tao lại thấy mình rất giống cái dây cót trên kim đồng hồ. Cứ không ngừng tiến về phía trước, cứ thế cứ thế đi, nhưng lại không biết mình phải đi đâu nữa. Cứ xoay vòng tại chỗ. Tao cảm thấy càng lúc càng không nhìn rõ nổi bản thân mình. Cảm giác vô cùng nhạt nhẽo. Cái vị trí đó bây giờ tao làm, hay đổi một người khác làm, đối với công ty chẳng có gì khác biệt. Vậy mới nói, lúc trước chỉ có khi ở trước mặt P, tao mới cảm thấy mình ở cái thành phố lớn đó còn khá quan trọng. Còn thấy mình được ai đó trân trọng. Sau khi P đi rồi, tao cảm thấy trái tim mình trống rỗng hẳn, kiểu như chân mình không còn chạm đất. Tao ko biết con đường sau này nên đi thế nào, cũng không biết mình ở đâu. Mỗi ngày chẳng muốn làm gì hết, cũng chẳng còn hứng thú với chuyện gì. P từng bảo tao là: anh ấy muốn tao làm việc mà bản thân mong muốn. Nhưng mà tao lại không biết việc bản thân mình muốn làm là gì nữa.
- Người bình thường điều không biết đâu
- Mày cũng không biết sao?
- Uhm. Tao cũng không rõ. Cơ mà tao thấy bây giờ cũng khá ổn.
- Như vậy là tốt rồi.
- Thật ra tao chưa nghĩ về vấn đề đó bao giờ. Mày nói xem, tốt và không tốt ai định nghĩa được đây? Ai đảm bảo được con đường mình đi thì là tốt chứ? Vậy nên cứ sống thôi. Làm việc chăm chỉ, kết hôn, sinh con. Người khác mua nhà, tao cũng mua nhà. Người khác mua xe, tao cũng mua xe. Rồi theo dòng chảy, mãi mãi đứng cùng phía với số đông. Tay cầm một tấm thẻ an toàn.
- Nghe có vẻ vừa phàm tục lại vừa siêu thoát nhờ.
- Mấy cái trò lăn tăn, nghĩ nhiều như mày ấy. Là hao tổn tinh lực. Tao không thích. Haha
- Đúng. Người thích hao tổn tinh lực là tao.
- Cho nên… muốn làm gì thì làm. Đừng sống trong quá khứ, đừng gửi gắm tương lai. Sống vui vẻ ở hiện tại trước đã.
- Ờ. Tao nói cho mày nghe về suy nghĩ của tao về khu trên đó, tao đã lên đó 2 lần trước khi dẫn mày lên rồi. Người thành phố bây giờ, đặc biệt là những người sinh ra ở thành phố điều thích những nơi gần với thiên nhiên. Thật ra chỗ đó cũng không quá nguyên thuỷ, giao thông cũng khá thuận tiện. Kiểu người áp lực lớn như tao sau khi đến đó chỉ muốn ngắm trời ngắm mây, cả ngày nghĩ xem ba bữa ăn gì. Cảm thấy bản thân thư thái từ trong ra ngoài. Kiểu như xây cho bản thân một vạch giảm tốc giữa cuộc sống hiện thực vội vã vậy.
- Vạch giảm tốc?
- Uhm
- Sau đó thì sao?
- Tao muốn tạo ra một nơi giao thoa giữa cuộc sống trong mơ và hiện thực. Nghe có vẻ mơ hồ nhờ? Kiểu kiểu bây giờ tụi nó hay gọi là chữa lành ấy.
- Uhm
- Cái Yến nói muốn làm một doanh nhân thì phải biết kể chuyện. Tao cảm thấy trải nghiệm của bản thân mình rất đặc sắc, là một câu chuyện rất hay. 😎
- Cạn lời.
- Nhưng mà tao vẫn chưa sắp xếp xong. Mặc dù rất thích chỗ đó, nhưng công việc ở SG vẫn phải trụ lại. Dù gì nó cũng là một tấm thẻ an toàn ở giai đoạn này. Cuộc sống hiện thực vật chất và thư thái tinh thần. Tao muốn cả hai c��
- Mày được. Mày ngầu. Xem như đã lấy lại khí thế rồi. Tao ủng hộ mày.
- Mày xem. Kiểu của tao định làm rủi ro cũng khá cao. Tao cũng chẳng có nhiều tiền. Ba mẹ tao thế nào cũng nghĩ tao sắp cạp đất ăn rồi. Mày nói xem. Bây giờ tao lại đang thất tình, lần này khởi nghiệp nhỡ đâu hỏng bét. Hic phải làm sao nhờ?
- Sống cho hiện tại thôi. Quan trọng vẫn là sức khoẻ mày nữa.
- Uhm sống cho hiện tại.
- Mày còn có vũ khí mà người khác không có đấy.
- Vũ khí???
- Tao đây. Cái Yến nữa. Có bạn giàu sướng thế đây.
- Haha. Thế thì không phải lo cạp đất rồi.
Trời muộn. Hai đứa đèo nhau về. Những cơn gió cuối mùa thổi trên con phố dài co ro quạnh quẽ. Hai đứa lạnh đến xuýt xoa.
Duy hỏi “Mai mày đi lúc nào? Đã đặt xe chưa?” Tôi bảo “Rồi, 11h đêm. Mai người người đổ về SG. Thế nào cũng tắc đường khiếp thôi”
Duy biểu “Thế thôi bỏ vé đi. 3 - 4h sáng tao đưa lên. Tầm đó chắc cũng vắng xe hơn rồi. Sức khoẻ mày không tốt, chen trên xe khách tao cũng không yên tâm.”
Tôi lắc đầu. Nói không cần. Mùa này chạy lên chạy xuống tắc đường vất vả lắm.
Duy nạt: “Những lúc thế này mày chỉ cần nhận lời và nói cảm ơn là được rồi. Cứng đầu”
“Ờ. Nhận. Mày có uống rượu đó, tập trung mà chạy xe. CSGT nó gõ cho thì mai ở nhà cả đám”
Thế là hai đứa lại cười ha hả cả đoạn đường về nhà!
…
5 notes
·
View notes
Text
Mùng Bảy tháng Ba, chạy loanh quanh ngoài đường thấy toàn hoa là hoa, cô choàng tay qua ôm eo anh rồi bảo:
“Mai là ngày của em đấy nhé, em nói gì anh cũng phải chiều, không là em vùng lên cho mà xem...”
Anh rầu rĩ, bĩu môi dài giọng bảo:
“Có ngày nào là không phải ngày của em? Thế em không để ý sau khi kết hôn, phụ nữ toàn mặc váy ngủ đủ màu sắc, còn đồ ngủ của đàn ông bọn anh toàn sọc sọc thấy ghê hả?”
“Liên quan gì?”
“Liên quan đấy, ý là kết hôn xong thì đêm nào, ngày nào của phụ nữ cũng đầy màu sắc đẹp đẽ, còn từ dạo đó, đàn ông bọn anh bước vào cuộc sống khổ sai...”
Vừa dứt câu, eo anh đã bị nhéo một cái đau điếng. Cô gầm gừ:
“Anh nhớ nhé. Ừ để tối nay về em cho anh biết thế nào là khổ sai.”
Đêm cô lướt Facebook, thấy bạn bè khoe nào hoa nào quà, lời chúc mừng rộn ràng như ngày hội, quay qua nhìn thấy anh đã ngủ say, tự dưng nhớ ra dạo này lễ Tết anh vô tư không nhớ cả tặng hoa. Cô khẽ thở dài, kéo chăn trùm kín đầu, có đôi chút tủi thân.
Lại nhớ lúc còn yêu nhau, có dịp nào là anh quên làm cô bất ngờ đâu... Những món quà nhỏ tự tay anh làm bao giờ cũng khiến cô ngạc nhiên, hạnh phúc. Kết hôn xong, mọi thứ cứ trôi dần theo thời gian, khiến những ngày lễ với cô cũng như ngày bình thường, chẳng đọng lại tư vị gì.
Tan làm, cô ôm bó hoa công ty tặng cho nhân viên về, định bụng cắm vào bình để ở gian bếp. Dù gì cũng là lễ, thêm chút màu sắc để bản thân vui vẻ cũng tốt. Cửa mở, mùi thức ăn thơm phức. Bao nhiêu ấm ức trong lòng bay sạch. Cô nhớ ra cả năm nay chồng đều tranh thủ nấu cơm vì không muốn cô đi làm về mệt mà còn phải vào bếp. Tiếng xào nấu hòa với giọng hát ngang phè của anh khiến cô bật cười.
Cô nhón gót bước vào trong, nghiêng đầu nhìn anh mặc tạp dề in hoa của cô, tóc tai bù xù, vừa đảo món rau vừa lắc lư. Thấy cô, anh cười xởi lởi:
“Về rồi hả? Thay đồ đi rồi ra ăn cơm. Anh làm sắp xong rồi. Món em thích nhé.”
“Món gì đấy?”
“Thịt rang cháy cạnh, canh khoai mỡ, có cả đậu bắp xào nữa...”
Cô gật đầu, ôm bó hoa về phòng. Trên đầu giường có một bình hoa nhỏ cắm vài cành baby trắng. Mắt cô chợt nhòe đi. Hóa ra anh vẫn nhớ loài hoa cô thích. Trên giường trải một chiếc đầm ngủ màu hồng mới tinh, chất lụa mềm mịn, cô sờ tay lên, lòng thấy dịu dàng. Trên nệm còn một tờ giấy nhỏ chắc được anh xé ra từ cuốn sổ nào đấy, nét chữ nguệch ngoạc:
“Một năm chỉ có một ngày 8/3, nhưng anh lại thích bị khổ sai cả đời. Vợ anh cứ mặc đầm xinh xắn vào, không chỉ hôm nay mà quanh năm nhé. Yêu em...”
Thực ra chúng ta cần gì đâu, chỉ đơn giản là về nhà thấy bình yên, có người đợi cơm, có người thấu hiểu, có mùi thức ăn thơm phức và tiếng hát ngang phè của người thương...
⛅️Trích sách: ”Chúng ta có hẹn với bình yên” - Én - Thích A Tèo.
40 notes
·
View notes
Text
Mình đọc xong quyển "Cây cam ngọt của tôi" từ 2 hôm trước, mà đến tối nay nó ngấm vào trong mình đến độ buồn quá không đi ngủ được, mà cũng không biết kể cho ai nên lại leo lên đây vậy.
"Tôi bị trừng phạt bằng cách phải tiếp tục sống." - Câu này làm mình nhớ đến một đoạn mình hay gặp trên mạng: "Có những đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, linh hồn luôn muốn nhảy xuống những cây cầu. Chỉ là cơ thể kiên trì ở lại, tê tê dại dại trở thành người lớn."
Nếu hỏi một chuyện đáng nhớ nhất mình đã làm trong 3 năm nay, hoặc có thể là cả đời này, thì là mình đã đi cạo đầu.
Mình đã viết đoạn này khi Thúy Quỳnh còn sống:
"Bạn gửi em xem ảnh bạn, bảo là đặc ân khi giúp bạn điểm danh dùm. Trong ảnh bạn trùm chiếc nón len.
Có lần bạn gửi cho em xem clip một ngày ở khu cách ly của bạn. Em bảo cả clip mày chỉ ngồi hất tóc, rồi vuốt tóc, chứ có gì khác đâu. Bạn nói bạn yêu mái tóc của bạn nhất.
Vậy mà giờ bạn phải cạo đầu.
Bạn kể với em, cười hớn hở. Tao đi cạo đầu tao khóc. Ông cạo đầu tao thấy thương quá nên tặng cho cái đồ buộc tóc. Em phì cười. Nghe câu chuyện lãng xẹt. Đồ buộc tóc để buộc bộ tóc giả bạn mua, chứ người ta đâu có vô duyên dữ vậy.
Bạn hay vậy lắm. Bạn kể chuyện nhẹ tênh. Y tá đâm cái ống dô bụng tao nè, xong treo cái bọc lủng lẳng. Chừng nào dịch ra nhiều quá, tao khó thở thì tao xả bớt dịch ra. Hay chuyện người ta đem một khúc ruột bạn ra ngoài, để hong gió cho nó lành, rồi đem cất dô lại.
Bạn hứa hẹn nhiều điều. Chừng nào tao hết bệnh tao dắt mày đi Halidao. Em kêu bạn sang ghê. Cái chỗ gì mắc thấy mồ. Bình thường em với bạn chỉ đi lòng vòng mấy quán sinh tố, trà chanh vỉa hè. Có hôm ăn trúng chỗ bán tô bún bò chút éc năm mươi ngàn mà tiếc đứt ruột.
Bác sĩ nói bệnh của bạn không mổ được nữa. Chỉ có hóa trị cầm cự. Cùng lắm là một, hai năm.
Ngày bạn biết tin, em hỏi bạn giờ tính sao. Bạn nói giành thời gian cho gia đình thôi, chứ sao. Em nói ừa, làm điều mình thích, yêu người mình yêu đi. Bạn nói, ai mà yêu người sắp chết.
Những hôm sau đó bạn vẫn nói cười. Bạn trêu hết người này đến người kia. Bọn em tránh nhắc chuyện nghiêm túc, toàn nói cà rỡn cà rỡn. Lúc gọi điện, bạn hớn hở kể chuyện bạn cày phim, bạn ngủ một ngày mười mấy tiếng, mẹ bạn cho bạn ăn mỏi cái miệng hay tóc giả làm bạn vướng víu ghê.
Bạn không kể đến lúc bạn khóc, những lần dây dợ nối đầy người bạn, những lần tay bạn tím tái từng mảng vì những vết kim, những lần bạn nôn thốc nôn tháo sau hóa trị. Chưa từng.
Những ngày này, em hay vẩn vơ nghĩ, hay là mình cũng cạo đầu."
Một thời gian sau, mình ra tiệm bảo người ta cạo trọc cho mình thật. Lúc đấy mình chỉ có suy nghĩ, thà là mình hối hận vì đã cạo đầu, còn hơn là để mình hối hận vì đã không cạo đầu.
Mình gọi khoe với bạn, tao mới sắm cái đầu đôi với mày nè.
Ngày tiễn bạn, cả mẹ và hai em gái của bạn đều khóc đến ngất đi. Những ngày sau đó, vào dịp Tết bọn mình đến thăm, ba mẹ bạn mở clip bạn hát 1 bài hát tiếng Anh nào đó, hỏi bọn mình có thể hát lại cho cô chú nghe không.
"Tôi bị trừng phạt bằng cách phải tiếp tục sống."
Mọi người phải sống mà không có bạn.
06.08.2024
2 notes
·
View notes