#tết đoan ngọ
Explore tagged Tumblr posts
Text
5/5 nhớ Bà.
(Bài này định đăng fb nhưng sợ mọi người trong nhà đọc đc lại khóc nên đăng lên đây)
Hồi còn bé hầu như năm nào 5/5 cả nhà mình cũng về quê ngoại. Trùng vào dịp vải chín nên về ăn tết đoan ngọ và vặt vải luôn.
Mình ở đất vải thiều HD, ông bà ngoại mình lại ở đất nhãn lồng HY nhưng cũng trồng cả vải thiều. Vải chín trước nhãn nên 5/5 chỉ có vải thôi.
Nhà ông bà có tất cả 5-6 cây vải gì đó, mình k nhớ rõ nữa, trong đó có 1 cây to cao nhất do trồng sớm nhất còn lại là cây thấp hơn trồng sau.
Nhớ 5/5/ 2004, mùa hè năm mình học lớp 7, vải nhà ông bà sai trĩu đỏ rực cả vườn. Có lẽ là vụ vải sai nhất vì cây nào cũng sai.
Mình ấn tượng nhất là nhà bà có 1 con đường gạch nhỏ thoai thoải từ sân ra chỗ cây vải to nhất vườn. Từ cây vải đi 1 đoạn sang phải là 1 cái ao khá rộng. Có 1 vạt vải sai nhất với những quả vải màu vàng ửng hồng vừa chín tới rủ xuống con đường gạch đó, ngoài bờ ao có 1 đàn chim bồ câu đang soi gương rỉa cánh tạo nên 1 khung cảnh đẹp như trong truyện cổ tích, đến bây giờ mình vẫn còn nhớ như in, tiếc là hồi đó chưa có điện thoại hay máy ảnh để lưu lại... Nhưng có lẽ những gì đc lưu trong kí ức mới là bền nhất...
Những cây vải thấp hơn thì quả trĩu xuống chạm cả sân. Chị em mình và 2 em họ của mình muốn vặt lắm mà bà ko cho vì bà thích ch��p ảnh và đã hẹn thợ chụp đến chụp cho bà và các cháu bộ ảnh bên những chùm vải đó rồi :)) Bà cho ăn các cây khác trong vườn thoải mái, riêng cây cạnh sân ăn phía sau cũng đc còn phía trước phải để nguyên để sống ảo :))
Mấy lần mình tập xe đạp quanh sân đi qua định đưa tay vặt bà cũng k cho :)) Giờ nghĩ lại thấy bọn mình cũng ngoan và nghe lời bà thật, bà k cho là vải vẫn còn nguyên k hụt quả nào.... Dù nhiều quả chạm cả xuống sân dễ vặt như thế...
Nhưng ko hiểu đắt sô quá hay bận gì mà những chùm vải đc giữ làm đạo cụ chụp ảnh đó đã chín đỏ thẫm rồi mà chú thợ ảnh vẫn chưa đến nên bà đành cho các cháu vặt ăn... Và thế là năm đó mấy bà cháu bị lỡ bộ ảnh cùng vải...
Sau đó 1 năm ông bà cũng ra HD ở thỉnh thoảng mới về quê nên vườn bỏ hoang ko ai chăm, đến mùa cây trong vườn vẫn có quả nhưng ít và bé, về vặt thì cũng bị dơi ăn hết. Đến năm 2020 thì mấy cây vải thấp quanh vườn bị chặt hết để xây nhà, làm sân, còn 1 cây to nhất vẫn để lại để làm kỉ niệm... Mà kể cả giờ có vải, có điện thoại thì bà cũng ko còn để cùng các cháu chụp lại bộ ảnh đã bỏ lỡ đó nữa. Bà đã mất tháng 5 năm ngoái rồi.
Thỉnh thoảng mọi người trong nhà mình vẫn mơ thấy bà, đều thấy bà mặc chiếc áo mà bà thích, mình cũng mơ 1 lần. Chắc bà theo Phật rồi nên mình thấy bà nhẹ nhàng, hay cười, nhẹ nhõm hơn lúc sống...
Mong là kiếp sau vẫn đc làm cháu của bà để cùng bà chụp bộ ảnh dưới những chùm vải...
Năm nay vải thiều HD mất mùa nên đắt nhất trong lịch sử. Nay nhà mình mua 90k 1kg, những năm trước có năm ngta bán có 5-15k, có năm p đổ bỏ vì nhiều quá k ai mua
Quả vàng sáng vừa chín tới sẽ ngọt hơn quả đỏ thẫm chín lâu rồi, sau vài trận mưa thì càng nhạt hơn.
Dưa kia và là hoa này là mình trồng, ko p đồ hnay cúng :)
3 notes
·
View notes
Text
CÁCH CÚNG MÙNG 5 THÁNG 5, NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA VÀ CÁC TẬP TỤC☀️ Mùng 5 tháng 5 là một ngày lễ tết quan trọng của người Việt Nam. Thường sẽ không cố định bởi được sử dụng theo lịch âm.Vậy cách cúng mùng 5 tháng 5 thế nào mới đủ lễ và những hoạt động nào sẽ diễn ra trong ngày này hãy cùng HomeStory tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
👉 Xem ngay: https://homestory.com.vn/tu-van/cach-cung-mung-5-thang-5/
…
tetdoanngo #cungmung5thang5 #mung5thang5 #tetgiuanam #HomeStory
2 notes
·
View notes
Text
Toàn dân giết sâu bọ
View On WordPress
0 notes
Text
Vài dòng linh tinh ngày Hạ chí.
1. Tiết hạ chí kéo dài từ 21/6 cho đến khoảng 8/7, vừa đúng vào những ngày đợi chờ, vốn đã dài nay lại dài thêm.
2. Tất nhiên là đợi chờ không có nghĩa là ngồi yên trông thời gian qua. Mọi việc vẫn diễn tiến theo tiến độ, vì chỉ có lúc chờ mới lâu, còn tổng thể thì thời gian nhanh lắm. Mới Tết đây, mai đã Đoan Ngọ. Năm nay mà không nhuận một tháng âm lịch thì giờ này ngoài đường đã bán bánh Trung thu.
3. Mỗi ngày vẫn đạp đều đặn ~20km. Mấy ngày đi tập thì vẫn đi tập. Nói gì thì cũng phải thừa nhận là có tuổi rồi, phải lo cho sức khỏe một chút.
4. Có nhiều khoảnh khắc trôi qua nhanh lắm. Ví dụ như lúc chụp cái hình này thì còn nắng, vừa hết đèn đỏ, lên cầu nhìn lại thì mặt trời đã khuất dưới đường chân trời.
5. Nhiếp ảnh là để lưu giữ khoảnh khắc, hội họa là để kết nối với tâm hồn (đoạn này tạm định nghĩa vậy cho ngắn). Nói chung mỗi thứ có một mục đích khác nhau. Vẽ một bức tranh y hệt ảnh chụp (thường gọi là vẽ truyền thần) thì dễ gây ấn tượng với đa số người nhìn, nhưng mà nếu nhìn dưới góc độ khác, khi mà phải bỏ quá nhiều công sức và thời gian cho một việc mà máy móc làm được, lại không có cái hồn và cảm xúc của người vẽ trong đó, thì hơi lãng phí.
6. Cũng câu chuyện đó, ngày xưa tranh vẽ với tranh digital cũng tranh cãi một thời. Chuyện lắng xuống, ai làm việc của người nấy thì tới AI ra đời, rồi lại một hồi nói qua nói lại. Rồi cũng thôi, cũng sẽ ai làm việc nấy. Như thầy tôi vẫn lạc quan: "Chừng nào con AI biết nhậu mới sợ".
7. Chọn nghỉ hẳn một công việc, tìm một hướng đi mới ở tuổi này, mà lại thời điểm kinh tế như lúc này, tất nhiên là mọi thứ áp lực lớn lắm. Nhưng tôi vẫn nghĩ, không thể nào vào năm 18 tuổi, khi mà đang ôn thi căng thẳng, người ta đưa một tờ giấy điền nguyện vọng, rồi mình đưa ra một cái quyết định cho cả cuộc đời mình mấy chục năm về sau được.
8. Tôi ít cho lời khuyên hơn, cũng ít nói ai phải làm cái này, cái nọ. Các bạn càng trẻ càng có nhiều quyền để sai hơn. Đến một lúc nào đó, bạn không còn có thể sai được, vì lúc đó có sai thì bạn cũng phải thay đuổi mọi thứ để cho nó đúng. Miễn cưỡng ha. Nên là giờ cũng còn chút thời gian, tôi sửa sai được gì thì sửa.
9. Peer pressure tất nhiên luôn là vấn đề lớn. Nhưng mà tôi chỉ cảm thấy áp lực với những người cùng mục tiêu, cùng con đường mà họ làm tốt hơn mình (bất kể họ lớn hay nhỏ hơn tôi bao nhiêu tuổi). Còn chuyện áp lực bạn cùng tuổi lên chức, lập gia đình, mua xe này nọ thì thường tôi không để ý lắm. Mỗi một lựa chọn đều có những đánh đổi nhất định. Tôi cảm thấy không đánh đổi được bản ngã để có được những điều đó, nên có thể coi như là tôi đã từ chối một giao dịch, nên tôi không tiếc cái tôi đã cho qua.
20 notes
·
View notes
Text
2 notes
·
View notes
Text
This is my breakfast after “Tết Đoan Ngọ”.
Hella greatttt!
7 notes
·
View notes
Text
Tra cứu lịch âm hôm nay ngày mai dễ dàng và chính xác
Lịch âm hôm nay ngày mai là công cụ quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Đặc biệt, lịch âm gắn liền với nhiều phong tục, lễ hội và ngày quan trọng trong văn hóa dân tộc. Việc tra cứu lịch âm không chỉ giúp chúng ta biết được ngày tháng âm lịch, mà còn hỗ trợ trong việc chọn ngày tốt, xấu hay các dịp lễ tết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tra cứu lịch âm và tầm quan trọng của nó.
Tại sao nên sử dụng lịch âm?
Lịch âm không chỉ đơn thuần là công cụ đo đếm thời gian, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng. Người Việt từ xưa đến nay luôn có thói quen sử dụng lịch âm để xem ngày lành, tháng tốt trước khi thực hiện các công việc quan trọng như cưới hỏi, làm nhà, khai trương, hay xuất hành. Bên cạnh đó, lịch âm còn giúp mọi người dễ dàng theo dõi các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, và nhiều dịp cúng bái tổ tiên khác.
Cách tra cứu lịch âm hôm nay và ngày mai
Sử dụng ứng dụng di động: Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng cung cấp lịch âm cho phép người dùng tra cứu nhanh chóng ngày âm hôm nay và cả ngày mai. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn đã có thể biết được thông tin về ngày âm chỉ trong vài giây.
Truy cập trang web chuyên về lịch âm: Ngoài các ứng dụng, các trang web chuyên về lịch âm cũng cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về ngày âm hôm nay và ngày mai. Việc này rất tiện lợi cho những ai muốn xem lịch mà không cần tải thêm ứng dụng.
Dùng lịch giấy truyền thống: Mặc dù công nghệ phát triển, nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng lịch giấy truyền thống để tra cứu ngày âm. Lịch giấy không chỉ dễ sử dụng mà còn mang nét đẹp văn hóa truyền thống.
Lợi ích của việc tra cứu lịch âm thường xuyên
Xem ngày tốt, xấu: Việc tra cứu lịch âm giúp bạn chọn được ngày lành để thực hiện các công việc quan trọng, tránh các ngày xấu không tốt cho những sự kiện lớn.
Nhớ các ngày lễ quan trọng: Lịch âm giúp bạn nhớ các ngày lễ truyền thống của Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy.
Kế hoạch công việc: Tra cứu lịch âm giúp bạn lên kế hoạch cho các sự kiện cá nhân và gia đình một cách hợp lý và thuận lợi.
Kết luận
Tra cứu lịch âm hôm nay ngày mai là việc làm thiết yếu trong đời sống của người Việt. Để tìm hiểu và cập nhật lịch âm một cách dễ dàng và chính xác, bạn có thể truy cập https://lichwordcup.com/category/lich-am-hom-nay-ngay-mai.
0 notes
Text
Tra cứu lịch âm hôm nay ngày mai dễ dàng và chính xác
Lịch âm hôm nay ngày mai là công cụ quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Đặc biệt, lịch âm gắn liền với nhiều phong tục, lễ hội và ngày quan trọng trong văn hóa dân tộc. Việc tra cứu lịch âm không chỉ giúp chúng ta biết được ngày tháng âm lịch, mà còn hỗ trợ trong việc chọn ngày tốt, xấu hay các dịp lễ tết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tra cứu lịch âm và tầm quan trọng của nó.
Tại sao nên sử dụng lịch âm?
Lịch âm không chỉ đơn thuần là công cụ đo đếm thời gian, mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng. Người Việt từ xưa đến nay luôn có thói quen sử dụng lịch âm để xem ngày lành, tháng tốt trước khi thực hiện các công việc quan trọng như cưới hỏi, làm nhà, khai trương, hay xuất hành. Bên cạnh đó, lịch âm còn giúp mọi người dễ dàng theo dõi các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán, rằm tháng Bảy, và nhiều dịp cúng bái tổ tiên khác.
Cách tra cứu lịch âm hôm nay và ngày mai
Sử dụng ứng dụng di động: Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng cung cấp lịch âm cho phép người dùng tra cứu nhanh chóng ngày âm hôm nay và cả ngày mai. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn đã có thể biết được thông tin về ngày âm chỉ trong vài giây.
Truy cập trang web chuyên về lịch âm: Ngoài các ứng dụng, các trang web chuyên về lịch âm cũng cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về ngày âm hôm nay và ngày mai. Việc này rất tiện lợi cho những ai muốn xem lịch mà không cần tải thêm ứng dụng.
Dùng lịch giấy truyền thống: Mặc dù công nghệ phát triển, nhưng nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng lịch giấy truyền thống để tra cứu ngày âm. Lịch giấy không chỉ dễ sử dụng mà còn mang nét đẹp văn hóa truyền thống.
Lợi ích của việc tra cứu lịch âm thường xuyên
Xem ngày tốt, xấu: Việc tra cứu lịch âm giúp bạn chọn được ngày lành để thực hiện các công việc quan trọng, tránh các ngày xấu không tốt cho những sự kiện lớn.
Nhớ các ngày lễ quan trọng: Lịch âm giúp bạn nhớ các ngày lễ truyền thống của Việt Nam như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, rằm tháng Giêng hay rằm tháng Bảy.
Kế hoạch công việc: Tra cứu lịch âm giúp bạn lên kế hoạch cho các sự kiện cá nhân và gia đình một cách hợp lý và thuận lợi.
Kết luận
Tra cứu lịch âm hôm nay ngày mai là việc làm thiết yếu trong đời sống của người Việt. Để tìm hiểu và cập nhật lịch âm một cách dễ dàng và chính xác, bạn có thể truy cập https://lichwordcup.com/category/lich-am-hom-nay-ngay-mai.
0 notes
Text
Từ cơm rượu Việt Nam đến Amazake của Nhật và Sikhye Hàn Quốc.
Ngày nhỏ, mỗi lần mẹ nấu cơm trên nồi gang, mình thường lấy thìa chắt một ít nước cơm hoà với đường uống, có khi lẫn vào đó một vài hạt gạo nửa sống nửa chín có vị bùi bùi thật khó tả. Nước cơm đường cũng là thức uống mỗi khi sốt, ở đó không có vị thuốc nào cả ngoài tình yêu thương của mẹ, nhưng lạ thay, uống vào cơn sốt như biến mất.
Xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nhiều quốc gia châu Á coi hạt gạo là thứ ngọc quý của đất trời. Mỗi bát cơm nóng chứa đựng rất nhiều giá trị tinh thần. Và từ hạt gạo làm ra, nhiều quốc gia ở châu Á đã biết chế biến để làm ra những món ăn phong phú và bổ dưỡng, trong đó có cơm gạo lên men. Người Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với món cơm rượu lên men thường được ăn vào dịp Tết Đoan Ngọ, ngoài Bắc là những bát cơm rượu từ nếp cái hoặc nếp cẩm được đơm vào những chiếc bát con con thì ở miền Nam là những nắm cơm rượu tròn xoe ủ trong lá chuối. Vị của những bát cơm rượu ngọt ngào đọng lại mãi trong ký ức mỗi đứa trẻ chúng mình thuở đó, có khi ăn xong hai má nóng bừng hây hây. Khi đến Nhật học, mình được cậu bạn thân mua cho một hộp nước cơm rượu lên men của Nhật gọi là Amazake, vị của những bát nước cơm pha đường hay bát cơm rượu nếp mẹ cúng ngày nhỏ như trở về trong một buổi chiều năm mới tuyết rơi tầm tã. Đó là lần đầu tiên mình biết đến mùi vị của Amazake. Sau này khi xem bộ phim Little Forest, mình nhớ mãi cảnh Ichiko làm món đồ uống từ cơm gạo lên men và mình biết đến Sikhye- cũng là một món đồ uống truyền thống từ nước cơm gạo của người Hàn khi xem kênh 키미 Kimi trên YouTube, mình nhận ra thức uống từ cơm gạo ấy thật gần gũi với người châu Á.
Amazake lẫn Sikhye đều có hai cách chế biến để tạo ra loại không cồn và có chút cồn nhưng tựu chung lại, đây là thức uống ngọt ngào bổ dưỡng với nhiều công dụng, đặc biệt được yêu thích vào mùa đông.
Sikhye (식혜) còn gọi là Shikhye hay Shikae, một loại đồ uống ngọt truyền thống được làm từ bột lúa mạch và gạo. Sikhye thường được dùng trong các dịp lễ tết tại Hàn Quốc như ngày đầu năm mới hay Lễ hội thu hoạch. Sikhye có hai loại: một loại không cồn và một loại có cồn. Loại không cồn thường được dùng như một thức tráng miệng, có thể bao gồm cả hạt gạo đã nấu chín, hạt thông, gừng và táo đỏ Hàn Quốc tạo ra một thức uống ngọt, thơm và nóng. Một số địa phương có kiểu sikhye riêng, như Andong và Gangwon. Sikhye của Andong có thể có cả củ cải, cà rốt, ớt bột. Loại sikhye có cồn còn được gọi là dansul (단술) và gamju (감주).
Sikhye hay Amazake đều là thức uống giàu enzyme, tốt cho hệ tiêu hóa, với nhiều vitamin B, amino acid... có tác dụng phục hồi sức khỏe sau một ngày lao động vất vả và được coi là thần dược làm đẹp của phụ nữ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Là người yêu thích tìm hiểu về văn hoá và ẩm thực truyền thống, mình đã thử làm hai món đồ uống từ nước gạo lên men amazake của Nhật và sikhye của Hàn Quốc, mình nhận thấy hai món đồ uống truyền thống của hai quốc gia liền kề này đã thể hiện rất rõ nét sự sáng tạo vô biên của ẩm thực dù về cơ bản, cách làm của chúng đều có nhiều nét tương đồng. Nếu như amazake trông giống như một bát sữa thì sikhye lại nhìn như một bát nước trà điểm tô những hạt cơm trắng tinh khiết, nhưng vị ngọt ngào của gạo vẫn đọng lại mãi, như bát nước gạo đường ngày bé mẹ đã chắt chiu…
Cách làm Sikhye:
1. Nguyên liệu:
- 200g bột mạch nha (엿기름가루/ malt powder)
- 12 cup nước ấm khoảng 40 độ.
- 1 1/2 cup gạo nấu để nguội.
- 1/2 cup đường (tăng/ giảm tuỳ khẩu vị).
- 1 nhánh gừng, thái lát mỏng.
2. Cách làm:
- Dùng một âu sạch, trộn từ từ bột mạch nha với nước, khuấy nhẹ nhàng cho bột tan hết. Sau đó để phần hỗn hợp bột mạch nha này lắng xuống trong khoảng 2 tiếng, đến khi thấy phần nước trong tách hẳn với lớp bột bên dưới là được.
- Các bạn có thể nấu cơm với nồi cơm điện hoặc nấu nồi gang như mình trên bếp gas. Vì là người yêu thích những phương pháp nấu ăn truyền thống, mình nấu cơm trong nồi gang để đạt độ ngon dẻo nhất của gạo. Sau đó lấy 1 1/2 cup cơm để ra bát xới tơi cho nguội hẳn.
- Xúc phần cơm đã nguội này vào trong nồi cơm điện. Nhẹ nhàng múc hỗn hợp nước bột mạch nha đã lắng vào, thêm đường vào khuấy tan, đảm bảo cho đường và cơm không bị vón cục. Loại bỏ phần bã mạch nha đã lắng đi.
- Bấm chế độ giữ ấm (warm) trong 4 -5 giờ cho đến khi thấy cơm nổi lên trên tức là phần cơm đã đạt.
- Dùng cái rây bột/ vợt hớt bọt múc phần cơm trắng ra âu, xả sạch cơm nhẹ nhàng dưới vòi nước. Phần cơm sau khi xả sạch, đổ vào hộp, thêm nước xăm xắp mặt cơm, đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
- Múc phần nước men cơm còn lại trong nồi cơm điện vào nồi sạch, nêm lại lượng đường cho vừa khẩu vị và thêm gừng thái lát vào, đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Hớt bỏ bọt nổi ở trên bỏ đi để thu được nước gạo trong có màu vàng nâu. Vớt bỏ gừng, để nước men gạo nguội rồi đổ vào chai, bảo quản ngăn mát.
- Khi uống bạn có thể làm nóng phần nước men gạo, múc ít phần bã cơm thả vào cơm sẽ nổi lên trên rất đẹp. Bạn cũng c�� thể thêm hạt thông và táo đỏ thái nhỏ.
Cách làm Amazake:
Amazake có nhiều cách làm rất nhanh, ở đây mình làm theo cách truyền thống học từ Little Forest:
- 400g gạo tròn (gạo Nhật, có thể dùng gạo lứt nâu).
- 200g men koji.
- 5g men bánh mì.
Cách làm: - Ngâm gạo trong nước ấm 20 phút, vo sạch rồi sử dụng nồi đất/ nồi gang nấu thành cơm nát (cho nhiều nước hơn bình thường là được). Nấu cơm bằng nồi cao tần cũng được.
- Sau đó xới cơm ra âu đợi nguội bớt xuống còn âm ấm, cho men koji bóp vụn vào trộn đều.
- Để giúp nhanh lên men, người ta bỏ thêm men bánh mì vào trộn, tuy nhiên trời nóng, mình có thể đặt trong nồi ủ. Sau đó để qua đêm trên 8 tiếng, cơm sẽ chuyển sang hỗn hợp nhuyễn và có vị ngọt. Múc cơm ra một khăn xô sạch, vắt kiệt lấy nước. Phần nước này đun ấm lên có thể uống hoặc bảo quản tủ mát. Ngoài ra phần cơm khi đã ủ men, mình có thể cất trong hũ sạch, để ngăn mát, khi uống múc ra hoà nước uống hoặc thêm nước xay nhuyễn đều được.
0 notes
Text
Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ: Hướng Dẫn Chi Tiết và Ý Nghĩa Văn Hóa
Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ: Đặc Điểm và Ý Nghĩa
bài khấn mùng 5 tháng 5 diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, là dịp để các gia đình thực hiện các nghi lễ truyền thống, tưởng nhớ tổ tiên và cầu mong sức khỏe. Ngày lễ này không chỉ có ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn gắn liền với phong tục tập quán xua đuổi sâu bọ và bảo vệ mùa màng.
Ý Nghĩa Của Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ
Tôn Kính Tổ Tiên: Lễ cúng Tết Đoan Ngọ là dịp để các thành viên trong gia đình thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Việc thực hiện nghi lễ này giúp gia đình thể hiện sự tri ân và lòng biết ơn đối với những người đã khuất.
Xua Đuổi Sâu Bọ: Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Diệt Sâu Bọ. Nghi lễ cúng trong ngày này có vai trò quan trọng trong việc xua đuổi sâu bọ, bảo vệ mùa màng và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Cầu Mong Sức Khỏe và Bình An: Thực hiện bài cúng Tết Đoan Ngọ giúp gia đình cầu mong sức khỏe, bình an và may mắn. Nghi lễ cúng bái giúp gia đình đón nhận những điều tốt đẹp và an lành trong năm.
>>>Xem thêm: bài cúng tết đoan ngọ
Hướng Dẫn Thực Hiện Lễ Cúng Tết Đoan Ngọ
Chuẩn Bị Đồ Cúng:
Mâm Ngũ Quả: Chuẩn bị mâm ngũ quả với các loại trái cây như chuối, táo, bưởi, lê, cam. Mâm ngũ quả không chỉ để dâng lên bàn thờ tổ tiên mà còn thể hiện sự phong phú và đa dạng.
Bánh Tro: Bánh tro là món ăn truyền thống của Tết Đoan Ngọ. Được làm từ gạo nếp và lá dong, bánh tro có vị dẻo và ngọt, biểu thị sự đoàn kết gia đình.
Rượu: Dâng một ly rượu nhỏ lên bàn thờ để thể hiện sự trang nghiêm và lòng thành kính.
Hương và Nến: Đốt hương và nến để tạo không gian trang trọng và thanh tịnh cho buổi lễ.
Thực Hiện Lễ Cúng:
Chọn Thời Gian: Nên thực hiện bài cúng vào buổi sáng sớm hoặc trưa ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là thời điểm các lễ vật tươi ngon và là thời điểm lý tưởng để thực hiện nghi lễ.
Sắp Xếp Mâm Cúng: Đặt các món lễ vật lên mâm cúng một cách gọn gàng và đẹp mắt. Mâm cúng nên được đặt ở vị trí trang trọng và sạch sẽ.
Thực Hiện Bài Cúng: Đọc bài cúng với lòng thành kính và nghiêm trang. Mẫu bài cúng sau đây có thể giúp bạn thực hiện nghi lễ:
“Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chư Vị Tôn Thần, Tôn Đức Tổ Tiên, Con tên là [Tên bạn], cùng gia đình xin kính dâng lên bàn thờ những lễ vật bao gồm: Mâm ngũ quả, bánh tro và rượu, để tỏ lòng thành kính và tri ân. Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, ngày mà con cháu tụ họp để tôn vinh tổ tiên và cầu mong sức khỏe, an khang cho gia đình. Con xin dâng hương, dâng rượu và những món lễ vật để báo cáo với các vị, mong các ngài chứng giám và phù hộ cho gia đình con được sức khỏe, bình an và may mắn. Xin cho chúng con được xua đuổi sâu bọ, bảo vệ mùa màng và được hưởng sự bình yên trong suốt mùa hè này. Con xin thành tâm kính lễ. Ngày [ngày] tháng [tháng] năm [năm].”
Kết Thúc Nghi Lễ:
Để hương và nến cháy đến khi hết. Sau khi hoàn tất nghi lễ, bạn có thể thu dọn mâm cúng và chia sẻ các món ăn với gia đình.
>>>Xem thêm: bài cúng 5 5
Lưu Ý Khi Thực Hiện Lễ Cúng:
Trang Phục: Nên mặc trang phục chỉnh tề và lịch sự khi thực hiện bài cúng.
Vị Trí Đặt Mâm Cúng: Đặt mâm cúng ở nơi trang trọng, sạch sẽ và thoáng mát để thể hiện sự tôn trọng.
Chăm Sóc Các Vật Phẩm: Đảm bảo các món lễ vật được chuẩn bị tươi ngon và sạch sẽ.
Kết Luận
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ là phần không thể thiếu trong nghi lễ truyền thống của ngày lễ này. Để thực hiện lễ cúng đúng cách và trang nghiêm, bạn cần chuẩn bị các vật phẩm cúng bái và thực hiện các bước nghi lễ với tất cả lòng thành. Điều này không chỉ giúp bạn tôn vinh tổ tiên mà còn mang đến sự bình an và hạnh phúc cho gia đình trong suốt mùa hè.
0 notes
Text
0 notes
Text
TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ? CÁCH CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ CHI TIẾT☀️
Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ tết quan trọng của các nước Đông Á và cả Việt Nam. Đây là một ngày Tết mang nhiều ý nghĩa, cùng HomeStory tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì và những hoạt động sẽ diễn ra trong dịp này có gì nhé! 👉 Xem ngay: https://homestory.com.vn/tu-van/tet-doan-ngo-la-gi/
…
tetdoanngo #mung5thang5 #tetgiuanam #HomeStory
0 notes
Text
Người Hà Nội và món vịt trong Tết Đoan Ngọ
Người Hà Nội và món vịt trong Tết Đoan Ngọ 🦆🌸
Tết Đoan Ngọ là dịp lễ truyền thống đặc biệt, và đối với người Hà Nội, món vịt không thể thiếu trong mâm cơm gia đình. Món vịt không chỉ ngon miệng mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa sâu sắc. Hãy tìm hiểu về truyền thống thưởng thức món vịt trong Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội tại đây: https://shopcongcu.com/nguoi-ha-noi-va-mon-vit-trong-tet-doan-ngo/ 🌿🦆
#TếtĐoanNgọ #TruyềnThống #MónVịt #HàNội #ẨmThựcViệt #ShopCôngCụ
0 notes
Text
Nhang trầm, bánh in Hồng Phúc
Với uy tín và chất lượng được khẳng định qua nhiều năm, Hồng Phúc đã trở thành thương hiệu nhang trầm và bánh in được tin dùng hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm của Hồng Phúc không chỉ mang đến giá trị về mặt tâm linh mà còn góp phần gìn giữ và lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hãy đến với Hồng Phúc để lựa chọn những sản phẩm nhang trầm, bánh in chất lượng cao, mang hương vị an yên vào tổ ấm của bạn.
Liên hệ: +84706105093
Địa chỉ: 95 Phan Đăng Lưu, phường Đông Ba, thành phố Huế
Website: hongphuc.online
0 notes
Text
Lịch ta hôm nay: Ý nghĩa và ứng dụng trong đời sống hiện đại
Lịch ta hôm nay, hay còn gọi là âm lịch, vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt Nam. Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại số với lịch Gregorian (dương lịch) được sử dụng rộng rãi, nhiều người vẫn có thói quen xem lịch ta hôm nay để biết ngày, tháng âm lịch cũng như các thông tin liên quan. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về lịch ta hôm nay và cách ứng dụng nó trong cuộc sống hiện đại.
Lịch ta hôm nay là gì?
Lịch ta hôm nay chính là ngày tháng theo hệ thống âm lịch, tương ứng với ngày dương lịch hiện tại. Âm lịch là hệ thống tính thời gian dựa trên chu kỳ của mặt trăng, khác với dương lịch dựa trên chu kỳ của mặt trời. Một tháng âm lịch bắt đầu vào ngày đầu tiên trăng non xuất hiện và kết thúc vào ngày cuối cùng trước khi trăng non tiếp theo xuất hiện.
Tại sao nhiều người quan tâm đến lịch ta hôm nay?
1. Lễ hội và ngày lễ truyền thống:
Hầu hết các lễ hội và ngày lễ quan trọng của Việt Nam đều được tính theo âm lịch. Ví dụ như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu.
2. Thờ cúng tổ tiên:
Nhiều gia đình Việt Nam vẫn duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên vào các ngày mồng một và rằm hàng tháng theo âm lịch.
3. Xem ngày:
Nhiều người tin rằng việc chọn ngày tốt theo âm lịch cho các sự kiện quan trọng như cưới hỏi, động thổ, khai trương sẽ mang lại may mắn.
4. Nông nghiệp:
Nông dân thường dựa vào âm lịch để xác định thời điểm gieo trồng và thu hoạch.
5. Y học cổ truyền:
Trong Đông y, một số phương pháp điều trị và sử dụng thuốc được cho là có hiệu quả tốt nhất vào những ngày nhất định trong tháng âm lịch.
Tìm h iểu thêm: Âm lịch hôm nay: Hiểu rõ và ứng dụng trong đời sống hiện đại
Các thông tin quan trọng trong lịch ta hôm nay
Khi xem lịch ta hôm nay, bạn sẽ thấy nhiều thông tin quan trọng:
1. Ngày tháng âm lịch: Tương ứng với ngày dương lịch hiện tại.
2. Can chi: Hệ thống 60 cặp tên gọi để đặt tên cho năm, tháng, ngày và giờ.
3. Tiết khí: 24 tiết khí trong năm, phản ánh sự thay đổi của thời tiết và mùa màng.
4. Giờ hoàng đạo: Những khoảng thời gian được cho là tốt lành trong ngày.
5. Ngày hoàng đạo/hắc đạo: Xác định ngày tốt hay xấu theo quan niệm dân gian.
6. Trực: 12 trực trong âm lịch, mỗi trực tương ứng với một loại công việc nên làm.
Cách xem lịch ta hôm nay
1. Sử dụng ứng dụng di động:
Có nhiều ứng dụng miễn phí cung cấp thông tin về lịch ta hôm nay và các ngày khác. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm Lịch Việt, Lịch Vạn Niên, và Âm Lịch - Lịch Việt Nam.
2. Tra cứu online:
Nhiều trang web cung cấp công cụ tra cứu âm lịch nhanh chóng và chính xác.
3. Lịch in:
Vẫn có người thích sử dụng lịch treo tường hoặc lịch để bàn có cả âm lịch và dương lịch.
Ứng dụng lịch ta hôm nay trong đời sống hiện đại
1. Lên kế hoạch cho các ngày lễ và sự kiện quan trọng:
Biết trước lịch ta giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các dịp lễ tết và sự kiện gia đình.
2. Chọn ngày tốt:
Nhiều người vẫn tin vào việc chọn ngày tốt cho các hoạt động quan trọng như khai trương, động thổ, cưới hỏi.
3. Nông nghiệp:
Nông dân có thể xác định thời điểm thích hợp cho công việc gieo trồng và thu hoạch dựa trên lịch ta.
4. Thực hiện các nghi lễ tâm linh:
Biết lịch ta giúp bạn không bỏ lỡ các ngày quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên.
5. Kết hợp với công nghệ hiện đại:
Nhiều ứng dụng quản lý công việc và lịch trình hiện nay đã tích hợp thông tin lịch ta, giúp người dùng dễ dàng theo dõi cả hai hệ thống lịch.
Lịch ta hôm nay và văn hóa dân gian
Lịch ta hôm nay không chỉ đơn thuần là một cách tính thời gian, mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa dân gian:
1. Tục ngữ, ca dao:
Nhiều câu tục ngữ, ca dao Việt Nam đề cập đến các ngày tháng âm lịch và ý nghĩa của chúng.
2. Phong tục tập quán:
Nhiều phong tục như kiêng kị, cúng giỗ, cưới hỏi đều gắn liền với lịch ta.
3. Tử vi và bói toán:
Nhiều người tin vào việc xem tử vi và bói toán dựa trên ngày tháng âm lịch.
4. Văn học dân gian:
Nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết Việt Nam có đề cập đến các sự kiện theo lịch ta.
Tìm hiểu thêm: Tin tức về âm lịch: Cập nhật thông tin mới nhất về văn hóa, lễ hội và đời sống
Lịch ta hôm nay trong thời đại công nghệ
Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại hóa, lịch ta hôm nay vẫn giữ được vai trò quan trọng:
1. Ứng dụng công nghệ:
Nhiều ứng dụng di động và trang web cung cấp thông tin về lịch ta một cách nhanh chóng, chính xác.
2. Kết hợp với dương lịch:
Nhiều lịch điện tử hiện nay hiển thị cả lịch ta và dương lịch song song.
3. Tích hợp trong các ứng dụng khác:
Thông tin về lịch ta thường được tích hợp trong các ứng dụng nhắc việc, lên kế hoạch.
4. Bảo tồn văn hóa:
Việc duy trì sử dụng lịch ta góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống trong thời đại số.
Thách thức và cơ hội của việc sử dụng lịch ta hôm nay
Thách thức:
1. Sự khác biệt giữa lịch ta và dương lịch có thể gây nhầm lẫn.
2. Một số người trẻ có xu hướng ít quan tâm đến lịch ta.
3. Việc dung hòa giữa truyền thống và hiện đại đôi khi gặp khó khăn.
Cơ hội:
1. Kết hợp lịch ta với công nghệ hiện đại để tạo ra các ứng dụng hữu ích.
2. Sử dụng lịch ta như một cách để giáo dục thế hệ trẻ về văn hóa truyền thống.
3. Phát triển du lịch văn hóa dựa trên các lễ hội và sự kiện theo lịch ta.
Lời khuyên khi sử dụng lịch ta hôm nay
1. Kết hợp cả hai hệ thống:
Sử dụng song song cả lịch ta và dương lịch để không bỏ lỡ các sự kiện quan trọng.
2. Tìm hiểu ý nghĩa:
Không chỉ đơn thuần xem ngày, hãy tìm hiểu ý nghĩa văn hóa đằng sau mỗi ngày lễ, tiết khí trong lịch ta.
3. Ứng dụng linh hoạt:
Áp dụng lịch ta một cách linh hoạt, phù hợp với cuộc sống hiện đại.
4. Truyền đạt cho thế hệ trẻ:
Chia sẻ kiến thức về lịch ta với con cháu để giúp họ hiểu và trân trọng văn hóa truyền thống.
Kết luận
Lịch ta hôm nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt Nam. Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại hóa, nhiều người vẫn duy trì thói quen xem và sử dụng lịch ta song song với dương lịch. Việc hiểu rõ về lịch ta hôm nay không chỉ giúp chúng ta duy trì phong tục tập quán truyền thống mà còn là cách để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.
0 notes
Text
Tầm Quan Trọng Của Ngày Hạ Chí Sớm Nhất Trong 228 Năm
Bài viết trên Phong Thủy Đại Nam đưa chúng ta khám phá ngày Hạ Chí sớm nhất trong 228 năm, diễn ra vào ngày 21 tháng 6 năm 2024. Đây là cơ hội hiếm có để quan sát những hiện tượng thiên văn độc đáo và cảm nhận sự thay đổi của bầu trời. Bài viết không chỉ giải thích về khái niệm Hạ Chí mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của ngày này đối với đời sống, đặc biệt là trong bối cảnh văn hóa và tín ngưỡng phương Đông, nơi ngày Hạ Chí biểu tượng cho sự thịnh vượng và cân bằng âm dương.
Ngày Hạ Chí là ngày gì?
Ngày hạ chí là một hiện tượng thiên văn diễn ra hàng năm, đánh dấu thời điểm Mặt Trời đạt đến độ cao tối đa trên bầu trời trong bán cầu Bắc. Đây là ngày có thời gian ban ngày dài nhất và ban đêm ngắn nhất trong năm. Ngày hạ chí thường rơi vào khoảng ngày 20-22 tháng 6 dương lịch.
Trong ngày hạ chí, trục của Trái Đất nghiêng gần như thẳng về phía Mặt Trời, khiến cho ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng vào Bắc Bán Cầu nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm. Điều này không chỉ tạo ra ngày dài nhất trong năm mà còn mang lại nhiệt độ cao nhất cho các vùng phía bắc.
Ngày Hạ Chí trong năm 2024 có gì đặc biệt?
Thời điểm đến sớm nhất trong 228 năm
Theo Yahoo News (Mỹ), hạ chí năm 2024 xảy ra sớm nhất kể từ năm 1796. Thời điểm chính xác của hạ chí năm nay là vào lúc 16 giờ 50 phút chiều (theo giờ EDT) ngày 20 tháng 6. Điều này diễn ra gần 3 tuần sau khi bắt đầu mùa hè khí tượng, bắt đầu vào ngày 1.6.
“Năm nay, ngày hạ chí đến sớm nhất kể từ năm 1796 khi nó xảy ra lúc 13 giờ 45 phút chiều (theo giờ ET) ngày 20 tháng 6. Vào thời điểm đó, chỉ có 16 tiểu bang ở Hoa Kỳ và các hành tinh sao Hải Vương và sao Diêm Vương vẫn chưa được khám phá,” theo Yahoo News.
Hiện tượng thiên văn đặc biệt
Lần đầu tiên trong hơn hai thế kỷ, chúng ta chứng kiến ngày hạ chí xảy ra sớm như vậy. Điều này xảy ra các hiện tượng thiên văn đi kèm như mặt trời mọc sớm và hoàng hôn tới muộn. Mang lại cơ hội đặc biệt để quan sát và trải nghiệm những thay đổi thú vị trên bầu trời.
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), vào thời điểm hạ chí, cực Bắc của Trái Đất nghiêng về phía Mặt Trời. Lúc này, Mặt Trời sẽ đạt vị trí cao nhất về phía Bắc trên bầu trời, chiếu sáng trực tiếp lên đường chí tuyến Bắc tại 23,44 vĩ độ Bắc.
Ý nghĩa ngày hạ chí đối với đời sống
Ngày hạ chí có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa phương Đông, đối với người dân Việt Nam ngày hạ chí có ý nghĩa như sau:
Thời điểm của sự thịnh vượng và phát triển:
Ngày hạ chí đánh dấu thời điểm giữa năm khi mặt trời đạt đỉnh cao nhất, biểu trưng cho sự thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ. Đây là lúc các mùa vụ đang trong giai đoạn phát triển tốt nhất, chuẩn bị cho một mùa thu hoạch bội thu.
Biểu tượng của sự cân bằng âm dương:
Lễ hội và nghi lễ truyền thống chào mừng ngày hạ chí
Tại Việt Nam gần ngày hạ chí chúng ta có ngày Tết Đoan Ngọ (5/5), ngoài mang ý nghĩa là để phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng và con người trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết. Ngoài ra, Tết Đoan Ngọ còn là ngày để thờ cúng tổ tiên và mong muốn vụ mùa mới được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian bình an, dồi dào sức khỏe.
Như vậy, Phong Thuỷ Đại Nam đã gửi đến quý bạn đọc thông tin về ngày hạ chí sớm nhất trong 228 năm qua. Hy vọng bạn sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc hiện tượng thiên văn này. Nhìn chung, ngày hạ chí trong văn hóa phương Đông không chỉ là một hiện tượng thiên văn mà còn là thời điểm mang nhiều ý nghĩa, phản ánh sâu sắc mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
0 notes