Tumgik
#saokim
saokimdecor · 5 years
Text
Welcome to Saokim Interior
We are the best interior company in Ha Noi - Viet Nam.
3 notes · View notes
nihonkamoshika · 8 years
Photo
Tumblr media
金星、夕焼け、雪原。 Venus, Sunset, Snowfield. #金星 # #晚霞 # #雪原 # #雪 # #イマソラ #夕焼け #thelove_of_sunsets #Venus #Vénus #Vênus #Venere #Венера #금성 #Venüs #ดาวศุกร์ #saokim #Αφροδίτη #فينوس# #ناهید# #ונוס# #snow #neige #снег #눈 #sunset #coucherdusoleil #puestadelsol #закат #노을 2/13/2017, Japan time 6:04 pm this image is shot. (滋賀県 近江八幡市 安土町)
1 note · View note
saokimdigital · 3 years
Text
Sao Kim Digital
Sao Kim Digital cung cấp giải pháp thiết kế website thương hiệu đạt 5 chuẩn vàng: Chuẩn Thương hiệu - Chuẩn UX/UI - Chuẩn Sales - Chuẩn Marketing - Chuẩn SEO. Hơn 5000 khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ.
#saokim #saokimdigital SaoKim Group, 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 0964699499
https://saokim.digital/ https://www.facebook.com/saokimdigital https://twitter.com/saokimdigital https://www.instagram.com/saokimdigital/
https://www.youtube.com/channel/UCO6V_9sjn1PnAm1Yej68bHg/about https://www.pinterest.com/saokimdigital/ https://www.linkedin.com/in/saokimdigital/
https://getpocket.com/my-list/tags/saokimdigital
https://trello.com/saokimdigital
1 note · View note
takudoari-blog · 8 years
Video
#rfd #myrfd #technofromgoa #techno #goa #music #Friday #night #kaliningrad #takudoari #saokim #sound
0 notes
kinhcan24 · 3 years
Text
New Post has been published on Blog quản trị Nhân sự
New Post has been published on http://blognhansu.net.vn/2021/04/26/cach-tao-ra-gia-tri-cot-loi-cua-saokim/
Cách tạo ra giá trị cốt lõi của Saokim
Sáng nay, trước khi vào họp công ty, tôi đọc được một bài share của anh Tuấn CEO Sao Kim trên FB. Tôi thấy bài này viết từ 2019 và đến nay thì anh share lại. Stt của anh thế này: "Phương pháp rất đơn giản xây dựng giá trị cốt lõi, các doanh nghiệp đều có thể tự áp dụng.
Với những gì quan trọng và mang ý nghĩa dài lâu, cách kích hoạt tốt nhất là bắt đầu ngay. Để định hình văn hóa doanh nghiệp, chúng tôi bắt đầu một cách đơn giản: 1. Nhận thức rõ ràng về ảnh hưởng của văn hóa lên hoạt động của tổ chức. 2. Tập hợp mọi người lại, bao gồm đội ngũ nòng cốt cùng nhau hình dung các giá trị của doanh nghiệp dựa trên 3 yếu tố: Tiềm năng doanh nghiệp; Đặc trưng lĩnh vực kinh doanh; Mối quan tâm của khách hàng và Cộng đồng. 3. Bình chọn ra 5 - 7 giá trị cốt lõi của Công ty. 4. Định nghĩa rõ ràng về từng giá trị, các biểu hiện của giá trị đó trong thực tế công việc. 5. Cùng nhau brainstorming tất cả các ý tưởng giúp đưa các giá trị trở thành nhịp đập trong công việc hàng ngày của đội nhóm. 6. Xây dựng các chương trình hành động từ các ý tưởng hay nhất. Nếu thực thi văn hóa là một chặng dài, xuất phát sớm và khởi động nhanh sẽ là làm cho chặng đường ngắn và hấp dẫn hơn. Thu hoạch trong ngày là hơn 200 ý tưởng của team trong chưa đầy 2h, nhiều ý tưởng có thể triển khai ngay."
Tôi ngứa nghề nên vào comment: Làm theo cách này của anh có thể sẽ bị: 1. Nhầm lẫn giữa cái có và cái muốn. 2. Sau khi bình chọn xong, những ng tham gia việc đó nghỉ, thế là giá trị lõi không còn ai duy trì và hiểu tại sao. 3. Cái muốn của ng đứng đầu mâu thuẫn với cái muốn của mọi ng.
Và anh Tuấn trả lời: "cảm ơn thầy góp ý. Theo anh không có cách nào hoàn hảo được. Cả 1,2,3 đều có thể giải quyết được trước: 1. Định nghĩa rõ ràng các khái niệm, thực tế là mất cả buổi để dẫn dắt và tìm hiểu casestudy để mọi người hiểu đang cần làm gì. 2. Giá trị cốt lõi được định nghĩa là thứ mà doanh nghiệp có khả năng duy trì, lĩnh vực kinh doanh cần, và mang lại giá trị cho khách hàng. Do vậy ít phụ thuộc vào nhân sự đi hay ở. 3. Thường thì đã triển khai theo cách này thì phải balance giữa mong muốn của bản thân leader với đội ngũ. Thực tế thì đội ngũ phần nào cũng sẽ phản ánh những giá trị chung với leader nên không quá lệch. Thầy góp ý thêm để làm tốt hơn không?"
Tôi định chỉ bình luận dạo rồi đi. Nhưng tôi chợt nhớ đến mấy công ty tôi tư vấn làm theo cách của anh Tuấn nên quyết định sẽ tìm hiểu kỹ hơn để hiểu anh Tuấn đang muốn nói gì và giải thích kỹ hơn tại sao tôi lại còm như trên. Thế là tôi quyết định vào xem kỹ ảnh đính kèm trong stt của anh. Nhìn vào 2 ảnh dưới đây tôi cảm giác đây không phải là buổi họp để tìm ra giá trị cốt lõi mà là buổi họp để đào tạo về giá trị cốt lõi.
Vì nếu là họp để tìm ra giá trị cốt lõi thì không thể có sẵn giá trị cốt lõi và định nghĩa như trong hình. Tôi nhìn thấy công cụ zoom (đào tạo trực tuyến) trên ti vi và mọi người đang cùng thảo luận còn màn hình thì đang hiện định nghĩa Tinh thần hợp tác. Nên tôi đoán có thể đầu cầu trực tuyến bên kia (có thể là tổng hành dinh) đang đào tạo về giá trị cốt lõi và cho mọi người cùng thảo luận và đưa ra các tình huống (case study).
Từ đó tôi suy ra, ảnh vào nội dung stt không trùng khớp. Tức nội dung stt thì chia sẻ về các tạo ra giá trị cốt lõi nhưng ảnh thì lại là ảnh chụp buổi đào tạo về giá trị cốt lõi. Nếu ảnh và nội dung không trùng thì có thể cách anh Tuấn viết ra và cách anh làm không khớp. Anh nói vậy nhưng chưa chắc anh đã làm vậy. Hoặc là anh làm thế nhưng mà lúc làm thì không có ảnh nên anh lấy tạm ảnh khác cho vô.
Suy luận xong, trong tâm trí tôi nhớ đến một công ty tôi đã từng đi qua. Thời điểm ấy, tôi có duyên với công ty vì anh Giám đốc muốn làm lại văn hóa. Anh gặp và hỏi xem cách làm của anh có ổn không. Lúc đầu, tôi nghe thì thấy cách của anh giống như cách của anh Tuấn ở trên: cho mọi người (nhân viên) trong tổ chức cùng thống nhất và đưa ra các giá trị cốt lõi. Tôi góp ý như trên: "Làm theo cách này của anh có thể sẽ bị: 1. Nhầm lẫn giữa cái có và cái muốn. 2. Sau khi bình chọn xong, những ng tham gia việc đó nghỉ, thế là giá trị lõi không còn ai duy trì và hiểu tại sao. 3. Cái muốn của ng đứng đầu mâu thuẫn với cái muốn của mọi ng." Nghe xong, anh CEO giải thích rõ hơn cách làm. Cụ thể:
Đầu tiên anh sẽ tự đưa ra giá trị cốt lõi (có giá trị là anh đã có trong bản thân, có giá trị lõi thì anh muốn có trong công ty). Từ giá trị lõi, anh bắt đầu đưa ra các quan điểm và định nghĩa của mình. Sau khi đưa ra giá trị lõi và định nghĩa thì anh bắt đấu trao đổi và đưa ra định hướng nhân viên trong tổ chức. Cuối cùng là anh tổ chức buổi đào tạo văn hóa. Tại đó mọi người dựa vào định hướng của anh làm slide, cùng thảo luận và chia sẻ cho nhau về văn hóa. Cách này theo hướng mị dân.
Có một cách khác mà tôi đã cũng đã từng tham gia: CEO đưa gia từ khóa và cho mọi người cùng định nghĩa từ khóa. Sau khi định nghĩa xong thì cùng phân bậc.
Tóm lại chúng ta có 5 cách để làm ra giá trị cốt lõi của công ty: - Cách 1: Cho nhân viên tự thống nhất tự định nghĩa, tự đào tạo - Cách 2: CEO/ Founder thống nhất từ khóa, nhân viên định nghĩa - Cách 3: CEO/ founder thống nhất và tự định nghĩa, còn nhân viên thì tự đào tạo - Cách 4: CEO/ founder thống nhất và tự định nghĩa giá trị lõi, sau đó đào tạo nhân viên theo giá trị lõi - Cách 5: Cho nhân viên cảm giác giống như cách 1 nhưng thực ra thì là cách 3 hoặc 4.
Nhưng dù là cách nào thì quá trình làm việc này vẫn cần phải lưu ý cẩn thận nhầm lẫn giữa cái có và cái muốn. Đôi khi chúng ta đưa ra cái chúng ta muốn nhưng cứ nghĩ rằng cái chúng ta đang có. Vì thế mà quá trình xây và phát triển văn hóa luôn cảm thấy vất vả. Và cũng do nhầm lẫn này mà đôi khi CEO còn không nhớ nổi giá trị cốt lõi của công ty. Vụ này tôi đã trải nghiệm. Tôi vẫn nhớ cái lúc tôi hỏi CEO về giá trị cốt lõi đó. CEO ấp úng mãi không nhớ ra nổi giá trị lõi là gì. Mặc dù chính anh ý cũng là founder công ty luôn.
Thôi, cũng đã 12h trưa rồi. Tôi dừng bút và chúc các bạn ngon miệng!
Nguồn ảnh: FB anh Tuấn CEO SaoKim Nguyễn Hùng Cường (mr)
0 notes
marcelorc-blog · 5 years
Text
0 notes
Text
Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp VINALOGO
[z1]
Doanh nghiệp bạn sở hữu 1 hay nhiều thương hiệu khác nhau? Có bao giờ bạn tự hỏi các thương hiệu của doanh nghiệp mình quan hệ với nhau như thế nào? Nếu câu trả lời là có, bài viết này sẽ giúp bạn tìm kiếm giải pháp cho mình.
Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ kinh doanh một sản phẩm duy nhất, sở hữu một thương hiệu duy nhất và bạn vẫn muốn hoạt động kinh doanh của mình tập trung thì có lẽ bạn không cần quan tâm đến việc lựa chọn mô hình thương hiệu.
Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu. Có thể là 1 thương hiệu doanh nghiệp và 1 thương hiệu sản phẩm hoặc trong trường hợp khác là nhiều thương hiệu sản phẩm với mối quan hệ đan xen phức tạp. Trong trường hợp này bạn cần có một giải pháp để quản trị mối quan hệ giữa các thương hiệu với nhau và đó chính là xây dựng mô hình thương hiệu.
Mô hình thương hiệu là nền móng cơ bản trong quản trị thương hiệu, nó giống như bản vẽ kiến trúc trong xây dựng. Một công trình xây dựng lớn, phức tạp thì bản vẽ thiết kế của nó phải thật chi tiết, rõ ràng và dĩ nhiên là phức tạp. Cũng như vậy, mô hình thương hiệu cần phải được xác định dựa vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số mô hình thương hiệu thường được sử dụng trong thực tế như sau:
Nội dung
Mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình thương hiệu cá biệt
Mô hình đa thương hiệu
Kết hợp đối xứng
Kết hợp bất đối xứng
Mô hình thương hiệu nào cho doanh nghiệp?
Mô hình thương hiệu gia đình
Mô hình này là mô hình thương hiệu truyền thống được áp dụng từ lâu nhất trong quản trị thương hiệu, doanh nghiệp áp dụng cho nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới. Với mô hình thương hiệu gia đình, doanh nghiệp chỉ sở hữu một tên thương hiệu duy nhất và gắn nó cho mọi sản phẩm, dịch vụ của mình. Các tập đoàn trên thế giới sử dụng thành công mô hình này như Panasonic, Samsung … còn những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có thể kể đến là FPT, Vinaconex, Lilama, Viglacera, Bitis …
Ưu điểm chính mà mô hình này thể hiện rõ rệt nhất đó là sự dễ dàng trong việc quản trị thương hiệu vì chỉ có duy nhất một thương hiệu. Chi phí quảng bá thương hiệu thấp, mức độ tập trung đầu tư cho thương hiệu cao. Khi xây dựng thương hiệu mạnh với mô hình này, doanh nghiệp có thể đạt rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn khi doanh nghiệp đưa ra một loại sản phẩm mới mang thương hiệu gia đình, thị trường có thể dễ tiếp nhận hơn với sản phẩm hàng hóa đó vì đã biết đến thương hiệu. Giầy thể thao Biti’s không phải là một sản phẩm có sức cạnh tranh cao như các sản phẩm giầy thể thao khác, nhưng do thương hiệu Biti’s vốn đã nổi tiếng với các sản phẩm dép – nên khi ra mắt thị trường giầy Biti’s cũng nhanh chóng được tiếp nhận.
Nhược điểm chính của mô hình này là nguy cơ rủi ro cao. Chỉ cần một chủng loại sản phẩm nào đó gặp rắc rối hoặc bị tẩy chay toàn bộ thương hiệu gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mô hình thương hiệu gia đình cũng không thích hợp khi doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Vì khi đó một liên tưởng tích cực về lĩnh vực kinh doanh này có thể làm trở ngại cho việc kinh doanh trong lĩnh vực khác. Ví dụ, thương hiệu Vinaconex là thương hiệu của nhà thầu xây dựng vì thế khi Vinaconex chuyển sang kinh doanh sản phẩm như là bánh kẹo hoặc nước giải khát sẽ khó mà thuyết phục được người tiêu dùng.
Mô hình thương hiệu cá biệt
Mặc dù có những lợi thế không thể phủ nhận, nhưng mô hình xây dựng thương hiệu gia đình không thể đáp ứng được việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và quản trị rủi ro. Do vậy một mô hình khác được sử dụng đó là mô hình thương hiệu cá biệt. Với mô hình thương hiệu cá thể các thương hiệu cá biệt được tạo ra phù hợp riêng với từng chủng loại sản phẩm, tập khách hàng, mang các thuộc tính khác nhau. Các thương hiệu cá biệt này có liên hệ rất ít hoặc không có mối liên hệ nào với thương hiệu doanh nghiệp. Trong thực tế cách nhận biết dễ nhất mô hình thương hiệu cá biệt đó là các sản phẩm, hàng hóa không mang tên của doanh nghiệp sản xuất, phân phối mà chúng có tên riêng. Người tiêu dùng chỉ biết đến tên của sản phẩm đó mà không hề biết hoặc biết rất ít về nhà sản xuất là ai. Chẳng hạn như Tân Hiệp Phát sở hữu rất nhiều nhãn hàng đồ uống như: Number 1, Trà xanh O độ, Dr Thanh, Soya … nhưng người tiêu dùng chỉ biết tới Number 1 hay Dr Thanh mà không cần biết đến Công ty Tân Hiệp Phát.
Ưu điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: mô hình này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa với đặc thù riêng cao và phục vụ nhiều tập khách hàng khác nhau. Các doanh nghiệp có quy mô tầm trung và năng động thường áp dụng mô hình này để đưa sản phẩm của mình ra thị trường. Ưu điểm thứ 2 là mô hình này hạn chế rủi ro khi một nhãn hàng bị rắc rối cũng không làm ảnh hưởng đến nhãn hàng khác của cùng doanh nghiệp. Ví dụ như khi trường hợp của Bia Laser mặc dù gặp thất bại nhưng không ảnh hưởng đến việc ra mắt sản phẩm Number 1 sau đó của Tân Hiệp Phát. Ngoài ra, ưu điểm của mô hình này còn thể hiện ở sự năng động và hiệu quả khi thâm nhập các thị trường mới – đặc biệt là các thị trường địa phương. Ví dụ khi sản phẩm trà xanh Real Leaf của Coca-cola thâm nhập thị trường Việt Nam thì việc phát âm Real Leaf chính là một trở ngại cho người tiêu dùng, do vậy Coca-cola tiến hành “local hóa” nhãn hiệu này thành Real Leaf – Thanh mát và việc đổi tên này cũng không hề ảnh hưởng tới chiến lược phát triển thương hiệu chung của Coca-cola. Nhược điểm của mô hình thương hiệu cá biệt: Đầu tiên là chi phí đầu tư cho từng thương hiệu rất lớn, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có hàng trăm thương hiệu khác nhau (Unilever có tới hàng trăm nhãn hiệu, Nestle có 7200 nhãn hiệu, Coca-cola có hơn 3000 nhãn hiệu). Ngoài ra mô hình thương hiệu cá biệt cũng khiến cho các thương hiệu ra đời sau không tận dụng được uy tín của các thương hiệu trước đó và uy tín của doanh nghiệp. Việc quản trị một số lượng thương hiệu lớn là một khó khăn và đòi hỏi nhiều nguồn lực của doanh nghiệp.
Mô hình đa thương hiệu
Đây là mô hình thương hiệu năng động nhất nó bao hàm cả mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá biệt. Mô hình này tận dụng lợi thế của cả 2 mô hình trên và hạn chế nhược điểm của từng mô hình. Sự kết hợp cả 2 mô hình thương hiệu gia đình và mô hình thương hiệu cá thể được thực hiện theo nhiều cách. Sau đây là những cách phổ biết nhất:
Kết hợp đối xứng
Là sự kết hợp trong đó thể hiện vai trò của thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt như nhau, có cùng vai trò trong việc cấu thành một thương hiệu mới. Ví dụ Microsoft Window; Honda Future; Samsung Galaxy; Apple Ipad … việc kết hợp đối xứng này vừa giúp cho thương hiệu sản phẩm vừa nhận được sự hỗ trợ từ thương hiệu doanh nghiệp vừa thể hiện được rõ nét những khác biệt của riêng sản phẩm mang thương hiệu đó.
Kết hợp bất đối xứng
Là khi mà thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt được trình bày bất đối xứng. Trong đó một thương hiệu sẽ đóng vai trò chủ đạo, thương hiệu còn lại sẽ bổ sung đầy đủ ý nghĩa khác biệt. Ví dụ: Sony Vaio; Nokia E71 … trong những ví dụ này thì Sony và Nokia đóng vai trò là thương hiệu chính, tạo ra sự khác biệt còn Vaio hay E71 chỉ là chỉ dẫn cụ thể về một dòng sản phẩm của Sony hay Nokia. Kiểu kết hợp này thường được áp dụng khi mà thương hiệu gia đình có mức độ nhận biết và uy tín cao và làm cho việc ra mắt sản phẩm mới nhanh hơn, dễ được thị trường chấp nhận hơn. Có một số trường hợp sự kết hợp là ngược lại. Thương hiệu gia đình có vai trò ít quan trọng hơn, trong khi đó thương hiệu cá biệt được nhấn mạnh hơn. Đó là trường hợp khi thương hiệu gia đình chi phối ít hơn đến các thương hiệu cá biệt và các thương hiệu cá biệt góp phần quan trọng hơn để củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu gia đình. Ta thấy sự kết hợp này trong thực tế ở các sản phẩm như sữa Dielac của Vinamilk …..
Ưu điểm của mô hình đa thương hiệu: khai thác được lợi thế và uy tín của thương hiệu gia đình nhằm hỗ trợ và tăng cường cho thương hiệu cá biệt. Hạn chế được rủi ro khi có thương hiệu cá biệt nào đó gặp rắc rối. Quan hệ giữa thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt trong mô hình này mang tính tương hỗ do vậy cả thương hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt đều hưởng lợi từ sự tương hỗ này.
Nhược điểm của mô hình đa thương hiệu: đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải có hệ thống quản trị thương hiệu chuyên nghiệp.
Mô hình thương hiệu nào cho doanh nghiệp?
Không có một mô hình thương hiệu nào định sẵn cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn mô hình thương hiệu phải căn cứ vào tình huống cụ thể. Khi áp dụng các mô hình thương hiệu doanh nghiệp phải tính đến các mục tiêu chiến lược lâu dài cũng như khả năng thực tế để triển khai. Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, biết được điều này và vận dụng một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đặt nền móng vững chắc cho việc xây dựng thương hiệu. Nói thêm: đối với những doanh nghiệp có nhiều thương hiệu khác nhau ngoài việc xác định mô hình thương hiệu thì cần phải xác định thêm một kiến trúc thương hiệu phù hợp. Kiến thức thương hiệu ở đây bao gồm quan hệ ma trận giữa thương hiệu – sản phẩm. Chúng tôi sẽ có dịp trở lại đề tài này trong bài giới thiệu về Kiến trúc thương hiệu sau.
❐ Tham khảo các dịch vụ: Thiết kế catalogue đẹp , đặt tên thương hiệu , Hồ sơ năng lực
  Lựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp
5 (100%) 42 votes
[z2]
Thiết kế logo chuyên nghiệpLựa chọn mô hình thương hiệu cho doanh nghiệp VINALOGO https://vinalogo.com/lua-chon-mo-hinh-thuong-hieu-cho-doanh-nghiep-vinalogo/ VINALOGO #Xâydựngthươnghiệu
from WordPress http://ift.tt/2FMQ1HY via IFTTT
0 notes
saokimdecor · 5 years
Photo
Tumblr media
Thiết kế nội thất showroom áo cưới sang trọng, hiện đại hút hồn khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
1 note · View note
nihonkamoshika · 8 years
Photo
Tumblr media
日没後。日落之后。#金星 # #星 # #日落 # After sunset. #venus #イマソラ #thelove_of_sunsets #日没後 #aftersunset #star #별 #звезда #Vénus #Vênus #Venere #Венера #금성 #Venüs #ดาวศุกร์ #saokim #Αφροδίτη #فينوس# #ناهید# #ונוס# #日没 #sunset #coucherdusoleil #puestadelsol #закат #일몰 2/19/2017, Japan time 6:19 pm this image is shot. (近江八幡市総合福祉センター ひまわり館)
0 notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
HPC Landmark 105 To Huu 3-bedroom apartment design
HPC Landmark 105 To Huu 3-bedroom apartment design
Investor: Anh Thai
Area: 150m2
Address: To Huu, La Khe ward, Ha Dong district, Hanoi.
Construction unit: Sao Kim Furniture Solution Co., Ltd
Modern style combined with minimalism was chosen for the design of the 3-bedroom HPC Landmark apartment. The living space brings comfort and warmth while exuding a delicate and luxurious beauty
245 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Design of 1 bedroom apartment + 1 Vinhomes Smart City apartment
The beauty of the design of a 1-bedroom +1 apartment in Vinhomes Smart City comes from the feeling of peace and tenderness when entering the space. The interior is designed in a modern style with a bit of Japanese direction. At the same time combined with neat minimalist layout.
175 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Design of 48m2 Vinhomes Ocean Park apartment with Color Block style
The design of the apartment has a small area but still has to ensure modernity and convenience. Simultaneously bearing the owner's personality is always a big challenge for architects. With a reasonable division and the use of colors, the Color Block style design combined with space minimalism, architect Venus has created two comfortable and convenient living spaces. This will become an interior design trend applied to apartments with limited area.
117 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Design of 84m2 2 bedroom apartment The Zei
Area: 84m2
Address: No. 8 Le Duc Tho, My Dinh 2 Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi
Construction unit: Sao Kim Furniture Solution Co., Ltd
The Zei's 84m2 2 bedroom apartment design is luxurious and attractive with a high-class modern style. Meticulously elaborated interior and decoration elements and sophisticated processing techniques have exuded a perfect and very unique beauty for the apartment. We invite you to admire the beauty of the apartment below!
100 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media
Beautiful apartment design 87m2 in PCC1 Thanh Xuan apartment
With the design of a beautiful apartment with a moderate area, it needs to be calculated and arranged in a scientific way. Ensure that the usable space becomes reasonable and the living space is still subtly divided. “Simple in design, sophisticated in feeling and comfortable in use” are the 3 outstanding features that architect Sao Kim aims for for the 87m2 apartment in PCC1 Thanh Xuan apartment.
132 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Dining room space in the design of a beautiful apartment of 87m2 in PCC1 Thanh Xuan apartment
The dining area is airy, spacious and comfortable thanks to the minimalist but not monotonous design solution. Dining table and chairs for 4 people made of natural wood make the dining room space cozy and closer. Decorative ceiling lights are details that help brighten up the dining room and kitchen space in the beautiful apartment design.
89 notes · View notes
saokimdecor · 3 years
Photo
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Beautiful Vinhomes Smart City apartment model with Color Block design style
Living room is full of fresh vitality thanks to the harmonious combination of Color Block design style and minimal space. Cream color gamut is selected as the main color for this space. Besides, the appearance of other color blocks accentuates the lines and beauty of the living space.
199 notes · View notes