#món ăn bổ dưỡng cho bà bầu
Explore tagged Tumblr posts
Text
Tổng hợp 20 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu - Đảm bảo dinh dưỡng suốt thai kỳ!
Trong những tháng thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu trở nên vô cùng quan trọng. Không chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, mà còn cần tìm kiếm những món ăn ngon, bổ dưỡng để giữ cho bữa ăn hàng ngày trở nên thú vị hơn và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Hãy theo dõi hết bài viết này để sưu tầm 25 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu nhé! #yeuamthuc_org #Món_Ngon #Bánh_Pancake_Táo_yến_mạch #Cá_hồi_áp_chảo_sốt_chanh_dây #Canh_Atiso_hầm_giò_heo #Canh_bí_đỏ_sườn_non #Cháo_cá_nấm_rơm #Cháo_gạo_lứt_sò_điệp_hạt_sen #Cháo_ngao #Gà_ác_hầm_thuốc_bắc #món_ăn_bổ_dưỡng_cho_bà_bầu #sữa_bắp #sữa_đậu_xanh_lá_dứa #Sữa_gạo_Hàn_Quốc #sữa_gạo_lứt #Sữa_gạo_mầm #sữa_hạnh_nhân #Sữa_mè_đen_óc_chó #Súp_bào_ngư_tổ_yến #Súp_gà_dinh_dưỡng #Tổ_yến_chưng_ngũ_vị #Trà_gạo_lứt https://yeuamthuc.org/mon-an-bo-duong-cho-ba-bau/
Trong những tháng thai kỳ, việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu trở nên vô cùng quan trọng. Không chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, mà còn cần tìm kiếm những món ăn ngon, bổ dưỡng để giữ cho bữa ăn hàng ngày trở nên thú vị hơn và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Hãy theo dõi hết bài viết này để sưu tầm 25 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu nhé! Continue reading Tổng…
View On WordPress
#Bánh Pancake Táo yến mạch#Cá hồi áp chảo sốt chanh dây#Canh Atiso hầm giò heo#Canh bí đỏ sườn non#Cháo cá nấm rơm#Cháo gạo lứt sò điệp hạt sen#Cháo ngao#Gà ác hầm thuốc bắc#món ăn bổ dưỡng cho bà bầu#sữa bắp#sữa đậu xanh lá dứa#Sữa gạo Hàn Quốc#sữa gạo lứt#Sữa gạo mầm#sữa hạnh nhân#Sữa mè đen óc chó#Súp bào ngư tổ yến#Súp gà dinh dưỡng#Tổ yến chưng ngũ vị#Trà gạo lứt
0 notes
Text
Táo bón sau sinh mổ do đâu?
Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, thì sinh mổ cũng có những nguy cơ rủi ro nhất định. Trong đó, rất nhiều người mới làm mẹ lần đầu thường gặp phải tình trạng táo bón sau khi sinh mổ. Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân táo bón sau sinh mổ là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này.
Xem thêm: thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ đủ chất lợi sữa
Tại sao mẹ bị táo bón sau sinh mổ
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị sau khi sinh mổ bị táo bón. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
Vết thương sau sinh
Mẹ sinh mổ sẽ bị đau lâu hơn các mẹ sinh thường. Vết mổ bị đau và lâu hồi phục khiến mẹ ngại đi vệ sinh, nín nhịn kéo dài có thể gây ra táo bón. Ngoài ra, cơ thắt hậu môn co chặt, cộng với việc phải rặn trong khi sinh có thể làm cong hay hỏng cơ sàn chậu và cơ vòng hậu môn, từ đó làm cho phân khó thoát ra ngoài và gây táo bón. Nhiều mẹ cũng bị tăng cân hoặc bị áp lực khi mang thai và gây ra tình trạng trĩ, điều này sẽ khiến mẹ bị đau và làm nặng thêm tình trạng táo bón.
Do thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân táo bón sau sinh mổ phổ biến là do sự thay đổi nội tiết tố sau sinh. Nồng độ hormone progesterone tăng cao chưa điều chỉnh lại sau sinh có thể làm chậm chức năng của ruột và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố còn có thể do mẹ bị căng thẳng sau sinh gây ra. Khi hormone căng thẳng như cortisol tăng đột biến có thể làm thay đổi thói quen đi vệ sinh và gây ra táo bón.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ dinh dưỡng sau sinh với việc bồi bổ nhiều thực phẩm giàu đạm, ăn ít rau củ quả, chất xơ hay uống ít nước cũng có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị táo bón. Đây là trường hợp nhiều mẹ gặp phải khi bổ sung dinh dưỡng quá mức mà không ăn thêm rau hay hoa quả hàng ngày.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Cơ thể bị mất nước
Tình trạng thiếu nước, mất nước làm cho phân khô hơn và ảnh hưởng tới các hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và gây ra táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bị mất máu trong quá trình sinh mổ cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể và làm chậm quá trình đào thải hơn bình thường.
Ít vận động sau sinh
Phụ nữ sinh mổ cần nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn sinh thường, do đó nhiều mẹ có xu hướng nghỉ ngơi trên giường lâu hơn, ít vận động hơn. Tuy nhiên đây lại là một trong những nguyên nhân táo bón sau sinh mổ. Việc giảm mức độ hoạt động sau sinh có thể làm chậm chức năng của hệ tiêu hóa, hoạt động của ruột yếu đi do ít vận động, phân khô cứng do xảy ra tình trạng tái hấp thu nước trong ruột già làm cho mẹ khó đi ngoài.
Do tâm lý
Một nguyên nhân tiềm ẩn khác làm mẹ bị táo bón sau sinh mổ là nhiều mẹ bỉm sợ đi vệ sinh sẽ gây đau và bị đứt chỉ khâu. Do đó, mẹ không dám rặn nhẹ để đi đại tiện, thúc đẩy phân ra bên ngoài. Những lo lắng này làm cho tình trạng táo bón kéo dài và trầm trọng hơn.
Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ruột và gây ra tác dụng phụ phổ biến như táo bón. Kể cả mẹ không dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau nào nhưng vẫn cần mất vài ngày tới vài tuần để ruột cân bằng lại.
Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Cách điều trị táo bón sau sinh mổ
Vì sau sinh, mẹ cần phải cho con bú nên việc sử dụng thuốc thường hạn chế vì một số loại bài tiết qua sữa gây ảnh hưởng thai nhi. Nếu tình trạng táo bón sau sinh không quá nghiêm trọng, các có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây.
Uống nhiều nước và bổ sung thêm các món ăn dạng lỏng như canh, cháo.. Tăng cường chất xơ vào bữa ăn như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu.. Bổ sung thêm các món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ hỗ trợ tiêu hóa như sữa chua, mận, nước ép mận.. Tránh ăn các loại thực phẩm ăn nhanh như xúc xích, khoai tây chiên, sô cô la.. Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng không kê đơn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Đi ngoài ở tư thế ngồi xổm cũng giúp việc đại tiện thuận lợi hơn. Tập luyện các bài tập thư giãn như thiền, yoga, hay tắm nước ấm giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Cho con bú mẹ để kích thích tử cung co bóp, góp phần giúp mẹ đi ngoài dễ dàng hơn. Chia sẻ việc chăm sóc em bé với chồng hay người thân giúp mẹ có thời gian cho bản thân, ăn đủ bữa, ngủ đủ giấc.
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng các nhóm chất với các thực phẩm dinh dưỡng sẽ giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, phòng tránh tình trạng táo bón có thể xảy ra sau sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ sắt canxi dha cho mẹ sau sinh mỗi ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa thiếu máu, thiếu canxi sau sinh. Mẹ nên lựa chọn sản phẩm uy tín, chính hãng, sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.
Ngoài những cách hỗ trợ giảm táo bón sau khi sinh mổ ở trên, các mẹ cũng cần lưu ý nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn nhanh hay ăn quá no, khi ăn cần nhai thật kỹ và ăn đúng giờ để cơ thể có thói quen giờ giấc ăn uống. Nếu cần thiết phải sử dụng tới thuốc để cải thiện tình trạng táo bón, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con.
0 notes
Text
Các chuyên gia cho rằng danh sách các loại hạt tốt cho bà bầu và sự phát triển trí tuệ thai nhi sẽ không thể thiếu quả ÓC CHÓ vì hàm lượng dinh dưỡng mà nó mang lại.
1. Cung cấp Omega - 3
2. Tốt cho tim mạch
3. Chống oxi hóa
4. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
5. Hỗ trợ mẹ bầu ngủ ngon
6. Chống trầm cảm
7. Kiểm soát cân nặng
8. Bổ sung đồng
9. Bổ sung vitamin E
10. Món quà ăn vặt dành cho mẹ bầu
Xem thêm hạt dinh dưỡng tại đây
0 notes
Text
Mẹ bầu nên làm gì nếu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa?
Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều phải trải qua nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý. Những thay đổi này sẽ khiến mẹ bầu không ít lần rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vậy mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa phải làm sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé?
Xem thêm: bầu 12 tuần nên uống thuốc gì
Nguyên nhân gây mệt mỏi khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi. Đầu tiên là hiện tượng sản sinh một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng mang thai. Các triệu chứng khi mang thai cũng ảnh hưởng tới cơ thể mẹ bầu và sự thay đổi đột ngột khi mang thai có thể làm cho mẹ bị khó chịu khi không thích nghi kịp thời.
Ngoài ra, các nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi còn có thể do các vấn đề hay bệnh lý. Những vấn đ��� thường gặp như: mất ngủ, hạ đường huyết, trao đổi chất kém.. hoặc do bệnh lý thai kỳ như: trầm cảm khi mang thai, dị ứng, tiểu đường, suy nhược cơ thể…
Xem thêm: bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Điều trị và cải thiện cảm giác khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa
Việc có được một giấc ngủ ngon dường như trở nên xa xỉ trong lúc này. Tuy nhiên, để tránh bị kiệt sức, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Ngủ nghỉ đúng cách
Nghỉ ngơi đầy đủ là cách hiệu quả giúp mẹ giảm triệu chứng mệt mỏi khi mang thai. Nếu mẹ đang phải đối diện với tình trạng mất ngủ thì có thể chia thời gian ngủ nhiều lần trong ngày, ngủ trưa nhiều hơn và đảm bảo giấc ngủ sâu từ 7 giờ trở lên mỗi ngày.
Ăn uống khoa học
Bà bầu mệt mỏi 3 tháng giữa có thể được cải thiện với một chế độ dinh dưỡng khoa học. Mẹ hãy bổ sung thêm nhiều món ăn đa dạng để kích thích sự thèm ăn, ăn nhiều hơn để nạp năng lượng cho cơ thể chống lại sự mệt mỏi. Hãy loại bỏ các món ăn, đồ uống có chứa chất kích thích hay gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tránh ăn đồ muối chua, đồ cay nóng để bụng bầu khỏe mạnh. Ăn đủ, ngủ đủ là cách giúp mẹ giảm mệt mỏi trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, các bà bầu đừng quên lịch uống sắt canxi DHA cho bà bầu đều đặn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thai kỳ, cải thiện tình trạng mệt mỏi do bị thiếu máu thiếu sắt. Những bà bầu bị thiếu magie khiến cơ thể bị mệt mỏi do thiếu chất thì cần hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp bổ sung sớm!
Luyện tập để giảm mệt mỏi
Mang thai 3 tháng giữa là lúc cơ thể đã nặng nề hơn do sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, khiến cho các bà bầu có xu hướng lười vận động. Tuy nhiên thực tế cho thấy mẹ càng luyện tập đều đặn, nhẹ nhàng thì càng ít mệt mỏi lúc mang thai. Mẹ hãy chọn cách luyện tập phù hợp với bản thân như đi bộ, tập yoga bầu để tăng cường trao đổi chất, giảm sưng phù tay chân, giảm chuột rút và hỗ trợ sinh nở dễ dàng hơn.
Giảm áp lực khi mang thai
Mang thai là một quá trình khó khăn khiến mẹ phải đối diện với nhiều lo lắng và áp lực. Để giảm bớt mệt mỏi, các bà bầu nên giảm các mối quan tâm của mình, loại bỏ bớt công việc hay mối quan hệ xã giao để nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Hãy chia sẻ cả việc nhà lẫn áp lực tâm lý cho người chồng để giảm tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
Những dấu hiệu mệt mỏi nguy hiểm mẹ nên đi khám
Hầu hết triệu chứng mệt mỏi khi mang thai đều lành tính. Tuy nhiên nếu mẹ gặp phải những ấu hiệu sau thì cần tới bệnh viện để khám ngay:
Đau đầu, mờ mắt và bị đau vùng dưới sườn phải thì có thể là dấu hiệu tiền sản giật và cần nhập viện ngay. Mệt mỏi kéo dài kèm theo tình trạng bị ra máu âm đạo. Khó thở, tức ngực, thai có cử động yếu. Khó thở kéo dài, thở dốc, thở khó nhọc. Bị căng thẳng quá mức. Nôn kèm sốt và bị đau bụng. Các dấu hiệu mệt mỏi bất thường khác.
Xem thêm: dha có uống chung với sữa được không
Trên đây là một số phương pháp giúp mẹ bầu giảm bớt sự mệt mỏi khi mang thai. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài và trở nên trầm trọng, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để nhận được sự tư vấn và chỉ định phù hợp từ bác sĩ.
0 notes
Text
8 thực phẩm mẹ sau sinh nên ăn để khỏe mạnh, nhiều sữa
Nhiều mẹ trẻ thường băn khoăn rằng mẹ sau sinh nên ăn gì để vừa mau hồi sức, đủ năng lượng để chăm bé vừa có nhiều sữa cho con bú. Chế độ dinh dưỡng của mẹ rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ và sự phát triển của bé. Top 8 thực phẩm tốt cho mẹ sau sinh trong bài viết sau đây giúp mẹ làm phong phú hơn thực đơn ăn uống trong ngày.
Xem thêm: 15 món ăn mất sữa mẹ cần tránh
Sau sinh nên ăn gì? Đây là những loại thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé
Sau khi vượt cạn, cơ thể người mẹ cần rất nhiều dưỡng chất để phục hồi sức khỏe, cũng như có nguồn sữa tốt cho bé. Mẹ bầu quan tâm đến vấn đề sau sinh ăn gì không thể bỏ qua 8 loại thực phẩm dưới đây
Đu đủ
Nếu mẹ sau sinh muốn tìm kiếm một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì đu đủ chín sẽ là lựa chọn thích hợp. Đu đủ chín có thành phần giàu vitamin và khoáng chất dồi dào. Vitamin C trong đu đủ giúp tặng cường miễn dịch, với đặc tính chống viêm mạnh mẽ giúp nhanh chóng chữa lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc biệt khi ăn đu đủ, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone oxytocin làm tăng lượng sữa tiết ra nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn loại quả này.
Cá hồi
Sau sinh, nhiều chị em thường kiêng ăn cá tuy nhiên đây là quan niệm không chính xác bởi cá là thực phẩm rất giàu dưỡng chất cho mẹ sau sinh. Các loại cá chứa lượng protein, canxi, omega 3 vô cùng dồi dào cũng nhiều dưỡng chất khác. Mẹ có thể ăn cá hồi giúp cơ thể mau chóng phục hồi, tốt cho trí não mẹ và thai nhi.
Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm có chứa các khoáng chất thiết yếu như kẽm, mangan, canxi, chất xơ hòa tan và lượng lớn các loại vitamin B. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch để thêm vào thực đơn bữa sáng cho mẹ sau sinh mổ cũng rất tốt nhé.
Xem thêm: canxi nước và canxi viên loại nào tốt hơn
Thịt bò nạc
Thịt bò nạc là thực phẩm không những tăng cường năng lượng cho mẹ mà còn là thực phẩm cung cấp sắt đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Mẹ sau sinh thường lẫn sinh mổ đều có thể ăn thịt bò trong giai đoạn hậu sản. Ngoài ra, thịt bò nạc còn là nguồn protein và vitamin B12 rất cần cho bà mẹ cho con bú.
Gạo lứt
Sau sinh ăn gạo lứt rất tốt đối với sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ và bé. Một số tác dụng có thể kể đến như: giảm cân, cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa. Thêm vào đó, các loại thực phẩm như gạo lứt có thể cung cấp cho mẹ lượng calo cần thiết để tạo ra sữa chất lượng dồi dào nhất cho bé.
Trứng
Trứng là loại thực phẩm dễ mua, dễ chế biến đồng thời chứa lượng dưỡng chất rất cao. Trứng không những chứa lượng vitamin và khoáng chất lớn mà còn có hàm lượng choline khá dồi dào. Vì thế, trứng là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà mẹ sau sinh bởi nó đáp ứng đủ những chất cần thiết theo nhu cầu khuyến nghị.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Cải bó xôi
Cải bó xôi là một trong những loại rau lá xanh tốt cho mẹ sau sinh. Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin A, canxi, vitamin C, sắt, chất chống oxy hóa. Cải bó xôi có thể luộc, nấu xanh, xào hoặc ép lấy nước uống cũng tốt cho mẹ sau sinh đang cho con bú.
Củ sen
Củ sen chứa rất nhiều thành phần có tác dụng tốt đối với sức khỏe như vitamin B, vitamin C, chất xơ, tinh bột và một số loại khoáng chất như kẽm, magie… Đây là loại thực phẩm có tác dụng giúp duy trì tinh thần lạc quan, thoải mái, hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, hỗ trợ nhuận tràng cho mẹ sau sinh rất tốt…
Sau sinh thường và cả sinh mổ, người mẹ mất rất nhiều sức lực và mất lượng máu rất lớn. Do vậy, bổ sung sắt và các thành phần tạo máu là việc làm cần ưu tiên hàng đầu. Những sản phụ có nguy cơ thiếu máu cao nên kết hợp ăn các thực phẩm giàu sắt và uống viên sắt canxi dha cho mẹ sau sinh . Đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể là cách giúp mẹ sau sinh mau chóng phục hồi và sản xuất sữa dồi dào cho bé bú.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp thắc mắc cho mẹ sau sinh nên ăn gì để bồi bổ sức khỏe để bữa ăn thêm phong phú và bổ dưỡng hơn.
0 notes
Text
Chả Bò Có Phải Là Thực Phẩm Dinh Dưỡng Cho Thai Kỳ?
Chả bò là một món ăn được làm từ thịt bò xuyên nhuyễn cùng với tiêu, tỏi, hành tím và các loại gia vụ khác tạo nên hỗn hợp mịn dẻo. Sau đó gói trong lá chuối thành hình trụ rồi đem đi hấp hoặc luộc chín.
Tại Việt Nam, chả bò là món ăn rất phổ biến. Nếu trước kia, nó chỉ xuất hiện trong mâm cơm của những gia đình khá giữ hay mỗi dịp lễ, Tết. Thì ngày nay, chả bò đã thông dụng hơn với nhiều gia đình, thích hợp cho các bữa ăn hàng ngày, đám tiệc với nhiều cách chế biến hấp dẫn.
Hầu như tỉnh thành nào cũng có món chả bỏ nhưng có lẽ khi nhắc đến món ăn này người ta đều nghĩ ngay đến chả bò Đà Nẵng. Chả bò Đà nẵng đã từng lọt Top 50 món ăn đặc sản ngon nhất do sách kỷ lục Việt Nam bình chọn.
Chả bò có phù hợp với phụ nữ mang bầu?
Như vậy, chả bò chủ yếu được làm tư 2 nguyên liệu chính là thịt bò tươi và các loại gia vị và gói trong lá chuối tươi rồi hấp chín. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn chả bỏ như một loại thực phẩm bình thường.
Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, và chả bò là món ăn nhiều người yêu thích. Vậy phụ nữ mang bầu có ăn chả bò được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bà mẹ bầu hiểu rõ về lợi ích và lưu ý khi ăn chả bò.
Đọc thêm tại: https://chabobatam.vn/phu-nu-mang-bau-co-an-duoc-cha-bo-khong/
0 notes
Text
Công thức nấu món ăn ngon cho bà bầu nghén
Ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ bầu đã phải quan tâm hơn đến vấn đề ăn uống và dinh dưỡng. Điều này càng quan trọng với những mẹ bầu bị ốm nghén. Gợi ý 3 món ăn cho bà bầu nghén giúp mẹ bầu ngon miệng hơn trong giai đoạn ốm nghén này.
Xem thêm: đoán vui bầu con gái da mặt đẹp hay xấu
3 cách chế biến món ăn cho bà bầu nghén giúp mẹ bầu ngon miệng hơn
Nguyên nhân chính gây nghén do sự tăng nhanh của nồng độ hormon trong thời kỳ đầu mang thai. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể dùng một số món ăn sau:
Thịt bò xào rau củ
Thịt bò là loại thịt giàu dinh dưỡng đặc biệt là lượng protein và sắt vô cùng dồi dào. Bà bầu bị nghén không ăn được các loại thịt khác thì có thể ăn thịt bò cũng giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể rất tốt. Thịt bò k���t hợp với các loại rau củ như bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt…tại nên món ăn thơm ngon hấp dẫn và giúp mẹ bầu bị nghén ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu
500g thịt bò 1 củ hành tây trắng, 1 củ hành tây tím 1 trái ớt chuông 1 bông cải xanh 1 bó cần tây Gia vị: bột bắp, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Thịt bò sau khi mua về rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng vừa ăn. Bóc vỏ hành tím và tỏi rồi mang đi băm nhuyễn, để riêng từng loại. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1 ít tỏi băm, 1 ít hành tím băm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều lên và ướp trong khoảng 15 phút. Các loại rau củ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu và cho hết số hành tỏi còn lại vào phi thơm. Sau đó cho hết phần thịt bò đã ướp gia vị vào và xào nhanh với lửa lớn trong 2 phút thì vớt thịt ra, để lại phần nước xào. Cho tiếp phần rau củ đã chuẩn bị vào xào với nước thịt trong khoảng 5 phút thì nêm thêm 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, đảo đều thêm 2 – 3 phút trên lửa lớn cho rau củ chín sơ thì cho thịt bò vào xào chung. Xào thêm 5 phút cho thịt và rau củ vừa chín tới thì tắt bếp, thêm 1 muỗng canh dầu hào là có thể thưởng thức rồi.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Bánh quy hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt rất giàu dinh dưỡng như canxi, magie, photpho, vitamin E, chất chống oxy hóa… Trong đó thành phần magie dồi dào giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả. Bánh quy hạnh nhân là món ăn vặt thơm ngon hấp dẫn mà bất kỳ bà bầu nghén nào cũng không nên bỏ qua.
Nguyên liệu:
250g hạnh nhân lát 5g bột hạnh nhân 30g bột mì đa dụng Muối 1/4 muỗng cà phê 120g đường bột 50g bơ lạt Lòng trắng trứng 2 cái
Cách làm:
Đun chảy 50g bơ lạt. Cho vào tô 2 lòng trắng trứng, 120g đường bột, dùng phớt đánh đều cho tan đường, tiếp đến cho 50 gr bơ lạt đã đun chảy vào đánh cùng. Rây 30g bột mì đa dụng cho vào hỗn hợp bơ lòng trắng trứng, cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối, 5g bột hạnh nhân và đánh đều đến khi bột sánh lại, cho tiếp 250g hạnh nhân lát vào và trộn đều. Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 170 độ C trong 10 phút. Cho bột vào túi, bóp bột thành từng bánh tròn và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 8 phút. Bánh nướng xong, lấy bánh ra tiếp tục cho vào lò nướng để sấy bánh ở 110 độ C trong 20 phút là hoàn thành.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Cá hồi sốt cam
Cá hồi là một trong những loại thực phẩm lành tính, tốt cho phụ nữ mang thai, cung cấp omega-3 và mang hàm lượng vitamin B tốt nhất cho cơ thể. Cá hồi hoà quyện cùng hương vị thơm ngon của sốt cam hứa hẹn sẽ đem lại cho mẹ bầu nghén một bữa cơm ngon miệng và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
300g cá hồi 1 quả cam Bơ thực vật 1 củ tỏi Gia vị thông dụng.
Cách làm:
Bóc phần da cá hồi. Sau đó rửa sạch rồi dùng khăn giấy thấm khô, ướp cá với ít muối và tiêu. Xoa đều để cá thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho bơ vào. Đun đến khi bơ tan thì cho cá hồi vào áp chảo, mỗi mặt từ 2-3 phút. Vắt nước cốt 1 quả cam tươi và loại bỏ hạt, cho vào chén 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh mật ong vào khuấy đều. Cho tiếp vào chảo một chút bơ, đợi bơ tan thì cho tỏi vào phi thơm. Sau đó, cho phần nước sốt cam vào đảo đều. Sau đó cho cá hồi vào, dùng muỗng rưới đều cho cá thấm vị là hoàn thành. Miếng cá hồi vừa chín tới, khi ăn sẽ cảm nhận mềm tan trong miệng cùng vị ngọt thanh, thơm ngon của sốt cam.
Khi nghén việc ăn uống của mẹ bị xáo trộn, do đó mẹ nên kết hợp bổ sung dưỡng chất bằng các viên uống: sắt, axit folic, DHA, … Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung magie B6 đầy đủ bởi theo nhiều nghiên cứu, đây là bộ đôi vi chất có tác dụng rất tốt giúp giảm nôn nghén ở bà bầu. Nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu magie B6 thì cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và sử dụng viên uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
** Mẹ cần uống đúng cách, uống đúng thời điểm và tìm hiểu uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu.
Trên đây là những thông tin khoa học, hữu ích về mẹ ốm nghén nên ăn gì để hành trình mẹ bầu mang thai đỡ vất vả, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ ăn uống đủ chất, kiểm soát các cơn ốm nghén hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
0 notes
Text
Hạt điều sấy thơm ngon cho bà bầu
Bà Bầu Ăn Hạt Điều Rang Muối Có Tốt Không? - Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Đầu
Hạt điều rang muối là món ăn nhẹ giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích bởi vị thơm ngon và lợi ích cho sức khỏe. Đối với bà bầu, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong suốt thời kỳ là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Vậy, bà bầu ăn hạt điều rang muối có tốt không ? Và những loại hạt tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu là gì? Hãy cùng MiBa Seeds Food tìm hiểu ngay nhé!
Hạt điều rang
1. Bà Bầu Ăn Hạt Điều Rang Muối Có Tốt Không?
Hạt điều là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, hạt điều rang muối có thể mang lại lợi ích vượt trội sau:
1.1. Cung Cấp Nguồn Protein Dồi Đao
Trong 3 tháng đầu, protein là thành phần không thể thiếu để xây dựng và phát triển các mô và cơ sở của thai nhi. Hạt điều giàu protein, giúp bà bầu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng quan trọng này một cách lành mạnh.
1.2. Bổ Sung Chất Xơ Giúp Cải Thiện Tiêu Hóa
Hạt điều giàu chất xơ, giúp bình tĩnh trạng thái bình thường ở bà bầu. Chất sợi còn giúp điều hòa đường huyết, duy trì cân nặng hợp lý và giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
1.3. Cung Cấp Các Khoáng Chất Yếu
Hạt điều chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi và magie. Những chất này giúp hỗ trợ quá trình tạo máu, bảo vệ xương và chắc khỏe cho mẹ và hỗ trợ phát triển hệ xương của bé yêu.
1.4. Giàu Axit Béo Tốt cho Trí Não
Axit béo Omega-3 trong hạt điều không chỉ tốt cho sức khỏe mạch tim của mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi ngay từ những ngày đầu.
Hạt điều rang
Lưu Ý Khi Ăn Hạt Điều Rang Muối: Mặc dù hạt điều rang muối rất tốt, nhưng mẹ bầu nên ăn với lượng vừa phải và chọn các sản phẩm uy tín để tránh tiêu thụ lượng muối quá cao gây tăng huyết áp. Hãy chọn hạt điều của MiBa Seeds Food để đảm bảo chất lượng và an toàn cho mẹ và bé nhé!
2. Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Đầu
Ngoài hạt điều, các loại hạt khác cũng cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Những loại hạt tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu có thể kể đến là:
2.1. Hạnh Nhân
Hạnh nhân là nguồn cung cấp vitamin E, protein và axit folic, giúp cây tùng bách ống thần kinh kinh doanh và hỗ trợ sự phát triển não của thai nhi. Hạnh nhân của MiBa Seeds Food luôn tươi mới và được chọn lọc kỹ lưỡng, mang lại chất dưỡng tối ưu cho mẹ và bé.
2.2. Hạt Óc Chó
Hạt chó chứa hàm lượng Omega-3 và các axit amin thiết yếu, giúp hỗ trợ sự phát triển của não và tăng cường trí nhớ. Đây là một trong những loại hạt rất tốt cho bà bầu và được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
2.3. Hạt Chia
Hạt chia giàu chất xơ và axit béo Omega-3, không chỉ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tim mạch và trí óc của bé phát triển. Hạt chia từ MiBa Seeds Food hoàn toàn tự nhiên và không chứa chất hóa học, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
2.4. Hạt Macca
Mac ca cung cấp chất béo không bão hòa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol xấu. Macca còn chứa nhiều protein và chất xơ, giúp mẹ bầu cảm thấy lâu dài, giảm nguy cơ tăng cân không mong muốn trong thời kỳ Thái Lan.
2.5. Hạt Dẻ Cười
Hạt dẻ cười là nguồn cung cấp vitamin B6, giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu và cải thiện tâm trạng, giúp mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Kết Luận
Bà bầu ăn hạt điều rang muối có tốt không? Câu trả lời là có, dù ăn đúng cách và hợp lý về lượng. Hạt điều và các loại hạt khác đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của bé. MiBa Seeds Food tự hào là người bạn đồng hành, mang đến nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu và thái nhi qua các sản phẩm hạt cao cấp, an toàn.
Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một kỳ an lành cùng với MiBa Seeds Food!
Xin liên hệ qua các kênh:
Kênh: Tiktok
Kênh: Website
Kênh: Facebook
0 notes
Text
Đồ Ăn Vặt Cho Bà Bầu
Đồ Ăn Vặt Cho Bà Bầu: Lựa Chọn Khỏe Mạnh Cho Thai Kỳ
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của bà bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh các bữa ăn chính, việc lựa chọn đồ ăn vặt cũng rất quan trọng. Đồ ăn vặt cho bà bầu không chỉ giúp giảm cảm giác đói giữa các bữa ăn, mà còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, việc lựa chọn đồ ăn vặt sao cho lành mạnh và bổ dưỡng là điều không phải ai cũng biết.
Tầm quan trọng của đồ ăn vặt cho bà bầu
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng cao do cơ thể mẹ cần bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, nhiều bà bầu thường cảm thấy khó chịu với các bữa ăn lớn hoặc có cảm giác thèm ăn bất chợt, đặc biệt là vào buổi chiều hoặc buổi tối. Đồ ăn vặt là giải pháp lý tưởng giúp cung cấp năng lượng tức thời mà không làm cho mẹ cảm thấy no quá mức.
Tuy nhiên, không phải loại đồ ăn vặt nào cũng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh có thể gây hại cho thai kỳ, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác. Vì vậy, bà bầu cần lựa chọn đồ ăn vặt một cách khôn ngoan.
Những loại đồ ăn vặt lành mạnh cho bà bầu
Dưới đây là một số gợi ý về đồ ăn vặt lành mạnh và bổ dưỡng dành cho bà bầu:
Trái cây tươi Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng. Các loại trái cây như chuối, táo, dâu tây, việt quất không chỉ ngon miệng mà còn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
Sữa chua không đường và các sản phẩm từ sữa Sữa chua không đường là nguồn cung cấp canxi, protein và men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu. Các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu canxi, giúp hỗ trợ sự phát triển của xương và răng của thai nhi.
Các loại hạt Hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt chia… đều là những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3, protein và chất xơ. Đây là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, đồng thời hỗ trợ trí não và hệ thần kinh của thai nhi phát triển.
Ngũ cốc nguyên cám Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ và vitamin B, giúp bà bầu duy trì mức năng lượng ổn định trong suốt cả ngày. Bánh mì nguyên cám, bột yến mạch hoặc thanh ngũ cốc là những lựa chọn lý tưởng để ăn vặt.
Trứng luộc Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như choline, giúp hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi. Trứng luộc là món ăn vặt tiện lợi và giàu dinh dưỡng mà bà bầu có thể sử dụng trong suốt thai kỳ.
Lưu ý khi lựa chọn đồ ăn vặt
Dù có thèm ăn đến đâu, bà bầu cũng cần tránh các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Các món ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh kẹo ngọt đều không cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cân không kiểm soát và các vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, kết hợp với việc ăn vặt lành mạnh, sẽ giúp bà bầu duy trì được mức đường huyết ổn định và giảm cảm giác đói giữa các bữa ăn chính.
Kết luận
Việc lựa chọn đồ ăn vặt cho bà bầu cần dựa trên yếu tố dinh dưỡng và sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm. Thay vì các món ăn nhanh thiếu lành mạnh, bà bầu nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, các loại hạt, sữa chua và ngũ cốc nguyên cám. Điều này không chỉ giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của bé yêu.
—————————
Ăn Vặt Phố Nhỏ - Nhìn Là Thèm, Ăn Là Mê 🪩 https://anvatphonho.com
💌 Email: [email protected]
🛍️ https://shopee.vn/anvatphonho
📞 Hotline: 0339 605 640
🌎 Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội08:38
1 note
·
View note
Text
LIKE COFFEE Cát Bà – Nơi Hòa Quyện Giữa Thiên Nhiên và Hương Vị Độc Đáo
Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi thư giãn với không gian ấm cúng, yên bình và đầy chất nghệ thuật trên hòn đảo xinh đẹp Cát Bà, LIKE COFFEE chính là điểm đến không thể bỏ lỡ. Tại đây, bạn không chỉ được thưởng thức những ly cà phê ngon, mà còn có thể đắm chìm trong không gian mộc mạc, thoáng đãng với tầm nhìn ra biển và thiên nhiên xanh mát.
LIKE COFFEE Cát Bà tự hào mang đến cho khách hàng những thức uống đậm đà, được pha chế từ những hạt cà phê chất lượng cao, nhập khẩu và tuyển chọn kỹ lưỡng. Đặc biệt, quán còn cung cấp các món ăn nhẹ, món chay thuần khiết dành riêng cho những ai yêu thích ẩm thực lành mạnh. Với phương châm "Tươi ngon từ thiên nhiên", mỗi món ăn, đồ uống tại đây đều được chuẩn bị từ các nguyên liệu tươi mới, đảm bảo an toàn và dinh dưỡng.
Không gian của LIKE COFFEE được thiết kế mở, hòa quyện giữa thiên nhiên với nội thất gỗ ấm áp, mang đến cảm giác gần gũi và thư thái. Đây là nơi lý tưởng để bạn có thể ngồi lại, đọc sách, làm việc hay trò chuyện cùng bạn bè trong bầu không khí trong lành và yên tĩnh.
Bên cạnh đó, nhân viên tại LIKE COFFEE luôn phục vụ tận tâm, nhiệt tình, mang đến cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối. Không chỉ dừng lại ở cà phê, quán còn cung cấp các loại nước ép trái cây tươi ngon, smoothies bổ dưỡng và các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe.
Hãy ghé thăm LIKE COFFEE Cát Bà để tận hưởng không gian tuyệt vời, thưởng thức những thức uống độc đáo và trải nghiệm cảm giác thư giãn tuyệt đối bên bờ biển.
177 Một Tháng Tư, TT. Cát Bà, Cát Hải, Hải Phòng0905 474 274
#vegetarianfoodcatba #breakfastcatba #coffeecatba
0 notes
Link
0 notes
Text
Cách khắc phục tình trạng táo bón sau sinh mổ
Giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, thì sinh mổ cũng có những nguy cơ rủi ro nhất định. Trong đó, rất nhiều người mới làm mẹ lần đầu thường gặp phải tình trạng táo bón sau khi sinh mổ.Bài viết sau sẽ giúp mẹ tìm hiểu những mẹo trị táo bón sau sinh mổ đơn giản, hiệu quả.
Xem thêm: viên uống dha cho mẹ sau sinh loại nào tốt
Táo bón sau sinh mổ có ảnh hưởng gì hay không?
Tình trạng táo bón sau sinh mổ có thể khiến mẹ khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời, táo bón có thể khiến mẹ bị đau bụng, khó tiêu, mất ngủ và thậm chí là trầm cảm.
Trường hợp táo bón kéo dài không được điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như bị ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, bị táo bón cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau sinh mổ. Do đó, mẹ cần tìm hiểu và áp dụng các trị táo bón sau sinh mổ để khắc phục nhanh tình trạng này.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón sau sinh
Cách trị táo bón sau khi sinh mổ dễ thực hiện tại nhà
Hầu hết các cách giảm táo bón sau sinh mổ đều cần dựa trên nguyên tắc thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với sử dụng sản phẩm hỗ trợ vì nguyên nhân gây nên hiện tượng này chủ yếu là do sinh hoạt và ăn uống. Để tình trạng táo bón thuyên giảm nhanh chóng, các mẹ cần nhớ:
Ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ
Sau sinh mổ người mẹ cần bồi bổ cơ thể với nhiều thực phẩm dinh dưỡng để tăng tiết sữa nuôi con, tuy nhiên mẹ cũng cần bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau củ quả để hỗ trợ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa được cung cấp đủ chất xơ sẽ hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng táo bón. Một số loại rau có tác dụng nhuận tràng tốt như rau mồng tơi, rau khoai lang, bông cải xanh, rau bina…
Uống nhiều nước
Mỗi ngày mẹ nên uống tối thiểu 2 lít nước để việc đi ngoài dễ dàng hơn cũng như tăng cường tiết sữa cho em bé. Mẹ có thể uống các loại nước như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây tuy nhiên cần tránh các loại nước uống chứa caffeine và nước có ga.
Bổ sung lợi khuẩn
Một trong những mẹo trị táo bón sau sinh mổ hiệu quả là bổ sung lợi khuẩn với các thực phẩm bổ dưỡng, giúp cân bằng hệ vi sinh để đường ruột khỏe mạnh trở lại, khắc phục táo bón, khó tiêu. Mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua như một món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ vừa tốt cho sức khỏe đường ruột lại vừa bổ dưỡng, ngon miệng.
Vận động một cách nhẹ nhàng
Nhiều mẹ sau sinh sợ vết mổ bị đau, lo bục vết mổ nên kiêng hoặc sợ vận động. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến mẹ dễ bị táo bón. Để giảm táo bón sau sinh mổ, các mẹ bỉm cần tập đi nhẹ nhàng sau khoảng 24-36 giờ sau sinh. Dần vận động thường xuyên hơn khi cơ thể mẹ đã hồi phục để tăng cường nhu động ruột, giúp việc đại tiện trở nên dễ dàng. Khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể tập một số bài yoga vừa sức.
Uống trà thảo mộc
Một số loại trà thảo mộc có tác dụng tích cực với hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng táo bón mẹ có thể tham khảo và sử dụng như:
Uống trà gừng: Trà gừng có tác dụng làm ấm cơ thể và tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn. Uống trà bạc hà: Tinh dầu bạc hà giúp làm dịu cơn đau dạ dày và hỗ trợ nhu động ruột hoạt động. Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có tác dụng làm thư giãn các cơ tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng.
Xây dựng thói quen đi đại tiện đều đặn
Việc tập đi đại tiện đều đặn là mẹo trị táo bón sau sinh mổ và cũng là cách giúp mẹ phòng ngừa tình trạng táo bón, khó đi ngoài sau này. Mẹ nên đi vệ sinh vào một khung giờ cố định, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy. Khi đi đại tiện không nên rặn quá mạnh mà hãy sử dụng một chiếc ghế kê cao chân để đi vệ sinh thuận lợi hơn.
Dùng các loại thuốc trị táo bón không kê đơn
Một số trường hợp cần thiết, mẹ có thể dùng các loại thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng không kê đơn để trị táo bón sau sinh mổ. Tuy nhiên tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Việc bổ sung vi chất sau sinh không chỉ từ nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà còn cần sử dụng thêm các viên uống đặc biệt là sắt và canxi cho mẹ sau sinh một cách đều đặn, nhằm đáp ứng nhu cầu về vi chất của mẹ và em bé bú mẹ. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm chính hãng, uy tín, uống đúng cách để đảm bảo an toàn và khả năng hấp thu tối ưu!
Một chế độ ăn uống bao gồm nhiều nước và chất xơ sẽ giúp giảm táo bón sau khi sinh mổ. Tránh thực phẩm tinh chế và chế biến nhiều vì chúng thiếu chất dinh dưỡng và chất xơ. Chúng cũng thường có một lượng muối và đường cao.
Nếu sau một vài tuần, bạn vẫn không thấy thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ. Họ có thể giới thiệu thuốc nhuận tràng an toàn cho con bú hoặc thuốc làm mềm phân.
0 notes
Text
Bà bầu ăn vừng lạc được không? Lợi ích tuyệt vời cho mẹ và thai nhi là gì?
Bà bầu ăn vừng lạc được không? Lợi ích tuyệt vời cho mẹ và thai nhi là gì?
Vừng lạc là món ăn dân dã, thơm ngon, dễ làm và bảo quản được lâu, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mẹ bầu thường có nhiều lo lắng về chế độ ăn uống, vậy bà bầu có ăn được vừng lạc không?
Câu trả lời là CÓ. Vừng lạc không chỉ an toàn mà còn là nguồn dinh dưỡng quý giá cho mẹ bầu và thai nhi.
Lợi ích của vừng lạc cho bà bầu:
Giàu acid béo không no (Omega-3): Giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh lý như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Chất chống oxy hóa và polyphenol: Phòng tránh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
Vitamin E: Cải thiện làn da, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ phát triển hệ xương của thai nhi, giảm nguy cơ viêm khớp, đau nhức xương khớp ở mẹ bầu.
Cung cấp năng lượng: Hàm lượng calo cao cung cấp năng lượng dồi dào cho mẹ bầu, đồng thời acid béo không bão hòa giúp mẹ no lâu hơn, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Bổ sung muối và đường: Đáp ứng nhu cầu về muối và đường cần thiết cho cơ thể mẹ bầu.
Tăng cường sức khỏe mạch máu: Acid linoleic trong vừng lạc giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
Vừng lạc là món ăn bổ dưỡng và an toàn cho mẹ bầu, mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Hãy thêm vừng lạc vào chế độ ăn uống của bạn một cách hợp lý để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời mà món ăn này mang lại!
>> Xem thêm: Cách massage bầu giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả!
Một số lưu ý khi bà bầu ăn vừng lạc - Mẹ bầu cần chú ý
Mặc dù bà bầu có thể thêm vừng lạc vào các món ăn trong bữa cơm nhưng khi ăn mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Chỉ nên ăn vừng lạc với lượng vừa đủ để tránh xảy ra tác hại như tăng huyết áp, rối loạn quá trình chuyển hóa muối bởi dư thừa muối.
Tập luyện đều đặn, phù hợp bên cạnh việc sử dụng muối vừng để có sức khỏe tốt, kiểm soát cân nặng hiệu quả khi mang thai.
Chọn vừng lạc chất lượng: Nên chọn vừng lạc sạch, không bị ẩm mốc hoặc nhiễm hóa chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo cách chế biến vừng lạc để làm vừng lạc đúng cách, giúp mẹ ăn ngon miệng mà cũng an toàn cho sức khỏe.
Trong suốt quá trình bầu bí, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm chất để cơ thể khỏe mạnh và nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy tham khảo và trải nghiệm liệu trình chăm sóc bầu, massage bầu tại các spa chăm sóc bầu uy tín để giải quyết những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải khi mang thai như đau mỏi, phù nề, chuột rút.. đồng thời giúp cơ thể thư giãn, giảm stress hiệu quả. Đến spa chăm sóc bầu uy tín mẹ không chỉ được tận hưởng liệu trình massage bầu chuyên nghiệp để giúp giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả. Mà tại spa chăm sóc bầu uy tín mẹ được chăm sóc da cho bà bầu đúng cách và bước ngâm chân cho bà bầu bằng thảo dược giúp lưu thông khí huyết, giảm phù nề và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
0 notes
Text
Món ăn chữa nghén chua cho bà bầu
Nghén là tình trạng phổ biến đối với các mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai. Có một số kiểu nghén như ốm nghén, nghén ăn, hay thậm chí là nghén chua. Bà bầu nghén chua có thể ăn những món ăn sau đây cũng giúp mẹ thoải mái dễ chịu hơn và xua tan cơn nghén hiệu quả.
Xem thêm: thực đơn cho bà bầu kén ăn đủ chất cho mẹ và bé
Giải đáp mẹ bầu nghén chua nên ăn gì?
Giai đoạn ốm nghén khi mang thai khiến mẹ bầu thường xuyên buồn nôn, gặp khó khăn trong ăn uống. Để giảm nghén, mẹ có thử ăn những món ăn giảm nghén sau:
Cá hồi nấu chua
Cá hồi là loại cá giàu dinh dưỡng và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn cá hồi giúp mẹ bổ sung lượng omega 3 dồi dào, protein, chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ phát triển não bộ cho thai nhi. Nếu các mẹ bầu nghén chua chưa biết ăn gì thì có thể thêm cá hồi nấu chua vào thực đơn ăn uống trong giai đoạn này.
Sữa chua trộn hoa quả
Bà bầu nghén chua nên ăn sữa chua trong thời gian bị nghén. Bà bầu ăn sữa chua giúp bổ sung canxi dồi dào cho cơ thể đồng thời bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Vị chua ngọt tự nhiên trong sữa chua giúp thỏa mãn cảm giác thèm chua của mẹ, ngoài ra còn giúp cho quá trình phát triển hệ xương của bé được thuận lợi.
Mẹ nên trộn sữa chua cùng các loại hoa quả như chuối, dâu tây, việt quất, kiwi… cũng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất dồi dào cho thai kỳ.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Canh chua cá lóc
Các món canh chua có vị chua thanh giúp mẹ bầu thoát khỏi cảm giác thèm chua, hơn nữa cũng kích thích ăn ngon miệng hơn. Trong thịt cá lóc rất giàu protein, lipid, canxi, phốt pho, sắt và một số chất khác. Canh chua cá lóc là món ăn dân dã, dễ chế biến, có hương vị thơm ngon mà nhiều chị em có thể th���c hiện tại nhà.
Trứng cút lộn xào me
Cút lộn xào me là món ăn vô cùng hấp dẫn với hương vị thơm ngon được nhiều chị em yêu thích. Trứng cút lộn tuy nhỏ nhưng mỗi quả trứng sẽ cung cấp 14 calo, 1g chất béo, 1g protein, 4% choline, 6% riboflavin, 2% folate, các vitamin (A, D, B12) và khoáng chất như canxi, sắt, selen, photpho… rất tốt cho thai kỳ.
Trứng cút lộn kết hợp với me tạo ra một món ăn thơm ngon, giúp các bà bầu nghén chua ăn ngon miệng hơn trong giai đoạn này.
Vịt om sấu
Bà bầu nghén chua không nên bỏ qua món vịt om sấu. Trong thịt vịt chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin, protein, khoáng chất, sắt photpho, canxi,… cần thiết và tốt cho cơ thể. Nhờ thế, các mẹ bầu ăn thịt vịt có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi ăn, mẹ bầu dầm nát quả sấu để có thể thỏa mãn cơn thèm chua. Vị chua thanh của sấu kết hợp cùng dinh dưỡng từ thịt vịt sẽ giúp mẹ giảm nghén hiệu quả.
Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất ngừa thiếu máu thai kỳ
Những lưu ý cho bà bầu khi ăn đồ chua
Mẹ bầu khi bị nghén chua thường thèm các thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Bạn có thể ăn đồ chua nhưng cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
Bà bầu nghén chua nên ưu tiên chọn thực phẩm chua là các loại trái cây, rau xanh tươi để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác. Chỉ nên ăn đồ chua sau khi đã ăn nhẹ. Mẹ không nên ăn đồ chua khi bụng quá đói sẽ khiến mẹ bị cồn cào khó chịu. Không dùng trực tiếp nước cốt chanh hoặc thực phẩm quá chua. Sử dụng thức ăn chua ở mức độ vừa phải, mẹ không nên ăn đồ chua quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa. Hạn chế tối đa các thực phẩm lên men hoặc ủ muối. Mẹ nên hạn chế ăn các món như măng muối, cà muối, dưa cải muối…Đây đều là những món ăn có vị chua không nên sử dụng trong thời gian mang thai.
Khi nghén việc ăn uống của mẹ bị xáo trộn, do đó mẹ nên kết hợp bổ sung dưỡng chất bằng các viên uống: sắt, axit folic, DHA, … để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung magie B6 đầy đủ bởi theo nhiều nghiên cứu, đây là bộ đôi vi chất có tác dụng rất tốt giúp giảm nôn nghén ở bà bầu. Nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu magie B6 thì cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và sử dụng viên uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
** Mẹ cần uống đúng cách, uống đúng thời điểm và tìm hiểu uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu.
Mang thai là thời kỳ quan trọng, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và sự phát triển tốt nhất cho trẻ, thai phụ cần lưu ý siêu âm, xét nghiệm khám thai định kỳ. Chúc các mẹ ăn uống ngon miệng hơn để vượt qua giai đoạn ốm nghén.
0 notes
Text
Bà bầu bị tiêu chảy làm thế nào để “đối phó” ?
Tiêu chảy khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng cho sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì để khắc phục nhanh chóng?
Xem thêm: thực đơn cho bà bầu kén ăn đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé
Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục (hơn 3 lần/ngày) và kéo dài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng trong đường tiêu hóa.
Ngoài ra, tiêu chảy khi mang thai còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác, bao gồm:
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh
Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến nhất. Ngoài ra, quá trình thai nghén cũng khiến mẹ bầu thèm ăn và ăn những món lạ cũng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Khi mang thai nội tiết tố của mẹ bầu có những thay đổi mạnh mẽ, có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hormone khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng. Nếu nhu động ruột ít co bóp sẽ khiến mẹ bầu bị táo bón. Ngược lại, nếu nhu động ruột co bóp quá nhiều lại khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
Bà bầu mắc bệnh đường tiêu hóa
Mẹ bầu mắc bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đại tràng, mắc hội chứng ruột kích thích,… có thể gây tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi.
Bà bầu bị dị ứng thực phẩm
Một số bà bầu bị ứng ứng thực phẩm như dị ứng đạm trong hải sản, đạm sữa bò, đường lactose,… Khi ăn những loại thực phẩm có chứa những chất kể trên bà bầu sẽ bị tiêu chảy.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Bà bầu uống kháng sinh, kháng axit cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng tiêu chảy. Khi mang thai các mẹ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dược tự ý sử dụng thuốc hay điều chỉnh liều lượng thuốc để giảm nguy cơ bị tiêu chảy khi uống thuốc.
Uống vitamin bà bầu không đúng cách
Khi mang thai bà bầu cần uống một số loại vitamin thiết yếu đối với thai kỳ. Cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thụ được một lượng vitamin nhất định tại mỗi thời điểm. Một số bà bầu cho rằng uống càng nhiều vitamin càng bổ nên tự động điều chỉnh liều lượng cao hơn mức cho phép gây ra kích ứng cho hệ tiêu hóa khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, sử dụng các loại vitamin bà bầu kém chất lượng hoặc sử dụng lẫn lộn, không đúng cách cũng có thể khiến mẹ bầu gặp tình trạng tiêu chảy khi mang thai.
Xem thêm: uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Phương pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai
Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy áp dụng các biện pháp sau để điều trị:
Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẹ bầu tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh, đồ ăn chưa nấu chín kỹ, những món ăn mẹ bầu có tiền sử bị dị ứng, ăn xong bị đi ngoài cũng cần tránh xa. Những thực phẩm lành tính, giàu năng lượng mẹ bầu bị tiêu chảy có thể ăn bao gồm: Thịt gà, thịt lợn, khoai tây, chuối, cam,…
Ngoài ra mẹ bầu cũng nên ăn sữa chua, Kefir, Sauerkraut, Tempeh, Miso, natto,… là những món có thể giúp mẹ bầu bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó tình trạng tiêu chảy cũng được cải thiện nhanh hơn mà không gây tác động lên sức khỏe hay sự phát triển của thai nhi.
Uống Oresol bù nước và điện giải
Bị tiêu chảy khiến bà bầu bị mất nước và làm cơ thể suy nhược. Nếu để mất nước kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, thiếu hụt chất điện giải dẫn dến tình trạng bà bầu bị sốt cao, có thể gây co giật, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Khi có dấu hiệu tiêu chảy bà bầu nên uống đủ nước lọc hoặc uống nước Oresol để bù nước và điện giải, giúp tình trạng tiêu chảy được cải thiện nhanh hơn, bảo vế ức khỏe bà bầu và thai nhi.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối tốt nhất
Không ăn thực phẩm có tiền sử dị ứng
Khi bị tiêu chảy mẹ bầu cần theo dõi loại thực phẩm nào khiến mẹ bầu sử dụng xong bị tiêu chảy hoặc khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu mắc chứng bất dung nạp lactose không nên uống sữa bầu, sữa bò hay bất kỳ một sản phẩm nào có chứa đường lactose sẽ khiến bà bầu bị tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy mẹ bầu cũng không nên uống nước ngọt có ga, bia, đồ uống chứa cồn, thực phẩm tính hàn, tanh hôi,… Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng tiêu chảy ở bà bầu nghiêm trọng hơn.
Uống vitamin bà bầu và các loại thuốc điều trị bệnh theo đúng liều lượng cho phép
Uống vitamin bà bầu là rất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu nên uống đều đặn hàng ngày. Uống vitamin bà bầu hay uống bất kỳ một loại thuốc điều trị bệnh nào bà bầu cũng cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng. Đồng thời bà bầu cũng cần chọn loại vitamin có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ y tế cho phép lưu hành để được đảm bảo chất lượng, ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy trong thai kì.
Xem thêm: thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu hiệu quả
Tuy bệnh tiêu chảy nếu trở nặng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, nhưng nếu được điều trị sớm thì sẽ không để lại hậu quả nghiêm trọng. Mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe thai kỳ để an toàn cho bé nhé.
0 notes
Text
Việc chuẩn bị các món ăn ngon và bổ dưỡng cho bà bầu không chỉ giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp việc ăn uống của bà bầu trở nên nhẹ nhàng và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, trong chế biến món ăn khi mang thai lại có khá nhiều điều cần lưu ý. Vậy những lưu ý đó là gì? Và có những món ăn ngon, bổ dưỡng nào cho bà bầu? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
0 notes