Tumgik
#kiết sử
chuyen-cua-gio · 11 months
Text
Bảy Kiết Sử
Kiết Sử (hay Kết Sử): là sự ràng buộc, sai khiến chúng sanh, khiến chúng sanh toan tính, hành động không đúng với chánh Pháp và mãi chịu luân hồi sinh tử.
ÁI
Điều đầu tiên này nghe không giống như một kiết sử. Đúng ra nghe nó còn có vẻ như một điều gì khá tốt. Dĩ nhiên cũng tốt nếu ta có sức lôi cuốn đối với ai đó, nhưng chớ lầm tình cảm yêu thương với sự bám víu, chấp chặt, vì đó chính là nguồn gốc của bao phiền não - đó là vấn đề mà ta thường phải đối diện khi ta yêu ai đó, nhưng không hiểu rằng tình yêu là một chức năng của con tim. Thay vào đó, cái mà ta gọi là tình yêu là cái mà sự hấp dẫn, lôi cuốn ngay lập tức biến thành sự bám víu với ước muốn được chiếm hữu, và sự lệ thuộc vào việc đối tượng của tình yêu của ta có đáp trả lại sự chiếu cố của ta không. Chúng ta không thể sống mà không có sự hiện diện, quan tâm, và lòng chung thủy của họ.
Loại tình thương này luôn bị sợ hãi làm hoen ố và sân hận phủ mờ. Sợ hãi, sân hận có cùng những đặc tính tiêu cực: vì chúng ta không thể thật sự yêu những gì ta sợ, mà chính là những gì ta sợ có thể đem lại sân hận cho ta. Chúng ta sợ phải mất người ta yêu. Nói như thế không có nghĩa là ta ghét họ: chúng ta chỉ ghét cái ý nghĩ phải mất họ và tình yêu của họ.
Một khi chúng ta đã chọn lựa một hoặc hai người (trong sáu tỷ người trên trái đất) để yêu, thì dường như họ cũng phải yêu trả lại ta. Nếu điều đó không xảy ra, hay nếu ta không giữ được họ, do họ chết, hay vì họ thay đổi quan điểm, đối tượng để yêu, ta coi đó là một bi kịch. Nhưng đó không phải là cách hiểu đúng vế ý nghĩa của tình yêu hay cuộc sống, và không đúng với giáo lý của đức Phật.
Mấu chốt của tình yêu và cuộc sống là để phát triển hơn nữa khả năng yêu thương của trái tim ta. Cũng như là tri thức thì được huấn luyện bằng sự nỗ lực nắm bắt các dữ liệu, trái tim cũng cần những cơ hội để phát triển, và bất cứ nỗ lực để thương yêu nào cũng giúp cho trái tim được trưởng thành. Mục đích duy nhất của trái tim là để thương yêu, nhưng nếu chúng ta chỉ áp dụng điều đó với một người, một số trường hợp ta chọn lựa, thì ta đã làm cho khả năng phát triển của trái tim bị hạn hẹp, và tự xây những bức tường quanh ta để giam cầm bản thân.
Khi ái kết hợp với chấp, thì sự tiến hóa của cá nhân đó bị cản trở vô cùng. Chấp là đeo bám người ta - thường chỉ là một người - và điều đó cản trở khả năng yêu thương của ta được phát triển, trong khi khả năng đó lý ra phải là vô điều kiện thì nó mới có thể tự do phát triển. Khi không có điều kiện, chúng ta sẽ không còn chọn lựa người nào đó để yêu thương, như là họ phải dễ thương, họ sẵn lòng yêu thương ta hay họ là người đã thương yêu ta trước.
Tất cả những điều kiện trong tình thương yêu chế chính tình thương của ta. Dầu hạn chế như thế, loại tình thương này lại đưa đến bao tấn bi kịch trong đời sống hằng ngày, bao nỗi sợ hãi, bao xáo trộn không ngừng trong tâm hồn ta, và nó sẽ không bao giờ có thể giải phóng được con tim ta. Giáo lý của đức Phật là giáo lý để giải thoát mọi khổ đau. Qua sự thực hành các giáo lý này, đời sống của ta mỗi ngày đều được deã chịu hơn, nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, không phải là trọng tâm của Phật giáo. Để có thể hoàn toàn hiểu rõ được ý nghĩa của các giáo lý, chúng ta phải hoàn toàn chuyển đổi cách suy nghĩ thông thường, và vun trồng khả năng yêu thương của ta là một phần trong quá trình chuyển đổi này. Điều này không thể tự động xảy ra, mà ta phải coi mọi giao tiếp với người như là những cơ hội để ta huân tập, rồi bắt đầu thực hành trong những hoàn cảnh này.
Cơ hội tuyệt vời là khi ta phải đối đầu với những người ta thấy khó ưa nhất, vì ta có thể phát triển tình thương yêu trong một sự liên hệ không phải lệ thuộc nhiều vào các điều kiện, và tất cả những thứ gì khác mà ta cần để ươm mầm cho tình yêu thương sẽ tự động từ đó tuôn trào. Điều này lúc đầu có thể khó thực hành, nhưng chúng ta sẽ không phải quá khó nhọc nếu như ta đã tập luyện cho mình tánh quan tâm, lo lắng đối với những người mà ta chỉ có mối liên hệ bình thường. Dĩ nhiên là yêu thương người ta có lòng ưa thích sẽ không khó khăn gì, nhưng để tập yêu thương người mà bình thường ta cũng chẳng hứng thú gì thì đó là một việc đáng thực hành. Cuối cùng ta còn phải thực tập yêu thương những người mà ta không cảm thấy ưa thích. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng làm việc đó, thì trong tận cùng sâu thẳm, chính là ta tự làm tổn thương bản thân và trái tim ta sẽ không bao giờ được yên ổn.
SÂN
Kiết sử thứ hai, sân, phát khởi từ sự thiếu khả năng thương yêu không giới hạn của chúng ta. Phần đông chúng ta không mong đợi một cuộc sống không có sân hận, nên ta cảm thấy quá phiền phức khi cố gắng chế ngự chúng – vì dầu sao khi sinh ra đời là ta đã mang theo bao sân hận, nếu không ta đâu có mặt ở nơi này. Tuy nhiên, sân hận ở đây bao gồm căm ghét, ác ý, giận hờn, và các tình cảm này có những ảnh hưởng rất tiêu cực. Dầu tình cảm tham ái suy cho cùng cũng tai hại không kém, nhưng tình cảm sân hận này có ảnh hưởng độc hại hơn đối với chúng ta.
Phần đông chỉ cố gắng dẹp bỏ những tình cảm xung đột của họ khi chúng đã bành trướng lên thành giận hờn, căm ghét, và thường được thực hiện không đúng cách, bằng cách tránh mặt người khiến ta cảm thấy khó chịu. Đây là một hành động khó thể thực hiện, vì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể hoàn toàn trốn tránh những hoàn cảnh khó xử, kể cả việc phải gặp gở những người khó chịu. Trốn tránh họ không phải là giải pháp; chạy trốn vấn đề không phải là cách giải quyết vấn đề. Cũng có những lúc ta bó buộc phải lùi bước trước những tình huống quá sức chịu đựng của ta. Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, ta phải tự thú nhận rằng ta không có khả năng thương yêu, trong mọi hoàn cảnh, hơn là viện cớ rằng vì ta không thể chịu đựng nổi người kia. Đó là sự thất bại nơi chính bản thân ta, không phải ai khác hơn.
Tất cả đều xảy ra ngay nơi tâm ta. Ta không cần một nơi chốn đặc biệt nào cho cuộc sống tâm linh, không cần y áo đặc biệt nào, không cần ngôn ngữ bí truyền nào. Chúng ta cần biết rằng tất cả tùy thuộc vào ta, rằng hoàn cảnh, trạng thái, tha nhân và ngoại cảnh, không là gì hơn là những chất kích hoạt. Chỉ khi nào ta nhìn ra được như thế, ta mới có thể cất bước trên con đường tâm linh, trái lại khi nào ta còn thấy thế giới quanh ta đáng trách, thì ta không thể tu tập được. Mong đợi người khác thay đổi tốt hơn căn bản là tự đánh lừa mình, vì cuối cùng thì ai cũng làm những gì họ nghĩ là đúng theo quan điểm của họ, không phải của chúng ta.
Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải một hoàn cảnh khó xử, đều cố gắng thoát ra khỏi đó, nhưng nếu ta đang thực hành theo một con đường tâm linh thì ta chỉ bỏ cuộc sau khi đã nhiều lần cố gắng thương yêu, hoà giải với một người hay một nhóm người nào đó mà không thành công. Lúc đó ta sẽ hiểu rằng sự bực bội, căm ghét, tranh chấp là mảnh đất để ta tu tập, và những người liên quan chính là các vị thầy của ta. Họ giúp ta khám phá ra những gì đang diễn ra trong nội tâm ta.
Chúng ta sẽ hoàn toàn đánh mất sự tự do ngay khi ta để mình bị vướng mắc trong các xúc cảm của mình - dầu đó là tham hay sân. Chúng ta sẽ không có tự do nếu để tham trói buộc hay sân chế ngự – và cuối cùng thì hai loại phản ứng này sẽ đi chung với nhau, vì cả hai chỉ là biến tướng của sự bám víu, cố chấp. Càng có nhiều những quan điểm cá nhân, ta càng chất chứa nhiều xung đột trong nội tâm. Trái lại, càng tách biệt khỏi sự bám víu, cố chấp, chúng ta càng có thể phát triển tình cảm thân thiện, tương trợ đối với người.
Sự đối nghịch tích cực của sân là từ bi, và Đức Phật đã mạnh mẽ khuyên chúng ta vun trồng tình cảm đó đến với mọi chúng sanh qua thiền quán từ bi (metta bhavana).Trước hết, đức Phật khuyên ta nên coi mọi nghịch cảnh, sự đối đầu với người như một cơ hội để tu tập. Mỗi ngày, từ sáng đến tối, chúng ta đều có cơ hội để xem người khác như thầy của mình, bất cứ khi nào ta giao tiếp và đối xử với họ với lòng từ bi; chúng ta luôn có cơ hội để hành động với trái tim thương yêu, không bám víu.
Tình thương yêu của ta bị cản trở bởi thành kiến, chỉ trích, so sánh và phán đoán, dầu chắc chắn rằng mục đích sống của nhân loại không phải là để đảm nhiệm vai trò của một quan toà, để phán xét bản thân hay người khác. Nhưng thực tế là chúng ta thường phán đoán người khác, do đó ta cần phải tự khẳng định với mình rằng hành động đó chỉ là một sự lãng phí thời gian, năng lượng và cản trở sự phát triển của một trái tim yêu thương.
Thật thú vị khi đức Phật so sánh sân hận với sự rối loạn hoạt động của túi mật, vì ngay như bây giờ, khi ai đó nổi giận, người ta cũng bảo là họ sôi mật (sôi gan). Điều đức Phật muốn chỉ rõ ở đây là không phải đối tượng của sự nóng giận của ta bị tổn thương, mà là chính bản thân chúng ta.
Đức Phật cũng so sánh sân hận với ngọn gió thổi trên mặt hồ nước, làm dậy sóng khiến ta không thể soi rõ mình dưới đó. Cũng thế, sân hận cản trở sự tự biết mình, vì tình cảm giận dữ không cho ta có cái nhìn rõ ràng về bản thân. Đó là nguyên nhân của bao khổ đau trong các mối liên hệ giữa người với người, của những sự đổ vỡ trong tình bạn, khiến nội tâm ta bị xáo trộn. Không biết phải phản ứng với tha nhân như thế nào, ta tránh gặp họ trừ những người mà ta có thể dựa vào sự thân thiện, lòng tốt của họ - dầu rằng ta cũng không bảo đảm là có được sự thân thiện đó. Vấn đề là sự quá bám víu vào sự hỗ trợ tình cảm của kẻ khác; chúng ta chạy đuổi theo những lời khen tặng và trốn tránh những lời khiển trách – là những việc làm phí sức và phí thời gian. Khi nào ta còn là nô lệ cho các cảm xúc và các vấn đề của mình, thì sự liên hệ giữa ta và người có thể chỉ yên ổn ở bề mặt, chứ không phải ở một mức độ sâu hơn, từ trái tim đến trái tim. Chúng ta sẽ có đủ tự tin trong các phản ứng của mình, chứ không phải đợi người khác phải thân thiện hay chấp nhận ta trước khi ta sẵn sàng đến với người – chỉ khi ta đã tu tập tưới tẳm trái tim mình - để phát triển khả năng yêu thương của chúng ta. Chúng ta phải học nhìn mọi việc như là một cơ hội để hiểu về bản thân hơn; và với cái nhìn đó, với sự hiểu biết rõ ràng hơn về bản thân, ta sẽ dễ hòa đồng với người hơn.
Bằng cách đó chúng ta có thể chấp nhận được mọi hoàn cảnh. Mọi người ta gặp đều có thể giúp ta nhìn rõ mình hơn - dầu đó là người phát thư, hàng xóm, đồng nghiệp hay chỉ là một ai đó ngồi trong chiếc xe đậu ở kế bên, hay kẻ mới vừa giành chỗ đậu xe với mình. Lúc nào chúng ta cũng có thể phát khởi tâm thương yêu đối với họ. Điều này còn dễ thực hiện hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng tất cả mọi người đều ở trong những hoàn cảnh như nhau; nếu chúng ta có thể nhận thức được rằng dầu khổ đau chỉ là do ta tạo ra, nhưng không phải ta là người duy nhất khổ đau. Khổ đau là đặc tính chung của muôn loài, và tất cả những hoàn cảnh riêng của từng cá nhân mà ta biết tới đều là các biến thể của chung một chủ đề. Sự hiện hữu của nhân loại thắm đẫm khổ đau trong từng giây phút, từng giờ, từng ngày. Dĩ nhiên là chúng ta rất muốn gạt chúng sang một bên, nhưng điều đó khó thể thực hiện. Một khi ta biết chấp nhận điều này, cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, và khi lòng bi mẫn đối với bao nỗi khổ đau quanh ta phát khởi, ta sẽ không còn nhiều phiền não trong liên hệ với người nữa.
KIẾN
Kiết sử thứ ba bao gồm tất cả mọi ý kiến, quan điểm cá nhân để tạo nên một nền tảng qua đó ta có thể dùng để đưa ra các phán đoán. Theo đức Phật, nói cho cùng, tất cả đều sai, vì chúng được dựa trên những cái nhìn hai chiều của ‘tôi’ và ‘anh/chị’. Quan điểm này khiến chúng ta nghĩ rằng các ý niệm về tốt, xấu của ta là tiếng nói của chân lý. Chúng ta sống trong một thế giới tương đối qua đó có rất nhiều cách khác nhau để nhìn sự vật. Do đó, ta thường thấy ý kiến của người khác với của ta. Cái mà ta thấy tốt, thấy đẹp, thì người khác thấy xấu, thấy không ưa. Chưa chứng ngộ, chúng ta không thể biết đâu là sự thật tuyệt đối – và ngay nếu như có chứng ngộ, ta cũng không thể phán đoán về điều gì đó mà được tất cả mọi người đều đồng ý, vì phàm nhân chỉ có thể chấp nhận sự thật tương đối.
Điều đó có nghĩa là chúng ta đang sống trong một thế giới huyễn hoặc, vì có sự khác biệt giữa quan điểm, ước vọng của ta và thực tại. Sự việc không bao giờ diễn ra theo như ý ta muốn, dĩ nhiên rồi, và ta sẽ phản ứng bằng sự chống đối lại với những gì không giống như ý ta mong muốn. Trên thế giới này, do đó, chỉ có những cái nhìn sai lầm, nhưng ta tiếp tục sử dụng những quan điểm cá nhân của ta như một nền tảng đạo đức mà ta dựa vào đó để sống cuộc đời mình - để ước mơ và hành động.
Trên bình diện của sự thật tuyệt đối, chúng ta không thể chọn lựa một quan điểm về sự thật; ta chỉ có thể chứng nghiệm nó. Và khi chúng ta đã kinh nghiệm được sự thật tuyệt đối, ta sẽ không còn có nhu cầu phán xét, kết tội ai, không còn cần phải nắm bắt hay xua đuổi điều gì. Khi chúng ta đã chứng nghiệm được rằng mọi thứ đều luôn bị chi phối bởi vô thường, sinh sinh diệt diệt, từ sát na này qua sát na khác, thì không còn cần phải phiền muộn về bất cứ điều gì. Nếu ta có thể huân tập sao cho tâm trí mình có thể phát triển tình thương yêu và hiểu biết, thì trở ngại lớn nhất mà ta còn phải đối đầu chính là các quan điểm của ta. Vì chúng ta đầy các quan điểm nên không thể học hỏi thêm điều gì mới lạ.
Đức Phật so sánh trạng thái tâm này với một chiếc bình đất chứa nước đầy tới miệng bình, nên không thể chế thêm nước vào. Khi đối diện với điều gì mới lạ, tự động chúng ta xét xem những điều ấy có thích hợp với các quan điểm đã thành hình trong ta không trước khi chấp nhận chúng. Nhưng dựa trên căn bản đó thì con đường ta đi sẽ bị cản trở, vì một con đường tâm linh thật sự, dựa trên sự thật tuyệt đối, không bao giờ có thể hợp với các ý kiến, quan điểm cá nhân đó. Vì thế càng có nhiều ý kiến, cuộc sống tâm linh của ta càng khó khăn. Trái lại, một thái độ cởi mở như một đứa trẻ thơ có thể giúp ta nhiều hơn, một khả năng để nhìn các sự kiện mới như chúng là mà không có thành kiến chen vào. Là người trưởng thành, chúng ta thường có thói quen bám víu vào tính đáng tin cậy của hồi ức hay thói không thể bỏ được các ý kiến chúng ta về sự vật phải như thế nào. Nhưng một trong những giây phút đại ngộ thực sự chỉ có thể xảy ra khi ta có thể nhìn sự vật như chúng là, chứ không phải như chúng ta đã tưởng tượng ra trước đó. Không được bảo đảm bởi sự khách quan tuyệt đối, những suy nghĩ chủ quan của ta không bao giờ có thể phản ảnh được thực tại, vậy mà chúng ta a dua theo bất cứ các phong trào tư tưởng thời thượng đương thời nào, khiến cho ta trở nên phụ thuộc vào ý kiến của người khác thay vì sự tự tin ở mình và tự suy nghĩ mọi sự rốt ráo.
Đức Phật đã nói Ngài chỉ là người hướng dẫn, và chính chúng ta phải ứng dụng các phương pháp Ngài đã chỉ dạy bằng cách tự kiểm chứng chúng với thực tế cuộc sống. Bất cứ đối tượng nào chúng ta hướng tới - đồng loại, bản thân, cuộc sống, thế giới - những gì chúng ta theo đuổi vẫn là những tình cảm, cảm thọ dễ chịu, với hy vọng rằng khổ đau, phiền não sẽ có thể qua đi càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, hy vọng đó thật hão huyền: vì những gì tốt đẹp, dễ chịu sẽ không kéo dài và những khổ đau, khó chịu không thể đè nén chúng lâu.
Chỉ việc có thân đã đủ để khiến cuộc sống không dễ chịu. Thân luôn đòi hỏi ta phải chăm sóc nó, và vì ta đã đặt ra cho mình một trách nhiệm khó hoàn thành là giữ cho nó luôn ở trong trạng thái khỏe mạnh, không bao giờ bị gián đoạn, tâm ta sẽ luôn lo nghĩ phải làm sao để được như thế, khiến chúng ta vô cùng căng thẳng. Tự cố gắng để theo đuổi điều gì khác hơn là mục đích tâm linh - kể cả sự tìm kiếm những gì dễ chịu- đều không ích lợi cho đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là sự tìm kiếm không phải những gì dễ chịu, mà là những gì đúng, là tuệ giác về bản chất của sự vật như chúng là.
Việc đầu tiên chúng ta quan sát được ở sự vật như chúng là, là chúng thay đổi từ giây phút này sang giây phút khác. Mỗi ngày qua đi rất nhanh và cuộc đời của chúng ta cũng qua nhanh. Tất cả những tư tưởng đã qua đi trong đầu hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể cẩn thận viết một vài điều xuống với chi tiết, nhưng ta sẽ không bao giờ có thể khôi phục lại được sự tinh nguyên của tư tưởng lúc ban đầu. Tình cảm và cảm xúc chúng ta nhớ lại không còn ở đó nữa, vậy mà ta vẫn tin rằng mình là một cái gì vững chắc. Khi nhìn lại những hình ảnh cũ , chúng ta có thể nói, ‘À tôi nhớ cái này’, nhưng ta không thể hoàn toàn tin tưởng vào ký ức - chúng chỉ là biểu hiện của quá khứ. Nếu ta nhìn hình ảnh của mình một cách trung thực, thì cái ý nghĩ về sự vững bền của chúng ta trở nên khó chấp nhận.
Bằng cách đó và trong quá trình thực tập tâm linh, chúng ta có thể dần dần nhận thức được rằng mỗi giây phút là một chuyển đổi, và bắt đầu hiểu được sự thật tuyệt đối là gì. Thông thường, tất cả mọi thứ chúng ta kinh nghiệm qua chỉ là tương đối, và loại thực tại này là những gì chúng ta cố gắng nắm bắt qua các giác quan, khi ta nhìn, nghe, nếm, ngửi, sờ và nghĩ. Điều đó sẽ không bao giờ là một sự thực tập hoàn toàn thành công khi nói về kinh nghiệm của những gì đang xaûy ra, vì mục đích của nó làm cho chúng ta cảm thấy dễ chịu thoải mái. Với một mục đích như thế tâm lập tức phân loại các xúc chạm giác quan nhö là dễ chịu hay khó chịu, và sẽ không có sự suy nghĩ chân chánh nào phát sinh vì mọi người nghĩ và cảm xúc khác nhau về sự vật. Một cách nhìn sự vật không thể bao giờ cũng đúng cho tất cả mọi người: tiếng chuông bò và mùi phân bò có thể gợi những kỷ niệm dễ chịu cho ai đó, trong khi người khác có thể thấy khó chịu và bực bội. Vì thế tất cả mọi việc ta cảm nhận qua mũi, mắt, tai và xúc chạm, là hoàn toàn có tính cách cá nhân và tự động liên hệ tới một cái nhìn cá nhân. Những quan điểm này làm cho cuộc đời chúng ta khó khăn và càng khiến ta sân hận và tham ái. Chúng ta luôn bị lôi kéo giữa hai tình cảm này, kéo tới kéo lui, kéo lên kéo xuống, giống như một lưỡi cưa.
Để chấm dứt tình trạng khổ đau này và tìm được sự thanh tịnh, tâm trí ta phải kết hợp với nhau để tạo ra những kinh nghiệm thực chứng. Chúng ta phải kinh nghiệm các sự kiện như chúng thật sự là, không phải như ta tưởng tượng chúng như thế nào. Đức Phật đã so sánh cách sống của chúng ta với trẻ con chơi trong căn nhà lửa. Chúng không muốn ra khỏi nhà vì chúng không muốn để lại đồ chơi - những quan niệm đã giữ chúng ta lại trong nhà. Vì thế những ‘quan điểm sai lầm’ không phải là việc không nắm bắt được những gì đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và đưa ra những kết luận sai lầm. Mà đúng ra, chúng là biểu hiện của khuynh hướng cấu thành ý kiến, đánh giá, và phán đoán sự vật. Sự quán sát về các sự vật như chúng là, mặt khác, đòi hỏi sự thực tập, thời gian, và ý muốn nhận thức được sự thật. Với một ý chí như thế ai cũng có thể đạt được tri kiến thực sự.
NGHI
Kiết sử kế tiếp, nghi như một trạng thái cố định của tâm, đôi khi cũng được gọi là hoài nghi. Đức Phật so sánh nghi với những người lữ hành lạc hướng, đi lòng vòng trên sa mạc, mà không có bản đồ hay lương thực. Cuối cùng rồi họ cũng bị bọn cướp trấn lột và giết đi. Kiết sử nghi là khuynh hướng đối chiếu mọi thứ với những ý kiến riêng của chúng ta, và loại bỏ tất cả những gì không hợp với chúng. Nếu những suy nghĩ của chúng ta đủ mạnh, ta sẽ nghi ngờ tất cả những gì không đúng theo ý kiến của ta.
Để có thể chấp nhận một quan điểm mới mẻ, chúng ta phải chuẩn bị để nghi vấn ngay chính quan điểm của mình. Thiền quán là một phương cách hữu hiệu để bắt đầu quá trình này: bất cứ ai đã hành thiền một vài lần phải biết rằng tư tưởng của chúng ta căn bản là không đáng tin cậy. Chúng tự phát khởi lên không cần mời mọc, rồi sau đó biến mất đi. Hơn thế nữa, chúng thường là vô nghĩa. Nếu chúng ta rời khỏi chiếu thiền và tiếp tục coi những tư tưởng này là nghiêm túc, mà không nghi nghờ gì về những ý kiến mà chúng dựa vào, là chúng ta đã không tập trung khi hành thiền.
Cần phải có thời gian trước khi ta đạt đến một thời điểm trong thiền khi chúng ta có thể định tâm đến nỗi không có tư tưởng nào phát khởi lên. Ngay bây giờ thì, thiền sinh có cơ hội để kinh nghiệm sự phát khởi của các tư tưởng như là những chuyển động của tâm, cũng như hơi thở là chuyển động của thân, để nhận thấy rằng cả hai hiện tượng vừa sinh vừa diệt. Lúc ấy sự việc trở nên rõ ràng rằng các suy nghĩ của ta chắc chắn không phải là chân lý. Khi chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn về các quan điểm và phán đoán của chính mình, ta bắt đầu được giải phóng khỏi kiết sử nghi, và có thể bắt đầu buông bỏ các quan điểm của mình để đón nhận những điều mới lạ. Lòng nghi hoặc lúc đó sẽ không còn là một kiết sử nữa mà là một sự cởi mở đối với những điều mới lạ.
Đó thật là một thử thách, vì cách suy nghĩ của chúng ta đã huân tập theo những con đường, mẫu mực quen thuộc suốt cuộc đời, và thái độ nghi ngờ đối với những gì trái ngược với chúng đã tiềm ẩn trong ta, khiến con đường tâm linh khó khăn hơn. Nó đòi hỏi một sự chuyển hướng hoàn toàn ngược lại - không phải trong cái nghĩa là không còn có thể sống trên thế gian này nữa nhưng là một sự chuyển đổi hoàn toàn trong thái độ của chúng ta.
Kiết sử nghi cũng là một vấn đề trong mối liên hệ hàng ngày của phần đông chúng ta. Không phát triển được khả năng thương yêu của con tim, chúng ta không chỉ nghi ngờ về khả năng của chính mình, chúng ta còn cho phép mình chấp nhận sự nghi ngờ của người khác về mình. Một thái độ như vậy hoàn toàn không cần thiết: nếu người khác không chấp nhận chúng ta, đó là thái độ và nghiệp của họ. Đó là điều tiên quyết chúng ta cần nhận thức - rằng bất cứ điều gì người khác làm đó là vấn đề của họ, không phải của chúng ta, ta không cần phải phản ứng lại. Chúng ta thường vội vàng xem những phản ứng của người khác đối với ta như là một điều gì đó có liên quan đến ta, trong khi thật ra chúng chỉ là những việc ngẫu nhiên xảy ra hàng ngày ở quanh ta. Chúng ta không cảm thấy phiền muộn bởi những gì một người nào đó ở Phi Châu có thể nói hay làm vào lúc này; vậy thì tại sao, ta lại bị phiền toái bởi những gì người láng giềng của ta vừa nói hay làm - là một điều thật ra cũng chẳng quan trọng gì với ta? Điều quan trọng trong quan hệ giữa ta với người là phát triển tình thương yêu đối với nhau.
Khi lòng hoài nghi còn hiện hữu, chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn rằng một điều gì đó có ích lợi, tốt đẹp cho chúng ta không, ta có khả năng thực hiện một điều gì đó không, hay người khác có vui lòng, có chấp nhận điều gì đó không. Để có thể thực hành theo lời dạy của đức Phật, chúng ta trước hết phải chấm dứt cách suy nghĩ này. Chỉ khi thực hành rồi chúng ta mới có thể khám phá ra là chúng có tốt, có hữu ích hay không và chúng sẽ có những ảnh hưởng gì.
MẠN
Kiết sử mạn (tự cao) bao gồm có lẽ không nhiều về thái độ cao ngạo, tự phụ, mà là s�� tin tưởng, về mặt tri thức và tình cảm, rằng có một điều gì đó về chúng ta thường hằng, cá biệt, cần được bảo vệ. Đây là một trong những kiết sử nguy hại nhất. Ngã mạn, niềm tin rằng chúng ta là một ai đó – hay hơn nữa, là một người đặc biệt, một người thông minh hơn người - là hình thức căn bản của tự cao, tạo nên bao vấn đề không dứt cho ta, và sẽ tiếp tục khiến cuộc sống thêm căng thẳng nếu như ta vẫn khư khư bám lấy nó. Đó là cái ngã khiến ta ảo tưởng rằng mình hiểu biết, và chạy đuổi theo những gì mang lại cho ta sự thoải mái, dễ chịu, trốn tránh sự khổ đau, khó chịu. Ngã là một ảo tưởng, một huyễn hoặc mà tất cả nhân loại đều tin vào đó, khiến cho không biết bao thảm họa đã xảy ra. Lý do duy nhất khiến nhân loại tạo ra chiến tranh, dối trá, sát hại, tham ô là vì họ muốn được an toàn, muốn bảo vệ cái ngã của họ.
Chúng ta tin vào cái ngã cũng giống như ta tin vào tất cả mọi vọng tưởng khác. Ngã mạn đã sẵn ươm mầm trong quá trình tư duy của chúng ta, do đó nó đã cắm rể sâu trong lãnh địa cảm xúc của ta: nếu ta nghĩ về vấn đề gì đó đủ lâu, ta có thể cảm giác được nó. Khi nào ta còn tự nhìn mình như những con người tách biệt, và tiếp tục suy nghĩ theo cách đó, ta sẽ tiếp tục có những tình cảm ‘Tôi, của tôi’ là nguồn gốc không dừng dứt của bao vấn đề, bao phiền não. Chúng ta sẽ tiếp tục coi màn kịch này, và nền tảng mà ta dựa trên đó để đóng vai trò của mình, một cách tuyệt đối nghiêm chỉnh. Khi chúng ta ngồi trước màn ảnh truyền hình để xem một vở tuồng, ta không coi nó là thực – nhưng đối với cuộc đời thì ta coi thật sự nghiêm trọng, dầu rằng căn bản thì nó cũng được dựng thành bởi những điều tương tự.
Ngã mạn là gốc của mọi vấn đề, các vấn đề khác phát sinh từ đó, và chúng ta không thể hy vọng sẽ giải quyết được nó ngay lập tức – các kiết sử tham sân và nghi cần được chuyển đổi trước. Con đường hành đạo theo sự hướng dẫn tâm linh của đức Phật không phải là để hủy diệt tự ngã, mà là để chúng ta có thể buông bỏ, và nhìn thấu suốt ngã tưởng, để một ngày ta có thể nhận ra rằng tất cả mọi lăng xăng, bao lo toan của ta không để làm gì cả, và cuộc đời ta sẽ giống như một cuộn phim đang diễn ra trước mắt ta.
ĐỐ KỴ
Kiết sử đố kỵ, ganh ghét là một biểu hiện của sân và sự thiếu vắng tình thương yêu. Nó phát sinh từ sự thiếu hiểu biết rằng chúng ta thuộc về một tổng thể mà bản năng muốn tách biệt chỉ có thể làm nguy hại cho ta. Do đó, nó có thể được đối trị bằng tâm hoan hỉ, lòng thông cảm, phát sinh từ nhận thức rằng tất cả chúng ta tùy thuộc vào nhau và không có gì khác nếu ta hay ai đó được điều tốt lành nào. Tất cả chúng ta đều có mặt ở đây trên trái đất này với nhau, cùng như tất cả chúng ta đều được cấu tạo bởi những thành phần giống nhau. Dầu có ý thức được điều đó hay không, tất cả chúng ta đều tương quan với nhau. Nếu thảm hoạ xảy ra ở một nơi nào đó, tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng. Khi chiến tranh bùng nổ ở một nơi nào trên thế giới, thì những chấn động tiêu cực cũng lan đi khắp hành tinh nhỏ bé này. Dĩ nhiên khi điều tốt lành xảy ra cũng giống như thế, niềm hân hoan thông cảm cũng phát đi những chấn động tích cực, chế ngự sự phát khởi của lòng ganh tỵ.
Đức Phật đã khuyên chúng ta chỉ cần vun trồng bốn loại tình cảm, không cần gì khác hơn. Chúng được gọi là ‘brah- ma vihara’ hay tình cảm thánh thượng. Đầu tiên là một trái tim thương yêu vô điều kiện, thứ hai là lòng bi mẫn, thứ ba là tâm hoan hỷ (đối nghịch với lòng ganh tỵ), và từ những tình cảm này phát sinh tâm xả, là điều thứ tư và cao thượng nhất của mọi tình cảm.
CHẤP NGÃ
Kiết sử cuối cùng - được dịch thẳng từ tiếng Đức Selbst- sucht (self-addiction), mà tôi dùng ở đây để nói đến kiết sử này - là sự bám víu vào ngã. Chúng ta quá quan tâm đến cái ngã của mình, hay là những gì mà ta coi là ngã. Ngoài nó ra, ta không thấy điều gì tốt lành ở người hay ở hoàn cảnh mà ngã không quan tâm đến. Chúng ta hoàn toàn tập trung vào những vấn đề của ngã; điều quan trọng là ta phải xét xem cuộc đời mình được tạo dựng trong sự ích kỷ đến mức độ nào và để nhận thức rằng điều đó thật sự đã làm cuộc sống hàng ngày của ta khó khăn đến độ nào - rằng không có bất cứ kết quả tích cực nào có thể phát sinh từ đó. Lòng ích kỷ ngăn trở sự hình thành của bất cứ sự thực hành tâm linh nào, khiến cho lý tưởng về tình thương yêu vô điều kiện vẫn là một ảo tưởng vô vọng. Nếu cái ngã là trung tâm điểm của mọi việc và không có gì quan trọng hơn, thì ta không thể nào diệt trừ được sân hận vì bất cứ điều gì có thể đe dọa cái ngã hay khiến nó lo sợ phải đánh mất sự hỗ trợ mà nó mong muốn, sẽ bị chống đối.
Tánh ích kỷ là một thái độ luôn có mặt, hình thành theo thói quen và rất phổ biến: tất cả nhân loại đều coi rằng mình rất quan trọng và cả thế giới phản ảnh sự chấp ngã này.
Những khó khăn mà một cá nhân phải đối mặt có thể truy nguồn từ ngã chấp. Chỉ khi nào ta có thể quán sát về điều này một cách nghiêm chỉnh, thì ta mới không tưởng tượng rằng nếu buông bỏ cái tôi sẽ là một thiệt hại, và không thể tránh khỏi thất bại. Sự thật là điều ngược lại; đó mới chính là cách để đoạn trừ những vấn đề của chúng ta. Điều này cũng chẳng mới lạ gì, vì những hành động và cách sống theo thói quen, dựa trên chấp ngã, đã đưa ta đến không biết bao nhiêu vấn đề (không kể đến việc nghiện rượu hay các chất độc hại khác). Chỉ việc bảo vệ cái ngã một cách điên cuồng và đặt nó ở trung tâm của mọi hành động của chúng ta cũng đủ khiến cuộc đời thêm khó khăn. Nó luôn là nguyên do đưa đến sự xung đột, hiềm khích giữa người với nhau, tất cả cùng với một sự chấp ngã như nhau.
Việc buông bỏ cái ngã chỉ có thể xảy ra khi ta có tri kiến. “À, điều đó nghe cũng tốt – tôi sẽ thực hành buông bỏ nó”, tự nhủ mình như thế chưa đủ, vì nó không dễ dàng như thế. Chúng ta cần phải thực tập buông bỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng như khi hành thiền, đối mặt với nó từng phút giây. Suốt con đường tâm linh là một cuộc hành trình của sự buông bỏ -đó là, buông bỏ mà không trước hết phải có sự thay thế. Tuy nhiên ở cuối cuộc hành trình, một khi chúng ta đã buông bỏ tất cả, Đức Phật bảo rằng chúng ta sẽ được tự do, chấm dứt mọi đau khổ - một cuộc đời không bám víu, đoạn diệt sân hận, thoát khỏi tà kiến, khỏi nghi, khỏi tự cao, khỏi ganh tỵ và khỏi chấp ngã.
Sống được như thế sẽ giúp chúng ta hỗ trợ người khác đi cùng con đường. Những người đang tìm kiếm sự giải thoát cho chính mình thường có thể cảm nhận và cuốn hút theo tinh thần giải thoát ở người khác. Đây là những lời dạy của đức Phật và cơ hội để thực hành chúng dành cho tất cả mọi người.
Nguồn bài viết: https://thuvienhoasen.org/a9667/chuong-8-bay-kiet-su
Sư Hạnh Tuệ giảng giải: https://www.youtube.com/watch?v=mbtO9EhPMvE&list=PL4JCp4qfxq-qDltBLc8c11i4l6vCvBjEf&index=11
14 notes · View notes
dieuthuyenvtt · 1 month
Text
Tìm hiểu thế nào là chánh kiến?
Đạo Phật - Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện; thấy biết về nhân quả và nghiệp báo của thiện ác; thấy biết về duyên khởi, nhân duyên, đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của vạn pháp là chánh kiến.
"Một thời Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử vào lúc xế từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hy-la, chào hỏi nhau xong rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lê Tử nói rằng: …
- Hiền giả Đại Câu-hy-la, thế nào là chánh kiến?
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp:
- Biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo. Đó gọi là chánh kiến.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng:
- Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la.
Tôn giả Xá-lê Tử khen xong hoan hỷ phụng hành. Lại hỏi:
- Hiền giả Đại Câu-hy-la, có bao nhiêu nhân, có bao nhiêu duyên sanh chánh kiến?
Tôn giả Đại Câu-hy-la đáp:
- Có hai nhân, có hai duyên sanh chánh kiến. Những gì là hai? Một là duyên từ người khác, hai là nội tâm tư duy. Đó là có hai nhân, có hai duyên sanh chánh kiến.
Tôn giả Xá-lê Tử nghe xong khen rằng:
- Lành thay! Lành thay! Hiền giả Đại Câu-hy-la."
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Bô-đa-lợi, kinh Đại Câu-hy-la, số 211 [trích, lược])
Ảnh minh họa.
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện; thấy biết về nhân quả và nghiệp báo của thiện ác; thấy biết về duyên khởi, nhân duyên, đặc tính vô thường, khổ, vô ngã của vạn pháp là chánh kiến. Đặc biệt, chánh kiến là “Biết như thật về Khổ, biết như thật về Khổ tập, Khổ diệt và Khổ diệt đạo”. Khổ đau và bất toàn là sự thật vốn dĩ của thế gian. Nguyên nhân chủ yếu của khổ là tham ái và vô minh. Tham ái và vô minh diệt thì khổ đoạn diệt. Con đường diệt khổ chính là Thánh đạo tám ngành.
Xem thêm: Nữ Đức
Chánh kiến có hai loại, đó là chánh kiến hữu lậu có sanh y và chánh kiến vô lậu không có sanh y. Chánh kiến hữu lậu là sự thấy biết đúng nhưng còn trong phạm vi thế gian (hiệp thế). Chánh kiến hữu lậu còn tái sanh trong tương lai để hưởng phước báu của thiện nghiệp, còn tạo ra danh sắc mới. Chánh kiến vô lậu là thấy biết cao thượng, trực nhận chân lý, không bị phiền não cấu uế trói buộc, vượt thoát thế gian, không tạo ra danh sắc mới (siêu thế), là chi phần của Thánh đạo.
Để thành tựu chánh kiến, cần trợ duyên từ người khác và nội tâm tư duy. Nương tựa những bậc hiền trí, thân cận bậc chân nhân, lắng nghe diệu pháp, hỏi lại những điều chưa hiểu, đàm luận về Phật pháp là nhân duyên phát khởi chánh kiến. Quá trình học hiểu Chánh pháp giúp chúng ta nhận ra đúng sai, thiện ác và con đường vượt thoát khổ đau. Phần lớn thấy biết này thuộc chánh kiến hữu lậu. Một số người có nhân duyên hy hữu, khi được Đức Phật hay các bậc thầy khai thị liền ngộ nhập “tri kiến Phật”, tự biết mình đã giác ngộ, sinh đã tận, lậu đã tận, phạm hạnh đã thành, thành bậc giải thoát.
Quan trọng là tư duy thiền quán, tuệ tri thường trực về thân-thọ-tâm-pháp để thành tựu thấy biết như thật về danh-sắc với tập khởi, đoạn diệt và con đường đưa đến đoạn diệt. Từng bước từ tỉnh giác đến tuệ tri, thấy rõ sinh diệt vô thường, luôn tỉnh sáng trong hiện tại. Tuệ giác của chánh kiến dẫn đầu cho các chi phần tiếp theo của Bát Thánh đạo thành tựu. Khi đã như thật tuệ tri về Bốn Thánh đế, tuệ giác này có công năng đoạn nghiệp, quét sạch kiết sử và thành tựu giải thoát.
0 notes
thptngothinham · 1 month
Text
[Văn mẫu 7] Những bài văn nghị luận hay tuyển chọn bàn về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống.      Nghị luận về đức tính giản dị - Sưu tầm tuyển tập 5+ bài văn mẫu hay nghị luận bàn về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống con người. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. *** Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. 2. Thân bài: - Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. - Biểu hiện của đức tính giản dị: + Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng. + Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm. + Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang. - Dẫn chứng: Bác Hồ,... - Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối. - Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. - Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái. - Phản biện: + Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại. + Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất. 3. Kết bài: - Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống. Có thể bạn cũng quan tâm: Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa tài và đức Top 5+ bài văn nghị luận về đức tính giản dị hay nhất Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 1: Xã hội là một môi trường để con người rèn luyện các đức tính tốt đẹp. Trong đó đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng. Vậy giản dị là gì? Trong cuộc sống thì mỗi con người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp, là một cách sống tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân, điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó là những điều kiện mà khả năng chúng ta làm được. Trong cuộc sống ta luôn khiêm nhường hòa đồng với mọi người về phong cách sống và lối sống, không kiêu ngạo, bon chen hay tỵ nạnh, sống xa hoa đua đòi những thứ vật chất vô nghĩa. Lối sống giản dị là không nghĩ nhiều cho bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Trong cuộc đời vẫn còn những người còn đang có những cuộc sống rất khó khăn, có người không có đủ cơm no áo ấm. Vì vậy trong chi tiêu chúng ta cần phải biết tính toán sao cho không rơi vào cảnh thiếu thốn và sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Có người nói cái giản dị tiết kiệm ấy chỉ có thể là của giai cấp công nhân nhưng thật ra không phải thế. Không phải chỉ những giai cấp bần cùng của xã hội mới phải tôi luyện đức tính này mà tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều phải rèn luyện nó. Nhưng ta cũng thấy rằng không phải cứ lộng lẫy xa hoa là xa hoa và kiết kiệm là giản dị. Ta cũng thấy rằng trong cuộc sống rất nhiều lúc ta không thể giản dị được. Ví như khi ta được tham dự các bữa tiệc quốc tế thì không thể ăn mặc giản dị được. Tuy nước ta còn nghèo còn nhiều hạn chế thế nhưng khi tham dự tiệc hay lễ hội quốc tế ta cũng cần phải ăn mặc cho đúng cách. Và không phải cứ tiết kiệm là giản dị. Chắc chúng ta vẫn chứa quên câu chuyện về một anh chàng có tính hà tiện. Khi đi thuyền trên sông anh tiết kiệm đủ đường rồi cuối cùng ngã xuống sông. Để cầu cứu người khác giúp đỡ anh đã mặc cả số tiền mà anh sẽ cho họ. Và chính sự tiết kiệm ấy đã khiến cho anh mất mạng bởi chẳng ai hà tiện đến mức mặc cả sự sống của mình. Nếu chúng ta quá tiết kiệm thì sẽ trở thành hà tiện và đó không được coi là giản dị. Nhưng theo
quan điểm của tôi, sống giản dị không phải là lối sống theo kiểu lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu do ai đó đặt ra. Bạn cũng như mọi người, không phải cứ nhốt mình vào một cái khuôn để rồi làm theo nó như một chú rô bốt. Trong khi chúng ta là con người, có cảm xúc và biết suy nghĩ cần làm gì và nên làm gì để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cũng như mọi cái trong tự nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ từ. Mỗi chúng ta, đầu tiên phải giản dị ở cách ăn mặc. Bởi cái đập vào mắt của người đối diện bao giờ cũng là cách ăn mặc. Tiếp đến là lời nói, tác phong làm việc và mọi quan hệ xung quanh. Giản dị phải bắt nguồn từ tấm lòng, từ lối sống quen thuộc của mình mà ra. Không nên giản dị theo cách giả tạo để rồi chỉ để lại một chút gì đó thoáng qua và vội bay đi khi nó chưa kịp đọng lại. Có rất nhiểu tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học tập về đức tính giản dị. Đầu tiên ta phải kể đến Bác Hồ đức tính giản dị của Bác được cả thế giới ngợi ca và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Đó là những đức tính của Bác mà ta khó tìm được một người như thế. Đó còn là một tỷ phú mang tên Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Dù điều kiện nhưng ông cũng không bao giờ sống trong một cuộc sống xa hoa hào nhoáng mà rất bình thường khiến ta cảm thấy rất khâm phục. Đó là những tấm gương về lối sống giản dị không xa hoa mà chúng ta rất cần phải học tập tôi luyện. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Có những bạn mặc váy ngắn đi chùa, không mặc đồng phục khi đi học theo quy định của nhà trường vì chê “vừa xấu, vừa nóng, vừa nhà quê”… Như vậy là không nên. Giản dị giúp mỗi con người đẹp hơn, thanh thoát hơn, tích lũy được của cải làm giàu cho xã hội, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, thân ái. Xây dựng lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mọi người. Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 2: Cuộc sống chúng ta có rất nhiều những điều quan trọng và nó tạo dựng nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, trong đó cuộc sống của chúng ta cần rất nhiều những điều cần thiết và một trong số đó phẩm chất đạo đức của con người là những điều đáng được quan tâm đặc biệt là đức tính giản dị. Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Đức tính giản dị đó là luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông bạch và luôn luôn biết khiêm nhường không khoe khoang. Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho nhiều người, nh��ng điều đó để lại cho chúng ta nhiều kinh
nghiệm và bài học quý báu, những truyền thống đó luôn luôn được lưu giữ và trải nghiệm một cách thực tế và có nhiều ý nghĩa nhất. Giản dị là một đức tính quan trọng, nó có ý nghĩa góp phần làm nên một con người giàu tình yêu thương và nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể thấy đức tính giản dị là một phẩm chất vô cùng đáng khen ngợi. Và từ xưa đến nay chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói 5 điều mà Bác đúc kết thành 5 điều Bác Hồ dạy, những ý nghĩa đó tác động mạnh mẽ và vang vọng, có nhiều suy nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống của chúng ta, những hình ảnh đó có tác động mạnh mẽ và nó vang vọng trong tâm hồn của mỗi người. Đức tính giản dị dạy con người chúng ta biết khiêm tốn, kiêm nhường và làm nên những điều có ý nghĩa, giá trị cho chính cuộc sống của mình, những điều đó có tác động mạnh mẽ và to lớn đối với cuộc sống cũng như đời thường của chúng ta. Học hỏi và phát huy được đức tính giản dị chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời của mình có nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống ngập tràn sự sống mà nó còn đem lại được những ý nghĩa mạnh mẽ khi cuộc sống có nhiều điều vô cùng phức tạp, chính vì vậy nên giản dị, khiêm nhường để học hỏi và phát huy được nhiều kinh nghiệm sống cho chính cuộc sống của mình. Những điều trên không chỉ để lại cho con người những nỗi nhớ thương mạnh mẽ, nó còn vang vọng và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn từ cuộc sống, giá trị của nó để lại cho nhân loại là vô cùng to lớn, nó thúc đẩy cuộc đời của chúng ta, biết giản dị là đang biết làm nên những điều có ý nghĩa. Sống một cuộc đời có ý nghĩa, nó vang vọng mà đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cho chính cuộc sống của mình, luôn luôn giản dị yêu đời và lạc quan đó là những điều to lớn và quan trọng nhất. Mọi niềm tin và sự yêu thương đã làm cho chúng ta những điều có ý nghĩa và bài học có nhiều giá trị sống mạnh mẽ và to lớn nhất, cuộc đời của chúng ta sẽ ngày càng được nở rộ và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, chính những điều đó để lại những nỗi nhớ thương sâu sắc cho cuộc đời của mỗi con người. Luôn biết giản dị đó là điều đem lại được ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ và có tác động cao cả đến cuộc đời của mỗi con người, giá trị sống của nó cũng để chúng ta cảm thấy thấu hiểu và hiểu được giá trị của cuộc đời và ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình. Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết sống giản dị, tiết kiệm và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh, những điều đó làm nên một cuộc sống nhiều ý nghĩa và đậm đà lòng tin đối với tất cả mọi người xung quanh, trong cuộc sống chúng ta đã thấy rất nhiều người cho dù có rất nhiều tiền bạc, và danh vọng lớn, nhưng họ không bao giờ khoa trương mà vô cùng giản dị, luôn biết yêu thương và luôn có những điều có giá trị và ý nghĩa nhất đối với chính họ, cảm xúc đó đang ngày càng dâng trào và làm nên những niềm tin to lớn đối với tất cả con người hôm nay và mai sau. Những cảm xúc đó đang dần lan tỏa trong cuộc sống này, nó vang vọng và để lại nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả mọi người, giá trị đó không chỉ làm nên sự sống mãnh liệt mà nó còn có ý nghĩa tạo dựng nên sự sống và những tác phong cần thiết đối với tất cả con người. Giản dị giúp chúng ta có nhiều thứ có ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình, những điều đó đem lại một niềm tin và sự sống và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống giàu ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn, sự sống của chúng ta đều được vun đắp từ những điều giản dị, không cầu kì trang trọng và hoa mĩ, sống một cuộc sống an nhàn và bình dị. Như chúng ta đều thấy chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, một người sống và ăn mặc vô cùng giản dị, trong những bộ trang phục tàn di và những cách sống vô cùng bình dị, mang lại cho Người cảm giác thoải mái và hạnh phúc nhất. Một người có rất nhiều quyền nhưng không bao giờ nghĩ tới lợi ích của mình, mà luôn luôn nghĩ tới lợi ích
của người khác, những điều đó đem lại cho chúng ta những sự sống lớn và một tấm gương vô cùng có ý nghĩa đối với sự nghiệp và tầm quan trọng của cuộc sống này. Giá trị đó để lại một ý nghĩa quan trọng nhưng cũng vô cùng bình dị đối với tất cả con người, những niềm tin và sự yêu thương đó để lại cho chúng ta nhiều cuộc sống có giá trị và mang tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp và lối sống của chính mình. Bên cạnh những con người luôn có sự giản dị, sống chan hòa thì lại có nhiều người thích khoe khoang phô trương lên, và làm nên những điều cầu kì. Điều đó thực sự gây ra nhiều sự phiền toái và phức tạp cho mọi người, làm cho cuộc sống của họ có nhiều điều cầu kì và văn hoa. Nghị luận về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 3: Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu. Đức tính giản dị đó là một phẩm chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn, xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người. Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác. Sống giản dị không có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm  cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được. Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn giản theo một mạch sống riêng. Như xưa Bác Hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời Bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của Bác, từ việc Bác sinh hoạt đến những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng Bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, Bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách Bác ứng xử với mọi người xung quanh, từ những bộ trang phục đó, Bác luôn sống hết mình với dân tộc, hòa nhập với nhân dân, Bác còn sống chung với cả những chú bộ đội, hết mình chia sẻ và động viên những hoàn cảnh khó khăn. Bác là một tấm gương sáng, phải nói rằng Bác là một người có tấm lòng nhân hậu, trong sáng và một người có đức tính giản dị. Bác luôn luôn biết lo cho dân tộc Việt Nam, Bác không ăn mặc những bộ đồ sang trọng vì Bác nghĩ đến lợi ích của nhân dân, một người luôn luôn biết lo cho dân tộc, biết sống
và quý trọng tất cả mọi người, Bác là một tấm gương, một vị lãnh tụ mà cả dân tộc Việt Nam phải học hỏi. Đức tính giản dị nó nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ. Nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất đáng chê trách, và phê phán. Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của Bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện cho mình đức tính giản dị, có như vậy chúng ta mới cảm thấy cuộc sống của mình chứa chan nhiều điều có giá trị. Sự cần thiết của đức tính giản dị - Mẫu 4: Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng. Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình. Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt. Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.
Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bật. Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân. Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được. Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo. Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích cực. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi, tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp ta biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc, trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống. Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người. Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa. Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa hợp với đất trời. Lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình. Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần. Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách. Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần.
Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất. Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người. » Tuyển tập văn nghị luận hay bàn về tính trung thực của con người Sự cần thiết của đức tính giản dị - Mẫu 5: Giản dị là một nét đẹp phẩm chất cao quý, là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Đức tính giản dị luôn được trân trọng, đề cao, được ông cha ta đúc kết và truyền đạt lại cho con cháu từ xưa đến nay. Vì thế, những bài học đạo đức đầu tiên của con người là lối sống giản dị, lối sống ấy góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người. Đức tính giản dị là một phẩm chất của con người, là một thái độ sống bình dị, không xa hoa, lãng phí. Giản dị phải từ lối sống, cách ăn mặc, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Đức tính giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích. Xưa kia khi đất nước vẫn chưa phát triển, giản dị giúp cho con người tiết kiệm được tiền bạc, tránh chi tiêu vào những thứ không cần thiết để lo cho cuộc sống của gia đình. Ngày nay, xã hội phát triển, nhu cầu và điều kiện sống của con người ở mức cao hơn nhưng đức tính đó vẫn không hề bị mất đi mà thay vào đó, nó luôn luôn được đề cao, trở thành chuẩn mực sống cho tất cả mọi người trong xã hội. Sống giản dị không phải là sống ki bo bủn xỉn, tiết kiệm quá mức. Giản dị ở đây được hiểu là không phô trương khoe mẽ, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí mà ăn tiêu sử dụng sao cho phù hợp. Ăn uống giản dị là ăn uống đa dạng, đủ chất mà không hề tốn kém. Mặc giản dị là mặc đủ ấm, đủ lịch sự, không phô trương, không lôi thôi lếch thếch. Sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện và hoàn thiện bản thân hơn. Đức tính giản dị là mục tiêu hướng tới của tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ, không phân biệt già trẻ gái trai. Lối sống giản dị từ xưa đến nay đã trở thành một nền tảng để bắt đầu những lối sống tốt khác: sống khỏe, sống đẹp và sống có ích. Sống giản dị không phải là hưởng thụ mà là làm cho mọi thứ, từ cách ăn uống, ăn mặc, sinh hoạt, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn. Giản dị là không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, không khoe mẽ. Sống giản dị mang lại cho ta nhiều lợi ích bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử với con người và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được. Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng bởi cách sống của họ gần gũi, hòa đồng và thân thiện với mọi người. Cách sống của họ đơn giản không phô trương khoe khoang dù cho họ có giàu sang đến đâu. Thế nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì rắc rối những vẫn giữ được sự chu đáo toàn vẹn chứ không hề qua loa mặc kệ. Bác Hồ là bậc vĩ nhân luôn được tôn vinh trên toàn thế giới thế nhưng Người lúc nào cũng có một cuộc sống giản dị. Mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời Bác vẫn luôn luôn sống giản dị, từ việc bác sinh hoạt ăn uống đến những bộ trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo ka ki, tất cả chỉ là những bộ trang phục đơn giản. Đó là một phẩm chất rất cao quý trong con người của Bác, vì thế mà Bác lại được tất cả mọi người quý mến, ngay cả kẻ thù của dân tộc cũng phải ngả mũ kính phục. Dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, Bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc, cách sống của Bác chẳng khác bao nhiêu so với dân ta thời bấy giờ. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách Bác ứng xử với mọi người xung quanh, Bác luôn làm việc và cống hiến hết mình cho dân tộc, hòa nhập với nhân dân, Bác còn sống
chung với cả những chú bộ đội, yêu thương tất cả con dân, tự mình chia sẻ và động viên đồng đội đồng bào trước tình hình đất nước còn đang chiến loạn. Đức tính giản dị được thể hiện qua cách ứng xử, lối sống của một con người. Nhiều người có danh vọng và địa vị rất cao trong xã hội nhưng trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng; trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, điều đó không làm mất đi giá trị của họ mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ. Thế nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang. Ta thường thấy những người như thế ở giới trẻ khi mà hiểu biết của họ vẫn còn nông cạn, không hiểu thế nào là giá trị của cuộc sống, của đồng tiền, của đức tính giản dị. Họ hàng ngày sống xa hoa đua đòi dù điều kiện vật chất có hay không. Họ muốn thể hiện mình là con người sành điệu, muốn mọi người ngưỡng mộ nhưng thực chất họ lại bị người đời khinh thường vì thói xa hoa kệch cỡm vô nghĩa ấy. Những trường hợp ấy rất đáng bị lên án, phê phán. Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình ngay từ bây giờ. Việc chúng ta cần làm trước tiên là thực hiện lời dạy của Bác, sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết đâu là ưu nhược điểm để thay đổi bản thân theo hướng tốt hơn. Ta cần phải sống sao cho đức tính giản dị trở thành một phẩm chất của ta, mang lại ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người. Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu lớp 7 hay nhất / THPT Ngô Thì Nhậm
0 notes
tintucsuckhoecom · 2 months
Link
0 notes
caulacboxeotohanoi · 2 months
Text
 giá xe Nissan và các chương trình đặc biệt trong tháng 8
GIÁ XE NISSAN THÁNG 8/2024: HỖ TRỢ 150% THUẾ TRƯỚC BẠ 
Cụ thể, bảng giá xe Nissan và các chương trình đặc biệt trong tháng 8 dành cho các khách hàng khi mua xe : Almera, Kicks, Navara như sau : 
Chương trình áp dụng tại các đại lý và trạm uỷ quyền chính hãng của  Nissan Việt Nam. 
GIÁ XE  NISSAN ALMERA
Giá xe  Nissan Almera từ 539 triệu ( VAT ) cho phiên bản tiêu chuẩn và 595 triệu ( VAT ) cho phiên bản cao cấp. 
Với thiết kế V-motion thay đổi toàn diện,  Nissan Almera mang tới một khái niệm mới về mẫu Sedan hạng B đẳng cấp.
Không chỉ bền bỉ, Nissan Almera còn trang bị đầy đủ các công nghệ ưu việt nhất : Camera 360, động cơ Turbo 1.0L, hệ thống an toàn hoàn hảo 5 sao. 
GIÁ XE  NISSAN KICKS 
Giá xe Nissan Kicks từ 858 triệu ( VAT ) với chế độ bảo hành lên đến 5 năm. Mẫu SUV nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan sử dụng động cơ e-Power nổi tiếng thế giới của  Nissan thực sự là mẫu xe đáng để sở hữu trong năm 2024. 
 Nissan Kicks được trang bị công nghệ e-POWER hoàn toàn mới và duy nhất hiện nay, được phát triển độc quyền bởi  Nissan. Công nghệ e-POWER sử dụng hệ thống truyền động hoàn toàn bằng động cơ điện, các bánh xe được dẫn động 100% thông qua mô-tơ điện công suất cao, mang lại trải nghiệm lái phấn khích, đồng thời tương thích tối đa với thói quen sử dụng phương tiện của người dùng tại Việt Nam. Mẫu xe cũng mang tới mức tiết kiệm nhiên liệu tối ưu nhất, với 2.2L/100km trong điều kiện vận hành trên đường nội đô (theo số liệu thử nghiệm tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm)
GIÁ XE  NISSAN NAVARA
Giá xe  Nissan Navara từ 685 triệu ( VAT ) nhập khẩu Thái Lan và bảo hành 5 năm. 
 Nissan Navara được trang bị động cơ mới Turbo kép 2.3L giúp nâng tầm về sức mạnh, lực kéo cũng như khả năng bứt tốc. Đây cũng là mẫu xe duy nhất trong phân khúc sử dụng hệ thống treo đa liên kiết, giảm tối đa cảm giác xóc nẩy, cho trải nghiệm êm ái vượt trội.
Để nhận được giá xe Nissan tốt nhất, tư vấn chuyên nghiệp, nhận xe đúng hẹn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với số Hotline để được hỗ trợ./
0 notes
thaiantravel2 · 2 months
Text
TƯỢNG PHẬT DI LẶC TẠI NÚI CẨM BÌNH – TƯỢNG PHẬT DI LẶC NGỒI LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Khi du lịch Di Lặc, du khách sẽ nhớ ngay đến công viên Thái Bình Hồ - nơi quanh năm ngập tràn sắc hoa, hay Đông Phong Vận – “thị trấn nghệ thuật” tích hợp du lịch giải trí. Ngoài ra, nơi đây còn sở hữu một Tượng Phật Di Lặc ngồi lớn nhất thế giới, mà không phải khách du lịch nào cũng biết. Tượng Phật Di Lặc này nằm trên đỉnh núi Cẩm Bình, thuộc khu thắng cảnh núi Cẩm Bình.
Cùng THÁI AN TRAVEL tìm hiểu về tượng phật Di Lặc tại Núi Cẩm Bình trong bài viết này nhé.
Tumblr media
Về núi Cẩm Bình
Núi Cẩm Bình tọa lạc tại khu danh thắng Cẩm Bình. Nơi đây thuộc thị trấn Tây San, thành phố Mile (Di Lặc), tình Vân Nam, Trung Quốc. Ngọn núi này nằm cách thành phố Di Lặc khoảng 10 km về phía Bắc. Khoảng cách gần, nên để đến nơi đây cũng rất dễ dàng và thuận lợi. Đây được biết đến như là vùng đất nuôi dưỡng tín ngưỡng Phật Giáo của người dân địa phương.
Tumblr media
Núi Cẩm Bình được bao phủ bởi cây xanh bạt ngàn, không khí trong lành, mát mẻ, dễ chịu. Khi du khách đến nơi đây sẽ cảm nhận được một sự bình yên, nhẹ nhàng trong tâm hồn với sự hội tụ hoa của đất trời. Ngọn núi này không cao chót vót, dốc đứng, mà lại thoai thoải dễ đi. Nơi đây đã được chính phủ Trung Quốc công nhận là khu di tích cấp AAAA (4A) quốc gia.
Về tượng phật Di Lặc – tượng Di Lặc phật ngồi lớn nhất thế giới
Bồ Tát Di Lặc được coi là vị Phật thứ 5, vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất sau khoảng 30.000 năm nữa. Trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Di Lặc được thờ cúng rộng rãi. Còn ở thế giới hiện tại, hình ảnh Phật Di Lặc hiện hữu khắp mọi nơi. Không chỉ chùa chiền mà còn được nhìn thấy ở nhiều nơi khác như cửa hàng, khách sạn, quán ăn, nhà riêng,…
Tumblr media
Tượng Phật Di Lặc tại nơi đây cũng có một sự truyền thuyết về sự hình thành. Xa xưa, nhà sư Ruyu, một nhà sư đại đức ở núi Jizu. Ông có một giấc mơ vào ban đêm, thấy Đức Phật đã gửi Bồ Tát Di Lặc đến kiểm tra bốn biển ở miền Nam Trung Quốc. Và chọn những nơi tốt lành, đất trời hòa hợp để giảng kinh và thiết lập thánh địa. Sau khi tỉnh giấc mộng, ông đã phát nguyện đi tìm một vùng đất để xây dựng một ngôi đền. Cho đến khi ông đến địa phận Di Lặc, mệt mỏi, nghỉ ngơi dưới gốc cây lớn. Trong vô thức ngẩng đầu nhìn về phía trước, bầu trời mây bay lững lờ, lấp ló hiện ra một đỉnh núi, ánh sáng rực rỡ của mặt trời lặn từ phía sau núi hắt ra. Hình ảnh ấy như Bồ Tát Di Lặc ngồi kiết già, phật quang tỏa sáng. Nhà sư Ruyu như bừng tỉnh, ông dã sống trong núi, quyên góp tiền xây dựng một ngôi chùa, thờ Phật Di Lặc. Và đặt tên là Chùa Di Lặc. Nó được xây dựng vào thời Tianqi của triều nhà Minh, lịch sử trải qua nhiều thay đổi, nhưng nơi đây vẫn thờ Di Lặc theo ngần ấy thời gian.
Thành phố Di Lặc được đặt tên theo hình ảnh Đức Phật Di Lặc tại nơi đây.
Tượng phật Di Lặc được làm bằng xi măng và các thanh thép, bên ngoài được mạ vàng 24K. Cả bức tượng óng ánh vàng dưới ánh nắng mặt trời. Tượng phật Di Lặc được thiết kế bởi Fang Yude – một công ty trao đổi văn hóa ở phía Bắc tỉnh Vân Nam. Tượng phật này có chiều dài 99,1 mét, rộng 24 mét và cao 19,99 mét. Bệ tượng Phật cao 4,96 mét, được khảm những cánh sen và những quả cầu như ý. Tượng Phật được hoàn thành vào năm 1999. Được biết đến là pho tượng Di Lặc ngồi lớn nhất thế giới.
Hình ảnh tượng Phật Di Lặc ngồi khoanh chân, khoan thai, miệng tươi cười hiền hòa, tự tại nhìn xuống vùng đấy Di Lặc, như chúc cho mảnh đất này sự giàu có, ấm no, tươi đẹp, thanh bình, nhân dân an vui và hạnh phúc.
Bốn chữ trên bệ tượng phật là do học giả Phật Giáo người Đài Loan Nan Huaijin khắc.
Khu danh thắng Cẩm Bình
Để tham quan tượng Phật Di Lặc này, bạn sẽ đến khu danh thắng Cẩm Bình.
Vé vào cửa 30 RMB, giá sinh viên 15 RMB. Để lên tượng Phật, bạn phải leo 1.999 bậc thang. Nếu sức khỏe bạn không tốt, có thể di chuyển bằng xe điện. Giá xe điện đưa đón, một chiều 15 RMB, khứ hồi 20 RMB. Thời gian mở cửa từ 8h00 sáng đến 17h30 chiều (giờ Trung Quốc).
Tumblr media
Đến đây, du khách có thể tham quan:
Cổng Vòm Cẩm Bình: Cổng Vòm ở lối vào danh lam thắng cảnh. Với các hoa văn chạm khắc nổi bật, khi bước qua cổng, chuyến hành trình của bạn chính thức bắt đầu.
1999 bậc thang: Chặng đường này leo lên có thể sẽ mất sức, hơi dài và mệt, tuy nhiên, trên quãng đường bạn leo, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh trên đường đi thực sự tuyệt vời. Khi quá mệt, bạn có thể dừng lại một chút, checkin vài kiểu ảnh tại nơi đây, hòa mình vào không gian rồi tiếp tục cuộc hành trình.
Chùa Di Lặc: Là cốt lõi của khu danh thắng Cẩm Bình. Chùa Di Lặc lưu giữ năm tượng phật Di Lặc, mỗi bức tượng đều sống động như thật. Ở đây, bạn có thể cảm nhận được bầu không kh�� Phật Giáo mạnh mẽ, khiến tâm hồn bạn nhẹ nhàng, bình yên.
Tượng Phật Di Lặc: Nằm trên đỉnh núi là bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ bằng vàng sáng ngời. Bức Tượng đã trở thành biểu tượng của khu danh lam thắng cảnh Cẩm Bình. Đứng trên đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Di Lặc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm ẩm thực tại nơi đây. Trong khu có một nhà hàng chay, bạn có thể thử nhiều món chay đa dạng. Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất dinh dưỡng. Giúp bạn thanh lọc cơ thể, tận hưởng món quà từ thiên nhiên đem lại. Giá một phần 15-20 RMB
Thi thoảng, nơi đây sẽ tổ chức một số hoạt động, bạn có thể tham gia trải nghiệm:
Viết thiệp cầu bình an
Thiền định, đọc kinh.
Buổi hòa nhạc chữa lành
Trải nghiệm bánh chay Di Lặc,…
Một số mẹo vặt có thể bạn sẽ cần khi tham quan khu danh thắng núi Cẩm Bình:
Núi Cẩm Bình có độ cao cao hơn dưới trung tâm thành phố, vì vậy khi lên đây nhiệt độ sẽ thấp hơn. Du khách khi tham quan có thể mang theo một chút quần áo ấm, dày mỏng tùy theo mùa.
Đường lên có thể có những đoạn dốc, leo bậc thang, vì vậy hãy chọn những trang phục thoải mái, đi giày thể thao phù hợp để có cuộc trải nghiệm thật thú vị.
Tumblr media
Nếu các bạn muốn đến đây tham quan, có thể liên hệ với chúng tôi – THÁI AN TRAVEL. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một hành trình thật thú vị không chỉ đến với tượng phật Di Lặc tại núi Cẩm Bình, mà còn là sự kết hợp nhiều địa điểm tham quan đặc sắc của Di Lặc nói riêng và châu Hồng Hà nói chung. Quý khách có thể tham thảo danh sách tour du lịch Châu Hồng Hà giá tốt 2024 để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
THÁI AN TRAVEL xin chân thành cảm ơn sự yêu mến và ủng hộ từ Quý khách hàng. Chúng tôi luôn lắng nghe những đóng góp ý kiến từ Quý khách, để ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, mang thật nhiều trải nghiệm tuyệt vời dành cho Quý khách. THÁI AN TRAVEL hy vọng luôn được đồng hành cùng Quý khách hàng trong các chuyến đi. Chúc Quý khách có những ngày thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc!
THÁI AN TRAVEL cung cấp tour Châu Hồng Hà uy tín, chất lượng, an toàn. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi. THÁI AN TRAVEL rất mong được đón tiếp và phụ vụ quý khách trong các chuyến đi tới.
Tham khảo Lịch khởi hành và giá tour Châu Hồng Hà 2024 tại THÁI AN TRAVEL:
Hà Khẩu - Bình Biên - Kiến Thủy - Mông Tự 3N2D - LKH: Thứ 3, 6 hàng tuần - Giá: từ 3.290k/ng
Hà Khẩu - Bình Biên - - Di Lặc - Kiến Thủy - Mông Tự 4N3D - LKH: Thứ 5 hàng tuần - Giá: từ 4.690k/ng
Hà Khẩu - Bình Biên - Mông Tự 2N1D - LKH: Thứ 7 hàng tuần - Giá: từ 1.950k/ng
Hà Khẩu - Kiến Thủy - Mông Tự 2N1D - LKH: Thứ 7 hàng tuần - Giá: từ 2.250k/ng
Tham khảo: Chùm tour Trung Quốc 2024 hot nhất đang khuyến mại
0 notes
Text
Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, việc quan tâm đến sức khỏe và an toàn của mẹ bầu càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nhiều mẹ lo lắng không biết uống thuốc kháng sinh khi mang thai có gây nguy hiểm không.
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với người khỏe mạnh bình thường, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng đã cần phải lưu tâm, nhưng với bà mẹ mang thai thì điều này phải hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhất là những nhóm sau:
Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng của thai nhi: thường được dùng trị bệnh đi ngoài do tả, kiết lỵ, nhiễm E.coli, các nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu bà bầu dùng thuốc này từ tháng thứ 7 trở đi có thể khiến thai nhi bị hỏng men răng, răng vàng xám hoặc hoen ố; Nhóm quinolon gây sụn, khớp: Là nhóm kháng sinh phổ rộng nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đặc biệt tại hệ tiết niệu, sinh dục. Tuy nhiên nguy cơ rối loạn hệ xương khớp ở trẻ em tăng lên khi mẹ sử dụng nhóm thuốc này. Hệ xương, sụn kém phát triển, nặng hơn gây đứt gân gót. Nhóm aminoglycosid gây suy thận và điếc vĩnh viễn: thường dùng điều trị nhiễm trùng ổ bụng, tai – mũi – họng, màng não và viêm phổi. Thuốc cũng có ở dạng nhỏ mắt. Nếu mẹ dùng thuốc này trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ tổn thương thận và thính giác của thai nhi (gây điếc không hồi phục); Biseptol gây thiếu máu thai kỳ nặng: là kháng sinh phổ rộng, điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa như: tiêu chảy nặng, ngộ độc thực phẩm, nhiễm E.coli,… Không nên dùng thuốc này cho bà bầu bởi gây thiếu máu nặng, thai nhi thiếu dinh dưỡng; Ketoconazol: Mới đây FDA đã cảnh báo mẹ dùng ketoconazol liều cao (400 – 800mg/ngày) trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ gây khuyết tật bẩm sinh. Ví dụ như tật đầu ngắn, sứt môi, hở hàm ếch, xương sườn mỏng, bệnh tim bẩm sinh,… Do đó không nên sử dụng cho bà bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài các nhóm kháng sinh trên, một số nhóm thuốc khác như thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu, chống ung thư, dẫn xuất vitamin A liều cao,… cũng gây dị tật bẩm sinh. Do đó mẹ cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Kinh nghiệm sử dụng kháng sinh an toàn dành cho mẹ bầu
Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể sử dụng một số nhóm thuốc kháng sinh trong trường hợp thực sự cần thiết. Để đảm bảo an toàn, chị em cần tuân thủ theo nguyên tắc sau đây khi muốn dùng thuốc:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không nên sử dụng mọi loại thuốc. Bên cạnh đó trong giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tính từ khi rụng trứng tới khi có kinh trở lại, các mẹ cần tránh sử dụng thuốc. Bởi đây là giai đoạn có khả năng thụ thai cao. Một số loại thuốc có thể tích lũy, đào thải chậm nên lưu lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi. Trong những tháng sau, mẹ cũng nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc. Thay vào đó mẹ hãy chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Ví dụ như massage, thư giãn khi bị đau đầu thay vì dùng thuốc giảm đau. Hoặc uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả thay vì dùng thuốc nhuận tràng khi táo bón. Với những loại thuốc an toàn với bà bầu, các mẹ tốt nhất vẫn nên hạn chế dùng. Trong trường hợp bắt buộc cần dùng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc đúng theo chỉ định. Bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ mức độ ảnh hưởng của thuốc tới bào thai. Từ đó đưa ra liều dùng thấp nhất có hiệu quả, sử dụng trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tối đa tác hại của thuốc đối với thai nhi. Nếu mẹ đã lỡ uống thuốc kháng sinh trong 1 tuần, 2 tuần của thai kỳ mà không biết, các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi định kỳ. Để có thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn giúp mẹ hạn chế việc sử dụng thuốc trong thai kỳ, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học,
Để củng cố sức đề kháng và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, bà bầu nên bổ sung thêm đa dang các thực phẩm như rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn. Những loại thực phẩm này vừa có lợi cho sức đề kháng vừa giúp hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần kết hợp bổ sung dưỡng chất qua bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu, DHA, acid folic,… giúp mẹ có một thai kỳ đầy đủ dưỡng chất.
Bài viết này đã giúp mẹ biết được “Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?” rồi. Bên cạnh đó, bà bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
0 notes
Bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không?
Lá mơ là thực phẩm khá phổ biến trong thực đơn của các gia đình. Lá mơ được biết đến như một loại thảo dược có thể phòng và chữa trị nhiều loại bệnh. Nhưng bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ được không và có ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu
Bầu 3 tháng đầu có ăn được lá mơ không?
Theo các chuyên gia, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể thêm lá mơ vào thực đơn ăn uống trong giai đoạn này. Lá mơ giàu các dưỡng chất tốt cho mẹ và thai nhi như beta-caroten, vitamin C, lượng lớn axit amin như histidin, lysin, tyrosin, tryptophan, phenylalanin,… có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn lá mơ có thể mang lại những lợi ích nổi bật như: tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, trị đau dạ dày và trị bệnh kiết lỵ. Lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp ức chế các loại ký sinh trùng, vi khuẩn trong đường ruột. Vì thế, bổ sung lá mơ trong bữa ăn khi có các biểu hiện như sôi bụng, đầy bụng, ăn uống khó tiêu sẽ giúp mẹ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm: dha có uống chung với sữa được không
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn rau gì tốt cho thai nhi?
Bà bầu nên tập trung vào việc ăn các loại rau củ và lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi như:
Măng tây: Măng tây là nguồn axit folic tốt cho bà bầu 3 tháng đầu và nhiều loại vitamin khác. Măng tây xào thịt bò là món ăn vô cùng thơm ngon và góp mặt trong nhiều thực đơn cho bà bầu kén ăn. Rau mồng tơi: Bà bầu ăn rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể các loại vitamin khác như vitamin B, photpho, canxi, đồng, kẽm và magie tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Bông cải xanh: Bông cải xanh cung cấp sắt và axit folic quan trọngvà có thể được sử dụng trong nhiều món ăn, bao gồm luộc, xào, hoặc nấu canh. Đậu bắp: Đậu bắp là một nguồn axit folic lớn giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả. Mẹ bầu có thể ăn đậu bắp luộc hoặc xào thịt cũng rất ngon. Cải bó xôi: Cải bó xôi là một loại rau giàu axit folic và sắt. Cùng với đó là lượng chất xơ dồi dào giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng. Cải bó xôi có thể được ăn luộc hoặc xào với các nguyên liệu khác. Rau dền: Rau dền là một lựa chọn tốt cho các món canh và có thể giúp làm dịu tình trạng ốm nghén. Cà chua: Cà chua cung cấp axit nicotinic, vitamin A, và nhiều dưỡng chất khác. Mẹ bầu có thể ăn sống hoặc thêm vào nhiều món ăn như món canh, món sốt.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu
Loại rau bà bầu không nên ăn trong thai kỳ
Mặc dù rau củ được xem là một phần không thể thiếu của một chế độ ăn đầy đủ, nhưng có một số loại rau bà bầu cần tránh hoặc hạn chế để đảm bảo an toàn cho thai kỳ:
Rau ngót: Rau ngót có chứa hàm lượng Papaverin cao, có khả năng kích thích cơ trơn tử cung co thắt mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Rau răm: Rau răm cũng chứa các thành phần có khả năng kích thích co bóp tử cung mạnh, gây ra những vấn đề tiềm ẩn cho thai kỳ. Tính nóng của rau răm còn có thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, cảm giác nóng trong cơ thể hoặc dẫn đến mất máu nếu mẹ tiêu thụ quá nhiều. Rau ngải cứu: Ngải cứu chứa chất Methanol. Nếu mẹ bầu tiêu thụ 80 – 150mg/ngày, có thể tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Rau sam: Tính hàn của rau sam có thể gây kích thích mạnh tới cơ tử cung, làm tăng nguy cơ chảy máu tử cung trong thai kỳ.
Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất trong đó bổ sung sắt cho bà bầu là việc làm vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên kết hợp ăn thực phẩm giàu sắt và uống viên bổ sung sắt uy tín, chất lượng cao, với liều lượng phù hợp để đáp ứng nhu cầu vi chất của cơ thể.
Xem thêm: 3 tháng đầu không uống sắt có sao không
Hy vọng qua trên đã có thể giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc về Bầu 3 tháng đầu có được ăn lá mơ không. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại sự bổ ích cho mẹ trong thời gian thai kỳ.
0 notes
dinhthang · 4 months
Text
Mind Map 44 - KINH TRUNG BỘ - 22. Kinh Ví dụ con rắn (Alagaddùpama sutta)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
(Pháp khéo giảng)
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng… được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng… được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên. Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Vietnam #daobut #kinhtrungbo
0 notes
tenhaychotre · 6 months
Link
0 notes
spachamsocbauhanoi · 9 months
Text
Phụ nữ sau sinh ăn củ sắn dây được không?
Sắn dây là một thức uống lành tính, thanh nhiệt, giải độc được rất nhiều mẹ bỉm ưa thích. Tuy nhiên, mẹ vẫn băn khoăn sau sinh ăn củsắn dây được không bởi đây là lúc cơ thể mẹ nhạy cảm nhất. Đừng lo mẹ nhé, bởi sau đây sắt bà bầu sẽ giúp mẹ đi tìm câu trả lời ngay thôi!
Xem thêm: nên uống sắt dạng nước hay dạng viên
Thành phần dinh dưỡng trong củ sắn dây
Theo đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính mát, thường được dùng để giải cảm, chữa nóng trong người, đau đầu, kiết lỵ, sốt cao, khát nước,… Loại củ này được trồng nhiều ở nước ta do dễ trồng, sức sống cao.
Giá trị dinh dưỡng có trong củ sắn dây không cao như các thực phẩm khác như khoai, ngô,… Tuy nhiên trong nó lại chứa nhiều hợp chất quan trọng đối với cơ thể mà ít có loại thực phẩm nào có được. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong củ sắn dây gồm: calo, cacbohydrat, tinh bột, chất xơ, canxi, photpho, vitamin C,… và một số hợp chất quan trọng như saponin, isoflavonoid, lipid,…
Nếu ăn đúng cách thì củ sắn dây có thể mang lại những lợi ích sức khỏe sau đây:
Trị táo bón hiệu quả: Hàm lượng chất xơ cao trong củ sắn dây có thể giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Chữa cảm nắng, đau đầu: Củ sắn dây vốn có tính mát, nên khi sử dụng có thể giảm đau đầu, giảm tình trạng say nắng hiệu quả. Chứa các chất giải độc cho cơ thể: Trong củ sắn dây có chứa một vài chất có tác dụng chống độc, chống oxy hóa cho cơ thể như saponin, phylate, tanin,… Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều những chất này có thể cản trở hấp thu vitamin và khoáng chất. Điều trị mẩm ngứa, mụn nhọt: Củ sắn dây có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên giúp hạn chế mẩn ngứa và mụn nhọt trên da, giúp cơ thể thanh mát, ngừa nóng trong.
Xem thêm: nên uống canxi dạng viên hay nước
Phụ nữ sau sinh ăn củ sắn dây được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh có thể ăn củ sắn dây bởi trong loại củ này không có chứa độc tố HCN như sắn hay khoai mì. Mẹ có thể ăn củ sắn dây luộc, xào hoặc nấu canh giúp bổ sung dưỡng chất có trong loại củ này cho mẹ sau sinh.
Mặc dù tốt là vậy nhưng mẹ sau khi sinh ăn củ sắn dây cũng cần lưu ý:
Lựa chọn củ sắn dây tươi: Mẹ hãy ưu tiên chọn những củ sắn dây có vỏ mịn, không có vết thâm, mục hay dấu hiệu của hỏng hóc. Vỏ ngoài của sắn dây nên có màu sáng và không bị nứt gãy. Rửa sạch: Trước khi sử dụng, mẹ cần nhớ rửa củ sắn dây kỹ dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và tạp chất có thể tồn tại trên bề mặt. Gọt vỏ: Mẹ có thể gọt lớp vỏ ngoài của sắn dây bằng dao sắc hoặc sử dụng bàn chải để chà bỏ lớp vỏ cứng và bẩn. Chế biến nhiệt: Để đảm bảo an toàn thực phẩm, mẹ nên chế biến củ sắn dây bằng phương pháp nấu chín, hấp hoặc nướng. Sắn dây chín hoàn toàn trước khi tiêu thụ sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Lưu trữ đúng cách: Nếu mẹ muốn lưu trữ củ sắn dây sau khi đã gọt vỏ, mẹ có thể bảo quản nó trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon và tránh sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên để có thể đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cho cơ thể, mẹ không thể bỏ qua việc xây dựng chế độ dinh dưỡng sau sinh khoa học và cân đối kết hợp cùng với viên uống bổ sung vi chất sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh giúp sức khỏe của mẹ mau chóng hồi phục và sữa mẹ thêm dồi dào dưỡng chất cho bé bú.
Bài viết này đã giải đáp cho mẹ thắc mắc “Sau sinh ăn củ sắn dây được không?” rồi. Chúc mẹ sau sinh nhanh chóng hồi phục và có nguồn sữa dồi dào cho bé bú!
0 notes
thittraugacbep · 11 months
Text
Cách sử dụng và tác dụng của củ tam thất
Củ tam thất là 1 trong những loại thảo dược thường được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, từ đơn giản tới phức tạp. Vậy đâu là những tác dụng phổ biến của tam thất với sức khỏe?
Tumblr media
Củ tam thất có tác dung tốt cho sức khỏe của mọi người
1. Tam thất là gì?
Tam thất là 1 loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát, thường mọc ở trên những vùng núi cao từ 1.500m. Vì vậy, ở Việt Nam, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu… là những nơi xuất hiện nhiều tam thất nhất.
Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.
https://www.youtube.com/embed/m3AGW40WOd8?si=8NDXit8UXAouMo34 Tam thất uống có tác dụng gì?
Theo hóa học, trong rễ cây tam thất bắc chứa nhiều các nhóm thành phần hóa học, như saponin (4,42–12%), ginsenosid như Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1 và glucoginsenosid.
Trong rễ cây tam thất có tinh dầu (trong đó có α-guaien, β-guaien và octadecan). Ngoài ra còn có chứa flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A), muối vô cơ. Có axit amin và các nguyên tố như Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin là arasaponin A, arasaponin B…
Còn theo Đông y học cổ truyền, tam thất vị ngọt, hơi đắng, có tính ấm, vì vậy rất hiệu quả để cầm máu, giảm đau, giảm sưng tấy, triệu chứng hoa mắt chóng mặt sau khi sinh,…
2. Tam thất uống có tác dụng gì?
Tumblr media
Củ tam thường được sử dụng trong đông y và tây y
2.1 Trong y học hiện đại
Theo y học hiện đại, uống tam thất đem lại những hiệu quả lớn có thể kể đến như:
 – Tăng sức khỏe giúp cơ thể khỏe mạnh  – Dịch trong rễ, thân, lá của tam thất giúp cầm máu, giảm đau rõ rệt  – Tiêu máu ứ xảy ra do bị chấn thương, va đập gây bầm tím ở phần mềm  – Giãn mạch ngoại biên mà không gây ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương  – Điều hòa hệ thống miễn dịch, kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ  – Trong dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, từ đó giúp kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng, stress  – Tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim  – Tránh hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu  – Chống oxy hóa từ đó giúp đẩy chậm quá trình lão hóa  – Panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của những tế bào gây ung thư  – Giúp kháng khuẩn và virus  – Điều trị cho người hay bị ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.
2.2 Trong đông y học
Trong Đông y, đặc tính của tam thất có tác dụng:
 – Cầm máu, giảm đau
 – Để chữa các chứng bệnh như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai…  – Đại tiện ra máu, bị kiết lỵ phân có máu  – Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ  – Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ  – Chướng hoặc đau bụng  – Tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do viêm tấy sưng nề…  – Tam thất có thể được xay ra làm bột  – Tam thất có thể được xay ra làm bột dùng làm thuốc
Tumblr media
Nghiền ra thành bột tam thất sẽ dễ sử dung hơn
3. Cách chế biến tam thất phổ biến hiện nay
Theo dược học cổ truyền, thảo dược tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách chế biến sẽ có những công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:
 – Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.  – Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,…
Dùng chín: Có 2 cách chế biến
 – Cách 1: Rửa sạch rễ, lá, thân tam thất, ủ rượu cho mềm, sau đó thái mỏng, sao qua chảo nóng, nghiền thành bột.  – Cách 2: Rửa sạch, thái mỏng tam thất rồi sao lên với dầu thực vật cho đến khi rễ tam thất chuyển thành màu vàng nhạt rồi đem nghiền thành bột. Cách này thường dùng với mục đích để bồi bổ cho những người bị suy nhược, khí huyết kém. Liều dùng tam thất thông thường, mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 5 – 10g, uống bột từ 1,5 – 3,5g, dùng ngoài không kể liều lượng.
4. Lưu ý khi sử dụng tam thất
Những người thân nhiệt cao hơn bình thường nếu sử dụng tam thất trong thời gian dài có thể bị mẫn cảm gây mọc mụn, dị ứng, ngứa ngáy,…
Đối với trẻ em cần thận trọng khi cho uống tam thất. Bởi trong thành phần của tam thất có thể gây ra tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng, vì vậy nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định dùng tâm thất cho mọi lứa tuổi.
Mặc dù tam thất mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chúng ta không nên tự ý sử dụng. Việc dùng không đúng mục đích và liều lượng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. để đặt hàng liên hệ lại với Ẩm Thực Tây Bắc số điện thoại : 0362257369 – 0946451190 
0 notes
thptngothinham · 2 months
Text
[Văn mẫu 7] Những bài văn nghị luận hay tuyển chọn bàn về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống.      Nghị luận về đức tính giản dị - Sưu tầm tuyển tập 5+ bài văn mẫu hay nghị luận bàn về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống con người. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. *** Dàn ý tham khảo: 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết của đức tính giản dị trong cuộc sống. 2. Thân bài: - Giải thích: Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương. - Biểu hiện của đức tính giản dị: + Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng. + Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm. + Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang. - Dẫn chứng: Bác Hồ,... - Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối. - Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. - Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái. - Phản biện: + Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại. + Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất. 3. Kết bài: - Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống. Có thể bạn cũng quan tâm: Nghị luận xã hội về mối quan hệ giữa tài và đức Top 5+ bài văn nghị luận về đức tính giản dị hay nhất Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 1: Xã hội là một môi trường để con người rèn luyện các đức tính tốt đẹp. Trong đó đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng. Vậy giản dị là gì? Trong cuộc sống thì mỗi con người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống. Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp, là một cách sống tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân, điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó là những điều kiện mà khả năng chúng ta làm được. Trong cuộc sống ta luôn khiêm nhường hòa đồng với mọi người về phong cách sống và lối sống, không kiêu ngạo, bon chen hay tỵ nạnh, sống xa hoa đua đòi những thứ vật chất vô nghĩa. Lối sống giản dị là không nghĩ nhiều cho bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết. Trong cuộc đời vẫn còn những người còn đang có những cuộc sống rất khó khăn, có người không có đủ cơm no áo ấm. Vì vậy trong chi tiêu chúng ta cần phải biết tính toán sao cho không rơi vào cảnh thiếu thốn và sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Có người nói cái giản dị tiết kiệm ấy chỉ có thể là của giai cấp công nhân nhưng thật ra không phải thế. Không phải chỉ những giai cấp bần cùng của xã hội mới phải tôi luyện đức tính này mà tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều phải rèn luyện nó. Nhưng ta cũng thấy rằng không phải cứ lộng lẫy xa hoa là xa hoa và kiết kiệm là giản dị. Ta cũng thấy rằng trong cuộc sống rất nhiều lúc ta không thể giản dị được. Ví như khi ta được tham dự các bữa tiệc quốc tế thì không thể ăn mặc giản dị được. Tuy nước ta còn nghèo còn nhiều hạn chế thế nhưng khi tham dự tiệc hay lễ hội quốc tế ta cũng cần phải ăn mặc cho đúng cách. Và không phải cứ tiết kiệm là giản dị. Chắc chúng ta vẫn chứa quên câu chuyện về một anh chàng có tính hà tiện. Khi đi thuyền trên sông anh tiết kiệm đủ đường rồi cuối cùng ngã xuống sông. Để cầu cứu người khác giúp đỡ anh đã mặc cả số tiền mà anh sẽ cho họ. Và chính sự tiết kiệm ấy đã khiến cho anh mất mạng bởi chẳng ai hà tiện đến mức mặc cả sự sống của mình. Nếu chúng ta quá tiết kiệm thì sẽ trở thành hà tiện và đó không được coi là giản dị. Nhưng theo
quan điểm của tôi, sống giản dị không phải là lối sống theo kiểu lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu do ai đó đặt ra. Bạn cũng như mọi người, không phải cứ nhốt mình vào một cái khuôn để rồi làm theo nó như một chú rô bốt. Trong khi chúng ta là con người, có cảm xúc và biết suy nghĩ cần làm gì và nên làm gì để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cũng như mọi cái trong tự nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ từ. Mỗi chúng ta, đầu tiên phải giản dị ở cách ăn mặc. Bởi cái đập vào mắt của người đối diện bao giờ cũng là cách ăn mặc. Tiếp đến là lời nói, tác phong làm việc và mọi quan hệ xung quanh. Giản dị phải bắt nguồn từ tấm lòng, từ lối sống quen thuộc của mình mà ra. Không nên giản dị theo cách giả tạo để rồi chỉ để lại một chút gì đó thoáng qua và vội bay đi khi nó chưa kịp đọng lại. Có rất nhiểu tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học tập về đức tính giản dị. Đầu tiên ta phải kể đến Bác Hồ đức tính giản dị của Bác được cả thế giới ngợi ca và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Đó là những đức tính của Bác mà ta khó tìm được một người như thế. Đó còn là một tỷ phú mang tên Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Dù điều kiện nhưng ông cũng không bao giờ sống trong một cuộc sống xa hoa hào nhoáng mà rất bình thường khiến ta cảm thấy rất khâm phục. Đó là những tấm gương về lối sống giản dị không xa hoa mà chúng ta rất cần phải học tập tôi luyện. Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Có những bạn mặc váy ngắn đi chùa, không mặc đồng phục khi đi học theo quy định của nhà trường vì chê “vừa xấu, vừa nóng, vừa nhà quê”… Như vậy là không nên. Giản dị giúp mỗi con người đẹp hơn, thanh thoát hơn, tích lũy được của cải làm giàu cho xã hội, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, thân ái. Xây dựng lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mọi người. Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 2: Cuộc sống chúng ta có rất nhiều những điều quan trọng và nó tạo dựng nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, trong đó cuộc sống của chúng ta cần rất nhiều những điều cần thiết và một trong số đó phẩm chất đạo đức của con người là những điều đáng được quan tâm đặc biệt là đức tính giản dị. Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Đức tính giản dị đó là luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông bạch và luôn luôn biết khiêm nhường không khoe khoang. Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho nhiều người, những điều đó để lại cho chúng ta nhiều kinh
nghiệm và bài học quý báu, những truyền thống đó luôn luôn được lưu giữ và trải nghiệm một cách thực tế và có nhiều ý nghĩa nhất. Giản dị là một đức tính quan trọng, nó có ý nghĩa góp phần làm nên một con người giàu tình yêu thương và nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể thấy đức tính giản dị là một phẩm chất vô cùng đáng khen ngợi. Và từ xưa đến nay chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói 5 điều mà Bác đúc kết thành 5 điều Bác Hồ dạy, những ý nghĩa đó tác động mạnh mẽ và vang vọng, có nhiều suy nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống của chúng ta, những hình ảnh đó có tác động mạnh mẽ và nó vang vọng trong tâm hồn của mỗi người. Đức tính giản dị dạy con người chúng ta biết khiêm tốn, kiêm nhường và làm nên những điều có ý nghĩa, giá trị cho chính cuộc sống của mình, những điều đó có tác động mạnh mẽ và to lớn đối với cuộc sống cũng như đời thường của chúng ta. Học hỏi và phát huy được đức tính giản dị chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời của mình có nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống ngập tràn sự sống mà nó còn đem lại được những ý nghĩa mạnh mẽ khi cuộc sống có nhiều điều vô cùng phức tạp, chính vì vậy nên giản dị, khiêm nhường để học hỏi và phát huy được nhiều kinh nghiệm sống cho chính cuộc sống của mình. Những điều trên không chỉ để lại cho con người những nỗi nhớ thương mạnh mẽ, nó còn vang vọng và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn từ cuộc sống, giá trị của nó để lại cho nhân loại là vô cùng to lớn, nó thúc đẩy cuộc đời của chúng ta, biết giản dị là đang biết làm nên những điều có ý nghĩa. Sống một cuộc đời có ý nghĩa, nó vang vọng mà đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cho chính cuộc sống của mình, luôn luôn giản dị yêu đời và lạc quan đó là những điều to lớn và quan trọng nhất. Mọi niềm tin và sự yêu thương đã làm cho chúng ta những điều có ý nghĩa và bài học có nhiều giá trị sống mạnh mẽ và to lớn nhất, cuộc đời của chúng ta sẽ ngày càng được nở rộ và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, chính những điều đó để lại những nỗi nhớ thương sâu sắc cho cuộc đời của mỗi con người. Luôn biết giản dị đó là điều đem lại được ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ và có tác động cao cả đến cuộc đời của mỗi con người, giá trị sống của nó cũng để chúng ta cảm thấy thấu hiểu và hiểu được giá trị của cuộc đời và ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình. Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết sống giản dị, tiết kiệm và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh, những điều đó làm nên một cuộc sống nhiều ý nghĩa và đậm đà lòng tin đối với tất cả mọi người xung quanh, trong cuộc sống chúng ta đã thấy rất nhiều người cho dù có rất nhiều tiền bạc, và danh vọng lớn, nhưng họ không bao giờ khoa trương mà vô cùng giản dị, luôn biết yêu thương và luôn có những điều có giá trị và ý nghĩa nhất đối với chính họ, cảm xúc đó đang ngày càng dâng trào và làm nên những niềm tin to lớn đối với tất cả con người hôm nay và mai sau. Những cảm xúc đó đang dần lan tỏa trong cuộc sống này, nó vang vọng và để lại nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả mọi người, giá trị đó không chỉ làm nên sự sống mãnh liệt mà nó còn có ý nghĩa tạo dựng nên sự sống và những tác phong cần thiết đối với tất cả con người. Giản dị giúp chúng ta có nhiều thứ có ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình, những điều đó đem lại một niềm tin và sự sống và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống giàu ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn, sự sống của chúng ta đều được vun đắp từ những điều giản dị, không cầu kì trang trọng và hoa mĩ, sống một cuộc sống an nhàn và bình dị. Như chúng ta đều thấy chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, một người sống và ăn mặc vô cùng giản dị, trong những bộ trang phục tàn di và những cách sống vô cùng bình dị, mang lại cho Người cảm giác thoải mái và hạnh phúc nhất. Một người có rất nhiều quyền nhưng không bao giờ nghĩ tới lợi ích của mình, mà luôn luôn nghĩ tới lợi ích
của người khác, những điều đó đem lại cho chúng ta những sự sống lớn và một tấm gương vô cùng có ý nghĩa đối với sự nghiệp và tầm quan trọng của cuộc sống này. Giá trị đó để lại một ý nghĩa quan trọng nhưng cũng vô cùng bình dị đối với tất cả con người, những niềm tin và sự yêu thương đó để lại cho chúng ta nhiều cuộc sống có giá trị và mang tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp và lối sống của chính mình. Bên cạnh những con người luôn có sự giản dị, sống chan hòa thì lại có nhiều người thích khoe khoang phô trương lên, và làm nên những điều cầu kì. Điều đó thực sự gây ra nhiều sự phiền toái và phức tạp cho mọi người, làm cho cuộc sống của họ có nhiều điều cầu kì và văn hoa. Nghị luận về ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người Bàn về đức tính giản dị - Mẫu 3: Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu. Đức tính giản dị đó là một phẩm chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn, xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người. Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác. Sống giản dị không có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm  cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được. Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn giản theo một mạch sống riêng. Như xưa Bác Hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời Bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của Bác, từ việc Bác sinh hoạt đến những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng Bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, Bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách Bác ứng xử với mọi người xung quanh, từ những bộ trang phục đó, Bác luôn sống hết mình với dân tộc, hòa nhập với nhân dân, Bác còn sống chung với cả những chú bộ đội, hết mình chia sẻ và động viên những hoàn cảnh khó khăn. Bác là một tấm gương sáng, phải nói rằng Bác là một người có tấm lòng nhân hậu, trong sáng và một người có đức tính giản dị. Bác luôn luôn biết lo cho dân tộc Việt Nam, Bác không ăn mặc những bộ đồ sang trọng vì Bác nghĩ đến lợi ích của nhân dân, một người luôn luôn biết lo cho dân tộc, biết sống
và quý trọng tất cả mọi người, Bác là một tấm gương, một vị lãnh tụ mà cả dân tộc Việt Nam phải học hỏi. Đức tính giản dị nó nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ. Nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất đáng chê trách, và phê phán. Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại. Mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của Bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện cho mình đức tính giản dị, có như vậy chúng ta mới cảm thấy cuộc sống của mình chứa chan nhiều điều có giá trị. Sự cần thiết của đức tính giản dị - Mẫu 4: Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt. Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người. Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết. Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng. Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình. Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt. Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.
Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bật. Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân. Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được. Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo. Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích cực. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi, tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp ta biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc, trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống. Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người. Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa. Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa hợp với đất trời. Lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình. Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần. Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách. Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần.
Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất. Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người. » Tuyển tập văn nghị luận hay bàn về tính trung thực của con người Sự cần thiết của đức tính giản dị - Mẫu 5: Giản dị là một nét đẹp phẩm chất cao quý, là truyền thống từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Đức tính giản dị luôn được trân trọng, đề cao, được ông cha ta đúc kết và truyền đạt lại cho con cháu từ xưa đến nay. Vì thế, những bài học đạo đức đầu tiên của con người là lối sống giản dị, lối sống ấy góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp của con người. Đức tính giản dị là một phẩm chất của con người, là một thái độ sống bình dị, không xa hoa, lãng phí. Giản dị phải từ lối sống, cách ăn mặc, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Đức tính giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích. Xưa kia khi đất nước vẫn chưa phát triển, giản dị giúp cho con người tiết kiệm được tiền bạc, tránh chi tiêu vào những thứ không cần thiết để lo cho cuộc sống của gia đình. Ngày nay, xã hội phát triển, nhu cầu và điều kiện sống của con người ở mức cao hơn nhưng đức tính đó vẫn không hề bị mất đi mà thay vào đó, nó luôn luôn được đề cao, trở thành chuẩn mực sống cho tất cả mọi người trong xã hội. Sống giản dị không phải là sống ki bo bủn xỉn, tiết kiệm quá mức. Giản dị ở đây được hiểu là không phô trương khoe mẽ, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí mà ăn tiêu sử dụng sao cho phù hợp. Ăn uống giản dị là ăn uống đa dạng, đủ chất mà không hề tốn kém. Mặc giản dị là mặc đủ ấm, đủ lịch sự, không phô trương, không lôi thôi lếch thếch. Sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện và hoàn thiện bản thân hơn. Đức tính giản dị là mục tiêu hướng tới của tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ, không phân biệt già trẻ gái trai. Lối sống giản dị từ xưa đến nay đã trở thành một nền tảng để bắt đầu những lối sống tốt khác: sống khỏe, sống đẹp và sống có ích. Sống giản dị không phải là hưởng thụ mà là làm cho mọi thứ, từ cách ăn uống, ăn mặc, sinh hoạt, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn. Giản dị là không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, không khoe mẽ. Sống giản dị mang lại cho ta nhiều lợi ích bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử với con người và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được. Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng bởi cách sống của họ gần gũi, hòa đồng và thân thiện với mọi người. Cách sống của họ đơn giản không phô trương khoe khoang dù cho họ có giàu sang đến đâu. Thế nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì rắc rối những vẫn giữ được sự chu đáo toàn vẹn chứ không hề qua loa mặc kệ. Bác Hồ là bậc vĩ nhân luôn được tôn vinh trên toàn thế giới thế nhưng Người lúc nào cũng có một cuộc sống giản dị. Mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời Bác vẫn luôn luôn sống giản dị, từ việc bác sinh hoạt ăn uống đến những bộ trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo ka ki, tất cả chỉ là những bộ trang phục đơn giản. Đó là một phẩm chất rất cao quý trong con người của Bác, vì thế mà Bác lại được tất cả mọi người quý mến, ngay cả kẻ thù của dân tộc cũng phải ngả mũ kính phục. Dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, Bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc, cách sống của Bác chẳng khác bao nhiêu so với dân ta thời bấy giờ. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách Bác ứng xử với mọi người xung quanh, Bác luôn làm việc và cống hiến hết mình cho dân tộc, hòa nhập với nhân dân, Bác còn sống
chung với cả những chú bộ đội, yêu thương tất cả con dân, tự mình chia sẻ và động viên đồng đội đồng bào trước tình hình đất nước còn đang chiến loạn. Đức tính giản dị được thể hiện qua cách ứng xử, lối sống của một con người. Nhiều người có danh vọng và địa vị rất cao trong xã hội nhưng trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng; trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, điều đó không làm mất đi giá trị của họ mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ. Thế nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang. Ta thường thấy những người như thế ở giới trẻ khi mà hiểu biết của họ vẫn còn nông cạn, không hiểu thế nào là giá trị của cuộc sống, của đồng tiền, của đức tính giản dị. Họ hàng ngày sống xa hoa đua đòi dù điều kiện vật chất có hay không. Họ muốn thể hiện mình là con người sành điệu, muốn mọi người ngưỡng mộ nhưng thực chất họ lại bị người đời khinh thường vì thói xa hoa kệch cỡm vô nghĩa ấy. Những trường hợp ấy rất đáng bị lên án, phê phán. Mỗi chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình ngay từ bây giờ. Việc chúng ta cần làm trước tiên là thực hiện lời dạy của Bác, sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết đâu là ưu nhược điểm để thay đổi bản thân theo hướng tốt hơn. Ta cần phải sống sao cho đức tính giản dị trở thành một phẩm chất của ta, mang lại ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người. Sưu tầm và tuyển chọn Văn mẫu lớp 7 hay nhất / THPT Ngô Thì Nhậm
0 notes
tintucsuckhoecom · 2 months
Link
0 notes
latamnguoidao · 1 year
Text
Lá tắm người Dao Đỏ: nguồn gốc, thành phần, công dụng
Tumblr media
Lá tắm người Dao Đỏ giờ đây không chỉ là bài thuốc riêng của người Dao. Loại thuốc này đang ngày càng phổ biến và được khách du lịch quan tâm khi đến Sapa nghỉ dưỡng. Vậy cụ thể lá tắm của người Dao có thành phần ra sao và công dụng thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu!
Nguồn gốc bài thuốc lá tắm người Dao
  Lá tắm người Dao Đỏ bắt nguồn từ những người Dao Đỏ sống ở khu vực Tả Phìn, Sa Pa. Đây là bản nhỏ ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam, nơi cư trú của đại đa số dân tộc Dao Đỏ với bài thuốc quý. Phụ nữ cũng như người già hay trẻ nhỏ tại đây đều khỏe mạnh quanh năm, lý do là vì họ biết áp dụng bài thuốc lá tắm từ những nguyên liệu thiên nhiên quý hiếm.  Được biết, chỉ với việc sử dụng lá tắm này liên tục vài ngày, phụ nữ sau sinh đã có thể khỏe mạnh và làm việc ngay. Bài thuốc lá tắm với các thảo mộc từ rừng sâu trước đây chỉ được người Dao Đỏ sử dụng trong nhà, nhưng hiện loại thuốc tắm này được quảng bá rộng rãi cho khách du lịch đến từ khắp mọi nơi. 
Tumblr media
Người Dao Đỏ lên rừng hái lá thuốc
Thành phần của lá tắm
  Lá tắm người Dao Đỏ có nguồn gốc từ thiên nhiên, với thành phần hơn 120 loại thảo mộc. Một vài trong số đó là tằng hạp, dào mía, càm chậu, sình pầu, puồng lậu, … Ngoài ra, mỗi gói thuốc lá tắm đều có những vị thuốc nhất định cụ thể như sau:  - Cây cơm cháy: Loại cây này có tính ấm, vị chua, dùng để khử phong, chữa đau thấp khớp, chữa phù do viêm hay kiết lỵ, chữa viêm khí quản, mụn nhọt,... - Cây hoa ông lão: Rễ cây hoa ông lão có tác dụng chữa đau lưng, phù thũng, giảm bệnh khó tiêu, đau răng, phù thũng. - Cây chùa dù: Cây chù dù được dùng chữa cảm cúm, trị bệnh ho, sốt, dùng để hãm lấy nước uống hoặc sắc lấy thuốc, hoặc dùng tinh dầu xoa bóp. - Cây màng tang: Loại cây này có vị đắng, cay, ấm, mùi sả, có tác dụng trị phong hàn, xoa dịu cơn đau thấp khớp, trị bệnh nhức đầu và đau dạ dày, chữa bệnh đầy hơi, sản hậu, kinh nguyệt không đều, phong thấp,... - Cây liên đằng hoa nhỏ: Tác dụng trị bệnh ngoài da như rôm sảy, hắc lào, mụn nhọt, điều trị nhiệt lỵ, bệnh sốt, hỗ trợ tăng tuổi thọ.
Tumblr media
Cây cơm cháy trong bài thuốc bí truyền của người Dao Đỏ
Tumblr media
Cây màng tang trong bài thuốc của người Dao Đỏ
Quy trình chế biến thuốc
  Hiện nay,  lá tắm người Dao Đỏ được chế biến và sử dụng ở nhiều hình thức khác nhau, cụ thể bao gồm: Lá thuốc tươi: người dân hái thảo mộc trong rừng sâu và đem về rửa rồi đun sôi để lấy nước tắm hoặc ngâm mình. Tuy nhiên, hình thức này chỉ có thể áp dụng tại chỗ. Lá thuốc sấy khô: quy trình chế biến lá thuốc sấy khô cũng khá đơn giản. Sau khi hái lá thuốc mang về, người Dao Đỏ tiến hành cắt nhỏ cây thuốc tươi và đem sao khô/ phơi khô. Khi có thành phẩm, họ đóng thành từng gói nhỏ và bày bán.  Nước thuốc cô đặc: nếu không muốn dùng lá thuốc sấy khô thì du khách có thể mua nước thuốc cô đặc được bày bán đa dạng tại nhiều điểm du lịch ở Tả Phìn. Những lá cây thuốc được hái về sẽ được rửa sạch và đun sôi khoảng 3 - 4h đồng hồ để thu được nước cốt. 
Tumblr media
Quy trình đun và cô đặc nước lá tắm
Dùng cho đối tượng nào & tác dụng
  Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng lá tắm của người Dao. Đối với mỗi nhóm khách hàng, tác dụng của lá tắm cũng phát huy hiệu quả vô cùng thích hợp: - Đối tượng là trẻ em: lá tắm cho bé có tác dụng trị rôm sảy, trị bệnh vàng da, tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh cảm cúm  - Đối với phụ nữ sau sinh: lá tắm thuốc giúp hạn chế bị sản hậu, giúp cơ thể các bà mẹ thon gọn hơn, tăng khả năng hồi phục sau sinh, giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ da sáng và mịn màng, khử mùi cơ thể. - Đối với người hay uống rượu bia: bài thuốc tắm này sẽ giúp anh em bớt đau đầu, bớt mệt mỏi hay căng thẳng. - Với người già: lá tắm của người Dao giúp chữa bệnh đau đầu, đau lưng, nhức mỏi tay chân, đau xương khớp, giảm mỏi mệt, hỗ trợ thải độc.  
Cách sử dụng lá tắm người Dao Đỏ
  Khi sử dụng, với mỗi quy cách đóng gói khác nhau thì cách dùng cũng khác nhau: Dưới đây là 1 số lưu ý khi dùng lá tắm Dao Đỏ mà bạn cần lưu ý: - Nên dùng bồn tắm từ gỗ pơ-mu để có công dụng tốt nhất - Khi tắm thì không nên pha nước tắm thuốc với nước lạnh - Nếu dùng lá tươi/ lá khô: cần đun sôi khoảng 20-30 phút rồi sử dụng nước đun để tắm/ ngâm mình.  - Nếu dùng nước thuốc cô đặc: pha nước thuốc vào nước ấm theo tỷ lệ được hướng dẫn (2:98%) và chế thêm nước sôi đủ dùng để ngâm mình. - Không nên ngâm mình quá 30 phút, nhưng cũng không được tắm quá nhanh. - Tránh dùng lá thuốc này nếu cảm thấy bị đau đầu hay chóng mặt. - Nên tắm ở phòng kín gió - Không tắm lại với nước thường sau khi tắm nước thuốc.
Mua lá tắm ở đâu, quy cách đóng gói?
  Lá tắm này có thể được du khách mua trực tiếp ở Tả Phìn, hay tại thị trấn; hoặc được đặt mua online từ Tả Phìn Sapa. Một cách khác là du khách mua lá thuốc online từ các trang bán hàng như Shopee, Lazada. Hiện nay, lá thuốc sấy khô được bán với trọng lượng 1kg/ túi. Với thuốc dạng nước, khách hàng có thể mua theo chai nhỏ 500ml để sử dụng.  Liên hệ tư vấn & đặt hàng: 0842.862.686 Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về lá tắm người Dao Đỏ để tự tin mua về làm quà và sử dụng tại gia đình.  Read the full article
0 notes
Text
Văn Khấn Gia Tiên Ngày Rằm Tháng 9 Theo Văn Khấn Truyền Thống
Bên bờ các ngày lễ cổ đúng . Đặc biệt, chuẩn bị văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 9 là công việc quan trọng trong năm để gia đình có thể hiện tấm lòng mời tổ tiên về lợi lộc và nhận sự bảo hộ. 
Trong Phật giáo Nguyên thủy, ngày rằm tháng chín âm lịch chính là ngày mãn kinh mùa an cư kiết hạ (Pavārāna) của thần Tăng, đồng thời là khởi mù a dâng y Kathina trong một tháng, từ 16-9 đến 15-10 âm lịch treo năm. Ngày Tự tứ - Pavārāna là ngày thỉnh thoảng những vị tỳ khưu đồng phạm hạnh nói rõ những sai lầm, xả điểm dù thấy, nghi hoặc nghe về giới hạnh phúc của mình trước sự chứng minh của bạn Tăng để sám hấp về những lỗi đã có xảy ra.
Bên cạnh ý nghĩa là ngày Tự tứ - Pavārāna thì Rằm tháng 9 còn được coi là Ngày Vi Diệu Pháp Abhidhamma và Ngày Báo hiếu vì trong mùa an cư thứ 7, đức Phật ngự lên nhập hạ suốt 3 tháng tại cung trời Tam thập tam thiên, thuyết giảng Abhidhammapiṭaka (Tạng Vi Diệu Pháp)
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người Việt ta coi ngày Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Vọng còn có ý nghĩa "Cát tường" xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng.
Để cúng rằm tháng 9 mỗi gia chủ đều phải mua sửa lễ vật và chuẩn bị văn khấn. Thông thường lễ cúng rằm tháng 9 sẽ bao gồm: hoa quả, trầu, rượu, hoa được bài trí trên ban thờ gỗ hiện đại . Đối với văn khấn rằm tháng 9, gia chủ sử dụng văn khấn truyền thống để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, gia tiên. Mời tổ tiên về tại gia thụ hưởng lễ vật phù hợp hộ độ chậm cho con cháu.  
Như vậy, Không Gian Thơ Tâm Việt vừa chia sẻ với bạn Văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 9 theo văn khấn truyền thống. Nếu bạn muốn tham khảo thêm thông tin về các mẫu bàn thờ hiện đại , tủ thờ đẹp . Vui lòng liên hệ ngay với Không Gian Thờ Tâm Việt để được hỗ trợ. 
Xem thêm tại: https://xuongbantho.vn/van-khan-gia-tien-ram-thang-9/
#vankhangiatien #khonggianthotamviet #banthodep #tutho
Tumblr media
0 notes