#giaiquyetboithuong
Explore tagged Tumblr posts
tintuc5692 · 11 years ago
Link
(ĐTCK) Nhằm giải quyết tổn thất vụ máy bay ATR72-600 gặp nạn tại Lào, vừa qua Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) đã trao số tiền 4 triệu USD tiền bồi thường thân máy bay đợt đầu cho Hãng Hàng không quốc gia Lào (Lao Airlines).
Trước đó, ngay sau tai nạn, LVI đã tạm ứng 400.000 USD để Lao Airlines chi trả cho việc tìm kiếm, xét nghiệm ADN, vận chuyển và mai táng những nạn nhân đã thiệt mạng theo đúng các phong tục tập quán của Lào.
Ông Phạm Đức Hậu, Tổng Giám đốc LVI cho biết, chiếc máy bay ATR 72-600  gặp nạn cũng như toàn bộ số máy bay của Lao Airlines đang tham gia bảo hiểm tại LVI đã được thu xếp tái bảo hiểm, theo đúng các quy định và chuẩn mực quốc tế. LVI đã và đang nỗ lực phối hợp với công ty giám định Air Claim, hãng luật Kennedys và các bên liên quan khác tiến hành xác định, đánh giá thiệt hại, hoàn tất thủ tục pháp lý... để sớm tiến hành bồi thường một cách thỏa đáng nhất cho thân nhân những người bị tử nạn cũng như thân máy bay theo đúng các quy định của pháp luật và hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.
Ông Somphone DOUANGDARA, Tổng Giám đốc Lao Airlines cho biết, ông rất hài lòng và đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm của LVI trong việc phối hợp giải quyết bồi thường nhanh chóng vụ tai nạn. Ông Somphone cũng đề nghị gia đình các nạn nhân cùng hợp tác với Lao Airlines và các bên liên quan để cùng giải quyết vấn đề bồi thường có tình có lý.
Từ khoá: bảo hiểm lào việt gia lvi bão công ty giám định tiền bồi thường lao airlines bảo hiểm đồng bảo hiểm tái bảo hiểm tham gia bảo hiểm giải quyết bồi thường giải quyết hợp đồng bảo hiểm bồi thường bồi thường nhanh tổng giám đốc máy bay
tin tức bóng đá anh
0 notes
tintuc9-blog-blog · 11 years ago
Link
(ĐTCK) Dự kiến, trong tuần này, TAND TP. Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện đòi bồi thường tiền bảo hiểm xe ô tô giữa khách hàng Đặng Công Hiền (Tiên Du, Bắc Ninh) và Bảo hiểm Bảo Việt.
Trước đó, TAND quận Hoàn Kiếm đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Trong vụ án này, người mua bảo hiểm là ông Đinh Công Hiền đã khai báo về một vụ tai nạn xảy ra vào lúc 21h ngày 1/7/2012 do đâm vào bức tường nhà điều hành Công ty Nam Đạt chỉ 2 ngày sau khi mua bảo hiểm xe cơ giới với Bảo hiểm Bảo Việt.
Trong quá trình giải quyết bồi thường, nhà bảo hiểm nhận thấy những dấu hiệu trục lợi, khách hàng khai báo không đúng sự thật nên từ chối bồi thường. Căn cứ của nhà bảo hiểm là kết luận của Cơ quan giám định của Bộ Công an: dấu vết biến dạng, hằn, xước kim loại ở bên phải nắp máy xe ô tô của ông Đinh Công Hiền không phải hình thành do va chạm với mặt ngoài bức tường. Không chấp nhận kết quả này, ông Đinh Công Hiền đã đệ đơn khởi kiện đòi 172 triệu đồng thiệt hại do vụ tai nạn gây ra.
Khi giải quyết ở cấp sơ thẩm, tòa án đã trưng cầu giám định của Bộ Quốc phòng. Kết luận của Phòng Giám định kỹ thuật hình sự (Bộ Quốc phòng) đối với dấu vết cơ học trong vụ tai nạn cho thấy: dấu vết trên xe ô tô và dấu vết trên bức tường nhà điều hành Công ty Nam Đạt không phù hợp.
Tuy nhiên, Tòa cấp sơ thẩm nhận định cả 2 bên đương sự cùng có lỗi và chia tỷ lệ 70:30, theo đó, Bảo hiểm Bảo Việt phải bồi thường cho khách hàng 70% của giá trị thiệt hại (172 triệu đồng). Sau đó, Bảo hiểm Bảo Việt đã có đơn kháng cáo.
Điểm mấu chốt của vụ án là kết quả giám định của cả hai cơ quan là Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đều cho thấy dấu vết trên nắp máy ô tô của ông Hiền không phù hợp với dấu vết trên bức tường mà ô tô đâm vào.
Tòa cấp sơ thẩm thừa nhận kết quả giám định, tức là tai nạn không xảy ra như khách hàng khai báo, song vẫn buộc nhà bảo hiểm phải bồi thường. Trong khi đó, Bảo hiểm Bảo Việt cho rằng tai nạn không xảy ra đúng như khai báo của khách hàng và khi khách hàng khai báo sai sự thật thì nhà bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.
>>Tranh chấp bảo hiểm của Bảo Việt, những khúc mắc sau một bản án
>>Tranh chấp bồi thường Bảo hiểm Bảo Việt: Tòa chia trách nhiệm 70:30  
>>Bảo Việt đang giám định vụ cháy Diana Bắc Ninh
>>Có hay không hành vi trục lợi bảo hiểm?
>>Trục lợi bảo hiểm, DN đang "sống chung với lũ"
  Từ khoá: bảo hiểm xe bức tượng luật kinh doanh bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm giám định kết quả tai nạn bão trục lợi bồi thường bảo hiểm người mua bảo hiểm trục lợi bảo hiểm giải quyết bồi thường bồi thường từ chối bồi thường mua bảo hiểm xe nhà bảo hiểm quốc phòng mua bảo hiểm bảo hiểm bảo việt khách hàng tiền bảo hiểm bảo việt bảo hiểm đình c��ng bảo hiểm xe cơ giới
tin tức thời sự quốc tế
0 notes
tintuc9966 · 11 years ago
Text
Bảo hiểm nông nghiệp: Làm sao thoát thế "tiến thoái lưỡng nan"?
(ĐTCK) Tổng giá trị bồi thường luôn vượt xa tổng số phí trong bảo hiểm nông nghiệp.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là khi ít rủi ro thì nông dân không muốn tham gia, mà rủi ro nhiều thì DN bảo hiểm lại không dám nhận. "Cần có sự tham gia của Nhà nước, có các chính sách hỗ trợ để chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, DN bảo hiểm và người dân", đó là thông điệp nổi bật tại Hội thảo "Giải pháp cho vay nông nghiệp - nông thôn có bảo hiểm lãi suất tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)" vừa qua.
Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh
 Không thể bảo hiểm rủi ro thời tiết
Tại Hội thảo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đánh giá, tín dụng cho phát triển nông nghiệp - nông thôn của hệ thống ngân hàng đã có đóng góp quan trọng trong những thành tựu to lớn của nền sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, những thành tựu này chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, bởi những đòi hỏi khắt khe của thị trường trong quá trình hội nhập, các yêu cầu cao về kỹ thuật sản xuất, chế biến, nguồn gốc chất lượng sản phẩm.
"Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp nước ta luôn đối mặt với rủi ro và thách thức về tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh", Thống đốc nhấn mạnh.
Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực vật An Giang chia sẻ, người nông dân phải đối diện với nhiều khó khăn về vốn; nguồn cung cấp vật tư dồi dào, ổn định, giá hợp lý; đầu ra sản phẩm; khoa học công nghệ. Công ty đã hỗ trợ được hai chuỗi là cung cấp đầu vào và thu mua lúa gạo, như thực hiện hỗ trợ 962 đồng/kg lúa cho nông dân bằng tiền mặt.
"Chúng tôi có khả năng bảo hiểm rủi ro về cây giống, nhưng không thể bảo hiểm được rủi ro về thời tiết. Rủi ro này ngân hàng phải tính để trừ vào rủi ro cho DN", ông Thòn nói.
"Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm nhằm chia sẻ rủi ro cho người dân trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt. Trên thực tế, người nông dân vốn ít, tài sản thế chấp không nhiều, vay vốn chăn nuôi không may gặp rủi ro thì không thể tiếp cận vốn để tái sản xuất và ngân hàng cũng không thể cho vay thêm", ông Trần Văn Phương, Giám đốc Phòng giao dịch Càng Long, Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Trà Vinh nêu quan điểm.
Trước năm 2011, BHNN đã được thực hiện ở ĐBSCL, nhưng chỉ ở dạng thí điểm và đa phần không thành công. Đến ngày 1/10/2011, BHNN được thực hiện thí điểm theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có ĐBSCL. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng CTCP Bảo Minh và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) được lựa chọn tham gia thí điểm.
Qua 1 năm triển khai BHNN, tính tới ngày 9/5/2013, tổng giá trị đã giải quyết bồi thường lên tới 458,1 tỷ đồng và giá trị còn phải bồi thường là 41,2 tỷ đồng, vượt xa so với tổng số phí bảo hiểm là 199,4 tỷ đồng. Điều này khiến cho Bảo Minh, Bảo Việt tạm dừng ký hợp đồng bảo hiểm toàn vùng thí điểm trong khi chờ kiểm tra bóc tách các hợp đồng trục lợi bảo hiểm và giải quyết bồi thường các hợp đồng thiệt hại còn lại. Còn Vinare đã phải chịu một khoản lỗ rất lớn là 462 tỷ đồng và gặp nhiều khó khăn trong công tác thu xếp tái bảo hiểm.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, cách làm thí điểm BHNN vừa qua chưa ổn, chưa làm trên diện rộng để tính toán đến các sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, BHNN chưa gắn với chính sách tài khóa.
 Kiến nghị nhiều giải pháp
Ở một góc độ khác, TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank khuyến nghị: Thứ nhất, cho phép tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu, sản xuất đến chế biến, tiêu thụ.
Thứ hai, có chính sách cổ phần hóa DN nông nghiệp - nông thôn, trong đó cổ đông nông dân góp ruộng đất vào DN, được coi là "cổ phần kim cương", trong trường hợp DN thua lỗ hoặc phá sản thì cổ phần này không mất ruộng đất.
Thứ ba, mở các nút thắt, tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp - nông thôn.
Thứ tư, thực hiện chính sách cho thuê đất 100 năm, giúp nông dân và cả nhà đầu tư an tâm sản xuất - kinh doanh hơn.
Thứ năm, có cơ chế kích thích bảo hiểm và bảo hiểm từ thiện vốn vay nông nghiệp - nông thôn.
Thứ sáu, để kích thích phát triển nông nghiệp - nông thôn, nên ưu đãi thuế cho các DN kinh doanh cánh đồng mẫu lớn và các DN tham gia chuỗi giá trị sản xuất - kinh doanh nông nghiệp - nông thôn.
TS. Nguyễn Đức Hưởng cho biết, LienVietPostBank sẽ triển khai Đề án 5.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông nghiệp - nông thôn có bảo hiểm lãi suất dành cho khu vực ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2015. Số tiền lãi được bảo hiểm dự kiến đến hết năm 2015 là hơn 800 tỷ đồng. Các đối tượng cho vay và lĩnh vực cho vay của Đề án sẽ được Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đứng ra bảo hiểm miễn phí toàn bộ lãi suất tiền vay. Theo đó, PTI sẽ thay khách hàng vay vốn trả lãi suất cho Ngân hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn khách quan (thiên tai, bị tai nạn, thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong).
Để đảm bảo cho khoản bảo hiểm này, ngay trong ngày ký hợp đồng hợp tác bảo hiểm, PTI sẽ ký quỹ 10 tỷ đồng tại LienVietPostBank.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cần nhanh chóng tháo gỡ những "nút thắt" về chính sách, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ. DN cần đặt hàng ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất với điều kiện sản phẩm đúng chất lượng, đúng hạn, đúng giá. Người nông dân cần hợp tác sản xuất để tạo vùng nguyên liệu chuyên canh có định hướng theo hợp đồng. Với mô hình liên kết "bốn nhà", cần tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng sản phẩm và thời gian cung ứng.
PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao, Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM nhận định, sau quá trình thí điểm BHNN, cần thực hiện đánh giá rủi ro. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đ���n bảo hiểm, tái bảo hiểm, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm. Cần thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh, đặc biệt trong chất lượng giám định tổn thất và giải quyết bồi thường, quản lý rủi ro, tái bảo hiểm, phòng chống trục lợi bảo hiểm.     
>> Bảo hiểm nông nghiệp nặng gánh rủi ro
>> "Đất cằn" bảo hiểm nông nghiệp
>> Bảo hiểm nông nghiệp cũng phát sinh dấu hiệu trục lợi
Từ khoá: bảo hiểm bảo việt bhnn cổ phần kinh doanh công ty tái bảo hiểm thương tật vĩnh viễn chính sách nông thôn hợp đồng tổng công ty bảo hiểm bảo việt sản phẩm bảo hiểm nhà nước bảo hiểm nông nghiệp pti giải quyết bồi thường gia đánh giá rủi ro giám định tổn thất giải quyết thiên tai phí bảo hiểm bảo hiểm bưu điện sản phẩm bảo hiểm chính sách bảo hiểm chất lượng sản phẩm công ty bảo hiểm bảo việt người nông dân bồi thường thí điểm quản lý nhà nước công ty bảo hiểm rủi ro lĩnh vực bảo hiểm bão công ty bảo hiểm tái bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm khó khăn ngân hàng đồng bảo hiểm nông nghiệp bảo hiểm pti biến đổi khí hậu chất lượng nông dân sản xuất nông nghiệp trục lợi bảo hiểm
tin tuc phap luat hinh su
0 notes
tintuc6293 · 11 years ago
Text
Vướng mắc giữa chính sách và thực tế
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, việc thực hiện thí điểm BHNN trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc giữa quy định của cơ quan có thẩm quyền và thực tế ở địa phương.
Thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 tỉnh Cà Mau đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ các thành viên.
Đã điều chỉnh nhưng chưa hợp lý
Theo báo cáo của UBND tỉnh, Cà Mau đã chọn thành phố Cà Mau, huyện Cái Nước và Đầm Dơi thực hiện thí điểm BHNN giai đoạn 2011-2013. Đến cuối tháng 7/2013, Công ty Bảo Minh Cà Mau đã ký 1.866 hợp đồng với nông dân, tổng giá trị bảo hiểm theo hợp đồng đã ký trên 410 tỷ đồng. Tổng phí bảo hiểm trên 30 tỷ đồng; trong đó, người dân phải nộp gần 12 tỷ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 18 tỷ đồng. Từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau đã tiếp nhận thông tin khai báo tôm bị thiệt hại là 1.740 vụ. Đã xem xét giải quyết bồi thường 600 vụ, với diện tích bị thiệt hại gần 200 ha, số tiền bồi thường trên 35 tỷ đồng. Song, cho đến nay số hồ sơ bị thiệt hại chưa bồi thường còn rất cao với 1.140 vụ và số mới phát sinh thêm khoảng 112 vụ với tổng số tiền bồi thường ước tính 76,5 tỷ đồng.
 Được tham gia BHNN, nông dân mạnh dạn đầu tư để hiện đại hóa phương thức sản xuất. Kim Há - TTXVN
Nhiều đơn vị triển khai còn lúng túng gây bức xúc cho nông dân tham gia bảo hiểm... Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành nhiều quyết định và được điều chỉnh nhiều lần, nhưng vẫn chưa hợp lý. Ví như Quyết định số 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 của Bộ Tài chính nâng mức tỷ lệ phí bảo hiểm nuôi tôm thâm canh. Hay quyết định số 1725 ngày 23/7/2013 cũng của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quyết định 1042 tiếp tục nâng mức phí bảo hiểm đối với tôm.
 Tôm thẻ chân trắng giúp nông dân huyện Năm Căn (Cà Mau) thoát nghèo.
Lê Huy Hải - TTXVN
Ngoài ra, Công ty Bảo Minh đã ban hành quy tắc về chưa phù hợp thực tế, gây lúng túng, bức xúc cho người tham gia bảo hiểm, cụ thể: Theo như hợp đồng ký kết với người dân, trong thời hạn một tháng kể từ khi bị thiệt hại nếu đầy đủ hồ sơ, thủ tục bảo hiểm sẽ bồi thường cho người dân. Nhưng có những trường hợp, người dân bị thiệt hại trên 6 tháng nhưng công ty vẫn chưa bồi thường; Công ty tự ý trừ 30% giá trị hợp đồng và thương lượng với người dân để giảm trừ từ 15 - 60% giá trị của hợp đồng được bồi thường... Mặt khác, những khó khăn mà người dân đang gặp phải là tỉnh chưa có quy trình xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy cấp trên con tôm, mà chỉ xác định bằng phương pháp kiểm tra lâm sàng, gây khó khăn cho cơ quan Thú y của tỉnh trong việc xác định dịch bệnh.
Cần rà soát, sửa đổi các quy định
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên, ông Lê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, tỉnh đã có văn bản kiến nghị với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Tài chính sớm rà soát lại những văn bản đã ban hành có nội dung chưa phù hợp với thực tế địa phương. Cần sửa đổi, bổ sung, chỉ đạo Tổng Công ty Bảo Minh thực hiện bồi thường đúng theo giá trị hợp đồng và thời gian hợp đồng đã ký với các hộ dân, không được tự đặt ra mức phần trăm khấu trừ giá trị hợp đồng được bồi thường với người dân.
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư số 47/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/6/2011 theo hướng các hộ tham gia thí điểm BHNN phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan địa phương nơi thí điểm bảo hiểm chứng nhận; căn cứ bắt buộc bồi thường thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra, chủ hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đốm trắng, đầu vàng, MBV đối với tôm sú; đốm trắng, đầu vàng, MBV và Taura đối với tôm chân trắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành quy trình xét nghiệm bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm...
Bích Liên
Sớm sơ kết, đánh giá việc thí điểm BHNN
Việc thực hiện thí điểm BHNN trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL là một chính sách mới, chưa hoàn chỉnh và chưa sát với thực tế nên trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc giữa quy định của cơ quan có thẩm quyền và thực tế sản xuất, nuôi trồng ở địa phương. Nhiều nơi còn lúng túng và chưa có kinh nghiệm, thủ tục bảo hiểm còn phức tạp gây nhiều bức xúc cho nông dân tham gia bảo hiểm. Để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trên, các bộ ngành ở trung ương cần kiểm tra, rà soát để có sửa đổi cho phù hợp các địa phương vùng ĐBSCL. Các tỉnh trong vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để thực hiện hiệu quả hơn nữa BHNN. Chính phủ nên có sơ kết, đánh giá việc thí điểm BHNN trên toàn vùng để xem xét có giải pháp cho thời gian tới.
 Ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
 Góp phần phát triển sản xuất bền vững
Hai năm triển khai thí điểm BHNN cho thấy ý nghĩa và hiệu quả của nó rất to lớn và thiết thực đối với đời sống kinh tế, xã hội của nông dân, nhất là người dân nông thôn. Ngoài việc góp phần phát triển sản xuất, nuôi trồng trong nông nghiệp ổn định, nó còn góp phần to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo bền vững khu vực nông thôn. Nếu không có BHNN thì gần 600 hộ bị thiệt hại trong hai năm qua sẽ không có khả năng tái sản xuất, nuôi trồng trong những vụ tiếp theo, thậm chí trở thành hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của địa phương.
ÔngLê Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
 Cần nhân rộng mô hình
Sau hai năm triển khai thực hiện thí điểm, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng BHNN đã mạng lại hiệu quả to lớn cho nông dân, hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nông dân nông thôn.. Tuy nhiên, do chính sách mới nên trong triển khai có một số vướng mắc giữa thực tế và quy định, cần phải kiểm tra, rà soát để xử lý khắc phục kịp thời. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính có xem xét, đánh giá để kéo dài thời gian thí điểm BHNN hoặc đủ điều kiện cần nhân rộng mô hình này.
Ông Lê Minh Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng
  Từ khoá: giấy chứng nhận thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giải quyết bồi thường triển khai kiểm tra nông dân khó khăn công ty bảo hiểm bảo minh tham gia bảo hiểm số tiền bồi thường tài chính bồi thường quyết định bảo minh nông thôn công ty giá trị bảo hiểm bão thiệt hại bảo hiểm công ty bảo hiểm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp bồi thường thiệt hại hiệu quả hợp đồng người dân gia xét giải quyết bồi thường người tham gia bảo hiểm tiền bồi thường bhnn công ty bảo minh quy định triển khai thí điểm chính phủ mức phí bảo hiểm phát triển bảo hiểm bảo minh được bồi thường bộ tài chính phí bảo hiểm
tin tức xã hội hôm nay
0 notes
tintucmoi · 12 years ago
Text
Hệ thống cảnh báo rủi ro bảo hiểm: Khoảng trống mênh mông!
Hệ thống cảnh báo rủi ro bảo hiểm: Khoảng trống mênh mông!
Hiện tại, các DN bảo hiểm đang rất cần thông tin về lịch sử tổn thất, trục lợi bảo hiểm và nợ đọng phí bảo hiểm để đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.
Trước tình hình thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cạnh tranh gay gắt bằng chiến dịch hạ phí, khiến 50% doanh nghiệp bảo hiểm trong ngành năm qua thua lỗ trong nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã phải khuyến cáo các doanh nghiệp về mức phí cơ bản và xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro.
Về thông tin cảnh báo rủi ro, hiện tại, các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất cần thông tin về lịch sử tổn thất, trục lợi bảo hiểm và nợ đọng phí bảo hiểm để đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung toàn ngành về lịch sử rủi ro và tổn thất là cần thiết. Theo đó, thông tin doanh nghiệp bảo hiểm cần và chia sẻ trên cơ sở dữ liệu là những vụ thiệt hại có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên, những đối tượng bị tổn thất 100%, những vụ mà đối tượng được bảo hiểm tổn thất và được giải quyết bồi thường liên tiếp 2 lần trở lên trong 1 năm (nêu rõ đối tượng, thời gian và địa bàn xảy ra, mà không cần phải ghi rõ tên khách hàng) và những trường hợp nợ phí bảo hiểm hơn 1 năm chưa thanh toán (có thể chỉ nêu đối tượng được bảo hiểm mà không cần nêu tên khách hàng)...
Thiếu hệ thống cảnh báo rủi ro, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lặp lại sai lầm của các doanh nghiệp khác, làm tăng chi phí không đáng có cho toàn ngành
Về phí cơ bản, cụ thể đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa, theo khuyến cáo của Hiệp hội Bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện quản lý rủi ro cao với hai nhóm hàng phân bón và thức ăn gia súc với điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro hoặc có rủi ro thiếu hụt hàng hóa không rõ nguyên nhân (trong đó, có hao hụt thương mại và mất cắp với nhiều thủ đoạn tinh vi khó phát hiện). Phí bảo hiểm cơ bản với hàng phân bón phải đảm bảo tỷ lệ 0,3%, thức ăn gia súc 0,4% (như hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đang áp dụng)...
Đối với bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt, nghiệp vụ từ năm 2012 bị thắt chặt bởi các nhà nhận tái bảo hiểm quốc tế, khi Việt Nam bị ảnh hưởng ngày càng nhiều của biến đổi khí hậu toàn cầu, các doanh nghiệp bảo hiểm cần có biện pháp xác định phí bảo hiểm cho các rủi ro trên, trong đó có bảo hiểm rủi ro thiên tai. Bởi lẽ, riêng tình hình tổn thất về cháy nổ năm 2011 đã làm cho phí bảo hiểm thu không đủ bù chi...
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, Hiệp hội cũng khuyến cáo các doanh nghiệp bảo hiểm những vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các công trình xây dựng lắp đặt có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đang gặp phải. Đó là hầu hết ban quản lý dự án chưa biết rõ về bảo hiểm xây dựng, lắp đặt, nên khó đưa ra dự toán chi phí bảo hiểm cho công trình xây dựng lắp đặt; việc tổ chức mời thầu đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt còn nhiều bất cập; giải ngân cho công trình nhưng không được giải ngân thanh toán phí bảo hiểm...
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tập trung quản lý rủi ro với bảo hiểm vật chất cho nhóm xe có rủi ro tai nạn cao, tần suất vi phạm hoạt động với thời gian hoạt động lớn hơn loại xe khác, bao gồm: taxi, vận tải hành khách, vận tải hàng hóa đường dài, đầu kéo, xe cho thuê tự lái... Biểu phí cơ bản được khuyến nghị là: với xe taxi từ 3 - 6 năm, 4%/số tiền bảo hiểm, từ 6 - 10 năm, 5,7%/số tiền bảo hiểm, trên 10 năm không cấp bảo hiểm; xe rơmooc từ 3 - 6 năm 1,30%/số tiền bảo hiểm, từ 6 - 10 năm là 1,50%, trên 10 năm đến 20 năm là 1,90%; các xe còn lại chịu mức phí từ 2,6 - 3,5% ... Đây là biểu phí đã được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng. Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm, bắt đầu từ 1/7/2012, cần tổ chức thống kê riêng số tiền bảo hiểm, doanh thu phí, bồi thường cho từng nhóm xe nêu trên để sau 1 - 2 năm có cơ sở điều chỉnh phí bảo hiểm cho xác thực với thị trường.
Source: http://www.dichvubaohiem.vn/home/chi-tiet/tin-tuc/news-374_he-thong-canh-bao-rui-ro-bao-hiem-khoang-trong-menh-mong.html
0 notes
tintuc9966 · 11 years ago
Link
(ĐTCK) Tính đến chiều 15/10, đã có 35 khách hàng của Bảo Việt tại Đà Nẵng thông báo tổn thất do bão số 11 gây ra, với số tiền bồi thường ước tính khoảng 5 tỷ đồng.
>>Sau bão số 10, đến lượt các DN bảo hiểm vào cuộc
>>Bảo Việt chi trả gần 2 tỷ đồng tiền bồi thường cho vụ nổ kho pháo hoa  
Cơn bão số 11 (tên quốc tế là Nari) đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, trong đó trực tiếp là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam. Với sức gió giật cấp 12, 13, cơn bão này đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Đà Nẵng và Quảng Nam.
Chia sẻ với ĐTCK, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, cơn bão đã gây ra tổn thất cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp này. Cụ thể, tính đến thời điểm chiều 15/10, đã có 35 khách hàng của Bảo Việt tại Đà Nẵng thông báo tổn thất, với số tiền bồi thường ước tính khoảng 5 tỷ đồng.
Hiện Bảo Việt Đà Nẵng vẫn chưa thể liên lạc được với nhiều khách hàng của mình, do hệ thống điện trong khu vực chưa phục hồi và khách hàng chưa kiểm kê được tình trạng tổn thất.
Được biết, chỉ tính riêng tại Đà Nẵng, Bảo Việt đã cấp 427 đơn bảo hiểm tài sản đang còn hiệu lực bảo hiểm.
Tình trạng tốc mái nhà và cây đổ do bão cũng làm cho một số lượng lớn xe ôtô bị hư hỏng và tới thời điểm này chưa thể thống kê được.
Trụ sở của Bảo Việt Đà Nẵng cũng bị mái tôn của tòa nhà khác bay vào làm vỡ kính, nước mưa hắt làm ướt và hư hỏng một số đồ dùng.
Hiện Bảo Việt Đà Nẵng đã phân công cán bộ đến thăm hỏi một số khách hàng ở gần và thuận lợi về đường đi, khẩn trương thu thập thông tin tổn thất từ khách hàng và lên phương án để phục vụ công tác giải quyết bồi thường theo đúng quy định.
Hai đơn vị thành viên của Bảo Việt tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế cũng đang khẩn trương nắm bắt thông tin thiệt hại của khách hàng tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt để có báo cáo nhanh và đề xuất phương án hỗ trợ, giải quyết bồi thường.
Được biết, Bảo hiểm Bảo Việt cũng đang giải quyết bồi thường do cơn bão số 10 gây ra mới đây tại các tỉnh Bắc miền Trung.
Từ khoá: đà nẵng bảo hiểm bảo việt hệ thống điện bồi thường công ty bảo hiểm bảo hiểm tài sản bão hiệu lực bảo hiểm bảo việt giải quyết bảo hiểm tham gia bảo hiểm số tiền bồi thường tiền bồi thường đơn bảo hiểm công ty bảo hiểm bảo việt giải quyết bồi thường tổn thất khách hàng
thời sự trong ngày
0 notes