#chè bốn mùa
Explore tagged Tumblr posts
yeuamthuc · 5 months ago
Text
Top địa điểm những món ăn vặt mùa hè tại Bắc Ninh bạn không thể bỏ lỡ phần 4
Mùa hè nắng nóng 39, 40 độ, đi đâu ăn gì mùa hè mà vừa có máy lạnh, điều hòa mát mẻ, vừa được ăn ngon mà lại có không gian, view đẹp? Hãy cùng YeuAmThuc giới thiệu cho bạn top địa điểm những tại Bắc Ninh bạn không thể bỏ lỡ phần 4 ngay nhé! #yeuamthuc_org #Top_quán_ngon #ăn_vặt #Bắc_ninh #bingsu #che #chè_bốn_mùa #hoa_quả #kem #kem_kẹp_singpore #món_ăn_vặt #món_ăn_vặt_mùa_hè #mùa_hè #ruộng #Snow_Island_Coffee #tào_phớ #tào_phớ_đậu_đậu #trà_hoa_quả https://yeuamthuc.org/top-dia-diem-nhung-mon-an-vat-mua-he-tai-bac-ninh-ban-khong-the-bo-lo-phan-4/
Mùa hè nắng nóng 39, 40 độ, đi đâu ăn gì mùa hè mà vừa có máy lạnh, điều hòa mát mẻ, vừa được ăn ngon mà lại có không gian, view đẹp? Hãy cùng YeuAmThuc giới thiệu cho bạn top địa điểm những món ăn vặt mùa hè tại Bắc Ninh bạn không thể bỏ lỡ phần 4 ngay nhé! Continue reading Top địa điểm những món ăn vặt mùa hè tại Bắc Ninh bạn không thể bỏ lỡ phần 4
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
mocdieptu · 2 months ago
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Lịch sử matcha và các trường phái matcha:
1. Matcha là gì?
Matcha là một loại trà xanh được làm bằng cách nghiền tencha thành bột mịn bằng cối đá.
Tencha (碾茶) dịch theo nghĩa đen có nghĩa là ‘trà để xay’. Sau khi hấp, lá trà được để khô mà không cuộn lại, người ta sẽ loại bỏ cuống và gân trên lá, những miếng trà mịn sẽ trở thành "tencha". Vì vậy, tencha không dùng để uống trực tiếp, mà chỉ là một loại nguyên liệu cần trải qua một quá trình xay để sẵn sàng cho việc tiêu thụ.
Trước hết, để tạo ra hương vị umami đậm đà, lá trà dùng để sản xuất Tencha phải được che nắng trong một thời gian khá dài – thường là khoảng 4 tuần. Lá trà để sản xuất Tencha chất lượng cao nhất thường được thu hoạch vào cuối mùa xuân (cuối tháng 5 / đầu tháng 6), nhưng cũng có thể được sản xuất vào các mùa sau, ví dụ như vào mùa hè (khoảng đầu tháng 7).
Sau khi thu hoạch, lá trà được hấp trong thời gian ngắn để ngăn chặn quá trình oxy hóa. Quá trình hấp làm tăng thêm độ ẩm trên bề mặt lá trà, cần phải loại bỏ để đảm bảo lá trà không bị dính vào nhau. Khi bề mặt lá trà hơi khô, chúng sẽ nhẹ nhàng rơi xuống băng chuyền quay, đưa chúng vào lò nung để làm khô độ ẩm bên trong. Phải mất nhiều vòng quay trên băng chuyền qua lò nung cho đến khi độ ẩm giảm xuống còn khoảng 5%. Và bây giờ chúng ta có Aracha – dạng thô của Tencha. Tencha thường sẽ được tinh chế thêm bằng cách tách thân và gân lá khỏi lá và cắt lá thành những mảnh nhỏ hơn (giúp dễ xay hơn).
Nhưng tới đây, vẫn còn một công đoạn rất dài nữa. Đó là người ta sẽ bảo quản tencha trong khoảng nửa năm, để hương vị bên trong lá trà trở nên dịu và tròn hơn, trước khi nghiền thành bột. Thậm chí còn có một nghi lễ trà đặc biệt cho dịp mở lọ tencha đầu tiên – gọi là kuchikiri no chaji (口切りの茶事). Nghi lễ này thường được tổ chức vào tháng 11 trong cộng đồng trà đạo để chào mừng năm mới và đôi khi được gọi là “The tea new year” hay ocha no shogatsu (お茶の正月).
Sau khi ủ tencha trong nửa năm, tencha sẽ được nghiền thủ công bằng cối đá cho đến khi thành dạng giống bột tan, mịn, có màu xanh lá tươi sáng được gọi là matcha (抹茶).
Matcha được cho là đã được giới thiệu từ Trung Quốc vào năm 805 sau Công Nguyên. Từ thời Kamakura đến thời Muromachi đến thời Azuchi-Momoyama, matcha dần dần được tầng lớp giới quý tộc và samurai yêu thích.
Matcha được chia ra làm ba cấp độ theo quy định nghiêm ngặt:
- Hạng nghi thức chỉ định trà đủ chất lượng để sử dụng trong các nghi lễ trà. Tầm giá rơi vào 100-140$ cho 100g. Đặc trưng là nhiều tầng hương vị, một số loại có vị ngọt, một số rất đắng.
- Hạng cao cấp là matcha chất lượng cao có lá trà non từ ngọn của cây trà. Tầm giá rơi vào khoảng 80$ cho 100g. Đây là loại trà tốt nhất để sử dụng hàng ngày, đặc trưng là hương vị tươi, tinh tế, phù hợp với người mới uống.
- Hạng ẩm thực/dùng trong nấu ăn là loại có giá rẻ nhất trong tất cả (15$ cho 100g). Nó hơi đắng do sản xuất từ lá phía dưới của cây chè.
2. Phong cách pha chế matcha:
Trong nghi lễ pha trà đạo truyền thống, có hai phong cách pha chế matcha: Usucha (bạc trà/ 薄茶) và Koicha (nồng trà/濃茶).
Usucha, theo nghĩa đen là 'trà mỏng', dùng để chỉ một loại matcha loãng và nhẹ — phiên bản mà chúng ta thường thấy được pha chế phổ biến nhất. Koicha, theo nghĩa đen là 'trà đặc', dùng để chỉ một phong cách pha chế matcha cô đặc hơn nhiều so với usucha và theo truyền thống, được pha chế như một thức uống chung trong buổi trà đạo để chia sẻ với khách. Nhìn chung, koicha thường được dành riêng cho những dịp đặc biệt trong khi usucha là loại pha chế hằng ngày.
Điểm khác biệt chính giữa usucha và koicha là tỷ lệ giữa matcha và nước cùng phương pháp pha chế. Khi pha usucha, một khẩu phần matcha (~1g) được pha với khoảng ~70ml nước ấm – trong khi khi pha koicha, gấp đôi lượng matcha sử dụng (~2g) với một nửa lượng nước ~35ml. Do đó, koicha thường cô đặc hơn bốn lần so với usucha.
Chuẩn bị usucha và koicha có sự khác biệt đáng kể. Đối với usucha, bước đầu tiên là xoa bột matcha với một lượng nhỏ nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp mịn, sau đó thêm nước để pha loãng nồng độ. Usucha cũng có thể được tạo bọt bằng Chasen truyền thống để tạo lớp bọt trên bề mặt trà cho cảm giác mịn hơn trong miệng cũng như làm dịu vị. Đối với koicha, người ta nhẹ nhàng xoa một lượng lớn bột matcha và một vài giọt nước nóng bằng chasen, sau đó chỉ thêm dần một chút nước để tăng thêm độ sánh. Độ đặc cuối cùng của koicha phải tương đương với chocolate đã đun chảy.
Độ tuổi của cây trà là một yếu tố phân biệt quan trọng khác giữa loại matcha phù hợp để pha koicha và usucha. Matcha phù hợp để pha chế koicha thường có nguồn gốc từ lá của cây trà già hơn 30 năm tuổi, trong khi đó, matcha dùng để pha chế usucha thường có nguồn gốc từ cây trà trẻ hơn 30 năm tuổi. Do bản chất cô đặc của koicha, quá trình pha chế đòi hỏi loại matcha đặc biệt, mang tính nghi lễ. Sử dụng matcha nấu ăn hoặc bất kỳ loại nào có cấp độ thấp hơn để pha chế koicha sẽ tạo ra một thức uống có vị đắng khó chịu.
Pha chế koicha có thể là một cách tuyệt vời để xác định chất lượng của matcha. Vì koicha được pha chế ở nồng độ cao hơn nhiều, nên nó sẽ khuếch đại tất cả các giác quan — hương thơm và hương vị của matcha. Bên cạnh cách pha chế usucha thông thường, bạn nên thử pha chế matcha theo phong cách koicha ít nhất một lần, vì nó không chỉ nâng cao trải nghiệm pha chế matcha mà còn cho phép bạn thực sự hiểu và đánh giá cao hơn nữa chất lượng đặc biệt của matcha mà bạn đang pha chế.
3. Vì sao khi đánh matcha lại xuất hiện bọt?
Điều này là nhờ thành phần “saponin” có trong matcha. Hầu hết các loại trà đều có chứa saponin, đây là thành phần khiến cho trà có vị đắng chát và khả năng tạo bọt. Matcha được làm từ lá trà được nghiền mịn nên không tan hoàn toàn trong nước. Ngoài ra, các hạt rất mịn nên dù chỉ cho chút nước nóng vào matcha như cà phê hòa tan rồi dùng thìa khuấy đều thì matcha sẽ không hòa quyện hoàn toàn và sẽ bị vón cục, không ngon.
Hơn nữa, liên quan đến việc tạo bọt matcha, các nghi thức khác nhau tùy theo từng trường, một số trường không thích tạo bọt quá nhiều. Matcha được du nhập từ Trung Quốc vào thời Kamakura và người ta nói rằng có hơn 500 loại trà khác nhau. Tuy nhiên, có ba trường phái trà đạo chính (三千家) được ưa chuộng nhất: Omote-Senke (表千家), Ura-Senke (裏千家) và Mushakoji-Senke (武者小路千家).
Trong số này, Omotesenke và Mushakojisenke là hai trường trà không tạo ra bọt. Tại Urasenke, người ta cho rằng bọt xốp mịn tương tự như cà phê cappuccino là ngon nhất. Ở Omotesenke, người ta mong muốn đánh trà tạo ra một phần không có bọt khí, phần còn lại giống như vầng trăng khuyết được gọi là “phong cảnh”. Tại Mushakojisenke, điều mong muốn là không có bong bóng nào cả.
Trường Urasenke dễ tiếp cận với số đông vì nó linh hoạt, hơn nữa việc tạo ra nhiều bọt giúp làm dịu vị trà nhờ đó, dễ dàng thưởng thức. Trong khi đó, hai trường còn lại ít tạo ra bọt nên có thể cảm nhận được hương vị nguyên bản của matcha, mặc dù có cảm giác đắng hơn so với khi đánh bông.
Nói đến đây, các bạn có thể kết hợp và chọn lựa những trường phái trà tuỳ theo sở thích thưởng thức. Hương vị matcha sẽ thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại matcha bạn sử dụng, vì vậy hãy nhớ so sánh hương vị và phương pháp pha matcha để tạo ra tách trà hoàn hảo của riêng bạn.
4. Các dụng cụ cần thiết để pha chế matcha:
Một trong những dụng cụ cần thiết để pha matcha đó là chổi đánh, gọi là chasen (茶筅 – Trà Tiển). Chasen hiện được sản xuất chủ yếu ở thành phố Ikoma, Nara. Nổi tiếng nhất là thương hiệu ‘Takayama Chasen’, được sản xuất tại thị trấn Takayama, là một nghề thủ công truyền thống có lịch sử 500 năm, sử dụng các kỹ thuật được truyền lại từ thời Muromachi. Những chiếc chổi đánh matcha đến từ Takayama được gọi riêng là “茶筌 – Trà Thuyên” bởi chúng như những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
Chasen có nhiều hình dạng và kích thước, số sợi trên chasen dao động từ 70-120 sợi để phù hợp với từng phong cách pha matcha.
Có thể chia ra hai loại chasen cơ bản:
- Chu-araho: có 70 đến 80 sợi, dùng để đánh koicha.
- Kazuho: có tới 120 sợi mảnh, thường dùng để đánh usucha.
Tiếp theo, bạn cần một chiếc bát để pha trà. Gọi là matcha chawan (抹茶茶碗), tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng một chiếc bát ăn cơm dày. Trên thực tế, các nghệ nhân trà nổi tiếng đều đã sử dụng bát ăn cơm để thực hành trước khi những chiếc matcha chawan có trường phái riêng.
Cuối cùng là một chiếc thìa đong matcha, gọi là chashaku (茶杓). Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng thìa cà phê.
5. Cách pha Usucha - trà nhạt:
Như mình nói ở trên, có hai cách pha chế matcha là usucha và koicha. Usucha là cách pha matcha thưởng thức hàng ngày.
Chuẩn bị:
- Bát trà.
- Cốc rót nước nóng.
- Ấm đun nước.
- Rây trà.
- Chổi đánh trà (chasen).
- Thìa đong (chashaku).
- Khăn sạch.
* Nếu không có Chasen, bạn có thể sử dụng máy đánh trứng nhỏ.
Thực hiện:
- Chasen được làm bằng tre nên dẻo nhưng nếu để khô và lạnh sẽ không đủ dẻo, khi pha trà sẽ bị gãy đầu. Để ngăn chặn điều này xảy ra, việc ngâm đầu chổi trước trong nước nóng sẽ khiến chổi mềm hơn và ít bị gãy hơn, giúp tạo bọt dễ dàng.
- Rót nước nóng vào bát trà, ngâm chasen vào trong bát trong khoảng 1 phút. Sau đó đổ nước đi, dùng khăn lau khô bát.
- Cho một thìa cà phê/chashaku bột matcha (khoảng 1,7 đến 2g) vào rây lọc trà, dùng rây lọc trà lọc matcha vào bát. Bằng cách lọc matcha bằng lưới lọc trà, matcha sẽ không bị vón cục khi rót nước nóng.
- Sau khi chuẩn bị xong, đổ 70ml nước sôi vào một cái bát riêng để hạ nhiệt độ của nước xuống tầm 70 độ C ~ 80 độ C. Matcha sẽ có vị đắng nếu đổ thẳng nước sôi vào, do đó, khi đổ nước nóng vào một bát chứa riêng, nhiệt độ của nước nóng sẽ giảm từ 5 đến 10 độ C, hãy dừng ở 80°C là nhiệt độ tối ưu, mang lại hương vị ngon nhất của matcha.
- Rót 10ml nước ấm vào bát trà đã rây bột matcha, dùng chổi khuấy đều để tránh bị vón cục. Đổ 60ml lượng nước ấm còn lại vào bát trà. Trong khi cầm bát bằng tay trái, hãy cầm Chasen bằng tay phải và dùng cổ tay lắc nhanh lên xuống để đánh. Bạn có thể đánh matcha tốt hơn bằng cách lắc bằng cổ tay theo chuyển động chữ "M", thay vì khuấy tròn như đánh trứng.
- Khi bạn lắc Chasen, matcha sẽ dần dần sủi bọt. Lúc đầu sẽ có rất nhiều bong bóng lớn nhưng khi bạn lắc Chasen, bong bóng sẽ dần tan thành bong bóng nhỏ hơn. Thời gian tạo bong bóng sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lượng đầu chổi và tốc độ đánh, nhưng nó sẽ biến thành bong bóng mịn trong khoảng một phút. Khi bọt trở nên mịn, kết cấu dạng kem, dùng Chasen để thu bọt theo chuyển động tròn ở giữa bát như viết chữ “の” (giống ‘không’) và kéo lên giữa bát để tạo ra những bong bóng đẹp mắt. Cẩn thận không ấn mạnh đầu Chasen vào đáy bát vì điều này sẽ làm hỏng chổi nhanh hơn.
- Bằng cách đánh matcha, bạn có thể giảm bớt vị đắng và chát của trà, mang lại vị ngọt và tận hưởng bầu không khí tĩnh lặng, thư giãn của nghệ thuật pha trà này. Hãy tạm rời xa cuộc sống bận rộn hàng ngày và tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc được bao quanh bởi hương thơm matcha tại nhà cùng mình nhé.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
7 notes · View notes
lcthbao · 6 months ago
Text
Colleen Hoover, “Heart Bones” (trích)
Shawn yêu dấu, Rốt cuộc rồi đứa trẻ nào cũng sẽ khát thèm một chân trời khác. Cha đã quyết ngôi nhà đầu tiên cho con là một chiếc thuyền, nhưng giờ đây cha tự hỏi, căn nhà-thuyền kia có phải là nơi con sẽ thoát ly khỏi đó? Nếu như là có, thì lỗi mọi đàng do cha. Bởi khi một người đàn ông nói ‘tôi sẽ về nhà’, lẽ ra anh ta nên đi về phía biển.
Tumblr media
Mùa hè năm 2015
Có một bức họa Mẹ Teresa treo trong phòng khách, trên bức tường đáng ra sẽ treo một chiếc tivi nếu chúng tôi có khả năng tậu được một chiếc tivi treo tường, hay thậm chí là một căn nhà với những bức tường có thể giữ được một chiếc tivi. Tường nhà di động không cùng chất liệu với tường nhà bình thường, sẽ vỡ vụn ra như phấn nếu bạn di đầu móng tay cào mạnh vào chúng. Đã có lần tôi hỏi má tôi, Janean, sao lại treo một bức họa Mẹ Teresa trong phòng khách nhà mình.
“Ả ta là mụ lừa đảo,” bà nói.
Đó là lời của má tôi, không phải của tôi. Khi bản thân là kẻ tệ hại nhất rồi thì việc tìm kiếm những điểm xấu xa nhất ở người khác sẽ tự khắc trở thành sinh kế. Tôi nghĩ vậy. Bạn xoáy sâu vào vùng tối của người khác với hy vọng không để lộ ra mặt tối của bản thân. Má tôi đã sống một cuộc đời như thế. Luôn luôn truy tận những điều tệ hại nhất ở người khác. Ngay cả với con gái ruột của má. Ngay cả với Mẹ Teresa.
Janean đang nằm dài trên đi văng, tư thế vẫn giữ nguyên như tám tiếng trước, lúc tôi ra khỏi nhà để vào ca làm ở McDonald's. Má đang ngó chăm chăm bức họa Mẹ Teresa, nhưng bà không thực sự nhìn nó. Như thể hai con ngươi của má đã ngưng hoạt động. Đã ngưng tiếp thu.
Janean là một con nghiện. Tôi đã phát giác ra điều này vào năm chín tuổi, nhưng hồi ấy những cơn nghiện của má chỉ giới hạn trong ba thứ là đàn ông, rượu chè và cờ bạc. Sau nhiều năm, những cơn nghiện của bà trở nên đáng chú ý và nguy hiểm hơn. Cách đây chừng năm năm, hồi tôi tầm mười bốn tuổi, lần đầu tiên tôi bắt quả tang má chơi ma túy đá. Một khi đã sử dụng ma túy đá thường xuyên thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn trầm trọng. Tôi từng có lần tra cứu trong thư viện trường. Một người nghiện ma túy đá có thể sống trong bao lâu? Sáu đến bảy năm là đáp án mà internet trả về cho tôi.
Những năm qua, đã không ít lần tôi thấy má thờ ơ lãnh đạm, nhưng lần này có cảm giác khác. Chừng như là lần cuối.
“Janean?” Giọng tôi vẫn bình tĩnh như không, và rõ là không hợp tình hợp cảnh chút nào. Đúng ra nó nên rung lên hoặc tắc nghẹn. Tôi thấy có chút hổ thẹn vì phản ứng không chút gì đổi khác của mình trong khoảnh khắc này.
Tôi thả rơi chiếc ví của mình xuống chân khi tập trung ánh nhìn vào mặt má từ bên này phòng khách. Bên ngoài trời đang mưa, tôi vẫn chưa đóng cửa nên người tôi càng lúc càng ướt. Thế nhưng, việc đóng cửa lại và tránh khỏi cơn mưa lúc này với tôi không phải là mối bận tâm lớn nhất, khi tôi đang nhìn chăm chăm vô má, còn má thì ngó trừng trừng Mẹ Teresa.
Một cánh tay má ôm trước bụng, tay còn lại lủng lẳng bên đi văng, mấy ngón tay đậu hờ trên chiếc thảm mòn vẹt. Người má hơi phù lên khiến bà trông có vẻ trẻ hơn. Không phải trẻ hơn tuổi thật của má - bà chỉ mới ba mươi chín tuổi - mà là trẻ hơn dáng vẻ nghiện ngập khoác lên bà. Hai má của bà bớt hóp, mấy nếp nhăn xuất hiện quanh miệng vài năm trở lại đây như vừa được làm căng trở lại nhờ Botox.
“Janean?”
Không một động tĩnh. Miệng má mở he hé để lộ những chiếc răng sâu vàng khè. Nhìn bà như đang nói dở một câu gì đó ngay khi sự sống tuồn ra khỏi mình. 
Tôi đã mường tượng đến khoảnh khắc này. Có khi bạn căm ghét một người nhiều đến mức không thể ngừng thao thức trong đêm, tự hỏi cuộc sống sẽ ra sao khi người đó chết quách đi cho rồi. Mường tượng của tôi khác lắm. Mường tượng của tôi gay cấn hơn nhiều.
Tôi nhìn Janean thêm chút nữa, chờ xem có khi nào má chỉ đang bị thôi miên hay không. Tôi tiến thêm mấy bước về phía má và dừng lại khi nhìn thấy cánh tay bà. Một mũi kim tiêm vẫn còn lủng lẳng cắm trên da, ngay bên dưới khuỷu tay má. Ngay khi nhìn thấy cảnh tượng đó, thực tại lập tức lướt qua tôi như một thước phim nhầy nhụa khiến tôi muốn lộn mửa. Tôi quay đi và chạy ra khỏi nhà. Tôi có cảm giác mình sắp phát ốm đến nơi nên phải đứng tựa vào thành lan can xiêu vẹo, cẩn thận không để nó bị nặng quá mà oằn xuống dưới tay mình. 
Tôi thấy nhẹ nhõm ngay khi phát ốm, bởi tôi đang lo lắng việc mình không có phản ứng gì trước khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời này. Tôi có thể không kích động như phản ứng nên có của một đứa con gái trong khoảnh khắc này, nhưng ít ra vẫn tôi cảm nhận được một điều gì đó. Tôi chùi miệng lên ống tay áo đồng phục McDonald’s mà mình đang mặc. Tôi ngồi xuống mấy bậc thềm, mặc cho cơn mưa vẫn không ngừng trút xuống người tôi từ bầu trời đêm thăm thẳm. Tóc và áo quần tôi ướt sũng. Mặt tôi cũng vậy, nhưng không có dòng chảy nào đang tuôn xuống má tôi là nước mắt. Tất cả đều là nước mưa. Mắt tôi ướt nhẹp nhưng lòng tôi ráo hoảnh. Tôi nhắm mắt lại và úp mặt vào lòng bàn tay, cố nghĩ xem sự thiếu phản ứng của tôi lúc này là do được dạy dỗ hay bẩm sinh đã không trọn vẹn.
Tôi không biết lối nuôi dạy nào thì tệ hơn: được bảo bọc và yêu thương đến mức không nhận thức được thế giới này có thể tàn nhẫn ra sao, cho đến khi đã không còn kịp để tiếp thu các kỹ năng đương đầu cần thiết nữa; hay là gia cảnh mà tôi đã lớn lên - phiên bản xấu xí nhất của một gia đình, nơi đối phó là thứ duy nhất mà bạn học được. Trước khi đủ lớn để biết tự nấu nướng cho bản thân, đã nhiều đêm tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì chiếc bao tử cồn cào đói meo. Janean có lần bảo tiếng gầm gừ phát ra từ bụng tôi là của một con mèo háu ăn đang trú ngụ trong đó, nó gầm gừ khi không được cho ăn đầy đủ. Từ sau lần đó, mỗi khi đói tôi lại tưởng tượng con mèo trong bụng mình đang kiếm thức ăn mà không có. Tôi sợ nó sẽ xơi hết nội tạng của mình nếu tôi không cho nó ăn, nên có nhiều khi tôi ngốn những thứ không phải đồ ăn chỉ để thỏa mãn con mèo háu đói. 
Má từng có lần bỏ tôi ở một mình rất lâu, đến nỗi tôi phải ăn vỏ chuối và vỏ trứng trong thùng rác. Tôi thậm chí còn cố gặm mấy miếng nhồi trong đệm ghế nhưng không nuốt nổi vì cứng quá. Suốt tuổi thơ tôi đã mang nỗi khiếp sợ rằng con mèo chết đói kia sẽ từ từ gặm nhấm tôi từ bên trong. Tôi đâu biết mỗi lần má chỉ đi chừng hơn một ngày, nhưng hồi còn con nít, thời gian dài đằng đẵng những khi bạn phải ở một mình. Tôi nhớ má sẽ chân đăm đá chân chiêu bước qua cửa, đổ nhào lên chiếc đi văng và nằm đó hàng giờ liền. Tôi sẽ co ro ngủ thiếp đi ở đầu kia đi văng, sợ đến nỗi không dám để bà lại một mình. Nhưng rồi đến buổi sáng sau cơn say của má, tôi sẽ thức dậy trước khung cảnh bà đang làm bữa sáng trong bếp. Không phải lúc nào cũng là bữa sáng ngon nghẻ. Có khi là đậu, có khi là trứng, có khi lại là một lon mì súp gà.
Độ sáu tuổi, tôi bắt đầu quan sát cách má bật bếp vào buổi sáng, bởi tôi biết mình sẽ cần phải biết bật nó cho lần biến mất tiếp theo của bà. Tôi tự hỏi có bao nhiêu đứa nhỏ sáu tuổi phải tự học cách sử dụng bếp lò vì tin rằng nếu không biết cách dùng thì chúng sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi con mèo háu đói đang trú ngụ bên trong con người mình.
Âu cũng là cái liễn. Hầu hết lũ con đều có cha mẹ là những người sẽ được nhung nhớ sau khi họ qua đời. Số còn lại trong chúng ta thì có cha mẹ là những kẻ chết đi sẽ tốt hơn.
Điều tốt đẹp nhất má từng làm cho tôi là chết đi.
-
Buzz bảo tôi vào ngồi trong xe cảnh sát của chú ấy để tránh cơn mưa và ngôi nhà trong lúc người ta mang xác má đi. Tôi thẫn thờ nhìn họ khiêng bà trên cáng, dưới lớp phủ của tấm vải trắng. Họ để má vào một góc xe của nhân viên điều tra, thậm chí còn không thèm đưa bà đi bằng xe cấp cứu. Chẳng ích gì. Hầu hết những người chết trước tuổi năm mươi ở thị trấn này đều vì nghiện ngập. Nghiện gì không quan trọng vì đằng nào cũng chết.
Tôi tì má vào kính xe và cố ngước nhìn trời. Đêm nay không một vì sao nào tỏ. Mặt trăng cũng mất tăm. Sấm chớp lóe lên thi thoảng làm lộ ra những cụm mây đen ngòm. Vừa vặn làm sao.
Buzz mở cửa sau và cúi người xuống. Cơn mưa lúc này đã dịu lại như một màn sương, mặt chú ấy ướt nhoét nhưng nhìn chỉ như đang đổ mồ hôi.
“Cháu có muốn quá giang đến đâu không?” Chú ấy hỏi.
Tôi lắc đầu.
“Có cần gọi điện cho ai không? Cháu có thể dùng điện thoại của chú.”
Tôi lại lắc đầu. “Cháu không sao. Giờ cháu có thể vô nhà được chưa?”
Tôi không hay là mình thực sự muốn quay trở vào căn nhà di động nơi má đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ngay lúc này đây tôi đâu còn lựa chọn khả dĩ nào khác. Buzz né sang một bên và bung dù lên, dẫu cho cơn mưa đã nhẹ hạt và tôi cũng đã ướt sẵn. Chú ấy đi sau tôi một bước, giữ cây dù che đầu cho tôi khi tôi bước về nhà. 
Tôi không rõ về Buzz lắm. Tôi quen Dakota, con trai chú ấy. Tôi biết rất nhiều chuyện về Dakota, tất cả những chuyện mà tôi ước giá mình không hay. Tôi tự hỏi liệu Buzz có biết mình đã nuôi nấng nên một đứa con trai như thế nào hay không. Buzz có vẻ là một người tử tế. Chú ấy chưa bao giờ gây khó dễ với má con tôi. Thảng hoặc, trong lúc đi tuần, chú ấy sẽ tấp xe vào khu nhà di động. Những câu thăm hỏi như mọi lần của chú ấy dành cho tôi khiến tôi có cảm giác như chú ấy đang trông chờ tôi van nài hãy đưa tôi ra khỏi chỗ này. Nhưng tôi không làm thế. Những đứa như tôi rất điêu luyện trong việc giả vờ ổn. Lúc nào tôi cũng chỉ cười trừ và đáp là mình vẫn khỏe re, thấy chú ấy thở phào nhẹ nhõm vì không có cớ bốc máy gọi ngay đến Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em.
Khi đã trở vào trong phòng khách, tôi không thể cưỡng lại việc ngó chiếc đi văng. Lúc này trông nó rất khác. Như có người đã nằm chết trên đó.
“Mình cháu tối nay ổn chứ?” Buzz hỏi.
Tôi quay lại và thấy chú ấy đang đứng ngay ngoài cửa với chiếc dù che trên đầu. Chú ấy nhìn tôi ra vẻ cảm thông, dù trong đầu chắc đang nghĩ đến chuyện giải quyết mớ giấy tờ thủ tục mà sự vụ này vừa gây ra cho mình.
“Cháu ổn mà.”
“Ngày mai cháu có thể xuống nhà tang lễ để sắp xếp. Họ nói cứ đến sau mười giờ là được.”
Tôi gật đầu nhưng chú ấy vẫn chưa rời đi, hai chân lóng ngóng đứng nán lại thêm chút nữa. Chú ấy xếp dù ngoài cửa như một điều kiêng cữ, rồi bước một bước vào trong nhà. “Cháu biết đó,” chú ấy nói và vuốt mặt thật lực, mái đầu hói hằn những nếp nhăn khắp trán. “Nếu cháu không trình diện ở nhà tang lễ thì họ sẽ mặc định đây là một cuộc chôn cất nghèo nàn. Cháu sẽ không có bất kỳ dịch vụ mai táng nào cho bà ấy, nhưng ít ra họ sẽ không thể bắt cháu trả tiền.” Chú ấy có vẻ xấu hổ vì đã đề xuất như vậy, đưa mắt lên bức họa Mẹ Teresa rồi cụp mắt xuống chân mình như vừa bị bà quở trách.
“Cảm ơn chú.” Tôi nghĩ chẳng có ai đến đưa tang đâu. Nghe thật buồn nhưng đúng là như vậy. Má tôi suốt đời chỉ lủi thủi một mình. Dĩ nhiên, bà đã đàn đúm với đám thường gặp của mình trong quán bar mà bà đã lui tới gần hai mươi năm, nhưng đám người đó không phải là bạn của bà. Họ chỉ là những kẻ cô độc khác, tìm đến nhau chỉ để cùng nhau cô độc. Ngay đến đám người đó cũng rơi rụng dần nhờ ơn cơn nghiện đã hủy hoại thị trấn này. Hạng người mà má đã giao du cùng không phải là kiểu người sẽ đến dự lễ tang. Hầu hết đám người này chắc đều đang chịu lệnh truy nã và tránh tất tần tất các thể loại tụ họp, phòng trường hợp run rủi đó là âm mưu dàn cảnh của cảnh sát để tóm gọn họ.
“Cháu có cần gọi cho cha mình không?” Chú ấy hỏi.
Tôi nhìn chú ấy một thoáng, biết đó là điều rốt cuộc mình sẽ làm nhưng đang trù trừ muốn trì hoãn càng lâu càng tốt.
“Beyah,” chú ấy gọi tên tôi với một âm e kéo dài.
“Tên cháu gọi là Bay-uh.” Tôi không rõ tại sao mình lại chỉnh chú ấy. Chú ấy đã gọi sai tên tôi từ hồi tôi mới biết chú ấy, và trước nay tôi chưa bao giờ để tâm tới chuyện sửa lại cho đúng.
“Beyah,” chú ấy sửa lại. “Chú biết mình không có quyền nói điều này, nhưng mà… cháu cần phải đi khỏi thị trấn này. Cháu cũng biết điều gì sẽ xảy đến với những người như…” Chú ấy ngưng lại như thể điều sắp nói ra sẽ xúc phạm đến tôi.
Tôi kết câu thay cho chú ấy. “Với những người như cháu?”
Lúc này trông chú ấy còn xấu hổ hơn, dù tôi biết chú ấy chỉ có ý những người như tôi trong nghĩa rộng. Những người có mẹ giống như má tôi. Những người không cách nào thoát ra khỏi thị trấn này. Những người rốt cuộc phải đi làm trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh cho đến khi toàn thân tê dại, và người đứng bếp sẽ mời họ một “hơi” giúp khoảng thời gian còn lại của ca làm có cảm giác như đang ở vũ trường, và trước khi kịp nhận ra thì họ đã không thể nào gắng gượng nổi dù chỉ một giây trong ngày khốn khổ của mình mà không hít thêm hơi này đến hơi khác, theo đuổi thứ cảm giác đó còn ráo riết hơn sự an toàn của chính đứa con mình, cho đến khi họ bơm thẳng nó vào huyết quản và ngó trừng trừng Mẹ Teresa trong khoảnh khắc bất đắc kỳ tử, trong khi tất cả những gì họ từng khao khát chỉ là một lối thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Buzz dường như không thoải mái khi đứng trong căn nhà này. Tôi ước gì chú ấy chỉ vậy mà đi thôi. Tôi thấy buồn cho chú ấy hơn là cho chính mình, trong khi tôi mới là người vừa chứng kiến má mình nằm chết trên đi văng.
“Chú không biết gì về cha cháu, nhưng chú biết ông ấy đã trả tiền thuê căn nhà di động này từ khi cháu mới chào đời. Điều đó cho thấy ông ấy là phương án tốt hơn ở lại thị trấn này. Nếu đã có một lối ra thì cháu cần phải nắm bắt lấy. Cuộc sống ở đây… không đủ tốt cho cháu.”
Đó có lẽ là điều tốt đẹp nhất mà người khác từng nói với tôi. Vậy mà nó lại đến từ cha của Dakota chứ không phải ai khác. Chú ấy nhìn tôi một chặp như muốn nói thêm điều gì đó. Hoặc có lẽ chú ấy muốn tôi đáp lời. Dù thế nào thì căn phòng cũng im phăng phắc cho tới khi chú ấy gật đầu chào và rời đi. Cuối cùng chú ấy cũng đi.
Sau khi chú ấy đóng cửa, tôi quay lại nhìn chiếc đi văng. Tôi nhìn nó rất lâu, cảm giác như đang rơi vào một cơn choáng váng. Thật kỳ quặc làm sao, chỉ trong mấy tiếng đồng hồ từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ, cuộc đời bạn đã có thể hoàn toàn thay đổi. Dù muốn dù không tôi cũng phải công nhận rằng Buzz nói đúng. Tôi không thể ở lại đây. Tôi đã không tính tới, nhưng ít ra tôi đã đinh ninh mình còn một mùa hè để chuẩn bị thoát thân. Tôi đã làm việc cật lực để đi khỏi thị trấn này. Ngay khi tháng Tám tới, tôi sẽ lên xe đến Pennsylvania. Tôi đã nhận được học bổng bóng chuyền đến Penn State. Vào tháng Tám, tôi sẽ thoát khỏi cuộc sống này, và nguyên do sẽ không phải vì bất kỳ điều gì mà má đã làm cho tôi, hay vì cha tôi đã bảo lãnh tôi ra khỏi đây. Nguyên do chỉ vì tôi. Tôi muốn sự vẻ vang đó. Tôi muốn bản thân mình chính là nguyên do cho công cuộc đổi thay này. Tôi không cho phép Janean được ghi nhận công lao cho những điều tốt đẹp xảy đến trong tương lai của tôi. Tôi chưa bao giờ nói với má về suất học bổng bóng chuyền mà tôi nhận được. Tôi không tiết lộ với bất kỳ ai. Tôi đã thề giữ bí mật với huấn luyện viên của mình và thậm chí không cho ông viết bài giới thiệu hay chụp hình kỷ yếu. Tôi cũng chưa bao giờ kể với cha về suất học bổng. Chắc ông còn không biết tôi chơi bóng chuyền.
Tôi là sản phẩm của một chuyện tình một đêm. Cha tôi sống ở Washington và gặp Janean khi đang đi công tác ở Kentucky. Cho đến khi tôi được ba tháng tuổi thì ông mới biết mình đã làm Janean cấn bầu. Ông biết mình đã làm cha khi bà đưa cho ông những giấy tờ cấp dưỡng nuôi con.
Cha đến thăm tôi mỗi năm một lần cho tới năm tôi lên bốn, sau đó ông bắt đầu cho tôi bay đến Washington để thăm ông thay vì ông phải tự mình đến chỗ má con tôi. Ông chẳng biết gì về cuộc sống của tôi ở Kentucky. Ông chẳng biết gì về những cơn nghiện của má. Ông không biết gì về tôi, trừ những điều ít ỏi tôi để cho ông biết. Tôi rất kín đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình. Bí mật là thứ tài sản duy nhất mà tôi có. Lý do tôi không kể với cha về suất học bổng cũng giống như với má. Tôi không muốn ông được tự hào vì có đứa con gái đạt thành tích. Ông không xứng đáng được có niềm tự hào về một đứa con mà mình đã đổ công sức vào. Ông tưởng tiền cấp dưỡng hàng tháng và những cuộc gọi cầm chừng tới chỗ làm việc của tôi là đủ để lấp liếm đi sự thật rằng ông chẳng biết gì về tôi. Ông chỉ là người cha hai tuần một năm. Khoảng cách địa lý giữa chúng tôi trở thành cái cớ hợp lý cho sự vắng mặt của ông trong cuộc đời tôi. Từ năm lên bốn, tôi ở với ông mười bốn ngày vào mỗi mùa hè, nhưng trong hai năm cuối thì tôi chẳng còn gặp ông nữa.
Lên mười sáu tuổi, tôi gia nhập đội tuyển và bóng chuyền trở thành một phần lớn hơn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của tôi, nên tôi không bay đến gặp cha nữa. Tôi đã kiếm cớ trong suốt hai năm qua để không phải đến thăm ông. Cha vờ như bị bỏ bê. Tôi vờ như bận rộn và thấy có lỗi. Xin lỗi ông, Brian, nhưng tiền cấp dưỡng mỗi tháng chỉ giúp ông thành một người có trách nhiệm, chứ không biến ông thành một người cha đúng nghĩa.
Có tiếng gõ cửa bất thần vang lên khiến tôi giật mình hét toáng. Tôi xoay người lại và nhìn thấy ông chủ nhà qua ô cửa sổ phòng khách. Thường tôi sẽ không mở cửa cho Gary Shelby, nhưng tôi đang không ở thế có thể phớt lờ ông ta. Ông ta biết là tôi còn thức. Tôi đã dùng điện thoại của ông ta để gọi cảnh sát. Thêm nữa, tôi cũng cần tính xem phải làm gì với chiếc đi văng này. Tôi không muốn giữ nó trong căn nhà này nữa. 
Khi tôi mở cửa, Gary dúi vào tay tôi một phong bì trong lúc ông ta sấn vào nhà để tránh mưa.
“Cái gì đây?” Tôi hỏi ông ta.
“Thông báo trục xuất.”
Vì đây là Gary Shelby chứ không phải ai khác nên tôi cũng không bất ngờ mấy.
“Bà ấy vừa mới chết đây thôi. Ông không thể chờ một tuần được sao?”
“Cô ta đã trễ ba tháng tiền nhà rồi, và tao cũng không muốn cho trẻ vị thành niên thuê. Một là kiếm người khác trên hai mươi mốt tuổi đứng tên hợp đồng thuê nhà, hai là mày phải cuốn xéo khỏi đây.”
“Cha tôi đã gửi tiền cho bà ấy trả tiền thuê nhà. Sao chúng tôi có thể trễ ba tháng được?”
“Janean nói thằng chả đã ngưng gửi tiền cho cô ta từ mấy tháng trước rồi. Ông Renaldo đang muốn tìm một chỗ rộng hơn, nên tao nghĩ tao sẽ để họ chuyển qua…”
“Ông khốn nạn thật đấy Gary Shelby.”
Gary nhún vai. “Chuyện làm ăn nó vậy. Tao cũng đã gửi cho má mày hai lượt thông báo rồi. Tao đảm bảo là mày có chỗ khác để đi. Mày không thể tự mình ở đây được, mày mới có mười sáu tuổi thôi.”
“Tôi đã mười chín tuổi từ tuần trước rồi.”
“Sao cũng được, mày phải hai mươi mốt tuổi. Hợp đồng quy định vậy. Hai mươi mốt tuổi và trả đủ tiền thuê nhà.”
Tôi chắc chắn là quy trình trục xuất hẳn hoi phải được thông qua trước khi ông ta có thể thực sự đuổi tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi vốn không muốn sống ở đây nữa nên có cãi cọ cũng chẳng nghĩa lý gì.
“Tôi còn có thể ở đây bao lâu nữa?”
“Tao sẽ cho mày hết tuần này.”
Hết tuần này? Tôi có hai mươi bảy đô trong túi và tuyệt nhiên chẳng có nơi nào để đi.
“Tôi có thể ở trong hai tháng không? Tôi sẽ vào đại học vào tháng Tám.”
“Chắc là được nếu tụi mày đã không trễ đến ba tháng tiền nhà. Ba tháng kia rồi thêm hai tháng nữa, tao không thể cho không bất cứ đứa nào gần nửa năm tiền thuê nhà như vậy được.”
“Ông đúng là đồ khốn mà.” Tôi rủa thầm.
“Mày cũng tự tính được rồi đó.”
Tôi thử liệt kê trong đầu những người bạn tiềm năng mà mình có thể ở nhờ trong hai tháng tới, nhưng Natalie đã đến trường đại học ngay sau khi chúng tôi tốt nghiệp để bắt đầu các lớp học hè. Đám bạn còn lại của tôi đứa thì bỏ học và đang trên đường trở thành các Janean-tương-lai, đứa thì có gia đình mà tôi biết tỏng là sẽ không cho phép chứa chấp tôi. Còn có Becca với người cha dượng nhớp nháp của bồ ấy. Tôi thà ở với Gary còn hơn lại gần thằng cha đó. 
Đã đến nước này rồi.
“Tôi cần dùng điện thoại của ông.”
“Đã trễ rồi,” ông ta nói. “Mày có thể dùng nó vào ngày mai.”
Tôi đẩy ông ta sang một bên và bước xuống bậc thềm. “Vậy sao ông không chờ đến ngày mai rồi hẵng báo tôi đã thành đứa vô gia cư hả Gary!”
Tôi bước đi trong mưa, thẳng đến nhà ông ta. Gary là người duy nhất trong khu nhà di động còn giữ được điện thoại bàn, và vì hầu hết chúng tôi đều nghèo kiết xác không sắm nổi điện thoại di động nên mọi người đều dùng điện thoại của Gary. Ít ra là vậy nếu vẫn trả tiền thuê nhà đúng hạn và không phải tránh mặt ông ta.
Đã gần một năm kể từ lần cuối tôi gọi cho cha, nhưng tôi thuộc lòng số điện thoại của ông. Vẫn là số mà cha đã dùng suốt tám năm nay. Ông gọi cho tôi chừng một lần mỗi tháng, nhưng đa phần tôi đều né không nghe. Không có nhiều điều để nói với một người mà tôi chẳng hiểu được bao nhiêu, nên tôi phun bừa vài câu nói dối kiểu, Má vẫn khỏe. Trường lớp ổn. Công việc suôn sẻ. Cuộc sống bình thường.
Tôi ngậm ngùi nuốt niềm kiêu hãnh ngất trời của mình xuống và bấm số gọi cha. Tôi mong nó sẽ vào hộp thư chờ, không ngờ mới hai hồi chuông thì cha đã nhấc máy.
“Brain Grim nghe.” Giọng cha nghe trệu trạo. Tôi đã đánh thức ông.
Tôi hắng giọng. “Chào, cha.”
“Beyah?” Nghe như ông đã tỉnh rụi và bắt đầu lo lắng khi biết người gọi là tôi. “Có chuyện gì vậy? Mọi chuyện ổn cả chứ?”
Câu Janean chết rồi đã đậu ngay đầu lưỡi, nhưng tôi thấy thật khó để thốt ra. Ông chẳng biết gì nhiều nhặn về má tôi. Đã từ lâu ông không ghé Kentucky nữa. Lần cuối ông để mắt tới má thì bà vẫn còn xinh đẹp, chưa mang bộ dạng hốc hác tiều tụy như một bộ xương di động.
“Dạ, vẫn ổn,” tôi nói. Báo tin má đã chết qua điện thoại cho ông hay thì kỳ cục quá. Tôi sẽ chờ nói trực tiếp với ông.
“Sao con gọi cho cha trễ vậy? Đã có chuyện gì sao?”
“Con làm ca trễ và không có thời gian rớ tới điện thoại.”
“Bởi vậy cha mới gửi cho con chiếc điện thoại di động đó.”
Cha đã gửi cho tôi một chiếc điện thoại di động? Tôi thậm chí còn không thèm gặng hỏi. Tôi chắc chắn má đã bán nó lấy tiền mua thứ mà giờ đây còn đang dính cứng trong tĩnh mạch bà.
“Nghe con nói nè,” tôi nói. “Con biết là cũng lâu rồi, nhưng không biết mình có thể đến chỗ cha chơi trước khi con vào Đại học được không?”
“Đương nhiên là được chứ,” cha nói mà không hề chần chừ. “Con nói ngày đi và cha sẽ mua vé máy bay liền.”
Tôi ngó về phía Gary. Ông ta chỉ đứng cách tôi dăm bước, mắt lăm lăm dòm vào ngực tôi, nên tôi quay đi. “Con đang mong là có thể đến vào ngày mai.”
Một khoảng lặng xen vào, tôi nghe đầu dây bên kia có tiếng chuyển động, như cha đang bò ra khỏi giường. “Ngày mai sao? Con có chắc là mình vẫn ổn không Beyah?”
Tôi gục đầu xuống và nhắm mắt lại khi dối ông thêm lần nữa. “Dạ. Chỉ là Janean… Con cần nghỉ ngơi một chút. Và con nhớ cha.”
Tôi không hề nhớ ông. Tôi biết gì về ông đâu. Nhưng sao cũng được, miễn là tôi có thể bay khỏi chốn này nhanh nhất. Tôi nghe ra tiếng đánh máy bên đầu dây của cha, hình như ông đang gõ phím. Ông bắt đầu lẩm nhẩm thời gian và tên của các hãng bay. “Cha có thể đặt cho con một chuyến United đến Houston vào sáng mai. Con sẽ phải có mặt ở sân bay trong năm tiếng nữa. Con muốn ở lại đây mấy ngày?”
“Houston? Sao lại Houston?”
“Giờ cha đang sống ở Texas. Cũng được một năm rưỡi rồi.”
Đó chắc là điều mà một đứa con gái nên biết về cha mình. Ít ra ông vẫn giữ số điện thoại cũ.
“À, con quên mất.” Tôi bấu vào gáy mình. “Cha có thể mua vé chiều đi thôi được không? Con không chắc là mình muốn ở lại bao lâu nữa. Có khi vài tuần.”
“Ừ, giờ cha sẽ đặt vé. Sáng mai con chỉ cần tìm hãng United ở sân bay, họ sẽ in thẻ lên máy bay cho con. Cha sẽ đón con ở khu nhận hành lý khi con hạ cánh.”
“Cảm ơn cha.” Tôi gác máy trước khi ông có thể nói thêm gì. Khi tôi quay lại, Gary chỉ tay ra ngoài cửa. 
“Tao có thể cho mày đi nhờ tới sân bay,” ông ta nói. “Dĩ nhiên không miễn phí.” Ông ta cười gằn, khóe môi cong cớn của ông ta khiến bụng tôi thắt lại. Gary Shelby chịu ra tay giúp một người phụ nữ thì không phải để đổi lấy tiền.
Nếu có đổi chác một đoạn quá giang ai đó đến sân bay thì tôi thà chọn Dakota còn hơn Gary Shelby. Tôi đã quen với Dakota. Anh ta đáng khinh bao nhiêu thì cũng đáng tin cậy bấy nhiêu.
Tôi lại nhấc máy lên và bấm số của Dakota. Cha nói tôi cần phải có mặt ở sân bay trong năm giờ tới, nhưng nếu tôi trù trừ tới khi Dakota ngủ mất thì anh ta sẽ không nghe máy. Tôi muốn tới đó ngay khi mình vẫn còn cơ hội.
Tôi nhẹ người khi Dakota nghe máy. “Thật sao, Beyah? Nửa đêm rồi đó.” Anh ta thậm chí còn không thèm nói chào, ê, hay có chuyện gì vậy?
Tôi hắng giọng. “Tôi cần quá giang đến sân bay.” Tôi nghe thấy tiếng thở dài của Dakota, như thể tôi là một nỗi phiền toái. Tôi biết mình không phải vậy. Tôi có thể không là gì hơn một mối giao dịch với anh ta, một sự kỳ kèo mà anh ta muốn nấn ná càng lâu càng tốt.
Tôi nghe tiếng giường kẽo kẹt như anh ta đang ngồi dậy. “Tôi không có đồng nào đâu.”
“Tôi không… Tôi không gọi anh để hỏi tiền. Tôi muốn đi nhờ đến sân bay. Làm ơn.”
Dakota rên rỉ rồi nói, “Chờ tôi nửa tiếng.” Anh ta gác máy. Tôi cũng gác theo.
Tôi đi lướt qua người Gary và đảm bảo đã đóng cửa nhà ông ta lại khi rời đi. Một điều tôi đã học được trong chừng ấy năm sống trên đời là đừng tin đàn ông. Phần lớn những kẻ tôi đã qua lại cùng đều giống như Gary Shelby. Buzz thì tốt, nhưng tôi không thể lờ đi sự thật rằng chú ấy đã tạo ra Dakota. Còn Dakota chỉ là một phiên bản Gary Shelby đẹp mã và trẻ trung hơn. Tôi nghe người ta kháo nhau về những người đàn ông tử tế nhưng lại cho đó là chuyện hoang đường. Tôi đã nghĩ Dakota là một trong những người tốt. Hầu hết bọn họ đều xuất hiện với vẻ ngoài như Dakota, nhưng bên dưới những lớp lang che đậy kia là sự bệnh hoạn chảy tràn trong huyết quản.
Trở về nhà, tôi nhìn quanh phòng ngủ, tự hỏi có thứ gì tôi muốn đem theo mình không. Đồ đạc đ��ng để mang theo không có gì nhiều nhặn, nên tôi tóm lấy vài bộ đồ để thay, lược chải tóc và bàn chải đánh răng. Tôi nhồi đồ đạc vào mấy chiếc túi Walmart trước khi nhét chúng vào cặp, phòng khi phải đội mưa cũng không bị ướt. Trước khi bước ra khỏi cửa để chờ Dakota, tôi tháo bức họa Mẹ Teresa trên tường xuống. Tôi cố nhét nó vào cặp nhưng không vừa nên tóm bừa một chiếc túi Walmart khác, bỏ bức tranh vào rồi ôm theo nó bước ra khỏi nhà.
[...]
4 notes · View notes
dochoichu · 1 year ago
Text
từ cái lúc kết thúc bữa tối, tôi cứ cảm thấy thiếu thiếu gì ấy trong miệng. thèm ăn thêm. đã. thèm uống. ba bốn cốc rồi. chè thái dừa dầm, nước lọc, coca, trà, uống thế nào cũng không thỏa. bụng no nước mà miệng vẫn thiêu thiếu. như thế tôi đã vục mặt xuống giếng suốt ba ngàn năm, ngoi lên vẫn thấy mình thèm khát, giữa một rừng hoa lá bạt ngàn.
cố nhiên, tôi nhận ra cơn thèm khát này đến từ cảm xúc, từ tâm hồn, nhiều hơn là cơn khát vật lý.
tôi thiếu gì? nhiều. à không, về cảm xúc cơ. cũng nhiều. thiếu cái thời gian để thực sự cảm nhận, thay vì ăn nháo nhào một bữa cơm trưa để lấy sức làm việc. nghĩ đến đây, tôi chợt nhận ra mình thèm một món gì đó cụ thể.
nước dừa.
thanh mát, dịu ngọt, thơm nhẹ, cái mùi ngọt thoang thoảng đối ngược với ngọt lịm được ướp mát lạnh trong tủ đá khiến mùa hè của bất kỳ đứa trẻ con nào cũng trở nên rạng rỡ. tôi nhớ những ngày hè chạy bộ tại công viên, tạt qua nhà bà ngoại, được bà cho uống cả mấy cốc nước dừa. chưa có cốc nước dừa nào thơm ngon hơn thế. chưa có mùa hè nào dịu ngọt đến thế.
nhưng không thể là mỗi nước dừa. cơn thèm khát của tôi vẫn chưa dứt. ấy phải là coco-ame, hay còn gọi là nước dừa với ame đá. món này không mới, cuối năm 2018 cùi dìa đã làm rồi. làm ngon mới chết. nhắc đến mới nhớ những tháng ngày rong ruổi đọc sách làm thơ, ru mình trong những buổi chiều không bao giờ dứt. cốc coco-ame ấy thi thoảng mới dám uống. chắc tại hồi đó đắt. cũng bởi vì thế, và vì ngon, nên nhớ. dù bắt phải nói ra món nào thích nhất ở cùi dìa thì cũng không rặn ra được.
nhưng phải nói cốc coco-ame hôm nay tự làm ngon gấp tỉ lần. nhờ một cảm giác khi ăn (không phải tâm trạng khi ăn) tôi đã thiếu thốn từ lâu: cảm thấy bùi bùi.
bùi, có giống bon mồm, có giống đưa miệng, có giống tròn vị, có giống đậm đà, có giống ngon lành, có giống... hay không? khá chắc là không. bùi giống như thương, hay là nồm, khó định nghĩa, khó giải thích, mỗi người lại cảm thấy một kiểu. rất cá nhân. tôi thấy bùi và béo ngậy khi uống cốc coco-ame ấy. cốc cà phê khiến tôi cứ đưa lên rồi đặt xuống, không phải như một vấn đề khó nghĩ, mà như một cơn mê khó dứt. tôi chạy ngay ra cổng đưa cho anh Hiếu uống. chả biết anh Hiếu có thấy bùi không.
như tôi, tôi đã thấy bùi giáng vào mình.
chưa, chưa xong đâu. đây không phải câu kết mà tôi định câu kết. tất cả những suy nghĩ trên, tám mươi chín phần trăm là xuất hiện trong đầu, khi tôi phóng xe về nhà và thèm cái gì đó. mười một phần trăm nhảy ra khi đang soạn thảo. tất cả những suy nghĩ trên dẫn đến một điều mà đáng lẽ ra tôi đã phải nghĩ đến từ lâu, thay vì những câu nhố nhăng hồi ấy từng nói:
ăn ngon cũng cần gì nhiều đâu, một bữa tại gia là đủ rồi.
dầu sao, chốt lại thì tôi đã biết tôi thèm khát gì, ngoài nước dừa: một bình pour thật ngon.
6 notes · View notes
vu-tat-thanh · 26 days ago
Text
TRANG TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN: BÍ QUYẾT CHO NGÀY CUỐI THÊM Ý NGHĨA
Trang trí bàn thờ gia tiên vào ngày cuối không chỉ là một phong tục mà còn là cách để kết nối các thế hệ. Những hình ảnh, đồ vật và hoa trái được bày biện không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh. Hãy cùng khám phá các bí quyết và ý tưởng để tạo nên một bàn thờ đẹp và ý nghĩa, qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ý nghĩa khi trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt, biểu tượng cho lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Đây là dịp để các cặp đôi xin phép ông bà, cha mẹ chứng giám và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, bền vững. 
Việc sắp xếp bàn thờ chu đáo, trang nghiêm cũng thể hiện sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, thể hiện mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức, phong tục gia đình qua các nghi thức cưới hỏi.
Cách trang trí bàn gia tiên đám cưới đơn giản ở ba miền
Trang trí bàn gia tiên trong đám cưới là một phần không thể thiếu trong nghi lễ cưới hỏi của người Việt, nhưng tùy theo từng vùng miền mà cách bày biện và sắp xếp lại có những nét riêng biệt. 
Tumblr media
Miền Bắc
Người miền Bắc rất coi trọng các giá trị truyền thống trong việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới. Bàn thờ đám cưới nhà trai và nhà gái  thường được đặt trang nghiêm ở giữa nhà, hướng ra cửa chính, với các vật phẩm như mâm ngũ quả kết hình long phụng, hoa tươi và đặc biệt là cặp nến long phụng đỏ.
Hoa lay ơn, hoa hồng thường được dùng để tăng thêm vẻ trang trọng. Thêm vào đó, các món lễ vật như gà luộc, xôi gấc đỏ, chè, thuốc cũng được sắp xếp tỉ mỉ. Việc thắp hương trầm để tạo không gian linh thiêng là yếu tố không thể thiếu.
Miền Trung
Ở miền Trung, dù cuộc sống có phần khó khăn hơn, bàn thờ gia tiên vẫn được trang trí với tấm lòng hiếu thảo. Không quá cầu kỳ như miền Bắc, bàn thờ trang trí bàn gia tiên nhà gái và nhà trai ở miền Trung đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ vật. 
Mâm lễ cúng gồm trầu cau, rượu, chè, đôi nến tơ hồng và đặc biệt là bánh phu thê – biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Điểm khác biệt là người miền Trung không dùng heo quay trên bàn thờ trong ngày cưới, mà tập trung vào những vật phẩm truyền thống.
Miền Nam
Người miền Nam có lối sống thoáng và thoải mái, nhưng trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới vẫn được chú trọng. Bàn thờ thường được đặt tại phòng khách rộng rãi, trang trí với phông đỏ và chữ hỷ. 
Trang trí bàn thờ gia tiên nhà trai và gái bao gồm các vật phẩm như bát hương, lư đồng, đôi chân nến đều được làm sạch kỹ lưỡng. Mâm ngũ quả trang trí đẹp mắt với lê, nho, mãng cầu, chuối,… Một điểm đặc trưng là đôi nến lớn khắc hình long phụng – biểu tượng may mắn, hạnh phúc, do nhà trai mang đến.
Tuy có sự khác biệt giữa các vùng miền, việc trang trí bàn thờ gia tiên đều mang ý nghĩa tôn kính tổ tiên và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống.
Lưu ý khi trang trí bàn gia tiên tại nhà
Tumblr media
Chọn hoa tươi phù hợp
Trên bàn thờ gia tiên, hoa tươi luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo không gian trang trọng. Tuy nhiên, gia chủ cần tránh những loại hoa mang ý nghĩa chia ly, tang tóc như ly trắng, cúc vạn thọ, phù dung hay râm bụt. 
Thay vào đó, gia chủ có thể chọn hoa hồng, lay ơn, hoặc loa kèn với màu sắc đỏ, hồng, vàng tượng trưng cho sự vui tươi, hạnh phúc. Để tiết kiệm chi phí, hãy chọn hoa theo mùa và phù hợp với tông màu của đám cưới để tạo sự đồng bộ trong không gian.
Cách cắm hoa đối xứng
Việc cắm hoa trên bàn thờ cần tuân thủ nguyên tắc đối xứng. Hai bình hoa được đặt hai bên bàn thờ, số lượng hoa mỗi bình phải bằng nhau và là số chẵn, tượng trưng cho sự cân đối và hạnh phúc viên mãn. Hoa có thể cắm theo hướng một mặt hoặc bung rộng bốn phía nhưng không được che khuất tầm nhìn.
Lựa chọn và bày trí trái cây
Tương tự như hoa, trái cây chưng trên bàn thờ cũng rất quan trọng. Gia chủ hãy chọn những quả tươi ngon, vỏ căng mịn và không bị trầy xước. Trong cách bày trí, những quả lớn nên được đặt phía sau, quả nhỏ phía trước và quả có màu sắc nổi bật ở giữa để tạo điểm nhấn. 
Tùy theo từng miền, cách chọn trái cây sẽ khác nhau, như miền Bắc chọn cam, lê, hồng; miền Nam chọn mãng cầu, nho, xoài. Điều này vừa giữ tính truyền thống, vừa tạo sự hài hòa cho bàn thờ.
Trang trí câu đối và chữ “hỷ”
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hoa và trái cây, gia chủ nên treo câu đối hai bên bàn thờ và dán chữ “hỷ” ở chính giữa để tạo sự may mắn cho lễ cưới. 
Đặt hai bình hoa cân xứng hai bên cùng với mâm ngũ quả ý nghĩa gồm các loại như thanh long, nho, mãng cầu, táo và xoài. Mỗi loại trái cây tượng trưng cho một lời chúc tốt đẹp về tài lộc, hạnh phúc và sự thịnh vượng trong cuộc sống hôn nhân.
Những lưu ý trên sẽ giúp gia chủ có một bàn thờ gia tiên ngày cưới vừa đơn giản nhưng vẫn trang nghiêm, góp phần tạo nên không gian cưới hoàn hảo.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới không chỉ là một phong tục truyền thống, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là cầu nối giữa các thế hệ và tượng trưng cho sự tôn kính đối với tổ tiên và mong ước cho hôn nhân hạnh phúc. Phong Thủy Đại Nam luôn đồng hành cùng gia chủ, chia sẻ những kiến thức hữu ích để trang trí bàn thờ gia tiên đúng chuẩn, vừa đẹp mắt, vừa trang nghiêm trong ngày trọng đại.
Xem bài viết tại: https://phongthuydainam.vn/trang-tri-ban-tho-gia-tien-ngay-cuoi/
Website: https://phongthuydainam.vn/
#phongthuydainam #trangtribanthogiatienngaycuoi
0 notes
thptngothinham · 2 months ago
Text
Những chiết tiết nghệ thuật trong Vợ Nhặt này giúp bạn bổ sung thêm kiến thức quan trọng và thêm hiểu hơn về tác phẩm này. THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu các chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân. Qua bài viết này, mong rằng sẽ giúp bạn bổ sung thêm các kiến thức quan trọng mới và thêm phần hiểu hơn về tác phẩm. Mời các bạn cùng xem chi tiết:... 1. Nồi Cháo Cám Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới - Thị vừa mới về làm dâu với anh Cu Tràng, Con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: "chúng mày đợi nhá. Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui vẻ nói tiếp: "Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” nhưng thực ra đây đâu có phải chè khoán? Bà cố tình vui vẻ thể thôi, vui vẻ trước mặt cô con dâu mới, vui vẻ để truyền niềm vui, lạc quan hệ vọng vào các con. Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói Ất Dậu 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ trong ngày hạnh phúc của con trai mình. "Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Tham khảo: Cảm nhận về hình ảnh bát cháo hành của Thị Nở và nồi cháo cám của bà cụ Tứ 2. Nụ cười và nước mắt - Hình ảnh nụ cười được nhà văn nhắc đến nhiều lần khi khắc họa chân dung nhân vật Tràng. - Nụ cười của Trang đã góp phần khắc họa tính cách, tâm lí tính cách thuần phác, nhân hậu, yêu đời của gã trai quê mùa, thô kệch; - Bên cạnh việc khắc họa tâm lí của Tràng qua nụ cười, Kim Lân cũng chú ý nét tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ qua chi tiết giọt nước mắt. - Giọt nước mắt của bà cụ Tứ góp phần thể hiện nỗi xót xa của người mẹ trước cảnh ngộ của Con lấy vợ giữa "tao đoạn” và số phận không được bằng người. - Nụ cười – nước mắt là biểu hiện của hai trạng thái cảm xúc đối lập nhau nhưng cũng lấp lánh ánh sáng của tình người, của tình yêu thương giữa những ngày đói khát, chúng góp phần thể hiện sự éo le của tình huống truyện, làm nên giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc. 3. Bốn bát bánh đúc - Thể hiện s�� phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói "Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Thị đã "gợi ý" để được ăn, Lúc này cái đói cải nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn. + Vì miếng ăn mà Thị mất đi nữ tính của người con gái, Thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi Thị "sa xuống ăn một chắp bốn bát bánh đúc" thì ta thấy Thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có người nói Thị trở nên trơ trẽn vì miếng ăn, cái đói đã làm Thị mất đi nhân phẩm, lòng tự trọng. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của Thị. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện "Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì "một bữa no”, hay trong "Trẻ con không được ăn thịt chó, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con, + Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói. - Hình ảnh bát bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân: Vì sự sinh tồn nên thị "ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và Thị bám theo câu nói của Tràng "rích bố cu" có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi Thị đã theo không về làm vợ. - Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn - Tràng nghèo không dư dật gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang đồng loại. + Trong
buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho Thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đep. + Tràng đã cứu sống Thị. 4. Câu nói của anh Tràng Câu nói đùa nhưng lại thể hiện niềm khát khao hạnh phúc có thật, mãnh liệt cháy bỏng thắm sâu trong người n��ng dân nghèo ấy mà ngay cả nạn đói và cái chết cũng không thể dập tắt. Lời nói của Tràng có vẻ như đùa song ngọn lửa hạnh phúc trong Tràng được thắp lên từ câu nói đùa ấy lại thật sự bùng cháy. Tràng trân trong hạnh phúc của mình cũng như bằng tất cả những gì có thể, anh biến cuộc hôn nhân với thị trở nên đàng hoàng, nghiêm túc. Về nghệ thuật: Là một chi tiết góp phần tạo nên một tình huống truyện độc đáo và ý nghĩa, tạo bước ngoặt cuộc đời và tâm lí của nhân vật, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ của ngòi bút Kim Lân Xem thêm những bài phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt hay 5. Lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên đó là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người. Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao. Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thua trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này.. Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cóđược sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia. // Để hiểu hơn về tác phẩm, các em có thể xem thêm tài liệu hướng dẫn soạn bài vợ nhặt đã được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn Sưu tầm từ facebook
0 notes
dichvuthuexeatv · 2 years ago
Text
Cho Thuê Xe đi Tây Bắc Giá Rẻ 4-45 Chỗ Tại Hà Nội - Công Ty TNHH Đặt Xe Việt ATV | Datxeviet.vn
Đông Tây Bắc có gì hấp dẫn? - Tây Bắc với dãy núi Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Đông Nam Á. Nơi sở hữu cảnh quan kỳ vĩ như núi non, ruộng bậc thang, sông suối, thác nước, đồi chè… Trải dài ở các tỉnh như Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.. Có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, mỗi tỉnh lại mang đến cho du khách những khung cảnh và nền văn hóa khác nhau. Đó là lý do tại sao du lịch Tây Bắc là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên với những ngôi làng bộ lạc trên đồi hẻo lánh, văn hóa và lối sống độc đáo. Tây Bắc bốn mùa đều có những nét hấp dẫn riêng biệt, đầy quyến rũ riêng. Xuân đến mang theo muôn hoa đua nở, sắc hoa lại bừng đỏ thắm, hoa mận trắng cả một góc trời… Vào mùa hè là lúc khí hậu mát mẻ quanh năm cùng nhau ngắm cảnh đỗ quyên rực rỡ. Hồ Thác Bà (Yên Bái) Đèo Khau Phạ Đèo Ô Quy Hồ Đèo Pha Đin Hang Tiên Sơn (Lai Châu) Sapa (Lào Cai) Mai Châu (Hòa Bình) Cao Nguyên Mộc Châu (Sơn La) Điện Biên Phủ (Điện Biên) Mù Căng Chải (Yên Bái) Đèo Mã Pí Lèng Cột cờ Lũng Cú Vùng Cao Đồng Văn Bắc Hà Y Tý … Tây Bắc còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số xúng xính trong những bộ trang phục cầu kỳ. Đặc biệt, ruộng bậc thang đẹp được mệnh danh là đặc sản của Tây Bắc mà bạn có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi khi đi du lịch từ tháng 5 đến tháng 9. Thịt trâu gác bếp: là đặc sản của người Thái đen. Ngày nay, món ăn này trở thành đặc sản phổ biến, có mặt trong bữa cơm của dân bản, được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa thích. Lợn cắp nách: là loạ - u834ubwd7i
https://datxeviet.vn/cho-thue-xe-di-tay-bac/
Tumblr media
0 notes
lecunngdaythangbetrai · 2 years ago
Text
Trọn bộ lễ đầy tháng bé trai Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Con lạy Đệ Nhất Thiên Tỉ đại tiên thần
Con lạy Nhị Thiên Đại Tiên Vương
Con lạy đệ tam Thiên Mụ đại tiên thiên
Con kính lạy Tam Thập Lục Cung Tiên Vương
Hôm nay, là ngày…….. tháng …………. năm ………….
Vợ chồng và các con là ……………………………………………………………………………………………….
Có con (trai, gái) tên là ………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi sống tại …………………………………………………….
Nay nhân ngày rằm tháng, chúng con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật và các lễ vật khác để bày trước chánh điện, trước bàn, chư Tôn đức cung kính trình:
Nhờ chư Phật mười phương, các vị Thánh, Tiên, Thần, Thổ công, Thổ địa, Tổ tiên nội ngoại đã sinh thành cháu đặt tên là……………………. ………….. sinh ngày…………………… mẹ tròn con vuông.
Con xin các tiên, các ông, các vị thần linh xuống trước án, chứng giám lòng thành của bà con để thụ hưởng lễ vật, che chở che chở, vuốt ve, che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên. , mau ăn chóng lớn, ít bệnh tật. không tật, không tật, không hạn, không ách, phù hộ cho bé xinh đẹp, thông minh, sáng sủa, thân bình an mạnh, cả đời hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được nhiều phúc lành, việc lành sinh sôi, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn suy nghĩ lo toan.
Xin thành tâm khấn nguyện, cúi xin chứng giám lòng thành.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
văn khấn cúng đầy tháng bé trai
Lễ cúng đầy tháng bé trai miền Nam có những gì? Lễ vật sẽ được cha mẹ chuẩn bị tùy theo quan niệm của mỗi vùng miền mà khác nhau. Cha mẹ có thể tham khảo danh sách lễ vật dưới đây để có một lễ thôi nôi đầy đủ cho bé trai.
Ngũ quả. Hoa tươi. Giấy thờ Mẫu. Trầu cau cánh phượng – 13 phần. Nến – 15 ngọn nến. Chén, đũa, thìa – 13 cái. Nước, rượu, chè mỗi thứ 3 chén (dâng 3 thầy). 13 cốc nước (cho 13 mẹ). Xôi gấc đỏ 13 phần (12 nhỏ, 1 lớn). Chè đậu trắng 13 phần (12 nhỏ, 1 lớn). Cơm. Muối. Hương. Gà (hoặc vịt trắng) luộc cắt chéo chân. Nến – 2 cốc. Thịt lợn quay (hoặc thịt lợn quay với sữa nguyên chất). Mâm cúng đầy tháng cho bé trai Cúng đầy tháng bà ngoại cho bé trai Mâm cúng đầy tháng nên đặt ở đâu, quay ra hay quay vào? Theo truyền thống, ông bà ta thường đặt mâm cúng rằm bé trai, bé gái trong nhà ở vị trí đối diện với cửa ra vào. Mâm cúng đầy tháng sẽ hướng ra bên ngoài.
Khi cúng, chủ tế sẽ quay mặt vào mâm cúng và quay mặt vào trong nhà.
Đồ cúng đầy tháng bé trai Qua bài viết về mâm cúng đầy tháng bé trai trên đây, nếu các ông bố bà mẹ còn bận rộn chăm sóc gia đình và chăm sóc con nhỏ không có thời gian tự tay đi mua lễ vật. Bố mẹ hãy liên hệ ngay với Dịch vụ Cúng Trọn Gói Tâm Phúc để được tư vấn miễn phí về quà tặng, cũng như xem ngày giờ tốt cho bé.
Xem thêm tại:
https://www.scoop.it/u/lecunngdaythangbetraihttps://www.scoop.it/topic/lecunngdaythangbetrai
https://www.minds.com/lecunngdaythangbetrai/
1 note · View note
huagiaduan · 5 years ago
Text
Tumblr media
Có những câu nói ngọt ngào như thế nào?
1. "Suy nghĩ của anh là một tinh cầu nhỏ, mỗi ngày chỉ có em lái đoàn tàu ánh sáng đi loanh quanh. "
2. "Mùa hạ lãng mạn quá rồi, anh muốn mời nó ăn một bữa cơm, nếu như em rảnh, chúng ta có thể cùng nhau đi. "
(Tên chị này trùng với mùa hạ - Hạ Thiên)
3. "Nếu như anh 18 tuổi, anh có thể nói anh thích em. Nếu như anh 28 tuổi, anh có thể hét lên rằng anh rất yêu em. Đáng tiếc anh mới 8 tuổi, sắp phải thay răng cửa rồi, cái gì cũng không thể cho em được, anh còn phải học tiểu học, mỗi ngày tan học vào 5 rưỡi, nhớ đến đón anh nhé. "
4. "Ánh trăng bị nghiền thành những vì sao, và em thì bị giấu kín trong bầu trời đầy sao ấy. "
5. "Hôm nay đã em đã nói chuyện với người mình thích chưa? "
"Nói rồi. "
"Nói gì?"
"Nói rồi. "
6. "Hôm nay nhất định anh là người nhớ đến em đầu tiên, nếu như không phải cũng không sao cả. Mỗi ngày anh đều nhớ đến em, kiểu gì cũng sẽ có một ngày đó. "
7. "Mùa hè tới rồi, ở trước mặt em căng thẳng đến nỗi tay cũng không biết nên đặt ở đâu, nhưng cũng không thể đút tay vào trong vạt áo được. "
8. "Nếu như mỗi ngày đều có thể thức dậy sau hoàng hôn, ăn duy nhất một món mình thích thì thật tốt, nhìn thế giới từng bước bị bóng đen thống trị, cắn một miếng gà rán, uống một hớp bia, dạ dày được nhét đầy thức ăn,đâu đâu cũng sẽ cảm thấy sự cô độc. Nếu như những điều này đều không thể, vậy thì chỉ cần có thể gặp được em là đủ rồi. "
9. "Tinh cầu này cũng có lúc mong manh, mà anh cũng có khi lặng yên và nhớ đến em."
10. "Trái tim của anh ở trên cây, nếu em thích thì có thể hái xuống. "
11. "Anh sinh ra đã ngang ngược tàn bạo, không thể trở thành ánh trăng của chính mình, có thể gặp được em là điều ngọt ngào nhất mà ngân hà tặng cho anh. "
12. "Xin chào bạn học Giang, mình là Viên Tương Cầm học lớp F.
Mình biết cậu không quen mình, nhưng mình lại rất hiểu cậu đấy.
Lần đầu tiên nhìn thấy cậu ở buổi huấn luyện tân sinh viên, ngày hôm đó, ánh mắt mình không biết phải làm sao mới có thể rời khỏi cậu được.
Bất kể là cậu đang đọc diễn văn hay là đang nói chuyện với người bên cạnh, hay là lặng im không nói gì, mình vẫn có thể lập tức tìm thấy cậu trong đám đông, tìm thấy cậu đang ở đâu.
Dường như là cậu ở đâu thì ánh mắt của mình luôn dừng lại tại đó vậy. "
13. "Anh vốn dĩ là một lữ khách giang hồi, nhưng gặp được em, anh liền cảm thấy có thể dừng chân lại trước đã. "
14. Ánh mắt của em rất ấm áp, ấm áp đến nỗi làm tan chảy ánh trăng, cả anh cũng vậy. "
15. "Em là tập hợp tất cả những từ ngữ tán dương trong từ điển của anh, hơn nữa em còn là mọi khoảnh khắc tươi đẹp nhất trong thế giới của anh."
16. Anh muốn gặp em, muốn cùng em đi qua nhà thờ và biển người mênh mông, để ôm chặt lấy em.
●━━━━━━─────── 5:20 ⇆ ㅤㅤㅤ◁ ㅤㅤ❚❚ ㅤㅤ▷ ㅤㅤㅤ↻
17. "Hiểu những điều kỳ quái của em, cùng em làm những điều dễ thương nhất. "
18. "Anh yêu em, vậy nên em không cần phải làm một bạn nhỏ biết nghe lời mới được nhận hoa hồng, cho dù em có giở tính giở nết, gây chuyện ầm ĩ, anh cũng sẽ nuông chiều, bênh vực em nhất. "
19. "Em dễ thương nhất, khi anh nói ra lời này, anh còn chưa kịp suy nghĩ gì cả, mà sau khi anh nghĩ rồi, anh vẫn sẽ nói như vậy. "
20. "Chúng ta hãy xem một trăm bộ phim đi, không cần phải sống trong bầu không khí này nữa."
(Ý muốn sống chung một nhà.)
21. "Khi nỗi nhớ ùa về trong tâm trí, chỉ muốn vượt qua màn hình xa xôi ấy đến ôm chặt lấy em. "
22. "Yêu là đền chùa ở đâu chứ, rõ ràng là mười dặm Dương Châu, đèn đuốc cũng không tắt."
(Ý nói là tình yêu rất phong phú, phồn hoa và tươi đẹp, không có quá khô khan, cô quạnh.)
23."Thật ra anh có giữ ảnh của em, bài hát em thích anh cũng đi nghe, tất cả những gì em hứng thú anh đều thử qua hết. Anh luôn quan tâm đến em hơn bề ngoài em trông thấy. "
24. "Không nói ra được rằng anh thích em đến nhường nào, anh chỉ biết mức độ mình thích em của ngày hôm trước, là tất cả những gì anh yêu thích cộng lại cũng không sao hy vọng đạt được. Em là thứ nhất, mà còn là cách rất xa những thứ ở phía sau nữa."
25. "Đừng hỏi trong tim anh có em hay không, trong ánh mắt anh, tất cả đều là em"----Dư Quang Trung (Bức thư Dư Quang Trung viết gửi cho vợ)
(Tên anh này dịch thuần Việt ra là trong ánh mắt.)
26. "Anh thích em nhiều như thế nào ư? Chính là khi dự báo thời tiết nói ngày mai có mưa, anh đều nghe thành ngày mai có em. "
27. "So với một trăm cái đồng hồ báo thức, anh càng muốn dùng morning call của em hơn. "
28. "Người anh thích nhiều lắm! Em coi như là lão đại đi. "
29. "Trong Toán học có một từ rất lãng mạn, gọi là một và chỉ một, em chính là như vậy. "
30. "Anh cho em xem chạc cây đầy hoa đang sinh sôi nảy nở, cũng cho em xem những vết sẹo của mình. Tình yêu của em đã xoa dịu tất cả đau thương của anh, vết sẹo ấy cũng chính là một hạt mầm rất đáng yêu. "
31. "Đợi anh nghỉ rồi, sẽ tặng cho em chè đậu đỏ. "
(Ý là muốn kết hôn với chị này.)
32. "Mong muốn của anh chính là muốn cùng em chung sống suốt quãng đời còn lại, đó chính là tất cả hy vọng của anh trong quãng đời này. "
33. "Giả dụ bốn giờ chiều em đến, vậy thì từ lúc ba giờ anh đã bắt đầu cảm thấy hạnh phúc rồi, thời gian càng tới gần, anh lại càng hạnh phúc. "
34. "Đợi đến khi anh di dân đến sao Diêm Vương rồi, anh dự định sẽ quên em đi. Ở đó anh sẽ quen biết một vài người bạn mới, mỗi ngày bọn anh đều ở trong vũ trụ mênh mông uống bia, ngắm sao. Có một người sao Hỏa theo đuổi anh, mắt vừa to vừa long lanh, lông mi phải dài gấp ba lần lông mi của em. Ở bên ngoài không gian vô cùng thú vị, bây giờ anh rất ghét địa cầu, vì vậy anh sẽ sớm chuyển đi thôi. Nếu như em muốn anh quay lại, anh nhất định sẽ suy nghĩ ba phút, sau đó sẽ vui vẻ đồng ý với em. "
35. "Tối nay phải đi ngủ sớm một chút, vì ngày mai còn phải dậy sớm để nhớ đến em nữa. "
36. "Khi anh yêu em, vừa thuần khiết lại vừa dũng cảm. "
37. "Tất cả cánh cửa trên thế giới này đều phải để em gõ, bởi vì em gõ rất đẹp. "
38. "Anh thật sự không biết phải làm sao mới có thể tới gần em hơn nữa, em giống như là một mục tiêu mà anh không thể nào đạt được, anh suy nghĩ không thông, xua cũng không xua đi được, anh liền ngồi xuống gục khóc. Nếu như em thích người khác, anh sẽ khóc, nhưng anh vẫn sẽ thích em. "
39. "Nếu có người theo đuổi em, anh sẽ phanh thây anh ta! "
----------
Group Weibo Việt Nam: https://m.facebook.com/groups/245234876341228
Fanpage: https://m.facebook.com/weibovietnam
Dịch bài: Lục Bắc Thần.
--------
Nguồn: https://www.zhihu.com/answer/728681913
1K notes · View notes
philipplahm86 · 5 years ago
Photo
Tumblr media
Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và mùa hè định mệnh 1988.
Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi bước vào sân khấu - năm 1980 với vở “Sống mãi tuổi 17” - cho đến khi nằm xuống, Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, hầu hết ��ã được dàn dựng. Đó là còn chưa kể hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, bài báo... Người ta vẫn thường hỏi Lưu Quang Vũ lấy đâu ra thời gian, năng lượng đ�� hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ như vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Ngay cả bạn bè, đồng nghiệp, ngay cả những người thân trong gia đình nhiều lúc cũng không trả lời nổi câu hỏi đó.
Đặc biệt, trong năm cuối cùng, mùa hè cuối cùng của đời mình, Lưu Quang Vũ làm việc hối hả hơn bao giờ hết. Sau khi Lưu Quang Vũ mất, trên bàn làm việc của anh vẫn còn để một mảnh giấy nhỏ, trong đó anh ghi: “Công việc phải làm từ tháng 8 tới tháng 12 (1988)”, với tên 8 vở kịch, một tập thơ cùng một số công việc khác. Cho đến khi mất, nghĩa là chỉ trong vòng một tháng kể từ khi viết mảnh giấy, anh đã kịp thực hiện và đưa lên sàn diễn trọn vẹn 3 vở: Trái tim trong trắng (đoàn Kịch Hải Phòng và Đoàn Chèo Hà nam Ninh dựng), Lời thề thứ chín (Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng 1988), Điều không thể mất (Nhà hát Tuổi trẻ, Đoàn Kịch Quân khu II dựng 1988). Vở thứ tư - Chim sâm cầm không chết - đã viết xong cảnh cuối, Đoàn kịch Hải Phòng đã nhận dàn dựng. Và nếu như không ra đi đột ngột thì rất có thể Lưu Quang Vũ đã có cơ hội “hoàn thành kế hoạch năm”, viết nốt 4 vở còn lại: Bồ câu biển, Trà hoa nữ, Thủ tục làm người sống... Cũng trong năm 1988, ngoài mấy vở trên, anh còn viết một loạt vở nữa như Đôi đũa kim giao (Đoàn ca múa Hà Nam Ninh dựng), Ông không phải bố tôi (có 4 đoàn dựng), Linh hồn của đá (Đoàn Chèo Hải Phòng dựng), Bệnh sĩ (Nhà hát kịch Trung ương dựng)...
Mùa hè năm đó tôi mới 22 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ở Liên xô cũ, được về phép. Sau mấy năm xa nhà, thấy HN có một số thay đổi: Chế độ tem phiếu đã bị bãi bờ. Đồ đạc có vẻ nhiều hơn, nhưng điện vẫn thường xuyên mất, cuộc sống nhìn chung vẫn rất vất vả. Gia đình tôi sống trong một căn phòng ở gác hai số nhà 96 phố Huế. Anh Vũ, chị Quỳnh, Kít (Lưu Minh Vũ) và Mí (Lưu Quỳnh Thơ) sống trên tầng ba, trong một căn phòng rộng 6,5 mét vuông. Suốt mùa hè đó, thường thường tôi chỉ gặp Lưu Quang Vũ lúc sáng sớm, hoặc lúc 1,2 giờ sáng. Còn cả ngày anh đi vắng suốt. Lịch làm việc của anh bao giờ cũng dày đặc. Có ngày sáng anh lên Hà Bắc dựng kịch, chiều về Nhà hát kịch đọc vở mới với đạo diễn, tối lại đi Hà Tây xem duyệt vở. Có khi nửa đêm về đến nhà, anh uống vội cốc cà phê rồi lại ngồi vào bàn viết. Nhiều lúc chị Quỳnh bảo với mẹ tôi: “Mẹ phải can anh Vũ giúp con, anh ấy làm việc chẳng kể gì đến sức khoẻ cả.” Mẹ tôi cũng thường nói với anh “con làm gì cũng phải giữ lấy sức khoẻ”. Những lúc đó, anh thường bảo: “Con cũng biết thế nhưng mình cố một chút thì đoàn có vở dựng, mấy chục con người có công ăn việc làm...” Anh Vũ là người rất mê bóng đá nhưng giải EURO năm đó tôi thấy hầu như anh không còn thời gian để xem. Chị Quỳnh cũng “miễn” mọi việc nhà cho anh, không phải xuống tầng 1 xếp hàng xách nước lên tầng 3. Hồi đó nước sinh hoạt ở HN là một vấn đề rất cơ cực.
Nhà tôi mùa hè đó lúc nào cũng có một vài ông khách - là người của các đoàn - đến “đòi” kịch bản. Mới bảnh mắt, vừa mở cửa ra đánh răng, rửa mặt đã thấy có người đứng đợi. Có người ý tứ, anh Vũ vắng nhà thì đứng ngoài cầu thang chờ. Nhưng cũng có người cứ ngồi lì trong nhà, uống hết tuần chè này sang tuần khác, đốt thuốc khói um nhà. Dường như họ nghĩ làm vậy thì gia đình Lưu Quang Vũ sẽ sốt ruột, anh sẽ chóng phải về hơn. Nhiều hôm thương anh, chúng tôi buộc phải nói dối là anh đi vắng. Khách vẫn kiên nhẫn đứng chờ bên ngoài. Anh Vũ khóa trái cửa, ngồi trong nhà viết, muốn ho cũng không dám ho. Có ông khách đứng nấp ở cầu thang. Một lúc thấy anh Vũ lò dò ra bèn reo toáng lên, xồ tới như bắt được thằng kẻ trộm.
Các đoàn đều săn đón vở của anh. Mà tính anh Vũ thì lại cả nể, với ai cũng hứa. Hứa rồi bận quá không thực hiện được lời hứa. Khi người ta đến lại phải lỡ hẹn, hoặc phải nói dối. Có người bị anh hẹn đi hẹn lại ba bốn lần. Thành ra anh bị mang tiếng là hay nói dối. Thực ra thì anh không định nói dối mà chỉ do quá bận bịu. Có người - như đạo diễn NSND Phạm Thị Thành - thì thông cảm và gọi đó là “kiểu nói dối đáng yêu”. Nhưng có người - như cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi - nhiều lúc phát cáu lên, nói với chị Quỳnh: “Hay là Vũ không muốn làm việc với tôi nữa thì cứ nói thẳng ra. Việc gì cứ phải lỡ hẹn như vậy?!...” Chị Quỳnh lại phải xin lỗi, giải thích mãi.
Anh Vũ thì bận túi bụi như vậy, còn chị Quỳnh mùa hè năm đó sức khoẻ giảm sút rất nhiều. Tháng 3 năm 1988 chị được cử tham gia Ban Giám khảo Liên hoan phim toàn quốc ở Nha Trang. Trên đường đi, chiếc xe chở cả đoàn đang qua cầu bỗng bị lật. Trong tấm ảnh ghi lại vụ tai nạn đó, chiếc xe khách nằm 1/3 trên thành cầu, còn 2/3 lửng lơ trong khoảng không. Thật hú vía! Rồi đến tháng năm, chị thường thấy khó thở, thỉnh thoảng ngực trái lại dội lên những cơn đau rất lạ. Vào viện khám, bác sĩ bảo tim chị có vấn đề. Xuân Quỳnh phải nằm viện hai tháng trời. Khi tôi về phép thì chị đã ra viện, nhưng sắc mặt kém đi nhiều so với một năm trước đó, khi tôi gặp chị ở Matxcova trong đoàn nhà văn VN sang học tại Trường viết văn Gorki. Tính chị vẫn vui, vẫn hay đùa, nhưng nhiều lúc trong câu chuyện thấy ánh mắt chị thảng thốt, như nhìn vào đâu đâu. Xuân Quỳnh đã từng có hẳn một bài thơ viết về trái tim, bài Tự hát:
“Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay...
Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt đời thường ai chẳng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi....”
Oái oăm thay, trái tim chan chứa tình yêu thương đó giờ lại đang đau. Chị Quỳnh làm dâu trong nhà tôi đã mười lăm năm, thật sự cả mấy anh em chúng tôi đều coi chị như chị ruột. Chúng tôi vẫn nhớ ngày anh chị mới về với nhau, tài sản giá trị nhất chỉ là chiếc phích nhọ. Những ngày hè nóng cháy, chị đi giặt ở cái máy nước công cộng ngoài phố Trần Nhân Tông về, cái chậu quần áo to tướng vẹo một bên người. Những ngày Tết chị ngồi gói bánh chưng. Thời cấp ba chị đèo tôi lên nhà thầy Trần Nhật Minh xin học thêm môn văn... Vậy mà giờ đây, khi anh Vũ bắt đầu ổn định thì chị lại đau yếu. Chắc để cho không khí trong nhà đỡ nặng nề, mọi người lúc đó thường tránh nói về bệnh tật của chị. Vì vậy tôi cũng không biết bệnh chị nghiêm trọng đến mức nào. Mãi về sau này, mẹ tôi mới kể là lúc đó, anh Vũ đã nói với bà: “Bác sĩ bảo bệnh tim của Quỳnh rất nặng. Nếu chăm sóc tốt thì cũng chỉ sống được vài ba năm nữa thôi, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt”...
Về con cái của anh chị, năm đó cũng đã lớn khôn nhiều. Tuấn Anh - con riêng chị Quỳnh - đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, xin được vào làm ở Thông tấn xã. Kít đang học Sân khấu Điện ảnh. Đặc biệt lớn là Mí. Nó không còn bầu bĩnh, để tóc dài giống con gái như hồi nhỏ, mà cao vổng lên, chân tay lòng khòng, lại đang vỡ giọng. Nhưng Mí vẫn rất ngoan và học giỏi. Chị Quỳnh thường khoe nó rất tiết kiệm, bố cho tiền ăn phở sáng thì cu cậu chỉ ăn xôi. Mí chăm làm việc nhà, ngày nào cũng xách nước, nấu cơm giúp mẹ. Lúc rảnh thì mua vé rủ bà nội đi xem phim. Nó vẫn chơi guitar rất hay, vẽ và viết truyện ngắn đều, thỉnh thoảng lại thấy được đăng báo. Tôi đặc biệt ấn tượng với một bức tranh của Mí, vẽ một lọ hoa màu tím, đến giờ vẫn treo trên tường nhà tôi. Ấn tượng bởi đó là một bức tranh rất buồn và già dặn, như không phải là của một cậu bé 13 tuổi.
Cũng mùa hè năm đó, anh Vũ chị Quỳnh có một tin vui: Được Hội Nhà văn phân nhà, một căn hộ hai phòng trên tầng ba khu tập thể Ngọc Khánh. Tôi đã một lần đạp xe đèo chị Quỳnh lên xem nhà. Đi đường Kim Mã, rồi rẽ trái. Hồi đó chưa có đường Liễu Giai, phải dắt xe đạp vượt qua những đống đất đá lổn nhổn mới tới khu tập thể. Chị Quỳnh tấm tắc: “Rộng quá, ở thế nào cho hết!” Thực ra diện tích nhà tổng cộng chỉ hơn 40 mét vuông thôi, nhưng so với cái chuồng cu 6 mét mà anh chị đang ở thì quả là rộng thật. Rồi chị tính chỗ này kê giường, chỗ kia kê tủ. Suốt bao nhiêu năm, chưa bao giờ anh Vũ chị Quỳnh có giường bởi vì nhà quá chật, không đủ chỗ kê. Chỉ tiếc là chưa kịp dờn về căn hộ mới, chưa kịp nằm trên chiếc giường mơ ước ấy, anh chị đã ra đi...
Thấm thoắt thế mà đã sắp hết hè. Tôi nhớ cái tuần cuối cùng trước ngày tôi trả phép, cùng lúc có hai vở kịch của anh Vũ chuẩn bị công diễn. Vở đầu là Bệnh sĩ, một hài kịch cười ôm bụng từ đầu đến cuối. Vở thứ hai là Lời thề thứ chín, đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng. Hôm chạy suốt vở này lần đầu, anh Vũ chở tôi vào Mai Dịch xem. Hai anh em đi trên chiếc xe Peugeot 103 màu đỏ, anh Vũ vừa mua cách đó mấy hôm. Dọc đường đi, anh nói chuyện với tôi rất nhiều, về Mí, về sức khỏe chị Quỳnh, về những chuyện tức cười hồi anh đi Liên xô. Anh bảo: “Định và Bi (thằng em út nhà tôi) ở bên đó cứ yên tâm học cho thật giỏi, ở nhà mẹ đã có anh Vũ chị Quỳnh lo chu đáo. Năng viết thư cho mẹ đỡ mong. Khi nào Định cần gì bảo anh Vũ sẽ mua gửi sang...” Tôi kém anh Vũ tới mười tám tuổi. Vừa học xong phổ thông thì tôi đi xa, nên ngoài lúc thư từ, chẳng mấy khi anh nói chuyện với tôi như với một người lớn thế này. Rồi một cơn mưa rào xối xả ập đến. Anh Vũ lấy trong xắc ra một tấm nilon nhựa choàng cho cả hai anh em rồi lại phóng đi. Vào đến Mai Dịch thì ướt lướt thướt hết cả...
Ngày 23/8, mẹ tôi cùng mấy cụ trong tổ hưu đi Sài Gòn chơi. Từ sáng sớm anh Vũ đã xuống chào mẹ và nói: “Hôm nay con bận đi làm việc nên không tiễn mẹ được. Khi nào mẹ ra con sẽ đi đón.” Miệng nói như vậy, tay anh cầm bút viết lên cuốn lịch treo tường dòng chữ: 8/9 mẹ ra, có mặt” Ngày 25/8, tôi bay trở lại nước Nga. Hôm đó anh Vũ cũng đi vắng đâu. Xe sắp chuyển bánh lên Nội Bài thì chị Quỳnh và Mí chạy về. Tôi đã ngồi trong xe, chị Quỳnh đứng ngoài nắm lấy tay tôi, cười: “Hôm nào anh chị đi Liên xô, Định lại dẫn ra chụp ảnh ở Quảng trường Đờ nhé...” Có ngờ đâu đó là những lời cuối cùng chị Quỳnh nói với tôi.
Ngày 27/8, anh Vũ và hoạ sĩ Doãn Châu xuống làm việc với đoàn kịch Hải Phòng, đưa cả chị Quỳnh, Mí và gia đình anh Doãn Châu đi cùng, tranh thủ kết hợp cho trẻ con tắm biển Đồ Sơn trước khi bước vào năm học mới. Chiều 29/8 trở về, vừa qua đầu cầu Phú Lương thì tai nạn xảy ra.
Ba ngày sau, tôi mới biết tin. Hôm đó tôi sang trường Bưu điện chơi. Vừa vào phòng một anh bạn nghiên cứu sinh thì thấy mắt anh đẫm nước, rồi bảo: “Xin chia buồn với Định”. Tôi ngớ người chẳng hiểu gì cả. Anh đưa cho tôi tờ báo Nhân dân, ở trang 8 có một ô nhỏ đóng khung bắt đầu bằng hai chữ:Tin buồn...
Đã 15 năm trôi qua. Có thể thời gian đã mài mòn bớt những sắc cạnh so với ban đầu, nhưng nỗi đau thì vẫn là nỗi đau. Anh Vũ có một vở kịch tên là “Mùa hạ cuối cùng”, một vở rất nhiều chất thơ, do Nhà hát Tuổi trẻ dựng. Chí Trung, Đức Hải, Lan Hương, Minh Hằng... lúc đó đóng vai các cô cậu học sinh lớp 10, đều trẻ măng. Đã bao nhiêu năm, tôi vẫn nhớ vở kịch đó. Cũng như tôi không thể nào quên được cái “mùa hạ cuối cùng” đó. Không phải là người mê tín nhưng tôi thấy dường như có cái gì như là định mệnh. Anh Vũ đã làm việc ngày đêm hối hả, như biết rằng mình sắp bị giỏi bắt đi. Còn chị Quỳnh thì trái tim trĩu nặng bao nhiêu lo lắng. Chỉ có một điều an ủi duy nhất là ngay cả cái chết, cái chết định mệnh, phũ phàng cũng không thể chia lìa anh chị.
Lưu Quang Định 9.2003 Có một thời ngay cả nỗi đau Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi Mơ ước viễn vông, niềm vui thơ dại Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh ... 
Sáng ra tự nhiên vô tình đọc rồi ứa nước mắt !!!
55 notes · View notes
che-ngon-dong-da-blog · 4 years ago
Text
Chè ngon đống đa - chè bốn mùa quán
Chè ngon đống đa - chè bốn mùa quán Địa chỉ : Số 11 Ngõ 161 Thái Hà, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Hotline : (+84)986763302
Tumblr media
2 notes · View notes
Text
Tổ yến là món quà biếu tặng ý nghĩa cho người thân
Vu lan, còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán. Đây là dịp để con cái đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng đối với cha mẹ.
Tumblr media
1. Ý nghĩa mùa Vu lan báo hiếu
Vu Lan về nhắc mỗi người con về ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục như lời giáo huấn trong kinh Phật, rằng ơn cha nghĩa mẹ sâu dày, dù vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ đi qua hàng trăm nghìn kiếp vẫn không thể nào đền đáp nổi công ơn trời bể ấy.
Đạo lý ý nghĩa này, ắt hẳn không phải người làm con nào cũng thấu hiểu ! Người ta vẫn bảo “có con mới hiểu lòng cha mẹ” nhưng lẽ thường nước mắt vẫn chảy xuôi, có bậc làm cha làm mẹ nào không nghĩ đến con đầu tiên và trước nhất.
Mùa Vu Lan, những cung bậc cảm xúc dành cho cha, cho mẹ không hẹn mà cùng lúc dội về, có nhớ thương da diết, có ân hận tột cùng, có day dứt khôn nguôi, có biết ơn vô bờ…
Mà ở đó ký ức giống như cuốn phim tư liệu quay chậm, bắt đầu từ khi mỗi chúng ta còn là đứa trẻ nằm nôi tập đòi bú mớm. Và cho đến khi đứa trẻ ấy trở thành người lớn, mỗi va vấp, sai lầm trong cuộc sống đều sẵn lòng được cha mẹ thứ tha.
Cũng như bốn mùa trong năm, mùa Vu Lan khiến con người ta trăn trở với biết bao xúc cảm. Đây cũng là dịp để chúng ta báo hiếu với cha mẹ.
Hãy thể hiện bằng những điều hết sức giản dị và bình thường, chăm sóc, hỏi thăm, nắm bàn tay khẳng khiêu của mẹ, hay đơn giản chỉ là xoa bóp bờ vai hao gầy của cha.
Một điều khác để thể hiện cho tình yêu thương, hiếu thảo là hãy tặng cha mẹ một món quà sức khỏe trong mùa vu lan. Bởi sức khỏe là vàng, và cha mẹ già như chuối chín cây.
2. Yến sào — Món quà quý dành tặng đấng sinh thành
Tổ yến là món quà biếu tặng ý nghĩa cho người thân vì nó tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần yến sào rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó, yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Tổ Yến có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng sức đề kháng giúp cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, giảm ho, làm tan đờm, cải thiện chất lượng của lá lách.
Tumblr media
Đặc biệt yến sào cũng tăng cường chức năng thận, giải trừ độc tố trong máu, rất phù hợp cho những người thường xuyên sử dụng bia rượu và thuốc lá. Bên cạnh đó, yến sào giúp người già ăn ngon miệng hơn, tăng cường khả năng của hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch.
Đối với người bị bệnh tiểu đường , dùng Yến sào hàng ngày có thể giúp ổn định glucose máu vì trong yến sào có 4,56% Leucine và 2,04% Isoleucine giúp hỗ trợ điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
Hãy dâng lên cho ba mẹ 1 bát chè yến hạt sen tự tay bạn nấu, Người cũng cảm thấy ấm lòng các bạn nhé !
3. Mua Yến sào Khánh Hòa xuất khẩu đi Mỹ ở đâu?
Yến sào là sản phẩm quý hiếm và bổ dưỡng không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên để tìm được địa chỉ uy tín mua sản phẩm thật đảm bảo chất lượng thì khách hàng cần sự cân nhắc tham khảo thật kỹ để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” nhé.
Cửa hàng 719 CMT8, phường 6, quận Tân Bình là cửa hàng chuyên kinh doanh các sản phẩm Yến sào xuất khẩu đi Mỹ… với chất lượng tốt nhất và giá cả không thể nào hợp lý hơn tại TPHCM hiện nay.
Tumblr media
Hồ sơ yến xuất khẩu đi Mỹ
Cửa hàng này chuyên cung cấp các loại sản phẩm yến sào xuất khẩu đi Mỹ với chất lượng cao, mẫu mã được thiết kế khá bắt mắt. Thêm vào đó, nơi đây còn sở hữu đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, chuyên nghiệp, có kiến thức sâu về sản phẩm, khả năng tư vấn tốt giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin tại đây.
Khỏi phải nói, để vượt qua hàng loạt các tiêu chuẩn khắt khe của FDA và các cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm Mỹ, sản phẩm này chắc chắn phải có chất lượng hàng đầu và vượt trội.
Tumblr media
Soup, cháo yến vừa ngon vừa bổ, giá chỉ… 100 ngàn
Tumblr media
Chè Yến cực kỳ thơm ngon,.. giá chỉ từ 80 ngàn.
Thêm 1 điểm cộng nữa đó là ở đây có những món chè yến rất ngon với giá khá mềm: chỉ với 80 ngàn. Hàng ngày vào mỗi buổi chiều tối, rất đông lượng khách ghé đến đây để thưởng thức các món ăn ngon, bổ và rẻ này.
Đa số khách hàng đánh giá đây là cửa hàng kinh doanh yến sào lớn nhất và uy tín nhất tại TPHCM hiện nay.
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn có thêm kiến thức về cách sử dụng Tổ Yến, cũng như tìm được một địa chỉ uy tín để có thể mua được những sản phẩm yến sào tốt nhất dành tặng cho bạn bè và người thân của mình.
Trích nguồn : Yến sào xuất khẩu đi Mỹ
1 note · View note
endlessrain3108 · 6 years ago
Text
Khi nào nhớ mẹ, tôi lại nhớ đến sen. Mẹ tôi đã khuất hơn mười năm nay. Và khi nào thấy hương sen tôi lại nghĩ mẹ tôi về.
Ở quê, nhà tôi bên này đường làng, còn bên kia là đầm sen chạy từ chân đê vào đến trước cửa đình. Vào mùa sen, buổi tối mấy chị em tôi thường nằm hiên nhà hóng gió. Tôi không phải là con út nhưng lúc nào tôi cũng thích ở gần mẹ nhất. Tôi ôm mẹ, hít hà tóc mẹ, áo mẹ và kêu lên “ Mẹ thơm như sen ấy”. Đó là những ngày sen đang nở rộ. Vào buổi tối, những ngọn gió từ dãy núi đá vôi Hoà Bình thổi qua sông Đáy, qua cánh đồng làng và mang hương sen về ướp cả làng tôi. Bởi thế mà suốt mùa sen, lúc nào mẹ tôi cũng thoang thoảng hương sen. Nhưng ngay cả khi sen đã tàn và những con gió se lạnh đầu tiên thổi về, tôi vẫn thấy trong giấc ngủ hương thơm của sen toả ra từ mẹ tôi.
Mẹ tôi cũng như những người phụ nữ thôn quê xưa để tóc dài. Khi mẹ tôi mất, chị và em gái tôi chải tóc cho mẹ như khi mẹ đang sống. Tóc con gái làng tôi đẹp nổi tiếng trong vùng. Ai cũng có một mái tóc dài, óng mượp. Bà tôi tóc cũng dài như thế. Có lần mấy chị em tôi hỏi sao tóc bà lại dài như thế. Bà tôi nói con gái làng Chùa gội đầu bằng nước đầm sen nên tóc dài và mượt. Hồi ấy, các cô gái làng lội ra giữa đầm sen lấy nước để gội đầu. Thuở trước, môi trường chưa bị ô nhiễm. Các làng đều dùng nước sông hoặc nước đầm. Mà nước đầm sen thì được coi như nước thánh. Khi bà tôi bị liệt nằm bốn năm bất động trên giường thì phải cắt tóc vì để tránh chấy rận. Mẹ tôi vừa cắt tóc cho bà vừa khóc vì tiếc. Theo tục làng tôi, người ốm mà cắt tóc thì phải mai táng. Cha tôi đã bọc mái tóc bà trong một miếng vải trắng và mang ra cánh đồng cuối làng mai táng. Nhớ tóc bà, mẹ tôi thi thoáng đi làm lại tạt qua thăm mộ tóc bà. Anh em chúng tôi cũng thi thoáng chạy ra thăm mộ tóc bà và thấy nơi ấy cỏ mọc lên ngùn ngụt. Sau này nhớ lại, tôi đã viết một bài thơ về bà tôi, có đoạn :
Đó là tháng bà tôi đòi cắt tóc
Cha tôi mang tóc bà tôi chôn xuống cánh đồng
Cỏ mộ tóc tốt tươi trong bóng tối
Tôi trốn bà ra khóc tóc bà tôi
( Hồi tưởng tháng Hai )
Rất nhiều người mãi sau này mới được uống trà sen.Nhưng tôi đã được biết tới trà sen từ nhỏ. Mẹ tôi là người ướp trà sen rất khéo. Mỗi khi cha tôi pha trà sen thì tôi hay xin cha được hít hương thơm của sen từ chén trà. Có lần cha tôi nói :
“ Hương sen là hồn của trà, mày hít hết hồn trà thì trà còn gì nữa”.
Chính thế mà sau này khi viết thơ về cha, tôi đã dùng từ “hồn trà đã khuất đâu đây/ Xác trà lạnh ngắt đổ đầy lòng con”. Nhiều người đọc bài thơ này khen tôi dùng chữ “hồn trà” quá mới mẻ. Nhưng đấy chữ của cha tôi đã dùng hơn nửa thế kỷ trước mà tôi đã mượn để làm câu thơ trên. Nhưng món ăn từ sen mẹ nấu mà chị em tôi nhớ nhất là món chè củ sen. Mẹ tôi thi thoảng lấy củ sen vào đầu mùa sen nở hoa rồi mài lấy bột như người ta mài sắn dây.Mẹ nấu bột củ sen tươi với đường phèn. Khi múc chè củ sen ra bát, mẹ rắc một dúm nhuỵ sen được xao vàng lên mặt bát chè sen. Nhìn bát chè thật đẹp và khi ăn thấy thoang thoảng hương sen. Sau này có dịp đi nhiều nơi nhưng tôi chưa gặp ai nấu chè bột củ sen tươi với đường phèn. Khi đầm sen làng tôi không còn thì món chè bột củ sen tươi đường phèn cũng không còn nữa. Sau này, người ta đã phá bỏ sen để nuôi cá và nuôi vịt. Và những mùa sen cũng rời bỏ làng tôi ra đi từ đó.
Cho đến tận bây giờ, tôi cứ tự hỏi vì sao những năm làng quê thiếu thốn đủ thứ mà chẳng ai nghĩ đến việc phá đầm sen để thả cá, nuôi vịt cứu đói, thế mà bây giờ cuộc sống khá giả hơn cả trăm lần thì lại phá đi. Và tôi nghĩ đó là vì con người thời nay đã nghĩ quá nhiều đến việc nuôi thân xác mình mà chẳng biết nuôi tâm hồn mình. Ngắm hoa sen, ngửi hương sen, ướp trà sen, nấu một vài món ăn từ ngó sen, củ sen chính là một trong những thực đơn hoàn hảo cho tâm hồn con người.
Mẹ tôi đã mất hơn mười năm, nhưng mỗi khi nhớ mẹ tôi lại thấy hiện ra đầm sen bát ngát lá xanh và ảo huyền hoa nở. Và hương sen của đầm sen làng tôi đã bỏ người làng tôi ra đi mấy chục năm về trước đang trở về. Nhưng tôi hiểu đó là sự trở về của những vẻ đẹp trong ký ức con người. Trong hương thơm đâu đấy của hương sen, tôi lại thấy mẹ tôi trở về, tôi lại thấy những mùa sen xưa mọc lên lộng lẫy. Sen là mẹ và mẹ cũng là sen với lòng thơm thảo và tình yêu thương vô tận những đứa con của mẹ. Người làng tôi có câu : “ Mất mùa hoa như mất cả mùa người”. Chỉ khi lớn lên và cảm nhận tuổi già đang tới, tôi mới có thể hiểu câu nói ấy. Khi chúng ta không còn khả năng rung động trước một vẻ đẹp thiên nhiên, chúng ta cũng không có khả năng rung động trước một vẻ đẹp của con người.
(Nguyễn Quang Thiều)
Tumblr media
14 notes · View notes
hemlocktaverns-blog · 2 years ago
Text
Tìm hiểu về nhựa đào
Cây hoa đào là cây gì ?
Cây đào là 1 trong những loại cây được rất đông người yêu thích, trồng ơ nơi có khí hậu mát lạnh. Cây hoa đào có nguồn gốc từ Đài Loan Trung Quốc, Mông Cổ Theo các nhà khảo cổ, người Trung Hoa đã hiểu cách thức trồng cây hoa đào từ bốn ngàn năm trước. Ở nước ta, thị trấn SaPa thuộc dãy Hoàng Liên Sơn còn là nơi chốn của cây đào.
trong tiến trình sinh trưởng, cây đào thường bị chảy nhựa bên trên thân cây,Người ta cho rằng cây đào bị chảy nhựa nghĩa là cây đang mắc bệnh & không có ai cho rằng nhựa cây có thể ăn được.
Tumblr media
Nhựa đào là gì ?
Nhựa đào là chất nhựa tiết ra để tự chữa lành vết thương trên thân cây hoa đào,có giá trị dinh dưỡng cao. Và bổ sung những chất quan trọng cho thể chất. Nhựa đào chảy ra từ cây đào là do một loại sâu đục vào thân cây đào, mủ đào chảy ra white color tiếp đến khô chuyển hẳn sang màu hổ phách người ta thu về đem phơi khô hay sấy khô để bảo vệ và sử dụng.
xa xưa, trong cung đình nhựa đào luôn được các thái y ‘’trọng dụng’’ để khám chữa bệnh & bổ sung cập nhật những chất quan trọng cho cơ thể. Ngày nay, nhựa đào còn đc biết đến như một thần dược làm đẹp của các thiếu nữ phụ nữ.
Mủ đào hay lệ đào là gì ?
Mủ đào hay đào hoa lệ là các tên gọi khác của nhựa đào. Tùy vào từng nơi, từng Khu Vực và từng độ lớn, size mà dân số sử dụng tên thường gọi khác nhau nhưng chung quy cũng là cách nói về nhựa đào.
Cách lấy nhựa đào
Nhựa đào được thu hoạch vào mùa hè, dân sinh dùng dao tách bóc vỏ cây, đợi nhựa đào chảy ra và thu hoạch. Nhựa lúc chảy ra có màu trắng lúc khô lại kết tinh thành các khối đá cứng nhỏ, có màu hệt như hổ phách. Sau thời điểm thu hoạch, dân sinh đem nhựa đào đi phơi hoặc sấy khô rồi bảo vệ sử dụng quá.
Tumblr media
thậm chí bạn chưa biết về nhựa đào???
Cây đào là một trong loại cây được rất nhiều người yêu dấu, trồng ơ nơi có khí hậu mát lạnh. Quá trình sinh trưởng,cây đào thường hay bị chảy nhựa trên thân cây,Người ta nghĩ rằng cây đào bị chảy nhựa nghĩa là cây đang bệnh tật & không một ai nghĩ rằng nhựa cây có thể ăn đc, hiện thời còn đc bán ra với mức giá thành cao.
Nhựa đào chảy ra từ cây đào là bởi vì một loại sâu đục vào thân cây đào, mủ đào chảy ra màu trắng sau đó khô chuyển hẳn sang màu hổ phách người ta thu về đem phơi khô hay sấy khô để bảo vệ và lạm dụng quá.
Nhua dao được lạm dụng quá lấy từ nhựa tiết ra từ thân cây đào sống ở vùng quý châu, sơn đông, giang tô, sơn tây, hà bắc,....trung quốc.
0 notes
dichvuthuexeatv · 2 years ago
Text
Cho Thuê Xe đi Mộc Châu, Sơn La 4-45 Chỗ Giá Rẻ Tại Hà Nội - Công Ty TNHH Đặt Xe Việt ATV | Datxeviet.vn
Cao nguyên Mộc Châu nổi tiếng đầy hấp dẫn - Cao nguyên rộng lớn với điều kiện thời tiết mát mẻ.., Mộc Châu có bốn mùa rõ rệt, mang đặc trưng của vùng cao ôn đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 18-20ºC, lượng mưa trung bình 1.500-1.600 mm và độ ẩm trung bình 85%. Khí hậu mát mẻ và là điểm đến tuyệt vời vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nếu có dịp hãy đến một lần vào mùa hè hay mùa đông, bạn sẽ thấy ấn tượng về vùng đất cao nguyên này. Vẻ đẹp đặc trưng vào các mùa khác nhau, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến thăm quanh năm. Các điểm du lịch ở Mộc Châu đầy hấp dẫn Bản Pa Phách: là nơi sinh sống của người Thái và người H’Mông, cách thị trấn Mộc Châu 5 km. Người dân địa phương trồng hoa cải trắng để bán hạt làm dầu. Khi mùa xuân đến, hoa mận thay hoa cải trắng khiến bản làng đẹp theo một cách khác. Rừng thôn Bản Áng: có một hồ nước tự nhiên với diện tích năm ha được bao bọc bởi những cánh rừng thông xanh mướt. Mộc Châu Happy Land: xây dựng trên khu đất rộng 5 ha với nhiều điểm chụp ảnh đẹp như khu vườn hình trái tim, cối xay gió, vườn hoa đầy màu sắc, v.v. Nơi đây còn có các dịch vụ lưu trú, ăn uống để du khách có thể nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống yên bình. Thác Đại Yêm: đẹp nhất từ ​​tháng 4 đến tháng 9. Vào mùa mưa, lượng nước lớn đổ vào thác khiến khung cảnh hùng vĩ, thơ mộng với màu trắng xóa của nước bọt, thảm thực vật trên đỉnh thác rất phong phú và đẹp mắt. Đồi Chè Hình Trái Tim: Xã Tân Lập nổi tiếng với những đồi chè đẹp nhất Mộc Châu. Đồi chè xanh mướt trải khắp vùng, rất nhiều cặp đôi bạn trẻ chọn nơi đây để chụp ảnh cưới và ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc đầy trọn vẹn. Dưới đây là dịch vụ cho thuê xe đi Mộc Châu – xe hà nội đi mộc châu du lịch mà Datxeviet muốn giới thiệu đến du khách, và hơn nữa đó là những thông tin bổ ích cùng giá thuê xe ôtô từ 4 chỗ đến 45 chỗ.. ch - t38mt8o9p7
https://datxeviet.vn/cho-thue-xe-di-moc-chau/
Tumblr media
0 notes
blogdulichbacklink · 2 years ago
Photo
Tumblr media Tumblr media
Tất tần tật kinh nghiệm đi Tà Xùa Săn Mây mới nhất
Tà Xùa Săn Mây là một trong những cụm từ “hot” nhất thời gian gần đây trong cộng đồng các tín đồ du lịch. Vậy rốt cuộc Tà Xùa có gì đẹp mà khiến dân tình điên đảo đến thế? Và đi Tà Xùa như thế nào, đi vào tháng mấy,..là những thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ. Để giải đáp những câu hỏi trên, Vietnam Booking sẽ mang đến cho bạn “tất tần tật kinh nghiệm Săn Mây ở Tà Xùa”. Cùng xem nhé!
Du lịch miền sơn cước Tây Bắc hoang sơ luôn làm bao lữ khách phải ngỡ ngàng, say đắm. Gần như ai đến đây cũng phải lòng vẻ đẹp của thiên nhiên đại ngàn và của những con người bình dị, chất phác. Bức tranh phong cảnh nơi đây được vẽ nên bởi những mùa hoa đào, hoa mận rực rỡ trên nền các thửa ruộng bậc thang chín vàng mênh mông.
Và chắc chắn không thể không kể đến những ngọn núi cao chìm trong biển mây mù trắng xóa cả đất trời. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng may mắn được chiêm ngưỡng cảnh tượng này. Vì lẽ đó mà biết bao người ước ao được một lần đi Tà Xùa Săn Mây thành công để thưởng thức trọn vẹn bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc miền biên viễn này.
“Tà Xùa thiên đường mây” ở đâu?
Tà Xùa là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và là nơi tiếp giáp với tỉnh Yên Bái. Từ khi con đường nối 2 huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên được khai thông, các cung phượt đi Tà Xùa săn mây ngày càng nhiều và nơi đây dần trở thành điểm đến yêu thích của các bạn mê dịch chuyển.
Tà Xùa - Thiên đường mây có thật dưới hạ giới là điểm đến gây "sốt" trong cộng đồng "phượt thủ". (Ảnh: Sưu tầm)
Tà Xùa trước đây được biết đến là nơi cho ra chè shan tuyết cổ thụ và những quả sơn tra thơm ngon. Song, từ khi nổi lên với tên gọi “Tà Xùa thiên đường mây”, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn du lịch Sơn La thu hút đông đảo du khách. Địa danh chính xác mà các bạn trẻ hay chọn để săn mây ở Tà Xùa là đỉnh của một dãy núi nhỏ, nơi được cho là đỉnh thấp nhất trong 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
Đi tà xùa thời gian nào đẹp nhất
Đỉnh Tà Xùa ở độ cao 2875m (theo GPS) quanh năm được bao bọc trong những dải mây mù cuồn cuộn, bay tầng tầng lớp lớp tựa như sóng đại dương vỗ vào dãy núi bốn bề. Vậy nên, nếu bạn còn phân vân đi Tà Xùa mùa nào đẹp nhất thì cứ yên tâm là đến đây vào bất kỳ thời điểm nào cũng đẹp nhé.
Săn được cả biển mây cuồn cuộn đổ về từ đỉnh cây Táo Mèo cô đơn. (Ảnh: Sưu tầm)
Tuy nhiên, ai cũng muốn có được một tấm ảnh mây dày “hoành tráng” nhất phải không nào? Nếu vậy thì bạn hãy đi Tà Xùa vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 Dương lịch hàng năm. Cẩn thận hơn, bạn nên xem dự báo thời tiết để xem trời có nắng không vì mây sẽ trông đẹp hơn. Bạn có thể liên hệ với các chủ homestay mình ở trước khi đi để hỏi thăm ngày có mây.
Bài viết này còn dài mời bạn đọc tiếp tại link sau nhé: 
>> Tất tần tật kinh nghiệm đi Tà Xùa Săn Mây mới nhất
0 notes