#bệnh ở mèo
Explore tagged Tumblr posts
Text
SỐC NHIỆT DO NẮNG NÓNG Ở CHÓ MÈO VÀ CÁCH XỬ LÝ
Những chú pet cưng đã bị sốc nhiệt do thời tiết quá nắng nóng gây ra trong những ngày qua. Nhiều pet nhẹ thì chảy máu cam, nặng thì lên cơn co giật rồi chết.Theo Bệnh viện Thú y, Viện Thú Y Hà Nội cho biết, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận hơn 100 trường hợp thú cưng đến chữa trị các bệnh liên quan đến nắng nóng như viêm hô hấp, viêm da, viêm ruột, đặc biệt là sốc nhiệt… đa phần là chó và mèo có lớp…
View On WordPress
#bệnh ở chó#bệnh ở mèo#chó#Kháng Viêm - Giảm Đau - Hạ Sốt - Điện Giải Vemedim#mèo#Sốc nhiệt ở chó#sốc nhiệt ở mèo#sốc nhiệt ở thú cưng#thú cưng#điện giải
0 notes
Text
Bệnh xoắn khuẩn ở mèo hay còn được gọi là Bệnh Lepto (Leptospirosis). Căn bệnh này có khả năng xâm nhập qua những vết thương hở, qua đường tiêu hóa hay đường sinh dục… Bệnh Lepto này sẽ khiến thú cưng bị suy gan thận, giảm huyết sắc tố. Bài viết của Mèo Cún Pet Shop sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách điều trị của bệnh xoắn khuẩn.
0 notes
Note
hi Lemd, hiện tớ đang ở nước ngoài, mà tớ đang định về thăm gia đình, chuyện là chưa kịp về thăm thì bị ông già gọi điện chửi sấp mặt (do say rượu), tớ thật muốn huỷ không muốn về chút nào, cảm giác mìn không được welcome đó, mà để về chuyến này tớ đã phải dành dụm rồi sắp xếp rất vất vả. Theo Lemd tớ có nên về nữa không? một mặt thấy không một tí thoải mái nào và cũng không còn muốn về, một mặt tự thương mình vì đã rất vất vả để sắp xếp được chuyến đi trong tâm trạng háo hức. Mong tin Lemd
Chào bạn,
Là một người đã từng đi xa quê 15 năm, mãi đến năm ngoái mình mới trở về nhà, mình đã nhận ra rất nhiều điều đã thay đổi. Xuyên suốt thời gian từ khi còn nhỏ cho đến 15 năm đi xa, mình và bố không hề nói chuyện với nhau bao giờ. Chính xác thì, hai bố con, kể cả với ông anh ruột mình cũng vậy, 3 người đàn ông không hề có sự tương tác với nhau và sống ở 3 thế giới hoàn toàn tách biệt, chưa bao giờ thực sự ngồi xuống để nói chuyện với nhau đầy đủ về những gì đã diễn ra trong cuộc sống, rằng có thể cho nhau lời khuyên gì không, hoặc đơn giản là cập nhật tin tức gia đình, khám chữa bệnh, và những kì vọng của tương lai.
Chỉ đến khi mình về lại Hà Nội và sống lại căn nhà này 1 lần nữa, mình với bố mới có lần đầu tiên nói chuyện với nhau, khi mình 35 và bố thì sắp 70. Hai bố con cùng uống cafe buổi sáng trước khi mình đi làm, ngắm mèo, ngắm cây cảnh, nói chuyện thời tiết, nói chuyện gia đình, nói về công việc, tiền lương, và thuốc gì bố cần mua sắp tới. Những giá trị này đương nhiên chẳng có gì đánh đổi được, nó sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn ngủi. Rồi sẽ biến mất mãi mãi. Không quay về được nữa, chỉ còn trong kí ức thôi.
Có những người khác, mình biết, họ có mối quan hệ khắc khẩu hơn với bố mẹ họ. Dù là đi xa hay ở gần thì vẫn luôn to tiếng với nhau. Nhưng họ thật sự yêu thương nhau. Bố chửi thì cứ chửi, con vẫn về. Về thì mới có đứa ở bên cạnh cho bố chửi chứ. Con đi thì bố chửi ai, chửi con mèo à? Phải không nào.
Một số người đàn ông gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc của họ. Việc bố của bạn uống rượu say gọi cho bạn cũng là 1 cách bày tỏ cảm xúc, nhìn vào điểm tích cực mà nói thì say nhớ đến con mới bốc điện thoại lên mà chửi chứ. Không thì ngủ xừ cho nó xong rồi.
Bạn cứ về đi. Bạn hãy về đi.
Những giá trị gia đình nhỏ bé này sẽ có ngày bạn không còn được trải nghiệm nữa. Hãy trân trọng nó. Bạn nhé.
28 notes
·
View notes
Text
Radio Nhụy Hy ngày 2.1.2024 : Tôi quyết định sẽ yêu lấy năm 2024
(Hoài Vũ Vũ/baosam1399 dịch)
〔Bài dịch số 1129〕 ngày 16.01.2024 :
Khoảng thời gian trước Bắc Kinh đổ tuyết, trên đường đi có rất nhiều cặp tình nhân chụp ảnh.
Ông chú bán khoai nướng ở gần cửa tàu điện ngầm lại tới rồi; Quán tạp hóa đã từng đóng cửa ở tiểu khu mở lại rồi.
Mẹ tôi đã khỏi ốm rồi; chú mèo của bạn tôi đã bắt đầu thích tôi rồi. Không biết tại sao, đột nhiên tôi lại muốn yêu lấy Thế Giới này.
Con người thật sự rất khó hiểu, sẽ có những khoảnh khắc chúng ta cực kì ghét bỏ thế giới này, nhưng lại có những khoảnh khắc ta đột nhiên yêu thế giới này vô cùng.
Tôi nhớ khi bản thân vừa tới Bắc Kinh không lâu, thường bốc phốt với bạn bè tôi rằng, Bắc Kinh thực ra chẳng có chỗ nào tốt cả; Chất lượng không khí không tốt, giờ giấc đi lại rất dài, thời gian cuối tuần rất ngắn, bạn bè rất ít.
Tôi không thích những người bị biến thành những kẻ mồm mép tép nhảy sau khi đi làm, tôi không thích một bản thân cao không với tới, thấp không bằng lòng; Không thích những chú mèo trong khu nhà cứ nhìn thấy tôi là chạy, không thích khi mà món ăn ở quán ăn gần công ty luôn khó ăn như vậy; Không thích khi thế giới này khiến con người ngày càng bận rộn trong những nhịp tấu nhanh của cuộc đời, không thích những mối quan hệ càng ngày xa cách khi chúng ta dần dần lớn lên. Tôi nghĩ không thông, những người sống rất vui vẻ ngoài kia rốt cuộc họ đã làm như thế nào?
Có điều trong hai năm nay, bản thân tôi cũng đã thay đổi rất nhiều, có lẽ là do trải qua bệnh dịch, trải qua nghề nghiệp tụt dốc, trải qua việc phải xa rời người thân, trải qua việc mất đi bạn bè; Nói chung, những việc tôi đã trải qua ấy, khiến tôi càng yêu và trân trọng thế giới này hơn một chút.
《Trên Đống Đổ Nát Của Tình Yêu》 có một đoạn văn như thế này : "Tôi đã trải qua một năm khó khăn nhất cũng thành công nhất, tôi hiểu ra rằng vạn vật trên thế giới này đều sẽ chỉ tồn tại trong quãng thời gian này, tồn tại trong khoảnh khắc này, nhận thức - con người - hoa tươi!"
Tôi hiểu ra rằng yêu là cho đi, cho đi tất cả. nếu như bị tổn thương rồi, vậy hãy cứ thuận theo nó đi!
Tôi hiểu ra rằng con người mẫn cảm một chút cũng không hề sai, bởi vì sống trên đời, thật khó để giữ cho trái tim bạn luôn ấm áp, bạn muốn trở nên lãnh đạm lạnh lùng thật ra rất dễ dàng!
Tôi hiểu ra rằng mọi chuyện đều sẽ có hai mặt, chết hay sống, vui hay buồn, mặn hay ngọt, tôi và bạn, đây chính là sự cân bằng của vũ trụ!
Tôi đã trải qua một năm bị tổn thương rất nặng nề nhưng cũng là một năm đã sống với nhiều sự vui vẻ, tôi trở thành bạn bè với một số người dưng và trở thành người dưng với một số bạn bè.
Tôi hiểu ra rằng kem và socola sẽ ch��a lành được mọi điều, nhưng những đau khổ mà nó không chữa lành được, tôi sẽ tìm được niềm an ủi trong vòng ôm ấm áp của mẹ.
Chúng ta nên học cách chú ý tới những luồng năng lượng tỏa ra sự ấm áp, khiến cho tâm hồn của chúng ta chìm đắm trong đó, khiến chúng ta trở thành người yêu tốt hơn trên thế giới này.
Tuy rằng con người sống trên thế giới này phần nhiều sẽ là đau khổ, nhưng bạn bè, người thân, tình yêu, hoa tươi, món ngon, rượu thơm ... sẽ là thuốc trị đau hữu hiệu nhất.
Những người từng yêu thương chúng ta, đem tới cho chúng ta vui vẻ, đều đáng để trở thành lý do khiến ta lại yêu thế giới này.
Tôi nghĩ, bản chất của cuộc sống. Vốn dĩ không phải là bạn muốn cái gì thì sẽ đạt được cái đó, mà là bạn có được cái gì thì sẽ trân quý cái đó.
Hy vọng chúng ta sẽ học được cách góp nhặt sự tồn tại trong cuộc sống tươi đẹp này, ví như ánh nắng đẹp đẽ sau mùa đông lạnh giá, hay ví như cơn gió dịu dàng lướt qua chạng vạng chiều mùa hạ. Một người có khoảng thời gian yên tĩnh một mình, hay một nhóm người trải qua thanh xuân có một không hai.
Vì chúng ta luôn phải tin tưởng, tình yêu sẽ vượt qua bão gió, tới với mỗi một người trong chúng ta.
Một ngày nào ��ó của tương lai, chúng ta đều sẽ biến mất trên thế giới này, sẽ không có ai nhớ được tên của chúng ta, sẽ không có ai biết được câu chuyện của chúng ta, nhưng như vậy thì đã sao chứ, ít nhất thì trong giờ khắc này, chúng ta vẫn đang yêu thương thế giới này.
87 notes
·
View notes
Text
Tự nhiên giờ ở chung t thấy cấn cấn quá bây ơi 🤡
Đùng 1 cái chị ck t đang ở bên Séc cùng ck bay về sắm giường sắm tủ mua xe máy mới về ở nhà luôn cùng bây ơi 🥲 t thì đang ở cùng bố mẹ ck, em ck nữa mà t đã thấy mệt hết cả người rồi :))
Mà vừa xong thằng ck t lại còn vừa oánh nhau với thằng em ck nữa 🥲 t đau đầu suy nghĩ mệt mỏi mấy nay rồi.
Bọn t muốn ra ở riêng nhưng con còn nhỏ quá, đang phải gửi bà nội, giờ đi thuê người thì ko yên tâm. Mà sống đông người như vậy t thấy khó thở, lắm vấn đề, suy xét soi mói nhau. Dễ thì dễ nhưng về lâu về dài ko ổn.
Nhà ck t có 2 con zai nên từ ngày xưa ông nội để cho 2 miếng. 1 miếng nhà t đang ở và có miếng bên cạnh để cho mèo ở và kho đồ đạc cũ. T muốn tận dụng chỗ đó nó bé thôi cx đc để ra ăn riêng. Nhưng mà t ko có tiếng nói gì về của cải tài sản của nh�� ck t cả. Cũng đúng thôi, t ko thể tham lam thứ ko thuộc về mình. 2 miếng bố mẹ ck t cx cắm hết ngân hàng r :)) biết đc bao h ông bà mới trả xong :))
Vk ck t lấy nhau đúng là 2 bàn tay trắng luôn. Ko có nhà cửa riêng, ko có nhiều tài sản, chỉ dựa vào đi làm thuê mà nuôi nhau. Bố mẹ ck ko có gì để cho, bme t cho cây vàng thì bố đẻ t cx vay luôn :)) t có của để dành 1 chút từ hồi t đi làm.
T cứ suy nghĩ mãi, từ rất lâu r, với tính cách của t và ck ko thể ở chung đc. Nhưng cứ vì con nên chịu khó, chả có ai trông, mình thì phải đi làm. Nhiều khi đồ đạc chung, đồ của mình cứ chẳng cánh mà bay, mua cái nọ cái kia thì bị hỏi, ăn gì tiêu gì cứ bị nhìn vào. Ck t cứ bảo từ từ vì 2 vk ck còn trẻ quá, bme ko có để mà cho, ko có tiền mua đất xây nhà thì cố gắng sống chung đỡ chi phí.
Tui, còn chả dám bỏ tiền ra để mua 1 chiếc xe máy cho bản thân đi làm tiện đây tiện đó phục vụ công việc, nghĩ tiếc. Xong lại thương ck, đi làm xa, người thì gầy, tiết kiệm mua cái xe ô tô rẻ rẻ vài 2 3 trăm đỡ mưa gió còn phải cố.
Ko như chị ck t, có tiền mua đất, bảo mua xe là mua đc ngay, còn đang định bảo mua thêm ô tô...
Với đồng tiền leo thang như hiện giờ, vật giá tăng cao, thì ko biết với đồng lương như 2 vk ck bao giờ mới mua đc đất, xây đc nhà, hoặc mua đc 1 căn chung cư, hay nhà ở xã hội? :)) 4 - 5 năm sau có thể lương cx hơn 1 chút, nhưng lúc đó ko phải giá bất động sản cũng đều tăng à? Còn chưa kể nhỡ có ốm đau bệnh tật, con bệnh thì sót, mình bệnh thì ko kiếm đc tiền...
Mà hoàn cảnh cứ sống chung thế này thì thật là khó...
Anh em đánh nhau, t cứ chỉ sợ 1 ngày nó mà điên lên chúng sẽ cầm dao giết nhau lúc nào ko hay... ai mà biết đc, ai mà biết cơn phẫn nộ im ỉm bên trong con người bùng lên lúc nào?
Bố ck thì suốt ngày vay tiền, bố đẻ thì ko có tiền.
Mẹ ck thì bảo mãi ko đc, mẻ đẻ thì bận bịu ko nhờ vả đc.
Chị ck thì phiền, em ck thì lớ nga lớ ngơ.
Em mình thì nó còn nhỏ quá, cũng chẳng bao giờ tâm sự nói chuyện đc.
Con mình thì bé, phải chăm nuôi nó cẩn thận, sợ nhất nó ốm đau gì hay đi viện.
Cuộc sống sao mà khó khăn với vk ck tôi thế 😭😭😭
21 notes
·
View notes
Text
2:00 AM - Trời mưa to, gió thổi làm vỡ kính cửa sổ khiến tôi giật mình tỉnh giấc (Do tôi có thói quen mở cửa sổ khi ngủ). Tự dưng nhớ tới lời bài hát “2 am and the rain is falling” - Thế là bật điện thoại lên nghe.
Tôi nhớ, năm tôi 23 tuổi, có một buổi sáng tỉnh dậy, khi mở mắt ra đã thấy P nhìn mình, bàn tay vẫn còn đan vào tay tôi. P hỏi - Mười năm nữa chúng ta sẽ ra sao nhỉ?
Tôi dụi mắt. Trả lời trong khi còn chưa tỉnh táo hẳn. “Em không biết, có thể em sẽ là một mụ già tóc xù đeo tạp dề, vừa nấu ăn vừa càm ràm với anh đủ thứ chuyện trên đời.” - P cười: “Ừ! Vẫn còn luôn bên nhau là được”
Vậy mà đã bảy năm rồi. Cũng là cơn mưa giữa đêm khiến tôi giật mình tỉnh dậy. Và tôi hoảng hốt thấy mình già đi.
Lại gọi P, chỉ để kể rằng tôi không còn ai bên mình. Suy cho cùng, ngoài P ra hình như tôi không quan trọng với ai cả.
Nhìn qua cửa sổ đã bị vỡ mất một mảng kính. Mưa, gió, có cả sấm chớp. Nhớ lại giấc mơ vừa nãy, bỗng nhiên sợ hãi! Cơ mà vào lúc đấy lại nhớ đến một câu đã từng nghe đâu đó: “Nhắm mắt lại và nghĩ đến những điều đẹp đẽ”. Nên là bắt đầu nhớ:
- Hồi lớp Năm, trồng một cái cây cà chua bé tẹo, ra được hai quả. Mẹ nói nuôi nó lớn đỏ thì mua cho. Vậy là hì hụi chăm chăm tưới tưới. Cái quả bé bằng đốt tay. Vậy mà mẹ cũng mua một nghìn.
- Bức thư tình lần đầu tiên nhận được năm học lớp 10, mặc dù tận 7 chữ sai chính tả nhưng lúc nhận cũng thấy rất vui
- Đi mò nghêu với Duy cả buổi chiều. Đến tối mịt về nhà đưa cho mẹ nấu cháo. Mà hồi nhỏ tôi luôn nghĩ cháo ngêu là thứ ngon nhất trân đời.
- Hồi mới lên SG, mẹ gọi điện nói tùm lum từa lưa. Đến hồi gần cuối thì lí nhí: "Nhà tự nhiên vắng quá!"
- Lần đầu tiên nhận được tin nhắn của P. Lần đầu tiên nghe giọng P. Lần đầu tiên nhìn thấy P cười với mình. Lần đầu tiên ngồi sau lưng P. Lần đầu tiên... tất cả những lần đầu tiên...
- Lúc ba nói: "Gắng mà sống vui vẻ nha con, lúc nào không vui cứ chạy về nhà!*
- Buổi chiều tháng Mười một trời mưa tầm tã. Ngồi với Yi ở quán cháo gần chợ. Nước mắt nhòe hết cả mọi thứ trước mặt.
- Lần đầu tiên nghe T nói "không sao, anh ở đây".
- Bún thang ở phố cổ HN. Siêu siêu ngon.
- Uống rượu ở Mộc Châu với 2 người lạ.
- Mua được em mèo bằng đất nung đáng yêu ở Đà Lạt, Đặt tên cho em ấy là Ant (Nhưng mà em í bị vỡ mất rồi)
- Tán đổ Mèo. Lần đầu tiên nghe Mèo nói "Yêuuu em" "nhớ em nhiều".
- 7h sáng mỗi ngày, nhận được cuộc gọi đánh thức của Mèo. À ơi. Nhõng nhẽo. "Yêu em không????" "Coáaaaaaaa"
- Gần nửa tháng ở bệnh viện được Yi gội đầu, sấy tóc cho. Thỉnh thoảng còn véo véo má "Tăng cân rồi này, béo lên rồi. Đáng yêu chết đi được"
- Một mầm xanh hi vọng vô tình gieo vào cuộc đời tôi!
Ôi nhiều quá, những điều xinh đẹp mà tôi đã có ��
Bên ngoài mưa vẫn dai dẳng không dứt. Bầu trời một màu đỏ au soi sáng cả một vùng - Thấy chưa, chẳng phải trong đêm mưa giông vẫn có ánh sáng sao?
Nên là chẳng cần lo. Những chuyện đã qua - Đốt mãi, đốt mãi cũng thành tro thôi mà!
Đường phía trước, cứ đi - thế nào cũng có lối!
À. Mấy hôm nay khoẻ chút lại trốn làm đi chơi. Tranh thủ còn đi được lúc nào hay lúc ấy 😄
7 notes
·
View notes
Text
🎋LIST TRUYỆN NGÔN TÌNH CỔ ĐẠI HÀI HƯỚC
1. Ta không phải là đại sư bắt quỷ
2. Trừ tôi ra, tất cả đều là nhân vật chính
3. Đến phủ khai phong làm nhân viên công vụ
4. Không tỉnh
5. Bí ẩn đôi long phượng
6. Bảy kiếp xui xẻo
7. Ở ké nhà diêm vương
8. Cuộc sống trêu chó chọc mèo của Nhị Nữu
9. Tiền của bản cung! Hoàng thượng, cút!
10. Xin dâng cá muối cho sư tổ
11. Nhiếp chính vương nuông chiều bệnh mỹ nhân
12. Khi nam Tiêu Tương gặp nữ Tấn Giang
13. Cẩm y chi hạ
14. Thâm tàng bất lộ
15. Nhiếp chính vương gạ vợ mỗi ngày
16. Ta nguyện cưỡi gió đạp mây
17. Đức Dương quận chúa
18. Trẫm là một hôn quân như thế
19. Quý phi dùng thực lực chửi bậy mà thượng vị
20. Đào lý
21. Hoàng thượng thay ta trạch đấu
22. Tướng công viết giấy từ hôn đi
23. Đồn đại hại c.h.ế.t người ta
24. Bệ hạ xin tự trọng
9 notes
·
View notes
Text
TMNT - Lòng tốt của bạn đã bị chó sói ăn mất
Lòng nhân hậu, vĩnh viễn không thể làm thoả mãn những ham muốn của con người, bạn đã dành hết tâm tư cho họ, nhưng khi bạn cũng gặp khó khăn, chỉ cần có một lần giúp đỡ không đạt được kỳ vọng của họ, thì lòng oán hận sẽ bám rễ trong lòng họ.
Tôn Lệ (diễn viễn TQ) từng hỗ trợ một ‘kẻ vô ơn’ tên là Hướng Hải Thanh trong 4 năm. Cô biết đến hoàn cảnh của một cậu bé lớp 10 ở vùng núi tên Hướng Hải Thanh thông qua một chương trình, cậu bé không có tiền để đi học, nên cô đã hỗ trợ cậu ấy. Khi Hướng Hải Thanh lên đại học, cậu ta tiêu tiền một cách vô tội vạ, thậm chí trốn học, yêu đương, và bỏ bê việc học. Khi Tôn Lệ biết được hành vi của cậu ta, cô đã ngừng hỗ trợ. Nhưng không ngờ, Hướng Hải Thanh lại quay ngoắt lại, viết một bài dài để kiện cáo Tôn Lệ, muốn phá hủy danh tiếng của cô. Tôn Lệ bị dư luận đẩy vào tâm điểm của sóng gió, cô không bao giờ nghĩ rằng, người mà cô đã giúp đỡ bằng cả trái tim mình trong nhiều năm lại trở thành một ‘kẻ vô ơn’.
Và vì sự việc này, Tôn Lệ cảm thấy sợ hãi, không dám dễ dàng hỗ trợ người khác nữa, giờ cô đã chuyển sang hỗ trợ cho những chú mèo và chó lang thang…
Ca sĩ Công Phi (丛飞) của Trung Quốc, dù chỉ là một ca sĩ cấp 18, nhưng cát-xê của anh không cao. Để giúp đỡ học sinh nghèo, anh đã tham gia hàng trăm buổi biểu diễn, toàn bộ số tiền kiếm được đều dành để hỗ trợ học sinh nghèo, tổng cộng hỗ trợ 183 học sinh và quyên góp hơn 300 phần quà. Bản thân anh và gia đình sống trong một căn nhà chỉ 58 mét vuông, cuộc sống nghèo khó, trong nhà không có bất cứ đồ đạc giá trị nào, quần áo trong tủ đều là hàng rẻ tiền, chỉ có bộ đồ biểu diễn màu trắng là có chút giá trị.
Năm 2005, Công Phi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, cần một khoản chi phí lớn để điều trị. Nhưng những người đã có thu nhập cao nhờ sự giúp đỡ của Công Phi lại chọn cách im lặng. Điều đáng giận hơn là, trong thời gian anh ấy bệnh, không có một người nào mà anh ấy đã giúp đỡ lại đến thăm anh. Người duy nhất lên tiếng lại là những học sinh đòi tiền sinh hoạt phí.
Công Phi trả lời rằng, anh ấy mắc bệnh ung thư dạ dày, đang điều trị tại bệnh viện và tạm thời không có tiền. Phản hồi của phụ huynh học sinh thậm chí còn là: Vậy bạn sẽ kiếm tiền khi nào? Bạn đã hứa sẽ hỗ trợ con tôi học đến đại học, giờ con tôi mới chỉ học đến trung học cơ sở, bạn lại bỏ mặc, đây không phải là lừa đảo sao?
Đây chính là phiên bản hiện thực của câu chuyện ‘Người nông dân và con rắn’. Tôi giúp đỡ bạn bằng cả trái tim, nhưng cuối cùng bạn lại cắn lại tôi. Chỉ cần một lần từ chối, khi lòng tốt của bạn không thể đáp ứng kỳ vọng của họ, điều họ nghĩ đến đầu tiên không phải là sự thông cảm và biết ơn, mà là lời oán trách và mắng mỏ.
Nhà văn Anh William Makepeace Thackeray nói: “Nếu một người, sau khi nhận được ân huệ lớn lại quay lưng với người đã giúp đỡ mình, để giữ gìn thể diện của bản thân, họ chắc chắn sẽ còn độc ác hơn những người xa lạ không liên quan. Họ cần chứng minh tội lỗi của người kia để giải thích cho sự vô tình và vô nghĩa của mình!”
Bản chất ti tiện của con người thường vượt qua sức tưởng tượng của bạn. Bạn cho chó ăn trong 3 ngày, chó nhớ bạn trong 3 năm. Bạn tốt với người khác trong 3 năm, họ quên bạn trong 3 ngày.
Bạn mỗi ngày cho một người ăn xin 10 đồng, một ngày nào đó bạn chỉ cho 1 đồng, họ sẽ chửi bạn sau lưng. Bạn mỗi ngày chỉ cho người ăn xin 1 xu, một ngày nào đó bạn đột nhiên cho 10 đồng, họ sẽ cảm kích vô cùng, muốn cảm ơn cả tám đời tổ tông của bạn. Bản chất con người, thường là 100 trừ đi 1 bằng 0, cộng thêm 0.1 vào 0 bằng 100. Hiểu được công thức này, bạn sẽ hiểu được bản chất con người.
Giúp người là niềm vui, nhưng không phải ai cũng xứng đáng được giúp, cứu người trong cơn hoạn nạn chứ không cứu người nghèo nàn. Người có tâm hồn nghèo nàn chắc chắn sẽ phụ lòng tốt của bạn, cuối cùng làm bạn lạnh lòng. Lòng tốt không có gì sai, nhưng một khi đã giúp nhầm người, đó mới là sai lầm lớn. không giới hạn sẽ không nhận được lòng biết ơn, chỉ đổi lấy sự báo oán.
Bẫy của người quá tốt bụng
“Bạn là một người tốt”, đây là câu nói mà nhiều người theo đuổi suốt đời!
Ngày nay, lời khen ngợi cao nhất này lại trở thành sự phán xét không thương xót đối với người yếu đuối. Khi bạn bị buộc phải đội lên cái mũ ‘người tốt’, bạn sẽ phải chịu đựng gánh nặng mà bạn không muốn. Bạn phải trở thành người dự bị trong tình yêu, trở thành người hòa giải trong tình bạn, trở thành con ốc vít không bao giờ có cơ hội thăng tiến trong công việc…
Bạn cảm thấy bất công, bạn nói bạn sẽ trở nên xấu xa từ bây giờ, nhưng bạn lại nói lời cay độc với trái tim nhút nhát, bạn không dám phản bội những giá trị mà bạn đã xây dựng từ nhỏ đến lớn, bạn thậm chí không biết làm thế nào để trở nên xấu xa. Bạn tự cho mình là người tốt, nhưng lại không nhận được kết quả mà bạn mong muốn, bạn muốn trở thành người xấu, nhưng lại phát hiện ra rằng mọi người xung quanh đều phản cảm với thái độ của bạn, bạn không biết vấn đề nằm ở đâu từ đầu đến cuối.
Nhiều học trò hỏi tôi, bị người khác bắt nạt, làm việc vất vả mà không kiếm được tiền, bị chồng lừa gạt mà phải ra đi không một xu dính túi, và nhiều vấn đề khác nữa, họ hỏi tôi muốn một giải pháp hoà bình cho thiên hạ. Tôi muốn nói, một vấn đề xảy ra là do nhiều năm tích tụ lại, không phải là một phương pháp có thể giải quyết được. Tôi nghĩ bạn nên phải trả giá cho sự ngu ngốc của quá khứ, nếu sự ngu ngốc không cần phải trả giá, một phương pháp có thể giải quyết được, thì đó không phải là sự xúc phạm đối với chúng ta, những người đọc sách nhiều, mỗi ngày đánh máy hàng vạn chữ. Một người đã sống trong cống rãnh 20 năm, làm thế nào để từ mùi hôi biến thành mùi thơm, không phải là một phương pháp có thể thay đổi được, bởi vì mùi hôi đã thấm vào tận xương tuỷ.
Để thay đổi cần có hai yếu tố:
– Thứ nhất là ‘bể nước hoa’, tức là tìm ra tư duy đúng đắn.
– Thứ hai là yếu tố thời gian, mùi hôi 20 năm cần ít nhất 2-3 năm mới thay đổi được.
Một người phải vô dụng đến mức nào mới được người khác khen ngợi về đạo đức (không nói đến những nhân vật nổi tiếng có đức hạnh cao thượng). Nói một cách thực tế, bạn sẽ buồn bã phát hiện ra một sự thật, thường thì khi chúng ta khen người khác về đạo đức, điều đó cho thấy người đó thực sự không có gì đáng khen ở những lĩnh vực khác. Hãy nghĩ kỹ về những người bạn xuất sắc xung quanh bạn, phản ứng đầu tiên của bạn có phải là “Người này đẹp trai/xinh đẹp quá, người này có EQ cao, thông minh xảo quyệt, người này quá thông minh” không?
Nhưng nếu tôi đột nhiên nhắc đến một người bạn của bạn không nổi bật, bạn chắc chắn sẽ nói như thế này, ‘Tôi cảm thấy… người đó khá tốt…’ Vì vậy đừng tự lừa dối mình nữa, đừng nghĩ rằng người khác nói bạn có nhân cách tốt là điều đáng tự hào. Khi bạn không có điểm mạnh nào mà người khác có thể nói về bạn, họ không biết cách khen ngợi bạn, họ chỉ có thể nói bạn là một người có đạo đức.
Bạn cần suy nghĩ, bạn muốn lợi ích hay bạn muốn danh tiếng?
Khi bạn muốn trở thành một người tốt, bạn cần có sự chuẩn bị tinh thần, bạn chỉ có thể nhận được danh tiếng chứ không phải lợi ích. Bởi vì người tốt cần phải giữ gìn thể diện, biết điều tiết. Khi là người tốt, bạn cần phải có hình ảnh đẹp. Nhưng bạn cần hiểu rằng, nếu bạn không làm, sẽ có người khác làm. Bạn cần giữ gìn thể diện, bạn ngại ngùng, luôn có người sẵn sàng tiếp cận cô gái bạn thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn kỹ tính, cái tôi cao, không thể hạ mình, vậy thì luôn có người sẵn sàng trò chuyện với cô gái đó suốt đêm. Bạn không chủ động, bạn không dám thử, lần sau người đàn ông đi cùng cô ấy sẽ nắm tay cô ấy.
Trong sự nghiệp, nhiều người ngay thẳng sẽ bị những người thích nổi trội cướp mất cơ hội thăng tiến, bạn phải biết rằng cơ hội ấy vốn là của bạn.
Tôi từng làm việc ở một công ty có một nhân viên, anh ấy đã làm việc ở đó hơn 10 năm, luôn được sếp khen ngợi là người làm việc chăm chỉ, là tấm gương đạo đức của công ty. Điều đáng ghét là, những người khác không ngần ngại leo lên, còn đồng nghiệp của tôi vẫn ở vị trí cũ với mức lương cũ, thành quả lớn nhất của anh ấy chỉ là nhận được danh tiếng của một người tốt, không hề có một chút lợi ích nào.
Những người thành công sẽ luôn nói với bạn rằng khi làm việc cần phải lịch sự, biết thân, biết phận, biết điều và biết nhún nhường. Điều đó là bởi vì chỉ có những người thành công mới viết nên lịch sử, và họ không muốn bạn trở thành người thành công tiếp theo, vì vậy, đừng trở thành một người nhát gan, hèn nhát, bị người giàu tẩy não, biến thành một người tốt không dám đấu tranh cho những gì mình xứng đáng.
Không trở thành người tốt không có nghĩa là bạn phải đi cướp bóc, giết người phóng hoả, không có nghĩa là bạn phải làm những việc tày trời vô lý để chứng minh mình không phải là con cừu ngoan ngoãn bị tàn nhẫn đánh đập. Tôi muốn nói với các bạn rằng, người tốt mà các bạn đã từng đóng vai trong quá khứ không phải là người tốt theo nghĩa đen, mà chỉ là từ để chỉ những người vô năng, tự phụ và nhát gan mà thôi. Người tốt thực sự có nguyên tắc, có điều tiết, có giới hạn.
Trong cuộc sống thực tế, có người sống rất khổ cực, vất vả là bởi vì họ muốn trở thành người tốt hoàn hảo trong mắt người khác, luôn đặt nhu cầu của người khác lên hàng đầu, lãng quên cảm xúc của chính mình, thà tự đẩy mình vào hoàn cảnh khốn khó cũng phải làm hài lòng người khác. Người tốt như thế, chúng ta thường gọi là ‘chứng nghiện làm hài lòng người khác’.
Những người này có 2 quan niệm sai lầm:
Quan niệm sai lầm thứ nhất: Tôi tốt với người khác, họ sẽ tốt lại với tôi. Chỉ cần tôi tốt với họ, họ cũng nên tốt với tôi, nếu không thì có nghĩa là tôi chưa làm đủ tốt. Những người này khi cho đi, trong lòng họ mong đợi sự đáp lại từ người khác. Một khi mong đợi này không được đáp ứng, họ sẽ nghĩ rằng mình chưa làm đủ, và sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn cho bản thân, và tất nhiên là cũng mong đợi nhiều hơn từ người khác.
Khi bạn cho đi cho một người, đừng mong đợi họ sẽ đáp lại.
Ví dụ, tôi cho một người ăn một quả lê, tôi không mong đợi họ sẽ trả lại cho tôi một quả. Ví dụ, tôi đánh giá cao một nhân tài, tặng họ 10% cổ phần, tôi không mong đợi họ sẽ đối xử tốt với tôi, tôi đầu tư vào khả năng của họ, sẽ tạo ra giá trị cho công ty vượt xa số cổ phần mà tôi đã cho họ. Nếu một ngày nào đó tôi thất vọng, tôi sẽ không có ý kiến gì, tôi chỉ coi đó là một khoản đầu tư thất bại, làm ăn luôn có lúc được lúc không, không có kỳ vọng vào bản chất con người, đây là điều quan trọng!
Quan niệm sai lầm thứ hai: Chỉ có việc liên tục cho đi mới có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Phải thừa nhận rằng, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, một mức độ nhất định của sự nhẫn nhịn, bao dung và cho đi là cần thiết, nhưng việc cho đi một cách mù quáng và không ngừng nghỉ không những không làm cho mối quan hệ của bạn với người khác tốt hơn, mà còn có thể phá hủy mối quan hệ đó.
Tại sao lại nói như vậy?
Khi bạn cho đi mà không mong đợi nhận lại, bạn sẽ tạo ra một loại ‘bắt cóc tình cảm’ đối với người khác và còn tước đi cơ hội đáp lại của họ. Trong bất kỳ mối quan hệ lành mạnh nào cũng không tồn tại người cho đi một cách đơn phương. Do đó, hãy cho người khác cơ hội đáp lại lòng tốt của bạn vào thời điểm thích hợp, hoặc chủ động yêu cầu họ giúp đỡ, điều này sẽ làm cho mối quan hệ giữa bạn và họ trở nên vững chắc hơn.
Nịnh người không bằng nịnh chó
Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là ‘Định luật Bebb’, khi áp dụng vào mối quan hệ tình cảm, nó có nghĩa là: Nếu chỉ đơn phương tốt với một người, không những bạn không nhận được lòng biết ơn từ họ, mà còn khiến họ coi việc đó là điều bình thường, thậm chí còn đòi hỏi không giới hạn, ngày càng tăng cường việc bóc lột sự cho đi của bạn.
Nhà văn San Mao trong ‘Nhật ký người rơm’ (草人手记) đã ghi lại một sự kiện như vậy trong thời gian cô ấy du học ở Pháp. Trước khi khởi hành, gia đình cô liên tục nhắc nhở cô, khi ra ngoài phải biết nhẫn nhịn, chăm sóc người xung quanh, đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, chịu thiệt thòi một chút cũng không sao. San Mao ghi nhớ lời dặn của cha mẹ, đối xử với mọi người một cách thân thiện và ôn hòa, thường xuyên chủ động giúp đỡ bạn cùng phòng dọn dẹp vệ sinh, thậm chí là trải giường và chăn.
Tuy nhiên, các bạn cùng phòng không hề biết ơn như San Mao tưởng tượng, ngược lại họ lợi dụng lòng tốt của cô, sai bảo cô làm những việc bẩn thỉu, mệt nhọc. Đối mặt với những yêu cầu ngày càng quá đáng của các thành viên trong phòng, San Mao luôn nhượng bộ và cố gắng thỏa mãn họ.
Nhưng liệu sự hy sinh như vậy có thể đổi lấy tình cảm chân thành không? Câu trả lời là không. Trong một lần kiểm tra phòng, San Mao, người luôn tuân thủ quy tắc, đã bị hiệu trưởng hiểu lầm, nhưng không có một bạn cùng phòng nào đứng ra bênh vực cô, thậm chí còn châm chọc cô. San Mao đã hiểu ra rằng, không phải tất cả lòng tốt đều có thể đổi lấy tình cảm thật, và cuối cùng cô đã chọn chuyển ra khỏi ký túc xá.
Khi bạn quá tốt với một người, họ sẽ không coi bạn ra gì, nếu bạn đối xử tệ hơn một chút, họ còn coi bạn như “tỏi”, đó là bản chất kỳ lạ của con người! Xung quanh chúng ta, có rất nhiều người biết quan sát và nhận biết, nhiều người khen ngợi họ có EQ cao. Biết quan sát và nhận biết không phải là điều xấu, nhưng việc quá mức chăm sóc cảm xúc của người khác lại là sự nịnh nọt, đó chính là tính cách nịnh hót mà chúng ta thường nói đến. Nói về tính cách nịnh hót, nhiều người không cảm thấy xa lạ, trong giao tiếp xã hội, chúng ta đều có phần ‘nịnh hót’ trong mình.
Tôi có một đồng nghiệp, được cả công ty gọi là người có EQ cao nhất, anh ấy chưa bao giờ cãi vã với ai. Anh ấy biết rõ việc giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành công việc sẽ khiến mình mệt mỏi, phải chịu ấm ức, nhưng để được mọi người yêu mến, anh ấy đã thức khuya làm thêm giờ để giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc.
Trong việc giao tiếp với bạn bè, việc một mực nhẫn nhịn chỉ khiến bản thân mất dần đi cái tôi, thậm chí càng ngày càng yếu đuối. Sự nịnh hót của anh ấy, không có nguyên tắc, không có giới hạn, tự làm mình khổ sở để làm vừa lòng người khác.
Sự khổ sở này chỉ là cách truyền đạt một thông điệp, ‘Tôi đối xử tốt với bạn như vậy, bạn có thể đối xử tốt lại với tôi một chút được không?’ Đó là điều mà những người nịnh hót muốn thể hiện, nhưng lại sợ nói ra. Họ không bao giờ dám yêu cầu người khác, ngược lại họ không bao giờ từ chối yêu cầu của người khác.
Những người này cố gắng hết sức để nịnh hót người khác, ra sức thể hiện bản thân, khao khát được người khác yêu mến, nhưng sự thờ ơ của người khác lại đẩy họ xuống vực thẳm. Những người có tính cách nịnh hót, họ sợ xung đột với người khác, họ không dám bày tỏ suy nghĩ thực sự của mình, không dám truyền đạt cảm xúc tiêu cực. Dần dần, họ sống càng ngày càng giả tạo, cũng càng ngày càng không có giá trị. Bởi vì sợ không được người khác yêu mến, nên họ luôn quan sát biểu hiện của người khác, phát hiện nhu cầu của người khác ngay lập tức tìm cách đáp ứng, sợ bị người khác ghét bỏ.
Dù có hợp lý hay không, để hòa nhập vào cộng đồng, bạn không được phép xung đột, ngay cả khi phải mài mòn đi những góc cạnh của bản thân. Hãy nhớ rằng, càng cố gắng làm hài lòng người khác, bạn càng trở nên rẻ rúng, càng tự ti, và càng không được người khác coi trọng.
Làm hài lòng người khác là tự làm tổn thương mình, cũng là sự xâm phạm lớn nhất đối với giá trị bản thân và cuộc sống của bạn.
Làm thế nào để thay đổi tính cách làm hài lòng người khác?
‘Thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta!’
Đây là câu nói nổi tiếng của Tào Tháo, hãy nghiên cứu về ông, nhiều người coi thường câu nói này, không dám đồng tình. Tôi nói với bạn, người thành công đều có tâm lý này, khi nào bạn không ghét câu nói này, cơ hội của bạn sẽ đến.
Những người có tính cách làm hài lòng người khác luôn có suy nghĩ rằng, tôi phải làm gì đó, người khác mới sẽ thích tôi, tôi phải mất đi cái gì đó, mới có thể khiến người khác thích tôi. Được người khác yêu mến không phải là mục đích sống của bạn, ngược lại, mục đích sống là tự nhận ra và yêu thương bản thân mình.
Những người này luôn đóng vai trò là sứ giả hòa bình, duy trì không khí hòa thuận, ngay cả khi xảy ra xung đột, họ nghĩ rằng mình nên xin lỗi, chứ không phải lỗi của người khác.
Bạn cần hiểu rằng, dù có xung đột với người khác, dù bạn bị người khác bỏ rơi, dù bạn không đáp ứng nhu cầu của người khác, bạn cũng không mất đi cuộc sống của mình. Thay vì luôn từ bỏ lòng tự trọng để làm hài lòng người khác, hãy tự tin, làm hài lòng chính mình.
Sống là làm những điều bạn yêu thích, người không biết trân trọng bản thân sẽ không bao giờ nhận được sự trân trọng từ người khác. Người không biết yêu thương bản thân sẽ không nhận được tình yêu từ người khác, người cố gắng làm hài lòng người khác chỉ có thể sống thấp kém suốt đời, giống như trẻ mồ côi sống dưới mái nhà người khác. Thay vì không ngừng làm hài lòng người khác, hãy thể hiện cá tính của mình, để người khác làm hài lòng bạn, những người thực sự biết trân trọng bạn, họ trân trọng sự tự tin và phong thái của bạn, chứ không phải vẻ khiêm tốn giả tạo của bạn.
Mọi rắc rối đều do chính bạn gây ra
Có một học sinh hỏi tôi, tại sao anh ấy hết lòng với mọi người? Nhưng những người này lại không những không biết ơn, mà còn không tôn trọng anh ấy, thậm chí còn bắt nạt anh ấy. Anh ấy nói, thưa giáo viên, tại sao lại như vậy?
Trên xã hội này, những người như vậy không phải là ít, hầu hết đều tự chuốc lấy họa, không có kết quả nào không phải do chính mình gây ra.
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn là người không có nguyên tắc, người khác nói tốt, bạn cũng nói tốt, người khác nói xấu, bạn cũng nói xấu. Ban đầu, người khác có thể nghĩ bạn là người dễ nói chuyện, nhưng theo thời gian, họ chỉ coi bạn là kẻ ngốc.
Nhiều người hiểu sai về EQ, lúc nào cũng lịch sự với mọi người, không dám làm mất lòng ai, thể hiện một tính cách như Phật, điều này không phải là khoan dung, mà là không có giới hạn. Ban đầu, người khác có thể nói lời cảm ơn, nhưng theo thời gian, ngay cả việc nói lời cảm ơn cũng trở thành lãng phí.
Những người thực sự giỏi chắc chắn là người rõ ràng về tình yêu và thù hận.
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn không biết từ chối, bất cứ việc gì tìm đến bạn, bạn đều đồng ý, bất cứ thứ gì người khác đưa cho bạn, bạn đều coi như báu vật, theo thời gian, người khác sẽ coi bạn như thùng rác. Chỉ cần có rác là họ sẽ ném vào chỗ bạn, bởi vì họ không dám ném ở chỗ khác, trong xương cốt con người luôn có sự tồn tại của sự hèn mọn.
Tại sao người khác không coi bạn ra gì?
Bởi vì bạn không biết tận dụng cơ hội để thể hiện sự tức giận. Khi nên tức giận, bạn không tức giận; khi không nên tức giận, bạn lại tức giận. Một người không bao giờ tức giận, không ai tôn trọng; một người tức giận hàng ngày, cũng không ai sợ hãi. Tìm thời cơ, điều kiện và hoàn cảnh thích hợp để tức giận, để mọi người đều biết đến ranh giới của bạn, mới là dấu hiệu của một người giỏi.
Hãy kể về một trải nghiệm cá nhân của tôi. Hãy suy ngẫm kỹ, thực ra mỗi lần gặp mặt đầu tiên, chúng ta nên hiểu rằng con người không đáng sợ, nhưng bản chất con người mới đáng sợ.
Người ta sẽ tôn trọng bạn, vì họ không hiểu bạn, và tất nhiên không dám làm điều gì đó nguy hiểm. Mười mấy năm trước, khi tôi vẫn làm việc trong công ty, bộ phận của chúng tôi có một người quản lý mới, ngày đầu tiên gặp tôi, anh ta rất tôn trọng, gật đầu chào hỏi, vì anh ta không biết tôi là ai.
Sau đó, người quản lý này kiểm tra từng người trong bộ phận của chúng tôi, kiểm tra đến tôi, người có tính cách dễ tính, anh ta bắt đầu chỉ trích tôi, thậm chí mắng tôi. Khi kiểm tra đến đồng nghiệp khác, anh ta nhận ra họ không dễ bắt nạt, và trước mặt đồng nghiệp kia, người quản lý này trở nên như con chó.
Một lần tôi đến muộn, quên thông báo trước, anh ta mắng tôi một hồi, nói tôi không tôn trọng anh ta, không coi anh ta ra gì, vì vụ việc này, tôi hầu như đã từ chức. Nhưng đồng nghiệp khác, đến khi nào thì đến, không đến thì thôi, anh ta thậm chí không dám nói một lời nào, mỗi lần còn hỏi thăm người khác có sao không.
Bây giờ tôi đang viết sách, trong đầu tôi vẫn hiện lên hình ảnh kinh tởm của anh ta, sau nhiều năm, tôi mới hiểu rằng, tất cả hậu quả xấu đều là do chính tôi gây ra. Từ đó, tôi hiểu rằng thái độ của người khác đối với bạn không phụ thuộc vào họ, mà phụ thuộc vào chính bạn.
Vì bạn quá tốt bụng, luôn suy nghĩ cho người khác; vì bạn dễ nói chuyện, chịu đựng mọi thứ mà không biết từ chối; vì bạn luôn học không tốt, không thể quyết đoán. Tốt bụng cần phải có giới hạn, sự hào phóng cũng cần phải có nguyên tắc.
Không phân biệt đúng sai, bạn chỉ biết làm tốt cho người khác, lại làm tổn thương chính mình, để người khác lợi dụng. Đừng trở thành người tốt không có giới hạn.
Bất kỳ việc gì người khác yêu cầu, bạn đều đồng ý; bất kỳ thứ gì người khác muốn, bạn đều cho; bất kỳ sai lầm nào, bạn cũng tha thứ; bất kỳ tổn thương nào, bạn cũng chấp nhận. Ngay cả người tốt đến đâu, cũng sẽ không kiềm chế được việc muốn bắt nạt bạn. Bạn phải hiểu rằng, con người không đáng sợ, nhưng bản chất con người mới đáng sợ.
Chỉ cần thấy bạn dễ nói chuyện, người khác sẽ liên tục làm phiền bạn; thấy bạn dễ tính, họ sẽ càng khó xử với bạn. Thấy bạn không từ chối, họ sẽ cố gắng đòi hỏi bạn nhiều hơn; khi họ quen với sự phục tùng của bạn, họ sẽ không chịu được sự phản kháng của bạn; quen với sự nhân nhượng của bạn, họ sẽ không chịu được sự từ chối của bạn. Con người thường bắt nạt người yếu, sợ người mạnh; nếu bạn không có tinh thần, họ sẽ bắt nạt bạn; nếu bạn tức giận, họ sẽ không dám làm phiền bạn; nếu bạn nói dứt khoát, họ sẽ tìm cách làm bạn hài lòng.
Khi người khác lần đầu tiên bắt nạt bạn, họ thực sự đang thử nghiệm xem bạn có dễ bắt nạt không. Nếu hành động của bạn cho họ thấy bạn dễ bắt nạt, họ sẽ tiếp tục bắt nạt bạn. Nếu hành động của bạn cho họ thấy bạn không dễ bắt nạt, họ sẽ không dám bắt nạt bạn nữa, và họ sẽ chọn bắt nạt người khác.
Vì vậy, việc người khác thường xuyên bắt nạt bạn không phải là lỗi của họ, mà là lỗi của bạn, là bạn từng bước dạy họ cách bắt nạt bạn.
Hãy làm một người tốt có thủ đoạn
Có một câu tục ngữ cổ nói rằng: “Người tốt bị người lừa dối, trời không lừa dối; Người ác người sợ, trời không sợ!”
Ý nghĩa là người tốt dễ bị người khác lừa gạt, nhưng trời sẽ không lừa dối họ, còn một kẻ ác, mọi người đều sợ, nhưng trời không sợ hắn.
Tất nhiên trời sẽ không sợ kẻ ác, bởi vì những hành vi của kẻ ác thực ra không liên quan gì đến trời.
Điểm vĩ đại của trời ở chỗ, nó không lừa gạt người tốt, cũng không sợ kẻ ác, thực tế đem lại bài học cho chúng ta là, nếu bạn là một người quá tốt, bạn sẽ bị người khác lừa gạt, còn nếu bạn là một kẻ ác, mọi người sẽ sợ bạn.
Nhưng liệu trời có trừng phạt kẻ ác không?
Mọi người có quên Lão Tử từng nói rằng: “Thiên địa bất nhân, đối xử với muôn vật như cỏ rác”, nghĩa là trời đất đối với muôn loài không có gì ghét bỏ, nhưng cũng không có gì thương xót, trời đất vốn vô tình, nếu có tình thì nó cũng già đi, đúng không? Vậy mới có câu: “Thiên nhược hữu tình, thiên diệc lão”
Trời đang tận hưởng sự thanh tịnh trên trời, không thèm để tâm đến những việc nhỏ nhặt là kẻ ác lừa gạt người tốt trên đất. Vì vậy, trong thương trường, một số người lão luyện, họ lừa đảo lẫn nhau, kiếm tiền của họ, trời hưởng sự thanh tịnh của nó, không ai thèm quản ai cả.
Đạo Đức Kinh dạy chúng ta rằng: “Trời đất vận hành, không dùng lòng nhân từ, cứ để tự nhiên vậy”. Có nghĩa là thái độ của trời đất đối với nhân gian chính là để nó tự nhiên phát triển, có ai để ý một sự thật rằng, nếu trời thực sự nổi giận, cả người tốt và kẻ xấu đều phải chịu họa, giống như thiên tai địa chấn, không phân biệt người tốt hay xấu.
Vì vậy, chúng ta phải kết hợp sự nhân từ với cách xử sự khéo léo, sự nhân từ mà không có cách xử sự khéo léo chính là ngu dốt.
Sống trên đời, nếu không có chút xảo trá, bạn đối phó kẻ xấu bằng cách nào?
Những gì bạn học khi còn nhỏ là để đối phó với người tốt.
Đừng chỉ là người tốt, hãy trở thành một người “xấu tốt”, “bề ngoài xấu nhưng tâm hồn tốt”.
Khi bạn có vẻ “xấu” trong mắt người xung quanh, thường thì mối quan hệ sẽ bền lâu hơn! Bởi vì nguyên nhân cơ bản của mọi mối quan hệ tan vỡ là do kỳ vọng dẫn tới bị thất vọng. Bạn quá tốt với họ, họ sẽ coi đó là lẽ đương nhiên, lúc này nếu có điều gì không vừa ý, họ sẽ oán giận. Nếu ban đầu bạn làm cho họ cảm thấy bạn khá khó tính, hạ thấp kỳ vọng của họ, sau đó bất ngờ bạn tốt với họ một chút, họ sẽ cảm thấy ngạc nhiên.
Bạn có thể không đâm mình vào người khác, nhưng bạn phải có gai nhọn. Bạn có thể nhân từ, nhưng bạn phải có sự sắc sảo.
Tôi có thể mời bạn ăn bữa trị giá 200 nghìn hoặc uống rượu trị giá 200 nghìn đồng, nhưng nếu bạn nợ tôi 100 nghìn thì phải trả, đó là nguyên tắc.
Nếu người khác ra lệnh cho bạn đi mua nước giúp họ bằng giọng điệu sai khiến, nếu bạn làm theo, chai nước đó sẽ không có giá trị, họ sẽ nghĩ rằng bất cứ điều gì bạn làm đều là điều đương nhiên. Nếu để họ hình thành thói quen đó, bất cứ lần nào bạn không làm theo, họ sẽ căm giận bạn. Thái độ của người khác với bạn đều do bạn nuôi dưỡng.
Vậy phương pháp đúng đắn nên làm thế nào?
Khi họ yêu cầu bạn làm việc gì, đừng làm, đến lần họ không mong đợi bạn mua nước cho họ, bạn đột nhiên mua nước cho họ, lúc đó chai nước mới có giá trị.
Sự đóng góp có giá trị thực sự không phải vì bạn yêu cầu, tôi sẽ đưa, mà là vì tôi muốn nên tôi mới đưa, tôi có thể đưa cho bạn, nhưng bạn không thể yêu cầu tôi. Điều tôi tự nguyện làm cho bạn, bạn sẽ cảm kích, nhưng điều bạn yêu cầu rồi tôi làm cho bạn, bạn sẽ cảm thấy tôi yếu đuối.
Khi bạn học cách từ chối yêu cầu của người khác, đáp trả lại, bạn sẽ thấy người khác bắt đầu tôn trọng bạn. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Bạn không cần mọi người yêu quý, bạn chỉ cần người yêu bạn càng yêu bạn hơn, còn người không yêu bạn, thì cứ để họ ra đi.
Đừng bao giờ giả vờ làm người đạo đức!
Hành vi ngu ngốc nhất là trong lòng bạn nghĩ đến lợi ích nhưng miệng vẫn cố nói về đạo đức, cuối cùng thì mất mặt chịu tày đời. Rõ ràng không quen biết mà mời người ta đi ăn, rõ ràng chỉ muốn tốn 200 ngàn đồng nhưng vẫn cố giả vờ nói “các bạn gọi món tùy thích”, rồi người ta gọi đồ đắt tiền, trong lòng lại tức giận. Đám họp lớp, rõ ràng không muốn đi nhưng miệng lại không từ chối, đi rồi lại không chịu nổi những người đạo mạo giả dối. Người khác nợ tiền, trong lòng muốn đòi nhưng miệng nói không vấn đề gì, cứ từ từ, nói xong lại tự mắng người đó vô tín nhiệm.
Bạn không mệt à? Đơn giản một chút, thực tế một chút, trực tiếp một chút, lạnh lùng một chút, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Sự ngu ngốc lớn nhất trong đời là để tấm lòng nhân hậu dành cho những người không đáng.
6 notes
·
View notes
Text
Mèo nhà mình mất đột ngột hồi tuần trước. Không phải do bệnh, mà cũng không biết nguyên nhân. Trước khi đi học thì mình thấy mọi thứ vẫn ổn, tới chiều thì…
Nguyên tuần rồi cứ cảm thấy hụt hẫng, nhưng không biết phải nói gì, vì cứ viết ra, thì lại phải nghĩ tới. Hôm rồi bạn HH tặng mình cái này, vừa đúng lúc màu lông cũng giống con Bông.
Chuyện qua cũng qua rồi. Vài lúc nghĩ lại thì thôi dù sao em nó cũng được ra đi ở nhà chứ không phải bị ai bắt đi, cũng không phải chịu đau bệnh kéo dài. Coi như tự an ủi.
Hais.
9 notes
·
View notes
Text
CALCIGLUCO-C-AMIN - Hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, tăng lực và giải độc cho vật nuôi
Thành phần chính: Calci Gluconat: 10.000 mg Vitamin C: 5.000 mg Tá dược đặc biệt: Tolfenamic acid, Vitamin, thảo dược dung môi đặc biệt, vừa đủ 100 ml Công dụng của CALCIGLUCO-C-AMIN: Hồi sức, hạ sốt và kháng viêm: Sản phẩm giúp nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi mắc bệnh, mang thai hoặc sau khi sinh, đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh truyền nhiễm. Giải độc và tăng lực: Giúp vật nuôi giải…
#CALCIGLUCO-C-AMIN#Calcium Gluconate#hạ sốt cho vật nuôi#hồi sức cho gia súc#Kháng Viêm - Giảm Đau - Hạ Sốt - Điện Giải#Kháng Viêm - Giảm Đau - Hạ Sốt - Điện Giải Việt Nam - Pharmavet#Kháng Viêm – Giảm Đau – Hạ Sốt – Điện Giải Chó#Kháng Viêm – Giảm Đau – Hạ Sốt – Điện Giải Mèo#Kháng Viêm Giảm Đau Chó#Kháng Viêm Giảm Đau Mèo#sản phẩm tăng năng suất trứng#Vitamin C#điều trị bệnh còi xương ở gia cầm
0 notes
Text
Chiều nay Sài Gòn mưa không nổi, chỉ âm u một màu buồn phiền. Yi sấy tóc cho mình. Bên ngoài cửa sổ, những đám mây xám cuộn vào nhau như một thanh kẹo bông khổng lồ. Yi hỏi: "Mày đã thật sự buông bỏ rồi sao?"
Mình uể oải trả lời: "Gì mà buông bỏ hay không buông bỏ, đều là bởi vì không có được liền tự lừa mình dối người là không muốn có nữa thôi."
Yi thôi không hỏi nữa.
Hai mươi lăm ngày. Hành trình của mình là làm việc làm việc làm việc. Cà phê. Đạp xe. Bệnh viện - Buổi tối. Khóc. Làm việc. Cả tuần nay thì cắm rễ luôn ở bệnh viện.
Yi về rồi. Chị nằm giường kế bên cũng vừa xuất viện hôm hay. Có chút trống trải. Một mình đối diện với 4 bức tường - bắt đầu sợ hãi. Không hiểu mình đang sống vì điều gì nữa. Thế là mình chui đầu vào chăn. Khóc. Loay hoay một lúc thì đầu va vào thành giường. Rõ đau. Cơ mà vào lúc đây tự dưng lại nhớ đến một câu đã từng nghe đâu đó. “Nhắm mắt lại và nghĩ đến những điều đẹp đẽ." Nên là mình bắt đầu nhớ...
- Hồi lớp Năm, trồng một cái cây cà chua bé tẹo, ra được hai quả. Mẹ nói nuôi nó lớn đỏ thì mua cho. Vậy là hì hụi chăm chăm tưới tưới. Cái quả bé bằng đốt tay. Vậy mà mẹ cũng mua một nghìn.
- Bức thư tình lần đầu tiên nhận được năm học lớp 10, mặc dù tận 7 chữ sai chính tả nhưng lúc nhận cũng thấy rất vui
- Đi mò nghêu với Duy cả buổi chiều. Đến tối mịt về nhà đưa cho mẹ nấu cháo. Mà hồi nhỏ mình luôn nghĩ cháo ngêu là thứ ngon nhất trần đời.
- Hồi mới lên SG, mẹ gọi điện nói tùm lum từa lưa. Đến hồi gần cuối thì tự nhiên lí nhí: "Nhà tự nhiên vắng quá!"
- Lần đầu tiên nhận được tin nhắn của P. Lần đầu tiên nghe giọng P. Lần đầu tiên nhìn thấy P cười với mình. Lần đầu tiên ngồi sau lưng P. Lần đầu tiên... tất cả những lần đầu tiên...
- Lúc ba nói: "Gắng mà sống vui vẻ nha con, lúc nào không vui cứ chạy về nhà!”
- Buổi chiều tháng Mười một trời mưa tầm tã. Ngồi với Yi ở quán cháo gần chợ. Nước mắt nhòe hết cả mọi thứ trước mặt.
- Lần đầu tiên nghe T nói “không sao, anh ở đây”.
- Bún thang ở phố cổ HN. Siêu siêu ngon.
- Uống rượu ở Mộc Châu với 2 người lạ.
- Mua được em mèo bằng đất nung siêu đáng yêu ở Đà Lạt, Đặt tên cho em ấy là Ant (Nhưng mà em í bị vỡ mất rồi)
- Tán đổ Mèo. Lần đầu tiên nghe Mèo nói "Yêuuu em" "nhớ em nhiều".
- 7h sáng mỗi ngày, nhận được cuộc gọi đánh thức của Mèo. À ơi. Nhõng nhẽo. "Yêu em không????" "Coáaaaaaaa"
- Lần đầu nấu ăn cho Mèo, cứ thấp thỏm ko yên, sợ ko ngon. Cuối cùng được Mèo khen “Ngon nha, món này ngon, kia cũng ngon, kia nữa. Siêu ngon nhá”…
- Mấy hôm nay mình được Yi gội đầu, sấy tóc cho. Thỉnh thoảng còn véo véo má "Tăng cân rồi này, béo lên rồi. Đáng yêu chết đi được"
Ôi nhiều quá, những điều xinh đẹp mà mình đã có!
3 notes
·
View notes
Text
Sài Gòn, một ngày thời tiết dịu dàng
Không có gì đặc biệt, mình dành thời gian ở nhà chơi với 3 em mèo, nấu ăn, lang thang mấy con đường ngắm ánh đèn lấp lánh mùa lễ hội, hít thở không khí vội vã náo nức cuối năm. Rồi ghé siêu thị mua sắm ít trái cây và sữa, tranh thủ về nhà trước lúc kẹt xe. Ai bảo cuộc sống như vậy nhàm chán thì là nhàm chán, ai bảo yên bình thì là yên bình, ai thấy cô độc thì là cô độc.
Mình chỉ thấy hiển nhiên, bình thản, không còn muốn than vãn cuộc đời sao khó khăn mệt mỏi cô đơn vậy, vì vốn nó vẫn vậy. Về nhà thấy 3 em mèo của mình mạnh khoẻ mập mạp, ăn nồi pate mình nấu rất ngon lành, gọi điện nói chuyện với mẹ, mọi người ở nhà vẫn khoẻ, cháu mình ăn giỏi và đi học rất ngoan, đã đỡ bệnh vặt rất nhiều dù trời lạnh. Cảm thấy đủ đầy và biết ơn cuộc đời.
Những chiều thế này, cũng muốn gặp ai đó, hỏi han, chia sẻ, hoặc chỉ ngồi im cùng ngắm nhìn dòng người, nói chuyện linh tinh, chỉ vậy thôi; mà quanh quẩn ai cũng bận, ai cũng vội hoặc không muốn như thế, hoặc muốn nhiều hơn như thế, nên thôi.
Trời lạnh, lòng người cũng lạnh, mong ta vẫn giữ được trái tim mình ấm áp!
———
san.
saigon.241223
18 notes
·
View notes
Text
Vậy là đã kết thúc nửa đầu năm của năm mình 30 tuổi. Hôm nào đó lướt Tiktok, có bạn kia bảo tháng 6 sẽ mất đi một ai đó rất quan trọng. Thế mà mình mất hẳn 2, nghĩ lại thấy cũng trùng hợp.
Hồi mình đến với Tumblr là lúc mình tìm thấy bạn, qua nhiều năm mình cứ nghĩ là sẽ có thể đồng hành cùng nhau đến trọn đời. Đồng hành theo kiểu nhà ai nấy ở, mèo ai nấy chăm, nhưng mỗi tháng, mỗi quý đều gặp nhau, hoặc khi nào đó cần đến nhau thì chỉ cần nhấc lên một cuộc gọi. Buổi chiều Chủ Nhật mà bạn nói sẽ xoá hết mọi thứ về mình, mình thản nhiên đến bực mình. Không có mâu thuẫn, cũng không có sự can thiệp nào mà cứ thế chia xa. Như một hòn đá ném tõm vào dòng thác đổ.
Mình nói trong tin nhắn cuối rằng mình nhẹ nhõm, và mừng vì bạn có care-taker, vì bạn sẽ không cô đơn khi về già như bạn nói. Chắc bạn vẫn nghĩ là mình khịa bạn, sau tất cả những tháng năm đó. Tiếc là, lần này mình không khịa. Tiếc là, lần này mình thật lòng chúc bạn lên đường bình an, trên một hành trình mới, khép lại 7 năm có nhau.
Sau đó một tuần, ông ngoại mình qua đời, vào ngày cuối cùng của tháng 6, khi mình nghĩ đã xong nửa đầu năm rồi. Tệ thật, cuộc sống văn phòng khiến mình cứ xoay quanh những mốc nào là quý, nào là nửa đầu năm. Buổi sáng đó vô tình thức dậy sớm hơn thường lệ, không một cuộc gọi nhỡ nào trong đêm, như thể cả nhà đã chấp nhận việc ông ngoại mất rồi, không một sự vùng vẫy, không một sự hoảng loạn nào trong 4 tiếng đó. Tất cả những gì mình nhận được là, em gái bảo "Ông ngoại mất rồi nghe Hai" vào lúc 2h30 sáng, và mẹ nhắn "Ông ngoại mất rồi, lịch trình sắp tới ở đây." Chỉ như vậy.
Hàng tá suy nghĩ dồn dập ập đến. Nhưng nhờ vậy mình nhận ra mình là đứa hời hợt. Cầm lịch trình trên tay, ghép với lịch trình release sản phẩm mới, đối chiếu với lịch bay, bao nhiêu nước mắt nước mũi của mình cạn khô. Mình dường như không hiểu được cảm giác buồn bã đến mức không làm được gì. Và mình cảm thấy thật tệ về điều đó. Kiểu như trong đầu mình la lên, "là ông ngoại mất đó, sao mày có thể ngưng khóc, sao mày có thể ngồi sắp xếp công việc một cách bình tĩnh như thế, sao mày lại như vậy"
Mình ra sân bay và cũng yên tĩnh y chang như vậy. Không khóc, không gào, đầu óc mông lung nghĩ về đủ chuyện trên trời dưới đất, chuyện nọ xọ chuyện kia.
Vậy là, Tết năm nay sẽ không còn mua hoa vạn thọ cho ông ngoại chưng nữa. Những bữa giỗ cũng không còn chỗ ngồi cạnh ngoại để hưởng xái đùi gà. Những lần bị cả nhà nói mãi về chuyện lấy chồng cũng không còn ngoại bảo ban "kệ hắn, hắn sống thấy vui vẻ là được rồi, lấy chồng làm chi". Và cũng sẽ không còn những lần ngoại kể hôm nay ngoại ngồi trước bàn thờ nói chuyện gì với bà ngoại nữa.
Bà ngoại không còn hấp tôm và thơm má con
Ông ngoại không còn là bệnh nhân cho trò bác sĩ của con, và cũng không còn kể con nghe đi nghe lại những chuyến phượt trên con 67 và bay đi đây đi đó rong chơi của ngoại.
30. Thật sự đã kết thúc một chu kỳ rồi.
2 notes
·
View notes
Text
Cũng lâu rồi ha ...
Mình đã bước qua quá nhiều biến cố ... mình mất đi 2 người bạn và một chú mèo mình yêu nhất ...
Thi thoảng mình vẫn nhớ về cậu ấy ... nên gọi là gì nhỉ , bạn ?
Một mối quan hệ chưa thành hình , đã âm dương cách biệt . Bệnh tật đã dày vò con người đó những năm tháng cuối đời mà mình , một kẻ ở xa chẳng mảy may hay biết , hoặc đã quá vô tâm , cho đến ngày thấy tấm cáo phó đó ...
Mình nhận ra ... họ mất rồi . Mãi mãi không tồn tại trên cõi đời này nữa , chỉ có thể ở lại trong trái tim và tiềm thức của mình mà thôi ...
Lời hẹn gặp nhau sau vài năm không gặp từ dịch ... chưa được thực hiện thì con người đó lại gặp bệnh viện nhiều hơn cả mình ... mình đã nuối tiếc ..
Có lẽ khi một ai đó rời khỏi thế giới này mình mới thật sự nhận ra ... đáng lẽ mình nên trân trọng từng giây phút họ còn sống ..
_Gửi Móm ... hôm nay em mới đủ can đảm nói lời tạm biệt anh , hôm nay thời tiết nắng lắm , em lại bị cuộc đời vật ngã một lần nữa , và em cũng nhớ tới anh nữa , nếu anh còn sống hẳn giờ này mình lại ngồi ở quán quen nói mãi không hết chuyện về một cuốn sách nào đó , anh là người em có thể kể lể nhiều nhất về cuộc đời khi mơi gặp lần đầu , bây giờ em không tìm được ai như vậy nữa ... _
_DL , 08.08.23_
19 notes
·
View notes
Text
10 Dấu Hiệu Rối Loạn Tâm Lý Thường Bị Nhầm Lẫn Với Đặc Điểm Tính Cách
*Bài viết không nhằm/ không thể mang mục đích chẩn đoán cho bất kỳ căn bệnh nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, đều cần đến sự can thiệp chuyên môn của bác sĩ.
Chúng ta r��t hay giải thích những hành động thái quá của ai đó như thể đó là tính cách của họ. Nhưng sẽ ra sao nếu thực ra có nhiều thứ sâu xa hơn thế ẩn giấu sau những hành động đó? Hai nhà tâm lý học xu���t chúng người Mỹ Aaron T.Beck và Arthur Freeman đã khám phá ra một số bí mật về tính cách con người trong cuốn sách của họ, Cognitive Therapy of Personality Disorders (tạm dịch: Liệu pháp nhận thức cho các chứng rối loạn nhân cách).
Bright Side đã nghiên cứu kỹ lưỡng nghiên cứu của hai nhà khoa học này và đúc kết được một bài viết về 10 đặc điểm tính cách có thể gây rắc rối cho mọi người nếu họ không thể điều khiển chúng
1. Thờ ơ
Mục này bao gồm những người luôn muốn làm ít nghỉ nhiều. Đương nhiên đó là một điều đơn giản mà nhiều người mong muốn, nhưng một trong số chúng ta thường đi quá xa. Giả dụ như, nếu một nhân viên công ty xin nghỉ ốm vài lần trong năm, cả những kỳ nghỉ lễ và không chịu làm thêm trong một năm, thậm chí còn đi muộn hàng tá lần, một nhà tâm lý học có thể sẽ phân họ vào nhóm “rối loạn nhân cách phản xã hội[1]”. Tuy nhiên, việc này còn kéo theo một số hành vi khác như:
Thường xuyên nói dối không có động cơ
Muốn sống từ sự chu cấp của người khác
Thường bị sa thải mà không có kế hoạch việc làm sau đó, cũng có nghĩa là “không đi tới đâu cả”
Tiêu xài không kế hoạch nên thường xuyên phung phí tiền bạc (ví dụ như một người đang định mua những sản phẩm cần thiết nhưng thay vào đó lại mua một trò chơi mới cho chiếc PS của anh ta)
Quản lý thời gian và tự đặt ra phần thưởng có thể giúp chống lại căn bệnh này. Viết ra món quà bạn sẽ tự thưởng cho mình khi hoàn thành việc gì đó sẽ là một ý tưởng hay (ví dụ, sống và làm việc có kế hoạch trong một vài ngày) và theo sát lịch trình đó trong ít nhất một tháng để phát triển thói quen mới. Đồng thời, khi bị rối loạn như vậy, các nhà tâm lý học khuyên nên tập viết “tổng quan về các lựa chọn”. Khi vấn đề được viết ra và xem xét tất cả lợi hại có thể xảy ra khi làm điều đó, điều đó sẽ giúp đưa ra những lựa chọn khôn ngoan hơn.
2. Rụt rè
Sự phát triển của sự rụt rè có thể dần dần dẫn tới sự cô lập hoàn toàn và không muốn tạo lập những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Đỉnh điểm của chứng rối loạn này sẽ khiến con người ngừng có những cảm xúc mạnh mẽ và cố gắng hạn chế giao tiếp với người khác dẫn đến việc họ thường xuyên chọn việc làm online hay những hoạt động không liên quan tới việc giao tiếp.
Sự phát triển của tính cách hướng nội này có thể dẫn tới rối loạn nhân cách mà biểu hiện của nó chính là:
Thờ ơ với cả lời khen ngợi lẫn sự phê bình
Không có bạn thân hoặc nếu có cũng chỉ một vài người
Thường mơ mộng thiếu thực tế
Nhạy cảm đến mức không dám thể hiện bản thân với mọi người xung quanh
Bạn có thể sử dụng một mẹo đơn giản để chống lại cảm giác ghét bỏ mọi người xung quanh đang ngày càng gia tăng - thay vì nói “tôi không thích con người”, hãy nói “tôi không thích điều này” (đặc điểm, trang phục, ngoại hình, thói quen,…). Cách này sẽ giúp bạn tạo ra suy nghĩ mới trong đầu rằng vẫn có điểm tốt trong những kẻ “tồi tệ” (hay chính xác hơn là người bạn đánh giá là tồi tệ).
3. Trì hoãn
Đặc điểm này bao gồm cả những người nổi loạn, chống lại những quy tắc chung của xã hội. Nó được biểu hiện thông qua hành động trì hoàn những điều cần thiết. Liên tục trì hoãn có thể dẫn tới “rối loạn nhân cách gây hấn thụ động [3], và thường dẫn tới sự trầm cảm mãn tính.
Nổi loạn ở trường học là một điều phổ biến và không cần phải cố gắng tìm kiếm một dấu hiệu của bệnh tật gì cả. Nhưng, những biểu hiện dưới đây có thể là dấu hiệu của việc sự trì hoãn đang dần chuyển sang một thứ gì đó xấu hơn:
Khó chịu khi phải thực hiện những việc hơi phiền toái nhưng rất bình thường đối với hầu hết mọi người như việc rửa bát đĩa, dọn hộp cát cho mèo, đi đổ rác, …
Làm việc chậm và kém hiệu quả
Tỏ vẻ thù địch đối với những lời khuyên có thể giúp ích cho việc cải thiện tốc độ và chất lượng làm việc
Tức giận, chỉ trích vô cớ những người có sức mạnh và nghị lực
Điều rắc rối ở đây là mọi người thường cho rằng đó không phải là lỗi của họ. Giải pháp của vấn đề này cũng giống như giải pháp dành cho những người hay thờ ơ, đó là “nhìn toàn diện các lựa chọn”. Đồng thời, những trò chơi xã hội giúp họ có thể hiểu được cảm xúc mọi người thông qua việc tưởng tượng bản thân trong vị trí của người khác sẽ giúp ích rất nhiều. Phương pháp này sẽ ngăn tính trì hoãn phát triển thêm và giúp trở nên nhạy cảm hơn với những người xung quanh.
4. Nóng tính và bốc đồng
Người không cố gắng kiểm soát cơn giận của mình rất có khả năng sẽ phát triển chứng rối loạn nhân cách ranh giới [4]” “. Một trong những biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này là sự thay đổi 180o trong suy nghĩ mà không có bất cứ tác động nào. Chẳng hạn, hôm nay bạn cho rằng trứng chiên ảnh hưởng xấu tới dạ dày của mình và bạn ghét chúng nhưng ngay ngày sau đó bạn ăn sáng bằng món đó.
Đương nhiên, sự bốc đồng đơn thuần không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu nó đi cùng với sự nóng tính và những biểu hiện sau thì cần phải chú ý:
Các mối quan hệ yêu đương và bạn bè không ổn định
Thường tiêu xài phung phí trong vô thức (ví dụ bạn định mua máy pha cà phê nhưng lại mua chiếc TV thứ hai)
Thiếu cẩn thận dẫn tới suýt gặp tai nạn
Sự thay đổi về mặt cảm xúc mà không có lý do rõ ràng và thường cảm thấy buồn chán
Việc kiểm soát cơn giận và những khóa học thấu hiểu bản thân sẽ là cách tốt để phòng ngừa điều này. Kiểm soát bản thân với những phần thưởng nhỏ cũng rất có ích. Ví dụ nếu bạn mua một chiếc máy pha cà phê và đã thực hiện được điều đó mà không mua một nửa số hàng hóa của cửa hàng, hãy thưởng bản thân một thứ mà bạn đã mong muốn từ lâu.
5. Trách móc bản thân
Những người có xu hướng trách móc bản thân cũng khá giống đà điểu vì họ thường “cắm đầu vào trong cát” mỗi khi muốn tránh né rắc rối. Hội chứng này trong tâm lý học được gọi là “rối loạn nhân cách né tránh [5]”. Những lần lên cơn hoảng loạn, bị trầm cảm, và rối loạn giấc ngủ có thể là biểu hiện khi bệnh trở nên nặng hơn.
Một chút tự phê bình sẽ có ích vì nó thúc đẩy chúng ta phát triển bản thân nhưng nó cực kỳ nguy hiểm nếu mức độ của nó trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên lo lắng nếu có những biểu hiện sau:
Giận dữ ngay tức thì khi đối mặt với chỉ trích hay phản đối
Mức độ né tránh việc giao tiếp với những con người mới đạt mức độ vô lý (ví dụ, từ chối được thăng chức nếu việc đó đòi hỏi phải giao tiếp với những người mới)
Phóng đại những khó khăn CÓ THỂ xảy ra, những nguy hiểm vật lý hay nguy cơ của những việc làm thông thường (như là đi bộ bị xe tông hay đại loại vậy)
Không dám giao tiếp với mọi người vì sợ sẽ lỡ lời điều gì đó.
Phủ nhận những dự đoán sai sẽ cải thiện tình trạng này. Viết ra những dự đoán của bạn về một việc bạn sẽ làm. Ví dụ, “Nếu tôi tới một cửa hàng lạ vào tối muộn, tôi sẽ gặp phải kẻ cướp.” Sau khi thực hiện việc đó, hãy viết kết quả. Nhờ đó, khi bạn có những nghi ngờ hay những dự đoán tiêu cực về điều gì đó, bạn có thể mở cuốn sổ của mình và đọc những điều bạn đã ghi để chắc rằng sẽ không có điều gì đáng sợ xảy đến cả.
6. Tính đa nghi
Tất cả chúng ta đều thường bị hoang tưởng và điều đó là khá bình thường. Nhưng một số người vượt qua tất cả các giới hạn chỉ vì sự nghi ngờ của họ- họ hack tài khoản mạng xã hội, nghe lén các cuộc nói chuyện điện thoại, thậm chí còn thuê cả các thám tử tư. Người có những hành động tuyệt vọng được thúc đẩy bởi sự nghi ngờ có thể chịu ảnh hưởng bởi chứng “rối loạn nhân cách hoang tưởng [6].” Chứng rối loạn này đi cùng với các triệu chứng sau:
Nghi ngờ bạn bè, đồng nghiệp, người xung quanh một cách vô cớ.
Luôn cố tìm ra những ý nghĩa ẩn sau những hành động cực kỳ bình thường của mọi người (ví dụ, hàng xóm của bạn cố tình đóng sập cửa để chọc tức bạn).
Khuynh hướng coi tất cả những người xung quanh đều có tội lỗi
Thiếu khiếu hài hước và không thể tìm thấy điều gì vui vẻ trong những điều thường ngày
Cách hay để chống lại tính hoang tưởng kinh niên này là lập một danh sách những người quen và đánh dấu cộng cạnh tên của họ mỗi khi họ đạt được kỳ vọng của bạn. Ví dụ, bạn lo rằng người yêu của bạn sẽ quên mất sự có mặt của bạn tại bữa tiệc của công ty nhưng người ấy vẫn chú ý tới bạn suốt cả buối tối diễn ra bữa tiệc. Do đó, lần tới khi bạn nghi ngờ điều gì đó, hãy chỉ đơn giản là nhìn vào số dấu cộng và sự nghi ngờ của bạn sẽ biến mất.
7. Tính phụ thuộc
Phụ thuộc vào những người bạn thân và những thành viên trong gia đình là đặc điểm chung của tất cả loài vật có vú kể cả con người. Việc dựa vào người khác khá là bình thường, nhưng phụ thuộc quá mức có thể được coi là chứng “rối loạn nhân cách gây hấn thụ động” trong y học. Dấu hiệu chính của chứng bệnh này là việc khó hoặc thậm chí là không thể đưa ra quyết định mà không có sự chấp thuận của người có thẩm quyền (ví dụ như sếp, qu��n lý, …). Thông thường, chứng bệnh này thường đi cùng với những biểu hiện:
Đồng thuận với những người xung quanh dù là họ đúng hay sai
Cảm thấy không thoải mái khi ở một mình và sẵn sàng làm bất cứ gì để không phải trải qua điều đó
Sẵn sàng làm những việc bản thân không thích hoặc làm giảm giá trị bản thân chỉ để làm hài lòng người khác
Bị ám ảnh vô cớ bởi suy nghĩ rằng mọi người xung quanh đang phản bội minh.
Cách tốt nhất để chống lại chứng rối loạn này là ghi lại những khả năng của bạn. Ví dụ, “Tôi là một tài xế giỏi”, hay “Tôi đã chuẩn bị bản báo cáo đầy đủ về công việc”, … Bất cứ khi nào bạn muốn hỏi sự chấp thuận từ người khác, hãy chỉ đơn giản là nhìn danh sách đó và nó sẽ giúp bạn tự tin hơn.
8. Đa cảm
Quá mùi mẫn và nhạy cảm có thể là triệu chứng của chứng “rối loạn nhân cách kịch tính [7]” hay còn gọi là chứng quá khích (hysteria [8]). Mong muốn được thu hút sự chú ý là bản năng của con người, trừ khi điều đó dẫn tới nổi cơn tam bành hay cảm giác vượt quá giới hạn. Điểm nổi bật nhất của chứng rối loạn này là lời nói thái quá nhưng thiếu chi tiết. Ví dụ, trả lời cho câu hỏi, “Mẹ bạn trông như thế nào?”, sẽ là thứ gì đó kiểu “Mẹ tôi rất tốt bụng.”
Sau đây là một số dấu hiệu khác của chứng rối loạn này:
Luôn tìm kiếm sự ủng hộ, đồng ý và khen ngợi từ người mà họ coi trọng
Không có khả năng tập trung vào một việc trong thời gian dài
Cảm xúc dễ thay đổi
Thiếu kiên nhẫn và luôn muốn làm điều gì đó
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn chứng quá khích là làm việc với đồng hồ đếm giờ. Bạn nên đặt đồng hồ tầm khoảng 30 phút hoặc một tiếng và chỉ làm đúng một việc trong khoảng thời gian này. Dù nghe có vẻ dễ, nhưng thực tế, nó sẽ khá khó nhằn vì những người có cảm xúc quá độ khó có thể chịu được việc phải ở yên một chỗ. Không chỉ thế, việc đặt mục tiêu cũng là điều khó khăn với họ vì đó là những người thường mơ về những điều kỳ diệu vô đ���nh. Đây cũng là lý do vì sao một phương pháp hiệu quả sẽ là đặt ra các mục tiêu cụ thể và chính xác. Ví dụ, được thăng chức trong vòng hai tháng, học nấu món risotto trước khi hết năm, …
9. Quá cầu toàn
Cầu toàn thái quá có thể dẫn tới việc mắc phải chứng “rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế.” Sự phát triển của căn bệnh này thường liên quan tới các giá trị xã hội về phẩm chất, ví dụ như để ý tiểu tiết, tự kỷ luật, điều chỉnh cảm xúc, tính thực tế và thể hiện sự lịch sự. Và mọi người rất muốn có được những đặc điểm “đáng giá” này. Đó là lúc mà tất cả những giá trị hoàn hảo trở thành thảm họa thực sự: tính lãnh đạm, thói áp đặt quan điểm cá nhân lên người khác và thiếu linh hoạt về mặt tâm lý.
Người theo chủ nghĩa hoàn hảo nên lo lắng nếu có xu hướng như này:
Không muốn dành thời gian cho bản thân vì sợ làm việc sẽ không hiệu quả
Luôn giữ những thứ không cần thiết với suy nghĩ “Rồi có thể một ngày đó sẽ cần tới nó…”
Luôn lo lắng, sợ phạm phải lỗi sai
Luôn muốn làm thay phần người khác vì cho rằng không ai có thể làm tốt được như mình
Rất khó để cho mọi người theo chủ nghĩa hoàn hảo ở yên một chỗ vì bản năng của họ yêu cầu hành động ngay lập tức, đó là lý do tại sao các nhà tâm lý học đề xuất việc rèn luyện các bài tập thiền mỗi ngày, ví dụ như nghe nhạc với đôi mắt nhắm hờ hay đi mát-xa. Để có thể đảm bảo được thành công, ghi lại những việc đã hoàn thành trong những ngày làm việc không ngừng và những ngày có thời gian để nghỉ ngơi sẽ giúp những người theo chủ nghĩa hoàn hảo này nhận ra rằng việc nghỉ ngơi không hề khiến họ làm việc ít năng suất hơn.
10. Tự tôn quá cao
Cái tôi cao tốt hơn nhiều so với việc tự trách móc bản thân, nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Suy nghĩ cho rằng bản thân thông minh, hấp dẫn và đơn giản chỉ là đỉnh của đỉnh nhất có thể khiến một người mắc phải “rối loạn nhân cách ái kỷ [10]”. Khi mắc phải chứng rối loạn này, bạn khá dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, cảm giác tự ti và nhiều tác động xấu khác nữa. Dưới đây là những triệu chứng đi kèm chứng loạn thần trên:
Che giấu hoặc thể hiện sự tức giận đối với bất cứ lời chỉ trích nào
Lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu
Mong đợi một sự đãi ngộ đặc biệt dành cho bản thân (ví dụ, mọi người nên để bạn là người lãnh đạo kể cả khi họ không biết lý do tại sao phải làm vậy)
Ghen tị một cách thái quá và thường xuyên mơ về việc trở nên giàu tới mức không tưởng.
Vấn đề chính của chứng ái kỷ là khác biệt giữa những điều bản thân mong đợi và thực tế - điều đó gây ra các tác dụng phụ như cảm giác bản thân vô giá trị, thay đổi cảm xúc nhanh chóng và nỗi sợ bị xấu hổ. Một trong các bài tập luyện để chống lại chứng rối loạn này là giảm mức độ mơ ước xuống thứ gì đó có thể đạt được. Ví dụ, mua một đôi giày tốt ở cửa hàng giày gần nhất thay vì mơ tưởng tới một chiếc xe xa xỉ.
Chú thích:
[1] Rối loạn nhân cách phản xã hội: biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực)
[2] Pilates: một hệ thống các bài tập bao gồm điều khiển chuyển động, căng người và hít thở.
[3] Rối loạn gây hấn thụ động: có hành vi lặp đi lặp lại của việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng. Có một sự không nhất quán giữa những gì người gây hấn thụ động nói và những gì họ làm.
[4] Chứng rối loạn nhân cách ranh giới: hay còn biết đến với các tên gọi: rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định, thể loại không biết phân biệt ranh giới hoặc hay bốc đồng. Đặc điểm chung bao gồm: nhiều hành vi không có kiểm soát và thể hiện sự bất thường thường từ cách họ đối xử với bản thân cho tới những mối quan hệ xã hội.
[5] Rối loạn nhân cách né tránh : có đặc điểm chung là sự ức chế về mặt xã hội, tự đánh giá thấp bản thân và rất nhạy cảm đối với phán xét không thuận lợi của người khác đối với mình.
[6] Rối loạn nhân cách hoang tưởng: là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường xuyên nghi ngờ người khác. Các dấu hiệu khác của tình trạng này bao gồm miễn cưỡng giao tiếp với người khác, luôn thù hận, có ý nghĩ “hạ thấp” hoặc “ đe dọa”
[7] Rối loạn nhân cách kịch tính: Rối loạn này được định hình bởi các cảm xúc hời hợt, muốn được người khác chú ý bằng các hành vi mang tính mánh khóe, lôi kéo.
[8] Hysteria: tiếng Việt còn gọi là chứng ictêri hay chứng cuồng loạn là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc. Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), Hysteria được gọi là rối loạn phân ly.
[9] Risotto: cơm kiểu Ý
[10] Rối loạn nhân cách ái kỷ: là một trạng thái không bình thường của nhân cách, có biểu hiện qua ảo tưởng và hành vi tự cao tự đại, khát vọng được người khác ngưỡng mộ, tham vọng thành công chói sáng trong mọi lĩnh vực nhưng thiếu sự đồng cảm
Dịch: Mastermind - A Crazy Mind - Ybox.vn
Nguồn: https://brightside.me/inspiration-psychology/10-mental-illnesses-we-often-mistake-for-character-traits-635010/
3 notes
·
View notes