Tumgik
#bùi công nam
clairedaring · 1 month
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
DUY KHÁNH, THANH DUY, THIÊN MINH, BÙI CÔNG NAM performing MASHUP 'ÁO MÙA ĐÔNG' & 'TRỞ VỀ' @ Call Me By Fire Viet Nam S1
10 notes · View notes
meloise444 · 1 month
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Dream team của mình. Thực sự mình cũng mong muốn thấy team này cùng đứng chung trên một sân khấu. Mặc cho người ta nói gì, cơ hội chỉ có một lần thì nên nắm lấy. Chỉ cần bọn họ được ở cùng nhau, dẫu kết quả ra sao cũng kệ 🫶
1 note · View note
thaoduoctanphathcm · 1 year
Text
Mua tinh dầu hoa hồi ở đâu tại TP.HCM
♻️ Tinh Dầu Hoa Hồi - Thiên Nhiên Và An Toàn ♻️ 🌳Sản phẩm thiên nhiên và chất lượng cao🌳
💮Giúp khử trùng hiệu quả 💮Ngăn ngừa các bệnh về hô hấp 💮Giúp xả stress hiệu quả
⚠️ Tinh dầu chỉ có thể dùng để xông phòng và khử mùi ⚠️ Không được uống hoặc để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da và mắt
---------------------------------------------------- ➡️ XUẤT XỨ: VIỆT NAM ⬅️ ⭕Chịu trách nhiệm: CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC THAPHACO 🏬ĐC: 128/32B Bùi Quang Là, P12, Gò Vấp, TP.HCM 🏬 CƠ SỞ CHÍNH: 22/21 Đường Số 21, P8 Gò Vấp, TP.HCM
🌈 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 🌈 🔵Dùng để làm thơm phòng 🔵Dùng để xông nhà
---------------------------------------------------- ⚠️ THAPHACO CAM KẾT ⚠️ ⭕ Sản phẩm nguyên chất không pha tạp chất, chất hóa học ⭕ Mang đến chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng ⭕ Nhân viên tư vấn tận tình chu đáo ⭕ Đảm bảo sạch và làm bằng máy móc hiện đại ⭕ Sản phẩm 100% thiên nhiên -----------------------------------------------------
0 notes
myrtlr · 15 days
Text
it has been a while since they left Hogwarts, the war, and each other behind. for a fresh start, they said.
but it seemed like their lives have just begun again within the embrace of reunion.
Song: Anh sẽ nhớ mãi (I will always remember) - Nhà Chín Muồi
Artist: dara-art
18 notes · View notes
secret-of-april · 13 days
Text
Bài của kay trần với bùi công nam hay quá. Yêu kay trần quá đi mất thôi huhuuuuu
7 notes · View notes
cqmart1 · 3 months
Text
Bánh ăn vặt là một trong những sản phẩm rất được yêu thích hiện nay. Hương vị đa dạng, ngon miệng, có thể sử dụng ăn uống trong nhiều trường hợp khác nhau,… chính những điểm đặc biệt đó đã khiến bánh ăn vặt ngày càng trở thành sự lựa chọn không thể thiếu. Hãy cùng điểm qua các loại bánh ăn vặt được yêu thích trên thị trường hiện nay nhé!
Bánh ăn vặt là gì? Ăn vặt là một trong những hoạt động yêu thích của nhiều người. Ăn vặt có thể được định nghĩa là các món ăn thường được sử dụng ngoài bữa chính, dưới hình thức thực phẩm đóng gói hoặc được chế biến sẵn. Ăn vặt có thể giúp bạn làm dịu đi cơn đói trong khoảng thời gian giữa các bữa chính với nhau.
Tumblr media
Có rất nhiều sản phẩm ăn vặt hiện nay trên thị trường, bao gồm các loại thực phẩm ăn nhanh, các loại bánh kẹo, các loại đồ khô khác nhau. Trong đó, bánh ăn vặt là một trong những sản phẩm được ưa chuộng hàng đầu.
Bánh ăn vặt - Đâu là các sản phẩm được yêu thích trên thị trường?
Bánh que chấm chocolate Nutella & Go Nhắc đến một trong những loại bánh ăn vặt gây nghiện không thể nào bỏ qua cái tên Bánh que chấm chocolate Nutella & Go. Được sản xuất trong dây chuyền công nghệ hiện đại, với các khâu kiểm tra nghiêm ngặt, sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng. Thế nhưng, đặc biệt hơn cả, chính là hương vị siêu ngon mà món ăn này mang đến. Bánh quy thơm thơm, béo ngậy, chấm cùng vị socola đắng đắng, ngọt ngào, tạo nên một sự hòa quyện tuyệt vời khi thưởng thức, khiến không chỉ các bạn nhỏ mê đắm, mà với người lớn đây cũng là món bánh ăn vặt không thể nào bỏ qua.
Bánh que chấm chocolate Nutella & Go
Bánh Sò Kẹp Khóm Thái Lan Bánh sò kẹp khóm Thái Lan - nghe cái tên thôi cũng đã thấy nhiều thú vị rồi đúng không? Món bánh ăn vặt này có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, là sản phẩm bánh ăn vặt “làm mưa làm gió” tại đất nước Chùa Vàng. Để rồi đến với Việt Nam, món bánh lại tiếp tục gây mê rất nhiều thực khách. Thưởng thức bánh sò kẹp khóm Thái Lan, bạn sẽ cảm nhận được chút mặn mặn, ngọt ngọt của vỏ bánh giòn tan, kết hợp cùng mứt khóm chua chua, ngọt ngọt, thơm thơm. Đặc biệt, với những bạn ngại béo, thì đây là món bánh ăn vặt vô cùng thích hợp, vì cực kỳ ít béo, bù lại là hương vị cực kỳ thích ý, lạ miệng.
Tumblr media
Bánh Sò Kẹp Khóm Thái Lan
Bánh Sữa Chua Đài Loan Horsh Với những tín đồ yêu thích béo thì bánh sữa chua Đài Loan Horsh là sản phẩm bánh ăn vặt mà bạn không thể nào bỏ qua. Bánh sữa chua gây ấn tượng bởi lớp vỏ mềm mại như sandwich, khi thưởng thức có vị ngọt dễ chịu, cùng khả năng tan trong miệng đầy thích thú. Thế nhưng, phần đặc biệt nhất của món bánh ăn vặt này là nhân được làm từ sữa tươi nguyên chất, mang đến hương vị đầy ấn tượng. Với thành phần như thế, sản phẩm cũng giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa hơn. Vậy nên, đây là món bánh ăn vặt không chỉ ngon miệng, mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Bánh Khoai Lang Tím Sấy Queenfood Bánh khoai lang tím sấy được làm từ khoai lang tím có hương thơm tự nhiên, khi thưởng thức sẽ có vị bùi và ngọt dịu, giòn tan trong miệng. Như các bạn cũng biết, khoai lang là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin C và các loại khoáng chất như: canxi, vitamin B, manga,…rất tốt cho sức khoẻ, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư, đặc biệt là còn hỗ trợ giảm cân và chống lão hoá da. Chính vì vậy mà luôn được người tiêu dùng yêu thích.
Bánh đùi gà K&B Thái Lan Bánh đùi gà K&B Thái Lan được dùng như một món ăn nhẹ bổ dưỡng giúp cơ thể luôn có năng lượng sẵn sàng cho các hoạt động hàng ngày. Được làm từ nguyên liệu nguyên chất, từng que bánh đều giòn và có hương vị tôm đậm đà kích thích vị giác của bạn. Những chiếc bánh thơm ngon được làm từ những nguyên liệu tự nhiên được lựa chọn cẩn thận sẽ mang đến cho bạn sự giải trí và thích thú trong khi dành thời gian chất lượng bên bạn bè hoặc những người thân yêu. Cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Tumblr media
Bánh ăn vặt đùi gà K&B Thái
Đùi gà K&B Thái luôn là món ăn vặt hấp dẫn với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sản phẩm có thiết kế bao bì nhỏ gọn, tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo để làm đồ ăn nhẹ khi đi du lịch, dã ngoại.
Lựa chọn bánh ăn vặt chất lượng ở đâu? Có rất nhiều đơn vị cung cấp bánh ăn vặt trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Vậy nên, khi lựa chọn các loại bánh ăn vặt, đặc biệt là các loại bánh ăn vặt được nhập khẩu từ nước ngoài, bạn nên lựa chọn những điểm mua hàng tin cậy, để tránh trường hợp gặp phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
CQ Mart hiện là một trong những cửa hàng cung cấp các sản phẩm bánh ăn vặt không chỉ đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau, mà còn đảm bảo về chất lượng, hương vị. Lựa chọn bánh ăn vặt tại CQ Mart, quý khách hàng hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng. Ngoài bánh ăn vặt, CQ Mart còn mang đến khách hàng nhiều sự lựa chọn đa dạng khác như: thực phẩm đông lạnh, trái cây nhập khẩu, rượu, hạt dinh dưỡng,…
Mọi thông tin chi tiết về các sản phẩm bánh ăn vặt tại CQ Mart, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CQ MART FOOD & WINE
Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906 309 885 - 0906 986 885
Tel: 028 38374987 - 028 6270 0998
Website: https://www.cqmart.vn/
2 notes · View notes
luatgiabuii · 4 months
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Công ty Luật Gia Bùi cam kết tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc hành nghề của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luôn bảo vệ quyền lợi của thân chủ bằng các tài liệu và chứng cứ pháp lý hợp lệ. Chúng tôi giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo ứng xử văn minh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế để bảo v�� thương hiệu của khách hàng và hạn chế mâu thuẫn xã hội. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ pháp lý cho các tập đoàn, công ty và cá nhân trong và ngoài nước, Luật Gia Bùi luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ pháp lý đa dạng liên quan đến Đầu tư, Kinh doanh, Dân sự và Đất đai, từ đại diện thủ tục hành chính, lập và triển khai dự án đầu tư, tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp, đến đại diện khởi kiện trong các vụ tranh chấp. Chọn Luật Gia Bùi là đối tác đồng hành, khách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư của chúng tôi. Hãy để chúng tôi trở thành đối tác pháp lý đáng tin cậy của bạn.
2 notes · View notes
Text
Giới thiệu Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến
Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến là một trong những Master Coach có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trị liệu tâm lý và đã từng giúp nhiều khách hàng trở lại cuộc sống hạnh phúc trước khi đến với Trung tâm NHC Việt Nam.
Chuyên gia Tâm lý trị liệu – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
+ Họ và tên: Bùi Thị Hải Yến + Ngày tháng năm sinh: 17/3/1984 + Triết lý sống: Mọi kinh nghiệm mà tôi có đều mang đến giá trị cho tôi. Tôi đang trong quá trình thay đổi tích cực. + Cử nhân Tài chính – Kế toán, đại học Thương Mại (2006). + Thạc sỹ kinh tế, học viện Tài chính (2010). + Giảng viên Đại học Hải Dương (từ 2006 – 2010). + Giảng viên trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội từ 2010. + Cổ đông sáng lập công ty cổ phần Giáo dục Trường Am (năm 2015) – hệ thống trường mầm non Sao Khuê (Hưng Yên). Chuyên ngành tâm lý trị liệu:
+ Chứng chỉ NLP PRACTITIONER – Nhà thực hành NLP trị liệu – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP). + Chứng chỉ HYPNOTHERAPIST – Nhà thực hành thôi miên trị liệu – cấp bởi Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ. + Chứng chỉ TIMELINE THERAPIST – Nhà trị liệu theo liệu pháp dòng thời gian – chứng nhận bởi Hiệp hội Time Line Therapy ™. + Chứng chỉ Master Coach NLP – bậc thầy thực hành và chuyên gia trị liệu ứng dụng NLP – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ (ABNLP). + Chứng nhận Chương trình Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Địa sinh học của Công ty CP Năng lượng Vũ trụ Địa sinh học Reiki. + Chứng nhận Success Fator Modeling – Next Generation Entrepreneurs của Dilts Strategy Group được đào tạo trực tiếp bởi thầy Robert Dilts – hiệu trưởng Đại học Quốc tế NLP – NLP University International tại Hoa Kỳ. + Chứng chỉ Intensive Hypnotherapy – Chứng chỉ Master về thôi miên trị liệu chứng nhận bởi Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ và NLP Top Coach. Lý do nghiên cứu và theo đuổi ngành Tâm lý trị liệu:
Chuyên gia tâm lý trị liệu Bùi Thị Hải Yến chia sẻ lý do theo đuổi và nghiên cứu ngành Tâm lý trị liệu là câu chuyện của bản thân và cũng là mơ ước, đam mê của mình. Chuyên gia nói: “Tôi quyết tâm theo đuổi cái nghề cũng là cái nghiệp về Tâm lý trị liệu xuất phát từ việc hai vợ chồng đã vượt ngưỡng chính cuộc sống của mình khi quyết tâm giữ lại và sinh ra, nuôi dưỡng cô con gái đầu lòng mà rất nhiều bác sĩ siêu âm đã kết luận rằng: “bé có hiện tượng, triệu chứng của bệnh Down với tứ chi ngắn”. Tiếp đó là quãng thời gian vượt qua chứng trầm cảm sau sinh khi tôi sinh bạn thứ hai, chỉ trong 3 tháng tôi tăng 10kg, cân nặng khi đó của tôi là 80kg. Và những hành trình tôi đã vượt qua đối với sự căng thẳng, mệt mỏi, stress khi công việc không được như mong muốn. Có cả sự trưởng thành, thấu hiểu bản thân mình cũng như thấu hiểu cuộc sống khi vượt qua và cân bằng được những mối quan hệ không được như ý. Từ tất cả những điều đó cộng thêm mơ ước của cá nhân tôi và sau này với rất nhiều cộng sự của tôi ở Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đó là: Mong muốn giúp cho tất cả phụ nữ Việt Nam thoát khỏi tình trạng trầm cảm”. Tôi đam mê đối với nghiên cứu tâm lý con người và NLP ngôn ngữ lập trình tư duy, khoa học tâm trí và phát triển tiềm năng con người. Chính vì vậy, tôi chọn con đường học tập, nghiên cứu và phát triển về Tâm lý trị liệu“.
Tumblr media
3 notes · View notes
nhungcuonsachhay · 9 months
Text
Cảnh Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tumblr media
CẢNH NHÀN.
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Theo Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập (AB.635), Bạch Vân Am thi tập (AB.157), Trình quốc công Bạch Vân Am thi tập (AB.309).
Nguồn:
Bùi Văn Nguyên, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (tập 1), NXB Giáo dục, 1989
Nguyễn Văn Ngọc, Nam thi hợp tuyển, NXB Bốn Phương, Hà Nội, 1951
3 notes · View notes
nosacouragenosafb · 2 days
Text
Shout out to my newest followers! Excited to have you onboard! Hồng Ngọc Tấn Nguyễn Hữu Lộc Nguyễn Thúy Diễm Cao Lan Hương Nguyễn Hoàng Toán Phạm Đắc Thắng Trần Tuyết Nga Lê Xuân Hương Phạm Công Danh Mai Văn Rin Tạ Thúy Nhung Vương Hồng Ngọc Đỗ Hồng Phong Cao Thị Trang Cao Thế Chung Mai Trọng Thuần Phan Hoàng Long Hoàng Việt Hoa Lê Phát Đạt Mai Thị Hon Tô Thành Hiệp Bùi Nam Dương Josué Hernández Hồ Quốc Dũng Hamilton Barragán Lê Lan Trinh Nguyễn Thái Dương Lương Quốc Tuấn Lương Anh Huy Lê Phước Hoài Đỗ Trọng Bảo Lý Kim Ngân Lương Minh Tuấn Dương Mạnh Tuấn Nguyễn Nhân Thuận Phạm Ái Dung Nguyễn Phú Nhuận Nguyễn Danh Nhân Phạm Hoàng Sơn Đào Thanh Ngân Nguyễn Lê Tuấn Trần Thị Hà Nguyễn Duy Quảng Nguyễn Thị Thơm Nguyễn Bảo Trường Vũ Chu Mạnh Long Kim Oanh Hồ Ngọc Long Hoàng Hoài Thương Nguyễn Tấn Thành
Shout out to my newest followers! Excited to have you onboard! Hồng Ngọc Tấn, Nguyễn Hữu Lộc, Nguyễn Thúy Diễm, Cao Lan Hương, Nguyễn Hoàng Toán, Phạm Đắc Thắng, Trần Tuyết Nga, Lê Xuân Hương, Phạm Công Danh, Mai Văn Rin, Tạ Thúy Nhung, Vương Hồng Ngọc, Đỗ Hồng Phong, Cao Thị Trang, Cao Thế Chung, Mai Trọng Thuần, Phan Hoàng Long, Hoàng Việt Hoa, Lê Phát Đạt, Mai Thị Hon, Tô Thành Hiệp, Bùi Nam Dương, Josué Hernández, Hồ Quốc Dũng, Hamilton Barragán, Lê Lan Trinh, Nguyễn Thái Dương, Lương Quốc Tuấn, Lương Anh Huy, Lê Phước Hoài, Đỗ Trọng Bảo, Lý Kim Ngân, Lương Minh Tuấn, Dương Mạnh Tuấn, Nguyễn Nhân Thuận, Phạm Ái Dung, Nguyễn Phú Nhuận, Nguyễn Danh Nhân, Phạm Hoàng Sơn, Đào Thanh Ngân, Nguyễn Lê Tuấn, Trần Thị Hà, Nguyễn Duy Quảng, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Bảo Trường, Vũ Chu Mạnh, Long Kim Oanh, Hồ Ngọc Long, Hoàng Hoài Thương, Nguyễn Tấn Thành Uploaded by Nosa Courage Nosa 2024-09-18T13:09:21.000Z via Facebook https://ift.tt/BNQxhpv
0 notes
ttpthuydainam · 4 days
Text
Chi Nhánh Phú Quốc Của Phong Thủy Đại Nam Chính Thức Hoạt Động
Tumblr media
Sự kiện ra mắt tại chi nhánh Phú Quốc chính là một cột mốc quan trọng, đánh dấu về sự phát triển và tiềm lực mạnh mẽ của Phong Thuỷ Đại Nam. 
Trong hơn một thập kỷ thành lập và phát triển, Đại Nam đã hỗ trợ hàng nghìn gia chủ và doanh nghiệp tìm ra những giải pháp phong thủy hoàn hảo, góp phần cải thiện vận mệnh và tài lộc. 
Không ngừng cầu tiến và phát triển, việc mở rộng đến Đảo Ngọc là minh chứng cho sự phát triển không ngừng và cam kết mạnh mẽ của Đại Nam trong việc phục vụ khách hàng ngày càng chu đáo và toàn diện hơn.
Tại chi nhánh Phú Quốc, khách hàng sẽ được trải nghiệm đầy đủ các dịch vụ tư vấn phong thủy, từ dương trạch, âm trạch cho đến thiết kế phong thủy và đặc biệt là các giải pháp chuyên sâu về Kỳ Môn Độn Giáp….Giới Thiệu Thầy Nguyễn Thanh Tuấn – Giám Đốc Chi Nhánh Đại Nam Phú Quốc 
Tumblr media
Về chuyên môn, Thầy Nguyễn Thanh Tuấn với kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng, thầy có thể hỗ trợ khách hàng trong những lĩnh vực sau: 
Tư vấn phong thủy nhà ở
Tư vấn phong thủy doanh nghiệp
Tư vấn phong thủy âm trạch
Tư vấn giải pháp xây dựng
Tư vấn xem ngày
Tumblr media
Thầy Nguyễn Thanh Tuấn nổi tiếng với phong cách tư vấn tận tâm, lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Thầy không chỉ áp dụng các nguyên tắc phong thủy một cách chính xác mà còn đảm bảo rằng mỗi giải pháp đều được cá nhân hóa để phù hợp với phong cách sống và mong muốn của từng khách hàng. Sự linh hoạt và hiểu biết sâu rộng giúp Thầy Tuấn đưa ra những tư vấn hữu ích và hiệu quả nhất cho mọi tình huống.Thông Tin Sự Kiện Khai Trương Phong Thủy Đại Nam – Chi Nhánh Phú QuốcThời gian, địa điểm 
Thông tin sự kiện khai trương chi nhánh Phong Thủy Đại Nam tại Đảo Ngọc Phú Quốc:
Thời gian: 14:00, Ngày 22 tháng 09 năm 2024
Địa điểm: Nhà AT115 Đại Lộ New An Thới, Khu Đô Thị Gateway, Phường An Thới, TP. Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
Tumblr media
Sự kiện khai trương chi nhánh Đảo Ngọc, Phú Quốc của Phong Thủy Đại Nam hân hạnh đón tiếp sự hiện diện của nhiều khách mời danh dự từ các cơ quan chính phủ, các tổ chức lớn và những cá nhân có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực phong thủy, kinh doanh và quản lý nhà nước. Sự có mặt của các vị khách quý không chỉ tạo nên sức nóng cho sự kiện mà còn là nguồn động viên lớn lao, góp phần khẳng định uy tín và vị thế của Phong Thủy Đại Nam trong ngành. Một số vị khách mời quan trọng có thể kể đến như: 
PGS.TS Nguyễn Văn Cường – Cục Hành chính quản trị II
Anh Huỳnh Quang Hưng – Nguyên Chủ tịch TP. Phú Quốc
Anh Bùi Phổ Báu – Tổng cục 5, Bộ Công an
Anh Chánh – Văn Phòng Chính phủ phía Nam
Anh Dũng – Cục C03, Bộ Công an
Anh Dũng – Lãnh đạo Hạt kiểm lâm Phú Quốc
Anh Bình – Đại diện Sân bay TP. Phú Quốc
Anh Ngô Văn Bằng – Phó Phòng PC01, Công an Hà Nội
Thiếu tướng Lưu Thành Tín – Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra C01 Bộ Công an
Bà Nguyễn Thị Thu Hà – văn phòng thủ tướng
Ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng ban tiếp dân Trung ương
Ông Nguyễn Văn Sơn – chủ tịch Hội An – Quảng Nam
Buổi lễ không chỉ là dấu mốc trong sự phát triển của Phong Thuỷ Đại Nam mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển mạnh mẽ hơn tại khu vực Đảo Ngọc Phú Quốc.Nội dung chính của chương trình
Sự kiện khai trương chi nhánh Phong Thủy Đại Nam tại Đảo Ngọc Phú Quốc sẽ diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc và ý nghĩa, hứa hẹn mang đến cho khách mời những trải nghiệm phong phú về văn hóa phong thủy cũng như cơ hội giao lưu, học hỏi. Chương trình được xây dựng với mục tiêu không chỉ giới thiệu về chi nhánh mới mà còn ra mắt những sáng kiến, công nghệ và dịch vụ mang tính đột phá trong lĩnh vực phong thủy.
Khai trương 
Phần mở đầu của sự kiện sẽ là lễ khai trương, diễn ra trong không gian trang trọng và đầy ý nghĩa. Nghi thức cắt băng khai trương, sự hiện diện của các vị khách mời quan trọng cùng những lời phát biểu từ đại diện Phong Thủy Đại Nam sẽ khởi đầu cho một ngày đáng nhớ, đánh dấu sự hiện diện chính thức của Đại Nam tại Phú Quốc. 
Ra mắt Sách tập tục nhang đèn 
Tumblr media
Cuốn ách không chỉ mang đến kiến thức về phong tục, tín ngưỡng và các nghi thức truyền thống liên quan đến việc thờ cúng, mà còn giúp người đọc hiểu sâu hơn về các nguyên tắc phong thủy trong việc duy trì sự kết nối giữa con người với thế giới tâm linh. Đây sẽ là một trong những sản phẩm tinh hoa mà Phong Thuỷ Đại Nam mang đến cho cộng đồng, giúp nâng cao hiểu biết văn hóa và gìn giữ giá trị truyền thống.
Ra mắt LMS – Nền tảng học huyền học đầu tiên tại Việt nam 
Một trong những điểm nhấn của chương trình là sự ra mắt hệ thống LMS (Learning Management System) – nền tảng học tập trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam chuyên về huyền học. 
Với công nghệ hiện đại và nội dung phong phú, LMS mang lại cơ hội cho những người yêu thích và nghiên cứu phong thủy có thể học tập mọi lúc mọi nơi. 
Phong Thuỷ Đại Nam kỳ vọng rằng nền tảng này sẽ tạo ra một bước đột phá lớn trong việc tiếp cận và truyền tải kiến thức phong thủy đến đông đảo học viên trên cả nước, đồng thời đưa phong thủy trở thành một lĩnh vực được tiếp cận một cách dễ dàng hơn.
Ra Mắt App Phong thủy Xhero
Tumblr media
Ứng dụng Xhero được phát triển với sự kết hợp giữa khoa học phong thủy truyền thống và công nghệ hiện đại, giúp người dùng dễ dàng tra cứu và áp dụng phong thủy vào cuộc sống hằng ngày. Đây là bước tiến mới của Đại Nam trong việc sử dụng công nghệ để mang phong thủy đến gần hơn với mọi người, giúp tăng cường hiệu quả và sự tiện lợi trong các dịch vụ tư vấn phong thủy.
Đây là cơ hội tuyệt vời để quý vị cùng đội ngũ Phong Thuỷ Đại Nam chứng kiến khoảnh khắc đánh dấu sự phát triển mới. Phong Thủy Đại Nam rất mong chờ được chào đón sự hiện diện của quý vị để cùng nhau tạo nên một dấu ấn đáng nhớ tại sự kiện khai trương Phong Thủy Đại Nam – Chi nhánh Phú Quốc.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/su-kien-khai-truong-phong-thuy-dai-nam-chi-nhanh-phu-quoc/
0 notes
meloise444 · 23 days
Text
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Sao lại cho con nít uống bia 😂
1 note · View note
thaoduoctanphathcm · 10 months
Text
🌿 Hương nhu/ cỏ gấu/ cỏ cú 100% thiên nhiên. Sản phẩm thảo dược thiên nhiên với nhiều lợi ích tuyệt vời trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tật.
---------------------------------------------------- 🏬 XUẤT XỨ: VIỆT NAM ⭐ ✅ Chịu trách nhiệm: CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC THAPHACO ✅ ĐC: 128/32B Bùi Quang Là, P12, Gò Vấp, TP.HCM ✅ CƠ SỞ CHÍNH: 22/21 Đường Số 21, P8 Gò Vấp, TP.HCM
↪️ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ↩️ 🔷Dùng để sắc nước để uống 🔷Dùng để thực hiện một số bài thu.ốc
---------------------------------------------------- 🛑 THAPHACO CAM KẾT 🛑 ➡️ Sản phẩm nguyên chất không pha tạp chất, chất hóa học ➡️ Mang đến chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng ➡️ Nhân viên tư vấn tận tình chu đáo ➡️ Đảm bảo sạch và làm bằng máy móc hiện đại ➡️ Sản phẩm 100% thiên nhiên -----------------------------------------------------
2 notes · View notes
taynguyenmedia · 7 days
Text
Tác hại của cây lược vàng nếu sử dụng sai cách
Công dụng của cây lược vàng Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y. Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội cho biết, lược vàng còn có tên gọi khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm. Tên khoa học là callisia fragrans (Lindl.) Woodson, họ Thài lài (Commelinaceae). Cây lược vàng vị nhạt, chua nhẹ, tính mát, ít độc. Dược liệu có khả năng…
0 notes
thptngothinham · 7 days
Text
Hướng dẫn phân tích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đạt điểm cao được tổng hợp và biên soạn bởi THPT Ngô Thì Nhậm kèm theo bài văn mẫu tham khảo Hướng dẫn làm bài văn phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn gồm gợi ý cách làm bài, dàn ý chi tiết cùng một số mẫu bài văn hay phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). "Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài, phản ánh chân thực cuộc sống cơ cực, bất hạnh của người dân miền núi dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời ca ngợi tinh thần phản kháng, khát vọng tự do mãnh liệt của họ. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bằng những câu chuyện đầy kịch tính, những nhân vật đầy cá tính và một giọng văn giàu chất thơ, mang đậm nét riêng của nhà văn Tô Hoài. Để phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm, từ đó viết được bài văn phân tích ấn tượng. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ 1. Tác giả Tô Hoài a) Sơ lược về tiểu sử cuộc đời - Tô Hoài (1920 - 2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ra trong một gia đình thợ thủ công ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - Thời thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... - Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí. - Từ 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác hơn. - Năm 2014, ông mất tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi. b) Sự nghiệp văn học - Tô Hoài bắt đầu viết văn từ trước năm 1945, với đa dạng các thể loại và phong cách nghệ thuật độc đáo, không thể trộn lẫn. - Phong cách sáng tác: + Tô Hoài bước vào sự nghiệp văn chương bằng một số bài thơ lãng mạn, nhưng nhanh chóng chuyển mình với thể loại văn xuôi và tạo được tiếng vang lớn. + Các tác phẩm của ông với lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng được sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. + Ông có một "lối văn" đặc biệt, "một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê", khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo. - Những sáng tác đầu tay của nhà văn Tô Hoài đã được bạn đọc đương thời chú ý, trong đó phải kể đến Dế Mèn phiêu lưu ký, Quê người, O chuột, Trăng thề, Nhà nghèo… - Tính đến nay ông đã để lại hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký thiên về diễn tả sự thật đời thường, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. - Quan điểm sáng tác: “Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự thật, đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. - Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa. - Các giải thưởng đạt được trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010 c) Các tác phẩm tiêu biểu - Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941) - Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941) - O chuột (tập truyện ngắn, 1942) - Quê người (tiểu thuyết, 1942) - Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944) - Cỏ dại (hồi kí, 1944) - Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948) - Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950) - Đại đội Thắng Bình (ký, 1950) - Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953),... 2. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ a) Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ - Năm 1952, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc trong 8 tháng. Chính cuộc sống của đồng bào miền núi nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để ông hoàn thành 3 truyện ngắn trong đó có Vợ chồng A Phủ (1953).
- Tác phẩm truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" nằm trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài xuất bản vào năm 1953 và được trao giải Nhất - giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955. b) Vị trí quan trọng của tác phẩm - Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm khẳng định tên tuổi của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam, góp phần đáng kể trong việc khai thác và tái hiện cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam sau chiến tranh. c) Nội dung chính - Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng núi cao Tây Bắc không cam chịu sự áp bức, đày đọa, giam hãm của bọn thực dân, chúa đất trong cuộc sống tối tăm nên đã vùng lên phản kháng đi tìm cuộc sống tự do... - Tóm tắt: "Mị là người con dâu gạt nợ nhà thống lí, tại đây Mị phải làm việc không kể ngày đêm, Mị dần trở. Trong những ngày Tết, Mị tình cờ nghe được tiếng sáo gọi bạn vọng lại, Mị bồi hồi nhớ về ngày xưa, Mị nhận ra mình còn trẻ, Mị muốn được đi chơi nhưng A Sử bắt Mị phải ở nhà. A Phủ là người làm nhà thống lí, vì làm mất một con bò mà bị phạt đánh, phạt trói giữa sân. Bị bỏ đói suốt nhiều ngày, A Phủ tuyệt vọng khi thấy mình cận kề với cái chết. Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị thấy thương cho A Phủ, thương cho mình nên đã có quyết định táo bạo: cắt dây giải thoát cho A Phủ, sau đó cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí." d) Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ Nhan đề "Vợ chồng A Phủ" đề cập đến hai hình tượng trung tâm của tác phẩm là Mị và A Phủ. Mị và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc biệt, họ đã đến với nhau và trở thành vợ chồng. Quá trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên từ bóng tối đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của thống lý Pá Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem lại hạnh phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng. 3. Bối cảnh lịch sử - xã hội a) Bối cảnh lịch sử - Những năm đầu thế kỷ 20, trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, là thời kỳ thực dân Pháp và phong kiến tay sai áp bức, bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo, sự phân biệt giàu nghèo, đẳng cấp với những luật lệ hà khắc, bất công đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc. b) Bối cảnh xã hội - Hồng Ngài là một bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, là một xã hội còn mang nặng tàn dư của chế độ phong kiến với sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt. Người dân lao động nghèo khổ bị áp bức, bóc lột bởi bọn thống lý, cường hào, địa chủ. - Xã hội miền núi còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, gây ra nhiều đau khổ cho người dân, đặc biệt là phụ nữ. => Bối cảnh lịch sử - xã hội này đã tạo nên một bức tranh hiện thực đầy tăm tối, phản ánh rõ nét cuộc sống cơ cực, tủi nhục của người dân miền núi dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến. Đồng thời cũng là động lực thúc đẩy những người dân nghèo khổ vùng lên đấu tranh để giành lại tự do và hạnh phúc cho mình. 4. Những nhận định hay về Tô Hoài và "Vợ chồng A Phủ" "Có những nhà văn, nhà thơ làm vinh dự cho chữ Hán, làm vinh dự cho chữ Nôm. Anh Tô Hoài, cùng với Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố...làm vinh dự cho chữ quốc ngữ. Tôi được gần các thế hệ đi trước, càng hiểu giá trị của những giây phút sống bên cạnh họ, kể cả khi các anh im lặng. (Nhà thơ Hữu Thỉnh) “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.” (Tô Hoài) "Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam." (Hà Minh Đức) "Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi, trên con đường đưa họ đến với thế giới động vật tưởng tượng thuở nhỏ, hay đến với những miền đất mới, đến với con đường đời dài rộng khi đã trưởng thành." (Phan Anh Dũng) "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học.
Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ." (Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ 1. Phân tích nhân vật A Phủ a) Hoàn cảnh xuất thân của A Phủ - Là một chàng trai mồ côi, hiền lành, giỏi giang, sống tự do, khỏe mạnh, siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản Mường, nhưng vì nghèo nên không lấy được vợ. b) Tính cách của A Phủ * Mạnh mẽ, gan góc, kiên cường - Lúc nhỏ thì mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao. - Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. - Khi trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: + Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở. + Chịu sự đày đọa về mặt thể chất: Phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,...”Không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết. - A Phủ là người không chùn bước trước thế lực thống trị tàn bạo, biết bất bình trước bất công (đánh A Sử ngay cả khi biết A Sử là con của nhà cường quyền), khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói). + Khi bị đánh chỉ "im như tượng đá" không một lời kêu van + Dưới cái đàn áp trơ trẽn, A Phủ cảm thấy chẳng hề hấn gì, vẫn chấp nhận để sống qua ngày. + Khi để hổ vồ mất con bò trong lúc đi săn, A Phủ kiên quyết thề rằng sẽ bắt bằng được con hổ nhưng cuối cùng vẫn bị tra tấn, hành hạ, bị trói đứng và bị bỏ đói suốt mấy đêm. => Khi phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ, chân dung con người miền núi Tây Bắc: số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng. Cảnh A Phủ bị xử oan, bị trói đứng ở cột nhà và bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm là minh chứng cho sức chịu đựng và ý chí kiên cường của anh. * Tự do, phóng khoáng - A Phủ là một chàng trai yêu thích tự do, thích rong ruổi trong núi rừng, chơi khèn, ca hát. + "A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng". - Không chấp nhận sự ràng buộc, gò bó của chế độ phong kiến miền núi: + Khi bị trói đứng, anh vẫn cố gắng vùng vẫy, thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng: "Ðến đêm, A Phủ cúi xuống, nhay đứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên ta..." + Khi được Mị cởi trói, mặc dù cơ thể đau đớn bước không nổi nhưng anh vẫn gồng lên để chạy thoát khỏi nhà thống lí cùng Mị. * Sức phản kháng mãnh liệt - Cuộc đời A Phủ là một chuỗi những bi kịch: bị người làng đem bán, bị xử oan, bị trói đứng và bị bỏ đói mấy ngày liền. - Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, A Phủ vẫn luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, một khát vọng tự do cháy bỏng: + Người làng bắt A Phủ bán để đổi lấy lương thực của người Thái dưới cánh đồng nhưng A Phủ cương quyết không chịu xuống và trốn lên Hồng Ngài lưu lạc. + Vì bất bình trước sự ngạo mạn, hống hách của A Sử con trai nhà thống lý, A Phủ đã thẳng tay trừng trị A Sử => A Phủ không chịu cúi đầu trước thế lực cường quyền. + Khi được Mị cắt dây trói, A Phủ nén đau để vùng dậy cùng Mị chạy thoát khỏi nhà thống lí. => Khao khát tự do. c) Vai trò và ý nghĩa của nhân vật A Phủ - A Phủ đại diện cho những người dân lao động miền núi, bị áp bức bóc lột nhưng không chấp nhận sự áp bức cường quyền, khát vọng tự do và tinh thần phản kháng quyết liệt. - A Phủ không chỉ là người bạn đồng hành, mà còn là người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong Mị, đánh thức những khao khát tự do và tình yêu cuộc sống tưởng chừng đã ngủ quên trong Mị. 2. Phân tích nhân vật Mị a) Hoàn cảnh xuất thân của Mị - Mị là một cô gái người Mông xinh đẹp, con nhà nghèo, có tài thổi sáo + “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê. + "thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị." - Bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu gạt nợ - món nợ truyền kiếp của cha mẹ. - Cuộc sống của Mị tại nhà thống lý Pá Tra là chuỗi ngày cam chịu, đau thương, tủi nhục, tối tăm. b) Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị
* Cam chịu, nhẫn nhục - Mị chấp nhận số phận bị bắt làm dâu gạt nợ, bị đối xử tàn tệ, bị giam hãm đày đọa trong cái địa ngục trần gian khủng khiếp của cả nhà thống lý, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đánh, bị phạt, bị trói,... - "Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa", "Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". => Mị hầu như mất hết ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận của mình, cảm xúc trở nên chai lì thậm chí không có cả ý thức về cái chết nữa. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian. * Sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do - Trước khi trở thành con dâu gạt nợ: + Mị là cô gái trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. + Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. + Mị là người con gái hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố: "Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu." - Từ khi trở thành con dâu gạt nợ: + Nguyên nhân: Bởi vì món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ đem về cúng trình ma của người Mông, người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt. + Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa”; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt,... + Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy: Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình,...) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. => Ở Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. + Hành động cởi trói cho A Phủ: Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát. => Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi. * Sự chuyển biến tâm lý nhân vật Mị - Thời gian đầu, Mị sống câm lặng như đá núi “không nói”, chỉ biết “cúi đầu”, mặt “buồn rười rượi”, lầm lụi, chậm chạp, trơ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi xó cửa. + Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian, nhìn ra ngoài “chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng” + Mị như trơ lì cảm xúc, mất đi ý thức về giá trị bản thân, mất ý thức phản kháng, cam chịu, chấp nhận số phận: “Mị nghĩ rằng, mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”. - Trong đêm tình mùa xuân: + Nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, Mị nhẩm theo lời bài hát của người đang thổi, tiếng sáo “lửng lơ ngoài đồng như lòng ai đợi chờ oán trách” + Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng như những đêm tết ngày trước” + Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. “Muốn đi chơi” là biểu hiện cao nhất của sự thức tỉnh, Mị muốn được hạnh phúc, muốn được tự do như mọi người. -> Khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc ngày nào đã trở về, đưa Mị về với quá khứ đẹp đẽ những ngày còn trẻ và còn tự do.
=> Cuộc sống hôn nhân với A Phủ đã đánh thức sức sống và khát vọng tự do trong Mị. - Từ một cô gái cam chịu, Mị dần trở nên mạnh mẽ, chủ động hơn trong cuộc sống. - Cảnh Mị nhẩm theo lời bài hát trong đêm tình mùa xuân là biểu hiện cho sự hồi sinh về mặt tinh thần của cô. - Trong đêm cởi trói cho A Phủ: + Khi thấy giọt nước mắt A Phủ “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> Thấy thương mình rồi thương người. + Ý thức dần sống lại, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ. + Hốt hoảng, sợ hãi, Mị vùng chạy theo A Phủ -> Bản năng tự vệ tích cực của Mị được thúc đẩy. => Phân tích nhân vật Mị ta thấy sự thay đổi trong tâm lí, tính cách của Mị, vẫn con người ấy, trong căn buồng ấy, từ cam chịu, tê liệt về tinh thần đã chuyển thành khao khát sống mạnh mẽ, mãnh liệt. c) Vai trò và ý nghĩa của nhân vật Mị - Hình ảnh Mị tiêu biểu cho số phận bất hạnh, cuộc đời khổ đau của đồng bào dân tộc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. - Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ trở thành biểu tượng cho sự phản kháng, đấu tranh, giải phóng của người phụ nữ khỏi chế độ phong kiến miền núi. 3. Phân tích mối quan hệ gi���a Mị và A Phủ (cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ) Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ trải qua nhiều giai đoạn và chuyển biến, từ sự xa lạ, đồng cảm đến yêu thương và gắn bó. a) Giai đoạn 1: Xa lạ và thờ ơ - Họ đều là những người lao động nghèo khổ, bị áp bức dưới ách thống trị của nhà thống lý Pá Tra. + Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lý + A Phủ là bị bắt trói vì tội để hổ ăn mất bò. -> Cả hai đều sống trong sự cam chịu và tuyệt vọng, không quan tâm đến bất cứ điều gì khác ngoài cuộc sống cơ cực của mình. - Ở giai đoạn này, mối quan hệ giữa họ chưa có sự giao tiếp, gần gũi và chia sẻ: + “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi” bởi cảnh bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. + Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần dẫn đến trơ lì cảm xúc, tê liệt khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác. b) Giai đoạn 2: Đồng cảm và thức tỉnh - Họ ở trong cùng một không gian, chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau của nhau. - Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức những khao khát tự do và tình yêu cuộc sống tưởng chừng đã ngủ quên trong Mị. + "Lé mắt trông sang" -> cái nhìn hờ hững, vô hồn. + thấy "dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" + Độc thoại nội tâm: đồng cảm với A Phủ, với những người cùng cảnh ngộ -> bất bình -> tình thương trỗi dậy. - A Phủ không chỉ là người bạn đồng hành, mà còn là người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong Mị, giúp Mị tìm lại được chính mình và cùng nhau đi tìm cuộc sống mới. - Hành động của Mị: rút dao, cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ để tự cứu lấy mình -> Hai nhân vật gặp gỡ nhau trong đau thương, cùng đường, nhờ khát vọng tự do mà vùng lên tự thay đổi cuộc đời. => Hai tuyến nhân vật thuộc hai kiểu khác nhau (Mị thuộc kiểu nhân vật tâm lí, A Phủ thuộc nhân vật hành động táo bạo, quyết liệt) đã góp phần thể hiện rõ nét tư tưởng của tác phẩm đó là khát vọng tự do, sự vùng lên phản kháng và niềm tin vào cuộc sống mới của những người lao động bị áp bức. Cùng với Mị, A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng. c) Giai đoạn 3: Yêu thương và gắn bó - Sau khi chạy trốn khỏi Hồng Ngài, Mị và A Phủ đến Phiềng Sa, một nơi có cuộc sống tự do hơn. Tại đây, họ nương tựa vào nhau để sinh sống và cùng tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và phong kiến. - Trải qua những khó khăn và thử thách, tình cảm giữa Mị và A Phủ ngày càng sâu đậm. Họ trở thành vợ chồng, cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và cùng nhau chiến đấu cho lý tưởng cách mạng. d) Ý nghĩa của mối quan hệ - Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ không chỉ là câu chuyện tình yêu giữa hai con người, mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nó thể hiện sự đồng cảm và tình đoàn kết giữa những người lao động nghèo khổ, bị áp bức.
Sự vùng lên của Mị và A Phủ cũng là sự phản kháng mạnh mẽ chống lại ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến. - Thông qua mối quan hệ này, Tô Hoài đã gửi gắm niềm tin vào sức mạnh của tình yêu thương và sự đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. Các đề đọc hiểu về tác phẩm Vợ chồng A Phủ Giá trị nội dung và nghệ thuật của Vợ chồng A Phủ 1. Giá trị nội dung - Khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số - Lên án bọn thực dân, chúa đất - Bày tỏ niềm cảm thông với nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi - Khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động. 2. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc - Khắc họa hình tượng nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế - Nghệ thuật trần thuật với giọng kể trầm lắng, cảm thông - Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ - Tái hiện cuộc sống và vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc Tham khảo một số mẫu dàn ý khác: Dàn ý chi tiết phân tích Vợ chồng A Phủ 3. Sơ đồ tư duy phân tích Vợ chồng A Phủ >>> Xem chi tiết và đầy đủ các dạng sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ theo từng đề tài để có lựa chọn phù hợp cho bài văn mình định viết. Mẫu dàn ý phân tích bài Vợ chồng A Phủ 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện. >>> Tham khảo các mẫu Mở và kết bài Vợ chồng A Phủ hay nhất 2. Thân bài a) Phân tích nhân vật Mị - Trước khi trở thành con dâu gạt nợ + Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo. + Mị đã từng yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu. + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố. - Từ khi trở thành con dâu gạt nợ + Nguyên nhân: món nợ truyền kiếp từ thời cha mẹ Mị, tục cướp vợ của người Mông đem về cúng trình ma. Người lao động bị cả cường quyền và thần quyền buộc chặt. + Mị phải chịu những đày đọa về thể xác: phải làm việc không kể ngày đêm, “không bằng con trâu con ngựa” ; bị đánh đập dã man: bị trói, đạp vào mặt, ... + Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian (hình ảnh ô cửa sổ), sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”. + Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy: Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ.Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm ...”, với khát khao tự do, thắp sáng căn phòng tối, muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.Khi bị A Sử trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực. => Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ. + Khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng: Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau,... phải chết”.Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị sợ cái chết, sợ nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát. => Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi. b) Phân tích nhân vật A Phủ - Số phận: + Mồ côi cha mẹ, không còn người thân + Lớn lên đi làm thuê, sau đó trở thành người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. + Khi trở thành người ở gạt nợ: Nguyên nhân: đánh con quan, thua cuộc trong vụ xử kiện quái gở.A Phủ chịu sự đày đọa về mặt thể chất: phải làm những công việc nặng, nguy hiểm: “đốt rừng, cày nương, săn bò tót,...”, không có giá trị bằng một con bò, làm mất bò mà bị trói đứng đến chết.
- Tích cách: + Lúc nhỏ mạnh mẽ, gan bướng: khi bị bán xuống cánh đồng thấp lại trốn lên núi cao + Lớn lên là chàng trai khỏe mạnh chăm chỉ, tháo vát, biết làm mọi công việc. + Là người biết bất bình trước bất công (đánh A Sử) + Khao khát tự do (nén đau để vùng chạy khi được cắt dây trói). => Khi phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ được nhìn từ bên ngoài với những lời nói ngắn gọn, hành động dữ dội mạnh mẽ. c) Phân tích mối quan hệ giữa Mị và A Phủ - Sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ giữa hai số phận cùng khổ. - Tình yêu thương nảy sinh trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian khổ. - Hành động cắt dây trói là sự giải thoát cho cả hai, mở ra một tương lai mới. => Mối quan hệ giữa Mị và A Phủ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm, không chỉ là câu chuyện tình yêu giữa hai con người mà còn là biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu thương, khát vọng tự do và sự đấu tranh chống lại áp bức, bất công. d) Đặc sắc nghệ thuật - Ngôn ngữ giản dị, sinh động, hấp dẫn. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, tài tình. - Lối trần thuật linh hoạt với sự dịch chuyển điểm nhìn trần thuật - Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, cách nói đậm chất miền núi, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nêu cảm nhận cá nhân. Trên đây là những gợi ý chi tiết của THPT Ngô Thì Nhậm về cách làm bài văn phân tích Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Các em cũng có thể tham khảo bài văn mẫu mà chúng tôi đã tổng hợp ngay sau đây để mở rộng vốn từ cho bài viết của mình thêm phong phú, hấp dẫn. 3+ Bài văn phân tích bài Vợ chồng A Phủ đạt điểm cao Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 1 Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, Mị là nhân vật trung tâm mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện Vợ chồng A Phủ được trích từ tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này. Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Viết “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái “dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi”. Đó là tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ, Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân. Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại
kỷ niệm đẹp thời xa xưa… Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời, Mị muốn đi chơi nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Mặc dù vậy, sợi dây ấy chỉ có thể “trói” được thân xác Mị chứ không thể “trói” được tâm hồn của một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là một đêm có ý nghĩa với Mị, là đêm mà Mị thực sự sống cho riêng mình sau hàng ngàn đêm sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm Mị vượt lên uy quyền và bạo lực để sống theo tiếng gọi trái tim mình. Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời lên ở chỗ đó. Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến, những đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng Tây Bắc đang về. Mùa đông rét buốt như cắt da cắt thịt vì thế đêm nào M�� cũng ra bên ngoài bếp lửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay “Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Tại sao Mị lại lãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chết là một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen với điều đó nên chẳng ai quan tâm đến. Hay bởi Mị “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi đau khổ của người khác? Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cả rồi, Mị lại thức dậy đến bên bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính “dòng nước mắt lấp lánh ấy” đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người cùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuân trước, Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước mắt rơi xuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giống mình về cảnh ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông cho nhau. Mị nhớ lại những chuyện thật khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Lý trí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chết còn ác hơn cả thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà một người thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, say sưa với cuộc đời đã phải lấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của A Phủ không bằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thế mà thôi. Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đau khổ cay đắng cho thân phận của mình: “Ta là thân đàn bà, chúng nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm nay thôi là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Người kia việc gì mà phải chết như thế. A Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”. Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải chết vì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh A Phủ bỏ trốn và chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cột tưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không thấy sợ, sự suy tưởng của Mị là có cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu đời, yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêu thành một người con dâu gạt nợ, một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khi trói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng lẽ chúng lại không đối xử với Mị như thế ư? Chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh” của A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúp Mị nhận ra bọn lãnh chúa
phong kiến thật độc ác, Mị xót xa trước số phận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đến cái cảnh mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến với hành động: dùng dao cắt lúa rút dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là một việc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Thế là cuối cùng sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi, bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đương thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mị đuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị nói với A Phủ sau bao nhiêu năm câm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói khao khát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biết bao tình cảm và làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân - hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô hình ràng buộc cuộc đời của mình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người đã rời bỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗi buồn đau, tủi nhục thì chồng chất không sao kể xiết. Hai người rời bỏ Hồng Ngài và đến Phiềng Sa, nhưng những ngày phía trước ra sao họ cũng chưa biết đến… Rõ ràng, trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chính nó đã giúp Mị vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung. Tô Hoài đã rất cảm thông và xót thương cho số phận hẩm hiu, không lối thoát của Mị. Bằng một trái tim nhạy cảm và chan chứa yêu thương, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn sáng lên ở đó. Đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng đã khẳng định được chân lí muôn đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại nó dù đó là sự vùng lên một cách tự phát như Mị. Quả thật, tác phẩm này giúp ta hiểu được nhiều điều trong cuộc sống. Với truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nói riêng và tập “Truyện Tây Bắc” nói chung, ta hiểu vì sao Tô Hoài lại thành công trong thể loại truyện ngắn đến như vậy. Nét phong cách nghệ thuật: màu sắc dân tộc đậm đà chất thơ, chất trữ tình thấm đượm, ngôn ngữ lời văn giàu tính tạo hình đã hội tụ và phát sáng trong truyện ngắn này. Tác phẩm “Truyện Tây Bắc” xứng đáng với giải nhất truyện ngắn - giải thưởng do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954 - 1955. Và “Vợ chồng A Phủ” thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn đọc bởi những giá trị nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nó. Truyện ngắn này quả là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Tô Hoài. Đối với riêng em, truyện “Vợ chồng A Phủ” giúp em cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến miền núi, từ đó giúp em ngày càng trân trọng khát vọng của họ hơn. Đây quả là một tác phẩm văn chương đích thực bởi nó đã góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạn đọc như Nam Cao đã quan niệm trong truyện ngắn “Đời thừa”. Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 2 Cuối năm 1952, nhà văn Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch Tây Bắc. Sau khi tìm hiểu chung, Tô Hoài quyết định đi sâu vào những khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng núi cao. Chuyến đi kéo dài tám tháng đã để lại những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp cho nhà văn. Tô Hoài kể lại: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao
giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi tại dốc núi làng Tà Xùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: “Chéo lù! Chéo lù” (Trở lại! Trở lại!). Không bao giờ tôi quên được lúc vợ chồng Lý Nủ Chu tiễn chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ cũng vẫy tay kêu: "Chéo lù! Chéo lù!". Hai tiếng: Trở lại! Trở lại! chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại, phải đem trở lại cho những người thương ấy của tôi một kỉ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cả cuộc đời người Mèo (Mông) trung thực, chí tình, dù gian nan thế nào bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại [...]. Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi [...]. Ý thiết tha với đề tài này là một quyết định. Vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc”. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện (Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ) viết năm 1953, ngay sau chuyến thâm nhập thực tế Tây Bắc của tác giả. Tập truyện này được tặng Giải Nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập Truyện Tây Bắc, cũng là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận đau khổ của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đổi đời của họ khi đến với cách mạng. Dưới đây chỉ phân tích nửa đầu của truyện: quãng đời ở Hồng Ngài của Mị và A Phủ, đây cũng là phần thành công hơn của tác phẩm. Trong phần này, tác giả tập trung giới thiệu và miêu tả về cuộc sống và số phận của hai nhân vật chính: Mị và A Phủ, thể hiện sức sống tiềm tàng và sự gặp gỡ của hai con người cùng một cảnh ngộ nô lệ ấy. Mị xuất hiện ngay trong mấy dòng đầu của truyện. Tô Hoài sử dụng thủ pháp miêu tả phác hoạ ngoại hình để gợi mở nội tâm nhân vật và đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh: giữa cảnh giàu có, tấp nập của nhà thống lí Pá Tra "nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng" thì Mị luôn được đặt ở vị trí cạnh tảng đá và bên tàu ngựa. Mị như gắn vào với những cảnh vật ấy, tạo nên một cảnh sống riêng, im lìm, tăm tối, cực nhọc của kiếp sống đọa đày, nó phơi bày ra bên cạnh cái giàu sang, tấp nập của nhà thống lí, nhưng chính nó là một phần trong bức tranh trọn vẹn của nhà thống lí. Chân dung nhân vật được khắc họa bằng một nét đậm: "Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Sau khi đã giới thiệu nhân vật bằng một vài nét phác họa chân dung gây chú ý cho người đọc, tác giả mới kể lại câu chuyện Mị về làm dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra. Mị là cô gái trẻ, đẹp và giàu lòng yêu đời, lại chăm chỉ và hiếu thảo. Mị đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi yêu đương, dù trong cảnh nghèo khó. Không ít chàng trai đã theo đuổi cô gái nghèo ấy. Mùa xuân đến, Mị đang sống trong niềm sung sướng hồi hộp chờ nghe tiếng sáo quen thuộc của người yêu. Thế nhưng chính trong một đêm xuân như thế, Mị đã bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Nguyên do chỉ vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị. Ngày trước hai người lấy nhau, không có tiền cưới, phải đến vay tiền thống lí, bố của Pá Tra. Mị phải mang món nợ truyền kiếp ấy như một thứ "tội tổ tông" của người nghèo, từ lúc ra đời! Tô Hoài đã tố cáo một hình thức bóc lột phổ biến của bọn phong kiến ở miền núi cũng như ở miền xuôi: nạn cho vay nặng lãi. Nó đã cột chặt bao nhiêu người nghèo vào số phận nô lệ, phụ thuộc vào bọn chủ nợ giàu có. Trong thời gian đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt: hàng mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc, rồi Mị định tự tử bằng lá ngón. Nhưng có chết thì món nợ vẫn còn. Bố già còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ. Thế là Mị không đành lòng chết. Những năm tháng làm dâu trong nhà Pá Tra là một chuỗi dài triền miên những cực nhọc vất vả nối tiếp không
dứt đến mức dường như đã làm tê liệt cả ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận ở Mị. "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi". Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy còn là sự áp chế về tinh thần bởi mê tín, thần quyền. Mị bị ràng buộc bởi ý nghĩ rằng bố con Pá Tra đã "trình ma" mình là người nhà nó thì chỉ còn biết ở cho đến lúc chết rũ xác trong nhà nó mà thôi. Chân dung Mị được khắc đậm một nét này: "cúi mặt không nghĩ ngợi nữa", "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa", lúc nào "cũng cúi mặt buồn rười rượi". Căn buồng Mị nằm lúc nào cũng âm u, chạng vạng với cái cửa sổ "một lỗ vuông bằng bàn tay", là một biểu tượng gắn với cuộc đời nhân vật. Cái cửa sổ "Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi". Thậm chí Mị cũng không có ý nghĩa v��� cái chết nữa: "Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa". Mị sống như một cái bóng vật vờ, sống mà như đã chết, không còn cả ý thức về thời gian nữa. Mị không còn nhớ mình về làm dâu nhà Pá Tra đã bao nhiêu năm. Với Mị, sự chuyển đổi của thời gian, trong một ngày hay trong một năm, cũng chẳng gợi cho cô một ấn tượng, cảm xúc gì, vẫn chỉ là một cái màu nhờ nhờ trăng trắng "không biết là sương hay là nắng", cái sắc màu mờ mờ đùng đục của những hoàng hôn đằng đẵng buồn tẻ và tê tái. Ở đoạn đầu của truyện, cuộc sống của Mị bị giam hãm trong cái không gian chật hẹp và tù đọng của nhà Pá Tra, với một nhịp điệu buồn tẻ, nặng nề của những công việc khổ sai lặp di lặp lại, trong một thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng và không tương lai. Lời trần thuật với nhịp chậm, trầm lặng tạo ra giọng điệu có chiều sâu thấm đượm nỗi xót xa và thương cảm. Phải chăng tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Cô Mị một thời trẻ đẹp, khát khao hạnh phúc đã hoàn toàn cam chịu thân phận nô lệ, sống mà như đã chết. Không, ngòi bút của Tô Hoài không chỉ phơi bày cái đen tối, ảm đạm của cuộc đời mà còn thiết tha hướng tới phía sự sống và ánh sáng. Ngòi bút của nhà văn đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật để khơi bừng lên chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống khát khao hạnh phúc. Sự thức tỉnh đời sống ý thức của Mị trước hết là nhờ tác động của hoàn cảnh, một hoàn cảnh khá "điển hình" - đấy là mùa xuân về trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân gợi dậy ở con người, ở thiên nhiên sức sống tiềm tàng và những khát vọng. Người Mông ăn Tết khi ngô lúa đã gặt xong, mùa xuân có thêm niềm vui thu hoạch mùa màng. Cái Tết năm ấy đến vào lúc gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân trong thiên nhiên và cả ở con người. Sự sống của tạo vật và con người như được mùa xuân khơi dậy, làm bừng tỉnh. Và thời điểm để ngọn lửa sống trong lòng Mị bừng lên đã đến. Đấy là một "đêm tình mùa xuân". Tiếng sáo gọi bạn tình cứ thiết tha, bồi hồi "tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng". Với Mị, tiếng sáo gọi bạn là biểu tượng lôi cuốn nhất của mùa xuân, của khát vọng hạnh phúc: "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị" hết núi này sang núi khác. Cái nồng nàn của đêm xuân lại được tăng thêm bởi bữa rượu ngày Tết, trong tiếng chiêng đánh ầm ĩ và những người lên đồng, người hát: "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say...". Chính trong một trạng thái đã được kích thích bởi men rượu, bởi những âm thanh náo động của bữa cơm cúng ma trong nhà Pá Tra và sự lôi cuốn của tiếng sáo gọi bạn ngoài đường, Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng thờ ơ, nguội lạnh lâu nay của mình. Dấu hiệu đầu tiên là
Mị sống lại với những hồi tưởng về những ngày xuân quá khứ, những kỉ niệm đẹp về ngày trước, những ngày hạnh phúc ngắn ngủi của tuổi trẻ. Bằng việc nhớ lại quá khứ, Mị đã vượt qua tình trạng sống "phi thời gian", sống mà như đã chết bấy lâu nay, rồi Mị sống lại với niềm ham sống của tuổi trẻ: "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Sức sống bấy lâu nay bị đè nén, tưởng đã tắt lịm, thì nay bỗng bật trào dậy. Phản ứng đầu tiên đến với Mị là ý nghĩ: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa". Ý nghĩ về cái chết lúc này là sự phản kháng với hoàn cảnh, nó chứng tỏ rằng Mị đã ý thức lại được tình cảnh đau xót dai dẳng của mình. Trong khi ấy thì tiếng sáo - biểu tượng của khát vọng tình yêu và tự do - cứ theo sát diễn biến tâm trạng của Mị. Nó là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa trong lòng Mị. Tiếng sáo từ chỗ là một hiện tượng ngoại cánh ("tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường") đã xâm nhập thế giới nội tâm của Mị, trở thành một hiện hữu ở trong tâm linh nhân vật: "Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo". Đến đây đã xảy ra bước phát triển quyết định: từ những sôi sục trong tâm tư, Mị bước tới hành động. Đầu tiên là một hành động có nhiều ý nghĩa: "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng". Đấy là một hành động của sự thức tỉnh. Mị thắp sáng ngọn đèn trong càn phòng vốn âm u, mờ mịt của mình, cũng tức là Mị thắp lên một ánh sáng trong cuộc đời tăm tối triền miên của mình trong nhà Pá Tra. Và hành động này thúc đẩy hành động tiếp theo, như những đợt sóng tiếp nhau. Dường như không đếm xỉa gì đến những trói buộc khắt khe của nhà Pá Tra, đến A Sử, Mị tự mình hành động như một con người tự do, theo tiếng gọi của lòng mình: quấn lại tóc, rút lấy cái váy hoa, sửa soạn đi chơi Tết. Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ thì nó bị dập xuống phũ phàng: A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì, trói đứng Mị vào cây cột nhà: tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, rồi y "tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại". Cái kĩ càng, rành rẽ của từng động tác biểu hiện một sự tàn ác đến thản nhiên của A Sử. Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa niềm khao khát sống tự do và thực tại nghiệt ngã. Ban đầu, Mị như quên những vòng dây trói và những đau đớn thể xác mà vẫn sống với tiếng sáo, "tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi" ở ngoài kia, đến nỗi Mị "vùng bước đi". Nhưng rồi những vòng dây trói thít chặt và nỗi đau đớn đến tê dại toàn thân đã kéo Mị trở về với thực tại. Thay thế cho tiếng sáo gọi bạn, chỉ còn "tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Thực tại phũ phàng đã bóp chết những khao khát tự do và hạnh phúc ở Mị. Ngòi bút của Tô Hoài đã thấm nhuần tinh thần nhân đạo, thể hiện ở niềm tin và sự trân trọng niềm khát khao vươn lên đời sống tự do và hạnh phúc của những con người bị đọa đày đau khổ. Đấy là sự tiếp nối tinh thần nhân đạo truyền thống trong văn học dân tộc. Đến đây, giữa lúc xung đột đã dẫn đến căng thẳng, tác giả tạm thời mở nút cho tình tiết này bằng sự xuất hiện của A Phủ trong cuộc đánh nhau của toán thanh niên làng bên với A Sử. Đây cũng là lối giới thiệu nhân vật một cách tự nhiên và gây sự chú ý ngay từ đầu. Cũng như Mị, A Phủ được tác giả giới thiệu bằng sự xuất hiện đột ngột, gây chú ý cho người đọc, rồi mới kể về lai lịch của anh. A Phủ xuất hiện trong cuộc đánh nhau của trai làng bên với bọn A Sử. Lũ phá đám ta đêm qua đây rồi. - A Phủ đâu? A Phủ đánh chết nó đi! Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gổ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp". A Phủ xuất hiện đối đầu với A Sử thật hiên ngang và trận đòn đánh mới áp đảo và hả hê làm sao! (Chú ý câu văn mô tả cảnh này bằng một loạt từ chỉ hành động với nhịp nhanh, mạnh, dồn dập: chạy vụt ra, vung tay ném, xộc tới nắm, kéo đập đầu, xé, đánh tới tấp).
A Phủ là một thanh niên nghèo, suốt đời đi làm thuê làm mướn, không có ruộng, không có cả đến cái vòng bạc đeo cổ để đi chơi Tết. Cha mẹ đã chết cả trong một trận dịch đậu mùa, A Phủ đã từng bị bắt bán xuống vùng người Thái,... Nhưng chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúc thêm ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuông tự do và một tính cách thật gan góc, cùng với một tài năng lao động đáng quý. A Phủ thạo và ham thích những công việc lao động nặng nhọc mà khó khăn, nguy hiểm: "biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo", "Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng". A Phủ là đứa con của núi rừng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách đặc trưng của người Mông. Việc A Phủ bị bắt làm người ở gạt nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm: một chàng trai khoẻ mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà Pá Tra, lại lao động giỏi, sống tự do như chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào thân phận kẻ nô lệ suốt đời trong nhà Pá Tra. Hơn thế nữa, cho đến cả đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ mới thôi! Cảnh bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ lại thêm một bức tranh cụ thể sống động, giàu sức tố cáo vé một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt "tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp" và "Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút", cứ thế suốt từ trưa cho đến hết đêm. Còn A Phủ gan góc, quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá. Mị và A Phủ cùng cảnh nô lệ trong nhà Pá Tra, nhưng không phải họ đã gặp gỡ nhau ngay được. Nhưng rồi một cảnh ngộ xảy đến với A Phủ. A Phủ đi chăn bò để hổ bắt mất một con. Pá Tra trói đứng A Phủ vào cọc ở giữa nhà, một tình cành bị trói chờ chết như năm nào Mị đã phải chịu. Lúc đầu, nhìn A Phủ bị trói, Mị vẫn chưa có một suy nghĩ gì. Nào phải đâu Mị là người nhẫn tâm, chỉ vì những hành động tội ác trong nhà Pá Tra là chuyện diễn ra hằng ngày và Mị cũng chỉ là một nạn nhân bất lực mà thôi. Hơn nữa, Mị vẫn đang chìm trong trạng thái sống gần như vô cảm. Nhưng đến một đêm, khi Mị trở dậy thổi lửa sưởi, "Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Chính dòng nước mắt ấy của A Phủ, dòng nước mắt tuyệt vọng, đau đớn của người trai Mông gan góc, quả cảm đã đánh thức đời sống ý thức và tình cảm ở Mị. Mị bừng tinh, thoát khỏi tình trạng "vô cảm", mà dấu hiệu đầu tiên của sự thức tính ấy cũng lại là sự hồi tưởng. Kí ức sống dậy, Mị nhớ lại những nỗi đau đớn khi bị trói đứng vào cột. "Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được". Mị nhớ đến một người đàn bà khác đã từng bị trói đến chết. Từ sự xót thương người đồng cảnh ngộ, ở Mị đã hình thành mối đồng cảm giai cấp tự nhiên. Ý nghĩ cứu A Phủ đã mạnh hơn cả nỗi lo sợ cho chính mình. Từ tình cảm và ý nghĩ ấy, ắt dẫn tới hành động quyết định của Mị: cắt dây trói cứu A Phủ. Cắt dây trói cứu A Phủ, Mị cũng đã tự cắt sợi dây trói buộc đời mình với nhà Pá Tra. Để tự cứu mình, Mị đã chạy theo A Phủ thoát khỏi địa ngục nhà Pá Tra. Đến dây cái vòng trói buộc cuộc đời Mị và A Phủ đã được tháo gỡ nút thứ nhất. Mặc dù đây chỉ là những hành động đấu tranh tự phát, nhưng cũng chính là từ những khát vọng tự do và sự phản kháng mạnh mẽ ấy mà họ sẽ nhanh chóng đến với cách mạng, để giải phóng triệt để cho số phận của mình và của những người nghèo khổ khác. Thành công của truyện Vợ chồng A Phủ trước hết là ở cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ của người nông dân miền núi, cũng như của nhân dân lao động nói chung trong sự gặp gỡ cách mạng. Mô típ cốt truyện này rất tiêu biểu cho các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như cả trong văn học từ năm 1945 đến 1975.
Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp vừa có được những nét cá tính khá rõ. A Phủ thì mạnh mẽ, gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác. Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ. Phân tích Vợ chồng A Phủ mẫu 3: Tô Hoài là một nhà văn tài năng, cần mẫn. Ông sáng tác trên nhiều thể loại và ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Ông là nhà văn của sự thật đời thường với vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau. Trước cách mạng, ông chủ yếu hướng ngòi bút của mình về cuộc sống nông thôn nghèo và thế giới loài vật, sau cách mạng ông hướng đến những vùng nông thôn rộng lớn, đặc biệt là Tây Bắc. Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của ông với nhân vật trung tâm là Mị. Mị là một cô gái Mông trẻ trung, xinh đẹp nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp của Mị được minh chứng qua việc “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”, Mị mang nhan sắc rực rỡ của người con gái tuổi mới lớn, độ tuổi đẹp đẽ, căng tràn sức sống nhất. Không chỉ xinh đẹp mà Mị còn rất tài năng, tài thổi sáo của Mị nức tiếng gần xa, biết bao người mê đắm, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Dù gia cảnh nghèo nàn, vẫn luôn nợ tiền nhà thống lí Pá Tra, nhưng khi biết nhà thống lí muốn bắt mình về làm con dâu để gạt nợ, cô đã lập tức cầu xin cha cho mình được đi làm để trả nợ dần: “Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”, vì cô tự tin vào khả năng, sức khỏe của mình: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô” và hơn hết cô gái trẻ ấy còn mang trong mình cái khát vọng được sống cuộc đời tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Dù Mị hội tụ đầy đủ những phẩm chất để được hưởng một cuộc sống tự do, hạnh phúc nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh, bị các thế lực thần quyền và cường quyền chà đạp, áp bức. Vì món nợ truyền kiếp, cuối cùng Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu gạt nợ. Cũng chính từ giờ phút đó cuộc sống bi kịch đổ ập xuống đời cô. Ban đầu khi mới về nhà thống lí, trong Mị vẫn mong manh xuất hiện ý thức phản kháng: đêm nào cô cũng khóc và đến cuối cùng cô đã đi đến quyết định ăn lá ngón tự tử. Người ta chỉ muốn chết khi ý thức được nỗi khổ của mình, khi sự chịu đựng đã đạt đến giới hạn. Nhưng tình yêu thương gia đình đã khiến Mị từ bỏ ý định đó, vì nếu cô chết đi, món nợ vẫn còn, cha cô lại phải gánh chịu. Mị chấp nhận quay trở lại với cuộc sống lầm lũi, bất hạnh. Khi người ta sống trong đau đớn và khổ cực trong một thời gian quá dài, tự nhiên sẽ mất đi cảm giác về cái khổ, cái bất công. Khi Mị làm dâu đã quen, cô quên đi nỗi đau khổ về thể xác. Thời gian của Mị không tính bằng thời gian đơn thuần mà bằng lượng công việc cô làm, việc này nối tiếp việc kia, dường như không có lúc nào người con gái ấy được nghỉ ngơi. Từ một người con gái trẻ trung, đầy sức sống, Mị biến thành công cụ lao động, mất đi ý niệm về thời gian, về tuổi trẻ. Không chỉ vậy Mị còn phải gánh chịu nỗi đau khổ về tinh thần: “Ai có việc ở xa về, có việc vào nhà thống Lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Và chính Mị cũng tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa trong nhà này. Biện pháp so sánh đã cho thấy nỗi khổ bị đẩy lên đến tận cùng của Mị. Đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ về căn buồng mà Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng”. Đây thực chất không phải là nơi để con người sinh sống mà nó như một địa ngục trần gian, dùng để giam hãm cuộc đời Mị. Và nó cũng chẳng khác gì một nấm mồ chôn vùi thanh xuân, tuổi trẻ và hạnh phúc của một người con gái lương thiện, giàu sức sống. Đoạn văn cho thấy hiện thực xã hội thối nát đương thời đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người, đồng thời cũng là lời nói cảm thương cho những số phận bất hạnh dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
Ẩn sâu trong tâm hồn tưởng chừng như đã héo úa, không còn niềm tin ấy nữa lại là sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt. Sức sống ấy được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân. Không phải ngẫu nhiên mà sức sống đó được khơi nguồn, trước hết do Mị nhận sự tác động từ không khí mùa xuân ấm áp, đầy tình tứ, những đồi cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ. Cùng với đó là âm thanh náo nhiệt, rộn rã của đám trẻ con và đặc biệt là sự xuất hiện của tiếng sáo. Tiếng sáo xuất hiện từ xa đến gần, ban đầu là ở bên ngoài, sau đó gần như hòa làm một trong Mị: “Rập rờn trong đầu Mị”. Trong hồn Mị sống lại những khát khao được yêu đương, khát vọng được sống hạnh phúc của ngày xưa, từ cõi vô cảm, quên lãng, Mị trở về cõi nhớ. Đồng thời cũng không thể thiếu đi chất xúc tác của hơi men, Mị uống cả hũ rượu, uống ừng ực từng bát, Mị say rồi ngồi lịm đi, mơ màng nhớ về quá khứ tự do. Những chất xúc tác đó đã tạo nên hành trình vượt thoát, để Mị tìm lại chính bản thân mình. Trong lòng Mị thấy phơi phới trở lại, cái cảm giác mà tưởng rằng bấy lâu nay đã mất. Mị ý thức được rằng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tuy nhiên sự thật vô cùng phũ phàng, Mị muốn đi chơi nhưng lại không được đi nên Mị quay về buồng. Trong hơi men của rượu lại một lần nữa sức sống trỗi dậy. Mị lấy ống mỡ, sắn một miếng thắp lên cho sáng, đây không chỉ là hành động thắp sáng vật lí đơn thuần mà nó còn biểu tượng cho khát vọng, niềm tin được giải thoát, thắp sáng chính cuộc đời Mị. Cô quấn lại tóc, lấy cái váy chuẩn bị đi chơi thì bị A Sử chặn đứng lại bằng hành động vô cùng thô bạo. Mị bị trói đứng ở cột, nhưng A Sử chỉ trói được thân xác Mị, chứ không thể trói được khát vọng, sức sống trong Mị. Trong tâm tưởng cô vẫn thả hồn theo tiếng sáo và những cuộc chơi. Sáng hôm sau Mị tỉnh lại và tiếp diễn chuỗi ngày sống mòn, sống mỏi. Và để cho cuộc vượt thoát của Mị được thành công, Tô Hoài đã tạo ra tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa Mị và A Phủ. A Phủ là người ở của thống lí, do làm mất bò nên bị trói đứng. Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt, nhưng gặp A Phủ đã thức dậy trong cô khát vọng sống. Giọt nước mắt “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã có tác động mạnh mẽ đến Mị, khiến Mị ý thức được nỗi đau khổ của mình, tự thương thân và thương người. Điều đó đã dẫn đến hành động cởi dây trói và bỏ đi theo A Phủ, hướng đến cuộc đời tự do, hạnh phúc phía trước. Xây dựng nhân vật Mị, Tô Hoài đã phơi bày một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền núi. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương với số phận khổ đau của nhân vật Mị, phát hiện, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn với sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị. Ngoài nhân vật Mị, ta cũng không thể không nhắc đến nhân vật A Phủ. A Phủ là người có số phận bất hạnh, cha mẹ mất, cậu trở thành món hàng trao đổi, mất tự do ngay từ khi còn bé. Khi lớn lên do không có nhà cửa, tiền bạc, ruộng nương nên A Phủ không thể lập gia đình. Mặc dù vậy, cậu lại là người mang trong mình những phẩm chất hết sức đẹp đẽ, lối sống phóng khoáng, mạnh mẽ, tự lực kiếm sống, vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để sống, là một con người dũng cảm, tự tin, yêu đời. Nhưng số phận bất hạnh đã biến A Phủ thành người ở gạt nợ một cách hết sức phi lí. Cậu bị đày đọa về thể xác, bị lợi dụng sức khỏe triệt để, bị rẻ rúng khôn cùng. Nhưng trong con người ấy vẫn luôn tồn tại khao khát tự do, hạnh phúc mãnh liệt. Ngay khi được Mị giải cứu, A Phủ và Mị đã cùng nhau bỏ trốn nơi địa ngục đó để tìm đến một cuộc sống đẹp đẽ, tự do hơn. Nét nghệ thuật đắc sắc nhất trong tác phẩm là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Mị được xây dựng theo kiểu nhân vật tâm trạng, còn A Phủ là kiểu nhân vật hành động. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, cũng như phong tục tập quán tài tình. Ngôn từ giản dị, linh hoạt, giàu cảm xúc, mang đậm chất dân tộc. Các yếu tố nghệ thuật đó đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Vợ chồng A Phủ là kết tinh của giá trị hiện thực và nhân đạo.
Tác phẩm đã lên án, tố cáo chế độ phong kiến miền núi chà đạp, áp bức quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó tác phẩm cũng thấm đẫm tinh thần nhân đạo: Cảm thương cho số phận những người lao động nghèo bất hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, bị hành hạ cả thể xác và tinh thần. Đồng thời trân trọng ngợi ca sức sống tiềm tàng, luôn biết hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4_Ho%C3%A0i - Văn bản Vợ chồng A Phủ, trang 3 SGK Ngữ văn lớp 12, tập Hai - Hệ thống kiến thức bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài -/- Truy cập kho tài liệu Văn mẫu 12 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay tham khảo, giúp rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn lớp 12. Chúc các em học tốt!
0 notes
nhadepgovap · 14 days
Text
💥 Hẻm ô tô Bùi Quang Là - P.12 - Gò Vấp
💥 Gần chợ Phạm Văn Bạch - cấp 2 Tân Sơn
💧Ngang 4m x 13m , công nhận đủ 49m2
💧XD : 1 trệt - 3 lầu, 3 phòng ngủ - 4 wc
💧Sổ hồng riêng, hoàn công đủ
💧Hướng : Nam
💧Nội thất mới đẹp như hình
🔸Ngay Emart - tiện về KCN Tân Bình
🔸Nhà rất thông thoáng - rộng rãi - thoải mái
🔸Thích hợp mở văn phòng - công ty
💵 Giá bán : 8.2 tỷ - còn bớt
📲 Nhà đẹp Nguyễn Cường : 090.114.6826
#nhadep #bannhagovap #batdongsan
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
0 notes