#bàn ủi
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bàn Là Bàn Ủi Mekoong
Bàn ủi quần áo là một thiết bị dùng để làm phẳng các nếp nhăn trên quần áo, vải vóc. Bàn ủi thường có dạng một tấm kim loại phẳng được làm nóng bằng điện, hơi nước hoặc khí đốt. Mặt đế của bàn ủi thường được làm bằng kim loại, có nhiều loại chất liệu khác nhau như thép không gỉ, nhôm, gốm sứ… giúp truyền nhiệt đều và nhanh chóng. Phần tay cầm của bàn ủi thường được làm bằng nhựa cách nhiệt, có thiết kế vừa vặn với tay người dùng, giúp tạo sự dễ dàng và thoải mái khi sử dụng.
Bàn ủi có nhiều loại như máy ủi hơi nước cầm tay, bàn là đứng, máy là hơi,…
0 notes
Text
DEAL KHỦNG BÀN ỦI HƠI NƯỚC CẦM TAY PHILIPS STH1000
Bạn có bận rộn với công việc, cuộc sống gia đình và không có nhiều thời gian để làm đồ là? Bạn muốn một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi để làm sạch quần áo của bạn? Hãy đến với bàn ủi hơi nước cầm tay Philips STH1000/10 – đồ dùng không thể thiếu cho mọi gia đình hiện đại!
1 note
·
View note
Text
Lợi ích khi sử dụng bàn ủi hoi nước đứng
Thay vì phải khom lưng, cúi người trong lúc ủi đồ thì bạn có thể đứng thẳng người để ủi mà đồ vẫn phẳng mịn và đẹp như ý. Đây chính là giá trị to lớn mà chiếc bàn ủi hơi nước đứng mang đến cho cuộc sống của chúng ta.
5 thế mạnh khi dùng bản ủi hơi nước đứng
Mang lại sự thoải mái cho người xài
Không kén chất liệu vải
Ủi đồ nhanh phẳng, nên ít ngốn điện hơn những bàn ủi cùng loại
An toàn cho người sử dụng
Vệ sinh dễ dàng
0 notes
Text
Tôi thường chọn chỗ ngồi sát cửa sổ, nếu được, thì ghế đơn sẽ càng tốt. Ghế đơn - sát - cửa - sổ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Tôi vừa có thể nhìn phố xá qua lớp kính chắn, vừa được yên ổn một mình.
Những lần tôi từ trường Đại Học của mình bắt xe lên thành phố chơi, tôi đều cố gắng mua những tấm vé như vậy. 2 tiếng 45 phút đồng hồ xe chạy. 2 tiếng 45 phút tôi lặng yên ngắm những con đường. Playlist nhạc của tôi để shuffle, 300 bài hát, như là một trò chơi xổ số vậy. Nó nhảy linh tinh. Tôi thích nó nhảy linh tinh, cho hợp với tâm trạng của mình. Nếu gặp bài tôi thích, tôi khe khẽ ngân nga, nếu bài “lạ” quá, tôi phải mò ra để xem lại tên. 100 bài hát tôi biết tên. 200 bài còn lại là trò chơi xổ số. Cách giết thời gian tương đối hiệu quả.
Đi chiều thứ 6, tôi có cả một buổi tối lê la khắp phố xá, đứng nhìn những trung tâm thương mại sáng choang đèn. Tôi thèm thuồng đủ món đồ, nhưng có một cách an ủi rất tốt: Đó là cứ đi xem tiếp đi, nhỡ đâu có gì hay ho thì sao, mà nếu không có, thì quay lại mua vẫn kịp mà.
Chẳng lần nào tôi quay lại “kịp” cả. Tôi cứ thế mà đi mải miết. Và bỏ quên một món hàng đẹp mắt phía sau lưng.
Ở một thành phố xa lạ, điều hạnh phúc nhất có lẽ là không ai biết đến mình. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi được như vậy. Có lần tôi chợt nghĩ đến nhân vật Chim Vặn Dây Cót của Murakami, ngồi vô định ngắm người qua lại nườm nượp trước ga Shinjuku, uống cà phê mua sẵn và nhấm nháp một chiếc bánh cam vòng. Xong xuôi lại về. Thật đơn giản.
Tôi nghĩ chắc Murakami đã thử cái cảm giác ấy, chắc cũng đã một lúc nào đó cô đơn lạc giữa một thành phố đồ sộ ánh sáng giống như tôi. Bởi vì thế, điều duy nhất tôi có thể nhớ lại sau bao nhiêu năm đọc Biên Niên Ký, chính là khung cảnh đối lập giữa một cá thể cô độc và đám đông di chuyển tấp nập giữa những lần đèn chuyển từ đỏ sang xanh.
Đi chán, tôi sẽ xuống Food Court để ăn. Và lại một mình. Tôi xếp hàng lẫn giữa một dòng người, lấy suất ăn, trả tiền, rồi tìm một chỗ ngồi ăn chậm rãi. Khi ăn, tôi hay nhớ nhà. Mùa đông nhà bốn người quây quần bên cái bàn ăn nho nhỏ, con mèo nấp sau lưng mẹ tôi để chờ đến lượt, con chó yên lặng nằm cách xa một đoạn rồi ngước mắt quan sát. Nó chẳng việc gì phải vội cả.
Những ngày đầu tiên sang đây không quen món, lọ ruốc với ít thịt hộp bị tôi mang ra xơi cả, vừa ăn vừa khóc, thèm cơm mẹ nấu. Cũng may, tôi ăn ở trong phòng, chẳng ai nhìn thấy tôi khóc hết. Bố nói đàn ông nuốt nước mắt vào trong mà sống. Tôi bị ám ảnh bởi câu nói ấy. Tôi hầu như không khóc bao giờ.
Ăn xong, tôi kiếm một chỗ thật náo nhiệt để đứng hút thuốc, nghe những tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng loa công suất lớn từ một cửa hàng nào đó để chào khách. Thế rồi lại về khách sạn, một cái phòng bé xíu nằm tuốt trên tầng ba sau một khu chợ Trung Quốc để tiết kiệm chi phí, đọc dăm trang cuốn sách tôi mang theo rồi ngủ gà gật.
Có lần tôi tỉnh dậy, không ngủ được nữa, mở cánh cửa con nhìn ra khu chợ đêm, mò mẫm lấy bao thuốc, rồi nghe huyên náo. Tôi không hiểu họ nói gì, họ cũng chẳng biết tôi ở trên này đang ngắm họ. Chỉ là, tôi trống trải vô cùng.
Tôi nhớ đến cuốn Trên Đường của Jack Kerouac, tác giả nằm sau thùng chiếc xe đi nhờ của hai gã cao bồi, đắp tấm bạt chung với mấy người bạn đường, chia nhau một ngụm Whisky cho đỡ lạnh, rồi ngắm sao trời vùng Nebraska mênh mông vô tận. Tôi cũng nghèo như thế, có lúc chỉ còn đủ tiền ăn cho ngày mai, và một tấm vé về. 2 tiếng 45 phút. Tôi chẳng có sao trời để ngắm.
Tôi luôn thích tối thứ 6 và ngày thứ 7, cái cảm giác ta có thể chơi thật thoải mái, phí phạm sức lực, say ngất ngây và mệt mỏi rã rời nhưng vẫn còn có Chủ Nhật đỡ chúng ta dậy. Ta vẫn có thể liều lĩnh cả quyết được như thế, lê la mãi các bờ bụi và anh bạn Chủ Nhật sẽ ôm ta vào lòng, vỗ về ta, cho ta say ngủ và nghỉ ngơi.
Thế rồi Chủ Nhật sẽ vứt ta vào thứ Hai. Không còn gì tệ hơn như thế. Chủ Nhật là anh bạn tồi, khiến ta chẳng dám ăn chơi, lang thang, ta nửa muốn phá phách thật đã đời, nửa sợ hãi chờ đợi sáng thứ Hai - Hiện thực tàn khốc - Câu chuyện kinh dị ngắn nhất thế giới.
...
Hôm nay trong lúc đạp xe, tôi nhìn thấy một người tựa cửa kính xe buýt nhìn ra phố dài hun hút. Thứ bảy, xe buýt vắng tanh. Trời lạnh, đôi mắt cũng lạnh. Chợt nhớ đến tôi đâu đó 7 - 8 năm về trước. Cúi đầu, so vai, nghèo, rất thiếu tự tin, xếp hàng mua tấm vé xe buýt, ghế đơn, sát cửa sổ, ba lô nhỏ với bộ quần áo và cuốn sách cũ đi mượn.
Đi 2 tiếng 45 phút chỉ để ngắm những ánh đèn. Còn mình. Tối đen.
Tháng 12. 2015 From BeP
188 notes
·
View notes
Text
Năm 2025, hãy làm chỗ dựa cho chính mình, trở thành mái hiên cho chính mình.
1. Xác định sư mệnh của cuộc đời
Chỉ có hai lí do của nỗi lo: Muốn làm nhiều việc cùng lúc, lại muốn thấy hiệu quả ngay lập tức.
Phùng Đường có một câu nói kinh điển:
"Con người ấy mà, không thể có được tất cả cùng một lúc"
Phải làm từng việc một, đi từng bước một. Xác định nhiệm vụ chính của mình càng sớm càng tốt, nắm bắt cái lớn, buông bỏ cái nhỏ, dành thời gian và sức lực cho những việc bạn muốn làm nhất, mới được là chính mình.
2. Hãy là con người thật nhất của bạn
Bản chất cuộc sống là một hành trình đi tìm chính mình, không phải tất cả cá đều sống trong cùng một vùng biển.
Chúng ta cũng vậy, mỗi cuộc sống đều khác nhau, dù chúng ta lựa chọn sống như thế nào, sẽ luôn có người bàn luận về nó.
Không cần quá khôn ngoan, có thể nóng bỏng, có thể dao động, có thể cười to, cũng có thể khóc nức nở. Không cần làm ai khác, hãy làm chính mình.
3. Không so sánh
Bạn không cần phải so sánh mình với người khác.
Ít trở thành người khác một chút, trở thành chính mình nhiều hơn.
Không cần so sánh với mình trong quá khứ, bởi vì bạn của hiện tại, bản của thời khắc này đang ẩn giấu nhiều điều, tài năng, dũng khí và kinh nghiệm, đừng chỉ ngước nhìn người khác, hãy khiến bản thân trở thành khung cảnh tuyệt đẹp.
4. Không sân si
Có người không ưa bạn, có người sẽ ghét bạn, có người lạnh nhạt, có người không tốt với bạn, bạn để tâm, bạn khó chịu, bạn tức giận, bạn tổn hại đến chính mình.
Đừng tốn sức làm hài lòng những người không coi trọng bạn, đừng ép dạ cầu toàn với người không xứng đáng với bạn.
5. Là chỗ dựa cho chính mình
Khi mọi thứ quá sức chịu đựng, xin hãy nhớ, chỗ dựa tốt nhất là dựa vào chính mình.
Thứ thực sự nâng đỡ bạn, là kho tàng kiến thức phong phú, cơ sở kinh tế vững vàng, duy trì cảm xúc ổn định, kiểm soát được nhịp sống, và cái tôi không bao giờ bị đánh gục của bạn.
Hãy đọc, và tìm thấy chính mình qua từng con chữ.
Hãy chụp ảnh, để lưu giữ tất cả những yêu thương.
Hãy vận động, để cơ thể tràn đầy sinh lực.
Làm chỗ dựa cho chính mình, trở thành mái hiên cho chính mình.
Kể từ bây giờ, hoa dành cho bạn, cưỡi ngựa ngân nga hướng về phương xa.
Tôi là Như An,
cám ơn bạn đã theo dõi tôi suốt thời gian qua,
tôi muốn chữa lành cho bạn qua con chữ,
tôi sẽ rất vui nếu như bạn cảm thấy được an ủi,
nguyện cho bạn năm 2025: gió dưới chân bạn, nắng trong tim bạn!
22 notes
·
View notes
Text
Phải đến lớp 11 mặt tôi mới có mụn. Từ đó trở về trước, mặt tôi láng o o; vậy nên đầu năm 11 vào lớp, đứa nào nhìn thấy tôi cũng hoảng hồn. Tụi trong lớp gọi tôi là đội trưởng đội pháo binh. Hồi đó cũng hơi tủi thân, nhưng lớp 12 tôi vẫn có bạn gái. Có điều bạn gái khá xinh (trong mắt tôi) nên đi với bạn, tôi cứ ngại ngại là. Mấy cái mụn theo tôi dai dẳng đến khi thi Đại học; rồi mấy năm Đại học, thi thoảng tụi nó lại ghé thăm. Thậm chí, ra trường đi làm, những lúc stress quá, tôi lại có mụn. Có giai đoạn tôi làm lễ tân của cái khách sạn cũng to to ở Đà Lạt nên grooming ghê lắm, mà cái mặt tiền lỗ chỗ như chiến trường bốn vùng chiến thuật lúc đó, nó khiến tôi quê hết sức; đến nỗi tôi nghĩ chắc phải nghỉ việc thôi, mặt tiền khách sạn mà vậy thì tiêu rồi! Nói chung, bị mụn có lúc là mặc cảm của tôi. Hồi nhỏ, ba mẹ bảo tôi không việc gì phải buồn, qua dậy thì thì tự khắc hết mụn; đi làm, ông bà bảo đừng nghĩ vẩn vơ, không stress thì sẽ không có mụn. Ông bà thấy nó rất đơn giản, nhưng người trong cuộc mới hiểu thế trong kẹt. Vậy nên khẩu trang dần thành vật bất ly thân của tôi. Tôi đeo khẩu trang riết thành quen, nhiều lúc ngồi làm việc cũng đeo, dù COVID đã qua lâu rồi. Nhờ vậy nhìn tôi cũng đẹp trai hơn. Có lợi dễ sợ!
Nhà tôi gen tóc dài. Chỉ trừ thằng em. Nói cho đúng ra, hồi nhỏ tóc nó cũng dài, hơi mỏng và mượt. Tóc nó giống tóc mẹ. Tóc tôi rễ tre, nên tôi từng ước tóc mềm giống nó, để chải chuốt cho dễ. Hồi đó, nó có một lọn tóc dài tầm một ngón tay sau gáy, xứ tôi gọi là đuôi chuột. Cái “đuôi chuột” xoăn tít, mềm như nhung, lúc nào cũng lơ thơ trong gió. Mẹ tôi hay lấy chỉ buộc lại. Nhìn nó chạy, cái đuôi chuột lắc lư, dễ thương lạ. Đâu có ai nghĩ thằng em có mái tóc mềm và mượt, với cái đuôi chuột lúc nào cũng phất phơ đó, mười mấy năm sau lại hói không còn sợi nào. Nó đi học 4 năm ở Hà Nội, tóc rụng dần dần. Ngày đưa nó nhập học, tôi chụp hình nó mặc đồ chiến sĩ mới: tóc chàng hãy còn xanh. Ngày nó tốt nghiệp, nó gửi hình mặc quân phục về khoe với ba mẹ: nhìn nó như cựu CTN gần đây của nước nhà, tóc nó lơ thơ như cái đuôi chuột ngày trước… Nó đi khám nhiều nơi, uống nhiều thuốc, dùng nhiều dầu gội, loại nào nghe bảo có lợi cho tóc, nó đều lao vào với tinh thần quyết chiến. Vậy mà vẫn làm bạn với cái mũ hoài! Tôi an ủi nó đàn ông chỉ sợ thất nghiệp, không kiếm ra tiền, còn lại chả có gỉ phải lăn tăn. Mà càng ít tóc càng giống lãnh đạo, thực tế cứ nhìn mấy bác trên TV là biết. Nhưng nó chẳng tươi tỉnh hơn tí ti nào. Chắc tôi không phải người trong cuộc nên không hiểu thế trong kẹt. Vậy nên mũ lưỡi trai giờ thành vật bất ly thân của nó. Nó đội riết thành quen, lâu lâu tôi đi công tác xa xa, cũng mua mũ nón làm quà cho nó. Vừa thực tế, vừa kinh tế, lại tinh tế. Có lợi dễ sợ!
Tóc tôi dài, một tháng hớt hai lần. Chắc tôi mang gen trội của ba. Tôi giống ba nhiều điều: tóc nhanh dài, lông mày rậm, môi dày và cả một vài nét tính cách… Vậy nên ông và tôi dường như không hợp nhau, cũng như hai thỏi nam châm, khi cùng dấu thì thường đẩy nhau ra xa. Tôi mới xem lại hình trên Facebook, tháng 9 năm ngoái là sinh nhật ông, lúc đó tóc ông nhiều nhiều là, mắt ông sáng và nụ cười tươi. Vậy đó, ai mà ngờ chưa đầy một năm, tóc và lông mày ông rụng hết, nụ cười kém tươi và tính tình trở nên nhiều phần gắt gỏng. Ung thư và nhiều lần hoá trị thay đổi con người ông! Bây giờ ông không giống tôi nhiều nữa, ông giống thằng em hơn. Mũ cũng thành vật bất ly thân của ông. Ông đội mũ trong nhà, khi ra sân, lúc ra ngoài có việc, lúc có khách và cả thỉnh thoảng những khi ông ngồi trầm ngâm một mình. Hôm trước có mấy cô chú ngày xưa công tác cùng ba đến chơi, ông hào hứng bảo tôi dọn chỗ này chỗ kia, nấu nước pha trà cẩn thận. Ông không thể hiện ra, nhưng nhìn ông vui vui là. Vui là đúng rồi, bạn bè mấy chục năm mới gặp lại mà! Nhưng mọi người ở huyện lên chơi được một lúc, rồi đi nơi khác, thăm thú Đà Lạt. Ba lại ngồi một mình, cái mũ len cũng nằm ở góc bàn, trầm tư và kiên nhẫn nhìn ông. Có lẽ nó cũng buồn, buồn như ba. Hôm qua đang ở cơ quan, ba bảo tôi về chở ông đi xét nghiệm (mỗi lần chuẩn bị cho một đợt hoá trị mới, ông đều phải xét nghiệm xem các chỉ số sinh hoá có đáp ứng được không). Trên đường chở ông về, tôi nói mãi ba mới chịu ghé ăn sáng. Tất nhiên vào quán ăn, ông đ��i luôn mũ bảo hiểm, tôi cũng vậy.
Tôi đội mũ bảo hiểm vào quán cùng ba. Cả quán ăn chỉ có hai cha con đội mũ bảo hiểm suốt cả buổi. Có lẽ vì tôi từng là người trong cuộc, tôi hiểu thế trong kẹt; hoặc có lẽ đôi khi, những thỏi nam châm cùng chiều vẫn muốn thấu hiểu nhau.
12 notes
·
View notes
Text
Tôi chẳng hiểu sao. Những chuyện gần đây tôi ko thể nào nhớ nỗi. Vậy mà những chuyện xa xưa lại nhớ ko sót chi tiết nào
——
P bỏ tôi đi vào một ngày tháng ba, vào đúng ngày sinh nhật năm tôi 24 tuổi. Uhm. Có vẻ đó là tuổi vừa đủ đẹp của một người phụ nữ.
Đau đớn thay. Người gây ra cái chết cho P là tôi. Hình như anh ấy trừng phạt tôi bằng cách để tôi nhìn thấy anh từng chút từng chút mất đi sinh mạng mình.
Tai nạn giao thông khiến P chấn thương sọ não. Bác sĩ bảo anh ấy chết ngay tại chỗ. Nhưng mà tôi không tin. Rõ ràng lúc đó tôi còn thấy P vươn tay về phía tôi, cười với tôi. Tôi nhớ rõ ràng là như vậy
Lúc đưa tiễn P. Tôi không khóc. Không hề rơi một giọt nước mắt nào. Tôi khiến những người xung quanh hoài nghi lẫn sợ hãi.
Khi bạn còn trẻ. Bạn một mình. Bạn phải có một lòng dũng cảm nhất định để tồn tại giữa thành phố.
Trước khi gặp P, tôi hoàn toàn đơn độc. Thế giới của tôi chỉ có học, thư viện, làm thêm... Cho đến một ngày, tôi tìm thấy P. Thành phố vẫn vội vã tấp nập, chỉ duy nhất một điều khác biệt mà tôi biết. Từ nay tôi đã có P bên mình. Một người hoàn toàn xa lạ bước chân vào cuộc sống và mọi thứ thay đổi.
Nhưng! Đau lòng thay, tôi không hề chuẩn bị nhận thức để chấp nhận khả năng người đó sẽ ra đi mãi mãi.
Lúc đó. Tôi lại quay trở về làm người phụ nữ đơn độc giữa lòng thành phố. Nhưng. Lại là người phụ nữ với trái tim hun hút một lỗ hổng lớn lao.
Tôi vẫn tiếp tục sống với những lịch trình như khi P còn bên cạnh. Nhưng mà bạn biết không (Nhiều năm sau này có người nói tôi mới biết) Chết không đáng sợ, chỉ khi bạn sống với một tâm hồn đã chết. Điều đó mới đáng sợ
Nỗi day dứt, hối hận gặm nhắm tôi từng ngày. Chắc hẳn không ai hiểu được, gánh nặng khi mang trên vai hai mạng người (Đúng. Không phải một, mà là hai) đau đớn đến mức nào. Nó khiến bạn hoài nghi về bản thân, cảm giác mình là hung thủ giết người nhưng không bị pháp luật trừng phạt, khiến bạn căm ghét và phủ nhận chính mình.
Đúng vậy. Tôi căm ghét mình.
Những lúc như vậy. Tôi lại tự dỗ dành, an ủi bản thân. Hít thở vội vã để cảm thấy hiện thực này, sự mất mát này không thể xâm chiếm được tôi. Tôi cố tìm cách tránh xa nó một cách tuyệt vọng.
Cách vài ngày, ba mẹ lại đến thăm tôi. Lần nào mẹ cũng im lặng lau chùi, dọn dẹp, mua ít trái cây để vào tủ lạnh, nấu cho tôi một ấm trà gạo lứt. Ba thì thỉnh thoảng để lại một mảnh giấy trên bàn ở phòng khách: “Cố mà khóc đi con!”
Nỗi lòng của ba mẹ khiến tôi muốn ôm chầm lấy họ và thổn thức rằng tôi nhớ P đến nhường nào, đau đớn bao nhiêu. Nhưng tôi không dám. Tôi không đủ sức lực và tự tin để thừa nhận với họ rằng tôi biết chuyện gì đã xảy ra và nó hiện hữu rõ rệt như thế nào đối với tôi. Tôi thật sự không dám. Rồi tôi trốn tránh họ. Tôi vác balo đi. Chẳng biết mình muốn đi đâu. Cứ đi đã.
…….
28 notes
·
View notes
Text
Đàn ông sợ nghèo. Đàn bà sợ xấu.
Ngoại hình lúc nào cũng là nỗi đau chung của đàn bà. Với Duyên, cứ là đàn bà thì là đẹp, không ai xấu, họ không đẹp chỗ này thì cũng đẹp chỗ khác. Có ai mà muốn mình sinh ra xấu xí trong cái thế kỷ coi trọng ngoại hình. Công chúa da trắng tóc bồng bềnh giọng nói ngọt ngào thêm đôi mắt ướt, phù thuỷ mũi khoằm nhăn nheo, tướng lưng phải gập cong 90 độ, cứ hễ mũi hếch mắt láo liên thì là vai phản diện, mắt to cằm vline răng đều thẳng tắp dẫu thiếu cái thần, cái hồn nhân vật vẫn được vai chánh phim truyền hình gọn ơ.
Từ nhỏ đến lớn Duyên đã ước mơ làm diễn viên, đóng không biết là bao những vai phụ lướt qua vài chục s trên phố làm nền cho phim nó sống động, ngồi không biết bao nhiêu cái phòng casting lặng ngắt vô hồn đợi đến lượt thi thố tài diễn xuất, vậy mà hôm nay vẫn thấy chạnh lòng khi nhìn quanh quất thấy những bóng hồng rạng rỡ quanh mình. Từng thí sinh được đánh số, số người ở trong phòng này đếm cũng phải tới đầu ba, phim này phim lớn, nghe đâu đạo diễn mát tay, cứ phim nào ổng chỉ đạo là diễn viên người ta nổi tiếng rồi đổi đời cải vận. Chao ôi, toàn người đẹp, mỗi người một vẻ, tươi mát thanh tao ngọt ngào khí chất. Hiếm người tự nhiên, đa phần đều là có chỉnh sửa đôi chút. Duyên từng ngưỡng mộ cũng từng cảm thông đối với những cô gái phẫu thuật thẩm mỹ. Trước lúc đau đớn trên bàn mổ, hẳn các cô cũng chịu không ít những tổn thương nên mới cậy nhờ một người xa lạ nặn lại cho mình một cái mặt coi cho được với người đời.
Em gái Duyên mang số 101 bên cạnh hồi hộp quá cứ nói chuyện hỏi han Duyên liên hồi, chưa có kinh nghiệm nhưng bà nhỏ đam mê lắm, tay xoắn xuýt cả, nhẩm đi nhẩm lại đoạn thoại đã được ekip phát từ trước. Nhìn em Duyên nhớ lại mấy ngày đầu đi thử vai, cũng háo hức cũng mộng mơ, đôi mắt cũng sáng trong như thế. Chỉ là lăn lộn đủ lâu, nhìn rõ nhiều thứ, giờ cái ước mơ này chỉ là cái cần câu cơm, nuôi đủ miệng ăn là thấy đủ rồi. Lúc biết em cũng mơ cái nghiệp này, trong mơ hồ của những đêm không ngon giấc, Duyên cũng giật mình mấy bận vì sợ em giống mình. Nhưng Duyên không cản em casting, có gì buồn hơn việc ngăn cản một ước mơ khi nó còn chưa có cái gọi là điểm bắt đầu.
An ủi trò chuyện mấy câu là em bình tâm lại, yên tâm ngồi đợi.
Lúc em lên sân khấu, nhìn em làm hết sức, có mù mới không nhìn ra nhỏ này tiềm năng cỡ nào, ánh mắt nó sâu không đáy, cử chỉ tự nhiên nhập tâm vào nhân vật, nước mắt nó rơi lặng lẽ rõ là từ cảm xúc của một trái tim đã bị bóp nghẹn của một người con gái lúc trải qua tổn thương.
Duyên vỗ tay, cô có thói quen đấy với những gì mà cô tán thưởng, đấy còn là em cô, ruột gan của cô. Đạo diễn hướng một cái nhìn ẩn ý về cô gái áo đen vừa phát ra tiếng động rồi rất nhanh quay lại hướng diễn viên thử vai:
- Em biết đấy, diễn viên không có ngoại hình thì rất khó để đi được xa, mắt công chúng là đôi mắt trần tục, nghệ thuật khác biệt và đối lập với số đông, nhưng đây là phim thương mại...
Duyên thấy em chết điếng trên sân khấu. Nước mắt em không rơi như hồi nãy nhưng Duyên biết lòng em quặn thắt, những lời sau đấy sao mà em nghe nổi. Niềm đam mê mới chớm bị cái nghiệt ngã của sự thật đánh cho tan tác. Em không xấu, em có cái duyên ngầm định và cái khiếu diễn trời cho nhưng lúc ba mẹ nặn em không nặn bằng cái gu thẩm mỹ thời đại. Da em không trắng, mắt em không to. Có nhận được vai thì cũng là những vai lam lũ, buôn gánh bán bưng chua cay ngoa ngoắt trong những cảnh chốn chợ búa nghèo nàn. Sau lời nhận xét, mọi cử động của em cứng ngắc như cây khô, như phần hồn không còn sở hữu thân xác đấy, em cúi đầu cảm ơn đạo diễn, cảm ơn đám đông rồi về chỗ của mình đợi kết quả. Dù em biết rồi, nhưng em vẫn đợi.
Duyên bóp nhẹ lấy tay em rồi lên sân khấu. Lúc Duyên trở về, em đã gập cong người, giấu mặt trong lòng hai bàn tay, bả vai em run rẩy liên hồi. Nghĩ trong lòng và nói ra là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đứng trước nhiều người như vậy bị chê không có ngoại hình sẽ trở thành một loại sẹo vĩnh viễn không thể phai trong tâm trí của một đứa trẻ.
Duyên đậu, em rớt. Kết quả được thông báo ngay khi thí sinh cuối 203 xong phần thể hiện. Vai của Duyên là một vai phụ mờ nhạt, bạn thân của nữ chính, ở bên an ủi vỗ về lúc cô nàng xinh đẹp hiền lương kia khi gặp trục trặc với một anh thiếu gia giàu có.
Chị đấy ngủ với đạo diễn để được vai hả chị?
Sao em nghĩ thế?
Em thấy, trên tay họ là đồng hồ đôi.
Ừ, có lẽ vậy.
Em đến một thành phố khác học đại học, những cuộc gọi cứ thưa thớt dần, em không nói gì về lần casting đấy nữa. Hẳn cái nhuốc nhơ của ngành giải trí chắc đã làm em thất vọng đến cùng cực chỉ sau đúng một lần thi thố.
Duyên thì không mạnh mẽ được như thế. Cô lún sâu rồi, cũng có tuổi rồi, nếu không đeo đuổi cái nghề này cô cũng chẳng biết phải làm gì. Tưởng tượng từ giờ đến khi già đi, nét thanh xuân trôi tuột qua kẽ tay, cô vẫ còn đang đóng những vai cỏn con trên màn hình ảnh nhỏ, người người vẫn dí ánh nhìn chăm chú vào những diễn viên tay ngang có ngoại hình để xuýt xoa, cô thấy buồn, nhưng đời là vậy. Người người sẵn sàng tha thứ cho mọi sai lầm của một người đẹp, cũng không tình nguyện cho đi một chút xót thương với lỗi lầm nhỏ của những người mà họ gọi là "xấu người xấu nết", "đã xấu còn đóng vai ác".
Phim gặp một vài vấn đề nên chậm phát sóng 2 năm, may mắn mà hot lên ngay sau khi công chiếu, nữ chính một bước lên mây, sống dưới hào quang và ánh đèn, sự kiện lời mời hợp tác nhiều vô số kể, dù còn nhiều tranh cãi về diễn xuất non trẻ nhưng vẻ đẹp mong manh đấy vẫn là bạch nguyệt quang trong lòng công chúng. Vai phụ của Duyên cũng tìm kiếm được một chút đồng cảm, cũng có một vài nhãn hàng nhỏ tìm đến, lay lắt cũng sống được ổn thoả một khoảng thời gian dài.
Em gọi điện chúc mừng, giọng người vang vang vui sướng. Lâu lắm mới được nghe lại. Em mời Duyên đến gặp mình ở một thành phố khác. Vé máy bay, chỗ ở bằng cách nào đấy em đều lo liệu cả. Mặc bộ váy lộng lẫy em gửi đến khách sạn vào buổi trưa, Duyên ngơ ngác đến chỗ hẹn trong thấp thỏm. Tự dưng thấy sợ, thấy lo. Một nỗi sợ vô hình âm thầm cuộn sóng dưới bề mặt nước tĩnh lặng.
Trong ánh sáng của hàng chục máy quay, máy ảnh và phóng viên, tên của em được đặt trên ngực áo của một khuôn mặt xa lạ, da trắng môi hồng. Tay trong tay cùng người đạo diễn năm nào.
Buổi họp báo ra mắt phim mới.
Hứa hẹn một gương mặt mới sẽ được lăng - xê mạnh mẽ.
Em đến chào Duyên. Chiếc đồng hồ trên tay toả ra hào quang.
Lấp lánh.
5 notes
·
View notes
Text
Thất nghiệp
Vậy là gần 2 tháng thất nghiệp rồi...
Không biết có đồng niên 95 nào đang có tâm trạng giống như mình lúc này không?
Lùi lại về thời gian khoảng gần 3 tháng trước, giai đoạn mình quyết định xin nghỉ việc. Đã có rất nhiều câu hỏi dành cho mình lúc đó đến từ phía gia đình và đồng nghiệp, đa số là các câu hỏi về chủ đề: sau khi nghỉ thì mình dự định làm gì? Với tâm trạng vừa mới quyết định nghỉ, mình rất thoải mái trả lời, mình sẽ tìm công việc trái ngành hiện tại để có điều kiện phát triển tốt hơn (lúc này mình đã có học các khoá học và tìm hiểu về ngành mình dự tính chuyển). Thời điểm này, nói thật là mình rất hào hứng mặc dù trong quá trình làm việc ở chỗ cũ, mình đã rải CV kha khá nơi mà hầu như không có phản hồi tốt. Mình còn tự an ủi bản thân rằng: không có kết thúc làm sao mà có khởi đầu mới tốt được.
10 ngày đầu, mình vẫn cảm thấy vui vẻ và thoải mái vì cuối cùng sau gần 3 năm, mình cũng đã thoát khỏi công việc mà mình không hề yêu thích hay đam mê. Mỗi ngày đi làm như một cái máy, đến nỗi có những ngày mình vô cùng ám ảnh quãng đường từ nhà đến công ty. Khoảng thời gian này, mình tập trung học hỏi thêm về các kiến thức chuyên môn, update CV và tiếp tục rải khắp cái trang web việc làm.
Và rồi cái gì đến cũng sẽ đến...
Sau những ngày không nhận được phản hồi từ các công ty yêu thích, các cuộc phỏng vấn không đi đến đâu, mình bắt đầu bước vào giai đoạn: STRESS.
Tiền trong túi mỗi lúc cạn dần, gia đình thì phiền não, cho dù mình có tích cực cách mấy nhưng với những tác động như vậy, mình cũng không thể nào vui vẻ nổi. Đặc biệt là mình sống cùng với gia đình. Mỗi ngày mình nhìn thấy mẹ vất vả với công việc và nhìn mình với ánh mắt đượm buồn, mình chỉ cảm thấy bản thân thật sự rất tệ. Nhìn lại những suy nghĩ và quyết định của mình, có phải mình đang quá ích kỷ không? Mẹ đã cố gắng rất nhiều để lo lắng cho mình với mong muốn mình có thể ổn định kinh tế, đỡ đần cho gia đình. Vậy mà cuối cùng, kết thúc công việc cũ, mình chỉ có 2 bàn tay trắng. Nói đến đây, mình có lẽ sẽ nhận được rất nhiều chỉ trích, mình biết, mình đáng bị như vậy.
Mỗi ngày là một ngày mình tự chiến đấu với chính mình. Từ không chấp nhận, hoài nghi bản thân đến hối hận và cuối cùng là chìm vào thất vọng. Mình không biết đây có phải là diễn biến tâm lý chung của mọi người hay không nhưng mình nghĩ là không ít bạn nếu đang trong trường hợp như mình có lẽ đã phải trải một vài cảm giác kiểu như thế này.
Nhưng cuối cùng, sau tất cả những cảm xúc tiêu cực đấy, cái mình nhận được là gì? Không gì tốt đẹp cả.
Mẹ mình vẫn cứ vất vả, mọi người đều phải lao động cực nhọc vì cơm áo gạo tiền, còn mình ngồi đây than vãn cũng chẳng ích lợi gì. Chỉ còn cách ngồi dậy, hít một hơi thật sâu và tiếp tục cố gắng mà thôi.
Nếu bạn cũng đang như mình thì mình thật sự rất đồng cảm và chúc bạn sẽ sớm có được cơ hội và thực hiện nó thật tốt để không bao giờ để bản thân phải lặp lại cảm giác này một lần nào nữa!
Chúc bạn và mình may mắn!
26 notes
·
View notes
Text
YÊU XA - thứ tình yêu được gọi là cao cả và thiệt thòi nhất!
Là dù có khóc lóc cũng chỉ nhận được lời động viên an ủi qua màn hình điện thoại, không có một bàn tay nào đưa ra lau nước mắt cho mình.
Là những chiều tan tầm, ai cũng có một người để chờ đợi cùng nhau về nhà, còn mình thì không.
Là những cử chỉ yêu thương quan tâm lo lắng cũng chỉ có thể thể hiện qua những lần video call.
Là khi cả hai cãi vã hay bất đồng, một người muốn vỗ về cũng không thể chạm tới, một người muốn giận lẫy cũng không biết nên làm mình làm mẩy với ai.
Là mỗi đêm đều chỉ có thể chúc nhau ngủ ngon chứ chẳng thể hôn nhau một cái, ôm nhau trọn một vòng tay.
Là vào những ngày ẩm ương như thế, thèm nắm một bàn tay, thèm cảm giác những ngón tay đan vào nhau, nhưng cuối cùng chỉ có thể tự mình xuýt xoa đôi bàn tay lạnh ngắt.
-st-
|8:14PM - 30thNov2023| @pmpanacea
8 notes
·
View notes
Text
Nhật ký, ngày ... tháng ... năm...
Hôm nay, và nhiều đêm trước nữa em đã đưa tay vô thức nắm lấy tay mình. Cảm giác như có một niềm an ủi đâu đó đến bên mình.
Bàn tay đó từ lúc nào có tên là Co.
_Trầm cảm ngày thứ 62, tôi nhớ người và nhớ cả bản thân mình. Cuộc sống đôi khi có những vấn đề không thể phân biệt được, thực thực, hư hư, mờ mờ, ảo ảo...
29092023 - 00:01am
11 notes
·
View notes
Text
Thoáng chiều đã đôi mươi, ngồi nhâm nhi tách cafe nóng nhìn qua cửa kính ngắm mưa cùng tiếng nhạc Acoustic. Trên bàn là cuốn sách đang đọc dở cùng tập giấy note màu trắng, hoa và nến thơm.
Sẽ có những khoảng thời gian như thế, tôi đặt tên cho nó là khoảng lặng trong đời, những ngày, những buổi, đoạn thời gian không muốn gặp gỡ ai, chẳng muốn chuyện trò, không chia sẻ, chẳng lắng nghe, không nói chẳng hỏi, chỉ ở trong không gian an toàn mà mình tạo ra, trong thế giới an tĩnh của chính mình. Cứ thế ta quan sát, ta cảm nhận, nhìn nhận nhân sinh, chấp nhận, tận hưởng và tha thứ rồi hài lòng. À ta vẫn đang sống, sống tốt!
Những khoảng lặng ấy đôi khi là trạm dừng chân để ủi an tâm hồn nhỏ bé của mình, nghỉ ngơi một chút rồi từ từ đi từng bước từng bước đến nơi mình muốn. Cũng đôi khi là một vực thẳm, kéo rơi mình vô số lần, là đau thương mà mình đã giấu tận sâu trong lòng.
Nhân sinh có rực rỡ cũng sẽ có trầm lặng, nếu ta biết cách ứng xử với nó, ta sẽ hạnh phúc, định nghĩa hạnh phúc với mỗi người là khác nhau, nhưng mong rằng sau cùng chúng ta đều vui vẻ, trân trọng mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời mình!
_Bản thảo: Chuyện đôi mươi / @smile1907 (nghiep)
3 notes
·
View notes
Text
📣 📣📣 Em bé Nguyễn Minh Khuê, con của bố Nguyễn Trạch Chung, mẹ Cao T. T. Linh chào đời lúc 21h20 ngày 02/11/2023, cân nặng 3,4kg 🥰
Hình ảnh của Minh Khuê lúc mới chào đời và Minh Khuê sau đó 1 tuần tuổi 🤣
Hành trình đi sinh Minh Khuê của mẹ đã diễn ra vô cùng gian nan, nhưng kết thúc bằng một trái ngọt. Chỉ định đẻ thường chỉ huy đấy vì Minh Khuê không chịu chuyển dạ, kích sinh đủ cách mà vẫn thật lì lợm. Vậy là bác Hồ cho mẹ đẻ mổ, bởi mẹ cũng đã mệt, con thì không ra. Nhưng không sao mẹ vẫn phải chấp nhận để đánh đổi được gặp em.
Mẹ không nhớ nổi đã bao nhiêu mũi tiêm cứ chi chít trên người mẹ. Mẹ cứ mệt dần và đau đớn, mẹ cũng buồn vì điều này nhưng mẹ cũng có chút hy vọng cuối cùng.
Trên bàn mổ, tiếng dụng cụ, những cái lắc bụng, mùi thịt cháy, tiếng bắn lazer, còn phía trên người mẹ cứ run bần bật vì tác dụng phụ của tiêm. Bác sĩ gây tê cứ luôn phải hỏi han và test độ tỉnh táo của mẹ để hoàn thành ca mổ thuận lợi.
Nhưng bỗng một tiếng khóc từ bé xíu đến to dần, to oang cả phòng, mẹ bật khóc nức nở, chưa bao giờ mẹ khóc vì vui mừng đến thế, nước mắt mẹ cứ rơi không ngừng được và thầm cảm ơn em đã đến với mẹ.
Cho đến giờ và mãi về sau, chắc chắn mẹ không bao giờ quên được khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc con chào đời.
Mình thì không biết mọi người thế nào, nhưng lúc ấy đúng là hạnh phúc như trên thiên đường, chưa bao giờ bản thân khóc vì vui mừng, chỉ có vui là vui, mà lần đầu tiên khóc nức nở vì con gái chào đời. Kiểu đúng như thế giới có thêm một em bé, thêm một cuộc đời, thêm một dòng nhân sinh.
Nhưng sau đó mẹ lại cảm thấy trùng xuống vì Minh Khuê chỉ được kề má với mẹ một lúc, nhanh lắm, chừng 10s. Y tá bế con và bảo: "Đây mẹ Linh thấy con ngoan chưa kìa, em bé bình thường nhé, mẹ Linh có vui không?" Và đó như được an ủi phần nào. Rồi y tá đưa con về cùng người nhà, về cùng bà và bố. Bố sẽ được da kề da với con.
Còn mẹ, mẹ vẫn phải ở lại, hoàn thiện ca mổ, vô phòng theo dõi rồi cứ thế thiếp đi. Mẹ cứ mê man tê liệt vì thuốc, mẹ cứ nhìn đồng hồ, ngỡ ngủ phải được mấy tiếng rồi nhưng mỗi lần dậy chỉ được 15 20'. Bác sĩ nói cố gắng cử động chân tay, khi nào nhấc được chân hoặc co lên sẽ cho mẹ về phòng.
Nếu như đối với sinh thường mẹ sẽ được theo dõi hoặc đợi khâu tầm 45' - 1h, thời gian ngắn hơn, được áp da với con luôn và về phòng cho con bú. Nhưng mẹ bị buồn từ lúc này, con phải đợi mẹ chừng 6 tiếng, 6 tiếng thật dài, bố ở ngoài thì lo lắng cho mẹ bên trong không biết ntn, con thì không được bú mẹ ngay và truyền các loại kháng sinh. Mẹ thấy Cam thật thiệt thòi vì có mẹ đã khó sinh rồi còn không được đáp ứng nhu cầu.
Nhưng trộm vía, em Cam đã ti bình luôn từ lúc đó, cho giờ mẹ vẫn song song cả 2, em không chê bình để ăn cho no, vậy là mẹ mừng, mẹ không còn trách bản thân mình nữa. Mẹ cố gắng vận động và gọi y tá rằng: "Bạn ơi, mình vận động co chân lên được rồi, mình nhớ con lắm cho mình về nhé!"
Vậy là kiểm tra và mình được về. Cảm giác sau mổ cũng đau nhưng thốn nhiều hơn. Mình dùng bơm truyền tự động giảm đau 48h sau mổ nên đỡ được cơn đau. Mình nhìn các mẹ bên cạnh không có cái đó, sau 2h hết tê các mẹ cứ kêu đau xì soạt lắm, nghĩ cũng thương. Mẹ quyết định dùng giảm đau mặc dù nó cũng mắc cơ, 3tr9 lận và sẽ bị ảnh hưởng sau này, mình chưa biết ảnh hưởng gì nhưng vẫn dùng thôi. Bởi mẹ đã quá mệt rồi, mẹ không muốn ám ảnh tâm lý thêm về việc đẻ nữa 🥲 (vì quá kinh khủng), mẹ đã đuối những cơn đau của việc kích sinh đẻ thường trước đó, mẹ muốn nghỉ, để về gặp con.
Trộm vía con đã thích nghi dần được, con bụ bẫm đáng yêu và quan trọng đối với mẹ, con khoẻ mạnh là mẹ yêu nhất.
Cam của mẹ sinh 02/11 và mẹ sinh nhật hôm sau 03/11, 2 mẹ con mình lại đỡ được một cái sinh nhật cho bố nhỉ 😂 mong là bố sẽ luôn yêu thương và chăm sóc 2 mẹ con thật tốt.
Chúng mình đều lần đầu làm bố và làm mẹ, đều lóng ngóng và tất cả trên sách vở chỉ là lý thuyết, có con mới vỡ ra nhiều điều hơn.
Mẹ thầm cảm ơn cuộc sống đã cho mẹ một em bé thật xinh, mẹ cảm ơn Cam nhé! Đã đến bên và chữa lành cho mẹ. Bố mẹ yêu con 🍊
11 notes
·
View notes
Text
"
“Sao em lúc nào cũng gắt gỏng thế?”
Lời làu bàu của người chồng khiến tôi quay ra nhìn. Người mẹ, trong bộ đồ công sở đã xộc xệch ít nhiều, đang vừa vội vàng ăn nốt bát phở của mình, vừa đút cho con. Đứa con trai khoảng hơn 2 tuổi không chịu ngồi im, chạy quanh và la hét om sòm. Ánh mắt khó chịu của một vài bàn xung quanh hướng về phía 2 vợ chồng. Nhưng người bố không quan tâm. Anh ta bình thản ăn bát phở của mình, bình thản nhìn bản tin thời sự đang phát trên TV, bình thản lướt điện thoại. Tôi lén quan sát người mẹ kĩ hơn một chút. Làn da trắng nhưng gương mặt hơi nhợt nhạt vì chưa đánh son. Mắt hơi trũng sâu, rất giống tôi những ngày thiếu ngủ. Vẻ mệt mỏi, xấu hổ và bất lực hiện rõ trên mặt chị. Nào, bây giờ chúng ta nghĩ thử xem, lịch trình một ngày của bà mẹ bỉm sữa sẽ như thế nào?
- Vệ sinh cá nhân
- Gọi con dậy, vệ sinh cho con, thay quần áo (bonus thêm dỗ dành để con hợp tác).
- Ăn sáng, cho con ăn sáng
- Đưa con đi học
- Đi làm
- Đón con về
- Đi chợ/siêu thị mua thực phẩm
- Tắm cho con
- Nấu cơm
- Ăn, cho con ăn
- Rửa bát
- Dọn dẹp
- Cho con đi ngủ.
Vậy, nếu không có sự trợ giúp của bất kì ai (ông bà, giúp việc, chồng), họ lấy đâu ra thời gian để nghỉ ngơi và sạc lại năng lượng? Một người mẹ kiệt sức thì làm sao có thể mỉm cười? Một người vợ cô đơn thì làm sao vui vẻ?
Tôi đã thấy rất nhiều ông chồng nằm sofa lướt facebook khi vợ một mình hì hục trong bếp, tối ngày la cà quán xá khi vợ sấp ngửa chạy từ công ty về đón con, ngủ ngon lành lúc vợ đang còng lưng dọn rửa. Và cũng chính những ông chồng ấy thở dài ngao ngán, hỏi vợ “Sao em lúc nào cũng gắt gỏng?”
Tôi mong các anh chồng hiểu được điều này.
Các anh muốn một người vợ xinh đẹp, gọn gàng - Hãy chia sẻ việc nhà để họ có thời gian chăm sóc bản thân.
Các anh muốn một người vợ tâm lý, ngọt ngào - Hãy trân trọng những gì họ đã hi sinh để vun vén gia đình.
Các anh muốn một người vợ dịu dàng, ít khi cáu gắt - Hãy quan tâm đến cảm nhận của vợ, an ủi khi vợ buồn, hỏi han khi vợ mệt.
Đừng để họ một mình gồng gánh mọi việc, gánh luôn nỗi buồn và bực dọc với sự vô tâm, hời hợt của chồng.
Ai cũng muốn làm một người vợ, người mẹ tuyệt vời. Nhưng phụ nữ không thể làm điều đó một mình. Họ cần được san sẻ, tôn trọng, sẻ chia và thấu hiểu, các anh chồng ạ!
"
St
----------------
Chứ còn gì nữa! Mấy anh cứ thử làm vợ 1 ngày đi là biết hà
2 notes
·
View notes
Text
4 THỨ MÀ NGƯỜI THÔNG MINH KHÔNG BAO GIỜ HÉ LỜI
1. KHÔNG SUỐT NGÀY ĐI KỂ NIỀM VUI NỖI BUỒN CỦA MÌNH, LÀ TRÍ TUỆ Giáo sư Mark Bauerlein nói: "Một trong những biểu hiện của người trưởng thành chính là khi họ hiểu họ ra được rằng 99% những chuyện xảy ra với mình, với người khác, nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì."
Sống ở đời, giống như con cá trong nước, nóng lạnh chỉ mình nó biết. Có một câu chuyện như này:
T. sau khi được thăng chức, đãi ngộ đã cao hơn trước kia rất nhiều, vì vậy mà anh ấy quyết định mời những đồng nghiệp thân thiết ăn một bữa. Vốn dĩ đã đặt 3 bàn ở nhà hàng, nhưng ngày hôm đó, đồng nghiệp lại có đủ mọi lý do từ chối không tới, cuối cùng chỉ gom lại đủ một bàn.
Trong bữa ăn, ai ai cũng nói cười vui vẻ, nhưng lời nói ra lại "tẩm ngẩm tầm ngầm":
"Tôi không nhận ra là cậu cũng giỏi phết đấy nhỉ!" "Sau này làm lãnh đạo rồi, đừng phớt lờ bọn tôi đấy nhé!" "Có đi cửa sau không đấy, bình thường tôi cũng không nhìn ra là cậu giỏi giang tới vậy!" …
Vốn nghĩ rằng sẽ nhận được lời chúc mừng chân thành từ mọi người, không ngờ bàn tiệc lại vương đầy những ngữ khí đố kị "Dựa vào cái gì mà cậu ta được thăng chức!"
T. nói rằng đó là bữa cơm khiến cậu cảm thấy khó xử nhất. Thực ra, bất kể chúng ta có thừa nhận hay không, luôn có một sự thật trần trụi tồn tại đó là: Trên thế gian này, ngoài ba mẹ ra, không có mấy ai thực sự hi vọng chúng ta sống sung sướng hơn họ.
Vì vậy, "khoe khoang" hạnh phúc của mình ra ngoài, nhiều khi là đang động vào chỗ đau của người khác, giống như kiểu bảo họ rằng "anh đố kị với tôi đi" vậy, rồi lại tự thêm phiền phức cho chính mình.
Đúng vậy, đời người 10 phần thì có tới 8,9 phần không như ý, nhưng chẳng phải là vẫn còn 1,2 phần là tốt đẹp ư.
Vui vẻ, chia sẻ với nhầm người, thì chính là "khoe khoang"; buồn phiền, tâm sự với sai người, thì chính là "làm quá".
Người thông minh sớm đã điều chỉnh quá trình trưởng thành sang chế độ im lặng, không tùy tiện chia sẻ niềm vui nỗi buồn của bản thân.Họ chia sẻ với những người bạn tri kỷ và cùng họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc ấy.
2. KHÔNG “ĐÂM CHỌC” VÀO CHỖ KHÓ CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ TỬ TẾ Nhà viết kịch người Nga Anton Pavlovich Chekhov nói: "Người có giáo dưỡng không phải là ăn cơm mà không làm đổ canh, mà là khi người khác chẳng may làm đổ canh, đừng nhìn chằm chằm vào họ."
Không "xé toạc" chỗ khó nói của người khác, lòng tốt trông có vẻ nhỏ bé này lại sưởi ấm cả cuộc đời của người khác.
Còn nhớ một lần, tôi và một người chị đồng nghiệp tan làm đi về nhà, chúng tôi ngồi trên cùng một chuyến xe, ngồi cách chị em tôi không xa là đồng nghiệp V., có vẻ như đang có chuyện gì đó buồn, vừa lớn tiếng nói điện thoại vừa lấy tay lau nước mắt.
Tôi và chị đồng nghiệp trông thấy, vì bình thường quan hệ đồng nghiệp cũng tốt, tôi hỏi chị ấy xem có nên qua bên kia an ủi cậu ấy một chút. Chị đồng nghiệp lắc đầu, nói tôi không đi.
Sau đó rất lâu, tôi mới nhận ra được rằng, ai cũng có một mặt yếu đuối cả, nhưng chẳng ai muốn để người khác thấy được sự yếu đuối đó của mình. Sống ở đời, sắc vàng sắc đỏ rực rỡ có, sắc đen sắc xám tất nhiên cũng tồn tại theo.
Nhiều khi, chúng ta không cần tới sự an ủi hay sự cảm thông nhất thời, mà chúng ta chỉ đơn giản muốn người bên cạnh không quấy rầy, không "đâm chọc", không lên tiếng, chỉ đơn giản là sự im lặng mà thôi…
Có người nói, đời người ai sống cũng không dễ dàng gì rồi, có những chuyện không cần phải bóc toẹt móng ngựa ra.
Đúng vậy, bạn vĩnh viễn không bao giờ có thể biết được rằng, một người trưởng thành trông thì có vẻ luôn vui tươi, chín chắn, bên trong họ nội tâm gào thét ra sao, nhưng họ luôn im lặng, đó là bởi vì, họ không muốn ai biết…
3. KHÔNG HẠ THẤP THỰC LỰC CỦA NGƯỜI KHÁC, LÀ GIÁO DỤC Bên cạnh bạn có một người như này hay không? Người khác sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, họ sau lưng nói người ta đi cửa sau. Người khác xinh đẹp mỹ miều, họ ở sau lưng nói người ta là bình hoa di động không có tài cán gì. Người khác thành tích học tập xuất chúng, họ đi bốn phương tám hướng nói người ta là con mọt sách, không biết sự đời…
Kiểu người như vậy, luôn hạ thấp người khác để đề cao chính mình. Mà không biết rằng, quá trình nói xấu sau lưng người khác ấy cũng chính là đang phủ định chính mình; kính sợ đối thủ mới là tôn trọng bản thân.
Sống ở đời, ai cũng nên cố gắng để tỏa sáng, nhưng tuyệt đối đừng tỏa sáng trên cái nền là dập tắt người khác. Nhận thức ra được cái mình "không biết", mới là điểm khởi đầu của "biết". Thế gian vạn vật, ai cũng có những sở trường, sở đoản riêng.
Quang minh chính đại đối mặt với đối thủ, thắng, thắng cho sảng khoái; thua, cũng thua một cách tâm phục khẩu phục. Tặng người khác một tràng vỗ tay, là đang cho mình động lực để tiến bộ.
4. KHÔNG TỌC MẠCH CHUYỆN NGƯỜI KHÁC, LÀ TẦM NHÌN Con người ta nếu không có "cao độ", nhìn thấy đâu đâu cũng là vấn đề; còn sống mà không có tầm nhìn, vấn vương sẽ toàn là những chuyện tầm phào.
Sống ở trên đời, chú trọng vào bản thân, nhưng cũng đừng quên chấp nhận người khác.
Tiểu thuyết gia người Anh, Charles John Huffam Dickens từng nói: "Phép lịch sự tốt nhất chính là không tọc mạch."
Không tọc mạch vào chuyện người khác, không phải là lạnh lùng hay ích kỉ, mà đó là để chúng ta học cách mở lòng, cho phép bản thân mình không hoàn hảo, đồng thời chấp nhận những khuyết điểm vụn vặt của người khác.
Những việc nhỏ không động tới nguyên tắc, không cần thiết đâm chọt phê bình; những tiểu tiết không làm ảnh hưởng tới bố cục chung, cũng không cần phải "cầm tay chỉ điểm" cho người khác.
Chấn chỉnh, thay đổi bản thân, là thần. Chỉ trích, muốn thay đổi thế giới, là thần kinh.
Thay vì cố gắng đi mài mòn những góc cạnh của người khác, chi bằng "kinh doanh" cho tốt sự tốt đẹp của chính mình.
20 notes
·
View notes
Text
Mấy ngày trước, điện thoại tự nhiên hư, đem đi sửa thì ngòai ý muốn phải gửi lại. Về phòng tìm cục gạch mà gắn sim xài thì tìm không thấy, ngồi huhu một hồi luôn trong phòng. Hôm qa pack đồ chuyến 7 ngày, tìm cục bấm báo động không thấy, bất lực rơm rớm đỏ mắt. 5 năm có lẻ rồi mới lại thấy cảm giác tệ đó, negative hẳn con người. Trước đó là hè 2009; sao vẫn nhớ mãi những chuyện không vui. Lần 5 năm trước thật sự là kỷ niệm buồn, không hiểu sao bản thân lại sơ ý và vô tri tới cỡ đó, hôm sau lại 111 Quán Thánh vừa uống vừa khóc vừa kể hai chị nghe, bây giờ vẫn nhớ b��nh chuối và scone của hai chị làm, bánh chuối thì đã có Breadventure an ủi rồi. Tối qa tìm ra được chỗ cất cả điện thoại và cục bấm, còn nguyên hết, vẫn rất bất lực với bản thân.
Hôm qa xem xong The long season 2023 có Lý Canh Hy. Phim đẹp và đời chứ không hay lắm đối với mình. Có chi tiết về bữa cơm gia đình, mình thấy gia đình nhân vật đó ăn cơm có bộ chén bát gọn gàng đồng bộ, tự thấy gia đình mình hồi gần nhất có đủ chén bát đồng bộ chắc là mười mấy 20 năm trước. Fb của Chà có kể chuyện về bà họ hàng check chuyện tình cảm của con bả bằng cách nhìn vào bếp và toilet của cặp đôi ấy. Nhà mình có cỡ 15 bộ nồi và nắp, cái tủ lạnh đủ cho 8 người. Mấy tháng nay mình lại mua nhiều đồ nhà bếp nhưng chỉ thay mới đồ đang dùng có một ít à. Lần kia mua một bộ ly đẹp, để mấy tuần rồi đem đi tặng bạn vì không muốn bày ra xài. Mỗi lần nấu gì, bản thân đều thấy phiền và không muốn sử dụng cái bếp không phải của riêng mình. Chuyện cái bếp nhà này nó rối rắm y như chuyện cái nhà này vậy, bây giờ cái bếp chuyển vô một cái kho có sàn rửa ngồi bệt như xứ sông nước xách muôi từ lu ra, bên cạnh là tủ lạnh gần 400L và máy giặt cửa bên đời 2020. Khi chủ nhà chuyển đổi khoảnh sân đầy nắng thành cái kho bít bùng chứa đồ nhưng vẫn tranh thủ nắng hắt mà phơi chén, lúc nào nhìn vào mình cũng thấy sự bất lực cùng cực của bản thân. Bây giờ điều đó lớn tới nỗi mình thấy thất vọng về bản thân nhiều lắm.
Baguete của breadventure còn có một kiểu ăn với chè đá viên. Tối chủ nhật đi ăn với ông anh, ổng xé miếng bánh bỏ vô chén chè ngập nước đường rồi múc bánh đó ăn, thử làm theo thấy ăn được nhe. Sao có thể nghĩ ra hay zị! Đúng là lâu lâu phải gặp những vị "người thân do mình chọn" này để não được giải trí và thư giãn.
Sinh nhật lần này trôi qa vẫn bình thường, thái tuế trôi qa vẫn gian nan như từng năm trước đó. Mình vẫn chưa đủ khỏe mạnh để ra đi như mình muốn. Tự suy nghĩ thông suốt về bạn nhỏ, đặt ra mốc một năm cho bản thân rồi.
Hôm nay ghé thăm xe cà phê kia vì thấy chạy ad đúng gu. Em chủ cứ 10p lại thở ra "lâu lắm em mới gặp khách như chị". Chị cũng zui lắm, uống hết 2 ly rồi, tối nay làm sao ngủ huhu. Em thuộc giới barista, em nói giá cà còn tăng tới cỡ cuối 2025, mấy anh trồng cà trên fb mình thì than giá 2024 này cao qá. Em nó khoe là pour over không bán mà lâu lâu đãi khách. Trước đây đã có hai qán nói như vậy và mình uống được 3 bình miễn phí rồi.
Hôm nay là ngày ăn chay thứ 4, mình định ăn 10 ngày thôi. Cơ thể vẫn bình thường mà không ổn định như mình muốn. Thỉnh thoảng mình nghĩ về căn nhà khi sống một mình hoặc với chồng, bàn ăn bàn bếp bàn máy tính và giường ngủ, cái nào tích hợp được với cái nào cũng sơ sơ trong đầu rồi. 10 năm xài nệm ngủ thay giường này, mình có tư tưởng sống không cố định nên rất nhiều thứ trong đầu cũng mất ổn định theo, tệ nhất là bây giờ thành một ám ảnh. Một chỗ ngủ sứt sẹo vẫn có thể làm bạn ngon giấc nhưng hình ảnh mỗi ngày đập vào mắt như vậy trong khi mục tiêu phấn đấu không có thì đòi hỏi chất lượng cuộc sống làm sao mà cao được! Đầu tháng 10, mẹ nói muốn mua cái giường ngủ cho mình để trong phòng, mình rất quyết tâm từ chối; vì sao á, vì cái phòng ấy không xứng đáng có cái giường chứ không phải mình không xứng đáng có cái giường ngon lành. Thật lòng không hiểu nổi vì sao sàn toilet nhà tắm lại cao hơn sàn phòng ngủ.
Một năm đi làm, hình như khóc được 2 lần, vì thấy con đường thăng tiến mịt mù chứ không phải vì làm cực khổ hay bị ai ăn hiếp. Về nhà, khóc mỗi tuần cũng bằng 2 lần đó, đều đều suốt mấy tháng nay, vì bất lực với hoàn cảnh và thất vọng về bản thân. Yếu đuối đi qá nhiều à! Ngày xưa chưa từng nghĩ mình sẽ hợp với nghề trợ lý, bây giờ lại muốn làm nghề này. Ngày xưa từng muốn làm nhân sự và headhunter, bây giờ thấy mừng vì chưa từng bước vô nghề. Mình chưa nấu được tới bữa cơm thứ 5 trong đời nhưng mình biết nếu sau này sống với chồng, mỗi ngày mình sẽ ăn cơm nhà tự nấu, không ngon như Bảo La nhưng rẻ hơn là cái chắc!
2 notes
·
View notes