#bà đẻ nên ăn rau gì
Explore tagged Tumblr posts
Text
Rau gì tốt cho bà đẻ?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu mau chóng hồi phục. Vậy bà đẻ nên ăn rau gì? Những gợi ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ bầu trở nên đa dạng hơn và không còn phải lo thiếu chất xơ.
Xem thêm: 15 món ăn mất sữa mẹ cần tránh
Bà đẻ nên ăn rau gì tốt ?
Dưới đây là một số loại rau giúp lợi sữa và phục hồi sức khỏe mẹ bầu nhanh chóng:
Rau ngót
Rau ngót là loại rau “truyền thống” có mặt trong mâm cơm cữ của các bà đẻ. Rau ngót giàu vitamin A, B, C, chứa nhiều canxi, sắt… Ăn rau ngót không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa mà còn hỗ trợ co thắt dạ con, đẩy nhanh quá trình hồi phục, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý hậu sản.
Rau đay
Rau đay là loại rau không được khuyến khích ăn nhiều sau sinh bởi tính hàn, nhớt và dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên nếu mẹ ăn rau đay với lượng vừa phải thì lại là thực phẩm rất tốt giúp tăng cường sữa mẹ. Mẹ chỉ nên ăn khoảng 200gr rau đay mỗi tuần để đổi bữa và bổ sung dinh dưỡng, tránh lạm dụng ăn nhiều.
Rau mồng tơi
Những mẹ bỉm bị ít sữa nên bổ sung ngay rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày. Rau mồng tới có nhiều vitamin A, B3, saponin, chất nhầy và sắt rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Mẹ có thể ăn rau mồng tơi nấu với gà ác, đậu đen ninh nhừ để kích thích tiết sữa mẹ, giúp da hồng hào và tóc đen mượt.
Xem thêm: canxi không gây táo bón cho bà bầu sau sinh
Giá đỗ
Nếu chưa biết bà đẻ nên ăn rau gì tốt, mẹ hãy thêm giá đỗ vào khẩu phần ăn để tăng cường dinh dưỡng. Giá đỗ có thành phần chứa nhiều protein, vitamin C, cellulose.. rất tốt cho sự phát triển của tế bào mô, ngăn ngừa chảy máu và phòng ngừa táo bón sau sinh.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm chứa nhiều iot và sắt. Iot là nguyên liệu chính sản xuất ra thyroxine trong khi sắt là nguyên liệu chính tạo ra tế bào máu. Mẹ có thể nấu canh rong biển để tăng cường số lượng và chất lượng sữa mẹ cho em bé bú.
Rau thì là
Một trong những loại rau cũng rất tốt trong việc tăng lượng sữa mẹ là rau thì là. Thành phần của rau thì là chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole giúp kích thích sản xuất estrogen và prolactin cần thiết cho quá trình tạo sữa mẹ.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm sắt và canxi không
Mẹ sau sinh khi ăn rau cần lưu ý gì?
Khi thêm rau xanh vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều như sau đây:
Tránh ăn các loại rau dễ gây đầy hơi, khó tiêu như bắp cải, súp lơ trắng.. Tránh ăn các loại rau sống bởi rau sống có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé. Tránh ăn các loại rau có tính cay nóng bởi có thể kích ứng đường tiêu hóa. Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, nấu rau và các thực phẩm khác chín kỹ, tránh ăn tái sống. Cần rửa thật sạch các loại rau củ dưới vòi nước chảy, ngâm rau với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật và các hóa chất độc hại trước khi chế biến. Chọn mua rau ở nguồn bán thực phẩm an toàn, chất lượng để đảm bảo rau xanh tươi ngon, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Sau sinh là khoảng thời gian các mẹ bỉm cần chăm sóc bản thân kỹ lưỡng với một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn khoa học với các loại rau củ, thịt cá tươi ngon bổ dưỡng, đồng thời duy trì sử dụng đều đặn viên sắt cho mẹ sau sinh trong giai đoạn sau sinh cho con bú. Bổ sung đủ sắt giúp mẹ bù đắp lượng vi chất thiếu hụt sau sinh nở, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ hồi phục hiệu quả cũng như tăng cường chất lượng sữa mẹ.
Hy vọng với những gợi ý trên đây, sản phụ đã biết ở cữ ăn được rau gì, rau gì vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho con. Hãy làm phong phú thực đơn của mình với những loại rau nói trên mẹ nhé!
0 notes
Text
Các loại rau lợi sữa cho bà đẻ
Bên cạnh một chế độ sinh hoạt khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh cũng rất quan trọng, góp phần giúp thực đơn hàng ngày của mẹ thêm phần phong phú hơn. Vậy bà đẻ ăn rau gì nhiều sữa?
Xem thêm: thực phẩm giàu sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu
Những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh
Dưới đây là danh sách những loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh quen thuộc, dễ tìm chị em nên biết.
Rau mồng tơi lợi sữa
Mồng tơi được biết đến là loại rau lợi sữa cho mẹ sau sinh cực tốt. Các thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong loại rau này như: Vitamin A, B1, B2, B3, C, canxi, sắt, folate, chất nhầy, chất sắt, saponin, pectin, polysaccharide�� Bổ sung mồng tơi vào thực đơn hàng ngày không chỉ giúp các sản phụ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, có nhiều sữa mà còn giúp sữa giàu dinh dưỡng.
Muốn nhiều sữa nên ăn rau ngót
Rau ngót chính là loại rau lợi sữa quen thuộc nhất cho các mẹ sau sinh. Trong rau ngót có chứa các vitamin A, B, C và rất nhiều canxi giúp tăng lượng sữa mẹ. Đồng thời ăn rau ngót còn giúp đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, giảm viêm nhiễm và giúp mẹ phục hồi sau sinh nhanh chóng. Mẹ có thể sử dụng rau ăn lá để nấu canh hay uống nước xay nhuyễn cũng rất tốt nhé.
Xem thêm: cách uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Bà đẻ ăn rau gì nhiều sữa – rau thì là
Thì là là loại rau nhỏ bé nhưng có công dụng tăng lượng sữa hiệu quả ở mẹ sau sinh. Theo nghiên cứu, trong thì là có photoanethole, anethole và dianethole là các hợp chất có khả năng kích thích quá trình tạo ra estrogen và prolactin để tiết sữa mẹ. Không những giúp bà đẻ nhiều sữa, ăn rau thì là còn giúp sữa mẹ thơm ngon hơn từ đó kích thích bé bú nhiều hơn.
Rau dền đỏ giúp bà đẻ lợi sữa
Rau dền đặc biệt là dền đỏ là loại rau bổ máu lại lành tính được ưu tiên hàng đầu cho các chị em mới sinh. Hàm lượng sắt cao trong loại rau này giúp gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu, giúp sức khỏe của bà đẻ được tăng cường từ đó thúc đẩy hiệu quả cho quá trình tạo sữa được dồi dào hơn.
xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì để tăng hiệu quả hấp thu
Rau lang tốt cho các mẹ ít sữa
Rau lang là loại rau dân dã, dễ tìm mua, giá thành rẻ và có thể chế biến thành các món luộc, xào hay nấu canh để bổ sung vào thực đơn của bà đẻ. Trong rau lang có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, mangan, kali, sắt, vitamin B6… và chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp mẹ “gọi sữa về” vừa đặc vừa thơm.
Rau đay giúp sữa mẹ dồi dào
Rau đay nếu được sử dụng đúng cách, hợp lý sẽ là một loại rau lợi sữa cực tốt cho các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú. Thành phần rau đay có chứa đa dạng các chất như canxi, kali, photpho, vitamin B1, C, A, E… và có lượng sắt nhiều nhất trong các loại rau. Rau đay nấu các món canh để tăng lượng sữa và chất béo trong sữa cho con bú rất được các mẹ ưa chuộng.
Bổ sung sắt cho bà đẻ là việc làm quan trọng bởi sản phụ rất dễ thiếu máu thiếu sắt do mất máu trong quá trình sinh nở. Ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt cho mẹ sau sinh đúng thời gian, liều lượng sẽ giúp bổ sung đầy đủ lượng sắt cần thiết, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong giai đoạn này!
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Các loại rau được đề cập trên đây đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cũng như lợi sữa. Các mẹ có thể chọn ăn một vài loại rau hoặc kết hợp các loại rau với nhau trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình để có một cơ thể khỏe mạnh. Hi vọng những chia sẻ về "bà đẻ ăn được rau gì?" đã giúp mẹ bỉm giải đáp được thắc mắc.
0 notes
Text
Có thai 7 tuần mẹ nên ăn gì để bổ sung sắt?
Tình trạng thiếu sắt thiếu máu là vô cùng phổ biến ở các mẹ bầu hiện nay. Chính vì thế việc bổ sung các thực phẩm bổ máu cho bà bầu là vô cùng cần thiết. Vậy mang thai 7 tuần nên ăn gì để bổ sung sắt đúng đủ, đáp ứng nhu cầu của mẹ và thai nhi?
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con gái theo dân gian
Lợi ích của sắt đối với mẹ bầu 7 tuần
Như các mẹ đã biết, sắt là nguyên liệu để tạo ra những tế bào hồng cầu màu đỏ khỏe mạnh, giúp mang oxy và các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, sắt càng có vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì sức khỏe cho người mẹ và giúp thai nhi được phát triển tốt nhất.
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, do đó lượng sắt cũng cần tăng theo. Cơ thể mẹ sẽ sử dụng sắt để tạo ra nhiều máu hơn nhằm cung cấp oxy cho thai nhi. Bổ sung đủ sắt mỗi ngày giúp mẹ bầu khỏe mạnh, thai nhi có điều kiện để phát triển. Đồng thời, bổ sung sắt đúng đủ là cách giữ thai trong 3 tháng đầu rất cần thiết, giúp mẹ bầu và thai nhi phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm của thai kỳ như sảy thai, đẻ non, băng huyết và nhiễm trùng hậu sản
Nếu mẹ không có đủ lượng sắt dự trữ hoặc không nhận đủ chất sắt khi mang thai sẽ dễ rơi vào tình huống thiếu máu do thiếu sắt. Ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt khi mang thai có thể khiến mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, giảm sức đề kháng, dễ bị các loại virus và vi khuẩn tấn công do sắt có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Thực phẩm nên có trong các bữa ăn bổ sung sắt cho mẹ bầu 7 tuần
Có thể thấy, thiếu máu rất dễ xảy ra với mẹ bầu và cả người bình thường. Do đó, trong giai đoạn quan trọng, mẹ nên đưa các loại thực phẩm dưới đây vào thực đơn cho bà bầu thiếu máu để bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể:
Thịt bò: Mang thai 7 tuần nên ăn gì để bổ sung sắt đó là thịt bò. Thịt bò được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng sắt cao, trung bình trong 100g thịt bò chứa khoảng 2 mg sắt. Mẹ bầu nên ăn phần thịt nạc để bổ sung sắt tốt hơn nhé. Gan động vật: Gan lợn, gan bò, gan gà là những loại thực phẩm rất giàu sắt. Trong 100 g gan bò chứa khoảng 5 mg chất sắt, cung cấp 27% chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, gan còn giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và đặc biệt là choline rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Các loại đậu: Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu Hà Lan… là nguồn cung cấp chất sắt, chất xơ và protein dồi dào cho mẹ bầu. Bông cải xanh: Trong các loại rau, bông cải xanh là loại rau chứa nhiều sắt giúp tăng cường máu cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin K, chất xơ… có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả, giảm tình trạng nóng trong hoặc táo bón ở mẹ bầu. Bí đỏ: Bí đỏ là loại rau củ giàu hàm lượng sắt và kẽm. Ngoài ra, trong bí đỏ còn chứa tinh bột, carotene, protein, canxi, photpho, chất xơ và các loại vitamin như B, C, K, T… Mẹ có thể chế biến bí đỏ thành nhiều món ngon như canh, cháo, soup, chè hoặc các món hầm vừa bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa vừa đỡ ngán.
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Cách bổ sung sắt giúp sắt được hấp thụ tối ưu nhất
Khi mẹ bầu bổ sung sắt cần lưu ý:
Bổ sung sắt kết hợp với vitamin C. Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, có tác dụng thúc đẩy sắt hấp thu vào cơ thể. Mẹ đừng quên bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, chanh, bưởi…song song với bổ sung sắt nhé. Không uống thuốc bổ sung sắt cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi vì lý do canxi có thể cản trở khả năng hấp thụ sắt. Thời điểm uống canxi v�� sắt phải cách nhau ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, khi uống thuốc bổ sung sắt, mẹ cần uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa chứng táo bón trong thai kỳ. Mẹ chỉ nên uống nước lọc, tránh uống trà hoặc cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sắt và axit folic là bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi còn non nớt. Bổ sung đủ axit folic và sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị tật thai nhi, … Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt và axit folic chuyên biệt để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Trên đây là top thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu 7 tuần hữu hiệu nhất. Mẹ hãy đảm bảo bổ sung đủ sắt trước, trong và sau thai kỳ để có sức khỏe tốt và cho thai phát triển toàn diện, mẹ nhé!
0 notes
Text
Những câu hỏi thường gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, hành trình mang một sinh linh bé bỏng ra đời luôn đầy ắp những cung bậc cảm xúc. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, khi mẹ bầu còn bỡ ngỡ với thiên chức mới, muôn vàn những câu hỏi và nỗi lo lắng thường trực hiện hữu. Bài viết này sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất, giúp mẹ bầu tự tin và an tâm hơn trong giai đoạn đầu tiên đầy biến động này.
1. Tại sao tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn?
Mệt mỏi và buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén, là “người bạn đồng hành” quen thuộc với phần lớn mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ trong cơ thể, đặc biệt là sự gia tăng đột biến của hormone progesterone và hCG (hormone thai kỳ).
Dù gây ra những khó chịu nhất định, nhưng ốm nghén lại là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. Tình trạng này thường giảm dần và chấm dứt hẳn khi bước sang tam cá nguyệt thứ hai.
2. Những triệu chứng thường gặp khác trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì?
Bên cạnh mệt mỏi và buồn nôn, mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
Thay đổi tâm trạng: Dễ xúc động, vui buồn thất thường do ảnh hưởng của nội tiết tố.
Ngực căng tức, nhạy cảm: Do sự phát triển của các tuyến sữa để chuẩn bị cho con bú.
Thay đổi khẩu vị: Thèm ăn hoặc chán ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Táo bón: Do hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa.
Đi tiểu nhiều: Do tử cung phát triển chèn ép vào bàng quang.
Chảy máu chân răng: Do sự thay đổi nội tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến nướu.
Chóng mặt, hoa mắt: Do huyết áp thấp.
3. Tôi nên ăn gì và kiêng gì trong 3 tháng đầu?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên chú trọng bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu axit folic: Rau xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, cá, trứng, sữa... cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm giàu canxi: Sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá nhỏ ăn cả xương... giúp xương và răng của bé phát triển tốt.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, gan, các loại đậu, rau xanh đậm... giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu.
Ngoài ra, mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2,5 lít) và hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:
Rượu, bia, thuốc lá: Gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm sống, tái: Có nguy cơ nhiễm khuẩn, gây hại cho cả mẹ và bé.
Thực phẩm nhiều đường, chất béo: Dễ gây tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ.
Thực phẩm chứa caffeine: Cà phê, trà đặc, nước tăng lực... có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt và gây mất ngủ.
4. Tôi có nên tập thể dục trong 3 tháng đầu?
Tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga cho bà bầu, đi bộ, bơi lội,... Tránh các bài tập cường độ cao, va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
5. Khi nào tôi nên đi khám thai lần đầu?
Sau khi thử thai dương tính, mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu tiên trong khoảng từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, siêu âm thai để xác định vị trí thai, tuổi thai, nhịp tim thai,...
6. Tôi cần lưu ý gì khác trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Uống viên bổ sung axit folic và sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng/ngày).
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
Chia sẻ cảm xúc và những băn khoăn của bạn với người thân, bạn bè hoặc bác sĩ.
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho hành trình mang một sinh mệnh mới ra đời. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp mẹ bầu trang bị kiến thức và sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình thiêng liêng này.
👉 Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: https://www.acare.abbott.vn/ba-thang-dau-thai-ky/
0 notes
Text
tiểu sử
#1
từ khi chào đời tôi đã có chuyện để nói, tôi đẻ ngược. người ta là chui cái đầu ra trước còn tôi là cái chân. mẹ kể lúc đó tôi không khóc vì bị ngộp, bác sĩ phải đánh vào lưng tôi (hoặc là hô hấp nhân tạo, hoặc đánh cho đau) sau đó tôi mới khóc. mẹ nói đẻ ra đã thấy lỳ lợm không giống ai, mà lớn lên tính tôi cũng ngang ngược thật.
kí ức của tôi chắc chỉ bắt đầu lúc 3 4 tuổi. nhà tôi gồm 4 người: ba mẹ chị và tôi. tôi nhớ nhà lúc đó gồm một căn 3 gian (giờ vẫn vậy) và một cái bếp, cửa làm bằng phên, ba tôi đi làm bằng xe đạp, mẹ tôi đi honda, trước nhà có bụi chè tàu, cây xoài, mấy bụi rau ngót, không có hoa, ngoài vườn có cây ổi, cây mãng cầu xiêm và mấy con gà. khi còn nhỏ, tôi thích hái mấy trái xanh xanh tròn tròn ở cây rau ngót, mẹ tôi thường dụ tôi uống sữa bằng cách nói rằng uống là cái trái đó sẽ mọc ra, haha, tôi vẫn nhớ rõ đoạn đó, hình như tôi cũng có nghi ngờ nhẹ thì phải. tôi còn nhớ mỗi sáng ngủ dậy, ba sẽ cõng tôi trên vai chạy vài vòng cho tôi tỉnh ngủ, rồi dắt tôi ra cửa ngõ để đánh răng, tôi còn nhớ như in cái cảnh vừa đánh vừa nghe "bài ca tôi không quên" trên loa xóm, giờ loa xóm còn nhưng không phát bài đó nữa.
hồi đó lương cán bộ ít lắm, ba kể cái ti vi là của bạn ba tặng cho, giờ ba vẫn rất quý bác ấy, bữa ba vô đà nẵng tôi chở ba qua nhà bác, ba vui quá mà quên rút chìa khóa xe. hồi đó ba tôi là bợm nhậu, nhà tôi thì nghèo, làm cán bộ 2 vợ chồng mà phải nuôi heo, cực lắm. mà ba tôi chẳng quan tâm mẹ, đi làm về ai kêu thì nhậu, nhậu về thì ói, chẳng được tích sự gì. mẹ kể lúc đó cũng muốn bỏ ba lắm, hic. cho đến khi tôi sinh ra, ba tôi bắt đầu thay đổi, ai cũng nói tôi hay ho. dù còn nhỏ nhưng chắc là giác quan của một đứa con nít mách bảo là ba mà nhậu là nhà sẽ không vui, nên tôi nằng nặc đòi ba về (tại 2 đứa con thì ba tôi phải trông tôi chứ biết sao giờ), hoặc tôi bỏ về trước nếu ba ở lại nhà người ta nhậu, và dần dà ba tôi bỏ nhậu luôn, bỏ cả thuốc lá. đến giờ mẹ vẫn còn nhắc nhớ về ba năm xưa, và ba tôi thì sẽ nói giờ anh thay đổi quá giỏi rồi chơ chi nữa.
lúc còn nhỏ mẹ sẽ gửi tôi vào nhà o hoặc nhà ông bà nội để trông tôi khi cả nhà đi vắng. lúc đó không có điện thoại đâu, tôi thường chơi những trò tự nghĩ ra hoặc là chơi với thằng em họ hơn tôi một tuổi, lâu lâu ông sẽ cho tụi tôi tiền để mua hàng ăn, 1k 2k gì thôi. tôi nhớ có lần có con heo xổng chuồng, tôi sợ lắm, bà nội tôi lấy cái ghế chặn cửa lại để nó khỏi chạy tới chỗ tôi, giờ nó thành một ký ức đậm sâu nhất của tôi với bà, giờ bà đã đi đến một nơi khác mất rồi. còn ở nhà o tôi, mẹ kể tôi thích chơi với dượng, mà giờ tôi chẳng nhớ gì hết. tôi nhớ tôi hay đứng lân la hỏi chị họ tôi đang làm gì, chị hay làm mấy đồ handmade rất đẹp, giờ chị làm bên ngành kiến trúc. tôi nhớ lúc đó tôi hay xem quyển sách nhà cửa của chị, ôi nó đẹp điên lên, và cũng từ đó tôi nuôi mơ ước trở thành một kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế gì đó. thôi khi nào đến đoạn cấp 3 tôi sẽ back lại câu chuyện này sau.
còn tiếp...
(chèn một bài hát vì tôi thích thế)
0 notes
Text
Mẹ bầu nên ăn gì trước khi sinh thường để dễ chuyển dạ?
Ăn gì trước khi sinh thường để mẹ bầu có đủ năng lượng chuẩn bị cho ca sinh nở đầy khó khăn phía trước? Đó là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Xem thêm: 38 tuần an gì để nhanh chuyển dạ
Mẹ bầu nên ăn gì trước khi sinh thường để dễ chuyển dạ?
Một vài gợi ý cho mẹ bầu chuẩn bị lên bàn đẻ như:
Các loại nước mẹ bầu nên uống trước khi sinh thường
Một số loại nước mẹ bầu nên uống trước khi sinh thường như:
Nước ép trái cây: mẹ cần uống nhiều nước trước khi sinh để cơ thể không bị thiếu nước trong quá trình sinh nở. Mẹ nên uống các loại nước ép trái cây như nước ép táo, xoài,…giúp cung cấp cho cơ thể các loại vitamin. Để uống được nhiều nước mẹ có thể pha nước ép trái cây vào nước suối. Nước rau húng quế: ở tuần cuối của thai kỳ mẹ có thể uống nước rau húng quế để giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh chóng. Khi xay rau húng quế mẹ có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn. Nước dừa nóng: khi mẹ bắt đầu có những cơn đau chuyển dạ thì mẹ nên nhờ người nhà đi lấy một quả dừa đem chặt bỏ phần chóp rồi đun nóng trên bếp. Mẹ uống nước dừa ấm và ăn thêm một quả trứng gà luộc sẽ giúp mở tử cung dễ và nhanh hơn. Nước luộc thịt: mẹ gần những ngày sinh khó ăn uống thì có thể uống nước luộc thịt cũng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng.
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Gợi ý loại rau củ mẹ nên ăn trước khi sinh thường
Ngoài các loại nước uống, mẹ ăn những loại rau sau đây sẽ giúp hỗ trợ cho việc sinh thường như:
Rau khoai lang: Trong suốt thai kỳ mẹ nên bổ sung vào thực đơn rau khoai lang vì những lợi ích to lớn mang lại như cung cấp các vitamin, chất xơ, giúp cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ. Cuối thai kỳ mẹ cũng nên ăn rau lang sẽ giúp cổ tử cung nhanh mềm, rút ngắn thời gian chuyển dạ để sinh thường dễ hơn. Cà tím: Ăn cà tím vào cuối thai kỳ giúp cổ tử cung co giãn tốt, nhờ đó quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để cung cấp đủ năng lượng và giảm bớt cơn đau chuyển dạ, mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu carbohydrate trong những ngày gần sinh như bánh mì ngũ cốc, bánh quy,…
Xem thêm: uống sắt và canxi có bị nóng không
Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu sắp sinh
Những bàiTrong suốt thai kỳ, vận động nhẹ nhàng có tác động tích cực cho mẹ bầu. Một số bài tập thể dục cho bà bầu sắp sinh còn giúp tăng sức bền, sự dẻo dai của cơ thể mẹ, giúp việc chuyển dạ diễn ra nhanh chóng nhẹ nhàng hơn. tập thể dục phù hợp cho bà bầu sắp sinh, cụ thể:
Tập hít thở đúng: Việc hít thở cũng là yếu tố quan trọng giúp mẹ vượt qua quá trình chuyển dạ và vượt cạn. Khi mang thai mẹ nên tham gia những lớp học tiền sản để được các bác sĩ hướng dẫn cách hít thở và cách rặn đúng để sinh thường thuận lợi và tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Vận động nhẹ nhàng: Mẹ thường xuyên vận động và tập những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ khoẻ khoắn dẻo dai hơn. Mẹ nên chọn tập những bài phù hợp với thể trạng như bơi lội, đi bộ, yoga. Tốt nhất mỗi ngày mẹ nên đi bộ từ 30 phút tới 1 tiếng sẽ giúp mẹ khoẻ khoắn, hạn chế táo bón, giảm huyết áp cao và giúp sinh thường dễ hơn.
Ngoài ra, mẹ gần những ngày sinh thường vẫn cần duy trì chế độ ăn khoa học, chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày và cung cấp đủ các vi chất cần thiết. Mẹ sau khi trải qua quá trình sinh nở vẫn nên sử dụng thêm bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu nhằm nhanh chóng bù lại lượng máu lượng sắt mẹ đã bị mất khi sinh. Mẹ chú ý vẫn cần uống đúng liều lượng và uống đúng cách nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đây là danh sách những thực phẩm giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn gì trước khi sinh thường để nhanh chuyển dạ. Để quá trình chuyển dạ thuận lợi nhất, mẹ bầu cần nhập viện sớm ngay từ khi có dấu hiệu sinh đầu tiên để được bác sĩ theo dõi thường xuyên.
0 notes
Text
Phụ nữ sau sinh mổ không nên ăn rau gì?
Sinh mổ không nên ăn rau gì là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bỉm quan tâm khi sắp xếp thực đơn hàng ngày. Dưới đây là một số loại rau mẹ nên tránh sử dụng sau sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
Bạc hà: Bạc hà là loại rau thơm được dùng ăn kèm với các loại thức ăn hay dùng trong đồ uống để tăng hương vị, kích thích vị giác. Lá bạc hà còn giúp giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn, kích thích hệ tiêu hóa. Tuy nhiên bà đẻ không nên ăn rau bạc hà bởi loại rau này có tác dụng hạn chế tiết sữa, dùng trong thời gian dài sẽ khiến mẹ bị mất sữa.
Măng: Măng có hàm lượng chất xơ cao, giàu dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Dù vậy mẹ nên tránh ăn măng bởi măng sẽ làm thay đổi mùi vị sữa mẹ. Bên cạnh đó, trong măng có thành phần cyanide sẽ chuyển hóa thành acid cyanhydric (HCN), chất cực độc, gây ngộ độc, buồn nôn, nôn ói và ảnh hưởng tới sữa mẹ.
Rau mùi tây: Mẹ sau sinh nên tránh ăn rau mùi tây do loại rau này làm sữa mẹ có mùi lại, làm giảm tiết sữa và mất sữa sau khi sử dụng.
>> Xem thêm: Thời điểm giảm cân sau sinh hiệu quả!
Lá lốt: Nếu chưa rõ sinh mổ không nên ăn rau gì, mẹ hãy tránh ăn lá lốt. Lá lốt có công dụng giảm đau, tán hàn, kích thích tiêu hóa, giảm đau nhức xương khớp nhưng lại khiến sữa có mùi vị khác lạ, khiến trẻ bị bỏ bú.
Bắp cải: Rau bắp cải có tính hàn, ăn rau này khiến me bị lạnh bụng và ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến vú. Mẹ nên tránh ăn loại rau này sau sinh và cho con bú.
Rau muống: Rau muống là loại rau các mẹ sinh mổ nên tránh sử dụng do ăn rau muống sẽ làm chậm quá trình liền sẹo sau mổ, gây ra sẹo lồi. Ngoài ra rau muống cũng có tính hàn và gây lạnh bụng. Khi cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn, mẹ nên tránh ăn rau muống.
Bổ sung dinh dưỡng sau sinh với các loại rau củ là rất cần thiết để tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tuy nhiên mẹ cần lựa chọn dùng đúng loại rau xanh phù hợp, tránh dùng các loại rau ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ hoặc tác động tới vết mổ. Bên cạnh đó, các mẹ hãy chú ý ngủ nghỉ điều độ, sử dụng liệu trình chăm sóc sau sinh tại spa chăm sóc sau sinh uy tín để giúp cơ thể mau hồi phục hiệu quả. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh giúp giảm đau nhức, giảm mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại đây mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh những vấn đề hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả.
0 notes
Text
CÂU CHUYỆN SỐ 36
TUỔI GIÀ CÓ NÊN ĐI BƯỚC NỮA?
Tôi năm nay 65 tuổi. Có 2 con trai và 1 cô con gái đều đã lập gia đình và ở xa. Gần nhất cũng 50 km, vợ tôi bị bệnh hiểm nghèo mất khi tôi 60 tuổi, tôi ở nhà 1 mình. Cũng may có đồng lương mất sức với trồng rau đủ sinh sống chưa phải nhờ tới các con. Lúc khỏe thì không sao, lúc ốm đau một mình rất tủi thân, có lần tôi bị cảm, tự mò dậy đi đun nước để xông mà nước mắt chảy cay xè, họ hàng làng xóm động viên tôi tìm một người cùng hoàn cảnh để nương tựa tôi cũng chỉ biết thế thôi. Sau 4 năm sang cát cho vợ tôi xong, tôi cũng có suy nghĩ đó vì các con ở xa, nghĩ những lúc trái nắng trở trời không biết thế nào cả. Khi tôi điện nói chuyện này với các con thì cả 3 con tôi đều không đồng ý, muốn tôi sống như vậy. Rồi các con không để ý đến tôi luôn, thực sự tôi rất buồn và lo lắng. Không biết phải làm sao đây, sức tôi cũng yếu rồi. Xin quý vị gần xa cùng trung tâm cho tôi lời khuyên.
Trả lời:
Xin chào Bác.
Trước tiên cháu xin chia sẻ những nỗi niềm của bác khi về già đang gặp. “Sinh hữu hạn, tử bất kỳ” nên cuộc sống không nói trước được điều gì. Hiện tại tuổi và sức khỏe bác đáng được con cháu phụng dưỡng chăm sóc nhưng vì cuộc sống các con phải đi làm ăn xa. Bác gái không còn nên một mình lủi thủi cô đơn trong ngôi nhà của mình. Câu chuyện của nhà bác cháu có đôi lời chia sẻ như sau:
+ Về phía các con của bác: Khi tiếp nhận thông tin, anh chị đã phản đối vì xuất phát từ tình yêu thương mẹ đẻ của mình nên không muốn bất cứ người phụ nữ khác thay thế mẹ dù là mẹ không còn. Tuy nhiên bác cần cho anh chị thời gian rồi anh chị sẽ hiểu thôi bác ạ.
+ Về phía bác: Các cụ có nói “Con chăm cha không bằng bà chăm ông”. Đồng thời các con đi làm xa không ở gần phụng dưỡng được bố nên việc bác muốn có một người bầu bạn và dựa vào nhau đoạn cuối đời cũng là điều dễ hiểu. Trước mắt bác nên học cách yêu thương bản thân mình hơn, tham gia vào các hoạt động thể dục của người cao tuổi để có thêm niềm vui. Đồng thời mở lòng tìm hiểu nếu có ai thật sự phù hợp với hoàn cảnh của mình thì đi đến quyết định, cháu tin rằng bác chia sẻ chân thành hoàn cảnh của mình với các con, các con sẽ hiểu và chấp nhận quyết định của bác ạ.
Chúc bác luôn mạnh khỏe, sống vui và bình an.
0 notes
Text
Đẻ mổ nên ăn gì để sức khỏe mau phục hồi?
Đẻ mổ ăn gì là vấn đề cần quan tâm của các bà mẹ sau sinh. Đối với những sản phụ nói chung và sản phụ sinh mổ nói riêng, chế độ dinh dưỡng là đặc biệt quan trọng. Cơ thể của mẹ sau lần vượt cạn thường rất yếu. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm kĩ càng để cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi, tránh những loại thức ăn có khả năng gây hại cho cơ thể mẹ.
Xem thêm: canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh giảm đau nhức tê bì chân tay
Sau sinh mổ nên ăn gì để sức khỏe mau phục hồi?
Phụ nữ sau sinh mổ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng gồm có:
Cá hồi cung cấp lượng axit Omega-3 dồi dào
Một trong những loại cá có lợi cho mẹ sau sinh không thể không nhắc tới cá hồi. Cá hồi là loại cá béo có chứa hàm lượng axit Omega-3 (DHA) dồi dào, mang tới nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. DHA không chỉ giúp mẹ phòng tránh tình trạng trầm cảm sau sinh, mà khi mẹ ăn cá cũng đã sản xuất ra dòng sữa có chứa thêm DHA, giúp não bé phát triển tối ưu, thông minh và nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Mẹ nên bổ sung cá hồi và thực đơn hàng tuần để đa dạng thêm nguồn dinh dưỡng.
Thịt bò nạc là nguồn cung cấp giàu chất sắt
Sau quá trình sinh nở vất vả, cơ thể mẹ đã hao hụt lượng lớn máu và cần được tẩm bổ đầy đủ với những món ăn cung cấp thêm chất sắt. Trong đó, thịt bò nạc là thực phẩm chứa lượng protein và vitamin B12 rất lớn, giàu sắt, giúp rút ngăn thời gian phục hồi sau sinh mổ. Có rất nhiều món ngon được chế biến từ thịt bò như cháo thịt bò, bò hầm rau củ, thịt bò xào súp lơ xanh.. mẹ nên thử.
Xem thêm: viên sắt chela ferr forte ngừa thiếu máu sau sinh
Tăng cường vitamin C nâng cao hệ miễn dịch với trái cam
Tăng cường thêm vitamin và khoáng chất là điều không thể thiếu nếu mẹ muốn phục hồi tốt hơn. Trong những loại hoa quả tuyệt vời dành cho mẹ sinh mổ, trái cam là lựa chọn yêu thích của rất nhiều mẹ sau sinh, bởi lượng vitamin C cùng khoáng chất rất phong phú, đáp ứng được nhu cầu của mẹ và bé. Ăn cam hoặc uống nước cam hàng ngày sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của mẹ tốt hơn, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ viêm nhiễm hiệu quả.
Dùng trứng giúp mẹ tăng cường thêm protein hàng ngày
Trứng là nguồn protein chất lượng, có thể dễ dàng tìm mua tại bất cứ chợ hay siêu thị nào. Thành phần của trứng có chứa hầu hết các loại acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cùng lượng choline dồi dào rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé. Trong khẩu phần ăn của mẹ nên thường xuyên thêm trứng bởi đây là thực phẩm giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ tuyệt vời.
Ăn thêm rau lá xanh để bổ sung canxi và vitamin cho mẹ sinh mổ
Bổ sung chất xơ cùng các loại rau lá xanh không chỉ giúp mẹ phục hồi sau sinh mổ tốt hơn mà còn phòng ngừa các nguy cơ bị táo bón hiệu quả. Những thực phẩm rau xanh như rau bina, bông cải xanh, củ cải Thụy Sĩ.. rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi, chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho hệ tim mạch, lại rất ít calo. Ăn nhiều rau xanh cũng sẽ mang đến làn da mịn màng và vóc dáng thon gọn cho mẹ bỉm sữa.
Xem thêm: viên uống tổng hợp gold vit mama giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Gạo lứt là nguồn tinh bột tốt nên dùng
Làm thế nào để vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể tối ưu? Mẹ có thể cân nhắc sử dụng gạo lứt trong chế độ ăn của mình. Gạo lứt là nguồn tinh bột tốt, cung cấp lượng calo cần thiết cho các hoạt động hàng ngày của mẹ và tạo ra nguồn sữa chất lượng tốt cho bé mà không khiến mẹ bị tăng cân. Cơm gạo lứt hoặc sữa gạo lứt rang còn có tác dụng gọi sữa về nhanh chóng với mẹ sau sinh mổ.
Sản phẩm sữa ít béo cung cấp canxi cho mẹ sau sinh
Những mẹ đang cho con bú nên uống thêm sữa tươi ít béo đề tăng cường lượng canxi cho cơ thể cũng như bổ sung canxi trong sữa mẹ. Ngoài ra, sản phẩm sữa ít béo còn chứa nhiều protein, vitamin B, vitamin D giúp bé phát triển tốt hơn, nâng cao sức khỏe cho mẹ sau sinh.
Ngoài ra mẹ nên tăng cường uống thêm DHA, canxi, sắt cho mẹ sau sinh cùng vitamin, khoáng chất khác để đảm bảo nhu cầu của cơ thể
Qua bài viết này, hy vọng mẹ đã tìm được lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi sau khi sinh mổ nên ăn gì. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để mẹ và bé cùng nhau có những trải nghiệm tuyệt vời và suôn sẻ, mẹ nhé!
0 notes
Text
Mẹ sau sinh ăn gỏi cuốn được không?
Nhiều mẹ sau sinh thường tâm sự rằng thường xuyên có cảm giác thèm ăn gỏi cuốn nhưng lại sợ không dám ăn bởi không biết bà đẻ ăn gỏi cuốn được không?
Như mẹ đã biết, thành phần của gỏi cuốn có thể thay đổi theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Nếu mẹ lựa chọn món gỏi cuốn với các thành phần lành tính như rau xanh, tôm, thịt.. đã được nấu chín và đảm bảo vệ sinh thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và em bé bú mẹ. Gỏi cuốn lúc này sẽ trở thành món điểm tâm hấp dẫn với các mẹ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các chất xơ và vitamin đa dạng trong rau xanh, protein có trong hải sản, thịt..
Tuy nhiên nếu các mẹ ăn gỏi cuốn với thực phẩm tái sống thì không nên bởi rất có thể sẽ làm cho mẹ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy… khi sức khỏe sau sinh còn yếu. Do đó, nếu muốn ăn gỏi cuốn sau sinh, các mẹ nên ăn loại cuốn phù hợp với thực phẩm chín và đảm bảo vệ sinh, tránh ăn các món gỏi cuốn từ thực phẩm tái sống. Các mẹ cũng có thể tìm hiểu sinh mổ ăn được bánh gì nếu sợ thực phẩm ảnh hưởng tới sự hồi phục của vết mổ sau sinh.
>> Xem thêm: Viên sắt tốt sau sinh!
0 notes
Text
Sau sinh mổ bà đẻ nên ăn gì?
Sau sinh mổ, cơ thể mẹ rất yếu nên cần được bồi bổ bằng nhiều loại thực phẩm. Thế nhưng, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho phụ nữ sau sinh. Nếu chưa biết bà đẻ nên ăn gì sau sinh mổ để bồi bổ cơ thể, mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây.
Xem thêm: các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh mổ lợi sữa
Mẹ nên ăn gì sau khi sinh mổ?
Để trả lời cho câu hỏi sau sinh mổ nên ăn gì thì sau đây là một số thực phẩm mà sản phụ cần được bổ sung.
Rau xanh
Rau xanh là nguồn dinh dưỡng lành mạnh và cần thiết cho cơ thể, có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp mẹ hồi phục sau sinh, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.
Lượng lớn chất xơ có trong rau xanh còn giúp phòng tránh tình trạng táo bón hay gặp ở mẹ sau sinh, đặc biệt với các sản phụ sinh mổ khi đường ruột chưa phục hồi, dễ bị kích thích nên ăn nhiều rau xanh cho dễ tiêu hóa. Một số loại rau xanh phù hợp bổ sung cho mẹ sinh mổ gồm có rau ngót, rau đay, cải cúc, cải bó xôi, mồng tơi, mướp, giá đỗ, bông cải xanh..
Xem thêm: cách uống sắt canxi dha cho mẹ sau sinh giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ cho con bú
Thực phẩm giàu protein
Thực đơn dinh dưỡng cho các mẹ sinh mổ không thể bỏ qua những thực phẩm giàu protein. Protein là dưỡng chất cần thiết với phụ nữ sau sinh. Bổ sung thực phẩm giàu protein giúp mẹ làm lành vết thương hiệu quả, nhanh chóng. Các thực phẩm dồi dào protein mẹ nên bổ sung gồm có thịt gà, cá, đậu phụ, các loại hạt, sữa..
Thịt bò cũng là thực phẩm chứa hàm lượng protein lớn nhưng lại có thể kích thích tăng sinh tế bào khiến vết sẹo mổ của mẹ bị lồi, ngứa ngáy, thâm vùng da vết mổ. Do đó, mẹ cần kiêng ăn thịt bò khi vết mổ chưa lành khoảng 1-2 tháng đầu và bổ sung thực phẩm này khi vết mổ đã hồi phục.
Thực phẩm chứa carbohydrate
Bà đẻ nên ăn gì sau sinh mổ để bồi bổ cơ thể? Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ cần nạp thêm nhiều calo từ thực phẩm hàng ngày để đảm bảo năng lượng cho mẹ và tạo ra dòng sữa mẹ chất lượng cho con bú. Các thực phẩm chứa carboydrate như ngũ cốc, bánh mì, bột yến mạch.. nên được bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, những thức uống chứa đường tự nhiên tốt như nước ép rau củ quả mẹ cũng nên dùng nhiều hơn.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Trái cây
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất hỗ trợ tăng sức đề kháng, phòng ngừa táo bón, thúc đẩy tiêu hóa mẹ sau sinh nên tăng cường dùng mỗi ngày. Bên cạnh đó, các loại trái cây còn giúp kích thích vị giác để mẹ ăn ngon miệng hơn, tiết sữa nhiều hơn. Lượng canxi và vitamin trong trái cây giúp hệ xương của mẹ chắc khỏe, giúp trẻ bú mẹ phát triển tốt.
Những loại trái cây mẹ nên bổ sung nhiều như na, chuối, nho, đu đủ, thanh long, bưởi ngọt, lê, táo.. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà mẹ sau sinh cho con bú nên ăn ít nhất khoảng 150gr trái cây mỗi ngày.
Các sản phẩm từ sữa
Mỗi ngày, mẹ nên bổ sung khoảng 500- 700ml sữa ấm để cung cấp nước cho cơ thể, bổ sung canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe, lại kích thích sữa mẹ về nhiều hơn. Mẹ có thể chọn uống sữa tươi, sữa chua hay các loại sữa ít béo để tránh bị tăng cân sau sinh.
Sau sinh, mẹ bỉm vẫn cần duy trì bổ sung các viên uống trong suốt giai đoạn hồi phục và cho con bú, đặc biệt phụ nữ sinh mổ bị mất nhiều máu cần tăng cường dùng viên sắt cho mẹ sau sinh mỗi ngày để tạo ra các tế bào máu mới đi nuôi cơ thể, giảm nguy cơ bị thiếu máu sau sinh và các bệnh lý hậu sản khác.
Xem thêm: mẹ uống sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Nhìn chung, việc tìm hiểu sau sinh mổ nên ăn gì là rất cần thiết để mẹ bỉm xây dựng tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với cơ thể. Bên cạnh đó, đừng quên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan để quá trình nuôi dưỡng bé và phục hồi sức khỏe được tốt hơn nhé!
0 notes
Text
Phụ nữ mang thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Giai đoạn chuyển dạ là việc diễn ra một cách tự nhiên, nhưng trong một số trường hợp gần ngày sinh mẹ muốn bé ra sớm hơn. Vậy bầu 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Mang thai 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ?
Thực tế, chế độ ăn khi mang thai đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho mẹ bầu khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở tự nhiên. Do đó, để trả lời cho câu hỏi như ăn gì để dễ sinh thường, ăn gì cho dễ đẻ, ăn gì để nhanh chuyển dạ, bạn hãy tham khảo các thông tin sau:
Rau khoai lang
Nhắc đến những loại rau xanh hỗ trợ chuyển dạ, ta không thể không kể đến rau khoai lang. Đây là loại rau xanh dễ ăn, rất tốt cho hệ tiêu hóa, vừa giúp thanh nhiệt cơ thể vừa hỗ trợ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Bên cạnh những công dụng trên, rau khoai lang được đánh giá là loại rau giúp kích thích chuyển dạ vô cùng an toàn cho mẹ bầu và bé. Vào tuần thứ 38, mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn món rau khoai lang với nhiều cách chế biến khác nhau để kích thích chuyển dạ sớm.
Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi bị nóng phải làm sao
Đu đủ xanh
Ngoài dứa, đu đủ xanh cũng là một lựa chọn tuyệt vời để kích thích chuyển dạ tự nhiên ở tuần thứ 38 của thai kỳ. Đu đủ xanh chứa enzyme papain, có khả năng kích thích các cơn co thắt tử cung, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn.
Để tránh cảm giác ngán, mẹ bầu có thể chế biến đu đủ xanh thành nhiều món ăn hấp dẫn như nộm đu đủ, canh đu đủ,… vừa ngon miệng lại vừa hỗ trợ “mẹ tròn con vuông”.
Nước tía tô
Theo bài thuốc dân gian, nước tía tô hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ diễn ra thuận tiện, dễ dàng hơn. Nguyên nhân được cho là rau tía tô có khả năng làm mềm tử cung, giúp cổ tử cung co bóp, mở nhanh trong quá trình chuyển dạ sinh con. Việc này giúp cho quá trình chuyển dạ bớt đau hơn. Vì vậy, nhiều mẹ bầu khi thấy có dấu hiệu chuyển dạ liền, nên uống một ly tía tô để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ và sinh thường.
Dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới tuyệt vời giúp giải nhiệt mùa hè mà không gây nóng trong người. Đặc biệt, dứa chứa enzyme bromelain có khả năng làm mềm cổ tử cung, kích thích bôi trơn và co bóp tử cung, từ đó có thể giúp chuyển dạ sớm hơn.
Vì vậy, nếu bạn đang mang thai 38 tuần và muốn tìm cách hỗ trợ chuyển dạ tự nhiên, dứa có thể là một lựa chọn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ăn quá nhiều dứa có thể gây tiêu chảy, vì vậy hãy ăn một lượng vừa phải và lắng nghe cơ thể mình.
Vừng đen
Cuối cùng là vừng đen, một loại hạt giúp mẹ đẩy nhanh quá trình sinh nở tự nhiên và sớm chuyển dạ từ tuần 38. Không chỉ hỗ trợ kích thích chuyển dạ nhanh, vừng đen còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé như: vitamin E, axit folic,…
Xem thêm: thực đơn cơm cữ healthy cho mẹ sau sinh nhanh phục hồi sức khỏe
Bà bầu cần làm gì để dễ sinh?
Nên làm gì để dễ sinh thường là câu hỏi của không ít thai phụ và gia đình. Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu dễ sinh thường mà các thai phụ nên tham khảo:
Kiểm soát tốt cân nặng của mẹ khi mang thai: Dinh dưỡng thai kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nếu người mẹ cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi thai, kiểm soát cân nặng, giúp cho việc sinh thường dễ dàng hơn. Cân nặng thai nhi đạt chuẩn: Nếu thai nhi có mức cân nặng đạt chuẩn so với cơ thể mẹ thì sẽ thuận lợi cho việc sinh thường. Trường hợp trẻ có cân nặng quá lớn thì sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh thường, có thể cân nhắc sinh mổ. Bài tập cho bà bầu dễ sinh: Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị sinh con, việc tập luyện bài tập Kegel cho bà bầu sắp sinh sẽ giúp cơ xương chậu khỏe hơn, giúp cuộc “vượt cạn” diễn ra nhẹ nhàng và an toàn hơn. Tập hít thở đúng cách: Hít thở rất quan trọng trong quá trình vượt cạn. Biết cách hít thở đúng như hít sâu, thở ra, mẹ sẽ cung cấp đủ oxy cho con trong khi chuyển dạ và giúp sinh thường thuận lợi hơn.
Bên cạnh các loại thực phẩm hỗ trợ kích thích chuyển dạ sớm từ tuần 38, mẹ bầu c��ng không nên quên bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Để cơ thể có đủ sức khỏe chuyển dạ thành công, đón bé chào đời, mẹ cần chú ý thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu thường xuyên, đủ liều đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ. Việc bổ sung sắt đầy đủ sắt giúp bù đắp lượng máu cần thiết trong quá trình chuyển dạ của mẹ.
Hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu nhiều thông tin về những thực phẩm nên ăn để chuyển dạ nhanh và quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.
0 notes
Text
Tìm hiểu những thực phẩm giàu magie cho bà bầu
Magie cho bà bầu có vai trò rất đặc biệt là ngăn ngừa bệnh sản giật, ngừa đẻ non. Những thực phẩm giàu magie cho bà bầu được mẹ bầu sử dụng nhiều trong thời gian mang thai. Cá hồi – Giúp bổ sung DHA và magie
Cá hồi là một trong những loại cá béo có hàm lượng magie vô cùng tuyệt vời. Trong 100g cá hồi phi lê có chứa đến 70 mg magie, cùng nhiều dưỡng chất khác. Ngoài magie, cá hồi còn cung cấp axit béo omega 3, vitamin A,D,B…, sắt, canxi, selen, phốt pho…, giúp cơ thể dễ hấp thụ, cải thiện hệ tiêu hoá dễ dàng hơn. Đậu phụ – nguồn magie dồi dào Đậu phụ là thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong nhiều chế độ ăn do hàm lượng protein cao. Đậu phụ được làm từ hạt đậu tương hay còn gọi là hạt đậu nành. Một khẩu phần 100 gram đậu phụ cung cấp 53 mg magie, chiếm 13% lượng magie được khuyến cáo trong ngày. Ngoài ra chúng còn cung cấp 10 gram protein và 10% lượng khuyến nghị hàng ngày đối với canxi, sắt, mangan và selen. Chuối chín – Trái cây giàu magie cho bà bầu Chuối chín là loại hoa quả vô cùng phổ biến, dễ tìm mua, giá rẻ đặc biệt đây là loại quả chứa lượng magie vô cùng phong phú. Một quả chuối lớn cung cấp 37 mg magie, chiếm 9% lượng khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra, chuối còn cung cấp vitamin C, vitamin B6, mangan và chất xơ. Đây là nguồn magie B6 cho bà bầu rất tốt. Kiều mạch – thực phẩm bổ sung magie Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ thiên nhiên và cung cấp rất nhiều magie. Một khẩu phần 28 gram kiều mạch khô cung cấp 65 mg magie, chiếm 16% lượng khuyến nghị hàng ngày. Ngoài ra kiều mạch còn chứa nhiều vitamin B, selen, mangan và chất xơ. Đây đều là những dưỡng chất mẹ bầu cần trong thời gian mang thai. Ăn gì để bổ sung magie cho bà bầu: Hạnh nhân Hạnh nhân là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, bổ sung đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể như magie, chất xơ, vitamin E, chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời. Mẹ bầu đang cần bổ sung magie cho cơ thể thì nên thêm hạnh nhân vào thực đơn ăn vặt hằng ngày nhé. Hạnh nhân có thể ăn trực tiếp hoặc làm sữa hạnh nhân cũng rất thơm ngon bổ dưỡng. Quả bơ – Thực phẩm giàu magie cho bà bầu Bơ là loại trái cây bổ dưỡng, giàu vitamin B, K, chất xơ và magie. 1 quả bơ có thể cung cấp 58 mg magie, chiếm 15% lượng khuyến cáo hàng ngày. Bên cạnh đó, bơ còn cung cấp chất béo không bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên ăn bơ có thể giúp giảm viêm và cải thiện mức cholesterol hiệu quả. Socola đen – Thực phẩm giàu magie cho bà bầu hàng đầu Trong 100g socola đen thì có chứa khoảng 327mg magie. Đây là thực phẩm rất giàu magie cho bà bầu đồng thời socola đen cũng là món ăn vặt được nhiều mẹ bầu yêu thích. Bà bầu ăn socola đen còn giúp giảm căng thẳng lo âu giai đoạn thai kỳ. Hương thơm dịu và vị ngọt đắng của socola đen giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng hiệu quả khi mang thai. Cải xoăn – Thực phẩm giàu canxi và magie cho bà bầu
Cải xoăn là loại rau lá xanh có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. 1 chén cải xoăn chín có chứa gần 7mg magie cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu ăn cải xoăn có thể giúp ngừa ung thư, cải thiện hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Bên cạnh các loại thực phẩm bổ sung magie, với những người có chế độ ăn kém, thiếu magie cần được bổ sung magie từ viên uống để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu magie cần thiết. Bổ sung magie B6 đầy đủ giúp hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh của mẹ.
Bổ sung Magie và Vitamin B6 hỗ trợ giảm mệt mỏi, hỗ trợ tốt cho hệ thần kinh – Nhập khẩu từ Châu Âu Những thực phẩm giàu magie B6 cho bà bầu đã cho các mẹ có thêm những gọi ý hay về những thực phẩm bổ dưỡng mẹ cần tăng cường ăn thêm trong thai kỳ. Bên cạnh đó kết hợp sử dụng các viên uống thích hợp giúp mẹ bầu bổ sung magie và các dưỡng chất khác cho thai kỳ được toàn vẹn nhất.
1 note
·
View note
Text
Tôi có một em bé, từ khi sinh ra đã bị bố mẹ ghét chỉ vì mang giới tính nữ. Bố em bé thích con trai và mẹ em bé cũng vậy. Với họ sinh con trai đầu sẽ giúp được nhiều việc cho gia đình, còn sinh con gái đầu lại “chả được cái tích sự gì cả”.
Từ lúc em bé biết nhận thức, em bé đã nhạy cảm nhận ra rằng bố mẹ không thích mình. Em bé cố gắng trở nên ngoan ngoãn, biết nghe lời, cũng không hay khóc. Đi đường bị ngã, đứng dậy phủi bụi trên quần áo, tay xước một chút nhìn nó mà chép miệng. Không dám khóc. Vì sợ khóc sẽ không ai thương mình nữa.
Em bé hiểu chuyện ngày từ khi còn bé, biết giúp bố mẹ việc nh��, làm đủ mọi việc. Bố mẹ bảo gì em cũng làm, dù em không thích. Nhưng để được bố mẹ yêu thương, em vẫn làm.
Nhà em ở một vùng quê, làm ruộng, trồng hoa màu, có nuôi vài con lợn cùng một đàn gà. Công việc mỗi ngày của em là nấu cơm, đi lấy rau về thái nấu cám cho lợn. Cho lợn ăn, cho gà ăn, quét sân, quét nhà. Một mình em làm hết, lúc đó em mới chỉ có 5 tuổi.
Có hôm mẹ đi làm đồng về sớm, em bận chưa kịp quét sân, quét ngõ. Em đứng đấy và hứng chịu từng lời l.a m.ắ.n.g cay nghiệt của mẹ, chịu từng t.r.ậ.n đ.ò.n mẹ đ.á.n.h vào chân, đau đấy. Nhưng em không khóc, mặt em vẫn nhìn tay mẹ v.u.n.g r.o.i v.ụ.t em. Nhưng lạ là, mẹ thấy em không khóc, không xin tha, mẹ càng đánh.
Mẹ bảo em
“Sao tao lại sinh ra đứa con gái đầu ngu dốt như mày. Sao hồi đấy tao không b.ó.p c.h.ế.t mày đi. Đẻ mày ra làm gì để bây giờ ăn hại.“
Lần đầu em nghe câu nói đấy từ miệng bố mẹ thốt ra, em sững người. Em nhận ra ngay từ lúc em cất tiếng khóc chào đời, không một ai chào đón em đến với thế giới này cả.
Từ lúc sinh ra cho đến khi em lớn, bố chưa từng ôm em một cái. Em nhớ lần đầu tiên bố cõng em qua chỗ lội, em còn bé không thể bước qua được. Đó là lần đầu em được ngồi lên lưng bố, dù chỉ vài giây ngắn ngủi nhưng em đã vô cùng hạnh phúc. Đoạn đường đi đến nhà bà ngoại, em mỉm cười suốt. Đó là lần đầu cũng là lần cuối bố cõng em từ khi sinh ra.
Có thể, đối với mọi người, được bố cõng hay bế có gì mà vui đến thế. Nhưng với em, đó lại là kỷ niệm đẹp nhất, cho đến bây giờ khi em đã lớn, em vẫn nhớ như in lần đó. Lúc đó em thoáng qua một suy nghĩ, bố cũng không ghét mình, chỉ là bố không biết thể hiện tình cảm thôi.
Em lớn lên trong tình yêu thương của bà nội, chứ không phải của bố mẹ. Em hiểu chuyện đến kinh ngạc. Em đã từng ghen tị với các bạn khi được bố hay mẹ đón về mỗi khi tan học, còn em thì không được ai đón cả.
Ngày học lớp mầm, nhà em cách trường có vài bước chân nên không ai đến đón em tan học. Khi em lên cấp 1, nhà em cách trường 1km, em cũng đi bộ đi học. Trời mưa, trong cặp em có sẵn áo mưa, cũng không cần ai đến đón. Có hôm trời mưa bão cực to, các bạn được bố mẹ đến đón về hết, em vẫn lặng lẽ rút chiếc áo mưa nhỏ trong cặp mình ra khoác lên và đi về nhà.
Về nhà mẹ trách em
“Sao không ở trường đến khi ngớt mưa thì về. Mày về giờ ướt hết ai giặt quần áo cho mày được.“
Em im lặng, không nói gì cả, cũng không hỏi mẹ sao mưa bão to thế mẹ không đi đón con. Em chỉ lặng lẽ đặt cặp sách nhỏ trên bàn, đi thay quần áo và dọn cơm ra ăn.
Trên đường đi học về, em bị bạn bè bắt n.ạ.t, vì chúng thấy em quá nhu nhược, không biết cãi lại mẹ. Em không phản kháng gì cả, em để cho chúng bắt n.ạ.t. Về đến nhà quần áo em đầy đất, mặt lấm lem.
Bà nội đi chơi về nhìn thấy em hỏi
“Đứa nào b.ắ.t n.ạ.t cháu bà, con nói đi để bà sang tận nhà bà m.ắ.n.g nó.“
Nghe câu hỏi của bà em ôm lấy bà òa khóc và kể lể. Người duy nhất để em có thể đi “mách”, có thể thoải mái khóc mà không phải gồng đó chính là bà nội. Với nội, em giống như bảo bối vậy.
Mẹ về thấy quần áo em bẩn, mẹ la em mẹ bảo
“Suốt ngày chỉ thấy đi lêu lổng với mấy đứa con trai, con gái mà chả ra dáng con gái gì cả. Mày đi cùng mấy đứa đấy phá làng phá xóm sau lớn lên thành trộm cướp đây.“
“Mày lại đi đánh nhau đúng không, lại đi trượt mương đúng không. Quần áo thì bẩn, đầu với tóc như con điên thế kia. Biết mày ăn hại thế này, hồi đấy sao tao còn sinh ra mày chứ.“
Em đứng đấy im lặng nghe mẹ c.h.ử.i, em không nói gì cả, vì em nghe cũng quen rồi, em coi đó là một chuyện hiển nhiên. Mẹ c.h.ử.i xong cũng thôi, nhưng tối hôm đó em không được ăn cơm. Bố ngồi cạnh mẹ cũng không nói gì vì hiển nhiên trong mắt bố em cũng là đứa con “có cũng được, không có cũng chẳng sao”.
Tối em xuống ngủ với bà, bà thủ thỉ
“Bà để phần bát cơm với ít thịt ở bàn đấy, ra ăn hết đi rồi đi ngủ”.
Mắt em tròn xoe, hơi rơm rớm, em ôm bà thật lâu rồi ngồi xuống ăn cơm. Em thật sự đang rất đói. Đi học về chưa ăn gì cả, bị bạn bè bắt nạt, bị bố mẹ hắt hủi. Nhưng em không cô đơn, vẫn còn bà nội yêu thương em. Em thấy vui vì điều đó.
Em nghĩ, chỉ cần có bà nội bên cạnh, em sẽ chịu đựng, em sẽ vượt qua hết mọi chuyện. Em sẽ thật mạnh mẽ. Em nghĩ thế và chui vào lòng bà ngủ thật ngon.
Thật ra, ngày đấy em bé biết vẫn có bà nội và bác là thương em bé nhất. Khi em bé sinh ra, bác đã rất vui, còn tặng em bé con búp bê nhỏ. Bà nội ôm em bé thủ thỉ. Dù thế nào thì trong cuộc sống của em bé vẫn có rất nhiều người yêu thương nhỉ?
Em bé ấy giờ đã lớn, cuộc sống cũng ổn hơn rất nhiều. Em bé không còn suy nghĩ tiêu cực nữa, không còn ý định muốn t.ự t.ử nữa. Dù bà nội và bác không còn bên cạnh nữa, nhưng đổi lại bên cạnh em bé đã có rất nhiều người yêu quý. Em bé ấy sẽ sống thật tốt mà đúng không? ---------- Bài này viết khi tâm trạng không được ổn lắm. Không muốn đăng lên đâu vì nó khá là tiêu cực, nhưng dạo này bận không viết được gì cả. Nên đăng tạm, mốt có bài mới lại xóa bài này í mà.
0 notes
Text
Những lưu ý trước khi sinh mổ
Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, các mẹ bắt đầu băn khoăn không biết cần chuẩn bị những gì để đi sinh, nhất là đối với các mẹ sắp sinh mổ. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị gì trước khi sinh mổ?
Xem thêm: thuốc sắt và canxi loại nào tốt cho bà bầu
Những lưu ý trước khi sinh mổ
Trước khi sinh mổ, hầu hết tâm lý của mẹ bầu là lo lắng và sợ hãi. Băn khoăn giữa những cái nên và không nên khiến mẹ vô cùng lúng túng. Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý trước khi sinh.
Chuẩn bị đồ dùng cho mẹ và con
Thời gian lưu lại bệnh viện của mẹ sinh mổ thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày nếu không có sự kiện bất thường nào xảy ra.
Đầu tiên gia đình cẩn chuẩn bị cho em bé một số loại đồ dùng cơ bản như:
Quần áo, tã lót, bỉm, gối cho trẻ sơ sinh… Quần áo, tã lót cho bé chỉ cần mang theo vài bộ cho bé mặc lúc từ viện về nhà, ở bệnh viện bé sẽ được mặc quần áo của bệnh viện giống mẹ Khăn và chậu rửa mặt Sữa bột và bình pha sữa dùng trong trường hợp mẹ chưa về sữa ngay Máy hút sữa
Trước khi sinh mổ bà mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn một số loại đồ dùng cần thiết ở bệnh viện như:
Túi đựng hồ sơ cá nhân, thẻ bảo hiểm y tế, căn cước công dân, các loại thuốc đang sử dụng như thuốc theo đơn của bác sĩ, thuốc không kê đơn, viên sắt cho mẹ sau sinh,… Tiền mặt và thẻ ngân hàng Điện thoại di động, sạc điện thoại và cục sạc dự phòng 2 – 3 bộ đồ ngủ và áo khoác ngoài, nội y Dép chống trơn đế bệt Vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội đầu khô, kem dưỡng ẩm, băng vệ sinh, bỉm dành cho người lớn (dùng trong 2 – 3 ngày đầu có nhiều sản dịch) Gối đầu loại thoải mái để có giấc ngủ ngon, gối cho con bú để có thể cho bé bú ở tư thế thoải mái, hạn chế cơn đau vết mổ khi ngồi cho con bú Một số loại đồ ăn nhẹ dùng trong các bữa phụ dạng mềm, dễ ăn như sữa, bánh mì nguyên cám, các loại hạt mềm,…
Xem thêm: bầu uống sắt và canxi đến khi nào
Làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trước khi đi sinh mổ bà bầu nên tắm, gội đầu, làm gọn gàng lông vùng kín để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của sản phụ, góp phần làm giảm nguy cơ tai biến hậu sản.
Ăn trước khi mổ đẻ ít nhất 6 – 8 giờ
Trong vòng 6 – 8h trước khi mổ đẻ bà bầu sẽ phải kiêng, không được ăn uống bất kỳ một thứ gì để hạn chế nguy cơ bà bầu bị trào ngược dạ dày tràn vào phổi sau khi gây tê. Trước đó mẹ bầu nên ăn một bữa ngon miệng để nạp thêm năng lượng, đủ sức an toàn vượt qua cuộc phẫu thuật lấy thai. Bữa ăn trước khi mổ bà bầu nên ăn các món ăn nhẹ, mềm, dễ nuốt như cháo, súp, phở,… Tuyệt đối tránh các món chiên, xào, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, sữa nước ngọt, kem, rau cải, cam, táo, lê,…
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng
Sinh mổ là hành trình vượt cạn nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe, tính mạng bà mẹ và em bé. Tâm lý lo lắng trước khi sinh mổ là điều dễ hiểu, nhưng các bà mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi lên bàn sinh để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất cho quá trình phục hồi cơ thể sau sinh.
Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, thuốc men, trang thiết bị y tế đều rất đầy đủ để phục vụ quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi. Các bác sĩ cũng được đào tạo ở trình độ cao hơn, có tay nghề tốt hơn rất nhiều so với những thời gian trước. Thuốc giảm đau, thuốc hỗ trợ co hồi tử cung, thuốc kháng sinh sẽ giúp quá trình mổ và hồi phục hậu phẫu của sản phụ không có đau đớn và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, chỉ khâu phẫu thuật hiện nay là chỉ tự tiêu, kỹ thuật sinh mổ thẩm mỹ cũng giúp vết sẹo mổ có hình thức đẹp hơn rất nhiều, không làm ảnh hưởng nhiều đến hình thức bên ngoài của sản phụ cả khi nhìn thấy vết mổ. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng trước khi bước vào cuộc phẫu thuật mổ lấy thai khiến tinh thần trở nên căng thẳng, sức khỏe giảm sút trước sinh.
Xem thêm: cách uống sắt canxi và dha cho bà bầu
Ngoài những điều trên, các mẹ bầu có thể có nhiều những sự chuẩn bị trước khi sinh mổ khác nhau cho bản thân như sắp xếp lại không gian sống. Đọc sách hay nghe nhạc, chuẩn bị kiến thức cho việc chăm sóc vết mổ sau sinh… những sự chuản bị đó đều là cần thiết để mẹ bầu có thể tự tin khi đi vào viện.
0 notes
Text
Luật nhân quả: Nếu bạn đánh đổi sức khỏe của người khác lấy tiền, thì nhất địпh bạn sẽ nhận quả báo ngược lại
Một sinh viên đaпg tɾong kỳ nghỉ hè và anh ta đến phụ giúp tại cửa hàng bán bánh bao do cha mẹ anh ta mở.
Nhìn thấу пhững chiếc bánh bao hấp nóng hổi, thơm và tɾắng aпh ta thèm quá liền lấу một chiếc để ăn. Mẹ anh ta nhìn thấу và ngaу lập tức bà lấу chiếc bánh khỏi taу aпh ta và nói: “Bánh của chúng ta có màu tɾắng vì nó có thêm chất làm trắng, còn bánh bao hấp của chúпg ta có mùi thơm là vì có hương liệu, chúng không tốt cho sức khỏe của con, đừng ăn."
Nếu con đói, hãу chạу sang cửa hàng bên cạnh để mua một chiếc bánh chiên hạt vừng.
Chủ cửa tiệm bánh hạt vừng tɾông ɾất tử tế, anh ta ɾất phấn khởi khi thấу hàng dài khách hàng đang đứng xếp hàng chờ mua bánh của anh ta.
Khi anh ta quaу lại thì bất ngờ nhìn thấу con tɾai 10 tuổi của mìпh đang ăn bánh chiên hạt vừng một cách vui vẻ, anh ta lo lắпg và lao tới giật bánh hạt vừng của cậu bé. Rồi anh ta kéo đứa tɾẻ sang một bên và nói: “Đã bao lần ɾồi cha đã nói với con nhân thịt tɾong bánh пàу là thịt lợn ôi, còn dầu là dầu thải. Nếu con ăn sẽ ảnh hưởng nghiêm tɾọng đến sức khỏe. Nếu con đói, con hãу tới tiệm đối diện ăn một bát mì.”
Bà chủ tiệm mì lúc nào cũng vui vẻ phơi phới như gió mùa xuân vì qᴜán ngàу nào cũng đông khách.
Cô con dâu của bà đang mang bầu ra phụ giúp quán, cô thấу thực khách ăn uống vui vẻ lại ngon miệпg lên không cưỡng lại được mà пói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn ăn một tô mì ạ!”
Bà chủ quán, liền bức xúc. Chỉ vào bụng con dâu và nói: “Mì nàу ngon vì được làm từ đồ nhân tạo, nếu con ăn sẽ không tốt cho cháu tɾai của mẹ, con có thể sang bên kia mua bánh bao hấp, bánh chiên hạt vừng về ăn là được.”
Xã hội пàу không biết từ bao giờ lại tɾở thành пhư vậy?
Một nơi mà tính mạng và sức khỏe của con người được đổi thàпh tiền.
Một số người tɾồng rau thì chỉ muốn bán được giá cao mà phun thuốc tɾừ sâu đến nỗi chíпh họ cũng không dám ăn.
Một số người nuôi gà vì muốn chúпg mau lớn đẻ tɾứпg nhiều mà tiêm kháng sinh hooc môn tăng tɾưởпg cho chúng nên họ cũng không dám ăn.
Có người nuôi heo mà heo chết vì bệnh vẫn sẽ khôпg chút bận tâm пào mà đem heo chết vì bệnh vào chợ bán.
Nhiều người sản xuất nước giải khát sử dụng chất hóa học pha chế đồ uống chỉ vì mᴜốn tiện lợi và kiếm lời mà khôпg quan tâm an toàn sức khỏe của người dùng nên chính họ cũng không dám uống.
Nhiều ᴄông tɾìпh thi ᴄông cầu bị cắt xén пguyên vật liệu xâу dựпg họ cũng không quan tâm, họ cho ɾằпg dù sao xâу xong mình cũng khôпg đi qua nên có sập cũng không làm gì được mình.
Nhưng điều đau lòng là пgười tɾồпg rau không dám ăn rau пhưng lại ăn thịt lợn, tɾứng gà, uống đồ uống.
Người nuôi gà không ăn tɾứng nhưпg ăn rau, ăn thịt lợn, ᴜốпg đồ ᴜống.
Người xâу cầu không đi cầu nhưng nhà họ do người thi ᴄôпg khác xâу dựng.
Những пgười làm ăn có tâm ơi, xin hãу nhìn xem dùпg chất độc hại, thực phẩm bẩn để kiếm lợi, tɾục lợi, coi tíпh mạпg sức khỏe của người khác пhư cỏ, bất chấp mọi thứ để kiếm được tiền пhưng ɾồi điều đáng cười là sức khỏe của chính bạn cũпg bị người khác đem đi đánh đổi bằпg tiền.
Lòng tốt, sự tử tế giống пhư một chiếc boomeɾaпg (vũ khí của thổ dân Úc ném ra bay tới đích rồi quay về chỗ người ném) và sự độc ác cũпg như vậy. Ta đối xử với người khác như thế nào пgười khác cũng đối xử với ta như vậу, vì lợi ích mà bỏ qᴜa sức khỏe và sự an toàn của người khác thì пgười khác cũпg sẽ đối xử với bạn пhư vậy.
Hôm naу bạn đánh đổi sức khỏe của người khác lấу tiền thì một ngàу sức khỏe của bạn cũng sẽ bị người khác đổi lấу tiềп.
Xét cho cùng, xã hội là nơi ai cũпg có góp phần tɾoпg đó, nếu ai cũng hành độпg vì lợi ích của mìпh thì một ngàу пào đó chính bản thân người đó cũпg phải пhận tɾái đắng.
Đừпg để lòng tham nhỏ nhoi ích kỷ làm hại người khác và hại chíпh bạn, hãу để người khác được lớn lên tɾong một môi tɾường làпh mạпh và an toàn thì khi đó chính bạn cũпg được lớn lên tɾoпg một môi tɾườпg lành mạnh và an toàn.
Bạn пói ɾằпg xã hội đã là пhư vậу, tôi không làm vậу thì tôi lấу gì mà ăn nhưng nếu mỗi người đều пghĩ như bạn và không ai ngᴜyện ý thaу đổi tɾước, khôпg ai muốn vì người khác vậу thì xã hội nàу, đất nước nàу mãi mãi sẽ khôпg thể tốt đẹp lên, người xưa có nói ɾằng khôпg tiến lên được thì chính là thụt lùi khôпg có chuyện đứпg yên.
Chúng ta đi ɾa nước ngoài và пgưỡng mộ sự văn minh, tiến bộ của đất nước khác nhưпg bạn khôпg nghĩ mà xem sự văn minh lịch sự tiến bộ ấу cũпg chính từ nhữпg người dân nước họ gâу dựng nên. Vậу thì tại sao chúпg ta không thể, chúng ta có thể học và rèn luyện để tɾở nên tử tế và tốt bụng hơn.
Vậу mới nói khôпg làm hại người khác đã là một điều đại thiện!
Bùi Văn Phùng
9 notes
·
View notes