Tumgik
#Thơ thiền - Mãn Giác Thiền sư
banmaihong · 7 months
Text
Về Một Bài Thơ Thiền Mùa Xuân - Vĩnh Hảo
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lý, cách đây gần một ngàn năm. Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ vì thiền sư, thực ra, đã không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 13 days
Text
Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Thiền Sư Mãn Giác, tham khảo những bài văn mẫu hay nhất cảm nhận về nội dung bài Cáo tật thị chúng.      Cảm nhận bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Thiền Sư Mãn Giác - Tham khảo dàn bài chi tiết và những bài văn mẫu chọn lọc trình bày cảm nhận về bài Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng). Cùng tham khảo nhé! Đề bài: Cảm nhận bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) của Mãn Giác Thiền Sư. ------------ Dàn bài cảm nhận bài Cáo bệnh bảo mọi người I. Mở bài - Cáo tật thị chúng (Cáo bệnh bảo mọi người) là bài kệ duy nhất còn lại của thiền sư Mãn Giác. Theo Thiền uyển tập anh, ngày 30 tháng 11 âm lịch năm 1096, thiền sư Mãn Giác cáo bệnh và làm bài kệ này. II. Thân bài 1. Quy luật biến đổi của thiên nhiên - Xuân qua trăm hoa rụng - Xuân đến trăm hoa nở diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên: cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân đến thì hoa nở, mùa xuân đí thì hoa rụng. Nhưng bài thơ nói hoa rụng trước rồi hoa nở sau, hàm ý nói về sự tuần hoàn của tự nhiên trong cái nhìn lạc quan của tác giả. - Hình ảnh xuân và hoa tượng trưng cho thời tiết và cây cối, là cái phần đẹp đẽ, ấm áp, tràn đầy sức sống nhất của thời tiết và cây cối. Trăm hoa rụng, trăm hoa tươi: chữ trăm nói tới quy luật tuần hoàn của tự nhiên, không có ngoại lệ. 2. Quy luật biến đổi của đời người - Việc đuổi theo nhau qua trước mắt - Cái già hiện tới trên mái đầu diễn tả quy luật biến đổi của đời người. Thời gian trôi qua, con người phải già đi. Mái đầu bạc tượng trưng cho tuổi già là biểu hiện rõ nhất sự biến đổi của con người trước thời gian. - Tuy nhiên, con người không luân hồi như cây cối. Tuy không nói ra nhưng bài thơ ngầm nêu ra một vấn đề lớn của con người: cái già, cái chết sẽ đến. 3. Hình ảnh "một cành mai" - Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết - Đêm qua sân trước một cành mai cho thấy điều khác thường ở đây là sự xuất hiện bất ngờ của một cành hoa mai giữa cảnh muôn loài hoa lạc tận khi mùa xuân sắp qua. Hoa mai thường nở vào cuối đông và đầu xuân. Đến cuối xuân là không còn hoa mai nữa, thế mà nhà sư lại thấy hoa mai. - Cành mai trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người, vượt lên trên sự sống chết, bất chấp mọi biến đổi của thời gian và thời tiết. Ở đây là một cành mai khác, nằm ngoài quy luật của nở, tàn, sống chết. Cành mai tượng trưng cho quy luật tất yếu khác của sự sống, đó là quy luật về sự bất biến. Cành hoa mai (Ở đây là biểu hiện của tính bất biến trong tinh thần nhà thơ. III. Kết bài - Tác giả là bậc tu hành giác ngộ lẽ đạo, có thể vượt khỏi vòng luân hồi của pháp tướng, của thế giới hữu tình, khác nào như nhành mai kì diệu kia vẫn cứ nở trong khi muôn hoa rụng hết vào buổi xuân tàn. - Có thể lời thơ như là một "biểu hiện của sự nhạy cảm đối với sức sống dồi dào luôn luôn khắc phục hoàn cảnh để mà vươn lên..." (Đinh Gia Khánh) >>> Tham khảo lại nội dung soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người để hoàn thiện thêm dàn ý Bài văn mẫu cảm nhận về bài Cáo bệnh bảo mọi người Bài văn mẫu 1 Thời gian với lộ trình vô tận mà sự đổi thay là một thuộc tính bất di bất dịch, sự triển chuyển là cơ sở để có sự phát sinh và cả hoại diệt, sự tăng trưởng sinh sôi cũng đồng thời tàn tạ mỏi mòn. Quy luật là như thế và nền tảng của sự sống cũng như vậy. Bài thơ không còn dừng lại ở dấu ấn xưa nay của thi ca là ca ngợi miêu tả thuần túy một vẻ đẹp hay một cảm xúc bay bổng, đôi cánh cảm nhận mang màu sắc trí tuệ đã nâng lên những giá trị mang tính muôn thuở, một thế giới quan và hơn thế nữa nhân sinh quan sống động. Xuân đi trăm hoa rụng. Một mệnh đề tưởng bình thường, chẳng có gì cao sâu, nhưng mấy ai cảm nhận và chấp nhận được.Ta vẫn đau lòng khi ai đó mất đi, vẫn hụt hẫng vì một sớm chia lìa hay một chiều tang tóc, ta biết sự đến đi là tất nhiên nhưng vẫn mong cho"thời gian dừng lại" hay "tuổi thơ quay về. Ta vô tình tự mâu thuẫn chí ít là với những hiểu biết cơ bản nhất của chính mình. Ở điểm này, câu thơ đã có giá trị cảnh tỉnh sâu sắc. Xuân đến trăm hoa nở.
Đây chính là sự tất nhiên mang tính vĩnh hằng. Vốn dĩ xưa nay con người chỉ muốn và mãi muốn thụ hưởng và chấp nhận những gì quy luật mang lại, hợp với chí hướng của mình, do đó mà có tâm lý vui khi xuân về hoa nở, buồn khi đông đến hoang liêu. Đâu biết rằng đông chính là nền tảng để một ngày xuân bừng dậy tinh khôi hào nhoáng. Không có đêm, làm gì có ngày, không có đông làm gì có mùa xuân, hiểu cả về mặt sự đối chiếu làm nổi bật và tính triết lý nền tảng. Những nỗi đau càng chồng chất nỗi đau khi bên cạnh sự khắc khoải của thịt da, ta lại bồi đắp thêm sự xót xa tiếc nuối hay sợ hãi triền miên, thì tất yếu sự khổ đau càng gấp bội và đáng thương cho ai vẫn mong mỏi một điều không thật đó là trẻ mãi không già, sống hoài không chết,... Vậy nên hoa nở và hoa rụng chẳng qua là một vòng quay, sự tuần hoàn tất yếu mà với cái nhìn biện chứng, tự nó không mâu thuẫn mà là hai mặt hữu cơ và bổ sung nhau. Và từ sự tổng quan rộng lớn, Thiền sư đã đưa về mảng thời sự tính, đó là thân phận con người, điều mà bất cứ ai cũng phải đối mặt: Trước mắt sự qua mãi  Trên đầu già đến rồi. Quy luật của trời đất vốn mang tính lạnh lùng và công bằng đến tuyệt đối. Khổng Lão Trang có quan điểm: Thiên trường địa cửu hữu thời tận .... Thiên địa bất nhân... Bất nhân ở đây chính là không thiên vị, nhân nhượng bất cứ ai, bất cứ điều gì. Đó là quy luật tự nhiên. Rồi một ngày có kẻ sĩ kiêm nhà hiền triết đất Trung Nguyên tiễn đưa bạn đời quá cố về miền vĩnh hằng với khúc Cổ bồn phiêu nhiên vô tư lự! Bóng câu qua cửa sổ, giấc mộng kê vàng, đời người giấc mộng,... là những ý tứ người ta vẫn thường chỉ về sự đổi thay. Nhưng chẳng có gì nhanh, chẳng có gì chậm, mức độ vẫn bấy nhiêu, chẳng qua do con người áp đặt lên chúng bằng một thứ người ta quen gọi là thời gian tâm lý, do tiếc nuối sự đã qua, do mong mỏi kéo dài những gì tâm đắc: Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết Một ván cờ thua ngả bóng chiều (Vũ Hoàng Chương) Việc vẫn trôi qua đều đều, người cũng tuần tự già đi. Già bởi đã trải qua thời trai trẻ, và trẻ rồi cũng sẽ già, vết thời gian in đậm trên thân xác mỗi sinh linh, ta không thể chuyển dời, duy tâm ta thì có thể. Ta hiểu được cuộc đời, sống chung với sanh, già, bệnh, chết vô tư như một dòng triển chuyển tất nhiên, ta cứ lạc quan khi tuổi già gõ cửa, có thể làm được quá đi chứ! Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết  Đêm qua sân trước một nhành mai. Con người chỉ nắm bắt hiện tượng đang diễn ra, và rồi cố chấp vào những ảnh hóa đó bằng tâm cứng đọng phi biện chứng. Sự cố chấp này chi phối cả thế giới tư duy và màu sắc cảm nhận của chủ thể. Khi Thiền sư nói "đừng bảo..." cũng có nghĩa, Ngài chỉ ra sự phiến diện của tư duy què quặt cố hữu của con người. Đó là những rối rắm nội tại phát sinh từ sự thiếu chân xác trong kiến quan hạn hẹp để rồi bao hệ lụy cũng từ đó phát sinh theo mô thức phản ứng dây chuyền trong thế giới hạt nhân phóng xạ. Có thể nói câu thơ như một hình thức KHAI (mở), mang lại cái nhìn mới chân xác và thiết thực hơn cho các đối tượng. Đêm qua sân trước một nhành mai. Hãy thoát ly sự cố chấp đi, anh sẽ nhìn rõ hơn sự màu nhiệm của cuộc sống. Cành mai hôm nào, nay đã không còn và anh sẽ bảo chẳng có mai. Thiền sư không nói về cành mai cụ thể trong một thời điểm cụ thể đó, Ngài đang nói về cành mai "bất diệt", cành mai bản thể (bản chất, nền tảng). Đây có thể gọi là phần "thị" (chỉ rõ) so với phần "khai" ở trên. Về phương diện biện chứng học, chẳng có gì biến mất, chẳng có gì tự nhiên xuất hiện, chỉ có sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Tôi tuy không phải là cha tôi nhưng cha tôi vẫn hiện hữu trong tôi mặc dầu ông ấy đã mất từ lâu, dị mà đồng, đồng mà dị. Biết rõ sự đổi thay là hiện tượng, sự miên viễn là vĩnh hằng, quy luật là việc của trời đất, tâm lý và thế giới tâm lý là của riêng ta. Sống chung với quy luật của trời đất là biết chấp nhận nó, hòa mình cùng nó trên lộ trình biến diệt vô thường mà ta không thể nào cưỡng lại được . Một Thiền sư nhận định "Đối trước cái chết, điều khôn ngoan duy nhất mà con người có thể làm được là vui lòng chấp nhận nó".
Nhưng để đạt đến cấp độ tâm lý ấy thì thật sự phải có sự chuyển hướng tâm thức thuần thục theo chiều hướng trí tuệ. Một trong những tiêu chí của Thiền học là thâm nhập được vào thế giới vô thời trong thời gian và vô không trong không gian. Có thể hiểu nôm na là tâm không còn bị chi phối do cố chấp vào những giới hạn thường tình của thời gian và không gian, hai tiêu chuẩn để xác định sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng. Sự an nhiên tự tại trước cái chết (thị tịch) của Thiền sư biểu hiện cao độ, thay vì Ngài là nhân tố đáng thương hại, lại chính là nhân tố chủ động trấn an những đệ tử, những người vẫn đang khỏe mạnh trẻ trung. Đối diện sự ra đi, Ngài vẫn dõng dạc trong những Pháp kệ được Đường thi hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật văn học, lại hàm dung triết lý sâu xa. Cả một đời phụng sự Đạo Pháp, trải bao bài thuyết pháp độ sinh, nay, ngay cả trong giờ khắc còn lại ít ỏi trên cõi đời và đang đối diện cái mà con người kinh khiếp nhất (cái chết), Thiền Sư vẫn tự tại biến đó thành bài Pháp cuối cùng của đời mình và đã trở thành bài thơ bất hủ trên thi đàn dân tộc xưa và nay. >> Xem thêm: Phân tích bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư Bài văn mẫu 2 Trong Phật giáo, trước khi lìa bỏ cuộc đời thì các thiền sư thường làm một bài thi kệ, đây là những triết lí mà thiền sư giác ngộ được trong cuộc đời, đồng thời đó cũng là những lời giáo huấn cho chúng đệ tử. Bài thơ “Cáo tật thị chúng” được Mãn Giác Thiền sư sáng tác khi thiền sư đang nằm trên giường bệnh. Bài thơ đã thể hiện được nhiều triết lí sâu sắc trong cuộc đời. Trong những câu thơ đầu tiên, Mãn Giác thiền sư đã gợi ra trạng thái của những bông hoa khi tàn tàn – nở: “Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai” Dịch: (Xuân qua trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười) Trong hai câu thơ đầu tiên này chúng ta cảm nhận được sự độc đáo trong cách thể hiện. Bởi chúng ta thường nhắc đến những cái đẹp, những giây phút huy hoàng trước khi nói về sự tàn úa, phôi pha bởi đây là một tâm lí thông thường ở con người, trong chúng ta ai cũng thích những cái đẹp đẽ, hoàn thiện mà không ai muốn nói đến sự phôi pha, chia lìa. Ở trong hai câu thơ này, Mãn Giác Thiền sư đã nói về sự tàn úa của những bông hoa trước khi nói về sự tươi đẹp, bung nở của những bông hoa. Hai câu thơ đã thể hiện được quy luật của tự nhiên: Xuân đi trăm hoa sẽ tàn úa, phôi pha theo, xuân đến mang đến sự sống cho trăm hoa. Tác giả đã lựa chọn cách nói trái ngược như để nhắn nhủ đến mọi người: xuân đến rồi cũng sẽ đi, đây là quy luật của tự nhiên không thể thay đổi, do vậy con người cần giữ cho mình tâm thế bình thản để đối mặt với nhiều biến động trong cuộc sống. Trong thơ của Xuân Diệu ta cũng bắt gặp quan niệm về sự chảy trôi tuần hoàn của vũ trụ: “Xuân đương đến nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Trở lại với bài thơ, ta có thể thấy con người luôn bị xoay vần bởi những nhịp vận động của cuộc sống, trong cuộc đời của mỗi người có biết bao đổi thay, chính những đổi thay của ngoại cảnh ấy làm cho con người đắm chìm trong nó mà đôi khi quên mất cả bản thân mình. “Sự nhục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai” Dịch: Việc đời ruổi qua trước mắt Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu Con người luôn chạy theo những nhịp vận động không ngừng của cuộc sống mà vô tình quên mất chính mình, để khi quay đầu lại thì tuổi già đã đến. Mãn Giác thiền sư như muốn truyền đạt một triết lí: Cần ngừng lại những cuộc rong ruổi theo những danh vọng phù phiếm mà nên lo cho chính bản thân của mình, rèn luyện để có thể sống đạo đức, tình nghĩa hơn. Không nên đợi tuổi già đến mới lo việc học đạo bởi khi về già đầu óc không còn được minh mẫn, nhanh nhạy như khi còn trẻ nữa, cũng như “không có một tinh thần mạnh mẽ trong một thân thể suy nhược”. Khi về già mới cố gắng thì khó có thể đạt được những mục đích mà mình đề ra, dù có quyết tâm nhưng lực bất tòng tâm. “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” Dịch: (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai) Có thể có nhiều người sẽ thấy ngỡ ngàng, khó hiểu vì xuân đã tàn mà mai chưa tàn.
Ở đây, Mãn Giác thiền sư đã sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những triết lí phật giáo đầy sâu sắc. Đây có lẽ không phải là hình ảnh trong thực tế mà nó được dùng để nói về sự giác ngộ, bởi với những người ngộ đạo đã giác ngộ được những chân lí trong cuộc đời thì có thể cảm nhận được cái đẹp, cái vô hình mà bằng nhận thức khách quan khó có thể thấy được. Hai câu thơ cuối của bài thơ, thiền sư như muốn nhắn nhủ đến chúng đệ tử: không nên lo sợ đến việc sinh tử trong đời, chỉ sợ mỗi người chưa thực sự giác ngộ để nhận thực được hành động và tâm tính của mình. Hãy sống làm sao để những lời nói, hành động đều có thể mang đến niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, cho người khác. Như vậy, bài thơ Cáo tật thị chúng bên cạnh miêu tả những quy luật của tự niên, thiền sư Mãn Giác đã nhắn nhủ nhiều triết lí sâu sắc trong cuộc sống, mang đến cho độc giả nhiều bài học về cuộc đời, về sự sống thực tại. -/-      Hy vọng rằng, những bài văn mẫu cảm nhận bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Mãn Giác Thiền Sư trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!
0 notes
pnhipen · 2 years
Photo
Tumblr media
LIÊN HOA NỞ !!!. Chùa Thơ Tân Diệu nở Liên Hoa Hoa Thiền Thanh Tịnh rộ Ta Bà Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến Giác Ngộ Giải Thoát Đạo Thích Ca !. Thế Nhân kiến chấp mãi vọng Tà Tánh Người tham, tưởng, lắm điêu ngoa Thủ đoạn trù dập triệt phá Đạo Nghe lời xúi bảo bọn Quỷ Ma !. Nghiệp chướng gây tạo do chấp ngã Ham ưa lợi dưỡng thích xa hoa Quy Luật Nhân Quả không màng đến Thỏa mãn Dục vọng “Tánh Người" Ta !. Thời gian vùn vụt cứ trôi qua Chào đời mới đó nay đã già Kiếp Người ngắn ngủi mỏng manh quá Vạn sự trên đời “huyễn có” mà !. Tứ Đại, Điện Từ cõi Ta Bà Thân Người Ngũ Đại “duyên” tạo ra Âm Dương cuốn hút “hành” liên tục Vô minh bao phủ “Mắt” mù lòa !. Thế Tôn truyền dạy Kinh Pháp Hoa “Ẩn Ý” Thời Mạt Thượng lâu xa Long Nữ nhận “Châu” dạy thành Phật Hoài bão, mục đích của Phật Đà !. Huyền Ký Giáo Lý Phật Thích Ca Văn minh đỉnh điểm công bố ra Thông tin Trang mạng lưu truyền khắp Tinh Hoa Nhân Loại đến mọi nhà !. Thiền Tông ra đời phá Tông Tà Ngoài Ta tìm Phật, khổ khổ đa Mê tín dị đoan trò lừa đảo Tin lầm, muôn kiếp “đọa” Ta Bà !. Sống tròn Nhân Đạo, “hiếu” Mẹ Cha Trợ duyên Bằng Hữu, giúp Ông Bà Nhận được Như Lai Thiền Thanh Tịnh Giác Ngộ Giải Thoát trở về Nhà !. Tri ân Công Đức Phật Thích Ca Chư Tổ... Quý Thầy phổ truyền ra Pháp Môn Thứ Sáu cho Nhân Loại Tinh Hoa Đạo Phật tỏa lan xa !!! ./. NAM MÔ GIÁO CHỦ TA BÀ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT CANADA, ngày 06-11-2020 Phật Gia Châu Đạo Đức. https://www.instagram.com/p/Cchuo91vqZf/?igshid=NGJjMDIxMWI=
0 notes
dinhthang · 3 years
Link
TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 2 - Tương Ưng Thiên Tử - Phẩm Cấp Cô Độc (1)
PHẦN CHÁNH KINH
[02] Chương II Tương Ưng Thiên Tử II Phẩm Cấp Cô Ðộc (S.i,51)
II. Vendu (S.i,52)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Vendu nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
2)
Hạnh phúc thay những người, Sau khi hầu Thiện Thệ, Tuân phụng lời Ngài dạy, Tu học không phóng dật!
3) Thế Tôn nói:
Vendu! Những ai Thiền tu học. Trong pháp cú Ta dạy, Tinh cần, không phóng dật, Ðúng thời họ sẽ đi, Thoát khỏi tay tử thần.
PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)
Chương 2: Tương Ưng Thiên Tử Phẩm Cấp Cô Độc
VENDU (Veṇḍusutta)
Chúng ta đang học phẩm Thiên Tử, tất cả những câu hỏi ở đây là do từng vị Trời đến hỏi Đức Phật. Chuyện ai hỏi không quan trọng, quan trọng là nội dung. Đó là hỏi nhưng thật ra có những vị tới thưa với Ngài điều họ tâm đắc nhất, điều sở chứng sở đắc thành tựu của họ, giống như hôm nay, quí vị thấy những người Phật tử bạn đạo của mình tới nói cho mình nghe vừa qua họ tu thiền ở đâu, làm phước ở đâu, dịch sách viết lách cái gì, nói cho nhau những chuyện mình biết, chuyện mình làm, đời sống tinh thần ra sao v.v…
Không nhất thiết gặp Đức Phật thì ai cũng hỏi cái gì đó. Theo Chú giải, đó cũng là một cơ duyên. Có người xem dịp đến gặp Đức Phật là dịp tốt để học cái gì đó, có người thì chuyện đó không quan trọng, họ đảnh lễ, nhìn Ngài và bày tỏ niềm hoan hỉ, Ngài nói gì họ nghe nấy. Có người xem mỗi lần tìm đến với Ngài như là một cơ hội để học hỏi ở Ngài bằng những câu hỏi hay mà họ cho rằng cấp thiết và quan trọng. Thiên tử Veṇḍu này đến không hỏi gì hết, chỉ thưa với Ngài cái suy nghĩ mà ông cho là tâm đắc nhất. Ông thưa với Ngài một điều mà cũng đáng để cho mình suy nghĩ:
Hạnh phúc thay những người, Sau khi hầu Thiện Thệ, Tuân phụng lời Ngài dạy, Tu học không phóng dật!
“Sukhitāva te manujā, sugataṃ payirupāsiya”: thật may mắn, thật hạnh phúc thay cho những ai hành trì tuân thủ theo lời dạy của Thế Tôn.
‘sugataṃ’: ‘Thiện Thệ’, ‘Thế Tôn’
‘payirupāsati’: ‘phục vụ hầu hạ’.
Theo ngôn ngữ trong Kinh, khi ai đó đến nói với Thế Tôn rằng “Con đã hầu hạ Thế Tôn, con đã phục vụ Thế Tôn” thì có nghĩa là “Con đã hành trì theo lời dạy của Thế Tôn”. Ví dụ trong Trưởng Lão Tăng Kệ: “Con đã hầu hạ Thế Tôn, con đã phục vụ Thế Tôn, chuyện nên làm đã làm, sau đời sống này không còn đời sống khác”, chữ ‘payirupāsati’ có nhiều nghĩa: 1. phục vụ, hầu hạ, 2. tôn kính, tuân thủ.
Tại sao ông gọi đó là sự an lạc, sự may mắn? Bởi vì chúng ta biết rằng mang được thân chư thiên, thân nhân loại không phải là chuyện dễ. Trong một ngày như vậy mọi chúng sanh phàm phu dành thời gian sống thiện nói thiện và làm thiện không nhiều, thậm chí là không có. Bất thiện luôn luôn nhiều hơn sống thiện, nhiều hơn giây phút làm thiện, nói thiện. Thật là đáng thương và buồn cười cho những người (trong đạo chứ không phải ngoài đời) tự thấy mình hay, họ tự mãn về giới luật, về kiến thức Phật pháp, về hạnh bố thí, phục vụ hay sự thân quen của họ đối với chư tăng Phật tử. Đi chùa thấy loại người này nhiều lắm, họ có được chút ít đã tâm đắc thỏa mãn vừa lòng. Vì vậy, thật may mắn thay cho những người nào mang được thân nhân thiên, lại gặp được Thế Tôn, gặp được chánh pháp và hành trì như lời dạy của Đức Phật.
Đức Phật xác nhận suy nghĩ của Veṇḍu bằng câu nói tương đương:
Veṇḍu! Những ai Thiền tu học. Trong pháp cú Ta dạy, Tinh cần, không phóng dật, Ðúng thời họ sẽ đi, Thoát khỏi tay tử thần.”
Ye me pavutte siṭṭhipade Anusikkhanti jhāyino; Kāle te appamajjantā, Na maccuvasagā siyu’’nti.
Đúng rồi những người nào đến với ta, học tập, lắng nghe, thọ trì lời dạy của ta sống thiền định: Đúng rồi những người nào đến với ta, học tập, lắng nghe, thọ trì lời dạy của ta sống thiền định: “Ye me pavutte siṭṭhipade, Anusikkhanti jhāyino;
‘Anusikkhanti’: ‘học tập’, ‘thọ trì’
‘siṭṭhi’: ‘dạy d��’, ‘hướng dẫn’, ‘thuyết giảng’
Câu Hòa thượng Minh Châu dịch “Ðúng thời họ sẽ đi”, theo trong Chú giải là: Với những ai sống chuyên cần theo lời dạy của Đức Phật thì không có gì phải lo, duyên tới thì tự động chứng. Giống như hai người trồng cây, một người trồng đúng, một người trồng sai, đối với người trồng sai phải hướng dẫn họ trồng lại, đào hố đất sâu hơn hoặc cạn hơn chút, nước non, phân bón như thế nào đó… Còn với người trồng đúng thì nói “cứ như vậy đi, vấn đề bây giờ chỉ là thời gian thôi”, nghĩa là mọi việc đã đi vào quỹ đạo rồi,
“Kāle te appamajjantā”: vấn đề chỉ là thời gian thôi
Với người tinh tấn như vậy thì sớm hay muộn thôi chứ nước đã vào máng xối rồi chỉ chạy theo đúng một đường thôi. Đây cũng là một lời an ủi cho chúng ta. Nếu đã hành trì tương ứng với Kinh, tương đồng với Luật thì vấn đề chỉ là thời gian. Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật dùng một hình ảnh rất thơ mộng: Trong biển đời sinh tử này kẻ phàm phu liên tục và liên tục đầu tư sửa chữa chăm sóc con thuyền sanh tử của mình, để tiếp tục trôi nổi triền miên từ phương này qua phương khác của biển lớn. Nhưng đối với các bậc thánh (Hữu học, Tu-đà-hoàn trở lên) thì giống như người đã neo được thuyền trong bến, thuyền đã lủng ván, hư máy, không tiếp tục đi nữa, và đối với vị A-la-hán thì ngài giống hệt như một cái thuyền đã kéo lên cạn và đang bị mưa nắng làm mục nát không được tiếp tục sử dụng nữa không còn trôi dạt lang thang trên biển đời sinh tử nữa.
Bài kinh Veṇḍu này không có gì để bà con nhăn mày nhíu mặt khi nghiên cứu. Câu cuối cùng “Bài kinh Veṇḍu này không có gì để bà con nhăn mày nhíu mặt khi nghiên cứu. Câu cuối cùng “Na maccuvasagā siyu”
‘Maccu’: ‘thần chết’. ‘vasa’: ‘power’. ‘Gā’: đi.
“Maccuvasagā”: còn lui tới, lai vãng, khứ hồi trong quyền lực chi phối của cái chết.
#Vietnam #daobut #kinhtươngưngbộ https://www.daobut.com/2021/09/Tim-hieu-kinh-phat-Tuong-Ung-Bo-Chuong-2-Pham-Cap-Co-Doc-1.html
0 notes
cindkie · 4 years
Text
Cáo tật thị chúng
Tumblr media
Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mắt việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua – sân trước – một cành mai.
Tác giả: Thiền sư Mãn Giác Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch thơ
1 note · View note
bdscuatui · 4 years
Photo
Tumblr media
Có Bụt trong ta | Reatimes.vn Tôi tin rằng, khi lòng tôi có thảnh thơi, có an lành, khi những cỏ cây và từng ngọn gió nơi am cũng được thấm từng lời kinh thiết tha và tâm tình tràn đầy lòng thương yêu. Những ngày về Am để ở bên cạnh mẹ cũng là những ngày tôi được dành nhiều thời gian cho chính mình. Có những điều nho nhỏ nhắc tôi nhớ về yêu thương và bao dung vẫn còn ở đó, tha thiết đợi mình, dẫu lâu rồi mình không vun tưới, không chăm sóc. Am quê, uy nghi mà hiền từ. Am xưa từng cứu hàng trăm hàng ngàn người trong những trận bom, những mật lệnh tàn sát.. Nay Am lại thanh bình vang lên từng tiếng Đại Hông mỗi sớm chiều.. Nhìn cảnh Bụt nằm an nhiên và những hàng cau tít tắp, tôi thấy lòng mình yên ả, những loang lổ, những bụi bặm như được thổi bay hết thảy. Mỗi bận trở về là mỗi bận được thấy tươi mới lại, như 1 sự trỗi sinh “Vào thiền đường Thấy chân tâm Một ngồi xuống Dứt trầm luân”.. Thi kệ nhật dụng nơi thiền môn ngày nào chợt hiện về như một người bạn, một tri kỷ. Tôi dành thời gian để dọn chùa mà như dọn lại từng ngổn ngang phiền muộn và những rối ren vị kỷ còn ẩn tàng đâu đó trong tâm thức mình. Tôi cũng chăm lại từng cái cây, sắp xếp lại từng không gian thờ tự. Có những khi tôi đã nghĩ rằng độ này mình tinh tấn quá, mình nhớ được tất thảy mọi lời hay ý đẹp của thánh nhân, mình đi đừng nằm ngồi và tụng kinh rất say sưa...Vậy mà, sâu trong lòng vẫn như lòng sông còn cuộn từng lớp sóng. Tôi vẫn lo lắng, lo sợ một ngày ba và mạ tôi đau bệnh, một ngày khi trong chuyến đi xa nào đó rồi trở về, am sẽ vắng bóng mạ tôi, rồi vắng bóng ba tôi lụi cụi. Ba tôi có biệt tài lạ, tôi cứ trồng xuống cây nào thì ba lại không vừa ý. Ông lại đánh lên sắp lại theo ý mình. Có khi trưa nắng gắt, ông thương cây khô đất cằn liền đội nón đi tưới cây, thế là có đợt, sau những buổi trưa ấy, cây thì chết queo còn ba tôi thì bị ốm.  Ba là vậy, nhắc mãi giờ ông mới bỏ được thói quen tưới cây giữa khi trời nắng. Thiền sư Mãn Giác có 1 câu thơ: “chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước 1 nhành mai”, đại ý rằng có những lúc mình không để ý, mình có thể đi qua vô tình bằng sự ráo riết theo hư danh, theo công việc, theo đam mê... nhưng những tươi đẹp, nhưng bao dung độ lượng của cuộc đời vẫn còn ở đâu đó để chờ đợi, để chở che và đón mình quay về nhận diện. Trở về Am và ở lại nhiều ngày tháng, có thời gian để tâm mà không  bận không mải lo đến những sự kiện, những buổi điền dã rong ruổi, trở về nhìn mẹ nhọc nhằn với từng hơi thở vào ra mới thấy lòng chùng lại. Tôi nhớ có một câu nói, rằng nếu người ta đặt một quả chuối và một xấp tiền trước mặt con khỉ, nó sẽ chọn quả chuối rồi chạy đi mà không biết rằng tiền có thể mua rất nhiều chuối. Cũng như con người, họ thường chọn tiền bạc, chọn danh lợi, chọn hạnh phúc mà không nghĩ rằng chỉ cần có sức khỏe, họ có thể có tất cả những thứ đó. Nhìn mẹ giờ héo hắt sau bao tháng ngày mẹ đi về, từ lúc mẹ dắt tôi về thăm ngoại những ngày xưa...  Tôi nhớ từng ngày được trở về từ Sắc Tứ, được mẹ phần bắp ngô củ khoai, những ngày dáng mẹ bận bịu lo toan cho Am.. mà giờ mẹ nằm đó, lặng lẽ, gầy mòn và yếu ớt. Khoảnh khắc nhìn mẹ, tôi đã cầu nguyện với tất cả hồn thiêng sông núi, với Tam Bảo, với tổ tiên rằng chỉ cần bình an, chỉ cần có cơ hội mẹ khỏe lại và cả một đời này về sau, tôi sẽ chọn yên vui, chọn yêu thương. Có một câu chuyện gần đây mà tôi đọc được kể về một cây cầu, người ta gọi nó là cầu mặt trời mọc ở Choluteca, Honduras. Nó không có đường đến, cũng không có đường đi, nó nằm ở kế bên con sông mà mình cần bắc qua. “Không hề có một lỗi kĩ thuật nào của kỹ sư cả, tất cả đều hoàn hảo. Nó từng là cây cầu hiện đại nhất, lớn nhất, tự hào nhất, được người Nhật xây dựng ở Mỹ La-tinh năm 1996. Nhưng, chỉ vài tháng sau khi cây cầu được khánh thành năm 1998, thì cơn bão Mitch lịch sử ập đến. Mưa liên tiếp, dồn dập trong 4 ngày đêm, lượng nước mưa lên đến 1905mm, giông bão gió giật cấp, cướp đi sinh mạng của 7000 người, cuốn trôi nhà cửa, của cải, làng mạc, đường đi. Một thứ duy nhất còn nguyên vẹn: cây cầu. Nhưng vấn đề cũng nằm ở đó. Khi đường xá đều bị phá hủy, thì lấy gì để đi đến cây cầu đây? Chưa dừng lại ở đó, cơn bão còn làm thay đổi cả dòng chảy của con sông, làm nó chảy chệch sang một hướng khác, kế bên cây cầu. Từ đó cây cầu bị cô lập, không có đường đến, cũng không có đường đi, không bắc qua được con sông cần bắc, cây cầu không đi đến đâu cả”. Và nó được người ta gọi là cây cầu vô dụng nhất thế giới. Câu chuyện đơn giản vậy để thấy ra được mọi sự đều là vô thường. Con người trước thiên nhiên thật vô cùng nhỏ bé. Có những lúc, người ta mải miết học tập, mải miết tạo ra những trí tuệ nhân tạo, những sáng chế, những thứ để chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Nhưng đứng trước sự vô thường vốn là bất biến của tạo hóa, thì người ta lại thật bé mọn, ngốc nghếch. Như việc tạo ra cây cầu kia, mọi sự nỗ lực và thành tựu vốn có vẻ thật hoàn hảo, thật đáng tự hào nhưng cuối cùng lại trở nên vô ích. Sức khỏe cũng vậy. Người ta mải miết đầu tư sức lực cho học tập để thành công trong đời, một mặt lại mải miết đầu tư cho những mối quan hệ, cho ngợi khen, cho hư vinh... Càng mê mải đầu tư, người ta lại càng không nhận ra mình đang nạp vào những ích kỷ, đua tranh, những sự tham lam vào háo thắng. Mỗi một biến cố xảy đến với mình hoặc với người thân như một lời nhắc nhở của tự nhiên, của tạo hóa. Những lời nhắc nhở ấy thật tiếc là chỉ có lắng lại, chỉ có bằng một biến động, người ta mới có dịp trở về, tĩnh lặng, đủ lắng xuống để “nghe” được. “Lắng nghe”, nghĩa là chỉ có lắng xuống mọi xôn xao nơi tâm mình thì mới có thể “nghe” được trọn vẹn.  Thầm chắp tay trước trời đất, nguyện cầu mong mẹ sớm ổn định và dần khỏe lại, để tôi có diễm phúc được thấy mẹ có mặt đó trong đời.. Để tôi còn được thời gian cạnh mẹ mà làm một người con dù đã quá nửa cuộc đời vẫn được mẹ mắng mỏ, thương lo. Nắng chiều xiên nghiêng qua những tán lá và những cơn gió khẽ xao xác. Tôi mang mấy cây nhỏ mà chính mình cũng không biết rõ là cây gì từ nơi chậy cảnh ra trồng ở vườn. Cây tôi mang về từ chuyến đi Indonesia trong mùa Phật Đản cùng thiền sư Lê Mạnh Thát, một người thầy mà tôi kính trọng vô cùng. Môi cái cây như là một kỷ niệm, một sinh mệnh, cũng là một niềm thương. Tôi tin rằng, khi lòng tôi có thảnh thơi, có an lành, khi những cỏ cây và từng ngọn gió nơi am cũng được thấm từng lời kinh thiết tha và tâm tình tràn đầy lòng thương yêu, thì mẹ tôi dù bệnh đau còn đó, cũng sẽ thấy khỏe nhẹ, bình an hơn. Vừa trồng cây, tôi lại vừa nghe đâu đó trong tâm mình giọng của một chú điệu tri kỷ ngày nào đọc lời kệ: “Tôi gửi tôi cho đất Đất gửi đất cho tôi Tôi gửi tôi nơi Bụt Bụt gửi Bụt nơi tôi”[ad_2] Nguồn Reatimes
0 notes
khaimocom · 5 years
Text
Cô tăng vạn lý tìm Đại Đạo, May gặp Di Lặc Chuyển Luân Vương
Để truy tìm chân lý Phật Pháp, bà đã chịu muôn thứ khổ; để tu luyện hoàn nghiệp, bà đã lưu lại truyền kỳ, nhiều phen thập tử nhất sinh, tựa như tái hiện Phật Milarepa thuở xưa. Hoa Ưu Đàm Bà La ghi lại trong kinh Phật đã khai nở, chính là lúc Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân; câu chuyện của Thích Chứng Thông thật đáng để chúng ta suy ngẫm.
Tumblr media
Thích Chứng Thông (bên trái), và học viên Pháp Luân Công Việt nam Thúy Nga (bên phải) Câu chuyện này bắt đầu từ một tai nạn xe hơi tại Cao Hùng, Đài Loan vào tháng 6 năm 2002. Hôm ấy trên phố người đi lại đông đúc, một chiếc xe gắn máy màu tím đang chạy trên đường, thì đột nhiên một chiếc xe hơi màu xám từ bên trái cấp tốc quẹo phải, trong chớp mắt đã đụng vào chiếc xe gắn máy, cả chiếc xe hơi đè lên người lái xe gắn máy. Khi ấy hai tiểu thư trên xe sợ quá: đây chẳng phải cán chết người hay sao? Hai người lập tức xuống xe, chỉ thấy một nữ tăng nhân tầm 40, 50 tuổi đang gắng sức ngọ nguậy để đứng dậy. Hai cô gái sợ quá, một cô hỏi: “Thưa bà, bà không sao chứ?” Không thấy đối phương đáp lại. Chỉ thấy tăng nhân hai mắt nhắm chặt, mỗi cử động đều khiến toàn thân run rẩy. Một lúc lâu sau, bà mới mở mắt ra, gắng sức dùng tay ra hiệu một cách điềm tĩnh, có ý bảo đẩy giùm xe gắn máy lại. Sau đó, một cách rất khó khăn, bà lấy ra hai tờ truyền đơn từ ba lô đưa cho hai cô gái, đồng thời ra hiệu cho họ đi. Hai vị cô nương rất mừng vì tự mình đã chứng kiến kỳ tích, gặp được một ni cô câm mà hảo tâm. Đợi hai cô đi rồi, người ta mới thấy nữ tăng nhân cật lực bò lên xe gắn máy, chầm chậm lái đi. Vị nữ tăng nhân này chính là pháp sư Thích Chứng Thông, năm nay gần 70 tuổi. Những ai hiểu được bà đều không khỏi cảm thán trước truyền kỳ về trải nghiệm thập tử nhất sinh của bà; để truy tìm chân lý Phật Pháp, bà đã chịu muôn vàn thứ khổ; có người đem trải nghiệm của bà ví như tái hiện cố sự Phật Milarepa năm xưa.
Tumblr media
Thích Chứng Thông đang ngồi thiền định bài số 5 của Pháp Luân Công Vâng mệnh cha kết hôn, sinh con vẫn không giảm nguyện vong xuất gia Thích Chứng Thông sinh ra tại một thôn làng nhỏ nghèo khó tại xã Lý Cảng, huyện Bình Đông, thuộc miền Nam Đài Loan. Bà từ nhỏ đã không thích chốn náo nhiệt, sau khi tan học thường đến một ngôi chùa ở gần đó, lặng lẽ ngồi tọa dưới gốc cây. Các nhà sư trong chùa hỏi bà có muốn xuất gia không, bà thành thực gật đầu. Năm hơn bốn tuổi, một hộ trong thôn làm đám cưới con, người cả thôn đều đi uống rượu cưới, bà hỏi nhỏ phụ thân: “Vì sao phải kết hôn vậy cha? Con lớn lên sẽ không như người này đâu”. Vì bà bẩm sinh tính vừa lanh lợi vừa giản dị, nên từ năm 15 tuổi đã bắt đầu có người đến xin kết thông gia không ngớt, nhưng đều bị bà cự tuyệt. Tuy nhiên năm 21 tuổi, anh trai thầy giáo bà và phụ thân bà đi xa buôn bán cùng nhau, khi trở về đã định chuyện cưới xin, do vậy bà xuất giá. Nháy mắt đã hai chục năm trôi qua, bà kinh doanh một công ty gia đình xuất khẩu thương mại. Bất chấp sự nghiệp phát đạt, được chồng quan tâm, hai trai một gái hiếu thuận, tất cả dường như không đem lại hạnh phúc thật sự cho bà. Bà thường khóc một mình, nước mắt đẫm hai má. Sau khi sắp xếp xử lý công việc bận rộn, bà đều ngồi xếp bằng trên ghế dựa, cung kính lấy ra kinh thư cất trong ngăn kéo rồi nghiêm túc đọc. Cảm thấy đời người ngắn ngủi, vạn sự vô thường, nguyện vọng xuất gia của bà càng ngày càng mạnh mẽ. Nhất tâm hướng Phật đợi cơ duyên, cuối cùng cạo đầu đi tu Hồi ấy Thích Chứng Thông mỗi ngày đều đả tọa vào sáng sớm, có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng. Thực ra bà từ bé đã khai mở thiên mục, có thể nhìn thấy rất nhiều cảnh tượng kỳ dị, chỉ là bà cho rằng ai ai cũng đều nhìn thấy như thế nên không đi nói với ai. Thời thơ ấu bà nhìn thấy vạn sự vạn vật đều đang sống, mỗi lần qua cầu, bà đều nói với cây cầu: “Xin lỗi, phiền cho ta qua nhé”. Nhìn thấy hoa cỏ cây cối, bà đều chào và hỏi thăm. Có một lần vào buổi sớm một hôm nọ, bà ngồi đả tọa tại công ty và nhìn thấy đủ loại cá xếp thành hàng ngũ đang bơi qua, miệng đều ngoảnh về phía bà như đang kể lại điều gì. Bà thấy rất kỳ quái, mới hỏi một đồng nghiệp thích câu cá trong công ty: “Hôm qua anh đi đâu?” Người kia nghe xong đáp ngay: “Á! Chị biết rồi à! Không phải tôi làm đâu, tôi chỉ là chạy xe chở họ đi bắt cá thôi; họ dùng điện, đem bắt tất cả cá lên”. Bà nghe xong hai hàng nước mắt chảy dài. Vừa mới học lái xe, một lần bà đột nhiên nhìn thấy xe huấn luyện viên biến thành rộng rãi phi thường, xuất hiện một cảnh tượng Phật quốc thù thắng trang nghiêm. Nguyên là trên xe huấn luyện viên mới treo một tấm bùa hình Phật khoảng hai tấc. Còn có một lần, bà từ phòng làm việc công ty đi tới nhà xưởng, đột nhiên nghe thấy “bang” một tiếng, chỉ thấy trên không trung nở ra một đóa hoa sen rất lớn. Bà thực sự cảm thấy tồn tại chân thật của thế giới Phật quốc, kinh Phật nói chẳng sai. Sống giữa dòng thế tục thấm đẫm danh lợi tình, bà cảm thấy như bị giày vò ngày qua ngày. Khi ấy bà đã thụ “Bồ Tát giới tại gia”, đây đã là giới luật tối cao của cư sĩ không xuất gia, sau nữa là phải tu xuất gia. Khi ở bên các con, bà thường kể chuyện Phật giáo cho chúng nghe, lại nói với chúng rằng một ngày nào đó mẹ của chúng sẽ ly khai thế tục, xuất gia tu hành. Bà nhất tâm hướng Phật, đến năm hơn 40 tuổi, cơ duyên cuối cùng đã chín muồi, người nhà của bà không nhẫn tâm lại để bà tiếp tục chịu giày vò nữa, đều đồng ý để bà xuất gia. Sau 40 năm chờ đợi đằng đẵng trong khổ sở, bà đã hoàn thành nhân duyên thế tục; bà cạo đầu trở thành một vị ni cô, pháp hiệu Thích Chứng Thông. Làm trụ trì xây tinh xá, hành hương sang Tây Tạng suýt mất mạng Đài Loan bảo lưu truyền thống văn hóa kính Thần của Trung Hoa, bởi vậy người ta đều tôn kính phi thường với người xuất gia, và các cư sĩ cũng cực lực cung dưỡng tăng nhân. Xuất gia không lâu, Thích Chứng Thông đã trở thành trụ trì của ngôi chùa. Sau đó dưới sự khẩn cầu của cư sĩ, bà xây dựng một miếu thờ (tinh xá) trên núi hoang. “Khai phá núi rất khổ cực, làm cỏ san đất, tất cả đều tự mình làm. Một ngày tôi một mình làm đến nửa đêm, đột nhiên một con rắn độc, loại bách bộ xà bò tới, dừng trước mặt tôi. Tôi bảo nó quy y theo Phật, để nó đi thật xa, không được hại người, cũng không bị người làm hại. Nó nghe xong thuận theo gác thang mà bò đi”. Cũng như vậy, để khiến thật nhiều người hữu duyên tiếp xúc Phật Pháp, pháp sư Thích Chứng Thông trước sau đã xây ba tinh xá tại ba chỗ trên ngọn núi hoang. Để tìm kiếm chân lý nhân sinh, khi đảm nhiệm chức trụ trì, Thích Chứng Thông còn nhiều lần thăm viếng danh sơn thắng địa để truy tìm dấu vết của Đại Giác Giả. Bà đã từng qua Tây Tạng, Himalaya, Trường Giang, thượng nguồn Hoàng Hà, núi Côn Lôn, Nepal và Ấn Độ. Hành hương là rất khổ sở. Đường đi đều là nơi hoang dã, hoang mạc hoặc bãi sông, khi ăn cơm chỉ có thể đào một cái hố trên mặt đất để đun nước, sinh hoạt gian khổ phi thường. Khi đến Tây Tạng, do không khí loãng, Thích Chứng Thông bắt đầu xuất hiện phản ứng cao nguyên, cộng thêm gánh nặng chịu thống khổ cho một vị nữ cư sĩ đi cùng, kết quả tâm tạng chịu không nổi, suýt nữa mất mạng. Tâm không thoái thác, cầm bát vân du, khổ tìm đường trở về Tuy nhiên sau khi tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và nỗ lực, Thích Chứng Thông vẫn không thu hoạch được gì mấy sau nhiều chuyến hành hương, “trong tâm không có cảm giác chắc chắn, đối với tu luyện lên tầng thứ cao như thế nào vẫn y nguyên không minh bạch. Đặc biệt là nhiều người bám theo tôi, khiến tôi cảm thấy rất hoảng hốt. Ngay cả tôi cũng không biết viên mãn như thế nào, thì làm sao giúp được họ đây?” Để có trách nhiệm với người ta, Thích Chứng Thông kiên quyết ly khai đạo trường truyền thống, lựa chọn “chân trần cầm bát vân du”, phương thức truy tìm Phật Pháp thuần khiết nhất và cũng là khổ nhất của thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni. Chính như bà viết trong một bài thơ: “Một bát cơm nghìn nhà, Cô tăng vạn lý du, Chỉ để thoát sinh tử, Hóa độ khắp xuân thu”. Cầm bát vân du là phi thường gian nan. Ly khai tinh xá, một chút nguồn sinh hoạt cũng không có, quần áo, lương thực, nơi ở, thảy đều không có, hỏi sống làm sao đây? Đặc biệt trong xã hội hiện đại không có tôn trọng đối với tăng nhân như thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, để từ nhà người ta xin một chút cơm ăn, phải chịu các loại nhạo báng, nhục mạ, vũ nhục và bất lý giải, “đến đâu cũng thấy mỗi người một vẻ, có một nụ cười thiện tâm đối với tôi là một niềm cổ vũ lớn lao”. Tuy nhiên hết thảy đều không ngăn được niềm tin hướng về chân lý Phật Pháp của Thích Chứng Thông. Mỗi ngày Thích Chứng Thông đều mang theo một cái ô, hành lý, túi ngủ, v.v. chân trần bước đi, liên tục không ngừng. Hai chân rất nhanh cọ sát đến mọc bóng nước, gan bàn chân tróc da, chảy cả máu, nhưng bà vẫn tiếp tục đi. “Khi bước đi trên đường nhựa rất bỏng, dẫm nhầm hòn đá trên đường, chân đau buốt đến tận tim. Tôi từng ngủ cạnh ngôi mộ, ngủ ngoài trời dưới gốc cây, ma nạn mà thân tâm phải chịu đựng là không cách nào biểu đạt. Tôi chỉ mong tìm được một con đường phản bổn quy chân, tìm được một vị sư phụ chân chính dẫn tôi trở về nhà”. Thích Chứng Thông vô cùng khiêm tốn nội tâm, bà không nguyện ý nói ra nỗi khổ mà mình phải chịu, rất nhiều người ngoài coi là sự việc kinh thiên động địa, nhưng đối với bà đó chỉ là một hai câu ngắn ngủi mà bà kể lại mà thôi. Thân tâm bên bờ tuyệt vọng, may gặp được Đại Pháp Tuy nhiên vân du cũng không thể khiến Thích Chứng Thông đã hơn 50 tuổi tìm thấy chân Pháp chân Đạo, trái lại thân thể với bao bệnh tật thời niên thiếu, lại chịu bao đau khổ dằn vặt khi vân du khắp trong và ngoài nước, kết quả bách bệnh triền thân. “Phàm là những bệnh mà bệnh viện có thể kể tên ra, thì tôi đều có gần hết, đặc biệt là bệnh tim, bệnh dạ dày, bệnh thận, đau nhức kinh lạc, vẹo lệch sống eo, trật khớp cột sống, v.v. có rất nhiều”. Các bệnh trên thân thể, cộng thêm tâm bệnh tìm không thấy chân lý, trong ngoài đều khốn đốn, khiến Thích Chứng Thông gần như tuyệt vọng, đặc biệt là sau năm 1992. “Trước kia tôi xem kinh thư, thấy đằng sau đều có nội hàm. Tôi có thể nhìn thấy chư Phật Bồ Tát, các chủng cảnh tượng thiên đường; tuy nhiên từ sau năm 1992, chúng đều biến mất. Điều này khiến tôi cảm thấy rất kỳ quái, cũng rất tuyệt vọng. Kinh Phật là dùng để độ nhân, nhưng hiện tại Pháp thân của Phật đã ly khai nhân gian rồi, rốt cuộc đã phát sinh sự việc gì?” Mãi tới một ngày đầu năm 1998, một vị bác sĩ y thuật cao minh tặng bà một bản «Chuyển Pháp Luân». “Tuy khi ấy tôi còn chưa biết đây là cuốn sách gì, nhưng trước khi mở, hai tay tôi giương cuốn sách lên quá đỉnh đầu, rồi mới mở ra. Vừa nhìn thấy ảnh Sư phụ, nước mắt tôi bỗng chốc tuôn rơi, không biết là vì sao. Tôi hình như đã sáng tỏ thân phận, lai lịch của Sư phụ; tôi biết tôi cuối cùng đã tìm thấy Sư phụ chân chính rồi. Khi ấy nước mắt tôi cũng như những hột trân châu, nhỏ xuống từng giọt”.
Tumblr media
“Đoạn thời gian ấy nước mắt tôi tựa hồ không ngừng tuôn rơi. Khi tôi nhìn thấy lần đầu học viên luyện công đả thủ ấn, nước mắt tôi chỉ là không ngừng nhỏ xuống, cảm giác phi thường thân thiết. Lần đầu tiên luyện công, tôi đã nghe thấy huyệt dũng tuyền ở hai chân tách mở ‘păng’ một cái, tôi thực sự thể nghiệm được cảm giác ‘trăm mạch đồng thời vận chuyển’. Toàn bộ cơ thể tôi rất nhanh ở trong trạng thái thoát thai hoán cốt, các loại bệnh đều tiêu mất sạch”. Thích Chứng Thông kể, khi ấy bà mới minh bạch, Sư phụ Lý Hồng Chí là đang chân chính cứu người. Thảo nào hồi năm 1992 xem kinh thư Phật giáo, phát hiện thấy không có nội hàm nào đằng sau, bởi vì Sư phụ đã bắt đầu truyền Đại Pháp rồi, chúng Thần đều rời đi rồi. “Sư phụ dùng toàn ngôn ngữ thiển bạch nhất của nhân loại, mà đem đạo lý cao thâm ra giảng xuất lai. Ví như nói, trong Phật giáo có các chủng giải thích đối với Phật, nhưng Sư phụ giảng: Người tu luyện giác ngộ rồi được gọi là ‘Phật’, chỉ một câu mà đã bao hàm nội dung hàng vạn quyển kinh thư. Lại ví như tu luyện rốt cuộc là gì, Sư phụ giảng, tu luyện chính là quá trình không ngừng tống khứ tâm chấp trước của con người; đây đều là đạo lý mà chúng tôi tu Phật mấy chục năm qua vẫn chưa minh bạch, Sư phụ chỉ một câu đã chỉ rõ ra rồi”. Đại Pháp tựa như chiếc xe tốc hành, khiến con người viên mãn nhanh nhất “Tháng 8 năm 1998, tôi may mắn được gặp Sư phụ sau Pháp hội Singapore, khi ấy tôi hỏi Sư tôn: ‘Con trước đây đã là đệ tử của Phật, hiện nay vẫn là đệ tử của Phật, xin hỏi con có thích hợp tham gia hoạt động Đại Pháp hay không?’ Sư tôn sau khi khai thị một đoạn Pháp lý, nói có thể tu”.
Tumblr media
Từ đó, Thích Chứng Thông đem toàn thân tâm đặt vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, lại nghĩ đem lịch trình muôn vàn khổ sở tìm kiếm chân lý của mình cho nhiều người hơn nữa biết. Bà trước tiên tìm những người xuất gia và cư sĩ mà bà biết trước đây, thế nhưng trong số họ không ít người không thể lý giải. Có người nói bà phản bội sư môn, có người phản đối bà mặc y phục người xuất gia để đi hồng truyền Pháp Luân Công, thậm chí có người nửa đêm gọi điện thoại quấy nhiễu bà. Thích Chứng Thông lúc này mới minh bạch, vì sao lần đầu tiên gặp được Sư phụ, trong tâm bà vang lên câu: “Chư vị đang hô khẩu hiệu, luôn miệng nói phải tu luyện, nhưng thực sự khi đến lúc, chư vị lại không đến đắc chân Pháp”. Tuy nhiên bà cũng không vì vậy mà chán nản, bởi vì có rất nhiều người hữu duyên đang đợi ngoài chùa chiền. Thế là bà đến đâu cũng giới thiệu Pháp Luân Công với người ta, dạy người luyện công học Pháp, giúp thành lập điểm luyện công mới. Một lần tại lớp dạy Pháp Luân Công cho các giáo viên Đài Loan, bà giới thiệu với các giáo viên ở dưới bục: “Tôi nguyên là tu luyện Phật giáo, nhưng tôi đến muộn rồi; tôi không bắt kịp truyền pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ bắt kịp thời kỳ mạt pháp. Nhưng tôi rất có may mắn, lỡ mất dịp này, nhưng lại gắng sức lên được chiếc xe tốc hành; tuy rằng cất bước chậm, nhưng tôi đã đạt mục đích, Pháp Luân Công tựa như chiếc xe tốc hành ấy, có thể khiến con người viên mãn mau lẹ nhất”. Về không ít người trước đây từng học qua pháp môn khác mà nay không dám luyện Pháp Luân Công vì sợ sư phụ cũ không vui, Thích Chứng Thông nói: “Cũng giống như chúng ta đi học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, nghiên cứu sinh, đến tiến sĩ, thầy giáo trước đây của chúng ta không chỉ vì chúng ta nhận thầy giáo khác mà không cao hứng, chỉ cần chúng ta đề cao lên, thì sư phụ trước đây của chúng ta càng cao hứng”. Nhẫn chịu trọng thương tông xe, luyện công hồng Pháp giảng chân tướng Trong khi giúp nhiều người hơn nữa liễu giải Pháp Luân Công, Thích Chứng Thông trước sau bị 5 lần xe hơi đâm rất nghiêm trọng, đúng là thập tử nhất sinh. Sáng sớm một ngày năm 1999, trời còn chưa sáng, bà đã lái xe máy tham gia điểm luyện công buổi sáng sớm và bị một kẻ say rượu đâm trúng. Lúc ấy xương cánh tay trái của bà bị đâm gẫy, mạch máu bị vỡ, toàn bộ cánh tay biến thành tím đen, lại sưng phù lên. Khi kẻ say rượu tỉnh lại, anh ta hét lên: “Thật xin lỗi, để tôi đưa bà đi bệnh viện nhé, nếu không chị gái tôi mắng chết tôi”. Nhưng Thích Chứng Thông từ từ bò dậy khỏi mặt đất, nói mình không hề gì và để anh ta đi. Bà leo lên xe gắn máy đến điểm luyện công, nhưng không nói với ai về sự việc tông xe, mà nhẫn nhịu đau đớn do gãy xương và luyện công cùng đám đông. Sau khi đồng tu phát hiện ra, họ vô cùng kính phục lực nhẫn nại của bà. Hơn một tháng sau, trong tình huống không có trị liệu nào, đoạn xương gẫy của bà đã liền lại, so với trị liệu của bệnh viện còn nhanh hơn. Sau đó một người trong giới y học hiểu biết sự việc nói: “Theo phân tích hiện trường, xương sườn của bà khẳng định đã bị đâm gẫy, không tin cứ hỏi bà”. Thích Chứng Thông cười, nói: “Đúng vậy, gẫy rồi, người ta không nhìn thấy, tôi cũng không nói nữa”. Cũng như vậy, bằng nghị lực siêu thường, Thích Chứng Thông đã vượt qua mấy ma nạn nữa, và trong mắt bà, những tai nạn đụng xe này đều là hoàn trả nghiệp lực còn thiếu trong quá khứ, chịu khổ có thể tiêu nghiệp. Có một lần đụng xe, ngón tay ở tay phải của bà bị đâm quẹo ngược ra đằng sau, nhưng bà nhẫn chịu đau đớn, tự mình bẻ ngón tay quặt trở lại. Tuy nhiên do dây chằng bị kéo đứt, tới hiện tại ngón tay bà có lúc vẫn còn đau. Trở lại sự kiện Thích Chứng Thông bị xe hơi chèn lên toàn thân như cối xay. Kỳ thực khi ấy bà bị nội thương nghiêm trọng, phần thân trên, tim và phổi đều đau buốt. “Lúc ấy trong tâm tôi chỉ nghĩ tới một sự việc, tôi phải đuổi kịp tàu hỏa và tham gia hội đọc sách, các ý niệm khác đều không có nữa”. Lúc bấy giờ bà đau đến mức không mở mắt ra được, nói không ra lời, người khác lại cho rằng bà bị câm. Hôm ấy bà nhẫn chịu đau đớn để bắt kịp xe lửa, ngồi trên xe lửa ba tiếng đồng hồ, đến miền Trung tham gia học Pháp tập thể cứ cách một ngày. Tối hôm đó xách hành lý lên lầu, đau đến mức ngủ không nổi, cũng không còn sức lực để mà nằm xuống nữa. Đau đớn dữ dội, mỗi phút mỗi giây đều như vậy, nhưng không để người khác biết. Sáu ngày sau, bà nhẫn chịu đau đớn đi sang Nga là nơi thủ lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân viếng thăm, cùng cộng đồng học viên Pháp Luân Công kêu gọi chấm dứt bức hại. Trong bốn ngày bốn đêm, bà liên tục lấy từ bi hồng đại và phát xuất ý niệm cường đại với hy vọng quy chính bầu không khí chính-tà. Sau đó, bà cùng đồng tu tới Iceland và đả tọa phát chính niệm trên một sườn núi nhỏ; mỗi tế bào của Thích Chứng Thông đều vật lộn trong đau đớn, thế nhưng bà vẫn kiên trì giữ vững. Buổi tối trước khi trở về Đài Loan, Thích Chứng Thông cảm thấy bản thân đang ở trong trạng thái hấp hối. Bà tĩnh tĩnh ngồi dậy đả tọa, vừa nhẫn chịu vừa nghe tiếng các bạn cùng phòng thảo luận, cuối cùng rơi vào giấc ngủ. Hôm sau tỉnh dậy, bà cảm thấy mình đã sống lại rồi. Đối với lần khảo nghiệm sinh-tử này, Thích Chứng Thông vẫn đối đãi bình thản như mọi ngày.
Tumblr media
Hoa Ưu Đàm huyền thoại 3.000 năm khai nở một lần Ưu Đàm Bà La hoa khai, Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân Theo kinh Phật ghi lại: Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên. Thích Chứng Thông nói: “Ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy ảnh Sư tôn, bỗng chốc nước mắt tôi tuôn rơi, không hiểu vì sao, trong nội tâm hình như đã sáng tỏ về thân phận và lai lịch của Sư tôn. Mãi tới hai năm sau, khi tôi lần đầu tiên xem băng hình giảng Pháp của Sư tôn tại Bắc Kinh năm 1996, xem đến đoạn giảng Pháp về Phật Di Lặc chuyển thế, mới minh bạch ra: Sư tôn chính là Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế, cũng là Phật Di Lặc tái sinh”. Tới năm 2008, khi Thích Chứng Thông tận mắt nhìn thấy hoa Ưu Đàm Bà La, bà lại càng minh bạch hơn nữa về sự việc này. Về hoa Ưu Đàm Bà La, quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» viết: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Quyển 8 kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn cổ. Đúng Phạn ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Kim Luân Vương xuất hiện ở thế gian, thì nhờ đại phúc đức của Ngài mà xuất hiện loài hoa này.” «Chuyển Luân Thánh Vương tu hành kinh» cũng nói: “Bấy giờ Chuyển Luân Vương dũng mãnh nói: ‘Kim Luân này đúng là vật báu báo điềm lành của Ta, Ta hiện nay đúng là Chuyển Luân Thánh Vương’”. Trên thực tế, ngay từ đầu năm 2005, người ta đã phát hiện khoảng chục đóa hoa Ưu Đàm Bà La mọc trên tượng Bồ Tát trong thiền viện Tu Di Sơn ở Hàn Quốc. Sau đó, các nơi trên thế giới liên tục xuất hiện loại hoa mang điềm lành này. Thân hoa Ưu Đàm Bà La mỏng như sợi tơ tằm, sắc hoa trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có bông còn phát xuất hương thơm thoang thoảng. Điều đặc biệt nhất là loài hoa này có thể mọc trên bất kỳ vật dẫn nào, cho dù là tượng đồng, sắt thép, thủy tinh, hay là keo dán, trái cây, thực vật, v.v. Bất kể nóng lạnh thế nào, bất kể nơi chốn nào, đều có thể khai nở. “Sau này tôi mới minh bạch ra, Phật Tổ nói năm mươi ức năm sau Phật Di Lặc hạ thế, đối ứng với nhân gian chính là ngày hôm nay, bởi vì không gian khác nhau có khái niệm thời gian khác nhau. Trải qua hơn 10 năm tu Đại Pháp, tôi ngày càng kiên tín, Sư tôn là đến phổ độ chúng sinh”. Tại hội trường cuộc thi Piano do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức—ở Đại học Đài Nam, bên ngoài bức tường nhẵn bóng của thính phòng âm nhạc, Thích Chứng Thông đã tận mắt chứng kiến hoa Ưu Đàm Bà La. Điều này khiến bà càng minh bạch rằng Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế truyền Pháp phổ độ chúng sinh, con người có thể không ly khai thế tục mà tu thành Như Lai. Hồi tưởng lại hơn 10 năm tu luyện trong Đại Pháp, Thích Chứng Thông cảm thán nói: “Tôi có dùng hết ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào biểu đạt được cảm ân và tôn kính của mình đối với Sư tôn. Càng tu càng thấy Đại Pháp vô biên, không lời biểu đạt, càng tu càng thấy bản thân còn thua xa yêu cầu của Sư tôn. Vào ngày sinh nhật của Sư tôn 13 tháng 5, tôi xin dùng bài thơ dưới đây để biểu đạt lòng cảm kích của tôi: ‘Khi Phật tại thế ta đắc Pháp, Khi Phật Chính Pháp ta đang tìm, Mừng gặp kiếp này đủ phúc phận, Được thấy chân Phật thân vàng kim’. Vương Tĩnh Văn /  chanhkien.org Read the full article
0 notes
banmaihong · 4 years
Text
Cát Bụi - Mãn Giác Thiền Sư)
Cát Bụi – Mãn Giác Thiền Sư)
Ta cứ tưởng Trần Gian là cõi thật Thế cho nên tất bật đến bây giờ ! Ta cứ ngỡ xuống Trần chỉ một chốc Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay ! Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ Khi trở về cát bụi cũng trắng tay Continue reading
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 2 months
Text
Phân tích bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Thiền sư Mãn Giác Phân tích bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi ngườ...
0 notes
pnhipen · 3 years
Photo
Tumblr media
VUI MỪNG THAY !!!. Nam Mô Phật Cổ Nhiên Đăng Nội Viện Đâu Suất truyền “Đăng” Ta Bà Thái Tử Hộ Minh nhận ra Tánh Phật thanh tịnh “Thấy” xa khắp cùng !. Phật Cổ Nhiên Đăng chúc mừng Thọ ký Thái Tử, mãn phần phước duyên Thích Ca Văn, hiệu danh riêng Ta Bà Giáo Chủ truyền Thiền Hoa Đăng !. Thích Ca Toàn Giác Toàn Năng Trí Tuệ hơn cát Sông Hằng gộp chung Ta Bà Tam Giới kính cung Thế Tôn Từ Phụ Cha chung muôn Loài !. Thuở xưa Linh Thứu Phật ngồi Tay cầm “Sen báu” sáng ngời đưa lên Bao Người ngơ ngác ngạc nhiên Ma Ha Ca Diếp cười duyên Ngộ Thiền !. Nhận ra Tánh Thấy bình yên Đức Phật tuyên bố truyền Thiền Như Lai A Nan làm Tổ thứ hai Thiền Tông chính thức chảy hoài Thế gian !. Bao năm Thiền vượt gian nan Thiền Hoa Đăng ngự, trụ an Đất Rồng Chùa Thơ Tân Diệu Thiền Tông Công bố Huyền Ký nối Dòng Như Lai !. Pháp Môn Thứ Sáu tại đây Thiền Hoa Đăng chảy càng ngày lan xa “Đăng” do Cổ Phật trao ra Hoa Thiền Thanh Tịnh Thích Ca bí truyền !. Việt Nam đại phúc đại duyên May mắn nhận được Pháp Thiền “không hai” Nhân Loại vui mừng lắm thay Công Thức Giải Thoát ra ngoài Tử Sanh !. Chúng con kỉnh nguyện lòng thành Phổ truyền Thiền Học vòng quanh Ta Bà Đền ơn Công Đức bao la Nghe Phật... chỉ cách về Nhà Vô Sanh !!!./. - NAM MÔ CỔ NHIÊN ĐĂNG PHẬT. - NAM MÔ GIÁO CHỦ TA BÀ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT. CANADA, ngày 07-10-2019 Phật Gia Châu Đạo Đức. https://www.instagram.com/p/CW2xHcrPOyZ/?utm_medium=tumblr
0 notes
kinhduocsu · 7 years
Photo
Tumblr media
Ảo Ảnh
Thuở xưa, có một vị Hoàng tử chào đời trong niềm vui mừng của nhà Vua, Hoàng hậu và thần dân của cả nước. Nhưng không may cho cậu bế, Hoàng hậu mất rất sớm, bà mẹ kế muốn giành ngai vàng cho con trai mình nên âm mưu cho bộ hạ mang Hoàng tử vào rừng giết đi.
Vị Thái giám mang chú bé vào rừng nhưng không nỡ xuống tay, đành giao đứa bé ngây thơ lại cho bọn thợ săn sống nơi triền núi. Chú bé lớn dần lên vô tư như một cây xanh dưới nắng và gió… Hoàn toàn không hay biết gì về nguồn gốc vương giả của mình.
Thời gian trôi qua, chẳng bao lâu chú bé trở thành một thanh niên cường tráng…Chàng trai vẫn vô tư sống giữa đoàn thợ săn như một cội tùng non xanh, tâm tư hoàn toàn thoải mái như thú rừng. Chàng không hề biết đến những trần ai khổ lụy của những con người phố thị. Cho đến một hôm, người trưởng đoàn thợ săn cho phép chàng theo ông ta xuống núi.
Những bước chân vô tư của chàng Hoàng tử c�� cội nguồn vương giả thản nhiên đặt chân trên những nẻo đường của đế đô, nơi mà trước kia dân chúng đã đặt hương án chào mừng ngày sinh của chàng.
Chàng trai vô cùng kinh ngạc về sự xa xỉ của dân phố thị, chàng không hiểu tại sao thế nhân lại có thể chìm đắm cười khóc theo những trò đời, mà theo chàng nhận xét có vẻ ấu trĩ và điên rồ không tả.
Sau hai tháng rong chơi ở thành phố, thấy mãn nhãn những màu sắc vinh hoa phú quý của trần đời, chàng theo người trưởng đoàn trở về, lòng không vương một hạt bụi nhỏ, rừng núi gió trăng và kiếp sống hạt nội mây ngàn tưởng chừng là một thế giới riêng biệt thân yêu của chàng. Trên đường về hai thầy trò dừng chân bên một bờ suối vốc nước uống…Khi bất trợt ngẩng mắt lên chàng trai trẻ sững sờ kinh ngạc, chưa bao giờ chàng trông thấy một thiếu nữ quyến rũ như thế. Trong khoảnh khắc núi rừng trở nên âm u tẻ nhạt…Một cái gì chợt thức dậy trong lòng chàng…Một sức sống mãnh liệt bừng dậy khắp mọi nơi, chàng trai tưởng chừng như mình mới mở mắt lần đầu tiên…Dường như chàng mới thức dậy sau một giấc ngủ nghìn năm mê mệt…Trời xanh hơn, mây trắng bồng bềnh, cây cỏ lá hoa đều đậm đà mầu sắc một cách kỳ diệu. Thần ái tình đã bắn mũi tên định mạng. Người trưởng đoàn đã thấy niềm xao xuyến của người trẻ tuổi…Ông bồi hồi nhớ lại thời thanh xuân của mình và bất giác rùng mình, cánh chim đại bang vương giả sắp đến ngày ra ràng…Những hốc đá hoang vu của ông không đủ rộng cho đại bàng dang cánh, ông chỉ thấy lòng đau xót, đắng cay. Có phải đây là đoạn đường mà ai cũng đã một lần hăm hở bước qua? Và mấy ai qua đó mà không thân bại danh liệt, nước mắt tràn mặt mày.
Vì thế khi chàng trai trả lúng túng ngỏ ý xin rời đoàn ít lâu. Ông chỉ im lặng nhìn chàng…Và sau cái nhìn lặng lẽ của ông, con chim đại bàng liền tung cánh.
Người thiếu nữ đã đánh thức giấc ngủ bình an của chàng thanh niên quả là một nhan sắc hiếm có, và cũng giống hệt như bao nhiêu mỹ nhân khác, nàng rất tự kiêu về mình. Chàng trai đã bao lần quý gối trước mặt nàng xin suốt đời làm kẻ nô lệ, nhưng nàng vẫn lạnh lùng. Song thân cô con gái khám phá ra nơi kẻ si tình có một sức mạnh vô địch và họ không bỏ qua điều đó. Để lấy lòng ông bà nhạc tương lai và nhất là người đẹp, chàng trẻ tuổi đã làm quần quật suốt ngày, phá rừng vỡ núi…Chàng không từ nan một trở ngại nào miễn sao được thấy mặt nàng là đủ…Chàng cũng mơ hồ cảm thấy mình đã đặt mối đam mê vào một khoảng trống…hệt như tất cả kẻ si tình khờ dại khác, chàng trai mới lớn này đã hăng say lao đầu vào bể khổ với tất cả sự vụng dại lẫn thật thà. Niềm hy vọng của chàng sống leo lét cho đến một ngày kia nhà vua mở cuộc đi săn…qua vùng đất hứa và như một định luật thiên nhiên, cô gái đẹp nhất vùng đã tìm đến quân vương trẻ tuổi.
Mọi người đã không khám phá ra tài thiện xạ của chàng trai miền núi…mãi đến khi nhà vua trẻ tuổi của họ ngã gục dưới mũi tên của kẻ tình địch, thì chàng trai đã nhanh chân chạy mất, lẹ như một con cheo. Chàng chạy trốn như một tên điên, toàn thân ướt đẫm mồ hơi và vết cào xước của cây rừng…Cho đến lúc kiệt sức, ngã gục bên bờ suối, chàng mới chợt thấy mình đang ở bước đường cùng…cuộc đời chàng há không đã chấm dứt rồi sao? Hình bóng mỹ nhân như một mũi tên cắm sâu vào lòng ngực. Đó là một nỗi niềm đau nhức mới lạ và khó chịu…Số ngôn từ ít ỏi và chất phát của chàng không đủ để diễn tả nỗi u uất sầu khổ, chàng chỉ có cảm giác như một con thú rừng bị trúng tên độc và đang thoi thóp thở những hơi cuối cùng…Chưa đến một năm mà chàng đã đi đến cuối đoạn đường, chàng trai trẻ hồn nhiên vui tươi của rừng núi đã ngã gục bên kia bờ suối. Con đại bàng vương giả vừa dang cánh đã gục chết trên cây.
Khi chàng tỉnh dậy chàng không biết mình ở đâu, mê hay tỉnh. Chàng đang nằm trêm một đệm rơm, và bên bục đá là một vị sư đang ngồi tịnh tọa. Gương mặt của người dường như phảng phất một nụ cười…Đôi mày của nhà sư bạc trắng như là một cánh hạc, nhưng màu da lại hồng hào, khuôn mặt ấy có một cái gì vừa hồn nhiên vừa ngây thơ như trẻ nít. Chàng đưa mắt quan sát vẻ đơn sơ của một nơi ẩn dật và bắt gặp một rổ khoai nấu chín còn âm ấm, nằm trong tầm tay với của mình.
Mãi đến chiều hôm sau nhà sư mới xuất định…Người nhìn chàng trẻ tuối với ánh mắt của một người thân. Chàng trai đọc được niềm thương hại lẫn sự chế nhạo trong nụ cười của nhà tu. Chàng kính cẩn dâng nước cho ông như một chú tiểu sơ cơ mới vào đạo. Hai thầy trò không nói với nhau một lời. Trò không dám mở miệng trước và thầy sau khi uống một ngụm nước đã nhập định trở lại.
Nhìn gương mặt bình an của nhà tua, chàng trai thấy dường như nỗi thống khổ cay đắng của mình chỉ là một trò chơi trẻ dại. Chàng nhớ lại thời thơ ấu cùng bọn mục tử chơi đùa, trò chơi thường kết thúc bằng tiếng cãi vã, gây gổ, lắm khi còn đem đến những màn ẩu đả, phải chờ đến sự can thiệp của người lớn mới chấm dứt được.
Thuở ấy, chàng đã nhiều lần tự hỏi không hiểu tại sao mình đã để những quy luật ăn thua giả tạo của trò chơi gây buồn phiền uất hận. Khi từ giã đoàn mục tử để đeo đuổi mỹ nhân, chàng há đã không hăng say lao đầu vào trò chơi mới đó sao? Trò chơi vẫn chưa kết thúc…Và chàng thì đã mất hết sức sống.
Thế giới của nhà tu bình an như một mặt nước, có phải vì họ bỏ cuộc chơi hay đã nắm vững trò đùa không bị nao núng bởi những quy ước giả tạo của thế gian.
Bảy ngày trôi qua, nhà sư ngoài những giờ tĩnh tọa vẫn im lặng như một tảng đá. Chàng trẻ tuổi không thể nào chịu nổi nữa…Một hôm chờ lúc nhà sư vừa xả thiền, chàng tấn công ngay bằng cách kể lại câu chuyện mình cùng những nỗi u uất, chán chường đang rút mòn sinh khí chàng. Nhà sư im lặng lắng nghe và khi chàng trai hỏi một câu. Sư chỉ thốt lên hai tiếng “aỏ ảnh”. Chàng trai thất vọng nhiều hơn là tức giận, chàng những tưởng tìm đâu có một lối thoát qua phong cách thoát tục của nhà tu, nào ngờ sư chỉ buông hai tiếng nhẹ như một làn gió. Chàng dằng giọng:
- Sao có thể là huyễn hóa được?
Nhà sư bật cười, với tay lấy bình nước trao cho chàng trẻ tuổi:
- Ta khát quá!...Không thể nói nhiều được, con cho ta một ít nước suối mát.
Chàng trai ôm bình ra suối múc nước. Đến lúc ngẩng mặt lên. Ô kìa! Chàng có mơ chăng? Mỹ nhân đang đứng bên kia, mắt dáo dác như muốn tìm ai. Nhác trông thấy chàng, nàng đã nhanh như một con sóc, chạy đến quỳ ôm hôn chàng khóc tức tưởi…
Chàng trai mềm lòng… Chàng còn được biết thêm rằng sau khi nhà vua băng hà, quan Thái giám tiết lộ tông tích của chàng và quần thần đang chờ tôn chàng lên ngôi cửu ngũ.
Và hệt như một chuyện đời xưa, chàng trai được rước về lên ngôi vua, mỹ nhân làm Hoàng hậu. Họ sinh ra những đứa con kháu khỉnh và đẹp như tiên đồng ngọc nữ. Mười lăm năm trôi qua. Sau một trận chiến bại, đức vua bị quân giặc bắt giam vào ngục đá với bà Hoàng hậu gào khóc phát điên và bầy con chết nằm la liệt chung quanh…
Nhà vua thấy tim mình như vỡ ra từng mảnh…Những sợi dây mắt xích, bà vợ điên, đám con chết nằm quanh vây, tất cả đè nặng lên con tim già nua của ông.
Ngay lúc đó ông bỗng nghe tiếng nói nhẹ nhàng của thiền sư:
- Chỉ múc có một bình nước mà đã hơn nửa giờ…Sao lâu quá vậy chú?
Chàng trai mở bừng mắt, chàng thấy mình còn đang đứng bên bờ suối, tay ôm bình nước…Và tóc hãy còn xanh.
Nhà tu mỉm cười:
- Ảo ảnh là thế đó chú ạ!
Từ đó chàng trai không bao giờ rời núi nên không ai biết chàng tịch lúc nào và ở đâu.
Như Thủy
Thế gian như giấc mộng dài.
Sanh không thác lại tay không có gì!
Đời người như giấc chiêm bao.
Nghìn xưa dễ mấy ai mà trăm năm?
Theo Truyện Cổ Phật Giáo
Thích Minh Chiếu Sưu Tập
1 note · View note
vietnewspro · 6 years
Text
Thiền sư Mãn Giác dạy đệ tử điều gì trong bài kệ 'Cáo tật thị chúng' nổi tiếng?
https://vietnewspro.com/van-hoa/thien-su-man-giac-day-de-tu-dieu-gi-trong-bai-ke-cao-tat-thi-chung-noi-tieng.html
Thiền sư Mãn Giác dạy đệ tử điều gì trong bài kệ 'Cáo tật thị chúng' nổi tiếng?
Thơ của Mãn Giác thiền sư là phản ánh của tâm hồn lắng đọng, ung dung tự tại, tĩnh lặng nhìn thế sự, đất trời đổi thay, hiểu rõ quy luật của vạn vật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, từ đó thấu triệt đạo lý, đắc Đạo viên mãn, thoát vòng tử sinh. Nhà Lý kế tục nhà Tiền Lê dựng xây nước Đại Việt (1...
0 notes
phapbaonet1 · 4 years
Text
Hiện hữu như thật – Đã và đang – Nghệ thuật chết
Hiện hữu như thật - đã và đang
Vào ngày 27 tháng 6, 1986, Thiền sư phụ tá Vipassana, ông Graham Gambie qua đời sau khi mang bệnh một thời gian ngắn.
Graham là một trong số những đệ tử Tây phương sớm nhất của S. N. Goenka. Sau khi tham dự khóa tu Vipassana đầu tiên ở Bodhgaya vào năm 1971, ông tiếp tục ở lại Ấn Độ. Từ sau khi Trung tâm Dhamma Giri được mua lại vào tháng 11 năm 1974, ông đã sống, phục vụ, và thiền tập tại đó trong 5 năm tiếp theo. Ông là một trong những thiền sư phụ tá đầu tiên do thầy Goenka chỉ định. Sau khi trở lại Australia năm 1979, ông làm việc không mệt mỏi để giúp phát triển Trung tâm Dhamma Bhūmi. Đây là trung tâm Vipassana đầu tiên ở khu vực Australia và New Zealand.
Graham được nhiều thiền sinh khắp thế giới biết đến. Nhiều người trong số này nhận được cảm hứng từ tuệ giác và nhiệt huyết của ông. Dưới đây là một đoạn hồi ký ngắn của Graham về sự trưởng thành của ông trong Dhamma.
Chợt nhớ lại, đã gần 12 năm trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi run rẩy đến Ấn Độ với lo âu hồi hộp. Mười hai năm. Thật khó để hiểu được tất cả mọi chuyện đã xảy ra như
thế nào, hay thậm chí là những gì đã thực sự xảy ra - nhưng có một điều chắc chắn, và đó là mọi chuyện quả thật đã xảy ra. Mười hai năm rồi.
“Con người” đi đến [Ấn Độ] lúc đó là ai? “Con người” mà đã từng điên khùng bởi lối sống kinh khủng của phương Tây và bởi sự hiện hữu không tình thương của chính mình, với quá nhiều những nỗi thất vọng, quá nhiều những cuộc tình đổ vỡ, với sự cao ngạo tự tôn chót vót và tích tụ đồ sộ những hồi ức cùng sợ hãi? Điều gì đã xảy đến với “con người” ấy? Câu hỏi này thường hiện lên. Dường như “con người” đó không thể là đã biến mất. Đó hẳn là một mong muốn vượt ngoài thực tế. Khả năng hợp lý hơn là “con người” đó chưa từng hiện hữu ngoài một mớ những khổ đau và bao điều hy vọng hão. Những gì thực sự đã biến mất là khổ đau của hôm qua, và những gì còn lại là đau khổ của hôm nay: sự suy sụp khi vào tuổi trung niên, sự mất khả năng thích nghi với thực tại, gánh nặng tồi tệ từ những tham vọng không đạt được, những nỗi đam mê, sự ba hoa lắm lời.
Nhưng bản chất không tên của những khổ đau này liệu có dễ chấp nhận hơn chút nào qua năm tháng – để thấy rằng con người hiện tại cũng hư ảo như cái “con người” vô nghĩa trong ta trước đó? Ồ, không. Ai là người sẵn sàng giết chết bản ngã của chính mình? Ai có thể mỉm cười buông bỏ bóng ma ấy không chút chống cự? Có lẽ đó là lý do vì sao có quá ít tình thương trong cuộc đời này. Tất cả những gì ta biết đến chỉ là hai bóng ma, “người khác” và “ta”, chứ không phải sự tan rã hoàn toàn của cả hai thứ đó, vốn chính là tình thương.
Không thể nói chắc rằng trong 12 năm qua tình thương và niềm vui đã chế ngự được hoàn toàn tâm thức quá nhiều nhiễm ô - như nó vốn vậy - với đầy những tiêu cực này. Nhưng chắc chắn là rất nhiều căng thẳng đã tự giải tỏa, nhiều thiêu đốt của hận thù đã lắng xuống, và nhiều nỗi lo sợ ẩn khuất trong tâm đã biến mất.
Đã có năng lực tạo ra bất ổn thì tất nhiên cũng có quyền áp dụng phương thức giải quyết bất ổn đó. Và phương thức duy nhất để giải quyết mọi xáo động là sự tĩnh lặng. Nhìn lại quá khứ, dường như cuộc hành trình thật sự không phải đi từ nước này đến nước khác, mà là từ xáo động đến tĩnh lặng; từ chỗ làm hết thảy mọi việc mà chẳng đạt được gì đến chỗ chẳng làm gì cả và để yên cho mọi việc diễn ra. Việc càng đơn giản thì càng khó hiểu. Chỉ có tâm tĩnh lặng mới có thể nhìn mọi sự việc đúng thật như chúng đang hiện hữu, và đây là bước đầu tiên, cũng là bước cuối cùng. Chỉ có một và duy nhất một việc để làm: để yên mọi việc như bản chất tự nhiên của chúng.
Trải qua quá nhiều năm chỉ để ngồi càng yên tĩnh càng tốt, thể nghiệm sự tích lũy kinh khiếp của những cảm giác, những mộng tưởng, những bám víu, những sợ hãi mà bằng cách nào đó đã làm khởi sinh ý niệm về “cái tôi”. Những ai chưa từng thiền tập có thể tưởng tượng việc ngồi thiền là để tạo ra đủ mọi loại cảm giác tuyệt vời, những linh ảnh, sự tỏa sáng và mọi thứ ghi chép đầy trong sách vở. Nhưng bình an thực sự chính là giảm trừ sự nhạt nhẽo đáng sợ của cuộc sống hằng ngày, giảm trừ sự ưa thích và ghét bỏ vụn vặt, giảm trừ những đối thoại triền miên không dứt trong tâm tưởng, giảm trừ những ao ước, những mất mát, những buông thả phóng túng.
Và sau tất cả những điều đó... còn có gì vượt xa hơn? Có đấy: một cuộc sống đơn giản trở nên đơn giản hơn - một người bình thường tìm được bình an và hạnh phúc thực sự ở nơi anh ta chưa bao giờ chú ý đến trước đây: trong những điều bình thường của cuộc sống. Thật ra, cuộc sống không có điều gì “bình thường” cả. Thức tỉnh từ những giấc mơ, bạn nhận ra điều bình thường là vô cùng kỳ diệu và điều kỳ diệu rất bình thường. Chỉ khi đó bạn mới nhận ra, như một nhà thơ đã nói, rằng bạn đang sống trong cuộc tìm kiếm sự sống.
Không có ảo thuật hay phép mầu nào vượt hơn sự tỉnh giác đơn thuần. Có gì mầu nhiệm hơn một tâm thức trong suốt như pha lê, bất động, tịch tĩnh? Có gì kỳ diệu hơn là vượt trên sự tìm cầu dục lạc hay trốn chạy sợ hãi? Nhiều người cho rằng các màn ảo thuật chỉ có thể thực hiện trên sân khấu hay bởi những bậc thầy ảo thuật râu tóc rậm rạp, mà không hiểu rằng chính tự thân họ là sự kỳ diệu, là ảo thuật gia, là sân khấu, là khán giả, và vì thế cũng là cả thế giới này.
Có người nào đang sống mà thoát được những khổ đau và lạc thú của cái thế giới vừa xấu ác vừa đầy hoan lạc này? Sao còn tìm kiếm sự an ổn trong một thế giới mà mọi thứ đều trôi qua, mọi thành quả sau cùng đều chỉ là một nắm tro bụi? Sao còn phí công tìm cầu? Điều gì không thể thay đổi, ta buộc phải chấp nhận. Sự chọn lựa ở đây là: sẵn sàng hay miễn cưỡng chấp
Hiện hữu như thật - đã và đang nhận. Cuộc đời bạn sẽ thay đổi biết bao nhiêu nếu bạn có thể mỉm cười với hết thảy mọi việc!
Vì thế, thiền cũng giống như tình thương, không phải là điều gì đó có thể bóp nặn cho phù hợp với sự độc đoán xấu xa của cái “tôi”. Thiền mang lại nhiều kết quả thực tiễn, nhưng cũng như tình thương, kết quả cuối cùng của thiền là sự tan biến của cái “tôi” và ngục tù giam hãm nó, tức là thế giới này. Cứu cánh của thiền là thiền, cũng như phần thưởng của tình thương chính là tình thương. Những thành quả, thành công, uy tín cho đến sự cứu vớt thế giới, tất cả đều nằm trong sự thống trị của cái “tôi”, vốn mong muốn quá nhiều mà khả năng làm được lại quá ít.
Một cái nhìn cạn cợt về cuộc đời chỉ có thể thấy được những khổ đau tạo sự bi quan, hay những niềm vui tạo cảm giác lạc quan. Nhưng hồi tưởng lại thì những khổ đau của tâm ta dường như quý giá nhất, vì chính nhờ có nỗi đau đớn không chịu đựng nổi thì ta mới bắt đầu tìm kiếm phương cách chữa trị. Những niềm vui cũng hữu ích: do bản chất thoáng qua và không thể thỏa mãn của chúng, ta mới khởi lên sự khao khát một liều thuốc trị liệu, cho dù là thuốc đắng. Vượt trên hy vọng và sợ hãi là Chân lý. Và dần dần, hết sức chậm chạp, ta nhận hiểu được rằng căn bệnh chỉ nằm trong tâm thức.
Phải quy trách về ai tất cả những gì đã xảy ra? Đối với những điều không thể tránh khỏi thì ta có thể ngợi khen hay oán trách ai đây?
Quy luật của Chân lý là một đứa trẻ mồ côi không nhà, có thói quen quấy nhiễu xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào, hoàn toàn không mời mà đến, trang phục trong sự mạnh mẽ của nhu hòa, đinh tai nhức óc trong sự tĩnh lặng, bách chiến bách thắng mà không sở hữu gì cả. Đứa trẻ đó là bạn và tôi.
Và bây giờ phải làm gì? Từ nơi đây đi về đâu? Đâu là phía trước, đâu là phía sau? Phải làm gì với tất cả những khả năng có thể này, và với ngày mai? Khi chúng ta rõ ràng không thể chịu đựng thêm nữa, có tiếp tục nhận chịu nữa chăng? Khi nào đến lúc phải dừng lại? Bao giờ ta sẽ dừng lại để lắng nghe thi sĩ hát lên bài ca cuối cùng:
Trong ánh sáng bừng lên,
Hãy thức dậy cùng những người tỉnh thức.
Hay tiếp tục mơ tưởng đến bờ kia
của đại dương vốn không bờ bến?
(Thơ Pablo Neruda, “Bài ca cuối cùng trên sóng nước” - The Watersong Ends)
  Ahaṅkāra hī janma kā, jarā mṛityū kā mūla. Ahaṅkāra mite binā, miṭe na bhāva-bhaya śhūla.
- Hindi doha, S. N. Goenka
  Chấp ngã chính là gốc rễ của sinh, già và chết,
Nếu không loại bỏ được bản ngã,
Thì những thống khổ và sợ hãi của hiện hữu sẽ không chấm dứt.
—Thi kệ (doha) Hindi, S.N. Goenka
  Bài viết được trích từ cuốn Nghệ Thuật Chết - The Art Of Dying - Thiền Sư S.N. Goenka và nhiều tác giả. Tải sách file PDF tại đây.
  AUDIOS CUỐN SÁCH NGHỆ THUẬT CHẾT
Theravāda · Nghệ Thuật Chết - The Art Of Dying - S.N. Goenka & Nhiều Tác Giả
from Pháp Bảo Bậc Giác Ngộ Chỉ Dạy, Phương Thuốc Chữa Bệnh Phiền Não Của Chúng Sinh - Feed https://phapbao.net/hien-huu-nhu-that-da-va-dang-nghe-thuat-chet/
0 notes
lethiphuonganh · 4 years
Text
Chương 4: Tận sức và Vượt qua
Chương 4: Tận sức và Vượt qua
"Bạn có thể làm được bất cứ điều gì bạn muốn làm."
Như cuộc đời của Dipa Ma là một thí dụ điển hình, con đường đạo pháp là một hành trình của sự chuyển hoá nơi đó mọi tin tưởng hằng tưng tiu trong tâm và mọi hạn chế tự mình áp đặt cho mình được đem ra thách thức tại mỗi khúc quanh. Nhiệm vụ của vị Thầy là thúc đẩy các đệ tử vượt khỏi lằn ranh của điều mà họ tưởng là còn có thể làm được, để triệt tiêu hết mọi quan niệm về "Ta chẳng làm nổi". Bởi vì, cái "Ta" chẳng làm nổi" đó, và cái điều "chẳng làm nổi" đó, chúng là gì, nếu chẳng phải chỉ là một sản phẩm của tâm tư tạo dựng nên? Dipa Ma đã nhìn thấy, qua sự phát triển các năng lực của chính bà, rõ ràng rằng, chẳng có giới hạn nào ngăn cản tâm trí chẳng làm được. Ðôi khi bà tỏ ra phẫn nộ trong lời bà giảng dạy hay đề nghị, và lắm khi bà rất trầm tĩnh nhưng cũng khăng khăng nghiêm khắc nhắc nhở. Bà muốn đưa các học viên của bà đến tận bờ ranh, rồi thúc dục họ hãy vượt qua khỏi. Bà cũng dạy rằng "vượt qua khỏi" có nghĩa chỉ là thiện chí đơn giản muốn tự tỏ lộ mình ra, là cứ để cho mọi sự việc tự chúng tháo gỡ ra, rồi tự tan vỡ lấy, và cứ từ điểm ấy mà tiếp tục đi tới mãi.
Con đường chuyển hoá tuy nhiên, còn đòi hỏi nhiều hơn nữa ngoài sức cố gắng vượt lên trên các sự hạn chế của mình. Nó cũng cần đến sự thăng bằng giữa nỗ lực, ý đồ và năng lực của chúng ta. Dipa Ma thường nói, "Nếu bạn thực tập để tìm một kết quả, thì đó cũng là một trở ngại." Ý muốn được giải thoát dù sao cũng vẫn là một ý muốn -- một trong các chướng ngại quan trọng trên con đường đạo pháp. Trong một giai đoạn, sự sốt sắng rất hữu ích trên đường đạo, và đẩy ta tiến lên; nhưng đến một giai đoạn khác, chính cái việc tiện lợi ấy lại trở thành một chướng ngại, điều mà chúng ta cần nhận cho rõ đúng lúc. Giữ theo đúng những gì đang xảy ra mà chẳng bỏ cuộc -- đôi khi đó là tất cả những gì có thể làm được.
Một vị thiền sư cương nghị của Miến điện, U Pandita, đã khuyến cáo các đệ tử Tây phương của ông, trong số có cả tôi nữa, "Phải thực tập Thiền chẳng kể chi đến thân, mạng." Thiền sư Howard Cohn có nhận xét là đường lối của Dipa Ma có đôi chút khác biệt nhưng đầy ý nghĩa: "Phải thực tập Thiền chẳng kể chi đến thân, mạng, và với cả tấm chơn tình trong tâm." Dipa Ma đã hoàn mãn một hình thức nỗ lực chín chắn, một hình thức có đủ hùng mạnh và dịu dàng, vừa nam tính lại vừa nữ tính. Thực tập Thiền còn yêu cầu nhiều hơn một sự hăng say như kiễu võ sĩ đạo. Nó đòi hỏi nơi ta tâm từ bi và lòng thương yêu. (...)
Thiền sư Steven Smith nhận xét: "Nơi Dipa Ma có một đức tánh kỳ diệu về nỗ lực. Mọi sự việc đều là một cuộc phiêu lưu; thực tập cho đến nửa đêm cũng là một cuộc phiêu lưu. Nơi bà, thể hiện, thật rõ ràng, động cơ thúc đẩy việc thực tập Thiền đã khởi phát từ sự nhiệm mầu của mỗi phút giây."
Thiền sanh Sharon Kreider cũng phụ hoạ theo ý hướng đó: "Bà dạy chúng tôi rằng, chánh niệm trong sự tỉnh giác chẳng phải là điều mà ta cố tranh đấu để có được; nó có sẵn đấy, hiện diện ở mọi thời. Ðâu phải tôi cần chụp nắm lấy nó, sự tỉnh thức chỉ giản dị có mặt cùng với những gì đang xảy ra, nó khởi lên vào mọi lúc."
Ðối với đa số các thiền sanh Tây phương, mối thách thức to lớn nhứt chính là sự quân bình giữa nỗ lực, dịu dàng, hoà ái, với lòng từ bi chịu chấp nhận.
Thực tập trong mọi thời. - Khi Dipa Ma hỏi về sự thực tập của tôi, tôi đáp, tôi ngồi thiền buổi sáng và buổi tối mỗi ngày, thời gian còn lại tôi đến sở làm việc. Bà mới hỏi: "Còn hai ngày cuối tuần thì anh làm gì?" Tôi chẳng nhớ đã trả lời bà ra sao, nhưng bà nói tiếp: "Có những hai ngày. Anh phải nên thực tập suốt cả trọn ngày, thứ bảy và chúa nhựt." Rồi bà giảng cho tôi một bài học làm thế nào mà tận dụng thời giờ của tôi. Tôi chẳng thể nào quên bài học nầy: phải thực tập trong mọi thời. --Bob Ray.
Ðừng có lười biếng. - Lần cuối cùng tôi gặp Dipa Ma trước khi bà mất, bà bảo tôi phải ngồi thiền trong hai ngày. Bà chẳng muốn nói là một thời tĩnh tâm trong hai ngày, mà là phải toạ thiền suốt hai ngày dài! Tôi phá lên cười; hình như đó là một điều hoàn toàn chẳng thể làm được. Nhưng với một giọng từ bi vô lượng, bà bảo tôi: "Ðừng có lười biếng!" -- Joseph Goldstein
Giới hạn của chúng ta đến đâu? - Khi Dipa Ma đến giảng dạy ở Hội Thiền Minh sát trong ba tháng an cư năm 1984, trong giảng sư đoàn, Joseph và Sharon thành một nhóm, còn Dipa Ma và tôi một nhóm khác. Chúng tôi ngồi nghe thiền sanh trình pháp suốt buổi sáng, dùng cơm trưa xong, thì Dipa Ma trở về nhà bà bên kia đường; còn tôi thì quay về phòng riêng để nghỉ ngơi trước khi giảng dạy tiếp vào buổi xế.
Vừa đến lúc tôi sắp ngả lưng đánh giấc ngủ trưa thoải mái, tôi nhìn xuyên khung cửa sổ và thấy Dipa Ma đang đi thiền hành bên ngoài. Năm ấy, bà đang bịnh, và trời bên ngoài rất lạnh. Bà chỉ mặc chiếc áo sari vải trắng, đều đều bước đi tới, rồi bước quay lại, dưới màn tuyết trắng. Và người trong cảnh đó là một bà lão với bịnh trạng đau tim.
Tôi cứ nhìn qua cửa sổ, và tôi cứ nhìn Dipa Ma, rồi tôi lại nhìn đến chiếc giường của tôi, lại quay ra nhìn Dipa Ma... Tôi cảm thấy tôi phải chấp nhận giới hạn của mình. Tôi biết tôi chẳng thể bước ra ngoài đi thiền hành vào giờ nầy, nhưng tôi thấy được sự khác biệt và rất khen ngợi. Lòng chí thành kiên cố của bà để hoàn mãn, để được giải thoát hoàn toàn, đã đem lại uy lực mãnh liệt cho bà, nhưng lại là một uy lực rất ư dễ mến. Bà chẳng bao giờ ngừng nghỉ cả. Ðiều đó, cùng với sự nhận thấy ra hành động của bà chẳng phải do chán ghét hay do luyến ái thúc đẩy, làm lóa trí ta. Tôi đã thấy biết hết tất cả điều nầy, và rồi tôi lại bước lên giường nghỉ trưa! -- Michele McDonald Smith
Chỉ có ý tưởng mình mới hạn chế mình. - Năm 1974, tôi ghé Calcutta để từ giả Dipa Ma. Tôi nói với bà: "Tôi trở về Mỹ một thời gian ngắn để bồi bổ sức khoẻ và kiếm chút tiền nong, rồi sẽ trở qua đây."
Bà lắc đầu và quả quyết: "Không, khi chị về Mỹ rồi chị sẽ giảng dạy về Thiền với Joseph".
Tôi đáp: "Không, tôi chẳng dạy đâu", và bà bảo: "Ừ, chị sẽ dạy", rồi tôi nói: "Không, tôi chẳng dạy".
Sau cùng, bà nhìn thẳng vào mắt và tuyên bố: "Ta có thể làm bất cứ điều ta muốn làm. Chỉ có ý tưởng rằng ta chẳng làm nổi mới hạn chế khả năng của ta." Bà nói thêm: "Chị nên dạy, vì chị đã thật sự thấu hiểu sự đau khổ."
Ðó là lời chúc phước lớn lao bà đã gởi cho tôi về Mỹ. Ðã hai mươi tám năm qua rồi. Và bà nói đúng. -- Sharon Salzberg
Bạn có đủ thời giờ. - "Nếu bạn là một người nội trợ, bạn có đủ thời giờ", Dipa Ma bảo tôi như thế. "Sáng sớm, bạn tập thiền trong hai giờ. Tới khuya, bạn cũng tập thêm hai giờ nữa. Hãy học cách chỉ ngủ mỗi đêm bốn giờ thôi. Chẳng cần phải ngủ nghỉ hơn bốn tiếng.". Tôi ngồi thiền đôi khi cho đến nửa đêm, hoặc thức giấc vào hai hay ba giờ sáng để thực tập. Ma dạy chúng tôi rằng phải giữ sức khoẻ để có thể tiếp tục tu tập. Bà bảo giữ đúng năm giới mỗi ngày sẽ giúp ta có đầy đủ sức khoẻ. -- Pritimoyee Barua
Hãy làm gì bạn có thể làm. - Tôi hỏi Nani (Dipa Ma), "Tôi nghe nói bà dạy Thiền Minh sát (Vipassana). Thiền là gì vậy?
Bà cắt nghĩa cho tôi thế nào là Thiền Minh sát, rồi nói: "Trước đây, tôi cũng như chị, đau khổ rất nhiều. Tôi tin rằng chị có thể bước đi theo con đường đó để tự giải thoát mình."
Tôi bảo bà, "Tôi còn biết bao nhiêu sự lo lắng cho mẹ tôi, cho con trai tôi, tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa trong gia đình, và coi sóc việc buôn bán ngoài lò bánh mì nữa. Còn có thể nào cho tôi thực tập Thiền Minh sát được hay sao?"
-- Ai bảo thế? Khi chị đang nghĩ tới con chị hay mẹ chị, chị hãy đến với họ trong chánh niệm. Khi chi đang lo việc bếp núc, chị biết chị đang làm việc đó. Là một con người, chị đâu thể giải quyết được hết tất cả mọi vấn đề của chị. Những việc chị đang phải đối đầu và chịu đau khổ, chị hãy mang sự tỉnh thức đến với chúng.
-- Nhưng mà giữa lò bánh mì và gia đình của tôi, tôi chẳng thấy có được nổi năm phút để tập Thiền. -- Nếu chị dàn xếp để có được năm phút mỗi ngày, thì cứ tập ngay đi. Thật là quan trọng phải làm ngay những gì mình có thể làm được, chẳng kể đến ít nhiều.
-- Tôi biết tôi chẳng thể nào dành riêng được năm phút. Chẳng thể được mà.
Nani liền hỏi tôi rằng, ngay giờ đây, tại chỗ nầy, tôi có thể ngồi xuống tập Thiền cùng bà trong năm phút không? Thế là tôi ngồi thiền cùng bà trong năm phút. Bà vẫn chỉ cho tôi các điều căn bản về thiền tập, mặc dầu tôi nói tôi chẳng có thời giờ.
Dầu sao đi nữa, tôi cũng tìm được năm phút rỗi rảnh mỗi ngày, và tôi tuân theo các lời bà dạy bảo. Tôi tập trong năm phút mỗi ngày, rồi lâu hơn, cứ lâu hơn nữa. TậpThiền trở nên ưu tiên số một của tôi. Tôi thực tập ngay những lúc nào có thể được. Rồi tôi tìm được thời gian càng ngày càng dài hơn để thực tập. Chẳng bao lâu, tôi toạ thiền nhiều giờ một ngày, đến khuya, đôi khi cả đêm sau khi làm xong mọi việc. Tôi đã tìm thấy được năng lực và thời gian mà tôi chẳng ngờ là tôi đã có. -- Sudipti Barua
Ðẩy lên nấc cao hơn. - Hầu như mỗi lần tôi từ giả Dipa Ma sau hơn mấy giờ tiếp xúc, bà đều khích lệ tôi nên thực tập miên mật thêm hơn. Bà luôn luôn cố đẩy tôi vươn lên nấc thang cao kế tiếp. "Tôi hi vọng anh sẽ nhớ ngồi trong X giờ," hoặc "Tôi hi vọng anh sẽ cố gắng làm việc X đó." Có vài lần bà dùng đến từ ngữ: "Tôi kỳ vọng anh sẽ... " Bà hằng nói với một giọng thật là dịu dàng, chẳng bao giờ đượm vẻ quá khẩn thiết, nhưng bên dưới lại có cả một sự quyết tâm chơn thành muốn điều đó. -- Steven Schwartz
Mãi luôn thơ thới. - Trong thời kỳ an cư hai tháng của tôi với Dipa Ma, tại các buổi trình pháp thường lệ của tôi, bà luôn luôn đặt trọng tâm vào những điểm cần phải cố gắng thêm trong việc thực tập của tôi. Thí dụ như các cảm xúc đặc biệt nào vẫn còn mạnh mẽ? Trong buổi ngồi thiền, hay trong lúc nào đang ngồi, sức chú tâm lại trở nên yếu ớt? Tôi đã làm được gì đối với sự ngầy ngật vào lúc hết ngày? Chẳng phải bà chẳng tán thành sự vui say về các thắng điểm trong việc thực tập, nhưng bà luôn luôn muốn thảo luận về những gì đã chướng ngại sự miên mật của việc thực tập.
Ðiều làm ta thán phục Dipa Ma là tình trạng an nhiên liên tục của bà. Chẳng kể là bà đang ăn trưa, đi dạo hay chơi đùa với đứa cháu ngoại còn nhỏ, bà đều làm với sự chú tâm vừa mạnh mẽ lại vừa thơ thới.
Tôi nhớ ngay đến phương thức hướng dẫn thực tậpThiền của Dipa Ma khi chúng tôi vừa có một con rùa hoang được cưng nuôi trong sân thiền đường. Hàng rào dầu rào kín đến đâu cũng chẳng là chướng ngại cho con thú chậm chạp và kiên trì nầy. Ðể theo dấu nó, chúng tôi đã dán lên cái mai của nó một miếng băng keo có ghi số điện thoại của chúng tôi. Vài ngày sau khi nó biến đi đâu mất, thì điện thoại lại vang lên và chúng tôi sửng sốt trước các dặm đường xa xôi khi chạy xe đến chỗ để mang nó trở lại. Khi chúng tôi vừa thả nó ra ngoài sân, chơn nó vừa đụng đất thì nó đã khởi lên chuyến du hành khác nữa.
Cũng cùng thế ấy với Dipa Ma -- ta có thể trông thấy rõ một sự liên tục sâu xa cộng với vẻ nhàn nhã. Bà đã dạy tôi nếp phong nhã chính là sự tiết kiệm đúng mức: chẳng quá nhiều mà cũng chẳng quá ít. --Katrina Schneider
Bạn có thật sự làm điều ấy chăng? - Bà thường hay hỏi: "Bạn đã ngồi trong bao lâu? Sự tỉnh thức của bạn được như thế nào? Bạn đã giác tỉnh đến mức nào trong đời bạn?" Căn bản mà nói, câu hỏi của bà là: "Bạn có thật sự làm điều ấy không, hay là bạn chỉ nghĩ về điều ấy?" Thật là một tư tưỏng vĩ đại: "Sống trong sự tỉnh thức!" nhưng bạn có thật sự đang sống như thế ấy không? -- Jack Kornfield
Pháp (Dharma) ở khắp nơi. - Khi khoá an cư chấm dứt, tôi nói với Dipa Ma rằng, thật là khó khăn cho tôi, vì tôi ở tại một nơi xa vắng trong nước, chẳng có một tăng đoàn (Sangha, Tăng già, một cộng đồng các vị tì kheo) nào ở gần. Tôi hỏi bà cách tu tập làm sao khi chẳng có Tăng già. Bà đáp: "Phật pháp ở khắp nơi. Bạn ở nơi nào, cũng thế thôi." -- Michele McDonald-Smith
Sự tinh tấn toàn bích. - Món quá cao quí nhứt mà Dipa Ma đã hiến tặng tôi là chỉ cho tôi thấy những gì tôi có thể làm được và luôn luôn sống với điều ấy. Sự tinh tấn nơi bà thật là toàn bích. Những bực với khả năng tinh tấn đó chẳng hề cảm thấy chán nãn thoái tâm khi việc làm phải kéo dài thật lâu, hay khi gặp phải khó khăn trở ngại cách mấy đi nữa. Tháng vắn năm dài nào có xá chi, bởi vì sức can đảm nhẫn nại trong lồng ngực vẫn sẵn sàng có mặt đó. Bà đã đem lại cho tôi ý nghĩa: với chánh tinh tấn, mọi sự việc đều có thể thành tựu được. -- Joseph Goldstein
-ooOoo-
Chương 5: Nhìn thấu qua các vọng tưởng
"Hãy suy tư, và niềm tin sẽ đến từ bên trong."
Dipa Ma dạy rằng, bên trong tâm có đầy vọng tưởng, hết cái nầy đến cái khác, cũng tựa như những con búp bế có nhiều lớp, lồng vào nhau thành một con (nesting dolls). Khi bạn cởi con ngoài, thì còn những con bên trong. Cởi một con, lại lòi ra một con khác nữa. Ðến khi bạn đã lột tới con cuối cùng, và mở nó ra, bạn thấy gì ở bên trong? -- chỉ là một sự trống không, chẳng còn có chi hết cả. Và xung quanh bạn đầy những cái vỏ trống của những mẩu chuyện cũ của đời bạn, những vọng tưởng của đời bạn mà thôi. Bởi vì Dipa Ma đã có khả năng nhìn thấu suốt qua tất cả các mẩu chuyện cũ của cuộc đời (vọng tưởng của tâm), nên bà chẳng bao giờ công nhận có những thảm kịch cá nhơn bất cứ dưới hình thức nào. Bà muốn các học viên của bà phải sống với một sự thật sâu xa hơn là sự giải đoán rồi tự đồng hoá mình với những biến cố ngoại lai của đời mình. Dipa Ma đã thấu hiểu tường tận các thảm kịch của cuộc đời. Bản thân bà đã nếm mùi thống khổ của căn bịnh trầm kha, nổi đắng cay trước cái chết của chồng, của cha mẹ và của hai con, và cơn tuyệt vọng dày vò. Chỉ khi bà đã vượt qua khỏi sự tự mình đồng hoá với những cố sự và thảm kịch của đời bà, bà mới bắt đầu trở nên một con người giải thoát.
Chẳng thành vấn đề! - Ðôi khi gặp người đến với bà, mang theo tất cả những nổi âu lo phiền muộn, thì bà cười dòn, lại cứ cười. Bà chẳng thể nín cười được. Sau cùng, bà ôn tồn bảo: "Cái vấn đề mà bạn đang phải đối đầu đó chẳng thành vấn đề đâu. Chỉ vì bạn nghĩ, "Ðấy là nỗi khổ của tôi!", "Ðấy là điều mà tôi phải giải quyết cho xong". Ðừng suy nghĩ theo chiều hướng đó nữa, rồi thì chẳng có vấn đề nào cả." -- Dipak Chowdhury
Ðừng tưởng họ đã đảnh lễ con! - Khi tôi lên tám tuổi, tôi được làm lễ xuất gia ở Bồ đề đạo tràng (Bodh Gaya) theo sự đề nghị của bà. Tôi được làm tu sĩ trong ba ngày. Ngay sau lễ xuống tóc, thiên hạ bắt đầu đảnh lễ tôi. Tôi nghĩ, "Chà! Oai quá nhĩ!" Tôi cảm thấy mình rất đặc biệt. Nhưng bà ngoại tôi đã nhắc chừng tôi: "Ðừng tưởng họ đảnh lễ con. Họ chỉ đang lạy cái áo cà sa vàng của con đó mà thôi." -- Rishi Barua, cháu ngoại của Dipa Ma
Chẳng đặc biệt gì! - Chúng tôi ngồi ở băng sau trên chiếc xe đi thăm viếng thiền sư Munindra. Dipa Ma ngồi kế bên tôi và bà nắm tay tôi. Xuyên qua bàn tay của bà, tôi cảm thấy một luồng hơi nóng rần rần đầy tình thương truyền sang người tôi. Tôi như phơi mình trong nắng ấm. Có lẽ trong một hay hai phút, tôi đang say sưa đắm mình vào đó, thì trong đầu tôi lại nẩy vụt lên ý tưởng: "Ồ! Bà thật là đặc biệt!" Ngay lúc tôi nghĩ như thế, thì bà tức khắc buông tay tôi ra, một cách hết sức dịu dàng, và kể từ phút đó bà chẳng chạm tới nữa cho đến hết cuộc hành trình. -- Matthew Daniell
Bạn có ý định gì? - Một buổi tối nọ, một người sinh viên đến gặp Dipa Ma và đặt ra rất nhiều câu hỏi. Ðến từ một nơi trí thức đầy ắp lý thuyết trừu tượng, chàng ta tỏ rất thách thức và thích chạm trán, và cố làm cho bà phải tranh luận. Ðộ một lúc, bà ngưng lại và nói với một giọng hết sức trầm tỉnh: "Vì lý do nào mà bạn đến đây? Bạn có ý định gì?" Sự thành thật của câu bà hỏi đã tức thời làm câm miệng chàng sinh viên. -- Ajahn Thanasanti
Tháo mở tuôn ra. - Vừa mới tới Ấn độ, tôi muốn đến gặp ngay Dipa Ma. Jack, Joseph và Sharon liền nói: "Cứ đi đi." Thế là tôi đến tìm bà, ngay chiều tối hôm ấy. Tôi có điạ chỉ của bà, nhưng chẳng biết đi lối nào đến đó. Trời đã tối sầm khi tôi tới. Tôi còn nhớ bước xuống taxi, tại một khu nghèo khó trong thành phố, và vừa nhìn xuống con đường hẽm nhỏ hẹp, tăm tối, đầy rác bẩn, tôi vừa nghĩ: "Ðây, chắc chẳng phải đúng chỗ đâu." Nhưng mà đúng nơi thật.
Ðến mút đường hẽm, tôi bước tới gần một cầu thang trống trải, bên phải. Tôi được chỉ dẫn là bà ở tầng thứ tư, nhưng rất khó nhìn rõ và tôi càng lúc càng lo lắng có lẽ đã đi qua khỏi mất rồi. Nhưng sau rốt, tôi cũng đến bao lơn lầu tư, nói lên tên bà với người đầu tiên tôi gặp. Họ trỏ vòng quanh bao lơn về phía bên kia của khoảng sân trống. Có lẽ lúc nầy đã sáu hay bảy giờ tối rồi. Các học viên của bà đã ra về cả, và hiện giờ chắc là thời giờ dành riêng cho gia đình. Tôi lúng túng cáo lỗi, vì tưởng đâu chẳng tới quá muộn như vầy. Tôi vừa học xong bốn tháng thực tập thâm luyện. Nay đổ đuờng đến đây chỉ để học pháp, tôi nghĩ điều nầy chắc cũng phải quan trọng hơn là lo việc riêng tư cho mình.
Tôi nhìn thấy một người đàn bà gầy thấp đang đứng ngoài cửa. Tôi bấp búng vài tiếng, thì bà bảo tôi chờ, và gọi con bà là Dipa ra thông dịch. Tôi tự giới thiệu và nói là bạn- đạo rất thân với Joseph Goldstein và Sharon Salzberg cùng học pháp với nhau. Bà mời tôi đi vào căn phòng nhỏ của bà.
Tôi nhớ, ngồi trên chõng gỗ của bà, tôi bắt đầu kể lại vì sao tôi đến đây, thuật đầy đủ về mấy tháng tu tập ráo riết vừa qua và những kinh nghiệm đã thâu thập được. Bà thật hết sức tử tế và hiếu khách. Bà chăm chú nhẫn nại lắng nghe qua lời thông dịch của Dipa, dường như thể là vào giờ phút nầy, chẳng biết làm chi hơn là ngồi nghe một người đàn ông trẻ, kẻ vừa xâm nhập vào nhà bà, phô trương các kinh nghiệm đầy mình của hắn. Tôi càng tiếp tục nói thì có một sự việc gì, tự bên trong tôi, cứ tự tháo mở mà tuôn ra.
Chuyện xảy ra chiều hôm ấy chưa hề đến với tôi lần nào và cả về sau nữa. Tôi cũng đã lắm lần tỏ ra lo lắng khi gặp người khác trước đây. Qua năm tháng, tôi cũng đã gặp nhiều người quan trọng ở mọi tầng lớp xã hội. Nhưng chưa hề có chuyện giống như chiều nay. Tôi càng tiếp tục nói, từng đợt hoảng hốt và bối rối càng khởi dậy lên và tràn ngập cả tâm hồn tôi. Tâm tôi bắt đầu quay cuồng đến mức chẳng còn kiểm soát được. Tôi lo nghĩ có lẽ tôi đã bắt đầu nói mà chẳng ai hiểu được cả. Tôi cảm thấy cuống cuồng hoàn toàn và bối rối hết mực. Tất cả sự cao mạn của tôi, tất cả sự tự quan trọng hoá của tôi, tất cả kinh nghiệm của tôi, tất cả sự tự cho mình là đặc biệt và đang dự cuộc hành hương phi thường nầy, tất cả đều sụp đổ dữ dội bên tai tôi, chỉ trong khoảnh khắc. Và Dipa Ma chẳng có làm chi hơn là cứ ngồi đó nhìn tôi với đôi mắt từ ái và lắng nghe chăm chú. -- Jack Engler
Tất cả mọi sự vật đều vô thường. - Khi con trai tôi mất năm 1984, Dipa Ma đã làm tôi sửng sốt rụng rời khi nghe bà nói. Ðó là một bài học khó quên cho tôi. "Hôm nay con trai bạn đã rời cõi đời nầy. Tại sao bạn lại rụng rời thê thảm thế? Tất cả mọi sự vật đều vô thường. Chồng bạn vô thường. Con trai bạn vô thường. Con gái bạn vô thường. Tiền bạc của bạn vô thường. Nhà cửa bạn vô thường. Vật nào, việc gì cũng vô thường. Chẳng có chi là thường còn hết. Khi bạn còn sống, bạn có thể nghĩ: "Ðây là con gái tôi, đây là chồng tôi, đây là tài sản của tôi, đây là nhà của tôi, chiếc xe nầy thuộc về tôi". Nhưng đến khi bạn chết đi, chẳng có gì là của bạn hết. Nầy chị Sudipti, chị nghĩ chị là một thiền sanh đứng đắn, nhưng chị còn phải thật sự học hỏi rằng tất cả đều vô thường." -- Sudipti Barua
Chẳng chút lo lắng. - Ðiều mà tôi lo sợ nhứt -- chồng mất, đàn con mất -- đã xảy ra cho Dipa Ma, tuy vậy, mà coi kià, bà thật là yên lặng, trầm tĩnh, và tươi cười. Nhìn thái độ bà trước những nỗi khổ tâm gây nên phiền muộn, mà chính tôi cũng đã trải qua, nhưng chẳng chút lo lắng nào, thật một nguồn cảm hứng lớn. -- Sylvia Boorstein
Một số người Mỹ, lo âu về tình trạng nghèo khó trong khu vực chợ cũ của đô thị Calcutta, nơi Dipa Ma sanh sống, đã chung góp tặng phẩm để giúp bà dời khỏi nơi ấy. Một thiền sanh kể lại việc anh đến nhà Dipa Ma để trao số tiền xây cất nhà mới.
Buông xả. - Tính tổng cộng lại, tôi được hai mươi lăm ngàn đô la Mỹ trong quỹ xây cất ngôi nhà đó, tôi nghĩ nếu đổi ra tiền Ấn độ thì đủ cất được nửa ngôi nhà. Số tiền trên cũng dư cho cả gia đình Dipa Ma sống đầy đủ trong một năm. Bởi vì tôi mến thương bà quá -- và cũng có lẽ tại vì tôi tự quan trọng hoá mình chút chút -- tôi đã nhận lấy trách nhiệm mang số tiền đó đến long trọng trao cho bà, và với cả một niềm thích thú to tát.
"Hãy chờ xem bà nhìn đến những gì tôi đang mang lại cho bà", tôi đang thầm nghĩ, "Cả nửa ngôi nhà, chớ bộ!"
Khi đến nơi, tôi thưa với bà, tôi mang từ Mỹ đến một số tiền bằng đô la Mỹ. Bà bảo: "Chúng tôi chẳng thể đổi tiền Mỹ được. Chúng tôi lại chẳng được phép giữ đô la nữa. Bạn nên đem đổi ra tiền ru pi của Ấn độ." Cứ theo giá chánh thức đổi ngoại tệ vào lúc đó, thì hai mươi lăm ngàn đô la Mỹ trị giá khoản bốn mươi lăm ngàn ru pi. Tôi đến ngân hàng American Express Bank, và giấy bạc lớn nhứt mà họ có là giấy một trăm ru pi. Tôi bước ra khỏi nhà băng trên vai vác một bao tải đầy ắp giấy bạc ru pi. Trước đây, tôi đã bị cướp giựt hai lần tại Ấn độ -- một lần đến một ngàn đô la -- nên tôi cảm thấy thần kinh căng- thẳng khi vác bao bạc qua các đường phố ở Calcutta. Tôi lại có cảm tưởng như vai mình đang mang cả tương lai của Dipa Ma: ngôi nhà của bà, trọn tài sản của bà, và cả cơ duyên may mắn cho bà sống một đời sung túc. Tôi đi thẳng từ ngân hàng đến nhà bà. Mất gần một giờ mới đến nơi, và theo mỗi bước đi, lòng lo âu của tôi càng lên cao. Tôi rất nôn nóng để nhìn thấy gương mặt bà. Trước đây, chúng tôi nghĩ là phải mất đến năm năm mới quyên đủ số, thế mà đây, sau ba tháng đầu thôi, tôi lại được hân hạnh đem nửa ngôi nhà đến cho bà. "Chắc bà vui mừng lắm!", tôi thầm nghĩ mãi như thế. Ðến lúc tới nơi, tôi ướt đẫm cả mồ hôi. Tôi vừa bước qua cửa, Dipa Ma đã đặt tay lên đầu tôi và nói các lời chúc lành thường lệ. Bà bảo, "Bạn thật trông như người mất hồn!" Ý tôi chẳng muốn nói ra: "A! Tôi ớn sợ các đồng bào của bà ở đây lắm. Tôi sợ bị cướp giựt." Thay vì như vậy, tôi đã nói: "A! Tôi phải đem đổi hết số tiền. Thật nhiều giấy bạc quá, nên tôi lo lắng khi mang tiền mặt nhiều như vầy."
Tôi đặt bao tải xuống, mở ra và đổ đầy lên sàn nhà. Cảnh tượng lúc ấy giống như trong phim chiếu bóng, từng chồng, từng chồng giấy bạc ru pi khắp cả gian phòng. Bà chẳng chớp mắt nhìn, chẳng có chút chi tỏ ra hân hoan hay khích động. Bà lặng lẽ đẩy các chồng giấy bạc xuống dưới gầm giường, rồi lấy tấm vải phủ lên trên.
Tôi thắc mắc ngẫm nghĩ, "Ðể dưới gầm giường à? Bốn mươi lăm ngàn ru pi -- ai lại đem dấu dưới gầm giường một số bạc to tát như vậy? Sao lại chẳng tìm một nơi nào an toàn hơn để khỏi bị đánh cắp? Rồi làm sao mua nhà mới? Thôi hãy bàn về vụ nhà cửa!."
Bà chẳng nói đến tiếng nào về ngôi nhà và số tiền dành để mua. Thay vào việc đó, bà lại tỏ ra lo lắng cho tôi. Bà bảo, "Nầy anh bạn, bạn nên trầm tĩnh lại. Bạn đừng quá xao xuyến như vầy." Rồi bà quay lại bảo Dipa: "Chúng ta phải mời khách dùng cơm chớ!"
Dọc đường ra về, tôi nghĩ có lẽ nên nói với Dipa về số bạc. "Mẹ chị để hết số bạc dưới gầm giường. Tôi lo chẳng được an toàn đấy. Chị nên mang gởi ở ngân hàng."
Dipa cười to: "Ồ! Gởi nhà băng đâu có an toàn. Nhưng ở đây, an toàn hơn."
Tôi định phản đối, nhưng rồi tôi nghĩ ra, vấn đề ngay tự lúc ban sơ, chính là do tôi. Tôi chẳng phải chỉ là một công cụ giản dị để chuyển đạt lòng hảo tâm của những người khác, tôi còn muốn xem đó như là "của tôi". Tôi đã biến việc đó ra thành một đại sự, bằng cách bơm chích vào đó chút ý tưởng "mình là người quan trọng". Ngay cả khi tôi đã trao số bạc cho mẹ con bà rồi, tôi cũng còn chưa muốn buông xả nó. Chỉ khi Dipa bảo, "Ðừng quá lo, sẽ được an toàn mà!", tôi mới bừng tỉnh mà nói được lên: " O.K., bây giờ là của chị đó."
Tôi chẳng hỏi thêm câu nào nữa, và cũng chẳng còn nghĩ đến lần thứ hai về số bạc hay về ngôi nhà. Khi tôi rời chung cư nơi họ ở, tôi cảm thấy được cởi nhẹ một gánh nặng. Trên thực tế, tôi chẳng hề được biết họ có xây cất ngôi nhà hay không. Và chính bây giờ là lần thứ nhứt mà tôi nghĩ đến việc ấy, sau mười lăm năm. -- Steven Schwartz
-ooOoo-
Chương 6: Sự Giải thoát sâu xa nhứt
"Lần hồi, tôi làm quen với sự đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, sự khởi sanh của đau khổ, và sự chấm dứt của đau khổ.
Dipa Ma tin tưởng, một cách vô điều kiện, rằng sự giác ngộ -- sự giải thoát hoàn toàn của tâm và trí -- là mục đích của đời sống con người và là lý do căn bản của việc tu tập thiền định. Bà nhắc đi nhắc lại, chẳng hề mệt mỏi, với các học viên của bà: "Các bạn phải thực tập cho đến ít nhứt là giai đoạn đầu của sự chứng ngộ. Bằng không, các bạn đã phí mất cuộc sống làm người."
Trong truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), ít thấy viết về các kinh nghiệm thật sự về giác ngộ. Sự kín tiếng của nhiều vị thiền sư ít chịu bàn huận về đề tài nầy, phần lớn là để tránh sự khởi lên một thái độ nỗ lực (vì mong cầu). Chương nầy đem ra ánh sáng những kinh nghiệm về giác ngộ, với mục đích là chỉ cho thấy rõ chẳng có gì bí mật hay siêu nhiên về các kinh nghiệm đó cả. Và trong khi chẳng hề có "một đường lối chơn chánh" (duy nhứt) trên con đường đạo pháp, và do lẽ ấy, chẳng có chi để phán đoán, so sánh hay dự đoán, thì Joseph Goldstein đã cống hiến một cái "thắng hãm bớt lại" quan trọng nầy: "Kinh nghiệm về giác ngộ là sự xả bỏ cái "tự ngã". Qua bao năm, tôi đã từng thấy nhiều người đã thể nghiệm sự chứng ngộ và dùng nó để tạo thêm tự ngã. Họ bám vào kinh nghiệm đó và tự đồng hoá với nó. Ðó là đã lạc mất mục tiêu rồi, và gây thêm ra rất nhiều đau khổ."
Thiền giả cảm tử (Kamikaze yogi). - Hai lần đầu tôi dự khoá an cư, ba tháng mỗi lần, (...) tôi tự miêu tả tôi như là một "thiền giả cảm tử" (Kamikaze yogi). Nhưng đến khoá an cư thứ ba thì chảy nước mắt ngay từ ngày đầu cho đến ngày chót. Nhiều lúc, tôi cảm thấy đau thắt bên trong và rã rời ra từng mảnh, cho đến nổi tôi tưởng chẳng thể nào ngồi lâu hơn năm phút được. Lúc đầu, tôi đến trình với Dipa Ma, và bà đề nghị tôi chỉ cần "ghi nhận điều đó".
Nhưng sau cùng, đã đến một lúc nào đó tôi cảm như tôi sẽ vở tung lên, nếu tôi nán ngồi lâu thêm nữa. Dipa Ma ngồi bên cạnh, cầm lấy tay tôi, và vuốt ve rất dịu dàng và âu yếm, như người mẹ đang vuốt ve đứa hài nhi. Vừa làm thế, bà vừa trấn an tôi: "Nếu chị vượt qua được chuyến nầy, chị sẽ được công đức rất lớn."
Bằng hành động và lời nói ấy, bà đã trao truyền sang tôi lòng tín nhiệm và từ ái của bà đối với tôi. Tất cả mọi sự ngờ vực đều tan biến khỏi nơi tôi. Tôi hoàn toàn đặt niềm tin nơi lời bà nói. Tôi liền trở lại thiền phòng, ngồi lên toạ cụ của tôi và... một cái gì vừa mới mở ra... Tôi chẳng biết phải mô tả như thế nào mới đủ. Tôi bắt đầu thể nghiệm các điều như bạn đã đọc thấy trong các bản văn cổ điển về giác ngộ. Bà hướng dẫn tôi với các quyết định đặc biệt trong thời gian nầy.
Tôi hết sức thâm cảm bà đã kéo giữ tôi lại để tiếp tục thực tập. Mặc dầu trong hai tháng rưỡi còn lại tôi bị sự đau nhức và xao động bất an đến hành hạ và nhiều lần tôi muốn "cuốn chiếu lại" để về nhà, bà giữ tôi lại để tiếp tục mãi. -- Ẩn danh.
Bạn có được chứng ngộ không? - Dipa Ma đến dạy một khoá học ở trường tôi, trong ba tuần lễ. Ðến cuối khoá,chúng tôi phải thực tập một cuộc an cư cuối tuần. Một ngày trước cuộc an cư, bà nói với tôi rằng: "Chị sẽ có được một "kinh nghiệm về thấu hiểu rõ". Tôi phân vân tự hỏi, "Chẳng biết kinh nghiệm đó nghĩa ra làm sao?"
Ðêm đó, tôi ngồi thiền được một lúc rồi đứng dậy vì tôi buồn ngủ quá. Tôi trở lại phòng tôi, và có cái gì thay đổi xảy ra. Tôi nhận ra là tôi cần trở lại thiền phòng và thực tập thêm. Tôi liền quay lại ngồi tập, và tôi trở nên hết sức chú tâm. Chỉ giản dị là sự theo dõi hơi thở của tôi. Tôi để ý đến cả từng tiểu vũ trụ của sự phồng lên và dẹp xuống của bụng, từng chi tiết nhỏ nhiệm, và tôi lại có cả khả năng nhìn ra sự khởi lên của ý định tư tưởng. Nó cũng tựa như cái bong bóng sắp vỡ, rồi tư tưởng có mặt ở đấy, rồi lại qua đi, và kế đến là một sự dừng nghỉ, rồi lại một ý định tư tưởng khác khởi lên tiếp để rồi lại vỡ tan như bọt bong bóng trên mặt nước. Và cứ như thế.
Ðó, chẳng phải là do tôi đang làm được như vậy, vì tôi đâu có đủ khả năng về trình độ định lực đó. Tôi nghĩ đó chỉ giản dị là ân sủng của Dipa Ma đã ban cho tôi. Có một sự lắng đọng khó tin, và một khoảng không gian khổng lồ gìữa các tư tưởng với nhau nơi mà chẳng có gì xảy ra.
Kế đó là một sự chuyển biến lớn lao về sự tỉnh thức, tựa hồ như tôi đã "đi vắng" ở nơi nào đó mà sự chú ý trở ngược lại. Chẳng còn có ai ở đó cả, chỉ có sự khởi lênvà sự qua đi của sự việc. Ðiều đó đã thổi tung tôi đi mất.
Ngày hôm sau, Dipa Ma hỏi tôi: "Sao, bạn có được chứng ngộ chưa?" Sau nầy, vì hiện tôi còn mới thực tập thiền -- tôi chưa có căn bản và kinh nghiệm về thiền quán -- nên có nhiều sợ hãi nổi lên. Trước nhứt là sự tỉnh giác rất khó tin nầy, kế đến là sự sợ hãi khởi sanh khi tôi thấy mọi sự vật đang được hủy diệt từng giây phút. Tâm trí tôi trở nên hết sức mù mờ; tôi chưa có khả năng nhìn thấu qua sự mù mờ đó, và phải đợi một thời gian thật lâu trước khi kinh nghiệm chín muồi nơi tôi. Mãi ba năm sau tôi mới có ý muốn ngồi thiền lại. -- Ẩn danh
Sự chứng ngộ đúng ra là việc thường tình đối với các thiền sinh Ấn độ của bà Dipa Ma. Jack Engler kể lại rằng, họ thực tập trong khung cảnh gia đình, và ngay trong đời sống hằng ngày. "Khi Dipa Ma nhận ra được một sự chín muồi trong việc thực tập của họ, bà liền bảo họ: "Hãy thu xếp công việc, xem coi bạn có thể vắng nhà trong hai tuần lễ không, rồi đến đây và ngồi trong căn phòng nầy, bên cạnh tôi, để dành trọn nỗ lực trong mười hay mười lăm ngày cho việc tu tập". Ðấy chính là lúc sự chứng ngộ đã xảy đến cho họ. Ðó là tất cả sự thực tập ráo riết nỗ lực của chính họ, và kể cả khi một vài người trong bọn họ phải trở về nhà trong thời gian đó để giải quyết công việc trong gia đình."
Chỉ cần hai hay ba ngày thôi. - Tôi chở mẹ tôi mỗi buổi chiều đến tu viện (lời của con gái bà Hema, gọi Dipa Ma bằng dì). Tôi gặp được một phụ nữ người Miến điện kể cho tôi nghe việc bà thực tập thiềntại nhà, giữa bầy con còn nhỏ. Bàphải làm việc cả ngày, và ngồi thiền vào buổi tối khi các con bà đã ngủ. Chỉ trong hai tháng, bà bảo bà đã đạt được giai đoạn đầu của sự chứng ngộ.
Tôi liền noi theo tấm gương đó trong khi tôi đang theo học chương trình cao học ở nhà trường. Tôi thức giấc vào bốn giờ sáng và ngồi thiền đến năm giờ rưỡi. Tôi đi học cho đến ba giờ rưỡi chiều, kế đó đưa mẹ tôi tới chùa. Sau đó, tôi làm bài, học bài cho đến chín giờ đêm. Bấy giờ, tôi đi thiền hành trong một giờ, tay dắt con chó của tôi. Rồi tôi toạ thiền thêm một giờ nữa, đến mười một giờ khuya mới đi ngủ.
Trong mọi thời, trên xe buýt đến trường, trong lớp học, bất cứ nơi nào, tôi cũng tập "niệm" (ghi nhận mỗi kinh nghiệm cảm giác). Hai hay ba tuần lễ sau, thiền sư Munindra bảo tôi, hãy lấy ngày nghỉ phép, rồi đến tập thiền. Tôi đáp, chẳng thể nào nghỉ học được; ông lại bảo: "Thôi được, hai hay ba ngày cũng đủ rồi!" Thế là tôi đến từ ngày thứ Năm cho tới hết ngày Chúa nhựt. Vì thời gian eo hẹp, tôi quyết định thức trọn cả đêm Thứ Năm và liên tục ngồi thiền cho đến sáng Thứ Sáu.
Ðến gần một giờ khuya đêm Thứ Sáu, tôi cảm thấy dường như có cái gì bất ổn đây. Sáng ngày, tôi thuật lại cho mẹ tôi và dì tôi là Dipa Ma hay rằng có điều gì lạ lùng đã xảy ra cho tôi đêm qua. Cả hai phá lên cười, và cười. Hai bà bảo tôi, đó là giai đoạn đầu của sự chứng ngộ, và hai bà rất mừng cho tôi. -- Daw Than Myint
OK, có một con cọp đi đến. - Chính vào ngày tôi gặp gỡ Nani (Dipa Ma) lần đầu tiên, bà đã dạy tôi những điều căn bản về thiền tập rồi bảo tôi rằng, "Chị có thể thực tập ngay tại nhà." Xế trưa hôm đó, về tới nhà, tôi thực tập ngay, và ròng rã trong hai mươi ngày.
Trong khoảng thời gian hai mươi ngày thực tập thiền định, tôi cảm thấy lên cơn sốt nặng, tựa như có một thanh sắt nóng đang xuyên qua thân tôi. Rồi tôi thấy rắn bò lổm ngổm khắp nơi, với bầy cọp nhảy tới chụp tôi. Tôi trình lại với Nani, và bà nói với tôi, "Ðừng có lo ngại. Khỏi uống thuốc men gì cả. Bạn đang sốt, nhưng đó chẳng phải là một cơn bịnh: cứ để nó tự nhiên lui đi mất. Chị chỉ cần tỉnh giác về việc ấy. Cứ cảm thấy nó và ghi nhận nó. Khi rắn hay cọp đến, đừng sợ hãi, cứ niệm: "OK, một con cọp đi đến". Chỉ có thế mà thôi!"
Rồi tôi lại thấy nhiều hình ảnh quái dị: thây người chết. Tôi thấy nhiều thây chết, rất nhiều, ở những nơi khô cằn, và tôi phải ngang qua các xác chết. Tôi sợ đến hãi hùng. Nani bảo, "Ðừng sợ hãi gì. Cứ niệm trong đầu "Thấy! Thấy!". Những hình ảnh đó đến do từ nhiều kiếp trước của mình. Những gì chúng ta đã làm trong các kiếp trước, thường hiện lên trong tâm chúng ta khi ngồi thiền." Theo lời bà chỉ dạy, tôi niệm: "Thấy một xác chết!" hoặc "Bước qua một xác chết!" Và tôi tiếp tục ghi nhận, "Tôi đang thấy trong tâm..."
Chẳng bao lâu, chỉ còn có sự tỉnh giác mà thôi, các hình ảnh đã tan biến, ngừng hẳn, và tâm tôi trở nên trong suốt và an lạc, và tôi đã đi đến sự giác tỉnh. Tất cả những đau nhức đã được quét sạch. Tôi đạt đến sự thông hiểu rõ về thân tôi là gì, tâm tôi ra sao, và chính đó là đường lối của sự tu tập Thiền. Chẳng hề có sự thoái chuyển. Sau hai mươi ngày, tôi rời chỗ ngồi và dấn thân đi vào thế giới. -- Jyotishmoyee Barua
Vật quí báu nhứt. - Khi tôi đang bận lo công cuộc khảo cứu ở Calcutta, Dipa Ma giới thiệu người láng diềng của bà cho tôi. Bà ấy sáu mươi lăm tuổi, tên là Madhuri Lata. Bà nầy đã nuôi nấng con cái, nay chúng đã lập gia đình riêng nơi khác. Chẳng giống với những đại gia đình Ấn độ đông con cháu, bà Madhuri sống quạnh hiu với người chồng già. Chồng bà bảo, "Ngày nay bà chẳng có việc chi làm. Có người "dì"của bà là Dipa Ma đang dạy tu tập Thiền kia. Sao chẳng đến thưa chuyện với bà ấy? Rồi sẽ có việc cho bà để làm đấy." Bà Madhuri, trí óc hơi chậm chạp, nghe lời chồng, đi đến gặp Dipa Ma, và được Dipa Ma chỉ dạy cho những điều căn bản (chú ý vào sự phồng, xẹp của cái bụng theo mỗi hơi thở vào và ra, rồi) ghi nhận trong tâm "phồng, xẹp, phồng, xẹp". Madhuri bảo, "Ðược rồi", và quay ra về. Vừa bước xuống lầu chưa được nửa cầu thang, bà đã quên khuấy mất lời chỉ dạy. Bà trở lên lại.
-- Tôi phải làm những gì? Bà ta hỏi Dipa Ma.
-- "Phồng, xẹp, phồng, xẹp", Dipa Ma đáp.
-- A! Ðúng rồi!
Bốn bận, Madhuri quên mất lời dạy và phải quay trở lại hỏi nữa. Dipa Ma rất kiên nhẫn với bà Madhuri. Phải mất cả năm, bà ta mới thông hiểu rõ lời chỉ dạy căn bản; nhưng một khi bà đã nắm vững được rồi, dõng mãnh tựa như con cọp, bà bắt đầu thực tập. Madhuri trước đây lưng còng xuống thấp vì bị bịnh phong thấp và đau ruột. Khi tôi gặp bà, sau khi bà đã thể nghiệm sự chứng ngộ, bà đi đứng thẳng lưng. Chẳng còn đau ruột nữa. Bà ta thật là một người đàn bà bình dị, dịu ngọt và dễ mến nhứt.
Bà kể việc bà chứng ngộ cho tôi nghe, "Hồi nào tới giờ, tôi vẫn muốn kể lại cho một ai nghe cái giây phút thần diệu ấy đã đến với tôi, mà chưa có dịp, như hôm nay, để chia xẻ vật quí báu nhứt trong đời tôi." -- Jack Engler
Mặc dầu gặp các khó khăn thật nghiêm trọng về cảm xúc, một tu sĩ Việt Nam, Hoà thượng Khippapanno, đã đạt được sự chứng ngộ, dưới sự khuyến khích của Dipa Ma. Năm 1969, người tham dự một khoá an cư, và trong năm ngày, người chẳng thể nào ngừng dứt được vừa cười vừa khóc. Vị thiền sư hướng dẫn cho rằng Khippapanno đã phát cuồng rồi và khuyên ông nên chấm dứt an cư để trở về nhà. Hay tin đó, Dipa Ma mới mời Khippapanno đến thực tập cùng với bà.
Mọi cảm xúc đều từ trong suy nghĩ mà ra. - Trọn một tháng trời, tôi đến thực tập tại nhà bà. Bà khuyên dạy tôi, "Ông sẽ khắc phục được sự khó khăn nầy. Nếu mọi sự việc đều được ghi nhận, tất cả những khó khăn về cảm xúc của ông sẽ biến mất. Khi ông cảm thấy vui, chớ có bám dính vào sự vui. Và khi ông cảm thấy buồn, cũng đừng bám dính vào nỗi buồn. Bất cứ điều gì đến, cũng đừng lo âu. Chỉ cần biết nó đến, vậy thôi!"
Trong kỳ an cư sau, khi tôi cảm thấy sự điên rồ trở lại, tôi liền nhớ đến lời bà dạy. Tôi gặp phải khó khăn quá nhiều về các cảm xúc, đến nổi tôi muốn bỏ ra về, nhưng tôi nhớ sự tín nhiệm bà đã đặt nơi tôi và lời bà nói: "Sự thực tập của ông tốt. Chỉ cần niệm tất cả mọi sự việc, rồi thì ông sẽ khắc phục nỗi khó khăn." Với ý thức biết bà tín nhiệm nơi mình, nên định lực của tôi càng lắng sâu dần.
Chẳng bao lâu, tôi nhận thấy được mọi xúc cảm đều từ nơi suy nghĩ mà phát xuất, chẳng có gì thêm. Tôi đã tìm thấy ra rằng, một khi tôi biết cách quán sát các tư tưởng dẫn đến các cảm xúc, tôi có thể khắc phục được chúng. Và rồi tôi thấy rằng tất cả mọi tư tưởng đều do từ dĩ vãng hay từ tương lai mà đến, vậy nên tôi bắt đầu chỉ sống với hiện tại, và rồi tôi phát triển được sự thức tỉnh càng ngày càng hơn lên... Tôi dứt bặt mọi tư tưởng được trong một thời gian, chỉ có chánh niệm thôi, và bấy giờ thì tất cả mọi khó khăn về cảm xúc đều biến mất. Giống như vầy! Thế rồi tôi lại được một sự thể nghiệm. Tôi cũng chẳng biết đó là gì, vào độ ấy. Ðó chỉ là một giây phút, và chẳng có ai lúc ấy để xác nhận. Các vấn đề xúc cảm của tôi, tự bấy giờ, chẳng hề trở lại.
Sau nầy, vào năm 1984, khi tôi gặp Dipa Ma ở Mỹ, bà kéo tôi đứng riêng ra và hỏi về sự thực tập thiền của tôi. Khi nghe tôi kể lại, bà bảo rằng tôi đã chứng xong được giai đoạn thứ nhứt của sự giác ngộ. Bà nói với tôi, như người mẹ nói với con vậy. -- Sayadaw Khippapanno
-ooOoo-
Chương 7: Bạn sống đời bạn ra sao?
"Trọn con đường của chánh niệm là: Ðang làm gì, phải ý thức việc đang làm."
Tôi được nghe một vị thiền sư có lần nói với bạn: "Tôi biết anh ta đang học được một việc gì, bởi vì bây giờ thấy bới khó sống gần anh ấy." Tuệ giác, tuệ giác thật sự, thay đổi cả lối sống của chúng ta; tuệ giác khiến ta trở nên dịu hiền hơn đối với mỗi người với nhau, và đối với cả hành tinh. Sự tu tập của bạn có thể mang lại phần thưởng lớn về tuệ giác. Nhưng dầu cho tuệ giác đến mức thần diệu đến đâu, các kinh nghiệm về tuệ giác cũng vút qua, nhứt thời. Dầu có được giác ngộ cùng không, thì vấn đề vẫn là: Bạn đã sống đời bạn ra sao? Ðây, một trắc nghiệm giản dị, nhưng quan trọng: Bạn rửa chén bát ra sao? Bạn phản ứng như thế nào khi có người lái xe cắt ngang bạn trên xa lộ?
Dipa Ma là một tấm gương sáng sống động cho lối sống trên cõi thế gian nầy, cho sự dung hợp thành một giữa sự tu tập và các hoạt động thường nhựt nơi trần thế. Bà nhấn mạnh rằng việc tu tập cần được thực hiện vào mọi thời, và chúng ta nên làm bất cứ việc gì trong ngày mà chẳng biến chúng trở thành vấn đề. Dipa Ma muốn biết, "Bạn đã tỉnh giác đến mức nào, trong đời bạn? Có phải bạn đang nghĩ đến sự tỉnh giác, hay là bạn đang thật sự tỉnh giác?"
Dipa Ma bảo, ngay cả khi bước chơn đi, bà cũng thiền quán. Nói năng, ăn uống, làm việc, nhớ đến con gái, chơi với cháu ngoại -- chẳng có việc nào cản trở sự tu tập của bà, bởi vì bà thi hành mỗi việc trong chánh niệm. "Khi tôi đang di chuyển, mua hàng, làm mọi sự việc, tôi luôn luôn làm trong chánh niệm. Tôi biết đấy là những sự việc mà tôi phải làm, nhưng chẳng hề xem chúng như một vấn đề khó. Mặt khác, tôi chẳng mất thì giờ nói chuyện tào lao, hay đi thăm viếng, hoặc làm việc gì mà tôi chẳng thấy cần thiết cho đời tôi."
Bạn buộc dây giầy cách nào? - Bà khuyến dạy tôi phải nên sống đúng theo điều tôi đang dạy. Phẩm chất của sự hiện diện của bà cũng tựa như giai thoại Hasidic (nhóm tín đồ mật tông Do thái gốc Hung gia lợi) sau đây: Một người hỏi, "Tại sao ông lại đến gặp ông giáo sĩ (Rabbi, tu sĩ Do thái)? Có phải ông đến để nghe giáo sĩ thuyết một bài đại pháp về Kinh luật Torah (toàn bộ Luật tạng của Do thái), hay là ông đến để xem vị ấy làm việc thế nào với các đệ tử?" Và người kia trả lời: "Không, tôi chỉ đến để xem vị ấy buộc dây giầy cách nào!" Dipa Ma chẳng muốn thiên hạ đến nơi đây và sống luôn mãi tại Ấn độ, hoặc trở thành tu sĩ hay vào ở trong đền thờ Ấn giáo. Bà thường bảo: "Hãy sống cuộc đời của bạn. Hãy rửa chén bát. Hãy giặt quần áo. Hãy dắt sắp nhỏ đến nhà trẻ. Hãy nuôi nấng, dạy dỗ các con của bạn, các cháu của bạn. Hãy giúp đỡ cộng đồng mà bạn đang sống chung. Bạn hãy lấy tất cả việc đó làm con đường đạo của mình, và đi theo con đường đạo ấy với tất cả tấm lòng." -- Jack Kornfield
Ủi quần áo trong tỉnh giác. - Bà tin tưởng là bạn sẽ được chứng ngộ ngay trong khi đang ủi quần áo... Bà bảo, mọi hoạt động đều phải làm trong chánh niệm. Và tình thương ân cần nữa cũng có mặt ở đó -- ân cần thương người mà ta đang ủi quần áo giùm cho. Michelle Levey
Phơi quần áo với Thánh. - Cái cảnh đắc ý nhứt của tôi trong khúc phim 8 mm mà tôi quay theo cách tài tử, đã thâu được hình ảnh lúc Dipa Ma đang phơi quần áo. Có một câu thiền ngôn nói (đại khái như sau): "Sau phút xuất thần ngây ngất, là việc phơi quần áo." "A, tôi đã quay được cảnh ấy, lâu gần hai hay ba phút, cảnh Dipa Ma đang tươi cười và thích thú phơi quần áo. Thật là tuyệt diệu khi nhìn bà dưới ánh nắng ngoài sân. Tôi muốn lộng khuôn kiếng để treo bức tranh đó lên và đặt tên là "Phơi quần áo với Thánh". -- Jack Kornfield
Thiêng liêng ngay trong phàm tục. - Khi tôi đến gỏ cửa, con gái bà là Dipa ra mở. Tôi rất nôn nóng kích thích để gặp gỡ bà và tôi có cả một bụng câu hỏi về thiền quán để thưa trình bà. Sau đôi phút, một người đàn bà lớn tuổi bước ra. Bà dường như chẳng để ý đến sự có mặt của tôi. Bà chẳng nhìn tôi, và cũng chẳng thấy đã nhận ra sự hiện diện của tôi. Bà thật hết sức im lặng và lắng dịu, thật an vững và tự tại, khiến tôi biết tôi phải chờ đến khi bà sẵn sàng nói chuyện với tôi. Ðó chẳng phải là sự lãnh đạm lạnh nhạt, mà là một biểu lộ của sự trầm lặng thật sự.
Khi bước vào phòng, bà cúi nhặt lên một món đồ chơi nhỏ bằng plastic, hình con vịt, chắc là của đứa cháu ngoại trai của bà. Bà đem con vịt đó lại một thau nước bên bệ cửa sổ. Dưới ánh nắng nhạt xế chiều xuyên qua khung cửa sổ, bà bắt đầu tắm cho con vịt plastic, chẳng khác chi đang làm thánh lễ rửa tội cho nó. Ðiều làm cho tôi cảm kích nhứt là bà tắm rửa nó với cả một tấm lòng chú ý. Ðây là những vật thật hết sức tầm thường, phàm tục, chẳng chút nào có ý nghĩa tâm linh, thế mà cung cách bà làm hết sức chú tâm trịnh trọng. Ðiều ấy đã làm tôi bừng tỉnh để biết chỉ cần quan sát bà mà thôi. -- Andrew Getz
Giới đức nghiêm tịnh. - Khi trời thu sắp bước sang đông, ở Hội Thiền Minh sát (Insight Meditation Society, IMS), nhiệm vụ của tôi là quyên góp tất cả những quần áo cần thiết cho mùa đông dành cho Dipa Ma. Có người may cho Dipa Na một chiếc khăn choàng, những kẻ khác lo đóng góp để sắm sửa y phục cho bà. Một trong những món tôi đem đến cho bà là một đôi vớ ấm rất tiện nghi, để bà mang đi tới lui trong nhà. Tôi rất vui sướng thấy món quà nhỏ bé của mình đã tỏ ra rất ích lợi cho bà. Nhưng giữa sự bận rộn trong những ngày ấy, tôi lại sơ suất phạm vào lỗi là chẳng theo đúng các nghi thức hiến tặng các vật phẩm.
Sau bảy tuần lễ cùng nhau chia xẻ cuộc sống chung hằng ngày với nhau, đã đến lúc tôi phải đưa bà và gia đình bà lên phi trường và nói lời giã biệt. Khi tôi trở về nhà, lòng tôi buồn man mác, thấy thời gian nỗ lực nhiều để tu tập đã trôi qua. Căn nhà như quá trống trải.
Khi tôi bước vào căn phòng bà nghỉ lúc trước, tôi nhìn thấy một số vật dụng đặt ở chơn giường rất có thứ tự. Một trong các món đó là đôi vớ ấm của tôi. Tim tôi như ngưng đập. Tôi chẳng thể nào hiểu được vì sao bà lại cố ý để chúng lại.
Sau một hồi suy nghĩ, tôi hiểu ra rằng, đôi vớ đó đã được trao tặng một cách chẳng được minh bạch, bà đã chẳng thể nào xem đó như là những vật bà có quyền giữ lấy. Dầu chuyện đó xảy ra xem như quá nhỏ nhiệm, nhưng nó lại mạnh mẽ dạy tôi một bài học về giới đức nghiêm tịnh (sila, giới luật) cần phải giữ gìn một cách chẳng thể chê trách được -- một bài học đôi lúc hơi đau khổ, nhưng mà tôi muốn nhớ nó mãi trong lòng. -- Michael Liebenson Grady
Hiện diện bất động chuyển. - Tôi thưa với Dipa Ma, "Xin mời bà sang phòng bên để ngồi. Có một nhóm thiền sinh đang tới ở bên ấy."
-- Tôi đang ngồi hiện giờ. Sao lại phải sang ngồi bên ấy?
-- Vâng, chúng tôi định toạ thiền bên ấy."
-- Thì chúng ta đang ngồi vậy.
-- Nhưng các người khác đang đến, và họ muốn toạ thiền bên ấy.
Sau cùng, tôi cũng mời được bà sang ngồi ở phòng bên. Bà ngồi đấy, bất động chuyển. Mắt bà có thể mở ra, có thể nhắm lại, nhưng đó chẳng có gì khác biệt. Sự hiện diện của bà, ở trong nhà chúng tôi, đã làm nổi bật lên ý nghĩa của việc "Sao lại dời chỗ? Còn gì thật sự đáng làm ở đó?"
Trong những buổi toạ thiền như thế, đôi khi có đến năm mươi người tới để được bà ban phước lành; nhưng dầu nhiều mấy đi nữa, bà cũng đến với từng người, từng người một, và hoàn toàn hiện diện với người ấy. Nhìn đôi mắt bà chiếu thẳng vào tiêu điểm nơi người đối diện và mối giao cảm tỏa ra, tôi thấy cách bà đang liên hệ với mỗi người, cũng giống như Thượng Ðế. -- Steven Schwartz
Ðứng thẳng, ngồi ngay. - Tôi chưa hề bao giờ thấy Dipa có một phút lơ đãng hay xao động, và tôi thường quan sát bà trong tất cả mọi thời. Khi bà đứng, thì thẳng như hòn đá dựng. (...) Và khi bà ngồi, thì bà ngồi. Chấm. Chẳng bao giờ có việc gì khác thêm nữa cả. Bà chẳng hề nhìn quanh hoặc để mất tiêu điểm của mắt bà bao giờ. Michael Liebenson Grady
Thẳng đến Phật đà. - Ở Calcutta, một học viên của Dipa Ma và của Munindra vừa góp đủ tài chánh để mở tiệc tân gia, mời đông khách đến ăn mừng nhà mới. Tôi bước lên cầu thang cùng với Dipa Ma và giúp bà cởi giày. Tân khách chuyện vãn, ăn uống, và máy stereo đang vang dội. Không khí ồn ào như một dạ yến sâm banh, trong cảnh sôi động.
Dipa Ma bước qua ngưỡng cửa, khoan thai và đều bước, bà tiến thẳng ngay đến bên tượng Phật phiá tường bên kia. Khi bà đã đến trước bức tượng, bà quì sát xuống nền và bắt đầu lạy, ngay giữa đám thực khách đang dùng mấy món ăn chơi và vui vẻ dự tiệc. Tôi nhận thấy ra, với Dipa Ma, bất chấp việc gì đang xảy ra, bà chỉ có một mục tiêu: Chơn Lý. -- Ajahn Thanasanti
-ooOoo-
source https://theravada.vn/chuong-4-tan-suc-va-vuot-qua/ from Theravada https://theravadavn.blogspot.com/2020/07/chuong-4-tan-suc-va-vuot-qua.html
0 notes
phuchau · 5 years
Text
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm
Trần Tử Ngang thơ ngoài ngàn năm
TRẦN TỬ NGANG THƠ NGOÀI NGÀN NĂM Hoàng Kim
“Ngưòi trước chẳng thấy ai. Người sau thì chưa thấy. Gẫm trời đất thật vô cùng. Riêng lòng đau mà lệ chảy”. “Bài ca lên đài U Châu” thơ Trần Tử Ngang, người dịch Tương Như là tác phẩm văn chương thơ ngoài ngàn năm của bậc kỳ tài.  Trong văn chương Việt, khi đọc bài kệ “Cáo tật thị chúng” của thiền sư Mãn Giác, “Mài kiếm dưới trăng” của tráng sĩ Đặng…
View On WordPress
0 notes
lookintomyeyeblog · 5 years
Text
Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 5) – Vì sao Đường Tăng nói: ‘Thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp’?
“Văn dĩ tải Đạo”, người xưa viết văn là để gửi vào đó những đạo lý cao thâm. Tây Du Ký kể về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo, do đó cũng mang tầng tầng ý nghĩa, lớp lớp nội hàm. Thậm chí một cái tên, một địa danh, hay một tình tiết nhỏ trong truyện đều là ngụ ý của tác giả. Về nội hàm và ý nghĩa của “Tây Du Ký” luôn có nhiều cách nói khác nhau, không đồng nhất. Vậy nên trong loạt bài cảm ngộ này, người viết chỉ mạn phép đưa ra một số lý giải về Tây Du Ký từ góc độ tu luyện, mong được cùng độc giả gần xa góp ý, thảo luận.
Trọn bộ Cảm Ngộ Tây Du
Hồi thứ 64 kể rằng, Đường Tăng cuốn theo làn gió âm lạc vào am Mộc Tiên và gặp gỡ bốn vị lão nhân. Tại đây, Tam Tạng đã cùng họ đàm đạo, thưởng trà, ngâm thơ, trong đó có một câu nói đã trở thành kinh điển, hàm chứa nhiều huyền cơ.
Câu nói ấy là gì? Hãy cùng xem lại đoạn hội thoại giữa Tam Tạng và bốn vị lão nhân:
Bốn ông già đều ngợi khen nói: “Thánh tăng ngay từ lúc lọt lòng mẹ đã theo Phật giáo, tu hành từ nhỏ nên quả là một bậc thượng tăng đắc đạo chân chính. Chúng tôi may mắn được gặp tôn nhan, thỉnh cầu đại giáo, mong được chỉ bảo cho một hai điều về Thiền pháp, thỏa nỗi ước mong”.
Tam Tạng nghe nói như vậy, điềm nhiên thẳng thắn trả lời các vị lão nhân rằng: “Thiền tức là tĩnh, Pháp tức là qua. Qua với cái tĩnh, không giác ngộ thì không thành. Ngộ tức là rửa lòng, giũ lo, xa trần thoát tục. Than ôi, thân người khó được, Trung thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp. Trọn vẹn cả ba điều ấy thì may mắn nào bằng”.
Nếu theo lời Đường Tam Tạng, thì may mắn lớn nhất của sinh mệnh, then chốt nằm ở ba điều: Đắc được thân người, sinh ở Trung thổ, gặp được Chính Pháp.
Điều thứ nhất và thứ ba, theo cách nhìn của Phật gia thì hoàn toàn có thể lý giải. Nhưng còn điều thứ hai, vì sao là ‘sinh ra ở Trung thổ’? Chắc chắn không thể suy đoán nông cạn rằng, vì đó là quê hương của Đường Tăng nên ông mới “thiên vị” mảnh đất này đến thế?!
Chúng ta biết, Ấn Độ cổ là quê hương của Đức Phật Thích Ca, cả bốn thánh địa linh thiêng của Phật giáo đều nằm ở nơi này, gồm có Bồ Đề Đạo Tràng (nơi Đức Phật giác ngộ), Lâm Tì Ni (nơi Đức Phật đản sanh), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật lần đầu thuyết Pháp), và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn). Bản thân Đường Tăng cũng phải ròng rã lặn lội sang Tây Thiên mới thỉnh được chân kinh. Vậy cớ gì thác sinh ở Trung thổ, chứ không phải Tây Thiên đất Phật, lại là diễm phúc của đời người?
[caption id="attachment_586424" align="alignnone" width="686"] Nếu như có thể có được thân người, gặp được Chính Pháp, hạ sinh nơi đất lành Chân Phật hạ thế vậy còn gì quý giá hơn. (Ảnh: Achau.net)[/caption]
“Trung Thổ” - miền đất ở phương Đông
Trong lịch sử Phật giáo, Bồ Đề Đạt Ma tổ sư của phái Thiền tông Trung Quốc vốn là cao tăng nước Thiên Trúc. Vì sao ông lại đến Trung Hoa truyền Pháp? Ấy là bởi khẩu dụ của Tổ Bát Nhã Đa La: Vùng Trung Quốc Đông Thổ ấy là một nơi đặc biệt, con hãy truyền Pháp về phương Đông!
Lại nói, trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, Ngài đã căn dặn đại đệ tử Ca Diếp của mình rằng:
“Ta nay đã già yếu và đã ngoài 80 tuổi (...) Đại Ca-diếp hãy khoan nhập Bát-niết-bàn, ông hãy đợi đến khi Đức Di-lặc xuất hiện ở thế gian” -- (trích Kinh Di Lặc hạ sanh).
Và quả vậy, đại đệ tử Ca Diếp của Đức Phật Thích Ca đã y theo lời dặn, ông phát nguyện: “Nguyện thân ta không bị hư hoại, sau khi Đức Di Lặc thành Phật, thân cốt này sẽ vẫn tồn tại, từ nhân duyên đó độ hóa chúng sanh”. Nói rồi, ông bước vào trong tảng đá trên đỉnh Kê Túc như bước vào bùn mềm. Tới nay đã qua hơn 2500 năm rồi, ông vẫn ngồi tọa thiền ở đó chờ Phật Di Lặc giáng sinh.
Kê Túc Sơn nằm ở đâu? Tương truyền là ở Vân Nam, Trung Quốc, tức là Trung thổ. Còn Phật Di Lặc cũng là vị Phật đến từ phương Đông, được gọi là “Đông Lai Phật Tổ” - trong Tây Du Ký hồi thứ 66 cũng chỉ rõ điều này.
Vậy nếu Đức Di Lặc sẽ đến nhân gian, thì Phật Pháp mà Ngài truyền giảng có gì khác với Phật giáo của Đức Thích Ca? Trong Di lặc thượng sinh kinh viết rằng: “Ngã quốc thổ thổ, nhữ quốc thổ kim; ngã quốc thổ khổ, nhữ quốc thổ nhạc” [1]. Ý nghĩa là, nếu Thích Ca Mâu Ni độ là chúng sinh, thì quốc thổ của Ngài chính là đất; Còn Phật Di Lặc độ lại chính là các vương của Phật giới, quốc thổ của Ngài chính là vàng. Thích Ca Mâu Ni lấy “vàng” và “đất” để tỷ dụ cho sự quảng đại của Phật Pháp mà Phật Di Lặc truyền trong tương lai.
Không chỉ dự ngôn của Đức Phật Thích Ca, mà hầu hết các lời tiên tri Đông Tây kim cổ đều cùng kể về một thời kỳ đặc thù của nhân loại: Khi Pháp mạt, thế tận, sẽ có một vị Giác Giả hạ thế độ nhân. Người phương Đông gọi Ngài là “Di Lặc vị lai Phật”, người phương Tây gọi Ngài là “Cứu Thế Chủ”, Kinh Thánh - Khải Huyền gọi Ngài là “Vua của các vua, Chúa của các chúa” (King of kings, Lord of lords). Và vị Giác Giả ấy là hy vọng của nhân loại - Ngài đến từ phương Đông.
[caption id="attachment_586646" align="alignnone" width="675"] Thích Ca Phật căn dặn các đệ tử về Di Lặc Phật chuyển sinh. (Ảnh: daibitemple.org)[/caption]
Vị Thánh giả đến từ phương Đông
Một trong các dự ngôn nổi tiếng nhất là Thiêu Bích Ca của Lưu Bá Ôn đời Minh. Có một đoạn cố sự kể rằng:
Một ngày nọ, khi Chu Nguyên Chương đang ăn bánh nướng, ông vừa đưa bánh lên miệng thì có người tới báo: “Quốc sư Lưu Cơ xin yết kiến”. Vậy là Chu Nguyên Chương đành bỏ cái bánh nướng đang ăn dở vào bát. Vua tôi hành lễ xong xuôi, Chu Nguyên Chương hỏi đùa: “Ông biết có gì trong bát của ta không?”.
Lưu Bá Ôn bấm tay một hồi rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, từng bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng!”. Thế là sau đó, Chu Nguyên Chương bèn để Lưu Bá Ôn dự đoán khí số triều Minh. Lưu Bá Ôn khi ấy không thể thoái thác, vậy mới có đoạn vấn đáp nổi tiếng giữa vua-tôi, đó cũng là nguồn gốc của dự ngôn “Thiêu Bính Ca” (bài ca bánh nướng).
Hoàng Đế hỏi: “Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?”
Bá Ôn đáp: “Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng. Chân Phật không ở trong tự viện, Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Hoàng Đế hỏi: “Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?”
Bá Ôn đáp: “Xin nghe thần nói: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, ngài không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc”.
Đoạn hội thoại trên đã hé mở về thân thế tại nhân gian của Phật Di Lặc: Ngài sẽ xuất sinh trong gian nhà cỏ như một thường dân, nhưng sẽ đi khắp bốn phương truyền giảng Phật Pháp.
Nhưng vì sao nói Phật Di Lặc chính là vị Thánh giả xuất sinh từ phương Đông? Trong một dự ngôn khác cũng của Lưu Bá Ôn, quyển 2 của cuốn sách tiên tri Thôi Bi Đồ, viết rằng:
“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính”.[2]
Là nói, Phật Di Lặc sẽ đến “Kim Kê mục” (mắt con gà vàng) ở Trung Quốc, giáng sinh vào năm Thỏ, lấy họ là Mộc Tử (木子). Kim Kê mục ấy là ở nơi nào? Bất cứ lời tiên tri nào cũng mượn lời ẩn ý để tiết lộ thiên cơ. Mặc dầu vậy, “Thôi Bi Đồ” đã minh xác chỉ ra rằng, đó chính là một vùng đất ở Trung Hoa.
[caption id="attachment_586521" align="alignnone" width="739"] Bản đồ Trung Quốc tựa một con gà lớn, theo dự ngôn của Thôi Bí Đồ, mắt Kim Kê phải chăng nằm ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)[/caption]
Di Lặc xuất thế nào ai hay?
Các nhà tiên tri, các bậc Thánh giả phải chăng đã quá ưu ái khi nói về Trung Hoa? Nếu nhìn vào hiện thực, sẽ thấy Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Hoa thuở xưa ấy. Nơi từng là mảnh đất lễ nghi, hội tụ cả Nho - Phật - Đạo, nơi xuất sinh những bậc Thánh tăng, Chân Nhân, Đạo sĩ… nay chỉ còn lại cái hủ hóa của lòng người, cái bại hoại của nhân luân.
Đến Trung Quốc ngày nay, người ta chỉ thấy những kèn cựa đấu đá, những tranh giành quyền lực, những giả dối lừa lọc, những tham ô hủ bại… Giữa mênh mang biển người ấy, làm sao có thể tìm được vị Thánh giả “Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo, Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” đây?
Cách Am Di Lục là cuốn sách tiên tri cổ xưa của Hàn Quốc. Tương truyền, ngài Nam Sư Cổ từng được vị Thần nhân tại núi Kim Cương khẩu thuật mà viết nên cuốn sách này. Trong dự ngôn về Phật Di Lặc, cuốn sách viết rằng:
“A Di Đà Phật nhậm đạo tăng, Mạt thế cựu nhiễm mất chân Đạo. Niệm Phật tụng nhiều ngày vô dụng, Di Lặc xuất thế nào ai hay”
Chân Pháp, chân Đạo đã mất đi rồi, nên con người có tụng niệm Phật hiệu nhiều bao nhiêu thì cũng đều vô dụng. Giữa cái rối ren của thời đại, Đức Di Lặc đã hạ thế rồi, nhưng nào ai hay!
[caption id="attachment_586619" align="alignnone" width="680"] Con người ngày nay xô bồ lễ Phật cầu xin, nhưng có mấy ai biết Di Lặc chân Phật là ai?. (Ảnh: xemtuong.net)[/caption]
Còn nhớ, khi Lão Tử rời bỏ thế tục, lòng người mê lạc, chỉ có Doãn Hỷ mới nhận ra Bậc Chân Nhân. Khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Bà La Môn giáo đã phỉ báng và bịa đặt lời dối trá về Ngài, chỉ có các đệ tử chân tu là vẫn một lòng tín Phật. Khi Chúa Jesus còn trên cõi thế gian, người ta đã mỉa mai rồi đóng đinh Ngài lên cây thập tự. Các bậc Giác Giả hạ thế độ nhân, con người thế gian mấy ai hiểu được?
Những tín đồ Cơ Đốc giáo vẫn đang đợi Chúa Jesus giáng thế, nhưng nếu Ngài đứng trước mặt thì ai có thể nhận ra Ngài? Và nếu như Đức Thích Ca Mâu Ni đến thế gian trong dáng vẻ một con người, liệu có ai sẽ tin rằng Ngài là vị Phật mà họ hằng tôn kính? Bởi vì bất kể Giác Giả nào đến trần gian cũng đều mượn thân xác phàm mà cứu độ thế nhân, cho nên mới giảng về “ngộ”.
Cho nên khi Phật Di Lặc giáng trần, thế nhân nào ai hay?
Hồng Liên
(Bài viết sử dụng các tư liệu từ Chánh Kiến Net)
Chú thích:
[1] Nguyên văn: 我国土土,汝国土金;我国土苦,汝国土乐
[2] Nguyên văn: 透虚到南阖浮提世界中天中国金鸡目中,奉玉清时年劫尽,龙华会虎兔之年到中天,认木子姓
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2pJOQ5B via IFTTT
0 notes