#điều trị gout
Explore tagged Tumblr posts
thuocdantoc-vn · 1 year ago
Text
Bật mí cách trị Gout bằng dưa chuột (dưa leo) tại nhà
Điều cần làm ở những người bị bệnh gout là bổ sung thật nhiều rau xanh để thay thế các thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng đau, nhức. Dưa chuột được xem là một loại thực phẩm dễ kiếm và rất hiệu quả trong quá trình điều trị cho bệnh nhân gout.
#thuocdantoc #thuoc_dan_toc #benh_gout #dua_chuot
3 notes · View notes
ihrvietnam · 1 year ago
Link
Bệnh gout có ăn được quả bơ không? là thắc mắc của nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các đợt gout cấp bùng phát khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.  
2 notes · View notes
bshtebaogoc · 13 hours ago
Text
Top 10 bệnh xương khớp thường gặp
Thoái hóa khớp và viêm khớp là hai tình trạng thường gặp nhất của xương khớp. Các loại bệnh còn lại là do bẩm sinh, sự thay đổi nội tiết, di truy��̀n hoặc quá trình sinh hoạt ăn uống hoặc cũng có một số trường hợp chưa rõ nguyên nhân (như ung thư xương).
Tumblr media
1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là một trong các bệnh của hệ cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.
Thoái hóa khớp tiến triển chậm và hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi (khoảng từ 50 trở đi). Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới do những thay đổi về nội tiết và quá trình sinh nở. Thoái hóa khớp không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
2. Viêm khớp
Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên, nhưng không phải ở lứa tuổi nhỏ hơn không mắc phải căn bệnh này vì gần một nửa số người mắc phải ở độ tuổi trẻ. Độ tuổi từ 18 đến 44 tỉ lệ người mắc phải là 7,3%. Tuổi từ 45 đến 64 là 30,3%, trên 65 tuổi là 49,3%.
Số liệu trên cho thấy tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp càng nhiều, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Căn bệnh này chiếm 26% ở nữ giới và 19% ở nam giới mọi lứa tuổi. Các số liệu này từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Những người thừa cân, béo phì sẽ nằm trong diện nguy cơ nhiều hơn.
Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra do chấn thương, va đập hoặc tình trạng lão hóa, bào mọn sụn khớp và xương dưới sụn, cộng thêm việc vận động khớp không hợp lý dẫn đến khớp bị viêm.
Phản ứng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như di truyền, nhiễm trùng,… Và cũng chính vì thế nên khi nhắc đến viêm khớp hãy nghĩ ngay đến tình trạng sưng, viêm, nóng đỏ và đau ở một vị trí nào đó của khớp.
Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng.
Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.
3. Viêm khớp dạng thấp
Là một dạng của bệnh viêm khớp nhưng nguy hiểm hơn. Viêm khớp dạng thấp một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch.
Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.
Tại Việt Nam, viêm khớp thường gặp ở phụ nữ chiếm 70 – 80%, đa số là phụ nữ trung niên độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Có trường hợp trẻ em mắc nhưng tỉ lệ này khá ít.
Viêm cột sống dính khớp: Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp.
Hơn 90% những người bị ảnh hưởng có một kháng nguyên bạch cầu đặc trưng được gọi là kháng nguyên HLA-B27. Cơ chế cơ bản được cho là tự miễn dịch hoặc gây viêm tự động.
4. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp loại này là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.
5. Gãy xương
Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý. Tình trạng mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, tình trạng mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.
6. Bệnh gout
Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính.
Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như chó, bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan như di truyền, gia đình, tuổi tác hay giới tính.
7. Thoát vị đĩa đệm
Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên… Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay…
Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.
8. Gai cột sống
Gai cột sống là một diễn tiến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.
Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ nếu gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.
9. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô lành mạnh của chính cơ thể bạn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và gây tổn hại cho nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như các khớp, da, thận, tim, phổi, các tế bào máu và não.
Trong đó, có triệu chứng trên da xuất hiện phổ biến nhất (70% người bệnh) và thường trỏe nên xấu đi khi phơi ra nắng (tiếp xúc với ánh sáng).
Trong đợt bùng phát, bệnh hay gặp triệu chứng đau cơ, đau các khớp nhỏ của bàn tay-cổ tay, cứng khớp và phù. Tuy không chữa được hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả với thuốc. Bệnh thường không làm giảm khả năng vận động hay hủy hoại khớp.
10. Ung thư xương
Ung thư xương là sự xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Xem thêm: https://coxuongkhopbsh.com/2024/09/03/top-10-benh-xuong-khop-thuong-gap/
PHÒNG KHÁM CƠ XƯƠNG KHỚP BSH 🏥 Địa chỉ: 138 Phạm Thị Tánh, Phường 4, Quận 8, TP HCM 📲 Hotline: 0933.753.553
0 notes
historyofmodernmedicine · 29 days ago
Text
NGUYÊN NHÂN ĐAU KHỚP VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ
Tumblr media
Đau khớp là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở người cao tuổi hoặc những người có lối sống ít vận động. Đau khớp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ phân tích rõ ràng các nguyên nhân gây ra đau khớp và cung cấp các phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe xương khớp.
I. Nguyên nhân đau khớp
1. Viêm khớp
Viêm khớp là một trong những nguyên nhân chính gây đau khớp. Bệnh này được chia thành hai loại chính: viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) và viêm xương khớp (osteoarthritis).[1]
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis): Đây là bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khớp, gây viêm và tổn thương sụn và xương. Triệu chứng của bệnh này bao gồm sưng, nóng, đỏ và đau tại các khớp, thường gặp ở khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến biến dạng khớp và mất chức năng khớp.[1]
Viêm xương khớp (Osteoarthritis): Đây là bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra khi sụn bao bọc khớp bị mòn dần theo thời gian. Đau khớp do thoái hóa thường gặp ở các khớp chịu trọng lượng lớn như khớp gối, khớp háng, và cột sống. Bệnh thoái hóa khớp tiến triển chậm, và các triệu chứng thường xuất hiện dần theo thời gian với những cơn đau nhẹ nhưng tăng dần khi vận động.[1]
2. Chấn thương khớp
Chấn thương do va đập, té ngã, hoặc tai nạn là nguyên nhân khác gây ra đau khớp. Khi khớp bị tổn thương, các mô liên kết như dây chằng, gân, hoặc sụn có thể bị rách, viêm hoặc sưng, gây ra đau đớn. Các chấn thương này thường xảy ra ở những người tham gia các hoạt động thể thao hoặc làm việc chân tay nặng. Một số chấn thương phổ biến có thể gây đau khớp bao gồm:
Tổn thương dây chằng (sprains): Dây chằng là các mô liên kết giúp giữ các khớp ổn định, khi bị kéo căng hoặc rách sẽ gây đau nhức.
Tổn thương sụn (cartilage injuries): Sụn là lớp mô mềm mại và đàn hồi giúp giảm ma sát giữa các khớp, nếu bị tổn thương sẽ gây đau, viêm và cản trở khả năng di chuyển.
3. Gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của axit uric trong máu. Axit uric hình thành các tinh thể nhỏ, sắc nhọn trong khớp, gây ra các cơn đau nhức dữ dội, đặc biệt là ở ngón chân cái. Gout thường liên quan đến chế độ ăn uống giàu purin (thịt đỏ, hải sản) hoặc tình trạng suy giảm chức năng thận, khiến cơ thể không thể đào thải axit uric ra ngoài hiệu quả.
4. Viêm gân và viêm bao hoạt dịch
Viêm gân (tendonitis) và viêm bao hoạt dịch (bursitis) là những nguyên nhân gây đau khớp liên quan đến viêm ở các mô mềm xung quanh khớp.
Viêm gân: Tình trạng viêm của các gân – các mô liên kết giúp gắn kết cơ bắp với xương, thường do quá tải hoặc chấn thương lặp đi lặp lại.
Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là các túi nhỏ chứa dịch nhầy giúp giảm ma sát giữa các cơ, gân và xương. Khi bị viêm, các túi này gây ra sưng đau ở khu vực quanh khớp.
5. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Mặc dù loãng xương không trực tiếp gây đau khớp, nhưng khi xương yếu đi và dễ bị tổn thương, nó có thể gây đau ở các khớp lân cận do xương mất khả năng hỗ trợ.
6. Tình trạng bệnh lý toàn thân
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE): Đây là bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô và cơ quan của cơ thể, bao gồm cả khớp.[1]
Bệnh Lyme: Bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua vết cắn của ve, có thể gây viêm khớp kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
II. Phương pháp điều trị đau khớp tại nhà
1. Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống[2]
Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống là những yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu đau khớp và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân, việc giảm trọng lượng sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như gối và hông. Chỉ cần giảm một lượng cân nặng nhỏ có thể giảm bớt gánh nặng cho các khớp và giảm cơn đau.
Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, và các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hạt chia có thể giúp giảm viêm và bảo vệ các khớp. Hạn chế thực phẩm chứa purin cao (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản) để tránh làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout.
Tăng cường uống nước: Uống đủ nước mỗi ngày giúp bôi trơn khớp và duy trì tính đàn hồi của sụn khớp.
2. Tập thể dục và vận động nhẹ nhàng
Vận động đúng cách là một trong những phương pháp điều trị đau khớp tại nhà hiệu quả. Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường cơ bắp xung quanh khớp, mà còn cải thiện sự linh hoạt và độ bền của khớp.
Bài tập căng duỗi (stretching): Giúp giảm căng cứng và cải thiện khả năng vận động của khớp. Căng duỗi nhẹ nhàng vào buổi sáng có thể giúp giảm các triệu chứng cứng khớp buổi sáng, đặc biệt ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Bài tập aerobic nhẹ nhàng: Đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe là những hoạt động giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng khớp mà không gây áp lực quá lớn lên khớp.
Bài tập kháng lực (resistance training): Sử dụng tạ nhỏ hoặc dây kháng lực để tăng cường cơ bắp quanh khớp, giúp hỗ trợ và giảm tải cho khớp.
3. Sử dụng các thảo dược và thực phẩm chức năng
Một số thảo dược và thực phẩm chức năng có thể giúp hỗ trợ giảm đau khớp và cải thiện sức khỏe xương khớp:
Nghệ (curcumin): Nghệ chứa chất chống viêm tự nhiên gọi là curcumin, giúp giảm đau và sưng do viêm khớp. Nghệ có thể được sử dụng dưới dạng bột, viên nang, hoặc hòa tan trong nước để uống.
Glucosamine và chondroitin: Đây là hai hợp chất tự nhiên trong sụn khớp. Bổ sung glucosamine và chondroitin giúp duy trì và phục hồi sụn khớp, giảm đau và cải thiện chức năng khớp ở những người bị thoái hóa khớp.
Dầu c�� (omega-3): Axit béo omega-3 có trong dầu cá giúp giảm viêm và làm giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Omega-3 có thể được bổ sung thông qua thực phẩm (cá hồi, cá ngừ, hạt lanh) hoặc viên uống bổ sung.
4. Massage và yoga
Massage: Massage nhẹ nhàng vùng khớp đau có thể giúp giảm đau nhức, tăng cường tuần hoàn và làm dịu các cơ xung quanh khớp. Massage cũng giúp thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, điều này có thể giúp giảm đau lâu dài.
Yoga: Các động tác yoga nhẹ nhàng giúp cải thiện tính linh hoạt và sự cân bằng của cơ thể, đồng thời giảm căng thẳng và giảm đau khớp. Yoga không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp tinh thần thư thái, giảm căng thẳng và lo âu do các cơn đau kéo dài.
5. Nghỉ ngơi và giữ tư thế tốt
Nghỉ ngơi hợp lý: Khi đau khớp, nghỉ ngơi là rất quan trọng để giảm tải áp lực lên khớp và giúp cơ thể hồi phục. Tuy nhiên, cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động để tránh tình trạng cứng khớp do ít di chuyển.
Giữ tư thế tốt: Duy trì tư thế đúng khi ngồi, đứng, hoặc nằm ngủ có thể giúp giảm áp lực lên khớp. Ví dụ, sử dụng gối hỗ trợ vùng lưng dưới khi ngồi hoặc gối mềm giữa hai đầu gối khi nằm nghiêng có thể giúp giảm đau nhức khớp gối và hông.
III. Kết luận
Đau khớp là một vấn đề phổ biến, nhưng có thể được kiểm soát hiệu quả thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà hợp lý. Thay đổi lối sống, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với các phương pháp chăm sóc khớp như tập thể dục, sử dụng thảo dược và bổ sung dinh dưỡng, đều có thể giúp giảm đau và cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau khớp kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần đến sự can thiệp của các chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/joint-pain
2. https://duocphamaau.com/cac-phuong-phap-chinh-dieu-tri-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-p26962.html
1 note · View note
dongtrungvietfarm · 1 month ago
Text
benh gout co dung duoc dong trung ha thao khong
Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến việc tích tụ acid uric trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm đau khớp, đặc biệt là khớp ngón chân. Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Một trong những thảo dược được quan tâm nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bệnh này là đông trùng hạ thảo. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: bệnh gout có dùng được đông trùng hạ thảo không?
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh trên ấu trùng sâu non, nổi tiếng với những tác dụng dược lý tuyệt vời. Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất quý như adenosine, polysaccharide, cordycepin và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền để cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chức năng gan, thận và tim mạch.
Tumblr media
Tác dụng của đông trùng hạ thảo với bệnh nhân gout
Mặc dù chưa có nghiên cứu trực tiếp nào chứng minh đông trùng hạ thảo là giải pháp điều trị bệnh gout, nhưng với những công dụng của nó đối với sức khỏe, đông trùng hạ thảo có thể mang lại một số lợi ích gián tiếp cho người mắc bệnh này:
Giảm viêm và đau: Các hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có khả năng kháng viêm, giúp giảm triệu chứng đau và sưng ở các khớp do gout.
Hỗ trợ chức năng thận: Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là do thận không thải được acid uric ra ngoài hiệu quả. Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ chức năng thận, từ đó giúp kiểm soát lượng acid uric trong cơ thể.
Tăng cường hệ miễn dịch: Đông trùng hạ thảo có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể bệnh nhân gout chống lại các viêm nhiễm và những yếu tố gây bệnh khác.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo cho người bệnh gout
Dù có nhiều lợi ích tiềm năng, người bệnh gout cần thận trọng khi sử dụng đông trùng hạ thảo:
T��c dụng phụ: Mặc dù đông trùng hạ thảo là một thảo dược lành tính, nhưng một số người có thể gặp phản ứng dị ứng hoặc tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn khi dùng sai liều lượng hoặc chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Tương tác thuốc: Người bệnh đang dùng thuốc điều trị gout cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo để tránh tương tác thuốc.
Sử dụng theo hướng dẫn: Đông trùng hạ thảo không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị gout mà chỉ là một phương pháp hỗ trợ. Người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và sử dụng đông trùng hạ thảo dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.
Bệnh nhân gout có thể sử dụng đông trùng hạ thảo như một phương pháp hỗ trợ điều trị, nhờ các lợi ích về giảm viêm, hỗ trợ chức năng thận và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng đông trùng hạ thảo, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và tuân thủ điều trị y khoa.
Bài viết tham khảo: https://dongtrungvietfarm.net/dtht/benh-gout-co-dung-duoc-dong-trung-ha-thao-khong
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: https://dongtrungvietfarm.net/
Địa chỉ: Biệt Thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
0 notes
tintucsuckhoecom · 2 months ago
Link
0 notes
holisovn · 2 months ago
Text
Lá tía tô điều trị bệnh gút được không?
Thông thường, bệnh Gout cần phải có phác đồ điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh trong việc sử dụng thuốc kết với với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Một trong những phương pháp có thể hỗ trợ giảm Gout hiệu quả là sử dụng các dược liệu có trong vườn nhà, đó là cây tía tô. Vậy Lá tía tô điều trị bệnh gút được không thực hiện như thế nào?
1. Bệnh Gout là bệnh gì?​
Gout là một bệnh lý gây ra do có sự rối loạn chuyển hóa của acid uric. Khi nồng độ của acid uric trong cơ thể tăng lên cao, các tinh thể muối urat có xu hướng kết tinh tại khớp và từ đó gây ra hiện tượng sưng viêm.
Vì vậy, để khắc phục được bệnh Gout cần phải theo cơ chế tăng cường chức năng đào thải lượng acid uric của thận và giảm nồng độ của acid uric trong máu.
2. Cách dùng lá tía tô để điều trị bệnh Gout​
• Nước lá tía tô: Dùng 6 – 12 gam lá tía tô rửa sạch và cắt nhỏ, đun sôi cùng với nước sạch trong khoảng 15 phút, sau khi đun sôi gạn bỏ bã, lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày, nên sử dụng lúc ấm để đạt hiệu quả cao hơn và uống hết trong 1 ngày. Bài thuốc này có thể được sử dụng khi có cơn gout cấp xuất hiện hoặc dùng hàng ngày một cách đều đặn để có thể kiểm soát nồng độ của acid uric ở trong máu. Mời độc giả xem thêm: Trà Tía Tô Tác Dụng Gì? Trong Hỗ Trợ Trị Bệnh và Chăm Sóc Sắc Đẹp SKĐS - Tía tô là loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, trong y học cổ truyền tía tô được xem là một dược liệu an toàn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nhiều người cũng thường lấy lá tía tô đun uống thay nước hàng này. Việc làm này liệu có tốt không và cần phải lưu ý gì?
✬ Nguồnhttps://holiso.vn/blogs/kien-thuc-ve-dong-trung-ha-thao/la-tia-to-dieu-tri-benh-gut-duoc-khong
0 notes
gimedipharma · 3 months ago
Link
Gout là một trong những bệnh lý về xương khớp có biểu hiện đau nhức xương khớp. Nếu như chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bạn cùng tìm hiểu dưới đây để nắm rõ, chủ động phòng ngừa. 1. Bệnh Gout là gì? Bệnh gout (gút, thống phong) là dạng viêm khớp, người bệnh chịu cơn đau đột ngột, dữ dội ở khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối cùng với biểu hiện sưng đỏ, thậm chí không đi lại được. [caption id="attachment_8051" align="aligncenter" width="700"] Gout là gì?[/caption] Nguyên nhân nguyên phát gây ra bệnh gout chính là yếu tố di truyền, cơ địa. Những người bị bệnh gút có quá trình tổng hợp purin nội sinh khiến acid uric tăng sinh quá mức. Người bệnh thường mắc bệnh gout thường là nam giới trên 40 tuổi, ăn uống và sinh hoạt không khoa học, lành mạnh. 2. Những biến chứng bệnh gout nguy hiểm hay gặp Hầu hết những người bị gout thường xem nhẹ bệnh này cho tới khi triệu chứng, biến chứng bệnh xuất hiện. Sau đây là các biến chứng của bệnh gout mà ai cũng cần cảnh giác, phòng ngừa: 2.1. Biến dạng khớp Bệnh gout xảy ra ở khớp bởi tinh thể urat lắng đọng trong sụn, khớp, gân, xương, bao hoạt dịch…. Lâu dần, khớp bị biến dạng mang đến cơn đau nhức, cứng khớp. Lúc đầu tổn thương do gout chủ yếu ở chi dưới như cổ châ, bàn chân, khớp ngón chân, gối. Tiếp đó lan sang chi trên như ngón tay, khớp bàn tay, khớp vai, khuỷu tay. Biến chứng này gây nhầm lẫn với các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. [caption id="attachment_8054" align="aligncenter" width="700"] Biến chứng của gout[/caption] 2.2. Biến chứng bệnh thận Thận chịu trách nhiệm đào thải axit uric cùng độc tố ra khỏi ngoài cơ thể thông qua đường tiểu nên dễ lắng đọng, tích tụ tinh thể axit uric, urat, lau ngày gây nên tình trạng sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu giảm chức năng hoạt động của thận dẫn tới suy thận. Chức năng thận bị suy giảm bởi bệnh gout kéo theo rất nhiều hệ lụy như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường….. Ngoài ra, bệnh thận mạn tính là 1 trong các biến chứng nguy hiểm và thường gặp của bệnh gout. Bệnh thận làm suy giảm chức năng về lọc cầu giảm khả năng lọc chất acid uric khiến acid uric ở trong máu tích tụ làm bệnh thêm phần trầm trọng. 2.3. Tàn phế, bại liệt Biến dạng của khớp lâu ngày dẫn đến cứng khớp và xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch….. Nếu như không điều trị, bệnh gout có thể biến chứng thành bại biệt, tàn phế. Đến giai đoạn cuối, khớp tay chân của người bệnh có thể bị hư hỏng, mất đi khả năng vận cử động. Như thế, người bệnh dễ lâm vào bại liệt. Thậm chí là vùng da bàn chân dễ bị lở , viêm nhiễm. 2.4. Nhiễm trùng hạt Tophi Các hạt tophi với hình dạng khối cứng nổi ở trên da, có bề mặt gồ ghề, kích thước nhỏ 0,5mm tớ 10 cm bởi tích tụ muối urat sodium gây kết tủa ở trong mô liên kết. Những khối đó không đau tuy nhiên lau ngày sẽ gây biến dạng, hạn chế vận động. Những hạt này ở vị trí dễ cọt xát như ở bàn tay, bàn chân, khuỷu hoặc những bệnh nhân tự chọc dẫn tới chạy dịch, vỡ loét tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập. 2.5. Biến chứng tim mạch Bệnh gout cũng tác động xấu tới tim mạch. Tinh thể urat này không chỉ lắng đọng ở cơ quan thận mà nó còn tích tụ trong động và tính mạch cùng với mạch máu ở tim. Từ đó khiến cho tình trạng viêm màng ở trong tim, cơ tim xuất hiện. Nguy hiểm hơn, tinh thể lắng đọng ở các mạch máu gây ách tắc khiến máu lưu thông khó, gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Trên đây là những biến chứng bệnh gout nguy hiểm thường gặp phải. Người bệnh nên chủ động về phòng ngừa cũng như có ý thức chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh để bệnh gout thuyên giảm. Bài viết liên quan: Những chấn thương thường gặp khi chạy bộ Thoát vị đĩa đệm là gì? Điều trị sau bao lâu thì khỏi?
0 notes
namlimxanh24hcom · 4 months ago
Text
Giới thiệu Nấm Lim Xanh 24h
Nấm lim xanh được biết là một "thần dược" quý hiếm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác như viêm gan, xơ gan, gout, ...Chính vì công dụng tuyệt vời của nó mà trong vài năm gần đây nhu cầu sử dụng càng nhiều khiến cho nguồn tài nguyên quý hiếm này cũng cạn kiệt dần theo năm tháng.
Hiện tại trên thị trường đang bán tràn lan rất nhiều loại nấm lim xanh, nhiều cơ sở kinh doanh nấm lim xanh xuất hiện dày đặc trên cả nước. Với số lượng nấm lim xanh khổng lồ đó, thật khó tin rằng đó là nấm lim xanh thật.
Tumblr media
Vì vậy Nấm Lim Xanh 24h được ra đời với sứ mệnh cung cấp loại "thần dược" quý hiếm này đến khách hàng với sự cam kết chất lượng tuyệt đối. Tại Namlimxanh24h.com, chúng tôi đảm bảo:
- Nấm rừng, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc Tiên Phước, Quảng Nam - Chúng tôi cung cấp Nấm Lim Xanh còn nguyên cây, nguyên gốc dính gỗ lim, được đóng gói và kiểm tra kỹ lưởng trước khi giao cho khách hàng - Đại lý chúng tôi chỉ bán nấm lim xanh rừng, Nói không với nấm trồng và nấm Trung Quốc - Giá cả luôn tốt nhất thị trường - Nấm được người nhà thu mua trược tiếp tại rừng Quảng Nam, không qua nhiều khâu trung gian như những công ty khác. Được phân phối trực tiếp đến khách hàng qua các kênh online nên giảm thiểu được nhiều chi phí. Chính vì vậy mà giá nấm lim xanh tại đây luôn tốt hơn thị trường. - Thanh toán tại nhà, khách hàng nhận được hàng mới tiến hành thanh toán - Sau khi xác nhận thông tin, hàng sẽ được chuyển đi. Thời gian giao hàng dự kiến từ 2 - 4 ngày tùy từng khu vực. Nhân viên giao hàng sẽ liên hệ với bạn khi hàng đến nơi, bạn sẽ thanh toán cho nhân viên giao hàng số tiền bằng với mức giá đã niêm yết trên website mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào. - Giao hàng toàn quốc, miễn phí giao hàng
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
Địa chỉ: 205 Nguyễn Thượng Hiền, Phường 6, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0908033123
Website: https://namlimxanh24h.com/
Facebook: https://www.facebook.com/namlimxanhrung.chatluong/
Twitter: https://x.com/namlimx24h
Pinterest: https://www.pinterest.com/namlimxanh24hcom/
Tumblr: https://namlimxanh24hcom.tumblr.com/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC289JVic7AovQaGAuH54KsA
1 note · View note
citeedu · 5 months ago
Link
Hạt phượng có ăn được không? Người mắc bệnh gout (gút) lâu năm có thể xuất hiện một hoặc nhiều hạt tophi xung quanh các khớp bị ảnh hưởng. Các hạt tophi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể gây biến dạng khớp và tạo ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết này nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hạt tophi trong bệnh gout, cũng như cách điều trị và kiểm soát căn bệnh này nhằm phòng tránh sự xuất hiện của các hạt tophi. Hạt tophi là gì? Hạt tophi, hay còn gọi là nốt tophi, là một tập hợp các tinh thể của hợp chất sodium urate monohydrate, tạo thành các tế bào kết tủa trong cấu trúc mô liên kết và tăng dần theo thời gian, tích tụ tại các vị trí khớp xương và mô mềm xung quanh. Chúng có hình dạng giống như các nốt sần nhỏ, căng tròn và phát triển dưới da tại vị trí của các khớp xương. Các vị trí phổ biến của nốt tophi Hạt tophi trong bệnh gout có thể xuất hiện ở mọi khớp, nhưng thường được gặp nhất ở các vị trí sau: Bàn chân Đầu gối Cổ tay Ngón tay Gân gót chân (gân Achilles) Tai Các nốt tophi còn có thể phát triển ở các mô liên kết ngoài khớp như củng mạc, tháp thận và van tim. Đặc điểm và triệu chứng của hạt tophi Mặc dù phát triển dưới da, nhưng các hạt tophi vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy và sờ bằng tay. Chúng có hình dạng tròn hoặc ovan và có thể có từ 1 đến nhiều hạt. Kích thước của chúng có thể khá khó phát hiện, từ 0.5 - 1mm đến 3-10cm. Bên trong những hạt này thường chứa dịch lỏng, sệt hoặc tinh thể rắn của axit uric. Các hạt tophi có thể ở trạng thái viêm cấp (da nóng, đỏ) hoặc chảy ra chất nhão và trắng như phấn hoặc rỉ dịch vàng. Mặc dù các hạt này không gây đau nhưng vẫn có thể gây cảm giác khó chịu do các triệu chứng sau: Khớp sưng hoặc bị tổn thương Da bị kéo căng do các hạt tophi hình thành Xuất hiện các phản ứng viêm Thêm vào đó, một cơn gout cấp đi kèm với tophi có thể gây ra các triệu chứng như khu vực xung quanh hạt sưng đau và nóng, cường độ đau khớp tăng lên, khó cử động khớp bị ảnh hưởng và giảm biên độ chuyển động của khớp. Nguyên nhân hình thành hạt tophi 66% axit uric trong cơ thể được tổng hợp tự nhiên, phần còn lại là sản phẩm của quá trình phân giải purine từ thực phẩm giàu đạm (protein). Thận có vai trò lọc và loại bỏ axit uric khỏi máu. Khi thận không thể loại bỏ hết hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, mức axit uric trong máu sẽ tăng lên. Một lượng axit uric sẽ rời khỏi máu và kết tủa thành tinh thể nhọn trong các khớp và mô mềm xung quanh, gây viêm. Tinh thể này càng tăng lên thì số lượng các hạt tophi càng nhiều. Những hạt tophi thường không xuất hiện từ đầu của bệnh mà chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh gout. Thông thường, bệnh cần khoảng 10 năm trở lên để hạt tophi phát triển. Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh Có đến 2/3 trường hợp tăng axit uric máu không phát triển thành bệnh gút và hình thành tophi. Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh gout và hạt tophi bao gồm: Giới tính: nam dễ bị bệnh hơn nữ Tuổi tác: nam từ 30-45 tuổi và nữ từ 55-70 tuổi Chế độ ăn uống: thức ăn chứa nhiều purin hoặc đường, uống nhiều bia và rượu Bệnh nền: tăng huyết áp, bệnh thận, tim mạch, rối loạn chuyển hóa, béo phì Tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị: thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, aspirin và cyclosporin Yếu tố di truyền Bạn có biết: Gout là một căn bệnh di truyền, con cái của những người bị viêm khớp do tinh thể có 20% nguy cơ mắc bệnh. Hạt tophi trong gout có nguy hiểm không? Nếu không được kiểm soát tốt, các hạt tophi dưới da có thể phát triển ngày càng lớn và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như nhiễm trùng, chèn ép dây thần kinh, phá hủy lớp sụn, gây tàn phế, sỏi thận và suy giảm chức năng thận. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn cho căn bệnh gout. Do đó, người có nguy cơ cao nên chủ động phòng bệnh từ sớm và tham khảo các biện pháp phòng bệnh gout để tránh các biến chứng nguy hiểm. Chẩn đoán hạt tophi dưới da Các bác sĩ có thể chẩn đoán nốt tophi và biến dạng khớp thông qua việc khám lâm sàng. Họ sẽ thường yêu cầu bệnh nhân chụp CT hoặc MRI để đánh giá kích thước và mức độ tổn thương của xương và sụn khớp. Đôi khi, các thành phần bên trong nốt tophi cũng được lấy đi để phân tích dưới kính hiển vi, đem lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất cho tình trạng gout, giúp bác sĩ xác định phác đồ điều trị phù hợp. Các phương pháp xử lý và điều trị phổ biến Điều trị tophi thường là một phần trong phác đồ chữa bệnh gout. Tùy theo kích thước của hạt tophi, mỗi người bệnh sẽ có phương pháp điều trị riêng, bao gồm: Đối với hạt có kích thước nhỏ Các hạt nhỏ thường không gây đau hoặc hạn chế vận động nên không cần phẫu thuật cắt bỏ. Thay vào đó, bệnh nhân có thể làm tan hạt và thu nhỏ kích thước chúng bằng cách: Dùng thuốc điều trị Mục tiêu của phương pháp này là giảm lượng axit uric trong máu xuống 5 mg/dL hoặc thấp hơn để làm tan hạt tophi. Các loại thuốc điều trị gout được kê toa thường bao gồm: Nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric (allopurinol, febuxostat...) Pegloticase với tác dụng xúc tác quá trình chuyển hóa axit uric thành allantoin dễ tan và đào thải Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa một số loại thuốc khác để kiểm soát triệu chứng gout mạn tính như colchicine, NSAIDs, thuốc ức chế interleukin-1 và corticosteroid. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày Một lối sống lành mạnh, khoa học không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh gout mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Bệnh nhân nên áp dụng những thói quen sau: Uống đủ nước để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể Tránh ăn thực phẩm chứa đường và purin Hạn chế hoặc tránh uống bia, rượu và đồ uống có đường Tập thể dục đều đặn với các bài tập cường độ thấp Duy trì trọng lượng khỏe mạnh Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất, bao gồm rau củ quả, trái cây giàu vitamin C, sữa và các sản phẩm từ sữa. Điều trị các hạt lớn Đối với các trường hợp có hạt tophi có kích thước lớn, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật cắt bỏ và dẫn lưu. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi: Số lượng và kích thước các hạt tophi lớn Có triệu chứng lở loét Khớp bị biến dạng và gây hạn chế vận động Các hạt tophi xuất hiện ở vị trí gân, khớp ngón tay/chân hoặc túi hoạt dịch Ngoài ra, trong trường hợp xương hoặc sụn khớp bị tổn thương nặng, bệnh nhân có thể cần đến phẫu thuật thay khớp. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tiến hành thành công hàng nghìn ca phẫu thuật thay khớp phức tạp bằng trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Cách chăm sóc người mắc bệnh gout có hạt tophi Nếu bệnh nhân có dấu hiệu phát triển các hạt tophi trong gout, người chăm sóc cần chú ý các việc sau: Giúp bệnh nhân vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là khu vực nổi nốt tophi Hỗ trợ bệnh nhân hoạt động và sinh hoạt để tránh va chạm làm vỡ tophi Không tự ý chọc vỡ các hạt tophi Trường hợp tophi vỡ, sát trùng vết thương và đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử lý hiệu quả Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh gout, người bệnh nên theo dõi nồng độ axit uric thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
0 notes
duoc-si-hau-vivita · 5 months ago
Text
DANH SÁCH 9+ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ THUỐC TRỊ GOUT NHẬT BẢN HIỆU QUẢ
Các loại TPCN hay thuốc hỗ trợ điều trị đến từ đất nước “mặt trời mọc” luôn được đánh giá cao về chất lượng và sự an toàn. Vậy nên, nếu như mọi người cũng đang có nhu cầu tìm hiểu về các sản phẩm thuốc trị gout của Nhật tốt nhất, chất lượng để hỗ trợ việc điều trị của mình, có thể tham khảo ngay nội dung bài viết sau đây.
Nguồn:
0 notes
lamdep-eva · 6 months ago
Text
Thuốc đặc trị gout Feburic Tablet 10mg nội địa Nhật Bản - EVA
Thuốc đặc trị gout Feburic Tablet 10mg Nhật là một loại thuốc uống được sản xuất bởi Tập đoàn Dược phẩm Nhật Bản Feburic với thành phần chính là colchicine. Colchicine là một hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh 💊 cho bệnh nhân mắc bệnh Gout.
Bệnh Gout là một bệnh viêm khớp do sỏi canxi hình thành trong khớp khiến cho khớp bị đau dữ dội. Sự tích tụ của sỏi canxi là do mức axit uric trong máu cao. Colchicine có khả năng ức chế sự phát triển và tích tụ của sỏi canxi ⚖️ trong khớp, giúp làm giảm cơn đau và viêm khớp đáng kể.
Thuốc đặc trị gout Feburic Tablet 10mg Nhật có dạng viên nang cứng màu trắng, thuận tiện cho việc sử dụng. Liều dùng thông thường là 1 viên mỗi ngày, uống cùng với nước. Người bệnh nên dùng thuốc Feburic theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng đột ngột khi đang điều trị bằng thuốc này. Thu - bc6shurmec
Tumblr media
0 notes
ihrvietnam · 2 years ago
Link
Nếu đang thắc mắc người bị gout có nên uống vitamin C không, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể.
2 notes · View notes
ewhvietnam · 6 months ago
Text
Đau khớp gối là gì? Dấu hiệu bệnh cơ xương khớp và cách điều trị - European Wellness - Hệ Thống Chăm Sóc Sức Khỏe Toàn Diện Đến Từ Châu Âu
Các nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối - Việc hiểu rõ nguyên nhân đau khớp gối là gì sẽ giúp chúng ta tìm ra hướng khắc phục và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến:
Thoái hóa khớp gối: Quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, những tác động mạnh đến khớp gối do chấn thương, béo phì, ít vận động, chế độ ăn uống thiếu chất, tác dụng phụ của thuốc,… cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa, khiến khớp gối trở nên yếu ớt, dễ tổn thương và gây đau nhức, đặc biệt khi vận động.
Gout: Do rối loạn chuyển hóa axit uric, các tinh thể urat tích tụ trong khớp gối, tổ chức xương hoặc bao hoạt dịch dẫn đến tình trạng viêm, sưng tấy, nóng đỏ và những cơn đau nhức dữ dội.
Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Túi chứa dịch lỏng bên trong khớp gối bị viêm nhiễm, dẫn đến đau nhức, - ca6si1fo4v
Tumblr media
0 notes
Text
Bà đẻ có ăn được thịt vịt không?
Chế độ ăn uống của mẹ sau khi sinh phải luôn cẩn thận trong việc ăn uống và phải tìm hiểu thật kỹ danh sách những món nên ăn, cũng như không nên ăn. Vậy sau khi sinh ăn thịt vịt được không và ăn như thế nào cho đúng?
Xem thêm: 12 thực phẩm cực lợi sữa sau sinh
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt là món ăn rất tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, trong 100gr thịt vịt có 25gr protein cùng các vi chất quan trọng như canxi, photpho, magie, kẽm, cùng nhiều vitamin đa dạng như vitamin A, B, D, E, K… Với hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt vịt giúp mang tới nhiều lợi ích cho hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi, ung thư…. hiệu quả.
Đối với người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược thì việc ăn thịt vịt sẽ cung cấp thêm nguồn năng lượng dồi dào và bổ dưỡng. Sử dụng thịt vịt cũng phù hợp với những người bị sốt, chán ăn và mệt mỏi, thúc đẩy quá trình chuyển hóa nước trong cơ thể.
Xem thêm: thuốc canxi hữu cơ cho mẹ sau sinh
Bà đẻ có ăn được thịt vịt không?
Theo Đông y, thịt vịt là thực phẩm có tính hàn rất mạnh, không tốt đối với cơ thể của mẹ sau sinh. Bởi khi mẹ mới sinh bé, cơ thể còn khá yếu, cơ quan tiêu hóa chưa hoạt động bình thường. Chính vì vậy, việc ăn đồ ăn có tính hàn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ. Thêm vào đó, chất đạm trong thịt vịt quá nhiều, dễ khiến mẹ bị táo bón, khó tiêu, đau bụng.
Xét về mặt Tây y, bác sĩ không bắt buộc mẹ phải kiêng ăn thịt vịt sau khi sinh. Bởi thịt vịt là thực phẩm bổ máu, nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ sau sinh cũng chỉ nên ăn thịt vịt với tần suất vừa phải, không nên quá nhiều và cần được chế biến chín, đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: uống canxi với nước cam được không
Mẹ sau sinh ăn thịt vịt như thế nào cho đúng?
Mẹ sau khi sinh thì nên biết một số lưu ý khi ăn thịt vịt, dưới đây là một số điều bạn nên biết:
Với mẹ sinh mổ chỉ nên ăn phần thịt nạc, bỏ phần da và lớp mỡ bên ngoài do 2 phần này chứa nhiều cholesterol không tốt cho hệ tiêu hóa, làm mẹ bị khó tiêu, ảnh hưởng đến vết thương mới mổ. Mẹ sau sinh chỉ nên ăn thịt vịt được chế biến tại nhà, hạn chế mua đồ ăn sẵn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vịt mẹ cũng nên chế biến luộc, hấp, hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ gây khó tiêu cho mẹ. Khi nấu thịt vịt nêm ít gia vị và nấu chín kỹ. Mẹ có thể thêm 1 số thành phần bổ dưỡng khác như hạt sen, đậu xanh… vào để nấu cháo, bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể Các mẹ sau sinh tiền sử tiêu hóa kém, bị thận, bệnh gout… thì nên hạn chế ăn thịt vịt do lượng protein có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thịt vịt có tính hàn cũng dễ làm sản phụ bị nhiễm lạnh. Tuyệt đối không ăn thịt vịt với quả mận, quả dâu để tránh khó tiêu và nóng ruột.
Bên cạnh đó, các mẹ sau sinh đều cần có cho mình một chế độ dinh dưỡng điều độ, bằng cách cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng. Đồng thời uống nhiều nước lọc và bổ sung đầy đủ hằng ngày các vi chất thiết yếu: canxi hữu cơ, vitamin D3, axit folic, DHA, viên sắt cho mẹ sau sinh để phòng tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu canxi gây loãng xương… sau sinh. Đủ chất cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp mẹ phục hồi tốt hơn và sữa bé bú được chất lượng hơn.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi phụ nữ sau sinh có ăn được thịt vịt không không. Nếu như mẹ bỉm còn băn khoăn gì xoay quanh việc ăn uống, có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Chúc mẹ và bé nhiều sức khỏe!
0 notes
gachoithomo360 · 8 months ago
Text
Gà bị sưng khớp chân vì nguyên cớ nào? Nhận định cách điều trị
Gà bị sưng khớp chân mang thể do phổ thông nguyên do, là căn bệnh thường thấy ở rộng rãi đàn gà nuôi quy mô to hoặc thậm chí là trong các trại gà chọi. Bệnh với thể gây ra bởi vi khuẩn, khiến cho gà nhiễm bệnh về viêm khớp hoặc nặng hơn là bại liệt. Cộng đá gà trực tiếp Thomo360 Đánh giá chi tiết cội nguồn cũng như cách điều trị bệnh như sau.
Cỗi nguồn dẫn tới hiện tượng gà bị sưng khớp chân
Gà bị sưng khớp có thể đến từ một số căn nguyên như vết thương bị bọ đỏ cắn, do ổ áp xe, bệnh hút. Hiện tượng này cũng phổ quát ở 1 số con gà bị mắc bệnh lây nhiễm, hiện trạng bệnh nặng có thể kéo theo đa dạng triệu chứng khác. Cộng Tìm hiểu 1 số khởi thủy dẫn tới hiện tượng khớp chân gà bị sưng to như sau.
Tumblr media
Cội nguồn gà bị sưng khớp chân vì nhiễm khuẩn gây bệnh
Gà bị sưng chân mang thể do một chiếc bệnh truyền nhiễm đó là viêm khớp MS, thường phổ biến có gà mang độ tuổi trong khoảng 4 tuần tuổi trở lên. Theo các nghiên cứu kỹ thuật, bệnh viêm khớp MS ở chân gà là do loại vi khuẩn Mycoplasma synoviae – MS. Đây là mẫu vi khuẩn sở hữu thể đang ký tạm trú tại nhiều môi trường như cao su, bông, lông gà hoặc trên bề mặt chuồng, thậm chí nằm trong chất độn và phân gà.
Duyên cớ gà bị sưng khớp chân khác
Ngoài các cỗi nguồn khiến cho gà bị sưng chân vì những căn do khác ngoài bệnh do virus, vi khuẩn gây nên:
Chân gà thường hoặc chân gà chọi nếu bị bọ đỏ ký sinh và hút máu với thể gặp hiện tượng nhiễm độc tại miệng vết thương, làm cho chân gà bị nổi mẩn và sưng lớn. Bọ đỏ mang thể sống ký sinh thành từng ổ, làm cho phần giết mổ tiếp giáp với trở thành chai cứng và dày.
nếu gà mang áp xe do vi khuẩn hoặc mủ thì vị trí chân gà cũng có thể bị sưng thành cục lớn. Gà bị áp e sẽ đau chân, ổ áp xe có thể khiến gà mệt mỏi và bị sốt, từ đó với thể khiến cho gà chuyển động cà nhắc và bị què chân.
Bệnh gout ở gà cũng như vậy sở hữu bệnh sưng khớp ở người, khiến cho các khớp chân và đùi của gà bị sưng rái cá và đau đớn, khi chủ kê hoặc người nuôi gà chạm vào để rà soát thì gà sẽ giãy giụa mạnh vì đau đớn.
Tumblr media
Triệu chứng bệnh MS làm gà viêm khớp chân
Người chăn nuôi cần chú ý đến trường hợp gà bị sưng khớp chân do vi khuẩn MS bởi chúng với thuộc tính nghiêm trọng và sở hữu thể lây lan tới những con khác trong đàn nhanh. Cần theo dõi một số mô tả của bệnh MS được tổng hợp như sau:
Bệnh có dấu hiệu ban đầu là gà bị nhiễm trùng hệ hô hấp, dẫn tới việc khó thở và thở khò khè ở gà trong quá trình đầu.
những khớp và gân của gà bị sưng và nhiễm trùng, với hiện tượng viêm màng hoạt dịch.
Hiện tượng sưng phù những khớp xuất hiện nay những bộ phận khớp và xương cẳng chân, xương lưỡi hái và các khớp khác.
Tumblr media
Bệnh MS làm cho gà bị sưng khớp chân truyền nhiễm bằng bí quyết nào?
bây giờ, tuyến đường lây nhiễm bệnh phổ thông là do vi khuẩn nằm trong môi trường nuôi nhốt gà, các công cụ chăn nuôi hoặc chất độn chuồng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể bị lây qua trục đường giao phối, lây nhiễm dọc khi gà đẻ trứng và ấp trứng. Do vậy, người chăn nuôi cần hết sức chú ý để phỏng và trị bệnh hiệu quả, không để bệnh tái phát trên gà.
Đây là bệnh nghiêm trọng, với thể gây tác động nghiêm trọng tới chất lượng đàn gà. Căn do là do, trong trường hợp gà được chữa khỏi, thì gà vẫn với nguy cơ bị đi khập khiễng. Song song, lông và cơ thể gà vẫn còn lưu trữ các vi khuẩn là mầm bệnh mang thể lây bệnh cho gà khác.
Thời gian ủ bệnh MS
Gà bị sưng khớp chân do bệnh MS mang thể ủ bệnh trong thời gian khoảng một tháng. Kiểu chuồng gà và điều kiện nuôi cũng là yếu tố quyết định bệnh mang lây lan mau chóng hay ko. Cụ thể, giả dụ chủ trại chăn nuôi theo hướng tập trung, nhốt chung cả đàn thì bệnh sở hữu thể lây lan tốc độ hơn đến các con khác cùng đàn.
Tumblr media
Hướng dẫn phòng và trị bệnh cho gà bị sưng khớp chân
ngày nay, căn bệnh này chưa mang vắc xin tiêm phòng chuyên biệt. Giả dụ đá gà thomo bị nhiễm bệnh, chủ kê nên cho gà sử dụng chất điện giải và tiêu dùng Vitamin tổng hợp, uống liên tiếp trong vòng 3 ngày. Sau đấy, người chăn nuôi có thể tham khảo phác đồ điều trị bệnh cho gà bị sưng khớp như sau:
tiêu dùng thuốc dạng uống Doxy – hencoli hoà mang nước theo tỷ lệ 1ml/2 lít nước, uống từ 5 ngày.
sử dụng các dòng kháng sinh tổng hợp để trộn vào thức ăn. Ngoài ra, có thể tiêu dùng thêm những dòng Glucooz K hoặc C để sức đề kháng được nâng cao, giúp kháng bệnh hiệu quả hơn.
Bài viết trên đã mang lại thông tin hữu ích, lý giải nguyên nhân làm gà bị sưng khớp chân cũng như một số cách thức điều trị bệnh này. Mong rằng mang những thông tin bổ ích này, chủ trại chăn nuôi cũng như những sư kê chăm nom gà chọi đá sẽ tìm được cách thức chữa trị cho gà bị sưng khớp chân phù hợp.
0 notes