#đau bụng  chu kỳ
Explore tagged Tumblr posts
lanhuongit · 6 months ago
Video
youtube
Trinh nữ Crilin không còn nổi lo U nang, U xơ tử cung, u vú, u tuyến giáp
0 notes
nhatkycuagio · 8 months ago
Text
19/3/2024_ Viết cho một cộc mốc đáng nhớ.
Con thân yêu, vậy là chúng mình đã được gặp nhau và đồng hành cùng nhau tròn một tháng. Có rất nhiều cảm xúc lúc này, và mẹ muốn viết gì đó để lưu lại hành trình của chúng mình.
Mẹ còn nhớ ngày hôm đó dù chưa đến chu kỳ, nhưng mẹ linh cảm rằng em sẽ xuất hiện, mẹ nhờ dì Linh mua hộ que thử thai, mẹ nôn nóng thử ngay dù lúc đó là chiều tối. Bố em là một người tinh ý, bố đi làm về thấy mẹ vui vẻ khác thường nên bố đã hỏi mẹ, mẹ vẫn giấu, đợi đến sáng mai để cho kết quả chính xác.
Thật hạnh phúc vì giờ mẹ được nhìn em bằng da bằng thịt. Em biết không, những tuần đầu khi vừa mới biết tin mẹ có bầu, mẹ thật sự lo lắng khi đi khám bác sĩ bảo dấu hiệu không tốt, mẹ đã chuẩn bị kịch bản xấu nhất. Và thật tuyệt vời, em bé đã cố gắng để ở lại với bố mẹ. Mẹ khóc nấc nở tại phòng khám vì hạnh phúc.
Mẹ hay đùa với bố rằng con là một em bé biết nghe lời từ trong bụng mẹ. Ngày dự sinh của con là 23/2 DL (14/1 AL) mẹ không thích sinh gần ngày rằm như vậy, nên mẹ vẫn thủ thỉ với em rằng cưới chú Trường thì con ra gặp bố mẹ nhé, chú chọn ngày cưới rồi, nên ngày đó ngày đẹp. Trước Tết mẹ đi khám, bs bảo đã có dấu hiệu nên bố mẹ sẵn sàng, m2 tết ra khám lại. Mẹ vẫn thủ thỉ với em lời mẹ dặn.
Và thật diệu kỳ, bố mẹ đang ở quê ăn cưới chú Trường, thì mẹ bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên. 23h đêm hôm ấy, khi các cơn co nhiều và đều, mẹ với bố xách vali lên viện, nhưng bs bảo chưa có dấu hiệu chuyển dạ, cho bố mẹ về nhà theo dõi thêm. Đêm hôm đó mẹ không ngủ được vì đau, mẹ cứ đi đi lại lại, rồi ra vào nhà vệ sinh... hết cơn co này đến cơn co khác. Mẹ không chịu được nữa nên bảo bố lên viện sớm vì sợ tắc đường, lúc đó cũng gần 6h sáng rồi. Với mẹ con đường từ nhà mình tới viện chưa bao giờ xa như thế, mẹ ngồi dưới xe, cơn co liên tục, mẹ đau không thể diễn tả được.
Ơn giời, lên viện bs khám đã mở 3 phân, bs cho mẹ nhập viện. Mẹ làm theo mọi hướng dẫn của bs, và mong ước được gặp em làm mẹ phần nào quên đi nỗi đau. Rồi cơn đau ập đến dày hơn, đau hơn, mẹ phải xin bs cho mẹ giảm đau. Đúng 13h30 ngày vía thần tài em của mẹ chào đời. Mẹ nhìn bố nước mắt chậc rơi vì hạnh phúc.
Viết những dòng này, mẹ vẫn còn cảm giác rưng rưng, mẹ thật sự hạnh phúc vì con đã đến bên bố mẹ. Và hơn tất cả mọi điều, mẹ vô cùng biết ơn bố đã yêu thương và luôn bên cạnh mẹ. Nhìn bố lúc đó mới thấy rằng bố đã yêu mẹ con mình ntn. Cảm ơn vì cuộc đời này mẹ được ở cạnh bố.
Hôm nay chỉ mới tròn tháng con đến với thế giới này, còn rất nhiều điều thú vị khác đang chờ con khám phá. Bố mẹ sẽ đồng hành, yêu thương và bảo vệ con. Chúc con yêu ham ăn chóng lớn, mạnh khoẻ con nhé.
Mẹ biết mẹ còn nhiều vụng về nhưng mẹ sẽ cố gắng để có thể chăm con tốt nhất.
Yêu con 🧡
2 notes · View notes
payakan52 · 2 years ago
Text
Hôm nay mình vs KAnh định bụng ráng cho xong hết phần thiết bị đồ án, mai học cả ngày bên phòng thí nghiệm. 7h sáng tới 9h45 tối. Biết là học xong ngày mai về là 2 đứa gục nên dặn vs nhau là phải xong trong hôm nay r thứ 6 mình vẽ bản vẽ luôn.
Định trong lúc chờ KAnh làm phần tính mình xem bản vẽ này kia. BT với bé về quê hết rồi, mình ở phòng một mình. Ấy vậy là hôm nay nấu cháo, đi chợ mua nha đam về nấu các kiểu. Nói KAnh qua lấy về ăn. Vậy mà loay hoay cả trưa xong bệnh, nằm mèm một mình. Tới lúc dậy thì đã tối rồi. Dậy tắm gội giặt đồ rồi ăn tối, trời mưa. Vậy là làm xong hết định ngủ tí r dậy làm mà ngủ kiểu gì bảo ngủ 1 tiếng 9h dậy xong nằm tới 12h mới tỉnh. :))) Làm được xong nội dung ĐGCQ tí nên h mình định ngủ để có sức nay họ 17 tiết :))). Trường tệ thật sự á, dồn lịch vậy mà còn bên PTN muốn tế sinh viên hay sao chả biết. Ghét ghê
Nay Nguyệt nhắn, kể với mình là Thư có người yêu r. Là một bạn nữ. Đọc mấy dòng tâm sự của Thư trên FB về tình yêu 2 người, mình thấy đáng yêu quá. Kiểu,... Ngưỡng mộ á. Hi vọng là ĐP lần này sẽ hơn ĐP lúc trước.
Diệu bảo thứ 6 Diệu qua, qua làm bánh xèo cho mình ăn. Đó h mình đau dạ dày, số lần mình ăn bánh xèo chắc đếm được trên đầu ngón tay. Mà này bột Diệu mang từ quê vô, vậy là thôi ăn đại. Ăn xong ổn hay không thì không biết nha =)))
Tự nhiên nấu nha đam, nhớ Hai với ba mình kinh khủng. Hai với Ba thích đồ ăn mình nấu. Đợt dịch mình qua q2 ở, ngày nào Hai cũng nói mình nấu này nấu kia cho Hai ăn. Kiểu lâu lắm rồi hai anh em mình mới ở chung như vậy, đó h Hai ở một mình. Cứ lủi thủi đi làm rồi cơm tiệm riết thôi, có mình ở chung thế là đòi cơm nhà hoài. Hai hay kiểu dẫn mình đi ăn mà thấy quán nào ngon ngon là bảo mình mai mốt về bé làm cho Hai ăn nha. Lâu lâu đang học thấy Hai gửi lại ảnh cũ, mấy món mình làm đợt Tết cho gia đình. Hai bảo thèm đồ ăn bé nấu, thèm bánh plan quá. Mình kiểu trời ơi này mua tiệm được mà. Đầy ra. Vậy mà kêu thôi, chờ tết về bé làm cho ăn ngon hơn. Vậy nên Tết năm nào gần tới mình cũng phải nghĩ 1 list đồ ăn để cho " ông cụ non" của mình ăn cho đã.
Nhắc mới nhớ, ấy vậy mà gần tết rồi. 19/12 bảo vệ đồ án, sau đó viết báo cáo kiến tập. 28/12 báo cáo kiến tập nữa là xong. Hết năm. Đáng ra theo lịch trường còn 2 tuần nữa rồi mới về quê ăn tết. Mình cũng đặt vé xe rồi. Mà mới check lịch lại 2 tuần đó tổ chức thi cuối kỳ đợt 2, mà mình thì đki dồn vô đợt 1 28/11 này thi hết luôn r. Vậy là được nghỉ Tết sớm 2 tuần, để xem lại lịch báo cáo kiến tập có thay đổi gì không, không thì mình hoàn lại vé rồi về quê sớm với 2 bạn nhỏ.
À hôm nay mình đọc được đâu đó, bảo là. Nếu mình cứ mong, thì mọi chuyện vẫn sẽ ở đó thôi á. Mãi chỉ là mong ước. Nên là, mình sẽ không nói mong nữa đâu.
Mình quyết định hoàn thành đồ án một cách chỉnh chu nhất, tốt nhất. Nhất định là vậy mà...
Mình vẫn luôn cười mỗi ngày, vẫn luôn hạnh phúc vì những điều bé xíu xiu. Mình trân trọng những người ở bên cạnh mình và ừm.. mình vẫn biết ơn vì bản thân đã không làm tổn thương chính mình thêm nữa. Cảm ơn vì đã chấp nhận những điều xấu xí của chính mình...
Tumblr media
2 notes · View notes
Text
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới. Trong giai đoạn hành kinh, tâm lý và thể chất của con gái rất nhạy cảm và khó chịu. Một số cơn đau bụng kinh sẽ là nỗi ám ảnh cho chị em trong những ngày đến tháng. Vậy chị em nên làm gì để ngày “đèn đỏ” qua đi nhẹ nhàng hơn? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để biết thêm thông tin “con gái đến tháng nên làm gì” nhé! 1. Đôi nét về kinh nguyệt Kinh nguyệt là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung hàng tháng ở nữ giới. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 - 35 ngày và thời gian hành kinh khoảng 3 - 7 ngày. Khi sắp đến kỳ kinh nguyệt, chị em có thể cảm nhận được những thay đổi bên trong cơ thể. Trước khi có kinh 1 tuần, chị em thường có các dấu hiệu dễ nhận thấy bao gồm: cảm giác đầy bụng, chướng bụng; ngực căng tức; âm đạo tăng tiết dịch; đau lưng dưới; dễ cáu gắt,...  Trong quá trình hành kinh, chị em có thể xuất hiện một số triệu chứng như: người mệt mỏi, bụng dưới căng tức, mặt nổi mụn, tâm trạng thất thường, mất ngủ, thèm ăn,... Những triệu chứng này khiến chị em khó chịu về cả tinh thần lẫn thể chất.  Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới 2. Những việc nên làm giúp giảm nhẹ triệu chứng khi có kinh nguyệt “Con gái đến tháng nên làm gì” là câu hỏi chị em thường đặt ra, với mong muốn hạn chế những triệu chứng khó chịu trong thời gian hành kinh. Để giải đáp thắc mắc đó, chị em nên thực hiện một số biện pháp sau: 2.1. Ngủ đủ giấc Bạn cần ngủ đúng giờ và duy trì thời gian ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Việc thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng nội tiết. Từ đó khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên khó chịu hơn. Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: Chọn tư thế ngủ phù hợp. Thiết kế không gian ngủ hợp lý. Hạn chế các thiết bị điện tử. Làm nhẹ bàng quang. Tránh căng thẳng. Ngoài ra, chị em có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ sâu, ngon giấc hơn tại bài viết “Phương pháp giúp ngủ ngon hơn”. ��p dụng các kỹ thuật ngủ ngon để nâng cao chất lượng giấc ngủ 2.2. Ăn các thực phẩm bổ dưỡng Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng có thể cải thiện cả thể chất và tâm lý của chị em khi đến “ngày đèn đỏ”. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ dưỡng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày dâu:  Ngũ cốc, các loại đậu. Thực phẩm giàu Vitamin E, Vitamin C như cà chua, bắp cải, cam, hạt bí, hạt hướng dương,… Thực phẩm giàu Kali như chuối, khoai lang, bơ,… Thực phẩm giàu Axit béo Omega-3 như hạt bí, hạt lanh, các loại cá, dầu cá,… Thực phẩm giàu Canxi. Chị em hãy tham khảo thêm một số cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh giúp điều kinh và cải thiện các triệu chứng khó chịu vào những ngày “đèn đỏ” tại bài viết Top các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt và lưu ý khi sử dụng. Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng 2.3. Uống đủ nước  Nước chiếm khoảng 70% cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định cho các cơ quan trong cơ thể. Bổ sung đủ nước, đặc biệt là với chị em phụ nữ sẽ giúp: Đào thải chất cặn bã, chất độc ra ngoài theo con đường mồ hôi và tiết niệu.  Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Cung cấp nguyên liệu cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng. Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng nước lọc hoặc một số loại trà thảo mộc như trà bạc hà, húng quế, mùi tây, thì là,...  Để biết thêm thông tin về Top 7 cây thuốc, bài thuốc nam có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu khi đến tháng, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết của Dược Bình Đông. 2.4. Giữ ấm cơ thể Để vượt qua ngày “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng và hạn chế những tác động xấu đến cơ thể, bạn nên:  Tắm nước ấm để cải thiện tuần hoàn, kích thích lưu thông máu, giảm mệt mỏi, đau bụng kinh và thư giãn cơ bắp. Chườm túi ấm ở vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh và cảm thấy dễ chịu hơn. Chườm ấm vùng bụng vào ngày “đèn đỏ” giúp giảm đau bụng kinh
2.5. Giải tỏa tâm lý Căng thẳng có thể làm ức chế hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi. Tuyến này kiểm soát hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp và buồng trứng. Nếu buồng trứng hoạt động không đúng cách có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường.  Vì vậy, một trong những câu trả lời câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì” là cải thiện trạng thái căng thẳng, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây: Vận động nhẹ nhàng (yoga, đi bộ, thiền…). Dành thời gian thư giãn. Luôn giữ tâm trạng cân bằng, hạn chế stress, áp lực,… Massage vùng bụng dưới. 2.6. Bổ sung sắt Chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài khoảng 3  -  7 ngày, tuỳ cơ địa mỗi người. Để hạn chế nguy cơ thiếu máu và các dấu hiệu khác như chóng mặt, đau đầu,... chị em nên bổ sung sắt cho cơ thể. Cách bổ sung sắt lành mạnh nhất là qua chế độ ăn uống. Chị em nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, rau bina, bông cải xanh, các loại hải sản vào chế độ ăn hằng ngày.  Bổ sung thực phẩm giàu sắt  Để biết thêm thông tin hữu ích về các biện pháp bổ huyết, điều kinh, bạn có thể tham khảo bài viết Gợi ý cách bồi bổ khí huyết trong những ngày hành kinh của Dược Bình Đông. 2.7. Sử dụng thuốc giảm đau Nếu phải trải qua những cơn đau bụng kinh dữ dội và đã áp dụng nhiều biện pháp vẫn không thể cải thiện được, chị em có thể sử dụng các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để hạn chế các tác dụng không mong muốn. Tuyệt đối không tự ý dùng cũng như lạm dụng các loại thuốc giảm đau.  Đọc thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của các loại thảo dược giúp bổ huyết, điều kinh, cải thiện triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh.  Song Phụng Điều Kinh Bình Đông 3. Những việc không nên làm ngày kinh nguyệt 3.1 Những việc không nên làm khi đến tháng Ngoài câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì”, trong những ngày hành kinh, để tránh tác động xấu tới cơ thể, chị em cần nên nhớ những điều không nên làm khi đến kỳ kinh: Không đấm lưng: Đấm lưng khi đến tháng không giúp bạn cải thiện những cơn nhức mỏi mà còn khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Không dùng chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn, cà phê có thể khiến cơ thể khó chịu hơn vào những ngày đèn đỏ. Thậm chí, chúng có thể khiến máu ra nhiều hơn. Không ăn thực phẩm lạnh: Khi tiêu thụ các thực phẩm lạnh, có tính hàn thì cơ thể sẽ dễ bị ứ đọng máu, cơn đau bụng kinh nghiêm trọng hơn. Không quan hệ tình dục: Việc quan hệ sẽ khiến vùng kín bị viêm nhiễm hoặc có thể làm tổn thương âm đạo và vùng chậu của nữ giới.  3.2. Các loại thực phẩm nên tránh Những ngày hành kinh, nữ giới thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng như đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa,… Nếu lựa chọn thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Vào những ngày đèn đỏ, để giảm bớt những triệu chứng khó chịu, chị em nên hạn chế một số thực phẩm sau đây:  Thức ăn cay nóng. Thức ăn nhiều dầu mỡ. Trà, chất kích thích. Thực phẩm đóng hộp. Thực phẩm ngọt, nhiều đường. Đồ muối chua khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, buồn nôn. Tránh các thực phẩm ngọt, nhiều đường 4. Những điều cần quan tâm để có một kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh 4.1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tại nhà Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh của mình trong vòng 3 tháng theo các chỉ dẫn sau:  Thời gian kỳ kinh nguyệt bắt đầu, kết thúc là khi nào? Lượng máu kinh ít hay nhiều, có đều không? Máu kinh có kèm theo cục máu đông hay không? Các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ ít hay nhiều? Tần suất thay băng vệ sinh trong ngày? Có máu chảy bất thường giữa các kỳ kinh hay không? Nếu những hạng mục đã nêu nằm ở mức ổn định chứng tỏ bạn đang có sức khỏe tốt, còn nếu có sự sai lệch và có các dấu hiệu bất thường, bạn nên liên hệ đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Đây là điều bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Con gái đến tháng nên làm gì”.
4.2. Vệ sinh đúng cách  Để bảo vệ sức khoẻ của mình, chị em lưu ý một số vấn đề sau khi vệ sinh vùng kín trong những ngày “đèn đỏ”:  Không nên sử dụng xà phòng: Xà phòng có chất tẩy mạnh có thể làm âm đạo khô rát. Bạn chỉ nên làm sạch bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, thành phần lành tính để tránh gây kích ứng.  Vệ sinh “cô bé” ngày 2 lần: Trong ngày đèn đỏ, vùng kín khá khó chịu nhưng bạn chỉ nên vệ sinh ngày 2 lần vào thời điểm sáng và tối. Vệ sinh quá nhiều lần có thể khiến vùng kín bị nhiễm lạnh. Sử dụng băng vệ sinh đúng cách: Chị em cần lưu ý thay băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng sử dụng, không nên lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày và lựa chọn sản phẩm băng vệ sinh chất lượng, an toàn. 4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ Kinh nguyệt bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu có những dấu hiệu bất thường dưới đây: Đột nhiên ngưng không có kinh nguyệt hơn 60 ngày nhưng không mang thai. Chu kỳ kinh không còn đều đặn, thời gian có kinh thất thường. Thời gian rụng dâu kéo dài hơn 7 ngày. Máu kinh ra quá nhiều, thường phải thay liên tục băng vệ sinh sau 1 - 2 giờ.  Giữa các kỳ kinh xuất hiện hiện tượng chảy máu bất thường. Đau bụng dữ dội, buồn nôn và có tình trạng nôn ói trong thời gian hành kinh. Đột nhiên bị sốt cao hoặc trong người mệt mỏi sau khi dùng tampon hoặc băng vệ sinh. Vùng kín có tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ hoặc tiết dịch, khí hư bất thường.  Thăm khám bác sĩ khi có các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường 5 . Tổng kết Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho thắc mắc “Con gái đến tháng nên làm gì” và những điều chị em không nên làm khi đến tháng. Để giúp bạn trải qua những ngày “đèn đỏ” thật nhẹ nhàng, bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa từ bài cổ phương “Tứ vật thang” và được gia thêm một số thảo dược như Ích mẫu, Ngải diệp, Bạch phục linh, Hương phụ, Đại hoàng giúp bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và cải thiện triệu chứng đau bụng, đau lưng khi đến kỳ.  Song Phụng Điều Kinh Bình Đông hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt Nếu bạn đang gặp vấn đề với kỳ kinh nguyệt, đừng ngần ngại liên hệ với Dược Bình Đông qua hotline (028) 39 808 808 để được hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên gia sức khỏe và tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
0 notes
hurosdeptraihaybuon · 5 days ago
Text
à update cơn đau bụng :))) vẫn còn đau bụng nhé, không hiểu, 3 ngày liên tiếp và cùng gần như một khoảng thời gian nhé :))) t đang nghi ngờ việc t không ăn đủ bữa, cũng như ít uống nước, nhịn đái blah blah, à còn vụ kiểu sinh lý chu kỳ của t nữa :)))) có lẽ t bỏ mặc bản thân khá nhiều, thật ra cũng chả quan tâm lắm, lúc t chết mặt còn tươi tắn trắng trẻo là được. à mới nhất là hôm nay đi trip, kiểu, quên mang đồ lót ạ :)))) mặc cái bộ đồ lót (còn đang tới tháng) kiểu nguyên ngày ướt nhẹp xong tới lúc về nó khô mẹ :))) sau cái đợt này chắc tạch sớm quá :))))
0 notes
Text
Mang thai tuần 7: những lưu ý dành cho mẹ bầu
Thai nhi 7 tuần tuổi là một cột mốc quan trọng của sự phát triển tim thai. Cùng tìm hiểu về thay đổi của mẹ bầu giai đoạn này và những lưu ý để bảo vệ mẹ và bé khỏe mạnh nhé!
Xem thêm: 19 dấu hiệu bà bầu mang thai nghén con gái theo dân gian
Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?
Khi thai được 7 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi nhất định. Cụ thể:
Cân nặng của thai phụ tiếp tục tăng lên so với các tuần trước đó nhưng thường không nhiều, khoảng 05-1kg/tháng. Một sốt số mẹ có thể gặp tình trạng sút cân do tình trạng nghén nặng. Mẹ không cần quá lo lắng, vì đó là dấu hiệu cho thấy em bé đang lớn dần lên. Âm đạo có thể sẽ tiết nhiều dịch nhầy hơn. Điều này hoàn toàn bình thường do hormone thai kỳ tăng lên đáng kể. Mẹ bầu có thể gặp tình trạng chuột rút khi mang thai ở giai đoạn này Núm vú to ra, hơi đau nhói và sẫm màu hơn. Xuất hiện các hạt li ti xung quanh núm vú. Kích thước tử cung của mẹ bầu cũng dần tăng lên Mẹ có thể cảm thấy hơi choáng váng, buồn nôn, nôn, nhức đầu và mệt mỏi. Tử cung của mẹ bắt đầu giãn và to dần ra nhằm tạo không gian và môi trường tốt nhất để thai nhi sinh trưởng và phát triển bên trong. Thai phụ cũng có thể bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi mang thai. Tâm trạng của thai phụ cũng thay đổi khá thất thường, dễ xúc động, có thể vui buồn, giận dữ rồi ngay sau đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc
Xem thêm: dha có uống chung với sữa được không
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 7
Đây là thời điểm lý tưởng nhất để bạn thông báo tin vui đến mọi người trong gia đình. Bên cạnh đó, trong thời điểm nhạy cảm này, bạn và người thân cũng nên lên kế hoạch cho việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật chu đáo.
Chú ý bổ sung sắt và axit folic mỗi ngày
Sắt và axit folic là 2 dưỡng mẹ nên đặc biệt chú ý bổ sung ở tuần thai này. Tăng cường bổ sung chất sắt cho cả thai nhi và người mẹ giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp tăng cường hệ miễn dịch, là cách giữ thai trong 3 tháng đầu hiệu quả.
Những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, quả gấc, củ dền, rau có màu xanh đậm… Ngoài ra, bổ sung axit folic để kích thích hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong 3 tháng đầu. Những thực phẩm giàu axit folic như: lạc, hướng dương, hạn nhân, trái cây họ cam quýt,…
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sắt và axit folic là bộ đôi dưỡng chất rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bổ sung đủ axit folic và sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ dị tật thai nhi, … Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu sắt kết hợp uống viên sắt và axit folic chuyên biệt để đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
Chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng tiêu hóa
Lưu ý quan trọng trong tuần thai này đó là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để tốt cho quá trình tiêu hóa. Những cơn nôn do ốm nghén có thể khiến mẹ chán ăn hơn, do đó mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để dễ dàng tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng tráo ngược dạ dày. Mẹ nên tích trữ đồ ăn nhẹ và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ có ba bữa lớn. Bên cạnh đó, mẹ không bao giờ để dạ dày hoàn toàn trống rỗng, điều đó sẽ giúp thai phụ không cảm thấy buồn nôn.
Lựa chọn thực phẩm giúp mẹ giảm nghén
Trong chế độ ăn uống hằng ngày, mẹ chú ý nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm ít mùi vị, không gây khó chịu, dễ tiêu hóa ngoài ra cần chọn những thực phẩm có công dụng giúp mẹ giảm nghén. Những thực phẩm này thường giàu magie và vitamin B6 có công dụng giảm nghén tốt như: chuối chín, quả nho, yến mạch, các loại hạt…
Khám thai đúng lịch
Mẹ bầu 7 tuần cần chú ý khám thai đúng lịch. Mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp, đo vòng bụng, siêu âm kiểm tra vị trí của thai nhi, đo nhịp tim thai… Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, nước tiểu… Điều này giúp các bác sĩ đánh giá được nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng (nếu có) và kịp thời can thiệp để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Xm thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt - canxi
Mang thai 7 tuần cần lưu ý gì đã được giải đáp trong bài viết trên. Qua đó, những chị em phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai sẽ yên tâm hơn. Các bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời hạn chế mắc phải những bệnh thường gặp trong suốt quá trình mang thai.
0 notes
ngocminhferrolip · 13 days ago
Text
Chi so AC trong sieu am thai la gi?
Chỉ số AC trong siêu âm thai là gì? Bao nhiêu là bất thường?
chỉ số AC trong siêu âm thai là gì? Chỉ số AC (Abdominal Circumference) là chu vi bụng của thai nhi, được đo qua siêu âm. Chỉ số này giúp đánh giá sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của gan và các mô mỡ trong cơ thể. AC được sử dụng cùng với các chỉ số khác như đường kính lưỡng đỉnh (BPD), chiều dài xương đùi (FL) và chu vi đầu (HC) để ước tính trọng lượng của thai nhi và theo dõi sự phát triển tổng thể.
Nếu chỉ số AC thấp hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng bào thai, thiếu oxy hoặc các vấn đề về tăng trưởng. Ngược lại, nếu AC cao, có thể liên quan đến tình trạng tiểu đường thai kỳ hoặc thai lớn.
>>> https://ferrolip.vn/chi-so-ac-trong-sieu-am-thai-la-gi/
Chăm sóc thai kỳ đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà mẹ bầu nên quan tâm trong suốt thai kỳ:
Chế độ dinh dưỡng cân đối: Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng là nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất, và đặc biệt là axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường hoặc chất béo không lành mạnh.
Luyện tập và vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu nên duy trì các hoạt động nhẹ như yoga, đi bộ hoặc bơi lội. Những bài tập này giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giảm các triệu chứng khó chịu như đau lưng, phù nề. Tuy nhiên, nên tránh các hoạt động đòi hỏi gắng sức hoặc có nguy cơ cao.
Khám thai định kỳ: Khám thai theo lịch trình bác sĩ đưa ra giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Các lần khám định kỳ còn bao gồm các xét nghiệm quan trọng như đo huyết áp, siêu âm, xét nghiệm máu và tiểu đường thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái: Sức khỏe tinh thần đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ. Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và thực hiện các hoạt động yêu thích.
Ngừng sử dụng các chất kích thích: Việc tránh xa thuốc lá, rượu bia và cà phê là rất quan trọng, vì chúng có thể gây hại cho thai nhi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc sinh non.
Chăm sóc tốt trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và an toàn mà còn tạo điều kiện tốt nhất để bé yêu phát triển toàn diện.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://ferrolip.vn/ để được giải đáp chính xác và chi tiết nhất.
Tumblr media
0 notes
tamtrinh221291-blog · 17 days ago
Text
Viêm buồng trứng là gì và dấu hiệu viêm buồng trứng ở phụ nữ
0 notes
spachamsocbauhanoi · 29 days ago
Text
Hướng dẫn cách rặn sinh thường cho bà bầu đúng và an toàn
Sự chào đời của của em bé là niềm vui và hạnh phúc của cả gia đình. Hành trình vượt cạn suôn sẻ, thành công là mong ước của tất cả các bà bầu. Giai đoạn chuyển dạ, bà bầu phải trải qua rất nhiều đau đớn, tuy nhiên nếu biết cách rặn sinh thường đúng và an toàn sẽ giảm đau đáng kể cho mẹ bầu.
Xem thêm: vitamin tổng hợp cho bà bầu không gây táo bón sau sinh
Cách rặn đẻ để mẹ sinh con thuận lợi
Để bắt đầu thực hiện cách rặn đẻ hiệu quả và giảm đau nhằm hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn, mẹ bầu sẽ cần chuyển sang tư thế phù hợp nhất theo lời của bác sĩ đỡ sinh. Sau đó, mẹ sẽ bắt đầu rặn đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là 3 lần tương ứng với mỗi cơn co thắt hoặc tùy theo cảm nhận của bạn.
Khi bước vào phòng sinh thường, sản phụ nằm cao đầu, nghiêng một góc 45 độ, hơi nâng mông một chúc và 2 tay nắm lấy 2 bên càng của bàn sinh. Đặt 2 chân đạp mạnh vào giá đỡ chân, lưng thẳng và áp sát vào bàn sinh. Phối hợp nhịp nhàng việc rặn đẻ với động tác hít thở. Lúc cảm nhận được cơn gò tử cung và bụng gò trở nên cứng dần, những cơn gò đau đẻ với cường độ ngày càng mạnh hơn, mẹ cần hít sâu, nín thở, sau đó dồn hơi thật mạnh để lấy sức đẩy hơi xuống bụng dưới, tạo lực đẩy cho thai nhi chui ra bên ngoài thuận lợi. Khi đã cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn có cảm giác đau thì nên hít một hơi thật sâu khác và tiếp tục rặn cho tới khi cơn gò đi qua, mẹ không đau bụng nữa. Lưu ý khi rặn đẻ mẹ cần giữ lưng thẳng và áp sát mặt bàn sinh, mông cong về trước. Lúc bắt đầu rặn thì không phát ra bất cứ âm thanh nào mà tập trung vào việc rặn để tránh mất sức. Giữa hai cơn gò tử cung, nếu mẹ đã hết đau thì nên tiếp tục thở sâu và dưỡng sức cho đợt rặn kế tiếp. Trên thực tế, em bé sẽ chào đời tự nhiên mà không cần sự can thiệp của các phương pháp hỗ trợ hay dụng cụ nào nếu mẹ thực hiện cách rặn đẻ sinh thường đúng chuẩn kết hợp với lực của cơn gò tử cung và lực đẩy bụng của bác sĩ đỡ đẻ. Trường hợp em bé quá to và có thể gây kẹt, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật giúp con ra đời bình an.
Xem thêm: uống canxi và sữa cách nhau bao lâu
Những lưu ý dành cho mẹ bầu trong quá trình sinh
Để đảm bảo cho quá trình sinh bé được diễn ra tự nhiên, an toàn thì việc tìm hiểu và nắm vững các thông tin về việc hít thở và cách rặn đẻ là điều vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, tự tin. Tránh việc nóng vội và lo lắng quá mức. Sau khi vào phòng sinh, mẹ bầu chỉ cần nhớ kỹ và thực hành theo những thông tin mình đã biết cùng với sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Chuẩn bị tâm lý rạch tầng sinh môn: Nếu đây là lần đầu mẹ sinh thường, việc rạch tầng sinh môn có thể xảy ra với mục đích giúp đường ra của con rộng hơn, dễ sinh hơn và hạn chế tối đa những sang chấn ở đầu trẻ mới sinh. Việc rạch tầng sinh môn cũng giúp mẹ tránh đi tình trạng rách tầng sinh môn gây mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn. Xác định chu kỳ của cơn gò tử cung: Thời gian sinh thường sẽ kéo dài tùy từng mẹ, tuy nhiên quá trình sinh hầu hết sẽ khoảng từ 6-24 giờ. Khi bắt đầu chuyển dạ, tần suất cơn co khoảng 10 phút/lần và kéo dài từ 10-15 giây với mức độ đau vừa phải. Nếu mẹ thấy hơn 3 cơn co trong 10 phút, kéo dài 30-40 giây mới nên rặn đẻ. Việc xác định đúng chu kỳ của cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ điều hòa nhịp thở và dồn sức rặn để sinh dễ dàng hơn.
Quá trình sinh nở vất vả sẽ khiến mẹ bị kiệt sức và suy nhược nếu không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau đó. Bởi vậy, gia đình cần chú ý bồi bổ các món ngon cho mẹ trong giai đoạn ở cữ, đặc biệt cần tăng cường sắt canxi dha cho mẹ sau sinh với viên uống để bù đắp lại lượng máu thiếu hụt khi sinh, tái tạo tế bào máu mới đi nuôi cơ thể cũng như phòng tránh các hiện tượng thiếu canxi hay gặp ở sản phụ.
Như vậy, việc hít thở và rặn đẻ đúng cách có vai trò rất lớn trong quá trình sinh con của các mẹ. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần lạc quan, các mẹ sẽ có thể vượt qua giai đoạn rặn đẻ một cách dễ dàng và sinh con thành công.
0 notes
Text
Thực phẩm nên hạn chế sau khi chuyển phôi
Chị em thường bối rối về việc sau chuyển phôi nên kiêng ăn gì để tối ưu cơ hội phôi làm tổ thành công và phát triển khỏe mạnh. Những gì chúng ta ăn góp phần quan trọng giúp cơ thể hoạt động tốt, một số nhóm thực phẩm có tác động đến mức độ hormone, tuần hoàn máu, sức khỏe tử cung, não bộ… được khuyên dùng sau chuyển phôi.
Xem thêm: Thực đơn 7 ngày sau chuyển phôi để tăng tỷ lệ đậu thai
Kiêng ăn gì sau khi chuyển phôi?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tăng cường, chị em phụ nữ cần hạn chế những loại thực phẩm sau đây trong thực đơn sau chuyển phôi để quá trình IVF diễn ra thuận lợi:
Thực phẩm chứa nhiều đường
Các loại thực phẩm đường cũng gây ảnh hưởng tới tỷ lệ thành công của chu trình IVF. Vậy nên, việc theo dõi lượng đường trong khẩu phần ăn để tránh tiêu thụ quá lượng đường cho phép là một việc hết sức quan trọng. Do đó, các chị em cần hết sức lưu ý nhé.
Thực phẩm có khả năng sảy thai
Một số loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai mà các mẹ cần hết sức chú ý như đu đủ xanh, rau ngót, rau răm, mướp đắng, chùm ng��y,.. đây đều là loại thực phẩm gây co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Thực phẩm cay nóng
Đây là thực phẩm cấm kỵ trong giai đoạn sau chuyển phôi. Bởi đồ cay nóng như tiêu, ớt…. là nguyên nhân gây tụt thai sau giai đoạn chuyển phôi.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản và chất béo không tốt làm tăng nguy cơ bệnh về tim mạch, béo phì… và ảnh hưởng tới quá trình như tạo phôi thai và chuyển phôi. Vậy nên, sau chuyển phôi chị em nên tránh thực phẩm đóng gói sẵn như: Thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, dăm bông,…
Cafein
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê sẽ giúp làm giảm 50% tỷ lệ thụ thai thành công. Cafein gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể làm giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ sảy thai.
Hải sản chứa nhiều thủy ngân
Một số loại cá như: cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ tươi, cá ngói… có hàm lượng thủy ngân cao, có thể tác động xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy sau chuyển phôi các chị em nên hạn chế ăn các loại cá này.
Chất béo bão hòa
Chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm tăng tình trạng tình trạng viêm trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, yếu tố nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type 2 và hội chứng chuyển hóa. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ của mẹ.
Xem thêm: bà bầu nên uống sắt và canxi vào tháng thứ mấy
Thụ tinh ống nghiệm cần kiêng gì?
Thông thường, quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm sẽ kéo dài ít nhất 3 tháng đến khi chuyển phôi vào cơ thể mẹ. Khoảng thời gian trước và sau chuyển phôi là thời điểm chị em cần chú ý kiêng cử một số điều sau đây:
Chế độ nghỉ ngơi
Sau khi chuyển phôi, trong 5 ngày đầu tiên sẽ là thời gian để phôi làm tổ. Lúc này chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, xem tivi, thư giãn, hạn chế đưa tinh thần vào trạng thái lo âu.
Ngoài ra, chị em cần hạn chế chạy nhảy, vận động mạnh hay leo cầu thang. Đặc biệt, nếu quan sát thây xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra máu ở vùng kín… hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhé.
Tránh nơi có nhiệt độ cao
Một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới quá trình thụ thai sau giai đoạn chuyển phôi đó chính là nhiệt độ. Nhiệt độ cao sẽ cản trở quá trình phôi làm tổ khi đến tử cung.
Vậy nên sau quá trình chuyển phôi, chị em nên tránh ở trong môi trường có nhiệt độ cao, tắm nước quá nóng, tắm bồn và xông hơi. Đặc biệt lưu ý, 48 giờ đầu tiên sau khi thực hiện chuyển phôi là thời điểm quan trọng vì đây là thời điểm phôi bắt đầu làm tổ.
Tránh quan hệ tình dục
Sau khi thực hiện chuyển phôi, các cặp vợ chồng nên tránh quan hệ trong thời gian ít nhất 10 – 14 ngày sau giai đoạn chuyển phôi. Bởi việc quan hệ có thể gây ra các cơn co thắt ở tử cung. Mà đây là nguyên nhân gây trục xuất phôi thai khỏi tử cung.
Không tiếp xúc với hóa chất
BPA – Bisphenol A là loại hóa chất xuất hiện nhiều nhất trong các đồ dụng hàng ngày nhất. Loại hóa chất này có nhiều trong lon nước, chai nhựa và trong cả hóa đơn tính tiền.
Không chỉ vậy đối với loại hóa chất quen thuộc có trong thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy quần áo, sơn móng tay, dung dịch tẩy rửa,… các chị em cũng nên tránh đ��� quá trình thụ thai của mình được diễn ra tốt nhất.
Ngoài ra, để giúp sức khỏe ổn định hơn, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể là điều quan trọng. Mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ vi chất cho cơ thể qua cả chế độ ăn và viên uống sắt, axit folic, vitamin tổng hợp, … Chú ý lựa chọn viên sắt dễ hấp thu, uống đúng cách để sắt không gây táo bón và các tác dụng phụ khác. Cơ thể đủ sắt sẽ đảm bảo quá trình vận chuyển oxy đến các tế bào duy trì hoạt động của các mô trong cơ thể, trong đó có hệ thống sinh sản.
Xem thêm: uống sắt xong ăn hoa quả được không
Hy vọng bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc sau chuyển phôi nên kiêng ăn gì để giúp cho quá trình chuyển phôi thành công.
0 notes
drlevanvinh · 1 month ago
Text
Hút Mỡ Bụng Bao Lâu Thì Đẹp - Thẩm Mỹ Khang Vĩnh
Sau khi thực hiện hút mỡ bụng, kết quả đẹp rõ ràng thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng 1-3 tháng. Ngay sau phẫu thuật, bạn sẽ thấy bụng phẳng hơn, nhưng có thể gặp tình trạng sưng nề. Thời gian hồi phục và kết quả đẹp cuối cùng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, tay nghề bác sĩ, và cách chăm sóc sau phẫu thuật. Thông thường, sau 1 tháng, tình trạng sưng sẽ giảm rõ rệt và bụng sẽ thon gọn hơn. Từ tháng thứ 3 trở đi, làn da sẽ hồi phục hoàn toàn, mỡ được loại bỏ, và bạn sẽ tự tin khoe vóc dáng với vòng eo thon gọn.
I. Top những địa chỉ hút mỡ bụng uy tín tại TP.HCM hiện nay 1. Thẩm mỹ Khang Vĩnh
Lý do Thẩm mỹ Khang Vĩnh đứng đầu danh sách:
🔰Đội ngũ bác sĩ giỏi, uy tín: Thẩm mỹ Khang Vĩnh nổi bật với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao và giàu kinh nghiệm, đảm bảo quá trình hút mỡ diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, bác sĩ chính tại đây luôn tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ hút mỡ hiện đại nhất, giảm thiểu xâm lấn và giúp hồi phục nhanh hơn.
🔰Công nghệ hút mỡ tiên tiến: Thẩm mỹ Khang Vĩnh sử dụng công nghệ hút mỡ siêu âm Vaser Lipo – một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, giúp loại bỏ mỡ thừa hiệu quả mà không gây tổn thương đến các mô xung quanh. Điều này giúp giảm đau và sưng tấy sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian hồi phục.
🔰Dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời: Một điểm cộng lớn của Thẩm mỹ Khang Vĩnh chính là dịch vụ hậu phẫu cực kỳ chu đáo. Khách hàng được theo dõi kỹ càng sau khi phẫu thuật và được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc để đảm bảo có kết quả tốt nhất.
🔰Uy tín qua hàng loạt ca thành công: Với hàng ngàn ca hút mỡ bụng thành công, Thẩm mỹ Khang Vĩnh đã xây dựng được niềm tin mạnh mẽ từ khách hàng. Nhiều người nổi tiếng và người có ảnh hưởng cũng đã lựa chọn Khang Vĩnh cho việc làm đẹp của mình.
2. Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam
🔰Nổi bật với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, Kangnam được nhiều khách hàng tin tưởng khi thực hiện hút mỡ bụng với công nghệ tiên tiến như Vaser Lipo, mang lại kết quả ấn tượng.
3. Thẩm mỹ viện Đông Á
🔰Sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, Đông Á cung cấp dịch vụ hút mỡ bụng an toàn, hiệu quả với quy trình thẩm mỹ đạt chuẩn y tế quốc tế.
Thẩm mỹ Khang Vĩnh đứng đầu danh sách các địa chỉ hút mỡ bụng tại TP.HCM không chỉ nhờ vào công nghệ và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, mà còn bởi sự tận tâm trong việc chăm sóc và đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình làm đẹp. Hãy đến và trải nghiệm để có vóc dáng thon gọn như mong muốn! #hutmobung #hutmobungbaolauthidep #xuhuong #viralvideo #bslevanvinh #thammykhangvinh #lamdep ☎️Thông Tin Liên Hệ :✍🏻Địa Chỉ : 29A Trần Quang Diệu , Phường 13 , Quận 3 , Thành Phố Hồ Chí Minh✍🏻Điện Thoại : 0945.020.707 - 0847.020.707✍🏻Website : https://levanvinh.com
0 notes
debetquest · 2 months ago
Text
Phòng tránh thai & Viên uống tránh thai thế hệ 4: “Tin đồn” hay “Sự thật”?
Chuyện phòng tránh thai, mang thai ngoài ý muốn luôn là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là với các bạn trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống vẫn tồn tại nhiều “lời đồn” chưa được kiểm chứng khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt đâu là “tin đồn”, đâu là “sự thật” về vấn đề này, cũng như cung cấp thêm thông tin về giải pháp tránh thai an toàn, hiệu quả với viên uống tránh thai thế hệ 4.
Phần 1: Những “tin đồn” thường gặp về phòng tránh thai
Rất nhiều quan niệm sai lầm về phòng tránh thai vẫn được truyền tai nhau và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là các bạn gái trẻ. Cùng điểm qua một số “tin đồn” phổ biến nhất và sự thật đằng sau đó:
Tin đồn 1: Quan hệ lần đầu không thể mang thai?
Sự thật: Đây là quan niệm hoàn toàn SAI LẦM! Khả năng mang thai phụ thuộc vào việc rụng trứng và thụ tinh chứ không liên quan đến việc bạn đã từng quan hệ tình dục hay chưa.
Tin đồn 2: Xuất tinh ngoài là biện pháp tránh thai an toàn?
Sự thật: SAI! Thực tế, xuất tinh ngoài tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Trước khi xuất tinh, nam giới có thể xuất ra một lượng nhỏ tinh dịch chứa tinh trùng. Chỉ cần một lượng nhỏ tinh trùng này cũng đủ khiến bạn có thai ngoài ý muốn.
Tin đồn 3: Quan hệ trong kỳ kinh nguyệt an toàn tuyệt đối?
Sự thật: Chưa hẳn! Mặc dù mang thai trong kỳ kinh nguyệt là rất hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, việc quan hệ vào cuối kỳ kinh nguyệt khi máu kinh ra ít, sau đó vài ngày lại rụng trứng có thể dẫn đến việc thụ thai ngoài ý muốn.
Tin đồn 4: Thụt rửa sau khi quan hệ có thể ngăn ngừa mang thai?
Sự thật: HOÀN TOÀN SAI! Tinh trùng di chuyển rất nhanh, việc thụt rửa không những không có tác dụng mà còn có thể đẩy tinh trùng vào sâu hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Tin đồn 5: Không đạt cực khoái thì không thể mang thai?
Sự thật: Cực khoái ở nữ giới không liên quan đến khả năng thụ thai. Việc mang thai phụ thuộc hoàn toàn vào việc tinh trùng gặp trứng.
Tin đồn 6: Viên uống tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng thường xuyên?
Sự thật: Viên uống tránh thai khẩn cấp chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp. Sử dụng thường xuyên có thể gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Tin đồn 7: Bao cao su có hiệu quả tránh thai tốt hơn viên uống tránh thai?
Sự thật: Viên uống tránh thai kết hợp khi được sử dụng đúng cách có hiệu quả tránh thai cao hơn bao cao su.
Phần 2: Viên uống tránh thai thế hệ 4 - Giải pháp tránh thai an toàn, hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp tránh thai truyền thống, viên uống tránh thai ngày càng được nhiều chị em lựa chọn bởi tính tiện lợi và hiệu quả cao. Đặc biệt, viên uống tránh thai thế hệ 4 ra đời với nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được hạn chế của các thế hệ trước, mang đến giải pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho phái đẹp.
1. Cơ chế hoạt động:
Viên uống tránh thai thế hệ 4 chứa progestin thế hệ mới có hoạt tính kháng androgen, giúp ức chế rụng trứng, làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung để gặp trứng.
2. Ưu điểm vượt trội:
Hiệu quả tránh thai cao (hơn 99%) khi sử dụng đúng cách.
Giảm thiểu tác dụng phụ: Ít gây tăng cân, ít gây mụn, rậm lông do có đặc tính kháng androgen.
Cải thiện tình trạng đau bụng kinh, rong kinh.
Tiện lợi, dễ sử dụng.
Bảo vệ sức khỏe sinh sản: Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
3. Lưu ý khi sử dụng:
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với cơ địa và tình trạng sức khỏe.
Uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung axit folic đầy đủ khi sử dụng thuốc tránh thai.
Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và phát hiện sớm những bất thường (nếu có).
Kết luận:
Việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai an toàn là điều vô cùng cần thiết. Sử dụng viên uống tránh thai thế hệ 4 là một trong những phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp với bản thân, đảm bảo hiệu quả tránh thai và an toàn cho sức khỏe.
👉 Cùng tìm hiểu ngay: https://www.acare.abbott.vn/phong-tranh-thai-vien-uong-tranh-thai-the-he-4-tin-don-hay-su-that/
Tumblr media
0 notes
Text
Mệt mỏi trước kỳ kinh là tình trạng bất kỳ chị em nào cũng từng gặp phải. Những nguyên nhân nào có thể gây mệt mỏi trước thời gian hành kinh? Cách phòng tránh và khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Dược Bình Đông. 1. Đôi nét về tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh Trong giai đoạn trước hoặc trong kỳ kinh, chị em phụ nữ thường rơi vào tình trạng mệt mỏi - một trạng thái mất cân bằng sinh lý tạm thời của cơ thể. Lúc này, chị em thường cảm thấy kiệt sức, uể oải, khó chịu, thiếu năng lượng, không còn sức lực và động lực thực hiện bất kỳ các hoạt động nào. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt bực bội, giảm ham muốn tình dục, đau vùng bụng dưới, đau mỏi thắt lưng và vùng hông, khí hư tiết ra nhiều hơn, da nhờn và nổi mụn, đau nửa đầu, thân nhiệt tăng nhẹ,... Tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh được xem là mệt mỏi cấp tính, cơ thể sẽ hồi phục khi được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến ngay các cơ sở y tế nếu tình trạng mệt mỏi đi kèm các dấu hiệu sau: Mệt mỏi không cải thiện kéo dài đến 6 tháng. Tìm hiểu thêm qua bài viết về mệt mỏi kéo dài. Sụt cân bất thường.  Giảm cân mãn tính.  Đau đầu nghiêm trọng. Ra mồ hôi trộm về đêm hoặc sốt mãn tính. Biểu hiện bất thường của kinh nguyệt: máu kinh bất thường, kinh vón cục, kinh không đều. Chảy máu bất thường, bao gồm chảy máu trực tràng hoặc nôn ra máu. Các triệu chứng bất thường khác như khó thở, đau ngực, hoặc yếu liệt tay chân. Tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh thường là cấp tính 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh 2.1. Nguyên nhân liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa Chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi sự tương tác phức tạp và chu kỳ tăng giảm của các hormone trong cơ thể phụ nữ. Hormone LH tạo hoàng thể và hormone FSH kích thích nang trứng được tiết ra từ tuyến yên và đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Bên cạnh đó còn có vai trò của hormone Estrogen và Progesterone giúp điều hòa, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, chức năng tình dục, sinh sản, tâm trạng và quá trình trao đổi chất.  Mất cân bằng nội tiết có tác động lớn đến tâm trạng và sức khỏe, gây gây nên tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh. Chị em khi bị mất cân bằng nội tiết tố sẽ có một số biểu hiện như đau đầu, mất ngủ, dễ cáu gắt, khó chịu, tóc khô xơ,… Đặc biệt, phụ nữ trên 40 tuổi còn có thể bị loãng xương, đau nhức xương khớp. Tìm hiểu thêm qua bài viết Dấu hiệu kinh nguyệt trước kỳ kinh, và cách điều hòa kinh nguyệt. Bên cạnh yếu tố nội tiết, một số tình trạng khác có thể gây mệt mỏi trước kỳ kinh gồm: Bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,... với các triệu chứng như kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh dữ dội,... Rối loạn kinh nguyệt với các bất thường về chu kỳ kinh nguyệt (kinh thưa, kinh mau, bế kinh) và bất thường về máu kinh, đau bụng kinh,... Tìm hiểu thêm về tình trạng rối loạn kinh nguyệt và cách điều hòa kinh nguyệt tại nhà qua bài viết “Cách điều hòa kinh nguyệt”. 2.2. Nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý khác Mệt mỏi không chỉ là một triệu chứng đơn lẻ mà còn là một trong các biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý ở người già. Tùy thuộc vào bệnh mắc phải mà tình trạng mệt mỏi có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác.  Một số bệnh lý có thể gây mệt mỏi gồm:  Rối loạn giấc ngủ kéo dài như mất ngủ, khó vào giấc, ngủ không sau, ngủ nhiều, ngủ mê man, ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi,... sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Tìm hiểu thêm nguyên nhân, cách cải thiện giúp ngủ ngon qua bài viết “Mất ngủ ở nữ giới”. Bệnh gan - thận như tình trạng thận yếu hay nóng gan kèm theo các triệu chứng điển hình như tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu buốt, hoặc vàng da, chán ăn,... Bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, COPD,... với các triệu chứng như đau họng, hơi thở nóng,... Bệnh tim mạch với các triệu chứng hụt hơi, khó thở, tức ngực,... Bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp,... với các triệu chứng đau nhức xương khớp, sưng khớp, đau lưng,...
Bệnh lý tâm thần kinh như trầm cảm,...  Bệnh tuyến giáp như suy giáp, cường giáp,… Suy nhược cơ thể là hệ quả thường gặp ở những người có lối sống thiếu khoa học như việc quá sức, ăn uống không đầy đủ hoặc thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài,… hoặc ở những người bị bệnh lâu ngày, mới ốm dậy,... Người bệnh xuất hiện một số biểu hiện bao gồm chán ăn, mệt mỏi kéo dài, giảm cân không kiểm soát,... Thiếu máu cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải hoặc suy kiệt không có đủ sức lực để thực hiện công việc hàng ngày, đặc biệt với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân bệnh lý khác như huyết áp, tiểu đường, đau cơ xơ hóa,... 2.3. Nguyên nhân khác Bên cạnh nguyên nhân nội tiết tố và bệnh lý kể trên, một số nguyên nhân khác có thể gây mệt mỏi trước kỳ kinh gồm: Các thói quen có hại cho sức khỏe nhé luyện tập và ăn kiêng quá mức, ít vận động, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất gây nghiện, chất kích thích,…cũng dễ dàng khiến chị em rơi vào trạng thái mệt mỏi trước kỳ kinh. Môi trường ô nhiễm, tiếng ồn lớn, thiếu ánh sáng tự nhiên có thể góp phần gây ra mệt mỏi. Căng thẳng, lo lắng kéo dài hay cân nặng tăng giảm không kiểm soát cũng làm người già cảm thấy mệt mỏi. Do dùng thuốc. Dị ứng thức ăn. Căng th���ng có thể gây mệt mỏi trước kỳ kinh 3. Phương pháp điều trị tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ trước kỳ kinh Để cải thiện tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ trước kỳ kinh, bạn nên kết hợp các biện pháp điều trị và biện pháp hỗ trợ tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất.  3.1. Hỗ trợ tại nhà giảm tình trạng mệt mỏi ở phụ nữ do chu kỳ kinh nguyệt Các biện pháp tại nhà giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh hiệu quả và an toàn. Những phương pháp này tập trung vào việc cải thiện thói quen sinh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tự nhiên, giúp cơ thể hồi phục và giảm cảm giác mệt mỏi. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng mệt mỏi do chu kỳ kinh nguyệt dưới đây: Chế độ ăn uống khoa học như đảm bảo cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng; giảm khẩu phần 1 bữa ăn và chia nhỏ bữa ăn để ăn nhiều lần trong ngày giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định.  B�� sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt, gan, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc,… vào thực đơn, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tìm hiểu thêm qua bài viết về thực phẩm điều hòa kinh nguyệt. Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày. Đi ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế căng thẳng. Thực hiện các bài tập giúp điều hòa kinh nguyệt như yoga, vận động nhẹ nhàng,... Tìm hiểu thêm về các bài tập điều hòa kinh nguyệt qua bài viết “Bài tập điều hòa kinh nguyệt”. Tập yoga có thể giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh 3.2. Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi theo Tây Y Quá trình điều trị trình trạng mệt mỏi thường bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân. Để chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh, đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về các triệu chứng bạn đang gặp phải, tiền sử bệnh và kiểm tra sức khỏe tổng thể. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các loại xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh để tìm ra nguyên nhân chính xác. Sau khi xác định nguyên nhân gây mệt mỏi, tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng bao gồm cả nội khoa (dùng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật). Để điều hòa kinh nguyệt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc Tây như: Thuốc nội tiết, thuốc tránh thai, thuốc bổ sung Sắt, thuốc giảm đau NSAIDs,... Ngoài ra còn có các phương pháp Đông Y điều hòa kinh nguyệt. Tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết Thuốc Đông Y điều hòa kinh nguyệt. 3.3. Cải thiện mệt mỏi trước kỳ kinh do chu kỳ kinh nguyệt theo Đông y Theo Đông y, các triệu chứng trước kỳ kinh có liên quan đến các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận và thuộc các chứng bệnh riêng biệt ở phụ nữ như: đau đầu hành kinh, mất ngủ hành kinh, phù thũng hành kinh, đau vú hành kinh,… Các chứng bệnh này thường được chia thành 6 thể bệnh tiền kinh nguyệt, mỗi thể sẽ có các bài thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp.
Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có công dụng điều hòa kinh nguyệt như Gừng, Hoa cúc, Quế, Ngải cứu, Ích mẫu,... pha trà uống để cải thiện tình trạng mệt mỏi do kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bài thuốc Tứ vật thang giúp bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm mệt mỏi trước kỳ kinh cho nữ giới: Thành phần: 12 - 24g Thục địa, 12 - 16g Đương quy,  12 - 16g Bạch thược, 6 - 8g Xuyên khung. Cách làm: Sắc nước uống. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khác không dùng thuốc khác như xoa bóp bấm huyệt, ngâm chân, xông tắm thảo dược,… để cải thiện tình trạng mệt mỏi. Sử dụng các bài thuốc Đông y để cải thiện tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh là phương pháp hiệu quả nhưng tốn nhiều thời gian chế biến. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể lựa chọn sản phẩm Song Phụng Điều Kinh - Bình Đông với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên lành tính như Hương phụ, Ích mẫu, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh giúp bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng kinh kéo dài, cáu gắt,…  Song Phụng Điều Kinh bổ huyết điều kinh 4. Phòng ngừa triệu chứng mệt mỏi trước kỳ kinh Để phòng tránh tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: Thăm khám định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe. Ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ,… Duy trì thói quen có lợi cho sức khỏe như tập thể dục thường xuyên 30 phút - 1 tiếng mỗi ngày, không sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các chất kích thích khác. Thiết lập thói quen ngủ tốt, duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,… là những biện pháp đơn giản giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Tìm hiểu thêm bài viết kỹ thuật giúp ngủ ngon. Có chế độ sinh hoạt hợp lý. Vệ sinh vùng kín thường xuyên, thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần trong ngày “rụng dâu”. Duy trì cân nặng hợp lý. 5. Tổng kết Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã “bỏ túi” cho mình những thông tin hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị tình trạng mệt mỏi trước kỳ kinh. Nếu đang gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Với thành phần kế thừa từ bài thuốc “Tứ vật thang” gia thêm các thảo dược quý, Song Phụng Điều Kinh là giải pháp hiệu quả giúp điều kinh, bổ huyết, hỗ trợ giảm mệt mỏi trước kỳ kinh. Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu dược phẩm uy tín tại thị trường Việt Nam. Các sản phẩm của Dược Bình Đông là thành quả của sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và công nghệ sản xuất hiện đại. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để đem đến những sản phẩm chất lượng nhất đến tay khách hàng. Để được tư vấn thêm về sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ hotline (028)39808808.  Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân, Chẩn đoán & Cách chữa trị
0 notes
tintucsuckhoecom · 3 months ago
Link
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 4 months ago
Text
Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong những giai đoạn đầu của thai kỳ, việc quan tâm đến sức khỏe và an toàn của mẹ bầu càng trở nên quan trọng, đặc biệt là khi phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nhiều mẹ lo lắng không biết uống thuốc kháng sinh khi mang thai có gây nguy hiểm không.
Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón cho bà bầu
Mẹ bầu uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với người khỏe mạnh bình thường, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh cũng đã cần phải lưu tâm, nhưng với bà mẹ mang thai thì điều này phải hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nhất là những nhóm sau:
Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng của thai nhi: thường được dùng trị bệnh đi ngoài do tả, kiết lỵ, nhiễm E.coli, các nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu bà bầu dùng thuốc này từ tháng thứ 7 trở đi có thể khiến thai nhi bị hỏng men răng, răng vàng xám hoặc hoen ố; Nhóm quinolon gây sụn, khớp: Là nhóm kháng sinh phổ rộng nên mang lại hiệu quả cao trong điều trị, đặc biệt tại hệ tiết niệu, sinh dục. Tuy nhiên nguy cơ rối loạn hệ xương khớp ở trẻ em tăng lên khi mẹ sử dụng nhóm thuốc này. Hệ xương, sụn kém phát triển, nặng hơn gây đứt gân gót. Nhóm aminoglycosid gây suy thận và điếc vĩnh viễn: thường dùng điều trị nhiễm trùng ổ bụng, tai – mũi – họng, màng não và viêm phổi. Thuốc cũng có ở dạng nhỏ mắt. Nếu mẹ dùng thuốc này trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ tổn thương thận và thính giác của thai nhi (gây điếc không hồi phục); Biseptol gây thiếu máu thai kỳ nặng: là kháng sinh phổ rộng, điều trị nhiễm khuẩn tiêu hóa như: tiêu chảy nặng, ngộ độc thực phẩm, nhiễm E.coli,… Không nên dùng thuốc này cho bà bầu bởi gây thiếu máu nặng, thai nhi thiếu dinh dưỡng; Ketoconazol: Mới đây FDA đã cảnh báo mẹ dùng ketoconazol liều cao (400 – 800mg/ngày) trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ gây khuyết tật bẩm sinh. Ví dụ như tật đầu ngắn, sứt môi, hở hàm ếch, xương sườn mỏng, bệnh tim bẩm sinh,… Do đó không nên sử dụng cho bà bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài các nhóm kháng sinh trên, một số nhóm thuốc khác như thuốc chữa tăng huyết áp, chống đông máu, chống ung thư, dẫn xuất vitamin A liều cao,… cũng gây dị tật bẩm sinh. Do đó mẹ cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xem thêm: uống vitamin tổng hợp có cần uống thêm dha không
Kinh nghiệm sử dụng kháng sinh an toàn dành cho mẹ bầu
Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể sử dụng một số nhóm thuốc kháng sinh trong trường hợp thực sự cần thiết. Để đảm bảo an toàn, chị em cần tuân thủ theo nguyên tắc sau đây khi muốn dùng thuốc:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không nên sử dụng mọi loại thuốc. Bên cạnh đó trong giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tính từ khi rụng trứng tới khi có kinh trở lại, các mẹ cần tránh sử dụng thuốc. Bởi đây là giai đoạn có khả năng thụ thai cao. Một số loại thuốc có thể tích lũy, đào thải chậm nên lưu lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến thai nhi. Trong những tháng sau, mẹ cũng nên hạn chế tối đa sử dụng thuốc. Thay vào đó mẹ hãy chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Ví dụ như massage, thư giãn khi bị đau đầu thay vì dùng thuốc giảm đau. Hoặc uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả thay vì dùng thuốc nhuận tràng khi táo bón. Với những loại thuốc an toàn với bà bầu, các mẹ tốt nhất vẫn nên hạn chế dùng. Trong trường hợp bắt buộc cần dùng thuốc, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc đúng theo chỉ định. Bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ mức độ ảnh hưởng của thuốc tới bào thai. Từ đó đưa ra liều dùng thấp nhất có hiệu quả, sử dụng trong thời gian ngắn nhất để hạn chế tối đa tác hại của thuốc đối với thai nhi. Nếu mẹ đã lỡ uống thuốc kháng sinh trong 1 tuần, 2 tuần của thai kỳ mà không biết, các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi định kỳ. Để có thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa nhiễm khuẩn giúp mẹ hạn chế việc sử dụng thuốc trong thai kỳ, các mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng thật khoa học,
Để củng cố sức đề kháng và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, bà bầu nên bổ sung thêm đa dang các thực phẩm như rau xanh, các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn. Những loại thực phẩm này vừa có lợi cho sức đề kháng vừa giúp hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần kết hợp bổ sung dưỡng chất qua bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu, DHA, acid folic,… giúp mẹ có một thai kỳ đầy đủ dưỡng chất.
Bài viết này đã giúp mẹ biết được “Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến thai nhi không?” rồi. Bên cạnh đó, bà bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
0 notes
dakhoa52nguyentrai · 4 months ago
Text
Kinh nguyệt không đều, dấu hiệu chu kỳ bất ổn
Kinh nguyệt không đều là vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hiểu rõ về kinh nguyệt không đều và những dấu hiệu của chu kỳ bất ổn sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Dấu hiệu kinh nguyệt không đều:​
Thay đổi thời gian giữa các kỳ kinh:
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nếu thời gian giữa các kỳ kinh thay đổi nhiều, có thể bạn đang gặp vấn đề về kinh nguyệt không đều.
Lượng máu kinh thay đổi:
Máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường. Nếu bạn phải thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề.
Kinh nguyệt kéo dài hoặc ngắn bất thường:
Kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Nếu kỳ kinh của bạn kéo dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng thời gian này, bạn nên chú ý.
Mất kinh:
Không có kinh nguyệt trong một thời gian dài mà không có lý do rõ ràng, như mang thai, cũng là dấu hiệu cần lưu ý.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều:​
Căng thẳng và lo lắng:
Stress có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Hormone căng thẳng như cortisol có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone nữ.
Thay đổi cân nặng:
Tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vấn đề về tuyến giáp:
Tuyến giáp sản xuất hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Vấn đề về tuyến giáp có thể làm chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Rối loạn nội tiết tố:
Các rối loạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể gây ra kinh nguyệt không đều.
Thuốc và các phương pháp ngừa thai:
Một số loại thuốc và các phương pháp ngừa thai cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?​
Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, ra nhiều máu kinh bất thường, hoặc mất kinh trong vài tháng liên tiếp mà không có lý do rõ ràng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lời khuyên chăm sóc sức khỏe kinh nguyệt:​
Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.
Kiểm soát căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền.
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Sử dụng ứng dụng hoặc ghi chép lại để theo dõi sự thay đổi.
Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về chu kỳ kinh nguyệt của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tìm hiểu thêm tại: https://dakhoahanoi.com/
0 notes