#đái tháo đường
Explore tagged Tumblr posts
nhathuocpharmacity · 4 months ago
Text
Biến chứng tiểu đường: Bệnh lý thần kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết
Bệnh lý thần kinh tiểu đường là tổn thương thần kinh xảy ra do glucose tăng cao trong máu ở những người mắc tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Điều này gây ra một loạt các triệu chứng và biến chứng lâu dài. Cùng tìm hiểu bệnh lý thần kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết? Cách phòng ngừa bệnh lý thần kinh do tiểu đường ở bài viết dưới đây.
Bệnh lý thần kinh đái tháo đường được đặc trưng bởi sự tổn thương của dây thần kinh, xảy ra do glucose tăng cao trong máu. Khi đường huyết tăng cao, có thể làm tổn thương các dây thần kinh ở toàn thân, tuy nhiên dây thần kinh chi trên và chi dưới bị ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Tumblr media
Xem thêm: https://www.pharmacity.vn/benh/bien-chung-tieu-duong.html
0 notes
bsphamthibichthuy · 9 months ago
Text
Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ - Bác sĩ Nội Tiết Đái Tháo Đường MEDAYROI.com
Tumblr media
Địa chỉ: 155A, Lạc Long Quân, Phường 1, Quận 11, Tp Hồ Chí Minh
Sở thích: du lịch, hát, chụp ảnh, đọc sách, báo đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến y tế, sức khỏe, làm đồ handmade, nghe nhạc
Hotline: 0367991352
Thời gian liên hệ: Giờ hành chính
Giới thiệu: Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ
Tumblr media
Chi tiết: Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ
Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ hiện đã tốt nghiệp Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và đang đảm nhiệm vị trí Bác sĩ chuyên môn tại trang Sức Khoẻ Tiểu Đường - Đái Tháo Đường của MeDayRoi. Sau khi được đào tại tại trường đại học uy tín, với những kiến chuyên sâu, cũng như chứng kiến nhiều bệnh nhân tiểu đường, đái tháo đường biến chứng suy tim, suy thận phải cất bỏ chân, và đau đớn khó chịu, nên Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ quyết tâm tìm hiểu những kiến thức, và tiếp tục theo học các kiến thức về Đái Tháo Đường ở các trang sức khoẻ trong và ngoài nước.
Năm 2022, Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ cùng các thầy cô đã nghiên cứu khoa học về bệnh tiểu đường và sử dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn từ dược liệu tự nhiên. Nhờ vào Nghiên cứu khoa học, Bác sĩ luôn được tiếp cận với những kiến thức y học chính xác, mới nhất từ trong và ngoài nước, cũng như được tiếp cận, học hỏi với những cộng đồng y dược tại Việt Nam và thế giới.
Tumblr media
Khi đã có ước mơ trở thành ngành Y từ nhỏ, tôi đã nhận thức và liên tục trao dồi học hỏi kinh nghiệm khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của một Bác sĩ, cùng rèn luyện y đức nghề nghiệp, và giúp đỡ người bệnh. Mỗi bài viết chia sẻ của tôi là một sự tâm huyết tỉ mỉ bằng những kiến thức kinh nghiệm học hỏi, đã được trao dồi từ nhiều năm qua, để mang đến những thông tin hữu ích cho tất cả mọi người.
Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ từng cộng tác viết bài và chia sẻ kinh nghiệm y khoa về bệnh tiểu đường, biến chứng do tiểu đường (nhiễm trùng nặng, hoại tử mô, nhiễm toan ceton, đường huyết tăng cao),... trên các trang bệnh viện Tâm Anh, bệnh viện Medlatec, dưới sự chỉ đạo của nhiều bác sĩ danh tiếng như PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào (Phó Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam), BS.CKII TRƯƠNG THỊ VÀNH KHUYÊN (Bác sĩ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), BS.CKII TRẦN THÙY NGÂN, BS.CKI ĐỖ TIẾN VŨ, THS.BS TRẦN NGUYỄN QUỲNH TRÂM, TS.BS Trần Hữu Thanh Tùng (khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM),....
Mặc dù, trong xã hội ngày càng hiện đại, việc tiếp cận với những thông tin thuốc, thực phẩm chức năng vô cùng dễ dàng. Nhưng cùng với sự tiện lợi, và nhanh chóng, đôi khi chúng ta lại tiếp nhận những thông tin không chính thống, sai lệch, ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân. Hiểu được điều đó, Bác sĩ Phạm Thị Bích Thuỷ cùng với các Bác sĩ chuyên môn khác chia sẻ trên trang sức khỏe MEDAYROI, mong muốn đọc giả có được những thông tin chính xác kịp thời và đáng tin cậy, để từ đó có được những phương pháp chăm sóc sức khỏe tiểu đường khoa học, đảm bảo được độ an toàn, lành tính và hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
Facebook: https://www.facebook.com/bichthuy.pham.5667
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 2 years ago
Text
Kiêng ăn gì khi bị đái tháo đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng. Vậy mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì để kiểm soát đường huyết hiệu quả?
Gạo trắng – ngũ cốc tinh chế
Cơm, xôi, bánh mì trắng, các m��n làm từ gạo trắng và bột mì trắng đã bị loại bỏ phần lớn chất xơ, có chứa rất nhiều tinh bột sẽ được chuyển hóa thành đường glucose và làm chỉ số đường huyết tăng cao. Tinh bột được chuyển hóa thành đường còn có thể làm chậm quá trình hấp thụ sắt và canxi cho bà bầu cùng nhiều vitamin – khoáng chất quan trọng có trong các loại thực phẩm khác.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Tumblr media
Trái cây sấy, trái cây có nhiều đường
Trái cây sấy có chứa nhiều chất xơ nhưng đã được loại bỏ nước khiến cho đường bị cô đặc. Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ ăn trái cây sấy sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột, rất nguy hiểm với thai kỳ.
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng cần kiêng ăn các loại trái cây tươi có chứa nhiều đường như sầu riêng, mít, dứa chín, xoài chín, chuối chín, vài, nhãn. Thay vào đó mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn các loại trái cây có hàm lượng đường thấp như bưởi, cam, ổi, táo, dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho đen, bơ, đào, lê,… để bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tuần hoàn, miễn dịch và hoạt động của các hệ cơ quan khác.
>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu tốt nhất ngừa thiếu máu loãng xương
Thực phẩm giàu chất béo
Các loại thực phẩm nhiều chất béo, giàu cholesterol như nội tạng, mỡ động vật, pho mát, bơ, thức ăn nhanh,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp và tiểu đường. Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường biến chứng, gây nguy hiểm cho thai kỳ.
Sữa tươi có đường, sữa béo
Sữa tươi có đường và sữa béo cũng làm tăng chỉ số đường huyết của bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu bị đái tháo đường nên uống sữa tươi không đường, tách béo với số lượng hạn chế để kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả hơn lại có thể bổ sung axit amin, vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bà bầu.
>>Xem thêm: Uống sắt xong bao lâu thì được uống sữa
Thức ăn có nhiều đường
Tumblr media
Các món ăn có nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt, mật ong siro,… phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn của bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Chỉ một lượng rất nhỏ những đồ ăn trên có thể khiến chỉ số của bà bầu tăng vọt và nguy cơ biến chứng tiểu đường cũng tăng cao, đe dọa sự an toàn và sức khỏe của thai kỳ.
Khoai tây
Khoai tây có chỉ số Glycemic rất cao tùy vào cách chế biến có thể lên tới 77/100 (khoai tây luộc) đến 87/100 (khoai tây nghiền). Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ ăn khoai tây có thể khiến chỉ số đường huyết tăng cao, thậm chí còn có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy, giảm khả năng sản xuất hormone insulin. Khi đó khả năng chuyển hóa glucose cũng bị suy giảm và gây nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.
>>Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống được sắt và canxi
Khi bị tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần lên thực đơn một cách chi tiết cho từng nhóm thực phẩm và hãy xem kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi sản phẩm trước khi bạn quyết định dùng nó. Tính toán hợp lý các chỉ số là bước đầu tiên để kiểm soát đường huyết cũng như duy trì sức khỏe suốt thai kỳ.
0 notes
Text
Đái tháo đường thai kỳ là do đâu?
Tiểu đường thai kì là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bị đái tháo đường thai kỳ? Có thể phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hay không?
>>Xem thêm: bà bầu nên uống sắt dạng nước hay dạng viên
Đái tháo đường thai kỳ nguyên nhân do đâu?
Bệnh đái tháo đường thai kỳ hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt. Nếu gặp phải các triệu chứng, chúng có thể sẽ nhẹ như mệt mỏi, mờ mắt, khát nước, nhu cầu đi tiểu quá nhiều, nhiễm trùng nấm men. Bệnh được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ. Những nguyên nhân tại sao bị đái tháo đường thai kỳ gồm có:
Tumblr media
Khi chúng ta ăn tuyến tụy sẽ giải phóng ra hormone insulin để vận chuyển đường glucose từ máu đến tất cả các tế bào nhằm tạo ra năng lượng. Khi mang thai, nhau thai sản xuất ra một số hormone và khiến glucose bị tích tụ trong máu. Thông thường tuyến tụy có thể sản xuất đầy đủ insulin để vận chuyển glucose. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc không sử dụng insulin sẽ khiến nồng độ đường huyết tăng cao và khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Khi mang thai nhu cầu năng lượng tăng cao vượt trội, nhu cầu bổ sung đường cũng tăng lên. Tuy nhiên tuyến tụy lại không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để vận chuyển được toàn bộ đường cung cấp cho các tế bào và làm tăng nồng độ đường trong máu.
Nhau thai sản xuất ra các hormone có tác dụng hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên các hormone này lại tác động tiêu cực tới quá trình sản xuất insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và khiến bà bầu có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ.
>>Xem thêm: viên canxi không gây táo bón cho bà bầu ngừa loãng xương chuột rút
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ
Một số yếu tố khiến bà bầu bị tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ gồm có:
Bà bầu bị thừa cân, béo phì
Bà bầu bị cao huyết áp
Bà bầu bị tiền tiểu đường với nồng độ đường huyết cao hơn mức độ cho phép nhưng chưa đủ để được xác nhận là đã mắc bệnh tiểu đường.
Bà bầu có người thân trong gia đình bị tiểu đường
Bà bầu đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước
Bà bầu đã từng sinh con có cân nặng vượt quá 4kg/bị dị tật bẩm sinh/chết non
Thai phụ trên 35 tuổi
>>Xem thêm: vitamin tổng hợp không gây táo bón
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Không có gì đảm bảo có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.
Tumblr media
Ổn định đường huyết: Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả là giữ đường huyết ổn định ở mức cân bằng, hạn chế nguy cơ đường huyết tăng cao bất thường. Để giảm nguy cơ tăng đường huyết thai phụ cần tìm hiểu về các yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ như cân nặng, tiền sử bệnh, di truyền,…
Giảm cân hợp lý trước khi mang thai thay vì giảm cân khi mang thai vì bà bầu cần bổ sung nhiều dưỡng chất để hỗ trợ thai nhi phát triển đầy đủ, tốt nhất.
Tập thể dục, ăn đa dạng thực phẩm, chú ý lựa chọn thức ăn lành mạnh từ trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ tăng đường huyết và đái tháo đường thai kỳ. Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như rau, củ, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên cám là cách hạ đường huyết cho bà bầu hiệu quả, lành mạnh.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lựa chọn sản phẩm bổ sung cho thai kì phù hợp. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm sắt và canxi tốt cho bà bầudạng viên hoặc dạng nước không chứa đường để vừa bổ sung đầy đủ các vi chất, vừa giảm nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến đường huyết của mẹ.
>>Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai ngừa tác dụng phụ
Trên đây là bài viết về chủ đề tiểu đường thai kỳ. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách phòng ngừa và điều trị. Nếu lo lắng hoặc nhận thấy dấu hiệu tiểu đường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
0 notes
yensaonhatrang · 2 years ago
Text
Nước yến dành cho người tiểu đường: Lợi ích và lưu ý quan trọng
Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), tính đến năm 2017, có khoảng 425 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường trong độ tuổi từ 20 đến 79. 
Dự báo vào năm 2045, con số này dự kiến tăng lên 629 triệu, tăng hơn 48%. Trong quá trình điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, và điều này khiến nước yến sào trở thành một lựa chọn đặc biệt cho người tiểu đường. Vậy nước yến sào mang lại những lợi ích gì đặc biệt? Liệu người tiểu đường có thể uống nước yến sào không?
Hãy cùng tìm hiểu về những điểm đặc biệt và lưu ý quan trọng khi sử dụng nước yến sào cho người tiểu đường qua bài viết dưới đây! Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những thông tin hấp dẫn và khác biệt.
Tiểu đường có ăn được tổ yến không?
Bạn có thắc mắc liệu người tiểu đường có thể ăn yến sào không? Đáp án là CÓ. Tổ yến, làm từ nước bọt tự nhiên của chim yến, không chứa đường và được hình thành 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Điều này đảm bảo rằng người tiểu đường có thể thưởng thức yến sào mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Hơn nữa, yến sào còn chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng quan trọng, mang đến lợi ích dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Việc bổ sung các dưỡng chất này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Với những đặc điểm độc đáo và lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại, yến sào đã trở thành một lựa chọn an toàn và bổ dưỡng cho người tiểu đường.
Tác dụng của nước yến cho người tiểu đường
Nước yến sào có tác dụng đáng kể đối với người tiểu đường nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng yến sào chứa một lượng lớn protein, 18 loại axit amin và 31 loại vi khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt, cần nhắc đến một số thành phần quan trọng như sau:
Lucine (4.56%): Lucine có khả năng điều chỉnh mức đường trong máu.
Phenylanin: Chất này giúp điều tiết quá trình đông máu, điều hòa đường huyết và cải thiện trí nhớ, đặc biệt là cho người cao tuổi.
Axit amin Isoleucine (2,04%): Isoleucine có tác dụng điều tiết và duy trì mức đường trong máu ổn định, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hemoglobin.
Nhờ những thành phần này, việc sử dụng nước yến sào cho người tiểu đường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp kiểm soát tốt bệnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng nước yến sào cho người tiểu đường có những khác biệt đáng kể so với người không mắc bệnh. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn cách sử dụng nước yến sào hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường của mình.
Nước yến cho người tiểu đường: có được uống hay không?
Có thể uống nước yến sào khi bạn mắc bệnh tiểu đường, vì nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không gây hại. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc, yến sào chứa 45 - 55% protein không béo, 18 loại axit amin và hơn 30 loại vitamin khoáng chất thiết yếu. 
Đặc biệt, thành phần Leucine chiếm 4.56% có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh mức đường trong máu, làm cho nước yến sào trở thành một lựa chọn tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Axit amin Isoleucine với tỷ lệ 2.04% cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, điều tiết mức đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.
Khi sử dụng nước yến sào cho người tiểu đường, không có tác hại cho sức khỏe nếu được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, cần lưu ý không kết hợp với đường phèn hoặc các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trong quá trình chế biến nước yến.
Trong việc chế biến nước yến sào cho người tiểu đường, nên tránh cách chưng đường phèn, một phương pháp phổ biến nhưng không phù hợp với người mắc bệnh. Thay vào đó, có thể chế biến bằng cách không cho đường phèn vào khi nấu tổ yến, mà thay vào đó sử dụng 3 quả táo tàu khô để tăng vị ngọt và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nước yến sào cho người tiểu đường có thể được kết hợp với những thực phẩm bổ dưỡng khác như hạt sen, hạt chia, bạch quả, hoặc có thể chế biến thành các món ăn mặn như gà ác hầm tổ yến, cháo tổ yến. Những món ăn này không chỉ bổ dưỡng, không chứa đường mà còn ít tinh bột.
Tumblr media
2 notes · View notes
phongkhamvietuc · 4 days ago
Text
Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của đột quỵ
Nhận biết ngay dấu hiệu của bệnh đột quỵ
Bệnh đột quỵ càng phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời càng giảm thiểu di chứng nặng nề cho người bệnh. Từng phút trôi qua, tế bào não càng chết đi nhiều hơn, do đó thời gian “vàng” để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 60 phút đầu tiên. Sau đây là những dấu hiệu của bệnh đột quỵ ai cũng nên biết:
Đột quỵ là một tình trạng y tế khẩn cấp và nhận biết sớm các dấu hiệu của đột quỵ có thể cứu sống và giảm thiểu tổn thương não. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết chi tiết của đột quỵ:
Mặt (Face)
Yếu cơ mặt: Một bên mặt có thể bị xệ xuống. Yêu cầu người đó cười, nếu một bên mặt không cử động hoặc xệ xuống, đó là dấu hiệu của đột quỵ.
Tê liệt: Cảm giác tê hoặc mất cảm giác ở một bên mặt.
Tay (Arms)
Yếu hoặc tê liệt ở cánh tay: Yêu cầu người đó giơ cả hai tay lên. Nếu một cánh tay rơi xuống hoặc không thể nhấc lên, đó là dấu hiệu của đột quỵ.
Lời nói (Speech)
Khó nói hoặc nói lắp: Người đó có thể gặp khó khăn trong việc nói hoặc không nói được rõ ràng. Yêu cầu họ lặp lại một câu đơn giản. Nếu họ không thể lặp lại hoặc nói lắp, đó là dấu hiệu của đột quỵ.
Khó hiểu: Người đó có thể không hiểu được lời nói của người khác hoặc gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ của mình.
Tumblr media
Thời gian (Time)
Thời gian quan trọng: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian càng trôi qua, tổn thương não càng nghiêm trọng.
Các dấu hiệu khác:
Đột ngột đau đầu dữ dội: Đặc biệt nếu kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
Mất thăng bằng hoặc phối hợp: Đột ngột mất thăng bằng hoặc khó khăn trong việc đi lại.
Chóng mặt: Cảm giác quay cuồng hoặc mất phương hướng.
Mất thị lực: Đột ngột mất một phần hoặc toàn bộ thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
Yếu hoặc tê liệt ở chân: Cảm giác yếu hoặc tê liệt ở một bên chân.
Khi đến bệnh viện, bạn có thể thấy những bảng thông báo về quy tắc FAST trong đột quỵ được dán ở nhiều nơi.
Bạn ghi nhớ quy tắc FAST để nhận biết nhanh chóng dấu hiệu của bệnh đột quỵ.
F – Face: Biểu hiện ở khuôn mặt có thể méo 1 bên, nụ cười méo xẹo, mắt xệ xuống.
A – Arm: Một bên tay bị tê yếu khiến 2 cánh tay không thể nhấc lên cùng lúc.
S – Speech: Đột quỵ ảnh hưởng tới giọng nói khiến người bệnh nói ngọng, nói dính chữ hoặc không thể nói được.
T – Time: Khi phát hiện ra một người có những dấu hiệu trên, hãy đưa họ đi cấp cứu trong thời gian sớm nhất.
Đối tượng dễ mắc bệnh đột quỵ
Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ so với những người khác:
Người già trên 55 tuổi có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người trẻ.
Người có người thân trong gia đình đã bị tai biến mạch máu não thì nguy cơ đột quỵ cao hơn người khác.
Người có tiền sử bị tai biến mạch máu não có nguy cơ đột quỵ lần 2 rất cao.
Người mắc các bệnh lý sau nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường: đái tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì, u não, viêm màng não.
Lối sống không lành mạnh cũng tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Ví dụ như: người sử dụng nhiều chất kích thích, thuốc lá, ăn uống nhiều dầu mỡ và tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, lười vận động. 
Biến chứng nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng thường gặp bao gồm:
Suy giảm khả năng vận động:
Liệt hoặc yếu cơ: ây là di chứng thường gặp đối với người bị đột quỵ. Nếu bị đột quỵ ở não phải, bạn sẽ liệt nửa người bên trái và ngược lại.
Mất thăng bằng và phối hợp: Gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp:
Chứng khó nói (Aphasia): Khó khăn trong việc nói, hiểu, đọc hoặc viết.
Khó phát âm (Dysarthria): Cơ miệng yếu dẫn đến phát âm không rõ ràng.
Rối loạn nhận thức và cảm xúc
Mất trí nhớ: Khó nhớ thông tin mới hoặc các sự kiện trong quá khứ.
Giảm khả năng tập trung và phán đoán: Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, tổ chức hoặc giải quyết vấn đề.
Dễ nổi cáu, khó kiểm soát cảm xúc.
Vấn đề về thị giác:
Mất một phần thị lực: Có thể mất thị lực một bên hoặc mất một phần của trường nhìn.
Nhìn đôi (Diplopia): Thấy hai hình ảnh của cùng một vật.
Biến chứng tâm lý:
Trầm cảm: Người bị đột quỵ thường phải bỏ ra 1 khoảng thời gian dài để khắc phục hiệu quả. Nhiều người bị stress, tự ti, mặc cảm và coi mình là gánh nặng của gia đình dẫn đến bệnh trầm cảm.
Lo âu: Lo lắng quá mức về sức khỏe và tương lai.
Vấn đề về bài tiết:
Tiểu không tự chủ: Mất kiểm soát bàng quang, không tự chủ được việc tiểu tiện, đại tiện: Tai biến mạch máu não khiến vùng não điều khiển cơ bàng quang, điều khiển ruột không hoạt động bình thường được và gây ra tình trạng tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ cao bị tái phát, đặc biệt nếu các yếu tố nguy cơ không được kiểm soát tốt.
Những biến chứng này có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phục hồi chức năng và chăm sóc sau đột quỵ là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện khả năng phục hồi.
0 notes
kaapvaal2024 · 6 days ago
Text
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng loét tiểu đường?
Biến chứng loét tiểu đường là một trong những hậu quả nghiêm trọng mà người mắc bệnh đái tháo đường có thể phải đối mặt. Loét tiểu đường không chỉ gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử và thậm chí phải cắt bỏ chi. Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này, hãy cùng Kaapvaal theo dõi hướng dẫn trong bài viết sau đây nhé! 
Đừng bao giờ chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình. Người bệnh tiểu đường nên duy trì thói quen thăm khám định kỳ để kiểm tra tổng quát, đặc biệt là tình trạng của bàn chân. Nếu có dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, vết thương lâu lành hoặc chảy dịch trên cơ thể, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt. 
Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu. 
Ngủ đủ 7-8 giờ và giữ tinh thần thoải mái bằng các hoạt động thư giãn như thiền hoặc đọc sách để giảm căng thẳng, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Phòng ngừa loét tiểu đường là một hành trình cần sự kiên nhẫn và ý thức cao từ phía người bệnh. Hãy áp dụng các biện pháp trên để giảm nguy cơ biến chứng loét tiểu đường và bảo vệ sức khỏe bản thân an toàn.
ĐỌC THÊM TẠI: https://kaapvaal.vn/kien-thuc-cam-nang/benh-tieu-duong/phong-ngua-bien-chung-loet-tieu-duong/
0 notes
selexvietnam · 20 days ago
Text
TOP 10 sữa tiểu đường tốt nhất được ưa chuộng hiện nay
🌟 Sữa tiểu đường - Bí quyết dinh dưỡng an toàn và hiệu quả!
Bạn đang lo lắng về việc lựa chọn thực phẩm phù hợp khi mắc bệnh đái tháo đường? Đừng lo, các dòng sữa dành riêng cho người tiểu đường sẽ giúp bạn:
✅ Hàm lượng đường thấp - Kiểm soát đường huyết tốt hơn.
✅ Giàu chất xơ và protein - Cung cấp năng lượng bền vững.
✅ Đầy đủ dinh dưỡng - Không lo thiếu chất!
👉 Tìm hiểu ngay top sữa tiểu đường được tin dùng nhất cùng Selex Việt Nam!
💬 Chia sẻ ngay để bạn bè cùng biết! #SữaTiểuĐường #DinhDưỡngLànhMạnh #SelexViệtNam
0 notes
nhathuoc247com · 1 month ago
Text
5 loại thuốc phổ biến trong điều trị tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Việc điều trị tiểu đường phụ thuộc vào loại bệnh (tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ) và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Dưới đây là 5 loại thuốc phổ biến thường được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường:
Tumblr media
1. Metformin (Glucophage, Fortamet)
Công dụng: Metformin là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị tiểu đường tuýp 2. Nó giúp giảm lượng glucose sản sinh tại gan và tăng cường sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, từ đó cải thiện khả năng sử dụng glucose.
Ưu điểm:
Giảm đường huyết hiệu quả.
Ít gây tăng cân và nguy cơ hạ đường huyết thấp.
Thích hợp cho đa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Lưu ý:
Không dùng cho bệnh nhân suy thận nặng hoặc suy gan.
Tác dụng phụ phổ biến là rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy.
2. Sulfonylureas (Gliclazide, Glimepiride, Glyburide)
Công dụng: Sulfonylureas kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.
Ưu điểm:
Hiệu quả nhanh trong kiểm soát đường huyết.
Thích hợp cho bệnh nhân không đáp ứng tốt với metformin.
Lưu ý:
Có nguy cơ gây hạ đường huyết (hypoglycemia).
Có thể gây tăng cân.
3. Thuốc ức chế SGLT-2 (Dapagliflozin, Empagliflozin, Canagliflozin)
Tumblr media
Công dụng: SGLT-2 inhibitors làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đào thải glucose qua nước tiểu.
Ưu điểm:
Hỗ trợ giảm cân.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và suy thận ở bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý:
Có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm nấm sinh dục.
Cần đảm bảo cung cấp đủ nước khi sử dụng thuốc này.
4. Thuốc ức chế DPP-4 (Sitagliptin, Linagliptin, Saxagliptin)
Công dụng: Nhóm thuốc này giúp tăng cường hoạt động của incretin, một hormone giúp điều chỉnh lượng đường huyết sau ăn bằng cách kích thích tiết insulin và giảm sản xuất glucose tại gan.
Ưu điểm:
Không gây tăng cân.
Ít nguy cơ hạ đường huyết.
Lưu ý:
Hiệu quả giảm đường huyết thường ở mức vừa phải.
Có thể gây đau khớp hoặc viêm tụy trong một số trường hợp hiếm.
5. Insulin
Công dụng: Insulin là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và một số trường hợp tiểu đường tuýp 2 nặng. Insulin được tiêm vào cơ thể để thay thế hoặc bổ sung lượng insulin thiếu hụt.
Ưu điểm:
Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Phù hợp với hầu hết các trường hợp không đáp ứng tốt với các loại thuốc khác.
Lưu ý:
Cần sử dụng đúng liều lượng để tránh hạ đường huyết quá mức.
Đòi hỏi bệnh nhân biết cách tự tiêm và theo dõi đường huyết thường xuyên.
Kết luận
Việc lựa chọn loại thuốc trị tiểu đường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, loại tiểu đường và phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm tại:
#nhathuoc247 #thucphamchucnang #TPCN #chamsocsuckhoe #duocmypham #thietbiyte #thuocketheodon #thuocchinhhang #mevabe #mypham #vitamin
0 notes
baominhhr · 1 month ago
Text
0 notes
nhathuocpharmacity · 4 months ago
Text
Tiểu đường tuýp 2 là gì? Dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả lượng insulin mà nó sản xuất. Insulin là một loại hormone điều hòa lượng đường trong máu. Tăng đường huyết nếu không được kiểm soát, theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho nhiều hệ thống của cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu.
Bệnh tiểu đường tuýp 2, hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, cơ thể người mắc bệnh vẫn có khả năng sản xuất insulin nhưng insulin không thể chuyển hóa được lượng đường trong máu, do giảm chức năng của tế bào beta tuyến tụy tiến triển trên nền tảng kháng insulin. Hầu hết những người bị đái tháo đường thuộc tuýp 2, chiếm khoảng 90% đến 95% tổng số.
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 là một tình trạng bệnh phổ biến và để lại nhiều biến chứng, nhưng với các biện pháp đúng đắn, bệnh có thể được kiểm soát và quản lý hiệu quả.
Tumblr media
Xem thêm: https://www.pharmacity.vn/benh/tieu-d
0 notes
legotoys-blog1 · 2 months ago
Text
Từ Cá Tilapia giàu Protein là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân Đái Tháo Đường | #DinhDưỡngChốngĐáiTháoĐường
당뇨병 최고의 단백질 틸라피아, 실제 의사들이 꾸준히 챙겨먹는 당뇨에 좋은 음식 | (코스트코 다이어트 식단) 단백질 #당뇨 #혈당 #틸라피아 #당뇨식단 당뇨에 좋은 음식인 틸라피아는 단백질을 많이 챙겨먹어야 하는 헬스인들 사이에서 가성비 … Your browser does not support HTML video. 당뇨병 최고의 단백질 틸라피아, 실제 의사들이 꾸준히 챙겨먹는 당뇨에 좋은 음식 | (코스트코 다이어트 식단) #당뇨병 #최고의 #단백질 #틸라피아 #실제 #의사들이 #꾸준히 #챙겨먹는 #당뇨에 #좋은 #음식 #코스트코 #다이어트 #식단
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 2 years ago
Text
Dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ mẹ cần chú ý
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện trong khoảng từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên hiểu và nắm rõ biểu hiện tiểu đường thai kỳ, phát hiện sớm bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tumblr media
Thường xuyên khát nước
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ thường xuyên cảm thấy khát nước, đặc biệt là vào ban đêm. Do nồng độ đường huyết quá cao, để làm loãng máu, giảm dư thừa glucose, các tế bào phải liên tục phân tách nước và cần được bổ sung nước thường xuyên để có đủ nước phân tách. Cùng với dấu hiệu liên tục khát nước và bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng thường xuyên buồn tiểu. Nếu thấy kiến bu vào nước tiểu thai phụ cũng nên nhanh chóng đi khám và đo đường huyết để xác định có bị đái tháo đường thai kỳ hay không.
>>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu tốt nhất ngừa thiếu máu loãng xương
Xuất hiện vết bầm tím mà không rõ nguyên nhân
Hệ thống miễn dịch của người mắc bệnh đái tháo đường, bao gồm cả bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ, bị suy yếu do các tế bào bạch cầu bị suy giảm chức năng. Đồng thời bệnh nhân đái tháo đường và người mắc các bệnh chuyển hóa cũng bị suy giảm tuần hoàn máu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch khiến có thể thường xuyên xuất hiện các vết bầm tím không do va đạp, chấn thương. Đồng thời khi bị tổn thương các vết thương cũng lâu lành hơn so với người bình thường.
>>Xem thêm: chỉ số thiếu máu ở bà bầu
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài
Tumblr media
Mệt mỏi kéo dài và thường xuyên cảm thấy buồn ngủ được các mẹ bầu nhận xét là dấu hiệu cơ bản nhất của đái tháo đường thai kỳ. Vốn dĩ các mẹ bầu vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nhưng tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng khi bị rối loạn insulin. Nguyên nhân vì các tế bào cơ không được bổ sung đủ năng lượng do thiếu glucose và phải thường xuyên phân tách nước để làm loãng máu.
Thị lực giảm đột ngột
Nồng độ đường huyết tăng cao bất thường khiến thủy tinh thể bị sưng và khiến bà bầu đột ngột bị mờ mắt, hạn chế tầm nhìn. Phần lớn bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nhận thấy tình trạng mờ mắt xảy ra không thường xuyên, trong thời gian rất ngắn nhưng một số mẹ bầu lại bị mờ mắt đến khi sinh xong. Dấu hiệu bị đái tháo đường thai kỳ này thường đi kèm tình trạng đau đầu và rất dễ bị hiểu lầm do ốm nghén gây ra.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Vùng kín bị viêm nhiễm
Nhiều mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ cũng bị viêm nhiễm vùng kín kéo dài dù đã chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ và không quan hệ tình dục. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hệ miễn dịch của bà bầu bị suy yếu, các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và sinh sôi. Triệu chứng viêm nhiễm vùng kín điển hình là ngứa rát, nóng ran tại cơ quan sinh dục, dịch âm đạo có mùi bất thường.
>>Xem thêm: thứ tự uống sắt canxi và dha cho bà bầu
Trên đây là bài viết về các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Mong rằng qua bài viết này đã giúp các mẹ bầu có thể nhận biết các dấu hiệu tiểu đường nếu có khi mang thai. Nếu quá lo lắng hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.
0 notes
dvketoanthuelongan · 3 months ago
Text
Các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ
Các biện pháp giúp phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mẹ bầu trong quá trình mang thai. Hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng và có thể chỉ được phát…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
Text
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Đường huyết không được kiểm soát tốt trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu vai thai nhi. Mẹ có biết tiểu đường thai kỳ và biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là gì không? Tìm hiểu để biết cách phòng ngừa sớm.
Xem thêm: các loại bánh dành cho bà bầu tiểu đường nên ăn
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai
Khi nạp năng lượng vào cơ thể, quá trình phân hủy carbohydrate sẽ tạo ra một loại đường là glucose. Đường này đi vào máu, di chuyển tới các tế bào để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Tuyến tụy là cơ quan sản xuất ra insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào và giảm lượng đường trong máu.
Tumblr media
Trong thai kỳ, nhau thai là cơ quan nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho thai nhi sẽ tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài loại hormone trong số này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khó sản xuất hoặc sử dụng insulin. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của mẹ sẽ phải tạo ra nhiều insulin hơn. Trường hợp tuyến tụy không tạo đủ lượng insulin cần thiết sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên và gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón cho bà bầu
Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường trong thai kỳ làm tăng nguy cơ các kết cục sản khoa bất lợi cho cả người mẹ và thai nhi.
Đối với thai nhi
Thai phát triển to quá mức, cân nặng của thai nhi lúc sinh khá to (thường lớn hơn 4kg), gây khó khăn trong quá trình sinh nở và dễ gặp phải chấn thương khi sinh. Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh con trước dự kiến. Trẻ sinh non từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp, biểu hiện khó thở. Em bé sinh ra từ mẹ tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có lượng đường trong máu thấp hơn bình thường. Hạ đường huyết sau sinh khiến cho trẻ có khả năng bị co giật. Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ngay sau sinh, thai chết lưu.. Trẻ có nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 khi trưởng thành. Tăng nguy cơ bị vàng da, tăng hồng cầu ở trẻ sơ sinh.
Đối với mẹ bầu
Biến chứng gây nguy hiểm cả tiểu đường thai kì cần lưu ý là tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, đe dọa tới tính mạng cả mẹ và thai nhi trong bụng. Trẻ sinh ra quá to nên không thể sinh thường, mẹ có thể cần phải sinh mổ. Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai tự nhiên. Tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có khả năng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo. Nguy cơ cao bị tiểu đường khi về già.
Xem thêm: uống canxi và omega 3 cùng lúc được không
Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ
Việc duy trì lối sống và các thói quen lành mạnh từ trước đến trong quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ hiệu quả. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu lưu ý:
Tumblr media
Lựa chọn thực phẩm có lợi và có chế độ dinh dưỡng khoa học trước và trong thai kì: Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, có hàm lượng chất béo thấp, ít calo như các loại rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt.. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường và tinh bột để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vận động thường xuyên: Dành ra 30 phút trong ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội.. rất tốt cho sức khỏe của mẹ và giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Ổn định cân nặng trước khi mang thai: Thừa cân, béo phì trước khi mang thai là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, sinh non.. Kiểm soát cân nặng trong thai kỳ: Tránh tăng cân nhanh trong các giai đoạn thai kỳ, bởi việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ dễ bị tiểu đường thai kỳ nhiều hơn. Bổ sung vi chất thai kì đầy đủ, đúng cách: Ngoài nguồn cung thực phẩm, mẹ cần đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, cung cấp cho thai nhi nguồn dưỡng chất qua lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu với những sản phẩm uy tín, chất lượng hàm lượng phù hợp.
Đái tháo đường thai kỳ là yếu tố nguy cơ gây ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật, sản giật… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần khám thai đúng lịch tại các cơ sở uy tín để được theo dõi chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.
0 notes
huy-man · 3 months ago
Text
Khám phá 6 công dụng tuyệt vời của rau chân vịt
1. Hạn chế bệnh đái tháo đường
2. Ngăn ngừa bệnh ung thư
3. Làm đẹp và giúp da khỏe mạnh
4. Thị lực được cải thiện
5. Có lợi cho thai nhi
6. Chống loét và tăng cường trao đổi chất
Tumblr media
0 notes