#Ý nghĩa văn hóa
Explore tagged Tumblr posts
Text
Nét văn hoá trong Tiết Thanh Minh (Huỳnh Phương - Huệ Hương)
Ảnh: Báo Sức Khoẻ & Đời Sống Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Continue reading Nét văn hoá trong Tiết Thanh Minh (Huỳnh Phương –…
View On WordPress
#Ý nghĩa văn hóa#Kính nhớ tổ tiên#Khu mộ vô chủ#Tiết Thanh Minh#uống nước nhớ nguồn#văn hóa tâm linh về Thanh Minh
0 notes
Text
Trong mắt có sao trời, trong tim có núi biển
🌿 Thời gian khiến người ta không kịp trở tay, chẳng thể tranh giành từng giờ từng phút, rồi lại nhớ về quá khứ.
🌿 Tôi đã chịu đựng những khoảnh khắc không ai quan tâm, sao có thể chết bởi sự hờ hững nóng lạnh này, bình minh không ai đồng hành, hoàng hôn cũng không cần ai cùng ngắm.
🌿 Hy vọng rằng bạn, trong mắt có sao trời, trong tim có núi biển, từ nay, lấy ước mơ làm chiến mã, không phụ thanh xuân tươi đẹp.
🌿 Đôi khi chúng ta luôn muốn trở thành một người khác, đến nỗi sự độc nhất vô nhị trong lòng bị lãng quên nhiều năm, điều độc nhất trên đời mang tên là tình yêu nhiệt huyết của tôi.
Vậy chúng ta hãy hẹn tái ngộ trong một ngày không xa nhé.
🌿 Núi có đỉnh, hồ có bờ, trên con đường dài của cuộc đời, vạn vật đều có sự trở lại. Khi chúng ta cảm thấy dư vị đắng cay, xin hãy tin rằng, tất cả cuối cùng sẽ ngọt ngào trở lại.
🌿 Trải qua thăng trầm, chia ngọt sẻ bùi. Nhưng suy và thịnh luân phiên thay đổi cũng không đáng sợ, trong tĩnh lặng cô độc giữ mình, trong phù hoa tôi luyện trái tim.
Người dũng cảm không phải là người không rơi nước mắt, mà là người tiếp tục tiến bước dù gương mặt đẫm lệ.
🌿 Ý nghĩa của cuộc sống rất phong phú, cho dù chúng ta nỗ lực thế nào cũng không hề dư thừa, vì chúng ta sinh ra là con người, sinh ra là chúng sinh.
🌿 Tôi đã từng nhặt được một tia sáng, lúc hoàng hôn trả lại cho mặt trời, tôi biết đó không phải là mặt trời của tôi, nhưng trong một khoảnh khắc nào đó, ánh sáng mặt trời thực sự đã chiếu lên người tôi.
🌿 Thế sự như mây bay, cuộc đời rồi cũng tàn lụi, nhưng theo đuổi sự vĩnh hằng và rực rỡ của cuộc sống giữa dòng chảy vô thường, lại được lưu giữ trong ký ức văn hóa của chúng ta.
Vạn Phương dịch Page Fb của mình là Niệm An
#trích dẫn#quotes#trichdanhay#life quote#caunoihay#vạn phương dịch#Tiengtrung#chinese#cuộc sống#tinhyeu#deep quotes#tâm trạng#deep thoughts#memories#Vanphuongdich
117 notes
·
View notes
Text
Một câu văn thúc đẩy tác giả phải nói lên điều gì đó, còn người đọc cần biết được những điều mà tác giả muốn nói. Và khi tác giả và độc giả tìm hiểu về vấn đề ngữ nghĩa, họ đang tiến vào một thử thách trí tuệ. Điều này đặc biệt đáng chú ý ở hành động đọc, vì không phải lúc nào tác giả cũng đáng tin cậy. Họ có thể nói dối, họ viết những điều khó hiểu, họ khái quát hóa quá mức, họ viết những điều phi logic, và đôi khi, họ đi ngược lẽ thường.
Người đọc phải được trang bị vũ khí, với tư duy luôn ở trong trạng thái sáng suốt. Điều này không dễ dàng vì anh ta phải một mình đối diện với văn bản. Trong quá trình đọc, phản ứng của một người hoàn toàn mang tính độc lập, người đó chỉ có thể dựa vào trí tuệ của bản thân mình. Đối mặt với sự trừu tượng lạnh lùng của các câu chữ chính là nhìn vào ngôn ngữ một cách trần trụi, tách biệt với những thứ hoa mỹ bề ngoài và sự hỗ trợ của cộng đồng. Vì vậy, đọc sách về bản chất là một công việc rất nghiêm túc. Tất nhiên, nó cũng là một hoạt động đề cao lý trí.
Neil Postman, Giải trí đến chết. (1985)
15 notes
·
View notes
Text
CÁCH HỦY HOẠI MỘT NGƯỜI NHANH NHẤT ĐÓ LÀ ĐỂ HỌ NHÀN RỖI
Có người nói, muốn biết một người có ưu tú không, cứ xem xem họ làm gì vào thời gian rảnh rỗi.
Giống như Romain Rolland, nhà văn, nhà viết kịch người Pháp đoạt giải Nobel Văn học năm 1915, nói: "Gánh nặng lớn nhất trong cuộc sống không phải là công việc, mà là nhàm chán".
🔸 RẢNH RỖI, NHÀM CHÁN, MỘT NGƯỜI CỨ NHƯ VẬY MÀ BỊ "PHẾ"
Kevin Tsai, một nhà văn, đạo diễn phim người Đài Loan, từng nói: "Khi bạn không có tinh thần cầu tiến là bạn đang bạn đang g.iết chính mình".
Một người bạn học của tôi sau khi tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc đã được tuyển vào một doanh nghiệp lớn, cho rằng cuộc đời như vậy là ổn định, sau khi làm xong công việc chỉ biết nghiền phim.
Những đồng nghiệp khác, sau khi tan làm, người thì đi học lấy bằng, người thì tham gia khóa đào tạo, lớp học chuyên môn, mình cô ấy nhàn rỗi, nghĩ rằng người khác trình độ không bằng mình, có nỗ lực ra sao cũng chẳng đuổi kịp mình.
Mặc dù mỗi ngày đều đúng giờ đi làm rồi tan làm, làm công việc giống như những đồng nghiệp khác, nhưng chỉ tới khi "cháy nhà rồi mới ra mặt chuột".
Không tới 5 năm, vì một vài điều kiện khách quan, công ty đối mặt với cải cách, cần giảm tải nhân viên, một người với tấm bằng xuất sắc như cô ấy cũng nằm trong danh sách.
Lúc này mới phát hiện ra, đối mặt với những người trẻ tuổi mới ra đời, cả thể lực và trí lực của mình đều không lại được, những kinh nghiệm và chuyên môn tích lũy được không thể chuyển hóa thành khả năng cạnh tranh.
Vậy là một lần nữa sau mấy năm tốt nghiệp, cô ấy quay lại tìm việc làm, chỉ có điều bản thân lại không có chút tiến bộ nào so với khi mới tốt nghiệp, phỏng vấn liên tục bị từ chối.
Có người từng nói:
"Sự an ổn đích thực là sự thản nhiên sau khi trải qua hết thảy nhân tình thế thái, bạn vẫn còn chưa nhìn thấy thế giới đã muốn mai danh ẩn tích, suy cho cùng cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng."
Đời người giống như con thuyền chèo ngược dòng nước, không tiến ắt lùi.
Trong một thế giới cạnh tranh, thắng làm vua thua làm giặc, bạn bắt buộc phải không ngừng nâng cao giá trị bản thân mình.
Độ ấm trong chăn không bằng sự ấm áp mà bạn thu hoạch trong tương lai, những câu chuyện trong sách, luôn chứa đựng những cuộc đời mà bạn có thể học hỏi, mong muốn hưởng thụ sự an nhàn chỉ càng khiến cuộc sống trở nên rỉ sét.
Rất nhiều người ca thán "nguy cơ tuổi trung niên" đến bất ngờ khiến họ không kịp trở tay, nhưng thực ra, trước khi nó đến, bạn có vô số cơ hội khiến nó chừa bạn ra, chỉ tiếc rằng bạn lại lựa chọn sự nhàn nhã, để nó có cơ hội manh nha, giáng một đòn mạnh mẽ vào bạn.
🔸 “CẢ ĐỜI TÔI SỢ NHẤT LÀ NHÀN RỖI, NHÀN RỖI KHIẾN Ý NGHĨA CUỘC SỐNG BIẾN MẤT HẾT"
Thẩm Tòng Văn, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc hiện đại từng nói: "Cả đời tôi sợ nhất là nhàn rỗi, nhàn rỗi khiến ý nghĩa cuộc sống biến mất hết".
Học trò của ông từng miêu tả ông như sau: "Mùa đông, trong phòng không có lò sưởi, thầy dùng chăn cuốn mình lại, vẫn không ngừng viết lách".
Khi người khác ăn chơi hưởng thụ, ông đang viết, khi người khác hoài nghi, công kích mình, ông vẫn viết.
Để bận rộn trở thành trạng thái bình thường của cuộc sống là con đường để hiện thực giá trị cuộc sống.
Đời người, rất nhiều điều tốt đẹp chính là kết quả của một quá trình kiên trì bền bỉ, và những người ưu tú, đều là những người vô cùng tự giác và kỉ luật trong cuộc sống.
"Không rảnh được" trước giờ chưa bao giờ là tật xấu hay điều gì đó không tốt, mà là phần thưởng mà ông trời ban tặng.
Đi liền một mạch 10 tầng lầu không cần nghỉ ngơi, đối với một người trẻ tuổi có lẽ còn khó, nhưng, cụ ông 91 tuổi ở Trung Quốc, Li Shaolu lại làm được điều này.
Bí quyết dưỡng sinh của cụ là: Không để bản thân nhàn rỗi.
Mỗi ngày thức dậy lúc 7h, thể dục 40 phút, 8h ăn sáng xong, ra ngoài đi dạo, 9h30 quay về nhà đọc sách xem b��o, buổi chiều nghe nhạc, luyện thư pháp, lại tiếp tục thể dục 1 tiếng, ngoài ra còn giúp vợ dọn dẹp nhà cửa.
Có câu nói rằng: Người rảnh thì sầu nhiều, người lười thì b.ệnh không kể xiết, người bận rộn lại sống vui vẻ.
Đúng là như vậy! Khi một người quá rảnh rỗi, cả tâm hồn và cơ thể của họ thực ra đều đang âm thầm bị "t.r.a tấn". Bởi lẽ, rảnh rỗi sinh nông nổi, rảnh rỗi dễ nghĩ ngợi lung tung, dễ sản sinh tính ì, mà tính ì lại là một trong những tác nhân lớn nhất khiến chúng ta cách xa một cơ thể khỏe mạnh.
Ngược lại, bận rộn, là một loại thuốc quý trên thế gian, khi bận rộn, cuộc sống tự nhiên có lực đẩy.
Câu chuyện về một nhóm người cao tuổi ở Đài Loan có độ tuổi trung bình 81 du lịch vòng quanh Đài Loan bằng xe máy đã khiến nhiều cư dân mạng cảm thấy thán phục và cảm động.
Họ xuất phát, từ nam ra bắc, từ tối cho tới sáng, đi vòng quanh quốc đảo 13 ngày. Trong số họ có 2 người bị ung thư, 4 người phải đeo máy trợ thính, 8 người có bệnh tim, và ai cũng có vấn đề về thoái hóa khớp.
Yên tĩnh ở lại bệnh viện chữa bệnh là một phương pháp sống, dũng cảm đi ra ngoài cũng là một cách sống, tuổi tác ra sao không còn quan trọng nữa.
Sống một cuộc sống bận rộn và vất vả, tuy có khó khăn, nhưng nếu có kiếp sau, có lẽ vẫn có rất nhiều người lựa chọn cuộc sống lăn lộn này, bởi có như vậy mới hiện thực hoá được giá trị cuộc sống.
🔸 CUỘC SỐNG QUÁ NHÀN RỖI, THỰC RA LÀ MỘT THẢM HỌA
Stefan Zweig, nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch nổi tiếng người Áo từng nói: "Mỗi một món quà mà vận mệnh ban tặng, thực ra đều đã âm thầm được định giá".
Nước Anh có một người từ một nhân viên quét rác trở thành phú ông chỉ sau một đêm nhờ trúng giải độc đắc.
Anh ta sau đó ngay lập tức đã xin nghỉ việc, tiêu xài hoang phí vào những chiếc xe hơi sang trọng, m.a túy, và cờ bạc.
Chỉ trong 7 năm, anh ta tiêu hết 9,7 triệu bảng Anh, hết tiền, anh ta lại quay trở lại làm một người nghèo, tới cả vợ và con gái cũng bỏ anh ta mà đi.
Vật chất có thể thỏa mãn hạnh phúc nhất thời của một người, nhưng khi cuộc đời chỉ còn lại sự hưởng thụ và buông thả thì rất khó có thể có được sự vui vẻ và cảm giác thành tựu tới từ tận sâu nội tâm bên trong.
Tỉ phú Lý Gia Thành, dù nắm trong tay khối tài sản khổng lồ, nhưng ông vẫn kiên trì làm việc tới tận 90 tuổi mới nghỉ hưu.
Trước khi nghỉ hưu, bất luận mấy giờ đi ngủ thì sáng hôm sau luôn đúng 5h59 phút tỉnh dậy, sau đó đọc sách, xem tin tức, chơi golf một tiếng rưỡi, rồi đến văn phòng và bắt đầu công việc, cứ như vậy trong nhiều thập kỷ.
Nhàn rỗi, có thể khiến bạn hạnh phúc một lúc, nhưng sự lặp đi lặp lại và nhàm chán, một ngày nào đó sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi.
Bận rộn có thể sẽ mệt mỏi, bạn có thể cần chia thời gian của mình thành nhiều phần, hoặc thậm chí vắt kiệt thời gian của bạn như một miếng bọt biển, nhưng nó có thể khiến chúng ta thu hoạch được rất nhiều, chẳng hạn như sự giàu có, hạnh phúc và sự thỏa mãn từ sâu bên trong.
Đời người có mấy chục năm, tại sao không để lại một chút dấu ấn gì đó trên thế gian này?
Đừng bao giờ xem "nhàn rỗi" là ân huệ mà ông trời ban cho, những thứ khiến bạn vui vẻ nhất thời, một ngày nào đó sẽ hủy hoại bạn.
🔸 KẾT LUẬN
Quá nhàn rỗi hay quá bận rộn đều không tốt, trong bận có nhàn, trong nhàn có bận, có việc để làm, có người để yêu, có thứ để mong chờ, đó mới là trạng thái viên mãn của cuộc sống.
Khi bạn biết cách trân trọng thời gian, tận dụng tốt thời gian, sắp xếp cuộc sống của mình một cách hợp lý là khi bạn đang kéo dài độ dài cuộc sống, mở rộng bề dày cuộc đời, nâng cao cao độ đời người.
---
Nguồn: Trí Thức Trẻ
11 notes
·
View notes
Text
Ở nhiều quốc gia, bữa sáng là bữa ăn nhẹ với ngũ cốc và trái cây. Ngược lại, bữa sáng truyền thống của Nhật Bản có thể được coi là bữa ăn thịnh soạn, thường bao gồm cơm trắng (gohan/ steamed rice), súp miso (shiru / miso soup), cá nướng (yakizakana/ grilled fish), trứng cuộn (tamagoyaki/ Japanese rolled omelet), đậu nành lên men (natto/fermented soybeans), rau củ muối (tsukemono/ pickled vegetables), rong biển khô (nori/ dried seasoned seaweed), một đĩa nhỏ salad kiểu Nhật là các loại rau luộc ngâm vào nước tương và dashi (dashi-tsuyu) gọi là ohitashi (お浸し/ Japanese blanched greens with savory broth). Cuối cùng sẽ thưởng thức trà nóng.
Bữa sáng truyền thống của Nhật Bản là một hành trình sâu sắc lưu giữ các giá trị lịch sử, kết nối thiên nhiên với con người, coi trọng sự đơn giản và tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống hàng ngày. Bởi nó tuân theo khái niệm "ichiju sansai" (一汁三菜): Một bữa ăn với một món súp và ba món ăn kèm. Thực đơn này giúp đảm bảo bữa sáng đầy đủ, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới một cách tốt đẹp.
Ý nghĩa văn hóa của bữa sáng Nhật Bản không chỉ dừng lại ở những món ăn ngon, mà còn phản ánh các giá trị của Nhật Bản (bắt nguồn từ cả Thần đạo và Phật giáo) về sự giản dị, vẻ đẹp, tôn trọng môi trường và trân trọng các thành phần theo mùa.
Thói quen sử dụng thực phẩm theo mùa nhấn mạnh đến sự kết nối giữa thiên nhiên và cuộc sống. Sự chú tâm này đối với môi trường và sự thay đổi của các mùa đã ăn sâu vào Nhật Bản. Hơn nữa, thực phẩm theo mùa có nghĩa là người ta đang ăn những thực phẩm tươi nhất có thể. Một số loại thực phẩm cũng được cho là có tác dụng "làm mát" trong những tháng mùa hè nóng ẩm và những loại thực phẩm khác được tiêu thụ để "làm ấm" trong mùa đông.
Bữa sáng kiểu Nhật có thể bắt nguồn từ lịch sử phong phú và lâu đời của Nhật Bản. Người ta cho rằng gạo đã được trồng ở Nhật từ năm 400 trước Công nguyên, trong thời kỳ Jomon (縄文時代) và một thiên niên kỷ sau đó, gạo đã trở thành món ăn chính trong xã hội Nhật Bản. Lúa gạo có tác động lớn không chỉ đến chính trị, kinh tế mà còn đến văn hóa, tín ngưỡng. Nhiều lễ hội trên khắp Nhật Bản để cầu nguyện và tạ ơn các vị thần ruộng lúa cho một mùa màng bội thu. Có thể nói, biết ơn lúa gạo là một tình cảm tự nhiên và không thể thiếu đối với người Nhật trong cuộc sống hằng ngày.
Gạo thường được ăn riêng như một bữa ăn và trong nhiều thế kỷ, bữa sáng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo thời gian, gạo bắt đầu được kết hợp với các loại thực phẩm khác. Phương pháp ăn cơm và các món phụ xen kẽ nhau và trộn lẫn các hương vị trong miệng khi nhai được gọi là nêm gia vị trong miệng (口中調味).
Đến thời Edo (1603-1868), người Nhật bắt đầu chế biến những bữa sáng phức tạp, bao gồm cơm, cá và rau ngâm. Truyền thống ẩm thực phát triển khi xã hội trở nên tiên tiến hơn cùng với cuộc cải cách Minh Trị (明治維新) bắt đầu vào năm 1868, văn hóa ẩm thực của quốc đảo này bắt đầu chịu ảnh hưởng từ hoạt động giao thương với các quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu, dần dần hình thành bữa sáng truyền thống của Nhật Bản gọi là 和朝食(wa-cho-shoku, Japanese style breakfast) hay 和定食(wa-te-shoku, Japanese style set meal - nếu bạn ăn vào buổi sáng thì nó cũng mang nghĩa tương tự).
Sau này, bữa sáng truyền thống được xem là bữa ăn chính của người Nhật. Nhiều người Nhật trước đây là nông dân và ngư dân. Họ không ăn sáng trước khi đi làm. Họ bắt đầu ngày mới ngay sau khi thức dậy lúc mặt trời mọc. Ngư dân rời đi thậm chí còn sớm hơn và làm việc trong vài giờ. Sau đó, khoảng 8 - 9 giờ sáng, họ trở về nhà để thưởng thức bữa sáng rồi quay lại làm việc. Đó là lý do tại sao bữa sáng truyền thống rất thịnh soạn. Ngày nay, người Nhật không ăn nhiều như vậy nhưng bữa sáng vẫn là một thói quen tốt đẹp để người Nhật thức dậy cùng mặt trời và kết nối với thiên nhiên.
Điều này dễ thấy hơn khi đi du lịch, người Nhật vẫn luôn yêu thích nghỉ ngơi tại ryokan (nhà trọ truyền thống của Nhật Bản) bởi tại đây thường giới thiệu các bữa sáng đặc biệt với những món ngon của vùng miền và đặc sản theo mùa. Sự chuẩn bị tỉ mỉ, các thành phần đa dạng theo mùa được kết hợp hài hoà thành các món ăn ấm và lạnh, cách bày biện tinh tế giữa các đĩa nhỏ khiến bữa sáng kiểu Nhật trở thành một trải nghiệm độc đáo và thẩm mỹ. Dựa trên triết lý phương Đông rằng cơ thể chúng ta cùng thức dậy với mặt trời, chúng ta nên bắt đầu bữa ăn đầu tiên trong ngày bằng những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng toàn diện. Một bữa sáng ngon miệng giúp cung cấp năng lượng, điều hòa huyết áp và chuẩn bị tinh thần và thể chất cho cả ngày. Do đó, bữa sáng ngày nay của người Nhật vẫn duy trì và kế thừa tính truyền thống về thẩm mỹ. Đó là kết hợp tinh tế và chu đáo về màu sắc, hương vị, mùi thơm và kết cấu. ‘Mens sana in corpore sano’ - một tâm trí minh mẫn trong một cơ thể cường tráng là câu châm ngôn kinh điển hàm chứa rất nhiều sự uyên bác. Nó nhắc nhở tinh thần và sức khoẻ liên kết chặt chẽ với nhau. Bởi vậy, thức dậy cùng mặt trời, tự chuẩn bị bữa sáng, thưởng thức thực phẩm theo mùa là ikigai để người Nhật tìm thấy sức khoẻ và sự minh mẫn. Dù phát triển hiện đại tới đâu, người Nhật luôn tin rằng tự chuẩn bị bữa sáng tại nhà là một thói quen tốt để bắt đầu ngày mới, tái tạo cơ thể và tinh thần.
Ảnh: gotokyo
6 notes
·
View notes
Text
youtube
Bộ phim tài liệu ghi lại hành trình của một người đàn ông Pháp. Sau khi xét nghiệm ra kết quả mình có mang gene một căn bệnh hiếm di truyền từ bố, anh ấy bán mọi tài sản, bỏ việc ở ngân hàng và đạp xe khắp Nam Mỹ, đi gặp những người mắc cùng căn bệnh với mình để nâng cao nhận thức về bệnh, đi nhìn thác nước đổ, rừng cây thay lá từ xanh sang vàng rồi sang đỏ, đi nhìn những con người đến từ vùng văn hóa khác nhảy múa và sống như thế nào.
Căn bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khiến bệnh nhân khó hoạt động, sinh hoạt và lưu giữ được ký ức từ tuổi 35 đến 50. Nên ở tuổi 34, anh ấy bỏ tất cả đi phiêu lưu. Và nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn ở trong trái tim mình.
Nếu mà không “may mắn” nhận thông báo kết quả xét nghiệm đó từ bác sĩ, anh ấy có lẽ vẫn là một nhân viên ngân hàng, sống tất bật mỗi ngày để đuổi theo những kỳ vọng tiêu chuẩn của xã hội và không biết vì sao mình lại sống một cuộc sống mệt mỏi thế. Nếu mà không xui xẻo như vậy, thì không bước ra khỏi vùng an toàn để đi và nhìn thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Tớ không muốn phải là nhận án tử rồi mới nhận ra. Tớ hy vọng chúng ta đều nhanh trí nhận ra trước khi biết rằng mình sắp chết. Nghe thật là buồn quá, sắp chết rồi mới nhận ra rằng những nhà và xe, địa vị xã hội và cái nhìn của người khác về mình là vô nghĩa và không hề quan trọng sao.
Tớ muốn sống trong một cuộc sống mà chúng ta đều yêu thích nó thực sự.
Cũng là nói suông vậy thôi, thật là khó. Tớ chỉ có thể từ từ bắt đầu từ bản thân trước.
“Tại sao chúng ta lại leo núi? Tại sao vẫn cố gắng trèo ngay cả khi trời lạnh và mưa tới tấp? Tôi nghĩ đi phiêu lưu là một cách khích lệ bản năng trong con người mà nhiều người đã quên mất. Bởi vì mọi thứ bây giờ đã trở nên quá thoải mái rồi, đều được kiểm soát một cách hoàn hảo. Chúng ta cần sự không chắc chắn của những cuộc phiêu lưu để hiểu chúng ta thực sự là ai. Và sau đó, khi bạn quay trở về với cuộc sống thường nhật, bạn bắt đầu trân trọng những điều đơn giản nhất, như là việc có nước uống và đồ ăn hay ai đó để mình cười cùng. Theo cách này, bạn hiểu được giá trị của cuộc sống và giá trị của hiện tại”.
3 notes
·
View notes
Text
TMNT - Bạn đã hủy hoại con cái như thế nào?
Bạn đã hủy hoại con cái như thế nào?
Tôi nhận thấy rất nhiều cha mẹ hiểu về đạo hiếu một cách quá đơn giản, họ cho rằng trẻ ngoan nghe lời là hiếu thảo, không nghe lời là bất hiếu. Trẻ nhỏ rất dễ bị ảnh hưởng bởi quan niệm giá trị của người lớn. Khi cha mẹ và thầy cô liên tục đòi hỏi trẻ phải nghe lời, đứa trẻ chỉ làm một việc là nghe lời, nghe lời, và nghe lời nữa.
Đứa trẻ như vậy, ở nhà nghe lời cha mẹ, ở trường nghe lời thầy cô, ở ngoài nghe lời bạn bè, lấy vợ lại nghe lời vợ, đi làm nghe lời sếp.
Vậy xin hỏi, một người chỉ biết nghe lời người khác thì làm sao có khả năng tư duy độc lập được?
Con người được gọi là linh vật là vì chúng ta biết suy nghĩ, chứ không phải vì chúng ta biết nghe lời. Một người bảo bạn nghe lời có nghĩa là họ muốn bạn đừng suy nghĩ, nghe lời chỉ có thể làm một người tốt, nhưng không thể trở thành một người xuất sắc. Cha mẹ bảo con nghe lời ẩn ý là nói với chúng rằng suy nghĩ là nguy hiểm, sẽ gây ra sai lầm. Nên rất nhiều trẻ từ nhỏ đến lớn chỉ biết nghe lời (không bao giờ dùng não) còn những đứa không nghe lời lại bị xã hội ruồng bỏ, tại sao xã hội ruồng bỏ chúng? (Vì chúng có suy nghĩ riêng)
Trải qua hàng ngàn năm, giai đoạn tôi yêu thích nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc, thời đó có hàng trăm quốc gia lớn nhỏ chiến đấu, thật tuyệt vời.
Tất nhiên lý do tôi yêu thích không phải vì chiến tranh, mà vì thời đó xuất hiện nhiều tư tưởng khác nhau. Lúc bấy giờ có Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử, Mạnh Tử và hơn 100 trường phái tư tưởng khác nhau, được gọi là “Bách gia tranh minh” (dưới 20 tuổi thì chưa cần tìm đọc), ngày nay chúng ta phải học hỏi trí tuệ từ những người xưa này.
Nhưng hiện nay chúng ta liên tục dạy trẻ phải nghe lời, tức là để tư tưởng của chúng ta chi phối não bộ của chúng, khiến chúng không còn suy nghĩ nữa.
Khi chỉ có một tư tưởng duy nhất, thì sáng tạo và tiến bộ nào có được nữa?
Trong lịch sử châu Âu có một thời kỳ tăm tối kéo dài hơn 1000 năm gần như không có tiến bộ nào, đó là vì Giáo hoàng Công giáo nắm quyền lực tuyệt đối, thống trị nhân dân. Điều này khiến châu Âu rơi vào tình trạng văn hóa tư tưởng đơn nhất. Khi Giáo hoàng ra lệnh mọi người chỉ cần nghe lời là đủ, sau đó Copernicus nói trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ thì bị thiêu sống. May mắn thay thời kỳ Phục hưng đã đến, khiến con người bắt đầu sử dụng lý trí để suy nghĩ. Những nhân vật nổi tiếng chúng ta quen thuộc như Michelangelo, Galileo, Da Vinci, Shakespeare đều xuất hiện trong thời kỳ này. Một nhà khoa học đã nói rằng: “Nếu không có thời kỳ tăm tối châu Âu ngăn cản sự tiến bộ của xã hội, thì chúng ta có thể du lịch vũ trụ sớm hơn vài thế kỷ.”
Chúng tôi có một học viên, ông là một họa sĩ nổi tiếng hơn 60 tuổi, chuyên hướng dẫn giáo viên mỹ thuật của trường. Một lần, khi ông hướng dẫn một giáo viên mỹ thuật ở trường này, ông nói rằng: “khi dạy trẻ vẽ, bạn nhất định không được dạy chúng cách vẽ, mà phải bảo chúng tô vẽ lung tung (tùy hứng)”. Ông nói tiếp: “Học kỹ năng vẽ chuẩn mực thì nhiều lắm chỉ trở thành một họa sĩ bình thường, chỉ có vẽ lung tung mới có thể trở thành bậc thầy”, lúc đó tôi ngẩn ra luôn.
Nhưng khi lời này được nói ra từ miệng một họa sĩ nổi tiếng hơn 60 tuổi, chắc phải có lý do của ông, ông đã vẽ suốt cuộc đời mình phải không? Sau đó chúng tôi mới nhận ra rằng Van Gogh cũng vẽ tùy hứng, mới có thể tạo ra phong cách riêng của mình.
Cũng giống như nhiều ông chủ doanh nghiệp, dù chúng ta phải học hỏi từ nhiều thầy, nhưng cuối cùng đều đã biến kiến thức thành ý tưởng riêng của mình để làm nên doanh nghiệp thành công.
Không có ông chủ nào làm nên đại nghiệp chỉ bằng cách nghe lời, và người chỉ biết nghe lời cũng không thể làm ông chủ được, nếu làm ông chủ cũng chỉ là ông chủ không đủ tiền trả lương.
Vì vậy, các vị ông chủ thân mến, khi nuôi dạy con cái mình, đừng dạy chúng phải nghe lời bạn, mà hãy hướng dẫn chúng khả năng tư duy độc lập.
Hãy dám để chúng phạm sai lầm, và sau khi phạm phải, chúng phải chịu trách nhiệm với hậu quả từ suy nghĩ của mình, chỉ như thế mới có thể tích lũy kinh nghiệm và trí tuệ.
7 notes
·
View notes
Text
Số người đi đám cưới ở nhà trai: Tìm hiểu đúng chuẩn văn hóa
Đi họ đám cưới ở nhà trai đóng vai trò quan trọng trong công việc gắn kết hai bên gia đình, đồng thời có thể thực hiện kính quan trọng và chúc phúc Olympic dành cho đôi tân hôn. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi về số lượng người đi họ, những lưu ý trong nghi lễ và cách xử lý để buổi lễ cưới trở nên trang trọng và ý nghĩa hơn.
Giới thiệu về phong tục đi họ đám cưới của nhà trai
Đi họ đám cưới ở nhà trai không chỉ mang giá trị về mặt truyền thống mà còn tác động rõ rệt đến mối quan hệ của hai bên gia đình. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đề cập đến các chủ đề cốt lõi như ý nghĩa của nghi lễ, yếu tố ảnh hưởng đến số lượng người đi họ, cũng như những quy tắc và cách ứng xử cần thiết.
Ý nghĩa của việc đi họ đám cưới ở nhà trai
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các mặt văn hóa – tâm linh và sự gắn kết gia đình, chúng ta cần hiểu rõ vì sao lễ đi họ lại trở thành một phần không thể thiếu trong đám cưới truyền thống.
Ý nghĩa văn hóa và tâm linh
Họ đi đám cưới ở nhà trai đáp ứng nhu cầu kết nối giữa hai bên gia đình, bởi hành động này giúp củng cố cố gắng tin và sự tôn trọng dành riêng cho nhau. Sự giúp đỡ mặt hàng của họ, bạn bè đại diện cho nhà trai tượng trưng cho lời chúc phúc, ước mong cuộc sống hôn nhân của cô dâu – chú thích phù rể được bền vững, hạnh phúc.
Tác động đến mối quan hệ gia đình
Thêm vào đó, việc đi họ góp phần làm sâu sắc hơn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Khi nhiều người tham dự, nhà gái cũng cảm nhận được sự chu đáo của nhà trai, qua đó mối quan hệ của hai bên trở nên gắn bó và hòa thuận hơn trong tương lai.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng người đi họ
Sau khi đã hiểu rõ ý nghĩa văn hóa – tâm linh và tầm quan trọng của việc đi họ, chúng ta cần xem xét những yếu tố nào quyết định số lượng người tham gia đám cưới từ phía nhà trai. Các yếu tố này có thể khác nhau tùy từng khu vực hoặc tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình.
Quy mô của đám cưới
Quy mô đám cưới lớn hay nhỏ thường sẽ quyết định số lượng thành viên tham dự nghi lễ đi họ. Đám cưới càng hoành tráng, càng cần nhiều người hỗ trợ cả về mặt nghi lễ lẫn những công việc hậu cần, giúp buổi lễ thêm long trọng.
Mối quan hệ giữa hai gia đình
Mối quan hệ thân thiết hay xa cách của hai gia đình cũng tác động mạnh đến số lượng người đi họ. Nếu quan hệ gần gũi, nhà trai thường mong muốn đưa đông đảo người thân đến để thể hiện sự trân trọng và tình cảm đặc biệt với nhà gái.
Phong tục vùng miền
Ở từng khu vực khác nhau, các gia đình có cách tổ chức đám cưới không hoàn toàn giống nhau. Vùng miền truyền thống, giàu phong tục thường đi họ đông hơn, trong khi những nơi đã giản lược nhiều nghi lễ có thể giảm bớt số người để đảm bảo gọn nhẹ, đỡ phức tạp cho buổi lễ.Yếu tốẢnh hưởng đến số lượng người đi họQuy mô đám cướiĐám cưới lớn: nhiều người; nhỏ: ít ngườiMối quan hệ hai gia đìnhThân thiết: đông người; xa cách: ít ngườiPhong tục vùng miềnKhác nhau giữa các tỉnh, có thể nhiều hoặc ít
Quy tắc đi họ đám cưới nhà trai
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng, chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu những quy tắc cần chú ý để đảm bảo việc đi họ diễn ra thuận lợi và phù hợp với văn hóa truyền thống.
Số lượng người đi họ trong truyền thống và hiện đại
Truyền thống cưới hỏi ở Việt Nam thường khuyến khích sự góp mặt đông đảo của họ và bạn bè, nên ngày xưa có số này có thể up tới một số người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình lựa chọn cách đi họ tinh gọn, chỉ khoảng 5 – 10 người, nhắm đảm bảo vệ sự nhẹ nhàng và phù hợp với lối sống bận rộn.Thời gianSố lượng người đi họTruyền thống10 - 20 ngườiXem đại5 - 10 người
Những người cần tham gia đi họ
Trong danh sách người đi họ, nhà trai thường có đại diện gia đình lớn tuổi như ông bà, cha mẹ, tiếp theo là anh chị em thân thiết, bạn bè và họ hàng. Sự hiện diện của những nhân vật này không chỉ tạo không khí ấm cúng cho buổi lễ mà còn góp phần thể hiện sự tôn trọng dành cho nhà gái.
Quy định ứng xử trong đám cưới
Nối tiếp các quy tắc về số lượng người đi họ, vấn đề ứng xử trong đám cưới cũng rất quan trọng. Việc cư xử khéo léo, nhẹ nhàng giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ và để lại ấn tượng tốt cho cả hai gia đình.
Trách nhiệm của người đi họ
Người đi họ nên chủ động hỗ trợ các công việc cần thiết, đồng thời duy trì thái độ đúng mực, giữ gìn hình ảnh chung của gia đình nhà trai. Mỗi cá nhân cần chú trọng ứng xử với nhà gái một cách tôn trọng, thể hiện thiện chí và sự quan tâm.
Những lưu ý về trang phục
Trang phục đóng vai trò then chốt trong việc thể hiện tôn trọng không khí lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ chọn áo dài hoặc các trang phục gọn gàng, lịch thiệp. Màu sắc tươi sáng hoặc trung tính được khuyến khích, vì những gam màu quá tối sẽ không phù hợp với không khí vui mừng.
Trang phục truyền thống : Áo dài cho người lớn tuổi, áo sơ mi hoặc Váy thanh lịch cho người trẻ.
Màu sắc : trắng, pastel hoặc màu nhã nhặn, tránh đen hoặc xám đậm.
Tổng kết
Qua nội dung chi tiết phía trên, có thể thấy rằng số người đi đám cưới ở nhà trai không cố định mà phụ thuộc vào nhiều Yếu tố, từ quy mô đám cưới, quan hệ hai gia đình cho đến phong tục miền. Hành động đi họ là cách thể hiện thiện chí, tình cảm thân thiết và trân trọng đối với nhà gái. Bên cạnh đó, phần thủ thuật quy tắc xử lý, lựa chọn trang phục và thái độ phù hợp cũng góp phần làm nên ngày trọng đại của đôi uyên ương thêm phần đáng nhớ.
2 notes
·
View notes
Text
Em có ước mơ, có hoài bão bỗng hóa không
Ngày mà em tìm thấy ước mơ của em trước kia ở đây là cái ngày em chỉ cần một công việc làm mỗi ngày và tối về được ngủ.
Em chạm vào một nửa mục tiêu bỗng em không muốn đi tiếp nữa. Em không muốn hoài bão nữa. Em sợ quá nhiều thứ và rồi em nhốt mình lại không làm, không đi đâu cũng không nghe ai cả.
Em không muốn đi tiếp con đường này mà em quay đầu lại chọn một công việc văn phòng ngồi 7 tiếng để rồi về nhà!!
Động lực không còn cháy bỏng nữa em không biết ước mơ còn ý nghĩa gì không? Hay chỉ cần sống qua ngày với một công việc là được?
Và rồi em chọn một công việc với sự nhỏ bé của nó để sống ở đây. Quyết định mà không hề cảm thấy nặng nề hay hối hận chỉ thấy nhẹ nhàng.
Em không phải liên tục đối mặt với những thứ đôn thúc phải phát triển, phải nhanh. Em sống với một công việc bình thường là người bình thường, không hoài bão cao xa không lắng lo đủ điều.
Em có thời gian nhìn lại gia đình em, nhìn lại bản thận em, các mối quan hệ cạnh mình và rồi em vui từ những thứ nhỏ bé ấy.
Chợt nhận ra em đ�� chạy quá nhiều quay lại chẳng thấy gì và thời gian mình chạy bao lâu thì em phải quay lại bù đắp bấy lâu để cảm nhận được tình yêu thương gia đình bên cạnh.
Như này 21 tuổi thì có bị già quá hông?
2 notes
·
View notes
Text
MY WRITINGS & WORK (update)
Mình update trên trang này: https://bio.site/luu.bichngoc
Từ thời Spiderum ...
14 bài của mình trên Spiderum từ giai đoạn đoạn mới chuyển lên Berlin đến thời kỳ COVID (2018-2020, hai năm):
https://spiderum.com/nguoi-dung/ngocluubich97
Sau một thời gian dài không cập nhật, mình vẫn thấy có like mới, thật vui vì chúng vẫn có ích với ai đó ^^
. Identity - Bản sắc : một số câu chuyện nhỏ . “Lịch sử của tính hiện đại” (Jacques Attali, sách hay) - chỉ có thể dự đoán Tương lai khi hiểu được Quá khứ . Một số ghi chú về Rối loạn Lưỡng cực (Bipolar Disorders) . "The Age of Insight" - Eric Kandel : Hội họa, Khoa học não bộ và Phân tâm học liên quan đến nhau như thế nào . “QualityLand”- nền độc tài của Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật số và một số nhận định về Tương lai . Martin Heidegger - chúng mình chỉ thực sống khi biết nghĩ về cái sự “SỐNG” của chúng mình! . 4 phút đọc "99 Ways to Leave Leviathan"- 99 cách để sống tự do khỏi Nhà Nước . [DỊCH] Cái chết kỳ lạ của châu Âu - Douglas Murray . Praha (Séc) : Lịch sử là một Trò đùa hay Đời nhẹ khôn kham . Về THÓI QUEN . [DỊCH] Các Hình thức cơ bản của đời sống Tôn giáo - Emile Durkheim . Barbar & Blah Blah : Văn minh & sự Mọi rợ từ góc nhìn văn hóa và chính trị . [DỊCH TÓM LƯỢC, phần I] GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT : Amusing Ourselves to Death, Neil Postman . THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT - Sự đánh mất của ý nghĩa, tính toàn vẹn và cộng hưởng trong xã hội phương Tây hiện đại phi thần thoại
Instagram: @ioeartart và @ioechipchip
Chia sẻ cá nhân về văn hóa-nghệ thuật, chính trị-xã hội vv..
Trang văn học online Zzz (Bên phía nhà Z):
Hứa hẹn hạnh phúc và sự bất mãn của Queer + Nữ quyền (2020): https://zzzreview.com/2020/11/18/hua-hen-hanh-phuc-va-su-bat-man-cua-queer-nu-quyen/
[DỊCH] Joseph Brodsky, “Quyền năng của các nguyên tố” (2021): https://blog.zzzreview.com/?p=4487
[DỊCH] Robert Walser, “Cô cú” (2022): https://zzzreview.com/2022/07/31/robert-walser-co-cu/
Tạp chí nghệ thuật Art Republik các số 4, 5, 6 (và trên website luxuo):
Các bài dịch
. “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long” của bậc thầy nghệ thuật sơn mài Phạm Hậu: https://luxuo.vn/culture/bac-thay-nghe-thuat-son-mai-pham-hau.html?fbclid=IwAR11QZKqFbVHCHBtCJfCF7I3EA2_M3XjydPPPDFafb81S63LkTHZTMDLkWc
. “Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” của Mai Thứ và ngụ ý về phụ nữ Việt hiện đại: https://luxuo.vn/culture/thieu-nu-choi-dan-nguyet-cua-mai-thu-va-ngu-y-ve-phu-nu-viet-hien-dai.html
. Bài viết "NGHỆ SỸ VIỆT NAM TẠI DOCUMENTA FIFTEEN": https://drive.google.com/file/d/16fikwhAVBkq2QmtVb6k8Mijc29EZnLum/view . Bài viết "CẢNH QUAN VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TẠI BERLIN": https://drive.google.com/file/d/1UsRMbuxQ6FLpDcUSung03C8B9c19oEQy/view
Một số bài dịch và viết cho các triển lãm:
Triển lãm của Tèo Phạm tại Mơ Art (Hà Nội, 2023): https://www.moart.vn/en/exhibitions/whats-left-behind-the-rectum-chapter-2-the-great-excretion
Viết cho ấn phẩm triển lãm "Re-Connect. Art and Conflict in Brotherland" của bảo tang MdbK Leipzig (Đức): https://www.hirmerverlag.de/de/titel-1-1/re_connect-2423/
Dịch tiếng Anh text triển lãm "Mảnh linh hồn" (TP. Hồ Chí Minh, 2023): https://vietcetera.com/en/fragments-of-soul-an-exploration-of-two-sidedness-and-dualities
Bài viết về cảnh quan văn hóa, nghệ thuật và hoạt động xã hội của người Việt hải ngoại tại Berlin trên tạp chí Kapitál (2023): https://drive.google.com/file/d/1T_1wcEQu7W3tIXk430mMfrpGoLP6SWkU/view
Bài viết về studio visit "Về điểm bắt đầu - tác phẩm sơn mài sông Hồng" với Veronika Radulovic trong khuôn khổ Berlin Asia Arts festival (2023): https://stadtsprachen.de/en/text/studio-visit-lackarbeit-zum-roten-fluss-with-veronika-radulovic/
. Một bài thơ của mình cũng trên trang Stadtsprachen: https://stadtsprachen.de/en/text/a-qu99r-w4y-of/
Một số bài dịch trên trang VCAD (Vietnam Contemporary Art Database)
Nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-minh-thanh/
Nghệ sĩ Vũ Dân Tân: https://vcad.org.vn/vi/artists/vu-dan-tan-vi/
Nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-trinh-thi/
Các dự án về chủ đề di cư người Việt tại Đức:
Dịch tiếng Việt cho dự án triển lãm & lưu trữ online De-Zentralbild: https://dezentralbild.net/vi/
Workshop phim - thảo luận cộng đồng coconut jelly trong khuôn khổ Wandering Salon festival (Berlin, 2023): https://www.instagram.com/p/CuBoeiPsspK/?igshid=MzRlODBiNWFlZA==
Dịch tiếng Việt cuốn "Tưởng nhớ để thay đổi: Tưởngniệm Phan Văn Toàn“" (cùng nhóm dịch chẻo lẻo), dự án của nhóm sáng kiến Phan Văn Toàn và korientation: https://phanvantoan.de/
Dịch và nói tiếng Việt trên số radio "Công trình tưởng niệm cho ông Nguyễn Văn Tú – trễ nải và gây tranh cãi" (2024): https://www.radioconnection-berlin.de/das-denkzeichen-fuer-nguyen-van-tu-umstritten-aber-ueberfaellig/
Hiện tại mình đang thực hiện dự án translated beings cho người trẻ queer Việt tại Đức: https://www.instagram.com/translated_beings/
3 notes
·
View notes
Text
Câu chuyện số 1 :
Dạo gần đây mình đang dịch một quyển truyện. Đây là quyển truyện đầu tiên mình dịch sau 3 năm tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.. hmm, dạo đầu cũng khó khăn vì vẫn có quá nhiều những khó hiểu mà khiến mình nghĩ rốt cuộc 3 năm chữ thầy trả thầy hay sao mà không dịch nổi. Nhưng cũng may khi mọi thứ dần dần đi vào quỹ đạo, mình đã tìm thấy được một niềm yêu thích khác của bản thân và chuyên chú được với nó...
Lý tưởng là điều gì đó rất khó miêu tả, vì nó không hình không dạng nên mình không biết phải diễn tả nó ra sao để những người thân bên cạnh mình hiểu và đồng ý với mọi quyết định mà mình đưa ra... Trên thế giới này, sẽ có những người có thể vì lý tưởng mà không màng điều gì, không màng kết cục, không màng được mất, tất nhiên là những người đó có thể sẽ chỉ chiếm một phần tử nhỏ trong số hàng triệu những phần tử lớn. Nhưng đâu có sao, tuổi tác không phải là thứ cản trở ta tiến bước, nó là thứ mang tới cho ta nhiều bài học hơn mà.
Câu chuyện mình dịch có tựa 《Phía Bắc Vùng Xích Đạo》 được cập nhật mỗi ngày một chương trên Wattpad và Dtruyen.com!
Mọi người có hứng thú có thể vào đọc ủng hộ (^-^)/ Câu chuyện của anh chị nhà mình khá thầm lặng. Không có những khúc gay cấn, chia xa, hận thù, đấu đá... nó chỉ là câu chuyện bình dị về lý tưởng của mỗi một người trong số họ mà thôi.
Câu chuyện số 2 :
Mình đưa ra một quyết định mà có thể trước nay mình vẫn chưa từng nghĩ tới, đó là chuyển sang một nhà hàng khác làm việc. Điều đó đồng nghĩa là mình sẽ không còn được làm việc cùng thầy nữa. Gần ba năm qua, mình chưa từng rời xa thầy, vì mình vẫn luôn nghĩ dù có đi đâu, thì mình chắc chắn vẫn sẽ làm cùng thầy cho tới khi một ngày nào đó thầy phải về lại TQ. Nhưng nhiều khi mọi thứ luôn bị hiện thực đánh gục, dù có muốn hay không muốn, ai ai cũng phải phục tùng theo nó.
Mấy hôm nay mình luôn thấy có chút day dứt, mình phải chia xa quá nhiều người, mình chẳng nỡ vậy. Tình cảm có thể sẽ mãi bền vững được theo thời gian ư? Mình bận bịu, không có thời gian gặp được thầy, gặp được 阿额, sao có thể chắc chắn họ đều sẽ nhớ tới mình đây? Nếu một ngày bị thầy, hay bị 阿额 quên lãng, nhưng bản thân mình lúc đó vẫn chưa thể học nổi cách thích ứng với m��i trường hoàn toàn mới thì sao? Liệu mình có chịu được không? Có còn cố gắng nữa không?
阿额 là một cô gái tốt, là một người bạn tốt, mình không biết học cách kết bạn, nhưng những người cùng tần số bao giờ cũng tự hút được nhau mà, không phải sao. Cho nên, thời gian qua lâu như vậy, chúng mình mới lại càng thân thiết, và vẫn muốn giữ mối quan hệ thân thiết này tới mãi về sau. Mình không biết phải làm cách nào mới làm được như vậy, mình không muốn mọi thứ được xây dựng lên rồi lại tan biến như mây khói.
Câu chuyện số 3 :
Hôm qua mình hẹn mọi người ăn chia tay trước khi mình sang một nhà hàng mới, bạn bè mới, môi trường mới, mọi thứ đều mới. Mặc dù mình không hề thích điều đó, nhưng vì tương lai phía sau, nhiều khi mình vẫn sẽ phải làm một vài chuyện mà mình luôn miệng nói là không thích ấy.
Mối quan hệ của nnhững con người này khá kì lạ, có thân , có không thân, có ghét, có không chung tiếng nói, nhưng thực ra chẳng ai quan tâm tới việc đó, mọi người chỉ biết rằng bờ vai của ai cũng vững chãi để có thể làm điểm dựa cho nhau.
Mình nhớ các bạn ấy rất nhiều, có những người đã lựa chọn rời đi, có những người lựa chọn ở lại. Nhưng lại không ai đi cùng với mình sang ngôi nhà mới. Nhiều khi trên con đường độc hành ấy, mình cứ đi mãi, đi mãi rồi chợt nhận ra họ vẫn sẽ đứng ở nơi khởi điểm vẫy tay chào mình, mình quay đầu lại thấy họ vẫn ở đó nhưng không thể quay đầu lại được, họ cũng không hề bước đến bên mình mà chỉ hét to cổ vũ mình cố lên, tiếp tục tiến về phía trước đi, mình cô độc khóc lóc, sau đó lại tự cổ vũ bản thân rồi cắn răng tiếp tục tiến về phía trước.
Thân thiết phải 24/24 ở bên nhau ư? Thực ra chúng mình đâu có thân thiết, chúng mình chỉ là có ti���ng nói chung (chung việc thích đàn đúm, thích nói tục, thích ba hoa, thích xen vào việc người khác). Chúng mình vẫn đang là những cá thể độc lập phải sống cộng sinh vào một ai đó để thấy được cảm giác tồn tại của bản thân. Mình luôn rất vinh hạnh vì quãng đường đời này có quá nhiều kỉ niệm đáng trân quý, đáng để lưu giữ. Mình tin rằng, mình của mười năm sau, à không, có thể là cả hai mươi năm sau khi đọc lại được những gì mình đã viết, chắc chắn sẽ không hối hận vì những gì đã trải qua, cái mình hối hận chắc sẽ chỉ là câu văn vẫn chưa được chau chuốt cho lắm mà thôi!
Câu chuyện số 4 :
Hoàn đã sang nơi mà em ấy vẫn hằng mơ ước, trước khi đi chúng mình có gặp nhau một lần. Hôm đó mình đã gửi tới thông điệp vũ trụ cho em ấy rằng "phải luôn hạnh phúc, sống tốt học tập tốt, đi theo tiếng gọi của con tim". Và thông điệp mình nhận lại được là câu nói trong hình. Thực ra hôm ấy mình rất ngại ngùng, gặp em ấy xong chẳng biết nói gì, mình luôn như vậy, trước khi gặp mặt thì cứ như anh hùng, sau khi gặp mặt thì lại câm như hến, nhưng mình biết em luôn hiểu tấm lòng của mình. Và mình vui vì em vẫn sẵn sàng chấp nhận nó. Mình không muốn nói quá nhiều vì sợ có thể lời chúc sẽ kkhông được như ý nguyện, vậy thì hãy cứ thuận theo tự nhiên đi. "THUẬN THEO TỰ NHIÊN!"
Câu chuyện số 5
Mình và anh trai không thân nhau cho lắm, nhưng được cái ông trời ưu ái ban tặng cho mình người “anh trai” khác dòng máu, chắc khác nhau cả về mặt tín ngưỡng và ngôn ngữ luôn ^^ Kỉ niệm mặc dù không nhiều nhưng mỗi lần gặp mặt đều mang lại cho mình một cảm giác thân thiết không thể diễn tả.
Anh ấy nghỉ rồi nên sẽ chẳng còn những lúc mình léo nhéo gọi...
“Anh già, em muốn uống trà sữa” - “Vâng mời cô order.” Lúc nào cũng ghét bỏ nói uống thì béo chết mẹ mày nhưng lại là người bỏ tiền mua cho mình đầu tiên.
“Anh già, đi lấy cho em cốc nước.” - “Ôi chắc cô là mẹ tôi” nhưng vẫn lọc cọc đi lấy cho mình.
“Anh ơi cho em tiền đi, em mua dâu tây” Nói đoạn nhiều lần vẫn móc tiền ra đưa cho mình, “Mẹ nó chứ lắm mồm thật mà, đây cho cô.”
“Sao mọi người ai cũng lựa chọn rời đi vậy chứ” - “Vì đâu phải ai cũng xác định sẽ gắn bó mãi ở đây, em phải học cách quen dần với sự chia xa thôi”
Phải, chắc tại mình cũng quen rồi nên thực ra mặc dù vẫn mang theo nỗi mất mát nho nhỏ, nhưng nó không khiến mình dằn vặt bản thân, không nguôi ngoai được như trước nữa.
Kỉ niệm ngày thứ 955 làm việc Haidilao. Mình cảm ơn tất cả mọi người .... 🫶
37 notes
·
View notes
Text
Người “đại khí” sẽ có sức hút riêng của mình.
1. Thản nhiên đối mặt với khốn cảnh
Vào thời nhà Đường, sau thất bại của “Cải cách Vĩnh Trinh”, Lưu Vũ Tích bị giáng chức từ quan Đại thần xuống một chức quan nhỏ ở vùng biên cương. Quan Tri huyện địa phương đã dùng đủ mọi cách để gây khó khăn cho ông, buộc ông phải rời khỏi nha môn và sống ở một nơi hoang vắng ở phía Nam thành phố. Không ngờ Lưu Vũ Tích không những không tức giận, mà còn cảm thấy sống đối diện với dòng sông cảnh sắc hữu tình, lập tức viết một câu đối có tiêu đề “Bạch phàm” và dán lên cửa.
Khi Tri huyện biết được chuyện này, ông ta rất tức giận và buộc ông phải chuyển đến một vùng nhỏ hẹp ở phía Bắc thành. Tuy nhiên, Lưu Vũ Tích cảm thấy ngôi nhà ở phía Bắc thành tuy nhỏ nhưng lại nằm ở ven sông với những hàng liễu bên bờ, làm nơi đây trở thành một thế giới khác biệt. Sau đó ông viết bài thơ: “Dương liễu thanh thanh giang thuỷ bình, thân tại Lịch Dương, tâm tại Kinh”, có nghĩa là, cây dương liễu xanh xanh, nước sông phẳng lặng; Thân tại Lệ Dương, tâm tại Kinh.
Tri huyện liền nổi giận đùng đùng, cuối cùng sắp xếp cho ông đến một nơi hẻo lánh trong thành. Lần này không có thuyền buồm, không có sông, không có liễu, chỉ có một cái bàn, một cái ghế và một chiếc giường. Không ngờ đối mặt với tình cảnh khốn cùng như vậy, Lưu Vũ Tích lại lấy cảm hứng và viết một bài thơ lưu truyền cho đến ngày nay: “Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh. Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh”, có nghĩa là, núi không tại cao, có tiên thì nổi danh; Nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh. Đây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho.
Trong “Kinh dịch” có viết rằng: “Khúc thành vạn vật nhi bất di”, có ý rằng, tựu thành trọn vẹn muôn vật mà không bỏ sót. Sự phát triển của vạn vật trên thế giới không phải là một đường thẳng. Cũng giống như con người trong hành trình nhân sinh của mình, có lúc bước lên đỉnh cao danh vọng tài phú, đạt được thành tựu to lớn, nhưng cũng có lúc rơi xuống đáy vực, gặp phải đủ mọi vây khốn.
Trong những năm bị giáng chức, Lưu Vũ Tích luôn tuân thủ nguyên tắc “làm lợi ở dân”, thực hiện giáo dục văn hóa dựa trên tình hình thực tế của địa phương xa xôi, lạc hậu nơi đây, phát triển văn hóa, giáo dục, nỗ lực khai sáng trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, phổ biến, phát huy kỹ thuật canh tác tiên tiến vùng Trung Nguyên, tăng cường phát triển sản xuất, sưu tầm rộng khắp các bài thuốc dân gian, biên soạn sách y học, phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.
“Đại khí” của Lưu Vũ Tích chính là sự điềm tĩnh. Khi gặp sự việc có thể nghĩ được thông, cầm lên được nhưng cũng có thể buông xuống được, lúc nào nên tiến lúc nào nên lùi, thận trọng, trầm tĩnh và kiên định không dễ dàng lay chuyển.
Khi gặp phải nghịch cảnh, chúng ta nếu có thể giống như dòng suối, không bị vướng bận vào những khốn cảnh trước mắt, mà có thể chuyển sang hướng khác và tiến về phía trước. Đi đâu cũng có đường, đâu đâu cũng có cảnh sắc, lúc nào cũng cảm thấy an ổn. Nhìn bên ngoài có vẻ như bạn đang trôi theo dòng nước vô định, nhưng chỉ cần bạn ôm giữ hoài bão trong tâm, ngay cả khi bạn tiến về phía trước gặp phải một khúc bẻ ngoặt, cuối cùng bạn cũng sẽ hòa mình vào biển cả.
2. Khi bị chỉ trích có thể làm được điềm tĩnh mà không tranh cãi
Lâu Sư Đức là một vị quan thời nhà Đường, ông rất khoan hậu. Nhưng Địch Nhân Kiệt không đánh giá cao ông và cho rằng ông làm bộ làm tịch.
Sau đó, Địch Nhân Kiệt tới Bắc Kinh làm Tể tướng. Võ Tắc Thiên vô cùng kinh ngạc khi thấy Địch Nhân Kiệt coi thường Lâu Sư Đức, vì vậy đã nói với Địch Nhân Kiệt rằng, sở dĩ ông có thể làm quan trong Triều đình chính là nhờ sự tiến cử của Lâu Sư Đức.
Hóa ra trước sự chế nhạo của Địch Nhân Kiệt, Lâu Sư Đức không bao giờ tranh luận, ngược lại, ông lại lấy ơn báo oán và tiến cử Địch Nhân Kiệt đến Bắc Kinh làm quan. Sau khi Địch Nhân Kiệt biết được sự thật, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và không bao giờ nói xấu Lâu Sư Đức nữa.
Người quân tử cần phải nhẫn được những điều người khác không thể nhẫn, dung thứ được những điều người khác không thể dung thứ, đối xử khoan dung rộng lượng với người khác, đây là biểu hiện bên ngoài của sự tu dưỡng của một người. “Đại khí” của Lâu Sư Đức cũng khiến Địch Nhân Kiệt buông bỏ những định kiến trong lòng.
Thể diện không phải là tranh giành mà có được, công trạng cũng không phải cướp đoạt mà đắc được, mà là có thể biết cương biết nhu, tùy việc hành sự.
Cổ nhân nói: “Quân tử hòa hợp nhưng vẫn khác biệt, còn tiểu nhân đồng nhất nhưng không hòa hợp”. Trong cuộc sống, mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu một mực tranh luận một cách mù quáng thì ngược lại sẽ bị coi là ngụy biện. Việc người khác xúc phạm, vu khống là điều khó tránh khỏi, dung thứ cho người khác mà thoái lui không tranh đấu với họ, lấy đại cuộc làm trọng mới là điều quan trọng.
Trong lòng có núi sông, có thể tĩnh lặng không tranh chấp. Như vậy, bạn sẽ không bị mắc kẹt trong những gì người khác nói, không bị ám ảnh bởi những chiến thắng nhất thời và cũng không đánh mất chính mình.
3. Truy cầu mà không đạt được thì nên buông bỏ
Trên con đường nhân sinh, theo đuổi thỏa mãn dục vọng và ham muốn của bản thân không bằng học cách xem nhẹ và buông bỏ. Được mất thắng thua là trạng thái bình thường trong cuộc sống.
Có một câu chuyện như thế này: Có một người đánh cá rất may mắn, mỗi lần ra khơi đánh bắt đều thu về được đầy thuyền cá.
Vào một ngày nắng đẹp và ông đang ra khơi như thường lệ, ông mới đánh cá được một lúc thì bất chợt một cơn cuồng phong ập đến. Thấy trời sắp mưa to, người đánh cá biết rằng chiếc thuyền nhỏ của mình không thể ở trên biển quá lâu. Nhưng không khỏi cảm thấy tiếc nuối, vì nếu bắt thêm vài con cá nữa thì có thể lấp đầy thuyền như thường lệ.
Thế là, người đánh cá quyết định đánh cược một phen, bất chấp mưa gió, quăng lưới lần cuối. Tuy nhiên, khi lưới đánh cá của ông đầy ắp cá và ông đang cố hết sức để kéo lưới thì cơn bão dữ dội nối tiếp nhau ập đến. Khi sóng lớn ập đến, thuyền của ông đã bị lật, người đánh cá và cá trong nháy mắt bị sóng nuốt chửng.
Người ngư dân chỉ vì trong tâm không đủ thỏa mãn với những gì đang có, không những không thể thắng lợi trở về, mà còn phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Có những lúc trong cuộc sống chúng ta cảm thấy quá mệt mỏi, chính là bởi vì chúng ta mong muốn quá nhiều, nhưng năng lực và sức nhẫn chịu của bản thân lại không đủ. Đôi khi, thay vì cố chấp ôm giữ, cứng đầu tiến về phía trước, nếu bạn có thể dũng cảm để buông bỏ thì cuộc sống sẽ tự nhiên nhẹ nhàng, thoải mái, ung dung tự tại.
Kỳ thực, buông bỏ đúng lúc không có nghĩa là bất tài hay không có năng lực, mà là có thể thấu hiểu được cục diện và nội lực của bản thân mình. Khi bản thân ôm giữ càng ít thì lại càng dễ tiến về phía trước. Suy cho cùng, việc truy cầu một điều gì đó mà không được là hết sức bình thường, cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo.
Nguồn: nguyenuoc
6 notes
·
View notes
Text
Năm 2025 – BẢN HÒA CA KHÉP LẠI MỘT CHU KÌ
🎯 Năm 2025, các con số hợp lại thành 9 (2+0+2+5=9). Số 9 tượng trưng cho sự kết thúc một hành trình dài, để lại những bài học quý giá và mở ra cánh cửa cho những khởi đầu mới. Giống như một du khách đã chạm đích sau bao chặng đường, mang theo những câu chuyện đầy ý nghĩa, sự từng trải và lòng biết ơn dành cho hành trình đã qua.
Nếu năm 2024 – năm số 8 – khiến bạn tập trung mạnh mẽ vào thành tựu vật chất, xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và theo đuổi thành công, thì năm 2025 là giai đoạn lùi lại, nhìn nhận toàn diện hành trình đã qua. Đây là thời khắc để buông bỏ, chữa lành và hướng đến các giá trị tinh thần cao hơn. Số 9 khuyến khích lòng vị tha, tinh thần cống hiến, và kết nối với những điều vượt ra ngoài lợi ích cá nhân.
🎯 Con số 9 cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và các học thuyết thần bí.
▪️ Trong Ấn Độ giáo, số 9 được xem là con số hoàn chỉnh và thần thánh, đại diện cho sự kết thúc chu kỳ trong hệ thập phân.
▪️ Theo thần thoại Trung Mỹ, chín vị thần cai trị chín đêm tạo thành một chu kỳ lịch, mang ý nghĩa về sự tái sinh và tuần hoàn.
▪️ Trong thần thoại Bắc Âu, số 9 liên kết với thần Odin và cây thế giới Yggdrasil, nơi chứa đựng chín thế giới đại diện cho mọi khía cạnh của vũ trụ. Odin đã treo mình trên cây này chín ngày để đạt được sự giác ngộ và hiểu được cổ ngữ rune.
▪️ Các nghi lễ Phật giáo cũng thường liên quan đến 9 nhà sư, tượng trưng cho sự giác ngộ và kết nối tinh thần.
▪️ Trong Cơ đốc giáo, số 9 đại diện cho chín quả của Đức Thánh Linh, như: tình yêu, niềm vui, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, tốt lành, trung tín, dịu dàng và tự chủ – những đức tính mà các tín đồ luôn hướng đến.
Tất cả đều chỉ ra rằng số 9 không chỉ là một con số mà còn là biểu tượng của sự kết thúc để bắt đầu mới, của giác ngộ để dẫn đến lòng từ bi bác ái.
🎯 Trong Chiêm tinh, số 9 tương ứng với ngôi nhà thứ 9, ngôi nhà của Nhân Mã, chi phối triết lý sống, tín ngưỡng, giáo dục cao cấp, và sự mở rộng thế giới quan. Đây là ngôi nhà thứ hai tính từ nhà 8, nên quá trình lột xác và tái sinh từ những gắn kết cực đoan giữa người và người, khiến bạn am tường và trưởng thành về tâm lí. Sẽ là nền tảng cần thiết để bạn tìm thấy sự giác ngộ, kết nối tinh thần, và mở rộng hiểu biết, sẵn sàng mang những bài học ấy chia sẻ với thế giới.
🎯 Theo Tarot, số 9 liên kết với hai lá bài Ẩn chính là The Hermit (IX), The Moon (XVIII), mang đến những thông điệp quan trọng cho năm 2025
▪️ The Hermit (Ẩn sĩ): biểu tượng rõ ràng nhất của số 9, khắc họa hình ảnh hình ảnh của người thầy tinh thần, kẻ lữ hành mang theo ngọn đèn soi sáng con đường. Đây là biểu tượng của hành trình nội tại, dừng lại để chiêm nghiệm và tìm kiếm ánh sáng trí tuệ từ bên trong. Trong năm 2025, The Hermit nhắc nhở rằng những câu trả lời mà bạn tìm kiếm không nằm ở thế giới bên ngoài, mà ở chính nội tâm. Đây là thời gian để lắng nghe bản thân, học cách buông bỏ và tập trung vào sự trưởng thành tinh thần. Hành trình này có thể cô đơn, nhưng đó là sự đơn độc cần thiết để bạn tái kết nối với chính mình.
▪️The Moon (Mặt trăng): Gắn với số 18 (1+8=9), lá bài này đại diện cho những giấc mơ, trực giác, và cả những ảo ảnh. Năm 2025 mang theo lời nhắc từ The Moon rằng không phải mọi điều bạn thấy đều là sự thật. Đây là lúc bạn đối mặt với những nỗi sợ sâu thẳm, chấp nhận những điều chưa rõ ràng, và để trực giác dẫn lối. Lá bài cũng khuyến khích sự nhạy cảm và lòng bao dung khi đối diện với những cảm xúc phức tạp của bản thân và người khác.
🎯 Năm 2025 – năm số 9 – không chỉ là cái kết của một chu kỳ mà còn là sự chuẩn bị cho chương mới của cuộc đời. Đây là thời gian để bạn buông bỏ những gánh nặng không cần thiết, chữa lành những tổn thương, và tìm thấy sự kết nối sâu sắc với chính mình cùng thế giới xung quanh.
Hãy để lòng vị tha và trí tuệ dẫn dắt, để bạn không chỉ khép lại một hành trình đầy ý nghĩa mà còn sẵn sàng bước vào những trải nghiệm mới mẻ với trái tim và tâm hồn rộng mở ^^
~MãNhânNgư~
2 notes
·
View notes
Text
Khô Bò Giàng Ơi
Khô bò Giàng Ơi là một món ăn vặt nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến với hương vị độc đáo và kết cấu đặc biệt. Đây là một món ăn phổ biến, thường được thưởng thức cùng với bia lạnh hoặc như một món ăn kèm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về khô bò Giàng Ơi:
Đặc điểm của Khô Bò Giàng Ơi
Hương vị: Thịt bò được ướp trong hỗn hợp gia vị, bao gồm ớt, tỏi, sả, đường và nước mắm, tạo nên vị ngọt, cay và đậm đà.
Kết cấu: Thịt bò thường được sấy khô cho đến khi đạt độ dai nhất định, có thể từ mềm dẻo đến rất dai tùy thuộc vào quy trình sấy.
Chuẩn bị: Thịt bò được cắt lát mỏng, ướp gia vị và sau đó sấy khô. Quá trình này có thể được thực hiện bằng cách phơi nắng, sấy gió hoặc sử dụng máy sấy.
Cách thưởng thức: Thường được ăn như một món ăn vặt, thường được kết hợp với bia, hoặc dùng làm món trang trí cho các món salad hoặc món ăn khác.
Ý nghĩa văn hóa
Thói quen ăn vặt: Khô bò là một món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam, thường được thưởng thức trong các buổi tụ tập và là một món ăn đường phố phổ biến.
Quà tặng: Khô bò chất lượng cao thường được dùng làm quà tặng trong các dịp lễ hội và các dịp đặc biệt.
Biến thể vùng miền
Các vùng miền khác nhau ở Việt Nam có thể có những biến thể riêng của khô bò, với một số khác biệt nhỏ trong cách chế biến và gia vị sử dụng.
Khô bò Giàng Ơi không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng của Việt Nam
Xem ngay món ăn tại Ăn Vặt Giàng Ơi để biết thêm nhiều món hơn nữa
#ănvặt #ănvặtgiàngơi
3 notes
·
View notes
Text
1. Chiều nay sau khi lắp đặt chuẩn bị hệ thống trình chiếu cho thư viện nhân ngày Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới lần thứ 24, ba chị em ngồi nói chuyện. Chị nhắc về anh Bình, người đàn ông gầy, hiền lành, trong một chủ nhật trời mưa lâm râm như hôm nay, đón nhận bình thản tin mình mắc K giai đoạn cuối. Người thủ thư này mình từng gặp từ thuở thư viện hoạt động dưới hiệu sách ông Hùng chạy xuống, hoạt động ra vào thường xuyên nên ấn tượng rất đậm.
Anh cùng vợ ra ở riêng sau sáu năm sống nhà ba mẹ vợ. Tự tay canh tác, xây nhà trên miền cát trắng Điện Dương mọc đầy xương rồng dại. Đất đai cằn cỗi phải thán phục trước ý chí con người. Nào bó rau, bí đao, gà, vịt, ngỗng, có bao nhiêu anh đem tặng anh em cơ quan nên mọi người đều yêu quý anh hết mực.
Trên đường vẫn gặp anh, thường à lên trong đầu anh này làm thư viện. Hôm nay nhìn lại thấy trống vắng. Dáng hình cũ, người thì về đâu. Người tốt thường vắng số. Ừ thì...
2. Thực hành điều này được một tháng, điểm lại thấy những nụ cười dần vui hơn đời sống thường nhật. Chuyện nhỏ thôi. Cụ thể là mình mua bánh kẹo, sữa ở tạp hóa rồi bỏ vào bao để sẵn trong người. Gặp đủ người trên lề phố, những phận người buôn bán hàng rong khi tờ vé số, tăm bông, kẹo cao su. Dúi quà vào tay thì họ cười, mình cười theo. Mình nghĩ bản thân mình phải tốt đã rồi mới tốt với xã hội được. Liệu mình trở nên tốt chưa, chẳng biết đàng nhưng mình vui với niềm vui nhỏ mình tạo ra. Nó làm mình thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn.
3. Bức ảnh này làm mình thích lắm. Tác giả chụp và viết vào ngày 26/04/2012 thế này đây:
This week I got a roll of film developed and a few shots are from late winter/very early spring, such as the one of the seed starts above. And I thought gosh, that seems so long ago. Everything was still brown outside then! Plus those kohlrabi and broccoli starts have grown so much since then, and that was encouraging, to see how far they've come.
Mùa đông này lẫn mùa xuân năm sau. Có những chiếc áo ấm được trao tận tay cho các em nhỏ vùng cao. Các em như những mầm su hào, bông cải xanh nứt vỏ nhú mầm lên cần được người chăm sóc. Và mừng thay, bao người đang thay nhau lội bùn, đạp đất để mang lên hy vọng cho em.
Vì một ngày mai tươi sáng.
9 notes
·
View notes
Text
Im lặng là vàng là câu tục ngữ đã xuất hiện từ lâu. Về nghĩa đen mà nói, nó chỉ ra rằng sự im lặng trong nhiều trường hợp có giá trị ngang với vàng – một kim loại rất quý. Về cơ bản, điều này là đúng. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện tại, rất nhiều người dùng ý nghĩa đó để ám chỉ một hành động khác. Hành động đó là gì? Vì sao họ làm như vậy?
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp bằng ngôn ngữ là phương tiện chính để con người hiểu nhau, cùng cộng tác, phát triển và xây dựng xã hội. Nhưng con người là một sản phẩm không hoàn thiện của tạo hóa, và do vậy, không thể tránh khỏi sự xung đột về các quan điểm khác nhau. Trong trường hợp này, ông bà ta đã đúc rút thành câu tục ngữ “Im lặng là vàng”.
Sư im lặng, nhường nhịn là cần thiết để giải tỏa căng thẳng, để các bên có thêm thời gian suy nghĩ, từ đó cùng nhau giải quyết vấn đề. Sự im lặng còn có một ý nghĩa khác, đó là thể hiện thái độ (bao gồm cả thái độ khinh miệt; giận dữ; hối lỗi..) của bản thân. Ở đây, sự im lặng có giá trị ngang với cả ngàn lời nói.
Tuy nhiên, cũng không thể không đề cập đến một khía cạnh khác liên quan đến sự vận dụng một cách tiêu cực câu tục ngữ này trong cuộc sống hiện đại. Sự sợ hãi, sợ trách nhiệm, sợ liên lụy, sợ vất vả, sợ bị trách cứ đã biến các bên tham gia thành những cá thể thụ động. Họ hoặc là tự gật đầu với tất cả các quyết định của cấp trên, làm thinh trước hành động sai trái của bạn bè, đồng nghiệp; làm ngơ trước những bất công mà một thời, họ được dạy rằng phải đấu tranh, phải dũng cảm chống lại nó.
….Mất niềm tin vào xã hội, mất niềm tin vào con người, mất niềm tin vào chính cuộc sống khiến ta nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy kẻ lợi dụng, và lâu dần, sự yếm thế khiến chúng ta trở nên yếu đuối, lệ thuộc và “im lặng”.
Tôi cũng muốn dẫn lại một câu tục ngữ khác “Lửa thử vàng, gian nan thử sức mạnh”. Vàng muốn thật phải được thử lửa. Niềm tin muốn có phải được thau rửa qua thời gian. Vậy nên, chúng ta hãy im lặng khi thực sự cần thiết, nhưng đừng bao giờ im lặng trước sự bất công, trước những hành động sai trái đi ngược với chuẩn mực của xã hội, trước những tư tưởng cực đoan mưu lợi ích cá nhân. Có vậy, sự im lặng mới là vàng đúng nghĩa. Sự im lặng đó mới thực sự giá trị cho tất cả các bên….
4 notes
·
View notes