worldresearchjournals
World Research Journals
36 posts
  Chia sẻ kiến thức dạy học, học tập cho giáo viên, trẻ em  
Don't wanna be here? Send us removal request.
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Phân tích 3 bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em
Cảnh đẹp ở địa phương em luôn là đề tài thú vị đối với các em học sinh, bởi mỗi vùng miền lại có một cảnh đẹp khác nhau như cánh đồng lúa, con đường đến trường, cảnh bãi biển, công viên, đêm trăng tròn,… Sau đây là top 3 bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em hay nhất của các bạn học sinh trên cả nước được Worldresearchjournals.com tổng hợp. Nào bây giờ chúng ta cùng phân tích và lập dàn ý bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em lớp 5, để các em có thêm nhiều ý tưởng hoàn thiện bài văn của mình nhé!
Cách làm bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em đạt điểm cao
Dàn bài chi tiết
Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích như cánh đồng mùa lúa gặt, con đường làng em đi đến trường, con sông quê em, …
Cảnh đẹp đó là gì?
Ở đâu?
Em đến vào dịp nào?
Tại sao em lại yêu thích cảnh đẹp đó?
Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình. Nơi đây có những cánh đồng lúa rộng mênh mông, có bờ đê thoai thoải, con đường làng gập ghềnh đất đỏ, con sông uốn lượn quanh ngôi làng của em,… Nhưng một nơi mà em luôn nhớ nhất mỗi khi đi xa là cánh đồng mùa lúa chín với đầy ắp những kỷ niệm trẻ thơ.
Thân bài:
Tả bao quát: Những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp như màu sắc, mùi vị, không khí,…
Ví dụ: Con đường làng quê em từ nhà đến trường vào sáng sớm như khoác trên mình bộ áo ánh vàng bởi những tia nắng sáng chiếu rọi
Tả chi tiết: 
Cảnh bao gồm địa hình như thế nào? (đồi núi, cánh đồng, cây xanh,…)
Cảnh đẹp trông xa như thế nào? Cảnh đẹp đến gần ra sao? (sáng sớm sương mờ, mây bao quanh, không gian tĩnh lặng,…)
Cảnh vào thời điểm đang tả đẹp như thế nào? (sáng sớm sương đọng lại trên cỏ, trưa bóng cây rợp mát, chiều ông mặt trời gác núi,…)
Sinh hoạt của mọi người trong cảnh đẹp (các bác nông dân vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ,…)
Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã miêu tả như là yêu mến, gắn bó, nhiều kỷ niệm, không muốn rời xa, mong có dịp được quay lại,…
Phân tích 3 bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em hay nhất
Bài văn mẫu tả một cảnh đẹp ở địa phương em số 1 – Cánh đồng lúa
“Quê hương là chùm khế ngọt” là nơi đã để lại những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Dẫu có đi xa, đi bao lâu, chúng ta vẫn luôn nhớ về quê hương. Quê hương em có biết bao cảnh đẹp. Mỗi sáng đi học em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa chín quê em.
Em sinh ra và lớn lên ở vùng một vùng quê nông thôn, nơi có những cánh đồng rộng mênh mông, cò bay thẳng cánh. Những buổi sáng mùa xuân được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín trong gió nhẹ thì thích thú biết bao. Cảm giác này có sức hấp dẫn đến mức có thể kéo những người đi xa phải nhớ nhung về nơi chôn rau cắt rốn. Sáng sớm ở quê thật thanh bình và dịu êm, khi tiếng gà gáy vang xa khắp xóm làng, cũng là lúc bình minh thức giấc sau một giấc ngủ dài. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng dường như thay áo mới, một chiếc áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muốn nơi. Rải rác trên khắp cánh đồng là bà con nông dân đang gặt lúa, những chiếc nón lá trắng nhấp nhô trên đồng, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Chiều đến, khi gió nhẹ thổi làm lúa khẽ lay động, âm thanh của vạn vật như đang thì thầm vào tai.
Em yêu cánh đồng lúa chín quê em. Nó gắn liền với kỷ niệm tuổi thơ của em, những buổi chiều cùng nhóm bạn trong xóm thả diều. Ngoài ra, cánh đồng lúa chín này đã mang đến những bữa cơm ngon cho các gia đình Việt Nam. Em mong rằng cánh đồng lúa có thật nhiều bội thu. Dù có đi đâu xa em cũng vẫn nhớ đến cánh đồng lúa thân yêu này.
Tả cánh đồng lúa chín
Bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em số 2 – Con sông 
Giữa thành phố Hồ Chí Minh xa hoa tráng lệ có một dòng sông mang nét đẹp rất riêng mà khi đi xa chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ, tên dòng sông ấy là sông Sài Gòn. Con sông Sài Gòn hiền hòa ôm trọn thành phố vào lòng là cảnh đẹp nhất luôn khắc khoải trong tâm trí em.
Dòng sông uốn lượn hiền hoà như một dải lụa trắng của các nàng tiên trong chuyện cổ tích. Lòng sông không quá rộng nhưng cũng không quá hẹp, đủ để cho những chiếc tàu vận tải vận chuyển hàng hóa giao thương dễ dàng. Nước sông Sài Gòn đậm vị phù sa nên nước sông lúc nào cũng đục. Mặt sông Sài Gòn vốn rất yên bình và phẳng lặng, nhưng vì những chiếc tàu vận tải chở hàng, sà lan chở cát đá chạy ì ạch, rồi ghe đò chở khách qua lại trên sông nên thành ra lúc nào cũng ồn ào, náo nhiệt. Hai bên bờ là thành phố sầm uất, tiếng cười nói và tiếng xe cộ chen lẫn nhau nghe thật vui vẻ. Dòng sông mộc mạc ấy vậy mà có thể gắn kết nhiều sắc thái thành th��� lại với nhau tạo thành một bức tranh hòa hợp đến khó tin.
Vào buổi trưa nắng gắt, mặt sông lặng đi, dòng sông hóa thành mặt gương. Nhưng đẹp nhất là dòng sông lúc vào đêm, khi ấy dòng sông hóa thành một bức hoạ lung linh ánh đèn với đầy đủ các tông màu. Bên cạnh đó, thành phố về đêm cũng là lúc sông Sài Gòn trở về vẻ tĩnh lặng và yên bình vốn có của nó. Nó yên bình tận hưởng từng cơn gió nhẹ và âm hưởng của thiên nhiên. Rồi chờ đến khi bình minh lên, phố phường thức giấc, dòng sông Sài Gòn khi ấy lại thức dậy và sôi động.
Sông Sài Gòn từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố. Em rất yêu quý sông Sài Gòn bởi nó gắn liền với tuổi thơ em, những buổi sớm tinh mơ cùng chạy bộ với ba và những buổi tối được ba mẹ chở đi hóng gió mát. Tất cả những điều này là một phần ký ức khó phai trong lòng em.
Tả con sông Sài Gòn
Bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em lớp 5 số 3 – Con đường làng
Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm sâu trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngày ngày, em bước từng bước chân quen thuộc trên con đường làng để đến trường. Tuy con đường làng quê em không rộng và đẹp như những con đường trên thành phố nhưng em vẫn rất yêu quý con đường này.
Con đường làng quen thuộc mà em hay đi đến trường nó quanh co và uốn lượn mềm mại. Con đường này chỉ đủ một chiếc xe tải nhỏ chạy qua và còn là con đường đất thô sơ giống như trong mấy bộ phim truyền hình Việt Nam thời xa xưa. Hai bên đường, cỏ cây mọc kín lối, đằng sau những hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát. Mỗi buổi sáng, khi mặt trời vừa toả nắng sớm, nhóm học sinh chúng em đều có mặt trên con đường làng đất này. Màu trắng của chiếc áo đồng phục trắng nổi bật trên con đường đất. Những tiếng cười rộn vang của từng nhóm học sinh cùng nhau đến trường trên con đường làng chính là cảm giác níu chân những ai xa quê.
Con đường làng đã trở thành một người bạn tốt của em ngay từ khi còn nhỏ, bởi nó gắn liền với nhiều kỷ niệm. Rồi sẽ có một ngày, em sẽ phải đi tiếp con đường này để đến một con đường mới. Dẫu có được đặt chân trên những con đường khác rộng lớn và đẹp hơn thì em vẫn không bao giờ quên con đường làng đất dẫn em về quê hương.
Tả con đường làng quê em
Để có thể viết một đoạn văn tả cảnh đẹp ở địa phương em đạt điểm cao, các em học sinh lớp 5 cần phải nỗ lực rèn luyện bằng cách tập viết thật nhiều, cũng như đọc, tham khảo và phân tích những bài văn mẫu hay có sẵn. Trên đây là dàn ý và 5 bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em hay nhất được Worldresearchjournals.com chọn lọc theo tiêu chí ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ ý và ngôn từ gần gũi. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ các em ôn luyện có hiệu quả.
Bài viết Phân tích 3 bài văn mẫu tả cảnh đẹp ở địa phương em đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/6X4N9kW
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Cách làm bài văn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Worldresearchjournals.com đã tổng hợp 3 bài văn mẫu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn chi tiết trong bài viết dưới đây để giúp các em học sinh lớp 5 nắm bắt được phương pháp làm bài văn. Các em học sinh và các bậc cha mẹ hãy tham khảo để đưa ra những bố cục và nội dung cơ bản của dạng đề này nhé!
Cách làm bài văn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn gây ấn tượng cho người đọc
Dàn bài văn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ (kỉ niệm vui hay kỉ niệm buồn) và ấn tượng của em đối với bạn trong kỉ niệm khó quên đó
Thân bài:
Giới thiệu chung về người bạn của em
Bạn của em là ai? (Hình dáng, tuổi, tính cách, đặc điểm mà em ấn tượng ở bạn,…)
Em và bạn đã chơi được bao lâu?
Kể về kỉ niệm đáng nhớ
Hoàn cảnh của kỉ niệm về tình bạn khó quên đó
Kỉ niệm đó diễn ra lúc nào? 
Lúc xảy ra sự kiện em và bạn đang làm gì? Những hành động, cảm xúc, suy nghĩ của cả em và bạn em
Sau khi xảy ra sự kiện đáng nhớ đó tình bạn của em và bạn như thế nào?
Kết bài: Tại sao đó là kỉ niệm đáng nhớ đối với em? 
3 bài văn mẫu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Bài văn mẫu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn – số 1
Trong chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm khó quên đối với người bạn thân của mình. Em cũng vậy, kỉ niệm về tình bạn để lại ấn tượng sâu nhất trong tâm trí em chính là lần trốn học đầu tiên trong cuộc đời cùng với Huy để đi xem trận bóng đá của các bạn làng bên.
Huy là bạn thân của em từ lúc bé, chúng em ở gần nhà nhau và học chung trường với nhau. Buổi trưa hôm ấy, trên đường đi học về, tình cờ em gặp Huy. Cậu ấy rủ em đi xem trận bóng đá của các bạn làng bên. Đó là một trận đấu đặc biệt, bởi trận đấu này quy tụ những chân sút giỏi của cả hai làng. Em cũng do dự không biết nên đi hay không vì buổi chiều em còn tiết học nhưng cuối cùng em đã quyết định đi một lát rồi về sớm để đi học. 
Em và Huy đi đến nơi tổ chức trận bóng đá là khu đất trống của làng bên khá xa trường. Khi đến nơi, không khí của trận bóng thật náo nhiệt. Một bên là đội đỏ của làng mình, một bên là đội xanh của làng bên. Mọi thứ đã sẵn sàng để bắt đầu trận đấu. Những cú đá tài nghệ của các tuyển th�� làm mọi người đều bị cuốn vào trận đấu. Hiệp một kết thúc và lúc ấy cũng gần đến giờ vào lớp của tiết học buổi chiều nhưng chúng em vẫn ở lại xem hiệp hai và quên luôn cả việc phải đi học. Sau 30 phút nghỉ giải lao, hiệp 2 bắt đầu diễn ra kịch tính hơn, cả hai bên bắt đầu ra những đòn tấn công nguy hiểm nhưng phải đợi đến màn sút luân lưu thì trận thi đấu mới có phần phân thắn bại. Chung kết đội làng bên thắng. Trận đấu kết thúc, lúc ấy bọn em mới biết đã muộn giờ học và tiết học chiều cũng gần kết thúc. Lúc ấy, em và Huy rất sợ ba mẹ la, nên bọn em quyết định đạp xe ra cánh đồng gần trường chơi rồi tính thời gian hết giờ học và về như mọi khi. Nhưng khi bọn em đang chơi ngoài cánh đồng thì trời đổ cơn mưa lớn, mà bọn em thì không mang áo mưa, thế là cả 2 đã cùng nhau tắm mưa vui đùa.
Sau hôm ấy, em bị sốt cao và phải nghỉ học. Cô giáo đến nhà thăm em và bảo với ba mẹ về việc hôm qua em nghỉ học, đúng lúc ấy Huy cũng sang thăm em và bạn ấy liền nhận hết lỗi về mình, tự trách bản thân mình tại mình nên em bị ốm. Thấy Huy lo lắng như vậy, em đã giải thích cho ba mẹ và cô giáo nghe. Ba mẹ và cô giáo tha lỗi cho em vì đã biết sửa sai. Hôm sau bạn sang giảng bài cho em vì em nghỉ học, bạn chăm sóc em tận tình chu đáo.  
Dẫu biết rằng đó là một việc làm sai trái và không nên làm nhưng giờ nghĩ lại em vẫn thấy rất vui. Đó là kỉ niệm mà có lẽ cả em và Huy sẽ nhớ suốt đời và không bao giờ có thể quên được. Và cũng sau lần trốn học này, Huy và em đã trở thành một đôi bạn thân với nhau cùng giúp đỡ trong học tập và cuộc sống.
Kỉ niệm trốn học đi chơi
Bài văn mẫu kể về một kỉ niệm khó quên về tình bạn – số 2
Tình bạn là một trong những điều quan trọng đối với mỗi người, nhất là khi còn là trẻ thơ. Với em tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh bởi khi ấy, chúng ta chỉ là những đứa trẻ ngây thơ, không chút tạp niệm và không có bất cứ điều gì ảnh hưởng đến tình bạn. Khi nhắc đến kỉ niệm khó quên đối với bạn thân, em liền nhớ đến Linh trong lần được cô giáo phân công cùng em đến thăm nhà Huy.
Linh là cô bé có vóc dáng nhỏ nhắn, mái tóc đen dài và thường được cột gọn gàng khi đến trường. Ấn tượng của em với Linh, bạn là học sinh giỏi nhiều năm liền ở lớp. Vua siêng năng lại sáng dạ, học đâu hiểu đấy và nhớ bài lâu, Linh được các bạn mến phục. Linh rất tốt, luôn giúp đỡ những bạn gặp khó khăn về học tập lẫn sức khỏe.
Em còn nhớ như in một sự việc khiến em cảm thấy vô cùng xấu hổ, sự việc ấy đã là một kỉ niệm đẹp, một bài học quý cho em về tình bạn. Huy là một thành viên trong lớp em, Huy đã nghỉ học 2 ngày không rõ lý do nên cô giáo và các b��n rất lo lắng. Em và Linh đến thăm nhà Huy theo sự phân công của cô giáo, vì lúc đó em là lớp phó kỷ luật của lớp và Linh là lớp phó học tập. 
Gia đình Huy rất khó khăn, bố mẹ mất sớm, nhà chỉ còn Huy với bà ngoại. Bà lại già và thường xuyên đau ốm nên những ngày qua, bà không ra chợ để buôn bán được. Lúc ấy, trong em vẫn chưa có sự cảm thông, em đã nói với Linh rằng: “Tụi mình chỉ cần báo lại cô tình hình thế là xong” nhưng Linh lại nói với em rằng: “Chúng ta cần giúp đỡ Huy”. Thế là ngay hôm sau, đều đặn ngày hai buổi Linh đến nhà Huy, có khi đến tối mịt mới về để giảng bài lại cho Huy. Thú thật, khi ấy em nghĩ Linh không còn thân thiết với em nữa. Em tỏ thái độ lạnh nhạt với cả Linh và Huy.
Hôm Huy trở lại lớp, cô giáo rất bất ngờ và nhận xét tốt về những kiến thức mà bạn Huy còn thiếu trong thời gian vắng mặt. Có được kết quả ấy, công của bạn Linh rất lớn. Ấy vậy mà khi được tuyên dương, Linh đã nói phần thưởng này cũng có sự góp sức của em, cả Linh và Huy đều cám ơn em. Thật ngại ngùng khi nghe, em lấy hết can đảm, hỏi Linh có giận mình không. Câu trả lời của Linh khiến em không thể nào quên: “Giận về điều gì, chúng ta là bạn thân với nhau mà”.
Tình cảm bạn bè rất đáng quý, đáng trân trọng nhất trong quãng đời học sinh. Không hài lòng vì ta chưa hiểu, khi hiểu thì ta sẽ quý nhau hơn. Sau lần ấy, em và Linh trở thành đôi bạn thân đến tận bây giờ.
Tình bạn đẹp nhất chính là tình bạn của thời học sinh
Bài văn mẫu tả một kỉ niệm khó quên về tình bạn – số 3
Nếu có cơ hội một lần nữa, em sẽ nói lời cám ơn Huy, cám ơn vì lúc ấy Huy đã là bạn em và mang đến cho em những kỉ niệm khó quên. 
Câu chuyện xảy ra vào năm em học lớp 2, do được sinh ra trong một gia đình khá giả và ba mẹ bảo bọc nhiều, từ nhỏ ba mẹ em luôn dặn em phải cố gắng học tập để không thua kém bạn nào. Ngày ấy, em đã hiểu sai nên trong lớp, em không mấy khi quan tâm đến các bạn xung quanh đang làm gì, không trò chuyện với bất kỳ một ai vì em nghĩ như vậy thật lãng phí thời gian. Suốt thời gian dài em không chơi với bạn nào cả, nhiệm vụ chính của em là học tập để giữ vững vị trí nhất lớp, em đã nghĩ như vậy! Rồi đến một ngày, Huy – bạn mới của lớp em lúc bấy giờ chuyển vào. Lần đầu nhìn Huy, bạn ấy rất năng nổ, em rất tò mò không biết bạn ấy học có giỏi không? Vì em không thích ai học giỏi hơn em cả. Và thật bất ngờ khi cô giáo bảo bạn ấy ngồi gần em, cô dặn em phải giúp đỡ bạn ấy học tập.
Giờ ra chơi buổi học hôm ấy, vẫn như mọi khi em đọc nốt cuốn sách còn đang dang dở. Thật ngạc nhiên, Huy không ra chơi với các bạn cùng lớp mà lại cứ ngồi cạnh em và ngắm nhìn cuốn sách trên tay em thật lâu. Thấy vậy, em quay sang hỏi “Bạn nhìn gì vậy?”. Huy mỉm cười và nói “Đó là cuốn sách tớ thích nhất”. Tiện lời, em nói với Huy: “Nếu bạn thích tớ sẽ cho bạn mượn”. Ấy thế mà, Huy rất phấn khởi, gật đầu và cám ơn em ríu rít. Sáng hôm sau, Huy kể với em về cuốn sách đó và hoàn cảnh gia đình Huy, thì ra gia đình Huy rất khó khăn nên sách vở bạn ấy là do hàng xóm cho. Câu nói khiến em nhớ mãi về Huy là “Quân là người đầu tiên cho Huy mượn những cuốn sách đắt tiền mà không ngại gia đình Huy”. Ngay lúc ấy, cảm xúc trong em thật vỡ oà.
Từ đó, em và Huy chơi rất thân với nhau. Em san sẻ những quyển sách hay em đang có cho Huy, còn bạn ấy san sẻ cho em những món ăn, trò chơi của tuổi thơ. Chúng em hợp nhau đến từng sở thích về món ăn, trò chơi, đọc sách. Nhưng rồi kết thúc năm lớp 4, Huy phải chuyển trường vê quê cùng với gia đình. Do điều kiện xa cách nên từ đó em đã không còn liên hệ với Huy được nữa.
Đối với em, Huy là một người bạn rất tốt, tinh thần lạc quan, tích cực của bạn ấy khiến tâm trạng em rất thoải mái. Em đã biết cách lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn. Kể từ khi Huy xuất hiện, em không còn cô lập bản thân với bạn bè xung quanh. Trước khi đi, Huy đã nói với tôi rằng: “Dù cuộc sống có khó khăn đến mấy thì chúng ta vẫn phải luôn vui vẻ nhé!”. Em đã thay đổi cách suy nghĩ kể từ khi gặp Huy. Cậu ấy đã khiến cuộc sống em trở nên thú vị hơn. Cám ơn Huy – người bạn thân đầu tiên của em.
Kỉ niệm với người bạn thân đầu tiên trong đời
Có lẽ ai cũng sẽ có những kỉ niệm đáng nhớ với bạn bè, thế nên với đề tài kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn, chắc hẳn các em học sinh sẽ rất thích thú. Mời các em tham khảo những bài văn mẫu kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn để có thể hoàn thành bài viết của mình thật cô đọng, súc tích. Các bậc cha mẹ cũng có thể từ dàn bài gợi ý để gợi nhớ về kỉ niệm tình bạn của chính mình và kể lại câu chuyện cho các bé. Nào bây giờ hãy kể về một kỉ niệm khó quên về tình bạn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc nhé các em!
Bài viết Cách làm bài văn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/GD907AM
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Hướng dẫn cách làm bài văn tả bạn thân hay nhất
Trong chúng ta ai cũng có những người bạn thân, nhưng để tả bạn thân hay nhất thì không phải học sinh nào cũng biết cách miêu tả. Khi tả về người bạn thân, các em học sinh lớp 5 cần chú ý những đặc điểm sau của bạn thân như ngoại hình, tính cách, tài năng và những kỷ niệm giữa em và bạn ấy. 
Worldresearchjournals.com đã chọn lọc ra những bài văn mẫu với ngôn từ miêu tả gần gũi để giúp các em học sinh rèn luyện cách làm bài văn tả bạn thân hay nhất. Mời các em và các phụ huynh cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cách tả bạn thân đạt điểm cao dành cho học sinh lớp 5
Dàn bài văn tả người bạn thân
Mở bài: 
Giới thiệu người bạn thân là bạn học cùng lớp, cùng trường hay cùng lớn lên,…
Ví dụ:
Em có một người bạn thân cùng học chung trường tiểu học với em. Bạn ấy là một học sinh khá giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép và chăm chỉ nên ai cũng yêu quý.
Bên cạnh những người thân trong gia đình thì Huy chính là người bạn thân thiết nhất của em. Bạn ấy là người đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn tấm bé.
Thân bài:
Ngoại hình
Mái tóc: Tóc ngắn ngang vai, tóc dài đen mượt, tóc xoăn,…
Vầng trán: Cao, rộng,…
Đôi mắt: Sáng, to, tròn, đen láy,…
Khuôn mặt: Bầu bĩnh, trái xoan,..
Dáng người: Cao, hơi thấp, cân đối,…
Làn da: Trắng sáng, ngăm đen,…
Ví dụ:
Bạn có khuôn mặt hình trái xoan rất đáng yêu. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi mắt. Mắt bạn to, tròn và đen láy. Bạn luôn nhìn mọi người với đôi mắt đầy thiện cảm, vì vậy ai cũng yêu mến bạn. Bạn có nước da trắng trẻo, mịn màng và thân hình cân đối giúp bạn có thể mặc quần áo đẹp dễ dàng. Bạn rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên. 
Tính cách
Hiền lành, dễ mến
Hay giúp đỡ bạn bè, tận tình hướng dẫn em và các bạn khác giải những bài tập khó
Bạn rất siêng năng và chăm chỉ trong học tập, hăng hái giơ tay phát biểu
Khi chơi thì bạn rất nhiệt tình và thoải mái với bạn bè
Tài năng, sở trường
Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng trường
Đàn và hát rất hay, bạn ấy là cây văn nghệ chính của lớp
Bạn hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú
Tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, học sinh giỏi của trường
Kỷ niệm giữa em và bạn thân
Bạn giúp em rèn luyện giải các bài toán, khắc phục nỗi sợ môn toán của em. Chính bạn là người chia sẻ những niềm vui trong học tập cũng như trong cuộc sống với em.
Kết bài: Tình cảm của em dành cho bạn
Ví dụ: Em rất yêu quý bạn. Chúng em sẽ cố gắng học tập để luôn là con ngoan trò giỏi và mãi là bạn thân của nhau.
3 bài văn tả bạn thân hay nhất
Bài văn mẫu miêu tả người bạn thân số 1
Hoàng Huy là người bạn vô cùng thân thiết với em. Chúng em vừa là những người hàng xóm, vừa là bạn học cùng lớp với nhau trong nhiều năm qua.
Cậu ấy là một chàng trai hiền lành và tốt bụng. Tuy mới lớp 5, nhưng cậu ấy đã sở hữu chiều cao của một vận động viên bóng rổ. Tuy nhiên, cậu ấy lại hơi gầy do không thường xuyên chơi thể thao. Huy có một mái tóc đen và thường được cắt ngắn gọn gàng rất phù hợp với khuôn mặt vuông chữ điền rất điển trai. Vầng trán cao và rộng, đôi mắt nâu đen sáng và hàng lông mày đậm. Làn da ngăm đen trong vô cùng khỏe khoắn. Điểm nổi bật nhất ở Huy là nụ cười tươi tỏa nắng với hai má lúm đồng tiền.
Tuy không giỏi thể thao nhưng Huy học rất giỏi, đặc biệt là môn Toán. Có những lúc em không hiểu bài, Huy luôn kiên nhẫn giảng bài cho em. Cậu ấy cũng chơi rất giỏi cờ tướng và hiện đang là thành viên chủ chốt trong đội tuyển cờ tướng của trường. Đối với thầy cô và bạn bè, Huy là một sinh ngoan ngoãn, hoạt bát nên luôn được mọi người yêu mến.
Với em, Huy luôn có một vị trí đặc biệt, bởi chúng em không chỉ là bạn bè mà còn là người anh em chia sẻ những niềm vui trong học tập và cuộc sống. Em hy vọng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của em và Huy luôn thân thiết như bây giờ.
Bài văn mẫu tả bạn thân cùng lớp
Bài văn mẫu tả người bạn thân của em số 2
Ở lớp, em có một người bạn rất thân là Hoàng Huy. Cậu ấy học chung lớp với em cũng đã 3 năm rồi.
Hoàng Huy có thân hình cao to, rắn chắc nhờ thường xuyên tham gia thể thao. Nước da của cậu ấy ngăm ngăm như màu da đặc trưng của những người con miền biển quanh năm là nắng. Trên khuôn mặt vuông chữ điền của cậu ấy lúc nào cũng là nụ cười tươi rạng rỡ. Chưa hết, Huy còn sở hữu một đôi mắt nâu sáng long lanh, lúc nào cũng ánh lên niềm vui vẻ. Chính nguồn năng lượng lạc quan, tích cực tuyệt vời ấy khiến ai cũng muốn làm bạn với Huy.
Ngoài ngoại hình điển trai, Huy còn là một học sinh gương mẫu của khối lớp 5. Cậu ấy vừa học giỏi, chăm chỉ, hiền lành, biết phụ mẹ bán hàng. Dù vậy, cậu ấy vẫn rất khiêm tốn và hòa đồng với bạn bè. Lúc nào cậu ấy cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn học. Đôi lúc có những bài học khó em chưa hiểu, Huy đã tận tình giảng giải lại cho em, cách giảng giải của Huy rất hay và thu hút.
Em rất yêu quý Huy và cảm thấy vui sướng khi được là bạn thân của Huy. Em mong rằng, tình bạn của chúng em ngày càng thắt chặt hơn nữa.
Bài văn mẫu tả về một người bạn thân số 3
Bạn bè là nguồn động viên, an ủi và cũng là động lực giúp chúng ta học tập tốt hơn mỗi ngày. Với người bạn thân, cậu ấy còn là chỗ dựa để ta chia s��� những kỷ niệm với nhau. Thật may mắn, khi em cũng có một cậu bạn thân tên là Hoàng Huy.
Em và Huy quen nhau trong một lần tình cờ được cô giáo sắp xếp ngồi kế nhau. Chúng em nhanh chóng làm quen và chia sẻ những bài học cùng nhau, lâu dần thân nhau lúc nào không biết. Năm nay, Huy tròn 10 tuổi nhưng thân hình cậu ấy lại cao to và rắn chắc hơn so với các cậu trai cùng tuổi. Huy có nước da mật ong trông rất mạnh mẽ. Tóc của Huy lúc nào cũng được cắt ngắn gọn gàng, sạch sẽ. Điều khiến em ấn tượng nhất ở cậu ấy là nụ cười tươi với hai má lúm đồng tiền. Khi cười, đôi mắt hí của cậu cũng cười theo. Nhìn cậu ấy vô cùng lạc quan và yêu đời.
Ở lớp, Huy là một học sinh được thầy cô và bạn bè yêu quý. Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn, chậm tiến. Hiền lành, ngoan ngoãn và học giỏi là những đức tính mà em quý nhất ở Huy. Đặc biệt, Huy có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc qua, cậu ấy đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động.
Là bạn thân với Huy, mỗi ngày chúng em đi học cùng nhau, làm bài tập cùng nhau, chơi cờ tướng cùng nhau … Em rất yêu quý Huy. Em mong rằng, sau này chúng em vẫn sẽ mãi thân thiết với nhau như bây giờ.
Bài văn mẫu tả bạn thân là con trai
Trên đây, Worldresearchjournals.com đã hướng dẫn các em cách làm bài văn tả bạn thân. Các em học sinh tham khảo dàn bài và những bài văn mẫu này để nắm được các bước viết một bài văn miêu tả về người bạn thân của em ngắn, hay, giàu cảm xúc và đạt điểm số cao trên lớp.
Bài viết Hướng dẫn cách làm bài văn tả bạn thân hay nhất đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/YD78q2W
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa & Bài tập áp dụng
Làm thế nào để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? Đây là câu hỏi quen thuộc nhưng không phải em học sinh nào cũng có thể trả lời được. Bởi vậy, hãy cùng World Research Journals theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và biết cách phân biệt cũng như luyện giải một số bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nhé!
Khái niệm
Từ đồng âm
Khái niệm từ đồng âm 
Các từ đồng âm: dùng để chỉ những từ có cách phát âm giống nhau (hoặc cấu trúc phát âm giống nhau) song nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. 
Ví dụ: Cục đá – đá banh. Có chữ “đá” giống nhau nhưng “cục đá” là danh từ chỉ đồ vật, còn “đá bóng” là động từ chỉ hành động.
Đặc điểm của từ đồng âm
Những từ đồng âm với nhau thì luôn đồng âm trong tất cả các bối cảnh được sử dụng.
Đồng âm giữa từ với từ chính là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này được triệt để khai thác khi chúng ta sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
Các loại từ đồng âm
Đồng âm giữa từ với từ gồm:
Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.
VD: Con đường – mía đường (đều là danh từ)
Đồng âm từ vựng ngữ pháp: Các từ trong nhóm đồng âm với nhau, khác nhau về từ loại
VD: Ruồi đậu – xôi đậu (động từ – danh từ)
Đồng âm từ với tiếng (Từ loại này được sử dụng ở các cấp học THCS và THPT).
Trước khi phân biệt, các em nên nắm rõ khái niệm từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa là gì?
Từ nhiều nghĩa: có nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Trong đó các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
VD1: Ba mẹ cùng ngồi vào bàn (1) để bàn (2) công việc.
VD2: Bàn (3) phím của chiếc đàn piano này thật đẹp.
Trong ví dụ trên, chúng ta có từ đồng âm là: bàn (1) và bàn (2), còn từ nhiều nghĩa là: bàn (1) và Bàn (3).
Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi là nghĩa chính của từ).
Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển.
Vậy làm thế nào để học sinh phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Các em nên lưu ý: nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. Còn nghĩa chuyển được hiểu rộng ra từ nghĩa gốc.
VD1: Đôi mắt bé mở to. (1)
VD2: Quả na mở mắt. (2)
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng: “mở” (2) được dùng theo nghĩa chuyển vì“na mở mắt” có thể thay thế bằng “na đã chín”.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa rất dễ bị nhầm lẫn
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Giống nhau: cả 2 đều có hình thức âm thanh giống nhau về cách đọc và viết.
Khác nhau: từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau. Còn từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển
Ví dụ: “An được điểm chín” (chín: chỉ một con số)
và “Cánh đồng lúa chín” (chín: lúa đã có thể thu hoạch).
Trong ví dụ này, “chín” là từ đồng âm vì nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ:
“Cánh đồng bát ngát lúa chín” (nghĩa gốc).
“Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói” (chín: suy nghĩ kĩ càng, chín chắn).
Còn trong ví dụ này, “chín” lại là từ nhiều nghĩa. Từ “chín” trong “nghĩ cho chín” là nghĩa chuyển.
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa qua 4 đặc điểm:
Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nó làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.
Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển nhưng chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.
Từ đồng âm thì không thể thay thế trong nghĩa chuyển.
Bài tập để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Bài tập về từ đồng âm lớp 5
Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Đậu tương – Thi đậu – Đất lành chim đậu 
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo –cua bò.
Đáp án:
a)
Đậu tương: tên 1 loại đậu
Đất lành chim đậu: chỉ hành động đứng trên mặt đất bằng chân của chim
Thi đậu: thi đỗ vào nguyện vọng mong muốn
b)
Bò kéo xe: chỉ con bò
2 bò gạo: đơn vị đo lường là một lon sữa bò
cua bò: hành động di chuyển của con cua trên mặt đất bằng chân
Bài 2: Đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm sau: chiếu, kén, mọc.
Đáp án:
Chiếu:
Cô giáo lắp chiếc máy chiếu cho lớp xem phim tài liệu.
Mẹ em mới mua một chiếc chiếu rất đẹp.
Kén:
Nhà bà em có rất nhiều kén tằm.
Dì em là người rất kén chọn, mãi mà vẫn chưa chọn được chiếc túi vừa ý.
Mọc:
Mấy hạt đậu vừa gieo hôm qua mà nay đã mọc mầm lên giá rồi.
Thấy chú nhiệt tình mời mọc mãi, bố em cũng đồng ý sang uống rượu.
Bài tập về từ nhiều nghĩa lớp 5
Bài 1: Dùng các từ : nhà, đi, ngọt để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển)
Đáp án:
Nhà:
Nghĩa gốc: Các chú công nhân đang xây nhà.
Nghĩa chuyển: Mời các bác vào nhà chơi, để em bảo con gọi nhà em ra nói chuyện với cho vui ạ.
Đi:
Nghĩa gốc: Hôm nay là ngày đầu tiên em đi học.
Nghĩa chuyển: Bà cố đã ra đi lúc tối qua rồi.
Ngọt:
Nghĩa gốc: Ly trà đào này pha ngọt quá!
Nghĩa chuyển: Nhìn xem! Lưỡi dao này cắt miếng đậu hũ thật ngọt.
Bài 2: Em hãy xác định nghĩa của các từ “miệng” và từ “sườn” rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
a) Miệng cười tươi, miệng rộng, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.
b) Xương sườn, sườn đồi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.
Đáp án:
Nghĩa gốc: miệng cười tươi, miệng rộng, há miệng chờ sung, xương sườn, hích vào sườn, hở sườn.
Nghĩa chuyển: miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn, sườn đồi, sườn nhà, sườn xe đạp, đánh vào sườn địch.
Trên đây là cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa kèm ví dụ, bài tập tham khảo. Hi vọng qua bài viết này, các em sẽ nắm vững kiến thức về phần này để có thể đạt điểm cao trong môn Tiếng Việt. Chúc các em thành công!
Bài viết Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa & Bài tập áp dụng đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/JBgGE4c
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Cách làm văn tả cây bóng mát & một số bài mẫu tham khảo
Bài viết dưới đây của World Research Journals sẽ hướng dẫn cho các em học sinh cách tả cây bóng mát một cách cụ thể và chi tiết nhất. Mời phụ huynh và các em tham khảo!
Các bước lập dàn ý tả cây bóng mát
Tìm hiểu đề
Bài văn tả cây bóng mát thường là những cây thân gỗ, có tán lá rộng và mang đến bóng râm. Các em học sinh có thể lựa chọn các cây có bóng mát quen thuộc như: Cây bàng, cây phượng, cây bằng lăng, hay các cây ăn quả như cây nhãn, cây vải,…
Với đề văn tả cây bóng mát, các em có thể tả cây phượng
Những chú ý khi miêu tả cây có bóng mát
Nội dung không thể thiếu trong bài tả một cây bóng mát: hình dáng, đặc điểm như thân cây, lá, hoa, quả (nếu có)…), nơi trồng.
Để bài viết thêm sinh động và hấp dẫn, bên cạnh việc miêu tả đặc điểm của cây thì trong bài văn tả cây bóng mát các em có thể kể thêm về những kỉ niệm của bản thân gắn với loài cây đó.
Bài viết cần đảm bảo đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Dàn ý tả một cây bóng mát
Mở bài
Giới thiệu về một loại cây có bóng mát mà em yêu thích (cây nhãn, cây đa, cây phượng,…)
Thân bài
Vị trí của cây: cây được trồng ở đâu (ở trường, trong vườn, công viên,…)
Tả đặc điểm của cây:
Kích thước của cây (gồm chiều cao, chiều rộng của tán lá): thân cây to lớn hay mảnh khảnh? Cao hay thấp?… Tán lá rộng như thế nào? Có đủ che bóng râm cho nhiều người không
Đặc điểm, màu sắc của thân cây, lá cây, cây thay đổi khi ra hoa, kết quả
Vai trò của cây:
Cho bóng mát, giúp che mưa, che nắng cho mọi người,…
Cho trái ngọt, hoa thơm mỗi khi đến mùa,…
Kết bài
Tình cảm của em đối với cây như thế nào?
Hai bài văn tả cây bóng mát lớp 4 và lớp 5 cho phụ huynh và học sinh tham khảo
Tả cây bóng mát lớp 4: Cây hoa sữa
Hương thơm của hoa sữa vấn vương mỗi độ thu như trở thành một nét đặc trưng của Hà Nội. Hương thơm hoa sữa vấn vương cũng trở thành ký ức sâu đậm trong tuổi thơ của em.
Nhà em nằm trên con đường Nguyễn Chí Thanh của Thủ Đô – một trong những nơi được gọi với cái tên “thiên đường hoa sữa”. Những cây hoa sữa có từ lâu sừng sững mọc thành hàng thẳng tắp vừa làm đẹp cho con đường, vừa mang đến hương thơm dịu mát làm đắm say biết bao người yêu Hà Nội.
Cây hoa sữa với lớp vỏ nâu xù xì, thân cây thẳng tắp, phía trên vươn ra những cành cây to và chắc khỏe. Nhìn từ xa, những cây hoa sữa tựa chiếc ô khổng lồ giúp che mát cho cả con đường. Lá của cây hoa sữa màu xanh thẫm, nhỏ dài và mọc thành từng chùm riêng biệt. Điều làm nên vẻ đẹp của cây hoa sữa chính là hoa của nó. Những bông hoa nhỏ li ti, mỗi mùa đều mọc thành chùm. Hoa sữa không rực rỡ như hoa phượng, và không mỏng manh, tím dịu dàng như hoa bằng lăng mà mang một vẻ đẹp vô cùng thanh khiết và hết sức bình dị. Những bông hoa nhỏ xíu màu trắng ngà mọc thành chùm, mỗi chùm to chừng nắm tay của người lớn.
Cây hoa sữa là cây bóng mát
Hoa sữa không chỉ đẹp mà còn mang hương thơm không thể lẫn với bất kì loài hoa nào khác. Hương thơm nso cũng đã làm nên “tên tuổi” của con đường Nguyễn Chí Thanh và trở thành một nét đẹp của trời thu Hà Nội.
Cây hoa sữa không chỉ mang đến bóng râm, giúp che mưa, che nắng cho người đi đường mà còn để lại cho những người con Hà Nội một kỉ niệm khó pha nhòa mỗi lần xa quê.
Tả một cây bóng mát lớp 5: Cây vú sữa
Trời vào giữa trưa, ánh nắng mùa hè trở nên chói chang làm cho mặt đường trở nên nóng và bỏng rát. Thế nhưng, những tia nắng khó chịu ấy cũng chẳng thể chiếu đến khoảng sân trước cổng nhà em, vì ở đó được che chở bởi một tán lá rộng của cây vú sữa rất to.
Cây vú sữa
Cây vú sữa này được ông em trồng từ chục năm về trước. Từ một cây non nhỏ yế,u trải qua thời gian, cây vú sữa nay đã trưởng thành với dáng vóc to lớn cao tầm 4- 5 mét. Thân cây cao và to bằng một vòng tay của em. Bảo vệ cho thân cây là một lớp “áo” xù xì màu nâu đậm. Từ thân cây chính, bên trên mọc ra những cành cây khác nhỏ hơn. Nhìn xa xa, những cành cây ấy như những cánh tay khổng lồ. Lá của cây vú sữa chỉ nhỏ bằng bàn tay của em, một mặt lá nhẵn bóng màu xanh thẫm, khi sờ vào có cảm giác mịn màng, mát lạnh rất dễ chịu. Khác với mặt trên, mặt dưới của chiếc lá có màu nâu nhạt gắn liền với câu chuyện cổ tích cây vú sữa mà mẹ hay kể cho em nghe.
Tới mùa, quả vú sữa tròn, lớp vỏ căng bóng có màu xanh nhạt. Khi quả chín sẽ ngả dần sang màu tím hoặc màu đỏ đậm. Bên trong vỏ là lớp thịt mềm mại, ngọt ngào như cái tên của nó. Em thích nhất là ăn vú sữa chín cây vì lúc ấy quả vừa chín tới, lớp ruột ngọt và hương thơm ngào ngạt.
Vào những trưa hè nóng bức, cây vú sữa ông trồng không chỉ che chở, mang đến bóng mát cho nhà em mà còn là nơi nghỉ ngơi, hóng mát của cả gia đình vào mỗi trưa hè.
Em rất yêu cây vú sữa của nhà mình, em hứa sẽ chăm sóc thật tốt để cây mãi xanh tươi và cho những trái ngọt lành.
Trên đây là những hướng dẫn của World Research Journals cho đề bài tả cây bóng mát. Hi vọng qua bài viết này, các em sẽ có thêm nhiều kiến thức để học môn tiếng Việt tốt hơn. Chúc các em thành công!
Bài viết Cách làm văn tả cây bóng mát & một số bài mẫu tham khảo đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/NZYGJ9S
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Gợi ý mẫu tập làm văn dàn ý tả con chó lớp 4 chọn lọc
Để nắm được cấu trúc và miêu tả con vật đủ ý các em cần chuẩn bị dàn bài cụ thể. Bài viết gồm các mẫu dàn ý tả con chó lớp 4 nhằm giúp các em hoàn thiện chủ đề này tốt hơn.
Dàn ý tả con chó lớp 4 đơn giản
Để tập làm quen với lập dàn ý văn tả con chó lớp 4, các em cần bắt đầu bằng dạng dàn bài cơ bản bằng phương pháp quan sát và sắp xếp ý. Tham khảo mẫu dàn ý đơn giản dưới đây.
Phương pháp để có dàn ý cơ bản chủ đề tả con chó
Mở bài
Dẫn bài để giới thiệu về chú chó mà em yêu thích. Ví dụ:
–        Nêu lý do vì sao em thích chó? Em gặp con chó ở đâu?
–        Tên của con chó là gì?
Thân bài
Giới thiệu nguồn gốc của con chó
–        Con chó giống gì? Bao nhiêu tuổi?
–        Trong tổng thể chó như thế nào? (Hiền lành, thân thiện, đáng yêu,…)
Tả hình dáng của con chó:
–        Thân hình của con chó như thế nào? (cao to, thấp bé, mập mạp,…)
–         Bộ lông của chó có màu gì? Dài hay ngắn? Em có thích vuốt ve bộ lông của chó không?
–        Đôi mắt chú có hình dáng như thế nào? (To tròn, sắc bén,…)? Khi nhìn vào mắt của chú chó em cảm thấy như thế nào?
–        Hình dáng đôi tai của chú chó như thế nào? Có phản ứng khi buồn hau vui?
–        Phần da mũi, và đệm chân của chú chó có màu sắc như thế nào? Cùng màu hay khác màu với bộ lông?
–        Cái đuôi của chú cho như thế nào? (to xù, dài mảnh,…) Có ve vẩy khi vui hay không?
–        Hằng ngày chú chó em thích thường làm gì? Khi ngủ khuôn mặt và dáng nằm của chú có thú vị không?
–        Chú chó có kén ăn không? Chú thích ăn món gì nhất? Em có thường chuẩn bị đồ ăn cho chú không?
–        Chú thường chơi trò chơi gì với em? Em thường chơi với chú vào thời điểm nào?
Kết bài
Bày tỏ tình cảm của em với chú chó. Ví dụ:
–        Em rất yêu quý chú chó nhà em, chú ấy như người thân của em
–        Gia đình em rất trân trọng chú chó, nhờ có chú mà không khí trong gia đình em nhộn nhịp hơn rất nhiều.
Dàn ý chi tiết tả con chó
Khi em đã nắm rõ cách lên dàn ý tả con chó đơn giản, các em cần luyện tập thêm cách lập dàn ý chi tiết để bài văn thêm rõ ý. Tham khảo dàn bài dưới đây để hiểu cách lập dàn ý chi tiết.
Lập dàn ý chi tiết để bài văn đủ ý hơn
       Mở bài
Để có dàn ý chi tiết hay, ở mở bài em cần tập trung về ý tưởng. Em cần viết ý giới thiệu về một chú chó cụ thể. Ví dụ:
–        Vật nuôi gần gũi và trung thành nhất với con người chính là con chó. Chúng vô cùng thông minh và quấn quýt với con người. Vì thế em rất thích chó, đặc biệt là chú chó Tom nhà em.
Thân bài
Tập trung miêu tả cụ thể về hình dáng, tính cách và các hoạt động của Tom
  Miêu tả cụ thể về hình dáng
–        Chú cho Tom nhà em thuộc giống chó béc giê nê chú rất cao và to
–        Lông: Chú có bộ lông màu nâu đen trông rất hùng dũng
–        Mắt: Đôi mắt của Tom hẹp và dài, thường nheo lại khi tập trung nhìn một thứ gì đó
–        Mũi: Chiếc mũi của chú hơi nhô ra về phía trước, hơi ươn ướt và rất thính. Chú thường dùng mũi để thăm dò mọi thứ xung quanh
–        Đuôi: Cái đuôi của chú rất dài, thường dựng lên khi thấy người lạ và ve vẩy khi gặp người quen
–        Tai: Cái tai của hình tam giác rất nhọn, luôn vểnh lên để nghe ngóng xung quanh
  Miêu tả cụ thể tính cách và hoạt động của chú Tom
–        Đối với người lạ và động vật khác, Tom trông rất hung dữ và khó gần. Nhưng khi đã thân quen, Tom sẽ trở nên ngoan ngoãn và quấn quít bên người.
–        Tom rất thích canh nhà, chỉ cần một tiếng động lạ hay một người lạ mặt xuất hiện, Tom liền nhảy ra thăm dò. Khi cảm thấy nguy hiểm, chú sẽ sủa thật to để cảnh báo mọi người trong nhà.
–        Ban ngày, đặc biệt vào buổi trưa, khi mọi thứ xung quanh trở nên yên tĩnh, chú sẽ ngủ rất ngon lành. Khi ngủ chú thường nằm dài bên hiên nhà với đôi tai và cánh mũi liên tục hoạt động, không quên nhiệm vụ canh nhà.
–        Tom rất thích chơi đùa với các thành viên trong gia đình em. Vì thế, bố em sắm rất nhiều đồ chơi chó chú như: bóng ném, xương chó giả,… để cùng chơi với chú. Khi buồn chán chú lại tới liếm em thật mạnh để rủ chơi cùng.
–        Tom rất trung thành và thông minh, có một lần em dắt Tom đi chơi nhưng lại để chú đi lạc mất. Vậy mà cuối ngày Tom vẫn nhớ đường về, nhờ vào chiếc mũi thính và trí thông  minh của chú.
Kết bài
Thể hiện rõ tình cảm của em dành cho Tom. Khẳng định giá trị của Tom trong lòng em. Ví dụ:
–        Đối với em Tom không chỉ là một người bạn mà còn là một người vệ sĩ dũng cảm. Nhờ có Tom canh cửa mỗi ngày mà em luôn cảm thấy an toàn.
–        Em sẽ chăm sóc Tom thật tốt để chú luôn khỏe mạnh và tiếp tục bảo vệ gia đình em.
Dàn ý bài văn tả con chó ngắn gọn hay nhất
Sau khi nắm rõ cách thực hiện các dạng dàn ý về chủ đề tả con chó lớp 4, các em có thể tự thực hành theo ý tưởng của mình. Các em có thể tham khảo dàn bài ngắn gọn dưới đây để có một bài làm vừa nhanh chóng vừa ấn tượng.
Mẫu dàn ý ấn tượng giúp em có thêm ý tưởng cho chủ đề tả con chó
       Mở bài
Giới thiệu sơ về nhân vật chú chó trong bài. Ví dụ:
–        Chó là loài vật nuôi trung thành nhất đối với con người. Điều đó được thể hiện rõ qua chú cho Lu nhà em – một chiến sĩ canh nhà dũng cảm.
Thân bài
  Miêu tả đặc điểm ngoại hình của Lu:
–        Bộ lông nâu đậm, dài phủ kín thân mình và rất mềm
–        Đầu Lu tròn và nhỏ xinh với đôi mắt đen láy trông rất đáng yêu
–        Bốn chân của chú nhỏ xinh, với đệm chân dày luôn giúp chú không bị đau khi hoạt động quá nhiều
–        Đôi tai dài che lấp hai bên má, lúc vểnh lên trông như những chú chó trong các bộ phim hoạt hình. Nhìn rất đáng yêu!
  Miêu tả đặc điểm tính cách của chó Lu:
–        Lu thường chạy quanh sân mỗi sáng để khởi động ngày mới
–        Nhìn Lu rất hiền nhưng hoạt động chú thích nhất là canh nhà
–        Lu luôn sẵn sàng sủa lớn và ngăn chặn khi thấy người lạ vào nhà. Chỉ khi bố mẹ hoặc em kêu lại Lu mới yên tâm lui về
–        Vào những ngày nắng ấm, Lu luôn dành thời gian tắm nắng
–        Tuy là chó những Lu rất thích ăn thịt gà, đặc biệt là thịt gà nướng. Vì thế, cứ mỗi cuối tuần nhà em lại nướng gà và không quên chia cho chú một phần thật thịnh soạn
Kết bài
Diễn tả suy nghĩ của em về chú chó của em. Đồng thời thể hiện tình cảm và mong ước của em với chó Lu. Ví dụ:
–        Lu chính là một chiến sỹ canh nhà dũng cảm, tuy người không quá lớn nhưng luôn sẵn sàng bảo vệ gia đình em. Quả thật chó là người bạn trung thành của con người, vì khi em vắng nhà, Lu luôn nhớ và mong em. Em mong rằng Lu luôn mạnh khỏe để bảo vệ và vui đùa cùng gia đình em.
Trên đây là những dạng dàn ý tả con chó lớp 4 được chọn lọc để các em có thể tham khảo. Mong rằng bài viết hữu ích và giúp các em đạt được kết quả tốt trong các kỳ kiểm tra và thi học kỳ.
Bài viết Gợi ý mẫu tập làm văn dàn ý tả con chó lớp 4 chọn lọc đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/RPOhept
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Top bài văn tả con mèo ngắn gọn cho học sinh tiểu học
Tả con mèo là chủ đề thường gặp ở chương trình môn Tiếng Việt tiểu học. Bài viết sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý và gợi ý văn mẫu tham khảo về chủ đề này.
Dàn bài văn mẫu tả con mèo cho học sinh tiểu học
Đề bài văn tả về con mèo thường gặp ở chương trình học của học sinh lớp 2 và lớp 5. Để đoạn văn tả con mèo lớp 2 được lưu loát và nhiều vốn từ hơn, các em cần chuẩn bị dàn bài chi tiết trước khi viết. Tham khảo các mẫu dàn bài hay nhất dưới đây.
Dàn ý sơ lược cho bài văn tả con mèo
       Mở bài tả con mèo mà em yêu thích
Các em cần dẫn chuyện để giới thiệu về con mèo nhà em. Trả lời các câu hỏi sau để có ý tưởng mở bài:
–        Vì sao em thích con mèo? Con mèo mà em thích nhà em có nuôi không?
–        Em gọi con mèo là gì? Ai đã giúp em làm quen với con mèo ấy?
Thân bài văn tả con mèo
Ở đoạn thân bài văn, các em tập trung miêu tả về ngoại hình, tính cách và hoạt động hằng ngày của con mèo. Viết văn theo thứ tự câu hỏi dưới đây để bài văn mạch lạc hơn.
–        Hình dáng tổng thể của chú mèo như thế nào? (thon dài, mũm mĩm, mập mạp)
–        Em có biết con mèo thuộc giống gì không? Bộ lông của mèo có màu sắc gì đặc biệt? (tam thể, trắng muốt, đen tuyền, nâu nhạt,…)
–        Khi chạm vào mèo em cảm thấy thế nào? (mềm mại, thích thú,…)
–        Tứ chi của mèo dễ thương không? Chân, mắt, mũi, tai, đuôi, đệm chân của mèo có gì khiến em ấn tượng? (đôi tai cụp xuống, đôi mắt long lanh, bộ ria mép lém lỉnh)
–         Chú mèo mà em thích thường làm gì mỗi ngày? Có trò chơi nào chú mèo đặc biệt thích không?
–        Chú mèo có thường chơi đùa với em không? Em và mèo thường chơi trò gì với nhau?
–        Mèo thích ăn món gì nhất? Em có thường xuyên chuẩn bị đồ ăn cho chú mèo ấy không?
–        Trong nhà mèo thân và quấn quít ai nhất? Mèo thường làm gì để thể hiện tình cảm với người chú quý mến?
Kết bài tả con mèo
Ở phần kết các em cần kết luận lại các ý trong bài văn. Dựa vào các ý sau để có phần kết ấn tượng nhất.
–        Thể hiện tình cảm của em dành cho mèo
–        Khẳng định giá trị của con mèo đối với gia đình và bản thân em
–        Trình bày mong ước, hy vọng của em dành cho mèo trong tương lai
Những bài văn miêu tả con mèo tham khảo hay nhất
Từ dàn ý mẫu ở trên, các em có thể áp dụng cho chủ đề tả con mèo lớp 5 để bài văn chi tiết và sinh động hơn. Tham khảo các bài văn dưới đây để có bài văn sống động và cảm xúc nhất.
Tập trung tả ngoại hình và thói quen của mèo
       Mẫu bài văn tả về con mèo đạt điểm cao
Từ lâu, vật nuôi đã trở nên phổ biến trong các gia đình Việt Nam, chúng được yêu mến và được xem như một thành viên trong gia đình. Trong đó, vật nuôi em thích nhất là con mèo, đặc biệt là cô mèo đáng yêu nhà em.
Cô mèo nhà em béo tròn bộ lông trắng muốt, nên em thường gọi cô là Tuyết. Lông cô rất dài, mỗi lần ôm vô em cảm thấy mềm mại và rất thoải mái. Đặc biệt nhất đôi mắt của Tuyết có hai màu: mắt trái màu xanh lam, mắt phải màu vàng nên trông cô rất cá tính. Đôi tai của cô trắng hồng, luôn vểnh lên để nghe ngóng những điều thú vị xung quanh. Cái mũi của Tuyết cũng trắng tinh, luôn ươn ướt hay ngửi ngửi để làm quen những điều mới lạ. Bốn chân của cô mập mạp nên trông hơi ngắn, mỗi lần Tuyết chạy trông rất đáng yêu. Cái đuôi của Tuyết thì vừa dài vừa mập, luôn ngoe nguẩy mỗi khi thích thú một điều gì đó.
Hằng ngày, Tuyết thường cuộn tròn ngủ trong góc bếp. Chỉ khi về đêm, cô mới bắt đầu hoạt động yêu thích, đó là bắt mèo. Có lần, em ăn bữa khuya ở phòng bếp, chợt em nghe tiếng loảng xoảng. Giật mình ngoái lại nhìn, em liền thấy Tuyết lao thật nhanh qua, khi đáp đất thì có một con chuột to dưới chân cô. Lúc ấy em thấy Tuyết thật cừ! Nhờ có Tuyết mà nhà em sạch sẽ hơn rất nhiều, vì thế em yêu quý cô hơn nhiều. Mỗi khi rảnh, em đều dành thời gian để vuốt ve, âu yếm Tuyết.
Đến nay, Tuyết đã trở thành viên không thiếu trong gia đình em. Chỉ không âu yếm cô một ngày là em đã thấy nhớ Tuyết rồi. Em rất yêu quý cô Tuyết nhà em – một người hùng diệt chuột tài hoa.
       Mẫu bài văn tả con mèo nhà em ngắn gọn
Nhà em có nuôi chú mèo rất lâu rồi, từ khi em còn nhỏ. Vì em và chú mèo lớn lên cùng nhau nên em xem chú ấy như một thành viên trong gia đình vậy. Em thường gọi chú là Bun.
Bun được bố em mang về nhà nuôi từ khi mới sinh ra được vài tuần, mà giờ chú đã gần 2 tuổi rồi. Chú có bộ lông tam thể, càng lớn màu lông càng rõ nét, pha trộn ba màu đen, trắng và vàng. Dáng người của Bun thon dài, bước chân chú uyển chuyển, chiếc đuôi dài ve vẩy trông rất kiêu kỳ. Vì thế em thường bắt Bun lại vuốt ve, âu yếm. Phần chân và đệm châm của Bun có màu đen tuyền, trông rất huyền bí. Đôi tai chú linh hoạt, khi buồn thì cụp xuống, khi vui liền vểnh lên.
Hằng ngày, Bun rất thích ra vườn nhà em để vờn bướm và bắt côn trùng. Chân của chú rất nhanh nhẹn, luôn thoăn thoắt để bắt được con mồi. Khi chơi mệt thì chú lại cuộn tròn ở hiên nhà, vừa tắm nắng vừa hưởng thụ giấc ngủ dài. Vì Bun rất thích ăn cá, nên em thường chuẩn bị đồ ăn cho Bun mỗi khi đi học về.
Trong nhà Bun yêu quý em nhất, nên em cũng rất thương chú. Em mong Bun luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh gia đình em.
       Mẫu bài văn tả con mèo lớp 2
Mèo là loại vật nuôi quen thuộc được rất nhiều người yêu thích, trong đó có em. Vì mèo có vẻ ngoài đáng yêu và thú vị khiến em cảm thấy vui vẻ khi chơi cùng.
Chú mèo nhà em có bộ lông đen tuyền trông bắt mắt, đi đến đâu cũng được nhiều người chú ý. Lớp lông của chú mượt mà và rất bóng, thân hình cao dài trông khỏe khoắn và rất oai hùng. Em rất thích ngắm nhìn hình dáng của chú. Mỗi ngày, khi học về chú mèo nhà em luôn chạy ra chào đón và quấn quýt bên chân em. Em thích nhất là chiếc mũi hay khịt khịt để thể hiện tình cảm của chú.
Chú mèo nhà em rất thân thiết với người, không những thế chú bắt chuột và côn trùng rất giỏi. Em và các thành viên trong gia đình em yêu quý chú ấy rất nhiều.
       Mẫu bài văn tả con mèo lớp 5
Mun là món quà sinh nhật vừa qua của em và em gái em. Vì hai chị em thường hát bài rửa mặt như mèo nên mẹ đã mua tặng chúng em.
Mun là loài mèo tam thể, bộ lông của cô có ba màu đen, vàng, trắng. Vì màu lông đen trên mình của chú nhiều hơn, nên em gọi chú là Mun. Bộ lông của chú rất mượt, trải đều trên thân mình mũm mĩm của Mun nên trông chú dễ thương vô cùng. Mun rất thích quấn quýt với con người, mỗi khi em ngồi học hay đọc sách Mun đề nằm gọn trong lòng bàn chân em. Mun cũng rất thích chơi đuổi bắt với chị em em vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Quấn quít người là thế, nhưng Mun rất dũng cảm. Về đêm, chú luôn tập trung đuổi chuột và bắt côn trùng trong nhà. Mun chăm chỉ kiểm tra từng ngóc ngách trong nhà, chỉ cần phát hiện ra con mồi, Mun liền dùng ngay cái chân nhanh nhẹn để bắt chúng. Chân của chú được trang bị một đệm chân rất dày, vì thế Mun có thể đuổi bắt chuột và côn trùng liên tục mà không cảm thấy đau chân. Sức mạnh của Mun rất bền bỉ, không một con chuột nào có thể vượt qua sức mạnh của chú.
Em và em gái em rất thương Mun vì chú đáng yêu và luôn giúp nhà em bắt chuột, góp phần làm sạch cho ngôi nhà. Mun là một chú mèo ngoan ngoãn và thân thiết với gia đình em.
Miêu tả hình dáng bắt chuột của mèo
Trên đây là hướng dẫn các em cách hoàn thành bài văn tả con mèo. Các em nhớ tập trung tả hình dáng, hoạt động và bày tỏ tình cảm với mèo. Đừng quên thực hành nhiều hơn tại nhà để có nhiều ý tưởng hơn.
Bài viết Top bài văn tả con mèo ngắn gọn cho học sinh tiểu học đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/ptFUVKP
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Văn mẫu tả con chó chọn lọc dành cho học sinh lớp 4
Đề bài tả con chó là bài tập làm văn thường gặp trong môn tiếng Việt lớp 4. Bài viết bao gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu chọn lọc giúp các em học sinh hoàn thành bài văn nhanh chóng hơn.
Gợi ý dàn bài văn mẫu tả con chó
Khi miêu tả về con chó các em cần quan sát và vận dụng trí tưởng tượng để câu văn được sinh động hơn. Vì thế, các em cần các dàn ý chi tiết để viết bài văn tả con chó hay nhất. Có hai cách mở bài cho dạng văn này, đó là: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp tả con chó. Các em có thể tham khảo những mẫu dàn ý dưới đây.
Lập dàn ý bài văn tả chó để bài văn mạch lạc hơn
Mẫu dàn bài văn miêu tả con chó 1
  Mở bài: giới thiệu trực tiếp về con chó
–        Con chó là một trong những loài động vật thông minh và thân thiết với có người nhất vì thế em rất thích con chó
–        Loài động vật thông minh, có thể giúp đỡ con người trong nhiều công việc chính là con chó. Vì thế chó là loài động vật mà em thích nhất
  Thân bài: giới thiệu nguồn gốc và miêu tả ngoại hình, sở thích của con chó
–        Nguồn gốc của loài chó là từ đâu? (từ giống chó sói, từ trong rừng,…
–        Con chó mà em thích là chó tây hay chó ta?
–        Hình dáng của chó có gì đặc biệt? Hình dáng của loài chó nào mà em thích nhất? (miêu tả chi tiết bộ lông, đôi mắt, cái đuôi, khuôn mặt)
–        Giống chó mà em thích có tính cách như thế nào? (khôn lanh, nhút nhát, năng động,…)
–        Chó có khả năng gì nổi bật? (thính, phát hiện người lạ, bắt mồi,…)
–        Mọi người xung quanh thấy chó như thế nào? (ngoan, trung thành, quậy phá,…)
  Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với loài chó.
Mẫu dàn bài văn tả con chó nhà em 2
  Mở bài: giới thiệu gián tiếp về con chó mà em thích bằng câu hỏi sau:
–        Giới thiệu nơi con chó xuất hiện đầu tiên: là nhà em nuôi hay nhà người thân, họ hàng em nuôi
–        Vì sao em lại thích con chó ấy
  Thân bài:
–        Vì sao con chó lại được nhận nuôi? (xin về nuôi, nhặt được,…)
–        Con chó thuộc giống chó gì? (chó cỏ, chó bull, chó Tây Tạng,…)
–        Lông của nó có màu gì? Kích thước của chó ra sao? Khuôn mặt và thân hình nó có gì đặc biệt?
–        Con chó mà em thích thường được mọi người khen như thế nào? Phản ứng của chó khi gặp người lạ và người quen có gì khác nhau?
–        Con chó em thích có khả năng gì đặc biệt không? Em thân thiết với chú chó ấy như thế nào?
  Kết bài: Khẳng định giá trị và tình yêu thương của gia đình dành cho chú chó.
Mẫu dàn bài văn tả về con chó 3
  Mở bài: Dẫn bài để giới thiệu về con chó. Ví dụ:
–        Từ nhỏ đến lớn nhà em chưa bao giờ nuôi một con vật nào. Vậy mà ít tháng trước, có một chú chó cỏ rất xinh chạy lạc vô nhà em. Từ đó, em có người bạn mới là con chó Vàng.
–        Những ngày hè nóng nực và không được đi học rất buồn chán, em lại chơi chung với cô chó Bông nhà em – người bạn thân thiết với em ngay từ nhỏ
  Thân bài: Chia làm 2 phần nhỏ:
–        Miêu tả ngoại hình chó: Tả khái quát về hình dáng, màu sắc, đôi tai, đôi mắt, cái đuôi,…
–        Miêu tả tính cách và hoạt động hằng ngày của chó
  Kết bài: Khẳng định giá trị của chó trong cuộc sống của em và bày tỏ tình yêu thương với chó
Top văn mẫu bài tập làm văn lớp 4 tả con chó chọn lọc
Sau khi có được dàn bài chi tiết, các em có thể bắt đầu viết bài văn tả con chó lớp 4 dễ dàng hơn. Tham khảo những bài văn mẫu dưới đây để bài văn của em mạch lạc hơn.
       Mẫu tham khảo tập làm văn tả con chó
Trong các loài động vật, em thích nhất là con chó. Nhưng nhà em lại không nuôi chó vì thế em thích chơi với con Vàng nhà anh Tuấn – hàng xóm nhà em.
Chó Vàng rất là dễ thương, từ lần đầu tiên nhìn thấy chú chó ở nhà anh Tuấn là em đã cảm thấy quý mến chó rồi. Em gọi chó là Vàng, vì bộ lông vàng nhạt rất bắt mắt của chú. Bốn chân của Vàng mũm mĩm, đệm bàn chân tròn tròn như cái măng cụt trông rất là đáng yêu.
Mỗi khi Vàng ngủ mắt vàng lim dim, nhưng hai tai không quên gác cửa, vểnh lên để nghe ngóng động tĩnh xung quanh. Hằng ngày, Vàng rất tinh nghịch, cứ mỗi chiều, chó Vàng lại chạy theo em đi khắp xóm để cũng vui đùa.
Tuy Vàng là chó của nhà anh không phải là con chó của em, nhưng em vẫn luôn thân thiết với Vàng. Em mong Vàng luôn khỏe mạnh để cùng nô đùa với em.
       Mẫu tham khảo bài văn tả con chó lớp 4 hay
Mẫu văn tham khảo tả con chó lớp 4 hay nhất
Vào dịp sinh nhật vừa qua của em, bố đã tặng em một cô chó tây rất đẹp. Em đặt tên cho cô ấy là Pu-đồ cùng tên với giống chó của cô.
Pu-đồ nhà em rất xinh, người nhỏ nhắn và chân rất ngắn vì mỗi lần Pu-đồ chạy quanh em trông rất là dễ thương. Lông của Pu-đồ xoăn và rất dài che hết phần trên của mắt cô. Bộ lông màu nâu kèm với đôi mắt tròn xoe, đen láy nên thoáng nhìn Pu-đồ giống như gấu bông vậy. Đôi tai thì dài và luôn cụp xuống nhìn rất đáng yêu.
Pu-đồ rất ngoan, hằng ngày khi thấy em đi học về đầu chạy ra đón, và nhảy mừng đón em. Vì là giống chó Tây nhỏ nhắn, nên Pu-đồ rất ít khi sủa, đôi khi gặp người lại cô chỉ ngửi ngửi để thăm dò và làm quen.
Em rất thương cô Pu-đồ nhà em, vì cô chó không chỉ là món quà sinh nhật mà còn là một người bạn rất thú vị. Em hi vọng Pu-đồ mãi luôn mạnh khỏe để tinh nghịch bên em và gia đình thật lâu.
       Mẫu tham khảo văn tả con chó lớp 4 ngắn gọn
Mẫu văn tham khảo tả con chó ngắn gọn
Trong các loài động vật, chó là loài động vật thông minh và thân thiết với con người nhất. Vì thế em rất thích nô đùa cùng chó, đặc biệt là chú chó Bông nhà em.
Chú chó nhà em là giống chó Cô-gi, thân rất dài và mập mà chân lại rất ngắn. Lần đầu nhìn thấy chú chó, em trông chú giống như cục bông vậy, vì thế em gọi chú là Bông. Bông có bộ lông hai màu, phần thân và đầu màu vàng nhạt, còn phần cổ và chân có màu trắng muốt. Mặt của Bông rất hiền lành, nhìn lâu sẽ thấy rất buồn cười. Em rất thích nhìn ngắm Bông mỗi ngày, vì mỗi lần nhìn chú em thấy rất thư giãn. Hai của tai của Bông thường xuyên vểnh lên để nghe động tĩnh xung quanh, khi có tiếng động lạ Bông liền thăm dò ngay.
Mỗi sáng, khi chuẩn bị đi học, Bông luôn chạy theo tiễn em đi học đến tận đầu ngõ. Chiều đến Bông lại quẫy đuôi, dùng bốn chân ngắn chạy tới chào đón em trông rất đáng yêu.
Em luôn yêu thương và trân trọng Bông. Em sẽ cố gắng chăm sóc Bông thật tốt để chú ở bên cạnh nhà em thật lâu.
Trên đây là các văn mẫu tham khảo chủ đề tả con chó giúp các em thực hành tốt hơn đề bài tập làm văn này. Các em nhớ lập dàn ý trước khi viết bài để bài văn có đủ ý và mạch lạc hơn.
Bài viết Văn mẫu tả con chó chọn lọc dành cho học sinh lớp 4 đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/BzKIXD0
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Top 5 văn mẫu tả con vật mà em yêu thích lớp 2 hay nhất
Top 5 bài văn mẫu tả con vật mà em yêu thích cho học sinh lớp 2 trong bài viết, các em sẽ có nhiều ý tưởng hơn cho chủ đề này. Từ đó giúp các em đạt được kết quả cao trong các kỳ thi và kiểm tra.
Dàn bài mẫu chủ đề bài văn miêu tả con vật
Để có ý tưởng cho bài văn miêu tả con vật ấn tượng, các em cần chuẩn bị dàn bài chi tiết. Thanh khảo dàn ý mẫu dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn tả về con vật lớp 2.
Gợi ý dàn bài chủ đề tả con vật mà em yêu thích
       Mở bài
Dẫn bài để giới thiệu về loại động vật mà em yêu thích bằng các câu hỏi sau:
–        Con vật mà em yêu thích là con gì? Có phải là vật nuôi nhà em không?
–        Vì sao em yêu con vật ấy? Con vật ấy có tên không? Nếu có thì tên là gì?
Thân bài
Miêu tả chi tiết về ngoại hình và hoạt động con vật mà em yêu thích thông qua các câu hỏi sau:
–        Hình dáng đặc trưng của con vật đó như thế nào? (Kích thước, cân nặng có thể ước lượng bằng các đồ vật xung quanh)
–        Bộ lông của con vật ấy trông như thế nào? (Ngắn hay dài? Màu sắc ra sao? Có mềm hay không?)
–         Chân, mặt, mũi, miệng, tai của con vật có hình dáng như thế nào? Có đuôi hay không? Nếu có thì độ dài của đuôi là bao nhiêu? Khi đụng vô đuôi thì động vật có phản ứng gì không?
–        Tính cách đặc trưng của con vật mà em yêu thích như thế nào? (nghịch ngợm, hung dữ, lém lỉnh, lười biếng, quấn quýt,…)
–        Con vật thường làm gì mỗi ngày? (ngủ, đùa nghịch, tắm nắng, đi chơi,…)
–        Em có thường xuyên chơi với con vật ấy không? Nó có thích chơi với em không?
–        Con vật ấy thích ăn món gì?
Kết bài
–        Bày tỏ tình cảm và mong muốn của em dành cho con vật mà em yêu thích.
Tổng hợp các bài văn tả con vật lớp 2 chọn lọc
Sau khi chuẩn dàn bài cụ thể cho chủ đề “Em hãy tả một con vật mà em yêu thích” thì các em có viết bài tập làm văn một cách dễ dàng hơn. Để có nhiều vốn từ cho bài văn được sinh động hơn, các em hãy tham khảo top 5 mẫu tả về con vật mà em yêu thích lớp 2 dưới đây.
       Mẫu miêu tả con chó – tả con vật em yêu thích lớp 2
Trong các loài động vật, chó là con vật nuôi được nhiều gia đình nuôi nhất. Và nhà em cũng có một chó rất đáng yêu. Em thường gọi chú chó là Xoăn, nhà em đã nuôi Xoăn được một năm rồi.
Xoăn nhà em có dáng người nhỏ nhắn, chỉ bằng một bắp chân thôi. Xoăn cũng rất nhẹ, em có thể bế bổng chú ấy khi em và chú cùng đùa giỡn. Bộ lông của Xoăn nhà em rất lạ, nó có màu nâu và quăn xù lên như gấu bông vậy. Đôi mắt của Xoăn to, tròn và đen láy, mỗi khi vui đôi mắt của chú như sáng lên rực rỡ. Đôi tai của Xoăn dài, thường vểnh lên khi hào hứng và cụp xuống khi buồn hoặc đói. Đuôi của Xoăn nhà khá ngắn, chỉ bằng hai gang tay của em . Mỗi khi em đi học về, cái đuôi ấy lại vẫy qua vẫy lại chào đón em.
Xoăn rất là hiền lành và thân thiết với mọi người. Nhưng khi có người lạ vào nhà, Xoăn sẽ trở nên rất hung tợn để bảo vệ nhà của em. Vào ngày thường, Xoăn thường thích tắm nắng và ngủ bên hiên nhà, lúc ấy đôi tai của chú cụp xuống trông rất đáng yêu. Xoăn rất thích ăn thịt và xương, mỗi ngày em luôn nhận việc chuẩn bị đồ ăn cho Xoăn vì thế Xoăn rất quấn quýt với em.
Em rất thương Xoăn, vào những ngày cuối tuần ở nhà, chú như một người bạn thân thiết với em. Em mong rằng Xoăn luôn khỏe mạnh và ở bên nhà em lâu thật lâu.
       Mẫu miêu tả con mèo – tả con vật mà em yêu thích lớp 2
Văn tham khảo miêu tả con mèo
Nhà em nuôi rất nhiều loại động vật khác nhau, nhưng con vật nuôi em thích nhất là con mèo. Cô mèo nhà là món quà sinh nhật của bố dành tặng cho em, Meo là tên của cô mèo mà em quý nhất.
Meo có bộ lông màu tam thể trông rất đẹp mắt, có đầy đủ những đốm màu trắng, màu và màu đen. Dáng người của Meo mũm mĩm, hai má phúng phính của cô trông rất dễ thương. Chiếc mũi nhỏ của Meo rất hiếu kỳ, đi đâu cô cũng hếch lên hửi mọi thứ một cách tò mò. Đôi mắt Meo to tròn long lanh, lúc lo lắng hay đói đôi mắt ấy to và sáng long lanh. Khi săn mồi, đôi mắt của Meo nheo lại trông rất sắc bén. Về đêm, khi bắt chuột, đôi mắt của cô sáng rực, nổi bật trong màn đêm. Meo có lông vuốt rất sắc nhọn, đó là vũ khí bí mật của Meo trước con mồi và giúp cô tự bảo vệ khi gặp nguy hiểm.
Meo rất thích ngủ và săn mồi, meo có thể ngủ bất cứ lúc nào cô muốn. Mỗi khi ngủ trông Meo rất thư giãn và dễ thương. Khi tỉnh Meo thường đi bắt côn trùng và chuột, nhờ có cô mà nhà em lúc nào cũng sạch sẽ. Nhưng Meo cũng rất nhút nhát, khi gặp người lạ cô thường trốn trong góc nhà. Những lúc như thế em thường tìm Meo và vuốt ve để cô đỡ sợ, vì thế Meo rất mến em.
Em rất thương cô mèo nhà em, vì Meo vừa là món quà vừa là người bạn của em mỗi khi em ở một mình. Đối với em Meo đã trở thành một thành viên thân thiết trong gia đình mình.
       Văn mẫu tả con gà – tả một con vật mà em yêu thích
Nhà em có nuôi một chú gà trống, từ rất lâu chú đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em. Vì thế động vật mà em thích nhất là chú gà trống.
Chú gà trống nhà em thuộc giống Đông Tảo vì thế chú rất to và béo. Chú rất nặng, tầm khoảng năm cân vì thế em không thể bế chú lên được. Chú có chiếc cổ dài rất uy nghiêm, chiếc cổ ấy giúp liên kết cái đầu lanh lợi và cái mình to khỏe của chú. Trên đầu chú gà trống nhà em có một cái mào gà đỏ chót rất nổi bật, luôn rực rỡ dưới ánh mặt trời. Chú có một đôi mắt lanh lợi và nhạy bén luôn phát hiện được động tĩnh từ rất xa. Cái mỏ của chú có màu vàng, rất nhọn, khi mổ thóc sẽ có tiếng “bộp bộp”. Chân chú nhỏ nhắn, thẳng tắp dưới cái to lớn, các cựa chân của chú luôn xòe ra để giữ cân bằng cho cơ thể. Ngoài ra cựa chân của chú rất sắc nhọn để săn mồi và tự bảo vệ trước kẻ thù.
Vào mỗi bữa sáng, khi ánh mặt trời vừa ló, chú gà trống nhà em sẽ oai hùng bước lên bậc cao nhất và cất tiếng gáy “Ò ó o” vang khắp một vùng. Những ánh nắng mai rực rỡ luôn chiếu thẳng vào bộ lông của chú óng ả, có đầy đủ các màu chàm, nâu, vàng, đỏ trông rất đẹp mắt.
Chú gà trống đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của nhà em mỗi ngày. Em rất quý chú và mong rằng chú luôn khỏe mạnh để đánh thức gia đình vào mỗi sáng để học tập và làm việc.
       Văn mẫu tả con vịt – tả về con vật mà em yêu thích
Trong cuộc sống có rất nhiều loại vật nuôi, nhưng em yêu thích nhất chính là đàn vịt nhà em. Được ngắm nhìn đàn vịt bơi trong ao nhà là niềm vui của em mỗi ngày.
Đàn vịt nhà em được nuôi từ khi còn là đàn vịt con nhỏ xíu với bộ lông vàng óng ả. Em được ngắm đàn vịt từ nhỏ đến lớn nên em càng yêu quý những chú vịt hơn. Khi lớn lên, bộ lông của đàn vịt nhà em đổi từ màu vàng thành màu trắng muốt, với cái mào vàng rất đẹp. Cái mỏ với hình dáng đặc trưng, mỗi khi đói hoặc gặp điều bất ngờ sẽ kêu “quạc quạc” nghe rất vui tai. Khi bắt được con mồi, đàn vịt sẽ cùng nhau chia đồ ăn trông rất đoàn kết và vui vẻ.
Em rất thích ngắm đàn vịt nhà em bởi vì hình ảnh ấy làm em cảm thấy bình yên và gần gũi với gia đình hơn. Dù sau này có lớn lên và đi đâu xa, thì hình ảnh đàn vịt thân quen mãi nằm trong tâm trí em.
       Mẫu văn tả con cá – tả về một con vật mà em yêu thích
Mẫu văn mô tả chú cá vàng hay nhất
Bố em có nuôi một bể cá kiểng, trong bể có rất nhiều loại cá như cá la hán, cá chép, cá lau kính,… Nhưng em thích nhất là chú cá vàng.
Chú cá vàng trong bể trông rất nhỏ, nhưng số lượng cá vàng trong bể của bộ lại nhiều nhất. Vây của chú có màu vàng cam luôn óng ánh dưới ánh điện trong bể nước. Chiếc đuôi của chú có màu trắng, xòe to như cánh quạt giấy, múa lượn trong làn nước trông rất đẹp mắt. Trên mình chú lấp lánh những chiếc vảy óng ả rất bắt mắt.
Chú có vàng có nét mặt khá giống cá chép, đôi mắt tròn nhỏ như hạt tiêu hơi lồi ra ngoài. Cái miệng nhỏ chúm chím, cùng cái mang nhấp nhô mở ra đóng vào lên tục để thở, trông thật thú vị. Hằng ngày, em rất thích cho cá vàng ăn, vì những lúc như thế cá vàng bơi tới thức ăn rất nhanh, nhìn rất vui mắt. Nhưng bố em dặn là không nên cho cá vàng ăn nhiều vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của cá.
Em rất thích những chú cá vàng trong bể cá nhà em. Em sẽ luôn chăm sóc thật tốt để những chú cá luôn khỏe mạnh.
Trên đây là top 5 mẫu bài tập làm văn tả con vật mà em yêu thích cùng với gợi ý  dàn bài mà em có thể tham khảo. Mong rằng bài viết sẽ giúp em hoàn thành bài tập làm văn ấn tượng hơn.
Bài viết Top 5 văn mẫu tả con vật mà em yêu thích lớp 2 hay nhất đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/9SEB23m
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3: dàn ý, bài mẫu
Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3 là đề bài thường được các giáo sinh đưa ra cho học sinh. Nhằm giúp các em dễ dàng viết về chủ đề này, Worldresearchjournal sẽ hướng dẫn dàn ý và đưa ra một số bài văn viết về bảo vệ môi trường lớp 3 để tham khảo.
Ảnh bìa
Dàn ý cho bài văn bảo vệ môi trường lớp 3
Mở bài: Giới thiệu về việc làm góp phần bảo vệ môi trường của em.
Thân bài
Trong bài văn về bảo vệ môi trường lớp 3, phần thân bài cần viết về các ý sau:
Hoàn cảnh em làm việc tốt
Thời gian, địa điểm
Không khí diễn ra của công việc
Kể về diễn biến của công việc
Kết quả công việc
Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi hoàn thành việc làm bảo vệ môi trường.
  Gợi ý cách làm bài tập làm văn cho trẻ
Bài tập làm văn lớp 3 bảo vệ môi trường
Sau đây là bài mẫu tả về bảo vệ môi trường lớp 3:
Các nhà máy, khu công nghiệp xuất hiện đã giúp người dân quê em có thêm nguồn thu nhập. Nhờ đó mà cuộc sống ở nơi đây đã thay đổi đáng kể. Nhưng đi kèm với đó là những ảnh hưởng xấu đến môi trường do hoạt động của nhà máy gây ra. Nước thải khiến cua, ốc chết hàng loạt, cây cối, hoa màu khô héo. Trước tình trạng này, các bác cán bộ xã đã đề nghị khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo an toàn, chất lượng. Em cùng đội thiếu niên xung phong đã tham gia dọn dẹp đường sá, thu gom rác thải và tuyên truyền cho người thân xung quanh về việc vứt rác đúng nơi quy định. Nhờ những hành động đó mà đường sá quê em trở nên xanh sạch đẹp hơn, tình trạng môi trường cũng được cải thiện đáng kể.
Bài văn tả bảo vệ môi trường lớp 3
Gợi ý giải bài tập làm văn lớp 3 bảo vệ môi trường:
Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước – 30/4 đang tới gần, khu phố em phát động phong trào làm phố sạch – đẹp để kỉ niệm ngày lễ trọng đại này. Theo thông báo của khu phố, 5 giờ chiều ngày 29/4/2022, mỗi gia đình sẽ cử một thành viên để tham gia dọn dẹp đường phố, vệ sinh môi trường, đồng thời treo cờ Tổ quốc trước mỗi hộ. Mọi người trong khu phố đều hưởng ứng hoạt động này. Các cô chú quét đường dẫn vào khu dân cư, các anh chị thì thu gom rác thải, trẻ con thì dọn dẹp cỏ trong bồn cây. Nhờ sự nhiệt tình của mọi người mà công việc hoàn thành rất nhanh. Khu phố sau dọn dẹp trở nên sạch đẹp, không khí bớt bụi bặm và trở nên trong lành hơn. Em rất vui và hào hứng khi tham gia hoạt động này.
Học sinh lớp 3 trong giờ tập làm văn
Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường
Bài mẫu cho đề bài viết một đoạn văn nói về bảo vệ môi trường lớp 3
Trường tiểu học Quang Trung của em là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường. Các thầy cô thường xuyên vận động và phân công học sinh tham gia làm sạch khuôn viên trường, lớp học. Vào cuối tuần trước, em cùng các bạn đã tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chúng em mang theo chổi để quét dọn sân trường, dọn sạch lá trong bồn cây. Em vừa làm vừa cười nói vui vẻ với các bạn. Thông qua các hoạt động này, chúng em càng thêm hiểu rõ về vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Không chỉ chờ đợi thầy cô phân công, chúng em xin hứa sẽ tự giác giữ gìn vệ sinh lớp học và khuôn viên trường hàng ngày và phát huy tinh thần bảo vệ môi trường ngoài phạm vi trường học.
Trên đây là những hướng dẫn về tập làm văn bảo vệ môi trường lớp 3. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn học sinh có thêm gợi ý để hoàn thành tốt bài tập viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3 của mình.
  Bài viết Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 3: dàn ý, bài mẫu đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/rhFA6U8
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
6 bài văn mẫu tả về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất
6 bài văn mẫu với chủ đề “Tả về Bác Hồ” sau được Worldresearchjournal chọn lọc và tổng hợp từ những bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Thông qua những bài tả ảnh Bác Hồ lớp 2 mẫu này, các em học sinh sẽ có thể củng cố vốn từ và chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra viết văn sắp tới.
Bài văn tả ảnh Bác Hồ số 1
Trong năm học mới này, mẹ đã mua tặng em một bức ảnh của Bác Hồ để đặt trên bàn học. Bác Hồ trong ảnh có dáng đứng nghiêm nghị và đang đọc bản tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình. Bác mặc bộ trang phục trăng giản dị nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với không khí trang nghiêm của buổi lễ. Đôi mắt nhìn toàn thể đồng bào Việt Nam với tình yêu thương vô bờ bến. Mái tóc Bác đã bạc trắng vì bao đêm thao thức lo cho tương lai của dân tộc. Vầng trán Bác cao rộng, thể hiện trí tuệ sâu rộng của Người. Mỗi khi chán nản vì việc học tập nặng nề, em thường hay nhìn hình Bác để có thêm động lực học tập, trở thành con người có ích cho xã hội như Bác. 
Bài văn tả Bác Hồ số 2
Ông em là cựu chiến binh, trong phòng ông có một bức ảnh của Bác Hồ nằm trang trọng trên tường. Gương mặt của Bác trong ảnh trông rất hiền hậu và điềm đạm. Nụ cười của Bác cùng chòm râu bạc khiến em nhớ đến ông Bụt trong cổ tích mà ông em thường hay kể. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, em dường như nghe thấy lời nhắn nhủ cố gắng học hành, chăm ngoan của Bác. Em tự hứa mình phải học tập và rèn luyện để xứng đáng với tình yêu của ông em và Bác Hồ.
Hình ảnh Bác Hồ với thiếu nhi
Bài văn tả về ảnh Bác Hồ số 3
Treo trên chiếc bảng đen ở lớp em là chân dung Bác Hồ cười hiền từ. Mỗi lần ngước nhìn, em lại thấy hình ảnh Bác với râu tóc bạc phơ, vầng trán cao, đôi mắt sáng, nước da hồng hào. Bác chính là tấm gương sáng về tinh thần học tập cùng đức tính khiêm tốn, giản dị để chúng em noi theo. Em thầm hứa sẽ luôn vâng theo năm điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan trò giỏi, công dân có ích với xã hội.
Bài văn tả về Bác Hồ số 4
Ảnh Bác Hồ trong lớp em được treo trang trọng trên bức tường giữa lớp, dưới lá Quốc kì thiêng liêng. Trong ảnh, mái tóc Bác bạc phơ, bộ râu hơi dài, trông rất giống ông Bụt trong truyện cổ tích. Vầng trán của Bác cao, rộng, thể hiện sự thông minh, sáng suốt. Nhìn ảnh Bác, em cảm nhận được tình yêu thương từ Bác và quyết tâm học tập, rèn luyện thật tốt.
Bài văn viết về Bác Hồ số 6
Trong thư viện trường em có treo ảnh Bác Hồ được lồng kính, trông rất đẹp. Trong ảnh, Bác Hồ đang ngồi đọc báo trên chiếc ghế mây trong khuôn viên Phủ Chủ Tịch. Gương mặt Bác vẫn phúc hậu như những bức ảnh em thường thấy ở lớp. Nhưng trong bức ảnh này, Bác đang làm việc nên vẻ mặt có đôi phần đăm chiêu. Phong thái của Bác hiện lên vẻ ung dung, em có thể nhìn thấy vẻ đẹp tinh anh, tài trí và giản dị nơi Bác. Em rất thích những bức ảnh chụp đời thường như thế này về Bác.
Hình ảnh Bác Hồ làm việc
Bài văn về Bác Hồ số 5
Ông ngoại em trao ảnh Bác Hồ một cách trang trọng ở phòng khách. Ông cũng hay kể em nghe những mẩu chuyện về Người khi có thời gian rảnh rỗi. Trong ảnh, Bác có gương mặt điềm đạm, nụ cười hiền từ, vầng trán cao cao cùng mái tóc bạc phơ. Đôi mắt Bác sáng lấp lánh tựa những ngôi sao trên trời. Mỗi khi nghe những câu chuyện về Bác, em rất thích thú và thầm mong mình sẽ trở thành một người giỏi giang trong tương lai.
Trên đây là 6 bài mẫu về chủ đề tả về Bác Hồ mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng với những gợi ý này, các em học sinh sẽ không cảm thấy bối rối mỗi khi gặp đề bài “viết đoạn văn ngắn kể về Bác” hay “viết văn về Bác Hồ nữa”.
Bài viết 6 bài văn mẫu tả về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/nxVyuag
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Tổng hợp những bài văn tả cô giáo lớp 5 ngắn hay nhất
Đề bài văn tả cô giáo lớp 5 là chủ đề thường gặp trong bài tập làm văn tả người. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý bố cục dàn ý và những bài văn tham khảo để các em củng cố vốn từ với chủ đề này tốt hơn.
Gợi ý bố cục bài văn tả cô giáo của em lớp 5
Dàn bài gợi ý bài văn tả cô giáo
Có rất nhiều ý tưởng và vốn từ để tả về cô giáo cho học sinh lớp 5. Các em có thể tham khảo các dàn bài mẫu dưới đây để có một bài văn hoàn hảo hơn.
Dàn bài mẫu 1
Mở bài: Giới thiệu về cô giáo
–        Nêu ý nghĩa của cô giáo đối với học sinh
–        Ai là cô giáo mà em thích nhất
Thân bài: Miêu tả về ngoại hình của cô giáo. Ví dụ:
–        Dáng người thon thả nổi bật trong bộ áo dài
–        Khuôn mặt trái xoan rất đẹp, cùng chiếc mũi dọc dừa và đôi môi luôn nở nụ cười thân thiện
–        Mái tóc cô đen nhánh, cô luôn buộc lên gọn gàng
–        Nước da cô trắng hồng, đôi mắt cô to và tròn, trông cô rất hiền hậu
–        Đôi bàn tay cô thon dài, khi viết bảng trông rất uyển chuyển
–        Giọng nói cô truyền cảm, cô giảng bài rất hay
Kết bài: Bày tỏ tình cảm của em dành cho cô
Dàn bài mẫu 2
Mở bài: Dẫn chuyện về cô giáo bằng các câu hỏi sau:
–        Cô dạy em vào lớp mấy? Cô có làm giáo viên chủ nhiệm của em không? Tên cô là gì? Cô dạy em môn học nào?
–        Vì sao em yêu quý cô?
Thân bài: Mô tả ngoại hình và tính cách của cô bằng các câu hỏi gợi ý sau
–        Cô trông như thế nào? (trẻ, đứng tuổi, hiền lành,…)
–        Dáng người cô như thế nào? (thon thả, hơi gầy, mảnh mai, đầy đặn, cao, thấp,…)
–        Khuôn mặt cô có hình dáng gì? (trái xoan, chữ điền, tròn trĩnh, nhỏ nhắn,..)
–        Làn da cô như thế nào? (trắng hồng, bánh mật, hơi ngăm,…)
–        Đặc điểm mái tóc cô là gì? (dài, đen, bồng bềnh, ngắn ngang vai,…)
–        Hình dáng mũi cô như thế nào? (cao, thẳng tắp, dọc dừa, nhỏ nhắn,..)
–        Đôi mắt cô có đặc điểm nổi bật gì? (đen láy, to, dài, nâu đen, hiền từ, yêu thương, nghiêm khắc,…)
–        Hình dáng đôi môi cô như thế nào? (nhỏ xinh, đỏ hồng, chúm chím,…)
–        Hình dáng tay và dáng đi cô như thế nào? (tay thon dài, uyển chuyển, tròn trịa,… dáng đi thướt tha, nhanh nhẹn, từ tốn,…)
–        Tính cách cô như thế nào? (hiền hậu, nhiệt tình, dịu dàng, khó tính,…)
–        Em yêu quý điều gì ở cô nhất? (giảng bài tận tâm, luôn đưa cho em lời khuyên tốt, sáng tạo trong lúc giảng bài,…)
–        Hãy kể một kỷ niệm của em và cô (nếu có)
Kết bài
–        Nêu cảm nghĩ của em dành cho cô
–        Lời hứa của em trong học tập để đền đáp công lao của cô
Tổng hợp mẫu văn tả cô giáo lớp 5 hay nhất
Để hoàn thiện ngôn ngữ viết tập làm văn được tốt hơn, các em cần đọc tham khảo các bài văn mẫu nhiều hơn. Dưới đây là những bài văn tả cô giáo dành cho học sinh lớp 5 hay nhất mà các em có thể tham khảo.
Mẫu 1: Bài văn tả cô giáo ngắn
Cô giáo luôn ân cần trong mỗi giờ học
Cô Tâm là cô giáo mà em kính trọng nhất trong suốt năm học lớp 2. Cô là giáo viên mỹ thuật của lớp em.
Vì dạy môn nghệ thuật nên có có dáng người c��n đối rất đẹp và cá tính. Cô cao khoảng 160cm, nước da có trắng hồng và rất nổi bật khi cô mặc áo dài. Mái tóc cô ngắn ngang vai và màu nâu nhạt, luôn được vén gọn gàng bằng chiếc kẹp hình hoa cúc. Đôi mắt cô to tròn trông rất hiền hậu, đôi bàn tay cô rất mềm, cô thường cầm tay để chỉ em tập từng nét vẽ.
Trong mỗi tiết học, cô Tâm giảng bài rất ân cần và chu đáo. Vì cô biết em rất thích vẽ nên có thường chỉ dạy em rất tỉ mỉ, hướng dẫn thật kỹ từng nét vẽ của em. Cô luôn động viên em cố gắng tập luyện năng khiếu vẽ và tham gia cuộc thi mỹ thuật cấp trường. Vì nhận được sự ủng hộ của cô nên em luôn cố gắng học vẽ tốt hơn mỗi ngày.
Em cảm thấy biết ơn và yêu quý cô Tâm rất nhiều. Em tự hứa với mình rằng sẽ đoạt giải mỹ thuật cấp thành phố để không phụ công ơn của cô.
Mẫu 2: văn tả cô giáo hay
Trường học là ngôi nhà thứ hai của em và cô giáo cũng như mẹ hiền. Và người mẹ hiền mà em kính trọng nhất là cô Ngọc – giáo viên chủ nhiệm lớp hai của em.
Lần đầu tiên gặp cô, em thích nhất là dáng người nhỏ nhắn và khuôn mặt dịu dàng của cô. Cô có chiều cao khiêm tốn và mái tóc dài ngang lưng đen nhánh trông rất bắt mắt. Cô thường hay mặc áo dài với hoa tiết phong cảnh non sông Việt Nam rất đẹp. Mỗi khi nhìn tà áo dài của cô em lại cảm thấy yêu quê hương mình hơn. Đôi mắt cô có màu hơi nâu nhẹ, mỗi khi giảng bài em luôn cảm nhận được sự nhiệt huyết trong ánh mắt cô. Khi giảng cô hay cười với chúng em để giờ học đỡ nhàm chán hơn.
Trong cuối mỗi giờ học, cô thường hay hỏi chúng em có hiểu bài hay không và tận tình giảng lại. Giọng cô rất to và mạch lạc, giúp chúng em nghe bài giảng được rõ hơn. Tuy ngày thường cô rất hiền lành, nhưng khi phạm lỗi sai cô cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở chúng em. Vì thế em rèn luyện được tính cẩn thận và chăm chỉ trong học tập.
Đối với em cô Ngọc là người mẹ hiền quý trọng nhất vì cô đã dạy cho em thật nhiều đức tính tốt. Dù sau này không học cô nữa nhưng những đức tính ấy em vẫn giữ mãi. Em sẽ luôn nhớ về công lao dạy dỗ của cô.
Mẫu 3: Tả cô giáo của em ý nghĩa
Bài văn gợi ý miêu tả cô giáo chủ nhiệm
Khi còn nhỏ, bố mẹ em thường nhắc nhở em rằng khi đến trường cô giáo như mẹ hiền. Vì thế em rất tò mò và thích đi học để được gặp cô giáo hiền lành. Và vào năm lớp một em đã được gặp được cô Tâm – cô chủ nhiệm đầu tiên của em.
Cô Tâm là một cô giáo trẻ, nhìn cô luôn tươi tắn và tràn ngập niềm vui vì thế cô rất gần gũi với chúng em. Cô Tâm rất nhiệt huyết khi giảng bài, cô luôn kiên nhẫn dìu dắt chúng em trong từng môn học. Vào mỗi buổi chiều, sau giờ tan học, cô luôn ở lại đứng chờ cửa để phụ huynh đón chúng em về. Vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ, cô luôn kiểm tra vệ sinh tay cho các em, các bạn nào tay còn dơ là cô dắt đi rửa tay ngay. Chính vì thế lớp em rất yêu quí và thân thiết với cô.
Một hôm nọ, vì bố mẹ bận đi làm sớm, nên em tự sọan sách vở và đồ dùng học tập. Khi đến lớp học thì em nhận ra mình quên hộp bút, không viết bài được nên em tủi thân khóc rất nhiều. Cô Tâm thấy vậy liền vội vàng đến hỏi thăm em, biết được lý do cô liền cười xòa. Bỗng cô đưa cho em một cây bút chì rất đẹp và nói cho em mượn để viết bài ngày hôm nay. Em vui mừng và bất ngờ lắm, vừa viết vừa nhìn cây bút mới tinh trên tay mà em cảm động lắm.
Sau này khi kết thúc cuối học kì II lớp một, cô Tâm đã tặng cho em cây bút ấy để khen thưởng danh hiệu học sinh xuất sắc của em. Em rất biết ơn và luôn nhớ về những ngày đầu cô ân cần dạy em học nên người.
Mẫu 4: Văn tả cô giáo hay chọn lọc
Cô Quy là cô giáo mà em vẫn luôn cảm thấy kính trọng nhất. Cô là giáo viên dạy môn học tiếng anh của lớp em. Cô có dáng người cao rất nổi bật, làn da cô trắng muốt và nổi bật trên mọi màu áo dài mà cô mặc. Cô có mái tóc dài như suối và uốn xoăn bồng bềnh trông giống như người nước ngoài. Đặc biệt, cô nói tiếng anh rất hay và dễ nghe, lúc đọc lên chúng em nghe rõ và học theo rất nhanh. Cô Quy rất nhiệt tình và sáng tạo, trong mỗi giờ học cô thường tạo ra những trò chơi và những bài hát tiếng anh rất thú vị, giúp chúng em học tập dễ dàng hơn.
Từ khi cô Quy dạy em luôn háo hức để được học thêm nhiều từ mới. Em cảm thấy khả năng đọc tiếng anh của em đã tiến bộ lên rất nhiều. Bố mẹ em rất vui vì em đã học tốt ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Vì thế bố mẹ thường xuyên khen ngợi và cảm ơn cô rất nhiều.
Tuy đã lớn hơn nhưng suốt những năm học vừa qua bố mẹ vẫn luôn tin tưởng để em học tiếng anh với cô Quy. Sau một thời gian dài gắn bó, em ngày càng cảm thấy kính trọng cô hơn. Cô chính là thần tượng tiếng anh của em để em noi theo và không ngừng cố gắng học tập tốt hơn.
Trên đây là top những bài văn tả cô giáo lớp 5 đã được chọn lọc và tổng hợp để các em tham khảo. Mong rằng bài viết hữu ích trong việc củng cố thêm thật nhiều vốn từ mới cho các em. Chúc các em có những bài văn sinh động hơn trong chủ đề này.
Bài viết Tổng hợp những bài văn tả cô giáo lớp 5 ngắn hay nhất đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/Dbjs97L
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Chọn lọc các bài văn hay tả về bố cho học sinh tiểu học
Bài viết tổng hợp các bài văn tả bố hay được chọn lọc cùng dàn ý chi tiết dành cho học sinh tiểu học. Giúp các em có thêm nhiều ý văn hay đồng thời có một bài văn sinh động và ấn tượng hơn.
Dàn bài chủ đề bài văn tả bố
Để có một bài văn hay không bị thiếu ý, chân thật và chi tiết thì đầu tiên các em cần một dàn ý tốt. Các em có thể tham khảo các dàn ý mẫu cho chủ đề bài văn hay tả về bố dưới đây.
Gợi ý dàn bài văn tả bố
Mở bài
Giới thiệu về gia đình và bố em
–        Nhà em có bao nhiêu người? Tình cảm trong gia đình như thế nào?
–        Ai là người em cảm thấy yêu thương và ngưỡng mộ nhất?
–        Vì sao em lại thương bố?
Thân bài
Trả lời theo các câu hỏi để có đủ ý:
–        Bố em năm nay bao nhiêu tuổi?
–        Dáng người bố như thế nào?
–        Bố có đặc điểm gì đặc biệt dễ nhận biết?
–        Tính tình của bố em như thế nào? Bố thường làm gì mỗi ngày?
Kết bài
Nói về tình cảm của em dành cho bố như thế nào?
Nhắn lời cảm ơn và lời hứa trong tương lai đến bố.
Những mẫu bài văn tả về bố
Sau khi viết ra được dàn bài theo ý tưởng, các em có thể dễ dàng viết văn một cách mạch lạc hơn. Để có thêm nhiều ý tưởng các em hãy tham khảo những bài văn hay về bố dưới đây.
          Mẫu 1 – Văn tả bố
Bố là người bạn thân đầu tiên của em
Em yêu quý tất cả những người thân trong gia đình em nhưng người em thân thiết nhất là bố. Bố là người bạn thân đầu tiên và trân quý nhất của em. Em và bố có rất nhiều kỷ niệm đẹp với nhau mà mỗi lần em nghĩ tới đều rất hạnh phúc.
Hồi còn nhỏ, vì mẹ thường xuyên bận rộn nên em rất quấn bố. Bởi vì mẹ luôn tần tảo đi làm từ sáng tới tối, ông bà nội thì đã yếu rồi. Vì thế việc bố luôn đảm nhận việc trông nom và chăm sóc em.
Bố em vào mỗi buổi sáng thường dậy sớm để nấu nước ấm để ông nội uống trà, rồi ông và bố thường trò chuyện rôm rả đến trưa. Khi ấy, bố sẽ bế em trong lòng, ôm em thật chặt để giữ ấm cho em. Những lúc như thế em cảm thấy rất hạnh phúc.
Vào mỗi buổi chiều, bố thường bế em đi ngoài đồng hóng gió. Đặc biệt vào mùa hè, ngoài đồng các anh chị thường rủ nhau thả diều nên em rất thích. Có những hôm trời nắng nóng, bố còn bế em ra bờ sông nghịch nước, dưới làn nước mát rượi bố và em cùng nô đùa cùng nhau rất vui vẻ. Bố và em thân nhau từ những khoảnh khắc giản dị ấy.
Trong nhà, đâu đâu cũng là đồ chơi bố mua tặng em. Bên góc nhà là chiếc xe ngựa gỗ rất đẹp, bên trên có cô búp bê trông rất dễ thương! Trên bàn học, là bộ vở tập tô hai bố con em đã cùng hoàn thiện từ lâu. Thông qua từng món quà của bố, em có thể cảm nhận rõ tình yêu của bố dành cho em.
Từ những kỷ niệm nho nhỏ như thế mà mỗi ngày em càng yêu bố hơn. Em luôn mong muốn học thật giỏi để thể hiện lòng biết ơn của em dành cho bố.
          Mẫu 2 – Bài văn tả bố ý nghĩa
Gia đình em có bốn thành viên: bố, mẹ, chị gái và em. Nhưng người luôn yêu thương và chiều chuộng em nhất là bố.
Bố em năm nay đã 40 tuổi rồi vì thế trên khuôn mặt bố có rất nhiều nếp nhăn. Mái tóc bố em đã xuất hiện vài sợi bạc, nhưng trong mắt em bố vẫn rất phong độ. Bố có dáng người rất cao nên em rất thích những lúc bố bế bổng em lên. Bố thường xuyên tập thể dục nên trông thân hình bố rất săn chắc và khỏe mạnh. Đôi mắt của bố sâu và đen, thêm hàng lông mày rậm nên nhìn bố rất nghiêm túc. Mỗi lần bố nổi giận trông bố rất đáng sợ, nhưng khi bố cười trông bố rất hiền hậu và đẹp trai.
Bố rất chiều chuộng và yêu thương em, mỗi lần em đi học về bố đều chạy đến ôm hôn để chào em. Bố hay hỏi thăm về mỗi ngày em lên lớp như thế nào? Có môn nào khó để bố giúp đỡ không? Và bố sẽ dẫn em đi chơi công viên vào mỗi cuối tuần. Vào mỗi lần bố đi công tác xa, bố luôn dành thời gian rảnh để hỏi thăm mẹ, chị gái và em. Khi về thì lúc nào bố cũng mua cho chị em em những món đồ chơi rất là thú vị. Và những lúc em lỡ làm điều sai, bố không những không la mắng em mà còn nhẹ nhàng khuyên bảo và dạy dỗ em rất tận tình.
Em rất thương bố vì tất cả những điều bố luôn cố gắng dành cho gia đình và em. Em luôn tự nhắc nhở mình phải trở thành một người con ngoan, một học trò giỏi để bố và mẹ vui lòng.
Luôn thể hiện tình cảm cùng lời hứa dành cho bố ở cuối bài
          Mẫu 3 – Bài văn hay tả về bố 
Trong gia đình, mẹ luôn là người lo lắng chăm sóc còn bố luôn đứng ra dạy bảo và che chở cho em. Vì thế em rất biết ơn bố mẹ mình. Em luôn cảm thấy mình thật hạnh phúc vì luôn có bố ở bên bảo ban, nhắc nhở để tránh những điều xấu trong cuộc sống.
Năm nay bố em gần bốn mươi tuổi rồi, bố em làm bảo vệ cho khu cảng lớn nhất thành phố. Em rất tự hào về bố vì bố yêu công việc, luôn vui vẻ giúp đỡ người xung quanh và lập được nhiều thành tích. Bố em có dáng người vạm vỡ và rất cao vì thế đã rất nhiều lần bố trở thành chiến sĩ bắt trộm và tội phạm ở khu cảng. Bố có đôi mắt quan sát rất tốt và đôi chân dài chạy rất nhanh. Vì thế em rất ngưỡng mộ bố!
Hằng ngày bố luôn cố gắng sắp xếp việc nhà và việc làm một cách rất chu đáo. Mỗi sáng bố đều dậy sớm để tập thể dụng nâng cao sức khỏe, sau đó sẽ chạy ngay vào bếp để phụ mẹ làm bữa sáng cho cả gia đình. Mỗi buổi chiều bố đều đón em đi học về và kể cho em nghe nhiều câu chuyện thú vị. Khuôn mặt bố hình chữ điền trông rất phúc hậu, nụ cười bố tươi tắn và rất tỏa sáng. Vì thế em rất thích được bố đón về mỗi ngày!
Mỗi khi em gặp những khó khăn trong học tập và tình bạn, em thường nói chuyện với bố để tìm cách khắc phục. Giọng bố truyền đạt, ấm áp mà rất dễ hiểu, bố luôn ân cần chỉ bảo em từng chút một. Nhờ có sự khuyên răn của bố mà em đạt được rất nhiều thành tích trong học tập và được bạn bè yêu quý!
Em luôn thầm cảm ơn bố vì đã luôn dạy bảo và ủng hộ em. Em sẽ cố gắng hơn để trở thành một người tuyệt vời giống bố.
Trên đây là những mẫu bài văn tả bố hay và ý nghĩa. Mong rằng bài viết có thể giúp các em có nhiều ý tưởng hơn. Các em cần thường xuyên đọc văn tham khảo và thực hành viết văn tại nhà để nâng cao kỹ năng tập làm văn tốt hơn.
Bài viết Chọn lọc các bài văn hay tả về bố cho học sinh tiểu học đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/VNWTrhg
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Sự khác nhau giữa từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
Từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái là hai loại từ dễ nhầm lẫn nhất trong Tiếng Việt. Để phân biệt hai loại từ này các em cần năm rõ từ chỉ trạng thái là gì và từ chỉ hoạt động là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm chắc lý thuyết này.
Định nghĩa từ chỉ hoạt động là gì?
Trước khi phân biệt các loại từ, em cần nhắc lại định nghĩa từ chỉ hoạt động lớp 2 là gì? Bên cạnh đó cần đưa ra ví dụ cụ thể để nắm bắt được điểm khác biệt.
Định nghĩa và đặc điểm chung
Từ chỉ hoạt động là những từ dùng để chỉ các hành động vật lý có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Nói cách khác, những hoạt động có thể quan sát được bằng mắt người sẽ được mô tả bằng từ chỉ hoạt động.
Định nghĩa từ chỉ hoạt động
Các từ ngữ chỉ hoạt động thường gặp như: khóc, học, đi, viết, nói, cười,… Các từ chỉ hoạt động có các đặc điểm nhận biết sau đây.
Trong câu có từ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ xong để thể hiện sự vận động một cách chân thật nhất (khóc xong, học xong,…)
Từ chỉ hoạt động thường được xếp vô nhóm ngoại động từ
Ví dụ về từ chỉ hoạt động
–        Em vừa mới học bài xong (“học bài” là từ chỉ hoạt động)
–        Mùa hè nông thôn, trẻ em đi chăn trâu còn người lớn thì gặp lúa (“chăn trâu” và “gặt lúa” là các từ chỉ hoạt động)
–        Mẹ đang nấu cơm dưới bếp (“nấu cơm” là từ chỉ hoạt động)
–        Em vừa xem phim vừa khóc (“xem phim” và “khóc” là các từ chỉ hoạt động)
Thế nào là từ chỉ trạng thái?
Cũng giống như từ chỉ hoạt động, các em cần nhớ lại định nghĩa thế nào là từ chỉ trạng thái lớp 2. Từ đó, có thể rút ra những đặc điểm riêng biệt của loại từ này.
Định nghĩa và đặc điểm chung
Từ chỉ trạng thái là những từ chỉ các hành động diễn ra ở bên trong, những hành động này không thể quan sát bằng mắt thường. Nói cách khác, những vận động mà không thể tự kiểm soát được sẽ được mô tả bằng từ chỉ trạng thái.
Định nghĩa từ chỉ trạng thái
Các từ chỉ trạng thái thường gặp gồm: lo, ghét, yêu, vui, buồn,… hoặc những từ ngữ diễn tả cảm xúc thông qua lời nói hoặc nét mặt. Từ chỉ trạng thái có các đặc điểm sau đây:
Thường không thể kết hợp với từ xong trong câu
Tùy theo ngữ cảnh, từ chỉ trạng thái có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ
Trong ngữ pháp từ chỉ trạng thái có ngữ pháp giống với tính từ. Chúng có thể làm vị ngữ trong câu: Ai thế nào?
Ví dụ về từ chỉ trạng thái
–        Em có một con búp bê (động từ “có” là từ chỉ trạng thái)
–        Cơn mưa bỗng hóa thành cầu vồng (động từ “hóa thành” là từ chỉ trạng thái)
–        Em phải đi học bài (động từ “phải” là từ chỉ trạng thái)
–        Bố mẹ thường lo lắng cho con cái (động từ “lo lắng” là từ chỉ trạng thái)
Phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Từ hai định nghĩa được nhắc lại ở trên, ta có thể rút ra cách phân biệt hai loại từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái. Sự khác nhau giữa hai loại từ này nằm ở đặc điểm nhận dạng trong câu. Từ chỉ hoạt động là những từ chỉ vận động có thể quan sát bằng các giác quan, và có thiên hướng thể hiện ra bên ngoài. Còn từ chỉ trạng thái là những vận động thể hiện ở bên trong và không tự kiểm soát được.
Cách phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
VD:
–        Con chim đang bay trên trời (hoạt động “bay” là hoạt động có thể nhìn thấy bằng mắt vì thế đây là từ chỉ hoạt động)
–        Bố rất vui vì Minh được học sinh giỏi (cảm giác “vui” là cảm xúc của bố Minh, chúng ta có thể cảm nhận được nhưng không nhìn bằng mắt được, vì thế đây là từ chỉ trạng thái)
Các dạng bài tập về từ chỉ trạng thái
Để nắm rõ hơn về các loại từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động. các em cần thực hành bài tập thường xuyên. Dưới đây là một số dạng bài về từ chỉ trạng thái mà các em có thể tham khảo.
          Dạng 1: Tìm từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:
a) Con thỏ ăn cà rốt.
b) Đàn hươu uống nước bên sông.
c) Những bông hoa tỏa hương thơm lừng.
Lời giải chi tiết:
Câu a từ “ăn” là từ chỉ hoạt động vì có thể quan sát được bằng mắt.
Câu b từ “ uống” là từ chỉ hoạt động vì đàn hươu có thể tự uống nước
Câu c từ “tỏa” là từ chỉ trạng thái vì hoa không thể tự kiểm soát hành động tỏa hương.
          Dạng 2: Phân biệt từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái
Trong các từ sau, em hãy phân loại từ chỉ trạng thái và từ chỉ hoạt động
“cột, ngủ, che, cố gắng, hạ, tách, đi, lo lắng, nằm, suy nghĩ”
Trả lời:
Từ chỉ hoạt động trong các từ trên: cột, che, hạ, tách, đi, nằm.
Từ chỉ trạng thái là các từ: ngủ, cố gắng, lo lắng, suy nghĩ
          Dạng 3: Phân biệt các loại từ khác với 2 loại từ trên
Chia các từ sau thành hai nhóm và gọi tên từng nhóm:
“ghét, chơi, cày, cái xô, thương, bán, đọc, đoạn văn, cơn bão, để, trường học, cất, sân trường, hộp bút”
Trả lời:
Trong các từ trên thì:
–        Nhóm từ chỉ sự vật: cái xô, đoạn văn, cơn bão, trường học, sân trường, hộp bút
–         Nhóm từ chỉ hoạt động, trạng thái: ghét, chơi, cày, thương, bán, đọc, để, cất
Bài viết trên đây đã hướng dẫn các em cách phân biệt hai loại từ chỉ hoạt động là gì và từ chỉ trạng thái là gì một cách dễ hiểu nhất. Hy vọng các chia sẻ trên giúp các em củng cố lại kiến thức hiệu quả.
Bài viết Sự khác nhau giữa từ chỉ hoạt động và từ chỉ trạng thái đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/QYvsmoZ
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Top văn mẫu chủ đề kể về một việc tốt mà em đã làm
Chủ đề “Kể về một việc tốt mà em đã làm” là một trong những đề bài tập làm văn thường gặp ở môn học tiếng Việt. Với top văn kể về việc tốt mà em đã làm trong bài viết dưới đây, các em sẽ hoàn thiện chủ đề này một cách dễ dàng hơn.
Dàn bài chung bài văn kể về việc tốt mà em đã làm
Để có một bài văn đầy đủ ý và mạch lạc, các em cần chuẩn bị một dàn bài tốt. Các em có thể tham khảo dàn ý mẫu dưới đây.
Mở bài:
–        Dẫn chuyện về lý do vì sao em làm việc tốt
–        Giới thiệu sơ về việc tốt mà em đã làm
Thân bài: Mô tả chi tiết em đã thực hiện việc tốt đó như thế nào?
–        Em gặp người cần giúp đỡ ở đâu? Thời gian em thực hiện việc là lúc nào?
–         Mô tả khó khăn của người được giúp đỡ
–        Em đã giúp đỡ người ấy như thế nào? Em thực hiện một mình hay cùng với ai? Có ai chứng kiến em làm việc tốt không?
–        Kết quả của việc tốt mà em đã làm diễn ra như thế nào?
Kết bài:
–        Nêu cảm nghĩ và kết luận của bản thân sau khi làm việc tốt
Sau khi có dàn ý các em có thể dễ dàng triển khai ý văn tốt hơn. Để bài văn trở nên sinh động hơn, các em hãy tham khảo top những bài văn mẫu chủ đề hãy kể một việc tốt mà em đã làm dưới đây.
 Bài văn mẫu hãy kể một việc tốt mà em đã làm hay nhất
          Kể lại 1 việc tốt mà em đã làm – Mua khoai ủng hộ cụ già bằng tiền dành dụm
Mỗi ngày, chúng ta đều cố gắng làm những việc tốt để trở thành một công dân tốt và em cũng không ngoại lệ. Mùa Noel vừa qua, em đã làm được một việc tốt mà bản thân cảm thấy rất tự hào.
Hôm ấy là ngày Noel, phố xá vô cùng nhộn nhịp, còn em thì đang tung tăng trên đường. Em đã rất vui vì em định sẽ lấy tiền dành dụm suốt năm qua của mình để tự mua một món quà Noel mà em thích. Đang đi trên đường bỗng em thấy một bà cụ lớn tuổi, bà ngồi bên một góc đường cùng một rổ khoai lớn và trông bà rất buồn. Vì tò mò em đã đến gần và hỏi thăm bà:
–        Bà ơi, sao trông bà buồn thế ạ?
Nghe tiếng em bà liền ngước lên và nói: “Cháu ơi! Cháu mua khoai giúp bà nhé! Hôm nay giáng sinh mà bà không bán được khoai để mua quần áo tặng cháu bà. Cả năm nay cháu bà không có đồ mới mặc đi học rồi!”. Nghe bà nói xong, trong lòng em bỗng cảm thấy buồn và thương bà. Vì năm vừa qua em luôn được bố mẹ mua quần áo đẹp và dành thời gian yêu thương. Chợt em nghĩ tới số tiền dành dụm trong tay, em liền lấy ra để mua khoai ủng hộ bà. Bà cụ vui lắm, bà vừa gói khoai vừa cảm ơn em. Sau khi mua khoai từ bà xong, em liền quay trở về nhà để cùng đón lễ Noel với bố mẹ.
Tuy Noel năm nay, em không thể tự mua món quà mình yêu thích. Nhưng thay vào đó em đã giúp được bà cụ mua quần áo mới cho cháu bà. Em cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc tốt. Em chợt nhận ra bản thân làm một việc tốt cũng là một món quà.
          Kể về 1 việc tốt mà em đã làm – Giúp đỡ bạn trong học tập
Em thường được thầy cô dạy rằng để trở thành người tốt thì phải luôn cố gắng gi��p đỡ những người xung. Và em đã thực hiện việc tốt ngay trong lớp học của mình.
Ngày hôm ấy, cô trả vợ môn Văn cho cả lớp. Đây là môn học yêu thích của em và Minh – bạn thân của em. Nhưng không hiểu sao Minh có vẻ lo lắng và không vui. Giờ ra chơi, em liền quay sang Minh hỏi và bạn ấy nói rằng do bút hết mực mà bạn ấy quên mua bút mới để làm bài. Đang buồn rầu chợt Minh reo lên:
–        A nhớ rối, cậu có hai cây bút mới, cậu cho mình mượn một cây nhé?
Lúc ấy em có chút sững sờ, bởi vì hai cây bút mới ấy là quà của chị Hai mới tặng cho em vì em được điểm 10 môn toán. Bỗng tiếng trống trường vang lên, em liền không chần chừ gì nữa mà đưa bút ngay cho Minh. Thật may mắn, sau giờ ra chơi lớp em có bài kiểm tra môn Toán.
Tuy hơi tiếc vì cây bút còn mới tinh, em chưa dùng lần nào, đã được bạn Minh sử dụng trước. Nhưng vì như thế mà em đã giúp bạn hoàn thành bài kiểm tra Toán thật suôn sẻ. Em cảm thấy vui lắm và về kể ngay cho mẹ. Mẹ cười và khen em là một học sinh ngoan và dặn em hãy luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập như thế. Em luôn ghi nhớ lời dặn của mẹ và luôn cố gắng để thực hiện nhiều việc tốt hơn.
     Kể về việc tốt mà em đã làm – Nhặt được của rơi trả người bị mất
Nhặt được của rơi trả người bị mất
Trong môn học đạo đức, thầy cô thường dạy em về việc làm nhặt được của rơi trả người bị mất. Và em đã có cơ hội thực hành việc tốt này vào thứ hai tuần này.
Sáng hôm ấy, em phụ trách trực nhật cho lớp nên đến lớp từ để quét lớp và đổ rác. Trên đường đi đổ rác thì bỗng em nhặt được quyển sách truyện “Dế mèn phiêu lưu ký” bị rơi ở dưới đất. Quyển sách còn mới nguyên, được bọc kỹ càng và trông rất đẹp. Trong lòng em liền tham lam với mong muốn giữ quyển sách là của riêng mình, vì cuốn truyện  này rất nổi tiếng và được nhiều thầy cô giới thiệu.
Chần chừ một lúc lâu, em chợt nhìn xuống giá cuốn sách em liền suy nghĩ lại. Em chợt nhớ về bài học nhặt được của rơi trả người bị mất và đoán rằng chắc người làm mất sách đang lo lắng lắm. Nghĩ vậy em liền mang sách đến văn phòng trường để loa thông báo cho người bị mất đến nhận lại sách. Trưa hôm ấy, đã có một bạn đến nhận lại sách và tên em được tuyên dương qua loa trường.
Em rất bất ngờ và vui mừng vì bản thân được khen ngợi như thế. Các bạn trong lớp cũng vây quanh và khen ngợi em rất nhiều. Thông qua việc tốt này em đã rút ra được ý nghĩa của việc làm tốt và cố gắng thực hiện nhiều hơn.
          Kể 1 việc tốt mà em đã làm – Giúp đỡ người lớn tuổi sang đường
Giúp đỡ người lớn tuổi sang đường
Trong cuộc sống, ai cũng đã từng làm một việc tốt để giúp đỡ người xung quanh. Và việc tốt đầu tiên của em là cùng các bạn giúp đỡ người lớn tuổi sang đường.
Vào chủ nhật hàng tuần, em cùng đội bóng của em thường hẹn nhau đi luyện tập tại sân trống gần nhà. Hôm ấy vẫn như mọi hôm, chúng em đang tập trung vừa đi đến sân bóng vừa cười đùa. Bỗng chúng em nhìn thấy một bà lão đang xách đồ rất nặng đi bên đường. Không may bà cụ làm rơi túi đồ khiến đồ dùng trong túi lăn ra khắp nơi. Thấy vậy, chúng em vội vàng chạy qua đường giúp đỡ bà.
Sau khi thu nhặt hết đồ đạc, bà liền cảm ơn chúng em, rồi bà bảo rằng: “Bà cảm ơn các cháu nhé! Nãy bà định qua đường thì còi xe ô tô kêu to quá nên bà giật mình làm đổ đồ”. Nghe vậy, đội bóng chúng em liền xúm lại giúp bà qua đường, có bạn cầm đồ hộ bà, có bạn nắm tay bà dắt sang đường còn có bạn ngó xe trước sau. Đến nơi bà khen chúng em rất nhiều và bà chúc đội bóng chúng em ngày càng phát triển. Hôm ấy, đội bóng chúng em đã chơi rất vui và hứng khởi hơn mọi ngày.
Chúng em nhận ra chỉ cần làm việc tốt thì vừa giúp đỡ được người xung quanh, vừa giúp bản thân vui vẻ hơn rất nhiều. Từ đó, chúng em luôn nhắc nhở nhau hãy luôn tích cực làm việc tốt mỗi ngày.
          Kể về một việc tốt mà em đã làm ngắn – Giúp đỡ bác lao công dọn rác trong trường
Cùng chung tay bảo vệ môi trường
Trong cuộc sống, có rất nhiều cách để thực hiện việc tốt, trong đó bảo vệ môi trường cũng là một việc làm ý nghĩa. Vàm em vẫn đang thực hiện việc làm ấy mỗi tuần.
Chuyện bắt đầu từ giữa học kỳ I, vào ngày cuối tuần, em ghé trường chơi vì khuôn viên trường rất rộng. Bỗng em nhìn thấy cô lao công đang cầm một bịch rác thật to. Em liền chạy đến hỏi: “Cô ơi chủ nhật mà cô không nghỉ ngơi ạ?”. Nghe tiếng em cô liền ngước lên rồi vừa dọn rác vừa nói rằng do lượng rác ở trường rất nhiều, nên cô tranh thủ làm thêm cuối tuần để trường luôn sạch. Đồng thời cũng giúp trường góp tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Hiểu được lý do, em liền vui vẻ giúp đỡ cô để dọn rác nhanh hơn, cô được về nghỉ sớm hơn. Từ đó, cuối tuần nào em cũng ghé trường và cùng cô lao công dọn rác. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào về bản thân vì mình đã góp phần bảo vệ môi trường.
Trên đây là top những bài văn mẫu kể về một việc tốt mà em đã làm chọn lọc. Mong rằng thông qua các bài viết trên các em sẽ hoàn thiện được chủ đề này một cách dễ dàng hơn.
Bài viết Top văn mẫu chủ đề kể về một việc tốt mà em đã làm đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/Xn8o7w3
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Từ chỉ tính chất và bài tập ví dụ cho học sinh tiểu học
Từ chỉ tính chất là kiến thức quan trọng trong bài học về khái niệm tính từ thuộc môn tiếng Việt của học sinh tiểu học. Để củng cố về khái niệm từ chỉ tính chất, bài viết dưới đây sẽ nhắc lại định nghĩa tính chất và các bài tập ví dụ. Giúp các em thành thạo về kiến thức này mà không cần search từ khóa tinh chat.
Tính chất trong tiếng Việt là gì?
Để hiểu được khái niệm từ chỉ tính chất, các em cần trả lời câu hỏi tính chất là gì? Trong tiếng Việt, tính chất là các đặc điểm riêng mang tính đặc trưng của người, một sự vật hoặc một sự việc.
Giữa các sự vật khác nhau, tính chất là yếu tố quan trọng để giúp chúng ta phân biệt giữa sự vật này với sự vật khác. Đối với các sự việc và hiện tượng, các tính chất có hướng thiên về các đặc điểm bên trong. Chúng ta thực hiện quá trình quan sát, phân tích, suy luận và tổng hợp để nhận biết các tính chất của sự vật hoặc hiện tượng nào đó.
Định nghĩa và đặc điểm của từ chỉ tính chất
Sau khi hiểu được khái niệm về tính chất trong tiếng Việt, các em có thể rút ra về khái niệm từ chỉ tính chất. Vậy từ chỉ tính chất là gì? Đặc điểm của từ chỉ tính chất trong câu là gì?
Định nghĩa và đặc điểm từ chỉ tính chất
Từ khái niệm tính chất, chúng ta có thể định nghĩa từ chỉ tính chất là những từ dùng để chỉ đặc điểm riêng của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. Loại từ này thể hiện bao quát tính chất của xã hội, các hiện tượng trong thiên nhiên và các sự việc xảy ra trong cuộc sống.
Cũng như tính chất, từ chỉ tính chất thường dùng để mô tả những đặc điểm bên trong sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. Các đặc điểm này không thể cảm nhận được thông qua các giác quan như mắt, tai, mũi,… Mà cần phải quan sát và phân tích mới có thể nhận biết được.
Ví dụ
Từ chỉ tính chất mà các em thường gặp bao gồm: thân thiện, khó tính, vui vẻ, lười biếng, ngoan ngoãn,… Hoặc những từ chỉ tính chất liên quan đến các chất hóa học hoặc các hiện tượng vật lý ngoài thiên nhiên như: nặng, nhẹ, không mùi, không vị,… Xem các ví dụ dưới đây để hiểu hơn về loại từ này.
Một số ví dụ về từ chỉ tính chất
Oxi là một chất không mùi, không màu, không vị và ít tan trong nước (“không mùi”, “ không màu”, “không vị”, “ít tan trong nước” là các từ chỉ tính chất của khí oxi)
Bạn Trang rất chăm chỉ trong học tập (“chăm chỉ” là từ chỉ tính chất học tập của bạn Trang)
Bạn Trang rất vui vẻ còn bạn Hân rất khó tính (“vui vẻ”, “khó tính” là từ chỉ tính chất mô tả tính tình của bạn Trang và bạn Hân)
Bài tập ví dụ cho từ chỉ tính chất
Để thành thạo hơn về các kiến thức này, các em cần thực hành các bài tập về tự chỉ tính chất thường xuyên. Dưới đây là một số bài tập ví dụ mà các em có thể tham khảo.
Bài tập 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau
Tìm từ trái nghĩa có các từ: chăm chỉ, thông minh, tốt bụng, khỏe mạnh, thú vị, nặng nề.
Trả lời: Từ trái nghĩa của các từ trên lần lượt là:
Chăm chỉ – Lười biếng
Thông minh – Ngốc nghếch
Tốt bụng – Độc ác
Khỏe mạnh – Mệt mỏi
Thú vị – Tẻ nhạt
Nặng nề – Nhẹ nhõm
Các cặp từ chỉ tính chất trái nghĩa
          Bài tập 2: Đặt câu với các từ chỉ tính chất ở bài 1
Từ các cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, em hãy đặt câu cho các từ đó.
Trả lời:
Bạn Minh tập đá bóng rất chăm chỉ
Con mèo là loài động vật lười biếng
Học tập giúp em thông minh hơn mỗi ngày
Em bé thật là ngây thơ và ngốc nghếch!
Để trở thành một học sinh tốt bụng, em luôn giúp đỡ người gặp khó khăn
Dì ghẻ trong truyện tấm cám là một nhân vật độc ác
Bố em rất khỏe mạnh, bố có thể bưng một tủ đồ to mà không thấy mệt.
Em cảm thấy mệt mỏi do bị cảm lạnh
Tiết học tiếng Việt hôm nay thật thú vị!
Chương trình thời sự mỗi tối rất tẻ nhạt
Không khí trong lớp nặng nề khi làm bài kiểm tra
Em cảm thấy nhẹ nhõm sau khi làm hòa với mẹ
Trên đây là tất cả kiến thức về khái niệm từ chỉ tính là gì, cũng như các đặc điểm và bài tập tham khảo. Mong rằng các thông tin trong bài viết có giúp các em có thể củng cố kiến thức một cách hiệu quả mà không cần search tìm kiếm từ khóa tinh chat trên google.
Bài viết Từ chỉ tính chất và bài tập ví dụ cho học sinh tiểu học đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/eslf5xc
0 notes
worldresearchjournals · 3 years ago
Text
Định nghĩa từ đơn. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy
Từ đơn và từ phức là một hình thức cấu tạo của từ trong tiếng Việt. Đây là kiến thức tiếng Việt thực hành căn bản mà học sinh được học từ lớp 4 và mở rộng kiến thức thêm ở lớp 6. Phân biệt từ đơn và từ phức sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức cấu tạo nên từ tiếng Việt. Để các bạn học sinh học tốt môn học này, Worldsearchjournal sẽ cung cấp thông tin về từ đơn trong bài viết sau!
Thế nào là từ đơn?
Khái niệm về từ đơn đã được nhắc tới trong chương trình tiếng Việt lớp 4, sau đó mở rộng ở Ngữ Văn lớp 6. Theo khái niệm này, từ đơn là từ được tạo thành bởi một tiếng. Trái ngược với từ đơn là từ phức, đây là loại từ được cấu tạo từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau.
Từ đơn: nồi, chảo, mập, ốm, năm, ngày, giờ,…
Từ phức: cửa hàng, xe máy, lung linh,…
Chi tiết về các kiểu từ trong tiếng Việt
Cấu tạo của từ đơn
Từ định nghĩa của các từ đơn, ta có thể rút ra kết luận cấu tạo của từ đơn gồm một tiếng có nghĩa. Trong đó tiếng bao gồm: âm, vần, thanh.
Âm: Trong tiếng Việt có 22 phụ âm: b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x và 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.
Vần: bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối.
Thanh: gồm 6 thanh – ngang (hay thanh không), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
Ví dụ: Tiếng “Khế” được cấu tạo bởi phụ âm “kh”, vần “ê” và thanh sắc.
Phân loại từ đơn
Theo định nghĩa trong sách giáo khoa bộ môn Ngữ Văn 6, từ đơn được phân loại thành hai nhóm, gồm: từ đơn một âm tiết và từ đơn đa âm tiết. Trong đó:
Từ đơn một âm tiết là những từ chỉ có một âm tiết. Ví dụ: núi, muối, kẹo, kem,…
Ngược lại, từ đơn đa âm tiết thì có 2 âm tiết trở lên. Ví dụ như: vali, oto…
Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt khi từ gồm hai tiếng riêng biệt nhưng vẫn được phân loại vào từ đơn như xà phòng, bồ kết, mì chính… Nguyên nhân phân loại là bởi vì dù những từ này được tạo từ 2 hình vị nhưng chúng lệ thuộc vào nhau nên chỉ được xem là 1 hình vị, hay còn gọi là từ đơn đa âm.
Từ đơn, từ ghép là kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ Văn
Hướng dẫn cách phân biệt từ đơn từ ghép từ láy
Để hiểu hơn về các khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy và biết cách phân biệt chúng, hãy tham khảo ngay bảng sau đây:
Từ đơn Từ ghép Từ láy Tạo thành từ 1 tiếng có nghĩa Tạo thành từ 2 tiếng có quan hệ ngữ nghĩa với nhau Tạo thành từ 2 tiếng có quan hệ ngữ âm với nhau Phân loại: từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp Phân loại: láy âm, láy vần, láy tiếng và láy cả âm lẫn vần Ví dụ: xa, nhớ, tủ, khăn, áo, nhà, bàn, ghế, cây, hoa, lá, đẹp,… Ví dụ: Quần áo, cha mẹ, sách vở, máy tính, vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,… Ví dụ: ngoan ngoãn, thoang thoảng, thăm thẳm, luôn luôn, xa xa, lanh lảnh, ngồn ngộn, bong bóng, lâm râm, mênh mông, róc rách, lách cách,…
Trên đây là những thông tin để các bạn học sinh hiểu hơn về từ đơn bao gồm khái niệm, cấu tạo và phân loại. Ngoài ra là những kiến thức liên quan về từ ghép, từ láy và cách phân biệt ba loại từ trên. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ về từ đơn và áp dụng vào việc nhận biết, đặt câu.
Bài viết Định nghĩa từ đơn. Phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy đã xuất hiện tại World Research Journals
from World Research Journals https://ift.tt/OmzPUwA
0 notes