Trà Thảo Mộc HP chuyên cung cấp các sản phẩm trà thảo mộc cao cấp mang đến cho khách hàng cuộc sống khỏe bên trong đẹp bên ngoài. Hotline: 0933.798.396. Địa chỉ: 89/57 Đường 59, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Website: https://trathaomochp.com/ https://twitter.com/trathaomochp https://www.facebook.com/trathaomochp https://trathaomochp.blogspot.com/ https://www.diigo.com/profile/trathaomochp https://getpocket.com/@9aoTZAbTgi984p8394db4aodZDp8g2e4565y28r2ebkaM6Q67a2afn1dWm1ca8c7?src=navbar https://www.linkedin.com/in/trathaomochp/ https://trathaomochp.odoo.com/ https://trathaomochp.amebaownd.com/ https://trathaomochp.wordpress.com/ https://www.pinterest.com/trathaomochp/ https://trathaomochp.wixsite.com/my-site https://trathaomochp.mystrikingly.com/
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Lịch sử của bông cải xanh
Có lẽ bông cải xanh là loại rau gây “chia rẽ” nhất, bởi có người rất yêu thích nhưng lại có những người cực kì ghét loại rau này, tuy nhiên theo lịch sử thì đây là một nguồn thực phẩm cũng như là dinh dưỡng được yêu thích, xuất hiện từ thời Đế chế La Mã. Giống như atisô, bông cải xanh thực chất là một bông hoa lớn có thể ăn được. Bạn có thể nấu chín hoặc ăn sống cuống và hoa non của bông cải xanh, và hương vị của loại thực phẩm này có thể làm bạn nhớ đến bắp cải, mặc dù bông cải xanh cũng có họ hàng với cải xoăn, súp lơ trắng và cải Brussels. Mặc dù một số đầu bếp thích chế biến nguyên liệu này giống cách chế biến củ cải hoặc cải xoăn, nhưng họ thường loại bỏ những chiếc lá đắn khi chế biến bông cải xanh để nấu ăn. Tuy nhiên, tùy thuộc v��o loại bông cải xanh bạn có mà hương vị có thể từ đắng nhẹ đến cực kỳ đắng.
Bông cải xanh từ khi mới được phát hiện cho đến khi được canh tác thương mại
Bông cải xanh, tên khoa học là Brassica oleracea italica, có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Loại cây này được phát triển từ một loại cây họ hàng bắp cải của người Etruscans, đây là một nền văn minh cổ đại của Ý sống ở vùng đất mà ngày nay chúng ta gọi là Tuscany, và những người này được coi là thiên tài trong canh tác. Tên tiếng Anh của bông cải xanh có nguồn gốc từ tiếng Ý broccolo, có nghĩa là "đỉnh hoa của bắp cải" và tiếng Latin brachium có nghĩa là cánh tay, cành hoặc chồi. Bông cải xanh đã được người Ý coi là một loại thực phẩm rất có giá trị kể từ thời Đế chế La Mã, nhưng khi lần đầu tiên xuất hiện ở Anh vào giữa thế kỷ 18, bông cải xanh được gọi là "măng tây của Ý". Có những ghi chép về Thomas Jefferson, một người đam mê làm vườn, đã thử nghiệm hạt bông cải xanh được mang từ Ý vào cuối những năm 1700, nhưng mặc dù việc trồng bông cải xanh thương mại đã có từ những năm 1500, nhưng loại cây này đã không phải là một loại thực phẩm phổ biến ở Hoa Kỳ cho đến khi Những người nhập cư ở miền Nam nước Ý mang đến vào đầu những năm 1920. Do có nhiều cách chế biến thành những món ăn ngon miệng cũng như có rât nhiều lợi ích cho sức khỏe, số lượng bông cải xanh tiêu thụ đã tăng gấp ba lần trong 30 năm qua. Đọc tiếp: Bột Graham là gì?
Các giống cây và thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Bông cải xanh có đầu to và cuống dày mà chúng ta quen thuộc nhất là bông cải xanh Calabrese (được đặt tên theo vùng Calabria, Ý), mặc dù người ta thường gọi một cách đơn giản là bông cải xanh. Mặc dù bạn có thể tìm mua loại thực phẩm này ở các cửa hàng quanh năm, nhưng đây là loại cây thích hợp trồng trong thời tiết lạnh. Có một loại khác có nhiều cành và đầu mỏng được gọi là bông cải xanh mọc mầm, và bạn cũng có thể bắt gặp bông cải xanh Romanesco, được bó chặt thành hình nón và có màu xanh tươi. Nếu bạn thích bông cải xanh, bạn có thể muốn thử Broccolini, còn được gọi là bông cải xanh non, là giống lai giữa bông cải xanh và cải xoăn, hoặc bạn có thể tìm bông cải xanh, giống lai giữa bông cải xanh và súp lơ trắng, một món ăn nhẹ hấp dẫn nếu bạn là người yêu thích cả hai loại. Cho dù bạn mua loại nào thì bông cải xanh cũng rất giàu canxi và có đặc tính ch���ng oxy hóa giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư. Loại lưu huỳnh làm xuất hiện khí khi bạn nấu bông cải xanh quá chín cũng có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh có lợi. Read the full article
0 notes
Text
Bột Graham là gì?
Bột Graham là một loại bột mì nguyên chất được xay thô, thường được dùng để làm bánh quy giòn graham cũng như một số loại bánh mì và ngũ cốc. Loại bột mì này được đặt theo tên của Sylvester Graham, tiền thân của phong trào thực phẩm tốt cho sức khỏe của Mỹ. Nhiều dạng bột mì nguyên chất khác nhau tương tự như bột mì graham cũng có mặt ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Một số mẹo hữu ích:
Thời hạn sử dụng: 1 tháng nếu bạn bảo quản trong phòng kín, 6 tháng nếu bạn bảo quản trong tủ đông Sản phẩm thay thế: Các loại bột mì nguyên chất khác Chủ yếu chế biến thành món: Bánh quy giòn Graham
Bột Graham là gì?
Bột mì Graham là loại bột mì nguyên chất chưa qua lọc, chưa tinh chế và chưa tẩy trắng được sử dụng trong làm bánh. Bột mì trắng (chẳng hạn như bột mì đa dụng) được nghiền mịn và đã loại bỏ mầm và cám. Bột mì nguyên chất đúng như tên gọi của chúng, vì nội nhũ, mầm và cám được xay xát đều có mặt trong bột mì. Bột mì Graham được nghiền thô hơn so với bột mì nguyên chất tiêu chuẩn, nên bột thô hơn chứ không mịn và có hương vị hạt dẻ, ngọt nhẹ. Nhà phát minh Sylvester Graham đã phát triển dạng bột mì này trong những năm 1830 với hy vọng người tiêu dùng sẽ không dùng bột mì tinh chế nữa. Ông tin rằng việc giữ lại nội nhũ, mầm và cám của lúa mì trong quá trình xay xát sẽ làm cho người dân khỏe mạnh hơn, từ đó lực lượng lao động sẽ lớn mạnh hơn sau Cách mạng Công nghiệp. Bột mì Graham được bán sẵn để sử dụng cho các món nướng và bạn nên nấu chín loại bột này trước khi ăn. Loại bột mì này đắt hơn các loại bột tiêu chuẩn mua ở cửa hàng vì đây là sản phẩm đặc biệt, khó tìm hơn. Đọc tiếp: Lịch sử của chuối
Bột Graham so với Bột Gram
Mặc dù bột graham và bột gram có cách phát âm gần giống nhau, nhưng chúng là hai sản phẩm rất khác nhau. Bột gram được làm từ đậu xanh khô, xay và là loại thực phẩm chủ yếu ở tiểu lục địa Ấn Độ. Loại bột này không chứa gluten, có nhiều chất xơ và protein và được sử dụng để làm papadums, pakoras, bonda, chakli, v.v. Bột mì Graham là bột mì nguyên chất và không chứa gluten. Hai loại bột tạo ra hương vị rất khác nhau và được dùng để chế biến các món ăn hoàn toàn khác nhau.
Cách nấu ăn với bột mì Graham
Bạn phái nấu chín bột mì Graham trước khi ăn vì tất cả các loại bột mì sống đều có thể mang vi trùng gây bệnh. Bạn có thể mua bột về và dùng luôn, và bạn có thể được sử dụng loại bột này để làm nhiều loại bánh nướng bao gồm bánh quy giòn graham, các loại bánh quy giòn khác, bánh mì nâu, bánh mì nguyên chất, granola và ngũ cốc. Hầu hết các công thức nấu ăn yêu cầu dùng bột mì Graham đều là món nướng, nhưng một số (như bánh mì nâu) lại là món hấp.
Bột graham có vị như thế nào?
Bột mì Graham bổ sung hương vị ngọt ngào, hấp dẫn, ngọt ngào cho các món nướng cùng với cảm giác độc lạ khi nếm thử. Bạn có thể cảm nhận hương vị thân thuộc hơn khi nếm thử bánh quy giòn graham, do bột mì được kết hợp với mật ong theo phương pháp truyền thống để tạo ra một món ăn giàu chất xơ.
Sản phẩm thay thế bột Graham
Sản phẩm thay thế tốt nhất cho bột mì graham là bột mì nguyên chất chưa tẩy trắng. Nếu có thể, hãy tìm loại bột mì nguyên chất chưa lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp bột mì trắng và cám lúa mì theo tỷ lệ 2:1 cùng với một đến hai thìa cà phê mầm lúa mì mỗi cốc. Chỉ có bột mì graham mới tạo thêm hương vị hoặc cảm giác thô đặc trưng, nhưng những nguyên liệu thay thế này sẽ phát huy tác dụng trong hầu hết các món nướng.
Công thức nấu ăn với bột mì Graham
Bột mì Graham dùng để làm loại bánh nướng, tạo nên cảm giác mộc mạc, đơn giản khi nếm thử và hương vị đậm đà như bánh quy giòn và bánh mì đen. Hãy thử tự làm bánh quy graham tại nhà, đây chắc chắn sẽ là một món tráng miệng ngon và lành mạnh cho gia đình bạn. Món nướng nhanh S'Mores Bánh quy giòn có hạt (bạn có thể dùng một số loại bột mì nguyên chất để thay thế cho bột Graham) Bánh mì lúa mì Ailen (bạn có thể dùng một số loại bột mì nguyên chất để thay thế cho bột Graham)
Mua bột mì Graham ở đâu?
Bột mì Graham được bán theo thùng, túi hoặc hộp số lượng lớn ở gian hàng bán đồ nướng bánh. Nếu muốn, bạn có thể mua túi bột với khối lượng từ 4kg trở lên. Thông thường, bạn sẽ không tìm thấy bột Graham ở siêu thị, nên bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn thậm chí có thể tìm mua ngay tại các nhà máy sản xuất hoặc các sàn thương mại điện tử. Hãy ưu tiên mua bột Graham mới xay vì loại bột này có thời hạn sử dụng tương đối ngắn.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản bột mì nguyên chất trong hộp kín ở nơi khô, mát và tránh ánh sáng trực tiếp. Vì loại bột này chứa nhiều dầu hơn bột thông thường nên có thể dễ bị ôi thiu, nên bột graham tươi sẽ để được khoảng một tháng. Để bảo quản lâu hơn, hãy cho bột vào tủ đông để bạn có thể sử dụng bột trong tối đa sáu tháng. Hãy đảm bảo bạn bảo quản bột trong một cái hộp dày, có nắp đậy kín để bột của bạn không hấp phụ mùi của tủ đông. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử của chuối
Chuối là quả của acuminata Musa. Acuminata có nghĩa là nhọn dài hoặc thuôn nhọn, tuy nhiên từ này không dùng để miêu tả quả mà dùng để miêu tả hình dáng của hoa. Antonius Musa là bác sĩ riêng của hoàng đế La Mã Octavius Augustus, và chính ông là người đã thúc đẩy việc trồng loại trái cây khác thường ở châu Phi từ năm 63 đến năm 14 trước Công nguyên. Các thủy thủ Bồ Đào Nha đã mang chuối đến châu Âu từ Tây Phi vào đầu thế kỷ XV.
Tên tiếng Guinea của loại trái cây này là banema, trong tiếng Anh là banana, lần đầu tiên được tìm thấy trên báo in vào thế kỷ XVII. Chuối ban đầu đã được trồng và tiêu thụ từ thời cổ đại, thậm chí trước cả việc trồng lúa. Mặc dù chuối phát triển mạnh ở Châu Phi, nguồn gốc của loại cây này được cho là ở Đông Á và Châu Đại Dương. Các thủy thủ mang chuối đến Quần đảo Canary và Tây Ấn, cuối cùng chuối đến Bắc Mỹ do một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha tên là Friar Tomas de Berlanga. Đọc tiếp: Lịch sử của các món ăn làm từ cà chua
Có thể bạn chưa biết: Các loại chuối hiện nay có vị ngọt vì đã được gây đột biến
Những loại chuối được nhắc đến trong bài này không phải là chuối vỏ vàng và có vị ngọt mà chúng ta biết ngày nay, mà là giống có màu đỏ và xanh, thường được dùng để nấu ăn, ngày nay thường chúng ta thường gọi là chuối rừng để phân biệt với loại chuối ngọt. Chuối ngọt vàng là một dòng đột biến của chuối dùng để nấu, được phát hiện vào năm 1836 bởi Jean Francois Poujot, người Jamaica, ông đã phát hiện một trong những cây chuối trong đồn điền của mình ra quả màu vàng thay vì màu xanh hoặc đỏ. Khi nếm thử phát hiện mới, anh ấy thấy loại chuối này ngọt ở trạng thái mà không cần nấu chín. Anh nhanh chóng bắt tay vào trồng giống ngọt này. Chẳng mấy chốc, chúng được nhập khẩu từ vùng Caribe đến New Orleans, Boston và New York, và được coi là một món ăn độc đáo, ban đầu người ta thưởng thức loại trái cây độc lạ này bằng cách đặt lên dĩa sau đó dùng nĩa và muỗng. Chuối ngọt đã trở thành xu hướng tại Triển lãm trăm năm Philadelphia năm 1876, được bán với giá 10 xu mỗi quả. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử của các món ăn làm từ cà chua
Cà chua là loại trái cây cũng như rau củ bổ dưỡng tuyệt vời. Thật khó để tin rằng một loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi như vậy lại từng được coi là chất độc chết người. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cà chua tươi hoặc đã qua chế biến ở mọi thời điểm trong năm, và ý tưởng về các món ăn làm từ cà chua luôn là một chủ đề bất tận
Lịch sử của cà chua
Nhà thực vật học người Pháp Tournefort đã đặt tên thực vật theo tiếng Latinh là Lycopersicon esculentum cho cà chua. Bạn có thể dịch ra là "đào sói", “đào” vì cà chua tròn và ngon và “sói” vì bị nhầm là có độc. Nhà thực vật học đã nhầm cà chua với quả đào sói được Galen nhắc đến trong các tác phẩm ở thế kỷ thứ ba của ông, tức là chất độc đựng trong cái vỏ có thể ăn được, dùng để tiêu diệt sói. Cà chua trong tiếng Anh là “tomato”, xuất phát từ từ tiếng Tây Ban Nha là tomate, có nguồn gốc từ tiếng Nahuatl (ngôn ngữ Aztec), tomatl. Loại trái cây này xuất hiện lần đầu tiên trên báo in vào năm 1595. Người châu Âu đã lầm tưởng rằng cà chua có độc do loài vật này thuộc họ cà chua có độc (tuy nhiên lá cà chua thực sự có độc), ngoài ra lớp vỏ sáng bóng của cà chua cũng dễ làm cho những người này hiểu nhầm rằng loại trái cây này có độc. Cà chua bản địa thường có kích thước nhỏ, giống như cà chua bi, và có màu vàng nhiều hơn là màu đỏ. Cà chua có nguồn gốc từ miền tây Nam Mỹ và Trung Mỹ. Năm 1519, Cortez phát hiện ra cà chua mọc trong vườn của Montezuma và mang hạt giống về châu Âu nhưng chỉ trồng để làm cảnh chứ không để ăn. Nhiều khả năng giống cà chua đầu tiên đến châu Âu có màu vàng, vì ở Tây Ban Nha và Ý, cà chua được gọi là pomi d'oro, nghĩa là táo vàng. Ý là nước đầu tiên đổi mới và là vùng đầu tiên trồng cà chua ngoài Nam Mỹ. Người Pháp gọi cà chua là pommes d'amour, hay táo tình yêu, vì họ cho rằng chúng có đặc tính kích thích tình dục. Đọc tiếp: Đậu vani là gì?
Sự xuất hiện của súp cà chua đặc
Vào năm 1897, ông trùm súp Joseph Campbell đã cho ra mắt món súp cà chua cô đặc, động thái này đã đưa công ty của ông đến con đường trở nên thành công hơn cũng như khiến cà chua được công chúng yêu mến hơn nữa. Campbell có thể đã làm món súp cà chua trở nên nổi tiếng, nhưng công thức đầu tiên thuộc về Maria Parloa, tác giả của cuốn sách The Appledore Cook Book năm 1872, trong đó có hướng dẫn cách làm món súp mà cô ấy nghĩ ra. Hàm lượng axit cao của cà chua khiến món ăn này trở thành ứng cử viên hàng đầu để sản xuất thực phẩm đóng hộp, đây là một trong những lý do chính khiến cà chua đóng hộp xuất hiện nhiều hơn so với các loại rau củ hay trái cây khác vào cuối thế kỷ 19. Read the full article
0 notes
Text
Đậu vani là gì?
Đậu vani là quả của một loại cây phong lan, nhìn giống quả đậu màu nâu sẫm, có hình dáng nhỏ và dài. Hoa lan vani được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, bao gồm Mexico, Tahiti, Réunion, Mauritius, Comoro, Indonesia, Uganda và Tongo. Ba phần tư nguồn cung của thế giới đến từ Madagascar. Vanilla được ưa chuộng trên khắp thế giới. Đây là loại đậu được dùng để thêm hương vị vani tự nhiên vào nước sốt, kem phủ sương, xi-rô, kem, đồ uống và nhiều món tráng miệng khác.
Đậu vani là gì?
Có hơn 110 giống lan vani khác nhau. Nhưng chỉ có một loại, là Vanilla planifolia cho ra quả mà 99% công ty sản xuất vanu lựa chọn để làm vani thương mại. Ngoài ra còn có một chi khác là Vanilla tahitensis được trồng ở Tahiti. Quả của loại cây này có mùi thơm rõ rệt hơn, nhưng hương vị lại không được đậm đà. Để tạo quả, người trồng sẽ phải tranh thủ thụ phấn thủ công vì loài hoa này chỉ nở trong một thời gian ngắn mỗi ngày. Không được để quả chín hẳn vì như vậy sẽ làm cho hạt bị tách ra, mất giá trị thương phẩm. Việc thu hoạch bằng tay diễn ra từ bốn đến sáu tháng sau khi quả xuất hiện trên dây leo. Sau khi được thu hoạch, người ta sẽ phải dành ra 6 tháng để tiếp tục xử lí đậu. Một số khu vực sản xuất đậu có hàm lượng vanillin cao hơn, nên thường có mùi hương nổi bật và hương vị đậm đà. Hạt vani màu nâu sẫm thu được thường dài từ 18 đến 23cm, nặng khoảng 5 gam và cho khoảng 1/2 thìa cà phê hạt.
Cách dùng đậu vani
Thông thường, hạt vani được chế biến thành chiết xuất vani, một thành phần phổ biến trong các món nướng và các món ăn khác. Chiết xuất vani nguyên chất được làm từ hạt vani thật và chiết xuất vani giả sử dụng hương liệu vani nhân tạo. Đậu vani nguyên hạt hoặc hạt của chúng được sử dụng trong các công thức nấu ăn, chỉ là không thường xuyên vì giá thành cao hơn. Những hạt nhỏ làm cho món ăn thêm đặc và hấp dẫn, và hạt đậu có hương vị đậm đà, ngoài ra màu sắc nhẹ nhàng của vani có thể làm cho món ăn đẹp mắt hơn. Sơ chế đậu vani vô cùng đơn giản. Người ta cũng dùng vani nguyên hạt để tạo hương vị tự nhiên cho đường, xi-rô và các loại đồ uống khác, bao gồm cả rượu. Đọc tiếp: Cách chọn lựa và bảo quản khoai lang
Cách nấu ăn với đậu vani
Sơ chế đậu vani là một giai đoạn vô cùng dễ dàng. Bạn có thể áp dụng cách làm sau khi nấu phần lớn các món ăn có đậu vani: Hãy sử dụng một con dao sắc để cắt đôi quả đậu theo chiều dọc nhưng vẫn giữ nguyên mặt dưới. Sau đó, cạo hạt ra và trộn với các thành phần khác. Lớp vỏ bên ngoài có thể được sử dụng để làm sữa, kem hoặc đường có mùi vani, đây là một cách làm hiệu quả cho cả hạt vani cũ và khô. Đối với các công thức nấu ăn yêu cầu dùng đậu nguyên hạt, bạn có thể cắt bỏ các đầu sau đó cắt nhỏ phần còn lại (dùng phần đầu để tạo mùi vani chứ không bỏ đi). Bạn cũng có thể sử dụng đậu nguyên hạt để tự làm chiết xuất vani của riêng mình. Chiết xuất vani sẽ làm dậy mùi món ăn nhanh chóng nhưng mất khoảng hai tháng để xử lí. Một lựa chọn khác là sử dụng hạt đậu vani để làm bột. Mặc dù bạn sẽ tiết kiệm thời gian hơn nếu làm theo cách này nhưng bạn lại phải thực hiện nhiều công đoạn hơn. Bột vani có thể dùng để thay thế cho đậu vani hoặc chiết xuất vani trong nhiều công thức nấu ăn. Ngoài ra loại bột này cũng giữ lại những đốm đen nhỏ làm cho món ăn đẹp mắt. Bạn có thể bổ sung nước nếu thấy đậu khô bằng cách ngâm trong sữa hoặc nước ấm trong vài giờ.
Vani có vị như thế nào?
Đậu vani là loại có hương vị và mùi thơm vani đậm nhất. Nói chung, bạn có thể tưởng tượng vani như có một hương vị của gỗ hoặc khói ngọt ngào và ấm áp.
Sản phẩm thay thế đậu vani
Nguyên liệu thay thế cho đậu vani có ít khác biệt nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm mua là chiết xuất vani. Tuy nhiên mùi cũng như vị của đậu sẽ đậm hơn nhiều so với chiết xuất. Nguyên tắc chung là 2,5cm đậu vani bằng 1 thìa cà phê chiết xuất vani nguyên chất. Điều đó có nghĩa là bạn cần khoảng một muỗng canh bột để thay thế cho một hạt đậu vani; để hương vị đậm đà hơn, bạn có thể dùng 2 muỗng canh. Tuy nhiên, nói chung, thường nếu bạn làm theo công thức dạy nấu ăn, bạn sẽ cần phải đong bột vani bằng thìa cà phê. Tuy nhiên cho quá nhiều vani sẽ làm thay đổi độ đặc của món ăn nên bạn sẽ cần phải điều chỉnh nguyên liệu để có món canh vừa ý. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bột đậu vani, mặc dù bạn sẽ không dễ dàng tìm mua sản phẩm này ở các cửa hàng như chiết xuất vani. Tương tự, bạn sẽ cần dùng khoảng 1 muỗng canh bột vani để thay thế cho một hạt đậu vani. Tuy nhiên bột vani sẽ không làm thay đổi nhiều độ đặc của món ăn như chiết xuất vani.
Công thức nấu đậu vani
Kem đậu vani thực sự chỉ là một trong nhiều cách bạn có thể thưởng thức đậu vani. Từ kem phủ và nước sốt ngọt cho đến bánh ngọt và bánh quy, có rất nhiều công thức nấu ăn ngon và rất hấp dẫn để khám phá. Pudding gạo đậu vani Bánh nướng đậu vani Xi-rô vani đơn giản
Mua đậu vani ở đâu?
Đậu vani nổi tiếng là nguyên liệu đắt tiền. Cái giá đó thể hiện rằng để có được đậu vani cần rất nhiều công sức cũng như đây là một loại thực vật hiếm. Đậu vani "cao cấp" dày hơn đậu "hạng B", và là loại phổ biến nhất được bán trong các cửa hàng. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy đậu vani được xếp gọn trong lọ gia vị hoặc lọ thủy tinh dài ở lối đi bán gia vị của các cửa hàng tạp hóa và siêu thị. Thường bạn có thể tìm mua đậu vani có sẵn với số lượng lớn, khoảng từ năm đến vài chục hạt từ các nhà bán lẻ trực tuyến và cách này thường làm giảm đáng kể giá cho mỗi hạt. Chỉ mua những gì bạn sẽ sử dụng trong vòng sáu tháng để tránh lãng phí. Bột đậu vani có sẵn ở các sàn thương mại trực tuyến và tại các cửa hàng bán đặc sản và đồ dùng nhà bếp. Tuy đắt tiền nhưng đổi lại chất lượng lại cực kì tốt. Bạn nên lựa hạt vani nguyên hạt dẻo, ẩm, căng mọng, bóng và thơm khi mua. Tránh bất kỳ thứ gì khô, giòn hoặc xỉn màu, đây là những dấu hiệu cho thấy người bán đã bảo quản không đúng cách hoặc đậu đã quá cũ.
Bảo quản
Để duy trì độ tươi của hạt vani, hãy bảo quản chúng trong hộp kín, loại bỏ càng nhiều không khí càng tốt. Giữ đậu vani ở nơi mát mẻ, khô ráo và không có ánh sáng trực tiếp. Làm lạnh hạt vani có thể khiến nấm mốc phát triển và hạt bị khô nhanh hơn. Mở hộp trong khoảng 15 phút vài tuần một lần để không khí thoát ra ngoài. Tốt nhất là sử dụng đậu trong vòng sáu tháng vì đậu sẽ khô dần theo thời gian, ngay cả trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên bạn có thể bảo quản đậu trong khoảng 8 đến 12 tháng, thậm chí là vài năm. Bột đậu vani thương mại có thể có thời hạn sử dụng lên đến ba năm; phiên bản tự chế thường chỉ dùng tốt trong một năm. Bạn cũng nên bảo quản bột đậu trong hộp kín (thường là lọ thủy tinh) ở nhiệt độ phòng. Read the full article
0 notes
Text
Cách chọn lựa và bảo quản khoai lang
Đối với nhiều gia đình, bữa tối ngày lễ sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món khoai lang nghiền. Nhưng khoai lang là một món ăn mà bạn có thể thưởng thức quanh năm: nướng, luộc, nướng, nghiền, xay nhuyễn, áp chảo, chiên và hầm, ngoài ra còn có súp và món tráng miệng. Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về cách chọn và bảo quản khoai lang.
Cách chọn khoai lang
Có hai loại khoai lang chính có bán tại các siêu thị ở Hoa Kỳ: loại Jewel có vỏ màu cam và thịt màu cam, và loại Garnet đỏ có vỏ màu đỏ đậm hơn và thịt cũng màu cam. Đây là hai loại được sử dụng phổ biến nhất trong việc chế biến các món khoai lang truyền thống. Ở Việt Nam, loại khoai lang phổ biến nhất có lớp vỏ màu tím và ruột vàng Các giống khoai lang có vỏ màu nâu hoặc tím và có xu hướng nhiều tinh bột hơn và ít ngọt hơn. Chúng có thịt trắng hơn và có thường người ta sẽ nấu chín giống như khoai tây Russet thông thường. Một mặt hàng mà bạn rất khó bắt gặp là khoai lang mỡ thật, đó là một loại củ dài, nhạt màu với vỏ giống trông giống vỏ cây và thậm chí không có họ hàng với khoai lang. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ việc một số người trồng trọt sử dụng từ "khoai mỡ" để mô tả khoai lang của mình, mặc dù chúng hoàn toàn không phải là loại khoai đó. Nếu bạn thấy một củ có thịt màu cam, thì đó là khoai lang, bất kể nó được dán nhãn như thế nào. Khi mua khoai lang, hãy tìm những củ có kích thước vừa và nhỏ, chắc và mịn, không có vết cắt hoặc vết nứt. Đọc tiếp: Thành phần và phương pháp để sản xuất rượu ngâm
Cách bảo quản khoai lang
Khoai lang tươi lâu nhất khi được bảo quản ở nơi mát mẻ hoặc nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng. Tùy thuộc vào nhà bếp của bạn, bạn có thể cất khoai lang trong tủ bếp (tủ bếp không được đặt cạnh lò nướng) hoặc tủ đựng thức ăn chuyên dụng. Những chiếc tủ gần sàn nhà sẽ mát hơn những chiếc tủ cao hơn. Nhiệt độ lý tưởng cho khoai lang là từ 50 đến 60 F. Lý do để khoai lang của bạn trong bóng tối là nếu chúng tiếp xúc với ánh sáng, chúng sẽ nghĩ rằng chúng đang ở bên ngoài và sẽ bắt đầu nảy mầm. Miễn là vị trí mát mẻ, khô ráo và tối, khoai lang sẽ để được một tháng hoặc lâu hơn, nếu nhiệt độ duy trì trong khoảng từ 10 đến 15 độ. Từ 15 đến 20 độ, thời hạn sử dụng của khoai lang giảm đi đáng kể nhưng bạn vẫn có thể giữ được cho đến một tuần. Nói chung là khoai lang của bạn thường sẽ để được lâu hơn trong những tháng lạnh hơn so với khi trời nóng. Bạn cũng không nên rửa khoai lang trước khi bảo quản, vì điều này sẽ làm khoai nhanh bị thối. Nếu bạn thấy đất bám trên khoai lang, hãy tiếp tục và phủi sạch bằng vải khô hoặc khăn giấy. Tất nhiên, khi bạn chuẩn bị nấu thì hãy rửa như bình thường. Một lưu ý ngắn gọn về hành tây, loại thực phẩm này đòi hỏi các điều kiện tương tự để bảo quản tối ưu. Bảo quản hành tây gần khoai tây sẽ khiến khoai tây mọc mầm nhanh hơn do hành tây tỏa ra hơi ẩm. Vì vậy, mặc dù hành tây cần phải ở trong tủ hoặc tủ đựng thức ăn của bạn giống như khoai lang, nhưng hãy cố gắng cất chúng cách xa nhau — ít nhất là trên các kệ riêng biệt.
Không nên để trong tủ lạnh
Và nhân tiện, bạn không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh. Nhiệt độ lạnh hơn của tủ lạnh (thường là 5 độ hoặc thấp hơn) sẽ gây ra những thay đổi đối với tinh bột trong khoai lang, khiến khoai lang cứng ở giữa và có mùi vị khó chịu. Tuy nhiên nếu bạn lỡ gọt khoai lang sau đó không ăn hết, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, bạn có thể bảo quản bằng cách bọc khoai kín hoặc đựng trong hộp kín, trong tủ lạnh, nhưng nên sử dụng càng sớm càng tốt, trong vòng 2 đến 3 ngày là tốt nhất. Một củ khoai lang đã cắt làm đôi nhưng vẫn chưa gọt vỏ vẫn có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng đựng thức ăn. Khi đã sẵn sàng sử dụng, bạn có thể cắt bỏ phần mà lúc đầu bạn cắt, nhưng nếu không thì cũng không sao, ít nhất là trong một hoặc hai tuần. Và đối với việc bảo quản khoai lang sống trong tủ đông thì không nên; khoai sẽ nhão, chảy nước và dai khi rã đông.
Đông đá khoai lang
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đông đá khoai lang, miễn là bạn đã nấu chín khoai trước đó. Có một cách là cắt khoai thành lát có độ dày tùy ý, hoặc thái hạt lựu, sau đó đun sôi cho đến khi mềm nhưng vẫn còn cứng, thường từ 10 đến 15 phút, sau đó để nguội và đông lạnh trong túi bảo quản hút chân không. Một phương pháp khác là nấu chín (bằng cách luộc hoặc nướng) rồi nghiền khoai lang, trước khi gọt vỏ và nghiền nhuyễn, thêm một chút nước cốt chanh để hạn chế tình trạng chuyển sang màu nâu không mong muốn và đông lạnh trong túi nhựa cấp đông. Bạn thậm chí có thể nướng khoai lang và đông lạnh nguyên củ, bọc trong giấy bạc và sau đó cho vào túi đông lạnh. Đông lạnh khoai lang bằng bất kỳ phương pháp nào trong số này đều sẽ giúp giữ được trong tủ đông đến 12 tháng. Read the full article
0 notes
Text
Thành phần và phương pháp để sản xuất rượu ngâm
Rượu ngâm là một thuật ngữ dùng để mô tả rượu vang (thường là loại rượu vang đỏ) được tẩm gia vị và uống khi còn ấm. Thức uống này nổi tiếng khắp châu Âu và là loại nước uống phổ biến trong những tháng mùa đông trong nhiều thế kỷ. Rượu ngâm có nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ. Ví dụ, loại nước uống này được gọi là glögg ở Thụy Điển, glühwein ở Đức, grzaniec galicyjski ở Ba Lan, vin brûlé ở Ý và vin chaud ở Pháp.
Nguyên liệu
Có rất nhiều công thức nấu rượu ngâm. Một số loại yêu cầu nguyên liệu phức tạp, trong khi những loại khác khá đơn giản, ngoài ra các thành phần nấu rượu có thể khác nhau tùy theo khu vực. Các loại gia vị điển hình được sử dụng trong rượu ngâm bao gồm tiêu, hồi, quế, đinh hương, nhục đậu khấu và vani. Việc bổ sung trái cây hoặc đường để làm ngọt thức uống cũng khác nhau tùy theo từng công thức.
Cam đắng là một chất phụ gia phổ biến, nhưng một số công thức còn yêu cầu thêm táo, vả, gừng hoặc thậm chí là nho khô. Loại rượu có trong rượu ngâm cũng khác nhau. Hầu hết các công thức nấu rượu đều bắt đầu với rượu vang đỏ và có thể thêm một hoặc nhiều loại rượu khác. Brandy hoặc cognac, rum và vodka, cũng như aquavit và sherry, đều là những chất phụ gia phổ biến cho rượu ngâm. Có thể làm “rượu ngâm” không cồn bằng cách thay thế rượu bằng nước ép trái cây hoặc rượu táo. Một cách phương pháp khác là đun sôi hỗn hợp cho đến khi cồn bay hơi hết, mặc dù cách này thường không thể loại bỏ cồn hoàn toàn. Các phiên bản không cồn thường được gọi là rượu táo ngâm. Ngoài ra người ta cũng loại rượu này là wassail, mặc dù cái tên này thường được dùng nhiều hơn cho đồ uống có cồn như bia, rượu mạnh, rượu rum hoặc rượu vang. Đọc tiếp: Quả quýt là gì?
Phương pháp
Để chuẩn bị rượu ngâm thường cần kết hợp rượu với các loại gia vị, trái cây và các chất phụ gia khác. Sau đó đun hỗn hợp này, điều chỉnh nhỏ lửa để ngấm hương vị, bạn cũng có thể dùng nồi nấu chậm để chế biến rượu. Sau khi được đun nóng kỹ lưỡng, lọc rượu ngâm và dùng ngay lập tức hoặc làm lạnh để cho hương vị ngấm sâu hơn. Một số công thức yêu cầu ngâm rượu đủ 24 giờ trong tủ lạnh. Sau đó, lọc các chất phụ gia và hâm nóng rượu ngâm trước khi dùng.
Truyền thống
Rượu ngâm đã trở thành một loại nước uống truyền thống được yêu thích trong những tháng mùa đông vì khả năng làm ấm. Uống nước nóng có thể làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài và rượu có thể hoạt động như một chất làm giãn mạch, làm giãn các mạch máu và cho phép máu ấm lưu thông tự do hơn. Việc bổ sung các loại gia vị ấm, chẳng hạn như quế và đinh hương, làm tăng thêm khả năng làm ấm cho thức uống này. Những người bán hàng rong ở châu Âu có truyền thống bán rượu ngâm trong suốt những tháng mùa đông và trong các dịp lễ hội. Người ta thường thưởng thức kèm với hạnh nhân, bánh quy tẩm gia vị hoặc chấm bánh quy với rượu. Ở Na Uy, các bữa tiệc glögg là một sự kiện phổ biến, lúc đó người ta sẽ phục vụ loại rượu ấm này cùng với bánh gạo. Wassail—rượu nghiền có cồn hoặc rượu táo có gia vị — có ý nghĩa nghi lễ. Hành động "wassailing" bao gồm ca hát, uống rượu và ăn mừng sức khỏe của cây sau vụ thu hoạch táo. Ngày nay, Wassail vẫn là một lựa chọn tuyệt vời trong tiệc rượu của các buổi lễ kỉ niệm, mặc dù trọng tâm là mong muốn có được những người hàng xóm tốt hơn là ước cho một vụ mùa bội thu. Read the full article
0 notes
Text
Quả quýt là gì?
Quả quýt, thường được gọi là quýt, là một trong những loại trái cây ngọt nhất trong họ cam. Quýt có kích thước nhỏ hơn một chút so với cam. Quýt có nguồn gốc từ châu Á, và Trung Quốc là nhà sản xuất quýt lớn nhất thế giới. Tại Hoa Kỳ, quýt chủ yếu được trồng ở California, vùng đất này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng trái cây có múi. Quýt được coi là một một đồ ăn nhẹ phổ biến vì dễ bóc vỏ (một số loại quýt hầu như không có hạt), ngoài ra bạn có thể dùng quýt làm món tráng miệng, món khai vị khi ăn hải sản và dùng để chế biến một vài món ăn mặn, cũng như là làm đồ uống.
Quýt là gì?
“Quýt” là một thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ nhóm trái cây có múi. Trong thực vật học, nhóm này có tên là Citrus reticulata, bao gồm các giống như clementine, dancy,mật ong, pixie, satsuma và quýt nói chung. Điểm chung của nhóm này là đều có kích thước nhỏ hơn cam, màu cam sáng, vỏ mỏng, dễ bóc và có vị ngọt. Có rất nhiều loại quýt và khu vực trồng trọt với nhiều điểm khác biệt, quýt có thể được tìm thấy trong các cửa hàng vào mọi thời điểm trong năm, thường được đựng trong các thùng gỗ nặng hơn 2kg hoặc đựng trong túi lưới nặng khoảng 1kg. Quýt được bán rộng rãi trên thị trường trong những tháng mùa đông, thời điểm những người nông dân ở California đang thu hoạch và vận chuyển các loại thực phẩm tươi sống, và là thời điểm nhiều loại trái cây khác không còn trong mùa. Đọc tiếp: Chuyện gì đã xảy ra với quả hồ trăn đỏ
Cách nấu và ăn quýt
Quýt có thể dễ dàng bóc vỏ và tách thành từng múi. Bên cạnh việc thưởng thức quýt như một món ăn nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng quýt để làm món salad hoặc dùng để trang trí cho món tráng miệng. Quýt rất mọng nước. Nước ép từ quýt thường được sử dụng để làm nước sốt salad và nước sốt trong các món rau và thịt, và các món tráng miệng. Quýt thường được đóng hộp và bảo quản trong xi-rô ít đường. Đây là cách dễ dàng để tận dụng hương vị ngọt ngào của quýt trong chế biến món ăn, một số món ăn yêu cầu bạn phải sử dụng quýt đóng hộp mới có thể làm ra được hương vị chuẩn nhất. Đóng hộp quýt trong xi-rô là một cách tuyệt vời để bảo quản trái cây khi đem đi bán.
Hương vị của quýt
Hầu hết các loại quýt đều ngọt hơn và ít axit hơn so với cam. Có một số loại có vị chua, nhưng cũng không chua như cam Seville hoặc quất.
Cách chế biến cam quýt
Quýt là một lựa chọn tốt cho bất kỳ món ăn nào. Chúng ta cần lưu ý đến vị ngọt của quýt, bạn có thể sẽ cần thêm (bạn có thể thêm… để tạo hương vị vừa ý) quýt vào những món đã có vị ngọt hoặc những món có thể có vị vừa miệng khi bạn thêm một chút vị ngọt. Quýt là sự kết hợp hoàn hảo với các món nướng, món tráng miệng và dầu giấm. Nước sốt quýt (Món tráng miệng) Nước sốt cam quýt (Dùng trong chế biến salad hoặc các món trộn) Thịt thăn Heo Sốt Cam Việt Quất
Quýt được bán ở đâu?
Quýt được coi là một loại trái cây mùa đông ở Mỹ và có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng tạp hoá và siêu thị. Mỗi loại quýt thường xuất hiện ở một mùa khác nhau, loại quýt ngon nhất thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4. Bạn có thể mua từng quả riêng lẻ, nhưng do quýt có kích thước nhỏ nên người ta thường bán theo cân và đựng trong bao bì. Chúng ta nên chọn những quả không có vết nứt và khi cầm có cảm giác nặng, chắc.
Tích trữ
Bạn muốn bảo quản, tích trữ quýt như các loại trái cây có múi khác? Quýt sẽ có thể tươi nguyên trong khoảng từ 2 đến 4 tuần khi được đựng trong túi và cất ở nơi tối, mát mẻ như tủ lạnh. Tuy nhiên, khi để trong bát ở nhiệt độ phòng, quýt chỉ giữ được độ tươi trong khoảng 1 tuần.
Cam quýt (mandarine orange) với quýt (tangerine)
“Cam quýt” (mandarine orange) và “quýt” (tangerine) là những từ thường được sử dụng thay thế cho nhau, đặc biệt là những khu vực ngoài Hoa Kỳ. Điều này có thể gây nhầm lẫn bởi vì mặc dù cam quýt (mandarine orange) là quýt (tangerine), nhưng không phải tất cả các quả cam quýt (madarine oranges) đều là quýt (tangerines). Những quả cam quýt (mandarine oranges) đầu tiên xuất khẩu sang châu u được vận chuyển từ thành phố Tangiers ở Ma-rốc, do đó chúng được gọi là “quýt” (tangerines). Quýt (tangerines) là loại cam quýt (madarine oranges) tươi phổ biến nhất có thể tìm thấy ở Mỹ và vỏ của chúng thường có màu sẫm hơn. Ở Việt Nam, quýt (tangerines) phổ biến hơn rất nhiều, bạn có thể tìm mua loại trái cây này ở hầu hết các khu chợ, cửa hàng bán trái cây, siêu thị,...
Các giống quýt
Quýt là loại cây có múi có thể dễ dàng lai với các loại cam khác nên hiện nay có khoảng 200 giống quýt, cả loại có hạt và không hạt. Trong thực vật học, các giống cây quýt được chia thành 3 loại: mandarine, tangerine và satsuma. Loại giống phổ biến nhất là tangerine, loại quýt chỉ có một mùa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Satsuma (hay còn gọi là quýt ngọc lục bảo) là một giống quýt không hạt của Nhật Bản với vỏ rất mềm và dễ bị bầm khi va chạm. Quýt clementine (hay quýt Algeria) là một trong những loại quýt nhỏ nhất (quýt kishus nhỏ hơn). Một tên gọi khác của loại quýt này là “cuties”, clementine rất phổ biến ở Hoa Kỳ vì đây là loại quýt không có hạt và có kích thước nhỏ, dùng trong bữa ăn nhẹ cho trẻ em. Một số loại quýt có hạt khác như quýt Dancy có màu cam sẫm (gần như đỏ), quýt mật ong ngọt, mọng nước (và có rất nhiều hạt), và quýt kara chua ngọt. Đối với các giống quýt không hạt, bạn có thể thưởng thức kết hợp với món pixie ngọt vừa. Read the full article
0 notes
Text
Chuyện gì đã xảy ra với quả hồ trăn đỏ
Cái tên "quả hồ trăn đỏ" có thể vô cùng xa lạ đối với bạn bởi màu đỏ không phải là màu của quả hồ trăn trong tự nhiên. Vậy quả hồ trăn đỏ là gì và tại sao bạn lại không bắt gặp chúng nữa? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời hai câu hỏi này
Chuyện gì đã xảy ra với quả hồ trăn đỏ và tại sao lại như vậy?
Cách đây không lâu, bạn có thể tìm thấy những quả hồ trăn (hạt dẻ cười) có màu đỏ tươi hoặc hồng ở hầu hết các cửa hàng nông thôn hoặc chợ tạp hóa. Trên thực tế, ở một số vùng, những quả hồ trăn màu đỏ khác thường này là loại quả hồ trăn duy nhất mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Nếu bạn chỉ đang dưới 30 tuổi, thì có lẽ bạn chưa bao giờ được nhìn thấy quả hồ trăn màu đỏ bao giờ. Vậy những quả hồ trăn có màu đỏ này là gì và đã có chuyện gì xảy ra với loại quả này? Đó là một câu chuyện hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.
Quả hồ trăn đỏ là gì?
Quả hồ trăn, thường có màu xanh nhạt, màu be nhạt tự nhiên. Vậy màu đỏ hồng đậm đến từ đâu? Các nhà sử học nghiên cứu về thực phẩm có những giải thích khác nhau, nhưng tất cả đều bắt đầu với một ý kiến chung đó là từ màu đỏ của màu thực phẩm. Có một câu chuyện kể rằng, truyền thống nhuộm quả hồ trăn bắt nguồn từ một nhà nhập khẩu (cảng) đến từ Syria tên là Zaloom, người đã nhuộm quả hồ trăn của mình thành màu đỏ để làm cho sản phẩm của mình nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Theo một câu chuyện khác thì quả hồ trăn được nhuộm để che đi các vết lốm đốm xuất hiện trong quá trình sấy khô và các khuyết điểm khác để khiến chúng trông ngon miệng hơn đối với người tiêu dùng. Ngày nay, câu chuyện này là câu chuyện được hầu hết các nhà sử học thực phẩm đồng ý. Mặc dù lớp vỏ lốm đốm, khô tự nhiên không ảnh hưởng đến hương vị của hạt dẻ, nhưng người tiêu dùng có xu hướng đánh giá một cuốn sách (hoặc quả hồ trăn) qua trang bìa (vẻ bề ngoài) của nó Kết quả là, đã có một giai đoạn lịch sử lâu dài, mà các thương nhân buôn bán thực phẩm thay đổi ngoại hình của sản phẩm cũng như cách sản xuất để khiến chúng trở nên ngon miệng hơn. Truyền thống ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay kể cả trong các lĩnh vực bán thực phẩm khác. Đọc tiếp: Lịch sử của các món ăn làm từ cá hồi
Điều gì đã xảy ra với hạt dẻ cười đỏ?
Sự biến mất của quả hồ trăn đỏ có lẽ bắt nguồn trực tiếp từ sự phát triển của sản xuất quả hồ trăn nội địa ở Hoa Kỳ. Trước những năm 1970, quả hồ trăn chủ yếu được nhập khẩu từ Iran và các nước Trung Đông khác vào Hoa Kỳ. Ngoài các vết lốm đốm trên vỏ sau khi được sấy khô, những quả hồ trăn nhập khẩu này còn thường có nhiều vết bẩn và bị đổi màu, mùi vị không được ngon miệng do được thu hoạch bằng phương pháp truyền thống, bởi vì quả hồ trăn không được tách vỏ và rửa sạch ngay sau khi thu hoạch. Vì vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu Trung Đông đã nhuộm đỏ sản phẩm của họ để có thể bán được dễ dàng hơn. Một số nhà sản xuất quả hồ trăn của Mỹ vào thời điểm đó đã làm theo các đối tác nhập khẩu của mình, chỉ vì người Mỹ đã quen với những loại hạt màu đỏ hồng tươi này. Nhưng vào những năm 1980, người dân nơi này đã chứng kiến sự sụt giảm lượng quả hồ trăn nhập khẩu/ lượng quả hồ trăn đỏ nhập khẩu bị sụt giảm nghiêm trọng do lệnh cấm vận đối với quả hồ trăn của Iran được thực thi và các biện pháp trừng phạt trong kinh tế đối với Iran được áp dụng trong nhiều năm. Số lượng nhà sản xuất quả hồ trăn ở Mỹ đã tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, và làmnguồn cung cấp quả hồ trăn trong nướctăng lên một cách nhanh chóng. Các quy trình thu hoạch cơ giới hóa mới được các nhà sản xuất Mỹ hiện nay lựa chọn để áp dụng, đó là tách vỏ và làm khô hạt trước khi vỏ bị ố, nên việc nhuộm hạt để che đi những khuyết điểm là không cần thiết. Ngày nay, 98% quả hồ trăn bán ở Hoa Kỳ được sản xuất tại California và Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất quả hồ trăn lớn thứ hai sau Iran. Ở Việt Nam, bạn cũng có thể tìm mua loại trái cây này ở các hệ thống cửa hàng lớn và siêu thị, nhưng tên gọi “hạt dẻ cười” được dùng nhiều hơn là “quả hồ trăn”
Bạn vẫn có thể tìm thấy quả hồ trăn đỏ?
Mặc dù hầu hết thế hệ gen Y chưa bao giờ nhìn thấy quả hồ trăn đỏ, nhưng chúng vẫn tồn tại, nhưng nhìn chung quả hồ trăn đỏ là một thứ mới lạ đối với chúng ta, chỉ xuất hiện trong ngày lễ Giáng sinh. Nhưng chúng ta nên hài lòng với việc sử dụng quả hồ trăn với màu sắc tự nhiên thay vì tìm mua các sản phẩm nhuộm phẩm màu. Chúng ta không chỉ có thể tránh được việc ngón tay và miệng bị nhuộm đỏ, mà còn đang có một xu hướng là tránh các chất phụ gia và thuốc nhuộm nhân tạo trong thực phẩm. Chúng tôi gọi đó là “một mũi tên bắn trúng 2 con nhạn”. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử của các món ăn làm từ cá hồi
Các món ăn làm từ cá hồi từ lâu đã trở thành một phần trong bữa ăn của nhiều gia đình. Từ cá hồi được dùng để chỉ bất kỳ loại cá nào thuộc chi Salmo và Oncorhynchus, xuất phát từ tiếng Latinh “salmo”, sau này trở thành “samoun” trong tiếng Anh thời Trung cổ. Nhiều bộ lạc bản địa phụ thuộc rất nhiều vào cá hồi bởi đây là nguyên liệu quan trọng trong chế độ ăn uống của họ.
Những chuyến thực dân đầu tiên ở Châu Âu và chế độ ăn cùng cá hồi
Thực dân châu Âu thời kỳ đầu nhanh chóng cảm thấy chán ngán với chế độ ăn giàu cá hồi, thậm chí nhiều người còn kí hợp đồng với người hầu của họ rằng một tuần chỉ được nấu một bữa ăn có cá hồi. Cá hồi có nhiều ở cả bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Vùng biển Tây Bắc đặc biệt dồi dào cá hồi, nơi đây được mệnh danh là “gà tây Alaska”. Ở Hawaii, loại thực phẩm này lại được gọi là Lomi Lomi và được đánh giá rất cao. Đọc tiếp: Dứa là gì? New England bắt đầu đóng hộp cá hồi lần đầu tiên vào năm 1840, sau đó vận chuyển trên khắp đất nước đến California. Đến năm 1864, tình thế đã thay đổi, California chuyển qua cung cấp cá hồi đóng hộp cho vùng phía đông. Vùng biển phía Đông bị đánh bắt cạn kiệt nên ngày nay tất cả cá hồi Đại Tây Dương đều đến từ Canada hoặc Châu Âu. Có tám loài cá hồi ở vùng biển Bắc Mỹ, năm loài ở vùng biển Thái Bình Dương. Trên toàn thế giới, sản lượng cá hồi thương mại vượt quá một tỷ bảng Anh hàng năm, với khoảng bảy mươi phần trăm đến từ các trang trại nuôi cá hồi nuôi trồng thủy sản.
Lịch sử cá hồi hun khói
Cá hồi khói có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là lox. Từ “Lox” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào năm 1941, đến từ Yiddish laks và có nguồn gốc ở New York. Tuy nhiên người Do Thái châu Âu không biết đến khái niệm này và lox cũng rất hiếm ở châu Âu. Lox cần được xử lý bằng nước muối trước khi chế biến và thường được làm từ cá hồi Thái Bình Dương. Tất nhiên, có một món ăn vô cùng phổ biến là những lox cắt lát mỏng, ăn kèm bánh mì tròn với pho mát kem. Lox ngâm chua cũng đã trở thành món ăn được yêu thích sau Khách sạn Concord ở Dãy núi Catskill của New York nghĩ ra công thức này vào năm 1939. Read the full article
0 notes
Text
Dứa là gì?
Dứa là gì? Vị ngọt cũng như hình dáng của loại trái cây nhiệt đới tên là dứa gần như là một điều vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Mặc dù nhiều người sẽ nghĩ về Hawaii khi nhắc về dứa, nhưng loại trái cây này lại không phải là loài bản địa của quần đảo này, mặc dù dứa hiện là một trong những cây trồng chính ở đây. Loại trái cây nhiệt đới thơm ngon này tạo thêm vị ngọt cho thức ăn và các loại cocktail nổi tiếng như piña colada. Dứa cũng rất cần thiết để làm các món tráng miệng như món bánh dứa úp ngược cổ điển. Sơ chế dứa tươi thật dễ dàng nếu bạn biết cách cắt và chắc chắn dứa sẽ điểm thêm màu vàng sặc sỡ cho món tráng miệng của bạn.
Dứa là gì?
Ananas comosus là tên thực vật của trái cây mà chúng ta gọi là dứa, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Christopher Columbus được ghi nhận là người đã phát hiện ra loại quả này khi ông tìm thấy trên đảo Guadeloupe vào năm 1493. Ngày nay, Hawaii chỉ sản xuất 10% sản lượng dứa trên thế giới. Các quốc gia khác có nhiều đóng góp cho ngành công nghiệp dứa bao gồm Mexico, Honduras, Cộng hòa Dominica, Philippines, Thái Lan, Costa Rica và Trung Quốc. Cây dứa là một loại cây thấp, có lá nhọn. Mất khoảng hai năm để loài cây này cho ra một quả dứa có màu vàng tươi, thịt xơ và có lớp vỏ được bao phủ bởi những "đôi mắt" rực rỡ. Dứa là một mặt hàng phổ biến trong các siêu thị, dứa thường được cắt nhỏ nên bạn có thể dễ dàng biết được lượng trái cây mà mình mua về, tránh trường hợp vỏ dày nhưng phần thịt lại không đáng kể, đương nhiên giá thành của loại trái cây này cũng vô cùng phải chăng. Đọc tiếp: Lịch sử của Twinkies
Cách nấu ăn cùng dứa
Bạn có thể dùng dứa để làm rất nhiều món ăn khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các món như món tráng miệng, salad, món mặn và đồ uống. Dứa cũng là một nguyên liệu phổ biến khi chế biến thực phẩm trên khắp thế giới, nổi bật nhất là trong các món ăn của Mỹ, Châu Á và Caribe. Mặc dù một số công thức yêu cầu dứa để nguyên miếng, có những công thức sẽ cần có nước ép dứa. Bạn có thể mua phiên bản chế biến sẵn của một trong hai loại này, mặc dù hương vị của dứa tươi luôn có một điều gì đó vô cùng đặc biệt. Khi sơ chế một quả dứa nguyên quả, bạn cần cắt bỏ phần cuống đầu tiên. Thông thường, bạn cần bổ quả dứa làm đôi hoặc tư rồi tiếp tục bổ nhỏ hơn. Bạn cũng có thể cắt dứa thành lát tròn. Nhưng nếu bạn làm theo cách này thì việc loại bỏ phần cuống bên trong ruột dứa và phần vỏ mỏng bên ngoài khó khăn hơn. Bạn cũng có thể đặt dứa trên đĩa rồi cắt để giữ lại phần nước. Một lựa chọn thú vị để sơ chế dứa là cắt dứa thành hình thuyền, đây là một cách trang trí món ăn bắt mắt.
Dứa có vị như thế nào?
Dứa có hương vị của trái cây nhiệt đới, vừa ngọt vừa chua, luôn cho chúng ta cảm giác tràn đầy năng lượng khi thưởng thức. Có nhiều đường hơn ở phần gốc của quả dứa, vì vậy những miếng dứa cắt từ phần đó sẽ ngọt và mềm hơn.
Các công thức để chế biến dứa
Bạn sẽ tìm thấy nhiều công thức yêu cầu dùng dứa đóng hộp, có thể là dứa nguyên miếng, nghiền hay thái lát. Tuy nhiên, bạn có thể dùng dứa tươi để thay thế, và có một số công thức chế biến dứa tuyệt vời đáng để bạn thử. Dăm bông Nướng Dứa Bánh phô mai dứa không nướng Sườn heo hun khói với dứa
Mua dứa ở đâu?
Dứa có bán quanh năm ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa, nhưng ngon nhất là vào mùa cao điểm từ tháng Ba đến tháng Bảy. Người nông dân thường chỉ cắt dứa khỏi cây khi chín, vì vậy bạn có thể ăn ngay sau khi mang về nhà. Dứa thường dao động từ 13.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1 kí. Ngoài ra, giá sẽ thay đổi theo mùa, hoặc dứa cắt nhỏ đóng hộp sẽ đắt hơn so với dứa nguyên quả. Một số cửa hàng thậm chí sẽ gọt vỏ và bỏ lõi dứa cho bạn, và cũng có rất nhiều cửa hàng cung cấp dứa tươi cắt thành hình khối. Chọn dứa khá dễ dàng. Hãy tìm những quả dứa có lá tươi và không có quá nhiều cuống. Quả phải nặng và đầy đặn, không có dấu hiệu mốc hoặc đốm mềm. Ngoài ra cũng nên kiểm tra phần mắt. Chúng phải sáng và bóng, không nhăn nheo và sẫm màu.
Cách bảo quản dứa
Khi mới nhìn bạn có thể sẽ nghĩ rằng vỏ dứa rất cứng cáp nhưng không hẳn vậy, loại quả này rất dễ bị dập hoặc bị thâm. Bảo quản dứa chưa cắt ở nhiệt độ phòng không quá hai ngày, nếu không dứa sẽ bớt ngọt và chua hơn. Bạn cũng có thể cho dứa vào bọc thoáng khí rồi để trong tủ lạnh, cách làm này sẽ giúp dứa tươi ngon trong vòng 7 ngày. Để đảm bảo dứa sẽ ngon nhất có thể, hãy để nó ở nhiệt độ phòng trước khi ăn hoặc nấu. Bạn cũng có thể bảo quản dứa đã cắt trong nước ép để dứa tươi lâu hơn. Nếu bạn đựng dứa trong hộp kín rồi cho vào tủ lạnh, dứa sẽ không bị hư trong vòng vài ngày, còn nếu bạn cho vào tủ đông, bạn có thể bảo quản dứa của bạn trong vòng 6 tháng.
Phân loại
Loại dứa thường được tìm thấy nhiều nhất ở các siêu thị ở Hoa Kỳ và được trồng ở Hawaii thuộc loại Smooth Cayenne. Loại dứa này vừa chua mà vừa ngọt rất ngon, là một trong những loại dứa lớn nhất, thường nặng từ 2 đến 5 kí. Có ba loại dứa khác nhau. Dứa Abacaxi ngọt và ngon, nặng từ 1 đến 2 kí rưỡi. Dứa đỏ Tây Ban Nha thường được trồng nhiều nhất ở vùng Caribe và dứa Queen phổ biến ở Úc và Nam Phi. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử của Twinkies
Bánh twinkies được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1930 bởi Công ty Bánh nướng Lục địa ở Illinois nhằm mục đích sử dụng những chiếc chảo bánh mì bị bỏ đi. Các người thợ làm bánh đã sử dụng dâu tây trái mùa và những chiếc bánh mì nhỏ, sau đó phủ kem chuối lên trên để làm thành một món bánh độc đáo. Trong Thế chiến II, việc nhập khẩu chuối gần như ngừng lại, nên các nhà làm bánh đã chuyển từ kem chuối sang kem vani, và món Twinkie mà chúng ta thường nhắc đến đã ra đời. Kem vani đã trở thành hương vị quan trọng nhất của Twinkies kể từ thời điểm đó, ngoài ra các nhà sản xuất cũng cho ra các phiên bản giới hạn có hương vị sô cô la, chuối và các loại trái cây khác.
Tất cả mọi thứ đều thể hiện ở cái tên “Twinkies”
Nhiều ngưởi kể rằng cái tên "Twinkie" lấy cảm hứng từ một biển quảng cáo "Twinkle Toe Shoes - Tỏa sáng cùng gia��y phom hình bàn chân" gần tiệm bánh. Không biết nguyên nhân là do hình dáng của loại giày này giống với hình dạng của chiếc bánh Twinkie hay người làm bánh chỉ thấy cái tên này hấp dẫn. Dù lý do là gì, cái tên này đã thực sự gây ấn tượng với người tiêu dùng và làm tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn vui nhộn này. Đọc tiếp: Lịch sử atisô jerusalem, hay còn gọi là cây cúc vu
Twinkies trong Văn hóa Pop
Twinkies đã trở thành món ăn vặt được yêu thích ở Mỹ trong gần một trăm năm và cũng đã trở thành một phần quan trọng trong nền văn hóa Pop của Mỹ. Twinkies đã trở thành một món ăn trưa được yêu thích của đông đảo học sinh, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết đô thị và thậm chí còn là một phần nhỏ trong phòng chống tội phạm, Twinkies là một thứ quan trọng hơn là một chiếc bánh snack thông thường. Năm 1979, khi bị xét xử vì tội giết người, Dan White khai rằng trí lực của anh ta đã bị suy giảm do ăn quá nhiều đồ ăn vặt như Twinkies. Lời giải thích cho hành động của anh ta kỳ quặc đến mức nó nhanh chóng có biệt danh là "The Twinkie Defense". Mặc dù đây không phải là một thuật ngữ pháp lý, nhưng thường được người ta nhắc đến một cách hài hước trong cộng đồng pháp lý. Năm 1995,dự án T.W.I.N.K.I.E.S., viết tắt của Tests With Inorganic Noxious Kakes In Extreme Situations (Thử nghiệm với chất vô cơ độc Kakes trong điều kiện khắc nghiệt), do các nhà khoa học Christopher Scott Gouge và Todd William Stadler sáng lập nên. Các thí nghiệm trong dự án thú vị này được thiết kế để khám phá các đặc tính của loại bánh ăn vặt nổi tiếng này, bao gồm thí nghiệm về khả năng hòa tan, mật độ, phản ứng phóng xạ và quá trình oxy hóa cùng các đặc tính khác. Quá trình cũng như kết quả của những thí nghiệm này luôn là một đề tài hấp dẫn đối với những người yêu thích Twinkies cũng như nhiều nhà khoa học trẻ. Năm 1999, Tổng thống Bill Clinton đã công nhận Twinkies là một biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều các truyền thuyết đô thị và tin đồn được lưu truyền trong nhiều năm kể rằng Twinkie có thời hạn sử dụng lên đến hàng năm hoặc thậm chí hàng chục năm. Ngày nay, có nhiều cách mới lạ để thường thức Twinkies. Twinkies chiên giòn đã trở thành một món ăn mới phổ biến tại các hội chợ cấp bang và có mặt ở các quán ăn trên vỉa hè. Một số người hâm mộ Twinkies cuồng nhiệt đã làm bánh cưới nhiều tầng từ những chiếc bánh Twinkies họ mà họ yêu thích. Twinkies cũng đã tìm được dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác, chẳng hạn như bánh nướng, sushi và tiramisu.
Sự sụp đổ và tái sinh
Khi Hostess nộp đơn xin phá sản vào năm 2012, Twinkie gần như biến mất khỏi các cửa hàng, sau đó rất nhiều tín đồ của món ăn này đã tranh nhau đấu thầu, đến mức có thể gọi là một “cuộc chiến”. Twinkies đã quay trở lại, có mặt ở khắp mọi nơi ngay vào năm sau, khi Hostess được Apollo Global Management và Metropoulos&Co mua lại với giá 410 triệu USD. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử atisô jerusalem, hay còn gọi là cây cúc vu
Cây atisô Jerusalem có tên thực vật là Helianthus tuberosus, đây là củ của nhiều loại cây có hoa lâu năm thuộc họ cúc tây. Hoa của loại cây này trông giống như những bông hoa hướng dương nhỏ màu vàng. Bạn có thể tìm mua loại hoa này ở nhiều hệ thống của hàng, tên gọi của sản phẩm này là sunchokes, củ của loài cây này thì nhỏ và sởn gai ốc, trông rất giống củ gừng. Có lẽ đây là loại cây lấy củ quan trọng nhất có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, loại củ này khá giống khoai tây, các bác sĩ thường khuyên dùng loại củ này làm thực phẩm thay thế khoai tây cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngài Walter Raleigh đã phát hiện ra là những người bản địa trồng cây cúc trong khu vực mà ngày nay chúng ta gọi là Virginia vào năm 1585. Khi cây cúc vu đến châu Âu vào đầu những năm 1600, nhờ Samuel de Champlain, củ của loại cây này được gọi là khoai tây "Canada" hoặc "Pháp". Người Pháp gọi nó là topinambour, theo nhiều nguồn tin thì người Pháp đã cải tiến củ và trồng cây cúc vu trên quy mô lớn hơn. Trong nhiều năm, atisô Jerusalem đã bị xa lánh do câu chuyện của một người vợ già, làm cho người ta nghĩ đến bệnh phong mỗi khi nhắc đến loại củ này đơn giản chỉ vì hình dáng củ giống với hình dạng của những ngón tay bị biến dạng do căn bệnh này gây ra. Trong Thế chiến thứ hai, cây cúc vu và cải củ Thụy Điển là những loại rau phổ biến nhất. Kết quả là, một số người không thích những loại rau củ này vì học cho rằng chúng là một phần của thời kì khó khăn. Hơn 200 giống hiện đã có mặt trên thị trường. Chúng ta không chỉ sử dụng loại thực vật này để làm thành nhiều sản phẩm thương mại như một nguồn fructose mà còn để sản xuất rượu. Ở châu Âu, cây cúc vu luôn được trồng với quy mô lớn hơn nhiều so với ở Mỹ. Đọc tiếp: Mật ong là gì
Cái tên của cây cúc vu thể hiện điều gì?
Nếu loại cây này không phải là atisô và không có nguô��n gốc từ Jerusalem, thì bạn có thắc mắc rằng cái tên này đến từ đâu? Một giả thuyết cho rằng Jerusalem là một biến thể của từ “girasola” trong tiếng Ý, có nghĩa là "quay về phía mặt trời", ám chỉ đến hoa hướng dương. Ngoài ra còn có một giả thuyết khác, liên quan đến khu vực Ter Neusen, Hà Lan, nơi mà cây cúc vu đến đầu tiên ở châu Âu. Tuy nhiên, câu chuyện này đã có nhiều thay đổi, cắt xén. Atisô xuất phát từ tiếng Ả Rập al-khurshuf, có nghĩa là cây kế, một tài liệu tham khảo khác về sự phân phiến trên mặt đất. Ngày nay, bạn sẽ thấy loại cây này ở nhiều hệ thống của hàng với cái tên thuần Việt nhiều hơn là cây cúc vu. Cho dù bạn gọi loại cây này là atisô Jerusalem hay cây cúc vu, thì loại củ này có hương vị tinh tế, hơi ngọt và bột, tương tự như cây củ đậu và hạt dẻ nước.
Sách dạy nấu món ngon cùng cây cúc vu:
Đầu Bếp và Người Làm Vườn (The Cook and the Gardener) Bí quyết của John: Thứ thực sự làm rau bị dơ (Farmer John's Cookbook: The Real Dirt on Vegetables) Grub: Ý tưởng cho một nhà bếp hữu cơ ở đô thị (Grub: Ideas for an Urban Organic Kitchen) Bí quyết từ các trang trại nhỏ của Mỹ: Ý tưởng mới cho mùa bội thu (Recipes from America's Small Farms: Fresh Ideas for the Season's Bounty) Ngoài ra còn có nhiều đầu sách hữu ích khác Read the full article
0 notes
Text
Mật ong là gì
Mật ong là một chất hữu cơ tự nhiên mà bạn có thể dùng để thay thế đường, bên cạnh đó mật ong không có chất phụ gia, dễ tiêu hóa, bạn cũng có thể chế biến mật ong theo nhiều cách khác nhau mà vẫn vẫn đảm bảo rằng bạn sẽ nấu ra một món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, và một điều đặc biệt khác là mật ong có thời hạn sử dụng vô thời hạn. Mật ong được tạo ra bởi những con ong và được lưu trữ trong tổ ong. Mật ong được sử dụng như một chất làm ngọt trong nhiều loại thực phẩm bao gồm đồ nướng, nước xốt, đồ uống, v.v.
Mật ong là gì?
Mật ong là một chất lỏng màu vàng đặc mà ong tạo ra từ mật hoa của thực vật có hoa. Những con ong sản xuất mật ong bằng cách thu thập mật hoa và sau đó cô đặc mật hoa lại. Sau đó, nước bốc hơi đi còn mật ong thì còn nguyên ở dạng lỏng, đặc sệt, chúng ta gọi đây là mật ong. Ong có một vai trò quan trọng là thụ phấn cho trái cây, cây họ đậu, rau và các loại cây lương thực khác trong quá trình lấy mật hoa để làm mật ong của chúng. Theo nhiều nguồn tài liệu thì mật ong đã xuất hiện từ rất lâu, có từ năm 2100 trước Công nguyên. mật ong được đề cập trong các tác phẩm chữ hình nêm của người Sumer và Babylon, mã Hittite và các tác phẩm thiêng liêng của Ấn Độ và Ai Cập. Tên của mật ong bắt nguồn từ từ tiếng Anh “hunig”, và nó là chất tạo ngọt đầu tiên và phổ biến nhất được con người sử dụng. Mật ong được đánh giá cao và thường được sử dụng như một dạng tiền tệ, cống phẩm hoặc lễ vật. Vào thế kỷ 11 sau Công nguyên, nông dân Đức đã trả nợ hay đóng thuế cho các lãnh chúa phong kiến của họ bằng mật ong và sáp ong. Đọc tiếp: Lịch sử của khoai tây vàng Yukon
Phân loại
Có rất nhiều loại mật ong. Các loại mật ong có màu sắc, hương vị, mùi hương và thậm chí cả độ, đặc lỏng khác nhau rất nhiều. Nguyên nhân là do mỗi loại ong sẽ chọn loại hoa khác nhau để lấy mật, vì vật nên bạn cũng có thể dựa vào đây để phân biệt các loại mật ong. Mật ong làm từ mật cỏ ba lá sẽ có khá nhiều điểm khác biệt so với mật ong làm từ mật hoa oải hương. Một số giống hoa khác bao gồm: Cây keo Cỏ ba lá Hạt dẻ Hoa cam Cây hiền nhân Ngoài ra sự khác biệt trong quy trình sản xuất cũng có thể làm xuất hiện nhiều loại mật ong khác nhau. Bạn có thể bắt gặp mật ong ở dạng chất lỏng ở dạng thô hoặc đã được tiệt trùng, dạng được đánh bông và dạng sáp hình tổ ong.
Công dụng của mật ong
Mật ong là một chất làm ngọt. Bạn có thể sử dụng mật ong để nấu được rất nhiều món ăn khác nhau. Mật ong có thể dùng chung với táo, phết lên trên bánh quy giòn hoặc trộn với sữa chua đều rất ngon. Mật ong có thể được để nướng bánh, làm chất tạo ngọt cho trà hoặc các loại đồ uống khác, hoặc làm gia vị để tẩm ướp. Mật ong cũng có thể được sử dụng như một loại son dưỡng môi tự nhiên, kem dưỡng ẩm hoặc thuốc chữa ho.
Cách để nấu ăn với mật ong
Bạn có thể đựng mật ong trong chai hoặc lọ cao cổ. Nếu bạn muốn lấy một lượng mật ong vừa đúng khi nấu ăn, bạn có thể lấy mật ong vô thìa trước rồi mới cho vào thức ăn. Khi nấu ăn, bạn có thể dùng mật ong thay thế đường, nhưng cách làm này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn, đặc biệt là các món nướng có thể trở nên ẩm và đậm hơn.
Mật ong có vị như thế nào?
Mật ong dính, sền sệt và cực kỳ ngọt. Ngoài ra mật ong cũng có thể cũng có thể có vị của hoa, trái cây hoặc mùi gỗ. Tùy thuộc vào loại mật ong (và loại hoa), bạn có thể nhận thấy được một mùi vị cụ thể, chẳng hạn như hoa oải hương. Để phân biệt các vị mật ong khác nhau, bạn có thể nếm thử để tìm ra những điểm khác biệt, đây sẽ là một trải nhiệm vô cùng thú vị.
Sản phẩm thay thế mật ong
Vì mật ong là chất làm ngọt nên có thể thay thế bằng đường. Nhưng mùi vị của món ăn sẽ có nhiều điểm khác biệt nếu bạn dùng đường thay cho mật ong hoặc ngược lại. Nếu thông thường bạn dùng một cốc mật ong để nấu ăn, thì bạn hãy sử dụng 1/4 cốc đường và 1/4 cốc chất lỏng, có thể là nước hoặc nước sốt, nước dùng,... mà bạn định dùng để nấu ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể thay một cốc mật ong bằng 1/2 cốc đường cộng với 3/4 cốc xi-rô ngô.
Công thức nấu ăn với mật ong
Mật ong là loại thực phẩm có mùi vị vô cùng hấp dẫn, vì vậy nên có rất nhiều món ăn mà bạn có thể dùng mật ong. Đậu phộng rang mật ong Bánh mật ong Gà rán bơ sữa mật ong
Mua mật ong ở đâu?
Bạn có thể tìm mua mật ong ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa lớn. Bạn có thể tìm mua mật ong ở gian hàng sản phẩm thông thường hoặc gian hàng bán gia vị món nướng. Bạn cũng có thể tìm mua ở chỗ các thợ nuôi ong. Các cửa hàng thực phẩm đặc biệt và các nhà bán lẻ trực tuyến cũng bán nhiều loại mật ong.
Bảo quản
Mật ong là một trong những loại thực phẩm không bị hư hỏng dù để trong thời gian dài. Bạn nên giữ mật ong ở một nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Hộp đựng bằng thủy tinh (hoặc nhựa) nguyên chất là phù hợp nhất. Nếu mật ong của bạn bắt đầu kết tinh thì cũng không cần lo lắng. Bạn chỉ cần đơn giản đặt bình mật ong vào nước ấm và khuấy. Read the full article
0 notes
Text
Cá heo và cá ngừ đóng hộp
Phần lớn cá ngừ đóng hộp được bán ở Hoa Kỳ đều có in tem "An toàn cho cá heo" ở trên nhãn mác. Chỉ thị phức tạp và gây tranh cãi này đã nảy sinh từ các điều luật và quy định thay đổi xung quanh ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ và cuộc tranh luận về tác động của ngành này đối với cá heo. Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng hơn về quan hệ giữa cá heo và cá ngừ đóng hộp
Thành phần của cá ngừ đóng hộp
Cá ngừ đóng hộp không chứa thịt cá heo. Lượng protein duy nhất trong những lon cá ngừ này đến từ các loại cá ngừ khác nhau. Một số cuộc diễn tập đánh bắt cá có thể dẫn đến những cái chết ngoài dự tính của cá heo, tuy nhiên chúng chưa bao giờ là sản phẩm hay mục tiêu săn bắt. Nhãn mác “an toàn cho cá heo” ở Hoa Kỳ bao gồm ảnh vẽ minh họa một con cá heo và dòng chữ "an toàn cho cá heo” (Dolphin-safe) cùng với "Bộ Thương mại Hoa Kỳ". Nhãn mác “an toàn cho cá heo” cho thấy việc sử dụng các phương pháp đánh bắt nhằm giảm tử vong cho loài cá này.
Yêu cầu về thực hiện những cuộc diễn tập đánh bắt cá an toàn cho cá heo đã làm giảm đáng kể những ảnh hưởng mà ngành công nghiệp đánh bắt cá ngừ gây ra trên loài cá heo. Số lượng cá heo bị ảnh hưởng bởi đánh bắt cá ngừ đã ổn định trở lại, mặc dù chúng vẫn chưa thể hồi phục trở lại như trước đây.
Đánh bắt cá ngừ: Mối nguy hiểm cho cá heo
Khi cá ngừ dẫn trở nên phổ biến hơn trong những năm 1950, đặc biệt là cá ngừ đóng hộp, áp lực đã đè lên vai những ngư dân trong việc tăng nguồn cung cá ngừ. Từ lượng kinh nghiệm vốn có của mình, họ đã phát hiện ra rằng ở vùng biển nhi��t đới phía đông Thái Bình Dương, cá ngừ vàng thường xuất hiện cùng với cá heo. Cá heo rất dễ phát hiện, vì vậy ngư dân sẽ nhắm lưới vào những con cá heo để bắt đàn cá ngừ vây vàng thường bơi quanh chúng. Kết quả là, hàng triệu con cá heo đã chết trong những chiếc lưới đáng ra dùng để đánh bắt cá ngừ. Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú hàng hải năm 1972 đã được sửa đổi nhiều lần vào những năm 1980 với nỗ lực để giảm thiểu tỷ lệ tử vong của cá heo. Đạo luật Thông tin Người tiêu dùng Bảo vệ Cá heo 1990 đã đề ra chiến dịch ghi nhãn mác "An toàn cho cá heo" (Dolphin-safe). Điều này đã nhận được sự chấp thuận nhiệt tình của công chúng, tuy nhiên những yêu cầu về nhãn mác này vẫn còn tồn tại lỗ hổng, đó là đối với cá ngừ nhập khẩu. Nhãn dán “An toàn cho cá heo” được dán lên đồng nghĩa với việc họ phải cho phép một quan sát viên độc lập trên mỗi tàu đánh cá xác nhận rằng cá heo không bị dòm ngó, rượt đuổi, bao vây, giết hoặc bị thương nặng trong quá trình đánh bắt cá ngừ. Mexico đã tố rằng các tiêu chuẩn của Hoa Kì là phân biệt đối xử và đã thành công trong việc yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra yêu cầu cho Hoa Kỳ thực hiện các thay đổi. Hoa Kỳ đã phản ứng vào năm 2016 bằng cách đưa ra các quy định thậm chí còn khắt khe hơn đối với việc đánh bắt cá ngừ trên toàn thế giới. Mặc dù trước đây Mexico là quốc gia duy nhất mà Hoa Kỳ yêu cầu phải có quan sát viên trên tàu, nhưng giờ đây những người quản lý tàu đánh cá ngừ từ Ecuador, Panama và các quốc gia khác cũng phải được đào tạo ở các buổi diễn tập để đảm bảo an toàn cho cá heo và có thể phải có quan sát viên trên tàu. Người tiêu dùng Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 50% cá ngừ đóng hộp được sản xuất trên toàn thế giới. Nhiều công ty cá ngừ quốc tế tuân thủ các chính sách được đặt ra bởi Dự án Động vật có vú trên biển Quốc tế của Trái đất, là cơ sở quản lý nhãn mác “An toàn cho Cá heo” của Hoa Kỳ. Đọc tiếp: Nguồn gốc và công dụng của quế trước đây Ba công ty chuyên sản xuất sản phẩm đóng hộp phổ biến nhất, Star-Kist, Chicken of the Sea và BumbleBee, đều đã cam kết duy trì "An toàn cho cá heo" bất kể có bất kỳ thay đổi nào trong luật trong tương lai. Nhiều chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn và kho xưởng bán cá ngừ đóng hộp thông thường cũng yêu cầu chứng nhận diễn tập “An toàn cho cá heo”. Bạn có thể yên tâm bằng cách tìm kiếm biểu tượng”An toàn cho cá heo” trên bất kỳ hộp đựng cá ngừ đóng hộp nào mà bạn mua.
Ổn định quần thể cá heo
Nhiều nhóm người đang vận động hành lang để có nhiều nghiên cứu và luật nghiêm ngặt hơn để bảo vệ cá heo khỏi ngư dân đánh lưới. Tin tốt là tỷ lệ tử vong của cá heo đã giảm xuống còn khoảng 1.000 trường hợp tử vong mỗi năm, giảm từ hơn 100.000 trường hợp mỗi năm vào năm 1986 và 500.000 trường hợp vào năm 1980. Mặc dù số lượng tử vong giảm, nhưng quần thể cá heo ở khu vực đánh bắt cá bằng lưới vây tại vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương đã ổn định nhưng không tăng trở lại. Nhiều giả thuyết tồn tại về lý do tại sao điều này có thể xảy ra, bao gồm cả việc các hoạt động đánh bắt cá vẫn gây lên áp lực cho cá heo hoặc có thể gây ra tác động đến hệ sinh thái mà cá heo phải chịu đựng. Khi đặt lưới vây xung quanh các đàn cá ngừ, cá heo con có thể bị tách khỏi mẹ của chúng và chúng có thể không xác định được vị trí của nhau sau khi được thả ra. Cá heo không phải là loài động vật biển duy nhất bị giết khi đánh bắt cá ngừ. Các cuộc diễn tập được coi là “An toàn cho cá heo” còn bao gồm cả sử dụng các thiết bị thu gom cá như bè hoặc khúc gỗ có dây buộc. Tuy nhiên, những hoạt động đánh bắt cá này có thể giết chết cá mập, rùa biển, cá cờ và các loại cá khác. Khi sử dụng phương pháp này, lượng cá bị đánh bắt “dư thừa”, đánh bắt nhầm có thể gây ra những hệ lụy nặng nề về hệ sinh thái.
Các loại cá ngừ đóng hộp
Các hộp được dán nhãn "cá ngừ nhẹ" thường là cá ngừ vằn, nhưng cũng có thể là cá ngừ vây vàng, tongol hoặc cá ngừ mắt to. Loại cá ngừ vằn nhỏ hơn thường không hay xuất hiện cùng với cá heo, giúp làm giảm những thiệt hại về tài sản thế chấp trong quá trình đánh bắt cá. Cá ngừ nhạt có vị đậm nhất, đồng thời cũng là loại rẻ nhất. "Cá ngừ trắng" dùng để chỉ cá ngừ albacore; khi đó trên lon chứa loại cá ngừ này thường sẽ được dán nhãn là albacore. Loài cá này lớn hơn cá ngừ vằn nhưng nhỏ hơn cá ngừ vây vàng. “Cá ngừ trắng” có vị nhẹ và giá thành cao hơn. Chúng được đánh giá là có tính bền vững hơn so với các loại cá ngừ khác. Read the full article
0 notes
Text
Nguồn gốc và công dụng của quế trước đây
Mùi thơm cay nồng luôn là một nét đặc trưng của quế, không lẫn vào đâu được, thường gợi nhớ về những chiếc bánh quế nóng hổi vừa ra lò. Quế đã từng được đánh giá cao đến nỗi đã từng có chiến tranh nổ ra chỉ vì loại thực phẩm này, thậm chí người ta còn sử dụng quế làm tiền tệ và quế có khả năng kích thích tình dục. Bài viết này sẽ nói rõ hơn và nguồn gốc cũng như là công dụng của quế.
Nguồn gốc và lịch sử của quế
Quế có nguồn gốc từ Ceylon (Sri Lanka), Cinnamomum zeylanicum là tên đầy đủ của loại quế đầu tiên, xuất hiện trong các tác phẩm của Trung Quốc từ năm 2800 trước Công nguyên, và ngày nay quế vẫn được gọi là kwai trong tiếng Quảng Đông.
Tên thực vật của quế bắt nguồn từ thuật ngữ amomon trong tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập, có nghĩa là cây gia vị thơm. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng quế trong quá trình ướp xác. Từ từ “đại bác”, người Ý gọi loài thực vật này là canella, có nghĩa là "ống nhỏ", mô tả một cách khéo léo hình dạng của những que quế. Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Pliny the Elder đã coi 350 gram quế có giá trị tương đương với hơn 5 kg bạc, gấp khoảng 15 lần giá trị của cùng khối lượng bạc. Đọc tiếp: Lịch sử rượu mùi Amaretto
Quế được sử dụng bởi các bác sĩ thời trung cổ
Các thầy thuốc thời trung cổ đã sử dụng quế để điều trị ho, khan tiếng và viêm họng. Nhưng sau đó đã có chuyện xảy ra khiến Hoàng đế La Mã Nero phải hối hận, ông đã ra lệnh toàn bộ đốt số quế để dùng trong một năm sau khi chính ông đã sát hại vợ mình. Loại gia vị này cũng được đánh giá cao do có khả năng bảo quản thịt tốt, do trong quế có chứa phenol ức chế vi khuẩn gây ôi thiu, ngoài ra hương quế nồng nặc còn có thể che đi mùi hôi thối của thịt ủ.
Tranh đoạt vào thế kỷ 17
Vào thế kỷ 17, người Hà Lan đã chiếm được nguồn cung cấp quế lớn nhất thế giới, đó là đảo Ceylon, từ tay người Bồ Đào Nha, họ đã tăng cường bóc lột giai cấp lao động nghèo Chalia. Khi người Hà Lan biết được nguồn cung cấp quế dọc theo bờ biển Ấn Độ, họ đã mua chuộc và đe dọa vị vua địa phương tiêu hủy tất cả số quế đó, nhờ đó họ giữ được độc quyền về loại gia vị quý giá này. Năm 1795, Anh chiếm Ceylon từ ngư��i Pháp, bởi Pháp đã giành được vùng đấy này sau khi họ chiến thắng Hà Lan trong Chiến tranh Cách mạng. Sự sụp đổ của độc quyền quế Đến năm 1833, sự sụp đổ của độc quyền quế bắt đầu khi các quốc gia khác nhận thấy rằng loại thực vật này có thể dễ dàng được trồng ở các khu vực như Java, Sumatra, Borneo, Mauritius, Réunion và Guyana. Quế hiện cũng được trồng ở Nam Mỹ, Tây Ấn và các vùng khí hậu nhiệt đới khác. Read the full article
0 notes
Text
Lịch sử rượu mùi Amaretto
Có vẻ khó tin, nhưng Hoa Kì đã không cho phép nhập khẩu rượu Amaretto vào nước cho đến những năm 1960. Ngay sau khi xuất hiện trên thị trường, loại rượu có hương vị hạnh nhân nhanh chóng trở thành một loại nước uống nổi tiếng dùng để pha chế cocktail và chế biến thức ăn. Đến những năm 1980, loại rượu này đứng thứ hai về doanh số, chỉ sau Kahlua.
Bản thân rượu mùi Amaretto đã nổi tiếng, bời vì thưởng thức loại rượu này như một loại đồ uống tráng miệng là một trải nhiệm vô cùng tuyệt vời, nhưng hơn thế nữa, bạn cũng có thể dùng để pha chế ra những loại nước uống đặc biệt nhất. Nhiều người đã thêm rượu này vào cà phê để thưởng thức. Mặc dù người ta biết rằng thức uống này được sản xuất ở Ý nhưng việc tìm ra chính xác câu chuyện về lần ra đời đầu tiên của loại rượu này có thể rất khó khăn. Có 2 gia đình khác nhau đã tổ chức bữa tiệc thân mật và chịu trách nhiệm về buổi tiệc này, khi bạn hỏi 2 gia đình này, họ sẽ khẳng định rằng câu chuyện về rượu mùi Amaretto là của gia đình họ, sau đó kể cho bạn nghe về câu chuyện hấp dẫn ấy. Có rất nhiều cách để thưởng thức loại rượu này, bạn nên tìm hiểu một chút về mỗi cách trước khi thưởng thức loại rượu này.
Amaretto là gì?
Amaretto là một loại rượu mùi có hương vị hạnh nhân, nhưng đáng ngạc nhiên là có những nhà sản xuất sản làm ra loại rượu này mà không cần dùng đến hạnh nhân. Họ có thể làm rượu từ hạt mơ, đây là cách chủ yếu, ngoài ra còn có thể dùng hạt hạnh nhân hoặc cả 2 loại hạt này. Loại thức uống cũng giống như nhiều loại rượu khác, người sản xuất có thể thêm gia vị và hương liệu bổ sung nào nếu họ thấy cần thiết. Phiên bản gốc của loại rượu này được sản xuất tại Saronno, Ý. Amaretto trong tiếng Ý có nghĩa là "một chút cay đắng".
Lịch sử Amaretto
Gia đình Lazzaroni ở Saronno, Ý, tuyên bố rằng họ là người phát minh ra amaretto. Họ đã phát minh ra bánh quy Lazzaroni amaretto vào khoảng năm 1786 cho Vua của vùng đất Saronno. Sau đó, vào năm 1851, họ đã tạo ra rượu mùi Amaretto, họ đã dùng hỗn hợp bánh quy với một ít caramel để tạo màu cho loại rượu này. Một câu chuyện khác về nguồn gốc của rượu mùi Amaretto thuộc về gia đình Reina (trước đây từng làm việc cho gia đình Lazzaroni), họ kể rằng amaretto được tạo ra bởi một góa phụ, người đã làm mẫu cho họa sĩ thời Phục hưng Bernardino Luini vào năm 1525. Người góa phụ này đã yêu họa sĩ và làm lọ thuốc amaretto dàng tặng cho anh ta. Công thức của cô ấy được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không thay đổi và hiện đang được bán trên thị trường với tên gọi Disaronno® Originale Liqueur. Đọc tiếp: Lịch sử của khoai tây vàng Yukon
Một số công thức nấu ăn mới lạ cùng Amaretto
Bánh quy amaretto có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất được làm bằng loại rượu này nhưng ngoài ra, bạn có thể sử dụng rượu mùi để làm rất nhiều thứ trong nhà bếp. Nếu bạn thích vị đắng nhẹ của hạt dẻ của rượu amaretto thì thực sự loại rượu này sẽ làm cho món ăn của bạn tuyệt vời đến mức bạn khó có thể tưởng tượng được. Bạn có thể thêm loại rượu này vào bột bánh pancake để làm cho hương vị đậm đà hơn. Mặc dù nhiều người thích thưởng thức amaretto cùng với món tráng miệng nhưng bạn cũng có thể sử dụng loại rượu này để làm ra rất nhiều món tráng miệng! Rượu mùi sẽ làm cho kem có mùi vị vô cùng hấp dẫn và rất nhiều đầu bếp đã vận dụng điều này để làm bánh tiramisu. Chỉ cần cho một ít vào kem đã đánh bông để làm cho miếng bánh của bạn đậm đà hơn, hãy thử và bạn sẽ cảm nhận được mùi vị của hạt dẻ trong từng miếng bánh. Một số đầu bếp sẽ sử dụng loại rượu này để thêm một chút mùi vị hạnh nhân vào các loại thịt mặn như thịt gia cầm và cá. Đối với những người yêu thích hương vị hạnh nhân nhưng không thể uống được rượu, mùi thơm của amaretto là một lựa chọn tuyệt vời. Read the full article
1 note
·
View note