Táo bón kéo dài là bệnh gì? Theo ý kiến của chuyên gia y tế, táo bón kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như rối loạn tiêu hóa, bệnh lý đại tràng,... Xem thêm: Bioacimin Fiber trị táo bón Chữa táo bón cho trẻ tại nhà Trị táo bón tại nhà Tinh bột hẹ chữa táo bón Facebook: https://www.facebook.com/taobonkeodai Twitter: https://twitter.com/taobonkeodai
Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Táo bón kéo dài là bệnh gì
Táo bón kéo dài do bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa dẫn tới rối loạn chức năng đào thải, giảm nhu ��ộng ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, chuyển hóa kém gây nên táo bón. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm: Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, tắc ruột…
Táo bón kéo dài do rối loạn tiêu hóa thường không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng về lâu dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, nhiễm độc do ứ phân, giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ ung thư. Ở trẻ em, táo bón kéo dài do rối loạn tiêu hóa còn làm giảm chức năng hấp thu, gây suy dinh dưỡng, thấp còi.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, đầy chướng bụng, nôn hoặc buồn nôn, đau dữ dội và không trung tiện (tắc ruột).
Táo bón kéo dài do bệnh lý đại tràng
Các bệnh lý của đại tràng như u đại — trực tràng, polyp đại tràng, ung thư, viêm túi thừa…làm con đường bài tiết phân bị cản trở. Ngoài ra, niêm mạc đại tràng bị tổn thương dẫn tới nhu động ruột kém, giảm khả năng thúc đẩy phân ra ngoài. Phân ở lại lâu trong đại tràng bị hấp thu quá nhiều nước trở nên khô cứng, khó đại tiện.
Mặc dù tình trạng táo bón kéo dài không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nó gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không được điều trị sớm.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, phân khô cứng, đại tiện ra máu đen hoặc đỏ tươi, đau quặn bụng, đầy chướng.
Xử trí: Bạn nên đi khám bác sĩ sớm để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó, có chỉ định điều trị cụ thể. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý với nhiều chất xơ, uống đủ nước kết hợp với vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện táo bón.
Táo bón kéo dài do trĩ
Ở những người bị bệnh trĩ, mỗi lần đi đại tiện thường đau rát, thậm chí là chảy máu đỏ tươi theo phân. Điều này khiến họ sợ và hình thành thói quen ngại đi vệ sinh làm phân tích tụ lâu trong đại tràng trở nên khô cứng. Trong quá trình đi ngoài, phân khô cứng cọ xát vào búi trĩ gây đau và chảy máu nhiều hơn, tạo thành vòng xoắn trĩ — táo bón.
Bệnh trĩ tương đối lành tính và thường không gây nguy hiểm nếu được xử trí sớm. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị trĩ kịp thời như: sa nghẹt búi trĩ, thiếu máu mạn tính, tắc mạch trĩ, viêm quanh hậu môn…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón kéo dài, phân khô rắn, đau rát và chảy máu đỏ tươi khi đại tiện, ngứa quanh hậu môn.
Giải pháp: Để khắc phục táo bón kéo dài do bệnh trĩ, bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày hoặc ngay khi có cảm giác buồn, tránh để phân ứ đọng trong đại tràng. Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế các chất kích thích và trái cây có vị chát cũng giúp phân mềm, dễ đi, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Đồng thời, bạn nên vệ sinh sạch sẽ, giữ khô hậu môn sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa viêm nhiễm
Táo bón kéo dài do căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone epinephrine có vai trò điều hướng lượng máu tới cơ quan được ưu tiên như hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết. Lượng máu tới ruột giảm làm nhu động ruột chậm lại, phân tích tụ trong lòng ruột và trở nên khô rắn. Ngoài ra, những người bị căng thẳng có xu hướng ít vận động và chế độ ăn uống nhiều đồ béo ngọt hơn thông thường. Hai điều trên dẫn tới táo bón kéo dài ở những người thường xuyên căng thẳng.
Ngoài táo bón, stress và căng thẳng thần kinh liên tục còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn như: tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, trầm cảm, viêm loét dạ dày…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, bụng đầy hơi, khó tiêu, ăn uống kém hoặc ăn uống mất kiểm soát, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn…
Xử trí: Bạn nên cân bằng cảm xúc qua việc chia sẻ với mọi người xung quanh, tập thể thao, tập thiền và yoga, gặp bác sĩ tâm lý. Ngoài ra, bạn hãy kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc để cải thiện sức khỏe tinh thần.
Táo bón kéo dài do bệnh tiểu đường
Khoảng 60–70% người mắc bệnh tiểu đường gặp biến chứng hệ thần kinh. Các dây thần kinh tại ruột bị tổn thương làm giảm nhu động ruột khiến thời gian phân ở trong đại tràng lâu hơn. Tại đây, lượng lớn nước trong phân bị đại tràng hấp thu trở lại dẫn tới khô cứng, khó đi.
Táo bón khiến bạn ăn uống kém, dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm. Ngoài ra, người mắc tiểu đường bị táo bón có nguy cơ cao bị biến chứng tăng ceton do nhiễm độc amoniac hoặc nhiễm trùng tiêu hóa.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón và tiêu chảy xen kẽ từng đợt, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khát nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần và hay mệt. Đường huyết lúc đói (nhịn ăn 8 tiếng) cao trên 7mmol/L hoặc đường huyết tại thời điểm bất kì trên 11 mmol/L cùng với dấu hiệu bệnh rõ rệt.
Xử trí: Để phòng ngừa tình trạng táo bón do tiểu đường, bạn cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và các biến chứng của bệnh bằng cách tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên đi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, bạn nên tăng cường chất xơ trong các bữa ăn, hạn chế những thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Táo bón kéo dài do tuyến giáp hoạt động kém
Các hormon tuyến giáp như thyroxine, triiodothyronine, calcitonin có vai trò thúc đẩy chuyển hóa tại tế bào, chất dinh dưỡng và tăng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi lượng hormone tuyến giáp tiết ra bị sụt giảm sẽ khiến các cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa, hoạt động chậm lại. Điều này làm cho phân di chuyển trong lòng ruột lâu hơn, lượng nước hấp thu trở lại đại tràng nhiều hơn và trở nên khô cứng.
Triệu chứng táo bón sẽ được cải thiện nếu bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên đi khám sớm nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bị suy giáp để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra gồm: bướu cổ, tim mạch, trầm cảm, thần kinh, phù…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, da khô, tóc khô dễ gãy rụng, khàn tiếng, nhịp tim chậm…
Xử trí: Bạn cần điều trị tích cực bệnh suy giáp, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn và tăng cường vận động.
Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả đã có thêm thông tin và hiểu rõ táo bón kéo dài là bệnh gì? Mỗi nguyên nhân sẽ có từng triệu chứng và cách xử trí riêng, bạn cần áp dụng đúng để nhanh khỏi táo bón.
Ngoài ra, với người đã bị táo bón kéo dài, bạn nên có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và phương pháp ngăn ngừa hợp lý.
Men vi sinh Bio — Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón
Men vi sinh Bio — Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón kéo dài ở cả trẻ em và người lớn nhờ:
Có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1: Đây là chất được kết hợp bởi 2 chất xơ Inulin và FOS đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện táo bón, đảm bảo an toàn và được công nhận với việc hỗ trợ điều trị táo bón.
Bổ sung lợi khuẩn: Chúng có tác dụng giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn kích thích tăng nhu động ruột tạo cảm giác buồn đi ngoài và đẩy phân đi qua ruột già nhanh chóng.
Bên cạnh đó, men vi sinh Bio — Acimin Fiber còn đảm bảo an toàn, ngoài dạng cốm còn có thêm dạng viên nhai vị sữa. Người bị táo bón cần sử dụng Bio — Acimin liên trong vòng 2–3 tháng cho đến khi khỏi hẳn. Đặc biệt với trẻ em, bố mẹ nên bổ sung định kỳ để dự phòng táo bón cho con.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/tao-bon-keo-dai-la-benh-gi.html
Xem thêm:
+ Bioacimin Fiber trị táo bón
+ Chữa táo bón cho trẻ tại nhà
+ Trị táo bón tại nhà
+ Tinh bột hẹ chữa táo bón
Facebook: https://www.facebook.com/taobonkeodai
Twitter: https://twitter.com/taobonkeodai
1 note
·
View note