#trẻbịtáobón
Explore tagged Tumblr posts
nguyennhanbitaobon · 1 year ago
Text
Nguyên nhân bị táo bón ở trẻ
Do chế độ ăn uống của mẹ 
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của trẻ sơ sinh. Trong những tháng đầu đời trẻ gần như bú mẹ hoàn toàn. Vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như tình trạng bệnh lý ở trẻ. Nếu chế độ ăn của mẹ có chứa nhiều thực phẩm cay, nóng như mật ong, nghệ, gia vị,… sẽ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Trẻ nhỏ khi bú dễ gặp tình trạng táo bón
Do trẻ uống sữa ngoài
Dùng sữa ngoài quá sớm cũng là một nguyên nhân bị táo bón ở trẻ sơ sinh. Sữa công thức có rất nhiều thành phần protein nên sẽ dễ gây táo bón ở trẻ. Sữa mẹ có thành phần cân bằng chất béo, protein, chất xơ giúp phân của trẻ luôn mềm nên trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ mắc táo bón hơn. Bên cạnh đó việc pha sữa không đúng liều lượng (quá đặc) hoặc sữa bột không có chất xơ (FOS) cũng là nguyên nhân gây táo bón. 
Tumblr media
Thiếu nước là nguyên nhân bị táo bón ở trẻ 
Một trong những nguyên nhân “không tưởng” gây ra táo bón chính là việc cơ thể trẻ sơ sinh bị thiếu nước. Việc thiếu nước khiến cho quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Lượng nước bổ sung quá ít sẽ làm lượng chất nhờn xung quanh thành ruột cũng bị giảm đi. Lúc đó quá trình đẩy phân ra ngoài gặp nhiều trở ngại.
 Sử dụng kháng sinh
Trẻ sơ sinh đề kháng kém dễ mắc các bệnh hô hấp thường xuyên phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh không chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại mà đồng thời diệt cả những vi khuẩn có lợi. Khi đó hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa mà cụ thể là gây ra táo bón. 
Cách đẩy lùi táo bón ở trẻ sơ sinh tại nhà
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ không nên tự ý dùng các loại thuốc. Nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn. Hoặc tham khảo ngay những cách đẩy lùi táo bón an toàn, hiệu quả nhanh dưới đây:
Hãy điều chỉnh từ mẹ
Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn mà vẫn bị táo, thì nguyên nhân bị táo bón cũng có thể đến từ chế độ ăn uống của mẹ. Trong thời kỳ này mẹ nên chủ động điều chỉnh thực đơn hàng ngày ăn nhiều rau xanh. Đừng quên bổ sung các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng. Một số loại rau mẹ nên ăn thường xuyên là khoai lang, mùng tơi, rau đay, đu đủ, chuối, cam, bưởi,… Hạn chế các món nhiều đạm, dầu mỡ. Không nên ăn thực phẩm có tính cay nóng và đặc biệt nên thường xuyên bổ sung nước (nên uống 2,5 lít nước trở lên). 
Đổi sữa công thức cho bé
Sữa công thức của trẻ kết hợp nhiều chất khiến trẻ khó tiêu hóa. Cùng với đó một số sai lầm của mẹ khi pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân bị táo bón ở trẻ
Vì vậy, với những trẻ đang dùng sữa công thức mà bị táo bón, mẹ có thể đổi loại sữa khác đảm bảo dinh dưỡng. Nhưng đồng thời cũng nên chọn các loại sữa có bổ sung cả chất xơ hoà tan như FOS và Inulin để giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm kết hợp bổ sung 2 loại chất xơ này với tên gọi Synergy 1. Synergy 1 là thành phần chất xơ nổi tiếng trong y học với tác dụng phòng ngừa táo bón ở trẻ. Nó được chiết xuất từ rễ củ của cây rau di���p xoăn. Tại Nhật Bản, có hàng trăm loại sản phẩm để bổ sung Synergy 1 cho mọi người, nhất là những người dễ bị táo bón.
Bổ sung sữa và nước 
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế, trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước. Tuy nhiên nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Khi cơ thể trẻ đáp ứng lượng nước cần thiết, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt. Cùng với đó mẹ kết hợp cho bé bú từ 5-8 lần. Việc làm này không chỉ bổ sung thêm nước mà còn giúp phân đẩy nhanh ra ngoài hơn.
Dùng nước ấm tắm cho trẻ
Nước ấm có khả năng kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động. Từ đó phân dễ dàng di chuyển ra ngoài hơn. Mỗi ngày chỉ cần cho bé tắm nước ấm từ 8 – 10 phút. Hoặc trước khi trẻ muốn đi vệ sinh mẹ cho con ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 5 phút. Cách này cũng giúp trẻ đi vệ sinh nhanh hơn rất nhiều.
Massage bụng 
Massage bụng là cách khắc phục táo bón hiệu quả vì cách thực hiện vô cùng đơn giản lại rất an toàn với trẻ. Mẹ đặt 2 ngón tay là ngón giữa và ngón trỏ đặt gần với rốn của bé. Sau đó ấn nhẹ xuống và xoay vòng tại chỗ. Tiếp tục xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vòng quanh rốn  rồi mở rộng dần ra tới hông phải của bé. Mẹ thực hiện theo hướng dẫn tại video sau nhé!
Quá trình massage có tác dụng kích thích nhu động ruột, đưa thức ăn trong ruột non di chuyển theo đúng chiều dài của ruột. Từ đó giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Lưu ý nên massage sau bữa ăn của bé ít nhất 1 tiếng để tránh làm tổn hại đến dạ dày
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/nguyen-nhan-bi-tao-bon-o-tre-so-sinh.html
Xem thêm:
+ Bioacimin hỗ trợ hết rối loạn tiêu hóa
+ Cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ
+ Hậu quả khi trẻ bị suy dinh dưỡng
+ Tác dụng của men vi sinh
Facebook: https://www.facebook.com/nguyennhanbitaobon
Twitter: https://twitter.com/bitaobon
1 note · View note
dauhieutaobonnang · 1 year ago
Text
Dấu hiệu của táo bón nặng
Phân khô, cứng và có thể lẫn máu
Táo bón thường có những biểu hiện như: trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng 1- 2 ngày mới đi vệ sinh, dưới 3 lần/ tuần với trẻ em và người lớn. Phân khô, rắn, khó bài tiết, có thể lẫn máu.
Táo bón có biểu hiện phân khô cứng do lượng nước trong phân không đủ hoặc sự hấp thu n��ớc quá mức ở đại tràng. Một số lý do gây ra tình trạng này như uống ít nước, thiếu chất xơ hoặc nhu động ruột chậm kéo dài thời gian phân ở trong đại tràng. Trong quá trình đi ngoài, phần phân rắn cọ xát lên hậu môn gây chảy máu theo phân.
Luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần lại đi được rất ít.
Khi bị táo bón nặng, bạn luôn có cảm giác buồn đại tiện nhưng mỗi lần đi lại được rất ít, phân thành cục, lổn nhổn. Điều này có thể giải thích do phân của bạn trở nên khô cứng, khó bài tiết. Vì thế, mỗi lần đi vệ sinh chỉ một lượng nhỏ phân được tống ra ngoài. Số phân còn lại trong đại tràng không thoát ra được tiếp tục kích thích tạo cảm giác buồn đại tiện.
Tumblr media
Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hay són phân.
Rò rỉ phân ở lỗ hậu môn hoặc són phân đa phần gặp ở những trẻ nhỏ bị táo bón. Khi táo bón, phân khô cứng làm trẻ bị đau khiến con có xu hướng sợ phải rặn khi đi ngoài. Lượng phân tích tụ trong đại tràng kéo giãn thành ruột và phát ra các tín hiệu qua dây thần kinh làm tăng nhu động ruột. Lượng phân mềm, lỏng phía trên bị đẩy xuống dưới và rò rỉ ra ngoài theo kẽ quanh khối phân rắn.
Hay bị đau bụng
Các chất cặn bã không đào thải được hết ra ngoài gây đau bụng kèm theo đầy chướng, khó tiêu. Người bệnh thường đau âm ỉ vùng bụng hoặc đau quặn thành cơn nếu phải rặn khi đi ngoài. Vị trí đau bụng thường gặp là vùng bụng dưới bên trái, tương ứng với phần đại tràng sigma — nơi tiếp nối với trực tràng để phân ra ngoài. Trẻ nhỏ chưa nói được thường quấy khóc, dùng tay ôm bụng.
Các cơn đau bụng sẽ xuất hiện khi lượng phân tích tụ trong đại trực tràng và kết thúc khi bạn đi ngoài hết lượng phân đó.
Phần bụng dưới chướng to, hay có cảm giác đầy hơi
Chướng bụng đầy hơi do táo bón thường gặp ở những người có nhu động ruột kém. Điều này khiến cho phân bị ứ đọng trong thời gian dài, tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn lên men phát triển. Loại táo bón này gặp nhiều hơn ở phụ nữ với triệu chứng đặc trưng chướng bụng, ít có nhu cầu muốn đi ngoài.
Hậu môn rạn, rách, đau rát
Hậu môn rạn, rách, đau rát có xảy ra khi bạn bị táo bón với phân quá rắn và rặn quá sức gây tổn thương phần da quanh hậu môn. Các triệu chứng có thể gặp gồm: đau hậu môn sau khi đại tiện, thậm chí kéo dài vài giờ, chảy máu đỏ tươi, ngứa rát hậu môn.
Các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vài tuần nếu giải quyết được vấn đề táo bón. Tuy nhiên, nó rất dễ tái phát và chuyển thành mãn tính.
Trĩ
Táo bón là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ. Khi táo bón, phân khô rắn cản trở lưu thông máu tại mạch máu dưới niêm mạc của trực tràng. Cộng thêm việc dùng sức quá mạnh khi đi ngoài làm áp lực lên mạch máu tăng cao tạo thành búi trĩ. Khi búi trĩ xuất hiện, gây đau đớn khiến bạn sợ hãi việc đi vệ sinh. Điều này làm tình trạng táo bón ngày càng trầm trọng tạo nên vòng luẩn quẩn táo bón — trĩ.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ gồm: Đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, có thể sờ thấy búi trĩ sa ra ngoài.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là một phần hoặc toàn bộ trực tràng sa xuống qua hậu môn, gặp nhiều ở người bị táo bón mãn tính. Những người này thường xuyên phải rặn khi đi vệ sinh, tạo áp lực rất lớn lên ổ bụng và đường ruột.
Dấu hiệu nhận biết sa trực tràng gồm: Đau, khó chịu vùng bụng dưới bên trái, thường xuyên có cảm giác đi ngoài không hết phân, cảm nhận được khối lồi ra ngoài hậu môn nhưng có thể đẩy lên được.
Một số mẹo trị táo bón tại nhà
Bạn có thể sử dụng các cách dân gian dưới đây để tăng nhu động ruột, làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón:
Sử dụng nha đam: Chất nhầy trong nha đam có tác dụng làm mềm phân và thúc đẩy bài tiết phân hiệu quả. Do đó, bạn có thể trực tiếp sử dụng phần thịt nha đam với 1 chút đường phèn khi bị táo bón.
Mè đen: Hạt mè đen chứa nhiều chất béo giúp bôi trơn niêm mạc ruột và tăng nhu động ruột. Do đó, bạn sẽ đi vệ sinh dễ dàng hơn sau 3–5 ngày sử dụng.
Rau mồng tơi: Rau mồng tơi là món ăn quen thuộc và rất hiệu quả trong việc cải thiện táo bón. Trong rau có nhiều chất nhầy làm mềm phân và hỗ trợ tiêu hóa trơn tru hơn.
Sử dụng thuốc trị táo bón
Nếu tình trạng táo bón kéo dài mà áp dụng các biện pháp hỗ trợ không cải thiện, bạn có thể sử dụng các thuốc sau dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn:
Thuốc tăng giữ nước trong lòng ruột: Sorbitol, Forlax.
Thuốc nhuận tràng: Metamucil.
Thuốc làm mềm phân: Norgalax.
Lưu ý:
Các thuốc trên chỉ cải thiện triệu chứng táo bón mà không giải quyết được nguyên nhân.
Không lạm dụng thuốc vì gây nguy cơ mất nước do đại tiện nhiều, suy yếu đường ruột. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng.
Bệnh táo bón khi nào cần tới bệnh viện?
Khi có những triệu chứng sau, bạn cần tới bệnh viện ngay lập tức để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Đau bụng dữ dội như dao đâm, sốt, bụng căng tức, cứng như gỗ.
Táo bón kèm theo chảy máu, sút cân, người mệt mỏi.
Táo bón kéo dài trên 3 tuần không cải thiện dù đã áp dụng nhiều biện pháp tại nhà.
Trẻ nhỏ táo bón kèm theo quấy khóc nhiều hoặc khóc thét từng cơn, bỏ ăn, bỏ bú.
Táo bón xen kẽ với những đợt tiêu chảy.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn nắm được 8 dấu hiệu của táo bón nặng để có biện pháp xử trí phù hợp. Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Bio — Acimin tư vấn hoàn toàn miễn phí sớm nhất.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/8-dau-hieu-cua-benh-tao-bon-nang.html
Xem thêm:
+ Trị táo bón ở trẻ sơ sinh
+ Tác hại của táo bón ở trẻ
+ Men vi sinh cho trẻ sơ sinh
+ Trẻ sơ sinh biếng ăn phải làm sao
Facebook: https://www.facebook.com/dauhieutaobonnang
Twitter: https://twitter.com/taobonnang
1 note · View note
taobonsausinh · 1 year ago
Text
Trị táo bón cho mẹ sau sinh
Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ bởi nh���ng phiền toái và hậu quả mà nó gây ra. Táo bón kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có rất nhiều cách đơn giản để điều trị táo bón ngay tại nhà. Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Tại sao phụ nữ thường bị táo bón sau sinh?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón sau sinh, trong đó điển hình nhất là:
– Quá trình mang thai gây chèn ép vào đại tràng, làm giảm nhu động ruột gây ra táo bón. Tình trạng táo bón này tiếp tục kéo dài nhiều tháng sau sinh
– Sau sinh, sản phụ thường mất nhiều máu, mất nước do sản dịch. Đây cùng chính là nguyên nhân làm đại tràng không được nuôi dưỡng tốt. Vì vậy dễ gây táo bón cho các sản phụ.
– Phụ nữ mang thai, sau sinh thường uống bổ sung một số vitamin và vi chất như canxi, sắt, sữa dành cho bà bầu… Các thành phần này gây tác dụng phụ khiến rất nhiều mẹ gặp phải chứng táo bón
– Khi nuôi con bằng sữa mẹ, cần một lượng nước đáng kể để tạo sữa cho con bú. Tuy nhiên nhiều bà mẹ không chú trọng bổ sung bù lại lượng nước này khiến cơ thể thiếu nước và gây ra đến táo bón
– Phụ nữ sau sinh thường ít vận động, hay nằm một chỗ, thêm vào đó hay bị căng thẳng. Làm ức chế nhu động ruột và gây táo bón.
– Phụ nữ sau sinh thường bị đau khi đi đại tiện (có thể do mổ đẻ hoặc vết khâu tầng sinh môn chưa lành). Việc đi đại tiện khó khăn, tâm lý ngại đi, rồi nhịn đi đại tiện dẫn đến táo bón sau sinh mổ.
Tumblr media
Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?
Nhìn chung, táo bón sau sinh nếu ở thể nhẹ thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên không nên vì thế mà chủ quan. Theo khuyến cáo tốt nhất các bà mẹ sau sinh nên chủ động điều trị sớm và đúng cách. Tránh tình trạng táo bón dai dẳng, gây nhiều biến chứng khó lường như:
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Khi đi đại tiện thường phải ra sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Việc này gây nên hiện tượng tăng áp lực ổ bụng, khiến các búi trĩ càng ngày càng to, lâu dần gây nên bệnh trĩ.
Nhiễm độc hệ tiêu hóa: Táo bón khiến cho một lượng phân bị ứ đọng lâu ngày trong ruột gây nên tình trạng đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn… Lâu ngày còn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu bực bội.
Cách điều trị táo bón sau sinh tại nhà
Để điều trị táo bón sau sinh các mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung chất xơ: Sau khi sinh các bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để phục hồi sức khỏe cũng như đủ sữa cho con bú. Ngoài các thực phẩm giàu đạm, các mẹ đừng quên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao.
Chất xơ là phần không thể tiêu hóa và thường bị xem là thành phần không có giá trị dinh dưỡng. Nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện táo bón sau sinh. Chất xơ khi ở trong ruột sẽ hút nước và trương nở, tạo khối phân, giúp thải khối phân ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó nó cũng giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này sẽ kích thích nhu động ruột tiết ra acid lactic kéo nước vào trong ruột làm mềm phân. Nếu bổ sung chất xơ hàng ngày sẽ giúp các bà mẹ đi ngoài dễ dàng, hạn chế việc phải gắng sức rặn.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, đậu và ngũ cốc nguyên cám. Một số loại rau xanh chứa chất xơ cao phải kể đến như súp lơ, rau đay, mùng tơi, cà rốt…Ngoài rau xanh, các loại quả tươi như táo ,lê, bơ, đu đủ…cũng rất tốt cho phụ nữ bị táo bón sau sinh. Để tăng hiệu quả giảm táo bón nên chế biến các món ăn thành dạng lỏng, chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh việc đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt hạn chế các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay các đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, nước trà đặc…
Uống đủ nước mỗi ngày: Vì chất xơ cần nước để trương nở và làm mềm phân vì vậy song song với việc bổ sung chất xơ là bổ sung chất lỏng. Nếu không được cung cấp đủ, phân sẽ thiếu nước và sẽ trở nên khô cứng. Trung bình mỗi ngày nên uống khoảng 1,5–2 lít nước. Ngoài nước lọc thông thường có thể bổ sung thêm cả các loại nước trái cây, sữa hay nước canh đều được.
Vận động nhẹ nhàng: Sau khoảng 1–2 tuần đầu, khi sức khỏe đã ổn định trở lại, các mẹ có thể tập đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng. Tốt nhất là nên duy trì đi bộ hàng ngày trong khoảng 30–60 phút. Việc này giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng, kích thích nhu động ruột, giảm nguy cơ tích tụ các chất thải ở ruột già gây táo bón sau sinh.
Rèn luyện thói quen đi vệ sinh: Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị táo bón sau sinh Vì thế, các mẹ đừng quên một số nguyên tắc sau:
Đi vệ sinh đúng giờ: Tạo ra thói quen đi vệ sinh đúng giờ sẽ giúp đường ruột hoạt động ổn định trở lại.
Không được nhịn đi vệ sinh: Nhịn đi đại tiện nhiều lâu dần sẽ làm mất phản xạ. Lâu ngày dẫn đến táo bón nặng hơn. Nguy hiểm hơn nhịn đi vệ sinh sẽ khiến chất thải sẽ tích tụ lâu ngày, sản sinh ra nhiều chất độc hại không tốt.
Ngồi đúng tư thế: Tư thế tốt nhất để đi đại tiện là ngồi xổm. Hiện nay đa phần các gia đình đều sử dụng các bệ ngồi bệt. Để cải thiện tư thế các mẹ có thể để thêm một chiếc ghế tầm nhỏ dưới chân sẽ cải thiện được đáng kể tư thế ngồi
Không ngồi quá lâu: Nhiều bà mẹ có thói quen đọc báo, sử dụng điện thoại dẫn đến việc không tập trung khi đi vệ sinh. Ngồi quá lâu trong nhà tiêu sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, lâu ngày gây ra táo bón, trĩ.
Bổ sung chất xơ hòa tan: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chất xơ tự nhiên khi được đưa vào hệ tiêu hóa sẽ giúp hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt làm mềm và tăng thể tích phân, kích thích nhu động ruột giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng. Hơn thế nữa, loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thụ thức ăn được thực hiện triệt để. Còn các men vi sinh đóng vai trò cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tùy vào tình trạng của mình các mẹ có thể lựa chọn hoặc kết hợp đồng thời các cách trên để điều trị táo bón cho mẹ sau sinh hiệu quả hơn.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/tao-bon-sau-sinh-dieu-tri-nhu-the-nao-la-tot-nhat.html
Xem thêm:
+ Trẻ bị táo bón ra máu
+ Thực đơn cho người táo bón
+ Bé bị đi ngoài phân sống
+ Mẹo giúp trẻ ăn ngon miệng
Facebook: https://www.facebook.com/taobonsausinhh
Twitter: https://twitter.com/taobonsausinh
1 note · View note
taobonkeodai · 1 year ago
Text
Táo bón kéo dài là bệnh gì
Táo bón kéo dài do bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa dẫn tới rối loạn chức năng đào thải, giảm nhu động ruột, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, chuyển hóa kém gây nên táo bón. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm: Chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, tắc ruột…
Táo bón kéo dài do rối loạn tiêu hóa thường không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng về lâu dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, nhiễm độc do ứ phân, giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ ung thư. Ở trẻ em, táo bón kéo dài do rối loạn tiêu hóa còn làm giảm chức năng hấp thu, gây suy dinh dưỡng, thấp còi.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, đầy chướng bụng, nôn hoặc buồn nôn, đau dữ dội và không trung tiện (tắc ruột).
Tumblr media
Táo bón kéo dài do bệnh lý đại tràng
Các bệnh lý của đại tràng như u đại — trực tràng, polyp đại tràng, ung thư, viêm túi thừa…làm con đường bài tiết phân bị cản trở. Ngoài ra, niêm mạc đại tràng bị tổn thương dẫn tới nhu động ruột kém, giảm khả năng thúc đẩy phân ra ngoài. Phân ở lại lâu trong đại tràng bị hấp thu quá nhiều nước trở nên khô cứng, khó đại tiện.
Mặc dù tình trạng táo bón kéo dài không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nó gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không được điều trị sớm.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, phân khô cứng, đại tiện ra máu đen hoặc đỏ tươi, đau quặn bụng, đầy chướng.
Xử trí: Bạn nên đi khám bác sĩ sớm để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó, có chỉ định điều trị cụ thể. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý với nhiều chất xơ, uống đủ nước kết hợp với vận động nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện táo bón.
Táo bón kéo dài do trĩ
�� những người bị bệnh trĩ, mỗi lần đi đại tiện thường đau rát, thậm chí là chảy máu đỏ tươi theo phân. Điều này khiến họ sợ và hình thành thói quen ngại đi vệ sinh làm phân tích tụ lâu trong đại tràng trở nên khô cứng. Trong quá trình đi ngoài, phân khô cứng cọ xát vào búi trĩ gây đau và chảy máu nhiều hơn, tạo thành vòng xoắn trĩ — táo bón.
Bệnh trĩ tương đối lành tính và thường không gây nguy hiểm nếu được xử trí sớm. Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị trĩ kịp thời như: sa nghẹt búi trĩ, thiếu máu mạn tính, tắc mạch trĩ, viêm quanh hậu môn…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón kéo dài, phân khô rắn, đau rát và chảy máu đỏ tươi khi đại tiện, ngứa quanh hậu môn.
Giải pháp: Để khắc phục táo bón kéo dài do bệnh trĩ, bạn nên tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày hoặc ngay khi có cảm giác buồn, tránh để phân ứ đọng trong đại tràng. Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế các chất kích thích và trái cây có vị chát cũng giúp phân mềm, dễ đi, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Đồng thời, bạn nên vệ sinh sạch sẽ, giữ khô hậu môn sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa viêm nhiễm
Táo bón kéo dài do căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone epinephrine có vai trò điều hướng lượng máu tới cơ quan được ưu tiên như hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết. Lượng máu tới ruột giảm làm nhu động ruột chậm lại, phân tích tụ trong lòng ruột và trở nên khô rắn. Ngoài ra, những người bị căng thẳng có xu hướng ít vận động và chế độ ăn uống nhiều đồ béo ngọt hơn thông thường. Hai điều trên dẫn tới táo bón kéo dài ở những người thường xuyên căng thẳng.
Ngoài táo bón, stress và căng thẳng thần kinh liên tục còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn như: tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, trầm cảm, viêm loét dạ dày…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, bụng đầy hơi, khó tiêu, ăn uống kém hoặc ăn uống mất kiểm soát, mất ngủ, lo lắng, bồn chồn…
Xử trí: Bạn nên cân bằng cảm xúc qua việc chia sẻ với mọi người xung quanh, tập thể thao, tập thiền và yoga, gặp bác sĩ tâm lý. Ngoài ra, bạn hãy kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc để cải thiện sức khỏe tinh thần.
Táo bón kéo dài do bệnh tiểu đường
Khoảng 60–70% người mắc bệnh tiểu đường gặp biến chứng hệ thần kinh. Các dây thần kinh tại ruột bị tổn thương làm giảm nhu động ruột khiến thời gian phân ở trong đại tràng lâu hơn. Tại đây, lượng lớn nước trong phân bị đại tràng hấp thu trở lại dẫn tới khô cứng, khó đi.
Táo bón khiến bạn ăn uống kém, dễ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm. Ngoài ra, người mắc tiểu đường bị táo bón có nguy cơ cao bị biến chứng tăng ceton do nhiễm độc amoniac hoặc nhiễm trùng tiêu hóa.
Triệu chứng thường gặp: Táo bón và tiêu chảy xen kẽ từng đợt, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khát nhiều, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần và hay mệt. Đường huyết lúc đói (nhịn ăn 8 tiếng) cao trên 7mmol/L hoặc đường huyết tại thời điểm bất kì trên 11 mmol/L cùng với dấu hiệu bệnh rõ rệt.
Xử trí: Để phòng ngừa tình trạng táo bón do tiểu đường, bạn cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và các biến chứng của bệnh bằng cách tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên đi thăm khám định kỳ. Ngoài ra, bạn nên tăng cường chất xơ trong các bữa ăn, hạn chế những thực phẩm khó tiêu như thịt đỏ, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ.
Táo bón kéo dài do tuyến giáp hoạt động kém
Các hormon tuyến giáp như thyroxine, triiodothyronine, calcitonin có vai trò thúc đẩy chuyển hóa tại tế bào, chất dinh dưỡng và tăng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi lượng hormone tuyến giáp tiết ra bị sụt giảm sẽ khiến các cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa, hoạt động chậm lại. Điều này làm cho phân di chuyển trong lòng ruột lâu hơn, lượng nước hấp thu trở lại đại tràng nhiều hơn và trở nên khô cứng.
Triệu chứng táo bón sẽ được cải thiện nếu bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên đi khám sớm nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bị suy giáp để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra gồm: bướu cổ, tim mạch, trầm cảm, thần kinh, phù…
Triệu chứng thường gặp: Táo bón, da khô, tóc khô dễ gãy rụng, khàn tiếng, nhịp tim chậm…
Xử trí: Bạn cần điều trị tích cực bệnh suy giáp, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn và tăng cường vận động.
Hy vọng qua bài viết này, quý độc giả đã có thêm thông tin và hiểu rõ táo bón kéo dài là bệnh gì? Mỗi nguyên nhân sẽ có từng triệu chứng và cách xử trí riêng, bạn cần áp dụng đúng để nhanh khỏi táo bón.
Ngoài ra, với người đã bị táo bón kéo dài, bạn nên có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và phương pháp ngăn ngừa hợp lý.
Men vi sinh Bio — Acimin Fiber: Thêm chất xơ, chẳng sợ táo bón
Men vi sinh Bio — Acimin Fiber giúp làm giảm tình trạng táo bón kéo dài ở cả trẻ em và người lớn nhờ:
Có thêm chất xơ tự nhiên Synergy 1: Đây là chất được kết hợp bởi 2 chất xơ Inulin và FOS đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện táo bón, đảm bảo an toàn và được công nhận với việc hỗ trợ điều trị táo bón.
Bổ sung lợi khuẩn: Chúng có tác dụng giúp tạo ra các axit béo chuỗi ngắn kích thích tăng nhu động ruột tạo cảm giác buồn đi ngoài và đẩy phân đi qua ruột già nhanh chóng.
Bên cạnh đó, men vi sinh Bio — Acimin Fiber còn đảm bảo an toàn, ngoài dạng cốm còn có thêm dạng viên nhai vị sữa. Người bị táo bón cần sử dụng Bio — Acimin liên trong vòng 2–3 tháng cho đến khi khỏi hẳn. Đặc biệt với trẻ em, bố mẹ nên bổ sung định kỳ để dự phòng táo bón cho con.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/tao-bon-keo-dai-la-benh-gi.html
Xem thêm:
+ Bioacimin Fiber trị táo bón
+ Chữa táo bón cho trẻ tại nhà
+ Trị táo bón tại nhà
+ Tinh bột hẹ chữa táo bón
Facebook: https://www.facebook.com/taobonkeodai
Twitter: https://twitter.com/taobonkeodai
1 note · View note
cachchuataobon · 1 year ago
Text
Mẹo dân gian trị táo bón
Chữa táo bón cho người lớn, trẻ nhỏ bằng lá hẹ
Theo Đông Y, lá hẹ có vị cay, tính ấm, công dụng giải độc tán ứ, giảm đau bụng và chữa táo bón. Theo Tây y, lá hẹ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ. Trong 100g hẹ chứa tới 2,5g chất xơ làm tăng khối lượng phân, thúc đẩy bài tiết phân nhanh hơn.
Ngoài ra, chất Odorin có trong lá hẹ được coi như kháng sinh rất mạnh chống lại tụ cầu, giảm nguy cơ bệnh viêm ruột (theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi). Lá hẹ không độc nên dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nó có mùi hăng khó chịu, với trẻ em bạn nên pha loãng một chút hoặc hấp sơ trước khi chế biến.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
1- Chuẩn bị
Lá hẹ tươi, sạch: 1 nắm
Nước ấm (khoảng 40 -50 độ C): 100ml
2- Thực hiện
Rửa sạch lá hẹ và ngâm với nước muối loãng 5 phút để loại bỏ bụi bẩn.
Giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ, vắt/lọc lấy nước cốt.
Pha nước cốt với 100ml nước ấm, uống hết trong 1 lần.
Tumblr media
Chữa táo bón bằng lá mơ lông
Theo Bác sĩ Phạm Ánh Ngân (Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh), lá mơ có tính mát, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu của đường tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại, lá mơ lông chứa hoạt chất Sulfur dimethyl disulfide là một kháng sinh tự nhiên giúp ức chế hoạt động của một số vi khuẩn đường tiêu hóa. Nhờ đó, sử dụng lá mơ lông rất tốt cho những người bị viêm đại tràng, lỵ amip…
Cách thực hiện:
1- Chuẩn bị
Lá mơ lông tươi, sạch: 50g
Trứng gà ta: 2 quả
2- Thực hiện
Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút.
Rửa lại với nước thông thường, vớt ra vắt ráo và thái nhỏ.
Trộn chung lá mơ đã thái nhỏ với 2 quả trứng gà ta, chiên chín vàng 2 mặt với 1 ít dầu ăn.
Ăn nóng, thực hiện liên tục 1–2 tuần, mỗi tuần 3 lần bạn sẽ cảm thấy triệu chứng táo bón cải thiện rõ rệt.
Lưu ý:
Bạn lưu ý rửa thật kỹ lá mơ trước khi dùng vì trên mặt lá có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm.
Không sử dụng cho người dị ứng, kích ứng với lá mơ.
Trị táo bón cho người lớn với trẻ em bằng cây lô hội
Nhựa lá lô hội chứa tới 30–40% các chất như aloin A, aloin B, isobarbaloin. Nhờ thế, nó có công dụng tăng hấp thu nhu động ruột, tăng giữ nước để làm mềm phân và thúc đẩy phân ra ngoài dễ hơn.
Cách thực hiện:
1- Chuẩn bị
Lô hội tươi: 1 lá
Đường phèn
2- Thực hiện
Rửa sạch lô hội, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài để lấy phần ruột bên trong, xắt hạt lựu.
Trộn chung phần ruột với 1 ít đường phèn, ăn trực tiếp.
Lưu ý
Lô hội có tính nhuận tràng mạnh nên khi thấy phân mềm thì ngừng ngay để tránh bị tiêu chảy.
Không cho trẻ dùng trực tiếp lô hội vì dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa táo bón dân gian bằng quả mận
Thành phần của mận chứa tới 15% Sorbitol — hoạt chất có tác dụng tăng nhu động ruột và tăng lượng nước trong đường ruột để việc đi ngoài dễ dàng hơn. Phương pháp này áp dụng liên tục 3–5 ngày sẽ cải thiện triệu chứng táo bón, đầy hơi cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị
Mận chín: 300g
Đường cát
2- Thực hiện
Rửa mận với nước sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn.
Vớt ra, để ráo, bỏ hạt bên trong.
Cho miếng mận đã bỏ hạt vào ép nước, thêm 1 chút đường theo khẩu vị và uống trực tiếp.
Lưu ý: Vì nước mận có vị chua nên không uống khi b��ng đói để tránh hại dạ dày.
Cách chữa táo bón bằng khoai lang cho cả người lớn và trẻ nhỏ
Khoai lang là loại củ quen thuộc có công dụng nhuận tràng. Trong 100g khoai lang chứa tới 5.3g chất xơ và 70mg Magie giúp giữ lại lượng nước trong ruột, mềm phân để đi ngoài dễ dàng hơn. Không chỉ dùng củ, lá khoai lang cũng rất hữu ích cho người bị táo bón. Bạn có thể áp dụng phương pháp này cho cả người lớn và trẻ em.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị : Chọn 1 củ khoai còn tươi, nguyên củ, không bị sâu, hà.
2- Thực hiện
Rửa sạch củ, cạo bỏ lớp vỏ ngoài.
Xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
Chia nước cốt thành 3 phần uống lần lượt vào các thời điểm: Buổi sáng khi bụng đói, trước bữa ăn trưa và trước ăn tối. Sau 2–3 ngày bạn sẽ thấy phân mềm, dễ đi hơn.
Lưu ý: Bạn không nên ăn khoai lang vào buổi tối, tránh bị đầy bụng khó tiêu.
Cách chữa táo bón bằng khoai tây
Theo Y học cổ truyền, khoai tây có vị ngọt tính bình, kiện tỳ hòa vị, thúc đẩy tiêu hóa. Bên cạnh đó, Tây y cũng cho thấy khoai tây là loại củ chứa nhiều vitamin và chất xơ, góp phần dự phòng và điều trị táo bón.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị: Bạn chọn 1 củ khoai tây còn tươi, nguyên vẹn, không dập nát.
2- Thực hiện
Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước.
Chia nước cốt vừa vắt được thành 3 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn.
Lưu ý
Khi lựa các củ khoai còn mới, không sử dụng khoai mọc mầm vì dễ gây ngộ độc.
Ngoài vắt nước uống trực tiếp, bạn có thể hấp hoặc luộc nhưng không nên ăn khoai tây chiên vì sẽ làm táo bón nặng hơn.
Cách chữa táo bón bằng canh rau dền
Rau dền là loại rau có tính mát, chứa nhiều chất xơ, thích hợp dùng cho những người bị táo bón. Loại rau này dễ kiếm, lành tính, dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Cách thực hiện
1- Chuẩn bị
Rau dền tươi: 250g. Bạn nên chọn loại rau dền đỏ để có tác dụng tốt nhất.
Dầu vừng
2- Thực hiện
Rau dền rửa sạch, luộc trong vòng 3 phút.
Trộn rau dền với dầu vừng và ăn cùng cơm
Lưu ý
Rau dền có nhiều axit Oxalic nên những người bị sỏi thận, viêm khớp, gút hạn chế sử dụng.
Không được sử dụng rau dền chung với ba ba vì có khả năng gây ngộ độc.
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 21 Ngõ 92 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0918382020
Website: https://www.bioacimin.com/12-cach-chua-tao-bon-dan-gian.html
Xem thêm:
+ Bio Acimin Fiber trị táo bón
+ Trẻ bị táo bón lâu ngày
+ Bổ sung men tiêu hóa giảm táo bón
+ Bổ sung men vi sinh giảm táo bón
Facebook: https://www.facebook.com/cachchuataobonn
Twitter: https://twitter.com/cachchuataobon
1 note · View note