Tumgik
#xém nữa thành cái xác khô luôn
nvathuw · 4 months
Text
Tumblr media
Vợ chồng mâu thuẫn
244 notes · View notes
stphar · 4 years
Text
Cách Phân Biệt Da Bò Thật và Da Bò Giả Chính Xác
Cách Phân Biệt Da Bò Thật và Da Bò Giả Chính Xác | ZAMENSHOP Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Phân Biệt Da Bò Thật Giả Dễ Dàng. 7 cách nhận biết da thật và da giả đơn giản nhất - 3 mặt trước và mặt sau của da nhân tạo PU:là chất liệu giả gia cao cấp, mềm mại và nếu không kiểm tra kỹ thì nhiều người sẽ bị nhầm chúng với da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian. Da PU rất dẻo nên khi  cầm kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giản ra gần giống như kéo thun, da PU là một loại da tổng hợp tương đối tốt (bền hơn nhiều so với simili). Ngày nay nó được sử dụng để làm các sản phẩm thời trang thay da, các sản phẩm làm từ da PU đẹp và có giá thành chỉ bằng một nữa so với da thật V. Cách nhận biết da thật, da giả Chất liệu giả da thông thường có hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây là chất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian. 1- Nhận biết qua mùi da 7 cách nhận biết da thật và da giả đơn giản nhất - 4 Da thật có mùi ngai ngái,còn da giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).  Khi hơ lửa sản phẩm da: Nếu là da thật miếng da bị  cháy xém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng ), còn giả da thì vón cục có mùi khét giống như đốt túi nilon. 2- Làm ướt sản phẩm: Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da vì da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn simili sẽ không thấm nước. 3- Quan sát bằng mắt: Bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường, không có vết nứt hay vết rạn. 7 cách nhận biết da thật và da giả đơn giản nhất - 5 Bề mặt chất liệu gia dả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng do được sản xuất công nghiệp và phủ nhựa. 4- Ấn  lên bề mặt da 7 cách nhận biết da thật và da giả đơn giản nhất - 6 Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm, nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các loại da tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này. Bạn có thể dùng đầu ngón tay tỳ mạnh lên da rồi kéo một đường và cảm nhận, nếu da giả thì kéo tay rất nhẹ nhàng còn da thật do có độ đàn hồi và ma sát cao nên nên đầu ngón tay khó di chuyển hơn. 5- Màu sắc Màu của da giả luôn tươi sáng và có nhiều màu sắc đa dạng, còn màu da thật thì tối màu sắc tự nhiên hơn. 6- Về tổng quan Nếu là chất liệu giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa được tạo bởi các chất liệu tổng hợp. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh. Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông. Da thật khi chưa thành phẩm thường có kích thước nhỏ và có hình dáng theo hình dáng của loài động vật cho ra loại da đó, thường loằn ngoằn và không vuông vức, da giả thường có kích thước tấm da rất lớn và vuông vức. Mặt trong của  da thật hầu như để trần, còn da giả thì có miếng lót, có lớp giấy bìa định hình. các sản phẩm giả da thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau được ép mặt sau của da 7- Nhận biết sau một thời gian sử dụng Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi, hơi xỉn. Khi đó, bạn lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm da thật sẽ tươi màu và mềm mại ngay. Da giả ít thay đổi màu sắc hoặc ko bị tác động nhiều bởi các loại xi hay kem dưỡng da . Các sản phẩm da thật nhất là túi xách da bò lúc mới thì cứng, nhưng càng dùng càng mềm. Ví da giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn nứt.
https://www.youtube.com/watch?v=MHhJATy4bSo
1 note · View note
visibleinfrared · 6 years
Text
Hội trại năm ấy
Viết vào thời điểm bọn nhỏ đang tấp nập chuẩn bị cho hội trại 26-3
Tumblr media
Giờ này hai năm trước mình cũng háo hức chờ cắm trại lắm!
Hội trại năm đó rất vui, có điều với mình nó đã không thực sự trọn vẹn. Lý do bắt nguồn từ sự nghịch ngợm và cái tôi "khó hiểu" của mình, thêm một vài lý do khách quan.
Đêm ấy sau khi lửa trại đã tàn, các trò thú vị cũng đã chơi xong, mọi người ai nấy đều mệt lử, cô chủ nhiệm phân công chỗ ngủ cho bọn mình (chính xác hơn là chỗ... nghỉ đêm): con gái lên phòng, bọn con trai trải bạt nằm dưới trại.
Và rồi mọi chuyện bắt nguồn từ những cơn gió lạnh đầu mùa. Cơ mà lúc này đang cuối Xuân đầu Hạ chứ không phải đầu mùa Đông như của ông Thạch Lam. Vì thế thời tiết ban ngày khá nóng và khô. Tuy vậy mình vẫn biết là ban đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống và có cả gió nên việc đem theo một cái chăn là không hề thừa thãi. Nhưng mà mấy thanh niên "tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu" trong lớp lại không sáng suốt như mình, tụi nó chả thèm đem mền chiếu gì sất. Mình còn nhớ "Ân Sự" phán: "đồ bê đê", khi mình bảo nó đem theo mền. Hậu quả là đêm đó hơn chục thèn con trai nằm sát sạt và giành nhau ba hay bốn cái mền gì ấy. Thằng này kéo thì đứa kia lạnh, suốt một tiếng cả bọn chả ai ngủ được, ai cũng phải tập trung hết sức để giữ vững "miếng mền" đã phải cực khổ chiến đấu mới giành được. Riêng mình thì chịu lạnh kém từ nhỏ, đến việc ở phòng máy lạnh quá lâu còn khiến mình muốn điên lên thì trải nghiệm này thật sự không thú vị chút nào. Lúc ấy trong đầu mình lại thoáng lên những suy nghĩ khó chịu, tiêu cực và ích kỉ: mấy thằng quỷ từ đầu mỗi đứa đem một cái mền thì bố đâu phải khổ thế này, mền của tao tao không muốn share đâu lạnh quá huhu. (... thật ra thì mình đem cái mền mỏng lắm, gấp đôi lại đắp một mình có khi vẫn rét).
Mình không chỉ nghĩ bấy nhiêu, mình còn nghĩ: chắc bây giờ tụi con gái đang nệm ấm chăn êm ở trên phòng, phải bày trò phá mới được. Thế là mình đề xuất trò gọi điện thoại cho mấy bạn nữ để bọn nó không ngủ được chơi. Dĩ nhiên là đám con trai hưởng ứng rồi, mà mình còn nhớ thằng gọi trước không phải là mình đâu, là Duy Đạt thì phải. Mấy cuộc gọi đầu bọn mình gọi cho Xuân, hễ nó bắt máy lên là cả bọn im thin thít hoặc nói những câu vớ vẩn hết sức cho nó mắc công nghe chơi, mình còn nhớ giọng nó trả lời điện thoại đúng kiểu đang ngủ ngon bị kêu dậy. Được bốn, năm cuộc gọi như vậy thì cả bọn thấy chán và hình như con Xuân cũng tắt máy luôn. Tiếp theo mình gọi con Thuyết, lần này mình quyết định nói gì đó có ý nghĩa hơn. Chỉ mất một giây tổng hợp và xử lý thông tin, mình đã nghĩ ra một ý tưởng đẳng cấp vô cùng, một câu nói phản ánh đúng sự trẻ trâu, liều lĩnh và nghịch ngợm của mình hồi đó....
"THẰNG KIÊN BỊ ĐIỆN GIẬT!''. - Mình nói với giọng nhẹ nhàng, có lẽ lúc đó cũng kịp nghĩ tới hậu quả nên đã cố gắng kiềm lại không diễn quá sâu. Nói xong mình cúp máy luôn, hành động phản ánh cái phong thái dứt khoác của mình.
Những tiếng cười rúc rích vang lên, riêng thằng Kiên thì nó chửi mình trù ẻo. Có điều chắc chắc là cả bọn vẫn chưa hình dung được những gì diễn ra sau đó. Chỉ sau cuộc gọi của mình một chút, phòng học lớp 11A1 sáng bừng lên, những bóng người tất bật di chuyển. Mình tự nhủ: thôi tiêu rồi. Đắp chăn và nằm co rúm lại, Quang không dám nhìn xem những gì tiếp theo sắp xảy ra.
Những gì diễn ra sau đó xém tý nữa đã trở thành... huyền thoại. Lúc nguyên bọn gái lớp mình có cả cô chủ nhiệm chạy như bay từ tầng ba xuống dưới trại, có lẽ có không ít giáo viên khác nhìn thấy và hỏi cô có chuyện gì xảy ra. Mặc dù vô cùng hốt hoảng và lo lắng nhưng cô vẫn tỉnh táo trả lời khéo để giấu đi mục đích cuộc cuộc hành quân thần tốc này. Cô bảo là hồi đó cô sợ lắm nhưng vẫn nghi nghi, vẫn phải xuống xem tình hình trước đã. Lúc đó mà cô trả lời các giáo viên khác rằng thằng Kiên lớp em bị sét đánh, ý lộn điện giật, chắc đêm đó không chỉ có mỗi 11A1 mất ngủ.
Mình bắt đầu nghe thấy những tiếng ồn lớn dần, có đứa hỏi: thằng Kiên đâu? Cả bọn con trai không ai dám trả lời, mình chỉ nghe được tiếng thằng Kiên nói nhỏ: chết m rồi Quang. Không có câu trả lời nhưng nhìn thấy cả đám con trai chui rúc trong chăn và xung quanh mọi thứ đều yên ắng, có lẽ cô và đàng gái đều đã nhận ra tất cả chỉ là một trò nghịch ngợm. Sau đó còn có những tiếng xì xầm bàn tán, bên nhà trai bắt đầu lên tiếng, mình chẳng nhớ rõ là chúng nói gì, chỉ nhớ mãi âm thanh văng vẳng từ Duy Đạt - "thằng Quang cầm đầu đó bây".
Thằng cờ hó, không cần nói thì đằng nào mọi người chả biết trò này tao bày ra. Thật sự nếu sáng mai cô có hỏi tội thì mình cũng tự đứng ra nhận thôi, nhưng mà câu nói của thằng này làm mình cay quá chừng. Sau đó khi các bạn và cô đều về lại phòng hết rồi, nó lại tiếp tục chỉ trích mình. Hồi đó mình với nó không ưa nhau, bị nó nói mình tức tối không chịu được. Lúc này là hơn hai giờ sáng, đỉnh điểm của cái lạnh, ngủ cũng không được, thức thì nghe nó lằng ằng. Cảm giác tội lỗi vì vừa gây ra sự cố của mình nhanh chóng tan biến. Cái lạnh, sự bực tức và khó chịu tràn vào chiếm lấy tâm trí mình.
Mình quyết định không nằm nữa, đứng dậy và đi lững thững trong đêm, mọi người nhìn mình với ánh mắt: thằng này điên rồi, ma nhập cmnr. Đi một vòng quanh trường, mình chọn những chỗ ít người mà tới. Thế rồi chẳng hiểu sao lại tiến một mạch thẳng lên tầng hai dãy Bắc và dừng lại ở cầu thang lên tầng ba. Đi thêm tý nữa là tới phòng 11A1 rồi, nghĩ thế mình dừng lại và đứng ngắm... màn đêm. Một lát sau có vài bóng người tiến đến, là mấy đứa con gái lớp mình, bọn nó đi đâu vậy, tưởng ngủ hết rồi chứ.
"Thằng Quang kìa, nó làm gì ở đây vậy?" - giọng Hoài Thương vang lên, đi cùng nó là Việt Thương và Lệ Thu thì phải. Cả bọn nhìn chằm chằm nhưng mình vẫn tỏ ra lạnh lùng, không nói một câu nào, không thèm quay qua phía tụi nó, mình đứng như tượng và tiếp tục... ngắm đêm.
Năm giờ sáng, vừa mệt vừa lạnh, mình quyết định... về nhà ngủ. Điên thật, khi mà trại sinh từ các lớp khác lục đục dậy súc miệng đánh răng hăng hái chào đón ngày mới với biết bao trò vui, mình bỏ về. Lúc đó mình còn nghĩ: thôi về luôn, trại trẹo gì đâu chả vui, khéo còn lăn ra đau thì vỡ mồm - trước mắt còn học hành thi cử bla bla. Về nhà, ông ngạc nhiên hỏi sao trại xong sớm thế, chẳng thèm trả lời mình phi một mạch lên giường đắp chăn ngủ tới... gần trưa.
Số là mình định ngủ tới hết ngày rồi chiều quay lại trường xách đồ về luôn. Nhưng đến chín giờ thì điện thoại liên tục reo, là cô gọi - hơn mười cuộc gọi nhỡ. Mình sực nhớ sáng nay có phần thi rung chuông vàng mà lớp đã tin tưởng "bắt" mình đi thi. Dù biết là có thi thì cũng ăn hành ngay từ mấy câu đầu vì mình không giỏi mấy kiến thức phổ thông lắm (mình có tìm hiểu về khoa học, lịch sử, chính trị, quân sự,... nhưng tất cả đều không phải kiến thức phổ thông), mình vẫn vội vã chạy lên trường cho kịp phần thi. Lúc này đã ấm và khỏe lên, mình nhớ lại trò nghịch tối qua và cảm thấy có lỗi ghê gớm. Sáng nay không thấy mình chắc cả bọn tưởng mình sợ quá đi trốn. Trên đường đi mình nghĩ cách để giải thích với cô chuyện tối qua và cả lý do mình bỏ về.
Ấy vậy mà khi đến trường, khi gặp mình, chẳng ai nhắc lại chuyện tối qua. Nhưng chẳng hiểu sao mình lại vẫn cảm thấy rất khó chịu, mình tránh mặt và ít nói với mọi người. Ở chiều ngược lại, có lẽ thái độ của mình cũng khiến tụi nó khó chịu lắm. Những hoạt động của hội trại sau đó trở nên buồn chán với mình, đến khi dở trại cảm giác hụt hẫng và có lỗi bao lấy mình.
Mình chờ một lời hỏi tội từ cô nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa thấy...
Hà Quang
1 note · View note
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập d��p và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này tr��� thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
43. LẨU MẮM
Đi Cần Thơ du khách còn được thưởng thức thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn dân dã, ngọt bùi mà bất cứ ai khi tới đây đều không ngớt lời khen ngợi. Giữa thiên đường ấy, lẩu mắm Dạ Lý luôn được nhắc tới như một thương hiệu, một điểm dừng chân quen thuộc với du khách khi đi Cần Thơ.Một nồi lẩu mắm cỡ lớn thường có đủ thịt ba rọi, cá viên, đậu hũ, mực ống, cá kèo, khứa cá và đặc biệt là lươn. Tuy nhiên nguyên liệu và hương vị chính làm nên tiếng tăm của món lẩu mắm ở đây chính là mắm sặc. Mắm của quán được chính tay bà chủ chế biến và ủ ướp. Cá sặc – loại cá dùng để làm mắm được đặt mua từ Châu Đốc về, được đánh vảy làm sạch ướp với các loại gia vị như thính, đường thốt nốt… và mắt dứa, lá khế để mắm vừa thơm ngon, vừa có màu đỏ đẹp đặc trưng của quán.
Nguồn: afamily.vn
Người Cần Thơ bảo, lẩu mắm nhiều nơi có, nhưng lẩu mắm Dạ Lý nổi tiếng một phần bởi lúc nào cũng có đầy đủ các món rau đặc trưng miền Tây. Một nồi lẩu mắm thường được ăn kèm với khoảng… 35 loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa… Ngoài ra du khách đi Cần Thơ có thể nhận ra những loại rau thông dụng như cải xanh, giá sống, cải ngọt, cà phổi, nấm rơm, đậu bắp, khổ qua, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, rau muống tàu, cải cúc, tần ô, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má…
Nguồn: foody.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: sưu tầm
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Lẩu Mắm 5 Nương (Ngã 3 Lộ Tẻ, Phường Thới Thuận, Quận Thốt Nốt)
- Lẩu Mắm Má Năm ( 98, Đường Huỳnh Cương)
- Lẩu Mắm Cù Lần ( 1/2A, Đường 30 Tháng 4)
- Lẩu Mắm Hương Dừa (đường Mạc Thiên Tích)
- Lẩu Mắm Cát Tiên 2 (64, đường Võ Văn Kiệt)
- Lẩu Mắm Cần Thơ ( 162, đường Trần Ngọc Quế)
- Lẩu Mắm Bờ Hồ (47, đường Huỳnh Cương)
- Lẩu Mắm Dạ :Lý (89, đường 3 Tháng 2)
- Lẩu Mắm Đồng Quê (14, đường Lương Đình Của)
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác. Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.   
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau. Ảnh:monanmientay Du khách Cần Thơ muốn nếm thử món lẩu cháo cua đồng nóng hổi có thể đến quán Sen, tọa lạc tại số 3/44 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. 
Lẩu cháo cua đồng tại quán Sen - Ảnh: Sưu tầm
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn dân dã, bình dị ở miền Tây. Nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn với những du khách phương xa đến đây lẫn người dân địa phương. Từ màu sắc bắt mắt của cá linh kèm bông điên điển đến hương vị ngọt ngào và bùi của cá linh ăn kèm bông điên điển. Cá linh phải từ mùa nước nổi mới bắt đầu xuất hiện. Nó mang đậm cái hồn của vùng miền Tây mùa nước nổi.
(ảnh St)
Đây là một món ăn đặc trưng cho vùng miền Tây sông nước mùa nước lũ hàng năm. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa ăn béo, xương mềm vì chưa quá lớn. Ăn vào có vị bùi bùi ngọt ngọt lại có một ít mỡ nên béo béo.
Bạn có thể ghé ăn tại:
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
43. LẨU MẮM
Đi Cần Thơ du khách còn được thưởng thức thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn dân dã, ngọt bùi mà bất cứ ai khi tới đây đều không ngớt lời khen ngợi. Giữa thiên đường ấy, lẩu mắm Dạ Lý luôn được nhắc tới như một thương hiệu, một điểm dừng chân quen thuộc với du khách khi đi Cần Thơ.Một nồi lẩu mắm cỡ lớn thường có đủ thịt ba rọi, cá viên, đậu hũ, mực ống, cá kèo, khứa cá và đặc biệt là lươn. Tuy nhiên nguyên liệu và hương vị chính làm nên tiếng tăm của món lẩu mắm ở đây chính là mắm sặc. Mắm của quán được chính tay bà chủ chế biến và ủ ướp. Cá sặc – loại cá dùng để làm mắm được đặt mua từ Châu Đốc về, được đánh vảy làm sạch ướp với các loại gia vị như thính, đường thốt nốt… và mắt dứa, lá khế để mắm vừa thơm ngon, vừa có màu đỏ đẹp đặc trưng của quán.
Nguồn: afamily.vn
Người Cần Thơ bảo, lẩu mắm nhiều nơi có, nhưng lẩu mắm Dạ Lý nổi tiếng một phần bởi lúc nào cũng có đầy đủ các món rau đặc trưng miền Tây. Một nồi lẩu mắm thường được ăn kèm với khoảng… 35 loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa… Ngoài ra du khách đi Cần Thơ có thể nhận ra những loại rau thông dụng như cải xanh, giá sống, cải ngọt, cà phổi, nấm rơm, đậu bắp, khổ qua, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, rau muống tàu, cải cúc, tần ô, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má…
Nguồn: foody.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: sưu tầm
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Lẩu Mắm 5 Nương (Ngã 3 Lộ Tẻ, Phường Thới Thuận, Quận Thốt Nốt)
- Lẩu Mắm Má Năm ( 98, Đường Huỳnh Cương)
- Lẩu Mắm Cù Lần ( 1/2A, Đường 30 Tháng 4)
- Lẩu Mắm Hương Dừa (Đường Mạc Thiên Tích)
- Lẩu Mắm Cát Tiên 2 (64, Đường Võ Văn Kiệt)
- Lẩu Mắm Cần Thơ ( 162, Đường Trần Ngọc Quế)
- Lẩu Mắm Bờ Hồ (47, Đường Huỳnh Cương)
- Lẩu Mắm Dạ :Lý (89, Đường 3 Tháng 2)
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác. Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.   
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau. Ảnh:monanmientay Du khách Cần Thơ muốn nếm thử món lẩu cháo cua đồng nóng hổi có thể đến quán Sen, tọa lạc tại số 3/44 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. 
Lẩu cháo cua đồng tại quán Sen - Ảnh: Sưu tầm
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn dân dã, bình dị ở miền Tây. Nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn với những du khách phương xa đến đây lẫn người dân địa phương. Từ màu sắc bắt mắt của cá linh kèm bông điên điển đến hương vị ngọt ngào và bùi của cá linh ăn kèm bông điên điển. Cá linh phải từ mùa nước nổi mới bắt đầu xuất hiện. Nó mang đậm cái hồn của vùng miền Tây mùa nước nổi.
(ảnh St)
Đây là một món ăn đặc trưng cho vùng miền Tây sông nước mùa nước lũ hàng năm. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa ăn béo, xương mềm vì chưa quá lớn. Ăn vào có vị bùi bùi ngọt ngọt lại có một ít mỡ nên béo béo.
Bạn có thể ghé ăn tại:
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với s��ng rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
Đi Cần Thơ du khách còn được thưởng thức thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn dân dã, ngọt bùi mà bất cứ ai khi tới đây đều không ngớt lời khen ngợi. Giữa thiên đường ấy, lẩu mắm Dạ Lý luôn được nhắc tới như một thương hiệu, một điểm dừng chân quen thuộc với du khách khi đi Cần Thơ.Một nồi lẩu mắm cỡ lớn thường có đủ thịt ba rọi, cá viên, đậu hũ, mực ống, cá kèo, khứa cá và đặc biệt là lươn. Tuy nhiên nguyên liệu và hương vị chính làm nên tiếng tăm của món lẩu mắm ở đây chính là mắm sặc. Mắm của quán được chính tay bà chủ chế biến và ủ ướp. Cá sặc – loại cá dùng để làm mắm được đặt mua từ Châu Đốc về, được đánh vảy làm sạch ướp với các loại gia vị như thính, đường thốt nốt… và mắt dứa, lá khế để mắm vừa thơm ngon, vừa có màu đỏ đẹp đặc trưng của quán.
Nguồn: afamily.vn
Người Cần Thơ bảo, lẩu mắm nhiều nơi có, nhưng lẩu mắm Dạ Lý nổi tiếng một phần bởi lúc nào cũng có đầy đủ các món rau đặc trưng miền Tây. Một nồi lẩu mắm thường được ăn kèm với khoảng… 35 loại rau, trong đó có nhiều loại rau đặc trưng sông nước như bông lục bình, cù nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng, rau dừa, bông điên điển, càng cua, bông súng, rau muống đồng, môn đúm, bông so đũa… Ngoài ra du khách đi Cần Thơ có thể nhận ra những loại rau thông dụng như cải xanh, giá sống, cải ngọt, cà phổi, nấm rơm, đậu bắp, khổ qua, rau nhút, bắp cải, mồng tơi, rau muống tàu, cải cúc, tần ô, bạc hà, cải bẹ dúm, mướp hương, rau má…
Nguồn: foody.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: afamily.vn
Nguồn: sưu tầm
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác. Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.   
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau. Ảnh:monanmientay Du khách Cần Thơ muốn nếm thử món lẩu cháo cua đồng nóng hổi có thể đến quán Sen, tọa lạc tại số 3/44 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. 
Lẩu cháo cua đồng tại quán Sen - Ảnh: Sưu tầm
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn dân dã, bình dị ở miền Tây. Nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn với những du khách phương xa đến đây lẫn người dân địa phương. Từ màu sắc bắt mắt của cá linh kèm bông điên điển đến hương vị ngọt ngào và bùi của cá linh ăn kèm bông điên điển. Cá linh phải từ mùa nước nổi mới bắt đầu xuất hiện. Nó mang đậm cái hồn của vùng miền Tây mùa nước nổi.
(ảnh St)
Đây là một món ăn đặc trưng cho vùng miền Tây sông nước mùa nước lũ hàng năm. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa ăn béo, xương mềm vì chưa quá lớn. Ăn vào có vị bùi bùi ngọt ngọt lại có một ít mỡ nên béo béo.
Bạn có thể ghé ăn tại:
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá v��n là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu H���nh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác. Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.   
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau. Ảnh:monanmientay Du khách Cần Thơ muốn nếm thử món lẩu cháo cua đồng nóng hổi có thể đến quán Sen, tọa lạc tại số 3/44 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. 
Lẩu cháo cua đồng tại quán Sen - Ảnh: Sưu tầm
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn dân dã, bình dị ở miền Tây. Nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn với những du khách phương xa đến đây lẫn người dân địa phương. Từ màu sắc bắt mắt của cá linh kèm bông điên điển đến hương vị ngọt ngào và bùi của cá linh ăn kèm bông điên điển. Cá linh phải từ mùa nước nổi mới bắt đầu xuất hiện. Nó mang đậm cái hồn của vùng miền Tây mùa nước nổi.
(ảnh St)
Đây là một món ăn đặc trưng cho vùng miền Tây sông nước mùa nước lũ hàng năm. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa ăn béo, xương mềm vì chưa quá lớn. Ăn vào có vị bùi bùi ngọt ngọt lại có một ít mỡ nên béo béo.
Bạn có thể ghé ăn tại:
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các đ��a phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nh��� nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CHÁO CUA ĐỒNG
Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, loại cua được chọn để chế biến là yếu tố quan trọng nhất. Cua đồng phải tươi, được rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác. Nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng rất đa dạng như rau ngót, mồng tơi, rau má... Bạn cũng có thể xắt sợi củ gừng để ăn kèm nhằm làm dậy vị của nồi lẩu. Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.   
Nồi lẩu cháo cua đồng thơm ngon được dùng kèm với nhiều loại rau. Ảnh:monanmientay Du khách Cần Thơ muốn nếm thử món lẩu cháo cua đồng nóng hổi có thể đến quán Sen, tọa lạc tại số 3/44 Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, quán mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày. 
Lẩu cháo cua đồng tại quán Sen - Ảnh: Sưu tầm
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Lẩu cá linh bông điên điển là một món ăn dân dã, bình dị ở miền Tây. Nhưng nó lại vô cùng hấp dẫn với những du khách phương xa đến đây lẫn người dân địa phương. Từ màu sắc bắt mắt của cá linh kèm bông điên điển đến hương vị ngọt ngào và bùi của cá linh ăn kèm bông điên điển. Cá linh phải từ mùa nước nổi mới bắt đầu xuất hiện. Nó mang đậm cái hồn của vùng miền Tây mùa nước nổi.
(ảnh St)
Đây là một món ăn đặc trưng cho vùng miền Tây sông nước mùa nước lũ hàng năm. Cá linh chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi. Cá linh đầu mùa ăn béo, xương mềm vì chưa quá lớn. Ăn vào có vị bùi bùi ngọt ngọt lại có một ít mỡ nên béo béo.
Bạn có thể ghé ăn tại:
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. T��n gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ng��t. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Hay nướng ốc trên than hồng? Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
42. ỐC NƯỚNG TIÊU
Ốc bươu nướng tiêu là một trong những món ăn đặc sản đã bao lần níu bao trái tim. Bắt ốc bươu không khó, nhưng để bắt được nhiều thì cần phải có kinh nghiệm. Ốc thường bám trên các thân gỗ mục, hoặc bám đầy dưới các rễ cây. Người dân miền Tây chặt thân chuối thả xuống ao, chỉ sau một vài cơn mưa là ốc đã bám đầy thân chuối, chỉ cần kéo thân chuối lên bờ là đã có một bữa ốc no nê. Ốc bươu nướng tiêu là món ăn dân dã đặc sản của miền Tây Nam bộ với nguyên liệu dễ kiếm và chế biến đơn giản. Món ăn dân dã có thể dùng làm món khai vị ấm bụng, thích hợp làm thức nhắm cho các cuộc nâng ly giữa bạn bè trong ngày cuối tuần.
Ngâm ốc trong nước vo gạo ư? Thông thường, ốc sau khi được bắt về xong, người ta thường được ngâm với nước vo gạo, để ốc ra hết chất nhờn. Thời gian ngâm khoảng từ 20 đến 30 phút. Sau khi ngâm xong, luộc sơ ốc rồi bỏ lên vỉ than đang nóng để nướng ốc. Hay nướng ốc trên than hồng? Ốc nướng tiêu chỉ đạt được độ ngon nhất khi nướng với than, vì khi đó món ăn mới có mùi thơm tự nhiên và thịt ốc chín đều. Khi nướng ốc trên bếp than, đừng quên trở ốc đều tay, và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc.
(ảnh st)
Hay gia vị tiêu ớt đầm đà? Trong khi nướng, không thể quên cho gia vị vào để món ăn được đậm đà hơn. Gia vị đã chuẩn bị sẵn gồm: nước mắm, tỏi, đường. Món ốc đậm đà và ngon chính là sự cộng hưởng của các loại gia vị này. Gắp từng con ốc ra dĩa, cho thêm vài nhánh rau thơm. Món ăn này hợp nhất là khi kết hợp với rau răm. Khi thưởng thức, món ốc nướng tiêu có vị thơm của mùi than nướng, độ ngọt và giòn của ốc. Ốc nướng tiêu ăn đúng điệu phải húp cả nước gia vị bên trong ốc. Vị mặn, hơi cay của nước ốc càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn và lạ miệng. Cũng có lẽ vì thế khi dùng món ăn này, người ta không cần thêm thứ nước chấm nào khác.
(ảnh st)
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hi��n (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người n��y dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đ���ng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
(ảnh st)
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền t��y sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
(ảnh st)
Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A V��i ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
(ảnh st)
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
Rau ăn kèm cùng cháo - Ảnh: Sưu tầm Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
H�� tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI G��
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
Rau ăn kèm cùng cháo - Ảnh: Sưu tầm Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
40. CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt dịu, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
41. CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
chuongmay-blog · 5 years
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH XÈO
Bánh xèo là cái tên xuất phát cách chế biến, từ tiếng đổ bột vào chảo phát ra tiếng “xèo xèo” mà loại bánh này được gọi tên là “bánh xèo”. Bánh xèo là loại bánh dân gian có vị ngon đặc biệt, kết hợp được những đặc trưng của văn hóa ẩm thực dân gian Nam bộ.
Cách chế biến bánh xèo khá đơn giản. Trước tiên, ta lựa loại gạo ngon, ngâm qua đêm cho mềm, rồi cho vào cối xay thành bột. Sau khi xay xong, dùng vải mỏng lược bỏ tạp chất, sẽ cho ra một loại bột rất mịn. Dùng bột nghệ pha với bột cho có màu vàng hấp dẫn, sau đó cho vào bột một ít nước cốt dừa, có nơi còn cho thêm trứng gà để bánh thơm và giòn hơn.
Nhân bánh thì tùy theo sở thích của từng vùng, có thể là giá hoặc bông điên điển, thịt ba rọi, tôm tép, thịt gà, hoặc thịt vịt bằm nhuyễn… Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau, thông thường như cải bẹ xanh, rau diếp cá, rau thơm, nhiều nơi bà con còn ăn với đọt xoài non, lá điều, lá cách, lá lụa, lá sung…Riêng ở núi Cấm – An Giang, bánh xèo được ăn với các loại rau trên núi rất độc đáo.
(ảnh st)
Nước chấm cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng vị ngon cho bánh xèo. Tùy theo khẩu vị mà pha chế, nhưng nước mắm chấm bánh xèo phải có củ cải trắng, củ cải đỏ hoặc củ sắn xắt sợi. Có một điểm khá đặc biệt là ăn bánh xèo chỉ nên ăn bằng tay. Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới cảm nhận được hết hương vị của bánh xèo.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, trong ẩm thực bánh xèo, yếu tố thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan của con người được ông cha áp dụng rất thực tế. Đó là nghe được tiếng xèo xèo, nhìn thấy sắc vàng, xanh, đỏ, trắng, cam… và ngửi được mùi thơm, nếm được vị ngon, béo của bánh… Độc đáo nhất là cầm bánh ăn bằng tay để cảm nhận được hết hương vị đặc trưng của chiếc bánh.
Dùng tay chọn rau và cuốn bánh xèo ăn mới thấy được hết vị ngon của bánh
Vì bánh xèo cũng làm từ gạo, nhân là thịt gia súc nuôi hay sản vật đánh bắt từ thiên nhiên, bao bọc bên ngoài là những loại rau lá trồng được quanh vườn. Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng như vậy, nên từ lâu, bánh xèo đã trở thành món “quốc hồn, quốc túy” trong ẩm thực của người phương Nam. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bánh xèo luôn hiện diện trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ), hay các dịp lễ – hội, đám tiệc khác của mọi gia đình.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Xèo Bảy Tới (45, đường Hoàng Quốc Việt) - Bánh Xèo Tân Định ( đường Lê Lợi, vòng xoay Công Viên Nước) - Bánh Xèo Ngọc Ngân (đường Lê Lợi) - Bánh Xèo Mười Xiềm (13/3 Nguyễn Chí Thanh, phường Trà Nóc)
2. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
3. BÁNH ƯỚT CÂY ME
Bánh ướt Cây Me xuất hiện từ rất lâu ở vùng đất Tây Đô này. Cô chủ quán được ba mình truyền lại cho nghề tráng bánh từ khi còn bé, cô đã duy trì nghề này đến nay đã hơn ba mươi mấy năm từ lúc quán còn sập sệ. Điểm đặc biệt của món bánh ở đây là bánh mỏng, dai. Còn các loại chả ăn kèm đều là do ở nhà tư làm nên mùi vị rất riêng, rất khác với những quán bánh khác. Cô chủ quán tráng bánh trực tiếp nên khách đến ăn vừa có thể nhìn quá trình làm bánh vừa được thưởng thức đĩa bánh nóng hổi. Khách đến đây ăn có thể chọn một trong hai loại bánh là bánh ướt và bánh cuốn, được ăn kèm với nem chua, chả và rau giá, thêm một chút hành phi thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Ướt Cây Me (35, đường Đồng Khởi)
4. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
5. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
6. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
7. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
8. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
9. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
10. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
11. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
12. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
13. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
14. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
15. BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
16. BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh)
17. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm K�� (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
19. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
20. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
21. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
22. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
23. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
25. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
26. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
27. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
28. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
29. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
30.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
31. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
32. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
33. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
34. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
35. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
36. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
37. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
38. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
39. CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
Rau ăn kèm cùng cháo - Ảnh: Sưu tầm Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
CHÁO SÒ HUYẾT
Cháo sò huyết ngon nhất khi đang còn nóng, khói tỏa nghi ngút. Khi ăn, múc cháo vào tô đã để sẵn giá sống, rắc lên trên một ít tiêu, hành tím phi, hành lá và ngò rí thái nhỏ. Vị ngọt tự nhiên của sò huyết và giá sống cùng chút cay nồng xộc lên từ tiêu xay làm món cháo sò huyết có được hương vị ngọt d��u, ấm nồng hết sức hấp dẫn. Thưởng thức cháo sò huyết nóng hổi trong ngày mưa lạnh thì quả là một gợi ý tuyệt vời. Khói nóng tỏa ra mang theo hương thơm ngây ngất từ tiêu, hành phi và cả vị thơm đặc trưng của sò huyết làm người thưởng thức khó lòng cưỡng lại được.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Cháo Sò Huyết (100, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 108 (108, đường Lý Tự Trọng) - Cháo Sò Huyết 1998
CHÁO TRẮNG
Lại là một địa chỉ cháo ngon để bạn tha hồ chọn lựa khi đến với Cần Thơ. Cháo nấu từ gạo ngon, nấu nhừ, nấu cùng với lá dứa nên mang thơm nức mũi mùi lá dứa, và có màu hơi xanh xanh rất đặc biệt. Không chỉ thơm và đẹp mắt, những bát cháo ở địa chỉ này còn rất ngon. Đồ ăn kèm khá là đa dạng: cá cơm, dưa mắm, trứng muối, chà bông, thịt bằm, tép,… Vị cháo thanh nhẹ ăn cùng những món ăn rất đậm vị thật sự rất hòa quyện, chứ không hề mặn.
Bạn có thể ghé ăn tại: 
- Cháo Trắng Ngọc Trân ( 107, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes