#thượng tam hoàng
Explore tagged Tumblr posts
Text
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN
Huyệt Tỳ thũng 1 phối huyệt Thượng tam hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng và Kỳ hoàng).
1 note
·
View note
Text
Bỏ đi tính nóng nảy là mấu chốt để bồi dưỡng chính khí.
Vương Thuật, người thời Đông Tấn, là con trai của Thái thú Vương Thừa. Cha mất sớm nên Vương Thuật được kế tục tước Lam điền hầu, vì thế người đời gọi ông là Vương Lam Điền. Vương Thuật là người có tính cách nóng nảy, hấp tấp vội vàng. Trong “Thế thuyết tân ngữ. Phẫn quyến” viết: Một lần Vương Thuật đói bụng, khi trở về nhà đã dùng đũa để ăn trứng. Quả trứng vừa luộc chín, Vương Thuật dùng đũa gắp nhưng gắp mãi không trúng, khiến ông vừa đói vừa giận. Ông ta bực tức cầm quả trứng ném xuống mặt đất, không ngờ quả trứng không vỡ mà xoay tròn không ngừng, tựa hồ như trêu tức ông ta vậy. Vương Thuật lại càng tức giận hơn, dùng chân đi guốc gỗ giẫm vào quả trứng nhưng vẫn không trúng. Vương Thuật càng tức giận hơn, cầm lấy quả trứng nhỏ cho vào miệng nhai rồi nhổ ra đất cho hả cơn tức giận. Câu chuyện Vương Thuật ăn trứng được truyền ra ngoài khiến nhiều người chê cười ông ta.
Vương Thuật tính tình vô cùng nóng nảy, vội vàng nhưng sau này khi có địa vị cao, thấu hiểu hậu quả của việc nóng tính nên ông đã tu sửa bản thân trở thành một người khoan dung nhẫn nại. Phàm là mọi việc, Vương Thuật đều lấy nhu thắng cương, bình tĩnh xử thế.
Tạ Dịch là anh trai của Tạ An, một viên quan nổi tiếng thời Đông Tấn. Tạ Dịch tính tình thô lỗ, từng có lần vì oán giận Vương Thuật mà chỉ trích, chửi mắng Vương Thuật. Nhưng Vương Thuật không mảy may đáp trả mà đứng quay mặt vào tường, cho đến khi Tạ Dịch chửi mắng xong rời đi, ông mới lại ngồi vào chỗ của mình tiếp tục làm việc.
Trong “Táo chi nhẫn” viết: “Đại thịnh tắc suy, bất nại tắc bại. Nhất thì chi táo, phệ tề chi hối”, nghĩa là hưng thịnh đến cùng cực thì sẽ suy, không nhẫn nại tất sẽ thất bại. Sự nôn nóng vội vàng nhất thời chỉ có thể đổi lấy sự hối hận không thể vãn hồi.
Vương Tư, người nước Ngụy thời Tam Quốc, tính tình nóng nảy lại bảo thủ, thường vì việc nhỏ mà tức giận. Khi Vương Tư về già, tính tình kỳ quái, thường xuyên vô cớ tức giận, những người thủ hạ thường xuyên bị ông chửi mắng vô cớ. Trong “Ngụy lược” chép, một lần, Vương Tư đang viết bản thảo thì có một con ruồi đậu trên cán bút, cứ đuổi đi nó lại bay đến đậu lại, liên tiếp mấy lần khiến Vương Tư tức giận ném bút xuống đất rồi đuổi ruồi khắp phòng. Kết quả không bắt được ruồi, ông ta trút giận lên bút, khiến cây bút mà ông vốn yêu quý bị hỏng phải bỏ đi.
Hoàng Phủ Thực là đại thần nhà Đường cũng là một người nóng tính. Một lần, con trai của Hoàng Phủ Thực khi chép thơ bị sai một chữ. Hoàng Phủ Thực tức giận, nhất thời lại không tìm được gậy để phạt con nên đã tự cắn tay mình đến mức chảy máu ròng ròng.
Kỳ thực, những người như Vương Tư và Hoàng Phủ Thực chỉ vì một chút việc nhỏ mà đã tức giận không thể chịu được thì rất khó để có thể khoan dung với lỗi lầm của người khác. Nếu họ không chú ý tu sửa tính nóng nảy của bản thân thì rất có thể gây ra những hậu quả hối hận khôn cùng.
Những người hiểu biết được tầm quan trọng của nhẫn nại cũng như hậu quả của tính tình nóng nảy vội vàng sẽ tự mình tu sửa cho chính lại. Ví như Tây Môn Báo người nước Ngụy thời Chiến Quốc tự biết mình là người nóng nảy vội vàng nên thường xuyên mang theo đai làm bằng da trâu bên mình để tự cảnh giới bản thân phải luôn trầm ổn. Bởi vì trâu hành động đều luôn thong thả, chậm rãi.
Lâm Tắc Từ, Khâm sai đại thần triều Thanh, tự biết mình là người nóng tính, hay tức giận. Để sửa bỏ tính xấu này, ông đã treo trên đại đường hai chữ “chế nộ” (khắc chế cơn tức giận). Trong suốt cuộc đời mình, ông đã dùng hai từ “chế nộ” ấy để răn mình nhẫn nhịn, tu dưỡng bản thân.
Tu dưỡng bản tính lương thiện cũng là một cách để kìm chế cơn giận, khoan thứ cho lỗi lầm của người khác. Lưu Khoan tự là Văn Nhiêu, là danh thần hoàng tộc thời Đông Hán, là cháu của của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Lưu Khoan từ sớm đã làm quan, làm qua các chức vị như Đại tướng quân duyện, Đông hải quốc tướng, Thượng thư… về sau chuyển sang đảm nhận chức Thị trung. Lưu Khoan từng hai lần đảm nhận chức Thái úy, đứng đầu Tam công. Lưu Khoan thường xử lý công việc dựa vào cách khoan thứ là chính, được dân chúng gọi là Trưởng giả.
Có một lần khi Lưu Khoan ra ngoài thì gặp một người bị mất bò. Người này nhìn thấy con bò ở xe của Lưu Khoan liền nói đó là con bò của ông ta. Lưu Khoan nghe thấy vậy, không tranh biện mà trực tiếp đi bộ về nhà. Mấy hôm sau, người đàn ông kia tìm được con bò của mình nên đem con bò của Lưu Khoan trả lại, cũng dập đầu tạ tội: “Tôi hổ thẹn với trưởng giả, tình nguyện nhận phạt”. Lưu Khoan nói: “Đồ vật đều có những thứ cùng loại nên có thể có nhầm lẫn, đã phiền ông đưa nó về đây rồi, vì cái gì còn phải xin nhận phạt nữa?” Câu chuyện được truyền ra ngoài, mọi người trong châu ai nấy đều bội phục Lưu Khoan ở tinh thần khoan dung rộng lượng, không so đo tính toán với người.
Lưu Khoan tính tình ôn hòa lương thiện, không phát giận, cho dù gặp tình huống cấp bách vội vàng mọi người cũng không nhìn thấy vẻ mặt nghiêm khắc và lời nói tức giận của ông. Vợ ông từng cảm thấy kỳ lạ về thái độ này của ông nên đã từng làm một việc để thử tính kiên nhẫn, khoan dung của ông. Có một lần, Lưu Khoan đang sửa sang lại trang phục chuẩn bị vào triều thì vợ ông sai người hầu mang một bát canh thịt vào cho ông, cố tình làm đổ bát canh lên triều phục của ông. Trong tình huống gấp rút như vậy, Lưu Khoan vẫn giữ thần sắc không thay đổi, còn an ủi người hầu và hỏi: “Bát canh có đổ vào làm phỏng tay ngươi không?” Tấm lòng khoan dung độ lượng, nhẫn nại của ông đạt đến mức độ như vậy khiến người trong thiên hạ đều tôn kính và lấy ông làm tấm gương.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập.
7 notes
·
View notes
Text
văn mẫu cho những gai con #khátkhao #mongchờ như chính chủ blog
"Con nam mô A Di Đà Phật, con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy cụ Tam Thất, con lạy bác Quế Chi, con lạy thím Hồng Bì, con lạy dì Thục Địa. Con nam mô A Di Đà Phật, nam mô A Di Đà Phật, con lạy đức vua cha, con lạy đức Phật Bà, con lạy đức Ngọc Hoàng thượng đế, con lạy anh Nam Tào, con lạy chị Bắc Đẩu, con nam mô A Di Đà Phật, con lạy ngũ vị tôn ông, con lạy hội đồng năm sinh quan lớn, con lạy ông Bô, ông Bảy, ông Mười, con lạy các giá các chậu, con lạy các cô các cậu. Xin hãy về đây phù hộ độ trì cho con. Con lạy Đức Phật Bà, linh cảm cứu hộ cứu nạn Quán thế âm Bồ Tát, phù hộ độ trì cho con vào Ticketbox một phát mua được vé Concert ATVNCG tại Hà Nội."
- văn mẫu khấn vái chín phương mười Phật cho các Gai Con, do PGĐ Nhà hát Chèo Quân Đội, Đại tá-NSND Vũ Tự Long (chưa) cung cấp
(suộc)
3 notes
·
View notes
Text
Trong Tây Du Ký, năm vị gồm bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã, thật ra chỉ là một người, trong truyện cũng nhiều lần ám chỉ về điều này. Đoạn cuối cùng của tác phẩm khi viết đến “Ngũ Thánh thành chân” có một bài thơ nói rõ hơn ý tứ đó, trong đó bốn câu mở đầu là:
“Một thể chân như lạc xuống trần,
Hợp hòa bốn tướng lại tu thân.
Ngũ hành sắc tướng không rồi tịch,
Trăm quái hư danh thấy chẳng bàn”.
Trong đó, Tôn Ngộ Không là tượng trưng cho cái tâm, Đường Tăng là thân thể, Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng, Sa hòa thượng là bản tính, và Bạch Long Mã là ý chí của con người.
Thực ra, tác giả đã nói rõ điều này trong những chương hồi đầu tiên của tác phẩm. Tôn Ngộ Không khi tầm sư học đạo trở thành đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.
“Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.
Trong Kinh Lăng Nghiêm còn viết rằng: “Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không. Cái tâm của người đời rất giỏi biến hóa, chỉ trong chốc lát có thể biến ra các loại tâm thái khác nhau.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.
Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.
Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.
Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.
Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.
Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.
Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.
Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)” trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.
Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
Bạch Long Mã là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.
Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.
Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.
Tóm lại, thầy trò Đường Tăng diệt trừ yêu quái trên suốt chặng đường sang Tây Thiên, thật ra chính là người tu hành đang trừ bỏ ma tính trên con đường nhân thế, do đó lấy kinh cũng chính là một quá trình dưỡng tính tu tâm. Linh Sơn thật sự, chính là ở trong tâm người.
32 notes
·
View notes
Text
Cái ngu của người việt :
Stt này hơi dài nhưng nội dung hay !
Vì mấy câu hỏi trong này mà Vântui vô chùa thì bị…các thày không ưa , NÓI chuyện với mấy anh chi lớn tuổi cũng bị …ghét
😂😂😂
NỌC ĐỘC TỪ KHỔNG TỬ, NÓ CÀNG KINH KHỦNG KHI ÔNG LÀ MỘT HỌC GIẢ.
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng, nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn.
Vừa rồi, mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng: nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo: nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật), nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, ổng nói mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội.
Nếu ổng chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi: “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần”, thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy rẫy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân:
● Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc khi cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang.
● Nam nhi chí tại bốn phương thế nào, khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh, để về lo vun đắp cho dòng họ gia đình?
● Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho?
Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
● Nho giáo dạy: “thượng bất chính, hạ tất loạn”, nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì, thì đừng trách thằng ở dưới, nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung.
● Bảo: “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc), nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”.
● Dạy: “phụ bất từ thì tử bất hiếu”, nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu, thì nó là thứ đạo lý quái gở gì?
● Nho giáo dạy: “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi, nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách, thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau, thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
■ Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người:
● Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra, mà: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không), hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)?
● Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người, thì dạy là: “phu thê như y phục”, còn anh em tuy cùng một mẹ một cha, nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng, thì lại dạy: “huynh đệ như thủ túc”.
Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm, sĩ diện hão, ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn, bị người ngoài lợi dụng, trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mà mồm vẫn cứ leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”... !
■ Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” (thậm chí cái gì từ Nho giáo viết, cũng cứ cho là sách nói, sách của ÔNG THÁNH), nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy.
Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức, trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức ( giỏi cỡ ông Nguyễn Công Trứ mà còn "lên bờ xuống ruộng" nữa là thứ "học hành 3 chữ lem nhem..."
■ Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật, mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân), nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột, hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn "mưa móc" thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy, dù có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
■ Nho giáo đặt "trung quân" đứng trước "ái quốc", có nghĩa là xem việc trung thành với một cá nhân, một dòng họ hoặc một thể chế trên cả lợi ích của đất nước và dân tộc?
Thế mà gọi là đạo thánh hiền sao?
Trong tam cương, mối quan hệ "quân thần" nặng hơn "phụ tử" và "phu phụ". Logic đó là như thế nào? Kẻ cai trị mình thì coi trọng hơn cả cha mẹ vợ chồng; luân lý này là thứ luân lý gì?
Ở thế kỷ 21, mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc, thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Rất xúc động khi đọc bài viết của em, càng xúc động hơn khi tôi có một người bạn từ thời thơ ấu, bạn ấy học rất giỏi, cả nhà đều học giỏi, nhưng gần đây, trên fb, bạn ấy ghi rằng: "Bà nội tôi, bà ngoại tôi, mẹ tôi, dì tôi, cô tôi, vợ tôi và cả hai con gái của tôi nữa, họ đều là nữ nhân, mà (đã là) nữ nhân là tiểu nhân..." Đau thật, khi Khổng Khâu ghi câu: "nữ nhi thường tình", nữ nhi chính thị tiểu nhân, để đề cao nam nhi bằng câu "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô", ông Khổng cho rằng: "nam nhi đại trượng phu", "nam nhân - quân tử", "nữ nhân ngoại tộc", nữ nhân - tiểu nhân", v.v..
HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG
"Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
■ Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân:
● Dân tộc Độc lập,
● Dân quyền Tự do,
● Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc,
là bộ ba không thể tách rời nhau.
■ Fukuzawa là người đề xướng "Thoát Á luận"
trong đó có một ý tôi diễn nôm na là thế này:
chỉ cần là hàng xóm của Tàu đã là điều đáng xấu hổ rồi, đã bị thế giới Văn minh người ta khinh thường rồi.
Ai không tin diễn nôm của tôi thì vào trình duyệt Google, gõ từ khóa "Thoát Á luận" và đọc xem có đúng như vậy không!
■ Còn Lỗ Tấn thì chắc chắn là vô cùng căm ghét Nho giáo.
Chả tin, mời bạn đọc lại một lần thôi, truyện ngắn "Khổng Ất Kỉ", hoặc "Trường minh đăng" để xem tôi nói có đúng không.
Điều thú vị là cả ba nhân vật vĩ đại này đều không chủ trương "gạn đục khơi trong" chi hết mà là vứt bỏ, vứt bỏ, vứt bỏ.
Tôn Trung Sơn và Lỗ Tấn có chung một ý: thời gian đời người có hạn, nên dành thời gian ấy mà đọc sách Tây Phương cho nó mở mang bộ óc ra. Cổ thư Trung Hoa trong đó có tứ thư ngũ kinh là thuốc phiện dính vào là mắc nghiện, là bị đầu độc là trở thành nô lệ mù quáng rũ ra không được.
Nhà Khai sáng Nhật Bản thì luôn khẳng định đọc những thứ ấy chỉ làm hư hỏng bộ óc con người.
Một nước mạnh như Hoa Kì mà phải đề ra chính sách toàn diện để tẩy chay các Học viện Khổng tử thì đủ biết sự nguy hại của Khổng giáo - Nho giáo nó ghê gớm thế nào!
Một lần nữa, cho tôi được nhắc lại:
Nhà nước toàn trị kiểu Trung Hoa được kiến tạo trên cơ sở học thuyết Khổng giáo là thứ nhà nước kinh khủng nhất bởi sức sống dai dẳng của nó.
Chính thể toàn trị nào thì cũng đề cao chủ nghĩa ngu dân. Nhưng chủ nghĩa ngu dân kiểu Nho giáo là kinh khủng nhất. Lỗ Tấn khẳng định nó là xích mềm, là độc dược làm tê liệt con người, khiến cho con người thích được làm nô lệ, vui với thân phận nô lệ, tự hào vì được làm nô lệ, khóc nấc lên nghẹn ngào khi mình là nô lệ.
Cứ đọc "A.Q chính truyện" là thấy hết.
Tôi có đọc tuy không được nhiều, mà đọc nhiều để làm gì khi thấy chỗ khốn nạn nhất của học thuyết này là lợi dụng trình độ còn thấp của những người lao động để đầy đọa họ thêm vào vòng tăm tối ngu muội.
Khổng giáo - Nho giáo là học thuyết chính trị - đạo đức.
Về phương diện đạo đức nó cực kì giả dối; về phương diện chính trị nó cực kì bảo thủ và phản động.
Cho nên chúng ta muốn người Việt mình tiến bộ thì dứt khoát phải nói không với Nho giáo dù nó biến hóa ở bất cứ hình thức nào.
Tôi không có ý định tranh luận với ai.
Anh chị em nào đồng ý thì like.
Không thì từ bỏ kết bạn với tôi, càng tốt!"
7 notes
·
View notes
Text
Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo tài liệu bàn luận về bài thơ Lầu Hoàng Hạc dưới góc nhìn liên văn bản (Tiếng nói giáo viên) tại đây để hiểu rõ hơn ý nghĩa tác phẩm Hoàng Hạc Lâu Bàn luận Lầu Hoàng Hạc dưới góc nhìn liên văn bản - Tài liệu tham khảo tìm hiểu về bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu dưới góc nhìn liên văn bản đầy thú vị, độc đáo. Để tìm hiểu về nội dung này thì các em có thể ghi nhớ: - Theo lí thuyết văn học liên văn bản, bất cứ văn bản nào cũng là một liên văn bản, không phụ thuộc vào việc tác giả của văn bản có ý thức được điều đó hay không. - Tiếp cận dưới góc nhìn liên văn bản là sử dụng cách thức đối chiếu văn bản, đặt văn bản trong một chuỗi văn bản kế tiếp nhau trong lịch sử. Mục đích của nhà nghiên cứu là tìm ra nét riêng, độc đáo của tác phẩm trong mối quan hệ liên văn bản; đồng thời thấy được dấu ấn của các bậc tiền bối trong tác phẩm đó hoặc dấu ấn của chính tác phẩm đó đó trong sáng tác của thi nhân thời sau. Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo nội dung bàn luận Lầu Hoàng Hạc dưới góc nhìn liên văn bản: Bài thơ Hoàng Hạc Lâu dưới góc nhìn liên văn bản Đặt bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu trong cấu trúc bài thơ Đường luật, các nhà nghiên cứu đã thấy được sự phá cách của bài thơ được xem là một kiệt tác thơ Đường. Vì vậy, nếu kể tên mười nhà thơ Đường lớn nhất chưa chắc đã có Thôi Hiệu nhưng nếu lựa chọn mười bài thơ Đường hay nhất không thể không nhắc đến “Hoàng Hạc lâu”. Từ góc nhìn liên văn bản, chúng ta sẽ có được những khám phá thú vị về bài thơ này. Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu có mối quan hệ liên văn bản với những thi phẩm ra đời trước nó. Trong bài viết Chất liệu nghệ thuật trong bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hạo, khi nhận xét về hai câu: “Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ /Xuân thảo thê thê Anh Vũ châu” (ở đây chúng tôi ghi theo đúng phiên âm của tác giả bài viết), Phạm Ánh Sao cho rằng: “từ góc nhìn “liên văn bản”, chúng tôi nhận ra những ký tự vẫn lờ mờ ẩn hiện trên “tấm da dê” còn chưa cạo sạch. Liên thơ này chính là hậu duệ của bốn dòng thơ trong bài Ẩm tửu của Đào Uyên Minh, trong quá trình tiến hóa đã “đứt đuôi nòng nọc” (biến mất 2 dòng cuối) và trưởng thành (từ ngũ ngôn thành thất ngôn); là anh em với Vọng Lư Sơn bộc bố của Lý Bạch, Tuyệt cú của Đỗ Phủ; là bạn bè với liên thứ hai bài Phong Kiều dạ bạc và Trừ Châu Tây Giản. Nó thuộc phạm trù Thịnh Đường, cả về tư duy thơ lẫn nghệ thuật thơ”. Trong quyển Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông một góc nhìn, một cách đọc, Phan Huy Dũng cũng khẳng định: Bài thơ “là sự kết tinh trong suốt vẻ cao diệu của loại thơ trong đó có những bài như Đằng Vương các của Vương Bột, Đăng Tổng Tì các của Sầm Tham, Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài của Lý Bạch, vì vậy, nó xứng đáng được người xưa đánh giá là một trong những bài luật thi hay nhất của đời Đường”. Nhiều nhà phê bình đặt vấn đề so sánh Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu với Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài của Lý Bạch: Phụng hoàng đài thượng phụng hoàng du Phụng khứ đài không giang tự lưu Ngô cung hoa thảo mai u kính Tấn đại y quan thành cổ khâu Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại Nhị thủy trung phân Bạch lộ châu Tổng vị phù vân năng tế nhật Trường An bất kiến sử nhân sầu (Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài) Có thể thấy câu 3, “Phụng khứ đài không giang tự lưu”, bao hàm ý của hai câu 3 và 4 trong bài Hoàng-hạc Lâu của Thôi Hiệu, “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/Bạch vân thiên tải không du du”. Tuy hai bài thơ dù có chung ba chữ cuối cùng “sử nhân sầu”, nhưng ý nghĩa không giống nhau. Tạ Quốc Tuấn phân tích trong bài viết “Lý Bạch và Hoàng Hạc lâu”: “Trong khi “sử nhân sầu” của Thôi Hiệu biểu đạt ý buồn sầu vì tưởng nhớ đến “hương quan” (quê nhà), nghĩa là mang ý niệm cá nhân, thì “sử nhân sầu” của Lý Bạch vượt xa hơn, nó mang ý niệm ái quân ưu quốc, như diễn tả trong từ “Trường an”, một từ vừa theo nghĩa đen chỉ nơi nhà Đường đóng đô, vừa theo nghĩa bóng tiêu biểu cho quốc gia dân tộc”. Có nhiều ý kiến so sánh hơn kém giữa hai bài thơ này như: bài thơ của Lý Bạch hay hơn bài thơ của Thôi Hiệu vì
đã đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa xã hội thiết thực hơn hoặc đánh giá nội dung thơ Thôi Hiệu có tầm khái quát cao sâu hơn, nghệ thuật cũng siêu việt hơn, tình điệu thơ bay bổng, phóng túng hơn”. Tuy nhiên, đó không phải là điều trọng tâm, cái chính là chúng ta thấy được nét độc đáo của từng bài thơ, đóng góp riêng của mỗi nhà thơ. Trong bài viết “Nhân Thánh Thán bình thơ Đường”, Lê Đạt đã đi theo hướng này khi nhận xét: “Để nói cái lai láng, cái trầm buồn, Thôi Hiệu có một cách. Để nói cái tiêu sái, cái thích thảng Lý Bạch có một cách”. Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu không chỉ có mối liên hệ với các tác phẩm cùng thời mà nó còn để lại dấu ấn trong thơ ca thời sau. Ở Việt Nam, có rất nhiều bài thơ viết về Hoàng Hạc lâu: Du Hoàng Hạc Lâu hữu thi kí Ngô binh bộ… (Phan Huy Ích), Chu trung vọng Hoàng Hạc Lâu và Đăng Hoàng Hạc Lâu phú (Ngô Thì Nhậm), Hoàng Hạc Lâu (Nguyễn Du), Hoàng Hạc Lâu (Ngô Thì Vị),... Tất cả đều ca ngợi vẻ đẹp tuyệt vời của lầu Hoàng Hạc và phong cảnh xung quanh và mỗi người có một tâm trạng riêng gửi vào bài thơ của mình. Trong đó, bài thơ Hoàng Hạc lâu của Nguyễn Du được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến trong quan hệ liên văn bản với thi phẩm cùng tên của Thôi Hiệu: Hà xứ thần tiên kinh kì thì Do lưu tiên tích thử giang mi? Kim lai cỏ vàng Lư sinh mộng Hạc khứ lầu không Thôi Hạo thi. Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu, Nhân trung thảo trụ thượng y y. Trung tình vô hạn bằng thuỳ tố, Minh nguyệt thanh phong dã bất tri. (Bắc hành thi tập – bài 64) Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Nguyễn Du có những ý tứ lấy từ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: “Hà xứ thần tiên kinh kì thì, Do lưu tiên tích thử giang mi?” (Dịch nghĩa là: Thần tiên ở đâu và trải qua bao nhiêu đời rồi, mà còn để lại dấu vết trên bến sông này?). Cả hai nhà thơ đều sử dụng rất linh hoạt các quan hệ từ đối lập ở từng hình ảnh thơ, từng dòng thơ để tạo tứ thơ riêng cho mình. Trong công trình Thơ Đường ở Việt Nam, Ngô Văn Phú cho rằng: “Bài thơ của Nguyễn Du tỉnh hơn, nhưng đã bổ sung cùng Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu một nỗi buồn khác. Một nỗi buồn không da diết bằng, tỉnh táo hơn, lạnh lùng hơn nhưng sự chán nản với cuộc đời xem ra lại đậm đặc hơn”. Nhận xét này xem ra có phần đúng, bởi nỗi buồn đau của nhà thơ Việt Nam còn ôm trùm cả nỗi buồn nhà thơ Thôi Hiệu ngàn năm trước và không có gì chia sẻ được. Dấu ấn Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) còn có thể tìm thấy ngay cả trong thơ hiện đại. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hai câu thơ cuối bài thơ: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị?/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” với hai câu sau trong bài Tràng giang (Huy Cận): Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà Mặc dù có sự gần gũi về tứ thơ nhưng hai câu thơ của Thôi Hiệu và Huy Cận lại là sản phẩm của hai tư duy thơ khác nhau, vì vậy mà mỗi bài thơ mang một nét độc đáo riêng. Phạm Ánh Sao đã phân tích rõ điều này: “Điều quan trọng ở dòng thơ này là Thôi Hạo muốn lồng khối sầu “vạn cổ” vào không gian “thủy thiên nhất sắc” thấm đẫm quan niệm thiên nhân hợp nhất đó, nhằm mục đích vũ trụ hóa nỗi sầu mang tầm vóc thời đại và có ý nghĩa muôn thuở của chủ thể trữ tình. Đây chính là đặc điểm và phương thức trữ tình của thơ ca cổ đại, là cơ sở tri thức khiến chúng ta cảm thấy vô cùng hứng thú khi đọc câu thơ của Huy Cận: “Lòng quê rợn rợn vời con nước, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang). Tuy sử dụng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu làm thi liệu, song về cơ bản, Tràng giang của Huy Cận đã bước qua thời cổ trung đại, chuyển sang một thời đại mới. Con người thi nhân và thi ca của ông đã thuộc về một phạm trù khác - phạm trù hiện đại. Mô thức xúc cảnh sinh tình đã không còn là đòi hỏi bắt buộc đối với ông nữa. Ông không cần phải mô tả “yên ba giang thượng” mà vẫn bộc lộ được nỗi nhớ nhà”. Như vậy, đọc một văn bản – “Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu), người ta không chỉ biết về mỗi văn bản đó mà còn được biết/ phải biết đến nhiều văn bản khác có liên quan. Hiểu được bản chất của văn bản cũng như biết vận dụng lý thuyết liên văn bản, hẳn người dạy sẽ
nhận thấy có một cơ hội lớn để làm giàu kiến thức văn học, văn hóa học, kiến thức về đời sống cho học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản. Chương trình học vốn là một hệ thống chặt chẽ. Một văn bản không bao giờ xuất hiện trong chương trình một cách ngẫu nhiên. Nó là một mắt xích trong chuỗi xích, là một điểm nút trên xa lộ, kết nối với nhiều ngả đường khác nhau. Vì vậy, khám phá bài thơ “Hoàng Hạc lâu” dưới góc nhìn liên văn bản không chỉ giúp chúng ta khẳng định nét đẹp riêng biệt, độc đáo của bài thơ mà còn giúp làm giàu kiến thức văn học, văn hoá đọc cho học sinh, từ đó, làm tiền đề vững chắc cho việc đọc hiểu các văn bản khác có liên quan. Theo Phạm Phương Hoài - Tiếng nói giáo viên Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết đọc hiểu và soạn bài Lầu Hoàng Hạc
0 notes
Text
THAY BÀN THỜ CŨ BẰNG BÀN THỜ MỚI – NÊN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Bàn thờ là nơi thể hiện lòng tôn kính với ông bà tổ tiên, nên việc thay mới bàn thờ luôn được thực hiện cẩn trọng. Tuy nhiên, nhiều người thường phân vân khi nào nên thay và thủ tục thực hiện ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các bước thực hiện thay bàn thờ, từ cách chọn thời gian đến việc sắp đặt và bỏ bàn thờ cũ, giúp bạn đảm bảo yếu tố trang nghiêm và phong thủy.
Tại sao cần thay mới bàn thờ?
Thay mới bàn thờ là việc quan trọng và cần được tiến hành cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến phong thủy và tâm linh của gia đình. Khi bàn thờ cũ đã xuống cấp hoặc không còn phù hợp, việc thay thế là cần thiết để duy trì sự trang nghiêm và tôn kính.
Tuy nhiên, gia chủ cần thực hiện đúng quy trình và lễ nghi để không phạm đến thần linh, tổ tiên, đồng thời bảo đảm sự hài hòa cho không gian thờ cúng.
Một số lưu ý khi thay mới bàn thờ
Khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
Người thực hiện nghi lễ thay bàn thờ mới phải tắm rửa, quần áo tươm tất, thân thể thanh tịnh trước 1 ngày tiến hành.
Trước khi thay bàn thờ mới, gia chủ cần dọn dẹp, tẩy uế nhà cửa.
Trong trường hợp có bàn thờ Phật, người làm lễ cần tắm rửa, mặc áo tràng. Khi thay bàn thờ cần thực hiện theo thứ tự như sau: Bàn thờ Phật sau đó đến bàn thờ Thần linh và Gia tiên
Thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Việc thay mới bàn thờ đòi hỏi gia chủ phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước để đảm bảo tính trang nghiêm và đúng quy tắc tâm linh. Quy trình này không chỉ đơn thuần là di chuyển vật dụng mà còn liên quan đến lễ nghi để bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên. Thực hiện đúng các bước sẽ giúp gia chủ tránh được những điều kiêng kỵ và đảm bảo mang lại sự bình an, tài lộc cho gia đình.
Lựa chọn ngày giờ tiến hành
Việc chọn ngày giờ thay mới bàn thờ cần phải tính toán kỹ lưỡng, không chỉ dựa vào ngày tốt, ngày hoàng đạo mà còn phải đảm bảo yếu tố Tam tài: “Thiên – Nhân – Địa” hài hòa. Thiên thời (năm, tháng, ngày, giờ tốt), Địa lợi (vị trí, mảnh đất, ngôi nhà) và Nhân hòa (người tiến hành công việc) đều cần đồng nhất để đảm bảo sự thuận lợi và tránh phạm đến tâm linh.
Các bước thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ
Gia chủ thực hiện theo các bước sau đây để thay bàn thờ mới:
Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ
Bàn thờ Phật: Lễ chay như trầu cau, hoa tươi, ngũ quả, bánh kẹo, nước lọc, xôi, chè, oản, gạo, muối,.. lễ vật có thể thay đổi tùy theo điều kiện của gia chủ.
Bàn thờ Thần linh, Gia tiên, Thần tài: Lễ chay bao gồm đồ mã gồm hương, nến, tiền vàng, quần áo, mũ ngựa trắng Lễ mặn như xôi, chè, cơm 5 món.
Bước 2: Xin phép thay bàn thờ mới
Gia chủ thắp nhang và khấn xin phép Thần linh, Gia tiên, Thần tài tạm lánh để tiến hành thay bàn thờ. Đợi hương tàn rồi mới hạ đồ thờ.
Bước 3: Hạ đồ lễ trên bàn thờ
Chuẩn bị bàn sạch để hạ các vật phẩm xuống, sau đó lau sạch các vật thờ cúng bằng khăn tẩm rượu gừng.
Bước 4: Chuyển bàn thờ cũ
Chuyển bàn thờ cũ và dọn dẹp, tẩy uế khu vực thờ cúng.
Bước 5: Thay bàn thờ mới
Sau khi vệ sinh khu vực thờ cúng, chuyển bàn thờ mới vào, lau sạch lại bằng rượu gừng và khăn khô.
Bước 6: Bố trí đồ thờ và báo cáo công việc
Gia chủ đặt lại bát hương, đồ thờ cúng, thắp hương và khấn xin Thần linh, Gia tiên trở lại, báo cáo công việc đã hoàn thành.
Văn khấn xin bỏ bàn thờ cũ và thay bàn thờ mới
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương! Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần!
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân!
Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương!
Con kính lạy ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần!
Con kính lạy ngài đương cai bản xứ Thổ địa, Long mạch tôn thần!
Con kính lạy các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc hai bên của dòng họ…………………………………………………………… Tín chủ chúng con là……………………………………tuổi ………………..
Cùng toàn thể gia đình:……………………………………………………………………. Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………. Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn trong việc thờ cúng để bàn thờ xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Hôm nay ngày………, tháng…….., năm………., được thời khắc hoan hỉ chúng con xin kính cáo với các chư vị Thần linh, Gia tiên dòng họ…………………… cho chúng con làm lễ thay bàn thờ mới để nơi thờ cúng được khang trang, mỹ hảo.
Kính mong các chư vị chứng minh, giám hộ, tạm ẩn, tạm lánh để chúng con thực hiện công việc.
Chúng con người trần mắt thịt, việc âm không tường, việc dương không rõ chỉ biết kính cẩn tâm thành. Nếu có điều gì còn thiếu sót kính mong các chư vị đại xá và phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Dâng thêm vật phẩm cho bàn thờ
Việc bài trí vật phẩm trên bàn thờ phụ thuộc vào phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền có thể có cách bày trí khác nhau, nhưng đều phải tuân theo các quy tắc cơ bản của nghi lễ thờ cúng. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ yếu tố ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) để duy trì sự hài hòa và cân bằng âm dương cho không gian thờ cúng.
Nhiều gia đình rất coi trọng việc thờ cúng nhưng chưa hiểu rõ về quy tắc sắp xếp vật phẩm trên bàn thờ. Điều này có thể dẫn đến thiếu sót, khiến bàn thờ chưa được hoàn thiện và mất đi sự thiêng liêng. Để khắc phục, gia chủ nên nghiên cứu và bổ sung những vật phẩm cần thiết nhằm đảm bảo việc thờ cúng được trọn vẹn, mang lại may mắn và thuận lợi cho gia đạo.
Quy trình dâng thêm vật phẩm trên bàn thờ gồm các bước sau:
Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để dâng thêm vật phẩm.
Bước 2: Tẩy uế vật phẩm trước khi đưa lên bàn thờ.
Bước 3: Chuẩn bị lễ vật: hoa quả, bánh kẹo, nước lọc (tùy tâm).
Bước 4: Làm lễ xin phép dâng vật phẩm, thắp nhang và vái bái đọc văn khấn.
Bước 5: Dâng lên và sắp xếp lại bàn thờ, thay đồ thờ cúng mới, thay nước, gạo, muối (nếu có). Cuối cùng, gia chủ làm lễ báo cáo công việc đã hoàn thành.
Dâng thêm bát hương cho bàn thờ
Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, có ba cấp độ thờ chính: thờ Phật hoặc Chúa, thờ Thần linh tại gia và thờ gia tiên, bao gồm bà Cô tổ. Cách sắp xếp bàn thờ phải tuân theo quy tắc: bàn thờ Phật cần đặt riêng và ở vị trí cao nhất, trong khi Thần linh và Gia tiên có thể thờ chung nhưng cần tách biệt các bát hương. Điều này giúp giữ sự phân biệt rõ ràng giữa các đối tượng thờ cúng, tránh sự xung đột về mặt tâm linh.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều gia đình mắc phải những sai lầm quan trọng trong việc thờ cúng. Một trong những sai lầm phổ biến là quan niệm rằng con thứ không cần thờ gia tiên mà chỉ cần thờ Thần linh, Thổ Công. Điều này hoàn toàn trái với đạo lý và thuần phong mỹ tục, vì việc thờ gia tiên là trách nhiệm của toàn thể con cháu, không phân biệt con trưởng hay con thứ.
Sai lầm thứ hai là nhiều gia đình sử dụng chung một bát hương để thờ cả Thần linh và Gia tiên. Theo tín ngưỡng, thần linh và gia tiên không thể cùng ngự trên một bát hương, và việc này vô tình khiến gia tiên không thể trở về, dẫn đến bất kính.
Nếu gia đình chưa thực hiện đúng quy tắc này, việc bổ sung bát hương cần được tiến hành theo các bước sau:
Chọn ngày lành tháng tốt để dâng thêm bát hương.
Chuẩn bị bát hương với kích thước phù hợp so với bát hương thờ Thần linh.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, bao gồm hoa quả, nước và hương.
Xin phép dâng thêm bát hương, thắp hương và đọc văn khấn xin phép tổ tiên.
Thực hiện lễ bốc bát hương và đặt chúng lên bàn thờ theo đúng vị trí, sau đó cúng an vị bát hương để hoàn tất nghi thức.
Việc thờ cúng đúng cách không chỉ giúp duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn mang lại bình an, may mắn cho gia đình.
Tập Tục Nhang Đèn – Tìm hiểu nét đẹp tâm linh qua trang sách
Trong văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên và việc nhang đèn không chỉ là những tập tục thường ngày, mà còn chứa đựng tinh hoa của lòng biết ơn và kính trọng đối với cội nguồn. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn ra đời như một tài liệu giá trị, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nghi thức và ý nghĩa sâu xa của phong tục thờ cúng.
Đây không chỉ là một cuốn sách mang tính hướng dẫn, mà còn là lời nhắc nhở về mối liên kết thiêng liêng giữa con người và thế giới tâm linh. Tập Tục Nhang Đèn sẽ đưa quý gia chủ đi sâu vào khám phá cách bày trí bàn thờ, quy tắc thắp nhang, và những điều cần lưu ý trong mỗi dịp lễ cúng gia tiên, mang lại may mắn và bình an.
Lý do nên sở hữu cuốn sách:
Kiến thức sâu rộng về tín ngưỡng dân gian: Cuốn sách không chỉ dừng lại ở các hướng dẫn cơ bản, mà còn mở ra một bức tranh tổng thể về nghi lễ thờ cúng của người Việt, giúp quý gia chủ hiểu sâu hơn về nền văn hóa đặc sắc này.
Dễ dàng ứng dụng: Với các hướng dẫn chi tiết, cuốn sách phù hợp cho cả những người mới bắt đầu thực hành các nghi lễ tâm linh, giúp gia chủ tự tin thực hiện nghi lễ đúng cách, tạo sự hòa hợp cho gia đình.
Mang lại sự an lành cho gia đình: Việc thờ cúng không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn góp phần mang lại sự bình an, phúc lộc cho các thành viên trong gia đình. Cuốn sách sẽ giúp bạn thực hiện đúng các nghi thức để duy trì điều này.
Hãy sở hữu ngay cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn để không chỉ thấu hiểu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn giữ cho ngôi nhà của quý gia chủ tràn đầy sự ấm cúng và hạnh phúc.
Nhanh tay đặt ngay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn và khám phá nét đẹp tâm linh qua từng trang sách!
Thông tin liên hệ:
Trụ sở tại Hải Phòng: Paris 19 -15, Khu đô thị Vinhomes Imperia, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng
Tại Hà Nội: 114 Trần V���, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Tại Hồ Chí Minh: XheroZone Center 60C Trường Sơn, Phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Trên Toàn Quốc: Xem Chi Nhánh >>
Hotline/Zalo: 0788 686 898
Tổng Đài: 1900 989 919
Website: https://phongthuydainam.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/phongthuydainam.vn6868
Việc tu tạo lại bàn thờ không chỉ tôn vinh tổ tiên mà còn mang lại sự thanh tịnh cho không gian sống. Cuốn sách Tập Tục Nhang Đèn của Phong Thủy Đại Nam sẽ hướng dẫn quý gia chủ cách bày trí bàn thờ hợp phong thủy, đảm bảo sự trang nghiêm và mang lại may mắn cho gia đình. Hãy để cuốn sách này đồng hành cùng quý gia chủ trong hành trình tạo dựng không gian thờ cúng trang nghiêm và ý nghĩa, đặc biệt là khi thực hiện thủ tục thay bàn thờ mới bỏ bàn thờ cũ một cách đúng đắn và hợp lý.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/thu-tuc-thay-ban-tho-moi-bo-ban-tho-cu/
#phongthuydainam #thaybanthomoibobanthocu
0 notes
Text
Noble Palace Long Biên
Noble Palace Long Biên là dự án thấp tầng hàng hiệu Branded Residences nằm tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Dự án Noble Palace Long Biên có quy mô 4.307ha bao gồm 172 căn shophouse và biệt thự hàng hiệu nằm trong bộ sưu tập giới hạn các Villas cực phẩm được thiết kế theo phong cách châu Âu cổ điển sang trọng.
Noble Palace Long Biên – Di Sản Hoàn Mỹ
Dự án Noble Palace Long Biên được lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển hào hoa của Châu Âu, tái hiện những biệt thự Pháp cổ tại Long Biên, nối dài giấc mơ “đưa Phố về với Phố” tại khu vực được kỳ vọng là cực tăng trưởng mới của Hà Nội trong tương lai.
Noble Palace Long Biên mang đến một cuộc sống thăng hoa, kiêu hãnh, nơi chứa đựng những nét lãng mạn, tinh tế của kiến trúc Châu Âu hoa lệ, biểu tượng cho giá trị sống thượng đỉnh và xa hoa của một cộng đồng dân cư ưu tú.
TỔNG QUAN DỰ ÁN NOBLE PALACE LONG BIÊN
Tên dự án:Noble Palace Long BiênVị trí dự án:Phường Việt Hưng & Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà NộiChủ đầu tư:Tập đoàn Sunshine GroupĐơn vị quản lý vận hành:Best Western Loại hình sản phẩm:Biệt thự & shophouseTổng diện tích dự án:43.070 m2Mật độ xây dựng:30%Quy mô dự án:172 lô liền kề, shophouse và biệt thự chia thành 2 phân khu: Glory Palace và Royal PalaceDiện tích:148 – 150m2Thiết kế biệt thự:Biệt thự song lập 1 hầm + 5 tầng nổiNội thất bàn giao:Nội thất áp dụng AI công nghệ AI, Nhà tắm full đồ thương hiệu GessiHình thức sở hữu:Sổ đỏ sở hữu lâu dài.
VỊ TRÍ DỰ ÁN NOBLE PALACE LONG BIÊN
Dự án Noble Palace Long Biên tọa lạc tại phường Việt Hưng, trung tâm quận Long Biên, Hà Nội liền kề khu đô thị đẳng cấp Vinhomes Riverside The Harmony. Noble Long Biên nằm tại vị trí đắc địa nơi cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, hội tụ các tiêu chí phong thủy: “Nhất cận thị – Nhị cận giang – Tam cận lộ”, hưởng lợi từ toàn bộ hệ thống cảnh quan, hạ tầng đồng bộ bậc nhất thành phố.
Vị trí Noble Palace Long Biên được đánh giá rất cao về khả năng kết nối vùng. Những tuyến đường huyết mạch xung quanh dự án có thể kể đến như: Đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, quốc lộ 1A, đường Đê Vàng,…
Dự án Noble Long Bien sở hữu tọa độ chiến lược nằm trong vùng “tam giác” kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, dẫn đầu hạ tầng đô thị khu vực và là địa điểm an cư riêng tư, yên bình, hoàn hảo của cộng đồng thượng lưu thực thụ.
Noble Palace Long Biên sở hữu tầm nhìn panorama 360 thượng đỉnh, rộng mở, view sân golf, hồ điều hòa trung tâm, hòa mình giữa dòng chảy sông Hồng ngàn năm vượng khí. Noble Long Biên được đánh giá cao về khả năng kết nối đa chiều, bao quanh là những khu đô thị hiện đại, hệ thống tiện ích ngoại khu hiện hữu.
Liên kết vùng dự án Noble Palace Việt Hưng Long Biên
Liền kề Khu đô thị Vinhomes Riverside, Biệt thự Vinhomes Harmony
Cách trường Quốc tế BVIS Hà Nội: 1km
Cách TTTM Vincom Center, Vinmart Long Biên: 2km
Cách sân Golf Long Biên, sân vận động, công viên Jura Park: 3km
Cách TTTM Aeon Mall Long Biên: 3km
Đồng thời thẳng tuyến Quốc lộ 1A qua cầu Thanh Trì là tới quận Hoàng Mai
Cũng thẳng tuyến Quốc lộ 1A phía ngược lại qua cầu Phù Đổng là đến huyện Gia Lâm, Khu công nghiệp Ninh Hiệp
Qua cầu Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy là tới quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng
Noble Palace Long Biên hội tụ vị trí kim cương thuận tiện sinh sống, làm việc, học tập, kết nối giữa các quận/huyện ven đô và vùng lõi đô thị Hà Nội hứa hẹn sẽ làm “dậy sóng” bất động sản Long Biên nói riêng và khu vực phía Đông Thủ đô.
TIỆN ÍCH DỰ ÁN NOBLE PALACE LONG BIÊN
Noble Palace Long Bien sở hữu những tiện ích, dịch vụ đạt tiêu chuẩn 5 sao được vận hành trên nền tảng ứng dụng thông minh, kết hợp với hệ sinh thái Smart Living và không gian xanh trong lành, mang đến đặc quyền thụ hưởng cho chủ nhân. Tất cả đã mang đến phong cách nghỉ dưỡng tại gia “home resort” đậm dấu ấn công nghệ 4.0 thời thượng, tạo thành một quần thể biệt thự siêu sang, đích đến của cuộc sống thịnh vượng dài lâu ngay giữa phố thị.
Sức hút của Noble Palace Long Biên đến từ chuỗi tiện ích “All-in-one” đặc quyền, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ an cư, lưu trú, nghỉ dưỡng đến thương mại, vui chơi, giải trí với chuỗi tiện ích 5 sao đắt giá. Tại đây, rất nhiều tiện ích nội khu phục vụ cư dân, nổi bật là khu vườn hoàng gia với đài phun nước, đường dạo bộ trong khuôn viên rợp bóng cây xanh, hồ cá và gara để xe cho từng biệt thự…
Dự án Noble Palace Long Biên phát triển với phương châm tạo ra không gian sống đẳng cấp với đầy đủ tiện ích hoàn hảo ngay trong nội khu. Khi bước chân cư dân sẽ cảm nhận được 1 không gian sống cực kỳ hiện đại, sang trọng. Tận hưởng dịch vụ đặc quyền 5 sao từ Đơn vị vận hành quốc tế – tập đoàn khách sạn Top 10 thế giới với kinh nghiệm gần 80 năm vận hành các khách sạn danh tiếng toàn cầu.
Tiện ích dự án Noble Palace Long Biên
Thánh đường mua sắm
Thiên đường ẩm thực
Nhà hàng cao cấp
Vườn hoàng gia Châu Âu
Cổng chào tráng lệ
Đài phun nước
Bể bơi bốn mùa.
Noble Palace Long Biên không chỉ là điểm đến đẳng cấp với phong cách nghỉ dưỡng, mà còn là biểu tượng của sự độc đáo và cá nhân hóa tinh tế cho từng gia chủ. Hệ thống tiện ích Noble Palace tạo nên không gian sống không chỉ hiện đại mà còn độc đáo.
MẶT BẰNG DỰ ÁN NOBLE PALACE LONG BIÊN
Noble Palace Long Biên được xây dựng trên tổng diện tích 43.070m2, được thiết kế đồng bộ với chuỗi biệt thự sang trọng, đẳng cấp và hệ thống shophouse hiện đại, thời thượng. Lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu, những căn shophouse và biệt thự tại Noble Palace mang một vẻ đẹp thanh nhã, sắc sảo tới từng đường nét. Với dự án này, nhà phát triển Noble mang đến một công trình kiến trúc độc đáo, sang trọng, một khu thương mại sầm uất tại Long Biên và đem đến cho khách hàng cơ hội sở hữu một sản phẩm bất động sản đẳng cấp.
1 note
·
View note
Text
Du lịch Đảo Hải Nam
Đảo Hải Nam: Hòn ngọc nhiệt đới của Trung Quốc - Khám phá cùng Deva Travel
Đảo Hải Nam, hòn đảo lớn nhất Trung Quốc, được mệnh danh là "Hawaii của phương Đông", đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, khí hậu nhiệt đới quanh năm và những trải nghiệm văn hóa độc đáo, du lịch Đảo Hải Nam hứa hẹn mang đến cho bạn một kỳ nghỉ đáng nhớ.
Deva Travel - người đồng hành tin cậy trên hành trình khám phá Đảo Hải Nam
Để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của hòn đảo này, bạn có thể lựa chọn các tour du lịch Đảo Hải Nam do Deva Travel tổ chức. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực du lịch Trung Quốc, Deva Travel sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Những điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Đảo Hải Nam
Tam Á: Thành phố biển sôi động với những bãi biển đẹp như Yalong Bay, Dadonghai và Sanya Bay. Bạn có thể tham gia các hoạt động thể thao dưới nước như lặn biển, lướt ván, dù lượn hoặc đơn giản là nằm dài trên bãi biển và tận hưởng ánh nắng mặt trời.
Vịnh Á Long: Được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, Vịnh Á Long nổi tiếng với hàng ngàn hòn đảo đá vôi kỳ vĩ, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Khu du lịch văn hóa Nam Sơn: Nơi đây có bức tượng Quan Âm Nam Hải cao 108m, là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Đảo Hải Nam.
Hải Khẩu: Thủ phủ của đảo, nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa như Lâu đài Ngũ Công, Phố đi bộ Kỳ Lâu và Chùa Nanshan.
Trải nghiệm độc đáo chỉ có ở Đảo Hải Nam
Thưởng thức ẩm thực Hải Nam: Hải Nam nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon và đặc sản địa phương như gà Văn Xương, cơm gà Hải Nam và mì Hoành Thánh.
Tham quan các làng chài truyền thống: Tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa của ngư dân địa phương.
Tham gia các lễ hội truyền thống: Đảo Hải Nam có nhiều lễ hội độc đáo như Lễ hội Mùa Xuân, Lễ hội Thuyền Rồng và Lễ hội Trung thu.
Deva Travel - Đưa bạn đến những miền đất mới
Ngoài tour du lịch Đảo Hải Nam, Deva Travel còn cung cấp nhiều tour du lịch Trung Quốc khác như tour Bắc Kinh, Thượng Hải, Trương Gia Giới, Phượng Hoàng Cổ Trấn... Với đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp và tận tâm, Deva Travel sẽ giúp bạn có một hành trình khám phá Trung Quốc thật đáng nhớ.
Đặt tour du lịch Đảo Hải Nam cùng Deva Travel ngay hôm nay!
Đừng chần chừ nữa, hãy liên hệ với Deva Travel để đặt tour du lịch Đảo Hải Nam và khám phá hòn đảo xinh đẹp này ngay hôm nay!
0 notes
Text
ĐỔNG THỊ KỲ HUYỆT CHỮA QUÁNG GÀ (DẠ MANH)
Châm các huyệt Thượng tam hoàng (Thiên hoàng, Minh hoàng, Kỳ hoàng), Mộc chi, Thận quan, hiệu quả cao.
Châm huyệt Hạ tam hoàng (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng), phối huyệt Thượng bạch, huyệt Phân bạch, có hiệu quả.
Châm huyệt Châu viên, phối huyệt Phụ khoa, hiệu quả cao.
Châm huyệt Dạ manh, đặc hiệu.
#yhct#châm cứu#accupuncture#thượng tam hoàng#thiên hoàng#minh hoàng#kỳ hoàng#mộc chi#thận quan#hạ tam hoàng#địa hoàng#nhân hoàng#thượng bạch#phân bạch#châu viên#phụ khoa#dạ manh#đổng thị
0 notes
Text
Đạo sinh ở chỗ tĩnh, đức sinh ở khiêm nhường.
1. Đạo sinh ở chỗ tĩnh
Đạo Đức Kinh giảng: “Trí hư cực, thủ tĩnh đốc. Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kì phục”. Nghĩa là ở nơi hư không cùng cực, giữ tĩnh lặng, có thể ngắm nhìn vạn vật tuần hoàn luân chuyển.
“Thủ tĩnh đốc” là bảo trì tâm tĩnh lặng như hư không, định vững chắc, không ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động nào bên ngoài.
Giống như câu “Chẳng bận lòng bởi vinh nhục, nhàn nhã ngắm hoa nở rồi tàn trước sân; đi hay ở tùy duyên, bồng bềnh thong thả cùng mây khói”.
Buông tư dục, bỏ vọng niệm, bảo trì tâm tĩnh lặng hư không thì tâm sinh trí huệ, “đạo” tự nhiên mà xuất lai; ngược lại tâm bất định không yên thì “đạo” sẽ xa rời bạn.
Mọi người hẳn đã từng nghe câu chuyện “Bào Đinh mổ trâu”. Một người đầu bếp của Lương Huệ Vương, kỹ thuật mổ trâu của ông thành thạo đến mức trở thành nghệ thuật thưởng thức. Dẫu chỉ là một việc tầm thường như mổ một con trâu cũng có quy luật của nó.
Chỉ có tĩnh tâm mà làm việc, đạt đến mức “vong ngã” (quên mình), mới có thể chân chính lĩnh ngộ được những điều huyền bí trong đó. Tài nghệ có thể thăng hoa lên cảnh giới của “đạo”.
2. Đức sinh từ sự khiêm tốn
Đạo Đức Kinh có câu: “Thượng đức nhược cốc. Đại bạch nhược nhục. Quảng đức nhược bất túc.” Ý tứ là đức cao thì dường như thấp trũng, cao khiết thì dường như nhục nhã, đức rộng lớn thì dường như không đủ.
Chu Dịch cũng giảng: “Khiêm, đức chi bính dã”- Khiêm tốn là nền tảng của đức hạnh.
Sự khiêm tốn sẽ khiến đức hạnh một nguời ngày càng cao, tâm lượng ngày càng lớn.
Thời nhà Minh, có một người tên Quách Phác, từ nhỏ đã hiếu đễ, lễ độ, sau làm tới quan Sử bộ thượng thư. Người nhà của ông có lần tranh chấp với hàng xóm về khoảng cách xây một bức tường. Quách Phác biết được, viết thư gửi người nhà nói: “Nhường cho họ thêm vài thước thì có sao? Vạn Lý Trường Thành vạn dặm nay không ai ở, Tần Thủy Hoàng năm đó nay còn đâu?”
Người nhà sau khi đọc thư, bèn nhường lại một khoảng rộng rồi xây tường. Hàng xóm cũng cảm động, chừa thêm một khoảng, khoảng không nhân nghĩa đó đã trở thành một con hẻm, được truyền tụng ngàn năm.
3. Phúc sinh từ cần kiệm
Xã hội hiện đại, con người đều theo đuổi cuộc sống vật chất xa hoa. Nào là xe sang, biệt thự, sơn hào hải vị,… nhưng lại bỏ quên mất cuộc sống tinh thần.
Lý Thương Ẩn đời Đường từng nói: “Nhìn lại các bậc hiền triết ngày xưa, thành công đều do cần kiệm, thất bại đều bởi phung phí xa hoa”.
Phúc khí của một người, thuận theo việc thanh tâm quả dục mà tới. Phúc khí của một gia đình, đến từ việc thanh liêm tiết kiệm.
Nhan Hồi là đệ tử tâm đắc nhất của Khổng Tử, nổi tiếng đức hạnh. Khổng Tử thường khen ngợi: “Một giỏ cơm, một gáo nước, sống trong căn phòng đơn sơ. Người khác đều không chịu được loại thanh bần, khốn cùng này; nhưng điều này không làm thay đổi niềm vui hiếu học của Nhan Hồi. Thật cao thượng biết bao a”.
Kể từ thế hệ của Nhan Hồi, gia tộc Nhan Thị hưng thịnh kéo dài suốt 700 năm. Phát triển trong triều đại Nam Bắc triều, thời Tùy, Đường với những nhân tài như Nhan Chi Thôi, Nhan Sư Cổ, Nhan Chân Khanh,….
Ăn uống thanh đạm tiết kiệm có thể tránh tổn thương dạ dày; giảm ham muốn, dục vọng sẽ thấy lòng nhẹ nhàng hơn. Trong cuộc sống, làm được đơn giản chất phác, phúc khí sẽ tự tới.
4. Mệnh sinh từ hòa khí
Đạo Đức Kinh giảng rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa.”
Âm dương kết hợp mà sinh ra vạn vật, sinh mệnh tồn tại là do sự điều hòa của âm dương.
Một người có khỏe mạnh trường thọ hay không, mấu chốt ở chỗ tâm tính có đủ sự bình hòa không, thản đãng hay không. Đại danh y nhà Thanh, Trương Bồi Nhân nói: “Người thường hòa nhã, thì tâm khí sung mãn, ngũ tạng an”.
Ngoài ra, “hòa” còn có hàm ý là bất cứ việc gì cũng đều cần có “mức độ”, có chừng mực, tốt quá có khi lại hóa dở.
Dục vọng của thế gian là bất tận, không nên cuốn theo tham dục quá mức; lấy sự điều độ làm căn bản, đừng cố chấp với những thứ không phải của mình. Giữ tâm bình thản, thuận theo tự nhiên mà sống.
“Đạo sinh ở chỗ tĩnh, đức sinh ở khiêm nhường, phúc sinh từ cần kiệm, mệnh có từ sự hòa hợp”. Không chỉ bao hàm triết lý nhân sinh thâm thúy, còn ẩn chứa đạo dưỡng sinh trường thọ huyền bí.
Nguồn: nguyenuoc
2 notes
·
View notes
Video
youtube
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN II!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
Hán Bái Công Lưu Bang vào kinh đô nhà Tần, thấy cung điện rất xa hoa lộng lẫy, cung phi mỹ nữ hàng ngàn, vật quí nhiều vô kể, nên có ý muốn ở lại đây. Phàn Khoái can gián hết lời nhưng Bái Công không nghe. Thấy vậy, Trương Lương nói: - Nhà Tần làm điều vô đạo nên Chúa công mới đến được đây. Đã cốt vì thiên hạ mà giết bọn giặc tàn ác thì ta nên ở theo lối mộc mạc để tỏ cái đạo đức của mình. Nay Chúa công mới vào cung điện nhà Tần, liền ham thích cái vui đó thì có khác chi người ta nói 'nối giáo cho giặc'. Vả chăng lời nói thẳng nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm, thuốc đắng uống khó chịu nhưng chữa được bệnh. Xin Chúa công nên nghe theo lời của Phàn Khoái. Bấy giờ Bái Công mới nghe theo, niêm phong kho tàng của nhà Tần, rồi kéo quân ra đóng ở Bái Thượng. HạngVõ kéo quân đến Hàm Dương sau Bái Công, cho quân vào đốt phá cung điện của nhà Tần, giết chết Vua Tần là Tử Anh, tịch thâu của cải, rồi tự xưng là Sở Bá Vương, phong cho Bái Công Lưu Bang là Hán Vương cai trị đất Ba Thục. Năm ấy là năm 206 trước Tây lịch, được kể là năm thứ nhứt của nhà Hán. Hán Vương vì yếu thế hơn Hạng Võ nên phải tuân lịnh của Hạng Võ, kéo binh vào đất Ba Thục, rồi theo mưu kế của Trương Lương, Bái Công cho đốt con đường sạn đạo (con đường độc nhất đi vào Ba Thục) để cho Sở Bá Vương tin rằng Hán Vương an phận nơi đất Thục, không muốn tranh đoạt thiên hạ với Sở Bá Vương. Khi đốt xong sạn đạo, Trương Lương từ giã Hán Vương Lưu Bang để lo việc nước Hàn và tìm người giúp Hán Vương đánh Hạng Võ, thâu phục thiên hạ. Khi đến huyện Bửu Kê thì gặp được người nhà của Hạng Bá, cho biết Hạng Võ đã giết chết Hàn Vương của nước Hàn vì giận Trương Lương theo Lưu Bang bày kế đánh Hạng Võ. Trương Lương thất kinh, liền cải trang y phục, lo việc tống táng Hàn Vương, rồi giả làm đạo sĩ, đến kinh đô Hàm Dương, là nơi Hạng Võ đóng đại binh. Trương Lương dạy con nít ở đây hát bài đồng dao nói là Thần nhân dạy hát, để Hạng Võ nghe được thì bỏ Hàm Dương, về đóng đô ở Bành Thành, là nơi cố quán của Hạng Võ. Trương Lương biết Hàn Tín là người có kỳ tài nhưng chưa gặp thời, nên tìm đến gặp Hàn Tín, tặng Hàn Tín cây Nguyên Nhung kiếm, viết thơ tiến cử Hàn Tín cho Hán Vương dùng làm Phá Sở Đại Nguyên Soái, rồi trao cho Hàn Tín bản đồ vẽ con đường tắt Trần Thương đi vào Ba Thục. Khi Hán Vương phong Hàn Tín làm Phá Sở Đại Nguyên Soái, kéo binh đánh lấy Tam Tần, thì Trương Lương dự bị xong các việc, nên trở lại làm Quân Sư cho Hán Vương. Bên ngoài cầm quân thì có Hàn Tín, còn mưu kế bên trong thì có Trương Lương, nên quân của Hán Vương đại thắng, dồn Sở Bá Vương chạy về thành Cai Hạ, nhưng binh sĩ của Hạng Võ cũng còn khá đông, lực lượng còn khá mạnh. Trương Lương dụng mưu, lên ngọn Kê Minh sơn, vào lúc đêm khuya thanh vắng, thổi lên khúc tiêu sầu ai oán, khiến cho 8 ngàn đệ tử của Hạng Võ mất hết tinh thần chiến đấu, bỏ trốn về quê. Thanh thế của Hạng Võ trở nên rất yếu. Sau cùng Hạng Võ bị thất thủ thành Cai Hạ, chạy ra bến sông Ô Giang, tự cắt đầu tự tử. Diệt Hạng Võ xong, Hán Vương Lưu Bang thâu phục thiên hạ, lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Hán Cao Tổ, mở ra nhà Hán. Hán Cao Tổ nói: - Bàn mưu kế ở trong màn trướng, quyết định việc thắng bại ở ngoài ngàn dặm, đó là công của Tử Phòng. Nay phong Tử Phòng ba vạn hộ ở đất Tề, cho Tử Phòng tự chọn lấy. Trương Lương nói: - Xưa kia, thần khởi nghĩa ở Hạ Bì, tới đất Lưu thì gặp Bệ hạ, đó là Trời đem thần giao cho Bệ hạ. Nay thần xin được phong ở đất Lưu là đủ rồi, không dám nhận ba vạn hộ ở Tề. Hán Cao Tổ bèn phong Trương Lương làm Lưu Hầu ở đất Lưu. Trương Lương thường hay cáo bịnh để khỏi tham dự vào việc triều chánh. Trương Lương thường nói: Gia đình tôi năm đời làm Tướng Quốc nước Hàn. Khi nước Hàn mất, tôi chẳng tiếc số tiền vạn lạng để tìm cách giết Tần Thủy Hoàng báo thù cho nước Hàn, nhưng không thành công. Nay tôi dùng ba tấc lưỡi làm thầy bậc Đế Vương, được phong vạn hộ, ở ngôi chư Hầu. Kẻ sĩ được như thế là tột bực, đối với Lương thế là đủ lắm rồi. Vậy xin bỏ việc nhân gian, chỉ muốn đi ngao du theo Huỳnh Thạch Công và Xích Tùng Tử mà thôi. Thế rồi Trương Lương theo Đạo Tiên, học lối đạo dẫn (nhịn ăn cơm lần lần cho nhẹ mình), tồn tâm dưỡng tánh, không thiết tha đến công danh phú quí nữa. Đúng như lời Cụ già đã nói với Trương Lương ở cầu Hạ Bì 10 năm về trước, Trương Lương tìm thấy cục đá màu vàng ở chân núi Cốc Thành, cung kính đem cục đá ấy về thờ. Tám năm sau ngày Trương Lương được phong Hầu, Trương Lương mất, được đặt tên thụy là Văn Thành Hầu. Con của Trương Lương là Trương Bất Nghi đem táng Trương Lương cùng với viên đá vàng. Cuộc đời của Trương Lương có 3 việc đáng ca tụng: 1. Cắp chùy Bác Lãng hành thích Thủy Hoàng 2. Trương Lương dâng dép 3 lần cho Ông Tiên Huỳnh Thạch Công 3. Công thành thân thoái (Theo CỔ HỌC TINH HOA)
LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
***
HUYỀN THOẠI TRƯƠNG LƯƠNG PHẦN II!LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
#huyenthoaitruongluongphan2
#phattrienbanthan
#laogiangabaysaigon
#tslevantucantho
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu
#hoasinhtanhd.com
0 notes
Text
Ô Trấn – Khám Phá Đệ Nhất Mỹ Cảnh Giang Nam
Ô Trấn, tọa lạc tại tỉnh Chiết Giang, từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch nức tiếng, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng như bước ra từ trong tranh. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, là minh chứng cho sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc, giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại.
Về Ô Trấn – Cổ trấn hơn 1.000 năm tuổi ở Chiết Giang
Ô Trấn (Wuzhen), được mệnh danh là “Venice phương Đông”, là một thị trấn nước cổ kính và đẹp nhất tại Trung Quốc.
Thị trấn này có lịch sử hơn 1.300 năm và nằm trong tam giác được hình thành bởi Tô Châu, Thượng Hải và Hàng Châu, ba thành phố nổi tiếng nhất Trung Quốc, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hữu tình của núi non, sông nước cùng với mạng lưới kênh đào dày đặc và kiến trúc cổ độc đáo.
Ô Trấn còn nổi tiếng với cuộc sống thường nhật mộc mạc, nơi người dân vẫn giữ gìn các phong tục tập quán truyền thống và sinh sống bằng các nghề như nấu rượu, dệt, nhuộm vải và làm sản phẩm thủ công
Địa Điểm Vui Chơi Ở Ô Trấn
Vì là một thị trấn ở Trung Quốc nên chắc chắn khi đến đây, du khách phải xin visa Trung Quốc. Nơi đây được biết đến là một trong nững cổ trấn nổi bật nhất tại Trung Quốc. Dưới đây là một số địa điểm thú vị để bạn check-in khi đến vùng đất sông nước này:
Khu vực Đông Sách (Dongzha)
Đông Sách là một trong hai khu vực chính của thị trấn cổ Ô Trấn, nằm ở phía đông nam của thị trấn. Nơi đây được mệnh danh là “linh hồn” của Ô Trấn, với những con đường cổ kính. Khu này mở cửa sớm và tập trung những ngôi nhà cổ, rạp hát, cửa hàng bán rượu, và các bảo tàng ��ộc đáo như bảo tàng đồ cưới và bảo tàng giường. Khi đến khu vực này, du khách có thể ghé thăm bến thuyền ở Đông Sách đ��� chiêm ngưỡng các buổi biểu diễn Kungfu.
Khu vực Tây Sách (Xizha)
Tây Sách mở cửa muộn hơn Đông Sách và có không gian rộng hơn. Nơi này có nhiều cầu treo, cửa hàng, quán cà phê, và các khu vực thú vị để khám phá. Khi đến đây, du khách có thể ghé tham quan nhà hát Ô Trấn, chợ nổi Ô Trấn, bảo tàng văn hoá tục bó chân Trung Quốc và xưởng lụa Yadi.
Cổ trấn này không chỉ là một điểm đến du lịch đơn thuần mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử quý giá của Trung Hoa. Nếu bạn đang tìm kiếm một chốn bình yên để thư giãn và khám phá văn hóa Trung Quốc, Ô Trấn chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.
Cầu Thủy Mặc (Wuzhen Water Town)
Cầu Thủy Mặc còn được gọi là Cầu Baoqiao. Cây cầu đã được trùng tu nhiều lần trong lịch sử, nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn thiết kế ban đầu. Cầu Thủy Mặc là một biểu tượng của Ô Trấn và là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của thị trấn.
Đây là nơi lý tưởng để chụp ảnh và tận hưởng không gian yên bình vào sáng sớm hoặc lúc xế chiều, hoàng hôn. Cầu Thủy Mặc là một địa điểm du lịch nổi tiếng, vì vậy du khách nên đến đây sớm để tránh cảnh đông đúc.
Bảo Tàng Đồ Cổ (Wuzhen Ancient Bed Museum)
Bảo tàng này trưng bày các loại giường cổ từ thời kỳ xa xưa. Đây là bảo tàng đầu tiên và duy nhất ở Trung Quốc trưng bày và sưu tầm các loại giường cổ, chủ yếu là giường cổ của khu vực Giang Nam. Nếu bạn quan tâm về lịch sử và văn hóa, đây là điểm đến thú vị.
Du khách đến bảo tàng đồ cổ Ô Trấn có thể tham quan các phòng trưng bày, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của khu vực Giang Nam, và chiêm ngưỡng những chiếc giường cổ độc đáo.
Bảo tàng mở cửa từ 8:30 sáng đến 5:00 chiều tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé vào cửa: 30 nhân dân tệ
Xưởng vải Indigo
Bạn có thể chụp những bức ảnh lung linh như trong phim tại đây vào những ngày thời tiết đẹp, nơi đây tràn ngập những tấm vải màu sắc bay trong gió tạo nên một khung cảnh nghệ thuật. Khi đến đây, du khách sẽ được tìm hiểu về công thức nhuộm vải truyền thống độc đáo tạo nên tên tuổi Indigo từ các người thợ nơi đây. Đừng quên mang theo một chiếc máy ảnh hoặc chiếc điện thoại thật nét để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp tại Ô Trấn nhé!
Cách di chuyển đến Ô Trấn Để đến được Ô Trấn, du khách có thể đáp chuyến bay đến Thượng Hải, Tô Châu hoặc Hàng Châu trước, sau đó chọn phương tiện khác để di chuyển tiếp. Xuất phát từ Việt Nam, du khách có thể đến Thượng Hải thông qua các chuyến bay từ Hà Nội hoặc TP.HCM. Thời gian bay trung bình là 6 – 12 tiếng, điểm hạ cánh là sân bay Phố Đông.
Để di chuyển đến đây, bạn có thể tham khảo các phương tiện sau Từ Thượng Hải:
Xe buýt: Bạn có thể đón xe buýt từ Thượng Hải đến bến xe Ô Trấn, thời gian di chuyển khoảng 2 giờ. Sau đó, bạn có thể đón taxi đi đến Quận Đông, mất khoảng 10 phút. Tàu cao tốc: Có tùy chọn mua vé tàu cao tốc từ Thượng Hải, di chuyển trong khoảng 40 phút đến Ga Ô Trấn.
Từ Hàng Châu:
Xe buýt: Có hai bến xe có xe đi đến Ô Trấn là Bến Hangzhou Airport và Jiubao Passenger Transport Center. Bến Jiubao cách trung tâm khoảng 10km.
Từ Tô Châu:
Xe buýt: Bạn có thể đi xe buýt từ bến xe phía nam Tô Châu với các tuyến hoạt động vào lúc 08:40, 09:55, 10:55, 11:55, 15:25 và 16:20, giá vé là 35 CNY
Nên Đi Ô Trấn Vào Thời Điểm Nào?
Thời điểm tốt nhất để đi tour du lịch Trung Quốc hoặc du lịch Trung Quốc tự túc tham quan thị trấn cổ này là mùa xuân và mùa thu.
Mùa xuân (từ tháng 3 đến tháng 6) là lúc thích hợp để ngắm nhìn phong cảnh hữu tình nơi đây. Sương mù và một chút mưa xuân làm cho Ô Trấn lung linh và ảo diệu mang lại cảm giác như chốn “bồng lai tiên cảnh.
Mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 12) tại đây vô cùng mát mẻ, phù hợp cho việc tham quan, ngắm cảnh trên sông. Ánh nắng vào mùa này sẽ dịu dàng hơn, điều này kết hợp với quang cảnh hoài cổ tại trấn sẽ cho ra những bức hình tuyệt đẹp.
Các món ngon nên thử khi đến đây
Một số món ngon bạn có thể thử khi đặt chân đến đây có thể kể đến các món cá trứ danh như cá tuyết, cá chẽm hấp sốt nước tương, chả cá hồi chiên đậu đũa, canh phi lê cá tỏi và cá nước trắng hồ Thái Hồ ngâm chua. Ngoài ra, du khách cũng có hể hưởng hức các món ăn địa phương như thịt cừu om nước tương, bánh gạo nếp ngọt (qing tuan), bánh gusao, bánh dingsheng…
Cừu om Ô Trấn là một món ăn đặc sản nổi tiếng của thị trấn cổ Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Món ăn này được chế biến từ thịt cừu non tươi ngon, om cùng với các loại gia vị đặc trưng như gừng, hành, tỏi, hoa hồi, quế, tiêu, v.v., tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà và vô cùng hấp dẫn.
Món thịt kho Đông Pha tuy không phải là đặc sản riêng của Ô Trấn, nhưng nó lại là một món ăn vô cùng phổ biến và được yêu thích bởi người dân địa phương cũng như du khách khi đến đây.
Du Lịch Ô Trấn Cùng SaigonTimes Travel
Để có trải nghiệm đáng nhớ tại cổ trấn này, SaigonTimes Travel có thể đồng hành cùng du khách với Tour Trung Quốc Thượng Hải – Bắc Kinh – Hàng Châu – Ô Trấn 7N6Đ, đảm bảo đem đến dịch vụ tốt nhất giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhưng vẫn tận hưởng trọn vẹn mọi thứ khi đến đây.
0 notes
Text
Cúng ông Công ông Táo: Kinh nghiệm đầy đủ, chuẩn nhất
Cúng ông Công ông Táo là một phong tục truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho gia đình trong suốt một năm qua và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Để chuẩn bị cho nghi lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ và đúng nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Thời điểm cúng ông Công ông Táo:
Ngày 23 tháng Chạp: Đây là thời điểm truyền thống để cúng ông Công ông Táo.
Giờ cúng: Nên cúng ông Công ông Táo trước giờ Ngọ (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).
2. Lễ vật cúng ông Công ông Táo:
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo:
Một bộ mũ áo cá chép:
Hai bộ mũ áo cá chép nếu cúng 2 ông Táo.
Mũ dành cho các ông Táo cần có hai cánh chuồn, mũ cho bà Táo thì không cần.
Một mâm ngũ quả:
Có thể thay thế bằng 5 loại trái cây theo mùa.
Một đĩa bánh kẹo:
Nên chọn các loại bánh kẹo truyền thống như: bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh kẹo dẻo,...
Một đĩa chè:
Chè kho hoặc chè xanh.
M���t bình hoa tươi:
Nên chọn các loại hoa có màu sắc rực rỡ như: hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn,...
Ba chén rượu trắng:
Ba chén nước lọc:
Một bộ ấm chén:
Nhang, đèn, giấy tiền vàng mã:
Cá chép:
Nên chọn 2 con cá chép khỏe mạnh, mỗi con khoảng 25-30 cm.
Cá chép phải có vảy vàng óng, mắt sáng, miệng ngậm kín.
3. Cách cúng ông Công ông Táo:
Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng ông Công ông Táo.
Vệ sinh bàn thờ ông Công ông Táo sạch sẽ.
Đặt mâm cúng lên bàn thờ ông Công ông Táo.
Thắp nhang, đèn, rót rượu và nước lọc vào chén.
Khấn vái ông Công ông Táo.
Sau khi khấn vái, đợi nhang tàn khoảng 10 phút rồi hóa vàng mã.
Tiếp đến, mang cá chép ra ao, hồ, sông, suối để thả. Nên thả cá nhẹ nhàng để cá có thể tự bơi đi.
4. Bài khấn vái ông Công ông Táo mẫu:
Bài khấn vái cúng ông Công ông Táo:
Nam mô Bổn Cảnh Tam Quan Thiên Tử, Nam mô Nhạc Phụ Thượng Thiên, Nam mô Thổ Địa Long Quân. Kính lạy các Ngài! Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, năm [năm], gia chủ [tên gia chủ] thành tâm dâng cúng lễ vật, tiễn đưa các Ngài về Thiên cung báo cáo cùng Ngọc Hoàng Thượng đế về mọi việc trong năm qua. Trong một năm vừa qua, nhờ ơn Tam Quan, Thổ Địa, gia chủ được bình an, may mắn, vạn sự hanh thông, công việc suôn sẻ. Gia chủ xin tạ ơn các Ngài đã phù hộ độ trì. Gia chủ xin cầu các Ngài tiếp tục che chở cho gia đình được bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Gia chủ xin cáo tạ!
Bài khấn vái tiễn ông Công ông Táo về trời:
Kính lạy các Ngài! Năm cũ đã qua, năm mới sắp đến, gia chủ xin tiễn đưa các Ngài về Thiên cung báo cáo cùng Ngọc Hoàng Thượng đế. Trong một năm qua, nhờ ơn Tam Quan, Thổ Địa, gia chủ được bình an, may mắn, vạn sự hanh thông, công việc suôn sẻ. Gia chủ xin tạ ơn các Ngài đã phù hộ độ trì. Gia chủ xin cầu các Ngài tiếp tục che chở cho gia đình được bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, tài lộc trong năm mới. Kính xin các Ngài linh phùng, chứng giám cho lời khấn nguyện của gia chủ. Gia
Xem thêm: https://www.deviantart.com/hopquatetdoanhnghiep/art/1071340727
0 notes
Text
Xem lịch âm, lịch dương, giờ hoàng đạo theo ngày tháng - Lịch dương âm
Chùa thầy là ngôi chùa được xây dựng và quản lý bởi các vị sư, hòa thượng. Các công trình kiến trúc trong khuôn viên chùa thường được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền như nhà tổ, nhà tăng, nhà hội đường, cổng tam quan, gác chuông, gác trống, đường nhang án, uyển đài... Ngoài ra còn có các công trình phụ trợ như nhà bếp, kho tàng, nhà vệ sinh, ao cá, vườn cây...
律Các hoạt động tôn giáo tại chùa gồm có tụng kinh, pháp hội, giỗ chạp, lễ Vu Lan, rằm tháng Giêng, ngày Phật Đản... Ngoài ra, mỗi chùa còn tổ chức thêm những lễ hội đặc trưng như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội chùa Ông (Bắc Ninh), lễ hội chùa Phật Lớn (Vĩnh Phúc) hay lễ hội chùa Bà (TP.HCM)...Đây là dịp để phật tử và du khách tham quan, hành hương và cầu an.
🙏Chùa còn là nơi tu học của các sư, ni. Sau khi hoàn tất khóa tu tại chùa, các sư, ni sẽ đi khắp nơi phục vụ phật sự hoặc ở lại chùa để trông coi, quản lý các hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, nhiều chùa còn mở các lớp dạy Ph - j9k3xu91x5
0 notes
Text
[Văn mẫu 9] Kể lại hồi thứ 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí để tái hiện lại cho người đọc thấy được vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc Kể lại tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ 14 trong tác phẩm cùng tên để tái hiện lại vẻ đẹp chân thực của người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá quân Thanh cùng sự thất bại thảm hại của bọn quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. ------------- Kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái Bài văn mẫu 1 Cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung qua bài văn kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt. Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngày hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long. Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực. Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long. Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, những viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề. 35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch. Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là chiến thắng tiêu biểu
cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... . Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông... Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa... Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ. Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục. Có thể bạn quan tâm: Bài soạn Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái Bài văn mẫu 2 Bài văn kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí hay nhất Nhà Tây Sơn gồm ba anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Mỗi người xưng vương một miền. Nguyễn Huệ được mọi người gọi là Bắc Bình Vương. Trong thời kì đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XVIII, Lê Chiêu Thông rất lo cho cái ngai vàng mọt rỗng của mình nên đã mở đường cho quân Thanh và Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long xâm lược nước ta. Ngày 24 tháng 11, Trần Quang Tuyết chạy vào thành Phú Xuân cấp báo cho Bắc Bình Vương về việc quận Thanh xâm lược nước ta. Nghe được tin cấp báo, Bắc Bình Vương quyết định mở cuộc tấn công ra Bắc đại phá quân Thanh. Ông cho họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay nhưng mọi người đến họp đều ngăn lại. Theo ý mọi người thì ông nên ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân ta đánh dẹp cõi Bắc vẫn chưa muộn. Bắc Bình Vương lấy làm phải, bèn cho đắp đàn ở trên núi Bân, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi. Trong nghi lễ, ngài khoác lên mình chiếc áo long bào có thêu hình rồng uốn lượn lấp loáng, đầu ngài đội mũ miện, cổ đeo chuỗi hạt bằng ngọc, chân đi giày vàng. Trông ngài thật uy nghi và nghiêm trang. Cuốn sách Các triều đại Việt Nam có viết: “Ngài là người có dung mạo đặc biệt. Tóc quán, da sẫm, tiếng nói sang sảng như chuông, mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối”. Toát lên trên gương mặt ngài là vẻ cương nghị, oai phong lẫm liệt và dữ tướng. “Không ai dám nhìn thẳng vào mặt ngài”. Lễ xong, ngài hạ lệnh xuất quân, hôm ấy là ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788). Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua cho gọi Nguyễn Thiếp, một người có tài tiên đoán, vào hỏi về mưu đánh và giữ, cơ được hay thua. Nguyễn Thiếp trả lời: “Chuyến này ra đi không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan”.
Vua Quang Trung mừng lắm liền sai đại tướng là Hám Hổ Hầu kén lính ở Nghệ An, cứ ba suất đinh thì lấy một người, ai cũng có thân hình vạm vỡ, bắp tay cuồn cuộn. Chưa mấy chốc đã được hơn một vạn quân binh tinh nhuệ, hàng ngũ thẳng tắp, cờ trông rợp trời, giáo mác sắc nhọn sẵn sàng chiến đấu. Vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn và chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu là số quân ở Thuận Hóa, Quảng Nam, còn số lính mới tuyển ở Nghệ An thì cho làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra doanh trại vỗ về quân lính bằng khẩu dụ vang rõ, sang sảng đầy hào khí trước ba quân, khẳng định niềm tin, ý chí quyết thắng của đội quân chính nghĩa. Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. Đêm 30 tháng chạp, vua cho mở tiệc khao quân linh đình, chia quân làm ba đạo và bảo với các tướng đêm 30 lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Trong bữa tiệc ai cũng vui mừng, vui chơi thỏa thích. Đúng ngày, cả năm đạo quân đều vâng lệnh, gióng trống lên đường ra Bắc. Để giữ sức chiến đấu cho binh lính, vua cho dùng cáng làm võng, cứ hai người khiêng một người ngủ, luân phiên đi suốt ngày đêm. Khi đến sông Gián, ai nấy đều mệt lử, áo quần lôi thôi, mặt mũi bơ phờ, người bám đầy bụi bặm do hành quân quá dài ai cũng phấn chấn, sẵn sàng chiến đấu. Thấy quân Tây Sơn kéo đến, nghĩa binh của giặc trấn thủ sông Gián chạy nháo nhác, lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy. Vua cho binh lính vây bắt được hết vì vậy quân Thanh không hề có ai chạy về báo tin. Việc tiến quân của quân Tây Sơn hoàn toàn bí mật. Nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng, năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn tới đồn ở làng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc và lặng lẽ vây kín làng. Vua dùng loa truyền gọi: Quân. Tiếng quân lính luân phiên nhau: Dạ, dạ, ran khắp cả vùng trời để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy ai nấy run lẩy bẩy, rụng rời, sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết. Vua lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm là một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức, rồi kén hạng lính khỏe mạnh cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác cầm binh khí theo sau, dàn thành hàng ngang. Mờ sáng ngày mồng 5, quân Tây Sơn tiến sát đồn Ngọc Hồi, quân Thanh nổ súng bắn ra nhưng không có hiệu quả. Tiện có gió Bắc, chúng dùng súng phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì cả. Không ngờ trời bỗng trở gió Nam khiến khói bay ngược lại, quân Thanh tự hại mình. Quân ta gấp rút khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai cầm dao ngắn thì đâm quân giặc, người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết, thây nằm đầy đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Trước đó, vua Quang Trung đã sai một toán quân theo bờ đê Uyên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông, đến lúc ấy quân Thanh đều hết hồn vía, vội trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Lại nói, không nghe thấy tin cấp báo nên trong ngày Tết quân Thanh chỉ chăm chú yến tiệc. Nào ngờ cuộc vui chưa tàn cơ trời đã đổi. Ngày mồng 4 bỗng thấy quân ở đồn Ngọc Hồi chạy về cấp báo, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dặn lính chuồn trước qua cầu phao rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ nghe tin hoảng loạn, tan tác bỏ chạy, giành nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết rất nhiều. Lát sau cầu bị đứt, quấn linh rơi xuống nước đến nỗi sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa. Quân Tây Sơn ăn mừng chiến thắng. Chiến công đại phá quân Thanh đã chứng tỏ nước Việt Nam là một nước mạnh mẽ, có độc lập, chủ quyền. Chiến thắng
này đã khắc họa sâu sắc hình tượng người anh hùng mặc áo vải Nguyễn Huệ với tài mưu lược, ý chí kiên cường đấu tranh. Hàng năm dân ta vẫn tổ chức lễ hội Đống Đa để nhớ đến công lao của ông cha ta thời xưa và ôn lại chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc đã đại phá quân Thanh thần tốc. Qua phần kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí ở trên đây phần nào các em đã nắm rõ được nội dung của hồi thứ 14, các em có thể tham khảo qua viết tóm tắt bài Hoàng Lê nhất thống chí để có được một bài văn tóm tắt tác phẩm ngắn gọn nhất mà chúng tôi đã biên soạn. Bài văn mẫu 3 Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh qua phần kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đó là những lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược của vua tôi nhà Trần, là chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng của Ngô Quyền,… Và đặc biệt là chiến công thần tốc của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Em đã được đọc trận chiến này trong hồi thứ 14 của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” Quân Thanh viện cớ sang trợ giúp triều đình nhà Lê, dẫn quân xâm lược, chiếm đóng nước ta. Quân Thanh sau khi chiếm đóng lập tức trở nên ngạo mạn, gây ra rất nhiều tội ác. Vì được vua Lê nhượng bộ nên chúng ra sức vơ vét của cải nhân dân ta, ăn chơi, hưởng thụ. Do đó, đất nước ta đã phải rơi vào ách đô hộ, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực. Quả thật đáng thương xiết bao! Bọn quân tướng nhà Thanh do chiếm đóng quá dễ dàng nên chúng không hề phòng thủ. Lợi dụng điều đó, Nguyễn Huệ vừa mới nhận tin, lập tức quyết định thực hiện 1 cuộc chiến thần tốc quét sạch quân Thanh ra bờ cõi nước Nam. Nguyễn Huệ tế cáo trời đất rồi lên ngôi hoàng đế, niên hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh cả đường thủy lẫn đường bộ, ngày đêm không nghỉ. Ngày 28 đến Nghệ An, ông tìm gặp La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp xin ý kiến. Nghe xong, vua Quang Trung mừng lắm, lập tức mở cuộc chiêu binh, tuyển thêm lính, cứ ba suất đinh lấy một suất lính. Hành động ấy cho thấy ông là 1 vị vua quyết đoán, nhanh nhạy, biết trọng người tài. Vua còn khích lệ tinh thần các chiến sĩ. Hôm sau, khi hội quân ở Tam Điệp, ông đã thưởng phạt các binh lính một cách hợp lí. Ông đã dùng tội biến thành cơ hội để sửa chữa, Đúng là một con người anh minh, sáng suốt, có tầm nhìn xa trông rộng, biết dùng người! Vua Quang Trung đề ra chiến lược, vạch ra kế hoạch cụ thể, chia quân ra thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến đấu, cho binh lính, cho tướng sĩ ăn Tết sớm và xuất quân vào ngày 30 Tết. Quân Tây Sơn tiến đến sông Gianh, đánh tan tác quân Thanh. Đội quân thần tốc tiến lên bắt gọn đám quân Thanh do thám. Do đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân do thám bị bắt, quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động của quân Tây Sơn. Nửa đêm mồng 3, quân Tây Sơn tiến đến làng Hà Hồi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, quân vây kín làng rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân Thanh bị bất ngờ, sợ mất vía trước sự áp sát quá nhanh của quân Tây Sơn, không kịp kháng cự, vội vàng ra hàng và để mất hết lương thực, khí giới vào tay quân Tây Sơn. Càng về sau, vua Quang Trung càng chứng tỏ được tài dụng binh như thần, cách đánh giặc đầy mưu trí, khéo léo, vừa không làm tổn thất lực lượng, vừa giành được thắng lợi nhanh chóng. Vua Quang Trung truyền lấy 60 tấm ván ghép vào nhau, cứ ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Sau đó, cứ 10 người thì cầm 1 bức, lưng giắt dao ngắn, 20 người khác cầm binh khí theo sau, dàn trận thành hình chữ “nhất”. Đội quân trông rất hùng hậu, chỉ cần nhìn thôi cũng đủ khiếp sợ. Vua Quang Trung oai phong, lẫm liệt đích thân đốc thúc đại quân, tiến sát đến đồn Ngọc Hồi vào mờ sáng mồng 5 Tết. Quân Thanh chống trả kịch liệt, nổ súng bắn ra, lợi dụng hướng gió Bắc, tung khói lửa về hướng quân Tây Sơn. Nào ngờ, trời đột ngột đổi gió khiến quân Thanh tự làm hại mình. Quả thật, sự chính nghĩa của quân Tây Sơn đã khiến trời cũng phải động lòng giúp đỡ.
Chống trả không nổi, chúng bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Thái thú Sầm Nghi Đống vì nhục mà thắt cổ chết. Với khí thế như vũ bảo, quân Tây Sơn truy kích quân Thanh đến cùng, lùa voi giày đạp chết đến hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy, vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành. Tôn Sĩ Nghị và bọn vua tôi nhà Lê không hay biết gì, vẫn cứ vui chơi, yến tiệc linh đình. Đến mồng 4, chúng mới nhận được tin cấp báo từ đồn Ngọc Hồi. Khi quân Tây Sơn tràn vào, TSN sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vội vã bỏ trốn. Mất đi người cầm đầu, quân Thanh không tránh khỏi sự hoảng loạn, mạnh ai người nấy chạy, tan tác như ong vỡ tổ. Vua quan nhà Lê cũng chịu chung số phận bi thảm, phải rời bỏ đất nước, chạy trốn sang Trung Quốc. Như vậy, chỉ trong mấy ngày ngắn ngủi, quân Tây Sơn đã giành thắng lợi to lớn, quét sạch bọn xâm lăng, giữ yên bờ cõi, đem lại độc lập cho nước nhà. Chiến công thần tốc đại phá quân Thanh đã ghi một dấu ấn vẻ vang, đã viết thêm một trang vàng chói lọi cho lịch sử nước nhà. Qua đó, ta thấy được sức mạnh đại đoàn kết của quân nhân ta và hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ông cha ta đã có công giữ nước chống giặc ngoại xâm, thế hệ chúng ta ngày nay phải gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn. Xem thêm: Văn mẫu 9 phân tích hồi thứ 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ---------- Trên đây là một số bài mẫu kể lại chuyện Hoàng Lê nhất thống chí bao gồm những bài kể xúc tích nhất đã được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng đã giúp các em trong việc nắm bắt tác phẩm dễ nhất trong quá trình học bài. Chúc các em học tốt môn văn mẫu lớp 9
0 notes