#tự thôi miên có nguy hiểm không
Explore tagged Tumblr posts
hathu21094 · 1 year ago
Text
Tự thôi miên có nguy hiểm không?
Tự thôi miên không chỉ là một phương pháp thú vị để khám phá tiềm năng bên trong bạn mà còn có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. 
1 note · View note
tuyenmint · 9 months ago
Text
34 tuổi, đôi lúc nghĩ về số tuổi mình lại chợt giật mình. Từng đó năm mình đã sống như thế nào, tích luỹ được những gì, học hỏi được bao nhiêu, lớn lên được bao nhiêu
Ở độ tuổi này mình mới dần thấm được rằng trải nghiệm sẽ giúp mình trưởng thành, bước chân ra khỏi vùng an toàn sẽ có được những gì. Có một câu mình hay nghe podcast nói rằng “muốn được sống nhiều hơn”.
Mình cũng mong muốn năm nay và cả những năm tháng sau này, mình sẽ sống được nhiều hơn. Không phải là mình muốn nhận được nhiều hơn từ cuộc sống. Mình muốn bản thân chủ động trong cuộc sống nhiều hơn, chủ động yêu thương, chủ động bảo vệ sức khoẻ, chủ động học hỏi kiến thức, chủ động tích luỹ tài chính, chủ động trải nghiệm, chủ động rèn giũa bản thân để nuôi dưỡng chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn mỗi ngày.
Dù ngoại hình có hằn vết của thời gian, mình vẫn luôn trân trọng những vết hằn trong trí óc và tâm hồn. Mỗi bài học, mỗi kiến thúc, mỗi trải nghiệm, cuộc sống lặng lẽ từng ngày dạy mình bản lĩnh, trí tuệ và tình thương.
Số tuổi đúng là một con số, ai cũng hình dung đường đời mình kéo dài đến năm trăm tuổi. Nhìn lại ông cha vẫn luôn dạy cuộc đời vô thường, cuộc sống luôn lặng lẽ dạy mình bài học này. Sẽ có những ngày tháng mình bỏ bê chính mình, xoay vòng với mớ bòng bong của tham sân si ảo tưởng hư danh, mình quên mất sống là như thế nào. Lúc đó mình thở ra và hít vào những ảo tưởng được dựng lên bởi tâm trí mê muội, lầm lạc. Có người chợt tỉnh, có người ngủ vùi, có người lơ lửng không lối ra.
Đúng là xung quanh mình hiện tại, nói đúng hơn là vòng tròn xung quanh mình, có thể nói là cái giếng của mình, những thứ mình nghe, những thứ mình xem, tất cả đang hướng ra phía ngoài. Mình nhận ra mạng xã hội nguy hiểm, nó có khả năng thôi miên, huấn luyện trí óc và cảm xúc của người xem. Một kiểu như huấn luyện thú cưng vậy, những nội dung giải trí ngắn hạn và độc hại lặp lại với tần suất cao và thường xuyên, lướt kiểu gì rồi cũng va vào. Tốt nhất là tránh xa những thứ làm mình trở nên bị động, làm mình vô thức hành động, làm não mình tạm ngưng nhận thức. Trong lúc mình nằm lướt tiktok là lúc não không phòng vệ, cái sự an tĩnh của nằm và xem và cười vu vơ, mình đã vô tình bị tiếp thu những thông tin vô bổ vào bộ não. Tại sao mình không để dành sự an tĩnh này để tiếp thu những kiến thức có ích, làm những việc có ích, hay đơn thuần là để cơ thể và tâm trí thực sự được nghỉ ngơi.
Trong đạo Phật hay nói về sự quan trọng của hơi thở, hơi thở là khởi nguồn của sự sống và cũng chính là điểm dừng của sự sống. Bình thường mình hay quan tâm để ý xem người xung quanh đang nói gì về mình, nghĩ gì về mình, đánh giá mình thế nào, có công nhận việc mình làm không. Cùng lúc đó, ở một hoàn cảnh khác, có người đang giành giật sự sống với tử thần, có người đang chạy vay tiền khắp nơi để kéo dài một sự sống, có người đang lạnh đói ngả gục ven đường…lúc đó thì xung quanh có nghĩa lý gì, bộ quần áo mới, kiểu tóc mới, những đồn đoán, thị phi, ngoại hình, nhan sắc, ghen tuông, đố kỵ có nghĩa lý gì khi bản thân đang cố gắng neo giữ từng hơi thở.
Nghĩ vậy mình càng thấy trân trọng mỗi lúc cuộc sống cho phép mình được thảnh thơi thở :))) thảnh thơi đến nổi quên luôn là mình còn được thở, cứ lo mải miết quan tâm suy tư chuyện thiên hạ. Còn điều gì quý giá hơn là chuyện mình vẫn còn được hiện diện ở hiện tại này và thảnh thơi thở.
Mất hơi thở mới thực sự là dấu lặng, lặng lẽ chấm dứt đời sống này. Mình không nói là dấu chấm hết, vì là bao nhiêu thứ mình đã tạo ra và để lại vết tích hằn lên đời sống này. Một dấu lặng của sự kết thúc một chặng đường đời, trong sự hoàn thành có cả những dở dang. Bao nhiu thị phi, sân hận, ganh đua, vội vã, tham vọng, chỉ trích, phê phán…cũng lặng lẽ hoà vào hư không. Mình tự hỏi mất hơi thở thì còn lại gì, mình mong muốn để lại những gì thực sự có giá trị và ý nghĩa.
#songnhieuhon #chudongsong #thanhthoitho #vethanthoigian
7 notes · View notes
lcthbao · 5 months ago
Text
Colleen Hoover, “Heart Bones” (trích)
Shawn yêu dấu, Rốt cuộc rồi đứa trẻ nào cũng sẽ khát thèm một chân trời khác. Cha đã quyết ngôi nhà đầu tiên cho con là một chiếc thuyền, nhưng giờ đây cha tự hỏi, căn nhà-thuyền kia có phải là nơi con sẽ thoát ly khỏi đó? Nếu như là có, thì lỗi mọi đàng do cha. Bởi khi một người đàn ông nói ‘tôi sẽ về nhà’, lẽ ra anh ta nên đi về phía biển.
Tumblr media
Mùa hè năm 2015
Có một bức họa Mẹ Teresa treo trong phòng khách, trên bức tường đáng ra sẽ treo một chiếc tivi nếu chúng tôi có khả năng tậu được một chiếc tivi treo tường, hay thậm chí là một căn nhà với những bức tường có th�� giữ được một chiếc tivi. Tường nhà di động không cùng chất liệu với tường nhà bình thường, sẽ vỡ vụn ra như phấn nếu bạn di đầu móng tay cào mạnh vào chúng. Đã có lần tôi hỏi má tôi, Janean, sao lại treo một bức họa Mẹ Teresa trong phòng khách nhà mình.
“Ả ta là mụ lừa đảo,” bà nói.
Đó là lời của má tôi, không phải của tôi. Khi bản thân là kẻ tệ hại nhất rồi thì việc tìm kiếm những điểm xấu xa nhất ở người khác sẽ tự khắc trở thành sinh kế. Tôi nghĩ vậy. Bạn xoáy sâu vào vùng tối của người khác với hy vọng không để lộ ra mặt tối của bản thân. Má tôi đã sống một cuộc đời như thế. Luôn luôn truy tận những điều tệ hại nhất ở người khác. Ngay cả với con gái ruột của má. Ngay cả với Mẹ Teresa.
Janean đang nằm dài trên đi văng, tư thế vẫn giữ nguyên như tám tiếng trước, lúc tôi ra khỏi nhà để vào ca làm ở McDonald's. Má đang ngó chăm chăm bức họa Mẹ Teresa, nhưng bà không thực sự nhìn nó. Như thể hai con ngươi của má đã ngưng hoạt động. Đã ngưng tiếp thu.
Janean là một con nghiện. Tôi đã phát giác ra điều này vào năm chín tuổi, nhưng hồi ấy những cơn nghiện của má chỉ giới hạn trong ba thứ là đàn ông, rượu chè và cờ bạc. Sau nhiều năm, những cơn nghiện của bà trở nên đáng chú ý và nguy hiểm hơn. Cách đây chừng năm năm, hồi tôi tầm mười bốn tuổi, lần đầu tiên tôi bắt quả tang má chơi ma túy đá. Một khi đã sử dụng ma túy đá thường xuyên thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn trầm trọng. Tôi từng có lần tra cứu trong thư viện trường. Một người nghiện ma túy đá có thể sống trong bao lâu? Sáu đến bảy năm là đáp án mà internet trả về cho tôi.
Những năm qua, đã không ít lần tôi thấy má thờ ơ lãnh đạm, nhưng lần này có cảm giác khác. Chừng như là lần cuối.
“Janean?” Giọng tôi vẫn bình tĩnh như không, và rõ là không hợp tình hợp cảnh chút nào. Đúng ra nó nên rung lên hoặc tắc nghẹn. Tôi thấy có chút hổ thẹn vì phản ứng không chút gì đổi khác của mình trong khoảnh khắc này.
Tôi thả rơi chiếc ví của mình xuống chân khi tập trung ánh nhìn vào mặt má từ bên này phòng khách. Bên ngoài trời đang mưa, tôi vẫn chưa đóng cửa nên người tôi càng lúc càng ướt. Thế nhưng, việc đóng cửa lại và tránh khỏi cơn mưa lúc này với tôi không phải là mối bận tâm lớn nhất, khi tôi đang nhìn chăm chăm vô má, còn má thì ngó trừng trừng Mẹ Teresa.
Một cánh tay má ôm trước bụng, tay còn lại lủng lẳng bên đi văng, mấy ngón tay đậu hờ trên chiếc thảm mòn vẹt. Người má hơi phù lên khiến bà trông có vẻ trẻ hơn. Không phải trẻ hơn tuổi thật của má - bà chỉ mới ba mươi chín tuổi - mà là trẻ hơn dáng vẻ nghiện ngập khoác lên bà. Hai má của bà bớt hóp, mấy nếp nhăn xuất hiện quanh miệng vài năm trở lại đây như vừa được làm căng trở lại nhờ Botox.
“Janean?”
Không một động tĩnh. Miệng má mở he hé để lộ những chiếc răng sâu vàng khè. Nhìn bà như đang nói dở một câu gì đó ngay khi sự sống tuồn ra khỏi mình. 
Tôi đã mường tượng đến khoảnh khắc này. Có khi bạn căm ghét một người nhiều đến mức không thể ngừng thao thức trong đêm, tự hỏi cuộc sống sẽ ra sao khi người đó chết quách đi cho rồi. Mường tượng của tôi khác lắm. Mường tượng của tôi gay cấn hơn nhiều.
Tôi nhìn Janean thêm chút nữa, chờ xem có khi nào má chỉ đang bị thôi miên hay không. Tôi tiến thêm mấy bước về phía má và dừng lại khi nhìn thấy cánh tay bà. Một mũi kim tiêm vẫn còn lủng lẳng cắm trên da, ngay bên dưới khuỷu tay má. Ngay khi nhìn thấy cảnh tượng đó, thực tại lập tức lướt qua tôi như một thước phim nhầy nhụa khiến tôi muốn lộn mửa. Tôi quay đi và chạy ra khỏi nhà. Tôi có cảm giác mình sắp phát ốm đến nơi nên phải đứng tựa vào thành lan can xiêu vẹo, cẩn thận không để nó bị nặng quá mà oằn xuống dưới tay mình. 
Tôi thấy nhẹ nhõm ngay khi phát ốm, bởi tôi đang lo lắng việc mình không có phản ứng gì trước khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời này. Tôi có thể không kích động như phản ứng nên có của một đứa con gái trong khoảnh khắc này, nhưng ít ra vẫn tôi cảm nhận được một điều gì đó. Tôi chùi miệng lên ống tay áo đồng phục McDonald’s mà mình đang mặc. Tôi ngồi xuống mấy bậc thềm, mặc cho cơn mưa vẫn không ngừng trút xuống người tôi từ bầu trời đêm thăm thẳm. Tóc và áo quần tôi ướt sũng. Mặt tôi cũng vậy, nhưng không có dòng chảy nào đang tuôn xuống má tôi là nước mắt. Tất cả đều là nước mưa. Mắt tôi ướt nhẹp nhưng lòng tôi ráo hoảnh. Tôi nhắm mắt lại và úp mặt vào lòng bàn tay, cố nghĩ xem sự thiếu phản ứng của tôi lúc này là do được dạy dỗ hay bẩm sinh đã không trọn vẹn.
Tôi không biết lối nuôi dạy nào thì tệ hơn: được bảo bọc và yêu thương đến mức không nhận thức được thế giới này có thể tàn nhẫn ra sao, cho đến khi đã không còn kịp để tiếp thu các kỹ năng đương đầu cần thiết nữa; hay là gia cảnh mà tôi đã lớn lên - phiên bản xấu xí nhất của một gia đình, nơi đối phó là thứ duy nhất mà bạn học được. Trước khi đủ lớn để biết tự nấu nướng cho bản thân, đã nhiều đêm tôi nằm trằn trọc không ngủ được vì chiếc bao tử cồn cào đói meo. Janean có lần bảo tiếng gầm gừ phát ra từ bụng tôi là của một con mèo háu ăn đang trú ngụ trong đó, nó gầm gừ khi không được cho ăn đầy đủ. Từ sau lần đó, mỗi khi đói tôi lại tưởng tượng con mèo trong bụng mình đang kiếm thức ăn mà không có. Tôi sợ nó sẽ xơi hết nội tạng của mình nếu tôi không cho nó ăn, nên có nhiều khi tôi ngốn những thứ không phải đồ ăn chỉ để thỏa mãn con mèo háu đói. 
Má từng có lần bỏ tôi ở một mình rất lâu, đến nỗi tôi phải ăn vỏ chuối và vỏ trứng trong thùng rác. Tôi thậm chí còn cố gặm mấy miếng nhồi trong đệm ghế nhưng không nuốt nổi vì cứng quá. Suốt tuổi thơ tôi đã mang nỗi khiếp sợ rằng con mèo chết đói kia sẽ từ từ gặm nhấm tôi từ bên trong. Tôi đâu biết mỗi lần má chỉ đi chừng hơn một ngày, nhưng hồi còn con nít, thời gian dài đằng đẵng những khi bạn phải ở một mình. Tôi nhớ má sẽ chân đăm đá chân chiêu bước qua cửa, đổ nhào lên chiếc đi văng và nằm đó hàng giờ liền. Tôi sẽ co ro ngủ thiếp đi ở đầu kia đi văng, sợ đến nỗi không dám để bà lại một mình. Nhưng rồi đến buổi sáng sau cơn say của má, tôi sẽ thức dậy trước khung cảnh bà đang làm bữa sáng trong bếp. Không phải lúc nào cũng là bữa sáng ngon nghẻ. Có khi là đậu, có khi là trứng, có khi lại là một lon mì súp gà.
Độ sáu tuổi, tôi bắt đầu quan sát cách má bật bếp vào buổi sáng, bởi tôi biết mình sẽ cần phải biết bật nó cho lần biến mất tiếp theo của bà. Tôi tự hỏi có bao nhiêu đứa nhỏ sáu tuổi phải tự học cách sử dụng bếp lò vì tin rằng nếu không biết cách dùng thì chúng sẽ bị ăn tươi nuốt sống bởi con mèo háu đói đang trú ngụ bên trong con người mình.
Âu cũng là cái liễn. Hầu hết lũ con đều có cha mẹ là những người sẽ được nhung nhớ sau khi họ qua đời. Số còn lại trong chúng ta thì có cha mẹ là những kẻ chết đi sẽ tốt hơn.
Điều tốt đẹp nhất má từng làm cho tôi là chết đi.
-
Buzz bảo tôi vào ngồi trong xe cảnh sát của chú ấy để tránh cơn mưa và ngôi nhà trong lúc người ta mang xác má đi. Tôi thẫn thờ nhìn họ khiêng bà trên cáng, dưới lớp phủ của tấm vải trắng. Họ để má vào một góc xe của nhân viên điều tra, thậm chí còn không thèm đưa bà đi bằng xe cấp cứu. Chẳng ích gì. Hầu hết những người chết trước tuổi năm mươi ở thị trấn này đều vì nghiện ngập. Nghiện gì không quan trọng vì đằng nào cũng chết.
Tôi tì má vào kính xe và cố ngước nhìn trời. Đêm nay không một vì sao nào tỏ. Mặt trăng cũng mất tăm. Sấm chớp lóe lên thi thoảng làm lộ ra những cụm mây đen ngòm. Vừa vặn làm sao.
Buzz mở cửa sau và cúi người xuống. Cơn mưa lúc này đã dịu lại như một màn sương, mặt chú ấy ướt nhoét nhưng nhìn chỉ như đang đổ mồ hôi.
“Cháu có muốn quá giang đến đâu không?” Chú ấy hỏi.
Tôi lắc đầu.
“Có cần gọi điện cho ai không? Cháu có thể dùng điện thoại của chú.”
Tôi lại lắc đầu. “Cháu không sao. Giờ cháu có thể vô nhà được chưa?”
Tôi không hay là mình thực sự muốn quay trở vào căn nhà di động nơi má đã trút hơi thở cuối cùng, nhưng ngay lúc này đây tôi đâu còn lựa chọn khả dĩ nào khác. Buzz né sang một bên và bung dù lên, dẫu cho cơn mưa đã nhẹ hạt và tôi cũng đã ướt sẵn. Chú ấy đi sau tôi một bước, giữ cây dù che đầu cho tôi khi tôi bước về nhà. 
Tôi không rõ về Buzz lắm. Tôi quen Dakota, con trai chú ấy. Tôi biết rất nhiều chuyện về Dakota, tất cả những chuyện mà tôi ước giá mình không hay. Tôi tự hỏi liệu Buzz có biết mình đã nuôi nấng nên một đứa con trai như thế nào hay không. Buzz có vẻ là một người tử tế. Chú ấy chưa bao giờ gây khó dễ với má con tôi. Thảng hoặc, trong lúc đi tuần, chú ấy sẽ tấp xe vào khu nhà di động. Những câu thăm hỏi như mọi lần của chú ấy dành cho tôi khiến tôi có cảm giác như chú ấy đang trông chờ tôi van nài hãy đưa tôi ra khỏi chỗ này. Nhưng tôi không làm thế. Những đứa như tôi rất điêu luyện trong việc giả vờ ổn. Lúc nào tôi cũng chỉ cười trừ và đáp là mình vẫn khỏe re, thấy chú ấy thở phào nhẹ nhõm vì không có cớ bốc máy gọi ngay đến Dịch vụ Bảo vệ Trẻ em.
Khi đã trở vào trong phòng khách, tôi không thể cưỡng lại việc ngó chiếc đi văng. Lúc này trông nó rất khác. Như có người đã nằm chết trên đó.
“Mình cháu tối nay ổn chứ?” Buzz hỏi.
Tôi quay lại và thấy chú ấy đang đứng ngay ngoài cửa với chiếc dù che trên đầu. Chú ấy nhìn tôi ra vẻ cảm thông, dù trong đầu chắc đang nghĩ đến chuyện giải quyết mớ giấy tờ thủ tục mà sự vụ này vừa gây ra cho mình.
“Cháu ổn mà.”
“Ngày mai cháu có thể xuống nhà tang lễ để sắp xếp. Họ nói cứ đến sau mười giờ là được.”
Tôi gật đầu nhưng chú ấy vẫn chưa rời đi, hai chân lóng ngóng đứng nán lại thêm chút nữa. Chú ấy xếp dù ngoài cửa như một điều kiêng cữ, rồi bước một bước vào trong nhà. “Cháu biết đó,” chú ấy nói và vuốt mặt thật lực, mái đầu hói hằn những nếp nhăn khắp trán. “Nếu cháu không trình diện ở nhà tang lễ thì họ sẽ mặc định đây là một cuộc chôn cất nghèo nàn. Cháu sẽ không có bất kỳ dịch vụ mai táng nào cho bà ấy, nhưng ít ra họ sẽ không thể bắt cháu trả tiền.” Chú ấy có vẻ xấu hổ vì đã đề xuất như vậy, đưa mắt lên bức họa Mẹ Teresa rồi cụp mắt xuống chân mình như vừa bị bà quở trách.
“Cảm ơn chú.” Tôi nghĩ chẳng có ai đến đưa tang đâu. Nghe thật buồn nhưng đúng là như vậy. Má tôi suốt đời chỉ lủi thủi một mình. Dĩ nhiên, bà đã đàn đúm với đám thường gặp của mình trong quán bar mà bà đã lui tới gần hai mươi năm, nhưng đám người đó không phải là bạn của bà. Họ chỉ là những kẻ cô độc khác, tìm đến nhau chỉ để cùng nhau cô độc. Ngay đến đám người đó cũng rơi rụng dần nhờ ơn cơn nghiện đã hủy hoại thị trấn này. Hạng người mà má đã giao du cùng không phải là kiểu người sẽ đến dự lễ tang. Hầu hết đám người này chắc đều đang chịu lệnh truy nã và tránh tất tần tất các thể loại tụ họp, phòng trường hợp run rủi đó là âm mưu dàn cảnh của cảnh sát để tóm gọn họ.
“Cháu có cần gọi cho cha mình không?” Chú ấy hỏi.
Tôi nhìn chú ấy một thoáng, biết đó là điều rốt cuộc mình sẽ làm nhưng đang trù trừ muốn trì hoãn càng lâu càng tốt.
“Beyah,” chú ấy gọi tên tôi với một âm e kéo dài.
“Tên cháu gọi là Bay-uh.” Tôi không rõ tại sao mình lại chỉnh chú ấy. Chú ấy đã gọi sai tên tôi từ hồi tôi mới biết chú ấy, và trước nay tôi chưa bao giờ để tâm tới chuyện sửa lại cho đúng.
“Beyah,” chú ấy sửa lại. “Chú biết mình không có quyền nói điều này, nhưng mà… cháu cần phải đi khỏi thị trấn này. Cháu cũng biết điều gì sẽ xảy đến với những người như…” Chú ấy ngưng lại như thể điều sắp nói ra sẽ xúc phạm đến tôi.
Tôi kết câu thay cho chú ấy. “Với những người như cháu?”
Lúc này trông chú ���y còn xấu hổ hơn, dù tôi biết chú ấy chỉ có ý những người như tôi trong nghĩa rộng. Những người có mẹ giống như má tôi. Những người không cách nào thoát ra khỏi thị trấn này. Những người rốt cuộc phải đi làm trong các cửa hàng bán thức ăn nhanh cho đến khi toàn thân tê dại, và người đứng bếp sẽ mời họ một “hơi” giúp khoảng thời gian còn lại của ca làm có cảm giác như đang ở vũ trường, và trước khi kịp nhận ra thì họ đã không thể nào gắng gượng nổi dù chỉ một giây trong ngày khốn khổ của mình mà không hít thêm hơi này đến hơi khác, theo đuổi thứ cảm giác đó còn ráo riết hơn sự an toàn của chính đứa con mình, cho đến khi họ bơm thẳng nó vào huyết quản và ngó trừng trừng Mẹ Teresa trong khoảnh khắc bất đắc kỳ tử, trong khi tất cả những gì họ từng khao khát chỉ là một lối thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Buzz dường như không thoải mái khi đứng trong căn nhà này. Tôi ước gì chú ấy chỉ vậy mà đi thôi. Tôi thấy buồn cho chú ấy hơn là cho chính mình, trong khi tôi mới là người vừa chứng kiến má mình nằm chết trên đi văng.
“Chú không biết gì về cha cháu, nhưng chú biết ông ấy đã trả tiền thuê căn nhà di động này từ khi cháu mới chào đời. Điều đó cho thấy ông ấy là phương án tốt hơn ở lại thị trấn này. Nếu đã có một lối ra thì cháu cần phải nắm bắt lấy. Cuộc sống ở đây… không đủ tốt cho cháu.”
Đó có lẽ là điều tốt đẹp nhất mà người khác từng nói với tôi. Vậy mà nó lại đến từ cha của Dakota chứ không phải ai khác. Chú ấy nhìn tôi một chặp như muốn nói thêm điều gì đó. Hoặc có lẽ chú ấy muốn tôi đáp lời. Dù thế nào thì căn phòng cũng im phăng phắc cho tới khi chú ấy gật đầu chào và rời đi. Cuối cùng chú ấy cũng đi.
Sau khi chú ấy đóng cửa, tôi quay lại nhìn chiếc đi văng. Tôi nhìn nó rất lâu, cảm giác như đang rơi vào một cơn choáng váng. Thật kỳ quặc làm sao, chỉ trong mấy tiếng đồng hồ từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ, cuộc đời bạn đã có thể hoàn toàn thay đổi. Dù muốn dù không tôi cũng phải công nhận rằng Buzz nói đúng. Tôi không thể ở lại đây. Tôi đã không tính tới, nhưng ít ra tôi đã đinh ninh mình còn một mùa hè để chuẩn bị thoát thân. Tôi đã làm việc cật lực để đi khỏi thị trấn này. Ngay khi tháng Tám tới, tôi sẽ lên xe đến Pennsylvania. Tôi đã nhận được học bổng bóng chuyền đến Penn State. Vào tháng Tám, tôi sẽ thoát khỏi cuộc sống này, và nguyên do sẽ không phải vì bất kỳ điều gì mà má đã làm cho tôi, hay vì cha tôi đã bảo lãnh tôi ra khỏi đây. Nguyên do chỉ vì tôi. Tôi muốn sự vẻ vang đó. Tôi muốn bản thân mình chính là nguyên do cho công cuộc đổi thay này. Tôi không cho phép Janean được ghi nhận công lao cho những điều tốt đẹp xảy đến trong tương lai của tôi. Tôi chưa bao giờ nói với má về suất học bổng bóng chuyền mà tôi nhận được. Tôi không tiết lộ với bất kỳ ai. Tôi đã thề giữ bí mật với huấn luyện viên của mình và thậm chí không cho ông viết bài giới thiệu hay chụp hình kỷ yếu. Tôi cũng chưa bao giờ kể với cha về suất học bổng. Chắc ông còn không biết tôi chơi bóng chuyền.
Tôi là sản phẩm của một chuyện tình một đêm. Cha tôi sống ở Washington và gặp Janean khi đang đi công tác ở Kentucky. Cho đến khi tôi được ba tháng tuổi thì ông mới biết mình đã làm Janean cấn bầu. Ông biết mình đã làm cha khi bà đưa cho ông những giấy tờ cấp dưỡng nuôi con.
Cha đến thăm tôi mỗi năm một lần cho tới năm tôi lên bốn, sau đó ông bắt đầu cho tôi bay đến Washington để thăm ông thay vì ông phải tự mình đến chỗ má con tôi. Ông chẳng biết gì về cuộc sống của tôi ở Kentucky. Ông chẳng biết gì về những cơn nghiện của má. Ông không biết gì về tôi, trừ những điều ít ỏi tôi để cho ông biết. Tôi rất kín đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình. Bí mật là thứ tài sản duy nhất mà tôi có. Lý do tôi không kể với cha về suất học bổng cũng giống như với má. Tôi không muốn ông được tự hào vì có đứa con gái đạt thành tích. Ông không xứng đáng được có niềm tự hào về một đứa con mà mình đã đổ công sức vào. Ông tưởng tiền cấp dưỡng hàng tháng và những cuộc gọi cầm chừng tới chỗ làm việc của tôi là đủ để lấp liếm đi sự thật rằng ông chẳng biết gì về tôi. Ông chỉ là người cha hai tuần một năm. Khoảng cách địa lý giữa chúng tôi trở thành cái cớ hợp lý cho sự vắng mặt của ông trong cuộc đời tôi. Từ năm lên bốn, tôi ở với ông mười bốn ngày vào mỗi mùa hè, nhưng trong hai năm cuối thì tôi chẳng còn gặp ông nữa.
Lên mười sáu tuổi, tôi gia nhập đội tuyển và bóng chuyền trở thành một phần lớn hơn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của tôi, nên tôi không bay đến gặp cha nữa. Tôi đã kiếm cớ trong suốt hai năm qua để không phải đến thăm ông. Cha vờ như bị bỏ bê. Tôi vờ như bận rộn và thấy có lỗi. Xin lỗi ông, Brian, nhưng tiền cấp dưỡng mỗi tháng chỉ giúp ông thành một người có trách nhiệm, chứ không biến ông thành một người cha đúng nghĩa.
Có tiếng gõ cửa bất thần vang lên khiến tôi giật mình hét toáng. Tôi xoay người lại và nhìn thấy ông chủ nhà qua ô cửa sổ phòng khách. Thường tôi sẽ không mở cửa cho Gary Shelby, nhưng tôi đang không ở thế có thể phớt lờ ông ta. Ông ta biết là tôi còn thức. Tôi đã dùng điện thoại của ông ta để gọi cảnh sát. Thêm nữa, tôi cũng cần tính xem phải làm gì với chiếc đi văng này. Tôi không muốn giữ nó trong căn nhà này nữa. 
Khi tôi mở cửa, Gary dúi vào tay tôi một phong bì trong lúc ông ta sấn vào nhà để tránh mưa.
“Cái gì đây?” Tôi hỏi ông ta.
“Thông báo trục xuất.”
Vì đây là Gary Shelby chứ không phải ai khác nên tôi cũng không bất ngờ mấy.
“Bà ấy vừa mới chết đây thôi. Ông không thể chờ một tuần được sao?”
“Cô ta đã trễ ba tháng tiền nhà rồi, và tao cũng không muốn cho trẻ vị thành niên thuê. Một là kiếm người khác trên hai mươi mốt tuổi đứng tên hợp đồng thuê nhà, hai là mày phải cuốn xéo khỏi đây.”
“Cha tôi đã gửi tiền cho bà ấy trả tiền thuê nhà. Sao chúng tôi có thể trễ ba tháng được?”
“Janean nói thằng chả đã ngưng gửi tiền cho cô ta từ mấy tháng trước rồi. Ông Renaldo đang muốn tìm một chỗ rộng hơn, nên tao nghĩ tao sẽ để họ chuyển qua…”
“Ông khốn nạn thật đấy Gary Shelby.”
Gary nhún vai. “Chuyện làm ăn nó vậy. Tao cũng đã gửi cho má mày hai lượt thông báo rồi. Tao đ��m bảo là mày có chỗ khác để đi. Mày không thể tự mình ở đây được, mày mới có mười sáu tuổi thôi.”
“Tôi đã mười chín tuổi từ tuần trước rồi.”
“Sao cũng được, mày phải hai mươi mốt tuổi. Hợp đồng quy định vậy. Hai mươi mốt tuổi và trả đủ tiền thuê nhà.”
Tôi chắc chắn là quy trình trục xuất hẳn hoi phải được thông qua trước khi ông ta có thể thực sự đuổi tôi ra khỏi cửa, nhưng tôi vốn không muốn sống ở đây nữa nên có cãi cọ cũng chẳng nghĩa lý gì.
“Tôi còn có thể ở đây bao lâu nữa?”
“Tao sẽ cho mày hết tuần này.”
Hết tuần này? Tôi có hai mươi bảy đô trong túi và tuyệt nhiên chẳng có nơi nào để đi.
“Tôi có thể ở trong hai tháng không? Tôi sẽ vào đại học vào tháng Tám.”
“Chắc là được nếu tụi mày đã không trễ đến ba tháng tiền nhà. Ba tháng kia rồi thêm hai tháng nữa, tao không thể cho không bất cứ đứa nào gần nửa năm tiền thuê nhà như vậy được.”
“Ông đúng là đồ khốn mà.” Tôi rủa thầm.
“Mày cũng tự tính được rồi đó.”
Tôi thử liệt kê trong đầu những người bạn tiềm năng mà mình có thể ở nhờ trong hai tháng tới, nhưng Natalie đã đến trường đại học ngay sau khi chúng tôi tốt nghiệp để bắt đầu các lớp học hè. Đám bạn còn lại của tôi đứa thì bỏ học và đang trên đường trở thành các Janean-tương-lai, đứa thì có gia đình mà tôi biết tỏng là sẽ không cho phép chứa chấp tôi. Còn có Becca với người cha dượng nhớp nháp của bồ ấy. Tôi thà ở với Gary còn hơn lại gần thằng cha đó. 
Đã đến nước này rồi.
“Tôi cần dùng điện thoại của ông.”
“Đã trễ rồi,” ông ta nói. “Mày có thể dùng nó vào ngày mai.”
Tôi đẩy ông ta sang một bên và bước xuống bậc thềm. “Vậy sao ông không chờ đến ngày mai rồi hẵng báo tôi đã thành đứa vô gia cư hả Gary!”
Tôi bước đi trong mưa, thẳng đến nhà ông ta. Gary là người duy nhất trong khu nhà di động còn giữ được điện thoại bàn, và vì hầu hết chúng tôi đều nghèo kiết xác không sắm nổi điện thoại di động nên mọi người đều dùng điện thoại của Gary. Ít ra là vậy nếu vẫn trả tiền thuê nhà đúng hạn và không phải tránh mặt ông ta.
Đã gần một năm kể từ lần cuối tôi gọi cho cha, nhưng tôi thuộc lòng số điện thoại của ông. Vẫn là số mà cha đã dùng suốt tám năm nay. Ông gọi cho tôi chừng một lần mỗi tháng, nhưng đa phần tôi đều né không nghe. Không có nhiều điều để nói với một người mà tôi chẳng hiểu được bao nhiêu, nên tôi phun bừa vài câu nói dối kiểu, Má vẫn khỏe. Trường lớp ổn. Công việc suôn sẻ. Cuộc sống bình thường.
Tôi ngậm ngùi nuốt niềm kiêu hãnh ngất trời của mình xuống và bấm số gọi cha. Tôi mong nó sẽ vào hộp thư chờ, không ngờ mới hai hồi chuông thì cha đã nhấc máy.
“Brain Grim nghe.” Giọng cha nghe trệu trạo. Tôi đã đánh thức ông.
Tôi hắng giọng. “Chào, cha.”
“Beyah?” Nghe như ông đã tỉnh rụi và bắt đầu lo lắng khi biết người gọi là tôi. “Có chuyện gì vậy? Mọi chuyện ổn cả chứ?”
Câu Janean chết rồi đã đậu ngay đầu lưỡi, nhưng tôi thấy thật khó để thốt ra. Ông chẳng biết gì nhiều nhặn về má tôi. Đã từ lâu ông không ghé Kentucky nữa. Lần cuối ông để mắt tới má thì bà vẫn còn xinh đẹp, chưa mang bộ dạng hốc hác tiều tụy như một bộ xương di động.
“Dạ, vẫn ổn,” tôi nói. Báo tin má đã chết qua điện thoại cho ông hay thì kỳ cục quá. Tôi sẽ chờ nói trực tiếp với ông.
“Sao con gọi cho cha trễ vậy? Đã có chuyện gì sao?”
“Con làm ca trễ và không có thời gian rớ tới điện thoại.”
“Bởi vậy cha mới gửi cho con chiếc điện thoại di động đó.”
Cha đã gửi cho tôi một chiếc điện thoại di động? Tôi thậm chí còn không thèm gặng hỏi. Tôi chắc chắn má đã bán nó lấy tiền mua thứ mà giờ đây còn đang dính cứng trong tĩnh mạch bà.
“Nghe con nói nè,” tôi nói. “Con biết là cũng lâu rồi, nhưng không biết mình có thể đến chỗ cha chơi trước khi con vào Đại học được không?”
“Đương nhiên là được chứ,” cha nói mà không hề chần chừ. “Con nói ngày đi và cha sẽ mua vé máy bay liền.”
Tôi ngó về phía Gary. Ông ta chỉ đứng cách tôi dăm bước, mắt lăm lăm dòm vào ngực tôi, nên tôi quay đi. “Con đang mong là có thể đến vào ngày mai.”
Một khoảng lặng xen vào, tôi nghe đầu dây bên kia có tiếng chuyển động, như cha đang bò ra khỏi giường. “Ngày mai sao? Con có chắc là mình vẫn ổn không Beyah?”
Tôi gục đầu xuống và nhắm mắt lại khi dối ông thêm lần nữa. “Dạ. Chỉ là Janean… Con cần nghỉ ngơi một chút. Và con nhớ cha.”
Tôi không hề nhớ ông. Tôi biết gì về ông đâu. Nhưng sao cũng được, miễn là tôi có thể bay khỏi chốn này nhanh nhất. Tôi nghe ra tiếng đánh máy bên đầu dây của cha, hình như ông đang gõ phím. Ông bắt đầu lẩm nhẩm thời gian và tên của các hãng bay. “Cha có thể đặt cho con một chuyến United đến Houston vào sáng mai. Con sẽ phải có mặt ở sân bay trong năm tiếng nữa. Con muốn ở lại đây mấy ngày?”
“Houston? Sao lại Houston?”
“Giờ cha đang sống ở Texas. Cũng được một năm rưỡi rồi.”
Đó chắc là điều mà một đứa con gái nên biết về cha mình. Ít ra ông vẫn giữ số điện thoại cũ.
“À, con quên mất.” Tôi bấu vào gáy mình. “Cha có thể mua vé chiều đi thôi được không? Con không chắc là mình muốn ở lại bao lâu nữa. Có khi vài tuần.”
“Ừ, giờ cha sẽ đặt vé. Sáng mai con chỉ cần tìm hãng United ở sân bay, họ sẽ in thẻ lên máy bay cho con. Cha sẽ đón con ở khu nhận hành lý khi con hạ cánh.”
“Cảm ơn cha.” Tôi gác máy trước khi ông có thể nói thêm gì. Khi tôi quay lại, Gary chỉ tay ra ngoài cửa. 
“Tao có thể cho mày đi nhờ tới sân bay,” ông ta nói. “Dĩ nhiên không miễn phí.” Ông ta cười gằn, khóe môi cong cớn của ông ta khiến bụng tôi thắt lại. Gary Shelby chịu ra tay giúp một người phụ nữ thì không phải để đổi lấy tiền.
Nếu có đổi chác một đoạn quá giang ai đó đến sân bay thì tôi thà chọn Dakota còn hơn Gary Shelby. Tôi đã quen với Dakota. Anh ta đáng khinh bao nhiêu thì cũng đáng tin cậy bấy nhiêu.
Tôi lại nhấc máy lên và bấm số của Dakota. Cha nói tôi cần phải có mặt ở sân bay trong năm giờ tới, nhưng nếu tôi trù trừ tới khi Dakota ngủ mất thì anh ta sẽ không nghe máy. Tôi muốn tới đó ngay khi mình vẫn còn cơ hội.
Tôi nhẹ người khi Dakota nghe máy. “Thật sao, Beyah? Nửa đêm rồi đó.” Anh ta thậm chí còn không thèm nói chào, ê, hay có chuyện gì vậy?
Tôi hắng giọng. “Tôi cần quá giang đến sân bay.” Tôi nghe thấy tiếng thở dài của Dakota, như thể tôi là một nỗi phiền toái. Tôi biết mình không phải vậy. Tôi có thể không là gì hơn một mối giao dịch với anh ta, một sự kỳ kèo mà anh ta muốn nấn ná càng lâu càng tốt.
Tôi nghe tiếng giường kẽo kẹt như anh ta đang ngồi dậy. “Tôi không có đồng nào đâu.”
“Tôi không… Tôi không gọi anh để hỏi tiền. Tôi muốn đi nhờ đến sân bay. Làm ơn.”
Dakota rên rỉ rồi nói, “Chờ tôi nửa tiếng.” Anh ta gác máy. Tôi cũng gác theo.
Tôi đi lướt qua người Gary và đảm bảo đã đóng cửa nhà ông ta lại khi rời đi. Một điều tôi đã học được trong chừng ấy năm sống trên đời là đừng tin đàn ông. Phần lớn những kẻ tôi đã qua lại cùng đều giống như Gary Shelby. Buzz thì tốt, nhưng tôi không thể lờ đi sự thật rằng chú ấy đã tạo ra Dakota. Còn Dakota chỉ là một phiên bản Gary Shelby đẹp mã và trẻ trung hơn. Tôi nghe người ta kháo nhau về những người đàn ông tử tế nhưng lại cho đó là chuyện hoang đường. Tôi đã nghĩ Dakota là một trong những người tốt. Hầu hết bọn họ đều xuất hiện với vẻ ngoài như Dakota, nhưng bên dưới những lớp lang che đậy kia là sự bệnh hoạn chảy tràn trong huyết quản.
Trở về nhà, tôi nhìn quanh phòng ngủ, tự hỏi có thứ gì tôi muốn đem theo mình không. Đồ đạc đáng để mang theo không có gì nhiều nhặn, nên tôi tóm lấy vài bộ đồ để thay, lược chải tóc và bàn chải đánh răng. Tôi nhồi đồ đạc vào mấy chiếc túi Walmart trước khi nhét chúng vào cặp, phòng khi phải đội mưa cũng không bị ướt. Trước khi bước ra khỏi cửa để chờ Dakota, tôi tháo bức họa Mẹ Teresa trên tường xuống. Tôi cố nhét nó vào cặp nhưng không vừa nên tóm bừa một chiếc túi Walmart khác, bỏ bức tranh vào rồi ôm theo nó bước ra khỏi nhà.
[...]
4 notes · View notes
phuongdg · 1 year ago
Text
Bị liệu là gì? Người bị liệu có phải là dấu hiệu bệnh tâm thần
Tumblr media
Bị liệu không phải là bệnh nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào? Vậy thực chất bị liệu là gì? Nguyên nhân, cách chữa bị liệu là như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
Bị liệu là bị gì?
“Liệu” là một phản xạ có điều kiện do một hành động lặp lại nhiều lần trong quá khứ gây nên. Nói cách khác, đây là những hành động phản xạ lại khi nghe thấy lời nói nào đó. Những lời nói này giống như là những ám thị khiến cho não bộ gặp phải các kích thích rồi thực hiện theo các hành động đó. Với những người chưa từng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cơ chế của bị liệu thì họ coi đây là căn bệnh tâm linh. Theo họ, người nói liệu có thể đã bị ám hay thậm chí là bị bùa ngải. Bởi vì họ cho rằng một người chỉ cần nghe người khác nói “té, té” chẳng hạn thì đã lập tức ngã lăn xuống đất là một chuyện kỳ bí và ma mị.
Tumblr media
Bị liệu - kích động, không điều khiển được cảm xúc Tuy nhiên theo định nghĩa của ngành tâm thần học thì “bị liệu” (hay nói liệu, nói nhịu) là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện ra bên ngoài bằng sự kích động mạnh cũng như không điều khiển được cảm xúc. Trong y học người ta gọi bị liệu là một dạng ám thị. Ám thị ở đây chỉ sự biến đổi hành vi của một người sau khi họ nhận được thông báo từ tâm trí gửi tới. Mức độ biến đổi này sẽ phụ thuộc vào tâm trí cũng như thế chất của người đó. Chính vì vậy mà mức độ bị liệu ở mỗi người có thể nặng - nhẹ khác nhau. Các chuyên gia cũng đánh giá, những người bị liệu thường là những người “yếu bóng vía”, tức là những người hay bị mất bình tĩnh hoặc sợ hãi trước một hay nhiều vấn đề nào đó.
Nguyên nhân của bị liệu là gì?
Như đã nói ở trên, bị liệu hay bị nói liệu là một trạng thái của tâm thức. Nó biểu hiện bằng sự kích thích một cách thái quá, không điều khiển được cảm xúc của bản thân. Vậy nên người bị liệu thường là những người bị ám ảnh bởi nỗi sợ nào đó trong quá khứ hoặc là sau một chấn thương tâm lý nào đó. 
Tumblr media
Bị liệu do ám ảnh bởi nỗi sợ trong quá khứ Ví dụ: Khi còn bé một người thường xuyên bị bố mẹ phạt quỳ gối khiến cho hành vi này đã in sâu vào trong tiềm thức của họ. Khi lớn lên, nếu là người có nhân cách yếu thì chỉ cần ai đó nói “quỳ” là ngay lập tức họ sẽ tự động quỳ xuống. Bên cạnh đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Italia và Hy Lạp đã được công bố trên tạp chí Di truyền con người (xuất bản ở Mỹ) đã cho thấy nhiễm sắc thể (NST) số 2 và số 7 có liên quan đến bệnh ám thị. Đặc biệt là NST số 7 đóng vai trò quan trọng trong chứng rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra thì một số chi tiết của NST số 16 và  số 17 cũng có liên quan đến căn bệnh này nhưng ít gây ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên đa phần thì các hành vi của bị liệu thường chỉ dừng lại ở các hoạt động đơn giản như là ngồi, đi, chạy, ngã… Còn đối với những trường hợp như là cầm dao chém người, phóng hỏa đốt nhà… thì nó lại thuộc bệnh tâm thần thể kích động mạnh.
Bị liệu có phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần?
Bị liệu là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Chứng bị liệu là một chứng lành, không phải là bệnh và cũng không hề gây nguy hiểm cho cộng đồng ngoại trừ chính bản thân người bị liệu. Vậy nên người mắc chứng bị liệu là người bình thường về mọi mặt trong cuộc sống giống như tất cả những người bình thường khác.
Tumblr media
Bị liệu là chứng lành, không phải bệnh tâm thần Khi đã hiểu rõ về người bị liệu thì xã hội cũng nên có một cái nhìn cảm thông với họ. Đừng đem họ ra làm trò vui đùa, giải trí… bởi điều đó chỉ mang lại cái cười trong chốc lát nhưng nó sẽ để lại di chứng lâu dài cho người chẳng may bảo đứng là đứng, bảo quỳ là quỳ…
Cách chữa bị liệu là gì?
Trước đây thì người ta đã dùng phương pháp thôi miên để điều trị chứng nói liệu này. Tuy nhiên, sau này các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cách chữa bị liệu bằng phương pháp thôi miên chỉ làm cho bệnh tật càng thêm trầm trọng hơn.
Tumblr media
Thôi miên - cách chữa bị liệu tạm thời Lý do được đưa ra là việc thôi miên và chỉnh sửa ý thức của người bị liệu chỉ là một cách “ru ngủ” tạm thời. Khi cơn buồn ngủ này qua đi thì họ sẽ càng thêm lệ thuộc vào những thông điệp mà họ nhận được. Vì vậy với những người mắc chứng bị nói liệu thì phương pháp điều trị tốt nhất vẫn là gia đình. Bằng các bài tập đơn giản được lặp đi lặp lại sẽ giúp cho người bị liệu tăng mạnh mẽ về nhân cách. Từ đó não bộ cũng sẽ dần dần hình thành được thói quen kiểm soát những “mệnh lệnh” bất thình lình. Có thể bạn quan tâm: Ấn đường là gì? Tướng số và luận bênh qua hình dạng, khí sắc ấn đường Hộp 5 là gì? Hộp 5 bao nhiêu chấm? Có nguy hiểm không Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến chứng bị liệu là gì. Nhìn chung thì bị liệu không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần và mọi người hoàn toàn có thể khắc phục triệu chứng này. Vậy nên hãy có cái nhìn thiện cảm hơn với những người bị liệu để họ có thể hòa nhập với xã hội nhé! Read the full article
0 notes
joyisthebest · 2 years ago
Text
"LUẬT TRÁI NGƯỢC"
🤽🏼‍♀️ Có một bài tập trong chương trình huấn luyện Hải quân SEAL gọi là “chống chết chìm” (drown-proofing) trong đó người ta buộc tay bạn vào sau lưng, trói chân bạn lại, và ném bạn xuống một bể bơi sâu 9-foot-deep (2.7 mét).
Nhiệm vụ của bạn là sống sót qua 5 phút.
Giống như hầu hết các chương trình huấn luyện của SEAL, gần như mọi sĩ quan đều không vượt qua bài drown-proofing này. Khi họ bị quăng xuống nước, nhiều người bắt đầu hoảng sợ và hét lên muốn được kéo trở vào. Một số thì vật lộn tới khi họ trượt xuống nước, bắt đầu mất ý thức và phải chờ tới khi được kéo lên và sốc lại. Trước đây thậm chí đã từng có một số thực tập sinh mất mạng trong bài tập này.
Nhưng một số thì thành công. Và họ thành công nhờ hiểu được hai bài học nghe như nghịch lý.
Sự nghich lý trong bài học thứ nhất: bạn càng vùng vẫy để giữ đầu ở trên mặt nước, thì bạn càng dễ chìm hơn.
Khi mọi cánh tay và cẳng chân bị trói lại, bạn sẽ không thể giữ cả người trên mặt nước trong suốt năm phút. Tệ hơn, những nỗ lực có hạn để giữ mình không chìm sẽ chỉ khiến bạn chìm nhanh hơn.
Bí quyết ở đây là thực sự để cơ thể bạn chìm xuống đáy bể. Từ đó, bạn nhẹ nhàng đạp chân đẩy mình khỏi sàn bể một chút và động lượng sẽ đưa bạn lên trên mặt nước. Một khi tới đó, bạn hãy lấy một hơi thở nhanh và làm lại quá trình ấy một lần nữa.
Thật lạ, sống sót qua quá trình drown-proofing không cần bạn phải có thể lực hay sức chịu đựng của một siêu nhân. Bạn thậm chí chẳng cần phải biết bơi. Ngược lại, nó đòi hỏi khả năng không bơi. Thay vì cố gắng chống lại những quy luật vật lý mà dường như sẽ giết chết bạn, hãy đầu hàng chúng và sử dụng chúng để cứu chính mình.
Bài học thứ hai trong drown-proofing thì rõ ràng hơn một chút, nhưng cũng nghịch lý: bạn càng hoảng sợ thì bạn càng đốt cháy nhiều oxy hơn và từ đó càng dễ bất tỉnh và chết chìm hơn. Một cách thâm hiểm, bài tập này khiến những bản năng sinh tồn của bạn chống lại chính bạn: bạn càng cố gắng hít thở bao nhiêu, bạn càng có ít cơ hội để thở. Mong muốn sống càng mãnh liệt, tỉ lệ chết càng tăng cao.
Không chỉ là một bài kiểm tra thể lực, drown-proofing là bài kiểm tra khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi sĩ quan trong những tình huống nguy hiểm nhất. Liệu anh ta có thể kiểm soát được sự thúc giục trong bản thân mình? Liệu anh ta có thể thả lỏng người trong thời khắc đối mặt với tử thần? Liệu anh ta sẽ sẵn lòng liều mạng để phục vụ những giá trị hay mục tiêu cao cả hơn?
Những kĩ năng ấy quan trọng hơn rất nhiều so với khả năng bơi lội của bất cứ sĩ quan nào. Chúng quan trọng hơn sự dẻo dai, sức bền thể lực, hay tham vọng của anh ta. Chúng quan trọng hơn trí thông minh của anh, ngôi trường anh ta học, hay vẻ đẹp trai khi anh ta diện bộ suit Ý bóng loáng.
Kĩ năng này - khả năng từ bỏ kiểm soát khi ta muốn nó nhất - là một trong những kĩ năng quan trọng nhất một người có thể phát triển. Nó quan trọng không chỉ cho SEAL, mà còn cho cả cuộc sống
Drown-proofing tuân theo một đường cong nghịch ��ảo. Bạn càng cố gắng ngoi lên mặt nước, bạn càng thất bại. Tương tự, bạn càng khao khát để thở, bạn càng dễ sặc vài ngụm nước hồ hòa nước tiểu.
“Luật Trái ngược”
1. Kiểm soát
- Ta càng cố gắng kiểm soát những thôi thúc và cảm xúc của chính mình bao nhiêu, ta càng thấy bất lực bấy nhiêu. Đời sống cảm xúc của chúng ta là bất kham và thường không thể kiểm soát, và mong muốn kiểm soát nó sẽ chỉ khiến nó tệ đi. Ngược lại, chúng ta càng chấp nhận những cảm xúc và thôi thúc, chúng ta càng biết cách định hướng và xử lý chúng.
2. Tự do
- Mong muốn triền miên có nhiều tự do hơn trớ trêu thay giới hạn chúng ta theo nhiều cách. Tương tự, ta chỉ thực sự tự do khi ta giới hạn chính mình—bằng việc chọn và tuân theo một vài điều trong cuộc sống.
3. Hạnh phúc
- Cố gắng hạnh phúc chỉ khiến ta thêm bất hạnh. Chấp nhận sự bất hạnh lại khiến ta hạnh phúc.
4. An toàn
- Cố gắng khiến mình cảm thấy an toàn hơn tạo ra nhiều cảm giác bất an hơn. Ngược lại, trở nên thoải mái với sự bất định lại cho phép ta cảm thấy an toàn.
5. Tình yêu
Chúng ta càng cố gắng khiến người khác yêu và chấp nhận ta, thì càng ít cơ hội họ làm như vậy, và quan trọng nhất, càng ít cơ hội ta hãy yêu và chấp nhận chính mình.
6. Tôn trọng
- Chúng ta càng đòi hỏi sự tôn trọng, thì người khác càng ít tôn trọng ta. Chính ta khi tôn trọng người khác nhiều hơn, họ sẽ tôn trọng ta nhiều hơn.
7. Niềm tin
- Ta càng cố gắng khiến mọi người tin mình thì họ càng ít tin ta hơn. Khi ta tin người khác nhiều hơn, họ cũng tin ta nhiều hơn.
8. Tự tin
- Càng cố gắng cảm thấy tự tin bao nhiêu, thì càng cảm thấy bất an và lo lắng bấy nhiêu. Khi chúng ta biết cách chấp nhận lỗi lầm của mình hơn, chúng ta sẽ thoải mái hơn khi là chính mình.
9. Thay đổi
- Càng mong muốn thay đổi bản thân chúng ta càng thấy mình chưa thay đổi đủ. Trong khi đó, càng chấp nhận bản thân mình thì chúng ta càng phát triển và trưởng thành, vì chúng ta sẽ rất bận rộn với những điều thú vị và mới mẻ đến mức chẳng nhận ra điều đó nữa.
10. Ý nghĩa
- Chúng ta càng theo đuổi một mục đích hay ý nghĩa sống sâu sắc hơn, thì chúng ta càng trở nên tự ám và nông cạn hơn. Chúng ta càng thêm vào ý nghĩa cho cuộc sống của những người khác, chúng ta sẽ càng cảm thấy những ảnh hưởng sâu sắc hơn.
0 notes
changlagica · 4 years ago
Text
VƯƠNG DUY: LẦN THEO NGUỒN NƯỚC ĐỔ, NGỒI NGẮM ÁNG MÂY BAY
(Tuy rất dài, nhưng mong các bạn có thể bớt chút thời gian đọc hết)
Trong lịch sử Trung Hoa, không có triều đại nào giàu ý thơ như thời Đường. Thơ của thời Đường vừa hòa nhã vừa mềm mại, mà thơ của Vương Duy lại mềm mại đến vô cùng tận.
"Đãn khứ mạc phục vấn, bạch vân vô tẫn thì."
(Người đi thôi chẳng hỏi, mây trắng lững lờ trôi)
"Khuyến quân canh tẫn nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân."
(Mời người uống cạn chén rượu này, rời khỏi Dương Quan ai còn cố nhân)
"Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư."
(Xin chàng hãy hái thật nhiều, vật ấy rất gợi tình tương tư)
"Lai nhật khởi song tiền, hàn mai trước hoa vị?"
(Cây mai trước cửa sổ, đông lạnh nở hoa chưa?)
Nhìn chung, thơ của Vương Duy, bài nào chẳng vừa thư thái vừa nhẹ nhàng? Từng có người đánh giá cuộc đời của Vương Duy như sau: "Con người sống tốt, dễ thành người tốt".
Thực ra chúng ta đều sai rồi. Chúng ta chỉ thấy sự bình tĩnh vượt ngàn cánh buồm của ông mà không nhìn tới cuộc đời kinh qua bao chìm nổi của ông.
(Kể từ khúc này trở đi mình sẽ đặt đại từ nhân xưng là "hắn" bởi tính chất của đoạn sau như một cuốn tiểu thuyết ngắn vậy đó, để "hắn" sẽ hợp hơn)
Năm Võ Tắc Thiên đăng cơ cũng chính là Trường An nguyên niên (nguyên niên ý chỉ năm đầu tiên của đời vua đó). Hai dòng họ lớn của Đại Đường là Vương thị ở Thái Nguyên và Thôi thị ở Bác Lăng liên hôn, sau đó hạ sinh một thiên tài, ấy chính là Vương Duy.
Có một số người, sinh ra đã định phải làm thánh nhân. Vương Duy chính là kiểu người như vậy, ông nội của Vương Duy tên Vương Trụ, là một nhạc quan (một chức quan quản những việc liên quan đến âm nhạc) nổi tiếng trong cung. Mẫu thân của Vương Duy là họa sĩ, tinh thông Phật pháp, là đệ tử của cao tăng Đại Chiếu trứ danh đương thời. Phụ thân của Vương Duy là Vương Xử Liêm, tinh thông thơ văn, giữ chức tư mã Phần Châu, ấy cũng là một vị quan lớn. Còn đứa trẻ Vương Duy lại kế thừa gen ưu tú của gia tộc, được tiếp nhận nền giáo dục cao cấp nhất thời bấy giờ.
Hắn có thể sáng tác nên một bài thơ hay, am hiểu thi họa, lại sở hữu thiên phú vô cùng tốt về âm nhạc. Ngoại trừ tài hoa thì Vương Duy cũng là một mỹ nam siêu cấp, thân hình hắn cao to, dung mạo anh tuấn, mang khí chất của bậc anh tài. Tóm lại, con nhà Lão Vương hàng xóm quả chẳng thể moi ra được bất kỳ thói hư tật xấu nào cả!
Năm Vương Duy mười lăm tuổi, hắn hăm hở một mình đến Đông Độ ở thành Lạc Dương tham gia thi cử. Tiện tay viết một câu "Tân Phong mỹ tửu đấu thập thiên, Hàm Dương du hiệp đa thiếu niên" (Tân Phong rượu quý mười ngàn đấu, du hiệp Hàm Dương khách trẻ trung), thể hiện cái hiệp khí của thiếu niên khiến không ít người ngạc nhiên.
Về sau, bài "Tương tư" được nghệ nhân nổi tiếng thời đó là Lý Quy Niên cất thành tiếng hát bèn trở nên nổi tiếng khắp kinh đô.
"Hồng đậu sinh nam quốc, xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thải hiệt, thử vật tối tương tư."
(Đậu đỏ mọc xứ Nam, xuân đến nảy thêm cành
Mong chàng hái nhiều chút, ấy rất gợi tương tư)
Mười bảy tuổi, trong khi người bạn Lý Bạch cùng lứa còn đang trốn học và mải ngắm bà nội mài kim thì Vương Duy đã sáng tác nên một bài thơ nói về nỗi nhớ quê nhà để rồi thành danh khi còn là thiếu niên.
"Độc tại dị hương vi dị khách, mỗi phùng giai tiết bội tư thân.
Diêu tri huynh đệ đăng cao xử, biến sáp thù du thiểu nhất nhân."
(Đất lạ đơn côi làm khách lạ, mỗi lần tiết đẹp nhớ nhà hoài
Vẫn hay huynh đệ lên cao đấy, đều cắm thù du thiếu một người)
Chỉ dựa vào bài thơ này, Vương Duy chớp mắt nổi danh.
Có thể thấy, tuy có cùng thiên phú nhưng sinh ra trong gia đình như thế nào là chuyện vô cùng quan trọng. So với Lý Bạch thì con đường thành danh của Vương Duy rất thuận buồm xuôi gió.
Khai Nguyên năm thứ chín, dưới thời Đường Huyền Tông, Vương Duy bấy giờ 20 tuổi không phụ sự kỳ vọng của mọi người, thi đứng thứ nhất, trở thành tiến sĩ và là niềm tự hào của toàn châu (châu là cách gọi của đơn vị hành chính thời xưa). Sau đó hắn được phong làm Thái Nhạc Thừa, chưởng quản âm nhạc và lễ nghi trong cung. Bởi tài năng và danh vọng vốn có nên Vương Duy thường qua lại với các vương công quý tộc. Sau lại thăng quan tiến tước, nỗ lực vì quốc gia, ấy lại là chuyện đương nhiên không cần nhắc đến.
Một thiếu niên phong độ ngời ngời vung bút thành thơ như vậy, vừa có tiền đồ rộng lớn vừa nhận được bao ái mộ của vô số thiếu nữ trong thành Trường An. Quả khiến kẻ khác phải ngóng mắt ước ao.
Vào độ tuổi đẹp nhất này, Vương Duy nghênh đón đoạn tình cảm đầu tiên trong cuộc đời. Cô nương đó họ Chân, là người bồi bạn bên cạnh công chúa. Thiếu niên cưỡi bạch mã, tóc ghim trâm ngọc, lưng giắt ngọc bội, còn thiếu nữ nhảy múa mê người, tình ý miên miên. Một đôi thần tiên quyến lữ như vậy quả là giai thoại.
Nhân sinh đắc ý chẳng qua cũng chỉ thế thôi, tên đề bảng vàng, giai nhân trong lòng. Song cái gọi là thế gian hiểm ác lại là "vừa mở màn đã phải bế mạc".
Thành nhờ Tiêu Hà mà bại cũng tại Tiêu Hà. Vương Duy thành công nhờ âm nhạc mà gặp phải tai nạn cũng tại âm nhạc. Nguyên nhân bắt đầu từ việc tranh đấu quyền vị của con cháu hoàng tộc. Một nhạc quan như Vương Duy vốn cách trò chơi chính trị này tận mười mấy vạn tám ngàn dặm, nhưng bởi hắn qua lại thân thiết với các vương công quý tộc nên cũng bị liên lụy theo.
Trong một lần phụng chỉ tập luyện, Vương Duy bị vu cho một tội danh bịa đặt: đại bất kính với hoàng đế. Lý do: màu vàng trượng trưng cho sự cao quý của hoàng tộc, nhưng Vương Duy tập "Ngũ phương sư tử vũ" lại dùng lân vàng, mà Vương Duy lại nhìn thì chẳng phải đang mạo phạm hoàng đế hay sao?
Nhắc tới cũng oan, là quan chỉ huy cho việc tập luyện nhưng lại không được nhìn thì làm sao mà tập được? Nhưng những kẻ đó vẫn phớt lờ, dù sao nhìn rồi thì cũng tính là đại bất kính.
Muốn giá tội cho ai, lo gì không có cớ?
Một Vương Duy trưởng thành trong mật ngọt nào biết lòng người hiểm ác đến thế? Hắn chẳng tài nào hiểu nổi tại sao một vị quan suốt ngày làm bạn với âm nhạc như mình lại rước phải phiền phức bậc này. Không có cách nào cả, khi ấy chính là như vậy. Hắn chỉ có thể nhẫn nhục chịu đựng, chấp nhận số phận lưu vong, đến một nơi thâm sơn cùng cốc ��� Sơn Đông để coi quản một thương khố (nhà kho) nhỏ vừa bẩn vừa lộn xộn.
Xã hội dần trưng ra bộ mặt tàn khốc trước Vương Duy, những bằng hữu trước xưng huynh gọi đệ nay đều lặn đâu mất tăm. Tới đây Vương Duy mới biết, hóa ra tình cảm trên thế gian này chỉ có một kiểu mang tên "giá trị lợi dụng".
Con đường làm quan bị chặt đứt, chặt đứt thì chặt đứt thôi, nhưng hắn lo lắng nhất là cô nương hắn yêu thương. Người bên cạnh công chúa và một tội phạm bị lưu vong, bất kể thế nào cũng phải phân rõ giới hạn. Cứ vậy, thế sự khó dò.
Chỉ mới mấy ngày trước thôi, khách quý đến Vương phủ vẫn chật ních, hắn vẫn là thiếu niên như ý của thành Trường An, cô nương xinh đẹp kia vẫn cùng hắn tương ái. Nhoáng cái cửa nhà vắng vẻ, không người hỏi thăm.
Cô nương đi rồi, huynh đệ cũng bỏ chạy, không quan cao hiển hách, mười mấy năm đọc sách nay lại thành một quan quản kho. Từ đó, gian khó thế gian lần lượt xuất hiện trước mặt Vương Duy.
Năm 725, Vương Duy đã giữ chức quan này bốn năm, rốt cuộc cũng đợi được ngày tự do. Năm đó Đường Huyền Tông đại xá thiên hạ, Vương Duy như cây kiếm rời vỏ vội chạy về nhà. Hắn cưới một vị thê tử hiền thục, mặc dù không sâu sắc như mối tình đầu song vẫn tình nườm ý đậm, hòa hợp với nhau.
Vốn tưởng có thể sống đời thanh tịnh, nào ngờ số phận không có đạo lý, lúc nó muốn đùa giỡn bạn thì hai chữ "phản kháng" có muốn nghĩ cũng đừng hòng nghĩ tới. Mà Vương Duy năm đó đang vui vẻ chuẩn bị đón đứa con sắp chào đời. Lần sinh nở khó khăn này đã mang đi người vợ hắn yêu thương và cả đứa con hắn chưa thấy mặt.
Đều nói đời người có bốn chuyện buồn: thuở nhỏ tang mẹ, niên thiếu tang cha, trung niên tang vợ, lão niên tang con. Trong bốn chuyện đại bi, Vương Duy chiếm ba. Đối với một người đàn ông ba mươi tuổi thì đây là nỗi đau như moi tim róc xương!
Trời xanh cho hắn chút ngọt ngào lúc mới đầu, nhưng chỉ trong một năm đã mang đi gần hết. Nhà thơ mất vợ thường đều lưu lại mấy câu đau xót. Nguyên Chẩn từng viết "Tằng kinh thương hải nan vi thủy, trừ khước Vu Sơn bất thị vân" (đã qua bể thẳm khôn còn nước, ngoài chốn non Vu chẳng có mây). Tô Thức cũng viết: "Thập niên sinh tử lưỡng mang mang, bất tư lượng, tự nan vong" (mười năm cách biệt muôn trùng, dù không cố nhớ nhưng lòng chẳng quên). Cả Quy Hữu Quang cũng viết: "Đình hữu tỳ ba thụ, ngô thê tử chi niên sở thủ thực dã, kim dĩ đình đình như cái hĩ" (trong sân trồng cây sơn trà do thê tử ta trồng, nay đã cao vút). Nhưng những người này sau khi lưu lại thơ thì quay đầu đã lập tức tìm được mỹ nhân khác về, còn Vương Duy thì không giống thế.
Hắn là người điển hình cho việc dùng hành động để yêu. Hắn chưa từng viết cho người vợ đã khuất một câu một chữ nào, chỉ suốt ngày lặng im ngồi trước sân, ở vậy cả đời để tưởng nhớ vong thê. Hoặc cũng có lẽ, trong lòng Vương Duy, mỗi một giây một phút nửa đời sau, hai chữ "tình yêu" chỉ dành riêng cho nàng. Kiểu thương tiếc như vậy vượt lên biết bao giọt lệ, hơn cả vạn bài thơ.
Sau khi chịu đựng đả kích liên tiếp, ông trời rốt cuộc cũng khai ân, lần nữa đáp lại Vương Duy. Lúc này đã có sự bổ khuyết. Nhưng một chức quan vừa nguy hiểm vừa có tiếng nói, đã định trước không thể dài lâu. Chỉ hơn năm, ông lại bị kẻ khác vu hãm, lần nữa bị hạ chức phải tới vùng biên cương.
Trên đường rời khỏi Trung Nguyên, Vương Duy cảm thấy bản thân như nhành cỏ phiêu diêu. Một cõi hoang vu bị vứt bỏ dâng lên trong lòng. Bỗng trước mắt một làn khói cô độc bay lên trời, dường như bay từ đáy lòng hắn. Khoảnh khắc đó, hắn đã thấu rõ mọi thứ. Nếu đại mạc là điểm tận của nhân sinh, vậy tại sao không thỏa thích rong ruổi?
Vậy nên hắn đã vung bút viết xuống sa mạc mấy câu:
"Đan xa dục vấn biên, chúc quốc quá cư duyên.
Chinh bồng xuất Hán tái, quy nhạn nhập Hồ thiên.
Đại mạc cô yên trực, trường hà lạc nhật viên.
Tiêu quan phùng hậu kỵ, đô hộ tại Yên Nhiên."
(Xe hướng về biên cương, qua thuộc quốc Cự Duyên
Cỏ bồng dời đất Hán, chim nhạn về trời Hồ
Khói buồn cao đại mạc, ráng chiều phơi trường hà
Tiêu quan gặp binh mã, bình định đất Yên Nhiên."
Đây xem như là lời từ biệt - từ biệt trần thế phồn hoa. Từ đó, hắn khoác lên y phục nhạt màu, ngày ngày ăn chay. Sống trong những tháng năm yên tĩnh đó, hẵn bỗng nhớ rằng bản thân có một cái tên khác: "Ma Cật". Tất thảy đều sáng tỏ.
Hai chữ "Ma Cật" trong Đại Thừa Phật giáo mang ý: "dọn sạch dơ bẩn trong tâm, khiến lòng thanh tịnh". Hóa ra, người mẹ tin Phật của hắn đã đặt một tấm lòng thiện trong sinh mạng hắn ngay từ thuở ban sơ. Lòng thiện này, đến tận khi hắn kinh qua bao khổ đau mới bất chợt tỉnh ngộ.
Hắn tìm thấy một huyện thành tên Lam Điền, nơi đây non xanh nước biếc, hoa cỏ rợp trời. Hắn thường đến thiền viện này cùng tăng nhân thảo luận Phật pháp. Từ đó, sơn thủy trong mắt Vương Duy là thanh tịnh, không có muôn hồng nghìn tía, chỉ có mây trắng núi xanh.
Công nguyên năm 761, Vương Duy tạ thế. Hắn thong dong cáo biệt, rời đi cùng với nụ cười mỉm bên môi.
Đời này, hắn từng yêu, từng đau, từng thành công và cũng từng thất bại. Nhưng hắn vẫn có thể cười nói, có thể dạo chơi một chuyến nơi thế gian này, ấy mới vui thích làm sao.
Một ngàn năm sau, khi hậu nhân nhắc đến Vương Duy đều thích nói về gia thế của hắn, cái thiên tài của hắn, ân oán của hắn với Lý Bạch, cả scandal giữa hắn với công chúa Ngọc Chân. Nhưng trong lòng tôi, tất thảy đều không bằng được áng mây trời trên núi Chung Nam.
"Trung thế phả hiếu đạo, vân gia Nam sơn thuỳ.
Hứng lai mỗi độc vãng, thắng sự không tự tri.
Hành đáo thuỷ cùng xứ, toạ khan vân khởi thì.
Ngẫu nhiên tri lâm tẩu, đàm tiếu vô hoàn kỳ."
(Trẻ từng yêu mùi đạo, già ở núi Nam này
Lúc hứng riêng mình dạo, ghi vui chỉ tự hay
Lần theo nguồn nước đổ, ngồi ngắm áng mây bay
Chợt gặp ông già núi, quên về, nói chuyện say.)
Hắn đã nhìn thấy phồn hoa giữa thế gian, song sau lại hai bàn tay trắng. Cuối cùng hắn chống gậy đứng ngoài cửa, đón gió nghe tiếng ve, không cầu phồn vinh cũng chẳng cầu phus quý, chỉ cầu nội tâm an bình. Hắn đã tìm được niềm vui thật sự, kiểu tâm tình này như mây trên trời, và niềm vui ấy đã vang vọng khắp bầu trời lịch sử.
Nhớ trước kia rất lâu có người hỏi tôi rằng: "Châm ngôn của cuộc đời cô là gì?", khi đó tôi đã nói: "Hành đáo thuỷ cùng xứ, toạ khan vân khởi thì". Đã nhiều năm trôi qua nhưng những lời đó vẫn khắc sâu trong lòng tôi, mãi không thay đổi.
Tuổi tác càng dài càng thấy thế gian tàn nhẫn, càng cần một nơi yên tĩnh.
Trong "Đạo Đức Kinh" có viết: "Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu" (trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm). Dù đối với "Thi Phật" Vương Duy thì cũng tương tự vậy. Thế giới đối với hắn tàn nhẫn bất dung tình, nhưng trong thơ của hắn lại chẳng có chút oán than.
Hắn ngắm hoa ngắm chim ngắm núi ngắm nước, dường như chuyện ngày trước chỉ là một đám mây đen, gió mát thổi bay rồi trăng sáng lại lên, giống như thế giới của hắn trước nay đều là trời trong nắng ấm.
Tôi bèn nhớ tới Mozart, ông bất hạnh, bần cùng, khốn đốn, chán nản,... nhưng khi bạn nghe âm nhạc của ông lại thấy được cái tốt đẹp, vui vẻ, dịu dàng và an bình. Có lẽ, giống như Romain Rolland từng nói, trên thế giới chỉ có một kiểu chủ nghĩa anh hùng, đó chính là khi bạn nhìn thấu bản chất của cuộc sống nhưng vẫn nhiệt tình sống như thường.
Nào có cái gọi là thờ ơ với đời, chẳng qua thế sự xoay vần, cuối cùng thấu triệt mà thôi.
Vạn vật trên thế gian đều tự có chỗ đến, cũng tự có chỗ về. Cả Vương Duy và chúng ta không ai tránh nổi sự đời chìm nổi, mà Vương Duy sở dĩ là Vương Duy là vì tuy ông thân chìm trong bấp bênh song tâm vẫn hướng về phía yên vui.
Rồi sẽ có một ngày, bạn hiểu được mây trôi là sẽ hiểu được bầu trời. Rồi cũng có một ngày, bạn hiểu được Vương Duy, ấy cũng là lúc bạn hiểu được nhân sinh.
Gió nổi lên rồi, tiếp đó lại là ngày mới với nắng sớm mai. Hà tất sầu hôm nay?
-------------------------------
Lần đầu tiên dịch một thiên văn mà mũi mình ửng đỏ, từng câu từng chữ đọc mà đau lòng khiến từng dòng dịch ra cũng trau chuốt hơn ngày thường. Tự nhận đọc nhiều thơ của Vương Duy nhất trong số các nhà thơ, nhưng lại không hiểu được rõ cuộc đời cũng như những biến cố ập đến với ông, bây giờ nghe một bài diễn giải sâu sắc, lại thấy được cái nông cạn của mình, cũng buồn cho thói đời vô lối. Cổ nhân không ai sống dễ dàng cả, dẫu một người có xuất thân trâm anh thế phiệt lại tài giỏi như Vương Duy mà cũng không thoát khỏi trêu đùa của số phận, vậy thì người như ta sao sống nổi thời đại đó...
St.
17 notes · View notes
xemphimplus2020 · 4 years ago
Text
Hữu Phỉ (Legend Of Fei) đánh giấu sự trở lại của Triệu Lệ Dĩnh
Hữu Phỉ phim cổ trang mang đậm chất ngôn tình, lấy bối cảnh Hậu Chiêu năm Kiến Nguyên thứ mười bảy. Non sông chia Nam - Bắc cai trị, chiến tranh liên miên, các tuyệt đại cao thủ trong truyền thuyết lần lượt ngã xuống, chỉ còn lại bốn mươi tám trại náu mình giữa Thập Vạn Đại Sơn, nhân tài suy thoái, bụi vàng phủ hết anh hùng. Phim kể về cô con gái Chu Phỉ của đại đương gia bốn mươi tám trại rời nhà ra đi, từ đó trải bao gian nguy hiểm trở, cuối cùng trở thành danh đao một thời.
Tumblr media
Triệu Lệ Dĩnh tham gia phim Hữu Phỉ ngay sau khi sinh con trai đầu lòng cho Phùng Thiệu Phong
Trong phim Legend Of Fei, Triệu Lệ Dĩnh vào vai Chu Phỉ - một cô nàng được miêu tả với những cụm từ như sau "tư chất kém, công phu nát, khinh công như quả cân, tâm thô hơn cả eo, trừ có chút thành tựu ở khoản đi tìm cái chết thì chỉ còn lại cái mặt miễn cưỡng có chút ưa nhìn..."
Tumblr media
Triệu Lệ Dĩnh với khuôn mặt trẻ trung, bầu bĩnh của mình chắc hẳn sẽ đảm nhiệm tốt vai diễn này một cách dễ dàng thôi. Các cảnh quay hành động cũng được cô nàng tự đóng mà không cần tới diễn viên đóng thế
Tuy nhiên để hoàn thành vai viễn này cô ấy phải thực hiện những pha hành động nguy hiểm và đôi khi cũng bị chấn thương trong lúc quay phim. Điều đó khiến Fans của cô ấy đau lòng và gửi tâm thư đến cho đạo diễn để cô ấy đóng cắt bớt những cảnh hành động lại
3 notes · View notes
hematnhin · 4 years ago
Text
2nd
Tumblr media
200515 Chuyện này đã diễn ra nhiều năm rồi và theo mình tự thấy là nó sẽ chẳng dừng lại đâu. Mình thường có những giấc mơ diễn ra theo những motif có sự tương đồng nhất định. - Motif thứ nhất: Mình - không biết là bằng cách nào - bỗng dưng đặt chân đến một nơi có cảnh sắc trù phú tươi đẹp tới mức không thể tin vào mắt mình. Dù còn nhiều phần lạ lẫm nhưng nơi đó không hề đem lại cho mình chút mảy may linh cảm gì về một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Mình chỉ đơn giản là tình cờ có mặt ở đó, không thôi sửng sốt về sự hiện diện tươi đẹp bất thường của một vùng đất như thể chưa từng bị khai phá hoặc nhiễm độc. Nơi đó đôi khi có cả những người khác nhưng cũng có khi chỉ có một mình mình. Mình chỉ có thể đứng đó, lẩy bẩy bần thần trước cảnh sắc diễm lệ ngút ngàn trước mắt. Bất kể là phóng tầm nhìn ra xa về hướng nào thì vẫn chỉ thấy riêng cảnh sắc ấy, cảm tưởng như thể nó kéo dài vô tận, như là cả thế giới. Mọi chuyện cứ như thể bối cảnh của một bộ phim mang sắc thái viễn tưởng, giống như phân cảnh Pi bỗng dưng tìm thấy hòn đảo nổi giữa biển khơi trong Life Of Pi. Và cũng như Pi, mình không làm sao chứng minh được cho người khác cùng thấy, cùng tin rằng một nơi như thế thực sự tồn tại trên Trái Đất. Luôn luôn là thế, khi thì mình không thể tìm thấy điện thoại máy ảnh để chụp vội dù chỉ một tấm, khi thì tìm ra điện thoại rồi nhưng rồi chuyện gì đó xảy đến và khiến mình bị gián đoạn... - Motif thứ hai: Có một đứa trẻ khoảng 10 tuổi luôn ráo riết chạy theo mình, cực kỳ bền bỉ, bền bỉ dai sức bất thường đối với một đứa trẻ 10 tuổi. Dù mình có cố gắng chạy nhanh cỡ nào thì chỉ cần dừng lại khoảng 5s thôi, mỗi lần quay đầu là mình lại bắt gặp "nó", gần như liền tức khắc. Mình không biết đứa bé ấy là ai hay nó muốn gì ở mình, chỉ là sự việc này ngay từ đầu đã không đúng rồi. Mình cũng không rõ vì sao mình phải chạy và rồi sẽ còn chạy đến bao giờ, chạy đến đâu. Chỉ có cảm giác rằng bất kể điều nó đòi hỏi ở mình có là gì thì đó ắt hẳn cũng chẳng phải là điều tốt lành cho cam. Bối cảnh của cuộc đuổi bắt kỳ lạ này luôn là những khu tranh tối tranh sáng, lụp xụp chật hẹp nhưng luôn liên thông kết nối kỳ lạ với nhau. Trông chúng như những khu chợ cóc, chợ tự phát chợ dân sinh hỗn loạn phức tạp nhớp nhúa thường thấy trong những bộ phim trinh thám hình sự. Motif thứ ba: Mình đi tìm một địa điểm chưa xác định nào đó, không đề cập lý do cụ thể trước đó nhưng có vẻ như nó vô cùng quan trọng. Quan trọng đến mức mà gặp ai mình cũng dò hỏi về nó cho kỳ được, đến mức mình sẵn sàng giúp đỡ hay thậm chí tiếp nhận sự sai bảo trục lợi của người không quen biết chỉ để có được chút manh mối về nơi mình đang kiếm tìm. Không ai biết nó là nơi nào hay nó ở đâu cả. Đáng lẽ mình phải dừng lại, thức tỉnh bản thân và ít nhất là cũng nên cho chính mình một lý do để tin rằng nó không thực sự tồn tại. Nhưng mình vẫn nhất định cố chấp với nó đến cùng, phải chăng là bởi chi phí cơ hội mình đã bỏ ra vì nó đã quá nhiều để dừng lại? Có lẽ nơi đó chỉ là ảo vọng mà bằng một cách kỳ quái nào đấy, hẳn mình đã bị một kẻ gàn dở ở đẩu đâu thôi miên đút mớm ý niệm. Motif thứ tư: Mình đang ở một mê cung nhiều tầng lớp phức tạp, cấu trúc thò ra thụt vào bất cân xứng và nguy hiểm nếu đi lại không chú ý quan sát cẩn thận thì ắt thụt chân cộc đầu mẻ trán như chơi. Đây là một phiên bản của trò chơi sinh tử ư, thí nghiệm tâm lý hành vi con người nào à? Sao mình lại có thể không biết được vì sao mình lại ở đây? Thuốc mê? Xóa ký ức tạm thời? Mình không biết. Mỗi sáng tỉnh dậy, dù có mơ lại những giấc mơ kia hay không, dù có mơ hay không, thì mình vẫn luôn tự hỏi rằng tất cả những chuyện này có ý nghĩa gì. Nó có bắt buộc phải có ý nghĩa hay không? Nếu không tìm hiểu về nó thì sao và nếu mình mãi mà vẫn không hiểu về nó thì sẽ có chuyện gì xảy ra? Mình không có cảm giác mình thuộc về gia đình mình, đất nước mình. Mình không hòa được vào văn hóa bản địa nơi lẽ ra mình phải coi nó là quê hương. Mình càng không hòa được vào thứ văn hóa mà ngày nay các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị và phi chính trị cứ ra rả truyền bá cho nó - gọi tắt nó bằng hai từ hội nhập hay công
dân toàn cầu. Mình không chắc nó có phải chỉ đơn thuần và nỗi bất an của tuổi trẻ của thời đại hay của riêng thế hệ Y hay không. Đã bảo rồi mà, mình có dám chắc cái gì đâu. Mình nghĩ rằng mình là kẻ tìm kiếm, suốt đời phải đi tìm kiếm điều gì đó mà đến nay mình vẫn chưa hoàn toàn định hình được về nó hay gọi thẳng tên. Cảm giác bị thôi thúc về sự tồn tại của nó cứ khiến mình phải đưa chân bước những bước vô định cả ở thế giới vật lý lẫn thế giới internet hay cả những thế giới vô định hình khác như vậy cho đến ngày nó xuất hiện hoặc mình tạo được ra nó. Nó là nơi nương náu, là cảm giác thuộc về, là lý do mình "ở đây". Rồi mình tìm thấy thế giới của SM, mình nghĩ rằng mình hiểu khá nhiều thông điệp mà SM muốn truyền tải hay vô tình cài cắm trong các sản phẩm văn hóa dường như không mấy tính đại chúng của họ, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây. Âm nhạc của SM nhiều bài rất khó để gọi là relax, nó hỗn độn và riêng biệt. thậm chí là kỳ quặc đến phát bực. Nó đòi hỏi sự cố gắng tìm hiểu và tiếp nhận từ ít đến... vô cực, đôi khi sẽ bắt bạn phải tạm gạt bỏ định kiến lẫn thế giới quan an toàn của bản thân. Qua đó khiến rất nhiều người qua đường và cả chính fans các nhóm trực thuộc phải nản lòng hay ngao ngán. Không dễ dàng với cả chính mình ngay từ những ngày đầu SM thay đổi hướng tiếp cận khán giả. Nhưng mình hy vọng sự hiểu biết lượm lặt cùng quan điểm khang khác những gì bạn vẫn thấy và mong đợi được thấy trên internet hàng ngày từ page này sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn khác về SM, về thế giới, tham vọng hơn nữa là về chính bạn. Yêu hay ghét lắm khi không quan trọng bằng sự thấu hiểu. Ngay cả khi không thể thấu hiểu dù đã cố gắng cách mấy thì mình hy vọng rằng chí ít bạn cũng sẽ tìm được một tâm thế đúng đắn để tôn trọng họ. Khá là dài đấy nhỉ? Nếu bạn đã kiên nhẫn đọc được đến đây rồi thì chắc bạn đã hiểu được ít nhiều sự chân thành và mục tiêu của mình khi lập page này. Bạn có thể góp ý, chia sẻ suy nghĩ thông tin cho mình bất kỳ lúc nào bạn muốn và cảm thấy thích hợp. Mình luôn luôn giữ tâm thế đón nhận điều ấy từ bạn. Mình cũng sẽ rất vui khi tìm thấy ai đó có cùng mục đích, suy nghĩ cảm nhận (không cần phải cả ba cùng lúc đâu), có ý muốn giúp đỡ chung tayxây dựng page, xây dựng một cồng đồng SMstan support nghệ sĩ SM đúng mực. Mình luôn trông đợi điều đó từ bạn! Chừng đó câu chữ chắc cũng đủ rồi ha, giờ thì chính thức chào đón bạn! SMile! Respect & Peace 📷
https://www.facebook.com/SMileRockTheWorld/posts/1051628388571489
1 note · View note
khonsonkhiem · 5 years ago
Text
Ma Khảo
Tumblr media
Ma khảo là ma quỉ thử thách tâm đức, phẩm hạnh của người tu để xem có xứng đáng đắc đạo chăng. Thường thì Chánh Tà tương khắc. Hễ Đạo khai thì Tà khởi. Đạo không ma khảo, Đạo khó thành; ma không Đạo khai, ma không được dịp mở cơ thạnh vượng.
Ma khảo có nhiều cách, đại khái như:
– Mạo danh Tiên Phật, dối ban huyền diệu cốt mê hoặc người tu phải xa đường chánh giáo.
– Giục người thấy sắc đẹp mê sa, thấy tiền bạc hay danh lợi thì ham muốn.
– Hóa ra nhiều việc lạ lùng quái gở làm cho người tu sợ hãi mà bỏ dở công phu.
– Chiếu theo sở dục của con người mà cám dỗ, tức là đánh ngay chỗ yếu của mỗi người.
– Bày bố những khó khăn gay cấn nguy hiểm làm cho người tu thối chí ngã lòng.
Các Đấng Tiên, Phật đều nói trước rằng: “Vô ma khảo bất thành Đại Đạo, Đạo bất khảo bất thành Phật.”
Xưa, Đức Phật Thích Ca, trước khi thành đạo, phải chịu cho Quỉ vương, khảo đảo đủ cách, khi không lay chuyển được thì Quỉ vương mới chịu phục và ngài mới thành đạo.
Vượt qua được một lần khảo đảo là trình độ tâm linh tiến hóa lên một bực. Cho nên, nhờ Ma khảo mà có sự định phẩm vị cho người tu hành.
Từ cổ chí kim, chư Phật, Tiên, Thánh đều phải trải qua con đường Ma khảo mới chứng được Đạo. Người tu mà chưa biết Ma khảo thì chưa biết giá trị tu hành.
Chúng ta tin chắc rằng, mỗi lần bị khảo mà không ngã là mỗi lần chúng ta được lên một nấc thang tiến hóa , nhưng không phải chỉ bị Ma khảo một hay hai lần là đủ, mà chúng ta sẽ bị Ma khảo nhiều lần, bởi vì con đường tiến hóa của chúng ta có nhiều cấp bực.
Mặt khác, thời nay, cửa Đạo mở rộng, nhưng chân giả khó phân. Có người chơn tu, có người mượn danh Đạo tạo danh đời, làm cho những người chơn tu bị mắc oan. Cho nên các Đấng thiêng liêng cho Ma khảo để lựa chọn người chơn tu, loại ra những kẻ giả tu. Kẻ giả tu, sau cơn thử thách thì họ đều hiện rõ cái nguyên hình giả tạo.
Người tu hành phải chịu luật khảo thí và phải kiên tâm trì chí lướt qua mọi cơn thử thách.
Về Ma khảo, có thể chia ra 4 cách khảo:
– Nội khảo, – Ngoại khảo,
– Thuận khảo, – Nghịch khảo,
1. Nội khảo: Khi cầu đạo rồi, quyết tâm từ bỏ đường đời để lập thân hành đạo thì người tu thường bị tai nạn, hay bịnh hoạn. Do đó, nhiều người rất sợ, không muốn vào Đạo và lại còn biếm nhẻ rằng, người tu hành đạo đức mà sao bị tai nạn liền liền! Điều nầy không có gì là nghịch lý, khi chúng ta hiểu Đạo thì sẽ thấy rất rõ ràng.
Đức Thế Tôn cũng có dạy trước rằng:
Ức lòng dễ tỏ đặng cùng ai,
Hiền đức mà sao chịu khổ hoài.
Lão nói tỏ tường cho đó hiểu,
Cũng là vay trả luật xưa nay. (TNHT)
Chúng ta tự hỏi tại sao có chuyện kỳ lạ như vậy?
Bởi vì các chủ nợ oan nghiệt thấy vị nầy tu hành rồi, e sau nầy đắc đạo thì rất khó đòi được nợ, nên xúm nhau đến đòi nợ liền liền.
Người tu cần phải lập chí nhẫn nại, cam lòng chịu đựng, không trách móc than van, không oán hờn, vì các món nợ oan nghiệt ấy là của mình và do mình gây ra từ nhiều kiếp trước. Chúng ta cần trụ vững đức tin nơi Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, ráng lo lập đức lập công để tiêu trừ bớt oan khiên nghiệp chướng, vượt qua các cơn khảo đảo. Dần dần, các oan nghiệt sẽ bớt đi, và con đường đạo sẽ được êm chơn tiến bước.
2. Ngoại khảo: Khi mới bước chân vào đường Đạo thì thường bị thân nhân phản đối, bạn bè hủy báng, hàng xóm chê cười,. . . đều thuộc ngoại khảo. Có khi bị người lấy oán báo ơn, bị xuyên tạc, bị hàm oan, bị vu khống,. . . khiến người tu không đủ kiên nhẫn để nhịn nhục, nên nổi giận chống đối quyết liệt.
Người tu phải ráng giữ vững đức tin, dùng sự ôn hòa và tận tụy giúp đỡ mọi người, nhứt là những người chỉ trích mình hay làm hại mình, cầu xin chư Phật hộ trì, giúp sức cho mình sớm vượt qua cơn khảo đảo.
Bồ-tát Di Lặc cũng có nói: Có người chửi vào mặt Lão chuyết, Lão chuyết cười hì hì; nếu nhổ nước miếng vào mặt ta, cứ để vậy cho nó khô, khỏi cần phí công lau chùi, làm cho kẻ nhổ cũng được vui.
3. Thuận khảo:
Có hai mặt: Thánh và phàm.
– Mặt Thánh: Được bậc bề trên khen thưởng, được kẻ hậu học ủng hộ, dần dần trở nên đắc ý, hợm mình, rơi vào con đường danh của Đạo mà trở thành ngạo mạn, bỏ quên phần đạo tâm ở phía sau lưng.
Khi được bậc trên thương yêu, hậu học xem trọng, thì càng phải tự cảnh tỉnh lấy mình. Tài bao nhiêu, đức bao nhiêu mà được ân sủng như vậy? Trong lòng phải luôn luôn cảm tạ ơn đề bạt của các bậc huynh tỷ bề trên, thương yêu đoái hoài đến đàn hậu học, khiêm tốn nhúng nhường, nâng đỡ đàn hậu học, làm gương mẫu cho đàn em noi bước. Đó là cách biến Thuận khảo thành bậc thang tiến hóa của tâm hồn.
– Mặt phàm: Buôn bán phát đạt, thăng quan tiến chức, thành công mọi mặt, vợ chồng nặng tình ân ái khó lìa. Trong hoàn cảnh hân hoan đắc ý như thế, người tu dần dần trọng phàm khinh Thánh, biến tu đạo thành tu đời, mà quên đi lời Minh thệ lúc ban đầu.
Muốn thoát vòng tục lụy nầy, người tu phải biết rằng, những cái thành công đắc ý đó là do cái nhân tốt mà mình đã gây ra trong kiếp trước. Nếu không lo vun trồng cái nhân tốt ấy, thì chỉ hưởng một thời gian rồi hết. Cho nên càng đắc thế càng giàu sang thì càng phải lo lập công đức, tôn kỉnh Thần Thánh, giúp đỡ mọi người về vật chất hay về tinh thần trong một tình thương yêu chơn thật.
4. Nghịch khảo:
Có hai mặt: Thánh và phàm.
– Mặt Thánh: Người tu gặp các bậc bề trên vô tình, có công không được thưởng, vô cớ bị phiền trách, đối với cấp dưới thì không được hậu học kính trọng. Bao lâu khổ công hy sinh lo cho Đạo nghiệp, nay bị nghịch cảnh khảo duợt, làm người tu nản lòng thối chí.
Khi gặp Nghịch khảo như thế, chớ nên sanh lòng căm hờn, mà nên luôn luôn xét lấy mình, vì Đạo thuộc vô vi, tấm lòng son sắt có Trời cao soi xét, việc khen thưởng hay chê bai nơi cõi trần nầy là không đáng kể.
Luôn luôn giữ lòng trong sạch không đổi, càng bị hàm oan, càng chịu đựng trong quyết tâm tu hành thì càng được cao thăng phẩm vị nơi cõi thiêng liêng.
Gương xưa như nàng Thị Kính, rồi sãi Kỉnh Tâm, chịu hàm oan khổ nhục biết bao nhiêu mà kể, nhưng vẫn âm thầm chịu đựng, không than không oán, vẫn quyết lòng tu niệm, mới đắc thành Phật vị.
– Mặt phàm: Khi phát tâm hành đạo, cha mẹ không thích, vợ con ngăn cản, . . . , việc làm không thuận, cấp trên khinh khi, cấp dưới lờn mặt, đó là Nghịch khảo.
Gặp cảnh nầy, ta phải an phận, kiên nhẫn lấy đức cảm hóa mọi người, rồi dần dần hoàn cảnh cũng thay đổi, trở nên thuận bề vui vẻ.
Sau khi cầu đạo lo việc tu hành thì việc làm ăn thất bại, vợ chồng gây gổ, con cái bất bình, . . . đều thuộc về Nghịch khảo.
Người tu phải hiểu thấu suốt lý nhơn quả. Vợ chồng hay con cái đều là duyên nợ, duyên tốt hay xấu, dài hay ngắn, đều là nhân đã kết tập từ kiếp trước. Tiền tài, nhà cửa, ruộng đất, chỉ là thân ngoại vật, sinh ra không mang đến, chết rồi cũng không mang theo được.
Hiểu rõ như thế, thì sự vinh hoa, đắc thất như một giấc chiêm bao. Trong lòng cứ thản nhiên như đám mây bay trên trời, hay nh�� dòng nước chảy.
Đường đạo đã trải qua, chúng ta thấy rõ việc tu hành gặp không biết bao nhiêu trở lực, nào là người hữu ý hay vô tình kích bác, cho đến bà con cật ruột cùng bạn thân yêu buổi trước mà nay thấy chúng ta tu hành, họ cũng đem lòng nhạo báng, nào là kẻ gây điều khó dễ mong phá hoại việc tu.
Chúng ta lại gặp nhiều nghịch cảnh: tiền tài thiếu thốn, tật bịnh triền miên, hoặc những nỗi bất bình, những điều thống khổ, để khiến chúng ta ngã lòng thối bước, nếu không nhẫn nại và vững đức tin.
Phần trên vừa trình bày chi tiết tất cả hình thức Ma khảo người tu, nhưng không phải người tu nào cũng bị Ma khảo như các trường hợp kể trên. Ma chỉ khảo chỗ nào yếu kém của người tu mà thôi. Đây có thể xem là cái tài giỏi của Ma vương, vì nó biết người tu nầy yếu chỗ nào, người tu kia yếu chỗ kia, để mà khảo đúng ngay chỗ đó cho người tu dễ rớt.
Trong các đề tài: Danh, Lợi, Quyền, Nộ, Ố, Ái, Dục, Tửu, Sắc, Tài, Khí, người tu yếu về chữ nào thì nó biết nó khảo ngay thứ đó. Người tu nào còn ham tiền thì nó dùng tiền vàng để thử, người tu nào còn ham sắc thì nó dùng sắc đẹp để thử, người tu nào còn háo danh thì nó dùng chức nầy tước nọ để thử, vv . . .
Ma không hình tướng, tùy theo lòng ham muốn của người mà nó hiện ra, nếu thấy sắc dậy lòng tà thì bị con ma sắc thừa cơ làm hại. Nếu chưa làm chủ được tánh nộ thì mỗi khi phát nộ, nghiến răng trợn mắt, đỏ mặt tía tai, nói năng bẩu lẩu,… thì đó là hiện thân của con ma nộ vậy.
Con người nơi cõi trần tiêm nhiễm quá nhiều vật chất qua nhiều kiếp, nên lục dục thất tình luôn luôn dấy động. Nhờ Ma khảo mà biết được chỗ yếu kém của mình để cố gắng sửa đổi, dần dần bản tánh hóa thuần mà hợp với Thiên tánh.
Mỗi khi bị khảo, không nên sanh lòng oán hận, mà phải thuận tùng tiếp nhận, nhẫn nại vượt qua, vì mỗi lần khảo là mỗi lần bớt được một số nợ oan nghiệt của kiếp trước. Một khi đã vượt qua một cơn khảo đảo thì đường Đạo dễ đi hơn.
Tóm lại, cơ Đạo có Nội khảo, Ngoại khảo, Nghịch khảo, Thuận khảo, là những phương pháp trui rèn lòng người tu hành cho ra cao thượng. Vàng không trui lửa, ai biết vàng cao; ngọc chẳng giồi mài, ai hay ngọc quí.
Trong các cơn khảo đảo, người tu cần phải giữ hai điều cốt yếu sau đây:
– Giữ vững đức tin, tin tưởng mạnh mẽ vào Tam bảo.
– Giữ chặt cái tâm, không vọng động, cho an nhiên thanh tịnh, không ham không muốn, không gì hết ráo, thì mọi sự thử thách của quỉ ma chỉ như luồng gió thoảng.
Mỗi lần bị Ma khảo, mỗi lần vượt qua là mỗi lần đạo tâm tiến lên một bực cao hơn, và lần lần tiến hóa lên những bực cao dần, cuối cùng thì được trở về ngôi vị bất thoái chuyển.
Trong cuốn Phật học Quần nghi, Thích Minh Quang dịch) có đoạn: Nguyên nhân có được thần thông là:
– Một là do tu mà có được
– Hai là do phúc báo mà được.
Quỷ thần nói chung thường có thiên nhãn với trình độ sâu cạn khác nhau. Đó chính là do phúc báo mà có được. Quỷ thần do không có nhục thể trói buộc, chỉ có sức linh hoạt động, nên giảm bớt đi sự chướng ngại của vật thể.
Trong 10 ma chướng thuộc phần tưởng ấm. Hầu hết các ma chướng này đều do các quỷ thần theo sự sai khiến của Thiên ma nhập vào người khác để quấy rối người tu hành. Những người khác có thể chỉ là người bình thường nhưng khi bị quỷ thần nhập thì có những khả năng thần thông không khác người đã trải qua nhiều kiếp tu hành.
Khi quỷ thần nhập vào người thì người bị nhập sẽ có những thần thông sau:
– Người đó có thể thay đổi hình dạng. Có thể phát hào quang (giống quái quỷ)
– Thường hay nói Đức Phật mới ra đời ở chỗ này hay chỗ kia (giống bạt quy)
– Tự cho mình là Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Nói được kệ, biết tụng kinh, làm cho người khác có một số thần thông như biết được suy nghĩ của người khác… (giống mị quỷ).
– Tự cho là đã vào được Niết bàn. Nói được kinh pháp có uy thần làm cho người nghe kính phục (gống cổ độc quỷ vá áp thắng quỷ).
– Có thể biến thân như các vị tu tiên và thiện trí thức.
Thường nói về về kiếp trước… (giống lệ quỷ)
– Chỉ rõ được các nghiệp trước của người khác. Ngã mạn, chê bai người tu hành, bới móc mọi người. (giống đại lực quỷ)
– Có thể biến hoá thành các chúng sinh khác. Nhìn xuyên qua được lòng đất (giống quỷ thần núi, thần rừng, thần thổ địa…)
– Có thể đi trên lửa, đi trên nước giống như đi trên mặt đất. Bay trên hư không. Vượt qua tường không ngăn ngại…(giống sơn tinh, hải tinh, phong tinh,hà tinh, thổ tinh…)
– Ẩn hiện trong hư không, Hiện thân rỗng suốt như lưu ly. Nói không có luân hồi, không có nhân quả (giống tinh khí nhật nguyệt, bác thực kim ngọc, chi thảo, lân phụng, quy hạc làm tinh linh)
– Có thần thông thông đi về ngàn dặm trong giây lát. Tự cho mình là người tạo ra thế giới là vị Phật đầu tiên (giống ma trụ thế tự tại thiên)
Qua các khả năng thần thông của người bị ma nhập để quấy rối người tu hành với các hiện tượng ngoại cảm hiện nay ở Việt Nam chúng ta sẽ thấy có một số trường hợp khá tương đồng.
Nhìn xuyên qua lòng đất. Nghe được, nhìn được thế giới thân trung ấm. Chữa bệnh bằng nước trắng và hai đồng xu. Bắt mạch người sống có thể nhìn nắm được thông tin người quá cố. Vẽ được hình ảnh người chết thông qua dữ liệu của người sống…
Theo HT.Tuyên Hoá thì khi bị các quỷ thần sống lâu thành tinh nhập vào người không chỉ có 10 thứ thần thông đã kể ở trên mà có đến vài chục, vài trăm khả năng thần thông do thế giới ngạ quỷ là vô cùng vô tận.
Vì sao người bị quỷ thần nhập có khả năng này, theo Phật học quần nghi: “Những kẻ linh môi, người bị quỷ thần mượn làm công cụ dựa vào, nhờ sức thiên nhãn này của quỷ thần nên có thể trông thấy những thứ mà người bình thường không thấy được. Cho nên người có thiên nhãn, có thể biết trước được vị lai. Năng lực thiên nhãn càng mạnh, thì càng thấy được lâu xa, và mức độ tinh xác cũng càng cao”.
Đối tượng của thiên ma là các vị tu hành thoát khỏi các cõi dục giới. Trong kinh Thủ Lăng nghiêm, Đức Thế Tôn nói: “Ông sẽ bị quấy nhiễu bởi một loại ma từ ngũ ấm của ông, hoặc là ma từ cõi trờì, hoặc mắc quỷ, thần, hoặc gặp ly, mỵ. Nếu tâm không sáng suốt, ông sẽ nhận lầm kẻ giặc là con.”
Phần sau cùng của kinh Thủ lăng Nghiêm, đức Phật nói rõ về những ma sự mà người tu hành gặp phải trong khi hành thiền.
(Tập hợp từ nhiều nguồn)
4 notes · View notes
nagnn · 2 years ago
Text
Tumblr media
Chàng trai luôn giữ nét mặt xa cách, chàng trai có nước da trắng, sống mũi cao, luôn trầm mặc giữa đám đông, nhưng thật lạ, cô tin mình sẽ luôn nhận ra chàng. Dù chàng có lẩn khuất giữa tiếng nói cười, dù chàng đứng trong góc tối, dù giữa biển người mênh mông, cô sẽ vẫn luôn tìm thấy.
Cô tự hỏi mình hàng vạn lần: tình yêu là gì? Đó có phải là tình yêu? Ngay khi nhìn thấy anh, lòng đã luôn lo sợ và hoài nghi. Cô hiểu, ngay từ giây phút cô cảm thấy sự nguy hiểm từ người đàn ông đó là lúc cô đã chú ý đến anh ta. Trong những đêm tối, khi hình ảnh anh lướt hiện trong tâm trí, cô ngăn mình trước hiện thực. Quên đi. Đừng nghĩ. Cô tự nhắc nhở mình. Thứ tình cảm càng bị ngăn cấm, càng mang nhiều kích thích, càng muốn dấn thân.
Cô biết mình sai. Là cô sai, tình yêu của cô không sai. Luôn luôn cảm thấy cô đơn và bất an dù ở đâu và làm gì. Cô cần một người đàn ông yên lặng cùng cô uống hết một ly cà phê, chỉ im lặng thôi, không giao tiếp. Một người không nên hỏi cô về quá khứ, cuộc đời cô. Chỉ đơn giản vào một hôm trở gió, vòng tay ôm lấy cô. Cô tin mình sẽ gục lên vai anh và khóc. Sau đó mỗi người sẽ trở về đời sống riêng. Cô sợ chia ly, sợ ràng buộc và trách nhiệm, càng sợ một người biết rõ về cô, biết tất cả những tăm tối, những vết thương đang chảy máu ròng ròng, những vết cắt mưng mủ, đợi ngày khô đi. Biến mất, rồi người đó cùng những sự thật về cô tan biến giữa biển người. Có lẽ cô đơn bắt nguồn từ việc lo sợ một người rời đi, nên không dám níu giữ và sẻ chia.
Trong những ngày chia ly, cô mong mình ổn. Cô tự tin rằng mình ổn cho đến khi gặp lại. Thì ra có một loại yêu thương là né tránh. Tránh cho lòng mang thêm vết thương mới. Cô hy vọng anh sẽ là người đàn ông ấy- người yên lặng bên cô. Nhưng không thể, khi cô biết rằng ảo tưởng về anh không mang lại hạnh phúc hiện thực cho cô. Cũng như bao người đàn ông cô gặp, có lẽ mệnh số luôn khiến cô yêu thích những người đàn ông có vẻ ngoài an tĩnh nhưng nội tâm nguy hiểm, một người đàn ông có quá khứ luôn cần được che giấu, giống cô. Anh mong nhiều hơn những điều cô mưu cầu. Nếu một hôm cô nhìn sâu vào mắt anh mỉm cười, cô tin anh sẽ biến cô trở thành quá khứ mà anh muốn giấu đi, như những cô gái đã đi qua dòng chảy thời gian của anh.
Cô chọn d���n vặt, vậy nên anh trở thành một vết cắt sâu đang lên mủ. Cô hiểu rằng một ngày mủ sẽ khô đi, nhưng vết thương vẫn còn đó, rõ ràng, một vết chém mảnh nhưng sâu, giống như dao lam cứa, luôn khó lành và để lại sẹo.
Thời gian ngắn ngủi, liệu có thực chúng ta có thể yêu thích ai đó vào lần gặp thứ hai, khi xoay người nhìn vào mắt họ? Cô không hiểu tại sao mình dành tình cảm cho anh. Không đơn thuần chỉ là cơn cảm nắng, cô nghĩ rằng mình vừa rơi vào một cơn đại dịch, cảm triền miên, bòn rút sức lực và tinh thần cô, cuối cùng cô sẽ tan theo gió trên đỉnh núi cao, hoặc hoà vào sông, biển của quê nhà. Anh sẽ lãng quên cô. Hoặc chăng nhớ đến có một cô gái từng ôm lấy anh, đan tay vào tay anh. Chỉ vậy thôi, không phải vì cô hay cuộc đời cô. Lúc năm ngón tay đan vào tay anh, cô không thấy lạnh nữa. Cả bàn tay và cả trái tim. Dẫu ngắn. Cô gái mang đôi tay dưới 37 độ C, đã khắc ghi hơi ấm của anh vào trái tim mình.
Tĩnh.
Mất ngủ, SG tháng 9
0 notes
ktstran · 2 years ago
Text
Hortitecture và anh Nghĩa
Đã lâu rồi không trở lại Uni, thử hỏi mình có bồi hồi xúc động không? Không? Có phải Uni của mình đâu, sao mà phải xoắn. Buổi hội thảo chuyên đề hôm nay, xoay quanh chủ đề “Kiến trúc xanh”, có sự góp mặt của nhiếu kiến trúc sư và chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực này, đáng kể nhất là bác Ken Yeang. Hội thảo bắt đầu từ 11:00 và dự kiến kết thúc vào 20:00. Các bạn tham gia được chia thành nhiều nhóm nhỏ, chắc để quản lý cho dễ, khỏi chạy lung tung. Cuối buổi sẽ bầu chọn nhóm nào ngoan nhất. Nhóm anh Nghĩa bắt đầu lúc 16:30, cho nên theo thói quen mình đến lúc 16:15, cho nó sớm. Ổn định chỗ ngồi trong Saal được một lúc thì anh Nghĩa đi vào. Sau khi liên lạc vài lần với văn phòng anh Nghĩa để biết lịch trình đi lại của anh, vì lý do kỹ thuật, không thành công, mình gọi cho phía Uni thì được biết anh Nghĩa đã đến Berlin từ hôm thứ ba, được tiếp đón chu đáo, có cả người Việt cho nó thân mật nữa, quí lắm. Hôm nay thì anh sẽ đến Braunschweig tham gia thuyết trình và thảo luận, sau đó sẽ quay lại Berlin trong ngày để ngày mai bay về Việt Nam. Giống như kiểu dân Sài Gòn đi Vũng Tàu tắm biển í, sáng đi chiều về. Quay lại chuyện anh Nghĩa đi vào. Đi cùng còn có hai thanh niên Việt Nam đến từ Berlin. Một bạn là biên tập viên báo Arch+, bạn kia là kiến trúc sư đã từng làm cho OMA ở Rotterdam. Hai bạn đều mặc đồ đen, đeo kính, giống mình, khác cái là các bạn vừa mất dạy vừa tỏ ra nguy hiểm trông rất ngu. Haizz, tụi nhỏ bây giờ kỳ cục ghê!. À xí quên, mình cũng có em Tạ Quang Tuấn ngồi cùng, em í thì ngoan lắm. Rồi, anh Nghĩa đi vào. Đợi anh ổn định chỗ ngồi xong thì mình đến chào hỏi luôn. Anh vui vẻ rủ ngồi cùng cho vui, rồi hỏi han qua lại, nói chung là hội thoại giao tiếp tiếng Việt căn bản, không có gì đặc biệt. Quan trọng là phải trao đổi Visitenkarten, thế nó mới giống người lớn. Chơi trò người lớn xong thì các bạn bắt đầu thuyết trình. Mở đầu là anh Dan Wood đến từ New York. Công nhận ấn tượng. Các dự án kiến trúc, quy hoạch sinh thái của anh í đều rất táo bạo, đa dạng về quy mô, và rất có chiều sâu (!), chứng tỏ là có nghiên cứu kỹ, mình thích nhất. Tiếp theo là bạn Nicola Moczek, vốn là nhà tâm lý học (?). Bạn ý trình bày về mối tương quan giữa cây xanh trong các công trình kiến trúc, cảnh quan và chất lượng cuộc sống của con người. Nói chung là thú vị, mình cũng thích. Sau đó là đến bạn Pause. Tức là giải lao, may ghê. Mình có dịp nói chuyện, trao đổi với anh Nghĩa nhiều hơn. Tất nhiên có phần chụp hình lấy số, thế mới có cái để khoe với các bạn. Lúc trò chuyện thì mình có hỏi han một vài công trình của anh, công việc ở văn phòng, rồi tình hình kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam… Văn phòng VTN bây giờ lên đến hơn 60 người, đang làm việc với hơn 50 mươi dự án lớn nhỏ khác nhau. Mỗi ngày anh í họp hành hơn 20 lượt, công tác trong và ngoài nước triền miên, bận rộn lắm. Anh í cho biết là các bạn ở Việt Nam còn lập trang web, viết blog để phê bình các công trình của anh í. Các bạn í rảnh ghê heng, hay là không có đi làm. À, anh í có nhắn các kiến trúc sư Việt ở Đức là nên về Việt Nam làm nhé, có nhiều việc lắm, tha hồ vung vẩy. Nhoáng cái là hết giờ giải lao, đến lượt anh Nghĩa lên thớt. Anh tự thuyết trình bằng tiếng Anh, slide trình bày rõ ràng, mạch lạc, text ngắn gọn, dễ hiểu. Mỗi tội anh lướt hình hơi nhanh, nhưng thôi có gì để tụi nhỏ nó về google lại. Hình ảnh thì tất nhiên là đẹp long lanh luôn, mình yêu nhất là cái nhà trẻ, được cái rẻ, có 1,9 triệu USD. Ấn tượng nhất là cái Đại Học FPT, xây nhanh dã man, cả khán phòng mắt tròn mắt dẹt. Anh Nghĩa xong thì đến ngay phần trao đổi, thảo luận. MC hỏi anh í là cái concept hoạt động của nhà trẻ là do phía nhà máy đưa ra hay do anh đề nghị. Nói thì dài dòng nhưng tóm tắt lại là do anh đề nghị. Sau đó bạn nhà báo hỏi bạn chuyên gia tâm lý. Rồi đến một bạn khác hỏi rất ngu là sao công trình anh Nghĩa trong giống châu Âu thế, không có nét châu Á. Chắc nó tưởng Nhật nằm ở châu Âu. Haiz, thế là mình mới đứng lên hỏi anh Nghĩa là mấy cái nhà tre đâu không thấy anh đem ra. Anh í bảo là chúng nó đặt hàng thế, bọn mất dạy! Nói chung là cũng hài. Có khi bọn nó tò mò nó lại mời anh sang nữa, nhỉ, anh lại không sang, cho nó chết. Phần cuối cùng là bài thuyết trình dài hơn nửa tiếng đồng hồ của sư phụ Ken Yeang. Sư phụ làm dữ quá, nên sau đó không ai dám ho he gì nữa, sinh viên thì thôi không nói rồi. Mình thì định đứng dậy chê công trình sư phụ không đẹp, trông như cái máy í, nhưng lúc ấy bụng thì đói, thính giả thì đuối, minh lại nhớ con gái, haiz. Thế là về, tất nhiên là phải chào tạm biệt anh Nghĩa xong rồi mới về . Tóm lại, buổi tối thành công tốt đẹp, ai về nhà nấy, tất cả đều hài lòng, thế là vui rồi, đúng không các bạn? P.S. đây là trang web của anh Dan Wood, rất thú vị, nên xem: http://work.ac/
0 notes
dailylodeonline · 3 years ago
Text
Thong tin hau van nguoi trung so doc dac
Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng từng mơ ước rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành tỷ phú nhờ những tấm vé số nhưng mấy ai biết được rằng hậu vận của những người trúng số độc đắc thật ra không hề tốt như bạn nghĩ nếu không muốn nói là thê thảm. Bài viết này của đại lý lô đề online sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về hậu vận người trúng số độc đắc nhé.
Tumblr media
Hậu vận người trúng số độc đắc - hậu vận xấu
Cuộc sống vô thường không ai biết được hậu vận những người trúng số độc đắc sẽ như thế nào. Thực tế chứng minh sau khi trúng số có rất nhiều người lãnh thưởng lên đến hàng trăm, thậm chí là hàng tỷ đồng đã gặp phải vô vàn điều tồi tệ xảy ra. Cuộc đời sang một trang mới khi trúng số có người vẻ vang, có người phải trở thành kẻ ăn xin chỉ sau một đêm, có người thì hóa khùng điên hay gia đình tan vỡ,…
Có thể nói là nhiều người còn rơi vào tình trạng nguy hiểm chỉ vì những tờ vé số giải độc đắc ma lực kia. Việc mua trúng tờ vé số độc đắc và trúng số chắc chắn bạn là một người may mắn, nhưng nếu không biết trân trọng hay sử dụng đồng tiền sao cho đúng rất dễ bị cám dỗ bởi lối sống hưởng thụ, ăn chơi xa đọa, chiêu đãi bạn bè triền miên.
Có thể ý định ban đầu của bạn chỉ là để tự thưởng cho bản thân bằng những thứ vật chất xa xỉ mà trước đây chưa bao giờ mơ tưởng đến. Sắm sửa cho gia đình những vật chất hoặc nhu cầu thiết yếu, nâng cao đời sống gia đình. Hay cũng có khi là chiêu đãi bạn bè ở những buổi tiệc hoành tráng. Thế nhưng, cuộc đời mà nếu không có điểm dừng chắc chắn sẽ trở thành vấn đề vô cùng nhức nhối.
Hậu vận đỏ của những người trúng số độc đắc
Hậu vận của những người trúng số độc đắc là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chính bản thân họ. Bởi lẽ nếu chỉ biết hưởng thụ, không biết làm ăn và không kịp thích nghi với cái mác “Tỷ phú” thì chẳng mấy chốc mà rơi vào tình trạng như những câu chuyện trên mà thôi.
Những tờ vé số này thật ra cũng đã giúp thay đổi cho rất nhiều người theo chiều hướng tốt đẹp, giúp cho họ có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn.
… 
Chi tiết xem tại: https://dailylodeonline.com/hau-van-nguoi-trung-so-doc-dac/
0 notes
vietnamidol · 3 years ago
Text
Nhật ký giãn cách: Chưa bao giờ, phố thị Quy Nhơn buồn đến thế!
Nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình
Quy Nhơn vào lúc 0h ngày 16/9, đêm đầu tiên ở phường Ngô Mây thực hiện phong tỏa để truy vết F0.
Khu phố bị giăng dây, đường sá vắng lặng khủng khiếp, không gian ảm đạm, cơn gió đầu thu thổi xốc vào tán cây bàng trước cửa xào xạc. Đêm khuya tĩnh mịch khiến tiếng gió nghe rõ mồn một, tôi dường như quên mất mình đang sống ở nơi đông đúc phố thị Quy Nhơn, cảm giác buồn đến nao lòng.
Chỉ mới đây thôi, nơi tôi sống vẫn nhộn nhịp, ngày 12/9 ở phường Hải Cảng xuất hiện ca Covid-19 trong cộng đồng, nhiều phường khác cũng có người nhiễm bệnh, Quy Nhơn bắt đầu "không khỏe". 
Nghe tiếng còi xe công vụ chạy hối hả ngoài đường làm nhiệm vụ, đưa người đi cách ly, truy vết, cả khu phố nhốn nháo, thở dài lo lắng, buồn rầu và đong đầy thương cảm mỗi khi có ca F0, gia đình có người cách ly.
Tumblr media
Hình ảnh con đường Trần Hưng Đạo - tuyến phố lớn ở Quy Nhơn vắng lặng được chụp đêm 15/9. (Ảnh: Dũng Nhân)
Cuộc đời "hỷ, nộ, ái, ố" vốn dĩ quá vô thường, không ai biết trước mọi thứ sẽ biến đổi thế nào, ngày mai rồi sẽ ra sao khi có thể chính mình bỗng dưng trở thành F0. Lúc dịch dã nguy nan khiến con người ta vỡ lở ra nhiều cung bậc thăng trầm của cảm xúc.
Quy Nhơn chưa bao giờ buồn đến thế, người dân gốc Quy Nhơn hay chỉ là khách tá túc chọn vùng đất này làm chỗ trọ mưu sinh, đều có thể cảm nhận được nỗi buồn miên man này.
Tôi đang ở Quy Nhơn nhưng sao vẫn nhớ Quy Nhơn! Nhớ nôn nao phố thị của những ngày đã cũ, đại lộ Nguyễn Tất Thành tất bật xe cộ, bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo Diên Hồng, "thiên đường" Ngọc Hân béo ngậy mùi ốc, đường ven biển Xuân Diệu rì rào sóng vỗ, khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định lòe loẹt ánh đèn, rôm rả thứ âm thanh cảm giác mạnh… tất cả những nơi sầm uất, náo nhiệt về đêm, giờ đang chìm trong im lặng.
Tumblr media
Khu phố ăn nhậu Nguyễn Thị Định sầm uất ở Quy Nhơn, giờ đây vắng vẻ. Trong ảnh là quán ăn từng đón hàng trăm khách đến đây mỗi ngày ở thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát. (Ảnh: Dũ Tuấn)
Con phố buồn bã, dòng người lặng lẽ và đầy nỗi lo, thi thoảng chỉ còn lại vài ba cửa hàng nhu yếu phẩm và các quán xá, phục vụ tự mang về. Tòa nhà lớn đóng kín cửa; quảng trường trung tâm im lìm; ngã ba, ngã tư, ngã năm... chỉ còn lại khoảng trống cô đơn, lạc lõng và thưa người qua lại.
Ngoài đường, người lạ hay người thân quen lâu năm đều lầm lũi, hạn chế tiếp xúc gần, chỉ dám chào nhau bằng cử chỉ từ ánh mắt, còn đôi môi và cả khuôn mặt buồn bã, đã ẩn đằng sau lớp khẩu trang dày đặc, kín mít.
Cuộc sống hối hả nơi phố thị đang dần dịch chuyển sang trạng thái tĩnh, nhịp sống chậm lại. Các cụ già tạm quên cảm giác dạo biển thể dục cùng bạn đời buổi sáng sớm; anh trung niên nhớ đến phát "điên" cái vị cay cay nồng nồng của rượu bia, cái bắt tay vỗ vai, tỉ tê hàn huyên chuyện đời với bạn hữu… dù ở rất gần, nhưng không thể tụ tập.
Tất cả, ai cũng từ bỏ thú vui cá nhân và nguyện cầu điều may mắn nhất lúc này là bình yên sẽ đến người thân, bạn bè, chòm xóm… và cho cả phố thị Quy Nhơn.
Tumblr media
Phố thị Quy Nhơn buồn bã, nhiều khu vực phong tỏa bắt đầu xuất hiện để chống dịch. (Ảnh: Dũng Nhân)
Quy Nhơn với tôi không phải là vùng đất tôi được sinh ra. Đây chỉ là nơi tôi chọn để tá túc tìm kiếm cơ hội mưu sinh, nhưng tôi gọi Quy Nhơn là quê hương, bởi vùng đất này cưu mang, bao bọc tôi như chính tình thương ruột rà vậy.
Tôi nợ Quy Nhơn, nợ cả tấm chân tình, thương Quy Nhơn, thương cả con hẻm nhỏ, lụp xụp hàng quán, vang vọng đầy tiếng rao mưu sinh của người xa xứ.
Ở đây, tôi có đồng hương, đồng nghiệp, bạn bè và cả những con người trọng ân tình, họ luôn sẵn sàng dang tay níu lấy, trong lúc bản thân hoạn nạn, cơ hàn nhất.  
Trân quý và yêu mảnh đất này, Quy Nhơn luôn mở lòng bao bọc nhiều phận đời xa quê tá túc, người Quy Nhơn lương thiện, chất phát, thật thà nhưng rất trọng ân tình và điều khác lạ, nơi đây đầy rẫy chuyện tử tế.
Sự tử tế của người Quy Nhơn
Trong phút giây dịch dã nguy nan nhất, tình người ở Quy Nhơn và cả Bình Định lại trỗi dậy chưa từng có, mặc kệ xa lạ giữa dân bản xứ hay người đất khách, họ gắn bó, chia sẻ và yêu thương nhau, cùng vượt qua dịch bệnh.
Tôi từng chứng kiến cảnh bịn rịn, chia tay và cả giọt nước mắt của nhiều đoàn y, bác sĩ ở Bệnh viên Da liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định liên tục vào TP. HCM, Bình Dương… chi viện chống dịch.
Lúc quê hương đang có dịch, bản thân họ phải xa gia đình, lao vào vùng dịch ở nơi khác, bỏ lại đằng sau tất cả nỗi lo. Những "chiến sĩ áo trắng" vẫn quyết tâm lên đường, đây không chỉ là nhiệm vụ mà trên cả là nghĩa đồng bào.
Tumblr media
Bức ảnh ý nghĩa được Bí thư Thành đoàn Quy Nhơn Dương Hiệp Hưng đăng tải trên trang cá nhân với thông điệp "Chúng ta sẽ chiến thắng, như chúng ta đã từng chiến thắng các cuộc chiến ác liệt trước đấy". Ảnh: HH.
Có những đêm gió trở mạnh, trời bất chợt nổi cơn dông, sấm chớp ầm ầm, màu vàng vọt sáng vang cả khoảng trời, mưa nặng hạt kéo dài khiến chốt kiểm dịch ở Quy Nhơn bị tốc mái, ngập ngụa nước mưa, bùn đất nhão nhẹt, mọi người í ới gọi tên nhau rồi chìm dần trong bóng tối vì mất điện.
Thế nhưng, lực lượng tuyến đầu tại chốt, vẫn gắng vượt qua cơn mưa lạnh buốt giữa đêm, họ dùng đèn pin thay ánh sáng của điện, truyền cho nhau hơi ấm để công việc không bị gián đoạn.
Cô Sen (52 tuổi), dáng người nhỏ bé, gầy gò, vốn là nhân viên y tế lâu năm công tác ở Trung tâm Y tế miền núi Vân Canh. Ròng rã 21 năm trời, chồng cô bị bệnh u não nên việc đi lại rất khó khăn, không thể nấu ăn, giặt giũ. Con trai duy nhất làm ăn ở xa nên việc chăm nom, cùng chồng chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, đều do mình cô tự lo liệu, gánh vác.
Nhưng khi vùng dịch cần lực lượng y tế chi viện, cô Sen gật đầu đi ngay, gạt nước mắt và nỗi lo, gửi chồng sang bên nhà họ hàng, chẳng ngần ngại lao đến vùng dịch.
Chồng cô cũng đồng ý việc này, khi tôi thắc mắc: "Sao cô không lo cho gia đình trước mà phải hy sinh?", cô chỉ nói ngắn gọn: "Sứ mệnh ngành y, không thể chần chừ". 
Những hy sinh thầm lặng vô vàn của cô Sen hay lực lượng tuyến đầu chống dịch như: ngành y tế, công an, quân đội, đoàn viên thanh niên… không bao giờ đong đếm hết.
Tumblr media
Đêm muộn, lực lượng tuyến đầu chống dịch cần mẫn lấy mẫu test Covid-19 cho cháu nhỏ ở Quy Nhơn. Ảnh: HH.
Bữa cơm muộn thiếu trước hụt sau, lặng lẽ chia nhau từng mẩu bánh mì nhỏ, niềm vui, nỗi buồn, tá túc ở các điểm test nhanh, trạm y tế, ăn uống tạm bợ, chỉ để lo cho dân.
Nhân viên y tế trong lúc chống dịch đã mắc Covid-19 khi tiếp xúc với bệnh nhân, vẫn gắng làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng.
Tôi nhớ như in các khuôn mặt in hằn dấu vết khẩu trang vì đeo quá lâu, làn da cháy nắng bỏng rát, mồ hôi ướt đẫm vai áo, có người đuối sức, mệt mỏi vì bộ quần áo bảo hộ nóng bức, phải mặc ròng rã cả ngày trời.
Thức trắng ở chốt kiểm dịch, đêm muộn chẳng ngại xông pha đến tận vùng phong tỏa, giúp dân truy vết F0... Những dấn thân, hy sinh ấy, chỉ có chính họ mới cảm nhận đủ đầy và cảm thông nhau, trong tất cả tình huống vất vả đã trải qua.
Tumblr media
Quy Nhơn thưa thớt người ra đường, buồn đến nao lòng những ngày giãn cách. (Ảnh: Nguyễn Dũng)
Còn ở điểm phong tỏa, người Quy Nhơn sống chan hòa như nhịp sống vốn có, không hề có chuyện chống đối, cằn nhằn to tiếng trong lúc lấy mẫu test nhanh Covid-19, chia sẻ nhau từng lon gạo, bó rau muống, thậm chí cốc trà, ly nước... giản dị, đơn sơ nhưng ấm áp vô cùng.
Các nơi trọ chứa những người mưu sinh xa quê, chủ trọ giàu lòng nhân ái chủ động giảm tiền nhà, mạnh thường quân từ khắp nơi cũng gom góp, chi viện nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn, nở rộ các "shipper 0 đồng" đi chợ miễn phí, bếp ăn tình nguyện, thanh niên ra đồng gặt lúa giúp nông dân…
Để kể hết những chuyện tử tế trong mùa dịch tại vùng đất này rất khó, bởi nếu kể thì chắn chắn sẽ thiếu sót. Tất cả đều mang đầy ân tình, nặng nghĩa đồng bào, đậm cách sống tử tế của người Quy Nhơn, người Bình Định.
Khi mọi sân si, ganh ghét, đố kị, hơn thua trong cuộc sống thường nhật ở phố thị Quy Nhơn đang dần nhường chỗ cho những việc tử tế, đồng lòng chống dịch thì sẽ sớm thôi, nơi đây không còn cảnh giăng dây, cách ly hay phong tỏa ở các khu phố.
Người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định từng nhiều lần cam kết, chống dịch với thông điệp: "Kiên định, nghiêm khắc" nhưng đầy tính nhân văn lo cho dân "không bỏ ai ở lại phía sau"... 
Tôi tin tỉnh này sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. 
Quy Nhơn ơi, bình yên nhé!
0 notes
tira-missu · 3 years ago
Text
7.
Thế kỉ 2X, nhân loại sau khi trải qua những cơn bạo loạn cùng những trận đại dịch triền miên, vừa lúc mọi người đang cố gắng chung tay xây dựng lại sự phồn hoa trước kia lại đen đủi bị một căn bệnh kỳ quái ngầm lan truyền trong xã hội. Bệnh nhân nào mắc phải nó sẽ bộc phát tính tình bạo ngược, tham lam phù phiếm, hay thậm chí là khó có thể kiểm soát được dục vọng của bản thân. Các triệu chứng ban đầu dễ khiến người khác ngộ nhận là những bệnh tâm thần nhưng về lâu, biểu hiện của người bệnh ngày càng vượt mức kiểm soát, nhưng sự thật đằng sau nó còn kinh hoàng hơn họ có thể tưởng tượng. Họ tạm gọi đó là "mầm mống của bảy đại tội". Còn chưa kịp bình phục sau bao nhiêu khó khăn, nay trái đất lại phải gồng mình chịu đựng thứ dịch bệnh quái ác cứ lây lan qua từng ngóc ngách. Đâu đó đồn rằng, một khi bảy con quỷ hùng mạnh nhất liên kết lại với nhau, chúng sẽ là chìa khóa mở cánh cổng địa ngục, thiêu rụi tất cả mọi thứ trong ánh lửa đỏ, để rồi nơi chúng đi qua chỉ còn là tàn tro. Xác người ngày một chất đống, đến khi tưởng chừng như không còn có thể chống chọi được nữa, loài người bỗng phát hiện ra thứ có thể kìm hãm những con quái vật kia lại. Bảy đại tội - Bảy đức hạnh. Những ai mang trong mình sự thánh khiết của bảy đức hạnh có thể thanh tẩy tâm trí vẩn đục của các bệnh nhân, ấy thế mà, đó nào phải là chuyện dễ dàng, nhất là khi cái khả năng đó không được thể hiện rõ ràng ra ngoài, chỉ khi và khi ở gần người bệnh mới biết được. Nguy hiểm khôn lường. Đã có rất nhiều người chết, đã có rất nhiều nạn nhân không may bị trở thành con mồi, đã có rất nhiều kẻ tự tin thoái quá mà đánh mất sinh mạng của mình vào tay tử thần. Rất nhiều. Liệu rằng, trái đất có lâm vào diệt vong? Hay bằng phép màu nào đó, ván cờ được đảo ngược, chuyển bại thành thắng? Chỉ đành nhờ vào chính con người mà thôi.
0 notes
dinhthang · 3 years ago
Link
TÌM HIỂU KINH PHẬT - TƯƠNG ƯNG BỘ - Chương 1 - Tương Ưng Chư Thiên - Phẩm Cây Lau (VI. Tỉnh Giác)
PHẦN CHÁNH KINH
VI. Tỉnh Giác (S.i,5)
... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Có bao pháp mê ngủ, Khi pháp khác tỉnh giác? Có bao pháp tỉnh giác, Khi pháp khác mê ngủ?
Có bao nhiêu việc làm Ðưa ta đến trần cấu? Có bao nhiêu việc làm Khiến ta được thanh tịnh?
(Thế Tôn):
Có năm pháp mê ngủ, Khi pháp khác tỉnh giác, Có năm pháp tỉnh giác, Khi pháp khác mê ngủ.
Chính có năm việc làm Ðưa ta đến trần cấu, Chính có năm việc làm Khiến ta được thanh tịnh.
PHẦN GIẢNG GIẢI CỦA SƯ GIÁC NGUYÊN (TOẠI KHANH)
Tỉnh Giác
… Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Có bao pháp mê ngủ, Khi pháp khác tỉnh giác? Có bao pháp tỉnh giác, Khi pháp khác mê ngủ?Có bao nhiêu việc làm Ðưa ta đến trần cấu? Có bao nhiêu việc làm Khiến ta được thanh tịnh?
Suttā: ‘giấc ngủ’, ‘mê ngủ’, ‘sợi chỉ’, ‘kinh điển’.
Jāgarā: ‘tỉnh giác’ (giống waking up).
Vị Trời hỏi có bao nhiêu pháp ‘sutta’, nghĩa là có bao nhiêu pháp làm cho người ta không tỉnh thức, và có bao nhiêu pháp khiến cho người ta tỉnh thức ‘jaga’.
Đọc bản dịch của HT Minh Châu thì hơi rối nhưng bản Pāḷi rất là đơn giản:
Kati jāgarataṃ suttā kati suttesu jāgarā, Katīhi rajamādeti katīhi parisujjhatīti.
Có bao nhiêu pháp làm cho người ta mê ngủ, có bao nhiêu pháp làm cho người ta tỉnh thức, có bao nhiêu pháp làm cho người ta trở nên cấu uế, có bao nhiêu pháp làm cho người ta thanh tịnh. Nếu đọc chánh kinh mà không đọc chú giải có lẽ khó lòng hiểu ý nghĩa trong câu trả lời của Đức Thế Tôn: Có năm pháp mê ngủ, có năm pháp tỉnh giác, có năm pháp dẫn đến cấu uế, có năm pháp dẫn đến thanh tịnh.
[9] Năm triền cái
Năm triền cái (nivarana) là 5 pháp dẫn đến mê ngủ. Triền nghĩa là quấn (theo bản dịch của Tàu). Cái có nghĩa là che. Ví dụ như nói “tài ba cái thế”, “anh hùng cái thế” nghĩa là bao trùm cả thiên hạ. Var: “ngăn chặn”, “che khuất”. Ví dụ, trí tuệ của Đức Phật gọi là: Anāvarañanana: vô ngại trí, vô hạn trí. Trí của Đức Phật không bị cái gì cản trở hết. Dưới Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác như Độc Giác tu Ba-la-mật hai a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp trái đất, khi thành rồi thì Độc Giác chỉ nhớ được quá khứ là hai A-tăng-kỳ; hai vị Chí thượng Thanh văn bên trái bên phải vị Chánh Đẳng Giác như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên chỉ tu Ba-la-mật một a-tăng-kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nên cũng nhớ lại quá khứ chỉ một nửa. Riêng các vị đại Thanh Văn tu 100 ngàn đại kiếp như A Nan, Ca Di��p cũng nhớ 100 ngàn đại kiếp, nhớ đúng thời gian mình tu Ba-la-mật. Riêng vị Chánh Đẳng Giác, hạnh trí tuệ tu 20 a-tăng-kỳ, hạnh đức tin 40 a-tăng-kỳ, hạnh Bồ tát tinh tấn 80 a-tăng-kỳ, thời gian tu Ba-la-mật chắc chắn có giới hạn nhưng khi thành rồi các vị ấy có sức nhớ quá khứ không giới hạn và khả năng quán xét về tương lai không giới hạn. Có thể hiểu như thế này, khi ở triền núi phía Đông thì không thấy gì phía bên kia triền Tây, ở triền Nam không thấy triền phía Bắc. nhưng đối với một người đã lên tới đỉnh nữa thì không còn giới hạn nữa. Trí tuệ của vị Chánh Đẳng Giác là Anāvarañanana – vô ngại trí, không có gì ngăn che.
* Năm Triền Cái.
Theo Tăng Chi Bộ, phần giảng về 5 pháp, năm triền cái gồm:
1. Dục cái (Kamacchanda). Dục có nghĩa là lòng ham thích trong 5 cảnh dục (thích nhìn nghe ngửi nếm, suy nghĩ… liên hệ đến 5 dục); trong thiền chỉ hay thiền quán rất là kỵ những điều này. Khi ngồi thiền mà nhớ đến món ăn hay chuyện hưởng thụ nào đó như đi shopping chẳng hạn, cũng là dục cái. có nghĩa là lòng ham thích trong 5 cảnh dục (thích nhìn nghe ngửi nếm, suy nghĩ… liên hệ đến 5 dục); trong thiền chỉ hay thiền quán rất là kỵ những điều này. Khi ngồi thiền mà nhớ đến món ăn hay chuyện hưởng thụ nào đó như đi shopping chẳng hạn, cũng là dục cái. Tâm dục cái giống như chén nước bị pha màu. Chén nước bị pha màu thì không thể soi thấy mặt trong đó.
2. Sân độc (Vyāpāda nīvaraṇa). Sân độc là sự bất mãn trong chuyện này chuyện kia, có hoặc không liên hệ đến dục. là sự bất mãn trong chuyện này chuyện kia, có hoặc không liên hệ đến dục. Tâm sân độc cái giống chén nước bị sôi, cũng không thế soi thấy mặt mình trong đó được. Ngồi thiền hoài mà sao phóng tâm mãi thì bực mình, tủi thân, thấy người ta ngồi mấy tiếng không sao, mình ngồi một chút thì khó chịu, sự khó chịu này không liên hệ đến dục nhưng chính là tâm sân.
3. Hôn thụy (Thina-middha). Hôn trầm, thụy miên. Tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối nhẹ thì lười biếng dã dượi, nặng thì buồn ngủ. Hôn trầm, thụy miên. Tâm bị hôn trầm thụy miên chi phối nhẹ thì lười biếng dã dượi, nặng thì buồn ngủ. Tâm bị hôn thụy cái giống như nước bị rong rêu. Đó là trạng thái dã dượi lười biếng tiêu cực, thụ động, thiếu máu, không đủ lửa; tới giờ phải học phải thiền thì dã dượi. Nghe ra có vẻ nhẹ nhàng, về mặt đạo đức xã hội không ảnh hưởng gì mấy, nhưng trong đường tu tập thì rất lớn chuyện. Trong Thanh Tịnh Đạo có nói lý do vì sao mình buồn ngủ, đó là: một là vì say cơm (bhattasammada: sự say vật thực,sự mệt vì vật thực, sự dã dượi vì vật thực. Mad: say; động từ majja.) Trong câu xin giới bằng tiếng Pāḷi có chữ ‘Surame’.Suramerayamajja, sura là ‘rượu’, ‘men’; majjalà bất cứ thứ gì có khả năng gây say, do vậy trong ngũ giới, giới thứ năm bao gồm luôn cả thuốc lắc (ecstasy).
4. Trạo hối (Uddhacca-kukkucca). Phóng dật và hối, tâm không được yên, tiếc nuối. (Đây là giải thích theo tạng Kinh, còn theo A-tỳ-đàm, phóng dật thuộc về si, hối thuộc về sân). Hối (katamakatam): tiếc nuối ray rứt chuyện mình đã làm (katam) hoặc không chịu làm (akatam). Phóng dật là trạng thái tâm không tập trung, giống hòn đá ném vào đống tro, tro bay lên tán loạn, theo như trong kinh, tâm một người không định không niệm giống như trái bầu khô trôi nổi trên nước. Phóng dật là trạng thái tâm không tập trung, giống hòn đá ném vào đống tro, tro bay lên tán loạn, theo như trong kinh, tâm một người không định không niệm giống như trái bầu khô trôi nổi trên nước. Tâm bị trạo hối giống như nước bị gió thổi nổi sóng lăn tăn.
5. Hoài nghi [1](Vicikiccha). Tâm bị hoài nghi giống như bị vấy bùn.Hoài nghi là hoang mang thắc mắc không xác quyết liên quan đến con đường giải thoát.
Tóm lại 5 triền cái gồm dục, sân độc, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi. Hôn thụy cái khiến ta mê mờ theo nghĩa đen, năm triền cái khiến ta mê mờ theo nghĩa bóng; nghĩa là khi dính vào một trong năm cái này thì đầu óc tối tăm không nghĩ ra được cái gì hết. Đó là năm pháp khiến ta mê ngủ. Ví dụ, dính vào trong tham dục thì không suy nghĩ được gì, khi thích cái gì tâm mình ghim sâu dính chặt vào đó, giống một đứa bé đang nhìn chăm chăm món đồ chơi thì ai gọi nó cũng không nghe; người lớn cũng vậy, khi đam mê thích thú cái gì đó thì khó rảnh trí để suy nghĩ đến chuyện khác. Do khuynh hướng tâm lý bản thân cộng với tiền nghiệp nên hôm nay ta mới có mặt trong một hoàn cảnh, điều kiện môi trường sống đặc biệt, và trong môi trường sống đó, do tác động của tập khí phiền não nên chúng ta mới thích, mới đam mê cái gì đó. Hiểu được điều này ta sẽ bỏ đi nhiều đam mê. Một nông dân thích cảnh đồng chiêm lúa rạ, soi nhái, bắt ếch, thích dây trâm bầu, thích mùi nước rạ nước đồng; dân phố thì khi đi xa cứ nhớ tiếng tiếng còi, khói bụi, tiếng rao hàng… Có một người kia ở Vĩnh Long, Việt Nam, ông có giấy tờ đi HO mà không muốn đi. Cuối cùng cũng phải đi. Ở Mỹ được ba năm thì từng ngày trong ba năm đó ông đau đáu nhớ quê như thể 19 năm của Tô Vũ chăn dê đời Hán. Vậy mà khi về VN thăm nhà có ba hôm thì ông nói bằng mọi giá phải quay về Mỹ vì ồn, vì bụi, vì chạy xe nguy hiểm quá. Diễn viên Sean Connery (đóng vai James Bond, Điệp viên 007), khi qua Hà Nội, ông phát biểu cảm tưởng về VN: Tôi ở trong phim có thể lái xe bắn súng rượt đuổi kẻ thù với tốc độ nào cũng được, vừa chạy vừa thắt cà vạt cũng được nhưng ở VN không dám lái xe, “quá nhanh, quá nguy hiểm”. Người trong nước thì rất tự tại, ở môi trường nào quen môi trường đó. Người Phật tử mà biết chỗ này thì bớt tham dục nhiều lắm. Những cái mình cho là hay ho thật ra chẳng là gì cả. Có người tự cho là trí thức chơi lan kiểng, uống trà, thổi sáo ngâm thơ, nhưng thật sự những người có nhu cầu như vậy từ trong máu không có nhiều mà thường là những trọc phú ngày xưa khổ bây giờ muốn làm cho giống người ta một chút, sưu tập một cái gì đó; lâu ngày có bạn bè đồng chí hướng lập thành câu lạc bộ v.v…, thật ra là thứ dỏm. Tại sao mình ăn thấy ngon? Do nghiệp dục giới, nếu không đói không thèm thì không thể ăn được; phải đói mới thèm ăn, chỉ như vậy thôi. Mình thấy ngon là do hoàn cảnh, chứ trên đời không có gì ngon hay dở. Sân độc – sự bất mãn, cũng vậy; cái thích càng nhiều thì bất mãn càng lớn, niềm đam mê trong năm dục càng nhiều, thì bất mãn càng lớn. Trên cõi Phạm thiên không có năm dục, không có đam mê trong năm dục, nên không có sân. Không có hy vọng làm gì có thất vọng.
Năm triền cái làm cho người ta buồn ngủ theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì trong đó có hôn thụy, hôn thụy làm người ta buồn ngủ theo nghĩa đen, bốn triền cái còn lại làm cho người ta mê ngủ theo nghĩa bóng. Năm quyền làm cho người ta tỉnh thức theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Khi thiện pháp cứ cuồn cuộn, hừng hực thì làm sao mà ngủ.
Năm pháp dẫn đến tỉnh thức là năm quyền[2].
Năm pháp làm cho người ta trở nên cấu uế bất tịnh là năm triền cái. Năm pháp khiến người ta được trở nên thanh tịnh là năm quyền (Tín, tấn, niệm, định, tuệ): Có niềm tin trong sạch vào Tam Bảo, vào thầy bạn, vào pháp môn tu tập. Niềm tin có chín chắn thì sự tu tập mới đúng đắn. Niềm tin muốn đúng đắn phải dựa vào trí tuệ. Trí nhiều mà không có niềm tin cũng là một thảm họa. Đức tin nhiều mà không trí tuệ cũng là một bi kịch. Có đức tin, có trí tuệ mà không có niệm, định thì cũng không làm được gì. Phải có đủ năm quyền mới hy vọng tu tập thiền Chỉ, thiền Quán có kết quả. Niệm là khả năng ghi nhớ những gì đang xảy ra. Trong chữ Hán có chữ Niệm (念)gồm chữ Kim (今) (nghĩa là “bây giờ”), phía dưới là chữ Tâm (心), nghĩa là cái Tâm biết điều gì đang xảy ra, tại đây và bây giờ, đó là niệm. Định là khả năng tập trung tư tưởng, không phân tán lung tung, giống như Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên đường bị lính đâm vào chân mà không hay, hoặc như Quan Công vẫn đánh cờ bình thường khi Hoa Đà mổ bên vai. Tuệ gồm có sự biết rõ cái gì là cái gì, vận hành ra sao. Năm quyền này làm cho người ta trở nên thanh tịnh. Thuở Đức Phật còn tại thế có ông Bà-la-môn tên là Saṅgārava đến hầu Đức Phật. “Thưa Sa-môn Gotama hồi con còn trẻ, học mau và nhớ lâu, còn bây giờ học lâu và mau quên là vì sao?” Đức Phật trả lời là do tâm lúc bị năm triền cái thì trở nên như vậy đó. Khi năm triền vắng mặt thì muốn làm gì cũng được, thậm chí khi năm quyền phát triển đến mức nào đó, thì tự nhiên thiền Chỉ thiền Quán không phải là vấn đề. Do Ba-la-mật yếu nên năm quyền mới bị yếu, chứ không là đắc thiền Chỉ thiền Quán trong nháy mắt mà thôi. Tuệ, do mình hiểu lầm nghĩ nó là cái trình độ tư duy gì ghê gớm, và do tu bằng tâm trạng mong cái này được cái kia, cả hai khiến cho mình dương dương tự đắc khi thầy phán mình đạt cái tuệ thứ mấy, thứ mấy… Thật ra với một người đại căn đại duyên thì giai đoạn (tạm gọi là) tuệ này hầu như không có. Trong bộ Vô Ngại Giải Đạo (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Ngân hoặc Thượng tọa Pháp Chất (còn được gọi là Thượng tọa Vô Ngại Giải), hoặc cuốn San định nội dung Vô ngại giải đạo của Sư trưởng trụ trì chùa Bửu Đức, hoặc Phân tích đạo, Sư Chánh Thân) tìm phẩm Maggakathā. Trong bản Pāḷi, phần định nghĩa về Bát chánh đạo rất là sâu; phần giảng về trí tuệ, 73 trí của chư Phật, rất là hay; phần giảng về thần thông, về đạo rất là tuyệt vời. Người VN sợ kinh cắn, thỉnh kinh về thì nhốt kinh vô tủ, khóa lại không bao giờ dám nhìn vì sợ kinh cắn; chứ đúng ra có những bộ kinh rất quan trọng như bộ Vô Ngại Giải Đạo của Nguyễn văn Ngân, quyển San định của Sư trưởng. Quí vị hãy dành thời gian đọc bộ Vô Ngại Giải Đạo, quí vị nào là Phật tử Bắc tông, biết chữ Hán hãy lưu tâm các bộ sau: Câu Xá Luận, Thành Thật Luận, Phát Trí Luận, Tỳ Bà Sa Luận. Những ai muốn tìm hiểu sâu rộng về A-tỳ-đàm của các Bộ phái sau thời Đức Phật thì nên bỏ thời gian tìm đọc. Đây là cầu nối giữa A-tỳ-đàm Nguyên thủy và A-tỳ-đàm Bộ phái. Riêng những ai chỉ muốn chuyên nhất về Nam tông thì sống chết gì cũng phải đọc những bộ này: Sớ giải của Thắng Pháp Tập Yếu, Sớ giải của bộ Pháp Tụ, Sớ giải của bộ Phân Tích, Sớ giải của bộ Luận điểm Kathāvatthu. Kathāvatthu là bộ thứ 5 của A-tỳ-đàm, ngài Tịnh Sự dịch là Bộ Ngữ Tông, sau này trong nước có người dịch là Bộ Luận Sự. Trên 7 tỷ người chỉ có một người là tôi dịch Kathavatthu là ” Đức Phật trả lời là do tâm lúc bị năm triền cái thì trở nên như vậy đó. Khi năm triền vắng mặt thì muốn làm gì cũng được, thậm chí khi năm quyền phát triển đến mức nào đó, thì tự nhiên thiền Chỉ thiền Quán không phải là vấn đề. Do Ba-la-mật yếu nên năm quyền mới bị yếu, chứ không là đắc thiền Chỉ thiền Quán trong nháy mắt mà thôi. Tuệ, do mình hiểu lầm nghĩ nó là cái trình độ tư duy gì ghê gớm, và do tu bằng tâm trạng mong cái này được cái kia, cả hai khiến cho mình dương dương tự đắc khi thầy phán mình đạt cái tuệ thứ mấy, thứ mấy… Thật ra với một người đại căn đại duyên thì giai đoạn (tạm gọi là) tuệ này hầu như không có. Trong bộ Vô Ngại Giải Đạo (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Ngân hoặc Thượng tọa Pháp Chất (còn được gọi là Thượng tọa Vô Ngại Giải), hoặc cuốn San định nội dung Vô ngại giải đạo của Sư trưởng trụ trì chùa Bửu Đức, hoặc Phân tích đạo, Sư Chánh Thân) tìm phẩm Maggakathā. Trong bản Pāḷi, phần định nghĩa về Bát chánh đạo rất là sâu; phần giảng về trí tuệ, 73 trí của chư Phật, rất là hay; phần giảng về thần thông, về đạo rất là tuyệt vời. Người VN sợ kinh cắn, thỉnh kinh về thì nhốt kinh vô tủ, khóa lại không bao giờ dám nhìn vì sợ kinh cắn; chứ đúng ra có những bộ kinh rất quan trọng như bộ Vô Ngại Giải Đạo của Nguyễn văn Ngân, quyển San định của Sư trưởng. Quí vị hãy dành thời gian đọc bộ Vô Ngại Giải Đạo, quí vị nào là Phật tử Bắc tông, biết chữ Hán hãy lưu tâm các bộ sau: Câu Xá Luận, Thành Thật Luận, Phát Trí Luận, Tỳ Bà Sa Luận. Những ai muốn tìm hiểu sâu rộng về A-tỳ-đàm của các Bộ phái sau thời Đức Phật thì nên bỏ thời gian tìm đọc. Đây là cầu nối giữa A-tỳ-đàm Nguyên thủy và A-tỳ-đàm Bộ phái. Riêng những ai chỉ muốn chuyên nhất về Nam tông thì sống chết gì cũng phải đọc những bộ này: Sớ giải của Thắng Pháp Tập Yếu, Sớ giải của bộ Pháp Tụ, Sớ giải của bộ Phân Tích, Sớ giải của bộ Luận điểm Kathāvatthu. Kathāvatthu là bộ thứ 5 của A-tỳ-đàm, ngài Tịnh Sự dịch là Bộ Ngữ Tông, sau này trong nước có người dịch là Bộ Luận Sự. Trên 7 tỷ người chỉ có một người là tôi dịch Kathavatthu là luận điểm; người Việt, người Tàu, người Nhật, người Đại hàn nghe đều hiểu chữ này. Bộ Vô Ngại Giải Đạo đã hay mà Sớ giải của Vô Ngại Giải Đạo càng rất hay nữa. Nên bỏ ra hai phần tư hoặc ba phần tư thời gian và tài sản để đọc những bộ sách trên mới không uổng kiếp người. Cứ học, đọc và ghi nhớ để thấy mình chỉ là một chiếc lá bé mọn và vô nghĩa, để thấy mình chỉ quẩn quanh trong một thế giới nhỏ hẹp, tăm tối mù mịt, tanh tưởi không lối thoát; học để thấy thế nào là Phật trí, để tin trên đời này có nhất thiết trí, để tin trên cuộc đời này có con đường giải thoát thật sự, để thấy mình có nhiều cách sống tuyệt vời chứ không phải là một lối sống quẩn quanh chật vật như từ xưa giờ đã sống. __________________________________________________ Ghi chú: [1] Xem lại 5 hạ phần kiết sử trong bài kinh Bao nhiêu phải cắt đoạn [2] Xem phần Năm quyền trong bài kinh Bao nhiêu phải cắt đoạn giảng ngày 25-5-2014.
#Vietnam #daobut #kinhtươngưngbộ https://www.daobut.com/2021/08/Tim-hieu-kinh-phat-Tuong-Ung-Bo-Chuong-1-Pham-Cay-Lau-5.html
0 notes
bloghealthcom · 3 years ago
Text
Các thông tin hữu ích giúp bạn ngăn chặn hiện tượng ngủ gật khi lái xe Update 06/2021
Bài viết Các thông tin hữu ích giúp bạn ngăn chặn hiện tượng ngủ gật khi lái xe Update 06/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Ngọc Bách - Bác sĩ chuyên khoa Hô Hấp - Đơn nguyên Hô hấp - Dị ứng Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
<!-- -->
Hiện tượng ngủ gật khi lái xe hiện nay không hiếm và là một trong các nguyên chính dẫn đến các cuộc tai nạn giao thông đáng tiếc. Vậy giải pháp nào có thể giúp các tài xế tránh được các cơn buồn ngủ khi tham gia giao thông?
1. Ngủ gật khi lái xe nguy hiểm như thế nào?
Hiện tượng ngủ gật khi lái xe chiếm khoảng một trong sáu căn nguyên tai nạn nghiêm trọng và một trong tám căn nguyên tai nạn dẫn đến việc tài xế hoặc hàng khách nhập viện. Tỷ lệ phần trăm cao này phù hợp với việc quan sát các vụ tai nạn lái xe buồn ngủ xảy ra ở tốc độ cao, mà không có các thao tác tránh né như phanh hoặc chuyển hướng, có thể giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của tai nạn.
Việc phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng ngủ gật khi lái xe sẽ làm giảm đáng kể các vụ tai nạn và hậu quả nghiêm trọng do tai nạn gây ra. Khuyến khích các lái xe báo cáo về tình trạng sức khỏe và tần suất xảy ra cơn buồn ngủ khi tham gia giao thông, bởi xác định được các đối tượng có nguy cơ xuất hiện tình trạng ngủ gật là điều rất quan trọng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: giáo dục sức khỏe, cảnh báo khi sử dụng thuốc an thần, tầm soát phát hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ... nên được thực hiện mở rộng ngoài các tài xế có cơn buồn ngủ đã báo cáo, các nhóm đối tượng cụ thể nên được can thiệp giáo dục bao gồm: lái xe trẻ, lái xe thương mại, những người bị rối loạn giấc ngủ, những người dùng thuốc an thần, làm việc ca đêm hoặc xoay vòng và những người không ngủ đủ giấc, mất ngủ và lịch sử lái xe có cơn buồn ngủ thường xuyên
Tumblr media
Ngủ gật khi lái xe tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến tính mạng như tai nạn giao thông
Việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ có thể cần gửi đến nhân viên y tế tư vấn và làm các cuộc thăm dò. Ví dụ: làm thăm dò giấc ngủ để chẩn đoán bệnh ngưng thở khi ngủ và đưa ra các chính sách, giải pháp giải quyết triệt để cơn buồn ngủ hoặc hạn chế tối đa hậu quả do cơn buồn ngủ khi lái xe.
Để phát hiện các đối tượng như vậy cần nhiều nguồn lực, hỗ trợ từ các nguồn lực khác nhau trong xã hội như: người nhà, đồng nghiệp, nhân viên y tế khám sức khỏe định kỳ, nhà quản lý lao động, nhân viên chính sách giao thông... Trao đổi để có thông tin, sử dụng nhân trắc học, đánh giá công việc điều khiển phương tiện hàng ngày. Có nhiều phương thức để phát hiện các yếu tố rủi ro phổ biến đối với việc lái xe buồn ngủ. Một số yếu tố chỉ ra một người có nguy cơ bao gồm:
● Rối loạn giấc ngủ (ví dụ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn [OSA], chứng ngủ rũ)
● Tình trạng y tế hiện tại có thể ảnh hưởng đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ (như bất kỳ rối loạn tim phổi, hội chứng đau, căng thẳng tinh thần)
● Sử dụng các loại thuốc an thần (ví dụ, thuốc benzodiazepin, thuốc thôi miên nonbenzodiazepine, opioids) và rượu
● Điều kiện lái xe (ví dụ: đường dài, đêm khuya, lái xe một mình)
● Các yếu tố ảnh hưởng nhịp ngày đêm (ví dụ: làm việc ca đêm hoặc tăng ca)
● Các yếu tố về lối sống (ví dụ: làm việc nhiều công việc, chăm sóc trẻ sơ sinh)
● Ngủ không đủ giấc
● Tuổi trẻ
● Tiền sử đã từng có lúc ngủ gật khi tham gia giao thông hoặc làm việc
Trong các vấn đề trên, hội chứng ngưng thở khi ngủ là phổ biến, nhưng thường bị bỏ qua. Chỉ có khoảng một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng này có phàn nàn về buồn ngủ ban ngày quá mức; Các triệu chứng phổ biến của các đối tượng này bao gồm ngáy to, thức dậy nghẹt thở hoặc thở hổn hển, có người sống cùng chứng kiến cơn ngừng thở khi ngủ, hay biểu hiện tiểu đêm và đau đầu buổi sáng. Các đối tượng có gợi ý về ngừng thở khi ngủ bao gồm béo phì, chu vi cổ lớn và tăng huyết áp không kiểm soát được. Các dấu hiệu này dễ dàng thu thập ở các nhân viên y tế khám định kỳ hoặc là yếu tố cảnh báo cho người nhà, đồng nghiệp, người sử dụng lao động, từ đó có thể đưa lời khuyên cho đối tượng đi tầm soát phát hiện tránh được các tai nạn và hậu quả.
Tumblr media
Những người béo phì tăng nguy cơ xuất hiện dấu hiệu ngừng thở khi ngủ
Vấn đề chính của phòng ngừa ngăn chặn các hậu quả của tai nạn giao thông do ngủ gật bao gồm giáo dục về các triệu chứng buồn ngủ khi lái xe, tránh và lên kế hoạch trước, sử dụng cơn ngủ ngắn trước và caffeine trong trường hợp lái xe không thể tránh được và điều trị bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào gây buồn ngủ quá mức, như ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Bệnh nhân cũng nên được chỉ ra rằng tự bản thân đánh giá buồn ngủ là khó chính xác, và nếu có tình trạng giấc ngủ bản thân không đảm bảo, họ có thể gặp nguy hiểm ngay cả khi họ không cảm thấy buồn ngủ. Các biện pháp ứng dụng công nghệ cũng có thể đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc nhận biết và ngăn chặn lái xe buồn ngủ khách quan hơn bên cạnh tự đối tượng đánh giá.
2. Một số giải pháp ngăn chặn cơn ngủ gật khi đang tham gia giao thông
2.1. Giáo dục người lái xe
Người lái xe cần được giáo dục về các triệu chứng và dấu hiệu của việc ngủ gật trong khi lái xe và công việc về các biện pháp đối phó hiệu quả. Các triệu chứng của lái xe buồn ngủ bao gồm khó tập trung, thường xuyên chớp mắt, mí mắt nặng, mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ bị ngắt kết nối, khó nhớ lại một quãng đường đã đi (đôi khi được gọi là "hành vi tự động"), quên đường và các dấu hiệu đường phố đã gặp, ngáp thường xuyên, dụi mắt, khó ngẩng cao đầu và cảm thấy bồn chồn và cáu kỉnh. Tuy nhiên nên lưu ý rằng khả năng tự đánh giá mức độ buồn ngủ và hiệu suất là không đáng tin cậy và một số tài xế thường không biết về mức độ buồn ngủ của chính họ.
Nhận thức được mình có nguy cơ ngủ gật, lái xe nên được sử dụng các phương thức vận chuyển khác, chẳng hạn như lái xe thay ca, giao thông công cộng, taxi hoặc đi bộ. Điều quan trọng, các tài xế nên được lên kế hoạch trước để tránh lái xe vào những thời điểm trong ngày khi họ có khả năng ngủ gật, chẳng hạn như giữa buổi chiều, đêm muộn hoặc sau một thời gian thiếu ngủ. Nên lái xe quãng đường ngắn và sử dụng các phương thức vận chuyển thay thế.
Tumblr media
Người lái xe khi có dấu hiệu ngủ gật cần sử dụng các phương thức vận chuyển khác
Tất cả các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ có thể gây ra cơn buồn ngủ nên được cảnh báo về nguy cơ lái xe trong khi buồn ngủ. Những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao (ví dụ, những người bị buồn ngủ ban ngày quá mức và có tiền sử bị tai nạn lái xe buồn ngủ hoặc ngủ gật khi lái xe đã được báo cáo) nên được cảnh báo không lái xe cho đến khi trị liệu được chứng minh và có hiệu quả.
2.2. Tư vấn cho những người đang sử dụng thuốc an thần
Người lái xe sử dụng thuốc an thần nên được cảnh báo về nguy cơ tai nạn lái xe buồn ngủ và khuyên không nên uống rượu kết hợp với các loại thuốc này. Các cá nhân nên thận trọng đối với các triệu chứng có thể cho thấy tình trạng suy giảm khả năng lái xe, đặc biệt là trong giai đoạn mới sử dụng, bao gồm buồn ngủ, không tập trung, run rẩy, rối loạn, mất ổn định dáng đi, thay đổi thị lực, ngất xỉu hoặc chóng mặt.
Bệnh nhân nên đọc kỹ thông tin kê đơn của từng loại thuốc. Thông tin kê đơn cho các thuốc an thần như zolpidem và eszopiclone chứa các cảnh báo cụ thể về nguy cơ "lái xe khi ngủ" vào ngày hôm sau.
Ngoài việc cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ buồn ngủ khi lái xe, các bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét các liệu pháp trị liệu thay thế khác, sử dụng liều thấp nhất cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị và điều chỉnh thời dùng thuốc khi có thể để hạn chế buồn ngủ khi bệnh nhân cần lái xe. Bệnh nhân nên thông báo về công việc, nghề nghiệp bản thân và hỏi ảnh hưởng của thuốc đến tình trạng lái xe cho bác sĩ lâm sàng xem xét kê đơn thuốc an thần. Trước tiên nên tiến hành phân tích cẩn thận các rủi ro tiềm ẩn, bao gồm buồn ngủ khi lái, cân nhắc lợi ích và nguy cơ có của việc dùng các thuốc này.
Tumblr media
Chóng mặt là một tác dụng người lái xe có thể nhận được khi sử dụng thuốc an thần
2.3. Giấc ngủ ngắn và caffeine
Biện pháp đối phó tốt nhất để chống lại việc lái xe buồn ngủ là ngủ đủ giấc, thiếu ngủ thì phải trả lại bằng giấc ngủ. Thời gian ngủ ở mỗi người là khác nhau để chất lượng giấc ngủ phục hồi. Do đó, bất kỳ rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn nào cũng nên được điều trị hiệu quả.
Nếu bệnh nhân bị buồn ngủ khi lái xe thì bạn nên hạn chế ra khỏi đường và đến khu vực an toàn càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết ra ngoài có thể ngủ một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút cũng có thể cải thiện hiệu suất hoạt động thần kinh sau khi thiếu ngủ. Những giấc ngủ ngắn dài hơn có thể dẫn đến trì trệ sau ngủ, có thể làm giảm hiệu suất trong 30 phút đầu sau khi thức dậy.
Sử dụng thận trọng caffeine cũng có thể hữu ích. Mặc dù việc sử dụng caffeine chưa được nghiên cứu chính thức trong điều kiện lái xe, nhưng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tình trạng thiếu ngủ kéo dài đã phát hiện ra rằng sự phản ứng, cảnh giác và sự chú ý duy trì được cải thiện sau khi uống caffeine, đặc biệt khi kết hợp với ngủ trưa. Một lượng nhỏ caffeine dùng trong một thời gian dài có thể hiệu quả hơn một liều lớn hơn.
Các chiến lược khác thường được sử dụng để chống buồn ngủ, chẳng hạn như tiếp xúc với không khí lạnh, ăn, uống và bật radio không được chứng minh là hữu ích.
Tumblr media
Bật radio trên oto là một biện pháp ngăn chặn cơn buồn ngủ
2.4. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ(OSA)
Điều trị OSA là một phần quan trọng trong phòng ngừa ở cả người lái xe thương mại và phi thương mại. Bệnh nhân mắc chứng OSA đã biết báo cáo lái xe buồn ngủ nên được kiểm tra định kỳ về việc tuân thủ điều trị, vì việc không tuân thủ điều trị áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) là phổ biến và có nhiều chiến lược để giải quyết các vấn đề cũng như thay thế cho CPAP.
Các phân tích tổng hợp của các nghiên cứu quan sát kiểm tra nguy cơ tai nạn trước và sau khi bắt đầu điều trị CPAP đã phát hiện ra rằng điều trị có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ tai nạn cũng như các sự cố giao thông liên quan cơn buồn ngủ và các phương pháp giả lập lái xe cũng chứng minh điều này. Tác dụng tương tự đã được ghi nhận ở những bệnh nhân được điều trị bằng các liệu pháp khác cho OSA, bao gồm cả phẫu thuật và dụng cụ chỉnh hàm, mặc dù dữ liệu bị hạn chế hơn.
2.5. Vai trò của thuốc tăng cường tỉnh táo
Không đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng chất tăng tỉnh táo như modafinil ở bệnh nhân và có một số lo ngại rằng họ có thể che giấu tình trạng suy giảm liên tục ở bệnh nhân bị thiếu ngủ.
Điều này đã được đề xuất bởi một nghiên cứu về tám người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh vẫn thức qua đêm trong hai dịp riêng biệt. Các cá nhân đã được uống một liều 300mg modafinil hoặc giả dược và sau đó trải qua thử nghiệm mô phỏng lái xe hai giờ sau đó. So với các đối tượng được điều trị bằng giả dược, những người được điều trị bằng modafinil có độ lệch làn đường ít hơn khi thử nghiệm mô phỏng lái xe, nhưng các đánh giá khác không cải thiện, bao gồm nhầm lẫn làn đường, thời gian phản ứng và điều chỉnh tốc độ. Mặc dù vậy, các đối tượng đánh giá hiệu suất của họ là cải thiện. Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi modafinil có thể được khuyến nghị cho việc lái xe buồn ngủ trong điều kiện thiếu ngủ.
Tumblr media
Việc sử dụng chất tăng tỉnh táo modafinil chưa đem lại hiệu quả cho những người ngủ gật khi lái xe
Ở những bệnh nhân mắc OSA, việc sử dụng các chất kích thích thường không được khuyến cáo để giảm rủi ro lái xe, không đủ bằng chứng rõ ràng rằng lợi ích khi thực hiện lái xe nhiều hơn các rủi ro tiềm ẩn, bên cạnh đó phát sinh các vấn đề: chi phí, tác dụng phụ, ít tuân thủ điều trị hiệu quả như thở máy áp lực dương, và chủ quan khi tham gia giao thông.
Ngược lại, những bệnh nhân có rối loạn giấc ngủ nguyên phát mức độ nghiêm trọng như chứng ngủ rũ thường được điều trị bằng thuốc kích thích để cải thiện sự tỉnh táo vào ban ngày. Đối với những bệnh nhân như vậy, quyết định tiếp tục lái xe nên được đưa ra khi tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
2.6. Vạch làn đường cảnh báo
Các dải đường được thiết kế làm tăng tiếng ồn do lốp xe, đã được đặt trên nhiều con đường với mục đích đánh thức người lái xe đang ngủ hoặc cảnh báo tài xế thiếu tập trung. Vì các vụ tai nạn lặn buồn ngủ có xu hướng lệch khỏi đường hoặc làn đường, các dải này thường được đặt dọc theo mép đường hoặc dọc theo các đường trung tâm. Chúng cũng có thể được đặt trên các làn đường khi cần giảm tốc độ. Các dải cảnh báo được coi là hiệu quả về chi phí và được ước tính để giảm tai nạn do độ lệch đường từ 20 đến 50%. Các dải xuống trung tâm và các cạnh của con đường được chứng minh là hiệu quả hơn so với sử dụng một mình
2.7. Các biện pháp đối phó bằng công nghệ trong tương lai
Một loạt các biện pháp đối phó công nghệ đã được phát triển hoặc đang được phát triển để nhận biết và ngăn chặn việc lái xe buồn ngủ.
Đánh giá sự mệt mỏi của người lái xe, đây là một trong những công nghệ được xác nhận đầu tiên để phát hiện tình trạng buồn ngủ ở người lái xe sử dụng Camera để đo tỷ lệ đóng mí mắt trên con ngươi. Hệ thống tính toán tỷ lệ thời gian trong một phút kết hợp với cử động cơ mặt, cử động ngáp. Các cảm biến đánh giá khác bao gồm: thay đổi về nhịp tim và hô hấp bằng cách sử dụng các cảm biến ở đệm ghế và dây an toàn, cảm biến cơ lực tay và cử động vô lăng. Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cài đặt trên phần mềm của xe có thể dự đoán khi nào tài xế có thể buồn ngủ và đưa ra các đáp ứng đảm bảo an toàn.
Tumblr media
Trí tuệ nhân tạo có thể là một giải pháp được ứng dụng vào việc ngăn chặn các cơn buồn ngủ khi lái xe trong tương lai
Bên cạnh đó các ứng dụng phần mềm tương thích với điện thoại thông minh đã được phát triển, sử dụng cả camera phía trước và phía sau để đánh giá theo dõi làn đường, khoảng cách phanh và tính năng khuôn mặt hoặc đóng mí mắt để cảnh báo người lái khi chúng có thể bị mất tập trung hoặc buồn ngủ.
Ngoài ra, các công nghệ phòng ngừa tai nạn trên đường và ô tô không người lái cũng đang được nghiên cứu để ngăn chặn và giảm mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn.
Các biện pháp ngăn chặn buồn ngủ khi lái xe cần được triển khai sớm hơn để các tài xế có thể nắm được và thực hiện để phòng ngừa tai nạn giao thông cũng như giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai Gói sàng lọc hội chứng ngừng thở khi ngủ dành cho nhiều đối tượng khách hàng, trong đó có những người có các triệu chứng như: ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức, hay mệt mỏi, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ,... đặc biệt những tài xế lái xe thường xuyên ngủ không đúng giờ giấc.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong nghề sẽ đưa ra lời tư vấn và phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất cho bạn.
Quý khách có nhu cầu khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thể đăng ký khám tại hệ thống Bệnh viện, Phòng khám Vinmec trên toàn quốc TẠI ĐÂY.
source https://blog-health.com/cac-thong-tin-huu-ich-giup-ban-ngan-chan-hien-tuong-ngu-gat-khi-lai-xe/
0 notes