#từ vựng tiếng anh về cảm xúc
Explore tagged Tumblr posts
Text
Văn mẫu phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt của nhà văn Đặc Thai Mai hay nhất để giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo. Đề bài: Phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt của tác giả Đặng Thai Mai. -/- Bài đọc bài 21 SGK Ngữ Văn 7 đã cho chúng ta tìm hiểu về tác phẩm Đọc hiểu Sự giàu đẹp của tiếng Việt của tác giả Đặng Thai Mai vì vậy Đọc cũng xin giới thiệu với các bạn đọc tác Bố cục tác phẩm 1. Mở đầu, tác giả nói rõ niềm tự hào về tiếng Việt, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt của mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay. 2. Đoạn văn (3 câu) tiếp theo, giáo sư giải thích về những đặc sắc của tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp và hay. về mặt âm hưởng, thanh điệu thì ‘hài hòa’; cách đặt câu thì ‘rất tế nhị và uyển chuyển’. Tiếng Việt lại giàu có, phong phú ‘có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và đẽ thỏa mãn cho yêu cầu của đời sông văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử’. Nhận xét ấy rất sâu sắc. 3. Đoạn thứ ba có 22 câu, tác giả dùng 21 câu để chứng minh tiếng Việt đẹp và hay, dùng một câu để tiểu kết. a. Giáo sư chỉ ra rằng, về mặt cấu tạo, tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Đẹp như thế nào ? Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta, tiếp xúc với nhân dân ta đã nhận xét: ‘tiếng Việt giàu chất nhạc’. Một giáo sĩ phương Tây (rất thạo tiếng Việt) đã ca ngợi tiếng Việt là một thứ tiếng ‘đẹp’ và ‘rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ’. Tác giả đã sử dụng trích dẫn, một lối viết nghiêm túc ‘nồi có sách, mách có chứng’ (xem chú thích 1SGK Ngữ Văn 7, tr. 138). - Tiếng Việt rất đẹp, ‘cố một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú’,lại ‘giàu về thanh điệu’(có hai thanh bằng và bốn thanh trắc). Do đó tiếng Việt ‘giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng’. - Tiếng Việt rất đẹp, ‘cân đối, nhịp nhàng’ về mặt cú pháp; có một từ vựng dổi dào về cả ba mặt thơ, nhạc, họa. Và giáo sư đã nói thêm rằng: ‘Tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng’. Chúng tôi xin minh hoạ: "Cân đối, nhịp nhàng" là vẻ đẹp tự nhiên của câu văn tiếng Việt: "Miền Nam là máu củamáu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi" (Hổ Chí Minh) b. Tiếng Việt rất hay, nó thỏa mãn được nhu cầu của xã hội, vì nó là một phương tiện, một công cụ ‘trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người’. Tiếng Việt hay như thế nào ? - Về từ vựng, tiếng Việt ‘tăng lên mỗi ngày một nhiều’(giàu có). - Về ngữ pháp, tiếng Việt ‘dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn’(trong sáng). - Tiếng Việt ‘đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,v.v... c. Câu cuối đoạn, giáo sư khẳng định rằng, tiếng Việt, về mặt cấu tạo, về khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đã chứng tỏ ‘sức sống của nó’. Đó là câu kết đoạn. Vãn bản trên đây là một bài nghị luận chứng minh đã khảng định và ca ngợi sự giàu đẹp của tiêng Việt. Trước khi chứng minh, tác giả đã giải thích ngắn. Phấn chứng minh, cách lập luận rất chặt chẽ, được thể hiện qua một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ hai luận điểm: tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay (giàu có, trong sáng). Cách mở đoạn, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng, cách chuyển ý chuyển đoạn, cách tiểu kết của giáo sư vừa khoa học chặt chẽ, vừa tinh tế. Đọc văn bản này, ta càng thêm yêu quý và tự hào tiếng Việt rất giàu đẹp. Đồng thời, chúng ta học tập cách viết của giáo sư Đặng Thai Mai: cách dùng từ, đặt câu, cách chứng minh... mẫu mực. Tuyển chọn văn mẫu phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt Để chuẩn bị một bài văn tốt nhất, các em có thể tham khảo trước dàn ý mẫu để xác định cho mình những nội dung cần phân tích trong bài một cách chính xác nhé! Bài văn mẫu số 1 Bài văn tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt hay nhất
Bài văn này trích từ phần đầu của một bài nghiên cứu dài về nhan đề Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (Đặng Thai Mai), nội dung nói về sự giàu đẹp của tiếng việt. Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng bố cục của bài văn rất rõ ràng, hợp lí. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu lên luận điểm bao trùm, sau đó giải thích ngắn gọn. Phần chính tập trung chứng minh hai đặc điểm của tiếng việt là đẹp và hay trên các mặt như ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến, nhiều bài viết về sự giàu đẹo của tiếng việt và nhiệm vụ giữu gìn sự trong sáng, giàu đẹp ấy. Có bài nêu những ấn tượng chung, có bài lại đi vào những biểu hiện cụ thể (về từ ngữ hay một thể loại vă học... ). Ở bài viết này, Đặng Thai Mai đưa ra một cái nhìn bao quát chứ không đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể, tỉ mỉ của tiếng Việt. Trong câu mở đầu, tác giả khẳng định giá trị to lớn và địa vị quan trọng của tiếng việt: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủvà vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Từ đó, ông đưa ra luận điểm bao trùm : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Để giải thích cho nhận định trên, tác giả viết: Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có ý nghĩa là nói rằng : tiếng việt có đầy để khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. Về vẻ đẹp của tiếng việt được thể hiện qua hai yếu tố, nhịp điệu (hài hòa về âm hưởng và thanh điệu) và cú pháp (tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu). Nhận xét này dựa trên cơ sở thực tế là khả năng biểu đạt và biểu cảm phong phú của tiếng việt : Đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau hết sức chặt chẽ về mặt nội dung. Câu thứ nhất là nhận xét khái quát về tính chất tiếng việt. Hai câu sau giải thích ngắn gọn và rành mạch cái đẹp, cái hay của tiếng việt. Cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể như vậy khiến người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu. Ở đoạn hai, tác giả tập trung chứng minh cho nhận định đã nêu ở phần mở đầu. Để chứng minh bằng những chứng cứ có đủ sức thuyết phục, tác giả đã vận dụng sự hiểu biết về tiếng việt kết hợp với lí lẽ chặt chẽ và khoa học. Trước hết, tác giả chứng minh tiếng việt là một thứ tiếng đẹp đầu tiên là ở mặt ngữ âm. Tiếng việt giàu chất nhạc và rất uyển chuyển trong câu kéo. Điều đó được xác nhận trên các chứng cứ lấy trong đời sống và trong khoa học : Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhận dân ta, đã có thể nhận xét rằng : tiếng việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Các giáo sư nước ngoài am hiểu tiếng việt thì nhận xét :... tiếng việt như là một thứ tiếng "đẹp" và rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ. Tiếng Việt giàu chất nhạc vì nhiều nguyên nhận: Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. Ta thử đọc câu ca dao: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đòng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như hạt chèn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Đây là lời của một chàng trai, một sáng sớm nào đó ra thăm đồng, thấy cánh mênh mông bát ngát và cô thôn nữ trẻ trung. Chàng trai đã ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô gái và coi đó là cách bày tỏ tình cảm tha thiết của mình.
Bài này có nhẵng dòng thơ khác thường, keo dài tới 112 tiếng để đặc tả cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng - đứng bên tê đồng,mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng trải rộng đến tận chân trời, bao la, đẹp đẽ và đầy sức sống. Cô gái được sa sánh với hình ảnh quen thuộc của quê hương: Thân em như chèn lúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới sức xuân. Bài ca dao đã thể hiện được chất nhạc du dương cùng sự uyển chuyển trong câu tiếng Việt. Dẫn chứng này làm cho lập luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng Việt càng thêm chặt chẽ. Thế nào là một thứ tiếng hay? Tại sao tiếng Việt lại là một thứ tiếng hay? Tác giả giải thích: tiếng Việt hay vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp. Các chứng cớ thực tế và khoa học sau đây là cơ sở để tác giả rút ra kết luận đó: tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diến đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều... tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em. Chúng ta có thể chứng minh luận điểm trên bằng những tác phẩm văn chương đã học. Đoạn thơ sau trong Chinh phụ ngâm khúc là một ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chẳng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Các sắc thái xanh được miêu tả một cách tài tình trong câu thơ. Giữa hai đầu xa cách giờ đây là một màu xanh bất tận. Ở khổ thơ trên, tác giả đã mượn những địa danh quen thuộc trong văn chương cổ như Hàm Dương, Tiêu Tương (dẫu chỉ là ước lệ) để diễn tả độ xa cách, nhưng đến khổ thơ cuối này thì sự xa cách đã tới độ bóng người đi hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng ấy trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian mênh mang nhuốm màu li biệt. Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Cùng là đại từ ta nhưng sắc thái biểu cảm của nó trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan (Một mảnh tình riêng ta với ta) khác với đại từ ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây ta với ta). Ở bài thơ Qua đèo Ngang, đứng trước cảnh trời mây non nước trập trùng, sự bao la, vô tận của đất trời tô đậm sự cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng trong lòng nữ sĩ: Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Quả là nỗi buồn lớn lao, thấm thía, khó san sẻ, giải bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót : ta với ta. Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi! Do đó sự cô đơn càng tăng lên gấp bội. Còn ở câu kết bài Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến viết: Bác đến chơi đây ta với ta Đây là một câu kết hay, hội tụ linh hồn của bài thơ. Ta với ta có nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những yếu tố lễ nghi đều trở nên tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có hcung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào so sánh được. Hai tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dậm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là đáng quý. Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giũa cho trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách là một. Những điều câu nẹ, khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong Câu thơ đã thể hiện cách sử duạng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến.
Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai người nhưng là một. Tuwf với gắn kết hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa làm một. Qủa là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai người. Qua các thời kì lịch sử, cả hai mặt từ vựng và cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt rất phát triển, có khả năng thích ứng với thực tiễn. Đó là biểu hiện rõ rệt về sức sống dồi dào của tiếng Việt. Tác giả đã chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hài hòa về mặt âm hưởng và thanh điệu. Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở chỗ linh hoạt, uyển chuyển trong cách dùng từ, đặt câu. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội. Giữa hai phẩm chất đẹp và hay của tiếng Việt có quan hệ gắn bó khăng khít. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt, cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt. Trở lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy có những câu thơ chứng minh cho s�� phong phú và cách phối hợp hài hòa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, hoa chen hoa. Vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc. Âm hưởng thơ gợi lên khung cảnh của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng đày đó không đủ làm sáng bức tranh núi non hùng vĩ ngày tàn, đêm xuống. Những ưu điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của bài văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ở chỗ tác giả đã kết hợp khéo léo giữa giải thích với chứng minh, bình luận. Cách lập luận rất chặt chẽ : Nêu nhận định ở phần mở bài, sau đó giải thích và bình luận nhận định. Dùng các dẫn chứng để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ. Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt của nhà nghiên cứu của Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt. Bài văn mẫu số 2 Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của toàn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống của nó ra sao. Trong thơ và âm nhạc đã có vài ba người ca ngợi vẻ đẹp, nét độc đáo của tiếng Việt. Song muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của tiếng nói dân tộc Việt Nam, ta hãy đi tìm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn chương. Một trong những người ấy là Giáo sư Đặng Thai Mai, tác giả bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài nghị luận ấy ngắn gọn mà sâu sắc đã giải thích và chứng minh một cách thuyết phục nét đặc trưng cơ bản của tiếng nói Việt Nam chúng ta: "giàu và đẹp". Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ờ phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào Tuyển tập Đặng Thai Mai. Tuy là đoạn trích, song văn bản mà chúng ta được đọc vẫn có cấu tạo khá trọn vẹn như một áng văn nghị luận thể văn chứng minh. Chúng ta có thể đọc văn bản ấy theo ba đoạn: Mở bài (từ "Người Việt Nam ngày nay..." đến "... các thời kì lịch sử") : Nhận định tiếng Việt là thứ tiếng nói đẹp và hay, giải thích ngắn gọn nhận định ấy. Đây là phần nêu vấn đề trong bài nghị luận. Thân bài ("Tiếng Việt, trong cấu tạo..." đến ".... kĩ thuật, vãn nghệ, V.V.") : chứng minh cái đẹp và sự giàu có (cái hay) của tiếng Việt về các mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Kết bài (câu văn còn lại): Nhấn mạnh, khẳng định cái đẹp, cái hay của tiếng Việt chính là sức sống của tiếng Việt, cũng có ý nghĩa biểu hiện sức sống của dân tộc. Vì là bài nghị luận nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, nên tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuộc phạm vi ngôn ngữ và thực tiễn, chứ không đưa ra những ví dụ cụ thể về những ngữ liệu văn chương hay tiếng nói trong đời sống hằng ngày. Do đó, khi tìm hiểu áng văn này, chúng ta cần kết hợp việc suy ngẫm vẻ các lí lẽ, các dẫn chứng của tác giả với những liên tưởng vốn liếng văn chương, tiếng nói hằng ngày dể chia sẻ và thấu hiểu tư tưởng, tình cảm tác giả. Mở đầu bài viết, Đặng Thai Mai dẫn chúng ta vào ngay vấn đề bằng hai câu biểu cảm "Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó". Câu thứ nhất cấu tạo bình thường. Câu sau rút gọn, ẩn chủ ngữ theo kiêu câu "tách trạng ngữ thành câu riêng". Kiểu câu không bình thường này, kết hợp hai từ biểu cảm tự hào, tin tưởng thể hiện rõ tình yêu, thái độ trân trọng của tác giả đối với tiếng nói Việt Nam. Từ đó, tác giả lôi cuốn người đọc vào vấn đề "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Câu văn thứ ba vừa toát ra tình cảm mến yêu, trân trọng, vừa bày tỏ sự suy nghĩ sâu sắc mang tính khoa học về giá trị của tiếng nói Việt Nam. Vị trí cũng như nội dung của nó đúng là câu nêu vấn đề (luận đề) trong bài nghị luận. Tác giả nhấn mạnh hai tính từ "đẹp" và "hay". Sau đó giải thích khái quát nghĩa của hai nét dẹp và hay của tiếng Việt : ... một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu (tức là nói về từ vựng), tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu (tức là nói vể cú pháp), có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam - tức là đánh giá vai trò, hiệu quả, tác dụng trong cuộc sống của tiếng Việt. Mạch văn trôi chảy, dồn dập, nếu đọc nhanh, đọc lướt, chúng ta khó nắm bắt các luận điểm, các ý tướng của người viết. Văn phong khoa học là như thế, vần ngắn gọn, ý hàm súc. Nhưng xuống phần hai, tác giả lại trình bày luận điểm và minh hoạ bằng các dẫn chứng khá rành mạch, sáng tỏ và chặt chẽ. Luận điểm thứ nhất: tác giả khẳng định và chứng minh Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó,... của một thứ tiếng khá đẹp. Nét đẹp ấy được minh hoạ bằng các dẫn chứng về giàu chất nhạc (trong ngữ âm, tiếng Việt có hai thanh bằng, bốn thanh trắc, thanh điệu phong phú. Trong cú pháp, tiếng Việt cân đối, nhịp nhàng, về từ vựng, tiếng Việt dồi dào vốn từ về cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ). Do đó, nhà nghiên cứu khảng định: "tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Đễ hỗ trợ cho các dẫn chứng về khoa học, tác giả bổ sung thêm dẫn chứng thực tế. Ông kể: nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét rằng tiếng Việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. Rồi ông dẫn ý kiến một giáo sư nói : ""tiếng Việt như là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ"". Xen kẽ các dẫn chứng, tác giả dùng phép so sánh "tiếng Việt... giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng". Những dẫn chứng phong phú, đa dạng, cách liên tưởng và viết câu nhịp nhàng, uyển chuyển như thế chứng tỏ nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai rất thích thú, say sưa và tự hào về chất nhạc của tiếng nói Việt Nam. Còn chúng ta, đọc văn của ông, cũng cảm thấy bị lôi cuốn. Chứng ta nhớ đến những bài thơ, những áng văn sống động, đa thanh, giàu chất nhạc trong kho tàng văn học Việt Nam. Ta hãy đọc đoạn thơ sau trong bài Lượm: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng... Nhạc tính của tiếng Việt đã tấu lên những âm sắc, những thanh điệu, cú pháp đẹp đẽ, uyển chuyển, sinh dộng biết bao trong đoạn thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu. Và chúng ta nhớ tới bao nhiêu câu tục ngữ, bài ca dao, cả những câu nói bình thường hằng ngày ta nghe từ tiếng nói của mẹ cha, ông bà, của thầy, cô và bè bạn.
Làm sao minh hoạ cho hết được tính nhạc, cái đẹp của tiếng Việt Nam chúng ta. Hãy trở lại với bài văn của Đặng Thai Mai. Sau khi chứng minh chất nhạc - vẻ đẹp - nhà nghiên cứu khẳng định tiếp: tiếng Việt là thứ tiếng hay. Rồi ông minh hoạ bằng vài nét khái quát: tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ, về hình thức diễn đạt, ngữ pháp đang dần dần uyển chuyển hơn, chính xác hơn, không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, đồng thời Việt hoá những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng... Dồn dập những dẫn chứng, vừa mang tính khoa học vừa đẫm chất thực tế. Điều đó giúp chúng ta vừa nâng cao hiểu biết về lí thuyết vừa thúc đẩy chúng ta liên hệ thực tế, để cảm thông, chia sẻ với tác giả niềm say mê trong khám phá khoa học và tình yêu tiếng mẹ đẻ Việt Nam. Ngoài Tố Hữu, qua các câu tục ngữ, các bài ca dao, chúng ta còn dược học biết bao tác phẩm văn chương của cha ông xưa từ Trần Quang Khải, đến Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến,... những tác phẩm của Bác Hồ, của các nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, các nhà thơ Minh Huệ, Xuân Quỳnh,... trong thời đại ngày nay. Nhờ sự giàu và đẹp của tiếng Việt mà các văn nghệ sĩ sáng tạo ra biết bao áng văn chương tuyệt tác và cũng nhờ sự sáng tạo và tình yêu tiếng nói Việt Nam của các tác giả mà tiếng Việt càng ngày càng giàu, càng đẹp hơn, sức sống càng ngày càng dồi dào hơn. Xuống câu văn cuối cùng, vẻ đẹp và sức sống ấy của tiếng Việt được Đặng Thai Mai nhấn mạnh : "Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó". Sức sống của tiếng nói Việt Nam chính là một biểu hiện sức sống của dân tộc Việt Nam vậy. Bài văn nghị luận, đến đây vừa trọn vẹn. Về nội dung, tác giả đã có một phát hiện khoa học lí thú về vẻ dẹp tiếng nói Việt Nam. Về nghệ thuật, bài văn cũng đạt tới trình dộ đáng khâm phục, đáng học tập : kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận nhẹ nhàng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, viết câu linh hoạt, dùng câu rút gọn (ở phần đầu), phối hợp với câu mở rộng (ở phần hai)... Tóm lại, điều chúng ta cần ghi nhớ là: bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đà chứng minh tiếng nói Việt Nam giàu có và đẹp đẽ ở nhiều phương diện : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và khả nâng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc... Bài văn mẫu số 3 Văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng Việt" là một phần nhỏ được trích trong bài "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Giáo sư Đặng Thai Mai viết năm 1967. Mở đầu, tác giả nói rõ niềm tự hào về tiếng Việt, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt của mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay. Đoạn văn (3 câu) tiếp theo, giáo sư giải thích về những đặc sắc của tiếng Việt, một thứ tiếng đẹp và hay. Về mặt âm hưởng, thanh điệu thì "hài hòa"; cách đặt câu thì "rất tế nhị và uyển chuyển". Tiếng Việt lại giàu có, phong phú "có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử". Nhận xét ấy rất sâu sắc. Đoạn thứ ba có 22 câu, tác giả dùng 21 câu để chứng minh tiếng Việt đẹp và hay, dùng 1 câu để tiểu kết. Giáo sư chỉ ra rằng, về mặt cấu tạo, tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Đẹp như thế nào?. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta, tiếp xúc với nhân dân ta đã nhận xét: "tiếng Việt giàu chất nhạc". Một giáo sĩ phương Tây (rất thạo tiếng Việt) đã ca ngợi tiếng Việt là một thứ tiếng "đẹp" và "rất rành mạch trong lời nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ". Tác giả đã sử dụng trích dẫn, một lối viết nghiêm túc "nói có sách, mách có chứng" (xem chú thích 1 SGK Ngữ Văn 7, tr. 138). Tiếng Việt rất đẹp, "có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú", lại "giàu về thanh điệu" (có 2 thanh bằng và 4 thanh trắc). Do đó tiếng Việt "giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng".
Tiếng Việt rất đẹp, "cân đối, nhịp nhàng" về mặt cú pháp; có một từ vựng dồi dào về cả ba mặt thơ, nhạc, họa. Và Giáo sư đã nói thêm rằng: "Tác dụng của đặc tính này đối với văn học là rất quan trọng". Chúng tôi xin minh hoạ: "Cân đối, nhịp nhàng" là vẻ đẹp tự nhiên của câu văn tiếng Việt: "Miền Nam là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi" (Hồ Chí Minh) "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ như mộng" (Vũ Bằng) Tiếng Việt rất hay, nó thỏa mãn được nhu cầu của xã hội, vì nó là một phương tiện, một công cụ "trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người". Tiếng Việt hay như thế nào? Về từ vựng, tiếng Việt "tăng lên mỗi ngày một nhiều" (giàu có). Về ngữ pháp, tiếng Việt "dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn" (trong sáng). Tiếng Việt "đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ, v..v..." Câu cuối đoạn, giáo sư khẳng định rằng, tiếng Việt, về mặt cấu tạo, về khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đã chứng tỏ "sức sống của nó". Đó là câu kết đoạn. Văn bản trên đây là một bài nghị luận chứng minh đã khẳng định và ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Trước khi chứng minh, tác giả đã giải thích ngắn. Phần chứng minh, cách lập luận rất chặt chẽ, được thể hiện qua một hệ thống lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ 2 luận điểm: tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay (giàu có, trong sáng). Cách mở đoạn, cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng, cách chuyển ý chuyển đoạn, cách tiểu kết của giáo sư vừa khoa học chặt chẽ, vừa tinh tế. Đọc văn bản này, ta càng thêm yêu quý và tự hào tiếng Việt rất giàu đẹp. Đồng thời, chúng ta học tập cách viết của Giáo sư Đặng Thai Mai: cách dùng từ, đặt câu, cách chứng minh... mẫu mực.
0 notes
Text
Swing Nghĩa Là Gì? Khám Phá Ý Nghĩa Và Cách Sử Dụng Từ "Swing" Trong Tiếng Anh
Swing nghĩa là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng từ 'swing' trong tiếng Anh qua bài viết chi tiết và dễ hiểu. Khám phá các ngữ cảnh sử dụng từ 'swing' và các cụm từ liên quan để nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn.
Swing Nghĩa Là Gì? - Trong tiếng Anh, có nhiều từ vựng đa nghĩa và phong phú về cách sử dụng, một trong số đó là từ "swing". Đây là một từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết, với nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh. Nếu bạn đang học tiếng Anh hoặc chỉ đơn giản muốn hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ "swing", bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi swing nghĩa là gì một cách đầy đủ và chi tiết.
Swing Nghĩa Là Gì? Định Nghĩa Và Ý Nghĩa
Swing là một từ vựng tiếng Anh có thể là danh từ hoặc động từ, tùy thuộc vào cách sử dụng trong câu. Nghĩa của "swing" rất đa dạng và phong phú, từ hành động đơn giản như "đu đưa" đến những khái niệm trừu tượng hơn như "sự thay đổi" trong tình huống hoặc cảm xúc.
Swing Nghĩa Là Gì? Định Nghĩa Và Ý Nghĩa
Swing Là Động Từ
Khi được sử dụng như một động từ, "swing" thường mang nghĩa đu đưa, vung vẩy, hoặc chuyển động qua lại một cách đều đặn hoặc nhanh chóng.
Ví dụ:
The child loves to swing on playground. (Đứa trẻ thích chơi đu đưa ở sân chơi.)
He swing bat and hit ball out of the park. (Anh ấy vung gậy và đánh quả bóng ra khỏi sân.)
Ngoài ra, "swing" còn có nghĩa là thay đổi hoặc di chuyển đột ngột từ một trạng thái này sang trạng thái khác.
Ví dụ:
The mood of the meeting swing from optimism to concern. (Tâm trạng của cuộc họp đã thay đổi từ lạc quan sang lo ngại.)
Swing Là Danh Từ
Khi được sử dụng như một danh từ, "swing" thường ám chỉ chuyển động qua lại như trong trường hợp của một cái xích đu, hoặc nói đến sự thay đổi hoặc dao động trong một phạm vi nào đó.
Ví dụ:
The swing in the garden is a favorite spot for children. (Cái xích đu trong vườn là chỗ yêu thích của bọn trẻ.)
There a noticeable swing in public opinion after the debate. (Có một sự thay đổi đáng chú ý trong ý kiến công chúng sau cuộc tranh luận.)
Cách Dùng Swing Trong Các Ngữ Cảnh Khác Nhau
Lưu Ý Khi Sử Dụng Swing
Swing Trong Ngữ Cảnh Vật Lý
Một trong những cách sử dụng phổ biến nhất của "swing" là trong ngữ cảnh vật lý, chỉ hành động đu đưa hoặc vung vẩy.
Ví dụ:
The door swing open a creak. (Cánh cửa mở ra kêu kẽo kẹt.)
She swing her bag over her shoulder and left. (Cô ấy vung túi qua vai và rời đi.)
Trong các ví dụ này, "swing" diễn tả chuyển động cụ thể của một vật thể trong không gian.
Swing Trong Ngữ Cảnh Trừu Tượng
"Swing" cũng được sử dụng để mô tả sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc, tình huống hoặc điều kiện.
Ví dụ:
His mood swings were difficult predict. (Những thay đổi tâm trạng của anh ấy rất khó đoán.)
The stock market has seen some wild swings lately. (Thị trường chứng khoán đã chứng kiến một số biến động mạnh gần đây.)
Swing Trong Âm Nhạc
Trong âm nhạc, đặc biệt là jazz, "swing" đề cập đến một phong cách đặc trưng bởi nhịp điệu linh hoạt và thường không đều, tạo ra cảm giác nhún nhảy và thư giãn.
Ví dụ:
Swing music very popular in the 1930s and 1940s. (Nhạc swing rất phổ biến trong những năm 1930 và 1940.)
The band played a lively swing that got everyone dancing. (Ban nhạc chơi một bản swing sôi động khiến mọi người đều nhảy múa.)
Swing Trong Thể Thao
Trong thể thao, đặc biệt là golf, bóng chày và tennis, "swing" mô tả hành động vung gậy, vợt hoặc tay để đánh bóng.
Ví dụ:
His golf swing is smooth and powerful. (Cú vung gậy golf của anh ấy mượt mà và mạnh mẽ.)
She took a swing at the ball but missed. (Cô ấy đã vung tay đánh vào quả bóng nhưng trượt.)
>>> Xem thêm: https://lavie24h.com/swing-nghia-la-gi-a1657.html
1 note
·
View note
Text
Lời Tựa Hài Hước Và Dí Dỏm Khi Tặng Sách Cho Người Yêu
Tặng sách cho người yêu là một cử chỉ lãng mạn và ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ đam mê. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo ấn tượng đặc biệt và mang đến tiếng cười cho người ấy, hãy thử viết một lời tựa hài hước và dí dỏm. Lời tựa độc đáo này sẽ khiến món quà của bạn thêm phần thú vị và đáng nhớ.
Một số gợi ý để viết lời tựa hài hước và dí dỏm khi tặng sách cho người yêu:
Sử dụng những câu nói dí dỏm: Bạn có thể sử dụng những câu nói dí dỏm, châm biếm hoặc mỉa mai nhẹ nhàng để tạo tiếng cười cho người ấy. Ví dụ: "Em tặng anh cuốn sách này để anh có thể trau dồi vốn từ vựng và học cách viết văn hay hơn, chứ không phải để anh ngủ gật trong lúc đọc."
Kể lại một kỷ niệm vui nhộn: Chia sẻ một kỷ niệm vui nhộn liên quan đến sách hoặc đến sở thích đọc sách của người yêu. Kỷ niệm này có thể là một câu chuyện hài hước về lần đầu tiên hai bạn cùng nhau đọc sách, hoặc về một lần người ấy đọc sách say mê đến mức quên ăn quên ngủ.
Đề cập đến những thói quen đọc sách hài hước của người yêu: Nếu người yêu bạn có những thói quen đọc sách hài hước, hãy tinh tế đề cập đến điều đó trong lời tựa. Ví dụ: "Anh tặng em cuốn sách này để em có thể đọc sách ở mọi nơi mọi lúc, kể cả khi đang tắm hay đi vệ sinh."
So sánh người yêu với nhân vật trong sách: So sánh người yêu với một nhân vật trong sách có tính cách hoặc ngoại hình hài hước. Ví dụ: "Em tặng anh cuốn sách này vì anh có nhiều điểm chung với nhân vật chính - vừa hài hước, vừa lém lỉnh, lại vừa hay gây rắc rối."
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số ví dụ về lời tựa hài hước và dí dỏm sau đây:
"Cuốn sách này là món quà của anh dành cho em, hy vọng nó sẽ giúp em giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúc em đọc sách vui vẻ, và đừng ngủ gật nhé!"
"Anh chọn cuốn sách này vì nó có ý nghĩa đặc biệt đối với anh. Nó đã giúp anh học được nhiều điều về tình yêu, về cuộc sống và về chính bản thân mình. Hy vọng em cũng sẽ tìm thấy những điều ý nghĩa từ nó, và đừng buồn ngủ khi đọc nhé!"
"Em yêu anh nhiều hơn cả lời nói. Cuốn sách này chỉ là một phần nhỏ bé thể hiện tình yêu của em dành cho anh. Hy vọng anh sẽ trân trọng món quà này, và đừng đọc sách trong lúc lái xe nhé!"
Lưu ý:
Nên cân nhắc tính cách và sở thích hài hước của người yêu: Hãy đảm bảo rằng lời tựa của bạn phù hợp với tính cách và sở thích hài hước của người yêu để tránh gây hiểu lầm hoặc khó chịu.
Tránh những lời nói xúc phạm hoặc mỉa mai quá mức: Mục đích của lời tựa hài hước là để mang đến tiếng cười, chứ không phải để làm tổn thương người ấy.
Giữ lời văn ngắn gọn súc tích: Tránh viết quá dài dòng, chỉ nên tập trung vào những thông tin quan trọng nhất.
Kiểm tra lỗi chính tả: Hãy kiểm tra kỹ lưỡng lỗi chính tả và ngữ pháp trước khi viết lời tựa.
Lời kết:
Lời tựa hài hước và dí dỏm là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự sáng tạo, cá tính và tình cảm của mình đối với người yêu. Hãy dành thời gian sáng tạo một lời tựa độc đáo để món quà tặng sách của bạn thêm phần đặc biệt và đáng nhớ.
Nguồn tại: https://caraluna.vn/viet-gi-khi-tang-sach-cho-nguoi-yeu
Xem thêm:
https://biztime.com.vn/post/899252_bi-quy%E1%BA%BFt-vi%E1%BA%BFt-l%E1%BB%9Di-t%E1%BB%B1-khi-t%E1%BA%B7ng-sach-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-yeu-mang-h%C6%A1i-th%E1%BB%9F-c%E1%BB%A7a-tinh-yeu-trong.html
0 notes
Text
BỘ TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ CÁC TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC
Từ vựng về tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh là một trong những phần quan trọng. Nếu biết nhiều từ vựng chỉ cảm xúc thì trong câu nói của bạn sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Việc thể hiện được khung bậc cảm xúc vui, buồn, yêu thích hay ghét sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn biết nhiều từ vựng tiếng Anh chỉ tính từ cảm xúc hơn thì hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây!
0 notes
Text
Từ vựng tiếng Anh về cảm xúc thông dụng
Từ vựng là một trong những kiến thức cơ bản hướng tới việc học tốt tiếng Anh nói chung và luyện thi IELTS nói riêng. Nhóm từ vựng cảm xúc bằng Tiếng Anh là những từ nói về trạng thái, tâm tư, tình cảm của con người là chủ đề mà bạn không thể bỏ qua. Tham khảo ngay trọn bộ từ vựng về cảm xúc trong tiếng Anh hữu ích nhất trong bài viết dưới đây nhé! Tham khảo: https://hocielts24h.com/tu-vung-ve-cam-xuc-trong-tieng-anh/
0 notes
Text
Viết đoạn văn về phim bằng tiếng Anh ngắn: Hướng dẫn & gợi ý
Sức hút của phim Phù đồ duyên không chỉ đến từ nội dung hấp dẫn mà còn từ dàn diễn viên khủng. Tôi đã bị cuốn hút bởi cách mà ngôn ngữ trong phim được sử dụng. Ngôn ngữ này không chỉ đơn thuần là tiếng Việt, mà còn là ngôn ngữ của tình yêu, sự đau khổ và hy vọng. Sự diễn xuất của các diễn viên cũng góp phần làm nên sức hút của bộ phim này. Họ đã thể hiện tài năng và đam mê của mình thông qua từng cử chỉ, cách diễn đạt cảm xúc. Tôi không thể chờ đợi để xem tiếp những tình tiết tiếp theo trong phim này! - k51x55m07z
0 notes
Text
Thiên kiến
Hôm nay đọc quyển Tôi tự học của Nguyễn Duy Cần, lướt đến phần có nhắc đến thiên kiến mà mình chợt khựng lại vì không thực sự hiểu nghĩa của nó. Nói chứ phải hành động ngay, đi google luôn chứ mà nghĩa tiếng Anh ra Bias là chợt vỗ đùi đôm đốp vì đúng chủ đề muốn nhắc đến, suy ngẫm bấy lâu. 25 tuổi lần đầu tiên thực sự bí nghĩa của một từ ít dùng đến và cũng vì sự thiếu đọc của bản thân ấy. Theo định nghĩa nêu ra thì sự thiên kiến này là thiên về một ý kiến tới mức thiên vị, từ chối xem xét từ góc nhìn khác.
Lại quay lại với chủ đề tự học thì luôn cần chú ý, cẩn thận để không trở thành những kẻ mù quáng, kẻ ngụy bác học, ngụy tri thức vì ranh giới của nó rất mong manh, định nghĩa rõ ràng nên khó tránh đôi lần hay một vài khoảng thời gian, mà một người bị gắn vào mấy cái tên nghe không mấy thuận tai này.
Hiện tại mình đang trên đường trở thành kiểu người chuyên môn và xa dần với người "dốt kim thời", cũng may là không trở thành ngụy bác học có chút đáng ghét mà tác giả nhắc tới, hoặc cũng có đôi khi, mình cũng không rõ lắm. Mình cũng luôn cố gắng để có được cái nhìn bao quát và nhìn một vấn đề với nhiều góc nhìn, cũng cố gắng để đứng ở vị trí của người khác để xem xét. Có lẽ nhờ vậy thấy rằng chính mình có nhiều sự cảm thông và bao dung hơn một chút. Một điểm trừ ở bản thân mà giờ mình nhận ra chính nó cũng có thể trở thành điểm cộng trong tự học, là sự khó để theo học một thứ nếu mình không thực sự thích. Thời đại học mình chính là như vậy, nếu biết điều này sớm hơn mình sẽ bắt đầu ngồi xuống vạch ra vài điểm để nhìn nhận lại liệu học tiếng Tây có phải là mình thực sự không thích hay không và hơn cả lợi ích nó mang lại đáng giá nhường nào để mình vượt qua cái sự "không thích" kia?
Thực ra đơn giản chỉ là mình đã để cảm giác lạc lõng, chán chường lấn quá nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và cả tâm trí. Mình đã không tìm đến nguồn hạnh phúc sâu thẳm là thành tựu đạt được khi hiểu được nguồn tri thức quý báu mình học khi ấy.
Nhắc đến luận điểm tiếp theo là sự cố gắng trong việc tự học. Có vài gạch đầu dòng mà tác giả nhắc đến là sự cố gắng bền bỉ có được nhờ vào sự hứng thú trong việc học, là hậu thuẫn nguồn góc chính có việc kiên trì theo đuổi cái tự học. Nên cần thôi thúc sự hứng thú , nuôi dưỡng sự cố gắng đối với việc học đến cực độ. Nên việc tìm được hướng thú là điều kiện quan trọng đầu tiên để có được sự tự học bền bỉ và có đường lối đúng đắn.
Coi như là serie từ vựng và câu chuyện đi kèm vậy. Lớn rồi, cần giao tiếp nhiều hơn nên trau dổi từ vựng bằng việc đọc sách và tự viết lại như báo cáo sau mỗi lần ôn lại và học được từ mới nhé.
0 notes
Text
What là gì? Cách sử dụng từ what? Ý nghĩa của các từ đi cùng what
What là từ vựng được sử dụng cực kỳ phổ biến trong tiếng Anh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ what là gì và cách dùng sao cho đúng. Bài viết cụ thể ngay sau đây của trang tin muahangdambao.com sẽ lý giải cho bạn những thông tin thú vị về từ what.
Tìm hiểu thêm từ what là gì trong tiếng Anh?
What là từ được dùng rất nhiều trong các câu hỏi bằng tiếng Anh. Vậy what nghĩa tiếng Việt là gì hay what là gì trong tiếng Việt? Theo đó, what dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “gì”, “nào”, “cái gì” hoặc “cái nào” khi dùng trong những câu hỏi.
What là từ vựng cực kỳ phổ biến trong tiếng Anh Từ hỏi với what trong câu hỏi sẽ có 2 chức năng chính là để hỏi thông tin (Ví dụ: What is your name? - Tên của bạn là gì?) và yêu cầu nhắc lại hoặc xác nhận lại 1 thông tin nào đó (Ví dụ: What? I can’t hear you. - Bạn nói gì cơ? Mình không nghe được bạn nói gì cả).
Cách sử dụng từ what như thế nào?
Dưới đây là một số chức năng và cách dùng của từ what trong câu văn Tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo: What là một tính từ Từ what thường được phân loại như là một tính từ nếu nó được sử dụng để giới thiệu về một danh từ hoặc một cụm danh từ. Ví dụ: What time is it? => Từ what giới thiệu về danh từ “time” (thời gian) và do đó được coi như là một tính từ. Hoặc từ what cũng có thể dùng để yêu cầu thông tin chỉ định một cái gì đó. Ví dụ: What foods did you buy? => Từ what là để hỏi về món ăn mà người nào đó đã mua là gì. What là một trạng từ Trong một số trường hợp thì từ what được coi là trạng từ nếu nó bổ nghĩa cho một động từ. Ví dụ: What does she care about? (Điều cô ấy quan tâm là gì vậy?). => Từ what ở đây hoạt động như một trạng từ vì nó bổ nghĩa cho động từ “care”.
What có thể đóng vai trò là 1 trạng từ trong câu What là một đại từ Từ what cũng thường được phân loại như là một đại từ. Nó được sử dụng để đặt câu hỏi về 1 điều gì đó hoặc nếu có thể được sử dụng để thay thế cho một danh từ. Ví dụ: What he need is commitment. => Từ what này được phân loại dưới dạng đại từ vì nó có thể thay thế một sự vật hoặc một danh từ. Ngoài ra từ what cũng được dùng khi bạn muốn yêu cầu thông tin chỉ định một cái gì đó hay mô tả một câu hỏi. What là một thán từ Từ what khi là một thán từ có thể được sử dụng để thể hiện cảm xúc đột ngột, bất ngờ. Ví dụ: What a suggestion! (Đây quả là là một gợi ý hay!). => Trong câu mẫu này, từ “what” được sử dụng nhằm cảm thán. Chúng thể hiện sự bùng nổ liên quan đến cảm xúc của người nói.
Giải đáp ý nghĩa của what khi đi cùng những giới từ khác
So what là gì? So what khi dịch sang tiếng Việt có nghĩa là vậy thì sao hay thì sao. Thường được dùng để tỏ thái độ không quá hài lòng khi một ai đó nói những điều vô ích, không có ý nghĩa gì cả. Ví dụ: So what are you doing now? (Vậy giờ bạn đang hành động kiểu gì vậy?)
So what được coi như một câu cửa miệng của nhiều người For what là gì? For what dịch sang tiếng Việt có nghĩa là để làm gì, cho biết để làm gì. Có thể dùng khi ai đó đưa ra một gợi ý không quá rõ ràng. Bạn muốn hỏi lại người đó mục đích của câu nói nên sử dụng for what. Ví dụ: A: Tet holiday in Vietnam is so much fun. (Ngày Tết ở Việt Nam rất vui). B: For what dates are Tet holidays in Vietnam, please? (Vui lòng cho tôi biết Tết ở Việt Nam rơi vào những ngày nào được không?). Turn down for what là gì? Ý nghĩa của cụm từ này thường được hiểu là “từ chối để làm gì” hay thường được sử dụng với nghĩa khác trong thế giới của những người trẻ là “ngừng uống để làm gì”. Turn down for what hay được nói trong các cuộc vui chơi hoặc muốn mời rượu một ai đó một cách phổ biến. Chính vì thế mà chúng đã được sử dụng trong giới trẻ một thời gian dài như một câu cửa miệng. Bên cạnh đó, turn down for what còn là tên của một bản EDM vô cùng sôi động với MV mang màu sắc tiệc tùng khoái lạc. Bài hát này có thể khiến bạn phải nhảy nhót không ngừng như một loại virus gây nghiện đấy.
Turn down for what được sử dụng trong giới trẻ nhiều hơn What up là gì? Trong tiếng Anh, what up hay what’s up được phiên âm là /ˌwɑːˈsʌp/. Ngoài cách viết như trên thì ta cũng có thể thấy nó ở dạng ngắn gọn hơn là whassup hoặc là wassup. Cách diễn đạt này ở Mỹ phổ biến tới mức những người trẻ “lazy Americans” (người Mỹ lười) đã nuốt luôn từ “what” đằng trước, nên câu chào hỏi đã trở thành “sup” Theo giải thích của từ điển Cambridge Dictionary, thì what’s up có hai ý nghĩa như sau: Thứ nhất, what’s up có thể dùng để hỏi xem ai đó đang gặp phải vấn đề gì, có nghĩa tương tự như câu “có chuyện gì xảy ra vậy?” trong tiếng Việt. Thứ hai, what’s up còn được sử dụng như một lời chào để hỏi thăm về tình hình hay thể hiện sự quan tâm về cuộc sống, sức khỏe và công việc của người được hỏi sau một khoảng thời gian đã không gặp nhau. Với trường hợp này, thì what’s up có nghĩa là “dạo này bạn như thế nào rồi?” trong tiếng Việt. Ví dụ: What’s up, bro? How are you doing? ( Dịch Việt: Dạo này mày ổn không, người anh em?).
What up có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau Có thể bạn quan tâm: buddy là gì trong từng lĩnh vực? Cách sử dụng và từ đồng nghĩa với buddy Brief là gì? Tầm quan trọng của brief trong marketing Thông qua bài viết trên, chúng tôi mong rằng người đọc có thể nắm bắt được từ what là gì, cách sử dụng cũng như một số cụm từ có liên quan để người đọc có thể áp dụng vào trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp của mình. Read the full article
0 notes
Text
Gợi ý chọn sách Usborne cho bé ba mẹ nên biết
Sách usborne cho bé luôn là những bộ sách hấp dẫn và được nhiều bậc phụ huynh tìm mua. Tuy nhiên, có phải bé nào cũng thích hợp để đọc các dòng sách của Usborne? Sách Usborne là sách gì? Và khi mua sách Usborne ba mẹ cần chọn loại nào để đầu tư trí tuệ cho con một cách đúng đắn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn một số thông tin về sách Usborne nhé!
Sách Usborne là sách gì? Dành cho những độ tuổi nào?
Sách Usborne là sách của Nhà xuất bản Usborne đến từ Vương Quốc Anh. Đây là một trong những nhà xuất bản sách thiếu nhi hàng đầu thế giới. Sách Usborne cho bé luôn thể hiện rõ nét khả năng nuôi dưỡng tâm hồn và tư duy của trẻ thơ. Không những được các bậc phụ huynh ở xứ sở sương mù săn lùng, sách Usborne còn vang danh toàn cầu với nền tảng tri thức mang đến chất lượng giáo dục tốt nhất cho các bạn nhỏ. Vừa ươm mầm tài năng học tập, vừa mở rộng nền tảng ngoại ngữ - Tiếng Anh của bé. Tuyển tập các bộ sách Usborne phù hợp với các bé từ lúc đang học bò, học nói cho đến khi bước vào mầm non. Tùy theo giai đoạn phát triển của con mà Nhà xuất bản Usborne sẽ cho ra đời những phân khúc sách có nội dung truyền tải phù hợp.
Tác dụng của sách Usborne đối với quá trình phát triển của bé
Điều thú vị là ba mẹ có thể học cùng con, chơi với con thông qua những mẫu truyện, bức hình. Tạo nên khoảng thời gian gần gũi, góp phần tăng khả năng cảm xúc và kích thích tư duy não bộ của bé thông qua những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu. Những cuốn sách dành cho trẻ em của NXB Usborne được thiết kế cực kỳ công phu, thu hút. Các ô lật bên trong sách đính kèm hình vẽ đẹp mắt. Ngoài ra, còn có những miếng hình chuyển động chạy, trượt và kéo rất ngộ nghĩnh. Với sách Usborne cho bé, ba mẹ Việt có thể lựa chọn những chủ đề sách hay, phù hợp với lứa tuổi của con để hỗ trợ con vừa học tiếng Anh, vừa động não và phát triển trí tuệ qua các trò chơi, câu đố. Thông qua đó, chỉ số IQ của con cũng được nâng cao và khơi dậy tình yêu với cuộc sống chung quanh để tăng cường cảm xúc EQ cho bé.
Gợi ý những bộ sách Usborne tốt nhất cho bé
Bộ sách usborne my first reading library (Usborne xanh) Trong các ấn phẩm sách Usborne cho bé phải kể đến đầu tiên là bộ My First Reading Library gồm 50 quyển cỡ A5. Bộ sách My First Reading Library như một thư viện nhỏ của con - thuộc giai đoạn đầu tiên trong cây reading program của NXB Usborne dành cho bé độ tuổi 3+
Bộ sách usborne my first reading library 50 cuốn (Gáy xanh 22 cuốn – Gáy vàng 12 cuốn – Gáy tím 16 cuốn) Đặc biệt, trong bộ 50 cuốn này được bán chạy nhất là bộ Usborne My First Reading Library (gáy xanh lá cây) bao gồm 22 cuốn. Được nhiều cha mẹ chọn mua cho trẻ mới tập đọc. Với trình độ Very First Reading bước khởi đầu sẽ giúp trẻ có khả năng “chập chững” những bước luyện đọc dưới sự dẫn dắt của ba mẹ. Ap dụng theo phương pháp phonics được dùng nhiều trong các trường học ở nước Anh. Tiếp đến, ba mẹ có thể nâng cấp mức độ đọc sách cho con bằng những levels cao hơn thông qua các bộ sách còn lại như: - Usborne First Reading Series Level 1 (gáy màu vàng - gồm 12 quyển) - Usborne First Reading Series Level 2 (gáy màu tím - gồm 16 quyển) Bộ sách usborne My reading library (Usborne đỏ) Sách Usborne cho bé màu đỏ thích hợp với các bé đã đọc xong bộ Usborne màu xanh ở trên. Hoặc những bé đã có được lượng từ vựng và khả năng đọc ở mức khá.
Bộ sách Usborne My reading library 50 cuốn Usborne màu đỏ này thuộc nhóm thứ 3 Usborne Young reading (trong bộ sách Usborne My reading library 50 cuốn). Bao gồm 20 cuốn gáy đỏ chuyên về các câu truyện cổ tích nổi tiếng. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tìm mua 2 nhóm còn lại của bộ Usborne My reading library để tăng khả năng học tập của con như: - Nhóm 1: Usborne First reading level 3 (gáy xanh): 14 quyển - Nhóm 2: Usborne First reading level 4 (gáy hồng): 14 quyển Bộ sách usborne farmyard tales Bộ truyện Usborne Farmyard Tales có kèm theo file nghe. Chủ đề xây dựng dưới dạng truyện tranh, xoay quanh các nhân vật gần gũi trong đời sống như em bé, bạn bè, gia đình, con vật…
Bộ 20 cuốn Usborne Farmyard Tales and First Experiences Sách Usborne cho bé Farmyard Tales có 20 cuốn. Trong đó: 15 cuốn tập trung là những mẩu chuyện hàng ngày ở nông trại Apple Tree Farm, còn 5 cuốn là First experiences – thể hiện các trải nghiệm đầu đời của trẻ như: lần đầu đến trường, đi bệnh viện, lên máy bay… Bộ sách Usborne Very First Words Usborne Very First Words bao gồm 10 cuốn sách bìa cứng dành cho trẻ em từ 0 tuổi mà ba mẹ có thể chọn mua. Với bộ sách Usborne này, bé sẽ có thêm nhiều thú vị trên hành trình học từ vựng tiếng Anh.
Usborne Very First Words 10 Board Books - Box set 10 tập Các con sẽ học được chữ cái tiếng Anh xoay quanh chủ đề thân thuộc như động vật, màu sắc, các đồ vật xung quanh cuộc sống. Cụ thể, những chủ đề chính là: - Colors: Màu sắc - Numbers: Số đếm - Letter: Abc - Things that go: Các phương tiện giao thông - Animals: Những loài động vật. - My body: Cơ thể người - On vacation: kỳ nghỉ mát - Songs: Bài hát - At Home: Khi ở nhà - Bed time: Giờ đi ngủ Thông qua bộ sách Usborne Very First Words với đa dạng chủ đề gần gũi, ba mẹ sẽ dễ dàng vui học cùng con để giúp bé tăng kỹ năng giao tiếp và các phản xạ khi học tiếng Anh. Hãy để hành trình phát triển của con ngay từ khi chào đời có thêm nhiều trải nghiệm qua các bộ sách Usborne cho bé. Đây là sự lựa chọn thông minh mà ba mẹ dành cho con. Read the full article
0 notes
Text
Lợi ích khi sử dụng thành ngữ tiếng anh trong giao tiếp
Sử dụng thành ngữ tiếng Anh trong giao tiếp mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng thành ngữ tiếng Anh trong giao tiếp:
Giao tiếp tự nhiên hơn: Sử dụng thành ngữ tiếng anh giúp bạn truyền đạt ý nghĩa một cách tự nhiên và phong phú hơn. Thành ngữ thường chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc và hài hòa, giúp bạn diễn đạt ý kiến, cảm xúc và ý tưởng một cách trực quan và sinh động.
Tạo ấn tượng và gắn kết: Khi sử dụng thành ngữ tiếng Anh, bạn có thể tạo ấn tượng mạnh và gắn kết với người nghe. Thành ngữ mang tính hình ảnh và tạo cảm giác thú vị, giúp câu chuyện của bạn trở nên sống động và gây ấn tượng sâu sắc. Tăng tính linh hoạt trong giao tiếp: Thành ngữ là một cách để biểu đạt ý nghĩa một cách ngắn gọn và đầy đủ. Sử dụng thành ngữ giúp bạn trở nên linh hoạt trong việc chọn lựa từ ngữ và diễn đạt ý tưởng một cách tinh tế. Tăng cường sự hiểu biết văn hóa và ngôn ngữ: Thành ngữ là một phần quan trọng của văn hóa và ngôn ngữ. Khi bạn sử dụng thành ngữ, bạn cũng đang khám phá và hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và văn hóa của quốc gia sử dụng tiếng Anh. Tạo sự gắn kết và thể hiện sự thông thái: Sử dụng thành ngữ tiếng Anh trong giao tiếp có thể tạo sự gắn kết và thể hiện sự thông thái của bạn. Điều này giúp bạn giao tiếp một cách tự tin và ấn tượng với đối tác, đồng nghiệp hoặc bạn bè.
Mở rộng từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ: Học và sử dụng thành ngữ giúp bạn mở rộng từ vựng và kỹ năng ngôn ngữ của mình. Bạn sẽ không chỉ biết thêm những cụm từ thông dụng, mà còn hiểu rõ hơn về cấu trúc câu, ngữ pháp và sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh thực tế.
Tóm lại, sử dụng thành ngữ tiếng Anh trong giao tiếp mang lại nhiều lợi ích về mặt ngôn ngữ, văn hóa và giao tiếp tự nhiên. Nó giúp bạn trở thành người sử dụng tiếng Anh thành thạo, sắc bén và tạo ấn tượng mạnh trong các tình huống giao tiếp.
#thành_ngữ_tiếng_anh, #câu_thành_ngữ_tiếng_anh, #thành_ngữ_tiếng_anh_về_cuộc_sống, #học_thành_ngữ_tiếng_anh
0 notes
Text
Các hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho trẻ tại trường mầm non Sơn Ca
Mầm non Sơn Ca - KĐT Đại Thanh
>>> Tham khảo thêm: [REVIEW] Chương trình học tại Mầm Non Sơn Ca - Đại Thanh có những gì ?
Chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
Chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
Sự phát triển thể chất rất quan trọng đối với trẻ, vì vậy chương trình giáo dục tại Mầm non Sơn Ca bao gồm các hoạt động giúp trẻ rèn luyện thể chất và phát triển các kỹ năng thể thao, như chạy, nhảy và chơi bóng.
Trò chơi ngoài trời
Quả bóng, cầu trượt, nhảy dây, chạy đua… giúp trẻ phát triển khả năng điều khiển cơ thể, tăng cường sức khỏe và giảm stress.
Hoạt động theo đội
Giao lưu thi đấu giữa các đội hoặc lớp giúp kích thích tính cạnh tranh, thân thiện và trách nhiệm với đội. các kỹ năng thể thao, như chạy, nhảy và chơi bóng.
Chương trình giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
Chương trình giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ
Bên cạnh Giáo dục thể chất, Mầm non Sơn Ca còn dạy trẻ đọc sách, vẽ, xếp hình động vật hoặc tổng hợp từ chữ cái và từ đó giúp trẻ nhận ra các khái niệm cơ bản và phát triển tư duy sáng tạo.
Trò chơi trí tuệ
Trò chơi dành riêng cho trẻ đòi hỏi phải sử dụng tư duy để giải quyết câu đố, phân tích và tìm ra các giải pháp đúng đắn.
Chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ
Chương trình giáo dục phát triển ngôn ngữ
Các bé trong độ tuổi mầm non là thời điểm vàng để tiếp thu và phát triển khả năng ngôn ngữ, từ vựng và kỹ năng giao tiếp. Hiểu được điều đó, Mầm non Sơn Ca đầu tư cho các lớp có bé từ 2 tuổi trở lên học Tiếng Anh với người bản xứ, các hoạt động trong lớp gồm đọc sách, hát, học từ mới, trò chuyện nhóm.
Thực hành kỹ năng giao tiếp
Vài phút trò chuyện, lựa chọn từ vựng, học cách nói chuyện với người lớn, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động nhóm
Các hoạt động nhóm như thảo luận, trò chơi đua nhau hoặc xây dựng thứ gì đó cùng nhau giúp trẻ rèn luyện kỹ năng hợp tác và rút ra kết luận khi làm việc nhóm.
Chương trình giáo dục về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ
Chương trình giáo dục về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ
Mầm non là giai đoạn quan trọng để phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Vì vậy, Mầm non Sơn Ca giúp trẻ phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc và học cách xử lý các tình huống khác nhau, cũng như tăng cường sự tự tin, tình yêu văn hóa và thẩm mỹ qua các bài học hướng dẫn tạo hình, vẽ tranh, xé, dán…
Tạo hình, xếp hình và bút màu
Giúp trẻ khám phá và phát triển tài năng sáng tạo của mình.
Sáng tạo đồ vật mới
Cho trẻ tự tay thiết kế mô hình robot, thuyền và sản phẩm khác từ các vật dụng đơn giản.
Kết luận
Những hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng cho trẻ tại trường mầm non là rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Các hoạt động giáo dục phải tập trung vào việc phát triển các kỹ năng toàn diện cho trẻ trong khi trẻ vẫn đang ở độ tuổi phát triển. Đồng thời, chú trọng đến việc tạo sự vui tươi, hứng thú và động lực cho trẻ để họ không bị mất hứng thú với các hoạt động giáo dục. Các hoạt động này sẽ giúp trẻ vượt qua các khó khăn, kích thích tư duy và giúp trẻ trở nên tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Liền kề 1, số 9 LK1 KĐT Đại Thanh xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì HN
SĐT: 038 228 6217
Fanpage: https://www.facebook.com/mnbinhminhcs3
Gmail: [email protected]
0 notes
Text
Học bộ từ vựng tiếng anh về cảm xúc được sử dụng thường xuyên
Vui vẻ, buồn chán, giận hờn… đều là những cảm xúc mà mỗi chúng ta vẫn trải qua thường ngày. Vậy trong tiếng Anh những cảm xúc này sẽ được gọi như thế nào hãy cùng Freetalk English tìm hiểu về tổng hợp trọn bộ từ vựng tiếng Anh về cảm xúc dưới đây nhé.
Một số bài viết liên quan:
=> Phương pháp giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh
=> Bộ từ vựng tiếng Anh ngành cơ khí từ cơ bản đến nâng cao
Bộ từ vựng tiếng Anh về cảm xúc tích cực
1 Wonderful tuyệt vời
2 Terrific tuyệt vời
3 Surprised ngạc nhiên
4 Relaxed thư giãn, thoải mái
5 Positive lạc quan
6 Overjoyed cực kỳ hứng thú
7 Over the moon rất sung sướng
8 Happy hạnh phúc
9 Great tuyệt vời
10 Excited phấn khích, hứng thú
11 Enthusiastic nhiệt tình
12 Ecstatic vô cùng hạnh phúc
13 Delighted rất hạnh phúc
14 Confident tự tin
15 Amused vui vẻ
Bộ từ vựng tiếng Anh về cảm xúc tiêu cực
1 Worried lo lắng
2 Victimised cảm thấy bạn là nạn nhân của ai hoặc cái gì đó
3 Upset tức giận hoặc không vui
4 Unhappy buồn
5 Thoughtful trầm tư
6 Tired mệt
7 Terrified rất sợ hãi
8 Terrible ốm hoặc mệt mỏi
9 Tense căng thẳng
10 Angry tức giận
11 Suspicious đa nghi, ngờ vực
12 Stressed mệt mỏi
13 Seething rất tức giận nhưng giấu kín
14 Scared sợ hãi
15 Sad buồn
16 Reluctant miễn cưỡng
17 Overwhelmed choáng ngợp
18 Nonplussed ngạc nhiên đến nỗi đứng hình
19 Negative tiêu cực; bi quan
20 Malicious ác độc
21 Let down thất vọng
22 Jealous ganh tị
23 Jaded chán ngấy
24 Irritated khó chịu
25 Intrigued hiếu kỳ
26 Hurt tổn thương
27 Horrified sợ hãi
28 Furious giận giữ, điên tiết
29 Frustrated tuyệt vọng
30 Frightened sợ hãi
31 Envious thèm muốn, đố kỵ
32 Emotional dễ bị xúc động
33 Embarrassed xấu hổ
34 Disappointed thất vọng
35 Depressed rất buồn
36 Cheated bị l��a
37 Confused lúng túng
38 Bored chán
39 Bewildered rất bối rối
40 Ashamed xấu hổ
41 Arrogant kiêu ngạo
42 Apprehensive hơi lo lắng
43 Appalled rất sốc
44 Anxious lo lắng
45 Annoyed bực mình
>> Nguồn: https://freetalkenglish.com/tu-vung-tieng-anh-ve-cam-xuc/
0 notes
Text
Bé từ 1 tuổi nên chọn sách để đọc như thể nào?
Bồi dưỡng đam mê và thói quen đọc sách cho trẻ từ nhỏ vô cùng quan trọng. Cuốn sách phù hợp với trẻ một tuổi có những đặc điểm sau: Tranh vẽ sắc nét, rõ ràng, đơn giản, có hình vẽ kèm chữ, chữ phải to, màu sắc sặc sỡ, có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Hãy tham khảo một số điểm sau đây:
Dạy trẻ cùng ngồi xem sách với người lớn, dạy trẻ xem sách theo trình tự, dạy trẻ bắt chước người lớn lật giở từng trang sách. Nếu trẻ muốn giở sang trang, hãy dạy trẻ cách giở sách.
Lựa chọn một khoảng thời gian cố định, để việc đọc sách trở thành một phần của cuộc sống, để trẻ luôn mong chờ đến giờ đọc sách.
Giọng của cha mẹ phải rõ ràng, truyền cảm, có sức thu hút để trẻ dễ dàng lĩnh hội và học theo.
Mỗi bức tranh hãy để trẻ xem đi xem lại vài lần, mỗi câu chuyện có thể kể đi kể lại nhiều lần để có thể giúp trẻ nhận thức và ghi nhớ. Bởi trẻ nhỏ thường thấy vô cùng thích thú khi được xem lại những trang sách cũ, những trang sách này là người bạn cũ của trẻ.
Thời gian đọc sách phải căn cứ theo tình trạng sức khỏe và sự hứng thú của trẻ. Với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày xem từ 5-15 phút là được, mỗi ngày có thể đọc sách nhiều lần, buổi sáng 10 phút, buổi tối trước khi đi ngủ 10 phút, tầm 9 giờ sáng sau khi ăn sáng xong và 3, 4 giờ chiều.
Tốt nhất nên bắt đầu khi trẻ được vài tháng tuổi, người lớn ôm trẻ vào lòng và đọc sách cho trẻ nghe, lâu dần trẻ tự nhiên sẽ thích đọc sách, học tiếng Anh cũng tương tự như vậy.
Sự phát triển của bé 1 tuổi
Về khả năng giao tiếp, bé bắt đầu học cách chỉ đồ vật. Cột mốc này rất quan trọng cho bé chưa biết nói và nó cũng được thể hiện trong lúc đọc sách với ba mẹ. 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng bé dùng tay chỉ để thu hút sự chú ý của người lớn. Khi mẹ tỏ ra phấn khích lúc bé chỉ tay, mẹ đã gửi tín hiệu cho cục cưng rằng bé đang được yêu thương và rất quan trọng với mẹ.
Giai đoạn này bé rất hiếu động và tinh nghịch, cùng tìm hiểu Cách chọn sách cho bé từ 1 tuổi để bé chú ý và khám phá cùng ba mẹ.
Cỡ tuổi này rất hiếu động nên ba mẹ cũng phải dùng mẹo để khuyến khích con đọc sách chung với mình. Cùng xem Cách đọc sách cho bé 1 đến 2 tuổi thế nào để trẻ tập trung chú ý và khuyến khích bé tập nói tại ĐÂY nhé.
Dưới đây BeBiHome xin giới thiệu đến ba mẹ một số đầu sách để cùng tham khảo lựa chọn cho bé từ 1 tuổi để bé học từ vưng, khám phá và tương tác cùng ba mẹ nhé.
Bộ Sách - Mẹ Hỏi Bé Trả Lời (Từ 1 - 2 Tuổi) - Câu hỏi vui nhộn cho bé phát triển trí tư duy
Bộ sách Ehon Kỹnăng Sống - Miu Bé Nhỏ
Bộ sách Ehon -Miu Miu tự lập
Thư viện hình ảnh đầu tiên cho bé
Bộ sách khổng lồ về năm giác quan
Dựng Hình 3D Sinh Động về Thế Giới Động Vật
Bộ truyện Cá Voi Đêm Bão Và Những Câu Chuyện Khác với những nét vẽ rất đẹp và câu chuyện cảm động đạt giải thưởng Oscar's First Book và giải sách tranh của năm tại Hà Lan.
Bộ truyện Bên con mỗi ngày nhẹ nhàng và ấm cúng
Những vần thơ và đồng dao dành cho bé
Những câu chuyện cổ tích ý nghĩa
Ba mẹ hãy cùng BeBiHome điểm qua nội dung các quyển sách trên nhé!
1. Bộ Sách - Mẹ Hỏi Bé Trả Lời (Từ 1 - 2 Tuổi) - Câu hỏi vui nhộn cho bé phát triển trí tư duy
Thuyết toàn năng chỉ ra rằng, trong mỗi đứa trẻ đều tiềm ẩn trí thông minh. Nếu như được học và phát huy theo sở trường, các bé đều có thể trở thành người nổi trội về một hay nhiều phương diện.
Với hình thức Mẹ hỏi bé trả lời, chỉ cần dành 10 phút mỗi ngày, hỏi đáp cùng bé, chắc chắn sẽ tạo ra môi trường học tập thoải mái giúp bé phát triển toàn diện. Khi bé gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi, mẹ hãy cố gắng khuyến khích bé tự suy nghĩ và kiên nhẫn chỉ dẫn cho bé nếu cần.
Cuốn sách đặc biệt với những câu đố đơn giản kích thích tư duy ở trẻ. Bố mẹ và trẻ có thể vừa học vừa chơi bằng cách bố mẹ hỏi, trẻ trả lời. Đối với bé từ 0 tuổi, bạn có thể tự hỏi và tự trả lời, bé có thể quan sát và lắng nghe đồng thời học thêm từ vựng thông qua câu trả lời của bạn.
Nếu bạn đang tìm một cuốn sách có nội dung giúp ba mẹ tương tác nhiều hơn với bé, đây là một cuốn sách phù hợp. Ấn phẩm chắc chắn sẽ mang lại những phút giây vừa học tập vừa chơi qua những câu đố thú vị và những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh.
2. Bộ sách Ehon Kỹ năng Sống - Miu Bé Nhỏ
Bộ sách này là những “bức tranh” vẽ lại khung cảnh hỗn loạn và không thiếu sự hài hước của bạn Miu và cũng chính là hình ảnh của rất nhiều các bạn nhỏ. Với màu sắc cuốn sách nổi bật, hình vẽ thú vị và có nét nguệch ngoạc “hơi trẻ con” tạo sự gần gũi với các em nhỏ. Qua bộ sách, bé sẽ học được cách giúp đỡ người khác, giải quyết được tình huống sao cho giống được bạn “Miu bé nhỏ”.
Những mẩu chuyện nhỏ, những kỹ năng lớn:
Giống như bao cô cậu học trò khác, Miu hay thức đêm để đọc chuyện, hay xem phim tivi đặc biệt là những bộ phim hoạt hì lúc đầu Miu chưa nhận ra các tác hại của những thói quen xấu đó, cùng Miu bé nhỏ, các bé sẽ tìm hiểu những câu chuyện thú vị của Miu, nhận ra những tác hại đến sức khỏe, tinh thần, và cuối cùng là Miu nhà ta đã mong chóng bỏ những thoi quen xấu để có một sức khỏe tốt hơn, học tập nhiều hơn.
Qua những câu chuyện nhỏ, các bé dần nhận ra những điều xấu tốt hơn là cha mẹ hay quát mắng con. Với nội dung sáng tạo, gam màu độc đáo, vô cùng cuốn hút, các bé sẽ rất thích thú các câu chuyện và ghi nhớ những bài học tốt hơn, qua đó tham gia vào câu chuyện các bé sẽ rèn luyện những kĩ năng mới, sửa đổi những thói quen xấu.
3. Bộ sách Ehon - Miu Miu tự lập
Trọn bộ Miu Miu tự lập gồm 6 quyển:
Miu Miu Tự Lập - Đánh Răng (1-6 tuổi)
Miu Miu Tự Lập - Đi Tắm (1-6 tuổi)
Miu Miu Tự Lập - Mặc Quần Áo (1-6 tuổi)
Miu Miu Tự Lập - Đi Ị (1-6 tuổi)
Miu Miu Tự Lập - Xúc Cơm Ăn (1-6 tuổi)
Miu Miu Tự Lập - Thay Răng Sữa (1-6 tuổi)
Miu Miu là bộ sách giúp con hình thành thói quen tự lập rất nên đọc ngay khi bé chuẩn bị lên 2 tuổi, là những công việc đơn giản hàng ngày như đánh răng, tự xúc cơm ăn, tự con mặc quần áo. Từng công việc nhỏ thôi nhưng góp phần rất lớn đến việc hình thành tính cách độc lập của con sau này!
Khi bé đọc sách Miu Miu, bé sẽ đồng nhất hoá mình là bạn Miu Miu và sẽ hành động y chang bạn Miu Miu vì bé cảm nhận thấy Miu Miu là nhân vật được ba mẹ yêu quý. Những bài học về kỹ năng sống đơn giản qua những trang sách Ehon mà bé học được từ bạn Miu Miu sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bé.
4. Thư viện hình ảnh đầu tiên cho bé
Bộ sách thư viện hình ảnh đầu tiên cho bé gồm nhiều cuốn với chủ đề cụ thể như chữ cái, hình dạng, màu sắc, giao thông, cơ thể, động vật… với những hình ảnh minh họa xác thực, cụ thể, ngộ nghĩnh, vừa giàu giá trị thẩm mỹ vừa giàu giá trị khoa học.
Với bộ sách thư viện hình ảnh này, bé có thể tập nhận biết các hình dáng, kết cấu của nhiều loại sự vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà bé chưa có cơ hội tiếp xúc trực tiếp.
Đặc biệt, cuốn sách này còn được viết theo kiểu song ngữ Việt – Anh rất thuận tiện cho cha mẹ nào mong muốn dạy con tiếng Anh thông qua các cuốn sách học mà chơi, chơi mà học.
Bộ sách này có một hộp để chung, mỗi quyển riêng lại có bìa cứng đi kèm giúp cha mẹ có thể bảo quản sách trong thời gian dài mà không lo bị quăn mép, ẩm mốc hay sâu mọt.
5. Bộ sách khổng lồ về năm giác quan
Thông qua bộ sưu tập các bức tranh ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc, có tác dụng kích thích trí tưởng tượng của bé trong cuốn sách này, bé sẽ dễ dàng hiểu được rõ hơn về năm giác quan của mình.
6. Dựng Hình 3D Sinh Động về Thế Giới Động Vật
Với quyển sách dựng hình 3D "What’s above? - Bên trên có gì?", bé sẽ được khám phá thế giới của những loài thú sống trên cây hay bay trên bầu trời, ngoài ra bộ sách cùng sê-ri "What’s below? - Bên dưới có gì?" sẽ cùng bé khám phá những động vật sống dưới nước hoặc trong lòng đất.
Hình ảnh trong sách được tô điểm rất kỹ càng và sinh động, dựng hình đẹp và lý thú, sống động, trang sách cứng và bền, dễ lật ngay với cả trẻ nhỏ. Đây chắc chắn là một quyển sách khiến bé vô cùng thích thú khi tự tay mình lật từng trang giấy.
7. Bộ truyện Cá Voi Đêm Bão Và Những Câu Chuyện Khác với những nét vẽ rất đẹp và câu chuyện cảm động đạt giải thưởng Oscar's First Book và giải sách tranh của năm tại Hà Lan.
Đây là một bộ sách đặc biệt với những nét vẽ rất đẹp, sắc nét. Những câu chuyện cảm động và đầy ý nghĩa về tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên… được thể hiện bằng màu sắc và đường nét tuyệt đẹp. Các tác phẩm trong tuyển tập đều giành được những giải thưởng danh giá của nhiều quốc gia trên thế giới.
8. Bộ truyện Bên con mỗi ngày nhẹ nhàng và ấm cúng
Là một bộ truyện tình cảm, dễ thương. Nhẹ nhàng và ấm cúng như một buổi tối mùa thu, cả nhà cùng ngồi quay quần trong phòng khách, cùng trò chuyện, cùng nói về tình yêu thương, tình bạn, về những ước mơ, những trò nghịch ngợm…Những buổi tối tình cảm gia đình sẽ được vun đắp như thế và sự ấm cúng, hạnh phúc sẽ kéo cứ dài bất tận như thế.
9. Những câu chuyện cổ tích thế giới, Việt Nam ý nghĩa
Khi chọn sách cho bé 1 tuổi, cha mẹ có thể chọn những câu chuyện cổ tích ý nghĩa mà thông qua đó bạn có thể dạy bé cách đối nhân xử thế. Hãy chọn những sách truyện cổ tích được viết bằng những câu văn ngắn, hình ảnh đơn giản và thân thuộc, không quá phức tạp để mẹ vừa có thể kể cho bé, vừa có thể chỉ tranh cho bé xem.
Những cuốn sách có màu sắc bắt mắt, hình ảnh minh họa vui nhộn và ngộ nghĩnh cũng là sách bạn nên chọn cho bé yêu nhà mình. Trước khi đi ngủ, mẹ hãy dành một chút thời gian để cùng bé đọc sách.
Đặc biết, nếu mẹ có thể kể chuyện song ngữ cho bé nghe, cũng là một trong những bước đầu đầy thú vị cho con tiếp xúc với tiếng Anh đấy nhé.
10. Những vần thơ và đồng dao dành cho bé
Bạn có thể đọc cho bé nghe những bài thơ viết về người thân, sự vật, con vật bên cạnh bạn. Việc bạn đọc những vần thơ thiếu nhi cho bé nghe cũng giúp khả năng ghi nhớ của trẻ trở nên tốt hơn, trẻ sẽ có nhiều hình dung về thế giới bên ngoài hơn nếu thông qua những vần thơ đó cha mẹ có những giải thích, trò chuyện thêm cho bé hiểu.
Những vần thơ và đồng dao sẽ là kho tàng tri thức giúp bé khám phá thiên nhiên, đất nước, cuộc sống và con người xung quanh qua đôi mắt trẻ thơ, đem lại cho bé những cảm xúc tốt đẹp, góp phần giáo dục trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội.
BeBiHome with love.
Website: quaixach.com
Mọi thông tin vui lòng liên hệ: 0911 922 663 để nhận ưu đãi và tư vấn chi tiết.
#sách dành cho bé từ 1 tuổi#sách cho trẻ em#sách cho trẻ giá tốt#sách giá rẻ#học liệu#dụng cụ học tập#sách ehon
3 notes
·
View notes
Text
Học Anh ngữ với trẻ qua những cuốn sách
Nhiều cha mẹ vẫn e ngại khi học tiếng anh online tại nhà cùng con, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được các con hoàn toàn có thể nói tiếng anh và các con thực sự yêu thích tiếng anh.
Cha mẹ luôn là người thấu hiểu con mình nhất, vì vậy cha mẹ có thể đánh giá được phong cách nói tiếng anh sao cho phù hợp với cách tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. Có thể hiểu rõ tâm trạng của con mình và phản ứng với chúng bởi trẻ em sẽ có những ngày rất háo hức tiếp thu ngôn ngữ và cũng sẽ có ngày con ham chơi, rất khó để tập trung.
Thay vì ở trong lớp học với nhiều trẻ khác nhau, cha mẹ có thể tập trung vào con, dành thời gian luyện tập tương tác với trẻ, sắp xếp thời gian học tiếng anh vào bất kỳ thời điểm nào để thích hợp với với trẻ. Cha mẹ có thể học cùng con qua những quyển sách dạy tiếng anh cho trẻ em được giới thiệu từ Trung tâm anh ngữ Yola và lựa chọn hoạt động hoặc bài giảng phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng tập trung của con.
Cha mẹ học cùng con học mỗi ngày qua sách tiếng anh cho trẻ emđể có hiệu quả tốt nhất
Những cuốn sách tiếng anh cho trẻ em bổ ích
Hiện nay có rất nhiều sách dạy tiếng anh cho bé, tuy nhiên việc lựa chọn cuốn sách nào phù hợp với con không phải điều dễ dàng, bởi mỗi lứa tuổi sẽ có những phương pháp học và lượng kiến thức khác nhau. YOLA giới thiệu đến cha mẹ bộ sách học tiếng anh hiệu quả cho bé theo từng độ tuổi khác nhau.
Sách cho trẻ mới bắt đầu làm quen với tiếng anh
Bộ 30 cuốn sách dạy tiếng anh cho trẻ emlà một trong những bộ sách dành cho trẻ mới bắt đầu học tiếng anh vô cùng bổ ích cha mẹ có thể tham khảo. Đây là bộ sách khá đơn giản, dành cho các bé mới bắt đầu học với hình minh họa hấp dẫn. Với mức độ khó tăng dần, thích hợp sử dụng lâu dài, đánh giá sự tiến bộ của các bé. Với chủ đề đa dạng cùng với từ vựng dành riêng cho từng chủ đề, mỗi quyển sách đều cực kì ngắn gọn với 10 trang/cuốn, một điểm hữu ích của bộ sách này là trình bày đơn giản, chữ to và rõ ràng.
Sách dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Busy Supermarket: Là sách tiếng anh cho bé 1 tuổi, với màu sắc tươi sáng, hình ảnh dễ thương sống động, khuyến khích trẻ tương tác cùng các câu chuyện mua sắm được kể qua mỗi trang sách, trẻ sẽ học được rất nhiều kiến thức mới về sự vật và hoạt động mua sắm.
My First Book About Me: Là giáo trình dạy tiếng anh cho trẻ 3 tuổi. Giúp trẻ có thêm được vốn từ vựng phong phú và học các mẫu câu tiếng anh xoay quanh chủ đề hoạt động thường ngày như gia đình, bạn bè, đồ ăn…bằng những sticker ngộ nghĩnh.
Sách dạy tiếng anh cho học sinh tiểu học
Vui học tiếng anh: Là giáo trình tiếng anh cho trẻ emtiểu học được phát hành bởi McBooks. Với nội dung kiến thức phong phú, hình ảnh và âm thanh sống động qua những đĩa CD giọng chuẩn bản ngữ được bán kèm, giúp các con giao tiếp tiếng anh một cách tự nhiên nhất. Vui học tiếng anh sẽ cùng bé tham gia vào những trò chơi hấp dẫn, từ đó bé có thể tiếp thu được kiến thức mới một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất.
Hooray English: Là bộ sách tiếng anh cho trẻ emgồm 8 quyển với những chủ đề quen thuộc và gần gũi với đời sống hàng ngày, cùng với cách đặt vấn đề một cách nhẹ nhàng và vui nhộn, giúp các bé dễ dàng bắt nhịp và tạo niềm yêu thích trong việc học tiếng anh.
Amazing Science: Với 5 chủ đề được chia thành các bài học nhỏ khác nhau. Mỗi bài học được thiết kế với 7 hoạt động vừa học vừa chơi, học từ vựng, đánh vần, ngữ pháp, luyện viết, bài tập, hoạt động và trò chơi.
Lựa chọn những cuốn sách tiếng anh cho bé phù hợp với từng độ tuổi khác nhau
Bí quyết cùng con học tiếng anh hiệu quả
Ngoài việc cùng con học qua sách dạy tiếng anh cho trẻ em, cha mẹ cũng cần biết những bí quyết sau để cùng con học một cách hiệu quả nhất.
Thiết lập thói quen cho trẻ
Sắp xếp các hoạt động theo thời gian biểu cố định hàng ngày, cha mẹ có thể cùng con chơi một số trò chơi bằng tiếng anh hay đọc truyện trước khi đi ngủ, đều đặn lặp lại như vậy hàng ngày sẽ tạo cho trẻ phản xạ một cách tự nhiên với các từ ngữ và các cụm từ. Để kéo dài sự chú ý của trẻ, cha mẹ nên chia nhỏ các hoạt động trung bình 15 phút, như vậy giúp trẻ có thể tập trung tốt nhất.
Tạo sự tương tác giữa cha mẹ và con
Những trò chơi hay bài học có tính tương tác qua lại không chỉ giúp trẻ cảm thấy thích thú mà còn giúp trẻ nhớ lâu hơn rất nhiều. Cha mẹ có thể cùng con tham gia các trò chơi với những động tác vui nhộn để con có thể bắt chước theo lời bài hát, cũng giống như những hình ảnh minh họa sống động và đầy màu sắc trong sách truyện. Hãy nhớ luôn tạo cho trẻ cảm giác vui mà học, học mà chơi; như vậy con sẽ học một cách tự nhiên.
Học qua những tình huống hàng ngày
Một trong những lý do cha mẹ nên cùng con học tiếng anh bởi con sẽ được tiếp xúc với các tình huống thường ngày, cũng như các đồ vật xung quanh ngôi nhà để thực hành tiếng anh một cách tự nhiên nhất. Bất cứ trong tình huống nào, hãy cố gắng đặt ra những câu hỏi hay cùng con tìm hiểu những đồ vật xung quanh bằng tiếng anh, điều này sẽ giúp bé tạo được phản xạ tiếng anh một cách tự nhiên.
Ngoài việc học cùng con qua sách dạy tiếng anh cho trẻ, cha mẹ nên cho con học tại các trung tâm tiếng anh áp dụng phương pháp giảng tiên tiến để con có cơ hội phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tối đa . Đây cũng chính là phương pháp mà tổ chức giáo dục YOLA đang áp dụng tại chương trình tiếng Anh cho trẻ em YOLA Dolphin. Học sinh được hòa mình vào môi trường tiếng anh tự nhiên để khuyến khích niềm yêu thích học tập, xây dựng sự tự tin khi sử dụng tiếng anh, đồng thời hướng đến việc giúp học sinh nuôi dưỡng những năng lực cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt nhất cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
1 note
·
View note
Text
Từ đồng âm là gì? Cho ví dụ về từ đồng âm
Từ đồng nghĩa là các từ chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 5 và Ngữ văn lớp 7. Nếu đến giờ mà bạn vẫn chưa phân biệt được từ đồng nghĩa với từ đồng âm thì hãy đọc ngay bài viết này. Chúng tôi chỉ bạn cách nhanh nhất để phân biệt các loại từ này thông qua các ví dụ cụ thể.
Từ đồng âm là gì trong tiếng Việt?
Từ đồng âm là gì?
Định nghĩa: Từ đồng âm là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ. Ví dụ về từ đồng âm: “đôi môi-môi giới” đôi môi: “môi” (danh từ) chỉ bộ phận trên khuôn mặt con người môi giới: “môi”(động từ) chỉ người trung gian “kho cá-nhà kho” kho cá: “kho” (động từ) chỉ hành động chế biến món ăn nhà kho: “kho” (danh từ) chỉ địa điểm cất giữ vật dụng Người ta thường sử dụng một số cách chơi chữ với hiện tượng đồng âm, trong thơ văn, đời sống hàng ngày Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một que lấy chồng lợi1 chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi1 thì có lợi2 nhưng răng chẳng còn” Lợi1 : muốn nói tới lợi ích Lợi2 :chỉ bộ phận của miệng, bao quanh chân răng
Chơi chữ với Từ đồng âm trong đời sống Cụ thể, trong bức ảnh trên có thể hiểu với nghĩa sau: - Lạc mất anh rồi - Áo mới cà mau - Gần mực thì đen Bài tập vận dụng về từ đồng âm Tìm các từ đồng âm với các từ sau: chân chất, bàn bạc, cầu thủ, đá cầu Gợi ý đáp án: chân chất - chân bàn; bàn bạc - bàn tiệc; cầu thủ - giò thủ; đá cầu-cầu nguyện. Xem thêm: Kì thi SAT là gì? Điểm SAT có giá trị trong bao lâu? - Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng và ví dụ về các biện pháp tu từ thường gặp
Từ đồng nghĩa là gì?
Định nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Khái niệm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt chia thành 2 loại. Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác sắc thái, đồng nghĩa tương đối): Là các từ cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp hoàn cảnh. Ví dụ về từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa hoàn toàn Từ đồng nghĩa không hoàn toàn hổ-cọp ăn-chén ô-dù chết - từ trần - hi sinh - tạ thế - khuất núi - qua đời - thiệt mạng - mất - bỏ xác - toi mạng Bài tập vận dụng: Tìm đồng nghĩa với các từ sau: tổ quốc, hạnh phúc, đoàn kết, bảo vệ Gợi ý đáp án: Từ đồng nghĩa với tổ quốc: quốc gia, dân tộc, đất nước,giang sơn,... Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: mãn nguyện, sung sướng, toại nguyện,... Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết: đồng lòng, hiệp đồng, gắn bó,... Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ: yểm trợ, giúp sức, che chở, đùm bọc,...
Phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa
Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Ngữ âm Giống nhau Khác xa nhau, không có mối liên quan Ngữ nghĩa Khác xa nhau, không có mối liên hệ Giống nhau, có mối liên hệ tương đồng Ví dụ giá đỗ - giá cả hi sinh - chết
Từ trái nghĩa là gì?
Định nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có mối liên hệ nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động nhưng ý nghĩa lại trái ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, thường sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý… Ví dụ về từ trái nghĩa: Sướng>< Khóc - Khoẻ >< Yếu - Vui >< Buồn - Gầy >< Béo - Ướt >< Khô - Giàu >< Nghèo - Chăm chỉ >< Lười biếng - Khổ >< Sướng
Cách tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến
Bước 1: Truy cập link: https://vietnamese.abcthesaurus.com Bước 2: Điền từ cần tra vào ô tìm kiếm
Cách tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến Các bạn lưu ý là kết quả sau khi tra cứu thể hiện tính tương đối vì web có cơ sở dữ liệu dựa trên 15400 từ tham khảo và 7000 thành ngữ – 1 con số ít ỏi so với lượng từ vựng trong tiếng Việt. Tuy nhiên đối với những từ phổ biến thường dùng sẽ cho kết quả tốt hơn. Xem thêm: Câu đặc biệt là gì? Cách xác định câu đặc biệt và nêu ví dụ Danh từ là gì? Tổng hợp kiến thức về danh từ trong tiếng VIệt Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa trong tiếng Việt. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, hiểu và sử dụng đúng tiếng Việt không phải là điều dễ dàng. Hy vọng bài viết phần nào giải đáp những khúc mắc các bạn gặp phải để không còn những khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Read the full article
0 notes
Text
Gợi ý chọn sách Usborne cho bé ba mẹ nên biết
Sách usborne cho bé luôn là những bộ sách hấp dẫn và được nhiều bậc phụ huynh tìm mua. Tuy nhiên, có phải bé nào cũng thích hợp để đọc các dòng sách của Usborne? Sách Usborne là sách gì? Và khi mua sách Usborne ba mẹ cần chọn loại nào để đầu tư trí tuệ cho con một cách đúng đắn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng dành thời gian để tìm hiểu sâu hơn một số thông tin về sách Usborne nhé!
Sách Usborne là sách gì? Dành cho những độ tuổi nào?
Sách Usborne là sách của Nhà xuất bản Usborne đến từ Vương Quốc Anh. Đây là một trong những nhà xuất bản sách thiếu nhi hàng đầu thế giới. Sách Usborne cho bé luôn thể hiện rõ nét khả năng nuôi dưỡng tâm hồn và tư duy của trẻ thơ. Không những được các bậc phụ huynh ở xứ sở sương mù săn lùng, sách Usborne còn vang danh toàn cầu với nền tảng tri thức mang đến chất lượng giáo dục tốt nhất cho các bạn nhỏ. Vừa ươm mầm tài năng học tập, vừa mở rộng nền tảng ngoại ngữ - Tiếng Anh của bé. Tuyển tập các bộ sách Usborne phù hợp với các bé từ lúc đang học bò, học nói cho đến khi bước vào mầm non. Tùy theo giai đoạn phát triển của con mà Nhà xuất bản Usborne sẽ cho ra đời những phân khúc sách có nội dung truyền tải phù hợp.
Tác dụng của sách Usborne đối với quá trình phát triển của bé
Điều thú vị là ba mẹ có thể học cùng con, chơi với con thông qua những mẫu truyện, bức hình. Tạo nên khoảng thời gian gần gũi, góp phần tăng khả năng cảm xúc và kích thích tư duy não bộ của bé thông qua những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu. Những cuốn sách dành cho trẻ em của NXB Usborne được thiết kế cực kỳ công phu, thu hút. Các ô lật bên trong sách đính kèm hình vẽ đẹp mắt. Ngoài ra, còn có những miếng hình chuyển động chạy, trượt và kéo rất ngộ nghĩnh. Với sách Usborne cho bé, ba mẹ Việt có thể lựa chọn những chủ đề sách hay, phù hợp với lứa tuổi của con để hỗ trợ con vừa học tiếng Anh, vừa động não và phát triển trí tuệ qua các trò chơi, câu đố. Thông qua đó, chỉ số IQ của con cũng được nâng cao và khơi dậy tình yêu với cuộc sống chung quanh để tăng cường cảm xúc EQ cho bé.
Gợi ý những bộ sách Usborne tốt nhất cho bé
Bộ sách usborne my first reading library (Usborne xanh) Trong các ấn phẩm sách Usborne cho bé phải kể đến đầu tiên là bộ My First Reading Library gồm 50 quyển cỡ A5. Bộ sách My First Reading Library như một thư viện nhỏ của con - thuộc giai đoạn đầu tiên trong cây reading program của NXB Usborne dành cho bé độ tuổi 3+
Bộ sách usborne my first reading library 50 cuốn (Gáy xanh 22 cuốn – Gáy vàng 12 cuốn – Gáy tím 16 cuốn) Đặc biệt, trong bộ 50 cuốn này được bán chạy nhất là bộ Usborne My First Reading Library (gáy xanh lá cây) bao gồm 22 cuốn. Được nhiều cha mẹ chọn mua cho trẻ mới tập đọc. Với trình độ Very First Reading bước khởi đầu sẽ giúp trẻ có khả năng “chập chững” những bước luyện đọc dưới sự dẫn dắt của ba mẹ. Ap dụng theo phương pháp phonics được dùng nhiều trong các trường học ở nước Anh. Tiếp đến, ba mẹ có thể nâng cấp mức độ đọc sách cho con bằng những levels cao hơn thông qua các bộ sách còn lại như: - Usborne First Reading Series Level 1 (gáy màu vàng - gồm 12 quyển) - Usborne First Reading Series Level 2 (gáy màu tím - gồm 16 quyển) Bộ sách usborne My reading library (Usborne đỏ) Sách Usborne cho bé màu đỏ thích hợp với các bé đã đọc xong bộ Usborne màu xanh ở trên. Hoặc những bé đã có được lượng từ vựng và khả năng đọc ở mức khá.
Bộ sách Usborne My reading library 50 cuốn Usborne màu đỏ này thuộc nhóm thứ 3 Usborne Young reading (trong bộ sách Usborne My reading library 50 cuốn). Bao gồm 20 cuốn gáy đỏ chuyên về các câu truyện cổ tích nổi tiếng. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể tìm mua 2 nhóm còn lại của bộ Usborne My reading library để tăng khả năng học tập của con như: - Nhóm 1: Usborne First reading level 3 (gáy xanh): 14 quyển - Nhóm 2: Usborne First reading level 4 (gáy hồng): 14 quyển Bộ sách usborne farmyard tales Bộ truyện Usborne Farmyard Tales có kèm theo file nghe. Chủ đề xây dựng dưới dạng truyện tranh, xoay quanh các nhân vật gần gũi trong đời sống như em bé, bạn bè, gia đình, con vật…
Bộ 20 cuốn Usborne Farmyard Tales and First Experiences Sách Usborne cho bé Farmyard Tales có 20 cuốn. Trong đó: 15 cuốn tập trung là những mẩu chuyện hàng ngày ở nông trại Apple Tree Farm, còn 5 cuốn là First experiences – thể hiện các trải nghiệm đầu đời của trẻ như: lần đầu đến trường, đi bệnh viện, lên máy bay… Bộ sách Usborne Very First Words Usborne Very First Words bao gồm 10 cuốn sách bìa cứng dành cho trẻ em từ 0 tuổi mà ba mẹ có thể chọn mua. Với bộ sách Usborne này, bé sẽ có thêm nhiều thú vị trên hành trình học từ vựng tiếng Anh.
Usborne Very First Words 10 Board Books - Box set 10 tập Các con sẽ học được chữ cái tiếng Anh xoay quanh chủ đề thân thuộc như động vật, màu sắc, các đồ vật xung quanh cuộc sống. Cụ thể, những chủ đề chính là: - Colors: Màu sắc - Numbers: Số đếm - Letter: Abc - Things that go: Các phương tiện giao thông - Animals: Những loài động vật. - My body: Cơ thể người - On vacation: kỳ nghỉ mát - Songs: Bài hát - At Home: Khi ở nhà - Bed time: Giờ đi ngủ Thông qua bộ sách Usborne Very First Words với đa dạng chủ đề gần gũi, ba mẹ sẽ dễ dàng vui học cùng con để giúp bé tăng kỹ năng giao tiếp và các phản xạ khi học tiếng Anh. Hãy để hành trình phát triển của con ngay từ khi chào đời có thêm nhiều trải nghiệm qua các bộ sách Usborne cho bé. Đây là sự lựa chọn thông minh mà ba mẹ dành cho con. Read the full article
0 notes