#tư duy ngược
Explore tagged Tumblr posts
Text
5 Bước Rèn Luyện Tư Duy Ngược Để Thành Công Đột Phá
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người luôn tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, trong khi những người khác lại loay hoay trong lối mòn? Bí mật nằm ở tư duy ngược – một phương pháp tư duy giúp bạn nhìn vấn đề từ góc độ hoàn toàn mới, phá vỡ giới hạn và tạo ra những bước đột phá. Nếu bạn muốn nâng tầm khả năng giải quyết vấn đề và đạt được thành công trong công việc lẫn cuộc sống, hãy cùng khám phá 5 bước rèn luyện tư duy ngược hiệu quả qua bài viết này.
Tư duy ngược là gì?
Tư duy ngược là cách tiếp cận vấn đề bằng cách đảo ngược mục tiêu hoặc giả định. Thay vì tập trung vào cách đạt được một kết quả tích cực, bạn tự hỏi: “Làm thế nào để đạt được kết quả tiêu cực?” Từ đó, bạn sẽ nhận ra những yếu tố cần tránh và tìm ra giải pháp sáng tạo để đạt được mục tiêu.
Ví dụ, nếu bạn muốn thu hút nhiều khách hàng đến nhà hàng của mình, thay vì chỉ nghĩ đến việc cải thiện thực đơn, hãy hỏi: “Làm thế nào để khách hàng không muốn đến?” Câu trả lời có thể là không gian nhàm chán hoặc dịch vụ chậm chạp. Từ đó, bạn tập trung vào việc tạo ra một không gian độc đáo và cải thiện tốc độ phục vụ.
Tư duy ngược không chỉ là một kỹ thuật, mà là một thói quen tư duy giúp bạn khám phá những cơ hội tiềm ẩn và vượt qua những giới hạn của tư duy thông thường.
5 bước rèn luyện tư duy ngược
Tư duy ngược là một kỹ năng có thể rèn luyện. Dưới đây là 5 bước cụ thể để bạn bắt đầu:
Đặt câu hỏi ngược
Hãy bắt đầu bằng cách lật ngược vấn đề. Thay vì hỏi “Làm thế nào để đạt được mục tiêu?”, hãy hỏi: “Làm thế nào để không đạt được nó?” Ví dụ, nếu bạn muốn tăng năng suất làm việc, hãy tự hỏi: “Làm thế nào để lãng phí thời gian?” Câu trả lời có thể là lướt mạng xã hội quá nhiều hoặc không lập kế hoạch. Từ đó, bạn có thể xây dựng thói quen hạn chế mạng xã hội và lập danh sách công việc hàng ngày.
Thách thức các giả định
Hãy đặt câu hỏi với những điều được coi là “đúng” hoặc “bình thường” trong lĩnh vực của bạn. Ví dụ, nếu ngành của bạn thường sử dụng email marketing, hãy tự hỏi: “Điều gì xảy ra nếu chúng ta không dùng email mà tập trung vào tin nhắn SMS hoặc nội dung video?” Thách thức các giả định giúp bạn tìm ra những con đường mới.
Nhìn từ góc độ đối lập
Đặt mình vào vị trí của người khác – khách hàng, đối thủ, hoặc một người ngoài cuộc – và hỏi: “Họ sẽ nhìn vấn đề này như thế nào?” Ví dụ, nếu bạn muốn cải thiện trải nghiệm khách hàng, hãy tự hỏi: “Điều gì khiến khách hàng cảm thấy khó chịu khi mua sắm?” Câu trả lời có thể là quy trình thanh toán phức tạp, dẫn đến việc đơn giản hóa quy trình thanh toán.
Thực hành qua các bài tập nhỏ
Bắt đầu với những vấn đề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để làm quen với tư duy ngược. Ví dụ, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy hỏi: “Làm thế nào để tiêu nhiều tiền hơn?” Câu trả lời có thể là mua sắm không cần thiết hoặc ăn ngoài thường xuyên. Từ đó, bạn có thể cắt giảm những chi tiêu không cần thiết và ưu tiên nấu ăn tại nhà.
Kết hợp với các công cụ sáng tạo
Tư duy ngược sẽ hiệu quả hơn khi kết hợp với các công cụ như bản đồ tư duy, phương pháp 5W1H, hoặc SWOT phân tích. Ví dụ, sau khi đặt câu hỏi ngược lại, bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy để tổ chức các ý tưởng và khám phá các giải pháp sáng tạo.
Lợi ích của tư duy ngược
Rèn luyện tư duy ngược mang lại nhiều lợi ích:
Khơi dậy sáng tạo: Giúp bạn tìm ra những ý tưởng độc đáo, khác biệt.
Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề: Giúp bạn nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Tăng khả năng thích nghi: Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng, tư duy ngược giúp bạn nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với xu hướng mới.
Tạo sự khác biệt: Tư duy ngược giúp bạn nổi bật trong một môi trường cạnh tranh.
Ứng dụng tư duy ngược trong thực tế
Tư duy ngược có thể được áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống:
Trong công việc: Một nhóm dự án muốn cải thiện hiệu suất có thể hỏi: “Làm thế nào để dự án thất bại?” Từ đó, họ nhận ra vấn đề nằm ở giao tiếp kém và tập trung cải thiện kênh liên lạc nội bộ.
Trong giáo dục: Một giáo viên muốn học sinh học tốt hơn có thể hỏi: “Điều gì khiến học sinh mất hứng thú?” Từ đó, họ thiết kế các bài giảng sinh động hơn, kết hợp trò chơi và thực hành.
Trong phát triển cá nhân: Nếu bạn muốn xây dựng thói quen đọc sách, hãy hỏi: “Làm thế nào để không đọc được cuốn sách nào?” Câu trả lời có thể là để điện thoại trong tầm tay, dẫn đến việc bạn đặt điện thoại xa hơn khi đọc.
Tư duy ngược là một công cụ mạnh mẽ để bạn vượt qua lối mòn tư duy và đạt được những bước tiến đột phá. Bằng cách rèn luyện 5 bước trên, bạn sẽ dần hình thành thói quen nhìn vấn đề từ những góc độ mới, khám phá cơ hội tiềm ẩn, và tạo nên sự khác biệt trong công việc lẫn cuộc sống. Hãy bắt đầu ngay hôm nay: Chọn một vấn đề bạn đang đối mặt, đặt câu hỏi ngược lại, và xem tư duy ngược sẽ đưa bạn đến đâu!
Bạn nghĩ gì về tư duy ngược? Hãy chia sẻ ý tưởng hoặc trải nghiệm của bạn trong phần bình luận để cùng nhau học hỏi nhé!
0 notes
Text
Tư Duy Ngược là gì ?
~~
Tư duy ngược là khả năng suy nghĩ và đưa ra những ý tưởng hoàn toàn khác biệt với những gì đã được biết trước đó, đi ngược lại với những quan điểm, suy nghĩ thông thường.
Ví dụ minh hoạ thực tế của tư duy ngược
Để có thể hiểu rõ hơn về cách áp dụng tư duy ngược trong cuộc sống, một ví dụ minh họa được đưa ra dưới đây:
Xét ví dụ về một doanh nghiệp muốn tăng doanh thu bằng cách giảm chi phí. Thông thường, cách để tăng doanh thu là tìm cách tiết kiệm chi phí, tuy nhiên với tư duy ngược, chúng ta có thể đưa ra những ý tưởng mới hơn.
Thay vì tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể suy nghĩ ngược lại và tập trung vào việc tăng doanh thu. Ví dụ, doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Hoặc có thể áp dụng chiến lược marketing mới để quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn.
Đọc thêm tại: https://sachhayhp.com/tu-duy-nguoc-la-gi/
1 note
·
View note
Note
Hi a, hiện tại em mới nghỉ việc. Công việc trước đó liên quan tới IT, được mọi người đánh gia cao, em tự thấy mình cũng đã rất cố gắng và đã có động lực. Từ lâu nay em có sở thích về nghệ thuật (nhiếp ảnh, phim,... liên quan về mặt hình ảnh). Giờ em không biết nên làm gì, vẫn tìm kiếm công việc tương tự như trước hay rẽ sang liên quan về sở thích của mình. Mong a có thể cho em một số lời khuyên ý kiến ạ.
Chào em. Tại sao em ko vừa duy trì công việc IT (Được đánh giá cao, đã có kinh nghiệm, đã mất nhiều thời gian cho nó) vừa theo đuổi đam mê của mình? Tại sao cứ phải bỏ tất cả để chạy theo 1 đam mê, mà cũng chưa chắc nó sẽ dẫn mình đi về đâu, trong khi lựa chọn đó có % cao sẽ đưa mình vào cảnh thiếu hụt chi phí duy trì cuộc sống -> sinh ra stress -> sinh ra chán nản cả việc mình giỏi lẫn việc mình đam mê? Anh cũng từng như thế. Sống khá chật vật, vì cuộc đời thẳng băng ra là khó. Khi đã thấm đòn, chấp nhận đi làm, cày như trâu, có chút vốn, tự tin hơn, đầu tư ngược lại vào sách vở, dụng cụ, khoá học và giờ làm cả 2: Việc mình "ko thích lắm" để nuôi cái "mình rất thích" và di chuyển một cách khéo léo trên con đường đó. Công việc cho anh nhiều mối quan hệ quý giá sau này. 80% việc của anh là từ các kết nối trong lúc đi làm. 20% còn lại đến từ cái sở thích của anh, và cũng chất lượng, do mình có đầu tư cẩn thận và bài bản vào đam mê đó. Anh biết có rất nhiều người sẽ cho em lời khuyên kiểu nhất nghệ tinh nhất thân vinh, rồi lắng nghe trái tim nọ kia về công việc. Nhưng ko em ạ. Cho đến khi nào mình ấm bụng, tài khoản đủ sống 3 - 6 tháng không suy nghĩ gì. Không bị quấy nhiễu và bào mòn bởi những cái chi phí cố định cho cuộc sống vô cùng thực tế này thì mình phải lao động rất vất vả để có tự do, và thời gian dành cho sở thích của mình. Mẹ anh vẫn nói: "Trước tiên con phải nuôi được miệng mình đã." Sau này anh thấy việc tung hứng này mới chính là cuộc sống, mình càng nhìn thấy cuộc đời này lắm thú vị như thế. Anh viết dài rồi. Anh hy vọng em sẽ tìm cho mình được con đường. Mà ko có đường nào chính xác cả đâu, ko một ai biết được hết. Chỉ là trên con đường ấy, mình ngày càng mạnh, tự tin, đủ trải nghiệm để đối mặt, biết đâu ta đến một chỗ chính ta còn ko ngờ tới. BeP
50 notes
·
View notes
Text
Một câu văn thúc đẩy tác giả phải nói lên điều gì đó, còn người đọc cần biết được những điều mà tác giả muốn nói. Và khi tác giả và độc giả tìm hiểu về vấn đề ngữ nghĩa, họ đang tiến vào một thử thách trí tuệ. Điều này đặc biệt đáng chú ý ở hành động đọc, vì không phải lúc nào tác giả cũng đáng tin cậy. Họ có thể nói dối, họ viết những điều khó hiểu, họ khái quát hóa quá mức, họ viết những điều phi logic, và đôi khi, họ đi ngược lẽ thường.
Người đọc phải được trang bị vũ khí, với tư duy luôn ở trong trạng thái sáng suốt. Điều này không dễ dàng vì anh ta phải một mình đối diện với văn bản. Trong quá trình đọc, phản ứng của một người hoàn toàn mang tính độc lập, người đó chỉ có thể dựa vào trí tuệ của bản thân mình. Đối mặt với sự trừu tượng lạnh lùng của các câu chữ chính là nhìn vào ngôn ngữ một cách trần trụi, tách biệt với những thứ hoa mỹ bề ngoài và sự hỗ trợ của cộng đồng. Vì vậy, đọc sách về bản chất là một công việc rất nghiêm túc. Tất nhiên, nó cũng là một hoạt động đề cao lý trí.
Neil Postman, Giải trí đến chết. (1985)
15 notes
·
View notes
Text
Sau rất nhiều thời gian sống trong những vòng suy nghĩ, ảo não, tiêu cực, em quyết định cho bản thân mình, cho anh, cho cuộc hôn nhân này 1 năm để quan sát, thích nghi, nhìn nhận lại chính bản thân mỗi người, cố gắng vì nhau. Cơ hội này không phải em cho mình em, mà cả chính anh nữa. Em cố gắng nhìn nhận một cách khách quan nhất có 1 chút điểm giao nhau nào giữa 2 tư tưởng, quan điểm quá trái ngược của chúng ta hay không. Đây là cơ hội để cả 2 cùng xem lại mình và thấu hiểu lẫn nhau. Nên anh cũng phải cố gắng chứ không phải anh bảo rằng anh chỉ có thế thôi và anh sẽ mãi như thế, em chịu được thì chịu, nếu cảm thấy không chịu được thì thôi. Anh lúc nào cũng ra rả vì anh là chồng mà anh lại có thể nói ra 1 câu nói cực kì vô trách nhiệm như thế. Hôn nhân là 2 bên cùng thay đổi và cố gắng vun vén. Nhưng anh thậm chí còn chẳng thèm nhìn nhận mà thay đổi, anh đổi hết tất cả trách nhiệm lên em, em xem em ở được thì ở, không thì thôi, kiểu ừ đấy, dù có quyết định hay hậu quả thế nào cũng là do em, anh hoàn toàn vô can. Một thằng đàn ông có thể nói ra 1 câu thiếu trách nhiệm như thế.
Em có thể đồng ý với anh về nhà làm, sau mỗi buổi chiều tan làm em về sớm, em sẽ lên xưởng trợ giúp gì đó với tinh thần học hỏi kinh nghiệm. Nhưng em sẽ không về làm hẳn. Nếu muốn em từ bỏ hoàn toàn cuộc sống, công việc của em để về làm toàn thời gian thì anh phải đáp ứng cho em 2 điều kiện sau: Thứ nhất, khi nào công ty thuộc hoàn toàn quyền quản lý của anh mà không do mẹ quản lý nữa. Thứ 2, anh cho em 1 mái nhà riêng. Ở thuê cũng được, nhà chật cũng được nhưng cuộc sống phải là của riêng 2 đứa, 2 vợ chồng tự làm tự chịu. Anh có làm được không? Hay anh lại vì mẹ anh, vì gia đình anh. Nực cười. Chẳng ai bắt anh không được sống là chính mình cả, chỉ do anh không đủ can đảm để vùng vẫy khỏi sự kìm kẹp của mẹ anh thôi. Bố mẹ em cũng chỉ cho em 1 cuộc đời này thôi, nên em phải được sống theo ý mình, em phải được sống làm sao để cả 1 đời em không trôi qua lãng phí. Em sống bạc nhược, yếu đuối, phí đời mới là lỗi lớn nhất với bố mẹ, anh ạ! Còn nếu anh cảm thấy 2 mẹ con anh không thể sống thiếu nhau, thì mẹ đừng cho con trai mẹ đi lấy vợ nữa. 2 mẹ con tự ở nhà với nhau đi.
Anh lúc nào cũng ra rả, dùng những từ ngữ gây tổn thương đến em nhất. Chẳng có 1 người chồng nào ngoài kia nói như vậy với người đầu ấp tay gối của mình. Anh chẳng cho em được cảm giác vợ chồng, em thấy mình giống như 2 người bạn cùng phòng hơn. Anh chỉ trích em không làm được gì ra hồn, không chăm lo dọn dẹp nhà của, bố mẹ anh sống sạch. Em chỉ biết cười haha. Từ ngày em về với anh, em chưa lần nào thấy anh chủ động cầm cái khăn cái chổi đi dọn dẹp nhà. Anh lúc nào cũng soi mói từng hành động nhỏ của em như thể thu thập bằng chứng chỉ chờ khi em sa cơ lỡ vận lôi ra mà trì triết, mà dí em xuống. Đó là hành động và lời nói của 1 người mang danh nghĩa là chồng ư. Anh sẵn sàng nghe mọi lời nói của người ngoài nhận xét về em mà mang về chỉ trích em nhưng tại sao em không hề thấy đoạn anh bật lại tất cả những lời nói của họ mà bảo vệ em? Ngu ngốc cái bản thân em, tự đẩy mình đến bước đường này. Ngày em về em lau từng cái tủ cáu bẩn với lớp bụi dày theo năm tháng, đồ đạc thì ngả màu gỉ sét đến mức chẳng thể lau sạch nữa. Mà anh vẫn chỉ trích em? và nói rằng mấy việc em làm là nhỏ nhặt, to tát quá mà em kể ra. Em thấy thương cái bản thân mình. Anh còn nói do bố mẹ em chiều em quá? Anh lại còn đụng đến bố mẹ em luôn. Em là 1 đứa ngu ngốc để người ta nói trên đầu trên mặt bố mẹ mình. Em đáng tội muôn phần khi để anh sỉ nhục với bao lời lẽ đó mà vẫn ở đây cố gắng cho anh 1 cơ hội. Em thương em mà em càng thương bố mẹ em hơn. Sau tất cả, em chẳng còn cảm giác gì với anh nữa ngoài sự chán chường. Điều níu giữ duy nhất của em cho cuộc hôn nhân này chỉ vì bố mẹ em thôi, anh ạ. Anh ngốc nghếch lắm. Anh chưa đủ trưởng thành để làm chồng làm cha đâu. Anh vẫn chỉ là mà mãi là đứa con ngoan của mẹ thôi. Trước giờ em luôn lo sợ nửa đời trước cuộc sống của em quá thuận buồm xuôi gió, quá may mắn nên em luôn lo sợ sẽ có 1 khía cạnh nào đó em phải chịu khổ để cân bằng. Cuộc sống đâu có gì là hoàn hảo đâu anh. Và em nhận được rồi, số kiếp mà em phải chịu để vượt qua, để sang được cảnh giới cao hơn. Bế tắc trong chính tâm hồn mà em chẳng biết làm thế nào ngoài động viên mình mỗi ngày phải cố gắng.
Cả 2 chúng ta đều chưa lớn, chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lí, chưa đủ vững chãi về mặt tài chính. Nên em cho rằng, thời điểm này chúng ta nên giành ra để tự điều chỉnh bản thân mình, chứ không phải là có con. Em muốn con mình sinh ra trong một môi trường bố mẹ yêu thương nhau, quan tâm nhau, gia đình hạnh phúc. Em muốn nuôi con khi mình đã đủ chuẩn bị và dũng cảm để đánh đổi mọi thứ, đủ kinh tế và yêu thương để con không phải thua thiệt bất cứ đứa trẻ nào khác. Em muốn con em được sống, được làm là chính mình chứ không phải sống trong kìm kẹp mà không được thể hiện bản thân như bố nó. Em muốn con được sinh ra từ tình yêu, từ mong muốn chứ không phải sinh ra với mục đích duy trì giống nòi và trông đợi về già có người chăm sóc. Con hãy cứ là con, em muốn em là người bạn, là hậu phương vững chắc để con đối mặt với thế giới rộng lớn này, chứ không phải là nắm giữ đôi cánh của con, chỉ để con bay trong cái lồng mà em tạo ra. Em không muốn sau này phải thốt ra câu đau đớn rằng vì sinh con ra mà mẹ phải đánh đổi rất nhiều rồi con em sẽ trả lời lại 1 cách đau đớn hơn rằng: Con chưa từng yêu cầu được sinh ra. Em không muốn lấy chữ HIẾU để trói chặt cả em và con. Cho nên, em muốn con có cuộc sống khỏe mạnh, tốt đẹp, và để làm được điều đó trước hết em phải có được cuộc sống hạnh phúc, sức khỏe tâm sinh lý khỏe mạnh trước đã.
8 notes
·
View notes
Text
Ngồi đọc sách về Dịch, thấy câu "trong Âm có Dương, trong Dương có Âm", lại nhớ bài viết của một bạn trong lớp Bói Dịch năm 2019, đăng về đề thi Đại học của Trung Quốc năm 2019, mọi người đọc và suy ngẫm nhé.
Đề thi đại học Trung Quốc 2019:
"Mỗi vật đều có một tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.
.........................
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối (150/150) đã đặt tựa đề:
...........
"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác".
Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.
Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.
Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.
Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.
Vật đã thế, con người càng thế...
Tả Truyện từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.
Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?
Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.
Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.
Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”
Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.
Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”
Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.
Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.
Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.
Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.
Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”
Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.
Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.
Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
-------
17 notes
·
View notes
Text

TƯ DUY NGHỊCH
Sự khác biệt lớn giữa một người thành công và một người bình thường nằm ở tư duy. Người thành công, họ sẽ suy nghĩ vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, và khi rơi vào nghịch cảnh, họ biết cách sử dụng “tư duy nghịch”.
9 câu chuyện ngắn dưới đây sẽ cho bạn biết thế nào là "tư duy nghịch" của người thành công.
✔️ 1. Một người giàu đi mua cà chua.
Ông hỏi người bán hàng: "Cà chua bao tiền một cân?"
Người bán hàng nói: "16 ngàn một cân."
Ông chọn lấy hai quả cà chua đặt lên bàn cân, sau đó chọn lấy một quả to nhất để lên cùng.
Người bán hàng nhìn cân rồi nói: "10 ngàn".
Ông lấy quả to nhất ra khỏi cân tỏ ý không cần, người bán hàng liếc ông một cái rồi nói kiểu hách dịch: "8 ngàn".
Trên thực tế thì quả cà chua to nhất kia còn nặng hơn cả hai quả cà chua trên cân, rõ ràng là người bán hàng vô lý, người xung quanh chứng kiến đều rất không hài lòng.
Nhưng người giàu ngược lại vẫn rất bình tĩnh, lấy từ trong túi ra 2 ngàn đưa cho người bán hàng, nhưng ông không lấy 2 quả cà chua trên bàn cân mà cầm lấy quả cà chua to nhất mà mình vừa bỏ ra khỏi cân, rồi vui vẻ ra về.
✔️ 2. Có một ao cá mới được mở, phí vào câu cá là 200 ngàn.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người dù có ngồi câu cả ngày cũng không câu được con cá nào. Ông chủ nói, nếu không câu được cá, vậy thì sẽ tặng một con gà. Kết quả, rất nhiều người tranh nhau tới câu cá. Khi quay về, trong tay người nào người nấy cũng đều xách một con gà. Mọi người đều rất vui vẻ! Cảm thấy ông chủ rất thú vị.
Sau này, nhân viên quản lý ao cá nói với mọi người rằng ông chủ thực ra là hộ nuôi gà chuyên nghiệp.
✔️ 3. Có một ông lão thích yên tĩnh, nhưng khu vực xung quanh nhà ông luôn có trẻ em tới chạy chơi, điều này khiến ông cảm thấy rất phiền phức.
Ông nghĩ ra một cách, ông gọi lũ trẻ lại và nói: Chỗ ta vốn rất yên tĩnh, cảm ơn các cháu đã tới khuấy động làm không khí thêm vui vẻ, đồng thời tặng cho mỗi đứa trẻ 3 cây kẹo.
Lũ trẻ rất vui vẻ, mỗi ngày đều tới đây chơi.
Vài ngày sau, ông chỉ cho mỗi đứa 2 cây kẹo, rồi 1 cây, và dần dần không còn cho chúng nữa.
Lũ trẻ vừa buồn bực vừa giận dỗi nói: Bọn cháu không thèm tới đây góp vui cho ông nữa.
Ông lão lại có lại được không gian yên tĩnh như mình mong muốn.
✔️ 4. Một nhân viên bán hàng nói với một người tới mua hàng rằng: "Chị à, ở đây chúng em có quyển sách tên là "500 lí do của đàn ông khi về muộn", chị nhất định phải mua nó."
Người mua hàng cười nói: "Tại sao?"
Người nhân viên bình tĩnh nói: "Vì chồng chị cũng mua quyển này."
✔️ 5. Có một nhà hàng ăn buffet, vì thực khách tới ăn quá lãng phí thức ăn, nên nhà hàng đã đặt ra quy định: lãng phí thức ăn sẽ bị phạt 10 ngàn!
Kết quả, tình hình kinh doanh ngày càng tệ hơn.
Sau này, quản lý nghĩ ra một giải pháp, tăng giá món ăn lên 10 ngàn, đồng thời thay đổi quy định rằng: người không lãng phí thức ăn sẽ được tặng 10 ngàn.
Kết quả, việc làm ăn phát đạt một cách bất ngờ, hành vi lãng phí thức ăn cũng không còn nữa.
✔️ 6. Phát triển dây chuyền sản xuất
Trước đây các nhà máy thường hoạt động kém hiệu quả bởi con người cứ phải chạy tới chạy lui quanh máy móc thiết bị, khiến công nhân mệt mỏi rã rời, mà hiệu suất công việc lại không cao.
Sau đó, có người đề xuất cải tiến quy trình làm việc, để cho máy móc phải hoạt động còn công nhân chỉ việc đứng một chỗ. Theo cách này, khái niệm dây chuyền sản xuất dần được phát triển và hiệu suất được cải thiện đáng kể. Nhật Bản chính là quốc gia thịnh hành kiểu tư duy ngược này.
✔️ 7. “Thuốc hay” của kẻ thất tình
Có một thanh niên đứng trên sân thượng có ý định muốn t.ự t.ử, rất nhiều người vây quanh khuyên nhủ.
Khi cảnh sát tới hỏi nguyên nhân, cậu thanh niên nói rằng cô bạn gái yêu suốt 8 năm đã bỏ cậu chạy theo đại gia, ngày mai cô ấy lên xe hoa rồi, cậu cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa.
Một ông lão đứng gần đó liền lên tiếng: “Vợ người khác ở với cậu suốt 8 năm, cậu thiệt thòi gì mà còn muốn t.ự s.át chứ?”. Cậu thanh niên nghĩ một lúc, cảm thấy rất đúng, liền cười một cái và bỏ ý định t.ự s.át.
Cuộc sống có rất nhiều chuyện tưởng chừng như bế tắc, vô phương cứu chữa, nhưng nếu dùng tư duy ngược để suy nghĩ một chút, bạn sẽ nhận ra thực ra nó cũng chẳng khó khăn tới vậy. Thay đổi góc độ để suy nghĩ vấn đề, mọi chuyện có thể rõ ràng và thoáng đãng hơn rất nhiều.
✔️ 8. Một cậu bạn bị trộm điện thoại di động ở gần ga tàu liền nhờ một người bạn nhắn vào điện thoại di động đó như sau: “Anh ơi, tàu sắp rời bến rồi, em đợi anh không được nên đi trước nhé. Lần trước thiếu nợ anh 200 đô, em đặt trong tủ A21 ở ga tàu, mã số là 1685”.
Nửa tiếng sau, kẻ trộm điện thoại đã bị bắt sống trước tủ A21 trong khu nhà ga xe lửa. Sử dụng tư duy ngược để suy nghĩ, nhiều vấn đề có thể được giải quyết dễ dàng.
✔️ 9. Cách đòi nợ tài tình
Một thương nhân đã vay của Hassan 2000 đô, có viết giấy biên nhận đàng hoàng. Thế nhưng, gần tới ngày trả nợ Hassan bỗng phát hiện giấy nợ đã bị mất, việc này khiến ông hết sức lo lắng. Bởi lẽ ông biết, một khi giấy nợ không còn thì người vay có thể sẽ quỵt tiền.
Bạn của Hassan sau khi biết chuyện đã nói với ông rằng hãy viết thư gửi cho thương nhân kia, nói với anh ta rằng đến thời hạn thì phải trả 2500 đô mà anh ta đã vay.
Hassan nghe xong không hiểu: “Tôi mất giấy nợ rồi, giờ 2000 còn không biết có đòi được không, làm sao mà lại bảo anh ta trả 2500 được?”. Bạn của Hassan nói ông cứ làm theo mình, nhất định sẽ có hiệu quả.
Sau khi thư được gửi đi, Hassan rất nhanh nhận được thư phản hồi, người thương nhân vay tiền viết trong thư rằng: “Tôi vay ông 2000 đô chứ không phải 2500 đô, tới khi đó nhất định sẽ trả đúng hẹn”.
➡️ Tư duy nghịch: bên cạnh đường vẫn còn con đường khác.
Đời người khó lường, nghịch cảnh hay thất bại đều là chuyện thường tình. Lúc này, bạn nên phải giữ cho mình tâm thái lạc quan và tích cực, nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, lật ngược lại vấn đề, biết đâu "sơn cùng thủy tận ngờ hết lối, liễu rủ hoa cười lại gặp làng", hi vọng luôn ở phía trước đón đợi bạn.
Đôi khi, mất đi cũng là một hình thức có lại được.
Mong bạn trong khó khăn vẫn có thể sống thật lạc quan!
___________________
(Sưu tầm)
Ảnh: The Hanged Man #Tarot card
3 notes
·
View notes
Text
TMNT - Bản chất con người là thiện hay ác?
Từ nhỏ đến lớn, nhiều điều chúng ta học được đều nói rằng bản chất con người là tốt, vì vậy chúng ta đã định nghĩa con người: con người là tốt bụng, biết ơn, trọng tình trọng nghĩa, biết ơn và đền đáp, có phẩm hạnh cao thượng.
Thế giới của tuổi thơ, thực sự hầu hết mọi người đều là hóa thân của sự hoàn hảo, chẳng hạn như tình cảm giữa thầy và trò, bạn bè, và tình yêu đầu đời. Bởi vì vào thời điểm đó, mối quan hệ của chúng ta cơ bản không liên quan đến lợi ích, vì vậy bạn đã bị ảo tưởng che mắt.
Nhưng khi bạn bước vào xã hội, mối quan hệ của bạn bắt đầu liên quan đến lợi ích, bạn sẽ phát hiện ra hành động của họ hoàn toàn trái ngược với những gì bạn đã học trước đây, bạn bè mượn tiền không trả, người yêu ngoại tình, đối tác kinh doanh phản bội, đồng nghiệp đâm sau lưng bạn, anh chị em tranh giành tài sản, không quan tâm đến sự sống chết của cha mẹ.
Khi hành vi của họ không giống như những gì bạn đã học hồi nhỏ, bạn bắt đầu bị họ tổn thương, và nỗi đau của bạn bắt đầu tiếp diễn.
Bản chất con người là tốt hay xấu?
Chúng ta có thể nhìn từ một số góc độ, nếu bản chất con người sinh ra đã là tốt, vậy tại sao ba tôn giáo lớn (Nho, Phật, Đạo) lại phải đặt ra nhiều quy tắc như vậy để hạn chế hành vi của con người? Chúng ta đều biết Phật giáo có rất nhiều giới luật, chẳng hạn như không được giết hại, không được ăn thịt, không được chạm vào phụ nữ, v.v.
Nếu bản chất con người thực sự là tốt, tại sao chúng ta lại cần phải coi “Nhân chi sơ, tính bản thiện” như một kinh điển? Nếu bản chất con người thực sự là tốt, vậy tại sao mỗi quốc gia lại cần có luật pháp để hạn chế hành vi của con người?
Vì vậy, hãy nhớ rằng bản chất con người không phải là tốt, chính vì vậy chúng ta mới cần những cuốn sách kinh điển về đạo đức và pháp luật, để cùng nhau duy trì sự ổn định của xã hội.
Nhìn vào bản chất con người qua góc độ di truyền:
Mọi người đã từng làm cha mẹ đều biết, khi đứa trẻ của bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ngoài việc trông có vẻ hiền lành và đáng yêu, bạn sẽ phát hiện ra rằng đôi khi hành vi của chúng không hề có bóng dáng của lòng tốt, niềm tin của trẻ sơ sinh rất đơn giản, chỉ gồm tám chữ: “Thuận ta là bạn, nghịch ta tức thù”, nghĩa là trẻ sơ sinh sinh ra đã tự coi mình là trung tâm, chúng không hề đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ cho bạn.
Chỉ cần chúng muốn thứ gì đó, chúng sẽ lấy nó. Nếu không lấy được, chúng sẽ khóc, nếu khóc mà vẫn không lấy được, chúng sẽ khóc to hơn, cho đến khi giành được thứ mình muốn mới thôi. Tư tưởng ích k��� này của trẻ nhỏ không cần ai truyền dạy, nó bẩm sinh.
Vậy bản chất con người là tốt hay xấu?
Tôi sẽ nói cho bạn biết, bản chất con người không phải là tốt, cũng không phải là xấu, mà là ích kỷ!
Mọi lời nói hay hành động của một người, đều chỉ là để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình mà thôi.
Ví dụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, giả sử tôi và Tiểu Mỹ đã yêu nhau 5 năm, thực tế trong 5 năm đó tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, tôi chỉ là không có bạn gái, dù sao tôi cũng độc thân, có người chăm sóc luôn tốt hơn là không có ai, vì vậy tôi miễn cưỡng yêu Tiểu Mỹ.
Ngược lại, Tiểu Mỹ yêu tôi đến chết đi sống lại, tôi là người đàn ông cô ấy yêu nhất trong đời, không có ai khác, chỉ cần cô ấy nhìn thấy tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc vô cùng, chỉ cần ở bên tôi, cô ấy sẽ hạnh phúc như một vị thần. Vì vậy, trong 5 năm yêu nhau với Tiểu Mỹ, mọi người có thể tưởng tượng được, không cần nói, chắc chắn là Tiểu Mỹ đã chăm sóc tôi.
Cô ấy có thể đi bộ hàng km để mua canh gà hầm cho tôi uống, cô ấy có thể tiết kiệm chi tiêu để mua quần áo cho tôi, cô ấy thậm chí có thể lừa tiền của bố mẹ mình để giúp tôi khởi nghiệp, nói chung trong 5 năm đó, thế giới của Tiểu Mỹ chỉ có mình tôi, và cô ấy đã hy sinh tất cả cho tôi.
Kết quả sau 5 năm, vì một số lý do, tình yêu của chúng tôi không thể tiếp tục, tôi và Tiểu Mỹ chia tay, và vì tôi là người đề xuất chia tay trước, vào thời điểm đó, cả thế giới, bao gồm cả Tiểu Mỹ, đều chửi tôi là kẻ xấu, nói rằng tôi không phải là đàn ông, có người nói tôi không xứng đáng là con người, thậm chí có người chửi tôi là thú vật, và Tiểu Mỹ chửi tôi còn ác hơn.
Cô ấy nói:
“Anh còn nhớ không? Từng có lần vì muốn nấu một nồi súp cho anh uống, tôi đã đi bộ hàng ki lô mét; Anh còn nhớ không? Từng có một năm tôi không mua một món đồ nào cho mình, nhưng lại sẵn lòng mua cho anh cả tủ quần áo; Anh còn nhớ không? Tôi đã lừa lấy tiền của bố mẹ mình để giúp anh khởi nghiệp, khiến tôi và gia đình mình trở mặt, anh không phải là một người đàn ông…”.
Dù sao thì tôi cũng đã trở thành một con chuột chạy qua đường, bị mọi người la ó, không thể ra khỏi nhà, bị mắng chửi đến mức không thể chịu nổi.
Chúng ta hãy phân tích nghiêm túc vấn đề này, từ góc độ đạo đức thông thường, thực sự tôi đã làm sai, tôi là một kẻ tồi, một con thú, tôi bị cả thế giới khinh bỉ, tôi không có gì để nói.
Chúng ta hãy phân tích từ góc độ bản chất con người:
Đầu tiên, tôi và Tiểu Mỹ đã ở bên nhau 5 năm, tôi không hề yêu Tiểu Mỹ, nhưng Tiểu Mỹ lại yêu tôi đến chết đi sống lại. Mọi người có thể tưởng tượng, tôi đã ở bên một người mà tôi không hề yêu trong 5 năm. Trong khi đó, Tiểu Mỹ đã ở bên người cô ấy yêu nhất trong 5 năm, rõ ràng trong 5 năm đó, tôi phải đối mặt với một người mà tôi không yêu mỗi ngày, tôi đã sống trong đau khổ như thế nào, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu nhất mỗi ngày, tôi có thể chắc chắn rằng Tiểu Mỹ đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó.
Thứ hai, như Tiểu Mỹ đã nói, cô ấy đã hy sinh rất nhiều vì tôi, cô ấy đã đi bộ hàng km để mua gà, chỉ để có thể nấu một nồi súp gà cho tôi uống. Vậy lúc cô ấy đưa nồi súp cho tôi, ai là người hạnh phúc, ai là người đau khổ? Đối với tôi, đó chỉ là một bát súp gà, dù ai nấu cũng như nhau, nhưng đối với Tiểu Mỹ thì khác, cô ấy thấy người cô ấy yêu nhất uống súp gà, cô ấy đã cười rất hạnh phúc, lòng cô ấy ngọt ngào biết bao, cô ấy cảm thấy mọi hy sinh đều xứng đáng, cô ấy làm mọi việc mà không hối tiếc.
Mọi người hãy nhận ra một sự thật, đừng quên rằng trong 5 năm đó, tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi, tôi chưa bao giờ ép buộc cô ấy làm, tất cả đều do cô ấy tự nguyện. Tại sao cô ấy lại tự nguyện làm? Bởi vì khi cô ấy hy sinh cho người mình yêu, cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Mọi người chú ý, câu này, tất cả những gì cô ấy hy sinh có thể khiến cô ấy cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vì vậy từ góc độ ích kỷ của bản chất con người, tất cả những gì cô ấy hy sinh chỉ là để làm cho chính mình hạnh phúc mà thôi, bề ngoài cô ấy đã làm rất nhiều cho tôi, nhưng thực chất cô ấy chỉ làm vì hạnh phúc của chính mình.
Vì vậy, về mặt đạo đức, cô ấy là một người tốt, tôi là một kẻ tồi, nhưng sự thật là trong 5 năm đó, tôi đã sống trong đau khổ, trong khi Tiểu Mỹ có thể ở bên người cô ấy yêu, và còn có thể hy sinh cho người mình yêu nhất, cô ấy đã sống rất hạnh phúc trong 5 năm đó, vì vậy sự thật là tôi đã chịu đựng 5 năm đau khổ để cô ấy có được 5 năm hạnh phúc.
Mặc dù tôi không phải là một kẻ tồi như vậy, tôi cũng không ủng hộ hành vi như vậy của đàn ông, nhưng qua câu chuyện này tôi tin rằng mọi người có thể lần đầu tiên nhìn thấy sự thật của vấn đề, tại sao Tiểu Mỹ lại đau khổ, tại sao mọi người lại chửi tôi là một kẻ tồi, bởi vì đa số mọi người trên thế giới này đều sống trong một thế giới ngọt ngào hàng ngày, không biết gì về sự thật của bản chất con người.
Bản chất con người là ích kỷ, người nào hiểu được bản chất ích kỷ của mình thì có thể hiểu được bản chất con người, và chỉ khi hiểu được bản chất con người thì mới có thể đứng vững trên đỉnh.
Để đánh giá sự thay đổi giữa thiện và ác trong bản chất con người, ta cần dựa vào lợi ích. Khi không có mối quan hệ lợi ích, bản chất con người là thiện. Chỉ cần có lợi ích xuất hiện, bản chất con người là ích kỷ. Nếu lợi ích đủ lớn, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Hãy kể một câu chuyện, mẹ tôi có sáu anh chị em, một chị gái, một em trai và ba em gái, và mẹ tôi năm nay đã 63 tuổi. Trong số họ, có bốn chị em đã mua một mảnh đất ở quê nhà để xây một tòa nhà, với hy vọng sống cùng nhau và tận hưởng niềm vui gia đình.
Nhưng họ cũng có một nỗi lo lớn, đó là sợ rằng việc sống chung lâu dài sẽ dẫn đến mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt.
Mẹ tôi đã hỏi ý kiến của tôi, và tôi đã nói với mẹ rằng, các chị em đều sinh ra từ cùng một bào thai, và ngay cả người nhỏ nhất cũng đã qua tuổi không còn hoài nghi, vì vậy những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, mọi người đều sẽ thông cảm cho nhau, và mẹ nên yên tâm sống hạnh phúc với họ trong những năm tháng cuối đời.
Khi tôi nói điều này với mẹ, bà ngoại của tôi đã mất vài năm và tài sản của bà đã được giải quyết. (Mặc dù bà ngoại không giàu có, nhưng một ngôi nhà cùng một số tiền mặt ở nông thôn vẫn là đáng kể), chính vì tài sản của bà ngoại đã được giải quyết, tôi tin rằng các chị em sẽ không gặp phải xung đột lợi ích lớn khi sống cùng nhau.
Nếu bà ngoại và tài sản của bà vẫn còn, tôi sẽ khó có thể dự đoán hậu quả, có thể họ sẽ xảy ra xung đột lớn vì điều đó. Thực tế, khi bà ngoại tôi qua đời vài năm trước, việc chia tài sản đã khiến họ không hạnh phúc, và một số chị em đã có mâu thuẫn, nhưng may mắn là không quá nghiêm trọng. Người gây ra mâu thuẫn nhiều nhất là chú tôi, vì chú là con trai.
Theo tư tưởng phong kiến của nông thôn, chú tôi nghĩ rằng tất cả tài sản của bà ngoại nên thuộc về chú. (Lưu ý: Bà ngoại tôi đã chia đều tài sản, và chú tôi chỉ nhận được một chút nhiều hơn), bà ngoại tôi đã nằm trên giường bệnh hơn một năm, và chú tôi không bao giờ đến thăm, cho đến khi bà qua đời, chú mới xuất hiện.
Các cô tôi rất tức giận, nhưng tôi biết rằng hành động của chú tôi phù hợp với bản chất con người, đó là bản chất tìm kiếm lợi ích và tránh tổn th���t trong con người (Lưu ý: Hiện tại mối quan hệ đã được hàn gắn)
Vì vậy, dù là người thân, bạn bè, hay người yêu, dù họ có tốt đến đâu, bạn cũng không thể hoàn toàn tin tưởng họ, bởi vì một khi xảy ra xung đột lợi ích, những người này chắc chắn sẽ làm tổn thương bạn sâu sắc nhất. Càng có lợi ích lớn, bản chất con người càng trở nên ích kỷ, và khi sự ích kỷ đạt đến một mức độ nhất định, bản chất con người sẽ trở nên ác.
Nhìn vào tất cả các vị vua cổ đại tranh đấu, bạn không thể thấy bóng dáng của thiện, như cuộc đảo chính Huyền Vũ Môn của Lý Thế Dân, giết chết anh trai và em trai của mình, thậm chí Võ Tắc Thiên còn giết chết con đẻ của mình.
Triết lý sống “cửu tử nhất sinh”
Vào năm 1993, hai cậu bé 10 tuổi không học hành gì cả, quyết định bắt cóc một cậu bé 2 tuổi để chơi đùa, và cuối cùng đã tàn nhẫn giết chết cậu bé 2 tuổi đó. Sau đó, họ bị cảnh sát bắt giữ, trong đó một người tên là Jon đã thừa nhận không chối cãi về việc giết chết đứa trẻ.
Người kia lại đổ tất cả trách nhiệm lên Jon, tự mình thoát khỏi mọi tội lỗi, và thể hiện rõ ràng bản chất ích kỷ của con người, luôn tìm lợi ích và tránh hại.
Đây là vụ án giết người gây chấn động Liverpool, Anh, và sau đó câu chuyện này đã được chuyển lên màn ảnh, quay thành một bộ phim ngắn có tên “Detainment” và còn được đề cử giải Oscar.
Mọi suy nghĩ về thiện và ác của loài người đều bắt đầu từ ý niệm. Khi bạn cho rằng bản chất con người là thiện, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Khi bạn cho rằng bản chất con người là ác, bạn sẽ giả định rằng tất cả mọi người đều là người xấu.
Chẳng hạn, bạn biết 10 người bạn, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người họ đều là người tốt, bạn sẽ mong đợi họ đối xử tốt với bạn mỗi ngày. Nếu một ngày nào đó trong số 10 người bạn đó, có một người phản bội bạn, bạn chắc chắn sẽ không chịu đựng nổi nỗi đau, và cuộc sống như vậy sẽ khiến bạn sống trong đau khổ. Triết lý sống này được gọi là “cửu sinh nhất tử”.
Ngược lại, nếu bạn giả định rằng tất cả 10 người bạn đó đều không phải là người tốt, bạn sẽ không có bất kỳ kỳ vọng nào vào họ (Tôi đang nói về giả định trong lòng). Nếu một ngày nào đó bất ngờ có một người đối xử tốt với bạn, bạn sẽ cảm thấy như mình đã trúng số, và niềm vui bất ngờ này sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc. Triết lý sống này được gọi là “cửu tử nhất sinh”.
Tôi nhận thấy rằng đại đa số mọi người thích sống theo triết lý “cửu sinh nhất tử”. Giống như nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn, họ thường giả định trước rằng cuộc hôn nhân của họ sẽ hạnh phúc, và cũng hứa hẹn với nhau về một tình yêu đẹp, sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, không bao giờ chia ly. Nếu một ngày nào đó họ ly hôn, cặp vợ chồng này rất dễ trở mặt thành thù, ghét đối phương đến chết, và không bao giờ gặp lại nhau nữa.
Tôi khuyến khích những người kết hôn nên giữ tâm thế “cửu tử nhất sinh”, đừng để những câu chuyện tình yêu cổ tích làm mờ trí tuệ của bạn. Nếu ngay từ đầu bạn không giả định rằng mọi thứ sẽ hoàn hảo, thì việc ly hôn sẽ nằm trong dự đoán của bạn, và bạn sẽ không cảm thấy đau khổ. Nếu có thể sống bên nhau cho đến khi bạc đầu, đó sẽ là một điều bất ngờ, phải không?
Nhưng nói thật lòng, trên thế giới này không có mấy người có loại trí tuệ đó!
Người càng ích kỷ, cuộc sống càng hạnh phúc
“Bạn thật là ích kỷ”, câu nói này có quen thuộc không? Từ nhỏ đến lớn, mọi người xung quanh đều dạy chúng ta không được ích kỷ, trong tâm trí chúng ta đã gieo một hạt giống rằng ích kỷ là không tốt, là một từ mang nghĩa tiêu cực, khiến cho nhiều người không sống thật với bản thân mình suốt đời. Nhiều người làm mọi việc chỉ để người khác nhìn thấy, và còn nhiều người sống chỉ để làm vui lòng người khác.
Ví dụ, có người cười một cái cũng phải tự nhủ, không biết nụ cười đó có làm người khác cười không, nụ cười đó có đẹp không, có phạm phải điều gì không đúng đắn không. Làm ơn, hãy cười cho chính mình một lần, nếu không một ngày nào đó rời khỏi thế giới này, bạn sẽ không còn cơ hội nữa. Còn một câu nói nữa, “chết vì danh dự, sống trong đau khổ” là hình ảnh của đa số mọi người, muốn danh dự là sống vì người khác, sống trong ánh mắt của người khác.
Hãy kể cho mọi người nghe một ví dụ, một lần tôi về quê, có một buổi họp lớp, mọi người cùng nhau ăn một bữa cơm, chúng tôi chọn một nhà hàng. Lúc đó, có một bạn học lập tức lấy điện thoại ra gọi điện đặt chỗ ở nhà hàng, cả quá trình gọi điện diễn ra như thể bạn ấy có mối quan hệ kinh doanh lớn với chủ nhà hàng vậy. Lúc đó, nhiều bạn học đã bị bạn ấy thu hút, trong lòng nghĩ rằng bạn học này có mối quan hệ rộng lớn, tùy tiện tìm một nhà hàng nào cũng quen biết, thật là có uy tín. Khi chúng tôi đến nhà hàng, cả nhà hàng trống trải, chỉ có một bàn của chúng tôi ăn, bạn nói bạn học đó không phải là làm việc vô ích sao?
Nói thật lòng, trong thế giới của tôi, người như vậy sống thật mệt mỏi, hoàn toàn sống vì người khác, tôi là người rất đơn giản, muốn cười thì cười, muốn khóc thì khóc. Tôi cười hay khóc đều là để làm cho mình thoải mái, tôi không quan tâm người xung quanh có thoải mái hay không.
Cấp độ cao nhất của Phật giáo nói rằng “minh tâm kiến tánh” , ý chỉ là sự hiện hữu của bản tánh tự thân. Chẳng hạn, khi bạn từ 1-3 tuổi, gần như chưa hề bị ô nhiễm bởi môi trường xung quanh, mọi hành động của bạn đều xuất phát từ suy nghĩ của chính mình, đó chính là sự hiện hữu của bản tánh tự thân.
Bạn có thể nhớ lại một chút, 3 tuổi của bạn tuyệt vời như thế nào, không sợ trời, không sợ đất, cảm thấy thế giới này là của bạn, bạn có thể làm được mọi thứ. Khi lớn lên, sau khi trải qua sự giáo dục sau khi sinh, bạn không còn là bạn của trước kia nữa, bạn đã trở thành một robot, làm bất cứ điều gì người khác làm, mỗi ngày lặp lại, bởi vì bản tánh ích kỷ đã nhạt nhòa.
Các bạn có biết tại sao con người sợ chết không?
Lý do con người không nỡ từ giã cõi đời này là bởi vì họ còn lưu luyến những điều tiếc nuối. Nếu một người sống cả đời không có điều gì tiếc nuối, khi họ rời đi chắc chắn sẽ là với tâm trạng thanh thản; nếu còn tiếc nuối, làm sao bạn có thể buông bỏ?
Vì thế, người sống vì người khác không thể không có tiếc nuối. Mọi người ạ, cuộc đời này như một chuyến tàu đơn hành trong hành lang của cuộc sống, ích kỷ một chút và sống thật tốt cho chính mình một lần, khi rời đi không để lại tiếc nuối, bởi bản chất con người là ích kỷ, bạn chỉ cần thể hiện nó một cách hoàn hảo hơn một chút là được.
Lý thuyết tiến hóa về bản chất ích kỷ của loài người
Hãy để tôi chia sẻ một câu chuyện, một bà mẹ đơn thân nghèo khó nuôi hai đứa trẻ, một đứa 9 tuổi, một đứa 8 tuổi. Hai đứa trẻ co ro trong nhà chờ mẹ, chúng lạnh và đói, ôm chặt lấy nhau để sưởi ấm. Mẹ của chúng đã đi ra ngoài cả một ngày, chúng rất nhớ mẹ, và càng nhớ hơn là thức ăn mà mẹ mang về.
Kể từ lần cuối cùng ăn uống, đã là 2 ngày trước đó, khi ấy mẹ mang về hai quả lê. Hai anh em nhường nhịn nhau một vài lần, hai quả lê được chuyền qua lại giữa hai bàn tay của chúng, cuối cùng anh trai ăn quả to hơn và em trai ăn quả nhỏ hơn. Mẹ của chúng ngồi bên cạnh, nở nụ cười trên khóe miệng, bà luôn dạy bọn trẻ phải nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau, và bọn trẻ cũng vâng lời, ngay cả khi rất đói, chúng cũng không tranh giành đồ ăn.
Bất ngờ, cậu con trai lớn đưa quả lê cho mẹ và nói: “Mẹ ơi, mẹ cũng ăn một miếng đi”, cậu con trai nhỏ cũng giơ quả lê lên. Đôi mắt người mẹ ướt đẫm, mẹ nói: “Con yêu, mẹ không đói, các con cứ ăn đi”. Hai đứa trẻ nhìn nhau và tiếp tục ăn, ăn với những miếng to hơn.
Mẹ của chúng quay đi, nước mắt rơi xuống, nhớ lại mẹ mình cũng luôn giữ những điều tốt nhất cho mình, nhớ lại tất cả những gì mẹ đã làm cho mình. Bên ngoài gió lạnh thổi, và lúc này mẹ trở về, đứa trẻ nhìn chằm chằm vào chiếc bánh mì trên tay mẹ, và kêu to:“Mẹ…!”
Câu chuyện ấm áp này, bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của con người không? Bạn có thể thấy được bản chất ích kỷ của trẻ khi nhìn thấy bánh mì không? Dù được giáo dục như thế nào đi nữa, bản chất con người không bao giờ thay đổi.
Phân tích tiếp theo có thể sẽ rất khắc nghiệt, nhưng đó là sự thật, sự ích kỷ của con người có hai loại: vật chất và tinh thần. Sự ích kỷ về vật chất là “người chết vì tiền, chim chết vì mồi,” còn sự ích kỷ về tinh thần, bạn có thể thường xuyên nghe thấy câu nói “Bạn chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, bạn có bao giờ nghĩ đến cảm xúc của tôi không!” Sự ích kỷ về tinh thần là việc tận hưởng niềm vui nội tâm của bản thân.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy, từ phút đầu tiên nhìn thấy mẹ, điều đầu tiên hai anh em nhìn thấy là thức ăn, bởi vì họ thực sự rất đói, và sự nhường nhịn của họ chỉ là do sự giáo dục của mẹ và đạo đức xã hội. Có người sẽ nói, đó là bản năng sinh tồn khi đói, bạn nói không sai, điều đó càng chứng minh bản chất con người là ích kỷ. Con người sinh ra là để ích kỷ, dù là bản chất con người hay bản năng sinh tồn, để tồn tại, chúng ta sẽ tự nhiên loại bỏ đối thủ.
Có người sẽ nói, hai đứa trẻ trong câu chuyện cũng nhường nhịn lẫn nhau, cũng đưa lê cho mẹ ăn, nếu bản chất họ là ích kỷ, thì qua giáo dục không phải cũng đã thay đổi sao? Sai rồi, bản chất ích kỷ của con người không thể thay đổi, sự thay đổi chỉ là: từ sự ích kỷ cấp thấp chuyển sang sự ích kỷ cấp cao hơn! Qua giáo dục, họ đã nhận ra giá trị của sự nhường nhịn và tình yêu, hành động của họ chỉ là nhu cầu tình cảm nội tâm của họ, làm như vậy khiến họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Sự thoải mái và hạnh phúc này chính là sự ích kỷ mà họ muốn thỏa mãn nội tâm, dù bạn có nghĩ cho người khác đến đâu, cũng đều dựa trên một số nhu cầu và mục đích của bản thân, chỉ là mức độ che giấu khác nhau.
Một người giúp đỡ người khác, ngoài việc làm điều tốt cho người khác, thực chất là đang thỏa mãn nhu cầu tinh thần của bản thân là một người tốt. Bạn còn nhớ câu nói này không, “Giúp người là cội nguồn của niềm vui!” Điều đó có nghĩa là, khi bạn giúp đỡ người khác, bạn sẽ cảm thấy vui, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ mà bạn nhận được.
Hãy lấy một ví dụ, khi bạn thấy một người lãnh đạo có tầm nhìn lớn, người đó cũng rất tốt, luôn nghĩ cho người khác. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao anh ta lại tốt với người khác như vậy không?
Anh ta tốt với người khác, chính là vì mong muốn những người này có thể đền đáp lại anh ta sau này, phải không?
Bạn có thể nói rằng có người làm việc tốt mà không để lại tên tuổi, không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào. Nếu bạn dám nói như vậy, tôi muốn hỏi bạn làm thế nào bạn biết về những người này.
Chẳng hạn, bạn giúp đỡ một người hôm nay, bạn không mong đợi bất kỳ sự đền đáp nào từ họ, nhưng khi bạn giúp đỡ họ, bạn cảm thấy rất vui trong lòng, và niềm vui đó chính là sự ích kỷ của bạn, cũng là phần thưởng lớn nhất cho bạn.
Nhiều người cho rằng tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư. Là cha của hai đứa trẻ, tôi sẽ nói về cảm xúc của mình. Con gái thứ hai của tôi đã chào đời, chúng tôi chăm sóc cô bé mỗi ngày mà không mong đợi bất cứ điều gì, nhưng tất cả mọi người trong gia đình đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Chú ý rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, và niềm hạnh phúc đó chính là sự ích kỷ về cảm xúc khi chúng tôi dành tất cả cho cô bé. Yêu con gái tôi không phải vì cảm xúc của cô bé, mà vì cảm xúc của chính chúng tôi. Tất nhiên, tình yêu “ích kỷ” này có lợi cho con cái, điều này không cần phải nghi ngờ.
Gần đây tôi đã trải qua một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng học hỏi.
Con trai của một người bạn tôi bị bệnh, không phải là bệnh nhẹ mà khá nghiêm trọng. Là bạn, tôi chắc chắn phải đến thăm. Khi tôi đến, người bạn của tôi liên tục khóc. Là bạn, tôi chắc chắn phải an ủi cô ấy, tôi nói: “Không ai muốn con mình như vậy, nhưng việc bạn khóc cũng không giải quyết được vấn đề, khóc quá nhiều cũng làm tổn thương cơ thể của bạn, tôi tin rằng con bạn cũng không muốn thấy kết quả như vậy”.
Có người tin vào bản chất tốt của con người, có người tin vào bản chất xấu, nhưng tôi luôn tin vào bản chất ích kỷ của con người. Khi tôi thấy người mẹ này khóc vì đứa trẻ, tôi cảm thấy cô ấy hoàn toàn không có bất kỳ yếu tố ích kỷ nào, tôi còn nghi ngờ liệu lý thuyết về bản chất ích kỷ của con người có chút vấn đề không?
Và rồi người mẹ đó đã trả lời một câu khiến tôi giật mình, nếu tôi nói ra, chắc chắn cũng sẽ làm bạn giật mình, cô ấy nói: “Lão Hạo, tôi hiểu những gì bạn nói, nhưng khi tôi khóc ra, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút…”
Mọi người, hãy suy ngẫm về câu nói này, đây là lời cô ấy tự nói, cô ấy nói rằng khi cô ấy khóc ra, cô ấy cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Cô ấy khóc ra để cảm thấy dễ chịu hơn, vẫn có yếu tố vì bản thân. Bản năng con người tự động sẽ giúp bạn ích kỷ, yêu thương con cái là thật, làm cho bản thân dễ chịu hơn cũng là thật.
“Làm cho bản thân dễ chịu hơn” – câu nói này bạn hãy suy ngẫm, khi nào bạn hiểu được câu nói này, bạn đã có khả năng kiểm soát bản chất con người rất mạnh.
Tất nhiên, sự ích kỷ cũng có nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ quan tâm đến bản thân là ích kỷ, làm tốt cho người khác, mong đợi sự đền đáp trong tương lai cũng là sự ích kỷ, hy vọng bạn có thể có sự ích kỷ ở cấp độ cao hơn!
13 notes
·
View notes
Text

Người “đại khí” sẽ có sức hút riêng của mình.
1. Thản nhiên đối mặt với khốn cảnh
Vào thời nhà Đường, sau thất bại của “Cải cách Vĩnh Trinh”, Lưu Vũ Tích bị giáng chức từ quan Đại thần xuống một chức quan nhỏ ở vùng biên cương. Quan Tri huyện địa phương đã dùng đủ mọi cách để gây khó khăn cho ông, buộc ông phải rời khỏi nha môn và sống ở một nơi hoang vắng ở phía Nam thành phố. Không ngờ Lưu Vũ Tích không những không tức giận, mà còn cảm thấy sống đối diện với dòng sông cảnh sắc hữu tình, lập tức viết một câu đối có tiêu đề “Bạch phàm” và dán lên cửa.
Khi Tri huyện biết được chuyện này, ông ta rất tức giận và buộc ông phải chuyển đến một vùng nhỏ hẹp ở phía Bắc thành. Tuy nhiên, Lưu Vũ Tích cảm thấy ngôi nhà ở phía Bắc thành tuy nhỏ nhưng lại nằm ở ven sông với những hàng liễu bên bờ, làm nơi đây trở thành một thế giới khác biệt. Sau đó ông viết bài thơ: “Dương liễu thanh thanh giang thuỷ bình, thân tại Lịch Dương, tâm tại Kinh”, có nghĩa là, cây dương liễu xanh xanh, nước sông phẳng lặng; Thân tại Lệ Dương, tâm tại Kinh.
Tri huyện liền nổi giận đùng đùng, cuối cùng sắp xếp cho ông đến một nơi hẻo lánh trong thành. Lần này không có thuyền buồm, không có sông, không có liễu, chỉ có một cái bàn, một cái ghế và một chiếc giường. Không ngờ đối mặt với tình cảnh khốn cùng như vậy, Lưu Vũ Tích lại lấy cảm hứng và viết một bài thơ lưu truyền cho đến ngày nay: “Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; Thuỷ bất tại thâm, hữu long tắc linh. Tư thị lậu thất, duy ngô đức hinh”, có nghĩa là, núi không tại cao, có tiên thì nổi danh; Nước không tại sâu, có rồng thì hoá linh. Đây là căn nhà quê mùa, chỉ nhờ đức ta mà thơm tho.
Trong “Kinh dịch” có viết rằng: “Khúc thành vạn vật nhi bất di”, có ý rằng, tựu thành trọn vẹn muôn vật mà không bỏ sót. Sự phát triển của vạn vật trên thế giới không phải là một đường thẳng. Cũng giống như con người trong hành trình nhân sinh của mình, có lúc bước lên đỉnh cao danh vọng tài phú, đạt được thành tựu to lớn, nhưng cũng có lúc rơi xuống đáy vực, gặp phải đủ mọi vây khốn.
Trong những năm bị giáng chức, Lưu Vũ Tích luôn tuân thủ nguyên tắc “làm lợi ở dân”, thực hiện giáo dục văn hóa dựa trên tình hình thực tế của địa phương xa xôi, lạc hậu nơi đây, phát triển văn hóa, giáo dục, nỗ lực khai sáng trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, phổ biến, phát huy kỹ thuật canh tác tiên tiến vùng Trung Nguyên, tăng cường phát triển sản xuất, sưu tầm rộng khắp các bài thuốc dân gian, biên soạn sách y học, phòng tránh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.
“Đại khí” của Lưu Vũ Tích chính là sự điềm tĩnh. Khi gặp sự việc có thể nghĩ được thông, cầm lên được nhưng cũng có thể buông xuống được, lúc nào nên tiến lúc nào nên lùi, thận trọng, trầm tĩnh và kiên định không dễ dàng lay chuyển.
Khi gặp phải nghịch cảnh, chúng ta nếu có thể giống như dòng suối, không bị vướng bận vào những khốn cảnh trước mắt, mà có thể chuyển sang hướng khác và tiến về phía trước. Đi đâu cũng có đường, đâu đâu cũng có cảnh sắc, lúc nào cũng cảm thấy an ổn. Nhìn bên ngoài có vẻ như bạn đang trôi theo dòng nước vô định, nhưng chỉ cần bạn ôm giữ hoài bão trong tâm, ngay cả khi bạn tiến về phía trước gặp phải một khúc bẻ ngoặt, cuối cùng bạn cũng sẽ hòa mình vào biển cả.
2. Khi bị chỉ trích có thể làm được điềm tĩnh mà không tranh cãi
Lâu Sư Đức là một vị quan thời nhà Đường, ông rất khoan hậu. Nhưng Địch Nhân Kiệt không đánh giá cao ông và cho rằng ông làm bộ làm tịch.
Sau đó, Địch Nhân Kiệt tới Bắc Kinh làm Tể tướng. Võ Tắc Thiên vô cùng kinh ngạc khi thấy Địch Nhân Kiệt coi thường Lâu Sư Đức, vì vậy đã nói với Địch Nhân Kiệt rằng, sở dĩ ông có thể làm quan trong Triều đình chính là nhờ sự tiến cử của Lâu Sư Đức.
Hóa ra trước sự chế nhạo của Địch Nhân Kiệt, Lâu Sư Đức không bao giờ tranh luận, ngược lại, ông lại lấy ơn báo oán và tiến cử Địch Nhân Kiệt đến Bắc Kinh làm quan. Sau khi Địch Nhân Kiệt biết được sự thật, ông cảm thấy vô cùng xấu hổ và không bao giờ nói xấu Lâu Sư Đức nữa.
Người quân tử cần phải nhẫn được những điều người khác không thể nhẫn, dung thứ được những điều người khác không thể dung thứ, đối xử khoan dung rộng lượng với người khác, đây là biểu hiện bên ngoài của sự tu dưỡng của một người. “Đại khí” của Lâu Sư Đức cũng khiến Địch Nhân Kiệt buông bỏ những định kiến trong lòng.
Thể diện không phải là tranh giành mà có được, công trạng cũng không phải cướp đoạt mà đắc được, mà là có thể biết cương biết nhu, tùy việc hành sự.
Cổ nhân nói: “Quân tử hòa hợp nhưng vẫn khác biệt, còn tiểu nhân đồng nhất nhưng không hòa hợp”. Trong cuộc sống, mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu một mực tranh luận một cách mù quáng thì ngược lại sẽ bị coi là ngụy biện. Việc người khác xúc phạm, vu khống là điều khó tránh khỏi, dung thứ cho người khác mà thoái lui không tranh đấu với họ, lấy đại cuộc làm trọng mới là điều quan trọng.
Trong lòng có núi sông, có thể tĩnh lặng không tranh chấp. Như vậy, bạn sẽ không bị mắc kẹt trong những gì người khác nói, không bị ám ảnh bởi những chiến thắng nhất thời và cũng không đánh mất chính mình.
3. Truy cầu mà không đạt được thì nên buông bỏ
Trên con đường nhân sinh, theo đuổi thỏa mãn dục vọng và ham muốn của bản thân không bằng học cách xem nhẹ và buông bỏ. Được mất thắng thua là trạng thái bình thường trong cuộc sống.
Có một câu chuyện như thế này: Có một người đánh cá rất may mắn, mỗi lần ra khơi đánh bắt đều thu về được đầy thuyền cá.
Vào một ngày nắng đẹp và ông đang ra khơi như thường lệ, ông mới đánh cá được một lúc thì bất chợt một cơn cuồng phong ập đến. Thấy trời sắp mưa to, người đánh cá biết rằng chiếc thuyền nhỏ của mình không thể ở trên biển quá lâu. Nhưng không khỏi cảm thấy tiếc nuối, vì nếu bắt thêm vài con cá nữa thì có thể lấp đầy thuyền như thường lệ.
Thế là, người đánh cá quyết định đánh cược một phen, bất chấp mưa gió, quăng lưới lần cuối. Tuy nhiên, khi lưới đánh cá của ông đầy ắp cá và ông đang cố hết sức để kéo lưới thì cơn bão dữ dội nối tiếp nhau ập đến. Khi sóng lớn ập đến, thuyền của ông đã bị lật, người đánh cá và cá trong nháy mắt bị sóng nuốt chửng.
Người ngư dân chỉ vì trong tâm không đủ thỏa mãn với những gì đang có, không những không thể thắng lợi trở về, mà còn phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Có những lúc trong cuộc sống chúng ta cảm thấy quá mệt mỏi, chính là bởi vì chúng ta mong muốn quá nhiều, nhưng năng lực và sức nhẫn chịu của bản thân lại không đủ. Đôi khi, thay vì cố chấp ôm giữ, cứng đầu tiến về phía trước, nếu bạn có thể dũng cảm để buông bỏ thì cuộc sống sẽ tự nhiên nhẹ nhàng, thoải mái, ung dung tự tại.
Kỳ thực, buông bỏ đúng lúc không có nghĩa là bất tài hay không có năng lực, mà là có thể thấu hiểu được cục diện và nội lực của bản thân mình. Khi bản thân ôm giữ càng ít thì lại càng dễ tiến về phía trước. Suy cho cùng, việc truy cầu một điều gì đó mà không được là hết sức bình thường, cuộc sống vốn dĩ không hoàn hảo.
Nguồn: nguyenuoc
7 notes
·
View notes
Text
NGUỒN LỰC CÓ HẠN VÀ KIÊN NHẪN VÔ HẠN
Kiên nhẫn là một năng lực (hay kỹ năng) có giá trị cao nhưng bị đánh giá thấp trong thời đại ngày nay.
Kiên nhẫn là sự lặp lại và chờ đợi một kết quả xảy ra trong một khoảng thời gian. Đối ngược với sự kiên nhẫn là tính ưa trải nghiệm thông tin nhanh ngắn và vô cùng phong phú.
Tính kiên nhẫn có thể biểu lộ qua lựa chọn và hành vi của mỗi người.
Nếu bạn có thể đọc một cuốn sách mỗi ngày, nhiều khả năng bạn sẽ thành công trong những lĩnh vực cần đầu tư nhiều thời gian như học tập và kinh doanh.
Nếu bạn không thể kiểm soát được sự chú tâm của mình khi liên tục truy cập internet để xem và đọc những thông tin vô bổ, thì bạn sẽ chẳng thể tập trung để hoàn thành một công việc phức tạp.
Nếu có bạn cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn và chất lượng đạt được cũng kém hơn.
Trong thời đại số, kỷ luật và tập trung chính là những năng lực hiếm có. Nhưng kể cả có hai năng lực này chưa chắc kết quả bạn muốn sẽ sớm xuất hiện.
Kiên nhẫn chính là yếu tố quan trọng gắn kết những kỹ năng lại với nhau.
Kỷ luật giúp bạn làm việc phải làm ngay cả khi không thích.
Tập trung giúp bạn hoàn thành những công việc khó nhất trong thời gian nhanh nhất.
Và kiên nhẫn chính là điểm cân bằng giúp bạn duy trì kỷ luật với sự tập trung trong một thời gian dài.
Với kiên nhẫn, bạn có thể đọc 99 cuốn sách để tìm ra 1 cuốn thay đổi tư duy của mình.
Với kiên nhẫn, bạn có thể cho phép mình học một kỹ năng mới trong 1 năm và sử dụng kỹ năng này suốt đời.
Và với kiên nhẫn, bạn có thể biến mọi khoản đầu tư nhỏ bé của mình trở thành một gia tài trong tương lai.
Cre: Đức Nhân
13 notes
·
View notes
Text
BOJ Duy Trì Lập Trường

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) tiếp tục duy trì lập trường chính sách tiền tệ hiện tại, không tăng lãi suất cơ bản. Quyết định này trái ngược với kỳ vọng của một số nhà đầu tư và chuyên gia, những người dự đoán BOJ sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách để đối phó với lạm phát gia tăng.
2 notes
·
View notes
Text
HIRANO TO KAGIURA LIGHT NOVEL
Chương 1: Lần đầu tiên (Tháng 4 - Tháng 6)
Phần 1
Khi ngồi lắc lư trên một chuyến tàu xa lạ, ngay cả âm thanh và cái cách mà con tàu chuyển động cũng trở nên thật mới mẻ.
Trong số tất cả các bạn học cấp 2, Kagiura Akira là người duy nhất quyết định chuyển vào ký túc xá, mặc dù ngôi trường mới của cậu vẫn nằm trong tỉnh. Nguyên nhân là vì từ nhà cậu đến trường vẫn mất khoảng 2 tiếng, đối với một người thường xuyên phải dậy sớm luyện tập như Kagiura, cậu không còn lựa chọn nào khác.
Ngày hai tháng tư, một ngày trước lễ khai giảng, học sinh sẽ được chuyển vào ký túc xá, Kagiura chính là người đến sớm nhất. Không phải cậu có vấn đề gì với người nhà nên muốn rời đi sớm một chút, thậm chí ngược lại, Kagiura rất hoà hợp với gia đình, cậu cũng yêu thích ngôi nhà ấm cúng của mình, chỉ là cậu đang rất háo hức được khám phá môi trường mới, nơi ở mới.
Đồ đạc cồng kềnh đều đã được công ty vận chuyển chuyển đi trước, vì vậy hành lý duy nhất của cậu là một chiếc túi đeo vai gọn gàng và thoải mái.
Đây là lần đầu tiên cậu đi chuyến tàu này một mình kể từ kỳ thi đầu vào. Trước đó cậu đi cùng bố mẹ khi nhận lời mời nhập học từ câu lạc bộ thể thao, nhưng vì mải mê nói chuyện nên vẫn chưa có dịp ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài.
Chuyến tàu trưa có khá nhiều ghế trống, mặc dù vậy Kagiura vẫn chọn đứng cạnh cửa tàu, say sưa chiêm ngưỡng quang cảnh vụt qua ở bên ngoài, từ màu xanh của thảm thực vật đến màu trắng xám trải dài của những con đường đô thị. Cậu thở phào nhẹ nhõm. Một cảm giác khác lạ như adrenaline sôi sục trong huyết quản, sự phấn khích dâng lên như thể cậu đang trên đường đến trường huấn luyện hay một giải đấu quan trọng nào đó.
“Có vẻ họ đang về nhà sau một buổi tập ở câu lạc bộ”, cậu nghĩ khi tầm mắt bị thu hút bởi một nhóm học sinh trung học trên tàu, họ đều mặc áo khoác có thêu tên trường.
“Liệu có ai học cùng trường với mình….”.
Trong khi Kagiura cố nhớ lại bảng chữ cái tiếng Anh thì con tàu đã dừng lại.
Nơi mà Kagiura đang chuyển đến cách trường 15 phút đi bộ, dù vẫn còn một ga khác gần trường hơn. Ký túc xá ở đây có 2 loại phòng: phòng chung 2 người và phòng chung 4 người. Kagiura sẽ ở phòng 2 người.
Người hướng dẫn cậu đi tham quan là Hanzawa - quản lý ký túc xá. Anh có vẻ là kiểu người luôn giữ nụ cười trên môi đến nỗi mắt mũi lúc nào cũng híp cả lại. Cả hai tán gẫu vui vẻ trong khi anh dẫn Kagiura đi xem khu vực nhà ăn, phòng tắm và các khu vực chung khác.
“Đúng rồi, mọi người ở ký túc xá đều gọi nhau là san, nên cứ gọi anh là Hanzawa-san nhé.”
“Hanzawa-san.”
“Chà, nhưng mà đa số học sinh gọi anh là Trưởng ký túc cơ.”
“Hả?”
Thấy Kagiura bối rối không biết rốt cuộc nên gọi như thế nào, Hanzawa bật cười.
“Thực tế thì việc xưng hô với mọi người trừ bạn bè là san về cơ bản là một luật bất thành văn ở ký túc xá chúng ta. Ngay cả nhân viên ở đây cũng gọi nhau như vậy. Hm, cũng không phải là quy tắc bắt buộc gì, nhưng khi đi làm thì mọi người cũng gọi nhau là san, nên em cứ xem như một kiểu thực hành trước khi ra ngoài xã hội đi vậy.”
“Dạ?… không cần gọi senpai luôn ấy ạ?”
“Bạn cùng phòng thì không cần gọi nhau như vậy.”
“Ra là vậy….”
“Chúng ta sẽ nói chi tiết hơn ở buổi định hướng– à, nhắc đến mới nhớ, bạn cùng phòng của em tên là Hirano Taiga, cũng học năm hai như anh, chắc là trong tài liệu hướng dẫn có nhắc đến đấy. Học sinh năm nhất và năm hai luôn được xếp cùng phòng, mục đích là đ�� tạo ra một môi trường “đôi bạn cùng tiến”, nên nếu em có vấn đề gì thì đừng ngại hỏi cậu ấy.”
“Dạ, còn về Hirano-san–“
Khi Kagiura vừa định hỏi ‘anh ấy là người như thế nào?’, một giọng nói vang lên từ phía sau: “Hanzawa-saaan! Điện thoại kìa!” Đó là một nhân viên ở quầy lễ tân.
“Tới liền đây! Xin lỗi Kagiura-kun, em có thể tự lên phòng được không? Cửa phòng đều có đánh số nên chắc em sẽ tìm được…”
Chưa kịp dứt câu thì anh đã xoay người chạy đi, Kagiura vội gật đầu.
“Vâng, em hiểu rồi. Cám ơn anh rất nhiều!”
“Làm quản lý ký túc xá chắc phải bận rộn lắm”. Cậu thầm nghĩ khi nhìn Hanzawa vội vã rời đi.
Kagiura chậm rãi bước lên bậc thang. Số phòng chỉ định của cậu được in trong tài liệu phát trước đó nên việc tìm phòng không phải vấn đề khó khăn gì.
“Hirano-san học năm hai… Không biết anh ta là người như thế nào. Hy vọng là một người tốt.”
Nỗi nhớ nhà chợt dâng lên trong lòng cậu một lần nữa.
“Vừa mới một tuần trước thôi mình còn mặc đồng phục trung học, vậy mà giờ sắp phải sống với một người chưa gặp mặt lần nào. Không biết Hirano-san có tham gia câu lạc bộ nào không.”
“Nếu anh ấy cũng thuộc câu lạc bộ bóng rổ thì mình có hàng tá thứ muốn hỏi. Kể cả không thì chắc anh ấy cũng biết vài người bạn có tham gia vì anh ấy đã ở khá lâu trong ký túc xá. Hẳn là nhà anh ấy cũng ở xa trường, không biết là ở đâu nhỉ…”
Sau một hồi suy nghĩ linh tinh, Kagiura đã đến trước số phòng cậu cần tìm. Cậu gõ nhẹ.
“Hả?”
Cửa lập tức mở ra kèm theo một giọng nói cộc cằn.
“Á?”
Cậu bất ngờ đến mức kêu lên một tiếng theo phản xạ khi thấy người đứng sau cánh cửa đang trừng mắt nhìn mình.
“Côn đồ hả?? Đầu tóc vàng choé, mặt mũi hằm hằm, nhìn kỹ thì… anh ta còn xỏ cả khuyên tai nữa???"
“À… từ hôm nay em sẽ phiền anh...”
“Ồ, vậy ra em là Kagiura-kun. Xin lỗi anh ngủ quên mất. Trưởng ký túc không đến cùng em sao?”
Giọng nói trầm đục của anh ấy nghe rất giống người vừa mới ngủ dậy.
“Anh ấy có việc đột xuất nên bảo em tự về phòng…”
“À, ra vậy, thật ngại quá… Mời vào. Để giày của em ở đây rồi thay dép đi trong nhà nhé.”
Hirano nghiêng người, dò dẫm đặt đôi dép sang một bên để Kagiura dễ thay hơn. Cử chỉ đơn giản mà tử tế đó làm ấn tượng đầu tiên của Kagiura bắt đầu thay đổi một chút.
“Ồ. Có lẽ anh ấy không đáng sợ như mình nghĩ… Thật ra, anh ấy có vẻ tốt bụng.”
Một cảm giác ấm áp dịu dàng dần lấn át đi sự cô đơn từ nỗi nhớ nhà trước đó.
“Cám ơn nhiều… Hirano-san. Trong năm tới mong rằng chúng ta sẽ hoà hợp.”
“À, rất vui được gặp em, Kagiura-kun.”
Ngay cả sau khi đã bày hết đồ đạc, bàn học của Kagiura nhìn vẫn khá trống trải, nhưng sớm thôi nó sẽ chất đầy dụng cụ, sách giáo khoa, tài liệu,… Nhìn bộ đồng phục hơi rộng treo trên giá, cậu thầm hy vọng mình sẽ sớm cao thêm một chút.
Cậu mang chiếc ga giường vừa mới giặt trải gọn gàng, cảm giác thật ấm áp và mềm mại. Nếu được vùi mình vào đó ngủ một giấc thì tuyệt biết mấy.
“Đây là nơi mình sẽ ở trong một năm tới.” Cậu tự nghĩ khi nhìn khắp căn phòng.
“Dù nhà mình ở gần đây và mình có thể về thăm vào cuối tuần, nhưng nếu mình muốn tập trung vào các hoạt động câu lạc bộ thì như vậy không tiện chút nào…”
“Kagiura-kun, em ổn chứ?”
“Hả? Sao thế ạ?”
“Không, chỉ là trông em có vẻ thẫn thờ.”
“Không…hẳn- Ý em là, cám ơn, em không sao.”
Có vẻ hài lòng với câu trả lời, Hirano tự lầm bầm gì đó rồi quay lại tiếp tục với việc đang làm.
Đứng từ phía bên đây của căn phòng, Kagiura có thể thấy Hirano đang bận rộn trên bàn học. Mặc dù ngoại hình không khác gì một tên đầu gấu nhưng có vẻ anh đang học rất nghiêm túc, mọi dấu vết buồn ngủ trước đó đều đã biến mất.
“Dù sao thì anh ấy cũng là học sinh của lớp chuyên.”
Hầu hết học sinh ở ký túc xá tại trường đều thuộc lớp chuyên sâu. Thoạt nhìn Hirano trông giống một học sinh cá biệt, nhưng khi tập trung học lại giống một đàn anh nghiêm túc và chăm chỉ hơn. Tuy nhiên những đường nét trên khuôn mặt lại quá sắc sảo khiến anh có vẻ khó tiếp cận.
Kagiura muốn hỏi nếu đói thì phải làm thế nào, nhưng cậu lại thôi. Thay vào đó, cậu cũng bắt chước Hirano đến ngồi vào bàn học, tìm cách làm thế nào để lấp đầy cái bụng đang réo ầm ĩ của mình trong tài liệu hướng dẫn.
Vì phải tập luyện rất nhiều nên Kagiura rất nhanh cảm thấy đói. Tiền sinh hoạt hàng tháng không nhiều lắm, và học sinh tại ký túc xá đều không được phép kiếm việc làm bán thời gian ở bên ngoài. Cũng không có gì lạ khi quy định này được đặt ra nhằm mục đích giúp học sinh ở đây tập trung vào việc học và tham gia hoạt động câu lạc bộ.
“Nhà ăn ở đây có cho refill đồ uống miễn phí không nhỉ?”
Cậu tự hỏi khi dần chìm vào giấc ngủ.
Một cái vỗ nhẹ vào vai với nhịp điệu êm ái khiến giấc ngủ càng thêm dễ chịu. Cậu có thể mơ màng nghe thấy ai đó đang gọi tên mình.
Khi đã xác nhận giọng nói này không phải của giáo viên, cậu thầm thấy nhẹ nhõm, tiếp tục quay lại giấc ngủ.
Là một thiếu niên đang lớn, cơ thể Kagiura khao khát nguồn năng lượng, cậu có thể chìm vào giấc ngủ chỉ bằng một cái búng tay. Khi còn học trung học, cậu thường xuyên ngủ quên trong lớp đến nỗi giáo viên cũng đành bó tay không thèm gọi dậy nữa.
“Này, dậy, không là anh bỏ lại đấy nhé?”
Cảm giác ai đó chọc vào đầu làm cậu tỉnh dậy một cách khó chịu.
“Thôi đi, em tỉnh rồi mà…” Cậu nghĩ, lắc đầu bực bội, nhưng lập tức tỉnh táo hẳn.
“Phải rồi, người này không phải giáo viên—”
“Kagiura-kun, đã bảo dậy…”
Chưa dứt câu, Kagiura đã ngồi bật dậy khiến anh giật cả mình.
“Uwahh!”
Người vừa đánh thức cậu khỏi cơn buồn ngủ không ai khác chính là bạn cùng phòng của cậu, Hirano, senpai học trên cậu một khóa.
Mái tóc vàng lấp lánh của anh phản chiếu trong đôi mắt còn ngái ngủ của Kagiura, trông đẹp rực rỡ. Trong khoảnh khắc nào đó, Kagiura đã suýt buộc miệng thì thầm: “Màu này thật hợp với anh.” Nhưng tiếc là lưỡi cậu bị líu lại do mới thức dậy.
Kagiura chớp chớp mắt, cố xua đi cơn buồn ngủ. Trong lúc đó Hirano ở phía bên kia đưa tay khoác thêm một chiếc parka bên ngoài áo phông của mình.
“Đến giờ ăn trưa rồi, đi cùng không?”
“Vâng!”

Bữa ăn đầu tiên của cậu ở ký túc xá ngon hết chỗ chê. “Nếu ngày nào đồ ăn cũng ngon thế này thì tuyệt!”
Cả hai vừa ngồi ăn đối diện nhau, vừa trao đổi vài điều về bản thân và hoàn cảnh của mình. Kagiura kể về việc cậu vào đây nhập học thông qua lời mời từ câu lạc bộ thể thao, cũng như những bất tiện khi là một người thuận tay trái.
Hirano nghiêng người về phía trước, chăm chú lắng nghe. Kagiura nhận thấy Hirano không phải kiểu người sẽ cố tình mỉm cười để tạo bầu không khí dễ chịu, nhưng cuộc trò chuyện giữa họ vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
Đột nhiên, khi chuẩn bị đưa thức ăn lên miệng, Kagiura chợt khựng lại.
“—Đồ ăn ở đây ngon thật, nhưng…”
“Làm gì mà lườm miếng ớt chuông nãy giờ thế, không ăn được à?”
Kagiura gắng thả lỏng vai, từ từ di chuyển đôi đũa của mình lên miệng, nhưng dù cố thế nào, chúng vẫn không chịu nhúc nhích và vai cậu cứng đơ ra.
“.....Vâng.”
Kagiura cúi đầu xấu hổ, trong khi Hirano nhìn cậu với vẻ mặt trầm tư.
“....Liệu mà tìm cách khắc phục trước khi tốt nghiệp đi nhé. Còn bây giờ để anh ăn hộ cho.”
Hirano nhanh chóng gắp phần đồ ăn thừa của Kagiura, khiến cậu nhìn anh với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, như thể anh đang phát sáng với một vầng hào quang. Làm sao anh ấy, chỉ lớn hơn cậu một tuổi, lại có thể chu đáo đến vậy?
“Cám ơn anh.”
Hirano chỉ vừa nhai miếng ớt, vừa nói, “Ngon thế mà.”
Thay vì bị lên lớp một trận như Kagiura nghĩ thì lúc này cậu lại bị sự tử tế của Hirano làm cho bất ngờ.
“Có lẽ mình sẽ thích senpai này…”
Cách nói chuyện cọc cằn của anh trái ngược hoàn toàn với hành động, và Kagiura cảm thấy mình ngày càng có cảm tình với anh.
“Chỉ là linh cảm thôi, nhưng có lẽ năm học tới sẽ là một năm đáng nhớ.”
3 notes
·
View notes
Text
[ZHIHU] CÓ CÂU NÓI NÀO KHIẾN BẠN NHỚ ĐẾN TẬN BÂY GIỜ KHÔNG?
_____________________
Lược dịch bởi: Hứa Thư | Bài viết thuộc quyền sở hữu của dịch giả và chỉ được đăng tải duy nhất tại Weibo Việt Nam, vui lòng không tự ý repost!
_____________________
1. “Nếu như bạn thích một người, thì bạn sẽ càng thích gọi đầy đủ tên của người đó.”
2. “Anh nói em sẽ gặp được người tốt hơn, nhưng thật ra là anh muốn gặp người tốt hơn phải không?”
3. “Tớ đang đọc sách trong khu vườn trồng năm nghìn đóa hoa hồng, mọi người hỏi liệu tớ có thể hái một bông hoa không, chỉ có mỗi cậu hỏi tớ là đang đọc sách gì.”
4. "Có nhiều người thích em, bởi vì em xinh đẹp, ưa nhìn, hiểu chuyện. Cũng có người thích em khi thấy em khóc, hiểu rõ sự đau đớn của em. Anh ấy đến ngồi cạnh em và mang theo một chiếc đèn nhỏ, ngồi xuống bên cạnh em, muốn cho em viên kẹo ngọt và một bờ vai."
5. "Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước."
6. "Em xem mọi chông gai là một cánh đồng mọc đầy hoa tươi, và không có gì trên thế gian này có thể giằng xé em được nữa."
7. "Qua gần hết đời người tôi mới nhận ra, đường đời, tự mình vượt qua, chính là đáp án cuối cùng."
8. "Bạn mất một chút thời gian để tiếp cận, nhưng lại phải mất nhiều năm để nắm tay. Bất kể bạn gặp ai trong đời, họ là người phải xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Không phải ngẫu nhiên." (Sakyamuni)
9. "Tớ ra lệnh cho mưa không được làm cậu ướt
Thế nhưng với tư cách gì chứ? Sao tớ dám ra lệnh cho mưa?
Ngược lại tớ còn bị mưa hành đến phát bệnh
Đôi khi tình yêu của tớ cũng giống như vậy, bất lực và ngu ngốc một cách nực cười
Nhưng tớ lại đang yêu cậu theo cách đó, tớ còn cách nào khác đâu."
10. “Lần trước cậu mời tớ, lần này tớ mời cậu.”
“Vậy cậu muốn mời tớ cái gì?”
“Mời cậu buộc phải thích tớ.”
11. “Trong cuộc đời mỗi người rồi cũng sẽ có lúc như thế này, rõ ràng trong lòng đã dậy sóng, tâm trạng sớm đã điên trời đảo đất, thế nhưng người ngoài nhìn vào chỉ cảm thấy cậu trầm mặc hơn ngày thường một chút, chẳng có ai cảm thấy kì lạ. Kiểu đấu tranh này, đã định là đơn thương độc mã.”
12. "Thầy sẽ cho các em hai cơ hội trốn học, nhất định sẽ có chuyện gì đó quan trọng hơn cả việc học. Ví dụ như chuồn ra ngoài tòa nhà, hay là ánh trăng đêm nay.”
13. “Con người ta thật kỳ lạ, khi trên mặt nổi một cục mụn, ngày nào cũng tìm cách để loại bỏ nó, thế nhưng khi trong lòng có một vết sẹo, lại luôn đi đường vòng tìm cách trốn tránh.”
14. "Khi tôi còn là một đứa trẻ, vô tình gặp người già qua đời, tôi đứng trong dòng người khóc lóc tiễn đưa, nhưng tôi không cảm thấy đau lòng, cũng không hiểu vì sao lại khóc nhiều đến như vậy. Sau này lớn lên tôi mới hiểu, đó là ý nghĩa của ái khổ ly biệt."
15. “Tại sao cứ luôn cãi nhau?"
“Chắc có lẽ là không hợp.”
“Thế sao còn chọn anh ấy?”
“Vì em yêu anh ấy.”
“Sao lại phải khổ thế?”
“Chỉ có sự cay đắng và đau khổ này, bản thân cảm thấy ngọt ngào.”
“Đồ ngốc.”
16. Lúc chia tay em nói “Hãy bảo trọng nhé!”
Nhưng những gì em thật sự muốn nói
Thật ra là “Hãy đem em theo cùng"
17. "Hãy trân trọng nhau trong những năm tháng không có gì trong tay. Cuộc đời có thể là một bầu rượu. Khi rượu cạn cũng giống như con người chúng ta khi chết đi. Vậy thì tôi nên uống bao nhiêu bình rượu nhỉ?"
18. "Tôi mơ thấy mình rơi vào vực thẳm mà không nói một lời nào
"Vậy tại sao bạn không gọi ai để cứu giúp?
"Sẽ không một ai đến cứu tôi đâu."
19. “Trước đây tớ cứ nhìn thấy mộ là sợ,
Vì tớ tưởng trong đó là quỷ,
Sau này tớ mới biết,
Nằm trong đó là người mà người khác ngày nhớ đêm mong.”
20. "Tình yêu của tôi thật ra rất nhẹ nhàng. Tôi xin lỗi và cúi xuống gần hơn để lắng nghe cô ấy, nữ nhi bên cạnh tôi không cần phải xin lỗi."
Trong mắt mọi người, ai cũng cho rằng tình yêu của chúng tôi rất yên tĩnh, hạnh phúc, nhưng mà thật ngại quá. Đó là việc người đàn ông bên cạnh bạn là người như thế nào? Anh ta có chịu từ bỏ cái tôi của mình để cúi xuống gần hơn những ấm ức mà người vợ phải chịu. Vì thế trong tình yêu của tôi cũng vậy, nữ nhi không cần xin lỗi.
________________
Nguồn: https://www.zhihu.com/question/481396309/answer/2297927733
33 notes
·
View notes
Text
Ngồi đọc sách về Dịch, thấy câu "trong Âm có Dương, trong Dương có Âm", lại nhớ bài viết của một bạn trong lớp Bói Dịch năm 2019, đăng về đề thi Đại học của Trung Quốc năm 2019, mọi người đọc và suy ngẫm nhé.
Đề thi đại học Trung Quốc 2019:
"Mỗi vật đều có một tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.
.........................
Thí sinh đạt điểm tuyệt đối (150/150) đã đặt tựa đề:
...........
"Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác".
Tom là một cậu bé chăn cừu, cậu có một đàn cừu thuần màu trắng như một đám mây cực lớn. Chính vì thế Tom cực kì ghét con cừu đen duy nhất trong đàn, cậu luôn hăm he làm thịt nó.
Vào một ngày mùa đông nọ, trời đổ tuyết lớn, đàn cừu màu trắng lẫn trong nền tuyết làm Tom không cách nào tìm được. Cuối cùng nhờ con cừu đen duy nhất đó mà Tom tìm về được đàn cừu của mình.
Từ đây Tom hiểu được một đạo lý, thuần tuý cố nhiên rất đẹp, thế nhưng cộng sinh hài hoà lại càng tốt hơn.
Trên thực tế, mỗi vật đều có tính chất khác nhau, có vẻ đẹp khác nhau. Hổ dễ nổi nóng, khỉ hấp tấp, cừu hiền lành, động vật đã vậy, thực vật lại càng thú vị hơn, trên đời này không bao giờ có hai chiếc lá giống hệt nhau, cả những thứ cùng loại cũng không phải nhất thành bất biến huống chi là những vật khác nhau hoàn toàn.
Vật đã thế, con người càng thế...
Tả Truyền từng viết, tư tưởng con người không ai giống ai, mỗi người một vẻ. Mà tư tưởng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách của người đó. Nếu muốn tôn trọng cái gọi là tư tưởng đó thì cần học cách khoan dung, đừng bao giờ vọng tưởng thống nhất tư tưởng, nó là điều phi lý.
Nhưng vấn đề là đã không cách nào thống nhất tư tưởng, vậy phải chung sống thế nào?
Có hai cách, một là tập hợp những người cùng chung chí hướng, những người cùng chung sở thích tập hợp với nhau, hình thành nên một quần thể có quan niệm chung.
Nhưng tiếc là chuyện này rất hiếm có, như củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác, làm sao có tư tưởng nào giống tư tưởng nào hoàn toàn.
Sự tham gia của nhiều tư tưởng giống mà khác nhau này còn phá vỡ sự cân bằng sản sinh ra biến hoá. Cát rơi vào miệng trai, thành trân châu quý giá, bụi trong hơi nước hoà thành mưa. Chính vì thế có một câu nói rất đúng rằng: “Người với người khác nhau, chưa chắc là chuyện xấu, chim diều không cần phải biến thành quạ mới có thể chung sống hoà bình.”
Nói cách khác là mỗi người một vẻ, tức là hoà hợp.
Từ bản thể triết học mà nói, hoà hợp là quy luật vận hành của vạn vật. Lão Tử nói: “Vạn vật đều có âm có dương, cân bằng âm dương chính là hoà hợp.”
Từ góc độ triết học mà nói, hoà hợp là cảnh giới cuối cùng mà con người theo đuổi. Lễ ký viết: “Những kẻ biết hoà hợp mới là kẻ làm chủ và đạt được cái đạo của thiên hạ”. Hoà hợp tạo ra sự xây dựng, sản sinh, thuận tiện, thành công và thịnh vượng.
Từ góc độ phương pháp luận triết học thì hoà hợp là quy tắc làm người cơ bản. Luận ngữ viết: “Quân tử hoà hợp nhưng cũng khác nhau.” Chỉ khi thuận theo quy tắc hoà hợp để diễn sinh phát triển thì mới có thể tồn tại lâu dài.
Từ góc độ sinh học thì cộng sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong hệ sinh thái. Hai loại sinh vật cùng giúp nhau tồn tại, thiếu một bên, bên còn lại cũng khó sống nổi. Như tảo và nấm cộng sinh, cá sấu cộng sinh với chim bắt sâu, bò tót cộng sinh với chim ăn ruồi bọ.
Hoà hợp mà khác biệt, cái quan trọng nhất là phải chấp nhận và dung nhập vạn vật, thứ hai là biết chọn lựa và sử dụng những thứ phù hợp với đặc tính tự thân để hoàn thiện chính mình. Cuối cùng là đặt mình trong nhiều hoàn cảnh, tập cho bản thân tính phóng khoáng lạc quan.
Dù là một chỉnh thể bền chắc như thép cũng phải có một thứ khác biệt để điều hoà. Không ít những công ty quốc tế luôn giữ vài người có ý kiến trái ngược nhau trong hội đồng quản trị, những người này sẽ luôn soi mói làm khó dễ các quyết định được hội đồng đưa ra, thế nhưng chỉ có vậy mới có thể thúc đẩy hội đồng đưa ra những quyết sách chính xác và đúng đắn nhất.
Từ Tiểu Bình từng nói: “Với những người gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong nhóm có 3-4 người trung thành và 1 người luôn làm trái lại, chính là tổ hợp tuyệt vời nhất.”
Đạo lý này rất đơn giản, kẻ làm trái lại ấy đóng vai người điều hoà, anh ta phản bác, đánh thức, thúc tiến người lãnh đạo, như chim gõ kiến trên cây, vừa là bác sĩ vừa là kẻ gây tai hoạ. Nhưng nó sẽ luôn luôn tồn tại song hành với bạn.
Vậy vấn đề mới lại sinh ra, dung hợp có làm mất đi bản chất của mình không? Hoà hợp, chỉ là điều hoà, không phải hoà tan rồi làm mất bản thân. Bạn có thể đứng ở Trung Quốc nhìn ra thế giới, cũng có thể đứng ngoài thế giới nhìn vào Trung Quốc, nhưng đầu tiên bạn phải là người Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa, sau mới là thế giới.
Muối bỏ vào nước sinh thành nước muối. Nước muối bỏ thêm vịt cũng chỉ là nước muối vịt. Mặc cho bạn dung hoà vào quần thể thế nào, bạn cũng phải biết mình luôn là muối, mỗi thứ mỗi vẻ, trăm vẻ dung hoà!
-------
👍👍👍👍
3 notes
·
View notes
Text
Tiết kiệm tiền
Tiền bạc tác động đến tư duy và nhân sinh quan của con người. Kiếm ra tiền thì phải biết cách tiết kiệm, không ai biết trước được ngày mai sẽ thế nào, nên bắt buộc phải có một khoản dự phòng. Gặp lúc khó khăn hay hoàn cảnh phải chi ra mà không có hoặc thu vào rất ít thì còn cảm thấy an toàn.
Bạn làm ra bao nhiêu không quan trọng bằng việc bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Số tiền bạn tiết kiệm được mỗi tuần, mỗi tháng mới chính là khả năng kiểm soát tài chính của bạn. Ngược lại, tiêu nhiều hơn chi thì bạn sẽ trở thành nô lệ của đồng tiền.
Tiền lương của anh là thấp so với thu nhập nhiều người khác, nhưng anh không có áp lực về chi phí sống như họ. Ngoài lợi thế không uống rượu bia, hút thuốc đã đỡ một khoản kha khá (ở các nước phương tây - Âu, Á, Úc thì chi phí này rất đắt, đắt gấp 10, 20 lần ở Việt Nam) thì các khoản chi khác anh khá là tối ưu. Tự nấu ăn hoặc dùng các bữa ăn được cho ở nơi làm việc một cách tối đa tiết kiệm đáng kể tiền ăn. Một người Việt ở đây chi khoảng 7 - 10tr vnđ một tháng cho ăn uống, những người chỉ ăn được đồ châu Á thì nhiều hơn; anh thì thích đồ tây, dễ ăn nên tiền ăn uống của anh chỉ bằng ⅓ mà thôi. Đi mua đồ, anh lên danh sách rồi đi mua ở các siêu thị lớn chứ không vào các cửa hàng tiện lợi hoặc các điểm bán hàng phục vụ 24/7. Anh cài một loạt app siêu thị trên điện thoại và kiểm tra coupon, voucher, sale trước khi đi. Bạn mua một món đồ ở siêu thị lớn rẻ hơn một vài trăm đến vài nghìn, mỗi lần đi chợ bạn mua vài chục món cộng lại vài lần trong tháng có khi bạn tiết kiệm được một lần đi chợ rồi.
Trước khi mua những đồ giá trị lớn, anh cân nhắc kỹ về mức độ sử dụng, kiểm tra giá ở các nơi bán đồ, nếu không quá vội thì canh giảm giá mới mua. Ví dụ đơn giản như việc mua lò vi sóng và nồi chiên không dầu (air fryer) thì nồi chiên không dầu thực sự hữu dụng hơn lò vì sóng rất nhiều. Thực tế sử dụng thì anh có thể nướng đồ - lò vi sóng không làm được hoặc rất kém hay làm được mà rất đắt, làm nóng thức ăn, nấu chín đồ ăn, mức độ và tần suất sử dụng thường xuyên hơn rất rất nhiều. Cho nên mua nồi chiên không dầu là sự tối ưu tối đa về chi phí và giá trị sử dụng.
Đừng nghĩ một vài chục, một vài trăm hay chỉ vài nghìn lẻ chả là bao nhiêu, sự tích lũy trong một thời gian dài sẽ khiến bạn giật mình đấy.
Trong ví có thẻ, trong thẻ có tiền, không nợ nần, như vậy bạn thực sự hơn rất nhiều người cả về tài sản lẫn sự tự tin rồi.
#narga#cuộc sống#kinh nghiệm sống#tài chính cá nhân#tiết kiệm tiền#tối ưu chi tiêu#tiêu tiền#tiết kiệm
26 notes
·
View notes