#tây phi
Explore tagged Tumblr posts
Text
Bánh mì baguette của Pháp, loại bánh mì ổ dài, giòn rụm (và rất quen thuộc với người Việt) đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới. “Văn hóa baguette” của dân Tây (more…)
View On WordPress
0 notes
Text
〔Bài dịch số 1181〕 ngày 01.10.2024 :
Vũ Thu Hoài dịch
📍Địa điểm video : Sepu Kangri/ Tát Phổ Thần Sơn
"书再难背也就几个月 跑步再累也就五分钟 题目再难也会有解法 累了就听听歌 散散步 出 去走走所以你不会目觉得难的东西一定不要 躲 先搞明自后精湛你就比别人优秀 其实没什 么好��虑的题一道道地做饭一口口地吃累了 就放下手机好好睡一觉 丧了就去吹吹晚风听 听歌 不用太压着自己 完成你该完成的任务 剩 下的只管交给时间"
明知不能成功, 明知必死无疑, 依然慷慨而行。一般说来这种行为有着很多称呼, 比如愚蠢、不自量力、飞蛾扑火等, 在西方人的眼 中, 这更是一种不可思议的违反逻辑的行为。 而在中国古老的哲学中, 这种行为有着一个恰如其当的名称 "知其不可而为之" 。
Sách dù khó đọc đến đâu cũng chỉ mất vài tháng để đọc, chạy dù có mệt đến mấy cũng chỉ mất năm phút để chạy, đề bài dù khó tới đâu cũng sẽ luôn có lời giải. Mệt rồi, cứ nghe nhạc và đi dạo, “những điều khó nhằn” gặp thì đừng trốn, hãy tìm hiểu, rồi bạn sẽ hiểu hơn những người khác. Thực ra chẳng có gì phải lo lắng, nấu từng món một, ăn từng miếng một, mệt mỏi hãy đặt điện thoại xuống và ngủ một giấc thật ngon; nghe nhạc, đi dạo.. Đừng đặt quá nhiều áp lực cho bản thân; hoàn thành những gì bạn nên làm; việc còn lại là để thời gian lo.
Dù biết mình sẽ không thành công, dù biết mình một ngày nào đó sẽ chết, nhưng tôi vẫn hành động một cách khảng khái. Nói chung, loại hành vi này có nhiều tên gọi khác nhau như ngu ngốc, không tự lượng sức, thiêu thân lao vào lửa, v.v. Trong mắt người phương Tây, đây là một hành vi phi logic điển hình. Còn trong triết học Trung Hoa cổ đại, hành vi này được quy ra thành một cái tên thích hợp được gọi là: “Biết rõ không thể thành công mà vẫn cứ làm (-Trích Luận Ngữ)”.
120 notes
·
View notes
Text
Nhắc đến những bài học triết lý về nhân sinh và tình ái, không thể không nhắc đến 25 câu nói kinh điển khiến người đọc phải suy ngẫm dưới đây.
1.”Những thứ ấy tốt lắm, đẹp lắm nhưng ta không thích thì sao?”
Câu nói này nằm ở cuối tác phẩm Bạch Mã Khiếu Tây Phong, là câu hỏi không có câu trả lời cho cuộc tình tay ba của nhân vật Lý Văn Tú khiến nhiều người suy ngẫm.
“Tình bất tri sở khởi, nhất vãng tình thâm, hận bất tri sở chung, nhất tiếu nhi mẫn” – Tiếu ngạo giang hồ
Tình không biết bắt nguồn nơi nào, trong khoảnh khắc đã thành đậm sâu, hận chẳng biết sẽ về nơi đâu, vừa cười đã tan đi mất…
A Tử từng hỏi Kiều Phong: “Tỷ ấy có gì tốt hơn ta? Tại sao ta không thể sánh được với tỷ ấy? Vì sao chàng luôn nghĩ về tỷ ấy, cũng không thể quên được tỷ ấy?”.
Kiều Phong đáp rằng: “Ngươi cái gì cũng tốt, hơn nàng ấy mọi thứ. Ngươi chỉ có một khuyết điểm duy nhất chính là ngươi không phải nàng ấy“ – Thiên Long Bát Bộ.
“Chỉ yếu hữu nhân đích địa phương tựu hữu ân oán, hữu ân oán tựu hội hữu giang hồ, nhân tựu thị giang hồ” – Tiếu ngạo giang hồ
Chỉ cần là nơi có người ắt có ân oán, có ân oán tất sẽ thành giang hồ. Con người chính là giang hồ
“Ngã bất khổ, nhĩ hữu khổ thuyết bất xuất, na tài thị chân đích khổ” – Thiên Long Bát Bộ
Đây là câu nói mà Diệp Nhị Nương nói với Huyền Từ phương trượng trước khi chết trong Thiên Long Bát Bộ: “Ta chẳng cho rằng như vậy là khổ, người có nỗi khổ mà không thể nói ra, đó mới thật sự là đau lòng”.
“Trên đời này không có gì là hoàn hảo. Một người vượt trăm ngàn đắng cay để tìm kiếm, đến khi nắm trong tay rồi cũng chỉ đến vậy, đôi khi vô tình lại đánh mất đi những thứ vốn nằm trong tay mình” – Tiếu ngạo giang hồ
“Nếu tơ tình chém một lần đã đứt, thì đó không phải tơ tình” – Tuyết sơn phi hồ.
“Nhĩ tiều giá ta bạch vân tụ liễu hựu tán, tán liễu hựu tụ, nhân sanh li hợp, diệc phục như tư. Nhĩ hựu hà tất phiền não” – Thần điêu đại hiệp
Ngươi hãy xem, mây trắng cứ tụ rồi lại tan, đời người cứ ly rồi lại hợp, hà cứ gì phải phiền não.
“Yếu đề phòng nữ nhân phiến nhĩ, việt thị hảo khán đích nữ nhân việt hội phiến nhân” – Ỷ Thiên Đồ Long Ký
Nhất định phải đề phòng nữ nhân. Nữ nhân càng xinh đẹp càng biết gạt người.
“Trên đời này, hợp tan biến ảo. Mọi sự đều có may rủi, sự khác biệt của người may mắn và người không may cuối cùng đều đến từ bản tính mỗi người.” – Thần điêu đại hiệp
“Tại giá thế thượng, hoan hỉ khoái hoạt nguyên, chỉ nhất hốt nhân thì quang, sầu khổ phiền não tài thị nhất bối tử đích sự” – Anh hùng xạ điêu.
Trên thế gian này, niềm vui và hạnh phúc chỉ là trong thoáng chốc, nhưng sầu khổ và phiền não lại là chuyện của cả một đời.
“Nam tử hán đại trượng phu, đệ nhất luận nhân phẩm tâm tràng, đệ nhị luận tài can sự nghiệp, đệ tam luận văn học võ công” – Thiên Long bát bộ.
Nam nhi đại trượng phu, thứ nhất luận nhân phẩm tấm lòng, thứ nhì luận tài năng sự nghiệp, thứ ba luận văn học võ công.
“Hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai” – Tiếu Ngạo Giang Hồ
“Nhĩ hỉ hoan nhất cá nữ tử, na thị yếu nhượng tha tâm lí cao hưng, vi đích thị tha, bất thị vi nhĩ tự kỉ” – Lộc đỉnh ký
Nếu ngươi thích một nữ nhân, thì hãy làm cho nàng ấy hạnh phúc. Hãy nhớ làm cho nàng ấy, không phải cho chính ngươi.
“Sách đến khi dùng mới hận mình đọc ít, thịt đến khi miếng ngon mới hận mình đã ăn quá nhiều” – Lộc đỉnh ký
“Đan chỉ hồng nhan lão, sát na phương hoa thệ, dữ kỳ thiên nhai tư quân, luyến luyến bất xá, mạc nhược tương vong vu giang hồ” – Thiên long bát bộ.
Hồng nhan chớp mắt thành kẻ bạc đầu, hương thơm cỏ hoa chỉ còn lại khoảnh khắc. Ở nơi phương xa vẫn nhớ đến người, quyến luyến chẳng muốn rời xa, chi bằng cùng nhau lãng quên chốn giang hồ.
“Như quả nhĩ thâm thâm ái trứ đích nhân, tức thâm thâm đích ái thượng liễu biệt nhân, hữu thập yêu pháp tử” – Bạch mã khiếu tây phong.
Nếu ngươi yêu thương say đắm một người, nhưng người đó lại yêu một người khác, có thể làm được gì đây?
“Thế thượng tối bảo quý chi vật, nãi thị lưỡng tâm tương duyệt đích chân chánh tình ái, quyết phi giới trị liên thành đích bảo tàng” – Tuyết sơn phi hồ.
Điều quý giá nhất trên đời chính là tình yêu đích thực của hai trái tim, chứ chẳng phải bảo vật vô giá nào.
“Tuệ cực tất thương, tình thâm bất thọ, cường cực tắc nhục, khiêm khiêm quân tử, ôn nhuận như ngọc” – Thư kiếm ân cừu lục.
Thông minh quá ắt tổn thương, tình sâu quá ắt tổn thọ, mạnh mẽ quá ắt chịu nhục, vậy nên hãy là người quân tử khiêm nhường, ấm áp như ngọc.
“Loạn thế chi tế, nhân bất như cẩu” – Anh hùng xạ điêu.
Thời thế loạn lạc, người không khác gì chó.
“Dù có tốt hơn nữa? Dung Nhi của ta cũng hơn nàng ta cả trăm lần” – Thần điêu đại hiệp
“Nhân sanh tại thế, khứ nhược triêu lộ, hồn quy lai hề, ai ngã hà bi” – Thiên long bát bộ.
Người sống trên đời, khi chết đều như sương sớm tan nhanh, hồn quay trở về, bao nỗi buồn sầu.
“Trường danh lợi nổi phong ba bão táp, người thắng rồi đến cuối cũng lại thua” – Hiệp khách hành
“Giá ta tuyết hoa lạc hạ lai, đa yêu bạch, đa yêu hảo khán. Quá kỉ thiên thái dương xuất lai, mỗi nhất phiến tuyết hoa đô biến đắc vô ảnh vô tung, đáo đắc minh niên đông thiên, hựu hữu hứa hứa đa đa tuyết hoa, chỉ bất quá dĩ bất thị kim niên giá ta tuyết hoa bãi liễu” – Thần điêu đại hiệp.
Những bông tuyết rơi xuống, tinh khôi biết mấy. Nhưng khi mặt trời chiếu sáng, sẽ chẳng còn bông tuyết nào nữa. Tới mùa đông năm sau, sẽ lại có rất nhiều bông tuyết, nhưng không phải những bông tuyết của năm đó nữa rồi.
” Tòng kim dĩ hậu, khả biệt thái khinh dịch đáp ứng nhân gia, thế thượng hữu hứa đa sự tình, khẩu trung tuy nhiên đáp ứng liễu tức thị vô pháp bạn đáo đích ni” – Phi hồ ngoại truyện.
Từ nay về sau, đừng quá dễ dàng hứa hẹn với người đời. Vì có rất nhiều điều dù đã hứa nhưng vẫn không thể thực hiện được.
Dù đã rất nhiều năm qua đi, nhưng những câu nói kinh điển trong tiểu thuyết của Kim Dung vẫn giữ được những giá trị triết lý nhân văn và khiến người đọc phải lặng mình suy ngẫm.
(banmaihong)
8 notes
·
View notes
Text
Tôi là tiến sĩ, vợ tôi trung cấp.
Những lời tôi nói ra thì cô ấy thường không hiểu. Những thứ tôi thấy rất hay thì cô ấy lại không hứng thú, những thứ cô ấy thích thì tôi lại cảm thấy rất ngớ ngẩn. Ví dụ, tôi thích xem quần vợt và các giải thi đấu. Cô ấy thích xem phim truyền hình, đặc biệt là xem phim truyền hình HQ, mỗi lần xem đều cười khúc khích.
Tôi đi làm về thường đọc sách và rất lười. Cô ấy thì siêng năng, mỗi ngày đều giặt quần áo, làm việc nhà, mua trái cây, mua đồ ăn nhẹ, cắt trái cây, nấu ăn và dọn dẹp ở nhà. Tôi không thích ăn bên ngoài, cô ấy sẽ chuẩn bị bữa trưa và đồ ăn nhẹ + trái cây cho tôi vào mỗi buổi sáng.
Cô ấy cảm thấy tôi làm việc bên ngoài quá vất vả, nhưng thật ra cũng không vất vả lắm, vì cô ấy cảm thấy vậy nên tôi cũng giả vờ là bản thân rất vất vả. Sáng thứ bảy tôi không phải đi làm nên thức dậy muộn, cô ấy sẽ rón rén dậy đi ra ngoài, đến dép cũng không mang.
Quan niệm về tiêu dùng cũng khác, tôi nghĩ bản thân kiếm tiền cũng ổn. Tôi thường đưa cô ấy đến các cửa hàng để mua quần áo, mỗi lần như vậy cô ấy đều chê đắt. Vợ tôi cảm thấy trong nhà có mỗi mình tôi đi làm, cô ấy cũng không kiếm ra tiền, dưới có con nhỏ, trên có ba mẹ già. Cô ấy thích mua hàng trên Pinduoduo, Taobao để được giảm giá và miễn phí vận chuyển. Có lần, tôi mua cho cô ấy một chiếc váy moda, cô ấy nói nó rất dễ nhăn và mặc rất bất tiện. Th�� là từ đấy tôi không mua quần áo cho cô ấy nữa, để cô ấy tự xem rồi mua.
Lúc còn học nghiên cứu sinh, tôi thường thích sưu tầm giày, nhưng vợ tôi lại thấy nó rất vô nghĩa. Thế là tôi từ từ cũng bị cô ấy thay đổi một cách vô tri vô giác, tôi bắt đầu cảm thấy nó thật sự rất vô nghĩa, vậy nên cũng bỏ luôn.
Tôi muốn đi Tây Tạng, tôi muốn đi du lịch nước ngoài, cũng muốn đưa cô ấy đi mọi nơi. Cô ấy nghĩ Tây Tạng nguy hiểm quá, cứ đi Tây An chơi là được, không cần phải đi xa như vậy.
Tôi thích đi xa, ngắm nhìn thế giới bên ngoài. Nhưng cô ấy dọn dẹp nhà cửa quá thoải mái rồi, và từ từ tôi cũng trở thành 1 người chỉ thích ở nhà, ăn rồi nằm chờ ch.ết, không còn tinh thần chiến đấu như xưa.
Sở thích của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi thích Vương Phi, cô ấy lại thích các tiểu thịt tươi. Tôi nghĩ rằng khi rảnh cô ấy có thể nghe nhạc và đọc sách, nhưng cô ấy không, cô ấy thích xem TV mỗi khi rảnh.
Về việc dạy dỗ con cái thì rất tốt, cô ấy sẽ nghe lời tôi về mọi thứ, cũng rất nguyện ý trao đổi ý kiến với người khác.
Cả hai chúng tôi đều không có tài nghệ gì. Mỗi ngày, vợ tôi rất sẵn sàng đưa bọn trẻ đến các lớp học theo sở thích của chúng. Tuy nhiên, cô ấy vẫn thường nói với các con rằng, “Sau này phải học nhiều hơn, giống như ba của con vậy.” Tuy nhiên nghe nhiều thì thấy rất áp lực.
Nếu tôi đang đọc sách thì cô ấy sẽ không làm phiền tôi.
Nhiều khi tâm trạng khó chịu, về nhà cũng cảm thấy rất phiền. Không muốn quan tâm đến cô ấy, cũng không muốn để ý tới tụi nhỏ, tôi thường trốn vào phòng đọc sách chơi vi tính, cô ấy sẽ nghĩ là tôi đang giải quyết công việc và không để bọn trẻ vào quấy rầy tôi.
Cô ấy học không cao, từng làm kế toán cho một công ty màng chống thấm, sau khi kết hôn thì tập trung ở nhà chăm con.
Gia đình vợ tôi cũng bình thường. Lúc chúng tôi mới yêu mẹ tôi cũng có ý kiến, thái độ đối với cô ấy cũng không tốt. Vậy nên sau khi tụi tôi kết hôn, tôi là người phản đối kịch liệt nhất về việc sống chung giữa mẹ chồng nàng dâu. Mẹ tôi có tính cách rất mạnh mẽ, dẫn đến tôi thì thích nổi loạn. Chỉ cần là việc mẹ tôi phản đối thì tôi càng phải làm cho bằng được.
Tất nhiên là tôi rất thích kiểu người dịu dàng như vợ tôi vậy.
Ở nhà bố mẹ vợ, tôi cũng rất được cưng. Nếu vợ tôi kêu tôi đi tưới cây cho bố vợ thì chắc chắn mẹ vợ sẽ mắng cô ấy, tại sao lại bắt tôi làm cái này cái kia… mặc dù việc tưới cây rất là đơn giản. Bố vợ xách đồ ăn từ trên gác mái xuống đất, vợ tôi sẽ mắng tôi là đồ không có mắt, không biết chạy ra giúp bố à. Thật ra là do tôi không để ý, nhưng chỉ cần thấy được là tôi sẽ nhanh chóng chạy ra đỡ ngay.
Vợ tôi tuy có trình độ học vấn thấp nhưng bố mẹ cô ấy rất hòa thuận, cô ấy từ nhỏ đã siêng năng, nề nếp. Nói thật là cuộc sống tinh thần của cô ấy tốt hơn tôi rất nhiều.
Ngày xưa lúc tôi còn đi học, nhân duyên không tốt, tính tình lại rất tr.ầm. Cuộc sống cũng bị kìêm chế rất nhiều, mặc dù gia cảnh khá giả nhưng bố mẹ tôi lại quan niệm con trai thì nên cho nó sống cuộc sống nghèo khó. Kết quả là khi học cấp 3 và đại học, vì vấn đề tiền bạc mà tôi đã sống khá là t.ự t.i.
Vì chênh lệch về trình độ nên gia đình chúng tôi có truyền thống là đàn ông thì lo chuyện bên ngoài, còn phụ nữ thì phụ trách trong nhà. Thỉnh thoảng tôi giúp lau nhà, rửa bát, phơi quần áo, vợ tôi đều sẽ đến và đòi làm. Tôi hỏi cô ấy, “Em tính làm bảo mẫu của anh hả? Sao cái gì cũng tự mình làm hết vậy?”
Cô ấy sẽ cười tôi, “Bảo mẫu làm việc cho anh có chu đáo như em không? Không nói nhiều, việc nhà cứ để em làm thì hơn.”
Ngoài việc cô ấy phụ thuộc tài chính vào tôi, còn lại thì đều là tôi phụ thuộc cô ấy, bao gồm cả thể xác và tinh thần. Có thể là do tôi từ nhỏ đã thiếu tình thương của bố mẹ, cô ấy lại rất có bản năng của người mẹ, vậy nên vợ tôi cũng không thấy phiền mỗi khi tôi dính lấy cô ấy.
Đôi khi tôi kể cho cô ấy nghe về công việc ở đơn vị, thí nghiệm không suôn sẻ, ngân sách không được duyệt hết lần này tới lần khác, nhà trường chèn ép giáo viên mới và gây nhiều áp lực cho nghiên cứu khoa học, không cần biết là chuyên ngành gì mà cứ áp đặt tất cả. Cô ấy sẽ nghe không hiểu mà chỉ ngồi đó bĩu môi.
Có lúc tôi đang làm việc, cô ấy sẽ hỏi tôi, “Anh đang làm gì vậy? Thí nghiệm diễn ra tốt đẹp chứ?” Mặc dù biết là nói với cô ấy rồi cô ấy cũng sẽ không hiểu, nhưng tôi vẫn cứ thích nói cho cô ấy nghe.
Bởi vì luận văn cần làm mô phỏng, nên tôi gọi cho cô ấy và nói rằng tôi định sử dụng phần mềm nào, tôi bla bla nói liền tù tì 10 phút không ngừng nghỉ. Nói xong tôi đùa, “Em xem, nói với em cũng chả có ích gì, nói xong em cũng không hiểu.”
Vợ tôi ở đầu dây bên kia sẽ cười khúc khích. Tôi đoán nếu tôi là cô ấy, tôi sẽ cảm thấy rằng tôi cứ nói những thứ cô ấy không hiểu như vậy chính là gh.ét bỏ cô ấy. Nhưng cô ấy lại cảm thấy rằng tôi đang chia sẻ cuộc sống của mình.
Vậy nên có rất nhiều chuyện làm tôi phát hiện, tâm lý của tôi không tốt bằng một phần mười của cô ấy.
Có lần tôi quên mang chìa khóa, gọi điện cho cô ấy cũng không nghe máy, thang máy không có thẻ thì không lên được, lại đang có việc rất gấp. Cuối cùng, đến được nhà tôi rất tức giận nên đã bảo cô ấy điện thoại mà không dùng thì vứt luôn đi. Rồi chiều đi làm về, thấy vợ tôi dọn dẹp trong nhà sạch sẽ, làm 1 bàn toàn mấy món ăn ngon.
Thật sự tôi cũng áy náy lắm. Tôi có nói với cô ấy, “Đừng nói tới vợ chồng cãi nhau, những cặp đôi rất ân ái thì cũng có lúc sẽ bất hòa. Em không cần phải dè dặt như vậy, anh vẫn còn đang nghĩ chiều về sẽ dỗ em như thế nào đây.”
Tôi từng nghĩ sau khi kết hôn hai người có thể không có tiếng nói chung, sau này mới biết không chỉ là phạm vi cuộc sống khác nhau. Trình độ học vấn cao hay thấp không thể hiện được sự thú vị của 1 người. Cô ấy sẽ kể cho tôi nghe một số chi tiết nhỏ trong cuộc sống, chẳng hạn như vợ tôi đã đến công viên nhỏ nào, hoa rất đẹp, cô ấy đã gặp những điều vui gì, đã nấu món gì ngon, bé con của 2 chúng tôi có chuyện gì vui, mua quần áo mới cho con, làm sao để phối đồ, rồi nào là ngày mai sẽ dắt con đi đâu chơi, lập kế hoạch thời gian dành cho cha mẹ – con cái vào cuối tuần. Dù sao, cô ấy rất sẵn sàng chia sẻ với tôi.
Tôi nghĩ công việc của tôi rất nhàm chán đối với cô ấy.
Có lần tôi nói với cô ấy là có thể sau này tiền lương của tôi vẫn sẽ ít như vậy thôi. Cô ấy có vẻ không hiểu, cô ấy cảm thấy tiền tôi kiếm được rất nhiều rồi, cuộc sống bây giờ trôi qua rất tốt. Phô trương quá thì không tốt, mỗi người có 1 cách sống riêng.
Một lần khác, tôi muốn nuôi một con chó. Cuối cùng cô ấy đã từ chối tôi, lý do từ chối không phải vì gì to tát cả, không phải vì cô ấy dọn dẹp phiền phức hay chó khó nuôi. Lý do từ chối là cô ấy sợ cô ấy tốn nhiều tâm tư chăm sóc cho chó và vợ tôi lo lắng rằng con chó sẽ chia bớt tình yêu của cô ấy dành cho tôi. Tôi không có cách nào để phản đối lại lý do này, vì vậy tôi đã hỏi là ai đã dạy cô ấy những lời này.
Nói chung là mỗi người có cách sống riêng, bố mẹ tôi tuy có trình độ học vấn như nhau nhưng đã sống mà đề phòng nhau cả đời. Hiện tại, cả 2 ông bà cũng không biết tiền tiết kiệm của nhau là bao nhiêu, mẹ tôi thì cá tính mạnh, bà luôn nghi ngờ bố tôi ngoại tình bên ngoài. Bố tôi cảm thấy rằng trong nhiều năm nay mẹ tôi không quan tâm tới nhà cửa, suốt ngày chỉ đầy cảnh giác và ác ý với ông. Tôi luôn không thích cuộc hôn nhân của hai người họ, và họ đã ảnh hưởng rất xấu đến tính cách của tôi.
Vợ tôi từng kể: Tuổi thơ của cô ấy trôi qua rất hạnh phúc. Điều tôi ấn tượng nhất là bên ngoài trời đang mưa, bố và mẹ đang làm bánh bao, cô và em trai đang chơi bên cạnh. Cô ấy cũng kể với tôi về những lần bị bố trêu lúc còn nhỏ. Ngoài ra, vợ tôi và em trai của cô ấy đã cùng nhau nuôi những chú nhím nhỏ và những chú gà con, còn rất nhiều điều thú vị mà tôi chưa từng trải qua.
Nếu cha mẹ là những người giáo viên, thì cô ấy đã được giáo dục tốt hơn tôi rất nhiều, tôi như 1 người mù chữ trước mặt cô ấy vậy.
Tôi cảm thấy bất kể là kết hôn với ai, cô ấy chắc chắn đều sẽ trôi qua 1 cuộc sống rất hạnh phúc. Nhưng nếu tôi kết hôn với người khác, chắc là đã sớm ly hôn rồi.
Nguồn FB: Nỗi nhớ đầy vơi.
6 notes
·
View notes
Text
MY WRITINGS & WORK (update)
Mình update trên trang này: https://bio.site/luu.bichngoc
Từ thời Spiderum ...
14 bài của mình trên Spiderum từ giai đoạn đoạn mới chuyển lên Berlin đến thời kỳ COVID (2018-2020, hai năm):
https://spiderum.com/nguoi-dung/ngocluubich97
Sau một thời gian dài không cập nhật, mình vẫn thấy có like mới, thật vui vì chúng vẫn có ích với ai đó ^^
. Identity - Bản sắc : một số câu chuyện nhỏ . “Lịch sử của tính hiện đại” (Jacques Attali, sách hay) - chỉ có thể dự đoán Tương lai khi hiểu được Quá khứ . Một số ghi chú về Rối loạn Lưỡng cực (Bipolar Disorders) . "The Age of Insight" - Eric Kandel : Hội họa, Khoa học não bộ và Phân tâm học liên quan đến nhau như thế nào . “QualityLand”- nền độc tài của Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật số và một số nhận định về Tương lai . Martin Heidegger - chúng mình chỉ thực sống khi biết nghĩ về cái sự “SỐNG” của chúng mình! . 4 phút đọc "99 Ways to Leave Leviathan"- 99 cách để sống tự do khỏi Nhà Nước . [DỊCH] Cái chết kỳ lạ của châu Âu - Douglas Murray . Praha (Séc) : Lịch sử là một Trò đùa hay Đời nhẹ khôn kham . Về THÓI QUEN . [DỊCH] Các Hình thức cơ bản của đời sống Tôn giáo - Emile Durkheim . Barbar & Blah Blah : Văn minh & sự Mọi rợ từ góc nhìn văn hóa và chính trị . [DỊCH TÓM LƯỢC, phần I] GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT : Amusing Ourselves to Death, Neil Postman . THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT - Sự đánh mất của ý nghĩa, tính toàn vẹn và cộng hưởng trong xã hội phương Tây hiện đại phi thần thoại
Instagram: @ioeartart và @ioechipchip
Chia sẻ cá nhân về văn hóa-nghệ thuật, chính trị-xã hội vv..
Trang văn học online Zzz (Bên phía nhà Z):
Hứa hẹn hạnh phúc và sự bất mãn của Queer + Nữ quyền (2020): https://zzzreview.com/2020/11/18/hua-hen-hanh-phuc-va-su-bat-man-cua-queer-nu-quyen/
[DỊCH] Joseph Brodsky, “Quyền năng của các nguyên tố” (2021): https://blog.zzzreview.com/?p=4487
[DỊCH] Robert Walser, “Cô cú” (2022): https://zzzreview.com/2022/07/31/robert-walser-co-cu/
Tạp chí nghệ thuật Art Republik các số 4, 5, 6 (và trên website luxuo):
Các bài dịch
. “Hoàng hôn vàng trên Vịnh Hạ Long” của bậc thầy nghệ thuật sơn mài Phạm Hậu: https://luxuo.vn/culture/bac-thay-nghe-thuat-son-mai-pham-hau.html?fbclid=IwAR11QZKqFbVHCHBtCJfCF7I3EA2_M3XjydPPPDFafb81S63LkTHZTMDLkWc
. “Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” của Mai Thứ và ngụ ý về phụ nữ Việt hiện đại: https://luxuo.vn/culture/thieu-nu-choi-dan-nguyet-cua-mai-thu-va-ngu-y-ve-phu-nu-viet-hien-dai.html
. Bài viết "NGHỆ SỸ VIỆT NAM TẠI DOCUMENTA FIFTEEN": https://drive.google.com/file/d/16fikwhAVBkq2QmtVb6k8Mijc29EZnLum/view . Bài viết "CẢNH QUAN VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI TẠI BERLIN": https://drive.google.com/file/d/1UsRMbuxQ6FLpDcUSung03C8B9c19oEQy/view
Một số bài dịch và viết cho các triển lãm:
Triển lãm của Tèo Phạm tại Mơ Art (Hà Nội, 2023): https://www.moart.vn/en/exhibitions/whats-left-behind-the-rectum-chapter-2-the-great-excretion
Viết cho ấn phẩm triển lãm "Re-Connect. Art and Conflict in Brotherland" của bảo tang MdbK Leipzig (Đức): https://www.hirmerverlag.de/de/titel-1-1/re_connect-2423/
Dịch tiếng Anh text triển lãm "Mảnh linh hồn" (TP. Hồ Chí Minh, 2023): https://vietcetera.com/en/fragments-of-soul-an-exploration-of-two-sidedness-and-dualities
Bài viết về cảnh quan văn hóa, nghệ thuật và hoạt động xã hội của người Việt hải ngoại tại Berlin trên tạp chí Kapitál (2023): https://drive.google.com/file/d/1T_1wcEQu7W3tIXk430mMfrpGoLP6SWkU/view
Bài viết về studio visit "Về điểm bắt đầu - tác phẩm sơn mài sông Hồng" với Veronika Radulovic trong khuôn khổ Berlin Asia Arts festival (2023): https://stadtsprachen.de/en/text/studio-visit-lackarbeit-zum-roten-fluss-with-veronika-radulovic/
. Một bài thơ của mình cũng trên trang Stadtsprachen: https://stadtsprachen.de/en/text/a-qu99r-w4y-of/
Một số bài dịch trên trang VCAD (Vietnam Contemporary Art Database)
Nghệ sĩ Nguyễn Minh Thành: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-minh-thanh/
Nghệ sĩ Vũ Dân Tân: https://vcad.org.vn/vi/artists/vu-dan-tan-vi/
Nghệ sĩ Nguyễn Trinh Thi: https://vcad.org.vn/vi/artists/nguyen-trinh-thi/
Các dự án về chủ đề di cư người Việt tại Đức:
Dịch tiếng Việt cho dự án triển lãm & lưu trữ online De-Zentralbild: https://dezentralbild.net/vi/
Workshop phim - thảo luận cộng đồng coconut jelly trong khuôn khổ Wandering Salon festival (Berlin, 2023): https://www.instagram.com/p/CuBoeiPsspK/?igshid=MzRlODBiNWFlZA==
Dịch tiếng Việt cuốn "Tưởng nhớ để thay đổi: Tưởngniệm Phan Văn Toàn“" (cùng nhóm dịch chẻo lẻo), dự án của nhóm sáng kiến Phan Văn Toàn và korientation: https://phanvantoan.de/
Dịch và nói tiếng Việt trên số radio "Công trình tưởng niệm cho ông Nguyễn Văn Tú – trễ nải và gây tranh cãi" (2024): https://www.radioconnection-berlin.de/das-denkzeichen-fuer-nguyen-van-tu-umstritten-aber-ueberfaellig/
Hiện tại mình đang thực hiện dự án translated beings cho người trẻ queer Việt tại Đức: https://www.instagram.com/translated_beings/
3 notes
·
View notes
Text
You're an engineer.
Adela Hernández
Tối qua xem một bộ phim tuyệt vời về một con người phi thường. Một người nông dân Mexico nhập cư với ước mơ bay vào vũ trụ. Một người vợ chấp nhận hy sinh vì giấc mơ của chồng. Một gia đình lớn đầy yêu thương. Sau 30 năm người kỹ sư đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng.
Chuyện của ông kỹ sư khác. Hồi 16-17 cũng thích nhìn trời ngắm sao, muốn biết vũ trụ là gì, ngoài kia có gì, ufo có không. Cũng súyt thành đam mê. Giờ những hôm ngẩng lên là y như rằng không ổn lắm.
Muốn lên 1 cái list những bộ phim đã tạo nên con người. bổ sung dần khi nhớ ra.
Address Unknown
The theory of everything
Kwangki
Ruler of your own world
Titanic
A beautiful mind
Into the wind
The Miracle Apple
Bohemian Rhapsody
Mama mia
Tinh cầu (Звезда)
Sphere
The plan man
Someone Special
Lala land
Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên
Thượng đế cũng phải cười
Wood job
Mối tình đầu
Gia đình là số 1
Our Blues
My Liberation Notes
A million miles away
Thép đã tôi thế đấy
Swordfish
Harry Potter
Lesson in Murder
The Danish girl
The good fight
The good doctor
The resident
New Amsterdam
Grey's Anatomy
I am sam
Miracle in Cell No. 7
Sóng ở đáy sông
My sassy girl
Sin city
You Are the Apple of My Eye
Bao thanh thiên
Tây du ký
2 notes
·
View notes
Text
忘川风华录 Cheat Sheet - PRE-QIN
Character list for the music project/game Wang Chuan Feng Hua Lu
Created solely for my own convenience
All images etc taken from the game's official website
Info taken from Wikipedia
Mao-mao not included, sowwy
姜太公 | Jiang Taigong | Khương Thái Công
1128 BC - 1015 BC
Also known as Jiang Ziya / Taigong Wang / Lǚ Wang
General, strategist to King Wu of Zhou, helped establish the Zhou Dynasty
Song: Gui Diao Yin
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
屈原 | Qu Yuan | Khuất Nguyên
c. 340 BC – c. 278 BC
Poet, author of Li Sao, one of the first verse writers in ancient China
Theme song: N/A
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
韩非 | Han Fei | Hàn Phi
c. 280 BC – c. 233 BC
Philosopher of the Legalist school, author of Han Feizi
Song: Shi Fei
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
西施 | Xi Shi | Tây Thi
One of ancient China's Four Beauties
Given to Fuchai which allegedly led to the fall of the State of Wu
Song: Qing Guo
In-game rarity: 天
范蠡 | Fan Li | Phạm Lãi
Strategist of Yue (Warring States)
(According to legends) discovered Xi Shi and later lived with her after the fall of Wu
Song: N/A
In-game rarity: 地
荆轲 | Jing Ke | Kinh Kha
Died 227 BC
Retainer of Yan (Warring States)
Attempted to assassinate Qin Shi Huang
Song: Yi Shui Jue
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 地
高渐离 | Gao Jianli | Cao Tiệm Ly
Musician of Yan (Warring States), friend of Jing Ke
Also attempted to assassinate Qin Shi Huang
Song: Yi Shui Jue
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 地
干将 | Gan Jiang | Can Tương
Part of a swordsmith couple during the Spring and Autumn period
Forged a pair of swords that also bore their names
Song: Wei Jian
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 地
夫差 | Fuchai | Phù Sai
Reigned 495 BC – 473 BC
Last king of Wu (Spring and Autumn period)
Responsible for capturing and releasing Goujian, leading to the fall of his state
Song: Wen Jian Chun Qiu
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
勾践 | Goujian | Câu Tiễn
Reigned 496 BC – 465 BC
King of Wu (Spring and Autumn period)
Exacted revenge on and defeated Wu
Song: Wen Jian Chun Qiu
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
伍子胥 | Wu Zixu | Ngũ Tử Tư
Died 484 BC
General and politician of Wu (Spring and Autumn period)
First served King Helü of Wu, was not entrusted by King Fuchai
Song: N/A
Also appears in: Wen Jian Chun Qiu
In-game rarity: 地
白起 | Bai Qi | Bạch Khởi
c. 332 BC –c. 257 BC
Military general of Qin (Warring States), whose victory paved way for the establishment of the Qin Dynasty
Extremely high kill count
Song: Qi Zhan Ling
Also appears in: Kuang Gu Hui Xiang
In-game rarity: 天
墨翟 | Mo Di | Mặc Địch
c. 470 BCE – c. 391 BCE
Also known as Mozi
Philosopher, founder of Mohism
Talented in carpentry
Song: Mo Yin Xia Sheng
In-game rarity: 天
公输班 | Gongshu Ban | Công Du Ban
c. 507 BCE – 444 BCE
Also known as Lu Ban
Carpenter, engineer, inventor of several things including the saw
Song: N/A
Also appears in: Mo Yin Xia Sheng
In-game rarity: 天
庄周 | Zhuang Zhou | Trang Chu
c. 369 BCE - c. 286 BCE
Also known as Zhuangzi / Chuang Tzu
Philosopher, author of Zhuangzi, established the foundation of Taoism
Song: N/A
In-game rarity: 天
2 notes
·
View notes
Text
誰系西枝馬, 馬嘶花亂飛。 亂飛渾自可, 莫遣折花枝。
《 系馬辭 》【 楊維楨 】
Hệ Mã Từ ( Đổ thừa cho ngựa )
Phiên âm:
Thuỳ hệ tây chi mã, Mã thê hoa loạn phi. Loạn phi hồn tự khả, Mạc khiển chiết hoa chi.
Dịch thơ:
Tên nào dắt ngựa cột đằng tây, Ngựa hí vang trời hoa tất bay. Hoa bay tan tác người kinh sợ, Cành hoa đương nở bẻ chẳng hay.
Thơ: Dương Duy Trinh • Nguyên Từ dịch.
2 notes
·
View notes
Text
Itinerary to conquer Chieu Lau Thi - explore Bac Ha 3 days 2 nights
The East-Northwest road with terraced fields always attracts all tourists who love natural scenery. If you are familiar with the road from Ha Giang to Dong Van, then why not try experiencing the beautiful scenery on the road to Hoang Su Phi. You will also be able to conquer Chieu Lau Thi peak or visit Bac Ha with the very interesting cultural colors here.
2 notes
·
View notes
Text
Kẻ Kiến Tạo
Lâu lắm rồi mới được xem một bộ phim phiêu lưu, khoa học viễn tưởng hoành tráng hợp gu như Kẻ Kiến Tạo (The Creator).
“Hãy tưởng tượng một thế giới nơi AI nắm quyền kiểm soát. Điều gì sẽ xảy ra nếu đó chính xác là những gì đã xảy ra? Liệu loài người có thể tự bảo vệ mình? Trí tuệ nhân tạo sẽ luôn yếu đuối và không hoàn thiện hơn so với con người?”
Kẻ Kiến Tạo là câu chuyện kể về một cựu đặc vụ và một đứa trẻ người lai rô bốt đồng hành vượt qua một tương lai nguy hiểm khi AI vượt khỏi tầm kiểm soát, và khám phá lại bản thân mình trong quá trình đó.
Ý tưởng thú vị lẫn thiết kế cũng đẹp. Cả kho tạo hình nguyên bản ấn tượng với cảnh sát robot, thầy tu robot, phi thuyền châu chấu, tàu lướt trên mặt nước, ngôi đền ốc sên… Các kỹ xảo hình ảnh đặc rất tốt. Kinh phí dưới 100 triệu đô la mà VFX đẹp ăn đứt mấy phim Marvel 300 triệu đô la dạo gần đây.
45 phút đầu tiên của phim khá hấp dẫn, sau đó thì câu chuyện bị rút gọn với các tuyến nhân vật và các mối quan hệ không được phát triển thêm. Gemma Chan đáng lẽ nên đóng một vai trò quan trọng, nhưng… Bù lại thì phân cảnh cuối cùng mang lại cảm xúc khá tốt.
Những điều yêu thích về Tân Á trong phim
Tân Á hùng vĩ với tàu bay trên Vịnh Hạ Long, đền ốc sên trên cao nguyên Tây Tạng
Tân Á đa sắc tộc với người dân nói xen kẽ tiếng Nhật, Thái, Việt
Tân Á cộng sản với các bộ đội tranh thủ buổi tối mở lớp dạy nhồi sọ trẻ em
Tân Á nằm võng ngủ buổi tối
Nhân vật thích nhất: Đứa Trẻ – Vì càng về sau, nó càng giống con người, và vì tuyệt chiêu 👨🏻🦲🙏🏻
Nhân vật thích nhì: Cảnh sát rô bốt đội nón lá 😄
À, nhạc phim Hans Zimmer thì khỏi phải nói rồi, quá xịn
Nói chung, Kẻ Kiến Tạo là một bộ phim khoa học viễn tưởng hợp gu về tất cả mọi thứ.
5 notes
·
View notes
Text
Tập 48
A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang sáu mươi hai:
(Sớ) Kim đản nhất tâm trì danh, tức đắc Bất Thoái, thử nãi trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật, nhược năng đế tín, hà tu biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp, bất việt nhất niệm, đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự?
(疏) 今但一心持名 , 即得不退 , 此乃直指凡夫自心 究竟成佛。若能諦信,何須遍歷三乘,久經多劫,不越一念,頓證菩提,豈非大事。
(Sớ: Nay chỉ nhất tâm trì danh liền đạt được Bất Thoái. Đấy chính là chỉ thẳng thừng: Từ tự tâm của phàm phu mà rốt ráo thành Phật. Nếu có thể tin tưởng chắc chắn [điều này], cần gì phải trải khắp ba thừa, qua nhiều kiếp lâu xa, chẳng ngoài một niệm mà nhanh chóng chứng Bồ Đề, đây há chẳng phải là đại sự ư?)
Ý nghĩa của tiểu đoạn này là biệt chỉ “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” (một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong cõi đời). Trong hội Pháp Hoa, sau khi đức Phật nói câu này, các tông giải thích khác nhau. Nói cách khác, mỗi tông có phương pháp tu học riêng và có thứ tự thành Phật riêng của tông ấy. Nhưng nói rốt ráo, chúng ta dựa trên mục đích cuối cùng khách quan nhất để nói, quả thật không chi hơn được kinh này, vì sao? Phương pháp tu hành trong kinh này là “nhất tâm trì danh”, hãy chú ý hai chữ “nhất tâm”. Nay chúng ta trì danh, vì sao chẳng thể thụ dụng? Nguyên nhân là do chúng ta trì danh luôn dùng cái tâm tán loạn để trì danh, chẳng dùng nhất tâm! Nếu nhất tâm trì danh, không ai chẳng thành tựu. Nếu muốn chính mình thật sự sớm có ngày thành tựu, quý vị chẳng thể không chú ý điều này! Vì sao biết là tâm tán loạn? Ví như tôi niệm Phật, vẫn mong tham thoại đầu, vẫn mong niệm chú, trì giới, thậm chí còn muốn đọc những kinh khác, nghe những thứ Phật học giảng diễn khác, tâm bèn loạn, chẳng thể nhất tâm.
Chúng ta thấy có rất nhiều vị đại đức từ xa xưa, các Ngài thành tựu do suốt đời tu hành một bộ kinh Di Đà và một câu Phật hiệu. Trong Phật đường của các Ngài chỉ thờ mình A Di Đà Phật, chẳng có tượng của vị Phật thứ hai, kinh là một bộ kinh Di Đà, chẳng thấy bộ kinh thứ hai, đó gọi là “nhất tâm trì danh”. Nay trong nhà chúng ta, kinh Phật chất đống, tâm tán loạn, chẳng phải là nhất tâm. Do vậy, niệm Phật suốt mười mấy năm, niệm mấy chục năm, ngay cả tin tức cũng chẳng có! Chẳng thể nói pháp môn này không linh, mà do chính mình phạm sai lầm, chính quý vị không nắm vững nguyên tắc. Do vậy, nói thật thà thì trong hiện thời, người xuất gia tu hành thành tựu chẳng bằng người tại gia, người tuổi trẻ chẳng bằng người cao tuổi. Người tuổi tác đã cao, chuyện gì cũng đều buông xuống, tuổi đã già nua, chẳng cầu vãng sanh cũng không được! Kinh họ cũng chẳng nghe, cũng chẳng đọc, suốt ngày từ sáng đến tối thật thà một câu A Di Đà Phật, họ bèn thành công. Do điều này có thể biết: Thật sự thành công là nhất tâm xưng danh! Chư vị nhất định phải hiểu đạo lý này. Tịnh Độ Tông có rất nhiều vị tổ sư suốt đời giảng một bộ kinh, suốt đời giảng kinh Di Đà hai ba trăm lần, chẳng giảng bộ kinh thứ hai nào! Điều này nhất định tương ứng với sự tu hành của các Ngài, các Ngài có thể trở thành tổ sư một đời chẳng phải là vô lý!
Pháp môn thù thắng là nhìn từ chỗ nào? Thù thắng ở chỗ này, vì sao? Không có ai làm chuyện xen tạp, không có thứ tri kiến nào khác xen lẫn vào đó, đó là thù thắng nhất. Thù thắng nhất là tâm địa thanh tịnh, chuyên nhất, thù thắng khôn sánh! Đạo tràng thù thắng chẳng do đông người, mà do chuyên nhất. Đạo tràng của Viễn Công đại sư chỉ có một trăm hai mươi ba người, chẳng kể là nhiều, nhưng ai nấy đều vãng sanh. Vì sao? Vì họ chuyên, vì họ nhất, đó là thù thắng. Đạo tràng ngày nay dăm ba người, quyết định chẳng tính là ít! Dăm ba người cùng tu với nhau, trong tương lai ai nấy đều vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới thì mới thật sự là trang nghiêm cõi Phật! Do vậy, kỵ nhất là loạn tâm. Loạn tâm thì tu bất cứ pháp môn nào cũng đều chẳng thể thành tựu.
Nếu nhất tâm xưng danh, sẽ giống như kinh dạy: “Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật” cho đến “nhược thất nhật” bèn thành tựu. Lợi căn thì một ngày thành tựu. Kẻ căn tánh chậm lụt, nghiệp chướng nặng nề, tội nghiệp sâu nặng thì cũng chẳng quá bảy ngày. Trong phần trên, tôi đã từng kể với quý vị nhiều câu chuyện vãng sanh, những điều đó đều chứng minh cho chúng ta thấy: Quả thật họ vãng sanh, họ làm được! Kinh nói từ một ngày cho đến bảy ngày, bảy ngày chẳng phải là giả mà là sự thật ngàn phần vạn phần xác đáng. Chúng ta đả Phật thất, khi vào thất như thế nào mà khi ra thất vẫn giống hệt như cũ là vì trong bảy ngày quý vị luôn trì danh bằng loạn tâm, cho nên vô ích, chẳng đắc lực. Nhất tâm trì danh là tu nhân.
“Tức đắc Bất Thoái” (liền đạt Bất Thoái), đây là nói tới quả báo. Quả báo quá thù thắng, bởi lẽ, lập tức có thể chứng đắc Bất Thoái Chuyển. Bất Thoái Chuyển chẳng phải là chuyện rất đơn giản, đừng nên xem thường. Nói cách khác, bản thân chúng ta học Phật chẳng phải chỉ một đời này, nhất là quý vị có thể gặp gỡ pháp môn này, đúng như kinh này đã dạy: Do thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp thì mới có thể gặp gỡ. Đã là đời đời kiếp kiếp tu học, đáng tiếc là chúng ta công phu chẳng đắc lực, thường xuyên thoái chuyển, tiến tiến, lùi lùi, chẳng thể thành tựu. Điều này cũng chứng tỏ đời đời kiếp kiếp niệm Phật đều dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật, chẳng buông tiếng tăm, lợi dưỡng thế gian xuống được. Tâm tán loạn, lúc tưởng cái này, khi nghĩ cái nọ, đối với hết thảy kinh, luận, pháp môn trong Phật pháp chẳng buông xuống được! Nói chung là muốn nghe thêm mấy bộ kinh, muốn đọc thêm mấy bộ luận, đi tham học nhiều hơn!
Nói đến tham học thì Thiện Tài đồng tử cũng tham học, cớ sao chúng ta chẳng thể tham học? Nói thật thà, chúng ta đâu có tư cách như Thiện Tài! Quý vị hãy nghĩ xem, Thiện Tài đồng tử đi tham học khi nào? Dùng niệm Phật để nói thì khi Ngài đã đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới đi tham học. Do vậy, Ngài đã trọn đủ điều kiện để tham học, có bản lãnh tham học, còn nay chúng ta dựa vào đâu? Người ta đi tham học là nhất tâm trì danh đi tham học, tuyệt đối chẳng có gì [có thể] phá hoại nhất tâm của Ngài, Ngài có năng lực ấy. Chúng ta ngày nay hễ tham học tâm bèn loạn ngay, không có cách nào tiếp nhận cảnh giới bên ngoài; vừa tiếp xúc bèn loạn, vừa tiếp xúc trong tâm liền khởi vọng niệm, dấy vọng tưởng. Đấy là thiếu tư cách tham học mà muốn bắt chước Bồ Tát tham học bên ngoài sẽ mắc lỗi, nhất định phải hiểu rõ điều này! Cổ đại đức đi tham học đều phải là đại triệt đại ngộ. Trong Thiền Tông, đã đại triệt đại ngộ rồi mới có tư cách tham học, [trò đã đại triệt đại ngộ thì] thầy nhất định bảo quý vị đi tham học, chẳng giữ quý vị lại. Trong Tịnh Độ Tông thì chứng đắc Lý nhất tâm bất loạn rồi mới có tư cách tham học, nhưng Tịnh Độ Tông tham học không nhiều, vì sao? Vì pháp môn này là vô thượng đạo thỏa đáng, thẳng thừng, chẳng cần phải tham học. Điều này cũng hiển thị sự thù thắng của pháp môn này!
“Trực chỉ phàm phu tự tâm cứu cánh thành Phật” (chỉ thẳng tự tâm phàm phu có thể rốt ráo thành Phật): Câu này xuất phát từ kinh Hoa Nghiêm, kinh Viên Giác cũng có nói: “Hết thảy chúng sanh vốn đã thành Phật”, vấn đề là bản thân chúng ta có thể tin tưởng hay không. Bản thân tôi có thể tin, có thể tin mà vẫn là phàm phu! Làm thế nào để khôi phục diện mục sẵn có của chính mình? Nhà Thiền thường nói “bổn lai diện mục trước khi được cha mẹ sanh ra”, bổn lai diện mục là Phật, khôi phục bằng cách nào? Nhất tâm trì danh; dùng phương pháp này để khôi phục, nhưng quý vị phải tin [vào chính mình có khả năng thành Phật]. Do chính quý vị thiếu lòng tự tin, nên quý vị mới suy nghĩ cách đi tham học! “Biến lịch tam thừa, cửu kinh đa kiếp” (trải khắp tam thừa, trải qua nhiều kiếp lâu xa): Quý vị phải đi theo đường lối ấy (trải khắp tam thừa) là do chẳng tin tưởng! Như vậy thì không có cách nào hết! Quý vị càng làm như vậy, thời gian tu học của chính quý vị càng bị lỡ làng, chẳng thành tựu nhanh chóng, thù thắng như người chuyên nhất; bởi lẽ, trí huệ là cái mà quý vị vốn sẵn trọn đủ. Quý vị vốn sẵn trọn đủ trí huệ Bát Nhã, trí huệ ấy không phải do bên ngoài đưa tới. Chẳng phải là nói tôi đọc kinh Đại Bát Nhã thì trí huệ Bát Nhã của tôi sẽ mở mang, chẳng hề có đạo lý ấy! Nếu quý vị tán tâm niệm kinh Đại Bát Nhã, dẫu quý vị niệm cả trăm lần, vẫn cứ hồ đồ!
Kinh có ích hay không? Hữu ích! Kinh giúp quý vị khai ngộ, quả thật là hữu dụng; nhưng phải đọc như thế nào? Phải dùng cái tâm thanh tịnh để đọc tụng. Mỗi một bộ kinh đều giúp quý vị khai ngộ; đối với tất cả pháp môn, chỉ cần chọn lấy một thứ. Một thứ thì mới có thể ngộ, hễ hai thứ sẽ chẳng ngộ! Nhất tâm mới có thể ngộ, nhị tâm chẳng thể ngộ. Quý vị hãy chú tâm đọc Cao Tăng Truyện, Cư Sĩ Truyện, người ta khai ngộ đắc nhất tâm, đấy chính là đạt được kết quả nơi một pháp môn. Người nào tu rất nhiều pháp môn, đọc rất nhiều kinh điển, quý vị thấy người ấy có ngộ xứ hay chăng? Không có! Từ xưa đến nay, không hề có trường hợp như vậy, nhưng các đại đức xưa kia cũng trước tác rất nhiều, cũng chú giải kinh nhiều lắm, chuyện này là như thế nào? Thưa với quý vị, đó là chuyện sau khi đã ngộ. Đã ngộ rồi mới có tư cách tham học, có thể đọc nhiều, nghe nhiều, tiếp xúc nhiều, giảng nhiều, giống như năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài. Chưa đại triệt đại ngộ, sẽ chẳng có tư cách tham học! Quý vị phải hiểu đạo lý này. Trước khi ngộ, quyết định là thâm nhập một môn, ngộ rồi mới có thể đơm hoa kết quả.
Do vậy, quý vị nhất định phải tin vào chính mình, tin cái tâm thanh tịnh của chính mình đúng như Lục Tổ đã nói: “Vốn sẵn đầy đủ, có thể sanh ra vạn pháp”. Tự tánh là tâm thanh tịnh, là nhất tâm. Bởi lẽ, nhất tâm là chân tâm, rất gần với Phật, có thể tương ứng với Phật. Tâm tán loạn là tâm phàm phu, chẳng tương ứng với Phật. Dùng cái tâm tán loại nên mới phải trải qua nhiều kiếp, thời gian dài lâu. Dùng nhất tâm, thời gian [tu học] ngắn ngủi, cho nên từ một ngày cho đến bảy ngày liền có thể thành tựu. Ở đây nói “nhất niệm đốn chứng Bồ Đề, khởi phi đại sự” (nhanh chóng chứng Bồ Đề trong một niệm, há chẳng phải là đại sự?). Dùng điều này để giải thích câu “nhất đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” trong kinh Pháp Hoa, giảng giải câu “khai thị ngộ nhập Phật tri chi kiến”, đúng là chẳng còn gì hay hơn được nữa, mà cũng là thù thắng nhất trong các cách thuyết pháp của các tông!
Chúng ta lại xem sách Diễn Nghĩa giảng “tâm niệm Phật”, tâm niệm Phật nhập tri kiến của Phật, [điều này] hết sức trọng yếu đối với sự tu học hiện tiền của chính mình.
(Diễn) Niệm Phật tâm, tức tối sơ Sự Lý nhị trì chi tâm.
(演) 念佛心,即最初事理二持之心。
(Diễn: Tâm niệm Phật chính cái tâm Sự Trì và Lý Trì ban đầu).
Nhất tâm trì danh có hai phương thức khác nhau: Một là Sự Trì, hai là Lý Trì. Trong Sự Trì không có Lý Trì, nhưng trong Lý Trì có Sự Trì. Quý vị phải nhớ: Có Lý, ắt có Sự; nhưng có Sự, chưa chắc đã có Lý! Có Lý mà không có Sự sẽ thành rỗng tuếch, chẳng phải là trì danh. Sự Trì là gì? Chiếu theo phương pháp được giảng trong kinh, trong mười hai thời chấp trì danh hiệu, đừng để câu Phật hiệu này bị gián đoạn, đó gọi là Sự Trì. Giống như những kẻ hạ căn, căn tánh kém cỏi hơn, không biết chữ, nghe Phật pháp cũng chẳng hiểu, quý vị bảo họ niệm A Di Đà Phật, được rồi, họ niệm A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật sốt sắng! Quý vị bảo họ mỗi ngày niệm Phật mười vạn câu, họ thật thà niệm mười vạn câu. Quý vị hỏi: “Có ý nghĩa gì?” Họ chẳng biết, chẳng hiểu. “Niệm Phật có gì hay ho?” “Tôi cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”. Đến khi lâm chung, Phật thật sự đến tiếp dẫn họ. Quý vị đừng xem thường Sự Trì! Sự Trì lâu ngày sẽ có thể khai ngộ, vì sao? Người ấy nhất tâm, tâm thanh tịnh không có vọng niệm; cho nên niệm lâu ngày có thể khai ngộ, đắc Định, đó gọi là Sự Trì. Sự Trì cũng có thể niệm đến Sự nhất tâm hay Lý nhất tâm, hoàn toàn chẳng kém Lý Trì.
Lý Trì là gì? Hoàn toàn thông đạt đạo lý, lý luận, phương pháp và cảnh giới của pháp môn Tịnh Độ, thật sự liễu giải “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, người ấy hiểu đạo lý này. Đó là Lý Trì. Có niệm Phật hay chăng? Vẫn niệm! Niệm giống hệt như người Sự Trì, đó gọi là “Lý Trì chân chánh”. Nếu biết “tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ”, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, [bèn nghĩ] chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối chẳng niệm thì chẳng niệm vẫn là niệm, lầm lẫn to lớn quá! Kết quả chắc chắn là xôi hỏng, bỏng không! Đó là “ác thủ Không” (chấp Không một cách sai trái), hiểu lầm mất rồi! Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: Lý Trì chẳng lìa Sự Trì, Sự Trì thì chưa thấy rõ Lý. Đối với hai phương pháp này, chỉ cần nhất tâm thực hiện [một phương pháp] sẽ có thể nhập tri kiến của Phật. Nhập tri kiến của Phật là chứng quả.
(Diễn) Nhập Phật tri kiến, nãi tối hậu Tịch Quang vô thượng quả.
(演) 入佛知見,乃最後寂光無上果。
(Diễn: Nhập tri kiến của Phật chính là quả sau cùng: Vô Thượng Tịch Quang ).
Chúng ta thường nói tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đấy là tri kiến viên mãn của Phật. Nếu nói tới tri kiến của Phật, quý vị niệm Phật đến mức Lý nhất tâm bất loạn bèn nhập tri kiến của Phật. Phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, đó là nhập tri kiến của Phật một phần, là “phần chứng”. [Phật tri kiến] được nói tới ở đây là viên mãn, nó chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
(Diễn) Tức thử Sự Lý nhị trì, giai tùng hữu niệm nhi khởi.
(演) 即此事理二持,皆從有念而起。
(Diễn: Hai thứ Sự Trì và Lý Trì này đều bắt đầu từ hữu niệm).
Hai thứ trì danh đều bắt đầu từ “hữu niệm”; do vậy, chỗ hay của pháp môn này là ở chỗ này. Hiểu Lý hay không, chẳng sao cả! Hiểu Lý, rất tốt! Không hiểu Lý, cũng được, chẳng giống như các pháp môn khác. Trong các pháp môn khác, nhất định phải hiểu Lý trước rồi mới tu hành, quá trình là “tín, giải, hành, chứng”, các pháp môn đều chiếu theo trình tự ấy, nhưng pháp môn này không như vậy! Có thể không cần hiểu mà vẫn có hành, sau khi hành sẽ có giải, có chứng, hoặc chúng ta có thể nói là hành và giải đồng thời, chẳng phân chia trước sau. Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, những pháp môn khác đều là giải trước hành sau; pháp môn Tịnh Độ đặc biệt dễ dàng, đặc biệt đơn giản là do đạo lý này!
Nhưng quý vị phải nhớ: Phải chuyên nhất thì mới được! Chẳng chuyên sẽ vô ích. Nói thật thà, bất luận độn căn hay lợi căn, thật sự muốn cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong một đời này, chẳng có bí quyết đặc biệt nào khác, chỉ có một bí quyết là nhất tâm. Tôi không xem hết thảy các kinh, chẳng phải là do những kinh khác không hay, mà do vì xen tạp, khiến tôi phân tâm. Tôi chẳng nghe các pháp sư khác giảng kinh, chẳng phải vì họ giảng không hay, mà vì tôi nghe xong sẽ dấy vọng niệm, sẽ bị phân vân. Nói cách khác, nhất tâm của chính mình bị phá hoại. Cổ nhân bảo: “Ninh động thiên giang thủy, bất động đạo nhân tâm” (Thà lay động nước của ngàn con sông, chẳng lay động cái tâm của người tu đạo). Nghe kinh thì tôi tu niệm Phật, nhất tâm trì danh, nghe người kia giảng Thiền, nghe người nọ giảng Mật, tâm tôi cũng động, cái tâm tu đạo của tôi bị phá hoại. Người khác giảng kinh, người ta chẳng kêu mình đến nghe, mà là quý vị tự mò đến. Người ta chẳng phá hoại đạo tâm của quý vị, mà chính quý vị cam tâm tình nguyện đến đó, khiến đạo tâm của chính mình bị nhiễu loạn, còn nói gì được nữa? Chính chúng ta tự lầm lạc! Nếu bản thân nắm chắc, chẳng động tâm thì được, đạo tràng nào cũng có thể đến tham học, giống như Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần vậy. Chính mình chẳng nắm vững, vẫn bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, vậy thì chính quý vị phải dè chừng! Do vậy, bắt đầu tu học phải từ hữu niệm.
(Diễn) Niệm chi ký cửu, căn trần tự không, chư niệm tự lạc.
(演) 念之既久,根塵自空,諸念自落。
(Diễn: Niệm đã lâu ngày, căn và trần tự rỗng không, các niệm mất hết).
Đây là nói quý vị công phu đắc lực, đắc lực là như thế nào? Đắc lực là “căn trần tự không” như chúng ta thường nói: Quý vị đã thấy thấu suốt! “Chư niệm tự lạc” là quý vị đã buông xuống. Quý vị thật sự thấy thấu suốt, thấy thấu suốt như thế nào? Quý vị chẳng giữ lấy tướng, tức chẳng chấp tướng, giống như kinh Kim Cang đã dạy: “Bất thủ ư tướng” (chẳng giữ lấy tướng). Buông xuống sẽ chẳng động tâm, đấy là “như như bất động”. Đó là công phu thành tựu, Niệm Phật tam-muội hiện tiền. Cảnh giới ấy thấp nhất cũng là Sự nhất tâm bất loạn, đây đã đạt đến công phu này.
(Diễn) Nhược phục tinh tấn bất dĩ, hòa niệm Phật chi niệm diệc phục thoát lạc, đốn nhập Vô Tâm tam-muội.
(演) 若復精進不已 , 和念佛之念亦復脫落 , 頓入無
心三昧。
(Diễn: Nếu tinh tấn chẳng ngơi, ngay cả ý niệm niệm Phật cũng mất, sẽ nhanh chóng nhập Vô Tâm tam-muội).
Đây là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Nếu công phu nâng cao lên một tầng nữa, sẽ là “tinh tấn chẳng ngơi”. Tinh tấn chẳng ngơi thì có còn phải niệm hay chăng? Vẫn phải niệm! Tuy là bên ngoài chẳng giữ lấy tướng, bên trong chẳng động tâm, nhưng câu Phật hiệu vẫn liên tục không ngớt, giống như Đại Thế Chí Bồ Tát trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Người ấy niệm Phật hiệu từng câu liên tục không gián đoạn, trong mười hai thời, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Dẫu ý niệm niệm Phật cũng chẳng có, cũng chẳng chấp trước, nhưng vẫn niệm Phật hiệu; khi ấy; niệm Phật đúng là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”. “Vô niệm mà niệm” chẳng phải là không niệm, vẫn niệm! A Di Đà Phật, A Di Đà Phật từng tiếng chẳng ngớt. Đã là niệm, vì sao lại nói là vô niệm? “Vô niệm” là nói đến cảnh giới của chính người đó; còn “niệm” là nói theo mặt hình tướng. Trên hình tướng, quả thật người ấy niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn. Luận theo mặt cảnh giới, cảnh giới của người ấy cao lắm, thật sự nhập “tam luân thể không”, chẳng thể tìm được cái tâm năng niệm, mà đức Phật được niệm cũng bất khả đắc, danh hiệu được chấp trì ở giữa [cái tâm niệm Phật và đức Phật được niệm] cũng bất khả đắc. Tam luân thể không đấy! Đó là nói về cảnh giới.
Lão hòa thượng Quảng Khâm vãng sanh, Ngài thật sự vãng sanh.
Lão nhân gia trước khi viên tịch đã nói hai câu: “Chẳng đến, cũng chẳng đi, chuyện gì cũng chẳng có”. Cảnh giới “chuyện gì cũng chẳng có” chính là tam luân thể không, cảnh giới trong hai câu ấy là cảnh giới Lý nhất tâm bất loạn. Vì sao biết Ngài chắc chắn vãng sanh? Quý vị biết Ngài tham Thiền, đến cuối cùng tu pháp môn Tịnh Độ, tự mình niệm Phật, mở Niệm Phật Đường khuyên mọi người niệm Phật. Có nhiều người đã gặp lão pháp sư, hướng về lão pháp sư thỉnh giáo, lão pháp sư đều dạy họ niệm A Di Đà Phật. Đương nhiên chính Ngài là người niệm Phật. Người niệm Phật ra đi tự tại ngần ấy, chắc chắn vãng sanh, không còn bàn cãi gì nữa!
Vì thế, bản thân chúng ta, nhất là người xuất gia, càng phải đề cao cảnh giác, trong một đời hiện tại này, quý vị còn chưa chết thì còn có thể giở trò gian lận, có thể nghĩ ra những thứ màu mè; tục ngữ có câu: “Hòa thượng bất tác quái, cư sĩ bất lai bái” (Hòa thượng chẳng giở trò, cư sĩ chẳng đến lễ). Nhưng đến lúc cuối cùng, chân tướng của quý vị sẽ hoàn toàn bộc lộ; quý vị tu thật hay giả, chẳng lừa được ai! Đến phút cuối cùng, chẳng thể gạt ai, mọi người đều trông thấy rõ ràng, rành rẽ. Nếu quý vị chết hồ đồ, ắt đọa trong tam đồ.
Đồng tu tại gia tu hành, niệm Phật tự tại vãng sanh, tôi thấy rất nhiều. Trong số những vị xuất gia, tôi thấy mình lão hòa thượng Quảng Khâm là như vậy. Do vậy, người xuất gia chẳng bằng người tại gia! Tôi vừa mới nói: Người trẻ tuổi chẳng bằng người lớn tuổi. Người cao tuổi thật sự buông xuống, không có vọng niệm. Pháp sư nào giảng kinh người ấy cũng chẳng nghe, người ấy thấy niệm Phật ở nhà là khẩn yếu, không xen tạp. Người trẻ tuổi thích đến nhiều đạo tràng, thích đi các nơi tham học. Tham học đến mức đầu óc suy nghĩ loạn xạ, tà tri, tà kiến; do vậy, chẳng bằng người cao tuổi. Người cao tuổi có thành tựu, người trẻ tuổi rất khó có thành tựu. Nghe kinh nhằm mục đích đoạn nghi sanh tín; nếu chẳng nghi hoặc, đã tin tưởng, ta còn nghe để làm gì nữa? Chẳng cần nghe! Quay về nhà thật thà niệm Phật là được rồi, chắc chắn thành tựu!
Mấy câu tiếp theo đây nhằm nói về người đã khai trí huệ. Sau khi đắc Sự nhất tâm, trí huệ Bát Nhã nhất định hiện tiền.
(Diễn) Tự nhiên Ngũ Ấm câu tiêu, viên minh phát hóa.
(演) 自然五陰俱消,圓明發化。
(Diễn: Tự nhiên Ngũ Ấm đều tiêu, viên minh sẽ phát khởi tác dụng).
“Viên” (圓) là viên mãn, “minh” (明) là quang minh, tức trí huệ Bát Nhã phát khởi, hiện tiền khởi tác dụng, đúng như Tâm Kinh đã nói: “Chiếu kiến Ngũ Uẩn đều không”, nhưng quý vị phải hiểu: Trí huệ Bát Nhã phải từ Vô Tâm tam-muội thì mới có thể hiện tiền. Vô tâm là chân tâm, nói cách khác, hễ có tâm thì đều là vọng tâm. Hữu tâm niệm Phật vẫn là vọng tâm. Người mới học luôn bắt đầu bằng hữu niệm, đấy là bắt đầu tu hành bằng vọng tâm. Tu đến mức công phu thành phiến vẫn là vọng tâm, vẫn là hữu tâm; đạt đến Sự nhất tâm bất loạn vẫn là hữu tâm! Phải đạt đến Lý nhất tâm bất loạn mới nhập Vô Tâm tam-muội. Do vậy, Lý nhất tâm bất loạn, “vô tâm” là không có vọng tâm, chứ không phải là chẳng có chân tâm! Chữ “vô tâm” trong Vô Tâm tam-muội nghĩa là “không có vọng tâm”, nói cách khác, chân tâm hiện tiền. Hễ có vọng tâm, chân tâm sẽ chẳng thể hiện tiền. Không có vọng tâm, chân tâm bèn hiện tiền. Trí huệ Bát Nhã từ chân tánh thấu lộ, có thể chiếu kiến Ngũ Uẩn đều là Không. Do đây biết rằng: Chính mình vốn sẵn trọn đủ kinh Đại Bát Nhã, chẳng phải do bên ngoài đưa tới. Nếu quý vị muốn tu Đại Bát Nhã, nhất định phải tu cái tâm thanh tịnh.
Hôm nay, có một cư sĩ hỏi tôi:
- Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi liền nhanh chóng vượt lên địa vị Thập Địa. Chú Đại Bi rất linh, chẳng thể không niệm!
- À! Ông niệm bao nhiêu biến?
- Mỗi ngày nói chung con niệm mười biến.
- Niệm bao nhiêu năm như vậy mà như thế nào? Có vượt lên Thập Địa hay chăng? Vẫn là phàm phu! Vì sao ông chẳng vượt lên được? Là vì ông niệm khác với cách Quán Âm Bồ Tát niệm! Chẳng phải là âm thanh khác nhau, không phải là nhịp điệu khác nhau, không phải là chữ [trong bài chú] khác nhau; những thứ đó đều giống nhau, nhưng dụng tâm khác nhau! Ông dùng cái tâm gì? Ông dùng tâm vọng tưởng. Không chỉ là cái tâm vọng tưởng, mà còn là cái tâm phiền não lớn nhất. Ông dùng cái tâm tham: “Tôi muốn nhanh chóng đạt lên Thập Địa. Tôi niệm thêm mấy biến, tôi sẽ đạt lên Thập Địa”. Ông thấy đó: Ông dùng tâm tham để niệm. Phật pháp là đoạn tham, sân, si. Ông dùng tham, sân, si để tu học, tăng trưởng tham, sân, si, làm sao thành công cho được? Quán Âm Bồ Tát niệm một biến chú Đại Bi là dùng tâm đại từ đại bi để niệm, cho nên Ngài mới có thể nhanh chóng vượt lên Thập Địa. Chúng ta niệm một vạn biến đều là tự tư, tự lợi, vô ích!
Quý vị phải hiểu: Chú Đại Bi là nói tới tâm đại bi; tâm đại bi chẳng thể hiện tiền thì niệm chú Đại Bi cũng uổng công. Đủ thấy dụng tâm như thế nào chính là mấu chốt của người tu hành. Đoạn văn tiếp theo đây giảng về tác dụng.
(Diễn) Như thị nãi siêu Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, Bồ Tát sở hành Kim Cang Thập Địa, Đẳng Giác viên minh.
(演) ���是乃超十信 、 十住、十行、十迴向、四加行
心,菩薩所行金剛十地,等覺圓明。
(Diễn: Như thế cho đến vượt thoát Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh Tâm, hạnh Kim Cang Thập Địa của hàng Bồ Tát, Đẳng Giác viên minh).
Thật sự phi phàm! Quý vị phải biết: Đối với lý và sự thật này, tra cứu trọn khắp ngàn kinh muôn luận chẳng thấy có cách nói như thế này. Các địa vị trong tu hành theo thứ tự nhất định phải trải qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa, quý vị mới có thể thành Phật; chứ vượt qua ngay thì đâu có chuyện như vậy? Chẳng thể nào! Thế nhưng chỉ có pháp môn này đặc biệt! Hiện thời có lắm kẻ tự xưng họ đã khai ngộ, đã chứng Tu Đà Hoàn, chứng quả A La Hán, chứng địa vị Bồ Tát. Quý vị đọc đoạn này xong, chuyện ấy đâu có gì phi phàm! Quý vị đã chứng Đẳng Giác, vẫn chưa bằng tôi! Tôi đã vượt qua rồi! Ngàn vạn phần đừng bị kẻ khác lừa gạt.
Trong hiện tại, đối với pháp môn này, quả thật quý vị chưa thể vượt thoát. Quý vị là phàm phu, nhưng hễ vãng sanh bèn vượt thoát. Bất luận quý vị vãng sanh trong phẩm vị nào, dẫu là Hạ Phẩm Hạ Sanh trong cõi Phàm Thánh Đồng Cư, kinh đã giảng rất rõ ràng: “Viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tôi thường nhắc nhở các đồng tu, quý vị phải chú ý chữ Viên. Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát thật sự vượt thoát. Ngài có thể thật sự vượt qua [những địa vị] Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh[1], Kim Cang Thập Địa. Nếu nói tới ba thứ Bất Thoái, luận theo Viên Giáo, Thập Trụ Bồ Tát mới chứng ba thứ Bất Thoái. Luận theo Biệt Giáo, phải là từ Sơ Địa trở lên mới chứng ba thứ Bất Thoái, nhưng chưa viên mãn; đạt đến Đẳng Giác mới là viên mãn. Địa vị Đẳng Giác ấy phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo, chứ Đẳng Giác của Biệt Giáo vẫn chưa được! Biệt Giáo Phật cũng không được! Phải là Đẳng Giác trong Viên Giáo thì mới có thể nói là “viên chứng ba thứ Bất Thoái”. Tịnh Độ thù thắng chẳng thể nghĩ bàn! Vì vậy, bất cứ ai vãng sanh, chỉ cần thật sự là vãng sanh, chúng ta có thể nói: “Người ấy đã thành Phật”. Đó là đại đạo để thành
Phật, là con đường tắt để thành Phật.
(Diễn) Nhập ư Như Lai diệu trang nghiêm hải.
(演) 入於如來妙莊嚴海。
(Diễn: Vào trong biển trang nghiêm mầu nhiệm của Như Lai).
Cách nói này hoàn toàn giống với kinh Lăng Nghiêm.
(Diễn) Viên mãn Bồ Đề, quy vô sở đắc.
(演) 圓滿菩提,歸無所得。
(Diễn: Viên mãn Bồ Đề, trở về chỗ không thể đạt được).
Hai câu này cũng trích dẫn từ kinh Lăng Nghiêm. Thể, Tướng và tác dụng của Chân Như bổn tánh được hiển lộ trọn vẹn.
(Diễn) Thị chi vị nhập Phật tri kiến dã.
(演) 是之謂入佛知見也。
(Diễn: Điều đó gọi là ‘nhập tri kiến của Phật’).
Đoạn này nhằm giải thích từ ngữ “nhập Phật tri kiến”. Giải thích hết sức viên mãn! Đây là một thứ nhập Phật tri kiến viên mãn.
Chúng ta đọc xong đoạn văn trên đây, có cảm giác: Trong một đời mà chúng ta có thể gặp gỡ pháp môn này, phải kể như may mắn nhất. Sau khi gặp được pháp môn này, nếu chẳng thể nhất tâm thọ trì, đúng là ở ngay trước mặt mà bỏ lỡ, đáng tiếc lắm! Nếu các vị nói: “Hiện thời tôi còn rất trẻ, tôi có thể học nhiều một chút, đọc nhiều một chút, nghe nhiều một chút, khi tôi về già tôi mới chuyên tu, đấy chẳng phải cũng là rất tốt hay sao?” Phải đấy! Cũng khá lắm! Nhưng tôi thưa với quý vị: Tôi đã làm như vậy đó. Lúc tôi còn trẻ, thứ gì cũng xem! Một bộ Đại Tạng Kinh còn chưa đủ, tôi tích cóp bảy tám bộ Đại Tạng Kinh, muốn học rộng nghe nhiều; nhưng tôi thấy người trẻ tuổi đi theo con đường ấy,
tôi cảm thấy hết sức tiếc nuối, vì sao? Bây giờ, tôi hối hận chẳng kịp!
Nếu thuở ấy, thật sự có một vị thầy giỏi chỉ điểm cho tôi, chẳng qua nói thật thà thì khi ấy tôi cũng rất ngoan cố, muốn bảo tôi thật sự tu một môn, chắc tôi cũng chẳng cam tâm, tôi chẳng chịu làm! Khi ấy, nếu tôi thâm nhập một môn thì thưa với quý vị, dù ngày nay tôi chưa thể đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, chắc chắn chứng đắc Sự nhất tâm bất loạn, quả thật có thể chứng đắc! Có thể tự do tự tại vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thích đi lúc nào bèn đi lúc ấy, thích ở trong thế gian này mấy năm bèn trụ mấy năm, thật sự có thể làm được như vậy. Lãng phí thời gian tốt đẹp nhất trong kinh điển khác, quá đáng tiếc! Tôi nói ra kinh nghiệm và sai lầm của chính mình để mọi người tham khảo, nếu quý vị muốn giẫm theo lối cũ của tôi thì ráng chịu, tôi chẳng còn gì để nói nữa!
Nếu quý vị chịu nghe lời tôi, quý vị sẽ thành tựu chẳng thể nghĩ bàn, cao hơn tôi rất xa. Nếu quý vị cứ đi theo con đường cũ của tôi, chắc chắn sẽ không bằng tôi, quý vị sẽ tụt sau tôi một khoảng cách rất lớn, không có cách nào vượt qua được!
(Diễn) Bổn dục độ sanh thành Phật giả.
(演) 本欲度生成佛者。
(Diễn: Vốn muốn độ chúng sanh thành Phật).
Đây là lời giải thích cho câu “bổn dục độ chư chúng sanh tất giai thành Phật” (vốn muốn độ các chúng sanh thảy đều thành Phật) trong lời Sớ.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Phật tự trụ Đại Thừa, như kỳ sở đắc pháp, Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh. Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham, thử sự vi bất khả”.
(演) 法華云 : 佛自住大乘 , 如其所得法,定慧力莊
嚴,以此度眾生;若以小乘化,乃至於一人,我則墮慳貪,此事為不可。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Phật tự trụ Đại Thừa, đạt được pháp như vậy, sức Định Huệ trang nghiêm, dùng đây độ chúng sanh. Nếu dùng Tiểu Thừa độ, dẫu chỉ độ một người, ta bèn đọa keo tham, chuyện ấy chẳng thể được”).
Trích dẫn một đoạn kinh Pháp Hoa nhằm thuyết minh bổn hoài xuất thế, cũng như bổn nguyện của đức Thế Tôn. “Phật tự trụ Đại Thừa”, nếu nói xuyên suốt thì Đại Thừa rốt ráo viên mãn là Tây Phương Cực Lạc thế giới, vì sao biết? Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy chúng ta [như thế]. Nếu chúng tôi nói kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa rốt ráo viên mãn, quý vị có tin tưởng hay chăng? Đương nhiên tin, không bàn cãi gì nữa! Kinh Hoa Nghiêm là căn bản pháp luân trong Phật pháp, hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm là pháp Đại Thừa viên mãn rốt ráo, tới cuối cùng, “Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc”, vậy thì thế giới Cực Lạc chẳng phải là Đại Thừa viên mãn rốt ráo ư? Do đây, có thể biết: Đức Phật giảng kinh Di Đà nhằm thẳng thừng, thỏa đáng khuyên mọi người hãy cầu sanh Tịnh Độ, đấy sẽ là thật sự thỏa thích bổn hoài của Phật. Thế nhưng, chúng sanh không tin tưởng, thành Phật đâu có đơn giản như vậy? Một câu A Di Đà Phật bèn thành Phật ư? Quý vị không tin tưởng! Bất đắc dĩ phải đi đường vòng, quý vị thích đi lòng vòng bèn để quý vị đi vòng quanh, đó là chuyện không làm sao khác được, là chuyện bất đắc dĩ. Do vậy, trước hết, đức Phật phải nêu ra bổn nguyện độ sanh của chính mình.
Mấy câu này hoàn toàn nói về pháp hội Hoa Nghiêm. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện thành đạo, trong mười bốn ngày vì bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ giảng Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, mấy câu này có ý nghĩa như vậy đó. “Như kỳ sở đắc pháp” (như các pháp do Phật đã đắc): Kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn giảng về những pháp do chính Phật chứng đắc, “Định Huệ lực trang nghiêm, dĩ thử độ chúng sanh” (sức Định Huệ trang nghiêm, dùng những pháp ấy để độ chúng sanh). Đấy là thời Hoa Nghiêm trong năm thời thuyết pháp. Nếu đức Phật thật sự dùng pháp Tiểu Thừa hay pháp nhân thiên để giáo hóa chúng sanh, đức Phật sẽ có lỗi với chúng sanh. Do vậy, đức Phật tự nói: “Nhược dĩ Tiểu Thừa hóa, nãi chí ư nhất nhân, ngã tắc đọa xan tham”, [tức là] đối với một người nào mà ta dùng pháp Tiểu Thừa để giáo hóa thì ta có lỗi với người ấy, Phật bèn phạm lỗi tham lam, keo kiệt. “Thử sự vi bất khả” (chuyện này chẳng thể được), đức Phật quyết định chẳng làm chuyện ấy.
Do đây mà biết rằng: Gọi là Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bồ Tát, đều là pháp phương tiện. Trong hội Pháp Hoa, đức Phật mới nói: “Duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị, diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết” (Chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng chẳng ba, trừ Phật nói phương tiện). Đây là đức Phật phương tiện mà nói ra [các pháp Tam Thừa], pháp chân thật là pháp Nhất Thừa. Tôi lại thưa cùng quý vị: Pháp Nhất Thừa là gì? Niệm một câu A Di Đà Phật chính là pháp Nhất Thừa. Có mấy ai hiểu rõ? Mấy ai chịu tin tưởng? Người nào thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, người ấy có đại phước báo, người ấy chẳng thể nghĩ bàn, vì sao? Vì người ấy muốn thành Phật trong một đời,
muốn thành tựu trong một đời, đương nhiên chẳng thể nghĩ bàn!
(Diễn) Bất đắc dĩ quyền thuyết Tam Thừa giả.
(演) 不得已權說三乘者。
(Diễn: Bất đắc dĩ quyền biến nói pháp Tam Thừa).
Ở đây đều là dùng nguyên văn kinh Pháp Hoa để thuyết minh.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Ngã sở đắc trí huệ, vi diệu tối đệ nhất, chúng sanh chư căn độn, vân hà nhi khả độ?”
(演) 法華云 : 我所得智慧 , 微妙最第一,眾生諸根
鈍,云何而可度。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa nói: “Trí huệ ta chứng đắc, vi diệu tột bậc nhất, các chúng sanh căn độn, làm thế nào để độ?”)
Mọi người chẳng tin tưởng pháp do đức Phật đã giảng, hoài nghi! Thậm chí còn bài xích, hủy báng. Đức Phật chẳng muốn chúng sanh tạo nghiệp, phải làm sao? Ẩn pháp Nhất Thừa đi, bất đắc dĩ phải nói pháp thích ứng căn cơ. Quý vị thích Nhân Thừa bèn giảng Nhân Thừa, kẻ thích Thiên Thừa bèn giảng Thiên Thừa, thích Thanh Văn bèn giảng Thanh Văn, thích Duyên Giác bèn giảng Duyên Giác. Đấy là bất đắc dĩ, đó gọi là “ủy khúc cầu toàn” (khéo léo uyển chuyển để đạt tới sự toàn vẹn), thiện xảo phương tiện, nên mới có cái gọi là Tam Thừa hay Ngũ Thừa. Đấy là vì chúng sanh căn tánh chậm lụt. Đức Phật thuyết pháp theo cách này thì cũng có tiền lệ để noi theo: Cổ Phật giáo hóa chúng sanh cũng dùng phương pháp ấy!
(Diễn) Tầm niệm quá khứ Phật, sở hành phương tiện lực, ngã kim sở đắc đạo, diệc ưng thuyết Tam Thừa.
(演) 尋念過去佛 , 所行方便力 , 我今所得道,亦應
說三乘。
(Diễn: Nghĩ lại Phật quá khứ, cũng hành sức phương tiện. Nay với đạo ta đắc, cũng nên nói Tam Thừa).
Sau thời Hoa Nghiêm, tạm thời gác pháp chân thật qua một bên, dùng phương tiện thiện xảo để tiếp dẫn đại chúng; nhưng đến hội Pháp Hoa, căn tánh của chúng sanh đã chín muồi; đã chín muồi thì nói cách khác là họ đã khá thông minh, trí huệ, cũng có hùng tâm, nghị lực rất lớn, khi ấy, rất nên khai Quyền hiển Thật, phải nói pháp chân thật.
(Diễn) Hậu chí cơ thục, hội tam quy nhất giả.
(演) 後至機熟會三歸一者。
(Diễn: Về sau, đến khi căn cơ [của chúng sanh] chín muồi, bèn gom tam thừa về nhất thừa).
Một đời đức Phật giáo hóa đến lúc cuối cùng, căn cơ của học sinh đã chín muồi, lại nói pháp Nhất Thừa.
(Diễn) Pháp Hoa vân: “Thập phương Phật độ trung, duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị diệc vô tam, trừ Phật phương tiện thuyết”.
(演) 法華云 : 十方佛土中 , 唯有一乘法,無二亦無
三,除佛方便說。
(Diễn: Kinh Pháp Hoa chép: “Trong mười phương cõi Phật, chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai, cũng chẳng ba, trừ Phật phương tiện nói”).
Nói ra pháp chân thật, Nhị Thừa là Đại Thừa và Tiểu Thừa, Tam Thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Ngũ Thừa là [Tam Thừa] kể thêm Nhân, Thiên. Những thừa này đều là nói phương tiện.
(Diễn) Duy thử nhất sự thật, dư nhị tắc phi chân.
(演) 唯此一事實,餘二則非真。
(Diễn: Chỉ một sự thật này, hai thứ kia chẳng thật).
Nói với quý vị Tiểu Thừa và Đại Thừa đều chẳng phải thật, chỉ có một Phật Thừa là chân thật.
(Diễn) Chung bất dĩ Tiểu Thừa, tế độ ư chúng sanh.
(演) 終不以小乘濟度於眾生。
(Diễn: Trọn chẳng dùng Tiểu Thừa để tế độ chúng sanh).
Đây là nguyên tắc tối cao để Phật giáo hóa chúng sanh. Đức Phật cũng thật sự hậu đãi chúng sanh.
(Diễn) Phương thù bổn ý giả, Pháp Hoa vân: “Ngã bổn lập thệ nguyện, dục linh nhất thiết chúng, như ngã đẳng vô dị, như ngã tích sở nguyện, kim giả dĩ mãn túc”.
(演) 方酬本意者 , 法華云:我本立誓願,欲令一切
眾,如我等無異,如我昔所願,今者已滿足。
(Diễn: “Mới là phù hợp với bổn ý”: Kinh Pháp Hoa chép: “Ta vốn lập thệ nguyện, muốn hết thảy mọi loài, giống như ta chẳng khác. Như xưa ta phát nguyện, nay đã được trọn vẹn”).
Đức Phật hy vọng chúng ta giống như Ngài. Khi chúng ta nên khiêm hư lại chẳng khiêm hư, khi chẳng nên khiêm hư lại quá mức khiêm hư! Bình thường đãi người tiếp vật phải nên khiêm hư thì quý vị ngạo nghễ, ngã mạn, coi thường người khác; hiện thời đối với Thích Ca Mâu Ni Phật lẽ ra chẳng cần khiêm hư thì quý vị lại khiêm hư quá mức: “Con chỉ mong Hạ Phẩm Hạ Sanh là tốt lắm rồi, con làm sao dám sánh bằng Phật?” Phật mong quý vị giống như Ngài, đừng nên khách sáo quá đáng! Đấy mới là bổn nguyện của Phật. Làm sao để nhanh chóng giống như Ngài? Thưa quý vị! Chỉ có vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ. Hễ vãng sanh, tuy chưa thật sự thành Phật, nhưng quý vị đã chẳng khác Phật cho mấy! Vì sao? Viên chứng ba thứ Bất Thoái, cảnh giới ấy chẳng thể nghĩ bàn. Nếu quý vị nói người [vãng sanh] ấy là Phật thì người ấy chẳng phải, người ấy là phàm phu, người ấy đới nghiệp vãng sanh. Nếu quý vị nói người ấy là phàm phu thì người ấy đã viên chứng ba thứ Bất Thoái, địa vị viên chứng ba món Bất Thoái là Đẳng Giác Bồ Tát! Người ấy đã chẳng phải là Đẳng Giác Bồ Tát, mà cũng chẳng thể coi là phàm phu. Đấy là cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, là chỗ thù thắng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Do vậy, bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật khen ngợi là do đạo lý này!
Trong mười phương ba đời hết thảy các thế giới Phật, không có cảnh giới này, chỉ riêng thế giới của A Di Đà Phật là đầy đủ viên mãn. Chúng ta có thể khẳng định bộ kinh này được mười phương ba đời hết thảy chư Phật cùng nhau hoằng dương, và nó còn là bộ kinh trọng yếu nhất trong các kinh được hoằng dương, là pháp môn thù thắng nhất. Nói cách khác, tám vạn bốn ngàn pháp môn khác đều nhằm phụ trợ, giúp đỡ pháp môn này. Pháp môn này thật sự là pháp môn chủ chốt, nhưng hiện thời mấy ai có thể nhận biết bộ kinh này? Hiểu rõ chân tướng sự thật này? Ai thật sự hiểu rõ, người ấy sẽ chết sạch so đo, khăng khít niệm câu Phật hiệu. Thật sự hiểu rõ rồi, thứ gì cũng đều chẳng cần nữa, còn dạy quý vị xem kinh gì nữa? Một bộ kinh là đủ rồi, chẳng cần đến bộ thứ hai! Tu pháp môn nào nữa? Một câu A Di Đà Phật là được rồi!
Cổ đại đức mỗi ngày niệm mười vạn câu Phật hiệu, các Ngài chẳng niệm kinh, mà cũng chẳng trì chú. Trong mười hai thời, mười vạn câu Phật hiệu chẳng gián đoạn, đó là khóa tụng của các Ngài. Ngày nào cũng như thế, Thượng Phẩm Thượng Sanh! Đấy là người thật sự nhận biết pháp môn này nên mới có thể làm được, đó gọi là “duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” (chỉ có bậc thượng trí và kẻ ngu muội nhất mới chẳng thay đổi ý nguyện). Bậc thượng trí đã thấu triệt toàn bộ rồi, chết sạch so đo, khăng khăng niệm một câu Phật hiệu đến tột cùng. Kẻ hạ ngu chẳng biết chữ, chưa từng học hành, chuyện gì cũng chẳng hiểu, quý vị có giảng cho họ, họ nghe cũng chẳng hiểu, một câu A Di Đà Phật cũng niệm đến tột cùng, hằng ngày họ niệm được mười vạn câu Phật hiệu. Họ nói điều này dễ làm, vì sao? Chẳng cần dùng đến đầu óc! Họ có thể thành công. Do vậy, bậc thượng trí dễ thành công, kẻ hạ ngu cũng dễ thành công. Khó thực hiện nhất là những kẻ nửa vời, nói là thượng cũng không được, bảo là hạ cũng chẳng xong!
(Diễn) Chủng chủng pháp môn thiển thâm bất nhất giả.
(演) 種種法門淺深不一者。
(Diễn: Đủ mọi pháp môn sâu hay cạn khác nhau).
Đây là đức Phật vì hạng người giữa vời (không thượng, không hạ) mà nói, loại người này phiền phức nhất, khó độ nhất, đúng là “cang cường nan hóa” (ương ngạnh khó giáo hóa) như Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh đã nói.
Đấy là hạng người căn tánh bậc trung, ương ngạnh, khó giáo hóa. Bậc thượng trí và kẻ hạ ngu rất dễ hóa độ, Phật chẳng phải bận lòng, họ là học sinh ngoan của Phật. Phiền phức nhất là những kẻ căn tánh bậc trung.
(Diễn) Như A Hàm bảo chứng, Phương Đẳng đàn ha, Bát Nhã đào thải đẳng.
(演) 如阿含保證,方等彈呵,般若淘汰等。
(Diễn: Như A Hàm bảo đảm, Phương Đẳng quở trách, bài xích, Bát Nhã đào thải).
Đây là ba quá trình trong sự dạy học của đức Phật. Thời A Hàm (Āgama) có thể nói là đức Phật dạy lớp Tiểu Học, dùng pháp Tiểu Thừa. Thanh Văn và Duyên Giác đều căn cứ trên kinh luận A Hàm. A Hàm cũng có Tam Tạng, tức là Tam Tạng của Tiểu Thừa, có Kinh, Luật, Luận. Chiếu theo những lý luận và phương pháp ấy để tu học, quý vị có thể đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, chứng Sơ Quả của Tiểu Thừa. Khi ấy, bảo đảm quý vị chẳng đọa vào ba ác đạo. Chữ “bảo chứng” ở đây có ý nghĩa như vậy. Đồng thời lại còn có một thứ “bảo chứng” nữa: Từ nay trở đi, bảy lần sanh trong cõi trời hay trong nhân gian, sẽ chứng quả A La Hán. Chắc cũng có người muốn hỏi: Nếu đến lần tái sanh thứ bảy, khi ấy trong thế giới không có Phật thì làm cách nào? Không có Phật thì cũng chẳng cần phải đợi đến đời thứ tám! Khi không có Phật, tự mình có thể chứng quả, gọi là Độc Giác, đó là một loại Duyên Giác. Nếu gặp Phật, chứng quả A La Hán. Khi không có Phật xuất hiện trong thế gian, bèn chứng Bích Chi Phật (Pratyekabuddha), Bích Chi Phật là Độc Giác, tự mình khai ngộ, chứng quả. Hai thứ bảo đảm: Bảo đảm thứ nhất là chẳng đọa trong tam ác đạo, bảo đảm thứ hai là bảy lần qua lại cõi trời và nhân gian, nhất định chứng quả, vượt thoát tam giới.
Đến thời Phương Đẳng (Vaipulya), khi ấy, đức Phật bèn quở trách, khuyến khích những người tu Tiểu Thừa phát Bồ Đề tâm, hồi Tiểu hướng Đại. Đức Phật quở trách Tiểu Thừa A La Hán và Bích Chi Phật là “bại chủng” (hạt giống lép), không có tương lai gì! Họ tốt nghiệp Tiểu Học, cho là đủ rồi, chẳng muốn học hành nữa, rất đáng tiếc! Phải nên cổ vũ họ học Trung Học, khích lệ họ học cao hơn. A Hàm giống như tốt nghiệp Tiểu Học. Trong Phật pháp, A La Hán và Bích Chi Phật giống như tốt nghiệp Tiểu Học, chưa mở mang trí huệ, chưa kiến tánh, trong Giới - Định - Huệ họ chỉ thành tựu Giới và Định, chưa có trí huệ. Chúng ta thường nói họ thành tựu Cửu Thứ Đệ Định vì tám món Định trước đó đều thuộc thế gian, chưa vượt thoát thế gian, nên gọi là “thế gian Thiền Định”. Tứ Thiền và Tứ Không gọi là “thế gian Thiền Định”. Đệ Cửu Định đã vượt thoát tam giới, vượt thoát sanh tử luân hồi, nhưng A La Hán và Bích Chi Phật chưa kiến tánh. Đối với người niệm Phật chúng ta mà nói, nếu chỉ bàn về phương diện đoạn phiền não, luận theo phương diện ấy, cảnh giới ấy hoàn toàn giống với cảnh giới Sự nhất tâm bất loạn. Là vì A La Hán, Bích Chi Phật đã đoạn sạch Kiến Tư phiền não, mà người đắc Sự nhất tâm bất loạn cũng đã đoạn sạch [các phiền não ấy]. Nhưng quý vị phải hiểu: Xét theo phương diện này, người niệm Phật bình đẳng với Bích Chi Phật và A La Hán, ngang hàng, nhưng xét theo các phương diện khác, người niệm Phật vẫn cao hơn rất nhiều. Bất luận là xét theo trí huệ hay công đức, A La Hán và Bích Chi Phật tuyệt đối chẳng thể sánh bằng! Cao hơn quá nhiều! Do vậy, trong thời Phương Đẳng, đức Phật đặc biệt quở trách Tiểu Thừa, khuyến khích tu học Đại Thừa.
Giai đoạn thứ ba là thời Bát Nhã. Nếu tính cả thời Hoa Nghiêm, thì đây là thời thứ tư. “Bát Nhã đào thải”, có giống như trường học loại bỏ học sinh hay chăng? Không phải vậy! Đào thải những phân biệt, chấp trước của chính mình. Vì sao? Vì trong sự dạy học của thời Phương Đẳng, quả thật nói rất nhiều kinh, quý vị có rất nhiều phân biệt, chấp trước, sợ quý vị chết cứng trong danh tướng, sợ quý vị chấp chết cứng vào cảnh giới chẳng chịu buông bỏ. Vì vậy, “Bát Nhã đào thải” là đào thải hết thảy phân biệt, vọng tưởng, chấp trước của chính mình.
Bát Nhã giảng Không, trứ danh nhất là phần Kim Cang Bát Nhã trong bộ kinh Đại Bát Nhã. Hiện thời chúng ta đọc kinh Kim Cang tức là đọc một quyển trong bộ Đại Bát Nhã[2] gồm sáu trăm quyển, đặc biệt lấy ra phần này để lưu thông riêng biệt, nhằm đào thải sạch những phàm tình của chúng ta. Đây là nói về quá trình tu học, đào thải phàm tình hòng nhập Nhất Thừa. Do vậy, đến hội Pháp Hoa, khai Quyền hiển Thật, nhập tri kiến của Phật, có một quá trình như vậy.
(Diễn) Hà tu biến lịch Tam Thừa giả.
(演) 何須遍歷三乘者。
(Diễn: Há cần trải khắp ba thừa).
Nếu quý vị nhất tâm trì danh, chẳng cần noi theo khuôn khổ này. Khuôn khổ này cực nhọc, quả thật là lỡ làng chẳng ít thời gian, phải phí không ít tinh thần để tu học. Nếu quý vị thật sự có thể tin tưởng thì đối với những giải thích trong phần trước sẽ “nhược năng đế tín, hà tu biến lịch Tam Thừa” (nếu có thể tin chắc chắn, cần gì phải trải khắp ba thừa), quý vị thẳng thừng thỏa đáng tu pháp Nhất Thừa, chẳng cần phải đi vòng vo, chẳng cần phải chuốc lấy những phiền phức đó!
Tôi in ba bản kinh Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hành Sớ Sao, Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản và Tây Phương Công Cứ, những sách khác tôi không in. Tôi in ba thứ kinh này, giảng ba thứ kinh này, tự mình tu hành cũng chiếu theo ba cuốn sách ấy, những thứ khác không cần. Vì sao? Nếu chẳng chuyên nhất, e rằng trong tương lai, khi tôi vãng sanh sẽ phô bày vết tích rất khó thông cảm được! Tôi hy vọng trong tương lai sẽ vãng sanh trên giảng đài, vì tôi cả đời giảng kinh, đến khi vãng sanh, giảng kinh xong, mọi người niệm Phật, tôi xin phép mọi người cho nghỉ để tôi vãng sanh thế giới Tây Phương, tự tại lắm, ra đi ngay trên giảng đài.
Cổ nhân đã có người như vậy, có mấy vị pháp sư giảng kinh tịch ngay trên giảng đài. Tôi hy vọng trong tương lai cũng tịch trên giảng đài; do vậy, hiện thời nhất tâm nhất ý muốn làm chuyện này, những chuyện khác đều là chuyện nhỏ nhặt, lông gà, vỏ tỏi, ai thích làm thì cứ làm, tôi chẳng làm những chuyện ngốc nghếch ấy. Chẳng thể làm chuyện ngốc nghếch nữa, phải làm chuyện chánh đáng! Do vậy, nhất định phải chuyên, nhất định phải nhất.
Trong tương lai, nếu tôi ở ngoại quốc, các vị đồng học phải ghi nhớ: Nếu khi quý vị công phu chẳng gián đoạn, liên tục nỗ lực, mọi người theo lệ thường thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu đến đây niệm kinh, đọc bản chú giải này. Mọi người hợp lại gõ mõ và dẫn khánh để cùng nhau niệm, công đức ấy cũng hết sức thù thắng. Quý vị niệm thuần thục thì khi nghe tôi giảng, quý vị sẽ có cảm nhận khác hẳn. Ở nhà một mình chưa chắc quý vị đã chịu niệm, cũng như bị người trong nhà lôi kéo quý
vị xen tạp, chẳng bằng đến nơi đây niệm.
Do vậy, công khóa của chúng ta nhất định đừng để gián đoạn! Công đức niệm kinh chẳng thể nghĩ bàn, cũng có thể khai ngộ. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này.
[1] Tứ Gia Hạnh là Noãn Pháp, Đảnh Pháp, Nhẫn Pháp, và Thế Đệ Nhất Pháp. Theo tông Duy Thức, để tu hành đạo Bồ Đề, nhằm tu tập phước đức và trí huệ và tiến nhập địa vị Kiến Đạo trong Biệt Giáo, phải tu hành Tứ Gia Hạnh, thành tựu địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo để tiếp tục tiến lên những địa vị cao hơn.
[2] Trước khi ngài Huyền Trang dịch kinh Đại Bát Nhã đã có rất nhiều hội trong bộ này được dịch riêng lẻ. Có thể nói không sai là toàn bộ những bản kinh nào có chữ Bát Nhã trong tựa đề đều là một hội của kinh Đại Bát Nhã. Kinh Kim Cang (Vájra-cchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra) hiện thời còn giữ được sáu bản dịch:
1. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, do ngài Cưu Ma La Thập dịch vào đời Diêu Tần. Đây là bản được lưu hành rộng rãi nhất từ xưa đến nay.
2. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch vào đời Đường.
3. Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Chân Đế dịch vào đời Tùy.
4. Kim Cang Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Kinh do ngài Đạt Ma Cấp Đa dịch vào đời Tùy.
5. Năng Đoạn Kim Cang Hội tức hội thứ chín trong kinh Đại Bát Nhã do ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường.
6. Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường.
Nguồn: www.niemphat.net
/ 289
www.youtube.com/phaphanh"
https://ph.tinhtong.vn/Home/ADiDaKinhSoSaoDienNghia?d=ADiDaKinhSoSaoDienNghia_048.html#:~:text=ph.tinhtong.vn,youtube.com/phaphanh
7 notes
·
View notes
Text
Cho thuê trường mầm non tại Tây Hồ 3500m2
Toà nhà xây 3 tầng, mỗi sàn hơn 1000m², tổng 3500m². Toàn bộ nhà đã hoàn thiện trần, sàn, điều hòa, 2 tháng máy, 2 tháng bộ, vách ngăn và decor theo tiêu chuẩn sân bóng quốc tế. Khuôn viên rộng, thoáng, nhiều cây xanh. Tổng cộng có 20 phòng học rộng hơn 70m², phòng chơi, phòng chức năng… Rất phù hợp với sân bóng phi quốc tế, trường song ngữ. Giá thỏa thuận
Liên hệ: 0964.14.10.10
https://bds24gio.vn/du-an/cho-thue-truong-mam-non-tai-tay-ho-3500m2/
3 notes
·
View notes
Text
Dưới đây là cách làm món sườn chua ngọt:
Nguyên liệu:
500g sườn non
1 quả cà chua
1/2 quả dưa leo
1/2 quả ớt chuông
1/2 củ hành tây
2 tép tỏi băm
2 thìa canh nước mắm
2 thìa canh đường
1 thìa canh nước cốt chanh
1 thìa canh dầu ăn
1/2 thìa cà phê hạt nêm
1/4 thìa cà phê tiêu
Cách làm :
Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn.
Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
Dưa leo rửa sạch, thái lát.
Ớt chuông rửa sạch, thái miếng.
Hành tây rửa sạch, thái múi cau.
Tỏi băm nhỏ.
Cho sườn vào tô, ướp với 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh đường, 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/4 thìa cà phê tiêu trong khoảng 30 phút.
Đun nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm.
Cho sườn vào chảo, xào cho săn lại.
Cho cà chua, dưa leo, ớt chuông vào chảo, xào cùng sườn.
Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Xào thêm 5-7 phút cho sườn chín mềm và nước sốt sánh lại.
Tắt bếp, cho sườn ra đĩa, trang trí với rau mùi và thưởng thức.
Mẹo :
Để sườn xào chua ngọt ngon, bạn nên chọn sườn non tươi, có màu hồng nhạt, không có mùi hôi.
Ướp sườn với gia vị trong khoảng 30 phút để sườn ngấm đều gia vị.
Khi xào sườn, bạn nên xào với lửa vừa để sườn chín đều mà không bị cháy.
Bạn có thể thêm các loại rau củ khác như bắp cải, nấm,... vào món sườn xào chua ngọt để món ăn thêm phong phú.
#aesthetic#margot robbie#monngonmoingay#phamtan.blog#yellowjackets#ryan gosling#michael cera#star wars#easter#artists on tumblr
2 notes
·
View notes
Text
LIST SÁCH ĐỌC 2022-2023 (phần 1)
Hôm nay tổng hợp lại 23 cuốn sách mình đọc trong giai đoạn tháng 9.2022 - hiện tại (tháng 8.2023).
Danh sách này có thể chia làm ba nhóm chủ đề mà mình quan tâm trong thời gian qua là:
danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
thiên nhiên, tự nhiên, môi trường
giải thực dân
Nhiều cuốn trong số này có hướng tiếp cận đa ngành và liên tầng định kiến (intersectional) nên cũng có thể xếp vào nhiều hơn 1 nhóm.
Nhóm 1: Danh tính Việt Nam, Đông Nam Á, châu Á
Komplexe Körper. Con lai Mỹ. Identitätsverhandlungen, Fremdbilder und gesellschaftliche Positionierungen von Besatzungskindern in Vietnam (Sascha Wölck, 2012)
Mượn cuốn sách của anh Sascha đến một năm mới chịu trả 😅 Cuốn sách nghiên cứu về con lai Mỹ, những đứa con của lính Mỹ và phụ nữ Việt Nam, qua đó phản ánh lại lịch sử Việt Nam và các chuẩn mực xã hội thời kỳ hậu chiến.
Asiatische Deutsche Extended. Vietnamesische Diaspora and Beyond (ed. Kien Nghi Ha, 2021)
Một cuốn khó và bằng tiếng Đức nhưng vẫn đang cố gắng đọc 🤓 Cuốn sách được phát triển từ chương trình thảo luận "Vietnamese Diaspora and Beyond" (Berlin 2020), nhìn nhận về đời sống và danh tính "người Đức gốc Á" (Asiatische Deutsche/ Asian Germans) như một định danh và phạm trù chính trị.
Các đề tài: bản sắc hải ngoại châu Á, phân biệt chủng tộc, phản kháng & trao quyền, trải nghiệm di cư etc.
Vietnam: Lotus in a Sea of Fire: A Buddhist Proposal for Peace (Thich Nhat Hanh, 1967)
Biết về cuốn sách vào thời điểm cũng đang nhiều vật lộn với bản thân, chắc phải nghe/ đọc lại các cuốn sách, bài giảng của thầy.
Hoa sen trong biển lửa trình bày lại câu chuyện tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh, đan xen với những tranh đấu của dân chúng và Phật tử, các chính sách của hai nhà nước với Tây phương. Rất hay!
The Refugees (Viet Thanh Nguyen, 2017)
Vẫn đang đọc tuyển tập truyện ngắn này với tốc độ rất chậm .. Song song với đó mình cũng quan tâm các bài luận học thuật và dự án DVAN của anh Việt.
The Border Within. Vietnamese Migrants Transforming Ethnic Nationalism in Berlin (Phi Hong Su, 2022)
Đọc trong lúc tìm hiểu về cộng đồng người Việt gốc Bắc - Nam ở Berlin. Những chia rẽ từ sau khi Việt Nam và Đức thống nhất liệu có còn tồn tại?
"Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất diễn ra những cuộc tranh luận về ý nghĩa của việc là người Việt Nam." Tác giả quan tâm đến cộng đồng người Việt ở Đức, nơi mà người vượt biên chủ yếu không chỉ là người tị nạn, mà còn (từng) là: công nhân hợp tác lao động, du học sinh, đoàn tụ với gia đình vv..
Return Engagements: Contemporary Art's Traumas of Modernity and History in Sài Gòn and Phnom Penh (Việt Lê, 2021)
Có cơ hội làm workshop cùng anh Việt trong festival film nên đã tìm đọc cuốn sách này của anh. Anh viết về nghệ thuật đương đại ở Đông Nam Á và vị trí của người nghệ sĩ - giăng mắc với các chấn thương (hậu chiến, hậu di cư) và những yêu cầu của thị trường nghệ thuật quốc tế. Mình đã hiểu hơn về nghệ thuật/ nghệ sĩ hải ngoại sau khi đọc cuốn sách.
Troubling Borders: An Anthology of Art and Literature by Southeast Asian Women in the Diaspora (2021)
Hàng triệu người Đông Nam Á đã di tản sang Mỹ vào thế kỷ 20 do sự can thiệp quân sự của Mỹ. Dự án tuyển tập của DVAN (Diasporic Vietnamese Artists Network) ra đời nhằm cổ vũ sự đa dạng của các nghệ sĩ, cây viết có cơ thể nữ - gốc Đông Nam Á - ở hải ngoại. Họ là những người thường bị lề hóa hoặc vô hình, phải vật lộn giữa các giá trị/ kỳ vọng truyền thống và sự phân biệt giới tính trong chính cộng đồng mình, đi kèm với các tác lực bên ngoài.
Minor Feelings: An Asian American Reckoning (Cathy Park Hong, 2020)
Danh tính một người Mỹ gốc Á:
Như một thiểu số kiểu mẫu (để thúc đẩy chủ nghĩa tư bản): "bạn sẽ không phải chịu sự phân biệt đối xử nếu như bạn thành công và chăm chỉ."
"Việc kiên nhẫn nói về chủng tộc với một người da trắng vắt kiệt mọi năng lượng. Nó giống như phải giải thích cho người khác về lý do bạn tồn tại, tại sao bạn cảm thấy đau đớn, hoặc tại sao thực tế của bạn khác với thực tế của họ."
"Các cây viết da màu phải luôn cư xử hòa nhã và biết ơn để người da trắng cảm thấy thoải mái trong việc cảm thông với những trải nghiệm phân biệt chủng tộc của họ."
Über Wasser und Tote (Dan Thy Nguyen, 2022)
Dan Thy là một tiếng nói quan trọng của người Đức gốc Việt/ thế hệ 2, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, cụ thể là sân khấu. "Thông qua nghệ thuật, tôi hiểu rằng nỗi giận dữ của mình được chấp nhận." Tuyển tập thơ là tự sự về gia đình và những ám ảnh trong nó, về những trải nghiệm di cư liên thế hệ, và khát khao viết để giải phóng.
Warring Visions. Photography and Vietnam (Thy Phu, 2022)
Cuốn sách nhìn lại lịch sử chiến tranh Việt Nam thông qua nhiếp ảnh: có những câu chuyện nào đi ngược lại góc nhìn quen thuộc, hoặc đã được ý thức hệ hóa qua thẩm mỹ nhất định?
Hình ảnh phục vụ cho các chiến lược hòa giải hòa bình hay phản kháng như thế nào, và trải nghiệm chiến tranh được định hình bởi nhiếp ảnh ra sao?
Các tên tuổi nhiếp ảnh gia được nhắc đến: Võ An Ninh, Võ An Khánh, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, vv..
Cuốn sách xem xét cả khía cạnh giới, ảnh cá nhân (lưu trữ ảnh ở hải ngoại), nhiếp ảnh 'hòa giải', hay các bức ảnh để phục dựng/ tưởng nhớ/ tưởng niệm.
Archipelago of Resettlement. Vietnamese Refugee Settlers and Decolonization across Guam and Israel-Palestine (Evyn Lê Espiritu Gandhi, 2022)
Một cuốn sách thời sự về chủ đề nghiên cứu tị nạn, vấn đề giải thực dân tại khu vực xung đột Israel–Palestine, và quyền của người bản địa. Rất rất hay!
(còn tiếp)
3 notes
·
View notes
Text
NĂM 2023 - BỨC TRANH THẾ GIỚI TỪ ĐIỂM NHÌN SỐ 7
Bên cạnh khám phá các sự kiện #Chiêm_tinh tiêu biểu của năm 2023 và sự tác động của chúng đến các #cung_Hoàng_đạo đã được mình chia sẻ ở bài viết: https://tinyurl.com/mwyyy5e3. Chúng mình hãy cùng thử một vài cách tiếp cận khác để nhìn ra được bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2023 nhé.
🎯 Năm 2023 được gọi năm số 7 vì chúng ta có tổng các con số cộng lại là 7 (2+0+2+3=7).
🎯 Theo #Tarot, số 7 được gắn với hai lá bài #Ẩn_chính là The Chariot (lá bài số 7) và lá bài The Tower (lá bài số 16).
🔸 Ở #The_Chariot (VII), chúng ta được nhắc nhở về bài học nỗ lực trung hòa các mâu thuẫn nội tại, qua đó vượt qua thử thách ngoại cảnh. 2023 được dự báo là một năm đầy rẫy mâu thuẫn giữa các thế lực đối lập trên thế giới: Xung đột Nga - Ukraine dự báo chưa thể kết thúc khi hai bên đều từ chối đàm phán và chưa có dấu hiệu áp đảo hoàn toàn đối phương, đây là cuộc chiến thi gan xem ai bền sức hơn bên đó thắng. Tương tự căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây (Mỹ, EU) vẫn tiếp tục leo thang. Xung đột giữa sự phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường...
Tất cả đều là những thử thách đòi hỏi sự dung hòa từ các bên liên quan để đi đến một thống nhất chung nhằm vượt qua khủng hoảng của suy thoái kinh tế, lạm phát, chiến tranh và biến đổi khí hậu.
🔸 Trong #The_Tower (XVI), chúng ta nhận được bài học đắt giá khi bị sụp đổ lòng tin vào bản thân hoặc những điều từng tin tưởng theo đuổi, khi bị ngoại cảnh tác động và tấn công. Trong thực tế, năm 2022 là năm đáng buồn với thị trường tiền điện tử. Sự sụp đổ của TerraUSD (stablecoin thuật toán phi tập trung của blockchain Terra) đã tạo ra hiệu ứng domino khiến nhiều đơn vị khác sụp đổ theo như Three Arrows Capital, Voyager Digital, Celsius Network, FTX, BlockFi... Chưa hề có dấu hiệu nào cho thấy mùa đông tiền ảo sẽ kết thúc trong năm 2023. Tình hình chiến sự của Nga và Ukraine càng kéo dài, thương vong và tổn thất về kinh tế/lương thực/năng lượng do hệ quả của nó sẽ càng lớn (các nước bên Châu Phi là thiệt hại nặng nề nhất)... Đồng thời, liên tiếp các biến động xấu khiến người dân khắp thế giới bắt đầu có những quan ngại về chính sách của các nhà cầm quyền, kéo theo nhiều cuộc biểu tình diễn ra... Những điều đó biến năm 2023 thành một năm nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Chỉ khi nhìn thẳng vào các cuộc khủng hoảng sẽ xảy đến trên thế giới trong năm 2023, nhận ra bản chất và sự thật ẩn sâu trong đó, mỗi người mới biết cách tự bảo vệ mình, tự đứng lên từ những thất bại và đổ vỡ để xây dựng lại niềm tin vào bản thân, vào các giá trị cốt lõi mà mình đang/sẽ theo đuổi.
🎯 Con số 7 cũng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và các học thuyết thần bí khác. Nên đó là con số gắn với ý nghĩa tâm linh và thế giới tinh thần.
▪ Trong sách Sáng thế kí của Đạo Thiên Chúa, nguồn gốc của sự sống là do Đức Chúa trời sắp đặt và chịu trách nhiệm thông qua 7 ngày. Ngày thứ 7 là ngày của sự hoàn thành và nghỉ ngơi. Từ đó con số 7 gắn với quá trình năng lượng ở vùng thấp, rút lui và thu hồi.
▪ Có 7 tổng lãnh thiên thần trên Thiên đàng theo thần thoại Ki-tô giáo.
▪ Chúng ta có 7 luân xa trên cơ thể (tham khảo thêm bài viết về Luân xa và ý nghĩa của chúng: https://tinyurl.com/2zeyj4w5)
▪ Cầu vồng có 7 sắc: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
▪ Có 7 Đại dương trong văn hóa Ả Rập thời trung cổ: Vịnh Ba Tư, Vịnh Khambhat, Vịnh Bengal, eo biển Malacca, eo biển Singapore, Vịnh Thái Lan, Biển Đông.
▪ Thế giới có 7 châu lục: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực.
▪ Chu kì 7 năm trong sự phát triển của con người, gắn với các độ tuổi: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49 tuổi.
��� Theo #Thần_số_học, nhìn lại hành trình năm 2021 (năm số 5), chúng ta đã chứng kiến sự phá vỡ các nền tảng và cấu trúc xã hội đã hình thành lâu dài do ảnh hưởng của dịch bệnh. Năm 2022 (năm số 6) là hành trình tập trung vào các kết nối cộng đồng và mối quan hệ dựa trên trái tim, để vượt qua nỗi sợ hãi và khủng hoảng hậu Covid.
Thì năm 2023 (năm số 7) sẽ là năm của sự tiến hóa về mặt tâm linh, tri thức. Mọi người được khuyến khích tập trung vào xem xét nội tâm và phát triển từ bên trong một cách độc lập, thay vì bị chi phối bởi thế giới bên ngoài, nhất là khi thế giới bên ngoài đã đủ khó khăn và nhiễu nhương rồi.
Thông qua việc liên tục gặp phải các khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại như thể từ đỉnh cao rớt xuống vực sâu, hành trình cô đơn và gian khó ấy sẽ mang đến sự dũng cảm, hiểu biết, trí tuệ để bạn học hỏi từ thất bại và trưởng thành hơn.
~#MãNhânNgư~
-----
🔯 Công việc của mình:
https://www.facebook.com/Mana.AstroTarot/services
🔯 Feedback từ khách hàng:
https://tinyurl.com/mwnu2bu4
5 notes
·
View notes