#sinh khối trùn quế
Explore tagged Tumblr posts
Text
Cách Cải Tạo Đất Trồng Rau Nhanh Gọn Và Hiệu Quả
Cách cải tạo đất trồng rau như thế nào để đất có thể trở lại khỏe mạnh? Đất sạch là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp cây trồng của mình được khỏe mạnh hơn. Sau khoảng thời gian sau khi sử dụng đất để trồng cây thì hầu như đất nào cũng bị rơi vào tình trạng bị chai, và lúc này bạn cần cải tạo đất để có thể sử dụng lại tốt hơn. Vậy để cải tạo đất trồng rau thì phải làm như thế nào?
Cách cải tạo đất trồng rau hiệu quả và dễ dàng thực hiện
Cách cải tạo đất trồng rau có rất nhiều, tuy nhiên bạn nên lựa chọn cho mình cách làm dễ dàng cũng như mang đến hiệu quả cao trong việc sử dụng lại. Vì việc cải tạo đất này rất quan trọng cho những mùa vụ rau tiếp theo. Dưới đây là các bước cơ bản trong việc cải tạo đất:
Bước 1: Phơi khô đất, đập nhỏ ra và trộn vôi bột
Việc phơi khô đất và đập nhỏ đất ra sẽ giúp đất tăng thêm oxy trong đất. Và các hạt đất này không nhất thiết phải đập nhỏ vụn hoàn toàn. Bạn có thể để khoảng 10 – 15% hạt đất to tầm bằng đầu ngón tay (Với các hạt to này bạn nên cho xuống dưới đáy chậu để làm lót).
Vôi bột: Vôi này không chỉ đơn thuần là làm ức chế sự phát triển của các nấm mầm bệnh cũng như các vi sinh gây bệnh, mà nó còn có nhiều tác dụng khác mà phân hóa học không thể làm được như: Vôi giúp ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử đi được những tác hại của việc đất mặn, cung cấp thêm được dưỡng chất canxi.
Bước 2: Làm tơi xốp phần đất
Với bước này trong cách cải tạo đất trồng rau, bạn sẽ trộn các phế phẩm nông nghiệp như vỏ lạc, đổ, bã đậu, trấu tươi, trấu hun, xơ dừa,…. trộn đều lại với đất để tạo được hỗn hợp tơi xốp.
Bước 3: Cải tạo đất
Để có thể thực hiện cách cải tạo đất trồng rau thì bạn có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau để có thể thực hiện tùy vào nhu cầu sẵn có của mình:
Phương pháp 1: Bổ sung thêm phân trùn quế
Để thực hiện cách cải tạo đất trồng rau bằng phân trùn quế, bạn sẽ trộn 5 – 6 kg phân trùn quế/m2 đất đã được phơi khô trước đó. Phân trùn quế không chỉ làm tăng khả năng giữ độ ẩm cho đất mà nó còn giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cho đất có khả năng duy trì độ tơi xốp lâu hơn.
Phương pháp 2: Sử dụng chất thải ngay trong nhà bếp của bạn
Rác thải nhà bếp bạn có thể sử dụng để cải tạo đất bao gồm: Cuống rau, vỏ củ quả, vỏ trứng… (bạn không được sử dụng những đồ mặn và nguồn gốc động vật). Với các loại rác này, bạn đem cắt nhỏ và trộn vào với đất đã đập nhỏ trước đó cùng với những chế phẩm sinh học như EM, trichoderma đã ủ trong vài tuần cho hoai mục (đất tơi xốp) là bạn có thể dụng được.
Xem thêm: Chia Sẻ Cách Trộn Đất Trồng Hoa Sứ Và Chăm Sóc Đúng Cách
Cách cải tạo đất cát để trồng rau
Vậy còn với cách cải tạo đất cát để trồng rau thì bạn phải làm như thế nào? Đất cát là một loại đất cũng được ưa chuộng để trồng rau nhiều. Vậy để cải tạo dòng đất này thì bạn cần thực hiện như thế nào? Dưới đây là cách cải tạo đất cát để trồng rau:
Bước 1: Bổ sung hữu cơ
Đất cát khi thiếu hữu cơ sẽ khiến kết cấu đất bị rời rạc, nhiều sạn và khô. Chính vì vậy, việc bổ sung phân hữu cơ cũng sẽ giúp tăng EC cho đất, giúp làm tăng cường keo đất và làm kết dính các hạt cát lại với nhau, giúp tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm, giữ dinh dưỡng cho đất, đồng thời còn giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Bước 2: Trồng cây cải tạo
Để trồng các loại cây trong việc cải tạo đất cát thì bạn nên ưu tiên những loại cây, cỏ có hệ thống rễ chùm như: các cây nhà họ đậu, cỏ vetiver,…Trồng cây cải tạo đất này sẽ giúp giữ được các hạt cát, giữ nước và giữ dinh dưỡng, hạn chế rửa trôi đi chất hữu cơ và dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn giúp lấy nước và khoáng tầng sâu lên và giữ lại ở tầng mặt cho cây hấp thu. Từ đó làm tăng cường nguồn sinh khối hữu cơ dài hạn.
Bước 3: Bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi cho đất
Việc bổ sung những vi sinh vật có lợi cho đất là giúp đất cát không bị tình trạng khô đất nhanh, thiếu nước trầm trọng và dinh dưỡng bị rửa trôi.
Cách cải tạo đất sét trồng rau
Vậy còn với cách cải tạo đất sét trồng rau được thực hiện như thế nào? Việc sử dụng đất sét để trồng rau chắc không còn xa lạ với nhiều người nông dân. Vậy để cải tạo đất này thì phải làm như thế nào?
Bước 1: Bổ sung hữu cơ để cải tạo đất sét
Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ để cải tạo đất sét là phân chuồng, phân xanh, phân rác trong nhà bếp,… Đây là những dạng phân hữu cơ ngắn hạn nên sẽ giúp bạn cải thiện được tính chất đất nhanh và cần bổ sung định kỳ.
Bước 2: Trồng cây để cải tạo đất sét
Bước tiếp theo trong cách cải tạo đất sét trồng rau đó là bạn cần trồng cây để giúp cải tạo đất sét. Các loại cây, cỏ được ưu tiên để trồng cải tạo đất là những cây có hệ thống rễ cọc ăn sâu và rộng như chuối, cỏ Vetiver,….
Bước 3: Bổ sung thêm Wao Boom
Việc bổ sung thêm Wao Boom sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, rút ngắn đi thời gian cải tạo đất thông qua việc bổ sung thêm vi sinh vật có lợi giúp phân giải hữu cơ nhanh, phục hồi hệ vi sinh vật có lợi trong đất và làm tăng khả năng hấp thụ cho cây.
Trên đây là cách cải tạo đất trồng rau cùng với một số loại đất trồng rau khác. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ thấy được những lợi ích của việc cải tạo đất và các quy trình cải tạo đất được hoàn thiện cũng như hiệu quả nhất. Và nếu bạn đang tìm cho mình nơi cung cấp đất trồng rau thì hãy liên hệ với Thế Giới Làm Vườn để được tư vấn cũng như hỗ trợ nhé.
Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Nhiệt Đới
Trụ sở chính: Số 61, Khu biệt thự Ngân Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
VPGD: Số 20, Khu biệt thự Ngân Long, Đường Nguyễn Hữu Thọ, Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0326307239
Email: [email protected]
Website: https://thegioilamvuon.com/
0 notes
Text
Cách ủ bã cà phê tại nhà để làm phân bón cây trồng
Cà phê không chỉ là một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể tận dụng trong việc chăm sóc cây trồng. Đặc biệt, việc ủ bã cà phê để làm phân bón là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp các dưỡng chất cho cây trồng. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại phân bón thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây thì hãy cùng Monaco theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Tại sao bã cà phê được sử dụng làm phân bón?
Bã cà phê là chế phẩm được loại bỏ trong quá trình pha chế thức uống cà phê. Đặc biệt, trong bã cà phê lại sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cây trồng.
Có khoảng 80% chất hữu cơ, chất khoáng có trong bã cà phê. Trong có có nhiều chất dinh dưỡng như kali, đạm, lân, megie, chất xơ làm xốp đất. Do đó, bã cà phê được sử dụng để chế biến thành phân bón hữu cơ tự nhiên khá tốt. Loại phân bón từ bã cà phê vừa mang lại hiệu quả cao vừa giúp tiết kiệm chi phí. Bã cà phê thích hợp để bón cho các loại cây trồng ưa đất axit như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bắp cải, hành tây, hoa hồng,…
Bã cà phê là chế phẩm được loại bỏ trong quá trình pha chế thức uống cà phê.
Trong quá trình canh tác, khi sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu đã khiến đất đai trở nên nghèo dinh dưỡng, bạc màu. Việc sử dụng bã cà phê làm phân bón không những tốt cho cây trồng mà là giải pháp cải tạo đất hiệu quả. Khi bón phân vào đất sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất, tăng độ mùn và phì nhiêu cho đất. Theo đó, các vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động mạnh mẽ để tạo nên sự cân bằng độ pH có trong đất. Giúp cho đất từ nghèo dinh dưỡng trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng bã cà phê nguyên chất tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển, chúng ta cần mang đi ủ hoai trước khi sử dụng. Vậy ủ bã cà phê như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn? Hãy cùng Monaco tìm hiểu kỹ hơn trong những phần tiếp theo, bạn nhé!
Những tác dụng không ngờ của bã cà phê
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về cách ủ bã cà phê, bạn có thể xem qua một số tác dụng của nó đối với cây trồng:
Làm phân bón: Như đã đề cập, cà phê chứa một số khoáng chất cần thiết cho cây trồng nên sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
Xua đuổi kiến, ốc sên: Trong bã cà phê có chứa nitơ, chất này sẽ khiến cho ốc sên, kiến khó chịu rồi tránh xa vườn rau của bạn của ngay lập tức.
Dùng bã cà phê để làm thuốc trừ sâu: Mùi của bã cà phê nguyên chất sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng. Từ đó, làm giảm sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Hơn nữa, bạn có thể chế thuốc trừ sâu từ bã cà phê. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần ngâm bã cà phê với nước trong vài ngày, sau đó lọc lấy nước rồi phun lây cây trồng.
Cải tạo đất: Bã cà phê có tính axit cao nên chúng ta có thể dùng nó để cân bằng độ pH để đất có tính kiềm hóa cao. Sau mỗi lần tưới, chất dinh dưỡng trong cà phê sẽ tan ra dần và đất sẽ được cải tạo từ từ.
Bã cà phê giữ ẩm cho đất trồng: Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng thì bã cà phê còn có tác dụng giữ ẩm cho cây trồng một cách hiệu quả.
Dùng bã cà phê để nuôi giun và tạo môi trường phát triển cho c��c loại sinh vật có lợi trong đất. Giun đất, trùn quế là 2 loại sinh vật giúp đất tơi xốp, phân giải các chất hữu cơ giúp cho cây phát triển tốt. Bón cà phê vào đất là nguồn cung cấp thêm thức ăn dinh dưỡng cho các loại sinh vật.
Giúp các loại rau sạch, cây hoa có thể chống nấm bệnh: Sử dụng bã cà phê rải hoặc trộn vào gốc cây sẽ hạn chế được một số nấm bệnh từ đất xâm nhập vào cây trồng.
Bạn có thể xem thêm quy trình setup quán cafe chỉ từ 99 triệu đồng.
Những tác dụng của bã cà phê khiến bạn bất ngờ.
5 Cách ủ bã cà phê tại nhà nhanh chóng nhất
Cách ủ bã cà phê với phân trộn
Trên thực tế, bạn có thể ủ phân hữu cơ bằng các rác thải hữu cơ như lá cây, rác từ thức ăn thừa với bã cà phê để gia tăng thành phần chất dịnh dưỡng cho phân bón, giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, lưu ý lượng cà phê trộn vào hỗn hợp ủ không quá 25% tổng khối lượng. Bởi vì sẽ làm cho phân có tính axit nhiều, không tốt cho vườn cây.
Ngoài ra, trong quá trình ủ bã cà phê, bạn có thể rắc thêm một ít nấm đối kháng trichoderma hoặc chế phẩm EM. Cả 2 loại này đều giúp cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Ủ trong thời gian tối thiểu là 1 tháng thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Ủ phân hữu cơ bằng các rác thải hữu cơ như lá cây, rác từ thức ăn thừa với bã cà phê để gia tăng thành phần chất dinh dưỡng cho phân bón.
Ủ bã cà phê với gỗ dăm, bột cưa
Trộn bột cưa hoặc gỗ dăm với bã cà phê, trong đó tỉ lệ bã cà phê không quá 25% tổng thể tích đống ủ. Loại phân hữu cơ này khi sử dụng bón cho rau sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm cho đất. Bã cà phê làm cho đất không bị khô còn gỗ dăm có tác dụng khiến cho lớp mùn được thoáng khí.
Làm phân bón khô từ bã cà phê
Ngoài cách ủ bã cà phê làm phân bón, bạn có thể đem phơi khô. Sau đó, cho bã cà phê vào túi nilong để bảo quản trong 3 tuần. Sau đó, có thể sử dụng phân bón khô để rắc lên bề mặt gốc cây.
Ngoài cách ủ bã cà phê làm phân bón, bạn có thể đem phơi khô để sử dụng.
Sử dụng bã cà phê để làm phân bón nước
Bạn cần chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh có nắp đậy. Sau đó, dùng 250g bã cà phê hòa chung với 02 lít nước để tạo thành một dung lịch lỏng. Ủ dung dịch đó trong 15 ngày. Bạn cũng nên rắc một ít nấm đối kháng trichoderma hoặc chế phẩm EM để thúc đẩy quá trình phân hủy.
Trộn bã cà phê vào đất
Nếu bạn không có thời gian để thực hiện những cách ủ bã cà phê như trên thì có thể chôn thẳng bã cà phê vào đất. Cách làm này cũng sẽ có tác dụng tương tự. Tuy nhiên sẽ khiến cho thời gian phân hủy chậm hơn, thời gian cây hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ lâu hơn.
Trên đây là một số bí quyết ủ bã cà phê để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời khiến cho đất trồng trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn. Hy vọng những mẹo trên đây sẽ hữu ích với bạn. Để tìm hiểu thêm và được tư vấn về cafe nhượng quyền là gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964 999 405.
0 notes
Text
Cách ủ bã cà phê tại nhà để làm phân bón cây trồng
Cà phê không chỉ là một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có thể tận dụng trong việc chăm sóc cây trồng. Đặc biệt, việc ủ bã cà phê để làm phân bón là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc cung cấp các dưỡng chất cho cây trồng. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại phân bón thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của cây thì hãy cùng Monaco theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Tại sao bã cà phê được sử dụng làm phân bón?
Bã cà phê là chế phẩm được loại bỏ trong quá trình pha chế thức u��ng cà phê. Đặc biệt, trong bã cà phê lại sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của cây trồng.
Có khoảng 80% chất hữu cơ, chất khoáng có trong bã cà phê. Trong có có nhiều chất dinh dưỡng như kali, đạm, lân, megie, chất xơ làm xốp đất. Do đó, bã cà phê được sử dụng để chế biến thành phân bón hữu cơ tự nhiên khá tốt. Loại phân bón từ bã cà phê vừa mang lại hiệu quả cao vừa giúp tiết kiệm chi phí. Bã cà phê thích hợp để bón cho các loại cây trồng ưa đất axit như cà rốt, khoai tây, khoai lang, bắp cải, hành tây, hoa hồng,…
Bã cà phê là chế phẩm được loại bỏ trong quá trình pha chế thức uống cà phê.
Trong quá trình canh tác, khi sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu đã khiến đất đai trở nên nghèo dinh dưỡng, bạc màu. Việc sử dụng bã cà phê làm phân bón không những tốt cho cây trồng mà là giải pháp cải tạo đất hiệu quả. Khi bón phân vào đất sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất, tăng độ mùn và phì nhiêu cho đất. Theo đó, các vi sinh vật có lợi sẽ hoạt động mạnh mẽ để tạo nên sự cân bằng độ pH có trong đất. Giúp cho đất từ nghèo dinh dưỡng trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng bã cà phê nguyên chất tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển, chúng ta cần mang đi ủ hoai trước khi sử dụng. Vậy ủ bã cà phê như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn? Hãy cùng Monaco tìm hiểu kỹ hơn trong những phần tiếp theo, bạn nhé!
Những tác dụng không ngờ của bã cà phê
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về cách ủ bã cà phê, bạn có thể xem qua một số tác dụng của nó đối với cây trồng:
Làm phân bón: Như đã đề cập, cà phê chứa một số khoáng chất cần thiết cho cây trồng nên sẽ giúp cây sinh trưởng tốt.
Xua đuổi kiến, ốc sên: Trong bã cà phê có chứa nitơ, chất này sẽ khiến cho ốc sên, kiến khó chịu rồi tránh xa vườn rau của bạn của ngay lập tức.
Dùng bã cà phê để làm thuốc trừ sâu: Mùi của bã cà phê nguyên chất sẽ có tác dụng xua đuổi một số loại côn trùng. Từ đó, làm giảm sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. Hơn nữa, bạn có thể chế thuốc trừ sâu từ bã cà phê. Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần ngâm bã cà phê với nước trong vài ngày, sau đó lọc lấy nước rồi phun lây cây trồng.
Cải tạo đất: Bã cà phê có tính axit cao nên chúng ta có thể dùng nó để cân bằng độ pH để đất có tính kiềm hóa cao. Sau mỗi lần tưới, chất dinh dưỡng trong cà phê sẽ tan ra dần và đất sẽ được cải tạo từ từ.
Bã cà phê giữ ẩm cho đất trồng: Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng thì bã cà phê còn có tác dụng giữ ẩm cho cây trồng một cách hiệu quả.
Dùng bã cà phê để nuôi giun và tạo môi trường phát triển cho các loại sinh vật có lợi trong đất. Giun đất, trùn quế là 2 loại sinh vật giúp đất tơi xốp, phân giải các chất hữu cơ giúp cho cây phát triển tốt. Bón cà phê vào đất là nguồn cung cấp thêm thức ăn dinh dưỡng cho các loại sinh vật.
Giúp các loại rau sạch, cây hoa có thể chống nấm bệnh: Sử dụng bã cà phê rải hoặc trộn vào gốc cây sẽ hạn chế được một số nấm bệnh từ đất xâm nhập vào cây trồng.
Bạn có thể xem thêm quy trình setup quán cafe chỉ từ 99 triệu đồng.
Những tác dụng của bã cà phê khiến bạn bất ngờ.
5 Cách ủ bã cà phê tại nhà nhanh chóng nhất
Cách ủ bã cà phê với phân trộn
Trên thực tế, bạn có thể ủ phân hữu cơ bằng các rác thải hữu cơ như lá cây, rác từ thức ăn thừa với bã cà phê để gia tăng thành phần chất dịnh dưỡng cho phân bón, giúp quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, lưu ý lượng cà phê trộn vào hỗn hợp ủ không quá 25% tổng khối lượng. Bởi vì sẽ làm cho phân có tính axit nhiều, không tốt cho vườn cây.
Ngoài ra, trong quá trình ủ bã cà phê, bạn có thể rắc thêm một ít nấm đối kháng trichoderma hoặc chế phẩm EM. Cả 2 loại này đều giúp cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn. Ủ trong thời gian tối thiểu là 1 tháng thì có thể sử dụng để bón cho cây trồng.
Ủ phân hữu cơ bằng các rác thải hữu cơ như lá cây, rác từ thức ăn thừa với bã cà phê để gia tăng thành phần chất dinh dưỡng cho phân bón.
Ủ bã cà phê với gỗ dăm, bột cưa
Trộn bột cưa hoặc gỗ dăm với bã cà phê, trong đó tỉ lệ bã cà phê không quá 25% tổng thể tích đống ủ. Loại phân hữu cơ này khi sử dụng bón cho rau sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm cho đất. Bã cà phê làm cho đất không bị khô còn gỗ dăm có tác dụng khiến cho lớp mùn được thoáng khí.
Làm phân bón khô từ bã cà phê
Ngoài cách ủ bã cà phê làm phân bón, bạn có thể đem phơi khô. Sau đó, cho bã cà phê vào túi nilong để bảo quản trong 3 tuần. Sau đó, có thể sử dụng phân bón khô để rắc lên bề mặt gốc cây.
Ngoài cách ủ bã cà phê làm phân bón, bạn có thể đem phơi khô để sử dụng.
Sử dụng bã cà phê để làm phân bón nước
Bạn cần chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh có nắp đậy. Sau đó, dùng 250g bã cà phê hòa chung với 02 lít nước để tạo thành một dung lịch lỏng. Ủ dung dịch đó trong 15 ngày. Bạn cũng nên rắc một ít nấm đối kháng trichoderma hoặc chế phẩm EM để thúc đẩy quá trình phân hủy.
Trộn bã cà phê vào đất
Nếu bạn không có thời gian để thực hiện những cách ủ bã cà phê như trên thì có thể chôn thẳng bã cà phê vào đất. Cách làm này cũng sẽ có tác dụng tương tự. Tuy nhiên sẽ khiến cho thời gian phân hủy chậm hơn, thời gian cây hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ lâu hơn.
Trên đây là một số bí quyết ủ bã cà phê để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời khiến cho đất trồng trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn. Hy vọng những mẹo trên đây sẽ hữu ích với bạn. Để tìm hiểu thêm và được tư vấn về cafe nhượng quyền là gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0964 999 405.
0 notes
Link
Trùn quế giống sinh khối Cần Thơ -------- Trùn quế giống sinh khối là một yếu tố rất quan trọng cần được chọn lựa kỹ trước khi tiến hành nuôi trùn quế. Liên hệ 09382 09381 anh Thuận.
1 note
·
View note
Text
Giới thiệu Đức Bình
Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, là nhà sáng lập website chephamvisinh.vn chuyên chia sẻ các kiến thức về sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học. Có hơn 20 năm nghiên cứu chuyên sâu về vi sinh vật phục vụ xử lý ô nhiễm môi trường, biến rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản … Nhiều loại chế phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất bởi chuyên gia như: Chế phẩm Emzeo, Nấm trichoderma Bacillus Đức Bình, Chế phẩm EMGRO, chế phẩm EM gốc, EM1 …
Kinh nghiệm chuyên môn
Tốt nghiệp Đại học Thủy Sản chuyên ngành Công Nghệ sinh học
Tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kỹ Thuật môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội
5 năm nghiên cứu và làm việc tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy Sản 3 – 33 Đặng Tất, Nhà Trang
Nhiều năm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phân bón vi sinh
Sáng lập và phát triển Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình từ năm 2018
Các sản phẩm mà Đức Bình đã nghiên cứu, sản xuất và phân phối
Chế phẩm Emzeo: phân giải và khử mùi hôi chất thải hữu cơ
Emzeo cá cảnh: chuyên xử lý nước hồ cá cảnh bị xanh, đục, rêu, vàng … giúp hồ cá luôn trong vắt, sạch sẽ
Emzeo chuồng trại: làm đệm lót sinh học, khử mùi hôi chuồng trại, làm tăng khí gas …
Emzeo chó mèo: khử mùi hôi vệ sinh cho chó mèo
Cát vệ sinh cho mèo: vón cục, kháng khuẩn, khử mùi hôi … giúp mèo đi vệ sinh sạch sẽ
Chế phẩm sinh học EM gốc – EM1: sử dụng để nhân sinh khối thứ cấp làm EM2, EM chuối, EM tỏi
Các loại dịch GE: GE chuối, GE nha đam, GE đậu nành, GE gừng, GE tỏi
Thuốc trừ sâu sinh học: làm từ gừng, tỏi, ớt …
Chế phẩm sinh học Đức Bình: Dịch chuối trứng, đậu nành, đạm cá humic, đậu tương trứng chuối humic …
Dịch trùn quế humic + rong biển
…..
Mục tiêu nghề nghiệp tương lai
Nghiên cứu ra nhiều loại chế phẩm vi sinh khác như: vi sinh xử lý nước thải công nghiệp, bệnh viện, nhà máy chế biến …
Hướng dẫn bà con cách tự làm chế phẩm sinh học: GE, IMO ( vi sinh vật bản địa), tự làm thuốc trừ sâu sinh học …
Nghiên cứu và ứng dụng nhiều loại phân bón vi sinh, phân vi lượng, phân trùn quế, viên nén mùn dừa, đất sạch sinh học … tốt cho các loại cây trồng
…..
LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 57 Ngõ 64 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0986125463
Website: https://chephamvisinh.vn/
Url Đức Bình: https://chephamvisinh.vn/ve-founder-duc-binh/
Facebook: https://www.facebook.com/profile.php?id=100081708543578
Twitter: https://twitter.com/ducbinh286
Pinterest: https://www.pinterest.com/ducbinh28685/
1 note
·
View note
Text
Cách Làm Đất Trồng Hoa Hồng Từ Nhà Vườn
Cách làm đất trồng hoa hồng từ nhà vườn do Alit cung cấp có thể giúp bạn có được một vườn hoa hồng xinh tươi và tràn đầy sức sống. Đất trồng hoa hồng hay còn gọi là chất trồng hay giá thể trồng hoa hồng được cho là rất quan trọng, vì một hỗn hợp đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng,... sẽ góp phần nên sự phát triển của cây.
Hoa hồng thích hợp trồng loại đất nào?
Đất mùn ALIT phù hợp để trồng hoa hồng Hoa hồng khá dễ trồng và có thể thể trưởng được ở nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, đất đồi, đất thịt, đất phù sa,... Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trồng cây từ nhà vườn thì hoa hồng thích hợp nhất với các loại đất giàu dinh dưỡng, độ phì nhiêu cao và tơi xốp dễ thoát nước. Do đó, khi làm đất trồng hoa hồng thì nên chọn đất mùn là thích hợp nhất. Ngoài ra, hoa hồng kỵ nhất là đất nhiễm phèn và nhiễm mặn. Khi trồng trên những loại đất này cây sẽ sinh trưởng chậm, chất lượng nụ và hoa thấp. Do đó, cần phải có biện pháp cải tạo đất trồng hoa hồng nếu đất trồng bị nhiễm phèn hay mặn. Thêm vào đó, trước khi tìm hiểu về cách làm đất trồng hoa hồng ta cần biết các tiêu chỉ cần thiết của đất trồng hoa hồng: Đất có độ pH lý tưởng cho hoa hồng là từ 6 - 6.5. Đất giàu dinh dưỡng và màu mỡ giúp cây phát triển nhanh. Hoa hồng ưa ẩm nên đất phải giữ ẩm tốt. Đồng thời, đất cũng cần tơi xốp, thoáng khí vì hoa hồng không chịu được ngập úng. Đất trồng hoa hồng cần là đất sạch, không có mầm bệnh hay sâu bọ gây hại. Nếu bạn đang muốn tìm một loại đất trồng hoa hồng phù hợp thì có thể tham khảo đất mùn ALIT - Đất nguyên sinh chưa qua trồng trọt, sạch và được phối trộn phân hoai mục nên rất giàu dinh dưỡng.
Cách làm đất trồng hoa hồng từ chuyên gia
Cách làm đất trồng hoa hồng Với cách làm đất trồng hoa hồng trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để phối trộn đất trồng hoa hồng. Nguyên liệu cần chuẩn bị để trộn đất trồng hoa hồng Nguyên liệu cần có để làm đất trồng hoa hồng là: Đất màu mỡ: nếu muốn nhanh bạn có thể sử dụng các loại đất hữu cơ mua tại cửa hàng bán đất trồng cây hoặc dùng đất tại vừa, nhưng cần đảm bảo đất phải phì nhiêu, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Vỏ trấu, trấu hun: vỏ trấu hun là thành phần cần thiết trong cách làm đất trồng hoa hồng để giúp tạo ra độ tơi xốp cho đất trồng. Trấu hun nên sử dụng loại hun khô ở nhiệt độ cao, chớ không sử dụng trấu tươi vì có thể chứa mầm bệnh gây hại cho cây. Xỉ than đã qua xử lý: xỉ than nên chọn loại than tổ ong mềm rồi đập nhỏ, ngâm nước để lọc bỏ tạp chất, sau đó để ráo. Xỉ than giúp tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho đất và giúp thoát nước tốt hơn. Xơ dừa: trồng hoa hồng bằng xơ dừa giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Xử lý vụn xơ dừa bằng cách phun nước hoặc ngâm dưới ao khoảng 20 ngày rồi vớt lên để giảm độ chát trong xơ dừa. Phân hữu cơ: nếu sử dụng đất dinh dưỡng mua sẵn thì bạn có thể bỏ qua thành phần này. Còn không thì bạn cần chuẩn bị phân chuồng hoai mục như phân bò hoặc phân trùn quế,... để cung cấp dưỡng chất cho hoa hồng. Phân vô cơ: có thể dụng thêm các loại phân vô cơ trong đất trồng hoa hồng như phân trung vi lượng hay super lân. Đá Pumice/ đá Perlite: có thể bổ sung thêm một lượng nhỏ đất để tăng đổ thoáng khí, thoát nước, giữ ẩm cho đất. Tuy nhiên, có thể bỏ qua thành phần này. Kỹ thuật phối trộn đất trồng hoa hồng
Kỹ thuật trộn đất trồng hoa hồng Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu thì ta có thể tiến hành cách trộn đất trồng hoa hồng như sau. Tỷ lệ trộn đất trồng hoa hồng theo cách làm đất trồng hoa hồng của các chuyên gia tại Alit.vn là: 2 phần đất 2 phần phân hữu cơ hoai mục 1 phần xỉ than 1 phần vỏ trấu hun 1 phần vụn xơ dừa Có thể thêm 1 phần tổng hợp Phân bò + đá pumice hoặc đá Perlite Công thức trộn đất trồng hoa hồng: Bước 1: Trải đất trồng đều ra nền Bước 2: Rải lên một lớp xỉ than, 1 lớp trấu hun, 1 lớp xơ dừa, 1 lớp phân trùn quế lần lượt lên mặt đất. Bước 3: Rải lớp HVP 301B theo tỉ lệ một hỗn hợp trên thì cho 2kg HVP 301B. Bước 4: Bổ sung thêm 1 lớp phân lân theo tỷ lệ 1 khối hỗn hợp đất trên : 5kg lân. Bước 5: Rải thêm nắm khối kháng Trichoderma theo tỉ lệ 2 gói 1kg cho 1 khối giá thể trên. Sau khi rải chống các lớp nguyên liệu như trong cách làm đất trồng hoa hồng trên thì tiến hành trộn đều cho đến khi dùng tay nắm lại thì giá thể hoa hồng vón cục, còn mở tay ra thì giá thể bung ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm: - Loại đất trồng hoa tốt là gì? Cách trộn đất trồng hoa tại nhà. - Đất trồng hoa hồng leo và cách trồng đơn giản.
Một số lưu ý trong cách làm đất trồng hoa hồng
Lưu ý trong cách làm đất trồng hoa hồng Khi làm đất trồng hoa hồng, cũng như trồng hoa hồng thì cần phải lưu ý một số điểm sau để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt: Phải có hệ thống thoát nước tốt hay sử dụng chậu có lỗ thoát nước ổn vì hoa hồng không chịu được ngập úng. Hoa hồng ưa sáng nên không trồng trong bóng râm hay dưới các tán cây to khác. Tưới nước ngày 2 lần cho cây vào lúc sáng và tối để duy trì độ ẩm giúp cây phát triển. Bổ sung thêm phân bón lót và bón thúc đầy đủ trong quá trình sinh trưởng của cây để cho chất lượng hoa tốt, màu sắc đẹp.
Mua đất trồng hoa hồng ở đâu?
Đất mùn ALIT hữu cơ Hiện nay, có rất nhiều nơi bán đất trồng hoa hồng. Tuy nhiên, người trồng cần tìm địa điểm uy tín để gửi gắm vì đất tốt thì cây mới tốt, hoa với tươi. Quý khách có thể tham khảo đất sạch Alit tại www.alit.vn - Đây là loại đất chuyên biệt, hoàn toàn phù hợp để trồng hoa hồng mà không cần phải bón thêm bất kỳ loại phân nào nữa, giúp cho việc trồng cây trở nên dễ dàng hơn. Trên đây là những chia sẻ của Alit về cách làm đất trồng hoa hồng tại nhà. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho Quý bạn đọc và giúp mọi người có được những chậu hồng rực rỡ, khoe sắc trang trí cho ngôi nhà. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin về trồng trọt khác tại kênh Bí quyết làm vườn của chúng tôi. Read the full article
0 notes
Text
Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Đơn Giản - Hiệu Quả
Chào bà con, Ruồi Lính Đen là một loài không hề mới mẻ trên thế giới. Người nông dân đã biết và nghiên cứu chúng từ rất lâu để tối ưu lợi nhuận và làm giàu từ nông nghiệp. Nhưng lại chưa có tài liệu việt rõ ràng và chi tiết về nó. Để giúp bà con có cái nhìn đúng đắn về Ruồi Lính Đen BSF Smart Farm xin tổng hợp lại cho bà con chi tiết những thắc mắc và kiến thức sau đây để tiện cho bà con tra cứu.
HƯỚNG DẪN NUÔI RUỒI LÍNH ĐEN
Ruồi Lính Đen Là Gì? Ruồi Lính đen có tên khoa học là “Hermetia illucens”, tên tiếng Anh là “Black Soldier fly”. Thuộc lớp côn trùng Hexapoda, có sẵn trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, và thường xuất hiện ở khu vực có vật chất hữu cơ đang phân hủy. Vòng đời của ruồi Lính đen trải qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, và ruồi trưởng thành. Ấu trùng của ruồi Lính đen có khả năng tiêu hóa thành phần hữu cơ trong chất thải sinh hoạt (Bùi Ngọc Cẩn, 2011), phân gia súc, gia cầm, phế phẩm trong chế biến thủy sản và nông sản… tạo ra chất mùn (G. L. Newton và cộng sự, 2005; Paul Olivier và cộng sự, 2011). Ngoài ra, ấu trùng ruồi sống có hàm lượng protein và chất béo thô lần lượt là 15% và 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá (Triệu Minh Đức, 2013; Nguyễn Phú Hòa và Nguyễn Văn Dũng, 2016). Ruồi Lính đen sống trong tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Với những đặc điểm trên, hiện nay, việc ứng dụng Ruồi Lính đen trong nông nghiệp và xử lý chất thải sinh hoạt ngày càng được quan tâm trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về môi trường nhân nuôi và khả năng ứng dụng ruồi Lính đen ở Việt Nam chưa nhiều. Trong thực tế, đã có một số cơ sở tiến hành nhân nuôi và sử dụng loài ruồi này, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh và thành phố phía Nam. Bạn có thể tìm được nhiều trại ruồi Lính đen như ở Gia Lai, An Giang, Củ Chi, Hải Dương, Hà Nội, Tiền Giang…. và đang nhân bản mô hình trên toàn quốc. Công Dụng Của Ruồi Lính Đen
Đây là công dụng của ấu trùng ruồi lính đen khi bà con nuôi thương phẩm. Giảm Chi Phí Thức Ăn Trong Chăn Nuôi. Không phụ thuộc vào cám công nghiệp tăng lợi nhuận trong chăn nuôi. Làm giàu từ nông nghiệp bằng phế phẩm hữu cơ. Phân hủy rác thải thần tốc và hiệu quả hơn trùn quế. Giúp vật nuôi thịt săn chắc và lông óng mượt. Tăng sức đề kháng của vật nuôi đặc biệt là gia cầm, và thủy sản …. Kích thích ăn uống và độ phàm ăn của vật nuôi. Xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Thức Ăn Của Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Rau củ hỏng, thân cây mềm,.. Rác thải hữu cơ như bã đậu, cơm, rau thừa…. Xác động vật chết. Hoa quả bị hỏng. Những phụ phẩm nông nghiệp đã được nghiền nhỏ ủ men. Phân gà, phân lợn, phân trâu bò được ủ và xử lý mùi hôi. - Bún Thừa - Bã đậu, bã bia, bã rượu, hèm rượu.... - Phế phẩm lò mổ, xác cá.... Những phế phẩm này rất rẻ và đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Lưu ý khi mới xuống máng nuôi cần nghiền hoặc băm nhỏ thức ăn để sâu dễ ăn và lớn nhanh. Khi sâu đã to thì sức ăn rất khỏe không cần băm quá kỹ nữa. Đặc biệt là rau củ lúc đầu sẽ ăn rất chậm do chúng phải phân hủy xenlulo nên lúc đầu ăn khá lâu. Khi lớn ăn khỏe hơn sẽ ăn nhanh hơn..... Đọc thêm: Thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen hiệu quả. Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Nuôi Có Dễ Không?
Nuôi ấu trùng ruồi lính đen rất dễ và BSF Smart Farm khuyến khích bà con nuôi ấu trùng ruồi lính đen thương phẩm sẽ đơn giản và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Chính vì nuôi ấu trùng ruồi lính đen rất đơn giản nên hầu như ai cũng có thể áp dụng để nuôi hiệu quả nhất và phù hợp với trang trại nuôi của mình. Full Quy Trình Nuôi Ruồi Lính Đen Chuẩn Nhất. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Diện Tích Nhỏ:
Với diện tích nhỏ trong trang trại nhiều bà con hỏi xem có nuôi được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Với mô hình nuôi với diện tích nhỏ bà con có thể nuôi bằng máng nhựa công nghiệp. BSF Smart Farm hướng dẫn bà con nuôi trong máng nhựa công nghiệp kích thước 40x60x20 Bước 1: Đặt Trứng: Khi bạn đặt trứng tại BSF chúng tôi sẽ đóng gói theo quy trình kỹ thuật độc quyền để đảm bảo trứng nở tốt nhất. Khi trứng về đến tay bạn có thể sẽ nở ngay hoặc để trong chỗ thoáng mát 1 đến 2 ngày trứng sẽ bắt đầu nở. Mua trứng ruồi lính đen trực tiếp tại đây. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MỞ NẮP HỘP NHỰA KHI NHẬN TRỨNG. Khi thấy có ấu trùng li ti bò khắp thành hộp thì bắt đầu đem ủ trứng. Chúng tôi chỉ nhận đơn tối thiểu 25g. Đơn hàng trên 1.000.000 cần chuyển khoản trước không áp dụng ship COD( giao hàng nhận tiền). Bước 2: Ủ Trứng và Ủ Thức Ăn Ủ Trứng Ủ trứng đã nở trong hộp với công thức sau với mỗi hộp 25g: Trộn hỗn hợp gồm 2kg cám gà con + 2kg nước. Trộn đều hỗn hợp đảm bảo độ ẩm tầm 60% ( nắm thành cục nước không thoát qua kẽ tay) nhưng không được rời và quá khô. Sẽ có video hướng dẫn cụ thể phía dưới cho các bạn nhé. Rải đều hỗn hợp lên trên khay nhựa. Rải đều ấu trùng bên trong lọ lên trên mặt hỗn hợp vừa rải trên khay nhựa. Nhớ không vứt miếng bông đi mà để luôn lên mặt hỗn hợp. Trong bông còn rất nhiều ấu trùng bên trong. Che khay nhựa bằng lưới chống côn trùng mắt nhỏ để tránh côn trùng và ruồi nhà đẻ ấu trùng vào hỗn hợp. Để vào nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Đảo hỗn hợp 2 ngày một lần. Phun ẩm nếu thấy quá khô. Ủ Thức Ăn Sử Dụng Men Ủ Thức ăn Của BSF Để Ủ thức ăn đầu vào cho Ấu Trùng Ruồi Lính Đen. Có Thể xem hướng dẫn ủ thức ăn tại đây: Bước 3: Kiểm tra kích thước của ấu trùng. Khi được từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ thấy ấu trùng lớn và ăn tơi hỗn hợp. Khi đó độ dài của ấu trùng từ 1 đến 3mm. Hỗn hợp sẽ chuyển màu và ấm ấm. Khi đó đảo đều hỗn hợp thấy tơi và khô là có thể mang ra máng lớn để nuôi. Bước 4: Nuôi Lớn Ấu Trùng Đây là bước nhiều bà con bỡ ngỡ nhất. Với 25g ấu trùng ủ theo công thức trên. BSF đang hướng dẫn bà con nuôi bằng khay nhựa công nghiệp để tiết kiệm diện tích. Với 25g cần 10 khay nhựa 40x60x20 ( rộng x dài x cao). Chia phần ấu trùng đã nở và chuẩn bị ra máng thành 10 phần.( đảo đều và chia để đảm bảo lượng ấu trùng đều). Cho thức ăn đã băm nhỏ và ủ men rải đều vào các khay nuôi. Độ dày khoảng 3cm. Tại sao phải băm nhỏ vì ấu trùng mới nở còn yếu chưa ăn nhanh được nên cần làm nhỏ thức ăn để ăn nhanh và lớn nhanh hơn. Với trường hợp nuôi bã đậu đã ủ men vi sinh thì trộn đều rồi rải trực tiếp vì nó đã nhỏ sẵn rồi. Rải đều phần ấu trùng đã chia lên trên mặt hỗn hợp thức ăn. Khi đã rải đều 10 khay nuôi bạn có thể xếp chồng các khay lên nhau và để cho ấu trùng ăn thức ăn. Tùy từng loại khay sẽ có thể xếp chồng lên nhau. Với khay 40x60x20 chuẩn bạn có thể xếp 5 khay một hàng vậy diện tích để nuôi ấu trùng chỉ cần diện tích khoảng 3m2 là có thể nuôi thoải mái. Với 25g nuôi đúng chuẩn của chúng tôi bạn sẽ thu được 40 đến 50kg ấu trùng thương phẩm sau 17 ngày cho ra máng lớn. Đảo hỗn hợp thức ăn 1 ngày 1 lần. Dùng bay để đảo dễ hơn hoặc có thể đảo bằng tay đeo bao tay cẩn thận. Tuyệt đối không để thành khay ẩm ướt ấu trùng sẽ bò ra ngoài. Bước 5: Nhận biết thức ăn đã hết hay chưa: Đây là khâu rất quan trọng giúp cho bạn nuôi ấu trùng thành công. Dấu hiệu hỗn hợp thức ăn bị ấu trùng ăn hết: Hỗn hợp chuyển màu nâu hoặc đen. Ấu trùng tụ vào góc khay và muốn bò ra ngoài không chịu ăn ( còn gì đâu mà ăn đúng không bà con ) Sâu lớn chậm và lâu to. Có mùi hắc khó chịu và ra nước quá nhiều. Cách xử lý Cho thêm thức ăn đã ủ men vào rải đều lên trên mặt cho ấu trùng ăn. Những ấu trùng bò ra góc thì lấy bã đậu hoặc cám trộn ẩm rải lên ấu trùng sẽ bò trở lại. Lọc Phân Ấu Trùng : Dồn hỗn hợp thành đống như kim tự đáp ở giữa khay. Ấu trùng sẽ rúc xuống dưới và để lại phần trên là phân đã ăn hết dinh dưỡng. Lọc phân này ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân của BSF sẽ thu được phân bón hữu cơ vi sinh bón cây cực tốt. Sau khi đã lọc phân đổ thức ăn cho ấu trùng ăn bình thường. Khuyến khích lọc phân 5 ngày 1 lần. Bước 6 : Thu Ấu Trùng: Ấu trùng khi nuôi đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và chất lượng. Do xử lý men vi sinh để ủ thức ăn cho sâu canxi nên việc cho vật nuôi ăn rất đảm bảo. Nhiều trường hợp không ủ men thức ăn đầu vào cho sâu canxi dẫn đến tình trạng vật nuôi nhiễm bệnh và yếu. Đó không phải do ấu trùng mà do quy trình nuôi chưa đúng và nguồn thức ăn chứa mầm bệnh và virus khiến vật nuôi mang bệnh. Bước 7 : Cho Vật Nuôi Ăn: Đến bước này coi như bà con đã thành công trong quá trình nuôi sâu canxi hay ấu trùng ruồi lính đen. Nhưng BSF muốn bà con thành công trong cả chăn nuôi nữa. Giàu cùng BSF mà. Chú ý khẩu phần ăn của từng loài vật nuôi Sử dụng men tỏi cho toàn bộ vật nuôi để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và tăng sức đề kháng tối ưu cho vật nuôi. Có thể xem thêm về men ủ tỏi tại đây. Gà, vit, cút, trĩ,... gia cầm ăn 20% đến 30% khẩu phần ăn. Cá, thủy sản nên ăn từ 50% đến 70% khẩu phần ăn, Kết hợp men tỏi có thể cho ăn tới 85% khẩu phần. Lợn và gia súc bổ sung khẩu phần ăn 30%. Có thể nghiền thành cám viên cho lợn ăn mang lại hiệu quả cao. Các loài vật khác nên liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để tư vấn kỹ hơn đảm bảo thành công trong chăn nuôi. Bước 8: Xử Lý Phân Và Gối Vụ Nuôi Với phân sâu canxi chúng ta đem ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân để tạo ra phân vi sinh siêu dinh dưỡng cho rau, hoa, cây trồng nông nghiệp. Với gối vụ sâu bạn nên nuôi luân phiên 3 đến 5 ngày một lứa nuôi để đảm bảo luôn có ấu trùng cho vật nuôi ăn. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Diện Tích Lớn:
Áp dụng cho hộ nuôi có máng xi măng và ô nuôi lớn để xử lý lượng lớn thức ăn. Áp dụng cho mô hình nuôi trên 50g trứng và khối lượng nhu cầu thức ăn lớn. Bước 1: Đặt Trứng: Khi bạn đặt trứng tại BSF chúng tôi sẽ đóng gói theo quy trình kỹ thuật độc quyền để đảm bảo trứng nở tốt nhất. Khi trứng về đến tay bạn có thể sẽ nở ngay hoặc để trong chỗ thoáng mát 1 đến 2 ngày trứng sẽ bắt đầu nở. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MỞ NẮP HỘP NHỰA KHI NHẬN TRỨNG. Khi thấy có ấu trùng li ti bò khắp thành hộp thì bắt đầu đem ủ trứng. Chúng tôi chỉ nhận đơn tối thiểu 25g. Đơn hàng trên 1.000.000 cần chuyển khoản trước không áp dụng ship COD( giao hàng nhận tiền). Bước 2: Ủ Trứng và Ủ Thức Ăn Ủ Trứng Ủ trứng đã nở trong hộp với công thức sau với 2 hộp 50g: Trộn hỗn hợp gồm 4kg cám gà con + 4kg nước. Trộn đều hỗn hợp đảm bảo độ ẩm tầm 60% ( nắm thành cục nước không thoát qua kẽ tay) nhưng không được rời và quá khô. Sẽ có video hướng dẫn cụ thể phía dưới cho các bạn nhé. Rải đều hỗn hợp lên trên khay nhựa. Rải đều ấu trùng bên trong lọ lên trên mặt hỗn hợp vừa rải trên khay ủ hoặc thau ủ. Nhớ không vứt miếng bông đi mà để luôn lên mặt hỗn hợp. Trong bông còn rất nhiều ấu trùng bên trong. Che khay nhựa bằng lưới chống côn trùng mắt nhỏ để tránh côn trùng và ruồi nhà đẻ ấu trùng vào hỗn hợp. Để vào nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Đảo hỗn hợp 2 ngày một lần. Phun ẩm nếu thấy quá khô. Ủ Thức Ăn Sử Dụng Men Ủ Thức ăn Của BSF Để Ủ thức ăn đầu vào cho Ấu Trùng Ruồi Lính Đen. Có Thể xem hướng dẫn ủ thức ăn tại đây: Hướng Dẫn Ủ Thức Ăn Cho ấu trùng Ruồi Lính Đen Bước 3: Kiểm tra kích thước của ấu trùng. Khi được từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ thấy ấu trùng lớn và ăn tơi hỗn hợp. Khi đó độ dài của ấu trùng từ 1 đến 3mm. Hỗn hợp sẽ chuyển màu và ấm ấm. Khi đó đảo đều hỗn hợp thấy tơi và khô là có thể mang ra máng lớn để nuôi. Bước 4: Nuôi Lớn Ấu Trùng Đây là bước nhiều bà con bỡ ngỡ nhất. Với 50g ấu trùng ủ theo công thức trên. BSF đang hướng dẫn bà con nuôi bằng khay lớn để xử lý lượng lớn rác thải và phế phẩm. Với 50g cần 3 máng mỗi máng rộng 2m dài 4m. Chia phần ấu trùng đã nở và chuẩn bị ra máng thành 10 phần.( đảo đều và chia để đảm bảo lượng ấu trùng đều). Cho thức ăn đã băm nhỏ và ủ men rải đều vào các khay nuôi. Độ dày khoảng 3cm. Tại sao phải băm nhỏ vì ấu trùng mới nở còn yếu chưa ăn nhanh được nên cần làm nhỏ thức ăn để ăn nhanh và lớn nhanh hơn. Với trường hợp nuôi bã đậu đã ủ men vi sinh thì trộn đều rồi rải trực tiếp vì nó đã nhỏ sẵn rồi. Rải đều phần ấu trùng đã chia lên trên mặt hỗn hợp thức ăn. Khi đã rải đều 3 khay nuôi để cho ấu trùng ăn thức ăn. Vậy diện tích để nuôi ấu trùng chỉ cần diện tích khoảng 8m2 là có thể nuôi thoải mái. Với 50g nuôi đúng chuẩn của chúng tôi bạn sẽ thu được 70 đến 90kg ấu trùng thương phẩm sau 17 ngày cho ra máng lớn. Đảo hỗn hợp thức ăn 1 ngày 1 lần. Dùng bay để đảo dễ hơn hoặc có thể đảo bằng tay đeo bao tay cẩn thận. Bước 5: Nhận biết thức ăn đã hết hay chưa: Đây là khâu rất quan trọng giúp cho bạn nuôi ấu trùng thành công. Dấu hiệu hỗn hợp thức ăn bị ấu trùng ăn hết: Hỗn hợp chuyển màu nâu hoặc đen. Ấu trùng tụ vào góc khay và muốn bò ra ngoài không chịu ăn ( còn gì đâu mà ăn đúng không bà con ) Sâu lớn chậm và lâu to. Có mùi hắc khó chịu và ra nước quá nhiều. Cách xử lý Cho thêm thức ăn đã ủ men vào rải đều lên trên mặt cho ấu trùng ăn. Những ấu trùng bò ra góc thì lấy bã đậu hoặc cám trộn ẩm rải lên ấu trùng sẽ bò trở lại. Lọc Phân Ấu Trùng : Dồn hỗn hợp thành đống như kim tự đáp ở giữa khay. Ấu trùng sẽ rúc xuống dưới và để lại phần trên là phân đã ăn hết dinh dưỡng. Lọc phân này ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân của BSF sẽ thu được phân bón hữu cơ vi sinh bón cây cực tốt. Sau khi đã lọc phân đổ thức ăn cho ấu trùng ăn bình thường. Khuyến khích lọc phân 5 ngày 1 lần. Bước 6 : Thu Ấu Trùng: Ấu trùng khi nuôi đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và chất lượng. Do xử lý men vi sinh để ủ thức ăn cho sâu canxi nên việc cho vật nuôi ăn rất đảm bảo. Nhiều trường hợp không ủ men thức ăn đầu vào cho sâu canxi dẫn đến tình trạng vật nuôi nhiễm bệnh và yếu. Đó không phải do ấu trùng mà do quy trình nuôi chưa đúng và nguồn thức ăn chứa mầm bệnh và virus khiến vật nuôi mang bệnh.
Bước 7 : Cho Vật Nuôi Ăn: Đến bước này coi như bà con đã thành công trong quá trình nuôi sâu canxi hay ấu trùng ruồi lính đen. Nhưng BSF muốn bà con thành công trong cả chăn nuôi nữa. Giàu cùng BSF mà. Chú ý khẩu phần ăn của từng loài vật nuôi Sử dụng men tỏi cho toàn bộ vật nuôi để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và tăng sức đề kháng tối ưu cho vật nuôi. Có thể xem thêm về men ủ tỏi tại đây. Gà, vit, cút, trĩ,... gia cầm ăn 20% đến 30% khẩu phần ăn. Cá, thủy sản nên ăn từ 50% đến 70% khẩu phần ăn, Kết hợp men tỏi có thể cho ăn tới 85% khẩu phần. Lợn và gia súc bổ sung khẩu phần ăn 30%. Có thể nghiền thành cám viên cho lợn ăn mang lại hiệu quả cao. Các loài vật khác nên liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để tư vấn kỹ hơn đảm bảo thành công trong chăn nuôi. Bước 8: Xử Lý Phân Và Gối Vụ Nuôi Với phân sâu canxi chúng ta đem ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân để tạo ra phân vi sinh siêu dinh dưỡng cho rau, hoa, cây trồng nông nghiệp. Với gối vụ sâu bạn nên nuôi luân phiên 3 đến 5 ngày một lứa nuôi để đảm bảo luôn có ấu trùng cho vật nuôi ăn. Có thể đọc thêm bài viết: Nuôi ruồi lính đen không sợ hôi. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Bằng Thau Nhựa:
Kỹ thuật này đã được áp dụng với điều kiện chăn nuôi hộ gia đinh muốn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và nuôi thử nghiệm. Các bước cơ bản bạn có thể xem giống như hướng dẫn nuôi quy mô nhỏ bằng khay nhựa chỉ khác dụng cụ được thay bằng thau nhựa đường kính 90cm sâu 20cm. Bạn có thể mua rất rẻ ngoài chợ khi hạ giá chỉ khoảng 40k một thau thôi. Các bước nuôi tương tự và không phức tạp. Ưu điểm Tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm diện tích. Dễ dàng thực hành. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Bằng Nước:
Thực chất không có nước nào mà ấu trùng có thể sống cả. Nước ở đây chỉ mang tính chất giật tít để gây chú ý. Để hiểu rõ hơn bạn cần tìm hiểu một chút đặc điểm của ấu trùng Ruồi Lính Đen. Đặc điểm của sâu canxi: Sâu phân hủy rác thải bằng cách tiết enzyme để phân hủy thức ăn thừa, rác hữu cơ thậm chí phân hủy cả xenlulo để thành dinh dưỡng hấp thụ và lớn lên. Và chúng còn có thể ăn cả các vi sinh vật để có thể nạp năng lượng và dinh dưỡng để lớn lên. Chúng có thể phát triển ở môi trường thiếu sáng và thiếu không khí mà không vấn đề gì. Tốc độ ăn và phân giải tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 6 đến 14 ngày khi này chúng ăn rất khỏe và mạnh để tích năng lượng chuẩn bị đóng kén. Nuôi Sâu Canxi hay Ấu trùng ruồi lính đen bằng nước là gì? Thực chất Nước ở đây là hỗn hợp của men vi sinh EM cấp 2 hay cấp 1 + mật rỉ đường + dịch thủy phân ấu trùng. Read the full article
0 notes
Text
Cây Xương Rồng Bát Tiên
Cây Xương Rồng Bát Tiên
Cây xương rồng bát tiên là loại cây xương rồng có hoa đẹp, nó khá đa dạng về màu sắc hoa, không chỉ thế kiểu dáng còn rất đẹp và lạ mắt nữa, chính vì thế, hiện nay cây đang được nhiều người ưa chuộng. Chi Thủy tiên Narcissus, họ Amaryllidaceae, là tên gọi để chỉ một nhóm cây dạng thân hành cứng, chủ yếu ra hoa về mùa xuân, trong tiếng Việt có tên gọi chung là thủy tiên. Thực hành đất kỹ, gieo vãi hoặc theo hàng, hàng tổng hợp nhau trong khoảng 20cm và tưới giữ ẩm. khi rau đay cao 10- 15cm cần được nhổ tỉa cho thưa bớt. Cây mới trồng, dù là cây non hay cây trưởng thành không ít thì nhiều cũng bị mất sức, nếu không biết cách chăm sóc cũng dễ chết. Phân bón Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây). Nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa. Công thức đất trồng Xương Rồng D: Phù hợp cho các giống Epiphyllum và Schumbergera. Chẳng hạn, để thể hiện đê tài Bát Tiên quá hải người thợ Bát Tràng dùng men nâu và men lam tô lên các hình trang trí nồi sau đó phủ men trắng rạn. Việc tháp cành này nên thực hiện ngay khi vết cắt ở gốc ghép và cành ghép còn ướt nhựa mới tốt. Đất trồng: Trộn đều đất mùn sở hữu phân trùn quế, bỏ vào chậu, hỗn hợp đất vừa đủ không cần phổ quát quá.
Trong giai đoạn cây ra hoa, bạn phải đảm bảo cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây. Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Cường đã thiết kế, tái hiện lại cảnh sa mạc hoang vu với các loài xương rồng quý hiếm, có giá trị phong thủy như kim hổ, đại kỳ lân, sao biển, hoàng kim, diệp long, móc câu đổi màu, bát tiên, móng rồng… có giá trị nghệ thuật cao. Hoa chỉ nở duy nhất một đêm vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Cánh hoa mỏng như lụa, bề mặt như phủ sáp nhưng lại rất mềm mại trong sắc trắng với nhị vàng đẹp lộng lẫy, cuống hoa được phủ lên một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Cây cảnh được tạo dáng theo sự sáng tạo của nghệ nhân mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của hoa lá. Đất trồng: Tro trấu đen: 6 phần , đất thịt pha cát: 1 phần, phân chuồng hoai nhuyễn:1 phần (hoặc phân hữu cơ có vi sinh như phân Dynamic, sông gianh…), 1/2 kg phân lân nung chảy hoặc Super lân trộn vào khối lượng 1m3 đất hổn hợp trên. Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển từ 18 - 300C. Dù hoa rất đẹp nhưng cây mua không được chuộng làm cây cảnh vì cành rất giòn và khó đâm tược. Kỹ thuật tưới nước: Cây Đỗ quyên có bộ rễ rất mạnh nên nó rất sợ hạn và không chịu được ngập úng lâu.
Không những thế, cũng có thể lấy 10 - 20g hạt rau đay, nhan sắc lên lấy nước uống nóng cho người say nắng uống để toát mồ hôi, thoát bớt khí hot trong người. Xương rồng vốn là cây mọc hoang dã ở vùng sa mạc khô cằn dễ trồng và dễ chăm sóc. Chính nhờ vào việc tháp dễ dàng, nếu khéo tay và có óc sáng tạo ta sẽ tháp được nhiều giống xương rồng với nhau tạo thành một cây mới, mới từ thân cây đến màu hoa nhiều màu khác lạ. Chính nhờ vào việc tháp ghép dễ dàng này mà mọi người có thể tạo được kiểng xương rồng Bonsai, xương rồng hình thú, hoặc nhiều dáng vẽ khác đúng ý mong muốn của mình. Cách nay vài năm Công viên Văn Hóa Đầm Sen (TPHCM) bắt đầu xây dựng nhà trưng bày xương rồng kiểng” năm đó họ xuống mua gần hết vườn xương rồng của mình (số xương rồng này chiếm phân nữa diện tích của nhà trưng bày). Bấy nhiêu đó cũng làm cho bao nhiêu người suy nghĩ để tìm cách nuôi trồng xương rồng ở nhà được xanh tươi như thiên nhiên. Ông thong thả đi quanh vườn, thăm từng chậu xương rồng rồi tỉ mỉ bón phân, tưới nước trong sắc màu xanh, đỏ, vàng, cam... của những bông xương rồng đang khoe sắc.
Hoa lan càng cua nở đúng dịp giáng sinh mang đến may mắn cho người trồng với ý nghĩa thay đổi số phận, vận may sẽ đến nhanh chóng ngay trên đầu. Trồng xong, ta có thể tưới nước ngay để vây có sức sống, nhung không nên tưới nhiều. Duy chỉ có loại xương rồng Rhipsalis baccifera (nhìn sơ tựa như 1 chậu hoa dại treo trước hiên nhà). Men lam có sắc tươi dùng tô vẽ trang trí nồi trên đỉnh có thể là một trong số những tiêu bản gốm hoa lam đẹp nhất của gốm Bát Tràng ở cuối thế kỉ 19. Cắt ngang thân chính giữa chừa phần gốc còn lại khoảng 5-6 cm để làm gốc ghép, nếu cắt cao qua khi ghép lên sẽ cao lêu nghêu rất xấu, còn cắt thấp quá thì khó thao tác, phần ngọn vừa cắt có thể giâm trồng trở lại chờ cây sống mạnh, sẽ tiếp tục làm gốc ghép nữa. Vì giống cây quá quý, nếu lỡ cây có bị hư thì rất tiếc nên mới nghĩ ra ý tưởng chụp hình cây lại và đưa cho mỗi người một tấm để coi. Nếu trên gốc ghép ra nhánh phụ thì cần kịp thời cắt bỏ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây ghép con.
Xương rồng bát tiên thuộc loại xương rồng có gai, cây có thân đa dạng về màu sắc nhưu màu xanh, nâu đỏ hay mà nâu tím…Thân có gai và có mủ nhựa, hình dáng gai cũng đa dạng như kiểu gai đơn, gai kép. Cây đậu rồng có thể phát triển mạnh mẽ từ tháng 2 trở ra (vụ Xuân) và từ tháng 8 trở đi (vụ Thu), do vậy, bạn có thể lựa chọn hai thời điểm này để gieo trồng đậu rồng tại vườn nhà. Do đó, bạn có thể trồng thẳng chậu cây giống sau khi nảy mầm xuống đất hoặc vào chậu cảnh. Cây xương rồng ra hoa xương rồng là điều đương nhiên, tuy nhiên có người lại tạo được cây xương rồng ra hoa bát tiên mới lạ. Khoảng cách: hàng cách thức hàng 20-25cm và cây bí quyết cây 20 cm. Mật độ 16-17 vạn cây/ha. Sân hướng Nam: Đối với hướng sân này, tốt nhất nên trồng một số loại như tùng, mai, thủy sam, táo, bát tiên và hoa đào đều là đại cát đại lợi. Bón thúc phân đều đặn cách 15 ngày 1 lần với lượng phân NPK 21-7-14 và một trong các loại phân bón lá Agrostim, GA3 hoặcWEHG để tăng cường năng suất và chất lượng măng tây. Vì rằng chơi kiểng xương rồng, do giá cả phải chăng mà cũng do tự mình lai tạo ra nên ít ai chịu trồng với số lượng ít. Mặt khác, do kiểng xương rồng vốn nhỏ cây, không có cành lá rườm rà nên không choán nhiều mặt bằng, trồng cây cách cây với khoảng cách 15 phân là quá đủ, cho nên trồng trên líp rất có lợi so với trồng trong chậu. Cái khó là tìm giống cây mới vì ở Việt Nam hầu như không có. Chỉ cần biết ở nước nào có giống cây mới là ông tìm cách mua bằng được. Nước tưới là điều kiện rất quan trọng trong việc chăm sóc sen đá, thừa nước hoặc bị úng lâu ngày cây rễ bị thối, thiếu nước cây có biểu hiện lá nhăn, màu sắc nhạt không đẹp.
2 notes
·
View notes
Link
0 notes
Link
Chia sẽ kỹ thuật lựa chọn giun quế giống sinh khối và kỹ thuật thả giống trùn quế sao cho hiệu quả nhất. Liên hệ 09382 09381 gặp anh Thuận
0 notes
Text
Cách khử mùi hôi rác thải bằng chế phẩm Emzeo triệt để nhất
Mùi tanh hôi bốc lên từ rác thải sinh hoạt khiến bạn khó chịu, không khí và môi trường đều “ám mùi rác thải” cực kỳ ô nhiễm. Sự khó chịu của bạn sẽ biến mất hoàn toàn khi bạn sử dụng chế phẩm sinh học Emzeo. Nếu bạn chưa thực sự tin điều này, cùng chúng tôi khám phá cách khử mùi hôi rác thải bằng chế phẩm Emzeo. Cũng như những công dụng tuyệt vời của chế phẩm khử mùi rác thải Emzeo. Và cách khử mùi rác thải hữu cơ triệt để bằng Emzeo ngay nhé!
CHẾ PHẨM SINH HỌC EMZEO LÀ GÌ?
Chế phẩm Emzeo là chế phẩm EM (Effective Microorganisms) dạng bột thuộc dòng chế phẩm sinh học EM gốc, chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi, đa dụng như:
Nhóm vi sinh vật phân giải protein
Nhóm vi sinh vật phân giải tinh bột
Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose, hemicellulose, lichen in
Nhóm vi sinh vật phân giải lipit
Nhóm vi sinh vật sinh ra các kích thích tố sinh học, kích thích sinh trưởng thực vật
Nhóm các vi sinh vật bảo vệ cây trồng, chuyển hóa lân khó tiêu thành dễ tiêu
Chính vì vậy, chế phẩm Emzeo hiện được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống, chủ yếu với 2 chức năng chính là: phân hủy và khử mùi hôi rác thải bằng công nghệ sinh học.
Các nhóm vi sinh vật có trong chế phẩm Emzeo giúp khử mùi hôi rác thải và phân hủy chất thải nhanh
Ngoài ra, chế phẩm sinh học Emzeo còn có rất nhiều công dụng khác như:
Ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mùi hôi thối trong rác, gây hại đến sức khỏe của con người.
Tiêu diệt trứng giun và mầm bệnh nguy hiểm trong chất thải hữu cơ.
Chống ô nhiễm môi trường.
Phân giải nhanh các chất thải hữu cơ để làm phân ủ hữu cơ vi sinh.
Khử mùi hôi chuồng trại.
Làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi.
Làm sạch nước thải, xử lý ao nuôi thủy hải sản, xử lý khí độc, xử lý đáy, tạo oxy, giảm phèn,…
Khử mùi hôi phân cá, phân đậu tương, phân trùn quế,…
Dùng Emoze có thể tạo ra các chế phẩm thứ cấp như: EM2, EM5, EML rượu, EM tỏi, EM trầu, EM chuối, EM trứng,…
Khử mùi và phân hủy rác thải sinh hoạt nhà bếp để trồng rau
Do đó, chế phẩm Emzeo còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau: chế phẩm sinh học Emzeo, chế phẩm EM dạng bột, chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ, chế phẩm sinh học khử mùi, chế phẩm vi sinh, chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu, chế phẩm khử mùi rác thải hữu cơ…Vậy chế phẩm Emzeo có thể khử mùi hôi cho những loại rác thải nào?
CHẾ PHẨM VI SINH EMZEO KHỬ MÙI HÔI NHỮNG LOẠI RÁC THẢI NÀO?
Chế phẩm sinh học khử mùi Emzeo có khả năng khử mùi hôi và phân hủy tất cả các loại chất thải hữu cơ, bao gồm: phân chuồng, phân gà, phân vịt, phân lợn, phân cá, phân trâu bò, phân dê, lá cây, vỏ cà phê, vỏ trấu, vỏ trái cây, rác thải sinh hoạt nhà bếp, phân đậu tương, rơm rạ,…
Chất thải hữu cơ được khử mùi và phân hủy thành phân hữu cơ
Trong chế phẩm Emzeo có chứa một lượng lớn các loại vi sinh vật đặc chủng như Actinomyces, Lactobacillus, Bacillus, Nấm men,…giúp khử mùi hôi của chất thải ngay lập tức. Đồng thời cơ chế sinh học của chế phẩm Emzeo còn nhanh chóng ức chế quá trình hình thành vi khuẩn gây mùi hôi thối của rác thải.
Đặc biệt chế phẩm Emzeo còn thúc đẩy quá trình phân hủy tạo ra phân bón hữu cơ, dùng rất tốt cho cây trồng. Phân bón hữu cơ ủ từ chất thải hữu cơ còn giúp ức chế hình hạn chế nấm mốc gây hại cây trồng nhờ chứa các nhóm phân giải: protein, xenlulo, lignin, phân giải tinh bột, phân giải lipit, lân khó tiêu,…
Tuy rằng chế phẩm vi sinh Emzeo có rất nhiều công dụng. Nhất là trong việc khử mùi hôi rác thải và phân hủy rác thải thành phân hữu cơ có lợi cho cây trồng. Nhưng nếu bạn không sử dụng sản phẩm đúng cách cũng không mang lại hiệu quả khử mùi, khử khuẩn tuyệt đối. Vậy sử dụng đúng cách chế phẩm sinh học Emzeo là như thế nào?
Chế phẩm Emzeo có khả năng khử mùi hôi và phân hủy các loại chất thải hữu cơ
CÁCH DÙNG EMZEO KHỬ MÙI HÔI RÁC THẢI TRIỆT ĐỂ NHẤT
Với tất cả những chất thải hữu cơ cần xử lý mùi hôi bạn hãy dồn gọn vào thành đồng lớn. 1 gói 200gram bột Emzeo xử lý được mùi hôi của 1 – 2 khối rác thải. Công đoạn xử lý mùi hôi rác thải đúng cách bằng chế phẩm vi sinh Emzeo như sau:
Khử mùi rác thải hữu cơ trong nhà bếp
Bạn không cần pha thêm với nước mà đổ trực tiếp bột Emzeo vào thùng đựng rác sau đó đậy nắp thùng lại, chỉ sau 2 – 3h, mùi hôi thối từ rác thải sẽ biến mất. Tùy vào lượng rác thải sinh hoạt nhiều hay ít. Chỉ cần vài g bột Emzeo là có thể khử sạch mùi hôi, bạn bước vào bếp sẽ không còn bị mùi rác thải làm phiền.
Khử mùi hôi rác thải, xử lý mùi hôi của phân cá, phân đậu tương,…
Khi bạn ủ rác, cá hoặc đậu tương để làm phân bón cho cây, nếu không được được xử lý mùi hôi sẽ khiến không khí bị ô nhiễm. Nhất là với số lượng quá nhiều càng khiến không khí nặng mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày của từng gia đình thì không nhiều nhưng của cả chung cư thì không phải ít. Lượng rác thải có thể lên đến rất nhiều khối rác nên nếu không xử lý mùi hôi cũng sẽ khiến không khí mất đi sự trong lành, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, bạn cần xử lý mùi hôi của rác thải số lượng lớn, mùi tanh hôi từ phân cá, mùi chua khó chịu từ phân đậu tương bằng cách:
Đổ trực tiếp từ 2 – 3 gói chế phẩm sinh học Emzeo vào thùng chứa rác/ thùng chứa phân cá/phân đậu tương. Bạn có thể thêm vào đó mật rỉ đường để quá trình khử mùi hôi diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Hoặc bạn có thể pha số lượng chế phẩm sinh học Emzeo trên với nước sau đó phun trực tiếp lên rác. Chỉ sau 2 – 3 tiếng đồng hồ bạn sẽ bất ngờ vì mùi tanh, hôi, thối từ rác thải, phân cá, phân đậu tương sẽ biến mất gần như hoàn toàn. Trả lại không khí trong lành thực sự, an toàn cho sức khỏe.
Chế phẩm Emzeo đa chức năng
PHÂN HỦY CHẤT THẢI HỮU CƠ THÀNH PHÂN HỮU CƠ – KHỬ MÙI TRIỆT ĐỂ
Việc bạn phân hủy chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ chính là cách xử lý mùi hôi rác thải triệt để nhất. Khi các chất thải hữu cơ trở thành phân hữu cơ đem bón cho cây trồng thì hoàn toàn không còn mùi hôi khó chịu trước đó. Cách ủ chất thải hữu cơ thành phân hữu cơ như sau:
Phân hủy rác thải thành phân hữu cơ
Với 1 tấn chất thải hữu cơ, bạn cần hòa từ 400 đến 600g chế phẩm sinh học Emzeo với lượng nước vừa đủ, tưới đều lên bề mặt chất thải. Hoặc trộn bột vi sinh Emzeo với cát hoặc cám gạo và rắc trực tiếp lên bề mặt rác thải để đảm bảo đủ độ ẩm. Khi đống rác thải đạt độ ẩm từ 50 đến 60% thì dừng lại. Bạn cần dùng bạt che phủ kín đống rác để ủ, cứ 7 – 10 ngày trộn đều một lần. Đảo đều từ 3 – 5 lần là có thể dùng được.
Phân hủy phân chuồng thành phân hữu cơ
Với 1 tấn phân chuồng sẽ cần từ 2 – 3 gói chế phẩm vi sinh Emzeo. Bạn hòa chế phẩm vi sinh vào nước, sau đó đem tưới lên 1 tấn phân chuồng. Đảo trộn đều sau đó đánh đống cao để ủ phân trong 25 – 30 ngày là dùng được. Mỗi lần trộn phân, bạn có thể bổ sung thêm kali, đạm, lân,…trộn đều cùng phân chuồng. Tùy vào từng loại đất, từng loại cây trồng để thêm phân vô cơ cho phù hợp.
MỘT VÀI CÔNG DỤNG KHÁC CỦA CHẾ PHẨM VI SINH VẬT EMZEO
Bên cạnh công dụng chính là khử mùi hôi thối triệt để của chất thải hữu cơ, giúp ủ chất thải cơ thành phân hữu cơ nhanh hơn thì chế phẩm vi sinh Emzeo còn có rất nhiều công dụng khác, tiêu biểu như:
Sinh khối ra chế phẩm thứ cấp EM2
Sinh khối ra chế phẩm thứ cấp EM2
Dùng như dòng EM1, EM gốc dạng bột để sản sinh ra chế phẩm thứ cấp EM2 nhằm nâng cấp công dụng và tiết kiệm chi phí hơn cho việc xử lý mùi hôi của rác thải hữu cơ.
Công thức: 200gr bột Emzeo (1 gói) + 10 lít nước sạch + 0.6 lít mật rỉ đường
Cách thực hiện: Đem hỗn hợp trên ủ yếm khí từ 4 – 6 ngày sẽ thu được chế phẩm EM2
Ủ phân hữu cơ từ cá
Chế phẩm sinh học khử mùi Emzeo phân hủy lượng lớn protein trong cá thành các axit amin (dịch đạm) rất có lợi cho cây trồng. Trong quá trình phân hủy cá, Emzeo khử mùi hôi tanh từ cá nhanh chóng, không ảnh hưởng đến không khí và môi trường.
Tạo phân hữu cơ từ cá để bón cây
Ủ đậu tương làm phân bón
Đậu tương hay bã đậu nành,…khi kết hợp với chế phẩm Emzeo sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng, nhất là bưởi, ổi, hoa hồng, hoa lan,…
Ủ chuối, trứng, sữa đậu nành lấy dịch tưới cho cây
Ủ trực tiếp trứng, chuối và đậu nành để tạo phân hữu cơ cho cây trồng không tránh khỏi bốc mùi hôi, tanh, chua nồng nặc. Dưới tác dụng khử mùi hiệu quả và phân hủy cực nhanh rác thải hữu cơ của chế phẩm Emzeo, quá trình ủ phân không hề có mùi như nhiều người vẫn nghĩ.
Xử lý nước ao hồ nuôi tôm cá bị nhiễm bẩn, ô nhiễm
Sử dụng từ 3 – 5 gram chế phẩm Emzeo cho 1m3 nước nuôi. Vào đúng thời gian định kỳ xử lý nước đổ trực tiếp lượng bột Emzeo vừa đủ vào nước nuôi. Việc này giúp nước ao hồ luôn sạch, phân thải nền đất tốt, giảm phèn,…Chế phẩm Emzeo có rất nhiều công dụng. Vậy dùng bột Emzeo khử mùi hôi rác thải, phân hủy rác thải có tốn kém không?
KHỬ MÙI HÔI RÁC THẢI BẰNG CHẾ PHẨM EMZEO CÓ TỐN KÉM KHÔNG?
Như những thông tin chia sẻ về cách khử mùi hôi chất thải hữu cơ và ủ rác thải hữu cơ thành phân ở trên, bạn có thể thấy với 1 tấn rác thải, bạn mới chỉ dùng từ 2 – 3 gói chế phẩm sinh học Emzeo. Tùy từng thương hiệu chế phẩm sinh học sẽ có giá bán khác nhau, dao động từ 25 – 60 ngàn đồng 1 gói (200gram bột Emzeo).
Tuy nhiên, trên thị trường thịnh hành nhất là dòng chế phẩm vi sinh Emzeo do Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình nghiên cứu và sản xuất. Sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận và thẩm định chất lượng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay chế phẩm sinh học Emzeo được nghiên cứu, sản xuất và phân phối độc quyền bởi Trung tâm phân phối chế phẩm sinh học trực thuộc Công ty Đức Bình. Giá bán trên thị trường chỉ 30 ngàn đồng.
Bạn khử mùi hôi cho cả tấn rác thải hoặc ủ cả tấn rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ cũng chỉ mất khoảng 60 – 90 ngàn. Một mức chi phí quá rẻ để bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường “xanh – sạch – đẹp”.
Tất cả các chế phẩm sinh học dùng để khử mùi, phân hủy rác thải Emzeo đều có tại: https://vinong.net/. Qúy vị dễ dàng tìm được sản phẩm mình cần có ngay trên web. Mọi yêu cầu cần tư vấn về cách khử mùi hôi rác thải bằng chế phẩm Emzeo hiệu quả, quý khách hàng vui lòng liên hệ số 0915.798.085.
source https://vinong.net/cach-khu-mui-hoi-rac-thai-bang-che-pham-emzeo/
0 notes
Text
Kỹ Thuật Nuôi Ruồi Lính Đen - Thành Công 100%
Nuôi ruồi lính đen thành công cần phải có kĩ thuật nuôi đúng và hợp lý. Ruồi lính đen sẽ thành công cụ kiếm tiền cho bạn và giúp bạn giàu có nếu áp dụng đúng kỹ thuật. Cùng Vy farm tìm hiểu nhé. Vy Farm với kinh nghiệm nuôi Ruồi Lính Đen nhiều năm. Thất bại có, thành công có do vậy cũng đã nghiên cứu ra nhiều phương pháp nuôi độc đáo. Nhưng bất cứ phương pháp nào cũng cần phải tuận thủ những nguyên tắc về khoa học. Đúng như tiêu đề để bạn thành công 100%. Bạn cần phải đọc kỹ và hiểu về tập tính, thức ăn, còng đời... của ruồi lính đen. Vy Farm biết có thể bạn muốn thành công nhanh. Nhưng sự thành công nào cũng cần phải có kiến thức. Bỏ vài ba phút đi cafe ngồi để đọc bài viết cũng chả mất gì phải không nào? Vậy nên ráng chút đọc để hiểu và để thành công nhé.
Hiểu về Ruồi Lính Đen
Ruồi Lính Đen là gì? hình ảnh ruồi lính đen Ruồi Lính đen có tên khoa học là “Hermetia illucens”, tên tiếng Anh là “Black Soldier fly”. Thuộc lớp côn trùng Hexapoda, có sẵn trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, và thường xuất hiện ở khu vực có vật chất hữu cơ đang phân hủy. Vòng đời của ruồi Lính đen trải qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, và ruồi trưởng thành. Ấu trùng của ruồi Lính đen có khả năng tiêu hóa thành phần hữu cơ trong chất thải sinh hoạt (Bùi Ngọc Cẩn, 2011), phân gia súc, gia cầm, phế phẩm trong chế biến thủy sản và nông sản... tạo ra chất mùn (G. L. Newton và cộng sự, 2005; Paul Olivier và cộng sự, 2011). Ngoài ra, ấu trùng ruồi sống có hàm lượng protein và chất béo thô lần lượt là 15% và 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá (Triệu Minh Đức, 2013; Nguyễn Phú Hòa và Nguyễn Văn Dũng, 2016). Ruồi Lính đen sống trong tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Ruồi lính đen giao phối Với những đặc điểm trên, hiện nay, việc ứng dụng ruồi Lính đen trong nông nghiệp và xử lý chất thải sinh hoạt ngày càng được quan tâm trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về môi trường nhân nuôi và khả năng ứng dụng ruồi Lính đen ở Việt Nam chưa nhiều. Trong thực tế, đã có một số cơ sở tiến hành nhân nuôi và sử dụng loài ruồi này, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh và thành phố phía Nam. Bạn có thể tìm được nhiều trại ruồi Lính đen như ở Gia Lai, An Giang, Củ Chi... Chất Nền Nuôi Ruồi Lính Đen Để đánh giá và lựa chọn hệ chất nền thích hợp cho việc nhân nuôi rồi Lính đen trong điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu đã tiến hành trên 05 công thức nghiệm khác nhau về chất nền. Chất nền được sử dụng gồm có: phân gà, chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy, bã đậu, vỏ dứa, và ruột cá. Bạn có thể theo dõi qua bản biểu như sau: Chất nền Nuôi Ruồi Lính Đen kết quả nhân giống ruồi lính đen Giai đoạn hình thành và vòng đời ruồi lính đen Sử Dụng Ruồi Lính Đen Trong Xử Lý Rác Hữu Cơ Ấu trùng (dòi) của ruồi lính đen có thể phân hủy hầu hết các loại rác hữu cơ của hộ gia đình thải ra. Quá trình phân hủy diễn ra nhanh, phụ thuộc vào loại rác. Rác thải từ thức ăn thừa, rau cải hư, củ, quả… được phân hủy trong 10-12 giờ; với chất thải có thành phần cellulose cao như giấy vụn, rơm, lá chuối cần đến 10-15 ngày. Trong thế giới tự nhiên, ấu trùng ruồi lính đen được biết đến như là một kẻ phàm ăn nhất. Với cấu trúc miệng lớn và mạnh. Ấu trùng ruồi lính đen ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các hợp chất hữu cơ có thời gian phân hủy và tạo ra mùi hôi; do đó, loại bỏ được mùi hôi của rác. Khi ăn, ấu trùng thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải chúng ăn vào. Chỉ bằng phương pháp ăn vào và tiêu hóa, ấu trùng có thể làm giảm từ 80-90% lượng chất thải cùng bất kỳ các mầm bệnh nào. Phương pháp sử dụng ấu trùng ruồi lính đen xử lý rác hữu cơ không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải, không tạo ra hiệu ứng nhà kính, lại làm giảm thể tích chất thải đến 90%. ruồi lính đen và kén Một ưu điểm khác đáng được quan tâm là do lượng chất thải hữu cơ nhanh chóng được giảm thiểu và tái chế (thông qua ấu trùng) tại các hộ gia đình. Nên sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp chất thải hữu cơ. Điều lý thú nữa là với số lượng lớn ấu trùng ruồi lính đen ăn và thải phân, ấu trùng tạo ra một loại chất gây bất lợi đối với việc đẻ trứng và quá trình nở ra của các loại ruồi và côn trùng khác. Đó là chưa kể đến việc do phàm ăn, nên ấu trùng ruồi lính đen cũng trực tiếp tranh giành lượng thức ăn của các loại ấu trùng khác. Ấu trùng ruồi lính đen cũng là nguồn thức ăn hấp dẫn và giàu dinh dưỡng để nuôi gà, vịt, cá… Phân ấu trùng ruồi lính đen còn lại (trông như bã cà phê, màu đen hoặc nâu đậm và nhuyễn) được xem như là một loại phân hữu cơ, giàu dinh dưỡng và nhiều lợi khuẩn. vòng đời của ruồi lính đen Có thể dùng để bón bổ sung cho cây trồng hoặc cải tạo đất bạc màu. Ngoài ra, phân của chúng cũng được sử dụng làm thức ăn rất tốt cho các loài trùn, như trùn quế.
Kỹ Thuật Nuôi Ruồi Lính Đen - Vy Farm
Quy trình nuôi ruồi lính đen đúng kỹ thuật tại Vy farm với Video cụ thể chi tiết. Bước 1: Ủ trứng Chuẩn bị: trứng ruồi lính đen, khay ủ trứng, 1kg hèm bia, 1 kg xác mì, 1 lít nước Cho hỗn hợp hèm bia, xác mì, nước vào khay ủ, trộn lên. Sau đó cho nạp trứng lên hỗn hợp. Đậy nắp khay để tránh ruồi nhặng. Ủ trứng nơi thoáng mát. Bước 2: Đưa vào máng nuôi Sau khi ủ 4 ngày thì trứng nở cho vào máng nuôi 2m2. Nuôi tiếp 14 ngày sẽ thu được 4-6kg sâu/khay. ấu trùng ruồi lính đen Bước 3: Nuôi thành nhộng Nuôi sâu 14 ngày và đưa ra máng đất, tiếp tục cho ăn (cơm, canh, rau củ thừa, thịt động vật) Lưu ý không nên cho ăn nhiều sẽ sinh ra mùi hôi. hình ảnh kén ruồi lính đen Nếu máng đất có nước thì xử lý bằng xác mì để hút bớt nước. Trọn Bộ quy trình nuôi Ruồi Lính Đen chuẩn Vy Farm Bước 4: Thu Kén Bước 5: Làm Chuồng Cho Ruồi Đẻ: Bước 6: Những chú ý và bí quyết: Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen mắt thấy tai nghe cho các bạn. Vy farm làm thành video cho quý bạn tiện theo dõi. Thêm vào đó Kênh Youtube Vy Farm còn cập nhật nhiều thông tin bổ ích giúp bạn nuôi ruồi thành công đấy. Chú Ý Kỹ Thuật: Chất dẫn dụ: ruồi lính đen đẻ trứng Về tập tính ruồi sẽ tìm kiếm những nguồn thức ăn hôi thối/lên men chua, sau đó đẻ trứng vào các khe, ngóc ngách gần đó. Mục đích để sau khi trứng nở, ấu trùng con có thể bò đến nguồn thức ăn đó để ăn. Để dẫn dụ ruồi đẻ đúng chỗ vào ổ mình đã tạo sẵn, không đẻ lung tung, ta sử dụng thùng đựng các chất thải đang phân hủy như lồng gia súc gia cầm, nếu bạn ngại mùi hôi có thể xử dụng hèm bia, hèm rượu, thức ăn công nghiệp, trái cây lên men cho vào thùng và pha thêm ít nước cho sền sệt, để ủ chua trong 2-3 ngày để làm thùng nhữ. Phía trên thùng để lưới tránh ruồi rơi vào, đặt các thanh gỗ hoặc bìa cacton lên trên lưới. Thùng nhữ này khoảng 10 ngày ta nên thay 1 lần vì các trứng rơi vãi phía trên nở thành ấu trung rơi vào thùng sẽ ăn hết các thức ăn bên trong không còn nhữ ruồi đến đẻ trứng hiệu quả nữa. Nước và độ ẩm: hình ảnh mùng ruồi Ruồi lính đen không ăn được do không có miệng, nhưng điều quan trọng không kém đó là phải cung cấp đầy đủ nước bằng cách phun sương lên xung quanh thành lưới, bên trong để thau có đặt tấm mút ẩm, tránh quá ướt sẽ dính cánh ruồi làm ruồi chết. Ngoài ra ta có thể cho ruồi uống thêm nước đường, việc cung cấp thêm năng lượng sẽ giúp ruồi kéo dài thời gian sống, làm tăng cơ hội sinh sản. Tổ cho ruồi đẻ trứng: khay đẻ trứng của ruồi lính đen Có thể sử dụng nhiều vật liệu, hình dạng khác nhau để làm chỗ cho ruồi đẻ trứng như: thanh gỗ, cầu nhựa trong bể lọc cá, bìa carton, que đè lưỡi y tế. Các vật liệu gỗ sẽ hút ẩm nên có thể làm giảm trọng lượng của trứng, để khắc phục tình trạng này có thể sử dụng vật liệu nhựa để thay thế. Trứng ruồi sau khi đẻ chúng ta nên hạn chế tối đa tác động đến trứng vì mỗi lần chạm vào sẽ giảm tỉ lệ trứng sống sót. Với phương pháp thông thường là dùng dao cạo trứng trên thanh gỗ, tỉ lệ hao hụt khoảng 20-30%. Để khắc phục tình trạng này, ta nên sử dụng bìa carton để ruồi đẻ trứng, sau đó đem chúng đi ấp.
Kết Luận
Ruồi lính đen được chọn lọc từ nhiều loài ruồi có ích để xử lý rác là do chúng không vào nhà và là một trong những loài ruồi có lợi nhất. Bản thân ruồi lính đen trưởng thành và ấu trùng không mang mầm bệnh, do vậy, chúng không là tác nhân truyền b��nh cho người và vật nuôi. Ruồi lính đen trưởng thành không có miệng và dĩ nhiên là không ăn, không cắn phá, không gây hại con người, cây trồng và vật nuôi. Chúng không ăn hoặc đậu vào thức ăn của con người và dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi chứ không bay lung tung. Do đó, chúng ta ít khi thấy ruồi lính đen. Với những lợi ích tuyệt vời như vậy hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng bản thân mình rồi chứ. Và bạn có thể tham khảo thêm những bài viết hữu ích khác như: Ruồi Lính Đen Kiếm Tiền Tỷ Từ Rác 5 lợi ích bất ngờ của Ruồi Lính Đen Nuôi Ruồi Lính Đen Đơn Giản Nếu cần tư vấn hỗ trợ kỹ thuật Vy Farm luôn sẵn lòng tư vẫn miễn phí cho bạn: Liên Hệ Vy Farm: Địa Chỉ : 10 Hoàng Quốc Việt, Pleiku, Gia Lai Số Điện Thoại : 096 777 70 45 Fanpage: Vy’s Farm YouTube: Vy’s Farm Đi Đến Vy's Farm: Đừng quên để lại bình luận của bạn ở phía bình luận để Vy Farm giải đạp cho bạn nhé. Từ Khóa Được tìm kiếm nhiều: kỹ thuật nuôi ruồi lính đen kỹ thuật ruồi lính đen trứng ruồi lính đen bao nhiêu tiền ruồi lính đen bao nhiêu tiền mô hình nuôi ruồi lính đen quy trình nuôi ruồi lính đen chuồng nuôi ruồi lính đen hướng dẫn nuôi ruồi lính đen nuôi ruồi lính đen lấy trứng Read the full article
0 notes
Text
Kĩ thuật trồng 4 loại rau thông dụng trong thùng xốp
Trang Trí Ban Công sẽ chia sẻ đến các bạn đọc một số thông tin cơ bản về kĩ thuật trồng 4 loại rau cơ bản trong thùng xốp. Bạn có thể vận dụng để trồng rau sạch ngay tại ban công hoặc sân thượng.
1. Kỹ thuật trồng rau mồng tơi
Mồng tơi là loại cây dây leo quấn, mập và nhớt. Với kỹ thuật trồng rau mồng tơi dễ dàng, dễ chăm sóc, dễ tìm mua hạt giống hay cây giống nên rau mồng tơi là loài rau xanh được trồng phổ biến tại nhà.
Rau mồng tơi có nhiều loại. Loại rau mồng tơi phổ biến trong sản xuất là mồng tơi trắng có phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
Bên cạnh đó còn có các giống mồng tơi khác là tía có phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ; hay mồng tơi lá to nhập từ Trung Quốc, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non, ít nhớt và cho năng suất cao.
Kỹ thuật trồng rau mồng tơi trong thùng xốp
Nếu bạn có khu vườn rau mini tại ban công và sân thượng thì bạn có thể sử dụng phương pháp trồng rau trong chậu nhựa, khay nhựa trồng rau. Khi trồng rau bằng phương pháp này, bạn cần cho khối lượng đất dày khoảng 8cm rồi giải hạt lên mặt đất với số lượng 10g/ 1 khay. Sau khi dải đều trên mặt khay ta phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng khoảng 0-5cm và thực hiện tưới nước bằng vòi phun nhẹ nhằm tạo đủ độ ẩm cho đất, tưới 2 lần/ngày. Sau 5-7 ngày chăm sóc hạt sẽ nảy mầm.
Mồng tơi ưa sáng vì vậy bạn nên trồng ở những nơi có ánh sáng chiếu đủ để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Để cây không bị úng nước, vào mùa mưa bạn không nên tưới nhiều nước cho cây để tránh tình trạng bị ngập úng. Mùa nắng tưới đủ nước 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho cây. Lưu ý không nên sử dụng ước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho rau, không nên dùng phân chế biến từ rác thải thành phố, vì trong loại rác thải này có chứa nhiều kim loại nặng. Nên bón phân hữu cơ nên trộn với phân lân bón lót, bón xong rồi cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau 7-10 ngày nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao.
II. Kỹ thuật trồng rau rền
Rau dền là loại rau mùa hè, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Đây là món ăn không thể thiếu vào những ngày nắng nóng của người Việt Nam.
Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm rau ăn là: dền trắng và dền đỏ. Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu). Dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
Ngoài ra, rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau ăn thông thường ở gia đình nông thôn, có thể dùng bằng cách luộc hoặc nấu canh.
Kỹ thuật trồng rau rền với thùng xốp.
Rau có hạt nhỏ, hạt có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị vùi sâu trong đất. Vì hạt rau dền rất nhỏ nên người trồng cần phải làm đất thật kỹ (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều.
Để trồng rau dền ta có thể gieo trực tiếp hoặc là trồng bằng cây con (khoảng cách trồng từ 5-7cm).
Khi gieo hạt trực tiếp ta nên chú ý ngâm hạt khoảng 2 tiếng sau đó để ráo nước trước khi gieo.
Mật độ hạt gieo là từ 1-1,5gram/1m2. Do hạt rau dền nhỏ nên khi mà gieo hạt ta nên chú ý trộn hạt với một nắm đất khô để gieo cho hạt trải đều trên khay.
Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày, cây có thể nhổ cấy (cây cao 10–15cm) và trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.
Người trồng cần bón phân lót cho cây, kết hợp với làm đất với liều lượng từ 1,2 – 1,5 tấn phân chuồng/1.000m2. Sau khi cấy từ 5 – 7 ngày lúc cây đã phục hồi, người chăm cây nên bón thúc bằng phân urê pha loãng với liều lượng 4 kg/1.000m2 và tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày.
Rau dền sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 30C, độ ẩm càng cao, cây càng cho nhiều cành lá. Rau dền có thể trồng quanh năm nhưng thời vụ gieo trồng tốt nhất là từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Người dân có thể dùng Sherpa hoặc Sherzol để phun phòng trị. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con cần phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly, không được dùng các loại thuốc cấm, không sử dụng quá liều quy định.
III. Kỹ thuật trồng rau ngót
Cây rau ngót có tên khoa học là Sauropus Androgynus, thuộc họ Thầu dầu Euphorbyaceae . Là loại thực vật thân gỗ, cây mọc thẳng đứng phân nhiều nhánh . Cây cao từ 1 đến 1,5m có khi lên đến gần 2m. Lá mọc cách , phiến lá hình bầu dục, màu xanh đậm. Rau ngót có hoa đơn tính, hình sim, quả hình tròn nhỏ.
Rau ngót nổi tiếng là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C… Hơn thế nữa, giống rau này lại rất dễ trồng và ít sâu bệnh.
Cây rau ngót có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết, tuy nhiên rau ngót phát triển tốt vào mùa mưa và nơi ẩm ướt. Rau ngót có khả năng sinh trưởng tốt trên mọi loại đất, nhưng thích hợp nhất là trồng trên đất thịt nhiều mùn và độ ẩm cao.
Kỹ thuật trồng cây rau ngót
Kỹ thuật trồng cây rau ngót có thể áp dụng theo 2 phương pháp đó là trồng bằng thân hoặc gieo hạt. Tuy nhiên, khi trồng bằng hạt tỷ lệ nảy mầm rất thấp và lâu cho thu hoạch. Chính vì vậy, người ta thường chọn trồng bằng thân. Để có giống tốt bạn có thể tới các cửa hàng giống cây trồng để lựa chọn.
Trong quá trình lựa chọn nên nhớ cần chọn những cây rau ngót thân to, không sâu bệnh và đã trồng được khoảng 1 năm để làm cây giống. Cắt thân cây thành nhiều khúc, mỗi khúc dài từ 10-12cm. Sau khi cắt xong, để cành đã cắt khoảng 2-3 tiếng cho vết cắt khô lại mới đem cành giâm xuống đất. Cắm cành lún xuống 2/3 đất rồi tưới đều (khoảng cách cây cách cây 5cm). Tưới 1 lần/ngày.
Trồng cây rau ngót không cần phải làm đất kỹ, chỉ cần cày xới đất tơi xốp và bón lót phân chuồng ủ mục hay hỗn hợp các loại phân đạm, lân, kali để giúp cho cây phát triển giai đoạn đầu. Nếu trồng trong chậu, thùng xốp thì cần phải sử dụng loại thùng có chiều sâu và đổ đầy đất vào thùng để trồng cây. Khoảng cách trồng cách hàng 50 – 60 cm, cây cách cây 25 – 30 cm, mỗi hốc có thể trồng 2 cây.
Sau 7-10 ngày cành sẽ bắt đầu nẩy lộc non. Sau 25-30 ngày lộc non phát triển được 15-20cm thì chúng ta tiến hành bón thúc bằng phân NPK với liều lượng 30-50gr pha cho 0,5 lít nước tưới cho 1m2 rau ngót. Sau khi cây con đã được 30-40cm chúng ta tiến hành tỉa bớt cành lá già ở phần thân dưới để sủ dung, để lại 4-5 cành phía ngọn cho cây tiếp tục phát triển.
Bệnh thường gặp trên cây rau ngót đó là sâu cuốn lá khiến cho cây còi cọc, lá xoăn lại. Do trồng rau ngót với quy mô hộ gia đình nên chúng ta hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì thế thường xuyên chăm sóc phát hiện và cắt tỉa những lá sâu, vàng để hạn chế sâu bệnh.
Sau khoảng 2 tháng lúc này khi cây con đã cao được 30-40cm chúng ta bắt đầu tiến hành tỉa lá ăn dần. Các đợt tiếp theo sau khoảng 25-30 ngày. Nên nhớ, để cây tiếp tục ra lá, sau mỗi lần thu hoạch chúng ta lại bón bổ sung NPK với liều lượng 30-50gr pha với 0,5 lít nước tưới cho 1m2 rau.
IV. Kỹ thuật trồng rau má tại nhà
Việc trồng rau má trong chậu, thùng xốp thường được nhiều bà nội trợ yêu thích và áp dụng vì sự đơn giản, thuận tiện. Thậm chí, rau má còn có thể được trồng thuỷ canh.
Để trồng rau má, đầu tiên bạn hãy chuẩn bị: – Chậu nhựa, thùng xốp thoát nước tốt – Hạt giống rau má: Có thể tìm mua tại các siêu thị hoặc những nơi bán hạt giống cây. Hiện có nhiều giống rau má khác nhau, nhưng bạn nên chọn giống rau má mỡ có thân và lá to, xanh mướt, cây cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao. Bạn cũng có thể sử dụng những bụi rau má còn nguyên rễ để trồng. – Đất sạch: Làm kĩ, đánh cho tơi xốp. Nên dùng loại đất sạch chuyên dụng hoặc giá thể để phòng trừ mầm bệnh như ấu trùng, nhộng, nấm… – Phân trùn quế, phân chuồng, phân vi sinh.
Kỹ thuật trồng rau má tại nhà
Đầu tiên, bạn cho đất sạch vào chậu nhựa, thùng xốp. Gieo hạt giống vào chậu đất, khoảng cách trồng là 15 x 20 cm cho 3 đến 4 tép một bụi. Vì rau má ưa ẩm nên bạn cũng cần tưới nước mỗi ngày 2 lần sáng và tối để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho rau má mau bắt rễ và phát triển. Ngoài ra, để đảm bảo dinh dưỡng cho cây, bạn nên bón phân 2 tuần 1 lần. Sau 1 tháng, bạn đã có thể thu hoạch lứa rau má đầu tiên.
Sau khi thu hoạch 1 lứa, cây cần được bón phân ngay để rau phát triển nhanh cho thu lứa khác (những đợt sau bạn chỉ cần bón phân vô cơ). Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cho rau, có thể dùng 15 – 25 gram Better NPK 16-12-8-11+TE hoà vào nước tưới.
Nên lưu ý là vào mùa đông, sương mù và không khí lạnh có thể làm lá rau má bị vàng úa, vì vậy bạn cần tưới nước vào mỗi buổi sáng để tránh tình trạng đọng sương gây vàng lá. Những cơn mưa đầu mùa dù lớn hay nhỏ cũng cần tưới nước, rửa axít và tránh môi trường thay đổi đột ngột làm cây hư hỏng.
Dù được chăm sóc kĩ nhưng rau má cũng có khả năng bị sâu bệnh như: nhện đỏ, sâu ăn tạp, gỉ sắt (xuất hiện vết màu nâu tím hoặc màu vàng liên kết nhau ở mặt dưới lá), hoặc bệnh đốm lá (những đốm khô có màu xám, viền ngoài màu nâu xuất hiện trên bề mặt lá). Cách nhanh nhất để phòng trị bệnh là cắt và chôn vùi cây bệnh, ngắt bỏ lá bị úa vàng, vệ sinh khu vực trồng, chú ý không sử dụng phân bón trên về mặt lá lúc rau đang bị bệnh.
The post Kĩ thuật trồng 4 loại rau thông dụng trong thùng xốp appeared first on Trang Trí Ban Công.
from WordPress http://bit.ly/2RpVM8t via IFTTT
0 notes
Link
0 notes