Tumgik
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Kỹ Thuật Chăm Sóc Chim Yến Chuẩn
Tumblr media
Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp ấp trứng chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim yến con sau khi nở, vì có thể tỷ lệ chết rất cao.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Chim Yến Non
Tumblr media
Đặc Điểm Của Chim Yến Non Chim yến con mới nở phải để trong máy ấp. Lúc này cơ thể con trần trụi, không có lông và rất yếu ớt. Do chim con chưa có lông, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng, lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển một số ngày sau nở, nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Nếu phần dưới bụng không đủ ấm dẫn đến xơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong thời gian sau khi noãn hoàng đã hấp thu hết, nên việc giữ ấm trong thời gian đầu là hết sức quan trọng. Chim yến con chưa có khả năng tự ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ. Thức ăn của chim yến con là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối. Chim con bắt đầu ăn muộn nhất là 24 giờ sau khi nở. Cho chim ăn tối thiểu ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền kiêm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5 – 6 giờ và 17 – 18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Ấu trùng non của các loài kiến ong có thể thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Trong thực tế hiện nay cũng đã có những phương pháp nuôi kiến và các loại thức ăn sống cho chim con.   Sau khi nở từ 1 – 10 ngày chim được tiếp túc sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35 – 36 độ C, ẩm độ 65 – 70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Trong thời gian này vì chim còn cần sự điều hoà nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các của động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vi nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2 độ C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2 – 3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn. Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp
Tumblr media
Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Điều quan trọng là giữ ấm cho chim, đừng để chim lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng vặn to hoặc nhỏ đèn nhưng phải có độ thông thoáng. Thùng này lại đưa vào trong một căn phòng ấm. Trong phòng này vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Cũng có thể đưa chim lên các tổ giả được gắn trong thùng này. Thời gian này cục mồi to hơn, khoảng cách giữa hai lần ăn ngắn hơn. Cho chim uống nước từ ngày thứ 10. Hộp săn sóc này là một thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa. Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung một chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẻ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa, nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao. Nhìn chung cần phải siêng năng, săn soc cẩn thận, kiên nhẫn để chim yến con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà chuẩn bị.
Cách cho chim yến con tập bay
Tumblr media
Sau 35 ngày tuổi chim con đu bám trên tổ giả và sau đó tập bay. Sau 40 – 43 ngày chim tập bay nhiều trong nhà yến. Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được lựa chọn, cách lựa chọn, cách lựa chọn chim phương pháp sau đây: - Chim trông khoẻ mạnh - Hai cánh chim có thể tự chéo lại được - Chim muốn bay ra khỏi thùng Đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Muốn tập bay cho chim người ta đưa thùng đựng yến đặt trên các thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên. Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian đàn chim bắt đầu bay đi kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim con vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp. Cũng có phương pháp khác mà các nhà yến đã sử dụng và có hiệu quả ở Công ty Yến Việt, Yến Sào Khanh Hoà, đó là chuyển chim con sang tổ giả khá sớm. Tổ giả được gắn trực tiếp trên thanh gỗ treo tường, cách mặt đất 2m để tiện thao tác cho chim ăn. Nếu người nuôi chim đã tập thành phản xạ có điều kiện cho chim ăn thì thậm chí chim sẽ bay đến để nhận mồi. Khoảng 50 – 60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến. Trong thời điểm hiện tại, hướng nuôi chim con để đem chim thả vào trong một nhà mới chưa có chim ở với hy vọng chim bay về sống và làm tổ tại đó là chưa khả thi về mặt kinh tế và nếu tiếp tục có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng đàn yến nói chung do người nuôi chim tìm mọi cách lấy trứng yến. Trong quá trình nuôi chim con cần chú ý vệ sinh tổ, quan sát sức khoẻ của chim và phân chim. Thức ăn, nước uống cho chim con Thức ăn tự nhiên là nhộng non, ấu trùng kiến và ong. Nguồn dinh dưỡng của loại thức ăn này rất cao, thành phần đạm chiếm đến 42 – 67%. Hiện này, nuôi chim con theo cách giai đoạn đầu cho ăn 3 lần/ ngày, cục mồi: 0,6 – 1gam. Cần bổ sung enzym thích hợp cho cục mồi của chim con. Có tư liệu cho biết chim bắt đầu ăn thức ăn cứng vào ngày thứ 7 – 9. Thời gian chim non trên tổ kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Người ta quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn hơn khoảng 1,7gam. Khoảng cách thời gian mớm mồi gần hơn, gần nhất là 30 phút. Giai đoạn sau chim con ăn bọ cánh cứng, kiến,, ong bắp cày, côn trùng bay. Loại thức ăn này đáp ứng nhu cầu chất khoáng trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mọc lông. Nước uống cho chim con cũng rất cần thiết, chim rất thích uống nước, cho chim uống từ ngày thứ 10 sau khi nở. Nước cất, nước tinh khiết, nước khoáng, nước vòi đều phải sạch sẽ không nhiễm khuẩn. Người ta cũng cung cấp thêm vài loại nước uống chuyên cho chim con. Cho chim uống 1 – 4 ml dung dịch hỗn hợp glucose + nước + vitamin + chất khoáng. Thức ăn bổ sung, ngoài thức ăn sống là kiến non nhộng non người ta còn cho chim ăn thêm loại thức ăn côn trùng đóng hộp, với hàm lượng protein cao đến 56%, là thức ăn tự nhiên 100%. Đây là giống ruồi dấm Drosophila melangate. Thức ăn được cung cấp ngay trong nhà yến, và gần với nơi làm tổ, khi chim yến bắt đầu làm tổ nó không phải đi xa, không phải mất nhiều năng lượng, chim con cũng đủ mồi để lớn lên nhanh chóng và đủ sức rời khỏi tổ. Nhờ cách nuôi này số lượng chim và năng suất nhà yến tăng lên nhanh chóng. Loại thức ăn tăng cường nhân tạo tổng hợp, cũng được dùng cho chim con và chim con tiếp nhận tốt. Trộn 1 hỗn hợp gồm sữa + bánh biscuit + trứng luộc xay nhuyễn, cho chim ăn 3 giờ 1 lần. Tỷ lệ các thành phần và liều lượng sử dụng cần được tính toán. Rõ ràng thành phần thức ăn, số lần và liều lượng cho ăn có thay đổi theo quá trình phát triển của chim con, đặc biệt chú ý giai đoạn 10 – 20 ngày tuổi, sinh lý tiêu hoá có một số thay đổi nhất định và đây là giai đoạn chim mọc lông nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thời gian này nếu không được chú ý chim con sẽ chết hàng loạt. Ngoài ra phải có tiêu chuẩn vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt. Vấn đề bệnh tật của chim yến con Chim yến con rất hay bị bệnh, đặc biết ở 10 – 20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy, cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi. Nhìn chung với một số loài chim khác, chim non có thể nhiễm bệnh E.coli và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. E.coli và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn. E.coli dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ. Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi, trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh + B1 ở 1 – 3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn… Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là một nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay nhiều phát biểu chính thức là loài chim yến này không bị H5N1. Tại một số nước người ta thương xuyên lấy chất thải của chim để kiểm tra H5N1 nhưng đến nay chưa phát hiện thấy có hiện tượng nhiễm bệnh này trên đối tượng chim yến. Họ cho răng chim yến thường xuyên bay và ăn côn trùng trên không trung nên khả năng bị bệnh hiếm hơn. Tuy nhiên, họ cũng nhắc nhở là chưa khẳng định hoàn toàn chắc chắn chim có bệnh hay không trong trường hợp nhà yến nằm ngay trung tâm phát bệnh H5N1. Cách xử lý quan trọng nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khử trùng, giữ gìn vệ sinh từ khâu kỹ thuật. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng của chim con. Nuôi chim rơi Trong tự nhiên một số chim con thường rơi khỏi tổ vào thời gian 16 – 22 ngày tuổi, phần lớn đó là những con chim yếu, nhận được thức ăn ít hơn trong cặp chim cùng tổ mà bố mẹ không thể chăm sóc đều được. Khi chim con bị rơi khỏi tổ vì chim chỉ bám một cách yếu ớt cần phải được tăng cường chăm sóc ngay lập tức. Những con chim không có bố mẹ này phải bắt nó ăn cách 2 giờ mỗi lần với thức ăn có trộn với côn trùng sống và phải giữ nó cho ấm.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Yến Trưởng Thành
Tumblr media
Chăm sóc chim yến nuôi trong nhà
Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến nuôi trong nhà, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Khi chim yến đã quen và muốn làm tổ trong nhà thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó. Để có được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận. - Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà thật tốt. Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim, làm sao để mật độ chim trong một phòng không quá cao, vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh. - Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Chất lượng và số lượng thức ăn mà chim nhận mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt, đến chất lượng tổ yến, do màu sắc và hình dạng tổ. Thức ăn tăng cường cung cấp thêm cho nhà yến là các loại côn trùng bay, sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận r��p, mối, ruồi dấm… Các côn trùng bay này chứa nhiều vitamin, khoáng, protein… cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều. - Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Sự tấn công của các sâu bọ gây hại này sẽ làm chim thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng. - Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân huỷ của chất thải. Thường xuyên chú ý bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ trong nhà chim. - Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai hoạ hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác. Phòng ngừa địch hại
Tumblr media
Chuột Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây. Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hổng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột. Kiến Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis genminata) và kiến gây ngứa. Kiến gây cản trở sự sinh sản của chim yến, thích cắn đốt và ăn chim non, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh. Phương pháp phòng chống: Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn hoặc xương gà mà kiến thích để kiến bò ra, rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó. Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến. Phun dịch Rasemus 3 tháng 1 lần. Gián Sử ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển, nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối lạon đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt. Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng loại không gây hại cho chim như ICON, làm sạch xung quanh nhà hoặc phun dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết đê chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản. Rận rệp Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yến, một số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến. Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phun dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.   Dơi Nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo lên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính trên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặt khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim. Có 2 loại dơi thường ở trong nhà yến: Loại dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm cỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn sinh sản chậm hơn. Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng hiện nay của một số hang yến ven biển miền Trung nước ta. Phương pháp phòng chống: đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa. Không bao giờ trồng bất kỳ một loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến. Rắn và tắc kè Động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè ăn cả chim con. Chúng thường chui vào nhà yến qua các lỗ cửa ra vào hoặc lỗ thông gió. Phương pháp phòng chống: săn đuổi nó hoặc bắn vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng bít lại tường nhà phải nhẵn bóng và quét sơn. Người ta dùng các loại dây gai kim. Loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến. Chim săn mồi Bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi. Chim yến con đang tập bay rất dễ làm mồi cho loài thú ăn thịt này. Động vật xâm hại khác – Chuột: chim yến rất sợ các loại chuột, nếu chuột vào yến sẽ bay đi nơi khác nên phải ngăn chặn chúng từ mọi ngõ ngách để chúng không có cơ hội vào nhà yến. – Nhện: Lưu ý chỗ ra vào có nhện hay không, nếu có phải quét dọn ngay nếu không sẽ làm ảnh hưởng đường bay của yến. Trộm Ngoài việc bị thất thu về sản lượng tổ yến, nếu một nhà yến thường bị kẻ trộm vào nha ban đêm sẽ làm cho chim lo lắng, một số con sẽ bay đi chỗ khác và không về nữa, kết quả là số lượng đàn chim bị giảm sút. Tương nhà và cửa phải chắc chắn, được khoá bằng phương pháp đặc biệt. Cửa chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắt cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5 giờ sáng đến 19 giờ (tuỳ theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc nào). Cách bảo vệ cho yến an toàn là cửa ra vào phải dày 1 đến 2 lớp, khoá tốt để chống trộm, xây tường xung quanh nhà yến… lắp đặt hệ thống camera quan sát trong và ngoài nhà yến, phải có bảo vệ trực thường xuyên để đề phòng thiên tai, hoả hoạn, trộm cắp và địch hại khác… Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Quy Trình Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn hiện đã và đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng bởi mô hình mang lại hiệu quả nhanh chóng, dễ chăn nuôi và vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi chưa đạt được lợi nhuận cao bởi những yếu tố như: chi phí các loại thức ăn cho gà ta còn khá cao, kiểm soát rủi ro, bệnh tật chưa tốt, chưa có đầu ra ổn định hay thời tiết, khí hậu thất thường… Vậy, giải pháp nào cho các hộ chăn nuôi có thể thành công và thu được lợi nhuận cao từ mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn? Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng. Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng. Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại. Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió. Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Tumblr media
Diện Tích Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Chuồng nuôi 1000 gà chỉ cần diện tích khoảng 70-80m2 nhưng nền chuồng phải cao ráo để tránh nước ngầm ngấm lên làm ẩm nền chuồng. Mái chuồng cần được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát được hơi nóng. Cuối cùng, đặc biệt quan trọng là chuồng nuôi phải được thông gió thật tốt (thường làm chuồng quay theo hướng Đông Nam – “Có vợ hiền hòa, ắt nhà hướng Nam”).
Tumblr media
Mật Độ Nuôi Gà Thả Vườn Kích thước chuồng cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m, chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa. Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2. Thông thường, tỉ lệ vàng trong chăn nuôi gà ta thả vườn là 1:2. Có nghĩa là cứ 1m2 đất nuôi sẽ nuôi được 2 con gà là mật độ hợp lý. Đối với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nuôi rộng có thể lấy tỉ lệ 1:1 để giúp gà ta có thể tìm kiếm thức ăn và vận động thoải mái.
Tumblr media
Xây Dựng Bãi Chăn Thả Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm. Bãi chăn thả cũng cần san lấp cho bằng phẳng để không tạo nên những vũng nước đọng, dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh. Người chăn nuôi nên có kế hoạch vệ sinh bãi chăn thả định kì, để tạo môi trường thông thoáng và sạch sẽ cho gà thả vườn. Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc lưới b40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
Tumblr media
Chuẩn Bị Máy Móc và Dụng Cụ Chuẩn Bị Dụng Cụ
Tumblr media
Chuẩn bị lồng úm gà con Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà. Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà). Chuẩn bị máng ăn Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. Bạn có thể tham khảo thêm những thiết bị cho ăn tự động đơn giản có bán rất nhiều ngoài thị trường để giảm chi phí nhân công cho gà ăn. Chuẩn bị máng uống Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày. Có thể dùng máng uống nước tự động cho gà.
Tumblr media
Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà Gà rất thích tắm cát. Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chuẩn bị dàn đậu cho gà Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái. Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà. Chuẩn bị hố vôi khử trùng khi vào chuồng gà Chuẩn bị một thùng gỗ hoặc nhựa có kích thước dài 1m rộng 40cm bên trong có để vôi bột để mỗi khi vào chuồng nuôi sẽ đi bước vào hố vôi để khử trùng và tránh mang dịch bệnh vào chuồng nuôi. Những vật dụng khác: Kính mắt cho gà, bạt che côn trùng, bạt che mưa, dụng cụ dọn vệ sinh chuồng gà và trấu rải chuồng…... Chuẩn Bị Máy Móc
Tumblr media
Máy thái chuối. Máy băm nghiền đa năng. Máy đùn nếu muốn làm quy mô lớn và kết hợp nuôi sâu canxi. Máy ép cám viên. Chú ý:  T��y vào quy mô chăn nuôi có thể sử dụng công suất nhỏ hoặc lớn. Cân nhắc lắp điện 3 pha nếu chăn nuôi quy mô lớn và máy móc công suất lớn. Chọn thương hiệu uy tín để mua máy móc, vệ sinh thường xuyên để tăng độ bền máy móc. Lựa chọn với máy móc phù hợp với mô hình chăn nuôi. Ví dụ: nếu nuôi gà thả vườn kết hợp với nuôi ruồi lính đen thì nên mua: Máy băm đa năng để băm nhỏ thức ăn phối trộn cho gà. Máy đùn để nghiền nhuyễn thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Máy ép cám viên để ép cám cho gà ăn giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Lựa chọn đầu tư ban đầu rất quan trọng nên bạn cần cân nhắc thật kỹ nếu mô hình nhỏ thì giảm thiểu đầu tư quá nhiều nhé. Đọc thêm: Cẩm Nang Nuôi Gà Hiệu Quả.   Chuẩn Bị Chế Phẩm Vi Sinh Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn BIO SU, giúp ủ chín thức ăn cho gà và thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Chế phẩm vi sinh ủ tỏi BIO ST tăng sức đề kháng cho gà. Dịch đạm ấu trùng thủy phân BIO BSF kích thích tăng trưởng vỗ béo cho gà. Chế phẩm vi sinh khử mùi BIO SK khử mùi chuồng trại và ủ phân hữu cơ nhanh chóng. Mật rỉ đường để tiến hành ủ và nhân men vi sinh dùng trong trang trại. Bạn có thể mua chế phẩm trực tiếp trên app BSF Smart Farm hoặc nhấn vào đây. Chuẩn Bị Nguồn Thức Ăn Cho Gà
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ Chuẩn bị ngũ cốc như thóc, ngô, khoai làm thức ăn cho gà. Rau xanh cho gà có thể là cỏ, thân chuối, rau mầm….. Ấu trùng ruồi lính đen. Dịch đạm ấu trùng. Thức ăn công nghiệp bổ sung. Nguồn phế phẩm nông nghiệp hoặc lò mổ để nuôi ấu trùng.
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn Thức ăn công nghiệp đậm đặc. Cám viên tự ép cùng với ngũ cốc và ấu trùng. Ấu trùng ruồi lính đen, dịch thủy phân. Rau xanh, cỏ, khoáng, nguyên tố vi lượng Các loại bã đậu, bã bia bổ sung thêm giảm tiêu tốn thức ăn. Các nguồn phụ phẩm để nuôi ấu trùng nhằm làm giảm chi phí Đọc Thêm: Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Hiệu Quả. Chọn Giống Gà Để Nuôi Thả Vườn
Tumblr media
Chọn Giống Gà Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai... Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,.... Chọn gà con giống: Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Chọn gà đẻ giống: Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt. Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi. Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại. Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại. Tiêu Chí Chọn Giống Chung Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh Mắt láu lia, mở to Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất! Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Theo Từng Giai Đoạn
Tumblr media
Nói về chủ để ủ thức ăn cho gà thì rất dài và phức tạp. Nên mình đã viết một bài viết riêng tổng hợp lại cách ủ thức ăn cho gà rất chi tiết. Bạn đọc thêm bài viết này nhé. Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả. Kỹ Thuật Ủ EM Tỏi Cho Gà Tăng Đề Kháng. Để chăn nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
Tumblr media
Thức Ăn Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó. Bổ sung thêm men tỏi trong khẩu phần ăn cùng với thức ăn đã ủ men để cho gà quen dần với thức ăn lên men và không mất thời gian làm quen khi lớn. Bổ sung thêm dịch đạm thủy phân BIO BSF trong khẩu phần ăn để Gà con phát triển khỏe mạnh và tối ưu nhất. Nước Uống Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày. Nên dùng máng uống nước chuyên dụng tránh làm ướt nền chuồng nuôi gây bệnh cho gà. Dùng EM tỏi đã ủ hòa vào nước cho gà con uống để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hòa thêm dịch đạm BIO BSF để đảm bảo dinh dưỡng cho gà khi nuôi. Đọc Thêm: Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả   Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
Tumblr media
Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.  Kết hợp thêm cho ăn ấu trùng ruồi lính đen để đảm bảo lượng đạm tối ưu cùng với giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí nhé. Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần. Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con. Sử dụng thức ăn ủ men và men tỏi trộn cùng thức ăn và nước uống tăng đề kháng. Dùng dịch đạm BIO BSF để hòa vào nước tăng các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho gà phát triển. Phối trộn thức ăn kết hợp ấu trùng ruồi lính đen theo tỷ lệ: 20% ấu trùng 50% ngũ cốc 10% khoáng và nguyên tố vi lượng 20% rau xanh. Đọc thêm: Thức ăn dinh dưỡng cho gà từ Ruồi Lính Đen. Giai đoạn cho gà thịt
Tumblr media
Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây: Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm từ ấu trùng ruồi lính đen để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn. Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường. Giai đoạn này cần bổ sung khẩu phần ăn nghiêm ngặt và tiêu chuẩn giúp cho vật nuôi đạt cân tăng trọng tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt. Tăng cường sử dụng dịch đạm và thức ăn ủ men kèm với ấu trùng ruồi lính đen. Chú ý đàn gà để phòng bệnh kịp thời nếu có hiện tượng nhiễm bệnh do tình hình dịch rất phức tạp. Thường xuyên xịt khử mùi khử khuẩn cho chuồng trại và sử dụng men tỏi tăng sức đề kháng. Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn
Tumblr media
Vệ Sinh Hàng Ngày Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được. Đón nắng ban mai Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa). Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi. Vệ sinh máng ăn, máng uống Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau. Thay máng phân Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai. Quét dọn thức ăn vương vãi Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hạt rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khỏe của gà. Quét dọn chuồng trại  Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi … Tham Khảo: Chế Phẩm Vi Sinh Khử Mùi Chuồng Trại BIO SK Vệ Sinh Hàng Tháng Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Sâu Canxi Là Gì ? Làm Giàu Như Thế Nào Từ Sâu Canxi?
Tumblr media
Sâu canxi đã được ứng dụng rất nhiều trong những nền nông nghiệp hữu cơ phát triển trên thế giới. Vậy sâu canxi là gì? Chúng ăn gì? mời bà con tìm hiểu cùng BSF Smart Farm trong bài viết này nhé.
Sâu Canxi là gì?
Tumblr media
Sâu canxi là ấu trùng ruồi lính đen (hay dòi) có tên khóa học là Hermetia illucens. Loại ấu trùng này thực sự chứa rất nhiều canxi, đạm và axit béo, chúng có thể làm thức ăn cho vật nuôi trực tiếp rất tốt. Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo và hơn 5% là canxi. Chúng là loài phàm ăn trong thế giới tự nhiên, chỉ cần là hữu cơ thì chúng có thể ăn được, và ăn cả ngày lẫn đêm. Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân l��n tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18 kg ấu trùng.
Sâu canxi ăn gì?
Tumblr media
Sâu canxi rất phàm ăn nên chỉ cần là hữu cơ thì chúng có thể ăn được. Nhờ đó mà chúng được ứng dụng để xử lý rác hữu cơ rất tốt. Ví dụ: - Trong chăn nuôi: Cho ăn phân động vật, rau củ thừa, phế phẩm sau chế biến. Nếu vật nuôi có thể ăn sâu canxi sẽ tạo thành mô hình chăn nuôi khép kín. Tiêu biểu của mô hình này là nuôi cút, gà, vịt, heo,… Đặc biệt, ăn xác động vật chết, ấu trùng sẽ nhiều dinh dưỡng hơn. - Trong trồng trọt: Cho ăn các loại củ, trái cây bị hư thối. Có thể thu hoạch phân ấu trùng để bón lại cho cây. - Trong công nghiệp: tiêu thụ các phế phẩm công nghiệp như bã đậu nành, bã bia, bã bún thừa, bã gạo,… Lưu ý khi cho sâu canxi ăn: - Ủ men vi sinh thức ăn trước khi cho sâu canxi ăn để giải độc tố hạn chế các chất gây hại cho sâu và vật nuôi. - Hạn chế cho ăn các loại thực phẩm có thuốc trừ sâu mạnh. - Nên có diện tích lớn để tránh hộc nuôi bị nóng, dẫn đến ấu trùng bò ra ngoài. - Dọn phân thường xuyên để tránh bị chết hàng loạt.
Sâu canxi có gây hại không?
Tumblr media
Vòng đời của sâu canxi rất ngắn, chỉ khoảng 45 ngày. Do đó, phần lớn thời gian của chúng là ăn và sinh sản. Ở tuổi ấu trùng, từ lúc mới nở cho đến 21 ngày thành nhộng đen thì chúng chỉ tập trung để ăn. Chúng ăn liên tục từ sáng đến tối, và khi đủ dinh dưỡng thành nhộng đen thì chúng sẽ bò đi và không ăn nữa. Khi thành ruồi thì chúng chỉ tập trung sinh sản liên tục, lúc này chúng không ăn gì cho tới khi chết. Như vậy, chúng không gây hại như ruồi nhà, không bám đậu vào thức ăn khi đã trưởng thành. Chúng chỉ đẻ trứng ở những nơi hữu cơ sắp ôi thiu, hôi thối, để khi nở ấu trùng sẽ có nguồn thức ăn để phát triển.
Ứng dụng của sâu canxi
Tumblr media
Nuôi Sâu Canxi chúng ta thu được 5 sản phẩm chính. - Trứng ruồi lính đen - Ấu trùng RLĐ - Phân RLĐ - Xác RLĐ - Vỏ kén RLĐ Trên đây là 5 sản phẩm chính từ việc nuôi RLĐ mà có. Như vậy bài viết này chia sẻ cách để chúng ta khai thác, ứng dụng ruồi lính đen hiệu quả hơn. 1. Trứng ruồi lính đen để làm gì?
Tumblr media
Khai thác trứng RLĐ đển ấp cho trứng nở thành ấu trùng RLĐ và nuôi ấu trùng RLĐ khoảng 7-10 ngày. Khai thác làm thức ăn cho vật nuôi như: Gà, Vịt, Cút, Chim Trĩ,..cá, lươn, heo, … Khai thác trứng RLĐ bán lại cho bà con hàng xóm, những người biết đến trại nuôi của bạn. Chia sẻ hướng dẫn các kỹ thuật nuôi RLĐ cho khách hàng của bạn. 2. Ấu trùng ruồi lính đen để làm gì?
Tumblr media
Khi trứng nở ra chúng ta nuôi khoảng 7-10 ngày tuổi có thể lên 15 ngày cũng được. Khai thác làm thức ăn trong chăn nuôi hoặc chế biến thành thức ăn viên nén. Ấu trùng RLĐ còn sống có thể cho gà thả vườn, cút thả vườn, bồ câu, cá,…cho tất cả vật. Hoặc chúng ta có thể trộn ấu trùng RLĐ với cám, bắp,..làm thức ăn viên nén cho vật nuôi. Ấu trùng RLĐ có thể sấy khô để dành làm bột bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi. Ấu trùng RLĐ có khoảng 45% đạm, chất béo, canxi khá cao. Nên rất tốt cho việc nuôi gia cầm khai thác trứng. 3. Phân ruồi lính đen để làm gì?   Trong suốt quá trình nuôi dưỡng ấu trùng RLĐ, chúng ta thu được phân RLĐ. Sử dụng phân RLĐ làm phân bón cho mọi loại cây trồng. Thường phân RLĐ có độ ẩm khoảng 30-40% ẩm. Nên rất thích hợp làm phân bón cho cây ăn trái lâu năm. Ngoài ra, chúng ta còn có thể ép thành phân viên nén tan chậm bón cho hoa lan, cây kiểng bonsai. Liều lượng khi bón phân RLĐ cũng như các loại phân khác. Không nên bón quá nhiều vì cây sẽ ngộ độc hữu cơ. 4. Xác ruồi lính đen dùng để làm gì?
Tumblr media
Sau khoảng 10 ngày RLĐ sẽ tự chết nên chúng ta có rất nhiều xác RLĐ. Khai thác làm thức ăn cho gà, cá, chim, cút,…đều được. Hoặc có thể ép thành thức ăn viên nén cũng được. Nên cho ăn trong ngày sẽ tốt hơn, nếu muốn để lâu nên phơi cho khô đóng bao để ăn không quá 5 ngày. Một số nơi ứng dụng xác RLĐ làm phân bón cũng mang lại hiệu quả. Đặc biệt là những vườn cây ăn trái lâu năm. Xác RLĐ có nhiều dinh dưỡng giúp cho đất thêm màu mỡ, tơi xốp. 5. Vỏ kén ruồi lính đen để làm gì?
Tumblr media
Vỏ kén RLĐ có nhiều chitin có thể dùng chiết suất chitosan. Đa phần những người đã nuôi RLĐ thường ứng dụng làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Trên đây là những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế từ trang trại côn trùng. Chia sẻ cùng bà con và các bạn có thêm nguồn thông tin hữu ích. Nhằm khai thác triệt để RLĐ vào nông nghiệp. Ngoài ra, RLĐ cũng giúp chúng ta bảo vệ môi trường. Vì ấu trùng RLĐ là loại phàm ăn, chúng ăn suốt ngày suốt đêm trong 21 ngày để trưởng thành ruồi. Nên chúng có thể ăn lượng phế phẩm khổng lồ mà chúng ta không cần phải dùng đến nhà máy rác. Những rác thải hữu cơ là chúng có thể ăn hết mà không để lại mầm bệnh hay mùi thối nào. Đó là điểm tuyệt vời của RLĐ mang lại cho loài người trên hành tin này. RLĐ có mặt khắp toàn cầu, những nơi có điều kiện thuận lợi là chúng sinh sôi nẩy nở để giúp ích cho môi trường ngày càng xấu đi.   Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm - BIO BSF Chai 1 Lít
Tumblr media
Giới thiệu về dịch acid amin cho tôm
Thành Phần Bacillus Spp. ≥ 109 CFU/l  Protein ≥ 24,0 %  Chất béo ≥ 1,85 %  Canxi ≥ 2590 mg/l  15 loại acid amin với hàm lượng 7,5%: Glycine, Proline, Histidine, Alanine, Glutamic, Lysine, Aspartic, Valine, Phenylalanine, Tyrosine, Isoleucine, Methionine, Arginine, Serine, Threonine.  Tác dụng:  Kích thích bắt mồi và tiêu hóa thức ăn cho tôm.  Cải thiện sự tăng trưởng, giảm tiêu hao thức ăn.  Giảm tỷ lệ bệnh cho tôm, cá. Tăng sức đề kháng, hấp thu cho vật nuôi.  Rút ngắn thời gian nuôi. Liều dùng - Đối với tôm giống: trộn 3-5ml/100g thức ăn - Đối với tôm thương phẩm: Trộn thường xuyên vào thức ăn trong suốt thời gian nuôi giúp tôm mau lớn, đều cỡ:   Nuôi mật độ thưa: 3ml/ /1kg thức ăn Nuôi mật độ dày (tôm sú trên 30 con/m2 hoặc tôm thẻ trên 100 con/m2): 5ml/1kg thức ăn. Hướng dẫn sử dụng Hoà BIO BSF với một lượng nước sạch vừa đủ (1 lít nước / 8kg thức ăn viên, nếu rải thủ công. Hoặc 1 lít nước/10kg thức ăn, nếu cho ăn bằng máy), sau đó tưới đều vào thức ăn, áo một lớp Vime-dầu gan mực bên ngoài viên thức ăn để đảm bảo lượng BIO BSF bám vào thức ăn và kích thích tôm ăn nhiều. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết.   Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn. Tham khảo thêm về công dung của acid amin tại bài viết: Dịch Acid Amin Cho Tôm Lớn Nhanh - Năng Suất Cao Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm Lớn Nhanh - Khoẻ Mạnh
Tumblr media
Acid Amin ( còn gọi là Amino Acid) là đơn vị cấu tạo nên Protein do đó nó góp phần quy định các tính trạng khác nhau trong hoạt động của Tôm và cây trồng. Bởi vậy quá trình sinh tổng hợp Acid Amin rất quan trọng. Tuy nhiên việc tổng hợp axit amin ở các cơ thể sống khác nhau là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các dạng nitơ mà chúng có thể sử dụng được. Hãy cùng BSF Smart Farm tìm hiểu tác dụng & ứng dụng Acid Amin với Tôm nhé.
Acid Amin Là Gì?
Tumblr media
Acid Amin, còn được viết là acid amin, là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin và acid carboxylic, cùng với một mạch bên nhất định ở mỗi Acid Amin. Các nguyên tố chính của Acid Amin là carbon, hydro, oxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng Acid Amin. Theo Wikipedia Acid Amin hay còn gọi là axit amin, đây là hộp chất hữu cơ sinh học được cấu tạo từ nhóm amin (NH2), axit cacboxylic (COOH) và nhóm mạch bên (nhóm R) nhất định. Acid Amin bao gồm các nguyên tố chính như: Nitơ, cacbon, oxi, hidro và một vài nguyên tố khác nằm trong nhóm thế của mỗi axit amin. Cấu trúc của phân tử Acid Amin được cấu tạo bởi nhóm amin (bên trái) và axit cacboxylic (bên phải), nhóm R ở vị trí tùy vào mỗi loại axit amin.
Tác Dụng Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Không như những loài thực vật bậc cao có thể tự tổng hợp được tất cả các loại axit amin cần cho cơ thể, các loài động vật chỉ có thể tổng hợp được một phần và khả năng này là khác nhau ở các loài động vật khác nhau. Động vật có xương sống bậc cao có thể tự tổng hợp được một số axit amin, những axit amin mà chúng không thể tự tổng hợp được gọi là những axit amin không thể thay thế, hay còn gọi là các axit amin thiết yếu. Với các loại axit amin thiết yếu, các loài động vật phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào để nuôi cơ thể. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết. Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn.
NHU CẦU VỀ ACID AMIN (AA)
Tumblr media
Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu axit amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Có hai loại axit amin: thiết yếu và không thiết yếu.
Tumblr media
Nhu cầu acid amin thuỷ sản nuôi Axit amin không thiết yếu AA không thiết yếu là những AA mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ thức ăn. Chúng bao gồm: Alanin, Glycin, Serin, Tyrosine, Polin, Cysteine, Cystin.  Axit amin thiết yếu Nhu cầu về axit amin thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì tôm, cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn.  Cũng như động vật bậc cao, các loài động vật thủy sản nói chung cần 10 loại axit amin, gồm: arginin, histidin, isoleucine, leucin, lysin, methionin, phenylalanine, threonine, tryptophan và valin (Halver, 1989).
Tumblr media
Nhu cầu acid amin dành cho tôm Chỉ số acid amin thiết yếu (EAAI) Chỉ số acid amin thiết yếu được tính theo công thức sau: Trong đó: aa1, aa2, ...aan,    là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của protein thức ăn. AA1 , AA2, ...AAn,  là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của tôm cá n: là số acid amin thiết yếu xem xét Như vậy, với cách tính EAAI như trên, cả 10 acid amin thiết yếu đều được quan tâm. Chỉ số này càng lớn, tức là tỉ lệ EAA của protein trong thức ăn gần tương đương với tỉ lệ EAA của protein trong cơ thể động vật thủy sản thì thức ăn ấy càng có giá trị dinh dưỡng với đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI tối đa là 1, tối thiểu là 0.1. Khi chỉ số này từ 0.9 trở lên thỉ chất lượng protein là rất tốt, khoảng trên dưới 0.8 thì được còn  dưới 0.7 thì không thỏa nhu cầu đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI của một số nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho tôm sú: Bột tôm (Acetes sp):         0.98 Bột mực:                           0.98 Bột cá Peru:                      0.92 Bột cá ngừ:                       0.92 Bột đậu nành:                   0.87 Casein:                             0.81 Bột khoai lang;                 0.53   Tại Sao Nên Bổ Sung Acid Amin Cho Tôm Các Acid amin thiết yếu là cốt lõi quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt Acid amin thiết yếu có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.  Chúng tôi chuyên thủy phân các nguồn protein từ động và thực vật như bột lông vũ, sâu canxi, bã men beer, ấu trùng ruồi lính đen, collagen, trứng gà, đậu tương… và cung cấp ra thị trường các loại dịch acid amin đầy đủ khoảng 15 đến 21 loại acid amin cho các loại Tôm cao cấp.  Chúng tôi đang cung cấp các loại sản phẩm từ acid amin cao cấp như - Phân bón lá cao cấp - Phân bón gốc - Dịch Acid Amin bổ sung cho Tôm - Men ủ thức ăn, Men ủ tỏi…. - Chế phẩm xử lý nước ao tôm   Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm Lớn Nhanh - Khoẻ Mạnh
Tumblr media
Acid Amin ( còn gọi là Amino Acid) là đơn vị cấu tạo nên Protein do đó nó góp phần quy định các tính trạng khác nhau trong hoạt động của Tôm và cây trồng. Bởi vậy quá trình sinh tổng hợp Acid Amin rất quan trọng. Tuy nhiên việc tổng hợp axit amin ở các cơ thể sống khác nhau là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các dạng nitơ mà chúng có thể sử dụng được. Hãy cùng BSF Smart Farm tìm hiểu tác dụng & ứng dụng Acid Amin với Tôm nhé.
Acid Amin Là Gì?
Tumblr media
Acid Amin, còn được viết là acid amin, là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin và acid carboxylic, cùng với một mạch bên nhất định ở mỗi Acid Amin. Các nguyên tố chính của Acid Amin là carbon, hydro, oxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng Acid Amin. Theo Wikipedia Acid Amin hay còn gọi là axit amin, đây là hộp chất hữu cơ sinh học được cấu tạo từ nhóm amin (NH2), axit cacboxylic (COOH) và nhóm mạch bên (nhóm R) nhất định. Acid Amin bao gồm các nguyên tố chính như: Nitơ, cacbon, oxi, hidro và một vài nguyên tố khác nằm trong nhóm thế của mỗi axit amin. Cấu trúc của phân tử Acid Amin được cấu tạo bởi nhóm amin (bên trái) và axit cacboxylic (bên phải), nhóm R ở vị trí tùy vào mỗi loại axit amin.
Tác Dụng Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Không như những loài thực vật bậc cao có thể tự tổng hợp được tất cả các loại axit amin cần cho cơ thể, các loài động vật chỉ có thể tổng hợp được một phần và khả năng này là khác nhau ở các loài động vật khác nhau. Động vật có xương sống bậc cao có thể tự tổng hợp được một số axit amin, những axit amin mà chúng không thể tự tổng hợp được gọi là những axit amin không thể thay thế, hay còn gọi là các axit amin thiết yếu. Với các loại axit amin thiết yếu, các loài động vật phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào để nuôi cơ thể. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết. Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn.
NHU CẦU VỀ ACID AMIN (AA)
Tumblr media
Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu axit amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Có hai loại axit amin: thiết yếu và không thiết yếu.
Tumblr media
Nhu cầu acid amin thuỷ sản nuôi Axit amin không thiết yếu AA không thiết yếu là những AA mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ thức ăn. Chúng bao gồm: Alanin, Glycin, Serin, Tyrosine, Polin, Cysteine, Cystin.  Axit amin thiết yếu Nhu cầu về axit amin thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì tôm, cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn.  Cũng như động vật bậc cao, các loài động vật thủy sản nói chung cần 10 loại axit amin, gồm: arginin, histidin, isoleucine, leucin, lysin, methionin, phenylalanine, threonine, tryptophan và valin (Halver, 1989).
Tumblr media
Nhu cầu acid amin dành cho tôm Chỉ số acid amin thiết yếu (EAAI) Chỉ số acid amin thiết yếu được tính theo công thức sau: Trong đó: aa1, aa2, ...aan,    là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của protein thức ăn. AA1 , AA2, ...AAn,  là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của tôm cá n: là số acid amin thiết yếu xem xét Như vậy, với cách tính EAAI như trên, cả 10 acid amin thiết yếu đều được quan tâm. Chỉ số này càng lớn, tức là tỉ lệ EAA của protein trong thức ăn gần tương đương với tỉ lệ EAA của protein trong cơ thể động vật thủy sản thì thức ăn ấy càng có giá trị dinh dưỡng với đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI tối đa là 1, tối thiểu là 0.1. Khi chỉ số này từ 0.9 trở lên thỉ chất lượng protein là rất tốt, khoảng trên dưới 0.8 thì được còn  dưới 0.7 thì không thỏa nhu cầu đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI của một số nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho tôm sú: Bột tôm (Acetes sp):         0.98 Bột mực:                           0.98 Bột cá Peru:                      0.92 Bột cá ngừ:                       0.92 Bột đậu nành:                   0.87 Casein:                             0.81 Bột khoai lang;                 0.53   Tại Sao Nên Bổ Sung Acid Amin Cho Tôm Các Acid amin thiết yếu là cốt lõi quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt Acid amin thiết yếu có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.  Chúng tôi chuyên thủy phân các nguồn protein từ động và thực vật như bột lông vũ, sâu canxi, bã men beer, ấu trùng ruồi lính đen, collagen, trứng gà, đậu tương… và cung cấp ra thị trường các loại dịch acid amin đầy đủ khoảng 15 đến 21 loại acid amin cho các loại Tôm cao cấp.  Chúng tôi đang cung cấp các loại sản phẩm từ acid amin cao cấp như - Phân bón lá cao cấp - Phân bón gốc - Dịch Acid Amin bổ sung cho Tôm - Men ủ thức ăn, Men ủ tỏi…. - Chế phẩm xử lý nước ao tôm   Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm - BIO BSF Chai 1 Lít
Tumblr media
Giới thiệu về dịch acid amin cho tôm
Thành Phần Bacillus Spp. ≥ 109 CFU/l  Protein ≥ 24,0 %  Chất béo ≥ 1,85 %  Canxi ≥ 2590 mg/l  15 loại acid amin với hàm lượng 7,5%: Glycine, Proline, Histidine, Alanine, Glutamic, Lysine, Aspartic, Valine, Phenylalanine, Tyrosine, Isoleucine, Methionine, Arginine, Serine, Threonine.  Tác dụng:  Kích thích bắt mồi và tiêu hóa thức ăn cho tôm.  Cải thiện sự tăng trưởng, giảm tiêu hao thức ăn.  Giảm tỷ lệ bệnh cho tôm, cá. Tăng sức đề kháng, hấp thu cho vật nuôi.  Rút ngắn thời gian nuôi. Liều dùng - Đối với tôm giống: trộn 3-5ml/100g thức ăn - Đối với tôm thương phẩm: Trộn thường xuyên vào thức ăn trong suốt thời gian nuôi giúp tôm mau lớn, đều cỡ:   Nuôi mật độ thưa: 3ml/ /1kg thức ăn Nuôi mật độ dày (tôm sú trên 30 con/m2 hoặc tôm thẻ trên 100 con/m2): 5ml/1kg thức ăn. Hướng dẫn sử dụng Hoà BIO BSF với một lượng nước sạch vừa đủ (1 lít nước / 8kg thức ăn viên, nếu rải thủ công. Hoặc 1 lít nước/10kg thức ăn, nếu cho ăn bằng máy), sau đó tưới đều vào thức ăn, áo một lớp Vime-dầu gan mực bên ngoài viên thức ăn để đảm bảo lượng BIO BSF bám vào thức ăn và kích thích tôm ăn nhiều. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết.   Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn. Tham khảo thêm về công dung của acid amin tại bài viết: Dịch Acid Amin Cho Tôm Lớn Nhanh - Năng Suất Cao Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm Lớn Nhanh - Khoẻ Mạnh
Tumblr media
Acid Amin ( còn gọi là Amino Acid) là đơn vị cấu tạo nên Protein do đó nó góp phần quy định các tính trạng khác nhau trong hoạt động của Tôm và cây trồng. Bởi vậy quá trình sinh tổng hợp Acid Amin rất quan trọng. Tuy nhiên việc tổng hợp axit amin ở các cơ thể sống khác nhau là rất khác nhau, nó phụ thuộc vào các dạng nitơ mà chúng có thể sử dụng được. Hãy cùng BSF Smart Farm tìm hiểu tác dụng & ứng dụng Acid Amin với Tôm nhé.
Acid Amin Là Gì?
Tumblr media
Acid Amin, còn được viết là acid amin, là những hợp chất hữu cơ sinh học quan trọng chứa nhóm chức amin và acid carboxylic, cùng với một mạch bên nhất định ở mỗi Acid Amin. Các nguyên tố chính của Acid Amin là carbon, hydro, oxy, và nitơ, và một số nguyên tố khác có mặt trong mạch bên của từng Acid Amin. Theo Wikipedia Acid Amin hay còn gọi là axit amin, đây là hộp chất hữu cơ sinh học được cấu tạo từ nhóm amin (NH2), axit cacboxylic (COOH) và nhóm mạch bên (nhóm R) nhất định. Acid Amin bao gồm các nguyên tố chính như: Nitơ, cacbon, oxi, hidro và một vài nguyên tố khác nằm trong nhóm thế của mỗi axit amin. Cấu trúc của phân tử Acid Amin được cấu tạo bởi nhóm amin (bên trái) và axit cacboxylic (bên phải), nhóm R ở vị trí tùy vào mỗi loại axit amin.
Tác Dụng Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Không như những loài thực vật bậc cao có thể tự tổng hợp được tất cả các loại axit amin cần cho cơ thể, các loài động vật chỉ có thể tổng hợp được một phần và khả năng này là khác nhau ở các loài động vật khác nhau. Động vật có xương sống bậc cao có thể tự tổng hợp được một số axit amin, những axit amin mà chúng không thể tự tổng hợp được gọi là những axit amin không thể thay thế, hay còn gọi là các axit amin thiết yếu. Với các loại axit amin thiết yếu, các loài động vật phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào để nuôi cơ thể. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm
Tumblr media
Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết. Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn.
NHU CẦU VỀ ACID AMIN (AA)
Tumblr media
Khi nói đến protein, người ta không chỉ quan tâm đến hàm lượng của nó trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein). Nhu cầu protein nói một cách chính xác hơn đó chính là nhu cầu axit amin. Ngoài nhiệm vụ chính là cấu tạo nên protein, chúng còn là tiền chất của một số sản phẩm trao đổi chất khác. Có hai loại axit amin: thiết yếu và không thiết yếu.
Tumblr media
Nhu cầu acid amin thuỷ sản nuôi Axit amin không thiết yếu AA không thiết yếu là những AA mà cơ thể sinh vật tự tổng hợp được từ thức ăn. Chúng bao gồm: Alanin, Glycin, Serin, Tyrosine, Polin, Cysteine, Cystin.  Axit amin thiết yếu Nhu cầu về axit amin thiết yếu được nghiên cứu nhiều bởi vì tôm, cá không thể tổng hợp được chúng mà phải lấy từ thức ăn.  Cũng như động vật bậc cao, các loài động vật thủy sản nói chung cần 10 loại axit amin, gồm: arginin, histidin, isoleucine, leucin, lysin, methionin, phenylalanine, threonine, tryptophan và valin (Halver, 1989).
Tumblr media
Nhu cầu acid amin dành cho tôm Chỉ số acid amin thiết yếu (EAAI) Chỉ số acid amin thiết yếu được tính theo công thức sau: Trong đó: aa1, aa2, ...aan,    là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của protein thức ăn. AA1 , AA2, ...AAn,  là phần trăm acid amin thiết yếu tương ứng của tôm cá n: là số acid amin thiết yếu xem xét Như vậy, với cách tính EAAI như trên, cả 10 acid amin thiết yếu đều được quan tâm. Chỉ số này càng lớn, tức là tỉ lệ EAA của protein trong thức ăn gần tương đương với tỉ lệ EAA của protein trong cơ thể động vật thủy sản thì thức ăn ấy càng có giá trị dinh dưỡng với đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI tối đa là 1, tối thiểu là 0.1. Khi chỉ số này từ 0.9 trở lên thỉ chất lượng protein là rất tốt, khoảng trên dưới 0.8 thì được còn  dưới 0.7 thì không thỏa nhu cầu đối tượng nuôi. Chỉ số EAAI của một số nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho tôm sú: Bột tôm (Acetes sp):         0.98 Bột mực:                           0.98 Bột cá Peru:                      0.92 Bột cá ngừ:                       0.92 Bột đậu nành:                   0.87 Casein:                             0.81 Bột khoai lang;                 0.53   Tại Sao Nên Bổ Sung Acid Amin Cho Tôm Các Acid amin thiết yếu là cốt lõi quan trọng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt Acid amin thiết yếu có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa.  Chúng tôi chuyên thủy phân các nguồn protein từ động và thực vật như bột lông vũ, sâu canxi, bã men beer, ấu trùng ruồi lính đen, collagen, trứng gà, đậu tương… và cung cấp ra thị trường các loại dịch acid amin đầy đủ khoảng 15 đến 21 loại acid amin cho các loại Tôm cao cấp.  Chúng tôi đang cung cấp các loại sản phẩm từ acid amin cao cấp như - Phân bón lá cao cấp - Phân bón gốc - Dịch Acid Amin bổ sung cho Tôm - Men ủ thức ăn, Men ủ tỏi…. - Chế phẩm xử lý nước ao tôm   Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Dịch Acid Amin Cho Tôm - BIO BSF Chai 1 Lít
Tumblr media
Giới thiệu về dịch acid amin cho tôm
Thành Phần Bacillus Spp. ≥ 109 CFU/l  Protein ≥ 24,0 %  Chất béo ≥ 1,85 %  Canxi ≥ 2590 mg/l  15 loại acid amin với hàm lượng 7,5%: Glycine, Proline, Histidine, Alanine, Glutamic, Lysine, Aspartic, Valine, Phenylalanine, Tyrosine, Isoleucine, Methionine, Arginine, Serine, Threonine.  Tác dụng:  Kích thích bắt mồi và tiêu hóa thức ăn cho tôm.  Cải thiện sự tăng trưởng, giảm tiêu hao thức ăn.  Giảm tỷ lệ bệnh cho tôm, cá. Tăng sức đề kháng, hấp thu cho vật nuôi.  Rút ngắn thời gian nuôi. Liều dùng - Đối với tôm giống: trộn 3-5ml/100g thức ăn - Đối với tôm thương phẩm: Trộn thường xuyên vào thức ăn trong suốt thời gian nuôi giúp tôm mau lớn, đều cỡ:   Nuôi mật độ thưa: 3ml/ /1kg thức ăn Nuôi mật độ dày (tôm sú trên 30 con/m2 hoặc tôm thẻ trên 100 con/m2): 5ml/1kg thức ăn. Hướng dẫn sử dụng Hoà BIO BSF với một lượng nước sạch vừa đủ (1 lít nước / 8kg thức ăn viên, nếu rải thủ công. Hoặc 1 lít nước/10kg thức ăn, nếu cho ăn bằng máy), sau đó tưới đều vào thức ăn, áo một lớp Vime-dầu gan mực bên ngoài viên thức ăn để đảm bảo lượng BIO BSF bám vào thức ăn và kích thích tôm ăn nhiều. Vai Trò Của Acid Amin Với Tôm Acid Amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các axit amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành axit amin.  Các axit amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể.  Thiếu axit amin thì cũng thiếu luôn cả cơ thể sinh vật, cũng như thiếu nguyên liệu thì không thể có sản phẩm hoàn hảo. Chính vì vậy khi nói đến dinh dưỡng axit amin mà chỉ chú ý đến hàm lượng protein trong thức ăn là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến các thành phần axit amin không thể thay thế và có thể thay thế ở trong đó, cũng như tỷ lệ giữa chúng với nhau. Tiêu chuẩn để xác định giá trị sinh học và vai trò sinh lý của các axit amin là khả năng duy trì sự phát triển Tôm của chúng.  Một vài axit amin khi thiếu sẽ làm cho Tôm ngừng lớn, xuống cân mặc dù các thành phần khác của khẩu phần đều đầy đủ. Các axit amin này được gọi là các axit amin cần thiết hay không thể thay thế được vì chúng không thể tự tổng hợp trong cơ thể hoặc tổng hợp với tốc độ không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mà chúng phải được đưa vào đầy đủ trong đạm thức ăn.  Cơ thể động vật tổng hợp được 10 hoặc 12 axit amin trong tổng số 20 loại axit amin thường gặp. Còn 8 -10 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được đó là những axit amin cần thiết. Các loại acid amin thiết yếu và chức năng đối với Tôm? Glycine Glycine: là axit đơn giản nhất, tham gia vào việc tạo thành chất màu của huyết sắc tố Hemoglobin. Glyxin tham gia vào các quá trình giải độc axit Benzoic và axit Phenylaxetic, trao đổi các chất đường tinh bột và chất béo, các axit Nucleic và Nucleotit. Đối với gà con thì Glyxin là một axit amin không thể thay thế. Việc đưa Glyxin vào thành phần thức ăn của gà con sẽ làm tăng quá trình chuyển amin trong các mô của cơ thể, làm tăng các quá trình oxy hóa khử. Threonine Threonine: Một axit amin không thể thay thế trong cơ thể, nó tham gia gián tiếp hàng loạt biến đổi dành cho Glyxin. Khi trong khẩu phần thức ăn không đủ threonine, gan sẽ bị mỡ hóa, động vật sẽ bị sút cân, ngừng lớn, xuống cân và chết. Cysteine Cysteine: Là axit amin có chứa lưu huỳnh, khi bị phá vỡ thì axit amin này có tác dụng giải độc nhờ cách oxy hóa lưu huỳnh. Axit này sẽ gắn với các chất độc để làm mất độc tính. Valine Valine: Đây là một axit amin không thể thay thế. Khi không đủ Valine trong khẩu phần thức ăn, động vật sẽ giảm khối lượng, đặc biệt gà con sẽ bị chết ở ngày thứ 18 -19. Valine rất cần thiết đối với hoạt động bình thường của hệ thần kinh.  Trong trường hợp thiếu Valine, động vật sẽ sút cân, bị rối loạn các phối hợp chuyển động và bắp thịt bị yếu đi. Valine cũng có ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy. Leucine Leucine: Đây là một trong những axit amin không thể thay thế, cần thiết để xây dựng protein mô và cho hoạt động của tuyến tụy. Leucine có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Isoleucine Isoleucine: Axit amin không thể thay thế này ở trong cơ thể sẽ tạo thành glycogen và các chất cetonic.  Trong khẩu phần ăn không có Isoleucine thì mức các axit amin tự do trong các mô của gà con sẽ bị thay đổi nhanh chóng., gà sẽ bị chết. Trong trường hợp axit amin này không đủ trong khẩu phần, động vật cũng bị sụt cân nhanh. Tryptophan Tryptophan: Cũng là một Axit amin không thể thay thế. Trong cơ thể, Tryptophan biến đổi thành vitamin PP, chất này ở một mức độ nhất định thể hiện giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Lợn thiếu Tryptophan sẽ kém ăn, rụng lông. Lợn con bị kìm hãm sinh trưởng, sưng và tróc da xung quanh mắt, bị bệnh eczema toàn thân, ỉa chảy; bị nặng sẽ gây hoại tử ruột già, co giật, mất tri giác và cuối cùng thì chết. Gà con thiếu Tryptophan sẽ bị bệnh lưỡi đen, ngừng lớn, ít ăn, phát triển lông kém, viêm da có vảy. Arginine Arginine: là axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành ure.Arginine có tác dụng dương tính trong chăn nuôi gia cầm rõ rệt. Gà con hầu như không có khả năng tổng hợp được Arginine.  Axit amin này có ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi, cùng với Glycine có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lợn cũng cần Arginine để sinh trưởng và phát triển, thiếu Arginine trong thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn và trao đổi vitamin E bị rối loạn. Histidine Histidine: Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl Hemoglobin → Histidine → Histamine Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Lysine Lysine: Lysine là một trong các axit amin quan trọng nhất. Đây là một trong bộ ba axit amin được đặc biệt chú ý khi đánh giá chất lượng dinh dưỡng của khẩu phần (lysine, tryptophan, methionine).  Thiếu lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi. Nếu trong khẩu phần thức ăn không đủ Lysine, lợn sẽ giảm tăng trọng, biếng ăn, da khô. Nếu thiếu Lysine thì lợn con trong từ 3 – 6 tháng tuổi sẽ bị giảm độ kiềm dự trữ trong máu và protein trong huyết thanh.  Không đủ Lysine trong thức ăn thì quá trình sắc tố hóa lông ở gà, vịt, lợn sẽ bị cản trở. Cho gà con ăn khẩu phần ăn không có Lysine thì gà chỉ sống được 53 ngày. Methionine Methionine: Methionine thuộc loại axit amin chứa lưu huỳnh. Lưu huỳnh của methionine bền vững đối với kiềm hơn các axit amin có chứa lưu huỳnh khác (cystine và cysteine).  Methionine có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất, đặc biệt là quá trình gắn và trao đổi nhóm methyl trong cơ thể. Methionine là nguồn cung cấp chính các nhóm methyl dễ biến trong cơ thể. Các nhóm methyl được sử dụng để tổng hợp choline, một chất có hoạt tính sinh học cao.  Choline còn là chất tổng hợp mỡ mạnh nhất: ngăn ngừa mỡ hóa gan. Ngoài ra còn có ảnh hưởng cụ thể vào chuyển hoá lipid và phosphatid trong gan và giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chữa xơ vữa động mạch. Phenylalanine Phenylalanine: Tham gia vào việc tổng hợp tyrosine (là chất tiền thân của adrenalin) và là loại axit amin chính trong việc tạo thành đạm tuyến giáp. Trong khẩu phần ăn không đủ Phenylalanine thì lợn sẽ sút giảm cân và tăng chi phí về thức ăn. Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Vi Sinh Mỹ - VIHAHA - Dành Cho Nuôi RLĐ Chai 100ml
Tumblr media
Nguồn Gốc Sản Phẩm
Tên sản phẩm : Vi Sinh Mỹ VIHAHA - Dành Cho Nuôi Ruồi Lính Đen Đơn vị sản xuất: Công ty Acela Biotek Địa chỉ : 2959 Promenade ST, Ste 200 West Sacramento,CA 95691 USA. Chế phẩm sinh học phân giải xenlulo được Acela Biotek Hoa kỳ phát triển trên công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, nhằm để xử lý chất thải nông nghiệp, tái tạo lại môi trường sống tự nhiên.
Công Dụng Chính Trong Nuôi RLĐ
- Cấy vi sinh vào hệ tiêu hoá. - Giảm mùi hôi và chuyển hoá thức ăn. - Tăng năng suất & chất lượng ấu trùng. - Phân giải nhanh chất thải hữu cơ. - Tạo kháng sinh, enzym tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
Đặc Điểm Sản Phẩm Vihaha
- Chứa các chủng vi sinh vật được chọn lọc kỹ lưỡng từ tự nhiên. Không biến đổi gen (GMO), không độc hại và không chứa mầm bệnh. - Với công nghệ ngủ đông vi sinh được bảo quản ở trạng thái tốt nhất, VSV khi kích hoạt sẽ sinh khối nhanh. - Chứa các chủng vi sinh chuyên biệt giúp hoạt hóa, phân giải phế phụ phẩm nông nghiệp thành hợp chất hữu cơ có lợi cho môi trường. - Sản phẩm đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học và thựu nghiệm. - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OMRI (Hoa Kỳ).
Bảng Thành Phần Vihaha
Tumblr media
Thành phần vi sinh mỹ vihaha
Hướng Dẫn Sử Dụng Vihaha
1. Xử lý phụ phẩm trồng trọt tại ruộng: Liều lượng: 0,5 lít/ ha/vụ Hòa 40-50 ml lít/20 lít nước sạch, phun hoặc tưới đều lên ruộng Lưu ý: Ruộng sau thu hoạch cần được cày bừa kỹ trước khi phun Tùy theo tính chất ruộng từng giai đoạn sau thu hoạch, lượng dùng tối thiểu 0,4 lít/ha. 2. Xử lý rác thải hữu cơ, Ủ thức ăn nuôi RLĐ Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn cơ chất. Hòa 1 lít/1000 lít nước, 50 lít mật rỉ phun hoặc tưới đều lên vùng nguyên liệu, đảo đều, Ủ bạt Lưu ý: Nguyên liệu là các xác thực vật như (cành cây, vỏ củ quả….) trước khi ủ nên được phân loại và phay nhỏ giúp cho quá trình phân giải được nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). 3. Xử lý chất thải chăn nuôi (phân bò, gà, heo, vịt, Sâu Canxi …): Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn cơ chất. Hòa 1 lít/1000 lít nước, 50 lít mật rỉ phun lên bề mặt rồi đảo đều. Lưu ý: chất thải có thể trộn với các cơ chất tạo độ xốp giúp cho quá trình phân giải nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). • Đệm lót sinh học: Liều lượng: 1 lít/100m3 • Hoà 1 lít/ 2000 lít nước, đưa vào cơ chất vào nền chuồng rồi phun lên bề mặt cơ chất IV. Xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: 4.1. Bùn đáy ao nuôi trồng thủy sản: Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn. Hòa 1 lít/2000 lít nước, phun lên bề mặt rồi đảo đều, sau đó tiến hành ủ Compost. Lưu ý: Bùn sau khi HÚT LÊN BỜ nên trộn với các chất tạo độ rỗng khác giúp cho quá trình phân giải nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). 4.2. Cải tạo ao nuôi (khô hoặc ướt): Liều lượng: 1 lít/10.000 m2/ 1000 lít nước Hòa 1 lít/1000 lít nước, tưới đều lên đáy ao để xử lý ao nuôi sau khi kết thúc vụ 4.3. Môi trường ao nuôi: Liều lượng: 100ml/3000m3. Định kỳ 7 đến 10 ngày/ lần Hòa loãng VIHAHA với nước không CLO vào lúc 8-9 sáng hoặc 17-18h chiều rồi tạt đều khắp ao Lưu ý: Bật thêm quạt nước để chế phẩm hòa trộn đều trong nước Đọc thêm các hướng dẫn chi tiết tại đây. Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Vi Sinh Mỹ - VIHAHA - Dành Cho Nuôi Tôm Chai 100ml
Tumblr media
Nguồn Gốc Sản Phẩm
Tên sản phẩm : Vi Sinh Mỹ VIHAHA - Dành Cho Nuôi Tôm Đơn vị sản xuất: Công ty Acela Biotek Địa chỉ : 2959 Promenade ST, Ste 200 West Sacramento,CA 95691 USA. Chế phẩm sinh học phân giải xenlulo được Acela Biotek Hoa kỳ phát triển trên công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, nhằm để xử lý chất thải nông nghiệp, tái tạo lại môi trường sống tự nhiên.
Công Dụng Chính Trong Nuôi Tôm
- Phân giải nhanh chất thải trong ao nuôi. - Giảm độ đục, mùi hôi của nước. - Ổn định màu nước, khử các loại khí độc. - Ức chết sự phát triển của vi khuẩn gây hại. - Tăng vi sinh có lợi cho hệ tiêu hoá, giảm bệnh tật cho vật nuôi.
Đặc Điểm Sản Phẩm Vihaha
- Chứa các chủng vi sinh vật được chọn lọc kỹ lưỡng từ tự nhiên. Không biến đổi gen (GMO), không độc hại và không chứa mầm bệnh. - Với công nghệ ngủ đông vi sinh được bảo quản ở trạng thái tốt nhất, VSV khi kích hoạt sẽ sinh khối nhanh. - Chứa các chủng vi sinh chuyên biệt giúp hoạt hóa, phân giải phế phụ phẩm nông nghiệp thành hợp chất hữu cơ có lợi cho môi trường. - Sản phẩm đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học và thựu nghiệm. - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OMRI (Hoa Kỳ).
Bảng Thành Phần Vihaha
Tumblr media
Thành phần vi sinh mỹ vihaha
Hướng Dẫn Sử Dụng Vihaha
1. Xử lý phụ phẩm trồng trọt tại ruộng: Liều lượng: 0,5 lít/ ha/vụ Hòa 40-50 ml lít/20 lít nước sạch, phun hoặc tưới đều lên ruộng Lưu ý: Ruộng sau thu hoạch cần được cày bừa kỹ trước khi phun Tùy theo tính chất ruộng từng giai đoạn sau thu hoạch, lượng dùng tối thiểu 0,4 lít/ha. 2. Xử lý rác thải hữu cơ, Ủ thức ăn nuôi RLĐ Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn cơ chất. Hòa 1 lít/1000 lít nước, 50 lít mật rỉ phun hoặc tưới đều lên vùng nguyên liệu, đảo đều, Ủ bạt Lưu ý: Nguyên liệu là các xác thực vật như (cành cây, vỏ củ quả….) trước khi ủ nên được phân loại và phay nhỏ giúp cho quá trình phân giải được nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). 3. Xử lý chất thải chăn nuôi (phân bò, gà, heo, vịt, Sâu Canxi …): Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn cơ chất. Hòa 1 lít/1000 lít nước, 50 lít mật rỉ phun lên bề mặt rồi đảo đều. Lưu ý: chất thải có thể trộn với các cơ chất tạo độ xốp giúp cho quá trình phân giải nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). • Đệm lót sinh học: Liều lượng: 1 lít/100m3 • Hoà 1 lít/ 2000 lít nước, đưa vào cơ chất vào nền chuồng rồi phun lên bề mặt cơ chất IV. Xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: 4.1. Bùn đáy ao nuôi trồng thủy sản: Liều lượng: 1 lít/ 50 tấn. Hòa 1 lít/2000 lít nước, phun lên bề mặt rồi đảo đều, sau đó tiến hành ủ Compost. Lưu ý: Bùn sau khi HÚT LÊN BỜ nên trộn với các chất tạo độ rỗng khác giúp cho quá trình phân giải nhanh hơn (Độ ẩm > 60%). 4.2. Cải tạo ao nuôi (khô hoặc ướt): Liều lượng: 1 lít/10.000 m2/ 1000 lít nước Hòa 1 lít/1000 lít nước, tưới đều lên đáy ao để xử lý ao nuôi sau khi kết thúc vụ 4.3. Môi trường ao nuôi: Liều lượng: 100ml/3000m3. Định kỳ 7 đến 10 ngày/ lần Hòa loãng VIHAHA với nước không CLO vào lúc 8-9 sáng hoặc 17-18h chiều rồi tạt đều khắp ao Lưu ý: Bật thêm quạt nước để chế phẩm hòa trộn đều trong nước Đọc thêm các hướng dẫn chi tiết tại đây. Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Quy Trình Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn hiện đã và đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng bởi mô hình mang lại hiệu quả nhanh chóng, dễ chăn nuôi và vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi chưa đạt được lợi nhuận cao bởi những yếu tố như: chi phí các loại thức ăn cho gà ta còn khá cao, kiểm soát rủi ro, bệnh tật chưa tốt, chưa có đầu ra ổn định hay thời tiết, khí hậu thất thường… Vậy, giải pháp nào cho các hộ chăn nuôi có thể thành công và thu được lợi nhuận cao từ mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn? Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng. Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng. Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại. Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió. Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Tumblr media
Diện Tích Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Chuồng nuôi 1000 gà chỉ cần diện tích khoảng 70-80m2 nhưng nền chuồng phải cao ráo để tránh nước ngầm ngấm lên làm ẩm nền chuồng. Mái chuồng cần được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát được hơi nóng. Cuối cùng, đặc biệt quan trọng là chuồng nuôi phải được thông gió thật tốt (thường làm chuồng quay theo hướng Đông Nam – “Có vợ hiền hòa, ắt nhà hướng Nam”).
Tumblr media
Mật Độ Nuôi Gà Thả Vườn Kích thước chuồng cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m, chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa. Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2. Thông thường, tỉ lệ vàng trong chăn nuôi gà ta thả vườn là 1:2. Có nghĩa là cứ 1m2 đất nuôi sẽ nuôi được 2 con gà là mật độ hợp lý. Đối với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nuôi rộng có thể lấy tỉ lệ 1:1 để giúp gà ta có thể tìm kiếm thức ăn và vận động thoải mái.
Tumblr media
Xây Dựng Bãi Chăn Thả Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm. Bãi chăn thả cũng cần san lấp cho bằng phẳng để không tạo nên những vũng nước đọng, dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh. Người chăn nuôi nên có kế hoạch vệ sinh bãi chăn thả định kì, để tạo môi trường thông thoáng và sạch sẽ cho gà thả vườn. Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc lưới b40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
Tumblr media
Chuẩn Bị Máy Móc và Dụng Cụ Chuẩn Bị Dụng Cụ
Tumblr media
Chuẩn bị lồng úm gà con Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà. Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà). Chuẩn bị máng ăn Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. Bạn có thể tham khảo thêm những thiết bị cho ăn tự động đơn giản có bán rất nhiều ngoài thị trường để giảm chi phí nhân công cho gà ăn. Chuẩn bị máng uống Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày. Có thể dùng máng uống nước tự động cho gà.
Tumblr media
Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà Gà rất thích tắm cát. Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chuẩn bị dàn đậu cho gà Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái. Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà. Chuẩn bị hố vôi khử trùng khi vào chuồng gà Chuẩn bị một thùng gỗ hoặc nhựa có kích thước dài 1m rộng 40cm bên trong có để vôi bột để mỗi khi vào chuồng nuôi sẽ đi bước vào hố vôi để khử trùng và tránh mang dịch bệnh vào chuồng nuôi. Những vật dụng khác: Kính mắt cho gà, bạt che côn trùng, bạt che mưa, dụng cụ dọn vệ sinh chuồng gà và trấu rải chuồng…... Chuẩn Bị Máy Móc
Tumblr media
Máy thái chuối. Máy băm nghiền đa năng. Máy đùn nếu muốn làm quy mô lớn và kết hợp nuôi sâu canxi. Máy ép cám viên. Chú ý:  Tùy vào quy mô chăn nuôi có thể sử dụng công suất nhỏ hoặc lớn. Cân nhắc lắp điện 3 pha nếu chăn nuôi quy mô lớn và máy móc công suất lớn. Chọn thương hiệu uy tín để mua máy móc, vệ sinh thường xuyên để tăng độ bền máy móc. Lựa chọn với máy móc phù hợp với mô hình chăn nuôi. Ví dụ: nếu nuôi gà thả vườn kết hợp với nuôi ruồi lính đen thì nên mua: Máy băm đa năng để băm nhỏ thức ăn phối trộn cho gà. Máy đùn để nghiền nhuyễn thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Máy ép cám viên để ép cám cho gà ăn giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Lựa chọn đầu tư ban đầu rất quan trọng nên bạn cần cân nhắc thật kỹ nếu mô hình nhỏ thì giảm thiểu đầu tư quá nhiều nhé. Đọc thêm: Cẩm Nang Nuôi Gà Hiệu Quả.   Chuẩn Bị Chế Phẩm Vi Sinh Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn BIO SU, giúp ủ chín thức ăn cho gà và thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Chế phẩm vi sinh ủ tỏi BIO ST tăng sức đề kháng cho gà. Dịch đạm ấu trùng thủy phân BIO BSF kích thích tăng trưởng vỗ béo cho gà. Chế phẩm vi sinh khử mùi BIO SK khử mùi chuồng trại và ủ phân hữu cơ nhanh chóng. Mật rỉ đường để tiến hành ủ và nhân men vi sinh dùng trong trang trại. Bạn có thể mua chế phẩm trực tiếp trên app BSF Smart Farm hoặc nhấn vào đây. Chuẩn Bị Nguồn Thức Ăn Cho Gà
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ Chuẩn bị ngũ cốc như thóc, ngô, khoai làm thức ăn cho gà. Rau xanh cho gà có thể là cỏ, thân chuối, rau mầm….. Ấu trùng ruồi lính đen. Dịch đạm ấu trùng. Thức ăn công nghiệp bổ sung. Nguồn phế phẩm nông nghiệp hoặc lò mổ để nuôi ấu trùng.
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn Thức ăn công nghiệp đậm đặc. Cám viên tự ép cùng với ngũ cốc và ấu trùng. Ấu trùng ruồi lính đen, dịch thủy phân. Rau xanh, cỏ, khoáng, nguyên tố vi lượng Các loại bã đậu, bã bia bổ sung thêm giảm tiêu tốn thức ăn. Các nguồn phụ phẩm để nuôi ấu trùng nhằm làm giảm chi phí Đọc Thêm: Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Hiệu Quả. Chọn Giống Gà Để Nuôi Thả Vườn
Tumblr media
Chọn Giống Gà Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai... Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, g�� Ri,.... Chọn gà con giống: Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Chọn gà đẻ giống: Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt. Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi. Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại. Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại. Tiêu Chí Chọn Giống Chung Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh Mắt láu lia, mở to Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất! Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Theo Từng Giai Đoạn
Tumblr media
Nói về chủ để ủ thức ăn cho gà thì rất dài và phức tạp. Nên mình đã viết một bài viết riêng tổng hợp lại cách ủ thức ăn cho gà rất chi tiết. Bạn đọc thêm bài viết này nhé. Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả. Kỹ Thuật Ủ EM Tỏi Cho Gà Tăng Đề Kháng. Để chăn nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
Tumblr media
Thức Ăn Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó. Bổ sung thêm men tỏi trong khẩu phần ăn cùng với thức ăn đã ủ men để cho gà quen dần với thức ăn lên men và không mất thời gian làm quen khi lớn. Bổ sung thêm dịch đạm thủy phân BIO BSF trong khẩu phần ăn để Gà con phát triển khỏe mạnh và tối ưu nhất. Nước Uống Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày. Nên dùng máng uống nước chuyên dụng tránh làm ướt nền chuồng nuôi gây bệnh cho gà. Dùng EM tỏi đã ủ hòa vào nước cho gà con uống để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hòa thêm dịch đạm BIO BSF để đảm bảo dinh dưỡng cho gà khi nuôi. Đọc Thêm: Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả   Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
Tumblr media
Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.  Kết hợp thêm cho ăn ấu trùng ruồi lính đen để đảm bảo lượng đạm tối ưu cùng với giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí nhé. Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần. Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con. Sử dụng thức ăn ủ men và men tỏi trộn cùng thức ăn và nước uống tăng đề kháng. Dùng dịch đạm BIO BSF để hòa vào nước tăng các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho gà phát triển. Phối trộn thức ăn kết hợp ấu trùng ruồi lính đen theo tỷ lệ: 20% ấu trùng 50% ngũ cốc 10% khoáng và nguyên tố vi lượng 20% rau xanh. Đọc thêm: Thức ăn dinh dưỡng cho gà từ Ruồi Lính Đen. Giai đoạn cho gà thịt
Tumblr media
Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây: Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm từ ấu trùng ruồi lính đen để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn. Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của m��i trường. Giai đoạn này cần bổ sung khẩu phần ăn nghiêm ngặt và tiêu chuẩn giúp cho vật nuôi đạt cân tăng trọng tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt. Tăng cường sử dụng dịch đạm và thức ăn ủ men kèm với ấu trùng ruồi lính đen. Chú ý đàn gà để phòng bệnh kịp thời nếu có hiện tượng nhiễm bệnh do tình hình dịch rất phức tạp. Thường xuyên xịt khử mùi khử khuẩn cho chuồng trại và sử dụng men tỏi tăng sức đề kháng. Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn
Tumblr media
Vệ Sinh Hàng Ngày Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được. Đón nắng ban mai Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa). Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi. Vệ sinh máng ăn, máng uống Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau. Thay máng phân Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai. Quét dọn thức ăn vương vãi Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hạt rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khỏe của gà. Quét dọn chuồng trại  Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi … Tham Khảo: Chế Phẩm Vi Sinh Khử Mùi Chuồng Trại BIO SK Vệ Sinh Hàng Tháng Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Quy Trình Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn hiện đã và đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng bởi mô hình mang lại hiệu quả nhanh chóng, dễ chăn nuôi và vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, một số hộ chăn nuôi chưa đạt được lợi nhuận cao bởi những yếu tố như: chi phí các loại thức ăn cho gà ta còn khá cao, kiểm soát rủi ro, bệnh tật chưa tốt, chưa có đầu ra ổn định hay thời tiết, khí hậu thất thường… Vậy, giải pháp nào cho các hộ chăn nuôi có thể thành công và thu được lợi nhuận cao từ mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn? Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Thả Vườn
Tumblr media
Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Thả Vườn Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bà con cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để tránh nắng chiều oi bức mà lại có thể hứng được ánh nắng vào buổi sáng. Khi thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng. Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng Đông Nam, sàn nên được làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon,… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại. Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao t���i hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió. Trong quá trình chăn nuôi gà, phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Tumblr media
Diện Tích Nuôi 1000 Gà Thả Vườn Chuồng nuôi 1000 gà chỉ cần diện tích khoảng 70-80m2 nhưng nền chuồng phải cao ráo để tránh nước ngầm ngấm lên làm ẩm nền chuồng. Mái chuồng cần được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát được hơi nóng. Cuối cùng, đặc biệt quan trọng là chuồng nuôi phải được thông gió thật tốt (thường làm chuồng quay theo hướng Đông Nam – “Có vợ hiền hòa, ắt nhà hướng Nam”).
Tumblr media
Mật Độ Nuôi Gà Thả Vườn Kích thước chuồng cao khoảng 1,5m, chiều dài khoảng 2,5m, chiều rộng khoảng 2m và phải có một cửa để gà ra vào trú mưa. Diện tích chuồng càng rộng càng tốt, vì không gian thông thoáng giúp gà dễ dàng phát triển. Nếu gà con thì mật độ chuồng khoảng 10 – 12 con/m2, còn gà dò thì khoảng 5 – 6 con/m2. Thông thường, tỉ lệ vàng trong chăn nuôi gà ta thả vườn là 1:2. Có nghĩa là cứ 1m2 đất nuôi sẽ nuôi được 2 con gà là mật độ hợp lý. Đối với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nuôi rộng có thể lấy tỉ lệ 1:1 để giúp gà ta có thể tìm kiếm thức ăn và vận động thoải mái.
Tumblr media
Xây Dựng Bãi Chăn Thả Khi chăn nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà. Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm. Bãi chăn thả cũng cần san lấp cho bằng phẳng để không tạo nên những vũng nước đọng, dễ phát sinh và lây lan mầm bệnh. Người chăn nuôi nên có kế hoạch vệ sinh bãi chăn thả định kì, để tạo môi trường thông thoáng và sạch sẽ cho gà thả vườn. Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc lưới b40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.
Tumblr media
Chuẩn Bị Máy Móc và Dụng Cụ Chuẩn Bị Dụng Cụ
Tumblr media
Chuẩn bị lồng úm gà con Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà. Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà). Chuẩn bị máng ăn Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn. Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo. Bạn có thể tham khảo thêm những thiết bị cho ăn tự động đơn giản có bán rất nhiều ngoài thị trường để giảm chi phí nhân công cho gà ăn. Chuẩn bị máng uống Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày. Có thể dùng máng uống nước tự động cho gà.
Tumblr media
Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà Gà rất thích tắm cát. Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà. Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Chuẩn bị dàn đậu cho gà Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng. Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau. Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái. Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà. Chuẩn bị hố vôi khử trùng khi vào chuồng gà Chuẩn bị một thùng gỗ hoặc nhựa có kích thước dài 1m rộng 40cm bên trong có để vôi bột để mỗi khi vào chuồng nuôi sẽ đi bước vào hố vôi để khử trùng và tránh mang dịch bệnh vào chuồng nuôi. Những vật dụng khác: Kính mắt cho gà, bạt che côn trùng, bạt che mưa, dụng cụ dọn vệ sinh chuồng gà và trấu rải chuồng…... Chuẩn Bị Máy Móc
Tumblr media
Máy thái chuối. Máy băm nghiền đa năng. Máy đùn nếu muốn làm quy mô lớn và kết hợp nuôi sâu canxi. Máy ép cám viên. Chú ý:  Tùy vào quy mô chăn nuôi có thể sử dụng công suất nhỏ hoặc lớn. Cân nhắc lắp điện 3 pha nếu chăn nuôi quy mô lớn và máy móc công suất lớn. Chọn thương hiệu uy tín để mua máy móc, vệ sinh thường xuyên để tăng độ bền máy móc. Lựa chọn với máy móc phù hợp với mô hình chăn nuôi. Ví dụ: nếu nuôi gà thả vườn kết hợp với nuôi ruồi lính đen thì nên mua: Máy băm đa năng để băm nhỏ thức ăn phối trộn cho gà. Máy đùn để nghiền nhuyễn thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Máy ép cám viên để ép cám cho gà ăn giảm chi phí thức ăn công nghiệp. Lựa chọn đầu tư ban đầu rất quan trọng nên bạn cần cân nhắc thật kỹ nếu mô hình nhỏ thì giảm thiểu đầu tư quá nhiều nhé. Đọc thêm: Cẩm Nang Nuôi Gà Hiệu Quả.   Chuẩn Bị Chế Phẩm Vi Sinh Chế phẩm vi sinh ủ thức ăn BIO SU, giúp ủ chín thức ăn cho gà và thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen. Chế phẩm vi sinh ủ tỏi BIO ST tăng sức đề kháng cho gà. Dịch đạm ấu trùng thủy phân BIO BSF kích thích tăng trưởng vỗ béo cho gà. Chế phẩm vi sinh khử mùi BIO SK khử mùi chuồng trại và ủ phân hữu cơ nhanh chóng. Mật rỉ đường để tiến hành ủ và nhân men vi sinh dùng trong trang trại. Bạn có thể mua chế phẩm trực tiếp trên app BSF Smart Farm hoặc nhấn vào đây. Chuẩn Bị Nguồn Thức Ăn Cho Gà
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Nhỏ Chuẩn bị ngũ cốc như thóc, ngô, khoai làm thức ăn cho gà. Rau xanh cho gà có thể là cỏ, thân chuối, rau mầm….. Ấu trùng ruồi lính đen. Dịch đạm ấu trùng. Thức ăn công nghiệp bổ sung. Nguồn phế phẩm nông nghiệp hoặc lò mổ để nuôi ấu trùng.
Tumblr media
Nuôi Gà Thả Vườn Quy Mô Lớn Thức ăn công nghiệp đậm đặc. Cám viên tự ép cùng với ngũ cốc và ấu trùng. Ấu trùng ruồi lính đen, dịch thủy phân. Rau xanh, cỏ, khoáng, nguyên tố vi lượng Các loại bã đậu, bã bia bổ sung thêm giảm tiêu tốn thức ăn. Các nguồn phụ phẩm để nuôi ấu trùng nhằm làm giảm chi phí Đọc Thêm: Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Hiệu Quả. Chọn Giống Gà Để Nuôi Thả Vườn
Tumblr media
Chọn Giống Gà Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai... Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,.... Chọn gà con giống: Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt. Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn. Chọn gà đẻ giống: Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt. Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi. Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại. Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại. Tiêu Chí Chọn Giống Chung Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh Mắt láu lia, mở to Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to Hiện nay giá gà giống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Bà con cần lựa chọn thời điểm để mua gà và nơi uy tín để đảm bảo việc chăn nuôi đạt hiệu quả tốt nhất! Chế Độ Dinh Dưỡng Của Gà Theo Từng Giai Đoạn
Tumblr media
Nói về chủ để ủ thức ăn cho gà thì rất dài và phức tạp. Nên mình đã viết một bài viết riêng tổng hợp lại cách ủ thức ăn cho gà rất chi tiết. Bạn đọc thêm bài viết này nhé. Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả. Kỹ Thuật Ủ EM Tỏi Cho Gà Tăng Đề Kháng. Để chăn nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi
Tumblr media
Thức Ăn Lúc này cần phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải phân bổ đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó. Bổ sung thêm men tỏi trong khẩu phần ăn cùng với thức ăn đã ủ men để cho gà quen dần với thức ăn lên men và không mất thời gian làm quen khi lớn. Bổ sung thêm dịch đạm thủy phân BIO BSF trong khẩu phần ăn để Gà con phát triển khỏe mạnh và tối ưu nhất. Nước Uống Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày. Nên dùng máng uống nước chuyên dụng tránh làm ướt nền chuồng nuôi gây bệnh cho gà. Dùng EM tỏi đã ủ hòa vào nước cho gà con uống để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hòa thêm dịch đạm BIO BSF để đảm bảo dinh dưỡng cho gà khi nuôi. Đọc Thêm: Kỹ Thuật Ủ Thức Ăn Cho Gà Hiệu Quả   Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi
Tumblr media
Thức ăn chăn nuôi gà thả vườn ở giai đoạn này vẫn sử dụng loại đặc chủng dành cho giai đoạn này, kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.  Kết hợp thêm cho ăn ấu trùng ruồi lính đen để đảm bảo lượng đạm tối ưu cùng với giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí nhé. Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần. Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con. Sử dụng thức ăn ủ men và men tỏi trộn cùng thức ăn và nước uống tăng đề kháng. Dùng dịch đạm BIO BSF để hòa vào nước tăng các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho gà phát triển. Phối trộn thức ăn kết hợp ấu trùng ruồi lính đen theo tỷ lệ: 20% ấu trùng 50% ngũ cốc 10% khoáng và nguyên tố vi lượng 20% rau xanh. Đọc thêm: Thức ăn dinh dưỡng cho gà từ Ruồi Lính Đen. Giai đoạn cho gà thịt
Tumblr media
Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kỹ thuật chăn nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây: Lượng thức ăn sử dụng trong giai đoạn này cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm từ ấu trùng ruồi lính đen để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn. Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường. Giai đoạn này cần bổ sung khẩu phần ăn nghiêm ngặt và tiêu chuẩn giúp cho vật nuôi đạt cân tăng trọng tốt nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt. Tăng cường sử dụng dịch đạm và thức ăn ủ men kèm với ấu trùng ruồi lính đen. Chú ý đàn gà để phòng bệnh kịp thời nếu có hiện tượng nhiễm bệnh do tình hình dịch rất phức tạp. Thường xuyên xịt khử mùi khử khuẩn cho chuồng trại và sử dụng men tỏi tăng sức đề kháng. Vệ Sinh Chuồng Trại Cho Gà Thả Vườn
Tumblr media
Vệ Sinh Hàng Ngày Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được. Đón nắng ban mai Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa). Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi. Vệ sinh máng ăn, máng uống Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau. Thay máng phân Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai. Quét dọn thức ăn vương vãi Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hạt rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khỏe của gà. Quét dọn chuồng trại  Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi … Tham Khảo: Chế Phẩm Vi Sinh Khử Mùi Chuồng Trại BIO SK Vệ Sinh Hàng Tháng Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Kỹ Thuật Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Đơn Giản - Hiệu Quả
Tumblr media
Chào bà con, Ruồi Lính Đen là một loài không hề mới mẻ trên thế giới. Người nông dân đã biết và nghiên cứu chúng từ rất lâu để tối ưu lợi nhuận và làm giàu từ nông nghiệp. Nhưng lại chưa có tài liệu việt rõ ràng và chi tiết về nó. Để giúp bà con có cái nhìn đúng đắn về Ruồi Lính Đen BSF Smart Farm xin tổng hợp lại cho bà con chi tiết những thắc mắc và kiến thức sau đây để tiện cho bà con tra cứu. 
HƯỚNG DẪN NUÔI RUỒI LÍNH ĐEN
Tumblr media
Ruồi Lính Đen Là Gì? Ruồi Lính đen có tên khoa học là “Hermetia illucens”, tên tiếng Anh là “Black Soldier fly”. Thuộc lớp côn trùng Hexapoda, có sẵn trong môi trường tự nhiên ở Việt Nam, và thường xuất hiện ở khu vực có vật chất hữu cơ đang phân hủy. Vòng đời của ruồi Lính đen trải qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, và ruồi trưởng thành. Ấu trùng của ruồi Lính đen có khả năng tiêu hóa thành phần hữu cơ trong chất thải sinh hoạt (Bùi Ngọc Cẩn, 2011), phân gia súc, gia cầm, phế phẩm trong chế biến thủy sản và nông sản… tạo ra chất mùn (G. L. Newton và cộng sự, 2005; Paul Olivier và cộng sự, 2011). Ngoài ra, ấu trùng ruồi sống có hàm lượng protein và chất béo thô lần lượt là 15% và 5,8%, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn nuôi trực tiếp cho lợn, gà, vịt, cá (Triệu Minh Đức, 2013; Nguyễn Phú Hòa và Nguyễn Văn Dũng, 2016). Ruồi Lính đen sống trong tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người. Với những đặc điểm trên, hiện nay, việc ứng dụng Ruồi Lính đen trong nông nghiệp và xử lý chất thải sinh hoạt ngày càng được quan tâm trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu về môi trường nhân nuôi và khả năng ứng dụng ruồi Lính đen ở Việt Nam chưa nhiều. Trong thực tế, đã có một số cơ sở tiến hành nhân nuôi và sử dụng loài ruồi này, chủ yếu tập trung ở một số tỉnh và thành phố phía Nam. Bạn có thể tìm được nhiều trại ruồi Lính đen như ở Gia Lai, An Giang, Củ Chi, Hải Dương, Hà Nội, Tiền Giang…. và đang nhân bản mô hình trên toàn quốc. Công Dụng Của Ruồi Lính Đen
Tumblr media
Đây là công dụng của ấu trùng ruồi lính đen khi bà con nuôi thương phẩm. Giảm Chi Phí Thức Ăn Trong Chăn Nuôi. Không phụ thuộc vào cám công nghiệp tăng lợi nhuận trong chăn nuôi. Làm giàu từ nông nghiệp bằng phế phẩm hữu cơ. Phân hủy rác thải thần tốc và hiệu quả hơn trùn quế. Giúp vật nuôi thịt săn chắc và lông óng mượt. Tăng sức đề kháng của vật nuôi đặc biệt là gia cầm, và thủy sản …. Kích thích ăn uống và độ phàm ăn của vật nuôi. Xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Thức Ăn Của Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Rau củ hỏng, thân cây mềm,.. Rác thải hữu cơ như bã đậu, cơm, rau thừa…. Xác động vật chết. Hoa quả bị hỏng. Những phụ phẩm nông nghiệp đã được nghiền nhỏ ủ men. Phân gà, phân lợn, phân trâu bò được ủ và xử lý mùi hôi. - Bún Thừa - Bã đậu, bã bia, bã rượu, hèm rượu.... - Phế phẩm lò mổ, xác cá.... Những phế phẩm này rất rẻ và đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Lưu ý khi mới xuống máng nuôi cần nghiền hoặc băm nhỏ thức ăn để sâu dễ ăn và lớn nhanh. Khi sâu đã to thì sức ăn rất khỏe không cần băm quá kỹ nữa. Đặc biệt là rau củ lúc đầu sẽ ăn rất chậm do chúng phải phân hủy xenlulo nên lúc đầu ăn khá lâu. Khi lớn ăn khỏe hơn sẽ ăn nhanh hơn..... Đọc thêm: Thức ăn cho ấu trùng ruồi lính đen hiệu quả. Ấu Trùng Ruồi Lính Đen Nuôi Có Dễ Không?
Tumblr media
Nuôi ấu trùng ruồi lính đen rất dễ và BSF Smart Farm khuyến khích bà con nuôi ấu trùng ruồi lính đen thương phẩm sẽ đơn giản và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Chính vì nuôi ấu trùng ruồi lính đen rất đơn giản nên hầu như ai cũng có thể áp dụng để nuôi hiệu quả nhất và phù hợp với trang trại nuôi của mình. Full Quy Trình Nuôi Ruồi Lính Đen Chuẩn Nhất. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Diện Tích Nhỏ:
Tumblr media
Với diện tích nhỏ trong trang trại nhiều bà con hỏi xem có nuôi được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Với mô hình nuôi với diện tích nhỏ bà con có thể nuôi bằng máng nhựa công nghiệp. BSF Smart Farm hướng dẫn bà con nuôi trong máng nhựa công nghiệp kích thước 40x60x20 Bước 1: Đặt Trứng: Khi bạn đặt trứng tại BSF chúng tôi sẽ đóng gói theo quy trình kỹ thuật độc quyền để đảm bảo trứng nở tốt nhất. Khi trứng về đến tay bạn có thể sẽ nở ngay hoặc để trong chỗ thoáng mát 1 đến 2 ngày trứng sẽ bắt đầu nở. Mua trứng ruồi lính đen trực tiếp tại đây. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MỞ NẮP HỘP NHỰA KHI NHẬN TRỨNG. Khi thấy có ấu trùng li ti bò khắp thành hộp thì bắt đầu đem ủ trứng. Chúng tôi chỉ nhận đơn tối thiểu 25g. Đơn hàng trên 1.000.000 cần chuyển khoản trước không áp dụng ship COD( giao hàng nhận tiền). Bước 2: Ủ Trứng và Ủ Thức Ăn Ủ Trứng Ủ trứng đã nở trong hộp với công thức sau với mỗi hộp 25g: Trộn hỗn hợp gồm 2kg cám gà con + 2kg nước. Trộn đều hỗn hợp đảm bảo độ ẩm tầm 60% ( nắm thành cục nước không thoát qua kẽ tay) nhưng không được rời và quá khô. Sẽ có video hướng dẫn cụ thể phía dưới cho các bạn nhé. Rải đều hỗn hợp lên trên khay nhựa. Rải đều ấu trùng bên trong lọ lên trên mặt hỗn hợp vừa rải trên khay nhựa. Nhớ không vứt miếng bông đi mà để luôn lên mặt hỗn hợp. Trong bông còn rất nhiều ấu trùng bên trong. Che khay nhựa bằng lưới chống côn trùng mắt nhỏ để tránh côn trùng và ruồi nhà đẻ ấu trùng vào hỗn hợp. Để vào nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Đảo hỗn hợp 2 ngày một lần. Phun ẩm nếu thấy quá khô. Ủ Thức Ăn Sử Dụng Men Ủ Thức ăn Của BSF Để Ủ thức ăn đầu vào cho Ấu Trùng Ruồi Lính Đen. Có Thể xem hướng dẫn ủ thức ăn tại đây: Bước 3: Kiểm tra kích thước của ấu trùng. Khi được từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ thấy ấu trùng lớn và ăn tơi hỗn hợp. Khi đó độ dài của ấu trùng từ 1 đến 3mm. Hỗn hợp sẽ chuyển màu và ấm ấm. Khi đó đảo đều hỗn hợp thấy tơi và khô là có thể mang ra máng lớn để nuôi. Bước 4: Nuôi Lớn Ấu Trùng Đây là bước nhiều bà con bỡ ngỡ nhất. Với 25g ấu trùng ủ theo công thức trên. BSF đang hướng dẫn bà con nuôi bằng khay nhựa công nghiệp để tiết kiệm diện tích. Với 25g cần 10 khay nhựa 40x60x20 ( rộng x dài x cao). Chia phần ấu trùng đã nở và chuẩn bị ra máng thành 10 phần.( đảo đều và chia để đảm bảo lượng ấu trùng đều). Cho thức ăn đã băm nhỏ và ủ men rải đều vào các khay nuôi. Độ dày khoảng 3cm. Tại sao phải băm nhỏ vì ấu trùng mới nở còn yếu chưa ăn nhanh được nên cần làm nhỏ thức ăn để ăn nhanh và lớn nhanh hơn. Với trường hợp nuôi bã đậu đã ủ men vi sinh thì trộn đều  rồi rải trực tiếp vì nó đã nhỏ sẵn rồi.  Rải đều phần ấu trùng đã chia lên trên mặt hỗn hợp thức ăn.  Khi đã rải đều 10 khay nuôi bạn có thể xếp chồng các khay lên nhau và để cho ấu trùng ăn thức ăn. Tùy từng loại khay sẽ có thể xếp chồng lên nhau. Với khay 40x60x20 chuẩn bạn có thể xếp 5 khay một hàng vậy diện tích để nuôi ấu trùng chỉ cần diện tích khoảng 3m2 là có thể nuôi thoải mái. Với 25g nuôi đúng chuẩn của chúng tôi bạn sẽ thu được 40 đến 50kg ấu trùng thương phẩm sau 17 ngày cho ra máng lớn. Đảo hỗn hợp thức ăn 1 ngày 1 lần. Dùng bay để đảo dễ hơn hoặc có thể đảo bằng tay đeo bao tay cẩn thận. Tuyệt đối không để thành khay ẩm ướt ấu trùng sẽ bò ra ngoài. Bước 5: Nhận biết thức ăn đã hết hay chưa: Đây là khâu rất quan trọng giúp cho bạn nuôi ấu trùng thành công. Dấu hiệu hỗn hợp thức ăn bị ấu trùng ăn hết: Hỗn hợp chuyển màu nâu hoặc đen. Ấu trùng tụ vào góc khay và muốn bò ra ngoài không chịu ăn ( còn gì đâu mà ăn đúng không bà con ) Sâu lớn chậm và lâu to. Có mùi hắc khó chịu và ra nước quá nhiều. Cách xử lý Cho thêm thức ăn đã ủ men vào rải đều lên trên mặt cho ấu trùng ăn. Những ấu trùng bò ra góc thì lấy bã đậu hoặc cám trộn ẩm rải lên ấu trùng sẽ bò trở lại. Lọc Phân Ấu Trùng : Dồn hỗn hợp thành đống như kim tự đáp ở giữa khay. Ấu trùng sẽ rúc xuống dưới và để lại phần trên là phân đã ăn hết dinh dưỡng. Lọc phân này ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân của BSF sẽ thu được phân bón hữu cơ vi sinh bón cây cực tốt.  Sau khi đã lọc phân đổ thức ăn cho ấu trùng ăn bình thường. Khuyến khích lọc phân 5 ngày 1 lần.  Bước 6 : Thu Ấu Trùng: Ấu trùng khi nuôi đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và chất lượng. Do xử lý men vi sinh để ủ thức ăn cho sâu canxi nên việc cho vật nuôi ăn rất đảm bảo.  Nhiều trường hợp không ủ men thức ăn đầu vào cho sâu canxi dẫn đến tình trạng vật nuôi nhiễm bệnh và yếu. Đó không phải do ấu trùng mà do quy trình nuôi chưa đúng và nguồn thức ăn chứa mầm bệnh và virus khiến vật nuôi mang bệnh. Bước 7 : Cho Vật Nuôi Ăn: Đến bước này coi như bà con đã thành công trong quá trình nuôi sâu canxi hay ấu trùng ruồi lính đen. Nhưng BSF muốn bà con thành công trong cả chăn nuôi nữa. Giàu cùng BSF mà. Chú ý khẩu phần ăn của từng loài vật nuôi Sử dụng men tỏi cho toàn bộ vật nuôi để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và tăng sức đề kháng tối ưu cho vật nuôi. Có thể xem thêm về men ủ tỏi tại đây. Gà, vit, cút, trĩ,... gia cầm ăn 20% đến 30% khẩu phần ăn. Cá, thủy sản nên ăn từ 50% đến 70% khẩu phần ăn, Kết hợp men tỏi có thể cho ăn tới 85% khẩu phần. Lợn và gia súc bổ sung khẩu phần ăn 30%. Có thể nghiền thành cám viên cho lợn ăn mang lại hiệu quả cao. Các loài vật khác nên liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để tư vấn kỹ hơn đảm bảo thành công trong chăn nuôi. Bước 8: Xử Lý Phân Và Gối Vụ Nuôi Với phân sâu canxi chúng ta đem ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân để tạo ra phân vi sinh siêu dinh dưỡng cho rau, hoa, cây trồng nông nghiệp. Với gối vụ sâu bạn nên nuôi luân phiên 3 đến 5 ngày một lứa nuôi để đảm bảo luôn có ấu trùng cho vật nuôi ăn. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Diện Tích Lớn:
Tumblr media
Áp dụng cho hộ nuôi có máng xi măng và ô nuôi lớn để xử lý lượng lớn thức ăn. Áp dụng cho mô hình nuôi trên 50g trứng và khối lượng nhu cầu thức ăn lớn. Bước 1: Đặt Trứng: Khi bạn đặt trứng tại BSF chúng tôi sẽ đóng gói theo quy trình kỹ thuật độc quyền để đảm bảo trứng nở tốt nhất. Khi trứng về đến tay bạn có thể sẽ nở ngay hoặc để trong chỗ thoáng mát 1 đến 2 ngày trứng sẽ bắt đầu nở.   TUYỆT ĐỐI KHÔNG MỞ NẮP HỘP NHỰA KHI NHẬN TRỨNG. Khi thấy có ấu trùng li ti bò khắp thành hộp thì bắt đầu đem ủ trứng. Chúng tôi chỉ nhận đơn tối thiểu 25g. Đơn hàng trên 1.000.000 cần chuyển khoản trước không áp dụng ship COD( giao hàng nhận tiền). Bước 2: Ủ Trứng và Ủ Thức Ăn Ủ Trứng Ủ trứng đã nở trong hộp với công thức sau với 2 hộp 50g: Trộn hỗn hợp gồm 4kg cám gà con + 4kg nước. Trộn đều hỗn hợp đảm bảo độ ẩm tầm 60% ( nắm thành cục nước không thoát qua kẽ tay) nhưng không được rời và quá khô. Sẽ có video hướng dẫn cụ thể phía dưới cho các bạn nhé. Rải đều hỗn hợp lên trên khay nhựa. Rải đều ấu trùng bên trong lọ lên trên mặt hỗn hợp vừa rải trên khay ủ hoặc thau ủ. Nhớ không vứt miếng bông đi mà để luôn lên mặt hỗn hợp. Trong bông còn rất nhiều ấu trùng bên trong. Che khay nhựa bằng lưới chống côn trùng mắt nhỏ để tránh côn trùng và ruồi nhà đẻ ấu trùng vào hỗn hợp. Để vào nơi thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời. Đảo hỗn hợp 2 ngày một lần. Phun ẩm nếu thấy quá khô.   Ủ Thức Ăn Sử Dụng Men Ủ Thức ăn Của BSF Để Ủ thức ăn đầu vào cho Ấu Trùng Ruồi Lính Đen. Có Thể xem hướng dẫn ủ thức ăn tại đây: Hướng Dẫn Ủ Thức Ăn Cho ấu trùng Ruồi Lính Đen Bước 3: Kiểm tra kích thước của ấu trùng. Khi được từ 3 đến 5 ngày bạn sẽ thấy ấu trùng lớn và ăn tơi hỗn hợp. Khi đó độ dài của ấu trùng từ 1 đến 3mm. Hỗn hợp sẽ chuyển màu và ấm ấm. Khi đó đảo đều hỗn hợp thấy tơi và khô là có thể mang ra máng lớn để nuôi. Bước 4: Nuôi Lớn Ấu Trùng Đây là bước nhiều bà con bỡ ngỡ nhất. Với 50g ấu trùng ủ theo công thức trên. BSF đang hướng dẫn bà con nuôi bằng khay lớn để xử lý lượng lớn rác thải và phế phẩm. Với 50g cần 3 máng mỗi máng rộng 2m dài 4m. Chia phần ấu trùng đã nở và chuẩn bị ra máng thành 10 phần.( đảo đều và chia để đảm bảo lượng ấu trùng đều). Cho thức ăn đã băm nhỏ và ủ men rải đều vào các khay nuôi. Độ dày khoảng 3cm. Tại sao phải băm nhỏ vì ấu trùng mới nở còn yếu chưa ăn nhanh được nên cần làm nhỏ thức ăn để ăn nhanh và lớn nhanh hơn. Với trường hợp nuôi bã đậu đã ủ men vi sinh thì trộn đều  rồi rải trực tiếp vì nó đã nhỏ sẵn rồi.  Rải đều phần ấu trùng đã chia lên trên mặt hỗn hợp thức ăn.  Khi đã rải đều 3 khay nuôi để cho ấu trùng ăn thức ăn. Vậy diện tích để nuôi ấu trùng chỉ cần diện tích khoảng 8m2 là có thể nuôi thoải mái. Với 50g nuôi đúng chuẩn của chúng tôi bạn sẽ thu được 70 đến 90kg ấu trùng thương phẩm sau 17 ngày cho ra máng lớn. Đảo hỗn hợp thức ăn 1 ngày 1 lần. Dùng bay để đảo dễ hơn hoặc có thể đảo bằng tay đeo bao tay cẩn thận. Bước 5: Nhận biết thức ăn đã hết hay chưa: Đây là khâu rất quan trọng giúp cho bạn nuôi ấu trùng thành công. Dấu hiệu hỗn hợp thức ăn bị ấu trùng ăn hết: Hỗn hợp chuyển màu nâu hoặc đen. Ấu trùng tụ vào góc khay và muốn bò ra ngoài không chịu ăn ( còn gì đâu mà ăn đúng không bà con ) Sâu lớn chậm và lâu to. Có mùi hắc khó chịu và ra nước quá nhiều. Cách xử lý Cho thêm thức ăn đã ủ men vào rải đều lên trên mặt cho ấu trùng ăn. Những ấu trùng bò ra góc thì lấy bã đậu hoặc cám trộn ẩm rải lên ấu trùng sẽ bò trở lại. Lọc Phân Ấu Trùng : Dồn hỗn hợp thành đống như kim tự đáp ở giữa khay. Ấu trùng sẽ rúc xuống dưới và để lại phần trên là phân đã ăn hết dinh dưỡng. Lọc phân này ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân của BSF sẽ thu được phân bón hữu cơ vi sinh bón cây cực tốt.  Sau khi đã lọc phân đổ thức ăn cho ấu trùng ăn bình thường. Khuyến khích lọc phân 5 ngày 1 lần.  Bước 6 : Thu Ấu Trùng: Ấu trùng khi nuôi đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và chất lượng. Do xử lý men vi sinh để ủ thức ăn cho sâu canxi nên việc cho vật nuôi ăn rất đảm bảo.  Nhiều trường hợp không ủ men thức ăn đầu vào cho sâu canxi dẫn đến tình trạng vật nuôi nhiễm bệnh và yếu. Đó không phải do ấu trùng mà do quy trình nuôi chưa đúng và nguồn thức ăn chứa mầm bệnh và virus khiến vật nuôi mang bệnh.
Tumblr media
Bước 7 : Cho Vật Nuôi Ăn: Đến bước này coi như bà con đã thành công trong quá trình nuôi sâu canxi hay ấu trùng ruồi lính đen. Nhưng BSF muốn bà con thành công trong cả chăn nuôi nữa. Giàu cùng BSF mà. Chú ý khẩu phần ăn của từng loài vật nuôi Sử dụng men tỏi cho toàn bộ vật nuôi để đảm bảo hấp thu dinh dưỡng tốt nhất và tăng sức đề kháng tối ưu cho vật nuôi. Có thể xem thêm về men ủ tỏi tại đây. Gà, vit, cút, trĩ,... gia cầm ăn 20% đến 30% khẩu phần ăn. Cá, thủy sản nên ăn từ 50% đến 70% khẩu phần ăn, Kết hợp men tỏi có thể cho ăn tới 85% khẩu phần. Lợn và gia súc bổ sung khẩu phần ăn 30%. Có thể nghiền thành cám viên cho lợn ăn mang lại hiệu quả cao. Các loài vật khác nên liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để tư vấn kỹ hơn đảm bảo thành công trong chăn nuôi. Bước 8: Xử Lý Phân Và Gối Vụ Nuôi Với phân sâu canxi chúng ta đem ủ với chế phẩm vi sinh ủ phân để tạo ra phân vi sinh siêu dinh dưỡng cho rau, hoa, cây trồng nông nghiệp. Với gối vụ sâu bạn nên nuôi luân phiên 3 đến 5 ngày một lứa nuôi để đảm bảo luôn có ấu trùng cho vật nuôi ăn. Có thể đọc thêm bài viết: Nuôi ruồi lính đen không sợ hôi. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Bằng Thau Nhựa:
Tumblr media
Kỹ thuật này đã được áp dụng với điều kiện chăn nuôi hộ gia đinh muốn tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và nuôi thử nghiệm. Các bước cơ bản bạn có thể xem giống như hướng dẫn nuôi quy mô nhỏ bằng khay nhựa chỉ khác dụng cụ được thay bằng thau nhựa đường kính 90cm sâu 20cm. Bạn có thể mua rất rẻ ngoài chợ khi hạ giá chỉ khoảng 40k một thau thôi. Các bước nuôi tương tự và không phức tạp.  Ưu điểm  Tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm diện tích. Dễ dàng thực hành. Nuôi Ấu Trùng Ruồi Lính Đen - Sâu Canxi Bằng Nước:
Tumblr media
Thực chất không có nước nào mà ấu trùng có thể sống cả. Nước ở đây chỉ mang tính chất giật tít để gây chú ý. Để hiểu rõ hơn bạn cần tìm hiểu một chút đặc điểm của ấu trùng Ruồi Lính Đen. Đặc điểm của sâu canxi: Sâu phân hủy rác thải bằng cách tiết enzyme để phân hủy thức ăn thừa, rác hữu cơ thậm chí phân hủy cả xenlulo để thành dinh dưỡng hấp thụ và lớn lên. Và chúng còn có thể ăn cả các vi sinh vật để có thể nạp năng lượng và dinh dưỡng để lớn lên. Chúng có thể phát triển ở môi trường thiếu sáng và thiếu không khí mà không vấn đề gì. Tốc độ ăn và phân giải tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 6 đến 14 ngày khi này chúng ăn rất khỏe và mạnh để tích năng lượng chuẩn bị đóng kén. Nuôi Sâu Canxi hay Ấu trùng ruồi lính đen bằng nước là gì? Thực chất Nước ở đây là hỗn hợp của men vi sinh EM cấp 2 hay cấp 1 + mật rỉ đường + dịch thủy phân ấu trùng. Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Cách Ủ EM Tỏi Nuôi Tôm Khỏe Mạnh
Tumblr media
Là một loại kháng sinh của tự nhiên có tác dụng cực kỳ mạnh, thì rất nhiều người đã thực hiện chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và đạt được kết quả tốt. Đây là việc làm sẽ giúp cho tôm có được năng suất thu hoạch lớn cùng chất lượng cao.
Kỹ Thuật Sử Dụng EM Tỏi Trong Nuôi Tôm
Tumblr media
Đặc Điểm Kháng Sinh Của Tỏi Trong Nuôi Tôm – Tỏi có chứa Allin – một axit hữu cơ, khi bị đập dập sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để tạo thành Allicin. Allicin có khả năng kháng khuẩn và nấm. Chất Allicin có khả năng kháng khuẩn bằng 1/5 thuốc Peniciline và bằng 1/10 thuốc Oxytetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,…Cơ chế tác động của Allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật. Trong tỏi còn chứa Diallyl Disulfide – chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm. – Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó còn hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Lợi thế lớn nhất của việc sử dụng tỏi như là một loại thảo mộc đó là chi phí thấp, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu điểm nữa của việc sử dụng tỏi đó là dễ tìm hoặc bà con có thể tự trồng được. Tỏi là một loại thuốc nam được dùng nhiều trong điều trị bệnh thủy sản. Tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm. Nuôi Tôm Và Trị Bệnh Cho Tôm Bằng EM Tỏi BIO ST
Tumblr media
Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi là phương pháp thường thấy bởi đây là một loại thuốc nam, chúng sẽ phòng hoặc trị các bệnh đường ruột có ở tôm. Cho dù được nuôi ở môi trường nước ngọt, mặn hay lợ thì vi khuẩn cũng sẽ bị phân lập nếu như dùng tỏi. Từ khả năng này mà tôm sẽ có thể phát triển mạnh mẽ, đem tới sản lượng tốt hơn so với thông thường. Thêm nữa là tỏi cũng sẽ kích thích cho tôm phát triển hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường khả năng kháng khuẩn và các loại nấm hay virus. Nếu có thể sử dụng tinh dầu tỏi thì các chỉ số về tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu trong tôm sẽ tăng lên. Vậy là tỏi có thể được sử dụng giống như là kháng sinh, trị liệu hóa học đối với tôm tương đương với các loại thuốc khác. Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi cũng mang theo khả năng ức chế, hay thậm chí là kháng lại được những ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở tôm, tăng cường miễn dịch cho những thủy hải sản nói chung và tôm nói riêng. Đây là nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm kiếm xung quanh với tác dụng tốt, trở thành phương pháp phổ biến trong những trại tôm.   Cách Dùng Tỏi Cho Tôm Truyền Thống
Tumblr media
- Chữa bệnh cho tôm bằng tỏi không pha trộn cực kỳ dễ dàng, bởi allicin trong tỏi sẽ xuất hiện mỗi khi được đập nát, cho nên chúng ta nghiền tỏi ra là được. Thế nhưng allicin cũng rất nhanh biến mất bởi chúng không bền tại môi trường xung quanh, chính vì thế mà không nên nấu tỏi bởi nhiệt độ tăng khiến tác dụng của tỏi bị giảm bớt, dẫn tới hiệu quả không được như mong muốn. - Thêm nữa là kết hợp với rượu trắng thì tỏi cũng không có thêm tác dụng nào khác như nhiều người vẫn hiểu nhầm. Công việc của các bạn đơn giản là sử dụng tỏi để xay nhuyễn ra và trộn với thức ăn hàng ngày của tôm là được. Tỷ lệ tốt nhất để pha trộn thức ăn cùng tỏi là 400g tỏi/1 tạ thức ăn. - Tuy nhiên có một lưu ý đó là trong tỏi allicin cũng là thành phần khiến tôm bị rối loạn tiêu hóa khi đang đói, bởi vậy mà không nên cho tôm ăn tỏi khi đói. Tốt nhất là các bạn chỉ nên cho tôm ăn tỏi vào bữa ăn cuối trong ngày mà thôi. Đây là tác dụng phụ từ tỏi, không có hậu quả gì quá nghiêm trọng nhưng tốt nhất vẫn nên né tránh. Nuôi Tôm Hiệu Quả Nhờ EM Tỏi
Tumblr media
Việc chữa bệnh cho tôm bằng tỏi và có kết hợp cùng một số chế phẩm sinh học sẽ giúp cho quá trình điều trị vi khuẩn được tăng cường. Thông thường thì tỏi cũng có thể sẽ diệt luôn những vi khuẩn có lợi, dùng chế phẩm sinh học có thể khắc phục nhược điểm này. Giữ lại vi khuẩn có lợi sẽ tăng cường được sự phát triển của tôm trong ao. Ủ tỏi với men vi sinh để có được dung dịch EM-Tỏi trộn vào thức ăn vừa tăng sức đề kháng vừa giúp hệ tiêu hóa tôm ổn định. Cách Ủ Em Tỏi Cho Tôm Ăn Chuẩn bị ủ nguyên liệu - Tỏi bóc vỏ, dập nát hoặc xay nhuyễn: 5kg - Mật rỉ đường: 2 lít hoặc có thể thay thế bằng đường vàng. - 0.5 Kg Chế Phẩm Vi Sinh Ủ Tỏi BIO ST và 50g phụ gia - Nước sạch: 30 lít - Chuối chín bóc vỏ, bóp nhuyễn: 20 quả Cách ủ đạt hiệu quả nhanh nhất - Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên - Đậy chặt kín ủ trong thùng ủ sau 4 ngày là sử dụng được - Sản phẩm thu được là chế phẩm EM tỏi BIO ST sử dụng cho tôm, cá rất hiệu quả - Ủ 5kg tỏi thu được 35 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST Cách dùng chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho tôm ăn - Ủ với cám cho tôm ăn: 50ml Chế Phẩm EM Tỏi cho 1kg thức ăn. - Tạt ao tôm: tạt 5 lít Chế Phẩm EM Tỏi cho 1000m3. - Định kì khoảng 7-10 ngày bổ sung EM Tỏi vào thức ăn 1 lần. - Nếu để trị bệnh thì tăng liều lượng lên gấp đôi và bổ sung liên tục.
Tumblr media
Trị Bệnh Cho Tôm Nhờ EM Tỏi BIO ST Tôm nổi đầu do khí độc Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20 lít nước từ ao nuôi tôm và pha cùng với khoảng 2 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST, sau đó tạt đều trở lại vào ao nuôi lúc mà tôm nổi đầu. Các dàn quạt cần bật lên và chạy hết công suất. Tôm mòn đuôi và cụt râu Lúc này thì các bạn sẽ cần phải xử lý nước ở trong ao tôm. Thông thường thì sẽ cần dùng khoảng 50 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho 1000m2 nước, hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần trong 1 tuần. Ngoài ra thì cũng có thể trộn vào 10kg thức ăn khoảng 2 lít EM Tỏi BIO ST để ủ trong 4-6 giờ và cho ăn theo tỷ lệ 1kg thức ăn/100,000 tôm giống trong 1 ngày. Tôm bị đóng rong tảo Khi tôm trong ao bị đóng rong hoặc tảo, các bạn nên dùng khoảng 4 lít EM Tỏi BIO ST đối với 1000m2 ao. Liên tục áp dụng trong 5 ngày và vào buổi sáng để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp nếu pH bị thấp hoặc tảo chết quá nhiều thì có thể phải dùng cả vôi để cân bằng lại độ pH.
Tumblr media
Tôm nổi đầu do khí độc Trong trường hợp này, các bạn chỉ cần sử dụng khoảng 20 lít nước từ ao nuôi tôm và pha cùng với khoảng 2 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST, sau đó tạt đều trở lại vào ao nuôi lúc mà tôm nổi đầu. Các dàn quạt cần bật lên và chạy hết công suất. Tôm mòn đuôi và cụt râu Lúc này thì các bạn sẽ cần phải xử lý nước ở trong ao tôm. Thông thường thì sẽ cần dùng khoảng 50 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST cho 1000m2 nước, hãy thực hiện cách này khoảng 3 lần trong 1 tuần. Ngoài ra thì cũng có thể trộn vào 10kg thức ăn khoảng 2 lít EM Tỏi BIO ST để ủ trong 4-6 giờ và cho ăn theo tỷ lệ 1kg thức ăn/100,000 tôm giống trong 1 ngày. Tôm bị đóng rong tảo Khi tôm trong ao bị đóng rong hoặc tảo, các bạn nên dùng khoảng 4 lít chế phẩm EM Tỏi BIO ST đối với 1000m2 ao. Liên tục áp dụng trong 5 ngày và vào buổi sáng để khắc phục tình trạng. Trong trường hợp nếu pH bị thấp hoặc tảo chết quá nhiều thì có thể phải dùng cả vôi để cân bằng lại độ pH. Lưu ý khi chữa bệnh cho tôm bằng tỏi
Tumblr media
Khi tiến hành chữa bệnh cho tôm bằng EM tỏi, có những điều mà chúng ta nên thực hiện, cũng như là một số hành động cần phải tránh né. Những điều nên làm - Nên trộn thức ăn cùng EM tỏi cho tôm ăn càng sớm càng tốt, bởi vì allicin sẽ biến mất rất nhanh trong môi trường. Sau khi đập dập hãy trộn hay hòa với thức ăn/ chế phẩm rồi cho ăn ngay. - Đối với mỗi trường hợp bệnh lý của tôm khác nhau thì liều lượng dùng tỏi cho tôm cũng khác nhau. Để làm được như vậy thì các bạn cần hiểu biết nhất định về lĩnh vực nuôi tôm. - Có các trường hợp mà trong 1 tháng các bạn chỉ nên cho tôm ăn EM tỏi vài ngày mà thôi, thế nhưng các ngày này lại không được trải đều mà ăn thành đợt, ví dụ như mòn vỏ, phân trắng. - Bởi vì tỏi cũng là kháng sinh, cho nên nó có thể diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Để khắc phục tình trạng này thì hãy kết hợp với chế phẩm sinh học có trên thị trường. Những điều nên tránh - Không nên nấu chín tỏi rồi mới cho tôm ăn, bởi vì khi nhiệt độ tăng cao thì hoạt chất có trong tỏi sẽ mất đi tác dụng. - Không nên ngâm tỏi trong rượu trắng, bởi thực tế thì việc này không có thêm bất cứ tác dụng nào khác cả. - Không nên cho tôm ăn quá nhiều tỏi hoặc là ăn khi đói, bởi có thể nó sẽ khiến tôm bị rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột. Video Cách Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Tôm Video Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Ăn Bột Tỏi Video Hướng Dẫn Ủ Men Tỏi Chữa Bách Bệnh Cho Tôm Cá   Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Cách Ủ EM Tỏi Cho Cá Ăn Phòng Bệnh
Tumblr media
Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên mạnh với rất nhiều hoạt tính kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh, kí sinh trùng, virus, kháng nấm, tăng hệ miễn dịch cho vật nuôi. Tỏi dùng trong chăn nuôi có thể coi như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu nhé.
Ứng Dụng EM Tỏi Cho Cá Ăn Phòng Bệnh
Khi sử dụng Chế phẩm EM tỏi cho các loại thủy sản, sẽ giúp vật nuôi được tăng cường sức đề kháng, chống chịu được bệnh dịch tốt hơn, đồng thời sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Cơ chế phòng và trị bệnh của tỏi:
Tumblr media
Tỏi có tên gọi khoa học là Allium sativum. Việc sử dụng thảo mộc này giúp bà con giảm chi phí, dễ tìm, dễ mua ở nhiều nơi. Tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột, bệnh đường hô hấp mãn tính trên gia cầm,….Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập. - Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,… - Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. - Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm. Tác dụng của tỏi:
Tumblr media
- Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng. - Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như: cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu,… - Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. - Phòng trị bệnh đường ruột trên vật nuôi. - Chất chiết của tỏi cho kết quả kháng khuẩn cao. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng dạng bột tỏi hoặc đập dập tỏi tươi rồi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi. - Tỏi có thể sử dụng thông qua các chế phẩm sinh học (chế phẩm EM tỏi) với hình thức pha với nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Đây là một phương thức thuận tiện nhất để kích thích hệ miễn dịch cho cho vật nuôi…sẽ giúp vật nuôi được tăng cường sức đề kháng, chống chịu được bệnh dịch tốt hơn đồng thời sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Tác Dụng Của EM Tỏi Trong Nuôi Cá
Tumblr media
- Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cá. - Bổ sung lợi khuẩn đường ruột và triệt tiêu những vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nước. - Tăng cường hệ tiêu hóa cho cá, lớn nhanh và khỏe mạnh. Giảm tróc vẩy khi xuất bán. - Tỷ lệ thịt cao, chắc, thơm. Nâng cao giá trị thương phẩm của cá tăng lợi ích kinh tế. - Góp phần xử lý nước ao nuôi. Tăng cường kháng sinh tự nhiên từ đó giảm chi phí cho thuốc thủy sản. - Giúp cá phát triển nhanh, rút ngắn thời gian tăng trưởng mà không cần dùng các chất kích thích hóa học. Cách Ủ EM Tỏi Cho Cá Ăn - Hoà 0.5kg Bio ST, 50g phụ gia, 2Kg Đường Vàng, 5Kg Tỏi xay nhuyễn hoặc đập nát với 30 Lít Nước Sạch (Nước Suối hoặc nước đun sôi để nguội). - Ủ Men vi sinh tỏi trong thùng hoặc can nhựa đậy kín nắp, mỗi ngày mở nắp can/thùng nhựa cho thoát bớt khí ra để tránh trào hoặc nổ thùng. - Sau 4 ngày là có thể cho vật nuôi dùng bằng đường uống hoặc trộn kèm với thức ăn. Hiệu quả cao hơn khi kết hợp dùng Men Bio ST với Dung Dịch Đạm Ấu trùng Thuỷ phân BIO BSF (Lưu ý: Không ủ Dung dịch đạm thuỷ phân Bio BSF kèm men tỏi, pha trực tiếp BIO BSF cho vật nuôi uống ). Cách Cho Cá Ăn EM Tỏi: Chế phẩm EM Tỏi Sau khi ủ được 4 đến 5 ngày có thể đem trộn cùng thức ăn cho cá ăn. Tùy vào từng loại cá sẽ có cách phối trộn khác nhau: Trộn Vào Thức Ăn Cho Cá: - 1Kg EM Tỏi Đã Ủ Trộn Với 100 Kg Thức ăn Cho cá ăn liên tục trong 10 ngày. Mỗi tháng một lần. Ép Cám Viên Cho Cá Ăn: - 1 Kg EM Tỏi BIO ST Trộn Với 100kg Nguyên Liệu Ép thành cám nổi cho cá ăn hàng ngày. Xử Lý Nước Ao Nuôi Cá Dùng EM Tỏi Xử lý tảo gây hại: Dùng 20 lít EM tỏi xử lý cho 1000 m3, xử lý vào chiều tối, giúp ao nuôi khống chế tảo phát triển. Thành phần của chế phẩm EM Tỏi chứa nhiều vi khuẩn hiếu khí (Bacillus) và vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt (VK Nitrat). Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất cần phải đảm bảo lượng ôxy hòa tan đầy đủ bằng cách tăng cường sục khí, quạt nước… Hiệu quả sử dụng EM Tỏi phụ thuộc vào sự ổn định của pH. Để pH ổn định, nên duy trì độ kiềm trong nước trong khoảng 80 – 150 mg/l. Đồng thời, độ mặn quá cao sẽ gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh, nên cần kiểm tra độ mặn để cân nhắc việc sử dụng EM trong việc phòng, trị bệnh. Nên có kế hoạch sử dụng vi sinh từ đầu đến cuối vụ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu vụ, định kỳ sử dụng 7 – 10 ngày/lần, từ giữa đến cuối vụ, sử dụng định kỳ 3 – 4 ngày/lần. Không sử dụng chế phẩm EM cùng với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn. Sử dụng đúng liều lượng, không nên theo quan niệm sử dụng càng nhiều càng tốt. Chú ý: Khi tảo chết nhiều, pH thấp, cần dùng vôi để nâng pH. Video Hướng Dẫn Cách Ủ EM Tỏi Cho Cá  Video Hướng Dẫn Cách Phòng Bênh Cho Cá Nhờ EM Tỏi Video Hướng Dẫn Cách Trộn EM Tỏi Cho Cá Phòng Bệnh Video Mô Hình Nuôi Cá Sạch Sử Dụng EM Tỏi    Read the full article
0 notes
bsfsmartfarm · 3 years
Text
Chế Phẩm EM Tỏi Cho Gia Cầm Khỏe Mạnh - Thịt Ngon
Tumblr media
Sử dụng tỏi trong chăn nuôi gia cầm giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà, giảm được chi phí thuốc, nâng cao hiệu quả chăn nuôi: Giảm tỷ lệ chết, loại thải do nhiễm bệnh, giảm chi phí thuốc điều trị bệnh, gia cầm lớn nhanh. Cùng BSF Smart Farm tìm hiểu về công dụng cũng như cách dùng chế phẩm EM tỏi mang lại lợi ích lớn trong chăn nuôi nhé.
Công Dụng Thần Kỳ Của Chế Phẩm EM Tỏi Cho Gia Cầm
Tumblr media
Tại Sao Phải Dùng Tỏi Cho Gia Cầm? - Tỏi ta – tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae).Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau như tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta (Tỏi Lý Sơn) là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý.Tiếng Anh gọi tỏi ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek. - Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ thống miễn dịch, giúp tăng hoạt tính các thực bào lympho, có tính kháng khuẩn (ức chế 70 loại vi khuẩn gram (–) và gram (+)), kháng virus (cúm, cảm lạnh, lở mồm long móng), diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật (giun đũa, giun kim, giun móc, lỵ amid), phòng tránh tốt các rối loạn men tiêu hóa, nhiễm khuẩn dạ dày ruột, chống các bệnh đường hô hấp. - Ngoài ra tỏi còn giúp tăng hiệu lực kháng sinh vì thế tỏi sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh trong việc điều trị bệnh CRD.   Tác Dụng Trị Bệnh Của EM Tỏi Cho Gia Cầm - Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,… - Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật gây hại. - Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm. - Em Tỏi còn cấp những kháng khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của Gia Cầm tối đa. Ví dụ như : Bacillus Spp, Saccharomyces Sp, Lactobacillus Sp, Amylase......   Cách Ủ EM Tỏi Cho Gia Cầm Hiệu Quả - Hoà 0.5kg Bio ST, 50g phụ gia, 2Kg Đường Vàng, 5Kg Tỏi xay nhuyễn hoặc đập nát với 30 Lít Nước Sạch (Nước Suối hoặc nước đun sôi để nguội). - Ủ Men vi sinh tỏi trong thùng hoặc can nhựa đậy kín nắp, mỗi ngày mở nắp can/thùng nhựa cho thoát bớt khí ra để tránh trào hoặc nổ thùng. - Sau 4 ngày là có thể cho vật nuôi dùng bằng đường uống hoặc trộn kèm với thức ăn. Hiệu quả cao hơn khi kết hợp dùng Men Bio ST với Dung Dịch Đạm Ấu trùng Thuỷ phân BIO BSF (Lưu ý: Không ủ Dung dịch đạm thuỷ phân Bio BSF kèm men tỏi, pha trực tiếp BIO BSF cho vật nuôi uống ).
Tumblr media
Kỹ Thuật Sử Dụng EM Tỏi Cho Gia Cầm - Cho gia cầm uống: Hòa tan 10ml BIO ST đã ủ, 2-3ml BIO BSF trong 1 lít nước sạch cho gia cầm uống. - Pha trộn với thức ăn: Sử dụng 20ml BIO ST đã ủ, 2-3ml BIO BSF trộn với 1 kg thức ăn cho ăn hàng ngày. Bạn có thể mua trực tiếp Chế Phẩm EM Tỏi BIO ST Tại Đây.
Tumblr media
Tác dụng của EM Tỏi với gia cầm: - Giúp vật nuôi ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, tăng cường hấp thu dinh dưỡng tối đa, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. - Giảm tối đa mùi hôi chuồng nuôi. - Giảm tỷ lệ mắc bệnh đường ruột : ecoli, salmonella, cầu trùng, viêm ruột… Giảm tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn, tai xanh… - Giảm thiểu tối đa việc sử dụng kháng sinh và dinh dưỡng bổ sung khác.Giúp gia cầm nâng cao sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tối đa và tăng cường hệ miễn dịch. - Giúp ăn nhiều, ngủ nhiều, giảm tiêu tốn thức ăn trên cân tăng trọng.
Tumblr media
Hướng Dẫn Video Cụ Thể Ủ EM Tỏi Đối Tượng Sử Dụng EM Tỏi Chế phẩm vi sinh ủ tỏi có thể sử dụng được cho tất cả các loại gia cầm, thủy cầm và mang lại hiệu quả cao như: chăn nuôi gà, ga thả vườn, gà đồi, gà đông tảo, gà thảo dược, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, chim trĩ, chim bồ câu và rất nhiều loại vật nuôi khác. Công Dụng Thần Kỳ EM Tỏi với Gà Con: giúp gà con nâng cao sức đề kháng và giảm tỷ lệ chết khi mới úm.
Tumblr media
Bảo Quản EM Tỏi Khi Sử Dụng - Chế phẩm EM tỏi sau khi đã sản xuất ra, phải được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. - Bà con nên sử dụng hết EM tỏi trong vòng 1 tháng trở lại. Với Men Tỏi Bột Chưa Ủ Men Tỏi:  - Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh anh năng trực tiếp. - Thời gian bảo quản 12 tháng.   Read the full article
0 notes