Tumgik
#quy định chống phá rừng của EU
eurosmart · 6 months
Text
Đồ nội thất Indonesia tìm thị trường mới khi gặp rào cản chống phá rừng của EU
Ngành đồ nội thất, đồ gỗ của Indonesia đang đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới khi thị trường chủ lực là EU đang chuẩn bị thực thi các quy định chống phá rừng. Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) yêu nhà nhập khẩu các mặt hàng như dầu cọ, cà phê và ca cao phải có giấy kiểm định chứng minh sản phẩm nhập không đến từ đất rừng bị khai phá hoặc không dẫn đến suy thoái rừng. Các doanh nghiệp và tổ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
doanhnhantre · 11 months
Text
Trong bối cảnh chuẩn bị cho EUDR, Campuchia và Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và cơ hội riêng biệt. Trong khi Campuchia đang phải vật lộn với việc thực thi các quy định thương mại phức tạp, Việt Nam lại đối mặt với vấn đề truy nguồn gốc sản phẩm.
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Bản tin ngày 26-5-2020
(bởi adminTD, 26/05/2020)
(truy cập từ https://baotiengdan.com/2020/05/26/ban-tin-ngay-26-5-2020/)
Tin biển Đông
Bất chấp nguy cơ đối đầu quân sự với Mỹ, Trung quốc vẫn quyết chơi tất tay ván bài ở biển Đông, nhằm gỡ gạc lại thiệt hại từ đại dịch Covid-19, giải cứu uy tín cho Tập Cận Bình, cũng như răn đe Đài Loan và các quốc gia khác.
Hôm 25/5, trang tin News của Úc cho biết, Bắc Kinh có hành động quân sự táo bạo khi chủ tịch Tập Cận Bình triển khai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông tham gia khóa huấn luyện ở vịnh Bohai, sẽ sớm đi về phía Nam và cuối cùng sẽ tiến sâu vào biển Đông, nhằm tạo ra sự căng thẳng với Mỹ và Úc.
Ngày 26/5, báo Thanh niên có bài: “Ý đồ của Trung quốc khi sắp tập trận lớn trên biển Đông”. Trung quốc sắp tổ chức tập trận quy mô lớn, gồm có tàu sân bay đổ bộ lên đảo ở biển Đông và vùng biển trong khu vực.
Theo học giả Stephen Robert Nagy, từ Quỹ châu Á – Thái Bình dương ở Canada, nhận định, việc tập trận nhằm thể hiện 3 thông điệp: (1) Trung quốc muốn người dân nước này thấy sức mạnh quốc gia vẫn được duy trì sau đại dịch Covid-19; (2) Răn đe Đài Loan; và (3) Cho Washington biết Bắc Kinh vẫn không từ bỏ tham vọng đối với vùng biển này.
RFI có bài phỏng vấn chuyên gia Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu viện Nghiên cứu chiến lược của trường Quân sự Pháp: “Trung quốc lấn, Mỹ làm căng, Việt Nam chờ thời”. Ông Tréglodé nói về chính sách của VN như sau: “Hà Nội đang nêu ra khả năng đe dọa đối tác Trung quốc và báo với cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam sẵn sàng làm như Philippines từng làm, có nghĩa là viện đến công lý quốc tế để có thể làm nổi rõ những tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung quốc”.
Mời đọc thêm: Tàu sân bay Sơn Đông bất ngờ ra khơi, tham gia tập trận ở biển Đông? — Cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo rầm rộ sắp tới của Trung quốc thể hiện điều gì? (DV). Bài của kỹ sư Dương Ngọc Thái: Biển Đông trên mạng (VNE). – Đằng sau tuyên bố trồng rau tại Phú Lâm của Trung quốc (RFA). – Việt Nam trong chính sách vùng đệm của Trung quốc (RFA).
***
Hối lộ ở Việt Nam nhưng Nhật Bản phát hiện
Báo chí trong nước dẫn tin từ các hãng truyền thông của Nhật, cho biết, công ty Tenma của Nhật khai báo với tòa án Tokyo rằng, một công ty con của hãng là công ty TNHH Tenma Việt Nam đang hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh, đã hối lộ cán bộ nhà nước Việt Nam với số tiền khoảng 5,4 tỷ đồng để được miễn truy thu thuế nhập khẩu lên tới 400 tỷ đồng.
                        Biếm họa của báo Tuổi trẻ cười, vụ công ty Tenma của Nhật hối lộ một số quan chức Việt Nam để trốn thuế
 Báo Thanh niên có bài: “Cán bộ thuế, hải quan nhận hối lộ 5 tỷ đồng của công ty Nhật?”. Bài vi���t dẫn nguồn từ báo Asahi Shimbun của Nhật, cho biết, “các công tố viên Tokyo đánh giá hành vi trên của Tenma vi phạm luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản, có nội dung nghiêm cấm hối lộ cho công chức nước ngoài”.
Chiều nay, báo Tuổi trẻ cho biết, đoàn thanh tra bộ tài chính đang vào cuộc thanh tra cục thuế Bắc Ninh và cục hải quan Bắc Ninh để báo cáo nhanh cho thủ tướng về vụ việc.
Hành vi hối lộ xảy ra ở Việt Nam, gây thiệt hại cho đất nước này, nhưng lại được giới chức nước ngoài phát hiện, cho thấy năng lực phòng chống tham nhũng của nhà nước Việt Nam vô cùng kém cỏi.
Đầu năm nay, Tổ chức hướng tới minh bạch đệ trình báo cáo về Chỉ số cảm nhận tham nhũng cho biết, năm 2019, dù Việt Nam có sự chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng chống tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số hai phần ba các quốc gia trên thế giới có điểm dưới 50. Điều này cho thấy, tham nhũng trong khu vực công vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.
Cũng liên quan đến tham nhũng, báo Tuổi trẻ đưa tin, sáng nay, thường trực ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã nhóm họp và chỉ đạo nhanh chóng tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh 6 vụ án lớn trong thời gian tới.
Các vụ án được chỉ đạo xử lý gồm: công ty Nhật cường, được dư luận đồn đoán là “sân sau” của chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung; công ty Gang thép Thái Nguyên, liên quan đến sai phạm của đương kim ủy viên bộ chính trị Hoàng Trung Hải; tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, liên quan tới gia tộc Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy thành Hồ; tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn; dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Việt Nam chống tham nhũng không dựa vào nền tảng pháp quyền và minh bạch thông tin, mà lại phụ thuộc vào các “chỉ đạo chính trị”. Đó là hành động chống có chọn lọc và chống cho mục đích thanh trừng phe nhóm.
Mời xem thêm: Nghi vấn Tenma Việt Nam đưa hối lộ: ĐBQH nói gì? (ĐV). – Nghi án Tenma Việt Nam hối lộ 5 tỷ: “Làm gì có chuyện ấy (LĐ). – Bộ trưởng tài chính trả lời ‘nóng’ vụ hối lộ quan chức thuế, hải quan (VNBiz). – Vụ nghi vấn nhận hối lộ 25 triệu yên: công an Bắc Ninh vào cuộc điều tra (DT).
***
Hoàng anh Gia Lai tiếp tục bị tố “tàn phá đất đai của người bản địa Cambodia”
Tối 25/5, báo Phnom Penh post của Cambodia đưa tin báo cáo buộc công ty Hoàng anh Gia Lai (HAGL) đã tàn phá đất đai của các cộng đồng người bản địa ở Cambodia, dựa trên thông cáo báo chí từ tổ chức Công bằng Cambodia (Equitable Campuchia) và Phát triển toàn diện quốc tế (Inclusive development international) công bố hôm thứ Hai.
Tổ chức Công bằng Campuchia kêu gọi chính phủ can thiệp vụ tranh chấp đất đai giữa các cộng đồng bản địa tỉnh Ratanakiri và đại gia cao su Việt Nam Hoàng anh Gia Lai (Nguồn: Equitable Cambodia)
 Bài báo có tựa đề “Công ty Việt Nam phá hủy đất bản địa”, cho biết, theo cam kết trong thỏa thuận hòa giải năm 2015, thì HAGL phải trả lại một vùng đất được cho là linh thiêng của cộng đồng người bản địa ở tỉnh Ratanakkiri. Tuy nhiên, HAGL lại tiến hành san ủi, “giải phóng mặt bằng” vào tháng Ba vừa qua.
Bài báo trích lời người đại diện cộng đồng người bản địa, cho biết, “trong khi cộng đồng chờ đợi sự phê chuẩn chính thức của bộ nông lâm và thủy sản về việc trả lại đất đã bị trì hoãn do dịch Covid-19, công ty (HAGL) đã san phẳng hai ngọn núi linh thiêng, vùng đất ngập nước, khu vực săn bắn truyền thống và khu chôn cất”. Người này nói rằng, việc giải phóng mặt bằng đã phá hủy rừng già và gây ra tác hại không thể khắc phục đối với vùng đất có giá trị tinh thần vô giá đối với cộng đồng.
Ông David Pred, giám đốc điều hành của tổ chức Phát triển toàn diện quốc tế, nói: “… Việc công ty này (HAGL) lợi dụng đại dịch toàn cầu để san ủi đất đai bản địa một cách bất hợp pháp là đặc biệt nghiêm trọng”.
Ông Eang Vuthy, giám đốc điều hành của tổ chức Công bằng Campuchia yêu cầu “HAGL phải ngừng giải phóng mặt bằng ngay lập tức, trả lại đất và bồi thường cho tất cả những thiệt hại đã gây ra cho người dân Ratanakkiri”.
Được biết, năm 2013, tổ chức vận động bảo vệ môi trường Global witness công bố báo cáo nói rằng, HAGL đã có các hoạt động “cướp đất” và “phá rừng” khi hoạt động tại tại Lào và Cambodia. Theo Vnexpress cho biết, hai ngày sau khi Global witness công bố báo cáo , bầu Đức mất 300 tỷ, và thiệt hại còn có thể tiếp tục gia tăng.
***
Tin nhân quyền
Hôm 25/5, Tổ chức phóng viên không biên giới (RFS) ra thông cáo báo chí, yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích ngay lập tức hai nhà báo Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy, và kêu gọi các đối tác kinh doanh của Hà Nội, đứng đầu là EU và Hoa Kỳ, cần gây sức ép, buộc Hà Nội chấm dứt chiến dịch đàn áp mới này.
Ông Phạm Thành (trái) bị bắt ngày 21/5 tại Hà Nội. Hai ngày sau, ông Nguyễn Tường Thủy bị bắt và đưa vào TPHCM (Nguồn: FB Phạm Thành/DĐ Dân chủ)
 Người đứng đầu văn phòng RSF tại khu vực châu Á – Thái Bình dương, ông Daniel Bastard, cho biết: “Vụ bắt giữ gần như đồng thời của Phạm Chí Thành và Nguyễn Tường Thuỵ gửi một thông điệp vô cùng rùng mình đến tất cả những người đang cố gắng duy trì một cuộc tranh luận công khai tại Việt Nam…”.
Tổ chức này cũng cho biết, từ lâu Việt Nam đứng gần dưới đáy của bảng xếp hạng Chỉ số tự do báo chí thế giới. Việt Nam đứng vị trí 175 trên 180 quốc gia trong bảng xếp hạng năm 2020.
BBC có bài phỏng vấn các nhà hoạt động: “Giới hoạt động lên án những vụ bắt giữ mới nhất”. Tác giả Quốc Phương đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là dấu hiệu của một ‘chiến dịch’ mới nào đó”? Nhà báo Mạc Việt Hồng từ Ba Lan, nhận định: “Tôi không nghĩ là có chiến dịch nào cả. Việc bắt bớ các nhà hoạt động trong những năm qua diễn ra gần như đều đều. Cứ lâu lâu họ lại làm một ‘mẻ’, xử tù hết ‘mẻ’ đó; hoặc đổi chác, phóng thích ra nước ngoài một số người ‘nặng ký’ thì họ lại bắt tiếp những người khác thế vào. Việc bắt bớ này sẽ vẫn tiếp tục một khi chế độ cộng sản còn tồn tại”.
Báo Người Việt hôm 24/5 đưa tin, “Hội Nhà báo độc lập vẫn hoạt động dù quyền chủ tịch bị bắt”. Nguồn tin này nói rằng, dù chủ tịch Phạm Chí Dũng và quyền chủ tịch Nguyễn Tường Thụy đều bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam, hội Nhà báo độc lập Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động dựa trên tôn chỉ, mục tiêu thành lập của hội, nhấn mạnh đối thoại, phản biện ôn hòa.
Được biết, chiều 25/5, bà Phạm Thị Lân, vợ ông Nguyễn Tường Thụy, dưới sự đồng hành của một số nhà hoạt động, đã đi từ Hà Nội vào Sài Gòn để tìm kiếm luật sư và gửi đồ thăm nuôi cho chồng mình. Đến tối 26/5, bà Lân thông báo trên Facebook cá nhân cho biết, đã gửi được đồ thăm nuôi cho ông Thụy.
Cũng tin nhân quyền, hôm 25/5, nhà xuất bản Tự do thông báo, họ đã được ủy quyền phát hành các tác phẩm của nhà văn Phạm Thành. Theo đó, ấn phẩm “Thế thi��n hành đạo hay đại nghịch bất đạo” của nhà văn Phạm Thành sẽ được phát hành miễn phí dưới dạng sách điện tử (ebook) tại website của nhà xuất bản Tự do trong thời gian tới.
Bằng cách hỗ trợ [trợ giúp] phát hành ấn phẩm này, nhà xuất bản Tự do khẳng định, sẽ luôn đứng cạnh những người cầm bút độc lập, những người đã can đảm chống lại kiểm duyệt và bạo quyền.
0 notes
sangokaindl · 4 years
Text
Sàn gỗ cao cấp
Sàn gỗ cao cấp là gì?
Sàn gỗ là một trong những loại vật liệu lát sàn được ưa chuộng nhất hiện nay bởi sở hữu vẻ đẹp sang trọng, gần gũi với tự nhiên, thích hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Thị trường sàn gỗ rất đa dạng cả về xuất xứ lẫn chủng loại, nhìn chung được phân ra làm 3 phân khúc chính: Sàn gỗ giá rẻ, sàn gỗ bình dân và sàn gỗ cao cấp.
Tumblr media
Với sàn gỗ tự nhiên cao cấp, giá thường rất đắt (dao động từ 1 triệu đến gần 2 triệu) nên phần lớn người tiêu dùng tìm đến các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp để thay thế. Chúng ta có thể xác định sàn gỗ cao cấp dựa trên những tiêu chí sau:
Độ an toànĐầu tiên và quan trọng nhất, đó là tiêu chí về độ an toàn của sản phẩm. Như chúng ta đã biết, một trong những thành phần cấu tạo nên sàn gỗ công nghiệp đó là hóa chất formaldehyde, có tác dụng như chất phụ gia tạo độ kết dính của lớp cốt gỗ. Đây là hóa chất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, vải chống nhăn, chất trán giấy, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng. formaldehyde có tính độc hại cao, gây nhiều tác hại có sức khỏe con người, thậm chí có khả năng gây ung thư.Sàn gỗ công nghiệp cao cấp phải có sự an toàn khi sử dụng sản phẩm, được  xác định qua chỉ số E1, quy định hàm lượng chất formaldehyde không vượt quá mức 0.005%. Độ bềnĐây cũng là tiêu chí rất quan trọng khi xác định một loại sàn gỗ là cao cấp hay không, chúng ta có thể xác định thông qua các chỉ số như thời gian bảo hành, độ chống trầy xước và khả năng chịu nước (chịu ẩm). Thời gian bảo hành của  sàn gỗ công nghiệp cao cấp  thường rơi vào khoảng 25 - 35 năm tùy từng thương hiệu.
Độ chống trầy xước phụ thuộc vào lớp bảo vệ của bề mặt sàn gỗ, được ký hiệu bởi chỉ số AC, lần lượt phân cấp từ AC1 đến AC6. Thực chất chỉ cần sàn gỗ đạt đến chỉ số AC4 đã có thể thoải mái sử dụng trong nhà riêng, còn với chỉ số AC5 thường được dùng cho các khu vực giao dịch đông người như ngân hàng, nhà ăn cao cấp… có thể đi giầy dép lên mà không lo bị tổn hại mặt sàn.
Sự chịu nước, kháng ẩm cũng rất quan trọng, đặc biệt với các nước có khí hậu nồm ẩm, mưa nhiều như Việt Nam. Ngoài ra trong cuộc sống sinh hoạt, những sự cố về rò nước, hỏng đường ống cũng rất khó tránh khỏi, bởi vậy sàn gỗ có tính chịu nước luôn được đánh giá cao khi lựa chọn. Với các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp Châu Âu như Kaindl (sàn gỗ Áo), Kronopol (sàn gỗ Ba Lan), SwissKrono (sàn gỗ thụy sĩ) ... Tính năng chịu nước rất tốt nhờ lớp cốt gỗ mật độ cao và cấu trúc hệ thống hèm khóa chống thấm. Cụ thể khi ngập nước trong 24h, thanh gỗ sẽ có độ trương nở không quá 5% và có khả năng phục hồi lại như cũ khi được làm khô kịp thời.Tính thẩm mỹ Đây là tiêu chí lựa chọn sàn gỗ của phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt là các kiến trúc sư, các nhà thầu xây dựng. Vẻ đẹp của nội thất phụ thuộc rất nhiều vào sàn gỗ, mỗi phong cách thiết kế lại phù hợp với một gam màu, một loại vân gỗ khác nhau. Các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường được chế tạo từ công nghệ hiện đại, chân thật đến từng đường vân lẫn đa dạng về màu sắc.
Một số cách xác minh nguồn gốc sàn gỗ
Với những tính năng ưu việt của sàn gỗ cao cấp, hầu hết các hộ gia đình có điều kiện kinh tế đều không ngần ngại khi chi tiêu cao hơn để mang lại những sản phẩm chất lượng. Tuy vậy, chúng ta nên tìm hiểu một số cách xác minh nguồn gốc xuất xứ của sàn gỗ để tránh việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tumblr media
Xác minh nguồn gốc sàn gỗ qua ký hiệu in trên tấm gỗĐây là cách đơn giản và chính xác nhất để xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thông thường được in đằng sau của các tấm gỗ. Với các loại sàn gỗ cao cấp Châu Âu, ký hiệu in đằng sau sẽ là “Made In EU”, tức là được sản xuất hoàn toàn từ Châu Âu.Xác minh qua mã vạchCách thứ 2 chúng ta có thể dựa vào mã vạch được in trên vỏ hộp của sản phẩm. Mã vạch thường gồm 13 số, trong đó quan trọng nhất là mã quốc gia (2 hoặc 3 số đầu tiên), giúp chúng ta phân biệt được nguồn gốc nhập khẩu của các loại sàn gỗ trên thế giới (ví dụ như mã 590 - Ba Lan; 440 - Sàn gỗ nhập khẩu từ Đức; 955 - Sàn gỗ nhập khẩu của Malaysia. 893 được sản xuất tại Việt Nam…). 9 con số tiếp theo thể hiện mã doanh nghiệp, mã sản phẩm. Số cuối cùng dùng để kiểm tra độ chính xác của 12 con số ở trên, được tính theo một thuật toán khá rắc rối.Xác minh qua CO CQ Cách thứ 3 để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ sàn gỗ chính là dựa trên bộ giấy tờ CO CQ của sản phẩm. CO (certificate of origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. CQ (certificate of quality) là giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chứng minh sản phẩm đạt chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn được công bố.
Báo giá top 5 thương hiệu sàn gỗ cao cấp 2020
Sàn gỗ Áo - KaindlĐây là thương hiệu sàn gỗ cao cấp được sản xuất từ Cộng hòa Áo, được thành lập từ năm 1897. Trải qua hơn 100 năm lịch sử, hiện nay Kaindl đã trở thành một thương hiệu mang tính toàn cầu, nổi tiếng bởi chất lượng và vẻ đẹp hoàn hảo của sản phẩm.
Sàn gỗ Kaindl đạt các chứng nhận quan trọng như EPLF (Chứng nhận đến từ hiệp hội các nhà sản xuất sàn gỗ Châu Âu - European Producers of Laminate Flooring); Chức nhận của viện nghiên cứu khoa học ECO đến từ Đức có giá trị tương đương với chứng chỉ quốc tế ISO; Chứng nhận PEFC - Programme for the Endorsement of Forest Certification đảm bảo gỗ được khai thác đúng thời gian và quy trình; Chứng nhận GreenGuard và Blue Angel đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải hóa học, thân thiện với môi trường.
Tại Việt Nam, hiện nay sàn gỗ Kaindl có 2 dòng sản phẩm chính đều có khả năng chịu nước cao nhờ hệ thống hèm khóa chống thấm và cốt gỗ chịu nước:KAINDL AQUAPro Supreme - độ dầy 12.0mm có giá 565.000đ/m2KAINDL AQUAPro Select - độ dầy 8.0mm có giá 405.000đ/m2
Tumblr media
Sàn gỗ Ba Lan - KronopolĐược tập đoàn Swiss Krono thành lập tại Ba Lan vào năm 1994, trải qua gần 30 năm phát triển, Kronopol đã trở thành một trong những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp cao cấp được ưa chuộng nhất thế giới. Tại Việt Nam, trong năm 2019 Kronopol đã vinh danh trong top 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu - sản phẩm chất lượng.
Sở dĩ có thể chinh phục được thị trường Việt Nam trong năm 2019, đó là sự xuất hiện của siêu phẩm Kronopol Aqua Zero có khả năng kháng nước siêu việt nhờ cốt gỗ Aqua Zero và hệ thống hèm khóa Aqua pearl. Nhờ vậy, sàn gỗ Kronopol có thể chịu nước trong 24h mà độ trương nở không đáng kể. Các dòng sản phẩm chịu nước của Kronopol có giá như sau:
Tumblr media
Sàn gỗ Kronopol Aqua Zero độ dày 8mm bản to 193mm giá 480.000đ/m2Sàn gỗ Kronopol Aqua Zero độ dày 12mm bản nhỏ 113mm giá 660.000đ/m2Sàn gỗ Kronopol Aqua Zero độ dày 12mm bản to 191mm giá 795.000đ/m2
Sàn gỗ Thụy sĩ - Kronoswiss
Có lẽ không cần nói nhiều về thương hiệu này, bởi KronoSwiss có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất sớm, dấu ấn để lại là rất lớn, một thương hiệu sàn gỗ cao cấp với khả năng chống nước hoàn hảo và vẻ đẹp sang trọng. KronoSwiss được sản xuất tại Thụy Sỹ, đạt các tiêu chuẩn E1 và đạt các chứng nhận bởi các tổ chức uy tín như ISO (cục quản lý chất lượng), FSC (quản lý rừng), EPLF (hiệp hội các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp hàng đầu Châu Âu), IAF (International Accreditation Forum - Diễn đàn công nhận quốc tế). 
Tumblr media
Sàn gỗ KronoSwiss được chia thành các dòng sản phẩm cùng mức giá:
Swiss Noblesse độ dày 8mm giá 445.000đ/m2Swiss Liberty độ dày 8mm giá 490.000đ/m2Swiss Natural độ dày 12mm giá  680.000đ/m2Swiss Chrome độ dày 12mm giá  680.000đ/m2Grand Selection Origin độ dày 14mm giá 1.500.000đ/m2
Sàn gỗ Bỉ -  QuickstepThương hiệu sàn gỗ cao cấp đến từ Bỉ được nhập khẩu vào Việt Nam vào giữa năm 2015. Sản phẩm có công nghệ đột phá độc đáo trên thế giới hiện nay- công nghệ Hydroseal- Không thấm nước (hay còn gọi là Ultra Ever Dry). Cũng như hầu hết loại sàn gỗ nhập khẩu từ Châu Âu, Quickstep đạt tiêu chuẩn E1 về hàm lượng khí thải, an toàn với sức khỏe người dùng và môi trường sinh thái.
Sàn gỗ công nghiệp Quickstep được chia thành các dòng sản phẩm cùng mức giá:QuickStep Impressive độ dày  8 mm có giá 660.000đ/m2QuickStep QuickStep Ultral độ dày 12 mm giá 890.000đ
Sàn gỗ Đức - EggerSàn gỗ cao cấp Egger được sản xuất từ Cộng hòa liên bang Đức và xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào khoảng những năm 2016. Thương hiệu này nổi tiếng về độ chịu nước nhưng khi bị ngập nước lâu hay bị ẩm ướt thường xuyên sàn gỗ Egger có hiện tượng nổi mụn cóc trên bề mặt hoặc nở cong phồng theo chiều ngang. Ngoài ra bề mặt của sản gỗ Egger  được phủ kim loại Oxit, nên có khả năng chống tia uv rất tốt.
Sàn gỗ công nghiệp Egger  được chia thành các dòng sản phẩm cùng mức giá:– Sàn gỗ Egger Pro độ dày  8mm có giá 365.000 đ/m2– Sàn gỗ Egger Aqua Plus độ dày  8mm, siêu chịu nước có giá 445.000 đ/m2– Sàn gỗ Egger độ dày 10mm ít được sử dụng hơn, có giá 485.000 đ/m2– Sàn gỗ Egger độ dày 12mm có giá 585.000 đ/m2
Vậy là chúng ta đã có những khái niệm cơ bản về sàn gỗ cao cấp, cũng như cách kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và một số thương hiệu nổi tiếng trong năm 2020. Các bạn có thể tham khảo thêm chi tiết hơn tại:
Tổng quan về sàn gỗ
Bản quyền bài viết thuộc về:
Sàn gỗ Kaindl
0 notes
Text
Mục tiêu 2019, xuất khẩu lâm sản 11 tỷ USD- VnEconomy
Marketing Advisor đã viết bài trên https://bdsvietnam247.com/muc-tieu-2019-xuat-khau-lam-san-11-ty-usd-vneconomy/
Mục tiêu 2019, xuất khẩu lâm sản 11 tỷ USD- VnEconomy
Cuối tuần qua, Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức “Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019”. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giao nhiệm vụ cho ngành lâm nghiệp phải đưa kim ngạch xuất khẩu lâm sản cả năm 2019 lên 11 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với năm trước.
Ông Phạm Văn Điển, Phó tổng cục Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp quý 1/2019 tăng 4,32%; quý 2/2019 tăng khoảng 4,53%, cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất siêu gần 4 tỷ USD
Trong nửa đầu năm, cả nước đã trồng rừng được 108.456 ha, đạt 51% kế hoạch năm, bằng 102% so với cùng kỳ năm ngoái; khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc khoảng 105.000 ha, sản lượng đạt 9,7 triệu m3, tương đương 49,7% kế hoạch năm 2019, tăng 4,86% so với c��ng kỳ năm 2018.
Đặc biệt, thành tích nổi trội nhất của ngành lâm nghiệp chính là kim ngạch xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 5,23 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. 
Điểm đến của 87% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam là các thị trường truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc) có yêu cầu khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm và nguồn gốc xuất xứ. 
Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 1,25 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, cán cân thương mại toàn ngành trong nửa năm nay, xuất siêu gần 4 tỷ USD.
Công tác quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài tiếp tục có tiến bộ. 6 tháng đầu năm 2019, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ mới là 17.000ha, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 237.386ha. Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam đã trở thành thành viên hợp tác thứ 50 với PEFC. 
Việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, cả nước đã thu được 1.208,7 tỷ đồng, đạt 38,7% kế hoạch thu năm 2019, bằng 111% so với cùng kỳ năm 2018…
Đề cập công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng (PCCR), ông Điển cho biết, cả nước đã phát hiện 5.691 vụ vi phạm các quy định của Luật Lâm nghiệp, giảm 1.117 vụ (giảm 16%) so với 6 tháng đầu năm 2018. 
Trong đó, đã xảy ra 863 vụ phá rừng, giảm 109 vụ (giảm 11%), diện tích rừng bị phá 287 ha, giảm 34 ha (giảm 11%) so với cùng kỳ năm 2018. Đã xử lý hành chính 4.938 vụ, xử lý hình sự 126 vụ. 
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm đã xảy ra 156 vụ cháy rừng, tăng 61 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, diện tích rừng bị cháy 930 ha, tăng 705 ha (hơn 4 lần cùng kỳ năm 2018)…
Phải là trụ đỡ cho nông sản Việt Nam
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, trong những tháng cuối năm, ngành lâm nghiệp cần tập trung để hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật để giúp người dân và doanh nghiệp vận dụng tốt Luật Lâm nghiệp đã được ban hành; các đơn vị cần nghiên cứu và có những đề xuất, tham mưu để lãnh đạo bộ xem xét, đặc biệt là đối với Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Bởi Hiệp định này được xem là một hướng hội nhập về thể chế và Việt Nam là quốc gia thứ hai của châu Á tham gia.
Chỉ đạo trực tiếp hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định: “Trong bối cảnh các nhóm ngành hàng nông nghiệp vừa giảm về số lượng và giá trị kể cả trong nước và xuất khẩu thì lâm nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, là trụ đỡ cho nông sản Việt”.
Theo Bộ trưởng, ngoài lợi thế với khoảng 4.500 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, Việt Nam cũng đang còn rất nhiều tiềm năng về dược liệu, có thể thu về tỉ đô nếu biết quản lý, khai thác, đây là hướng mà ngành lâm nghiệp cần xác định để chuyển trạng thái, tạo bước phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp. 
“Đặc biệt, với việc một loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được thông qua, vấn đề nguyên liệu và nguồn gốc gỗ hợp pháp là điều tất yếu trong xu thế hội nhập của ngành lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những tháng cuối năm, công tác phòng chống cháy rừng cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa. 
Biến đổi khí hậu nắng nóng suốt hơn tháng qua khiến nguy cơ cháy rừng khu vực miền Trung vẫn ở mức rất cao. Về lâu dài, phải xây dựng được một khuôn khổ chính sách phù hợp trong phòng chống cháy rừng mang tính bền vững. Tổng rà soát công tác quản lý để tránh trục lợi chính sách. Cần phải xây dựng các đề án bảo vệ và phát triển rừng cho từng khu vực”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng giao nhiệm vụ cho ngành lâm nghiệp phải đảm bảo kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 11 tỷ USD năm 2019, góp phần giải quyết việc làm, giảm bớt áp lực tăng trưởng cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng, xuất khẩu chung của cả ngành nông nghiệp. 
0 notes
tinhocpnn · 7 years
Text
Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm - Xuất khẩu đồ gỗ vào EU
xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Nguồn:
http://noithatphongthuy.net.vn/xuong-noi-that-go-gu-mat-hcm-xuat-khau-do-go-vao-eu/
http://noithatphongthuy.net.vn
Với mục tiêu giữ vững và mở rộng thị phần, tạo thuận lợi cho mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Việt Nam đang tiến hành đàm phán để đi đến ký kết với EU “Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản” (gọi tắt là VPA/FLEGT). Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
VPA/FLEGT là Hiệp định thương mại song phương giữa hai bên để tháo gỡ hàng rào kỹ thuật về yêu cầu trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp, đối với ngành đồ gỗ Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường 28 nước châu Âu.
Tháo gỡ rào cản kỹ thuật cho gỗ Việt - Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
“Tăng cường thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản” (FLEGT) là chương trình hành động của EU nhằm đối phó với tình trạng khai thác, buôn bán gỗ, các sản phẩm gỗ bất hợp pháp trên thị trường EU và ra khỏi các quốc gia ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với EU.
Theo thống kê của EU, những năm qua, nạn phá rừng trên thế giới không chỉ khiến ngân sách của các quốc gia thất thu khoảng 10 tỉ USD một năm mà còn là một trong những tác nhân chính gây biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững. Để thực hiện kế hoạch của mình, tháng 5/2003, EU đưa ra dự thảo đầu tiên về chương trình hành động FLEGT. Một trong những nội dung quan trọng nhất của chương trình này là ký kết VPA với các quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ vào EU.
Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Trên thực tế, nếu quốc gia nào chưa ký VPA/FLEGT, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của quốc gia đó vào EU vẫn phải tuân theo quy chế gỗ 995/2010 của EU có hiệu lực từ tháng 3/2013. Theo quy chế này, nhà nhập khẩu gỗ vào EU phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ, phải trả lời rõ câu hỏi “Ai là nhà cung ứng gỗ cho doanh nghiệp? Các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU có nguồn gốc hợp pháp không?”. Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcmĐể giải trình đầy đủ các nhà nhập khẩu gỗ vào EU phải chứng mình bằng nhiều giấy tờ, thủ tục, liên quan đến các cơ quan quản lý trong và ngoài nước mà khả năng rủi ro pháp lý vẫn có thể xảy ra. Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào EU vẫn đang phải thực thi quy chế này.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, cơ quan đầu mối đàm phán VPA, Chính phủ Việt Nam và EU bắt đầu tiến hành đàm phán để tiến tới ký kết VPA/FLEGT từ cuối năm 2010. Hai bên thỏa thuận, Việt Nam sẽ thiết lập một hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trên cơ sở pháp luật Việt Nam (gọi tắt là VNTLAS) để xác minh và cấp phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU.
Dự kiến hai bên sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định vào cuối năm 2015. Khi các doanh nghiệp được cấp phép FLEGT, thì các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy chế gỗ 995 - một “rào cản kỹ thuật” khắt khe đối với sản phẩm gỗ Việt sẽ được tháo gỡ.
Tạo cơ hội không chỉ với doanh nghiệp - Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Việt Nam là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á và thứ hai châu Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại thị trường hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ với 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và EU. Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua tăng trưởng mạnh, bình quân giai đoạn 2007- 2013 tăng gần 16% và là một trong 5 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ, EU là thị trường lớn thứ tư (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) có sức hút đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ vào EU còn rất lớn. Nếu VPA được ký kết, các doanh nghiệp Việt có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh do không phải giải trình theo quy chế 995 của EU so với những doanh nghiệp ở những quốc gia chưa ký hiệp định này. Nghĩa là tiết kiệm được thời gian, chi phí hành chính, chi phí cơ hội và đạt tiêu chuẩn khắt khe đầu tiên của EU về gỗ hợp pháp. Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Bà Nguyễn Tường Vân, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo FLEGT và Lacey, Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng: “Khi đã có giấy phép VPA/FLEGT, sản phẩm gỗ của doanh nghiệp xuất khẩu vào EU sẽ tránh được các rủi ro pháp lý so với hiện nay.”
Bên cạnh đó, nếu Việt Nam ký VPA với EU sẽ tăng niềm tin với các khách hàng Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản là những thị trường đã áp dụng các qui chế tương tự như EU về nguồn gốc gỗ hợp pháp, qua đó góp phần mở rộng các thị trường xuất khẩu quan trọng này cho ngành gỗ Việt Nam.
Với trên 3.500 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 300.000 lao động, Việt Nam đã hình thành 5 trung tâm chế biến gỗ lớn. Tuy nhiên, giá trị gia tăng các sản phẩm còn thấp (tỉ trọng xuất khẩu dăm còn cao, chủ yếu xuất qua nhà nhập khẩu EU), nhiều sản phẩm gỗ chưa có thương hiệu nổi tiếng.
Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM Huỳnh Văn Hạnh, phân tích: “VPA/FLEGT sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, từng bước sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém hoặc làm ăn phi pháp theo quy luật đào thải của thị trường. Từ đó tạo thêm nhiều thương hiệu gỗ tầm cỡ mang tên Việt Nam”.
Không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần, các chuyên gia kinh tế còn cho rằng: VPA/FLEGT là một trong những Hiệp định để Việt Nam thực hiện chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao năng lực thích ứng của các cơ quan quản lý nhà nước. Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Cùng với việc ký kết các hiệp định khác, đây cũng là dịp để các cơ quan của Chính phủ rà soát hệ thống pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về môi trường và đặc biệt là hệ thống các quy định về xuất, nhập khẩu, thuế, hải quan, cải cách thủ tục hành chính… cho phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, VPA/FLEGT sẽ góp phần thúc đẩy quản lý rừng bền vững chống biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức cho hàng triệu hộ dân trong việc trồng, bảo vệ, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng trồng, rừng tự nhiên./.
“Hiện có 6 nước đã ký VPA với EU bao gồm Indonesia, Ghana, Cameroon, Liberia, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Trung Phi. Các nước này được gọi là “các nước đối tác của VPA” đang tiến hành xây dựng các hệ thống nhằm kiểm tra, xác minh và cấp phép FLEGT cho gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp. Chín quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, Lào, Thái Lan và Malaysia, đang tiến hành đàm phán với EU và 11 quốc gia khác ở châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm đối với VPA”.
Xưởng nội thất gỗ gụ mật hcm
Nội thất Phú Hải
Địa chỉ: 179/10 TÔ HIẾN THÀNH | PHƯỜNG 13 QUẬN 10 | TP.HCM
SĐT: 0977 558 168
http://noithatphongthuy.net.vn
https://www.facebook.com/DoGoMyNghePhuHai
https://drive.google.com/open?id=13qdsphePJWl-BuP0MjS9A9p8feo&usp=sharing
có thể bạn muốn xem: Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 1, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 2, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 3, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 4, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 5, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 6, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 7, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 8, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 9, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 10, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 11, Xưởng nội thất gỗ gụ mật quận 12, Xưởng nội thất gỗ gụ mật bình tân, Xưởng nội thất gỗ gụ mật bình thạnh, Xưởng nội thất gỗ gụ mật bình chánh, Xưởng nội thất gỗ gụ mật tân bình, Xưởng nội thất gỗ gụ mật tân phú, Xưởng nội thất gỗ gụ mật thủ đức, Xưởng nội thất gỗ gụ mật phú nhuận, Xưởng nội thất gỗ gụ mật gò vấp,Xưởng nội thất gỗ gụ mật nhà bè, Xưởng nội thất gỗ gụ mật hóc môn, Xưởng nội thất gỗ gụ mật củ chỉ, Xưởng nội thất gỗ gụ mật cần giờ
0 notes
doanhnhantre · 11 months
Text
Các luật định mới yêu cầu chống phá rừng và chứng nhận nguồn gốc sắp được Liên minh Châu Âu đưa ra, ép buộc các quốc gia sản xuất cao su ở Đông Nam Á phải bỏ nhiều chi phí theo đuổi.
0 notes
doanhnhantre · 11 months
Text
Các luật định mới yêu cầu chống phá rừng và chứng nhận nguồn gốc sắp được Liên minh Châu Âu đưa ra, ép buộc các quốc gia sản xuất cao su ở Đông Nam Á phải bỏ nhiều chi phí theo đuổi.
0 notes
hoanvu-2016-us · 4 years
Text
Virus corona: Trung quốc ca khúc khải hoàn quá sớm
Thụy My
(Đăng ngày: 08/04/2020 - 15:54Sửa đổi ngày: 08/04/2020 - 15:53)
(truy cập từ http://www.rfi.fr/vi/châu-á/20200408-virus-corona-trung-quốc-ca-khúc-khải-hoàn-quá-sớm)
Tumblr media
Le Monde trong hai bài viết «Thất bại của hệ thống cảnh báo Trung quốc trước virus corona», và «Trận chiến chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung quốc ca khúc khải hoàn quá sớm» nhận xét, lợi dụng sự bất lực của Âu-Mỹ trong cuộc khủng hoảng dịch tễ, Bắc Kinh tìm cách khoa trương mô hình của mình.
Quay lại cuốn phim Vũ Hán
Bác sỹ Ngải Phân (Ai Fen) mất tích? Sự tái xuất hiện trên mạng xã hội ở Hoa lục những ngày gần đây đã bác bỏ các tin đồn cho rằng bà đã bị bắt. Tuy nhiên những tin đồn này cho thấy người dân không tin tưởng vào chính quyền trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ xuất phát từ Vũ Hán.
… Trưa ngày 30/12/2019, bà Ngải Phân, bác sỹ trưởng khoa cấp cứu bệnh viện trung tâm Vũ Hán quan sát buồng phổi của một bệnh nhân bị nhiễm virus qua video mà một đồng nghiệp tại một bệnh viện khác chuyển cho, với một thông tin đang lan truyền trên mạng: «Đừng đến chợ thịt rừng Hoa Nam, có rất nhiều người đã bị sốt».
Từ gần 2 tuần qua, khoa cấp cứu của bà và khoa hô hấp tiếp nhận một số bệnh nhân bị sốt và ho, mà các loại thuốc thường dùng tỏ ra không tác dụng. Bác sỹ Ngải Phân yêu cầu kiểm tra kỹ lưỡng hơn một bệnh nhân nay đã chuyển qua khoa hô hấp, và đến chiều 30/12 thì nhận được kết quả: «Coronavirus – SARS. Lây nhiễm qua giọt bắn ở khoảng cách gần hay các cơn ho». Bà run bắn người khi đọc được.
Sau khi trao đổi với đồng nghiệp khoa hô hấp, bác sỹ Ngải Phân gởi video cùng với bản báo cáo cho các bạn học cùng khóa và các bác sỹ trong khoa, khoanh đỏ dòng chữ «Coronavirus-SARS». Một bác sỹ nhãn khoa trong bệnh viện là Lý Văn Lượng (Li Wenliang) chuyển tiếp cho khoảng 100 đồng nghiệp với ghi chú «Bảy ca SARS từ chợ Hoa Nam».
Dập tắt mọi tiếng nói cảnh báo
Trường hợp bác sỹ Lý Văn Lượng, bị công an bắt làm kiểm điểm và sau đó nhiễm bệnh rồi qua đời thì chúng ta đều đã biết. Đối với bác sỹ Ngải Phân, mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây.
Theo lệnh của Bắc Kinh, chính quyền Vũ Hán hôm 31/12/2019 ra thông báo trấn an, tuy đã phát hiện được 27 ca liên quan đến chợ Hoa Nam nhưng không có bằng chứng cho thấy có thể lây từ người sang người. Tuy nhiên chỉ vài giờ sau, ngày 01/01/2020, đến phiên chủ một dưỡng đường tư nhân bên cạnh ngôi chợ này, đã chữa nhiều bệnh nhân bị sốt, lại phải nhập viện khoa cấp cứu. Bác sỹ Ngải Phân không nghi ngờ gì nữa: rõ ràng đã lây nhiễm từ người sang người, và yêu cầu ê-kíp phải đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên.
Đến 23 giờ 46 phút cùng ngày, bà được tin nhắn của trưởng ban thanh tra kỷ luật yêu cầu trình diện. Bà bị phê phán lan truyền tin đồn, được lệnh không đề cập đến chứng bệnh mới này, «kể cả với chồng». Bác sỹ Ngải Phân xin từ chức nhưng không được. Khi về nhà, bà chỉ nói đơn giản với người chồng là: «Nếu tôi có mệnh hệ gì, ông ráng lo cho con».
Sự thật chỉ được sáng tỏ vào ngày 20/01/2020, sau khi giáo sư Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tiết lộ với cả nước điều mà Ngải Phân và các đồng nghiệp đã biết từ ba tuần trước: virus corona chủng mới lây từ người sang người.
Nếu sớm có biện pháp, giảm được đến 95% số ca bị nhiễm
Sự trễ tràng này gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một nghiên cứu công bố hôm 13/3, 12 nhà khoa học khẳng định: «Nếu các sáng kiến không cần dùng thuốc như giãn cách xã hội đã được tiến hành 3 tuần trước đó tại Trung quốc, thì số ca bị nhiễm virus corona đã giảm được đến 95%».
Ngày 10/03/2020, tạp chí Nhân vật (Ren wu) ở Hoa lục đăng bài phỏng vấn bác sỹ Ngải Phân với tiêu đề «Phát tiêu tử đích nhân» (Những người thổi sáo cảnh báo). Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi đăng, bài báo đã bị gỡ bỏ.
Những cố gắng của chế độ Bắc Kinh nhằm dập tắt tiếng nói của những người cảnh báo là một vết nhơ khó thể xóa nhòa. Ba tuần lễ quý giá ấy bị mất đi, giúp cho con virus độc hại lan tràn với tốc độ khủng khiếp, vượt qua các biên giới. Trong lúc đó Trung quốc gây sức ép lên Tổ chức y tế thế giới (WHO) để làm chậm trễ việc tuyên bố đại dịch.
Tâm chấn chuyển sang phương Tây, Trung quốc muốn trở thành hình mẫu
Sau những đau thương ở Vũ Hán, trung tâm đại dịch chuyển sang châu Âu rồi đến Hoa Kỳ. Tập Cận Bình muốn lợi dụng sự đảo ngược tình hình này để chuyển bại thành thắng. Cách đây 2 tháng, ông Tập cho rằng đại dịch «là một thử thách quan trọng cho hệ thống Trung quốc và năng lực quản lý», cho rằng thử nghiệm này đã thành công, và Trung quốc phải được coi là mô hình để thế giới noi theo.
Cây bút bình luận Sylvie Kauffmann của “Le Monde” nhận định: «Cuộc chiến đấu chống virus corona còn lâu mới kết thúc, Trung quốc đã sai lầm khi ca khúc khải hoàn quá sớm».
Bức tranh toàn cảnh thật ấn tượng. Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã phải nhìn nhận thực trang sau khi cố giảm thiểu tác hại của con «virus Vũ Hán». Số người chết phá tất cả mọi kỷ lục, lượng người thất nghiệp bùng nổ, nhân viên y tế thiếu thốn các trang bị.
Châu Âu cũng không hơn gì tuy mạng lưới y tế ra sức chống chọi và có hệ thống an sinh xã hội. Sự tranh giành mua khẩu trang, máy thở… biến thành cuộc chiến tương tàn giữa các thống đốc tiểu bang và chính quyền liên bang Hoa Kỳ, giữa các quốc gia thành viên của Liên hiệp châu Âu. Sau nhiều cuộc hội nghị truyền hình, các nước EU cố vượt qua bất đồng để chia sẻ gánh nặng kinh tế. Châu Âu biết rằng chỉ có thể trông cậy vào chính mình: tính lãnh đạo của Mỹ không còn nữa.
Lợi dụng dịch bệnh, Trung quốc sẽ đi xa hơn trên biển Đông?
Đó là lúc Trung quốc bắt đầu «hành tẩu giang hồ». Khi Vũ Hán ra khỏi tình trạng phong tỏa, Bắc Kinh xuất hiện khắp nơi, trên mọi lãnh vực từ nhân đạo cho đến thương mại, tỏ ra quan tâm đến việc giúp đỡ các nước trên thế giới đang tuyệt vọng, sau khi tung hê con virus corona sang họ.
Hình ảnh những chiếc máy bay Trung quốc giao khẩu trang và thiết bị y tế cho các nước châu Âu được các đại sứ Trung quốc lan truyền trên mạng xã hội khắp thế giới một cách hãnh tiến, trong một chiến dịch tuyên truyền đại quy mô. Bất chấp sự thật là chính các quốc gia châu Âu đã hào hiệp viện trợ y tế cho Trung quốc hồi tháng Giêng và tháng Hai nhưng không hề khoe khoang.
Ý là mục tiêu ưu tiên: Roma năm 2019 đã ký thỏa thuận nguyên tắc tham gia «Con đường tơ lụa mới». Tập Cận Bình còn cho biết cũng sẽ hào phóng giúp đỡ Hoa Kỳ – một chiến dịch «quyền lực mềm» khổng lồ. Nga cũng cố gắng đóng một vai trò.
Khi làm bật lên sự lệ thuộc của phương Tây về dược phẩm thiết yếu và thiết bị y tế, con virus corona đã giúp Trung quốc đóng lại vai trò trung tâm. Tập Cận Bình cho rằng thời cơ đã đến, cần phải chứng tỏ sự hiệu quả của mô hình Trung quốc. Liệu ông ta sẽ đi xa hơn hay không, có thúc đẩy lợi thế mang tính chiến lược? Washington lo ngại điều này, sau khi một tàu hải cảnh Trung quốc đã tông chìm một tàu đánh cá của Việt Nam trên biển Đông vào tuần trước.
«Con đường tơ lụa y tế» trước hết đi qua trụ sở WHO ở Genève
Tuy nhiên phải chăng như tiêu đề của Le Monde, Bắc Kinh đã ca khúc khải hoàn quá sớm?
Dù các con số được Trung quốc công bố cho thấy có vẻ hiệu quả hơn các nước dân chủ – buộc phải minh bạch – không có gì chứng tỏ lợi thế này tồn tại nếu sự thật được kiểm chứng. Cũng chưa biết được thế giới sẽ trỗi dậy như thế nào sau thảm họa kinh tế, ai thắng ai bại, cũng như tác động đến chế độ chính trị.
Cuối cùng nếu xem xét kỹ, «ngoại giao dịch tễ» của Trung quốc nổi bật nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của Tổ chức y tế thế giới, mà giờ đây mới thấy được hậu quả. Nhà Trung quốc học, Alica Ekman, đã phân tích bài diễn văn hôm 18/08/2017 tại Bắc Kinh của tổng giám đốc WHO, vài ngày sau khi được bầu lên nhờ sự hỗ trợ của Trung quốc. Thật khủng khiếp: hơn một chục lần ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lặp lại y nguyên «các cụm từ chính thức, quan điểm và cơ chế của chính quyền Trung quốc».
Tờ báo kết luận, «Con đường tơ lụa y tế» trước hết đi qua Genève, trụ sở của WHO và hệ thống Liên hiệp quốc.
Cũng cần nói thêm, kiến nghị đòi tổng giám đốc WHO từ chức trên trang change.org đến ngày 08/04/2020 đã thu thập được gần 750.000 chữ ký.
0 notes