#quang gánh tre
Explore tagged Tumblr posts
Text
Những dụng cụ nông nghiệp bằng tre truyền thống của người Việt Nam xưa
Trong suốt chiều dài lịch sử, nền văn minh nông nghiệp của Việt Nam gắn liền với hình ảnh của những dụng cụ nông nghiệp thô sơ nhưng vô cùng thiết thực. Từ ruộng đồng đến các dòng sông, ao, hồ, kênh, mương… Người Việt xưa đã khéo léo tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là cây tre, để chế tác ra các dụng cụ phục vụ cho công việc đồng áng và sinh hoạt hàng ngày. Dụng cụ làm nông nghiệp bằng tre không chỉ là công cụ lao động, mà còn thể hiện sự sáng tạo, tinh tế và khả năng thích ứng cao của con người với thiên nhiên.
Xem thêm tại Tin tức của Tre trúc Ngọc Dương
#dụng cụ nông nghiệp#nơm tre#mẹt tre#quang gánh tre#rổ tre#rá tre#thuyền thúng#cái thúng#tre trúc ngọc dương
0 notes
Text
HỆ LỤY
“Chị ơi chị có biết cái CLB này ra mắt là ý gì không?”
Tháng cuối năm xuất hiện một sự kiện gây sốc làm tụi nhỏ cứ nhao nhao vào hỏi nó. Ý gì ấy à? Ý gì thì chẳng phải ai cũng biết rõ rồi sao? Chuyện này sau một hồi thu thập thông tin từ nhiều bên thì nó cũng nắm rõ nội tình rồi, nhưng nếu dùng 1 câu để khái quát toàn bộ câu chuyện dài ngoằn thì chắc nên nói là:
“Đời cha ăn mặn,
Đời con khát nước”.
Tại sao lại nói đời cha ăn mặn ấy à? Thì ăn mặn quá đâu biết giữ mồm giữ miệng, đi chửi lung tung rồi comment tứ xứ, chắc nghĩ bên HSV bị đui nên không đọc được ấy, hoặc là nghĩ người mình chửi có là cái thá gì đâu nên mình cứ chửi cho sướng mồm thôi.
“Drama của HSV và ĐVN tụi anh đều biết mà, hồi TSV bên đội chửi HSV chứ gì.” Một người anh đồng nghiệp nói với nó trong buổi tất niên cuối năm của hội giáo viên.
“Ui bên giáo viên cũng biết à anh? Thế bên đó kể như nào?” Nó muốn nghe xem dưới góc độ của GV thì sự việc sẽ được nhìn nhận ra sao.
“Gọi chung là mấy comment đó tụi anh đều đọc rồi, với có một chuyện rất nổi tiếng mọi người truyền tai nhau, là đợt đó có 1 con không biết ở đâu nhảy xổng ra chửi anh Q chủ tịch HSV là “Anh là ai mà dám đứng đây nói chuyện với tui?””
“Ôi mẹ ơi, mà biết con đó là ai không anh?”
“Nghe bảo là cựu SV chứ SV đố mà dám nói câu đó, là cái con Á ấy, mà thầy cô vốn dĩ đã ghét con này trước giờ rồi, do chương trình nào của trường cũng thấy mò mặt về diễn giành hết slot của mấy em nhỏ.”
“Đâu đâu con nào mà hãm thế cho tụi em xem thử với!”
Haha đọc tên rõ vành vạnh thêm cả hình như thế kia thì chắc là không nhầm người được rồi, cơ mà nó cũng nên hỏi lại 1 lần cho chắc chắn chứ không lại trách oan con Gián nữa.
“Con đó chứ ai nữa chị, em nói chuyện với anh Q rồi” CV đáp lại câu hỏi của nó.
“Ủa mà anh Q đâu biết con đó là ai để kể lại em?” Mèo ngốc thắc mắc.
“Thì lần đó con đó chửi anh Q như vậy xong anh Q cũng hỏi lại “Chứ em là ai mà nói chuyện với anh?” thì con mẻ câm họng ngay, có nói ra được đâu, cái mấy đứa nói anh Q mẻ là cựu SV thôi chứ chẳng có chức quyền gì trong ĐVN cả.”
“Haha, thế anh Q có nói gì không?”
“Em có nói anh Q là tụi bên đội có nói gì thì mong ảnh nể mặt em mà bỏ qua thôi. Anh Q bảo thôi ảnh không để bụng đâu, nhưng ảnh có chốt 1 câu vui lắm.”
“Câu gì?”
“ANH MÀ KHÔNG PHẢI GIÁO VIÊN LÀ ANH BỢP TAI CON ĐÓ RỒI, chưa thấy đứa nào mất dạy như vậy, ảnh còn dặn dò em sau mà gặp mấy đứa như vậy phải ráng nhịn vì mình đang làm nghề giáo nữa haha.”
Haha mà nó thấy có không làm nghề giáo đi nữa thì cũng chẳng cần phải tranh cãi với mấy đứa có trình độ văn hóa thấp để làm g�� cho cực, tụi nó chả bao giờ nhìn ra được bản thân mình mới đang vận hành lỗi đâu.
“Nhạc gửi đi gửi lại thì ĐVN cũng có phần sai trong đó chứ không hơn gì ai đâu mà lên mặt với HSV, gọi chung là bên nào cũng có lỗi hết.” CV tiếp lời.
“Haha mà chị ta nói ĐVN không cần HSV duyệt là đúng rồi còn gì Mèo ngốc, cái thời tụi mình lúc duyệt chương trình có lần nào con mẹ đó lên đâu mà bảo sao con mẹ biết là cần phải duyệt được?” Cupid cười nói.
=))))))))) Đúng là không cãi được, Cupid nói nó mới nhớ luôn ấy. Gọi chung là chuyện này nó cũng không muốn nói quá nhiều vì mọi thứ đều đã quá rõ ràng rồi. Con ả hài thật đấy, nói chuyện như bò luôn, “tre già măng mọc?” Phá cho đã xong giờ bảo dù gì mình cũng không làm nên để tụi nhỏ làm? Tụi nhỏ nào thì cũng không cần biết luôn? Rồi nguyên 1 thế hệ đàn em phải gánh cái hệ lụy từ đàn chị dấu yêu của mình gây ra đấy.
“Buồn ghê Mèo ngốc ơi, vinh quang bao nhiêu năm của ĐVN ĐH**, giờ bị thương mại hóa thành cái vũ đoàn, đúng là vô tri hết sức mà”.
Buồn nhỉ, nó thì chỉ thấy tiếc thôi, tiếc cho cái lứa mới. Ôi buồn cười làm sao, tự phong 1 đội của trường thành cái vũ đoàn, tự đứng đầu cái vũ đoàn đó xong cho đội trưởng lẫn đội phó chính thống thành lính của mình luôn. Toàn bộ các buổi đi chơi, đi trại, tất niên bla tự lên tiếng lead xong hô hào đó là buổi liên hoan sinh hoạt của đội chính thống trong khi nhìn vào không biết được 5 thành viên mới chưa nữa. Một đội của sinh viên nhưng cái lõi lại chẳng phải sinh viên mà lại là cựu sinh viên, timeline đi chơi các thứ cũng phải ưu tiên đàn trên chứ đàn dưới có bao nhiêu đứa đi được không quan trọng, đàn trên thì cứ 1 tay che trời, cho mình cái quyền cãi tay đôi luôn cả thầy cô trong trường, để thầy cô tức tối đi lập 1 đội khác giành hết slot còn lại của đàn em mình thì lại to mồm bảo “thì tre già măng mọc mà”.
ĐÚNG LÀ THỐI NÁT TỚI MỨC CÙNG CỰC.
Thôi thì nó cũng xin mượn lời của CV để chốt lại cái câu chuyện hài cuối năm này.
Hệ lụy do thái độ mà ra.
#21012023
3 notes
·
View notes
Text
Tuyển chọn những bài văn mẫu về Miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng quê hay nhất để giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo. Đề bài: Hãy miêu tả cảnh đẹp của cánh đồng quê em. Bài văn miêu tả cánh đồng Cần Giuộc Long An Hè vừa rồi, em được ba cho về thăm quê nội ở Cần Giuộc, Long An. Sau một đêm nghỉ ngơi thoải mái, sáng hôm sau em theo bác Ba ra thăm đồng. Cánh đồng này có tên là đồng Thượng, nằm dọc theo con lộ đất đỏ như son, nối từ Cần Giuộc đến vùng ngoại ô quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Trời đã sáng hẳn. Đằng đông, mặt trời như một trái bóng lớn màu hồng đang từ từ nhô lên, tỏa những tia nắng hình rẻ quạt. Sương đọng li ti trên lá cây, ngọn cỏ. Không khí trong lành, mát mẻ thật dễ chịu. Bác Ba quẩy đôi thùng tưới đi trước, em vác chiếc cuốc trên vai, cố đi nhanh cho kịp bác. Đến thửa ruộng của nhà, bác dừng lại rồi đưa tay khoát một vòng, tươi cười nói với em: - Cháu thấy phong cảnh quê mình đẹp không? Em thích thú gật đầu và mê mải ngắm nhìn cánh đồng buổi sớm trải dài trước mắt một màu xanh mướt của lúa, của ngô khoai đang độ lớn. Thoảng trong gió mùi đòng đòng lúa thơm ngọt quyện với mùi bùn ngai ngái tạo nên hương vị khó quên của đồng quê. Đây đó, có tiếng lích rich của những chú chim trong ruộng lúa. Con mương chạy dài cắt ngang cánh đồng, dọc hai bên bờ là hàng dương thẳng tắp. Phía đất trũng hơn cấy lúa, phía đất cao dùng để trồng hoa màu. Những luống rau cải xanh, cải trắng non tươi xen lẫn với những luống cà chua, xà lách, hành hoa... mơn mởn. Bác Ba gánh nước từ dưới mương lên tưới rau. Nước theo vòi hoa sen tỏa đều trên mặt ruộng. Bụi nước li ti lấp lánh ánh mặt trời. Em giúp bác nhổ cỏ, bắt sâu. Trên các thửa ruộng khác, vài tốp nông dân đang cần mẫn làm việc. tiếng nói, tiếng cười văng vẳng. Chẳng mấy chốc, nắng đã trải vàng rực khắp cánh đồng. Người nông dân Cần Giuộc quê em suốt đời gắn bó với ruộng vườn. Bao nhiêu mồ hôi đã đổ xuống đất này cho lúa thêm xanh, cho rau thêm tốt. Người yêu thương đất, đất nuôi người. Bộ mặt quê hương em không ngừng thay đổi và mỗi ngày một tươi đẹp hơn. Bài văn miêu tả cánh đồng Phủ Lỗ Hà Nội Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số. Cánh đồng làng em khá rộng: Từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh thần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi, bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai… Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thang… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nên nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang đãng và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa mênh mông. Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng. Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp, cành lá đu dưa như vậy chào người qua lại. Những vùng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy một màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đàn chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngô cao quá đầu em. Thân cây mập mạp. Lá tỏa dài xen vào nhau. Bắp ngô bám theo thân, mỗi cây chừng hai, ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng, chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bãi ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã đổi tới làng quê.
Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. Một sự đổi thay âm thầm và mãnh liệt màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em. Bài văn miêu tả cánh đồng Quảng Trị Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp - dòng sông êm đềm. Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ những cánh rừng đại ngàn xanh tốt. Đến biển Của Tùng đêm ngày sóng vỗ mênh mang. Nhưng có lẽ cảnh đẹp gần gũi, thân thương nhất vẫn là cánh đồng quê vào những ngày mùa. Mùa xuân đã đi qua, lúa xanh thì con gái căng đầy nhựa sống, đã chuyển sang màu vàng chanh rồi vàng xuộm. Cánh đồng làng em thẳng cánh cò bay, rộng mênh mông xa tít chẳng thấy bờ. Sáng sớm khi ông mặt trờ thức dậy, rải những tia nắng ban mai xuống cánh đồng. làm những giọt sương long lanh trên lá lúa như những hạt kim cương. Những bông lúa chín vàng ướt đẫm sương đêm như trĩu nặng xuống. Cả cánh đồng rực vàng lượn sóng nhấp nhô,. Mới mờ sáng, trên các thửa ruộng nón trắng nhấp nhô. Tiếng nói cười râm ran của các bác nông dân gặt lúa là xao động cả cánh đồng. Tiếng cắt lúa xèn xẹt, xèn xẹt nghe thật vui tai. Trên các thửa ruộng vừa gặt xong, từng đống lúa trĩu bông đang được máy tuốt. Tiếng máy nổ giòn rồi nhả ra vô số hạt vàng căng tròn. Ai ai cũng hớn hở vui mừng bởi mùa màng bội thu. Trên bờ ruộng, những chú cò trắng muốt vểnh tai nghe ngóng những âm thanh rộn rã. Những chú trâu béo mộng, có bộ lộng đen nhức đang chén những khóm cỏ ngon lành ở gốc ruộng mới gặt, ngửa mặt lên trời cười thích chí. Ở các chân ruộng chưa gặt các khóm lúa chín vàng tựa đầu vào nhau cùng cất tiếng hát vào mùa. Cả cánh đồng nhuộm một màu vàng trù phú, ấm no. Ánh nắng chói cháng toả xuống làm cả cánh đồng rực sáng. Màu nón trắng, màu lúa vàng, , màu cỏ xanh hoà quyện đan xen vào nhau tạc nên một bức tranh thiên nhiên gần gũi và thơ mộng. Đi giữa cánh đồng ngắm nhìn cảnh đẹp, hít thở mùi thơm của lúa chín, mùi bùn đất, mùi cỏ dại. Sao mà thích đến thế. Một cảm giác dễ chịu và êm ái làm sao). Ngày tháng cứ thế dần trôi, em lớn lên với một miền quê thanh bình cùng bao nhiêu cảnh đẹp. Nhưng có lẽ cảnh dẹp mà em cảm thấy thân thiết nhất, gần gũi nhất vẫn là cánh đồng làng. Phải chăng nơi đó đã thấm đẫm bao giọt mồ hôi nhọc nhằn của bố mẹ. Để làm ra hạt gạo nuôi em khôn lớn thành người. Mai ngày có đi bốn phương trời thì quê hương và cánh đồng làng vẫn luôn là hình ảnh thân thương không thể phai nhoà trong kí ức tuổi thơ em
0 notes
Video
youtube
Quang Gánh Trang Trí Tết Đủ Các Size Giá Bán Tại Xưởng | Tre Lá Đạt Thành
Quang gánh là sản phẩm trang trí được nhiều khách tìm đến mỗi khi Tết đến xuân về. Không chỉ có nhiều mẫu mã, Tre Lá Đạt Thành còn có nhiều kích thước để bạn lựa chọn.
➨ Tham khảo sản phẩm quang gánh tre của Tre Lá Đạt Thành tại đây: https://treladatthanh.com/quang-ganh-trang-tri-tet
--------------------------------------------------------------------------------
Công Ty Nội Thất Mây Tre Đan Tại TPHCM - Tre Lá Đạt Thành
➨ Hotline Tư Vấn: 0797113399 – 0703737777
➨ Website: https://treladatthanh.com/
➨ Facebook: https://bit.ly/facebook-tre-la-dat-thanh
➨ Youtube: https://bit.ly/youtube-tre-la-dat-thanh
➨ Showroom HCM: 42 Đường 26/3, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh - https://www.google.com/maps?cid=6369983462598066317
- Sản phẩm mây tre đan có sẵn hoặc order theo yêu cầu.
- Giao hàng toàn quốc.
- Đơn hàng ở HCM giao trong ngày.
Từ khóa tìm kiếm: tre lá đạt thành, mây tre đan, quang gánh trang trí tết, quang gánh tết, trang trí quang gánh tết, đòn gánh trang trí tết
► Đừng quên đăng ký, chia sẻ và để lại những bình luận góp ý ở video để Tre Lá Đạt Thành có thể kết nối và hỗ trợ bạn tốt hơn nữa. Tre Lá Đạt Thành chúc bạn có một ngày mới vui vẻ. Rất hân hạnh khi được phục vụ bạn.
© Bản quyền thuộc về Tre Lá Đạt Thành © Copyright by Tre Lá Đạt Thành ☞ Do not Reup
#treladathanh #maytredan #quangganhtrangtritet #quangganhtet #trangtriquangganhtet #donganhtrangtritet
0 notes
Text
Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
5. Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường l�� lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
10. Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15. Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20. Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25. Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35. Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40. Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo, một đêm một rầu.
45. Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50. Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55. Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60. Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65. Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70. Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75. Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80. Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85. Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
90. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
95. Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105. Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110. Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115. Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120. Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
125. Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130. Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135. Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140. Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145. Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150. Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155. Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hoà tứ hải quần chu,
160. Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165. Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170. Có chữ rằng: "Vạn cảnh giai không"
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175. Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180. Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.
Hồng Sơn Lạp Hộ Nguyễn Du
9 notes
·
View notes
Text
TRANG TRÍ NHÀ HÀNG PHONG CÁCH ĐỒNG QUÊ
Trang trí nhà hàng phong cách đồng quê hiện nay đang là xu hướng, chúng không chỉ mang đến cho khách hàng sự thoải mái mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Bình dân, giản dị mà vẫn phá cách, đó là những tiêu chí mà Nội thất Miền Bắc muốn giới thiệu cho những ai đang còn gặp khó khăn trong việc xây dựng một nhà hàng mang phong cách đồng quê độc đáo.
Cách trang trí nhà hàng phong cách đồng quê. Nguồn ảnh: Internet
1. Thế nào là trang trí nhà hàng phong cách đồng quê?
Hầu hết những nhà hàng được thiết kế theo phong cách đồng quê đều sử dụng các chất liệu nội thất như: gỗ, tre, nứa, trúc,... làm chủ đạo. Khác với nhà hàng được thiết kế theo phong cách hiện đại, nhà hàng đồng quê toát lên vẻ đẹp xưa cũ, thanh bình, giản dị.
Khi thiết kế nhà hàng đồng quê, bạn có thể sử dụng các mẫu ý tưởng đồng quê phù hợp với vị trí địa lý, cũng như đặc trưng vùng miền. Mặt khác, một số nhà hàng được thiết kế theo những không gian văn hóa khác nhau trong lịch sử, mang đến nét đẹp cổ kính, hoài niệm. Ch��c hẳn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho thực khách.
Ngoài ra, phong cách này còn sử dụng những vật dụng, phụ kiện trang trí gắn liền với tuổi thơ miền quê như: con trâu, cánh diều, giếng nước,... tất cả được kết hợp hài hòa nhằm tạo nên không gian ẩm thực tuyệt vời cho thực khách.
2. Cách trang trí nhà hàng phong cách đồng quê
Nội thất nhà hàng đơn giản hài hòa. Nguồn ảnh: Internet
2.1. Kiến trúc, nội thất nhà hàng
Đối với nhà hàng được thiết kế mang phong cách đồng quê, sự hiện đại, sang trọng hay thanh lịch được thay thế bằng sự thanh bình, nhẹ nhàng, gần gũi. Do đó, khi thiết kế nhà hàng theo phong cách này chủ đầu tư nên thiết kế với không gian mở, nhiều cây xanh nó sẽ giúp không gian nhà hàng trở nên ấn tượng, độc đáo hơn. Một số kiểu kiến trúc phòng riêng, chòi, lán cũng được sử dụng trong thiết kế kiến trúc nhà hàng đồng quê mang đến sự riêng tư cho khách hàng. Với những thiết kế nhà có kiểu dáng đơn giản, linh hoạt nhưng thoải mái sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Bên cạnh kiến trúc, nội thất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên một không gian nhà hàng mang phong cách đồng quê ấn tượng, nổi bật. Chính vì thế, thiết kế nội thất nhà hàng thu hút, khoa học là cách hiệu quả giúp nhà hàng ghi điểm trong mắt thực khách, từ đó việc kinh doanh cũng trở nên đảm bảo hơn.
2.2. Đồ vật trang trí cho nhà hàng phong cách đồng quê
Quang gánh độc đáo mang đậm nét thôn quê. Nguồn ảnh: Internet
Muốn làm nổi bật thiết kế nhà hàng phong cách đồng quê thì không thể sử dụng những vật liệu công nghiệp, hiện đại. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những chất liệu truyền thống như mây, tre đan, lá cọ, thiết kế không gian nhà hàng với các loại gạch đỏ, gạch bông truyền thống, hoặc bằng các loại gỗ sẫm màu. Sự kết hợp này sẽ tạo ra một không gian nhà hàng đẹp, thu hút khách hàng.
Không chỉ đối với nội thất những vật dụng trang trí cũng cần được lựa chọn cẩn thận gắn liền với những phong cách này. Chẳng hặn như với phong cách đồng quê Bắc Bộ sử dụng những hình ảnh như: cây đa, bến nước, sân đình, hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan như: quang gánh, hoa sen, nón lá,...giúp nhà hàng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Ngoài ra, cây xanh cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nhà hàng phong cách đồng quê. Bởi cây xanh giúp đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn, tạo cảm giác gần gũi cho khách hàng.
3. Một số lưu ý trang trí nhà hàng phòng cách đồng quê
Những lưu ý khi thiết kế nhà hàng phong cách đồng quê. Nguồn ảnh: Internet
Không nên trang trí quá cầu kỳ, sẽ làm rối mắt và mất đi chất riêng của nhà hàng phong cách đồng quê Việt Nam, nên lựa chọn phối những gam màu đậm chất nông thôn như: màu cam đất, trắng, xanh,...Bên cạnh đó, có thể bài trí thêm những vật dụng gợi nhắc tới cuộc sống thôn quê như: rơm rạ, nón lá, tranh dân gian, cây tre,... để cuốn hút khách hàng, mang đến tình yêu bản sắc văn hóa dân tộc.
Để bố cục hài hòa, tốt nhất nên chọn bàn ghế có chất liệu phù hợp với tường và trần nhà trong tổng thể nhà hàng. Một số chất liệu phổ biến được sử dụng là: gỗ, tre, nứa,... thêm đó, khoảng cách giữa các bàn phải hợp lý và rộng rãi, có thể chia thành các phòng để tạo không gian riêng. Ngoài ra, có thể lắp đèn chùm hoặc đèn có ánh sáng vàng ấm đ��� cho thực khách cảm nhận được sự gần gũi, thân quen như đang hòa mình vào không gian thôn quê nhẹ nhàng.
Tất cả sẽ tạo nên nét độc đáo, phá cách, để lại ấn tượng và thiện cảm về cả thị giác và vị giác cho thực khách. Không chỉ thu hút về chất lượng ẩm thực, mà thiết kế nhà hàng đồng quê cũng lôi cuốn hơn nhờ cách bài trí mang đến nhiều cảm xúc.
Qua bài viết trên, Nội thất Miền Bắc đã cung cấp cho bạn những tông tin cần thiết về cách trang trí nhà hàng phong cách đồng quê. Nếu bạn còn thắc mắc muốn được giải đáp, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với chúng tôi, với đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp bạn có những mẫu nhà hàng ưng ý nhất.
1 note
·
View note
Text
Người con lai Phi Châu (phần 8) | Nửa thế kỷ tìm mẹ Việt của người con Bờ Biển Ngà
Người con lai Phi Châu (phần 8) | Nửa thế kỷ tìm mẹ Việt của người con Bờ Biển Ngà
Chủ nhật, 23 tháng Tư năm 2000. Trong lúc chờ ông Văn Kim đến, Jansen Morati ra ban công đứng như hôm trước. Trong con phố buôn bán sầm uất chạy dọc theo khách sạn không thấy bóng dáng người hành khất nào. Rất đông phụ nữ người bản xứ bày bán hàng hóa dọc theo con phố: hoa quả, rau xanh, cá, đồ gia dụng… Trên vai họ là một loại quang gánh làm từ thân tre phẳng, dài khoảng hai mét, mỗi đầu treo…
View On WordPress
0 notes
Text
Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê
Khi cái tuổi mười chín sắp qua đi, đôi mươi cận kề đến, tôi chọn rời xa quê nhà để lên phố thị xa hoa lập nghiệp. Sài Gòn là điểm đến và dừng chân, nơi bao dung tất cả những phận đời mà không hề tính giá.
Chỉ tiếc rằng dịch bệnh Covid -19 bùng phát lại tính trước hết bao khó khăn và thách thức. Những lần thành phố đóng cửa giãn cách, trong nhận thức và suy nghĩ được mất, tôi vẫn cố kiên trì bám víu lại nơi đây. Phút chốc không hay một lời báo trước tháng mười hai âm lịch đã đếm ngược kết thúc từng ngày.
Trong một tối nỗi nhớ nhà ập đến, nằm trằn trọc, vắt tay lên trán mà nghĩ suy, nhận cuộc gọi từ cha: "Bây ở trong đó có sao không? Tết này cỡ ngày mấy bây về!". Chút tiền mẹ chạy vạy, bán lợn gửi vội vào cho tôi xoay sở vì lo dịch giã thiếu thốn. Nước mắt không nghe lời, cứ thế mà tự nhiên rơi.
Trong vô thức, tôi gói gém mọi thứ rồi đặt vé xe về quê trong đêm. Vẫn nhớ lúc trả tiền trọ, cô chủ cứ thế mà xua tay: "Để tiền đó mà về quê, lúc nào vào lại đây thì trả cô cũng được". Rồi không quên dúi vào tay tôi hai ổ bánh mì với đòn chả "Đi đường xa lên xe ăn cho đỡ đói", "Về nhà ăn tết vui vẻ nghen con". Nghe ấm áp mà thân thương đến lạ cùng!...
Chín giờ tối, trên chuyến xe vội vàng lăn bánh, tôi ăn chút bánh mì rồi nhắm mắt thiếp đi một chút. Trong cơn mơ say giấc, ký ức Tết quê nhà năm nào bỗng ghé qua, bán một mảnh hoài niệm với mệnh giá chỉ 0 đồng...
Có một nơi thân thuộc lấy rạng đông làm báo thức dẫn dắt ngày tháng năm qua, khi tiếng gà cất vang giọng gáy gọi bình minh lên, sớm mai hé nắng bên nồi cơm thở mùi khói rạ cay mờ mắt, thả chút hơi sương rắt rịn bờ vai, trĩu đôi quang gánh ngót nghét thúng chuối, thúng cau trên bước chân mòn gót mẹ chạy cho kịp bữa chợ cuối năm.
Tết về nhanh trên những bát nhang cha vội thay cát, rút chân hương ngày hai tám hai chín. Khi mà vụ mùa vừa dứt, cha tất bật thu dọn cuốc cày, kéo bóng trâu lững thững dẫm nắng hoàng hôn về trên con đê còn in dấu sình bùn.
Chiều tà kết thúc, đêm đêm con đập sau nhà nghe văng vẳng bên tai tiếng máy nổ tát nước đỗ xuồng. Trong tiết trời cuối tháng mười hai ảm đảm mang theo cơn gió bấc rũ rượi lùa về liếm láp sâu vào da thịt. Mảnh đất Cố Đô tĩnh lặng, chậm rãi và nhịp nhàng đón xuân sang bằng một vài cơn mưa phùn lất phất đủ tắm táp cho những nụ hoa còn e ấp thu mình.
Quê nghèo tuy không dư giả vật chất nhưng dư thừa tình làng nghĩa xóm. Còn gì bằng đòn bánh chưng, bánh tét, mớ rau đắng mới hái sau vườn hay vài ba con cá rô đồng câu được gửi cho. Tết cũng nhờ đó mà vui vầy, chất đầy kỷ niệm bên bầy heo nái ụt ịt đợi xuất chuồng, bên gian bếp có miếng ngói bể che đậy bởi mảng rêu phong cũ mèm, bên vách tường loang lổ xi mang trét lại qua những trận bão ghé thăm, bên chiếc chạn bát còn giăng mắc vài mạng nhện nghe rõ mồn một mối ăn mòn lẫn tiếng chổi rành mẹ quét sột soạt trên nền đất và trong những đốm than hồng tí tách đỏ lửa dậy mùi rượu gạo ủ ấm cả một đời trẻ thơ...
Gian bếp cũ chất đầy kỉ niệm. (Ảnh sưu tầm).
Một năm buồn thất thu mùa vụ. Nụ cười mẹ cha cũng cuốn trôi theo cơn lũ. Niềm an ủi nhỏ nhoi với vài ba đồng bạc được chắt chiu từ những gì còn sót lại. Bao gạo nếp cái hoa vàng người ta chê chẳng mua lấy được cất giữ bị lũ chuột kéo bầy rình mò mấy bữa, cha vác từ kho ra để nấu rượu. Thanh âm quen thuộc vỗ về những phiền muộn trong từng nhịp đong đếm, sàn gạo kỹ càng qua đôi tay có phần chai sần, thô ráp do nắng mưa mẹ chịu.
Gạo nếp cái hoa vàng để nấu rượu (Ảnh sưu tầm).
Cha tiến hành cắt một tấm vải màn độ mỏng vừa đủ phủ lên nồi hấp gạo nếp. Giữa màn sương khuya dần rớt rụng, lim dim mắt, tôi ngồi canh lửa, nghịch đống tro cháy rụi, lâu lâu dặm thêm ít củi kẻo lửa tàn. Đợi gạo nếp hấp đến khi có độ trong thì mẹ sẽ đổ vào thau nước muối pha loãng đã chuẩn bị sẵn trước đó để tầm mươi phút.
Tôi thắc mắc thì cha bảo đó là bí quyết nấu rượu ngon, mặn mòi và thấm thía. Gạo nếp sau khi chín qua lần hấp thứ hai thì được dàn đều trên mẹt tre để nguội. Mẹ dùng men giã mịn trải lên mặt trộn thật đều tay, sau cùng thì cho vào từng hũ, dùng thanh tre nén chặt, đậy nắp kín rồi cất ở góc bếp.
Gạo nếp chín sau quá trình hấp (Ảnh sưu tầm).
Qua nhiều công đoạn nấu rồi ủ ba bốn ngày sau những hũ rượu gạo nếp thơm lừng thành phẩm. Trước kia cha mẹ tôi thường sẽ thức đêm dậy hôm chuẩn bị nấu rượu số lượng nhiều, bỏ mối cho người ta. Mãi sau này khi sức khỏe chẳng chịu đồng hành theo ngày tháng dông dài, không kham nổi nữa nên chỉ đành nấu đủ để dành khi Tết đến biếu tặng người này người kia, cũng là để không quên cái nghề gắn bó nuôi con một thời.
Rượu gạo nếp thành phẩm. (Ảnh sưu tầm).
Trong cái Tết dân quê bình dị, ấm cúng mùng một mùng hai, bà con họ hàng đến chúc Tết, cha sẽ ngồi tiếp khách bằng những chén rượu nếp ủ thơm men len lỏi vào sống mũi. Dư vị đung đưa thấm đượm mùi tình ngọt xớt, nồng say day dứt làm mềm bờ môi khô nứt nẻ, xua giá lạnh bấc tràn. Hậu vị đăng đắng đậm đà còn đọng lại trong yết hầu ai mỗi sớm mai ngái ngủ. Cái cảm giác mà mãi sau này khi lớn lên tôi mới được cho nhấp môi để thử.
Ngồi tỉ tê nhâm nhi trong chút men say là cái tình quê còn tỉnh, nồng ấm và da diết. Ăn miếng mứt gừng cay cay nơi đầu lưỡi, buôn chuyện đời mong một năm tươi mới. Vị đời nhiều khi chua chát, ấy thế mà vị nhà thì lại khác, ngọt ngào và đậm sâu nhen nh��i trong huyết quản chẳng dễ nơi đâu tìm thấy.
Không xa hoa đắt đỏ như rượu tây ngoại nhập, rượu gạo nếp mang một thứ hồn quê riêng biệt, quý giá, làm giàu thêm tình nghĩa với nhau, làm nguôi ngoai trước những sóng gió lao đao của cuộc đời. Mỗi năm qua đi men rượu ngày Tết nằm lại trên gác bếp kia là thứ tôi luôn đợi để trở về mở vị như sự mong chờ mở những bao lì xì đỏ hồi nhỏ...
Nói đoạn, trở mình thức giấc, chuyến xe đã đỗ bến sau một chặng đường dài. Mảnh đất Huế trầm tư và sâu lắng, vẹn nguyên như ngày tôi rời đi, có chút khác biệt phải chăng chỉ là cơn mưa chiều phớt lờ qua bầu trời vừa mới ngã nắng. Tìm cho mình một chỗ trú. Giữa dòng người chen chúc, nhìn thấy bóng dáng cha với chiếc áo mưa xanh màu lính trên chiếc xe cup 50 quen thuộc đang vẫy tay gọi tôi. Suốt bao nhiêu năm mỗi khi tôi đi xa trở về cha đến đón, vẫn là câu nói đó: "Lên xe đi con! Nghe tin bây về mẹ bây mần sẵn con gà rồi đó!".
Trùm áo mưa rồi nép vào vai cha. Mái tóc kia dường như thời gian không bỏ sót đã ngả sang hai màu. Phải chăng đời nhiều khi bạc bẽo, nhưng không cho phép cha có nhiều thời gian để giận hờn. Từng giờ từng phút thấm thoát thoi đưa thu lại những bẽn lẽn của tuổi mới lớn xếp gọn ghẽ để thế chỗ cho nhiều đổi thay.
Có lẽ tôi đã rẽ lối rất nhiều hành trình và đôi lúc lạc ở những điểm đắng cay mặn ngọt khác nhau nhưng hành trình đi đúng và đẹp nhất luôn mang tên trở về nhà đón Tết. Nơi khoảng cách cung đường dường như thu hẹp lại trong lòng và rút ngắn trên từng dặm bước chân. Nơi vang vọng nhịp ru hời con trẻ. Thắp lên ngọn lửa bập bùng, thấp thoáng bóng mẹ cha lủi thủi bên nồi rượu gạo nếp thấm đẫm mùi ký ức lưng lửng vào tim gan, tri giác. Nơi có thể bỏ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền để cõng trên vai một cái Tết đầm ấm, êm đềm bên gia đình, người thân.
Chạng vạng tối, xa xa những vựa hoa cúc bắt nhịp chong đèn nhanh, kéo Tết về. Thiết nghĩ miếng cơm manh áo cuộc đời khâu đi vá lại nhiều lần, thật may Tết năm nay bên hơi ấm của mẹ cha, khi men rượu gạo đong đầy đọng lại, tay gối đầu tôi vẫn được say giấc nồng trọn vẹn, thiết tha!
Cuộc thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo điện tử Dân Việtmở ra với mong muốn nhận được những bài viết (thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, bút ký, tản mạn chưa đăng tải trên báo chí - BTC) chia sẻ những suy tư, cảm xúc, những câu chuyện có thật của bạn đọc về những ngày Tết trong quá khứ, những hình ảnh, cảm xúc theo năm tháng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Để từ đó, chúng ta trân trọng và nâng niu hơn những khoảnh khắc mà ta đang sống.
Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email [email protected] trong thời gian 10 ngày, từ ngày 29/1 (tức 27 Tết) tới hết ngày 7/2 (tức mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), điện thoại liên hệ: 0979270846. Các bài viết có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.
Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo Dân Việt", trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, số CMT hoặc CCCD, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất.
Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.
0 notes
Text
Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê
Khi cái tuổi mười chín sắp qua đi, đôi mươi cận kề đến, tôi chọn rời xa quê nhà để lên phố thị xa hoa lập nghiệp. Sài Gòn là điểm đến và dừng chân, nơi bao dung tất cả những phận đời mà không hề tính giá.
Chỉ tiếc rằng dịch bệnh Covid -19 bùng phát lại tính trước hết bao khó khăn và thách thức. Những lần thành phố đóng cửa giãn cách, trong nhận thức và suy nghĩ được mất, tôi vẫn cố kiên trì bám víu lại nơi đây. Phút chốc không hay một lời báo trước tháng mười hai âm lịch đã đếm ngư���c kết thúc từng ngày.
Trong một tối nỗi nhớ nhà ập đến, nằm trằn trọc, vắt tay lên trán mà nghĩ suy, nhận cuộc gọi từ cha: "Bây ở trong đó có sao không? Tết này cỡ ngày mấy bây về!". Chút tiền mẹ chạy vạy, bán lợn gửi vội vào cho tôi xoay sở vì lo dịch giã thiếu thốn. Nước mắt không nghe lời, cứ thế mà tự nhiên rơi.
Trong vô thức, tôi gói gém mọi thứ rồi đặt vé xe về quê trong đêm. Vẫn nhớ lúc trả tiền trọ, cô chủ cứ thế mà xua tay: "Để tiền đó mà về quê, lúc nào vào lại đây thì trả cô cũng được". Rồi không quên dúi vào tay tôi hai ổ bánh mì với đòn chả "Đi đường xa lên xe ăn cho đỡ đói", "Về nhà ăn tết vui vẻ nghen con". Nghe ấm áp mà thân thương đến lạ cùng!...
Chín giờ tối, trên chuyến xe vội vàng lăn bánh, tôi ăn chút bánh mì rồi nhắm mắt thiếp đi một chút. Trong cơn mơ say giấc, ký ức Tết quê nhà năm nào bỗng ghé qua, bán một mảnh hoài niệm với mệnh giá chỉ 0 đồng...
Có một nơi thân thuộc lấy rạng đông làm báo thức dẫn dắt ngày tháng năm qua, khi tiếng gà cất vang giọng gáy gọi bình minh lên, sớm mai hé nắng bên nồi cơm thở mùi khói rạ cay mờ mắt, thả chút hơi sương rắt rịn bờ vai, trĩu đôi quang gánh ngót nghét thúng chuối, thúng cau trên bước chân mòn gót mẹ chạy cho kịp bữa chợ cuối năm.
Tết về nhanh trên những bát nhang cha vội thay cát, rút chân hương ngày hai tám hai chín. Khi mà vụ mùa vừa dứt, cha tất bật thu dọn cuốc cày, kéo bóng trâu lững thững dẫm nắng hoàng hôn về trên con đê còn in dấu sình bùn.
Chiều tà kết thúc, đêm đêm con đập sau nhà nghe văng vẳng bên tai tiếng máy nổ tát nước đỗ xuồng. Trong tiết trời cuối tháng mười hai ảm đảm mang theo cơn gió bấc rũ rượi lùa về liếm láp sâu vào da thịt. Mảnh đất Cố Đô tĩnh lặng, chậm rãi và nhịp nhàng đón xuân sang bằng một vài cơn mưa phùn lất phất đủ tắm táp cho những nụ hoa còn e ấp thu mình.
Quê nghèo tuy không dư giả vật chất nhưng dư thừa tình làng nghĩa xóm. Còn gì bằng đòn bánh chưng, bánh tét, mớ rau đắng mới hái sau vườn hay vài ba con cá rô đồng câu được gửi cho. Tết cũng nhờ đó mà vui vầy, chất đầy kỷ niệm bên bầy heo nái ụt ịt đợi xuất chuồng, bên gian bếp có miếng ngói bể che đậy bởi mảng rêu phong cũ mèm, bên vách tường loang lổ xi mang trét lại qua những trận bão ghé thăm, bên chiếc chạn bát còn giăng mắc vài mạng nhện nghe rõ mồn một mối ăn mòn lẫn tiếng chổi rành mẹ quét sột soạt trên nền đất và trong những đốm than hồng tí tách đỏ lửa dậy mùi rượu gạo ủ ấm cả một đời trẻ thơ...
Gian bếp cũ chất đầy kỉ niệm. (Ảnh sưu tầm).
Một năm buồn thất thu mùa vụ. Nụ cười mẹ cha cũng cuốn trôi theo cơn lũ. Niềm an ủi nhỏ nhoi với vài ba đồng bạc được chắt chiu từ những gì còn sót lại. Bao gạo nếp cái hoa vàng người ta chê chẳng mua lấy được cất giữ bị lũ chuột kéo bầy rình mò mấy bữa, cha vác từ kho ra để nấu rượu. Thanh âm quen thuộc vỗ về những phiền muộn trong từng nhịp đong đếm, sàn gạo kỹ càng qua đôi tay có phần chai sần, thô ráp do nắng mưa mẹ chịu.
Gạo nếp cái hoa vàng để nấu rượu (Ảnh sưu tầm).
Cha tiến hành cắt một tấm vải màn độ mỏng vừa đủ phủ lên nồi hấp gạo nếp. Giữa màn sương khuya dần rớt rụng, lim dim mắt, tôi ngồi canh lửa, nghịch đống tro cháy rụi, lâu lâu dặm thêm ít củi kẻo lửa tàn. Đợi gạo nếp hấp đến khi có độ trong thì mẹ sẽ đổ vào thau nước muối pha loãng đã chuẩn bị sẵn trước đó để tầm mươi phút.
Tôi thắc mắc thì cha bảo đó là bí quyết nấu rượu ngon, mặn mòi và thấm thía. Gạo nếp sau khi chín qua lần hấp thứ hai thì được dàn đều trên mẹt tre để nguội. Mẹ dùng men giã mịn trải lên mặt trộn thật đều tay, sau cùng thì cho vào từng hũ, dùng thanh tre nén chặt, đậy nắp kín rồi cất ở góc bếp.
Gạo nếp chín sau quá trình hấp (Ảnh sưu tầm).
Qua nhiều công đoạn nấu rồi ủ ba bốn ngày sau những hũ rượu gạo nếp thơm lừng thành phẩm. Trước kia cha mẹ tôi thường sẽ thức đêm dậy hôm chuẩn bị nấu rượu số lượng nhiều, bỏ mối cho người ta. Mãi sau này khi sức khỏe chẳng chịu đồng hành theo ngày tháng dông dài, không kham nổi nữa nên chỉ đành nấu đủ để dành khi Tết đến biếu tặng người này người kia, cũng là để không quên cái nghề gắn bó nuôi con một thời.
Rượu gạo nếp thành phẩm. (Ảnh sưu tầm).
Trong cái Tết dân quê bình dị, ấm cúng mùng một mùng hai, bà con họ hàng đến chúc Tết, cha sẽ ngồi tiếp khách bằng những chén rượu nếp ủ thơm men len lỏi vào sống mũi. Dư vị đung đưa thấm đượm mùi tình ngọt xớt, nồng say day dứt làm mềm bờ môi khô nứt nẻ, xua giá lạnh bấc tràn. Hậu vị đăng đắng đậm đà còn đọng lại trong yết hầu ai mỗi sớm mai ngái ngủ. Cái cảm giác mà mãi sau này khi lớn lên tôi mới được cho nhấp môi để thử.
Ngồi tỉ tê nhâm nhi trong chút men say là cái tình quê còn tỉnh, nồng ấm và da diết. Ăn miếng mứt gừng cay cay nơi đầu lưỡi, buôn chuyện đời mong một năm tươi mới. Vị đời nhiều khi chua chát, ấy thế mà vị nhà thì lại khác, ngọt ngào và đậm sâu nhen nhói trong huyết quản chẳng dễ nơi đâu tìm thấy.
Không xa hoa đắt đỏ như rượu tây ngoại nhập, rượu gạo nếp mang một thứ hồn quê riêng biệt, quý giá, làm giàu thêm tình nghĩa với nhau, làm nguôi ngoai trước những sóng gió lao đao của cuộc đời. Mỗi năm qua đi men rượu ngày Tết nằm lại trên gác bếp kia là thứ tôi luôn đợi để trở về mở vị như sự mong chờ mở những bao lì xì đỏ hồi nhỏ...
Nói đoạn, trở mình thức giấc, chuyến xe đã đỗ bến sau một chặng đường dài. Mảnh đất Huế trầm tư và sâu lắng, vẹn nguyên như ngày tôi rời đi, có chút khác biệt phải chăng chỉ là cơn mưa chiều phớt lờ qua bầu trời vừa mới ngã nắng. Tìm cho mình một chỗ trú. Giữa dòng người chen chúc, nhìn thấy bóng dáng cha với chiếc áo mưa xanh màu lính trên chiếc xe cup 50 quen thuộc đang vẫy tay gọi tôi. Suốt bao nhiêu năm mỗi khi tôi đi xa trở về cha đến đón, vẫn là câu nói đó: "Lên xe đi con! Nghe tin bây về mẹ bây mần sẵn con gà rồi đó!".
Trùm áo mưa rồi nép vào vai cha. Mái tóc kia dường như thời gian không bỏ sót đã ngả sang hai màu. Phải chăng đời nhiều khi bạc bẽo, nhưng không cho phép cha có nhiều thời gian để giận hờn. Từng giờ từng phút thấm thoát thoi đưa thu lại những bẽn lẽn của tuổi mới lớn xếp gọn ghẽ để thế chỗ cho nhiều đổi thay.
Có lẽ tôi đã rẽ lối rất nhiều hành trình và đôi lúc lạc ở những điểm đắng cay mặn ngọt khác nhau nhưng hành trình đi đúng và đẹp nhất luôn mang tên trở về nhà đón Tết. Nơi khoảng cách cung đường dường như thu hẹp lại trong lòng và rút ngắn trên từng dặm bước chân. Nơi vang vọng nhịp ru hời con trẻ. Thắp lên ngọn lửa bập bùng, thấp thoáng bóng mẹ cha lủi thủi bên nồi rượu gạo nếp thấm đẫm mùi ký ức lưng lửng vào tim gan, tri giác. Nơi có thể bỏ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền để cõng trên vai một cái Tết đầm ấm, êm đềm bên gia đình, người thân.
Chạng vạng tối, xa xa những vựa hoa cúc bắt nhịp chong đèn nhanh, kéo Tết về. Thiết nghĩ miếng cơm manh áo cuộc đời khâu đi vá lại nhiều lần, thật may Tết năm nay bên hơi ấm của mẹ cha, khi men rượu gạo đong đầy đọng lại, tay gối đầu tôi vẫn được say giấc nồng trọn vẹn, thiết tha!
Cuộc thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo điện tử Dân Việtmở ra với mong muốn nhận được những bài viết (thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, bút ký, tản mạn chưa đăng tải trên báo chí - BTC) chia sẻ những suy tư, cảm xúc, những câu chuyện có thật của bạn đọc về những ngày Tết trong quá khứ, những hình ảnh, cảm xúc theo năm tháng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Để từ đó, chúng ta trân trọng và nâng niu hơn những khoảnh khắc mà ta đang sống.
Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email [email protected] trong thời gian 10 ngày, từ ngày 29/1 (tức 27 Tết) tới hết ngày 7/2 (tức mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), điện thoại liên hệ: 0979270846. Các bài viết có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.
Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo Dân Việt", trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, số CMT hoặc CCCD, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất.
Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.
https://trungtamdaynghetoccom.blogspot.com/2022/01/bai-du-thi-ky-uc-tet-trong-toi-nho-mui.html
0 notes
Text
Kể chuyện làng: Những buổi chợ xưa và một nghìn của ngoại
Mỗi sáng khi mặt trời còn chưa mọc, ngoại đã ra vườn hái quả và những ngọn rau còn ướt đẫm sương đêm, tất tả đem ra chợ bán. Tôi thích lắm, thường xuyên theo ngoại đi chợ dẫu đường rất xa. Nhìn hai đầu gánh thúng nặng trĩu, tôi vừa hỏi ngoại có nặng không vừa bám vào áo ngoại. Con đường đất thênh thang, mùa khô đã đỡ, mùa mưa vừa bấm bùn vừa mong sao cho khỏi trượt.
Đi hết con đường phải qua sông. Chiếc cầu khỉ mỏng manh cứ lắc lư như muốn gãy. Tôi đi một mình ngả nghiêng suýt té, nhưng ngoại vẫn thoăn thoắt đi qua bình thản nhẹ nhàng. Qua cầu còn phải đi tiếp một đoạn đường đá đỏ thật xa mới tới được chợ. Chợ ở quê, cái gì cũng có. Gà, vịt, thịt lợn, cá sông, cá rô, cá lóc, các loại rau, hoa quả, trầu cau… Người qua lại dập dìu.
Một góc vườn quê. (Ảnh minh họa)
Tôi ngồi nhìn mãi vào cái sàng tre chất đầy bánh xanh đỏ bắt mắt. Ngoại bảo, để bán hết đồ trong thúng, ngoại cho. Có hôm đắt khách, tôi được ngoại mua cho cái bánh tiêu lớn bằng bàn tay xòe, trên rắc đầy mè thơm phức. Có khi lại là cái bánh cam tròn trĩnh ngọt lừ. Nhưng cũng có hôm, ngoại không bán được gì. Những người mặc áo lụa trắng tinh thật đẹp nhưng trả giá rẻ như cho. Hai bà cháu liêu xiêu đi về, quang gánh trên vai ngoại như nặng gấp ba lần ban sáng. Ngoại bảo hôm nay không có tiền mua bánh. Hôm sau nữa ngoại bù. Tôi nhìn nắng trưa bên sông vướng đầy rơm rạ, buồn man mác.
Lớn lên một chút, tôi chạy theo ngoại đi chợ bằng chiếc xe đạp mini Trung Quốc tróc sơn, cọc cà cọc cạch. Ngoại vẫn quang gánh chân đất vội vã đường xa. Tôi đạp xe thật chậm kế bên. Buổi trưa vãn chợ, tôi lại cọc cạch chở ngoại về. Mỗi lần ghé vô gian hàng nào đó, đợi ngoại mua đồ xong tôi đều lí nhí xin ngoại một nghìn đồng.
Chỉ một nghìn đồng thôi, gói đường phèn bé tí được bọc bằng mảnh giấy báo nhỏ. Về hai bà cháu ngồi võng nhâm nhi cái vị ngọt thanh nhè nhẹ, ăn một tí là hết. Có khi một nghìn mua được năm quả vải, do người bán vải thương tôi với ngoại nên cho thêm, chứ một nghìn chỉ mua được ba quả thôi. Tôi mừng lắm, cố ý ăn thật chậm. Tôi ăn hai quả rồi, chia ngoại hai quả, quả cuối cùng tôi muốn nhường cho ngoại. Nhưng ngoại biết, nói cỡ nào ngoại cũng không ăn.
Những phiên chợ quê trong tôi là những tiếng rao bẽn lẽn ngượng ngùng tuổi nhỏ. Hồi đó thấy tôi còn bé đã biết theo ngoại đi chợ, nhiều người thương ghé mua giúp ngoại lá rau, nải chuối. Tôi dạn dĩ dần, bắt đầu bắt chước những tiếng rao. "Ai chuối không? Ai bưởi không? Không ngọt bà chẳng lấy tiền". Tiếng rao mời của tôi lọt thỏm nơi góc chợ quê xôn xao đông đúc.
Ai đi ngang cũng đều nghe. Có người mua, có người chỉ cười xòa. Ngoại tôi cũng cười. Không biết nhờ tiếng rao hay người ta thương hai bà cháu, ngoại tôi bán sạch nhẵn hai thúng trái cây. Tôi không ăn bánh nữa. Ngoại vuốt phẳng phiu t�� một nghìn đồng, nhét vào cái túi quần cỏn con của tôi.
Những tờ một nghìn của ngoại, tôi để dành. Mỗi cuối chiều đi học về, tôi lại mua một gói đường phèn. Một nghìn đồng năm ấy, có thể mua được một cái bánh bông lan, một bịch mía ghim hay mười viên kẹo ngọt. Tôi thích lắm nhưng tôi vẫn chỉ mua đường phèn, ngoại cũng thích ăn. Vai ngoại gánh cả đời sần sượng, chai lì. Tôi thương ngoại. Nhúm đường phèn gói trong giấy báo cũ, ngòn ngọt, thanh thanh. Hai bà cháu vừa ăn vừa cười rất vui vẻ.
Hơn hai mươi năm rồi, chợ quê không còn nữa. Cũng không còn ai nhớ tới hình ảnh hai bà cháu tờ mờ sáng dắt díu nhau đi những buổi chợ xa. Đối với tôi, đó là kỷ niệm tuyệt vời nhất thời thơ ấu. Những viên đường phèn đến tận bây giờ tôi vẫn thích ăn. Ngoại tôi đã già lắm, nhưng đôi lúc bà vẫn chợt nhớ lại rồi vừa kể cho cả nhà vừa cười ngặt nghẽo. Tay bà mân mê ít tiền lẻ gói tròn trong sợi dây thun, và thỉnh thoảng lại cho tôi một nghìn đồng như thuở ấy.
Nắng mùa vàng trên những đọi rơm. Thời ấu thơ đã qua đi từ rất lâu và không bao giờ trở lại. Có những chuyện chỉ còn là ký ức. Tôi mãi nhớ hoài những buổi chợ xưa…
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
Text
[Văn mẫu 9] Thuyết minh về cây tre ngắn gọn, những đoạn văn thuyết minh về cây tre, top 3 bài văn thuyết minh về cây tre ngắn nhất Đề bài Em hãy viết bài văn thuyết minh về cây tre ngắn gọn hoặc những đoạn văn thuyết minh về cây tre -------- Top 3 bài văn mẫu thuyết minh về cây tre ngắn gọn Bài văn mẫu 1 Thuyết minh về cây tre ngắn nhất Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai. Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm… Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Tham khảo thêm môt số dàn ý thuyết minh về cây tre lớp 9 chi tiết để nắm được nội dung cũng như bố cục cần phải trình bày trong bài viết của mình. Bài văn mẫu 2 Bài văn ngắn nhất thuyết minh về cây tre Hình ảnh cây tre xuất hiện từ rất lâu, từ khi Thánh Gióng dùng tre để đánh giặc giữ nước tre đã đi vào lịch sự của dân tộc ta, đã gắn bó son sắt với con người chúng ta. Từ rất lâu đã có câu: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Với câu này cây tre được ví như một anh hùng oai hùng bất khuất làm sao? Hi sinh mình để bảo vệ cho đất nước về mọi thứ gắn liền với những công việc, những hình ảnh mà người nông dân phải ngày đêm canh tác làm ra. Với câu nói ấy, dừơng như tre đã đi vào tiềm thức của mỗi con người, đi vào lịch sử của dân tộc. Có thể nói cây tre rất có giá trị trong mọi mặt, đầu tiên phải nói trong nền văn hóa. Với cây tre nó gắn liền với những nền văn hóa cổ xưa, từ rất lâu nó đã trở thành một vật gì đó vô cũng hiện hữu trong dân tộc. ngày nay cây tre đã trở thành
những món đặc sản đặc sắc trong nền văn hóa nhờ bàn tay khéo léo của những con người nông dân. Trong nền kinh tế, cây tre vẫn đóng một vai trò quan trọng. cây tre đã được con người chế tạo thành những thành phẩm vô cùng đáng yêu và có giá trị xuất khẩu. Với vóc dáng nhỏ nhắn mà xinh xắn làm sao, thân cây nhỏ dài được nhiều đốt, mọc thẳng. với vóc dáng của thân cây, con người dùng nó để đan các loại rổ, rá, cốt, ví, làm tăm… và nhiều đồ dùng có giá trị cao khác. Khi cây tre còn nhỏ còn gọi là măng đây là một loại thức ăn rất có giá trị và được nhiều người ưa chuộng. Lá tre nhỏ với một màu xanh sáng sửa, con người dùng nó để làm thức ăn cho trâu bò. Tre có gai nếu không chú ý thì dễ bị gai đâm đó với chi tiết này cho thấy tre rất sắc bén và thể hiện sự son sắc ở đây. Không chỉ có thế, tre được mọc thành bụi, chùm. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Có thể nói, tre có giá trị rất lớn đối với con người Việt Nam. Vì vậy hãy biết nâng niu gìn giữ những gì mà đất nước ta đã, có đừng lãng phí nó một cách vô ích. Nó là một người bạn rất thân thiết của con người. Bài văn mẫu 3 Văn mẫu 9 thuyết minh về cây tre ngắn gọn Cây tre là một cây khẳng khiu nhưng có nhiều công dụng. Lá tre thường được người Việt Nam lấy để gói bánh vào dịp Tết Đoan Ngọ. Thân tre thì dùng để làm đũa, muỗng; các thợ thủ công cũng đã tận dụng thân tre để đan thành giỏ tre, rổ tre; nhân dân ta thường đong dầu, đong nước mắm khi mua bán bằng ống tre. Trong quán ăn ở vùng nông thôn, người ta cũng chẻ nhỏ thân tre để làm tăm cho khách dùng sau bữa ăn. Đôi khi người nông dân cũng dùng thân tre để nhóm bếp. Tre có một số loại thông dụng như tre gai, tre xanh, tre ngà, tre rừng… Bên cạnh đó nó còn có anh em bà con như lồ ô, trúc, tầm vông… Tre xanh lúc còn sông có màu xanh mượt, đốt dài và bóng nhẵn, đường kính của thân tre trưởng thành khoảng từ 6cm đến 8cm‘, cao không đến 10m. Tre gai kích thước ốm và thấp hơn, lá cũng mỏng manh hơn nhưng ở mỗi đốt tre mọc ra rất nhiều nhánh, gai sắc, nông dân thường trồng thành hàng rào trông trộm. Tre ngà là loại tre có thân sọc vàng xen lẫn với sọc xanh rất đẹp, người ta thường trồng làm cảnh. Tre rừng thì không trồng được, mọc hoang trong rừng nên thường không tươi tốt lắm. Ngược lại, lồ ô là loại tre rừng khổng lồ, bề ngang và chiều cao gấp hai, ba lần tre xanh. Nó mọc thành từng bụi, từng hàng như rừng, trong vùng đất hoang. Người ta đốn lấy thân làm nhà tranh, nhà sàn rất chắc chắn. Lồ ô to lớn bao nhiêu thì trúc lại mảnh mai, yếu ớt bấy nhiêu, vì thân rỗng và kích thước nhỏ bé. Có hai loại trúc là trúc xanh và trúc vàng. Gần đây nước ta có nhập thêm một ít trúc kiểng gọi là trúc Nhật. Những cây trúc kiểng này có hình dạng đặc biệt, thân màu vàng óng, lá xanh mượt mà rất được mọi người ưa chuộng, trồng làm cảnh và thường bày ở mái hiên, phòng khách. ---------- Trên đây là top 3 bài văn mẫu thuyết minh về cây tre ngắn gọn mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi đến cho các bạn. Còn rất nhiều những bài văn mẫu chọn lọc khác đang chờ các bạn tìm kiếm, bạn chỉ cần truy cập vào trang doctailieu.com là thấy nha. Chúc các bạn học tốt môn văn mẫu 9.
0 notes
Text
Phát hiện sớm các bệnh phổi ở trẻ sơ sinh Update 06/2021
Bài viết Phát hiện sớm các bệnh phổi ở trẻ sơ sinh Update 06/2021 được chia sẻ bởi website Blog-Health #bloghealth #suckhoe #lamdep #sinhly
Các bệnh phổi bẩm sinh thường không được phát hiện sớm ở trẻ sơ sinh do bệnh chỉ có biểu hiện rõ ràng đối với lứa tuổi thiếu niên. Chính vì vậy mà các bậc cha mẹ nên có những hiểu biết nhất định về các bệnh phổi ở trẻ sơ sinh để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và tiến hành chữa trị.
1. Một số bệnh phổi bẩm sinh thường gặp và triệu chứng của từng bệnh
1.1 Phổi biệt lập
Là hiện tượng khi một vài mô phổi nằm tách biệt khỏi phần còn lại của phổi và không được nối thông với đường thở, đồng thời không có chức năng hô hấp. Có hai dạng phổi biệt lập, trong đó ngoài thùy chiếm khoảng 25% và trong thùy chiếm khoảng 75%.
Một số triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi biệt lập thường không đặc hiệu, ví dụ như đau ngực, ho, ho ra máu, chụp X-quang có phát hiện hình ảnh khối mờ hoặc dịch – khí đáy phổi trên phim.
Phổi biệt lập ở trẻ sơ sinh thường được xác định chẩn đoán thông qua việc chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Những phương pháp này có thể giúp phát hiện sự hiện diện của động mạch nuôi vùng tổn thương đáy sau phổi xuất phát từ động mạch chủ.
Để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh phổi bẩm sinh này thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần phổi biệt lập.
1.2 Nang phổi bẩm sinh
Nang phổi bẩm sinh là khi trong nhu mô phổi của trẻ xuất hiện nhiều nang chứa đầy dịch. Khi trẻ thực hiện các động tác thở đầu tiên sẽ làm giãn rộng các nang này ra và chèn ép đến các mô phổi khác, dẫn đến tim bị tăng gánh.
Tùy thuộc vào số lượng nang nhiều hay ít để xác định được tiên lượng của bệnh ở mức độ nào, khi số lượng nang càng nhiều thì bệnh càng nguy hiểm do tạo nên sự chèn ép lớn hơn.
Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh nang phổi bẩm sinh đều bị suy hô hấp thời gian ngắn ngay sau khi sinh.
Một số dạng phổi biệt lập
1.3 Nang phế quản bẩm sinh
Những nang này phổ biến xuất hiện ở một thùy đơn và độc và được lót bởi biểu mô trụ l��ng chuyển. Điều cần lưu ý đó là những nang này rất dễ bị viêm và nhiễm khuẩn dẫn đến sự thông thương với cây khí phế quản. Khi đó bệnh nhân thường có triệu chứng thở rít, khò khè hay thậm chí là các cơn tím tái do đường thở bị chèn ép. Ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên thì cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đi khám để được chẩn đoán bệnh kịp thời bởi các nang này có thể thoái hóa thành ác tính, gây nguy hiểm cho trẻ.
Ở người lớn thì các nang này có thể được phát hiện thông qua chụp Xquang phổi hoặc được chẩn đoán mắc bệnh khi thường xuyên có tình trạng nhiễm khuẩn phổi tái phát.
Để điều trị dứt điểm nang phế quản bẩm sinh thì cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ chúng. Với y học tiên tiến và hiện đại, tùy thuộc vào vị trí mà một số nang có thể được loại bỏ bằng kỹ thuật nội soi.
1.4 Thiểu sản phổi
Thiểu sản phổi hay còn gọi là giảm sản phổi là tình trạng thiếu nhu mô phổi, do rối loạn bào thai ở giai đoạn đầu gây ra. Đặc biệt, thiểu sản phổi thường đi kèm với một số bệnh tim bẩm sinh (như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn lỗ bầu dục) hay các bất thường về ruột dạ dày (như dò khí quản – thực quản, không có hậu môn, có túi thừa Meckel).
Nếu trẻ chỉ mắc giảm sản phổi thì thường ít có triệu chứng rõ ràng và đặc hiệu. Các trường hợp có biểu hiện bệnh tim và phổi kể trên thì cần được thăm khám ngay để được chẩn đoán xem có mắc bệnh phổi bẩm sinh hay không.
Thiểu sản phổi có thể được chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp Xquang phổi. Trong trường hợp trẻ không mắc bệnh tim bẩm sinh thì kèm thì ít khi phải tiến hành can thiệp. Ngược lại, nếu trẻ mắc cả bệnh tim bẩm sinh thì cần kết hợp điều trị cả bệnh này.
Thiểu sản phổi ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm
1.5 Giãn thùy phổi bẩm sinh
Giãn thùy phổi bẩm sinh hay khí thũng thùy phổi bẩm sinh đều là tên gọi của tình trạng khi một thùy phổi bị giãn. Bệnh này tuy khó phát hiện được căn nguyên nhưng có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng ở trẻ trong những năm đầu tiên. Một số nguyên nhân thường gặp của bệnh này như tình trạng phế quản bị đè ép từ bên ngoài hay tắc nghẽn thùy phổi do thiếu sụn phế quản bẩm sinh.
Cha mẹ có thể lưu ý những triệu chứng có thể gặp của bệnh này như thở nhanh, khó thở, khò khè, tím tái, ho và đặc biệt trở nặng khi bé xúc động quá hoặc khi khóc. Nhiều trường hợp cũng kèm theo bệnh tim bẩm sinh. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn thì cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ thùy phổi bị giãn ngay khi thích hợp.
1.6 Giãn phế quản bẩm sinh
Trẻ mắc bệnh giãn phế quản bẩm sinh thường gặp tình trạng hẹp đường thở, tăng thông khí và giãn phế quản (hay hội chứng Williams – Campell) do sự thiếu hoặc khiếm khuyết sụn ở phế quản gây ra.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh này là nhiễm khuẩn hô hấp tái phát nhiều lần. Bệnh có thể được chẩn đoán thông qua chụp cắt lớp và chụp Xquang phổi, sau đó điều trị bằng liệu pháp miễn dịch bổ sung IgA, IgG.
Giãn phế quản bẩm sinh
1.7 Dị dạng mạch máu phổi
Dị dạng mạch máu phổi được cho là bệnh di truyền theo gen trội. Bệnh do tình trạng dị sản biểu mô trung gian giữa tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch tiền mao mạch gây ra. Bệnh này có liên quan đến những bất thường ở tĩnh mạch phổi và tuần hoàn động mạch.
Người mắc bệnh này thường gặp tình trạng khó thở khi thở ra, ho ra máu, chảy máu mũi, xuất huyết tiết niệu, xuất huyết tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh này thường chỉ được phát hiện ở tuổi 40.
Trên đây là một số bệnh phổi thường gặp ở trẻ sơ sinh. Gia đình nên quan sát trẻ và dựa vào những triệu chứng kể trên. Ngay khi có bất kỳ nghi ngờ nào về bệnh phổi bẩm sinh ở trẻ thì cần đưa ngay đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nặng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi giúp trẻ mau hồi phục
source https://blog-health.com/phat-hien-som-cac-benh-phoi-o-tre-so-sinh/
0 notes
Photo
HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI --NGUYỄN VĂN LUẬN Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc.
Một lần tới thăm, cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi:
“Bác ở Hà Nội mà cũng đi tị nạn à...?”
Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười: “Cái cột đèn mà biết đi, nó cũng đi... nữa là bác!”
Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu “vượt tuyến” vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần “vượt biển,” vẫn không thoát.
Chịu đủ các “nạn” của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không “tị nạn,” mà đi tìm tự do, trở thành “thuyền nhân,” đến nước Mỹ năm 1982.
Sinh trưởng tại Hà Nội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt. Thời gian rồi cũng hiểu nhau.
Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những dòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hà Nội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hà Nội di cư.
Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hà Nội, thời người cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài.
Hiệp Ðịnh Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hà Nội đã “di cư” vào miền Nam, bỏ lại Hà Nội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là... Vẹm!
Khi họ “tiếp quản” Hà Nội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ “tầu há mồm” để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp Ðịnh Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ “Tổng tuyển cử” thống nhất. Ai ngờ cộng sản miền Bắc “tổng tấn công” miền Nam!
Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hà Nội học.
Chuyến xe lửa Hà Nội “tăng bo” tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét, phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải Phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hà Nội là con buôn, mang “xăng” về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh, hỗn loạn ...
Tới cầu Long Biên tức là vào Hà Nội. Tầu lắc lư, người va chạm người.
Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: “Ðề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!” Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung Quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu , để rồi phải “học tập” suốt 20 năm, “ngoại ngữ cộng sản”: đấu tranh, cảnh giác, căm thù và... tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép).
Hà Nội im lìm trong tiết Ðông lạnh giá, người Hà Nội e dè nghe ngóng từng “chính sách” mới ban hành. “Cán bộ” và “bộ đội” chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là “mũ bộ đội,” sau này có tên là “nón cối.” Hà Nội “xuất hiện” đôi dép “Bình Trị Thiên,” người Bắc gọi là “dép lốp,” ghi vào lịch sử thành “dép râu.”
Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hà Nội được coi là “biểu hiện” của “tư sản, phong kiến,” biến mất trong mười mấy năm sau, vì “triệt để cách mạng.” Lần đầu tiên, “toàn thể chị em phụ nữ” đều mặc giống nhau: áo “sơ mi,” quần đen. Hãn hữu , như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì “cả nước” không có xà phòng.
Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam.
Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số “lớp Chín hậu phương,” năm sau sẽ sát nhập thành “hệ mười năm.” Số học sinh “lớp Chín” này vào lớp không phải để học, mà là “tổ chức hiệu đoàn,” nhận “chỉ thị của thành đoàn” rồi “phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!” Họ truy lùng... đốt sách ! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn “kiểm tra,” lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang “tập trung” tại thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm “phấn khởi,” lời hô khẩu hiệu “quyết tâm,” và “phát biểu của bí thư thành đoàn”: tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn là... “cực kỳ phản động!” Vào lớp học với những “phê bình, kiểm thảo... cảnh giác, lập trường,” tôi đành bỏ học.
Chiếc radio Philip, “tự nguyện” mang ra “đồn công an,” thế là hết, gia tài của tôi!
Mất đời học sinh , tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì “thành phần giai cấp,” “sổ hộ khẩu,” “tem, phiếu thực phẩm,” “lao động nghĩa vụ hàng tháng.” Ðây là chính sách dồn ép thanh niên Hà Nội đi “lao động công trường,” miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hà Nội được 2 năm là bị “cắt hộ khẩu,”... đi tù!
Tết đầu tiên sau “tiếp quản,” còn được gọi là” sau hòa bình lập lại,” Hà Nội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ, áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ “ít cởi mở,” từ “nông thôn” kéo về chiếm nhà người Hà Nội di cư. Người Hà Nội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và “chỉ thị”: ăn Tết “đơn giản, tiết kiệm.” Hàng hóa hiếm dần, “hàng nội” thay cho “hàng ngoại.”
Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hà Nội. Ðoàn Chuẩn nhớ thương hát “Gửi người em gái miền Nam,” để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Ðại Ðồng phố Hàng Cót bị “tịch thu.” Hoàng Giác ca bài “Bóng ngày qua,” thành “tề ngụy,” hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống “tiêu cực” hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Ðỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, “phân tán,” chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành “phản động tụ tập.”
“Chỉ thị đảng và ủy ban thành” “phổ biến rộng rãi trong quần chúng” là diệt chó. “Toàn dân diệt chó,” từ thành thị đến “nông thôn.” Gậy gộc, dây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố “liên hoan tập thể.” Lý do giết chó , nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là “chủ trương,” chuẩn bị cho đấu tố “cải tạo tư sản” và “cải cách ruộng đất.” Du kích , công an rình mò, “theo dõi,” “nắm vững tình hình” không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa.
Hà Nội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải “cung cấp” một năm theo “từng người trong hộ.” Mẹ may thêm chiếc quần “đi lao động” thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là “tư sản bóc lột”? nhẹ hơn là “tiểu tư sản,” vẫn là “đối tượng của cách mạng.”
Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là “địa chủ cường hào”! Giáo Sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu “học tập,” đã nhẩy lầu, tự tử.
“Tư sản Hà Nội” di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên công tác cải tạo được làm “gọn nhẹ” và “thành công vượt mức,” nghĩa là mang bắn một, hai người “điển hình,” coi là “bọn đầu sỏ” “đầu cơ tích trữ,” còn thì “kiểm kê,” đánh “thuế hàng hóa,” “truy thu,” rồi “tịch thu” vì “ngoan cố, chống lại cách mạng!”
Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của “đội cải cách” về làng, “bắt rễ” “bần cố nông,” “chuẩn bị thật tốt,” nghĩa là bắt học thuộc lòng “từng điểm”: tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, “điển hình” thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu...! Một vài vụ, do “đảng lãnh đạo,” “vận động tốt,” con gái, con dâu địa chủ, “thoát ly giai cấp,” “tích cực” “tố cáo tội ác” của cha mẹ. Cảnh tượng này thật não nùng! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm: “Trung với Ðảng, hiếu với dân...” là vậy!
“Bần cố nông” cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì “vào hợp tác,” “làm ăn tập thể,” ruộng đất lại thu hồi về “cộng sản.”
“Toàn miền Bắc” biết được điều “cơ bản” về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà “thi đua nói dối,” nói những gì đảng nói. Nói dối để sống còn, tránh “đàn áp,” lâu rồi thành “nếp sống,” cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được “rèn luyện” trong xã hội ngục tù, lấy “công an” làm “nòng cốt” chế độ.
Ở Mỹ, ai hỏi bạn: “How are you?,” bạn trả lời: “I'm fine, thank you.”
Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, “cán bộ” hỏi: “công tác” thế nào? dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: “...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!”
Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi “bộ đội biên phòng,” được “tự do” ở trong nhà chị “du kích” hai ngày, đợi đò về Ðồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hà Nội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp, xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to “chế độ ta tươi đẹp.”
Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù “biến chất,” người tứ chiếng kéo về, nhận là người Hà Nội, đói rét triền miên nên cũng “biến chất”! Ðối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, “tiếp xúc” với nhau phải “luôn luôn cảnh giác.” Hà Nội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hà Nội suy sụp tinh thần vì danh từ “đồng chí”!
Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán “tình hình” Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, “liên lạc” được với Thụy An ở xà lim phía trước.
Thụy An là người Hà Nội ở lại, “tham gia hoạt động” Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hà Nội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: “Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!”
Người du lịch Việt Nam, ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo “định mức chỉ tiêu.” Rừng núi bao la, tiếng chim “bắt cô trói cột,” nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm.
Phố Hàng Ðào Hà Nội, vốn là “con đường tư sản,” có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự “căm thù đế quốc” của Ðảng, “đế quốc Pháp” trước kia và “đế quốc Mỹ” sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Ðào “bất mãn” trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không “nhà thương” mà vẫn không chết.
Phố Nguyễn Công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hà Nội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Ðoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì “lãng mạn.” Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì “tiểu tư sản,” không “tiến bộ,” không có ngày về...!
Ba tháng “kỷ luật,” Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ tình nghệ sĩ !
Người già Hà Nội chết dần, thế hệ thứ hai, “xung phong,” “tình nguyện” hoặc bị “tập trung” xa rời Hà Nội. Bộ Công An “quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động,” nên chỉ còn người Hà Nội từ “kháng chiến” về, “nhất trí tán thành” những gì đảng... nói dối!
Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch “bôi đen chế độ,” “âm mưu lật đổ chính quyền,” trở thành người “Hà Nội di cư,” 10 năm về Hà Nội đôi lần, khó khăn vì “trình báo hộ khẩu,” “tạm trú tạm vắng.” “Kinh nghiệm bản thân,” “phấn đấu vượt qua bao khó khăn , gian khổ,” số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải Phòng, vùng biển.
Hải Phòng là cơ hội “ngàn năm một thuở” cho người Hà Nội “vượt biên” khi chính quyền Hà Nội chống Tầu, xua đuổi “người Hoa” ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận “thuyền nhân” tị nạn.
Năm 1980, tôi vào Sài Gòn, thành phố đã mất tên sau “ngày giải phóng miền Nam.” Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn “di chuyển” trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài Gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hà Nội đã đổi thay sau 1954 vì “cán ngố” cai trị.
Miền Nam “vượt biển” ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sài Gòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh , anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Ðường ra biển tính theo “cây,” bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn “nón cối” “ngụy trang” của tôi, mỉm cười: “Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!”
“Hà Nội, trí thức thời Tây, chứ bộ...! Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!”
Về lại Hải Phòng với “giấy giới thiệu” của “Sở Giao Thông” do “móc ngoặc” với “cán bộ miền Nam” ở Sài Gòn, tôi đã tìm ra “biện pháp tốt nhất” là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Ðã đến lúc câu truyền tụng “Nếu cái cột điện mà biết đi...” dân Bắc “thấm nhuần” nên “nỗ lực” vượt biên.
Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được tự do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút “ngoại ngữ “ năm xưa.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến “mức độ” khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang “đầu đường xó chợ” thì mới đủ “tiêu chuẩn” “xuống thành phần,” lý lịch có thể ghi là “dân nghèo thành thị,” nhưng vẫn không bao giờ được vào “công nhân biên chế nhà nước.”
Tôi mang nhẫn nhục, “kiên trì” sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên “đạt kết quả vô cùng tốt đẹp,” “đạt được nguyện vọng” hằng ước mơ!
Có người “kêu ca” về “chế độ tư bản” Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin “thông cảm” với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa Kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ “phúc lợi xã hội,” còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
Chủ nghĩa cộng sản sụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ “đổi mới.”
Tiếng “đổi” và “đổ” chỉ khác một chữ “i.” Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ “i”, dù phải từ từ, bằng “diễn biến hòa bình.” Chế độ Việt Cộng “nhất định phải đổ,” đó là “quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại.”
Ôi! “đỉnh cao trí tuệ,” một mớ danh từ...!
http://pham5yen.blogspot.ch/2013/08/ ==
2 notes
·
View notes
Text
Gai cột sống l3 l4 l5: Tìm hiểu mức độ nguy hiểm và giải pháp can thiệp
Có thể nói gai cột sống l3 l4 l5 là bệnh lý phổ biến hiện nay và nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như bạn không được điều trị kịp thời. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính trong bài Tìm hiểu về gai cột sống l4 l5 Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 Gai đôi cột sống l5 s1 Tìm hiểu về gai cột sống l4 l5 Gai cột sống l4 l5 Gai cột sống l4 l5
Xem thêm: Phương pháp cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiêu quả?
Các bạn có thể tưởng tượng rằng xương sống của con người như một đoàn tàu 33-34 toa tàu tương ứng với 33-34 đốt xương sống. Xương sống sẽ chạy dọc xuyên suốt từ phần cổ đến dưới thắt lưng và bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng với một số đốt xương khác. Những đốt xương sống này sẽ có liên kết chặt chẽ với nhau và nhiệm vụ của chúng là phần dưới sẽ nâng đỡ, hỗ trợ cho phần trên.
Có thể thấy đốt sống l4 l5 là 2 đốt sống có vị trí thấp nhất nên sẽ chịu lực tác động nhiều nhất. Vì vậy nên bệnh lý gai cột sống l4 l5 sẽ có nguy cơ xảy ra cao nhất.
Nói một cách dễ hiểu gai xương l4 l5 là hiện tượng khi trên đốt sống l4 l5 có gai xương hình thành và nhô ra. Khi đó thì 2 đốt sống l4 l5 bắt đầu bị tổn thương và các tế bào sụn có dấu hiệu suy giảm chức năng hoạt động. Những điều này đã khiến cho đốt sống l4 l5 phải gánh thêm lực nên đã dẫn đến tình trạng hình thành những gai xương.
Một số nguyên nhân gây gai cột sống lưng l4 l5:
Do tư thế: Nếu như bạn duy trì quá lâu một tư thế sẽ khiến cho khung xương của bạn sẽ không thẳng giống như ban đầu nữa. Một khi cấu trúc xương đã không được như bạn đầu thì đây là một điều kiện thuận lợi để cho gai xương phát triển và mọc nhô ra. Hoạt động không điều độ: Khi những hành động như khom người, cúi người, ngồi nhiều một chỗ hoặc mang vác đồ nặng một thời gian dài sẽ khiến cho 2 đốt sống l4 l5 chịu nhiều tác động lực hơn. Thế nên những người lao động nặng thường có nguy cơ bị gai cột sống l4 l5. Chế độ ăn uống không lành mạnh: Cơ thể không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ khiến cho xương của bạn khô ráp và không có độ dẻo dai. Bên cạnh đó một số chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể và xương khớp của bạn. Thừa cân, béo phì: Đối với một cơ thể bình thường thì 2 đốt sống l4 l5 đã phải chịu rất nhiều lực, khi mà cơ thể của bạn bị béo phì thì lực tác động lên đốt sống l4 l5 càng lớn hơn. Vì thế nên các bạn nên chú ý chế độ ăn uống của mình không để bị béo phì, tránh tình trạng gai đốt sống l4 l5. Gai đốt sống lưng l3 l4 l5 Gai cột sống l3 l4 l5 Gai cột sống l3 l4 l5
Đốt sống l3 có vị trí nằm ngay trên 2 đốt sống l4 l5 và lực mà l3 phải chịu tác động cũng tương tự của đốt sống l4 l5. Vì thế nên nguyên nên những triệu chứng của bệnh gai đốt sống lưng l3 l4 l5 cũng giống bệnh gai xương sống l4 l5. Một số triệu chứng đặc trưng như sau:
Vùng thắt lưng thường xuyên bị đau nhức và sẽ không có triệu chứng thuyên giảm. Sẽ khiến cho bạn đau hơn nhiều khi bạn hoạt động mạnh. Nếu như chúng ta cứ để bệnh gai cột sống l3 l4 l5 kéo dài vậy thì sẽ khiến cho khả năng vận động bị hạn chế và sẽ không còn sự nhanh nhẹn và linh hoạt nữa. Có một số trường hợp những người bị gai đốt sống lưng l3 l4 l5 bị mất dần cảm giác ở những vùng như hông, mông và tứ chi và những cơn đau nhức cũng kéo dài hơn. Khi mà tình trạng bệnh đã biến chứng thì có thể gây teo cơ bắp rất nguy hiểm. Dù là bị gai đốt sống l4 l5 hay là gai cột sống l3 l4 l5 thì khi có triệu chứng đau thì các bạn nên đi gặp bác sĩ không nên để tình trang đau kéo dài sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Gai đôi cột sống l5 s1 Gai đôi cốt sống l5 và s1 Gai đôi cốt sống l5 và s1
Gai đôi xương sống l5 s1 là bệnh lý được hình thành và phát triển khi mà thai nhi đang ở trong bụng mẹ. Trong quá trình phân bào cột sống thì cột sống của trẻ bị tách làm đôi ở 2 vị trí đó là đốt sống s1 và thắt lưng l5 dẫn đến ống sống và các dây thần kinh không được khép kín.
Hiện nay cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có 2 trẻ bị gai đôi cột sống l5 s1 và số trẻ mắc bệnh khoảng 166 nghìn bé.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không, tập gym nhiều tốt không?
Bệnh gai xương l5 s1 dù được hình thành khi đang ở trong bụng mẹ thế nhưng bệnh lý này vô cùng khó phát hiện, hầu như những người bệnh chỉ phát hiện ra được khi có những triệu chứng đau nhức hoặc khi đi chụp X-quang. Bên cạnh nguyên nhân bẩm sinh thì bệnh lý này còn có một số nguyên nhân như sau:
Trong quá trình mang bầu người mẹ không cung cấp cho mình đủ những dưỡng chất cần thiết khiến cho thai nhi bị gai đôi cột sống l5. Đối với những người làm việc lao động chân tay, nặng nhọc và thường xuyên phải bê vác nặng sẽ có nguy cơ bị gai đôi xương sống rất cao. Những triệu chứng để bạn nhận biết bệnh lý này:
Những giai đoạn đầu của bệnh gai đôi cột sống l5 s1 thì sẽ bị đau nhức tại khu vực cột sống ở 2 vị trí đốt sống này. Khi tình trạng bệnh nặng thì những cơn đau nhức sẽ bị kéo dài hơn và đau dữ dội hơn. Các cơn đau nhức không chỉ dừng ở vị trí đốt sống l5 và s1 nữa mà bắt đầu lan xuống những khu vực như xương chậu, bắp chân và bàn chân tay. Mỗi lần bạn ấn tay vào đốt sống l5 s1 thì người bệnh sẽ bị nóng và đau rát. Xem thêm: Gai cột sống có phải mổ không, hết bao nhiêu tiền và độ nguy hiểm?
Gai đôi cột sống l5 s1 là bệnh lý khi bị có thể gây cản trở cuộc sống sinh hoạt của bạn vì vậy không được chủ quan, khi có những triệu chứng như vậy bạn cần phải đi khám ngay để tránh gây ra những biến chứng khác nặng hơn. Một số biến chứng của bệnh như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm và cũng có thể sẽ bị bại liệt chi dưới.
Không còn nỗi lo gai cột sống l3,l4,l5 nhờ bài thuốc đông y cổ phương
PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học Y dược TP.HCM) cho biết: Muốn dứt điểm gai cột sống l3,l4,l5 không chỉ nên chú ý đến bào mòn gai xương. Trên thực tế, gai xương là hệ quả của quá trình thoái hóa cột sống. Thoái hóa còn thì gai xương còn, thoái hóa mất thì gai xương sẽ mất. Vì vậy, mấu chốt trong điều trị gai cột sống là loại bỏ thoái hóa.
Nắm rõ nguyên tắc này, bác sĩ Nghĩa cùng cộng sự tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc mang tên An Cốt Nam – Điều trị gai cột sống l3,l4,l5 toàn diện.
Phác đồ của An Cốt Nam Phác đồ của An Cốt Nam
Phác đồ điều trị gai cột sống An Cốt Nam không chỉ có giá trị cốt lõi là tinh hoa thảo dược nước nhà, mà ở đó còn là sự tổng hòa của nhiều liệu pháp gồm: cao dán, bấm huyệt, châm cứu, đốt thuốc ống tre, xoa bóp, lồng xông ngải.
Cơ chế điều trị của An Cốt Nam:
Thanh nhiệt, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, bồi bổ dưỡng chất. Tiêu viêm, phục hồi tổn thương cột sống. Bào mòn gai xương, tái tạo cấu trúc xương bị tổn thương. Giải phóng chèn ép, kéo giãn cột sống, tăng cường lưu thông máu. Cải thiện triệu chứng đau nhức, tê bì, cơ cứng. An Cốt Nam có gì đặc biệt? An Cốt Nam có gì đặc biệt?
Ưu điểm của phác đồ điều trị An Cốt Nam
Bài thuốc chắt lọc từ tinh hoa thảo dược nước nhà, bao gồm: Sâm ngọc linh, bí kỳ nam, trư lung thảo, thiên niên kiện,… Nguồn thảo dược được lấy từ Vườn dược liệu của Bộ Y Tế, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh. An Cốt Nam được bào chế dưới dạng sắc thuốc truyền thống – Dạng thuốc tốt thứ 2 trong đông y, giúp chắt lọc tối đa dược chất của thảo mộc. Thuốc được sắc dưới nhiệt độ chuẩn trong suốt 48h, nhờ đó thành phẩm thu được đảm bảo không chứa tạp chất, an toàn tuyệt đối cho dạ dày. Bào chế dạng cao không những tiện lợi cho người dùng mà còn giúp đưa dưỡng chất dễ dàng vào cơ thể. Từ đó rút ngắn được thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân. Ưu điểm vượt trội của An Cốt Nam đã được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Viện 108) nhìn nhận. Bác sĩ còn không quên chia sẻ An Cốt Nam Cho người xem đài cả nước trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2.
Sau gần 10 năm ứng dụng , An Cốt Nam giúp hơn 5000 bệnh nhân chữa gai cột sống thành công đến 90% sau 2-3 liệu trình, chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân tái phát.
Những nhân chứng sống cho hiệu quả của An Cốt Nam:
Chữa dứt điểm gai cột sống l3,l4,l5 chỉ sau 30 ngày
Liên hệ ngay!
3_hotline-mien-bac3_hotline-sai-gon
Vậy là bài viết trên đã tóm tắt cho các bạn thấy được những điều cơ bản và quan trọng của bệnh lý gai cột sống l3 l4 l5. Hy vọng những kiến thức đấy đã mang lại cho các bạn nhiều điều bổ ích.
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Xem thêm: Bị viêm đau khớp bàn chân trái, phải và cách điều trị an toàn
0 notes
Text
Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Nhớ mùi rượu gạo ấm tình Tết quê
Khi cái tuổi mười chín sắp qua đi, đôi mươi cận kề đến, tôi chọn rời xa quê nhà để lên phố thị xa hoa lập nghiệp. Sài Gòn là điểm đến và dừng chân, nơi bao dung tất cả những phận đời mà không hề tính giá.
Chỉ tiếc rằng dịch bệnh Covid -19 bùng phát lại tính trước hết bao khó khăn và thách thức. Những lần thành phố đóng cửa giãn cách, trong nhận thức và suy nghĩ được mất, tôi vẫn cố kiên trì bám víu lại nơi đây. Phút chốc không hay một lời báo trước tháng mười hai âm lịch đã đếm ngược kết thúc từng ngày.
Trong một tối nỗi nhớ nhà ập đến, nằm trằn trọc, vắt tay lên trán mà nghĩ suy, nhận cuộc gọi từ cha: "Bây ở trong đó có sao không? Tết này cỡ ngày mấy bây về!". Chút tiền mẹ chạy vạy, bán lợn gửi vội vào cho tôi xoay sở vì lo dịch giã thiếu thốn. Nước mắt không nghe lời, cứ thế mà tự nhiên rơi.
Trong vô thức, tôi gói gém mọi thứ rồi đặt vé xe về quê trong đêm. Vẫn nhớ lúc trả tiền trọ, cô chủ cứ thế mà xua tay: "Để tiền đó mà về quê, lúc nào vào lại đây thì trả cô cũng được". Rồi không quên dúi vào tay tôi hai ổ bánh mì với đòn chả "Đi đường xa lên xe ăn cho đỡ đói", "Về nhà ăn tết vui vẻ nghen con". Nghe ấm áp mà thân thương đến lạ cùng!...
Chín giờ tối, trên chuyến xe vội vàng lăn bánh, tôi ăn chút bánh mì rồi nhắm mắt thiếp đi một chút. Trong cơn mơ say giấc, ký ức Tết quê nhà năm nào bỗng ghé qua, bán một mảnh hoài niệm với mệnh giá chỉ 0 đồng...
Có một nơi thân thuộc lấy rạng đông làm báo thức dẫn dắt ngày tháng năm qua, khi tiếng gà cất vang giọng gáy gọi bình minh lên, sớm mai hé nắng bên nồi cơm thở mùi khói rạ cay mờ mắt, thả chút hơi sương rắt rịn bờ vai, trĩu đôi quang gánh ngót nghét thúng chuối, thúng cau trên bước chân mòn gót mẹ chạy cho kịp bữa chợ cuối năm.
Tết về nhanh trên những bát nhang cha vội thay cát, rút chân hương ngày hai tám hai chín. Khi mà vụ mùa vừa dứt, cha tất bật thu dọn cuốc cày, kéo bóng trâu lững thững dẫm nắng hoàng hôn về trên con đê còn in dấu sình bùn.
Chiều tà kết thúc, đêm đêm con đập sau nhà nghe văng vẳng bên tai tiếng máy nổ tát nước đỗ xuồng. Trong tiết trời cuối tháng mười hai ảm đảm mang theo cơn gió bấc rũ rượi lùa về liếm láp sâu vào da thịt. Mảnh đất Cố Đô tĩnh lặng, chậm rãi và nhịp nhàng đón xuân sang bằng một vài cơn mưa phùn lất phất đủ tắm táp cho những nụ hoa còn e ấp thu mình.
Quê nghèo tuy không dư giả vật chất nhưng dư thừa tình làng nghĩa xóm. Còn gì bằng đòn bánh chưng, bánh tét, mớ rau đắng mới hái sau vườn hay vài ba con cá rô đồng câu được gửi cho. Tết cũng nhờ đó mà vui vầy, chất đầy kỷ niệm bên bầy heo nái ụt ịt đợi xuất chuồng, bên gian bếp có miếng ngói bể che đậy bởi mảng rêu phong cũ mèm, bên vách tường loang lổ xi mang trét lại qua những trận bão ghé thăm, bên chiếc chạn bát còn giăng mắc vài mạng nhện nghe rõ mồn một mối ăn mòn lẫn tiếng chổi rành mẹ quét sột soạt trên nền đất và trong những đốm than hồng tí tách đỏ lửa dậy mùi rượu gạo ủ ấm cả một đời trẻ thơ...
Gian bếp cũ chất đầy kỉ niệm. (Ảnh sưu tầm).
Một năm buồn thất thu mùa vụ. Nụ cười mẹ cha cũng cuốn trôi theo cơn lũ. Niềm an ủi nhỏ nhoi với vài ba đồng bạc được chắt chiu từ những gì còn sót lại. Bao gạo nếp cái hoa vàng người ta chê chẳng mua lấy được cất giữ bị lũ chuột kéo bầy rình mò mấy bữa, cha vác từ kho ra để nấu rượu. Thanh âm quen thuộc vỗ về những phiền muộn trong từng nhịp đong đếm, sàn gạo kỹ càng qua đôi tay có phần chai sần, thô ráp do nắng mưa mẹ chịu.
Gạo nếp cái hoa vàng để nấu rượu (Ảnh sưu tầm).
Cha tiến hành cắt một tấm vải màn độ mỏng vừa đủ phủ lên nồi hấp gạo nếp. Giữa màn sương khuya dần rớt rụng, lim dim mắt, tôi ngồi canh lửa, nghịch đống tro cháy rụi, lâu lâu dặm thêm ít củi kẻo lửa tàn. Đợi gạo nếp hấp đến khi có độ trong thì mẹ sẽ đổ vào thau nước muối pha loãng đã chuẩn bị sẵn trước đó để tầm mươi phút.
Tôi thắc mắc thì cha bảo đó là bí quyết nấu rượu ngon, mặn mòi và thấm thía. Gạo nếp sau khi chín qua lần hấp thứ hai thì được dàn đều trên mẹt tre để nguội. Mẹ dùng men giã mịn trải lên mặt trộn thật đều tay, sau cùng thì cho vào từng hũ, dùng thanh tre nén chặt, đậy nắp kín rồi cất ở góc bếp.
Gạo nếp chín sau quá trình hấp (Ảnh sưu tầm).
Qua nhiều công đoạn nấu rồi ủ ba bốn ngày sau những hũ rượu gạo nếp thơm lừng thành phẩm. Trước kia cha mẹ tôi thường sẽ thức đêm dậy hôm chuẩn bị nấu rượu số lượng nhiều, bỏ mối cho người ta. Mãi sau này khi sức khỏe chẳng chịu đồng hành theo ngày tháng dông dài, không kham nổi nữa nên chỉ đành nấu đủ để dành khi Tết đến biếu tặng người này người kia, cũng là để không quên cái nghề gắn bó nuôi con một thời.
Rượu gạo nếp thành phẩm. (Ảnh sưu tầm).
Trong cái Tết dân quê bình dị, ấm cúng mùng một mùng hai, bà con họ hàng đến chúc Tết, cha sẽ ngồi tiếp khách bằng những chén rượu nếp ủ thơm men len lỏi vào sống mũi. Dư vị đung đưa thấm đượm mùi tình ngọt xớt, nồng say day dứt làm mềm bờ môi khô nứt nẻ, xua giá lạnh bấc tràn. Hậu vị đăng đắng đậm đà còn đọng lại trong yết hầu ai mỗi sớm mai ngái ngủ. Cái cảm giác mà mãi sau này khi lớn lên tôi mới được cho nhấp môi để thử.
Ngồi tỉ tê nhâm nhi trong chút men say là cái tình quê còn tỉnh, nồng ấm và da diết. Ăn miếng mứt gừng cay cay nơi đầu lưỡi, buôn chuyện đời mong một năm tươi mới. Vị đời nhiều khi chua chát, ấy thế mà vị nhà thì lại khác, ngọt ngào và đậm sâu nhen nhói trong huyết quản chẳng dễ nơi đâu tìm thấy.
Không xa hoa đắt đỏ như rượu tây ngoại nhập, rượu gạo nếp mang một thứ hồn quê riêng biệt, quý giá, làm giàu thêm tình nghĩa với nhau, làm nguôi ngoai trước những sóng gió lao đao của cuộc đời. Mỗi năm qua đi men rượu ngày Tết nằm lại trên gác bếp kia là thứ tôi luôn đợi để trở về mở vị như sự mong chờ mở những bao lì xì đỏ hồi nhỏ...
Nói đoạn, trở mình thức giấc, chuyến xe đã đỗ bến sau một chặng đường dài. Mảnh đất Huế trầm tư và sâu lắng, vẹn nguyên như ngày tôi rời đi, có chút khác biệt phải chăng chỉ là cơn mưa chiều phớt lờ qua bầu trời vừa mới ngã nắng. Tìm cho mình một chỗ trú. Giữa dòng người chen chúc, nhìn thấy bóng dáng cha với chiếc áo mưa xanh màu lính trên chiếc xe cup 50 quen thuộc đang vẫy tay gọi tôi. Suốt bao nhiêu năm mỗi khi tôi đi xa trở về cha đến đón, vẫn là câu nói đó: "Lên xe đi con! Nghe tin bây về mẹ bây mần sẵn con gà rồi đó!".
Trùm áo mưa rồi nép vào vai cha. Mái tóc kia dường như thời gian không bỏ sót đã ngả sang hai màu. Phải chăng đời nhiều khi bạc bẽo, nhưng không cho phép cha có nhiều thời gian để giận hờn. Từng giờ từng phút thấm thoát thoi đưa thu lại những bẽn lẽn của tuổi mới lớn xếp gọn ghẽ để thế chỗ cho nhiều đổi thay.
Có lẽ tôi đã rẽ lối rất nhiều hành trình và đôi lúc lạc ở những điểm đắng cay mặn ngọt khác nhau nhưng hành trình đi đúng và đẹp nhất luôn mang tên trở về nhà đón Tết. Nơi khoảng cách cung đường dường như thu hẹp lại trong lòng và rút ngắn trên từng dặm bước chân. Nơi vang vọng nhịp ru hời con trẻ. Thắp lên ngọn lửa bập bùng, thấp thoáng bóng mẹ cha lủi thủi bên nồi rượu gạo nếp thấm đẫm mùi ký ức lưng lửng vào tim gan, tri giác. Nơi có thể bỏ bớt gánh nặng cơm áo gạo tiền để cõng trên vai một cái Tết đầm ấm, êm đềm bên gia đình, người thân.
Chạng vạng tối, xa xa những vựa hoa cúc bắt nhịp chong đèn nhanh, kéo Tết về. Thiết nghĩ miếng cơm manh áo cuộc đời khâu đi vá lại nhiều lần, thật may Tết năm nay bên hơi ấm của mẹ cha, khi men rượu gạo đong đầy đọng lại, tay gối đầu tôi vẫn được say giấc nồng trọn vẹn, thiết tha!
Cuộc thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo điện tử Dân Việtmở ra với mong muốn nhận được những bài viết (thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, bút ký, tản mạn chưa đăng tải trên báo chí - BTC) chia sẻ những suy tư, cảm xúc, những câu chuyện có thật của bạn đọc về những ngày Tết trong quá khứ, những hình ảnh, cảm xúc theo năm tháng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Để từ đó, chúng ta trân trọng và nâng niu hơn những khoảnh khắc mà ta đang sống.
Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email [email protected] trong thời gian 10 ngày, từ ngày 29/1 (tức 27 Tết) tới hết ngày 7/2 (tức mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), điện thoại liên hệ: 0979270846. Các bài viết có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.
Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo Dân Việt", trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, số CMT hoặc CCCD, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất.
Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.
0 notes