#phú khang
Explore tagged Tumblr posts
Text
#Bán nhà quận 9 giá rẻ#bán nhà quận 9#nhà phố quận 9#Green Town - Phú Hữu#Khu dân cư Green Town - Phú Hữu#Khu đô thị Mega Ruby Khang Điền#Căn hộ chung cư New City Thủ Thiêm#Vinhomes Grand Park Quận 9#Mt Eatmark city Quận 9#Bán nhà phước Long B Quận 9
2 notes
·
View notes
Text
Phú Yên, Vietnam. Credit to Huỳnh Vĩ Khang.
69 notes
·
View notes
Text
BÁN BIỆT THỰ VEROSA PARK KHANG ĐIỀN
BÁN NHÀ PHỐ VEROSA PARK 🌟🌟 Phan Điền được chính chủ gửi bán căn biệt thự Verosa Park Khang Điền như sau: 🍀 Diện tích đất 8x29m. Xây dựng 3 tầng. ✨ Nhà thiết kế gồm 05 phòng ngủ, 01 phòng thờ và 2 phòng sinh hoạt chung. 🍁 Tầng 3 có ban công chiều rộng ngồi nhìn về công viên rất chill. 🍀 Hướng Tây. Đường trước nhà 20m. 🍁 View user trực tiếp. 🎯Sân trước 7m đậu xe hơi thoải mái. Sân sau 5m tự thiết kế sân vườn. 🍁 Giá bán sau chiết khấu 31,3 tỷ lệ. Giá bán HDMB chưa chiết khấu 42 tỷ lệ. ✨ Sổ hồng riêng công chứng mua bán ngay. 🌎 Xem chi tiết căn hộ Verosa Park Khang Điền bán qua link: https://phandien.vn/loc-du-an-mua/verosa-park/ ☎☎ Gọi Ngay 0982667473 Mr Phan Điền xem thực tế dự án Verosa Park và xem thực tế biệt thự Verosa Park đang bán. THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TKD LAND 📍 Địa chỉ: 194 Đường 51, Khu phố 2, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 🌎 Website: https://phandien.vn/ ☎ ☎ Điện thoại: 0982667473 📥 Email:[email protected] #phandienrealtor #khangdien #verosapark #nhaphoverosapark #nhaphoverosakhangdien #bietthuverosapark #bietthuverosakhangdien #verosaparkkhangdien #verosakhangdien
2 notes
·
View notes
Text
Cổ nhân nói: “Nghèo không trách cha, giàu không chê vợ, khó không lừa bạn, phú quý không quên ơn”.
Có câu nói rằng: “Cây dù cao ngàn thước cũng đừng quên gốc rễ, người tài giỏi cũng đừng quên ơn”. Chúng ta sẽ gặp rất nhiều người trong đời, nhưng người thực sự tốt với chúng ta thì không có nhiều.
Tuy nhiên cha mẹ là người đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn, người bạn đời đã chăm sóc và cùng bạn trải qua khó khăn, người bạn tốt của bạn và người ân nhân đã giúp đỡ bạn khi hoạn nạn, bạn cần đối xử chân thành với họ.
Vì vậy, dù giàu sang hay nghèo khó, đừng đánh mất người đối xử tốt với mình và hãy sống xứng đáng với sự chân thành của họ.
1. Nghèo không trách cha
Trong “Kinh Thi” viết: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao. Dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực”, nghĩa là: Cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Thương thay cha mẹ sinh ta khó nhọc. Ta muốn báo đền ơn sâu như trời cao cùng cực.
Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất lớn lao, cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc nuôi con khôn lớn, dãi gió dầm mưa để con cái có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy hãy buông bỏ những lời buộc tội gay gắt với cha mẹ và học cách thấu hiểu, biết ơn chính là giáo dưỡng lớn nhất của một người con hiếu thảo.
Tuy nhiên, luôn có một số người đổ lỗi cho sự kém cỏi của cha mẹ vì những thất bại, khó khăn của mình. Họ thậm chí còn không quan tâm đến cảm xúc của cha mẹ và đối xử không tốt. Họ chưa từng nghĩ rằng: có thể bạn không giàu có nhưng bố mẹ bạn đã làm hết sức mình vì bạn.
Từ khi sinh ra cho đến khi lập gia đình, mọi thứ bạn có đều không thể tách rời sự ủng hộ thầm lặng của cha mẹ. Vậy thì chúng ta có nhân phẩm, tư cách gì mà phàn nàn cha mẹ về sự không hoàn hảo của họ?
Trong “Tăng Quảng Hiền Văn” có viết: “Đương gia tài tri diêm mễ quý, dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”, ý nghĩa là, khi bạn sinh con, bạn mới biết tình yêu thương sâu sắc mà cha mẹ dành cho con cái sâu nặng như th��� nào; khi bạn phải ra ngoài bôn ba kiếm tiền nuôi gia đình, bạn mới hiểu sự khó khăn, vất vả của cha mẹ.
Những người bất tài và đổ lỗi cho cha mẹ sẽ luôn là những đứa trẻ khổng lồ không bao giờ lớn lên.
Thấu hiểu và kính trọng và biết ơn cha mẹ, đó mới là sự khởi đầu cho sự trưởng thành thực sự của một người.
2. Giàu không chê vợ
Người xưa có câu: “Nghèo không thể đánh mất ý chí, giàu không thể chê bai vợ”, biết bao gia đình có thể vượt qua thử thách của nghèo khó nhưng rồi lại sa ngã khi giàu có?
Người phụ nữ đã hy sinh cả đời để đồng hành cùng bạn, khi nhan sắc vợ nhạt phai theo năm tháng, bạn càng phải trân trọng cô ấy hơn. Bởi vậy, đừng bao giờ có ý nghĩ tìm một tình yêu mới khi giàu có.
Ngoài bố mẹ thì vợ chính là người yêu thương và bao dung chúng ta nhất. Tuy không có quan hệ huyết thống nhưng luôn bên bạn và chăm lo từng bữa ăn cho bạn. Dù khó khăn đến mấy, người vợ vẫn nguyện ý hy sinh và mang lại ánh sáng cho bạn.
Ở trên, người vợ luôn báo hiếu cho người già, ở dưới người vợ luôn tập trung nuôi dạy con cái, đó chính là hậu phương vững chắc nhất để bạn có thể tập trung vào sự nghiệp mà không bị phân tâm.
Người vợ tốt là chỗ dựa của gia đình và là phong thủy tốt nhất của người chồng.
Nếu một người đàn ông bỏ rơi người vợ đã cùng mình vượt qua gian khó thì họ sẽ mất đi nhân phẩm của mình và họ sẽ phải hối hận về quyết định đó.
Vợ là người sẽ nắm tay bạn đi hết cuộc đời còn lại. May mắn lớn nhất của một người đàn ông là có được một người vợ luôn bên cạnh mình dù khó khăn đến đâu. Và thành công lớn nhất của một người đàn ông là khi họ giàu có, phát đạt sẽ không bao giờ bỏ người vợ tào khang của mình.
Đã kết duyên thành vợ chồng, đừng hoài nghi về tình yêu dành cho nhau. Dù sự nghiệp có thịnh vượng, thuận lợi đến đâu cũng phải yêu thương, chăm sóc vợ từ tận đáy lòng thì cuộc sống mới được trọn vẹn, êm đềm.
3. Khó không lừa bạn
Âu Dương Tu từng nói: “Tiểu nhân dĩ lợi vi bằng hữu, quân tử dĩ nghĩa vi bằng”, ý muốn nói, kẻ tiểu nhân kết bạn vì lợi, người quân tử kết bạn trọng chữ nghĩa.
Trong cuộc sống, tri kỷ và bạn tốt không nhiều, vì vậy tình bạn sâu nặng cũng hiếm có. Nếu chỉ vì mục đích cá nhân mà tính toán, hãm hại bạn bè thì bạn sẽ mất nhiều hơn được.
Nó không chỉ làm tình bạn tan vỡ mà còn hủy hoại tính cách của chính bạn. Bởi vì giữa con người luôn có quan hệ tương hỗ với nhau, bạn chân thành thì tôi sẽ đối xử với bạn chân thành, còn nếu bạn giả dối thì tôi cũng sẽ đối xử như vậy.
Bạn vì chút ít lợi nhuận nhỏ mà dùng thủ đoạn thì bạn bè sẽ xa lánh bạn, cuối cùng bạn sẽ bị cô lập.
Người xưa có một câu nói rất hay: “Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè“, bạn bè là người có thể giúp đỡ ta trong lúc khó khăn.
Một người dù nghèo khó đến đâu cũng không thể lừa dối bạn bè, nếu không sẽ tự cắt đứt tương lai của chính mình.
Tình bạn chân chính bắt đầu từ mục tiêu chung, phù hợp về tam quan, ở bên nhau bằng sự chân thành và gắn bó bằng nhân phẩm.
Chỉ bằng cách giữ vững nhân phẩm, tuân thủ các nguyên tắc sống, thành tâm kết giao bằng sự chân thành thì mới có nhiều tình bạn chân chính.
4. Phú quý không quên ơn
Người quân tử sẽ không dễ dàng nhận ân huệ từ người khác.
Khi bạn nghèo túng, cơ cực, đừng quên những người đã giúp đỡ bạn lúc khó khăn; Khi bạn nản lòng, buồn bã, đừng quên những người động viên, đồng hành với bạn; Khi sự nghiệp của bạn ngày một suôn sẻ, đừng quên những người đã giúp đỡ bạn trên suốt chặng đường.
Chúng ta nên luôn ghi nhớ lòng tốt của người khác, và nếu có khả năng, chúng ta nên thành tâm báo đáp. Bởi vì nếu ngay cả tấm lòng biết ơn cũng không có thì sẽ bị người khác coi thường.
Suy cho cùng, trên đời này không ai phải có trách nhiệm đối xử tốt với bạn. Dù giàu có hay quyền lực, bạn cũng đừng bao giờ quên những người đã giúp đỡ bạn trong suốt cuộc đời.
Như câu nói: “Cây cao ngàn thước không quên rễ, người nếu huy hoàng chớ quên ơn”.
Cảm động chỉ là nhất thời, nhưng cảm ân là mãi mãi, dù giàu có hay cao quý đến đâu cũng không bao giờ được quên lòng tốt và không được làm tổn thương người khác.
Những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua khó khăn chính là quý nhân trong cuộc đời, chúng ta phải biết ơn và báo đáp họ.
Khi bước trên đường đời, nếu luôn ghi nhớ câu “uống nước nhớ nguồn” và có lòng biết ơn thì bạn sẽ được nhiều phúc lành và có thể tiến xa hơn.
Nhà văn Trương Gia Giai từng nói: “Người thực sự tốt với bạn không nhiều, đừng để mất bất kỳ ai trong số họ”.
Nghèo không trách cha, giàu không bỏ vợ, khó không lừa bạn, giàu có không quên ơn, đó chính là sự tỉnh táo lớn nhất và phúc lành sâu sắc nhất của đời người.
(Nguồn: aboluowang)
6 notes
·
View notes
Text
Sach Văn Hoc Viet Nam gia re
Sách Văn học Việt Nam là niềm tự hào của dân tộc, là di sản quý giá lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của người Việt Nam qua bao thế hệ. Hiểu được tầm quan trọng đó, Sách Bảo Khang hân hạnh mang đến cho quý khách hàng kho tàng sách Văn học Việt Nam phong phú và đa dạng với các tác phẩm kinh điển của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhất đất nước
Thông tin liên hệ
Website: https://www.sachbaokhang.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/sachcubaokhang
Hotline: 0969.427.661
Địa chỉ:
Cơ sở 1: Lê Văn Sỹ, Quận 3, Tp.HCM (0969 427 661)
Cơ sở 2: Nguyễn Thiện Thuật, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM (0969 427 661)
Cơ sở 3: Đào Duy Anh, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM (0969.427.661)
Cơ sở 4: Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Tp.HCM (0969.427.661)
Cơ sở 5: Đặng Thị Nhu, Quận 1. Tp.HCM (0969 427 661)
Cơ sở 6: Tầng trệt nhà công vụ Đại học Quốc gia HCM, đường Nguyễn Du, Đông Hoà, Dĩ An, Bình Dương (0969.427.661)
2 notes
·
View notes
Text
Khóc Người Vợ Hiền - Tú Mỡ
KHÓC NGƯỜI VỢ HIỀN.
Bà Tú ơi, bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mai. Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vẫn còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng, vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp bà đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thuở đôi ta kết tóc, Thấm thoắt gần năm chục năm qua. Thủy chung chồng thuận vợ hòa. Gia đình hạnh phúc, thật là ấm êm.
Tôi được bà vợ hiền thuần thục. Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo Đạo vợ chồng lấy chữ yêu làm nền. Bàn tay trắng dựng nên cơ nghiệp, Cũng nhờ bà khéo biết thu va. Dù không phú quý vinh hoa, Cuộc đời đầy đủ cửa nhà xênh xang.
Bà đức tính đảm đang trung hậu, Gái Việt Nam nếp cũ cổ truyền. Có công nên được bù đền, Nhà ta cảnh tiểu thần tiên trên đời: Con khôn lớn năm trai ba gái, Nội ngoại vừa hăm bảy cháu ngoan. Đang vui như hội liên hoan, Thì bà vội mất muôn vàn tiếc thương! Hồi kháng chiến, trên đường gian khổ, Bà tản cư cùng lũ con thơ, Đạn bom, đau ốm, trải qua, Chín năm chịu đựng vậy mà an khang.
Mà nay chỉ cảm văng, ốm vặt, Tưởng như khi váng mặt nhức đầu, Lần này nào có ngờ đâu, Ốm đùa, chết thật, mới đau đớn lòng! Các bác sỹ ra công cứu bệnh, Cứu làm sao được mệnh than ôi! Bà nay sáu tám tuổi đời, Kể thì cũng thượng thọ rồi, còn chi. Bà chỉ ước rằng khi đến c��i, Hai vợ chồng sẽ đợi chờ nhau, Quy tiên cùng một chuyến tầu, Chứ về kẻ trước, ngựời sau sao đành! Khốn con tạo đành hanh tàn tệ, Vì ai đâu mà nể ta đây Phũ phàng guồng máy cứ quay, Hơn ngày chẳng ở, kém ngày không đi.
Ai là chẳng chung qui về đất Cưỡng làm sao quy luật thiên nhiên! Sinh thời, bà rất dịu hiền Thác đi thanh thản êm đềm như ru. Thiu thiu nhẹ tựa hồ thiếp giấc, Đúng như lời ao ước bấy nay. Bà lên xe hạc chơi mây, Để tôi thổn thức đêm ngày nhớ thương.
Nhớ tài đức đảm đương nội tướng, Nhớ công lao cấp dưỡng chí tình. Cơm dẻo canh ngọt đã đành Miếng ngon, món lạ, bà dành phần cho. Nhớ tôi ốm, bà lo nâng đỡ Khác nào cô y tá tận tâm. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng: "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ. Vì cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông."
Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho thỏa vong hồn. Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước, Pha ấm trà chén nước mời nhau.
Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi. Khổ nghe cái Tuyết Mai cháu bé Nói với ông thỏ thẻ tiếng lòng: "Ông ơi, cháu ngủ với ông, Ngày mai ông bế đi vòng vườn hoa" Nay bà chết là bà đi mất, Thôi, cháu không còn hát câu ca: "Bà ơi, cháu ngủ với bà, Mai bà đi chợ mùa quà cháu ăn."
Khổ những lúc ra sân, mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, lá trầu vàng ai xơi? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Bà thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi. Ngẫm cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi để tủi để sầu cho tôi.
Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mươi năm thắm thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau, Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui. Bà đi rồi nhưng tôi phải ở Công việc đời còn dở tí thôi. Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà…
Nhà thơ Tú Mỡ
6 notes
·
View notes
Text
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 chi tiết bao gồm những bài văn mẫu hay với nội dung kể về những đổi mới ở quê em Đọc tài liệu gửi đến các em tổng hợp những bài văn thuộc bài viết số 3 lớp 6 đề 5 với tiêu đề kể về những đổi mới ở quê em bao gồm những bài văn hay nhất để các em tham khảo. --------- Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 kể về những đổi mới ở quê em Bài văn mẫu 1 Văn mẫu kể về những đổi mới ở quê em hay nhất Quê hương -hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ. Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn. Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn. Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhựa tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tìm kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thần của con người cũng phong phú đa dạng hơn. Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát "quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây.." Gợi ý thêm cho bạn: Kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em Bài văn mẫu 2 Văn mẫu viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 đề 5 ngắn gọn Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào. Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em. Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?
Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa. Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến. Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm. Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em th��m hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp. Bài văn mẫu 3 Bài viết số 3 lớp 6 đề 5: Kể về quê hương em đổi mới Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá! Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông. Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô. ------- Các em vừa tham khảo qua top 3 bài văn mẫu hay nhất trong phần viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 với nội dung kể về những đổi mới ở quê em mà Đọc tài liệu đã biên tập. Qua bài viết này hy vọng đã giúp các em có thêm nhiều nội dung tham khảo để bổ sung vào bài viết của mình được phong phú hơn. Chúc các em học tốt môn văn mẫu 6
0 notes
Text
Bảo Khang - Dịch Vụ Vệ Sinh Công Nghiệp Đảm Bảo Chất Lượng Tại Phú Yên
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Phú Yên tại Bảo Khang mang lại giải pháp hiệu quả cho việc duy trì môi trường sạch sẽ, bảo đảm sức khỏe cho công ty và gia đình bạn. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và được trang bị công nghệ hiện đại, Bảo Khang cam kết mang đến những dịch vụ vệ sinh toàn diện, nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Các dịch vụ của Bảo Khang bao gồm vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh công trình sau thi công, lau chùi kính, làm sạch thảm, ghế sofa và các dịch vụ bảo trì định kỳ khác. Đặc biệt, Bảo Khang sử dụng các chất tẩy rửa thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe, đảm bảo rằng công việc vệ sinh không gây hại cho người sử dụng và bảo vệ không gian sống và làm việc của bạn.
Hãy để Bảo Khang giúp bạn có một không gian sạch đẹp và thoáng mát, giảm thiểu các tác nhân gây dị ứng và ô nhiễm trong môi trường làm việc. Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Phú Yên tại Bảo Khang chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!
Vệ Sinh Công Nghiệp Bảo Khang Phú Yên Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam 0967887 279
0 notes
Text
Phòng trọ Hland House, Hà Đông, DT 25m2, giá 3,5 triệu/tháng
Hệ thống cho thuê căn hộ cao cấp tại khu vực Hà Đông và Thanh Trì, Hà Nội với nhiều lựa chọn diện tích và loại hình phù hợp cho mọi nhu cầu. Diện tích căn hộ tiêu chuẩn là 25m2, thích hợp cho người độc thân, cặp đôi hoặc gia đình nhỏ, giúp tối ưu hóa không gian sống mà vẫn đảm bảo tiện nghi.
Chúng tôi cung cấp đa dạng loại hình phòng và căn hộ, từ thiết kế căn hộ 1 phòng ngủ 1 phòng khách, căn hộ studio hiện đại, đến căn hộ có gác xép rộng rãi… Tất cả các căn hộ đều được trang bị nội thất đầy đủ và tiện nghi, tạo nên không gian sống thoải mái và tiện lợi.
Giá thuê hợp lý và ưu đãi hấp dẫn, chỉ từ 3 triệu đến 4 triệu đồng, phù hợp cho nhiều đối tượng thuê. Với mức giá này, quý khách đã có thể sở hữu không gian sống lý tưởng với các trang thiết bị hiện đại và đầy đủ tiện nghi như: điều hòa, bình nóng lạnh, tủ lạnh riêng, máy giặt, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ăn, đệm, tủ giày, và khóa cửa vân tay an toàn. Hệ thống nội thất được thiết kế và bố trí khoa học, mang đến không gian ấm cúng và tiện ích tối đa cho cuộc sống hàng ngày.
Hland House cam kết hình ảnh căn hộ hoàn toàn đúng với thực tế, đảm bảo chất lượng cao cùng dịch vụ quản lý và vận hành chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tâm, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng từ lúc tìm kiếm, ký hợp đồng cho đến khi sử dụng dịch vụ. Hệ thống căn hộ hiện đang có mặt tại nhiều vị trí đắc địa và thuận tiện di chuyển trong Hà Nội:
Yên Xá, Triều Khúc
Linh Đàm - Đường Kim Giang
Cầu Tó - Đường Phan Trọng Tuệ
Phố Xala, Mậu Lương, Mipec
Văn Quán - Đường Trần Phú - Đường Nguyễn Khuyến
M�� Lao - Đường Thanh Bình - Đường Vũ Trọng Khánh - Nguyễn Văn Lộc
Bà Triệu - Đường Bà Triệu - Đường Phùng Hưng
Yên Nghĩa - ĐH Phenika - ĐH Đại Nam - Bala
Dương Nội - The Pride - Aeon
Cầu Giấy - Đường Nguyễn Khang
Đống Đa - Đường Yên Lãng
Với các vị trí trải rộng trên nhiều quận huyện, Hland House đem đến sự thuận tiện trong di chuyển cũng như đáp ứng nhu cầu sống đa dạng cho người thuê. Các khu vực này không chỉ gần trung tâm mà còn được bao quanh bởi các tiện ích thiết yếu như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và chợ dân sinh, đảm bảo một cuộc sống tiện lợi và trọn vẹn cho cư dân.
Liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn để nhận tư vấn chi tiết và đặt lịch xem phòng. Quý khách cũng có thể nhắn tin qua Zalo để nhận thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tham khảo số điện thoại liên hệ chủ nhà tại: https://phongtro123.com/cho-thue-can-ho-phong-tro-ha-dong-thanh-tri-pr650458.html.
#phongtro123com#phòng trọ giá rẻ#phòng trọ sinh viên#phòng trọ căn hộ#cho thuê phòng trọ#phòng trọ nguyễn khuyến#phòng trọ văn quán#phòng trọ hà đồng#phòng trọ hà nội#phòng trọ an ninh
0 notes
Text
Mộ đá hai mái
Nền tảng đạo hiếu “uống nước nhớ nguồn” luôn được cha ông ta truyền lại cho con cháu với ý nghĩa về sự biết ơn. Đối với người thân đã khuất, con cháu trong nhà thể hiện lòng kính trọng bằng cách dựng mộ, thắp hương, làm giỗ,… Việc chuẩn bị một nơi khang trang không chỉ giúp người mất yên nghỉ vĩnh hằng ở thế giới bên kia mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến người còn sống.
Website: https://dathienson.vn/mo-da-hai-mai
Bài viết hôm nay, Đá Thiên Sơn xin giới thiệu đến quý cô, bác, anh, chị các mẫu mộ đá hai mái đẹp, giá tốt và địa chỉ uy tín bán mộ hai đao chất lượng mà bạn có thể đặt xây cho khu lăng mộ gia tiên để thể hiện sự hiếu thảo đối với những người thân yêu.
Thông tin về mộ đá hai mái
Mộ đá hai mái hay còn có một số tên gọi khác như: mộ đá hai đao, mộ hai mái vòm, mộ 2 mái,… là kiểu mộ đá có cấu tạo phần mái gồm 2 mái xếp chồng lên nhau. Vừa giúp tạo thêm điểm nhấn thẩm mỹ, vừa giúp che chắn cho phần bài vị và phần bát hương khỏi các tác nhân của thời tiết.
Mộ hai mái với chi phí thi công hợp lý và độ bền cao nên được nhiều người lựa chọn để xây dựng trong khu lăng mộ gia tiên của nhà mình.
Cấu tạo và đặc điểm của mộ đá hai mái
Tương tự như mẫu mộ đá một mái, mộ hai mái bằng đá gồm có 3 phần chính: Phần đế mộ, phần thân mộ (phần bưng), phần mái (phần đao).
Phần đế mộ
Đế mộ là phần có diện tích rộng nhất trong tổng thể ngôi mộ. Đế mộ hai đao có công dụng nâng đỡ phần bưng và mái. Chính vì vậy, đây là bộ phận được những người thợ và nghệ nhân làm chắc chắn nhất.
Đế thường được xây theo dạng hình chữ nhật, hoa văn điêu khắc đơn giản, hoặc để trống không có hoạ tiết. Tuy là phần được trang trí đơn giản nhất nhưng lại nắm giữ vai trò quan trọng nhất.
Phần thân mộ
Thân mộ 2 mái hay còn có tên gọi khác là phần bưng, các bưng là nơi mà người nghệ nhân có thể thỏa sức sáng tạo và dành nhiều thời gian điêu khắc tỉ mỉ, trau chuốt nhất.
Thân được trang trí các hình tranh Tứ Quý, Tứ Linh, tranh phong thuỷ, hoạ tiết hoa, lá, cành phù hợp với thuần phong, văn hoá hoặc yêu cầu của từng vùng, miền. Ngoài ra, đây còn là nơi chứa phần bài vị và bát hương vô cùng linh thiêng. Vì vậy, rất cần được làm kỳ công, tinh xảo.
Phần mái
Phần mái – hay phần đao là điểm nhấn chính của mộ có hai mái vòm. Với đặc điểm hai đao xếp chồng lên nhau, làm tăng thêm sự chắc chắn cho ngôi mộ, đồng thời tạo sự bề thế, uy quyền mà hiếm mẫu mộ nào có được.
Mái có thể được thêm một số chi tiết đầu rồng dũng mãnh, hoa sen thanh thoát, hay đám mây nhẹ nhàng,… để tăng thêm tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, hình mái ống và đao ngòi là hai loại được sử dụng phổ biến nhất trong tạo hình phần đao.
Giá mộ đá hai mái là bao nhiêu tiền?
Giá mộ đá hai đao phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau như: Kích thước, hoa văn hoạ tiết điêu khắc, chất liệu, số lượng, khoảng cách vận chuyển, thời điểm xây mộ,… Chính vì vậy, để định giá chính xác một ngôi mộ thì thật là khó.
Quý khách hàng muốn báo giá trực tiếp một cách nhanh và chính xác nhất, có thể liên hệ ngay với Thiên Sơn qua số điện thoại 0912 465 656 sẽ có nhân viên phản hồi lại nhanh nhất!
Các loại đá thường dùng để điêu khắc mộ đá hai mái
Như đã đề cập ở trên, mộ đá hai mái có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: Đá hoa cương, đá xanh, đá vàng, đá trắng, đá cẩm thạch, đá thạch anh, đá xanh đen, đá xanh rêu,… Mỗi loại đá lại mang một vẻ đặc sắc, độc đáo riêng.
Đá Thiên Sơn nhận thi công mộ 2 đao theo chất liệu mà quý khách hàng yêu cầu. Khách hàng chỉ cần đưa bản mẫu và mong muốn, chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng ý của quý khách đề ra. Cam kết đảm bảo tiến độ, lộ trình theo hợp đồng đã ký kết.
Ý nghĩa của mộ đá hai mái
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào sinh ra đều có một ý nghĩa riêng. Mộ hai đao cũng vậy, dưới đây là ý nghĩa trong phong thuỷ bạn nên biết:
Ý nghĩa của số hai trong phong thuỷ
Mỗi một con số trong phong thuỷ lại có một ý nghĩa khác nhau. Theo Hán Việt, số 2 đọc là “Nhị” có nghĩa là mãi mãi, bền lâu. Theo nghĩa đen, số 2 biểu trưng cho hai sự vật tương đồng, song song, đồng nhất, một con số của hạnh phúc.
Thêm nữa, số 2 còn tượng trưng cho sự cân bằng âm – dương kết hợp, tạo thành dòng thái lưu. Ngoài thực tế, con số này còn đồng nghĩa với sự suôn sẻ, công danh, thăng tiến trong sự nghiệp.
Ý nghĩa của mộ đá hai mái
Mộ hai mái bằng đá có ý nghĩa to lớn trong văn hoá tâm linh người Việt Nam. Xây dựng một ngôi mộ đẹp không chỉ thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ, tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với thế hệ cha ông. Mộ 2 mái giúp người đã khuất được yên nghỉ, mở ra một cuộc sống mới hạnh phúc trên thiên đàng.
Một khi người mất có một mái nhà vững chắc, nơi an nghỉ khang trang thì người thân, con cháu trong nhà cũng được phù hộ độ trì, công việc hanh thông, thuận lợi và đầm ấm hơn.
Địa chỉ mua mộ đá hai mái uy tín, chất lượng, giá tốt
Xây mộ là một việc trọng đại, không kém gì xây nhà. Chính vì vậy, quý cô, bác, anh, chị nên tìm hiểu cơ sở uy tín, có kinh nghiệm và là chuyên gia trong lĩnh vực này để tránh những điều không mong muốn xảy ra.
Đá Thiên Sơn tự hào là một trong những địa chỉ uy tín, chất lượng chuyên thiết kế, thi công các sản phẩm về đá nói chung và mộ đá hai đao nói riêng theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi đảm bảo bàn giao đúng quy trình, thời gian đã cam kết và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, sở hữu xưởng quy mô lớn nhất Ninh Vân, Ninh Bình cùng công nghệ độc quyền trong ngành điêu khắc đá, chắc chắn sẽ đem đến sản phẩm cao cấp với mức giá vô cùng hợp lý. Tất cả các sản phẩm tại đây đều được làm từ đá thật 100%.
Với đội ngũ chuyên gia tư vấn phong thuỷ lâu năm, thực chiến qua nhiều công trình lớn nhỏ, Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm khi trao trọn niềm tin với Đá Thiên Sơn. Chúng tôi không chỉ hoạt động tại khu vực Ninh Bình mà còn trên nhiều tỉnh, thành phố lớn khác như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Ninh, Nam Định,…
Nếu quý cô, bác, anh, chị đang có nhu cầu làm mộ đá hai mái, có thể liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây nhé!
Công ty TNHH MTV Đá Mỹ Nghệ Thiên Sơn
Hotline: 0912 46 56 56 (Mr. Dương) Email: [email protected] WEbsite: https://dathienson.vn/ Add: Thôn Xuân Phúc, Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình
Chúc Quý vị luôn bình an, hạnh phúc và vạn sự như ý!
0 notes
Text
Top 7 Hộp Quà Tết Sang Trọng để Biếu Đối Tác và Khách Hàng
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum vầy mà còn là cơ hội gửi lời tri ân đến đối tác và khách hàng. Một hộp quà Tết sang trọng không chỉ thể hiện sự trân trọng mà còn xây dựng mối quan hệ bền chặt. Dưới đây là 7 hộp quà Tết đặc sắc từ Maison Luxury giúp bạn ghi dấu ấn khó phai trong lòng người nhận.
Nội dung chính bài viết[Ẩn]
1. Hộp Quà Tết Luxury – Đẳng Cấp và Sang Trọng
2. Hộp Quà Trống Đồng – Biểu Tượng Văn Hóa Việt
3. Cách Đặt Lịch Giao Quà Hiệu Quả
4. Kết Hợp Quà Tết Với Thông Điệp Ý Nghĩa
5. Hộp Quà Thịnh Vượng – Sự Thăng Hoa Trong Kinh Doanh
6. Hộp Quà An Khang – Sức Khỏe và Bình An
7. Hộp Quà Thuận Phong – Tượng Trưng Cho Thành Công Suôn Sẻ
1. Hộp Quà Tết Luxury – Đẳng Cấp và Sang Trọng
Hộp quà này được thiết kế với phong cách tinh tế, bao gồm các món quà cao cấp như rượu vang và đặc sản truyền thống. Đây là lựa chọn lý tưởng để biếu các đối tác quan trọng. 🔗 Xem thêm: Quà Tết Luxury tại Maison Luxury
2. Hộp Quà Trống Đồng – Biểu Tượng Văn Hóa Việt
Lấy cảm hứng từ họa tiết Trống Đồng, hộp quà này vừa mang tính thẩm mỹ vừa tôn vinh văn hóa truyền thống. Đó là món quà tuyệt vời để thể hiện sự trang trọng trong dịp Tết.
🔗 Xem thêm: Quà Tết Trống Đồng tại Maison Luxury
3. Hộp Quà Hạnh Phúc – Tôn Vinh Niềm Vui và May Mắn
Hộp quà Hạnh Phúc mang thông điệp về niềm vui và hạnh phúc trong năm mới, rất phù hợp để biếu tặng đối tác thân thiết hoặc nhân viên chủ chốt.
🔗 Xem thêm: Quà Tết Hạnh Phúc tại Maison Luxury
4. Hộp Quà Phú Quý – Lời Chúc Thịnh Vượng
Với những sản phẩm cao cấp bên trong, hộp quà Phú Quý thể hiện lời chúc cho một năm phát tài và thịnh vượng, giúp gây ấn tượng mạnh với đối tác doanh nghiệp.
🔗 Xem thêm: Quà Tết Phú Quý tại Maison Luxury
5. Hộp Quà Thịnh Vượng – Sự Thăng Hoa Trong Kinh Doanh
Hộp Thịnh Vượng là biểu tượng của sự thành công và phát triển, rất thích hợp để gửi gắm lời chúc tốt lành đến đối tác.
🔗 Xem thêm: Quà Tết Thịnh Vượng tại Maison Luxury
6. Hộp Quà An Khang – Sức Khỏe và Bình An
Với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, hộp quà An Khang là thông điệp gửi gắm lời chúc bình an và sức khỏe dồi dào trong năm mới.
🔗 Xem thêm: Quà Tết An Khang tại Maison Luxury
7. Hộp Quà Thuận Phong – Tượng Trưng Cho Thành Công Suôn Sẻ
Biểu tượng của sự thuận lợi trong công việc, hộp quà Thuận Phong mang lại cảm giác dễ chịu và thân thiện cho người nhận.
🔗 Xem thêm: Quà Tết Thuận Phong tại Maison Luxury
Kết bài
Việc lựa chọn quà Tết không chỉ là trao tặng vật phẩm mà còn là gửi gắm tâm tư và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Hãy khám phá thêm các sản phẩm quà tặng tại Maison Luxury để tìm được món quà phù hợp nhất cho đối tác và khách hàng của bạn.
0 notes
Text
NHÀ PHỐ THE CLASSIA KHANG ĐIỀN
BÁN NHÀ PHỐ THE CLASSIA
🌟🌟 Phan Điền được chính chủ gửi bán căn nhà phố The Classia Khang Điền đường Võ Chí Công, Phường Phú Hữu, Tp Thủ Đức, Tp HCM.
🌳 phố The Classia Khang Điền bán diện tích 5x18m.
🍄 Xây dựng 1 trệt 3 lầu (4 tầng). Tổng diện tích sử dụng 256m2.
🌳 Thiết kế 04 phòng ngủ, 01 phòng thờ và 01 phòng sinh hoạt chung, 01 phòng làm việc.
🍄 Nhà hoàn thiện bên ngoài thô bên trong.
🌳 Giá bán 17 tỷ. Ngân hàng hỗ trợ vay 70% giá trị.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
📌 CÔNG TY TNHH BẤT ĐỘNG SẢN TKD LAND
📍 Địa chỉ: 194 Đường 51, Khu phố 2, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
🌎 Website: https://phandien.vn/
☎☎ Phone: 0982667473
📥 Email:[email protected]
#phandienrealtor #verosapark #khangdien #nhaphoverosapark #nhaphoverosakhangdien #duanverosapark #duanverosakhangdien #bietthuverosapark #duanverosakhangdien #verosaparkkhangdien #verosakhangdien
#khangdien#phandienrealtor#theclassia#nhaphotheclassia#nhaphotheclassiakhangdien#theclassiakhangdien#duantheclassiakhangdien
0 notes
Text
Tổng hợp câu đối hay chúc tết 2025
Tổng hợp CÂU ĐỐI CHÚC TẾT 2025 Mọi thông tin chi tiết, xin quý khách vui lòng liên hệ SĐT: 034 8604281 (Tân) Zalo: https://zalo.me/0348604281 Website: https://thuphapongdo.com/
Câu đối chúc Tết hay-Tổng hợp câu đối hay ngày Tết Tổng hợp câu đối chúc Tết hay và ý nghĩa ngày Tết Câu đối Tết rất đa dạng và phong phú, với nhiều nội dung mang ý nghĩa tốt đẹp, lời chúc may mắn trong năm mới. Chính vì thế câu đối Tết làm quà tặng thì nội dung phải phù hợp với người được nhận. Đối với người lớn tuổi thì tặng câu đối chữ Phúc, An Khang, Thọ… Với người trẻ thì tặng chữ Lộc,…
0 notes
Text
TÌM HIỂU VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TÂY NGUYÊN
💁♂️Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên tọa lạc tại số 111 Trần Phú, P. Diên Hồng, TP. Pleiku, Gia Lai, được xây dựng với quy mô lớn, rộng rãi khang trang và thoáng mát, đầy đủ phòng chức năng cũng như máy móc phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh của đông đảo bệnh nhân.
0 notes
Text
Tuyển tập những bài văn thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết cùng dàn ý chi tiết giúp các em hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất! Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta và đã có từ rất lâu về trước, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới bình an, hạnh phúc và đủ đầy. Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Mâm ngũ quả ngày Tết ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ được bày biện khác nhau như: - Mâm ngũ quả miền Bắc: Khi bày một mâm ngũ quả ngày tết đúng chuẩn của người miền Bắc thì không thể thiếu được những loại quả như chuối, bưởi, cam, quất, đào, táo, xoài, dưa hấu, thăng long, lựu…. - Mâm ngũ quả miền Nam: Khác với người miền Bắc những loại quả của người miền Nam lại bao gồm mãng cầu, dừa, đu đủ , xoài, sung. - Mâm ngũ quả miền Trung: Là sự giao thoa, dung hợp hai miền Nam - Bắc. Các loại quả thì được bày một cách hết sức phong phú và thoải mái như chuối, bưởi, xoài, dưa hấu, cam, táo, nho, sung, dứa, mãng cầu … Những sai lầm không nên có khi chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết - Không hiểu hết ý nghĩa loại quả, tránh những quả đại kỵ hoặc mang ý nghĩa không may mắn cho năm mới. - Rửa cho sạch quả: mọi người suy nghĩ về việc các loại quả được bày biện trên mâm ngũ cần phải rửa sạch nhưng điều này lại làm cho hoa quả đọng nước, dẫn tới chín nhanh và dễ bị hỏng trong khi Tết chưa qua. Vì vậy việc cần làm chỉ là lau sạch từng loại quả là được. - Chọn sớm các quả chính, quả chín đều bắt mắt: Thông thường, mâm ngũ quả ngày tết cần có trước đêm 30 Tết, và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều, và thường chọn những quả chín đẹp, đều, cuống lá tươi nên khi rơi vào ngày chính tết thì hoa quả không để được lâu mà còn khiến các quả xung quanh sớm hỏng. Vì vậy nên chọn những quả già và chưa chín ngay để bày biện cho mâm ngũ quả của bạn có thể giữ được lâu nhất. Ý nghĩa của một số loại quả thường được bày: - Chuối, phật thủ: mang ý nghĩa bàn tay che chở. - Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành ⇒ hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn. - Hồng, quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ ⇒ tượng trưng cho sự thành đạt. - Lê (hay mật phụ): ngọt ⇒ việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ. - Lựu: nhiều hạt ⇒ tượng trưng cho con đàn cháu đống. - Hoa đào ⇒ thể hiện sự thăng tiến. - Hoa mai ⇒ con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn. - Táo (loại trái to màu đỏ tươi): có nghĩa phú quý. - Thanh long ⇒ ý rồng mây gặp hội. - Quả trứng gà có hình trái đào tiên ⇒ lộc trời. - Dừa: có âm tương tự như là "vừa" ⇒ có nghĩa là không thiếu. - Sung ⇒ gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc. - Đu đủ ⇒ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng. - Xoài ⇒ có âm na ná như là "xài", để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết 1. Mở bài - Giới thiệu ngày Tết cổ truyền - nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. - Vai trò, ý nghĩa của mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết. 2. Thân bài a) Nguồn gốc và ý nghĩa của mâm ngũ quả - Nguồn gốc: xuất phát từ quan niệm ngũ hành và triết lý âm dương. - Ý nghĩa: thể hiện mong ước về sự sung túc, đủ đầy, sum vầy và hạnh phúc trong năm mới. + Mâm ngũ quả là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. + Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên. + Mâm ngũ quả mang niềm hy vọng về một năm mới an khang, thịnh vượng. b) Cách bày trí mâm ngũ quả - Số lượng quả: thường là 5 loại, tượng trưng cho ngũ hành hay ngũ phúc lâm môn: + Phú: Giàu có, nhiều của cải + Quý: Phẩm chất sang trọng + Thọ: Sống lâu trăm tuổi + Khang: Có nhiều sức khỏe + Ninh: Cuộc sống bình an. - Màu sắc: đa dạng, rực rỡ, thể hiện sự sinh sôi nảy nở. Trong Phật giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn”. - Cách sắp xếp: theo hình chóp hoặc hình tháp, thể hiện sự sung túc, vươn lên. c) Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả Trong mâm ngủ quả ngày Tết, mỗi loại quả sẽ mang một ý nghĩa riêng, thể hiện những mong ước tốt đẹp cho năm mới.
- Năm loại quả trên mâm ngũ quả đều là sản phẩm trồng trọt, chăm sóc của người nông dân, là trái thơm, quả ngọt mà thiên nhiên đất trời ban tặng với ý nghĩa dâng lên cho ông bà tổ tiên những thức quả quý giá. - "Ngũ" có nghĩa là năm, quả là cây trái, "quả" cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người lao động. - Năm loại quả tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật theo thuyết ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. - Năm loại ngũ quả tương ứng với ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. - Ở miền Bắc thường chọn bưởi, cam, chuối, hồng, đào… với ước mơ êm ấm, đủ đầy. - Ở miền Nam mâm ngũ quả gồm: Dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị "cầu vừa đủ sung túc". Ví dụ: Bưởi: tượng trưng cho sự sung túc, may mắn. Chuối: tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên. Hồng: tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe. Đào: tượng trưng cho sự phát tài, thịnh vượng. Quất: tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Phật thủ: Bàn tay Phật che chở cho cả gia đình. Quả lê hoặc dưa lê: Tượng trưng cho sự thành đạt, thăng tiến. Cam, quýt: Tượng trưng cho sự thành đạt. Cầu: tượng trưng cho sự cầu mong sung túc. Dừa: tượng trưng cho sự sung túc, may mắn. Đu đủ: tượng trưng cho sự đủ đầy, sung túc. Sung: tượng trưng cho sự sung túc, sung mãn về sức khỏe và tiền bạc. Mãng cầu: tượng trưng cho sự cầu mong an khang, thịnh vượng. Lựu: Nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống. Táo: Phú quý, giàu sang. Thanh long: Rồng mây hội tụ, thể hiện sự phát tài phát lộc. Xoài: Cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn. d) Một số lưu ý khi bày trí mâm ngũ quả - Chọn quả tươi ngon, không dập nát. - Bày trí đẹp mắt, hài hòa. - Mâm ngũ quả cần lựa chọn cẩn thận và tinh tế từng loại trái cây để tương thích với nhau. Tránh những loại hoa quả cấm kỵ hoặc mang ý nghĩa không tốt. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị và ý nghĩa của mâm ngũ quả trong đời sống văn hóa của người Việt Nam: Mâm ngũ quả ngày Tết là nét đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta. - Lời kêu gọi giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống này. Xem thêm: Thuyết minh về Tết Nguyên đán cổ truyền 7+ bài văn mẫu hay thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết bài số 1 Vào mỗi độ Tết đến xuân về, người dân nước ta thường chuẩn bị câu đối đỏ, bánh chưng xanh, hoa mai,… Nhưng để thể hiện được cả tấm lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp tới thì ta chắc chắn không thể phủ nhận tầm quan trọng của mâm ngũ quả. Theo một tài liệu cho biết trong chiêm thư, đối với cư dân vùng nông nghiệp, người ta chọn cách nhìn “ngũ quả” (tức là năm loại quả khác nhau) để dự đoán được, mất của vụ mùa lương thực. Lâu dần nó trở thành một tập quán, “ngũ quả” biểu trưng cho sự cầu nguyện mùa màng bội thu, nên cuối cùng được chọn để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp Tết. Phong tục này sau dần lan ra cả nước và trở thành một truyền thống khắc sâu trong tâm trí người Việt Nam chúng ta. Vậy chắc các bạn cũng có thắc mắc rằng tại sao lại là “ngũ quả” - năm loại trái chứ không phải là sáu loại hoa hay thực phẩm nào khác? Câu trả lời là ở chữ “quả”, ở đây “quả” mang ý nghĩa sung túc nhờ vào cấu tạo của nó bên trong là hạt tượng trưng cho sao, phần thịt quả bên ngoài bao bọc lấy tượng trưng cho vũ trụ, thể hiện ý nghĩa sinh sôi, sự bất tận và sự tái sinh của sự sống. Những sản vật này là kết tinh của công sức, mồ hôi, nước mắt, là thành quả sau một năm lao động miệt mài. Người nông dân đã lựa dịp tốt lành để kính dâng lên ông bà tổ tiên. Tiếp đến là “ngũ” (tức số năm) là một số lẻ tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, sự nảy nở, biểu trưng cho sự sống. Ngày nay, để thể hiện tấm lòng hiếu thảo hơn, cộng với thẩm mĩ mà người ta không còn quan trọng việc phải chọn đúng số quả là năm nữa, tuy nhiên người dân miền Bắc vẫn chọn số quả lẻ để bày lên mâm ngũ quả. Trái lại, người miền Trung và miền Nam thì không quan trọng về việc số quả chẵn hay lẻ nhưng việc bày mâm ngũ quả vẫn giữ một số quy tắc truyền thống dân gian như: mâm ngũ quả
chỉ bày quả không bày thực phẩm khác, chỉ tính loại không tính số lượng quả (ví dụ chỉ cần một nải chuối không cần quan tâm là có mấy quả). Và dù cho số lượng có nhiều hơn năm quả đi nữa thì vẫn gọi là “mâm ngũ quả”. Như chúng ta đều biết, đất nước hình chữ S của chúng ta chia làm nhiều vùng miền khác nhau, kéo theo đó là điều kiện tự nhiên cũng có khác biệt dẫn đến có nhiều cách bày mâm ngũ quả với các ý nghĩa khác nhau. Ở miền Bắc, chọn theo năm loại quả với màu sắc khác nhau theo quan niệm xưa là giống ngũ hành, ứng với số mệnh của con người: mệnh Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh), Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ), Thổ (màu vàng). Tuân theo màu sắc năm quả đó ý muốn nói là quả ở năm phương đất nước được mang về dâng lên gia tiên. Ngoài ra, mâm ngũ quả của người miền Bắc còn thể hiện ước vọng của người dân đó là được “ngũ phúc lâm môn”: Phúc - Sang -Thọ - Khang - Ninh nghĩa là cầu mong sự giàu có, sang trọng, sống lâu, sức khỏe, yên bình. Thật ý nghĩa phải không nào? Còn miền Trung của nước tôi là vùng đất khô cằn ít hoa trái lại thêm dịp Tết là mùa đông nên trái, quả lại càng khan hiếm hơn. Người dân quê không câu nệ hình thức, rất giản dị, chủ yếu là có gì cúng nấy. Vì miền Trung (tức ở giữa) nên chịu sự giao thoa của hai nền văn hóa Bắc và Nam vì vậy quan niệm về mâm ngũ quả của người ở đó cũng rất đa dạng, phong phú. Cuối cùng là miền Nam, mâm ngũ quả của họ bao gồm mãng cầu xiêm, dừa hay dưa, đu đủ, xoài, sung. Đôi khi còn có cả trái dứa hay còn gọi là thơm để thể hiện sự vững vàng, và không thể thiếu là đôi dưa hấu để riêng trên bàn thờ vì dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng biểu tượng cho lòng trung nghĩa của người miền Nam. Đặc biệt hơn cả là họ có cả cách gọi cho mâm ngũ quả theo kiểu gần âm: mãng cầu là cầu, đu đủ gần âm với chữ đủ, dừa hay dưa gần âm với vừa, xoài gần âm với “xài” (tiếng miền Nam có nghĩa là dùng) sung là “sung túc” đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hay “cầu sung vừa đủ xài”. Thêm nữa người miền Nam khác gần như hoàn toàn với người miền Bắc về việc trưng bày mâm ngũ quả. Họ không bao giờ chọn những thứ quả có tên mang ý nghĩa xấu đặt lên mâm ngũ quả của gia đình mình. Như là chuối (có chữ đọc thành “chúi nhủi”, mang ý nghĩa thất bại), quả lê (có ý nghĩa là lê lết), táo (người miền Nam đọc là bom), lựu (lựu đạn), quýt, cam (vì có câu quýt làm cam chịu) hay ngay cả sầu riêng – thứ quả mà bình thường người miền Nam rất thích ăn cũng không được lựa chọn bày lên mâm ngũ quả bởi vì có ý buồn rầu, là không mang lại may mắn cho năm mới. Thông thường, một số gia đình Việt Nam vẫn có nhiều băn khoăn khi lựa chọn mâm ngũ quả vào dịp Tết Nguyên Đán mặc dù là một tập tục rất quen thuộc, đó là có nhất tiết phải chọn các loại quả có màu sắc giống trong màu Ngũ Hành hay không? Trong khi vẫn muốn bày thêm các loại quả khác để thể hiện mong ước riêng của gia chủ. Nếu các bạn cũng muốn trưng bày mâm ngũ quả, tiện đây cũng xin nói rằng: theo quan niệm thì Ngũ Hành không có ý nghĩa trên bàn thờ, không mang ý thực tiễn tâm linh cho nên vẫn có thể lựa chọn các loại quả khác để bày lên mâm ngũ quả theo ý muốn của mình. Về việc chọn lựa quả, cũng cần thật kĩ càng. Khi đi chợ mua quả thì cần chọn những quả chắc không trầy và còn nguyên cành lá để mâm ngũ quả được nhìn xum xuê, đẹp mắt. Muốn chọn dưa hấu ngon cần lấy tay búng vào vỏ quả dưa, nếu âm thanh nghe trầm, kêu bịch bịch có nghĩa là quả ngon. Còn khi chọn quýt nên chọn những quả lõm phía dưới vì thường là những quả ngọt. Về phần bưởi nếu là quả tươi ngon thì cầm sẽ thấy nặng và chắc. Thông thường việc bày mâm ngũ quả được các gia đình tiến hành vào ngày ba mươi Tết, chọn buổi sáng hoặc chiều để dâng lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, việc mua quả đã được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, có thể chúng tôi đã đi mua quả từ ngày hai bảy, hai tám Tết thậm chí là sớm hơn nữa. Nếu khi mua mà không chú ý đến việc mâm ngũ quả sẽ để đến sau ngày ba mươi Tết vài ngày nữa mà chọn mua những quả chín dẹp, nhìn vừa mắt thì khi đến ngày ba mươi Tết bày quả lên mâm chúng sẽ bị chín quá, héo là và mềm vỏ.
Cho nên khi chọn mua cần lữa những quả còn xanh, hoặc gần chín đế trưng được lâu. Đặc biệt là chuối phải xanh để đủ cứng cáp đỡ được sức nặng của các loại quả khác được đặt trong lòng nó (người dân thường đặt những loại quả nhỏ vào lòng nải chuối để ngụ ý được bao bọc, ấm áp). Ngoài ra, các loại quả khác như hồng, xoài, măng cụt,… nên chọn những quả đang chín tới để khỏi bị thối vào ngày ba mươi Tết. Cho dù có nhiều loại quả thì có nhiều gia đình vẫn mua thêm quả phật thủ có hình dáng giống bàn tay Phật mong mang lại điều an lành. Điều cuối cùng là khi mau về chúng tôi sẽ không rửa quả để tránh quả nhanh bị hỏng. Ngoài ý nghĩa tâm linh ra, mâm ngũ quả làm cho không khí ngày Tết cũng như bàn thờ gia tiên thêm phần rực rỡ tươi vui, ấm áp. Mâm ngũ quả thể hiện triết lí, ý nghĩa cao về tâm hồn người Việt chúng ta cũng như thể hiện tính thẩm mỹ. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là các bạn đã tìm hiểu về lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Mặc dù mỗi miền mỗi khác nhưng dù sao mâm ngũ quả cũng là thứ hội tụ đầy đủ hồn quả, hương cây của khắp mọi miền đất nước chúng ta. Cho dù đi xa quê hương các Việt kiều cũng vẫn nhớ nét văn hóa này, vẫn không quên chuẩn bị mâm ngũ quả tươm tất để đón Tết. Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày Tết - một nét đẹp văn hóa lâu đời của đất nước chúng ta. Hi vọng những kiến thức này đã giúp các em hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam ta, qua đó cũng mong nếu yêu thích phong tục này, các em cũng sẽ trưng bày mâm ngũ quả vào ngày Tết của đất nước mình. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết bài số 2 Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cỗ thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ. Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa xuân hoa quả càng rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn. Cứ vào 30 tháng chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính. Theo quan niệm của dân gian thì "quả" (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng: Những sản vật này được kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: Dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định. Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có: Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu. Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là "cầu - sung - vừa - đủ - xài", mỗi loại có một ý nghĩa riêng. Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc hai nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm hai tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. Ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ nhưng ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp.
Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng. Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hòa. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ tiên. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết bài số 3 Ngày Tết Âm lịch bước vào bất kì gia đình người Việt nào ta cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả mà ta thường thấy trên bàn thờ mọi gia đình Việt không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó. Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các dân tộc phương Đông. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một trong những biểu hiện của tư tưởng này. Mâm ngũ quả là mâm trái cây có năm loại quả khác nhau. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm, người dân mỗi vùng, miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lí phương Đông thì mâm ngũ quả phải có năm loại quả với năm màu khác nhau gồm: Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc. Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như mười ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được bày lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự. Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa hạ - hành hỏa) như ớt sừng, cam - quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu - hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông - hành thủy) như mận, hồng xiêm… Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau. Theo các nhà dược liệu và thầy thuốc Đông y thì mâm ngũ quả cũng là một tập hợp của nhiều vị thuốc. Lá bưởi có tác dụng chữa cảm (dùng cùng một số lá khác để nấu nồi thuốc xông chữa cảm sốt), vỏ bưởi dùng chữa đầy chướng bụng, bí tiểu, múi bưởi giúp giải khát, dùng tốt cho người tiểu đường, hoa bưởi có hương thơm đặc biệt, dùng ướp trà và một số thực phẩm… Đu đủ chín có tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho trẻ em và người cao tuổi, người mới khỏi bệnh, đủ xanh chứa chất papain có tác dụng phân giải tế bào, giúp nấu thịt chóng mềm. Rễ đu đủ dùng làm thuốc cầm máu. Hoa đu đủ hấp đường phèn làm thuốc chữa ho cho trẻ em khàn tiếng… Chuối là loại quả giàu dinh dưỡng, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị táo bón.
Chuối hương phối hợp bột lòng đỏ trứng gà dùng chữa trẻ suy dinh dưỡng… Quả hồng dùng chữa khí nghịch – nấc, chữa đau rát họng, khô họng, dân gian dùng chữa cao huyết áp. Hồng xiêm kích thích tiêu hóa, vỏ quả chữa tiêu chảy… Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”. Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”. Bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kì độc đáo của dân Việt ta. Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết bài số 4 Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mâm ngũ quả ngày Tết giữ một vị trí quan trọng, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Người Việt dành nhiều thời gian và tâm sức để bày mâm ngũ quả bởi đó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà còn hàm chứa nhiều hy vọng về một năm mới sung túc, nhiều sức khỏe và may mắn. Theo phong tục truyền thống của người Việt, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, hầu như nhà nào cũng chuẩn bị một mâm ngũ quả để cúng trên bàn thờ tổ tiên hoặc để trưng bày trong phòng khách. Ðêm 30 Tết, sau khi đã hoàn thành việc dọn dẹp, vệ sinh, trang hoàng nhà cửa, cũng là lúc mọi người sửa soạn mâm ngũ quả để kịp cúng giao thừa... Có lẽ vậy, mà gia đình nào cũng cố gắng thể hiện sao cho mâm ngũ quả ngày Tết vừa đẹp mắt, vừa làm cho Tết Nguyên đán thêm sinh động, thiêng liêng, đặc biệt hơn là mang hàm ý những điều ước nguyện của gia đình mình trong năm mới. Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu-lan-bồn (Ullambana Sutra) với hình ảnh “trái cây năm màu”. 5 màu tượng trưng cho “ngũ thiện căn” theo quan niệm nhà Phật, gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Với triết lý sống “Uống nước nhớ nguồn”, người dân Việt Nam luôn muốn hiến dâng những thành quả của mình lên tổ tiên, không chỉ các thứ bánh ngon mà còn cả các loài hoa thơm trái ngọt để bày tỏ tấm lòng thành. Mâm ngũ quả là nơi kết tinh những giá trị tốt đẹp ấy với những sản vật được cúng dâng vào các ngày lễ nói chung và trong dịp Tết nói riêng. Mỗi loại quả được lựa chọn để sắp xếp trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng nhất định. Do điều kiện ở các khu vực sinh sống của người Việt có khác biệt nên có nhiều cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc chú trọng ngũ hành gồm Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ tương ứng với các màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng thì mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh mỗi gia đình, mỗi vùng miền mà có cách bày biện, sắp xếp mâm ngũ quả khác nhau. Nhưng nhìn chung mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây và ý nguyện cầu hòa, an, đủ mà người dân Việt gửi gắm. Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng.
Theo đó, các loại quả không thể thiếu là chuối, bưởi (hoặc quả phật thủ), cam, quất, xoài, hồng, táo, lựu… Cách trình bày truyền thống thường phải theo ngũ hành, trước hết là nải chuối đặt ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ những loại quả khác. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi tròn căng mọng hoặc quả phật thủ có màu vàng đẹp mắt. Những quả nhỏ hơn như cam, quất, hồng… sẽ xếp xen kẽ xung quanh. Sự sắp xếp khá tinh tế và chi tiết giữa màu sắc và kích thước của các loại quả sẽ mang lại sự hài hòa đẹp mắt. Trong khi đó, người miền Nam lại trọng về ý nghĩa các loại quả hơn nên mâm ngũ quả thường bao gồm mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài. Trong đó, mãng cầu là cầu chúc cho mọi điều đều như ý; quả dừa, phát âm tương tự như “vừa,” có nghĩa là không thiếu; quả sung - sung mãn về sức khỏe, tiền bạc; quả đu đủ có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ, thịnh vượng; quả xoài, phát âm na ná như là “xài” - cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Khi đọc phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ xài sung". Người miền Trung lại không quá câu nệ về hình thức hay ý nghĩa của các loại quả, nên mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được miễn tươi ngon và gia chủ thành tâm dâng kính tổ tiên. Có thể kể đến một số loại quả thường thấy như thanh long, dưa hấu, dứa, mãng cầu, cam, quýt, hồng, na... Cho dù cách lựa chọn cũng như trình bày mâm ngũ quả của ba miền có khác nhau nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội tổ tiên và ước mong một năm mới sum họp, an khang, hạnh phúc, đủ đầy. Ngày nay hoa quả ngày càng phong phú, vì thế mâm ngũ quả theo đó cũng có nhiều loại quả hơn. Thế nhưng, tên gọi thì vẫn giữ nguyên - “ngũ quả”. Mâm ngũ quả vẫn luôn tạo cho không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp, rực rỡ. Nó thể hiện sinh động cho ý tưởng, triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết Bài số 5 Mỗi khi ngày tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Âm lịch đến, ta bước vào bất kì một gia đình nào cũng bắt gặp trên bàn thờ gia tiên một mâm ngũ quả được bày biện tinh tế. Nó không chỉ làm cho ngày Tết thêm sinh động mà còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng và thể hiện những điều ước nguyện của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó, cùng tìm hiểu bạn nhé Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố ban đầu gồm: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, hay còn gọi là ngũ hành. Tư tưởng này xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa của các nước phương Đông. Tục lệ bày mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam có lẽ là một trong những phong tục dựa trên thuyết này. Mâm ngũ quả sẽ bao gồm năm loại quả khác nhau tượng trưng cho sự sung túc và đủ đầy. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, phong tục tập quán và quan niệm thì người dân mỗi vùng miền có cách chọn các loại quả đặc trưng mang ý nghĩa riêng. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu “cầu vừa đủ xài sung”), thêm “chân đế” là ba trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”… Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt là được. Nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh là hồng, quýt…bày đan xen vào nhau. Ngày nay do trái cây nhiều, loại nào cũng ngon, bổ và để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà đồng thời cũng nhằm thể hiện tính mỹ độc đáo của nhân dân, nên cách bày biện mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm”.
Như vậy, mâm ngũ quả là tâm sự gửi gắm của mỗi gia đình, nói lên lòng biết ơn trời đất, tổ tiên, ước muốn đầy đủ và sung túc, hòa hợp như năm sắc màu của thiên nhiên trong ngũ hành. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưỡng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết Bài số 6 Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam, mỗi dịp xuân về nhà nhà ai cũng đều náo nức chuẩn bị đón chào năm mới. Bên cạnh bánh chưng, bánh giày, kẹo, bánh mứt tết hay hoa đào, hoa mai thì không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả ngày Tết. Mâm ngũ quả không chỉ tạo nên những hình thù đẹp mắt trưng bày trên bàn thờ mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng đẹp đẽ. Khi mùa xuân đến, cây cối cũng đâm chồi nảy lộc, hoa quả càng nở rộ. Những loài hoa, loại quả đều từ công bàn tay chăm sóc của người nông dân và kết tinh từ những tinh hoa mà đất trời và thiên nhiên ban tặng. Những thức quả đều đẹp, đều quý, con cháu dâng lên ông bà như bày tỏ niềm thành kính đến ông cha, tổ tiên mình cũng là dâng lên đất trời nhưng hương hoa tinh túy nhất để cầu bình an, phúc lành cho năm mới. Đó là một nét đẹp nhân văn trong ngày tết truyền thống được lưu giữ qua bao đời, ngày nay vẫn tiếp tục được trân trọng và phát huy. Vì sao người ta thường gọi đó là "mâm ngũ quả"? "Ngũ" có nghĩa là năm, quả là cây trái, "quả" cũng tượng trưng cho thành quả lao động của người dân sau bao vất vả được hưởng trái ngọt, quả lành. Theo thuyết ngũ hành, năm loại quả còn có ý nghĩa tượng trưng cho năm yếu tố tạo nên vạn vật là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngoài ra, "ngũ quả " còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn trong nét đẹp văn hóa dân tộc đó là phúc, quý, thọ, khang, ninh. Song, dù bất kỳ ý nghĩa nào nó vẫn mang giá trị cao đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc. Mâm ngũ quả thường được bày chính giữa bàn thờ ở mâm cao nhất. Trên một đĩa sành lớn hoặc trên những cái mâm bằng đồng sáng bóng. Tùy vào quan niệm cũng như tục lệ của từng địa phương mà người dân chọn những loại quả khác nhau để tạo nên mâm ngũ quả. Ví dụ như ở miền Nam người ta chọn thờ dừa, xoài, đu đủ, sung, mãng cầu với ước muốn bình dị "cầu vừa đủ sung túc", thì ở miền Bắc thường chọn bưởi, quýt, chuối, hồng đào với ước mơ êm ấm, đủ đầy. Ở miền Trung, mâm ngũ quả thường có chuối, ổi, nho, xoài, quýt... Ngoài ra, cũng tùy sở thích và điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn, bày nhiều loại quả hơn. Tuy hình thức khác nhau song chúng đều mang tấm lòng thành của con cháu gửi đến đất trời, tổ tiên mong cầu cuộc sống yên lành, một năm làm việc thuận buồm xuôi gió, may mắn, thành công. Trong mâm ngũ quả, gia chủ thường chọn những nải chuối to, đẹp, đều đặt làm trung tâm, những nải chuối to như những đôi bàn tay lớn nâng đỡ những loại quả khác, chúng được phối hợp rất đẹp mặt về màu sắc và kiểu dáng, thường sẽ chọn mỗi loại một kiểu dáng, một màu sắc. Đặt mâm ngũ quả hình chóp mang ý nghĩa sự thịnh vượng và phát triển, với tới những đỉnh cao mới của thành tựu và vinh quang. Trước khi thực hiện bày biện mâm ngũ quả, gia chủ rất chú trọng đến việc lựa chọn từng loại quả. Các cây trái phải căng, mịn và thường ngắt cùng với cuống tạo nên nét thanh nhã và lịch sự. Quả chọn không được quá chín hoặc quá non thì mới đẹp. Bên cạnh mâm ngũ quả trên bàn thờ là những lễ vật khác được xếp đặt ngay ngắn. Đó là những bánh chưng, những trà, mứt, rượu và hoa cúc vàng được cắm đẹp mắt và tinh tế. Dù gia chủ giàu hay nghèo, dù nông thôn hay thành thị thì ngày tết trên bàn thờ tổ tiên vẫn luôn đủ đầy, ấm cúng. Mâm ngũ quả ngày tết là nét đẹp hồn hậu trong văn hóa dân tộc. Dù cho bây giờ hay mãi mãi về sau thì con cháu vẫn không thể nào quên được truyền thống làm mâm ngũ quả khi xuân về dâng lên bàn thờ tổ. "Tết đến rồi nha Có mâm ngũ quả Bên bánh chưng xanh Quả chuối, quả na Quả xoài, quả mận Thanh long, bưởi đậm Nào quýt nào lê
Bé chọn năm quả Xếp thành một mâm" Xem thêm: Thuyết minh về cây đào ngày Tết Bài số 7 - Thuyết minh về mâm ngũ quả Mỗi năm, cứ vào dịp Tết, trên bàn thờ mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả. Và đó là hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Cách gọi mâm là cách gọi nói chung. Xưa kia, người ta dùng các mâm bồng để xếp ngũ quả. Mâm bồng là một chiếc đĩa gỗ sơn son thếp vàng, có đường kính chừng 30cm. Mâm có chân dài tiện tròn, cao chừng 15cm. Dưới có đế tròn, trên mặt đĩa có vẽ hình rồng, phượng. Mâm ngũ quả được đặt lên mặt mâm bồng hoặc được đệm bằng một chiếc đĩa bằng sành hoặc sứ. Sau này, ngũ quả thường được đặt trên một chiếc đĩa tròn hoặc bầu dục. Cũng có khi trên một chiếc mâm con. Trước hết, mâm ngũ quả là để cúng trời, phật, tổ tiên. Sau là tô điểm cho màu sắc tết được thêm phần sang trọng, rực rỡ. Không khí ngày tết được ấm cúng. Nó làm cho người ta liên tưởng tới sự được mùa, sự dồi dào, no đủ, đến hoa thơm quả mọng. Trong tâm thức của người Việt Nam, mâm hoa quả trước tiên là để dâng Mẫu Thượng Ngàn. Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả. Con số 5 là con số cân bằng, con số của trật tự, thành ý và may mắn: ngũ hành, ngũ sắc, ngũ vị, ngũ giác, ngũ quan, ngũ phúc… Mâm ngũ quả gồm các loại quả có hạt, múi và hình dáng lạ, nói lên sự tái sinh và sinh sôi bất tử. Nó gồm: quả phật thủ có hình tượng bàn tay Phật, là sự tập trung tinh thần, sự chế ngự thiêng liêng; nải chuối tượng trưng cho sự mong manh vừa không ổn định của cuộc đời phù du; quả bưởi là hình quả đất, là sự tròn đầy; quả hồng là sự tỏa sáng, cân bằng tinh thần; quả cam tượng trưng cho sự phồn thực. Để tăng tính thẩm mĩ, các loại quả thường còn giữ trên mình một cành nhỏ có chừng một hoặc hai cành lá. Sau này, người ta thường bày thêm vào mâm ngũ quả những loại quả khác sẵn có ở địa phương như: cành táo, cành sung, vả, khế, ổi, quýt, dưa hấu… Mâm ngũ quả trở nên đầy đặn, phong phú mà nhiều màu sắc hơn. Lại tùy nơi mà mâm ngũ quả được bày thêm vào những sản phẩm có ở những địa phương khác nhau. Mâm ngũ quả miền Nam lớn hơn ở miền Bắc. Miền Nam có bày thêm mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, dứa, xoài… Mỗi loại quả đều có dáng vẻ và màu sắc riêng. Tất cả hợp lại thành một bức tranh vui mắt. Tất cả đều tươi sáng, tròn đầy, mang lại niềm vui cho tất cả mọi người. Chúng còn mang lại những hoài niệm tuổi thơ cho những người lớn tuổi. Trong khói hương ngào ngạt ngày Tết, những quả hồng chín mọng, quả cam đỏ ối, bưởi xanh mịn… của mâm quả đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ, trang nghiêm. Mâm ngũ quả tạo nên một ấn tượng êm đềm, hạnh phúc, đó là một phần của hình ảnh gia đình được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với tiềm thức ta. Ngũ quả là cây đời, cây thiện, cây mĩ… là tâm hồn của quê hương. Nguồn: Sưu tầm. Trên đây là nội dung gợi ý làm bài thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết kèm dàn ý và một số bài văn mẫu hay mà THPT Ngô Thì Nhậm muốn gửi tới các em tham khảo, mong rằng sẽ giúp các em hoàn thiện bài làm của mình tốt nhất.
0 notes
Text
Vệ Sinh Công Nghiệp Phú Yên Tại Bảo Khang - Giải Pháp Sạch Sẽ Cho Mọi Công Trình
Dịch vụ Vệ Sinh Công Nghiệp Phú Yên tại Bảo Khang không chỉ giúp không gian làm việc hay công trình của bạn trở nên sạch sẽ mà còn đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và chuyên nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Bảo Khang là địa chỉ tin cậy cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nghiệp cho các công ty, nhà xưởng, văn phòng và các dự án xây dựng.
Bảo Khang cung cấp nhiều dịch vụ vệ sinh khác nhau, bao gồm vệ sinh sau xây dựng, vệ sinh văn phòng, vệ sinh nhà ở và cả vệ sinh máy móc thiết bị. Các công việc vệ sinh sau xây dựng thường rất phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu, vì thế, đội ngũ nhân viên tại Bảo Khang luôn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp nhất.
Ngoài ra, công ty còn sử dụng các trang thiết bị hiện đại và hóa chất an toàn, giúp loại bỏ bụi bẩn, vết ố, dầu mỡ và các chất bẩn cứng đầu mà không làm hư hại đến bề mặt của các vật dụng trong công trình. Đây là lý do tại sao dịch vụ vệ sinh công nghiệp của Bảo Khang luôn được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng sử dụng.
Vệ Sinh Công Nghiệp Bảo Khang Phú Yên Phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên, Việt Nam 0967887 279
0 notes