#mua áo sưởi nhiệt tại hà tây;
Explore tagged Tumblr posts
Text
#mua áo sưởi nhiệt tại hà nội;#mua áo sưởi nhiệt tại thanh hóa;#mua áo sưởi nhiệt tại nghệ an;#mua áo sưởi nhiệt tại bắc ninh;#mua áo sưởi nhiệt tại nam định;#mua áo sưởi nhiệt tại quảng nam;#mua áo sưởi nhiệt tại hà tây;#mua áo sưởi nhiệt tại hà đông;#mua áo sưởi nhiệt tại thái bình;#mua áo sưởi nhiệt tại quảng ninh;#mua áo sưởi nhiệt tại hải phòng;#mua áo sưởi nhiệt tại bắc giang;#mua áo sưởi nhiệt tại thái nguyên;#mua áo sưởi nhiệt tại lạng sơn;#mua áo sưởi nhiệt tại phú yên;#mua áo sưởi nhiệt tại gia lai;#mua áo sưởi nhiệt tại tây ninh;#mua áo sưởi nhiệt tại quảng bình;
0 notes
Text
Loạt căn hộ cũ “lột xác ngỡ ngàng” với chi phí chỉ từ 25 - 100 triệu đồng
Từ những căn tập thể cũ, thậm chí là nhà kho ngổn ngang ẩm mốc, nhiều bạn trẻ với sự tính toán kỹ lưỡng trong thiết kế và mua sắm đồ đạc giá rẻ… đã tạo ra những không gian sống hoàn toàn mới chỉ với chi phí từ 25 – 100 triệu đồng.
Ngày nay, nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua cải thiện nơi ở, môi trường sống càng lúc càng trở nên phổ biến. Tuy vậy, điều kiện kinh tế luôn là vấn đề quan trọng quyết định việc bạn có thể sở hữu một ngôi nhà hoặc căn phòng như thế nào.
Khi các hội nhóm chia sẻ về nhà cửa, đồ nội thất xuất hiện dày đặc trên các trang mạng xã hội cũng là lúc mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ có điều kiện kinh tế hạn chế cũng có thể sở hữu một nơi ở không chỉ đúng mong muốn của bản thân mà còn đẹp, tiện nghi và đủ khác biệt.
Chỉ cần có sự tính toán hợp lý về thiết kế và chịu khó “nằm vùng” trong các hội nhóm mua bán đồ nội thất/gia dụng giá rẻ, bất cứ ai cũng có thể sở hữu một căn hộ trong mơ của riêng mình
“Nhẵn túi” sau khi mua nhà, vợ chồng trẻ tự làm nội thất đẹp như thuê thiết kế với 45 triệu đồng
Giữa năm 2018, hai vợ chồng Tố Uyên (SN 1992) dồn toàn bộ số tiền tích cóp để mua căn hộ 67m2 tại Nguyễn Xiển (Thanh Xuân, Hà Nội). Khi nhận bàn giao, căn hộ chỉ có nội thất cơ bản như: sàn gỗ, bếp, nội thất nhà tắm.
Do không có điều kiện để thiết kế thi công ngay từ đầu, 2 vợ chồng Tố Uyên quyết định sẽ tự trang trí nhà cửa bằng cách mỗi tháng mua một vài món đồ. Sau gần 2 năm, đến tháng 8/2020 nội thất căn nhà cơ bản đã hoàn thiện.
Vốn yêu thích thiết kế và mỹ thuật, 2 vợ chồng đã lên kế hoạch tích cóp tài chính để tự thực hiện việc hoàn thiện căn nhà sao cho vừa ý và tiết kiệm nhất. Hai vợ chồng chị lựa chọn phong cách Idustrial và Jungle (phong cách nội thất đơn giản, ấm cúng và có không gian xanh). (Ảnh: Tố Uyên Đồng)
Vợ chồng Uyên đến tận xưởng sản xuất tìm mua đồ để mua được đồ với mức giá rẻ nhất. Thậm chí, một số đồ gỗ, hai vợ chồng mua từ xưởng rồi tự đóng theo ý tưởng của mình. Ngoài ra nhiều món đồ cũng được đặt hàng từ một trang thương mại điện tử của Trung Quốc. (Ảnh: Tố Uyên Đồng)
Ban công căn hộ khá nhỏ, vốn là vị trí để đặt máy giặt và phơi quần áo hay đồ đạc ít sử dụng, thế nhưng cặp đôi đã khéo léo biến nơi đây thành “khu vườn nhiệt đới”.
Tổng chi phí hoàn thiện nội thất căn hộ này chỉ khoảng 35 triệu đồng gồm: Bàn làm việc, giá sách, bàn ăn thông minh, giường, tủ… Ngoài ra, 2 vợ chồng chi thêm khoảng 10 triệu đồng để sắm các đồ điện tử tiện ích như máy lọc không khí, robot hút bụi.
Biến nhà trọ trở nên “đắt tiền” hơn với chi phí cải tạo chưa tới 25 triệu
Với quan điểm “nhà trọ cũng phải xinh”, cô gái Nguyễn Phương Anh đã “lột xác” một căn phòng truyền thống, đơn điệu trở nên đầy sắc màu, độ “sang chảnh” không thua kém gì một căn hộ cao cấp.
Căn phòng ban đầu có diện tích khoảng 25m2, kiểu kết cấu quen thuộc của các phòng trọ nên khá đơn điệu. Là một cô gái năng động ưa màu sắc, Phương Anh đã bắt đầu việc cải tạo phòng từ bước sơn lại tường và hệ thống cửa sổ, cửa ra vào.
Tông màu chủ đạo của căn phòng là màu xanh non từ màu cửa và cây cảnh, kết hợp vơi các màu nhẹ nhàng như trắng, vàng xanh để làm nơi ở trở nên ấm cúng hơn. (Ảnh: Phuong Anh Nguyen)
Phòng tắm được làm lại toàn bộ, đây cũng là khu vực tốn chi phí nhất trong việc cải tạo. (Ảnh: Phuong Anh Nguyen)
Tuy phòng nhỏ nhưng vẫn đảm bảo không gian xanh nhờ việc đặt thêm cây cảnh và phối hợp màu sắc giữa các món đồ nội thất. (Ảnh: Phuong Anh Nguyen)
Tổng chi phí cải tạo căn phòng khoảng 25 triệu. (Ảnh: Phuong Anh Nguyen)
Cô gái trẻ chi 55 triệu cải tạo tầng tum thành phòng ngủ cực ấn tượng ngay giữa đất vàng thủ đô
Căn nhà mà Hương Vũ (Điện Biên Phủ, Hà Nội) tiến hành cải tạo có hiện trạng ban đầu là dạng nhà ống cũ, nhà 3 tầng gồm 1 tầng tum. Tận dụng kết cấu sẵn có, cô gái này đã biến tầng tum thành một phòng ngủ với nhà vệ sinh đẹp và độc đáo như các homestay đặc trưng của Tây Bắc.
Hương Vũ và nhóm thiết kế của mình ưu tiên việc tối ưu chi phí hết mức có thể bằng cách tận dụng đồ cũ và các đường nét cũ của căn phòng một cách triệt để.
Bước đầu cải tạo tầng tum là bỏ hết mây tre cũ. Gia cố lại hệ thống trần, sàn, vách nhà để căn phòng có sự thông thoáng và gọn gàng hơn. Tổng chi phi hết hơn 23 triệu. (Ảnh: Huong Vu)
Về đồ nội thất: Tủ đầu giường, tủ ngăn kéo mua đồ giảm giá tổng 3 triệu/hai món; giường đặt làm riêng giá 8 triệu; sofa thanh lý và lò sưởi giả tổng 4 triệu… tổng chi phí 15 triệu. (Ảnh: Huong Vu)
Khu vực rửa tay và nhà tắm: Wc được giữ lại đồ cũ, tận dụng bồn cầu; vòi sen; nóng lạnh… chỉ sửa lại hệ thống đèn cho phù hợp. Bàn lavabo “chế” từ khung máy khâu cũ, mặt bàn cắt từ cánh cửa cũ… Tổng chi phí 7 triệu. (Ảnh: Huong Vu)
Ngoài ra có khu bếp nhỏ, khu ban công và các chi phí đồ điện tử khác. Tổng toàn bộ chi phí cải tạo phòng tum hết 55 triệu đồng. (Ảnh: Huong Vu)
9x Sài Gòn cải tạo nhà kho cũ nát thành căn phòng đẹp không ai nhận ra với chi phí 40 triệu đồng
Trần Thiện Học (26 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM. Với chi phí khoảng 30 – 40 triệu đồng, chàng trai 9x đã biến một khu nhà kho đồ điện tử thành một căn phòng đáng sống theo đúng mong muốn của bản thân.
Phòng trọ hiện tại của Thiện Học được anh thuê với diện tích 20m2. Căn phòng hình chữ nhật chiều ngang khoảng 3,3m chiều dài khoảng 6m. Trong đó một đầu của hình chữ nhật khoảng 1,2m là nhà vệ sinh được ngăn ra bởi một bức tường, chính giữa có cửa.
Hiện trạng ban đầu của căn phòng là một nhà kho ẩm mốc, cũ kỹ. Phần tường sơn cũng loang lổ và ẩm mốc, mái nhà vệ sinh bị sụp và thủng nước mưa rò vào gây ẩm và sinh mốc nhiều mảng tường
Từ nhà kho cũ, Thiện Học đã biến căn phòng thành nơi ở cực ấn tượng.
Học cho biết, chi phí sửa chữa hết khoảng 35 triệu đồng bao gồm cả sàn và thiết bị vệ sinh. Còn các vật dụng trong nhà thì anh mua nhiều lần, tùy theo nhu cầu lúc đó, đa số mua lại đồ cũ.
from Cảnh quan Thiên Sơn https://ift.tt/3mpDWxc
0 notes
Text
Du Lịch 4 Nước Châu Âu: Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan Mùa Đông
Thời điểm đi du lịch 4 nước Châu Âu thích hợp nhất với những người muốn, ngắm tuyết rơi chính là mùa đông. Trong phạm vi bài viết sau Hoàng Việt Travel sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm đi lịch Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan trong mùa đông này. Cùng theo dõi nhé!
1. Ở châu Âu mùa đông là vào thời gian nào ? – Kinh nghiệm du lịch Châu Âu
Ở những nước Châu Âu, mùa đông thường kéo dài từ tháng 11 năm nay cho đến hết tháng 2 năm sau. Mùa đông ở Châu Âu thời tiết thường rất lạnh với mức nhiệt trung bình khoảng từ 0 – 13 độ C và đôi khi còn kèm theo mưa. Tuy nhiên, với những người có thể chịu được sự lạnh giá thì du lịch 4 nước Châu Âu vào mùa đông sẽ là một “điểm cộng” rất lớn. Bởi vì tất cả mọi thứ đều rẻ, từ vé máy bay đến khách sạn và các dịch vụ khác.
Với những quốc gia Châu Âu ở phía Bắc như: Đức, Ba Lan, Scandinavia,… thì mùa đông sẽ lạnh “cắt da cắt thịt” hơn những nước Nam Âu như: Hy Lạp, Tây Ban Nha, Nam Bồ Đào Nha, Ý, Croatia, Pháp.
2. Những lợi ích khi đi du lịch 4 nước Châu Âu vào mùa đông – Du lịch Châu Âu đi đâu ?
Sau đây sẽ là những lợi ích mà du khách sẽ nhận được khi đi du lịch 4 nước Châu Âu vào mùa đông. Cụ thể như sau:
Mọi chi phí như: vé máy bay, phòng khách sạn đều ở mức thấp nhất.
Đi du lịch vào mùa thấp điểm, bạn sẽ dễ dàng tham quan, mua sắm, tránh gặp phải cảnh chen chúc tại các địa điểm vui chơi, mua sắm hay ga tàu.
Có cơ hội được ngắm ngắm cực quang, đây là hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo chỉ xuất hiện ở châu Âu vào mùa đông.
3. Những điều cần lưu ý khi đi du lịch 4 nước Châu Âu vào mùa đông – Cẩm nang du lịch Châu Âu
Để chuyến đi du lịch 4 nước Châu Âu vào mùa đông được thuận lợi và thành công tốt đẹp thì bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
Thời tiết Châu Âu vào mùa đông rất lạnh, vì vậy bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết như: Áo ấm, mũ len, găng tay, tất, khăn choàng,…
Mang theo những loại thuốc men cần thiết cho bạn như: Thuốc cảm, đau đầu, thuốc hạ sốt,… Bởi vì tất cả mọi loại thuốc ở Châu Âu khi muốn mua đều phải có đơn của bác sĩ.
Tàu hỏa sẽ là phương tiện an toàn và ấm áp nhất dành cho bạn giữa thời tiết giá rét của mùa đông.
Hãy hỏi các khách sạn, nhà nghỉ về căn phòng có hệ thống lò sưởi cũng như hỏi về chi phí của dịch vụ cộng thêm này.
Để được miễn phí truy cập 3G cũng như cước thoại trong toàn Châu Âu bạn hãy mua 1 SIM CT Châu Âu.
Xin visa Schengen ít nhất khoảng 2 – 3 tháng trước ngày đi để chuyến du lịch 4 nước Châu Âu diễn ra thuận lợi. Hoặc bạn hãy sử dụng các dịch vụ làm visa để đảm bảo có visa đúng hạn cho chuyến đi của bản thân.
4. Thủ tục cần thiết để xin visa Schengen – Du lịch Châu Âu cần chuẩn bị gì ?
Visa Schengen hay còn được biết đến với tên gọi là visa Châu Âu. Với loại visa này, người sở hữu có thể đi 26 nước châu Âu thuộc khối Schengen như: Bồ Đào Nha, Liechtenstein, Slovakia, Na Uy, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Điển, Pháp, Estonia, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Thụy Sĩ, Slovenia,…
Khi sử dụng visa Schengen, bạn chỉ cần nhập cảnh tại nước đầu tiên và xuất cảnh ở nước cuối cùng chỉ với một lần làm thủ tục. Còn giai đoạn giữa bạn có thể tự do di chuyển giữa các nước thuộc khu vực thuộc Schengen mà không phải làm bất kỳ một thủ tục nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và quyền lợi của bản thân thì bạn đừng quên mang theo passport bên mình mọi lúc, mọi nơi. Để xin visa Schengen thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ bốn loại giấy tờ như sau:
4.1. Giấy tờ nhân thân – Kinh nghiệm du lịch 4 nước Châu Âu
Hộ chiếu còn hạn 6 tháng và còn trang trống
2 ảnh 3,5×4,5cm, nền trắng
Sao y chứng minh thư nhân dân. Sao y giấy khai sinh đối với trẻ chưa đủ 18 tuổi
Bản sao giấy khai sinh của đương đơn
Tờ khai xin visa du lịch Pháp
Sao y sổ hộ khẩu
Sao y đăng ký kết hôn (nếu đi cùng vợ/chồng)
4.2. Giấy tờ chứng minh công việc – Du lịch 4 nước Châu Âu cần gì ?
Hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm/tuyển dụng
Bảng lương ba tháng gần nhất
Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch (thời gian xin nghỉ phép trùng với thời gian trên vé máy bay và lịch trình đi du lịch)
4.3. Giấy tờ chứng minh tài chính – Khám phá du lịch Châu Âu
Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất và/hoặc bản photo sổ tiết kiệm + giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của sổ tiết kiệm có giá trị tối thiểu từ 5000 usd trở lên.
Bản sao sổ đỏ + hợp đồng mua bán nhà đất (nếu có)
Bản sao giấy tờ xe ô tô (nếu có)
4.4. Giấy tờ chứng minh chuyến đi – Du lịch 4 nước Châu Âu
Booking khách sạn
Booking vé máy bay
Lịch trình du lịch
Bảo hiểm chuyến đi có hiệu lực trước ngày đi tối thiểu 1 ngày, và có mức bồi thường tối thiểu trên 30.000 USD.
5. Lịch trình cụ thể chuyến đi du lịch 4 nước Châu Âu: Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan
Sau đây là lịch trình cụ thể của chuyến đi du lịch 4 nước Châu Âu: Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan của Hoàng Việt Travel mà bạn nên tham khảo:
5.1. Ngày thứ nhất: Hà Nội (Việt Nam) – Paris (Pháp)
Bắt đầu tour du lịch 4 nước Châu Âu, bạn phải có mặt tại sân bay, làm thủ tục lên máy bay và ăn tối trên máy bay.
5.2. Ngày thứ 2: Paris City Tour (Pháp) | (Ăn trưa/ tối )
Xuống máy bay làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Charles De Gaulle và sau đó bắt đầu đi tham quan Paris – địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch 4 nước Châu Âu.
Arc De Triomphe – Khải Hoàn Môn
Champs Elysees – Đại lộ Thiên Đàng
Les Invalides
Quảng trường Concorde
Montmarte
Nhà thờ Đức Bà Paris
Tháp Eiffel
Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Aoba Restaurant hoặc tương đương tại địa phương. Sau bữa trưa, xe đón đoàn trở lại thành phố Paris, quý khách trải nghiệm du thuyền sông Seine. Đây một trong những lựa chọn tuyệt vời để ngắm nhìn các địa danh đặc trưng của Paris dọc hai bên bờ sông Seine như Nhà thờ Đức Bà, Cầu Alexandre III…
Tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng Onzebar hoặc tương đương địa phương. Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn Ibis Paris Porte de Clichy Centre hoặc tương đương và tự do khám phá thành phố Paris về đêm.
5.3. Ngày thứ ba: Paris (Pháp) – 314km – Brussel (Bỉ) | (Ăn sáng/ trưa)
Sáng: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn. Xe đón đoàn khởi hành đến thủ đô Brussels của Bỉ. Đây được xem là trái tim của Châu Âu là nơi đáng để bạn dành thời gian ghé đến để có dịp khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, con người nơi đây.
Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Chao Chow City hoặc tương đương tại địa phương. Sau đó, đoàn tham quan:
Mô hình phân tử học Atomium
Manneken Pis (Tượng chú bé đứng tè)
Cung điện Hoàng Gia:
Sau đó, du khách sẽ được tự do mua sắm tại trung tâm thương mại sầm uất và ăn tối, thưởng thức đặc sản địa phương.
Tối: Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn Ibis Brussel Expo Atomium hoặc tương đương và tự do khám phá thành phố Brussels về đêm.
5.4. Ngày thứ tư: Brussels (Bỉ ) – 214km – Cologne (Đức) | (Ăn sáng/ trưa/ tối)
Sáng: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn. Xe và Hướng Dẫn Viên đón quý khách khởi hành đi Cologne.
Trưa: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng China Town hoặc tương đương tại địa phương. Chiều đoàn tham quan:
Gothic Cathedral
Romish Germanisches Museum
Rathaus
Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng Brauhaus Sion hoặc tương đương địa phương.
Tối: Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn Dorint Koeln Junkersdort am Stadion hoặc tương đương và tự do khám phá thành phố Cologne về đêm.
5.5. Ngày thứ năm: Cologne – 282km – Zaanse Schan (Hà Lan) – 21km – Amsterdam (Hà Lan) | (Ăn sáng/ trưa)
Sáng: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn. Xe và Hướng Dẫn Viên đón quý khách khởi hành đi Zaanse schan.
Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Miss Saigon hoặc tương đương tại Amsterdam.
Chiều : Đoàn tham quan khu đồng quê Zaanse Schans:
Zaanse Schans
Tham quan xưởng sản xuất phomai
Đoàn tiếp tục di chuyển trở lại thành phố Amsterdam – thủ đô của đất nước Hà Lan. Thành phố này nằm trên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ châu Âu điển hình. Dù mang dáng vẻ cổ kính nhưng Amsterdam vẫn là một trong những hải cảng lớn nhất thế giới và tập trung một số trung tâm thương mại bậc nhất của châu Âu. Đoàn tham quan:
Xưởng sản xuất kim cương nổi tiếng của Amsterdam
Quý khách tự do trải nghiệm ẩm thực địa phương theo nhu cầu cá nhân.
Tối: Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn Ibis Amsterdam Airport hoặc tương đương. Sau đó, du khách được tự do khám phá thành phố Amsterdam về đêm.
5.6. Ngày thứ 6: Amsterdam (Hà Lan) – Hà Nội (Việt Nam) | (Ăn sáng/ trưa)
Sáng: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn. Xe đón đoàn tiếp tục đi tham quan Amsterdam:
Quảng trường Dam Square
Rijksmuseum
Cung điện hoàng gia
Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Nam Kee Heinekenplein hoặc tương đương tại địa phương. Sau đó, xe và HDV đưa đoàn ra sân bay quốc tế Schiphol Amsterdam và làm thủ tục đáp chuyến bay về lại Việt Nam.
5.7. Ngày thứ bảy: Hà Nội (Việt Nam)
Đoàn về đến sân bay Nội Bài, Quý khách làm thủ tục nhập cảnh và nhận lại hành lý cá nhân. Xe và hướng dẫn viên đưa đoàn về điểm hẹn ban đầu. Chia tay quý khách. Kết thúc chương trình du lịch.
Trên đây là những chia sẻ của Hoàng Việt Travel về lịch trình cụ thể và những thông tin liên quan đến chuyến du lịch 4 nước Châu Âu: Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan. Mong rằng qua đó bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho chuyến đi sắp tới của bản thân. Chúc bạn mạnh khỏe!
Lưu ý: Các hình ảnh trong bài được tham khảo từ nguồn Internet.
Đánh giá
The post Du Lịch 4 Nước Châu Âu: Pháp – Bỉ – Đức – Hà Lan Mùa Đông appeared first on Hoàng Việt Travel.
0 notes
Text
Kinh nghiệm du lịch Sapa 3 ngày 3 đêm: Khám phá bản làng Cát Cát, Tả Van từ A-Z
https://otavietnam.com/?p=8415 Kinh nghiệm du lịch Sapa 3 ngày 3 đêm: Khám phá bản làng Cát Cát, Tả Van từ A-Z Booking.com Nếu như bạn đã cảm thấy không gian bê tông và nhà kính của thành phố quá ngột ngạt, thì có lẽ những bản làng phố núi Sapa là một lựa chọn không tồi cho ai muốn “tránh nóng” mùa hè. Dưới đây là hành trình du lịch Sapa 3 ngày 3 đêm otavietnam.com xin tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Di Chuyển đến Sapa Để đến được Sapa có 3 cách: xe khách, tàu hỏa hoặc xe riêng (ô tô, xe máy). Mỗi cách đều có ưu, nhược điểm riêng và đều là một trải nghiệm đáng nhớ đối với mỗi du khách. Xe khách: Xe khách để di chuyển đến Sapa khá nhiều, bạn có thể lựa chọn xe ghế ngồi, giường nằm hoặc limousine chất lượng cao với giá vé chênh lệch nhau không quá nhiều. Thời gian để di chuyển tới Sapa khoảng 5 tiếng – 5 tiếng rưỡi tùy loại xe. Một số xe phổ biến: Camel Travel, Queen Travel, Sao Việt, Shuttle Bus, Hà Sơn Hải Vân, Eco Limousine,… Mình lựa chọn Eco Limousine cho để di chuyển, xe đi khá nhanh và êm, còn được tặng kèm một đồ uống ở trạm nghỉ nữa. Tàu hỏa: Đi du lịch Sapa bằng tàu hỏa cũng là một trải nghiệm đặc biệt. Được chia theo các toa ghế ngồi cứng, ghế ngồi mềm và giường nằm. Nếu vẫn muốn thưởng thức không gian ���sang chảnh” mà giá không quá đắt, các bạn có thể chọn ghế mềm. Tuy nhiên, vì điểm cuối của tàu hỏa chỉ tới thành phố Lào Cai nên để đến được Sapa, bạn sẽ phải di chuyển chặng cuối bằng xe bus hoặc taxi. Di chuyển bằng tàu hỏa cũng khá mất thời gian, thường 1 chuyến vào khoảng 8-9 tiếng. Ô tô: Nếu di chuyển bằng ô tô, các bạn có thể đi theo tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường khá đẹp và dễ đi, tuy nhiên cần chú ý đoạn Yên Bái – Lào Cai, vì đoạn đường này không có dải phân cách như Hà Nội – Lào Cai, đường cũng khá hẹp và tốc độ tối đa là 80km/h, cộng thêm đường khá nhiều xe tải nên cần chú ý điều khiển xe. Xe máy: Dành cho những bạn có máu “phượt”, tuy nhiên đường lên Sapa khá xa và dốc nên các bạn cần lái xe an toàn và cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt nhé. Ba quãng đường phổ biến để di chuyển Sapa bằng xe máy là: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phong Châu – Đoan Hùng – Yên Bái – Lào Cai – Sapa (360 km) Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu – Phong Châu – Đoan Hùng – dọc đường 70 – Lào Cai – Sapa (370 km) Hà Nội – Hòa Lạc – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Thanh Sơn – Đèo Khế – Tú Lệ – Mù Căng Chải – Than Uyên – Ngã ba Bình Lư – Đèo Ô Quy Hồ – Thác Bạc – Sapa (420km – tuy nhiên lại là đoạn đường có nhiều cảnh đẹp để dừng lại nhất). Chú ý khi di chuyển bằng xe riêng: Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chú ý đổ đầy xăng, mang theo dụng cụ sửa xe, và đặc biệt chú ý đi đúng luật, và xe phải được bảo dưỡng đầy đủ trước khi bắt đầu hành trình. Di chuyển tại Sapa Sau khi đặt chân đến Sapa, tùy vào sức khỏe và thời gian của mỗi người mà bạn có thể chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp. Các hãng Taxi uy tín (nhớ mặc cả trước khi đi nhé!) Xanh Sapa: 0203 63.63.63 Taxi Fansipan: 0203 62.62.62 Taxi Tây Bắc: 0203.620.620 Địa chỉ thuê xe máy ở Sapa: Anh Tuấn – 19 Thạch Sơn, Thị trấn Sa Pa: 0983 644588 (Mình thuê xe máy tại đây) Anh Tráng – TT Sapa: 0935 999886 Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai – Số 02 Fansipan, TT Sapa: 020 3871975 Phong Lan – 21 Thạch Sơn, TT Sapa: 0983 644588 Anh Chung – 33 Mường Hoa, TT Sapa: 0916 053009 Khách sạn Hoàng Hà – Số 08B đường Thác Bạc, TT Sapa: 0203 872 535 Anh Chinh – 44 Fansipan, TT Sapa: 0988 628 515 Khách sạn Thành Đạt – Đường Thạch Sơn, phố Hàm Rồng, TT Sapa: 01234346668 hoặc 0973865292 Giá thuê xe máy tại Sapa vào khoảng 80-240k/ ngày, tuy nhiên bạn nên kiểm tra xe trước khi thuê và thuê xe số để tiết kiệm xăng và dễ di chuyển trên địa hình đồi núi. Hoặc tham khảo thêm Danh sách các nơi cho thuê xe máy uy tín giá rẻ ở Sapa sau đây để có nhiều sự lựa chọn hơn. Chuẩn bị gì khi du lịch Sapa? Khi đi du lịch Sapa vào mùa hè, các bạn nên theo dõi thời tiết để chọn ngày đi phù hợp, vì rất có thể sẽ có những cơn mưa khá lớn ảnh hưởng đến lịch trình. Hành trình của mình cũng bị ảnh hưởng bởi trời mưa khá nhiều. Sapa mùa hè nắng nhưng cũng có những cơn mưa bất chợt Thời tiết mùa hè ở Sapa khá là đặc biệt, nên ban ngày các bạn có thể chọn trang phục thoáng mát, nhưng đừng quên mang theo 1-2 chiếc áo lạnh vì nhiệt độ tối và đêm có thể xuống khá thấp, khoảng 16-17 độ. Lịch trình khám phá Sapa 3 ngày 3 đêm Ngày 1: Xuất phát, di chuyển, thị trấn Sapa và bản Cát Cát Sau khi di chuyển tới Sapa thì trời đã sang trưa (13h) việc đầu tiên mình làm đó là ăn một bát phở Khuyên để chống đói, là một quán khá nổi tiếng tại khu vực chợ cũ Sapa, phở Khuyên ăn khá vừa miệng, lại có gà thả đồi ăn rất ngon, nếu có dịp bạn nên thử một lần. Ga Sapa – Địa chỉ check-in mới của giới trẻ Tiếp đó, mình dừng chân tại Terrace Café trên đường Fansipan, mục đích chính là nghỉ chân đôi chút sau hành trình dài 5 tiếng rưỡi. Là một quán cà phê xinh xắn, Terrace Café có view nhìn ra phía núi rừng Tây Bắc rất “xịn”. Ngoài ra, bạn còn có thể book phòng nghỉ tại đây bởi Terrace còn là một homestay nổi tiếng tại Sapa. Terrace Café – Quán cà phê view rừng rất “xinh” trên đường Fansipan Sau khi nghỉ ngơi, uống nước và ngắm cảnh tầm 1 tiếng, mình tiếp tục bộ hành xuống phía bản Cát Cát. Trên đường đến bản, bạn không thể bỏ qua một quán cà phê view rừng cũng rất độc đáo đó là The Haven Sapa. Tuy không quá cầu kì về mặt thiết kế, nhưng The Haven Sapa có vị trí khá thuận lợi cho việc “sống ảo” cùng khu homestay nhà gỗ đẹp không ngờ. Đến tối, ở tầng 2 của quán thỉnh thoảng có chơi nhạc như một club thứ thiệt. Ngoài lề một xíu nha, có nhiều homestay Sapa đẹp lắm, bạn nào thích homestay cứ việc book nha. Mình list sẵn danh sách ở đây rồi nè: Top 20 Homestay Sapa đẹp, giá rẻ chỉ từ 100k/ngày. Đường vào The Haven Sapa Xuống dưới phía thung lũng một xíu nữa chính là bản Cát Cát, tuy là một bản làng gần thị trấn Sapa, và cũng ít nhiều bị thương mại hóa nhưng Cát Cát vẫn là một địa điểm thú vị. Để đi vào bản, bạn phải mua vé với phí tham quan là 70k/ người. Tại đây, ngoài việc được tham quan những địa chỉ “sống ảo” nổi tiếng như cầu treo Si, cầu treo A Lứ, con đường đá xuống phía dưới bản,… hay 3 dòng suối thơ mộng là suối Tiên Sa, suối Vàng và suối Bạc cùng thác Cát Cát,… bạn còn có thể được tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của người Mông như: trồng lanh, dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, rèn nông cụ, chế tác đồ trang sức tinh xảo bằng bạc, đồng như: vòng cổ, vòng tay, xà tích… Bản Cát Cát xinh đẹp, bình yên giữa lòng phố núi Thác Bạc đẹp tung bọt trắng xóa Vườn dâu Má Tra Sau khi rời bản thì trời cũng đã bắt đầu hơi tối, và mình quyết định quay lại thị trấn Sapa, bữa tối của mình diễn ra ở một quán nướng ven hồ trung tâm. Thịt trâu, bò và dê ở đây khá ngon, mang hương vị của núi rừng mà giá cả không quá đắt, tầm 150k/ người cho một bữa tối. Nhà thờ đá Sapa Địa điểm mà mình ngủ lại đó chính là Sapa Home Hotel nằm trên đường Fansipan. Vì trời mưa nên mình đã phải về khách sạn sớm, dịch vụ ở đây khá ổn, với chỉ 300k/ ngày là bạn đã có cho mình một địa chỉ trú chân rộng rãi, cộng thêm view nhìn xuống thung lũng thích hợp cho một buổi sáng lười nhác. Nhân viên tại đây cũng rất nhiệt tình, nếu bạn đến đây vào mùa đông sẽ có cả máy sưởi rất ấm áp nhé! Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết: Top 30 Khách sạn Sapa giá rẻ, view đẹp đáng để book phòng để tìm hiểu và đặt phòng trước khi đi, để có giá tốt nhất. Sapa Home Hotel Ngày 2: Khám phá Bản Tả Van Sapa Sáng hôm sau mình thức dậy lúc 7h, sau đó quyết định nhâm nhi một cốc trà đào cùng ăn sáng kiểu Tây tại Viet Emotion Coffee. Quán cà phê này rất xinh, nên mình quyết định dành 1 nửa buổi sáng để ngồi lại đây. Tiếp theo, mình thuê xe máy trên đường Fansipan, rồi chạy ra phía đường Thạch Sơn để đổ đầy xăng (cây xăng duy nhất của TT nằm trên đường này) và bắt đầu hành trình xuống thung lũng Tả Van. Từ Sapa đi tới Tả Van tầm 11km, tuy nhiên do đường đi khá khó đi nên thời gian di chuyển xuống bản mất khoảng hơn một tiếng, cũng giống như Cát Cát, vé để vào bản là 70k/người. Là một bản làng vẫn còn nguyên sự yên tĩnh chứ không xô bồ như thị trấn Sapa, Tả Van thích hợp cho những con người ưa thích sự an nhiên, hòa hợp với cây cỏ, núi rừng. Homestay Sapa mà mình chọn dừng chân là Tả Van Gỗ homestay, nằm ngay phí đầu bản, với thiết kế 100% từ gỗ và những vật liệu thân thiện với môi trường, nơi đây cho bạn cảm giác giống như đang ở trong ngôi nhà thân quen của mình. Homestay Tả Van Gỗ xinh xắn giữa bản Tả Van Giá phòng ở đây cũng khá mềm: chỉ từ 100k/dorm, và 600-800k cho các phòng riêng. Tại homestay Tả Van này cũng có bố trí đầy đủ bếp và dụng cụ nấu ăn cho du khách tự tay thực hiện bữa ăn cho mình. Với những vật dụng rất xinh, kèm theo tinh thần bảo vệ môi trường tuyệt đối nên Tả Van Gỗ nhận được điểm cộng rất lớn. Một địa điểm không thể bỏ qua khi đến Tả Van chính là khu vực bãi đá cổ, ở đây có rất nhiều phiến đá lớn có niên đại rất lâu đời, bao xung quanh là những thửa ruộng bậc thang bát ngát. Thời điểm đẹp nhất để thấy màu xanh ngút ngàn của lúa đó chính là tháng 8-9, hòa cùng nắng vàng thì còn gì tuyệt vời bằng. Những phiến đá khổng lồ khu vực Tả Van Những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ Đến bản Tả Van, các bạn hoàn toàn có thể thăm thú những ngôi nhà cổ để tìm hiểu cuộc sống của đồng bào người Giáy tại đây, mình chọn tham quan bảo tàng gia đình, đằng sau ngôi nhà còn có một chiếc cầu mây rất xinh nhưng vô cùng an toàn vì đã được gia cố chắc chắn. Cầu Mây – một địa chỉ thử thách lòng can đảm của du khách Một dịch vụ cũng rất nổi tiếng ở đây chính là tắm lá người Dao, sau cả ngày dài di chuyển, ngâm mình trong làn nước thuốc khiến cho các cơ giãn ra rất sảng khoái, đặc biệt mùi thơm của lá còn đọng lại tới tận vài ngày sau. Các bạn có thể đi dọc đường Tả Van hoặc chọn Lá Dao Spa để trải nghiệm dịch vụ này. Lá Dao Spa & Café Buổi tối ở đây khá yên bình, sau khi dùng bữa tối, mọi người cùng thuê phòng trong homestay quyết định ngồi quây qu���n bên tách trà nóng để kể về những chuyến đi của mình. Đây là khoảnh khắc thời gian trôi chậm lại mà ai cũng muốn níu giữ. Buổi tối yên bình ở Tả Van Gỗ Ngày 3: Tiếp tục ở lại Tả Van, sau đó quay trở lại Sapa Sáng ngày thứ 3, mình dậy sớm và quyết định đi bộ dọc lên phía trên để tham quan Lá Dao Café, dù là một quán cà phê có vẻ công nghiệp và sang chảnh, nhưng vì được làm từ vật liệu gỗ nên Lá Dao không hề bị “lạc quẻ” giữa không gian Tả Van mà trái lại rất hút view đẹp. Sau khi nhâm nhi ly trà và thưởng thức bữa sáng, điểm đến tiếp theo của mình là homestay Lazycrazy. Nằm ở khá xa khu vực trung tâm của bản, nên bạn sẽ phải leo khá nhiều mới có thể đến được đích. Bù lại, trên đường ngoài được ngắm núi rừng rất thích mắt, các bạn sẽ đi qua rất nhiều địa chỉ “sống ảo” như Bamboo Bar, Phơri’s House,… sau khoảng 20 phút leo bộ, mình không hề thất vọng khi đặt chân đến đây. Lazycrazy giống như một cô gái xinh đẹp nép trong núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, không cần quá cầu kì cũng đủ hớp hồn du khách. Giống như ở Tả Van Gỗ, ở đây hoạt động chính cũng chỉ là ngồi trò chuyện cùng nhau và hít thở không khí núi rừng vô cùng trong lành, các bạn ở đây thậm chí còn gửi tặng chúng mình nguyên một “tuyển tập” bài hát của Lê Cát Trọng Lý. Sau khi rời homestay cũng là lúc hành trình tại Tả Van kết thúc, mình lại lật đật phóng xe trở lại thị trấn Sapa. Vì trời vẫn còn sáng và hết mưa nên mình đã chọn điểm tiếp theo để khám phá chính là núi Hàm Rồng (dù hơi tiếc vì không đi được đèo Ô Quy Hồ do trời mưa). Nhìn chung ngọn núi này đã được xây dựng du lịch khá tốt nên đường đi rất dễ để lên đến sân mây, thích hợp cho du lịch kiểu truyền thống. Phía trên núi cũng có rất nhiều điểm thú vị như vườn 12 con giáp, cổng trời,… Kết thúc chuyến leo núi Hàm Rồng, mình tự thưởng cho bản thâm một nồi lẩu cá tầm thật ngon, là đặc sản của Sapa nên khi đến đây chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Tối cuối tại Sapa mình chọn địa điểm đến là một pub khá hay ho với tên H’Mong Sisters. Đồ uống ở đây rất ngon, cộng thêm gu nhạc “chất” chính là điểm kéo du khách đến khá nhiều. Kết thúc hành trình du lịch Sapa 3 ngày 3 đêm, mình quay trở về Hà Nội sau khi bắt chuyến xe đi từ bến xe Lào Cai vào sáng hôm sau. Dù chuyến đi chưa được trọn vẹn, nhưng bạn hãy thử một lần đến với Sapa vào mùa hè, là thời điểm Sapa khá vắng chứ không xô bồ như vào mùa đông. Đức Anh – OTA Viet Nam Kinh nghiệm du lịch Sapa 3 ngày 3 đêm: Khám phá bản làng Cát Cát, Tả Van từ A-Z 5 (100%) 1 vote[s] Kênh quảng bá Khách sạn – Homestay – Vila – Căn hộ miễn phí Nguồn: Tổng hợp Bởi - https://otavietnam.com/?p=8415
0 notes
Text
Những điều cần biết khi bắt đầu định cư Canada
New Post has been published on http://dautuquocte.org/nhung-dieu-can-biet-khi-bat-dau-dinh-cu-canada.html
Những điều cần biết khi bắt đầu định cư Canada
Canada là quốc gia đang dần trở thành điểm đến để học tập và định cư lí tưởng của thế giới. Định cư Canada là một niềm mong muốn của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên đa số người mới định cư sẽ có phần hơi bỡ ngỡ về ngôn ngữ, con người cũng như nếp sống văn hóa tại Canada. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của NVS để có cái nhìn tổng quan về đất nước Canada:
Khí hậu tại Canada như thế nào?
Mùa đông ở Canada khá khắc nghiệt và nó thường bắt đầu vào cuối tháng 11 và kết thúc vào khoảng tháng 4 năm sau. Nếu bắt đầu định cư Canada trong khoảng thời gian này, thì các gia đình sẽ có một chút bỡ ngỡ và không quen với cuộc sống và khí hậu ở Canada.
Được trải rộng từ đông sang tây, từ múi giờ thứ 4 tới múi giờ thứ 9, Canada mang trong mình khí hậu cũng vô cùng đa dạng. Khí hậu tại Canada cũng được phân hóa rõ ràng. Phía bắc băng tuyết bao phủ quanh năm; tuy nhiên vùng giáp phía bắc của Manitoba, Ontario, Quebec, khí hậu cũng nhẹ nhàng hơn, thường có sương mù và mưa nhiều. Phía Nam là khu vực nam Manitoba, nam Ontario, nam Quebec, khu vực giáp Hoa Kỳ có khi hậu dễ chịu nhất tại Canada với dân cư đông đúc và nền kinh tế vô cùng phát triển, dược phân làm 4 mùa rõ rệt.
Khi lần đầu tiên sang Canada, nhiều gia đình vẫn bị sock do thời tiết thay đổi quá đột ngột. Để đối phó với thời tiết, mọi người có thể mua một áo lạnh tại Canada vì loại quần áo ở đây có chất liệu giữ ấm thích hợp hơn mua tại Việt Nam.
Nên kiểm tra nhiệt độ hằng ngày trước khi ra ngoài để chủ động trong mọi kế hoạch đi lại của mình. Một số thành phố tại Canada còn lắp đặt lò sưởi cho các lối đi bộ từ các tòa nhà đến trường học. Các nhà đầu tư có thể yên tâm là thời tiết ở Canada dù là mùa đông có lạnh nhưng sẽ không buốt như ở Việt nam do không khí khô và gió nhiều.
Ngôn ngữ giao tiếp tại Canada
Canada là quốc gia lớn nhất Bắc Mỹ với 2 ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh và tiếng Pháp. Gần 60% người dân của quốc gia này sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Tiếng Pháp được sử dụng bởi 22% dân số, hơn 17% dân số nói được cả hai thứ tiếng.
Cộng đồng nói tiếng Pháp lớn nhất tập trung chủ yếu tại Quebec với 82% người Canada tại tỉnh bang này nói tiếng Pháp. Ngoài ra cũng có các cộng đồng nói tiếng Pháp lớn khác nằm ở Ontario và các tỉnh thuộc Đại tây dương, Alberta, và nam bộ Manitoba đặc biệt là ở tỉnh New Brunswisk.
Các vùng tỉnh bang, vùng lãnh thổ khác thường sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Các thế hệ người nhập cư đến Canada từ lâu đã cùng nhau góp phần hình thành nên ngôn ngữ tiếng Anh trên khắp đất nước Canada.
Con người Canada rất thân thiện và cởi mở với mọi người xung quanh. Trong giao tiếp, họ sẽ rất nhiệt tình giúp bạn sửa lỗi phát âm và ngữ pháp. Do đó, bạn có thể cải thiện và nâng cao khả năng Anh ngữ của mình chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đừng nên ngần ngại khi nói chuyện với người Canada.
Người Việt sống ở đâu khi định cư Canada
Năm 2016 Hiệp hội Canada Việt Nam chính thức ra mắt tại Nhà Việt Nam ở thủ đô Ottawa, đánh dấu thêm một bước phát triển mới trong Cộng đồng người Việt tại “xứ sở lá phong”. Hiện cộng đồng người Việt Nam tại Canada có gần 300.000 người. Người Việt Nam sống ở Canada đa phần định cư tại các thành phố lớn như Toronto, Montréal, Vancouver, Calgary… Gia đình Việt Nam sống hòa hợp, luôn tạo được sự tín nhiệm và nể trọng của người dân s�� tại, nhiều người phát triển rất tốt cả về kinh tế và vị trí trong xã hội. Đặc biệt nhiều thế hệ thứ hai học hành thành đạt và trở thành những trí thức ở Canada… có những đóng góp tích cực cho nước sở tại cũng như những hoạt động hướng về quê hương.
Tuy nhiên, theo lời của một nhà đầu tư hiện đang sống ở thành phố Vancouver, Canada là nước công nghiệp phát triển nên nếu người Việt mình sang đây mà không theo kịp trình độ mặt bằng chung của họ thì sẽ không dễ sống. Thêm vào đó thuế cao, luật nhiều và đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực làm việc.
Trong số các thành phố ở Canada có đông người Việt thì Edmonton, thủ phủ bang Alberta, miền tây Canada được nhắc đến nhiều hơn cả. Nơi đây được mệnh danh là thành phố sạch và thân thiện, với dân số khoảng 1 triệu người nhưng Edmonton có số lượng người nhập cư khá đông đảo, họ đến từ nhiều quốc gia, chủng tộc trong đó có khá đông người Việt. Có một điều khá đặc biệt đó là người dân bản địa ở đây sống rất tình cảm, họ không kỳ thị hay có thái độ phân biệt với người nhập cư.
Để biết thêm chi tiết về các thủ tục định cư cũng như cuộc sống tại Canada, gia đình nhà đầu tư có thể liên hệ với NVS để được tư vấn miễn phí.
Công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Quốc Tế NVS
Hotline: 0914 137 699
Trụ Sở Chính: Lầu 7, tòa nhà SGNR, 161-163 Ký Con, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM
VP Hà Nội: Tầng 13, Hà Nội Tower, 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Xem thêm: Canada và những cái nhất mà bạn nên biết
0 notes
Text
Mẹo để giữ độ ẩm lý tưởng cho nhà ở trong mùa lạnh
Mẹo để giữ độ ẩm lý tưởng cho nhà ở trong mùa lạnh https://dothobattrang.vn/meo-de-giu-do-am-ly-tuong-cho-nha-o-trong-mua-lanh/
Ở những khu vực khép kín, không khí khô là nguyên nhân làm cho khoang mũi và miệng bị khô trong một thời gian nhất định. Vì vậy, một số bệnh có thể xuất hiện, đặc biệt là các bệnh về phế quản và mũi. Nếu bạn hay bị viêm xoang hoặc rối loạn do hen suyễn, các triệu chứng này sẽ càng gia tăng. Bài viết sẽ đề cập đến một số cách thiết thực để giữ độ ẩm nhà bạn một cách tự nhiên để không tạo điều kiện xấu cho các dấu hiệu gây bệnh phát triển. Thường thì độ ẩm được phân biệt theo các loại sau: Độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cụ thể. Loại độ ẩm mà các nhà khí tượng học hay đề cập trong các bản tin dự báo thời tiết chính là độ ẩm tương đối. Đó là loại độ ẩm mà chúng ta gặp nhiều nhất. Độ ẩm tương đối được thể hiện dưới dạng phần trăm. Độ ẩm tuyệt đối thể hiện bằng lượng hơi nước trong 1 mét khối không khí. Độ ẩm cụ thể được tính bằng tỷ lệ hơi nước trong không khí trên một lượng nhất định.Chính vì vậy mà bạn cần có những mẹo để giữ độ ẩm lý tưởng trong mùa lạnh vì đó chính là một trong những thời tiết dễ gây ra bệnh nhất trong năm.
Nhà ở khi vào mùa lạnh, nhu cầu sử dụng hệ thống sưởi ấm tăng lên, yêu cầu về độ ẩm sẽ tăng theo. Đặc biệt đối với những nhà có trẻ em, cần phải thực hiện một số giải pháp phòng ngừa sự ảnh hưởng của không khí khô đến trẻ em trong quá trình sử dụng hệ thống sưởi ấm. Ngay cả khi bạn không nhận thấy, bạn có thể biết được dấu hiệu của các chứng bệnh hô hấp có thể tác động tiêu cực do không khí khô từ bộ tản nhiệt. Theo thống kê, trao đổi nhiều chất l��ng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận các cơ quan bên trong và ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ em một cách tích cực. Để nâng cao độ ẩm đến mức thích hợp, có thể áp dụng các giải pháp từ các ý tưởng thiết thực hoặc độ ẩm từ cây xanh hoặc vải thấm nước… Theo các chuyên gia, độ ẩm lý tưởng trong không khí nên nằm trong khoảng từ 40% đến 50%. Khuyến khích sử dụng máy điều hòa không khí để đạt được độ ẩm lý tưởng trong nhà hoặc văn phòng. Nếu bạn thích sắm một cái máy lạnh, bạn có thể kiểm tra với nhà cung cấp. Bài viết này hy vọng sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề không khí hanh khô tại ngôi nhà của mình bằng những giải pháp thực tế mà bạn có thể áp dụng trong các không gian đóng kín để cân bằng độ ẩm không khí ở mức lý tưởng.
Đầu tư vào các phương tiện làm ẩm
Ở bất cứ nhiệt độ nào, tỷ lệ hơi nước đều dựa trên tỷ lệ hơi trong không khí. Bằng cảm nhận, đo độ ẩm tóc… là những phương pháp giúp bạn kiểm tra được độ ẩm hoặc nhận biết các thông số kỹ thuật. Các sản phẩm trên thị trường có ghi chú thông số về độ ẩm cũng có chức năng tương tự như một máy đo độ ẩm. Ví dụ, nếu bạn muốn đạt được độ ẩm không khí lý tưởng là 50%, bạn có thể sử dụng điều hòa không khí để điều chỉnh. Bạn cũng có thể kiểm soát chế độ hút ẩm của điều hòa không khí thông qua điều khiển từ xa. Hoặc bạn có thể bật chế độ hút ẩm bằng điều khiển và tắt nó khi không cần thiết. Bất lợi của các thiết bị và các sản phẩm tương tự là điện năng tiêu thụ. Các thiết bị nên được nâng cấp và bảo trì thường xuyên để hoạt động hiệu quả hơn.
ĐỒ THỜ GỐM SỨ BÁT TRÀNG CAO CẤP CHO NHÀ Ở
Lục bình Tùng Công 1m6
Bộ tượng Cá chép hóa rồng
Lọ hoa thờ men xanh
Bố trí cây xanh
Sẽ thật là một sai lầm nếu bạn nghĩ rằng cây xanh chỉ là vật trang trí trong nhà ở. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại cây trồng như hương thảo, oải hương, húng quế, bạc hà, bạc hà cay, hòa bình… nếu được trồng trong nhà sẽ giúp lọc không khí, cân bằng độ ẩm, nâng cao khả năng chống lại các dấu hiệu nấm mốc. Nói chung, các tác dụng có lợi như bảo vệ nhà ở khỏi vi khuẩn, côn trùng, cũng như tác dụng cân bằng độ ẩm đều có thể có được từ việc bố trí cây xanh trong nhà ở. Lá cây sẽ tiết nhiều nước trong môi trường khô và nóng. Khi nhiệt độ tăng, càng có nhiều nước trên bề mặt lá cây, điều này bạn sẽ không thấy trong trường hợp không khí ẩm. Chính vì vậy mà bạn nên học cách chăm sóc cây xanh trong nhà ở. Với một cây xanh trồng trong chậy đặt ở góc nhà có thể giúp cân bằng độ ẩm từ không khí trong một thời gian dài. Một số loài cây còn làm giảm tốc độ carbon dioxide trong không khí và sẽ tiêu diệt một số loài ký sinh trùng. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp thêm các giải pháp đa dạng khác để giải quyết vấn đề về độ ẩm và nấm mốc trong nhà ở.
Bổ sung hơi nước
Cách ngắn nhất để tăng độ ẩm trong không khí là truyền thêm hơi nước. Bạn đặt một bình nước nóng, hơi nước sẽ bổ sung độ ẩm một cách đơn giản và hiệu quả. Nhớ lưu ý cẩn thận với nước sôi nhé. Hơi nước từ nước nóng có trọng lượng nhẹ hơn không khí nên dễ dàng tỏa ra khắp phòng. Đặt bình nước của bạn trong phòng với khoảng thời gian ngắn cùng máy nước nóng hoặc nước bạn đun sôi trong bếp, hơi nước tăng lên sẽ là một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng.
Thông gió cho nhà ở thường xuyên
Tất cả các không gian trong nhà của bạn phải được thông gió hoàn toàn trong ngày. Thông gió sẽ đảm bảo cân bằng độ ẩm với không khí khô trong phòng. Vào những ngày hè, thông gió vào ban đêm sẽ có lợi hơn vì thông gió thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của mũi. Trong mùa lạnh, người ta nhận thấy rằng máy sưởi đốt nóng liên tục sẽ làm khô không khí ở những nơi không được thông gió. Do đó, để giảm thời gian phải thông gió liên tục và lắp đặt các thiết bị bên trong, bạn hãy đảm bảo rằng độ ẩm bên ngoài được cân bằng với không khí cao, các phòng được thông thoáng trong khoảng thời gian nhất định.
Đặt một miếng vải ướt lên miệng sưởi
Bạn có thể điều chỉnh độ ẩm không khí một cách dễ dàng với một miếng vải hoặc khăn được thấm nước. Đặt khăn ướt lên miệng máy sưởi hoặc điều hòa sẽ làm tăng độ ẩm của không khí. Đặc biệt là trong phòng ngủ, treo miếng khăn ướt lên tấm sưởi ấm trung tâm, một lượng đáng kể độ ẩm và hơi nước sẽ được đáp ứng theo nhu cầu. Trong thời gian ngủ, bạn có thể cảm nhận được hơi thở dễ dàng và không khí trong phòng cũng sạch sẽ hơn.
Tận dụng quần áo ẩm ướt
Giặt sạch sẽ rồi treo một vài bộ quần áo ướt của bạn trước khi sấy khô là một giải pháp hiệu quả để tăng độ ẩm của không khí trong phòng. Đây có lẽ là một trong những cách dễ dàng nhất bằng cách tận dụng việc giặt giũ để cân bằng độ ẩm. Trong thời gian sấy quần áo, hơi nước hình thành trong không khí sẽ cân bằng lại độ ẩm. Bạn không cần phải điều chỉnh độ ẩm bằng cách tăng số lượng quần áo ướt. Chỉ cần một vài bộ quần áo và khoảng thời gian dành cho việc sấy quần áo là đủ, không cần đòi hỏi thêm bất kỳ công việc đặc biệt nào liên quan đến quần áo nữa.
Mở cửa tủ buồng tắm
Tiết kiệm năng lượng ngày nay trở nên rất quan trọng. Một cách đơn giản, hãy để các tủ trong phòng tắm được mở để tối ưu hóa độ ẩm không khí, điều này giúp cân bằng hơi nước một cách tự nhiên. Với cách này, cân bằng độ ẩm được thực hiện trong không khí thay vì sử dụng miếng đệm sưởi. Phòng tắm kiểu hiện đại với bồn tắm và buồng tắm vòi sen như thiết kế ở trên bởi Kiến trúc sư Robert Gurney. Bạn cũng sẽ tiết kiệm năng lượng bằng cách cho phép hơi nước tràn vào các tủ hoặc bồn tắm khi bạn đang sử dụng, hoặc tràn sang các không gian khác. Bạn sẽ không cần phải trang bị thêm máy làm ẩm và điều hòa và sẽ tiết kiệm được không ít điện năng.
Đừng bỏ lỡ các chủ đề hay bạn nhé!
Xem ngay ý tưởng xây nhà đồng quê nghỉ dưỡng kèm bể bơi tốn chưa đến 3 tỉ đồng
• Xây nhà cấp 4 nhỏ xinh nhưng ẩn chứa nét độc đáo
[message_box bg="7765" bg_color="rgba(255, 255, 255, 0.74)" text_color="light" padding="8"]
[row v_align="middle" h_align="center"]
[col span="9" span__sm="12"]
ĐỊA CHỈ MUA ĐỒ THỜ CÚNG BÁT TRÀNG CHÍNH GỐC TẠI TPHCM - SÀI GÒN - MIỀN NAM:
✤Địa chỉ 1: 21 Cộng Hòa, Phường 4, Q.Tân Bình, Tp.HCM ✤Địa chỉ 2: 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Quận 7 ✤Địa chỉ 3: 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Hồ Chí Minh
☏ Hotline: 0286 681 3683 - 0912 992 544
✤ Website: www.dothobattrang.vn
[/col] [col span="3" span__sm="12" align="center"]
[button text="BẠN CẦN TƯ VẤN MUA ĐỒ THỜ" color="secondary" animate="bounceIn" radius="14" expand="true" icon="icon-shopping-bag" icon_pos="left" link="https://dothobattrang.vn/tu-van-mua-do-tho-cung/" target="_blank"]
[/col]
[/row]
[/message_box] [divider]
[blog_posts style="shade" type="slider-full" slider_nav_style="circle" auto_slide="3000" cat="2052" title_size="larger" show_date="text" excerpt="false" show_category="label" comments="false" image_size="large" image_overlay="rgba(0, 0, 0, 0.09)" image_hover="overlay-remove" text_size="large" text_hover="bounce" text_padding="10% 0px 10% 0px"]
Xem bài nguyên mẫu tại : Mẹo để giữ độ ẩm lý tưởng cho nhà ở trong mùa lạnh
0 notes
Text
Tô bún bò Huế giữa mùa đông Paris | Thế giới
New Post has been published on https://rssvn.com/to-bun-bo-hue-giua-mua-dong-paris-the-gioi/
Tô bún bò Huế giữa mùa đông Paris | Thế giới
Tháng này, Paris đang mùa đông, tôi biết, hai chị em đang ngồi co ro giữa hàng ghế mây đặt bên ngoài một quán cà phê ở ngã tư đường Oberkamf và Richard Lenoir, trong khu phố quận 11. Tách cà phê được đặt trên bàn đã lâu, nhưng bàn tay hai cô vẫn còn nhét sâu vào túi áo. Trên trần mái hiên, cái máy sưởi đang tỏa nhiệt nhưng những luồng không khí lạnh từ bên ngoài vào vẫn chưa bao giờ ngừng chuyển động. Mỗi đợt gió, người run lên bần bật. Hai chị em có khi ngồi im không nói gì, mắt cùng ngó qua cái chợ họp buổi sáng thứ sáu bên kia đường. Chợ mùa đông có phần ủ rũ, dù vẫn có cái giọng đậm đặc như đang hô hào biểu tình của anh bán hàng người Ma Rốc: 1 euro 1 trái dưa leo. Người ta vẫn xếp một hàng dài chờ đến lượt mua trước gian hàng các món làm từ sữa và phô mai của ba chị em người Pháp xứ Normandie. Hàng cá tươi vẫn có người vây quanh như nêm. Vậy mà chợ không lắm xôn xao, như những ngày của tháng 6, tháng 7, tháng 8. Những tháng ấy trời ấm nóng, ngập nắng. Mùa của trái dâu, trái đào, trái mơ. Không có ai réo gọi, người ta hân hoan xách làn đến chợ như đi hội. Cụ già tóc trắng như mây mùa hè tầm tuổi 70 nâng niu túi mơ chín vàng rực rỡ từ người bán hàng đưa lên mũi hít hà vài hơi, rồi mỉm cười, với tất cả ai đi ngang qua. Không như mùa đông xám lạnh, cụ uể oải kéo cái làn với cái lưng cong, mua xong một hai miếng phô mai rồi buông tiếng cảm ơn lơi lơi với người bán hàng giữa hư không.
Hai chị em có mái tóc đen ngó chợ chán, uống một ngụm cà phê đã nguội ngắt rồi ngước nhìn bầu trời toàn mây xám. Cô em nói muốn có tô bún bò thật cay để ăn cho đã. Cô chị bảo ừ thôi để chị dẫn em đi, mà đi đâu kia, ra quận 13 – khu phố người châu Á ở Paris. Nhà hàng của một người đàn ông gốc Huế nên có nồi bún bò giống ở Việt Nam nhất. Cái tô, không, chính xác nhất là cái tượng bún(*), đầy ắp nước và ú ụ bún với thịt, nhưng món rau sống ăn kèm thì phải tiết kiệm. Một nhúm nhỏ bắp chuối thái sợi, chị gắp cho em, khi em đang dè sẻn đũa rau muống bào qua cho chị. Vài ba chiếc lá quế, có khi lá nửa xanh nửa héo. Và lần nào cũng vậy, em đưa muỗng súp đầu tiên lên miệng thì mỉm cười, cảm thán, ôi nó ngon! Người ấm lên hẳn, như vừa lướt qua cái lò sưởi đang tí tách lửa. Em vẫn còn vui lắm sau đũa bún thứ hai, rồi tự nhiên lòng chùng xuống hẳn như lửa cháy đột ngột tắt ngấm. “Em nhớ cái quán bún bò chú Há trên đường Võ Văn Tần ở Sài Gòn quá chị ơi. Hay cái quán của cô người Huế trên đường Cống Quỳnh, mà ngày xưa nó còn nhỏ xíu nằm ở một góc đường Bùi Viện. Em ăn từ hồi mới lên Sài Gòn, từ hồi giá 15.000 đồng một tô, mỗi lần được mẹ dẫn ra đó thì mừng lắm”. Chị tặc lưỡi, bún bò ở Huế ngon nhất em ạ! Chị nói ngắn gọn vậy thôi, chứ thực ra một tỉ thứ của Huế đang lê thê trong trí nhớ. Chị nhớ Huế. Năm nào đó, chị đã một mình ngồi chuyến tàu đêm nối từ Sài Gòn đến Huế.
Tôi biết, sau đó cô em sẽ lại huyên thuyên về cái nhà hàng Hạt Gạo (Le grain de riz). Cái nhà hàng nhỏ xíu, nằm ngay góc đường Godefroy Cavaignac ở quận 11, Paris. Cửa màu gỗ cũ tự nhiên không dễ gây chú ý đến người đi đường. Một tối tan tầm, anh chồng người Pháp đang rảo bước về nhà thì chợt ngửi được cái mùi thân quen lắm. Cô em hỏi mùi ấy như thế nào, người chồng bảo không biết, không hẳn là mùi nước mắm, hay mùi phở, mà cái mùi gì đó giống như anh từng biết trên đường phố Sài Gòn. Anh dừng lại, đứng lặng một đôi phút ở đó để tìm ra được cái mùi quen ấy. Cửa nhà hàng đang đóng im ỉm, nhưng anh quả quyết đó là một nhà hàng Việt ngon, vội đánh dấu trong bản đồ của Google để hớn hở về nhà cho cô vợ hay. Nhưng rồi những ba, bốn lần đến sau đó, hai vợ chồng, với đứa con gái nhỏ, chưa bao giờ thấy nhà hàng mở cửa, dù có bảng thông báo ngay phía trước hiên bảo sẽ đón khách từ 10 giờ sáng. Hai vợ chồng vẫn kiên trì, ngày nào có thời gian rảnh rỗi lại cuốc bộ ra đó, loay hoay đứng nhìn nhà hàng đóng cửa im lìm, rồi lại đi về. Sau năm lần bảy lượt, họ mới gặp cô chủ nhà hàng người Việt, nhỏ người, tóc muối tiêu, đứng kéo cửa đón khách mà có vẻ tất tả. “Ôi trời ơi tôi bận lắm cô ơi, sáng nào cũng phải dắt con chó này đi dạo, chẳng rảnh tay để mở cửa nhà hàng cho đúng giờ”, cô chủ nhà hàng vừa giải thích, vừa chỉ con chó to gần bằng con sư tử đang nằm im thin thít dưới nền nhà, mắt mở to nhìn khách dò xét. Những hũ rượu rắn làm đồ trang trí cho nhà hàng, thay cho những bình hoa sen giả, hay bức tranh hồ Gươm, theo cách thông thường của phần lớn nhà hàng Việt ở nước ngoài. Cô sinh ra ở Tiền Giang, định cư ở Paris hai mươi mấy năm, nhưng về Việt Nam chỉ một lần duy nhất. Lần về ấy, cô cũng bắt tàu lửa đi xuyên Việt, và cứ mỗi lần tiếp khách đồng hương, cô vẫn hay kể về miền Trung, về Hà Nội, về Hạ Long, rạng rỡ như một du khách Pháp lần đầu khám phá đất nước Việt Nam. Nhà hàng có món bánh ít trần, và chén nước mắm ngọt với cà rốt, củ cải bào nhuyễn ngâm bên trong. Cô nhìn đăm đăm vào cô con gái ba tuổi của hai vợ chồng người khách, rồi quay vào bếp, bưng ra thêm hai ba cái chả giò, một chén nhỏ chè bà ba, rồi bảo cô con gái nhỏ: “Ăn thêm đi cho mau lớn, con ơi. Con nói tiếng Pháp hay tiếng Việt? Con nhớ nói tiếng Việt nữa nha con”.
Tháng hai này, tôi biết, Paris đang mùa đông. Sài Gòn đang mùa tết. Hai chị em mái tóc đen ấy sau khi rời khỏi nhà hàng, trên đường cuốc bộ ra metro về nhà lại hỏi nhau, tết này làm gì. Cô chị bảo sẽ cắm lọ hoa đào, vì có thể tìm dễ dàng hoa đào ở Paris trong khu chợ châu Á. Cô em lòng bâng khuâng, nhớ những cánh mai rụng mỗi năm đầy trước sân, ngoài hiên hay ngay bên thềm nhà ở Sài Gòn. Paris đang mùa đông, làm sao có chút nắng ấm cho những cành mai. Mùng 1 chị vẫn đi viếng chùa, như năm ngoái. Cô em nói rằng em biết thịt kho trứng, để em nấu nhiều một chút, phần luôn cho chị. Chị vui lắm vì món thịt kho của em năm nào cũng có nước dừa rất thơm, nhưng chị cũng lo không biết năm nay cô em có còn hậu đậu như năm ngoái, múc cho chị một lọ thịt kho đầy ắp mà quên đậy kín nắp. Cô chị hớn hở xách lọ thịt đón metro về nhà đổ tràn ra ngoài. Mùi thịt kho, mùi nước mắm, mùi nước dừa bao bọc cả chuyến metro dài hơn 45 phút về nhà…
(*) Người miền Tây gọi cái tô to là cái tượng
(function () var _fbq = window._fbq )(); window._fbq = window._fbq || []; window._fbq.push(['track', 'PixelInitialized', ]); (function(d, s, id) var js, fjs = d.getElementsByTagName(s)[0]; if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id;js.async=true; js.src = 'https://connect.facebook.net/en_US/sdk.js#xfbml=1&version=v2.11&appId=943773152426325'; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); (document, 'script', 'facebook-jssdk'));
Đây chỉ là bài Rss, chi tiết bài viết các bạn xem tại đây!
0 notes
Text
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
Cẩm nang du lịch DU LỊCH THẾ GIỚI Châu Á Du lịch Trung Quốc Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
<!–
25/08/2017 12:02
–> <!–
25/08/2017
–>
Ngân Thiều Kim | 12:02 25/08/2017
<!–
–>
Sốc độ cao, rào cản ngôn ngữ, nhiều loại giá tour là những kinh nghiệm “xương máu” của MC Huyền Thu trong chuyến du lịch Tây Tạng đáng nhớ.
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến du lịch Tây Tạng
Đồng Huyền Thu sinh năm 1990 tại Hà Nội hiện là MC chương trình VTV Kết nối. Nữ MC mới có chuyến du lịch Tây Tạng tháng 8 này và dưới đây là những điều cô bạn rút ra sau hành trình dài hai tuần của mình:
Rào cản ngôn ngữ: Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, không thể nghe nói được tiếng Anh. Kể cả những câu cơ bản nhất như “How much?” (Bao nhiêu) hay số đếm một, hai, ba… Nếu không biết tiếng Trung, bạn sẽ phải dùng “ngôn ngữ hình thể” khá nhiều ở đây.
Giấy phép: Tây Tạng thuộc Trung Quốc, vậy nên đến đây các bạn sẽ phải xin visa Trung Quốc. Các bạn có thể tự làm ở đại sứ quán với chi phí 60 USD, hoặc làm dịch vụ khoảng 85 USD. Tuy nhiên, đến mỗi một vùng khác nhau ở Tây Tạng, các bạn lại phải xin giấy phép để vào được vùng đó. Vì thế đi tự túc thì bạn phải tìm hiểu kỹ các quy trình này.
Sốc độ cao: Tây Tạng là vùng cao nguyên gần dãy Himalaya, với độ cao trung bình là 4.900 m, áp suất thấp và không khí rất loãng. Du khách đến đây dễ bị sốc độ cao với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, chảy máu cam, sốt. Để phòng tránh điều này thì Huyền Thu chuẩn bị thuốc từ trước theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn uống khó hợp khẩu vị: Nữ MC nhận thấy đồ ăn ở đây chủ yếu theo hai phong cách, ẩm thực Ấn hoặc Trung Hoa. Nếu không hợp, bạn nên mang theo một số đồ ăn khô như ruốc, lạc rang, mắm tép chưng thịt, mì tôm… Và chắc chắn cần mang theo đồ ăn vặt trên đường: cơm cháy, lương khô, bánh quy, kẹo…
Nhà vệ sinh không sạch: Đối với Thu điều này gần như “ác mộng”. Cô vẫn thắc mắc không hiểu sao ý thức bỏ rác của người dân rất tốt, giữa hoang mạc cũng có thùng rác, đường phố thì lúc nào cũng có người quét dọn, vậy mà nhà vệ sinh họ lại để bẩn như vậy.
Khô nẻ da: Vì ở độ cao lớn nên tia cực tím ở Tây Tạng cũng rất mạnh, không khí hanh khô nên da và môi sẽ bị mốc, nẻ, khô. Cả bạn nữ và nam đều cần chuẩn bị các loại kem dưỡng ��m bôi cho môi, mặt và tay chân.
Giá tour không cố định: Huyền Thu chọn mua tour để được hỗ trợ về ngôn ngữ và các yếu tố khác thay vì phải tự “mò”. Giá tour phụ thuộc vào số lượng người trong đoàn, càng đông càng rẻ. Ngoài ra giá còn phụ thuộc vào lịch trình, những nơi cần đến. Nếu bạn không quan tâm nhiều tới Phật giáo, thích thắng cảnh thiên nhiên hơn, có thể yêu cầu rút bớt lịch trình để mức giá rẻ hơn. Giá tour Huyền Thu đi thời điểm tháng 8 là 860 USD một người, đoàn có 14 người. Có hai loại tour để lựa chọn: Tour tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Tour tiếng Trung đắt gấp hai lần giá tour tiếng Anh. Và giá tour chỉ bao gồm ăn sáng ở khách sạn, còn bữa trưa và tối các bạn phải tự lo.
Trang phục: Đến Tây Tạng tháng 8 thì các bạn phải mang quần áo bốn mùa, vì nhiệt độ thay đổi nhiều, lúc lạnh lúc nóng, lúc mát lúc ấm. Ban ngày thì mặc áo ngắn tay, áo khoác mỏng, tối cần áo khoác dày. Vì hành trình có đi trekking nên Huyền Thu cũng mang theo áo giữ nhiệt, áo len, áo phao, găng tay, mũ len, áo mưa…
Các điểm tham quan của nữ MC và bạn bè là tu viện, cung điện, núi tuyết, hoang mạc, thảo nguyên xanh, hồ nước lục lam, cánh đồng kiều mạch… Cô nhớ nhất là lúc đi trekking khu Everest Base Camp. Lều trại rất kiên cố và ấm nhờ được sưởi bằng hệ thống lò phân dê khô. Tuy nhiên do lạ thời tiết và địa hình nên Huyền Thu bị ngạt mũi, khó thở, đau đầu. Tổng chi phí chuyến đi hai tuần của Thu là 45 triệu đồng, gồm cả mua sắm đồ lưu niệm.
Theo Thanh Tuyết/Vnexpress
Xem thêm các bài viết:
Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng ở Tây Tạng
Tây Tạng – nơi thời gian ngừng lại
6 bí kíp nhất định phải nhớ kĩ nếu muốn du lịch Tây Tạng
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com August 25, 2017
<!–
nh gi bi vit ny
–>
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
Text
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
Cẩm nang du lịch DU LỊCH THẾ GIỚI Châu Á Du lịch Trung Quốc Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
<!–
25/08/2017 12:02
–> <!–
25/08/2017
–>
Ngân Thiều Kim | 12:02 25/08/2017
<!–
–>
Sốc độ cao, rào cản ngôn ngữ, nhiều loại giá tour là những kinh nghiệm “xương máu” của MC Huyền Thu trong chuyến du lịch Tây Tạng đáng nhớ.
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến du lịch Tây Tạng
Đồng Huyền Thu sinh năm 1990 tại Hà Nội hiện là MC chương trình VTV Kết nối. Nữ MC mới có chuyến du lịch Tây Tạng tháng 8 này và dưới đây là những điều cô bạn rút ra sau hành trình dài hai tuần của mình:
Rào cản ngôn ngữ: Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, không thể nghe nói được tiếng Anh. Kể cả những câu cơ bản nhất như “How much?” (Bao nhiêu) hay số đếm một, hai, ba… Nếu không biết tiếng Trung, bạn sẽ phải dùng “ngôn ngữ hình thể” khá nhiều ở đây.
Giấy phép: Tây Tạng thuộc Trung Quốc, vậy nên đến đây các bạn sẽ phải xin visa Trung Quốc. Các bạn có thể tự làm ở đại sứ quán với chi phí 60 USD, hoặc làm dịch vụ khoảng 85 USD. Tuy nhiên, đến mỗi một vùng khác nhau ở Tây Tạng, các bạn lại phải xin giấy phép để vào được vùng đó. Vì thế đi tự túc thì bạn phải tìm hiểu kỹ các quy trình này.
Sốc độ cao: Tây Tạng là vùng cao nguyên gần dãy Himalaya, với độ cao trung bình là 4.900 m, áp suất thấp và không khí rất loãng. Du khách đến đây dễ bị sốc độ cao với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, chảy máu cam, sốt. Để phòng tránh điều này thì Huyền Thu chuẩn bị thuốc từ trước theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn uống khó hợp khẩu vị: Nữ MC nhận thấy đồ ăn ở đây chủ yếu theo hai phong cách, ẩm thực Ấn hoặc Trung Hoa. Nếu không hợp, bạn nên mang theo một số đồ ăn khô như ruốc, lạc rang, mắm tép chưng thịt, mì tôm… Và chắc chắn cần mang theo đồ ăn vặt trên đường: cơm cháy, lương khô, bánh quy, kẹo…
Nhà vệ sinh không sạch: Đối với Thu điều này gần như “ác mộng”. Cô vẫn thắc mắc không hiểu sao ý thức bỏ rác của người dân rất tốt, giữa hoang mạc cũng có thùng rác, đường phố thì lúc nào cũng có người quét dọn, vậy mà nhà vệ sinh họ lại để bẩn như vậy.
Khô nẻ da: Vì ở độ cao lớn nên tia cực tím ở Tây Tạng cũng rất mạnh, không khí hanh khô nên da và môi sẽ bị mốc, nẻ, khô. Cả bạn nữ và nam đều cần chuẩn bị các loại kem dưỡng ẩm bôi cho môi, mặt và tay chân.
Giá tour không cố định: Huyền Thu chọn mua tour để được hỗ trợ về ngôn ngữ và các yếu tố khác thay vì phải tự “mò”. Giá tour phụ thuộc vào số lượng người trong đoàn, càng đông càng rẻ. Ngoài ra giá còn phụ thuộc vào lịch trình, những nơi cần đến. Nếu bạn không quan tâm nhiều tới Phật giáo, thích thắng cảnh thiên nhiên hơn, có thể yêu cầu rút bớt lịch trình để mức giá rẻ hơn. Giá tour Huyền Thu đi thời điểm tháng 8 là 860 USD một người, đoàn có 14 người. Có hai loại tour để lựa chọn: Tour tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Tour tiếng Trung đắt gấp hai lần giá tour tiếng Anh. Và giá tour chỉ bao gồm ăn sáng ở khách sạn, còn bữa trưa và tối các bạn phải tự lo.
Trang phục: Đến Tây Tạng tháng 8 thì các bạn phải mang quần áo bốn mùa, vì nhiệt độ thay đổi nhiều, lúc lạnh lúc nóng, lúc mát lúc ấm. Ban ngày thì mặc áo ngắn tay, áo khoác mỏng, tối cần áo khoác dày. Vì hành trình có đi trekking nên Huyền Thu cũng mang theo áo giữ nhiệt, áo len, áo phao, găng tay, mũ len, áo mưa…
Các điểm tham quan của nữ MC và bạn bè là tu viện, cung điện, núi tuyết, hoang mạc, thảo nguyên xanh, hồ nước lục lam, cánh đồng kiều mạch… Cô nhớ nhất là lúc đi trekking khu Everest Base Camp. Lều trại rất kiên cố và ấm nhờ được sưởi bằng hệ thống lò phân dê khô. Tuy nhiên do lạ thời tiết và địa hình nên Huyền Thu bị ngạt mũi, khó thở, đau đầu. Tổng chi phí chuyến đi hai tuần của Thu là 45 triệu đồng, gồm cả mua sắm đồ lưu niệm.
Theo Thanh Tuyết/Vnexpress
Xem thêm các bài viết:
Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng ở Tây Tạng
Tây Tạng – nơi thời gian ngừng lại
6 bí kíp nhất định phải nhớ kĩ nếu muốn du lịch Tây Tạng
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com August 25, 2017
<!–
nh gi bi vit ny
–>
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
Text
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
Cẩm nang du lịch DU LỊCH THẾ GIỚI Châu Á Du lịch Trung Quốc Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
<!–
25/08/2017 12:02
–> <!–
25/08/2017
–>
Ngân Thiều Kim | 12:02 25/08/2017
<!–
–>
Sốc độ cao, rào cản ngôn ngữ, nhiều loại giá tour là những kinh nghiệm “xương máu” của MC Huyền Thu trong chuyến du lịch Tây Tạng đáng nhớ.
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến du lịch Tây Tạng
Đồng Huyền Thu sinh năm 1990 tại Hà Nội hiện là MC chương trình VTV Kết nối. Nữ MC mới có chuyến du lịch Tây Tạng tháng 8 này và dưới đây là những điều cô bạn rút ra sau hành trình dài hai tuần của mình:
Rào cản ngôn ngữ: Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, không thể nghe nói được tiếng Anh. Kể cả những câu cơ bản nhất như “How much?” (Bao nhiêu) hay số đếm một, hai, ba… Nếu không biết tiếng Trung, bạn sẽ phải dùng “ngôn ngữ hình thể” khá nhiều ở đây.
Giấy phép: Tây Tạng thuộc Trung Quốc, vậy nên đến đây các bạn sẽ phải xin visa Trung Quốc. Các bạn có thể tự làm ở đại sứ quán với chi phí 60 USD, hoặc làm dịch vụ khoảng 85 USD. Tuy nhiên, đến mỗi một vùng khác nhau ở Tây Tạng, các bạn lại phải xin giấy phép để vào được vùng đó. Vì thế đi tự túc thì bạn phải tìm hiểu kỹ các quy trình này.
Sốc độ cao: Tây Tạng là vùng cao nguyên gần dãy Himalaya, với độ cao trung bình là 4.900 m, áp suất thấp và không khí rất loãng. Du khách đến đây dễ bị sốc độ cao với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, chảy máu cam, sốt. Để phòng tránh điều này thì Huyền Thu chuẩn bị thuốc từ trước theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn uống khó hợp khẩu vị: Nữ MC nhận thấy đồ ăn ở đây chủ yếu theo hai phong cách, ẩm thực Ấn hoặc Trung Hoa. Nếu không hợp, bạn nên mang theo một số đồ ăn khô như ruốc, lạc rang, mắm tép chưng thịt, mì tôm… Và chắc chắn cần mang theo đồ ăn vặt trên đường: cơm cháy, lương khô, bánh quy, kẹo…
Nhà vệ sinh không sạch: Đối với Thu điều này gần như “ác mộng”. Cô vẫn thắc mắc không hiểu sao ý thức bỏ rác của người dân rất tốt, giữa hoang mạc cũng có thùng rác, đường phố thì lúc nào cũng có người quét dọn, vậy mà nhà vệ sinh họ lại để bẩn như vậy.
Khô nẻ da: Vì ở độ cao lớn nên tia cực tím ở Tây Tạng cũng rất mạnh, không khí hanh khô nên da và môi sẽ bị mốc, nẻ, khô. Cả bạn nữ và nam đều cần chuẩn bị các loại kem dưỡng ẩm bôi cho môi, mặt và tay chân.
Giá tour không cố định: Huyền Thu chọn mua tour để được hỗ trợ về ngôn ngữ và các yếu tố khác thay vì phải tự “mò”. Giá tour phụ thuộc vào số lượng người trong đoàn, càng đông càng rẻ. Ngoài ra giá còn phụ thuộc vào lịch trình, những nơi cần đến. Nếu bạn không quan tâm nhiều tới Phật giáo, thích thắng cảnh thiên nhiên hơn, có thể yêu cầu rút bớt lịch trình để mức giá rẻ hơn. Giá tour Huyền Thu đi thời điểm tháng 8 là 860 USD một người, đoàn có 14 người. Có hai loại tour để lựa chọn: Tour tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Tour tiếng Trung đắt gấp hai lần giá tour tiếng Anh. Và giá tour chỉ bao gồm ăn sáng ở khách sạn, còn bữa trưa và tối các bạn phải tự lo.
Trang phục: Đến Tây Tạng tháng 8 thì các bạn phải mang quần áo bốn mùa, vì nhiệt độ thay đổi nhiều, lúc lạnh lúc nóng, lúc mát lúc ấm. Ban ngày thì mặc áo ngắn tay, áo khoác mỏng, tối cần áo khoác dày. Vì hành trình có đi trekking nên Huyền Thu cũng mang theo áo giữ nhiệt, áo len, áo phao, găng tay, mũ len, áo mưa…
Các điểm tham quan của nữ MC và bạn bè là tu viện, cung điện, núi tuyết, hoang mạc, thảo nguyên xanh, hồ nước lục lam, cánh đồng kiều mạch… Cô nhớ nhất là lúc đi trekking khu Everest Base Camp. Lều trại rất kiên cố và ấm nhờ được sưởi bằng hệ thống lò phân dê khô. Tuy nhiên do lạ thời tiết và địa hình nên Huyền Thu bị ngạt mũi, khó thở, đau đầu. Tổng chi phí chuyến đi hai tuần của Thu là 45 triệu đồng, gồm cả mua sắm đồ lưu niệm.
Theo Thanh Tuyết/Vnexpress
Xem thêm các bài viết:
Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng ở Tây Tạng
Tây Tạng – nơi thời gian ngừng lại
6 bí kíp nhất định phải nhớ kĩ nếu muốn du lịch Tây Tạng
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com August 25, 2017
<!–
nh gi bi vit ny
–>
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes
Text
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
Cẩm nang du lịch DU LỊCH THẾ GIỚI Châu Á Du lịch Trung Quốc Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến đi Tây Tạng
<!–
25/08/2017 12:02
–> <!–
25/08/2017
–>
Ngân Thiều Kim | 12:02 25/08/2017
<!–
–>
Sốc độ cao, rào cản ngôn ngữ, nhiều loại giá tour là những kinh nghiệm “xương máu” của MC Huyền Thu trong chuyến du lịch Tây Tạng đáng nhớ.
Nữ MC chia sẻ 8 điều cần biết cho chuyến du lịch Tây Tạng
Đồng Huyền Thu sinh năm 1990 tại Hà Nội hiện là MC chương trình VTV Kết nối. Nữ MC mới có chuyến du lịch Tây Tạng tháng 8 này và dưới đây là những điều cô bạn rút ra sau hành trình dài hai tuần của mình:
Rào cản ngôn ngữ: Người dân ở Tây Tạng chỉ nói tiếng Tạng và tiếng Trung, không thể nghe nói được tiếng Anh. Kể cả những câu cơ bản nhất như “How much?” (Bao nhiêu) hay số đếm một, hai, ba… Nếu không biết tiếng Trung, bạn sẽ phải dùng “ngôn ngữ hình thể” khá nhiều ở đây.
Giấy phép: Tây Tạng thuộc Trung Quốc, vậy nên đến đây các bạn sẽ phải xin visa Trung Quốc. Các bạn có thể tự làm ở đại sứ quán với chi phí 60 USD, hoặc làm dịch vụ khoảng 85 USD. Tuy nhiên, đến mỗi một vùng khác nhau ở Tây Tạng, các bạn lại phải xin giấy phép để vào được vùng đó. Vì thế đi tự túc thì bạn phải tìm hiểu kỹ các quy trình này.
Sốc độ cao: Tây Tạng là vùng cao nguyên gần dãy Himalaya, với độ cao trung bình là 4.900 m, áp suất thấp và không khí rất loãng. Du khách đến đây dễ bị sốc độ cao với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, chảy máu cam, sốt. Để phòng tránh điều này thì Huyền Thu chuẩn bị thuốc từ trước theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ăn uống khó hợp khẩu vị: Nữ MC nhận thấy đồ ăn ở đây chủ yếu theo hai phong cách, ẩm thực Ấn hoặc Trung Hoa. Nếu không hợp, bạn nên mang theo một số đồ ăn khô như ruốc, lạc rang, mắm tép chưng thịt, mì tôm… Và chắc chắn cần mang theo đồ ăn vặt trên đường: cơm cháy, lương khô, bánh quy, kẹo…
Nhà vệ sinh không sạch: Đối với Thu điều này gần như “ác mộng”. Cô vẫn thắc mắc không hiểu sao ý thức bỏ rác của người dân rất tốt, giữa hoang mạc cũng có thùng rác, đường phố thì lúc nào cũng có người quét dọn, vậy mà nhà vệ sinh họ lại để bẩn như vậy.
Khô nẻ da: Vì ở độ cao lớn nên tia cực tím ở Tây Tạng cũng rất mạnh, không khí hanh khô nên da và môi sẽ bị mốc, nẻ, khô. Cả bạn nữ và nam đều cần chuẩn bị các loại kem dưỡng ẩm bôi cho môi, mặt và tay chân.
Giá tour không cố định: Huyền Thu chọn mua tour để được hỗ trợ về ngôn ngữ và các yếu tố khác thay vì phải tự “mò”. Giá tour phụ thuộc vào số lượng người trong đoàn, càng đông càng rẻ. Ngoài ra giá còn phụ thuộc vào lịch trình, những nơi cần đến. Nếu bạn không quan tâm nhiều tới Phật giáo, thích thắng cảnh thiên nhiên hơn, có thể yêu cầu rút bớt lịch trình để mức giá rẻ hơn. Giá tour Huyền Thu đi thời điểm tháng 8 là 860 USD một người, đoàn có 14 người. Có hai loại tour để lựa chọn: Tour tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Tour tiếng Trung đắt gấp hai lần giá tour tiếng Anh. Và giá tour chỉ bao gồm ăn sáng ở khách sạn, còn bữa trưa và tối các bạn phải tự lo.
Trang phục: Đến Tây Tạng tháng 8 thì các bạn phải mang quần áo bốn mùa, vì nhiệt độ thay đổi nhiều, lúc lạnh lúc nóng, lúc mát lúc ấm. Ban ngày thì mặc áo ngắn tay, áo khoác mỏng, tối cần áo khoác dày. Vì hành trình có đi trekking nên Huyền Thu cũng mang theo áo giữ nhiệt, áo len, áo phao, găng tay, mũ len, áo mưa…
Các điểm tham quan của nữ MC và bạn bè là tu viện, cung điện, núi tuyết, hoang mạc, thảo nguyên xanh, hồ nước lục lam, cánh đồng kiều mạch… Cô nhớ nhất là lúc đi trekking khu Everest Base Camp. Lều trại rất kiên cố và ấm nhờ được sưởi bằng hệ thống lò phân dê khô. Tuy nhiên do lạ thời tiết và địa hình nên Huyền Thu bị ngạt mũi, khó thở, đau đầu. Tổng chi phí chuyến đi hai tuần của Thu là 45 triệu đồng, gồm cả mua sắm đồ lưu niệm.
Theo Thanh Tuyết/Vnexpress
Xem thêm các bài viết:
Chàng trai Việt lần đầu chứng kiến tục thiên táng ở Tây Tạng
Tây Tạng – nơi thời gian ngừng lại
6 bí kíp nhất định phải nhớ kĩ nếu muốn du lịch Tây Tạng
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com August 25, 2017
<!–
nh gi bi vit ny
–>
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes