#loinhuan
Explore tagged Tumblr posts
trancuong1109 · 3 years ago
Link
0 notes
sapopos · 3 years ago
Photo
Tumblr media
Lợi nhuận thực sự là gì và đâu là những yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần quan tâm để quản lý và đánh giá lợi nhuận một cách hiệu quả nhất? Tìm hiểu ngay
https://www.sapo.vn/blog/loi-nhuan-la-gi
0 notes
minhducdoo · 7 years ago
Photo
Tumblr media
#ducdaily #oddonaut #economy | The Fastest. The Shortest. #viettel #vinaphone #mobifone #vnpt #loinhuan Link http://po.st/K37uy2
0 notes
tintuc888 · 11 years ago
Text
11 tháng, FPT báo lãi trước thuế 2.2
Công ty Cổ phần FPT (mã FPT-HOSE) công bố thông tin kết quả kinh doanh tháng 11 và lũy kế 11 tháng năm 2013.
Theo đó, doanh thu lũy kế 11 tháng toàn FPT đạt 24.927 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ, tương đương 93% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế toàn công ty đạt 2.246 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ 2012, đạt 85% kế hoạch năm.
Sau 11 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.862 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.385 tỷ đồng, tăng tương ứng 4% và 2% so với cùng kỳ, hoàn thành lần lượt 84% và 82% kế hoạch năm. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 5.049 đồng/cổ phiếu, tăng 1% so với cùng kỳ.
FPT cho biết, đóng góp nhiều nhất cho tổng lợi nhuận của tập đoàn vẫn là mảng công nghệ và viễn thông, chiếm 76%.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) giai đoạn đến năm 2015, có hiệu lực từ 2/12. Theo đó, SCIC sẽ nắm giữ và đầu tư dài hạn tại 4 doanh nghiệp, gồm Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam.
Từ khoá: cổ phần công ty tái bảo hiểm công ty cổ phần tái bảo hiểm công ty kế hoạch công bố thông tin lợi nhuận
tin tuc giai tri viet nam
0 notes
tintuc6293 · 12 years ago
Link
svi vốn điều lệ kế hoạch lợi nhuận doanh thu cổ phiếu công ty cổ phần kinh doanh
Năm 2013, SVI lên kế hoạch đạt 950 tỷ đồng doanh thu và đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, dự kiến lương của CBCNV đạt 8,0 triệu đồng/ người/1 tháng.
Công ty Cổ phần bao bì Biên Hòa (SVI) thông báo nghị quyết dự thảo Đại hội cổ đông thường niên năm lần thứ 10 tài khóa 2012 sẽ diễn ra vào ngày 29/03/2013.
Thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2012 doanh thu thuần đạt 851 tỷ đồng, 65 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 59,99 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cổ tức 20%.
Năm 2013, SVI lên kế hoạch đạt 950 tỷ đồng doanh thu và đạt 75 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, dự kiến lương của CBCNV đạt 8,0 triệu đồng/ người/01 tháng, tăng .
Và  SVI lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho giai đoạn từ 2013 -2017 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu đạt 12% và của lợi nhuận đạt 15%/1 năm.
Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2013 - 2017 ( Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu.
 Mục đích phát hành: Thưởng cho cổ đông của Công ty CP bao bì Biên Hòa.
 Phương án phát hành:
-      Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông.
-      Đối tượng phát hành: Cổ đông hiện hữu.
-      Tỷ lệ phát hành: 5:1, tương đương 20% vốn điều lệ.
-      Số lượng cổ phiếu phát hành: 1.778.938 cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu:  10.000 đồng/cổ phiếu.
-      Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá: 17.789.380.000 đồng. Giá phát hành: 0 đồng/cổ phiếu.
-      Tổng giá trị phát hành: 0 đồng . Thời gian dự kiến phát hành: Trong năm 2013.
Phương thức phát hành: Các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông tại ngày chốt danh sách sẽ được quyền nhận cổ phiếu theo tỷ lệ tương ứng là 5:1 (vào ngày chốt danh sách cổ đông, cổ đông sở hữu 05 cổ phiếu sẽ được quyền nhận 01 cổ phiếu thưởng)
Hồng Vân
Theo TTVN/SSC
công ty cổ phần kinh doanh vốn điều lệ svi cổ phiếu kế hoạch lợi nhuận doanh thu
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
chi phí người dân thị trường thông tin tiêu dùng gia doanh nghiệp kinh doanh công khai thông tin phí thương mại việt nam nền kinh tế đạo đức kinh doanh quảng cáo lợi nhuận kênh phân phối cạnh tranh độc quyền trách nhiệm sản phẩm phát triển người tiêu dùng
Giá sữa đã chính thức được các hãng điều chỉnh tăng từ 1/3, để lách luật và tăng giá sữa, nhiều hãng sữa nhập khẩu đã thay đổi nhãn mác, chuyển đổi từ sản phẩm sữa sang gọi là thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng... Với chiêu thức này các doanh nghiệp không cần phải kê khai giá với cơ quan quản lý, chỉ cần thống báo trước thời điểm, mức tăng/giảm giá.
Theo Ths. Nguyễn Duy Đạt, Phó trưởng Bộ môn Kinh tế Quốc tế (Khoa Thương mại Quốc tế, Đại học Thương mại HN), sở dĩ hiện nay các hãng sữa có thể tăng giá liên tục là do cấu trúc của thị trường sữa có thể nói là có tính độc quyền cao (có thể tạm gọi là độc quyền nhóm) trong đó người bán (các hãng sữa) có sức mạnh thị trường lớn trong việc ấn định giá.
Độc quyền nhóm đang quyết định giá bán sữa.
Thực tế, thị trường sữa Việt Nam bị chi phối bởi vài hãng sữa lớn. Các hãng này với sức mạnh về thương hiệu, R&D (nghiên cứu và phát triển), hệ thống phân phối, các chuyên gia... dễ dàng nắm vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Họ có thể ấn định giá cao nhằm chiếm lợi nhuận độc quyền mà không cần lo sợ sự cạnh tranh từ các hãng nhỏ hơn, do nhiều người tiêu dùng không dám đem sức khỏe của trẻ nhỏ, người già đ�� thử nghiệm các sản phẩm của các hãng nhỏ.
Còn các hãng sữa nhỏ hơn, sữa nội khi thấy các hãng sữa lớn tăng giá, thì cũng không lý do gì không tăng, khi mục đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận.
Ông Đạt cho rằng, đó là cái gốc của vấn đề, khiến cho mọi biện pháp kiểm soát giá chỉ là phần ngọn, không sớm thì muộn các hãng sữa sẽ có cách lách các biện pháp kiểm soát giá. Dù ta có biết cũng không làm khác được, người dân vẫn phải chấp nhận mua giá cao, vì con họ, người nhà họ ốm không thể không dùng sữa.
Điều này được củng cố bởi tính bất đối xứng về mặt thông tin trên thị trường sữa, khi nhà sản xuất nắm toàn bột thông tin về sản phẩm, còn người mua chỉ biết những thông tin mà nhà sản xuất muốn cho họ biết thông qua các kênh khác nhau. Đấy là do tính khó thẩm định của mặt hàng sữa. Không chỉ nước ta, mà người tiêu dùng các nước khác cũng bị các hãng lừa, vì sự kiểm định của người tiêu dùng là rất khó khăn, tại cửa hàng anh không thể móc sữa ra thử được.
Ông Đạt dẫn chứng vụ sữa dê Danlait, dù độ đạm chỉ từ 12-18% không đủ tiêu chuẩn để gọi là sữa (quy định VN độ đạm phải 34% mới gọi là sữa), nhưng họ vẫn gắn mác sữa, rồi quảng cáo thổi phồng lên, người dân thấy họ bảo tốt thì cũng chỉ biết là tốt, sao kiểm chứng được khi cơ quan chức năng không vào cuộc. Vụ việc vỡ lở người ta mới té ngửa.
Tại Việt Nam, theo ông Đạt, giá sữa cao không chỉ vì giá nguyên liệu cao, một phần cũng vì các chi phí thương mại là rất cao, cộng với chi phí quảng cáo lớn cũng đội giá sữa và tất cả các chi phí này người tiêu dùng đều phải gánh chịu. Trong khi thực tế tính trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp Việt vẫn còn thấp.
Như vụ sữa Danlait, theo tờ khai hải quan của công ty Mạnh Cầm, giá nhập về Việt Nam là 80.000 đồng/hộp, trong khi giá đến tay người tiêu dùng là hơn 400.000 đồng/hộp, vậy là có khoảng 300 ngàn đồng (ngoài các khoản thuế) là dành cho các chi phí thương mại, quảng cáo và lợi nhuận của doanh nghiệp, đây là một con số quá cao. Nếu không có vụ lùm xùm vừa qua, họ không công bố những giấy tờ đó thì làm sao người dân biết được.
Về giải pháp quản lý, theo ThS. Nguyễn Duy Đạt, trước mắt là quản lý giá, nhưng về lâu dài phải giải quyết cái gốc của thị trường, là hạn chế độc quyền, tăng tính cạnh tranh đi kèm với các biện pháp giảm tính bất đối xứng thông tin trên thị trường sữa. Đồng thời, tạo sự giám sát của cộng đồng với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh sữa.
Để hạn chế độc quyền, tăng tính cạnh tranh trên thị trường sữa, ông Đạt đề xuất cần xác định lại tỷ lệ xác định doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối trong những doanh nghiệp kinh doanh sữa. Đồng thời có những giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phát triển.
Cơ quan quản lý cũng cần khắc phục tình trạng bất đối xứng thông tin, như yêu cầu các hãng công khai thông tin, nghiên cứu tính chính xác trong các công bố công dụng của sữa để người dùng biết được giá cao có xứng đáng không.
Về lâu dài cũng cần cải cách nền kinh tế theo hướng giảm chi phí thương mại, hình thành thị trường đồng bộ; phát triển hệ thống kênh phân phối. Đồng thời cần nâng cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp...
Lê Việt
phí thương mại chi phí kinh doanh trách nhiệm doanh nghiệp nền kinh tế kênh phân phối độc quyền tiêu dùng quảng cáo thông tin sản phẩm gia người tiêu dùng việt nam người dân công khai thông tin cạnh tranh đạo đức kinh doanh thị trường phát triển lợi nhuận
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Hậu quả kinh tế Trung Quốc phải gánh chịu khi Nhật Bản rút đầu tư
nhật bản chính sách máy bay trung quốc gia thủ tướng quân sự tăng trưởng việc làm ổn định kinh tế hạn chế doanh nghiệp bão xây dựng kinh nghiệm tokyo chiến lược chính phủ lợi nhuận quan trọng xuất khẩu thay đổi khủng hoảng tài chính
(GDVN) - Hành động của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả kinh tế, tuy các doanh nghiệp Nhật Bản có lợi nhuận ở Trung Quốc, nhưng họ cũng đem lại cơ hội việc làm cho hàng chục triệu người Trung Quốc...
Nhật Bản đe dọa rút vốn gây sức ép kinh tế đối với Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc cho hay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng nói rằng, các hành động của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả khôn lường, gây tổn thương cho quan hệ Trung-Nhật. Ông chỉ ra, Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy sách lược kép - tăng trưởng kinh tế và "chủ nghĩa yêu nước" (chống Nhật).
Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi Bắc Kinh phải mở rộng nguồn tài nguyên, buộc Trung Quốc phải vươn ra biển. Đồng thời, "chủ nghĩa yêu nước có màu sắc chống Nhật" lan tràn trong các tổ chức giáo dục và xã hội.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho rằng, là một phần của chiến lược đoạt lấy tài nguyên, Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp uy hiếp và đe dọa, đặc biệt là ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, những cơn sóng ngầm chống Nhật cuồn cuộn trong xã hội Trung Quốc làm cho các hành động ngày càng tự tin của Trung Quốc được sự ủng hộ ở trong nước. Nhưng, điều này lại làm cho quan hệ kinh tế Trung-Nhật căng thẳng, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Ông Shinzo Abe cảnh báo, trong bối cảnh này, một điểm rất quan trọng là để Bắc Kinh nhận thức được họ không thể đoạt được lãnh thổ hoặc lãnh hải của  nước khác hoặc thay đổi quy tắc giao lưu quốc tế. Ông cho biết, Nhật tăng cường ngân sách quốc phòng và tái khẳng định liên minh Nhật-Mỹ là rất quan trọng đối với an ninh khu vực, sự hiện diện của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất quan trọng đối với an ninh khu vực.
Ông cảnh báo, các hành động tự tin của Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả kinh tế, tuy các doanh nghiệp Nhật Bản có lợi nhuận ở Trung Quốc, nhưng họ cũng đem lại cơ hội việc làm cho hàng chục triệu người Trung Quốc. Abe nói thêm, nếu công việc làm ăn ở Trung Quốc gặp rủi ro, đầu tư của Nhật Bản sẽ bắt đầu giảm mạnh.
Trung Quốc gây căng thẳng ở các vùng biển ở xung quanh như biển Đông, biển Hoa Đông
Lời cảnh báo của Shinzo Abe là nhằm tấn công vào mối lo ngại của Chính phủ Trung Quốc đối với sự bất ổn về kinh tế và xã hội, lo ngại bị Mỹ xâm lược bằng quân sự và lo ngại đối với sự hưng thịnh của Nhật Bản.
Về kinh tế, Nhật Bản là một nhà đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc, là đối tác thương mại chủ yếu của Trung Quốc. Shinzo Abe nói đầu tư của Nhật Bản đem lại hàng chục triệu việc làm cho người Trung Quốc chưa thể kiểm chứng, nhưng hành động của Trung Quốc rõ ràng ảnh hưởng tới hợp tác kinh tế Trung-Nhật.
Năm 2012, Trung-Nhật căng thẳng cao độ do tranh chấp đảo Senkaku, nhất là khi Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa đảo Senkaku. Ở Trung Quốc đã nổ ra các hoạt động biểu tình chống Nhật, nhất là đối với hàng hóa của Nhật Bản.
Tổng kim ngạch thương mại giữa Trung-Nhật trượt dốc 3,9%, là lần đầu tiên giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 đến nay, mức giảm xuất khẩu hơn 10%. Nhật Bản đầu tư cho Chính phủ Trung Quốc tăng ít, nhưng đã giảm mạnh khi tình hình căng thẳng giữa hai nước vào mùa hè năm 2012 dâng cao.
Một nhân tố khác làm giảm thương mại và đầu tư Trung-Nhật là: Nhu cầu của Nhật Bản giảm tổng thể và sự thay đổi của nhà cung ứng tài nguyên quan trọng (và sự điều chỉnh của thị trường xuất khẩu Nhật Bản). Tuy Tokyo có thể sẽ áp dụng biện pháp, giảm ảnh hưởng xấu từ tranh chấp kinh tế Trung-Nhật, nhưng Nhật Bản sẽ bị tổn thất do quan hệ thương mại bị phá hoại.
Trên thực tế, cho dù Trung Quốc không xảy ra chống đối, thì các doanh nghiệp Nhật Bản đã tỏ ra quan tâm tới việc chuyển cơ sở chế tạo đi khỏi Trung Quốc. Trong bình chọn nơi xuất khẩu trước tiên, giữa Trung Quốc và Mỹ chỉ có khoảng cách 0,6%.
Shinzo Abe còn nhấn mạnh, Nhật Bản cuối cùng quyết định tiếp tục tiến hành thảo luận với Mỹ về Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, gọi tắt là TPP) - đây là tổ chức thương mại mà báo chí TQ gọi là hiệp định bài trừ Trung Quốc.
Mặc dù Nhật Bản không thể rút tập thể khỏi Trung Quốc, nhưng Nhật Bản nghiêng về xây dựng quan hệ thương mại mạnh hơn với Mỹ và giảm đầu tư vào Trung Quốc, đã gây ảnh hưởng không tốt đến một vấn đề đặc biệt quan tâm của Chính phủ Trung Quốc:
Thông qua việc làm để duy trì sự ổn định xã hội. Giống với Nhật Bản, tăng trưởng xuất khẩu và kinh tế đã thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là lợi nhuận hoặc năng suất, ngược lại, Bắc Kinh tận dụng tăng trưởng kinh tế liên tục để duy trì việc làm, thông qua cung cấp khoản vay để duy trì kinh doanh của doanh nghiệp.
Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy chương trình tàu sân bay của họ
Trung Quốc có khuynh hướng sử dụng việc làm để duy trì sự ổn định quốc gia. Chính phủ Trung Quốc và Shinzo Abe đều hiểu rõ điểm này.  Báo chí TQ cho rằng hiện nay, ông Shinzo Abe đang đe dọa lấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc làm mục tiêu, từ đó phá hoại sự ổn định quốc gia của Trung Quốc.
Nhật Bản chưa chắc đã thực sự gây ảnh hưởng hoặc gây ra sự biến đổi nhanh chóng quan hệ kinh tế Trung-Nhật, nhưng cùng với việc TPP phát huy hiệu lực và đầu tư của họ vào Đông Nam Á và châu Phi thì Nhật Bản có thể từng bước gây sức ép kinh tế đối với Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc chưa sẵn sàng cho chiến tranh chính diện với Nhật Bản
Cảnh báo quân sự là mối đe dọa trực tiếp hơn đối với Bắc Kinh. Tokyo và Washington đã dần mất kiên nhẫn về các hành động quân sự ngày càng tự tin của Trung Quốc.
Mỹ đang chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á, Trung Quốc coi đó là hành động kiềm chế. Nhật Bản đang tăng cường quan hệ với Nga, Australia, Ấn Độ và Đông Nam Á, điều này bị Trung Quốc coi là chính sách bao vây.
Con đường trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn không phải đều thuận lợi. Trong bất cứ khi nào, một nước muốn thay đổi hiện trạng với các nước khác thì họ chắc chắn sẽ vấp phải những lực cản và phiền phức. Sự bành trướng trên biển cùng với gián điệp mạng và khả năng tác chiến mạng của Trung Quốc có liên quan chặt chẽ tới chính sách kinh tế và xã hội của họ. Bành trướng trên biển là hành động cụ thể rõ rệt hơn, nhưng sẽ gây ra cạnh tranh nước lớn trước khi Trung Quốc đạt được mục tiêu của họ.
Đối với Nhật Bản, chỉ cần những hoạt động trên biển nhằm vào Senkaku vẫn thuộc lĩnh vực dân sự, thì hoạt động này có thể kiểm soát, nhưng Trung Quốc sử dụng radar ngắm bắn vào tàu chiến Nhật Bản và máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận đảo Senkaku thì đây là hành động không thể chấp nhận được. Gần đây có tin cho rằng, một máy bay trinh sát Y-8 Trung Quốc và máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản chỉ cách nhau có 5 m, gây ra nguy cơ va chạm máy bay như Trung-Mỹ năm 2001.
Đối với Mỹ, như Obama đã nói, tuy Mỹ có thể tha thứ cho các hoạt động gián điệp mạng xảy ra ngẫu nhiên, nhưng quy mô hoạt động này quá lớn, và khi bắt đầu nhằm vào hạ tầng cơ sở của Mỹ thì không thể chấp nhận được - Điều này có thể sẽ phá hoại mạng lưới điện, hệ thống thông tin và các ngành công nghiệp khác của Mỹ.
Nhật Bản và Mỹ đều tuyên bố liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật là hòn đá tảng của quan hệ và chính sách khu vực của hai nước. Nhật Bản tiếp tục nới lỏng hạn chế của Hiến pháp đối với hoạt động quân sự, hơn nữa Tokyo đã cam kết với Washington phát huy vai trò lớn hơn về an ninh khu vực.
Sự gia tăng các hoạt động trên biển của Trung Quốc đã gây ra một ấn tượng là: Trung Quốc tin tưởng và có khả năng làm thay đổi cân bằng sức mạnh trên biển ở khu vực. Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng hải quân mạnh với sự hậu thuẫn của tên lửa triển khai trên đất liền, hơn nữa vai trò ảnh hưởng quốc tế của họ không ngừng tăng lên.
Chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc đã trở thành vấn đề chính của Nhật Bản và Mỹ. Có chuyên gia cảnh báo, Hải quân Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt Hải quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, họ sử dụng tên lửa "sát thủ tàu sân bay" và tàu chiến có số lượng chiếm ưu thế, đã làm hạn chế khả năng của Hải quân Mỹ.
Trong 10 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hiện đại hóa quan trọng. Nhưng, họ còn lâu mới s��n sàng cho cuộc chiến trực diện với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, càng chưa nói đến Hải quân Mỹ.
Những nỗ lực hiện đại hóa và chương trình chế tạo tàu chiến của Trung Quốc vẫn chưa xây dựng Hải quân Trung Quốc thành một lực lượng hải quân hàng đầu, hơn nữa họ cũng thiếu thuyền viên hàng đầu. Hải quân hàng đầu phải có tổ chức, lý luận, nguyên tắc và các kinh nghiệm tương ứng.
Vấn đề quan trọng hạn chế Hải quân Trung Quốc hoàn toàn không phải là đóng tàu hoặc tuyển quân của họ, mà là khả năng dụng binh tác chiến thực sự và hành động hạm đội của họ hạn chế.
Tàu chiến của Hải quân TQ
Trên thực tế, chỉ có một tiêu chuẩn có thể đánh giá sức mạnh của một lực lượng hải quân, đó là khả năng chiến thắng đối thủ tiềm tàng.
Một phần năng lực hải quân tùy thuộc vào công nghệ và học thuyết của họ, nhưng một phần tương đối tùy thuộc vào kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Hải quân Trung Quốc không có nhiều kinh nghiệm tác chiến, cho dù trước đây cũng như vậy. Điều này hạn chế rất lớn khả năng tác chiến có hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại rất phức tạp.
Hải quân Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ cao và ưu thế số lượng, nhưng họ phải đối mặt với Hải quân Mỹ, lực lượng có kinh nghiệm chiến đấu hàng trăm năm, cùng các tướng lính Hải quân Mỹ được thử thách qua chiến đấu thực tế. Kể cả Hải quân Nhật Bản cũng đã có kinh nghiệm tác chiến và truyền thống tác chiến trên biển hơn 1 thế kỷ. Thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế đã hạn chế nghiêm trọng khả năng của Hải quân Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang "làm nhẹ" đi việc gia tăng khả năng quân sự và thảo luận về tính xâm lược quân sự của họ. Nhưng, Bắc Kinh không có cách gì để ngăn chặn sự phỏng đoán về điều này. Các hình ảnh và bình luận liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đã liên tục tiết lộ những hình ảnh có liên quan.
Bắc Kinh hầu như đang trở nên ngày càng hiếu chiến, cho dù họ tuyên bố thực tế không phải như vậy. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng, Trung Quốc đang phô trương sức mạnh, cảnh báo rằng, trước khi tiếp tục tiến hành các hành động mang tính xâm lược, Bắc Kinh cần đánh giá lại cán cân sức mạnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
xây dựng lợi nhuận xuất khẩu hạn chế ổn định thủ tướng việc làm trung quốc kinh tế máy bay chiến lược chính sách quân sự bão thay đổi kinh nghiệm nhật bản chính phủ gia tokyo khủng hoảng tài chính quan trọng doanh nghiệp tăng trưởng
0 notes
tintucmoi · 12 years ago
Text
Kết quả kinh doanh: Quý III, lợi nhuận BVH tăng gần 7%
Kết quả kinh doanh: Quý III, lợi nhuận BVH tăng gần 7%
Tập đoàn Bảo Việt ( BVH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2012
Theo đó, quý III/2012, BVH đạt doanh thu thuần từ kinh doanh bảo hiểm là 2.076 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm là âm 148 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động ngân hàng của BVH đạt 48 tỷ đồng, giảm 58% so với quý III/2011. Tập đoàn đạt 278,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 21,5%; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại tăng 7%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần kinh doanh bảo hiểm của BVH đạt 6.224 tỷ đồng, tăng 9,2%. Lợi nhuận thuần kinh doanh bảo hiểm âm 375,9 tỷ đồng; lợi nhuận từ hoạt động ngân hàng đạt 317,3 tỷ đồng; giảm 6,6%.
Tập đoàn đạt 1.024 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 33,5%.
Source: stox.vn/News/157421/ket-qua-kinh-doanh-quy-iii-loi-nhuan-bvh-tang-gan-7.html
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
techcombank tổng tài sản tín dụng công ty cổ phần bão dự phòng lợi nhuận chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán trích lập dự phòng công ty
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và lũy kế cả năm 2012.
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản của Techcombank đạt 179.732 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 180.531 tỷ đồng cuối năm 2011.
Theo đó, thu nhập thuần từ lãi quý 4/2012 của Techcombank đạt 951,2 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ (1.713 tỷ đồng); lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ đạt 38,8 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 18,8 tỷ đồng; hoạt động khác lãi 267,5 tỷ đồng.
Trong kỳ, Techcombank ghi nhận hai khoản lỗ, trong đó mảng kinh doanh ngoại hối lỗ 81 tỷ đồng, mua bán đầu tư chứng khoán lỗ 23 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 416 tỷ đồng).
Trong khi đó, chi phí hoạt động quý 4/2012 tăng mạnh lên 1.263,2 tỷ đồng từ mức 571 tỷ đồng của quý 4/2011.
Quý 4, Techcombank báo lỗ trước thuế là 1.216 tỷ đồng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 1.128 tỷ đồng. Trong khi quý 4/2011, Techcombank lãi 1.962 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2012, thu nhập lãi thuần đạt 5.115 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.017,8 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 4.221,1 tỷ đồng của năm 2011. Mức trích lập dự phòng rủi ro năm 2012 lên tới 1.450 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần so với năm 2011.
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản của Techcombank đạt 179.732 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 180.531 tỷ đồng cuối năm 2011; cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng; tiền gửi của khách hành đạt 111.462 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cuối năm 2011 (88.647 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm mạnh từ 2.668 tỷ đồng cuối năm 2011, còn 966,44 tỷ đồng cuối năm 2012.
Trước đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã MSN-HOSE) cho biết lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2012 đạt 2.781 tỷ đồng , giảm 10% so với cùng kỳ năm trước (3.089 tỷ đồng). Nguyên nhân, theo MSN là do lợi nhuận sau thuế của công ty liên kết là ngân hàng Techcombank đạt 762 tỷ đồng, giảm 75,8% so với mức 3.153,7 tỷ đồng của năm trước do việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Cũng theo công bố của MSN, tính đến cuối năm 2012, Techcombank giảm tỉ lệ tín dụng trên huy động vốn xuống còn 60,3% vào cuối tháng 12/2012 từ mức 70,6% trong năm 2011 và tỷ lệ an toàn vốn đạt 12,6% vào cuối tháng 12, cao hơn so với mức quy định 9%.
Báo cáo tài chính pro forma của Masan Group được lập dựa trên giả định tập đoàn này nắm 30,44% lợi ích kinh tế tại Techcombank kể từ ngày 1/1/2011.
công ty cổ phần tín dụng dự phòng công ty bão trích lập dự phòng techcombank lợi nhuận tổng tài sản chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
kinh doanh lợi nhuận tăng trưởng bidv tín dụng tổng tài sản
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và lũy kế giai đoạn từ 1/5/2012 đến 31/12/2012.
Lũy kế năm 2012, lợi nhuận trước và sau thuế của BIDV lần lượt đạt 3.854 tỷ đồng và 2.919 tỷ đồng.
Theo đó, thu nhập lãi thuần của BIDV trong quý 4 đạt 3.838 tỷ đồng; hoạt động dịch vụ đem lại 552 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 91,6 tỷ đồng; mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 58 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 9,6 tỷ đồng; hoạt động khác đạt 293 tỷ đồng.
Trong quý 4, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 2.821 tỷ đồng; lãi trước thuế đạt 1.748 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 1.304 tỷ đồng.
Lũy kế giai đoạn từ 1/5/2012 đến 31/12/2012, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt 9.333 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 3.854 tỷ đồng và 2.919 tỷ đồng.
Trước đó, trong thông cáo phát đi , BIDV công bố kết quả kinh doanh năm 2012 và kế hoạch năm 2013.
Theo đó, tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản tăng trưởng 18,3%, đạt 497.827 tỷ đồng; Huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng 26%, đạt 360.167 tỷ đồng; Dư nợ tín dụng đạt 324.218 tỷ đồng, tăng trưởng 16,2%; Nợ xấu ở mức 2,77% với trích dự phòng rủi ro lớn khoảng 6.730 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế cả năm 2012 đạt 4.246 tỷ đồng; Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,7%; Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 12,34%.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2013, BIDV đặt mục tiêu huy động vốn tăng 16,5% so với năm 2012; Dư nợ tín dụng điều hành ở mức tăng khoảng 12%; Tỷ lệ nợ xấu/tổng dự nợ dưới 3%; lợi nhuận trước thuế tăng 12%; Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): 1.500 đồng/cổ phiếu; Tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 9%/năm.
kinh doanh tín dụng lợi nhuận bidv tổng tài sản tăng trưởng
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
VOS: Bất ngờ lãi khủng trong quý 4/2012
chi phí công ty thua lỗ bất ngờ lợi nhuận doanh thu
VOS: Bất ngờ lãi khủng trong quý 4/2012 3 quý liên tục làm ăn thua lỗ, CTCP Vận tải biển Việt Nam (HOSE: VOS ) bất ngờ công bố BCTC hợp nhất quý 4/2012 với mức lãi khủng gần 95 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, bất chấp doanh thu thuần giảm 17.85% cùng kỳ, với 560.89 tỷ đồng.
Dễ dàng nhận ra lợi nhuận công ty có được là do giá vốn hàng bán giảm mạnh 39.4% khiến lãi gộp bất ngờ tăng gấp gần 7 lần, đạt 159.44 tỷ đồng.
Lãi gộp cao, trong khi hầu hết các khoản chi phí đều giảm đáng kể, đáng chú ý là chi phí tài chính giảm xấp xỉ 72%, chỉ còn 47.3 tỷ đồng góp phần chủ yếu vào việc tăng lợi nhuận cho công ty.
Tuy vậy, với 3 quý liên tục thua lỗ, tính chung cả năm, VOS vẫn lỗ ròng hơn 36 tỷ đồng trong khi năm 2011 hòa vốn. Đây cũng là năm đầu tiên công ty lỗ kể từ 2008.
Kế hoạch doanh thu 3,200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 12 tỷ đồng năm 2012 của công ty đều không thực hiện được.
Viết Vinh (Vietstock)
ffn
Dễ dàng nhận ra lợi nhuận công ty có được là do giá vốn hàng bán giảm mạnh 39.4% khiến lãi gộp bất ngờ tăng gấp gần 7 lần, đạt 159.44 tỷ đồng.
Lãi gộp cao, trong khi hầu hết các khoản chi phí đều giảm đáng kể, đáng chú ý là chi phí tài chính giảm xấp xỉ 72%, chỉ còn 47.3 tỷ đồng góp phần chủ yếu vào việc tăng lợi nhuận cho công ty.
Tuy vậy, với 3 quý liên tục thua lỗ, tính chung cả năm, VOS vẫn lỗ ròng hơn 36 tỷ đồng trong khi năm 2011 hòa vốn. Đây cũng là năm đầu tiên công ty lỗ kể từ 2008.
Kế hoạch doanh thu 3,200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 12 tỷ đồng năm 2012 của công ty đều không thực hiện được.
thua lỗ chi phí doanh thu lợi nhuận công ty bất ngờ
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
quỹ dự phòng công ty đầu tư chứng khoán gia lợi nhuận cổ phiếu
(NDHMoney) CTCP Dược phẩm OPC (mã OPC - HOSE) vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 4 với mức lợi nhuận đạt 19,59 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với cùng kỳ năm 2011.
Quý 4/2012, OPC được hoàn nhập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định khiến lợi nhuận khác tăng 1,47 tỷ đồng. Doanh thu của công ty đạt 21,82 tỷ, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2011 làm lợi nhuận tăng theo.
Tính chung cả năm 2012, lợi nhuận trước thuế của OPC đạt 80,08 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của OPC đạt 59,5 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2011. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2012 đạt 4.621 đồng.
So với kế hoạch 65 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được ĐHĐCĐ giao phó, công ty đã vượt 23% kế hoạch lợi nhuận.
Được biết, tại thời điểm kết thúc năm 2012, công ty vẫn đang có khoản đầu tư 1 triệu cổ phiếu tương đương giá trị 10,1 tỷ đồng vào quỹ đầu tư chứng khoán con Hổ Việt Nam.
Trong một tháng qua, giá cổ phiếu OPC dao động trong biên độ 38.000 - 42.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch bình quân là 5.588 đơn vị, trị giá giao dịch bình quân là 224,2 triệu đồng/phiên.
đầu tư chứng khoán quỹ dự phòng công ty gia lợi nhuận cổ phiếu
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
kinh doanh công ty kết quả vốn điều lệ lợi nhuận dịch vụ công ty cổ phần
(CafeF) Tính đến cuối năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của PVD đạt 2.042,7 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí ( PVD ) công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2012 hợp nhất.
So với năm 2011, điều kiện kinh doanh 2012 của PVD có nhiều thuận lợi với việc 2 giàn khoan đi vào hoạt động trong năm, cộng với nhu cầu các nhà thầu về các dịch vụ cung ứng nhân lực, thiết kế chế tạo, dịch vụ kỹ thuật khoan... tăng lên.
Quý 4, doanh thu thuần của PVD đạt 3.535 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần cả năm cũng tăng ở mức tương tự với 29%, đạt 11.859 tỷ đồng.
Kết quả quý 4/2012 PVD lãi 254,5 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ 2011. Tuy nhiên, do tỷ lệ chia lợi ích cho các bên khá cao, LNST của cổ đông công ty mẹ quý 4 chỉ còn 214 tỷ đồng, tăng 4% so với quý 4/2011.
Nhờ kết quả kinh doanh khá cao trong 9 tháng đầu năm, PVD vẫn lãi ròng 1.317,6 tỷ đồng (dành cho cổ đông công ty mẹ) trong năm 2012, tăng 23,5% so với năm 2011. Với kết quả này, năm 2012 PVD đã vượt kế hoạch lợi nhuận với tỷ lệ 25,6%.
Chi phí khấu hao tăng vọt, đạt 1.031 tỷ đồng trong năm 2012, số dư tiền và tương đương tiền cuối năm 2012 đạt 1.076,7 tỷ đồng, tăng 59,8% so với số dư đầu năm.
Tính đến cuối năm 2012, lợi nhuận chưa phân phối của PVD đạt 2.042,7 tỷ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ của công ty tại cùng thời điểm.
Giải trình KQKD 2012
Minh Thư
Theo HSX
công ty lợi nhuận dịch vụ vốn điều lệ công ty cổ phần kinh doanh kết quả
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
quỹ dự phòng doanh thu tài chính công ty lợi nhuận gia tổng tài sản đầu tư tài chính
Doanh thu thuần năm 2012 của DPM tăng mạnh so với năm 2011, đạt 11,730 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại giảm nhẹ 4.35%, dặt 2,984.48 tỷ đồng.
Tổng CTCP Phân bón & Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) công bố BCTC công ty mẹ quý 4/2012 với doanh thu thuần đạt 2,431.62 tỷ đồng, tăng 14.55% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãi ròng bất ngờ giảm 42.3%, đạt 538.2 tỷ đồng.
Kết quả này ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cả năm của công ty mẹ DPM. Theo đó, doanh thu thuần tăng mạnh so với năm 2011, đạt 11,730 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại giảm nhẹ 4.35%, dặt 2,984.48 tỷ đồng.
Theo DPM, do năm 2012 Tổng công ty có kinh doanh mặt hàng Đạm Cà Mau nên doanh thu tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, do giá khí đầu vào tăng 40% dẫn đến giá thành Đạm Phú Mỹ quý 4/2012 tăng, bên cạnh đó giá bán bình quân của Đạm Phú Mỹ trong kỳ cũng thấp hơn quý 4/2011 làm cho lợi nhuận giảm tương ứng.
Mặc dù lợi nhuận trong kỳ có sự sụt giảm nhất định, nhưng tình hình tài chính của DPM tính đến hết năm 2012 vẫn hết sức khả quan. Tiền và tương đương tiền tăng gần 1,600 tỷ đồng lên 5,210 tỷ đồng, trong đó tiền mặt chiếm xấp xỉ 190 tỷ đồng và tương đương tiền trên 5,020 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho đều giảm đáng kể so với đầu năm. Mặc dù vậy, tổng tài sản của DPM tính đến hết năm vẫn tăng hơn 1,000 tỷ đồng, đạt 10,233 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của DPM lên đến 8,962 tỷ đồng, đặc biệt quỹ đầu tư phát triển chiếm gần 2,500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối xấp xỉ 1,950 tỷ đồng. Đồng thời, DPM cũng còn khoảng 800 tỷ đồng trong quỹ dự phòng tài chính.
công ty tổng tài sản đầu tư tài chính lợi nhuận quỹ dự phòng tài chính gia doanh thu
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
PGC: Vì sao lợi nhuận quý 4/2012 tăng đột biến?
công ty lợi nhuận
CTCP Gas Petrolimex (HOSE: PGC) giải trình biến động lợi nhuận công ty mẹ quý 4/2012 đạt 26.21 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải thích của PGC, do sản lượng, doanh số và lãi gộp tăng dẫn đến lợi nhuận quý 4/2012 tăng theo. Bên cạnh đó, trong kỳ công ty cũng không bị ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá, lãi vay và lạm phát tăng cao như thời điểm quý 4/2011.
Ngoài ra, công ty còn có lợi thế về luân chuyển dòng tiền nên đã sử dụng các công cụ tài chính để gia tăng lợi nhuận.
lợi nhuận công ty
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
chi phí chứng khoán xây dựng lợi nhuận động sản khó khăn doanh nghiệp nền kinh tế bất động sản thua lỗ kinh tế công ty kinh doanh thuế thu nhập doanh nghiệp tổng giám đốc đầu tư tài chính chương trình khuyến mại cổ phần thị trường tài chính công ty cổ phần trích lập dự phòng
(VnMedia) -Mặc dù năm 2012 đã đi qua, nhưng danh sách thua lỗ của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 4 vẫn đang ngày càng nối dài.
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế trong và nước, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã tiếp tục hứng chịu cảnh thua lỗ đậm trong quý 4/2012.
Công ty đầu tiên được nhiều người nhắc đến bởi những khó khăn và liên tục thua lỗ là Công ty cổ phần đầu tư căn nhà Mơ Ước.
Bằng chứng, theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 4/2012 của Công ty cổ phần đầu tư căn nhà Mơ Ước, công ty này đã thua lỗ hàng tỷ đồng. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 4/2012 thực hiện đã lỗ hơn 9,6 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm 2011 công ty này đã lãi hơn 703 triệu đồng). Như vậy, lũy kế cả năm 2012 công ty lỗ hơn 9,5 tỷ đồng.
Giải thích về mức thua lỗ này, ông Đặng Đức Thành - Tổng giám đốc Công ty cho biết, việc Công ty tiếp tục hứng chịu thua lỗ trong suốt thời gian qua là do các mảng chinh của Công ty (đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản) liên tục khó khăn. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính giảm, đồng thời chi phí lãi vay và chi phí trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính (chủ yếu là các khoản góp vốn vào công ty liên kết) tăng mạnh...
Nhiều công ty niêm yết tiếp tục bị thua lỗ trong quý 4/2012. Ảnh minh họa
Công ty cổ phần đầu tư căn nhà Mơ Ước hoạt động chính trong các lĩnh vực như xây dựng dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán và cho thuê; Kinh doanh nhà, môi giới bất động sản; Tư vấn đầu tư;... nhưng trong suốt hai năm vừa qua Công ty này đã không ngừng thua lỗ.
Tiếp tục hứng chịu khá nhiều trở ngại trước những khó khăn của thị trường bất động sản, trong quý 4/2012 vừa qua Công ty cổ phần Nhà Việt Nam cũng đã thua lỗ khá đậm khi lợi nhuận sau  thuế thu nhập doanh nghiệp công ty này đã âm tới hơn 48,9 tỷ đồng.
Lý giải về mức thua lỗ này trong bản giải trình tình hình biến động lợi nhuận sau thuế quý 4/2012 cho Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, ông Trần Văn Thành - Tổng giám đốc cho biết, trong quý 4/2012, Công ty đã thay đổi việc ghi nhận chi phí lãi vay. Cụ thể, trước đây "chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng được tính vào giá trị của tài sản đó khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai".
Tuy nhiên, hiện nay do thị trường bất động sản trầm lắng, các dự án đang triển khai của công ty chưa thể hiện thực hiện theo như kế hoạch, việc tiếp tục vốn hóa chi phí đi vay như trên tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Do đó, việc công ty ghi nhận chi phí đi vay trong năm 2012, làm tăng tương ứng chi phí tài chính trong quý 4/2012 so với quý 4/2011.
Cũng chịu mức lỗ lên đến hàng tỷ đồng trong quý 4/2012, Công ty cổ phần Thuận Thảo (mã chứng khoán: GTT), cũng vừa có giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Theo đó, trong quý 4/2012 Công ty cổ phần Thuận Thảo đã lỗ hơn 2,1 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong quý 4 Công ty đã triển khai các biện pháp thúc đẩy kinh doanh nên đã đầu tư chi phí nhiều và chương trình khuyến mãi, quảng cáo, chi phí Marketing. Đồng thời, trong kỳ Công ty cũng có quyết toán các chi phí tài với các khoản phát sinh lớn, đã làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh trong quý 4/2012.
Dưới sự tác động từ những khó khăn của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự đóng băng của thị trường đã khiến danh sách những công ty niêm yết thua lỗ ngày càng được kéo dài.
Là một công ty hoạt động trong các lĩnh vực như kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất, xây dựng dân dụng và công nghiệp; San lấp mặt bằng; Tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình); Khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn... Công ty cổ phần Đệ Tam cũng bị xếp vào danh sách những Công ty thua lỗ trong quý 4/2012, khi lợi nhuận sau thuế bị âm hơn 914 triệu đồng (trong khi quý 4/2011 lãi hơn 472 triệu đồng).
Lý giải về mức thua lỗ này, trong bản giải trình tình hình biến động lợi nhuận sau thuế tại Báo cáo tài chính quý 4/2012 gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, Công ty này đã cho biết, trong năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động, thị trường bất động sản đóng băng, kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, nhằm thu hút khách hàng, giải tỏa hàng tồn kho Công ty cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để thích ứng với thị trường, đầu tư mạnh cho quảng cáo, khuyến mãi. Đây là những nguyên nhân làm phát sinh chi phí trong quý 4/2012 tăng so với cùng kỳ năm 2011.
Yến Nhi
chi phí doanh nghiệp xây dựng tài chính bất động sản nền kinh tế trích lập dự phòng công ty cổ phần thuế thu nhập doanh nghiệp chương trình khuyến mại kinh doanh thua lỗ khó khăn động sản công ty thị trường cổ phần chứng khoán tổng giám đốc kinh tế đầu tư tài chính lợi nhuận
0 notes