#lư hương hóa vàng khu trung cư
Explore tagged Tumblr posts
nghenhanlangda · 5 years ago
Text
Báo giá lư hương đá đẹp tại Hà Nội – Địa chỉ uy tín đá mỹ nghệ tại Hà Nội
Lư hương đá đẹp tại Hà Nội
(giá lư hương đá đẹp tại Hà Nội)
Lư hương đá hay gọi là đỉnh hương dùng cho khu lăng mộ. Nó là một trong những sản phẩm chế tác của đá mỹ nghệ quen thuộc thường thấy đặt tại lăng mộ đá hoặc đình chùa miếu mạo, nghĩa trang liệt sỹ hay đài tưởng niệm. Dùng để thắp hương hoặc đốt trầm được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, đặc biệt là từ đá mỹ nghệ.
Tuy nhiên trước khi làm một công trình đá, khách hàng thắc mắc về giá lư hương đá khoảng bao nhiêu tiền để cân đối tài chính huy động để lên dự toán.
Nắm bắt được tâm lý này, Đá mỹ nghệ Công Vượng đã đưa ra báo giá phù hợp để quý khách tham khảo. Với sản phẩm này không áp mức giá cứng mà chỉ tạm tính trong khoảng là bao nhiêu. Vì có một số yêu tố ảnh hưởng đến giá của lư hương.
Tumblr media
Một số yếu tố quyết định đến giá lư hương đá
Mẫu lư hương đá đẹp tại Hà Nội
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến giá lư hương đá mà quý khách muốn lựa chọn. Các mẫu lư hương càng đòi hỏi nhiều chi tiết cầu kỳ trong thiết kế, độ tinh xảo cao. Tương đương với hàm lượng chất xám của người nghệ nhân bỏ ra càng nhiều để tạo nên. Thêm vào đó yêu cầu của gia chủ càng nhiều thì chi phí càng lớn.
Kích thước của lư hương đá
Đây là sản phẩm mà đặt tại vị trí đầu tiên khi ta bước vào một công trình tâm linh. Vì vậy kích thước phù hợp với kiến trúc tổng thể và phong thủy rất quan trọng. Nên yếu tố này ảnh hưởng lớn nhất đến giá lư hương đá. Thuộc hạng mục sản phẩm đá mỹ nghệ – đồ thờ đá, nên thông thường kích thước dựa trên chỉ số đường kính miệng của lư hương. Nó thường dao động từ 50cm tới 1100cm đối với các công trình thông thường.
Chất liệu đá làm lư hương đá
Thông thường phổ biến nhất chất liệu đá sử dụng là đá xanh và đá trắng, Nếu xét về tính chất vật lý và giá thành của 2 loại đá mỹ nghệ này thì gần tương đương nhau, Tuy nhiên nguồn gốc ở đâu và chất liệu lư hương đá nguyên khối hay chắp vá cũng là yếu tố để cân nhắc đến giá lư hương đá tại Hà Nội
Khoảng cách địa lý của công trình và địa hình của nơi đặt lư hương đá
Khi thi công công trình đá bất kỳ, Khoảng cách địa lý và địa hình lắp đặt là yếu tối ảnh hưởng tới giá thành, mà đó chính là khâu dịch vụ. Thêm vào đó nó cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình đá nhanh hơn chậm hơn..Càng xa và hiểm trở giá thành lại càng cao.
Trên đây là 4 yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến giá của lư hương đá. Tuy nhiên có địa chỉ uy tín về đá mỹ nghệ, có giá lư hương đá tại Hà Nội giá rẻ mà chất lượng cao
Cơ sở đá mỹ nghệ uy tín thi công rất nhiều tại Hà Nội
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Hotline, Zalo: 0966.534.186
Website: damynghecongvuong.com
Facebook: https://www.facebook.com/DaMyNgheCongVuong
Trân trọng cảm ơn quý khách
1 note · View note
vuonglong1964 · 7 years ago
Photo
Tumblr media
Từ Thổ Địa, Ông Tà đến Ông Địa trong tín ngưỡng Nam Bộ Thổ Địa một trong ba vị Gia Thần (Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ) quan trọng trong tín ngưỡng người Việt, là vị thần cai quản nhà cửa, đất đai ...Người Nam Bộ thì thường lại không thờ Thổ Thần trong nhà mà trong mỗi cuộc đất (khu đất), người ta chọn một vị trí sạch sẽ, cao ráo có bóng mát bên trái nhà (từ nhà ngó ra), dựng một cái miễu nhỏ với lư nhang (hương), 2 chân đèn, 3 chung nước và vách phía trong dán tranh thờ với hai chữ Hán Thổ Thần. Ý niệm chung rằng thờ Thổ Thần để cuộc đất của mình được bảo vệ, trông coi, tránh những điều không lành, cầu mong cuộc sống được an vui, sung túc. Ông Tà có nguồn gốc từ tín ngưỡng từ người Khmer , khi người Việt, người Minh Hương đến ở trên vùng đất Nam Bộ cũng tôn trọng như thần bản địa mà thờ cúng. Sau này , nhiều gia đình người Việt ở vùng lục tỉnh Nam kỳ cũng thờ như vị gia thần. Ông Tà, theo tiéng Khmer là vị thần mang tên Neak Ta, có quyền năng cai quản trong phạm vi phum sóc hoặc một khu vực rộng lớn hơn nên bà con ai nấy đều tôn kính. Nhiều người khi đi ngang qua miếu thờ ông Tà đều dở nón, lột khăn, kính cẩn nghiêng mình. Ông Bà cũng thường kể ông Tà thích chơi, giỡn với con nít, mấy đứa nhỏ chăn trâu thường đem ông Tà (thường là một cục đá cột khăn đỏ) đem bỏ lên cây, quăng xuống rạch nhưng vài ngày sau thì thấy ổng ở chổ cũ. Nhưng nếu người lớn đi ngang mà la rầy đám con nít giởn phá Ông Tà thì thế nào cũng bị Ông Tà quở ( giống như phạt thường dùng trong ngữ cảnh Thần Phật) về nhà bệnh, phải cúng tạ lễ ông Tà. Hằng năm, người Khmer và người Việt Nam bộ thường cúng ông Tà vào tháng giêng (sau mùa gặt, tát đìa cho ăn Tết xong thì cúng như lễ tạ ơn). Phẩm vật thì gia đình có gì cúng đó xôi, gà, vịt, nãi chuối... Người Nam bộ, không biết tự bao giờ đem hình tượng ông Thổ Địa, Ông Tà gộp lại, tạo ra một vị gia thần cho mình và gọi bằng một tên thân mật, gần gủi là Ông Địa. Hình tượng ông Địa, truyền thuyết dân gian luôn mô tả Ông Địa là một gia thần vui tính, phúc hậu, thường giúp đỡ cho những ai gặp rủi ro, mất đồ vật và trông coi nhà cửa, mua may bán đắt. Xưa nay, nhà ai có thờ Ông Địa khi mất đồ vật (vàng, tiền bạc, của cải…) hay bỏ quên đâu đó không nhớ, thì vái Ông Địa phò hộ cho tìm lại được (nhiều người còn xấu bụng nói ông Địa thèm chè chuối dấu cho tìm chơi). Bán hàng ế quá thì vái ông Địa, cúng điếu thuốc, ly càfe (nên hình tượng ông Địa một tay cầm quạt kè, một tay giơ ngón cái, ngón trỏ như cầm điếu thuốc chứ không như tượng ông Địa giờ tay cầm thỏi vàng, tay cầm quạt ba tiêu là bị Hán hóa, là ông Địa Trung Quốc, không phải Địa Nam bộ). Lễ vật cúng Ông Địa thường chỉ là nải chuối chín, hoặc xôi chè…không phải cầu kỳ gì. Nhớ ngày xưa, dì Hai đi bán cá ngòai chợ Thủ Đức, nên sáng là pha ly cà phê cúng ông Địa, là mình được hưởng xái ông Địa. Có chuyện vui buồn gì, dì Hai cứ cúng ông Địa ly cà phê rồi ngồi bệt duỗi hai chân trước bàn thờ ông Địa mà thủ thỉ, thù thì tâm sự. Thần mà cứ như người thân trong nhà. Ở Nam bộ, trong các lễ cúng miễu thờ Bà (Bà Chúa Xứ, Bà Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Hoả, Bà Thuỷ, Bà Ngũ Hành…) thường có cúng bóng rỗi dâng mâm vàng, dâng hoa cầu Bà cho dân chúng an cư lạc nghiệp, quốc thái dân an (Cúng bóng này biến thể từ Chầu Văn rồi kết hợp với cúng bà của người Chăm, cúng Bà của người Hoa). Trong hát bóng rỗi của Nam bộ thường gồm 8 trường đoạn, trong đó có trường đoạn Địa - Nàng, cũng gọi Chặp Địa - Nàng. Trong Chặp Địa - Nàng, vai Ông Địa bụng bự, mắt trắng, môi đỏ, giữa trán có chấm son, tay cầm quạt phe phẩy lúc xoè lúc xếp. Trong bàn thờ Thần Tài , Thổ Địa ngày nay, Ông Địa thường thờ chung với ông Thần Tài như việc có tài lộc thì có niềm vui - có niềm vui thì có tài lộc. Đây cũng là việc xem trong đất đai của người Nam Bộ. Nhân dịp nói về ông Địa, kể chút chuyện vui về ông Địa. Nhà nọ có gia chủ tên là Thiến, có thờ ông Địa. Năm hết tết đến, bày mâm lễ cúng ông địa cho gia đạo Bình An, phát tài. Sau khi thắp nhang, gia chủ quỳ xuống và vái " Thiến dái Ông Địa cho gia đạo bình an, thuận hòa. Thiến dái ông Địa cho con mua may bán đắt Thiến dái ông Địa cho con cái học hành tấn tới..." Ông Địa nghe tới đây, đứng dậy đá cha gia chủ Thiến một cái và chửi thề " ĐM, tao có hai hòn mà mắc mã cha mầy hay sao mà mầy đòi thiến tao hoài" Ghi chú, người Nam bộ phát âm chữ Vái ra chứ Dái, V ra D hết.
2 notes · View notes
docungtamlinhnetvietnam · 4 years ago
Text
Mâm Cúng Tân Gia Bao Gồm Những Lễ Vật Gì?
Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói Mâm Cúng Tân Gia Bao Gồm Những Lễ Vật Gì?
Cúng tân gia (hay còn được gọi là cúng nhập trạch, cúng nhà mới) được xem như là một thủ tục vô cùng quan trọng khi bạn chuẩn bị chuyển dọn về nhà mới. Vậy tại sao phải cúng tân gia, mâm cúng tân gia cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những kiến thức về phong thuỷ nhà cửa mà chủ nhà cần phải hết sức chú ý để có được một cuộc sống và tài vận thuận buồm xuôi gió.
VÌ SAO LẠI PHẢI CÚNG TÂN GIA?
Đầu tiên chúng ta cần hiểu tân gia là gì? Theo nhiều người thì việc tổ chức tân gia nhà như một mâm tiệc hay như một lời thông báo ngắn gọn với bà con, bạn bè đến để ăn mừng và chung vui cùng với gia đình. Sau khi xây dựng hay mua được một ngôi nhà mới.
Như phóng tục xưa, khi mua hoặc xây dựng một ngôi nhà là một cột mốc đánh dấu một khởi đầu an cư lạc nghiệp dành cho con người. Việc có được một nơi ở khang trang, cố định giúp cho chủ nhà ổn định cuộc sống. Có thể mở rộng việc kinh doanh hay phát triển thị trường một cách nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, việc cúng tân gia còn là một trong những mâm cúng rất quan trọng đối với những người vừa mới xây cất nhà. Theo tâm linh, những người mới xây nhà hay mua nhà mới, cần phải làm một mâm cúng.
Đây được xem như là một lời thông báo về sự hiện diện của mình đối với thổ thần đất đai cùng các vong hồn đang cư ngụ xung quanh đây. Theo đó, mâm cúng còn là xem như là một lời cầu nguyện đối với ông bà tổ tiên phù hộ cho gia chủ.
Tumblr media
Vì sao lại phải cúng tân gia?
LỄ VẬT TRONG MÂM CÚNG TÂN GIA
Trong lễ vật cúng tân gia nhà mới thì mâm cúng và đồ cúng là phần không thể thiếu trong một buổi lễ quan trọng như vậy. Các bạn cùng Đồ Cúng Tâm Linh tìm hiểu xem trong mâm cúng nhà mình cần phải chuẩn bị những thứ gì để cho buổi lễ cúng chuẩn lễ nghi và mang ý nghĩa cao đẹp của tâm linh
Mâm cúng tân gia gồm có gì?
Các thành phần trong mâm cúng tân gia ( hay mâm cúng về nhà mới) là những món lễ vật có rất nhiều trên các chợ siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm. Nếu bạn có thời gian thì hoàn toàn có thể sắm sửa cho buổi lễ cúng của mình trở nên tươm tất và đầy đủ, các lễ vật đó bao gồm những thành phần sau:
Rượu Vodka
Trầm hộp
Chè
Xôi gấc đậu xanh
Cháo trắng
Gà luộc
Heo quay
Bộ tam sên
Bộ giấy cúng về nhà mới
Bánh kẹo
Trái cây
Hoa cúc kim cương
Nhang rồng phụng
Đèn cầy
Gạo hũ
Trà
Nước chai
Trầu cau
Hũ sứ
Lư xông trầm sứ
BÀI VĂN KHẤN CÚNG TÂN GIA
Tumblr media
Bài văn khấn cúng tân gia
Khi làm lễ cúng tân gia chuyển vào nhà mới lúc khấn những lời gì cho đúng cho đủ và  chuẩn theo nghi lễ, để tránh những sai sót cho dù trong lòng của bạn rất thành tâm. Cho nên nên Đồ Cúng Tâm Linh đã tham khảo những bài văn khấn theo chuẩn tâm linh Việt và nghi lễ truyền thống văn hóa nhằm gửi đến các bạn nội dung bài văn khấn cúng tân gia nhà mới như sau:
Trong đó văn khấn có 2 bài là văn khấn nhập trạch cho lễ tân gia và bài văn khấn tạ lễ gia tiên.
Văn khấn cúng Thần linh như sau
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật! 
Văn khấn tạ lễ gia tiên như sau
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
HƯỚNG DẪN CÁCH CÚNG TÂN GIA.
Tumblr media
Hướng dẫn cúng tân gia đúng cách
Để cúng tân gia cho đúng một buổi lễ trọn vẹn ý nghĩa thì Đồ Cúng Tâm Linh xin giới thiệu đến các bạn các bước để cúng cho lễ cúng tân gia để các bạn biết cách làm lễ cúng tân gia sao cho đúng chuẩn
Với các bước thực hiện trong việc cúng tân gia như sau:
Chuẩn bị các món lễ vật giấy tiền vàng mã, mâm cúng nhập trạch tân gia nội dung chuẩn của văn khấn nhập trạch của trọn bộ lễ và sắp lễ sao cho ngay ngắn
Đọc văn khấn 1 bài cúng nhập trạch sau đó đọc nội dung văn khấn 2 tạ lễ tổ tiên
Bật bếp khi đã chuẩn bị pha trà để dót nước mời các Thần Linh Gia Tiên về chứng giám
Lấy bát nước ngũ vị cùng Gạo Vàng Thần Tài lấy bông hoa nhúng vào bát vảy nước vào các góc nhà. Tiếp sau đó rắc gạo vàng thần Tài nơi đó.
Thành tâm tạ ơn vái lạy Thần Linh và Gia Tiên
Tạ lễ và hóa vàng để trả ơn
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CÚNG TÂN GIA
Sau khi đã cúng tân gia xong thì đây chính là những mẹo nhằm giúp giải trừ những điều, và điềm xấu trong căn nhà. Sẽ giúp cho gia chủ có được một căn nhà hoàn hảo.
Xông nhà
Tumblr media
Xông nhà giúp giải trừ những điều, và điềm xấu trong căn nhà
Theo quan niệm của người xưa thì xông nhà là một hình thức đi từ trước ra sau là đã có thể xông được nhà. Tuy nhiên, đó là đối với căn nhà bạn đã ở quá lâu rồi, còn đối với ngôi nhà mới thì cần phải dùng một số loại khói xông nhà. Để giúp cho căn nhà trở nên sạch ẩm và loại bỏ hết mùi côn trùng.
Khi xông nhà, bạn cần phải mở hết cửa nhà để tạo độ thoáng khí sau đó cầm theo một lư trầm xông nhà. Bạn mang đi khắp nhà để cho khói trầm có thể lan tỏa và át hẳn những mùi ẩm mốc trong nhà.
Việc đi từ trước ra sau sẽ giúp loại trừ hết những khí độc có bên trong nhà và mang đến một không khí tươi mát và thơm tho cho căn nhà.
Chuông gió
Chuông gió là một trong những vật dụng hàng đầu và rất cần đối với những ngôi nhà. Chuông gió với tên gọi khác là phong linh có nhiệm vụ trong phong thủy là giúp dẫn dắt khí trời luân chuyển trong nhà.
Theo quan niệm người xưa, thì tiếng kêu của chuông gió tạo ra âm thanh hệ kim giúp mang đến tiền tài cho chủ nhà nếu được treo đúng hướng.
Một tác dụng khác nữa của phong linh chính là việc cảnh báo “người âm” rằng nơi đây đã có người cư ngụ nên hãy tránh xa.
Đốt nến đoán khí lưu và tình trạng nhà
Đây là một trong những mẹo xem nhà theo dân gian mà không phải ai cũng biết được. Đốt nến là một những cách giúp đoán khí lưu của ngôi nhà cũng như tình trạng của ngôi nhà.
Chỉ cần đốt một cây nến to ở góc đông nam căn nhà và theo dõi ngọn lửa cháy bạn sẽ tìm ra được huyền cơ trong toàn bộ ngôi nhà.
Tumblr media
Đốt nến đoán khí lưu
Đầu tiên, bạn sẽ thấy được hướng khí chảy trong ngôi nhà của bạn là theo hướng nào tùy theo hướng lửa cháy (chắc chắn rằng bạn phải đóng toàn bộ các loại cửa nhằm tránh gió lùa làm ảnh hưởng đến quá trình đoán dòng khí).
Ngoài ra, khi ngọn lửa cháy thẳng và lớn thì chứng tỏ căn nhà có rất nhiều oxy và thoáng mát còn nhà nếu quá ẩm thì lửa sẽ cháy leo lét và thiếu oxy.
Chúng tôi đã mang đến cho bạn các thông tin cơ bản nhất về lễ cúng tân gia cũng như mâm cúng tân gia. Tùy theo từng vùng miền mà lễ tân gia sẽ có những nét đặc trưng riêng. Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ tìm thấy cho mình những thông tin hữu ích! Nếu bạn có nhu cầu làm mâm cơm cúng tân gia đúng chuẩn tâm linh và trọn bộ mâm thì liên hệ ngay với Đồ Cúng Tâm Linh để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Bài viết Mâm Cúng Tân Gia Bao Gồm Những Lễ Vật Gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Lưu Đạt.
from Dịch Vụ Đồ Cúng Trọn Gói https://ift.tt/382TrG6
0 notes
vietfasttrans · 4 years ago
Text
Du lịch Ninh Bình- Cẩm nang từ A đến Z
Bằng vẻ đẹp tạo hóa của thiên nhiên kết hợp với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã biến Ninh Bình trở thành cái nôi của ngành du lịch Miền Bắc. Du lịch Ninh Bình- bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự hài hòa của núi non hữu tình, không chỉ vậy bạn còn được khám phá sự cổ kính, trang nghiêm trong những di tích vật thể tại nơi đây. Cùng đọc để hiểu hơn về Ninh Bình nhé!
Tumblr media
  Cẩm nang du lịch Ninh Binh
1. Thời điểm vàng để du lịch Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình bạn có thể đi quanh năm . Nhưng thời điểm đẹp nhất mọi người thường kéo đến Ninh Bình nhiều nhất là 6 tháng đầu trong năm. 
Thời điểm Lập Xuân: rơi vào khoảng từ tháng 1 cho đến tháng 3 những ngày đầu xuân. Tại thời điểm này, khí hậu mát mẻ rất hợp để đi du xuân tại những địa điểm tham quan nổi tiếng. Phù hợp cho những người du lịch thiên về Tâm Linh, cầu bình an, cầu may có thể đến tham quan chùa Bái Đính, Tràng An...
Tumblr media
Mùa Xuân thời điểm lý tưởng khi du lịch Ninh Bình
Thời điểm vào hè: Những ngày từ tháng 4 đến tháng 6. Thời tiết tầm này có sự hòa quyện giữa nắng và gió. Trải nghiệm chèo thuyền check in cùng núi non ở Tràng An, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng chín rộ ở Tam Cốc hoặc đi săn bướm tại rừng Cúc Phương.
Tumblr media
Bướm bay rợp trời tại rưng Cúc Phương
Để chắc chắn có một chuyến đi với thời tiết lý tưởng nhất thì bạn nên nghiên cứu trước thời tiết hiện tại của Ninh Bình trước khi lên đường nhé!
2. Du lịch Ninh Bình bằng phương tiện gì?
Nếu bạn là du khách thập phương, chắc hẳn vấn đề phương tiện đóng vai trò quan trọng trong suốt cuộc hành trình này phải không? Ninh Bình cách Hà Nội khoảng 100km vậy nên để tìm các phương tiện đi đến Ninh Bình quá dễ.
Trường hợp bạn đi từ Hà Nội thì bạn có thể đi bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe bus, xe khách... Nếu bạn đi theo đoàn đông thì nên thuê xe khách có lái để đảm bảo chuyến đi được an toàn, thoải mái và nhanh nhất chỉ mất 2 tiếng đồng hồ. Bạn đam mê đi phượt thì có thể vi vu bằng xe máy.
Trường hợp bạn đi từ miền Trung hoặc từ miền Nam đến Ninh Bình: nếu nhanh và tiện lợi nhất là đi máy bay xuống sân bay Nội Bài rồi bắt xe đi Ninh Bình. Còn đi tàu cũng phải mất 2 ngày đến ga trung tâm Hà Nội xong xuống Giáp Bát bắt xe khách, tiện hơn bạn có thể thuê xe có lái tại vietfasttrans.vn để được đón đúng chỗ, đến tận nơi.
Ngoài ra, bạn có thể bắt xe khách giường nằm tại bến xe miền Trung hoặc miền Đông đến thẳng Ninh Bình. 
3. Ở đâu khi đến du lịch Ninh Bình
Ninh Bình được ví như cái nôi của ngành du lịch của miền Bắc với rất nhiều địa điểm, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Để có thể khám phá hết những địa điểm nổi tiếng này, trước hết bạn phải tìm cho mình chỗ lưu trú tiện lợi.
Ở Ninh Bình dịch vụ kèm theo du lịch rất phát triển. Những khách sạn, resort, homestay sang trọng, view chất được mọc lên như nấm, luôn đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách thập phương. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết ki���m thì có thể ở tại nhà nghỉ với mức giá bình dân từ 150k-300k/đêm tùy vào loại phòng.
Lưu ý: mọi người hãy đặt phòng trước vào những ngày cao điểm như đầu năm hoặc lễ tết. Thuê chỗ ở gần trung tâm để thuận tiện cho những dịch vụ khác như ăn uống, mua sắm, tiện vui chơi.
4. Top 7 địa điểm nổi tiếng nhất tại Ninh Bình
Đã đến với Ninh Bình với mục đích du lịch thì chả có lý do gì mà không đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách không chỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Bạn sẽ không thể cưỡng lại vẻ đẹp hùng vĩ đến mê hồn của nó đâu. Cùng điểm danh qua nhé1
4.1. Chùa Bái Đính
Phí vào thăm quan:  Miễn phí thăm quan
Địa điểm: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Chùa Bái Đính nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 17km, là một quần thể rộng có quy mô lớn nhất Việt Nam được biết đến bởi nhiều kỷ lục ngang tầm Châu Á như tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á, có hành lang La Hán dài nhất Châu Á, tượng Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á...
Tumblr media
Chùa Bái Đính-du lịch Ninh Bình
Chùa Bái Đính với lối thiết kế sang trọng mang vẻ đẹp cổ kính, là địa điểm thu hút những du khách du lịch hành hương thành tâm bái Phật, cầu bình an. Bốn bề quang cảnh, đặc biệt là trước điện Tam Bảo quang cảnh tựa chốn bồng lai tiên cảnh khiến tâm thanh tịnh.
4.2. Tràng An
Vé thăm quan: 200.000đ/khách – Trẻ em dưới 1m40: 100.000đ/khách
Địa điểm: Xã Ninh Xuân, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình thì không thể bỏ qua danh lam thắng cảnh Tràng An với 2 danh hiệu được UNESCO công nhận đó là di sản văn hóa thế giới và di sản thiên nhiên. Hiện nay, người ta khám phá có đến 31 hồ và 48 hang động được đưa vào hoạt động, có những hang dài hơn 2km có thể đi thuyền vào trong.
Tumblr media
Danh lam thắng cảnh Tràng An
Để tận hưởng vẻ đẹp của Tràng An, bạn phải mua vé với mức giá 250.000đ/người. Sau đó bạn sẽ được ngồi thuyền du ngoạn khắp Tràng An với tour chiều dài lên đến 15km cả đi và về. Bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi bao quan lối đi, mặt nước trong vắt- mắt thường có thể nhìn xuyên qua làn  nước. 
4.3. Tam cốc- Bích Động
Vé tham quan: 120.000đ/người/lượt – Trẻ em dưới 1,40m: 60.000đ/người/lượt
Vé đi đò: 150.000đ/lượt/thuyền (4 khách Việt Nam) – 150.000đ/lượt/thuyền (2 khách nước ngoài) – Miễn phí trẻ em dưới 3 tuổi
Địa điểm: Thôn Văn Lâm. Xã Ninh Hải, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Cũng như Tràng An, đến với Tam Cốc bạn cũng sẽ được ngồi thuyền ngắm nhìn những dãy núi nối sát nhau xuôi theo dòng sông Ngô Đồng. Bạn nên đi vào khoảng tầm tháng 4 đến tháng 6 thời điểm này tuy nắng hơi gắt nhưng bạn sẽ bắt gặp tuyệt cảnh lúa chín vàng rực nằm ở giữa 2 dãy núi, song song với dòng sông.
Tumblr media
Dòng sông Ngô uốn mình bên cánh đồng tại Tam Cốc
Tam cốc nghĩa là “ba hang” gồm Hang Cả, Hang Hai, Hang Ba. Cả ba hang đều do dòng sông Ngô tạo thành đâm xuyên qua núi. Ngoài ra, Tam cốc còn được ví như Vịnh Hạ Long thu nhỏ, sự kết hợp giữa núi, sông, cánh đồng ... đẹp đến mức để lại nỗi vấn vương.
Nằm bên cạnh Tam cốc có chùa Bích Động, đó là một ngôi chùa cổ với thiết kế theo phong cách Á Đông. Được mệnh danh là “ Nam thiên đệ nhị động” là ngôi chùa đẹp thứ hai phương Nam. Chùa Bích Động được chia làm 3 khu Hạ, Trung và Thượng.
Tumblr media
Chùa Hạ nằm dưới chân núi Bích Động
Chùa Hạ nằm dưới chân núi, đi thêm 100 bậc thang sẽ đến chùa Trung nằm trên lưng chừng núi trong một cái hang xuyên núi. Cuối cùng chùa Thượng nằm ở gần đỉnh núi Bích Động. Nếu bạn là người thích leo núi thì hãy đến nơi đây để chinh phục đỉnh núi Bích Động này nhé!
4.4. Hang Múa
Phí vào thăm quan:  100.000đ/khách
Địa điểm: Xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Tumblr media
Check-in sống ảo cực chất tại Hang Múa
Hang múa nằm ở dưới chân Núi Múa, tuy vẻ đẹp không thể so sánh được với Tràng An, Chùa Bái Đính.. nhưng nó là địa điểm check in sống ảo được giới trẻ săn đón. Từ trên đỉnh núi Múa nhìn xuống sẽ thấy được toàn bộ Tam Cốc nằm trong tầm mắt với cánh đồng xanh mướt trải dài theo dòng sông Ngô.
4.5. Vườn quốc gia Cúc Phương
Phí vào thăm quan:  60.000đ/khách – Học sinh, sinh viên: 20.000đ/khách – Trẻ em: 10.000đ/khách
Địa điểm: Xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Đây là khu vườn sinh thái với tông diện tích lên đến 26.000 ha với hệ sinh thái đa dạng phong phú và bạn có thể tổ chức party, vui chơi cắm trại tại đây. Đặc biệt, nếu bạn đi vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 sẽ được chiêm nguwowngc cảnh bướm đủ màu sắc bay đầy trời, đậu đầy đường.
Tumblr media
Cây CHÒ ngàn tuổi tại rừng Cúc Phương
Tại vườn quốc gia Cúc Phương đi thêm vài cây số sâu vào bên trong để đến với cây CHÒ nghìn năm tuổi. Thân cây to đến mức hơn chục người ôm cũng không xuể. Trong rừng còn rất nhiều điều kì thú chờ bạn đến khám phá, đừng bỏ lỡ nhé!
4.6. Vườn chim Thung Nham 
Địa chỉ: thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Vé vào Khu du lịch: 100.000đ/khách – Trẻ em dưới 0.8m miễn phí – Trẻ em từ 0.8 – 1.3m: 50% giá vé – Trẻ em từ 1.3m trở lên tính như người lớn
Vé thuyền thăm Vườn Chim: 20.000đ/khách
Vé hang Bụt: 20.000đ/khách
Cũng là một hệ sinh thái tương tự như vườn quốc gia Cúc Phương, điểm khác biệt tại nơi đây chính là nơi cư ngụ của gần 40 loài chim trên 50 ngàn con. Vườn chim Thung Nam là một trong những điểm du lịch hội tụ đầy đủ các yếu tố văn hóa, tâm linh, cảnh quan và đa dạng sinh học.
Tumblr media
Khu sinh thái Thung Nham
Đến với Thung Nham bạn sẽ được trải nghiệm nhiều thứ đa dạng như cây Duối nghìn năm tuổi, cây Đa di chuyển, thung lũng tình yêu, động Tiên Cá, Động Ba Cô, động thủy cung, Hang Bụt, nếm thử nhiều loại hoa quả tại khu Miệt vườn có thêm cả rừng nguyên sinh nằm trên dãy núi đá vôi vô cùng đẹp.
4.7. Đền thờ Đinh Tiên Hoàng
Tumblr media
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng nằm trong cụm Cố đô Hoa Lư
Đúng với tên gọi, tại nơi đây lập lên đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một vị vua anh minh, lỗi lạc hết lòng vình đất nước vì dân, được UNESCO công nhận di tích lịch sử nằm trong cụm khu di tích ở Cố đô Hoa Lư.
Trên đây, chỉ là một vài địa điểm nổi bật tại Ninh Bình và còn rất nhiều nơi khác. Hãy đến Ninh Bình để được tự trải nghiệm và khám phá nhé!
5. Nền ẩm thực độc đáo tại Ninh Bình
Du lịch Ninh Bình ngoài những cảnh sách đẹp mê mẩn, tại nơi đây cũng có những đặc sản độc đao nổi tiếng khắp cả nước. Cùng vietfasttrans đểm qua những ngon ăn làm lên tên tuổi cho Ninh Bình nhé!
5.1. Đặc sản Dê núi
Tumblr media
Dê Núi - đặc sản nổi tiếng Ninh Bình
Thật đáng tiếc cho những ai đến với Ninh Bình mà chưa thưởng thức qua món dê núi nơi đây. Thịt dê tại đây thơm ngọt, săn chắc được chế biến thành nhiều món khác nhau khiến du khách khó có thể quên hương vị đó. Món dê tái được nhiều người ưa chuộng nhất.
5.2. Đặc sản Cơm cháy
Tumblr media
Cơm cháy giòn tan kết hợp với sốt dê sánh mịn
Cơm cháy Ninh Bình hiện nay được đóng gói mang thương hiệu, bạn có thể dễ kiếm ở trong các siêu thị Big C hay Vinmart. Nhưng chuẩn vị nhất là khi cơm cháy vàng giòn được ăn với sốt thịt Dê. Nước sốt ở dạng sánh, đạm đà khiến du khách khó cưỡng.
5.3. Đặc sản rượu Kim Sơn 
Tumblr media
Kim Sơn - men rượu đánh thức mọi vị giác
Rượu Kim Sơn Ninh Bình đang được đề cử kỷ lục “top 10 loại rượu ngon nhất Việt Nam”. Rượu được chưng cất từ sông trong vắt với loại men đặc trưng nơi đây đã cho ra lò loại rượu có mùi rất thơm và vị rất ngon làm lòng người muốn say đắm. 
5.4. Đặc sản Ốc Núi 
Tumblr media
Ốc Núi thơm giòn bổ khó cưỡng
Để bắt được ốc núi khá khó khăn và nguy hiểm, chúng sống trong ke đá trên những vách núi cao lởm chởm. Ốc núi có mùi vị rất thơm và ngon, bởi thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây và cây thuốc, cho nên trong ốc núi còn có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Ăn kèm với nước mắm sả ớt thì hết xẩy.
Mong rằng bài dưới đây sẽ giúp ích một phần nào đó cho chuyến đi khám phá khu du lịch Ninh Bình. Và nếu bạn muốn thuê xe có lái uy tín chất lượng thì hãy tham khảo tại vietfasttran.vn 
Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ bên bạn bè và người thân !
                                                                                                             Nguồn: https://vietfasttrans.vn/du-lich-ninh-binh
0 notes
bdscuatui · 4 years ago
Photo
Tumblr media
Nhiều gia đình, nhất là các gia đình kinh doanh thường cúng Thần tài quanh năm để cầu tài lộc, mua may bán đắt. Do đó, việc bài trí bàn thờ thần tài là rất quan trọng.
Bố cục bàn thờ thần tài
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhất là gia đình kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, để cầu xin ngài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. 
Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài không được đặt trên cao mà phải đặt ngay trên mặt gạch nền nhà. Hàng năm, ngày 10/1 Âm lịch là ngày Tết của Thần Tài, vào ngày này mọi người hay mua một ít vàng một ít bạc cho vào két sắt hay cất vào nơi tư mật. 
Trên bài vị thờ Thần tài (hình trên), các chữ Hán đọc từ phải qua trái và từ trên xuống dưới được dịch ra như sau:
- TỤ BẢO ĐƯỜNG: Nhà chứa của quý báu.
- Chiêu tài: Mời gọi tiền của.
- Tiến bảo: Dâng hiến bảo vật.
- Kim chi sơ phát diệp: Cành vàng bắt đầu trổ lá.
- Ngân thụ chánh khai hoa: Cây bạc chánh thức nở hoa.
Hai câu trên là đôi liễn đặt hai bên bài vị, như để chúc tụng.
Trong một kiểu bài vị khác, đôi liễn trên được viết là: Thổ năng sanh bạch ngọc (Đất thường sanh ngọc trắng) - Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá xuất vàng ròng).
- Như ý cát tường: Tốt lành như ý muốn.
- Nhứt phàm phong thuận: Thuận buồm xuôi gió.
- Tứ quý bình an: Bốn mùa bình an.
Hai câu chữ lớn ở chính giữa là danh hiệu của các Thần bản gia để thờ phượng:
- NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG THẦN
- TIỀN HẬU ĐỊA CHỦ TÀI THẦN
- Ngũ phương Ngũ thổ Long Thần: năm vị Thần trấn năm hướng và năm vị Thần đất đai long mạch sắp đặt theo Ngũ hành gồm: bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương.
- Năm vị Thần Ngũ phương là: Hoàng đế (Trung ương), Bạch đế (hướng Tây), Hắc đế (hướng Bắc), Thanh đế (hướng Đông), Xích đế (hướng Nam).
- Năm vị Ngũ Thổ Long Thần là năm vị Thần long mạch coi về đất đai, bảo hộ cư dân làm ăn sinh sống, gồm:
- Thổ Công, làm chủ nền nhà.
- Thổ Thần, làm chủ khu đất.
- Thổ Địa, cũng gọi là Môn Khấu Thổ Địa Tiếp Dẫn Tài Thần: Thần Thổ Địa trực ở cổng để tiếp dẫn Thần Tài vào nhà.
- Thổ Phủ, bảo hộ các kho hàng.
- Thổ Kỳ, cai quản mặt đất nói chung.
- Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần: gồm hai vị: Tiền Địa Chủ Tài Thần và Hậu Địa Chủ Tài Thần.
- Tiền Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất trước. Thờ vị Thần nầy là có ý báo bổn tư nguyên, tức là báo đáp cái gốc, nhớ đến cái nguồn.
- Hậu Địa Chủ Tài Thần là Thần Tài của chủ đất sau, tức là thờ vị Thần Tài của chủ đất hiện nay.
Cách bài trí kích hoạt tài lộc
Theo sơ đồ trên ta thấy: Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm Bài vị Thần tài như đã nói ở phần trên. Bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, bên phải là ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ tiền xu bằng đồng, một hũ gạo, một hũ muối. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định (sẽ nói rõ ở phần sau). Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, gia chủ nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện sẽ trở nên trục trặc. Theo nguyên lý “Đông Bình - Tây Quả”, gia chủ đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
Trái cây nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây). Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng, người ta có một cái khay xếp 5 chén nước hình vòng cung. Trên mặt đất Tam cước Thiềm thừ, tức cóc vàng ba chân để bên trái (từ ngoài nhìn vào), miệng ngậm tiền chầu mặt vào bát hương. Tỳ hưu còn gọi là Kỳ Hưu để bên phải, mặt nhìn ra cửa chính hoặc cửa phòng hút tài khí từ đường vào, Tỳ hưu c�� thể để trên mặt đất, có thể để cùng trên ban thờ đều được.
Ngoài cùng trên mặt đất, gia chủ nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (Cái này làm Minh Đường Tụ Thủy - Một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi, bên trong thả 8 đồng càn khôn tiền xu đồng ngoài tròn có xuyên lỗ vuông).
Trên nóc bàn thờ Thần tài, người ta thường đặt tượng của Di Lặc Phật Vương - Tà Thần tài Di Lặc hay các câu chú Phạn tự để tăng thêm phần bảo vệ cho gia chủ tránh khỏi tai ách.
Chúng ta không thể xác định được người Việt Nam thờ Thần tài vào lúc nào, bởi như trên đã nói, việc thờ Thần tài là do người Việt Nam khi sống cùng các gia đình Hoa kiều đã ảnh hưởng và tiếp thu tục lệ của người Hoa. Việc thờ Thần tài trong mỗi gia đình khiến cho người ta sáp nhập Thần tài vào các Thần bản gia như: Thổ địa, ông Địa, ông Táo.
Do đó, người Hoa làm ra một tấm bài vị gộp chung các danh hiệu của các vị Thần bản gia để thờ, mà người ta thường gọi là “bài vị Thần tài”, và chúng ta thấy bài vị này được thờ ở hầu hết trong các tiệm quán, nhà buôn, ở các văn phòng công ty và xí nghiệp. Bài vị Thần tài được vẽ trên một tấm kiếng, nền sơn đỏ, tất cả đều là chữ Hán màu nhũ vàng, vẽ một cái cổng mà hai trụ có rồng quấn, trên cổng có tấm bảng đề “TỤ BẢO ĐƯỜNG” nghĩa là ngôi nhà có tụ lại những thứ quý báu, phía dưới có vẽ một cái “TỤ BẢO BỒN” là cái chậu huyền diệu chứa của báu.
Về Ngũ Hành, bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là 2 hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông Địa, Thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghinh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ Phật, thờ Chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách.
Ngoài bàn thờ gia tiên, ở Nam bộ, người ta còn có trang thờ, bàn thờ ông Táo, thờ ông Địa, ông Thần tài. Trang thờ được bố trí ở trên cao, nơi gian giữa. Trên trang thờ có đôi chân đèn nhỏ, lư hương, bình bông, mâm dĩa trái cây, chung rượu, tách nước. Bàn thờ ông Táo được đặt ở sau bếp. Đây cũng chính là vị “nhất gia chi chủ”, có nhiệm vụ coi sóc việc gia cư, định họa phước, trừ ma diệt quỷ.
Riêng các vị Thần Tài, ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết Như Nguyện đã nói trên. Cũng có quan niệm cho rằng, Thần tài là một phiên bản của Thần đất (Thổ địa) - vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Và ý niệm trông mong vào các vị thần bắt giúp trấn an trên con đường mưu sinh.
Thần đất cũng là một trong các vị thần bản địa được mang vào để thờ phụng, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Dần dần về sau, thương nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa phổ biến, nhu cầu mua bán, trao đổi phát triển, người ta cần vàng và tiền bạc hơn. Lúc đó, vàng, tiền bạc là thước đo của cuộc sống sung túc và nghèo hèn nên Thần tài xuất hiện.
Thần tài là một dạng thức khác của Thần đất. Nếu Thần đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu, thể hiện tính lý nông nghiệp, thì Thần tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Qua các thời kỳ, hình tượng của Thần tài có ít nhiều thay đổi. Hiện nay, tượng Thần tài cầm xâu tiền hoặc cầm một thoi vàng xuồng.
Mặc dù Thần tài được xem là một hình tượng khác của Thần đất, nhưng tựu trung, cả hai vị thần vẫn có quyền uy giúp cho con người làm ăn phát đạt, tài lai lộc tấn. Vì vậy, hiếm khi thờ cúng Thần tài một mình, mà thường thờ cúng chung với Thổ địa.
Người ta không chỉ cúng Thần tài vào ngày Tết, mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán. Người ta tin rằng, chỉ khi nào lo cho vị thần này chu đáo thì ông mới phù hộ. Sáng sớm, khi mở cửa bán hàng người ta thắp hương cầu khẩn Thần tài “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt, trong ấm ngoài êm.
Vào ngày Tết, vai trò của Thần tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng, năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.
Nguồn Muabannhadat
0 notes
chuongmay-blog · 5 years ago
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
2. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
3. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
4. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
5. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
6. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
8. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và đ�� phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ��n tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
9. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
10. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
11. BÚN MỌC
Bún mộc hay bún mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
12. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
13. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi t���t cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
BÚN RIÊU TÔM
Bún riêu được biết đến là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến nhất là bún riêu cua. Nhưng đến với Cần Thơ bạn sẽ được thưởng thức một món bún riêu tôm vừa ngon mà cực kỳ lạ miệng. Để nấu được nồi nước lèo có vị ngon ngọt đặc trưng của đất Miền Tây bà chủ đã ninh xương heo cùng với nước dừa. Đặc trưng của món bún này chính là riêu tôm có màu vàng óng ánh. Nguyên liệu để làm riêu tôm chính là tôm tươi lột vỏ bỏ chỉ cùng với tôm khô đem xay chung với hành tây, trứng gà và thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi đem chưng.
(ảnh st)
Không gian quán sạch sẽ yên tĩnh. Đến đây thực khách sẽ được thưởng thức một tô bún riêu nóng hổi đầy màu sắc với những sợi bún trắng, một miếng riêu tôm beo béo với vị rất riêng. Cùng với khoanh giò, một viên thịt xay, chả lụa, miếng huyết vịt dai mềm, và miếng cà chua đo đỏ tất cả hòa quyện với nước dùng thanh ngọt ăn kèm với một ít rau bao gồm: rau muống, giá, bắp chuối bào. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà quý thực khách có thể cho vào một ít mắm tôm, ớt xay và lát chanh. Khách đến ăn một lần sẽ muốn trở lại lần nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại
- Bún Riêu Tôm (150, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) -
14. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
15. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
16. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
17. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những t�� hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
19. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
20. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
21. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
22. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
23. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
24. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
25. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
26. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
27.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
28. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
29. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
30. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
31. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
32. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng C��n Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
33. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này m���t rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
34. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
7. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
Rau ăn kèm cùng cháo - Ảnh: Sưu tầm Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
CHÁO SÒ HUYẾT
CHÁO GÀ
CHÁO CUA ĐỒNG
BÁNH XÈO
BÁNH ƯỚT
BÁNH TẦM BÌ
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
traungo · 6 years ago
Text
Dự án Phú Thịnh Center City
Dự án Phú Thịnh Center City được quy hoạch phát triển trở thành khu đô thị hiện đại bậc nhất của Tp.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Lợi thế về quy mô, vị trí đắc địa, cung cấp các sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu sở hữu, kinh doanh và đầu tư của quý khách hàng đất nền Phú Thịnh Center City đón đầu làn sóng đầu tư đang dần dịch chuyển ra các tỉnh vệ tinh cùng nhiều tiềm năng gia tăng giá trị, sinh lời hiệu quả.
TỔNG QUAN DỰ ÁN PHÚ THỊNH CENTER CITY
Tên dự án: Phú Thịnh Center City
Loại hình phát triển: Đất nền
Vị trí: Mặt tiền đường Hồ Xuân Hương, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Đơn Vị Phân Phối: Banggiachudautu.vn
Cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện 100%
Cơ sở pháp lý: Sổ hồng riêng từng nền, thổ cư 100%
Tumblr media
VỊ TRÍ DỰ ÁN PHÚ THỊNH CENTER CITY
Dự án Phú Thịnh Center City hội tụ nhiều yếu tố vàng thu hút đầu tư
Đầu tiên là kể tới vị trí đắt giá nằm ngay trung tâm Tp.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước và nằm ngay trong vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Đây cũng là cầu nối quan trọng giữa Đông Nam bộ với Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Tiếp đó, khu đô thị Phú Thịnh Center City tọa lại tại mặt tiền đường Hồ Xuân Hương – trục đường lớn, huyết mạch của Tp.Đồng Xoài, từ dự án cư dân dễ dàng di chuyển đi Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh qua hệ thống hạ tầng giao thông xuyên suốt như: quốc lộ 13, quốc lộ 14, cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, các Tuyến đường liên tỉnh như ĐT741, ĐT747B…Tuy là tỉnh có vị trí xa Tp.HCM hơn Bình Dương, Đồng Nai và Long An nhưng hiện nay với trục giao thông chính là lộ 13 và đường ĐT.741 luôn thông thoáng vì thế thời gian di chuyển từ Bình Phước đến Tp.HCM cũng chỉ mất hơn 1h40 phút.
Tumblr media
Một lợi thế đặc biệt đất nền Phú Thịnh Center City chính là nằm trong khu vực sở hữu quỹ đất lớn, dư địa phát triển còn nhiều, bởi vậy Phú Thịnh Center City nói riêng và thị trường bất động sản Bình Phước nói chung có rất nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Hơn thế nữa, Bình Phước còn có hơn 260km đường biên giới với Vương quốc Campuchia, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, đem lại tiềm năng hợp tác quốc tế về kinh tế, du lịch mà Tp.Đồng Xoài lại là hạt nhân phát triển của tỉnh. Nhưng khu đô thị hiện đại như Phú Thịnh Center City sẽ là điểm dừng chân lý tưởng của du khách và đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu về cư trú, nghỉ dưỡng, mua sắm, vui chơi giải trí…
Đặc biệt hơn, Bình Phước hội tụ nhiều khu công nghiệp lớn như: KCN Đồng Xoài I, KCN Đồng Xoài II, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, KCN Minh Hưng III…hội tụ hàng ngàn công nhân lao động, chuyên gia nước ngoài về đây làm việc, bởi lẽ đó nhu cầu về nhà ở, nhà cho thuê là rất lớn. Với việc lựa chọn một khu đô thị chuẩn mực thì Phú Thịnh Center City Bình Phước trở thành một điểm đến mới đầy hấp dẫn với những giá trị gia tăng không ngừng.
TIỆN ÍCH DỰ ÁN PHÚ THỊNH CENTER CITY
Dự án Phú Thịnh Center City được quy hoạch đồng bộ, hài hòa từ tổng thể đến từng chi tiết, các khu vực chức năng được phân bổ hợp lý. Ngôn ngữ thiết kế chủ đạo là màu xanh thiên nhiên thuần khiết với công viên nội khu da dạng các loài cây cỏ vùng nhiệt đới sẽ mang đến môi trường sống trong lành, lý tưởng cho cộng đồng dân cư sinh sống.
Mặt khác, với vị trí đắc địa cư dân đất nền Phú Thịnh Center City chỉ mất chưa đầy 5 phút để di chuyển tới trung tâm hành chính Tỉnh, ngân hàng, chợ Đồng Xoài, siêu thị Co.op Mart, trường học các cấp, bệnh viện, công viên văn hóa tỉnh, sân vận động,bến xe Trường Hải, bến ce Thành Công và các khu vui chơi giả trí
Tumblr media
MẶT BẰNG THIẾT KẾ DỰ ÁN PHÚ THỊNH CENTER CITY
Cở sở hạ tầng của dự án Phú Thịnh Center City đã hoàn thiện 100%, mặt bằng san lấp phân lô, hệ thống điện nước đầy đủ, đường nội khu lộ giới rộng đảm bảo sự lưu thông của các phương tiện.
Khu đô thị Phú Thịnh Center City với kiến trúc hiện đại kết hợp tinh tế cùng không gian xanh toát lên vẻ đẹp phóng khoáng, nhẹ nhàng và trang nhã. Mỗi căn nhà còn là nơi gắn kết cộng đồng lý tưởng với đầy đủ dịch vụ, tiện ích chất lượng chỉ trong vài bước chân.
Tumblr media
The post Dự án Phú Thịnh Center City appeared first on Bảng Giá Chủ Đầu Tư.
0 notes
gomphongthuyvn · 4 years ago
Text
Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa mới chi tiết đầy đủ
Hiện nay có  rất nhiều gia đình muốn thay bàn  thờ ông địa mới khi sửa hoặc chuyển nhà. Tuy nhiên, lại chưa biết cách chọn ngày giờ tốt và chuẩn bị những lễ vật gì? Vì thế, trong bài viết sau đây của gốm bát tràng Tiên Anh, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách thay bàn thờ mới cho ông địa – thần tài. 
Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa mới chi tiết đầy đủ
Bàn thờ ông địa có nên thay mới hay không? Khi nào nên thay bàn thờ ông địa?
Thờ cúng thần phật là tín ngưỡng từ bao đời này của người dân Việt Nam. Bên cạnh thờ tổ tiên, ông công thì việc thờ thổ công- thần tài được xem là phong tục được nhiều người thực hiện. Bàn thờ ông địa – thần tài mang đến cho gia chủ nhiều điều may mắn liên quan đến tiền bạc, đất đai.
Lập bàn thờ ông địa luôn luôn có thần tài, đây là hai vị thần được thờ cúng cùng nhau. Thổ công là vị thần cai quản đất đai, giúp mùa màng của người dân bội thu. Còn thần tài là vị thần chuyên cai quản tiền tài của thiên đình. Vì thế, khi thờ hai vị thần này sẽ giúp cho bạn làm ăn phát tài, phát lộc. 
Bàn thờ ông địa có nên thay mới hay không?
Bàn thờ ông địa là không gian tâm linh gia đình hay các cửa hàng chuyên kinh doanh buôn bán. Do đó, nếu đã lập trong thời gian nhiều năm và bàn thờ đã cũ thì việc thay mới được nhiều gia chủ quan tâm. Tuy nhiên, điều này có nên thực hiện hay không? 
Theo các chuyên gia phong thủy, việc thay bàn thờ ông địa mới nên được thực hiện trong các trường hợp: 
Bàn thờ đã cũ do thời gian sử dụng lâu năm, xuất hiện nhiều vết mục, nứt…
Kích thước bàn thờ muốn thay nhỏ hơn so với không gian nhà ở
Chuyển nhà, sửa sang mới nên thay mới bàn thờ ông địa
Đây là những trường hợp bạn có thể thay bàn thờ ông địa mới. Nếu bàn thờ nhà bạn không gặp phải các tình trạng nêu trên thì không cần thiết thay. Bởi nơi thờ cúng rất linh thiêng, không nên đụng chạm quá nhiều, khiến các vị thần bị ảnh hưởng. Từ đó khiến cho gia chủ cũng bị ảnh hưởng về vấn đề kinh doanh. 
Thay bàn thờ ông địa bạn nên tham khảo các loại sách phong thủy
Muốn thay bàn thờ ông địa thì bạn cần lựa chọn tỉ mỉ ngày giờ đẹp. Vì thế, để có thêm kiến thức về việc thay mới bàn thờ bạn nên tham khảo các đầu sách về phong thủy.  Những cuốn sách phong thủy sẽ giúp bạn hiểu thêm về việc chọn ngày hoàng đạo. Bạn có thể tìm hiểu các loại sách như:
Bộ đồ thờ Men Lam Đắp Nổi – Bàn chung cư 80cm
Cuốn sách:  Chọn ngày tốt trong dân gian
Chọn ngày tốt trong dân gian  là cuốn đầu tiên mà bạn nên tìm đọc. Nội dung sách vô cùng thiết thực, là phương pháp chọn ngày được lưu truyền qua nhiều đời. Cuốn sách sẽ giúp bạn đọc tìm được ngày giờ tốt theo từng mục đích làm việc. Ngày đẹp sẽ giúp mọi việc diễn ra được suôn sẻ
Cuốn sách: Phong thủy và tài lộc 
Cuốn sách này có nội dung về cách làm thế nào để nhận được nhiều tài lộc, may mắn trong công việc và đời sống. Bạn có thể luận ra nhiều phương pháp phong thủy trong nhiều trường hợp. Bởi tất cả những phương pháp đều được tập hợp từ những thầy phong thủy kinh nghiệm lâu năm. 
Những lưu ý khi thay mới bàn thờ ông địa
Việc gia chủ thay bàn thờ ông địa mới sẽ giúp không gian thờ trở nên thoáng đãng và mới mẻ hơn. Thay mới bàn thờ được xem là sự quan tâm chu đáo của gia chủ đối với thần linh. Bởi không phải ai cũng chú ý đến không gian thờ ra sao sau nhiều năm lập bàn. 
Những lưu ý khi thay mới bàn thờ ông địa
Tuy nhiên, nếu muốn thay bàn thờ cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật và lòng thành tâm. Bởi đây là chuyện mang yếu tố tâm linh, ảnh hưởng đến gia chủ nếu không thực hiện chu đáo. Vì thế, để bạn có thể không vi phạm phải những đại kỵ trong việc thờ cúng thì hãy chú ý đến những điều sau đây: 
Bộ đồ thờ gốm Bát Tràng Thổ Công – Men Rạn Đắp Nổi P4
Khi thay bàn thờ nên để đúng hướng với nơi đặt bàn thờ cũ
Cần giữ bát hương cũ ở nơi sạch sẽ trước khi di chuyển sang bàn thờ mới. Trước khi mang bát hương khỏi nơi thờ cũ cần phải dùng khăn vải đỏ che lại
Chuẩn bị mâm lễ cúng xin chuyển bàn thờ ông địa phải có đủ lễ mặn và ngọt
Các vật phẩm thờ ở bàn thờ cũ phải hóa hết 
Đây là những điều cực kỳ quan trọng để giúp gia chủ có thể di chuyển, thay mới bàn thờ thổ địa suôn sẻ. Hãy chú ý để không vi phạm đại kỵ, ảnh hưởng đến công việc làm ăn.
Cách thay bàn thờ ông địa mới hợp phong thủy 
Bàn thờ ông địa  có vị trí nằm ở góc nhà, đối diện với cửa ra vào. Tuy đặt ở ngay sát sàn nhà nhưng đây là khu thờ cúng trang nghiêm, giúp chủ nhà gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Bởi vậy, khi có ý định thay mới bàn thờ cần phải chọn ngày lành tháng tốt. Như vậy mới hợp phong thủy, rước tài lộc vào nhà nhanh chóng.
Cách thay bàn thờ ông địa mới hợp phong thủy
Thông thường, theo phong thủy, thay mới bàn thờ ông địa – thần tài nên chọn vào ngày mùng 1, mùng 10 và ngày rằm. Đây là 3 ngày tốt để tiến hành thay bàn thờ mà gia chủ phải lưu ý. 
Sau khi chọn được ngày đẹp thì phải chuẩn bị bàn thờ mới theo kích thước, màu sắc. Nên chọn kích thước vừa phải không gian đặt bàn thờ và chọn chất liệu tốt để có thể sử dụng lâu dài. Lựa chọn chất liệu gỗ tốt sẽ giúp không gian thờ trở nên hoàn hảo, khiến gia chủ có thể an tâm hơn trong việc thờ cúng. Điều này sẽ mang đến cho các vị thần có nhà ở khang trang, đẹp đẽ. 
Bộ đồ thờ cúng Chung Cư – Men Rạn Cổ Bát Tràng
Bên cạnh đó, hãy chọn hướng đặt bàn thờ hợp với gia chủ. Nên chọn hướng theo các cung mệnh tốt, nếu chọn theo cung thì hãy chọn cung Thiên Lộc hay cung Quý Nhân. Đây là hai cung mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, xua tan những tà khí xung quanh. Đặc biệt, khi thay bàn thờ thổ địa – thần tài mới, gia chủ cần phải thắp hương, cúng vái cẩn thận. Nên chuẩn bị đồ lễ, vàng tiền đầy đủ để không thất lễ với các vị thần. 
Thủ tục thay bàn thờ ông địa chuẩn phong thủy
Muốn chuyển bàn thờ ông địa mới thì cần phải có đầy đủ thủ tục xin phép. Do đó, chủ nhà không được lơ là, thực hiện đại khái. Bạn cần chuẩn bị lần lượt các thủ tục sau đây: 
Chọn ngày tháng tốt để xin thay chuyển bàn thờ ông địa – thần tài
Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng lên các vị thần: hoa qua, xôi gà,  vàng hương, rượu nước, trầu cau….
Chuẩn bị sớ và văn khấn để xin hóa và thay bàn thờ mới trong gia đình hoặc cửa hàng
Hóa bàn thờ cũ và thay sang bàn thờ thổ địa mới
Chuyển bát hương sang bàn thờ mới
Tạ lễ 
Chọn Ngày Tốt Thay Bàn Thờ ông địa tốt
Trước khi xin chuyển bàn thờ ông địa, bạn cần phải xác định được ngày giờ tốt. Mọi chuyện tâm linh đều phải thực hiện cần thận, có thờ có thiêng. Do đó, điều đầu tiên chính là chọn ngày lành. Điều này sẽ giúp chủ nhà hạn chế được các vận hạn, xui xẻo. 
Chọn Ngày Tốt Thay Bàn Thờ ông địa tốt
Sau khi chọn được ngày thì việc tiếp theo là xác định hướng đặt bàn thờ ông địa thần tài. Hướng đặt bàn thờ này sẽ phụ thuộc vào tuổi mệnh của gia chủ. Vấn đề chọn vị trí này, bạn có thể tham khảo từ các thầy phong thủy uy tín. 
Gia chủ nam thuộc Đông tứ mệnh thì có thể chọn hướng Đông; Nam; Đông Nam,  Bắc.
Gia chủ nam thuộc Tây tứ mệnh thì có thể chọn hướng Tây Nam; Tây Bắc; Đông Bắc và hướng Tây.
Gia chủ nữ thuộc Đông tứ mệnh thì có thể chọn hướng Bắc; Đông; Đông Nam; Nam.
Gia chủ nữ thuộc Tây tứ mệnh thì có thể chọn hướng  Tây; Tây Bắc; Tây Nam; Đông Bắc 
Đây là những hướng đặt bàn thờ thổ địa – thần tài tốt mà bạn có thể tham khảo. Hãy xem xét tuổi, mệnh của mình như thế nào để tìm được vị trí thuận lợi nhất
Cách chuyển bát hương cũ sang bàn thờ mới và cách hóa giải bàn thờ cũ
Việc chuyển bát hương cũ sang bàn thờ mới vô cùng quan trọng. Bởi bát hương là nơi các vị thần ngự xuống nên gia chủ phải cẩn thận tuyệt đối. Trước khi chuyển hãy vái lạy 3 vái trước bàn thờ để xin giải và chuẩn bị đầy đủ lễ vật  để các vị thần minh chứng. Sau khi thực hiện xong các thủ tục thì gia chủ hãy mang đồ thờ cũ rải ra sông  hoặc hóa thành tro trước khi rải xuống sông. 
Bài văn khấn dùng khi thay bàn thờ ông địa mới
Thủ tục thay bàn thờ ông địa chắc chắn không thể thiếu bài  văn khấn xin chuyển nơi thờ cúng. Vì thế, để nghi thức chuyển bàn thờ được trọn vẹn thì gia chủ có thể đọc bài văn khấn sau đây: 
“Hôm nay nhân ngày … tháng … năm … (Âm lịch)
Gia chủ tên … ngụ tại…
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt, phước khí viên mãn. Tín chủ con xin mạn phép cung thỉnh thay bàn thờ cũ và không rộng lớn bằng bàn thờ mới để tiện việc bày cúng vật thực lễ phẩm được đầy đủ hơn.
Nay kính cáo cùng chư vị Thổ Công – Tài Thần, Thượng trung hạ đẳng chư thần an tọa vào lư hương trên bàn thờ để gia độ hộ trì cho con được nhiều sức khỏe, phước thọ khang ninh và trăm sự vẹn toàn, vạn sự như ý”.
Sau khi đọc xong bài văn khấn thì gia chủ đợi cho hương cháy hết rồi hóa tiền vàng và hạ lễ tán lộc. Lấy gạo muối rải ra trước cửa, rải khắp bốn phía. 
Những lễ vật khi thay bàn thờ thổ địa mới
Trước khi thực hiện thay bàn thờ thổ địa thần tài thì gia chủ cần phải sắm đủ các lễ vật, bao gồm:
Tờ sớ xin thay mới bàn thờ thần tài, thổ địa.
1 lộc bình gồm 5 bông cúc hoặc hoa hồng
1 đĩa xôi đậu
1 con gà trống luộc
1 mâm bồng hoa qua
1 nậm rượu trắng
Vàng, tiền, hương
2 con ngựa giấy ( 1 đỏ – 1 vàng), đầy đủ có đầy đủ kiếm mũ hia hài
1 bộ quần áo màu vàng và 1 bộ màu đỏ
3 hũ lương thực: gạo, muối, nước
Những lễ vật này là đồ cần phải có khi gia chủ xin thay bàn thờ thổ công mới. Không nên bỏ sót bất kỳ một lễ vật nào trước khi dâng lên các vị thần. Bạn hãy tham khảo để dễ dàng chọn mua hơn. Ngoài những lễ vật ở trên thì gia chủ cũng phải chọn đủ các vật phẩm đồ thờ như:  nậm rượu, đèn, ống đựng hương, kỷ chén thờ,… 
Thay bàn thờ thổ địa  ở vị trí mới trong nhà
Nếu gia chủ chỉ muốn thay mới bàn thờ trong không gian cũ thì chỉ cần chuẩn bị các lễ ở trên. Bên cạnh đó là sớ và văn khấn xin thay bàn thờ mới. Sau khi thay mới thì hóa bàn thờ cũ theo hướng dẫn ở phần trên của bài viết. Gia chủ cần đặc biệt lưu ý về vị trí đặt bàn thổ công – thần tài theo quy luật phong thủy. 
Thay bàn thờ thổ địa  ở vị trí mới trong nhà
Sau khi chọn được hướng đặt thì tiến hành thay bàn thờ và sắp xếp các vật phẩm theo đúng bàn thờ cũ. Cuối cùng là thắp hương và vái lạy tạ lễ. Tất các các bước thực hiện này đều cần phải thành tâm, không được làm qua loa, hời hợt. 
Thay bàn thờ thổ địa đến nhà mới
Trong trường hợp mà gia chủ xây nhà hay thuê nhà mới mà muốn chuyển bàn thờ thổ công thì cần phải chuẩn bị cẩn thận. Đặc biệt là di chuyển bát hương phải tính toán hợp lý. Trước đó, cần phải xin các vị thần di chuyển, sau đó mới chuyển bát hương đến nơi mới và nhập trạch. 
Thay bàn thờ thổ địa đến nhà mới
Trong khi chuyển bát hương cần phải lấy khăn vải đỏ để che lại. Điều này giúp cho các tà khi không thể xâm nhập và ngự lên bát hương của thần tài ông địa. Sau khi đặt bát hương vào nhà mới, vị trí mới thì đọc văn khấn và xin thay bàn thờ. Mọi thông tin trong sớ và văn khấn phải khớp nhau và rõ ràng để các vị thần chứng giám. 
Một số mẫu tượng thổ công thần đẹp, màu sắc độc đáo
Bộ đồ thờ Men Rạn Giả Cổ Chung Cư 85cm
Bộ đồ thờ Men Rạn Cổ Vẽ Tay Bát Tràng S5
Bộ đồ thờ cúng Chung Cư – Men Rạn Cổ Bát Tràng
Bộ đồ thờ gốm chung cư men rạn Bát Tràng
Bộ đồ thờ cúng gốm sứ Bát Tràng chung cư
Bộ đồ thờ Bát Tràng Cao Cấp – Đắp Nổi Rồng Lam Số 8
Bộ đồ thờ chung cư Men rạn nổi Bát Tràng Cao Cấp S3
Bộ đồ thờ men lam treo tường
Kết luận
Có thể nói, việc thay bàn thờ ông địa mới là công việc đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và thành tâm sâu sắc. Các bước chuẩn bị và xin di chuyển đều phải được thực hiện chu đáo để gia chủ không gặp phải trắc trở, khó khăn trong công việc. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích về việc thay bàn thờ ông địa.
Nếu bạn có nhu cầu thay bàn thờ mới và cần sắm sửa các vật phẩm thờ cúng đẹp thì hãy đến với Gốm sứ Bát Tràng Tiên Anh. Đây là địa chỉ uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các đồ thờ cúng chất lượng ở nước ta. 
Quý khách hàng có thể yên tâm về sản phẩm và giá cả do Gốm Tiên Anh cung cấp. Chúng tôi đảm bảo mang đến cho các bạn những vật phẩm gốm sứ chất lượng cao, chính hãng, theo đúng yêu cầu đặt hàng. Còn chờ gì nữa, hãy đến với Tiên Anh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Mọi nhu cầu đặt hàng, quý khách hàng vui lòng truy cập website:  gomphongthuy.com.vn nhé. 
    The post Cách chọn ngày tốt thay bàn thờ ông địa mới chi tiết đầy đủ appeared first on Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng.
Nguồn: Gốm Phong Thủy Tiên Anh Bát Tràng https://gomphongthuy.com.vn/thay-ban-tho-ong-dia-moi/ Xem thêm tại: http://gomphongthuyvn.tumblr.com
0 notes
dulichtoday · 6 years ago
Text
Top 10 món ngon đặc sản Ninh Bình thơm ngon khó cưỡng
Mảnh đất cố đô không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh đẹp hấp dẫn thu hút hàng ngàn du khách gần xa. Đặc biệt, văn hóa ẩm thực độc đáo nơi đây còn chính là điểm nhấn níu chân khách du lịch. Hãy cùng Dulichtoday điểm qua top 10 món ngon đặc sản Ninh Bình nổi tiếng mà bạn nhất định phải nếm thử ngay sau đây nhé.
1. Cơm cháy giòn tan dễ nghiền
Một trong những món ngon đặc sản Ninh Bình được nhiều du khách yêu thích nhất phải kể đến đầu tiên là món cơm cháy giòn tan. Nhiều khách du lịch còn truyền tai nhau rằng chưa ăn cơm cháy thì coi như chưa đến Ninh Bình.
Cơm cháy Ninh Bình được làm 100% từ gạo nếp hương nguyên chất, hạt tròn, chắc mẩy. Đặc biệt, cơm được nấu bằng nồi gang và nấu bằng than củi nên cháy giòn và có màu vàng nổi bật. Cơm sau khi nấu xong sẽ được đem phơi hai, ba nắng tự nhiên hoặc sấy cho thật khô để dễ bảo quản. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm ngon mà của hạt gạo giòn tan trong miệng hòa quyện với vị ngậy, bùi béo mà không hề ngấy của ruốc.
Cơm cháy là món ngon đặc sản Ninh Bình đã thành thương hiệu
Cơm cháy Ninh Bình có nhiều loại khác nhau như cơm cháy ruốc, cơm cháy tôm, cơm cháy mỡ hành,… Cơm cháy ăn tại chỗ có thể ăn kèm với các món xào như thịt hoặc tim, cật lợn xào với một số loại rau như hành tây, nấm rơm, cà chua và chấm với nước sốt sóng sánh của vị nước mắm, mỡ hành, ruốc.  Với cơm cháy mang về sẽ được đóng gói trong túi nilon và ăn kèm với hành phi và ruốc thịt.
Đảm bảo chỉ cần một lần nếm thử cơm cháy Ninh Bình, du khách sẽ lưu luyến mãi không quên. Nếu bạn chưa biết mua gì làm quà cho bạn bè, người thân khi đến Ninh Bình thì cơm cháy Ninh Bình chính là thức quà đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến.
Gợi ý quán ngon: Thăng Long Restaurant
Địa chỉ: Thôn Chi Phong, Xã Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán: 130.000 – 150.000 /suất
2. Thịt dê là món ngon đặc sản Ninh Bình vang dang 3 miền
Đến Ninh Bình mà không nếm thử món thịt dê thì coi như chuyến đi của bạn chưa trọn vẹn. Bởi đây là món ăn từng được lọt vào top “50 món ăn đặc sản của Việt Nam” do Trung tâm kỷ lục Việt Nam xác lập.
Là loại dê được nuôi thả trên núi, thức ăn chính là các loại cỏ tự nhiên, thịt dê Ninh Bình có vị thơm ngon, dai ngọt và rất ít mỡ. Thịt dê có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng trứ danh nhất phải kể đến là các món dê tái chanh, dê ủ trấu, dê hầm thuốc bắc, dê nướng ngũ vị, dê xào lăn,…Với công thức nấu gia truyền, các món thịt dê ở đây đều mang đến cảm giác ngon miệng, trải nghiệm thú vị và đầy bất ngờ khiến du khách lưu luyến mãi.
Các món ngon từ dê Ninh Bình đã lọt vào top “50 món ăn đặc sản của Việt Nam”.
Trong những ngày ghé thăm mảnh đất Ninh Bình, cùng người thân, bạn bè ngồi nhâm nhi món thịt dê, ăn kèm cơm cháy và nhâm nhi chút rượu Kim Sơn hay Nho Quan thì sẽ là những cảm nhận thật sự khó quên. Đây đảm bảo là món ăn rất xứng đáng để thưởng thức nếu có dịp ghé qua Ninh Bình.
Gợi ý quán ngon: Nhà hàng Đất Sét
Địa chỉ: Đường 3, P. Đông Thành, Tp. Ninh Bình, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  50.000đ – 350.000đ / 1 suất
3. Nem chua Yên Mạc – Món ngon đặc sản Ninh Bình cho dân nhậu
Nếu Thanh Hóa có món nem chua nổi tiếng thì Ninh Bình cũng có đặc sản nem chua Yên Mạc thơm ngon không kém cạnh chút nào. Nem có vị chua chua, ngọt ngọt. Nguyên liệu để làm món nem này khá đơn giản, gồm thịt nạc mông lọc bỏ mỡ, bì lợn luộc, thính và một số gia vị như mì chính, muối,.. Sau khi đã trộn đều các nguyên liệu với nhau, sẽ dùng lá ổi để gói lại thành cuộn nhỏ và lá chuối màu xanh để bao quanh bên ngoài cho đẹp mắt. Nem chỉ cần để từ khoảng 3-4 ngày là có thể ăn được.
Nem chua Yên Mạc ngon nhất là được ăn kèm với nước chấm chanh tỏi ớt
Nem chua Yên Mạc ngon nhất là được ăn kèm với nước chấm chanh tỏi ớt, cuốn thêm chút rau sống, rau thơm. Vị chua chua, cay cay, ngọt thơm của nem hòa lẫn với nhau góp phần tạo ra một vị ngon đặc biệt, một hương vị hấp dẫn. Món ăn rất hợp dành cho dân nhậu ngồi lai rai và ăn vặt thưởng thức.
Đây cũng là một trong những món ngon đặc sản Ninh Bình được nhiều du khách lựa chọn để làm món quà gửi đi xa dành tặng cho bạn bè và người thân mỗi có dịp đến thăm vùng đất này.
Gợi ý địa điểm mua: Nhà hàng Tuấn Bình
Địa chỉ: Xóm 4, Đông Sơn, Yên Mạc, Yên Mô, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  30.000 / 1 quả
4. Rượu cần Nho Quan thắt chặt tính cộng đồng
Món ngon đặc sản Ninh Bình tiếp theo mà Dulichtoday muốn giới thiệu đến bạn là một đặc sản nổi tiếng của người dân đồng bào dân tộc Mường ở Nho Quan – rượu cần Nho Quan. Không chỉ đặc biệt ở khâu chế biến, cách uống mà rượu cần tại đây còn độc đáo ở ngay cả dụng cụ dùng để uống rượu.
Được nấu từ những loại thực phẩm giàu tinh bột như lúa, khoai mì, gạo,… trộn với men cho vào trong chóe ủ từ 3 tháng trở lên mới đem ra uống. Khác với các loại rượu khác, rượu cần Nho Quan được lên men một cách tự nhiên mà không qua chưng cất lửa nên có mùi thơm ngon đậm vị khá hấp dẫn.
Rượu cần Nho Quan được lên men một cách tự nhiên mà không qua chưng cất lửa nên có mùi thơm ngon đậm vị
Dụng cụ dùng để uống rượu cần Nho Quan là những thân cây trúc đã được thông rỗng bên trong và cắm trực tiếp vào bình rượu để uống. Chất ngọt thơm nồng của từng giọt rượu cần Nho Quan đủ để tạo nên cái say nhẹ nhàng, cảm giác lâng lâng, khoan khoái làm say đắm bao người thưởng thức. Nhâm nhi rượu cần cùng những món ăn miền sơn cước như thịt nướng ống tre, thịt xiên ớt xanh, lá é hay đơn giản là một ít cơm cháy thì còn gì tuyệt vời hơn.
Rượu cần Nho Quan xuất hiện nhiều trong các dịp lễ Tết của người dân tộc Mường. Vò rượu mang cả ý nghĩa tinh thần, thắt chặt tình đoàn kết mọi người với nhau, say trong thứ men của núi rừng.
Gợi ý địa điểm mua: Các cửa hàng, dọc đường quốc lộ đều bày bán
Địa chỉ: Thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  200.000đ / 1 bình
5. Bún mọc Kim Sơn không cầu kì chế biến mà vẫn hấp dẫn
Trên hành trình khám phá những đặc sản thơm ngon của Ninh Bình không thể không nhắc đến món bún mọc Kim Sơn. Món ăn này chế biến dễ mà vẫn hấp dẫn thực khách. Một bát bún đơn giản gồm có bún, những viên mọc trắng hồng, một ít hành phi vàng rộm rồi chan nước dùng nóng hổi, rắc thêm xíu hành lên trên cho đẹp mắt.
Bún mọc Kim Sơn thường được ăn kèm với rau sống, giá đỗ, rau chuối thái, húng, kinh giới,…
Để làm nên một tô bún mọc Kim Sơn nức lòng thực khách, ngay từ khâu chọn nguyên liệu cũng phải đảm bảo thật kỹ lưỡng. Bún phải làm từ gạo tẻ loại ngon nhất để đảm bảo sợi bún được trắng, mềm và dẻo. Phần thịt để chế biến cũng phải là thịt mông tươi ngon thì viên mọc mới ngọt đậm. Xương ống dùng để ninh nước dùng phải để lửa nhỏ thì mới trong và ngọt thanh.
Bún mọc Kim Sơn thường được ăn kèm với rau sống, giá đỗ, rau chuối thái, húng, kinh giới,…  Thưởng thức tô bún mọc Kim Sơn, du khách sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị ẩm thực độc đáo đậm vị quê hương nơi đây đủ để nạp đầy năng lượng cho một ngày mới.
Bún  mọc Kim Sơn thường được bán vào buổi sáng. Vì thế, du khách đã có ngay một lựa chọn ẩm thực để khởi đầu ngày mới rồi nhé!
Gợi ý quán ngon: Bún mọc Tố Như
Địa chỉ: Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  20.000 / 1 suất
6. Xôi trứng kiến – Món ăn khó tin nhưng là thật
Ẩm thực Ninh Bình phong phú đa dạng với những món ngon ăn độc đáo, ăn một lần nhớ mãi một đời quả là không sai. Trong số đó, món xôi trứng kiến, món ngon đặc sản Ninh Bình nổi tiếng của người dân Nho Quan là điều khiến du khách lạ lẫm và cảm thấy khó tin nhất. Là vùng đồi núi đá vôi lởm chởm, nơi cư ngụ của rất nhiều loại kiến nâu làm tổ, Nho Quan được thiên nhiên ưu ái cho nguồn nguyên liệu tinh túy để tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
Cho một nắm xôi trứng kiến vào miệng, thực khách sẽ cảm nhận rõ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến cùng hương thơm của xôi nếp. Đặc biệt, nhấm nháp từng chút một món xôi trứng kiến, thực khách sẽ  nghe tiếng trứng kiến lách tách tan dần trong miệng thật sự rất thú vị.
Thực khách sẽ cảm nhận rõ vị béo của mỡ hành, bùi bùi của trứng kiến cùng hương thơm của xôi nếp
Trứng kiến sau khi thu hoạch sẽ được rửa nước ấm, ráo nước rồi tẩm ướp gia vị, sau đó mang đi phi hành mỡ rồi mang thổi xôi. Phần xôi cũng được yêu cầu phải được nấu từ những hạt gạo nếp mẩy tròn. Khi xôi đã chín, người nấu sẽ rắc trứng kiến lên, đảo đều tay cho xôi và trứng kiến quyện vào nhau.
 Đây là món ăn đã làm siêu lòng không biết bao tâm hồn ăn uống khi đến với mảnh đất cố đô này. Bạn nhất định phải một lần thưởng thức món ngon đặc sản Ninh Bình này ngay nhé!
Gợi ý quán ngon: Các nhà hàng, quán ăn ở khu vực Nho Quan 
Địa chỉ: Thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, Ninh Bình
Giá bán: 50.000 / 1 đĩa
7. Gỏi cá nhệch mê mẩn tới miếng cuối cùng
Gỏi cá nhệch là một trong những món ngon đặc sản Ninh Bình rất được lòng người dân địa phương cũng như khách du lịch. Là loại cá sống tập trung chủ yếu ở vùng nước lợ hoặc vùng nước hơi mặn, cá nhệch được người dân địa phương sử dụng để làm nguyên liệu chính để làm món gỏi khiến bao du khách phải say lòng.
Gói một chút gỏi cá nhệch trong lá sung, thêm các loại rau thơm và chấm cùng nước chẻo hoặc nước chấm chua ngọt là có thể thưởng thức đầy đủ vị ngon, béo và thơm mát khó quên.
Gỏi cá nhệch không cuốn bằng lá đa nem như các loại gỏi khác mà lấy các loại rau thơm như mơ, húng, rau ngổ
Những con cá nhệch to, tươi ngon sau khi đã làm sạch nhớt, sẽ được lọc xương, cắt thành lát mỏng và ��ớp với giềng tỏi. Phần thịt cá được đem trộn với thính làm từ gạo nếp rang, giã nhỏ cho thơm thịt. Phần da cá sẽ được rán giòn để cuộn với gỏi.  Gỏi cá nhệch không cuốn bằng lá đa nem như các loại gỏi khác mà lấy các loại rau thơm như mơ, húng, rau ngổ, kinh giới, đinh lăng, tía tô, mùi tàu, khế chua, ớt,… để cuốn.
Đây cũng là món nhậu tuyệt vời với rượu cần Nho Quan mà bạn không thể bỏ qua.
Gợi ý quán ngon: Nhà hàng Vũ Bảo
Địa chỉ: Kim Sơn, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  30.000 / 1 suất
8. Ốc núi có vị ngọt giòn tự nhiên
Nằm trong danh sách những món ngon đặc sản Ninh Bình, ốc núi có vị ngọt tự nhiên, đậm đà và thơm rất lạ so với các loại ốc thông thường khác. Từng con ốc thịt ngọt thanh, giòn, bổ dưỡng kèm chút hương vị như mùi thuốc bắc thấm chấm cùng nước mắm chanh ớt đem đến một hương vị lạ miệng, khó quên nơi đầu lưỡi cho bao người tới thưởng thức.
Ốc núi sau khi bắt về được rửa sạch và chế biến thành nhiều món như xào me, xào tỏi, hấp gừng, luộc xả, trộn gỏi…. Nhưng ngon nhất và giữ được hương vị nguyên bản thơm ngon của ốc, du khách nên thưởng thức qua món ốc núi luộc sả.
Món ốc núi hấp chanh sả chấm cùng mắm tỏi ớt được nhiều thực khách lựa chọn
Nếu có dịp nến Ninh Bình từ tháng 4 đến tháng 8 đừng quên gọi cho mình một bát ốc núi thơm ngon và đặc biệt này nhé. Đảm bảo, các món được chế biến từ ốc núi sẽ thực sự là một trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá ẩm thực tuyệt vời của du khách ở vùng đất này đấy.
Gợi ý quán ngon: Nhà hàng Thảo Linh
Địa chỉ: Thôn Nga 3, Cúc Phương, Huyện Nho Quan, Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán: 100.000 / 1 suất
9. Gáo kho cá – Món ngon đặc sản Ninh Bình lạ lẫm, ăn là khó quên
Gáo kho cá nghe qua cái tên sẽ có nhiều người cảm thấy lạ lẫm. Thực chất đây là một loại cây tầm nổi thường mọc ở khe suối hoặc chân đồi. Ngoài tác dụng làm thuốc, gáo còn được sử dụng như nguyên liệu chính để chế biến món gáo kho cá.
Quả gáo có vị chua, ngọt mát và mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng thay me, sấu để nấu các món canh từ cá. Gáo sau khi đã rửa sạch, sẽ được xếp thành một lớp ở dưới đáy nồi trước khi xếp cá cắt khúc, dải thêm môt ít gáo thái lát hoặc xắt miếng lên trên rồi cho gia vị đầy đủ và tiến hành kho. Nếu gáo xanh sẽ làm có món ăn có vị hơi chát thì gáo vàng lại giúp món cá kho vị hơi chua, đậm đà. Tùy khẩu vị, sở thích của mỗi người mà thay đổi cho phù hợp.
Thực khách sẽ cảm thấy vị lạ miệng, độc đáo, thơm ngon hấp dẫn mà không bị ngấy hay có mùi tanh của cá.
Thưởng thức món gáo kho cá, thực khách sẽ cảm thấy vị lạ miệng, độc đáo, thơm ngon hấp dẫn mà không bị ngấy hay có mùi tanh của cá. Với hương vị rất đặc biệt, món gáo kho cá quen thuộc, mộc mạc và dân giã này đã trở nhanh chóng trở thành thương hiệu cho tinh hoa văn hóa ẩm thực của mảnh đất xinh đẹp này.
Bạn có thể thưởng thức ngay món ăn này ở địa chỉ sau nhé!
Gợi ý quán ngon: Nhà hàng Như Ý
Địa chỉ: Khu dân cư Tân Trung, Phường Tân Thành, TP. Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  100.00 / 1 suất
10. Cua đồng rang lá lốt đậm đà hương vị đồng quê
Nhắc đến các món ngon đặc sản Ninh Bình thật thiếu sót nếu bỏ qua món cua đồng rang lá lốt. Chỉ nghe tên thôi, du khách đã cảm nhận được hương vị của đồng quê, vị ngọt, giòn giòn của cua đồng quyện cùng vị của lá lốt sẽ khiến cho  du khách đi qua không thể nào từ chối.
Món ăn có vị ngọt, giòn giòn của cua đồng quyện cùng vị của lá lốt khó từ chối.
Cua đồng bắt về sẽ được làm cẩn thận, sau đó tẩm ước gia vị trong khoảng 15 phút cho ngấm đều trước khi rang cùng lá lốt đã được thái sợi. Để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món cua đồng rang lá lốt, bạn có thể chấm cùng nước mắm tỏi ớt hoặc muối tiêu chanh và ăn cùng với cơm nóng. Những chú cua vàng ươm, béo ngậy, giòn tan thơm phức kết hợp cùng vị thơm đặc trưng của lá lốt đã tạo lên món ăn đặc sản của làng quê hấp dẫn đến không ngờ.
DulichToday gợi ý ngay cho bạn địa chỉ để thưởng thức món ngon đặc sản Ninh Bình này nhé!
Gợi ý quán ngon: Nhà hàng Như Ý
Địa chỉ: Khu dân cư Tân Trung, Phường Tân Thành, TP. Ninh Bình
Hướng dẫn chỉ đường
Giá bán:  35.000 / 1 đĩa
Top 10 món ngon đặc sản Ninh Bình mà Dulichtoday vừa giới thiệu ở trên chắc đã đủ những thông tin cần thiết và bổ ích giúp chuyến đi của bạn thật tuyệt vời và ý nghĩa phải không nào. Hãy đến và trải ngiệm hương vị ẩm thực có một không hai ở mảnh đất xinh đẹp này nhé.
The post Top 10 món ngon đặc sản Ninh Bình thơm ngon khó cưỡng appeared first on DulichToday.
from WordPress http://bit.ly/2V8QdME via IFTTT
0 notes
nghenhanlangda · 5 years ago
Text
Lư hương đá,đỉnh hương đá đẹp nhất mùa covid-19
Lư hương đá tròn dùng để thắp nhang, hóa vàng.
Lư hương đá miệng tròn là một trong những vật dụng quen thuộc thường thấy đặt tại lăng mộ đá hoặc đình chùa miếu mạo, nghĩa trang liệt sỹ hay đài tưởng niệm. Dùng để thắp hương, hóa vàng hoặc đốt trầm trong các khu nhà thờ họ hoặc ngay cả các gia đình… .
Một bộ đầy đủ thường kèm theo bộ đèn đá hoặc đôi hạc đá  tạo nên bộ đồ thờ đá để cúng bái thêm long trọng, đầy đủ.
Tumblr media
– Phân loại thông thường lư hương có 2 loại:
lư hương đá dạng tròn
Lư hương đá dùng để hóa vàng miệng tròn
+ Dựa theo hình dạng: lư hương tròn và lư hương vuông.
+ Dựa theo cách thiết kế chạm khắc gồm: lư hương đá nguyên khối chạm chênh, lư hương chạm nổi,  lư hương sơn trạm… .
Chi tiết tham khảo tại đá mỹ nghệ Công Vượng:
Kích thước lư hương đá bao nhiêu là phù hợp ?
Giá thành lư hương đá có đắt không?
Cơ sở đá mỹ nghệ nào uy tín, giá rẻ mà chất lượng?
Sản phẩm kèm theo lư hương đá dùng đèn đá hay hạc đá ?
Bên cạnh sản phẩm non bộ đá, cơ sở đá mỹ nghệ Công Vượng còn bao gồm:  
Lăng mộ đá
Đồ thờ đá
Kiến trúc đá
Linh vật đá
Tượng đá
Sản phẩm đá tự nhiên khác
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, nhu cầu của quý khách vui lòng liên hệ:
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Hotline, Zalo: 0966.534.186
Website: damynghecongvuong.com
Facebook: https://www.facebook.com/DaMyNgheCongVuong
Trân trọng cảm ơn quý khách
Sản phẩm tương tự
1 note · View note
luhanhtuoitre · 6 years ago
Text
Thông tin Đền Cô Chín Giếng – Đến Sòng ở Thanh Hóa
Đền Cô Chín Giếng – Đền Sòng Sơn Thanh Hóa Qua vị trí, cảnh quan Đền Sòng ta thấy được các bậc cha anh đi trước thật tinh tường khi chọn xây dựng ngôi đền giữa chốn sơn thủy hữu tình. Chính không gian vừa có sông, có suối vừa có rừng đồi xen kẽ tạo sự yên tĩnh cho lữ khách bình tâm thưởng ngoạn, bên cạnh đó tôn thêm vẻ trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền.
Tên di tích:  Đền Sòng Sơn –  Đền Cô Chín Loại Công trình:  Kiến trúc Loại di tích: Lịch sử  Quyết định:
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia
Theo Quyết Định số 57 Ngày 18 tháng 01 năm  1993.
Địa chỉ đền Cô Chín Thanh Hóa: Đền Sòng Sơn: Khu phố 6 phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn,Thanh Hoá  Đền Cô Chín:    Khu phố 5 Phường Bắc Sơn, Bỉm Sơn,Thanh Hoá 
Tóm tắt thông tin về di tích:      
Đền Sòng Sơn ngày nay, trước đây gọi là đền Sùng Trân thuộc địa giới làng Cổ Đam, xã Hà Dương, huyện Hà Trung, phủ Tống Sơn. Nay Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đền Sòng được xây dựng thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740- 1786). Tương truyền là có một ông lão cầm chiếc gậy tre khô cắm xuống đất làng Cổ Đam mà khấn rằng: “nếu gậy tre này tươi tốt thì xây đền thờ Liễu Hạnh công chúa”. Quả nhiên lời huyền phán ấy trở nên màu nhiệm. Gậy tre trở nên xanh tươi, bén rễ, đâm chồi tỏa lá tốt tươi lạ thường. Người đời cho là điều lạ linh ứng, linh thiêng mới bảo nhau lập nên Đền Sòng trên mảnh đất ấy. Và lấy ngày 26/2 (âm lịch) hàng năm là ngày lễ chính diễn ra lễ hội – đây chính là ngày hiển linh, hiển thánh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đền Sòng ban đầu khi mới xây dựng còn đơn sơ bé nhỏ. Trãi qua quá trình lịch sử lâu dài gắn với nhu cầu về sinh hoạt tín ngưỡng của người dân, Đền Sòng ngày càng được tu sửa khang trang hơn, đẹp hơn.Tháng 6/1998, được sự quan tâm của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Uỷ Ban Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn, Phòng văn hóa thông tin thị xã và sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, Đền Sòng được trùng tu, tôn tạo khôi phục lại gần như hoàn toàn vẻ đẹp uy trang, đường vệ và linh thiêng ban đầu của nó. Trải qua thời gian, cùng với sự phong phú về huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, Đền Sòng trở thành nơi linh thiêng, nơi sinh hoạt tín ngưỡng không thể thiếu của cư dân Bỉm Sơn nói riêng, cư dân Việt nói chung. Hiện nay cùng với những chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về việc phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thì giá trị tâm linh, giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của Đền Sòng ngày càng được gì giữ và phát huy mạnh mẽ. Nhìn bao quát, Đền Sòng được xây dựng ở vị trí tương đối trung tâm của một bồn địa rộng rãi ở về phía nam của dãy núi Tam Điệp. Với cảnh vật thiên nhiên xưa, nơi đây là non xanh lạ lùng, vừa hùng vĩ, vừa u tịch lại có con đường quốc lộ 1A đi qua. Đền Sòng mặt hướng về phía Tây Bắc, trước đền có một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong đó là Hồ Cá Thần, tương truyền rằng trước đây hàng năm cứ đến cữ Tháng giêng, Tháng  Hai có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ, nhưng khi hết Lễ hội Đền Sòng (hết ngày 26 tháng 2 âm lịch) thì đàn cá tự nhiên không thấy nữa. Nhân dân quanh vùng nói rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hoá phép về hầu Tiên chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Tổng thể đền Sòng, Bỉm Sơn – Thanh Hóa
Hồ Cá Thần có mạch nước ngầm chảy từ dốc Xây men theo chân núi qua hang động. Từ Hồ Cá Thần có hai khe nước chảy lượn vòng quanh, khiến cho ngôi đền như ngự trên một hòn đảo nhỏ giữa non nước, trời mây. Phía trước đền có chiếc cầu bằng đá do Bà Hoàng Thái hậu nhà Lê phát tâm công quả xây dựng từ năm thứ 33 triều Cảnh Hưng (1772). Cầu được bắc qua con suối trong veo chảy quanh đền làm tăng thêm vẻ ngoạn mục của ngôi đền. Suối nước lượn quanh co uốn khúc về phía Đông hợp lưu cùng chín dòng nước phun lên từ lòng đất tạo thành chín giếng nước tự nhiên không bao giờ vơi cạn. Nhân dân dựng nên ngôi đền cạnh chín cái giếng tự nhiên đó và quen gọi là đền Chín Giếng để thờ Cô Chín – cũng là một tiên nữ được vua cha Ngọc Hoàng cho theo hầu Thánh mẫu Liễu Hạnh. Ở phía sau đền là đường Thiên Lý (đường quốc lộ 1A), trục giao thông xuyên Việt, tạo thuận lợi cho chương trình tour du khách tới thăm quan và sinh hoạt tín ngưỡng. Qua vị trí, cảnh quan Đền Sòng ta thấy được các bậc cha anh đi trước thật tinh tường khi chọn xây dựng ngôi đền giữa chốn sơn thủy hữu tình. Chính không gian vừa có sông, có suối vừa có rừng đồi xen kẽ tạo sự yên tĩnh cho lữ khách bình tâm thưởng ngoạn, bên cạnh đó tôn thêm vẻ trang nghiêm, linh thiêng của ngôi đền. Đền Sòng được xây dựng với nhiều nét kiến trúc độc đáo đến nay vẫn còn được lưu truyền. Đền xây dựng theo kiểu chữ “Tam” có ba cung liên tiếp: Cung Hậu (chính tẩm, nơii thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh), cung đệ Nhị, cung đệ Tam và ngoài cùng là cửa Tam Quan. Trang trí bàn thờ Mẫu có đầy đủ các lọng vàng, lư hương, hoa quả, bánh trái và nhiều đồ lễ mà du khách tới dâng.Không gian chính của đền được trãi thảm đỏ, các cột trong điện thờ đều được treo các bức hoành phi câu đối bằng chữ Hán.Nền được trải thảm đỏ, cùng với gam màu vàng của các bức hoành phi câu đối xen lẫn với hương khói ngi ngút tạo nên sự ấm áp, thành kính, tôn nghiêm, thiêng liêng trong lòng du khách đến dâng hương, du ngoạn.Cung đệ Nhị có năm gian thờ Ngọc Hoàng – vua cha Thánh Mẫu và ngũ vị vương quan. Hầu như các điện thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đều thờ theo kiểu gia tộc có vua cha Thánh Mẫu, cô cậu Thánh mẫu. Qua cung đệ Nhị bước sang cung đệ Tam (tiền đường) cũng xây 5 gian. Nơi đây thờ các quan, các ông hoàng và các cô đệ tử đồng thời còn phối thờ cả đức Thánh Trần.
Nơi thờ tự trong đền 
Gian này có bài trí ở trung tâm là bàn thờ Công Đồng, bên phải thờ Bà Chúa Chín, bên trái là bàn thờ Đức Thánh Trần. Ở phía ngoài cùng là cửa Tam quan, cửa giữa có đặt tượng Phật bà Quan Âm với dáng điệu từ bi bác ái, trước cửa Tam quan là sân đền, nơi đây đặt một ban thờ và cả sập thờ để tiến hành hầu đồng. Hiện nay, Đền Sòng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh không chỉ của người dân Thanh Hóa mà thu hút đông đảo du khách thập phương nhất là vào mùa lễ hội. Đền Cô Chín: Là đền thờ  Cô Chín  một Tiên Cô tài phép, theo hầu Mẫu Sòng, lại có tài xem bói, 1000 quẻ cô bói ra thì không sai một quẻ nào, Cô có phép thần thông quảng đại , ai mà phạm tội cô về tâu với Thiên Đình cho thu giam hồn phách, rồi cô hành cho dở điên dở dại, sau Vua truyền dân lập đền cô ở xứ Thanh, ngay trước đền là chín chiếc giếng tự nhiên do cô cai quản. Đền này cách đền Sòng 1km về phía Đông.
Tham khảo chương trình tour của chúng tôi: Đền Cô Chín Giếng – Đền Sòng Thanh Hóa 1 ngày
Nguồn internet
Bài viết Thông tin Đền Cô Chín Giếng – Đến Sòng ở Thanh Hóa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày LỮ HÀNH TUỔI TRẺ VIỆT.
0 notes
lookintomyeyeblog · 6 years ago
Text
Những nghệ nhân Kisendo: Bậc thầy chế tác kim loại theo tinh thần cổ xưa của Nhật Bản
Các sản phẩm của Kisendo có thể được đánh bóng hoặc để thô ráp. Chúng đặc trưng bởi các kim loại quý sáng ngời và những quang cảnh và hoa văn tinh tế phức tạp. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của chúng cũng bao hàm cả vẻ đẹp đơn giản của thiên nhiên, kết cấu phong hóa của đá nguyên thủy hoặc những đường cong duyên dáng của những chiếc lá cây.
Mỗi chiếc ấm trà và lư hương Kisendo đều được làm thủ công trong nhiều tháng bởi ít nhất năm nghệ nhân bậc thầy ở Takaoka, Nhật Bản. Họ sử dụng các kỹ thuật đã có hàng nghìn năm tuổi và các thiết kế bắt nguồn từ một nguyên tắc cổ xưa của Nhật Bản, trong đó ấp ủ tính chất không “hoàn hảo về mặt thẩm mỹ” của tự nhiên, được gọi là wabi-sabi.
Những bậc thầy này đã dành hàng thập kỷ để hoàn thiện mỗi kỹ năng của họ, nhằm đảm bảo rằng phần đóng góp của họ trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng là hoàn hảo.
“Một khi bạn giao sản phẩm của mình cho nghệ nhân ở công đoạn tiếp theo, nếu sản phẩm của bạn chưa hoàn thiện hoặc không hoàn hảo, thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm của người đó”, Susumu Yotsukawa, chủ nhân thế hệ thứ ba của Kisendo nói. “Vì vậy, các nghệ nhân đều muốn đảm bảo rằng công việc của họ là hoàn hảo”.
[caption id="attachment_1066023" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Nếu dựa vào máy móc, bạn không thể thực sự thể hiện những đường nét và chi tiết nghệ thuật tinh tế. Nghề thủ công này của chúng tôi chỉ cần thực hiện bằng tay”, ông nói.
Một làng nghề chế tác kim loại truyền thống
Thị trấn Takaoka được thành lập vào năm 1609 bởi nhà cai trị Maeda Toshinaga, người đã đưa bảy thợ chế tác kim loại bậc thầy đến địa phương này với ý định biến đây thành nơi để phát triển mạnh nghề thủ công nghệ thuật này. Do đó, thành phố đã tạo được nền di sản bằng sắt rất lâu từ trước khi ông nội của Yotsukawa thành lập công ty mẹ của Kisendo, (tên là Yotsukawa Seisakujo) vào năm 1945.
Takaoka là một khu vực dân cư thưa thớt có tên cổ là Sekino khi Toshinaga xây dựng một lâu đài ở đó vào thế kỷ 17 và tập hợp những nghệ nhân đến định cư. Bốn thế kỷ sau, thị trấn này đã được công nhận là Di sản Nhật Bản, một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc và sự xuất sắc của các nghệ nhân.
[caption id="attachment_1066013" align="aligncenter" width="470"] Quá trình chế tác các sản phẩm của Kisendo tinh tế đến mức các sản phẩm của nó bắt buộc phải đi qua một số xưởng thợ khác nhau, có chuyên môn về các kỹ năng khác nhau.[/caption]
Ngày nay tại Takaoka, các nghệ nhân ưu tú làm việc độc lập cho các thương hiệu khác nhau, bao gồm Kisendo. Ông Yotsukawa nói rằng Kisendo giống như một nhạc trưởng trong dàn nhạc Chúng tôi biết rõ nên làm việc với ai để mang đến một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Yotsukawa và nhóm của anh ấy chuyên về thiết kế và phát triển sản phẩm, và các nghệ nhân bậc thầy của Takaoka sẽ giúp đưa tầm nhìn của họ vào cuộc sống.
Để tạo ra các sản phẩm mà có thể có giá lên tới 50.000 USD, Yotsukawa cho biết Kisendo sử dụng các kỹ thuật tinh tế nhất của Takaoka trong quy trình đúc và đánh bóng. Trong các công đoạn đầu của việc làm khuôn đúc gốc họ cũng đặt nỗ lực và công sức gấp khoảng năm lần so với hầu hết các thợ chế tác kim loại thông thường.
Một món quà hoàng gia
Nghề thủ công này của Kisendo đã thu hút được một số khách hàng giàu có và sành điệu nhất châu Á. Gia đình hoàng gia Nhật Bản đã ủy thác Kisendo để làm ra những món đồ làm quà tặng cho khách. Một lư hương Kisendo được thiết kế cho gia đình hoàng gia được gọi là Tamagatakujaku Koro là một ví dụ điển hình.
[caption id="attachment_1066021" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Đó là một hình cầu; nên không có điểm kết thúc, Yotsukawa nói về thiết kế của chiếc lư hương. Tamagatakujaku Koro là biểu tượng của vũ trụ hoặc vòng đời, tái sinh. Nó được trang trí với hình nhiều loài hoa chính của phương Đông, bao gồm hoa lan, một loài hoa đại diện cho sự theo đuổi học thuật, quý tộc, toàn vẹn và tình bạn. Khổng Tử đã ví hoa lan như một người đàn ông trọng danh dự.
Giữ cho quả cầu đứng vững là ba con sư tử Trung Quốc, trong văn hóa châu Á được cho là những hộ vệ. Chúng là “những hộ vệ cho một ngôi nhà có tất cả những điều bạn yêu thương bên trong đó”, Yotsukawa nói. Trong thiết kế này, chúng đóng vai trò là hộ vệ cho những triết lý và đức tính quý giá được đại diện bởi các họa tiết khác.
[caption id="attachment_1066019" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Ông nói chúng tôi lấy mô típ thiết kế từ thiên nhiên và cũng tập trung vào thiết kế huyền thoại từ văn hóa Trung Quốc cổ đại”, ông nói. Những giá trị truyền thống mà chúng tôi quan tâm trong văn hóa phương Đông đều được tập trung trong một sản phẩm.
Lý tưởng gia đình của Yotsukawa
Những triết lý hình thành nên thẩm mỹ và trái tim của Kisendo cũng quan trọng đối với công ty như các chi tiết vật lý tinh xảo trong nghệ thuật.
“Ông nội của tôi đã thành lập doanh nghiệp với mục đích tạo ra một sản phẩm mang lại hạnh phúc hay niềm vui cho cuộc sống con người”, Yotsukawa nói. Năm năm trước, gia đình ông đã chọn cái tên Kisendo cho dòng sản phẩm cao cấp của mình. “Ki” có nghĩa là niềm vui hay hạnh phúc, “Sen” có nghĩa là đài phun nước, và “Do” là nhà. Ý nghĩa của thương hiệu - "Ngôi nhà của đài phun nước và niềm vui" - hoàn toàn phù hợp với mong muốn của ông nội.
Công việc của Kisendo bắt nguồn từ Phật giáo. Khái niệm về wabi-sabi đã được kết tinh từ 250 năm trước, vào thời Edo, bởi một bậc thầy về trà tên là Sen no Rikyu. Trọng tâm của wabi-sabi là ý tưởng của Phật giáo, rằng người ta cố gắng không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân, nhưng sự hoàn hảo thực sự chỉ có thể có trên các thiên giới. Tuy nhiên, có một vẻ đẹp tuyệt vời trong sự phấn đấu và sự không hoàn hảo và vô thường của thiên nhiên trên Trái đất này.
[caption id="attachment_1066014" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Thẩm mỹ wabi-sabi có thể được nhìn thấy trong một bề mặt chưa được đánh bóng của chiếc ấm đun nước, các cạnh gồ ghề hoặc bề mặt sần sùi do cát dùng trong khâu đúc. Các thợ chế tác kim loại bậc thầy có thể tạo cho các sản phẩm của họ một vẻ ngoài lâu đời, gần giống như một cổ vật, hoặc có thể tạo ra một bề mặt sản phẩm giống như bề mặt của một tảng đá.
“Chúng tôi làm thế đều là có chủ ý”, ông nói. “Chúng tôi muốn mang đến cho những chiếc ấm cảm giác như thứ gì đó từ trong tự nhiên, từ trong đất. Vẻ đẹp thực sự là ở trong tự nhiên. Một bông hoa, một dòng sông, âm thanh từ đại dương hay một con côn trùng đều rất đẹp. Ngay cả từ một chiếc lá đơn độc, chúng tôi cũng có thể lấy ra một đường nét đẹp để đưa vào thiết kế”.
[caption id="attachment_1066016" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Các sản phẩm không chỉ đơn giản là cổ kính và mang hơi thở của đất, chúng còn hòa trộn hoàn hảo yếu tố thẩm mỹ cổ xưa với một cảm giác hiện đại.
“Đây là sự cân bằng tinh tế của hai yếu tố mà thực sự cách xa nhau nhưng cùng tồn tại và tạo nên sự hài hòa”, Yotsukawa nói. “Một điều gì đó có vẻ rất cổ xưa và một điều gì đó khá mới mẻ được hiện diện trong cùng một sản phẩm”.
[caption id="attachment_1066020" align="aligncenter" width="470"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Tay cầm hoặc nắp ấm của ấm có thể sáng bóng và được đánh bóng, hoặc có thể có những chiếc lá bằng vàng trang trí công phu được sơn bên hông. Tuy nhiên, thân chính của ấm có thể có vẻ mộc mạc hơn. Có một sự kết hợp thú vị giữa sự hoàn hảo và không hoàn hảo, sự hoàn thiện và chưa hoàn thiện - hoặc, trở lại với quan niệm Phật giáo đã hình thành nên chúng, đó là sự kết hợp giữa trời và đất.
Quy trình chế tác (Ghi chép của Kristen Meriwether)
Chúng tôi đã quan sát được quy trình bên trong các xưởng làm ấm và lư hương hiệu Kisendo như sau:
Đầu tiên, một chiếc ấm hoặc lư hương được thiết kế bằng cách điêu khắc hoặc chạm khắc nó từ đất sét hoặc gỗ. Việc tạo mô hình tổng thể này là bước quan trọng nhất trong việc quyết định hình dáng của sản phẩm hoàn chỉnh. Các nghệ nhân bậc thầy thường phải kiên trì tinh chỉnh từng cánh hoa, con động vật hoặc hoa văn để đảm bảo chúng sẽ hiện ra rõ ràng trong sản phẩm cuối cùng.
[caption id="attachment_1066025" align="aligncenter" width="850"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Sau khi mô hình thiết kế đã hoàn thành, nó được bọc bằng silicone, tạo ra chiếc khuôn đầu tiên trong số nhiều khuôn khác nhau cần dùng trong suốt quá trình chế tác. Sau đó thạch cao được dùng để trải trùm lên khuôn silicon và để khô, làm cho khuôn silicon vốn mềm được hỗ trợ bởi thạch cao trở nên cứng cáp. Cả hai khuôn thường được cắt ở giữa, chia chúng thành hai nửa. Nhưng trong các thiết kế rất phức tạp, đôi khi chúng còn bị chia nhỏ thành nhiều mảnh.
[caption id="attachment_1066030" align="aligncenter" width="850"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Tiếp theo, sáp lỏng được đổ vào bên trong các khuôn. Sau khi sáp cứng lại, nó được lấy ra, tạo thành một bản sao của mô hình gốc ban đầu.
[caption id="attachment_1066035" align="aligncenter" width="750"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Một nghệ nhân sẽ sử dụng một công cụ chính xác đã được làm nóng để thực hiện bất kỳ tinh chỉnh cần thiết nào cho bản sao bằng sáp. Sau đó, anh gắn những miếng sáp dài vào nó, có hình dạng như ống hút, được gọi là “tạo phễu”.
[caption id="attachment_1066037" align="aligncenter" width="723"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Bản sao sáp được nhúng liên tục vào một lớp bùn cát mịn (giống như xi măng) có khả năng chịu nhiệt.
[caption id="attachment_1066038" align="aligncenter" width="850"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Lớp bùn này cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh bản sao bằng sáp. Bước tiếp theo của kỹ thuật cổ xưa này có tên là “đúc loại trừ sáp”. Phương pháp này có từ khoảng năm 3.000 trước CN và đã được áp dụng bởi các nền văn hóa trên toàn thế giới. Nó không chỉ được các nghệ nhân sử dụng, mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế tạo cánh quạt và các bộ phận cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao. Vỏ cát bị nung làm tan chảy sáp bên trong (do đó sáp bị loại trừ).
[caption id="attachment_1066041" align="aligncenter" width="750"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Khi tan chảy, phễu sáp chìa ra khỏi vỏ cát, cung cấp đường dẫn cho sáp lỏng từ trong chảy ra và cho kim loại nóng chảy được đổ vào. Thợ chế tác kim loại sau đó đổ đồng hoặc sắt đã được nung nóng đến 600 ° F vào khuôn. Để qua đêm kim loại sẽ cứng lại khi nguội đi, tạo thành hình dạng giống của mô hình sáp.
[caption id="attachment_1066043" align="aligncenter" width="750"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Các nghệ nhân phá vỡ lớp vỏ cát bằng búa và cắt bỏ phần phễu thừa. Sau đó, họ sửa chữa những chỗ đã dính với phễu.
[caption id="attachment_1066044" align="aligncenter" width="750"] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Một nghệ nhân chế tác kim loại bậc thầy đang tinh chỉnh các chi tiết hoa văn bằng chiếc đục và các công cụ hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải rất kiên nhẫn, nhưng tạo cơ hội cho nghệ nhân thể hiện trình độ và kỹ năng nổi bật của mình. Một số chi tiết trang trí, chẳng hạn như những con vật nhỏ xíu, người hoặc vật thể, được làm riêng rồi mới hàn lên sản phẩm. Các tác phẩm nghệ thuật sau đó có thể được sơn và đánh bóng. Các loại sơn cũng được tạo ra từ các khoáng chất tự nhiên.
Theo J.H. WHITE (Taste of Life)
Hòa Bình biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2T7PFBY via IFTTT
0 notes
beatyroseflower · 6 years ago
Text
Những nghệ nhân Kisendo: Bậc thầy chế tác kim loại theo tinh thần cổ xưa của Nhật Bản
Các sản phẩm của Kisendo có thể được đánh bóng hoặc để thô ráp. Chúng đặc trưng bởi các kim loại quý sáng ngời và những quang cảnh và hoa văn tinh tế phức tạp. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của chúng cũng bao hàm cả vẻ đẹp đơn giản của thiên nhiên, kết cấu phong hóa của đá nguyên thủy hoặc những đường cong duyên dáng của những chiếc lá cây.
Mỗi chiếc ấm trà và lư hương Kisendo đều được làm thủ công trong nhiều tháng bởi ít nhất năm nghệ nhân bậc thầy ở Takaoka, Nhật Bản. Họ sử dụng các kỹ thuật đã có hàng nghìn năm tuổi và các thiết kế bắt nguồn từ một nguyên tắc cổ xưa của Nhật Bản, trong đó ấp ủ tính chất không “hoàn hảo về mặt thẩm mỹ” của tự nhiên, được gọi là wabi-sabi.
Những bậc thầy này đã dành hàng thập kỷ để hoàn thiện mỗi kỹ năng của họ, nhằm đảm bảo rằng phần đóng góp của họ trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng là hoàn hảo.
“Một khi bạn giao sản phẩm của mình cho nghệ nhân ở công đoạn tiếp theo, nếu sản phẩm của bạn chưa hoàn thiện hoặc không hoàn hảo, thì nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sản phẩm của người đó”, Susumu Yotsukawa, chủ nhân thế hệ thứ ba của Kisendo nói. “Vì vậy, các nghệ nhân đều muốn đảm bảo rằng công việc của họ là hoàn hảo”.
[caption id=“attachment_1066023” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Nếu dựa vào máy móc, bạn không thể thực sự thể hiện những đường nét và chi tiết nghệ thuật tinh tế. Nghề thủ công này của chúng tôi chỉ cần thực hiện bằng tay”, ông nói.
Một làng nghề chế tác kim loại truyền thống
Thị trấn Takaoka được thành lập vào năm 1609 bởi nhà cai trị Maeda Toshinaga, người đã đưa bảy thợ chế tác kim loại bậc thầy đến địa phương này với ý định biến đây thành nơi để phát triển mạnh nghề thủ công nghệ thuật này. Do đó, thành phố đã tạo được nền di sản bằng sắt rất lâu từ trước khi ông nội của Yotsukawa thành lập công ty mẹ của Kisendo, (tên là Yotsukawa Seisakujo) vào năm 1945.
Takaoka là một khu vực dân cư thưa thớt có tên cổ là Sekino khi Toshinaga xây dựng một lâu đài ở đó vào thế kỷ 17 và tập hợp những nghệ nhân đến định cư. Bốn thế kỷ sau, thị trấn này đã được công nhận là Di sản Nhật Bản, một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc và sự xuất sắc của các nghệ nhân.
[caption id=“attachment_1066013” align=“aligncenter” width=“470”] Quá trình chế tác các sản phẩm của Kisendo tinh tế đến mức các sản phẩm của nó bắt buộc phải đi qua một số xưởng thợ khác nhau, có chuyên môn về các kỹ năng khác nhau.[/caption]
Ngày nay tại Takaoka, các nghệ nhân ưu tú làm việc độc lập cho các thương hiệu khác nhau, bao gồm Kisendo. Ông Yotsukawa nói rằng Kisendo giống như một nhạc trưởng trong dàn nhạc Chúng tôi biết rõ nên làm việc với ai để mang đến một sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Yotsukawa và nhóm của anh ấy chuyên về thiết kế và phát triển sản phẩm, và các nghệ nhân bậc thầy của Takaoka sẽ giúp đưa tầm nhìn của họ vào cuộc sống.
Để tạo ra các sản phẩm mà có thể có giá lên tới 50.000 USD, Yotsukawa cho biết Kisendo sử dụng các kỹ thuật tinh tế nhất của Takaoka trong quy trình đúc và đánh bóng. Trong các công đoạn đầu của việc làm khuôn đúc gốc họ cũng đặt nỗ lực và công sức gấp khoảng năm lần so với hầu hết các thợ chế tác kim loại thông thường.
Một món quà hoàng gia
Nghề thủ công này của Kisendo đã thu hút được một số khách hàng giàu có và sành điệu nhất châu Á. Gia đình hoàng gia Nhật Bản đã ủy thác Kisendo để làm ra những món đồ làm quà tặng cho khách. Một lư hương Kisendo được thiết kế cho gia đình hoàng gia được gọi là Tamagatakujaku Koro là một ví dụ điển hình.
[caption id=“attachment_1066021” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Đó là một hình cầu; nên không có điểm kết thúc, Yotsukawa nói về thiết kế của chiếc lư hương. Tamagatakujaku Koro là biểu tượng của vũ trụ hoặc vòng đời, tái sinh. Nó được trang trí với hình nhiều loài hoa chính của phương Đông, bao gồm hoa lan, một loài hoa đại diện cho sự theo đuổi học thuật, quý tộc, toàn vẹn và tình bạn. Khổng Tử đã ví hoa lan như một người đàn ông trọng danh dự.
Giữ cho quả cầu đứng vững là ba con sư tử Trung Quốc, trong văn hóa châu Á được cho là những hộ vệ. Chúng là “những hộ vệ cho một ngôi nhà có tất cả những điều bạn yêu thương bên trong đó”, Yotsukawa nói. Trong thiết kế này, chúng đóng vai trò là hộ vệ cho những triết lý và đức tính quý giá được đại diện bởi các họa tiết khác.
[caption id=“attachment_1066019” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
“Ông nói chúng tôi lấy mô típ thiết kế từ thiên nhiên và cũng tập trung vào thiết kế huyền thoại từ văn hóa Trung Quốc cổ đại”, ông nói. Những giá trị truyền thống mà chúng tôi quan tâm trong văn hóa phương Đông đều được tập trung trong một sản phẩm.
Lý tưởng gia đình của Yotsukawa
Những triết lý hình thành nên thẩm mỹ và trái tim của Kisendo cũng quan trọng đối với công ty như các chi tiết vật lý tinh xảo trong nghệ thuật.
“Ông nội của tôi đã thành lập doanh nghiệp với mục đích tạo ra một sản phẩm mang lại hạnh phúc hay niềm vui cho cuộc sống con người”, Yotsukawa nói. Năm năm trước, gia đình ông đã chọn cái tên Kisendo cho dòng sản phẩm cao cấp của mình. “Ki” có nghĩa là niềm vui hay hạnh phúc, “Sen” có nghĩa là đài phun nước, và “Do” là nhà. Ý nghĩa của thương hiệu - “Ngôi nhà của đài phun nước và niềm vui” - hoàn toàn phù hợp với mong muốn của ông nội.
Công việc của Kisendo bắt nguồn từ Phật giáo. Khái niệm về wabi-sabi đã được kết tinh từ 250 năm trước, vào thời Edo, bởi một bậc thầy về trà tên là Sen no Rikyu. Trọng tâm của wabi-sabi là ý tưởng của Phật giáo, rằng người ta cố gắng không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân, nhưng sự hoàn hảo thực sự chỉ có thể có trên các thiên giới. Tuy nhiên, có một vẻ đẹp tuyệt vời trong sự phấn đấu và sự không hoàn hảo và vô thường của thiên nhiên trên Trái đất này.
[caption id=“attachment_1066014” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Thẩm mỹ wabi-sabi có thể được nhìn thấy trong một bề mặt chưa được đánh bóng của chiếc ấm đun nước, các cạnh gồ ghề hoặc bề mặt sần sùi do cát dùng trong khâu đúc. Các thợ chế tác kim loại bậc thầy có thể tạo cho các sản phẩm của họ một vẻ ngoài lâu đời, gần giống như một cổ vật, hoặc có thể tạo ra một bề mặt sản phẩm giống như bề mặt của một tảng đá.
“Chúng tôi làm thế đều là có chủ ý”, ông nói. “Chúng tôi muốn mang đến cho những chiếc ấm cảm giác như thứ gì đó từ trong tự nhiên, từ trong đất. Vẻ đẹp thực sự là ở trong tự nhiên. Một bông hoa, một dòng sông, âm thanh từ đại dương hay một con côn trùng đều rất đẹp. Ngay cả từ một chiếc lá đơn độc, chúng tôi cũng có thể lấy ra một đường nét đẹp để đưa vào thiết kế”.
[caption id=“attachment_1066016” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Các sản phẩm không chỉ đơn giản là cổ kính và mang hơi thở của đất, chúng còn hòa trộn hoàn hảo yếu tố thẩm mỹ cổ xưa với một cảm giác hiện đại.
“Đây là sự cân bằng tinh tế của hai yếu tố mà thực sự cách xa nhau nhưng cùng tồn tại và tạo nên sự hài hòa”, Yotsukawa nói. “Một điều gì đó có vẻ rất cổ xưa và một điều gì đó khá mới mẻ được hiện diện trong cùng một sản phẩm”.
[caption id=“attachment_1066020” align=“aligncenter” width=“470”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Tay cầm hoặc nắp ấm của ấm có thể sáng bóng và được đánh bóng, hoặc có thể có những chiếc lá bằng vàng trang trí công phu được sơn bên hông. Tuy nhiên, thân chính của ấm có thể có vẻ mộc mạc hơn. Có một sự kết hợp thú vị giữa sự hoàn hảo và không hoàn hảo, sự hoàn thiện và chưa hoàn thiện - hoặc, trở lại với quan niệm Phật giáo đã hình thành nên chúng, đó là sự kết hợp giữa trời và đất.
Quy trình chế tác (Ghi chép của Kristen Meriwether)
Chúng tôi đã quan sát được quy trình bên trong các xưởng làm ấm và lư hương hiệu Kisendo như sau:
Đầu tiên, một chiếc ấm hoặc lư hương được thiết kế bằng cách điêu khắc hoặc chạm khắc nó từ đất sét hoặc gỗ. Việc tạo mô hình tổng thể này là bước quan trọng nhất trong việc quyết định hình dáng của sản phẩm hoàn chỉnh. Các nghệ nhân bậc thầy thường phải kiên trì tinh chỉnh từng cánh hoa, con động vật hoặc hoa văn để đảm bảo chúng sẽ hiện ra rõ ràng trong sản phẩm cuối cùng.
[caption id=“attachment_1066025” align=“aligncenter” width=“850”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Sau khi mô hình thiết kế đã hoàn thành, nó được bọc bằng silicone, tạo ra chiếc khuôn đầu tiên trong số nhiều khuôn khác nhau cần dùng trong suốt quá trình chế tác. Sau đó thạch cao được dùng để trải trùm lên khuôn silicon và để khô, làm cho khuôn silicon vốn mềm được hỗ trợ bởi thạch cao trở nên cứng cáp. Cả hai khuôn thường được cắt ở giữa, chia chúng thành hai nửa. Nhưng trong các thiết kế rất phức tạp, đôi khi chúng còn bị chia nhỏ thành nhiều mảnh.
[caption id=“attachment_1066030” align=“aligncenter” width=“850”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Tiếp theo, sáp lỏng được đổ vào bên trong các khuôn. Sau khi sáp cứng lại, nó được lấy ra, tạo thành một bản sao của mô hình gốc ban đầu.
[caption id=“attachment_1066035” align=“aligncenter” width=“750”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Một nghệ nhân sẽ sử dụng một công cụ chính xác đã được làm nóng để thực hiện bất kỳ tinh chỉnh cần thiết nào cho bản sao bằng sáp. Sau đó, anh gắn những miếng sáp dài vào nó, có hình dạng như ống hút, được gọi là “tạo phễu”.
[caption id=“attachment_1066037” align=“aligncenter” width=“723”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Bản sao sáp được nhúng liên tục vào một lớp bùn cát mịn (giống như xi măng) có khả năng chịu nhiệt.
[caption id=“attachment_1066038” align=“aligncenter” width=“850”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Lớp bùn này cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh bản sao bằng sáp. Bước tiếp theo của kỹ thuật cổ xưa này có tên là “đúc loại trừ sáp”. Phương pháp này có từ khoảng năm 3.000 trước CN và đã được áp dụng bởi các nền văn hóa trên toàn thế giới. Nó không chỉ được các nghệ nhân sử dụng, mà còn được sử dụng trong công nghiệp chế tạo cánh quạt và các bộ phận cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao. Vỏ cát bị nung làm tan chảy sáp bên trong (do đó sáp bị loại trừ).
[caption id=“attachment_1066041” align=“aligncenter” width=“750”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Khi tan chảy, phễu sáp chìa ra khỏi vỏ cát, cung cấp đường dẫn cho sáp lỏng từ trong chảy ra và cho kim loại nóng chảy được đổ vào. Thợ chế tác kim loại sau đó đổ đồng hoặc sắt đã được nung nóng đến 600 ° F vào khuôn. Để qua đêm kim loại sẽ cứng lại khi nguội đi, tạo thành hình dạng giống của mô hình sáp.
[caption id=“attachment_1066043” align=“aligncenter” width=“750”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Các nghệ nhân phá vỡ lớp vỏ cát bằng búa và cắt bỏ phần phễu thừa. Sau đó, họ sửa chữa những chỗ đã dính với phễu.
[caption id=“attachment_1066044” align=“aligncenter” width=“750”] (Bản quyền ảnh: Kisendo)[/caption]
Một nghệ nhân chế tác kim loại bậc thầy đang tinh chỉnh các chi tiết hoa văn bằng chiếc đục và các công cụ hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải rất kiên nhẫn, nhưng tạo cơ hội cho nghệ nhân thể hiện trình độ và kỹ năng nổi bật của mình. Một số chi tiết trang trí, chẳng hạn như những con vật nhỏ xíu, người hoặc vật thể, được làm riêng rồi mới hàn lên sản phẩm. Các tác phẩm nghệ thuật sau đó có thể được sơn và đánh bóng. Các loại sơn cũng được tạo ra từ các khoáng chất tự nhiên.
Theo J.H. WHITE (Taste of Life)
Hòa Bình biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - http://bit.ly/2T7PFBY via http://bit.ly/2T7PFBY https://www.dkn.tv from Đại Kỷ Nguyên http://bit.ly/2BNoqG7 via IFTTT
0 notes
chuongmay-blog · 5 years ago
Photo
Tumblr media
TỤ HỢP 119 “phong vị ẩm thực” MIỀN TÂY
Mỗi người mỗi khẩu vị, chuyện review món ăn chỉ đúng trong thời điểm đó, với khẩu vị của người đó nên tớ nghĩ CHỈ BẠN mới cảm nhận chính xác được. Nên cũng đừng thấy review quá xá mà đến rồi “vỡ mộng” không phải đâu, chỉ là “ngon với người này dở với người kia”, “phục vụ hôm đó nhiệt tình với người đó nhưng hôm nay bồ đá nên buồn hiu phục vụ bạn không chu đáo”… ố la la, muôn hình vạn trạng lý do. Đặc biệt, có thể đổi đầu bếp hoặc đầu bếp nấu cho bạn món đó đã bị bệnh. Bởi thế, tớ sẽ không khẳng định chắc nịch “ngon nhất, phụ vụ tốt nhất, view quán đẹp nhất, đặc trưng nhất”… mọi thứ đều tương đối và ngon theo cách riêng của bạn nhé!
Mình lò mò tụ hợp 119 món ngon ở các hẻm góc thành phố, bạn cứ BỎ TÚI Guide-writing này để khi về đất Tây Đô được dịp nếm qua nha!
1. BÁNH CỐNG
Theo mình vừa đọc các tài liệu về món Bánh Cống, thì bánh có nguồn gốc từ bà con dân tộc Khmer- tỉnh Sóc Trăng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, chiếc bánh này đã “chu du” qua nhiều vùng đất, bị biến tấu “cách tân” để phù hợp khẩu vị với nhiều người… dù vậy, vẫn còn mùi vị đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.
Ở miền Tây thú vị ở chỗ đặt tên, rất mộc và bình dị, ví dụ tên gọi bánh cống bắt nguồn từ chính hình dạng của nó. Bánh được đổ trong khuôn có dạng như chiếc cống, hình ống, tựa như phin cà phê sâu lòng. Và cũng chính cách gọi “dân dã” đầy ấn tượng này mà bánh Cống gây “xao xuyến” cho không ít người vì độ ngon “hết sảy con bà bảy”.
(ảnh st)
Bánh Cống không khó làm nhưng mọi công đoạn từ nguyên liệu, chế biến, canh lửa, chiên bánh, … cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi người. Nguyên liệu cần thiết để mình làm bánh Cống là bột gạo, đậu xanh, thịt băm và tôm. Mình nghe nói phần pha bột là khâu quan trọng nhất theo tỉ lệ 3 phần gạo và 1 phần nếp. Sau khi ngâm trong nước muối loãng qua đêm thì đem gạo và nếp được xay thành bột. Cuối cùng thêm ít bột mỳ, nước, hành lá, khuấy đều, thế là xong lớp ngoài của chiếc bánh.
Chà chà, đến phần nhân bánh lại là sự kết hợp “tinh túy” giữa vị bùi bùi của đậu xanh đã đãi vỏ trộn cùng thịt heo băm nhuyễn được nêm gia vị vừa miệng. Và, một chiếc bánh cống đúng chuẩn không thể thiếu hình ảnh mấy chú tôm vàng cam khoanh tròn trên mặt bánh “cực” ngọt thịt nhé!
Mình thấy hấp dẫn nhất là lúc chiên bánh, căng mắt ra nhìn chảo ngập dầu được bắt lên cho sôi ùng ục, bột bánh và nhân đổ đều vào chiếc khuôn nhôm cho vừa đủ và để ngập trong dầu chiên. Đôi bàn tay thoăn thoắt của người bán phải đều tay để bánh vừa đủ lửa, chín vàng đều thì vớt lên cho ráo dầu. Nhìn những chiếc bánh Cống giòn tỏa mùi thơm lừng, thật sự kích thích vị giác người “dòm” và chắc chắn phải thưởng thức rồi!
(ảnh st)
Cắn vào một miếng, bột bánh giòn tan lan toả trong miệng, mùi vị thơm nức, đượm béo của đậu xanh, thịt mỡ… Nhưng bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Bánh không quá nhiều mỡ như những nơi khác nên bánh hơi khô, độ béo vừa phải, không béo ngậy. Đặc biệt bánh không ăn với cải xanh, mà ăn với bắp cải, rau răm, xà lách, diếp cá. Chính điều này đã tạo nên nét riêng cho bánh cống Sóc Trăng. Ăn một cái, chưa thấm tháp gì; ăn thêm cái thứ hai, thứ ba thấy vẫn chưa đã thèm; ăn tiếp cái thứ tư, có thể sẽ không thêm được nữa, nhưng dư hương của nó vẫn đeo bám bạn cả một chặng đường…
Một vài nơi khác, bánh Cống được ăn kèm với nhiều loại rau phong phú hơn kèm thêm chén nước mắm chua ngọt thơm ngon. Món đồ chiên có vài lát rau sẽ tiếp thêm tươi mát và thơm ngon cho món ăn đỡ ngấy. Gói gém bánh trong lớp rau xanh, chấm thêm chút mặn chút chua ngọt từ nước mắm tỏi ớt. Hương vị dân dã và đồng quê lan tỏa khắp khuôn miệng. Chỉ là món bánh ăn chơi mộc mạc nhưng không kém phần bắt vị và đậm đà nét ẩm thực của người miền Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại: - Bánh Cống Cô Út (86/38, Lý Tự Trọng)
- Bánh Cống Bà Út Lư (18 Trần Văn Hoài)
- Bánh xèo, bánh Cống Huê Viên (32, Đề Thám)
- Cái nôi bánh Cống Đại Tâm – Mỹ Xuyên – Sóc Trăng nếu có dịp thăm thú nhé!
2. CÁ LÓC NƯỚNG TRUI
Mỗi lần đọc bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy "Hồi còn nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bề..." là nhớ Mẹ. Nhớ mỗi khi ngủ trưa thức dậy anh trai và mẹ hay nướng cá kẹp trong đọt tre chẻ làm hai. Và món khoái khẩu thời đó, có lẽ là món cá lóc nướng trui vừa thơm mùi rơm vừa dậy mùi cá lóc đồng của anh trai cắm câu ngoài mương, của Mẹ vùi rơm nướng cá…
Ai lớn lên từ đồng, quen mùi rơm rạ thì không thể nào quên cá lóc nướng trui- là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ. Hương vị độc đáo và cách chế biến đơn giản, món ăn này gắn liền với thời khai hóa đất Phương Nam của ông cha ngày xưa.
Cá lóc không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, thường được xiên bằng một que tre dài từ miệng đến đuôi, sau đó vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn.
Đứa nào cũng khoái chí khều con cá đen thui trong lớp tro, còn chớm ít tàn lửa đo đỏ ra để chuẩn bị “chén”. Khi cạo bỏ lớp vảy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng ngần và thơm nức, tạo ra không biết bao tiếng chóp chép thèm thuồng của trẻ con vùng quê. Tôi nhớ mỗi khi mẹ nướng xong đều gỡ thịt chia đều cho hai anh em, thớ thịt trắng ngần bốc khói thổi phù phù rồi bỏ vào miệng là cảm nhận ngay được vị ngọt của cá. Hoặc có thể chấm muối ớt/ muối tiêu chanh, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vừa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng trui.
(ảnh st)
(ảnh st)
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể nướng cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với nước mắm me và thường được cuốn với bánh tráng và rau thơm các loại.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Đồng Xanh (đường Nguyễn Văn Linh) - Quán Mẫn (184 Huỳnh Cương) - Quán An (Trần Văn Hoài)
3. BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế là một trong những đặc sản của xứ Huế, mặc dù món này phổ biến ở 3 miền ở Việt Nam và cả người Việt ở hải ngoại. Tại Huế, món này được gọi đơn giản là "bún bò" hoặc gọi cụ thể hơn là "bún bò giò heo". Các địa phương khác gọi là "bún bò Huế", "bún bò gốc Huế" để chỉ xuất xứ của món ăn này. Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng và vị sả và ruốc. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò  tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.
(ảnh st)
Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế. Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá,  rau thơm, xà lách, rau cải noncon, bắp chuối xắt nhỏ... Ở Cần Thơ bún bò Huế còn được ăn kèm với nhiều loại rau mùi và giá sống.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Bò Huế Đông Ba (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Bò Huế Vĩ Dạ (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Bò Huế Huỳnh Châu (Phan Đình Phùng)
4. BÚN RIÊU CUA
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, tuổi thơ gắn liền với đồng ruộng, mương lạch, tre, dừa... Mỗi bữa cơm của tôi cũng giản dị, đơn sơ nhưng ngon vì đó là cá được anh tư bắt dưới mương hay cắm câu mỗi buổi chiều; cua ốc được chị bắt ngoài ruộng; rau Mẹ hái ngoài bờ đê, bờ sông... Có hôm nhiều quá, Mẹ mang đi phơi khô để dành. Nhà tuy nghèo nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp và rộn tiếng cười vui tíu tít. Tôi ăn món bún có cua do Mẹ và chị nấu, nhưng lúc đó tôi thấy toàn cua là cua rồi ít bún, ít rau, ít giá... Chị vớt thịt cua trộn chung với trứng rồi phi tỏi chiên vàng, cái màu đồng cháy dầu năm đó đến giờ tôi vẫn còn nhớ mồn một. Mẹ nói: "Bây đang ăn bún riêu cua đồng ngon nhất của nhà mình đó, biết chưa. Bỏ mứa là tét đít nha con!"
Lớn rồi, tôi biết bún riêu cua có thêm một "màu sắc" khác nữa. Nó thân quen với mọi người mọi miền đất nước. Nhiều người cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ cư dân sống ở tỉnh Bắc, sau đó theo chân những người Bắc di cư vào miền Nam.
(ảnh st)
Nếu như ở miền Bắc, món bún riêu có riêu cua đồng, cà chua chín, đậu phụ, tóp mỡ và mắm tôm, khi xuống đến một vài nơi thuộc khu vực miền Trung, món này còn cho thêm miếng chả lụa hay chả Huế. Đến các tỉnh miền Tây Nam bộ, bún riêu cua đã được biến tấu nhiều để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây, có thêm huyết, giò hoặc sườn heo, thêm một ít râu mực, tôm khô… Tô bún riêu nóng hổi của người miền Nam kết hợp mùi mắm tôm với ớt cay nồng, nước lèo có vị chua của me và cà chua chín, vị thơm của hành, vị béo của riêu cua đồng tươi, ốc bươu, huyết... Cùng đĩa rau xanh (giá, rau muống, rau thơm, bắp chuối, xà lách…), vắt chút chanh vào tô bún, kèm một ít ớt sa tế hoặc ớt tươi là bạn có thể thưởng thức được một tô bún riêu cua ngon miệng rồi!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cua Oanh (3, đường Ngô Hữu Hạnh) - Bún Riêu Cua 110 (381E, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Riêu Cua (8, đường Võ Thị Sáu) - Bún Riêu Cua 16 (186/16C, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
5. BÚN GỎI DÀ
Bún gỏi dà là đặc sản không mấy quen thuộc với du khách khi đến miền Tây nhưng nó hấp dẫn "biết bao nhiêu trái tim con người ở đây". Theo người dân địa phương, món ăn có xuất xứ từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào tô. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời.
(ảnh st)
Món ăn có vị khá giống bún mắm. Ngày trước, đây là món bún khô. Khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm chén nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô. Nước có vị chua của me và mùi đặc trưng của tương hột. Đây chính là điểm nhấn khiến món ăn dễ nhận biết hơn. Bún gỏi dà bắt mắt với sợi bún trắng, tôm lột màu đỏ nằm bên trên. Nhiều nơi còn cho thêm ít dừa nạo hoặc trứng vịt lộn để đậm đà hơn.
(ảnh st)
Bún gỏi dà ăn kèm với các loại rau quen thuộc, giá, bắp chuối và ít cọng quế. Đậu phộng được cho vừa phải khiến món ăn thêm vị béo. Khi phục vụ cho khách, các quán ăn thường đem ra chén tương để chấm thịt. Bạn đừng quên vắt tắc (quất), thêm ớt để ăn ngon hơn.
Về miền Tây, khi hỏi thăm về nguồn gốc của món ăn, bạn sẽ nghe được câu: "Mỹ Xuyên có bún gỏi dà, dùng qua sẽ thấy đậm đà quê hương", ý chỉ món ăn nổi tiếng với vùng Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, món ăn này phổ biến tại nhiều thành phố lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Gỏi Dà Chánh Mập (21, đường Ngô Đức Kế)
- Bún Gỏi Dà Ngọc Ngân (50-52, đường Nguyễn Khuyến)
6. BÚN NEM NƯỚNG
Bún nem nướng dùng sợi bún tươi không cho thêm gia vị hay nước lèo và được ăn cùng nem nướng đậm đà. Nem nướng được làm từ thịt giã nhuyễn cho thêm nhiều gia vị cho thơm rồi mang đi nướng vàng. Bún thường được ăn kèm chung với rau thơm và đậu phộng rang giã nhuyễn. Nem nướng là một trong những món ngon của Cần Thơ mà có thể bạn phải "enjoy" đấy!
(ảnh st)
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình) - Nem nướng Hai Vân (98, đường Đề Thám)
8. BÚN MẮM
Theo sách thì bún mắm là một trong số các món ăn đặc sản của miền tây Nam bộ. Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc (prohok). Khi sang đến Việt Nam thường được nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc, đây là các loại cá có nhiều tại miền Tây, đặc biệt là các tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.
(ảnh st)
Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay...
Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, bông súng, điên điển, rau đắng, bắp chuối và rau diếp cá...
Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mắm 233 (hẻm 233, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mắm Huê Viên (86/18, đường Lý Tự Trọng) - Bún Mắm Cô 6 (Võ Văn Kiệt, chỗ dốc cầu Bà Bộ) - Bún Mắm 173 (594, đường 30/4) - Bún Mắm Út Hưng (4, đường Nguyễn Văn Linh)
9. BÚN MĂNG VỊT
Bún măng vịt nóng hổi thơm ngon với thịt vịt thật mềm ngọt và những miếng măng chua chua ăn kèm khiến bạn ăn nhiều mà không chán. Bún măng vịt có mùi vị thơm hơi hăng của sợi măng được ủ chua, cũng chính vì vậy mà món bún này tạo nên sự khác biệt của riêng mình.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Măng 123 (123, đường Phan Đình Phùng) - Bún Măng Vịt Xiêm Thu Hiền (142, đường 30/4) - Bún Măng Viet5 Xiêm Cồ (149C, đườngg hoàng Văn Thụ)
10. BÚN CÁ
Bún cá vốn là món ăn nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là ở An Giang, Kiên Giang. Nhưng ở Cần Thơ món bún cá mang nét đặc trưng riêng, vị ngọt thanh mà ai từng thưởng thức một lần sẽ khó quên.
Bún cá ở An Giang thường có màu vàng nghệ rất đặc trưng, sợi bún nhỏ, hương vị đậm đà với nhiều gia vị mạnh như sả, rau râm, còn bún cá Cần Thơ nước lèo trong, không mỡ, hương vị thanh, dịu. Sự khác biệt này bắt nguồn từ bí quyết nấu nước lèo. Nước lèo được nấu với xương gà, xương heo và một số rau củ quả như củ cải trắng, lê, táo, mía lau, nấm rơm… tạo vị ngọt tự nhiên và rất trong. Để có món bún cá ngon, nguyên liệu chính là cá phải thật tươi. Thông thường, bún cá Cần Thơ thường sử dụng cá lóc và cá thác lác, bởi thịt của chúng ngọt lại có độ dai nhất định. Sau khi làm sạch, cá lóc được nấu chín vừa, gỡ hết xương, còn cá thác lác cạo lấy thịt làm chả, nêm gia vị, quết cho thịt cá mịn, đạt độ dai rồi chiên thành từng miếng vuông vừa ăn.
(ảnh st)
Điểm đặc biệt nữa là bún cá Cần Thơ thường được bày trong thố nhỏ, bún được bày bên trong, bên trên là những lát cá phi lê trắng phau, chả cá vàng rượm, hành tây, rau ngò xanh tươi, nước dùng trong vắt, bốc khói nghi ngút, mùi thơm lan tỏa. Ăn kèm với bún cá là rau đắng, rau má, giá đỗ và nước mắm nhĩ nguyên chất. Vị ngọt của nước dùng, thịt cá hòa với vị béo, thơm của chả cá chiên, thêm chút đắng, hơi nhẫn của rau đắng, mùi thơm đặc trưng của rau má đã tạo nên hương vị hài hòa khiến nhiều người phải xuýt xoa khi thưởng thức.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cá Cô Bé (65, đường Hùng Vương, nay là 19, đường Đinh Tiên Hoàng). - Bún Cá Châu Pha (đường Đinh Tiên Hoàng) - Bún Cá Quê Hương (1/55, đường Đinh tiên Hoàng or Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Bún Cá Sa Liêm (đường Huỳnh Cương) - Bún Cá Châu Đốc (69, đường Cách mạng/8)
11. BÚN MỌC
Bún mộc hay b��n mọc, là món ăn có nguồn gốc miền Bắc, món bún này đặc trưng với nguyên liệu là một viên mọc (thịt bằm nhuyễn vo tròn) trong tô bún. Món này xuất phát từ làng Mọc (làng Nhân Mục), Nhân Chính, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Món này có thành phần là giò sống, còn gọi là mộc, nên được gọi là bún mộc/ bún mọc.
(ảnh st)
Những nguyên liệu thường dùng để làm bún mọc: sườn non, chả quế thái miếng, giò sống, thịt nạc băm, nấm mèo, nước mắm, đường, bún, rau sống, rau muốn, cuối, mắm tôm, ớt thái lát, sate, hành, ngò, chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Mọc Bà Tư (173, Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bún Mọc Mạnh Hiếu (đường Nguyễn Văn Cừ nối dài)
12. BÚN THỊT XÀO
Bún thịt xào là một món ăn đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, với hươngvị sả,ớt, hành tây và thịt heo được thấm gia vị. Món này thường ăn kèm với các loại rau sống, giá, dưa leo băm nhỏ và nước mắm ớt chua ngọt.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Thịt Xào Cô Ba (14, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Thịt Xào (68, đường Trần Bình Trọng)
13. BÚN CÀ RI
Không biết món bún cà ri du nhập vào Nam Bộ từ khi nào, nhưng những đầu bếp ở xứ miệt vườn thường sáng tạo để món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Bún cà ri thường được nấu với thịt gà, thịt vịt cùng các nguyên liệu khác như sả, nghệ, hạt điều và các loại rau thơm.
Gà thường phải chọn gà ta, thịt săn chắc, làm sạch rồi chặt miếng to, ướp cùng với bột cà ri, tỏi sả đập dập và băm nhỏ. Ngoài ra khoai lang dẻo được cắt nhỏ, ngâm qua nước muối cho bớt nhựa rồi đổ vào ướp cùng gà cho ngấm gia vị.
(ẢNH ST)
Phi thơm tỏi, sả đã được bằm nhuyễn rồi đổ thịt gà và khoai vào xào cho thịt săn chắc và ngấm gia vị. Món ăn này sẽ không thể thiếu được chút nước dừa tươi tạo vị ngọt thơm hay nước cốt dừa béo ngậy. Cho nước dừa tươi vào nồi gà rồi đun sôi cho đến khi thịt gà gần chín thì cho tiếp khoai lang vào, thêm một chút bột nghệ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng.
Món này ăn kèm với bún tươi, sợi nhỏ và trắng, thơm mùi gạo. Chỉ cần cho bún vào tô, chan chút nước sền sệt của cà ri gà lên cho ngập, điểm xuyết thêm một vài cọng rau thơm, chút đậu phộng rang giã dập lên trên cho dậy vị, vậy là có có một tô bún thơm nồng. Ngoài nấu với gà, người dân nơi đây cũng thường hay nấu với thịt vịt, cũng rất thơm ngon.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Cà Ri 79 (hẻm 86, đường Lý Tự Trọng) - Bún Cà Ri Dì Ba (22, đường Bà Huyện Thanh Quan) - Bún Cà Ri Mummy (55-77, đường Trần Phú) - Má Năn Quán (98, đường Huỳnh Cương)
BÚN NƯỚC SUÔNG
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông, một loại sâu trong ngọn dừa.
(ảnh st)
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt nhất chính là những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Để chả thêm ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp. Tôm được đem về rửa sạch, cắt đầu đuôi và bóc vỏ. Tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn sẽ được cho cùng tôm vào máy xay, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Lấy phần tôm trên vào tô, thêm vào hạt tiêu, muối, bột năng, bột nêm và màu dầu điều để tạo sắc vàng bắt mắt. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5 - 10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
(ảnh st)
Nhưng điều làm nên hồn cốt của bát bún suông, cũng như bát bún nước lèo hoặc bánh canh Bến Có, chính là thứ nước lèo mang đậm chất Trà Vinh. Phần nước dùng được ninh bởi xương lợn, khô mực, đầu tôm… trong nhiều giờ cho béo ngọt, khi đã nêm nếm gia vị bao gồm dầu hạt điều, muối, tiêu, mắm bò hóc.... thì được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm hấp dẫn. Vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn.
Bún không phải là bún tươi mà là bún khô được trụng kỹ cho mềm, khi ăn xếp bún vào tô rồi xếp thêm lên đó ít giá, hẹ, rau sống. Sau đó, người ta sẽ chan nước lèo nóng hổi vào, phía trên để con suông, thêm thịt heo thái chỉ, có đôi khi thêm miếng giò heo đã ninh mềm… Nước chấm ăn kèm thường là tương xay pha trộn cùng ớt hiểm xay.
(ảnh st)
Tô bún dọn ra nghi ngút khói và cực bắt mắt với những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm, nước dùng trong veo điểm xuyết màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm… Gắp từng sợi bún cùng với bắp chuối, rau muống bào nhỏ, bông súng, rau thơm xắt nhuyễn… nhúng ngập trong nước lèo là đủ đậm, đủ ngon. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì một món ăn ngon.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bún Nước Suông (Bún Suông) đường Mạ Thiên Tích (vỉa hè)
14. PHỞ
Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn tiêu biểu, gọi là gì ta, có lẽ là "phong vị ẩm thực" đỉnh cao của người Việt.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò/thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tương, tiêu, chanh, mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món điểm tâm buổi sáng hoặc ăn đêm, nhưng ở các thành phố lớn món ăn này được thưởng thức trong cả ngày. Miền Nam và một số vùng miền khác phở được bày bàn kèm cả đĩa rau thơm như hành, giá, rau mùi, rau húng... trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở; tuy nhiên tại Hà Nội thì không có đĩa rau sống này. Phở thường là phở bò hay phở gà, nhưng đôi khi cũng có những biến thể khác như phở heo, phở tôm, phở ếch, dù không mấy thành công.
(ảnh st)
Nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò (xương heo), kèm nhiều loại gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng. Thịt dùng cho món phở là thịt bò (với đủ loại thịt bắp, nạm, gầu được làm tái hay chín hẳn) hoặc thịt gà (gà ta già luộc, xé thịt cho thịt ngọt đậm đà). "Bánh phở" theo truyền thống được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi. Phở luôn được thưởng thức khi còn nóng hổi. Để có được những bát phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào bí quyết riêng của nấu, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
(ảnh st)
Nguồn gốc và sự khác biệt của Phở? -Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Phở bắt nguồn từ miền Bắc, xâm nhập vào miền Trung và miền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt.
Ngày nay, phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau. Tại Việt Nam, có những tên gọi để phân biệt chúng là: Phở Bắc (ở miền Bắc), phở Huế (ở miền Trung) và phở Sài Gòn (ở miền Nam). Thông thường thì phở miền Bắc đặc trưng bởi vị mặn còn miền Nam thì ngọt. Bánh phở ở miền Nam nhỏ hơn ở miền Bắc. Trước đây, chỉ có phở bò chín với đầy đủ “chín-bắp-nạm-gầu”, về sau, thực khách chấp nhận cả phở tái, phở gà. Đi xa hơn, có nhà hàng thử nghiệm với cả thịt vịt, ngan nhưng không mấy thành công. Ngoài ra còn một số món ẩm thực từ nguyên liệu bánh phở truyền thống như phở cuốn, loại phở xuất hiện vào thập niên 1970 là phở xào, của thập niên 1980 là phở rán…
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phở Danh (7, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Phở 16 (16, đường 3/2) - Phở Nga (103, đường Nguyễn Việt Hồng) - Phở Tàu bay (94/25, đường Mạc Thiên Tích or 94, đường 30/4) - Phở Sìl Mỳ (13, đường Hải Thượng Lãn Ông) - Phở Dành (211, đường 30/4)
15. HỦ TIẾU NAM VANG
Hồi nhỏ, Mẹ nấu hủ tiếu với huyết, hẹ và giá, chỉ vậy mà húp sồn sột vì nước lèo ngọt và sợi hủ tiếu bột gạo rất ư mềm. Cả nhà xúm xít ăn tô hủ tiếu nóng hổi, rắc ít tiêu rồi xì xụp, hít hà khen ngon. Cả tuổi thơ tôi, món Mẹ nấu là tuyệt nhất, là cả câu chuyện vui buồn, là cả những trận đòn roi khóc như mưa rồi được dỗ ngọt bằng vài món ăn chơi dân dã hay món hủ tiếu mỗi khi được ít tiền lời Mẹ bán xâu rổ mới đan xong, khi thì anh bắt được cá lóc Mẹ bảo nấu hủ tiếc ăn là số zách...
Người ta nói, từ khi khai hoang mở cõi ở vùng đất cuối trời Nam của Tổ quốc, món ăn hủ tiếu đã có mặt. Ngay cả tên và cách viết chữ này cũng đã có nhiều cách thể hiện. Người viết chữ "tiếu", người lại viết chữ "tíu". Đa số đọc "hủ tiếu", nhưng cũng có một bộ phận người bình dân đọc trại thành "củ tiếu". Riêng tôi, tôi thích gọi là "tiếu" vì nó còn có nghĩ Hán Việt là "cười". Tôi thích ăn trong sự vui vẻ và thật sự enjoy món ăn trước mặt ^^
(ảnh st)
Hủ tiếu Nam Vang được xem như món ăn đa sắc tộc vì có nguồn gốc từ Campuchia, sáng tạo bởi người Hoa nhưng thưởng thức chủ yếu bởi người Việt. Cách làm món này không quá khó. Sợi hủ tiếu khô chần sơ rồi cho thêm giá, hẹ, thịt băm và lòng heo. Nước dùng nấu từ xương heo, củ cải, cà rốt, mực nướng, tôm khô được chan vào sau đó. So với nhiều loại, món này có phần khác biệt hơn nhờ mùi thơm phức của tỏi phi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Hủ Tiếu Ngọc Ngân (50, đường Nguyễn Khuyến) - Nhân Quán (25, đường Võ Văn Tần) - Quán 888 ( 100, đường Nguyễn Tri Phương) - Quán Kim Ngân ( 476, đường 30/4) - Lâm Ký (96/1, Võ Tánh, phường Lê Bình, quận Cái Răng)
16. HỦ TIẾU SA TẾ
Trước đây món này chỉ phổ biến trong cộng đồng người Hoa nhưng sau đó lan khắp nơi nhờ vị cay, ngọt thanh, mặn hòa quyện khó chối từ. Nguyên liệu chế biến cũng được Việt hóa với rau quế, ngò gai bổ sung. Chính điều này khiến hương vị trở nên gần gũi, hợp với khẩu vị của số đông.
Thành phần một tô hủ tiếu sate gồm thịt bò, giá, khế chua... Nước dùng cầu kỳ, phức tạp với gần 20 loại gia vị như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, bột ớt, đậu phộng rang... tạo nên màu vàng, sánh, thơm nồng nàn. Bạn hãy nếm thử miếng thịt bò kho ngọt mềm và húp một thìa canh trước khi thưởng thức cả tô để cảm nhận được sự khéo léo và tài tình của người đầu bếp.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán 207 (69, đường Đinh Tiên Hoàng)
17. HỦ TIẾU MÌ
Hủ Tiếu Mì có xuất xứ từ Campuchia và được truyền nhập tới nhiều vùng trong và ngoài Trung Quốc, trở thành món ăn thường ngày của nơi đây. Nhiều năm sau đó, hủ tiếu được lan truyền tới nhiều nước như Thái Lan, Singapore và miền Nam Việt Nam. Hủ tiếu phát triển đầu tiên tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 50. Theo thời gian, món ăn này trở thành món ăn đặc trưng ở Sài Gòn như Phở ở Hà Nội vậy.
(ảnh st)
Đây là thức quà sáng và thức quà chiều đặc trưng của người miền Nam, họ bắt đầu ngày mới bằng những tô hủ tiếu nhanh mà ngon và kết thúc một ngày với tô hủ tiếu như một món ăn nhẹ cho dạ dày ban chiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mì Hoành Thánh Tài Ký : số 37 Mậu Thân - Hủ Tiếu Mì & Hoành Thánh 42 (42/1, hẻm 42, đường Trần Việt Châu) - Hậu Phát (đường Phạm Ngũ Lão) - Nam Phát (gần chùa Bửu Trì) - Hủ Tiếu Mì Chung (hẻm 6, đường Mậu Thân) - Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Quán Mì Hậu Ký ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4)
18. HỦ TIẾU XƯƠNG
Chỉ gồm một miếng xương lớn, trứng cút, tôm, vài lát thịt heo luộc và chút rau sống nhưng hủ tiếu xương vẫn được yêu thích. Món này được nhiều người xem như phiên bản khác của hủ tiếu Nam Vang vì thành phần đơn giản.
(ảnh st)
Nước dùng đậm đà, thịt, xương và tôm ngọt lừ. Sợi bánh nhỏ tăm nhưng vẫn có độ mềm cần thiết. Để tăng hương vị, bạn nên cho thêm chút tương ớt và giấm hoặc chanh...
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hồng Phát (6, đường Đề Thám) - Hủ tiếu xương (21, Ngô Sĩ Liên) - Quán ăn Mỹ Ngọc (187D/6, đường Trần Vĩnh Kiết) - Tiệm Mì Hậu Ký (237, đường 30/4)
19. HỦ TIẾU MỰC
Món hủ tiếu mực hấp dẫn vì rất bắt mắt, chỉ mới ghé mắt qua thì vị giác bạn dường như sôi sục cả lên bởi màu sắc của món ăn: màu trắng nõn của mực và sợi hủ tiếu, những chú tôm đỏ tươi ngon, thịt băm viên tròn tròn, hành phi giòn giòn thơm phức, thêm một ít hành và tiêu… thật bắt mắt khó ai có thể cưỡng lại sức hấp dẫn.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mực Phúc (19, đường Ngô Sĩ Liên) - Hủ Tiếu Mực 69 (89, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) - Hủ Tiếu Mực A Vòi ( 194, Xô Viết Nghệ Tĩnh) - Hủ Tiếu Mực A Tài ( 366, đường Lê Bình)
20. HỦ TIẾU MỸ THO
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
(ảnh st)
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Chỉ đơn giản là thế, nhưng tất cả tinh hoa của món ăn đều hội tụ vào bát hủ tiếu thơm ngon đang bốc khói nghi ngút cùng hương thơm lan tỏa khiến thực khách khó có thể cưỡng lại được. Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt… hòa quyện vào vị chua chua của nước chấm không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
(ảnh st)
Một tô hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm. Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Mỹ Tho (196, đường Nguyễn Hiền, KDC 91B) - Hủ Tiếu Hạnh (đường Nguyễn An Ninh) - Các quán hủ tiếu trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
21. HỦ TIẾU XÀO
Hồi nhỏ, mỗi lần đám giỗ ở nhà bà con đều được ăn hủ tiếu xào và cả khi tới giỗ Ba, Mẹ cũng làm món hủ tiếu xào để cúng Ba. Trong trí nhớ của tôi, món hủ tiếu xào bao giờ cũng có hẹ (loại tôi ghét ăn nhất), giá, lòng gà/ vịt, rau cần, củ cải đỏ bào mỏng... Mẹ làm thêm nước mắm tỏi ớt, kèm rau sống các loại...hủ tiếu xào thời ấy khá hấp dẫn bao tử của tôi...
Có lẽ vì muốn thay đổi khẩu vị cho bữa ăn gia đình hay nhà có những bữa tiệc nhỏ người ta thường chọn làm món hủ tiếu xào. Đồ để xào với hủ tiếu cũng rất đa dạng từ tép bạc, tôm thẻ đến thịt bò, thịt heo hay lòng gà, vịt, … Để xào hủ tiếu, nguyên liệu giá đậu xanh và hẹ thường được chọn để xào chung. Hai thứ này cũng được làm sạch từ trước.
Trước khi chế biến, người ta thường đem ngâm hủ tiếu khô ngâm trong nước một thời gian cho cọng mềm lại, sau đó để ráo nước. Có người kỹ tính thì nấu miếng nước sôi nhúng qua, rồi mới trút ra rổ.
(ảnh st)
Thịt, tôm hay lòng gà, vịt đã chuẩn bị sẵn. Bắc chảo mỡ lên phi tỏi cho thơm rồi cho thịt, tôm vào xào săn lại. Nêm nếm bột ngọt, tiêu, chút nước mắm ngon, … Cho tiếp hủ tiếu vào đảo đều, cuối cùng là giá, hẹ. Hai loại rau này mau chín, có người muốn ăn khi còn mùi thì cần đảo đều chút xíu là nhắc xuống, rắc thêm ít tiêu xay, ít cọng ngò rí lên mặt vừa đẹp mắt vừa tạo mùi thơm. Gắp hủ tiếu xào ra đĩa, ăn nóng, thêm nước mắm pha với nước cốt chanh, tỏi, ớt, … là có thể no bụng cả buổi.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Xào Vĩnh Châu (320/8B, đường Trần Ngọc Quế)
22. HỦ TIẾU BÒ KHO
Hủ tiếu bò kho là món ăn nổi tiếng tại vùng đất Nam Bộ. Để tạo lên được món hủ tiếu bò kho ngon trứ danh phải kể đến sự kì công của người đầu bếp. Thịt bò sẽ được tẩm ướp gia vị cùng với cà rốt rồi đem kho cho tới khi nào thịt bò cùng cà rốt chín nhừ. Khi đó thì món bò kho sẽ được đem trộn lẫn với tô hủ tiếu đã được chần chín. 
(ảnh st)
Trộn đều tô hủ tiếu lên, bạn sẽ cảm nhận được vị mềm của từng sợi hủ tiếu hòa quyện cùng từng miếng bò kho đang tan chảy trong miệng. Cộng vào đó là sự hòa quyện của nước sốt quánh dẻo làm cho món hủ tiếu bò kho đã ngon nay lại càng ngon hơn nữa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Hủ Tiếu Bò Kho ( 571, đường 30/4) - Phở & Bò Kho 107 (đường Trương Định) - Quán Minh (15, đường Đề Thám)
23. MÌ HOÀNH THÁNH - XÁ XÍU
 Nhắc đến hai loại mì ngon hoành tráng và nổi tiếng lâu năm tại Cần Thơ này, thì người ta cũng nghĩ ngay tới những thương hiệu gia truyền nhiều năm, với phong cách đậm chất người Hoa giữa lòng thành phố. Món này giá hơi cao đi đôi với đó là chất lượng "gây mê" vô cùng dữ dội, tạo cảm giác ngon từ sợi mì cho đến nhân của hoành thánh, vị thịt mềm của xá xíu, có đôi chỗ thịt hơi ngọt. Theo chút khẩu vị cá nhân, mình thấy mì xá xíu nên ăn khô sẽ ngon hơn nhiều.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Tân Phát (22A, Đề Thám) -Tiệm Mì Hậu Kí ( 147, đường Phan Đình Phùng or 237, đường 30/4) )
24. MÌ VỊT TIỀM
Mì vịt tiềm cũng là một trong những món mì gây sốt Cần Thơ cho khách lẫn những cư dân thành phố, với nhiều địa điểm bán ngon và món này lúc nào cũng hấp dẫn. Với đùi vịt to đùng, mùi nước dùng hơi vương vấn một chút mùi thuốc bắc, da giòn nhưng không ngán sẽ cho bạn một đùi vịt tiềm ngon lành nhất. Cùng nước dùng đậm đà, vắt mì dai và thịt mềm mềm sẽ làm bạn ghi nhớ mãi. 
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Mì Vịt Tiềm A Phát (86/10, đường Lý Tự Trọng) - Mì Vịt Tiềm (hẻm 72, đường Phan Đình Phùng) - Tiệm Mì Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Quán Tấn Phát (đường Lý Thường Kiệt) - Quán Tân Sinh (160, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Mì Vịt Tiềm (500, đường CM/8) - Mì Vịt Tiềm (77-79, đường Trương Định)
25. MÌ KHÔ QUÉO TÓP MỠ
Lần đầu tiên mình nghe luôn, nhờ người bạn mình chỉ mới biết có một địa điểm nhỏ nhỏ xinh xinh giữa Cần Thơ có món mì khô quéo tóp mỡ, ăn khỏi sợ no vì thành phần chính của nó là tóp mỡ thay vì thịt, hải sản như những món mì khác. Đặc biệt là thịt được bằm nhuyễn kết hợp cùng tóp mỡ, thêm sốt và tương ớt là ăn ngon lành, giá lại mềm cực chỉ 15k thôi.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán Kho Lương Thực (1/42, hẻm 1, đường Lý Tự Trọng)
26. MÌ KHÔ HẢI SẢN/ BÒ/ ĐÙI GÀ
Nhắc đến mì khô mà lạ lạ ngon ngon thì phải đến với Bò né kim chi nơi có sợi mì mềm, thơm nhẹ và có màu xanh lá được chế biến như xào khô và được ăn kèm với hải sản hoặc gà thay vì những loại mì xào hải sản bình thường hay bắt gặp ở những quán lẩu nướng. Bên cạnh đó mì đùi gà, mình gợi ý các bạn đến với Tiệm Mì Khuya để thưởng thức một phần mì vô cùng độc đáo, với sợi mì Hàn Quốc kết hợp cùng Đùi gà chiên, làm nên một bữa ăn không chỉ xinh mà đặc biệt không ngán!
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Tiệm Mì Khuya (87, đường Trần Bình Trọng) - Bò Né Kim Chi (64B, đường Mậu Thân)
27.  MÌ PHÁ LẤU
Qúa quen với những địa điểm có kết hợp bánh mì với phá lấu bò, nước dùng nhiều loại sốt vừa ngon béo mà có thêm vị chua nhẹ hoặc cay nồng. Mì phá lấu là một phiên bản hấp dẫn hơn là ăn kèm sợi mì gói quen thuộc kết hợp với nước phá lấu sặc mùi nước dừa sẽ làm bạn cảm nhận được độ béo vừa phải.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Phá Lấu Bò An An (151/10, đường Trần Hoàng Na)
28. MIẾN GÀ
Miến là tên gọi cho một loại thực phẩm có chứa tinh bột được làm từ bột mì, bột gạo hay các loại củ như củ dong hay làm từ trứng. Miến được chế biến thành nhiều loại món ăn khác nhau và nó còn là một trong những thực phẩm chế biến món chay rất được yêu thích.
(ảnh st)
Miến gà là món ăn khá quen thuộc với nhiều người bởi hương vị thơm ngọt tự nhiên của nước dùng và miến sợi dai ngon. Hơn nữa món ăn này vừa nhẹ nhàng, đủ chất cực kì thích hợp làm bữa ăn sáng, ăn nhẹ của mỗi gia đình
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Gà & Bún Nước Suông (đường Mạc Thiên Tích) - Quán Hậu Phát (9C, đường Thủ Khoa Huân) - Miến Gà Dì Sáu ( 79, đường Võ Trường Toản) - Miến Gà 147 (147, đường Nguyễn thị Minh Khai) - Miến Gà 168 (168, đường Trần Quang Diệu) - Miến Gà Ân Ký (40, đường Quang Trung)
29. MIẾN LƯƠN
Miến lươn là một món ăn nổi tiếng, được nhiều người ưa thích ở Hà Nội. Tuy nhiên, ở Cần Thơ thì đây vẫn là món ăn xa lạ với rất nhiều người, và có rất ít hàng quán bán món ăn đậm chất Bắc này. Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm...cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng. Thịt lươn được chiên giòn rụm, nước dùng trong vắt, không béo và có vị thanh ngọt đến lạ lùng.  
(ảnh st)
Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Miến Lươn Bà Xã (221F, đường Hoàng Quốc Việt) - Quán Xứ Nghệ (80, đường Nguyễn Thái Học)
30. BÁNH CANH CUA ĐỒNG
Bánh canh cua đồng Mẹ nấu ngon không chỉ ở cái dân dã, tự nhiên mà còn chứa trong đó hương vị thân quen của đất, của ruộng đồng quê hương và cả nỗi cơ cực của Ba, của Mẹ trong mỗi ngày mưa. Món bánh canh mà tôi biết đến hồi nhỏ chỉ là cua đồng giã nát, lược qua cái rổ lược tre (dày nan). Rồi Mẹ bắt lên đun sôi để thịt cua nổi lên, bỏ bánh canh đã xắt từ trước vào, nêm nếm gia vị rồi nhắc xuống. Đơn giản vậy á, mà húp sồn sột giữa cái lạnh của mưa, mùi vị năm ấy cứ thôi thúc về tuổi thơ tôi mãi...
(ảnh st)
Cua chọn loại cua đồng đực có yếm nhọn sẽ nhiều thịt và cua cái có yếm bông sẽ nhiều gạch. Nếu có được vài con tép bạc thì nồi bánh canh lại càng ngon. Làm sạch cua, bẻ hai càng để riêng rồi mang giã nát và lược lấy nước. Nguyên liệu chính làm nên những sợi bánh canh thơm ngon, mềm mại chỉ đơn giản là bột gạo. Mẹ chọn bằng được loại bột gạo xay từ gạo mùa lúa mới. Trộn bột gạo với một ít bột năng cho thật đều, thêm xíu muối. Từ từ đổ nước sôi chín già vào, dùng giá quấy đều bột, cứ thế liên tục cho đến khi hỗn hợp bột đặc lại. Tiếp tục nhồi bột đến độ mịn và dẻo vừa phải. Lúc bấy giờ, Mẹ mới đắp bột quanh một cái chai rồi cán mỏng thành những sợi bánh vuông, dài. Bắt một nồi nước sôi, cho bánh canh vào luộc, khi bánh canh nổi lên thì vớt ra, trụng qua nước lọc, để ráo.
Thời gian lấy đi nhiều thứ, trả lại những tất bật, bộn bề và sự trưởng thành của tôi hôm nay... Thời gian cũng lấy mất Mẹ, để hôm nay khi viết về những món ăn mặn... thiếu Mẹ miêu tả cho tôi đủ đầy các món Mẹ làm hồi xưa, chắc Mẹ lại than trời "Con gái lớn rồi, không biết bếp núc làm sao mà có chồng đây?"
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Cua (19, đường Đề Thám) - Bánh Canh Cua (220, đường Đồng Văn Cống)
31. BÁNH CANH GHẸ/ CUA BIỂN
Theo nhiều người thì món bánh canh ghẹ/ cua biển xuất phát từ vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, cũng khó mà phân biệt được là địa phương nào có trước. Chỉ biết là, khi đến miền Tây, được thưởng thức 1 tô bánh canh ghẹ/ cua biển, đó cũng là một cơ duyên của những thực khách gần xa khi dừng chân ở miền sông nước này. Bánh canh ghẹ/ cua biển nổi tiếng nhất khi nhắc đến là khi ở xứ sở Hà Tiên – Kiên Giang. Nhưng ghé Cần Thơ các bạn cũng có thể tìm đến vài chỗ để thưởng thức đấy!
(ảnh st)
Ngoài thành phần chính là ghẹ/ cua biển, trong món ăn còn có chả tôm, huyết, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh, đậm đà. Tô bánh canh ghẹ/ cua biển thơm ngon khi được chan với nước dùng nấu từ gạch của ghẹ/ cua biển. Khi đó nước dùng thơm, sánh và có vị ngọt thanh của ghẹ/ cua biển. Khi ăn có thể chấm ghẹ với muối tiêu chanh.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Ghẹ (62, đường Nguyễn Văn Cừ) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (151, đường Trần Văn Khéo) - Bánh Canh Ghẹ (236, đường 30/4) - Bánh Canh Ghẹ Cà Mau (140, đường Cách Mạng/ 8) - Bánh Canh 16h (233/5, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Bánh Canh Ngô Khang (13, đường Đề Thám)
32. BÁNH CANH BỘT XẮT
Bánh canh này thường thấy xuất hiện ở Tiền Giang và Bến Tre. Tên gọi là bánh canh bột xắt vì khi chế biến, bột bánh canh được cán mỏng và xắt thành từng sợi nhỏ vừa ăn, nhìn rất bắt mắt. Gạo đem vo sạch, ngâm mềm rồi xay thành bột nước. Sau đó cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Bóp bột đã đăng ra mâm, dùng nước thật sôi rưới đều lên bột (gọi là sú bột). Tiếp theo nhồi bột cho đều sao cho bột sú không quá khô cũng không quá nhão. Vo thành từng cục bột nhỏ vừa đủ để có thể cán dẹp dán vào thành chai thủy tinh. Sau đó phải khéo léo vừa cầm cổ chai, vừa lăn vòng chai, vừa đưa lưỡi dao bén ngót xắt đứt từng miếng bột gạo thành sợi rơi vào nồi nước đun sôi. Người làm lâu năm sẽ có kinh nghiệm và khéo tay, xắt bánh sao cho sợi bánh thật đều và đẹp mắt.
(ảnh st)
Bánh canh bột xắt được nấu cùng cua đồng hay thịt vịt và huyết vịt cùng nếp dẻo tạo thành món huyết nếp đặc sắc và lạ miệng. Bánh canh bột xắt miền Tây có nước bánh canh sền sệt, màu trắng đục chứ không loãng như bánh canh bột lọc thường thấy.. Món bánh canh bột xắt không được ăn cùng với nước mắm chanh ớt mà dùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn. Đặc biệt là khi đến hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thì bạn sẽ dễ dàng được nếm qua món ăn ngon tuyệt này. Món bánh canh thì không có gì xa lạ đối với mọi người, nhưng với món bánh canh bột gạo xắc thì chỉ khi bạn về thăm miền quê ở Miền Tây thì mới được thưởng thức món ăn này đúng kiểu. Dù có chút biến tấu, nhưng Cần Thơ đâu đó vẫn còn hương vị rất riêng của bánh canh bột xắt.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
33. BÁNH CANH CÁ LÓC
Bánh canh cá lóc khác với những loại bánh canh khác ở chỗ sợi bánh tuy cũng được làm bằng bột gạo nhưng bột không xay bằng máy mà giã bằng tay. Cũng không dùng máy để se rồi cắt bánh thành sợi tròn dài. Vì thế, sợi bánh nhìn ngắn hơn, mập hơn, hai đầu nhọn hơn (nhìn giống hệt sợi bánh lọt). Do vậy, để làm món bánh này mất rất nhiều thời gian, rất công phu nhưng bù lại sợi bánh ăn rất ngon mà rất lạ. Sợi bánh hơi dày hơn sợi bánh thường thấy, bột mềm nhưng vẫn dai.
(ảnh st)
Bánh canh cá lóc có gốc gác từ miền Trung nhưng khi vào đến miền Tây thì người dân Nam Bộ đã nêm nếm gia vị, thay đổi 1 chút để hợp với khẩu vị của người miền Tây. Có thể thêm 1 chút nước cốt dừa vào để làm tô bánh canh cá lóc thêm hoàn hảo. Với nhiều thực khách, chỉ cần 1 lần thử thưởng thức món ăn này sẽ không bao giờ quên được hương vị thơm ngon của cá đồng, cái bùi, cái dai của bột gạo và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2)
34. BÁNH CANH GIÒ HEO
Bánh canh là một trong những món ăn ngon được người miền Tây yêu thích. Đến Cần Thơ, bạn nhất định phải thử một lần món bánh canh giò heo với hương vị đặc biệt từ nước lèo cùng thịt giò heo dai ngon. Bảo đảm bạn sẽ thích mê khi được thưởng thức một trong "119 phong vị ẩm thực miền Tây" ở Cần Thơ. Hương vị thơm ngất của món ăn này sẽ cho bạn những giây phút trải nghiệm vô cùng thú vị.
(ảnh st)
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Bánh Canh Việt (342, đường Nguyễn Văn Cừ or đường Hùng Vương or đường 3/2) - Bánh Canh Giò Heo (53/66, đường Nguyễn Việt Dũng) - Bánh Canh Giò Heo (Hàng Gòn, quận Cái Răng)
7. NEM NƯỚNG CUỐN SẢ CHUA
Quán Nem nướng Thanh Vân ngay góc đường Đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều là địa chỉ quen thuộc của người dân địa phương suốt nhiều năm nay, khách không chỉ xiêu lòng với món nem thơm mềm mà còn bị "nghiện" món đồ chua thơm mùi sả lạ miệng. 
Nem nướng bánh hỏi với đầy đủ loại rau ăn kèm. Thịt heo pha một ít mỡ nướng lụi thơm, mềm, ướp vị vừa phải đặt trên bánh hỏi trông hấp dẫn. Điểm nhấn của món ăn là đĩa đồ chua gồm đu đủ, củ cải trắng, củ kiệu, bắp non và sả ngâm chua ngọt. Dùng bánh tráng mỏng cuốn rau thơm, nem, bánh hỏi rồi chấm mắm nêm tỏi ớt đậm đà, cắn một miếng là có thể cảm nhận vị cay the của ớt, chua ngọt của khóm lại kèm theo chút hương sả thoang thoảng khiến bạn hài lòng.
(ảnh st)
Nước chấm ở đây khác với nem nướng miền Trung là chủ quán dùng mắm nêm pha loãng như mắm nước, hơi ngọt theo khẩu vị của người miền Tây. Nhờ sả chua thơm giòn mà trung hòa bớt mùi nồng của mắm nêm, thích hợp với cả những người nhạy cảm với mùi mắm. Vì vậy khi cuốn, người ta thường cho nhiều sả nhai vui miệng. Tuy nhiên do chả chiên hơi thấm dầu nên ăn một cuốn sẽ thấy ngon, ăn nhiều thì mau ngán.
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Nem Nướng Thanh Vân (17, Đại lộ Hòa Bình)
CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Cháo cá lóc rau đắng là một trong những món ngon của miền Tây nói chung và Cần Thơ nói riêng.Cháo cá lóc rau đắng không những ngon mà con giúp giải nhiệt. Ảnh: Sưu tầm Đây là món ăn mang hương vị đặc trưng dân dã, không những ngon mà còn giúp giải nhiệt, giải cảm. Cá lóc thịt hiền, ngọt, còn rau đắng là vị thuốc giúp phòng và trị nhiều bệnh. Nếu có dịp về miền Tây, du khách nên một lần thử qua món ăn ngon và bổ dưỡng này. 
Cá lóc là nguyên liệu khá phổ biến trong các món ăn miền Tây - Ảnh: Sưu tầm  Nồi cháo cá lóc ngon ngọt phải được nấu từ thịt cá tươi và ngon nhất là nấu bằng cá lóc đồng với xớ thịt dai và mùi thịt cá thơm ngon khó cưỡng. Cá lóc làm sạch, đánh hết vẩy và bỏ nội tạng, lưu ý không để vỡ mật sẽ làm cá bị đắng. Tiến hành luộc cá với khoảng một lít nước, hành tím đập giập, một ít hạt nêm, khi nước sôi sẽ xuất hiện bọt, nên vớt bỏ phần bọt này để nước luộc cá trong hơn, nấu cháo ngon và đẹp mắt hơn. Điểm đặc biệt của cháo cá lóc miền Tây là dùng nước luộc cá này để nấu cháo, từ đó vị ngọt của cá sẽ lan đều vào vào từng hạt cháo.  
Gạo rang sơ trước khi nấu cháo - Ảnh: Sưu tầm Người nấu cháo cá khéo sẽ rang gạo trước khi nấu. Cháo nấu xong sẽ thơm hơn, hạt cháo nở đều và nước cháo trong hơn.  Bí quyết để gạo nhanh nở hơn là nên để gạo vào nước đang sôi. Hạt gạo rang sẽ bung nỡ như những cánh hoa lài rất thơm. 
Thịt cá - Ảnh: Sưu tầm Người miền tây sau khi luộc cá hay gỡ lấy thịt sau đó ướp với chút nước mắm, hạt nêm và tiêu để tăng hương vị thịt cá, lúc cho vào cháo miếng thịt cũng sẽ đậm đà hơn. Trong nồi cháo cá lóc rau đắng thường được cho thêm nấm rơm và góc hành để thơm và ngọt hơn. 
Rau ăn kèm cùng cháo - Ảnh: Sưu tầm Rau ăn kèm cháo cá ngoài rau đắng phải có thì còn có giá tươi, cọng rau đắng khi ăn có vị đắng kén người ăn, nhưng khi được nấu chung với cá lóc vị đắng ấy hòa quyện cùng vị ngọt của thịt cá để lại hậu ngọt nơi cuốn lưỡi khiến người ăn không thể dừng đũa. Rau đắng muốn ăn ngon phải nhúng vào khi cháo còn nóng hổi và ăn ngay, không nên để quá lâu trong cháo. Người miền tây hiếu khách và yêu mến nếp sống cộng đồng, nên thường cháo cá lóc sẽ được biến thể thành nổi lẩu cháo cá, nhiều người cùng ăn chung, quây quần bên nhau. Những ngày đông, cả nhà quay quần quanh bếp lửa, húp sùm sụp chén cháo cá lóc rau đắng thì không còn gì bằng. Món cháo cá lóc rau đắng này có tác dụng giải cảm cho cơ thể rất tốt, bởi lẽ bản thân rau đắng cũng đã là một vị thuốc rất tốt cho việc giải độc cơ thể. 
Bạn có thể ghé ăn tại:
- Quán ăn Tùng Lâm ( đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, gần khách sạn Mường Thanh) - Quán An (15-19-21 Trần Văn Hoài) - Đặc Sản U Minh (416/119, đường Cách Mạng/8) - Lẩu Cháo Cá Lóc 311 (hẻm 311, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài) - Quán Ngọc Ngân (đường Nguyễn Khuyến) - Cháo Cá Lóc (202, đường Hai Bà Trưng) - Quán Ăn Cá Lóc Tây Đô (L16, đường Võ Trường Toản)
CHÁO SÒ HUYẾT
CHÁO GÀ
CHÁO CUA ĐỒNG
BÁNH XÈO
BÁNH ƯỚT
BÁNH TẦM BÌ
BÚN RIÊU TÔM
GÀ TIỀM THUỐC BẮC
ỐC NƯỚNG TIÊU
LẨU MẮM
LẨU CÁ KÈO
LẨU VỊT NẤU CHAO
LẨU CUA ĐỒNG
LẨU CÁ LINH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN
Tác giả: Chuông Mây Xem chi tiết tại https://chuongmay.com/blog/tu-hop-119-phong-vi-am-thuc-mien-tay/
0 notes
sasamviet-blog · 7 years ago
Text
Phú Lễ - làng nghề trăm tuổi ở Bến Tre khiến du khách khi đi thì nhớ khi về thì thương
New Post has been published on https://www.langsamviet.com/2018/05/14/phu-le-lang-nghe-tram-tuoi-o-ben-tre-khien-du-khach-khi-di-thi-nho-khi-ve-thi-thuong/
Phú Lễ - làng nghề trăm tuổi ở Bến Tre khiến du khách khi đi thì nhớ khi về thì thương
Cách TP HCM chưa đến 2 giờ chạy xe, làng nghề Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là điểm đến thu hút khách du lịch bởi những điệu ca và món nghề đặc sắc của miền Tây Nam Bộ.
Nghe hát sắc bùa khi đan lát
Hiếm có nơi nào còn giữ được nét văn hóa truyền thống đàn ca đi đôi với lao động như ở Phú Lễ. Hát sắc bùa là loại hình sinh hoạt của cư dân nông nghiệp, mang tính nghi lễ và thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên Đán để cầu may, chúc phúc cho gia chủ. Ngoài ra, hát sắc bùa cũng được biểu diễn trong khi lao động để khơi dậy tinh thần làm việc cho bà con dân làng ở Bến Tre.  
Hát sắc bùa ở Phú Lễ, huyện Ba Tri – Bến Tre ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 18, tồn tại cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Xuất phát từ xã Phú Lễ, hát sắc bùa Bến Tre đã lan tỏa qua các xã khác, địa bàn hoạt động mạnh nhất là các xã của huyện Ba Tri và huyện Giồng Trôm. Ảnh: Mỹ Phượng.
Hát sắc bùa có 2 phần, phần mang tính nghi lễ và phần giúp vui. Phần nghi lễ gồm trấn bùa, dùng lời ca tiếng hát và tấm bùa để trấn tà ma. Còn sau đó là phần hát giúp vui chúc tụng, đặc biệt chúc tụng các nghề của gia chủ như làm ruộng, dệt vải. 
Các nhà nghiên cứu cho rằng, hát sắc bùa có nguồn gốc từ miền Trung do những lưu dân trong quá trình di cư vào Nam đã mang theo. Tuy nhiên, theo ông Lư Văn Hội, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bến Tre, hát sắc bùa Phú Lễ có nét đặc biệt hơn hát sắc bùa Quảng Ngãi, ở chỗ có thêm cây đàn cò khiến cho âm thanh điệu nhạc của bài ca có phần sinh động hơn. 
Cuối năm ngoái, UBND xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tổ chức lễ ra mắt đội hát sắc bùa. Trong đó có 2 đội: đội người lớn và đội học sinh. Đội hát sắc bùa xã Phú Lễ được thành lập có 21 thành viên và thường xuyên biểu diễn các dịp lễ, Tết và những dịp giao lưu văn hóa của địa phương. Khách du lịch khi tới tham quan làng Phú Lễ cũng sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng và thưởng thức những cái hay của hát sắc bùa trong lao động. 
Hồ men nấu rượu với 36 vị thuốc nam- bắc
Bên cạnh nghề đan đát mây tre đan với nhiều sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, nghề nấu rượu nếp truyền thống tại Phú Lễ cũng được rất nhiều du khách quan tâm. 
Hiện nay, xã Phú Lễ có hơn 90 hộ dân chuyên kháp rượu. Điểm đặc biệt của rượu truyền thống Phú Lễ nằm ở bài hồ men bí truyền từ 36 vị thảo mộc bắc – nam. 36 vị thảo mộc được tán nhuyễn rồi trộn lẫn với cám hoặc gạo nếp Ba Tri tạo nên một loại hồ men đặc trưng của rượu làng nghề. Ngoài ra, hồ men còn được trộn với các loại phụ gia như rau răm, ớt, giềng, lá trầu,… để tạo nên hương vị riêng cho rượu. 
Hiện nay, trong số 500 hộ dân ở xã Phú Lễ, duy nhất còn ông Ba Dân (82 tuổi) và con trai ông đang giữ bí quyết làm hồ men từ 36 vị thuốc nam – bắc. Ảnh: Mỹ Phượng.
Phó Bí thư tỉnh Bến Tre, ông Phan Văn Mãi chia sẻ: “Văn hóa uống rượu Phú Lễ là văn hóa đời sống, kết nối lễ nghĩa, sự an toàn và kết thân”. Rượu truyền thống nơi đây có “chất men” làm du khách say đắm và thêm yêu Phú Lễ, đến một lần chắc chắn sẽ trở lại.  
Người dân địa phương cũng tận dụng bã hèm sau khi nấu rượu để nuôi các loại gia súc, gia cầm như bò, gà,… khiến cho những món ăn ở đây có độ thơm và dai tự nhiên. Về với Phú Lễ, Ba Tri, du khách cũng sẽ được thưởng thức món xôi nếp dừa gà bùi bùi và thơm ngậy được nấu từ nếp Ba Tri và các món ăn từ bò, gà, mực đặc sản ở địa phương.
Nghe hát bội ở đình làng
Đình Phú Lễ là một trong số 4 di tích kiến trúc nghệ thuật nổi bật của huyện Ba Tri. Đây là ngôi đình đặc trưng của văn hóa Nam bộ được xây dựng để tưởng nhớ các vị tiền nhân đã khai phá, khẩn hoang lập nghiệp tại vùng đất này.
Điểm khác biệt của đình Phú Lễ là vào ngày Tết hoặc Lễ hội cúng đình (Lễ Kỳ Yên) được tổ chức vào 18 và 19/3 âm lịch hàng năm, ngay trước đình sẽ tổ chức hát bội.
Đình làng Phú Lễ có khu vực sân hát bội mỗi dịp Tết đến Xuân về. Ảnh: Mỹ Phượng.
Trong lần đầu được tham quan đình Phú Lễ, tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã cho biết: “Cái hay nhất của đình Nam bộ là có nơi để hát bội, không chỉ có mục đích giải trí như ở đình làng miền bắc mà còn giáo dục những nếp sống, cách làm người và đạo lý truyền thống cho con em trong làng”..  
Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong đã bị xuống cấp nhưng những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài.
Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng. Đây là một không gian lý tưởng để du khách cảm nhận vẻ thanh bình nơi làng quê Tây Nam Bộ. 
  Mỹ Phượng / vnexpress.net
0 notes
gianhovn · 7 years ago
Text
Những báu vật vô giá dưới kim tự tháp Mexico
Khi tìm thấy đường hầm dưới kim tự tháp Feathered Serpent ở thành Teotihuacan (Mexico) vào năm 2003, các nhà khảo cổ không ngờ họ đã phát hiện ra một kỳ quan.
Những báu vật vô giá dưới kim tự tháp Mexico
Năm 2003, các nhà khảo cổ phát hiện ra một đường hầm bên dưới kim tự tháp Feathered Serpent, giữa đống tàn tích của Teotihuacan – thành phố cổ thuộc Mexico ngày nay. Sau 1.800 năm chìm trong giấc ngủ, giờ đây đường hầm này đã tiết lộ bí mật ẩn giấu trong hàng nghìn báu vật vẫn ở nguyên vị trí như lúc làm lễ tế thần.
Các cổ vật khai quật được gồm răng cá sấu xanh, pha lê và tượng điêu khắc mô tả báo đốm đang trong tư thế chồm nhảy. Đáng chú ý nhất là mô hình núi non thu nhỏ, gắn với các bể thủy ngân lỏng tí hon tượng trưng cho hồ nước.
Các bức tường quanh đường hầm được phết bột pyrit (loại khoáng vật có màu như vàng ròng), khiến không gian xung quanh có ánh sáng kì lạ, đem lại cảm giác như đang đứng dưới một dải ngân hà.
Bức tượng đầu lâu sẽ được trưng bày ở Bảo tàng de Young, San Francisco.
Khu di tích gần thành phố Mexico này là một trong những địa điểm khảo cổ lớn nhất và quan trọng nhất của thế giới, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Đây là những phát hiện thú vị nhất trong nhiều thập kỷ, và tầm quan trọng của chúng được công bố trong một cuộc triển lãm lớn diễn ra vào đầu tháng 9 tại Bảo tàng de Young ở San Francisco (Mỹ).
Teotihuacan từ lâu đã là một vùng đất bí ẩn. Gần 2.000 năm trước, đây là thành phố đông dân nhất châu Mỹ. Tuy nhiên, không ai biết rõ về ngôn ngữ, người cai trị hay nguyên nhân sụp đổ của thành phố này vào khoảng năm 550 sau Công nguyên. Cái tên Teotihuacan – do người Aztec sau này đặt cho – có nghĩa là “Nơi sinh ra các vị thần”.
Nhiều nghi vấn vẫn còn bỏ ngỏ, nhưng đường hầm mới được phát hiện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và truyền thuyết của Teotihuacan – mảnh đất thiêng liêng kiêm đô thị sầm uất. Triển lãm De Young, cũng như những buổi trưng bày các bộ sưu tập nghệ thuật khác, đã đưa ra giả thuyết mới nhất về những bí ẩn vẫn còn vây quanh khu di tích này.
Phát hiện này đến rất tình cờ. Sau đợt mưa lớn, nhà khảo cổ người Mexico, Sergio Gómez Chávez, phát hiện ra một vết nứt ngay gần chân kim tự tháp Feathered Serpent, có khả năng gây nguy hiểm cho du khách. Đốt đuốc nhìn xuống nhưng vẫn không thấy được gì ngoài bóng tối, anh buộc dây thừng quanh eo và tìm cách xuống bên dưới. Khi đến nơi, anh kinh ngạc phát hiện ra đây là hố hình trụ giống như một cái giếng.
Theo Sergio, trong giếng có mùi hôi thối khủng khiếp bốc lên, nhưng phía dưới đáy, nhìn qua khoảng trống trong đống đổ nát, họ phát hiện ra một công trình cổ. Mọi thứ được tiến hành một cách thận trọng: trước khi khai quật sâu hơn, nhóm của Sergio sử dụng robot gắn với máy quay để khám phá đường hầm. Họ phát hiện hầm dài bằng sân bóng đá, chạy qua quảng trường lớn gần kề và kim tự tháp.
Anh cho biết: “Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên trước những gì mà trong suốt ít nhất 1.500 năm qua chưa từng có ai nhìn thấy”. Đầu còn lại của đường hầm dẫn ra ba căn phòng chứa số tài sản đáng để Indiana Jones ra sức truy lùng.
Kim tự tháp Mặt trăng ẩn chứa nhiều bí mật.
Kim tự tháp Mặt trời và kim tự tháp Mặt trăng không giống với những Kim tự tháp cổ đại của Ai Cập. Chúng là đền thờ chứ không phải lăng mộ, và được kết nối với nhau bởi Đại lộ Tử thần thành một phần của hệ thống đô thị chịu chi phối từ chuyển động của mặt trời.
Thiết kế của thành phố thể hiện ý tưởng đây là “nơi sinh ra các vị thần” và cũng là nơi vũ trụ bắt đầu. Theo các dấu ấn của nước để lại dọc tường của đường hầm Sergio phát hiện, quảng trường lớn trên mặt đất được đổ ngập, nhằm tạo ra hình ảnh tượng trưng cho biển thuở sơ khai, để các kim tự tháp trở thành những “đỉnh núi” trên mặt nước.
Cư dân của thành phố và các nền văn minh tương đồng tin rằng vũ trụ hình thành từ ba tầng kết nối với nhau bởi một trục, gồm: tầng trời, tầng đất và thế giới bên kia. Đó không phải nơi diễn ra sự trừng phạt ghê rợn như trong Kinh thánh mà là một lãnh địa tối, ngập nước, có hồ và núi – tượng trưng cho sự giàu có, sự tái sinh và cái chết.
Bộ sưu tập cổ vật mà Sergio tìm thấy trong đường hầm, gồm vỏ ốc lớn, cánh bọ cánh cứng, hàng trăm quả cầu kim loại… chính là những tế phẩm dành cho các vị thần. Đường hầm với ánh sáng từ pyrit và hồ thủy ngân cũng mô phỏng một phần thế giới bên kia.
Cuối đường hầm, nhóm của Sergio khám phá ra bốn bức tượng đá xanh – điểm nhấn của triển lãm de Young. Họ mặc trang phục và đeo những chuỗi hạt. Hai tượng vẫn ở vị trí nguyên bản: ngả về phía sau và nhìn lên chiếc trục nơi ba tầng của vũ trụ giao nhau. Đó là những pháp sư sáng lập raTeotihuacan, có nhiệm vụ hướng dẫn những người hành hương về đến chốn linh thiêng. Họ mang theo những vật thiêng để làm phép, trong đó có mặt dây chuyền và gương pyrit – thứ được xem như những cánh cổng dẫn tới một thế giới khác.
Những phát hiện quan trọng về Teotihuacan trong nhiều thập kỷ qua đều được giới thiệu ở buổi triển lãm. Các nhà khảo cổ cho rằng có một cung điện nằm gần quảng trường, nơi cư dân chơi môn bóng racquet của Trung Mỹ cổ. Vào những năm 1980, bằng chứng về việc hiến tế người đã được tìm thấy trong kim tự tháp Feathered Serpent. Hơn 100 chiến binh được cho là đã chết ở đó trong tư thế quỳ và tay bị trói sau lưng. Nhiều người đeo dây chuyền vỏ ốc được đẽo giống như răng người; một số ít được làm bằng răng thật. Tại một kim tự tháp khác, người ta phát hiện ra rất nhiều vật nuôi bị hiến tế, gồm sói, rắn đuôi chuông, đại bàng và báo.
Mặt tiền của Feathered Serpent có thiết kế đáng sợ, chạm khắc hình loài bò sát hiếu chiến đầu đội mũ lông vũ (giống thần Qutzalcoatl của người Aztec). Các nghi lễ như hiến tế diễn ra ngay tại ngôi đền hẳn đều gây ấn tượng mạnh cho đông đảo quần chúng bên dưới, có lẽ họ sẽ run lên vì sợ hãi. Tuy nhiên, điều này cũng nâng cao tinh thần tôn giáo, khiến thành phố lớn đa sắc tộc trở nên gắn kết hơn.
Bị chôn vùi sau 1800 năm, nay 2 bức tượng người đã được phát hiện trong đường hầm.
Đường hầm mới được phát hiện còn có nhiều mảnh vỡ của tượng Thần Bão – vị thần liên quan đến nước, khả năng sinh sản, cũng như lửa, sấm chớp và sự tàn phá. Thần Bão là chủ nhân của nước thánh ở thế giới bên kia. Tại triển lãm De Young, bên cạnh Thần Bão là Thần Lửa – vị bô lão ngồi bắt chéo chân và đội trên đầu một lò than. Du khách còn được chiêm ngưỡng Nữ thần Nước nhân từ và Thần Maize thân thiện trên những mặt nạ đá nổi tiếng, tượng trưng cho sức mạnh duy trì sự sống của mùa màng.
Những cư dân của Teotihuacan có lẽ đã đi qua hàng nhìn mét vuông bề mặt có màu sắc rực rỡ: nơi đây nổi tiếng bởi những bức tranh tường màu đỏ sống động. Triển lãm trưng bày những bức tranh tinh tế vẽ cây đang nở hoa, hoặc gai góc hơn là hình ảnh của hai con chó rừng đang ngấu nghiến một con nai. Động vật xuất hiện ở khắp mọi nơi trong thế giới hình ảnh của Teotihuacan và thường được nhân hóa. Một mảng tranh tường vẽ con mèo có hình dạng như người, đội mũ lông vũ và đeo vòng cổ vỏ sò. Một mảng khác ở Đại lộ Tử thần mô tả bầy thú gắn liền với những thần thoại kỳ quái.
Các vật dụng tinh xảo khác như dụng cụ làm từ đá vỏ chai và lư hương, giúp làm sáng tỏ kiến trúc của đô thị cổ này, trong đó các khu vực sinh sống được phân chia theo sắc tộc, việc làm và cấp bậc. Các nhóm di dân từ Trung Mỹ chiếm giữ những vùng riêng. Theo đó, sự phát triển của Teotihuacan tương tự các thành phố hiện đại như London hay New York.
Triển lãm còn có bức tượng cẩm thạch được khai quật từ khu dân cư cao cấp. Những vết nứt ở hai tay và hai chân cho thấy tượng có thể đã bị buộc vào cột bằng dây thừng, mô phỏng một nghi lễ, trong đó tù nhân quân đội cấp cao bị lột phục trang, trói lại và sau đó bắn chết bằng tên. Tuy nhiên, chi tiết đặc biệt quan trọng của bức tượng này nằm ở mối liên quan với sự sụp đổ của Teotihuacan: tượng được dựng lại từ hơn 160 mảnh bị đục rời và cháy sém. Việc này diễn ra cùng thời điểm với đám cháy hoành hành tại thành phố vào thế kỷ 6.
Ai là người đã gây ra việc này và vì sao? Không ai có thể khẳng định được. Matthew Robb, người phụ trách triển lãm, cho biết Teotihuacan phủ nhận mọi lý giải, nhưng cũng sẽ tiếp tục thu hút giả thuyết mới. Đến nay, bí ẩn vẫn bao trùm thành phố cổ xưa này.
Theo Ngọc Diệp/Zing news
Xem thêm các bài viết:
Cổ tích nước Nga những ngày đầu thu
Ghé thăm đất nước bí ẩn Turkmenistan
Những điểm du lịch xuất hiện nhiều nhất trên Instagram
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com October 27, 2017
Đánh giá bài viết này
(1 lượt, 5.00 điểm trên 5) Loading…
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes