#lý thuyết
Explore tagged Tumblr posts
Text
372. Một trò chơi mới từ Elon musk
Từ Donny Elon Musk, Alex Jones, Andrew Tate và các cá nhân có ảnh hưởng khác đã lên không gian Twitter hôm nay để lên tiếng chống lại WEF 🤔 và mối đe dọa độc tài toàn cầu minh bạch đáng ngờ. 👉Elon Musk cũng chào hàng rằng Neuralink của anh ta sẽ “làm cho người mù nhìn thấy,” và cũng làm việc theo cách thần giao cách cảm🤔. Ông công khai gợi ý rằng công nghệ của ông sẽ thực hiện những dấu hiệu và…
View On WordPress
0 notes
Text
ít nói không phải là nói ít mà là đừng nói những điều vô ích...
#chân lý#sống#cuộc sống#bài học cuộc sống#trích dẫn#trích dẫn hay#câu nói hay#triết lý sống#buồn#tâm trạng#sách#tiểu thuyết#văn học
25 notes
·
View notes
Text
Lý thuyết Dow là gì? 6 Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow trong giao dịch
Lý thuyết Dow được xem là nền tảng cơ bản để nghiên cứu những biến động của phương pháp thị trường đầu tư. Lý thuyết này được đặt theo tên của Charles Dow, người sáng lập tờ báo Wall Street Journal và một trong những người tiên phong trong lĩnh vực phân tích chứng khoán. Thuyết Dow là tập hợp 6 nguyên tắc, và được xem là tiền đề, nền tảng, cơ sở hệ thống để nghiên cứu và phát triển nhiều nguyên…
View On WordPress
0 notes
Text
Lý Công Uẩn (李公蘊)(974 – 1028), ngài sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (974) người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm. Năm lên 3 tuổi, mẹ ẵm đến thiền sư Lý Khánh Văn và được Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi. Lý Công Uẩn thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ. Khi đến tuổi đi học thì được theo học với Thiền sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Sư Vạn Hạnh nhận ra được tố chất thông minh phi phàm của đứa trẻ này nên đã có nhận định: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Nhờ sự nuôi dạy của nhà sư Lý Khánh Văn và Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn trở thành người xuất chúng, văn võ kiêm toàn. Trong lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời đại Lý được coi là mốc son vàng, đánh dấu bước ngoặt cơ bản về tư tưởng yêu nước và tinh thần độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Nhà Lý (1009 – 1226) là một triều đại lớn trong lịch sử nước ta, thời Lý được coi là thời kỳ lịch sử vẻ vang nhất trong thời kỳ trung đại, thời kỳ dân tộc ta vươn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Thời nhà Lý, nhà nước phong kiến củng cố và phát triển hệ thống chế độ trung ương tập quyền, tiến hành nhiều cải cách chính trị, kinh tế, quân sự và đạt được những kết quả rực rỡ về nhiều mặt. Trên cơ sở của nền kinh tế – chính trị đó, văn hóa, tư tưởng của dân tộc cũng được xiển dương, phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhân tài về văn chương, nghệ thuật với nhiều tác phẩm bất hủ. Từ những áng văn thơ hào hùng, đến nghệ thuật chạm khắc tinh tế, uyển chuyển đầy tính sáng tạo và bay bổng như biểu tượng rồng thời Lý,… tất cả đã tạo nên bức tranh đa sắc về một đời sống văn hóa phong phú. Song, nhìn một cách tổng quát, chúng ta sẽ thấy nổi lên ý thức tự hào dân tộc, một hào khí Đông Á mà hậu thế mãi còn nhắc đến.
1 note
·
View note
Text
Lý thuyết về phun xăm thẩm mỹ
Muốn học phun xăm chuyên nghiệp và theo nghề lâu dài chắc chắn bạn cần tìm đến một trường dạy phun xăm uy tín để được theo học một cách khoa học, chuẩn chỉnh và có thể vững chắc tay nghề sau khi ra trường!
Nếu bạn cũng đang phân vân không biết nên học phun xăm ở đâu tốt? Theo học phun xăm ở đâu để chắc tay nghề và có thể dễ dàng tìm kiếm công việc ưng ý sau khi ra trường hãy liên hệ ngay Hocphunxam Academy nhé!
Học nghề phun xăm ở đâu uy tín?
Hocphunxam Beauty Academy tự hào là một trong những trung tâm đào tạo phun xăm lớn, uy tín hàng đầu hiện nay.
Chúng tôi đã có hơn 6 năm kinh nghiệm đào tạo phun xăm chuyên nghiệp và cho ra trường hàng nghìn kỹ thuật viên phun xăm chất lượng cao cho các spa thẩm mỹ trên toàn quốc.
Những ưu điểm khi theo học tại Hocphunxam Academy:
Đội ngũ giảng viên chuyên ngành giàu kinh nghiệm
Đào tạo, dạy học 1 kèm 1 trực tiếp theo sát từng học viên
Thực hành trực tiếp trên người thật số lượng lớn để học viên có thể tự tin hành nghề sau khi tra trường.
Giáo trình phun xăm chuẩn y khoa: Học phun xăm chuyên nghiệp từ cơ bản – chuyên sâu – nâng cao tay nghề đáp ứng nhu cầu của mọi học viên.
Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại các thiết bị máy móc, dụng cụ phun xăm mới nhất
Liên tục cập nhật các kỹ thuật mới nhất để luôn bắt kịp các xu hướng làm đẹp mới nhất trên thị trường.
Chi phí học phun xăm cạnh tranh với chương trình trả góp lãi suất 0%, ở tại ký túc xá gần cơ sở thẩm mỹ
Cấp chứng chỉ sau khi tốt nghiệp khoá học: Chứng chỉ do Bộ Lao động thương binh xã hội, có giá trị toàn quốc.
Học Phun Xăm cam kết cơ hội việc làm cho mọi học viên sau khi ra trường! Bạn có thể hoàn toàn tự tin với tay nghề và thực hành trực tiếp sau khi hoàn tất khóa học của chúng tôi.
Học phun xăm có khó không?
Nghề phun xăm thường không giới hạn đối tượng. Chính vì thế dù là già trẻ, gái trai, lớn bé chỉ cần đủ 18 tuổi và có sự đam mê, yêu thích làm đẹp thì đều có thể đăng ký các khóa đào tạo phun xăm uy tín và chất lượng.
Khác với những ngành nghề hiện nay tại Việt Nam thì nghề phun xăm thẩm mỹ không có yêu cầu quá cao đối với bằng cấp.
Đối với các ngành nghề liên quan tới làm đẹp thì việc có năng khiếu sẽ được coi là một lợi thế, nhưng nếu như không có thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Một trong những điều kiện giúp cho bạn cảm thấy việc học các khóa đào tạo nghề phun xăm thẩm mỹ trở nên đơn giản hơn đó là tìm được cho bản thân m��t đơn vị dạy phun xăm uy tín trong việc đào tạo.
Chính vì vậy mà ngay từ đầu nếu muốn học thì bạn nên lựa chọn các trung tâm đào tạo phun xăm uy tín để lựa chọn đúng môi trường học lý tưởng.
Liên hệ với chúng tôi
Mọi quan tâm cần được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Hotline: 0978085789
Website: hocphunxam.com
CS1: 113 Lý Tự Trọng , TP Vinh ,Nghệ An
CS2: 240 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới , Quảng Bình
0 notes
Text
Review sách:Basic Economics: Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn Tác giả Thomas Sowell
Thomas Sowell là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế giới, là giáo sư tại Trường Đại học Stanford và cũng là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về kinh tế học, chính trị và lịch sử. Cuốn sách “Basic Economics: Kinh tế học cơ bản” là một trong những tác phẩm nổi bật của ông, được viết dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế học. Mua trên Tiki Mua trên…
View On WordPress
#Basic Economics#Các khái niệm cơ bản của kinh tế học.#Chính sách thuế#Chính sách tiền tệ#Cuốn sách kinh tế học#Cung cầu#Economics#Học kinh tế#Kinh nghiệm kinh tế#Kinh tế học#Kinh tế học cơ bản#Làm chủ kinh tế#Lịch sử kinh tế#Lý thuyết kinh tế#Nhập môn kinh tế học#Nhu cầu#Phân tích kinh tế#Quyết định chính trị#Tác động kinh tế#Thomas Sowell
0 notes
Text
Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là gì? Nếu bạn là một nhà đầu tư lâu năm trong nghề thì có lẽ ít nhiều lần bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ lý thuyết Dow. Nó được xem như một nền tảng cơ bản nhất của những phương pháp phân tích kỹ thuật, chính vì vậy các chuyên gia cho rằng việc nắm rõ được lý thuyết này vô cùng quan trọng và hữu ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lý thuyết Dow, đặc biệt là với các newbie mới bước chân vào nghề. Ngay bây giờ, hãy cùng web forexdictionary.com theo dõi bài viết giải thích chi tiết cụ thể về lý thuyết Dow nhé.
https://forexdictionary.com/ly-thuyet-dow/
0 notes
Text
Tính mình thích những người sống thật, yêu ghét thẳng thắn. Không lòng vòng, nước đôi quanh co. Có thể những người ấy họ phạm rất nhiều lỗi trong quá trình "thẳng, thật" của mình, đôi khi thiếu chút kiềm chế nhưng họ rõ ràng, không hai mang. Họ hổng chỗ nào, người muốn giúp biết ngay nơi cần vá.
Có rất nhiều người sẽ góp ý với họ phải để ý thế nọ thế kia, dạy họ cách khéo léo, "co giãn", nhưng khổ nỗi là cái bên trong nó thế rồi, làm cách nào mà ngày một ngày hai đòi bạt núi rời sông. Cái cây phải ươm chăm từ bé, đâu có thể lớn mà bẻ theo thế được. Đây cũng ko phải là lời bao biện cho những người như thế mà chỉ nói là: lúc nào cũng có những con người hiểu và cảm mến những người như vậy tồn tại.
Năm nay gần 40, nhìn thấy quá nhiều đạo mạo và giả dối, nước đôi trên đời, lờ nhờ không rõ ràng. Những người chưa gặp thì nghĩ hay ho, gặp rồi chán nản hẳn. Tại bên trong và bên ngoài có khác biệt quá lớn, gần như không phải cùng một người. Họ bảo lớn rồi trong đen có trắng, trong trắng có đen, nhiều khi là vùng xám, nhưng mình thì thấy cóc hợp. Bởi yêu ghét đã không dám rõ ràng, cần nói không dám nói, nhận lỗi không dám nhận thì vẫn là loại mình xếp vào cuối bảng xếp hạng để quan hệ.
Lắm ông cứ hình hài, chưng biển, tỏ vẻ đạo mạo khuyên răn, vào việc thì rối như mớ tóc góc bồn tắm, vì làm quái gì có cái lúc thẳng thật để nhìn và đối diện con người hay vấn đề đâu. Sách vở cũng ít thôi, cái cần là luôn tìm thời gian đối diện với bản thân, nhìn vào đó, thấy những cái bỉ ổi xấu xa của mình, hiểu rõ tại sao mình yêu, vì sao mình ghét loại ấy, đối chiếu, kiểm chứng phản biện đi rồi vỡ vạc ra nó mới đáng tiền.
Còn dăm ba con chữ, mớ lý thuyết ở bển hay chôm vội trong mấy quyển sách nó ko bằng một phát đấm thẳng mặt khi gặp việc, ăn một quả lừa to khi nhìn cái quái gì lấp lánh cũng nghĩ là kim cương và vàng khối đâu. Đây là bài học mở mắt đó.
Cuối cùng, đến một tuổi người ta khó tính, cẩn thận trong việc chọn người, và ko còn nhu cầu kết bạn, kết giao chi nữa. Mối quan hệ chỉ dừng lại ở việc hợp tác, trao đổi công việc còn thân thiết như ae tay chân nó rút về chỉ còn một nhúm nhỏ cùng chia sẻ cách sống, tam quan toát ra cái vibe hợp nhau, hoặc đã đi qua trăm lần bể dâu rồi để có cái ngày vẫn cùng nhau cạn một chén, hỏi nhau vài câu rồi lại tiếp tục con đường nhưng lúc nào cũng hồ hởi vì bạn quý.
Thế thôi. From BeP
151 notes
·
View notes
Text
327. Bình luận về quan niệm Tư duy Phức hợp của Edgar Morin
Tập hợp quan điểm của Morin có trong bài viết tại đây – https://www.chungta.com/nd/tac-pham-hoc-thuat/tinh_tat_yeu_tu_duy_phuc_hop.html1. Lối tiếp cận của MorinEdgar Morin viết: “Bệnh lý hiện đại của tâm trí nằm ở việc siêu đơn giản hóa đang che kín tính phức hợp của thực tại… Chỉ duy có tư duy phức hợp mới khai hóa được tri thức của chúng ta mà thôi.”Ông xem con người hiện đại là “vấn đề” và coi…
View On WordPress
0 notes
Text
Giờ thì tôi đã biết đau đớn thức sự là gì...
#chân lý#sống#cuộc sống#bài học cuộc sống#trích dẫn#trích dẫn hay#câu nói hay#triết lý sống#buồn#tâm trạng#sách#tiểu thuyết#văn học
20 notes
·
View notes
Text
Nếu không có tình yêu của Hoàng Tử Bé thì bông hồng cũng chỉ là một thứ gai nhọn nở hoa, nó thật đặc biệt nhưng cũng sẽ thật nhạt nhoà. Cuối cùng thì thứ làm cho con người ta trở nên đặc biệt đều có phần sẽ đến từ sự chân phương quý giá trong tim kẻ khác và ngược lại. Nếu không có những rung động len lỏi này thì thật sự không biết ta sẽ ở lại với ai đó vì điều gì. Nếu cố tìm thì có thể sẽ có vài lý do, nhưng nhiều khi nó không đủ thuyết phục.
— AN TRƯƠNG
51 notes
·
View notes
Text
Trong một thế giới không tương lai...
❝Trong một thế giới không tương lai thì mỗi lần chia tay một người bạn là một lần chết, mỗi nụ cười là nụ cười cuối cùng. Trong một thế giới không tương lai thì bên kia của hiện tại là hư vô và con người bám lấy hiện tại như bám vào một mỏm đá.
Trong một thế giới không tương lai ta cũng không thể biết ai sẽ trúng thưởng giveaway lần này!
Đầu tuần hứng khởi, xin được mở cuộc ghi là giveaway đọc là lì xì đầu năm tới những người dùng tumblr hẳn đang ngỡ admin này đã xù.
Món lì xì này tuy nhỏ mà lại chỉ có một, không những vậy còn đính kèm phụ kiện bí mật chỉ người may mắn nhận được mới biết hihi
Lì xì công khai: 1 cuốn Những giấc mơ của Einstein (Alan Lightman – Lê Chu Cầu dịch)
Cuốn này mới được Nhã Nam tái bản, bìa sci-fi hiện đại tràn đầy cầu kỳ, nhưng bản tớ tặng là bản bìa cũ, vintage đơn sơ mà mộc mạc - tớ may mắn tìm mua được ở một tiệm sách cũ, mối duyên này giờ mong được chuyển tiếp tới một bạn may mắn khác. Năm mới ta cùng tôn vinh cách những cuốn sách tìm đến với mình ngẫu nhiên và tùy duyên như vậy nhé.
Giới thiệu một chút về Những giấc mơ của Einstein. Đây không phải một tiểu luận khoa học về thời gian, lại càng chẳng phải tiểu sử Einstein, mà là một tiểu thuyết theo đúng nghĩa của từ này. Nhân vật chính của nó, bởi vậy, cũng không phải Einstein (bản thân Einstein chỉ là một hình bóng xa xôi làm nền). Những giấc mơ về thời gian của Einstein, hay chính xác hơn, thời gian mới là nhân vật chính ở đây.
Bằng trí tưởng tượng phong phú, Alan Lightman đã tạo ra những thời huống hết sức lý thú và bất ngờ, cuốn người đọc vào vòng xoáy của thời gian muôn hình vạn trạng. Nếu thời gian không trôi theo đường thẳng, mà lại theo một đường tròn, nghĩa là mọi sự kiện đã trôi qua sẽ được lặp lại… Nếu thời gian có điểm tận cùng, thì người ta sẽ ứng xử ra sao khi đến gần cái thời điểm định mệnh ấy? Còn nếu con người là bất tử…
Còn dịp nào thích hợp hơn đầu xuân năm mới này để nghiền ngẫm, trăn trở và đau đáu về thời gian cũng như sự bất khả năm bắt nó?
(1 phút quảng cáo cho nhà không tài trợ: Cuốn này thực sự thú vị, nhiệt liệt giới thiệu tới các bạn!)
Lì xì bí mật: 1 món quà bổ trợ cho công cuộc đọc sách
Luật chơi đơn giản thui: các bạn hãy tương tác với bài viết này và reply 1 con số may mắn <1000, sau một tuần tớ sẽ quay thưởng ngẫu nhiên.
Chúc các bạn may mắn, không chỉ trong màn giveaway hẻo quà này mà trong mọi màn mà cuộc đời sẽ vén lên cho bạn trong năm nay!
❝Ở cái quán nhỏ bày ngoài đường sáu cái bàn và những chậu hoa dã yên có một chàng trai ngồi uống cà phê, ăn bánh ngọt. Anh bình thản nhìn đường phố, thấy hai người đàn bà mặc áo thun cười nói, thấy người đàn bà đứng tuổi bên thành giếng, thấy hai người bạn không ngừng chia tay nhau. Trong lúc ấy một đám mây đen kéo qua thành phố. Nhưng chàng trai vẫn ngồi ở bàn. Anh chỉ có thể hình dung được hiện tại, mà hiện tại trong khoảnh khắc này là bầu trời âm u nhưng không mưa. Trong lúc ăn bánh uống cà phê, anh lấy làm ngạc nhiên rằng kết thúc của thế giới lại tối đen đến thế.
❝Rồi mưa. Chàng trai đi vào trong quán, cởi áo khoác ướt và ngạc nhiên rằng thế giới kết thúc trong mưa.
❝Anh nói chuyện với đầu bếp về món ăn, nhưng anh không chờ mưa tạnh vì anh không chờ gì cả. Trong một thế giới không tương lai thì mỗi khoảnh khắc đều là chung cục của thế giới. Sau hai mươi phút, mây đen kéo đi, tạnh mưa, trời lại sáng. Chàng trai trở lại bàn và ngạc nhiên thấy rằng thế giới kết thúc trong ánh nắng.
53 notes
·
View notes
Note
Anh Bí
Chia tay một mối quan hệ đã biết là không có kết quả
Nhưng bản thân em lại yêu họ quá nhiều
Em nên làm gì tiếp theo, cho em lời khuyên:(
Em là Cháng
Chào em
Anh không thích viết dông dài, nhưng hôm nay phá lệ vì lâu rồi chưa viết gì.
Đầu tiên với câu hỏi này, em có thể thử tìm câu trả lời nghiêm túc với AI, nền tảng nào cũng được, bọn nó đã được đào tạo để trả lời/tư vấn về tâm lý khá tốt, có thể dùng được, có điều đó cũng chỉ là mớ lý thuyết xuông, như kiểu ai cũng biết trà sữa không tốt nhưng vẫn uống, thức khuya không tốt nhưng vẫn thức vậy.
Anh vốn ko thích trả lời như AI, vì nếu thế anh chẳng khác vì một cái máy cả. Cũng như anh không thể vạch ra một ngàn lẻ một tình huống về điều em muốn để đưa ra lời khuyên phù hợp - dù chưa chắc gì đó đã là lời khuyên phù hợp. Vì câu hỏi của em, vốn đã thiếu điều quan trọng nhất, là mục tiêu, phải xác định điểm đến thì mới có thể vẽ con đường. Em nên làm gì để đạt được cái gì? Vì em chẳng cần làm gì thì thời gian và cuộc sống sẽ kéo em đi, để một lúc nào đó khi nhìn lại mối quan hệ này em sẽ thở dài hoặc cười nhạt.
Em biết yêu quá nhiều thực sự là gì không? Là dũng cảm vượt qua mọi khó khăn để được bên cạnh người mình yêu. Có điều, trước khó khăn, từ bỏ luôn dễ dàng hơn giữ lấy, chọn dễ dàng, chính là trốn chạy, là hèn nhát. Người ta thường đổ cho tình cảm không vượt qua được lý trí, nhưng rõ ràng chính vì tình cảm không đủ nhiều nên lý trí mới thắng được. Yêu đủ nhiều sẽ dùng lý trí để giữ lấy tình yêu.
Anh không biết lý do không thể có kết quả ở đây là gì, nhưng trừ những trường hợp đặc biệt (như trong tiểu thuyết ngôn tình) thì chỉ nên buông khi đối phương cũng lựa chọn từ bỏ.
Lại câu cũ: điều nên làm, không phải là điều có thể làm.
Em uống trà sữa không nhỉ? Anh mời!
Anh Bí hay nói lý.
10 notes
·
View notes
Text
André Aciman, "My Roman Year" (trích)
Đặt giữa bối cảnh Roma thập niên 1960, My Roman Year ghi lại thời niên thiếu của André Aciman, bắt đầu khi ông cùng gia đình lần đầu đặt chân đến đây sau khi bị trục xuất khỏi Ai Cập. Mọi dấu vết về địa vị và sự khá giả từng có ở Alexandria giờ đây đều bay biến theo cuộc trốn chạy. André cùng em trai và người mẹ khiếm thính của mình chuyển đến một căn hộ cho thuê ở Via Clelia, loay hoay tìm cách chấp nhận thực tại, học cách hòa nhập với cuộc sống mới và thông qua đó, khám phá trái tim đang đập của Thành phố Vĩnh hằng.
Trong cuốn hồi ký này, André Aciman gợi lên đích xác quang cảnh, con người, mùi hương, phong vị của Roma theo cách mà chỉ ông mới có thể làm được. Bằng thứ văn xuôi trau chuốt từ lâu đã trở thành thương hiệu, vừa xúc động vừa đẹp đẽ, My Roman Year mở ra cuộc sống của một gia đình mãi mãi lưu vong, dẫu đang sống ở Roma đấy nhưng chẳng dám gọi là nhà.
[...]
“Xin đừng ghét ông. Ông không phải yêu tinh.” Đó là lời ông Claude nói khi sắp sửa bước ra khỏi căn hộ mới của chúng tôi ở Roma và đi về phía cầu thang.
Claude, hay Claudio như bấy giờ ông vẫn thường được gọi ở Ý Đại Lợi, đứng nơi ngưỡng cửa và lặp lại chính xác lời chị gái ông mấy tháng trước ở Ai Cập đã nói khi cố xua đi những lời không hay về ông. “Ông ấy là người tốt nên đừng nghĩ ông ấy là yêu tinh nữa,” bà nhìn thẳng vào hai anh em tôi mà nói, dùng một từ như lấy ra từ cổ tích. “Đúng là tính khí ông ấy nóng nảy thật, nhưng cứ nghĩ ông ấy bốc đồng đi. Nhà ta ai mà chẳng có chút bốc đồng, đúng không?”, bà nói thêm về người đàn ông mà chúng tôi sẽ gặp ngay khi tàu cập bến Napoli. “Bốc đồng” là vẫn còn nhẹ để miêu tả về người mà những cơn thịnh nộ của ông mãi mãi in hằn trong ký ức của bất kỳ ai quen biết. Bà Elsa hẳn đã biên thư cho ông từ Ai Cập mà kể rằng chúng tôi rất sợ gặp ông.
Bằng chính từ mà bà tôi đã dùng, yêu tinh, nơi ngưỡng cửa ngày hôm đó, ông đã tìm ra một cách gian xảo và xấu xa để cho chúng tôi biết rằng, nhờ ơn những cánh thư không mỏi của bà Elsa, ông biết rõ người nhà chúng tôi ở Ai Cập xì xào gì về ông. Bà Elsa mồm mép tép nhảy. Bà không kìm được mà thú nhận trước tiên rằng bà đã nói lắm. “Je suis gaffeuse,” tôi là một kẻ dại khờ. Hẳn bà đã kể với ông rất nhiều về chúng tôi, chuyện cha mẹ chúng tôi cãi nhau như cơm bữa, chuyện anh em tôi vật nhau ỏm tỏi trong phòng, đương nhiên cả chuyện chúng tôi xấu tính với bà thế nào, không tôn trọng bà già tám mấy tuổi sắp hết nhìn thấy đường này ra sao. Lý nào ông lại không muốn tỏ ra mình biết rõ những chuyện đương diễn ra trong nhà?
Trong những lá thư kể về Roma gửi cho chúng tôi, ông Claude đã thật thà miêu tả kỹ lưỡng căn hộ ba phòng ngủ mà ông đề nghị cho chúng tôi thuê lại. Gần đó có một công viên nhỏ, siêu thị, cửa hàng bách hóa, tất cả tạp phẩm cùng bốn rạp chiếu bóng mà rủi thay, như ông viết trong thư, chỉ chiếu phim phụ đề nhưng rồi người ta cũng quen. Chúng tôi sẽ thích Roma cho xem, ông chắc chắn như thế. Bà nội tôi, chị gái của ông và lớn hơn bà Elsa, một người chị em khác của họ, đã biên thư kể với ông rằng tôi mê lịch sử. Ông hồi âm lại, hứa sẽ dắt tôi đi tham quan những khu nổi tiếng và không nổi lắm của Roma, những nơi chỉ dân địa phương mới biết còn du khách thì không. Ông nói thêm rằng mất cả đời này hoặc cả đời sau nữa cũng chưa đi hết, không như cái ổ Alexandria của chúng tôi.
Chút hiểu biết của tôi về Roma có được từ tấm bản đồ nhỏ xíu từ tòa lãnh sự Ý Đại Lợi ở Alexandria. Các phố lân cận sắp tới của chúng tôi ở Roma mang những cái tên nghiêm trang lấy từ sử thi Aeneid của Virgil: Via Enea (Aeneas), Via Turno (Turnus), Via Camilla (tương tự). Via Niso (Nisus) dẫn thẳng vào Via Eurialo (Euryalus) như thể các nhà hoạch định thành phố biết rằng, cũng giống như trong câu chuyện sử thi của Virgil, tình yêu của Nisus dành cho Euryalus là không thể nào chia cắt. Tôi không mong bắt gặp Camilla hay Turnus đang thắt giáp chuẩn bị xông trận, song tôi biết sức nặng của truyền thuyết và lịch sử đã thấm vào từng ngõ ngách Roma. Ngược lại, trong mắt ông Claude, thành phố của chúng tôi lại là một cái ổ. Tôi đã phải tra nghĩa từ này.
Tôi thích tính hài hước của ông Claude. Bạn có thể nhìn ra ngay trên các phong thư của ông, những phong thư luôn đến Alexandria với hai từ viết hoa gạch chân “Tiếng Pháp” đặt dưới địa chỉ của chúng tôi. Việc này giúp các giám sát viên Ai Cập, những người đọc hết thư gửi về từ nước ngoài, dễ dàng chuyển lá thư của ông đến người phụ trách đọc thư tiếng Pháp. Đây cũng là cách ông thông báo với viên giám sát rằng trong thư không có cáo buộc hay thỏa hiệp gì, bởi như đã cho biết ngôn ngữ của nó, ông biết thừa lá thư sẽ bị đọc trước. Trên thực tế, giám sát viên luôn mở thư ông Claude ra đọc rồi đóng lại bằng một nhãn dán cho người nhận biết thư đã được kiểm duyệt. Tôi thích lối tiếp cận “lá thư bị đánh cắp” này của ông, giấu bằng chứng ở nơi thật dễ thấy. Ông đã tài tình qua mặt chính quyền Ai Cập về tài khoản ngân hàng của cha tôi ở Thụy Sĩ bằng cách viết rằng ông thấy tinh thần bà dì Berta phấn chấn hẳn lên khi nhìn cô cháu nội an toàn theo mình trong chuyến nghỉ ngắn ở Hy Lạp. Bà dì Berta không ai khác hơn giám đốc ngân hàng của cha tôi ở Nhật Nội Ngỏa, còn cô cháu nội kia thực chất là giao dịch viên đáng tin cậy người Hy Lạp phụ trách chuyển tiền ra nước ngoài. Hóa ra người Hy Lạp này cũng không đáng tin lắm. Hắn đã cuỗm tiền trong ngân hàng Thụy Sĩ rồi cùng gia đình bỏ trốn tới Brooklyn. Ông Claude, người từng là luật sư kinh nghiệm giao thiệp rộng ở Thụy Sĩ, nghe phong thanh về tên trộm kia liền đánh điện báo cho cha tôi ở Ai Cập hay: căn bệnh trầm trọng của bà dì Berta yêu dấu đã khiến đứa cháu gái tội nghiệp phải mở miệng.
Nhờ sự khôn ngoan, lanh lợi và nhạy bén với gian lận, lọc lừa, ông Claude đã kiếm lại được một ít tiền thông qua Interpol, song phần lớn đều đã tiêu tán theo như ông khẳng định. Cha chỉ cho chúng tôi cách thể hiện lòng biết ơn chân thành với ông Claude nhưng tuyệt đối không bao giờ tin tưởng. Cùng với đó, cha yêu cầu cậu mình đưa cho chúng tôi một khoản tiền cố định mỗi tháng.
Trên boong tàu đến Ý Đại Lợi vào buổi sáng định mệnh hôm đó, mẹ và tôi trông ra với hy vọng ông Claude sẽ tới Napoli đón chúng tôi. Tôi không chắc người đàn ông đứng trên cầu tàu mà tôi nhìn thấy từ xa có đúng thật là ông Claude không. Tàu vẫn chưa cập bến, nắng làm lóa mắt tôi. Tôi chỉ nhìn thấy những nhóm người chen chúc trên bến tàu, phu khuân hành lý, nhân viên vận chuyển và hải quan, cả bạn bè và họ hàng từ khắp Ý Đại Lợi đổ về chào đón những người mà họ đã nhiều năm không gặp. Điều tôi còn nhớ về ông Claude từ hồi bé tẹo là khi ông đặt tôi ngồi lên đùi, đối diện vô lăng và cho tôi vờ lái chiếc xe cổ lỗ sỉ của ông, chiếc xe mà mọi người trong nhà đặt cho cái biệt danh nhà táng di động mà mãi sau khi ông đột ngột bay khỏi Ai Cập vẫn còn gọi. Tôi nhớ mái tóc xoăn đen, cái mũ, cặp kính râm đặc biệt với vải tối che hai bên tròng kính của ông, tiếng tặc lưỡi bắt chước cái tay quay nhỏ mà ông liên tục xoay phải rồi lại xoay trái để đóng mở kính chắn gió trong lúc làm bộ mặt bối rối chọc cười đám trẻ con. Hồi đó chắc tôi mới ba tuổi. Tôi không còn gặp lại ông từ sau cái hôm ông chở bà nội và tôi từ biển về nhà dùng bữa trưa thường nhật trong căn hộ rộng lớn bấy giờ vẫn còn được cai quản bởi mẹ ông, bà cố của tôi. Chiếc xe có ghế da cũ kỹ, bong tróc và gồ ghề của ông khiến tôi tò mò, bởi chưng tôi chưa từng thấy chứ đừng nói ngồi trên một chiếc xe lỗi thời như thế. Tôi biết biệt danh của nó nhưng được dặn không bao giờ gọi ra trước mặt ông.
Nhà táng di động được dùng như một biệt danh giễu tính bủn xỉn cố hữu của ông Claude, phẩm chất mà ông chia chung với tám anh chị em của mình, trong đó có cả bà nội tôi và bà Elsa. Ai cũng xem tính bủn xỉn của mình như một hình thức tiết kiệm có được sau nhiều năm khốn khó, qua nhiều thế hệ, song tất cả những người quen biết gia đình, từ mẹ tôi cho tới các gia nhân nhỏ tuổi nhất, đều gọi nó bằng tên thật sau khi vung thẳng tay ra với nắm đấm siết chặt biểu thị không gì khác ngoài tính hám lợi - lòng tham xấu xí, ngoan cố, vô phương cứu chữa, cố hữu và chặt như nắm đấm. Chi ấy của gia đình không bao giờ cho đi thứ gì và tích trữ mọi thứ như thể kỷ vật rất lâu sau khi chúng đã được dùng hết công dụng, biện minh cho sự miễn cưỡng khi chia tay chúng bằng câu châm ngôn tiếng Pháp thường được nhắc đi nhắc lại là on ne sait jamais, không ai biết được, nghĩa là không ai biết được khi nào thì một thứ bị vứt đi có thể hữu dụng hay khi nào thì một người bạn bị bỏ rơi sau cùng lại trở nên hữu ích.
Chiếc xế hộp không tuổi đã được đưa xuống bãi phế liệu cùng với cái mũ, cặp kính râm có chớp và cái tay quay nhỏ xíu dùng cho kính chắn gió di động có bánh răng kêu cót két, lách cách của ông. Ông tính đợi bán lẻ từng món cho người ngả giá cao nhất, nào ngờ cảnh sát Ai Cập lại phát hiện ông chuyển tiền sang Thụy Sĩ. Một người quen xa đã báo cho ông kịp lúc. Ông Claude thoát chết trong gang tấc qua đường cửa bếp và không bao giờ thấy ở Ai Cập nữa.
Mẹ tôi lại nhìn ra bến tàu và tin rằng người mà chúng tôi thấy lúc nãy không thể nào là ông Claude được. “Bảnh tỏn quá,” mẹ nói như thế. Ông ấy không đời nào tiêu tiền vào quần áo đẹp đâu. Thay vào đó, mẹ chỉ một người đàn ông mà bà nghĩ trông rất juif, song lại đổi ý. Đoạn, có người đàn ông đứng xa xa trên bến hình như nhận ra mẹ và vẫy tay rối rít. Mẹ nói như thế không đúng. “Ông ấy chẳng bao giờ ưa mẹ, mẹ cũng không chịu nổi ông ấy.” Rốt cuộc, người đàn ông đang vẫy tay ấy tựa vào lan can và hét gọi tên mẹ, “Rina, Rinaaaa.” “Không phải ông ấy,” mẹ tôi vẫn khẳng định. “Vả lại,” mẹ nói thêm, “ông già cũng không phải kiểu người sẽ đến đây gặp chúng ta. Nội tiền xăng từ Roma tới đây thôi đã là chuyện không tưởng rồi.” Thêm nữa, chúng tôi không quan trọng đến mức ông phải tự mình đánh xe tới. Mẹ, em trai và tôi, không tính cha tôi và bà Elsa, là những thành viên cuối cùng rời Ai Cập. Ông Claude đã nhắc đi nhắc lại trong thư vô số lần ông tới Napoli đón họ hàng - bố mẹ vợ, cháu trai, cháu gái cũng như anh chị em ruột bao gồm bà nội tôi. Đâu thể mong ông lần nào cũng có mặt trên bến tàu được. Khi đã kết luận ông Claude sẽ không đến Napoli đón chúng tôi, mẹ nhắc cho anh em tôi nhớ rằng dù gì người của sở tị nạn cũng sẽ đưa chúng tôi tới trạm trung chuyển. Tôi sẽ thông dịch cho mẹ, mẹ nói như thế và quay sang tôi với nụ cười nửa miệng mà tôi rất hiểu. Thảy những buổi học kèm với các gia sư Ý trong mấy năm qua ở Ai Cập đã tới lúc phát huy tác dụng. “Tập trung vào điều họ nói ấy, không phải điều con nghĩ là họ đang nói. Cố đừng để họ biết mẹ bị điếc. Họ sẽ cướp đồ của chúng ta đó.” Đoạn, mẹ nói thêm khi nhận ra tôi đang hồi hộp. “Chúng ta đã vượt qua những chuyện còn tệ hơn nhiều, chuyện này có thấm tháp gì đâu.” Bấy giờ chúng tôi sắp sửa đặt chân vào Âu châu, Ai Cập có thể chìm trong rác rưởi, tiếp tục sa lầy trong ziballah của nó - từ Ả Rập mà chúng tôi vẫn dùng, nghĩa là “rác rưởi” - mẹ chẳng bận tâm lắm. Mối lo duy nhất của mẹ là cha, người đã ở lại Ai Cập và vẫn còn bị đe dọa bởi sự tùy hứng của cảnh sát Ai Cập vốn tàn nhẫn, nhất là với người Do Thái.
Rốt cuộc, điều khẳng định với tôi người đàn ông đứng trên bến tàu chỉ có thể là ông Claude không phải mái tóc xoăn đen hay nụ cười láu cá đầy ẩn ý trên mặt ông trong những cuốn album ảnh cũ của gia đình. Những đặc điểm ấy đã không còn nữa. Thay vào đó là nét giống nhau bất ngờ của ông với người anh trai Nessim lớn tuổi hơn nhiều đã chết ở Ai Cập mấy năm trước ở tuổi chín mươi hai. Mái tóc đen xoăn trong ảnh cũ đã mất vào năm 1966. Quan sát ông Claude liên tục bỏ mũ chào chúng tôi từ xa, tôi lập tức nhớ ra rằng cũng hệt như anh trai mình, ông hói nhẵn và lúc không cười thì môi bĩu ra trông rất xấu, cùng với đó là cái mũi khoằm như kết hợp giữa chim ưng đầu hói và vẹt chưa đủ lông, giống Sigmund Freud mà bỏ đi bộ râu vậy.
Còn một điều nữa cho tôi biết người đàn ông mặc áo khoác vải tuýt gọn gàng, đội mũ phớt, đeo cà vạt màu hạt dẻ đứng trên bến tàu chắc chắn là người nhà mình. Khi tàu chúng tôi cuối cùng cũng cập bến và có thể nhìn rõ ông, chúng tôi thấy ông rút ra chiếc khăn tay màu trắng rộng bằng lá cờ đuôi nheo quá cỡ, vẫy chúng tôi bằng một cử chỉ lỗi thời đến mức chỉ có thể lấy ra từ phim Hollywood cũ. Cũng như bà nội tôi và em gái của bà, ông Claude vĩnh viễn sống trong thời tiền Thế Chiến I, cái thời người ta còn vẫy khăn tay, một cử chỉ nhẹ nhàng và tinh tế có thể truyền tải hy vọng, sự niềm nở và hân hoan, cũng có thể dùng khi buồn khổ, kìm nén tuyệt vọng hoặc trong đám tang. Gia tộc Cohène (với dấu nhấn è bắt buộc nhằm khẳng định cái gốc gác Pháp giả tạo của mình) luôn có lối hành xử riêng. Không lý gì họ lại tuân theo những trào lưu tạm thời. Thiên hạ phải tuân theo cung cách của họ, luôn là như thế.
Thế nhưng, cung cách của họ giờ đây không những lỗi thời mà còn tuyệt tích. Họ không chịu chấp nhận điều này mà vẫn ưu ái lối đãi bôi kia, thức thời nhưng không tử tế, luôn đánh giá mọi người qua cách cầm dao nĩa thay vì hành động và lời nói. Thời này còn ai như thế nữa đâu.
Sáng hôm đó, tôi kể với ông Claude mình vừa ghi danh vào một trường Mỹ ở Ai Cập. Ông cho rằng việc này thật ngược đời, lẽ ra tôi nên vào trường Ý mới phải. Khi tôi giải thích rằng có khả năng chúng tôi sẽ chuyển tới Mỹ thì ông cười phá lên như thể tôi vừa thốt ra một điều ngớ ngẩn vô lý bậc nhất.
“Gì chứ? Trở thành người Mỹ sao? Cháu đang ở Ý Đại Lợi đấy, ông nhỏ của ta ơi, cháu sẽ cư xử và trở thành một người Ý như mọi người khác. Đừng có tâng bốc Huê Kỳ man rợ của cháu ở đây. Mỹ là một nước còn chưa ra đời nữa là, hay là cháu không biết?”
Tôi biết mình chỉ nên phán xét thay vì cãi lại. Em trai tôi cũng nín thinh dù trong hai anh em thì nó là đứa mê văn hóa, phim ảnh, âm nhạc và mọi thứ của Mỹ hơn. Hồi ở Ai Cập, nó đã mua bằng được đôi giày Levi’s cũ của đứa bạn người Mỹ cùng lớp, thích ăn kẹo dẻo nướng khám phá được từ hồi còn là Ấu sinh Hướng đạo, thậm chí còn thường xuyên xoay được một lượng kẹo cao su Juicy Fruit. “Đúng là hề hước mà!” Ông Claude nói tiếp. “Mấy thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch đã muốn làm lính Mỹ,” ông lầm bầm khi chúng tôi đi tới tòa báo danh dù tôi chắc chắn mình phải nghe từng từ. Tôi im lặng mà đâu biết trong thế giới của ông Claude, im lặng không ngăn được sự ngược đãi mà trái lại còn mời gọi thêm.
-
Ông Claude quả bốc đồng đúng như chị gái ông đã cảnh báo, song vẫn thật khó chấp nhận một người có thể tàn nhẫn đến thế với họ hàng máu mủ vừa bị trục xuất và đang túng thiếu, lạc lõng, nguy khốn của mình, nhất là một bà mẹ điếc với hai đứa con trai chưa bao giờ đi xa. Cái nhìn của cha tôi về ông cậu mình có phần dè dặt hơn, chủ yếu vì cha không muốn ảnh hưởng đến cái nhìn của chúng tôi về ông Claude, ngụ ý nên chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ nhất. Rốt cuộc cha tôi cũng đành huỵch toẹt: “Bất kể dì Elsa nghĩ gì thì cậu ấy vẫn có thể rất cục súc đấy.” Vậy mà mẹ tôi vẫn bình thản. “Không cần phải dọa mẹ con tôi thế đâu,” mẹ nói. “Không phải dọa mà là nhắc ba mẹ con để ý thôi,” cha tôi vặc lại và mẹ đáp ngay. “Nếu cậu anh kinh khủng như thế thì lý ra anh nên cùng rời Ai Cập để bảo vệ mẹ con tôi chứ không phải ở lại đây.” “Anh ở lại là vì còn nhiều thứ phải cứu vãn ở đây,” cha tôi đáp và sắp sửa nổi nóng. Của cải tài sản của ông đều đã bị quốc hữu hóa nên là, đúng vậy, chắc ông nghĩ ông có nhiều thứ phải cứu vãn trong hai tháng còn lại ở Ai Cập. Mẹ tôi thì đã quá rành và không đừng được than vãn với bà tôi. “Cứu vãn, cứu vãn con mắt tôi ấy! Tôi biết rõ vì sao và vì ai mà anh ở lại mà,” mẹ nói, “ai cũng biết cô ta là ai và sống ở đâu đấy.” Đây không phải lần đầu mẹ tôi nặng nhẹ về sự không chung thủy của cha tôi, việc mà đến bà tôi cũng chỉ biết thở dài ngao ngán. “Nhà này như bị nguyền vậy,” bà tôi đã nói như thế và bồi thêm rằng chồng bà, năm người anh em trai của bà và thảy những người đàn ông bà biết, kể cả cha mình, đều mang cái thói ấy. Mẹ tôi chẳng lấy gì làm an ủi trong những lời đó. Bà không cần đọc lá trà cũng biết điều gì ở Âu châu đang chờ đón mẹ con tôi: “Mẹ con mình sẽ như những kẻ ăn mày trong một thành phố xa lạ, trong khi anh ta thì sống sung sướng ở Ai Cập.”
Chúng tôi đã được cảnh báo trước về cuộc sống kinh hoàng trong trại tị nạn một khi đặt chân tới Napoli. Chúng tôi cũng được những người từng sống trong trại dặn đi dặn lại là sẽ phải tự rửa chén bát của mình trước khi trả lại căn tin, cho gì ăn nấy không được càm ràm và dùng nhà xí theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Elsa, người luôn tính đến viễn cảnh tệ nhất để được cảm giác bất ngờ dễ chịu khi dự liệu không xảy ra, bảo ở đó có chấy và trứng chấy nữa. Ai mà chẳng bị chấy một hai lần trong đời? Cả bà và chị bà đã sống qua hai lần thế chiến, chứng kiến những cuộc thảm sát người Armenia, chịu đựng các cuộc di dời cưỡng bức, nguy hiểm nhất là cuộc đào thoát khỏi Lourdes trên đường tới Marseille thời chiến trong hoàn cảnh ô uế đến nỗi nước còn quý hơn cả bánh mì và xà phòng. Nói đến chấy thì… Ta đã thấy rồi đấy thôi, một cách nói yêu thích nữa mang nghĩa Đừng bắt ta sống lại những chuyện mà ta đã vui vẻ quên đi.
Mẹ tôi chẳng nói gì khi nghe chuyện chấy và trứng chấy dù bà thú thực mình cũng sợ giường và khăn bẩn. Mẹ chẳng biết gì về Ý Đại Lợi lại còn bị điếc, phải có tôi thông dịch lại tất cả những gì người khác nói với mình. Mẹ đã chuẩn bị hai vali da cá mập thật nhét hết những thứ có thể giúp chúng tôi cầm cự trong vòng hai tuần. Người ta nói sẽ có xe buýt đưa chúng tôi tới trại tị nạn nên ba mẹ con phải ôm hành lý trên đùi trong lúc đi xe. Chúng tôi được kể cho nghe nhiều chuyện về Napoli. Chúng tôi không được rời mắt khỏi túi xách của mình.
Ông Claude quả thực đang chờ mẹ con tôi khi chúng tôi bước xuống ván cầu. Ông đã đánh xe từ Roma lên đường cao tốc từ hồi sớm bửng để bắt kịp giờ mẹ con tôi tới. “Cũng không tệ đối với một ông già bảy mươi tuổi nhỉ, mấy đứa không thấy vậy sao?” Ông kêu lên. Chất giọng Pháp của ông giống hệt người anh trai đã mất, song cái giọng the thé của ông lại khá lạ tai. Mẹ tôi không hiểu một từ nào từ miệng ông thốt ra nhưng vẫn cười duyên dáng. Ông Claude hớn hở cho đó là vẻ e thẹn cúi mình của một người phụ nữ trước sự nam tính nơi ông.
Ông Claude cười thầm, giải thích cho chúng tôi biết mình sẽ đi qua các thủ tục thông hành nhưng không đến nỗi man rợ như ở Ai Cập. Mẹ bảo tôi chuyển lời là bà thích thời tiết ở Ý Đại Lợi - lời khen như một nỗ lực nói ra được điều gì đó ấm áp và tỏ lòng biết ơn. Mẹ đã lớn lên cạnh biển nên không khí biển của Napoli như đưa bà trở lại tuổi thơ ở Ai Cập và bà thích điều đó.
Ông Claude nghe tôi chuyển lời liền đáp rằng Ai Cập có còn tồn tại trong cuộc đời chúng tôi nữa đâu. “Không khí biển ở đây là của Ý Đại Lợi. Làm ơn đừng hoài niệm nữa. Nếu có điều chi hối tiếc thì là đáng ra mấy đứa nên rời khỏi Ai Cập từ mấy năm trước kìa.”
Có người từ cổng hải quan cầm bảng kê khai đi tới chỗ chúng tôi và hỏi chúng tôi có phải hành khách trên khoang hạng ba số 6 không. Chúng tôi đáp phải. Người này thông báo nhân viên hải quan đã đếm số vali: tổng cộng ba mươi mốt cái. Tôi giải thích lại cho mẹ điều anh vừa nói và, “Cộng thêm hai cái này nữa.” Tôi cầm một cái còn em trai tôi cầm một cái.
Ông Claude vỗ đùi khi nghe thấy số vali, thoắt cái mặt ông đã đỏ rần và tuôn ra một tràng giận dữ. “Mấy đứa tính để số vali này ở đâu chứ? Trong xe của ta hả?” Anh nhân viên vừa đưa cho ông cây bút chì cùn gầy nhẳng để ký vào bảng kê khai vội vã trấn an ông, bảo rằng các vali sẽ được đóng gói và vận chuyển đến địa chỉ mà ông cung cấp trong vòng ba đến bốn tuần. “Cậu vừa nói ba mươi mốt sao?” Ông Claude cao giọng hỏi. “Xin đừng nóng, Dottore,” anh nhân viên nói, “ý tôi chỉ có ba tới bốn tuần thôi.” “Ba mươi mốt!” Tôi nghĩ ông Claude sắp đánh anh ta tới nơi. Anh nhân viên lặp lại với tông giọng mắc lỗi, “Ba tới bốn tuần, thưa Dottore.” Ông Claude lại hét lên, lần này thậm chí còn to hơn. Không thể nhầm được: không phải ông đang hét vào anh nhân viên hải quan mà là đang hét vào mẹ tôi, người chẳng hiểu ông đang la ó điều gì trong khi tôi thì sửng sốt đứng như trời trồng. Ông Claude như dồn hết sức bình sinh hỏi chúng tôi nghĩ gì mà lại đem ba mươi mốt vali tới Ý. Trong đó chứa gì chứ? Một cây dương cầm khổng lồ à? Hay một chiếc ô tô? Hay một cỗ xe tăng? Hay là gì? Mẹ tôi chừng như hiểu ra được nguyên do cơn thịnh nộ của ông. “Quần áo. Cùng một ít đồ bạc chăng?” “Đồ bạc?! Cháu có điên không đấy? Cháu có thể bị bỏ tù ở Ai Cập vì tội buôn lậu đấy.” Mẹ giải thích rằng hải quan Ai Cập đã nhận hối lộ để cho chúng tôi qua. “Hối lộ? Cháu nghĩ hối lộ rồi sẽ không bị chúng bỏ tù sao? Mới mươi ngày trước chúng còn là phường côn đồ buôn gánh bán bưng, vậy mà cháu… chồng cháu hoặc người chị ngu ngốc của ta… lại định hối lộ cho chúng?” Và rồi đến đòn kết liễu. “Sao tôi lại dây vào đám ngốc này vậy trời ơi là trời,” ông thốt lên bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ý, “Oray Kapa. Basta!” Nói rồi ông quẳng xuống đất cây bút chì mà anh nhân viên hải quan vừa đưa cho mình. Chừng như chưa thỏa, ông nghiến gót giày lên cây bút đến mấy bận.
Tôi ước gì mẹ tôi hét lại cho ông biết một người đàn bà điếc có thể bùng nổ ra sao một khi bị đẩy đến giới hạn. Tôi chưa gặp ai có thể địch lại tiếng thét của mẹ tôi cả.
Nhưng nếu mẹ tôi hét lại thì ông sẽ bỏ mẹ con tôi ở đó và không bao giờ nói chuyện với chúng tôi nữa. Mẹ biết điều đó, chúng tôi cũng biết, thế nên cả tôi và em trai đều không cố phiên dịch lại lời ông nữa.
-
Anh nhân viên gọi ông Claude tới văn phòng ký đơn ủy quyền. Vậy mà thay vào đó, ông dúi cây viết Bic cho mẹ tôi tự ký. Hai người đi tới văn phòng, để lại tôi và em trai đứng canh hàng hành lý xếp dài hết nửa nhà chứa máy bay bẩn thỉu chất đầy những đồ lặt vặt, cũ kỹ. Mỗi vali giờ đây trông còn nhỏ hơn lúc ở trong căn phòng khách lớn trang trọng từng có thời là salon tiếp khách của bà cố tôi.
Trong cái nhà chứa máy bay chật cứng ở Napoli đó, tôi cứ nhìn chăm chăm đống vali và chợt nghĩ có cái mừng khi gặp lại mình, có cái lại quay đi và phớt lờ tôi, có lẽ vì sau khoảng thời gian dài ngụ trong phòng khách cũ, giờ đây chúng thấy buồn lòng vì sắp bị bỏ mặc cho mấy tay khuân vác nói thứ tiếng mà chúng không hề thân thuộc: tiếng Napoli - ngôn ngữ mà đến chính tôi cũng phải mất nhiều năm mới hiểu và yêu được. Tôi nhìn mớ vali như thể nài nỉ chúng hãy nhận ra tôi, song những khối hộp da phồng ấy lại quyết không thèm ư hử.
Tôi nhớ lần đầu chúng được đem vào nhà như một đàn con há hốc nằm la liệt trong căn phòng khách rộng lớn. Chúng được làm từ da công nghiệp dày cui, thắt bằng hai đai dày cặp qua hai miếng da rộng khâu thẳng vào vali cho cố định. Quy định của hải quan Ai Cập cấm khóa bất kỳ thứ gì vì các nhân viên hải quan muốn xét đồ trong từng vali. Vậy mà ở cửa hải qua không ai yêu cầu chúng tôi mở vali cả bởi đã hài lòng với viễn cảnh nhận khoản hối lộ khi cha tôi và tiếp đến là bà Elsa rời đi.
Ai nấy đều thương cảm cho bà Elsa. Mắt bà càng lúc càng yếu nhưng bà không gọi gia nhân xếp đồ hộ, cũng chẳng sẵn lòng nhờ vả mấy người bạn Hy Lạp và Ý còn ở lại Alexandria. Bà không muốn ai chõ mũi vào chuyện của mình. Je suis indépendante, bà từng nói thế mỗi khi được hỏi về tính tiết kiệm bẩm sinh và cuộc đời góa bụa của mình. Bà không muốn cưới ai khác ngoài Victor biếng nhác, người đã va vào cuộc đời bà, cưới bà rồi chết đi vì, như bà nội tôi từng nói với vẻ chế giễu, ông ta thích chết hơn. Chồng của bà nội tôi cũng thích chết sớm. Thật vậy, thảy những người cưới nhà Cohène đều tìm thấy trong cái chết lối thoát hoàn hảo khỏi cuộc hôn nhân mà trong đó, khái niệm tình yêu chỉ gói gọn trong vài buổi tối tượng trưng thuở ban đầu, không hơn.
Khi mẹ hỏi bà Elsa cần bao nhiêu vali thì bà trả lời là năm. Mẹ tôi không tin nhưng vẫn làm theo. Mẹ mua vali từ một thương nhân ở Place Mohamed Ali, đặt tổng cộng ba mươi cái. Mười cái cho anh em tôi, mười cái cho cha, năm cái cho bà nội và năm cái còn lại cho bà Elsa. Chúng tôi đâu hay chỉ trong vài tuần số vali đã gấp đôi lên, đến nỗi người chủ tiệm phải thú thực là ông không còn cái nào để bán, nhưng hiện đang có vài mẫu vali da cá mập mềm mại hơn và dễ dàng cất dưới gầm giường. Mẹ tôi đã năn nỉ ông mua thêm những cái lớn hơn vì ngày chúng tôi bị trục xuất khỏi Ai Cập đang đến gần. Thế là ông ta hứa. Rốt cuộc, cũng chính người này đã mua lại tất cả đồ đạc của chúng tôi với mức giá bèo bọt, cả trong căn nhà phố lẫn căn nhà biển. Không thảo luận, không mặc cả, mẹ tôi vừa đồng ý mức giá ông ta đưa ra là ông ta đút tay vào túi áo móc ra ngay chiếc ví da lớn, vội vã đếm đủ tiền đặt vào tay mẹ. Chỉ trong vài ngày, đồ đạc của chúng tôi và gần như mọi thứ chính quyền chưa kịp tịch thu đã bị lấy đi. Tôi không chứng kiến cảnh đồ đạc bị dọn đi nhưng khi bước vào căn hộ cũ của gia đình, tôi giật mình nhìn những căn phòng trống trơn, chẳng còn tấm thảm nào trên sàn, chỉ còn những mảng trắng trên tường vàng sau khi tranh treo bị tháo xuống. Đồ đạc trong phòng ăn cũng biến mất, nhà bếp trống trơn như mới xây. Tôi những mong nhìn thấy người đầu bếp Abdou của chúng tôi nhưng cửa phục vụ đã khóa kín, lớp bụi đóng dày sau chỗ từng kê tủ lạnh và lò nướng trước đây nhìn như anh em họ hàng thân thiết bị buộc phải chia lìa. Mẹ bảo bà muốn tôi nhìn thấy cảnh này. Tại sao vậy? Tôi hỏi lại. “Comme ça,” thì vậy đó. Lối giải thích này đeo bám tôi suốt cuộc đời. Chỉ có hai từ mà nói lên hết mọi nỗi lòng của mẹ tôi.
Mẹ chỉ tiếc một điều là lẽ ra bà không nên đồng ý cái giá ông ta đưa ra. Lý ra mẹ nên đòi thêm. Mẹ đã thấy ông ta có nhiều tiền. Hẳn ông ta sẽ trả thêm. Vậy mà lại để ông ta dắt mũi. Mẹ tôi, một người mặc cả có tiếng lại chấp nhận ngay giá ông ta đưa ra, thậm chí còn cảm ơn ông ta nữa chứ. Khi đã mất hết mọi thứ và chẳng còn thời gian, bạn trở nên dễ chịu thế đấy.
Cũng phải khi người mua đồ của chúng tôi cũng là người bán vali cho chúng tôi. Nghề của ông ta là cướp của người nước ngoài rồi tiễn họ đi với những chiếc vali bán trong cửa hiệu của ông ta mà. Số tiền bỏ ra mua đồ được lấy lại bằng việc bán vali. Tình thế bị trục xuất cấp bách của người nước ngoài và người Do Thái là cú dứt điểm chốt lại thương vụ, khiến mọi người không thể từ bỏ việc mua bán hoặc quay ngược thời gian.
Hèn gì mớ vali lại tránh ánh mắt của tôi mỗi lần tôi cố tìm kiếm sự chú ý nơi chúng. Chúng ủ rũ đứng đó như thể tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng tạo gánh nặng cho chúng. “Sao các người lại đem chúng tôi tới đây?”, chúng chừng như hỏi, “rồi chuyện gì sẽ xảy đến với chúng tôi đây?” Chúng hỏi tôi những câu mà chính tôi đã đặt cho bản thân mình. Mình đang làm gì ở đây vậy? Chuyện gì sẽ xảy đến với mình đây? Chúng tôi cũng giống như đống hành lý ấy, bơ vơ không nhà. Lần đầu tiên tôi nhận ra điều này lại là khi nhìn chăm chăm vào thân hình buộc da của chúng lóng ngóng xếp hàng trong nhà chứa máy bay, phốp pháp, cục mịch và sợ hãi như những con bò sầu thảm đang chờ tới lượt, nghi hoặc mọi điều; rồi tôi đưa mắt xuống con mèo hoang đã nhìn thấy quá nhiều vali nên chẳng buồn bố thí cho một ánh nhìn thương cảm.
-
Sau khi ký giấy tờ xong, mẹ cùng ông Claude rời văn phòng, bảo rằng chúng tôi phải tới trại tị nạn để ký thêm giấy tờ khẳng định mình đã có nơi cư trú ở Roma và không cần ở lại Napoli.
Ba mẹ con tôi bước lên xe ông Claude. Không phải nhà táng di động mà là một chiếc Alfa Romeo đời cũ, không hẳn phô trương nhưng rõ là cao cấp. Từ ông Claude toát lên vẻ thư thái, thậm chí là dư giả, mùi nước hoa của ông khá dễ chịu. Có thể nói ông đã từng tằn tiện, nhưng lúc này đây không còn là kẻ keo kiệt như mọi người khẳng định nữa. Ông đã trở thành quý tộc, lối cư xử của ông chừng như khẳng định điều đó.
Chúng tôi theo chiếc xe buýt tị nạn qua vô số phố và đường hẹp, đi thẳng lên đồi, đi mãi chừng hai chục phút nữa thì tới trại. Cảnh tượng trước mắt hẳn đã làm mẹ tôi kinh hãi, vừa ra khỏi xe bà đã khóc. Mẹ cố giấu đi dòng lệ nhưng một trại dân đã bước tới chỗ bà và nói bằng tiếng ý, “Đừng buồn, signora ơi, ở đây chúng ta không phải người Do Thái.” Hẳn ông muốn nói tới bọn cướp, tội phạm và sát thủ.
Tôi không biết phiên dịch thế nào cho mẹ tôi hiểu, song vẻ hảo ý trên mặt người đàn ông tự toát lên sự đồng cảm, lòng thương và có lẽ là cả sự thương hại. Mẹ tôi nghiêng người gật đầu nhiều lần để cảm ơn ông. Ông Claude, người đã sống qua Thế Chiến II và mang cái họ chỉ có thể là người Do Thái, không phản ứng gì. Hoặc là ông không nghe thấy người gác cổng nói gì, hoặc là ông vờ như không nghe thấy. Chúng tôi là những người đầu tiên xếp hàng trước bàn khai thông tin. Ông Claude nói trổng, “Sau chúng tôi còn nhiều người lắm nên làm ơn nhanh giùm. Tôi bảo lãnh cho ba người này và đã cho họ chỗ ngụ ở Roma.” Lời ông nói lịch sự và cung kính nhưng tông giọng lại rất uy quyền, nếu không muốn nói là hống hách, đến nỗi cô gái ngồi ở bàn nhận ra có lẽ mình cũng nên gọi ông là Dottore. Hệt như cha tôi đã kể hồi ở Ai Cập, ông Claude rất giỏi sắm vai dẫu chẳng vai nào sắm trọn. Cô gái trẻ liên tục nói chuyện với ông ở ngôi thứ ba. Dottore có thế này không, dottore có thế kia không?
Trong trại, tôi để ý thấy một người đàn bà nghèo khổ đang tắm rửa cho đứa con trần truồng của bà dưới vòi nước cổ dài trong vườn. Bà đội mũ trùm đầu, mặc váy rách bươm. Bà nhìn tôi, nở một nụ cười ngượng ngùng, tự ti vì xấu hổ khi đó là cách duy nhất tắm cho con bà.
Tôi nhận ra vài hành khách đi cùng chuyến tàu với chúng tôi. Tôi chưa bao giờ nói chuyện với họ và cũng không hề hay biết họ sẽ thành dân tị nạn trong trại. Đứng lẫn trong số đó là một người đàn bà mà tôi đã né không nói chuyện cùng. Lúc này bà đang tiến về phía tôi và tôi không có chỗ nào để trốn. Madame Marie làm vú em cho chúng tôi được chừng hai năm trước khi bị thay thế bởi một Madame Marie khác. Bà là người Ý-Malta đang chờ tàu tới Malta với hy vọng sẽ được thuê làm thông dịch viên ở đó. Cũng như nhiều người sinh ra và lớn lên ở Alexandria, bà biết tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hy Lạp và tiếng Ý. Bà cũng từng là thợ làm đẹp ở Alexandria. Trong số khách của bà có cả bà nội tôi, cho nên bà mới được thuê đến nhà tôi làm việc. Bà mong sao sẽ được làm thợ làm đẹp riêng cho một nhà nào đó ở Malta để kiếm sống, cộng thêm vào thu nhập của nghề thông dịch. Tôi chẳng ưa gì bà và luôn cho bà là nguồn cơn nói xấu gây xào xáo trong gia đình tôi, khiến đầu bếp xích mích với gia nhân và đỉnh điểm sự gây gổ giữa cha mẹ tôi. Tôi mừng khi cuối cùng mẹ tôi cũng cho bà hai tháng lương và bảo bà đừng bao giờ đặt chân vào nhà chúng tôi nữa. Không như cha tôi sẽ đuổi khéo bà đi trong âm thầm, mẹ tôi tiễn bà ra cửa ngay trước mặt anh em tôi.
Chúng tôi lễ phép chào bà và bà thân mật chào lại. Trong lúc chúng tôi đợi mẹ và ông Claude đi ký giấy ủy quyền, bà bước tới chỗ tôi và vẫn hệt như ngày xưa mỗi lần chúng tôi đi học về, bà móc trong túi váy ra cho chúng tôi mỗi đứa một viên kẹo bọc trong giấy kính có ghi tên người làm kẹo bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập: Nadler.
Em trai tôi không biết cảm ơn Madame Marie thế nào nên ôm lấy bà, tay vẫn cầm nguyên viên kẹo chưa bóc vỏ trong khi tôi nói cảm ơn bà, bỗng ngượng ngùng không biết phải làm gì tiếp theo đành giả vờ dõi mắt tìm mẹ. Madame Marie rút lui mà không nói lời nào, trở lại với nhóm người bà đã gặp trên tàu. Từ đó về sau tôi không còn gặp lại bà nữa.
Điều khiến tôi bất ngờ khi nhìn viên kẹo tròn tròn màu vàng vị đu đủ mà tôi rất thích ấy là tôi vẫn đọc được chữ Ả Rập. Tôi cứ tưởng ngay khi đặt chân xuống Ý Đại Lợi thì mọi điều về tôi sẽ bị bôi xóa. Tôi sẽ quên đi mình là ai, mình đã biết những gì ở Ai Cập. Thay vào đó, tôi ngỡ ngàng nhận ra mình chẳng hề thay đổi khi chuyển từ bờ này sang bờ bên kia của Địa Trung Hải. Tôi vẫn là tôi, tôi của mấy ngày trước đây không hề biến mất. Tôi muốn quên đi con người mình, sang trang và trở thành một con người mới. Vậy mà tôi vẫn vậy và tôi chẳng hề thấy vui.
-
Mẹ tôi và ông Claude cuối cùng cũng trở ra. Ông đội lại mũ lên và mỉm cười. “Giờ thì tới Roma thôi.”
Tôi đâu hay một tiếng đồng hồ kinh khủng nhất đời mình sắp sửa bắt đầu.
Chuyện lặng lẽ xảy đến khi ông Claude cố rời Napoli và rẽ lên hướng bắc vào Autostrada del Sole, xa lộ khá mới nối giữa Napoli và Roma. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao tìm được lối vào xa lộ.
Đầu tiên ông Claude dừng xe lại, nhìn người điều khiển giao thông, thò đầu ra cửa xe, la lên với giọng the thé, “Scusi, vigile,” và bắt đầu hỏi đường ra xa lộ. Người vigile cao lớn, lịch thiệp mặc đồ trắng, đội mũ chóp nhọn cũng trắng duyên dáng xoay người lại như một vũ công ba lê, lịch sử cúi đầu xuống cửa tài và giải thích ngắn gọn đường đi. Ông Claude cảm ơn anh rồi lái tiếp. Đến ngã tư trên đồi ông lại thấy không đúng và quyết hỏi một anh cảnh sát giao thông khác, “Scusi, vigile…,” rồi lại lạc tiếp, chẳng thấy lối nào quen thuộc. Ông đập cả hai gan bàn tay lên vô lăng và bắt đầu chửi, đầu tiên là chiếc xe rồi tới Napoli mà ông gọi là cái hố bẩn thỉu chứa đầy trẻ ranh và tội phạm, đoạn trút giận lên ba mẹ con tôi. Ông bảo tôi là thằng đần chỉ biết tiếng Ý ngang trình độ một đứa lớp bốn, em trai tôi là con cóc ngu ngốc điếc hệt mẹ nó, cuối cùng là mẹ tôi, người đáng ra phải cố phụ ông tìm đường thì lại không hiểu mô tê gì vì hai đấng sinh thành mù chữ của bà đã gửi bà cho đám lang băm quái quỷ khiến bà bị kết án câm điếc trong suốt cuộc đời đáng thương và vô nghĩa của mình. Mẹ tôi không biết ông đang nói gì nhưng có thể đoán được ông đang tức giận thông qua màu da đỏ bừng và cằm dưới bạnh ra của ông. Ngã tư kế tiếp, “Scusi, vigile…”, giọng nói the thé, sự tôn kính giả tạo và sôi máu vì lạc đường. Anh em tôi sắp cười phá lên, ông nghe em tôi thì thầm gì đó với tôi thì quay lại lớn tiếng với ánh nhìn độc địa, “Hai đứa mày ăn kẹo và ngậm miệng lại đi.” Từ hàng ghế sau bỗng chốc chẳng thấy có gì mắc cười nữa. Vậy mà tới tận hôm nay, hai từ “Scusi, vigile” vẫn khiến chúng tôi vừa mắc cười vừa kinh hãi.
Đến đoạn nào đó, một trong các vigili chỉ chúng tôi sinistra, nghĩa là rẽ trái, vậy mà ông Claude lại rẽ phải. Tôi tài lanh nhắc ông rằng anh cảnh sát chỉ mình rẽ trái không phải rẽ phải, thế là mở ra một tràng chửi rủa. “Câm cái miệng ngu của mày lại đi, khôn hồn thì nín trong xe tao. Mày thì hiểu được gì chứ, chỉ đường của một thằng vigile lại càng không.” Vừa thở hổn hển ông vừa lầm bầm, “Cái đám thất bại, đần độn, cả ba đứa, cả mẹ lẫn con, rồi thằng ngu đó nữa chứ…” - là tôi.
Chưa bao giờ trong cuộc đời tôi, cả trước và sau đó, từng bị ngược đãi đến thế. Vấn đề là khi không được giải quyết triệt để thì sự bạo hành ấy sẽ để lại vết hằn khôn nguôi, khiến bạn tin rằng mình đáng bị như thế. Suốt một thời gian dài tôi đã tin những điều ông Claude nói với tôi ngày hôm đó là đúng. Nếu kháng cự lại, tôi sẽ luôn có cảm giác bị ông nhìn thấu và tìm ra mọi khiếm khuyết, mọi thất bại bất kể thực hư hay chưa xảy đến, không cách nào che đậy. Tôi là một đứa lắm lời, không biết phân biệt phải trái, một thằng đần và trên cả là một tên thất bại - điều mà tôi đã rất sợ từ khi đặt bút viết bài thơ đầu đời ở tuổi lên mười. Tôi viết về một nô lệ bỏ trốn biết rõ mình đã cùng đường, sớm muộn cũng sẽ bị bắt bởi gia đình chủ người Hy Lạp chắc chắn sẽ truy lùng. Đối diện Địa Trung Hải, y không biết nên rẽ phải hay rẽ trái. Y nhìn ra biển, nghĩ tới vợ con mình và muốn đầu thú, nhưng có gì đó cản y lại. Y đói, y cần cái ăn, dẫu biết sẽ chịu kết cục bi thảm nhưng chẳng thể quay đầu. Họ sẽ tìm ra y và giết y cho hả dạ. Bởi vậy cho nên y cứ trốn chạy mãi, không biết có gì phía trước đang đợi mình.
Tôi đã được chào mừng đến Ý Đại Lợi như thế đó.
[...]
7 notes
·
View notes
Text
Cũng buồn ngủ mà thấy cái này buồn cười, mắc kể cho mn nghe.
Chuyện là hồi lớp 8 cũng tí ta tí tởn bồ bịch. Xong có bạn A này là tình đầu của mình mà cái chuyện tình nó tào lao dữ lắm, đâu 1-2 tháng là đường ai người đó đi. Mà cũng hay lắm, bồ mình xong là bạn A đấy không bồ thêm bạn nữ nào nữa, bạn chuyển sang thích con trai luôn. Ai cũng kêu mình làm sang chấn tâm lý bạn 🥲 oan uổng.
Lên cấp 3, mình với bạn A vẫn chung trường, vẫn chơi với nhau vì cơ bản thì không có đứa nào nghiêm trọng mấy chuyện lúc trước cả, qua rồi thì qua thôi. Nhưng mà, khúc này mới hay nè. Mình với bạn A crush chung người, không những một mà tận hai người. Mình kiểu trời ơi, tao với mày hồi xưa bồ nhau cũng đúng á, hợp gu trai quá trời đi. Xong lâu lâu lại thấy hai đứa cứ bị giống nhau về nhiều cái khác ấy. Nhạc nhẽo, phim ảnh, văn vở, sách truyện các thứ.
Mình thích nghe nhạc của mấy người không nổi tiếng mấy, kiểu nhạc hay mà không viral xong mình đi tìm follow insta ngta. Thường thì cả list bạn bè mình chả ai biết tới mấy người đấy đâu nhưng bạn A này thì biết tất. Mình fl ai là thấy bạn đang fl rồi. Nay lại thêm người nữa. Mình không còn bất ngờ nữa haha. Bạn cũng vừa up story bài mình thích luôn. Thật chứ tưởng đâu soulmate trong truyền thuyết không đó 🙏
Giờ mình có bồ, bạn cũng có bồ, thấy vui quá chừng.
8 notes
·
View notes
Text
Kỹ năng cứng (kỹ năng marketing, kỹ năng code, kỹ năng thiết kế, v.v...) giúp bạn được tuyển vào làm nhưng kỹ năng mềm (giao tiếp, quản lý thời gian, thuyết phục, xây dựng mối quan hệ, v.v...) là thứ quyết định bạn có được giữ lại / thăng tiến hay không. Kỹ năng mềm không chỉ là thứ khiến công việc của bạn phát triển mà còn là quyết định cả tới cuộc sống tổng thể của bạn nói chung.
Trong thời đại khi mà các nhân sự trẻ ngày càng nhanh nhạy và tiện lợi trong việc học các kỹ năng cứng mới nhờ công nghệ thì kỹ năng mềm vẫn là thứ nhiều bạn còn yếu kém, thậm chí coi nhẹ, không được ưu tiên. Giữa 2 nhân sự trẻ nếu phải quyết định chọn, đa số mọi người sếp sẽ chọn nhân sự có kỹ năng mềm tốt hơn để giữ lại hoặc nâng đỡ. Kiến thức chuyên môn có thể học nhanh, nhưng thái độ và kỹ năng mềm thì cần phải qua rèn luyện và thật sự trẻ thì khó rèn cái đó hơn.
Vậy những kỹ năng mềm nào quan trọng cho công việc của các bạn trẻ? Theo ý kiến chủ quan cá nhân đến từ nhiều năm đi làm và đã mắc phải sai lầm ở hầu hết các hạn mục bên dưới cho đến giờ, mình gói gọn lại vài nhóm chính:
Kỹ năng giao tiếp, trình bày, đàm phán
- Lắng nghe: nghe một cách chú tâm, hiểu đúng và đủ thứ người khác nói, không cắt ngang người nói, không thiên vị / võ đoán
- Nói và trình bày: một cách tự tin, tích cực, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ ý, tông giọng hợp lý
- Ngôn ngữ cơ thể: diễn đạt đúng thứ bạn muốn, phù hợp hoàn cảnh và bổ trợ cho ý muốn bạn đang trình bày
- Thuyết phục: xác định thứ người khác quan tâm, tạo ra sự đồng cảm từ họ, hiểu giá trị của bản thân, đề xuất giá trị cho cả 2 bên
Xây dựng mối quan hệ
- Giúp đỡ người khác (vô điều kiện): pay it forward, không trông đợi việc đáp lại
- Tìm kiếm điểm chung để làm nền tảng của mối quan hệ
- Nghĩ đến giá trị cộng thêm mang đến cho đối phương trước khi hỏi về quyền lợi
- Có sự hứng thú thật sự với người mình đang giao tiếp chứ không phải chỉ vì công việc
- nhìn nhận sự việc từ góc nhìn của người đó và chấp nhận cảm xúc cũng như hiểu lý do của các hành xử của họ
- Không đánh giá và luôn tìm cách hỗ trợ những thứ người đó làm
- Rộng rãi về thời gian và sự quan tâm đến người bạn muốn xây dựng mối quan hệ
Thái độ với những người xung quanh
- Hạn chế bàn tán, chuyện phiếm: hạn chế là người nói, hạn chế là người nghe, hạn chế tham gia những hội thoại đó
- Không phàn nàn về những thứ thuộc trách nhiệm mình cần làm và phải làm dù có thể có phát sinh không mong muốn đến từ người khác
- Phê phán một cách có chọn lọc: chỉ những thứ mình cho rằng có thể giúp người khác hoặc mọi thứ tốt hơn
- Luôn khen và nhìn nhận điểm mạnh, điểm tốt, năng lực của người khác
Tinh thần hợp tác và làm việc
- Không nhận tất cả mọi công trạng: bất cứ thành công nào cũng không đến từ chỉ một người
- Không chối bỏ trách nhiệm: bất cứ thất bại nào bản thân cũng phải có một phần trách nhiệm
- Chúc mừng thành tựu của những người khác trong team một cách chân thành
- Khen ngợi những người làm chung một cách thường xuyên và hào phóng
- Góp ý thì cần lựa chọn thời điểm, khéo léo và khi không có hiện diện của nhiều người
Giải quyết các xung đột & kiểm soát cảm xúc (khi xung đột)
- Tránh tranh cãi và quy chụp cũng như đổ lỗi. Tập trung vào giải pháp nhiều hơn là chuyện lỗi của ai
- Xin lỗi và nhảy vào giải quyết vấn đề một cách quyết liệt khi là lỗi của bản thân
- Chấp nhận lời xin lỗi và giúp người mắc lỗi giải quyết vấn đề
- Tránh phản ứng bốc đồng hay nông nổi. Khi bực tức, hạn chế tranh cãi, nên lui lại và tự vấn hay chỉ đơn giản là bớt giận
- Hiểu tại sao mình có cảm giác khó chịu và hiểu kết quả / hậu quả hành động của mình nếu làm. Sau khi hiểu hết thì thực thi theo quyết định mình cho là tốt nhất
Quản lý thời gian cá nhân
- Học cách tạo thứ tự ưu tiên các thứ cần làm
- Sử dụng một công cụ miễn phí nào đó để hỗ trợ việc ưu tiên này (Trello, Monday, Notion, Coda)
- Học cách "đẩy" việc cho người khác. Buông bỏ những thứ mình tốt để giao nó cho người khác làm (thì họ mới tốt hơn được)
- Học cách nói không với một số những thứ mà nó không phù hợp để mình làm (mình không phải người tốt nhất) hoặc khi thấy bản thân đã quá đầy và cần tập trung vào những thứ quan trọng hơn
Theo mọi người thì còn có gì quan trọng nữa? Đối với nhân sự trẻ gen Z?
Nguồn: Anh Bùi Quang Tinh Tú
15 notes
·
View notes