#làng miến
Explore tagged Tumblr posts
Text
"Thu Hà Nội, liệu mình có nhau?"
100 ĐIỀU CÁC BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI THỬ KHI HÀ NỘI VÀO THU 🍂
1. Yêu trai/gái Hà Nội hoặc có người yêu đang ở Hà Nội
2. Lượn 1 vòng hồ Tây bằng xe máy hoặc xe đạp vào sáng sớm, hoàng hôn hoặc buổi tối
3. Ăn kem Tràng Tiền
4. Check in tại Phố Đường Tàu
5. Check in tại Toà Soạn báo Hà Nội mới
6. Check in triển lãm VCCA, Royal City
7. Đi chợ hoa Quảng Bá vào sáng sớm
8. Ăn cháo sườn chợ Đồng Xuân
9. Đi phố sách Đinh Lễ
10. Xem Lễ Thượng Cờ lúc 6h sáng ở Lăng Bác
11. Chill ở Tạ Hiện
12. Uống cafe trứng ở cafe Giảng
13. Đi bộ 1 vòng Hồ Hoàn Kiếm
14. Lượn cầu Nhật Tân về đêm
15. Đi Chùa Hà
16. Check in AEON MALL Long Biên
17. Ngồi trà chanh ở Nhà thờ lớn
18. Ăn phở cuốn Ngũ Xá vào buổi tối
19. Uống cafe và ngắm phố phường vào sáng sớm
20. Dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm bằng Xích Lô
21. Đi chụp hoa dã quỳ Ba Vì
22. Picnic chân cầu Vĩnh Tuy
23. Check in cúc hoạ mi
24. Chụp với lau ở bãi đá sông Hồng
25. Đi phố đi bộ vào cuối tuần
26. Ghé quán Cầm
27. Ăn canh bún Hoè Nhai
28. Ăn ngô khoai nướng ven đường
29. Ăn bánh giò Đông Các
30. Trở về tuổi thơ ở Cư Xá Cà phê
31. Picnic Núi Trầm, Chương Mỹ
32. Cắm trại cùng bạn bè tại Hồ Hàm Lợn
33. Đi làng gốm Bát Tràng
34. Chụp ảnh ở phố Bích Hoạ Phùng Hưng
35. Check in Bốt Hàng Đậu
36. Lượn 1 vòng cầu Long Biên về đêm
37. Đi bộ trên đường Phan Đình Phùng vào lúc 7h sáng
38. Đi xe bus 2 tầng
39. Ăn nem nướng Ấu Triệu
40. Trà chanh Hồ Tây
41. Check in với bức tường biểu tượng Hà Nội ở ga Cát Linh
42. Check in Cyril Hanoi Gallery
43. Ăn bánh bao, sữa đậu Quán Thánh
44. Ăn phở Gánh lúc 5h sáng
45. Ăn bánh mì dân tổ
46. Phượt đêm Hà Nội
47. Check in cột cờ Hà Nội
48. Check in con đường Hàn Quốc khu Ngoại giao đoàn
49. Ăn bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân
50. Check in đài quan sát Lotte
51. Hít hà hương hoa sữa
52. Check in Hàng Mã dịp Halloween
53. Ăn nướng Gầm Cầu
54. Ăn bún thang Cầu Gỗ
55. Ăn bún ốc nguội
56. Mua cốm làng Vòng
57. Ăn Xôi Chè Quán xôi Bà Thìn
58. Check in các quán cafe ở Đặng Văn Ngữ
59. Check in khung cửa sổ huyền thoại tại Coffee Club
60. Tham quan Bảo Tàng Dân Tộc học Việt Nam
61. Ăn vặt ngõ Tạm Thương
62. Ăn mỳ vằn thắn phố Hàng Chiếu
63. Check in con hẻm Từ Hoa
64. Đi Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
65. Ăn bò nhúng dấm Trần Xuân Soạn
66. Check in các khu tập thể cũ
67. Check in Aeon Mall Hà Đông
68. Hoa quả dầm phố Tô Tịch
69. Ăn chả rươi 25 Gia Ngư
70. Ăn bánh cuốn Bà Hoành 66 Tô Hiến Thành
71. Đi The Coffee House
72. Xem phim suất chiếu muộn
73. Cafe xuyên đêm tại Xofa Cafe
74. Đi chùa Phúc Khánh cầu an
75. Ăn cháo lòng Hoa Bằng
76. Ăn bún đậu mắm tôm
77. Check in cổng trường VinUni
78. Check in con đường tình yêu ở Đại học Sư phạm
79. Ăn tào phớ thạch găng
80. Ăn bánh mì chuột cổng chợ Đồng Xuân
81. Bún riêu 51 Hàng Bồ
82. Tào Phớ Cô Huê - Lý Thường Kiệt
81. Check in “toà nhà kim cương” Doji Tower
82. Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
83. Bún Thái Hải sản Ngũ Xá
84. Bánh mỳ nướng bơ mật ong 137 Đặng Tiến Đông
85. Chụp ảnh tại các khu tập thể cũ
86. Miến lươn Hàng Điếu
87. Check in làng lụa Vạn Phúc
88. Thảo nguyên hoa Long Biên
89. Check in phố sách Hà Nội
90. Sân trực thăng tòa nhà Hei Tower
91. Check in ga Long Biên
91. Check in The Hanoi House Coffee
92. Nộm bò khô bờ hồ Hoàn Kiếm
93. Ăn ốc Đặng Văn Ngữ
94. Tầng 20 khách sạn Sofitel chụp view cả thành phố
95. Ăn phở Bát Đàn
96. Xem lễ Hạ Cờ lúc 9h tối ở Lăng Bác
97. Check in công viên Bách Thảo
98. Foodtour phố cổ cuối tuần
99. Check in Xương rồng Cacti zone (Chân Cầu Nhật Tân)
100. Cùng nằm tưởng tượng được ai đó rủ đi làm hết 99 điều trên
Bạn đã thử được qua bao nhiêu điều phía trên rồi?
9 notes
·
View notes
Text
Tuyển chọn những bài văn mẫu Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân hay nhất để giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo. Đề bài: Em hãy tả khung cảnh Hà Nội vào xuân. Bài miêu tả khung cảnh xuân Hà Nội hay nhất Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Nguyên Đán. Thiên nhiên và con người của Thủ đô Hà Nội - đất Thăng Long ngàn năm văn vật đang náo nức chờ đón xuân sang. Trên những con đường từ ngoại thành dẫn vào nội ô, người và xe nườm nượp. Dường như ai cũng hối hả hơn, vội vã hơn trong lúc năm hết Tết đến. Ở trung tâm thành phố, quang cảnh nhộn nhịp lạ thường. Bưu điện, khách sạn, siêu thị, cửa hàng,... đều đư��c trang hoàng lộng lẫy bằng những hình ảnh của mùa xuân như cành mai, cành đào... cùng hàng chữ Chúc mừng năm mới. Chợ Đồng Xuân đầy ắp hàng hóa, người mua kẻ bán đông đúc giữa khung cảnh ồn ào, náo nhiệt. Đông nhất là ở dãy bán hàng Tết như gạo nếp, đậu xanh, lá dong, lạt giang, măng, miến, mọc nhĩ, nấm hương, giò chả, lạp xưởng, rượu, bánh kẹo, mứt và hoa quả... Nhưng hấp dẫn nhất phải kể đến chợ hoa. Từ những làng chuyên trồng hoa như Ngọc Hà, Nhật Tân, Hữu Tiệp,... hoa tuôn về các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Lược... mỗi lúc một nhiều. Nào hồng, nào cúc, lay ơn, thược dược, mẫu đơn, huệ, cẩm chướng, hướng dương... Dưới làn mưa xuân phơi phới bay, trăm thứ hoa, hoa nào cũng đẹp nhưng nổi bật hơn cả là hoa đào - tượng trưng cho mùa xuân phương Bắc. Những cây đào bích màu hồng sẫm, bông lớn, cánh nhiều trông xa như một khối hồng đầy sức sống. Những gốc đào thế đủ hình đủ dáng phượng múa, rồng bay... Những chậu quất lá xanh quả đỏ sai lúc lỉu, tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc... Thiên nhiên phân định cho miền Bắc cái lạnh mùa đông hợp với những cành đào thắm và đem lại cho phương Nam cái nắng r��c rỡ để mai vàng khoe sắc. Thú vị thay ! Hoa mai phương Nam vượt dặm trường gần hai ngàn cây số cũng đã có mặt ở đây, đem sắc nắng vàng tươi tô điểm cho bức tranh xuân Hà Nội thêm rực rỡ sắc màu. Nhiều cụ già tóc trắng như bông, nâng niu trên tay giò thủy tiên hoặc phong lan vừa mua được với vẻ mặt mãn nguyện. Có cụ chăm chú xem tranh Tết dân gian Đông Hồ rồi giải thích cho những người đứng xung quanh hiểu về ý nghĩa của từng bức tranh gà, tranh lợn, đám cưới chuột, hứng dừa, đánh ghen, thầy đồ Cóc... Mấy năm gần đây người Hà Nội trở lại với thú chơi câu đối và chơi chữ đẹp. Những câu đối chữ Hán, chữ Việt được viết bằng mực Tàu và nhũ vàng trên nền giấy đỏ, nét chữ cầu kì, bay bướm đủ kiểu, với nội dung nhắc nhở lòng biết ơn, đạo làm người... hoặc cầu mong may mắn. Mua đôi câu đối và cài bức tranh dân gian Đông Hồ treo trong nhà mới thực sự có màu sắc Tết. Sáng ba mươi, trên bàn thờ gia tiên của mỗi nhà, đèn nến được thắp sáng trưng, khói nhang trầm quyện với hương hoa thơm ngát. Phòng khách được bày biện gọn gàng, cành đào đặt ở vị trí trang trọng nhất. Mọi người quây quần bên mâm cỗ tất niên, chuyện trò rôm rả. Tưởng như tổ tiên cũng về sum họp với con cháu trong ba ngày Tết. Trên bên lửa cháy đều ở góc sân, nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. Đám trẻ nôn nao sốt ruột chờ được nếm những chiếc bánh bé xíu thơm ngậy và nóng hổi. Xong bữa cơm tất niên, ông bà, cha mẹ lại chuẩn bị mâm cúng giao thừa. Sau mọi lo toan của công việc làm ăn trong năm và những tất bật mua sắm ngày giáp Tết, người Hà Nội hân hoan đi đón giao thừa. Đêm giao thừa ở Hồ Gươm mang một ý nghĩa thiêng liêng, đậm màu sắc tâm linh đối với người dân Thủ đô. Thời tiết giá rét không làm vợi dòng người đến với Hồ Gươm vào khoảnh khắc trời đất giao hòa ; trái lai, nó như một chút men say khiến lòng người thêm rộn rã, bâng khuâng. Cái rét cuối đông mang theo chút ẩm ướt vào dịp chớm xuân khiến giao thừa mỗi năm một khác. Năm thì khô ráo, se se lạnh, năm thì lất phất mưa phùn và rét đậm đến cắt da cắt thịt. Những ngày trước Tết, Hồ Gươm được trang hoàng lộng lẫy. Hàng cây ven hồ được khoác tấm áo rực rỡ là bằng muôn sắc đèn màu. Khi màn sương bắt đầu buông, Hồ Gươm thấp thoáng như mơ, như thực. Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn uy nghiêm soi bóng trên mặt nước lung linh. Không gian huyền ảo có sức thu hút lạ lùng đối với mọi người.
Quanh Hồ Gươm đông nghịt người. Tiếng reo hò, tiếng cười rộn rã làm ấm cả đêm xuân. Đền Ngọc Sơn cùng các ngôi chùa khác mở cửa đón dòng người vào dâng hương và hái lộc cầu may. Cả trời đất và lòng người đều rạo rực sức sống, tràn ngập hạnh phúc và tin tưởng. Lắng nghe trong tiếng gió lao xao, ta sẽ thấy bước đi êm ái của mùa xuân. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đang đến thật gần. Trước thềm nhà, trong phòng khách, cây đào, cây quất, bình hồng nhung thắm đỏ... cũng như đang thức cùng người, háo hức đón đợi chúa xuân. Giờ giao thừa đã điểm. Tiếng nhạc đón chào năm mới vang lên rộn rã. Chủ tịch nước đọc thư chúc mừng năm mới. Tiếng chuông chùa ngân nga. Bầu trời Thủ đô lộng lẫy trong vũ hội pháo hoa muôn màu muôn sắc. Mùng Một Tết - ngày đầu tiên của năm mới nao nức làm sao. Ai cũng ăn mặc lịch sự, đẹp đẽ. Trẻ em xúng xính trong bộ quần áo mới, tung tăng chạy nhảy, nói cười. Tục xông đất và mừng tuổi đã có tự ngàn năm. Có nhà tự xông đất lấy. Có nhà nhờ người quen "tốt vía" xông đất lấy may. Rồi con cháu chúc thọ ông bà, cha mẹ mừng tuổi, chúc phúc cho con cháu. Hàng xóm láng giềng sang nhà nhau chúc Tết. Tết Nguyên Đán là một trong những phong tục cổ truyền của dân tộc ta. Tết đến, xuân về là dịp sum họp của gia đình và dòng họ để tưởng nhớ đến công đức tổ tiên ; là dịp mọi người gặp gỡ chia sẻ buồn vui, quan tâm đến nhau và cầu chúc cho nhau đạt được những điều tốt lành. Mùa xuân căng tràn sức sống đem lại niềm tin và hi vọng, mở đầu cho một năm mới với bao điều thú vị đang chờ phía trước ! Bài miêu tả mùa xuân Hà Nội đi vào thi ca Từ nơi xa xôi quên xưa em đã hẹn thề tặng anh một bài ca mới trái tim em vời vợi nhớ thương em đã thoảng mùa xuân Hà Nội Hoa đào tươi nở trong nắng mới em yêu anh thêm yêu Hà Nội yêu anh em yêu cả cuộc đời Hà Nội mùa xuân Và thành phố trái tim ta đó Quê hương anh Nơi sông hồng sống đỏ Qua khói lửa đau thương vẩn rạng rỡ… nụ cười gửi về Anh tình yêu Hà Nội (Mùa xuân Hà Nội – Văn Ký) Mùa xuân Hà Nội đã trở thành một nét đẹp đẽ trong hồn Hà Nội, xao xuyến bao lòng người để đi vào văn thơ bao đời. Theo quy luật tự nhiên của vùng đất phía Bắc có 4 mùa xuân hạ thu đông. Đông đi qua, những cơn gió lạnh buốt nhường cho những trận mưa lun phun, hay những ngày hửng nắng thì có nghĩa thời tiết bắt đầu giao mùa. Mùa xuân sắp đến rồi. Mùa xuân Hà Nội cũng đẹp như bao mùa xuân khác trên khắp mọi miền tổ quốc. Những ngày giáp tết, người ta thấy tràn ngập màu sắc của những cành đào thắm tươi. Những cây quýt lủng lẵng kín quả vàng rực sống động. Đâu đó trên đường là những gánh hoa nở rộ xinh đẹp được thu hoạch từ những vùng đất Nhật Tân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp chở vào trong Hà Nội bán buôn. Nào cúc, lay ơn, hướng dương, mẫu đơn, thược dược… Thăm hồ Gươm, người ta chú ý đến những cây lộc vừng mọc lên bao nhành lá non rồi sắc hoa đỏ ti ti rực rỡ. Cây bàng đâm chồi biếc lộc mùa xuân bên lăng Bác. Đường phố Hà Nội được trang hoàng đẹp đẽ để đón xuân về. Không khí xuân lan vào từng căn nhà nhỏ, nào lồng đèn, nào quất nào đào, ai cũng thấy ấm áp. Đầu xuân, trời vẫn còn rét ngọt. Làn nắng xuân mới hé chỉ đủ làm ửng hồng đôi má trẻ thơ và lóng lánh những giọt sương đọng trên lá cây hoặc vạt cỏ xanh mướt ven đường. Xuân về, những vườn đào lại nô nức những nam thanh nữ tú cùng đến để lưu lại nét xuân trước thềm một năm mới về. Họ cũng đua nhau về những con phố cổ, được trang hoàng bởi sắc đỏ ngày tết. Các chợ lớn nhỏ trong thành phố đều đông nghịt người. Chợ Đồng Xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Bưởi, chợ ô cầu Dền…Chợ Tết có một sức hấp dẫn lạ thường. Người ta đi chợ Tết tuy chen chúc kẻ bán người mua nhưng ai ai cũng háo hức cho một ngày đi chợ tết, mang về cho gia đình rất nhiều để chuẩn bị cho một cái tết, một mùa xuân no đầy. Đối với những du khách ưa thích nhịp sống hiện đại, họ chọn ghé thăm các trung tâm thương mại hoặc khu mua sắm, vui chơi giải trí như Royal City, Times City,… Mùa xuân cũng là mùa của các ông đồ xưa �� nay viết thư pháp bên tường Văn Miếu, quanh các đình chùa miếu mạo Hà Nội. Người tha phương trở về quê hương ăn tết. Hà Nội trở nên bình yên và đỡ chật chội biết bao nhiêu.
Kể về mùa xuân Hà Nội, không thể không kể đến những lễ hội mùa đầu tiên trong năm. Lễ hội mùa xuân Hà Nội là sự gắn kết cộng đồng kỳ diệu, là bí quyết tinh thần nối giữa quá khứ và hiện tại. Chúng ta có thể kể đến lễ hội Gò Đống Đa, lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội thờ bà Tấm làng Sủi- Phú Thị, lễ hội thờ thần Đồng Cổ làng Văn Trì…Trong các lễ hội xuân đó, bao gìơ cũng có múa Rồng, múa Lân, thể hiện rõ nét khát vọng mưa thuận gió hòa ngàn đời của người dân châu thổ Bắc Bộ, và bộc lộ cái tinh thần Thăng Long– tinh thần Rồng thăng lên của người dân Kinh Kỳ- Kẻ Chợ… Có thể nói, mùa xuân ở Hà Nội là một bức tranh động vô cùng đẹp đẽ, để ai lưu giữ kí ức về nó dù chỉ một lần cũng không thể nào quên được.
0 notes
Text
Mình đi về biển Quỳnh từ đầu tháng. Một chuyến đi kỳ lạ theo nghĩa tích cực mà giờ mình mới ngồi viết lại về nó.
Mình lên xe về biển Quỳnh khi vừa tan làm chiều thứ 6, đường Hà Nội tắc điên. Gật gù trên xe đến gần 12 giờ đêm, bọn mình đến nơi, may mà có dân bản địa dẫn đường về nhà nghỉ. Sau khi ăn mì tôm và tắm rửa hồi sức, giữa cái vùng quê ấy, lúc hơn 12 giờ đêm, chúng mình dắt díu nhau đi ra đường với hy vọng tìm thấy quán nước. Ngẩng lên nhìn bầu trời, kể từ lần đi Hà Giang, mình chưa từng nhìn lại được bầu trời nhiều sao đến vậy. Biển Quỳnh chào mình với nước dừa ngai ngái và những câu chuyện đến 2 giờ sáng. Lần nào đi chơi đâu, mình cũng muốn ngủ thật muộn và dậy thật sớm, mình không muốn bỏ lỡ giây phút nào ở những nơi đó.
Nói là đi du lịch nhưng sáng hôm sau, mình vẫn phải dậy sớm họp online. Sau khi họp xong, mình với chị N đi tìm quán gội đầu. Không hổ là vùng đất miền Trung, mới 9h sáng mà nắng khủng khiếp. Gội đầu ở biển Quỳnh cả dầu cặp cả massage mà có năm chục ngàn, em gội đầu còn chỉ quán bánh canh với miến lươn cho mình nữa chứ. Mấy đứa còn lại ở nhà nghỉ cũng vừa dậy, nhắn tin kêu "Em đói. Mang đồ về nhanh đi chị". Sau em gái quán gội đầu thì anh chủ quán miến lươn cũng rất đáng iu, khi thấy mình và chị N đi bộ đã đèo bọn mình về nhà nghỉ vì trời quá là nắng.
Ăn xong, mình nằm dài trên giường thật lâu. Nhà nghỉ có một cái cửa sổ rất lớn, nhìn lên bầu trời cao rộng, không như Hà Nội, lúc nào cũng bị "vật thể lạ" nào đó chắn tầm nhìn. Mình cứ nằm dài như vậy, tưởng như nằm đó cả vạn năm cũng được.
Nhưng mình đã nhanh chóng bị kéo về thực tế với giấc mơ đi xem bói bà L và ăn ốc chợ Giát mười ngàn một bát. Phóng vèo vèo trên đường, mình thấy ở đây vừa quen vừa lạ, mình có thể cảm nhận nhịp sống và cảnh quan của một làng quê Bắc Bộ nhưng nhìn kỹ vào lại chả giống chút nào.
Sau khi ăn uống no say, chúng mình đi biển Quỳnh, điểm đến hứa hẹn nhất chuyến đi. Tuy nhiên, biển Quỳnh đông quá, không đông như mấy biển nổi tiếng to to khác nhưng với mình vẫn là đông, thế nên mình chỉ ở bên trên nghích nước chứ không xuống bơi. Những luồng gió biển và nước mặn khiến bộ tóc mới đầu tư đi gội ban sáng lại bẩn nguyên và tay chân nhớp nháp. Nếu ở Hà Nội mình sẽ chê bẩn và than đủ đường nhưng ở biển Quỳnh thì mình có thể lý giải lý do thế nên mình thấy nó cũng bình thường, cũng zui. Nhìn trời dần tối, mặt biển chập choàng loang loáng, người cũng thưa dần, mình thấy nhẹ nhõm lắm. Nhìn những đứa trẻ người ướt sũng, lê phao kéo đi trên cát, mình thấy vui. Mùa hè là phải như vậy chứ.
Ngày đầu tiên ở biển Quỳnh vẫn chưa kết thúc khi 10h tối, chúng mình đi hát karaoke. Như thể việc dậy sớm và di chuyển cả ngày chẳng làm đứa nào mệt nhọc, chúng mình hát à không hét bằng cả tính mạng, bằng cả ngàn chất chứa bấy lâu.
Đêm về, H và H lại ngồi phòng mình nói chuyện với c N đến đêm. Bọn mình nói chuyện vẩn vơ, về những người làm việc cùng, về cái app tệ, về lớp tiếng Anh,... Cho đến khi mình đuổi chúng nó về để mai dậy sớm đi ngắm bình minh. Mình còn 3 tiếng để ngủ cho tới khi dậy ngắm bình minh.
0 notes
Text
Tinh túy tương nếp Cự Đà
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, làng cổ Cự Đà (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn hội tụ nhiều nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Không chỉ có vậy, Cự Đà còn nức tiếng xa gần bởi nghề làm miến và tương nếp truyền thống. Theo các cụ cao niên ở trong làng, nghề làm tương có trước, nghề làm miến có sau nhưng có từ bao giờ thì không ai biết cả. Chỉ biết rằng, nghề làm tương có số tuổi bằng với số tuổi…
View On WordPress
0 notes
Text
MÂM CƠM CÚNG GIAO THỪA - Văn Hóa Ẩm Thực Ba Miền
Làm mâm cơm cúng giao thừa và thực hiện cúng năm mới là một thủ tục không thể thiếu khi đến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Các gia đình có thể làm mâm cơm chay, mâm cơm mặn tùy theo điều kiện cho phép. Ở bài viết này, Imlovinit24 sẽ giúp bạn tìm hiểu về mâm cơm giao thừa của ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguồn Gốc Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo phong tục cổ truyền của nước ta, giao thừa là khoảng thời gian đón các vị thiên binh. Đây là 12 vị phán quan đại diện cho 12 con giáp. Họ cùng nhau luân phiên xuống trông coi công việc đời sống của người dưới hạ giới. Mỗi năm sẽ có một vị phán quan xuống cai quản hạ giới và trình tự cai quản đã được lập sẵn. Mỗi chu kỳ 12 năm, thứ tự cai quản của các quan đã được định sẵn và không có sự thay đổi. Vào thời điểm chuyển giao năm mới, vị quan cũ sẽ trao lại công việc cho vị quan mới tiếp nhận. Người xưa đã tin rằng Ngọc Hoàng sẽ dựa vào tấu sớ của các vị phán quan để ban phúc hay trừng phạt con người. Việc tốt đẹp hay chuyện xấu của từng gia đình, thôn xóm cho đến quốc gia đều được ghi chép, xem xét để định công luận tội. Vì vậy, mỗi gia đình đều làm lễ cẩn trọng để đón tiếp các quan. Vì thế gian quá rộng lớn, do vậy, các phán quan sẽ không kịp vào tận trong nhà. Do đó, bàn cúng và mâm cơm cúng giao thừa thường được đặt ngoài cửa chính lớn nhất. Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Nhà nghiên cứu Minh Đường đã ghi trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên rằng lễ giao thừa, còn được gọi là lễ trừ tịch là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm và trong cả dịp lễ Tết Nguyên Đán. Buổi lễ mang một ý nghĩa thiêng liêng quan trọng cho cả năm mới này. Đây là lễ dâng hương cuối cùng của năm cũ và đầu tiên để đón chào năm mới. Ý nghĩa là “tống cựu nghênh tân”, tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh chào vị thần của năm mới. Kính xin các vị thần phù hộ, ban phát cho gia đình một năm mới bình yên, hạnh phúc và thịnh vượng. Mâm cơm cúng giao thừa không chỉ là tế lễ đối với hai vị phán quan. Nó còn được dùng để cầu cúng cho Thành hoàng - những người có công với làng và Thổ địa - vị thần trấn giữ cho nhà luôn yên ấm. Hơn cả việc cầu cạnh các vị thần, đây còn là thủ tục quan trọng để đón rước ông bà tổ tiên về chơi tết, đoàn tụ bữa cơm cùng con cháu trong những ngày tết. Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo Chuẩn Ba Miền Như Thế Nào? Ngoài những người theo một số đạo đặc biệt, các gia đình tại cả ba miền nước ta đều có tập tục làm mâm cơm cúng giao thừa. Tuy nhiên, mâm cơ tại mỗi miền lại có sự khác nhau ít nhiều. Nguyên nhân vì mỗi miền sẽ sử dụng món ăn đặc trưng và cách chế biến khác nhau. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Bắc Mâm cúng giao thừa của người Bắc phong phú và đa dạng sắc màu. Một mâm thông thường sẽ có 4 bát, bốn đĩa tượng trưng cho 4 mùa và 4 phương. Nếu mâm lớn thì có để để 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Chúng đặc trưng cho sự phát tài và phát lộc. Các bát là món thịt nấu đông, miến dong, thịt hầm rau củ và một món canh. Các dĩa thường là xôi đỗ xanh, gà luộc hoặc đầu lợn luộc, bánh chưng, giò lụa, trầu cau vàng mã. Gà được sử dụng thường là gà trống có cựa. Các cụ xưa nói rằng Giao thừa là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất. Do vậy vong hồn ma quỷ sẽ đi lại nhiều và lộng hành. Tiếng gáy của gà trống cựa là to nhất nên sẽ đánh thức được mặt trời dậy chiếu sáng rực rỡ. Như vậy mới có hi vọng một năm sáng sủa, thời tiết mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào và tiền tài thịnh vượng. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Trung Khác với mâm cỗ miền Bắc chỉ dùng bánh Trưng, mâm cúng giao thừa miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét. Các món ăn thường thấy trên mâm đó là: Dưa muối chua Giò lụa Huế Thịt nấu đông Thịt gà xé bóp rau răm Chả Huế Thịt heo luộc Bát canh măng khô ninh với xương Miến dong Cá chiên Ram rán Tùy vào điều kiện mà từng gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm phù hợp. Khi cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ trực tiếp ăn nên có thể thêm và bớt vài món phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí không cần thiết. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Nam Do thời tiết miền Nam nắng nóng quanh năm nên mâm cơm cúng giao thừa ở đây ưu tiên các món nguội. Những món đặc trưng cần có trên mâm đó là: Bánh chưng Canh măng tươi Canh mướp đắng nhồi thịt Thịt kho trứng vịt Gỏi tôm thịt Chả giò Dưa giá Củ kiệu Bánh tét kèm bát củ cải ngâm nước mắm Thời Gian Phù Hợp Để Cúng Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Là Khi Nào? Lễ cúng giao thừa cũng có thời gian “hoàng đạo” để thực hiện. Tính theo lịch âm, giờ Tý tức là từ 23 giờ ngày cuối cùng của năm (có thể là ngày 29 hoặc ngày 30) đến trước 1 giờ sáng ngày 1/1 đầu năm là khoảng thời gian phù hợp để thực hiện. Văn Khấn Cúng Giao Thừa Nên Đọc Ở Đâu? Khi cúng giao thừa thì không thể thiếu văn khấn. Những bài văn này được viết đầy đủ trong cuốn “Văn khấn cổ truyền của người Việt” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hồng Đức. Trước đây, người thực hiện hoạt động khấn vái là trạch chủ trong gia đình. Tức người đàn ông trụ cột trong nhà. Tuy nhiên, ngày nay nam nữ đã bình đẳng nên bố hoặc mẹ đều có thể thực hiện nghi lễ này. Trước khi thờ cúng, người thực hiện cần để cơ thể thật sạch sẽ. Trước đó không nên ăn những món thuộc tứ linh hay thịt từ cá chép, chó, mèo, rùa… Người phụ nữ cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đến kỳ thì không nên thực hiện thờ cúng. Cúng Giao Thừa Xong Có Hóa Vàng Không? Việc hóa vàng thường sẽ phụ thuộc vào gia đình cúng trong nhà hay ngoài trời. Nếu thực hiện cúng ngoài trời, sau khi đã hoàn thành thì sẽ đốt vàng mã ở lễ này. Còn cúng lễ trong nhà thì sẽ hóa vàng sau. Thời gian để hóa vàng cho lễ cúng trong nhà thường rơi vào mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng. Một Số Việc Làm Nên Kiêng Khi Cúng Lễ Giao Thừa Để có một năm mới suôn sẻ thuận lợi thì ở khoảnh khắc chuyển giao, mỗi người nên tránh thực hiện một số hành động sau: - Không được nói những lời xui xẻo, không may mắn. - Không nên cãi vã to tiếng. Tránh để dịp đầu xuân năm mới không khí căng thẳng vì những xích mích hiểu lầm không đáng có. - Không nên ăn cháo gạo trắng. Vì Việt Nam là một quốc gia trải dài, mỗi miền có điều kiện thời tiết khác nhau nên đều có nét ẩm thực và khẩu vị đặc trưng. Dù các món trong mâm cơm cúng giao thừa có khác nhau ít nhiều nhưng ý nghĩa chung đều hướng về tổ tiên, chúc mừng sự sum vầy đầm ấm và đón chào năm mới an khang thịnh vượng. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi Imlovinit24 để cập nhật những bài viết mới nhất về ẩm thực Việt. Read the full article
0 notes
Text
#Copy and paste từ Hà Nội vivu !
🍂 100 ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI LÀM KHI HÀ NỘI CHỚM LẠNH 🍂
1. Yêu trai/gái Hà Nội hoặc có người yêu đang ở Hà Nội
2. Lượn 1 vòng hồ Tây bằng xe máy hoặc xe đạp vào sáng sớm, hoàng hôn hoặc buổi tối
3. Ăn kem Tràng Tiền
4. Check in tại Phố Đường Tàu
5. Check in tại Toà Soạn báo Hà Nội mới
6. Check in triển lãm VCCA, Royal City
7. Đi chợ hoa Quảng Bá vào sáng sớm
8. Ăn cháo sườn chợ Đồng Xuân
9. Đi phố sách Đinh Lễ
10. Xem Lễ Thượng Cờ lúc 6h sáng ở Lăng Bác
11. Chill ở Tạ Hiện
12. Uống cafe trứng ở cafe Giảng
13. Đi bộ 1 vòng Hồ Hoàn Kiếm
14. Lượn cầu Nhật Tân về đêm
15. Đi Chùa Hà
16. Check in AEON MALL Long Biên
17. Ngồi trà chanh ở Nhà thờ lớn
18. Ăn phở cuốn Ngũ Xá vào buổi tối
19. Uống cafe và ngắm phố phường vào sáng sớm
20. Dạo quanh bờ hồ Hoàn Kiếm bằng Xích Lô
21. Đi chụp hoa dã quỳ Ba Vì
22. Picnic chân cầu Vĩnh Tuy
23. Check in cúc hoạ mi
24. Chụp với lau ở bãi đá sông Hồng
25. Đi phố đi bộ vào cuối tuần
26. Ghé quán Cầm
27. Ăn canh bún Hoè Nhai
28. Ăn ngô khoai nướng ven đường
29. ��n bánh giò Đông Các
30. Trở về tuổi thơ ở Cư Xá Cà phê
31. Picnic Núi Trầm, Chương Mỹ
32. Cắm trại cùng bạn bè tại Hồ Hàm Lợn
33. Đi làng gốm Bát Tràng
34. Chụp ảnh ở phố Bích Hoạ Phùng Hưng
35. Check in Bốt Hàng Đậu
36. Lượn 1 vòng cầu Long Biên về đêm
37. Đi bộ trên đường Phan Đình Phùng vào lúc 7h sáng
38. Đi xe bus 2 tầng
39. Ăn nem nướng Ấu Triệu
40. Trà chanh Hồ Tây
41. Check in với bức tường biểu tượng Hà Nội ở ga Cát Linh
42. Check in Cyril Hanoi Gallery
43. Ăn bánh bao, sữa đậu Quán Thánh
44. Ăn phở Gánh lúc 5h sáng
45. Ăn bánh mì dân tổ
46. Phượt đêm Hà Nội
47. Check in cột cờ Hà Nội
48. Check in con đường Hàn Quốc khu Ngoại giao đoàn
49. Ăn bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân
50. Check in đài quan sát Lotte
51. Hít hà hương hoa sữa
52. Check in Hàng Mã dịp Halloween
53. Ăn nướng Gầm Cầu
54. Ăn bún thang Cầu Gỗ
55. Ăn bún ốc nguội
56. Mua cốm làng Vòng
57. Ăn Xôi Chè Quán xôi Bà Thìn
58. Check in các quán cafe ở Đặng Văn Ngữ
59. Check in khung cửa sổ huyền thoại tại Coffee Club
60. Tham quan Bảo Tàng Dân Tộc học Việt Nam
61. Ăn vặt ngõ Tạm Thương
62. Ăn mỳ vằn thắn phố Hàng Chiếu
63. Check in con hẻm Từ Hoa
64. Đi Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
65. Ăn bò nhúng dấm Trần Xuân Soạn
66. Check in các khu tập thể cũ
67. Check in Aeon Mall Hà Đông
68. Hoa quả dầm phố Tô Tịch
69. Ăn chả rươi 25 Gia Ngư
70. Ăn bánh cuốn Bà Hoành 66 Tô Hiến Thành
71. Đi The Coffee House
72. Xem phim suất chiếu muộn
73. Cafe xuyên đêm tại Xofa Cafe
74. Đi chùa Phúc Khánh cầu an
75. Ăn cháo lòng Hoa Bằng
76. Ăn bún đậu mắm tôm
77. Check in cổng trường VinUni
78. Check in con đường tình yêu ở Đại học Sư phạm
79. Ăn tào phớ thạch găng
80. Ăn bánh mì chuột cổng chợ Đồng Xuân
81. Bún riêu 51 Hàng Bồ
82. Tào Phớ Cô Huê - Lý Thường Kiệt
81. Check in “toà nhà kim cương” Doji Tower
82. Bến Hàn Quốc ở Tây Hồ
83. Bún Thái Hải sản Ngũ Xá
84. Bánh mỳ nướng bơ mật ong 137 Đặng Tiến Đông
85. Chụp ảnh tại các khu tập thể cũ
86. Miến lươn Hàng Điếu
87. Check in làng lụa Vạn Phúc
88. Thảo nguyên hoa Long Biên
89. Check in phố sách Hà Nội
90. Sân trực thăng tòa nhà Hei Tower
91. Check in ga Long Biên
91. Check in The Hanoi House Coffee
92. Nộm bò khô bờ hồ Hoàn Kiếm
93. Ăn ốc Đặng Văn Ngữ
94. Tầng 20 khách sạn Sofitel chụp view cả thành phố
95. Ăn phở Bát Đàn
96. Xem lễ Hạ Cờ lúc 9h tối ở Lăng Bác
97. Check in công viên Bách Thảo
98. Foodtour phố cổ cuối tuần
99. Check in Xương rồng Cacti zone (Chân Cầu Nhật Tân)
100. Cùng nằm tưởng tượng được ai đó rủ đi làm hết 99 điều trên
Hà Nội không vội được đâu - Một câu rất cửa miệng khi nói về Hà Nội. Và dù thế nào thì, nếu vội vã quá, sẽ thật khó để bạn tận hưởng hết những điều tuyệt vời được kể đến ở trên đấy..
Còn bạn? Bạn thử qua bao nhiêu điều rồi?
Photo: Sưu tầm (Bạn nào là chủ nhân bức ảnh thì inbox cho mình để bổ sung nguồn nhen ^^)
13 notes
·
View notes
Text
05 . 04 . 2020
20 điều muốn làm khi hết dịch.
1. Vào trong làng Ngọc Hà ăn 1 bát bún thang gà đùi không mắm tôm
2. Hoặc sang Đội Cấn ăn miến lươn. Ngồi trong sân đình thoáng lắm.
3. Đi ăn bún ốc nguội ở Ô Quan Chưởng
4. Đi bộ 1 vòng hồ Gươm, ngồi trong nắng nghe ông già đánh ghita.
5. Ăn liền một lúc 2 cái kem Tràng Tiền. Một cái ốc quế Vani một cái que cốm.
6. Leo lên Đinh ăn cacao trứng, nghe đủ loại nhạc và tiếc nuối khi không được ra ban công ngồi nữa.
7. Trưa trưa tạt qua Ngõ Gạch ăn bún canh nhiều rau muống và hành khô.
8. Trèo lên gác 5 Đinh Lễ mua quyển sách mới tặng chồng.
9. Lên Tạ Hiện uống bia, ăn ngô xào tép như ngày bụng chưa to.
10. Ra chị Chi uống cốc nước gạo rang.
11. Chiều lượn xuống chợ Nam Đồng ăn bát ốc luộc, khoai tây chiên bơ. Ăn xong nếu chưa no thì ăn bát chè Thái thập cẩm phía ngoài.
12. Qua Hàng Bồ ăn xôi chè của bà Thìn.
13. Xuống 16 Ngô Thì Nhậm ăn chè hạt sen thạch đen, ăn cốm xào thơm thảo.
14. Đến vỉa hè Hàng Điếu ăn mì vằn thắn nước trong và ngọt lịm tim, ăn thêm suất bánh cuốn 1 trứng chín hàng bên cạnh.
15. Rủ bạn đi ăn bò nhúng dấm ở chợ Ngô Sĩ Liên.
16. Qua Tô Tịch ăn hoa quả dầm.
17. Ăn đồ nướng ở Hàng Than.
18. Ngồi trà đá ở trước cửa Nhà Hát Lớn.
19. Buổi tối ra xem hạ cờ ở Lăng Bác.
Vẫn chưa đủ 20 điều hihi.
Hà Nội những ngày cách ly vắng lặng.
————————
27 notes
·
View notes
Text
tốp 5 cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đẹp nhất ninh bình
. Cơ sở chế tác Đá mỹ nghệ Ninh Bình: Đá mỹ nghệ Công Vượng
Về phương châm làm việc:
Là một trong những cơ sở đá mỹ nghệ Ninh Bình, Xưởng đá Công Vượng luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Sử dụng kỹ thuật chuyên sâu mới nhằm mang tới những sản phẩm thủ công sắc nét hơn. Và rất muốn đưa những sản phẩm đá mỹ nghệ lan rộng hơn nữa trên mọi miền tổ quốc.
Đội ngũ nhân viên kinh doanh và tư vấn kỹ thuật nhiều kinh nghiệm sẽ là trợ thủ đắc lực giúp khách hàng.
Đá mỹ nghệ Công Vượng tiến hành khảo sát, thẩm định, đánh giá và đưa ra những tư vấn về sử dụng đá cũng như dự toán kinh phí cho từng hạng mục một cách tối ưu nhất.
Kinh nghiệm và khả năng của đội ngũ này đã được thể hiện mỗi công trình đã thực hiện trên 63 tỉnh thành trên cả nước. Điều ấy chắc chắn đã làm hài lòng tất cả các khách hàng từ những quý khách khó tính.
Về kinh nghiệm tay nghề:
Với kinh nghiệm, kỹ thuật cao, chuyên sâu của các nghệ nhân làng đá. Đá mỹ nghệ Công Vượng chế tác tất cả các sản phẩm liên quan đến đá mỹ nghệ với chất lượng tốt nhất, thẩm mỹ cao nhất.
Sản phẩm đường nét hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế, điêu luyện bởi những bàn tay khéo léo. Sản phẩm làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên nguyên khối, các kích thước phù hợp hợp thước lỗ ban.
Bên cạnh yếu tố kỹ thuật chuyên môn cao đá mỹ nghệ Công Vượng còn có kinh nghiệm trong việc tư vấn tâm linh, phong thủy cho mộ phần âm trạch.
Cơ sở đá mỹ nghệ Công Vượng vẫn hướng đến và tư vấn khách hàng bằng tất cả sự hiểu biết, kinh nghiệm cũng như tâm huyết nghề đá của mình.
Về các sản phẩm của cơ sở đá mỹ nghệ bao gồm:
Lăng mộ đá
Đồ thờ đá
Kiến trúc đá
Linh vật đá
Tượng đá
Sản phẩm đá tự nhiên khác
Địa chỉ: Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Ninh Bình – Thôn Xuân Vũ,, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Hotline, Zalo: 0966.534.186
Email: [email protected]
Website: www.damynghecongvuong.com
2. Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình: Trọng Hoàng
Đây là cơ sở có ưu thế là nguồn nguyên liệu đá tại địa phương cùng với tay nghề, bí quyết lâu năm của các nghệ nhân tại đây. Tất cả đã góp phần tạo nên những sản phẩm đá mỹ nghệ vô cùng sắc sảo và bền đẹp với giá cả hợp lý nhất. Đã thi công các công trình lớn trọng điểm cùng mẫu mã đa dạng, Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Trọng Hoàng sẽ là điểm đến đầy tin cậy.
Sản phẩm công trình đá tại cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Trọng Hoàng
Địa chỉ: Thôn Xuân Vũ, Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 0363.788.132
Website: www.damynghetronghoang.com
Email: [email protected]
3. Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình: Đinh Tiên Hoàng
Có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực điêu khắc đá mỹ nghệ. Cơ sở đá mỹ nghệ Đinh Tiên Hoàng đã chế tác ra các sản phẩm đá mỹ nghệ vô cùng tinh xảo, đep mắt. Các sản phẩm của cơ sở này mang hơi hướng một bản sắc tâm linh, phong thủy. Với hy vọng mang lại may mắn và phồn thịnh cho khách hàng. Vừa lòng người đến – Vui lòng người đi
Địa chỉ: Ninh Vân- Hoa Lư- Ninh Bình
Hotline: 0982 030 070
Website: www.damynghedinhtienhoang.com
4. Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình: Hoàng Gia
Chuyên cung cấp các sản phẩm mỹ nghệ như: mộ đá, lăng mộ đá, cổng đá, lăng thờ đá… . Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Hoàng Gia đã nối tiếp ngành nghề cha truyền con nối bao đời nay tại vùng đất Ninh Bình. Đã xây dựng thành công các công trình lớn nhỏ tại khu vực miền Bắc nước ta. Chắc chắn cơ sở đá mỹ nghệ này sẽ mang lại sự hài lòng cho bất cứ ai tìm đến.
Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Hotline: 0396.039.833
5. Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình: Dũng Miến
Là cơ sở đá mỹ nghệ truyền thống lâu đời tại làng nghề Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình. Chuyên thiết kế các sản phẩm như: lan can đá, tượng đá, cuốn thư đá, các con vật bằng đá, nhà thờ bằng đá,… Là một trong những cơ sở chế tác mỹ nghệ uy tín nhất tại Ninh Bình cho đến thời điểm này.
Địa chỉ: Ngã 4 – đường Đài Loan – xã Ninh Vân Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình
Sđt: 0966.534.186
Email: [email protected]
Trên đây là Top 5 Cơ sở chế tác đá mỹ nghệ đẹp nhất Ninh Bình. Chúng tôi đã khảo sát và đánh giá dựa trên rất nhiều tiêu chí. Mong các bạn có sự lựa chọn mua hàng hợp lý nhất.
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, nhu cầu của quý khách vui lòng liên hệ:
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Hotline, Zalo: 0966.534.186
Email: [email protected]
Website: damynghecongvuong.com
Facebook: https://www.facebook.com/DaMyNgheCongVuong
Trân trọng cảm ơn quý khách
Cơ sở đá mỹ nghệ Công Vượng
1 note
·
View note
Link
0 notes
Text
Chuyển văn phòng tại Hoài Đức nhanh chóng, tiện lợi
Chuyển văn phòng tại Hoài Đức nhanh chóng, tiện lợi
Dịch vụ chuyển văn phòng đang ngày càng phát triển và được nhiều người ưa chuộng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về dịch vụ chuyển văn phòng tại Hoài Đức nhé! Những khó khăn khi chuyển văn phòng tại Hoài Đức Hoài Đức là huyện nằm ở trung tâm Hà Nội mở rộng, nổi tiếng với các làng nghề nông sản, miến rong,… Hơn nữa, Hoài Đức là nơi tập trung nhiều dịch vụ, công ty, doanh nghiệp từ lớn…
View On WordPress
0 notes
Link
0 notes
Text
theo bóng đá từ năm 2018 đến giờ thì tôi có thể kết luận (mà thật ra cái này cũng rõ mười mươi mà) là xem việt nam đá với hội anh em trong ao làng xì chét gấp 100000000 lần ra châu lục. giải nào giải nấy gườm ghè nhau phát khiếp, từ dưới sân đến trên khán đài, từ cầu thủ và ban huấn luyện đến giới truyền thông. và luôn có đủ drama cho tất cả cùng hít, nào thì dè bỉu nhau công tác chuẩn bị, nào thì cà khịa nhau trước và sau trận, nào thì đá kiểu ăn chân nhau, v.v.
vòng bảng sea games 30 kinh khủng vcl thề ngày ấy tôi không thấy căng đâu mà sao bây giờ nhìn lại thấy sợ thế. việt nam nằm ở bảng 6 đội, lịch thi đấu cứ liền tù tì 2 ngày/trận, lại còn chơi trên sân cỏ nhân tạo và mấy trận đầu còn phải đá dưới trời nắng (ôi thề cái màu nắng nhờ nhờ trên màn hình hôm đá hai trận với brunei và lào tôi không thể quên được ạ). xong bảng đấy lại còn có những đội nào cơ: thái, indo, sing, lào, brunei, trừ hai thằng cuối không chấp thì việt thái indo sing đánh nhau sứt đầu mẻ trán. gay cấn đến mức trước trận cuối với thái lan, việt nam toàn thắng, thế mà vẫn chưa chắc suất vào bán kết, vẫn phải cố giữ một kết quả hòa. trận đấy nếu tiến linh không sửa cho đồng đội sai (như lời vàng ngọc anh dũng gk nói) bằng cách ghi liền 2 bàn để gỡ hòa cho đội thì bây giờ việt nam vẫn cay cú vì chưa giành huy chương vàng.
mà nói mới nhớ, cách chơi của u22 việt nam ở sea games 30 thật ra không quá hay, lối đá tù chẳng khác gì bây giờ. hai trận với indo và sing ở vòng bảng, đội bạn phòng thủ đổ bê tông, khâu tấn công của cả đội bế tắc khủng khiếp. cơ mà giải đấy các cụ lại độ. trận với indo bị dẫn bàn sớm, may sao có chung hậu đạo gỡ hòa và hoàng đức sút một quả siêu cháy ở phút cuối. trận với sing thì mãi phút 85 đức chinh mới đánh đầu ghi bàn thắng duy nhất. trận thái thì văn toản với tấn tài choke nhưng may sao tiến linh hóa siêu nhơn gánh team. mà chắc là các cụ dành hết mana để độ cho sea games rùi, nên sang đến u23 châu á một tháng sau đó thần may mắn không thấy đâu nữa...
(thật ra những cái này hoàn toàn có thể giải thích khoa học, nhưng thôi nói kiểu mê tín cho đỡ dài dòng 🤷♀️).
à, ngồi vọc lại kết quả sea games năm đó thì tôi chợt nhận ra rằng chủ nhà philippines cũng bị loại ngay từ vòng gửi xe, dù được ưu ái xếp vào cái bảng mà ai cũng tưởng là dễ thở, với chỉ 4 đối thủ là mã miến cam và đông đông. tự dưng lại nhớ đến cam hồi u23 đông nam á đầu năm, điêu từ khâu bốc thăm bảng đấu mà cuối cùng vẫn bị loại từ vòng bảng. nói chung là ao làng, mặt mũi nhau như nào biết hết mà cứ thích chơi gian làm chi, nghiệp cả thôi hihi.
0 notes
Text
MÂM CƠM CÚNG GIAO THỪA - Văn Hóa Ẩm Thực Ba Miền
Làm mâm cơm cúng giao thừa và thực hiện cúng năm mới là một thủ tục không thể thiếu khi đến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Các gia đình có thể làm mâm cơm chay, mâm cơm mặn tùy theo điều kiện cho phép. Ở bài viết này, Imlovinit24 sẽ giúp bạn tìm hiểu về mâm cơm giao thừa của ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguồn Gốc Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo phong tục cổ truyền của nước ta, giao thừa là khoảng thời gian đón các vị thiên binh. Đây là 12 vị phán quan đại diện cho 12 con giáp. Họ cùng nhau luân phiên xuống trông coi công việc đời sống của người dưới hạ giới. Mỗi năm sẽ có một vị phán quan xuống cai quản hạ giới và trình tự cai quản đã được lập sẵn. Mỗi chu kỳ 12 năm, thứ tự cai quản của các quan đã được định sẵn và không có sự thay đổi. Vào thời điểm chuyển giao năm mới, vị quan cũ sẽ trao lại công việc cho vị quan mới tiếp nhận. Người xưa đã tin rằng Ngọc Hoàng sẽ dựa vào tấu sớ của các vị phán quan để ban phúc hay trừng phạt con người. Việc tốt đẹp hay chuyện xấu của từng gia đình, thôn xóm cho đến quốc gia đều được ghi chép, xem xét để định công luận tội. Vì vậy, mỗi gia đình đều làm lễ cẩn trọng để đón tiếp các quan. Vì thế gian quá rộng lớn, do vậy, các phán quan sẽ không kịp vào tận trong nhà. Do đó, bàn cúng và mâm cơm cúng giao thừa thường được đặt ngoài cửa chính lớn nhất. Ý Nghĩa Của Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Nhà nghiên cứu Minh Đường đã ghi trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên rằng lễ giao thừa, còn được gọi là lễ trừ tịch là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm và trong cả dịp lễ Tết Nguyên Đán. Buổi lễ mang một ý nghĩa thiêng liêng quan trọng cho cả năm mới này. Đây là lễ dâng hương cuối cùng của năm cũ và đầu tiên để đón chào năm mới. Ý nghĩa là “tống cựu nghênh tân”, tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh chào vị thần của năm mới. Kính xin các vị thần phù hộ, ban phát cho gia đình một năm mới bình yên, hạnh phúc và thịnh vượng. Mâm cơm cúng giao thừa không chỉ là tế lễ đối với hai vị phán quan. Nó còn được dùng để cầu cúng cho Thành hoàng - những người có công với làng và Thổ địa - vị thần trấn giữ cho nhà luôn yên ấm. Hơn cả việc cầu cạnh các vị thần, đây còn là thủ tục quan trọng để đón rước ông bà tổ tiên về chơi tết, đoàn tụ bữa cơm cùng con cháu trong những ngày tết. Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Theo Chuẩn Ba Miền Như Thế Nào? Ngoài những người theo một số đạo đặc biệt, các gia đình tại cả ba miền nước ta đều có tập tục làm mâm cơm cúng giao thừa. Tuy nhiên, mâm cơ tại mỗi miền lại có sự khác nhau ít nhiều. Nguyên nhân vì mỗi miền sẽ sử dụng món ăn đặc trưng và cách chế biến khác nhau. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Bắc Mâm cúng giao thừa của người Bắc phong phú và đa dạng sắc màu. Một mâm thông thường sẽ có 4 bát, bốn đĩa tượng trưng cho 4 mùa và 4 phương. Nếu mâm lớn thì có để để 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Chúng đặc trưng cho sự phát tài và phát lộc. Các bát là món thịt nấu đông, miến dong, thịt hầm rau củ và một món canh. Các dĩa thường là xôi đỗ xanh, gà luộc hoặc đầu lợn luộc, bánh chưng, giò lụa, trầu cau vàng mã. Gà được sử dụng thường là gà trống có cựa. Các cụ xưa nói rằng Giao thừa là đêm mà mặt trời ngủ sâu nhất. Do vậy vong hồn ma quỷ sẽ đi lại nhiều và lộng hành. Tiếng gáy của gà trống cựa là to nhất nên sẽ đánh thức được mặt trời dậy chiếu sáng rực rỡ. Như vậy mới có hi vọng một năm sáng sủa, thời tiết mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào và tiền tài thịnh vượng. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Trung Khác với mâm cỗ miền Bắc chỉ dùng bánh Trưng, mâm c��ng giao thừa miền Trung có cả bánh chưng và bánh tét. Các món ăn thường thấy trên mâm đó là: Dưa muối chua Giò lụa Huế Thịt nấu đông Thịt gà xé bóp rau răm Chả Huế Thịt heo luộc Bát canh măng khô ninh với xương Miến dong Cá chiên Ram rán Tùy vào điều kiện mà từng gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm phù hợp. Khi cúng xong các thành viên trong gia đình sẽ trực tiếp ăn nên có thể thêm và bớt vài món phù hợp khẩu vị, tránh lãng phí không cần thiết. Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Giao Thừa May Mắn Theo Miền Nam Do thời tiết miền Nam nắng nóng quanh năm nên mâm cơm cúng giao thừa ở đây ưu tiên các món nguội. Những món đặc trưng cần có trên mâm đó là: Bánh chưng Canh măng tươi Canh mướp đắng nhồi thịt Thịt kho trứng vịt Gỏi tôm thịt Chả giò Dưa giá Củ kiệu Bánh tét kèm bát củ cải ngâm nước mắm Thời Gian Phù Hợp Để Cúng Mâm Cơm Cúng Giao Thừa Là Khi Nào? Lễ cúng giao thừa cũng có thời gian “hoàng đạo” để thực hiện. Tính theo lịch âm, giờ Tý tức là từ 23 giờ ngày cuối cùng của năm (có thể là ngày 29 hoặc ngày 30) đến trước 1 giờ sáng ngày 1/1 đầu năm là khoảng thời gian phù hợp để thực hiện. Văn Khấn Cúng Giao Thừa Nên Đọc Ở Đâu? Khi cúng giao thừa thì không thể thiếu văn khấn. Những bài văn này được viết đầy đủ trong cuốn “Văn khấn cổ truyền của người Việt” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Hồng Đức. Trước đây, người thực hiện hoạt động khấn vái là trạch chủ trong gia đình. Tức người đàn ông trụ cột trong nhà. Tuy nhiên, ngày nay nam nữ đã bình đẳng nên bố hoặc mẹ đều có thể thực hiện nghi lễ này. Trước khi thờ cúng, người thực hiện cần để cơ thể thật sạch sẽ. Trước đó không nên ăn những món thuộc tứ linh hay thịt từ cá chép, chó, mèo, rùa… Người phụ nữ cần chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đến kỳ thì không nên thực hiện thờ cúng. Cúng Giao Thừa Xong Có Hóa Vàng Không? Việc hóa vàng thường sẽ phụ thuộc vào gia đình cúng trong nhà hay ngoài trời. Nếu thực hiện cúng ngoài trời, sau khi đã hoàn thành thì sẽ đốt vàng mã ở lễ này. Còn cúng lễ trong nhà thì sẽ hóa vàng sau. Thời gian để hóa vàng cho lễ cúng trong nhà thường rơi vào mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng. Một Số Việc Làm Nên Kiêng Khi Cúng Lễ Giao Thừa Để có một năm mới suôn sẻ thuận lợi thì ở khoảnh khắc chuyển giao, mỗi người nên tránh thực hiện một số hành động sau: - Không được nói những lời xui xẻo, không may mắn. - Không nên cãi vã to tiếng. Tránh để dịp đầu xuân năm mới không khí căng thẳng vì những xích mích hiểu lầm không đáng có. - Không nên ăn cháo gạo trắng. Vì Việt Nam là một quốc gia trải dài, mỗi miền có điều kiện thời tiết khác nhau nên đều có nét ẩm thực và khẩu vị đặc trưng. Dù các món trong mâm cơm cúng giao thừa có khác nhau ít nhiều nhưng ý nghĩa chung đều hướng về tổ tiên, chúc mừng sự sum vầy đầm ấm và đón chào năm mới an khang thịnh vượng. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi Imlovinit24 để cập nhật những bài viết mới nhất về ẩm thực Việt. Read the full article
0 notes
Text
Kể chuyện làng: Cỗ làng
Ở làng tôi từ ngày xửa ngày xưa, khi miếng ăn còn đeo bám ám ảnh đại đa số dân quê nghèo, thì nhắc tới đi ăn cỗ là một sự háo hức chờ đợi vô cùng. Chẳng cứ gì lũ trẻ con chúng tôi mà cả người lớn, tuy không nói ra nhưng cái sự hớn hở trong lòng hẳn không hề nhẹ.
Phụ nữ là phụ bếp. Ảnh: NVCC
Cỗ làng lúc đó thật đơn giản. Nhà có đám thường mổ một con lợn vài chục cân, ai khấm khá hơn thì được một tạ là to lắm. Các món cỗ tất tần tật xoay quanh con lợn từ trong ra ngoài. Mâm cỗ bấy giờ chỉ có một đĩa thịt nạc, đĩa thịt rối nửa nạc nửa mỡ lẫn thịt thủ thái mỏng. Một đĩa xương sườn ram và cả đĩa lòng luộc. Rau củ xào với thịt rối, thêm đĩa nộm đu đủ hoặc su hào. Bát canh măng canh miến nấu xương và ngon nhất là canh chuối xanh nấu thịt ba chỉ, món này lúc nào cũng hết trước tiên. Thêm đĩa xôi thế là tươm tất một mâm cỗ quê.
Cánh đàn ông vẫn là đầu bếp chính. Ảnh: NVCC
Nhà có đám thường bắc mấy cái bếp củi hoặc bếp than lớn ở góc sân góc vườn có bóng mát. Bà con họ hàng xúm vào giúp làm cỗ. Đầu bếp luôn là những người đàn ông khỏe mạnh nhanh nhẹn trổ tài xào nấu bên những cái nồi to tướng. Cánh phụ nữ chỉ có nấu nồi cơm và lăng xăng phụ bếp từ nhặt rau nhặt hành, gọt khoai củ các loại và quét dọn. Lũ trẻ con chúng tôi tung tăng vòng trong vòng ngoài, luôn bị lôi cuốn bởi những mùi xào nấu bay ra đầy quyến rũ. Và thích nhất là sán lại nơi các mẹ đang làm món nộm để thỉnh thoảng lại được giấm dúi cho mấy củ lạc rang hay miếng đu đủ hườm hườm thì sung sướng lắm, bỏ luôn vào miệng nhai rau ráu. Rồi háo hức xúm quanh chảo tóp mỡ tranh nhau nhặt từng miếng. Nhà đám bày cỗ thường thừa ra đống thịt mỡ phải rán lên để dành. Đây là điều chờ đợi nhất của bọn trẻ.
Ngày đó lũ trẻ luôn có một nhiệm vụ đặc biệt, ấy là đi mượn mâm cho đám. Từ chiều hôm trước chúng đã tung tăng xóm trên xóm dưới, vào hỏi mượn từng nhà để tha về cho đủ mấy chục cái mâm. Của nhà ai chưa có tên hoặc đã bị mờ thì lấy vôi trắng viết lại thật to vào mặt sau để xong đám còn biết đường mà mang trả. Khi nhỏ tôi cũng thích đi mượn mâm, tất nhiên là những đám mình có họ thôi. Lúc ăn cỗ ngồi mâm trẻ con xúm xít cả chục đứa. Đĩa thịt nửa nạc nửa mỡ rồi đĩa lòng cứ thi nhau gắp nhoay nhoáy chấm nước mắm mà xơi vài bát cơm ngon lành. Ăn xong, mỗi đứa được người lớn chia cho vài miếng thịt còn lại trên mâm gọi là lấy phần, xiên bằng những cái tăm hớn hở mang về. Chỉ thế thôi mà thấy đời bồng bềnh như trên cõi tiên.
Mâm cỗ quê. Ảnh: NVCC
Cũng đã khá lâu rồi tôi mới có dịp được đắm chìm vào không khí cỗ bàn ở quê mình. Mặc dù bây giờ dịch vụ đặt cỗ phục vụ tận tình chu đáo nhưng nhiều nhà vẫn thích tự nấu lấy, vừa tiết kiệm chi phí lại ngon dù có hơi bận rộn. Trẻ con bây giờ cũng không còn phải đi mượn mâm nữa. Nhưng thật thú vị khi thấy các đầu bếp làm cỗ vẫn là cánh đàn ông trẻ khỏe nhanh nhẹn. Nhìn họ thoăn thoắt tay dao tay thớt rất chuyên nghiệp, thật đáng khâm phục. Cánh phụ nữ cũng vẫn chỉ phụ giúp loanh quanh như trước.
Lại nói về cỗ làng...
Thời gian về sau nhà đám cũng mổ lợn nhưng thịt được pha ra chế biến thành giò lụa thành chả, thịt rối thì gói giò xào và làm nem. Những thay đổi đó khiến mâm cỗ ngon và sang hơn. Đặc biệt vẫn thấy bát canh chuối xanh nấu thịt ba chỉ như một món truyền thống ở quê. Kinh tế không còn eo hẹp như trước nên cỗ bàn cũng theo xu thế mà tươm tất dần. Thịt gà thịt bò cùng với những món ngon khác cũng được đưa vào mâm cho chất lượng hơn.
Nói chung mâm cỗ làng tôi bây giờ, nhất là cỗ nấu lấy vừa chất lượng lại đầy đặn hấp dẫn không còn gì để nói. Thế nhưng cái sự háo hức được đi ăn cỗ như ngày xưa xem ra chẳng còn nữa. Cuộc sống đủ đầy no ấm, miếng ăn không còn thèm nhạt ám ảnh, thêm cái bệnh dư cân thừa chất nên nhắc tới đi ăn cỗ nhiều người còn sợ chết khiếp. Một mâm sáu người nếu là phụ nữ thì cũng không chắc ăn hết được một nửa. Phần còn lại các bà các mẹ chia nhau gọi là lấy phần về cho con cháu.
Mâm cỗ quê với bát canh chuối truyền thống. Ảnh: NVCC
Cũng chẳng biết tự bao giờ ở các mâm phụ nữ, chủ nhà thường để thêm sáu cái túi ni lông nhỏ để tiện cho các mẹ gói phần. Mâm đàn ông và cánh thanh niên thì không có chuyện này, cứ vô tư mà đánh chén hết thì thôi. Còn các bà các mẹ đi ăn cỗ lấy phần thì gần như đã là truyền thống ở làng tôi.
Bản thân tôi không nghĩ chuyện này là không hay. Đây có lẽ là tính cách của đa số phụ nữ thôn quê, có ăn gì thì cũng không quên con quên cháu ở nhà, dù vẫn có những trường hợp vì lòng tham mà vơ vét thái quá thành ra không đẹp mắt.
Ngày xưa mâm cỗ còn đ��n sơ, các bà các mẹ cũng đã chẳng nỡ nào ăn hết nữa là bây giờ. Còn nhớ mỗi khi bà tôi đi ăn cỗ về lại giúi cho cái bọc khăn mùi soa gói vài miếng thịt lấy phần thơm phức. Cảm giác sung sướng lâng lâng không thể tả nổi. Bây giờ đã có bọc ni lông sạch sẽ, các bà các mẹ ăn xong cứ thế mỗi người một bọc gói đầy những yêu thương. Thật hả lòng hả dạ mà gia chủ cũng phấn khởi vì đã được thể hiện chu đáo với khách. Không những thế, cỗ nhà đám tự nấu bao giờ cũng dư dả. Những nồi canh, đồ xào bày cỗ không hết luôn được gia chủ nhớ tới từng hoàn cảnh xóm gần xóm xa mà tận tình mang chia sớt, vừa khỏi lãng phí mà lại ấm áp tình làng nghĩa xóm. Tôi nhớ câu nói chân tình của một chị tật nguyền đau ốm quanh năm được nhà đám cho phần rằng: "Tôi ở nhà mà được ăn ngon hơn các bà đi ăn cỗ".
Thế đấy. Với những kẻ tha hương, cảm giác sum vầy đầm ấm bên mâm cỗ quê trĩu nặng tình thân có lẽ theo suốt trên những chặng đường nhọc nhằn bươn chải. Để rồi dẫu có đến khi tóc bạc da mồi vẫn luôn đau đáu mong những lần được trở về chốn yêu thương đầy ắp tình quê ấy.
Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.
Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.
Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.
Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: [email protected]; ĐT liên hệ: 0903226305.
Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!
0 notes
Text
Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi": Em làm dâu người Hà Nhì...
Đôi nam nữ mò mẫm vào vườn nhà ông Suy. Đêm băng giá tối đen như mực. Hai "kẻ trộm" lần đến luống tỏi nhổ vội vài cây rồi nắm tay nhau rúc rích cười chạy về nhà. Trong ngôi nhà trình tường hình nấm khổng lồ người mẹ sắp thêm bánh bên hòn đá thiêng trong góc bếp. Người cha chắt rượu mật ong rừng vàng óng ra chai. Một mâm cỗ đầy màu sắc được bày ra gồm bánh chưng xanh ngắt cùng các loại bánh tro đen, bánh dày trắng, xôi lá đỏ đang chờ cả nhà.
Giắt nắm cây tỏi lên vách bếp để lấy lộc đầu năm (*), chàng trai quay sang ngắm cô gái đang e thẹn chúc Tết cả nhà bằng những bao lì xì đỏ thắm: "Con chúc bố mẹ năm mới khỏe mạnh, thu hoạch được nhiều thảo quả và thóc, ngô. Chị chúc các em ngoan, học giỏi". Quay sang chàng trai: "Em chúc anh một năm tràn đầy niềm vui". Chàng trai cười lớn tiếp lời… "Và cuối năm em tặng anh một em bé Hà Nhì!". Cả nhà rộn lên những tiếng cười vui…
Cô giáo (áo hồng) cười rạng rỡ bên chồng và những người thân. (Ảnh: TGCC)
Đó là đêm giao thừa đầu tiên, "Cái Tết đầu tiên của mèo con" - vợ tôi. Học xong cao đẳng sư phạm, em được phân công lên tận miền biên viễn này dạy học. Tôi là cán bộ đồn Biên phòng gần đấy, nhà bố mẹ tôi cũng ngay ở xã… Rồi duyên phận đưa đẩy để giờ em là vợ tôi và đón cái Tết đầu tiên nơi chênh vênh đất trời này... Những ngày đầu làm dâu, từ một tiểu thư thành phố về làm việc và ở hẳn nơi đây, em lạ lẫm với cuộc sống khác lạ của gia đình chồng và cộng đồng Hà Nhì. Nhưng chịu khó học từng nết ăn ở và phong tục tập quán của dân tộc mình, em cũng dần hòa nhập…
Mẹ dạy em làm bánh dày, bánh gù để ngày Tết em trổ tài giúp mẹ. Và cũng thật là tự nhiên khi tôi và mẹ trở thành cuốn từ điển sống bất đắc dĩ để em khảo cứu về Tết và phong tục Tết quê chồng. Khi biết tục lệ cũ trong đêm giao thừa nhổ trộm tỏi hàng xóm để hái lộc nhưng nay tục lệ ấy đã phôi pha, em quả quyết giao thừa năm nay em và tôi sẽ khôi phục lệ đó để: "Nhà ta quanh năm làm ăn có lộc! Với lại tưởng tượng đến cảnh đi "ăn trộm" ấy nó phiêu lắm anh ạ!". Em cười duyên khiến tôi khó có thể chối từ kế hoạch Tết của em, trong đó có cả những bí mật tặng riêng tôi, em còn gói kín…
Tết năm nay chúng tôi đã có một cái Tết vui vẻ. Sáng mồng Một, hai đứa ra giếng thần của làng, xách một xô đầy về nhà cho may mắn quanh năm. Em xăm xắm làm bánh trôi gừng để bố dâng lên tổ tiên, để mẹ dâng cúng thần bếp. Em đã thành cô gái Hà Nhì thành thục với những món ăn truyền thống như khâu nhục, thịt xào nõn thảo quả cùng những món ăn Việt như nem rán, canh miến… để bố mẹ tôi tự hào đãi khách và khoe tài khéo tay hay làm của dâu mới…
Mồng Hai, chúng tôi đi chúc Tết các nhà và đến dự lễ hội Xuân ở đầu làng. Em trở thành sơn nữ Hà Nhì với bộ áo yếm truyền thống có những đường viền lam nhạt lượn cong như sóng nước, mây vờn với những bông hoa bằng bạc, những chiếc khuy vải tết hình con bướm tím nhạt nổi bật trên nền xanh đen của trang phục. Em thử nghiệm chơi đu với mấy cô bạn trong làng, tiếng em cười giòn tan như gieo nốt nhạc trong tôi... Rồi hai đứa tay trong tay đi chơi dưới mịt mù sương khói ảo diệu mà cảm thấy lòng thanh thản. Sáng mồng Bốn, chúng tôi ra thành phố chúc Tết bên vợ... Ngồi trên xe, em nép vào ngực tôi thủ thỉ "Tết quê anh vui quá!"... Tôi nắm bàn tay em và hỏi về món quà đặc biệt. Em mỉm cười lắc đầu "Chờ nhé! Chờ nhé…".
Những ngày Tết ngoài thành phố, em tha thướt áo dài đi chúc Tết họ hàng và kể cho họ nghe những cảm nhận Tết quê chồng giữa cộng đồng Hà Nhì đầy tình nghĩa. Ai cũng chúc phúc cho vợ chồng tôi. Còn em vẫn cười tươi khi tôi tò mò về món quà năm mới mà em vẫn hứa tặng…
Tối hôm đó, trong phòng riêng, em bẽn lẽn trao mừng tuổi tôi một phong lì xì đỏ thắm: "Quà năm mới của anh đấy!". Tôi hấp tấp mở. Sau lớp lụa hồng, chiếc que thử thai với 2 vạch đỏ thẫm hiện ra. Tôi ngẩn người vì quá bất ngờ rồi sung sướng tột độ bế em lên xoay một vòng. "Ôi! Món quà đặc biệt nhất của anh!". Tôi hét lên sung sướng rồi lao xuống tầng 1, reo lên ầm ĩ với bố mẹ vợ: "Chúng con có em bé rồi!". Cả hai bố mẹ đứng bật dậy sững sờ và cười tươi rói. Ông bà cười mà ánh mắt rưng rưng… Ông lấy chai vang Ý rót ra ly chúc mừng tin tốt đẹp. Ông run run nói trong sự hồ hởi: "Bố chúc mừng các con, chúc mừng cho đại gia đình ta ít lâu nữa có thành viên mới!".
Một chòm nhỏ người Hà Nhì ở Y Tý (Bát Xát, Lào Cai). (Ảnh: TGCC)
Em đã bàn với tôi nhiều dự định cho năm mới và cả tương lai. Nào là đặt tên con trong khai sinh và tên gọi thân mật ở nhà; nào là cách chăm sóc con vừa khoa học vừa dân dã; nào là từ giờ đến lúc nghỉ sinh, em phải bồi dưỡng thật tốt cho đội học sinh giỏi đi thi ngoài huyện, tỉnh… Em say sưa nói về những dự định tốt đẹp, ánh mắt lấp lánh như có vì tinh tú trong đó đã hớp hồn tôi… Hôm sau thấy tôi định dán bức tranh bé trai đẹp như thiên thần lên đầu giường, em ngăn lại: "Em chỉ mong con giống anh chứ không cần đẹp như tranh vẽ thế kia…!" Chao ôi! Nghe em thật thà nói vậy mà trái tim tôi tan chảy. Hóa ra tình yêu của em dành cho tôi còn lớn hơn tôi tưởng rất nhiều...
… Tôi viết những dòng này khi con gái Bắp của tôi đã 2,5 tuổi. Từ khi sinh ra, Bắp đã thích nghi được ngay với không khí rét đậm quê nhà, cứ ăn rồi ngủ, hồng hào và bụ bẫm. Tôi tạm thời được phân công về một trạm biên phòng cách nhà hơn 50 cây số đường đèo. Không có tôi bên cạnh, chắc em sẽ buồn mặc dù được cả nhà chồng quan tâm, săn sóc. Nhưng tôi tin với tình yêu và nghị lực của mình cùng với sự yêu thương của hai bên gia đình, em sẽ luôn vui vẻ vươn lên để những dự định tươi đẹp của em cho một năm mới đầy bận rộn sẽ đạt kết quả mỹ mãn và ngập tràn hạnh phúc.
Tết Kỷ Hợi năm ấy là cái tết đẹp nhất, hạnh phúc nhất với nhiều kỳ vọng nhất cho đôi vợ chồng son chúng tôi. Bởi đó là mùa xuân đầu tiên chúng tôi có thêm một thiên thần. Người vợ bé nhỏ của tôi đã chiếm trọn tình cảm của gia đình và cộng đồng người Hà Nhì quê tôi. Tình yêu quê hương, cộng đồng và gia đình trong em cứ lớn dần theo chu kỳ năm tháng như đông qua, xuân lại tới.
Yêu lắm mùa xuân vùng cao quê hương... Yêu lắm gia đình bé nhỏ của tôi.
(*) Người Hà Nhì đen ở Ý Tý (Bát Xát): Theo phong tục cũ, đêm 30 Tết có tục nhổ trộm tỏi hàng xóm gọi là hái lộc đầu xuân.
Cuộc thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo điện tử Dân Việt mở ra với mong muốn nhận được những bài viết (thể loại báo chí phản ánh, ghi chép, bút ký, tản mạn chưa đăng tải trên báo chí - BTC) chia sẻ những suy tư, cảm xúc, những câu chuyện có thật của bạn đọc về những ngày Tết trong quá khứ, những hình ảnh, cảm xúc theo năm tháng vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Để từ đó, chúng ta trân trọng và nâng niu hơn những khoảnh khắc mà ta đang sống.
Các bài dự thi viết bằng tiếng Việt, chưa từng đăng trên ấn phẩm báo chí nào. Các bài viết gửi về tòa soạn báo điện tử Dân Việt theo địa chỉ email [email protected] trong thời gian 10 ngày, từ ngày 29/1 (tức 27 Tết) tới hết ngày 7/2 (tức mồng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), điện thoại liên hệ: 0979270846. Các bài viết có độ dài tối thiểu 600 chữ, tối đa 1.500 chữ, kèm theo ít nhất 2 - 3 ảnh thực tế phản ánh trong bài viết, có chú thích rõ ràng.
Các bài dự thi gửi về tòa soạn phải ghi rõ tiêu đề "Bài dự thi "Ký ức Tết trong tôi" của báo Dân Việt, trong đó ghi rõ họ tên, tuổi, số CMT hoặc CCCD, địa chỉ (rõ ràng để có thể liên hệ), số điện thoại và tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp tác phẩm được đăng tải, Tòa soạn có thể gửi nhuận bút cho các tác giả ở xa thuận lợi nhất.
Ban Tổ chức sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để đăng tải trên báo điện tử Dân Việt, sau đó tiến hành chấm giải với những bài được đăng và làm lễ trao giải sau Tết. Các bài đoạt giải sẽ được công bố trên báo điện tử Dân Việt.
https://trungtamdaynghetoccom.blogspot.com/2022/02/bai-du-thi-ky-uc-tet-trong-toi-em-lam.html
0 notes
Text
Lịch trình tour đi bộ dưới đại dương + Tham quan 4 đảo
08h00 -> 09h00 Xe SEOCAM sẽ đón chúng ta Ở điểm hứa (trung tâm thị trấn Nha Trang) tới điểm gần cảng Cầu Đá, tuỳ theo vị trí cụ thể của bạn mà quản lý của SEO CAM sẽ có một lịch hứa không giống nhau. 09H00 -> 09h15 bắt đầu xuất hành tham quan thuỷ phủ Trí Nguyên. tới đây, chắc quý khách sẽ không khỏi quá bất ngờ khi Lý Do lại đến nơi này. thuỷ cung Trí Nguyên tuy bên trong không đẹp bằng Viện Hải Dương Học hay thuỷ cung Vinpearl nhưng phía ngoài thì có một không gian rất đẹp, đứng Ở nơi đây Bạn Có thể phóng xa tầm mắt chiêm ngưỡng một phần rộng lớn của vịnh Nha Trang. & các bạn cũng chỉ lưu lại đây khoảng 30 – 45 phút mà thôi. 10H00 –> 11h30 Tham quan and vui chơi tắm biển Tại Hòn Mun. tại đây có những dịch vụ miến tổn phí như: ao đồn đại, kính lặn ngắm san hô and những dịch vụ trả chi phí như: Tắm nước ngọt, tàu đáy kính, lặn hồ bằng bình oxy. 12H00 -> 14h00 tới Làng Chài sau đây quý khách ăn trưa, sau lúc ăn trưa kết thúc là màn diễn giả “Hát cho nhau nghe” mang đậm chất cây nhà lá vườn từ những người nghệ sĩ biển không chuyên, góp một chút lời ca tiếng hát để gửi khuyến mãi đến những vị khách phương xa. Sau lúc ca hát dứt chúng ta sẽ đến điểm sau cùng là Bãi Tranh hoặc Hòn Tằm tuỳ theo lộ trình Quý Khách đã đăng ký. nhị nơi này có mức giá trị chênh lệnh không hề nhỏ bởi Hòn Tằm là resort 4 sao, có bãi tắm đẹp nhất trong những đảo Tại Nha Trang. Còn Bãi Tranh là một khu Du Lịch Tuy không đẹp bằng Hòn Tằm nhưng cá nhân tôi cảm nhận thấy nếu không yêu cần các dịch vụ công nghệ cao thì Bãi Tranh là một điểm đến cũng rất hấp dẫn. 16H00 -> 17h00 chúng ta được đưa về tận vị trí đón như Khi sáng..
https://viethometravel.com.vn/bo-tui-ngay-kinh-nghiem-khi-tham-gia-tour-di-bo-duoi-bien-nha-trang/
0 notes