#làng cổ ở Măng Đen
Explore tagged Tumblr posts
anvietnam · 1 year ago
Text
Du lịch bụi Măng Đen: cầu treo Kon Tu Rằng - làng Kon Tu Rằng
Cầu treo Kon Tu Rằng – làng Kon Tu Rằng nằm ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách Măng Đen chừng 12 km. Nguyên gốc tên làng Kon Tu Rằng là Bule Tu Rằng, có nghĩa là “làng cũ ở trong rừng”, bởi theo tiếng Mơ Nâm (M’ Nâm), Bule là làng, Tu là cũ, Rằng là rừng. Để đến Kon Tu Rằng, từ trung tâm thị trấn Măng Đen, bạn phải đi về hướng khu 37 Hộ, nơi có thác Pa Sỹ, các nông trại, đồng cỏ…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 15 days ago
Text
Tuyển chọn những bài văn mẫu về Viết câu chuyện ngắn từ bài Con cò mà đi ăn đêm hay nhất để giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo. Đề bài: Dựa vào bài ca dao:Con cò mà đi ăn đêm ............ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.Hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện ngắn. Lập dàn ý 1. Mở bài: * Giới thiệu nhân vật và tình huống: - Tiếng van xin văng vẳng trong đêm làm cho em chú ý. - Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người coi ao cá đầu làng. 2. Thân bài: * Phát triển câu chuyện: - Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải đi kiếm ăn ban đêm. - Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao. - Người coi ao cá vớt cò lên, dọa trừng trị cò vì tội ăn trộm. - Cò thanh minh, van xin, cầu mong được chết trong sạch. 3. Kết bài: * Kết thúc câu chuyện: - Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ. Bài mẫu 1 Tôi van ông... Tôi xin ông... Đó là nguyện vọng cuối cùng của tôi... mong ông chấp nhận... Trời ơi! Tội nghiệp các con tôi... Tiếng van xin não ruột da diết từ đâu vọng đến, xoáy vào lòng em. Em vùng dậy ra mở cửa. Lời van vỉ theo gió thoảng đến, tiếng được, tiếng mất. Đi ngược hướng gió, lần theo tiếng thì thào, em đã ra đến đầu làng. Cạnh ao cá lớn là cái lều trông cá của ông Thanh. Trong lều, có tiếng người hỏi nhau tìm hộp diêm châm lửa. Trước cửa lều, một con cò xõa cánh ướt lướt thướt đang nằm thoi thóp. Nghe tiếng bước chân người, cò cố ngóc đầu lên nhìn em với đôi mắt hoảng hốt, cầu khẩn. Em như chợt hiểu ra mọi chuyện. - Mẹ ơi! Chúng con đói quá! - Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về, sẽ có cá cho các con ăn. Cò mẹ vừa nói vừa vuốt vuốt nhẹ lên lớp lông tơ óng mượt của lũ con. Chị gạt thầm nước mắt, trong đầu cứ xoáy lên câu hỏi: Làm thế nào bây giờ? Biết tìm đâu ra mồi? Dạo này chuyển vụ, thức ăn khan hiếm quá! Tôm tép biến hết đi đằng nào... Có tiếng lao xao của mấy chị Vạc rủ nhau đi ăn đêm. Bỗng cò mẹ nghĩ: Hay mình cũng đi như họ xem sao? Họ nhà Cò xưa nay chỉ quen kiếm ăn ban ngày, nhưng biết đâu ban đêm lại sẵn mồi hơn, may ra mình kiếm được chút gì cho lũ trẻ. Nhìn các con ngủ trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Chị thầm thì: - Các con ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về. Lũ cò con nhao nhao: - Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn nhé! Hướng về phía cánh đồng, cò mẹ bay rảo tới. Con đường mọi ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã đến đoạn nào. Bỗng thấy ở dưới có một vệt đen mờ, trông như một cành cây nho nhỏ. Cò nghĩ bụng ta nghỉ chân một chút rồi sẽ bay tiếp. Ối!... Ùm!... Hóa ra vệt đen đó chỉ là một nhánh cây mềm mọc bên bờ ao. Cò cố bay lên. Mọi ngày đi kiếm mồi trên ruộng, cò chỉ lội nước ngập đến khoeo chân. Bây giờ ngã xuống ao, khua khoắng mãi mà cò không sao nhấc nổi thân mình lên được. càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu. Cò mẹ trào nước mắt, thầm gọi các con. Một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát: - A! Con cò ma lanh dám lợi dụng bóng đêm để ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Quân ăn trộm sẽ bị trị tội. Thịt cò xáo măng ngọt ra phết đ��y! - Không! Không phải như thế đâu, các ông ơi! Cò cố ngển cổ thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau vặt lông cò. Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ, hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Chúng đã lớn, có thể tự kiếm ăn đôi chút được rồi nhưng nếu biết mẹ bị bắt vì ăn trộm cá, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, phải thương yêu giúp đỡ mọi người... Vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì ăn trộm ư? Không, không thể được! Khi người canh ao cá tới gần, tú hai cánh cò nhấc lên, cò cố hết sức nói tha thiết và rành rọt: - Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm.  Không ngờ,... Tôi thực tình không biết đó là ao cá người nuôi. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. vì thế tôi tha thiết mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng.
Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục. Có như vậy thì nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng. Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút cuối cùng... Chợt có tiếng mẹ lay gọi dồn dập: "Dậy thôi, dậy thôi con! Đến giờ đi học rồi kìa! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thế hả con?". Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mà cô giáo vừa dạy hôm qua đã sống lại trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: "Người nông dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con Cò để nói lên điều ấy, cháu ạ!" Bài mẫu 2 Là người Việt Nam thì hẳn ai cũng một lần được mẹ ru ngủ bằng những làn điệu, ca dao. Hay nói cách khác, những đứa trẻ lớn lên trong những lời ru của các bà, các mẹ, qua những lời ru ấy thì cả một thế giới từ cổ tích, thế giới đời thực phong phú, đa dạng mở ra trước mắt, nuôi nấng những tâm hồn trẻ thơ. Một trong những hình ảnh quen thuộc nhất trong các bài ca dao, các khúc ru của các bà, các mẹ chính là bài ca dao “Con cò”, trong đó có những lời ca da diết, trầm bổng chứa chan nhiều triết lí nhân sinh như: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có sáo thì xáo thì xáo nước trong, chớ xáo nước đục đau lòng cò con. Lời ca dao thể hiện được thân phận nhỏ bé, bất hạnh đầy trắc trở của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đó là một xã hội đầy biến cố, bất trắc và bất cứ lúc nào cũng có thể ập đến những tai họa khôn lường. Nhưng còn một ý nghĩa khác cũng sâu sắc, nhân văn không kém, đó chính là nói về tấm lòng bao la, rộng lớn của người mẹ. Để nuôi lớn những đứa con của mình, người mẹ sẵn sàng bươn trải, đối mặt với cuộc sống rộng lớn đầy khó khăn, mong sao con có thể trưởng thành. Xung quanh bài ca dao này cũng có ẩn chứa những câu chuyện vô cùng cảm động về loài cò. Đó là một cuộc sống bất hạnh nhưng cũng chứa chan tình yêu của mẹ con nhà cò. Ngày xưa có một con cò sống ở trên một cánh đồng xa, một ngày nọ nó sinh được ba người con, đứa nào cũng xinh xắn vô cùng dễ thương. Cò rất yêu thương con, luôn muốn dành những thứ tốt nhất cho con, nhà dẫu có nghèo nhưng cò mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho con của mình, cho chúng bằng bạn bằng bè. Cuộc sống của mẹ con nhà cò tuy có chút khó khăn, thiếu thốn nhưng vô cùng đầm ấm, hạnh phúc, những đứa con vô cùng ngoan ngoãn chờ mẹ mang thức ăn về nhà. Nhưng biến cố ập đến bất ngờ, đó là năm lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên, cùng với đó là mất mùa, đói kém xảy ra. Trên những cánh đồng lúa ngập úng mênh mông nước, cò mẹ dù có đi cả ngày cũng không kiếm được thức ăn. Những đứa con thơ dại vì đói mà khóc rất thảm thương, không đành lòng nhìn các con chết đói, cò mẹ đã có một quyết định vô cùng mạo hiểm, đó là đi kiếm ăn vào ban đêm, kiếm ăn trong thế giới của loài người. Nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là một hành trình kiếm ăn đầy bất trắc, nguy hiểm rình rập và cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Nhưng cò mẹ vẫn quyết định đi kiếm ăn, khi trời về đêm cò mẹ bắt đầu bay đi, tìm những vũng nước, bờ ao có cá để có thể mang về cho con ăn. Mắt của loài cò vào buổi đêm không được tốt lắm nên thường xuyên bị va đập vào những cành cây, ngọn cỏ khiến cho thân thể của cò mẹ bầm dập, thâm tím vô cùng đau đớn. Nhưng sự mạo hiểm ấy của cò mẹ đổi lại sự no bụng cho những đứa con nên cò mẹ chấp nhận mọi sự đau đớn, dù trên người vẫn còn vết thương nhưng ngày nào cũng lên đường tìm kiếm thức ăn. Đêm hôm ấy cũng như mọi ngày kiếm ăn khác, cò mẹ bay trên một vũng nước ngập để tìm kiếm thức ăn. Sau khi xác định có cá thì quyết định sa vào một cành cây để đứng, nhưng thật không ngờ lần này cành cây quá mềm khiến cho cò mẹ không giữ được thăng bằng mà ngã lộn cổ xuống ao. Lúc này ở gần đó có một người đàn ông đang kéo vó, cò mẹ chới với giữa dòng nước lên tiếng kêu cứu với người đàn ông.
Lời cầu xin quá khẩn khiết nên người đàn ông vớt cò mẹ lên bờ, cò mẹ biết lần này mình khó thoát được cái chết nhưng vẫn tha thiết cầu xin người đàn ông nếu có mang mình đi xáo măng thì hãy xáo nước trong, chớ xáo nước đục, vì như thế sẽ làm cho những đứa con của cò mẹ thương tâm, đau đớn. Nghe những lời van xin của của cò mẹ và câu chuyện về ba đứa con thơ dại đã khiến cho người đàn ông vô cùng xúc động. Mặc dầu mùa đói kém, mất mùa thì không chỉ những con vật nhỏ bé như mẹ con nhà cò mà những con người nông dân lam lũ cũng vô cùng khó khăn, chật vật với cuộc sống mưu sinh. Gia đình của người đàn ông có những tám người con, đứa nào cũng tuổi ăn tuổi lớn, chính vì vậy mà ngoài công vi��c đồng áng ban ngày thì vào mỗi đêm khuya ông đều một mình ra bờ sông đánh cá, mong bắt được những con cua, con cá làm thức ăn cho các con. Hôm nay vô tình bắt được một con cò, có nó thì bữa ăn ngày mai các con của ông sẽ được ăn thịt, sẽ vui sướng biết bao. Nhưng nghe câu chuyện của cò mẹ thì người đàn ông đã cảm động và thả cò mẹ về, vì xét cho cùng ông cũng giống cò mẹ đều là những bậc sinh thành làm mọi việc đều vì các con của mình. Cò mẹ được thả vô cùng cảm kích nhưng những ngày sau đó cò mẹ vẫn tiếp tục đi kiếm ăn đêm, vẫn đối mặt với nguy hiểm thường trực. Bài mẫu 3 Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng: – Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi. Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp. Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc: – Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé! Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”. Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập. Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to: – Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé! Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai: – Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông. Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn. Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa.
Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây? À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không. Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào. May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên: – A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi. Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông: – A ha! Ta có bữa ăn rồi. Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”. Giọng người đàn ông sang sảng: – Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon. Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối: – Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch. Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn. Từ đó, các bà thường hay ru cháu: Con cò mà đi ăn đêm  Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao  Ông ơi ông vớt tôi nao  Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng  Có xáo thì xáo nước trong  Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
0 notes
dulichpleikublog · 3 months ago
Link
0 notes
dulich3mienvn · 2 years ago
Text
Làng cổ Kon Klor là điểm đến nổi bật như thế nào tại khu du lịch Măng đen Kon Tum?
Tumblr media
Làng cổ Kon Klor là một điểm đến nổi bật tại khu du lịch Măng đen Kon Tum. Làng cổ này được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Ba Na, với những ngôi nhà bằng gỗ và sàn đất. Du khách có thể khám phá và tìm hiểu về phong tục, tập quán và đời sống của người Ba Na tại đây. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều món ăn truyền thống hấp dẫn và đặc sản của vùng Tây Nguyên mà du khách không nên bỏ qua.
>> Xem thêm những thông tin du lịch thú vị về Măng Đen tại: https://goeco.link/JgHpU
1 note · View note
daphuclong · 4 years ago
Text
Cổng nhà thờ đẹp – Những mẫu cổng nhà thờ họ đơn giản đẹp nhất 2020
Cổng nhà thờ đẹp – Những mẫu cổng nhà thờ họ đơn giản đẹp nhất 2020. Những mẫu cổng nhà thờ họ được chàm từ chất liệu đá xanh cao cấp tại các mỏ núi đá ở Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,…
Những mẫu cổng nhà thờ họ đẹp được chạm khắc hoa văn, họa tiết tinh xảo nhất và ẩn chứa trong đó là những giá trị nhân văn và giá trị tâm linh to lớn nhằm mang lại nhiều điều may mắn và tài lộc cho gia đình, dòng họ.
Cổng nhà thờ đẹp
Nhà thờ họ là khu dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ. Để tạo nên giá trị thẩm mỹ cho các khu nhà thờ không thể không kể đến các mẫu cổng từ đường. Trong bài viết này công ty đá mỹ nghệ Thái Vinh xin giới thiệu tới quý khách hàng các kiểu kiến trúc cổng nhà thờ họ đẹp truyền thống tại Việt Nam
Cổng nhà thờ đẹp là một đặc trưng không thể thiếu tại các khu nhà thờ họ, từ đường. Cổng nhà thờ có thể nói là bộ phận khá quan trọng của công trình nhà thờ họ. Thiết kế cổng nhà thờ họ luôn cần hài hòa với nhà thờ họ chính và đảm bảo sự linh thiêng, trang nghiêm.
Cổng nhà thờ họ ngày nay được làm bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau như là gỗ, xi măng hay bằng đá xanh khối.
Và đá xanh khối tư nhiên là một nguyên liệu được lụa chọn để làm các mẫu cổng từ đường trong thời gian vừa qua. Vì chất liệu đá xanh đen sẽ mang đến một vẻ đẹp tâm linh cổ kính linh thiêng cho nhà thờ. Đá xanh khối có đặc tính vững chắc, có độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi các tác động thông thường, khó bị bào mòn bởi thời tiết.
Ý nghĩa tâm linh của cổng nhà thờ họ
Thông thường nhà thờ họ sẽ là nơi linh thiêng nhất và cũng chính là nơi phản ánh rõ nét một dòng họ từ địa vị, tài chính đến nhân cách. Chính vì lẽ đó và những thứ tinh hoa nhất, những hoa văn, điêu khắc tinh tế nhất thường được thấy trong nhà thờ họ.
Và trong kiến trúc tổng thể của một nhà thờ họ đẹp cổng đá đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cổng đá là công trình đầu tiên trong quần thể nhà thờ họ nó thể hiện phần nào tài khí, vận hạn và địa vị dòng họ. Việc đặt cổng đá nhà thờ họ cũng vô cùng quan trong nếu đặt đúng quy tắc phong thủy sẽ mang lại lợi ích, tài lộc, thịnh vượng cho gia tộc nếu không xem xét kỹ sẽ đem lại những điều không tốt.
Những mẫu cổng nhà thờ họ đơn giản đẹp nhất 2020
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Địa chỉ thiết kế, xây dựng cổng nhà thờ họ uy tín
Làng nghề đá Ninh Bình là cơ sở sản xuất, điêu khắc đá mỹ nghệ chất lượng cao tại Ninh Vân – Ninh Bình. Chúng tôi chuyên sản xuất, thiết kế, thi công, lắp đặt các sản phẩm đá mỹ nghệ trên toàn quốc với các sản phẩm như: cổng đá nhà thờ, đình, chùa, cổng biệt thự, sân vườn. Đồ thờ đá, đèn đá, lư hương đá, cuốn thư đá, chiếu rồng đá…Thiết kế thi công lăng mộ đá, mộ đá tự nhiên nguyên khối, mộ đá tháp, mộ đá granite.
Với nền tảng sản xuất lâu năm, cơ sở chúng tôi đã thiết kế thi công nhiều công trình trên toàn Quốc như: Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định,…Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp.
Chúng tôi luôn tân tình chăm sóc, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi thời gian.
Chúng tôi luôn tin tưởng và tự hào về chất lượng, uy tín sản sản phẩm. Với thiết kế, trạm khắc tinh sảo. Đáp ứng cho khách hàng đa dạng về mẫu mã, kích thước, tiến độ thi công. Đặc biệt chúng tôi tư vấn, thiết kế, thi công theo yêu cầu của từng công trình.
Để được biết thêm các sản phẩm và được tư vấn thiết kế miễn phí vui lòng liên hệ Làng nghè đá Ninh Bình theo địa chỉ:
Thông tin liên hệ Làng nghề đá Ninh Bình
Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
Đi động: 0915.230.616
Zalo: 0915.230.616 ·
Website: https://langnghedaninhbinh.com
1 note · View note
52hztrekking · 2 years ago
Text
Đến Quy Nhơn đừng quên thăm viếng Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử!
ko sở hữu kiến trúc sáng tạo như những tòa tháp Chăm, cũng chẳng sở hữu quang cảnh thơ mộng hữu tình như Kỳ Co hay Eo Gió, đó vậy mà Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử lại luôn là điểm tới chẳng thể bỏ qua của du khách lúc du lịch Quy Nhơn.
Tumblr media
Đôi nét về Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (1912 – 1940) là 1 thi sĩ lừng danh trong dòng thơ lãng mạn hiện đại của Việt Nam, ông cũng là người đề xướng ra trường thơ điên, thơ loàn có muôn ngàn tác phẩm “để đời” khiến người người mến mộ. Ấy thế mà căn bệnh phong quái ác đã đưa ông đi ở tuổi đời còn quá trẻ - 28 xuân xanh, để lại niềm nhớ tiếc vô biên cho các đọc nhái, những người tình thơ ca và là niềm mất mát lớn to của làng thơ Việt Nam lúc bấy giờ.
Theo người dân nhắc lại, ước nguyện trước lúc mất của ông là được chôn ở nơi tựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển tại đèo Son, song đây lại là khu quân sự bị cấm nên người dân đã táng ông tại Quy Hòa – nơi ông đã sống những ngày tháng cuối đời và cho xây dựng thương hiệu các áng thơ bất hủ. Mãi cho đến năm 1959, Mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử mới được bạn bè và người thân của ông dòng an táng và di dời đến đồi Thi Nhân, thuộc khu vực Ghềnh Ráng – Tiên Sa của thành thị Quy Nhơn, thức giấc Bình Định và giữ nguyên cho tới bây giờ.
Kiến trúc Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử
Nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử được đặt trong một khoảng đất đa dạng, bằng phẳng mang thảm cỏ xanh mướt, mềm mại, ko gian khoáng đãng và tiếp giáp với là các cây cổ thụ tốt tươi tỏa bong râm nói quanh năm, đem đến cảm giác thân thiện cho khách thăm quan.
Ngôi mộ Hàn Mặc Tử được ngoài mặt theo 1 khối chữ nhật đơn giản, bề mặt được ốp cẩm thạch bằng phẳng, bóng lộn. Dưới chân được bao bọc bởi lớp đá ong mang đa dạng hình thù khác nhau, xếp chồng lên nhau, nhỏ dần về phía trên tạo nên 1 kiến trúc khá thời trang.
Vì gia đình ông theo đạo đạo thiên chúa nên phía trên ngôi Mộ được đặt một cây thập giá dài nửa thước mang chất liệu bằng xi măng và được quét một lớp vôi trắng xóa. Song song, trên đỉnh tấm bia vượt trội có bức tượng Đức Mẹ Maria đôn hậu đang dang rộng hai tay và nhìn xuống ngôi mộ như muốn miêu tả sự thương cảm mang 1 con người tài tình nhưng bạc phận.
ngoài ra, mặt trước tấm bia cũng được đặt một tấm bảng màu đen ghi tên những người sở hữu công vun đắp ngôi mộ bằng chữ vàng vượt bậc để du khách được biết.
#mohanmactu52hz #mohanmactuquynhon52hz #mohanmactuodau52hz #52hz #trekking52hz
Xem Thêm:
1 note · View note
1999fashion · 4 years ago
Text
áo bành tô nam
Áo măng tô nam được giới thời trang đánh giá là “tuyên ngôn cho phái mạnh”. Sở dĩ nói như vậy vì kiểu áo khoác đặc biệt này rất hữu ích với đấng mày râu. Không chỉ giúp các chàng ấm áp hơn trong màu đông mà còn là một “vũ khí lợi hại”. Diện áo măng tô, bạn sẽ có một vẻ bề ngoài vô cùng lịch lãm và chín chắn.
Mục Lục Bài Viết
1. Áo dạ măng tô nam2. Áo măng tô nam ngắn hàng hiệu3. Áo khoác măng tô dáng dài cho nam4. Áo măng tô nam Hàn Quốc5. Áo măng tô Kaki nam dáng dài6. Áo măng tô có mũ cho nam8. Áo măng tô nam trung niên
Áo măng tô là gì?
Dù luôn nghe về kiểu áo này nhưng cũng có nhiều người thắc mắc vì sao lại gọi là áo măng tô. Măng tô là tên phiên âm tiếng Việt của từ tiếng Pháp Manteau, trong tiếng anh áo măng tô gọi là “Overcoat “. Thuật ngữ này dùng để chỉ những kiểu áo dài quá đầu gối, dùng làm áo choàng mùa đông.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Sang trọng, chững chạc mà vẫn rất trẻ trung khi diện áo khoác măng tô trung niên
Xem giá áo măng tô trung niên
Trong nhiều kiểu áo măng tô trung niên thì đa phần không có cách tân nhiều như cho giới trẻ. Chúng sẽ không có phần thắt lưng quen thuộc để tạo form dáng. Các đường cut out cũng không nhiều, chủ yếu là tối giản hết mức có thể. Túi áo có kiểu ngang xuống chứ không chéo một bên. Ở cổ tay áo có đính nút nên nhìn vô cùng chỉnh chu.
Về chất liệu cũng đa dạng và phong phú cho bạn lựa chọn. Chủ yếu áo măng tô mà dành cho nam giới trung niên thì sẽ có gam màu tối và trầm hơn. Mùa đen, xám hay màu mun chính là ba màu sắc được lựa chọn nhiều nhất. Có kiểu thì form áo dài nhưng cũng có kiểu ngắn dành cho những người thấp.
Lời kết
Đối với nam giới thì kiểu áo cũng như các trang phục khác không quá nhiều kiểu như phái đẹp. Ngoài những mẫu áo quần quá quen thuộc thì chàng cũng hãy thử những kiểu khác. Hãy làm mới tủ đồ mình bằng những item quý phái, sang trọng như áo măng tô chẳng hạn. Biết đâu bạn sẽ rất hợp và lại yêu thích kiểu áo này ấy chứ!
Tùy vào từng hoàn cảnh cũng như mục đích mà chàng có thể chọn những kiểu áo măng tô cho phù hợp. Biết cách chọn áo cũng như phối đồ đẹp bạn sẽ có một tổng thể ấn tượng, gây thiện cảm đối với những người xung quanh. Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không sắm ngay cho mình một chiếc đúng không nào?
Đã đến lúc hóa thân thành những quý ông lịch lãm và chuẩn men cùng với áo choàng nam rồi đấy. Chúc bạn luôn vui vẻ và thành công trong cuộc sống!
8 Mẫu Áo Măng Tô Nam Giúp Các Chàng Hóa Quý Ông Lịch Lãm was last modified: Tháng Ba 28th, 2021 by Ngọc Lan
Có thể bạn quan tâm:
6 Mẫu Chân Váy Công Sở Được Ưa Chuộng Nhất Của Dân Văn Phòng 7 Kiểu Áo Gió Nam Đơn Giản, Thoải Mái Đang Được Yêu Thích Top 7 Mẫu Kính Rayban Đẹp, Cao Cấp Cho Các Tín Đồ Thời Trang Giày Jordan – Thương hiệu khuấy đảo làng thời trang quốc tế Top 5 Đồng Hồ Seiko Năng Động, Bền Bỉ Dành Cho Giới Trẻ
Ms Ngọc Lan tốt nghiệp Khoa Báo Chí và Truyền Thông, có niềm đam mê lớn trong lĩnh vực Thời Trang và Làm Đẹp. Tôi không ngừng cập nhật những xu hướng thời trang mới, những cách phối đồ, kết hợp quần áo, giày dép phụ kiện sao cho hài hòa, tinh tế giúp chiếm được thiện cảm của người đối diện ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm mà tôi tích lũy được sẽ giúp bạn chọn mua được sản phẩm phù hợp cho bản thân.
Nguồn: áo bành tô nam
0 notes
anvietnam · 1 year ago
Text
Du lịch bụi Măng Đen: làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo
Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (Vi R’Ngheo) thuộc xã Đắk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thị trấn Măng Đen chừng 40 km. Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng du lịch của huyện Kon Plông, tạo ra các làng du lịch “vệ tinh” cho…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
knhuphan · 4 years ago
Text
Hungary ký sự - ngày ở quê/(2) Những ngày chầm chậm qua
Tôi ở nông trại gần nửa tháng nhưng những gì tôi biết về chủ nhà hình như ít lắm. Tôi thấy cô hút thuốc, uống bia nhiều, thích phơi nắng, năm họa mười thì cắm dây wifi vào cái máy tính cổ lỗ sĩ ở nhà, gõ gõ tìm kiếm trên mạng, miệng lầm bầm: “Đậu xanh, cái cây này trồng hoài sao không thấy ra trái.” Nghe nói hồi trẻ cô lấy chồng người Thụy Sỹ, có một con trai, sau đó hai người chia tay. Sau này chồng cũ cô có bạn gái mới, và cô cũng có bạn trai nhỏ hơn 15 tuổi. Mà kỳ lạ ở chỗ là thỉnh thoảng chồng cũ của cô chở con trai từ Thụy Sỹ qua Hungary nghỉ lễ, rồi bốn người, cô, chồng cũ, bạn trai mới của cô, anh con trai, bốn người thỉnh thoảng làm vườn hay đi chơi ở quê chung. Hay ghê. Ý tôi là nó không giống kiểu đa số các cặp đôi chia tay nhau rồi chẳng th��m nhìn mặt nhau luôn.
Chắc có người sẽ đánh giá cô này nọ...
Hồi cấp 3, tôi có làm tình nguyện trong một cửa hàng bán quần áo cũ, trong số đồng nghiệp có một cô bạn già nọ, mỗi ngày đi học có gì vui hay buồn tôi đều đợi đến cuối tuần đi làm kể cô nghe. Có lần tôi kể cô nghe về chuyện một bạn A nọ bị các bạn đánh giá, rồi hỏi cô có đánh giá gì về bạn A không. Cô mới cười cười bảo tôi:
-          Bây giờ con đang có kế hoạch gì?
Thế là tôi say xưa kể tuần sau có kế hoạch đi bảo tàng này, tuần nữa phải học thi cho nhanh để đi hội chợ, hay tuần tới nữa tính sẽ đi picnic với nhà chủ,... Tôi quên phắt bạn A.
Bữa sau tôi nhớ ra bạn A, tôi mới hỏi tại sao cô không muốn nhận xét bạn A. Cô đăm chiêu ủi quần áo một lúc, đoạn ngước lên hỏi tôi:
-          Nhận xét bạn A có mang lại lợi ích gì cho con không?
-          Không ạ.
-          Thế con quan tâm làm gì. Còn nữa, khi con bắt đầu nhận xét bạn A, con sẽ nhận xét qua bạn B, bạn C, bạn D... Và có thể con không nhận ra đâu.
-          Chà, nếu thế thì phí thời gian nhỉ? Đó là lý do tại sao hôm rồi con hỏi thì cô lái qua kế hoạch của con.
Cô mỉm cười gật đầu.
... nên tôi không đánh giá chủ nhà của tôi. Tôi chỉ biết cô cho tôi ăn và cho tôi chỗ ở, và tôi làm việc cho cô. Thế thôi.
Đang giữa hè, tôi ở được ba hôm thì chồng cũ chở con trai qua thăm cô. Lâu ngày mới gặp con, nhìn cô rạng rỡ hơn hẳn. Cô mua nhiều đồ ăn hơn, nấu nhiều món hơn, lại đưa chúng tôi đi chơi nhiều hơn. Tôi được ké nên tôi cũng vui lây. Anh chỉ hơn tôi tám tuổi nên chúng tôi cũng dễ nói chuyện. Có lúc chú sai chúng tôi đập xi măng từ gạch cũ để xây lại hiên sau nhà, đặng đặt cái giường để ngủ những đêm hè.
Tumblr media
Hiên sau nhà
Tumblr media
Sau khi xây xong
Tumblr media
Hoa nhặt về để hãm trà
Tumblr media
Trưa nóng ra tắm sông
Tumblr media
Hội chợ địa phương cuối tuần
Tumblr media
Hay đi quanh làng xóm ngó nghiêng xem có gì zui, phá gà phá chó, này là cây chuối của ông hàng xóm người Áo. Trồng chuối ở Châu Âu giống như việc bạn cố gắng bứng cây thông Đà Lạt vô Sài Gòn trồng. Tất nhiên chuối không đậu trái.
Con trai cô về thăm, cảm giác hoạt động ở quê phong phú hơn hẳn. Có hôm xong việc, chiều tối tôi và anh lôi thảm ra đồng ngắm sao, rồi anh bày cho tôi cách xem sao, rồi kể tôi nghe chuyện con nít Tây từ nhỏ đã được thử đủ thứ, đan lát, bắn cung, cưỡi ngựa, chứ không phải chỉ có học không như con nít Á tụi em đâu nha. Làm tôi xuýt xoa ghen tị.
Nhưng được vài ngày thì tôi phát hiện ra cách anh để ý tôi có gì đó hơi là lạ. Anh giành làm việc nặng, lúc ra sông thấy tôi bơi lang thang thì lặng lẽ bơi theo vì sợ tôi đuối nước, đi lễ hội tôi không biết uống bia anh cũng uống giúp tôi... Mà tôi chẳng hiểu anh thích gì tôi, lúc đó tôi vừa gầy vừa đen, lại còn lấc cấc.
Có đợt lễ hội ca nhạc nọ, chúng tôi đi vì anh sắp theo bố về nước. Tối đến chúng tôi ở chung một lều, mỗi đứa một túi ngủ. Tôi vừa chui vào túi, vờ say bia ngủ trước, vì cảm giác hình như anh sắp thổ lộ. Anh thấy tôi nằm im thin thít, bèn nhích lại gần, vương ngón tay vén tóc mái trên cái trán bướng của tôi. Lúc này tôi bối rối và cũng hơi sợ nữa, tôi không quen người lạ động vào người, vờ động đậy như khó chịu trong lúc ngủ, đặng quay mặt vào bên thành lều, cố gắng tránh ánh nhìn của anh.
Hình như anh biết tôi muốn từ chối anh, bởi lẫn trong tiếng nhạc xập xình của lễ hội, tiếng nói cười huyên thuyên của những lều cạnh bên và tiếng say giấc nồng của nhà chủ, có tiếng anh khe khẽ thở dài...
Anh theo bố về nước thì chuỗi ngày ở quê của tôi lại chậm chạp như những ngày đầu mới tới, cô vẫn hút thuốc và uống bia, chú lụi cụi xây nền rồi đẩy xe cút kít đi lấy đất sét xây một cái lò ngoài vườn, thỉnh thoảng hai người cãi nhau om sòm, xong lại ôm hôn làm lành, như bao cặp đôi đang yêu vẫn thường. Tôi xong việc ở vườn lại chui vào lều, suy nghĩ về những thứ đã qua và những việc sắp tới. Tại sao tâm hồn của người trẻ không thể ở yên trong hiện tại?
Trước ngày tôi đi, cô xay hạt lanh với nước củ dền rồi phơi nắng, cô gọi đó là “living bread” – một cái bánh còn sống, có cả năng lượng mặt trời, mày ăn vô khỏe lắm nha, đặng gói cho tôi mứt đào tự làm, ít trái cây và rau củ trong vườn, lại có trà cô tự lên men, bà ngoại nướng bánh táo rồi bọc cho tôi đem theo.
Tumblr media
Ngắm đồ ăn trong cảm động
Nhiều năm rồi đó, thi thoảng tôi hay nghĩ sẽ có ngày quay lại vườn, sống những ngày chậm chạp. Có ngày cùng cô lau dọn nhà cửa. Có ngày dõng dạc nói tiếng Đức với bà ngọai: “Có thể làm cho con bánh táo hương quế đậm đậm một chút không ạ?”
Hungary, ngày ở quê (hoàn).
0 notes
langmodagiare-blog · 5 years ago
Photo
Tumblr media
Chia sẻ kích thước mộ đá đôi theo phong thủy
Kích thước mộ đá đôi – Chia sẻ kích thước mộ đá đôi theo phong thủy. Những mẫu mộ đá đôi được các nghệ nhân chế tác với kích thước chuẩn xác nhất.
Vài điều nên biết về các mẫu mộ đá đôi
Xây mộ hay lăng mộ là một việc làm tâm linh được rất nhiều gia đình quan tâm. Đó là việc làm thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối tổ tiên.
Mộ đá đôi là mẫu mộ được chế tác từ các loại đá như đá xanh đen, xanh rêu, đá trắng hay đá vàng, đây là dòng đá có độ đẹp, bền, cứng và độ bóng rất cao bởi vậy hầu như các sản phẩm mộ đá đều mang tính thẩm mỹ rất cao. Ưu điểm của sản phẩm mộ đá đôi là chịu được nhiệt độ cao, không bị bào mòn bởi thời tiết. Nên thông thường những sản phẩm mộ đá đều có tuổi thọ từ hàng trăm đến hàng nghìn năm.
Tùy vào thiết kế và yêu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ thiết kế ra các mẫu mộ đá hoặc tư vấn các mẫu mộ đá đẹp nhất cho quý khách hàng.
Kích thước mộ đá đôi chuẩn theo phong thủy
Thông thường thì kích thước xây mộ đôi đẹp lớn hơn so với những mẫu mộ đá đơn. Về cơ bản thì kích thước mộ đôi có ba loại như sau:
Kích thước mộ xây địa táng hay còn gọi là mộ hung táng
Thường ở miền trung trở vào và bên đạo thiên chúa. Kích thước mộ khá lớn thường chiều ngang là hơn 1m và dài hơn 2m. Ví dụ rộng 255cm, dài 275cm
Loại mộ cải táng, hỏa táng 
Kích thước mộ sang cát hay bốc cốt thường được sử dụng nhiều ở miền bắc và các vùng đồng bằng. Kích thước mộ thường nhỏ. Ví dụ rộng 167cm, dài 197cm.
Ngày nay có rất nhiều gia đình thường xây mộ đôi trước khi mất cho ông bà cha mẹ nên kích thước một phải lớn để sau này đưa nắp ra để đưa cốt xuống được dễ dàng.
Kích thước sửa chữa mộ cũ
Loại mộ này có nghĩa là trước kia đã xây dựng lâu ngày xuống cấp muốn tôn tạo lại thường thì xây bọc bên ngoài mộ cũ nên mộ có kích thước khá lớn.
Một số kích thước mộ đá đôi thường được sử dụng
167×167(cm), 167×197(cm), 172x197cm, 147x197cm, 197x237cm, 255x275cm, 275x275cm, 322x322cm, 342x342cm…
Cấu tạo mộ đôi bằng đá nguyên khối
Cấu tạo của một chiếc mộ đôi thường được xây dựng theo một kiểu nhất định và đảm bảo được các yếu tố và chất lượng cũng như về sản phẩm.cấu tạo của mộ đôi thường có 4 phần:
– Phần thứ nhất: là phần đế  trong phần này có thể làm hai lớp hoặc một lớp đế tùy từng gia đình. Lớp đế thường được chạm khác hoa văn cánh sen hoặc băm nhám.Với cấu tạo của lớp đé chúng ta có thể chọn làm khối liền hoặc tách rời thành bốn miếng tùy vào kích thước mộ đôi.
– Phần thứ hai: là phần bưng mộ thường được đặt bên trên lớp đế với bốn tấm bưng được trạm khắc voi các họa tiết khác nhau tùy vào sở thích của khách hàng,.bốn tấm bưng được ngăn cách nhau bởi bốn cột hình vuông.
– Phần thứ ba: là phần nắp đối với phần này thì viên đá thường được để nguyên khối và chạm khác hoa tiết hoa văn như cách sen lá lan ở các cạnh còn mặt trên thường đánh bóng.
– Phần thứ tư: là phần bài vị cấu tạo của phần này được làm dựa trên mẫu ngôi mộ được chọn. Đối với mộ đôi không mái thì phần bài vị thường được thiết kế đơn giản chỉ có bài vị với tay ngai của ngôi mộ. Còn đối với mộ đôi có mái  thì thường có một mái ,hai mái hoặc ba mái được làm với các kiểu mái có hình dạng khác tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng và phần bài vị của ngôi mộ thược được đặt trong lớp mái đầu tiên tính từ phần đế lên.
Đặc điểm của các loại đá xây mộ hiện nay
Hiện nay có rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau để xây mộ đôi đẹp như xây bằng gạch, bằng xi măng hay bằng đá…Trong bài viết này chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách về xây một ngôi mộ đôi bằng đá.
Đối với nguyên liệu đá thì có một số loại phổ biến  như sau: đá xanh đen, đá xanh rểu, đá trắng, đá hoa cương Chúng ta cùng tìm hiểu đặc của từng loại đá để từ đó có sự lựa lựa nguyên liệu phù họp nhất.
Đá xanh đen nguyên khối
Là loại đá được dùng phổ biến và ưa chuộng nhất.  Bởi đá xanh đen có những ưu điểm vượt trội  như đá rất mịn, vân đá chìm, đá cứng, nặng , khó vỡ và đặc biệt có khả năng chống nước cao hơn nhiều loại đá khác.
Sau khi những khối đá về được  khai thác về dưới bàn tay những người nghệ nhân chạm khắc với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau. Với màu sắn cổ kính đá xanh ngoài dùng để làm lăng mộ đá còn có thể sử dụng trong các công trình làm chùa, đền, miếu, nhà thờ,.. cũng rất tốt
Đá xanh rêu Thanh Hóa
So với đá xanh đen thì đá xanh rêu có độ cứng cao hơn, màu sắc được lâu hơn và đọ bền tốt hơn. Tuy nhiên nó có nhược điểm là giá thành cao và trạm trổ hoa văn không được nổi bật. Nên với dòng đá này chúng ta thường đánh bóng để nổi bật vẻ đẹp tâm linh của đá.
Đá Trắng
Loại đá trăng có độ cứng cao, với khả năng chống thấm nước tốt  nhưng loại đá này có nhược điểm là dễ bám bụi nên  ít khi được người nghệ nhận chạm khắc hoa văn mà chỉ đánh bóng.
Đá hoa cương
Đá hoa cương tuy không được nhiều người chọn lựa như đá xanh nhưng loại đá này thuộc loại đá cứng vô cùng. Loại đá này ở Việt Nam không có nhiều do đó chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Đá hoa cương với các vân đá chủ yếu là các hạt tinh thể được gắn kết chặt lại với nhau.
Loại đá hoa cương ít khi được các nghệ nhân chạm khắc mà chủ yếu làm mộ trợn và được đánh bóng bề mặt đá. Những lăng mộ được làm bằng đá hoa cường đều rất hiện đại mà vẫn tạo sự sang trọng.
Giá thành mới nhất của mộ đá đôi
Giá mộ đá đôi thường được tính dựa trên các yếu tố cơ bản như sau:
– Chất liệu đá: tùy vào chất liệu đá mà giá các mộ đá đẹp khác nhau ví dụ làm mộ bằng đá xanh đen sẽ có giá thấp hơn bằng đá xanh rêu – Đường nét khắc họa hoa văn, chi tiết trên ngôi mộ: Hoa văn càng phức tạp hoặc đường nét khắc họa các hoa văn sắc hơn thì giá thành mỗi ngôi mộ sẽ nhỉnh hơn. Với những ngôi mộ có chi tiết nhiều hơn, phức tạp hơn như bia hay mái thì sẽ đắt hơn. – Kích thước mộ nếu mộ có kích thước lớn thì giá ��ương nhiên sẽ cao hơn.
– Mẫu mộ đá đẹp nếu bạn làm kiểu mộ không mái thì giá bao giờ cũng thấp hơn mộ có mái cùng kích thước. -Thời điểm đặt mộ đá: thường thì cuối năm sẽ có giá cao hơn
– Địa hình lắp đặt nếu địa thuận tiện xe cẩu vào chân công trình thì giá sẽ thấp hơn với địa hình lắp đặt phức tạp.
Vì thế chúng tôi không thể đưa ra một mức giá cụ thể nào. Nếu quý khác có nhu cầu xây lăng mộ đá hay mộ đá hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0912.528.234
Địa chỉ bán mộ đá tại Ninh Bình
Nghề điêu khắc đá hiện nay trên cả nước có ba địa điểm nổi tiếng là: Đà Nẵng , Ninh Bình, Thanh Hóa. Mỗi một nơi có một một thế mạnh điêu khắc khác nhau như ở Đà Năng chủ yếu là điêu khắc tượng và các sản phẩm tâm linh khắc bằng đá trắng hay đá vàng. Còn Thanh Hóa thì chủ yếu bán đá thô chỉ mới đi vào chế tác sản phẩm trong một thời gian gần đây.
Còn đối với Ninh Bình nơi đây là một làng nghề điêu khắc lăng mộ đá nổi tiếng cả nước hàng trăm năm nay đã được lưu truyền, đúc kết nhiều năm, trải qua nhiều biến cố và vẫn tồn tại với những sản phẩm được chế tác vô cùng tinh xảo, chắc chắn và có chất lượng tuyệt vời.
Sản phẩm lăng mộ đá, mộ đá đẹp Ninh Bình được chế tác vô cùng tinh xảo và cầu kì. Những nghệ nhân tại đây đều có tay nghệ và kinh nghiệm lâu năm. Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu làm lăng mộ đá mà chưa biết nên mua mộ đá ở đâu, thì Đá mỹ nghệ Ninh Bình là một địa chỉ tin cậy, uy tín mà bạn không thể bỏ qua.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm với giá thành hợp lý nhất. Bạn có thể đến trực tiếp để tham khảo, kiểm nghiệm chất lượng đá, sản phẩm lăng mộ, mộ đá, hoặc cũng có thể đặt hàng trực tiếp qua:
Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
SĐT: 0912.528.234
Website: langmodagiare.com
0 notes
tapchidangnho · 5 years ago
Text
Nhớ về Bong bóng vẽ của ngày xưa
“Bong bóng Thanh Dung, bong bóng từ miền Trung chở tới, bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi…”,tôi có anh bạn lớn tuổi không phải người Quảng Nam hay cãi Quảng Ngãi hay la, vậy mà anh ta cứ cãi tới cho bằng được rằng, bong bóng Thanh Dung có xuất xứ từ miền Trung. Anh kể hồi nhỏ, từng nghe lời rao đến thuộc lòng của mấy ông bán bong bóng ở tận vùng quê miệt Thứ của anh. “Bong bóng Thanh Dung, bong bóng từ miền Trung chở tới, bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi…”. Trẻ con ở đâu cũng thích bong bóng, cớ sao lại là bong bóng Thanh Dung đâu tận miền Trung mang vào bán ở miệt sông nước phương Nam. Tên lò bong bóng này từng gắn bó với tôi một thời gian ngắn, khi còn bé tôi thường theo thằng bạn trong xóm đạp xe đến lò mua bong bóng đủ các loại về bơm hơi đi bán dạo khắp con phố Sài Gòn.Từ xóm Hòa Hưng, chúng tôi đi theo đường Lê Văn Duyệt qua khỏi nghĩa trang Chí Hòa là tới lò bong bóng Thanh Dung nằm trong con hẻm nhỏ thông qua đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt). Con hẻm nhỏ bây giờ mở rộng thành đường cái mang tên Bành Văn Trân. Lò bong bóng Thanh Dung vẫn còn đó và mở rộng thành Công ty sản xuất cung cấp các loại bong bóng ở Sài Gòn. Không biết anh bạn lớn tuổi của tôi nói bong bóng Thanh Dung xuất xứ từ miền Trung có đúng không, nhưng khu vực trong những con hẻm từ đường Nghĩa Phát chạy qua khỏi Ngã Ba Ông Tạ đến Ngã Tư Bảy Hiền, bên ngoài mặt lộ là hầu hết người Bắc di cư năm 1954 cư ngụ. Bên trong các con hẻm đa phần là người Quảng Nam vào Sài Gòn sinh sống từ những năm 1960. Từ hồi năm 1967 thì tôi đã biết lò bong bóng Thanh Dung rồi, phía trước là căn nhà nhỏ như bao căn nhà trong xóm, bên trong có phần đất rộng che chắn mái tôn, vài ba nhân công làm việc với cái lò nấu cao su và mấy máy dập thủ công sản xuất ra bong bóng đủ màu.
Tumblr media
Mỗi lần thằng bạn đi mua bong bóng sỉ thường hay rủ tôi đi cùng. Tôi thích đi với nó vì mỗi khi mua hàng ở lò Thanh Dung, bà chủ thường hay cho thêm một nắm bong bóng. Phần cho thêm đó thằng bạn dành riêng cho tôi. Tôi mang mớ bong bóng dài như chiếc đũa về thổi lên vặn nắn đủ mọi hình thù, có khi là quấn thành cái vòng đeo trên đầu gắn thêm hai cái lỗ tai con thỏ, có khi đổ nước vào xoay vặn thành chùm nho căng mọng bỏ đầy một cái rổ tre trông thật hấp dẫn. Nhờ sáng kiến này làm tôi kiếm được khá nhiều bạc cắc khi đem bán những chùm nho bong bóng cho đám học trò buổi sáng đi học ngang nhà. Chẳng bao lâu, ba tôi biết được la rầy một trận, “còn nhỏ không lo học hành, lớn lên có nước đi bán bong bóng”.Thằng bạn trong xóm có lớn đâu mà vẫn bán bong bóng. Nhà nó nghèo, cha đạp xích lô, má gánh nước mướn, còn nó học chung với tôi hết lớp năm thì thi rớt cuối cấp vào trường trung học công lập, rồi nghỉ luôn ở nhà phụ giúp gia đình bằng cách đi bán bong bóng dạo. Thằng bạn có hoa tay, mười ngón đều có hình vân tay xoáy tròn. Nó vẽ hình đẹp lắm và thường xin tôi cục phấn trắng vẽ hình nhân vật Tintin trong truyện tranh trên nền xi măng ngoài sân nhà cho tôi xem. Tôi nói, “mày vẽ Tintin theo hình trong truyện thì dễ thôi, mày vẽ được con quỷ hiện hình khi trăng lên tao mới phục”. Tôi biết nhà nó không có máy truyền hình nên không thể nào xem “Chương trình lúc 0 giờ” của Thẩm Thúy Hằng và La Thoại Tân mà mỗi khi ba tôi bận trực ở quân đoàn không có ở nhà, tôi cùng mấy bà chị ngồi trước cái tivi trắng đen hồi hộp theo dõi “người đẹp Bình Dương” đóng vai cô gái con nhà giàu mang một chứng bệnh kỳ lạ hiện hình thành con quỷ đi hút máu người mỗi khi xuất hiện trăng rằm giống trong truyện ác quỷ Dracula.Sau khi suy nghĩ một chút, thằng bạn cầm cục phấn vẽ mặt trăng, rồi tới đôi mắt, khuôn mặt con quỷ hiện ra, tiếp theo là thân hình có hai bàn tay đang ghì cắn cổ một cô gái. Sau cùng là một cái chân. Tôi chờ nó vẽ thêm một cái chân nữa, nhưng chờ hoài chẳng thấy. Nó cất cục phấn vô cái lỗ gạch ống bên vách hông nhà, phủi tay bảo: “Xong rồi đó. Con quỷ hiện hình khi trăng lên”. Tôi cự lại, “không phải, mày vẽ con quỷ một giò”. “Mày đâu có nói là con quỷ có hai giò hay một giò. Mày chỉ nói con quỷ hiện hình khi trăng lên, tao vẽ ánh trăng đàng hoàng đó chứ”. Tôi xem kỹ bức tranh phấn rồi ngợ ra hình con quỷ một giò vẽ trên bìa tập truyện tranh hồi học cuối lớp năm tôi mua tặng cho nó. Năm đó hai thằng đi học chung, thường ghé tiệm bán truyện tranh gần trường học coi cọp cả đống truyện Lucky Luke, Xìtrum, Chú Thoòng. Thấy nó cầm cuốn truyện mà cứ xem cái bìa hoài, tôi bảo mày thích thì mua, tao trả tiền. Trả tiền xong, tôi cầm cuốn truyện xem, té ra là “Con quỷ một giò tập 1”. Tôi nói với nó: “Xem làm gì ba cái chuyện ma quỷ tào lao, tập 2 mày tự bỏ tiền túi nhé”. Nói xong, tôi chợt im re, bởi tôi cũng mê xem “Chương trình lúc 0 giờ”, cái bóng con quỷ dưới ánh trăng lôi cuốn hết tập này đến tập khác.Thằng bạn không có cơ hội mua “Con quỷ một giò tập 2” vì hoàn cảnh gia đình. Nhiều khi tôi đi học về lúc xế chiều, thấy bóng dáng gầy còm của nó dắt chiếc xe đạp rẽ vào con hẻm nhỏ, lòng tôi vui mừng biết ngày hôm nay nó bán hết bong bóng nên về nhà sớm. Có lần sang nhà nó chơi, tôi nói “mày vẽ đẹp, sao không vẽ bong bóng bán cho cả người lớn. Mấy cái bong bóng dập hình con thỏ cứ bán hoài cho mấy đứa con nít, tụi nhóc mua riết rồi cũng chán”. Nó đáp: “Tao vẽ bằng phấn thì được, chứ chưa bao giờ cầm cọ vẽ sơn dầu. Mà hình vẽ bong bóng đâu phải là con quỷ một giò hay thằng Xìtrum, làm sao mà vẽ. Bong bóng vẽ bán mắc tiền nên khó bán hơn bong bóng in hình sẵn, cứ việc bơm lên bán là xong, khỏi phải lỉnh cà lỉnh kỉnh đồ nghề cho mệt”.“Thế mà cũng đòi đi bán bong bóng, tôi “lên lớp” một hồi… rồi kể cho nó nghe chuyện chú Năm ở xóm ngoài làm tranh sơn mài. Nó cự nự, tranh sơn mài thì mắc mớ gì đến chuyện vẽ bong bóng ở đây.
Tumblr media
Hồi năm rồi, một viên chức người Mỹ làm việc chung với ba tao tặng cho nhà tao vài món quà ăn Tết. Ba tao đáp lễ bằng bộ tranh sơn mài kỷ niệm ông Mỹ về nước. Mua tranh ở tiệm bán đồ mỹ nghệ thì chẳng nói, đằng này ba tao muốn thực hiện tranh theo ý của ổng. Giá mắc hơn nhiều nhưng không trùng lặp hình ảnh của tranh sơn mài hàng chợ. Ba tao nói ý, chú Năm thực hiện. Theo ngày hẹn, tao chạy ra nhà chú Năm nhận hàng. Thế nhưng, bốn tấm tranh vừa mới mài xong, nên đành phải ngồi chờ chú đánh bóng. Trong lúc đó thì anh con trai của chú đi xe gắn máy vừa về tới. Phía sau xe chở cái thùng gỗ, phía trước kẹp một bó đũa nan tre trên đầu có cái vòng kẽm để cột bong bóng. Thấy bó đũa nan tre, tao nghĩ tới mày. Tao suy đoán, chẳng lẽ con trai chú Năm… Ðoán sao thì y rằng vậy, chú kể chuyện con chú học trường mỹ thuật, cuối tuần bán bong bóng vẽ trong sở thú kiếm tiền mua sơn dầu, giấy vẽ.Thằng bạn không nói gì sau khi nghe chuyện kể. Nhưng nó bắt đầu bán bong bóng vẽ. Ban đầu nó vẽ hình đơn giản như điểm thêm đôi mắt đen, cái mũi đỏ, cái miệng cùng mấy sợi râu thỏ khiến cái bong bóng trông thật sinh động. Một hôm nó sang nhà tôi với khuôn mặt hớn hở, tíu tít đủ chuyện trên đời. “Lúc này buôn bán được lắm, có mấy đứa nhóc tì đòi vẽ hình nó lên bong bóng. Tao không dám vẽ sợ không giống tụi nhóc la làng. Tao nói chơi, nếu vẽ thì giá gấp đôi, vậy mà tụi nó nhao nhao đồng ý. Tao làm liều vẽ luôn, vọt vẹt vài nét theo kiểu cắt hình bóng đen thui, tụi nhóc bu quanh cứ đòi vẽ em, vẽ em trước”. Tôi hỏi: Thế mày vẽ có giống không mà mấy đứa nhóc mê thích?”. Nó đáp: “Giống phân nửa thôi nhưng tao viết tên tụi nhóc phía dưới, rồi bảo đây là hình thằng Tí, hình thằng Tèo, giống y chang chứ nị. Thế là tụi nhóc khoái chí”.Thôi đi ông, ông gạt tụi con nít thì có. Thiếu gì cảnh vẽ như con thuyền bến nước, mái tranh nhà quê dưới bóng dừa. À này, mùa Tết sắp tới mày vẽ nhành hoa mai với lời chúc mừng năm mới hoặc cung chúc tân xuân cùng phong pháo đỏ. Tao thấy loại bong bóng in sẵn những câu chúc bán đầy chợ hoa Sài Gòn, màu sắc thì vui nhưng thiếu cái gì đó mà chỉ có người bán bong bóng để cái tâm cái hồn vẽ chữ vẽ hoa trên đó mới làm cho chiếc bong bóng thu hút người mua. Bán bong bóng đâu chỉ bán cho con nít mà cả người lớn nữa, nhiều người thích mua trang trí nhà cửa nhân dịp sinh nhật hay lễ lạt cuối năm.Cái Tết năm đó, thằng bạn mang sang nhà tặng tôi cái bong bóng màu xanh hy vọng với dòng chữ bay bướm “Chúc mừng năm mới”, rồi năm sáu tháng sau, nó lại gặp tôi buồn bã giã từ “Ba tao bán nhà đi kinh tế mới” và đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau cho đến lúc tôi hay tin nó đạp phải trái mìn trong lúc đi làm cỏ, cho đến bây giờ cứ mỗi lần thấy bong bóng vẽ tôi lại chạnh lòng nhớ thằng bạn nhỏ ngày xưa.Bong bóng đi rồi các em nhỏ đứt ruột em ơi. https://dangnho.com/dang-nho/nho-ve-bong-bong-ve-cua-ngay-xua.html
0 notes
daycattocgiare · 5 years ago
Text
Cỗ Tết Hà Nội một thời xa
– Bố nó đâu rồi. Các con được nghỉ học rồi đấy. Hạ đôi mâm đồng xuống cho chị em nó đánh rửa đi!
Khi mẹ tôi cất tiếng nhắc chừng như thế, tức là nhà bắt đầu vào kỳ cỗ Tết. Rạo rực quá đi thôi! Nhà tôi ở ven khu phố cổ Hà Nội, trước gọi là khu Cột đồng hồ, nay là khu vực phía trước chân cầu Chương Dương. Một mặt nhà trông ra phố Phan Thanh Giản (sau đổi là Nguyễn Hữu Huân). Mặt sau trông ra ng�� Phất Lộc, cách dòng sông Hồng một bờ đê.
Đôi mâm đồng của gia bảo được chị em chúng tôi, lúc đó còn bé lắm, miệt mài còng lưng đánh rửa bằng bát mẻ cơm chua nhà ủ, với mấy nắm cát sông Hồng vừa lấy về. Mùi gỉ đồng xanh hòa cùng mùi mẻ chua nghe rõ thật khó chịu. Nhưng chả mấy chốc đôi mâm đồng đã sáng rực và bóng ngời.
Tumblr media
 Chiếc mâm đồng vàng óng. Một đĩa giò hoa sắc trắng sắc nâu đan xen như hoa gấm. Một đĩa giò lụa trắng hồng nõn. Một đĩa chả quế rực vàng màu hoa hiên. Một đĩa xôi gấc thắm đỏ. Một đĩa bánh chưng xanh óng màu ngọc thạch. Một đĩa thịt gà vàng rộm lắc rắc mấy sợi lá chanh non. Một bát măng khô hầm móng giò lơ thơ mấy sợi miến dong và đôi ba củ hành chần lấp lánh ánh mỡ xao. Một bát bóng thập cẩm nổi rõ con tôm he cong cong, miếng hoa lơ trắng ngà bên nụ nấm hương nâu sẫm, miếng hoa cà rốt đỏ tươi, trái đậu Hà Lan xanh ngắt và miếng thịt thăn nõn trắng ngần. Một đĩa dưa góp đủ các loại hoa su hào, cà rốt. Chưa hết, còn là đĩa thịt đông trong vắt, đĩa hành muối bóc nõn nà, bát nước mắm thơm phức mùi cà cuống, đĩa muối tiêu chanh ớt, đĩa rau thơm trên có dăm ánh hành củ Láng tước nhỏ. Lại còn có thêm đĩa cá trắm đen hay cá quả kho riềng tươi màu mật mía. Chưa kể bát giả cầy nấu đông, bát miến nấu lòng gà hay đĩa thịt bò xào thập cẩm... Trên ban thờ có đĩa chè kho vàng sậm, đĩa chè con ong nâu sẫm.
Đó là mâm cỗ ba mươi Tết hằng niên của gia đình tôi, một gia đình thị dân trung lưu lâu đời ở Hà Nội, do bà tôi, mẹ tôi, dì hai và các chị em tôi soạn sửa, nấu nướng, đơm xới. Các gia đình giàu có ở Hà Nội xưa còn có những món nấu ngon như vây cá, bào ngư, hải sâm... Thời tôi lớn lên đã chẳng còn như thế. Nhưng cỗ Tết cũng vẫn thịnh soạn mươi lăm món đầy tràn mâm.
Các gia đình Hà Nội ngày xưa thường rất đông con cái, lại sống chung ba, bốn thế hệ, mâm cỗ Tết thường một người bê không nổi đâu. Mâm cỗ Tết Hà Nội cũng như mâm cỗ Tết ở các làng quê vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là sự hội tụ của những sản vật quý giá nhất của đất trời và bàn tay trồng hái, chăm nuôi của con người. Cho nên nó đầy đặn và phong phú. Tục ngữ có câu: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” là thế.
Tuy nhiên, mâm cỗ Tết Hà Nội cũng có chút khác với những mâm cỗ Tết các vùng miền trên đất nước. Ai cũng mặc nhiên thừa nhận, mâm cỗ Tết Hà Nội, đa dạng hương vị hơn, chế biến thành thục hơn, với đầy đủ các loại rau lá, gia vị. Và cách thức bày biện, trang trí cũng đẹp đẽ, hấp dẫn hơn. Để có được mâm cỗ Tết đủ đầy, tươm tất như thế, cách Tết trên dưới một tháng, mẹ tôi cũng như các bà nội trợ đảm đang của Hà Nội đã toan lo sắm sửa. Cứ thoắt cái mẹ tôi lại chạy ra chợ Hàng Bè cách nhà chỉ vài trăm bước chân, tìm những hàng quen, chọn lựa hàng hóa sao cho thật ưng ý. Hôm nào tôi nghỉ học, mẹ cũng dẫn ra chợ dạy cách chọn đồ. Tấm bóng bì phải nở phồng đều, vàng hanh hanh, soi lên ánh sáng thấy trong vắt, mới là bóng chuẩn. Mụp măng khô phải vàng ngà ngà, nục nạc, không có xơ, mới là măng non. Hạt gạo nếp óng nuột như con ong, dễ đếm trăm cũng được, mới là nếp tốt. Rau mùi Láng phải chọn thứ lấm tấm non, rễ trắng ngần, mới là mùi thơm. Hành củ phải chọn thứ củ nhỏ, dọc ngắn, chớ ham thứ “dọc bằng đòn gánh củ bằng bình vôi” mà hôi sì hôi sịt…
Theo phong tục cổ truyền của dân tộc Việt Nam xưa, soạn sửa được mâm cỗ Tết, trước là để dâng cúng tổ tiên, sau là để cho cả nhà đoàn tụ chung hưởng, ấy là điều vô cùng hệ trọng và thiêng liêng. Việc làm cỗ Tết, nhất là cỗ Tết của dân Hà Nội, cổ sơ, vẫn là bổn phận của những người phụ nữ. Phụ nữ Hà Nội, từ thế hệ này qua thế hệ khác không chỉ coi việc nữ công gia chánh, nội trợ gia đình là nghĩa vụ và bổn phận, mà đối với nhiều người, đó còn là niềm vui vô bờ bến. Khi làm cỗ Tết, niềm vui đó còn được nhân lên gấp bội phần. Mặc dù công việc có khó nhọc đến bao nhiêu, mặc dù phải thức khuya dậy sớm đến như thế nào, họ cũng chẳng quản công.
Tôi còn nhớ, suốt một thời con gái, cứ Tết là tôi ốm. Vì ngâm nước lạnh rửa lá dong, vo gạo, đãi đỗ. Thức đêm sên mứt, trông bánh chưng. Thế mà vẫn háo hức đến không tưởng. Vẫn thích Tết đến tận khi đã già như bây giờ.
Sáng ba mươi Tết, chị em tôi được mẹ gọi dậy từ rất sớm. Mưa rét cũng phải dậy sớm. Dì Hai tôi còn dậy sớm hơn, khơi bếp lò ủ từ đêm trước cho cháy lại. Đoạn, dì quay ra thái măng, luộc măng, thay nước măng mấy bận. Rồi đem ướp mắm muối chờ sẵn. Lúc ấy mẹ và chị Trưởng tôi đã đi chợ về rồi. Rau quả, thịt thà chất đống, ngổn ngang. Chỉ một loáng là ai đã vào việc nấy. Dì Hai lúi húi cho thêm mấy nắm than quả bàng tiếp vào bếp lửa. Bố vặn chiếc quạt điện Thống Nhất cho ngọn lửa bùng lên, hồng rực. Dì Hai rửa đôi tay lấm than vội vàng xoay ra giúp mẹ tôi làm gà gọn gàng.
Bố tranh thủ lên nhà đốc hai cô em dọn dẹp, chăng dây đèn nhấp nháy xanh đỏ, thắp thêm nén hương vòng trên ban thờ rồi hong lại bánh pháo hồng điều dưới ánh nắng ban công cho đêm giao thừa chắc chắn pháo nổ giòn đanh, mong năm mới hanh thông, may mắn.
Bà ngồi bên ban thờ, thong thả lấy vôi, têm trầu, soạn lại âu mứt, chai rượu, gói bánh cho ngay ngắn, đẹp đẽ. Vừa bỏm bẻm nhai trầu, bà vừa nhắc chừng hai cô em gái tôi đang là quần áo và dán tranh Tết:
– Thế không xuống bếp mà học nấu nướng, thì lúc về nhà chồng làm ăn ra sao? Là lượt, hoa lá mà làm gì.
– Đến đâu hay đến đấy, bà ơi, sợ lắm, sợ lắm.
– Ờ, để rồi xem sao... Cha bố các chị. Chỉ bóc hành canh mèo là thạo.
Dưới sân, mẹ tôi tất tả giội nước sôi, làm gà. Dì Hai thái thịt, rửa tôm khô, nhặt nấm, băm thịt, viên mọc. Chị Trưởng tỉ mẩn nhặt rau thơm, thái lá chanh, tỉa hoa ớt. Xong quay ra thái su hào, cà rốt làm chân tẩy món bóng. Chị Hai thoăn thoắt vo đãi gạo nếp thổi xôi, lấy nước vo gạo ngâm tẩy bóng. Rồi giúp chị Trưởng thái chỗ su hào, cà rốt đầu thừa đuôi thẹo thành những miếng nho nhỏ cỡ hạt xúc xắc, tận dụng cho món xào hạnh nhân với mề gà, nạc thăn và hạt đậu Hà Lan. Đó là món nhắm rượu mà bố tôi rất thích. Em nhỏ lỉnh kỉnh lau bát đĩa đẹp, sắp mâm cúng. Ngày trước, nhà tôi có một tủ đĩa bát cổ, chỉ dành riêng cho việc giỗ Tết. Bát Cô Tiên, bát Con Gà, đĩa Song Long, đĩa Loan Phượng, đũa sơn son bịt vàng, thìa sứ tráng men hoa… Hết giỗ Tết, lại đem rửa sạch, hong nắng, cất kỹ.
Tôi và một cô em sát tuổi con dì Hai, tuy mới học cấp 2, đã được mẹ và dì Hai tín nhiệm cho đứng bếp xào nấu. Kiêu hãnh vô cùng. Cũng bắt chước mẹ và dì Hai, vai vắt khăn mặt, thi thoảng giả bộ lau mồ hôi. Thêm đôi má hồng rực hơi bếp lửa, được khen xinh càng thêm hăng hái.
Cái không khí tụ hội đông đúc, thấm đẫm tình cảm ruột thịt trong những thời khắc vô cùng đặc biệt ấy, là một nguồn động viên, hơn nữa, còn chính là nguồn hứng khởi vô tận cho chị em say sưa làm lụng, khéo léo sáng tạo.
Cho đến bây giờ, trong nhiều gia đình Hà Nội gốc, vẫn giữ lệ soạn sửa bữa cỗ tất niên, hay bữa cỗ Nguyên đán, kể cả bữa cỗ hóa vàng tại nhà cha mẹ già, coi như chốn gốc rễ của các thế hệ cháu con. Cỗ giờ đơn giản hơn trước nhiều.
Ngày trước, thông qua những bữa cỗ Tết hay đám giỗ, đám chạp trong họ tộc, mẹ thường dạy con, bà thường dạy cháu nào là cách nấu nướng, cách bày biện, cách dâng cúng... Vô hình trung, ấy chính là những nhịp cầu mềm mại và vững chãi cho những phong tục tập quán và cả những tinh hoa vốn cổ cứ nối truyền không dứt từ thế hệ này sang thế hệ khác, còn lại đến hôm nay.
Khi mùi khói hương trầm quyện cùng mùi thơm bưởi Diễn, cam Canh và hương vị những món cỗ mới dâng cúng từ ban thờ bắt đầu tỏa lan sực nức khắp hai tầng ngôi nhà, ấy là lúc chị em tôi mới tạm được nghỉ tay, đi tắm gội nước lá mùi và nước rễ hương bài, rồi xúng xính quần áo mới theo cha mẹ thắp hương kính lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.
Đã bao năm xa ngôi nhà phố cổ, mỗi kỳ Tết đến, tôi không khỏi rưng rưng nhớ về cái thời khắc thiêng liêng vô tận mỗi kỳ Tết nhất thuở ấu thơ. Cha mặc complet, mẹ và dì Hai diện áo dài sóng hàng đứng trước đàn con bên ban thờ gia tiên rực rỡ sắc hoa đào, hoa cúc và thơm mùi nhang trầm, hương cỗ Tết.
Mâm cỗ Tết Hà Nội xưa sực nức những hương vị thơm ngon, tinh khiết, thảo lành. Ấy chính là hương vị của niềm vui đoàn tụ gia đình sau một năm trường vất vả trong cuộc mưu sinh đầy rẫy những khó khăn, trắc trở nhưng cũng có thể rất hanh thông, thành đạt. Nhất là đối với những người đi xa mới trở về, mâm cỗ Tết còn là những món ăn gợi nhớ của một thời quá vãng xa xôi./.
0 notes
hisqueenherking · 7 years ago
Text
Đời buồn thiếu nữ “bán thân” cho đại gia từ khi 15 tuổi: ‘Mấy ông ác quá, em đau lắm … quỳ lạy cũng không tha’
15 tuổi nhưng Lũng phổng phao như cô gái mười tám, đôi mươi. Dáng em cao ráo, eo thon, ngực đầy, tóc đen nhánh, da trắng muốt, chưa kể cặp mày thanh, đôi mắt lá răm lúng liếng.
Chiếc xuồng máy cập bờ kênh trước cửa nhà. Đứa con gái trẻ măng đứng ở mũi xuồng lảo đảo. Bất thần một vệt nước từ đằng lái bắn lên, làm ướt một mảng áo. Con nhỏ lập tức quay phắt ra phía sau, quắc mắt mắng anh chàng đang luống cuống cầm tài, kèm một lô lốc tiếng đệm tục tĩu.
Xong nó nhảy phóc lên bờ, mặt tỉnh bơ, mặc kệ anh tài công đứng ngó theo chết sững. Nó là con Lũng của nhà này mà báo chí gọi là Q. – thiếu nữ được cứu thoát khỏi động mại d âm ở TP Cà Mau nửa tháng nay.
“Em quỳ lạy mà mấy ổng cũng không tha”
Vừa bước vào cánh cửa nhà, con Lũng đanh đá như biến mất. Nó cười cười, nhìn cha, nhìn mẹ: “Thưa cha, thưa mẹ con mới về!”. Ông Đạt, cha của Lũng, nói như thanh minh: “Ở nhà từ hồi nào giờ nó đàng hoàng lắm. Từ hồi ở quán bà Châu được thả về tới nay hễ nó nổi nóng lên là miệng chửi thề như ăn gỏi. Tui rầy nó hoài mà chưa ăn thua”.
15 tuổi nhưng Lũng phổng phao như cô gái mười tám, đôi mươi. Dáng em cao ráo, eo thon, ngực đầy, tóc đen nhánh, da trắng muốt, chưa kể cặp mày thanh, đôi mắt lá răm lúng liếng. Ở cái xứ cuối đất cùng trời này Lũng xứng đáng là hoa hậu. Khó trách em lọt vào tầm ngắm bắt cóc bán d âm của tú bà Châu và đứng đầu danh sách “đào” cung ứng cho các đại gia, trong đó có ông Luận, chủ khách sạn lớn nhất Cà Mau mà em đã khai ra.
Phòng ngủ của Lũng, trên bàn phấn, ngoài thỏi son, hộp kem dưỡng, hộp kem trị mụn còn có một bầy hơn chục heo mẹ, heo con bằng nhựa. Heo nhựa là món đồ chơi em mê từ nhỏ đến bây giờ không bỏ được bởi vì “tụi nó dễ cưng quá”, như em nói. Hôm qua em sang nhà bà nội chơi, bé Đẹt – con gái năm tuổi của chế Hai em lẻn vào phòng em lấy trộm mất một con heo, em về nhà phát hiện làm um lên.
Tumblr media
Bi kịch sẽ còn đưa Lũng tới đâu khi em chỉ là con nhóc giành đồ chơi với đứa cháu?
Cũng trong căn phòng ngủ nửa người lớn nửa con nít này, đêm em nằm thủ thỉ mà nước mắt dàn dụa: “Mấy ổng ác lắm chị ơi. Em đau lắm, mệt lắm, có nhiều lần em ói tới mật xanh luôn… Em năn nỉ, em khóc, em quỳ lạy mà cũng không có ai tha cho em”.
Em kể lại những trò bệnh hoạn mà bầy thú đã giở ra hành hạ em, coi em không khác thú vật. Hai lần em lén bỏ trốn thì bị hai tay mặt rô của bà Châu túm lại, đánh bầm dập. Rất nhiều lần em đã nghĩ đến cái chết. Bà Châu bắt em uống cả trăm viên thuốc lắc, thuốc an thần em đều cố nuốt hết, lại còn ăn cắp thuốc uống thêm với ý nghĩ uống nhiều “sẽ được chết”.
Em nói về cảm giác hôm vừa rồi đi ra chợ huyện, chứng kiến mấy người quen bàn tán câu chuyện của em trên mặt báo nhưng do ảnh chụp em được báo làm mờ mặt nên họ không nhận ra em. Nghe họ nói những lời lẽ không mấy hay ho về cô gái trong bài viết mà em chỉ muốn độn thổ, muốn bỏ chạy.
Em nức nở: “Em là con đĩ thiệt rồi hả chị? Nhục nhã quá!”. Mấy hôm trước, em vo gạo nấu cơm rồi em giật mình bởi ý nghĩ ập đến: Đời mình bây giờ đã nát bét như hột gạo bị nấu thành cơm: “Làm cơm chín cũng còn hên, em thấy mình là cục cơm thiu”.
Mỗi lần vào phòng tiếp khách uống “bia ôm”, Thanh được chủ quán nhậu cho uống một viên tân dược màu trắng hoặc vài viên thuốc ho dầu để đầu óc… lâng lâng.
Ham đi chơi và nghĩ mình là… con trai
Vợ chồng ông Ba Đạt – cha mẹ của Lũng đều công nhận em là đứa táy máy tay chân, không bao giờ ngồi yên được một chỗ. Tính tình em lại xéo xắt giống con trai. Trò chơi em ưa nhất là… đánh lộn. Đi học đứa nào làm văng mực lên quần áo em hoặc lỡ dại ăn cắp thước viết của em thì y như rằng em sẽ cho ăn đòn.
Em “anh hùng” đến nỗi những đứa yếu thế khác, có khi không quen biết, bị ăn hiếp thì đi kiếm em bởi biết em không nề hà ra tay bênh vực. Có đợt em mò đến nhà văn hóa huyện học võ được năm tháng.
Con kênh Tham Trơi dài thăm thẳm chảy đổ ra rạch Cui trước khi nhập vào sông Đốc. Nó ngăn cách những căn nhà lác đác mọc chìa ra mom kênh bên này với thế giới văn minh hơn ở bên kia. Trời vừa sập tối đã nghe ếch nhái kêu ran, nửa đêm tiếng tắc kè đếm nhịp. Đám con trai con gái trổ mã, nhổ giò buồn chịu không thấu, cứ nắng tắt chỉ muốn bỏ nhà đi chơi thâu đêm, ít nhất cũng qua được tới bên kia dòng kênh. Lũng ham đi chơi là v�� vậy.
Tháng 4 năm ngoái, Cường là bạn của một đứa trong xóm, cùng với bốn đứa khác rủ Lũng lên chợ huyện chơi. Một băng sáu đứa đưa nhau vào quán nhậu. Em cũng quàng vai bá cổ uống rượu với chúng và coi chuyện đàn ông con trai uống rượu với nhau là bình thường.
Lũng nghĩ em là con trai, có thể những đứa khác trong đám cũng nghĩ vậy, trừ Cường. Thằng đàn ông 30 tuổi từng bị vợ bỏ không coi em là con trai, mà chính là… con mồi ngon lành, thơm phức, cũng là món nhắm thứ hai của gã sau chầu nhậu. Tàn cuộc, em lảo đảo, gã nhận nhiệm vụ đưa em về nhà. Giữa đường gã đưa em vào nhà nghỉ. Sức em làm sao chống cự nổi gã. Cuộc hiếp d âm tàn nhẫn này chính là đầu mối đưa đến bi kịch em lọt vào ổ chứa của bà Châu hôm nay. Bây giờ nghĩ lại em hối hận ngút trời, không biết bao lần tự mắng chửi mình ngu dại.
Gọi báo tin con gái bị bắt cóc giữa trưa là… mất lịch sự
Ông Ba Đạt nói ông không nghiền rượu, chỉ uống cho đỡ buồn chuyện nhà. Nhưng khách đến nhà ông ở đúng một ngày đêm chứng kiến ông có tổng cộng bốn cơn say. Bàn trà lúc 6 giờ sáng lật ngửa thành bàn rượu lúc 7 giờ với mồi nhậu là gói mì tôm húp suông.
Từ đó tới nửa đêm, với cặp mắt lúc nào cũng đỏ kè, ông Đạt nói hoài không chán về phước đức nhà ông do ông biết ăn ở. Nhờ phước đức lớn mà con Lũng nhà ông mới thoát khỏi động quỷ của bà Châu. Nhờ phước đức mà vợ chồng ông đẻ được chục đứa con khỏe mạnh. Và chuyện ông đánh người, lẽ ra ông phải ngồi tù 18 tháng nhưng ông được thả sau 15 tháng cũng là nhờ phước đức.
Cho nên ông nói ông trúng số 2 tỷ đồng, ông không tiếc tiền bỏ ra mua vé số, sắm ghe máy, xe máy cho lũ con, sắm quần áo đẹp cho Lũng, ai than thở ông cho 5 triệu đồng, đau bệnh ông cho 50 triệu đồng… cho đến khi tiền hết sạch, cũng là để tạo phước đức.
Lũng mất tích hai đêm, ông bà Ba Đạt nói với nhau: Chắc nó bị bắt cóc rồi. Thay vì lộn ngược tỉnh Cà Mau ra tìm con như người ta thì ông bà… ngồi nhà chờ tin tức đến tận ngày thứ… 29, bởi sợ kêu lên, nhờ người đi tìm thì “mất uy tín gia đình”.
Chờ tin tức nhưng khi có người gọi dồn dập hơn chục cuộc vào điện thoại di động của bà Xuân, bà nghe chuông đổ mà không bắt máy. Bà nói đó là giữa buổi trưa, gọi vậy là không lịch sự nên bà không nghe. Khi gia đình Cường đến hỏi cưới Lũng để che lấp tội lỗi hiếp dâ m lúc chồng đang ngồi tù, bà vội vàng gật đầu cho cưới gấp để khỏi mang nhục với xóm làng, bất chấp con gái mình mới 14 tuổi phải đi làm dâu nhà người.
Tumblr media
Đại gia khai bị ‘bất lực’ trong 2 lần mua dâ m thiếu nữ Đại gia miền Tây mua dâ m thiếu nữ được cho là thành khẩn khai báo, lý lịch rõ ràng và nhân thân tốt. Gia đình của Việt kiều này đang làm thủ tục bảo lĩnh cho ông Tiêu tại ngoại.
“Con Lũng chỉ còn có cách lấy chồng Hàn Quốc”
Khi chuyện Lũng bị bắt cóc bán d âm được phơi bày, đối diện với nỗi đau quá lớn của con gái, ông bà Ba Đạt khóc hết nước mắt. Ông bà cay đắng, đổ oán hận lên bà Châu, ông Luận và những người mua d âm em vẫn đang còn trong bóng tối mà tuyệt không nghe nhắc đến trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ trước đó, kể cả việc cô gái tóc xanh, tóc vàng nhìn rất khó ưa đến nhà rủ Lũng đi chơi mà ông Đạt cũng đồng ý cho đi, để rồi ngay sau đó cô gái này đã đưa em vào động mại d âm của bà Châu.
Nghĩ về tương lai của con gái, giữa những cơn say, nửa đêm thức giấc, người cha nhiều “phước đức” của Lũng đã có “sáng kiến” và đi đến quyết định: “Con Lũng nó chỉ còn có cách lấy chồng Hàn Quốc. Chỉ có như vậy người ta mới không coi thường cái quá khứ của nó”. Lấy chồng Hàn Quốc bằng cách nào? Ông sẽ nhờ Mì Non – con gái của chế Ba làm mai mối. Mì Non lấy chồng Hàn Quốc ba năm nay chưa về thăm nhà nhưng gửi tiền về cho cha mẹ đều đều.
Trong khi chờ lấy chồng Hàn Quốc, phó thác tương lai cho may ít rủi nhiều như không ít thân gái miền Tây, cô dâu 14 tuổi của ngày hôm qua, người đàn bà 15 tuổi hôm nay đêm nào nằm ngủ cũng mếu máo ác mộng bị đàn ông giở trò thú vật.
Theo Baophapluat
5 notes · View notes
idkids-folio · 7 years ago
Text
Đời buồn thiếu nữ “bán thân” cho đại gia từ khi 15 tuổi: ‘Mấy ông ác quá, em đau lắm … quỳ lạy cũng không tha’
 15 tuổi nhưng Lũng phổng phao như cô gái mười tám, đôi mươi. Dáng em cao ráo, eo thon, ngực đầy, tóc đen nhánh, da trắng muốt, chưa kể cặp mày thanh, đôi mắt lá răm lúng liếng.
Chiếc xuồng máy cập bờ kênh trước cửa nhà. Đứa con gái trẻ măng đứng ở mũi xuồng lảo đảo. Bất thần một vệt nước từ đằng lái bắn lên, làm ướt một mảng áo. Con nhỏ lập tức quay phắt ra phía sau, quắc mắt mắng anh chàng đang luống cuống cầm tài, kèm một lô lốc tiếng đệm tục tĩu.
Xong nó nhảy phóc lên bờ, mặt tỉnh bơ, mặc kệ anh tài công đứng ngó theo chết sững. Nó là con Lũng của nhà này mà báo chí gọi là Q. – thiếu nữ được cứu thoát khỏi động mại d âm ở TP Cà Mau nửa tháng nay.
“Em quỳ lạy mà mấy ổng cũng không tha”
Vừa bước vào cánh cửa nhà, con Lũng đanh đá như biến mất. Nó cười cười, nhìn cha, nhìn mẹ: “Thưa cha, thưa mẹ con mới về!”. Ông Đạt, cha của Lũng, nói như thanh minh: “Ở nhà từ hồi nào giờ nó đàng hoàng lắm. Từ hồi ở quán bà Châu được thả về tới nay hễ nó nổi nóng lên là miệng chửi thề như ăn gỏi. Tui rầy nó hoài mà chưa ăn thua”.
15 tuổi nhưng Lũng phổng phao như cô gái mười tám, đôi mươi. Dáng em cao ráo, eo thon, ngực đầy, tóc đen nhánh, da trắng muốt, chưa kể cặp mày thanh, đôi mắt lá răm lúng liếng. Ở cái xứ cuối đất cùng trời này Lũng xứng đáng là hoa hậu. Khó trách em lọt vào tầm ngắm bắt cóc bán d âm của tú bà Châu và đứng đầu danh sách “đào” cung ứng cho các đại gia, trong đó có ông Luận, chủ khách sạn lớn nhất Cà Mau mà em đã khai ra.
Phòng ngủ của Lũng, trên bàn phấn, ngoài thỏi son, hộp kem dưỡng, hộp kem trị mụn còn có một bầy hơn chục heo mẹ, heo con bằng nhựa. Heo nhựa là món đồ chơi em mê từ nhỏ đến bây giờ không bỏ được bởi vì “tụi nó dễ cưng quá”, như em nói. Hôm qua em sang nhà bà nội chơi, bé Đẹt – con gái năm tuổi của chế Hai em lẻn vào phòng em lấy trộm mất một con heo, em về nhà phát hiện làm um lên.
Bi kịch sẽ còn đưa Lũng tới đâu khi em chỉ là con nhóc giành đồ chơi với đứa cháu?
Cũng trong căn phòng ngủ nửa người lớn nửa con nít này, đêm em nằm thủ thỉ mà nước mắt dàn dụa: “Mấy ổng ác lắm chị ơi. Em đau lắm, mệt lắm, có nhiều lần em ói tới mật xanh luôn… Em năn nỉ, em khóc, em quỳ lạy mà cũng không có ai tha cho em”.
Em kể lại những trò bệnh hoạn mà bầy thú đã giở ra hành hạ em, coi em không khác thú vật. Hai lần em lén bỏ trốn thì bị hai tay mặt rô của bà Châu túm lại, đánh bầm dập. Rất nhiều lần em đã nghĩ đến cái chết. Bà Châu bắt em uống cả trăm viên thuốc lắc, thuốc an thần em đều cố nuốt hết, lại còn ăn cắp thuốc uống thêm với ý nghĩ uống nhiều “sẽ được chết”.
Em nói về cảm giác hôm vừa rồi đi ra chợ huyện, chứng kiến mấy người quen bàn tán câu chuyện của em trên mặt báo nhưng do ảnh chụp em được báo làm mờ mặt nên họ không nhận ra em. Nghe họ nói những lời lẽ không mấy hay ho về cô gái trong bài viết mà em chỉ muốn độn thổ, muốn bỏ chạy.
Em nức nở: “Em là con đĩ thiệt rồi hả chị? Nhục nhã quá!”. Mấy hôm trước, em vo gạo nấu cơm rồi em giật mình bởi ý nghĩ ập đến: Đời mình bây giờ đã nát bét như hột gạo bị nấu thành cơm: “Làm cơm chín cũng còn hên, em thấy mình là cục cơm thiu”.
Mỗi lần vào phòng tiếp khách uống “bia ôm”, Thanh được chủ quán nhậu cho uống một viên tân dược màu trắng hoặc vài viên thuốc ho dầu để đầu óc… lâng lâng.
Ham đi chơi và nghĩ mình là… con trai
Vợ chồng ông Ba Đạt – cha mẹ của Lũng đều công nhận em là đứa táy máy tay chân, không bao giờ ngồi yên được một chỗ. Tính tình em lại xéo xắt giống con trai. Trò chơi em ưa nhất là… đánh lộn. Đi học đứa nào làm văng mực lên quần áo em hoặc lỡ dại ăn cắp thước viết của em thì y như rằng em sẽ cho ăn đòn.
Em “anh hùng” đến nỗi những đứa yếu thế khác, có khi không quen biết, bị ăn hiếp thì đi kiếm em bởi biết em không nề hà ra tay bênh vực. Có đợt em mò đến nhà văn hóa huyện học võ được năm tháng.
Con kênh Tham Trơi dài thăm thẳm chảy đổ ra rạch Cui trước khi nhập vào sông Đốc. Nó ngăn cách những căn nhà lác đác mọc chìa ra mom kênh bên này với thế giới văn minh hơn ở bên kia. Trời vừa sập tối đã nghe ếch nhái kêu ran, nửa đêm tiếng tắc kè đếm nhịp. Đám con trai con gái trổ mã, nhổ giò buồn chịu không thấu, cứ nắng tắt chỉ muốn bỏ nhà đi chơi thâu đêm, ít nhất cũng qua được tới bên kia dòng kênh. Lũng ham đi chơi là vì vậy.
Tháng 4 năm ngoái, Cường là bạn của một đứa trong xóm, cùng với bốn đứa khác rủ Lũng lên chợ huyện chơi. Một băng sáu đứa đưa nhau vào quán nhậu. Em cũng quàng vai bá cổ uống rượu với chúng và coi chuyện đàn ông con trai uống rượu với nhau là bình thường.
Lũng nghĩ em là con trai, có thể những đứa khác trong đám cũng nghĩ vậy, trừ Cường. Thằng đàn ông 30 tuổi từng bị vợ bỏ không coi em là con trai, mà chính là… con mồi ngon lành, thơm phức, cũng là món nhắm thứ hai của gã sau chầu nhậu. Tàn cuộc, em lảo đảo, gã nhận nhiệm vụ đưa em về nhà. Giữa đường gã đưa em vào nhà nghỉ. Sức em làm sao chống cự nổi gã. Cuộc hiếp d âm tàn nhẫn này chính là đầu mối đưa đến bi kịch em lọt vào ổ chứa của bà Châu hôm nay. Bây giờ nghĩ lại em hối hận ngút trời, không biết bao lần tự mắng chửi mình ngu dại.
Gọi báo tin con gái bị bắt cóc giữa trưa là… mất lịch sự
Ông Ba Đạt nói ông không nghiền rượu, chỉ uống cho đỡ buồn chuyện nhà. Nhưng khách đến nhà ông ở đúng một ngày đêm chứng kiến ông có tổng cộng bốn cơn say. Bàn trà lúc 6 giờ sáng lật ngửa thành bàn rượu lúc 7 giờ với mồi nhậu là gói mì tôm húp suông.
Từ đó tới nửa đêm, với cặp mắt lúc nào cũng đỏ kè, ông Đạt nói hoài không chán về phước đức nhà ông do ông biết ăn ở. Nhờ phước đức lớn mà con Lũng nhà ông mới thoát khỏi động quỷ của bà Châu. Nhờ phước đức mà vợ chồng ông đẻ được chục đứa con khỏe mạnh. Và chuyện ông đánh người, lẽ ra ông phải ngồi tù 18 tháng nhưng ông được thả sau 15 tháng cũng là nhờ phước đức.
Cho nên ông nói ông trúng số 2 tỷ đồng, ông không tiếc tiền bỏ ra mua vé số, sắm ghe máy, xe máy cho lũ con, sắm quần áo đẹp cho Lũng, ai than thở ông cho 5 triệu đồng, đau bệnh ông cho 50 triệu đồng… cho đến khi tiền hết sạch, cũng là để tạo phước đức.
Lũng mất tích hai đêm, ông bà Ba Đạt nói với nhau: Chắc nó bị bắt cóc rồi. Thay vì lộn ngược tỉnh Cà Mau ra tìm con như người ta thì ông bà… ngồi nhà chờ tin tức đến tận ngày thứ… 29, bởi sợ kêu lên, nhờ người đi tìm thì “mất uy tín gia đình”.
Chờ tin tức nhưng khi có người gọi dồn dập hơn chục cuộc vào điện thoại di động của bà Xuân, bà nghe chuông đổ mà không bắt máy. Bà nói đó là giữa buổi trưa, gọi vậy là không lịch sự nên bà không nghe. Khi gia đình Cường đến hỏi cưới Lũng để che lấp tội lỗi hiếp dâ m lúc chồng đang ngồi tù, bà vội vàng gật đầu cho cưới gấp để khỏi mang nhục với xóm làng, bất chấp con gái mình mới 14 tuổi phải đi làm dâu nhà người.
Đại gia khai bị ‘bất lực’ trong 2 lần mua dâ m thiếu nữ Đại gia miền Tây mua dâ m thiếu nữ được cho là thành khẩn khai báo, lý lịch rõ ràng và nhân thân tốt. Gia đình của Việt kiều này đang làm thủ tục bảo lĩnh cho ông Tiêu tại ngoại.
“Con Lũng chỉ còn có cách lấy chồng Hàn Quốc”
Khi chuyện Lũng bị bắt cóc bán d âm được phơi bày, đối diện với nỗi đau quá lớn của con gái, ông bà Ba Đạt khóc hết nước mắt. Ông bà cay đắng, đổ oán hận lên bà Châu, ông Luận và những người mua d âm em vẫn đang còn trong bóng tối mà tuyệt không nghe nhắc đến trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ trước đó, kể cả việc cô gái tóc xanh, tóc vàng nhìn rất khó ưa đến nhà rủ Lũng đi chơi mà ông Đạt cũng đồng ý cho đi, để rồi ngay sau đó cô gái này đã đưa em vào động mại d âm của bà Châu.
Nghĩ về tương lai của con gái, giữa những cơn say, nửa đêm thức giấc, người cha nhiều “phước đức” của Lũng đã có “sáng kiến” và đi đến quyết định: “Con Lũng nó chỉ còn có cách lấy chồng Hàn Quốc. Chỉ có như vậy người ta mới không coi thường cái quá khứ của nó”. Lấy chồng Hàn Quốc bằng cách nào? Ông sẽ nhờ Mì Non – con gái của chế Ba làm mai mối. Mì Non lấy chồng Hàn Quốc ba năm nay chưa về thăm nhà nhưng gửi tiền về cho cha mẹ đều đều.
Trong tin nóng khi chờ lấy chồng Hàn Quốc, phó thác tương lai cho may ít rủi nhiều như không ít thân gái miền Tây, cô dâu 14 tuổi của ngày hôm qua, người đàn bà 15 tuổi hôm nay đêm nào nằm ngủ cũng mếu máo ác mộng bị đàn ông giở trò thú vật.
Theo Baomoiphapluat
4 notes · View notes
litcheetravel-blog · 6 years ago
Text
du lịch Tây Nguyên 5 ngày 4 đêm giá rẻ
du lịch Tây Nguyên 5 ngày 4 đêm giá rẻ
Xe và Hướng dẫn viên Litchee Travel đón đoàn điểm hẹn khởi hành ra sân bay Nội Bài đáp chuyến bay đi Tây Nguyên. Tới sân bay Pleiku (PXU), xe và HDV đón Quý khách tại sân bay và đưa về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.
https://litcheetravel.com/du-lich-tay-nguyen-5-ngay-4-dem-gia-re
Đoàn đi thăm ngôi Chùa Minh Thành: Là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên. Chùa Minh Thành không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của Pleiku. Đặc biệt, không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa, chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Trải qua những biến động của lịch sử, chùa Minh Thành đã trải qua nhiều đợt trùng tu và vẫn tiếp tục mở rộng cửa để đón thêm nhiều du khách đến tham quan.
Tumblr media
Quý khách dùng cơm tối nhà hàng. Sau đó là chương trình tự do của quý khách với phố đêm tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, khá rộng và đẹp, nơi đây bạn sẽ thấy hoạt động của thành phố và cảnh sinh hoạt về đêm của người dân Tây Nguyên sau một ngày làm việc cực nhọc.
Quý khách dùng điểm tâm sáng và trả phòng khách sạn, lên xe cùng HDV của Litchee Travel khởi hành đi Kon Tum. Trên đường Quý khách thăm quan:
-          Biển Hồ T’Nưng: nguyên là miệng núi lửa ngừng hoạt động hàng trăm triệu năm để lại. Với phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những bụi cây ven hồ, tiếng hót của các loài chim lảnh lót mỗi buổi sớm mai.
-          Thủy điện Yaly: đây là công trình trọng điểm quốc gia lớn thứ ba sau thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.
-          Làng Pleiphun: là nơi lý tưởng để du khách muốn tham quan và tìm hiểu dân tộc Jarai với nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa tượng nhà mồ.
 trúc nhà sàn tây Nguyên và kiến trúc nhà thờ phương Tây đã tạo nên một công trình tôn giáo mang tính thẩm mỹ rất cao của Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum.
-          Nhà Rông Ba Na – mang màu sắc huyển bí nằm hài hoà với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
-          Thăm Cầu Treo Kon Klor – thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.
Tumblr media
Đoàn về khách sạn Kon Tum nhận phòng, nghỉ ngơi.  Ăn tối với món đặc sản Miền Sơn Cước: Gà Nướng Cơm Lam. Tự do khám phá phố núi, nhâm nhi ly cà phê nóng, hay thưởng thức ẩm thực với các món đậm chất xứ lạnh: chân gà đồi nướng uống với ly rượu nếp sữa dưới cái không khí lanh lạnh…
Quý khách dùng điểm tâm sáng và trả phòng khách sạn, lên xe cùng HDV của Litchee Travel thăm quan một số điểm trong Khu du lịch sinh thái Măng Đen hoặc Khu du lịch sinh thái - văn hóa thác Pa Sỹ:
-          Khu vườn tượng: với hơn 100 bức tượng được đục thủ công bằng gỗ do các nghệ nhân người dân tộc bản địa làm nên.
-          Khu Thác Pa Sỹ: dòng thác quanh năm tung bọt trắng xóa, xung quanh là những nhà chòi nhỏ cho du khách nghỉ ngơi và thưởng thức những món đặc sản của vùng tại đây.
-          Nhà rông: là nơi giao lưu cồng chiêng, lửa trại và là nhà nghỉ cộng đồng ở đây.
-          Khu nhà trên cây: là khu nghỉ ngơi yên tĩnh bên dòng suối, xung quanh là cây rừng, cho ta cảm giác như được quay về thời tiền sử ngày xưa.
Lựa chọn khác: sau khi ăn sáng, Quý khách lêm xe đi Buôn Ma Thuột, ăn trưa và thăm quan Bảo tàng Văn Hóa Các Dân Tộc Tây Nguyên (nơi trưng bày các hiện vật về văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên) , Nhà Đày Buôn Ma Thuột (nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng như: Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu…
Quý khách ăn sáng tại khách sạn, lên xe cùng HDV của Litchee Travel khởi hành vào Bản Đôn, tham quan và tìm hiểu nghệ thuật săn bắt và thuần xe dưỡng voi rừng của dân tộc nơi đây. Chiêm ngưỡng nét đặc sắc của nhà sàn cổ hơn 125 năm tuổi, nghe kể chuyện về cụ Ama Kong - Huyền thoại về dũng sỹ săn voi của vùng đất Bản Đôn và thưởng thức loại rượu nổi tiếng mang tên ông.
Trải nghiệm cảm giác khi đong đưa trên cây cầu treo bằng tre bắt qua dòng sông Serepok. Tự do cưỡi voi lội sông và đi dạo tham quan buôn làng. Tham quan thác 7 nhánh.
Trưa
Ăn trưa tại nhà hàng ở Bản Đôn với các món đặc sản núi rừng Tây Nguyên vô cùng hấp dẫn và cùng tìm hiểu văn hóa nhà dài truyền thống của người Êđê, thưởng thức chương trình ca múa nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên.
Chiều
Quý khách lên xe tiếp tục tham quan Thác Dray Nur, là ngọn thác lớn và đẹp của Tây Nguyên. Trên đường ghé thăm một số vườn Tiêu và vườn Điều. Tiếp tục đi thác Dray Nur, tham quan và chụp hình lưu niệm sau đó đi bộ qua cây cầu treo bắc qua sông Serepok để ngắm toàn cảnh ngọn thác hùng vĩ.
Trở về Buôn Ma Thuột, nghỉ ngơi, thư giãn sau đó ăn tối và tự do khám phá Buôn Ma Thuột về đêm, thưởng thức món Bún đỏ: món ăn đặc trưng của TP Buôn Mê, hoặc thưởng thức café – tại nơi thủ phủ Việt Nam.
Qúy khách dùng điểm tâm tại khách sạn và tự do mua sắm đặc sản Tây Nguyên về làm quà cho người thân như: Mắc ca, ca cao, cà phê, hạt K’nia, thuốc Ama Kong, hạt tiêu, bơ,…Thăm Trại Cà Phê Chồn, Xưởng chế biến và sản xuất cà phê. Thư giãn và thưởng thức cà phê tại Làng Cà Phê Trung Nguyên. Trả phòng xe và HDV đưa quý khách ra sân bay Buôn Ma Thuột làm thủ tục đáp chuyến bay về Hà Nội.
Chiều
Tới Hà Nội, Xe của Litchee Travel chờ sẵn tại Nội Bài để đưa Quý khách về lại điểm hẹn ban đầu. Chia tay quý khách và hẹn gặp lại!
Kính chúc Quý khách chuyến đi vui vẻ và an toàn!
0 notes
phongblogimp-blog · 6 years ago
Text
Công ty xây mộ có mái che
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, xây mộ có mái che mang lại sự ấm áp, an toàn và yên bình cho người mất. Độ an toàn của mộ phần có mái che phụ thuộc vào vật liệu xây mộ. Tùy vào nhu cầu mỗi gia đình mà lựa chọn vật liệu làm mộ phù hợp.
Vật liệu xây mộ có mái che
Tùy theo điều kiện cụ thể của gia đình mà người ta xây dựng mộ phần bằng nhiều vật liệu khác nhau như đắp đất, xây bằng gạch, lát đá xẻ hoặc làm bằng đá nguyên khối.
Tumblr media
Mộ được đắp bằng đất: Đây là trường hợp những người có kinh tế eo hẹp, nên chỉ đắp mộ bằng đất, cắm bia lên mộ để đánh dấu và làm một mái che bằng bạt mong manh để che chắn cho mộ phần.
Ở các nghĩa trang làng quê, tình trạng mộ đắp đất bị mất và trở thành vô chủ hay bị thất lạc vẫn còn rất nhiều. Vì vậy, không nên làm mộ theo hình thức này mà nên xây mộ bằng vật liệu chất lượng và có mái che an toàn để mộ phần không bị mất dấu.
Mộ xây gạch bên ngoài trát vữa: Đây cũng là một hình thức ít tốn kém mà mộ được xây bằng gạch, sau đó trát vữa lên như người ta xây nhà. Hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong những thập kỷ 60-90 của thế kỷ trước. Ưu điểm của mộ này là khá chắc chắn và bền vững. Mộ xây kiểu này người ta có thể xây được rất nhiều hình thù, tùy theo tục lệ ở các địa phương. Mái che của loại mộ này cũng khá sơ sài, chỉ một mảng nhỏ không đủ bao quát cả mộ phần.
Tumblr media
Mộ xây gạch bên ngoài lát gạch men: Những ngôi mộ này cũng tương tự như những ngôi mộ xây bằng gạch và trát vữa, song về hình thức thì trông đẹp hơn. Nhược điểm của loại mộ này là sau một thời gian, các mạch vữa sẽ bị chảy ra loang lổ và hay bị nứt gạch. Loại mộ này thường có mái che nhỏ, không che chắn hết cả mộ.
Mộ làm bằng đá xẻ: Hiện nay có khá nhiều chủng loại đá xẻ, nội nhập hay ngoại nhập. Đá xẻ thường dày khoảng 1,5 - 2 cm. Thông thường người ta sử dụng loại đá xẻ tốt là loại đá kim sa (có hai loại hạt to và nhỏ), đá nhập từ Ấn Độ, loại trung bình là đá xẻ của Bình Định. Mộ loại này khá bền vững theo thời gian, độ bền màu ổn định, tuy nhiên vẫn còn hay bị loang lổ do xi măng ở các mối ghép. Ngày nay, thợ đá có loại keo gắn đá thay xi măng nên khá ổn định và bền. Với vật liệu này, người nhà có thể thiết kế mái che cho mộ phần khá thoải mái, độ phủ rộng bao quát cả mộ.
Tumblr media
Mộ bằng đá nguyên khối: Có hai loại. Một là đá xanh của Thanh Hóa hay Ninh Bình. Loại đá này mềm nên dễ chế tác. Thứ hai là những loại đá bán quý như cẩm thạch, caxiđôn, mã não hay đá ngọc bích. Đây thường là những viên đá mồ côi có kích thước khá lớn. Đặc điểm của những loại đá này là có màu đẹp (xanh hoặc đen), độ cứng rất lớn, nhiều vân đẹp hay tuyền một màu và không hề có vết nứt. Loại đá này gần như vĩnh cửu theo thời gian nhưng giá thành rất cao. Sử dụng vật liệu này để xây mộ có mái che sẽ khiến mộ phần thêm đẹp mắt, an toàn và ấm áp.
Xây mộ có mái che ở nơi nào?
Hiện nay, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương được giới thiết kế kiến trúc tâm linh tin tưởng đánh giá là nghĩa trang có dịch vụ xây mộ phần tốt nhất. Đặc biệt, xây mộ có mái che được người dân lựa chọn khá nhiều trong thời gian qua. Bởi lẽ, họ cho rằng, mộ phần có mái che, vật liệu chất lượng, quy trình sản xuất hiện đại, đội ngũ kiến trúc lành nghề và mẫu mả tinh tế…của Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương sẽ giúp cho người mất được an nghỉ trọn giấc, mộ ấm áp, an toàn và bền lâu.
Không chỉ có thế, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương còn đem dịch vụ này đến tận nơi gia đình bạn muốn an táng người thân, bất kể ở đâu. Đội ngũ nhân viên của Hoa viên luôn chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo và mang đến dịch vụ xây mộ phần tốt nhất cho gia đình bạn.
Điều đó được minh chứng bởi nhiều năm qua, hàng chục nghệ sĩ nổi tiếng, danh nhân văn hóa trong nước đã chọn Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương là nơi an nghỉ cuối đời.
Hãy chọn dịch vụ xây mộ phần có mái che của Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương để gia đình bạn được hưởng phúc khí tràn đầy nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHÁNH PHÚ HOÀ
Địa chỉ: Số 7 Ngô Văn Trị - TP. Thủ Dầu Một - Bình Dương
Hotline: 0869 555 444 – 076 999 0126
Website: http://cphaco.vn/
0 notes