#làng Kon Tu Rằng
Explore tagged Tumblr posts
Text
Du lịch bụi Măng Đen: cầu treo Kon Tu Rằng - làng Kon Tu Rằng
Cầu treo Kon Tu Rằng – làng Kon Tu Rằng nằm ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách Măng Đen chừng 12 km. Nguyên gốc tên làng Kon Tu Rằng là Bule Tu Rằng, có nghĩa là “làng cũ ở trong rừng”, bởi theo tiếng Mơ Nâm (M’ Nâm), Bule là làng, Tu là cũ, Rằng là rừng. Để đến Kon Tu Rằng, từ trung tâm thị trấn Măng Đen, bạn phải đi về hướng khu 37 Hộ, nơi có thác Pa Sỹ, các nông trại, đồng cỏ…
View On WordPress
#cầu treo ở Măng Đen#cầu treo Kon Tu Rằng#du lịch bụi Kon Tum#du lịch bụi Măng Đen#du lịch Kon Tum#du lịch Măng Đen#kinh nghiệm du lịch bụi Măng Đen#Kon Tum#làng cổ ở Măng Đen#làng dân tộc thiểu số Măng Đen#làng du lịch ở Măng Đen#làng Kon Tu Rằng#Măng Đen có gì chơi#Măng Đen có gì hay#Măng Đen có gì vui#Măng Đen chơi gì
0 notes
Link
Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết, giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn, dung dị, mộc mạc và hồn nhiên.
Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của nơi đây.
Phối cảnh dự án nghỉ dưỡng của Golden City tại Măng Đen.
“Thương hiệu” Măng Đen
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như Xê Đăng, Kdoong, Mơnâm... Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc và đang trở mình thức dậy sau một giấc ngủ dài.
Trước đây, Măng Đen chỉ là một vùng đất khuất nẻo, với dân số gần 7.000 người, chủ yếu là đồng bào Bana sinh sống tại vài bản làng thưa vắng vẻ, nấp sâu trong các thung lũng, sườn đồi. Dù chỉ mới có quyết định thành lập thị trấn từ tháng 9/2019, nhưng từ lâu Măng Đen đã trở thành thương hiệu du lịch đại ngàn Tây Nguyên.
Với vị trí đặc biệt, Măng Đen nằm trên con đường huyết mạch nối cửa khẩu Bờ Y đi qua Quốc lộ 24 tới các tỉnh duyên hải miền Trung, cũng là “con đường xanh” cho chiến lược du lịch lâu dài từ vùng rừng núi tới biển đảo, từ cửa khẩu xuống duyên hải và nối với nước bạn Campuchia.
Trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay, việc coi trọng giá trị nguyên sơ không chỉ đặc biệt riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam, mà là sự "hiếm có" của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí... đúng với ý nghĩa thực thụ của du lịch sinh thái, giữ nguyên không khí của đại ngàn, của chất rừng Tây Nguyên.
Phát triển nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc
Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg.
Những nhà đầu tư tại Măng Đen đã đưa ra cách thức để vừa phát triển Dự án, vừa bảo vệ hệ sinh thái, cũng như lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Măng Đen phải tìm được cái gì rất riêng cho mình để tránh khỏi bước sai lầm mà các đô thị du lịch nghỉ dưỡng khác của Việt Nam đang vấp phải, bởi Măng Đen có nhiều điều kiện để tạo dựng thương hiệu nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như bản đồ du lịch thế giới.
Với các điểm du lịch hồ Đắk Ke, thác Pa Sỹ, tượng Đức Mẹ, chùa Khánh Lâm, thôn Tu Rằng, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều đang được đầu tư cải tạo lại, giữ nguyên tính bản địa và sức hút nguyên sơ. Trong đó, điểm đáng chú ý là một vài cơ sở tôn giáo như chùa chiền và bức tượng Đức Mẹ ở Măng Đen mỗi năm thu hút khách thập phương đến chiêm bái rất đông.
Với chủ trương mở của huyện Kon Plông, những nhà đầu tư tại Măng Đen đã đưa ra những cách thức để việc phát triển dự án, bảo vệ hệ sinh thái cũng như lưu giữ những nét văn hóa truyền thống luôn song hành.
Hầu hết các khu biệt thự nghỉ dưỡng ở đây đều đưa ra những thiết kế đảm bảo tính sáng tạo, nhưng vẫn thân thiện với môi trường và những không gian rộng nhằm tổ chức những hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương.
Có đến thăm mới thấy Kon Tum đẹp và bình yên đến xao lòng. Những ngày được sống trọn vẹn từng khoảnh khắc trong hơi thở đại ngàn oai linh, phóng khoáng, chúng ta sẽ thấy yêu hơn mảnh đất và con người Tây Nguyên chất phác, tự do.
Giao thông thuận lợi, Măng Đen thức giấc, những chuyến xe không còn về xuôi hẳn như "chạy trốn" khỏi những vắng lặng xa xưa của Măng Đen, mà sẽ đều đặn trở về, góp thêm một chút đổi thay, một chút phát triển cho mảnh đất Măng Đen.
[ad_2] Nguồn Muabannhadat
0 notes
Text
Những đôi chân trần mưu sinh trên phố
Trời chang chang nắng, những đôi chân bé xíu, đen nhẻm lấm lem đất cát cứ thế bước đi trên con đường bỏng rát. Chốc chốc, giẫm phải viên sỏi, cái dáng mảnh khảnh ấy nhảy cẫng lên xuýt xoa đau buốt…
Huy và Thuận chui rúc các xó xỉnh, lật tung từng bao rác để tìm phế liệuẢnh: Đức Nhật
Những đôi chân trần
12 giờ trưa một ngày chủ nhật, dưới ánh nắng như thiêu đốt, phố xá trở nên vắng tênh. Ngồi ở quán nước bên đường, tránh cái nắng hè oi bức, chúng tôi bị cuốn hút bởi những cậu bé nhặt phế liệu. 2 đứa trẻ mặc bộ quần áo cũ thếch, nhàu nhĩ. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới xin được theo chân 2 cậu bé này bởi vì các em rất ngại tiếp xúc với người lạ.
Hai đứa trẻ ấy là A Huy và A Thuận (cùng 10 tuổi, ở làng Kon Tu 1, xã Đăk Bla, TP.Kon Tum, Kon Tum). Nhiều tháng ngày qua, các em đã rong ruổi khắp các ngả đường, hè phố để mưu sinh . Hai đứa trẻ chui rúc khắp các xó xỉnh, lật tung từng bao rác để tìm mảnh sắt, thép, miếng nhựa vỡ hay đôi khi chỉ là miếng bìa các tông bé xíu. Những thứ đồ bỏ đi này sẽ là nguồn sống để các em tới trường.
Huy kể em là con thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Nhiều năm trước, do cuộc sống túng thiếu nên bố đã bỏ mẹ con em đi đâu mất. 4 mẹ con Huy không còn chỗ dựa nên về sống cùng bà ngoại. Nhà em nghèo lắm, lại không có đất canh tác nên mẹ và bà ngoại phải đi nhặt phân bò kiếm sống. Thương mẹ và bà nhọc nhằn nên em cũng ra đường nhặt rác kiếm tiền . Em bắt đầu nhặt phế liệu từ năm lên 8.
Vừa cúi nhặt chiếc vỏ chai nước ngọt cho vào bao, Huy vừa gạt giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt lem luốc. Huy kể: “Trước đây cháu đi học buổi sáng, buổi chiều nghỉ học mới vào phố kiếm tiền. Mấy bữa được nghỉ học do dịch Covid-19 , cháu cùng bạn đi lượm rác cả ngày. Đến giờ đi học lại, tranh thủ thứ bảy, chủ nhật cháu mới đi lượm rác kiếm tiền phụ mẹ mua gạo”.
Cuối tuần nào cũng vậy, hành trình của A Huy bắt đầu từ 8 giờ sáng. Mẹ cậu dúi vào tay con 5.000 đồng để mua ổ bánh “mì chay” ăn trưa. Bước ra khỏi nhà, Huy không quên rủ thêm người bạn thân đi cùng. Hành trang của hai đứa trẻ chỉ là một chiếc bao bố đựng rác hôi rình. Chẳng mũ nón, giày dép, hai cậu bé cứ thế đi mãi.”Dép cháu cất ở nhà, hôm nào đi học mới dám mang. Nếu mang đi nhặt rác lỡ nó đứt mất. Đi chân đất thế này cũng đau lắm nhưng cháu quen rồi”, Huy ngượng ngùng nói.
A Thuận khoe món quà tặng mẹ, nhặt được trong thùng rác
Khi nào đói, hai cậu bé dừng lại mua ổ bánh mì không nhân thịt rồi nhai ngấu nghiến. Đôi lúc trên đường đi, có những người tốt bụng gọi hai đứa trẻ lem luốc ấy vào nhà cho tấm bánh gói quà. Cũng có người mời hai đứa hẳn một bữa cơm gà sang trọng. Nhưng phải hiếm hoi lắm hai cậu bé mới được mời một bữa cơm như thế.
Mỗi ngày lang thang, Huy kiếm được từ 10.000 – 20.000 đồng. Cũng có hôm nhặt ít quá, Huy chẳng bán được nên đem về dồn lại bên hiên nhà. Chờ vài ba hôm, cái chỗ phế liệu ấy đầy lên, Huy mới đem bán.
Món đồ chơi từ thùng rác
A Thuận là bạn cùng lớp với A Huy. Hai đứa cùng ở trong con ngõ sâu hun hút ở làng Kon Tu 1. Vì có hoàn cảnh tương tự nhau nên chúng luôn bên nhau trong những hành trình mưu sinh nắng cháy này.
Thuận bảo rằng nhà em nghèo lắm. Bố mẹ làm thuê làm mướn khắp nơi chỉ mong kiếm đủ tiền nuôi 3 anh em cậu lớn. Dù bố mẹ đã làm quần quật cả ngày nhưng cũng không đủ tiền trang trải nợ nần. Biết bố mẹ khổ, Thuận theo Huy đi nhặt rác kiếm tiền.
Ngồi nghỉ chân ở bóng mát ven đường, A Thuận đưa tay mân mê chiếc đầu lân vừa nhặt được. Cậu bảo rằng vì nhà nghèo nên những món đồ chơi là giấc mơ xa xỉ đối với em. Trước đây trong một lần bới thùng rác Thuận nhặt được 1 chiếc ô tô đồ chơi đã cũ. Thuận chẳng nỡ bán mà để đó làm đồ chơi mỗi khi rảnh rỗi.
“Cháu thích chiếc xe đó lắm. Nó như món quà Chúa ban cho cháu vậy. Vừa rồi chiếc xe bị gãy bánh, không dùng được nữa nên cháu mới đem bán phế liệu”, Thuận hồn nhiên khoe.
Chúng tôi theo chân 2 cậu bé, băng qua phố phường hoa lệ. Thi thoảng hai đứa trẻ dừng lại ngước nhìn lên nhìn những chiếc ô tô đồ chơi được bày bán ở một cửa hàng nào đó. Hồi lâu tụi nhỏ mới cất bước đi, đôi mắt còn vương chút tiếc nuối.
Ông A Trúc, Trưởng thôn Kon Tu 1, cho biết trong thôn có 137 hộ thì có đến 26 hộ nghèo. Hằng ngày trong thôn có rất nhiều trẻ em tìm vào thành phố nhặt phế liệu kiếm tiền.
Ông Trúc cũng cho hay gia đình A Thuận là hộ nghèo vĩnh viễn, nhiều năm nay không thể thoát nghèo. Cha A Thuận đã bỏ đi từ lâu. Hiện A Thuận đang sống cùng mẹ và bà ngoại. Hằng ngày mẹ và bà ngoại A Thuận đi nhặt phân bò còn A Thuận vào thành phố nhặt rác. Gia đình A Huy cũng là hộ có hoàn cảnh khó khăn , cận nghèo. Tuy nhiên cha mẹ A Huy còn trẻ lại chăm chỉ làm ăn nên có khả năng thoát nghèo.
Chiều về chầm chậm trên phố, những ánh nắng cũng chẳng còn gay gắt như lúc ban trưa. Hai cậu bé quay lưng với phố về làng. Con đường đất bụi mù in hằn vết chân trần của lũ trẻ. Sau những dãy phố dài, làng Kon Tu 1 cũng bắt đầu hiện ra, nghèo nàn, lạc hậu. Nhà của lũ trẻ nằm trong một con ngõ đất đỏ, sâu hun hút. Mẹ và bà ngoại Huy cũng vừa đi nhặt phân bò về. Trong căn nhà trống huếch trống hoác chẳng có chỗ ngồi, chị Y Lék (mẹ A Huy) lúng túng chẳng biết làm sao với người khách lạ.
“Nhà có mấy sào đất nhưng khô hạn không trồng nổi cây gì. Mình cùng mẹ chẳng có nghề nghiệp nên chỉ biết lượm phân bò, nhặt rác bán kiếm sống. Hôm nào nhiều thì kiếm được 40.000 đồng. Hôm nào ít chỉ đổi được vài lon gạo. Bữa cơm hằng ngày cũng chỉ cơm trắng với rau lang. Những hôm mưa gió không kiếm ra tiền, cả nhà đành nhịn đói”, chị Lék tâm sự.
Cả gia đình A Huy sinh sống trong căn nhà tình nghĩa được địa phương xây tặng từ năm 2000. Đến nay phần mái nhà đã hư hỏng nặng, mỗi khi mưa xuống cả gia đình chẳng biết trốn đâu cho khỏi ướt. Chị Lék dành dụm mãi mới có tiền mua tấm bạt che tạm trên mái ngói. Cánh cửa phía sau nhà cũng đã hỏng từ lâu. Để ngăn những cơn gió lạnh thổi thông thốc vào nhà, chị Y Lék nhặt được miếng bạt rách ở đâu đó mang về che lại.
Đôi dép của A Thuận
Cách nhà A Huy vài bước chân, nhà A Thuận cũng rách nát không kém. Chị Y Hương (34 tuổi, mẹ Thuận) đang lúi húi nấu cơm dưới bếp. Chị bảo rằng nhà có mấy sào lúa nhưng năm nay khô hạn quá nên vụ mùa thất bát. Biết không trông chờ được vào mấy sào ruộng, vợ chồng chị đi làm thuê khắp nơi, ai thuê gì làm nấy. Xoa đầu đứa con trai, chị Hương bảo nhà chị có 3 đứa con, Thuận là con cả. Thương bố mẹ khổ nên hằng ngày Thuận theo bạn đi nhặt ve chai kiếm tiền cho mẹ.
Hôm nào cháu đi nhặt ve chai cả ngày thì tôi cho cháu 5.000 đồng ăn trưa. Cũng chẳng biết nó ăn gì chỉ biết hôm nào về cũng cho mẹ tiền. Nhiều thì 20.000 ít cũng hơn chục ngàn bạc. Thấy con phải vất vả cũng thương nhưng tôi chẳng biết làm gì hơn cả”, chị Hương thở dài.
“Hơn tháng trước cu Thuận đi nhặt rác rồi đem đôi dép này về tặng tôi. Hỏi ra thì nó bảo lục trong thùng rác, thấy còn dùng được nên mang về tặng mẹ. Nghe con nói vậy mà mình vừa thương con vừa tủi thân. Nhưng con cái hiếu thảo như vậy mình cũng được an ủi phần nào”, chị Hương nghẹn ngào nói.
Chúng tôi chia tay làng Kon Tu 1 ra về, hai cậu bé tiễn chân ra đến tận đường lớn. Bất chợt A Huy lên tiếng: “Sau này cháu muốn làm đầu bếp. Làm đầu bếp sẽ được ăn nhiều món ngon. Chứ không phải chỉ ăn cơm trắng với rau lang chú ạ”.
Theo Phòng LĐ-TB-XH TP.Kon Tum, trên địa bàn TP.Kon Tum có 1.425 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các em chủ yếu là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật. Những trẻ em này đều được hưởng các chế độ của nhà nước hỗ trợ. Bà Lê Thị Thanh Tùng, Trưởng phòng LĐ-TB-XH Kon Tum, cho biết phòng thường xuyên có các văn bản đề nghị UBND các xã phường vận động tuyên truyền các em chăm lo học tập, không đi nhặt rác, phế liệu. Ở địa phương nào để xảy ra tình trạng trẻ em đi nhặt phế liệu, ve chai thì trách nhiệm thuộc về địa phương đó. “Đối với những trẻ lang thang, cơ nhỡ, phòng sẽ có phương án đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh”, bà Tùng nói.
Bài viết Những đôi chân trần mưu sinh trên phố đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/tin-giai-tri/nhung-doi-chan-tran-muu-sinh-tren-pho/
0 notes
Link
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng của người Rơ Mâm, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm huyện Kon Plong 6km về phía tây bắc. Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm.
0 notes
Text
[Vui bước Tin Mừng] Tấm lòng của Mẹ
Tôi muốn kể về bước đường sứ vụ của người nữ tu, sơ Thérèse, một người Mẹ suốt đời ôm ấp và chăm sóc những con người nghèo khổ chốn rừng sâu heo hút.
Đaminh Trần Văn Tân, SJ. Mùa Phục Sinh 2020 Mục Vui bước Tin Mừng là sự cộng tác giữa Vatican News Tiếng Việt và Uỷ ban Loan báo Tin Mừng của Hội đồng Giám mục Việt Nam với những chia sẻ kinh nghiệm sống động của những người đặt bước chân mình trên “cánh đồng”.
Những năm tháng còn rất trẻ, Mẹ đã cùng với các chị em khác rảo gót khắp cánh đồng của bà con sắc tộc, từ Dalat tới Phú Sơn, qua Di Linh tới Đăk Blao và cuối cùng là Đăk Nông. Tại Dak Nông, có lẽ đây là thời gian dài nhất, mẹ được sai đến với bà con người M’nông và Mạ. Nhưng sau đó Mẹ phải rời bỏ vùng này vì chiến tranh.
Dù sao, sau 5 năm sống với bà con vùng này, từ Dak Blao tới Quảng Sơn, Quảng Khê, qua Dak Hà, Dak Nia, với bà con người Mạ. Tiếp đó từ Gia Nghĩa tới Kiến Đức vô Quảng Trực với bà con người M’nông, Mẹ đã học để nhận biết cách Chúa hiện diện và yêu thương chăm sóc những người con tản mác lưu lạc trong cảnh chiến tranh loạn lạc.
Từ khi cuộc chiến trở nên khốc liệt, và sau những năm chiến tranh, mẹ con lại phải chia tay nhau. Chia tay mà không hẹn ngày gặp lại. Mẹ cứ xa biền biệt, bỏ đi mà lòng quặn đau, biết rằng vắng Mẹ con cái sẽ bơ vơ. Bỏ lại cả một vùng đất mênh mông, con cái không có nhà thờ, cũng chẳng có bóng dáng linh mục.
Tại Thôn 1 Quảng Sơn, bà con làm một cái chòi nhỏ cắm rào chung quanh, tới giờ cầu nguyện mới đem tượng ra đặt; Cầu Gãy cũng thế, nhà nguyện lấy trời làm mái che. Đấy là những điểm tương đối dễ dàng, chứ ngay như Bon Phi Nao sát đường lộ, ngôi nhà để họp nhau cầu nguyện phải ẩn mình giữa mọi nhà…
Cũng may, trong giai đoạn này, bà con sống thành thôn theo bon của mình, chẳng hạn như thôn 4 Quảng Tín gồm 2 bon là Bù Tung và bù On; thôn 5 là Bù Sre, nhờ đó vẫn có thể nâng đỡ nhau vể đời sống đức tin, tuy nhiên các trẻ em thì chẳng được học giáo lý.
Mãi cho tới năm 1991, Mẹ mới mạnh dạn đi thăm các con và chỉ cho các con thấy nơi ở hiện tại của Mẹ, cạnh nhà thờ Lái Thiêu. Con cái bắt đầu bảo nhau tìm về với Mẹ, đem theo đói nghèo và bệnh tật, bao gồm cả những thương tật do dùng bùa ngải để hại nhau. Ngải độc, đó là một thứ vũ khí xa xưa bà con hay dùng để tự vệ, nhưng cũng dùng để hại người cho bõ ghét. Bà con bỏ bùa ngải lâu rồi, tuy nhiên, sau mười mấy năm xa mẹ vắng cha, đâu đó lại có người lén lút mua về.
Bệnh tật thông thường thì Mẹ lo được, chỉ cần dựng thêm mấy gian nhà làm trạm xá, đích thân Mẹ chữa trị, vì trước kia Mẹ cũng đã có thời gian làm bệnh viện, bệnh nặng thì đưa ra bệnh viện huyện, hoặc nếu cần chuyển lên thành phố. Cũng chịu Mẹ thôi, đi tới đi lui chỉ có chiếc xe gắn máy.
Thế còn những căn bệnh do ngải độc thì sao, những con bệnh mà khi gặp bác sĩ hỏi chỗ nào cũng khai đau, chụp chiếu thì chẳng thấy gì làm bác sĩ cuối cùng bó tay. Mẹ lại phải đem về đưa đi thầy ngải. và thật may mắn, thời gian này có thầy Vĩnh cũng quê gần Lái Thiêu, trước kia thầy tu ở dòng Don Bosco, sau này về trở thành thầy lang, và được ơn trừ ngải, luôn sẵn lòng chữa trị cho bà con.
Con cái càng lúc càng về đông, thêm các cháu nhỏ ở lại học nội trú, và đặc biệt, khắp các bon làng đã từ lâu khát lời Chúa, phải mở các lớp đào tạo giáo lý viên, có nghĩa là phải mở tung cửa nhà để đón con cái. Nhà Mẹ từ từ trở thành MÁI ẤM DÂN TỘC là lẽ đương nhiên.
Chuyện kể nghe đơn giản thế đấy, nhưng trong thực tế thì sao? Cũng đơn giản lắm, vì một khi Mẹ sẵn tấm lòng bao la như biển thái bình thì làm sao tát nổi: càng xót thương con cái, Mẹ càng hết lòng tin tưởng và vững dạ cậy trông nơi Chúa.
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse
Lòng Mẹ bao la, nhưng vòng tay nhỏ bé. Không sao, những năm tháng len lỏi giữa đoàn con nghèo khổ, đã lắm phen Mẹ ngẩn ngơ khi thấy bàn tay của Thiên Chúa vô hình định liệu và sắm sẵn tất cả, phải nói, Chúa thương người nghèo lắm, và luôn dành cho họ chỗ đặc biệt trong trái tim của Người.
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse
Thời gian này chẳng hạn, khi cần một thầy dạy giáo lý, Chúa gửi đến một ông bố có khả năng truyền đạt và biết cách dẫn dắt bà con vào đời cầu nguyện, vì thế việc đào tạo các tay thợ cho cánh đồng lúa mới rất lẹ làng. Sau hơn một năm trời đào tạo, số giáo lý viên cho các làng cũng được khoảng một trăm, tất cả đã sẵn sàng cho một vụ mùa mới, không chỉ lo củng cố đời sống đạo của bà con, mà là đồng loạt lên đường vào ngày 01/01/1994, khắp nơi như mở hội vì người tin theo rất đông, tính đến ngày 01/01/1995, số người trở lại đã được trên ba ngàn, nhiều nhất là vùng Bù Đăng, Đak Nhau, vùng đất trước năm 1975, Mẹ vừa đặt chân tới chỉ được mấy tháng đã vội đi.
Lời Chúa lan tràn đến đâu, phải chọn một nhà để bà con họp nhau cầu nguyện, phải tuyển chọn người làng mới để đào tạo thành giáo lý viên, và nhà Mẹ lại phải mở rộng hơn nữa, giang rộng vòng tay để chào đón những người con mới trở lại, rồi còn phải chạy đôn chạy đáo để lo nâng đỡ bà con ngay tại buôn làng.
Một người Mẹ, chỉ có đôi tay đơn nghèo, với tấm lòng trong, vậy mà có thể ôm ấp đoàn con ở khắp nơi. Từ gần chục năm trở lại đây, đều đặn cứ 2 tuần một lần, Mẹ lại mư��n xe tải, mượn thôi, chứ lấy tiền đâu mà thuê, đưa đủ thứ hàng lên Gia lai – Kon Tum: mì gói, bánh phở, bún khô, thịt cá, thuốc men, quần áo, nhiều lắm. Tất cả những thứ đó được rất nhiều người chung tay phụ giúp, từ các công ty thịt đông lạnh cho tới xí nghiệp chế biến, kẻ cho đồ ăn, vật dụng, người khác góp tiền để mua.
Mẹ được ơn gõ cửa, từ trái tim đến trái tim, để nơi vùng Tây Nguyên xa xôi, các bé ở nhà mồ côi, nhà mở, nhà các học sinh nội trú vùng sâu vùng xa, có được những bữa ăn ngon hơn, và bà con cách chung, có được quần áo và được phụ giúp thuốc men.
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse đến Đak Nông, Gia Lai – Kontum và Khe Sanh
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse đến Đak Nông, Gia Lai – Kontum và Khe Sanh
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse đến Đak Nông, Gia Lai – Kontum và Khe Sanh
Chuyến đi mới nhất của sơ Thérèse đến Đak Nông, Gia Lai – Kontum và Khe Sanh
Hai năm nữa Mẹ sẽ mừng 60 năm sống đời dâng hiến. Một bà già sấp xỉ 80 mà vẫn có thể theo xe tải đem hàng từ Lái Thiêu lên Gia Lai – Kon Tum, phân phối đồ ăn nước uống xong, nghỉ ngơi chừng 3 tiếng đồng hồ, rồi lại theo xe tải về lại Lái Thiêu, gương mặt không vương chút mệt mỏi, lạ thật.
Đó là một con người có bộ xương huyền thoại hay là người của tình yêu và ân sủng:
Cả một đoạn đường dài ghi dấu thời gian hiến dâng: 25 năm của hành trình đức tin, 50 năm của lòng cậy trông và sắp tới đây là 60 năm hồng ân thánh hiến.
Vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (1Ga 4,7), tình yêu làm nên tấm lòng của Mẹ.
Một đời gắn đời mình với những người nghèo
Đưa tin từ vaticannews. va
from WordPress https://ift.tt/3dI7xOM via IFTTT
0 notes
Text
Khám Phá Tây Nguyên Huyền Thoại 4 ngày 3 đêm giá rẻ
LỊCH TRÌNH KHÁM PHÁ TÂY NGUYÊN HUYỀN THOẠI
NGÀY 01: ĐÓN SÂN BAY PLEIKU – THỦY ĐIỆN YALY – MĂNG ĐEN (Ăn trưa, tối)
Sáng: 05h30 xe Litchee Travel đón quý khách tại điểm hẹn ra sân bay Nội Bài làm thủ tục đáp chuyến bay đi Pleikulúc 08h05. 09h40: Đến sân bay Pleiku, xe đón đoàn khởi hành đi Khu Du Lịch Măng Đen, trên đường đi quý khách tham quan Thủy Điện Yaly (Nguồn sáng lớn nhất Tây Nguyên), làng Pleiphun (dân tộc Jơrai), tìm hiểu phong tục tập quán và những sinh hoạt thường nhật của người dân (nhà Rông, nhà mồ, tượng nhà mồ, bến nước,…) https://litcheetravel.com/kham-pha-tay-nguyen-huyen-thoai-4-ngay-3-dem-gia-re
Trưa: Ăn trưa tại nhà hàng tại Kon Tum.
Chiều: Tiếp tục cuộc hành trình đến Măng Đen theo quốc lộ 24 (Đường đi Ba Tơ – Quảng Ngãi).
14h30: Đến nơi, quý khách nhận phòng khách sạn. Nghỉ ngơi.
16h00: Quý khách tham quan hồ Toong Đa Măng Đen, tượng đài Đức Mẹ Măng Đen (nơi có khí hậu trong lành và mát mẽ quanh năm, được mệnh danh là Đà Lạt 2 trên cao nguyên xanh).
Tối: Ăn tối tại nhà hàng Nghỉ đêm biệt thự tại Măng Đen (Đồi Thông Hotel, Hoa Sim Hotel, …)
Buổi tối: Quý khách có thể thưởng thức ẩm thực Măng Đen như : Rượu vang ngọt sim Măng Đen, gà đồng bào nướng, cơm lam, rượu cần, …
NGÀY 02: KHU DU LỊCH MĂNG ĐEN – KON TUM - PLEIKU (Ăn sáng, trưa, tối)
Sáng: Quý khách ăn sáng. Sau khi ăn sáng, Xe và hướng dẫn viên đưa quý khách đi tham quan Chùa Khánh Lâm (Chùa Khánh Lâm ở Măng Đen: Phong cảnh giống Thiền Viên Trúc Lâm Đà Lạt. Đẹp lạ thường) Hồ Dake, rừng thông Măng Đen, thác Pa Sỹ, làng Kon Tu Rằng, làng Kon Bring của dân tộc Sê Đăng nhóm Mơ nâm.
Trưa: Quý khách dùng bữa trưa, thưởng thức ẩm thực bản địa (đặc biệt là món gà nướng Măng Đen - một trong 15 món ăn đặc sắc của ẩm thực Việt Nam).
Chiều: Khởi hành về Tp. Pleiku. Trên đường, quý khách ghé tham quan Dòng Sông Dakbla, Nhà Thờ Gỗ, Cô Nhi Viện Vinh Sơn (nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi cha, mẹ, không nơi nương tựa của người dân tộc Bana), Nhà Rông (đồng bào dân tộc Bana), Cầu treo KonPklor bắt qua dòng sông Dakbla.
16h00: Đến Tp. Pleiku nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi.
17h30: Tham quan Hồ T’Nưng (nơi cung cấp nước sạch cho Tp. Pleiku)
Tối Ăn tối tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại Pleiku (Tre Xanh hotel, Khánh Linh hotel, ...)..
Buổi tối: Quý khách có thể thưởng thức ẩm thực Pleiku như : Phở khô Gia lai, Lẩu lá rừng, canh lá bép, bún mắm cua, …
NGÀY 03: PLEIKU – BUÔN MA THUỘT – THÁC D’RAYNUR (Ăn sáng, trưa, tối)
Sáng: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng. Trả phòng khách sạn, xe đón đoàn khởi hành về Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh). Tiếp tục cuộc hành trình, đoàn ghé tham quan vườn tiêu, cà phê, cao su trên đường đi.
11h45: Đến Buôn Ma Thuột, đoàn nhận phòng khách sạn. Ăn trưa tại nhà hàng. Nghỉ ngơi.
Chiều: Khởi hành tham quan thác DrayNur (ngọn thác lớn và đẹp của Tây Nguyên). Đến Thác DrayNur quý khách có thể cảm nhận được sự hùng vĩ của thác nước trong màn sương mờ ảo. Quý khách có thể đi bộ từ 30 phút đến 60 phút để tham quan chụp ảnh tại dòng thác này. Tham quan Buôn Ako Dhong (Buôn của người đồng bào dân tộc Êđê ngay trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột). Mua sắm đặc sản Tây Nguyên về làm quà cho người thân.
Tối 18h00:Ăn tối tại nhà hàng. Nghỉ đêm tại Buôn Ma Thuột (Bạch Mã hotel, Hoàng Lộc hotel,..)
Buổi tối: Quý khách có thể thưởng thức ẩm thực Buôn Ma Thuột như : Lẩu cá lăng đuôi đỏ sông serepok, gỏi cà đắng cá khô, cá lăng nướng nghệ, cá bống thác kho riềng, …
NGÀY 04: KHU DU LỊCH BUÔN ĐÔN – TIỄN SÂN BAY (Ăn sáng, trưa)
Sáng: Ăn sáng tại nhà hàng. Sau ăn sáng, xe đón đoàn tham quan khu du lịch Buôn Đôn: Cầu treo Buôn Đôn (bắt qua dòng sông Serepok huyền thoại), Nhà Sàn Cổ của người Lào (hơn 124 năm tuổi), Khu Nhà Mồ (tìm hiểu bản sắc văn hóa nhà mồ của người M’nông Lào), khu mộ vua săn voi N’thu K’nul, Amakong. Viếng thăm chùa Sắc Tứ Khải Đoan (là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Bảo Đại).
Trưa: Ăn trưa tại nhà hàng. Xe đưa quý khách ra sân bay đáp chuyến bay về Hà Nội lúc 14h20. Chia tay quý khách, hẹn gặp lại quý khách trong những hành trình kế tiếp. Thân ái!
Tour du lịch Tây Nguyên huyền thoại 4 ngày 3 đêm giá rẻ bao gồm:
Xe ô tô du lịch 4 -7-16 - 29 chỗ đời mới điều hòa, lái xe chuyên nghiệp,văn minh, lịch sự.
Vé máy bay HN – Pleiku (VN Airline)/ Buôn Mê Thuột – HN (Vietjet).
Khách sạn 3 Sao, tiêu chuẩn 2 người 1 phòng, trường hợp lẻ nam, nữ ngủ phòng 3, trường hợp đi 1 người bắt buộc phụ thu phòng đơn.
- 3 sao: Tre Xanh, Khánh Linh, Bạch Mã hoặc các khách sạn khác tiêu chuẩn tương đương
Lưu ý: 01 đêm Ngủ biệt thự Măng Đen 01 đêm, còn lại 02 đêm theo tiêu chuẩn
Ăn 07 bữa chính: 4 bữa trưa, 3 bữa tối tiêu chuẩn 120.000Đ/người, 2 bữa sáng Buffet tại khách sạn,
Nước uống (01 chai lavie nhỏ/ngày) phục vụ trên xe theo trong suốt hành trình thăm quan.
Hướng dẫn viên chuyên nghiệp theo đoàn phục vụ suốt tuyến.
Vé thăm quan thắng cảnh tại tất cả các điểm thăm quan theo chương trình.
Tour du lịch Tây Nguyên huyền thoại 4 ngày 3 đêm giá rẻ không bao gồm:
Đồ uống (rượu, bia, nước ngọt...) trong các bữa ăn và suốt chương trình.
Các chi phí cá nhân (điện thoại, giặt là, mua sắm, thăm quan ngoài chương trình...).
Thuế giá trị gia tăng 10% (VAT)
Tiền thưởng (Tip) cho lái xe, hướng dẫn viên (không bắt buộc).
0 notes
Text
Phượt Măng đen đi những đâu ?
Phượt Măng đen đi những đâu ?
phượt Măng Đen là một trong những địa đi��̉m đẹp ở Kon Tum, Măng Đen được tự nhiên ưu ái khi mang trong mình đến tận bảy hồ, ba thác với dòng nước xanh trong ngọt ngào quanh năm. Dưới đây là các điểm đến khi phượt Măng đen.
Kinh nghiệm phượt Tây Nguyên: ăn gì? chơi gì?
Kinh nghiệm phượt Lagi Bình Thuận chi tiết từ A đến Z
Kinh nghiệm Phượt Nghệ An tự túc từ A đến Z
1.Làng Văn hóa Kon Bring - phượt măng đen
Đây là làng của đồng bào người M’Nâm với những nét đặc trưng truyền thống vẫn được lưu truyền như: kiến trúc nhà Rông, nhà Sàn,…phong tục tập quán trong sinh hoạt. Đến với làng Văn hóa Kon Bring. Du khách có thể tìm hiểu cuộc sống thường ngày của đồng bào nơi đây, nghe già làng kể truyền thuyết của người M’Nâm cũng như truyền thuyết về vùng đất Măng Đen. Đêm xuống, du khách có thể hòa mình vào nhịp cồng chiêng cùng đội nghệ nhân huyện Kon Plông trong không khí thanh bình của núi rừng
Hiếm có nơi nào mà cả dân hai bên Công giáo và ngoại giáo (hay còn gọi là bên Lương) đều đổ về hành hương nhiều như tượng Đức Mẹ Măng Đen.
2.Tượng đức mẹ Măng Đen - phượt măng đen
Chuyện kể lại rằng cách đây 7 năm, một người công nhân máy xúc đã phát hiện ra bức tượng Đức Mẹ không còn nguyên vẹn khi làm đường. Người này đã cố hết sức gắn lại các bộ phận cơ thể của Đức Mẹ lại với nhau, duy chỉ có bàn tay là không thể. Thoạt nhìn tượng Đức Mẹ không đẹp như những bức tượng khác nhưng tượng Đức Mẹ Măng Đen lại mang đến cho con người sức mạnh niềm tin.
Hôm mình tới đây, mình thấy có nhiều người mang nước đến, cầu xin Đức Mẹ rồi uống nước . Hơn nữa bên cạnh tượng Đức Mẹ còn có bài kinh khấn của người Lương giáo, mình mới biết ��ức Mẹ Sầu bi được cả hai bên tôn giáo tôn thờ. Cũng có thể nói Đức Mẹ Măng Đen quan trọng với họ như Đức Quan Âm Bồ tát vậy.
3.Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ điểm phượt Măng đen
Đến Măng Đen bạn không thể không đến một khu du lịch sinh thái có một không hai tại KonTum này. Khu du lịch thác Pa Sỹ nằm trên làng Kon Tu Rằng của người đồng bào dân tộc Mơ Nâm, xã Măng Cành huyện Kon Plong, với tổng diện tích 25ha rộng rãi, thoáng mát.
Ở trung tâm khu du lịch là thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ. Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm.
Hiện nay khi đến du lịch sinh thái Măng Đen bạn sẽ được tham quan hệ thống đường đi, nhà rông văn hóa, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày văn hóa của người dân tộc Rơ Mâm, trang trại trồng rau và hoa…ở khu sinh thái này.
4.Hồ Đăk Ke - phượt măng đen
Đây là hồ tự nhiên lớn nhất Măng Đen. Bạn có thể đạp vịt hoặc thưởng thức café ở một quán ven hồ rất thơ mộng.
Với mình, hồ này cũng giống hồ Xuân Hương hay hồ Than Thở ở Đà Lạt. Điều mình thích nhất là đi men hồ trên con đường đất quanh co dẫn đến cây cầu văng dây lệch nhịp. Để vượt qua đoạn dốc 15% này, bạn phải liên tục giảm ga và về số 2 thậm chí là số 1 mới có thể thẳng tiến về trước.
Xung quanh hồ là những ngôi biệt thự rực rỡ màu sắc. Có những căn biệt thự bỏ hoang lâu không thấy bước chân người tới nên những ai yếu bóng vía có thể sẽ hơi cảm thấy sờ sợ khi đi qua đây. Những căn nào có người ở thì sáng bừng lên trong nắng, nước sơn xanh tạo sức sống mới bên cạnh những bụi hoa hồng nhỏ.
5.Chùa Khánh Lâm - phượt măng đen
Ngôi chùa uy nghi và tráng lệ tọa lạc ngay trên đỉnh đồi cao của núi rừng Kon Plông. Tên chùa Khánh Lâm nghĩa là chùa mang đến điềm vui, tin mừng của tinh thần độ thế về nơi núi rừng u nhã, u linh
Có thể các bạn quan tâm tới:
Phượt miền Bắc
Phượt miền Trung
Phượt miền Nam
http://bit.ly/2CceyWk http://bit.ly/2RgKMKE
0 notes
Text
Hiểu sao cho đúng về việc cắt duyên cho cặp sinh đôi
Cắt duyên cho cặp sinh đôi là nỗi lo lắng của không ít ông bố bà mẹ khi có quá nhiều thông tin không chính xác về việc này, vì thế bài viết mang lại cho bạn cách nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể để bạn có thể tìm ra cách thức phù hợp cho gia đình mình.
Sinh đôi là niềm vui của không ít gia đình khi họ được chào đón 2 thiên thần nhỏ cùng một lúc. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian của cha ông ta từ xa xưa, sinh đôi tiềm ẩn rất nhiều bí mật đằng sau đó. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc sinh đôi 1 trai 1 gái thường sẽ khó nuôi hơn việc sinh đôi 2 bé trai hoặc 2 bé gái.
Lễ tơ hồng sinh đôi
Có rất nhiều bí ẩn về mặt tâm linh với các cặp sinh đôi, đặc biệt là sinh đôi 1 trai 1 gái. Trong dân gian có lưu truyền một quan niệm khiến không ít người bán tin bán nghi, đó là thủ tục cắt duyên cho cặp sinh đôi 1 trai 1 gái. Quan niệm này xuất phát từ suy nghĩ là do kiếp trước yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên đầu thai cùng nhau để được sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, trong một gia đình để được ở gần nhau, bên nhau trọn vẹn.
Quá hoảng sợ và không thể đứng nhìn những đứa con mình rứt ruột đẻ ra gặp tai họa, nhiều bậc phụ huynh tìm đến nghi lễ cắt duyên cho cặp sinh đôi với mong muốn cầu phước lành, hóa giải mọi run rủi xảy ra với các con. Từ đây có thêm lễ cắt duyên hay còn gọi là lễ tơ hồng sinh đôi cho các cặp song sinh 1 trai 1 gái với mong muốn tình duyên sau này khi lớn lên sẽ bớt long đong, lận đận hay chết yểu.
Lễ cắt tiền duyên diễn ra ở nhiều nước châu Á
Quan niệm này không chỉ có ở Việt Nam, mà còn tồn tại ở các đất nước bạn như Thái Lan, Trung Quốc vì họ lo sợ nếu không làm lễ tơ hồng sinh đôi hoặc lễ cắt duyên cho cặp song sinh thì những đứa trẻ này sẽ rất khó nuôi.
Ở Thái Lan, từng có đám cưới bé Petai Angdechawat và chị gái song sinh của mình, Paillin. Cả hai mới tròn 3 tuổi. Đám cưới còn gây sốc với công chúng địa phương khi gia đình sẵn sàng chi món tiền “khủng” cho sự kiện này với sính lễ gồm tiền mặt và vàng có giá trị lên đến 3 triệu bath (khoảng 2 tỷ đồng) để cầu hôn “cô dâu” Paillin.
Ở Việt Nam, tại một làng dân tộc thuộc xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei tỉnh Kon Tum có tồn tại 1 hủ tục rằng: “sinh đôi giết 1”. Đ��y chắc chắn là một quan niệm hoàn toàn sai lầm về sinh đôi, vi phạm quyền được sống, quyền được làm người của mỗi cá thể. Được biết được sự can thiệp của chính quyền địa phương, cùng sự nâng cao nhận thức của người dân nơi đây, hủ tục này đã dần được đẩy lùi.
Các nhà khoa học hay Phật giáo nói về cắt duyên cho cặp sinh đôi?
Thực hư về việc này chưa được khoa học chứng minh làm rõ, tuy nhiên thiết nghĩ, dù với bất kỳ lý do gì, việc cắt tiền duyên cũng cần phải xuất phát từ tình yêu thương của cha mẹ với con cái, không nên vì sự u mê, sợ hãi hay mê tín dị đoan mà làm theo.
Trong kinh pháp cũng chỉ rằng con người đến chung một nhà là do nhân duyên. Việc hai đứa trẻ sinh cùng ngày, cùng tháng, cùng năm chắc chắn có duyên với nhau nhưng đó không hẳn là nhân duyên vợ chồng trong khi họ lại là anh chị em ở kiếp này.
Cha ông ta có câu không phải ngẫu nhiên các con chọn nhà mình để về, chọn mình làm cha mẹ nhưng nếu có nhân duyên vợ chồng có nghĩa là một đứa phải sinh ở nhà này, một đứa phải sinh ra ở nhà kia chứ làm anh chị em của nhau thì làm sao lấy nhau được? Điều này hoàn toàn trái với luân thường đạo lý.
Liên quan đến trường hợp sinh đôi, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, ngoài cơ thể vật chất, con người còn có cơ thể năng lượng và trong cơ thể năng lượng ấy có rất nhiều cấu trúc năng lượng cấu thành như kén năng lượng hay bản ngã… tồn tại dưới dạng năng lượng ý thức đặc biệt.
Trẻ sinh đôi vốn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về năng lượng, đôi khi còn “dùng chung” các cấu trúc năng lượng của nhau, sử dụng lực của nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng thực tế hay xảy ra là một trẻ ốm thì trẻ kia cũng ốm, trẻ này vui thì trẻ kia cũng vui. Người ta vẫn gọi là “thần giao cách cảm” giữa các cặp sinh đôi.
Trong khi đó, ở các vùng nông thôn xưa, có thể do khoa học chưa phát triển nên người ta có đúc rút kinh nghiệm quan sát cho rằng nếu song sinh cùng giới thì mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với song sinh một trai một gái. Thực tế ghi lại nhiều câu chuyện rất buồn về tình trạng khó nuôi của nhiều cặp sinh đôi, thậm chí có trường hợp một trong hai đứa bé sinh đôi còn mất sớm.
Để giải thích hiện tượng này cũng như bao hiện tượng khác trong đời sống mà khoa học lúc đó chưa có câu trả lời thỏa đáng, người xưa đã tìm đến những lý do “siêu hình” và đưa ra các biện pháp tâm linh làm yên lòng, giải tỏa tâm lý. Trải qua thời gian, ngày nay một số còn được lưu truyền đã trở thành phong tục, tập quán hay tục lệ.
Do đó, việc làm lễ cắt duyên cho cặp sinh đôi cũng chỉ là một cách giải tỏa tâm lý mà thôi.
Cách khắc phục vấn đề của các cặp song sinh
Theo quan niệm cũ lễ cắt tiền duyên cho cặp song sinh 1 trai 1 gái cũng chỉ để giải tỏa tâm lý. Tuy vậy, đây lại không phải việc đơn giản vì nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc. Để khắc phục vấn đề này, người ta còn có thể làm nhiều cách khác ví dụ như: “hướng tới thiền ngộ” hay “thực hành các biện pháp tu tâm”, “sống tốt nghĩ thật”.
Việc phải làm lễ cưới cho các cháu là không nên nhưng chúng ta có thể làm lễ tác phúc, giải nghiệp cho các cháu cho chúng nó hóa giải những oán kết, ái kết với nhau chứ không phải làm lễ cưới. Lễ cưới hai người cùng chung huyết thống, việc này trái luân thường đạo lý, không đúng với giáo lý đạo Phật.
Do biết cháu gái trong cặp song sinh nam nữ thường nội lực yếu và nguy cơ cao nên các cụ sử dụng nhiều “mẹo” luật tự nhiên trợ lực cho bé gái. Và biện pháp duy nhất và tốt nhất là: lòng từ bi mang tính trị liệu.
Khi các cháu ốm khóc thì ý thức đầu tiên của người mẹ là cần trợ lực cho cháu, muốn thế thì tinh thần mẹ cần khỏe khoắn. Để tinh thần khỏe khoắn thì mỗi ngày bà mẹ dành khoảng 30 phút đến 1 giờ ngồi hoặc nằm thiền. Thiền giúp hệ thần kinh nghỉ và căng thẳng lo âu sẽ giảm, tất yếu nội lực bạn tăng.
Nội lực vốn chính là Phật tính, các rung chấn ấy mang hơi ấm của tình yêu chân thực làm cho các con hưởng lợi. Chúng hấp thụ và khỏe mạnh dần lên. Chính nhờ điều đó, con cái bạn tăng khả năng chuyển hóa thức ăn theo hướng lành mạnh. Các biện pháp y tế cũng phát huy tác dụng.
Ví dụ có gia đình thật tâm bế bé ra đường và xin “thần đường” cho lên nhà Trời (Thiên đình) học chữ ( kiến thức), sau đó bế bé đi đi lại lại ba vòng rồi về chẳng hạn. Chuyện này có vẻ phi khoa học nhưng thực ra là người tham thiền.
Ngoài ra, nếu cha mẹ đứa bé quá lo lắng thì có thể giải quyết vấn đề tâm lý bằng cách làm lễ đơn giản, không quá cầu kỳ, thành tâm là chính để tác phúc, giải nghiệp, giúp các con hóa giải những oán kết với nhau mà thôi, nhưng hành động ấy nên xuất phát từ năng lượng tình yêu thương.
Rõ ràng, việc mang thai và sinh đôi 2 trẻ 1 lúc sẽ khiến cha mẹ không ít vất vả gấp đôi bình thường. Tuy nhiên, với niềm vui cũng được nhân lên gấp đôi. Cha mẹ nên dành thời gian cho bé nhiều hơn để chăm sóc, yêu thương và chơi cùng bé. Sinh đôi càng khó nuôi thì càng cần tình yêu thương của cha mẹ nhiều hơn là lo lắng vì những thông tin thiếu cơ sở.
Nguyệt Minh/ LỊch Ngày Tốt!
0 notes
Link
Từng mong muốn bán kim chi ở chợ để thay dưa món, thế rồi phải đổ đi 5 tấn
“Nhắc đến kim chi, tôi lại nhớ đến “đứa con” đã gả đi. Cách đây 15 năm, tôi gặp ông Kim (Kim Tae Kon), sếp của tôi lúc đó”, bà Hạnh xúc động nhớ lại.
Ông Kim giờ là phu quân của bà Hạnh.
Năm 1994, ông Kim đến Việt Nam, ban đầu là để hỗ trợ doanh nghiệp may mặc của một người thân. Ông làm trong lĩnh vực quảng cáo. Do khủng hoảng kinh tế, năm 1999, ông quay trở về Hàn Quốc.
5 năm sau đó, ông trở lại Việt Nam với một ít vốn. Ông thuê văn phòng với 20 nhân viên người Việt và khởi nghiệp trong ngành thương mại điện tử.
Ngày đó, thương mại điện tử còn rất lạ lẫm ở Việt Nam. Nhiều tháng trời, công ty không có lãi.
Là người Hàn Quốc nên ngày nào ông Kim cũng ăn kim chi. Và ông thường chia sẻ phần kim chi của mình cho nhân viên người Việt. Ông thấy họ rất thích ăn kim chi và nảy ra ý định làm kim chi bán.
Ông nhờ bà Kim Hạnh mua nguyên liệu. Cả thảy gần 20 loại rau củ quả.
“Ban đầu chúng tôi định hướng thị trường là chợ, thay món dưa hàng ngày. Khoảng 22 Tết chúng tôi tuyển 5 sales để giao ở chợ. Ngày thứ 2, chúng tôi chạy đến các cửa hàng để kiểm tra và thấy không bán được chút nào. Chủ cửa hàng họ giấu hàng, họ chỉ lấy cho mình vui. Một phần cũng vì họ quá bận. Nếu mình cho nhân viên đứng đó giới thiệu cũng không được vì cửa hàng chật quá”, bà Hạnh kể.
5 ngày qua đi, bà Hạnh và ông Kim quyết định hủy 5 tấn kim chi trong kho để thay đổi chiến lược. 5 tấn kim chi là tài sản lớn của ông Kim lúc bấy giờ.
Năm 2014, sau khi bỏ đi 5 tấn kim chi, ông Kim và bà Hạnh nhắm tới siêu thị. Bà Hạnh quyết định lấy sổ tiết kiệm và bán luôn chiếc xe gắn máy để làm tiếp kim chi. Kế hoạch tiếp theo là làm 50 kg kim chi thật ngon để chào hàng tại siêu thị.
“Chúng tôi chào hàng tại Citimark. Tôi nói quản lý siêu thị rằng chúng tôi giao hàng cả Tết luôn, không nghỉ Tết. Họ thấy bao bì bắt mắt, chất lượng tốt thì chấp nhận luôn”, bà Hạnh kể.
Và cứ thế, kim chi Ông Kim’s đến với các siêu thị. Hai người chủ cũng gắn kết nhau, trở thành người trong cùng một gia đình tự khi nào.
Đến đầu năm 2016, Kim & Kim có tới 200 nhân viên, tăng trưởng nhiều năm đạt 50%.
Từ kim chi đến cà phê
Sau hơn 10 năm dày công xây dựng và làm nên thương hiệu Kim Chi nổi tiếng Ông Kim’s, vợ chồng ông Kim – bà Hạnh đã quyết định chuyển nhượng thương hiệu này cho Tập đoàn CJ. Quyết định này được xem như việc “gả” đứa con đầu lòng của đôi vợ chồng doanh nhân này.
“Chuyện bán thương hiệu kim chi Ông Kim’s giống như nuôi một người con gái đã lớn, đến tuổi cập kê thì phải gả cho chàng rể nào thật môn đăng hộ đối, một gia đình đàng hoàng”, bà Hạnh cho biết.
Theo bà Hạnh, “đứa con thứ hai” thường thông minh, sắc sảo hơn con đầu. Và đứa con thứ hai của vợ chồng ông Kim – bà Hạnh chính là cà phê. Bà Hạnh đang trên đường chinh phục cà phê, mà theo bà, “sẽ hứa hẹn một tương lai xán lạn”.
Vợ chồng doanh nhân Kim Tae Kon và Kim Hạnh. Ảnh: Nhịp Cầu Đầu Tư
Người con thứ hai của bà Kim Hạnh chính là cà phê. Và bà đã “thai nghén” nó từ khi “con gái đầu lòng” vẫn đang ở nhà với “bố mẹ”.
Nữ doanh nhân kể, một lần tìm nguồn cà phê Việt tin cậy để bán cho các thương gia Hàn, bàHạnh được biết trong nhóm bạn có một người đã nghiên cứu về cà phê trong 7 năm qua, nhất là cà phê Specialty. Đó là một nghệ nhân cà phê lành nghề có trong tay 60-70 công thức rang.
Càng tiếp xúc với người bạn này, bàHạnh càng hiểu ra nhiều điều thú vị. Dù sinh ra trong một gia đình trồng cà phê từ nhỏ nhưng những kiến thức, những trải nghiệm trong những lần tới nơi người bạn này nghiên cứu, như mở ra một thế giới mới về loại thức uống này, từ cách rang, xay để giữ được hương vị tuyệt vời nhất mà không cần dùng đến hương liệu nào.
“Việt Nam mình tuyệt vời lắm nhưng bạn ấy rất xấu hổ vì dân uống cà phê 3D: Đen, đậm, đắng”, bà Kim Hạnh kể lại lời của bạn mình.
Người bạn này chỉ đơn thuần làm về nghiên cứu và gợi ý bà có thể làm về kinh doanh. Và lúc đó, ý định “gả bán” kim chi Ông Kim’s càng thôi thúc hơn nữa, để bà có thể tập trung đầu tư cho cà phê.
Chất lượng thấp, hạt cà phê lỗi nhiều, giá thấp… “giết” hạt cà phê Việt Nam
“Tại Việt Nam rất ít có người làm nên tôi muốn dùng hạt cà phê Việt Nam để làm specialty, và đây là thị trường cà phê thời thượng”, bà Hạnh cho biết.
Theo bà, thị trường cà phê luôn có những người đẳng cấp, những người sành sỏi, những doanh nhân có nhu cầu đặc biệt, họ cần có thứ cà phê đặc biệt với chất lượng cao, và đó sẽ là cà phê specialty – cà phê “quý tộc”.
Hiện nay, bà Hạnh đã phát triển thương hiệu Yellow Chair Specialty Coffee để đáp ứng nhu cầu này.
Theo bà Hạnh, cà phê specialty rất khác cách làm hiện nay. Cà phê specialty được hái từng trái, không như cách thu hoạch cà phê tuốt từng chùm như bây giờ.
“Tại sao mình tuốt mà nước khác không tuốt. Theo bà Hạnh, đó là do văn hóa, do cà phê Việt Nam chín vào dịp Noel, giáp tết, mùa này thiếu nhân công, và nhân công mắc, người đầu tư tiết kiệm chi phí để cho nhanh, nên họ hái hết cả xanh, chín, về đem phơi nắng…
Vì vậy chất lượng của mình thấp, hạt lỗi nhiều, giá thấp… chính thói quen đó đã giết cà phê Việt”.
Nói về vị của cà phê specialty, bà Hạnh tả: người dùng thấy mùi hương trái cây, đơn giản đó là trái cây, có chín vàng, chín đỏ, có vị ngọt và chua, mùi thơm giống như trà hoa lài.
Chia sẻ về tương lai của cà phê specialty, bà Hạnh nói: Hiện tại tất cả các khách sạn cao cấp 5 sao của VN được giới thiệu sản phẩm này. Bên cạnh đó là tại Hàn Quốc, trong một làng đại học, tương lai chúng tôi sẽ mở ở Dubai, Mỹ, Ảrập…
“Chúng tôi đang hoàn thiện từ đội ngũ, con người để mở tiếp những điểm ở Sài Gòn”.
Nguồn: cafef.vn
The post Từ món bình dân xứ kim chi đến cà phê thời thượng đất Việt của cặ… appeared first on Hội Chợ Website.
0 notes
Text
Top 10 địa điểm du lịch Kon Tum đáng để “sống ảo đẹp huyền ảo”
Kon Tum sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch đẹp đến say nắng bất cứ du khách nào đến đây. Nằm cách Pleiku khoảng 50km, du khách có thể dạo một vòng ghé tham quan những cảnh đẹp mà chỉ có ở Kon Tum mà không lẫn với bất cứ nơi nào mà bạn đặt chân tới. Cùng VNTRIP.VN khám phá top 10 địa điểm du lịch kon tum không thể bỏ qua tại vùng đất huyền ảo, kỳ bí này nhé!
Xem thêm: Du lịch Kon Tum
Những địa điểm du lịch Kon Tum “đẹp nhất”
Nhà Thờ Gỗ
Nhà thờ Gỗ với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ tất cả những người tới đây bởi vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo.
Nhà thờ Gỗ (Ảnh sưu tầm)
Nằm ở đường Nguyễn Huệ, Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, việc di chuyển đến Nhà Thờ Gỗ không có gì khó khăn. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tới đây. Từ thành phố đến Nhà Thờ Gỗ, du khách mất khoảng 2km.
Những hoa văn trang trí với đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng mang đậm nét văn hoá của đồng bào Tây Nguyên (Ảnh sưu tầm)
Nhà Thờ Gỗ nằm giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn, giữa mây trời Kon Tum, mang một vẻ đẹp mộc mạc mà ấn tượng vô cùng. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, xung quanh là những bức tường được làm bằng đất trộn rơm. Với sự khéo léo, tỉ mỉ, những người nghệ nhân đã tạo nên những hoa văn trang trí với đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng mang đậm nét văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
Điểm check-in lý tưởng (Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)
Đây còn là địa điểm check-in lý tưởng thu hút giới trẻ. Bất cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể ghé qua đây, đi dọc những con đường hoa tô điểm sắc trắng hồng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo, cổ kính của Nhà Thờ Gỗ khiến không gian trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
(Ảnh sưu tầm)
Thác Pau Suh (Thác Pa Sỹ)
Nghe cái tên có vẻ lạ khiến du khách tò mò khi đến nơi này. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6km, du khách chỉ mất khoảng 30 phút đồng hồ để đến được đây. Choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và cảnh sắc thiên nhiên, chẳng du khách nỡ lòng nào muốn về.
Thác Pau Suh (Thác Pa Sỹ) (Ảnh sưu tầm)
Hiện ra trước mắt là thác Pa Sỹ chảy mạnh từ độ dốc cao 1500m, hơi nước tung bọt trắng xoá, không gian nơi đây mang vẻ đẹp nên thơ, hữu tình, bạn ngỡ như lạc vào thiên đường trên mây. Nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, những cánh rừng nguyên sinh xanh ngát bao trùm cả không gian, khí hậu trong lành, mát mẻ mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho du khách.
(Ảnh sưu tầm)
Được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen được gọi là Pau Suh, cảm nhận làn nước mát lạnh, khí hậu tuyệt vời nơi đây thật dễ dàng làm tan chảy trái tim của mọi du khách.
Bạn ngỡ như lạc vào thiên đường trên mây (Ảnh sưu tầm)
Cảm nhận làn nước mát lạnh, khí hậu tuyệt vời nơi đây thật dễ dàng làm tan chảy trái tim của mọi du khách (Ảnh sưu tầm)
Cầu treo Kon Klor
Cầu treo Kon Klor trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum. Cây cầu nối liền hai bờ sông Đăk Bla huyền thoại.
Cầu treo Kon Klor (Ảnh sưu tầm)
Thuộc địa phần làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, chiếc cầu tre bằng sắt to đẹp nhất khiến bất cứ du khách nào đến đây lần đâu đều bất ngờ với chiều dài 292 m của cây cầu. Cây cầu thuận tiện cho việc đi lại cũng như hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum, đưa mọi người đến gần nhau hơn.
(Ảnh sưu tầm)
Có tuổi đời rất lâu nhưng cây cầu treo Kon Klor vẫn mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà ai đặt chân đến đây đều không thể quên. Từ trên cây cầu, ngắm tầm mắt nhìn ra xa là cả một không gian rộng lớn, bạn có thể thấy những cánh đồng lúa xanh thơm ngát, những bãi mía, ruộng ngô xung quanh. Thấp thoáng là những con thuyền lững lờ trôi.
Cầu treo Kon Klor mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà ai đặt chân đến đây đều không thể quên (Ảnh sưu tầm)
Đừng quên dành vài phút lưu lại vài tấm ảnh cùng người thân hay bạn bè của mình khi đến cầu treo Kon Klor.
Tòa Giám Mục
Được xây dựng từ năm 1935, Toà Giám Mục là một trong những điểm hot thu hút du khách đến đây tham quan.
Toà Giám Mục (Ảnh sưu tầm)
Nằm gần nhà thờ Gỗ, chỉ cần đi bộ một chút là tới. Hiện ra trước mắt bạn là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ các loại gỗ quý lâu đời. Chỉ cần bước vào bên trong toà nhà Giám Mục đã khiến bạn dễ dàng say đắm nơi này ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi.
Sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, toà giám mục giống như một bảo tàng văn hoá thu nhỏ lưu giữ lại những nông cụ, vật dụng sinh hoạt, vật thể văn hoá của các dân tộc thiểu số sống ở Kon Tum.
(Ảnh sưu tầm)
Nhà Rông Kon Klor
Nằm tại vị trí rất đẹp trên đường Trần Hưng Đạo, nhà rông Kon Klor là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất Kon Tum này.
Nhà rông Kon Klor (Ảnh sưu tầm)
Nhà Rông được xây dựng theo kiểu truyền thống đậm nét văn hoá của người dân Tây Nguyên. Với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, được các nghệ nhân khéo léo trang trí hoa văn rất tỉ mỉ, công phu. Điểm thu hút du khách chính là mái nhà Rông Kon Klor sừng sững, vững chãi, đây được coi như là linh hồn của người dân Tây Nguyên.
(Ảnh sưu tầm)
Bên cạnh nhà Rông Kon Klor là cây cầu treo xinh đẹp cùng những ruộng mía xanh ngút ngàn. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và tĩnh lặng nơi đây khiến bạn đến đây thật chẳng muốn rời!
Sông Đăk Bla
Sông Đăk Bla (Ảnh sưu tầm)
Sông Đăk Bla là nơi cung cấp phù sa, thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Tây Nguyên và cũng là điểm du lịch vô cùng thu hút. Ôm trọn lấy dòng sông Đăk Bla là màu xanh của cảnh sắc thiên nhiên Kon Tum, không gian trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bất kể du khách nào đặt chân tới đây
(Ảnh sưu tầm)
Ngắm nhìn hoàng hôn chiều buông trên sông Đăk Bla, gió chiều thổi nhè nhẹ, những con đò chậm rãi vào bờ mang đến cho du khách cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, mọi áp lực cuộc sống dường như tan biến.
Hoàng hôn chiều buông trên sông Đăk Bla (Ảnh sưu tầm)
Núi Ngọc Linh
Nhắc đến tên núi Ngọc Linh, chắc hẳn ít du khách nào biết đến đây là khối núi cao nhất miền Nam Việt Nam.
Núi Ngọc Linh (Ảnh sưu tầm)
Nằm ở độ cao khoảng 2600m, núi Ngọc Linh vô cùng nên thơ, hùng vĩ. Chưa nhiều người dám chinh phục núi Ngọc Linh huyền ảo này bởi ở đây có biết bao nhiêu câu chuyện kì bí được kể lại. Ngọn núi này chứa đựng nhiều giá trị tâm linh từ bao đời của người dân tộc thiểu số nơi đây.
Núi Ngọc Linh nên thơ, hùng vĩ (Ảnh sưu tầm)
Mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới, sương mù bao quanh dãy núi Ngọc Linh tạo nên không gian huyền ảo. Đặc biệt, có rất nhiều loại nhân sâm Ngọc Linh quý mọc trong dãy núi này.
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Cách trung tâm thành phố chừng 30km về phía Tây, du khách không thể bỏ qua vườn quốc gia Chư Mom Ray của Kon Tum. Đây là vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam thu hút du khách ghé đến tham quan.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray của Kon Tum (Ảnh sưu tầm)
Du khách đến đây được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái vườn quốc gia. Đi đến đâu khí hậu cũng trong lành, mát mẻ. Nơi đây có vô vàn nhiều loài cây quý cũng như có tới 114 loài trong danh sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo tồn.
Du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái vườn quốc gia (Ảnh sưu tầm)
Vườn Quốc Gia Chư Mom ray rất thích hợp cho du khách khám phá, nghiên cứu, trải nghiêm nơi hoang sơ. Còn chần chừ gì mà không đến vườn quốc gia Chư Mom Ray ngay và luôn!
Rừng thông Măng Đen
Nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, ở độ cao hơn 1000m mang đặc trưng khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa. Mát mẻ quanh năm nên khi nhắc tới tên rùng thông Măng Đen khiến bạn liên tưởng tới ngay “rừng thông Đà Lạt”.
Rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
Lạc vào rừng thông Măng Đen, cảm giác thoải mái, dễ chịu với nhiệt độ chỉ khoảng 19, 20 độ C. Bao trùm lên không gian rộng lớn là những hàng thông xanh mọc thẳng tắp lên trời. Thiên nhiên nơi đây phong phú và đa dạng, là nơi lưu giữ nhiều loại động vật quý hiếm thu hút sự tò mò của du khách ghé đến đây.
Lạc vào rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)
Đường vào rừng thông Măng Đen với hai bên đường tràn ngập cây thông khiến cho không gian nơi đây trở nên huyền bí, giữa một rừng thông xanh ngát thật thích hơp cho việc cắm trại hay tổ chức picnic cùng bạn bè hay những người thân yêu của mình. Đừng quên chụp lấy vài bức ảnh check-in tại đây nhé
“Sống ảo” Rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
Thác Yaly
Từ thành phố Pleiku, du khách theo quốc lộ 14 đến thị trấn Phú Hoà khoảng 15km sẽ thấy đường rẽ vào thác Yaly. Đây cũng là một trong những địa điểm “hot” thu hút du khách đến đây.
Một nơi như thác Yaly thật chẳng có du khách nào muốn rời khỏi nơi này (Ảnh sưu tầm)
Nằm trên địa bàn xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thác Yaly là dòng thác đẹp không kém gì thác Pa Sỹ thuộc con sông Sê San. Với vị trí thuận lợi cói hồ nước rộng và nhiều ốc đảo. Những khối đá xếp nối tiếp nhau theo hình bậc thang, nước từ đỉnh thác đổ từ trên cao xuống như một dải lụa lấp lánh ánh nắng vàng chiếu vào khiến không gian nơi đây trở nên mờ ảo, lãng mạn.
Thác Yaly (Ảnh sưu tầm)
Thiên nhiên hùng vĩ cộng thêm thời tiết có chút se lạnh mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, mọi muộn phiền như tan biến sau những ngày áp lực công việc đè nặng. Một nơi như thác Yaly thật chẳng có du khách nào muốn rời khỏi nơi này.
Top 10 điểm đến ở Kon Tum nhất định bạn phải ghé thăm để cảm nhận vẻ đẹp huyền bí không giống ai này. Xách balo lên đường ngay và luôn thôi, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những kỳ nghỉ tuyệt vời như thế. Nếu đến Kom Tum, bạn có thể đặt phòng trên hệ thống VNTRIP.VN tại đây.
Xem thêm: Du lịch Kon Tum: Cẩm nang từ A đến Z
Top 10 địa điểm du lịch Kon Tum đáng để “sống ảo đẹp huyền ảo” Ngu?n:
Cẩm nang du lịch Việt Nam.
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
Text
Hành trình đổi mạng lấy "cụ" sâm Ngọc Linh hơn 100 năm tuổi
Anh Chiêu và cha may mắn từng tìm được cụ sâm
“Mót” sâm rừng
Nhiều đồng bào trên núi Ngọc Linh cho biết, khi “sốt” sâm, người người, nhà nhà đều vào rừng. Không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ lẫn trẻ em đều vào rừng tìm sâm. Từng con suối, hòn đá bị bới tìm. Lẽ tự nhiên, khi bị tận diệt, sâm dần hết.
Ông Hồ Văn Vinh - ngụ xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, trước đây, sâm rừng nhiều nhưng bây giờ rất hiếm. Chừng 3 năm trở lại đây, ông không còn nhìn thấy sâm núi chừng 500g trở lên nữa. Thi thoảng, người dân vào rừng, trúng mánh cũng chỉ tìm được những củ sâm bằng ngón chân cái.
Nhiều đoàn vào rừng cả tháng, vượt từ ngọn núi này đến ngọn núi khác, chịu không biết bao nhiêu khổ cực nhưng ra về tay không. Người dân chán nản nên bỏ dần thói quen vào rừng tìm sâm. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn một số người nuôi hy vọng tìm được sâm để đổi đời.
A Tiên cho biết: “Thói quen rồi, không vào rừng tìm sâm thì chẳng biết phải làm gì khác để kiếm tiền. Ở đây, đồng bào khó khăn, mỗi ngày kiếm được vài chục đến trăm nghìn là giá trị lắm rồi”. Trước thông tin, sâm trong rừng đã hết, A Tiên khẳng định: “Vẫn còn, chưa hết đâu. Nhưng giờ ít lắm, phải vào rừng sâu mới tìm thấy”.
A Tiên chia sẻ: “Thật ra, bây giờ, mọi người đi mót sâm là nhiều. Gọi là mót vì đi tìm lại những nơi trước đây đã đào hết sâm, còn coi cây nào sót lại hay không”.
Theo A Tiên, đồng bào Xê Đăng, Ca Dong tụ tập thành từng toán chừng 10 người, xách gạo, muối, thức ăn... Họ lên đường từ lúc tờ mờ sáng, đi chừng 2 đến 3 ngày mới đến chỗ đóng trại. Sau đó, họ tỏa ra nhiều nơi để tìm. Nếu tìm được, họ sẽ chia nhau thành quả. Nhiều lúc, vì muốn tìm được sâm, có nhóm phải lặn lội vào rừng sâu, tìm đến những cung đường hiếm người đặt chân vào. Thậm chí, có những nhóm lặn lội sang hẳn bên kia núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum để tìm. Thế nhưng, không ít lần, họ trở về tay trắng.
A Tiên cười cho biết, trước đây, có thời gian, đồng bào thấy chán nản vì số lượng sâm tìm được ngày càng ít. Tuy nhiên, cách đây chưa lâu, thông tin cha con ông Hồ Văn Hạnh ở làng Tu Cring, xã Trà Linh trúng củ sâm gần 1kg, tuổi đời hơn 100 năm bán được số tiền lớn lại thổi bùng ước mơ tìm được sâm của người dân. Do đó, nhiều đoàn người lại tiếp tục vào rừng lùng sục nhưng vẫn không nhận được nhiều thành quả.
Bỏ mạng giữa rừng sâu
Anh Hồ Văn Đài (ngụ làng Tắk Ngo, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) cho biết, ước mơ giàu có từ gốc sâm rừng đã khiến không ít người đổi cả mạng sống. Vào tháng Ba 5 năm trước, khi cơn sốt lên cao nhưng sâm đã cạn, lúc này, mỗi kg sâm có giá 30 đến 50 triệu đồng. Đó là số tiền mơ ước của người dân nơi đây. Do đó, mọi người kéo nhau vào rừng lùng sục.
Anh Hồ Văn Dinh cũng nối bước. Anh Dinh theo chân đồng bào, lội 5 ngọn núi, mất 3 ngày mới đến được chỗ cắm trại. Nơi này vẫn còn khá hoang sơ, cây cối um tùm, có nhiều gốc gỗ lớn tầm hai, ba người ôm. Cả đoàn tin rằng, lần này sẽ tìm được nhiều sâm.
Sau một đêm nghỉ ngơi, khi mặt trời vừa qua kẽ lá cũng là lúc mọi người tỏa ra tìm sâm. Anh Dinh trên tay chiếc rựa, vai đeo ba lô lầm lũi bước vào rừng sâu. Theo lời hẹn, 3 ngày sau, mọi người lại tụ tập tại lán trại để xem thành quả. Mọi người chờ hoài nhưng vẫn không thấy anh Dinh trở về. Nghi ngờ có điều chẳng lành, cả đoàn lại tỏa ra tìm suốt gần một tuần nhưng vẫn bặt vô âm tín. Khi lương thực đã cạn, mọi người đành trở về. Đến nay, phu sâm này vẫn mất tích. Riêng ngọn núi ấy, người dân Xê Đăng, không ai tìm đến nữa.
Trong các cuộc trò chuyện, người dân vẫn còn nhắc về sự “ra đi” của anh em Hồ Văn Thinh và Hồ Văn Vui. Gần 10 năm trước, anh em Thinh vì không muốn chia sâm với người khác nên họ xách gạo, muối vào rừng.
Trước khi đi, anh Thinh vẫn còn nói đùa với mọi người: “Sẽ tìm được củ sâm lớn nhất từ trước đến nay mới trở về”. Vài tháng trôi qua, hai người vẫn bặt vô âm tín. Lúc đầu, mọi người vẫn còn bàn tán về sự ra đi của hai anh em này. Theo thời gian, nỗi nhớ về họ cũng vơi dần. Ba năm sau, tưởng chừng người dân tại xã Trà Linh đã quên mất anh em Thinh thì một nhóm phu sâm phát hiện hai bộ xương bên một gốc cây.
Nhờ vào chiếc rựa đã gỉ khắc tên, mọi người mới nhận diện, hai bộ xương ấy chính là anh em Thinh và Vui... Người dân ở đây quyết định không đưa hai bộ xương ấy trở về vì: “Họ đã thuộc về núi rừng thì cứ để họ an nghỉ ở đó”. Đến bây giờ, khi nhắc câu chuyện này, đôi mắt của đồng bào nơi đây vẫn còn hiu hắt.
Cơ duyên của Giàng
Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình ông Hồ Văn Hạnh (làng Tu Cring, xã Trà Linh). Ông Hạnh đón tiếp nhóm khách lạ với nụ cười tươi. Trước đó, không ít người đồn đoán về việc ông Hạnh tìm được củ sâm nặng gần 1 kg, tuổi đời hơn 100 năm và bán được 200 triệu đồng. Trước thông tin này, ông phân trần: “Đúng là cha con tôi tìm được một củ sâm như thế. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ bán được 90 triệu đồng”.
Ông kể, người dân ở đây mỗi khi rảnh rỗi lại vào rừng tìm sâm. Giữa tháng 6/2016, ông cùng con trai là Hồ Văn Chiêu dắt díu nhau vào rừng. Cha con ông đi suốt 7 tiếng, đến một ngọn đồi lưng chừng dãy núi Ngọc Linh. Lùng sục suốt một ngày liền, cha con ông phát hiện một cây sâm có củ nặng khoảng 50g. Lần ấy, ông đưa củ sâm bán cho người phụ nữ bán tạp hóa Nguyễn Thị Hồng Th. với giá 1 triệu đồng. Trong lúc trao đổi, chị Th. nghi, khu vực tìm được củ sâm này vẫn còn nhiều cây sâm có giá trị khác và động viên cha con ông Hạnh nên trở lại tìm.
Hình ảnh "cụ" sâm vẫn được anh Chiêu lưu giữ
Tối ấy, ông Hạnh bàn với con trai quay trở lại khu rừng. Cuối tháng, hai cha con lại lội bộ 7 giờ đồng hồ đường rừng. Nhờ những dấu hiệu đã đánh dấu trước đó, cha con ông Hạnh tìm về đúng chỗ cũ. Sau một ngày tìm, hai người vẫn không phát hiện cây sâm nào. Trong lúc mệt, họ ngồi nghỉ dưới một gốc cây cổ thụ. Chàng trai tuổi 17 bất ngờ phát hiện cây sâm cạnh chỗ mình ngồi vui mừng nói với cha. Ông Hạnh quay sang, nhìn kỹ thì thấy có 5 nhánh sâm nên ngỡ là 5 gốc sâm. Ngay lập tức, họ lấy dụng cụ, vạch lá ra đào. Ông bất ngờ phát hiện, củ sâm có đến 5 nhánh. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ đào, cha con ông sở hữu gốc sâm cổ dài gần 1m với rất nhiều đoạn. Trong đó, có một phần củ đã bị chuột rừng ăn.
Sau đó, cha con ông Hạnh mang về, bán cho chị Th. với giá 90 triệu đồng. Riêng chị Th., thông qua facebook, “mai mối” bán cho một người ở TP.HCM giá 250 triệu đồng với giao kèo “phải mang vào tận nơi”. Lúc di chuyển, một nhánh sâm bị gãy nên người này từ chối giao nhận. Sau đó, chị Th. tiếp tục giao kèo với một đại gia khác và bán gốc sâm này với giá 200 triệu đồng.
Anh Chiêu cho biết, không hối tiếc khi mình là người vất vả, lặn lội vào rừng nhưng chỉ thu được 90 triệu đồng, trong khi đó, chị Th. chỉ đứng giữa làm “cò” nhưng lại thu lợi 110 triệu đồng. “Chính chị Th. là người động viên cha con tôi quay trở lại khu rừng ấy để tìm sâm. Tìm được “cụ” sâm là cái duyên cũng là phần thưởng thần núi và Giàng ban tặng. Chúng tôi được hưởng chừng ấy là được rồi”, anh Chiêu chia sẻ.
Già làng Hồ Văn Suốt (làng Đắk Ngo, xã Trà Linh) tâm sự: “Ngày sâm còn nhiều, người dân ở đây chẳng ai biết chính xác giá trị. Khi sâm được mua bán nhiều, người dân chỉ nghĩ đến việc làm sao vào rừng hái thật nhiều để bán được nhiều tiền. Nhưng, cũng không ít người mãi nằm lại ở rừng trong những chuyến tìm sâm. Đến bây giờ, những người dân vào rừng tìm sâm vẫn còn rất lo lắng vì thú dữ”
Trong một lần đi rừng đào được cây sâm bảy nhánh cực quý, ông Lĩnh đã đem về nhân giống trong vườn nhà.
Nguồn http://ift.tt/2trF9ce
0 notes
Photo
Đánh thức Măng Đen Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết, giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn, dung dị, mộc mạc và hồn nhiên. Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của nơi đây. Phối cảnh dự án nghỉ dưỡng của Golden City tại Măng Đen. “Thương hiệu” Măng Đen Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như Xê Đăng, Kdoong, Mơnâm... Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc và đang trở mình thức dậy sau một giấc ngủ dài. Trước đây, Măng Đen chỉ là một vùng đất khuất nẻo, với dân số gần 7.000 người, chủ yếu là đồng bào Bana sinh sống tại vài bản làng thưa vắng vẻ, nấp sâu trong các thung lũng, sườn đồi. Dù chỉ mới có quyết định thành lập thị trấn từ tháng 9/2019, nhưng từ lâu Măng Đen đã trở thành thương hiệu du lịch đại ngàn Tây Nguyên. Với vị trí đặc biệt, Măng Đen nằm trên con đường huyết mạch nối cửa khẩu Bờ Y đi qua Quốc lộ 24 tới các tỉnh duyên hải miền Trung, cũng là “con đường xanh” cho chiến lược du lịch lâu dài từ vùng rừng núi tới biển đảo, từ cửa khẩu xuống duyên hải và nối với nước bạn Campuchia. Trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay, việc coi trọng giá trị nguyên sơ không chỉ đặc biệt riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam, mà là sự "hiếm có" của thế giới. Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí... đúng với ý nghĩa thực thụ của du lịch sinh thái, giữ nguyên không khí của đại ngàn, của chất rừng Tây Nguyên. Phát triển nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 298/QĐ-TTg. Những nhà đầu tư tại Măng Đen đã đưa ra cách thức để vừa phát triển Dự án, vừa bảo vệ hệ sinh thái, cũng như lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của địa phương. Măng Đen phải tìm được cái gì rất riêng cho mình để tránh khỏi bước sai lầm mà các đô thị du lịch nghỉ dưỡng khác của Việt Nam đang vấp phải, bởi Măng Đen có nhiều điều kiện để tạo dựng thương hiệu nổi bật trên bản đồ du lịch Việt Nam cũng như bản đồ du lịch thế giới. Với các điểm du lịch hồ Đắk Ke, thác Pa Sỹ, tượng Đức Mẹ, chùa Khánh Lâm, thôn Tu Rằng, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều đang được đầu tư cải tạo lại, giữ nguyên tính bản địa và sức hút nguyên sơ. Trong đó, điểm đáng chú ý là một vài cơ sở tôn giáo như chùa chiền và bức tượng Đức Mẹ ở Măng Đen mỗi năm thu hút khách thập phương đến chiêm bái rất đông. Với chủ trương mở của huyện Kon Plông, những nhà đầu tư tại Măng Đen đã đưa ra những cách thức để việc phát triển dự án, bảo vệ hệ sinh thái cũng như lưu giữ những nét văn hóa truyền thống luôn song hành. Hầu hết các khu biệt thự nghỉ dưỡng ở đây đều đưa ra những thiết kế đảm bảo tính sáng tạo, nhưng vẫn thân thiện với môi trường và những không gian rộng nhằm tổ chức những hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương. Có đến thăm mới thấy Kon Tum đẹp và bình yên đến xao lòng. Những ngày được sống trọn vẹn từng khoảnh khắc trong hơi thở đại ngàn oai linh, phóng khoáng, chúng ta sẽ thấy yêu hơn mảnh đất và con người Tây Nguyên chất phác, tự do. Giao thông thuận lợi, Măng Đen thức giấc, những chuyến xe không còn về xuôi hẳn như "chạy trốn" khỏi những vắng lặng xa xưa của Măng Đen, mà sẽ đều đặn trở về, góp thêm một chút đổi thay, một chút phát triển cho mảnh đất Măng Đen. [ad_2] Nguồn Muabannhadat
0 notes
Text
Măng Đen chờ cơ hội trỗi dậy
Ít ai biết rằng, Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen của Kon Tum, điểm đến yêu thích và được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây vốn chỉ là một thị trấn trẻ, khuất nẻo ở Kon Plong, Kon Tum trên đại ngàn Tây Nguyên.
Trung tâm thị trấn Măng Đen bây giờ. Ảnh: Thụy Văn
Măng Đen mới có quyết định thành lập trị trấn từ tháng 9-2019, nhưng tiếng tăm về Khu du lịch sinh thái Măng Đen từ lâu đã trở thành thương hiệu du lịch của Tây Nguyên. Trước đây, Măng Đen chỉ là một vùng đất khuất nẻo, với 148 cây số vuông và dân số gần 7 ngàn người, chủ yếu là đồng bào Bana sinh sống và cũng chỉ vài bản làng thưa vắng nấp trong các thung lũng, sườn đồi. Nhưng Măng Đen lại có một vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trên con đường huyết mạch nối cửa khẩu Bờ Y với các tỉnh duyên hải miền Trung, cũng là “con đường xanh” cho chiến lược du lịch lâu dài từ vùng rừng núi tới biển đảo, từ cửa khẩu xuống duyên hải và nối với nước bạn Campuchia.
Muốn đi tới được Măng Đen, chỉ riêng đèo dốc uốn lượn trên sống lưng của dãy Trường Sơn đã làm du khách “hết hồn”. Bù lại, Măng Đen mát lịm, thảm thực vật ken dày và khí hậu có nhiệt độ thấp, không gian trong vắt quanh năm. Đặc biệt là khu rừng thông già trên đất lâm nghiệp ngay trong thị trấn hiện xanh tươi và sẽ là vốn quý để làm du lịch của mảnh đất này. Măng Đen được xác định là điểm lấp lánh của con đường xanh Tây Nguyên – chiến lược lâu dài của vùng. Tuy nhiên, với điều kiện là Măng Đen giữ nguyên được không khí của đại ngàn, chất rừng Tây Nguyên, điều đang mất đi ở hầu hết các vùng du lịch phát triển tốc độ quá nhanh, phá vỡ quy hoạch khác.
Có những thời điểm, một vài buôn làng ở xã Đắk Long làm du lịch cộng đồng và du khách đã bắt đầu biết đến Măng Đen nhờ điều đó. Việc tách thị trấn Măng Đen ra khỏi xã Đắk Long với mục tiêu xây dựng khu du lịch mũi nhọn và dịch vụ đủ thấy quyết tâm của địa phương hình thành con đường du lịch xanh và đậm màu văn hóa của Kon Tum. Tuy nhiên, Măng Đen vẫn đang có nhịp đập đầu tư quá chậm, đất đai bị đầu cơ, nguồn lực con người yếu và thiếu. Mặc dù con đường bộ từ thành phố Kon Tum ngược lên Măng Đen đã được thi công lại, dễ đi hơn, cắt cua và hạ dốc.
Qua được nỗi e ngại về giao thông, Măng Đen vẫn không thoát khỏi vẻ buồn tẻ của một trị trấn núi, lưu trú và ẩm thực nghèo nàn. Quanh thị trấn chỉ có các khu biệt thự thơ mộng vẻ ngoài nhưng tồi tàn ở bên trong do vắng khách quá lâu không đầu tư, vài quán ăn phải đặt trước nếu du khách muốn ăn vài món quen thuộc là rau rừng, gà nước và cơm nếp nướng ống vầu.
Không thể phủ nhận tiềm năng của rừng đã và đang được Kon Tum khai thác phát triển du lịch sinh thái, bởi rừng là linh hồn của Măng Đen. Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt và thực hiện. Các điểm du lịch hồ Đắk Ke, thác Pa Sỹ, tượng Đức Mẹ, chùa Khánh Lâm, thôn Tu Rằng, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều đang được đầu tư cải tạo lại, giữ nguyên tính bản địa và sức hút nguyên sơ. Trong đó, điểm đáng chú ý là một vài cơ sở tôn giáo như chùa chiền và bức tượng Đức Mẹ ở Măng Đen mỗi năm thu hút khách thập phương đến chiêm bái rất đông.
Hồ Đắk Ke, điểm du lịch hấp dẫn nhất của Măng Đen. Ảnh: Thụy Văn
Có một huyền thoại về Măng Đen được du khách yêu thích là sắc thái cổ xưa trong huyền thoại về vùng đất “7 hồ, 3 thác”. Địa hình Măng Đen hiểm trở và đứt gãy gấp khúc, rừng tự nhiên bao phủ tạo nên nhiều hồ, thác và dòng chảy tự nhiên sông suối. Giữa các lòng thung lũng là hồ và địa hình gãy tạo nên các dòng thác đẹp hùng vĩ. Thác Pa Sỹ là ngọn thác đầu tiên đã trở thành điểm du lịch dã ngoại thơ mộng. Thác nước được ví như mái tóc của một thiếu nữ từ rừng xanh buông xuống mặt đất. Hiện nay, cạnh thác Pa Sỹ, đơn vị thi công đầu tư du lịch đã dựng lên cả một vườn tượng gỗ phong cách điêu khắc truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Các công trình cầu treo, khu lưu trú, nghỉ chân đều mang dáng dấp của miền đất bazan cổ xưa. Khu vực hồ Đắk Ke được sửa sang khai thác gồm một nhà rông đặc trưng của đồng bào Bana, cảnh quan hoa phượng tím và hoa anh đào ven hồ mỗi mùa lại có một vẻ đẹp khác nhau khiến Măng Đen không khi nào nhàm chán.
Măng Đen có 5 điểm quy hoạch dành riêng cho du lịch gồm Làng Văn hóa – Du lịch Kon Pring, hồ Đam Bri, thác Pa Sỹ, điểm du lịch sinh thái Êban Farm và điểm du lịch sinh thái Thiện Mỹ Farm. Ngoài cảnh quan sẵn có, các nhà đầu tư đã bỏ công xây dựng các nhà vườn dạng nông nghiệp kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng. Và nếu như vậy, Măng Đen sẽ lặp lại và trở thành một bản sao của Đà Lạt. Việc nới rộng quy hoạch và chi tiết hơn sẽ là cần thiết trong khi các khu du lịch chưa đưa mức đầu tư đi quá xa. Hiện trạng bê tông hóa là đáng lo ngại. Nếu chỉ có khí hậu trong lành, hàng thông xanh và mặt hồ, khu biệt thự riêng biệt, Măng Đen không thể khiến khách du lịch lựa chọn khi lợi thế cạnh tranh vẫn chỉ là trên mặt giấy.
Thụy Văn
!function(f,b,e,v,n,t,s) {if(f.fbq)return;n=f.fbq=function(){n.callMethod? n.callMethod.apply(n,arguments):n.queue.push(arguments)}; if(!f._fbq)f._fbq=n;n.push=n;n.loaded=!0;n.version='2.0'; n.queue=[];t=b.createElement(e);t.async=!0; t.src=v;s=b.getElementsByTagName(e)[0]; s.parentNode.insertBefore(t,s)}(window, document,'script', 'https://connect.facebook.net/en_US/fbevents.js'); fbq('init', '907774919272108'); fbq('track', 'PageView');
Bài viết Măng Đen chờ cơ hội trỗi dậy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Zuyt.
from Zuyt https://zuyt.com/kham-pha/mang-den-cho-co-hoi-troi-day/
0 notes
Text
Top 10 địa điểm du lịch Kon Tum đáng để “sống ảo đẹp huyền ảo”
Kon Tum sở hữu rất nhiều địa điểm du lịch đẹp đến say nắng bất cứ du khách nào đến đây. Nằm cách Pleiku khoảng 50km, du khách có thể dạo một vòng ghé tham quan những cảnh đẹp mà chỉ có ở Kon Tum mà không lẫn với bất cứ nơi nào mà bạn đặt chân tới. Cùng VNTRIP.VN khám phá top 10 địa điểm du lịch kon tum không thể bỏ qua tại vùng đất huyền ảo, kỳ bí này nhé!
Xem thêm: Du lịch Kon Tum
Những địa điểm du lịch Kon Tum “đẹp nhất”
Nhà Thờ Gỗ
Nhà thờ Gỗ với tuổi đời hàng thế kỷ luôn quyến rũ tất cả những người tới đây bởi vẻ đẹp kiến trúc Roman độc đáo.
Nhà thờ Gỗ (Ảnh sưu tầm)
Nằm ở đường Nguyễn Huệ, Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, việc di chuyển đến Nhà Thờ Gỗ không có gì khó khăn. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tới đây. Từ thành phố đến Nhà Thờ Gỗ, du khách mất khoảng 2km.
Những hoa văn trang trí với đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng mang đậm nét văn hoá của đồng bào Tây Nguyên (Ảnh sưu tầm)
Nhà Thờ Gỗ nằm giữa rừng xanh cao nguyên bạt ngàn, giữa mây trời Kon Tum, mang một vẻ đẹp mộc mạc mà ấn tượng vô cùng. Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, xung quanh là những bức tường được làm bằng đất trộn rơm. Với sự khéo léo, tỉ mỉ, những người nghệ nhân đã tạo nên những hoa văn trang trí với đường nét mạnh mẽ, phóng khoáng mang đậm nét văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
Điểm check-in lý tưởng (Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)
Đây còn là địa điểm check-in lý tưởng thu hút giới trẻ. Bất cứ mùa nào trong năm bạn cũng có thể ghé qua đây, đi dọc những con đường hoa tô điểm sắc trắng hồng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo, cổ kính của Nhà Thờ Gỗ khiến không gian trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
(Ảnh sưu tầm)
Thác Pau Suh (Thác Pa Sỹ)
Nghe cái tên có vẻ lạ khiến du khách tò mò khi đến nơi này. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6km, du khách chỉ mất khoảng 30 phút đồng hồ để đến được đây. Choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và cảnh sắc thiên nhiên, chẳng du khách nỡ lòng nào muốn về.
Thác Pau Suh (Thác Pa Sỹ) (Ảnh sưu tầm)
Hiện ra trước mắt là thác Pa Sỹ chảy mạnh từ độ dốc cao 1500m, hơi nước tung bọt trắng xoá, không gian nơi đây mang vẻ đẹp nên thơ, hữu tình, bạn ngỡ như lạc vào thiên đường trên mây. Nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, những cánh rừng nguyên sinh xanh ngát bao trùm cả không gian, khí hậu trong lành, mát mẻ mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho du khách.
(Ảnh sưu tầm)
Được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen được gọi là Pau Suh, cảm nhận làn nước mát lạnh, khí hậu tuyệt vời nơi đây thật dễ dàng làm tan chảy trái tim của mọi du khách.
Bạn ngỡ như lạc vào thiên đường trên mây (Ảnh sưu tầm)
Cảm nhận làn nước mát lạnh, khí hậu tuyệt vời nơi đây thật dễ dàng làm tan chảy trái tim của mọi du khách (Ảnh sưu tầm)
Cầu treo Kon Klor
Cầu treo Kon Klor trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum. Cây cầu nối liền hai bờ sông Đăk Bla huyền thoại.
Cầu treo Kon Klor (Ảnh sưu tầm)
Thuộc địa phần làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, chiếc cầu tre bằng sắt to đẹp nhất khiến bất cứ du khách nào đến đây lần đâu đều bất ngờ với chiều dài 292 m của cây cầu. Cây cầu thuận tiện cho việc đi lại cũng như hoạt động sản xuất của người dân Kon Tum, đưa mọi người đến gần nhau hơn.
(Ảnh sưu tầm)
Có tuổi đời rất lâu nhưng cây cầu treo Kon Klor vẫn mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà ai đặt chân đến đây đều không thể quên. Từ trên cây cầu, ngắm tầm mắt nhìn ra xa là cả một không gian rộng lớn, bạn có thể thấy những cánh đồng lúa xanh thơm ngát, những bãi mía, ruộng ngô xung quanh. Thấp thoáng là những con thuyền lững lờ trôi.
Cầu treo Kon Klor mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà ai đặt chân đến đây đều không thể quên (Ảnh sưu tầm)
Đừng quên dành vài phút lưu lại vài tấm ảnh cùng người thân hay bạn bè của mình khi đến cầu treo Kon Klor.
Tòa Giám Mục
Được xây dựng từ năm 1935, Toà Giám Mục là một trong những điểm hot thu hút du khách đến đây tham quan.
Toà Giám Mục (Ảnh sưu tầm)
Nằm gần nhà thờ Gỗ, chỉ cần đi bộ một chút là tới. Hiện ra trước mắt bạn là sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, điểm đặc trưng của toà nhà giám mục được tạo nên từ các loại gỗ quý lâu đời. Chỉ cần bước vào bên trong toà nhà Giám Mục đã khiến bạn dễ dàng say đắm nơi này ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi.
Sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc Phương Tây với kiến trúc truyền thống của người Việt Nam (Ảnh sưu tầm)
Ngoài ra, toà giám mục giống như một bảo tàng văn hoá thu nhỏ lưu giữ lại những nông cụ, vật dụng sinh hoạt, vật thể văn hoá của các dân tộc thiểu số sống ở Kon Tum.
(Ảnh sưu tầm)
Nhà Rông Kon Klor
Nằm tại vị trí rất đẹp trên đường Trần Hưng Đạo, nhà rông Kon Klor là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất Kon Tum này.
Nhà rông Kon Klor (Ảnh sưu tầm)
Nhà Rông được xây dựng theo kiểu truyền thống đậm nét văn hoá của người dân Tây Nguyên. Với chất liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, được các nghệ nhân khéo léo trang trí hoa văn rất tỉ mỉ, công phu. Điểm thu hút du khách chính là mái nhà Rông Kon Klor sừng sững, vững chãi, đây được coi như là linh hồn của người dân Tây Nguyên.
(Ảnh sưu tầm)
Bên cạnh nhà Rông Kon Klor là cây cầu treo xinh đẹp cùng những ruộng mía xanh ngút ngàn. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và tĩnh lặng nơi đây khiến bạn đến đây thật chẳng muốn rời!
Sông Đăk Bla
Sông Đăk Bla (Ảnh sưu tầm)
Sông Đăk Bla là nơi cung cấp phù sa, thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân Tây Nguyên và cũng là điểm du lịch vô cùng thu hút. Ôm trọn lấy dòng sông Đăk Bla là màu xanh của cảnh sắc thiên nhiên Kon Tum, không gian trong lành tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bất kể du khách nào đặt chân tới đây
(Ảnh sưu tầm)
Ngắm nhìn hoàng hôn chiều buông trên sông Đăk Bla, gió chiều thổi nhè nhẹ, những con đò chậm rãi vào bờ mang đến cho du khách cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, mọi áp lực cuộc sống dường như tan biến.
Hoàng hôn chiều buông trên sông Đăk Bla (Ảnh sưu tầm)
Núi Ngọc Linh
Nhắc đến tên núi Ngọc Linh, chắc hẳn ít du khách nào biết đến đây là khối núi cao nhất miền Nam Việt Nam.
Núi Ngọc Linh (Ảnh sưu tầm)
Nằm ở độ cao khoảng 2600m, núi Ngọc Linh vô cùng nên thơ, hùng vĩ. Chưa nhiều người dám chinh phục núi Ngọc Linh huyền ảo này bởi ở đây có biết bao nhiêu câu chuyện kì bí được kể lại. Ngọn núi này chứa đựng nhiều giá trị tâm linh từ bao đời của người dân tộc thiểu số nơi đây.
Núi Ngọc Linh nên thơ, hùng vĩ (Ảnh sưu tầm)
Mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới, sương mù bao quanh dãy núi Ngọc Linh tạo nên không gian huyền ảo. Đặc biệt, có rất nhiều loại nhân sâm Ngọc Linh quý mọc trong dãy núi này.
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Cách trung tâm thành phố chừng 30km về phía Tây, du khách không thể bỏ qua vườn quốc gia Chư Mom Ray của Kon Tum. Đây là vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam thu hút du khách ghé đến tham quan.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray của Kon Tum (Ảnh sưu tầm)
Du khách đến đây được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái vư��n quốc gia. Đi đến đâu khí hậu cũng trong lành, mát mẻ. Nơi đây có vô vàn nhiều loài cây quý cũng như có tới 114 loài trong danh sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo tồn.
Du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, sự phong phú đa dạng của hệ sinh thái vườn quốc gia (Ảnh sưu tầm)
Vườn Quốc Gia Chư Mom ray rất thích hợp cho du khách khám phá, nghiên cứu, trải nghiêm nơi hoang sơ. Còn chần chừ gì mà không đến vườn quốc gia Chư Mom Ray ngay và luôn!
Rừng thông Măng Đen
Nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, ở độ cao hơn 1000m mang đặc trưng khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa. Mát mẻ quanh năm nên khi nhắc tới tên rùng thông Măng Đen khiến bạn liên tưởng tới ngay “rừng thông Đà Lạt”.
Rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
Lạc vào rừng thông Măng Đen, cảm giác thoải mái, dễ chịu với nhiệt độ chỉ khoảng 19, 20 độ C. Bao trùm lên không gian rộng lớn là những hàng thông xanh mọc thẳng tắp lên trời. Thiên nhiên nơi đây phong phú và đa dạng, là nơi lưu giữ nhiều loại động vật quý hiếm thu hút sự tò mò của du khách ghé đến đây.
Lạc vào rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
(Ảnh sưu tầm)
Đường vào rừng thông Măng Đen với hai bên đường tràn ngập cây thông khiến cho không gian nơi đây trở nên huyền bí, giữa một rừng thông xanh ngát thật thích hơp cho việc cắm trại hay tổ chức picnic cùng bạn bè hay những người thân yêu của mình. Đừng quên chụp lấy vài bức ảnh check-in tại đây nhé
“Sống ảo” Rừng thông Măng Đen (Ảnh sưu tầm)
Thác Yaly
Từ thành phố Pleiku, du khách theo quốc lộ 14 đến thị trấn Phú Hoà khoảng 15km sẽ thấy đường rẽ vào thác Yaly. Đây cũng là một trong những địa điểm “hot” thu hút du khách đến đây.
Một nơi như thác Yaly thật chẳng có du khách nào muốn rời khỏi nơi này (Ảnh sưu tầm)
Nằm trên địa bàn xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thác Yaly là dòng thác đẹp không kém gì thác Pa Sỹ thuộc con sông Sê San. Với vị trí thuận lợi cói hồ nước rộng và nhiều ốc đảo. Những khối đá xếp nối tiếp nhau theo hình bậc thang, nước từ đỉnh thác đổ từ trên cao xuống như một dải lụa lấp lánh ánh nắng vàng chiếu vào khiến không gian nơi đây trở nên mờ ảo, lãng mạn.
Thác Yaly (Ảnh sưu tầm)
Thiên nhiên hùng vĩ cộng thêm thời tiết có chút se lạnh mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, mọi muộn phiền như tan biến sau những ngày áp lực công việc đè nặng. Một nơi như thác Yaly thật chẳng có du khách nào muốn rời khỏi nơi này.
Top 10 điểm đến ở Kon Tum nhất định bạn phải ghé thăm để cảm nhận vẻ đẹp huyền bí không giống ai này. Xách balo lên đường ngay và luôn thôi, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những kỳ nghỉ tuyệt vời như thế. Nếu đến Kom Tum, bạn có thể đặt phòng trên hệ thống VNTRIP.VN tại đây.
Xem thêm: Du lịch Kon Tum: Cẩm nang từ A đến Z
Top 10 địa điểm du lịch Kon Tum đáng để “sống ảo đẹp huyền ảo” Ngu?n:
Cẩm nang du lịch Việt Nam.
Xem khuyến mãi Global Resources
0 notes
Text
Đến miền núi rừng Tây Nguyên ngay thôi với cẩm nang du lịch Gia Lai
Tây Nguyên, vùng núi rừng với những bản làng và các vũ điệu cồng chiêng hoang dã là nơi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên thực sự ấn tượng. Ai từng đến Gia Lai sẽ đều ngạc nhiên với không gian đại ngàn và kì vĩ của nơi đây. Đến và khám phá Gia Lai ngay với VNTRIP.VN thông qua cẩm nang du lịch đầy đủ này nhé!
Thời điểm lý tưởng
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết ở đây nhiều mưa và độ ẩm cao. Thời tiết ở đây chia thành 2 mùa rõ rệt đó chính là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô nằm trong khoảng thời gian tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nếu đến Gia Lai du lịch bạn nên tránh đi vào mùa mưa bởi địa hình núi đồi mùa mưa đi lại rất nguy hiểm. Thời điểm đẹp nhất để đến Gia Lai có lẽ là tháng 11, khi mà hoa Dã Qùy nở rực rỡ khắp đất trời.
Phương tiện di chuyển
Máy bay: Bạn có thể đặt vé máy bay tại các hãng bay uy tín nhất hiện nay như Vietnam Airlines, Vietjet hay Jetstar để bay đến Gia Lai bởi ở đây hiện nay có hai sân bay phục vụ di chuyển. Bạn nên săn vé giá rẻ thì bay từ Hà Nội đến Pleiku chỉ mất 560K khứ hồi và từ TP.HCM đến Pleiku chỉ mất khoảng gần 800K khứ hồi mà thôi.
Xe khách: Ngoài máy bay, bạn hoàn toàn có thể đi từ Hà Nội đến Pleiku bằng xe khách với thời gian di chuyển khá lâu là khoảng gần một ngày với giá vé từ 550K-600K một chiều. Đối với chuyến xe từ TP.HCM đến Gia Lai có giá dao động từ 200K – 250K với thời gian di chuyển là khoảng 11 tiếng.
Địa điểm tham quan lý tưởng
Biển Hồ (Hồ T’Nưng)
Biển Hồ (hồ T’Nưng) nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14 và được mệnh danh là một trong những hồ có vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng nhất do tạo hóa ban tặng. Được hình thành từ một miệng núi lửa, Biển Hồ được ví von như “đôi mắt Pleiku” bởi đứng từ nơi đây nhìn ra xa mãi vẫn không thấy bờ như đôi mắt nhìn xa xăm và thẫn thờ.
Khung cảnh đẹp đến nghẹt thở (Ảnh: ST)
Màu xanh bạt ngàn của nước biển sẽ khiến bạn cảm giác mình nhỏ bé vô cùng đang hòa lẫn giữa thiên nhiên. Hồ nằm trên một ngọn núi nên khi du khách đứng trên bờ, gió biển hòa với gió rừng tạo nên một cảm giác rất lạ, rất khác. Đạp xe băng qua những cánh rừng để khám phá đôi mắt Pleiku ấy, bạn sẽ thực sự thấy thích thú. Ngoài ra, đây cũng là hồ nước ngọt cung cấp nước chính cho thành phố Pleiku.
“Lạc trôi” giữa thiên nhiên rộng lớn, kì diệu (Ảnh: ST)
Biển Hồ chè
Nằm ở bờ bắc Biển Hồ, Biển Hồ chè là một trong những điểm đến nổi bật được du khách “săn lùng” khi tới Gia Lai bởi vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của nơi đây. Được hình thành từ những năm 20 thế kỉ trước, đây là một trong những đồn điền chè đầu tiên ở Việt Nam do người Pháp trồng nên.
Địa điểm “hot” cho dân ưa thích chụp ảnh (Ảnh: ST)
Ngoài đồi chè với màu xanh bạt ngàn, rộng lớn khiến người ta cảm nhận như đang ở một bãi biển mà bao quanh không phải là nước mà là những cây chè xanh mướt. Con đường thông dẫn lối vào Biển Hồ chè cũng là con đường rất đẹp được du khách yêu thích.
Một “biển chè” bạt ngàn và kì vĩ (Ảnh: ST)
Nhà máy thủy điện Yaly và cầu treo
Thủy điện Yaly nằm ở xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Để đến được nhà máy thủy điện Yaly, một mốc xích quan trọng trong hệ thống đập thủy điện trên sông Se San thì bạn phải đi men theo con đường đất đỏ bazan và bắt đầu từ quốc lộ 14. Nhà máy thủy điện Yaly là công trình thủy điện lớn thứ 2 ở nước ta (sau thủy điện Hòa Bình). Nếu có dịp đến Tây Nguyên thì việc khám phá nơi cung cấp điện cho toàn khu vực cũng là một trải nghiệm ý nghĩa trong chuyến đi của bạn.
Khung cảnh nhà máy thủy điện Yaly (Ảnh: ST)
Cây cầu treo này không phải là cầu bằng bê tông hay gỗ mà làm bằng những sợi dây thừng vắt từ bên sông này sang bên sông kia. Đi trên chiếc cầu này, bạn sẽ thực sự có trải nghiệm thú vị với những cung bậc cảm xúc đa dạng, vừa lo lắng, sợ sệt vừa thích thú, “đã đời”.
Cây cầu treo (Ảnh: ST)
Thác Phú Cường
Thác Phú Cường thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam. Nơi đây được gọi với cái tên rất mĩ miều là “dải lụa trắng của cao nguyên trung phần”. Thác Phú Cường là thể hiện rõ chất Tây Nguyên mà ta vẫn thường hình dung với dòng chảy ở độ cao 45m hùng vĩ cùng những bọt nước trắng xóa tung hòa trong tiếng chim kêu ríu rít.
Thác Phú Cường (Ảnh: ST)
Hai bên bờ suối là nơi sinh sống của dân tộc Ba Na và Gia Rai. Trải nghiệm đi bắt cá, hái lá thuốc trên rừng cùng người dân nơi đây cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức cuộc sống đa dạng mà không bao giờ có trong những trang sách hay trường học nào.
Khu du lịch Đồng Xanh
Nằm giữa cánh đồng lúa An Phú và tọa lạc trên quốc lộ 19, Đồng Xanh là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa và tham quan công viên Đầm Xanh. Sở hữu điệu nhạc cồng chiêng Tây Nguyên, một Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại, nơi đây khiến bạn cảm nhận một cách rõ rệt nhất không khí, lối sống hay văn hóa Tây Nguyên.
Nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên (Ảnh: ST)
Ngoài ra, du khách sẽ được thưởng thức rượu cần được làm từ khoai mì, lúa và các nguyên liệu từ thiên nhiên. Uống rượu cần và nghe những người dân nơi đây kể những câu chuyện và biết được rằng ý nghĩa của rượui cần nằm ở việc để rượu từ từ đi từ cổ xuống bụng rồi cơ thể nóng dần lên nghĩa là nguời Tây Nguyên sẽ luôn bảo vệ bạn, Giàng sẽ sưởi ấm tâm hồn bạn.
Công viên Đồng Xanh (Ảnh: ST)
Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất ở Pleiku với thiết kế giao hòa giữa kiến trúc Trung Hoa và Nhật Bản. Do đó, đến đây bạn sẽ thực sự nhạc nhiên và cảm giác như mình đang đi lạc ở một ngôi chùa nào đó ở Trung Quốc hay xứ sở hoa anh đào.
Khung cảnh phảng phất nét Trung Hoa… (Ảnh: ST)
…Lại có nét giao hòa với những ngôi chùa ở Nhật Bản (Ảnh: ST)
Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo. Trải qua những biến động của lịch sử nên ngày nay chùa Minh Thành đã được trùng tu nhiều lần. Đến Pleiku, ngoài khám phá văn hóa cồng chiêng đặc sắc thì bạn cũng đừng bỏ qua nét độc đáo của Phật giáo Tiểu thừa nơi đây nhé!
Quảng trường Đại Đoàn Kết
Nếu Biển Hồ là “đôi mắt Pleiku” thì quảng trường Đại Đoàn Kết chính là “trái tim của Pleiku”. Tọa lạc giữa trung tâm thành phố và ngay gần quốc lộ 14, nơi đây là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Pleiku với chiều rộng 12 ha với điểm nhấn là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tựa lưng vào Hàm Rồng. Phía sau bức tượng là bức phù điêu tái hiện khung cảnh cuộc sống Tây Nguyên. Nơi đây thực sự là điểm hóng gió, ngắm cảnh bình yên giữa một Tây Nguyên rộng lớn và có gì đó bí ẩn.
Quảng trường Đại Đoàn Kết (Ảnh: ST)
Núi lửa Chư Đăng Ya
Chư Đăng Ya, theo tiếng của người J’rai có nghĩa là củ gừng dại. Tại đây vẫn còn những dấu tích của núi lửa từng hoạt động hàng triệu năm với miệng núi hình phễu và những viên nham thạch lẫn trong đất đỏ bazan màu mỡ.
Chư Đăng Ya nhìn từ flycam (Ảnh: ST)
Các tín đồ du lịch hẳn không còn lạ lẫm gì nơi đây bởi từ tháng 11 trở đi là mùa hoa dã quỳ bung nở. Điều đặc biệt ở Chư Đăng Ya chính là hoa dã quỳ bung nở sặc sỡ và tàn muộn hơn so với những nơi cũng có hoa dã quỳ khác bởi ở đây được bồi đắp bởi đất đỏ phì nhiêu. Không chỉ có hoa dã quỳ, khi lên đỉnh Chư Đăng Ya, du khách sẽ có dịp khám phá và hòa mình giữa những bãi cỏ xanh ngút ngàn tựa như giữa thảo nguyên nào đó ở châu Âu.
Một ngọn núi vừa kì vĩ vừa bình dị đến lạ thường (Ảnh: ST)
Mùa dã quỳ nở rực rỡ trên núi (Ảnh: ST)
Những cánh đồng cỏ lau đẹp như thảo nguyên ở châu Âu (Ảnh: ST)
Hố Trời
Hố Trời là tên gọi một cái hố có kích thước lớn do các dòng chảy lâu năm của các thác tạo ra, muốn xuống khám phá miệng đáy, bạn phải dùng một sợi dây thừng và men theo vách đá bám rêu. Bạn phải thật sự cẩn thận khi xuống khám phá hố Trời này để tránh những bất cẩn không đáng có nhé!
Rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng
Đến với Gia Lai, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội khám phá rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng. Kon Hà Nừng có tổng diện tích là khoảng 160 nghìn ha và gồm có 2 vùng bảo tồn tự nhiên là Kon Chrăng và Kon Ka Kinh.
Rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng (Ảnh: ST)
Rừng nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng bảo tồn được rất nhiều loại gỗ quý như lim, táu…và cũng là nơi sinh sống của 60 loài thú, 160 loài chim, rất nhiều loài động vật ở đây nằm trong sách đỏ cần được bảo tồn như voi, mèo gấm, bò tót, sói đỏ, vượn đen…
Làng voi Nhơn Hoà
Nằm trên địa phận xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, làng voi Nhơn Hòa sẽ là nơi lý tưởng để bạn tìm hiểu về những chú voi và trải nghiệm cảm giác ngồi lên những chú voi thú vị như thế nào. Điểm đặc biệt của voi ở Nhơn Hòa là những chú voi này được mua lại ở Buôn Đôn khi đã được thuần hóa để chở hàng hóa, khi có khách du lịch yêu cầu thì người chủ voi mới dẫn voi đi.
Làng voi Nhơn Hòa (Ảnh: ST)
Hồ Ayun Hạ
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo nhằm khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ. Hồ nằm trong một khu rừng nguyên sinh với chiều dài 20km, uốn khúc theo thung lũng, chạy dọc theo nhiều ngôi làng của các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây. Hồ này là nguồn cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, ngoài ra cũng là nguồn cung cấp nguồn thuỷ năng lớn cho máy thuỷ điện Ayun Hạ.
Hồ nhân tạo Ayun Hạ (Ảnh: ST)
Thác 9 tầng
Thác 9 tầng thuộc xã Ia Sao, huyện Iagrai, cách thành phố Pleiku 20 km. Dòng thác chạy dọc theo những vách đá ghồ ghề và phân thành 9 tầng riêng biệt nên được gọi là thác 9 tầng. Nhìn từ một bên dòng thác, con thác trông sẽ tựa như một cầu thang trải dài, phủ đầy nước.
Thác Chín Tầng (Ảnh: ST)
Đỉnh Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng còn gọi là núi Chư Hơ Đông hay núi Hòn Rồng có độ cao 1000m, đây cũng là nơi sở hữu ngọn núi lửa nổi tiếng nhất Tây Nguyên và đất đỏ bazan màu mỡ. Vào tháng 12, hoa dã quỳ nở vàng rực rỡ cả một vùng núi tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng cho đỉnh núi này.
Núi Hàm Rồng nhìn từ xa (Ảnh: ST)
Đồi thông Hà Tam
Đồi thông Hà Tam nằm cách quốc lộ 19 khoảng 5 km, có độ cao trung bình 1150 m so với mực nước biển và được mệnh danh là một phiên bản khác của rừng thông ở Đà Lạt. Những cây thông ở đây cao, lớn, thẳng tắp, có những cây thông to với đường kính lên đến hơn 1m với những hình sạng đa dạng.
Đồi thông Hà Tam (Ảnh: ST)
Công viên Diên Hồng
Công viên Diên Hồng là không gian tái tạo những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên với thiên nhiên xanh trong lành cùng khu vực chính là làng du lịch Hồ Diên Hồng. Bạn có thể dừng chân ở các Bungalow có kiến trúc nhà truyền thống của Ấn Độ ở đây vừa thưởng thức cà phê vừa ngắm cảnh vật thơ mộng.
Công viên Diên Hồng được chụp từ flycam (Ảnh: ST)
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng là nơi sở hữu hệ thực vật phong phú và đa dạng bởi hệ sinh thái nơi đây là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, Kon Chư Răng còn là nơi có rất nhiều con thác hùng vĩ, trong đó phải kể đến thác 50, một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất ở Gia Lai.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Ảnh: ST)
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được ASEAN công nhận là vườn di sản ASEAN với những luồng thực vật phong phú cùng hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương. Kon Ka Kinh đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn cho các con sông lớn, cung cấp nước tưới tiêu cho các hồ tiêu, rừng cà phê cũng như cung cấp một phần nước cho thủy điện Yaly.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka King (Ảnh: ST)
Những món ăn không thể bỏ qua
Phở hai tô (Phở khô)
Phở hai tô hay còn gọi là phở khô có lẽ là món ăn đầu tiên được gọi tên khi người ta nhắc đến ẩm thực của Gia Lai. Gọi là phở hai tô vì lúc ăn bạn sẽ có hai tô, một tô nước lèo và một tô phở riêng biệt chứ không trộn lẫn vào nhau như ta vẫn thường ăn. Bánh phở được làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, trụng vừa ăn để không bị dai hay nát. Ngoài ra còn có các nguyên liệu như thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn.
Nước lèo được làm từ nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên… Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.
Phở hai tô (Ảnh: ST)
Bún mắm cua
Bún mắm cua là một món ăn đặc sản của Pleiku nhưng không phải ai cũng có thể quen với vị món ăn này bởi nó có mùi lạ, nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Tương tự như sầu riêng, nếu bạn có thể “thẩm thấu” được món ăn này thì rất có thể bạn sẽ bị gây “nghiện”.
Bún mắm cua (Ảnh: ST)
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua khá công phu và nhiều bao gồm cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, các loại gia vị ớt, mắm nêm. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị cay của ớt hòa lẫn với vị nồng đặc trưng của bún mắm để tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.
Bún mắm nêm
Không cầu kì như bún mắm cua, bún mắm nêm được làm từ bún và mắm thêm một ít rau sống. Mắm nêm là thành phần chính tạo nên món ăn này, được làm từ cá cơm rửa sạch, ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định sau đó cho vào hũ đậy kín lại trong khoảng 7 đến 9 ngày. Mắm sẽ được thêm vào nhiều gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và dứa bằm nhỏ để làm dịu vị mặn khi ăn với bún.
Một bát bún đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng, bên trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo cùng chén mắm nêm sẽ làm thỏa mãn các vị thực khách khi đến Pleiku.
Bò một nắng
Món ăn có cái tên là lạ này là một đặc sản của Pleiku với điểm đặc biệt cuốn hút nằm ở thịt bò. Thịt bò để chế biến nên món ăn này nhất quyết phải là bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên để thớ thịt săn chắc. Thịt sẽ được lọc bỏ da, rửa sạch và thái thành từng miếng mỏng rồi đem ướp sơ qua với các loại gia vị như đường, muối, bột nêm, ớt giã nhỏ, vừng sau đó đem ra phơi ngoài nắng trong một ngày.
Khi ăn, chỉ cần lấy từng miếng thịt, cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh thì cuốn cùng rau sống ăn một lần nhớ mãi.
Bò một nắng (Ảnh: ST)
Gỏi lá rừng
Gỏi lá rừng là một món ăn mộc mạc đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Các loại lá rừng được lựa chọn rất nghiêm ngặt, phải chọn những lá không những không được có độc tố và không phản ứng lẫn nhau mà còn phải có giá trị dinh dưỡng và có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Mắm thịt và nem thính được cuốn cùng với các loại lá này chấm với nước chấm tạo cảm giác ngon và lạ với vị cay nồng của lá tươi và vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính.
Các thành phần tạo nên món gỏi lá rừng (Ảnh: ST)
Một miếng gỏi đã được cuốn (Ảnh: ST)
Cơm lam và gà nướng
Trước nay, cơm lam vốn được biết là món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, cơm lam cũng là một món ăn phổ biến ở Tây Nguyên. Cơm lam được nấu bằng gạo nếp nương đổ vào các ống nứa non rồi đem nướng. Để ăn món cơm lam phải bóc từng miếng tre bên ngoài, giống với cơm lam ở Tây Bắc nhưng lại mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
Điểm khác biệt của cơm lam Tây Nguyên chính là nó được ăn kèm với món gà nướng. Gà được thả vườn nên có thịt dai, chắc đem ướp cùng với chút muối cho đậm đà, thêm ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre đem nướng. Thịt gà phải được nướng khéo léo để không bị cháy và khi chín thì có màu vàng ruộm, mỡ màng.
Cơm lam ăn cùng gà nướng (Ảnh: ST)
Mì quảng chả cá
Món mì quảng ở đây khác với mì quảng những nơi khác chính là có thêm chả cá ăn cùng bát mì tạo nên vị rất đặc biệt. Gía của những tô mì quảng chả cá ở Pleiku sẽ khiến bạn bất ngờ bởi chỉ khoảng…10K là bạn đã được thưởng thức ngay món ăn hấp dẫn này.
Mì Quảng chả cá Gia Lai (Ảnh: ST)
Lụi nướng
Đây là một món ăn vặt phổ biến ở Pleiku và khi đến đây, bạn không nên bỏ qua nó. Lụi nướng lên ăn dòn rụm chấm với nước me chua chua tạo nên vị khá lạ và rất phù hợp làm món ăn vui miệng trong hành trình khám phá các địa điểm nổi tiếng của Gia Lai.
Lụi nướng (Ảnh: ST)
Những nơi thưởng thức cà phê nổi tiếng
Maya Coffee
Được đánh giá cao bởi khách hàng, Maya Coffee ở TP.Pleiku, thủ phủ cà phê là không gian thưởng thức cà phê chính gốc lý tưởng cho du khách. Các thức uống cà phê ở đây sẽ làm thỏa lòng những thực khách phương xa đam mê được thử một tách cà phê ngay trên quê hương của nó. Không gian yên tĩnh, âm nhạc du dương là những điểm cộng giúp bạn thưởng thức cà phê hoàn hảo nhất.
Nhâm nhi tách cà phê ở Maya Coffee (Ảnh: ST)
Cafe Cuội
Cafe Cuội là một quán cafe rất gần gũi thiên nhiên khi có hồ nước, suối nhân tạo, cây cỏ, phù hợp cho bạn có một thời gian tĩnh tâm. Ngoài thưởng thức hương vị cà phê nguyên chất, bạn còn có thể nghe nhạc acoustic bởi những ca sỹ với chất giọng Tây Nguyên mạnh mẽ khiến bạn “đã tai” vô cùng.
Không gian khá đặc biệt của Cafe Cuội (Ảnh: ST)
Cafe Thu Hà
Không cầu kì, kiểu cách, cafe Thu Hà là một quán cafe có tiếng nằm ngay đầu đường Nguyễn Thái Học. Thương hiệu này xuất phát từ năm 1971, du khách đến đây đơn giản là đợi một tách cafe phin nhỏ giọt, ngắm nhìn đường phố và cảm nhận cuộc sống êm đềm xung quanh. Nhiều người đến đây bởi họ được cảm nhận cái tinh thần của những tách cafe và hơn cả là cái cách thưởng thức rất giản dị mà Cafe Thu Hà mang lại.
Tách cafe phin ngắm nhìn đường phố tại Cafe Thu Hà (Ảnh: ST)
Địa điểm nghỉ dưỡng
Đặt phòng ngay tại VNTRIP.VN để nhận những ưu đãi hấp dẫn về giá!
Khánh Linh Hotel
Địa chỉ: 232 Nguyễn Tất Thành, TP.Pleiku, Gia Lai
Tiêu chuẩn: 3 sao
Khánh Linh Hotel là khách sạn 3 sao tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku và chỉ cách sân bay Pleiku khoảng 7 km. Nằm ngay tuyến đường giao thông chính ở trung tâm thành phố, bạn sẽ chỉ mất rất ít thời gian để đến được các khu tham quan, mua sắm của thành phố. Với tổng cộng 52 phòng được trang bị đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt cá nhân lẫn TV, wifi phủ sóng chia ra nhiều loại phòng với các mức giá khác nhau, Khánh Linh Hotel hứa hẹn sẽ làm bạn hài lòng với không gian sang trọng.
Toàn cảnh Khánh Linh Hotel (Ảnh: ST)
Phòng ăn sang trọng (Ảnh: ST)
Green Bamboo Hotel
Địa chỉ: 18 Lê Lai, Tây Sơn, TP. Pleiku, Gia Lai
Tiêu chuẩn: 3 sao
Nằm ngay ở trung tâm thành phố Pleiku, khách sạn này là địa điểm nghĩ ngơi lý tưởng cho cả khách du lịch và người đi công tác, làm việc. Khách sạn phục vụ đầy đủ wifi, truyền hình cáp cũng như các nhà hàng, quán cafe, dịch vụ giặt là…Phong cách bày trí đơn giản nhưng trang nhã, lịch sự cùng cung cách phục vụ của nhân viên được cho là thân thiện, chuyên nghiệp sẽ là những lý do để bạn lựa chọn Green Bamboo Hotel làm nơi nghỉ dưỡng của mình.
Phòng nghỉ tại Green Bamboo Hotel (Ảnh: ST)
Queen Hotel
Địa chỉ: 63 Nguyễn Tất Thành, TP.Pleiku, Gia Lai
Tiêu chuẩn: 2 sao
Cũng nằm ở trung tâm thành phố, từ Queen Hotel bạn sẽ có thể di chuyển đến các địa điểm tham quan hay đi dạo chơi, mua sắm dễ dàng. Queen Hotel phù hợp cho những ai muốn nghỉ ở một nơi không đắt đỏ quá nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tốt. Phòng ngủ ở Queen Hotel được decor khá sang trọng và ấm cúng tạo cảm giác thoải mái, riêng tư. Để chọn những nơi nghỉ dưỡng thoải mái với giá “hạt dẻ” ở Pleiku thì đây đúng là điểm đến bạn nên cân nhắc.
Phòng ngủ ở Queen Hotel (Ảnh: ST)
VNTRIP.VN hi vọng rằng cẩm nang du lịch này sẽ là giúp bạn có những cái nhìn rõ hơn về Gia Lai, địa điểm ăn uống, tham quan nổi tiếng của mảnh đất Tây Nguyên này. Chúc bạn có những hành trình vui vẻ!
Đến miền núi rừng Tây Nguyên ngay thôi với cẩm nang du lịch Gia Lai Ngu?n:
Cẩm nang du lịch Việt Nam.
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes
Text
Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Kon Tum từ A đến Z
Đừng nghĩ vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ chỉ có Đà Lạt hay Buôn Ma Thuột mới đáng để đi mà bỏ quên phố núi Kon Tum – “nàng tiên đang say giấc giữa đại ngàn”, còn nhiều bí ẩn và hoang sơ đang chờ bạn khám phá.
Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Kon Tum từ A đến Z
Ngoài cảnh quan thiên nhiên với nhiều điểm đến còn hoang sơ và đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc, những bản anh hùng ca huyền thoại, Kon Tum còn hấp dẫn du khách bởi sở hữu Ngã ba Đông Dương nổi tiếng – nơi mà “một tiếng gà gáy sáng cả ba nước Việt – Lào – Campuchia cùng nghe”. Với cẩm nang du lịch này, iVIVU.com hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong hành trình chinh phục Kon Tum cùng bạn nhé.
Ảnh: ms.sathy
Thời gian lý tưởng để du lịch Kon Tum
Kon Tum mang khí hậu đặc trưng của vùng cao với không gian luôn mát mẻ quanh năm. Khí hậu Kon Tum chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi mùa, Kon Tum lại thu hút du khách bằng vẻ đẹp riêng: tháng 1 là mùa cao su thay lá; tháng 3 thì bắt đầu vào mùa cà phê nở trắng trời; tháng 11, 12 là mùa của dã quỳ vàng rực phủ khắp núi đồi, là mùa của những lễ hội truyền thống của các dân tộc.
Ảnh: WeTrek
Phương tiện di chuyển đến Kon Tum
Máy bay: Nếu các bạn muốn tới Kon Tum bằng máy bay thì các bạn sẽ phải bay tới sân bay Pleiku, cách Kon Tum 50km. Các chuyến bay tới sân bay Pleiku có một chuyến mỗi ngày. Từ đây, bạn đi taxi hoặc xe bus về Kon Tum.
Ảnh: Báo Mới
Đường bộ:
Tuyến đường Hà Nội – Kon Tum dài khoảng 1080 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 7h00 đến 8h00 bởi 3 nhà xe: xe Việt Tân, xe Đăng Khoa, xe Hồng Anh. Thời gian di chuyển khoảng 25 giờ. Giá vé khoảng 550-600.000 đồng.
Tuyến đường Hồ Chí Minh – Kon Tum dài khoảng 576 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 7 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 17h00 đến 6h30 bởi các nhà xe như: xe Minh Quốc, xe Việt Tân, xe Thuận Phát, xe Long Vân, xe Tây Nguyên, xe Tư Phầu, xe Việt Tân Phát, xe Đồng Tiến, xe Trường Giang, xe Nhật Tân… Thời gian di chuyển khoảng 12 giờ. Giá vé khoảng 230-250.000 đồng.
Tuyến đường Đà Nẵng – Kon Tum dài khoảng 350 km. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2 chuyến xe khách chạy tuyến đường này bắt đầu từ 20h00 đến 7h30 bởi 2 nhà xe: xe Minh Quốc, xe Việt Tân. Thời gian di chuyển khoảng 8 giờ. Giá vé khoảng từ 180-200.000 đồng.
Khách sạn
Để thuận tiện cho việc tham quan, bạn nên thuê phòng trên các con đường chính như Phan Đình Phùng, Trường Chinh, Duy Tân, Trần Phú… Giá một phòng tiện nghi khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng. Ngoài ra, đến Kon Tum các bạn có thể ở homestay trong các khu làng văn hóa như làng văn hóa Kon K’lor, Kon K’Tu, nếu các bạn đi đoàn đông thì liên hệ với làng để ở như vậy là vui nhất.
Địa điểm tham quan
Măng Đen
Được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai của Kon Tum, Măng Đen là một thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh và nhiều hồ, thác nước. Khí hậu nơi đây mát mẻ trong lành, thích hợp cho du khách tránh nóng mùa hè. Nằm ở độ cao 1.100 – 1.400m so với mặt biển, giữa ngút ngàn thông và hoa rừng nên thời tiết ở Măng Đen lúc nào cũng se se lạnh. Đến với Măng Đen bạn sẽ được đi trên con đường quanh co với hai bên là những rặng thông xanh ngắt, thoang thoảng mùi nhựa thông. Văng vẳng là tiếng chim hót líu lo, khí hậu mát lành mang nét hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng.
Ảnh: Táo
Ảnh: lilinhly
Ngã ba Đông Dương
Ngã ba Đông Dương huyền thoại là điểm tiếp giáp giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là nơi mà dân phượt vẫn truyền tai nhau về câu chuyện một con gà gáy, cả 3 nước cùng nghe. Để có thể tới được ngã ba Đông Dương, du khách sẽ phải vượt qua một hành trình khá khó khăn với những con đường ngoằn ngoèo, quanh co.
Ảnh: Janiubong
Ảnh: mapio
Khi đặt chân lên vùng biên qua những bậc thang là chạm tay vào cột mốc làm bằng đá hoa cương, cao 2 m, nặng gần 900kg, được đặt trên độ cao 1.086 m là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia Lào – Việt Nam – Campuchia. Cột mốc hình tam giác, mỗi mặt quay về phần lãnh thổ của quốc gia đó với hình quốc huy trang trọng.
Nhà thờ Kon Tum
Nhà thờ chính tòa Kon Tum hay còn được gọi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng vào năm 1913 do các linh mục người Pháp khởi xướng, hiện nay dùng làm nhà thờ chính tòa, nơi đặt ngai tòa của vị giám mục giáo phận Kon Tum. Nhà thờ này theo kiến trúc Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na – sự kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa của Tây Nguyên Việt Nam. Điều đặc biệt của công trình này là được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, không dùng bê tông cốt thép và vôi vữa để sơn trét. Hệ thống cột, rui mè ở đây được chạm khắc tỉ mỉ, công phu làm toát lên khí chất tự nhiên nhưng hào hùng của người dân bản địa.
Ảnh: B É O K H Ù M
Ảnh: DuongNguyen Anita
Ảnh: boygame2k
Cầu treo Kon Klor
Nhắc đến các điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Kon Tum không thể bỏ quá cầu treo Kon Klor – cây cầu nối liền hai bờ sông Đắk Bla huyền thoại. Từ trên cây cầu này, phóng tầm mắt ngắm nhìn không gian làng mạc, đồng lúa, ruộng ngô, bãi mía xung quanh cùng với dòng sông mải miết chảy ngay dưới chân cầu, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình như thoáng đạt hơn.
Ảnh: Le Anh Tuyen
Ảnh: maithuway
Đến đây, bạn có thể ghé thăm làng dân tộc Ba Na – Kon Klor, cùng uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú. Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại cây ăn quả. Vượt con đường quanh co khoảng 6km sẽ đến làng Kon K’tu, một làng dân tộc Ba Na còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ.
Vườn quốc gia Chư Mom Rây
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao nhất trong các vườn quốc gia hiện nay với gần 1.500 loài thực vật, trong đó có 131 loài được xác định là quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như phong lan, ngành hạt trần…
Ảnh: lendang.vn
Sông Đắk Bla
Sông Đắk Bla trong lòng người dân Kon Tum là dòng sông mang tính biểu tượng bởi vì không có sông Đắk Bla thì không có Kon Tum, xét về mặt lịch sử cũng như địa lý. Đến phố núi Kon Tum, bạn sẽ ngỡ ngàng với hình ảnh dòng sông Đắk Bla như một dải lụa mềm uốn lượn điệu đà ôm gọn thành phố Kon Tum bé nhỏ, và sẽ thật ấn tượng khi nhìn thấy giữa vùng sông nước Đắk Bla bao la rộng lớn, những chiếc thuyền độc mộc như những chiếc lá rừng lững lờ trôi trên sông.
Ảnh: tintaynguyen
Tòa giám mục Kon Tum
Tòa giám mục được xây dựng vào năm 1935 là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc truyền thống của dân tộc bản địa cùng với lối kiến trúc phương Tây. Ngoại trừ hàng trụ dưới sàn được xây bằng xi măng cốt thép thì toàn bộ phần còn lại của tòa nhà này được tạo nên từ các loại gỗ quý, có độ bền rất cao. Đặc biệt, tại đây có căn nhà truyền thống được coi như một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn.
Ảnh: Triip
Nhà rông Kon K’lor
Nhà rông Kon K’lor là biểu tượng của tình đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người dân. Nhà cao 22m, rộng trên 6m và dài hơn 17 m. Với thiết kế truyền thống cùng chất liệu bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá và những họa tiết, hoa văn công phu, tỉ mỉ, nơi đây chính là điểm đến thú vị cho du khách.
Ảnh: Gody.vn
Núi Ngọc Linh là một phần của dãy Trường Sơn Nam. Với độ cao 2.600m, đây là địa điểm phù hợp cho người yêu thích bộ môn leo núi và những chuyến phiêu lưu mạo hiểm. Đặc biệt, trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500m đến 2.100m.
Ảnh: Nguyễn Dũng
Thác Pa Sỹ
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ nằm trên địa phận làng Kon Tu Rằng của người Rơ Mâm, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm huyện Kon Plong 6km về phía Tây Bắc. Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ mang một vẻ đẹp hoang sơ với những cánh rừng thông nguyên sinh và hệ thống thác, hồ. Khí hậu nơi đây trong lành, mát mẻ quanh năm.
Ảnh: Dũng Arsenal
Ảnh: Cao Hoang Oanh
Nằm ở trung tâm khu du lịch là thác Pa Sỹ nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển. Thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất ở Măng Đen, nên được gọi là Pau Suh, theo tiếng dân tộc Rơ Mâm có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng. Sau này tên thác được đọc chệch đi thành Pa Sỹ.
Món ngon Kon Tum
Gỏi lá Kon Tum
Đây là món ăn độc đáo gồm hơn 40 loại lá rừng, thịt heo luộc thái mỏng, tôm và loại nước chấm làm từ gạo nếp lên men, hành khô, mẻ, sa tế. Cách ăn món này “đúng chuẩn” là lấy lá cải hoặc lá mơ đặt ngoài, bên trong thêm lá chua và các loại lá khác tùy sở thích người ăn rồi cuốn lại thành phễu nhỏ, bỏ thịt, tôm vào trong.
Ảnh: nga6989
Xôi măng
Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum. Cách làm xôi măng khá đơn giản và chẳng mấy cầu kỳ. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Qua công đoạn sơ chế để làm mất mùi ngái, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín.
Cà đắng
Cà đắng là món ăn dân dã của người dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng được xắt từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng, khi cà chuyển sang màu nâu sậm, dậy mùi thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon. Ngoài ra cà đắng còn nấu thành nhiều món kho với tôm, tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ.
Ảnh: Indochina Voyages
Cá gỏi kiến vàng
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn nên thưởng thức cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi muốn ăn nữa. Cá suối bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miệng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt.
Heo Măng Đen quay
Giống heo Măng Đen của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20 kg. Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng, giòn rụm, tỏa mùi thơm phưng phức.
Ảnh: Amazing Vietnam
Cá tầm nấu măng
Tại cao nguyên Măng Đen, Kon Tum là vùng có nhiều hồ, nước mát lạnh quanh năm. Vì vậy cá tầm được nuôi và sinh trưởng thuận lợi ở đây. Cá tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Đến đây bạn được thưởng thức món cá tầm mới được bắt lên từ hồ tươi roi rói. Cá tầm được làm sạch, tẩm ướp gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng,
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Xách ba lô du lịch Măng Đen – khám phá ‘Đà Lạt thứ 2’ giữa lòng Kon Tum
Du lịch Kon Tum khám phá 8 điểm đến ‘đẹp đ��� đừ’
Kon Tum và những điểm dừng chân ấn tượng
***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com May 30, 2017
Đánh giá bài viết này
(1 votes, average: 5.00 out of 5) Loading…
Xem khuyến mãi Nguồn:
0 notes