Tumgik
#khoá thiền Vipassana
4 CẤP ĐỘ “LÀM VIỆC LIÊN TỤC”
trích từ facebook Cư sĩ áo trắng tipitka.com.vn
Điều em băn khoăn nhất trong sự nghiệp tu tập từ giờ cho tới cuối đời của mình là: dù cho hình tướng là cư sĩ hay tu sĩ thì việc
không có thối đoạ,
không có chán nản,
không có từ bỏ gánh nặng tu tập,
không bị cám dỗ bởi thế tục.
Khi bắt đầu tu tập mình từ bỏ tất cả mọi thứ, nhưng rồi đến với tu tập thì “quên” mất mục đích, và rồi lại bắt đầu dính mắc vào những thứ tầm thường. Sự mỏi mệt, chán nản, phóng giật sẽ đánh gục mọi ý chí. Rồi tâm sẽ vẽ ra tỷ lý do hợp lý để giải thích việc tu cứ từ từ đấy. Vậy là hỏng một đời tu rồi.
Và giờ em đã phát hiện ra:
CHÌA KHOÁ cho tất cả vấn đề này
nằm gọn trong cụm từ
LÀM VIỆC LIÊN TỤC
đã được Thầy Goenka nói ngay từ đầu, và được Đức Phật ẩn ý trong hướng dẫn “Chánh niệm tỉnh giác trong tứ oai nghi” là như vậy.
Mới đầu em nghe câu nói này của Thầy Goenka: “công bằng mà nói, bí quyết thành công của phương pháp này là LÀM VIỆC LIÊN TỤC”, nghe khá đơn giản và dễ hiểu, nhưng thực tế trải nghiệm sẽ cho mình những tầng nghĩa lý thâm sâu khác.
CẤP ĐỘ 1 Ban đầu nghe hướng dẫn của Thầy, em hiểu làm việc liên tục ở đây là thời khoá sẽ bắt đầu từ 4h sáng đến 9h tối, liên tiếp 10 ngày, như vậy là một sự liên tục. Hoặc như người ta sẽ nhập thất 20 ngày, 30 ngày, 90 ngày là để giữ được sự liên tục trong hành trì. THỜI KHOÁ DÀY ĐẶC là CẤP ĐỘ 1 của làm liên tục. Đó là lý do ai cứ liên tục ngồi 1 khoá, phục vụ 1 vài khoá rồi lại ngồi 1 khoá, với điều kiện người này tập đúng hướng dẫn chắc chắn tiến bộ rất nhanh.
Tumblr media
Sau đó em liên tục ngồi 1 khoá, phục vụ 2 khoá, lại ngồi 1 khoá, rõ ràng khi về cuộc sống Vipassana đã đem lại sự bình tâm ngoài sự tưởng tượng trước những hoàn cảnh mà trước đây em sẽ âm thầm đau khổ trong tâm. Em tự hỏi mình ngồi khoá cũng vật vã đủ thứ, chứ có gì gọi là an lạc trong suốt thời gian tu tập đâu, mà lại có tác dụng nhanh đến mức như vậy? Cơ chế hoạt động này là gì? Lúc đó em vẫn chưa thực sự hiểu.
CẤP ĐỘ 2 Đến khoá ngồi thứ 3, vô tình có một lần em đã quyết tâm mình sẽ vượt qua những vọng tưởng, mình sẽ nỗ lực Chánh niệm tỉnh giác liên tiếp trong từng sát na xem sao? Và em đã nỗ lực tập trung hết năng lực trong một thời như vậy, thì trời ơi, sankhara trồi lên lấp lánh như sao trời, em đã nghĩ mình đang ngắm sao trời, chỉ khác đó là những cảm giác khó chịu cứ từ đâu đó nó trồi lên rồi anicca, nhưng lúc đó thấy vui đến lạ, khó chịu trên thân mà tâm nó vui, nó biết nhiều sankhara xấu đang được tống ra khỏi mớ tồn kho cũ. Ồ, đây là CẤP ĐỘ 2 của LÀM VIỆC LIÊN TỤC. Cấp độ này vi tế hơn cấp độ 1 nhiều bậc, cần nỗ lực lớn mới đạt được.
Nhân duyên như vậy, với sự trăn trở như vậy, và cũng vì mục tiêu để đi khoá 20 ngày, nên đến khoá thiền thứ 4 này em quyết định mình sẽ thực hiện LÀM VIỆC LIÊN TỤC. • Thứ nhất: quyết tâm giữ đúng nhịp độ mỗi ngày, đủ 10 ngày trong khoá, không bớt xén thời gian lên thiền đường, không bỏ về phòng nghỉ sớm dù chỉ là 5 phút.
• Thứ hai: quyết tâm ngồi lì trong thiền đường xuyên thời gian trong mỗi ca, không ra khỏi thiền đường những thời nghỉ 5 phút, nếu ngồi xuyên được thì cứ tiếp tục làm việc, trường hợp cần nghỉ thì hãy nghỉ ngay tại thiền đường rồi lại tiếp tục. Chỉ ra khỏi thiền đường nếu cần đi vệ sinh, còn nếu vì mệt thì nhất định không.
• Thứ ba: quyết tâm quét liên tục ngay cả khi tâm chán nản, học cách làm việc liên tục để huấn luyện tâm. Ngay cả khi thời điểm quét cảm giác rất lờ mờ nhưng mình sẽ được hai điều: diệt trừ tâm phóng giật, chán nản. Hai là huấn luyện cho tâm quen với việc làm việc liên tục. Nếu liên tục huấn luyện như vậy, khi ra ngoài đời sống, sẽ hình thành cơ chế “LÀM VIỆC LIÊN TỤC MỘT CÁCH TỰ ĐỘNG”.
CẤP ĐỘ 3 Đây là CẤP ĐỘ 3 của làm việc liên tục, CẤP ĐỘ TỰ ĐỘNG. Đây là cơ chế, đây là lý do vì sao không chủ động quán tâm ngoài đời sống thực tế nhưng tâm ta lại tự động quan sát được những biến động để tự động bình tâm trước biến cố.
CẤP ĐỘ 4 Và cuối cùng là quyết tâm Chánh niệm tỉnh giác trên từng sát na, với quyết tâm này cần nỗ lực dài dài, bởi nó là KEY. Đến một ngày tâm sẽ tự động Chánh niệm tỉnh giác trên TỨ OAI NGHI không cần một nỗ lực nào. và đây là CẤP ĐỘ 4, vẫn là làm việc liên tục một cách tự động như cấp độ 3, nhưng mức độ miên mật đến từng sát na của Tâm, đây là CẤP ĐỘ CUỐI CÙNG, cấp độ của một người tỉnh giác. Để đạt cấp độ này chắc phải tu tập qua nhiều kiếp sống.
Theo em cảm nhận, thì khi nào tâm đạt được đến cấp độ 3 thì sẽ đảm bảo được việc không từ bỏ gánh nặng của tu tập. Nên giờ phải nỗ lực huấn luyện tâm mình qua từng khoá thiền vậy thôi.
Nguyện cho nhiều người đến khoá thiền, nguyện cho nhiều người hưởng được an lạc Niết Bàn nội tâm!
0 notes
shii1991 · 5 years
Text
Ghi chép lại sau khóa thiền Vipassana 10 ngày – Ucenlist Củ Chi
Tất cả ghi chép dưới đây mang tính cá nhân, suy nghĩ cá nhân, trải nghiệm cá nhân để lưu lại – ghi nhớ khi cần, đôi khi là để chia sẻ cho người có duyên bởi giờ mình sợ bộ não cá vàng của mình lắm lắm. Có những thông tin về khóa học là thông tin trích dẫn từ website VIPASSANA VIETNAM , mình chỉ liệt kê ra để có hệ thống cho người có duyên nào đó đọc được.
Tóm tắt:
1. Thiền Vipassana là gì ?
2. Ai đưa đường dẫn lối – Lợi lạc từ quá trình thực hành Vipassana
3. Cách thức đăng ký và địa điểm học
4. Chuẩn bị gì trước khóa thiền
5. Giới thiệu Sơ bộ Ucenlist Củ Chi (nơi mình đã học)
6. Một số nội quy, yêu cầu trong khóa học
7. Làm quen với lịch biểu và Nội dung khoá học
8. Ăn ngon mà nhẹ
9. Trải nghiệm cá nhân – có điều gì sâu thăm thẳm?
10. Kết thúc là khởi đầu
Nội dung
1. Thiền Vipassana là gì ?
Đầu tiên, mình không thấy có một định nghĩa chung cụ thể về Thiền là gì như định nghĩa hay định lý trong toán học. Thiền cũng có nhiều phương pháp, như Thiền Vipassana cũng chỉ là một trong đó. Vậy nên nếu muốn có cái nhìn tốt hơn thì mình nghĩ nên gõ cụm “Thiền là gì”, để tham khảo nhiều nguồn thêm và có góc nhìn rõ ràng nhất có thể.
Về Thiền Vipassana, mình xin dẫn từ website: Thiền Vipassana là gì. Tại trang website này cũng có nhiều thông tin khác để bạn có thể tự tìm hiểu về các khóa thiền.
Bạn có thể xem một bộ phim tài liệu “Thiền trong tù” (mình không tìm thấy có link bản nào khác ngoài bản này) nói về việc đưa Thiền Vipassana vào nhà tù lớn nhất Ấn Độ để dạy cho các tù nhân. Cá nhân mình thấy nó như một phương pháp chữa lành “tinh thần” cho cả người tù và người làm việc trong tù, rất giá trị, ý nghĩa, và nhân văn.
Một điều nữa mình muốn nhấn mạnh, cũng là một phần lý do mình học thiền Vipassana, đó là Thiền Vipassana không theo tôn giáo, tông phái nào, và cũng không có sự cải đạo nào cả. Nói chung tất cả mọi người dù là ai hay đang theo tôn giáo nào, cũng đều có thể thực hành trong đời sống hàng ngày của mình.
2. Ai đưa đường dẫn lối – Lợi lạc từ quá trình thực hành Vipassana
Bởi thiếu hiểu biết, nên hồi mình gặp chuyện tổn thương, đau khổ, phải điều trị trầm cảm, mình chỉ cố tìm kiếm một cái cọc để được cứu vớt giữa dòng lũ cuộn trôi. Nghĩ thiền định sẽ giúp mình ổn hơn – biết đâu được – nên mình hỏi một người anh về các khóa dạy thiền và anh chi cho khóa thiền Vipassana 10 ngày. Hên quá hồi đó không đăng ký được, rồi cũng lờ nó đi luôn cả năm, chứ mình cũng không rõ, nếu vì trốn tránh thực tại mà mình tìm đến Thiền Vipassana, biết đâu mọi thứ còn tệ hơn với mình không biết chừng.
Rồi một ngày, chỉ là muốn đưa thiền vào thói quen hàng ngày – tất nhiên mục đích là để hiểu mình– nhưng tự thực hành thì khó để tập trung quá, nên mình lại canh đăng ký khóa thiền. Đăng ký thành công từ tháng 04/2019, tới tháng 07/2019 thì khóa thiền diễn ra (hiện tại chỉ đăng ký 02 tháng trước khi khóa thiền diễn ra).
Đó, suy nghĩ khởi nguồn là vậy. Sau khi kết thúc khóa học, cá nhân thấy trong quá trình Thiền Vipassana, mình ngồi tĩnh lặng quan sát thân thể và tâm trí, quan sát các cảm giác của mình, để rồi nhận ra tất cả chỉ là vô thường, nghĩa là mọi thứ đến rồi sẽ đi, cảm giác sinh ra rồi cũng biến mất. Dù là lo lắng, sợ hãi, hạnh phúc hay vui sướng …cũng đều sẽ tan đi. Mình bám theo những cảm giác bên ngoài đó, thay vì nhìn vào bên trong mình, nên khi chúng biến mất, sự hụt hẫng đau khổ nảy sinh. Khi hiểu được phần nào, mình tập dần cách chỉ quan sát và đón nhận, không cưỡng cầu cũng không ghét bỏ. Thấy nhẹ nhàng hơn.
3. Cách thức đăng ký và địa điểm học
Phải nói là các Trung tâm giảng dạy thiền Vipassana ở khắp các nơi trên thế giới. Do vậy bạn có thể học ở bất kỳ đâu vì nội dung, bài giảng, thời khóa biểu, các quy định …….áp dụng chung cho tất cả các Trung tâm. Và đây là website chính thức của Trung tâm tổ chức các khóa thiền Vipassana tại Việt Nam (Link website) .
Thông tin các khóa thiền và hướng dẫn: Link
Lịch chi tiết và link đăng ký: Link
Lịch các khóa, thời gian biểu đăng ký đều được cập nhật ở đây cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu. Bạn tự xem lịch tổ chức các khóa phù hợp với mình và theo dõi thời gian mở Ghi danh vào đăng ký thôi. Chỉ có chút chia sẻ là thiền sinh muốn đăng ký đông như quân Mông Nguyên, số lượng thiền sinh nhận trong một khóa lại hạn chế, nên lúc 0h ngày mở “Ghi danh” là vào đăng ký luôn. Số lượng Nam – Nữ của một khóa cũng tỉ lệ 50 -50 nhưng Nam có vẻ đăng ký thảnh thơi hơn chút, Nữ thì vèo cái đã full rồi.
Tại Việt Nam, Trung tâm giảng dạy ở 3 địa chỉ: (Được sự chấp thuận của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam và thiền sư S.N. Goenka (Ấn Độ))
Tại Sóc Sơn, Hà Nội: Trung tâm UCENLIST – cơ sở 1, Đội 2, thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Tại Củ Chi, TP HCM: Trung tâm UCENLIST – cơ sở 2, ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.
Tại Thủ Đức, TP. HCM, Tịnh xá Ngọc Thành, đường 41, khu phố 6, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Mình chỉ nghe các bạn đã đi nói là cơ sở vật chất ở Sóc Sơn, Hà Nội không mới và đầy đủ như trong TPHCM, nên mình biết có nhiều bạn đã bay vào trong TPHCM để tham dự khóa thiền.
Cá nhân thì mình đăng ký khóa tổ chức ở Củ Chi thay vì Thủ Đức, chỉ là vì mình muốn đi xa xa thành phố một chút vì tin tưởng là không khí cũng ổn hơn cho việc thiền.
Thêm một điều mình nhận thức, trên đây là Trung tâm thuần giảng dạy Thiền Vipassana, không mang màu sắc tôn giáo, tín ngưỡng, đền chùa, đình miếu gì cả. Và cũng không phải các khóa thiền trong chùa. Vậy nên bạn mình cứ hỏi mình đó là chùa ah, mình giải thích thì có vẻ bạn thấy lạ lẫm, vì hay thấy các khóa tu, khóa thiền trong chùa, chứ không có suy nghĩ một Trung tâm mở ra chỉ để giảng dạy Thiền mà không thờ thần phật, không có ni, tăng, trụ trì gì sất. Ờ ha.
4. Chuẩn bị gì trước khóa thiền
Trên website cũng có hướng dẫn những thứ cần chuẩn bị và những thứ không mang theo tới Trung tâm thiền. Mình chỉ xin reviews lại Trung tâm tại Củ Chi, nơi mình lưu lại khóa thiền.
Trung tâm tại Củ Chi cơ sở vật chất đầy đủ, sạch sẽ, cũng khá mới. Theo cá nhân mình, thì chỉ cần mang đồ dùng cá nhân gồm:
Chứng minh nhân dân/hộ chiếu
Tiền đủ để chi phí đi lại, phòng ngừa, dana khóa thiền nếu thấy lợi lạc sau khóa thiền (hoặc chuyển khoản cho an toàn gọn lẹ)
Quần áo: mang 3-5 bộ là đủ để thay đổi và giặt giũ vì có chỗ giặt và phơi (lầu trên cùng khu nhà ở). Nếu bạn muốn hạn chế giặt giũ, hoặc tiết kiệm nước -bột giặt cho trung tâm thì mang thêm đồ để đủ dùng cho nhiều ngày hơn. Cá nhân mình mang đủ 10 bộ, hiu hiu (nhưng là do đọc thông tin trên website không có chỗ giăt giũ phơi đồ – cái này có lẽ tùy địa điểm ạ). Đề xuất mang theo khăn choàng (nữ) hoặc áo khoác (nam) vì phòng thiền đường có máy lạnh có những bạn sẽ không chịu được nhiệt.
Đồ cá nhân khác: Bàn chải- kem đánh răng, khăn mặt/tắm, dầu gội-sữa tắm, dao cạo (nam),
Thuốc men: nếu có thuốc điều trị dài ngày, còn các bạn uống dạng vitamin bổ sung gì đó thì có thể nên tạm ngưng cũng được.
Dép: cần thiết để đi lại sinh hoạt trong Trung tâm, chứ mà đi giày mỗi lúc chuông báo nghỉ, chuông báo vào, đi lại chắc mệt xỉu.
Những thứ không cần và hạn chế mang:
Trung tâm có sẵn chăn mùng mền gối, giấy vệ sinh, bột giặt …..nên không phải mang theo
Không nên mang theo sách vở, đồ điện tử, giấy bút …vì mang cũng không được sử dụng
Gọn gẽ thì mang balo là chứa hết đồ rồi ạ. Không như mình, mang quá là nhiều quần áo (12 ngày lận mà) nên phải lỉnh theo cái vali – dù là size nhỏ nhất thì vẫn là vali, hiu hiu.
Về di chuyển, lựa chọn xe máy, xe bus hay đi xe Trung tâm thuê chung tùy vào bạn cảm thấy thích hợp. Với mình vừa an toàn, vừa tiện lợi, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường là là đi xe chung. Bạn có thể xem hướng dẫn đường đi và phương tiện ở đây.
5. Giới thiệu Sơ bộ Ucenlist Củ Chi (nơi mình đã học)
Trung tâm ở Củ Chi nằm trong một khu khá yên tĩnh, tương đối ít dân cư, lại khá nhiều cây cối xung quanh nên nghe rất trong lành. Chỉ có tiếng chuông và thi thoảng có tiếng ngỗng kêu (nghe từ cửa sổ phòng ở của mình, haha). Trung tâm có thể chia làm 4 khu vực chính, từ cổng chính đi vào nhìn thấy chính giữa là khu VP – Thiền đường, hai bên là khu nhà nam, Khu nhà nữ tách biệt nhau và đằng sau là khu vực chăm lo đời sống (bí tên quá haha).
Khu VP – Thiền Đường
Đúng như tên gọi thì trước hết là khu văn phòng là nơi tiếp nhận thiền sinh, quản lý đồ dùng cá nhân của thiền sinh như điện thoại, sách vở, đồ điện tử, …..và là nơi Ban Quản lý làm việc. Có vấn đề gì thiền sinh sẽ có thể trao đổi với Ban quan lý tại đây, tất nhiên là vẫn nên hạn chế giao tiếp, trừ khi phát sinh các vấn đề về ăn ở, sinh hoạt, thực hành, sức khỏe…
Quan trọng dĩ nhiên là 2 nhà thiền đường một lớn, một nhỏ. Thiền đường là nơi thiền sinh thực hành thiền trong 12h đồng hồ mỗi ngày, Chủ yếu là thực hành phòng thiền đường lớn, trong phòng cũng chia làm hai bên nam nữ riêng biệt, phân cách bằng lối đi có trải thảm. Phòng thiền đường nhỏ thường là nơi để thiền sư hướng dẫn từng nhóm nhỏ trong quá trình thiền, tránh ảnh hưởng đến số đông.
Trong phòng thiền cũng có đánh vị trí ngồi, ngày đầu tiền vào phòng thiền, sẽ có hướng dẫn vị trí ngồi đã được sắp xếp. Ai được xếp vị trí nào sẽ ngồi ở vị trí đó trong suốt khóa thiền, không thay đổi. Đây là cách ban quản lý có thể theo dõi trường hợp có vấn đề, như thiền sinh vắng mặt khi tới giờ thiền chẳng hạn. Vị trí ngồi có tọa cụ, có nệm, gối. Bên ngoài phòng thiền còn có thêm đồ kê tay, chân và mền nếu thiền sinh cần. Ai dùng đồ gì thì có thể để nguyên vị trí của mình trong suốt khóa vậy cho tới ngày cuối cùng luôn.
Khu nhà Nam – Nữ
Ở tách biệt hai phía hai bên của khu nhà VP – Thiền đường, kết cấu hai khu nhà Nam – nữ giống nhau, là hai dãy 4 tầng, trong đó tầng 1 là nhà ăn, tầng 2,3 là phòng ngủ nghỉ và nhà tắm, tầng trên cùng là khu giặt đồ và phơi đồ.
Khi tới tiếp nhận ngày đầu tiên, mỗi thiền sinh sẽ có một số thứ tự sẵn, con số này chính là số của các vị trí: tủ đồ cá nhân, vị trí bàn ăn, vị trí giường ngủ (nằm trong một phòng đã có ghi số) phòng). Ví dụ số của mình là 42. Vậy thì:
Tủ đồ ở khu VP của mình là tủ số 42, các đồ dùng như ví tiền, ipad, tai nghe ….mình bỏ vào tủ này và khóa lại, tự giữ chìa khóa. Tủ này chỉ được mở sau 6h30 sáng ngày thứ 11 – kết thúc khóa thiền
Trong nhà ăn, mình sẽ ngồi ở bàn số 42, trên đó có sẵn khay có đĩa, chén, tô, ly, đũa, muỗng. Đồ dùng này mình sẽ dùng khi ăn cơm, và rửa bên ngoài nhà ăn rồi tự sắp xếp lại bàn cho bữa kế tiếp.
Giường ngủ của mình là giường 42, nó nằm trong phòng số 23. Mỗi phòng sẽ có 4 giường – 4 thiền sinh sinh hoạt. Mỗi phòng cũng có một nhà vệ sinh ở phía đầu cầu thang để sử dụng. Phòng ở số 23 thì dùng phòng vệ sinh số 23, tự quản lý và vệ sinh các phòng mình dùng.
Tầng 4 là nơi giặt đồ và phơi đồ, trên này rộng nhưng chỉ mở cửa sổ nên phơi đồ cũng không được thoáng lắm. Đồ bình thường giặt cỡ 2 ngày là khô nhưng dù sao thì mình vẫn thích đồ thơm mùi nắng hihi
Nhìn chung khu nhà ở được phân chia khoa học, rõ ràng, lại sạch sẽ, mới mẻ, mà ở đây yên tĩnh nữa, nên cá nhân mình luôn mang cảm giác từ lúc bắt đầu khóa thiền cho tới khi kết thúc đây là một kỳ nghỉ dưỡng ngắn. Cực kì tận hưởng.
Khu vực chăm lo đời sống
Để cái tên vầy kỳ quá nhưng thực sự hông biết ghi như nào cho hợp lý. Vì thú thực đó là cảm nhận của mình thôi. Từ lúc tới là thiền sinh đã không được đi lại khu vực này, nên mình chỉ nhìn thấy mọi người hỗ trợ khóa thiền có nấu nướng, giặt các đồ khăn thảm phơi đằng sau, cụ thể có những gì hay mọi người làm những gì khu vực này mình không được nhìn rõ. Với mình đó là những cô chú anh chị đã nấu ăn rất ngon cho mình, chăm sóc tụi mình trong thời gian ở khóa thiền, nên mình coi đây là khu vực chăm lo đời sống vậy đó.
6. Một số nội quy, yêu cầu trong khóa học
Phần nội quy khóa thiền này bên website nói rất kỹ, bạn nên đọc trước khi quyết định tham gia, vì thực sự nội quy và phương pháp là cần thiết cho quá trình tu tập.
Lúc đầu mình đọc nội quy thì chỉ nghĩ ừ thì nội quy thì mình làm theo, chứ chẳng nghĩ nhiều là nguồn gốc để đặt ra các nội quy kiểu như vậy. Nhưng mình tin là cũng như mình, khi tham gia khóa thiền xong, mọi người sẽ hiểu lý do của các nội quy đó, quả thực là điều kiện cần để có thể thực hành thiền.
Có một nội quy mà mình thấy rất dễ dàng để làm là “Sự Im Lặng Thánh Thiện“. Ui chao, nhiều lúc trong cuộc sống mình không thích nói chuyện với con người tí tẹo nào luôn ấy. Ngồi chơi hay nói chuyện với động vật cây cỏ mới có cảm giác an lành. Nên thật dễ chịu khi im lặng mà không bị thắc mắc sao cứ im lặng. Nhưng cũng có nhiều chuyện vui xung quanh những quy định này ghê gớm, hihi.
7. Làm quen với lịch biểu và nội dung khoá học
Phần này thì mình sẽ không chi tiết vì có thời khóa biểu hàng ngày trên website luôn. Các bạn vào link để xem.
Chiều ngày đầu tiên đến Trung tâm làm thủ tục đăng ký vào khóa thiền, coi như ngày 0. Thiền sinh có thể còn nói chuyện với nhau. Tới 5h chiều ăn cháo nhẹ rồi vệ sinh tắm rửa. Khoảng 7h tối là “Sự im lặng thánh thiện” đã bắt đầu rồi. Thiền sinh được hướng dẫn lên phòng thiền, lắng nghe những quy định và thiền khoảng 30 phút “khởi động”. Khoảng 9h tối về phòng nghỉ ngơi và bắt đầu 10 ngày khóa thiền chính thức từ sáng hôm sau.
Trong 10 ngày sau đó, tính ra một ngày là 12h ngồi thiền. Còn lại là thời gian ăn uống, tắm giặt, nghỉ ngơi. Ngồi thiền thì thấy lâu chứ thời gian nghỉ ngơi kia nhanh lắm. Có khi mới ngủ chút xíu tối đã thấy chuông sáng báo dậy rồi. Trước mỗi giờ thiền 5-10 phút sẽ có chuông báo, âm thanh bao rõ đảm bảo thiền sinh không ai vì ngủ quên hay không có đồng hồ mà quên giờ :)).
Hầu như 95% giờ thiền là ngồi thiền tại thiền đường. Chỉ có một hoặc hai lần gì đó thiền sư cho phép thiền sinh lựa chọn về phòng để thiền. Nhưng để ý thức tốt hơn, ở lại thiền đường là lựa chọn của mình.
Ngày thứ 1, 2,3 sẽ học Thiền Anapana, là thiền quan sát hơi thở. Chỉ hơi thở ra vào thôi mà học quan sát mất mấy ngày, Nghĩ dễ nhưng khó kinh khủng khi mình đã quen với việc suy nghĩ chạy loạn trong đầu. Tập trung được vào hơi thở mà suy nghĩ không đi lang thang khắp chốn cũng phải nỗ lực lắm lắm ấy. Tới chiều ngày thứ 4 bắt đầu học thiền Vipassana. Nếu chưa thực hành được Anapana thì không thể thiền Vipassana được vì quan sát hơi thở là tiền đề thực hành Vipassana. Vào ngày thứ 10, sẽ được học về thiền Metta — thiền tâm tử, nghĩa là thiền đồng thời gửi lòng thiện lành bao dung tới muôn loài.
Ngày thứ 11, khóa thiền vẫn tiếp tục cho tới hết giờ thiền buổi sáng sớm, tức là sau 6h30, mới chính thức kết thúc.
8. Ăn ngon mà nhẹ
Ở đây trong 10 ngày (thực ra là 11-12 ngày) sẽ được phục vụ đồ ăn chay. Hai bữa sáng – trưa là chính, bữa tối chỉ là bữa ăn nhẹ. Đồ ăn ngon, đủ chất, đa dạng, phải nói là mình cũng tận hưởng lắm ấy. Mình đã ăn chay cách đấy nửa năm nên chuyện ăn chay hổng là vấn đề gì, chỉ là vấn đề đồ ăn ngon hơn mình nấu nên có bữa ăn no quá thôi, hihi.
Ăn Sáng thì có món chính là các món nước thay đổi như mì, nui, bún, miến, ….hoặc có bữa là xào khô. Ngoài ra có bánh mì lát ăn với bơ, đường, …, cho thiền sinh không ăn món nước. Cái này mình hông nhớ lắm vì mình không ăn bánh mì bao giờ. Sáng nào cũng có cả chuối, khoai lang/bắp…, trái cây, sữa đậu nành, bánh khô, hạt ăn kèm, cà phê gói, ….
Ăn trưa thì tất nhiên là cơm, có cả cơm trắng và cơm gạo lứt đậu đỏ – ôi chao mình mê cơm lứt đậu đỏ của mấy cô kinh khủng, so với đồ mình nấu thì như thiên đường và trần gian (thui), hehe. Đồ ăn là một món xào, một món kho, và canh. Ngoài ra ngày nào cũng có chè các loại thay đổi, trái cây các loại thay đổi.
Riêng bữa tối chỉ ăn nhẹ trái cây và uống sữa đậu nành.
Dưới con mắt của mình và hiểu biết một chút về dinh dưỡng khi chuyển qua ăn chay, hihi, món ăn đa dạng, tươi, ngon, đảm bảo dĩnh dưỡng khi trong món ăn có sự kết hợp đa dạng thực phẩm để chế biến. Mình nghĩ là ai chưa ăn chay quen thì ăn no một chút thì cũng sẽ ổn thôi. Bằng chứng là mọi thiền sinh không có ai xỉu vì đói cả, Với cơ thể con người hay lắm, nó thích ứng rất tốt. Nếu lâu nay ăn thịt cá nhiều rồi, thì giờ là lúc cho cơ thể được nhẹ gánh bớt đi, là cơ hội tốt lắm luôn. Ngồi thiền thì năng lượng cũng không hao như cuộc sống thường ngày đi lại, chạy nhảy, suy nghĩ chuyện tình cảm cơm áo gạo tiền đâu.
9. Trải nghiệm cá nhân – có điều gì sâu thăm thẳm?
Phần này mình định viết về trải nghiệm cá nhân trong những giờ hành thiền, từ lúc bắt đầu cho đến ngày trở về. Vì bài học thì giống nhau, nhưng trải nghiệm là hoàn toàn khác. Bản thân mình cũng vậy, thật nhiều thứ khó để mô tả lại. Nhưng có lẽ là một hôm khác, mình sẽ viết lại, rõ ràng hơn. Không phải hôm nay.
10. Kết thúc là khởi đầu
Nếu nói sau khóa thiền mình có hiểu mình hơn không, thì là có, bắt đầu hiểu hơn. Trước kia bởi mình cứ gán những thứ bên ngoài vào mình, nên tự rước khổ, rồi lại vật lộn để thoát ra mà không được. Tự thấy mâu thuẫn, giằng xé, khổ sở kinh khủng. Giờ có bớt bớt rồi, trước mỗi thứ xảy ra mình dần chậm lại để quan sát mình một chút, để nhận ra cái sự vô thường, (haha, mình thích từ này), rồi tỉnh táo hơn, không tránh né cũng bớt ham muốn. Duy có vài thứ liên quan tới gia đình- có lẽ như một người anh nói – mình gán giá trị mình với gia đình quá sâu, nên chưa thể điều chỉnh được. Nhưng dẫu sao, cũng như là một khỏi đầu nhẹ hơn với mình, học đón nhận mọi thứ một cách khác, rất khác.
Shii 31.08.2019
1 note · View note
teatimewithtrang · 3 years
Text
OUTPUT: 涙
Tumblr media
Lần gần nhất bạn khóc là khi nào?
Hôm qua có ai khóc không?
Tại sao bạn khóc?
Là các câu hỏi mà các học viên được hỏi khi tham gia lớp học 涙活 - lớp học tìm kiếm nước mắt do Yoshida Hidefumi hướng dẫn. Trong suốt hơn tám năm qua, Yoshida sensei đã tổ chức rất nhiều khoá học, buổi thảo luận để lan toả lợi ích của việc rơi nước mắt, hướng dẫn mọi người cách khóc để giảm bớt căng thẳng và có một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Khi còn nhỏ, chúng ta rất dễ khóc khi gặp các tổn thương về thể chất và tinh thần. Càng lớn dần chúng ta càng trở nên sống khép kín hơn, ít bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn, ít khóc hơn do xã hội ngày nay đánh giá thấp việc thể hiện cảm xúc, coi việc “mít ướt”, “khóc nhè” là một hành động yếu đuối. 
Nước mắt dù buồn hay vui đều giúp cho hệ thần kinh giao cảm, làm chậm nhịp tim, có tác dụng xoa dịu tâm trí, chống khô mắt, giải phóng độc tố. Điều quan trọng nhất là giọt nước mắt đó phải chứa đựng cảm xúc thì khi bạn càng khóc to càng giải phóng được các cảm xúc tắc nghẽn và thấy tâm trạng tốt hơn.
Yoshida sensei cho rằng loại nước mắt cũng rất quan trọng, được phân loại dựa trên trải nghiệm cảm xúc khiến bạn khóc. Những giọt nước mắt từ trải nghiệm cảm xúc ngắn như xem một bộ phim lãng mạn, đọc một cuốn sách hay, nghe một bài hát mang cảm xúc mạnh mẽ là loại tốt nhất. Còn nước mắt khi khóc do đau buồn thì rất khác. Chúng khiến ta cảm giác đau kh�� về lâu dài và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực.
Với trải nghiệm của mình trong quá trình thực hành kết nối với bản thân, loại nước mắt tốt nhất là khi bạn khóc về câu chuyện của chính bản thân bạn. Năm ngoái, mình có tham gia khóa học giải phóng cảm xúc EFT (Emotional freedom technique). Trong quá trình học và thực hành, mình mới phát hiện ra rằng mình có một cơ chế kìm nén cảm xúc rất mạnh, thường xuyên phán xét cảm xúc của bản thân, dẫn đến luôn ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, nhìn đâu cũng thấy khuyết điểm, không enjoy cuộc sống. Mình bị đơ về mặt cảm xúc, rất khó để gọi tên các cảm xúc của bản thân, quan sát các cảm giác trên thân. Mỗi lần làm việc với cảm xúc là một lần mình thấy mệt não kinh khủng vì trong đầu xuất hiện một vạn câu hỏi vì sao. 
Trong việc thực hành EFT, những cảm xúc không thuận lợi sẽ được giải phóng qua việc khóc. Mặc dù là một cô gái mít ướt, bánh bèo chính hiệu nhưng mình rất ghét khóc, rất sợ khóc. Có những lần buồn thấu tận tim gan, muốn khóc mà mình đã xem một bộ phim buồn, nghe một bản nhạc buồn những cũng không thể khóc được và cảm giác lúc đó bất lực vô cùng. Khi thực hành kĩ thuật EFT movie, hầu như ngày nào mình cũng khóc và đau đầu. Cảm giác đau đầu y hệt hồi tham gia khóa thiền Vipassana, còn khóc thì sướng hơn rất nhiều. Vì ở thiền viện có rất nhiều người nên mình không dám khóc to, chỉ rưng rưng nước mắt. Còn EFT mình thực hành tại nhà nên cảm thấy thoải mái và an toàn hơn. Có hôm đi làm còn 35 phút nữa mới hết giờ, không biết làm gì và mình ngồi khóc. Nếu như trước kia, mình sẽ ngồi phân tích “Tại sao mày lại khóc? Đang trong giờ làm việc cơ mà! Nín đi!”. Còn bây giờ mình không quan tâm đến những tiếng nói phán xét trong đầu. Mình cho phép bản thân thể hiện cảm xúc, cho phép mình khóc. Và lúc đấy mình mới nhận ra rằng mình đối xử rất tệ với bản thân, đã kìm nén những cảm xúc căng thẳng này trong một thời gian dài.
Người ta thường nói thời gian sẽ chữa lành những vết thương. Nhưng thật ra thời gian không thể xóa bỏ tổn thương mà chỉ xóa đi ký ức của bạn về những tổn thương đó. Nếu chừng nào tổn thương chưa được chữa lành thì chừng đó chúng ta cũng chưa có được hạnh phúc trọn vẹn.
Nếu lâu rồi bạn chưa khóc. 
Nếu lâu rồi bạn chưa bộc lộ cảm xúc của bản thân.
Hãy khóc đi, khóc đi đừng ngại ngùng. 
Vì bạn đang trao cho bản thân một món quà và tự làm lành kết nối với chính mình. **Bạn có thể nghe bản giọng đọc tại: tea time with trang Podcast
1 note · View note
phapbao · 4 years
Photo
Tumblr media
Nghệ Thuật Sống – Dẫn Nhập Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày
Giả sử bạn có cơ hội buông bỏ mọi trách nhiệm với đời trong mười ngày, sống ở một nơi yên tịnh, vắng vẻ không bị phiền nhiễu. Ở đó bạn được lo cho ăn ở đầy đủ và có người sẵn sàng giúp đỡ để bạn được thoải mái. Đổi lại, ngoài những hoạt động cần thiết và giờ ngủ, trong lúc thức bạn chỉ cần tránh mọi giao tiếp với người khác, dùng hết thì giờ để nhắm mắt, chú tâm vào một đối tượng đã được chọn. Bạn có chấp nhận đề nghị này không?
=> Xem thêm: https://phapbao.net/nghe-thuat-song-dan-nhap-khoa-thien.../
#nghethuatsong #vipassana #thienvipassana
#goenka #sngoenka #goenkaji #dhamma #buddha  #phapbao #phapbaodhamma #phatgiao
1 note · View note
phapbao · 4 years
Photo
Tumblr media
Khoá thiền Vipassana có mang tính áp đặt?  [FAQ: Hỏi đáp Thiền Sư S.N. Goenka] 
- Hỏi:  Thầy nói đến điều kiện hóa. Có phải tập pháp môn này cũng là một kiểu điều kiện hóa tâm hồn, cho dù là điều kiện hóa tích cực?
- Đáp, Thiền sư Goenka: Không đúng. Trái lại, đây là một tiến trình hóa giải điều kiện. Thay vì áp đặt bất cứ điều gì vào tâm, phương pháp này tự động loại bỏ những bất thiện để chỉ còn lại những phẩm tính thiện lành, tích cực trong tâm. Khi loại bỏ những tính xấu thì sẽ hiển lộ những phẩm tính tốt đẹp, vốn là bản chất nền tảng của một tâm thanh tịnh.
Nhưng việc ngồi yên với tư thế nào đó trong một thời gian và hướng sự chú tâm theo một cách nào đó chính là một hình thức điều kiện hóa?
Nếu quý vị thực hành nó như một trò chơi, hay một cách máy móc thì đúng là điều kiện hóa tâm. Đó là vận dụng sai Vipassana. Khi được thực hành đúng, pháp này sẽ giúp bạn tự mình trải nghiệm trực tiếp sự thật. Và từ kinh nghiệm này, sự hiểu biết được phát triển một cách tự nhiên, qua đó phá hủy mọi điều kiện trước đây.
With Metta  
----------------------
* Nguồn: https://phapbao.net/faq-khoa-thien-vipassana-co-mang.../
#nghethuatsong #vipassana #thienvipassana #goenka #sngoenka #goenkaji #dhamma #buddha  #phapbao #phapbaodhamma #phatgiao
1 note · View note
phapbao · 4 years
Photo
Tumblr media
Tại Sao Lại Phải Tham Dự Khoá Thiền Vipassana 10 Ngày?
[FAQ: Hỏi đáp Thiền Sư S.N. Goenka] 
- Hỏi:  Tại sao cần phải theo khóa thiền 10 ngày để học kỹ thuật này?
- Đáp, Thiền sư Goenka: Nếu quý vị có thể ở lâu hơn thì càng tốt. Tuy nhiên 10 ngày là thời gian tối thiểu để có thể nắm vững được những điểm căn bản của phương pháp này. 
- Hỏi:  Tại sao phải ở trong khuôn viên của khóa thiền trong 10 ngày?
- Đáp, Thiền sư Goenka:  Bởi vì quý vị ở đây để thực hiện một cuộc giải phẫu tâm mình. Mỗi cuộc phẫu thuật đều phải được thực hiện ở bệnh viện, trong phòng mổ được bảo vệ vô trùng. Ở đây, trong khuôn viên khóa thiền quý vị có thể thực hiện cuộc phẫu thuật mà không bị quấy nhiễu bởi những ảnh hưởng bên ngoài. Khi khóa học chấm dứt, cuộc phẫu thuật hoàn tất, và quý vị sẵn sàng để ra đối diện với đời.
Nguyện cho Quý vị được an lạc & tinh tấn trong Dhamma - With Metta  
---------------------------------
* Nguồn: https://phapbao.net/faq-tai-sao-lai-phai-tham-du-khoa.../
#nghethuatsong #vipassana #thienvipassana #goenka #sngoenka #goenkaji #dhamma #buddha  #phapbao #phapbaodhamma #phatgiao
1 note · View note
stanknstein · 2 years
Video
youtube
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Khóa Thiền 10 ngày - Thiền Sư Ashin Sarana - Ngày 2: Đang hành thiền mà có suy nghĩ thì phải làm sao
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=NP7JNUtDSBY
0 notes
stanknstein · 2 years
Video
youtube
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Lớp Paṭisambhidāmagga Pāḷī (Phân Tích Đạo) - Buổi 2 - Sư Thiện Hảo giảng dạy
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=r66oRQW6WBQ
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Khóa Thiền Metta 10 Ngày
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=aquyb1fcLdg
0 notes
stanknstein · 2 years
Video
youtube
Đức Phật Dạy Về Nơi Xứng Đáng Bố Thí, Cúng Dường?... Dhammapada 181(tt-11) I Sư Thiện Hảo Giảng - Lớp Kinh Pháp Cú Pali 07/06/2022 Link album Lớp Kinh Pháp Cú Dhammapada Pali - Sư Thiện Hảo giảng dạy: https://www.youtube.com/watch?v=dDCnsTfmqRE&list=PLQac44oRjtcVXv9uUVKPyI5Z2K3XLxYlU&index=1&t=180s Link tài liệu Lớp Kinh Pháp Cú Dhammapada Pali - Sư Thiện Hảo giảng dạy: https://theravada.vn/category/kinh-dien-tam-tang/hoc-kinh-dien-tam-tang/lop-dhammapada-kinh-phap-cu-su-thien-hao/ Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #Dhammapada #KinhPhápCú #PhậtGiáoTheravada #PhậtGiáoNguyênThủy #Theravada
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Khóa Thiền 10 ngày -Thiền Sư Ashin Sarana-Ngày 2: Câu hỏi về cách quan sát thớ thịt khi đi kinh hành
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=uWQvvIaPVZ8
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Hướng Dẫn Quán Thể Trược_ Khóa Thiền Metta & Vipassana 10 Ngày_ Thiền sư Ashin Sarana
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=0BrlVXfy7mQ
0 notes
stanknstein · 2 years
Text
Hướng Dẫn Quán Thể Trược_ Khóa Thiền Metta & Vipassana 10 Ngày
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Đức Thế Tôn Nào Có Đủ Ân Đức A-ra-hán, Tự Mình Giác Ngộ Chân Lý Tứ Thánh Đế Không Thầy Chỉ Dạy, Con Xin Đảnh Lễ Đức Thế Tôn Ấy. 🙏🙏🙏 Nguyện mong ai đó hữu duyên biết đến Dhamma được bình an, được mạnh khoẻ, được tấn hoá trong Chánh Pháp, luôn luôn an lạc trong Chánh Pháp! * Tải app Theravada để theo dõi các bài giảng trong các khoá thiền: https://theravada.vn/app * Theo dõi kênh Youtube PHẬT GIÁO THERAVADA VN để nhận thông báo buổi LIVE và xem trực tiếp các buổi thuyết pháp: https://youtube.com/c/THERAVADAVN With metta 🙏🙏🙏 P.s. Theravada.vn là trang thư viện Phật Giáo Theravāda, tổng hợp các tài liệu Dhamma Pháp bảo, tạo duyên đến ai đó hữu duyên được biết đến Dhamma mà Đức Phật Gotama đã chỉ dạy và được các Đại Trưởng Lão gìn giữ lưu truyền, biết đến phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana, hầu mong các vị ấy được vững vàng trên con đường giải thoát khổ, được an lạc thực sự, hoà hợp thực sự, hạnh phúc thực sự! Theravāda không đại diện cho bất kỳ tổ chức tôn giáo hay trung tâm thiền nào, chúng tôi cố gắng sưu tầm, tổng hợp & chia sẻ tài liệu Dhamma. Chúng tôi không kinh doanh thương mại, không kêu gọi hùn phước, chúng tôi chỉ tổng hợp và chia sẻ tài liệu Dhamma Pháp bảo. Chú ý: Để học Dhamma, học phương pháp thiền Anapana & thiền Vipassana một cách bài bản, tận tường và trọn vẹn hơn, quý vị nên tìm hiểu và đăng ký tham dự các chương trình đào tạo Pháp, các khoá thiền tại những trung tâm, tu viện uy tín, dưới sự chỉ dẫn từ các vị Thầy, các Bậc Thanh Văn, Bậc Thiện Trí có khả năng giảng dạy Pháp, các Thiền Sư có khả năng dạy thiền. Nguyện mong tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước thiện pháp thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu. Nguyện Phật giáo được trường tồn. 🙏🙏🙏 Trong tâm từ, BQT Theravada.vn #ThiềnVipassana #PhậtGiáoNguyênThủy #PhậtGiáoTheravada #Theravada source https://www.youtube.com/watch?v=gh31R-35-nU
0 notes