#hoa hòe
Explore tagged Tumblr posts
banmaihong · 3 months ago
Text
Loại hoa có vô vàn công dụng, đặc biệt tốt cho huyết áp và mỡ máu
Đây là loại cây trước kia trồng làm cảnh nhưng giờ đây, hoa của cây được thu hái để làm dược liệu. Trà hoa hòe Cây hòe được biết tới là loại cây trồng làm cảnh, có ý nghĩa phong thủy là mang tới điều tốt đẹp cho gia chủ. Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), hoa hòe không chỉ được trồng làm cảnh mà còn được dùng làm trà uống rất thơm và giúp điều trị nhiều bệnh lý như cao…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
lazysouprossini-blog · 2 years ago
Text
Cứ hôm nào chán, không biết vẽ hay viết gì là tôi lôi đồ ra thử design nhân vật trong các fic tôi đọc 🧍‍♀️. Hôm nay là một trong những ngày đó, tôi quyết định thử design hiệp sĩ hoa hồng hòe của vật lýz như một lời nhắc nhở nho nhỏ bà ta đừng ôm con bỏ chợ nữa.
Tumblr media
Không vẽ giống Khang Khuất đâu, đừng lo =))))). Cơ mà nhìn quả chân mày thì chắc cũng biết ai rồi ha =))))).
Tumblr media Tumblr media Tumblr media Tumblr media
3 notes · View notes
duoc-si-hau-vivita · 10 days ago
Text
HỖ TRỢ TIM MẠCH KHỎE MẠNH VỚI TRÀ HOA CÚC NỤ HÒE HÒA TAN
Thị trường đang có một loại bột trà dược liệu hòa tan, rất tiện dụng và tốt cho sức khỏe đó là Dược Trà Hòa Tan Hoa Cúc Nụ Hòe Hygie And Panacee. Với sự kết hợp giữa Nụ Hoa Cúc và Nụ Hòe cô đặc, có tác dụng hỗ trợ giải độc, hạ huyết áp, hỗ trợ bảo vệ tim mạch,…Sản phẩm đang được đánh giá cao về hiệu quả mang lại cho người dùng.
Nguồn:
0 notes
thptngothinham · 14 days ago
Text
Hướng dẫn làm văn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, những bài văn phân tích Cảnh ngày hè lớp 10 hay nhất Phân tích Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là một trong những đề bài tập làm văn chủ chốt khi nghiên cứu, tìm hiểu về tác phẩm Cảnh ngày hè. Vì vậy, ở bài viết này THPT Ngô Thì Nhậm sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để có một bài phân tích Cảnh ngày hè đầy đủ và hay nhất. Cùng tham khảo nhé! Hướng dẫn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi. 1. Phân tích đề - Yêu cầu: phân tích nội dung, nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các chi tiết, hình ảnh có trong bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) - Phương pháp lập luận chính: phân tích. 2. Hệ thống luận điểm - Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè (màu sắc, âm thanh, trạng thái của cảnh vật...) + Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động, nhiều màu sắc + Bức tranh cuộc sống con người ồn ã, tràn đầy sức sống. - Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua tâm sự và ước nguyện. + Ước nguyện lớn nhất là đất nước yên bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc + Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Tham khảo hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè để nắm vững những chi tiết nội dung chính cần triển khai. Lập dàn ýphân tích Cảnh ngày hè Mời các em cùng tham khảo mẫu dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn ngay sau đây: Mở bài phân tích Cảnh ngày hè - Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè. + Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống,...; người anh hùng với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân... + "Cảnh ngày hè" là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập, ra đời trong những năm Nguyễn Trãi là nhàn quan, không được vua tin dùng như trước. - Có thể trích dẫn lại nội dung bài thơ. Thân bài phân tích Cảnh ngày hè * Phân tích 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè - Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn (câu thơ đầu) "Rồi hóng mát thuở ngày trường" + “Rồi”: là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ + “Ngày trường”: ngày dài, chỉ khoảng thời gian rảnh rỗi. + Hóng mát: hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái => Cuộc sống khi về ở ẩn của Nguyễn Trãi: Rảnh rỗi, nhàn hạ với những hoạt động nhẹ nhàng, thư thái, thảnh thơi.. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời ông. - Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động (3 câu tiếp theo) được cảm nhận bằng nhiều giác quan: "Hoè lục đùn đùn tán rợp giương  Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương" + Hình ảnh lá hòe, thạch lựu, hoa sen xuất hiện trong 3 câu thơ trên là những sự vật gần gũi, quen thuộc của mùa hè. + Màu sắc, trạng thái của các sự vật được tác giả miêu tả : màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái "đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương". -> Các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương. => Các sự vật gần gũi, giản dị qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh của tác giả đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. - Bức tranh cuộc sống con người (2 câu thơ tiếp theo): Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương + Những từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã. + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh "lao xao" từ chợ cá, tiếng ve râm ran mỗi độ hè về. -> Sử dụng từ láy tượng thanh “lao xao” và “dắng dỏi” kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê. => Cuộc sống ồn ã, tràn đầy âm thanh và sức sống của con người nơi đây. => Tâm hồn lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. * Phân tích 2 câu thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân qua tâm sự và ước nguyện
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương" - “D���” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra - "Ngu cầm": Điển tích, điển cố kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn - những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. -> Ước nguyện của Nguyễn Trãi: Ước có cây đàn ngợi ca khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống thanh bình nơi quê hương; ước nguyện lớn nhất là đất nước yên bình, nhân dân ấm no, hạnh phúc. => Tấm lòng của nhà thơ: Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với dân với nước, luôn ước mơ, khát khao về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước. Kết bài phân tích Cảnh ngày hè - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: + Nội dung: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè; tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. + Nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động; thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn; ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt; sử dụng các điển tích, điển cố. - Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Văn mẫu phân tích Cảnh ngày hè Phân tích Cảnh ngày hè bài số 1: Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chỉ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà. Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp là giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh trong lòng ông. Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài đức vẹn toàn ấy. Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã “bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Bài thơ mở đầu bằng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó: Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường. Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả. Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Rỗi là từ cổ có nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến. Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng mát. Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng lại non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy. Chỉ có vẻ đẹp
hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và thấy vui trước cảnh: Hòe lục đùn đùn tản rợp giương.    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Chỉ vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã n��c mùi hương. Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ. Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn, (dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?! Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa. Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật: Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Từ tượng thanh "Lao xao" đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng dỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thơ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên. Cỏ cây, hoa lá, con người đầy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn tâm niệm lấy dân làm gốc (dân vi bản, dân vi quý) cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu. Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu - chính nhân quân tử - hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời. Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh
ở đây thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương. Đọc thêm: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Phân tích Cảnh ngày hè bài số 2: Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông. Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất: Rồi hóng mát thuở ngày trường Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè. Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc. Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc. Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vua Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bởi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông. Phân tích Cảnh ngày hè - Bài số 2: Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả. Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế. “Rồi hóng mát thuở ngày trường” Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.
Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa. Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên. “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”. Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời... Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi. “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương”. “Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ. Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no. Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu. Phân tích Cảnh ngày hè bài số 3: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dành những lời trân trọng nhất “Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió thời đại…”. Vẻ đẹp ấy của hồn thơ Nguyễn Trãi đã được phác họa qua những vần thơ của “Cảnh ngày hè”, một trong số bài thơ của chùm thơ 61 bài “Bảo kính cảnh giới”. Ở đó, ta không chỉ bắt gặp một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên của một người nghệ sĩ mà còn thấy được một tấm lòng luôn cháy sáng vì nước vì dân của vị anh hùng dân tộc. Thiên nhiên vốn là mảnh đất vô cùng màu mỡ của biết bao thi nhân trung đại cày xới và cũng, là nguồn thi hứng không bao giờ vơi cạn Nguyễn Trãi.
Nhà thơ sống giữa thiên nhiên, bầu bạn cùng thiên nhiên, và lấy từ thiên nhiên những bài học quý giá làm “gương báu răn mình” để rồi ghi lại trong tập thơ “Bảo kính cảnh giới”. Một nhân cách thanh cao “tỏa sáng tựa sao khuê”, một tấm lòng cao cả, vẫn luôn tha thiết với nhân dân, với đất nước dẫu trong tình cảnh ngặt nghèo bị nghi kị, dèm pha hay ngay cả khi có cuộc sống yên bình, nên thơ giữa thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã đến với người đọc chính qua những vần thơ ấy. Tám câu thơ của “Cảnh ngày hè” đã góp thêm nét vẽ để bức chân dung tâm hồn của Ức Trai hiện lên rõ nét nhất. Ngay từ những câu thơ đầu tiên, tác giả đã dẫn chúng ta đến với một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tràn trề sự sống của mùa hè, đến với một không khí náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống thường nhật vẫn đang tiếp diễn. Rồi, hóng mát thuở ngày trường Câu thơ mở đầu cho bài thơ tác giả đã giới thiệu về hoàn cảnh hưởng “nhàn” bất đắc dĩ của mình. Lời thơ biểu đạt sự nhàn hạ trong một ngày hè của một con người không bị vướng bận bởi điều gì với nhịp của chữ “rồi” tách riêng khỏi nhịp của câu thơ như nhấn mạnh sự rảnh rỗi của nhà thơ. Nhưng khi đọc sâu, ngẫm kĩ vào từng câu chữ ta lại cảm nhận được tiếng thở dài trong câu thơ. Cụm từ “thuở ngày trường” trong câu đầu có cùng nghĩa với “hạ nhật trường” trong một câu thơ của Cao Biền thời Đường: Lục thu âm nồng hạ nhật trường” (Cậy xanh bóng rợp ngày hè dài) Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Trãi an nhàn lui về ở ẩn xa dời chốn bon chen đầy cám dỗ của quan trường, và như thế nhà thơ đã có cơ hội để cảm nhận trọn vẹn cái “ngày hè dài” ấy. Thế nhưng liệu đó có phải chỉ là những cảm quan về thời gian, ngày tháng? Hay đằng sau hai chữ “ngày trường” cùng với nhịp thơ như trải dài ấy còn là tâm trạng nhân vật trữ tình, những nỗi niềm của Ức Trai chăng? Và phải chăng tất cả những tâm tư ấy đang dồn nén vào trong bức tranh thiên nhiên ngày hè mãnh liệt và căng tràn sức sống trước mắt và được nhà thơ nâng niu ghi lại: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Chỉ trong ba câu thơ hàm súc tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa hè rực rỡ với những gam màu đậm, tươi tắn cùng những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Bao trùm lên bức tranh ấy chính là những “chiếc lọng” xanh biếc của tán hòe đang bung sắc như làm dịu đi cái chói chang, gay gắt của nắng hè. Đặt điểm nhìn xuống thấp hơn, nhà thơ đã khéo léo đan cài màu đỏ rực rỡ của thạch lựu trước hiên nhà cùng sắc hồng của ao sen đang tỏa hương thơm ngát lan tỏa khắp không gian. Nếu thơ ca cổ điển ưa những gam màu trầm hơn là những sắc gắt, ưa tả tĩnh hơn tả động thì Nguyễn Trãi đã dám bước qua cái khuôn khổ ấy để thoát khỏi những bức tranh thanh đạm, tiêu sơ và để đến gần hơn với bức tranh cảnh ngày hè tươi vui, đầy sức sống. Nhà thơ không chỉ cảm nhận được hình sắc của thiên nhiên tạo vật mà còn nhận thấy một mạch sống đang ứa căng, tràn trề, đang đùn đùn phun ra những sắc xanh, sắc đỏ của hoa lá, cỏ cây. Thiên nhiên của Nguyễn Trãi hiện lên qua những động từ mạnh “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”, “giương” như đang trào dâng một sức sống nội sinh mãnh liệt, mạnh mẽ ẩn sâu bên trong mỗi tạo vật. Hòe không được miêu tả như một vật thể thông thường mà nó được đặt trong sự vận động, phát triển của tự nhiên. Ao sen cũng không chỉ gợi một thứ hương dịu nhẹ mà còn thể hiện sự lan tỏa, sự chuyển động của mùi hương ấy khắp không gian. Đều lấy tâm điểm là những bông hoa thạch lựu đỏ như những đốm lửa nhưng nếu Nguyễn Du gợi tả được màu sắc qua phép điệp âm”lửa lựu lập lòe” trong câu thơ “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông” (Truyện Kiều) thì hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi còn có cả nhựa sống dồi dào bên trong đang “phun” tỏa, phát lộ ra ngoài. Cái sinh khí rực rỡ, viên mãn nhưng cũng rất thanh thoát ý vị ấy khác hẳn với cái nóng nực của mùa hè mà các nhà thơ trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” đã biểu hiện: Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè Phải chăng chính nhà thơ đã mở rộng tâm hồn mình để cảm
nhận cuộc sống, để phát hiện ra cái thế giới bên trong đang tuôn tràn của thiên nhiên, và cái vận động không ngừng trong tự nhiên. Nhưng trong thơ của Nguyễn Trãi không chỉ có họa, có hương mà còn có cả những thanh âm muôn vẻ của cuộc sống thường nhật. Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Thiên nhiên không hề u ám, trầm lặng khi nắng chiều buông mà trái lại, rất rộn rã và sôi động. Nhà thơ đã đưa vào bức tranh của mình những hình ảnh vô cùng quen thuộc, gần gũi nhưng lại không đi theo khuôn sáo, lối mòn nào. Hai từ láy “lao xao”, "dắng dỏi" được đảo lên đầu mỗi câu thơ làm bật lên cái âm thanh sôi động, náo nhiệt, xóa tan không khí quạnh hiu, cô tịch lúc "tịch dương”. Cảnh phiên chợ – một dấu hiện của sự sống con người hiện ra trong câu thơ với tiếng người mua, kẻ bán, tiếng cười nói, tiếng chuyện trò gian thật bình yên và ấm áp! Nhà thơ không hề thoát tục, không hề xa rời cuộc sống mà là đang hướng lòng mình về với cuộc sống bình dị từ những âm thanh bình dị nhất. Nhà thơ như căng mở hết tất cả những giác quan cả thị giác, khứu giác, thính giác và cả những liên tưởng bất ngờ “dắng dỏi cầm ve”. Tiếng ve inh ỏi – một thứ âm thanh không xa lạ với mùa hè được ví như một cung đàn mùa hạ tấu lên một cách rộn ràng hòa chung với bản đàn rạo rực, hối hả của nhịp sống căng tràn trong thiên nhiên. Lời thơ như diễn tả một cuộc sống đang sinh sôi, tiếp diễn ngay cả khi ngày sắp tàn, một khung cảnh thật êm đềm và thanh bình nơi làng quê. Cùng viết về mùa hè nhưng những cảm xúc trong mỗi bài thơ lại đem đến một mùa hè khác nhau. Tháng tư đầu mùa hạ Tiết trời thực oi ả Tiếng dế kêu thiết tha Đàn muỗi bay tơi tả Nếu như ta cảm nhận được mùa hè rộn ràng, náo nhiệt trong những vần thơ Ức Trai thì mùa hè của Nguyễn Khuyến oi nồng và có phần u uất. Bởi, với “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã cảm nhận thiên nhiên sự sống bằng chính sức sống dồi dào trong tâm hồn mình, bằng sự tha thiết với cuộc sống còn Nguyễn Khuyến đã mượn mùa hè để giãi bày những bức bối, u uất của mình đúng như tên bài thơ “Than mùa hè”. Thi nhân như đang náo nức muốn hòa cùng niềm vui sự sống với một tâm hồn thiết tha yêu thiên nhiên để rồi từ đó thổi bùng lên khát vọng bấy lâu nay của một con người luôn hết lòng vì đất nước. Sống giữa vòng tay bình yên của mẹ thiên nhiên, giữa cuộc sống “vô ưu vô tư” nhưng chưa giây phút nào Nguyễn Trãi quên đi bổn phận của mình: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương Sâu trong tâm khảm, Ức Trai luôn mang một nỗi niềm dân nước, một hoài bão về sự an thịnh như thời Đường Ngu nên đã mượn điển tích Ngu cầm để nói lên tấm lòng của mình. Liệu có phải nhà thơ muốn có cây đàn Ngu cầm để gẩy nên khúc Nam Phong để ngợi ca cảnh thái bình, thịnh trị đang hiện hữu mà tiếng lao xao của cuộc sống bình yên đã dẫn dắt đến tâm sự ấy? Hay đó chỉ là những ước mong, khao khát ở phía trước của nhà thơ về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân nước? Dù hiểu theo cách nào thì người đọc đều cảm nhận được tấm lòng “ưu dân ái quốc” của nhà Nguyễn Trãi mà trong một bài thơ khác, Ức Trai cũng đã nhắc tới sở nguyện này: Dân Nghiêu Thuấn, vua Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền Những lời thơ vô cùng giản dị và mộc mạc được cất lên từ một tấm lòng rất đỗi chân thành, một con tim luôn cháy bỏng tình yêu với đất nước, với nhân dân. Nguyễn Trãi rảnh rỗi nhưng không hề thanh thản, ông nhàn thân nhưng không nhàn tâm, trong lòng nhà Nho chân chính ấy luôn canh cánh nỗi niềm dân nước: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu Hậu thiên hạ chi lạc ưu lạc Nguyễn Trãi luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu với một niềm mong mỏi rất cao cả “khắp nơi không một tiếng oán hờn”. Nếu như với Nguyễn Bỉnh Khiêm “nhàn” là tránh xa phú quý quay về hòa hợp với thiên nhiên để giữ trọn cốt cách thì qua “Cảnh ngày hè”, vị anh hùng dân tộc đã khẳng định triết lí “nhàn” của mình: Sự nhàn rỗi, thảnh thơi luôn phải song hành với cuộc sống no đủ, bình yên. Chính kết cấu đầu cuối tương ứng của hai câu lục ngôn ở đầu và cuối tác phẩm đã khép mở hai tâm trạng tạo nên mạch hàm ẩn của toàn bài thơ.
“Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn với nhịp thơ đa dạng và linh hoạt. Bài thơ đã thoát khỏi tính quy phạm khuôn thước của văn học trung đại bằng việc sử dụng nhiều hình ảnh sinh động, qua cách miêu tả thiên nhiên và đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Bằng các động từ mạnh, các từ tượng thanh được sử dụng liên tiếp làm cho bức tranh mùa hè không phải là hình ảnh tĩnh trên trang giấy mà căng tràn nhựa sống. Nguyễn Trãi đã đưa ngôn ngữ thơ ca về gần với ngôn ngữ đời sống, mở đường cho khuynh hướng dân tộc hóa, bình dị hóa của thơ ca Việt Nam sau này. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã được Nguyễn Trãi tái hiện một cách đầy chân thực và sinh động. Nhưng đọc bài thơ, ta không chỉ đơn thuần thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè rực rỡ, sống động mà còn cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, thanh cao của hồn thơ Nguyễn Trãi. Một hồn thơ đã bắt rễ sâu vào đời sống thiên nhiên, một cảm xúc thơ đã hòa nhịp với mạch sống nhân dân, dân tộc. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng khẳng định rằng “Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Quả thực không có những cảm xúc, những tâm sự sâu kín nén chặt, chất chứa trong lòng sẽ chẳng bao giờ có thơ. Qua “Cảnh ngày hè” ta không chỉ ngưỡng mộ tài năng của nhà văn hóa lớn mà ta còn nghe được tiếng lòng, tiếng yêu cuộc sống, tiếng yêu quê hương, dân tộc của Ức Trai tiên sinh tha thiết hơn bao hết. Sơ đồ tư duy phân tích bài Cảnh ngày hè Kiến thức mở rộng - Xuất xứ: Cảnh ngày hè là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của Quốc âm thi tập - Điển tích, điển cố "Ngu cầm": Câu chuyện về hai vị vua nổi tiếng nhân đức Nghiêu - Thuấn, luôn chăm lo cho đời sống nhân dân bởi vậy mà hai triều đại này vô cùng hưng thịnh, thái bình; dân chúng ấm no, hạnh phúc. Mỗi ngày, vua thường đem đàn khúc Nam Phong ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị. - Bài thơ không rõ hoàn cảnh sáng tác: Sau khi được vua Lê Thánh Tông minh oan trong vụ án oan thảm khốc Lệ Chi Viên, thơ văn của Nguyễn Trãi mới được sưu tầm lại nên không thể xác định được chính xác thời gian sáng tác. Do đó, chỉ có thể định tính hoàn cảnh ra đời của bài thơ dựa trên lịch sử dân tộc, nội dung và cảm xúc của tác giả thể hiện qua tác phẩm. >>> Tham khảo thêm tuyển tập Văn mẫu lớp 10 hay nhất chọn lọc do Học Tốt tổng hợp và biên soạn. Tổng kết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Hi vọng với những hướng dẫn chi tiết phân tích bài thơ Cảnh ngày hè trên đây, các em đã có thể mở rộng tư duy và tự viết được một bài phân tích hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Chúc các em làm bài tốt và đạt kết quả cao !
0 notes
ocanydrink · 5 months ago
Text
Trà hoa hòe có tác dụng gì? Cách dùng trà tốt cho sức khỏe
Hoa hòe không chỉ là một biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên mà còn là thành phần quan trọng trong nhiều phương pháp chữa bệnh của Đông y. Bạn có bao giờ tự hỏi trà hoa hòe mang lại lợi ích gì cho cơ thể và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại trà này không? Hãy cùng chúng tôi khám phá từng chi tiết về hoa hòe trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về tác dụng thần kỳ của nó.
https://drinkocany.com/tra-hoa-hoe-co-tac-dung-gi/
#ocany #ocanyvietnam #nuocionkiem #trahoahoe
0 notes
greencosmeticss · 5 months ago
Text
GIÁ SALE CỰC SỐC CHỈ VỚI #250K❣️
❣️GIÁ SALE CỰC SỐC CHỈ VỚI #250K❣️ ✳️Kem dưỡng da INNISFREE JEJU ORCHID ENRICHED CREAM Với khả năng #chống_lão_hóa, #dưỡng_ẩm và #làm_sáng_da của em này thực sự đáng ngưỡng mộ nhé 👉Nhanh chân lẹ tay tậu ngay nè cả nhà !!! 💗 CÔNG DỤNG: ✴ Chứa thành phần chống lão hóa da Orchid Elixir 2.0™ quý giá: Một thành phần chống oxy hóa vượt trội chiết xuất từ hoa lan tại đảo Jeju làm sáng da, tăng cường khả năng bảo vệ da ❇ Nhiều công dụng trong cùng một sản phẩm: giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn trên da, giúp săn chắc da, tăng cường độ đàn hồi, làm sáng tone màu da, dưỡng ẩm cho da, bảo vệ da khỏi các tác hại của môi trường. ✴ Tạo một lớp rào cản ngăn chặn sự mất nước và độ ẩm trên da suốt cả ngày. ❇ Mùi hương dịu nhẹ, thành phần lành tính. —————————— 🧨Với công thức sản xuất trà hoàn toàn mới , sữa rửa mặt dưỡng ẩm gấp 3,5 lần so với các sữa rửa mặt trà xanh khác. 🧨Chống lại tia cực tím, chống oxi hóa da do các tác động xấu từ môi trường như khói, bụi… 🧨Kiềm dầu và khắc phục tình trạng mụn —————————————————————- Liên hệ ngay với chúng mình để được nhận tư vấn! 📌Trang web: https://greencosmetics.store/ ☎️ Liên hệ: +84 98149 5996 📍 124/2 Hòe Thị, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội 📧 [email protected]
Tumblr media
0 notes
satchobabauchelaferrforte · 7 months ago
Text
Cách trị bệnh mất ngủ ở người già hiệu quả không dùng thuốc
Tuổi tác càng cao càng làm giảm sút chất lượng giấc ngủ ở một người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ ở người già. Vậy làm sao để cải thiện?
Xem thêm: thuốc bổ máu cho người già ngừa thiếu máu
Biểu hiện người gi�� bị mất ngủ
Một số biểu hiện mất ngủ thường gặp ở người già bao gồm:
Khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc và ngủ ít. Không cảm thấy buồn ngủ vào ban đêm hoặc cảm thấy buồn ngủ nhưng không ngủ được. Không ngủ được suốt đêm, thức giấc nhiều lần trong đêm. Trằn trọc gần đến sáng mới có thể ngủ được. Gặp khó khăn trong quá trình duy trì giấc ngủ ổn định. Ngủ dậy sớm hơn bình thường. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Cách trị bệnh mất ngủ ở người già hiệu quả không dùng thuốc
Để tối ưu hiệu quả chữa trị chứng mất ngủ ở người già, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với một số liệu pháp tại nhà, bao gồm:
Duy trì môi trường ngủ yên tĩnh, dễ chịu
Không gian ngủ là một yếu tố rất quan trọng đối với giấc ngủ của người già. Nếu giường ngủ bừa bộn, phòng ngủ quá sáng và ồn ào thì sẽ rất khó ngủ. Tốt nhất nên tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…
Người già tuyệt đối không xem tivi, sử dụng điện thoại quá khuya, sát giờ đi ngủ để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nên đọc sách, nghe nhạc nhẹ trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ
Người già nên đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn. Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ.
Bổ sung các thực phẩm giúp ngủ ngon
Người già bị mất ngủ nên ăn gì? Người cao tuổi cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung thực phẩm giúp ngủ ngon như các loại cá béo (giàu omega 3, vitamin B6), quả óc chó (giàu melatonin, omega 3), hạnh nhân (giàu magie, melatonin, tryptophan), mật ong (chứa insulin thúc đẩy não giải phóng tryptophan)…
Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung đầy đủ các vi chất thiết yếu với giấc ngủ, hoạt động của trí não và hệ thần kinh: magie, B6, sắt, DHA, … Nếu thiếu những vi chất này, cần có chế độ bổ sung qua thực phẩm và viên uống khi cần thiết!
Xem thêm: uống canxi và omega-3 cùng lúc được không
Hạn chế đồ ăn, đồ uống gây mất ngủ
Uống cà phê vào chiều tối có thể dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm, do đó người già nên hạn chế thức uống này. Nếu muốn uống cà phê, để caffein có thể tiêu thụ hết trong ngày, nên uống vào buổi sáng.
Không uống nhiều nước vào chiều tối vì sẽ ảnh hưởng giấc ngủ và làm rối loạn giấc ngủ. Tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo hoặc quá cay sẽ khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn và gây trào ngược dạ dày khiến người già cảm thấy khó chịu và không ngủ ngon được.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Tập luyện mỗi ngày giúp người già lưu thông khí huyết, tăng cường trao đổi chất, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Yoga là một bộ môn thể dục rất tốt, đặc biệt đối với những người già bị mắc chứng mất ngủ. Yoga giúp lưu thông khí huyết toàn cơ thể, máu lên não tốt hơn nên giấc ngủ mỗi ngày sẽ ngon hơn. Hãy tập yoga đều đặn và chắc chắn sau 1 tháng sẽ cảm nhận rõ tác dụng của môn thể dục này đối với giấc ngủ của mình.
Sử dụng các loại trà thảo dược
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại trà thảo dược giúp điều trị chứng mất ngủ kinh niên. Hãy chọn cho người thân một sản phẩm uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để sử dụng nhé. Các loại trà tốt cho giấc ngủ điển hình như: Trà tâm sen, Trà cúc la mã, Trà Lạc tiên, Trà hoa hòe,…
Xem thêm: sau khi uống sắt không nên ăn gì
Trên đây là một số cách giúp người già hạn chế mất ngủ khá tốt mà không phải dùng thuốc. Nếu tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài trên 1 tháng, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
0 notes
dinhthang · 1 year ago
Text
Cây Hoa Chữa Bệnh - HOA HÒE
Tên khác: Hoè, Hòe mễ, Lài luồng (Tày), Đậu hoè, Bạch hòe, Tế diệp hoè, Kim dược thụ. Tên khoa học: Sophora Japonica L. (=Stypnolobium Japonicum (L.) Schott.). Họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả: Hòe là cây gỗ to, cây rụng lá, mọc ở nhiều nơi: ở miền núi, miền đất bằng, gần miền biển, có thể trồng ở vườn, hay ven đường đi, hoặc ở nơi đình, chùa. Cây cao 5 - 7 m, có khi đến 10 m; thân hơi vặn, gốc xù xì, vỏ cây hơi thô, nứt dọc, nội bì màu vàng tươi, có mùi hôi. Cảnh nằm ngang hình trụ nhẵn; cành non màu lục nhạt, lỗ bì rõ, có những chấm trắng. Lá kép hình lông chím lẻ, mọc so le; có 8 - 13 lá chét hình trứng nguyên, đỉnh nhọn, dài 30 - 45 mm rộng 12 - 20 mm, màu lục nhạt, hơi có lông. Cụm hoa ở đầu cành, hoa nhỏ hình bướm, màu trắng hay vàng nhạt, đài hình chuông, cánh hoa có móng ngắn, hình tim cụt ở gốc. Quả loại đậu, hình tràng hạt, thắt lại không đều giữa các hạt; không mở; đầu có mũi nhọn ngắn, Mỗi quả có 2 - 5 hạt, hình bầu dục hơi dẹt, màu đen bóng. Mùa hoa: tháng 5 - 8; mùa quả: tháng 9 - 11. Hoè được trồng lâu đời ở Việt Nam, tại các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc bộ: Thái Bình, Hà Bắc (cũ), Nam Hà (cũ), Hải Hưng, Hải Phòng, Nghệ An; từ 1976 trồng ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Cây ưa sáng, ưa ẩm, đất nhiều màu. Trồng từ hạt, sau 3 năm, bắt đầu có hoa, từ năm thứ 6 - 7, thu được nhiều hoa. …
NguyênLiệuLàmThuốc #CầmMáu #ChốngXơVữaĐộngMạch #ChữaBệnhGan #ChữaBệnhPhụNữ
0 notes
truyenso · 1 year ago
Photo
Tumblr media
Đại Ma Vương - Chương 1: Từ trong phần mộ bò ra! - Vận khí của ngươi tốt lắm. Ngoại trừ phi hành gia thì ngươi là người đầu tiên không phải chi tiền mà vẫn có thể đi tham quan mặt trăng! - Một người tướng mạo hung ác, mặc một chiếc trường bào màu xanh lục như y phục diễn hí kịch bao bọc bởi lớp quỷ khí dày đặc, vẻ mặt lão già cười âm hiểm nhìn một thanh niên bị một cái lồng màu tím trong suốt mỏng như cánh ve vây lại. Thanh niên này cỡ hai mươi tuổi, phía dưới người mặc một cái quần lót hoa hòe sặc sỡ, tướng người trung bình, để lộ thân trên gầy gò, lại phơi ra cái vẻ mặt xấu xí như thể cả thế giới đều thiếu tiền hắn mà không trả. Hắn ngồi trong cái lồng tím kia lo lắng nhìn đông nhìn tây. - Tốt cái gì mà tốt, lão già ngươi bị bệnh thần kinh à, mang ta tới nơi này, rốt cuộc là muốn thế nào hả? Hàn Thạc vốn đang thấy nóng trong người vì ngày hè oi bức, ở nhà vừa tính đi dội nước lạnh thì một đạo bạch quang lóe qua. Cái quần lót của hắn còn chưa kịp lột xuống thì đột nhiên trước mặt liền xuất hiện Bạn đang đọc truyện Đại Ma Vương. Đọc tiếp tại: https://truyenso.net/dai-ma-vuong/2310378/chuong-1.html
0 notes
thientuepharmajsc · 1 year ago
Text
Tumblr media
Thảo dược bổ gan là những loại thảo dược có chứa thành phần có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Trong cơ thể người và động vật, gan không chỉ là nhà máy xử lý các độc tố, mà nó còn giúp chuyển hóa các chất, tổng hợp protein cũng như sản sinh ra một số chất hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Tuy nhiên, dưới các yếu tố như môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, ăn uống không đảm bảo vệ sinh…. gan có thể bị tổn thương dẫn đến chức năng gan suy giảm. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới những bệnh lý về gan.
Dưới đây top 5 loại thảo dược phổ biến nhất hiện nay có tác dụng bổ gan, tăng cường chức năng và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
1. Cao Cà Gai Leo (Solanum Procumbens extract)
Cà gai leo có tên khoa học là: Solanum procumbens Lour. Cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Một số đặc điểm của cây cà gai leo như:
Cà gai leo là cây nhỏ.
Cành cây non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai.
Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun.
Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám.
Mặt trên của lá có gai.
Thành phần chính có trong Cao Cà Gai Leo (Solanum Procumbens extract) bao gồm alcaloid, tinh bột, flavonoid… Trong đó glycoalcaloid là hoạt chất chính đem lại tác dụng điều trị các bệnh về gan cho cà gai leo.
Hiện nay cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh rằng cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B, xơ gan, men gan cao và hỗ trợ điều trị ung thư gan.
Một số công trình nghiên cứu công dụng của thảo dược bổ gan cà gai leo cho kết quả rất tốt làm thuốc chữa viêm gan đặc biệt là viêm gan B mạn tính thể hoạt động, trong khi thuốc tây chữa bệnh này thường quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.
Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng… Đồng thời, thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn trên thực nghiệm và lâm sàng.
2. Cao Diệp Hạ Châu | Chiết xuất cây Chó Đẻ Răng Cưa (Phyllanthus Niruri extract)
Cây diệp hạ châu trong dân gian còn gọi là diệp hạ châu đắng cây chó đẻ, một số cùng còn có các tên gọi đặc biệt khác như diệp hòe thái hay lão nha châu.
Cây có nhiều hạt tròn xếp thành hàng ở mặt dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc).
Từ xa xưa, diệp hạ châu đã được sử dụng phổ biến trong Đông y vì đây là một trong những vị thuốc quý do có nhiều tác dụng chữa bệnh và được coi là thảo dược bổ gan phổ biến nhất.
Các nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy các hoạt chất trong Cao Diệp Hạ Châu | Chiết xuất cây Chó Đẻ Răng Cưa (Phyllanthus Niruri extract) có rất nhiều tác dụng trên gan, thận, cụ thể:
Phyllanthin, Hypophylanthin và Polyphenol có khả năng kháng virus, ức chế DNA polymerase và sự phiên mã mRNA của virus viêm gan.
Phyllanthin có tác dụng làm giãn cơ, đặc biệt là đối với cơ quan bài tiết, làm mòn sỏi ở đường tiết niệu (thận và bàng quang).
Acid gallic có tác dụng bảo vệ tế bào gan và chống oxy hóa.
Tác dụng giảm đau của Phyllanthus đã được các nhà khoa học Brazil cho là do acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid như beta sitosterol và stigmasterol.
Các acid phenolic, coderacin trong Diệp hạ châu ngọt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả.
3. Cao Atiso (Artichoke extract)
Cây Atiso hay khoa học còn có tên là Cynara scolymus là loại cây lá gai lâu năm, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai
Cụm hoa hình đầu, mầu tím nhạt có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải). Atiso có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên.
Atiso mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, trong đó nổi bật nhất là tốt cho gan. Theo các nghiên cứu, thành phần hoạt chất có trong Cao Atiso (Artichoke extract), điển hình là cynarin và silybin là 2 chất chống oxy rất tốt.
Cynarin và Silybin được xem là 2 chất chống oxy hoá có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi chức năng cho các tế bào của gan, giải độc gan, giúp loại bỏ các độc tố trong gan, vì thế có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, năng suy giản hoặc men gan tăng cao…
Không những thế riêng hoạt chất cynarin có trong lá của Atiso còn có công dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật, kích thích tăng tiêt mật gấp 4 lần so với bình thường.
Chính cơ chế tăng tiết mật này rất có lợi cho gan trong việc bài tiết chất độc và phục hồi chức năng gan, vì thế giúp lá gan của bạn trở nên khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra dùng Atiso mỗi ngày còn cung cấp một hàm lượng chất xơ cực kỳ lớn, rất tốt cho hệ tiêu hoá, góp phần làm giảm gánh nặng cho gan trong việc bài tiết chất độc. Vì vậy không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà còn giúp phòng ngừa các bệnh về gan rất tốt.
4. Silymarin – Chiết xuất Cây Kế Sữa | Cao khô Kế Sữa (Silymarin – Milk Thistle extract)
Cây kế sữa có tên khoa học là Silybum marianum, tên tiếng anh là Milk Thistl. Đây là cây có thân dài, mảnh, lá có gai và có bông màu đỏ tím ở đỉnh.
Cây kế sữa là một loại cây có nguồn gốc từ châu Âu và được thực dân đầu tiên đưa đến Bắc Mỹ. Cây kế sữa hiện được tìm thấy trên khắp miền đông Hoa Kỳ, California, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Châu Á.
Cây kế sữa được đặt tên dựa trên nhựa của cây như sữa chảy ra từ lá khi chúng bị bẻ gãy.
Silymarin là thành phần hoạt chất chính trong Chiết xuất Cây Kế Sữa | Cao khô Kế Sữa (Silymarin – Milk Thistle extract), đây là chất vừa chống viêm, chống oxy hóa và có tác dụng hạ đường huyết.
Hạt giống cây kế sữa có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất và thuốc độc hại.
Theo các nhà khoa học, hợp chất silymarin giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do.
Đây là những phân tử không ổn định có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển quá các chất trong cơ thể và chúng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, cuối cùng dẫn đến các vấn đề sức khỏe.
Nghiên cứu y học về cây kế sữa và sức khỏe gan cho thấy, silymarin giúp giảm viêm và thúc đẩy sửa chữa tế bào, từ đó giúp giảm bớt các triệu chứng do các về bệnh gan như vàng da, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Chiết xuất nghệ vàng Curcumin (Turmeric starch)
Từ nghệ vàng, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất curcumin ��� thành phần đem lại tác dụng chính cho củ nghệ.
Qua nghiên cứu, người ta chứng minh được tác động của Curcumin tới gan thông qua các cơ chế sau:
Giải độc gan: Curcumin thúc đẩy sự hình thành của các enzyme giải độc gan, trong đó đặc biệt có Gluthianone S-transferase, do đó giúp tăng cường chức năng gan và hạ men gan.
Giảm viêm gan, chống oxy hóa: Curcumin là chất chống oxy hóa mạnh, ức chế các gốc tự do, bảo vệ tế bào gan. Curcumin cũng ngăn ngừa sự hình thành của các chất hóa học gây viêm (COX-2) nên giúp giảm viêm gan.
Giảm xơ gan: Curcumin có thể làm chậm quá trình xơ gan và giảm xơ gan thông qua quá trình làm lành các vết sẹo và tổn thương gan.
Ức chế virus viêm gan: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Curcumin có thể ức chế sự sao chép của virus viêm gan A, B, C
Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ: Curcumin giúp giảm nồng độ cholesterol cao trong máu và do đó ức chế hình thành gan nhiễm mỡ.
Tác dụng lợi Mật: Curcumin giúp lợi mật, thông mật, co bóp túi mật và giảm lượng Cholesterol cao trong máu.
Hiện tại có nhiều loại chiết xuất nghệ vàng curcumin, nhưng chung quy lại thì có 4 loại như sau:
Nano Curcumin: đây là hoạt chất chính có trong tinh bột nghệ được bào chế dưới dạng hạt siêu nhỏ với kích thước tính bằng nano mét. Hàm lượng curcumin từ 10% đến 20%.
Curcumin 95%: chiết xuất Tinh Bột Nghệ là tên thương mại của sản phẩm nguyên liệu Curcumin 95%, có dạng bột, màu vàng cam, tan hoàn toàn trong nước được phân phối độc quyền bởi Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế.
Nanocurma-S: đây là hoạt chất chính có trong tinh bột nghệ được bào chế dưới dạng hạt siêu nhỏ với kích thước tính bằng nano mét và đặc biệt là có thể tan được trong nước. Hàm lượng curcumin đạt 10%.
Meriva: là tinh bột nghệ được sản xuất bằng công nghệ Phytosome® cực kỳ hiện đại.
---------
Follow page Thientue Pharma JSC - Bộ phận THỦY SẢN để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành nuôi tôm.
Follow page Thientue Pharma JSC - Nguyên liệu dược liệu để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe con người.
#ThientuePharmaJSC #duocphamthientue #congtythientue
#aquaculture #thuysan #livestock #channuoi #tpcn #functionalfoods
#cagaileo #curcumin #diephachau #chietxuatkesua #silymarin #atiso
---------
Thientue Pharma JSC - Hợp Tác Chân Thành
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) chuyên sản xuất và phân phối các loại Cao dược liệu, Chiết xuất thảo dược, Chế phẩm sinh học (men vi sinh, nguyên liệu sinh học) và các hoạt chất nhập khẩu chuyên dụng dành cho thủy sản.
VPĐD: 56/30 Tân Thới Nhất 17, KP4, P. TNT, Q. 12, Tp. HCM 71510
SĐT: 028.6267.7070
0 notes
bingofood · 1 year ago
Text
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng hoặc xung huyết do áp lực ở phần dưới của trực tràng gây ra. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xuất hiện ở những người bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính; những người bị béo phì; những người có thói quen đi đại tiện lâu; những người quan hệ chăn gối qua đường hậu môn; phụ nữ mang thai…
Bên cạnh đó, những người thường xuyên phải lao động nặng, người vận động nhiều như các vận động viên cử tạ, quần vợt���; những người phải ngồi hoặc đứng lâu như nhân viên văn phòng, công  nhân…; những người bị u trực tràng, u tử cung…khiến áp lực ở ổ bụng lớn cũng làm giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây ra trĩ.
Ngoài ra, những người tuổi cao thì nguy cơ bệnh trĩ cũng phát triển do tình trạng lão hóa; các cơ, dây chằng, tĩnh mạch khu vực hậu môn trở nên lỏng lẻo khiến bệnh trĩ càng nặng hơn.
Tumblr media
Bệnh trĩ có nhiều cấp độ khác nhau, vì vậy cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh ở nhiều dạng khác nhau. Nhưng nói chung đây là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái, làm người bệnh đau đớn, khổ sở và khó chịu; đặc biệt mỗi lần đi đại tiện với người bị trĩ nặng có thể nói là một cực hình.
Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả, từ tây y đến đông y để người bệnh lựa chọn. Trường hợp bệnh nặng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ búi trĩ; trường hợp nhẹ thì uống thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để điều hòa và ổn định tiêu hóa.
Phẫu thuật hoặc uống thuốc là những phương pháp có hiệu quả nhanh nhưng khiến người bệnh đau đớn và tốn kém chi phí điều trị, có thể để lại tác dụng phụ. Có thể nói đây là phương pháp bất đắc dĩ; bởi bệnh trĩ khi mới xuất hiện hoặc nếu người bệnh biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì hoàn toàn có thể giảm thiểu triệu chứng bệnh; ngăn ngừa tiến triển nặng.
Tumblr media
Một nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh trĩ là tình trạng táo bón, mà tình trạng này chủ yếu xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.Vì vậy, nếu biết cách kiên cữ và lựa chọn thực phẩm phù hợp, có thể ngăn ngừa và giảm tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.
Cụ thể, người bệnh trĩ nên tăng cường ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ như các loại rau củ, hoa quả tươi, ngũ cốc…để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày như: rau mùng tơi, rau diếp cá, cải bó xôi, khoai lang, chuối, dứa, đu đủ, hạt chia, nha đam…Cùng với đó là các loại dầu thực vật có tác dụng tăng cường chuyển hóa, tốt cho tiêu hóa như: dầu ô liu, dầu dừa, dầu mè.
Tumblr media
Vì khi bị trĩ thường đại tiện ra máu nên các thực phẩm bổ máu cũng rất cần cho người bị trĩ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nên ưu tiên thịt bò, sò huyết, gan gà, các loại thủy sản như tôm, cá…
Cuối cùng, một điều người bệnh trĩ phải luôn ghi nhớ và thực hiện là uống nhiều nước, ít nhất từ 2 - 2.5 lít mỗi ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và giảm triệu chứng bệnh trĩ. Các loại nước uống từ hoa hòe, rau má, củ đinh lăng, các loại trà thảo mộc có tác dụng giải nhiệt cơ thể đều rất tốt.
Và bên cạnh các thực phẩm nên sử dụng hàng ngày thì người bệnh trĩ cũng cần ghi nhớ danh sách các thực phẩm không nên ăn như: thức ăn nhiều dầu mỡ; các món ăn cay nóng, nhiều ớt, hạt tiêu; các chất kích thích như bia, rượu, cà phê; các loại đồ ngọt; ăn quá mặn; ăn quá no…đều là nguy cơ khiến bệnh trĩ phát triển.
0 notes
phuongdg · 1 year ago
Text
Tìm hiểu: QQ là gì trên facebook & những ý nghĩa khác của qq
Tumblr media
Đã từng có thời gian, trên khắp các trang mạng xã hội tại Việt Nam nổi lên xu hướng sử dụng từ QQ. Tuy nhiên QQ là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ được. Ngay sau đây muahangdambao.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về QQ trong bài viết chi tiết này.
QQ là gì?
QQ là một từ viết tắt có thể là tiếng Việt hoặc tiếng Anh, khá nổi tiếng trên các trang mạng hiện nay. QQ có thể là viết tắt của rất nhiều từ khác nhau nhưng trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chỉ tập trung đi sâu vào giải thích những từ mang ý nghĩa phổ biến nhất của từ này.
Tumblr media
QQ nghĩa là gì?
QQ là gì trên Facebook?
QQ có nghĩa là gì ở trên Facebook? Đối với Facebook thì chúng ta có thể hiểu QQ chính là kiểu viết tắt của từ “quần què” ở trong tiếng Việt, có nghĩa là “chả là gì cả”, “không có gì”, thường được thêm vào trong câu nói để nhấn mạnh ý của người đang nói. “Quần què” hiện được sử dụng khá nhiều trong văn nói hàng ngày. QQ là từ khá phổ biến và quen thuộc ở trong miền Nam, đặc biệt là miền các tỉnh miền Tây, nghĩa tương tự với “quái” , “khỉ gió”, chẳng hạn là: Cái quần què gì vậy trời (tương đương với câu cái quái gì kỳ vậy). Nguồn gốc của từ này được cho là do tình hình vật chất thời đó còn quá nhiều thiếu thốn nên vấn đề vệ sinh tế nhị của người phụ nữ (đến tháng) còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Phải mãi cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Việt Nam thì băng vệ sinh mới được du nhập vào nước ta. Vì vậy, trước đó để không gặp phải những tình huống khó xử nếu trang phục không may bị bẩn thì quần hòe đã được ra đời nhằm giúp phụ nữ hạn chế được những sự cố dở khóc dở cười có thể gặp phải khi đang ở ngoài đường. Thực chất thì cái quần què chỉ là cách đọc nhại đi của chữ cái quần hòe mà thôi. Có thể bạn không biết thì người dân Nam Bộ rất hay đọc chữ “h” thành chữ “qu”. Điều này hoàn toàn rất dễ hiểu và được lý giải như sau: Trước đây ở khu vực Nam Bộ thì tỷ lệ lưu dân người Hoa tương đối đông đúc, đôi khi còn ngang ngửa với người Việt di cư từ miền Bắc xuống. Chính vì vậy, do ảnh hưởng của cách đọc cũng như sự giao thoa văn hoá nên cái quần hòe lại thường được đọc thành cái quần què và cách đọc này dần dà trở nên phổ biến hơn cả từ gốc.
Tumblr media
Thế nào là quần què? Ngày nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp từ QQ hay quần què xuất hiện trên các trang mạng xã hội như là Facebook, Instagram, Zalo hoặc là Twitter. Đối tượng sử dụng hầu như đều là các bạn trẻ - nhóm đối tượng tiếp xúc thường xuyên với mạng Internet. Từ này đôi khi cũng được xem như là một từ nói tục, không lịch sự do đó ta cần hết sức cân nhắc khi sử dụng, đặc biệt là đối với người lớn tuổi hơn nhằm thể hiện sự kính trọng.
QQ là ứng dụng gì?
Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đến đất nước triệu dân Trung Quốc thì sẽ không thể không biết đến ứng dụng có tên là QQ. Được biết đây là một ứng dụng cực kỳ nổi tiếng do công ty Tencent (Đằng Tấn) phát hàng. Ứng dụng này được dùng để chat nói chuyện, chơi game trực tuyến, mua sắm và rất nhiều dịch vụ khác nữa. Ứng dụng QQ được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2/1999 tại Trung Quốc và được biết đến với tên gọi khác là OICQ (Open ICQ). Tuy nhiên, sau đó nó đã được đổi tên thành QQ sau những đe dọa của vụ kiện vi phạm thương hiệu của ICQ thuộc AOL. Với tên gọi mới là QQ được dùng để ám chỉ cho sự dễ thương. Tencent QQ đã từng nắm giữ trong tay kỷ lục Guinness về số lượng người dùng trực tuyến đồng thời trong 1 lúc lên đến 210.212.085 người vào ngày 3/7/2014.
Tumblr media
QQ Trung Quốc là gì? Hiện nay, Tencent đã cấp quyền thành viên cấp kim cương với 7 chương trình khác nhau. Với mỗi màu tương ứng sẽ tương đương với những dịch vụ khác nhau như: - Màu đỏ sẽ là dịch vụ QQ Show với một số khả năng “có như không” kiểu tô màu cho tên tài khoản. - Màu vàng sẽ giúp bạn có thêm dung lượng lưu trữ và trang trí thêm cho dịch vụ blog của Qzone. - Màu xanh thì giúp bạn có thêm khả năng đặc biệt ở trong các trò chơi của ứng dụng QQ. - Màu tím thì tương tự với màu xanh nó giúp bạn có khả năng đặc biệt trong những trò chơi đặc thù hơn như là QQ Speed, QQ Nana hay QQ Tang. - Màu hồng gia tăng thêm khả năng trong trò chơi nuôi thú cưng có tên QQ Pet. - Màu xanh lá thì để sử dụng kho nhạc QQ, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng truyền phát nhạc trực tuyến (tương tự như iTunes của Apple). - Tính năng VIP sẽ nâng cao các tính năng bổ sung trong các ứng dụng trò chuyện như là xóa quảng cáo. - Màu đen giúp bạn đạt được những lợi ích liên quan đến DNF (Dungeon Fighter Online), tên của một trò chơi video trên máy tính có số lượng nhiều người chơi. Ngoài ra, còn có cả QQ Coin - đây là một loại tiền ảo của những người sử dụng QQ. Tuy QQ Coin không phải là một dạng tiền tệ, tuy nhiên việc QQ quá phổ biến ở Trung Quốc đã khiến cho các ngân hàng Trung Quốc lo sợ QQ Coin sẽ dần dần xâm chiếm thị trường thật.
Những tính năng chính của ứng dụng QQ phiên bản mới 2022
Tính năng nhắn tin  và trò chuyện Tính năng này cũng giống với Messenger trên Facebook, cho phép người dùng có thể gửi và nhận tin nhắn từ bạn bè và nhóm chat mọi lúc, mọi nơi chỉ với một lần chạm duy nhất. Thực hiện các cuộc gọi thoại Khi bạn cần phải nói chuyện trực tiếp với ai đó mà vài tin nhắn là không đủ để truyền tải hết được thông điệp và nội dung bạn muốn đề cập tới, vậy thì bạn có thể sử dụng đến QQ để gọi điện thoại cho họ. Trò chuyện bằng video Bạn và bạn bè cũng có thể thoải mái gọi điện thoại cho nhau với chất lượng hình ảnh sinh động với độ nét cao, đường truyền ổn định.
Tumblr media
Trò chuyện nhắn tin trên QQ vô cùng dễ dàng Truyền tải tập tin Bạn có thể chuyển các tập tin tải liệu, video, âm thanh,... giữa các thiết bị điện thoại di động và máy tính 1 cách thuận tiện và vô cùng nhanh chóng. Cập nhật thông tin đời sống từ bạn bè QQ cũng được xem như là một mạng xã hội thu nhỏ với nhiều ứng dụng bên trong, bạn có thể chia sẻ về cuộc sống cá nhân và cập nhật nhanh chóng những thông tin từ bạn bè của mình. Có tính cá nhân hóa Những ứng dụng được cài đặt trong QQ đều cho phép bạn tự do lựa chọn chủ đề, danh thiếp, nhạc chuông, mặt dây chuyền, bong bóng,... cá nhân hóa nhân vật như những gì mà bạn mong muốn. Giải trí với các trò chơi QQ có kho game vô cùng phong phú, các trò chơi di động nổi tiếng như là Tiantian hay All People đều đã có mặt đầy đủ trong QQ. Thanh toán thông minh Cho phép bạn thực hiện các giao dịch nạp tiền cuộc gọi, mua sắm trực tuyến, thanh toán đồ ăn, chuyển khoản hay thu tiền cực kỳ tiện lợi.
Những ý nghĩa khác của QQ là gì?
- Quê quán: Trên mạng xã hội hiện nay, khi ai đó muốn hỏi bạn đến từ đâu thì họ sẽ viết nhanh là QQ để thay thế cho từ quê quán. Cụm từ này cũng thường xuyên được sử dụng nên nó đã dần trở nên quen thuộc hơn với nhiều người. - Quick Question: Đây là từ tiếng Anh và được dịch ra nghĩa là câu hỏi nhanh. Nó được dùng để chỉ những câu hỏi đơn giản, nhanh chóng và không liên quan đến�� quá nhiều nội dung hay chủ đề. - Quick Quote: Với những đoạn trích dẫn ngắn, bạn có thể sử dụng QQ để thay thế cho cụm từ “Quick Quote”. Cụm từ này dùng để ám chỉ những đoạn trích dẫn nhanh với nội dung chung chung và tổng quát.
Tumblr media
Quick Question có ý nghĩa gì? - QQ cũng có thể biểu tượng trên các công cụ nhắn tin, thể hiện trạng thái đang khóc hoặc than thở. - QQ có thể là viết tắt của từ qua quýt, ý nói cách làm việc sơ sài, không cẩn thận. Trên đây là những thông tin về QQ cũng như những ý nghĩa khác xung quanh từ này. Hy vọng đã giúp ích được bạn trong công việc hàng ngày cũng như là cuộc sống. Read the full article
0 notes
aloviet · 1 year ago
Text
Giải đáp:"Huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?"
Giải đáp:"Huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?" - Huyết áp thấp có uống được hoa hòe không? Người huyết áp thấp không nên dùng hoa hòe. Nó chứa tác động lên mao mạch máu chỉ có lợi cho người cao huyết áp - 2o6lwbwrrk
https://aloviet.vn/huyet-ap-thap-co-uong-duoc-hoa-hoe-khong-cach-chua-huyet-ap-tu-hoa-hoe.html
Tumblr media
0 notes
thptngothinham · 1 month ago
Text
[Văn mẫu 10] Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, cùng với đó là bài văn mẫu phân tích Cảnh ngày hè cho các em tham khảo. Dàn ý phân tích Cảnh ngày hè - THPT Ngô Thì Nhậm giới thiệu mẫu dàn ý chi tiết đề văn phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có kèm bài văn mẫu. Cùng tham khảo ngay nhé! Dàn ý phân tích Cảnh ngày hècủa Nguyễn Trãi I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm + Tác giả Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà. + Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong trùm thơ Bảo kính cảnh giới của Quốc âm thi tập, là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả. >>> Đọc thêm: Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè ngắn gọn nhất II. Thân bài - Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn: + “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ + “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi. + Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái -> Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời. - Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ: + Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian + Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè + Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió -> Cảnh vật ngày hè tươi tắn, tràn đầy sức sống, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi - Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người: + Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã. + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về + Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp + Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè + Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê. → Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh. ⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống, tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi. - Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác: + Nhà thơ nhìn những tán lá xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta. + Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió -> Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống. - Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi: + “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra + “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái bình trên xứ sở này -> Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông, niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê. + Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ ràng, cụ thể ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất nước. => Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước. - Nghệ thuật: + Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động + Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn + Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị
+ Sử dụng các điển tích, điển cố III. Kết bài - Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước. Tham khảo: Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè Sau khi nắm được dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè chi tiết, em hãy tham khảo bài văn mẫu dưới đây để hình dung được cách làm bài. Văn mẫu phân tích bài thơ Cảnh ngày hè Đặt cho bài Bảo kính cảnh giới số 43, trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, cái tựa Cảnh ngày hè kể cũng phải. Phần lớn thơ thuộc chùm Bảo kính cảnh giới vẫn nghiêng về những gương báu tự răn mình, đúng như chủ đề chung của cả chùm. Trong khi đó, bài 43 này, dù không phải không có cái ý răn mình, nhưng lại nghiêng nhiều về tức cảnh. Toàn thi phẩm là tâm tình nồng hậu của Ức Trai trước cảnh tượng hưng thịnh của ngày hè. Dù được viết cách nay đã hơn sáu thế kỉ, nhiều ngôn từ đã trở nên xưa xa đối với người hiện đại, thậm chí kèm theo luôn phải có cả một bản chú thích lê thê đến gần 20 mục, nhưng Cảnh ngày hè vẫn dư sức vượt qua khoảng cách thời gian dằng dặc, vượt qua rào cản ngôn ngữ rậm rịt để đến được với người đọc bây giờ. Điều gì đã khiến cho bài thơ có được sức sống này? Sự tài hoa của ngòi bút chăng? Vẻ tinh tế của tâm hồn chăng? Tầm vóc lớn lao của một tâm lòng chàng? Có lẽ không riêng một yếu tố nào, mà là sự kết tinh của tất cả thành một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dư vang. Cảnh ngày hè trước hết là một cảnh tượng rực rỡ và rộn rã. Nếu tuân theo nguyên lí “thi trung hữu họa”, người đọc hoàn toàn có thể cảm thụ thi phẩm như một bức tranh. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ. Một bức tranh nghiêng về gam màu nóng, theo lối phân loại của hội họa. Thật là gam màu đặc trưng của ngày hè. Hai câu đề, với những nét bút đầu tiên, đã đưa ngay cái không khí hè đến với người đọc: “Rồi hóng mát thuở ngày trường  Hòe lục đùn đùn tán rợp giương” Ngày hè hiện ra với một tâm thế, một thời gian, một không gian khá ăn nhập với nhau. Ba chữ "Rồi hóng mát" đã gợi ra hình ảnh một Ức Trai trong dịp nhàn rỗi hiếm hoi nào đó đang hóng mát ngày hè. Nhưng ba chữ thuở ngày trường mới giàu sức gợi hơn. Ngày mà dài thì đúng là đã tóm được cái chênh lệch đêm ngắn, ngày dài khá đặc trưng của mùa hè. Nhưng có phải chỉ là chuyện thời lượng đơn thuần không? Hình như còn là chuyện tâm lí nữa. Khoảng thời gian nào mà lại có thể khiến một con người vốn ham gánh vác việc xã tắc giang sơn này cảm nhận là “thuở ngày trường?” Thời ông đang làm rường cột bận bịu với chính sự giữa cung đình của một vị quan đầu triều ư? Không thể. Khi ấy, người say sưa hành sự khó mà cảm nhận về “ngày trường”. Vì thế, chữ “ngày trường” gợi ra những ngày nhàn cư mà chẳng thật thanh nhàn bên ngoài chính cuộc của Ức Trai chăng? Mà đâu chỉ hiện trong nghĩa của chữ, tâm thế ấy như còn ẩn trong âm vang của lời. Chẳng phải thế sao? Câu khai mở đã gây một cảm giác lạ đối với người quen đọc thơ thất ngôn bát cú. Có một cái gì đó như là giao thoa của những cảm giác trái chiều: ngắn mà lại dài, mau mà lại khoan. Sao thế nhỉ? Có phải vì đó là một câu phá cách: lời chỉ có sáu tiếng (lục ngôn), tiết tấu chỉ có hai (3/3). Cả chuỗi lời thì ngắn, mỗi tiết tấu lại dài. Số nhịp thì dồn lại, mỗi nhịp lại trải ra. Sự co giãn này có hiệu quả gì đây? Hãy lắng nghe âm vang của nó: “Rồi hóng mát/ thuở ngày trường” Chẳng phải nó tao ra một ngữ điệu khá khác biệt, chứa đựng những tình điệu dường như cũng trái chiều: vừa hối thúc lại vừa thong dong? Thong dong mà hối thúc, nhàn cư mà bận tâm, chẳng phải là cái tâm thế thường trực ở Ức Trai hay sao? Có lẽ sẽ không ngoa khi nói rằng chính tâm thê này đã ngầm tìm kiếm cho nó kiểu câu trúc ngôn từ như thế trong câu khai mở! Người nghiên cứu hiện đại có thể gọi đó là sự tham gia sáng tạo của vô thức chăng? Kết hợp câu đề thứ hai với câu thực ta sẽ thấy một thiên nhiên dồi dào sức sống được hiện lên qua sắc độ rực rỡ của thảo mộc hoa lá: “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Trật tự không gian trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyển từ tầng không qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sống bên trong cũng như đang trào ra. Các tạo vật thiên nhiên không chịu tĩnh. Chúng động. Màu xanh lục lá hòe thì “đùn đùn” như cuộn lên từng khối biếc, tán hòe thì “rợp giương” như cử lọng giương ô. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểm sắc, cũng không lập lòe dậy lên vài đốm lửa, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựa pháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắc hồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Mật độ dậy của các động thái “đùn đùn”, “rợp giương”, “phun”, “tiễn”... đã tạo nên một sự sôi động đằng sau mỗi loài thảo mộc tưởng chừng tĩnh lại. Như thế, động thái mạnh lại được cộng hưởng bởi  đ�� gắt của gam màu, tất cả làm dậy lên sức sống của thiên nhiên đang kì toàn thịnh. Chưa hết. Chúng ta còn thấy Nguyễn Trãi tinh tế hơn nhiều. Thi sĩ đã bắt được một nhịp vận hành vô hình hối thúc, xô đẩy tạo vật nữa. Chỉ cần chú ý một chút thôi sẽ thấy điều này: thảo mộc thì tiếp nối liên tục từ cao xuống thấp, động thái thì liên tiếp từ trong ra ngoài, lá - hoa - hương thì tiếp ứng nhau, nhất là cái nhịp độ khẩn trương: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Loài này đang thì loài kia đã, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra được không khí các tạo vật đang đua tranh phô sắc, khoe hương. Có lẽ cần dừng đôi chút về câu chữ ở đây. Trước hết, là chữ. Hiện có hai bản ghi khác nhau về câu thơ Hồng liên trì đã ... mùi hương và do đó có hai cách hiểu khác. Một bản ghép là “tin”, nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chép là “tiễn”, nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Đi liền với chữ, là cú pháp. Cặp quan hệ từ “còn”... “đã” trong cặp câu thực biểu hiện quan hệ cú pháp nào? Không ít người chỉ thấy chúng biểu đạt quan hệ suy giảm: “đang còn”... “đã hết”. Từ đó đã dẫn tới việc hiểu nghĩa của chúng là Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng tiên tri đã tin (hết) mùi hương. Hiểu thế có phù hợp không?. Để làm sáng tỏ, ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm căn cứ về văn bản thơ và các quy luật nghệ thuật nữa. Trong nghệ thuật, có quy luật: tiểu tiết phục tùng tổng thể chi phối tiểu tiết. Cảm hứng chung của thi phẩm là về sự sung mãn toàn thịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh (cả thiên nhiên lẫn đời sông) tạo nên tổng thể ở đây cũng phải nhất quán, mỗi chi tiết đều phải góp mình làm nổi bật cái thịnh. Xem thế, chữ “tin” ít có lí. Nó nói cái suy. Tổng thể nói thịnh, tiểu tiết sao lại nói suy? Rõ ràng, “tin” sẽ lạc điệu, phá vỡ hệ thống. Trái lại, chữ “tiễn” nói cái thịnh, mới cộng hưởng được với vẻ toàn thịnh ấy. Về quan hệ cú pháp cũng thế. Cặp phó từ “còn”... “đã”... đâu chỉ nói về loại quan hệ suy giảm: “đang còn”... “đã hết”, mà nó còn dùng để chỉ loại quan hệ tăng tiến: “đang còn”... “đã thêm”. Trong tổng thể này, quan hệ phải là tăng tiến thì mới ăn nhập. Bởi vậy, nghĩa của hai câu thơ chỉ có thể là: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn (đưa/tỏa) mùi hương. Hương sen, sắc lựu tiếp ứng nhau, chen đua nhau cùng hợp nên vẻ toàn thịnh của ngày hè. Ăn nhập với thiên nhiên rực rỡ là một đời sống rộn rã. Theo đó, bức tranh ngày hè toàn thịnh vốn đã đầy màu sắc giờ lại tràn ngập cả âm thanh: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” Nghĩ cũng thú vị, chợ là một hình ảnh vô cùng điển hình của cuộc sống này. Lúc đương đông buổi chợ là hình ảnh vui của một cuộc sống sầm uất đi lên. Còn khi chợ tan là hình ảnh rã đám của một cuộc sống đương đi xuống. Chỉ cần nhìn vào diện mạo chợ, cũng có thể thấy được âm vang của đời sống. Âm thanh “lao xao” từ chợ cá làng ngư phủ đã nói lên vẻ sầm uất của cuộc đời xung quanh. Cả hình ảnh bóng tịch dương nữa. Nắng tắt, bóng tối dâng lên vây phủ bốn bề, âm thanh sinh hoạt cũng dần dần thưa thớt. Lúc tịch dương thì dù đó là miền sơn cước hay chốn chương đài, cũng đều khó tránh khỏi không khí quạnh hiu cô tịch. Nhưng không khí ấy ở đây đã bị xua tan bởi nhạc ve.
Tiếng ve gióng giả inh ỏi như một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. Phải là một tâm hồn mở, một điệu hồn náo nức thì mới có thể nghe tiếng ve inh ỏi thành tiếng đàn cầm ve như thế. Từ làng ngư phủ xa xa của dân nghèo lớp dưới, đến lầu son gác tía của người lớp trên, chỗ nào cũng rộn rã vui tươi. Cái nhìn khái quát đã thâu tóm được toàn, cảnh cuộc sống trong đôi nét bút tài hoa. Trước, vẽ thiên nhiên thì từ cao xuống thấp, giờ, vẽ đời sống lại trải từ thấp đến cao, từ xa lại gần. Lối viết đảo ngược cú pháp, đặt những âm thanh lao xao và dắng dỏi lên đầu mỗi câu khác nào như tạo nên những điểm nhấn. Ta ngỡ như người viết đang muốn phổ vào không gian cả một dàn âm thanh rộn rã. Cảnh hưng thịnh của ngày hè, nhờ thế, mà càng trở nên phồn thịnh hơn. Nếu chỉ dừng lại ở cảnh không thôi, cũng đã phần nào thấy được lòng người vẽ cảnh. Phải, cảnh tượng ấy đâu chỉ nói với ta về sự tinh tế cùa một tâm hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có hồn, đó còn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có dịp dược hiểu về tấm lòng ấy trực tiếp hơn qua chính lời ước ao bộc trực của thi sĩ: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương” Giá chỉ có cây đàn của vua Thuấn, ta sẽ gảy khúc Nam Phong cầu cho dân giàu đủ khắp muôn phương. Cặp câu kết này hé mở cho chúng ta về chí của Ức Trai. Người dám mang trong mình ước nguyện kia phải là ai vậy? Một thi sĩ đơn thuần thôi sao? Một công thần khanh tướng thôi sao? Những kẻ ấy dám mơ đến việc cầm trong tay cây đàn của một quân vương sao? Không. Trong đời, về phận vị, Nguyễn Trãi là một công hầu. Nhưng trong thơ, trong cái thế giới của những khát vọng riêng tư nhất, ông đã bộc lộ khát khao lớn ngang tầm với những bậc quân vương vốn là thần tượng của lịch sử. Điều này có gì là không chính đáng đâu. Và, đó là khát khao tầm cỡ Nghiêu Thuấn. Thêm nữa, Nguyễn Trãi muôn gảy đàn chỉ để ca ngợi cuộc sống phong túc hiện thời thôi sao? Không. Dù cảnh tượng bày ra nhỡn tiền kìa quả là hưng thịnh. Nhưng nó vẫn chưa khiến ông thỏa nguyện. Ông muốn cầm cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong để cầu mong cho dân tình phong túc hơn nữa. Ông mong muốn có một cuộc sống thực sự thái bình. Đó là khát khao sâu kín và cháy bỏng suốt một đời Nguyễn Trãi. Vì nó ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng và tôn tộc của mình. Chẳng thế mà ông cần phải đúc nó vào trong một câu lục ngôn, một câu đột nhiên ngấn lại, như để ghim sâu điều đau đáu của cõi lòng. Thì đó là khát khao Nghiêu Thuấn của một con người suốt đời “âu việc nước” chứ sao! Và, Cảnh ngày hè như thế, chẳng phải là sự hòa điệu tuyệt vời giữa tâm hồn và nét bút của một đấng tài hoa với tấm lòng của một bậc minh vương lương tướng ư? » Tham khảo thêm: Những bài văn hay phân tích Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) ******** Hy vọng rằng dàn ý phân tích bài thơ Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi trên đây sẽ giúp các em hoàn thành bài làm của mình một cách hoàn thiện và thuận lợi. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé! Tuyển tập những bài Văn mẫu lớp 10 hay và chọn lọc / THPT Ngô Thì Nhậm
0 notes
motchieccamang · 2 years ago
Text
Giấc mộng hè
Trôi lặng lẽ
Nhành hoa hòe
Khe khẽ rơi
Tôi!
Đợi chờ ai
Trong khắc khoải
Tận đáy lòng
Thật chẳng mong
Ngày gặp lại
Một ai?
#dưa🍉
Tumblr media
0 notes
thaoduoctanphathcm · 2 years ago
Text
🌼🌼HOA HÒE SẤY LẠNH 👉 Giúp bạn làm đẹp hiệu quả
🔶Tránh tình trạng cao huyết áp 🔶Giúp bạn ngủ ngon hơn 🔶Hỗ trợ tốt cho người bị trĩ 🔶Giúp đông máu nhanh hơn 🔶Hỗ trợ duy trì một vóc dáng đẹp 🔶Giúp bạn có một làn da đẹp
---------------------------------------------------- 💚 XUẤT XỨ: VIỆT NAM Chịu trách nhiệm: CÔNG TY TNHH THẢO DƯỢC THAPHACO ĐC: 128/32B Bùi Quang Là, P12, Gò Vấp, TP.HCM https://duoclieuthaphaco.com/san-pham/cung-cap-si-hoa-hoe-tai-hcm/ 💚 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Có thể dùng hoa cúc để pha trà, nấu chè ---------------------------------------------------- ⚠️ THAPHACO CAM KẾT ⚠️ ⭕ Sản phẩm nguyên chất không pha tạp chất, chất hóa học ⭕ Mang đến chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng ⭕ Nhân viên tư vấn tận tình chu đáo ⭕ Đảm bảo sạch và làm bằng máy móc hiện đại ⭕ Sản phẩm 100% thiên nhiên -----------------------------------------------------
0 notes