#hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Explore tagged Tumblr posts
hoicodo · 4 months ago
Text
Hậu Giang bắt tạm giam đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Ngày 31/8, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hậu Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Vương Văn Hồng Nam (SN 1963, quê tỉnh Trà Vinh; ngụ xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Theo điều tra, từ năm 2015, qua mạng xã hội (MXH), Nam biết đến tổ chức phản động, khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do…
0 notes
wingedmilkshakewolf · 7 months ago
Text
Lãnh 16 năm tù vì 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' - Tuổi Trẻ Online
0 notes
donghoang · 6 years ago
Text
Toàn cảnh Quan hệ Việt - Cam dưới con mắt người Cam và thế giới.
Cách đây lâu rồi, tôi có hân hạnh được đọc bản thảo cuốn “When broken glass floats” của Chanrithy Him trước khi nó được xuất bản và trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới. Tôi đọc say mê, tím tái cả thân thể bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Chỉ đến khi đọc tới câu cuối cùng, tôi mới như bị dội một xô nước lạnh vào mặt. Chanrithy nói rằng, cô "...thoát chết trong gang tấc, và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối cuộc xâm lược từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam".
Những cuộc biểu tình phản đối Việt Nam, những cuộc đụng độ và bài trừ dân Việt ở Campuchia đã diễn ra từ tháng 7 năm ngoái khi chính quyền thân Việt của Hun Sen thắng cử với nhiều cáo buộc gian lận. Đỉnh điểm vào ngày 6-6, Tham tán ĐSQ Việt Nam Trần Văn Thông tuyên bố rằng miền Nam VN đã chính thức thuộc về VN từ rất lâu, trước cả khi Pháp chiếm đóng. Bắt đầu từ tuyên bố này, cờ Việt bị đốt, người Việt bị thanh trừng, lãnh đạo đảng đối lập liên tục gọi thiểu số Việt là “yuon” (savage/man rợ[*]), một bộ phận dân Cam biểu tình đòi lại vùng Nam Bộ Tây Ninh, ngày 9/10 Cambodia Daily đưa tin người biểu tình đốt tiền VN và dọa đốt sứ quán. Trên face của tôi, bạn bè quốc tế liên tục inbox hỏi thăm, bàn bè làm ăn ở Cam cũng cập nhật tình hình lo ngại, báo chí quốc tế hối hả bình luận. Nhưng đương nhiên, cả trăm triệu dân Việt ở ngay sát nách Campuchia phần lớn vẫn nằm duỗi chân ăn mừng quốc khánh của dải đất hình chữ S. Tại sao báo chí VN không đưa tin đầy đủ?
“Nước mày hình chữ C thì có, “Cờ” … kứt ý!” – một bình luận viên gõ như vậy trên một facebook cá nhân mà tôi quen. Hẳn nhiên, comment vô văn hóa này không thể khiến tôi ngồi yên. Căm ghét kẻ dám xúc phạm quê hương là một chuyện, nhưng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm phải đi tìm bằng được những lý giải cho nỗi căm ghét đó. Lịch sử ngày bé tôi học chỉ thấy nói người Cam biết ơn người Việt, đâu có nói đến sự căm hận đến mức như vậy?
Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9 đưa lời dẫn của môt thanh niên Cam "17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám".. Bài báo cũng nêu ra thực trạng của nhiều người Việt ở Cam, không có quốc tịch, con cái không được đến trường, không được mua đất, chủ yếu sống trên thuyền với nghề sông nước.
http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
(Xem bản dich tiếng Viet của Khanh Nguyen ở cuối bài)
Lịch sử (chính thống) luôn được viết bằng ngòi bút của kẻ chiến thắng (Churchill). Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi tại sao một bộ phận dân Cam ghét VN, tôi quyết định chọn đọc những tư liệu của bên thứ ba, tức là những tư liệu được viết bởi những tác giả không phải người Việt hoặc Cam, và ít có liên quan nhất đến cả Việt Nam và Campuchia. (Tất nhiên không tài liệu nào hoàn toàn khách quan cả, nhưng "không Việt không Cam" thì sẽ dễ có khả năng khách quan hơn). Sau đây là tóm tắt một cách sơ lược nhất. Đề nghị các bạn tìm danh sách tư liệu tham khảo bên dưới để đọc chi tiết.
Vương quốc Khmer nằm kẹp giữa hai láng giềng lớn Việt Thái dần dần mất đất từ nhiều lý do khác nhau. Người Campuchia có câu: “cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó”. Sách sử Việt Nam có một cách gọi khác, hào hùng hơn: “mang gươm đi mở nước”. Hẳn nhiên, đây là một đường đi phát triển tất yếu của xã hội loài người "cá lớn - cá bé" ở đâu cũng vậy. Đường biên của các bộ lạc, thành phố tự trị, lãnh thổ chư hầu, đế chế và nay là quốc gia đã luôn luôn đổi thay dựa vào thế mạnh yếu từng thời kỳ của từng xã hội. Lịch sử mà VN gọi là "mang gươm đi mở nước" thực chất là một quá trình lâu dài và phức tạp của nhiều yếu tố chứ không chỉ là thanh gươm: di dân, đồng hóa, áp đặt, thỏa hiệp, và cả đánh chiếm từ Bắc xuống Nam (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng nuôi ít nhiều hằn thù với các nước láng giềng bởi những hiềm khích không thể tránh khỏi trong quá trình xác định biên giới bờ cõi. Đối với người Cam, đế chế Khmer rộng lớn khi xưa bị mất hẳn là một lịch sử tơi bời, và điều này có thể khiến chúng ta hiểu tại sao Campuchia chưa bao giờ hết xích mích với người Thái và chưa bao giờ tin tưởng vào người Việt.
Khi Việt Nam với tham vọng thành lập một liên minh chống Pháp trên toàn Đông Dương, trực tiếp giúp thành lập Đảng dân tộc cách mạng Campuchia (tiền thân của Đảng Cộng sản Campuchia, tức Khmer Đỏ), thì hai bên trở thành đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, đằng sau vỏ đồng minh là niềm uất hận mất nước không bao giờ nguôi ngoai, thậm chí biến thành dã tâm tiêu diệt 50 triệu người Việt đến kẻ cuối cùng. Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam âm mưu thành lập Khối Đông Dương (Indochina Federation) và dắt mũi các nước khác trong đó có Campuchia. Với hai lý do này, Khmer Đỏ yêu cầu Việt Nam trả lại đất tổ tiên (đề nghị xem chi tiết ở các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Với quân số nhỏ hơn nhiều lần, nhưng Khmer Đỏ liên tục thực hiện các cuộc tàn sát đẫm máu dọc biên giới Việt – Cam làm hơn 300.000 người Việt Nam thiệt mạng. Ngày 17-4-1977, chính quyền VN vẫn còn gửi thông điệp chúc mừng chính quyền Khmer Đỏ sau 2 năm thành lập. Đáp lại lời chúc này, 2 tuần sau, đúng dịp 30-4, quân Khmer bất ngờ tấn công thẳng vào An Giang và Châu Đốc, giết hại hàng trăm dân thường. Việt Nam buộc phải đáp trả. Cuối cùng, (1) chịu không nổi những cuộc đụng độ và tàn sát dã man, (2) cộng với lý do cho là Campuchia cấu kết với Trung Quốc, cực chẳng đã, Việt Nam quyết định nghe theo Liên Xô chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh lúc đó chỉ còn trên danh nghĩa và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Lưu ý lúc đó TQ đối đầu với Liên Xô. VN là đồng minh của Liên Xô còn Khme Đỏ là đồng minh của TQ. Liên Xô muốn hất cẳng TQ ở khu vực nên ủng hô Việt Nam đánh Khme Đỏ là đồng minh của TQ.
Lấy cớ Khmer phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào "giải phóng” Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh. Lưu ý rằng truyền thông VN được chỉ đạo tuyên truyền đây là nghĩa vụ quốc tế. Lý do Khmer Đỏ "giết người Việt" không được nhấn mạnh bằng lý do Khmer Đỏ "diệt chủng người Cam". Việc VN đưa quân vào Cam vì thế được nhấn mạnh là "nghĩa vụ quốc tế", tạo tiền đề cho kế hoạch của VN tại Cam sau này (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Tuy nhiên, VN không ĐÁNH rồi RÚT, mà dựng nên chính quyền bù nhìn thân Việt và bắt đầu thời kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng. Lý do tại sao thì có rất nhiều (mời đọc thêm các tư liệu ở dưới), trong đó quan trọng nhất là việc Việt Nam muốn diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm quyền. Có lẽ sự man rợ của Khmer Đỏ khiến VN không thể chấp nhận dù một chút rủi ro từ phía các tàn quân. Lưu ý rằng đến tận năm 92, khi các hiệp định quan trọng đã được ký kết thì Khmer Đỏ vẫn tiếp tục tìm giết người Cam gốc Việt với hy vọng họ sẽ không thể bỏ phiếu. Bản thân VN cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì Việt Nam đã “dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia” (Hồi ký Trần Quang Cơ). Cũng có ý kiến cho rằng VN ban đầu tự vệ và giải phóng Capuchia, sau đó do chạy theo "tham vọng" lớn mà trở thành "sa lầy" ở đây trong một ván cờ của hai nước lớn Trung Quốc đối đầu với Liên Xô (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược - (invasion). Khi tôi đến nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, thì nơi đây, đáng lý phải coi là tượng đài của việc người Cam biết ơn người Việt thì giấy trắng mực đen trên các tấm bản hướng dẫn khách tham quan vẫn tuyên bố Việt Nam "xâm lược" Campuchia.
Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược dù đã cứu họ thoát khỏi chế độ diệt chủng? Một lý giải cho cách hiểu này (theo như các tài liệu đưa ra ở dưới) là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer, mà sau đó đã nhúng tay quá sâu vào chính trị, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị Cam. Cần phải phân biệt rõ ràng hai chuyện này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt. Họ mang ơn vì một chuyện (Khmer Đỏ), nhưng sau đó thành mang oán vì những chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị + cho là VN lấy đất). (Một số bạn comment ở dưới thêm vào lý do một số người Việt làm ăn quá mức tinh quái đến thành lừa lọc nên bị người Cam ghét) .
Tuy nhiên, Trung Quốc coi việc VN dựng lên chính quyền bù nhìn thân Việt là một hành động qua mặt “láo xược” của đàn em, cộng với việc ViệtNam ký kết hiệp ước với Liên Xô được TQ cho là có mưu đồ bành trướng khu vực, nên đã khơi nguồn cuộc chiến tranh biên giới 79 để chia lửa với Khmer Đỏ, và để dằn mặt, nhằm bắt Việt Nam dời quân từ phía Nam lên phía Bắc, tạo điều kiện cho Khmer Đỏ lấy lại sức mạnh (xem trích nguồn bên dưới **).
Trong thời kỳ trụ lại Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng. 80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền bù nhìn do VN lập nên. Việt Nam không được phép ra nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như IMF. Thụy Điển - một nước từng hết sức ủng hộ VN cũng rút toàn bộ viện trợ. Nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ của Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng ý đồ nguyên thủy của VN là thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Khmer. Nhiều nước coi việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị mà VN có thể vừa là người chơi vừa là nạn nhân. Nhiều nhà sử học đặt giả thuyết nếu Khmer Đỏ không tàn sát dã man người Việt thì hai bên vẫn sẽ tiếp tục là đồng minh, cho dù dân Campuchia có thể bị diệt chủng (xin xem thêm chi tiết trong các tài liệu bên dưới).
Từ góc nhìn này, Thaí Lan - một nước chưa bao giờ cảm thấy thoải mái vì cho rằng VN có tham vọng lớn ở Đông Nam Á, sợ rằng VN sau khi thôn tính Cam sẽ nuốt chửng cả Thái Lan- đã cưu mang những thành viên thất trận của Khmer Đỏ, cùng khối ASEAN yêu cầu VN lập tức rút quân để người Cam có thể thực hiện một cuộc bỏ phiếu mà không bị ảnh hưởng của thế lực nước ngoài. Một số nghiên cứu thậm chí cáo buộc VN vi phạm nhân quyền khi phong tỏa lương thực các vùng do tàn quân Khmer Đỏ chiếm giữ, khiến hệ quả phụ là hơn 600.000 dân Campuchia chết đói (xem trích dẫn nguồn ở dưới**).
Việt Nam có lẽ sẽ còn trụ lại Campuchia lâu hơn thời gian 10 năm nếu Liên Xô và hệ thống các nước XHCN không sụp đổ. Mất sự ủng hộ từ Liên Xô, chính quyền VN lúc đó buộc phải cầu hòa với TQ để tìm chỗ dựa/ anh cả mới. Kết quả của sự đổi chiều này chính là Hội nghị Thành Đô (Chengdu secret meeting) , được tổ chức bí mật và cho đến nay vẫn không hề được công bố. Lấy cớ hai nước cùng chung lý tưởng cộng sản, Lê Đức Anh tuyên bố: " Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc"
Tuy nhiên, phía TQ một mực yêu cầu sẽ chỉ chấp nhận bình thường hóa quan hệ nếu Viet Nam hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia. Trong cuốn Hồi Ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, ghi rõ "kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là "Biên bản tóm tắt" gồm 8 điểm, có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia, còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả.".
Để đổi lại sự ủng hộ của TQ, chính quyền VN không những phải bác bỏ luận điệu chính trị của chính mình suốt 10 năm, coi TQ là kẻ thù, phải từ bỏ ảnh hưởng cuả mình tại Campuchia, rút quân toàn bộ khỏi Cam, mà thậm chí phải sửa đổi cả Hiến Pháp . Hiến pháp năm 1980 gọi TQ là "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 bỏ hẳn. Cuộc chiến biên giới năm 79 cũng gần như bị xóa khoỉ sách giaó khoa và các tư liệu lịhc sử đại chúng. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, báo chí không được phép đưa tin. Năm 2013, chỉ có duy nhất tờ Thanh Niên đưa headline Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, và được coi là một tờ báo dũng cảm.
--> Từ những tư liệu đọc được trên đây, cộng với viêc người Việt lâu nay vốn hay có ý coi thường người Cam, tôi đã có thể hiểu được sự kiêu hãnh/ thậm chí thành kể cả ngạo mạn của kẻ tự cho mình là quân giải phóng cứu dân Cam khỏi họa diệt chủng, sự mù mờ dối trá của môn lịch sử đang giảng dạy tại nhà trường (mà thực chất là môn chính trị học, sàng lọc sự kiện)… là những lý do khiến Việt Nam thiếu sự đề phòng với đất nước láng giềng vẫn còn như con thú bị thương này. Bạn tôi nói một bộ phận người Cam nhìn người Việt còn nhiều nghi ngờ sâu sắc hơn cả người Việt nhìn người Trung Quốc. Những người biểu tình chống VN hiện nay ở Cam không chỉ đòi lại đất ngày xưa mà còn yêu cầu người phát ngôn của VN rút lại lời tuyên bố hồi tháng 6 về thực trạng chủ quyền một phần miền Nam VN trước khi Pháp đô hộ. Những kẻ cực đoan và bị kích động thì yêu cầu đuổi người Cam gốc Việt về nước. BBC đã có phóng viên tường thuật tại buổi biểu tình về vấn đề đòi đất của người Cam ngày 6-9.
https://www.facebook.com/video.php?v...388303&fref=nf
Sẽ còn mất nhiều thời gian để chúng ta hiểu rằng tại sao 15.000 chiến sĩ hy sinh xương máu ở Campuchia với 30.000 người bị thương mà một bộ phận dân Campuchia lại nhanh chóng chuyển từ biết ơn sang oán thán? Tại sao 5% thiểu số người Việt phần lớn là dân nghèo làm nghề chài lưới hiện ở Cam bị một số người bản xứ nhìn nhận như kẻ thù hơn là những người nhập cư đến làm ăn sinh sống? Bản thân tôi sẽ phải tự đi tìm câu trả lời tại sao gia đình của chính mình phải chịu cảnh chia cắt khi đất nước đã thống nhất mà người đàn ông vẫn phải tiếp tục lên đường cầm súng ở một chiến trường khác? Tại sao Khmer Đỏ gọi Việt Nam là “cá sấu”? Cuốn sách đen (The Black book) của Khmer ám chỉ rằng chẳng ai tin con cá sấu, kể cả khi nó rơi nước mắt.
Vậy tại sao tôi viết post này? Lý do thứ nhất đơn giản vì báo chí VN không đưa tin, hoặc đưa tin nhỏ giọt. Bất kể một người dân bình thường nào cũng có quyền được biết nếu quốc kỳ của họ bị đốt ở một xứ ngoại bang. Họ có quyền được biết, và có quyền được hiểu tại sao lại nên cơ sự. Có bạn bảo là tôi đổ dầu vào lửa. Ơ hay, ở Cam mới có lửa chứ ở VN thì đã làm gì có dầu mà đòi châm lửa. Nhiều người Việt không hề biết cờ Tổ Quốc bị đốt, rằng người láng giềng ghét mình như mẻ, thậm chí đòi lại đất cho là "bị cướp" thì tôi dựng cột khói báo tín hiệu cho hay. Nghe tin dữ yếu tim không chịu được thì mắng người đưa tin là sao? Lại nữa, có bạn kêu vừa đi Cam về xong, chả thấy gì? Đương nhiên là bạn không thấy gì rồi. Bạn muốn trước khi người ta đốt cờ VN sẽ gửi email thông báo đến tất cả mấy chục triệu người ở khắp Campuchia để họ và bạn chuẩn bị mang máy ảnh đến chứng kiến chắc? Hay là bạn muốn bản thân mình ngồi trong quán cà phê mà thấy được tất cả những gì diễn ra ở mọi xó xỉnh trên đời? Ai mà cũng như Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thấy được mọi thứ như thế thì cần cóc gì đến báo chí? Trong cuốn Con Đường Hồi giáo tôi vừa xuất bản, có hẳn một chương tôi ở Syria cả tháng trời giữa lúc đất nước nội chiến mà chẳng thấy một giọt máu. Bạn "không -thấy-gì" không có nghĩa là "không-có-gì" xảy ra.
Thứ hai, tôi cho rằng sách sử Việt Nam không đưa ra cái nhìn khách quan chân thực. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ không-bao-giờ có được cái nhìn khách quan tuyệt đối, nhưng với sự va chạm của những nguồn tư liệu khác nhau không bị kiểm duyệt, chúng ta có thể cố gắng chạm vào gần hơn đến Sự Thật.
Lý do thứ ba, tôi muốn hiểu tại sao người Cam chưa bao giờ ghét người Trung Quốc như ghét người Việt, dù TQ từng chống lưng Khmer Đỏ, thậm chí từ trước khi TQ đầu tư hàng tỷ đô la vào đây và viện trợ đầy phóng khoáng cho Cam? Tại sao Campuchia bỏ phiếu phản lại nỗ lực của khối ASEAN bảo vệ chủ quyền biển Đông chống Trung Quốc tại hội thảo ASEAN 2 năm trước?
Tại sao bên cạnh rất nhiều những người Cam yêu VN lại có những người Cam ghét người Việt đến thế? Tại sao cờ Tổ Quốc tôi bị đốt cháy? Tại sao người Việt ở Cam đang ngày đêm lo sợ?
Tại sao xương máu của bao người Việt ngã xuống mà vẫn không thể đổi lại được lòng tin và tình bằng hữu của nước láng giềng? Tại sao VN tốn kém sức người sức của đến thế mà đổi lại chỉ là một sự nghi ngờ từ phía dân chúng? Nếu ván bài chính trị này tính sai, VN được gì ngoài sự ngã xuống của hàng vạn thanh niên để đổi lại một gia tài oán hận? Khi Hun Sen không còn nắm quyền, VN sẽ xử lý ra sao với một Campuchia thân TQ, xử lý ra sao với tình trạng cả phía Nam lẫn phía Bắc bị bủa vây bởi những láng giềng không hữu hảo?
Ai thực sự biết ơn VN, người Cam hay Hoàng gia Cam? Có phải họ tuy biết ơn VN đã cứu thoát khỏi họa diệt chủng nhưng không thể nguôi đi nỗi thù mất nước từ xa xưa? Có phải họ chịu ơn cứu mạng của VN nhưng lại nhanh chóng bị mất lòng tin khi thấy quân VN sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng thì không rút đi mà tiếp tục ở lại, thành lập rồi giật dây chính quyền bù nhìn Heng Samrin?
Có phải những hận thù này đang được cố tình đổ dầu vào lửa, được các đảng phái chính trị đối lập với độc tài Hun Sen ở Cam lợi dụng cho những ván bài chính trị mới, kích động một bộ phận dân chúng tuy nhỏ nhưng hung hăng để tạo phản ứng dây chuyền, và kẻ chịu nạn là những người Cam gốc Việt vô tội?
Hận thù với láng giềng thì hầu như nước nào cũng có. Và tôi tin rằng hận thù nào cũng có thể hóa giải. Trân trọng quá khứ và cởi mở với nhau là điều kiện tiên quyết để tạo nên các mối giao hảo vững bền. Hơn bao giờ hết, quyền lợi của các quốc gia đang được thắt chặt vào nhau.
Hãy nhìn châu Âu mà xem, giết nhau hàng bao nhiêu thế kỷ mà giờ đường biên thênh thang không có cả lính gác. Tạo sao? Bởi châu Âu cũng như rất nhiều nước ngoài châu Âu không ngần ngại phán xét lịch sử của chính mình, phân tích chi ly cái gì đúng cài gì sai, chửi rủa những lỗi lầm của chính mình, liên tục nhắc thế hệ đi sau về những sai phạm của thế hệ đi trước. Có bạn tên @Phạm Trang comment ở dưới nói rằng có đất nước nào bôi xấu lịch sử của mình đâu. SAI ! Lịch sử VN thì đương nhiên là ta làm cái gì cũng đúng, chưa bao giờ chính quyền trên đất nước này làm cái gì sai cả !!!.
Nhưng nếu bạn bước ra thế giới sẽ thấy dù không bao giờ đạt 100% khách quan, nhưng nhiều nước văn minh luôn cố gắng hạn chế dùng lịch sử như một thứ đồ trang điểm cho đẹp hay công cụ tuyên truyền mà cố gắng nhìn nhận nó như một KHOA HỌC, tức là có đúng có sai, có phản biện và tranh luận. Cứ cách vài chục bước chân ở trung tâm Berlin bạn sẽ thấy những tấm biển lớn, chữ hai thứ tiếng Anh-Đức thông báo về những sự kiện lịch sử đen tối của Quốc Xã đã từng diễn ra ở địa điểm hay tòa nhà này trong quá khứ. Trẻ con Hà Lan được học về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi mà chính cha ông họ dựng lên, thậm chí bài quốc ca của họ vẫn còn nguyên trạng lời hát: "chúng ta nguyện trung thành với hoàng đế Tây Ban Nha". Người Pháp và Anh thẳng thắn nhìn nhận hậu quả của những năm dài đô hộ thế giới, lập ra hàng trăm quỹ cứu trợ để hòng chuộc lại một phần lỗi lầm. Người Mỹ không che giấu sự thật về những vụ tàn sát người da đỏ. Thậm chí cả những nước có chủ nghĩa dân tộc cao như Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu công nhận cuộc diệt chủng người Armenia. Thế giới vừa kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng triệu bông hoa được cài lên áo cho TẤT CẢ những chiến sĩ ngã xuống ở cả hai phe, bất phân ta-địch.
Người chết luôn luôn được tôn trọng, nhưng những nguyên nhân và hệ quả của chiến tranh, những quyết định của TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO thì phải được nhìn nhận rõ ràng đúng sai. Phán xét lịch sử KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với phán xét hành động hy sinh xương máu của các chiến sĩ mà là phán xét quyết định của người làm lãnh đạo, gửi quân ra chiến trường. Nói một cách khác, phải phán xét đúng sai để có thể tiết kiệm và tránh được đổ máu cho những người lính của hiện tại và tương lai. Như vậy, cái chết của họ mới không thành những con số vô nghĩa. Tại sao những quốc gia này làm thế? Bởi lịch sử sẽ trở nên vô dụng nếu ai cũng chăm chăm cho rằng mình làm gì cũng đúng, nếu sai thì thì có những lý do này nọ để thông cảm được. Chỉ có tôn trọng lịch sử, nhìn nhận và phán xét đúng sai rõ ràng thì những mối thâm thù mới có thể hóa giải, mới thấy cái chết là không cần thiết, những người từng giết nhau mới có thể nắm tay nhau trở thành bạn làm ăn.
Mối quan hệ Việt Cam may mắn chưa đến mức thảm sát nghiêm trọng như những ví dụ tôi nêu ra ở trên, nhưng cũng lại phức tạp hơn vì trắng đen không rõ ràng, người Cam vừa mang ơn vừa mang oán. Các làn sóng nghi ngờ, thậm chí thù hằn đối với người Việt là có thật và đang bị kích động bằng các chiêu bài chính trị. Nhưng tôi tin rằng hai nước Việt Cam hoàn toàn có thể để quá khứ sang một bên, hóa giải ân oán như chúng ta đã từng làm với Nhật, Pháp, Mỹ. Nếu chúng ta có thể tha thứ được cho kẻ thù, tại sao không thể lắng nghe tâm tư của kẻ mình từng cứu nạn? Và để hóa giải thì buộc phải có sự chân thành, phải có thành ý thực sự muốn tìm hiểu tại sao người hàng xóm lại ghét và nghi ngờ tấm chân tình của mình đến thế dù được mình cứu sống. Trước khi mắng họ vô ơn, hãy kiềm chế cơn giận và lắng nghe họ giãi bày.
Đường biên giới Việt Cam có thể sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Cũng như những đường biên giới khác trên thế giới này sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Tôi cũng như hàng triệu người Việt khác sẽ luôn ôm vào lòng hình ảnh đất nước hình chữ S. Nhưng tôi cũng sẽ phải hiểu rằng, cùng với hình ảnh lá cờ Tổ Quốc bị đốt cháy, lịch sử không bao giờ khép lại hay sang trang. Người ta chỉ cố tình hay vô ý quên nó đi trong chốc lát mà thôi.
---
(*) Nhiều người Cam gọi Việt là "youn", nhưng một số không hiểu nghĩa. Một cách lý giải khác cho từ này là do chiết xuất từ chữ Yueh theo cách người Tàu gọi người Việt.
(**) Con số người Cam chết được trích từ tư liệu của cuốn "Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land" (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất đầy trắc trở), tác giả Joel Brinkley
(***) Sách tham khảo thì rất rất nhiều. Và đương nhiên khôgn có cuốn nào khách quan tuyệt đối cả. Vấn đề là khách quan đến đâu. Muốn tiến gần đến sự thật do vậy không có cách nào khác là phải tìm đọc từ nhiều nguồn.
Đây là một facebook status nên đương nhiên là không có chức năng đưa đủ thông tin. Đề nghị các bạn đọc và tìm hiểu thêm, rồi TỰ RÚT RA KẾT LUẬN CHO CHÍNH MÌNH.
Tôi xin giới thiệu ở đây một vài cuốn cá nhân tôi cho là có khá nhiều thông tin cho những ai muốn tìm một ý kiến khác, hoặc một ý kiến ngoài cuộc về lịch sử của mối quan hệ Việt Cam. Không nhất thiết phải đồng ý với các tác giả, nhưng đọc để tham khảo, so sánh, và biết các nhà sử học quốc tế nhìn nhận chúng ta như thế nào.
1. "Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War" (Tại sao Việt Nam xâm lược Campuchia - Văn hóa chính trị và nguyên nhân của cuộc chiến), tác giả Stephen J. Morris
2. Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard (Con tốt đen Campuchia trong ván cờ của các nước lớn), của tác giả Micheal Haas.
3. A History of Cambodia (Lịch sử Campuchia), của David Chandler
4. Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất nhiều thăng trầm), của Joel Brinkley
---
P/S cho những bạn hay đọc kiểu "đọc một suy luận mười", bới bèo ra bọ, (không tìm ra bọ thì vẽ ra bọ), nhé! Chán các bạn lắm rồi ạ! Đề nghị các bạn block tôi đi nhé!
1. Bạn gọi quá trình VN mở rộng xuống phía Nam là gì tùy bạn. Ở post này, tôi chỉ đưa ra hai cách nhìn, một là của lịch sử VN (mở nước). Hai là của người Cam (mất nước). Bản thân tôi chấp nhận cả hai. Quan điểm của tôi là luôn nhìn lịch sử thông qua những mất mát cũng như vinh quang của cả hai phe.
2. Người Cam đương nhiên biết ơn người Việt, Hun Sen lại càng biết ơn tợn. Thế nên ông ấy mới lên tiếng đính chính là "người Việt không xâm lược Campuchia mà là revive (cứu sống) Campuchia. Không có người Việt, dân Cam chắc không chỉ dừng lại ở con số hơn 2 triệu người chết dưới bàn tay diệt chủng man rợ của Khmer Đỏ.
3. Tuy nhiên, cùng với sự biết ơn đó là sự oán ghét CHƯA thể nguôi ngoai. Tâm lý người Cam vì vậy rất nhạy cảm, vì họ vừa biết ơn lại mang oán. Thế nên mới có chuyện trong khi chúng ta tưởng họ mang ơn mình thì họ đốt cờ VN. Mối thù này tuy không bùng phát ra ngoài, không phải ai ai cũng mang trong đầu, chỉ một số nhỏ dân chúng bị kích động, nhưng nó là mối thù có thật, và nó được các đảng đối lập lợi dụng triệt để để thu hút phiếu bầu. Post này để cho bạn biết cái gì đang diễn ra, và cá nhân tôi đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại diễn ra như thế. Đừng có đặt chữ vào mồm tôi, cho là tôi ủng hộ các đường biên quốc gia trên thế giới có thể vẽ lại. Vẽ lại thế quái nào được? Ai mà cũng đòi trả lại đất đai từ xa xưa thì thành Israel-Palestine hết à? Mệt lắm các nhà suy diễn ạ! Đừng có hồ đồ kết luận tôi phản động, vô ơn, về phe nọ phe kia, không tôn trọng xương máu người ngã xuống. Bạn nào mắc lỗi này tôi xin block thẳng luôn. Đơn giản vì bạn không những mắc lỗi suy diễn mà còn vi phạm một trong những nguyên tắc tối thiểu của tranh luận văn minh: chỉ thảo luận về ý kiến chứ không xúc phạm cá nhân người nêu ý kiến.
4. Vì vậy post này là hành trình cá nhân tôi đi tìm câu hỏi tại sao người Cam mang ơn mà trả oán. Tôi CHƯA bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, liệu việc VN đem quân vào Campuchia và ở lại đó có chính nghĩa hay không, mục đích của post (số 3) là để hiểu TẠI SAO một số người Cam hành động như vậy. Tạm thời có 3 lý do: (1) Di chứng lịch sử từ xưa để lại; (2) Các vấn đề xung quanh Khmer Đỏ và sự can thiệp quân sự cũng như chính trị của VN tại Campuchia; (3) Sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân tộc cũng như cung cách làm ăn của một bộ phận người Việt hiện nay tại Cam.
Bạn nào muốn bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, có chính đáng hay không, xin để dành một dịp khác để tôi kịp trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu giỏi đã rồi chúng ta bàn luận cũng chưa muôn. Yêu cầu duy nhất là các ý kiến này phải dựa trên chứng cứ khoa học rõ ràng trên các tài liệu của bên thứ ba (không Cam không Việt) để chúng ta có thêm cơ sở tiến gần đến sự thật, bởi đương nhiên, chưa chắc những gì tôi đọc hiểu đã là toàn vẹn. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi TẠI SAO. Và vì muốn biết TAI SAO, chúng ta buộc phải mở lòng đặt mình vào vị thế của người Cam để có thể hiểu được nỗi lòng của họ.
Một số bạn ngang nhiên nói rằng bản chất của người Cam là như thế: họ là lũ VÔ ƠN. Nói thế thì có khác gì những người Trung Quốc mắng VN vô ơn, được TQ giúp cho bao nhiêu đạn dược để đánh nhau mà lại phản bội lại công hàm Phạm Văn Đồng? Có bao nhiêu người TQ có thể ngồi xuống bình tĩnh lắng nghe người Việt giải thích ngọn ngành? Nếu mình không thể làm được thế với Campuchia thì đừng đòi hỏi TQ phải hiểu tại sao VN nổi giận.
5. Một số bạn bảo sao lại nói ra chuyện này, không có lợi. Tôi cho rằng nhiều người Việt không hể biết một bộ phận dân Cam lại có thể ghét mình đến mức này. Phải lựa chọn giữa hai trường hợp: (1) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng mình BIẾT TẠI SAO nó ghét mình để mà còn tìm cách hóa giải ân oán, và (2) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng minh KHÔNG HỀ BIẾT, lại cứ tưởng nó MANG ƠN mình nhiều lắm. Bạn chọn cách nào?
6. Đừng có đòi tôi phải đưa ra giải pháp. Tôi là dân đen giống như bạn, thấy chuyện thì tri hô lên, cùng lắm là tốn công mày mò thêm để hiểu "tại sao". Chúng ta trả thuế cho nhà nước làm cái việc "tìm ra giải pháp". Tôi không phải là nhà nước.
7. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì với tư cách cá nhân, thì tôi xin thưa là sẽ gửi tất cả những người bạn Campuchia mình quen biết một lá thư, nói rằng mày biết không, có một ông nhà thơ ở nước tao t��n Nguyen Duy nói rằng: "bên nào thắng thì nhân dân cũng bại". Tao hiểu tại sao mày cáu, tao hiểu tại sao mày ghét người Việt. Tao hứa sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử. Chuyện của chính quyền với nhau, xin mày đừng lẫn lộn với chuyện của dân đen.
Các bài báo về chuyện người Cam bài Việt đây nhé! Tôi chọn 4 nhóm llink, để tạo sự khách quan, một nhóm của Cam, nhóm của Việt (hai thứ tiếng của báo Thanh Niên và Dân Trí về vụ bài Việt ở Cam), hai link còn lại của phương Tây, và Al-jazeera được tôi coi như hãng thông tấn có vai trò làm cân bằng cán cân với phương Tây.
Báo chính thống của Campuchia
http://www.cambodiadaily.com/…/khm...ters-burn-…/
http://www.cambodiadaily.com/…/nat...ge-on-thre…/
Báo nhà mình
http://dantri.com.vn/…/mot-nguoi-v...hia-bi-danh…
http://www.thanhniennews.com/…/vie...ambodia-to-…
Hãng thông tấn Al-jazeera
http://www.aljazeera.com/…/cambodi...ask-anti-vi…
Hãng thông tấn Reuter
http://www.reuters.com/…/us-cambod...BREA3R1CN20…
----
Nếu bạn có đủ thời gian, đây là phần dịch của bạn @Khanh Nguyen với bài viết "17/20 người bạn tôi ghét Việt Nam"
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt Nam'
Nguồn: Emily Wight, 'Out of 20 of my friends, 17 hate the Vietnamese', báo Phnom Penh Post, bản online, ngày 6 tháng 9 năm 2014, http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt' Nam', đó là cảm nghĩ của bạn Tep Afril, một sinh viên 22 tuổi ngành công nghệ thông tin tại trường đại học Campuchia.
Một người bạn khác cùng nhóm với Tep cũng thừa nhận rằng đã từng nghĩ rằng người Việt Nam ở Campuchia che giấu một 'mưu đồ bí ẩn' nào đó.
Những bạn khác cũng đề cập đến một tâm lý chung của nhiều người Campuchia cho rằng những người Việt đang làm việc ở Campuchia với mục đích 'xâm lược', giống như cách giới quân sự của họ đã làm vào năm 1979, đẩy lùi quân Khmer Đỏ rồi đóng quân hơn 10 năm.
Afril miêu tả quan điểm của người Campuchia - một quan điểm mà chính Afril cũng không đồng tình - với một thái độ thẳng thắn khác thường đối với một vấn đề vốn rất nhạy cảm. 'Ở Campuchia, chúng tôi có một ấn tượng không tốt về người Việt Nam.'
Thái độ khoan dung của Afril chính là mục tiêu phấn đấu của chương trình trao đổi văn hoá Sarus, chương trình tổ chức dự án xây dựng kết nối cộng đồng giữa người bản địa và người gốc Việt ở Campuchia.
Vào tháng 7, dự án này đã chào đón 10 sinh viên Việt Nam đến Campuchia đánh dấu 4 năm nỗ lực của chương trình vốn được tài trợ bởi tổ chức xây dựng hoà bình quốc tế Sarus.
Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh tâm lý bài trừ Việt Nam lan rộng và có khuynh hướng bạo lực ngày càng cao trong cộng đồng người Campuchia bản xứ.
Vào tháng 2 năm nay, Trần Văn Chiến (hoặc Chiên), một người Campuchia gốc Việt, đã bị đánh chết bởi đám đông ở thủ đô Phnom Penh trong một khung cảnh mà một nhân chứng miêu tả là 'dân yuon... đánh dân Khmer' (yuon: là từ lóng dân địa phương dùng để chỉ người Việt)
Vào tháng trước, chính phủ Campuchia vừa triển khai chương trình điều tra dân số, một chương trình mà nhiều người cho rằng nhắm đến người gốc Việt ở Campuchia.Có ít nhất hơn mười trường hợp bị trục xuất khỏi Campuchia.
Trở lại với chương trình trao đổi văn hoá của Sarus, vốn luôn nhấn mạnh việc không có bất kỳ mưu lợi chính trị nào đằng sau hoạt động của tổ chức, nhân viên điều phối Heng Sokchannaroath (gọi tắt là Naroath) cho biết chương trình năm nay đã được thực hiện một cách khác đi.
Trong 3 năm vừa qua, chính các nhân viên của Sarus phụ trách tổ chức các sự kiện; tuy nhiên năm nay, họ đã mời thêm các thành viên tham dự và các thực tập sinh tham gia vào việc quyết định chương trình hoạt động. Tiếp sau 2 tuần của các bạn sinh viên Việt Nam ở Campuchia như thường niên, lần đầu tiên sẽ có 10 bạn sinh viên Khmer đến Việt Nam để tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng như hoạt động trí phòng học ở các làng nghèo khó ở Việt Nam.
Đây là nỗ lực của chương trình nhằm cải thiện những định kiến tiêu cực bằng cách xây dựng thái độ tích cực cho thế hệ trẻ ở cả hai nước, như lời giải thích của Naroath - điều phối viên dự án. Cô cho biết thêm: 'Các bạn sinh viên sẽ là thế hệ lãnh đạo tương lai của 2 quốc gia, vì thế họ có tiếng nói vô cùng quan trọng. Họ có thể nói chuyện với bạn bè và chia sẻ những trải nghiệm của ho về chương trình.'
Các bạn sinh viên Việt Nam trong chương trình này sẽ có hai tuần ở Campuchia, tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Kandal vốn có nhiều người gốc Việt và cả dân nhập cư từ Việt Nam sang. Ở đây họ sẽ cùng làm việc với các bạn sinh viên ngừơi Khmer bản xứ.
Đối với nhiều người gốc Việt ở Campuchia, cuộc sống là sự đấu tranh sinh tồn từng ngày trong một xã hội vốn không chấp nhận họ. Không quốc tịch đồng nghĩa với việc trẻ em không thể đến trường., còn cha mẹ của các bé thì không thể mua đất mua nhà. Nhiều gia đình sống trên những ngôi nhà nổi ven sông thiếu vệ sinh và ủ nhiều mầm bệnh đặc biệt khi mùa mưa ngập lụt.
'Nhiều người ở đây không có giấy khai sinh ngay cả khi họ được sinh ra trên đất Campuchia; họ không đến trường; họ không được chính phủ chăm sóc, và thậm chí cộng đồng bản địa cũng chả đoái hoài quan tâm gì đến họ.'. Naroath cho biết và cô hy vọng rằng tổ chức Sarus sẽ có thể giới thiệu chương trình trao đổi tương tự đến người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh ở Myanmar trong tương lai.' (*)
(*) Tình huống xung dot tương tự ở Myanmar diễn ra giữa người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh (còn gọi là nhóm người Rohingya)
Naroath giải thích rằng một phần của mối xung đột nảy sinh từ lich sử chiếm đóng giữa hai dân tộc. Sự hiện diện của quân đội Việt Nam từ năm 1979 đến 1989 vẫn còn hằn lên tâm trí của thế hệ trước. Cô nói thêm: 'Họ nghĩ rằng người Việt đến đây để cướp công ăn việc làm của họ. Đó là vì yếu tố lịch sử - họ xem đó sự xâm lược đất nước Campuchia của người Việt'
Nhưng cội rễ của xung đột sắc tộc này có nguồn gốc sâu xa hơn thế, về tận thế kỷ 17, khi mà người Việt bắt đầu lấn sang lãnh thổ của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Mekong. Vào thế kỷ 19, Việt Nam đã xâm lược Campuchia và thậm chí chiếm đóng cả Phnom Penh dưới triều vua Minh Mạng, vị vua đã cho rằng người Khmer là lạc hậu, điều mà sử gia Joel Brinkley đã ghi nhận lại trong quyển 'Lời nguyền của Cambodia' (Cambodia's Curse).
Chỉ khi vua Norodom ký hiệp định với thực dân Pháp thì Campuchia mới được xem là không còn nằm trong sự kiểm soát của Viêt Nam - dù vẫn dưới quyền Bảo hộ của Pháp, nhiều lao động và nhân viêncôngvụ ở Campuchia lúc bấy giờ đều là người Việt, dẫn đến tâm trạng bất nhẫn trong nội bộ Campuchia.
Khi Việt Nam tiến quân vào Campuchia năm 1979, họ đã đẩy lùi được Khmer Đỏ,một chế độ hà khắc với những chính sách tàn ác đã giết hại gần 1.7 triệu người Campuchia. Nhưng quân Việt Nam đã không được chào đón như những người giải phóng được bao lâu.
Kok-Thay Eng, giám đốc nghiên cứu tại Trung Tâm Dữ Liệu Campuchia (the Documentation Center of Cambodia - DC-Cam) cho biết: 'Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam đã cố du nhập văn hoá Việt vào Campuchia và vấp phải sự phản đối từ người dân Campuchia.'. Ông cũng bổ sung quan điểm cho rằng việc mất đi lãnh thổ Kampuchea Krom hàng thập kỉ trước đã từ lâu gây nên không ít xung đột giữa 2 dân tộc.
Ngày nay, ông cho rằng, nhiều người Campuchia cảm thấy công việc của họ bị đe doạ bởi những người dân nhập cư Việt Nam. Nhiều người khác thì cho rằng dân nhập cư Việt chịu trách nhiệm về nạn khai thác gỗ lậu và đánh bắt cá tràn lan. 'Người Campuchia còn cho rằng các công ty Việt Nam tiếp tay với những thương lái và chính trị gia địa phương để khai thác mỏ, đánh bắt cá tràn lan và cưỡm đoạt tiền lợi nhuận từ du lịch của Campuchia' (**).
(**) lợi nhuận từ du lịch của Campuchia chủ yếu đến từ đền Angkor Wat vốn được quản lý bởi một công ty mà chủ đầu tư được cho là người Việt Nam.
Trọng tâm nỗ lực của tổ chức Sarus để đối trọng lại những thái độ bài trừ Việt Nam trên là sản phẩm từ một nghiên cứu về người Việt Nam ở Campuchia.Những kết luận trên đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu trong ba năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu năm nay sẽ được trình bày trong một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu trong cuối tháng này. Hầu hết tư liệu hình ảnh trong bộ phim được quay tại một ngôi làng ở tỉnh Kandal, tập trung vào đời sống thường nhật của những người Việt nhập cư và người Campuchia gốc Việt tại đây.
Đạo diễn của bộ phim, Porchhay Seng, 23 tuổi, một sinh viên ngành Nghiên cứu quốc tế tại Học viện Ngoại ngữ, cho biết anh tham gia vào chương trình trao đổi này vì niềm đam mê của anh với phim ngắn và cơ hội làm việc vì cộng đồng.Anh thừa nhận, trước khi tham gia chương trình này, bản thân anh cũng có suy nghĩ rằng những người Việt sang Campuchia với một động cơ mờ ám.
Theo nguồn sưu tầm của thành viên voz
24 notes · View notes
tudonewsnet · 6 years ago
Text
Một phụ nữ ở Lâm Đồng bị bắt vì tham gia "Chính phủ Đào Minh Quân"
Hôm 25/4/2019, cơ quan An ninh điều tra tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định khởi tố và bắt giữ bà Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1961, tại tỉnh Lâm Đồng với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Hôm 25/4/2019, cơ quan An ninh điều tra tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định khởi tố và bắt giữ bà Nguyễn Thị Tuyết, sinh năm 1961, tại tỉnh Lâm Đồng với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. (more…)
View On WordPress
0 notes
daiphongland123-blog · 6 years ago
Text
Người đàn ông bị phạt 12 năm tù vì chống chính quyền
Người đàn ông bị phạt 12 năm tù vì chống chính quyền
[ad_1]
Ông Trực bị phạt 12 năm tù. Ảnh: Công an Quảng Bình
Ngày 12/9, TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Trung Trực (44 tuổi) về tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo khoản 1 điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Ông Trực bị nhà chức trách cáo buộc là một trong những người đứng đầu “Hội anh em dân chủ” với vai trò Phát ngôn nhân dân, Trưởng ban đào…
View On WordPress
0 notes
vietluanvanluat · 2 years ago
Text
Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Chia sẻ cho các bạn sinh viên nghành luật tiểu luận: hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên vẫn chưa biết cách làm đủ ý và viết chưa được gói gọn khi viết các bài luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Chính vì thế chúng mình đã ở đây để giúp đỡ các bạn, hãy liên hệ với mình để được tư vấn nhé.
MỞ ĐẦU Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
1 Lý do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công đã xóa bỏ chính quyền nhà nước thực dân phong kiến, lập ra nhà nước độc lập, dân chủ thực sự của nhân dân – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thế nhưng giành được chính quyền đã khó, giữ vững chính quyền còn khó hơn, chính quyền nước ta vừa mới thành lập đứng trước bao khó khăn, thách thức nhất là sự đe dọa trở lại xâm lược của đồng minh và sự chống phá của bọn phản cách mạng. Để giữ vững chính quyền, một trong những vấn đề cấp thiết là phải hủy bỏ hoàn toàn, phá hủy đến tận gốc rể nền tư pháp cũ và bộ máy của nó, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng, nhằm đè bẹp sức phản kháng của bọn thực dân phong kiến đã bị lật đổ và bọn phản động trong nước. Tòa án nhân dân là một trong những bộ phận của bộ máy nhà nước, là một trong những công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản, được giao nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử, vì vậy việc thành lập sớm Toàn án nhân dân để thực hiện nhiệm vụ này là vấn đề cấp thiết của một Nhà nước cách mạng non trẻ. Do nhận định đúng đắn này, ngày 13-9-1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra Sắc lệnh thiết lập các Tòa án quân sự, đánh dấu sự ra đời của Tòa án nhân dân ở nước ta. Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Từ đó đến nay, ngành Tòa án nhân dân nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau, phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử.
Là một công dân Việt Nam, hơn nữa còn là chủ nhân tương lai của đất nước, không thể không trang bị cho mình những kiến thức về bộ máy tư pháp nhà nước – hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân Việt Nam.
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “ Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân theo pháp luật hiện hành”, nhóm sẽ khái quát một cách chân thực và dễ hiểu nhất về hệ thống tòa án nước ta, giúp cho người đọc có được những hiểu biết căn bản về ngành tòa án như: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, chế độ xét xử, nguyên tắc hoạt động, v.v...
3 Nội dung chính
Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân dân Việt Nam
Khái quát về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Toàn án nhân dân.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của Hệ thống Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân địa phương.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Tiểu Luận Cuối Kỳ
I Giới thiệu sơ lược về hệ thống Toà án nhân dân Việt Nam: Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
1 Khái quát về cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Toàn án nhân dân:
Tòa án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý th��c đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
https://vietluanvanluat.com/tieu-luan-he-thong-to-chuc-toa-an-nhan-dan-theo-phap-luat/
Hiện nay, hệ thống tòa án ở nước ta bao gồm: Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Tòa án nhân dân tối cao;
Tòa án nhân dân cấp cao;
Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Các Tòa án quân sự (bao gồm Tòa án quân sự trung ương; các Tòa án quân sự quân khu và tương đương; các Tòa án quân sự khu vực); Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
2 Vị trí xã hội của Tòa án
Là cơ quan trong hệ thống tư pháp, Tòa án có những đặc thù so với các cơ quan khác trong hệ thống này, đó là:
Tòa án, người đại điện của quyền lực tư pháp khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không giải quyết vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội. Tòa án chủ yếu đóng vai trò là một bộ má “quyền lực” chứ không sản sinh ra “công lực” mới, nó thực hiện việc áp dụng pháp luật, đưa việc thực hiện quyền lực tư pháp vào cuộc sống. Bởi vì thông qua quyền lực tư pháp mà pháp luật tác động đến những quan hệ xã hội. Đây là phương tiện chủ yếu trong việc giải quyết các trường hợp xung đột giữa các quan hệ pháp luật.
Tòa án là một cơ quan độc lập. Khi xét xử tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng đắn pháp luật nhà nư���c, không bị ràng buộc bởi bất cứ tác động nào, các cơ quan nhà nước khác không có quyền can thiệp. Nguyên tắc này không có nghĩa là tòa án biệt lập với các cơ quan khác của nhà nước, vì vậy tòa án vẫn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác để cùng cơ quan đó phục vụ tốt các quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
Những người làm công tác xét xử phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý rất cao, đủ khả năng để giải quyết các vấn đề rất phức tạp như xác định tội phạm và người phạm tội và áp dụng hình phạt, phán quyết các tranh chấp, các sự kiện liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Lao động xét xử là lao động sáng tạo trong áp dụng pháp luật, đòi hỏi tư duy ở trình độ cao của người Thẩm phán. Họ phải tiếp cận với một hệ thống đồ sộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, kể cả pháp luật của các quốc gia khác khi có liên quan và cả pháp luật quốc tế. Lao động xét xử luôn luôn bị giới hạn bởi những quy định khắt khe của pháp luật tố tụng về chứng cứ, về thời hạn, về độ chính xác của bản án.
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của tòa án lại càng được khẳng định. Vì tòa án chính là cơ quan thực thi quyền tư pháp trong bộ máy nhà nước và việc thực thi quyền này lại ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu và các giá trị của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, tòa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước về nền công lý của chế độ, đồng thời thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2 Toàn án nhân dân tối cao: Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
1.1 Cơ cấu tổ chức:
Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lãnh đạo cao nhất được gọi là Chánh án.
Theo điều 21 Luật tổ chức TAND[1] năm 2014 thì cơ cấu tổ chức của TANDTC[2] gồm:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
1.1.1 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật;
Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
1.1.2 Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
1.1.3 Các Tòa phúc thẩm
Các Toàn phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án.  Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Theo điều 20 Luật tổ chức TAND năm 2014, TANDTC có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Giám đốc việc xét xử của các Toà án khác, trừ trường hợp do luật định.
Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
Quản lý các Toà án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
2 Tòa án nhân dân cấp cao Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
2.1 Cơ cấu tổ chức
         Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao: gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.
Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luậtt
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
3 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
3.1. Cơ cấu tổ chức Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Theo điều 38 luật tổ chức TAND năm 2014 thì cơ cấu tổ chức của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
3.1.1 Ủy ban Thẩm phán
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy    ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.  Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án chủ trì.  Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn: Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân cùng cấp;
Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.
3.1.2 Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3.1.3 Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung   ương gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thu��c bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tòa án nhân dân tối cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn:
Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng;
Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng;
Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
4 Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
4.1 Cơ cấu tổ chức
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
Bộ máy giúp việc: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
5 Tòa án quân sự Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
5.1. Tòa án quân sự trung ương.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
Bộ máy giúp việc.
Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
5.2 Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:
Ủy ban Thẩm phán;
Bộ máy giúp việc.
Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương:
Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
5.3 Tòa án quân sự khu vực.
Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.
Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với tầng lớp sinh viên, góp phần giúp công tác tư pháp đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trận tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Tiểu luận: Hệ thống tổ chức tòa án nhân dân theo pháp luật
1 note · View note
lanhuong247 · 3 years ago
Text
Kim cương máu là gì? Vấn nạn này cần được lên án và bại trừ
Đối với toàn nhân loại, viên kim cương như một biểu tượng sự giàu có và quyền lực. Với cặp đôi thì chúng lại thể hiện cho sự gắn kết, lời nguyện ước cùng nhau tới đến già. Thế nhưng, tại các quốc gia châu Phi loại đá này lại được xem như một lời nguyền rủa thay vì phước lành. Khi trải qua 2 thập kỉ ngắn ngủi 3,7 sinh mạng đã hy sinh do các cuộc nội chiến. Những thảm kịch suy cho cùng là do những viên kim cương máu lấp lánh và xa xỉ.
Kim cương máu là gì?Năm 1998, Global Witness (NGO) - tổ chức phi chính phủ chống bóc lột tài nguyên, tham nhũng, vi phạm nhân quyền quốc tế đã công bố một báo cáo mang tên cuộc sắm bán tàn khốc (A Rough Trade).
Văn bản này nhằm chỉ ra vai trò của kim cương trong việc tài trợ các cuộc nội chiến Angola. Đây là thời điểm xuất hiện các khái niệm như: kim cương máu, kim cương nóng, kim cương màu đỏ…..
Tumblr media
Hình 1: kim cương máu nghĩa là gì? Vấn nạn này cần được lên án và bại trừ
Sau đó, Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa kim cương máu là các loại đá quý được sản xuất tại các khu vực do phiến quân kiểm soát không được chính phủ bảo hộ.
Tiền thu được từ việc bán những viên đá bất hợp pháp này sẽ sử dụng vào việc mua sắm bán vũ khí và tài trợ cho các hoạt động quân sự phi pháp.
Chính vì những điều trên đã dẫn đến sự bóc lột, cái chết của cá nhân dân vô tội Châu Phi
Tội ác đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ.
Đằng sau vẻ đẹp hào nhoáng, lấp lánh và xa xỉ thì những viên kim cương máu luôn mang trong những tội ác cần được lên án dữ dội và bại trừ.
Trong những thập niên qua, tiền thu được từ buôn bán bất hợp pháp kim cương đã tài trợ cho những cuộc nội chiến và xung đột tại quốc gia châu Phi xảy ra. Họ sử dụng tiền để duy trì quân đội, chế độ chính trị hay các mối quan hệ chiến lược.
Tumblr media
Hinh2: Kim cương nóng được nghiên cứu từ khu vực do phiến quân kiểm soát
các cuộc phản động đã khiến các đất nước này không nhận được bất kỳ nguồn tài trợ bên ngoài nào do những lệnh trừng phạt quốc tế. Thậm chí họ bị cấm hoạt động buôn bán với quốc gia khác.
Ở các vùng đất mà phiến quân chiếm đóng, hàng nghìn cá nhân dân thường đều bị biến thành nô lệ khai thác "kim cương máu". Sự sống hàng triệu người bị đe dọa, họ bị đánh đập và hãm hiếp mỗi ngày.những con số về lời nguyền “kim cương máu”Cuộc chiến ở Angola: 1961 – 2002Kim cương máu đã tài trợ cho những cuộc nội chiến xảy ra. Năm 1961-2002, cuộc nội chiến Angola đã làm cho ít nhất 500.000 nghìn người mất mạng. Song song đó là hàng ngàn người khác bị thương tật do bom đạn.
Chịu trách nhiệm chính cho cuộc nội chiến Angola là đạo quân nổi loạn UNITA Liên minh quốc gia vì sự độc lập toàn vẹn của Angola). Tổ chức này kiểm soát khoản 70% lượng kim cương đến từ quốc gia này.
Tumblr media
Hình 3: Cuộc chiến ở Angola đã làm cho 500.000 nghìn người mất mạngCộng hòa Congo (DRC): 1998 – 2003Năm 1998-2003, Cộng hòa Congo (DRC) là cuộc nội chiến vũ trang to nhất trong lịch sử Châu Phi. Với sự tham gia của 9 nước và 20 nhóm vũ trang. Nó đã gây ra cái chết cho 3,8 triệu người, đồng thời đẩy hàng triệu người khác bị đuổi ra khỏi nhà trở thành dân tị nạn. Các tổ chức này cạnh tranh quyển kiểm soát các khu vực giàu kim cương tại phía đông bắc đất nước.
Tumblr media
Hình 4: Cộng hòa Congo (DRC) là cuộc nội chiến vũ trang khổng lồ nhất trong lịch sử Châu Phi
Cuộc nội chiến Sierra LeoneNgày 23 tháng 3 năm 1991, cuộc nội chiến Sierra Leone đã diễn ra suốt 11 năm ở Sierra. Nguyên nhân là do RUF (Mặt trận thống nhất phương pháp mạng) được sử hỗ trợ của NPFL ( Mặt trận yêu nước quốc gia Liberia ) muốn lật đổ chính quyền Joseph Momoh. Trong khoản thời gian 11 năm này, đã khiến cho 50.000 cá nhân chết, một vài bị cắt tay, hãm hiếp, tra tấn và bắt cóc dã man.
Khi năm được quyền kiểm soát Sierra Leone, một lượng khổng lồ kim cương phù sa đã được khai thác. Trung bình, mỗi năm tổ chức này thu được 125 triệu đô nhờ kim cương máu.
Tumblr media
Hình 5: Cuộc nội chiến Sierra Leone đã diễn ra suốt 11 năm ở SierraKim cương máu LiberiaLiberia là quốc gia láng giềng của Sierra Leone. Để ủng hộ cho các cuộc nội chiến của Sierra, quốc gia này đã giao dịch với phiến quân RUF. Với mục đích một bên cung ứng tiền và vũ khí, bên còn lại sẽ thanh toán bằng kim cương máu,
Ước tính đã có khoảng 300.000 Carat kim cương được khai thác và trao đổi. Đem lại khoảng 25 triệu đô la dùng cho cho chiến tranh.
Tumblr media
Hình 6: Khoảng 300.000 Carat kim cương đã chuyên dùng cho cho nội chiến của Sierra
Như vậy chỉ trai qua hai thập kỷ, 7 quốc gia châu phi đã làm cho 3,7 triệu sinh mệnh kết thúc do những cuộc chiến, xung đột tàn khốc. Bên cạnh, hàng triệu sinh mạng khác đang chịu ảnh hưởng nặng nề cho tới ngày nay.
Mong rằng khi nhìn đến các tội ác trên, hy vọng bạn sẽ không chọn mua sắm những
viên kim cương máu
. Các con số chứng minh sự tàn ác phi nhân tính trong những cuộc tàn sát, đánh bom…
Bạn hãy xem thêm:
những mẫu nhẫn cầu hôn kim cương đẹp nhất 2021
chọn lựa các mẫu nhẫn cưới kim cương đẹp nhất mùa cưới năm nay
0 notes
lichsuvasukien · 3 years ago
Text
Park Chung Hee: Công và tội
Tumblr media
Như nhiều nhà nghiên cứu đã bình luận suốt nhiều thập niên qua, Park Chung Hee là người có ý chí sắt đá, vượt định kiến, có tầm nhìn xa, có kế sách duy kinh tế cực đoan. Suốt cuộc đời, Park Chung Hee hết lòng với khát vọng thoát nghèo của Hàn quốc.
Ông dám hy sinh lợi ích cá nhân và đã gương mẫu chịu đói khổ cùng với dân chúng Hàn Quốc lúc mới cầm quyền. Bất chấp sự can ngăn của cả bên trong và bên ngoài, ông đã thực hiện bằng được đường cao tốc Gyeongbu nối giữa Seoul – Busan, mở đường cho những dự án kinh tế tầm cỡ khác.
Ông quyết đoán trong mọi chính sách kinh tế – xã hội, làm cho Hàn Quốc hóa rồng chỉ trong một thời gian ngắn. Tấm gương đạo đức của Park thực ra là sáng chói nhưng lâu nay lại thường bị lu mờ trước những chính sách chuyên chế thời ông.
Với 18 năm cầm quyền, mở đầu bằng đảo chính và kết thúc bằng bị ám sát, Park Chung Hee là tổng thống được nhiều người ngưỡng mộ và đồng thời là nhà độc tài số một của Hàn Quốc bị căm ghét.
* “Chúng ta cần một nhà lãnh đạo mạnh”
Vốn dĩ, kỳ vọng tối thiểu của cuộc Nổi dậy Tháng Tư của giới sinh viên khi lật đổ chính quyền Rhee Syng Man năm 1960 là tạo ra một xã hội ít ra phải có khả năng cung cấp cơm ăn áo mặc cho người dân.
Hàn Quốc thời hậu chiến vào buổi ấy vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Lạm phát gia tăng, giá gạo đội lên 60% còn dầu tăng 23% chỉ trong vòng bốn tháng, từ tháng 12/1960 đến tháng 4/1961. Số người thất nghiệp lên đến khoảng 2,5 triệu người. Tỉ lệ tội phạm tăng gấp đôi.
Không những vậy, những cuộc đụng độ giữa các phe nhóm tả hữu lẫn cảnh sát thường xuyên xảy ra, trong khi chính quyền hiện thời gần như không giải quyết triệt để được vấn đề nào.
Trong tình cảnh ấy, tuy không một trí thức Hàn Quốc nào công khai tỏ ra ủng hộ ý tưởng về một chế độ độc tài kiểu Trung Quốc, song họ bắt đầu đưa ra những diễn ngôn về một nhà lãnh đạo mạnh.
Chẳng hạn, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Chang Chun Ha đã cho rằng cần phải tiến hành tái thiết đất nước dưới một nhà lãnh đạo mạnh và một nền dân chủ được hướng dẫn, trong bài báo mang tên Chỉ có sự chăm chỉ mới cứu vớt được Hàn Quốc. Ông kêu gọi một nhà lãnh đạo chính trị có đạo đức, người có thể dẫn dắt nhân dân trên con đường gầy dựng quốc gia.
Trên tờ Sasanggye số ra tháng 4/1961, ở bài báo mang tựa đề Làm thế nào để xây dựng một dân tộc mới?, có viết: nguyên nhân cốt lõi của nỗi thống khổ mà người dân Hàn Quốc đang phải gánh chịu chính là do tính nhược tiểu của dân tộc, và cách duy nhất để thay đổi điều ấy là phải có một cuộc cách mạng nhân dân từ dưới lên để gầy dựng lại quốc gia.
Quả thực, cuộc cách mạng ấy đã xảy ra.
Rủi thay, nó không đến từ nhân dân, mà từ một nhà độc tài khét tiếng. Đó chính là tướng Park Chung Hee, người mà về sau đã cai trị Hàn Quốc trong suốt 18 năm ròng, trước khi bị ám sát bởi một người thân cận.
Nhà lãnh đạo mạnh đã xuất hiện
Cuộc đảo chính của Park Chung Hee ngày 16/5/1961, dẫu xóa sạch dấu vết của nền dân chủ tự do còn đang thai nghén, song đã đem lại cho Hàn Quốc một nhà lãnh đạo mạnh đúng như trông đợi của nhiều người.
Bản Sáu Cam kết của Phe Đảo chính ghi rằng mục tiêu của cuộc đảo chính là:
Chống cộng sản
Tăng cường hợp tác quốc tế
Chống tham nhũng
Tái thiết kinh tế
Thống nhất quốc gia
Trao quyền cho chính phủ dân sự
Tính chính danh của chế độ Park Chung Hee ban đầu gây nhiều tranh cãi, bởi họ ngần ngừ không chịu trao trả quyền hành cho chính phủ dân sự như đã hứa. Thế nhưng, theo thời gian, Park Chung Hee đã chiếm được chỗ đứng vững vàng trong lòng công chúng nhờ những thành tựu kinh tế trong thời kỳ cai trị của ông, thấy rõ qua chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1967.
Trong cuốn tự truyện của mình, Park Chung Hee viết: Tôi muốn nhấn mạnh, liên tục nhấn mạnh, rằng yếu tố then chốt của cuộc Cách mạng Quân đội ngày 16 tháng 5 là nhằm dấy lên một cuộc cách mạng công nghiệp ở Hàn Quốc… Tôi phải nhấn mạnh lần nữa rằng nếu nền kinh tế không hồi phục, sẽ không có những thành quả như chiến thắng chủ nghĩa cộng sản hay giữ được độc lập.
* Công trạng
* Đưa đất nước thoát nghèo
Hầu hết các nhà lãnh đạo quá duy ý chí đều thất bại. Nhưng về điều này thì Park Chung Hee lại thành công. Về sau người ta thừa nhận rằng, Park Chung Hee đã làm đúng như lời ông nói.
Tuyên bố trước 20.000 sinh viên Đại học Quốc gia Seoul, ông nói: Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng Tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một hính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra.
Quả vậy, trong suốt bốn nhiệm kỳ làm tổng thống của Park, nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng ngoạn mục, trung bình 10% mỗi năm, theo số liệu của World Bank.
Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được tiến hành từ năm 1961 đến năm 1991. Trong ba thập niên đó, Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, trở thành một trong những nước công nghiệp mới (NICs) hùng mạnh nhất về mặt kinh tế của thế giới thứ ba. Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn là tấm gương nổi bật nhất về phát triển kinh tế dài hạn thành công.
* Rèn luyện cho người dân tinh thần tiết kiệm và chăm chỉ
Park Chung Hee điển hình là một Tổng thống liêm khiết. Cá nhân ông liêm khiết tuyệt đối và đối với thuộc cấp ông cũng không để họ có cơ hội mất liêm chính. Dưới thời Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách.
Từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng, và Park Chung Hee gương mẫu thực hiện. Trong nhiều bài diễn văn, ông đã nhắc đi nhắc lại: Mỗi xu ngoại tệ là một giọt máu.
Kế hoạch phát triển kinh tế thời Park Chung Hee đi theo mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu. Để người lao động có thể sống với mức lương thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp giữ giá những sản phẩm nông nghiệp ở mức rất thấp.
Cuối thập niên 70, công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu, nhưng chỉ để xuất khẩu, trong nước dùng TV trắng đen. Người dân Hàn quốc vốn cần cù, dưới sức ép của tổng thống trở nên cần cù hơn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, Allen Patric, đại diện công ty Ford Motor ở Seoul, đã nói với ký giả Boyd Gibbons: “Tôi đã làm việc ở Brasil, Mexico và châu Âu , nhưng không ở đâu tôi thấy người dân làm việc siêng năng như người Hàn Quốc. Ngay người Nhật cũng trở thành lười nếu so sánh với họ”.
* Lấy doanh nghiệp mạnh làm chỗ dựa cho đất nước
Nền công nghiệp phát triển thần tốc dưới thời Park cùng với sự xuất hiện của các chaebol (các tập đoàn kinh doanh hàng đầu) và chính sách xuất khẩu chính là đòn bẩy giúp nền kinh tế Hàn Quốc trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết.
Việc Park Chung Hee ký kết hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản vào những năm 1965 cũng đem lại cho Hàn Quốc nhiều mối lợi. Sau năm 1971, Nhật Bản là quốc gia đổ nhiều tiền nhất vào Hàn Quốc, hơn cả Mỹ.
Nhờ vào nguồn trợ cấp 364 triệu USD của Nhật Bản, chính quyền Park Chung Hee đã sử dụng số tiền này để thành lập doanh nghiệp sản xuất thép POSCO (hiện đang là một trong những nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới) và xây dựng tuyến đường cao tốc huyết mạch Gyeongbu nối liền Hàn Quốc từ Bắc chí Nam.
* Tội đồ
* Đàn áp người lao động
Giờ đây, khi nhắc về kỷ nguyên Park Chung Hee, người ta dường như chỉ thấy những dấu ấn vàng son. Ít ai biết rằng dưới chế độ độc tài ấy, người dân Hàn Quốc đã phải trải qua không ít cơn thống khổ, từ người giàu cho tới người nghèo, từ giới trí thức cho tới giới công nhân, từ chính khách cho tới thường dân.
Park hết mình với phát triển kinh tế và không chấp nhận bất kỳ sự hoài nghi nào từ bất kỳ ai. Chính quyền tạo điều kiện và khuyến khích các nhà tư bản sử dụng nhân công giá rẻ. Công nhân làm việc như khổ sai, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê.
Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động tồi tệ, lương rất thấp. Những phản kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền thời đó đàn áp không thương tiếc. Các quyền dân chủ cơ bản, như quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến… đều bị chà đạp
Mặc dù hiệu suất kinh tế của Hàn Quốc tăng cao dưới sự lãnh đạo của Park, nhưng giá cả cũng tăng theo. Buổi đầu, mhiều người Hàn Quốc đã làm việc bền bỉ với mức lương thấp, sẵn sàng chấp nhận những khó khăn vì hy vọng về tương lai tươi sáng hơn và tự hào về sự tiến bộ của đất nước.
Tuy nhiên, thời gian cứ trôi qua và điều kiện làm việc cứ tệ thêm, một số người lao động đã cố gắng thành lập các liên hiệp để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng chính quyền Park Chung Hee chỉ cho phép các hiệp hội lao động do nhà nước bảo trợ, còn các tổ chức độc lập bị đàn áp thẳng tay.
Trong suốt những năm 1970, giới công nhân liên tục đình công và biểu tình nhằm phản đối điều kiện lao động khắc nghiệt. Trước tình trạng ấy, chính quyền Park đã mạnh tay trấn áp khiến các cuộc phản kháng bùng nổ thành bạo lực.
* Tước đoạt tài sản và sự tự do của các doanh nhân
Trong Kế hoạch 5 năm đầu tiên, Park Chung Hee áp đặt chính sách kiểm soát hành chính đối với mọi nhóm doanh nghiệp nhằm loại bỏ mọi thách thức khả dĩ đến từ giới doanh nhân.
Theo đó, Hội đồng Tái thiết Quốc gia Tối cao (Supreme Council for National Reconstruction – SCNR) đã bắt giữ 51 doanh nhân giàu có với cáo buộc rằng họ phạm tội trục lợi bất hợp pháp và do đó tịch thu tài sản của họ, dựa trên sắc lệnh Giải pháp Đặc biệt để Kiểm soát việc Trục lợi Bất hợp pháp ban hành sau khi đảo chính thành công, vào 28/5/1961.
Hơn một tháng sau họ mới được thả ra, chỉ sau khi họ ký một thỏa thuận tuyên bố rằng: Tôi sẽ hiến tặng tất cả tài sản của tôi khi chính phủ yêu cầu dùng đến để xây dựng quốc gia.
Trên thực tế, cả con đường làm ăn lẫn sinh mạng của các doanh nhân này hoàn toàn phụ thuộc vào việc hợp tác với SCNR, và phải phù hợp với quan điểm phụng sự quốc gia của Park.
Bên cạnh việc buộc tội các doanh nhân để cưỡng ép lòng trung thành của họ, Park còn tiến hành quốc hữu hóa năm ngân hàng lớn và tuyên bố cải cách hệ thống tiền tệ, nhờ đó dễ dàng áp đặt các phương pháp kiểm soát của chính quyền lên các thiết chế chủ chốt của nền kinh tế.
* Đẩy người dân ra chiến trường Việt Nam
Để có được những thành tựu kinh tế mà đến nay vẫn nhiều người ngưỡng vọng, bên cạnh các kế hoạch 5 năm chủ yếu dựa trên việc làm ăn với các chaebol và chiến lược phát triển công nghiệp thần tốc, còn phải kể tới đóng góp không nhỏ của việc đưa quân sang tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam những năm 1960.
Rõ ràng, việc triển khai quân đội Hàn Quốc sang Việt Nam là một trong những chiến lược chủ chốt của Park Chung Hee. Quyết định này không chỉ nhằm bảo đảm Mỹ sẽ ngó lơ kiểu cai trị độc tài của chế độ Park, mà còn giúp tối đa hóa các cơ hội kinh tế và an ninh từ Mỹ.
Theo chính trị gia Se Jin Kim, nguồn thu từ cuộc chiến lên đến hơn 380 triệu USD vào cuối năm 1968, chiếm 16% trong tổng số nguồn quỹ nước ngoài và 2,8% GNP của Hàn Quốc, đóng góp rất lớn trong việc dự trữ ngoại tệ.
Dẫu chính quyền Hàn Quốc luôn tuyên bố rằng việc đưa quân đội vào Việt Nam là một hành động yêu nước nhằm chống lại sự bành trướng của cộng sản, song nhiều nhà quan sát đã gọi lực lượng quân đội Hàn Quốc ở Việt Nam là lính đánh thuê.
Tính tới khi Hàn Quốc rút quân khỏi Việt Nam vào năm 1973, có tổng cộng hơn 300.000 binh lính nước này đã bị đẩy sang chiến trường Việt Nam, trong đó khoảng 5.000 người đã bỏ mạng, trong khi tiền lại đổ về túi chính phủ.
Làn sóng phản đối quyết định đưa quân đội Hàn Quốc tham chiến đã bùng lên từ cuối năm 1965. Một loạt các cuộc biểu tình phản chiến của sinh viên nổ ra, nhằm phản đối chế độ Park Chung Hee đã đem sinh mệnh người dân ra đánh đổi lấy sự phát triển về kinh tế.
* Triệt tiêu các phe đối lập bằng cách đặt mình lên trên hiến pháp
Mặc dù Park Chung Hee chính là người đã đặt nền móng cho sự thành công về kinh tế của Hàn Quốc, nhưng tự do hóa nền chính trị và dân chủ hóa lại là vấn đề khác.
Đư��c thành lập vào tháng 6 năm 1961 ngay sau cuộc đảo chính, Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (Korean Central Intelligence Agency – KCIA) đã được trao quyền hành vượt xa hơn hẳn CIA của Mỹ.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của KCIA là sàng lọc 41.000 nhân viên chính phủ, cho ra gần 3.000 người bị coi là tham nhũng và phản cách mạng. Trong vòng ba năm, KCIA đã thành lập một mạng lưới rộng khắp cả trong nước lẫn nước ngoài. Chính tổ chức này đã trở thành biểu tượng cho sự đàn áp tinh vi và có hệ thống của Park.
Ngoài ra, Luật An ninh Quốc gia được Park tăng cường và áp dụng triệt để. Theo đó, các đảng chính trị đã bị trừng trị với cáo buộc khuyến khích và ca ngợi chủ nghĩa cộng sản và chống đối nhà nước.
Không chỉ mỗi KCIA tham gia vào việc đàn áp giới xã hội dân sự, mà chính Hội đồng Tái thiết Quốc gia (SCNR) của Park Chung Hee cũng nhanh chóng tiến hành công cuộc thanh lọc chính trị trong bộ máy.
Vào ngày 22/5/1961, tròn một tuần sau cuộc đảo chính, SCNR bắt đầu nhổ cỏ tận gốc bằng cách bắt giữ 2.100 người bị tình nghi là gián điệp Cộng sản. Hai tháng sau, có tới 6.900 công chức bị bãi nhiệm trong một cuộc thanh trừng.
Nghiêm trọng hơn, SCNR còn cấm hơn 4.000 chính khách không được hoạt động chính trị trong vòng sáu năm theo bộ luật thanh lọc chính trị ban hành từ tháng 3 năm 1962.
Sở dĩ những biện pháp cực đoan này có thể thực hiện được vì SCNR đã tự trao cho nó quyền lực tối cao khi có quyền xóa bỏ hiến pháp nếu hiến pháp mâu thuẫn với Luật về các Biện pháp Đặc biệt nhằm Tái thiết Quốc gia, một bộ luật được ban hành ngay sau khi đảo chính.
* Tham vọng độc tài trọn đời
Trong cuốn Con đường cho Đất nước Chúng ta: Ý thức hệ về Tái thiết Xã hội, Park khẳng định rằng cuộc cách mạng quân sự là cần thiết để thiết lập một nền dân chủ thật sự, tự do tại Hàn Quốc – chứ chắc chắn không phải để thành lập một nền độc tài và chủ nghĩa độc tài toàn trị mới.
Thế nhưng, Park Chung Hee lại sửa đổi hiến pháp vào năm 1969 để cho phép bản thân có thể ứng cử tới nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp những cuộc biểu tình chống chính phủ của các nhóm sinh viên và các chính trị gia phe đối lập.
Vào thời điểm đầu những năm 1970, tăng trưởng kinh tế – thứ vốn tạo nên tính chính danh cho Park Chung Hee xưa nay – bắt đầu chững lại, khiến Park lo ngại rằng bản thân khó lòng tiếp tục giữ ghế nếu hiến pháp giới hạn chỉ ba nhiệm kỳ.
Bởi vậy, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống, Park Chung Hee ban bố tình trạng khẩn cấp do tình hình quốc tế chứa nhiều hiểm họa.
Giờ đây, để dọn đường cho tham vọng độc tài của mình, Park lại một lần nữa tiến hành cuộc chính biến về mặt lập pháp: ông giải tán Quốc hội và thay thế nó bằng một nội các khẩn cấp, đình chỉ bản hiến pháp hiện tại, cấm tất cả hoạt động của các đảng phái chính trị, đồng thời siết chặt không gian tự do dân sự.
Hiến pháp mới – Hiến pháp Yusin (유신헌법 / Hiến pháp Hữu sinh) – ra đời tháng 10/1972 đã cho phép bầu cử tổng thống gián tiếp và bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ. Ngoài ra, Tổng thống được trao quyền chỉ định một phần ba số thành viên của cơ quan lập pháp. Do đó, quyền lực chính trị gần như tập trung hoàn toàn trong tay Park Chung Hee (và đây cũng là lý do khiến nền chính trị Hàn Quốc thời kỳ này được gọi là độc tài cá nhân).
* Đàn áp giới trí thức
Trớ trêu thay, trong những khoảnh khắc đen tối dưới thời Hiến pháp Hữu sinh lại xuất hiện nhiều cuộc phản kháng hơn bao giờ hết.
Bản Hiến pháp Yusin vẽ ra một tương lai khắc nghiệt, đẩy các nhóm trong xã hội dân sự Hàn Quốc vào trong một tình cảnh chưa từng thấy, khiến họ cảm thấy buộc phải chống lại.
Chiến dịch Một triệu chữ ký để Thay đổi Hiến pháp khởi động vào tháng 12/1973 đã đặt ra một thách thức lớn cho chế độ độc tài. Thông qua các tuyên bố và chiến dịch, các tổ chức xã hội dân sự đòi hỏi đình chỉ bản hiến pháp Yusin, khôi phục Quốc hội, bãi bỏ các biện pháp khẩn cấp của Tổng thống, thả các tù nhân chính trị, bảo đảm tự do báo chí, và kêu gọi sự độc lập của ngành tư pháp.
Trong bối cảnh đó, Park đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp đầu tiên của mình vào tháng 1/1974 nhằm cấm mọi chiến dịch phản đối hiến pháp. Biện pháp khắc nghiệt nhất phải kể đến là Sắc lệnh Khẩn cấp Số Chín, ban hành tháng 5/1975, quy định rằng các hoạt động chỉ trích Hiến pháp Yusin hoặc đăng đàn phê phán Yusin trên báo đều có thể bị phạt tù.
Kết quả là những vụ bắt bớ tùy tiện ở khắp nơi.
Lee Myung Bak (thứ tư từ trái sang) – tổng thống trong thời kỳ 2008-2013 của Hàn Quốc, thời trẻ từng bị bắt giam ba tháng trong một cuộc biểu tình chống chính quyền Park.
Nhưng giờ đây, giới trí thức không còn đơn độc đấu tranh như cái thời chống chính quyền Rhee Syng Man nữa. Theo thời gian, ngày càng có nhiều thành phần trong xã hội dân sự Hàn Quốc bắt đầu thể hiện sự bất mãn của họ với chế độ độc tài.
* Kết luận
Bên bàn tiệc bữa tối ngày 26/10/1979, một cuộc tranh cãi nảy lửa đã nổ ra khi Kim Jae Kyu, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Trung ương Hàn Quốc (KCIA), bị chỉ trích nặng nề vì đã không giải quyết được các cuộc biểu tình.
Kim Jae Kyu xông ra khỏi phòng và quay lại sau vài phút với một khẩu súng lục trong túi và kết liễu cuộc đời nhà độc tài.
Về sau, trong phiên tòa luận tội, Kim khẳng định rằng ông giết Tổng thống Park hòng chấm dứt chế độ độc tài và đưa Hàn Quốc quay lại nền dân chủ.
Cái chết của Park Chung Hee đã mang lại một kết thúc đột ngột cho 18 năm thống trị quân sự, cũng là cái kết thảm khốc của một nhà lãnh đạo dẫu cai trị như một nhà độc tài nhưng đã đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo.
Tuy nhiên, dấu chấm hết này đã mở ra cho nhiều người Hàn Quốc một niềm hy vọng khấp khởi về đất nước dân chủ tự do trong tương lai.
Mẫu hình lãnh tụ kiểu Park Chung Hee ngày nay có thể không còn phù hợp. Nhưng phẩm cách của một nhà cầm quyền liêm khiết, phấn đấu cho sự phồn vinh của đất nước bằng mọi giá, là điều mà các chính khách đương thời không thể không suy ngẫm, học hỏi.
Giờ đây, có khá nhiều người Việt Nam vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với kỷ nguyên Park Chung Hee, thậm chí trông đợi một nhà lãnh đạo tài năng như ông xuất hiện trên đất nước mình.
Thế nhưng, trong tư cách công dân của một quốc gia, có lẽ không ít người sẽ băn khoăn rằng liệu ta có sẵn sàng đánh đổi sinh mạng của mình trong một cuộc chiến tranh ở đâu đó xa xôi như một tay lính đánh thuê để mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; liệu có muốn dâng hiến toàn bộ tài sản khi vị tổng thống nói rằng quốc gia đang cần; hay liệu có cam chịu sống trong cảnh bị đàn áp cả về thể xác lẫn tinh thần như hàng triệu người Hàn Quốc đã chịu hay không?
--
thongtinhanquoc.com
Nguồn tham khảo: Korea Times, Luatkhoa
0 notes
hoicodo · 5 months ago
Text
Lại vở kịch tuyệt thực lần thứ ...22 của Trần Huỳnh Duy Thức!
Truyền thông Việt tân và làng zân chủ lại đang đẩy trend thông tin “tù nhân lương tâm” Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực lần thứ…22  cùng với màn kịch kéo bè kéo lũ vào để công kích chế độ, đòi trả tự do cho “người hùng” của họ. Thật hài. Thế là dân mạng lại được dịp đếm và soi lại các lần “tuyệt thực cơm tù, sực cơm nhà” đầy dinh dưỡng của “tù nhân lương tâm” này.  Xin trích một vài bình luận: –…
0 notes
bao3602421993 · 4 years ago
Link
Báo cáo VNHR: Việt Nam đang giam giữ gần 300 tù nhân lương tâm Báo cáo mới được đưa ra của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (VNHR) cho biết hiện có gần 300 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam và gần 80 người bị chính quyền bắt giữ trong năm qua. “Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản, từ phân biệt đối xử, bắt và giam giữ tuỳ tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng, đến hạn chế quyền tự do tôn giáo, tự do quan điểm và biểu đạt, tự do lập hội v.v.”, Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2020-2021 do tổ chức có trụ sở ở California, Mỹ, đưa ra hôm 20/6 nhận định. Thống kê của VNHR cho thấy có 288 tù nhân lương tâm còn đang bị giam giữ tại nhiều nhà tù trên khắp Việt Nam, trong đó có nhiều nhà báo, Facebooker, các nhân vật tôn giáo, và các nhà hoạt động vì dân chủ và quyền đất đai. Báo cáo còn nói rằng chính quyền của Đảng Cộng sản đã bắt thêm 79 người tính đến ngày 31/5. Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 20/6, VNHR nói rằng báo cáo, có sự tham gia soạn thảo của một số nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, bao gồm 8 chương tương ứng với các quyền cơ bản được nêu trong Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, trong đó nêu lên các vi phạm về quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, nạn bạo hành của công an, nạn buôn người, vi phạm những nguyên tắc cơ bạn của luật tố tụng hình sự, chế độ nhà tù bất công, và đàn áp bằng bạo lực, trong số nhiều vi phạm khác. Chính quyền Hà Nội chưa công khai lên tiếng trước báo cáo này của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội luôn nói rằng không có cái gọi là "tù nhân lương tâm" ở Việt Nam và rằng không có ai bị giam giữ vì bày tỏ chính kiến của mình. Việt Nam hồi đầu năm nay tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Khi tuyên bố ứng cử hồi tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó, ông Phạm Bình Minh, nói về những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”. Trong lần ứng cử trước vào năm 2013, Việt Nam cam kết, qua công hàm gửi tới Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ, rằng Việt Nam “tôn trọng và bảo đảm” các quyền và các tự do cơ bản của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, những vi phạm quyền tự do ngôn luận của chính quyền Việt Nam trong năm qua liên tục bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng chỉ trích. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam gần chót bảng, 175/180 quốc gia, trong danh mục Tự do Báo chí Thế giới 2021. Tổ chức Freedom House, trong báo cáo mới nhất về tự do trên thế giới, nhận định Việt Nam là một quốc gia không có tự do. Uỷ ban Bảo vệ Ký giả xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia kiểm duyệt báo chí khắt khe nhất thế giới. Trong khi đó, Tổ chức Human Rights Watch đánh giá tình trạng tự do ngôn luận và tự do thông tin tại Việt Nam là rất kém trong báo cáo thường niên mới nhất, trong đó cho rằng “những người bất đồng chính kiến trên mạng thường xuyên phải đối mặt với sự sách nhiễu và đe doạ” của chính quyền trong năm 2020. Theo báo cáo mới được đưa ra của VNHR, ít nhất 46 người đã bị bắt giữ và truy tố tính đến ngày 31/5 vì vi phạm Bộ luật Hình sự 2015 sau khi “bày tỏ quan điểm chính trị của họ thông qua mạng xã hội”, một cáo buộc mà các nhà chức trách gọi là “chống phá nhà nước”. Nhóm nhân quyền ở California cho biết rằng những người khác bị bắt trong năm qua bao gồm các nhà hoạt động chính trị, nhà báo độc lập và những người khiếu kiện về quyền đất đai. Phạm Đoan Trang, người đoạt giải của tổ chức Phóng viên Không Biên giới, là một trong số những nhà báo bị chính quyền Việt Nam bắt giữ trong năm 2020. Trước đó trong năm, hai thành viên Hội Nhà báo Độc lập, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn, cũng bị bắt giữ. Trương Châu Hữu Danh, một thành viên trong nhóm Báo Sạch, bị bắt giam hồi cuối năm ngoái, và 3 thành viên còn lại của nhóm này bị bắt giữ hồi đầu năm nay. Trong số những người bị kết án hồi năm ngoái có nhà văn Trần Đức Thạch, người bị Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên 12 năm tù về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Hồi đầu năm nay, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Phạm Chí Dũng và 2 thành viên khác của nhóm bị kết án tổng cộng 37 năm tù với tội danh “làm, tàng trữ” tài liệu nhằm “chống phá nhà nước”. Báo cáo của VNHR cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể và khả thi đối với chính phủ Việt Nam, các chính phủ khác và các tổ chức có quan hệ với chính phủ Việt Nam, các cơ quan nhân quyền quốc tế cũng như người Việt ở nước ngoài nhằm thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền cho người dân Việt Nam. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc vn3000.info để vượt tường lửa) Thống kê của VNHR cho thấy có 288 tù nhân lương tâm còn đang bị giam giữ tại nhiều nhà tù trên khắp Việt Nam, trong đó có nhiều nhà báo, Facebooker, các nhân vật tôn giáo, và các nhà hoạt động vì dân chủ và quyền đất đai, và rằng chí...#tintuc #news
0 notes
hoicodo · 5 months ago
Text
Hệ lụy từ tư tưởng cực đoan: Vụ án Nguyễn Văn Trung và tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"
Vào ngày 31/7/2024, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Long An đã công bố Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Nguyễn Văn Trung (sinh năm 1975, ngụ ấp Cầu Tràm, xã Long Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 1, Điều 109, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Vụ…
0 notes
diemtindoisong22182 · 4 years ago
Link
Tù nhân lương tâm Ngô Hào đến Phần Lan tị nạn Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” vừa đến Phần Lan tị nạn, theo tin từ gia đình. Viết cho VOA qua email, một thành viên gia đình của ông Ngô Hào hôm 12/4 thông báo: “Ông Ngô Hào đã rời khỏi Việt Nam đêm 4/4 đến Phần Lan trong tình trạng mang nhiều bệnh.” Bộ Ngoại giao Phần Lan hôm 12/4 không xác nhận cũng không bác bỏ thông tin việc ông Ngô Hào tị nạn nước này. Bộ này phản hồi cho VOA: “Bộ Ngoại giao Phần Lan không bình luận về vấn đề này.” Trong báo cáo về hợp tác phát triển với Việt Nam giao đoạn 2016-2020, Bộ Ngoại giao Phần Lan viết: “Các quyền công dân và quyền chính trị bị hạn chế ở Việt Nam.” Được biết ông Ngô Hào đến Phần Lan tị nạn cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Kim Lan. VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam để tìm hiểu về việc ông Ngô Hào được xuất cảnh khi đang thi hành án, nhưng cơ quan này chưa phản hồi. Vào tháng 1/2020, ông Ngô Hào được chính quyền Việt Nam hoãn chấp hành bản án 15 năm tù giam trong thời hạn 12 tháng với tình trạng hai mắt của ông gần như mù lòa và căn bệnh cao huyết áp. Trước đó, được biết ông trải qua hai lần đột quỵ trong trong trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam. Bà Nguyễn Thị Kim Lan nói với VOA sau khi tòa tuyên án 15 năm tù và 5 năm quản chế đối với ông rằng ông từng kêu gọi bảo vệ quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và kêu gọi trả tự do các tù nhân chính trị Việt Nam. Ông Ngô Hào năm nay 73 tuổi, quê ở Tuy Hoà, Phú Yên. Ông bị bắt giam vào ngày 7/2/2013 và cáo trạng sau đó quy kết ông Hào đã tham gia thực hiện “Cách mạng hoa nhài” theo hình thức bất bạo động “nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước can thiệp, đấu tranh đòi đa nguyên, đa đảng với mục đích lật đổ chính quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.” Sau đó ông bị kết án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “lật đổ chính quyền.” Ông Ngô Hào là cựu thiếu uý quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1977, ông bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam với cáo buộc “chủ mưu, cầm đầu tổ chức Đảng Liên minh Việt Nam” tại Phú Yên và phải ngồi tù 20 năm. (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link voaviet2019.com hoặc vn3000.info để vượt tường lửa) Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thụ án 15 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” vừa đến Phần Lan tị nạn, theo tin từ gia đình.#tintuc #news
0 notes
marketinginnocom · 4 years ago
Text
Mỹ ra lệnh cho các nhân viên không thiết yếu rời khỏi Myanmar
New Post has been published on https://finnews24.com/tin-tuc-the-gioi-my-ra-lenh-cho-cac-nhan-vien-khong-thiet-yeu-roi-khoi-myanmar/
Mỹ ra lệnh cho các nhân viên không thiết yếu rời khỏi Myanmar
Tin tức thế giới từ Reuters về tình hình tại Myanmar
Tin tức thế giới từ Reuters đã đưa tin, các nhà hoạt động Myanmar đã tổ chức lễ thắp nến qua đêm nhằm tưởng nhớ những người thiệt mạng trong những ngày gần đây do quân đội đàn áp những người biểu tình chống đảo chính và đụng độ ở các khu vực biên giới sắc tộc.
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), ít nhất 521 thường dân đã thiệt mạng trong hai tháng biểu tình chống lại cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2, 141 người trong số đó xảy ra vào ngày Kỷ Niệm Quân Đội Myanmar.
Nhóm vận động cho biết đã có thêm tám người chết vào thứ Ba, khi hàng ngàn người ra đường tuần hành ở một số thị trấn, theo các phương tiện truyền thông và hình ảnh trên mạng xã hội.
Cũng có những cuộc biểu tình thắp nến qua đêm ở các thị trấn trên khắp Myanmar bất chấp lệnh giới nghiêm và ít nhất một cuộc tuần hành rạng sáng hôm thứ Tư của những người biểu tình, báo chí truyền thông cho biết.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel lãnh đạo, quân đội đã bắt giữ bà và thiết lập lại chế độ quân sự sau một thập kỷ dự kiến ​​tiến tới thể chế dân chủ.
Giao tranh cũng bùng phát giữa quân đội và quân nổi dậy ở các vùng biên giới. Nhóm phiến quân Liên minh Quốc gia Karen, hoạt động dọc biên giới phía đông với Thái Lan, hôm thứ Ba cho biết họ đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn của chính phủ nhằm xóa bỏ nền độc tài do quân đội đang nắm giữ.
Tổ chức này đang kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là nước láng giềng Thái Lan, giúp đỡ người Karen chạy trốn khỏi “cuộc tấn công dữ dội” đồng kêu gọi các quốc gia cắt đứt quan hệ với chính quyền quân đội Myanmar để tạo sức ép lên chính phủ tạm quyền.
Trong khi đó, Quân đội Độc lập Kachin (KIA), một nhóm nổi dậy ở phía bắc đã tấn công một đồn cảnh sát ở bang Kachin lúc 3 giờ sáng hôm thứ Tư, Kachin News Group đưa tin.
Một cuộc tuần hành của những người biểu tình dân sự cũng đã diễn ra vào rạng sáng ngày thứ Tư tại Moegaung ở Kachin.
Cảnh sát và một phát ngôn viên của quân đội Myanmar đã không đưa ra phản hồi về việc này.
LIÊN QUAN ĐẾN CƠ QUAN REFUGEE CỦA U.N. Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã ra lệnh trục xuất các nhân viên chính phủ Mỹ không khẩn cấp và các thành viên gia đình của họ khỏi Myanmar do lo ngại về tình trạng bất ổn dân sự.
Những người phản đối cuộc đảo chính đã kêu gọi một mặt trận thống nhất với các nhóm nổi dậy.
Phiến quân đã chiến đấu với chính phủ trong nhiều thập kỷ để giành quyền tự chủ lớn hơn ở các vùng biên giới xa xôi. Quân đội đã biện minh cho sự nắm quyền lâu dài của mình bằng cách nói rằng đây là thể chế duy nhất có khả năng đảm bảo sự thống nhất quốc gia.
Máy bay quân sự đã ném bom bằng các máy bay chiến đấu KNU vào cuối tuần, khiến khoảng 3.000 dân làng phải chạy trốn sang Thái Lan.
Thái Lan bác bỏ cáo buộc từ các nhà hoạt động rằng những người tị nạn bị buộc phải quay trở lại nhưng một quan chức Thái Lan ở biên giới cho biết quân đội đã đưa hầu hết người dân trở về phía Myanmar khi tình hình đã an toàn.
Một phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết họ lo ngại về các báo cáo có người bị gửi trở lại và họ đang tìm kiếm thông tin từ Thái Lan.
Một bang ở biên giới tại Ấn Độ đã rút lại lệnh từ chối  cung cấp thực phẩm và nơi ở cho những người tị nạn sau khi biện pháp này bị dư luận quốc tế chỉ trích dữ dội.
Để đấu tranh cho nền dân chủ thì bắt buộc cần phải có “bạo lực”
Quân đội nắm chính quyền nói rằng cuộc bầu cử tháng 11 mà đảng của bà Suu Kyi giành được là một sự gian lận, lời cáo buộc này của quân đội đã bị ủy ban bầu cử bác bỏ.
Một chiến dịch bất tuân dân sự bằng các cuộc đình công đã làm tê liệt các bộ phận của nền kinh tế và những người biểu tình đã đẩy mạnh nó bằng cách yêu cầu người dân để lại rác tại các giao lộ trong thành phố vào thứ Ba.
Các nước phương Tây đã lên án cuộc đảo chính và bạo lực, đồng thời kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi, và một số nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một số quốc gia và công ty nước ngoài có đầu tư đáng kể vào các doanh nghiệp hỗ trợ quân đội Myanmar nên xem xét lại những cổ phần đó.
Ông nói rằng bạo lực gần đây là “đáng trách” khi quân đội dùng vũ khí để chống lại những người biểu tình.
Indonesia đã dẫn đầu nỗ lực của các thành viên Hiệp hội 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó Myanmar là thành viên, nhằm khuyến khích một giải pháp thương lượng, bất chấp một thỏa thuận cũ là không bình luận về các vấn đề của nhau.
0 notes
diemtinxahoi26829 · 4 years ago
Link
Nhà bất đồng Trần Đức Thạch vẫn chịu án 12 năm tù sau phiên phúc thẩm Tòa án Nhân dân Cấp cao của Việt Nam xét xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch hôm 24/3 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các báo Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí cho hay. Tòa ra phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm gồm 12 năm tù giam và 3 năm quản chế mà ông Thạch phải thi hành vì phạm tội hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, vẫn theo tin của Công An Nhân Dân, Người Lao Động và Dân Trí. Nhà thơ, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Trần Đức Thạch, năm nay 69 tuổi, bị công an Nghệ An bắt giam tháng 4/2020 và bị đưa ra xử sơ thẩm hồi tháng 12 cùng năm, với kết cục ông phải nhận mức án kể trên. Từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An, ông Thạch đã viết hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2017, ông Trần Đức Thạch cùng với các ông Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Bắc Truyển thành lập tổ chức có tên "Hội anh em dân chủ". Dưới con mắt của nhà cầm quyền Việt Nam, hội này bị xem là có mục đích hoạt động chống chính quyền. Nhà chức trách cáo buộc rằng hội có liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước và nước ngoài với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, vào thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Cách đây hơn 5 năm, Bộ Công an Việt Nam đã khởi tố bốn ông Đài, Trội, Tôn và Truyển cùng một số người khác về tội "hoạt động lật đổ”. Riêng ông Thạch bị bắt vào tháng 4/2020 sau khi nhà chức trách cáo buộc rằng từ đầu tháng 5/2019 đến đầu tháng 3/2020, ông soạn và đăng lên Facebook nhiều bài viết “xuyên tạc các sự kiện kinh tế, chính trị xã hội; bôi nhọ, xúc phạm các lãnh đạo” của đảng và nhà nước. Luật sư Hà Huy Sơn cho VOA biết phiên xét xử phúc thẩm ông Thạch diễn ra chóng vánh từ 8h30 đến 10h15 sáng 24/3/2021. Trong luận cứ bào chữa cho ông Thạch, luật sư Sơn chỉ ra rằng cấp tòa sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Cung cấp thêm chi tiết về điều này trên trang Facebook cá nhân, luật sư Sơn viết: “Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Nhưng Bản án sơ thẩm lại xét xử cả những hành vi của ông Thạch trước ngày 1/1/2018 liên quan đến Hội anh em dân chủ đã bị bắt từ tháng 12/2015”. Việc này vi phạm một nghị quyết năm 2017 của quốc hội về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015, ông Sơn lập luận. Vị luật sư bào chữa cũng đưa ra lập luận rằng việc ủng hộ hay xây dựng chế độ “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập”, “xây dựng nền kinh tế, lấy kinh tế tư nhân làm nền tảng” không phải là điều cấm trong Hiến pháp 2013 hoặc là một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Luật sư Sơn còn nêu lên vấn đề là có thể ông Thạch có những phát biểu quá mức, nhưng nếu đảng cộng sản cầm quyền không có những sai phạm, tham nhũng, bất công, hà cớ gì ông Thạch lại chống chế độ. Luật sư Sơn lưu ý rằng ông Thạch là người trong một gia đình có truyền thống theo đảng, bố ông Thạch là huyện ủy viên, bản thân ông Thạch dành những năm tuổi trẻ cống hiến trong quân ngũ. Tuy nhiên, phần bào chữa của ông Sơn không thay đổi được việc tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án mà tòa sơ thẩm đã tuyên. Phản ứng về bản án phúc thẩm đối với ông Thạch, nhà hoạt động-cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài hiện sống lưu vong ở Đức viết trên Facebook: "Đả đả độc tài cộng sản Việt Nam xử y án 12 năm tù Nhà thơ Trần Đức Thạch". Đây là lần thứ hai nhà bất đồng chính kiến, cựu chiến binh cộng sản Trần Đức Thạch bị chính quyền bỏ tù. Cách đây 13 năm, hồi năm 2008, ông Thạch từng bị xét xử, kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Một tòa án cấp cao của VN xét xử phúc thẩm ông Trần Đức Thạch hôm 24/3 ở Vinh. Tòa giữ nguyên bản án sơ thẩm (12 năm tù) đối với ông Thạch vì ông “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".#tintuc #news
0 notes