Don't wanna be here? Send us removal request.
Text
Khóa luận: cơ sở lý luận về phục vụ Alacart trong nhà hàng
Ngay bây giờ bạn có thể tải miễn phí Cơ Sở Lý Luận Về Phục Vụ Alacart Trong Nhà Hàng mới nhất hiện nay để làm tài liệu tham khảo cho ngành nhà hàng khách sạn khi làm bài khóa luận về Phục Vụ Alacart Trong Nhà Hàng, vì hiện tại tài liệu với nội dung này rất khó tìm trên các trang mạng xã hội. Bài viết được chúng tôi chọn lọc từ nhiều bài khóa luận tốt nghiệp của một bạn sinh viên ưu tú ở những khóa trư��c và đạt được điểm cao cho bài làm của chính các bạn ấy. Hy vọng nội dung bài này sẽ giúp ích cho các bạn hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1. Các khái niệm cơ bản về khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1. Khái niệm khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn
Khái niệm khách sạn:
“Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch” (Theo Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn ban hành kèm Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL và Thông tư số 88/2016/TT-BVHTTDL).
b. Khái niệm kinh doanh khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh các dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung nhằm mục đích lợi nhuận.
1.2 Nội dung và bản chất của hoạt động kinh doanh khách sạn
Vấn đề cơ bản nhất của hoạt động kinh doanh khách sạn là giải quyết mối quan hệ giữa giá cả và chất lượng. Về lâu dài, một chất lượng phục vụ cao cùng với một mức giá phù hợp sẽ thu hút khách doanh thu của khách sạn vì thế mà tăng lên.
1.3 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Đặc điểm về sản phẩm khách sạn:
Xét về góc độ hình thức thể hiện thì sản phẩm khách sạn bao gồm:
Sản phẩm hàng hóa là sản phẩm hữu hình: các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, các hàng hóa khác bán trong khách sạn.
Sản phẩm dịch vụ là những sản phẩm có giá trị vật chất hoặc tinh thần. Sản phẩm dịch vụ khách sạn gồm dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung.
Dù tồn tại dưới cả hai hình thức nhưng hầu như các sản phẩm là hàng hóa của khách sạn đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ, có những đặc điểm sau:
Sản phẩm dịch vụ khách sạn không thể lưu kho: Một ngày buồng không tiêu thụ đuợc là một khoản thu nhập bị mất đi mà khách sạn không thể thu lại được.
Sản phẩm dịch vụ của khách sạn được sản xuất bán và trao đổi trong sự có mặt hoặc tham gia của khách hàng: Nghĩa là các sản phẩm dịch vụ của khách sạn chỉ được sản xuất ra khi khách yêu cầu và chỉ được tiêu thụ thành công khi khách trực tiếp đến khách sạn để trải nghiệm chúng.
Sản phẩm dịch vụ của khách sạn diễn ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa nhân viên với khách hàng: Vì vậy, đội ngũ nhân sự của khách sạn góp phần chủ yếu vào việc hình thành chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn.
Khách sạn phục vụ trực tiếp và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm dịch vụ và hàng hóa dù rằng có thể sản phẩm đó không được khách sạn sản xu
Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp: Dù khách sạn phục vụ đối tượng khách nào thì họ cũng là những người có khả năng tài chính tốt, sẵn sàng chi trả cao miễn là sản phẩm của khách sạn đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Vì vậy, khách sạn phải cung cấp cho khách sản phẩm có chất lượng cao tương xứng với số tiền khách bỏ ra.
Sản phẩm dịch vụ khách sạn mang tính tổng hợp cao: đặc điểm này xuất phát từ ước muốn của khách là được đáp ứng một cách toàn diện các nhu cầu khi họ đi du lịch. Do đó, các khách sạn muốn tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh thì họ phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống các dịch vụ bổ sung.
Sản phẩm dịch vụ khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định: Để đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Điều này phụ thuộc vào tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của mỗi quốc gia.
Đặc điểm mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm Sản phẩm khách sạn hầu hết là sản phẩm dịch vụ. Quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng sản phẩm khách sạn diễn ra gần như đồng thời về thời gian và không gian.
Đặc điểm về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn Quá trình phục vụ khách do nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau đảm nhận. Các bộ phận này vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một quá trình phục vụ liên tục nhằm thỏa mãn tốt nhu cầu của khách. Vì thế, công tác kiểm tra, giám sát quy trình hoạt động của mỗi bộ phận là rất quan trọng để đảm bảo công việc phục vụ khách đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc điểm của việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong khách sạn:
Tài nguyên du lịch: Sự phân bố và tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch chi phối tính chất, quy mô, cấp hạng khách sạn.
Nguồn vốn lớn: vì sản phẩm khách sạn hầu hết ở dạng dịch vụ, do đó tiêu hao nguyên vật liệu thấp, phần lớn vốn nằm trong tài sản cố định.
Lao động: đặc trưng của ngành khách sạn là đòi hỏi sử dụng nhiều lao động.
Đặc điểm của đối tượng phục vụ Khách sạn có nhiều loại dịch vụ và đối tượng khách sử dụng các loại dịch vụ này cũng khác nhau, vì vậy hoạt động của khách sạn rất phức tạp khi phải thỏa mãn cùng một lúc nhiều đối tượng khách với những đặc trưng tâm lý khác nhau.
1.4 Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn
Về kinh tế:
Kinh doanh khách sạn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành du lịch, làm tăng GDP của một quốc gia, góp phần tăng vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn phát triển kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết khối lượng lớn việc làm
Về xã hội:
Kinh doanh khách sạn góp phần giữ gìn và phục hồi sức khỏe cho con người. – Kinh doanh khách sạn tạo thuận lợi cho sự giao lưu gặp gỡ giữa các dân tộc khác nhau làm tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình hữu nghị của kinh doanh du lịch.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
2.Nhà hàng
2.1 Các khái niệm về nhà hàng
1.2.1.1 Khái niệm nhà hàng:
Có thể định nghĩa nhà hàng như sau: “Nhà hàng là một cơ sở được xây dựng độc lập hoặc là một khu vực trực thuộc các loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác, được thành lập và hoạt động kinh doanh ăn uống nhằm mục đích sinh lời theo quy định của pháp luật, được trang bị đầy đủ tiện nghi vật chất – kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chế biến trực tiếp các món ăn, đồ uống cung cấp cho thực khách và đảm bảo công tác phục vụ khách trong quá trình họ tiêu thụ các sản phẩm ăn uống đó.”.
1.2.1.2 Phân loại nhà hàng
Cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo menu:
– Nhà hàng Pháp – phục vụ các món ăn Pháp, phục vụ theo kiểu đồ ăn Âu.
– Nhà hàng Ý – phục vụ món ăn Ý
– Nhà hàng Trung Hoa – phục vụ các món ăn Trung Hoa
– Nhà hàng Á – phục vụ các món ăn của các nước Châu Á
– Nhà hàng Âu – phục vụ đồ ăn Âu
Phân loại theo hình thức phục vụ:
– Nhà hàng phục vụ À la carte – ăn chọn món trên thực đơn
– Nhà hàng fastfood – bán thức ăn nhanh
– Nhà hàng Buffet – ăn tự chọn (khách tự chọn món ăn, đồ uống trên quầy Buffet)
c. Phân loại theo loại đồ ăn chuyên:
– Nhà hàng hải sản/đặc sản
– Nhà hàng chuyên gà/bò…
– Nhà hàng bia
– Nhà hàng Lẩu
Phân loại theo qui mô, đẳng cấp:
– Nhà hàng bình dân/các quán ăn nhỏ/các quầy thức ăn di động trên đường phố
– Nhà hàng trung – cao cấp
– Nhà hàng rất sang trọng
– Canteen – nhà ăn trong các tòa nhà khác như trường học, bệnh viện, công ty,…
2.2. Đặc điểm của nhà hàng trong khách sạn
– Được trang bị đầy đủ tiện nghi, bố trí hợp lý các thiết bị chuyên dùng trong kinh doanh ăn uống. Yêu cầu lao động mang tính chuyên môn cao.
– Đa dạng về các loại món ăn, đồ uống. Doanh thu nhà hàng thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu của khách sạn
2.3. Vai trò của nhà hàng đối với đời sống
– Nhà hàng là nơi phục vụ các món ăn, đồ uống cho khách, đồng thời là nơi giúp khách “tìm niềm vui trong bữa ăn”.
– Nhà hàng là nơi con người được đáp ứng nhu cầu ăn uống để tái tạo sức khỏe và duy trì nguồn năng lượng sống, làm việc, học tập, giao lưu…
2.4. Phân loại phòng ăn trong nhà hàng
Phòng ăn chọn món (À la carte): Là loại phòng ăn có thực đơn đa dạng về loại món ăn, đồ uống để khách tùy thích lựa chọn rồi báo với nhân viên phục vụ để ghi order.
Phòng ăn theo định suất (Set menu service): Là loại phòng ăn phục vụ các bữa ăn đặt trước thực đơn và giá tiền. Thường dành cho nhóm, đoàn khách.
Phòng ăn dân tộc (Traditional dining room) Là phòng ăn thuộc loại nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn, đồ uống đặc trưng của một dân tộc, một đất nước, một vùng miền. Phong cách trang trí, kiến trúc nội thất, trang phục của nhân viên, âm nhạc trong phòng… đều mang đậm tính dân tộc.
Cửa hàng cà phê có phục vụ ăn uống (Coffee shop): Là cửa hàng phục vụ cà phê và bữa ăn nhẹ, yêu cầu phục vụ nhanh nên các món ăn thường được chuẩn bị ngay sau quầy phục vụ.
Phòng ăn uống tự phục vụ (Cafeteria): Là dạng phục vụ ăn tự chọn (Buffet). Khách sẽ tự lấy thức ăn đã được bày sẵn trên các quầy. Nhân viên chỉ phục vụ thức uống đơn giản tại bàn như nước suối, trà, cà phê nếu khách có yêu cầu và dọn dẹp các dĩa khách đã ăn xong.
Phòng tiệc (Banquet hall): Phục vụ các loại tiệc như tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị, liên hoan… với số lượng lớn khách tham dự. Yêu cầu nhân viên phục vụ nhanh để đảm bảo mỗi vị khách đều được ăn đầy đủ các món có trong thực đơn của buổi tiệc trong thời gian quy định.
2.5. Tổ chức và nội dung công việc theo ca ở nhà hàng
Tổ chức ca làm việc:
Vì tính chất đặc thù của dịch vụ ẩm thực là đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách theo khung giờ sinh học: sáng, trưa, tối nên nhà hàng thường chia thành 3 ca:
Ca 1 (Ca sáng): từ 6h00 đến 14h00
Ca 2 (Ca chiều): từ 14h00 đến 22h00
Ca 3 (Ca tối): từ 22h00
Nội dung công việc theo ca:
Nhiệm vụ ca 1 (ca sáng): Chuẩn bị phục vụ khách ăn sáng gồm: kiểm tra vệ sinh phòng ăn, set up bàn ăn sáng. Phục vụ khách ăn sáng. Chuẩn bị phục vụ khách ăn trưa gồm: dọn dẹp, chuẩn bị dụng cụ ăn uống, set up bàn. Phục vụ khách ăn trưa. Thu dọn. Bàn giao ca.
Nhiệm vụ ca 2 (ca chiều): Chuẩn bị trước giờ phục vụ gồm: vệ sinh phòng ăn, chuẩn bị dụng cụ ăn uống (cutlery), set up bàn ăn tối. Phục vụ khách ăn tối. Thu dọn, vệ sinh. Bàn giao ca.
Nhiệm vụ ca 3 (ca tối): Phục vụ khách ăn đêm. Trực đêm, chuẩn bị phục vụ bữa sáng cho khách.
2.6. Vai trò và nhiệm vụ của nhà hàng trong khách sạn
Vai trò:
– Đảm bảo phục vụ khách ăn ngon miệng và hài lòng. Là cầu nối giữa người chế biến món ăn và du khách, hoàn thiện dịch vụ phục vụ ăn uống.
– Là một bộ phận quan trọng tạo nên chất lượng, danh tiếng và uy tín của khách sạn.
Nhiệm vụ:
– Chế biến thực phẩm từ nguyên liệu của các nhà cung cấp thành những món ăn, đồ uống có chất lượng và phục vụ các món ăn, đồ uống đó cho khách lưu trú tại khách sạn và khách vãng lai. Tạo ra không gian hấp dẫn để khách thưởng thức bữa ăn.
– Phục vụ khách ăn tại phòng (Room service) theo yêu cầu. – Tất cả hoạt động của nhà hàng phải nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo chất lượng dịch vụ ẩm thực và tạo ra lợi nhuận cho khách sạn.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HƠN NHÉ.
2.7.Khái niệm quy trình phục vụ
Khái niệm quy trình phục vụ ngành khách sạn – nhà hàng:
“Quy trình phục vụ là tổng hợp các nghiệp vụ, các giai đoạn kế tiếp nhau có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách một cách nhanh chóng nhất với chi phí thấp nhất” (Giáo trình quy trình phục vụ trong khách sạn – nhà hàng, 2011, Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, trang 3)
Khái niệm quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng trong khách sạn:
Quy trình phục vụ bàn là tổng hợp các thao tác nghiệp vụ được tiến hành theo các giai đoạn liên tiếp và có liên quan mật thiết với nhau nhằm mục đích phục vụ khách mua và tiêu thụ các sản phẩm ăn uống của nhà hàng.
STTGiai đoạnThời gianNội dung công việc1Ðặt bàn, chuẩn bịTrưóc khi khách
Đến (Pre-arrival)
1/ Nhận đặt bàn
2/ Chuẩn bị trước giờ đặt bàn
2Ðón tiếp kháchKhi khách đến (Arrival)1/ Chào khách, xác nhận sự đặt bàn
2/ Xác nhận khả năng đáp ứng của nhà hàng
3/ Dẫn khách vào bàn
3Phục vụ
khách ăn
uống
Trong bữa ăn (During stay)1/ Kéo ghế, trải khăn ăn cho khách
2/ Giới thiệu thực đơn cho khách chọn món
3/ Mời, giới thiệu và bán hàng
4/ Ghi order
5/ Chuyển các liên order vào bếp, bar, cashier
6/ Pick up món ăn phục vụkhách
7/ Chăm sóc khách trong bữa ăn
4Thanh toán,
tiễn khách
và dọn dẹp
Khi khách rời nhà hàng (Departure)1/ Đưa hóa đơn (bill) cho khách thanh toán
2/ Tiễn khách
3/ Thu dọn, set up lại bàn ăn để đón khách mới
Giai đoạn 1: Đặt bàn, chuẩn bị
Nhận yêu cầu đặt bàn trước của khách:
Mục đích của sự đặt bàn trước này là:
Đối với khách: nếu đặt bàn thành công thì khách sẽ có một sự đảm bảo chắc chắn rằng nhà hàng sẽ có bàn cho số lượng người theo đúng yêu cầu của khách vào thời điểm khách đến cho dù lúc đó nhà hàng có thểrất đông khách.
Đối với nhà hàng: sự đặt bàn của khách giúp nhà hàng chuẩn bị trước mọi việc sẵn sàng để đón khách vào thời điểm khách đến. Đối với những nhà hàng cao cấp, sựchuẩn bị này rất quan trọng để nhà hàng đáp ứng tốt yêu cầu của khách.
Chuẩn bị trước giờ phục vụ:
Nghĩa là chuẩn bị điều kiện phòng ăn sẵn sàng để đón khách. Công việc bao gồm:
-Vệ sinh sạch sẽ phòng ăn.
-Set up bàn ăn theo đúng quy chuẩn của nhà hàng
-Chuẩn bịvà dự phòng đầy đủcác loại dụng cụphục vụ ăn uống.
-Chuẩn bị đồ uống đơn giản như nước suối, trà, cà phê thông thường.
-Kiểm tra danh sách khách đặt bàn và toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng.
Giai đoạn 2: Đón tiếp khách
Chào khách và xác nhận sự đặt bàn:
Chào khách: Khi khách đến, Hostess – lễ tân của nhà hàng – phải chủ động chào đón khách bằng ngôn ngữphù hợp và theo tiêu chuẩn câu chào của nhà hàng.
Xác nhận sự đặt bàn: Sau khi chào khách, Hostess cần xác nhận sự đặt bàn của khách bằng việc hỏi khách đi bao nhiêu người, có đặt bàn trước không, hỏi khách thích ngồi phòng Smoking hay Non – smoking để dẫn khách vào đúng nơi yêu cầu.
Xác nhận khả năng đáp ứng:
Nếu khách đã đặt bàn trước, Hostess kiểm tra danh sách đặt bàn rồi quan sát khu vực bàn đặt (Reserved table) nếu đã đủ điều kiện đón khách thì dẫn khách vào bàn.
Nếu khách không đặt bàn trước, Hostess quan sát tìm bàn trống sao cho phù hợp với số lượng khách và yêu cầu của khách. Nếu có bàn phù hợp thì dẫn khách vào bàn. Nếu chưa có bàn phù hợp thì thỏa thuận xem khách có thể trở lại sau hoặc đợi trong giây lát. Nếu khách đồng ý thì đưa tên khách vào danh sách chờ.
Dẫn khách vào bàn:
Khi dẫn khách vào bàn, Hostess lưu ý chỉ dẫn cho khách bằng bàn tay và khép các ngón tay lại, đi trước khách khoảng 1 – 1.5m, thường xuyên quay lại quan sát tốc độ di chuyển của khách. Khi dẫn khách đến bàn, Hostess giới thiệu bàn cho khách: “Here is your table”. Kể từ đây, Hostess sẽ bàn giao khách cho nhân viên phục vụ.
Giai đoạn 3: Phục vụ khách ăn uống
Đây là giai đoạn trọng tâm của cảquy trình phục vụ bàn vì ở giai đoạn này, nhân viên sẽ trực tiếp giới thiệu thực đơn, cung cấp món ăn, đồ uống và chăm sóc khách trong suốt thời gian họdùng bữa tại nhà hàng. Giai đoạn này gồm 7 bước thực hiện:
Kéo ghế mời khách ngồi và trải khăn ăn cho khách:
Thao tác kéo ghế cần thận trọng và khéo léo đểkhách có thểvào chỗ ngồi thuận lợi.
Lưu ý: ưu tiên kéo ghế mời phụ nữ và người lớn tuổi. Sau khi khách đã ngồi vào bàn, người phục vụ trải khăn ăn vào lòng khách (nếu khách ăn kiểu À la carte) hoặc gấp khăn ăn thành hình tam giác và đặt bên trái khách (nếu khách ăn kiểu Buffet).
Giới thiệu thực đơn của nhà hàng cho khách:
Một nhà hàng thường có hai loại thực đơn: món ăn (menu) và thức uống (drink list).
Nhân viên thường sẽ mang cả hai loại này ra mời khách, mở sẵn ra ởtrang thích hợp cho bữa ăn rồi dùng tay phải đưa thực đơn vào chính diện khách từ bên phải.
Tùy theo nhà hàng mà thứ tự đưa thực đơn có thểthay đổi. Nhân viên phục vụ trao thực đơn cho khách theo trình tự sau: phụ nữ, nam giới, chủtiệc. Đứng trao thực đơn hơi nghiêng thân người khoảng 30 độ. Sau đó, nhân viên đứng lùi ra khoảng 1.5 – 2 m để chờ khách xem thực đơn, đồng thời nhanh chóng có mặt khi khách có dấu hiệu chuẩn bị gọi món.
Mời, giới thiệu và bán hàng (Kỹ năng offer và upselling):
Một số khách chưa quen với thực đơn của nhà hàng nên có thể sẽ lúng túng trong việc chọn món do thực đơn quá đa dạng. Khi đó, nhân viên bàn phải khéo léo giới thiệu, chào mời các món ăn, đồ uống trong thực đơn bằng kỹ thuật offer (giới thiệu) và upselling (mời khách các món đặc sản và có giá cao nhất rồi mới đến các món có giá thấp hơn). Offer và Upselling là kỹ năng cực kỳ quan trọng giúp nhân viên bàn góp phần tăng doanh thu nhà hàng một cách đáng kể, đồng thời là một trong những yếu tố khẳng định đẳng cấp của nhà hàng và sựchuyên nghiệp của nhân viên.
Ghi order:
Khi khách đã quyết định chọn món, nhân viên bàn sẽ ghi order các món ăn, đồ uống mà khách yêu cầu. Phiếu order thường gồm các thông tin: Sốbàn, Số khách, Ngày, Tên và chữký nhân viên, Thời gian yêu cầu. Quy trình tiếp nhận order gồm 5 bước:
– Điền vào phiếu các món ăn và thức uống mà khách yêu cầu.
– Ghi các yêu cầu vềmón ăn chính trước, ghi yêu cầu món tráng miệng sau.
– Đề nghị khách cho chỉdẫn vềcách nấu. Ví dụ: Bò chín tái hay chín vừa.
– Nhắc lại các yêu cầu của khách đểkiểm tra số lượng các món đã ghi có đúng với yêu cầu và số khách trong bàn chưa.
– Cảm ơn khách đã gọi món và đem thực đơn đi.
Chuyển các liên order cho bếp, bar, cashier:
Phiếu yêu cầu thường có 3 liên:
-Liên trắng (liên chính): đưa vào quầy thu ngân dù đó là món ăn hay thức uống để thu ngân nhập dữ liệu vào máy tính và in hóa đơn tính tiền cho khách.
-Liên hồng: mang đến bếp để chế biến món ăn, mang đến bar để pha chế thức uống.
-Liên xanh: được nhân viên phục vụ giữ lại để thuận tiện cho việc kiểm tra hóa đơn.
Pick up món ăn phục vụkhách:
Dùng khay mang thức ăn, đồ uống ra cho khách (pick up food). Nhân viên phục vụ phải dùng khay đúng quy cách của nhà hàng. Những đĩa lớn dùng để ăn những món chính (main plate) thì nhân viên có thểmang bằng tay, không cần dùng khay.
Chăm sóc khách trong bữa ăn:
Thao tác này gọi là Standby (đứng chờ) và Take care (chăm sóc khách) trong suốt thời gian họ dùng bữa tại nhà hàng. Tư thế đứng chờ phải tuân theo nguyên tắc sau:
-Chọn vị trí thuận lợi và hợp lý nhất để đứng quan sát khách mà không làm khách thấy lúng túng. Dáng đứng thẳng, hai bàn tay bắt chéo lại với nhau đặt ở phía trước.
-Nét mặt luôn niềm nở, thểhiện rằng mình sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách.
Ở khu vực Smoking, nhân viên phải thay gạt tàn mới cho khách nếu thấy gạt tàn cũ bị dơ. Việc thay gạt tàn có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của bữa ăn.
Giai đoạn 4: Thanh toán, tiễn khách và dọn dẹp
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình phục vụ bàn nhưng cũng không kém phần quan trọng vì là thời gian khách củng cố lại ấn tượng về nhà hàng trước khi ra về.
Thanh toán:
Khi thấy khách dùng bữa xong, nhân viên bàn báo với thu ngân cộng hóa đơn ngay và đưa tới mé trái của người khách đại diện, chỉ đưa hóa đơn sau khi khách đề nghị thanh toán. Hóa đơn được đặt trên một khay nhỏ hoặc kẹp trong sổ bìa da. Nếu còn tiền thừa thì nhân viên để lên khay hoặc kẹp trong sổ bìa da và mang trảcho khách.
Tiễn khách:
Tiễn khách là dịp sau cùng để nhân viên nhà hàng thể hiện ấn tượng tốt đẹp với khách trước khi khách ra về. Quy trình tiễn khách gồm các thao tác:
-Cảm ơn khách đã dùng bữa tại nhà hàng.
-Chào tạm biệt và hẹn phục vụkhách lần sau.
Một số nhà hàng sửdụng lời chúc một ngày tốt lành: “Have a nice day”(nếu là buổi sáng, trưa) hoặc chúc ngủngon: “Good night”(nếu là buổi tối) thay cho lời chào tạm biệt. Nhân viên phục vụ phải tiễn khách thật ân cần và niềm nở.
Thu dọn và set up lại bàn ăn để đón khách mới:
Sau khi tiễn khách, nhân viên bắt đầu quy trình thu dọn và set up lại bàn ăn để đón khách mới (gọi là quy trình Clear & Resetup) theo nguyên tắc sau:
Cách bưng đĩa dơ bằng tay (dùng cho những đĩa lớn):
-Cầm đĩa dơ bằng một tay và chuyển lên lòng bàn tay kia. Kẹp đĩa thật chặt bằng 3 ngón tay giữa xuống đáy dĩa, 2 ngón cái và út đặt trên mép của đĩa.
– Đặt tiếp đĩa thứ 2 lên cổ tay ở ngay trên đĩa ban đầu, kế đến dùng muỗng và nĩa lùa thức ăn thừa xuống đĩa đầu tiên, những dao, muỗng dơ đặt gọn ở đĩa đầu tiên.
– Đặt đĩa thứ 3 chồng lên đĩa thứ 2 và thao tác như trên cho đến khi cảm thấy hơi nặng thì mang vào khu hậu cần. Không bưng quá sức vì dễxảy ra tai nạn lao động.
Cách bưng dọn bằng khay:
-Với dụng cụ ăn: những đĩa và chén cùng loại thì chồng lên nhau, sau đó đặt dao, muỗng, nĩa gọn một góc trên khay.
-Với dụng cụuống: Cũng đặt gọn các ly, chai, lon sao cho cân bằng trên khay.
3. Phục vụ À La Carte
Quy trình phục vụ của bộ phận bàn gồm 4 giai đoạn diễn ra theo thời gian:
3.1. Kỹ thuật đặt bàn ăn điểm tâm Âu chọn món (À la carte):
– Khăn ăn đặt chính diện nơi khách sẽ ngồi.
– Dao ăn đặt bên phải, nĩa ăn đặt bên trái khăn ăn.
– Bộ đĩa tách trà/cà phê đặt phía trên đầu mũi dao, mép đĩa cách mũi dao 1 cm; thìa cà phê đặt trên đĩa, sau tách; chuôi thìa và quai tách quay về phía tay phải.
– Dụng cụ đựng gia vị như lọ muối, lọ tiêu, bình đường (có đĩa kê và thìa), bình sữa… đặt cân đối giữa bàn. Đĩa bánh mì cá nhân đặt bên trái nĩa ăn, cách nĩa ăn 1 cm.
3.2.Kỹ thuật đặt bàn ăn trưa, tối Âu chọn món (À la carte)
Đây là kiểu set up không cần phải đặt nhiều dụng cụ ăn uống vì sau khi khách gọi món sẽ điều chỉnh đặt thêm sau. Bộ đồ ăn uống trong trường hợp này gồm: Đĩa bánh mì cá nhân và dao phết bơ; Dao ăn, nĩa ăn, khăn ăn; Ly uống nước (Water Goblet)
3.3. Kỹ thuật đặt bàn ăn trưa, tối Á chọn món (À la carte):
– Đĩa kê (18cm) đặt chính diện nơi khách sẽ ngồi. Khăn ăn đặt trên đĩa kê.
– Bát ăn đặt úp trên khăn ăn. Đũa ăn đặt trên gối đũa tại điểm 1/3 chiều dài đũa, đầu đũa cách đĩa 2 cm, chân đũa cách mép bàn 2 cm.
– Chén nước mắm cá nhân đặt ngang đầu đũa, cách đũa 2 cm.
– Chén kê thìa đặt phía dưới và cách chén nước mắm cá nhân 2 cm, cách đũa 5 cm, thìa sứ đặt trên chén kê thìa sao cho chuôi thìa chếch cách mép bàn 3 cm.
– 1 ly uống nước (Water Goblet) được đặt trên đầu đũa, cách đũa 1 cm.
– Dụng cụ đựng gia vị, bình đường sữa đặt cân đối giữa bàn.
Trên đây là nội dung về Cơ Sở Lý Luận Về Phục Vụ Alacart Trong Nhà Hàng Nếu đã tham khảo qua và vẫn chưa ưng ý thì có thể liên hệ mình để mình gửi thêm các bài liên quan nữa nhé. Đặc biệt, hãy nhanh tay nhấc máy gọi ngay dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Luật qua Zalo/tele : 0972114537 nhé.
1 note
·
View note
Text
khóa luận: Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu động lực làm việc
Dưới đây là nội dung Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu Động Lực Làm Việc rất phù hợp cho các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh khi các bạn làm khóa luận tốt nghiệp về Mô Hình Nghiên Cứu Động Lực Làm Việc. Nội dung bao gồm khái niệm về động lực làm việc, Tổng quan nghiên cứu, các yếu tố được sữ dụng trong nghiên cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Mong rằng nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp được các bạn trong quá trình làm bài khóa luận tốt nghiệp của chính mình.
Ngoài ra hiện nay Luận Văn Luật còn hỗ trợ dịch vụ viết viết khóa luận tốt nghiệp cho các bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh và các khối ngành kinh tế. Nếu các bạn bận rộn không có thời gian làm bài thì thể liên hệ ngay hotline zalo/tele: 0972114537 bạn nhé.
1. Khái niệm về động lực làm việc
Để có hiệu quả công việc tốt, nhân viên thực hiện phải tự tạo hoặc nhà quản lý phải tạo được động lực làm việc tuyệt vời cho nhân viên.
Động lực làm việc là vấn đề được khá nhiều nhà nghiên cứu đề cập từ các phương diện khác nhau, được định nghĩa theo nhiều quan điểm, điển hình:
Theo Kleinginna & Kleinginna (1981), đã có ít nhất 140 khái niệm về động lực làm việc được phân tích.
Theo Maehr & Braskamp (1986), động lực làm việc nên được đo lường thông qua “sự thỏa mãn công việc” và “sự cam kết với tổ chức”.
Theo Sjoberg và Lind (1994), động lực làm việc được định nghĩa là sự sẵn lòng làm việc và được đánh giá qua 12 thang đo phản ánh được nhân viên tự nguyện đến mức nào đối với công việc.
Theo FredericHerzberg (1959), “Động lực làm việc là khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”.
Theo Robbins (2013), “Sự sẵn lòng thể hiện mức độ cao của nỗ lực để hướng tới các mục tiêu của tổ chức, trong điều kiện một số cá nhân được thỏa mãn theo khả năng nỗ lực của họ”.
Theo Carr (2005) mô tả động lực làm việc là một sự thúc đẩy từ bên trong, dựa trên nền tảng các nhu cầu cơ bản một cách có ý thức và vô thức của một cá nhân mà chính điều đó dẫn dắt người lao động làm việc để đạt được mục tiêu.
Theo Nguyễn Xuân Lan (2010), tạo động lực là quá trình tạo ra môi trường để kích thích cho hành động, động viên những cố gắng của người lao động.
Theo Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2013), động lực của nhân viên là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất mang hiệu quả cao.
[ Nhiều quan điểm và thước đo về động lực làm việc đồng nhất lại đều hướng về sự khao khát và tự nguyện nỗ lực làm việc của nhân viên. Và tạo động lực làm việc cho nhân viên được hiểu là tất cả các biện pháp của các cấp bậc quản lý áp dụng đối với các cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp, công ty nhằm tạo ra động lực làm việc cho họ.
2. Tổng quan các Nghiên Cứu Động Lực Làm Việc trước đây
}Nghiên cứu của Boyatzis (1982)
Boyatzis (1982) chỉ rõ rằng, làm việc có hiệu quả cao là do ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố khác nhau:
(1) Năng lực cá nhân
(2) Yêu cầu công việc
(3) Môi trường tổ chức
Nếu một trong 3 nhóm yếu tố không phù hợp, tương thích với nhóm yếu tố còn lại thì hiệu quả công việc không được tối đa hoá. Trong mô hình năng lực của Boyatzis, yếu tố năng lực cá nhân là một đặc tính cơ bản của một người. Đó có thể là một động lực, một đặc trưng, kỹ năng, phương diện về hình ảnh cá nhân của một người hoặc vai trò xã hội hoặc một kiến thức nền, có thể nói, năng lực là sự kết hợp của khả năng, tính cách, kiến thức, động lực và sở thích. Yếu tố môi trường làm việc bao gồm cấu trúc Công ty, chính sách, quy trình và các điều kiện của tổ chức. Yêu cầu công việc bao gồm các nhiệm vụ cá nhân, chức năng và vai trò của công việc người nhân viên thực hiện trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
}Nghiên cứu của Zigarmi và cộng sự (2006)
Theo Zigarmi et al. (2006), hiệu quả công việc của người lao động bị chi phối bởi 8 yếu tố:
(1) Công việc có ý nghĩa
(2) Quyền tự trị
(3) Sự phát triển nghề nghiệp
(4) Sự công nhận
(5) Sự cộng tác
(6) Sự công bằng
(7) Mối quan hệ với lãnh đạo
(8) Mối quan hệ với đồng nghiệp
Mô hình này không chỉ đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động, mà nó còn đưa ra cách thức tác động của các nhân tố này như thế nào. Từ 8 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của người lao động sẽ ảnh hưởng đến những suy nghĩ trong nhận thức và những suy nghĩ về mặt tình cảm của người lao động, và cuối cùng là những thay đổi trong nhận thức và cảm giác đó sẽ ảnh hưởng làm thay đổi hành vi của người lao động. Những thay đổi trong hành vi của người lao động có thể là: nỗ lực làm việc, lòng vị tha, xu hướng gắn bó với công ty, sự cam kết với tổ chức và hiệu quả làm việc cao.
Nghiên cứu của Kovach (1987)
Nghiên cứu cho thấy 10 yếu tố tạo động lực cho nhân viên:
Công việc ổn định
Công việc thú vị
Điều kiện làm việc
Được công nhận đầy đủ công việc đã làm
Lương cao
Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên
Sự giúp đỡ của cấp trên
Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Sự tự chủ trong công việc
Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị
Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Khanh (2018)
Với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức – nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương”, Nguyễn Tấn Khanh kết luận mô hình nghiên cứu có 7 nhân tố tác động lên hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức tại tỉnh Bình Dương:
(1) Đặc điểm công việc
(2) Giám sát & Quyền tự quyết
(3) Đánh giá thành tích
(4) Sự phát triển nghề nghiệp
(5) Sự cộng tác
Mẫu điều tra được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với 200 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn thuộc sự quản lý của Sở nội vụ tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Giám sát & Quyền tự quyết ảnh hưởng mạnh nhất lên Hiệu quả làm việc, tiếp theo là các nhân tố Sự phát triển nghề nghiệp, Đặc điểm công việc, Sự cộng tác, và Đánh giá thành tích. Hai biến độc lập trong mô hình đề xuất ban đầu là “Tiền lương và phụ cấp” và “Quan hệ với cấp trên” không ảnh hưởng có ý nghĩa lên hiệu quả làm việc theo kết quả phân tích thống kê nên đã được loại ra khỏi mô hình.
Nghiên cứu của Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)
Nghiên cứu đã khám phá ra 5 nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả làm việc của người lao động là:
(1) Cơ hội thăng tiến
(2) Chính sách khen thưởng và phúc lợi
(3) Quan hệ với lãnh đạo
(4) Điều kiện làm việc
(5) Mức độ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp
Trong đó, Cơ hội thăng tiến là yếu tố tác động mạnh nhất. Kết quả có được từ nghiên cứu là một gợi ý quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng các chiến lược và kế hoạch phù hợp nhằm duy trì tốt hơn nguồn nhân lực cho đơn vị mình.
Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)
Nghiên cứu đưa ra 7 yếu tố có tác động đến động lực làm việc của công nhân tại Công ty điện lực Tân Thuận, được sắp xếp mức ảnh hưởng từ cao xuống thấp như sau
Thu nhập và phúc lợi
Điều kiện làm việc
Mối quan hệ với đồng nghiệp
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Sự hỗ trợ của cấp trên
Công nhận thành tích
Cơ hội đào tạo và thăng tiến
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
3. Tổng hợp các yếu tố được sử dụng trong các nghiên cứu có liên quan
STTYếu tốNghiên cứu liên quan1Công việc có ý nghĩa/ thú vịZigarmi et al. (2006)
Kovach (1987)
Nguyễn Tấn Khanh (2018)2Sự tự chủ trong công việcZigarmi et al. (2006)
Kovach (1987)
Nguyễn Tấn Khanh (2018)3Sự phát triển nghề nghiệp/ thăng tiếnZigarmi et al. (2006)
Kovach (1987)
Nguyễn Tấn Khanh (2018)
Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)4Sự công nhận công việc/ thành tích đã làmZigarmi et al. (2006)
Kovach (1987)
Nguyễn Tấn Khanh (2018)
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)5Sự cộng tácZigarmi et al. (2006)
Nguyễn Tấn Khanh (2018)6Sự công bằngZigarmi et al. (2006)7Mối quan hệ với lãnh đạoZigarmi et al. (2006)
Kovach (1987)
Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)8Mối quan hệ với đồng nghiệpZigarmi et al. (2006)9Năng lực cá nhânBoyatzis (1982)10Yêu cầu công việcBoyatzis (1982)11Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việcBoyatzis (1982)
Kovach (1987)
Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)12Công việc ổn địnhKovach (1987)13Lương và phúc lợi, khen thưởngKovach (1987)
Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)14Sự giúp đỡ của cấp trênKovach (1987)
Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016)15Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhịKovach (1987)16Mức độ phù hợp với mục tiêu nghề nghiệpĐỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012)
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu có liên quan
Qua bảng kết quả tổng hợp, tác giả nhận thấy có 7 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên được sử dụng rộng rãi như sau:
Sự phát triển nghề nghiệp, thăng tiến (5 nghiên cứu)
Sự công nhận công việc/ thành tích đã làm (4 nghiên cứu)
Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việc (4 nghiên cứu)
Công việc có ý nghĩa/ thú vị (3 nghiên cứu)
Mối quan hệ với lãnh đạo (3 nghiên cứu)
Sự tự chủ trong công việc (3 nghiên cứu)
Lương và phúc lợi, khen thưởng (3 nghiên cứu)
4. Giả thuyết nghiên cứu và Mô Hình Nghiên Cứu Động Lực Làm Việc đề xuất
Qua cơ sở lý thuyết đã trình bày và kết quả nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất như sau:
Động lực làm việc = f (Cơ hội thăng tiến; Sáng kiến cải tiến thành tích; Môi trường tổ chức/Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với bộ máy tổ chức; Ý thức và trách nhiệm công việc; Lương và phúc lợi, khen thưởng)
4.1. Giả thuyết nghiên cứu đề xuất
Cơ hội thăng tiến: trong công việc, trên thực tế đây là mong muốn của nhiều người khi đi làm sau một thời gian dài cống hiến trong công việc, khi họ đã sở hữu năng lực giỏi, có đầy đủ kỹ năng và phẩm chất của một người quản lý hay nhà lãnh đạo thì thăng tiến là phần thưởng quý giá mà họ mong muốn nhận được.
Trong các nghiên cứu của Kovach (1987), Zigarmi et al. (2006), Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012), Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016), Nguyễn Tấn Khanh (2018), đều chỉ ra Sự phát triển thăng tiến trong công việc thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Sự phát triển thăng tiến được phát biểu như sau:
TT: Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Sáng kiến cải tiến thành tích: công nhận là việc thừa nhận một việc làm hay hành động đúng với sự thật, lẽ phải hoặc hợp lệ. Công nhận sự nỗ lực của nhân viên đơn giản là việc đánh giá cao hoạt động, sự cống hiến của cá nhân, tổ chức đạt thành tựu tốt sau một khoảng thời gian làm việc. Sự công nhận được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, dù cách tiếp cận như thế nào thì hành động công nhận sự nỗ lực của nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Vì khi được đánh giá cao và khen thưởng về công sức đã cống hiến, nhân viên càng muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty.
Trong các nghiên cứu của Kovach (1987), Zigarmi et al. (2006), Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016), Nguyễn Tấn Khanh (2018), đều chỉ ra Sự công nhận công việc/ thành tích đã làm thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Sự công nhận công việc/ thành tích đã làm được phát biểu như sau:
SK: Sáng kiến cải tiến thành tích đã làm có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Môi trường làm việc/ Điều kiện làm việc: được cho là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc, năng suất lao động của nhân viên trong một doanh nghiệp, bất kể về quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực làm việc của tất cả các thành viên trong một doanh nghiệp như: Cơ sở vật chất, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa giữa nhân viên với nhân viên… Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố môi trường làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của nhân viên.
Trong các nghiên cứu của Boyatzis (1982), Kovach (1987), Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016), Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012), đều chỉ ra Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việc đã thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việc đã làm được phát biểu như sau:
MT: Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việc có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Mối quan hệ với bộ máy tổ chức: với nhân viên, việc được sự quan tâm từ lãnh đạo kịp thời và thường xuyên giúp họ có động lực hoàn thành nhiệm vụ được ban lãnh đạo giao hơn và đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xác định mức độ ảnh hưởng của lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên. Theo Sehar và Alwi (2019) cho rằng, các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng đối với sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc.
Trong các nghiên cứu của Kovach (1987), Zigarmi et al. (2006) và Đỗ Phú Trình và cộng sự (2012) đều chỉ ra Mối quan hệ với lãnh đạo thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Công việc có ý nghĩa/ thú vị được phát biểu như sau:
QH: Mối quan hệ với lãnh đạo có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Ý thức và trách nhiệm công việc: trong bất kỳ công việc nào, người có ý thức và trách nhiệm làm việc sẽ tự nguyện hoàn thành tốt công việc của mình mà không cảm thấy bị ép buộc hay bị giới hạn khuôn khổ từ cấp trên. Đồng thời, họ luôn có cảm giác trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, tạo ra động lực mạnh mẽ để có thể hoàn thành mục tiêu được giao.
Trong các nghiên cứu của Kovach (1987), Zigarmi et al. (2006) và Nguyễn Tấn Khanh (2018) đều chỉ ra Sự tự chủ trong công việc thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Sự tự chủ trong công việc được phát biểu như sau:
TN: Ý thức và trách nhiệm trong công việc có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Lương và phúc lợi, khen thưởng: tạo động lực thông qua tài chính là đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của nhân viên để họ có thể tái sản xuất sức lao động bằng Lương; và như một công cụ đánh giá quá trình làm việc của nhân viên thông qua tạo động lực bằng Khen thưởng; bên cạnh việc nhận Lương, nhân viên còn rất quan tâm các Phúc lợi họ được cấp như một mức lương gián tiếp để hỗ trợ cho cuộc sống của người lao đông.
Trong các nghiên cứu của Kovach (1987), Đỗ Phú Trần Trình và cộng sự (2012); Hà Nam Khánh Giao và Hoàng Văn Minh (2016) đều chỉ ra Lương và phúc lợi, khen thưởng thật sự có tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Vì vậy giả thuyết Lương và phúc lợi, khen thưởng được phát biểu như sau:
PL: Lương và phúc lợi, khen thưởng có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HAY NHÉ.
4.2. Mô hình nghiên cứu và đề xuất
Tổng kết các giả thuyết được tác giả đưa ra:
TT: Cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
SK: Sáng kiến cải tạo thành tích đã làm có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
MT: Môi trường tổ chức/ điều kiện làm việc có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
QH: Mối quan hệ với bộ máy tổ chức có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
TN: Ý thức và trách nhiệm có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
PL: Lương và phúc lợi, khen thưởng có ảnh hưởng thuận chiều đến động lực làm việc của nhân viên.
Trên đây là Cơ Sở Lý Thuyết Và Mô Hình Nghiên Cứu Động Lực Làm Việc cũng là nội dung mà Luận Văn Luật muốn gửi đến các bạn để giúp các bạn dể dàng hơn trong việc tìm kiếm tài liệu cho bài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên nếu trong quá trình làm bài các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn dù vậy bạn cũng đừng quá lo lắng hãy gọi ngay Zalo/tele : 0972114537 để được tư vấn viết khóa luận tốt nghiệp bạn nha.
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: Cơ sở lý luận về mua giới bất động sản mới nhất
Dưới đây là nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân, bạn hoàn toàn được tải miễn phí mà không tốn nhiều thời gian và chi phí trong việc kiếm tài liệu tham khảo khi làm bài khóa luận về Môi Giới Bất Động Sản. Hiện nay nội dung này được nhiều bạn học viên tìm kiếm nhiều trên internet, tuy nhiên việc tìm kiếm trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn khi nội dung này rất ít trên các nguồn thông tin hoặc các trang mạng xã hội. Hiểu được khó khăn đó của các bạn nên Luận Văn Luật đã dành nhiều thời gian để soạn thảo và chia sẻ lên đây để các bạn Tải Free Cơ Sở Lý Luận Về Môi Giới Bất Động Sản Mới Nhất, mong rằng đây sẽ là phần kiến thức hữu ích cho các bạn giúp các bạn tìm ra phướng hướng cho bài khóa luận của bạn .
Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn về việc tìm kiếm đề tài, triển khai nội dung, tài liệu tham khảo… thì hãy gọi ngay Zalo/tele : 0972114537 để Luận Văn Luật tư vấn miễn phí. hoặc tham khảo dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp trọn gói của vietluanvanluatt.com nhé.
1. Khái niệm môi giới bất động sản
Môi giới: là hoạt động của người thứ ba với mục đích tạo sự thông cảm, thấu hiểu về các vấn đề liên quan giữa các bên với nhau, hoặc là việc giải quyết những công việc nào đó liên quan giữa hai bên. Vì vậy, môi giới là công việc với mục đích tạo thu nhập mà đối tượng của nó là các thương vụ được thực hiện giữa hai bên.
Môi giới bất động sản là việc thực hiện công việc cho những người khác mà kết quả của những hoạt động này là thực hiện những yêu cầu của khách hàng như hợp đồng bán, trao đổi, cho thuê với sự giúp đỡ của nhà môi giới.
Khoản 2 điều 3 luật KDBĐS 2014 đã xác định khái niệm môi giới bất động sản như sau: “Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.”
2. Đặc điểm và bản chất môi giới bất động sản
2.1. Đặc điểm môi giới bất động sản
– Đặc thù công việc và điều kiện làm việc linh hoạt: Môi giới BĐS cũng như các hoạt động môi giới khác có điều kiện làm việc linh hoạt hơn so với các ngành nghề khác. Cá nhân hay tổ chức tham gia vào hoạt động môi giới BĐS chỉ làm việc thực sự khi nhận được yêu cầu của khách hàng.
– Kết nối giữa người bán và người mua: Môi giới bất động sản đóng vai trò kết nối nhu cầu giữa người bán và người mua sao cho hợp lý. Người mua và người bán thông qua nhà môi giới tiến hành việc mua (bán, cho thuê) BĐS một cách nhanh chóng, hiệu quả và ít gặp rắc rối nhất. Sau khi đã tìm hiểu kỹ yêu cầu và nguyện vọng của các bên nhà môi giới sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện một hợp đồng giao dịch.
– Hoa hồng là nguồn thu nhập chính của công ty và người môi giới BĐS: Ngoài mức thù lao cố định khi thuê môi giới (có thể có hoặc không), người môi giới được trả môt khoản hoa hồng theo giá trị giao dịch mà họ giúp các bên hoàn thành, lớn hơn nhiều thù lao cố định và là thu nhập chính của họ
– Hoạt động môi giới bất động sản công khai, trung thực và tuân thủ pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản không được đồng thời là vửa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
2.2 Bản chất của hoạt động môi giới bất động sản
Trước hết cần nhận thấy rằng môi giới là hoạt động của những nhà môi giới chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp thể hiện ở sự am hiểu về pháp luật, các quy định của nhà nước về KDBĐS. Sự am hiểu này giúp các nhà môi giới tránh được các vướng mắc khi thực hiện các thương vụ.
Môi giới BĐS là việc kết nối các thương vụ, tạo sự thấu hiểu giữa các bên. Nhà môi giới giúp những người có BĐS và những người có nhu cầu thuê, mua kết nối được với nhau, qua đó thúc đẩy thực hiện các thương vụ.
Bản chất của môi giới BĐS thể hiện đó là việc lựa chọn, sắp xếp các phương pháp, các vấn đề của thương vụ để giải quyết các thương vụ một cách nhanh chóng, hợp lý và hiệu quả. Nhà môi giới hoạt động theo yêu cầu của một bên khách hàng và thực hiện những dịch vụ nhất định cho khách hàng của họ. Nhà môi giới cần tìm ra bên thứ hai của thương vụ, người mà chấp nhận những điều kiện đưa ra bởi khách hàng của mình hoặc đàm phán với họ về những điều kiện đó. Bản chất của việc môi giới đơn giản là hành động máy móc. Hoạt động môi giới là tìm ra bên thứ hai của thương vụ cho khách hàng của mình, tìm ra người phù hợp với hàng hóa và những điều kiện đặt ra. Đây cũng là hành vi mang tính thương mại cao, thường đòi hỏi nhiều thời gian, sự kiên nhẫn và khả năng giới thiệu, thuyết phục về hàng hóa.
3. Vai trò của môi giới bất động sản
Môi giới là một trong ba tác nhân tham gia thị trường. Ba tác nhân đó bao gồm: người mua-người môi giới-người bán. Vai trò của dịch vụ môi giới BĐS thể hiện qua các mặt:
Cung cấp thông tin cho các chủ thể tham gia vào hoạt động giao dịch hàng hóa BĐS
Do đặc thù thị trường BĐS là thị trường không hoàn hảo, thông tin về thị trường và hàng hóa không thật đầy đủ và không được phổ biến rộng rãi như các lại hàng hóa khác. Chính vì vậy hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của thị trường BĐS, đó là toàn bộ các thông tin liên quan đến bất động sản, bao gồm các thông tin về: pháp luật, chính sách đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, vị trí của BĐS, môi trường, nhu cầu,…hơn nữa BĐS là một hàng hóa đặc biệt, khan hiếm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy nếu hệ thống thông tin không hoàn hảo, thiếu chính xác sẽ dẫn đến biến động mạnh, thị trường lên cơn sốt giá hoặc là sụp đổ, người tham gia giao dịch phải chấp nhận mức giá không mong muốn. Các tổ chức môi giới là một trong các chủ thể cung cấp thông tin quan trọng trên thị trường BĐS. Hệ thống các tổ chức này càng phát triển, hoạt động càng chuyên nghiệp thì mức độ hoàn hảo của thông tin BĐS càng cao, hạn chế được rất nhiều rủi co cho các đối tượng tham gia trên thị trường.
Thúc đẩy thị trường BĐS phát triển
Thông qua các tổ chức môi giới – những người đã qua đào tạo có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nắm được thông tin thị trường, am hiểu pháp luật về BĐS, giúp các đối tượng có nhu cầu giao dịch BĐS thỏa mãn điều kiện của mình, giúp họ tính toán kỹ lưỡng trong việc mua bán để quyết định phù hợp nhất. Đồng thời thông qua môi giới, việc cung cấp thông tin sẽ được hoàn hảo hơn, giá cả BĐS sẽ phản ánh đúng mối quan hệ cung cầu, đưa các giao dịch vào hoạt động công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng đầu cơ, ép giá. Vì vậy, hoạt động của tổ chức môi giới có vai trò khá quan trọng, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.
Khai thác nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Thị trường BĐS ngày càng một phát triển thì nhu cầu giao dịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Do đặc tính về thị trường BĐS là thông tin không hoàn hảo, giao dịch chủ yếu là giao dịch ngầm nên nhà nước không thể kiểm soát các giao dịch đó nên việc thu thuế đối với những người có thu nhập cao khi giao dịch trên thị trường không thể thực hiện được, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Vì vậy khi các tổ chức, cá nhân môi giới hành nghề, có đăng ký kinh doanh sẽ giúp cho họ hoạt động có hiệu quả và thông qua các giao đó nhà nước sẽ tăng thu nhập về thuê.
Góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội
Thông qua các tổ chức môi giới chuyên nghiệp, các tổ chức tham gia giao dịch BĐS sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về BĐS, hạn chế tiêu cực, góp phần ổn đinh trật tự, an ninh xã hội.
Góp phần thúc đẩy đổi mới chính sách quản lý BĐS
Thông qua các giao dịch trên thị trường BĐS, Nhà nước có cơ sở đổi mới, bổ sung, hoàn thiện công tác quản lý đất đai, quản lý BĐS: thiết lập hệ thống, quy trình đăng ký đất đai, đăng ký tài sản, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…nhằm tạo điều kiện cho các quan hệ đất đai được thực hiện phù hợp với các quan hệ kinh tế-xã hội, từ đó mở rộng và phát triển thị trường BĐS tránh tình trạng giao dịch ngầm, tình trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự về đất đai
4. Sự cần thiết của hoạt động môi giới bất động sản
Bất động sản có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. BĐS cung cấp không gian sống cho con người, cung cấp cơ sở hạ tầng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống,… Hiện nay ảnh hưởng của BĐS tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội là rất lớn.
Trong hoạt động KDBĐS thì các quan hệ về bất động sản rất phức tạp. Điều này thể hiện ở các điểm:
Bất động sản luôn gắn liền với các quyền
Giao dịch về BĐS thực chất là giao dịch về các quyền gắn với BĐS đó.
Các quyền liên quan đến bất động sản rất nhiều và phức tạp.
Vì những phức tạp trên nên hoạt động môi giới rất cần thiết không chỉ trong lĩnh vực bất động sản mà còn trong đời sống xã hội.
5. Các hình thức môi giới
5.1. Môi giới độc quyền
Trong hình thức này, nhà môi giới được độc quyền tiếp thị bất động sản và độc quyền đại diện cho người bán hoặc người mua.Tuy nhiên, người môi giới cũng có thể chào bán hoặc hợp tác với các nhà môi giới khác để trình bày bất động sản tới các khách hàng tiềm năng và cùng chia khoản hoa hồng.
Môi giới độc quyền người bán: Nhà môi giới sẽ được độc quyền tiếp thị BĐS cũng như thay mặt người bán đưa ra mức giá và các điều khoản sao cho có lợi nhất trong hợp đồng cho người bán.
Môi giới độc quyền người mua: Trái ngược với người môi giới độc quyền người bán, nhà môi giới độc quyền người mua sẽ đứng về phía người mua và đại diện cho quyền lợi của người mua. Những nhà môi giới dộc quyền người mua sẽ tận dụng những hiểu biết của mình về BĐS, pháp luật, khả năng thương lượng và những kỹ năng khác để tư vấn cho người mua về giá cả cũng như những điều khoản tốt nhất trong hợp đồng giao dịch. Môi giới độc quyền người mua là lựa chọn tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu tìm mua BĐS và đa số các nhà BĐS ở các nước phát triển đều hoạt động theo hình thức này.
5.2. Môi giới tự do
Môi giới tự do là hình thức môi giới mà người môi giới giới thiệu khách hàng cho chủ sở hữu bất động sản, tư vấn cho cả hai bên các vấn đề liên quan đến giao dịch và hưởng phí môi giới (phí hoa hồng ) theo giá trị thành công mỗi thương vụ.
6. Một số vấn đề về hoạt động môi giới bất động sản
6.1. Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản
Hoạt động môi giới cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Trước tiên là những hoạt động này cần tuân thủ pháp luật Việt Nam. Không một hành vi, động thái nào được phép sai lệch với những luật lệ, quy định đã ban hành.
Thứ hai, hoạt động môi giới phải dựa trên sự công bằng, minh bạch về thông tin.
Thứ ba, hoạt động môi giới phải lấy mục tiêu lợi ích của khách hàng làm định hướng, bảo đảm lợi ích của các bên khách hàng, hài hòa giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích nhà môi giới.
Thứ tư, hoạt động môi giới phải được thực hiện dựa trên nền tảng của kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế với ý thức trách nhiệm cao nhất.
Thứ năm, hoạt động môi giới phải coi đạo đức nghề nghiệp là kim chỉ nam, là sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tác nghiệp
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HAY HƠN NHÉ!!!
6.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới và yêu cầu chuyên môn của nhà môi giới bất động sản
Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
Điều 62 luật KDBĐS 2014 quy định điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
Yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp
Yêu cầu chung:
Không phải là cán bộ, công chức nhà nước.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;
Trình độ học vấn tối thiểu từ tốt nghiệp PTTH trở lên.
Có chứng chỉ môi giới bất động sản do cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp.
Yêu cầu cụ thể:
Nắm chắc pháp luật kinh doanh BĐS, môi giới BĐS.
Hiểu biết cơ bản về TT BĐS và các vấn đề liên quan đến hoạt động môi giới trên TT BĐS.
Nắm rõ nội dung trình tự quy trình của dịch vụ môi giới bất động sản.
Có kiến thức cơ bản về tiếp thị kinh doanh bất động sản.
Tuân thủ nghiêm túc trách nhiệm và đạo đức hành nghề môi giới bất động sản phù hợp với đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng.
Để trở thành nhà Môi giới chuyên nghiệp đầu tiên phải có khả năng chịu đựng: sự ức chế, bức xúc… những việc này luôn luôn xảy ra khi tiếp xúc khách hàng -> phải biết chịu đựng, nhẫn nại. -> phải tìm được lối thoát khi xảy ra các tình trạng trên.
Phải biết cách đối xử, ứng xử với nhiều loại người khác nhau.
Phải rèn luyện tính kiên nhẫn, phải hoà đồng, đọc chính xác những tín hiệu của khách hàng, phải học cách chai lỳ trước những cái dễ làm tổn thương.
Phải có kỹ năng tạo bầu không khí thân thiện.
Liên tục rèn luyện thực hành tinh thần, khả năng nắm bắt tâm lý và rèn luyện thân thể.
6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động môi giới bất động sản
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
Các bộ luật liên quan tạo điều kiện cho nghề môi giới phát triển như luật nhà ở, luật đất đai, bộ luật hình sự. Luật kinh doanh bất động sản đã công nhận nghề môi giới bất động sản và quy định khi kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải có chứng chỉ môi giới bất động sản.
Lợi nhuận hấp dẫn từ dịch vụ môi giới bất động sản chuyên nghiệp.
Hội nhập quốc tế.
Một số giao dịch phải qua sàn giao dịch.
Yếu tố ảnh hưởng gián tiếp
Những tác động đến nhu cầu về BĐS làm tăng nhu cầu môi giới BĐS
Sự tăng trưởng về dân số và các nhu cầu phát triển: Tăng dân số làm tăng mọi nhu cầu của xã hội và theo đó cầu về nhà đất tăng lên.
Thu nhập của dân cư
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ
Tài chính ngân hàng phát triển, tạo điều kiện cho vay để đầu tư BĐS, dẫn đến cầu BĐS tăng.
Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới quy mô và tính chất về cầu BĐS là trình độ phát triển sản xuất, sự chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế,…
Những tác động đến khả năng cung cấp hàng hóa BĐS trên thị trường
Thị trường xây dựng phát triển
Chính sách đất đai, đầu tư và tài chính
Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạn tầng
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hôi quốc gia và địa phương.
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế tạo ra sự thay đổi liên tục những nhu cầu về không gian, diện tích để phát triển các ngành sản xuất, phân phối và dịch vụ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi lớn của nhu cầu và cầu với các dạng bất động sản khác nhau trong từng ngành cụ thể từ đó ảnh hưởng tới hoạt động môi giới BĐS.
Khả năng tài chính
Thị trường BĐS là thị trường đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Sự phát triển của thị trường này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tìm kiếm được các nguồn tài chính lớn và ổn định.
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin
Việc toàn cầu hoá thông tin là giải pháp hữu hiệu cho nhiều hoạt động của văn phòng môi giới. Nó giúp cho bản thân văn phòng môi giới có sự thống nhất bên trong về tổ chức cũng như tin học hoá các mối quan hệ với môi trường bên ngoài. Sự thống nhất về tổ chức cho phép nâng cao năng suất làm việc do vậy sẽ giúp giảm chi phí hay giá thành dịch vụ cho khách hàng.
Hiện nay các công ty môi giới đã đưa dịch vụ của mình lên Internet để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thông qua trang web công ty hoặc qua các hình thức quảng bá thương hiệu hay quảng cáo thông tin, lôi cuốn khách hàng. Do hệ thống Internet ngày càng phát triển và hình thức sử dụng mạng này được khách hàng ưu tiên sử dụng vì mục đích nhanh và tiện lợi. Vì vậy công nghệ thông tin phát triển và ngày càng phổ biến là cơ sở để các văn phòng môi giới thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: sự bất ổn định tự nhiên của thị trường bất động sản, vấn đề đào tạo chuyên gia môi giới bất động sản,…
6.4. Thù lao và hoa hồng môi giới BĐS
Thù lao môi giới BĐS: Tổ chức, cá nhân môi giới BĐS được hưởng một khoản tiền thù lao môi giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS giữa khách hàng và người thứ ba. Mức thù lao môi giới BĐS do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không phụ thuộc vào giá của giao dịch mua bán.
Hoa hồng môi giới BĐS: Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản được hưởng một khoản tiền hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới khi bên được môi giới ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản. Mức hoa hồng môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản hoặc tỷ lệ phần trăm giá trị chênh lệch giữa giá bán bất động sản và giá của người được môi giới đưa ra hoặc một số tiền cụ thể do các bên thỏa thuận trong hợp đồng môi giới bất động sản. Khách hàng sẽ phải thanh toán phí hoa hồng môi giới ngay sau khi giao dịch thành công
Thông qua bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Môi Giới Bất Động Sản đã chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn có thể hoàn thành tốt và có bài khóa luận tốt nghiêp về Môi Giới Bất Động Sản đạt kết quả cao cho riêng bản thân mình. Nếu có gì cần cung cấp thêm thông tin hay thắc mắc về bài làm của mình hãy liên hệ với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Luận Văn Luật nhé ! Chúc các bạn thành công.
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: Tốt nghiệp kinh doanh thương mai
Hãy cùng Luận Văn Luật tìm hiểu về những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại đạt điểm cao nhất hiện nay. Bài viết được trình bày với mục đích cung cấp nguồn tài liệu tham khảo thực tiễn cho các bạn sinh viên đề nghiên cứu về ngành kinh doanh thương mại.Kinh doanh thương mại là một trong những ngành gắn liền với những hoạt động bán hàng, quản lý kho, khảo sát hàng, xuất – nhập kho. Là một trong những ngành hết sức đa dạng được đào tạo ở nhiều lĩnh vực như: quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, phương thức bán hàng hiệu quả,… Để hiểu hơn về một số nội dung quan trọng thường thấy trong các bài khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại.
Ngoài ra nếu tất cả vẫn còn khó khăn với các bạn, từ việc chọn đề tài đến triển khai bài làm và hoàn thiện bài khóa luận thì các bạn đừng quá lo lắng vì hiện tại Luận Văn Luật đang cung cấp dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp trọn gói, hãy nhắn tin hoặc gọi ngay Zalo/tele : 0972114537 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé
1.Những Đề Tài Khóa Luận Kinh Doanh Thương Mại Hay Nhất Hiện Nay
Những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt Nhật
Xử lý khủng hoảng truyền thông trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ
Giải pháp hoàn thiện quy trình hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại vận tải liên quốc tế
Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ đại trường Phong
Phương thức và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa an
Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
2. Top 7 Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Kinh Doanh Thương Mại Đạt Điểm Cao
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 1: Những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt Nhật
Với bài mẫu khóa luận về kinh doanh thương mại đầu tiên tác giả đã nghiên cứu về hình thức đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp mà không Đề cập hai hình thức còn lại là đàm phán qua thư và đàm phán qua điện thoại. Đàm phán gặp gỡ trực tiếp là hình thức đàm phán phổ biến đối với đối tác Nhật Bản và là phương thức thường dùng trong việc ký kết các hợp đồng có giá trị lớn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích và tổng hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả thực hiện trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày khái quát về văn hóa kinh doanh và đàm phán thương mại quốc tế
Chương hai: trình bày những nét đặc trưng về văn hóa kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt Nhật
Chương ba: trình bày những kinh nghiệm và kiến nghị cho các doanh nghiệp nhằm vận dụng yếu tố văn hóa kinh doanh để nâng cao hiệu quả đầu phán thương mại Việt Nhật.
Thông qua khối lượng, tác giả đã đưa ra một cái nhìn toàn diện và khách quan hơn trong việc đàm phán đối với hoạt động kinh doanh thương mại.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 2: Xử lý khủng hoảng truyền thông trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
xuất phát từ những thực tế cùng với mong muốn nghiên cứu về hình thức khủng hoảng trong kinh doanh thương mại. Tác giả lựa chọn đề tài về trường hợp thực tiễn của Toyota và Malaysia Airlines . Dựa trên những cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong việc khủng hoảng truyền thông và ảnh hưởng khủng hoảng đối với doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh thương mại. Tác giả đã trình bày hệ thống có lỗi như sau:
Chương một: trình bày lý luận cơ bản về cũng hoảng truyền thông
Chương hai: xử lý khủng hoảng truyền thông qua hai trường hợp của Toyota và Malaysia Airlines
Chương ba: trình bày bài học kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic, thu thập số liệu và đánh giá cũng như nhận xét đề xuất cải thiện cụ thể. Tác giả đã làm rõ nội dung khóa luận cũng như mục tiêu của đề tài đề ra.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 3: Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ
Là một trong những bài khóa luận kinh doanh thương mại tập trung nghiên cứu những vấn đề văn hóa kinh doanh nói chung và những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ nói riêng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam. Bằng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, tổng hợp tài liệu, so sánh, phân tích. Tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày tổng quan về văn hóa kinh doanh
Chương hai: trình bày những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ xuống hàngchương ba: trình bày bài học áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam
Thông qua khóa luận, tác giả đã trình bày những nét đặc trưngCủa một vài mô hình doanh nghiệp bị tiêu biểu từ đó rút ra bài học đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh thương mại với Mỹ.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 4: Giải pháp hoàn thiện quy trình hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần thương mại vận tải liên quốc tế
Là một trong những bài mẫu khóa luận về kinh doanh thương mại phương thức về quy trình giao nhận hàng hóa cụ thể tại công ty cổ phần thương mại vận tải liên quốc tế. Qua hoạt động của công ty cũng như thấy được những Ảnh hưởng quan trọng trong các yếu tố quy trình giao nhận hàng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tại công ty. Tác giả trình bày bố cục của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày phần mở đâu
Chương hai: trình bày cơ sở lý luận
Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu
Chương bốn: phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Incotrans JSC
Chương năm: trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại công ty cổ phần thương mại vận tải liên quốc tế.
Trong bối cảnh ngày nay, việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng để tìm ra các giải pháp nâng cao hoạt động hiệu quả và chất lượng dịch vụ cung cấp trong các hoạt động kinh doanh thương mại là rất cần thiết. Chính vì vậy đây được xem là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại nghiên cứu dựa trên những cơ sở thực tiễn.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 5: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ đại trường Phong
Là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại nghiên cứu về nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại công ty. Từ đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của công ty đại Trường Phòng trong thời gian tới. Bằng các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu, xử lý và định giá số liệu. Tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày giới thiệu chung
Chương hai: trình bày cơ sở lý thuyết
Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu
Chương bốn: trình bày thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa của công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại và dịch vụ đại trường Phong
Chương năm: trình bày một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại công ty
Chương sáu: tài liệu tham khảo
Sau khi trình bày khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại của mình, tác giả cho thấy được tầm quan trọng trong hoạt động nhập khẩu cũng như hoàn thiện cơ sở lý thuyết trong việc nghiên cứu hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ THAM KHẢO ĐƯỢC NHIỀU BÀI HAY HƠN NHÉ.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 6: Phương thức và dự báo nhu cầu xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An
Nhằm phân tích và dự báo hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An. Từ đó thông qua khóa luận, tác giả trình bày giải pháp thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động về hàng may mặc tại công ty. Bằng các phương pháp nghiên cứu về tổng hợp số liệu, phân tích và đánh giá số liệu. Tác giả trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương hai: phân tích và đánh giá hoạt động dự báo xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa an
Chương ba: trình bày giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa an
Thông qua bài chuyên đề tốt nghiệp kinh doanh thương mại này, tác giả đã phân tích cũng như dự báo được hàng may mặc xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa an. Từ đó nâng cao phân tích các hoạt động kinh doanh thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Để các bạn không mất nhiều thời gian cho bài khóa luận về kinh doanh thương mại thì Luận Văn Luật sẽ gửi thêm cho các bạn nội dung Cách Viết Khóa Luận Khoa Quản Trị Kinh Doanh để các bạn tham khảo nhé!!!
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp kinh doanh thương mại số 7: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi có cơ hội thực tập tại công ty cổ phần giao nhận và tiếp vận quốc tế. Tác giả đã có những ý kiến trong việc đưa ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty. Ý kiến của tác giả được thể hiện trong bài khóa luận tốt nghiệp của mình với bố cục như sau:
Chương một: giới thiệu
Chương hai: trình bày cơ sở lý thuyết
Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu
Chương bốn: trình bày kết quả nghiên cứu
Chương năm: trình bày kết luận và đề nghị
Thông qua các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: tổng hợp tài liệu, phân tích, đánh giá, so sánh, khảo sát. Tác giả trình bày thành công trong việc tìm hiểu những vấn đề thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty cũng như để xuất các giải pháp thúc đẩy trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Đây là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại phổ biến hiện nay.
Trên đây là những bài mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Kinh Doanh Thương Mại đã được đánh giá rất cao, Luận Văn Luật chọn lọc và chia sẻ đến các bạn hy vọng sẽ giúp được các bạn rất nhiều trong quá trình làm bài khóa luận kinh doanh thương mại. Tuy nhiên nếu các bạn cần thêm bất kì thông tin nào về bài làm thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Luận Văn Luật Zalo/tele : 0972114537 hoặc dịch vụ thuê viết chuyên đề tốt nghiệp của vietluanvanluat.com bạn nhé!!!!
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: Tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp
Bài viết sau đây Luận Văn Luật sẽ gửi đến bạn đọc top 10 bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp trình bày và đạt được thành tích cao trong khoảng thời gian vừa qua. Từ đó, là nguồn tư liệu mẫu cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo. Trong giai đoạn hiện nay hoạt động môi trường có sức ảnh hưởng quan trọng trong việc định hướng hướng đi cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Môi trường trong doanh nghiệp thường có hai loại. Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Quản trị môi trường doanh nghiệp là một trong những hoạt động quản lý doanh nghiệp về nhưng sự, nguồn lực kinh tế,… Từ đó, đưa ra các hướng chỉ đạo trong hoạt động hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn nhiều ý tưởng làm bài tốt bạn nhé.
Việc tìm kiếm tài liệu, số liệu, cách triển khai bài làm một cách hiệu quả thì không phải bạn nào cũng làm được. Dù vậy bạn cũng đừng quá lo lắng vì đã có Luận Văn Luật ở đây nếu bạn có khó khăn về bài làm hoặc vì lý do nào đó mà các bạn không thể hoàn thiện đúng hẹn bài khóa luận của mình thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ nhận làm khóa luận tốt nghiệp trọn gói của Luận Văn Luật qua Zalo/tele : 0972114537
1. Các Đề Tài Khóa Luận Quản Trị Môi Trường Doanh Nghiệp Hay Nhất Hiện Nay.
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng
Tuyển dụng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn GG Việt Nam, tỉnh hưng Yên
Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty thương mại và đầu tư Vân Long CDC
Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho công nhân tại nhà máy may của công ty cổ phần dệt may Huế
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế
Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn giải pháp quản lý năng suất chất lượng
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty cổ phần cảng Hải Phòng
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tác động làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần vận tải ô tô Quảng Bình
Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty của Phượng pizza ngon.
2. Top 10 Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Môi Trường Doanh Nghiệp Chọn Lọc
Bài mẫu khóa luận quản trị môi trường doanh nghiệp số 1: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may 29/3 Đà Nẵng
Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quý giá và có tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tác giả thực hiện công tác tìm hiểu về duy trì phát triển nguồn nhân lực tại công ty dệt may 29/3. Khóa luận được tác giả trình bày với những nội dung như sau:
Chương một: trình bày cơ sở khoa học về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Chương hai: trình bày thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may
Chương ba: trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may
Tác giả đã sử dụng cái phương pháp chủ yếu như: thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu để trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài. Từ đó tác giả thể hiện được những hệ thống lý thuyết cũng như thực tiễn trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đây là một trong những hoạt động của doanh nghiệp quản trị môi trường bên trong doanh nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang tìm hiểu về những công tác quản trị môi trường kinh nghiệm từ bên trong.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 2: Tuyển dụng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn GG Việt Nam, tỉnh Hưng Yên
Một trong những hoạt động thuộc quản trị môi trường doanh nghiệp là hoạt động tuyển dụng nhân lực. Để tuyển dụng nhân lực một cách hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như góp phần phát triển thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Tác giả đã thực hiện quá trình nghiên cứu từ những vấn đề thực tiễn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam tỉnh hưng Yên. Thông qua các phương pháp nghiên cứu biện chứng, tra cứu tài liệu, thu thập số liệu, thống kê. Tác giả trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp
Chương hai: trình bày thực trạng tuyển dụng nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn GG Việt Nam
Chương ba: trình bày một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng nhân lực tại công ty
Đây được xem là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác tuyển dụng.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 3: Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty thương mại và đầu tư Vân Long CDC
Là một trong những bài chuyên đề tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp tìm hiểu về những vấn đề lý luận cơ bản về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Từ đó làm rõ công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đề suất các giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Thông qua các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu, thống kê, phân tích, so sánh. Tác giả trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Chương hai: trình bày thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty Vân Long CDC
Chương ba: trình bày giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển tại công ty.
Có thể nói sau một thời gian thực tập tại công ty. Tác giả đã nhận thấy tầm quan trọng trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đây cũng chính là một trong những vấn đề về quản trị môi trường doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất dựa trên nguồn nhân lực tối ưu nhất. Phù hợp cho các bạn sinh viên đang tìm hiểu về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 4: Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho công nhân tại nhà máy may của công ty cổ phần dệt may Huế
Để tìm hiểu cơ sở lý thuyết đưa ra sự phân tích và đánh giá thực trạng trên các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho công nhân. Thông qua khó độ, tác giả trình bày các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nâng cao năng lực làm việc cho công nhân, thỏa mãn những công việc của công nhân góp phần làm tăng năng suất tại công ty đặc biệt là công ty cổ phần dệt may Huế. Bằng các phương pháp nghiên cứu về thu thập thông tin, xử lý thông tin, so sánh, phân tích để trình bày kết cấu của đề tài trong khóa luận như sau:
Chương một: trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc tạo động lực làm việc cho người công dân trong cái nghiệp xuống hàngchương hai: đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho người công nhân viên Tại công ty cổ phần dệt may Huế
Chương ba: trình bày những định hướng và đề suất các giải pháp tối ưu nâng cao công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên tại công ty.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã hình thành cơ sở lý luận tiền đề cho việc tìm hiểu các hoạt động làm tăng năng suất lao động cũng như tăng chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đây sẽ là một trong những đề tài khoa học khi nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động làm việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế
Với mục tiêu nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động làm việc của nhân viên từ đó làm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với quy trình nghiên cứu khách khe, bằng các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu, phân tích số liệu, so sánh và thử nghiệm. Tác giả đã trình bày bố cục của khoá luận như sau:
Chương một: trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương hai: phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế
Chương ba: trình bày những định hướng và giải pháp trong việc nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại công ty xăng dầu.
Đây được xem là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp được cho là đánh giá cao trong công tác đưa ra các giải pháp về nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại doanh nghiệp. Đây cũng chính là bước đầu trong việc tìm hiểu về đề tài khóa luận này.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 6: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn giải pháp quản lý năng suất chất lượng
Mục tiêu của đề tài khóa luận ngành tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp này là nghiên cứu về các hoạt động tạo động lực cho nhân viên lao động và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho nhân viên làm việc tại công ty. Từ đó, tác giả trình bày hệ thống hóa những vấn đề lý luận khoa học về tạo động lực cho nhân viên làm việc cũng như chứng minh những yếu tố quan trọng góp phần tạo thành công cho công ty trong thời gian tới. Với mục tiêu nghiên cứu này, tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày tổng quan quá trình nghiên cứu về tạo động lực làm việcCho người lao động xuống hàng chương hai: trình bày tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp
Chương ba: phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn giải pháp quản lý năng suất chất lượng
Chương bốn: trình bày đề suất một số giải pháp cho việc hoàn thiện tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty.
Bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu, so sánh dữ liệu. Tác giả đã hoàn thành cơ sở thực tiễn trong việc đưa ra các nguyên nhân về những hạn chế từ đó hình thành những hệ thống hoàn thiện Công tác tạo động lực lao động cho người lao động tại công ty, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh của công ty đề ra.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ CÓ NHIỀU BÀI THAM KHẢO HƠN NHÉ.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 7: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty cổ phần cảng Hải Phòng
Là một trong những bài mẫu khóa luận ngành quản trị môi trường doanh nghiệp được thực hiện sau quá trình tác giả thực tập tại công ty. Với mục tiêu hình thành hệ thống hóa về vấn đề lý luận cơ bản nguồn nhân lực, dựa trên những cơ sở phân tích thực tiễn. Tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích nguồn nhân lực tại công ty, từ đó đưa ra các giải pháp và đề suất hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại công ty. Bố cục của khoá luận được tác giả trình bày như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực
Chương hai: trình bày tổng quan về công ty cổ phần cảng Hải Phòng và thực trạng tình hình sử dụng nguồn nhân lực tại công ty
Chương ba: trình bày một số biện pháp trong việc nâng cao sử dụng nguồn nhân lực tại công ty cảng Hải Phòng
Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã cho thấy việc sử dụng tốt nguồn nhân lực sẽ tạo ra thế mạnh cho doanh nghiệp khẳng định vị trí trên thị trường. Chính vì vậy đây sẽ là một trong những tài sản quý giá đối với các bài tham khảo khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường chuyên nghiệp.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tác động làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần vận tải ô tô Quảng Bình
Để tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị hiệu quả để nhân viên trong công ty có động lực làm việc góp phần giúp cho công ty đạt được mục tiêu cao hơn. Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường chuyên nghiệp mà tác giả trình bày vào năm 2018. Nội dung cơ bản được tác giả thực hiện trình bày như sau:
Chương một: trình bày những cơ sở lý luận về động lực làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Chương hai: phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty cổ phần vận tải ô tô Quảng Bình
Chương ba: trình bày các giải pháp cải thiện động lực làm việc của nhân viên tại công ty.
Là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp về quản trị môi trường doanh nghiệp trình bày các kiến nghị và giải pháp cho việc hẹn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Góp phần nâng cao hiệu quả và tăng năng suất của doanh nghiệp cũng như quản lý tốt môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Bài mẫu khóa luận quản trị môi trường doanh nghiệp số 9: Đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế
Một trong những công tác thái quan trọng trong việc quản trị môi trường trong doanh nghiệp là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực. Xuất phát từ lý do đó, tác giả trình bày khóa luận tốt nghiệp của mình với bố cục như sau:
Chương một: trình bày cơ sở khoa học về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực
Chương hai: đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế
Chương ba: trình bày định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế.
Bằng các phương pháp thu thập số liệu, xử lý và phân tích số liệu, đánh giá số liệu. Tác giả đã trình bày khá thành công về mục tiêu của đề tài để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác tuyển dụng nguồn nhân lực, một trong những công tác quan trọng trong việc quản trị môi trường doanh nghiệp hiện nay.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp số 10: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại công ty của Phượng pizza ngon
Để duy trì và phát triển cũng như hoạt động hiệu quả trong công tác quản trị môi trường doanh nghiệp. Tác giả đã thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp quản trị môi trường doanh nghiệp này với mục tiêu trình bày những lý luận về công tác tuyển dụng, đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp trong việc khắc phục và hoàn thiện hơn về công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần pizza ngon. Bằng các phương pháp nghiên cứu như quan sát, thu thập thông tin thực tế tại công ty. Tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận
Chương hai: trình bày thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo tại công ty cổ phần pizza ngon
Chương ba: trình bày một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng và đào tạo tại công ty pizza ngon.
Thông qua khóa luận quản trị môi trường doanh nghiệp, tác giả hiểu rõ được những vấn đề lý luận trong công tác tuyển dụng cũng như nghiên cứu và đánh giá thực trạng vấn đề công tác tuyển dụng tại công ty. Đây sẽ là một trong những hướng đề tài nghiên cứu quan trọng trong việc quản trị môi trường doanh nghiệp.
Các bài mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Môi Trường Doanh Nghiệp mà Luận Văn Luật chia sẻ trên đây có thể chưa đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của các bạn sinh viên,học viên. Nếu các bạn cần thêm nhiều tài liệu hữu ích nữa hoặc các bạn cần một bài khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh được đánh giá cao liên hệ với dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp của vietluanvanluat.com bạn nhé.
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: Khoa học dữ liệuvà phân tích hoạt động kinh doanh
Trong bài viết sau đây, Luận Văn Luật sẽ trình bày top 10 bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh đã đạt điểm cao trong thời gian qua, từ đó làm nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành cũng như các độc giả. Với tình hình kinh tế hiện nay thì phân tích kinh doanh là quá trình phương chi hiện tượng, quá trình phân tích kết quả kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra những phương án liên hệ, so sánh, đối chiếu nhầm rút ra những điều cần lưu ý cho hướng phát triển sau này của doanh nghiệp. Để trình bày đề tài thiết thực hơn và hiểu rõ hơn cần tham khảo các bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên nếu sau khi tham khảo qua bài viết dưới đây mà tất cả vẫn còn khó khăn với bạn thì đừng chần chờ nữa hãy nhấc máy lên và gọi ngay hotline sđt/zalo/tele : 0972114537 hoặc các bạn có thể nhắn tin về dịch vụ nhận làm chuyên đề tốt nghiệp trọn gói của Luận Văn Tốt để được tư vấn miễn phí và báo giá bạn nhé
1.Những Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Ấn Tượng
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh thương mại phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty Phương Đông
Phân tích và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu vật liệu đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dực phẩm Hera
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Điền Hương
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Angimex
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh.
2. Top 9 Bài Mẫu Khóa Luận Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Đạt Điểm Cao
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 1: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh thương mại phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty Phương Đông
Đây là một trong những bài mẫu khóa luận về khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán xác định hoạt động kinh doanh thương mại từ đó, tác giả đưa ra những định hướng cho công ty trong việc đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh. Thông qua quá trình nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ tin học Phương Đông. Tác giả đã lựa chọn kết cấu trình bày trong khóa luận như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh và phân tích các tỷ số tài chính
Chương hai: trình bày giới thiệu về công ty cổ phần thương mại dịch vụ tin học Phương Đông
Chương ba: trình bày Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh và phương thức hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
Thông qua khóa luận, tác giả đã đưa ra những giải pháp trong việc tiết kiệm được chi phí cho công ty tạo nên lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin từ bộ phận kế toán cũng như phân tích và xử lý thông tin. Tác giả đã hoàn thiện có luận tốt nghiệp của mình cũng như nêu rõ những vấn đề trong việc phân tích hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TỐT NGHIỆP KHÓA LUẬN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 2: Phân tích và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
Với mục tiêu nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh về bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men qua những năm. Từ đó tác giả trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp trong việc nâng cao kết quả kinh doanh, tăng doanh thu và kiểm sát tối ưu các chi phí tại công ty. Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, so sánh, xử lý và phân tích số liệu. Tác giả trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men
Chương hai: giới thiệu về công ty cổ phần gạch men
Chương ba:Phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men xuống hàng chương bốn: trình bày nhận xét và giải pháp trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Thông qua khóa luận, tác giả đã có đánh giá cao trong việc đưa ra các phân tích về hoạt động kinh doanh trong những năm qua của công ty từ đó làm cơ sở căn cứ trình bày các giải pháp nâng cao hoạt động kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới. Đây sẽ là một trong những bài khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh xu hướng cho những năm sắp tới.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 3: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Với nội dung nghiên cứu khóa luận để hoàn thiện hệ thống cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Từ đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thái dương trong giai đoạn 2008 đến 2010 để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề suất các giải pháp phù hợp doanh nghiệp trong hoạt động hiệu quả hơn. Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính và tài liệu nội bộ của doanh nghiệp. Tác giả đã thể hiện cơ cấu khối lượng như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xuống hàngchương hai: trình bày phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dươngxuống hàngchương ba: trình bày phương hướng hoạt động và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Dương trong thời gian tới
Thông qua khóa luận, tác giả đã nêu ra những cơ sở trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động cho doanh nghiệp và là nguồn tư liệu tham khảo cho doanh nghiệp cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 4: Phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu vật liệu đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dực phẩm Hera
Đây là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp về khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên những hệ thống phương thức lý thuyết cơ bản để làm rõ các vấn đề về tạo nguồn và thu mua chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu này để đề suất các giải pháp khắc phục hoàn thiện công tác tạo nguồn và thu mua vật liệu đầu vào phục vụ tốt cho việc sản xuất tại công ty xin dược phẩm Hera. Có luận được tác giả trình bày như sau:
Chương một: trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương hai: trình bày phân tích hoạt động tạo nguồn vào mua hàng nguyên liệu đầu vào tại công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dược phẩm xuống hàng chương ba: trình bày các giải pháp trong việc nâng cao hoạt động tạo nguồn và mua hàng nguyên vật liệu đầu vào tại công ty.
Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu, so sánh số liệu. Tác giả đã hoàn thiện mục tiêu cụ thể trong việc đánh giá nhà cung cấp cũng như công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu tại công ty. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện hoạt động thu mua dược liệu tại công ty.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 5: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần sợi Phú Nam. Tác giả nhận thấy những vấn đề bất cập trong việc phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh tại công ty. Vì vậy, tác giả thể hiện khó luận để đề suất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu. Tác giả trình bày khối lượng như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chương hai: trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Chương ba: trình bày Định hướng và giải pháp trong việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sợi Phú Nam.
Đây được đánh giá là một trong những bài mẫu khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất trong quá trình nghiên cứu của tác giả.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 6: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Điền Hương
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và tham khảo các bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh trong việc hướng tới hoàn thiện cơ sở lý thuyết về sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Thì đây là một trong những bài mẫu mà bạn không thể bỏ lỡ. Tác giả đã trình bày mục tiêu của đề tài trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tìm ra các biện pháp trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu, phân tích, so sánh, thay thế. Tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày cơ sở khoa học về việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chương hai: trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu Điền Hương
Chương ba: trình bày một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu Điền Hương.
Thông qua khối lượng có thể thấy rõ được các yếu tố tạo thành doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh trong tương lai.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HƠN NHÉ.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 7: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Một trong những bài Đề tài tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh được tham khảo nhiều nhất trong những năm gần đây. Tác giả đã thực hiện bài khóa luận của mình với mục tiêu phương thức hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trong ba năm để đưa ra các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết cấu của khóa luận được tác giả trình bày như sau:
Chương một: trình bày giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Chương hai: trình bày cơ sở lý thuyết
Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu
Chương bốn: trình bày kết quả nghiên cứu
Chương năm: trình bày kết luận và đề nghị
Là một trong những bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về những mặt lý thuyết cũng như đưa ra các phương pháp giải quyết về vấn đề nâng cao hoạt động kinh doanh. Từ đó cải thiện giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Thông qua bài viết Luận Văn Luật muốn chia sẻ đến các bạn nội dung về Đề Cương Khóa Luận Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh sẽ rất hữu ích cho bài làm của các bạn, cùng theo dõi nhé!!
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 8: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Angimex
Với mục tiêu nghiên cứu về một bức tranh tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận được đặt trong mối quan hệ của chúng. Thông qua khối lượng, tác giả cho thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp nâng cao sức cạnh tranh bằng cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Có luận được tác giả xây dựng với những nội dung chính như sau:
Chương một: trình bày giới thiệu
Chương hai: trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương ba: trình bày giới thiệu tổng quan về công ty Angimex
Chương bốn: phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chương năm: trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chương sáu: trình bày kết luận và kiến nghị
Có thể thấy tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá để trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài. Từ đó thể hiện được kết quả phân tích đề ra các biện pháp phù hợp cho doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là một trong những bài mẫu khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh tiêu biểu cho quá trình tham khảo.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 9: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh.
Sau quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Tác giả đã thể hiện khóa luận của mình với mong muốn đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, nâng cao hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu về phân tích, tổng hợp và so sánh cũng như xử lý số liệu. Tác giả đã trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: giới thiệu tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh
Chương hai: trình bày phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua
Chương ba: trình bày một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thông qua khóa luận có thể cho thấy đây là một trong những bài mẫu tiêu biểu cho việc nghiên cứu thực tiễn về hoạt động kinh doanh tại các công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu cho hoạt động này.
Qua các bài mẫu Khóa Luận Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh được Luận Văn Luật chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã tìm ra một phương hướng làm bài tốt cho bài khóa luận sắp đến rồi đúng không. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp trọ gói của Luận Văn Luật nhé. Chúc các bạn thành công với bài khóa luận tốt nghiệp của minh.
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: Cơ Sở Lý Luận Chất Lượng Dịch Vụ Nhà Hàng Khách Sạn
Nội dung về Cơ Sở Lý Luận Chất Lượng Dịch Vụ Nhà Hàng Khách Sạn dưới đây được nhiều bạn sinh viên ngành quản trị kinh doanh đặc biệt là nhà hàng khách sạn tìm nhiều trên các trang mạng, vì để các bạn hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp về Chất Lượng Dịch Vụ Nhà Hàng Khách Sạn thì các bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức về đề tài, vậy nên bài viết dưới đây sẽ là phần nội dung hữu dụng cho các bạn khi làm bài khóa luận về đề tài liên quan.
Ngoài ra nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay cần thêm tài liệu tham khảo thì hãy liên hệ với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp trọn gói của Luận Văn Luật qua hotline zalo/tele : 0972114537 để được tư vấn miễn phí.
1. Tổng quan về khách sạn
1.1. Khái niệm về khách sạn
Theo thông tư số 01/2002/TT-TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục du lịch Việt Nam về hướng dẫn thực hiện nghị định số 39/2000/NĐ-CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch đã ghi rõ:
“Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng trở lên, đặc biệt về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.
1.2. Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Cùng với sự phát triển của đời sống, kinh tế – xã hội, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ. Khách sạn ngày này không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi – giải trí mà còn bổ sung các dịch vụ thể thao, y tế, chăm sóc sắc đẹp,…Thông thường, khách sạn càng lớn thì số lượng dịch vụ cung cấp càng đa dạng và phức tạp. Trong tác phẩm: “
Managing Hotels Effectively ” của Nebel ( 1991 : 9 ) đã viết :
“Khách sạn thực tế cũng giống như một thành phố thu nhỏ” và “ Phần lớn những nhu cầu phục vụ cho con người ở ngoài xã hội này cũng xảy ra y như thế trong khách sạn”.
Trên thực tế, hoạt động kinh doanh khách sạn chủ yếu dựa vào ba hoạt động chính:
Kinh doanh về lưu trú và dịch vụ kèm theo.
Kinh doanh về ăn uống và dịch vụ kèm theo.
Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
Tuy nhiên, dịch vụ nào thì cũng phải được thực hiện trong những điều kiện và cơ sở vật chất với mức độ phục vụ phù hợp nhất định, nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho khách sạn.
Theo tác giả Nguyễn Quyết Thắng [ 1 , Tr.16 ] định nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“ Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung trong những điều kiện về cơ sở vật chất và mức độ phục vụ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách khi tiêu dùng các dịch vụ này”.
1.3. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Nhiều giáo trình đã đề cập đến đặc điểm kinh doanh của khách sạn đứng trên đặc điểm hoạt động, v.v… Theo tác giả Nguyễn Quyết Thắng [ 1 , Tr.17 ] tổng hợp có những đặc điểm kinh doanh như sau:
Kinh doanh khách sạn có tính chu kỳ
Kinh doanh khách sạn luôn có tính chu kỳ, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính thời vụ, loại hình hay cấp hạng khách sạn và thị trường mà khách sạn nhắm đến,.v.v…
Kinh doanh khách sạn mang tính liên tục
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ liên tục. Khahcs sạn mở cửa 24/24 trong ngày và phục vụ 365 ngày trong năm (8760 giờ). Không có gì ngạc nhiên khi những người công tác trong khách sạn mô tả công việc của họ là : “công việc suốt ngày” và “đó là thế giới thu nhỏ không bao giờ đóng cửa” (Nebel,1991 : 11). Chính vì sự phục vụ liên tục này, đòi hỏi khách sạn luôn duy trì sự phục vụ cao độ và quản lý chất lượng tốt nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Mục đích của việc xây dựng khách sạn du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng, phong phú của khách du lịch trong thời gian họ lưu lại. Do đó, khách sạn du lịch phải xây dựng khang trang, đẹp đẽ, được trang bị những tiện nghi cần thiết để phục vụ khách du lịch, chính vì vậy mà vốn xây dựng cơ bản rất lớn.
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi sử dụng nhiều nhân công
Nhiều khâu trong kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp phục vụ khách hàng, ở các khâu này rất khó áp dụng ti���n bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hóa, tự động hóa,…
Kinh doanh khách sạn có xu hướng chọn lọc đối tượng khách hàng
Tùy thuộc vào cấp hạng và tính chất , vị trí và chiến lược kinh doanh, v.v..mà mỗi khách sạn ngay từ khi xây dựng và hoạt động đều nhắm đến một và một vài phân khúc khách hàng nhất định và họ tập trung khai thác đối tượng đó. Việc chọn lọc đối tượng khách hàng của khách sạn thường thông qua cơ chế giá, điều kiện cơ sở vật chất, trang bị và dịch vụ của khách sạn phù hợp nhất cho đối tượng khách, đồng thời thông qua các cách thức tiếp cận nguồn khách như quan hệ với các hãng lữ hành chuyên cung cấp đối tượng phù hợp, các chương trình tiếp thị, quảng cáo,…
Hoạt động của các bộ phận nghiệpp vụ có tính độc lập tương đối trong một quy
trình phục vụ của khách sạn
Do tính chất nghiệp vụ của các bộ phận nghiệp vụ như buồng phòng, lễ tân,…có tính đặc thù riêng nên hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ có tính độc lập tương đối nhiều. Điều này cho phép thực hiện các hình thức khoán và hạch toán ở từng khâu nghiệp vụ đồng thời cũng có sự điều chỉnh, phối hợp hoạt động của từng bộ phận và mỗi thành viên lao động của khách sạn thật chặt chẽ.
Kinh doanh khách sạn có tính trực tiếp và tính tổng hợp cao
Tính trực tiếp trong kinh donah khách sạn do ảnh hưởng bởi đặc thù của sản phẩm khách sạn là không thể lưu kho và quá trình sản xuất đồng thời với quá trình tiêu dùng sản phẩm. Ngoài ra, để cung cấp một số sản phẩm hoàn chỉnh đến du khách trong một khách sạn bao gồm sự tham gia của rất nhiều bộ phận với rất nhiều công đoạn. Ngay trong một công đoạn cũng đã có nhiều khâu phục vụ. Do đó, nó đòi hỏi tính tổng hợp rất cao để có thể đáp ứng nhu cầu của khách.
Kinh doanh khách sạn phục vụ đa dạng đối tượng khách
Mặc dù có xu hướng chọn lọc đối tượng khách. Tuy nhiên, đối tượng phục vụ của khách snaj là khách du lịch với những dân tộc, cơ cấu xã hội ( giới tính, tuổi tác, địa vị,…) nhận thức, sở thích, phong tục tập quán khác nhau. Do vậy, khách sạn đòi hỏi phải nghiên cứu, nắm bắt được yêu cầu của khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ. Không coi trọng vấn đề này dẫn đến việc sử dụng lãng phí cơ sở vật chất, nguyên liệu hàng hóa, giảm sút chất lượng phục vụ, mất khách đồng thời hạn chế hiệu quả kinh doanh.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
1.4. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh khách sạn
Ý nghĩa về mặt kinh tế
Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch. Mối liên hệ giữa kinh doanh khách sạn và ngành du lịch không phải là quan hệ một chiều, kinh doanh khách sạn cũng tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sống kinh tế – xã hội nói chung của một quốc gia.
Kinh doanh hoạt động khách sạn phát triển sẽ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn nhàn rỗi của nhân dân. Phát triển ngành kinh doanh khách sạn sẽ kéo theo và khuyến khích các ngành khác cùng phát triển như các ngành công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông,…đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ.
Vì kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp tương đối cao cho nên phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết khối lượng việc làm cho người trong ngành dịch vụ. Đồng thời, tạo sự phát triển cấp số nhân về việc làm trong các ngành liên quan.
Ý nghĩa về mặt xã hội
Thời gian du lịch là lúc mọi người được tận hưởng và thỏa mãn nhu cầu của bản thân sau những ngày làm việc vất vả, mệt mỏi,…Vì vậy, kinh doanh khách sạn đã góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất của người lao động, nâng cao mức sống về tinh thần và vật chất cho người dân. Đồng thời, cũng làm tăng kiến thức và hiểu biết cho khách du lịch khi đến thăm các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự gần gũi giữa mọi người từ khắp mọi nơi, các châu lục trên thế giới đến với Việt Nam. Đồng thời, kinh doanh khách sạn đang đóng góp tích cực cho sự phát triển hữu nghị, giao lưu với các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
2. Nhà hàng và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
2.1. Khái niệm
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu ăn uống ở bên ngoài ngôi nhà của mình của con người ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Nhà hàng – khách sạn chính là nơi mọi người muốn tìm đến để thỏa mãn nhu cầu được ăn ngon và phục vụ một cách chu đáo.
Theo tác giả Nguyễn Văn Mạnh và tác giả Hoàng Thị Lan Hương [ 1, Tr 16]: “Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và giải trí tại các nhà hàng (khách sạn) cho khách nhằm mục đích có lãi”.
Vì vậy, có thể hiểu kinh doanh ăn uống là một quá trình gồm nhiều bước và liên tục với nhau, có sự than gia của nhiều nhiên viên trong nhà hàng với sự chuyên môn hóa cao từ khâu chế biến thực phẩm đến khâu phục vụ sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa các nhân viên nhằm mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm hoàn hảo mà đem lại lợi nhuận về cho nhà hàng (khách sạn).
2.2. Đặc điểm của kinh doanh nhà hàng tại khách sạn
Kinh doanh nhà hàng trong khách sạn có tính đa dạng về sản phẩm, đòi hỏi nhân viên phục vụ phải hiểu rõ về sản phẩm để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Việc phục vụ trong nhà hàng tại khách sạn đòi hỏi chất lượng, tính thẩm mỹ cao và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, việc đ���m bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình phục vụ khách hàng, để đảm bảo yêu cầu phục vụ khách hàng đầy đủ, nhanh chóng, chất lượng nhất thì đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ phận trong nhà hàng (khách sạn). Chỉ một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng tới các quá trình phục vụ và đem lại kết quả xấu cho nhà hàng (khách sạn).
2.3.Vai trò của kinh doanh nhà hàng tại khách sạn
Hoạt động kinh doanh nhà hàng là một trong những hoạt động quan trọng trong khách sạn. Bởi vì khách sạn không chỉ đơn thuần phục vụ ăn uống cho khách hàng mà còn tổ chức các hoạt động khác như: hội nghị, hội thảo , tiệc cưới,…nhằm đa dạng hóa kinh doanh tại khách sạn. Do nắm bắt được vai trò quan trọng của hoạt động này nhiều tác giả và các nhà kinh tế đã nêu rõ:
Doanh thu của bộ phân này chiếm tỷ lệ quan trọng trong tổng doanh thu và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Phục vụ khách hàng các món ăn độc và lạ, đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
Thị trường nhu cầu ăn uống thay đổi từng ngày, xuất hiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nhà hàng và nhiều khách sạn khác nhau.
Với chất lượng tốt, tính đa dạng và phong phú trong hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng sẽ quyết định đến uy tín của khách sạn. Nói cách khác, hoạt động giúp khách sạn quảng bá về thương hiệu và hình ảnh của khách sạn đến người tiêu dùng.
Ngoài ra,việc kinh doanh nhà hàng trong khách sạn với nhiều hình thức một phần giúp cho việc quảng bá ẩm thực Việt Nam đến với thế giới cùng hình ảnh người Việt Nam lịch sự, chu đáo, ấm cúng và luôn nở nụ cười trên môi.
3. Chất lượng và chất lượng dịch vụ trong nhà hàng – khách sạn
3.1. Khái niệm chất lượng và chất lượng dịch vụ
Chất lượng
Khái niệm về chất lượng đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.
Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 8402 :1999: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể ( đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 : 2015 : “ Chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ được xác định bằng khả năng đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và ảnh hưởng mong muốn, cũng như không mong muốn đến các bên liên quan” và “Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không những bao gồm khả năng công dụng dự kiến, mà còn bao gồm cả cảm nhận của khách hàng”.
Chất lượng lịch vụ
Chất lượng dịch vụ (CLDV) là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của dịch vụ thoả mãn các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên có liên quan.Tiếp cận chất lượng dịch vụ trên quan điểm của khách hàng.
Những đặc điểm của chất lượng dịch vụ mà có thể đưa ra khái niệm chất lượng theo nhiều cách khác mhau:
Khái niệm CLDV được “cảm nhận” (Perceived service quality) là kết quả của một quá trình đánh giá dựa trên các tính chất bề ngoài của sản phẩm dịch vụ.
Khái niệm CLDV được “tìm thấy” (Search service quality) là những tính năng quan trọng của dịch vụ có thể cho phép khách hàng “tìm thấy”, hay sờ hoặc nhìn thấy được.
Khái niệm CLDV được “trải nghiệm” (Experience service quality) là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá được sau khi sử dụng dịch vụ hoặc đã tiếp xúc với nhân viên phục vụ trực tiếp.
Khi niệm CLDV được “tin tưởng” (Credence service quality) đó là chất lượng của sản phẩm mà khách hàng phải dựa trên khả năng, uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp sản phẩm để có thể đánh giá.
Tóm lại, chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dực trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán) và mức độ chất lượng khách hàng cảm nhận được.
3.2. Chất lượng dịch vụ khách sạn và chất lượng dịch vụ nhà hàng
Chất lượng dịch vụ khách sạn:
Theo cách tiếp cận từ góc độ người sử dụng dịch vụ, chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng đồng thời cũng là mức độ thỏa mãn của khách sạn.
Tức là : Chất lượng dịch vụ khách sạn = Sự thỏa mãn của khách hàng
Theo Donald M.Davidoff (1993) thì dịch vụ như những giá trị ( không phải là những hàng hóa vật chất), mà một người hay tổ chức cung cấp cho những người hay tổ chức khác thông qua để được một cái gì đó. Trong định nghĩa này “ những giá trị” thường phải được xác định bởi người tiêu dùng.
Để cung cấp một sản phẩm dịch vụ có chất lượng, các khách sạn tất yếu phải hiểu biết nhu cầu của khách hàng, gồm 4 bước sau:
Xác định loại khách hàng theo dịch vụ có liên quan
Xác định và hiểu rõ nhu cầu khách hàng của họ
Giải thích những nhu cầu của khách hàng để bổ sung các dịch vụ cá biệt. Việc làm này được gọi là “ tính chuyên môn hóa – cá biệt hóa của chất lượng”.
Thỏa mãn đúng yêu cầu của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ nhà hàng
Cung cấp dịch vụ ăn uống tối thiểu mà một nhà hàng đã lựa chọn nhằm thỏa mãn ở mức độ cao nhu cầu ăn uống của thị trường khách hàng mục tiêu của mình. Mức độ cung cấp dịch vụ này phải đảm bảo duy trì nhất quán trong suốt quá trình kinh doanh.
CÁC BẠN HÃY VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HƠN NHÉ.
4. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách sạn
Chất lượng dịch vụ của khách sạn khó đo lường
Sản phẩm khách sạn bao gồm 4 thành phần: phương tiện thực hiện, hàng hóa bán kèm, dịch vụ hiện và ẩn. Khi đánh giá chất lượng sản phẩm khách sạn, người ta phải đánh giá chất lượng của cả bốn yếu tố trên.
Đánh giá chất lượng của hai thành phần đầu tiên là phương tiện thực hiện dịch vụ và hàng hóa bán kèm, bởi đó là những vật cụ thể hiện hữu. Người ta có thể sờ, chạm, nhìn thấy và đo đếm được bằng các số đo có tính quy ước cao. Vì chúng đều có tính chất hóa, lý cụ thể như độ dài, chiều rộng, kích cỡ, màu sắc, mùi vị,… Tuy nhiên, hai thành phần sau là dịch vụ hiện và dịch vụ ẩn mà ta không nhìn thấy, không sờ được và không có thước đo cụ thể vì rất khó lượng hóa khi đánh giá.
Chất lượng của khách sạn được đánh giá qua sự cảm nhận của khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm của khách sạn
Xu hướng du khách hiện nay ngày càng có nhiều kinh nghiệm hơn do trải nghiệm di lịch ở nhiều quốc gia ngày càng nhiều hơn cho nên sự mong đợi hoặc đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao. Sản phẩm dịch vụ du lịch cung ứng cho khách luôn phải đổi mới và không ngừng nâng cao về chất lượng.
Sự nhận thức về chất lượng mang tính chủ quan và có được từ cách nhìn bằng cặp mắt của khách hàng
Khách hàng chính là người bỏ tiền ra để mua sản phẩm của khách sạn và người tiêu dùng dịch vụ khách sạn. Vì vậy, họ là người khách quan và chính yếu nhất đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn chứ không phải từ nhà quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch, tổ chức du lịch.
Tuy nhiên, sự cảm nhận lại là một phạm trù tâm lý nên chịu ảnh hưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trạng thái tâm lý, tình trạng sức khỏe, đặc tính của mỗi đối tượng khách,… Điều này làm cho việc đảm bảo chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn không phải là việc làm đơn giản.
Chất lượng dịch vụ khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của khách sạn
Quá trình cung cấp dịch vụ khách sạn – nhà hàng bao giờ cũng dựa trên hai yéu tố cơ bản: cơ sở vật chất kỹ thuật và những nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình cung cấp dịch vụ. Vậy nên, khi đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà hàng – khách sạn, khách hàng thường có xu hướng dựa vào chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.
Chất lượng kỹ thuật ( Technical quality): bao gồm chất lượng của các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn – nhà hàng như : sự tiện nghi, hiện đại của trang thiết bị, thẩm mỹ về nội thất,…
Chất lượng chức năng ( Functional quality): bao gồm các yếu tố liên quan tới con người, đặc biệt là những nhân viên phục vụ trực tiếp có những đặc điểm về thái độ, cách ứng xử, khả năng giao tiếp, trình độ tay nghề, ….Trong đó thái độ và cách ứng xử với khách hàng là đặc điểm quan trọng nhất. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của khách sạn – nhà hàng.
Cả hai thành phần trên đều tác động đến hình ảnh của một khách sạn và quyết định đến chất lượng dịch vụ cảm nhận được của khách sạn. Các nhà quản lý khách sạn phải luôn quan tâm và tìm cách cải thiện cả hai chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng một cách thường xuyên dựa trên sự thay đổi của thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn.
5. Đánh giá chất lượng dịch vụ
5.1. Đánh giá chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của khách hàng
Đánh giá chất lượng dịch vụ là một việc khó khăn hơn so với đánh giá chất lượng hàng hóa hữu hình. Trong quá trình tiêu dùng dịch vụ, chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng với nhân viên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ, nhưng nghiên cứu của Parasuraman và các cộng sự được đánh giá kà phù hợp nhất và sử dụng rất phổ biến. Theo Parasunaman, chất lượng dịch vụ là chất lượng cảm nhận được của khách hàng. Nó bắt đầu từ việc so sánh những kỳ vọng của khách hàng trước khi sử dụng dịch vụ với những gì khách đã cảm nhận được sau khi tiêu dùng dịch vụ. Khi cảm nhận được về chất lượng của khách hàng đạt được kỳ vọng của họ trước đó thì coi như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoàn hảo..
Để đánh giá chất lượng dịch vụ, Parasuraman và các cộng sự ( 1985, 1988, 1991) đã phát triển công cụ đo lường gồm 22 biết quan sát ( thang đo SERVQUAL), được sử dụng trong việc đo lường. Thang đo này cung cấp cho nhà nghiên cứu về khả năng đo lường khoảng cách giữa sự thực thi dịch vụ và sự mong đợi của khách hàng
Sơ đồ 1.1 : Mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1985)
Sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ có sự khác biệt với sự cảm nhận của họ về chất lượng dịch vụ đó. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng các thứ 5 này. Khi khách hàng cảm thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng mà họ kỳ vọng với chất lượng mà họ cảm nhận khi tiêu dùng một dịch vụ, thì chất lượng của dịch vụ coi như hoàn hảo.
Theo mô hình trên thì khoảng cách về sự kỳ vọng của khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ đó (khoảng cách 5) phụ thuộc vào bốn khoảng cách trước đấy, bao gồm:
Khoảng cách 1: xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhận thức của doanh nghiệp về sự kỳ vọng này.
Khoảng cách 2: xuất hiện khi doanh nghiệp dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính của chất lượng dịch vụ.
Khoảng cách 3: xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Sự tiếp xúc của nhân viên với khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhưng nhiều khi nhân viên không thực hiện chính xác những qui trình, tiêu chí đã được đề ra.
Khoảng cách 4: xuất hiện khi có khoảng chênh lệch giữa sự chuyển giao dịch cụ và thông tin đến khách hàng. Điều đó có nghĩa là việc quảng cáo và giới thiệu dịch vụ đến khách hàng không giống những gì họ cảm nhận được từ nhà cung cấp.
Do đó:
Khoảng cách 5 = ƒ( khoảng cách 1, khoảng cách 2, khoảng cách 3, khoảng cách 4)
Ngoài ra, sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng của ba yếu tố khác, đó là sự tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhu cầu cá nhân và các kinh nghiệm của khách hàng đó.
Mô hình năm khoảng cách của Parasuraman là mô hình mang tính lý thuyết về chất lượng dịch vụ. Các giả thuyết của mô hình cần có các nghiên cứu kiểm định. Để đo lường được chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng, cần phải xây dựng được thang đo để đo lường chúng.
Để xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ du lịch, hiện nay đang phổ biến sử dụng thang đo SERVQUAL của Parasuraman. Thang đo này đã được các tác giả kiểm nghiệm và điều chỉnh nhiều lần và kết luận rằng nó là thang đo phù hợp cho mọi loại hình dịch vụ. Thang đo SERVQUAL sau nhiều lần điều chỉnh cuối cùng bao gồm 21 biến quan sát như sau:
Thành phần tin cậy ( Reliability):
Khi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hứa sẽ thực hiện một điều gì đó vào một khoảng thời gian cụ thể, doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Khi bạn có vấn đề, doanh nghiệp chứng tỏ mối quan tâm chân thành trong giải quyết vấn đề.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu tiên.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà doanh nghiệp hứa sẽ thực hiện.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ được thực hiện.
Thành phần đáp ứng ( Responsiness ):
– Nhân viên trong doanh nghiệp phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn.
– Nhân viên trong doanh nghiệp luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
– Nhân viên doanh nghiệp không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp ứng yêu cầu của bạn.
Thành phần năng lực phục vụ ( Assurance ):
– Hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp ngày càng tạo sự tin tưởng đối với bạn.
– Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với doanh nghiệp.
– Nhân viên trong doanh nghiệp bao giờ cũng tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với bạn.
– Nhân viên trong doanh nghiệp có kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn.
Thành phần đồng cảm ( Empathy ):
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của bạn.
– Nhân viên trong doanh nghiệp hiểu được những nhu cầu đặc biệt của bạn.
Sự hữu hình ( Tangibility ):
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có các trang thiết bị hiện đại.
– Cơ sở vật chất của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trông rất hấp dẫn.
– Nhân viên của doanh nghiệp có trang phục gọn gàng, cẩn thận.
– Các phương tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ rất hấp dẫn tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bố trí thời gian làm việc thuận tiện.
Mô hình năm thành phần chất lượng dịch vụ và thang đo SERVQUAL của Parasuraman bao phủ khá hoàn chỉnh mọi vấn đề đặc trưng cho chất lượng của một dịch vụ. Trong quá trình thiết kế thang đo, nhà nghiên cứu chỉ nên giữ lại những câu đo nào phổ biến và thích hợp với tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nghiên cứu.
Do đó, khi đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, trong việc sử dụng mô hình SERVQUAL cần có cách tiếp cận và cải tiến để mô hình này được phù hợp với loại hình dịch vụ du lịch.
Sau khi đã điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu trong thực tế, sử dụng các câu hỏi trong thang đo với 5 mức độ trả lời từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” để khảo sát trực tiếp khách hàng. Nội dung trả lời của khách hàng được nhập liệu vào máy vi tính và sử dụng công cụ SPSS hoặc Excel để phân tích. Những phân tích đơn giản có thể phân loại các khách hàng; cho thấy các nhóm khách hàng khác nhau đánh giá các yếu tố chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp ở mức độ nào; Những yếu tố nào được đánh giá cao, những yếu tố nào khách hàng chưa hài lòng…. Từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp có căn cứ để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
5.2. Đánh giá chất lượng dịch vụ dựa vào mức độ thực hiện cam kết của nhà cung ứng dịch vụ.
Trong quá trình giao tiếp với bên ngoài và các khách hàng, các nhà cung ứng dịch vụ sẽ đưa ra các cam kết về chất lượng dịch vụ. Các cam kết này hoặc được đăng tải trên các ấn phẩm, trên website của doanh nghiệp hoặc được thể hiện thông qua các tuyên bố của các nhà quản lý trong quá trình tiếp xúc với công chúng hay trong nội dung tư vấn giới thiệu dịch vụ của nhân viên bán hàng cho khách hàng.
Các cam kết của nhà cung ứng dịch vụ du lịch bao giờ cũng hướng tới lợi ích của khách hàng, phổ biến là các cam kết về:
Chất lượng sản phẩm tốt.
Sự chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng.
Sự kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách mọi lúc mọi nơi.
Sự tư vấn trung thực, trách nhiệm, tận tình.
Sự an toàn và an ninh cho khách trong quá trình sử dụng dịch vụ.
Giá cả phù hợp.
Sự phát triển bền vững hướng tới cộng đồng và môi trường…
Khách hàng có thể tìm thấy các cam kết của nhà cung ứng trên các website, các bản giới thiệu về doanh nghiệp hoặc qua trao đổi trực tiếp với nhân viên bán hàng khi tìm hiểu về nhà cung ứng dịch vụ và các dịch vụ mà họ cung ứng. Những cam kết của nhà cung ứng dịch vụ chính là các căn cứ để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ. Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ đối chiếu việc thực hiện của nhà cung ứng với những gì họ cam kết. Nếu có sự phù hợp, khách hàng sẽ đánh giá tốt về chất lượng dịch vụ được cung ứng.
Khi các cam kết đã được công bố cho khách hàng, các nhà cung ứng phải nỗ lực thực hiện tốt những gì đã cam kết. Do đó, khách hàng thường ưa thích lựa chọn dịch vụ của những nhà cung ứng có rõ ràng, được đăng tải công khai, và coi đó như một dấu hiệu của sự thể hiện chất lượng dịch vụ tốt.
Trên đây là nội dung về Cơ Sở Lý Luận Chất Lượng Dịch Vụ Nhà Hàng Khách Sạn hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm bài. Nhưng nếu các bạn có khó khăn hay cần hỗ trợ về bài làm thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp của Viết Luận Văn Luật, còn ngay bây giờ hãy tải miễn phí bài viết này về nhé!!!
1 note
·
View note
Text
Báo cáo: Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực các khách sạn Việt Nam
Dưới đây là Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực các khách sạn Việt Nam dùng trong các bài khách sạn của VN. Hy vọng các kinh nghiệm thực tiễn dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận, luận văn,… của riêng mình.
Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận, luận văn,.., nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết báo cáo thực tập trọn gói để được hỗ trợ.
1. Một số kinh nghiệm trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn
Kinh nghiệm từ Khách sạn Nikko Hà Nội
Khách sạn Nikko Hà Nội 5 sao được xây dựng tại trung tâm Hà Nội, do chủ đầu tư là Công ty Sakura Hanoi Plaza – một liên doanh giữa Công ty quản lý bến xe Hà Nội (nắm giữ 40% vốn) và Công ty Sakura Hanoi Plaza Investment (được thành lập từ 20 công ty Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau nắm giữ 60%). Khách sạn gồm một tòa nhà 15 tầng, 255 buồng ngủ với đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi và dịch vụ bổ trợ cao cấp hiện đại, đạt tiêu chuẩn hạng khách sạn 5 sao do Tổng cục Du lịch công nhận.
Với mong muốn trở thành một trong số những khách sạn có chất lượng phục vụ cao nhất mọi nhu cầu của khách du lịch và thương gia, và “để đạt cùng một tiêu chuẩn về phục vụ và các loại hình dịch vụ tương tự do tập đoàn JHC quy định”, Ban lãnh đạo khách sạn đã đề ra 4 mục tiêu hoạt động bao gồm: Cung cấp dịch vụ thân thiện với khách; cung cấp các thiết bị có chất lượng cao và tạo ra một môi trường tiện nghi, sạch sẽ; thiết lập một hệ thống an toàn cho khách ở mức cao nhất; cung cấp bữa ăn ngon nhất.
Với quan điểm trên, khách sạn luôn luôn chú ý đến yếu tố con người, đặc biệt là vấn đề đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ nhân viên.
Để chuẩn bị khai trương chính thức (tháng 10/1998), khách sạn đã tiến hành đào tạo, huấn luyện cho nhân viên các bộ phận trong thời gian 6 tháng liên tục với nội dungchương trình đào tạo tập trung vào hai lĩnh vực: nâng cao khả năng nghiệp vụ chuyên môn với thái độ giao tiếp theo chuẩn mực của tập đoàn khách sạn Nikko. Sau đó khách sạn đã mở cửa, khai trương thử và tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề trong công việc (on the job training) cho nhân viên.
Sau gần 10 năm hoạt động, khách sạn vẫn duy trì thường xuyên các hoạt động đào tạo cho cán bộ nhân viên. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo hàng năm được xác định thông qua các hồ sơ lưu trữ về việc xếp loại lao động của nhân viên. Công việc này được trưởng các bộ phận trực tiếp thực hiện hàng tháng. Cứ 2 lần/năm (dịp tháng 2-3 và tháng 8) bộ phận quản lý nhân sự và đào tạo sẽ dựa trên cơ sở đó và mục tiêu kinh doanh của khách sạn để xác định nhu cầu đào tạo và thiết kế các chương trình đào tạo cho phù hợp. Nội dung, hình thức, phương pháp, địa điểm và thời gian đào tạo cho nhân viên ở các bộ phận tuỳ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng bộ phận.
Đặc biệt, đối với Khách sạn Nikko Hà Nội việc “duy trì thường xuyên đào tạo nâng cao nghiệp vụ và thái độ phục vụ nhà nghề cho tất cả các nhân viên để nâng cao kỹ năng, khuyến khích sự tận tuỵ, nhiệt tình và tự tin trong công việc” đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu trong định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của khách sạn.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TỐT NGHIỆP BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ HÀNG.
Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội là khách sạn 5 sao, nằm trên vị trí đặc biệt tại trung tâm Hà Nội với cảnh quan xung quanh đẹp, thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh lưu trú và các hoạt động vui chơi giải trí. Chủ đầu tư, Công ty International Westlake Co. Ltd. là một công ty liên doanh giữa Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Việt Nam) và Tập đoàn United Oversea Land (Singapore). Quan điểm và mục đích kinh doanh của Sofitel bao gồm:
– Quan tâm, chăm sóc khách hàng một cách lịch sự chu đáo.
– Cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả và phong phú.
– Sử dụng các trang thiết bị hiện đại và áp dụng các công nghệ mới nhất trong phục vụ khách hàng.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên, khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội luôn chú trọng quan tâm đến vấn đề con người, đặc biệt là thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ trong khách sạn theo các tiêu chuẩn phục vụ của Tập đoàn Accor cũng như chuỗi khách sạn Sofitel toàn cầu. Đối với vấn đề đào tạo nhân lực phục vụ trong hệ thống khách sạn của mình, Tập đoàn Accor đề ra mục tiêu “Mỗi nhân viên phải được tham gia ít nhất một khoá huấn luyện đào tạo trong một năm tại khách sạn của mình”. Để thực hiện mục tiêu đó, chuỗi khách sạn Sofitel đã đề ra phương châm “Tất cả các nhân viên phải là đại sứ của Sofitel đối với mỗi khách hàng. Sự nghiệp tuyệt vời trong tương lai sẽ được đánh giá bởi sự ân cần chu đáo, tính hiệu quả trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự hiểu biết văn hoá rộng và được đào tạo một cách bài bản của mỗi nhân viên”.
Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội có khoảng 300 nhân viên phục vụ trực tiếp tại các bộ phận, trên tổng số 393 người lao động. Những nhân viên sau khi được tuyển chọn vào làm việc sẽ tham gia một khoá đào tạo định hướng nghề nghiệp (orientation) và đào tạo tại chỗ (on the job training) nhằm mục đích giúp họ hòa nhập nhanh chóng với công việc và môi trường xung quanh. Chương trình đào tạo định hướng sẽ do nhân viên Phòng nhân sự tiến hành, chương trình đào tạo tại chỗ do trưởng các bộ phận trực tiếp tham gia hướng dẫn. Ngoài ra khách sạn cũng cử nhân viên tham dự một số chương trình đào tạo đặc biệt tại nước ngoài do tập đoàn Accor khu vực châu Á tổ chức cho toàn hệ thống (Corporate Training).
Nhu cầu đào tạo hàng năm của toàn khách sạn được phòng nhân sự đánh giá để từ đó xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể đáp ứng được nhu cầu.
Kinh nghiêm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Khách sạn Daewoo
Là một khách sạn hiện đại đạt tiêu chuẩn hạng 5 sao do Tổng cục Du lịch công nhận. Chủ đầu tư là Công ty Daeha https://www.linkedin.com/redir/general-malware-page?url=Co%2eLtd, một công ty liên doanh với tổng số vốn đầu tư 177 triệu USD, giữa Tập đoàn công nghiệp Daewoo (Hàn Quốc) nắm giữ 70% vốn, và Công ty Điện tử Hà Nội – Hanel (Việt Nam) nắm giữ 30% vốn. Năm 1996, khách sạn bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh do công ty PIL Korea Ltd. Hàn Quốc điều hành quản lý. Năm 1997, khách sạn trở thành thành viên của chuỗi Những khách sạn hàng đầu thế giới (The Leading Hotels of the World). Đặc biệt, Khách sạn Hà Nội Daewoo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 14001 áp dụng cho ngành dịch vụ. Vì vậy, tất cả các sản phẩm, dịch vụ và các quy trình phục vụ trong khách sạn đều phải tuân thủ theo các điều kiện cũng như chính sách phát triển của chuỗi khách sạn này. Công tác đào tạo cũng như đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên khoảng 500 người được thực hiện một cách thường xuyên, theo tiêu chuẩn của chuỗi khách sạn cũng như tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ISO 14001.
2. Bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam Nghệ An
Để tạo ra dịch vụ khách sạn có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của nguồn nhân lực khách sạn đóng vai trò hết sức quan trọng. Điều này đòi hỏi mỗi khách sạn phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ của mình trong thời kỳ hội nhập WTO. Trên cơ sở những kinh nghiệm của một số khách sạn trên, Khách sạn có thể rút ra quy trình đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong khách sạn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các mục tiêu và chiến lược của khách sạn
Bước 2: Đánh giá nhu cầu đào tạo của khách sạn
Bước 3: Xây dựng các mục tiêu đào tạo
Bước 4: Hoạch định các chương trình đào tạo
Trên đây là Kinh nghiệm đào tạo và phát triển nhân lực các khách sạn được Luận Văn Luật viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Luật.
1 note
·
View note
Text
Khóa luận: khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh
Trong bài viết sau đây, Luận Văn Luật sẽ trình bày top 10 bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh đã đạt điểm cao trong thời gian qua, từ đó làm nguồn tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên chuyên ngành cũng như các độc giả. Với tình hình kinh tế hiện nay thì phân tích kinh doanh là quá trình phương chi hiện tượng, quá trình phân tích kết quả kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho doanh nghiệp đưa ra những phương án liên hệ, so sánh, đối chiếu nhầm rút ra những điều cần lưu ý cho hướng phát triển sau này của doanh nghiệp. Để trình bày đề tài thiết thực hơn và hiểu rõ hơn cần tham khảo các bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên nếu sau khi tham khảo qua bài viết dưới đây mà tất cả vẫn còn khó khăn với bạn thì đừng chần chờ nữa hãy nhấc máy lên và gọi ngay hotline sđt/zalo/tele : 0972114537 hoặc các bạn có thể nhắn tin về dịch vụ nhận làm chuyên đề tốt nghiệp trọn gói của Luận Văn Luật để được tư vấn miễn phí và báo giá bạn nhé.
1.Những Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Ấn Tượng
Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh thương mại phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty Phương Đông
Phân tích và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu vật liệu đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dực phẩm Hera
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Điền Hương
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Angimex
Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh.
2. Top 9 Bài Mẫu Khóa Luận Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Đạt Điểm Cao
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 1: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh thương mại phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty Phương Đông
Đây là một trong những bài mẫu khóa luận về khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh nghiên cứu về nghiệp vụ kế toán xác định hoạt động kinh doanh thương mại từ đó, tác giả đưa ra những định hướng cho công ty trong việc đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh. Thông qua quá trình nghiên cứu tại công ty cổ phần thương mại dịch vụ tin học Phương Đông. Tác giả đã lựa chọn kết cấu trình bày trong khóa luận như sau:
Chương một: trình bày c�� sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh và phân tích các tỷ số tài chính
Chương hai: trình bày giới thiệu về công ty cổ phần thương mại dịch vụ tin học Phương Đông
Chương ba: trình bày Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh và phương thức hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp
Thông qua khóa luận, tác giả đã đưa ra những giải pháp trong việc tiết kiệm được chi phí cho công ty tạo nên lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin từ bộ phận kế toán cũng như phân tích và xử lý thông tin. Tác giả đã hoàn thiện có luận tốt nghiệp của mình cũng như nêu rõ những vấn đề trong việc phân tích hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 2: Phân tích và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
Với mục tiêu nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh về bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men qua những năm. Từ đó tác giả trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp trong việc nâng cao kết quả kinh doanh, tăng doanh thu và kiểm sát tối ưu các chi phí tại công ty. Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, so sánh, xử lý và phân tích số liệu. Tác giả trình bày kết cấu của khóa luận như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men
Chương hai: giới thiệu về công ty cổ phần gạch men
Chương ba:Phương thức hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần gạch men xuống hàng chương bốn: trình bày nhận xét và giải pháp trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Thông qua khóa luận, tác giả đã có đánh giá cao trong việc đưa ra các phân tích về hoạt động kinh doanh trong những năm qua của công ty từ đó làm cơ sở căn cứ trình bày các giải pháp nâng cao hoạt động kết quả kinh doanh của công ty trong những năm tới. Đây sẽ là một trong những bài khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh xu hướng cho những năm sắp tới.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 3: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dương
Với nội dung nghiên cứu khóa luận để hoàn thiện hệ thống cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Từ đó tác giả đi sâu vào tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển thái dương trong giai đoạn 2008 đến 2010 để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đề suất các giải pháp phù hợp doanh nghiệp trong hoạt động hiệu quả hơn. Bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính và tài liệu nội bộ của doanh nghiệp. Tác giả đã thể hiện cơ cấu khối lượng như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp xuống hàngchương hai: trình bày phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển thái dươngxuống hàngchương ba: trình bày phương hướng hoạt động và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hải Dương trong thời gian tới
Thông qua khóa luận, tác giả đã nêu ra những cơ sở trong việc hoàn thiện hệ thống lý luận và thực tiễn về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó nắm bắt được tình hình hoạt động cho doanh nghiệp và là nguồn tư liệu tham khảo cho doanh nghiệp cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 4: Phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu vật liệu đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dực phẩm Hera
Đây là một trong những bài mẫu khóa luận tốt nghiệp về khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên những hệ thống phương thức lý thuyết cơ bản để làm rõ các vấn đề về tạo nguồn và thu mua chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu này để đề suất các giải pháp khắc phục hoàn thiện công tác tạo nguồn và thu mua vật liệu đầu vào phục vụ tốt cho việc sản xuất tại công ty xin dược phẩm Hera. Có luận được tác giả trình bày như sau:
Chương một: trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương hai: trình bày phân tích hoạt động tạo nguồn vào mua hàng nguyên liệu đầu vào tại công ty trách nhiệm hữu hạn sinh dược phẩm xuống hàng chương ba: trình bày các giải pháp trong việc nâng cao hoạt động tạo nguồn và mua hàng nguyên vật liệu đầu vào tại công ty.
Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, xử lý số liệu, so sánh số liệu. Tác giả đã hoàn thiện mục tiêu cụ thể trong việc đánh giá nhà cung cấp cũng như công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu tại công ty. Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện hoạt động thu mua dược liệu tại công ty.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 5: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Sau quá trình thực tập tại công ty cổ phần sợi Phú Nam. Tác giả nhận thấy những vấn đề bất cập trong việc phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh tại công ty. Vì vậy, tác giả thể hiện khó luận để đề suất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho công ty. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu. Tác giả trình bày khối lượng như sau:
Chương một: trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Chương hai: trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sợi Phú Nam
Chương ba: trình bày Định hướng và giải pháp trong việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sợi Phú Nam.
Đây được đánh giá là một trong những bài mẫu khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất trong quá trình nghiên cứu của tác giả.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 6: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Điền Hương
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và tham khảo các bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh trong việc hướng tới hoàn thiện cơ sở lý thuyết về sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Thì đây là một trong những bài mẫu mà bạn không thể bỏ lỡ. Tác giả đã trình bày mục tiêu của đề tài trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tìm ra các biện pháp trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu, phân tích, so sánh, thay thế. Tác giả trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: trình bày cơ sở khoa học về việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chương hai: trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu Điền Hương
Chương ba: trình bày một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu Điền Hương.
Thông qua khối lượng có thể thấy rõ được các yếu tố tạo thành doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như các giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hoạt động kinh doanh trong tương lai.
CÁC BẠN HÃY VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HƠN NHÉ.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 7: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Một trong những bài Đề tài tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh được tham khảo nhiều nhất trong những năm gần đây. Tác giả đã thực hiện bài khóa luận của mình với mục tiêu phương thức hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp trong ba năm để đưa ra các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết cấu của khóa luận được tác giả trình bày như sau:
Chương một: trình bày giới thiệu chung về công ty trách nhiệm hữu hạn MTV dịch vụ thương mại thiết kế đồ họa in bao bì và sản xuất lý tưởng
Chương hai: trình bày cơ sở lý thuyết
Chương ba: trình bày phương pháp nghiên cứu
Chương bốn: trình bày kết quả nghiên cứu
Chương năm: trình bày kết luận và đề nghị
Là một trong những bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về những mặt lý thuyết cũng như đưa ra các phương pháp giải quyết về vấn đề nâng cao hoạt động kinh doanh. Từ đó cải thiện giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 8: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Angimex
Với mục tiêu nghiên cứu về một bức tranh tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận được đặt trong mối quan hệ của chúng. Thông qua khối lượng, tác giả cho thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp nâng cao sức cạnh tranh bằng cách phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Có luận được tác giả xây dựng với những nội dung chính như sau:
Chương một: trình bày giới thiệu
Chương hai: trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương ba: trình bày giới thiệu tổng quan về công ty Angimex
Chương bốn: phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chương năm: trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chương sáu: trình bày kết luận và kiến nghị
Có thể thấy tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng hợp số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá để trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài. Từ đó thể hiện được kết quả phân tích đề ra các biện pháp phù hợp cho doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là một trong những bài mẫu khóa luận khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh tiêu biểu cho quá trình tham khảo.
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp khoa học dữ liệu và phân tích hoạt động kinh doanh số 9: Phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh.
Sau quá trình thực tập tại doanh nghiệp. Tác giả đã thể hiện khóa luận của mình với mong muốn đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp trong việc phân tích hoạt động kinh doanh, nâng cao hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Bằng các phương pháp nghiên cứu về phân tích, tổng hợp và so sánh cũng như xử lý số liệu. Tác giả đã trình bày kết cấu của đề tài như sau:
Chương một: giới thiệu tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Tường Vinh
Chương hai: trình bày phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua
Chương ba: trình bày một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thông qua khóa luận có thể cho thấy đây là một trong những bài mẫu tiêu biểu cho việc nghiên cứu thực tiễn về hoạt động kinh doanh tại các công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu cho hoạt động này.
Qua các bài mẫu Khóa Luận Khoa Học Dữ Liệu Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh được Luận Văn Luật chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã tìm ra một phương hướng làm bài tốt cho bài khóa luận sắp đến rồi đúng không. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê chuyên đề tốt nghiệp trọ gói của Luận Văn Luật nhé. Chúc các bạn thành công với bài khóa luận tốt nghiệp của minh.
1 note
·
View note
Text
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG VÀ THƯỞNG
Dưới đây là Cơ sở lý luận về Các hình thức trả lương và thưởng, được Luận Văn Luật dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên khoa kế toán có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự, hy vọng quy trình thao tác chuẩn dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.
Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Luật để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.
Hiện nay, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo hai hình thức chủ yếu: hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm.
1. Hình thức trả lương theo thời gian
Tiền lương tính theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định. Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính theo thời gian có thưởng
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN.
1.1. Trả lương theo thời gian giản đơn
*Trả lương theo thời gian giản đơn = Lương căn bản + Phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt yêu cầu Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương, được tính và trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức. Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN: * Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác: * Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo qui định)/ số ngày làm việc trong tháng theo qui định ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc: * Lương tuần = (mức lương tháng *12)/52. Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng cho lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng ngắn hạn. *Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo qui định(22 hoặc 26) Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. * Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo qui định (8)
1.2 – Hình thức Trả lương theo thời gian có thưởng
Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng NSLĐ, tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao động hoàn thành tốt các công việc được giao. * Trả lương theo thời gian có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền thưởng * Nhận xét : Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ của họ. + Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán. + Nhược điểm : Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao động cuối cùng, do đó không có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, lao vụ đó. Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau:
2.1. Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh căn cứ vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là không vượt hoặc vượt mức quy định. * Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành * Đơn giá tiền lương
2.2 – Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v.. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động. Theo cách tính này, tiền lương được lĩnh căn cứ vào tiền lương theo sản phẩm của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh nghiệp xác định. Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ SX quan tâm đến kết quả hoạt động SXKD vì gắn liền với lợi ích kinh tế của bản thân họ. * Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp sản xuất * tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp
2.3 – Tiền lương theo sản phẩm có thưởng
Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu v.v..
2.4 – Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ tiến
Ngoài việc trả lương theo sản phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ vượt luỹ tiến. Số lượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, … Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. *Tiền lương sản phẩm có thửơng của mỗi công nhân sản xuất=lương sản phẩm trực tiếp * thưởng vượt mức Trong đó: *Lương sản phẩm trực tiếp=số lượng sản phẩm hoàn thành * đơn giá lương sản phẩm *Thưởng vuợt mức= tỷ lệ thưởng vượt định mức* số lướng sản phẩm của số vượt mức Ví dụ: tại doanh nghiệp, có mức thưởng lũy tiến cho số sản phẩm vượt mức như sau: Tỷ lệ vượt đinh mức tỷ lệ thưởng theo lương của số sản phẩm vượt mức – Từ 1 đến 10% 10% – Từ 10% đến 20% 20% – từ 20% đến 30 % 30% Trong tháng công nhân C theo qui đinh sản suât 4.000 sản phẩm. thực tế sản xuất là 4.500 sản phẩm (vượt 500 sản phẩm hay >10% định mức). Đơn giá tiền lương cho một sản phẩm là 150 đồng. Yêu cầu tính lương phải trả cho công nhân C. Giải: Lương trực tiếp của công nhân C=4.500*150=675.000đ Thưởng vượt mức=500*150*20%=15000 Tổng tiền lương phải trả =675000 +15000 =690.000đ
2.5 – Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc
Tính cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán. Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định Nhận xét: Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định. * Ưu điểm : Chú ý đến chất lượng lao động, gắn người lao động với kết quả lao động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. * Nhược điểm : tính toán phức tạp
CÁC BẠN HÃY VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU BÀI HƠN NHÉ.
3. Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt
Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả lương làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm.
3.1. Đối với lao động trả lương theo thời gian
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% hoặc 200% hoặc 300% * Số giờ làm thêm Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao động. Nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm ngày bình thường; 100% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định. Nếu làm việc vào ban đêm: Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ làm việc vào ban đêm Nếu làm thêm giờ vào ban đêm *Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm * 150% hoặc 200% hoặc 300%
3.2. Đối với doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm
Nếu làm thêm ngoài giờ thì doanh nghiệp sẽ trả lương như sau: Tiền lương làm thêm giờ = Số lượng sản phẩm, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 15% hoặc 200% hoặc 300%) Đơn giá tiền lương của những sản phẩm, công việc làm thêm được trả bằng 150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày thường; 200% nếu là ngày nghỉ hàng tuần; 300% nếu là ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định. Nếu làm việc vào ban đêm: Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%) Nếu làm thêm giờ vào ban đêm Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sản phẩm, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%) *150% hoặc 200% hoặc 300%.
Trên đây là Cơ sở lý luận về Các hình thức trả lương và thưởng được Luận Văn Luật thu thập để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Luật.
1 note
·
View note
Text
QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN TÀI KHOẢN 511, 515, 631, 632, 635, 711, 811, 911
Dưới đây là Quy trình ghi sổ kế toán tài khoản 511, 515, 631, 632, 635, 711, 811, 911 dùng trong các bài Khóa Luận, báo cáo, tiểu luận. Hy vọng tài liệu dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận, luận văn,… của riêng mình.
Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập, khóa luận, tiểu luận, luận văn,.., nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết b��i trọn gói để được hỗ trợ.
Quy trình ghi sổ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Từ hoá đơn GTGT, PT (phiếu thu), PXK (phiếu xuất kho)…..kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm theo từng phần hành kế toán thích hợp như: kế toán tiền mặt, kế toán các khoản phải thu, kế toán các khoản doanh thu…. Và được lưu trữ lại, cuối tháng sẽ được in ra thành sổ cái TK 511… và đóng thành từng cuốn riêng biệt để bảo quản.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT TẠI WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/
Quy trình ghi sổ kế toán giá vốn hàng bán
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 632
Quy trình ghi sổ kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên nhật ký chung và sổ cái TK 515.
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí tài chính
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 635
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí bán hàng
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 641
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 642
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí thuế TNDN
Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành nhập liệu vào sổ nhật ký chung trên phần mềm kế toán chuyên dùng của công ty và từ sổ nhật ký chung dữ liệu được cập nhật và tổng hợp trên sổ nhật ký chung và sổ cái TK 821.
Trên đây là Quy trình ghi sổ kế toán tài khoản 511, 515, 631, 632, 635, 711, 811, 911 được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.
1 note
·
View note
Text
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
Dưới đây là Cơ sở lý luận cơ bản về công tác kế toán hàng tồn kho, được Luận Văn Luật dành nhiều thời gian để tìm kiếm thu thập và gửi đến các bạn sinh viên có nhu cầu đang tìm kiếm các bài tương tự để hoàn thành bài kế toán của mình, hy vọng quy trình bán dưới đây sẽ mang về cho các bạn một mẫu tài liệu có ích.
Nếu các bạn đang viết bài tiểu luận, báo cáo thực tập, khóa luận,… mà gặp bất cứ khó khăn gì cứ liên hệ qua zalo của Luận Văn Luật để được hỗ trợ cũng như hoàn thiện bài làm trọn gói cho các bạn nhé.
1. lý luận cơ bản về công tác kế toán hàng tồn kho
1.1. Một số vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.1.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
– Hàng tồn kho (HTK) là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
– HTK trong doanh nghiệp thương mại (DNTM) bao gồm: hàng mua đi đường, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, hàng hóa mua về để bán.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
1.1.2. Đặc điểm hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
Thứ nhất, hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
Thứ ba, hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những tài sản ngán hạn khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,…
Thứ tư, hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do
vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
Thứ năm, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, các loại linh kiện điện tử, đồ cổ, kim khí quý,…
1.1.3. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho là bộ phận của tài sản lưu động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải theo dõi, qu��n lý thường xuyên về số lượng, chất lượng. Vấn đề các doanh nghiệp thương mại quan tâm hàng đầu đó là lợi nhuận, do vậy chỉ một biến động nhỏ về giá cả của hàng tồn kho trên thị trường mà doanh nghiệp không năm bắt kịp cùng với các nguyên nhân ảnh hưởng khách quan và chủ quan khác cũng sẽ ảnh hường rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Kế toán hàng tồn kho là công cụ quan trọng và không thể thiếu quản lý hàng tồn kho của về hiện vật và giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngăn ngừa hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát hao hụt hàng tồn kho trong các khâu của quá trình kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận công ty.
Việc tập trung quản lý một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ thu mua dự trữ đến tiêu thụ, trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả,…, là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, xác định vốn hàng bán, giá bán hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.4. Phân loại hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại.
Việc phân loại và xác định những gì thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các DNTM thường có hai loại chủ yếu là hàng hóa ở trong kho của doanh nghiệp là hàng hoá mua về để bán và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (hàng gửi bán). Ngoài ra, hàng tồn kho còn có thể là nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng hay quản lý doanh nghiệp. Hàng mua đi đường.
Hàng mua đi đường là các loại hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Hàng hóa.
Hàng hóa trong doanh nghiệp tại dưới hình thức vật chất, là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầy nào đó của con người, được hực hiện thông qua mua bán trên thị trường. Nói cách khác, hàng hóa doanh nghiệp là những hàng hóa vật tư… mà doanh nghiệp mua vào để bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trị giá hàng mua bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua do hàng mua không đúng cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua hàng
Hàng hóa trong doanh nghiệp thường đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Hàng hóa thường xuyên biến động trong quá trình kinh doanh nên cần phải theo dõi tình hình nhập – xuất- tồn trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Hàng gửi đi bán
Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).
1.1.5. Yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng tồn kho.
Yêu cầu quản lý hàng tồn kho.
HTK trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu:
Khâu thu mua, DN cần kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng thu mua hàng trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, giá mua,… nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Khâu bảo quản, DN phải tổ chức tốt hệ thống bến bãi, trang bị các phương tiện kĩ thuật, bảo đảm an toàn cho hàng, tránh bị mất mát, hư hỏng,… gây nên sự lãng phí.
Khâu dự trữ, để có thể vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình SX và tiêu dùng của xã hội, đồng thời vừa tránh được sự ứ đọng, DN cần thường xuyên tiến hành kiểm tra số tồn kho để có thể điều chỉnh lại kế hoạch cung ứng, thu mua.
Khâu tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải nâng cấp chất lượng sản phẩm, giữ uy tín, áp dụng các chiến lược maketing nhằm thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại, quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, vận chuyển và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hàng tồn kho ở doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Kế toán hàng tồn kho cần tổ chức đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, vì vậy kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp hàng tồn kho của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán đúng với chế độ hiện hành, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết, tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
– Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về tình hình nhập – xuất – tồn hàng đầy đủ kịp thời, tính giá thực tế mua, nhập, xuất, tồn. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về mặt số lượng, chất lượng,…nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình tiêu thụ.
– Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, phát hiện ngăn ngừa và có những biện pháp xử lý những hàng thừa, thiếu…Tính toán, xác định số lượng và giá trị hàng thực tế đã xuất kho để kịp thời k/c giá vốn, ghi nhận DTBH.
– Tham gia kiểm kê đánh giá hàng hóa theo chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo phục vụ công tác quản lý và lãnh đạo.
– Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết về hàng tồn kho kịp thời, phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU HƠN NHÉ.
1.2. Tổ chức kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC1.2.1. Quy định chung về hạch toán hàng tồn kho.
Yêu cầu đánh giá hàng tồn kho
– Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, việc quản lý số lượng và giá trị hàng tồn kho là một trong những trọng tâm hàng đầu. Nếu giá trị hàng tồn kho không được xác định chính xác thì sẽ dẫn đến việc xác định giá vốn hàng bán không phản ánh đúng thực tế và doanh nghiệp sẽ mất dần đi khả năng kiểm soát tình hình tài chính và kinh doanh.
– Khi đánh giá hàng tồn kho đòi hỏi việc tính giá hàng hóa phải được tiến hành dựa trên cơ sở tổng hợp đầy đủ đúng đắn và hợp lý các chi phí thực tế cấu thành nên giá trị vốn của hàng hóa và loại trừ các chi phí bất hợp lý, các chi phí đã thu hồi (nếu có), giảm thiểu chi phí kém hiệu quả.
– Nội dung phương pháp tính giữa các niên độ kế toán của một đơn vị phải thống nhất, nếu có bất kỳ thay đổi nào phải giải trình trên thuyết minh bản báo cáo tài chính. Cách tập hợp chi phí, cách tính toán phân bổ, tiêu thức phân bổ chung để xác định chỉ tiêu về trị giá hàng mua nhập kho và trị giá xuất kho giữa các kỳ hạch toán phải quán tránh ảnh hưởng của trị giá hàng nhập kho đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định giá trị nhập – xuất hàng tồn kho.
Việc tính giá hàng tồn kho sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán chính xác và ghi chép kịp thời trị giá của hàng nhập kho, do đó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin đầy đủ, kịp thời, góp phần quản lý hoạt động thu mua, sản xuất hàng tồn kho có hiệu quả. Thông qua tính giá hàng tồn kho giúp kế toán ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về sự biến động, sử dụng hàng của doanh nghiệp, đồng thời chi tiết theo từng chủng loại, … làm cơ sở cho việc quản lý dự trữ, sản xuất hàng tồn kho.
Hơn nữa, việc tính giá hàng tồn kho giúp cho kế toán tính toán được trị giá vốn của hàng tồn kho, kết hợp với việc ghi nhận doanh thu hàng bán, kế toán sẽ xác định được kết quả tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh của DN giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
– Nguyên tắc giá gốc:
Theo chuẩn mực 02 hàng tồn kho thì hàng tồn kho phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được các ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có được hàng tồn kho ở địa điểm hiện tại.
– Nguyên tắc thận trọng:
HTK được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ (-) đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
– Nguyên tắc nhất quán:
Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá hàng tồn kho phải đảm bảo tính nhất quán. Kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó. Xác định trị giá thực tế hàng nhập kho
Tính giá hàng tồn kho là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho. Tính giá hàng tồn kho là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hàng tồn kho theo những nguyên tắc nhất định. Áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”. Trong đó:
– Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
– Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán hàng hóa ở các doanh nghiệp, hàng tồn kho được tính theo giá thực tế.
Hàng tồn kho nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của hàng hóa nhập kho được xác định khác nhau.
Trên đây là Cơ sở lý luận cơ bản về công tác kế toán hàng tồn kho được Luận Văn Luật thu thập để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài báo cáo, tiểu luận, khóa luận của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Luật.
1 note
·
View note
Text
BÁO CÁO THỰC TẬP, KHÓA LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG
Dưới đây là mẫu bài Báo cáo thực tập, khóa luận về quản trị tiền lương, Luận Văn Luật dành nhiều thời gian, công sức tìm kiếm để gửi đến các bạn sinh viên đang tìm kiếm nội dung tương tự. Hy vọng mẫu bài dưới đây sẽ giúp cho các bạn trong việc tìm kiếm tài liệu để làm bài báo cáo thực tập của mình.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài báo cáo thực tập trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/ 0972114537
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Báo cáo thực tập, khóa luận về quản trị tiền lương
1. Lí do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng sâu sắc. Để hoạt động có hiệu quả, đứng vững và phát triển hơn ngoài các chiến lược kinh doanh, các chính sách thu hút đầu tư,… thì quan trọng nhất doanh nghiệp cần một đội ngũ lao động có chất lượng cao. Nguồn nhân lực có năng lực, trình độ, phẩm chất tốt,… là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trên thương trường. Do vấn đề thu hút và giữ gìn nhân tài là đòi hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệp. Một trong những chính sách mà các doanh nghiệp thường làm để thu hút nhân tài và tránh hiện tượng “ chảy máu chất xám” là quy định các chế độ trả lương hấp dẫn và thỏa đáng cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng quản lý tốt và trả lương cho nhân viên một cách công bằng và hợp lý. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm và hoàn thiện công tác quản trị tiền lương và đãi ngộ phù hợp cho từng cá nhân, sự đóng góp hiệu quả của công việc và năng lực của từng cá nhân trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Đối với Tập đoàn Đèo Cả nói chung và Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân ( Hamadeco) nói riêng, chính sách tiền lương và đãi ngộ hợp lý sẽ tạo động lực cho công nhân viên hăng hái tham gia làm việc, nâng cao năng suất lao động, có ý thức gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đồng thời, giúp công ty thu hút, tuyển dụng, trả lương và đãi ngộ một cách công bằng, cạnh tranh, tương xứng khả năng và gìn giữ được các tài năng trong tổ chức…Điều này không những góp phần phát triển doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển kinh tế của quốc gia.
Tuy nhiên, với chính sách lương và đãi ngộ của công ty hiện nay vẫn còn rất nhiều thiếu sót và chưa thật sự đánh giá đúng năng lực cũng như sự đóng góp của CBCNV vào công việc, đồng thời không tạo được động lực làm việc và công bằng cho người lao động. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về quản trị tiền lương tại công ty và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị tiền lương tại công ty là vấn đề hết sức cần thiết.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này và tính cấp thiết cần phải nghiên cứu, tôi quyết định chọn đề tài: “ Phân tích công tác quản trị tiền lương tại Hamadeco” để tiến hành nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa của mình.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHÀNH KẾ TOÁN
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị tiền lương của công ty trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản tị tiền lương cho công ty trong thời gian sắp tới.
Mục tiêu cụ thể – Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản trị tiền lương trong doanh nghiệp – Đánh giá thực trạng công tác quản trị tiền lương của công ty Hamadeco – Khảo sát ý kiến đánh giá của CBCNV về chính sách tiền lương hiện nay của công ty, trong đó: • Đánh giá của CBCNV về mức tiền lương nhận được trong thời gian qua. • Đánh giá mức độ đồng ý của CBCNV về các chính sách như lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi. – Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Hamadeco.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác quản trị tiền lương của Hamadeco.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp của Hamadeco được thu thập và phân tích qua 3 năm 2015– 2017. Các số liệu sơ cấp được thu thập của tháng 10/2018 Về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi Hamadeco.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
5.1 Phương pháp thu thập thông tin: Quan sát các quy trình làm việc của nhân viên Hamadeco khi thực hiện các công việc trả lương hiện tại. Thu thập các tài liệu nội bộ của Hamadeco như về quy trình tính lương, trả lương trong công ty, quy định về hạn mức, tình hình lao động, tình hình kinh doanh của công ty để phục vụ cho bài khóa luận. Tiến hành hỏi trực tiếp các nhân viên như nhân viên kiêm tính toán lương định kỳ, các kế toán và kế toán trưởng…để thu thập thêm các thông tin cần thiết. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin trên sách vở, giáo trình, internet… Phương pháp quan sát: Quan sát cán bộ công nhân viên, các hoạt động chính sách phúc lợi,… Là phương pháp giúp tôi có nhận định ban đầu trong quá trình tìm hiểu, từ đó đưa ra những nhận xét và tìm cách giải đáp. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi, các phiếu điều tra, khảo sát ý kiến của nhân viên tại các phòng ban chức năng của công ty nhằm thu thập dữ liệu để phục vụ cho đề tài. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với nhân viên của công ty và tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mức lương thưởng và phụ cấp tại nơi làm việc, để từ đó làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu. Thiết kế bảng hỏi: Dựa vào kết quả từ thu thập dữ liệu định tính, tiến hành thiết kế bảng hỏi để đo lường mức độ đánh giá của nhân viên về công tác trả lương của công ty.
Kích thước mẫu nghiên cứu: Theo kĩ thuật điều tra chọn mẫu nghiên cứu của Hair (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, do đó kích thước mẫu cần thiết là n = 24 x 5 = 120 mẫu. Nghiên cứu đã lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, trong đó: 1 thể hiện mức độ rất không đồng ý cho đến 5 là rất đồng ý. Ngoài ra còn có một số câu mang tính chất độc lập. Cách chọn mẫu: Dùng kỹ thuật thu thập dữ liệu điều tra theo bảng hỏi, em sử dụng kỹ thuật điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lập danh sách toàn bộ 594 nhân viên trong công ty từ đó chọn ra 120 nhân viên bằng cách dùng phương pháp bốc thăm.
5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu sau khi thu thập về sẽ xử lý bằng Excel và phần mềm Spss 22. Các phương pháp phân tích bao gồm : + Thống kê mô tả: Sử dụng thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản cho từng biến tạo ra nền tảng của phân tích định lượng về số liệu. Qua đó hiểu được các đặc tính cũng như bản chất của từng biến độc lập, biến phụ thuộc. + Kiểm định trung bình: Dùng để so sánh trung bình điểm đánh giá mức độ đồng ý các tiêu chí trong nhân tố Tiền lương; Phụ cấp, trợ cấp; Phúc lợi, tiền thưởng của nhân viên tại công ty với giá trị 4. Thang đo được sử dụng để đo lường sự đồng ý trong trường hợp này là thang đo Likert 1-5.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản trị tiền lương Chương 2: Thực trạng công tác quản trị tiền lương tại Hamadeco Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Hamadeco Phần III: Kết luận và kiến nghị
ĐỀ CƯƠNG Báo cáo thực tập, khóa luận về quản trị tiền lương
LỜI CẢM ƠN PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Kết cấu của đề tài PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG 1.1 Khái quát chung về tiền lương 1.1.1 Định nghĩa và bản chất về tiền lương 1.1.2 Phân loại tiền lương 1.2.1.1 Phân loại tiền lương theo thời gian lao động 1.2.2.2 Phân loại tiền lương theo quan hệ với quá tình sản xuất 1.1.3 Chức năng của tiền lương 1.1.4 Vai trò và ý nghĩa của tiền lương trong quá trình sản xuất 1.1.4.1 Vai trò của tiền lương 1.1.4.2 Ý nghĩa của tiền lương 1.1.5 Các chế độ trả lương của Nhà nước 1.1.5.1 Chế độ tiền lương theo cấp bậc 1.1.5.2 Chế độ tiền lương theo chức vụ- chức danh 1.1.6 Các nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 1.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiền lương 1.2 Những nội dung cơ bản về công tác quản trị tiền lương của doanh nghiệp 1.2.1 Cấu trúc của tiền lương 1.2.2 Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của hệ thống tiền lương 1.2.2.1 Mục tiêu 1.2.2.2 Nguyên tắc 1.2.3 Nguyên tắc và trình tự xây dựng hệ thống tiền lương của doanh nghiệp 1.2.3.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống tiền lương 1.2.3.2 Trình tự xây dựng hệ thống trả lương của doanh nghiệp 1.2.4 Các phương pháp trả lương cho cá nhân 1.2.5 Các hình thức trả lương 1.2.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian 1.2.5.2 Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng 1.2.5.3 Hình thức trả lương theo thời gian có xét đến hiệu quả công tác 1.2.6 Quỹ tiền lương và nguồn hình thành quỹ lương 1.2.6.1 Khái niệm 1.2.6.2 Nguồn hình thành quỹ lương 1.2.7 Các phúc lợi cho người lao động 1.2.7.1 Khái niệm phúc lợi 1.2.7.2 Các loại phúc lợi
CÁC BẠN HÃY VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM THAM KHẢO NHIỀU HƠN NHÉ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG CỦA HAMADECO 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân 2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 2.1.4 Tình hình lao động của công ty hiện nay 2.1.5 Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2015-2017 2.1.5.1 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2.1.5.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 2.2 Thực trạng công tác quản trị tiền lương của công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân 2.2.1 Hệ số lương và tiền lương tối thiểu 2.2.2 Hệ thống thang bảng lương trong công ty 2.2.2.1 Các ngạch tiền lương 2.2.2.2 Thang bảng lương của công ty 2.2.3 Các chế độ phúc lợi của công ty 2.2.3.1 Phần tài chính 2.2.3.2 Phi tài chính 2.2.4 Quỹ tiền lương trong công ty 2.2.4.1 Thành phần quỹ tiền lương của công ty 2.2.4.2 Nguyên tắc phân phối và sử dụng quỹ tiền lương 2.2.4.3 Sự biến động tổng quỹ lương trong thời gian từ năm 2015-2017 2.2.5 Cách tính lương cho từng cán bộ công nhân viên trong công ty 2.2.6 Quy trình thanh toán lương 2.2.6.1 Quy định về thời gian thanh toán lương cho CBCNV 2.2.6.2 Quy định về các điều kiện CBNV được chi trả lương trong tháng 2.2.6.3 Quy định về trách nhiệm các phòng ban trong việc tính toán/kiểm tra và thanh toán lương 2.2.6.4 Quy trình tính toán, kiểm tra và thanh toán lương 2.2.6.5 Hiệu lực 2.2.7 Điều chỉnh lương 2.2.7.1 Thẩm quyền và chế độ xét điều chỉnh lương 2.2.7.2 Điều kiện để xét điều chỉnh lương 2.2.7.3 Việc điều chỉnh lương đột xuất đối với CBCNV 2.2.7.4 Thủ tục xét điều chỉnh lương 2.2.8 Các khoản trích theo lương 2.2.9 Phương thức và thời hạn trả lương 2.2.10 Tổ chức thực hiện 2.3 Kết quả đánh giá công tác trả lương và chế độ phúc lợi thông qua khảo sát ý kiến của CBCNV 2.3.1 Đặc điểm mẫu điều tra 2.3.2 Đánh giá của CBCNV về các khía cạnh của quản trị tiền lương 2.3.2.1 Đánh giá của CBCNV về nhóm tiền lương trong công ty 2.3.2.2 Đánh giá của nhóm Phụ cấp, trợ cấp trong công ty 2.3.2.3 Đánh giá của CBCNV về nhóm Phúc lợi, tiền thưởng trong công ty 2.3.3 Đánh giá về công tác quản trị tiền của công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân 3.1.1 Ưu điểm 3.1.2 Nhược điểm CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN 3.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tiền lương trong công ty 3.1.1 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Hầm đường bộ Hải Vân trong thời gian tới 3.1.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tiền lương tại Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân 3.1.2.1 Vấn đề chung 3.1.2.2 Xây dựng hình thức trả lương cho người lao động theo mô hình 3P PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị
Trên đây là mẫu bài Báo cáo thực tập, khóa luận về quản trị tiền lương, các bạn chắc cũng đã đọc qua mẫu đề cương sơ bộ phía trên rồi, nếu muốn tham khảo sâu hơn hãy liên hệ với zalo Luận Văn Luật để được gửi full bài và các nội dung phù hợp nhé. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm một dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói, cũng hãy liên hệ với zalo của Luận Văn Luật luôn nhé.
LƯU Ý: BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG FULL BÀI VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA ZALO NHÉ.
1 note
·
View note
Text
KẾ TOÁN DT, CF VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN
https://vietluanvanluat.com/Sau đây là mẫu Kế toán DT, CF và xác định kết quả kinh doanh tại Khách Sạn dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài liên quan. Hy vọng mẫu bài dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài khóa luận trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/ 0972114537
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Kế toán DT, CF và xác định kết quả kinh doanh
1. Lý do chọn đề tài Kế toán kinh doanh tại Khách Sạn
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và Quốc tế ngày càng khốc liệt hơn nhất là khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), điều này đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thử thách lớn cho các doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp không những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bên cạnh các phương thức xúc tiến thương mại để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt thông tin, số liệu cần thiết và chính xác từ bộ phận kế toán giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, có thể công khai tài chính thu hút các nhà đầu tư.
Đặc biệt, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ cùng với sự phát triển của ngành du lịch đã tạo điều kiện cho hệ thống các nhà hàng khách sạn với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế mọc lên ngày càng nhiều do đó tính cạnh tranh càng cao.
Vì vậy các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch, dịch vụ nói chung và Khách Sạn Hương Giang Resort & Spa Huế nói riêng đang đứng trước sự cạnh tranh hết sức gây gắt . Do đó muốn kinh doanh có hiệu quả thì khách sạn cần phải có các biện pháp, chính sách hợp lý góp phần giúp nhà hàng tăng lợi nhuận, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Để khẳng định mình trên thị trường thì việc đẩy mạnh công tác kế toán doanh thu, chi phí cũng như xác định kết quả kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Điều đó không những giúp cho nhà quản lý đưa ra những biện pháp thu hút khách hàng đem đến cho doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cùng với những kiến thức tôi thu nhận được trong quá trình thực tập tại bộ phận kế toán của khách sạn Hương Giang – Resort & Spa cho thấy hạch toán doanh thu, chi phí tại đây còn một số vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, kết hợp với những kiến thức học trong trường, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Hương Giang – Resort & Spa” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện đề tài và thời gian có hạn cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi sai sót, kính mong sự thông cảm và chỉ bảo của quý thầy cô.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa, Huế nhằm đưa ra và phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định quản lý, kinh doanh kịp thời, tối ưu và có hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu trên cơ sở đó xác định doanh thu thuần, quy trình hạch toán chi phí để xác định kết quả như giá vốn, chi phí bán hàng, dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp,. tại đơn vị để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Hương Giang Resort & Spa Huế trong 2 năm 2014 – 2015. Tìm hiểu về quy trình kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Khách sạn trong năm 2015 Sử dụng các số liệu, sổ sách kế toán về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh của khách sạn trong quý IV năm 2015.
Một số chứng từ kế toán được sử dụng trong những tháng đầu của năm 2016, để minh họa và làm rõ về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ những nguyên lý chung, đề tài vận dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu từ phòng kế toán và các tài liệu liên quan: phương pháp này sử dụng các chứng từ, tài khoản, sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát những thông tin liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp thống kê: giúp nắm được hình thức ghi chép, hiểu được phương pháp hách toán trong doanh nghiệp hoạt động chủ yếu về cung cấp dịch vụ.
Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để xử lý số liệu: sử dụng những số liệu đã thu thập, tổng hợp được để so sánh, đối chiếu qua các năm hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành để có thể đưa ra những nhận xét và kết luận phù hợp. Phương pháp phân tích số liệu: từ những số liệu có được tiến hành phân tích để làm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: quan sát các hóa đơn chứng từ, quan sát cách thức thu thập và lập hóa đơn chứng từ của nhân viên kế toán, kết hợp với việc phỏng vấn, hỏi họ về cách thức thu nhận, luân chuyển và lưu giữ hóa đơn chứng từ. Tiếp cận thực tế công tác kế toán tại Khách sạn, phân tích những biến động, trực tiếp liên hệ với nhân viên kế toán nhằm tìm hiểu về nguyên nhân.
Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu: tìm hiểu thông tin qua Báo cáo tài chính, sách báo, internet,. thông qua đó có thể hình dung được tổng quan về đề tài cũng như có cơ sở để thu thập các tài liệu cần thiết theo đúng hướng đi của đề tài. Đồng thời tôi cũng tham khảo một số văn bản pháp luật quy định chế độ tài chính hiện hành.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Giới thiệu đề tài Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Kháchsạn Hương Giang Resort & Spa. Phần III: Kết luận Tài liệu tham khảo
CÁC BẠN VÀO WED SITE ===>>> https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC THAM KHẢO NHIỀU HƠN NHÉ.
PHẦN III: KẾT LUẬN Kế toán DT, CF và xác định kết quả kinh doanh tại Khách Sạn
Tổ chức công tác kế toán là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh. Bộ phận kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Trong đó, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó cung cấp số liệu kịp thời, đầy đủ kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khách sạn không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán của mình, đặc biệt là công tác kế toasn doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Sau thời gian thực tập tìm hiểu công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa, tôi đã phần nào nắm bắt được thực trạng công tác tổ chức kế toán trong một doanh nghiệp và với đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa” đã giúp tôi hiểu sâu hơn về lý luận chung, so sánh được sự giống và khác nhau giữa lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức đã được học trên ghế nhà trường.
Qua quá trình thực tập tại đơn vị, tôi nhận thấy công tác tổ chức bộ máy kế toán về cơ bản đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết. Trên cơ sở phân tích và vận dụng những kiến thức đã học, tôi đã mạnh dạn đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa. Đề tài đã tương đối đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ban đầu.
Trong quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, do gặp những hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, như là: – Các ví dụ, chứng từ, số liệu thực tế để minh họa cho các quy trình hạch toán còn ít; – Các giải pháp đề xuất mới chỉ mang tính suy nghĩ cá nhân, mang tính chất chung chung, chưa có tính khái quát cao, chưa thực sự bám sát thực tế hoạt động của khách sạn nên còn thiếu tính khả thi; việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo và không tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên trong công ty để đề tài này được tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của phòng kế toán Khách sạn Hương Giang Resort & Spa và sự hướng dẫn tận tình của GVHD Nguyễn Ngọc Thủy, đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Khách sạn Hương Giang Resort & Spa”.
Trên đây là mẫu Kế toán DT, CF và xác định kết quả kinh doanh tại Khách Sạn được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty Số điện thoại/zalo 0972114537
LƯU Ý: BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG FULL BÀI VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA ZALO NHÉ, HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, NHẬN BÀI 5 GIÂY.
1 note
·
View note
Text
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠ CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐỂ TĂNG CẠNH TRANH
Cơ Sở Lý Luận Về Hạ Chi Phí Sản Xuất Để Tăng Cạnh Tranh là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn sinh viên, học viên ngành kế toán đang làm khóa luận tốt nghiệp, đây là nội dung được chúng tôi tham khảo từ một bài luận văn bảo vệ thành công khi viết khóa luận tốt nghiệp của mình, bài viết cho biết về khái niệm về chi phí sản xuất và phân loại các chi phí. Bên cạnh việc tìm kiếm đề tài và cung cấp những nội dung có giá trị cho các bạn thì chúng tôi còn mang đến cho các bạn dịch vụ viết khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp, hãy gọi ngay cho chúng tôi Zalo: 0972114537
1 Các khái niệm về chi phí sản xuất và tính cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất [1] của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí lao động vật chất cần thiết và lao động sống mà doanh nghiệp đã sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời gian nhất định.
Chi phí sản xuất liên quan mật thiết tới nhiều vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty. Một trong những vấn đề chịu tác động bởi chi phí sản xuất là giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp luôn hướng đến các phương án tối ưu nhất về chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận, tăng thị phần và xây dựng uy tín trên thị trường.
1.1.2 Khái niệm tính cạnh tranh
Cạnh tranh được hiểu chung là sự tranh đấu diễn ra không ngừng giữa các công ty cùng hoạt động trên thị trường để kinh doanh những sản phẩm giống nhau hoặc tương tự nhau nhằm giành thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận [2]. Để phát huy các yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, các công ty cần hiểu đúng về cạnh tranh và chủ động chấp nhận nó. Mặt khác, hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ làm xói mòn lợi ích của xã hội, mà còn làm suy yếu chính nó. Các công ty có những đặc điểm nhất định phải chịu nhiều cạnh tranh hơn so với các loại hình công ty khác.
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động. Cạnh tranh xác định vị trí của công ty trên thị trường thông qua thị phần của nó so với các đối thủ cạnh tranh.
Khả năng cạnh tranh trong kinh doanh có nghĩa là một công ty đạt được các mục tiêu đã đặt ra, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, giành thị phần lớn hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Khả năng duy trì, phân bổ và điều phối các nguồn lực giúp chúng ta phát triển bền vững .
Đối thủ cạnh tranh là những công ty đã hoạt động trong ngành và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng. Nó giúp công ty tránh được bẫy, chấp nhận rủi ro, khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để Lợi thế của mình.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN
2 Phân loại chi phí và Hạ Chi Phí Sản Xuất Để Tăng Cạnh Tranh
1.2.1 Phân loại theo chức năng chi phí
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động giúp doanh nghiệp xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là căn cứ cho công ty tính toán giá thành sản xuất và định giá sản phẩm, tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng. Cơ Sở Lý Luận Về Hạ Chi Phí Sản Xuất Để Tăng Cạnh Tranh Cách phân loại này cung cấp thông tin kế toán có hệ thống để lập các báo cáo tài chính trong công ty. Theo đó, chi phí phân loại theo chức năng được phân làm 2 loại chính là: Chi phí sản xuất và Chi phí ngoài sản xuất.
Đối với chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong kỳ sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng công sức của người lao động và thiết bị sản xuất để chế tạo sản phẩm, chuyển hóa nguyên vật liệu thô thành thành phẩm hoàn chỉnh. Chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí NVL trực tiếp, gồm những nguyên liệu chính, vật liệu phụ cấu thành sản phẩm, là những khoản mục chi phí sử dụng cho mục đích sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp, là chi phí cho hoạt động sản xuất trực tiếp ra thành phẩm được chi trả cho người lao động, tính trên sức hao phí của người lao động trực tiếp cho sản phẩm được sản xuất ra, chi phí này cũng được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí quản lý nhà máy sản xuất ra sản phẩm nhưng không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất, phát sinh trong quá trình hoạt động tạo ra thành phẩm, không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Đối với chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh ngoài phạm vi sản xuất, doanh nghiệp dùng để tổ chức quản lý và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:
Chi phí bán hàng là tất cả những chi phí cần thiết phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hoàn thành đơn đặt hàng và giao thành phẩm đến tay khách hàng. Là chi phí liên quan đến tồn kho thành phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong doanh nghiệp.
1.2.2 Phân loại theo cách ứng xử chi phí
Hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi rất nhiều khoản chi phí đầu tư, một số chi phí liên quan đến mức độ hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó một số thay đổi về chi phí không phụ thuộc vào mức độ hoạt động như số lượng sản phẩm sản xuất, số km đoạn đường đã đi hay số giờ sử dụng máy móc,… Những đặc điểm này giúp nhà quản trị dự đoán được chi phí của các trường hợp sản xuất khác nhau, đây là cách thể hiện chi phí khi mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi nếu biết được cách thức thay đổi của chi phí. Phân loại theo cách ứng xử chi phí là căn cứ để thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Giúp nhà quản trị xác định được phương hướng và xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ quan điểm này, chi phí phân loại theo cách ứng xử gồm: Chi phí khả biến, Chi phí bất biến và Chi phí hỗn hợp.
Chi phí khả biến là các chi phí thay đổi tùy theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị của các chi phí này biến đổi tăng (giảm) tương ứng với mức độ tăng (giảm) của hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính theo mức độ hoạt động đơn vị thì biến phí vẫn giữ nguyên không đổi. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động, được chi thành hai loại:
Chi phí biến đổi đích thực: Các chi phí biến đổi này dao động tương ứng với mức độ hoạt động, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng và chi phí đóng gói, bưu kiện…
Chi phí biến đổi thứ bậc: Là chi phí biến động không liên tục so với mức độ hoạt động, các hoạt động phải đạt đến một mức độ nhất định mới có thể gây ra biến động chi phí.
Trên thực tế, có nhiều loại chi phí biến đổi không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động. Trong những trường hợp này, phải xác định phạm vi mức độ hoạt động thích hợp được xem xét. Phạm vi thích hợp được quy định bởi mức sản xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa.
Chi phí bất biến là những chi phí mà giá trị của nó không thay đổi theo mức độ thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm chi phí bất biến bắt buộc và chi phí bất biến không bắt buộc.
Những chi phí bất biến bắt buộc phải chi ra cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hay bị gián đoạn sản xuất. Chi phí này có tính chất lâu dài, liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều năm và không thể cắt giảm hết cho dù không thực hiện sản xuất.
Chi phí bất biến không bắt buộc là những chi phí có thể biến đổi trong từng kỳ kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp, chi phí này do nhà quản trị quyết định định phí từng kỳ sản xuất kinh doanh và có thể cắt giảm hết trong những trường hợp cần thiết và bản chất là chi phí ngắn hạn.
Chi phí hỗn hợp là chi phí bao gồm cả hai yếu tố bất biến và khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến. Ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến.
1.2.3 Phân loại theo yếu tố chi phí
Dựa vào tính chất kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để sắp xếp chi phí sản xuất thành từng yếu tố. Mỗi yếu tố chỉ bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không phân biệt nó phát sinh ở lĩnh vực xã hội nào, ở đâu hay dùng cho bộ phận sản xuất nào. Chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu là chi phí nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm, vật liệu mua ngoài, nhiên liệu động lực mua ngoài, phụ tùng thay thế,…
Chi phí nhân công gồm tiền lương thực tế phải chi trả cho người lao động trong doanh nghiệp và các khoản trích bảo hiểm trên lương.
Khấu hao tài sản cố định, trích khấu hao cho tất cả các tài sản cố định trong nhà máy, phân xưởng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài là các chi phí về điện nước, điện thoại, mạng,… mà công ty phải trả.
Các khoản chi phí bằng tiền khác gồm tất cả những chi phí như đổ rác, chi phí tiếp khách, công tác, hội nghị,…
Tác dụng của cách phân loại này là biết được những chi phí đã dùng vào quá trình sản xuất của sản phẩm và tỉ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc lập báo cáo chi phí sản xuất doanh nghiệp, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất doanh nghiệp, phục vụ cho yêu cầu về thông tin kinh tế và phân tích kinh tế.
Trên đây là nội dung Cơ Sở Lý Luận Về Cơ Sở Lý Luận Về Hạ Chi Phí Sản Xuất Để Tăng Cạnh Tranh, nội dung đã được chúng tôi trình bày rõ ràng và cụ thể hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có thêm các tài liệu tham khảo khi triển khai bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Nếu cần hỗ trợ gì thêm có thể liên lạc với dịch vụ viết khóa luận của chúng tôi hoặc vietluanvanluat.com để được tư vấn bạn nha.
1 note
·
View note
Text
NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Nội Dung Và Vai Trò Của Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân là nội dung tiếp theo chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên sinh viên, học viên đang làm khóa luận tốt nghiệp ngành kế toán. Các tài liệu của chúng tôi được trích dẫn từ một số khóa luận tốt nghiệp cũ trước đây đạt điểm cao và bảo vệ thành công. Nội dung của bài làm bao gồm vai trò và nội dung của quản lý thuế thu nhập cá nhân . Ngoài ra nếu các bạn sinh viên vẫn gặp khó khăn trong quá trình hoàn thiện nội dung bài khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp ngành kế toán thì hay liên hệ với chúng tôi Zalo: 0972114537 để được cung cấp dịch vụ viết khóa luận bạn nha.
1. Vai Trò Của Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Thuế nói chung và Luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng đứng trên một bình diện nào đó đều có những vai trò nhất định, cụ thể:
Một là, pháp luật thuế nói chung và luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng đã tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước
Chúng ta biết rằng, những quy định về pháp luật thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế của nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể đủ điều kiện. Điều này có nghĩa nguồn thu từ thuế chỉ có được khi các bên thực hiện đúng quy định pháp luật thuế. Thuế là công cụ quyết định đến cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước.
Quá trình ban hành các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế được áp dụng đối với các pháp nhân và cá nhân trong xã hội. Quá trình ban hành Luật thuế nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thu thuế đất đai. Thông qua hoạt động thu thuế nhằm đạt được mục đích chủ yếu và quan trọng nhất đó là tạo nên hành lang pháp lý để điều chỉnh quan hệ pháp luật thu – nộp thuế là nhằm tạo quỹ ngân sách nhà nước. Thông qua hoạt động nộp thuế thì các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn thu tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Như vậy, nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ cấu nguồn thu ngân sách của nhà nước.
Hai là, pháp luật thuế thu nhập cá nhân được sử dụng như một công cụ để kiểm tra gián tiếp hoạt động thu nhập cá nhân trong giai đoạn hiện nay
Để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ thuế, thì các chủ thể là đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ những quy định đã được pháp luật về thuế quy định một cách cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy đinh những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lý hoạt động trong các lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội nói chung và thu nhập cá nhân nói riêng. Đặc biệt, đối với đất đai là một chủ thể rất đặc biệt của hệ thống pháp luật nước ta. Với những quy định của hệ thống pháp luật được áp dụng một cách cụ thể trong thực tiễn thì các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ mô và vi mô. Mặt khác, cũng thông qua việc kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có khả năng phát hiện và xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế nói riêng và vi phạm trong quá trình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN KẾ TOÁN
Ba là, pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng được sử dụng như một công cụ điều tiết hoạt động quản lý đất đai nói chung, thực hiện đường lối trong một thời kì nhất định của nhà nước. Thông qua hoạt động huy động nguồn thu cho ngân sách như nước, pháp luật thuế thu nhập cá nhân còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện những quy định về pháp luật về đất đai, Nhà nước thể chế hóa và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội.
Trong thời gian hiện nay pháp luật thuế thu nhập cá nhân góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng như cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế thu nhập cá nhân, nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh cung – cầu và cơ chế kinh tế. Ở Việt Nam, bên cạnh vai trò chung đối với nền kinh tế – xã hội pháp luật thuế còn được nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chính sách xã hội.
Bốn là, pháp luật thuế thu nhập cá nhân được xem là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội
Bên cạnh hệ thống pháp luật thuế thì pháp luật thuế thu nhập cá nhân được áp dụng vào các đối tượng đã được quy định được ghi nhận tại Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với cá nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng công bằng và được thể hiện thông qua chính sách của các cá nhân về hoạt động này.
Có thể khẳng định pháp luật thuế nói chung và thuế đất đai nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà nước thực hiện các chính sách xã hội của mình. Nhà nước điều tiết thu nhập, hạn chế khoảng cách giàu nghèo, góp phần thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Bằng những quy định của pháp luật thuế, nhà nước phát huy trách nhiệm của mỗi cá thể đối với cộng đồng xã hội.
Năm là, pháp luật thuế quản lý các hoạt động thu thuế và nộp thuế. Từ phương diện quản lý Nhà nước, pháp luật thuế thu nhập cá nhân được xem như một công cụ hữu hiệu trong việc quản lý các hoạt động thu, nộp thuế nhằm khai thác vai trò tích cực và hạn chế những tiêu cực của hoạt động này. Quan hệ thuế nói chung và thuế về đất đai nó chung xét về bản chất là một quan hệ phân phối của cải dưới hình thức giá trị nên tự bản thân nó đã là một mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh các hoạt động xã hội tiêu cực, làm phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng. Bởi vậy, bằng pháp luật thuế nói chung thì nhà nước đã đưa ra các những giới hạn về hành lang pháp lý để các chủ thể có được sự tự do trong khuôn khổ. Vượt ra ngoài khuôn khổ đó, đương nhiên họ sẽ phải chịu các chế tài nghiêm khắc.
Tựu chung lại thì sự ra đời và hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân đã điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thuế. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiến tạo một môi trường chính trị, kinh tế – xã hội ổn định, tiến bộ, làm nền tảng, cơ sở vững chắc cho công cuộc hội nhập và phát triển thành công của các quốc gia trong thời gian trở lại đây.
2. Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
Quản lý thuế thu nhập cá nhân là một bộ phận của quản lý thuế, do đó nội dung cơ bản của pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng bao hàm những nội dung được quy định tại Điều 3 Luật quản lý thuế. Theo đó, chủ thể thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân các nội dung về:
– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
– Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
– Thông tin về người nộp thuế.
– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
– Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Mỗi sắc thuế lại có những nét riêng trong cách quản lý để phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý chống thất thu thuế.
Trên đây là Nội Dung Và Vai Trò Của Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, hy vọng sẽ giúp cho các bạn rất nhiều khi các bạn làm bài tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo nếu các bạn vẫn còn băn khoăn hay khó khăn trong quá trình hoàn thành bài tốt nghiệp thì hãy liên hệ ngay với vietluanvanluat.com để nhận dịch vụ viết khóa luận với giá thành tốt nhất, nhưng mang đến cho các bạn kết quả cao nhất.
1 note
·
View note
Text
QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHẬP, XUẤT HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
Quy Trình Quản Lý Nhập, Xuất Hàng Tồn Kho Tại Công Ty sẽ bao gồm : công tác sắp xếp, vị trí hàng hóa, quy trình quản lý hoạt động nhập kho và quy trình quản lý xuất kho, đây cũng là nội dung bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp cho các bạn thêm tài liệu tham khảo có giá trị khi làm bài khóa luận, luận văn, tiểu luận, báo cáo….Nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp bất kỳ khó khăn nào hãy điện ngay cho chúng tôi zalo: 0972114537 để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ viết khóa luận của Luận Văn Luật bạn nhé !!!!!
1. Công tác sắp xếp, vị trí hàng hóa trong kho
Công tác sắp xếp hàng hóa đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì kho là nơi lưu trữ tất cả hàng hóa phục vụ cho hoạt động phân phối, bán hàng. Việc sắp xếp kho hàng hiệu quả, hợp lý không những đảm bảo về mặt thẩm mỹ mà còn dễ tìm kiếm hàng hóa để xuất bán. Với đặc thù là công ty chuyên phân phối các sản phẩm về thực phẩm hàng tiêu dùng nhanh nên hàng hóa ở đây có rất nhiều chủng loại khác nhau. Việc bố trí sắp xếp hợp lý sẽ giúp thủ kho dễ quản lý và tìm kiếm theo nhu cầu một cách nhanh nhất. Sau đây là mô hình kho hàng tại Công ty Caosu Kenda ( Việt Nam):
2. Quy trình quản lý hoạt động nhập kho
Gồm 5 bước chính:
Bước 1: Kiểm tra hàng theo đơn đặt hàng
Sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng, kế toán sẽ tiến hành xử lý, kiểm tra nhằm đảm bảo được số lượng cung cấp cũng như chất lượng của cả đơn hàng.
Bước 2: Yêu cầu nhập kho
Công ty sẽ cần nhập kho hàng sau khi hàng được giao đến. Vì vậy, công ty cần phải lập phiếu nhập kho và gửi cho bộ phận kế toán.
Bước 3: Lập phiếu nhập kho
Kế toán cần một lần nữa đối chiếu toàn bộ thông tin khi lập phiếu nhập kho.
Bước 4: Thủ kho xác nhận và nhập hàng
Sau khi hoàn tất phiếu nhập kho, nhà cung cấp sẽ giao hàng cho thủ kho và một lần nữa thủ kho chịu trách nhiệm kiểm kê lại lượng hàng hóa chuẩn bị nhập trước khi nhập kho. Sở dĩ thủ kho phải kiểm tra lại là vì nếu bất cứ trường hợp thừa thiếu nào xảy ra thì ngay tại lức đó thủ kho phải báo cáo với nhà cung cấp và phía đại diện bên công ty để kịp thời xử lý. Còn trường hợp hàng hóa đã được giao đúng như đơn đặt hàng thì thủ kho ký nhận và tiến hành nhập hàng vào kho.
Bước 5: Nhập hàng vào hệ thống
Kế toán chịu trách nhiệm nhập hàng vào hệ thống của công ty để tiện đối chiếu với thủ kho. Ở giai đoạn này kế toán cần nhập đúng chính xác số lượng, chủng loại, giá
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ KHÓA LUẬN KẾ TOÁN TẠI ===>>> https://vietluanvanluat.com/
3.Quy trình quản lý xuất kho
Đối với hoạt động xuất kho thì công ty thực hiện quy trình xuất kho hàng ngày và chỉ nghỉ ngày chủ nhật. Với mỗi nhu cầu của khách hàng đều khác nhau nên tùy theo nhu cầu của khách hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất bán cũng khác nhau.
Quy trình quản lý hoạt động xuất kho bao gồm 5 bước:
Bước 1: Yêu cầu xuất hàng
Khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, nhân viên hoặc thủ kho cần lập yêu cầu xuất kho.
Bước 2: Kiểm tra HTK và chuẩn bị hàng
Giai đoạn này khá quan trọng, vì nếu trường hợp hàng tồn trong kho đã hết thì phải lập tức gửi yêu cầu nhập thêm hàng hóa đồng thời thông báo bên khách hàng để giảm sự chờ đợi của họ và hện khi hàng đầy đủ sẽ giao ngay.
Bước 3: Lập phiếu xuất kho
Cũng như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho sẽ được gửi đến kế toán, sau đó kế toán sẽ tiến hành lập phiếu xuất kho rồi chuyển đến thủ kho.
Bước 4:Xuất kho và giao hàng
Thủ kho sau khi nhận được phiếu xuất kho sẽ lập tức tiến hành soạn hàng theo đơn yêu cầu và giao cho bộ phận giao hàng để kịp thời giao hàng đến khách hàng.
Bước 5: Cập nhật vào hệ thống
Kế toán cần cập nhật ngay lại nhật ký xuất kho và số lượng HTK cồn lại. Đồng thời số liệu của kế toán và thủ kho phải được thống nhất và chính xác.
Quy Trình Quản Lý Nhập, Xuất Hàng Tồn Kho Tại Công Ty của công ty với các bước làm việc gắn liền với một bộ phận cụ thể, tính hệ thống cũng như tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cũng từ đó mà kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng HTK để xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình của công ty.
Trên đây là Quy Trình Quản Lý Nhập, Xuất Hàng Tồn Kho Tại Công Ty được Luận Văn Luật tìm kiếm để chia sẻ đến các bạn. Nếu các bạn cần thêm nhiều tài liệu hay bài mẫu thì tham khảo dịch vụ làm bài của Luận Văn Luật qua Zalo : 0972114537 hoặc vietluanvanluat.com.
1 note
·
View note