#học ngoại ngữ
Explore tagged Tumblr posts
Text
Que Sera Sera
#ngoại ngữ#sống#cuộc sống#bài học cuộc sống#trích dẫn#trích dẫn hay#câu nói hay#triết lý sống#buồn#tâm trạng
27 notes
·
View notes
Text
Giảng viên của tôi ở trường đại học đã nói một câu mà khiến tôi cảm kích suốt đời: Bạn không cần phải hướng ngoại, hướng nội cũng rất tốt, nhưng có lúc cần nói, nhất định phải dũng cảm.
Tục ngữ có câu: Quân tử có thể dè dặt nhưng không được hèn nhát, gặp bất công thì phải lên tiếng.
@taifang dịch
#câu nói hay#trích dẫn#trichdanhay#dịch#tuổi trẻ#suy nghĩ tích cực#nỗi buồn#yêu đời#thanh xuân#cuocdoi#cuocsong#kiên cường#khám phá#cố lên#tương lai#metmoi#nhansinh#chodoi#dũng cảm#tự do#tâm trạng#sưu tầm#tâm sự#gapgo#buon
267 notes
·
View notes
Text
Đã 4 năm dành thời gian chăm chút cho bản thân mới nhận ra bản thân còn nhiều thứ cần phải điều chỉnh lại:
- "Nào, thẳng lưng lên, thẳng lưng lên."
- Mỗi sáng nhìn vào mặt trời 30p, tay đặt lên trán và bắt đầu đảo mắt lên-xuống-trái-phải để luyện thần.
- Bỏ hết bàn chải thường chuyển sang dùng bàn chải điện, đổi kem đánh răng liên tục để tìm cho được loại tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ răng miệng. 30t rồi, răng chắc được ngày nào hay ngày ấy haha.
- 30p luyện giọng cho thanh quản duy trì giọng nói liên tục, thiện cảm hơn, sau phẫu thuật giọng nói đôi lúc ngắt quãng và đơ quá rồi.
- Ít nhất 2 giờ đọc sách và học ngoại ngữ mỗi ngày để tăng cơ hội và có thêm nhiều bạn.
- Chế độ ăn khoa học, skincare đều đặn.
- Rèn luyện duy trì sự tích cực.
- Gym để có cơ bụng số 11 và cân nặng tiêu chuẩn.
- Học cách ăn mặc trông có gu hơn một chút.
...
Mỗi ngày một ít, mong những thói quen tích cực theo năm tháng sẽ biến mình thành một người "ngon" hơn. Không có ai tự nhiên mà tốt lên được. Trước tiên hãy yêu lấy bản thân mình.
22 notes
·
View notes
Text
Hôm nay là tròn 1 tháng lẻ 3 ngày tôi bị mất xe. Ông nào nói: “Đà Lạt hiền hoà, để xe giữa đường cũng không sợ mất!” thiệt đúng ghê, để xe trong sân nhà mới mất.
Chuyện cái xe gắn bó với mình 17 năm trời bị mất là một câu chuyện dài và buồn, nhất là khi cái xe đó do ba mua cho tôi! Có lẽ tôi sẽ kể lể về những điều vẩn vơ khi nghĩ đến, nhìn thấy hay nhớ lại về những thứ, những điều ba làm cho mình ở một dịp khác, bây giờ tôi chỉ muốn nói về những lần book grab vì mất phương tiện đi lại hàng ngày.
Tháng trước tôi cũng hay đi, lên cơ quan, đi gặp khách, bạn bè hoặc đơn thuần là muốn ra ngoài. Tôi đi nhiều đến độ, mỗi ngày, trừ những hôm mệt, là tôi biết thêm bao nhiêu mảnh đời trong cuộc sống này, lấp đầy cái thế giới vốn dĩ “chật hẹp” của mình.
Có hôm gặp anh tài xế tử tế, đi qua một đoạn đường mới đang làm, nhiều sình lầy. Ảnh bọc hai cái bao nỉ vào trong bánh xe chỗ tôi ngồi, bảo để sình đừng bắn vào quần áo. Ảnh là một trong những tài xế chu đáo hiếm hoi. Người Bắc, cùng vợ vào mưu sinh, chạy sáng chiều về phụ hàng giúp vợ, vậy mà cứ luôn miệng khoe con ảnh lớn rồi, nên đỡ cực hơn “hồi đó”. Ủa lớn cỡ nào vậy anh? Lớp 10 với lớp 5. Trời đất, vậy vẫn phải lo, chớ lớn mấy đâu anh. Ổng cười hề hề.
Bữa khác, gặp bạn trông trẻ người. Hỏi ra thì biết là thầy giáo dạy Văn. Mà bạn than, em làm giáo viên hợp đồng vì không có hộ khẩu, mà lương thấp quá, em ráng học lên để đi dạy Đại học, giờ nào rảnh thì đi chạy grab kiếm thêm. Tôi hỏi, sao ngày xưa em không học ngoại ngữ, bạn bảo em chỉ thích Văn và giỏi Văn thôi. Chắc cái nghiệp đó anh, giáo viên Văn cực lắm. Mà hỏi ra, sáng ra còn phải chở vợ đang bầu đi làm, nhưng bạn bảo con em là con gái anh ạ, ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Ừa, con gái thì cưng rồi. Mà cái nghề Văn, sống ngay cũng nghèo mạc, khổ cực trăm bề, buồn.
Rồi gặp em sinh viên năm cuối, nói suốt đường về. Anh, em cố chạy sớm hơn để bắt khách người ta hổng bắt, có tiền, xong tối đi học Anh văn để sau xuống Sài Gòn, xin công ty nước ngoài. Bạn em nói mới ra trường xin công ty nước ngoài lương cao hơn. Tôi nói mày chọn chi nghề đi công trường cực chết cha… Nó dễ thương mà nhỏ xíu, không dám hỏi tuổi lại sợ mình già hơn trái cà.
Chuyện đi grab còn làm tôi nhớ lại đợt ở Quy Nhơn. Ngày cuối, tôi book grab ra bến xe, gặp nữ nhân bốn mươi hai tuổi mà đẹp gái, trẻ trung xì tin lắm luôn. Nữ nhân nói giọng rặt xứ Nẫu, lại nói nhanh, tôi tập trung nghe gần chết mới theo kịp chuyện nữ nhân kể. Chị hỏi giờ tôi về đâu. Tôi bảo về Đà Lạt. Chị lại hỏi xuống đây chi mấy ngày này, trời thì mưa, đi du lịch phải biết chọn ngày chớ. Tôi nói em xuống thăm người yêu cũ sắp lấy chồng chị ơi. Trời quơi, dẫy na, gì nghe buồn dẫy ông. Mà thôi, đàn bà con gái nó vậy đó em, sát bên nách nhau còn không giữ được nói gì xa xôi vậy. Rồi chị không để tôi buồn, chị kể tiếp đủ thứ chuyện. Trời, em tin hông, chị chạy một năm rồi mà lên 10 ký, sáng chạy, trưa về nghỉ ăn cơm, tối chạy. Mà em tin hông, bữa chị gặp thằng kia, nó bắt chị chở ra tới Phù Cát, xong chị về xe không, n��ng mà lỗ chổng cẳng luôn em. Em tin hông, chị còn chơi Audition, đi họp offline, xong già quá giờ hổng dám đi nữa, có đứa nhỏ tuổi hơn con chị nữa thấy quê quá. Em tin hông, có bữa chở cha kia xỉn, chở xong xuống kiếm chuyện không trả tiền, chị dzọt cho lẹ, không thôi nó làm gì… Xong gần tới bến xe, em tin hông, bữa gần tới chị không cho nhỏ kia xuống, biết sao hông, chị chưa kể hết chuyện ai cho em xuống, ngồi đó đi. Tôi bảo: Chời ơi, vậy giờ em có được xuống không? Ừa thôi cho em xuống, đừng buồn nữa nghen, chừng nào có người yêu cũ nào lấy chồng nữa, xuống đây book xe chị, chị… kể chuyện tiếp cho nghe. Phụ nữ làm nghề đàn ông, mà dễ thương thấy ớn.
Bữa nào gặp mấy ông chú, than trời ơi nó bắt tao nộp lý lịch tư pháp, đi xin mất mẹ ngày chạy, trời ơi, tao đang chạy Grab, vừa cái app Shopee chưa kịp chạy cái nó cắt luôn, mất nết dễ sợ; có bữa gặp mấy anh bán than thôi rồi, khổ lắm em ơi, tiền lẻ không…, blah… blah…
Mà tính tôi hay nhiều chuyện, lên xe hay hỏi.
Nói chung cuộc đời vẫn khổ, và người ta vẫn sống.
Tôi thấy bây giờ nhiều người nói chuyện lớn lao quá, làm giàu, tiền tỉ, xe hơi, cứu thế giới… Mà tôi nghĩ, những cái tí hin như vậy, mới là chúng sinh mà ông Phật dạy, ăn, hít thở, mưu sinh, xô bồ, nghiệt ngã. Rồi cũng qua một kiếp người…
7 notes
·
View notes
Text
Một cụ già đã nghỉ hưu ở thành phố Thái Nguyên đã gọt giũa câu chữ thành những câu thành ngữ thời hiện đại có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, khiến người đọc cảm thấy đau lòng, xót dạ!
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.
7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ.
9. Gọi cha: ông khốt, gọi mẹ: bà bô. Ăn nói xô bồ thành người vô đạo.
10. Mỗi cây mỗi hoa, đừng trách mẹ cha nghèo tiền nghèo của.
11. Cái gi cũng cho con tất cả, coi chừng ra mả mà cười.
12. Đồng tiền trên nghĩa ,trên tình, mái ấm gia đình trở thành mái lạnh.
13. Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em. Mái ấm bỗng nhiên trở thành mái nóng.
14. Bố mẹ không có của ăn của để, con rể khinh luôn.
15. Coi khinh bên ngoại, chớ mong có rể hiền.
16. Ăn ở mất cả họ hàng, chớ mơ có nàng dâu thảo.
17. Rể quý bố vợ vì có nhà mặt phố. Con trai thương bố vì chức vì quyền.
18. Đi với Bụt mặc áo cà sa, quen sống bê tha, thân tàn ma dại.
19. Ngồi bên bia rượu hàng giờ, dễ hơn đợi chờ nửa giây đèn đỏ.
20. Củi mục khó đun, chồng cùn sống bậy, con cái mất dạy, phí cả một đời.
21. Hay thì ở, dở ra tòa, chia của chia nhà, con vào xóm “bụi”.
22. Ngồi cùng thiên hạ, trăm việc khoe hay. Mẹ ốm bảy ngày không lời thăm hỏi.
23. Đi có bạn đường chân không biết mỏi, còn có mẹ cha sao không hỏi khi cần.
24. Nói gần nói xa, đừng biến mẹ già thành bà đi ở.
25. Bài hát Tây Tàu hát hay mọi nhẽ. Lời ru của mẹ chẳng thuộc câu nào.
26. Con trai, con rể bí tỷ say mềm. Nàng dâu ngồi chơi, mẹ già rửa bát.
27. Khỏe mạnh mẹ ở với con, đau ốm gầy còm tùy nghi di tản.
28. Thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nuôi con, dâu rể vuông tròn, cuối đời chết rét.
29. Mẹ chết mồ mả chưa yên, anh em xô nhau chia tiền phúng viếng.
30. Khấn Phật, cầu Trời, lễ bái khắp nơi, nhưng quên ngày giổ Tổ.
31. Vào quán thịt cầy ,trăm ngàn coi nhẹ, góp giỗ cha mẹ suy tị từng đồng.
32. Giỗ cha coi nhẹ, nuôi mẹ thì không. Cả vợ lẫn chồng đi làm từ thiện.
33. Một miếng ngọt bùi khi còn cha mẹ, một miếng bánh đa hơn mười ba mâm báo hiếu.
34. Cha mẹ còn thơm thảo bát canh rau. Đừng để mai sau xây mồ to, mả đẹp.
35. Ở đời bất thiện, là tại nhàn cư. Con cháu mới hư đừng cho là hỏng.
36. Bạn bè tri kỷ, nói thẳng nói ngay. Con cháu chưa hay đừng chê đồ bỏ.
37. Bảy mươi còn phải học bảy mốt. Mới nhảy vài bước chớ vội khoe tài.
38. Phong bì trao trước, bia bọt uống sau, dâu rể ngồi đâu đố ai mà biết.
39. Tiếp thị vào nhà bẻm mép, cẩn thận cảnh giác, đôi dép không còn.
40. Cầu thủ thế giới tên gọi chi chi, thoáng nhìn tivi đọc như cháo chảy, ông nội ngồi đấy thử hỏi tên gì?
Nguồn: Người Sài Gòn
16 notes
·
View notes
Text
mình học được gì từ việc dạy những đứa bé?
tụi mình rời sg, chọn gắn bó với ĐL một thời gian. trong thời gian này, tụi mình nhận dạy học cho vài đứa nhỏ ở xung quanh khu sinh sống. thật ra đây không phải ngẫu hứng, tụi mình đã lên hẳn một kế hoạch chi tiết bắt đầu từ hồi Tết, đứa nào cũng nôn nao với trải nghiệm sống ở một nơi mới, khác với SG và quê của mỗi đứa.
dạy học không phải là con đường mình chọn gắn bó lâu dài, từ hồi thi đại học, mình mặc kệ gia đình khuyên ngăn đi học sư phạm anh, mình vẫn chọn rẽ hướng sang ngôn ngữ anh với mục đích là sẽ khám phá bản thân trong suốt 4 năm học, và dẫu gì đi nữa thì ngôn ngữ anh vẫn có nhiều hướng đi hơn. và dù trong trí tưởng tượng mình chưa từng có ý định làm cô giáo, vậy mà dạy học tự tìm đến mình như một cái duyên. trong suốt những năm tháng gắn bó với sài gòn, mình cũng có cho mình những bé học trò đáng yêu, các em học từ mình kiến thức, mình học được ở các em sự nhẫn nại và hồn nhiên.
với mỗi bé học trò, mỗi tính cách khác nhau, mình học được cách giao tiếp với trẻ. mình sẽ không thể nói những triết lý làm người lớn lao với những em bé tiểu học như khi dạy các em cấp 3. mình lại càng không thể lắng nghe một cách qua loa đối với những áp lực mà những em cuối cấp đang mắc phải. bạn mình nói mình có siêu năng lực, đó là đứa trẻ nào ở cạnh mình cũng muốn nói chuyện, cũng muốn hàn thuyên tâm sự.
mình không dạy các em theo kiểu dập khuôn rằng các em phải học thế này mới đúng, thế kia mới chuẩn. cơ bản mình cũng từng trải qua giai đoạn như các em, phát chán với những môn học. mình nói cho các em nghe về lợi ích của việc học ngoại ngữ, rằng học ngoại ngữ đã giúp mình khám phá được những gì trong hành trình lớn lên, như một cách truyền cảm hứng để các em “có hứng” với môn học nhàm chán này trước.
một cách tự nhiên nhất, mình để các bé tiếp thu ngôn ngữ mới qua các hoạt động mà các bé yêu thích, để các bé tự phát hiện ra lỗi sai và chủ động sửa chứ không phải rào trước là “con phải làm như này mới đúng”. các bé vui, mình cũng vui, có bé nói sao đó giờ không có ai dạy con như vậy, con thích lắm luôn.
hồi trước ai hỏi mình học xong tính làm giáo viên hả, là mình chối liền, mình đâu có ý định đó đâu, nhưng mà một năm trở lại đây thì câu trả lời sẽ là mình cũng có nghĩ đến và đang cân nhắc. mình nghĩ mình có duyên, và để có thể tự tin hơn thì vẫn cần trau dồi chuyên môn nhiều lắm. nhưng mà giờ ít ra mình cũng không ngại ngùng khi thừa nhận mình đang làm cô giáo (bên cạnh việc làm event planner) nè hihi. được làm nhiều công việc và toàn là công việc mình thích, tự nhiên mình thấy mình đang sống cuộc đời tốt đẹp nhất luôn á.
12 notes
·
View notes
Text
Ai cũng biết, bây giờ tớ cứ hở tí là “Yêu cô Yến lắm, yêu cô Yến nhất trong tất cả các giáo viên đã từng gặp” hay “Mãi một tình yêu với cô Yến” hoặc là “Chưa thấy ai đủ sánh ngang với cô Yến”, “Cô Yến có hình bóng đỉnh nóc kịch trần, tràn ngập trái tim tôi rồi” nhưng đâu phải ai cũng biết tớ từng “Ghét cô đó nhất, tại sao lại cho tôi học cô này???”:). Đúng rồi đó, tớ từng rất ghét cô, có thể nói là người mà ngay từ lần đầu gặp mặt đã ghét luôn rồi.
Tớ vẫn còn nhớ hôm đầu tiên gặp cô vào đầu năm lớp 8, nhìn thấy dáng người nhỏ bé của cô, tớ nghĩ rằng cô còn rất trẻ, nên khi cô bước trên bục giảng, tớ cứ đinh ninh là cô mới ra trường, chỉ đến đây dạy thay cho cô khác thôi chứ cô văn dạy lớp tớ chưa thật sự xuất hiện. Sở dĩ tớ mong có một cô giáo dạy văn khác mà không phải là cô vì lúc ấy tớ thấy cô “khó ưa” quá, ngay từ lần đầu gặp đã cảm thấy năng lượng “không tốt, u ám” rồi. Ôi thế nào cô xác nhận cô sẽ dạy văn cho lớp trong 2 năm tới và cô khó tính thật, cô nói rất nhiều về các nguyên tắc do cô đề ra, nào thì “các bạn đừng ảo tưởng về điểm số lớp 6, lớp 7 của mình”, nào thì “các bạn học cô thì phải theo cô”. Đấy, thế là ánh nhìn đầu tiên đã ghét rồi, cô nói mấy câu xong ghét cô thêm. Vì tớ thích cô giáo nhẹ nhàng, thoải mái thôi chứ không thích cô giáo kỉ luật, kỉ cương, nghiêm khắc thế này đâu!
Sự ác cảm của tớ dành cho cô càng được củng cổ khi cô nói rằng: “Cô sẽ dạy văn như dạy toán, dạy văn có công thức”. Từ rất sớm rồi, đối với tớ, văn học là nghệ thuật, là sáng tạo, là thoả sức tưởng tượng của mình, tớ mới nghĩ là văn ra văn, toán ra toán, sao lại nhét văn vào khuôn khổ như thế thì còn gọi gì là tư duy sáng tạo nữa, “Không học cô này đâu!!!”.
Không riêng gì cô, có khá nhiều người lần đầu gặp đã tạo cho tớ cảm giác không mấy thiện cảm nhưng cô là ngoại lệ hơn một tí, “không mấy thiện cảm” là vẫn có cảm tình một tí tẹo tèo teo, còn cô là ghét luôn, đầu tiên và duy nhất. Và như người khác thì nói chuyện mấy câu sẽ tăng dần thiện cảm, còn cô là càng ngày càng ghét🥰. Hồi ấy, tớ ngồi bàn đầu, cô nói bao nhiêu câu là tớ nghe được hết và câu nào câu nấy càng nghe càng khác khẩu với tớ. Vẫn nhớ là cô bảo cô không thích đi du lịch, nhà cô chỉ có chồng và 3 con cô đi thôi (à đấy, cô không phải sinh viên mới ra trường, 3 con hẳn hoi rồi nhé). Tớ mới nghĩ là du lịch để nhìn ngắm thế giới mà cô cũng không thích được nữa thì đích thị mình không thể học được cô này rồi, trái dấu quá nhiều.
Một lần nọ cô nhìn tớ viết bài, ừ đúng là tớ trình bày không đẹp thật, thừa ra rất nhiều chỗ mà chữ cứ líu ríu vào nhau, cô chỉ vở tớ nói cách trình bày. Tớ tự ái🤗 và ghét cô. Chưa kể có lần tớ hỏi “Cô ơi, học thêm có mất tiền không ạ?”cô trả lời “Trời ơi, học thêm mà không mất tiền à?”. Đúng là tớ hỏi ngu thật nhưng tớ vẫn tự ái, người mình đã không ưa thì nói cái gì, kể cả đúng cũng khiến mình khó chệu (giời ơi nghĩ lại thấy nhục thế không biết, hỏi thế cũng hỏi được🤦♀️). Quả như đúng với câu tục ngữ đầu năm cô nói:
“Yêu ai yêu cả đường đi
Ghét ai ghét cả tông ti họ hàng”
Ghét để trong lòng mãi thì đâu có ổn. Trong mỗi bữa ăn, mẹ tớ thì nấu ăn, còn tớ thì “nấu xói” cô Yến☺️. Tớ nói với mẹ là: “Con không thích cô đấy đâu! Cô ấy cứ như thế nào ấy!!!” hay “Cô ấy khó tính lắm”. Đặc biệt có câu này, nói ra sợ cô Yến đọc được chắc cạch mặt tớ mất, thôi đại ý là lúc ấy tớ nói về cô với mẹ với một từ gần nghĩa với từ “hạn hán”, ý chỉ cô dạy khuôn mẫu, công thức quá để sự sáng tạo, tưởng tượng bay bổng nảy mầm. Tất nhiên lúc ấy vì tớ ghét cô nên chẳng thể nhìn ra được điểm tốt của cô, cứ chăm chăm vào nghĩ xấu thôi. Ghét cô nên việc học văn dần hết hấp dẫn với tớ, chỉ cần nghĩ đến việc hôm nay phải gặp cô là tớ đã phát chán rồi.
Ghét cô là thế nhưng vì tớ đã có mục tiêu nên tớ vẫn tham gia đội tuyển văn của trường. Và có lẽ chính quyết định này đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn của tớ về cô…
Học dần rồi cũng quen, tớ không còn quá ghét cô nữa nhưng ác cảm thì vẫn có. Ấy thế mà cô giáo “khó tính” hằng ngày khi dạy đội tuyển lại có phần nhẹ nhàng hơn. Có lẽ cô bộc lộ khía cạnh này là vì đội tuyển chỉ có 4 bạn nữ lại rất ngoan mà, không như A7 51 con người mà hơn phân nửa “nghịch như quỷ”:). Cô cho bài và giảng từ từ, gợi ra những ý nghĩa, cứ đằm thắm, đáng yêu thế thôi. Thế là chẳng biết từ khi nào, tớ quên béng mất mình từng ghét cô Yến đấy.
Có một lần học tiết của cô vào buổi chiều, cả lớp đang rất yên ắng, cô đi lại quan sát mọi người, rồi khi cô đang ở đằng sau lưng tớ, cô bắt chợt nói một điều gì đó khiến tớ đang tập trung làm bài phải giật mình, vai rung lên. Cô để ý điều đó nên để tay lên vai phải của tớ rồi nói “Sao giật mình thon thót thế con?” và cả lớp quay lại nhìn tớ cười. Tớ cũng cười theo nhưng không phải vì ái ngại, xấu hổ mà là thấy sao cô Yến lại nhẹ nhàng, lại dịu dàng, lại quan tâm học sinh đến thế. Nhưng ấy là khi kể lại khoảng khắc này, tớ mới nhận ra cái cười ấy sao lại bất chợt xuất hiện như vậy, lí trí tớ khi ấy chưa biết nhưng trái tim đã hiểu rồi, chính vì vậy mà có nhiều lúc tớ nghĩ rằng mình vô thức cảm mến cô là từ khoảng khắc này nhưng không hiểu lí do tại vì sao.
Nếu đó là sự kiện khiến tớ không nhận ra mình đã gạt bỏ hoàn toàn ác cảm cô mà thay vào đó là thiện cảm thì có một sự kiến khiến tớ hoàn toàn nhận thức được mình đã quý cô hơn rất nhiều rồi…
Năm ấy là năm đầu tớ thi học sinh giỏi, vì còn nhiều bỡ ngỡ nên tớ đã suýt soát nữa thì được giải. Tớ nhắn tin và bày tỏ cảm xúc với, không phải buồn rầu đâu, tớ nói rằng đây là trải nghiệm và sẽ cố gắng hơn. Cô nhắn lại với những dòng tin rất ấm áp, cô nói rằng dù sao cũng xuất phát muộn hơn các bạn 2 năm mà làm được như vậy là rất giỏi rồi. Đọc những đong an ủi ấy, tớ không khỏi không xúc động và có tình cảm với cô hơn rất nhiều. Tớ không muốn ghét cô nữa đâu.
À nhắc đến đội tuyển năm ấy, tớ cảm thấy kiến thức khó quá, rộng quá mà khả năng mình hạn hẹp nên cuối buổi chiều một hôm nọ, tớ xin cô rời đội tuyển, nhưng khi tớ chưa kịp nói xong, cô đã không đồng ý và bảo rằng : “Con có sự chăm chỉ, không phải ai cũng có được. Con đừng tự ti về khả năng của con như thế. Con cứ thi đi, chỉ còn một tháng nữa thôi,… thế nhé!”. Cô bỏ đi ngay sau đó để lại tớ đang rất bàng hoàng mà ngồi bệt xuống đất. Lúc ấy tớ giận cô lắm, tớ trách cô không quan tâm đến cảm xúc của học sinh. Nhưng sau này tớ phải cảm ơn cô rất nhiều vì chính hành động giữ tớ lại đội tuyển tớ mới có cơ hội thân thiết hơn với Quỳnh Anh, Hà Minh, được lên quận học, được học kiến thức từ nhiều cô, vì thế mà mở mang góc nhìn đầu óc. Tớ phải biết ơn cô Yến nhiều lắm luôn.
Thế đấy, tớ từ ghét cô Yến nhất thành yêu cô Yến nhất (nhất trong tất cả các giáo viên tớ từng gặp nè). Sau này, những điều mà khi mới gặp tớ rất ghét ở cô lại thành những điều tớ rất trân quý ở cô. Người ta vẫn bảo “Mưa dầm thấm lâu” mà. Điều đầu tiên, cô “dạy văn như toán” không phải là bó buộc văn học trong khuôn mẫu mà cho nó một phương pháp để phân tích dễ dành hơn, để biến những câu hỏi tưởng chừng như xa lạ thành gần gũi, quen thuộc hơn, đưa cái trừ tượng thành cái hữu hình, học theo cách này văn vừa dễ vào đầu lại dễ hiểu sâu. Cái thứ hai, cô không khó tính, khắc nghiệt, nói chuẩn thì phải là cô sống có nguyên tắc, có kế hoạch, có kỉ luật, có khoa học. Phải nói rằng nhờ đức tính này của cô, cô không để cho riêng cô mà còn truyền đạt cho học sinh của mình mà tớ từ một người sống tuỳ hứng, muốn thì mới làm hay “nước đến chân rồi mới nhảy” thành một người biết phân chia, sắp xếp thời gian hợp lý, ưu tiên cái nào trước cái nào sau mà vẫn hoàn thành đúng hạn. Học lâu mới biết cô khắt khe đúng chỗ, thoải mái đúng chỗ, cô vẫn vui tính, vẫn hay bông đùa hay thậm chí là còn hùa theo trò đùa của lớp, tất nhiên là có chừng mực rồi. Cuối cùng, cô từng nói rằng cô không thích đi du lịch, tớ nghĩ không hẳn là vậy mà vì hằng ngày cô bận nhiều công việc quá từ dạy học trên lớp đến nhiệm vụ của trường nên không còn thời gian để suy nghĩ về những việc ấy nữa rồi. Cô vẫn thích tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên đấy thôi, có lần cô kể rằng khi hoàn thành xong các công việc, cô sẽ dành một khoảng thời gian cho mình, cô sẽ dùng điện thoại mà thay vào đó là ra ngoài hít thở không khí thiên nhiên. Một người như thế có đáng để yêu không nào? Đến hiện tại, tớ vẫn thích những cô giáo dịu dàng, thoải mái nhưng nếu không có nguyên tắc thì tớ sẽ còn thích nữa, hay chỉ cần có kỉ luật thì đã gây ấn tượng với tớ rồi. Cùng với việc đó, tớ cũng thích cô giáo dạy văn có phương pháp rõ ràng, không có là không chịu đâu.
P/s: Tớ định kể về một điều đặc biệt này nữa về cô nhưng thấy post đã dài rồi với cả giọng văn cũng đang hơi trầm, không phù hợp với điều tớ định nữa nên là để post sau nhé. Cái này hay cực.
4 notes
·
View notes
Text
Khi em uống trà thì biết mình đang uống trà. Ngon, dở gì thì cảm nhận lúc đó. Uống trà và ngẫm về nhân sinh hay thứ gọi là sự đời ư? Em đừng mất thời gian cho việc vô nghĩa như thế. Vì người viết họ khuyên người khác điều họ thấy từ kinh nghiệm của họ thôi, chắc gì họ đã thấu suốt mà em học cho phiền chính mình. Trà nguội thì dọn. Mắc mớ gì mà nghĩ về tình người, tình đời qua chén trà chứ? Miếng trầu là đầu câu chuyện thì có lý, chứ trà nguội với tình nhạt ah, chả liên quan. Dành bớt thời gian suy tưởng lan man để làm điều thực tế mỗi ngày, dù chỉ là dọn bàn, giặt đồ hay học một vài từ mới môn ngoại ngữ em muốn học, hỏi thăm người thân của mình ở xa hay ở gần, v.v em sẽ thấy điều gì đậm đà hơn cho cuộc sống của chính em. Không phải là những dòng về trà nhạt hay nguội là điều chắc chắn.
3 notes
·
View notes
Text
tiếp tục phần trước
Và để phục vụ cho mục đích sống của mình, học cần có thời gian và tiền bạc, tuy rằng mức lương của họ có thể đã đủ cho tiêu chuẩn về tiền bạc nhưng họ lại thiếu mất thời gian, và để giải quyết vấn đề này thì họ sẽ nghĩ đến những nguồn thu nhập thụ động, thay vì họ phải vất vả để làm ra tiền thì họ sẽ để tiền đẻ ra tiền bằng cách đầu tư vào các mảng khác, lúc này thì công việc hiện tại của họ sẽ trở thành một công cụ cung cấp vốn cho họ để họ đầu tư. Đến một lúc nhất định nào đó khi hệ thống tiền đẻ ra tiền của họ thì họ sẽ rời bỏ công việc hiện tại của mình và mỗi tháng thu nhập thụ động sẽ đáp ứng nhu cầu về tiền của họ, họ chỉ cần tốn ít thời gian cho việc quản lí cũng như chỉnh sửa doanh nghiệp của mình, và thời gian còn lại họ sẽ theo đuổi mục đích sống của mình. và nói đến đây thì chắc hẳn mọi người cũng hiểu được mình đang nói gì rồi phải không, mục tiêu của mình đặt ra là giống như những người kể trên, mình sẽ hoàn thành đại học và ra tìm một công việc nào đó để tích lũy kinh nghiệm cũng như tích lũy vốn cho bản thân càng nhanh càng tốt, sau đó mình sẽ đầu tư phát triển nguồn thu nhập thụ động của bản thân đến khi ổn định mới tìm đến mục đích sống hehe (mơ có cao quá k má, nhưng mà ước mơ là miễn phí nên mình cứ mơ và nỗ lực từng ngày nè!) vậy để phục vụ mục tiêu này thì mọi người nghĩ học đại học có quan trọng không, câu trả lời là đại học là một đường đi an toàn nếu sợ bị lạc lối cũng như không tự tin về bản thân. Bởi vì trong thời gian 3 năm đại học, thay vì học đại học thì bạn có thể đọc những quyển sách đã nói trước đó để tự ngộ ra những kiến thức nền tảng cho ngành, điều này vừa giúp bạn khắc sâu và vững vàng những kiến thức đó hơn, vừa nâng cao khả năng tư duy một cách vượt trội. Nhưng khi mình học đại học mình vẫn không cảm thấy hối hận vì mình không tự tin vào khả năng tư duy của mình cũng như mình cảm thấy nếu học như vậy thì mình sẽ rất thiếu những kĩ năng mềm và mình không tự tin có khả năng tự bổ sung những khả năng đó. Gom nhặt tất cả những điều mình nói trước đó thì, nếu bạn không có khả năng chi trả cho đại học thì cũng không thành vẫn đề bởi vì sách là nguồn cung cấp tri thức cho bạn lượng kiến thức khổng lồ với một cái giá trẻ mạt. Còn đồi với những người đang học đại học thì đơn giản chỉ cần học theo chương trình đại học, bổ sung ngoại ngữ, và lựa chọn các đầu sách theo ước mơ của bạn, như mình thì mình cảm thấy kiến thức trên trường có thể đủ cho mình trong giai đoạn ra tìm việc (tự tin đi he, tao nói mốt ra k có việc thì m đọc lại tới khúc này m mắc cỡ cho coi), nên mình sẽ chọn những đầu sách giúp nâng cấp thể giới quan, nâng cao tư duy, bản chất thế giới, về dòng tiền, về kinh doanh,... để chuẩn bị cho cuộc hành trình dài và khó khăn tiến tới tự chủ về kinh tế sau khi có công việc ổn định.
p/s: mình tư duy theo sơ đồ tư duy, nên khi viết ra văn thì nó khá khó nói, coherence and cohesion nó cũng không tốt, nên hơi khó hiểu, mong các bạn đọc hay bản thân khi đọc những dòng này hãy ráng đọc thật chậm và hệ thống hóa lại để có thể hiểu một cách trọn vẹn nhất mình muốn truyền đạt gì qua những dòng này!
2 notes
·
View notes
Text
NGOẠI GIAO CÂY TRE CỦA VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CHIÊM TINH
Việt Nam đã trở thành một quốc gia vô cùng đặc biệt trên vũ đài quốc tế, đạt được thành tựu ngoại giao đáng kinh ngạc khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả ba cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc. Điều này diễn ra bất chấp bối cảnh xung đột phức tạp ở Ukraine và mối quan hệ không hòa thuận giữa ba quốc gia này. Thành công đó phần lớn nhờ vào định hướng ngoại giao "cây tre" của Việt Nam, một chiến lược mềm dẻo nhưng kiên cường, thấm đẫm tinh thần của một dân tộc kiên trung và bất khuất. Dưới góc độ Chiêm tinh, liệu chúng ta có thể thấy gì về bản chất và tầm nhìn ngoại giao của Việt Nam?
🤝 𝐂𝐡𝐢𝐞̂𝐦 𝐓𝐢𝐧𝐡 & 𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐁𝐚̉𝐧 Đ𝐨̂̀ 𝐒𝐚𝐨 𝐂𝐮̉𝐚 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
🔹 #Chiêm_tinh không chỉ dừng lại ở nghiên cứu con người, mà còn mở rộng để nghiên cứu vận mệnh của các quốc gia, gọi là Mundane Astrology. Theo đó, mỗi quốc gia cũng có một bản đồ sao dựa vào thời điểm lập quốc, từ đó có "cá tính" và số phận riêng. Dựa trên thời điểm lập quốc vào ngày 2/9/1945 lúc 14h, bản đồ sao của nước CHXHCN Việt Nam tiết lộ nhiều điều về "cá tính" và con đường phát triển của đất nước.
🔹 Mặc dù Việt Nam được sinh ra trong thời kì đầy khó khăn với chiến tranh và xung đột, nhưng đây cũng là đất nước của những con người kiên tâm, quật cường, có khả năng chịu khổ và vượt lên trên chông gai (#cung_Mọc #Ma_Kết). Người Việt Nam sống đoàn kết, tình nghĩa, yêu thương gia đình quê hương, coi trọng cội nguồn. Nền văn minh lúa nước làm nên tính cách siêng năng, cần cù, hiếu học, giỏi các công việc thủ công. Thế nhưng cũng đi kèm với tật hay lo lắng, soi mói phê bình, dễ bất an và quan ngại trước mọi thứ xung quanh, có khuynh hướng phải làm gì đó để cải thiện môi trường từ những điều nhỏ nhặt (#Mặt_trời #Xử_Nữ và #Mặt_trăng #Cự_Giải). Họ cũng xem trọng các giá trị tinh thần và vật chất lâu bền, đã trải qua bao thăng trầm thời gian mà vẫn vẹn nguyên ý nghĩa. Chẳng hạn lịch sử, văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc. Hoặc các đối tác thân tín lâu năm mà đôi bên đã từng đồng cảm cộng khổ sẽ luôn được ghi nhớ và thắt chặt tình hữu nghị.
Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, tập trung, quyết đoán trong việc tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ môi trường dù là trong chiến tranh hay hòa bình, nhưng là để phục vụ và bảo vệ lợi ích dân tộc (bản đồ sao dạng bó, trội #Tiên_phong và thiên về nửa phải). Việt Nam luôn nhận thức rõ vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới, nên luôn biết phải làm gì và đi những bước nào nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác với các nước xung quanh để phát triển quốc gia (trội nhà 7). Đặc biệt là cho sự tiến lên của các lĩnh vực y tế, dịch vụ công (nhà 6), kinh tế, viện trợ và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (nhà 8 ), giáo dục, văn hóa, giao thông hàng hải, hàng không (nhà 9).
🔹 Thêm vào đó, #bản_đồ_sao của nước Việt Nam có ba góc chặt với độ lệch chỉ 2º liên quan đến nhà 7:
1/ Mặt trăng trùng tụ sao Thổ nhà 7
2/ Sao Kim nhà 7 lục hợp sao Hải Vương nhà 9
3/ Sao Kim nhà 7 lục hợp sao Mộc nhà 9
Kết hợp khu vực nhà 7 có cả Mặt trăng - Kim- Thổ - #La_Hầu cùng án ngữ, và chủ tinh của bản đồ sao cũng nằm ở nhà 7. Điều này cho thấy ngoại giao là một tiềm năng nổi bật của Việt Nam, là mối ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực giúp Việt Nam khẳng định vị thế và cá tính với các nước khác. Đồng thời, ngoại giao cũng sẽ đưa đến các bước ngoặt lớn định hình vận mệnh quốc gia cho Việt Nam.
🤝 𝐐𝐮𝐚𝐧 𝐇𝐞̣̂ 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐂𝐮̉𝐚 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
🔹 Mặt trăng Cự Giải và #Kim_tinh #Sư_Tử nhà 7 chỉ ra Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình và giàu lòng nhân ái, ưu tiên ứng xử mềm mỏng khéo léo trong quan hệ ngoại giao. Việt Nam ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhưng không bao giờ thỏa hiệp về những giá trị cốt lõi. Sự cân bằng và mềm dẻo trong ngoại giao giúp Việt Nam xây dựng được lòng tin và thiện cảm với nhiều quốc gia.
🔹 #Sao_Thổ (chủ tinh bản đồ sao) #trùng_tụ chủ tinh nhà 7 khẳng định Việt Nam giữ vững lập trường và nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, phát huy nội lực và khả năng tự cường, kiên trì luật pháp quốc tế, qua đó kiến tạo các mối quan hệ hợp tác bền vững. Thêm vào đó, mối quan hệ với các siêu cường quốc trên thế giới là một chủ đề quan trọng, không chỉ trong đối ngoại mà còn trong chính sự tồn vong của chế độ và đất nước Việt Nam. Trải qua những đau thương chiến tranh quá khứ, bài học xương máu mà cha ông để lại cho đất nước đòi hỏi ngoại giao Việt Nam khi đàm phán với các siêu cường quốc phải hết sức thận trọng, nghiêm túc.
🔹 #Sao_Kim nhà 7 lục hợp #Mộc_tinh và #Hải_Vương_tinh nhà 9 cho thấy Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế, từ đó tăng cường sự hiện diện và vai trò của mình là nước CHXHCN trên trường quốc tế. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế và thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, đối xử bình đẳng với tất cả các cường quốc, để tận dụng các nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia.
🤝 𝐂𝐚̂𝐲 𝐓𝐫𝐞 – 𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐓𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐂𝐡𝐨 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦
Những điều trên khiến cho sách lược ngoại giao của Việt Nam được ví như cây tre, với những đặc tính nổi bật:
🔹 Hình tượng cây tre trong văn hóa phương Đông thường đại diện cho sự văn nhã, ôn nhu, khí phách: Chỉ ra những phẩm chất đặc trưng của con người Việt Nam trong đối ngoại như nhân ái, khiêm nhường, có lòng tự tôn và tự hào dân tộc cao.
🔹 Dù rễ tre ban đầu phát triển chậm, nhưng một khi rễ đã bám sâu vào đất thì gốc rễ sẽ cực kì vững chắc: Ngoại giao Việt Nam dựa trên độc lập dân tộc và lợi ích quốc gia làm trọng, cần thời gian để xây dựng nhưng khi đã vững chắc thì không dễ bị lay chuyển
🔹 Cây tre có thể trồng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau: Ngoại giao Việt Nam cần thích nghi với các loại môi trường và điều kiện phức tạp của chính trường quốc tế.
🔹 Thân tre mềm dẻo, có thể uốn cong trước gió nhưng không dễ gãy: Phản ánh cách Việt Nam định hình chính sách ngoại giao của mình là giữ vững các nguyên tắc cơ bản, kiên trì luật pháp quốc tế, tinh thần kiên cường mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng thích ứng và linh hoạt trước những thay đổi của tình hình quốc tế, biết mình biết người, uyển chuyển ôn hòa để xử lí các xung đột.
🤝 𝐂𝐡𝐢𝐞̂́𝐧 𝐋𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐆𝐢𝐚𝐨 𝐂𝐚̂𝐲 𝐓𝐫𝐞 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐁𝐨̂́𝐢 𝐂𝐚̉𝐧𝐡 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐓𝐚̣𝐢
🔹 Một ví dụ điển hình cho định hướng ngoại giao cây tre của Việt Nam là phản ứng trước cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Việt Nam đã bỏ phiếu trắng trong nghị quyết của Liên Hiệp Quốc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine, thể hiện rõ sự trung lập. Việt Nam vẫn duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hữu hảo với Nga, đồng thời cũng kêu gọi hòa bình và sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine.
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia; và có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 quốc gia: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Đặc biệt từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024, đã có ba chuyến viếng thăm cấp nhà nước của lãnh đạo ba cường quốc vốn nhiều căng thẳng là Mỹ - Trung Quốc – Nga đến Việt Nam. Đây chính là biểu hiện rõ nét của sự linh hoạt và khéo léo trong tư tưởng ngoại giao của Việt Nam, vừa giữ vững lập trường, vừa thích ứng với tình hình quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, giúp Việt Nam đứng vững và phát triển trong một thế giới đầy biến động.
🔹 Vì thế, ngoại giao cây tre không chỉ là một phương pháp đối ngoại, mà còn là sự kết tinh của trí tuệ và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện sức mạnh mềm của một quốc gia biết cách thích ứng và tồn tại vững chắc trong mọi hoàn cảnh, đồng thời kiên định với những giá trị cốt lõi của mình trên trường quốc tế.
~#MãNhânNgư~
3 notes
·
View notes
Text
Bảng hiệu trung tâm ngoại ngữ là bảng hiệu quảng cáo được thiết kế dành riêng cho các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, nhằm cung cấp thông tin và tạo ấn tượng với học viên. Mục đích chính của bảng hiệu này là giới thiệu về trung tâm, các khóa học, phương pháp giảng dạy, và các thông tin liên hệ.
#banghieuquangcaonet#banghieuquangcao#lambanghieuquangcao#thicongbanghieuquangcao#banghieutrungtamngoaingu
2 notes
·
View notes
Text
Hai tháng qua mình chỉ vùi mặt vào đọc truyện! Bảy Năm và Đông Ly, cứ đọc hết rồi lại đọc lại; khi tìm được một quyển truyện hay, mình rất khó để thoát ra nổi những cảm xúc mà nó mang lại.
Kể cũng lạ, một quyển truyện 7 800 trương, chẳng biết nhẫn nại ở đâu để mà ngồi lướt lướt rồi đọc nữa (ừm, vì mình đâu phải người có tính nhẫn nại ( ・`ω・´)
01//
Mình có thói quen đọc truyện từ sớm, mọi người thường hay chỉ trích việc mình thích mấy cuốn ngôn tình não tàn này (mình chỉ đọc ngôn tình, chứ không đọc những quyển sách triết lý) thực ra là dù có đọc cái gì, ta đều có thể từ đó rút ra bài học hoặc kinh nghiệm sống. Mình chỉ quan tâm là thực ra ngôn tình dạy mình rất nhiều điều chứ không quan tâm người khác nói nó não tàn tới đâu. Hơi buồn cười là hiện tại, mình vẫn thích chìm đắm vào mấy câu chuyện tình yêu này.
Mình thích những câu nói triết lý được lồng ghép ở trong những chương truyện, thích cách nam chính yêu nữ chính, thích cách mình vẫn luôn tin tưởng vào 1 tình yêu bất diệt như thế , có lẽ vì mình không thể có được 1 tình yêu rầm rầm rộ rộ; 1 kiểu yêu như trong tiểu thuyết nên mới liều mạng thích đọc nó tới như vậy!
Từ ngày biết tới tiếng Trung, tiếp xúc với ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc, mình đột nhiên cảm nhận được rằng giọng văn của mình cũng bỗng dưng trở nên hoa mĩ hơn rất nhiều rất nhiều, có những khi cảm nghĩ cứ tuôn ra như suối chảy, nếu như nói theo cách của Happiness miêu tả thì là “sến súa”. Mình nhớ lại thời cấp 3 mình rất thích viết văn, nhưng giọng văn chỉ nằm ở mức trung bình, nghĩ nát óc cũng chẳng nghĩ ra được mình nên diễn tả cái gì, điểm chỉ luôn trong khoảng 7.
Mình của hiện tại mặc dù nhiều lúc cũng “văn thơ lai láng” đó nhưng chẳng còn ham viết lách nữa, mình đã rất nhiều lần vung tiền phung phí để mua một quyển sổ đẹp đẽ, dự định là sẽ biến nó trở thành quyển nhật kí hào nhoáng gắn bó với cuộc sống, nhưng cũng chỉ được 1 vài ngày là đâu lại vào đó, những em sổ xinh xinh lại bị mình “môt-lần- nữa” cho vào một xó xỉnh nào đó mà phải rất nhiều năm tháng về sau mới lại được mình nhớ tới và lôi ra như một kỉ vật cũ, một ngày 12 tiếng công việc tiêu hao quá nhiều năng lượng của mình, buổi tối khi về tới nhà, mình chẳng còn hơi sức cũng như tâm trạng lại động bút để viết viết cảm khái.
02//
Có một khoảng thời gian mình hiểu lầm thầy rất nghiêm trọng. Cảm giác mọi tế bào trong người mình đều đang ghét bỏ thầy. Mình luôn tự hỏi tại sao thầy lại thay đổi, rốt cuộc vì lý do gì khiến mình và thầy ngày càng xa cách nhau. Mình luôn ghét cảm giác ấy, mình không nhìn mặt; không trò chuyện; không tiếp xúc. Một khoảng thời gian sau đó thầy luôn cố gặng hỏi có phải mình với Happiness cãi nhau không. Mình bực dọc nói không có gì. Mình đã từng soạn một tràng tin nhắn dài ngoằn nghoèo để gửi cho thầy, trách móc thầy, nói ra hết tất tần tật những khó chịu những hiểu lầm bấy lâu này mình dồn nén, tích tụ. Nhưng lời nói tới đầu môi lại chẳng nỡ. Happiness từng phân tích cho mình rất nhiều, mục đích cuối cùng là khiến mình chấp nhận sự thật rằng vạn vật đều sẽ đổi thay, nhưng điều không đổi thay ở đây là “thầy chưa từng bất công với em, luôn quan tâm em, em luôn là ngoại lệ, em hãy nghĩ lại đi” .
Phải, là như vậy!
Thời gian sau đó thì mọi chuyện lại ổn định trở lại, mặc dù mình hiểu nút thắt trong lòng nó vẫn sẽ ở đó, chỉ có điều bản thân mình không còn quan tâm tới việc phải làm sao giải nút thắt ấy ra nữa mà thôi!
03//
Trước đây không lâu mình nghe tin NN phải rời khỏi nh10, phải đi đâu thì mình không rõ, chỉ biết là tiệm của NN sẽ phải nhường lại cho người khác. Hôm ấy anh nói, “Khi nhìn thấy NN khóc anh không có tí cảm giác gì”; mình cũng im lặng một lúc rồi thẳng thắn “Thực ra đứng ở góc độ của một người ngoài, em có phần nào đó hiểu được cách làm của NN. Nhưng chung quy lại em vẫn không phải người thuộc nh10. Nên đúng là em không hiểu được những gì mà mọi người phải chịu đựng”.
NN là người đầu tiên mình tiếp xúc, là người dạy dỗ mình, mình luôn nhớ lúc ở Nguyễn Khang mọi th��� tốt đẹp bao nhiêu, NN đã từng cười hiền hậu thế nào. Chẳng ai có thể hiểu nổi sự thay đổi của NN, cũng như chẳng ai có thể hiểu được tại sao người khác lại thay đổi. Hôm ấy mình muốn nhắn tin gì đó an ủi NN, nhưng lại chẳng biết phải mở miệng thế nào, vì hình như không thích hợp nói gì cả . Nói gì cũng cảm thấy thừa thãi, người ta còn chưa chắc cần mình an ủi.
04//
Papa, thầy thật tốt! Dù mọi chuyện có như thế nào, thầy vẫn luôn tốt đẹp như vậy.
Nợ tiền dễ trả, nhưng nợ ân tình thì có lẽ dùng cả đời này cũng trả không nổi. Mình nợ thầy, nợ bản thân, mặc dù bản thân đã đấu tranh trăm nghìn lần nhưng tới cuối cùng mình vẫn thỏa hiệp, chỉ cần còn thầy - thì vẫn sẽ còn mình.
05//
Dã tâm của một con người liệu lớn tới đâu. Mình không thể trả lời nổi, chỉ cảm thấy nhiều khi có những người vì lợi ích của chính mình mà không từ thủ đoạn giành giật lấy những thứ vốn không thuộc về mình. Nhưng nhân tính vốn tồn tại song song như vậy, không ai có tư cách để trách móc sự thay đổi của ai, vì bản thân chúng ta mãi mãi không phải người trong cuộc.
06//
Dạo gần đây mình đang xem một bộ phim tên là Đi Đến Nơi Có Gió, diễn viên chính gồm Lý Hiện và Lưu Diệc Phi. Hôm đầu tiên khi mình xem xong đột nhiên khóc dấm dứt như con thần kinh trên giường, mình không biết mình đang rơi nước mắt vì điều gì.
Hoặc có thể vì xúc động vì câu nói của Hứa Hồng Đậu khi cô ấy nói rằng : “Tôi chỉ muốn tìm tới một nơi không ai quen biết mình. Nghiêm túc mà làm một người vô dụng”
Vì mình cũng khát khao một cuộc sống tự tại như vậy!? Vì mình cũng ao ước được thoát khỏi lớp màng đô thị này để đi tới một nơi non nước hữu tình như vậy!? Vì mình cũng khủng hoảng về tuổi tác ư!? Vì mình cũng muốn biết rốt cuộc là mình đang sinh tồn vì điều gì như nữ chính!? Chẳng rõ nữa
Trong tập 10, mình cực thích một câu nói của Đại Mạch : “Con người vốn không rảnh rỗi được, cô đói bụng thì cô muốn ăn no. Khi cô ăn no rồi thì cô lại muốn ăn ngon. Khi cuộc sống của cô đủ đầy, cô sẽ có yêu cầu về mặt tinh thần. Tiếp đó cô lại hy vọng được tôn trọng trong xã hội, nâng cao cuộc sống, tiếp đó nữa là thực hiện giá trị bản thân”
Hoặc khi Nana hỏi giữa lý tưởng và ước mơ có khác gì nhau, Đại Mạch đã trả lời rằng :
“Cô nỗ lực phấn đấu vì nó thì là lý tưởng. Ôm một kì vọng tươi đẹp nào đó thì là ước mơ. Một cái là phải làm; còn một cái là có thể thỉnh thoảng làm hoặc không làm”
Khi công việc quá áp lực, cuộc sống bế tắc, mình nghĩ rằng những con người sống ở thành phố sẽ khát khao một thôn quê hẻo lánh, non nước hữu tình. Vứt bỏ tất cả rồi chạy về nơi ấy để tìm lại chính mình.
Nhưng những con người thôn quê thì lại khát khao sự phồn vinh nơi thành thị. Họ mong ngóng được đi khỏi nơi làng quê nhỏ bé ấy để một bước lên mây. Cứ xoay vần xoay vần trong cái vòng tròn ấy mà không thể có một cái kết trọn vẹn.
07//
Mình từng ôm ấp giấc mộng một ngày nào đó sẽ có thể đặt chân được tới Tây Tạng, mình ao ước một ngày nào đó có thể gột rửa tâm hồn, mình hy vọng sẽ có một tâm hồn tự tại, không gò bó, không bó buộc.
Cuộc sống mà, nhiều khi phải ôm nhiều ảo tưởng hão huyền một chút thì con người mới có chí bước tiếp được. Mình vẫn sẽ cứ ôm giấc mộng ngàn thu ấy mà cố gắng thêm vai-chục-năm nữa thôi.
75 notes
·
View notes
Text
chiều qua, dạ đúng, là chiều thứ 5, nay thứ 6 rồi nên nó là chiều qua thì em có đi học, cuối buổi thi( tiền lâm sàng khám sinh dục nam).
“Em có nghĩ mình sẽ ngại giao tiếp với bệnh nhân không?” Câu trả lời của em là không, cả lớp quay ra nhìn em như vậy thể lạ, câu hỏi đó em biết là nếu mà giơ tay, sẽ có 70- 80% người sẽ nói có. Nhưng em thì không, tại em không có lí do để sợ họ. Nếu mà thấy thiếu kiến thức thì em đang đi học mà, về nhà đọc sách. Nếu mà cảm thấy bản thân không giỏi nói chuyện thì từ từ rồi quen… Làm nghề dịch vụ nên mấy cái này em làm được. Dù em không phải là người quảng giao, em đang không có bạn, đúng nghĩa.
em thì em có kinh nghiệm hơn các bạn nhiều dù em không đi làm thêm, không hoạt động trong CLB… nhưng em có gặp khá khá người… qua dating app. Ok, em biết nghe nó không lành mạnh lắm nhưng nhờ nó mà em có những mối quan hệ chỉ gặp 1- 2 lần trong đời… nhưng họ với em là người lạ, và chúng em tìm cách để bắt chuyện với nhau.
Em từng có cuộc nói chuyện 30’ lúc 5h sáng với một bác bảo vệ ca đêm, bác thấy em ngồi một mình trên đường đi làm về… và đó cũng là lần đầu tiên em cả bác í gặp nhau… không có cuộc gặp thứ hai, tới cuối buổi em cả bác ấy cũng không biết tên nhau. Nhưng em nói chuyện như thể nói với một người quen lâu không gặp.
“Em là extrovert full- time à?” Câu hỏi tiếp theo này của thầy làm em hơi nhớ lại về chuyện tư duy tính cách theo các nhóm… đúng là khi phân loại, những nhóm người này sẽ có các đặc trưng này… thường sẽ bỏ qua một vài ngoại lệ- trường hợp đặc biệt nó giúp mình giảm thời gian để hiểu về một người hơn… nhưng nó cũng dễ sai lắm ạ.
anw, thì như mọi người cũng biết, hướng nội- hướng ngoại, introvert- extrovert, nhưng thường chúng ta sẽ quên ambivert. Nó cũng như chuyện xu hướng tính dục vậy, có người chỉ thích người khác giới ta gọi là heterosexual, có người chỉ thích người cùng giới thì họ là homosexual, và cũng sẽ có một nhóm người thích cả hai giới, cảm thấy đồng điệu với ai thì yêu người đó mà chẳng quan tâm giới tính sinh học của họ là gì… pansexual hoặc phổ biến và hẹp hơn thì ta có thuật ngữ là bisexual…
em không tin chuyện tất cả mọi người là bi- là ambi-, nhưng em tin là sẽ có những người như em, và em không phải duy nhất ở giữa những thứ đối lập đó… chúng ta thường bị cái tư duy nhị nguyên chỉ có đúng hoặc sai, trắng hoặc đen mà quên đi mất vùng xám, cái khoảng ở giữa mọi thứ. Và em thích không gian màu xám đó.
các bạn thấy em trong lớp không nói gì thì nghĩ em hướng nội, ngại giao tiếp nhưng trong tư duy của em, hướng nội là ta thu nạp năng lượng khi ở một mình, gặp mọi người thì xả nó ra. Chuyện giao tiếp nó cũng chỉ là một loại kĩ năng học là được. Nên hai cái này em không cho là nó đi cùng với nhau.
em không biết mọi người cái công tắc chuyển mood không nhưng em có, trừ những lúc bị hưng- trầm cảm ra thì khi bình thường, em sẽ có công tắc chuyển từ hướng nội sang ngoại một cách đột xuất bằng ba cái vuốt mặt. Nên khi nói chuyện với mọi người em sẽ hỏi thích em phiên bản nào hơn để em điều chỉnh.
à mà kiểu người gặp người lạ thì câm như hến, quen thì bắng nhắng, đấy không gọi là hướng nội, hướng ngoại hay ambivert đâu ạ. Nó chỉ gọi là thiếu kĩ năng giao tiếp thôi ạ. Đừng đánh đồng chúng với nhau, hãy đọc kĩ định nghĩa trước khi sử dụng thuật ngữ mọi người nhớ.
thân, dahn.
00:56, 15.3.24
p/s: em tính viết dài hơn mà quên không gạch ý nên được nửa chừng là thấy bí nên em để đó thôi. Các anh chị thông cảm cho em chứ em thi xong đầu em cũng đần lắm rồi.
6 notes
·
View notes
Text
"Trở nên ưu tú thật sự rất khó, học thêm một ngôn ngữ khác cũng chưa bao giờ dễ dàng, mỗi ngày làm việc 8 tiếng đủ khiến bản thân kiệt quệ,... Nhưng tôi muốn được đưa ba mẹ đi đến những nơi xa hơn"
...Lần đầu tiên là tôi nói chuyện bằng tiếng Anh với một người Bỉ nói tiếng Pháp. Cái trình gọi là xêm xêm nhau của 2 người tự học ngoại ngữ.
Sau đó, tôi mở một quán cà phê nho nhỏ ở thị trấn, thỉnh thoảng có những người nước ngoài sang đây du lịch, họ thích chạy xe đạp và rất thích kiểu local, tôi đã cố gắng mạnh dạn và tự tin giao tiếp với vốn tiếng ít ỏi của mình. Tôi không ngừng tự học mỗi ngày khi rảnh. Phần thưởng là tôi có thêm những người bạn phương xa, làm cho người ta thêm yêu quý người VN, quán tôi được thêm vài đánh giá 5* và tôi còn được họ tip nữa...
Rồi tôi lại bắt đầu với tiếng Thái, ở app Yeetalk ấy toàn các bạn tự học, học qua trường lớp, cả giảng viên dạy ngôn ngữ và người bản xứ. Một vài bạn hướng dẫn cho tôi, sửa lỗi cho tôi, cũng có một số người không muốn nói chuyện vì tôi quá dở.
Thế nhưng, ai chẳng có lúc nhập môn và lúc sành sỏi. Nếu chúng ta đủ bản lĩnh và chăm chỉ học hành thì sẽ có kết quả tốt thôi.
Ngôn ngữ mở ra rất nhiều cơ hội, đưa con người ta đến gần nhau hơn, biết được những điều thú vị hơn ở ngoài kia.
Khi chúng ta vui chơi, ngoài kia rất nhiều người đang nỗ lực gấp trăm lần. Chỉ cần tìm hiểu một chút, kì thực tôi không dám bỏ lỡ thời gian của mình vào những thứ vô bổ.]
7 notes
·
View notes
Text
Y tặng tôi cái nhẫn này.
Tôi là đứa rất không thích mang trang sức trên người, nhất là nhẫn. Thứ “trang sức” duy nhất tôi đeo là đồng hồ, vì tôi nghĩ nó thiết thực. Y nói đây là nhẫn ngà voi, Y mua trong lần đi Trung Quốc gần đây, đàn ông đeo sẽ có nhiều may mắn. Tôi không hẳn tin vào những điều-tâm-linh-kiểu-vậy, tôi cũng không thích hàng hải ngoại, nhưng tôi nhận vì sự chân thành của Y. Tôi đeo cả ngày hôm nay.
Hôm trước Y gửi tôi một cái clip trên Tiktok, có caption đại loại “Không ai đẹp trai bằng chàng trai vô tình gặp khi đi du lịch”, gửi xong Y cười ha ha. Tôi biết rằng tôi không đẹp trai, tôi già. Nhưng trong thời gian Y ở đây, tình cờ quen bạn, tôi thấy cũng vui.
Tôi hứa hôm nào rảnh sẽ mời Y một chầu bia cỏ ra trò, nhưng tôi thì lại chẳng rảnh. Thế nên tối qua, ngày cuối Y ở đây, tôi chỉ kịp mời bạn mấy lon bia, rồi cùng ngồi nhìn xuống thung lũng, xem những ngọn đèn vàng hấp háy và nghe tiếng côn trùng rả rích kêu. Y nói với tôi nhiều điều về cuộc sống, công việc, gia đình… Còn tôi ngồi nghe như một thính giả trung thành, và uống như một gia chủ nhiệt tình: mời khách uống cùng mình, khách bảo uống không nổi, mệt rồi, thì uống luôn phần của khách.
Tôi vẫn luôn tin vào ngạn ngữ của người Ấn Độ: mỗi người chúng ta gặp trong đời là người phải gặp. Và ai trong số họ cũng cho chúng ta những bài học. Không có bài học nào xấu cả. Dù bèo dạt mây trôi, thoảng gặp nhau trong đời thì mỗi bài học đều quan trọng, mỗi phước duyên như vậy cũng đều đáng được trân trọng.
Y về Sài Gòn tối qua, sau khi chúng tôi ngồi để mưa tí tách rơi trên tóc, trên vai. Hôm qua Đà Lạt mưa lâm râm, có lẽ Y cũng như những hạt mưa ấy, khẽ rơi xuống đây, tí tách, trong lành...
Hẹn gặp lại một ngày không xa.
6 notes
·
View notes
Text
Có nên đi du học không? Nên đi du học nước nào tốt hiện nay?
Du học, một giấc mơ mà biết bao bạn trẻ ấp ủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là: "Liệu du học có thực sự cần thiết và mang lại những lợi ích gì?" Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho những băn khoăn đó.
Du học là gì?
Du học là việc một người rời khỏi quê hương để đến một quốc gia khác với mục đích chính là học tập. Thay vì học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước, du học sinh sẽ theo học tại các cơ sở giáo dục ở nước ngoài.
Việc du học không chỉ mang đến cơ hội tiếp cận kiến thức mới, phương pháp học tập hiện đại mà còn giúp bạn trải nghiệm văn hóa khác, rèn luyện kỹ năng sống tự lập và mở rộng mối quan hệ quốc tế.
Có nên đi du học không?
Đi du học là hình thức được nhiều bạn học sinh lựa chọn sau khi hoàn thành xong chương trình cấp 3 hoặc đại học. Có thể thấy, đi du học là một cách để mở ra cho bản thân nhiều cơ hội tiếp cận kiến thức và cơ hội làm việc tốt hơn.
Mở rộng kiến thức: Tiếp cận với những phương pháp giảng dạy hiện đại, môi trường học tập đa văn hóa, và cơ hội nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực bạn quan tâm.
Nâng cao kỹ năng ngoại ngữ: Sinh sống và học tập trong môi trường sử dụng ngôn ngữ nước ngoài sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp một cách nhanh chóng.
Phát triển kỹ năng mềm: Du học giúp bạn rèn luyện tính tự lập, khả năng thích nghi, làm việc nhóm, và giải quyết vấn đề.
Mở rộng mối quan hệ: Bạn sẽ có cơ hội kết bạn với những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, tạo dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi.
Trải nghiệm văn hóa mới: Du học là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá những nền văn hóa khác nhau, mở mang tầm mắt và hiểu biết về thế giới.
Cơ hội việc làm tốt hơn: Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên có kinh nghiệm du học, bởi họ thường có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn hơn.
Bên cạnh những cơ hội tốt thì du học cũng tồn tại nhiều khó khăn như: chi phí cao, phải đối mặt với những khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới, văn hóa mới, và ngôn ngữ mới. Xa gia đình và bạn bè có thể gây ra cảm giác cô đơn và nhớ nhà.
Đi du học có khó không?
Quyết định đi du học là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Để thực hiện ước mơ này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Dưới đây là những yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm:
Điều kiện về học lực:
Bằng cấp: Đa số các trường đại học nước ngoài yêu cầu bạn có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Điểm số: Bạn cần đạt điểm số trung bình chung (GPA) ở mức khá trở lên, đặc biệt là các môn liên quan đến ngành học bạn muốn theo đuổi.
Kết quả các kỳ thi chuẩn hóa: Nhiều trường yêu cầu bạn phải tham gia các kỳ thi như IELTS, TOEFL (đối với các nước nói tiếng Anh), SAT, ACT (đối với các trường đại học tại Mỹ).
Điều kiện về tài chính:
Học phí: Mỗi quốc gia và trường đại học sẽ có mức học phí khác nhau. Bạn cần chuẩn bị một khoản tiền đủ để đóng học phí trong suốt quá trình học.
Sinh hoạt phí: Ngoài học phí, bạn còn phải chi trả cho các khoản chi phí khác như nhà ở, ăn uống, đi lại, sách vở...
Chứng minh tài chính: Bạn cần chứng minh rằng bạn có đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí du học. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp sổ tiết kiệm, thư bảo lãnh tài chính từ ngân hàng hoặc người thân.
Điều kiện về sức khỏe:
Khám sức khỏe: Bạn cần thực hiện khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng bạn đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt.
Tiêm chủng: Một số quốc gia yêu cầu bạn phải tiêm phòng một số loại bệnh nhất định trước khi nhập cảnh.
Điều kiện về hồ sơ:
Đơn xin nhập học: Bạn cần điền đầy đủ thông tin vào đơn xin nhập học của trường đại học mà bạn muốn theo học.
Bảng điểm: Bản sao công chứng bảng điểm các cấp học.
Giấy chứng nhận kết quả các kỳ thi: IELTS, TOEFL, SAT, ACT...
Thư giới thiệu: Thư giới thiệu từ giáo viên, giảng viên hoặc người quản lý nơi bạn làm việc.
Hộ chiếu: Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng.
Visa du học: Đây là giấy tờ quan trọng cho phép bạn nhập cảnh và học tập tại nước ngoài.
Các yếu tố khác:
Kỹ năng ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ tốt là yếu tố quan trọng giúp bạn hòa nhập với môi trường học tập mới và đạt được kết quả cao.
Kỹ năng mềm: Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng.
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Viết một bài luận thuyết phục về lý do bạn muốn du học và những mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
Lưu ý: Điều kiện du học có thể thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia và trường đại học. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi bắt đầu quá trình chuẩn bị.
Tham khảo ngay: Danh sách các nước tốt nên đi du học hiện nay
Nên đi du học nước nào tốt hiện nay?
Việc lựa chọn một quốc gia để du học là quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Mỗi quốc gia đều có những điểm mạnh và đặc trưng riêng về hệ thống giáo dục, văn hóa, chi phí và cơ hội việc làm. Để giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất, dưới đây là một số quốc gia được nhiều du học sinh lựa chọn cùng với những ưu điểm nổi bật của từng nước.
Du học Mỹ
Việt Nam đang chứng kiến làn sóng du học sinh chọn Mỹ làm điểm đến. Vậy điều gì khiến đất nước cờ hoa trở thành lựa chọn hấp dẫn đến vậy?
Hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới là một trong những lý do chính. Các trường đại học tại Mỹ luôn dẫn đầu về chất lượng đào tạo, phương pháp giảng dạy hiện đại, cùng cơ sở vật chất tối tân. Bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức chuyên sâu, những nghiên cứu mới nhất và có cơ hội làm việc cùng các giáo sư hàng đầu.
Môi trường đa văn hóa sôi động là một điểm cộng khác. Mỹ là đất nước của những con người đến từ khắp nơi trên thế giới, mang đến một không gian giao lưu, học hỏi vô cùng phong phú. Bạn sẽ có cơ hội làm quen với nhiều nền văn hóa khác nhau, rèn luyện khả năng giao tiếp ngoại ngữ và mở rộng mạng lưới quan hệ.
Cơ hội việc làm rộng mở là điều mà nhiều bạn trẻ quan tâm. Thị trường lao động Mỹ rất sôi động, đặc biệt với những ứng viên có bằng cấp từ các trường đại học uy tín. Nhiều tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên quốc tế.
Du học Đức
Đức, đất nước của những chiếc xe hơi sang trọng, những tòa lâu đài cổ kính và nền giáo dục chất lượng cao, đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du học sinh quốc tế. Vậy lý do gì khiến du học Đức trở nên đặc biệt?
Giáo dục chất lượng cao miễn phí: Đây là một trong những lợi thế hàng đầu khi du học Đức. Phần lớn các trường đại học công lập tại Đức không thu học phí, sinh viên chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ hàng kỳ. Chất lượng đào tạo tại các trường đại học Đức được đánh giá cao trên toàn thế giới, chương trình học tập được thiết kế chú trọng vào thực hành, giúp sinh viên có thể ứng dụng kiến thức vào thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.
Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ: Đức là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, với nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp. Nhiều công ty Đức sẵn sàng tuyển dụng những ứng viên có trình độ cao và có kinh nghiệm làm việc tại Đức.
Môi trường sống chất lượng cao: Đức nổi tiếng với chất lượng cuộc sống cao, hệ thống giao thông công cộng phát triển, an ninh tốt và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Sinh viên quốc tế sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống hiện đại và văn hóa phong phú của người Đức.
Cơ hội học tập bằng tiếng Anh: Ngoài tiếng Đức, nhiều chương trình học tại các trường đại học Đức được giảng dạy bằng tiếng Anh, giúp sinh viên quốc tế dễ dàng hòa nhập vào môi trường học tập.
Du học Canada
Canada, đất nước lá phong, đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du học sinh quốc tế. Vậy điều gì khiến đất nước này trở nên đặc biệt?
Chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới là một trong những lý do hàng đầu. Các trường đại học và cao đẳng tại Canada nổi tiếng với chương trình đào tạo chất lượng cao, được quốc tế công nhận. Môi trường học tập tại đây khuyến khích sự sáng tạo, tư duy độc lập và khả năng làm việc nhóm.
Môi trường sống an toàn và thân thiện: Canada được biết đến là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm khi sinh sống và học tập tại đây. Người dân Canada thân thiện, mến khách, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên quốc tế hòa nhập với cuộc sống mới.
Chính sách nhập cư ưu đãi: Chính phủ Canada có nhiều chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế, tạo điều kiện cho bạn có thể ở lại làm việc và định cư sau khi tốt nghiệp.
Cơ hội làm thêm và việc làm sau khi tốt nghiệp: Sinh viên quốc tế được phép làm thêm trong khi học để trang trải một phần chi phí sinh hoạt. Sau khi tốt nghiệp, bạn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty lớn hoặc khởi nghiệp kinh doanh.
Du học Pháp
Pháp, đất nước của tình yêu, nghệ thuật và ẩm thực, không chỉ nổi tiếng với Tháp Eiffel và những bảo tàng nghệ thuật đẳng cấp thế giới mà còn là một điểm đến du học lý tưởng. Vậy lý do gì khiến Pháp trở nên hấp dẫn đến vậy?
Giáo dục chất lượng cao và đa dạng: Hệ thống giáo dục Pháp được đánh giá cao trên toàn thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, thời trang, ẩm thực, ngôn ngữ và nhân văn. Các trường đại học danh tiếng tại Pháp cung cấp nhiều chương trình đào tạo bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh, giúp sinh viên quốc tế dễ dàng hòa nhập.
Môi trường sống văn minh và lịch sử: Pháp là một đất nước với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú. Bạn sẽ có cơ hội khám phá những thành phố cổ kính, những bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng và thưởng thức ẩm thực Pháp tinh tế.
Cơ hội làm việc và định cư: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quốc tế có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tại các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp Pháp. Chính phủ Pháp cũng có nhiều chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế muốn ở lại làm việc và định cư tại đây.
Chi phí sinh hoạt hợp lý: So với các nước khác ở châu Âu, chi phí sinh hoạt tại Pháp tương đối hợp lý. Ngoài ra, sinh viên quốc tế còn có thể tìm kiếm các cơ hội làm thêm để trang trải một phần chi phí sinh hoạt.
Tóm lại, du học là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng mang lại vô vàn cơ hội. Quyết định có nên đi du học hay không phụ thuộc vào mục tiêu, khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, với những lợi ích mà du học mang lại, đây chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc.
2 notes
·
View notes