#gnathostoma spinigerum
Explore tagged Tumblr posts
Text
Vídeo mostrando o movimento de larvas de Gnathostoma spinigerum (um verme nematoide parasita) em um Mesocyclops, um género de crustáceo da família Cyclopidae.🐛
🎞️ Wikimedia - Creative Commons Atribuição 2.0 Genérica .
#animal#animais#animals#biologia#biology#invertebrates#invertebrados#gnathostoma spinigerum#vermes#worms#larvas#larvae#mesocyclops#cyclopidae#crustaceos#microscope#microscopico#parasitas#parasites
10 notes
·
View notes
Text
Các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả người, thực vật và động vật có vú. Theo thống kê, bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14 000 000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu – một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Một số bệnh ký sinh trùng mà con người thường mắc như giun đũa, giun móc, giun kim, sán chó, bệnh giun lươn… Có khá nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như soi phân, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm ký sinh trùng trong máu, xét nghiệm sán chó toxocara,...
1. Nguyên nhân của các bệnh gây ra do ký sinh trùng
Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái hoặc các món ăn sống như sushi, sashimi. Ngoài ra vật nuôi cũng là một yếu tố gây bệnh nguy hiểm khác đối với con người.
Những loại ký sinh trùng này thường xâm nhập vào cơ thể qua da, miệng và niêm mạc. Ký sinh trùng gây ra d��� ứng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cho cơ thể dễ nhiễm bệnh và mắc các bệnh mãn tính. Nếu ký sinh trùng xâm nhập cơ thể trong một thời gian dài, thì các cơ quan cùng toàn bộ hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ yếu đi trầm trọng.
2. Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng
Suy giảm miễn dịch. Khi bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sự tổng hợp các globulin miễn dịch A. Các triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi, trầm cảm, không tập trung và trí nhớ kém. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể là do khó khăn trong việc đồng hóa protein, chất béo, carbohydrates và đặc biệt là vitamin A và B12.
Bệnh nhân sẽ gặp các phản ứng dị ứng. Ký sinh trùng có thể gây ra rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra dị ứng.
Các vấn đề về da. Ký sinh trùng trong đường ruột thường gây phát ban, exzama và các vấn đề về da khác.
Nghiến răng khi đi ngủ, một căn bệnh thường đi kèm do nhiễm ký sinh trùng.
Đau khớp và cơ bắp được gây ra bởi sự chấn thương các mô, các chấn thương này gây ra do hoạt động của ký sinh trùng; hoặc do kết quả của các phản ứng miễn dịch.
Thức dậy thường xuyên vào buổi đêm có thể do gan đang cố gắng loại bỏ độc tố.
Bệnh thiếu máu. Một số loại ký sinh trùng thích bám vào để làm chảy máu niêm mạc ruột non và hút chất dinh dưỡng. Nhiều ký sinh trùng có thể gây ra thiếu máu trầm trọng cho cơ thể.
Bồn chồn lo lắng: Các ký sinh trùng ly giải các sản phẩm thải bỏ và các chất độc vào trong máu cơ thể. Trong nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc mạn tính, các độc tố này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngủ không ngon giấc, căng thẳng thần kinh và trạng thái lo lắng.
Bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng như tiêu chảy, kích thích ruột, chướng bụng, đầy hơi.
3. Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng trong máu?
Đối với các ký sinh trùng lạc chủ như bệnh gạo heo ở não, mắt, ở dưới da (cysticercosis), bệnh áp xe ngoài da do giun Gnathostoma spinigerum, bệnh Toxocara canis ở mắt, não, bệnh nhiễm giun lươn, bệnh áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica) hoặc do sán lá lớn ở gan (Fasciola hepatica), những loại ký sinh trùng này đều đi qua mô cơ thể, theo máu đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu. Vì vậy, các bác sỹ thường dùng phương pháp ELISA để xác định bệnh nhân có tiếp xúc với các loại ký sinh trùng này hay không?
Ngoài ra còn phải theo dõi công thức máu để xem bạch cầu toán tính có gia tăng hay không (> 5% hoặc trị số tuyệt đối trên 300/mm3) cũng là yếu tố để phối hợp chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh ký sinh trùng hay không.
Xét nghiệm ký sinh trùng là phương pháp xét nghiệm nhanh, ít xâm lấn và c�� thể tầm soát nhiều loại ký sinh trùng lạc chủ, và chỉ cần thiết khi bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân có ký sinh trùng lạc chủ trong cơ thể. Thử máu (ELISA) không thể tìm các ký sinh trùng đặc hiệu của người tại đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò… Để xác định các ký sinh trùng này thì phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.
4. Những biện pháp ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng
– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng vì hầu hết các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều lây lan qua tay. – Rửa trái cây, hoa quả và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn. – Không được lấy miệng cắn móng tay hoặc cắn đầu bút và những vật không vệ sinh khác. – Nấu chín cá và thịt trước khi ăn – Nên uống nước lọc tinh khiết, uống nước đã đun sôi. – Tránh tiếp xúc gần gũi với vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, không để chúng nằm trên ghế sofa, giường hoặc liếm lên mặt. – Vứt bỏ các thảm cũ lâu ngày
Chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ ăn tươi sống… nhằm phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng có hại cho cơ thể giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
>> xét nghiệm gen ở tphcm
0 notes
Text
Nguyên nhân của các bệnh gây ra do ký sinh trùng
Bệnh ký sinh trùng là một chứng bệnh nhiễm trùng gây ra hoặc bị truyền nhiễm bởi ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng có thể ảnh hưởng thực tế đến tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả người, thực vật và động vật có vú. Theo thống kê, bệnh ký sinh trùng chiếm khoảng 14 000 000 ca tử vong mỗi năm, chiếm 25% tỷ lệ tử vong toàn cầu – một trong bốn nguyên nhân tử vong toàn cầu theo Tổ chức Y tế Thế giới.
Một số bệnh ký sinh trùng mà con người thường mắc như giun đũa, giun móc, giun kim, sán chó, bệnh giun lươn… Có khá nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như soi phân, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm ký sinh trùng trong máu, xét nghiệm sán chó toxocara,...
1. Nguyên nhân của các bệnh gây ra do ký sinh trùng
Ký sinh trùng thường có ở trái cây và rau sống, thức ăn nhanh, thực phẩm tái hoặc các món ăn sống như sushi, sashimi. Ngoài ra vật nuôi cũng là một yếu tố gây bệnh nguy hiểm khác đối với con người.
Những loại ký sinh trùng này thường xâm nhập vào cơ thể qua da, miệng và niêm mạc. Ký sinh trùng gây ra dị ứng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến cho cơ thể dễ nhiễm bệnh và mắc các bệnh mãn tính. Nếu ký sinh trùng xâm nhập cơ thể trong một thời gian dài, thì các cơ quan cùng toàn bộ hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ yếu đi trầm trọng.
2. Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng
Suy giảm miễn dịch. Khi bệnh nhân mắc bệnh ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sự tổng hợp các globulin miễn dịch A. Các triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi, trầm cảm, không tập trung và trí nhớ kém. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể là do khó khăn trong việc đồng hóa protein, chất béo, carbohydrates và đặc biệt là vitamin A và B12.
Bệnh nhân sẽ gặp các phản ứng dị ứng. Ký sinh trùng có thể gây ra rối loạn chức năng đường tiêu hóa, gây ra dị ứng.
Các vấn đề về da. Ký sinh trùng trong đường ruột thường gây phát ban, exzama và các vấn đề về da khác.
Nghiến răng khi đi ngủ, một căn bệnh thường đi kèm do nhiễm ký sinh trùng.
Đau khớp và cơ bắp được gây ra bởi sự chấn thương các mô, các chấn thương này gây ra do hoạt động của ký sinh trùng; hoặc do kết quả của các phản ứng miễn dịch.
Thức dậy thường xuyên vào buổi đêm có thể do gan đang cố gắng loại bỏ độc tố.
Bệnh thiếu máu. Một số loại ký sinh trùng thích bám vào để làm chảy máu niêm mạc ruột non và hút chất dinh dưỡng. Nhiều ký sinh trùng có thể gây ra thiếu máu trầm trọng cho cơ thể.
Bồn chồn lo lắng: Các ký sinh trùng ly giải các sản phẩm thải bỏ và các chất độc vào trong máu cơ thể. Trong nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc mạn tính, các độc tố này có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến ngủ không ngon giấc, căng thẳng thần kinh và trạng thái lo lắng.
Bệnh nhân sẽ gặp các tình trạng như tiêu chảy, kích thích ruột, chướng bụng, đầy hơi.
3. Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng trong máu?
Đối với các ký sinh trùng lạc chủ như bệnh gạo heo ở não, mắt, ở dưới da (cysticercosis), bệnh áp xe ngoài da do giun Gnathostoma spinigerum, bệnh Toxocara canis ở mắt, não, bệnh nhiễm giun lươn, bệnh áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica) hoặc do sán lá lớn ở gan (Fasciola hepatica), những loại ký sinh trùng này đều đi qua mô cơ thể, theo máu đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu. Vì vậy, các bác sỹ thường dùng phương pháp ELISA để xác định bệnh nhân có tiếp xúc với các loại ký sinh trùng này hay không?
Ngoài ra còn phải theo dõi công thức máu để xem bạch cầu toán tính có gia tăng hay không (> 5% hoặc trị số tuyệt đối trên 300/mm3) cũng là yếu tố để phối hợp chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh ký sinh trùng hay không.
Xét nghiệm ký sinh trùng là phương pháp xét nghiệm nhanh, ít xâm lấn và có thể tầm soát nhiều loại ký sinh trùng lạc chủ, và chỉ cần thiết khi bác sỹ nghi ngờ bệnh nhân có ký sinh trùng lạc chủ trong cơ thể. Thử máu (ELISA) không thể tìm các ký sinh trùng đặc hiệu của người tại đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải cá, sán dải heo, sán dải bò… Để xác định các ký sinh trùng này thì phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.
4. Những biện pháp ngăn ngừa bệnh ký sinh trùng
– Rửa tay thật sạch bằng xà phòng vì hầu hết các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều lây lan qua tay. – Rửa trái cây, hoa quả và rau xanh sạch sẽ trước khi ăn. – Không được lấy miệng cắn móng tay hoặc cắn đầu bút và những vật không vệ sinh khác. – Nấu chín cá và thịt trước khi ăn – Nên uống nước lọc tinh khiết, uống nước đã đun sôi. – Tránh tiếp xúc gần gũi với vật nuôi, vệ sinh thường xuyên cho vật nuôi, không để chúng nằm trên ghế sofa, giường hoặc liếm lên mặt. – Vứt bỏ các thảm cũ lâu ngày
Chăm sóc và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ ăn tươi sống… nhằm phòng ngừa các bệnh ký sinh trùng có hại cho cơ thể giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
>> xét nghiệm gen ở tphcm
0 notes
Text
VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) là tình trạng viêm của màng não trong đó số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) trong dịch não (DNT) tăng hơn 10/mm3, và/hoặc chiếm hơn 10 % của số lượng bạch cầu DNT.
1.2. Nguyên nhân:
NGUYÊN NHẴN DO NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Nhiễm Giun đũa (giun tròn) - hiện nay thường gặp
Angiostrongylus cantonensis - ấu trùng di chuyển lên hệ thần kinh trung ương.
Gnathostoma spinigerum - ấu trùng di chuyển trong các mô nội tạng và/hoặc mô thần kinh.
Baylisascaris procyonis - ấu trùng sán dây di lên hệ thần kinh trung ương.
Nhiễm sán (cestode).
Bệnh giun sán - các nang sán phát triển ở thần kinh trung ương và/hoặc các mô nội tạng.
Nhiễm sán (sán lá)
Paragonimus westermani - lạc chỗ ở tủy sống hay não bộ.
Schistosomiasis - lạc chỗ ở tủy sống hay não bộ.
Sán lá gan lớn - lạc chỗ ở thần kinh trung ương.
Nhiễm giun tròn khác
Toxocariasis - ấu trùng di chuyển lên hệ thần kinh trung ương.
NGUYÊN NHÂN TRUYỀN NHIỄM KHÔNG DO KÝ SINH TRÙNG
Coccidioidomycosis
Nhiễm nấm Cryptococcus - CSF tăng bạch cầu eosin hiếm gặp.
Giòi bọ (Myiasis) - thâm nhập thần kinh trung ương.
Virus và vi khuẩn - là quan hệ nhân quả không chắc chắn.
NGUYÊN NHÂN KHÔNG DO NHIỄM TRÙNG
Hội chứng hypereosinophilic vô căn.
Shunts não thất.
Bệnh bạch cầu hoặc lymphoma với các biểu hiện thần kinh trung ương (Hodgkin).
Thuốc chống viêm không steroid.
Thuốc kháng sinh - ciproíloxacin, trimethoprim-sulfamethoxazole, bơm gentamicin hoặc vancomycin vào não thất.
Các thuốc cản quang chụp tủy sống.
VMNTBCAT do nhiễm ký sinh trùng xảy ra khi ấu trùng của các loại giun sán di cư vào hệ thống thần kinh trung ương TKTW).
Có ba ký sinh trùng quan trọng liên quan đến bệnh VMNTBCAT: Angiostrongylus Cantonensis, Baylisascaris procyonis , và Gnathostoma spinigerum . Đây là những ký sinh trùng mà con người là ký chủ bất thường. chúng có thể gây ra tổn thương hệ TKTW hoặc các cơ quan khác. Nói chung tình trạng nhiễm trùng do những sinh vật này trên người là tự giới hạn bởi vì ấu trùng không sinh sản hoặc phát triển tới giai đoạn giun trưởng thành..
2. Một số bệnh VMNTBCAT do nhiễm ký sinh trùng
2.1. Angiostrongylus cantonensis - là nguyên nhân phổ biến nhất. Âu trùng A.cantonensis có ái tính với hệ TKTW.
2.1.1. Dịch tễ học
- Viêm màng não do A. cantonensis xảy ra chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan và Malaysia , và trên toàn lưu vực Thái Bình Dương , bao gồm Indonesia, Philippines , Đài Loan , Trung Quốc , Nhật Bản ...
Vòng đời c��a A. cantonensis liên quan tới chuột,ốc sên, cua, tôm nước ngọt.
Con người có thể bị lây nhiễm bằng cách ăn các động vật mang mầm bệnh( ốc sên, tôm-cua) sống hoặc nấu chưa chín. Ở người, giun di chuyển đến não (hoặc mắt , phổi) nhưng không đẻ trứng .
Trẻ em chơi trong bùn đất trong vùng lưu hành bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng .
2.1.2. Lâm sàng:
Thời gian ủ bệnh: 2-35 ngày.
Khởi phát: Nhức đầu dữ dội là triệu chứngphổ biến nhất (> 90% ) thường ở trán, chẩm, hai bên thái dương.
Cứng cổ, buồn nôn, nôn.
Dị cảm rất phổ biến ở cánh tay, chân, thân (gặp 75%), có thể kéo dài > 2W.
Sốt có thể không có.
Liệt cơ ngoài mắt hoặc dây thần kinh mặt( 4-9%).
2.1.3. Chẩn đoán
Dịch tễ: tiếp xúc hoặc có lây nhiễm đã biết rõ A.cantonensis.
Lâm sàng: viêm màng não.
Cận lâm sàng: Áp lực DNT thường tăng cao
Số lượng bạch cầu DNT dao động từ khoảng 20-5000 tế bào/mm3, thường 150 - 2000 tế bào/mm3. BCAT > 10% ( khoảng 95% trường hợp).
Protein DNT thường tăng , glucose bình thường hoặc giảm ít.
Chẩn đoán không phụ thuộc vào việc xác định tác nhân gây bệnh(ấu trùng A. cantonensis hiếm khi được tìm thấy trong DNT).
Tăng BCAT máu ngoại vi (gặp trong 97%).
Cộng hưởng từ: giúp gợi ý chẩn đoán, co dấu lấm chấm bất thường trong bán cầu não và tiểu não, tăng tín hiệu trên T2W.
Enzyme miễn dịch (ELISA) thử nghiệm có thể hữu ích để xác định chẩn đoán.
2.1.4. Điều trị
- Điều trị angiostrongyliasis não bao gồm các biện pháp hỗ trợ( thuốc giảm đau , corticoid và định kỳ lấy bớt dịch não tủy). Trong trường hợp không bị tái nhiễm , ấu trùng chết theo thời gian và tình trạng viêm giảm dần. Hầu hết các bệnh nhân có một quá trinh hồi phục hoàn toàn .
+ Giảm đau-chống viêm: Prednisolone (uống 60mg/ ngày x 2w) chống viêm, làm giảm đau đầu và giảm áp lực DNT. Ibuprofene uống 200 mg x 2-3 lần/ngày.
+ Lấy bớt dịch não tủy: có tác dụng giảm đau đầu, thực hiện khi có biểu hiện tăng áp lực nội sọ. Nhận biết qua dấu hiệu lâm sàng, kết hợp dụng cụ đo áp lực DNT (nếu có). Lượng DNT lấy bớt mỗi lần 10-20 ml.
Lưu ý: Thuốc diệt giun sán điều trị VMNTBCAT do A.cantonensis có thể gây ra một phản ứng viêm do các sinh vật chết, và làm cho tình trạng lâm sàng nặng thêm, không nên dùng Prednisolone cộng với Albendazole không giảm đau đầu tốt hơn so với prednisolone đơn trị.
Với các tổn thương tại mắt, lựa chọn điều phẫu thuật hoặc điều trị bằng laser.
2.2. Bệnh do ấu trùng giun đầu gai (G. spinigerum)
2.2.1. Dịch tễ học
- bệnh giun đầu gai gặp nhiều nhất ở Đông Nam Á, một phần của Trung Quốc, Nhật Bản ,
Châu Âu , Trung và Nam Mỹ , châu Phi và Trung Đông.
Giun trưởng thành kí sinh trong thành dạ dày của các vật chủ tự nhiên (lợn, mèo, chó ) .
Trứng thải qua phân và trở thành ấu trùng trong nước, ấu trùng nhiễm vào loài giáp xác nhỏ(vật chủ trung gian 1), ở đó ấu trùng phát triển và sau đó nhiễm vào ruột của cá, ếch , hoặc rắn ( vật chủ trung gian 2 ) để tiếp tục phát triển thành ấu trùng giai đoạn ba, có khả năng lây nhiễm cho các động vật ăn thịt.
Con người bị nhiễm bệnh do ăn cá, thịt gia cầm , thịt rắn chứa ấu trùng giai đoạn ba hoặc uống nước có chứa nhuyễn thể bị nhiễm ấu trùng giai đoạn thứ hai chưa được nấu chín. Sau khi nhiễm vào đường tiêu hóa ấu trùng có thể di chuyển tới vùng dưới da , tới các nội tạng , hoặc di chuyển dọccác sợi thần kinh tới hệ TKTW. Tuy không có ái tính mạnh với hệ thần kinh như A. cantonensis, nhưng giun đầu gai thường gây tổn thương thần kinh nặng hơn.
Ngoài ra chúng còn gây viêm da, viêm cơ quan nội tạng.
2.2.2. Lâm sàng
Bệnh thường khởi phát đột ngột: Đau đầu lan tỏa nghiêm trọng.
Dị cảm trong thân hoặc chi ,
Sau một thời gian ngắn có thể gây liệt tứ chi hoặc liệt dây thần kinh sọ .
Sự phá hủy mô và viêm nhiễm nặng có thể dẫn đến xuất huyết não cấp tính, thậm chí nhanh chóng gây tử vong.
2.2.3. Chẩn đoán Dịch tễ và lâm sàng.
Cận lâm sàng.
Dịch não tủy: BCAT tăng cao. Protein DNT tăng, glucose thường bình thường. Âu trùng gần như không bao giờ được tìm thấy trong DNT. BCAT máu ngoại vi tăng và tăng hơn so với angiostrongyliasis.
Huyết thanh chẩn đoán: Xét nghiệm miễn dịch có thể phân biệt giữa VMNTBCATdo A. cantonensis và giun đầu gai.
CT scan có thể xuất huyết khu trú( cần chẩn đoán phân biệt với xuất huyết não do bệnh lý mạch máu não).
MRI có thể giúp chẩn đoán.
Siêu âm biomicroscopy có hiệu quả trong chẩn đoán bệnh giun đầu gai tại mắt.
2.2.4. Điều trị: bao gồm các biện pháp hỗ trợ
- Làm giảm triệu chứng: Albendazole ( uống 400 mg x 2 lần/ ngày x 21 ngày ) hoặc Ivermectin ( uống 200 mcg / kg / ngày x 2 ngày).
Lưu ý: Thuốc diệt giun sán có thể làm viêm nặng hơn do ấu trùng chết.
-Giảm đau-chống viêm:
Prednisolon uống 1 mg/ kg/ ngày x 2w Ibuprofene uống 200 mg x 2 lần/ngày.
Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ đề phòng tái phát.
2.3. Baylisascariasis - Baylisascaris procyonis là một ký sinh trùng của gấu trúc có ái tính với hệ TKTW.
2.3.1. Dịch tễ học - Nhiễm trùng ở người do B. procyonis là tương đối phổ biến. Ngoài gấu trúc, chó và một số vật nuôi khác cùng Hơn 100 loài chim và động vật có vú (đặc biệt là các loài gặm nhấm ) có thể bị nhiễm B. procyonis và là nguồn lây nhiễm cho con người.
Vòng đời của baylisascariasis: Giun trưởng thành trong ruột của gấu trúc hoặc Chó... đẻ trứng, trứng trở nên gây nhiễm sau 2-4 tuần trong ống tiêu hóa gấu trúc .
. Con người bị nhiễm bệnh khi ăn thức ăn bị lây nhiễm trứng từ môi trường( thường xảy ra ở trẻ em chơi trong bùn đất). Ở trong ruột trứng nở ra ấu trùng rồi xuyên qua thành ruột và di chuyển vào các mô khác nhau ( gan , tim, phổi , não, mắt).
Tổn thương thần kinh trong baylisascariasis thường nặng nhưng ít gặp. có thể gặp di chứng về thần kinh , mù mắt hoặc tử vong
2.3.2. Chẩn đoán
Dịch tễ: tiếp xúc nhiều với vùng đất nuôi gấu trúc hoặc các động vật khác Lâm sàng: viêm màng não, viêm mắt.
Cận lâm sàng: BCAT tăng trong máu và DNT.
Huyết thanh chẩn đoán: tìm kháng nguyên bằng xét nghiệm ELISA( không
chắc chắn).
Chẩn đoán xác định: khi tìm thấy ấu trùng trên sinh thiết mô hay khám nghiệm tử thi
2.3.3. Điều trị
Giảm đau-chống viêm: - Prednisolon 1 mg/ kg/ ngày uống trong 20 ngày.
-Ibuprofene uống 200 mg x 2 lần/ ngày.
- Albendazole ( uống 25 mg / kg /ngày x 20 ngày) thuốc còn có tác dụng phòng ngừa tốt nếu dùng kịp thời( trong vòng 3 ngày ) sau khi bị phơi nhiễm.
Lưu ý: Không khuyến khích diều trị triệu chứng bằng Albendazol.
2.4. Nguyên nhân do các ký sinh trùng khác - Các loại giun sán khác mà trứng hoặc ấu trùng có khả năng xâm nhập hệ thần kinh trung ương đều có thể gây VMNTBCAT. Chúng gồm toxocariasis , trichinellosis , echinococcosis, neurocysticercosis , sán lá gan lớn , và paragonimiasis.
3. Phòng bệnh.
-Áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa.
-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slom TJ, Cortese MM, Gerber SI, et al. An outbreak of eosinophilic meningitis caused by Angiostrongylus cantonensis in travelers returning from the Caribbean. N Engl J Med
2002: 346:668.
2. Schmutzhard E, Boongird P, Vejjajiva A. Eosinophilic meningitis and radiculomyelitis in Thailand, caused by CNS invasion of Gnathostoma spinigerum and Angiostrongylus cantonensis. J Neurol Neurosurg Psychiatry 1988: 51:80.
3. Kanpittaya J, Sawanyawisuth K, Intapan PM, et al. A comparative study of neuroimaging features between human neuro-gnathostomiasis and angiostrongyliasis. Neurol Sci 2012: 33:893.
4. Mets MB, Noble AG, Basti S, et al. Eye ílndings of diffuse unilateral subacute neuroretinitis and multiple choroidal infiltrates associated with neural larva migrans due to Bbaylisascaris procyonis. Am J Ophthalmol 2003: 135:888.
5. Dangoudoubiyam S, Vemulapalli R, Ndao M, Kazacos KR. Recombinant antigen-based enzyme-linked immunosorbent assay for diagnosis of Baylisascaris procyonis larva migrans. Clin Vaccine Immunol 2011: 18:1650.
.Bài viếtVIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN xuất hiện lần đầu tại website http://khamgiodau.com
0 notes