#gỏicuốnsàigòn
Explore tagged Tumblr posts
trumnaunuong-blog · 5 years ago
Text
Gỏi Cuốn - Đặc Sản Sài Gòn
Tumblr media
Tên gọi của món này có lẽ xuất phát từ nguyên liệu và cách làm ra chúng. So về hình thức thì gỏi cuốn có nhiều nét tương đồng với bò bía. Nhưng gỏi cuốn vẫn được đánh giá cao hơn về phần nhân, cách chế biến giữ nguyên hương vị và ăn kèm nhiều rau. Hôm nay chuyển món đi tìm Gỏi Cuốn để chiến cùng Trùm nhé.....
Gỏi Cuốn - Món Ngon Sài Gòn
Tumblr media
Gỏi Cuốn Sài Gòn Gỏi cuốn là một trong những món ăn ngon hấp dẫn của Việt Nam. Năm 2011, trang du lịch nổi tiếng của hãng CNN đã bình chọn gỏi cuốn là một trong 50 món ngon nhất thế giới. Gỏi cuốn có ưu điểm là không có dầu mỡ, lại có cả rau xanh nên không hề gây ngấy, ăn nhiều không chán. Gỏi cuốn ăn với nước mắm chua ngọt, kèm thêm chút cay cay làm bùng cháy vị giác của người ăn. Dù ẩm thực ngày càng đa dạng, có nhiều lựa chọn mới mẻ thì vẫn có đó rất nhiều món ăn tuy cũ nhưng vẫn trường tồn với thời gian và có vị trí không thể thay đổi. Ở Sài Gòn, gỏi cuốn là một món ăn như thế. Gỏi cuốn có vô số điểm cộng của món ăn mang đặc trưng Sài Gòn, khi mỗi cuốn gỏi có đủ rau, thịt, tôm, bún, tiện để ăn tranh thủ, ăn no lại nhẹ bụng, hơn hết lại rất hợp với khí hậu nóng bức của Sài Gòn.
Cách Làm Gỏi Cuốn Sài Gòn
Tumblr media
Gỏi Cuốn Sài Gòn Nguyên liệu cho món gỏi cuốn : + Bún rối: 600gr. + Tôm sú: 300gr (loại vừa). + Thịt ba rọi: 300gr. + Trứng: 2 quả. + Cà rốt: 1 củ. + Dưa leo: 1 trái. + Các gia vị gồm: bột ngọt, nước mắm, dầu ăn, đường, ớt bột. + Chanh: 1 trái + Rau thơm:150gr, cải non 150gr, xà lách 200gr, ngò rí 100g. + Bánh đa nem: 1 gói dùng để cuốn bún rối (gồm khoảng 50 cái) + Nguyên liệu cho mắm nêm: 70ml nước mắm, 60gr đường trắng, 40ml nước cốt chanh, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh ớt băm Cách làm món gỏi cuốn tôm thịt: - Bước 1: Sơ chế + Tôm sú: Rửa thật sạch, cho vào nồi, đổ nước cho vào một chút muối rồi hấp chín. Khi tôm chín, vớt tôm ra, để ráo. + Thịt ba rọi: Đem rửa sạch, luộc chín. Khi thịt chín vớt thịt ra cho vào thau nước đá để thịt trắng và giòn hơn. + Trứng: Đập trứng vào chén, đánh tan. Đun nóng dầu ăn và tráng trứng thật mỏng. + Rau tươi: Nhặt sạch, bỏ phần lá già, úa và bị sâu sau đó rửa sạch, vẩy cho khô. Rau xà lách tách lá và cắt nhỏ. Các bạn cần để riêng các loại rau để lúc sau dễ cuốn nha. + Dưa leo: Cắt bỏ đầu đuôi rồi rửa thật sạch, bổ thành 2 phần, bỏ ruột, thái thành lát dài khoảng 5cm. + Cà rốt: Gọt vỏ, thái thành từng sợi mảnh, trộn thêm đường, sau đó vắt sạch nước. Bước 2: Làm mắm nêm chanh tỏi ớt cho món gỏi cuốn + Pha nước mắm, đường, nước chanh đã chuẩn bị với 80ml nước lọc vào chung 1 tô, khuấy đều cho đường tan rồi cho thêm tỏi, ớt băm Lưu ý: Bạn có thể pha đường và chanh với nước sạch trước để tạo ra nước chấm chua ngọt rồi từ từ thêm mắm tới khi vừa vị. Tỏi và ớt băm càng nhỏ càng tốt thì tỏi ớt sẽ nổi lên trên, rất đẹp mắt. Bước 3: Cuốn gỏi + Tôm: Bóc sạch vỏ sau đó rút đường chỉ đen trên sống lưng tôm. Nếu tôm to chẻ đôi tôm theo chiều dọc. + Thịt ba rọi: Thái lát mỏng theo thớ thịt ngang, tránh thịt bị dai. + Trứng tráng: Thái sợi thật nhỏ + Trải bánh tráng ra khay rộng, xếp xà lách xuống, rồi đến rau sống, giá và bún. + Đặt thịt và tôm ở phía ngoài. + Gấp 2 đầu bánh tráng lại, giữ chặt tay và cuốn tròn lại Bước 4. Trình bày ra đĩa Trình bày gỏi cuốn ra đĩa sao cho đẹp mắt. Bạn có thể trang trí bằng rau xà lách và cà chua, ớt, cà rốt… Gỏi cuốn vừa ngon, lại không bị ngấy và rất tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn có thể cuốn và bày ra sẵn đĩa, hoặc sẽ tuyệt vời hơn khi bạn vừa ăn vừa cuốn. Gỏi cuốn truyền thống thường gồm thịt heo, tôm, giá, xà lách và bún. Tất cả được cuốn lại trong bánh tráng gạo dai vừa phải. Gỏi cuốn thường ăn kèm tương đen rắc đậu phộng thêm vài sợi cà rốt ngâm chua. Hoặc có nơi ăn kèm mắm nêm hay nước mắm chua ngọt đều được.
Thưởng Thức Gọi Cuốn Sài Gòn
Có rất nhiều điểm tương đồng về nước chấm và nhân (nhân bò bía gồm đậu hà lan xào chín, đậu hũ chiên thái nhỏ, tôm, trứng, bắp cải xào…) và cũng được cuốn lại. Tuy nhiên món gỏi cuốn Sài Gòn được đánh giá cao hơn bởi cách chế biến giữ hương vị thực phẩm nguyên chất nhất, tự nhiên nhất, không qua xử lý dầu mỡ và dùng nhiều rau xanh. Người ta xếp gỏi cuốn thuộc món ăn chơi (ăn vặt, ăn nhẹ). Nhân có thể là các loại cá, thịt, rau nhưng gỏi cuốn truyền thống thường được làm từ thịt heo luộc, tôm luộc, bún tươi, dưa leo thái mỏng, dài, hẹ cắt ngang thân, hành chẻ dọc, cà rốt ngâm dấm hoặc xoài xanh bằm sợi, rau thơm, xà lách… cuốn ngoài bằng bánh tráng gạo. Nước chấm ăn kèm có thể là mắm chua ngọt hoặc nước tương đen có ớt và đậu phộng rang giã dập.
Tumblr media
Gỏi Cuốn Sài Gòn Nói nghe có vẻ đơn giản, nhưng bất cứ điều gì cũng vậy, phải chăm chút, phải ân tình, phải trìu mến thì mới “nên”. Cuốn gỏi cũng vậy, đôi tay sạch sẽ, khéo léo, cuốn gỏi chắc tay, gọn ghẽ, chăm chút vài cọng hẹ, đặt tôm thịt bún sao cho nhìn vô đã thấy sinh động và đầy sức sống. Cũng như rất nhiều món ăn Việt, phần nước chấm bao giờ cũng là bí quyết khiến món có ngon hay không. Nước chấm gỏi cuốn phổ biến nhất vẫn là tương hột xay nhuyễn pha tỏi, ớt, chút đường, muối, bột ngọt cho vừa ăn, thêm đậu phộng rang giã dập cho giòn, cho béo. Cầu kì hơn thì hầm xương ống heo lấy nước pha vào tương sẽ thơm ngọt đậm đà hơn. Người miền Tây thì thêm nước cốt dừa vào nước chấm làm từ tương hột để tăng độ béo. Người miền Trung thì ưa chấm gỏi cuốn với mắm nêm pha cùng tỏi ớt giã nhuyễn, chanh đường để nước chấm có đủ vị mặn, ngọt, chua, cay, thêm một ít thơm bằm nhuyễn để món chấm có vị thanh dịu. Người Sài Gòn thì thích chấm gỏi cuốn bằng tương đen. Thói quen dùng tương đen của người Sài Gòn là nét giao thoa về ẩm thực giữa người Việt và người Hoa. Mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau. Chúc các bạn ngon miệng. Read the full article
0 notes