#dinhdưỡngchobàbầu
Explore tagged Tumblr posts
Text
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 1 Đúng Chuẩn
Để thiên thần nhỏ phát triển khỏe mạnh trong suốt thời gian thai kỳ, các mẹ luôn phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt, ở giai đoạn tháng thứ nhất, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy làm thế nào để các bà mẹ nắm vững trong tay chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 đúng chuẩn? Nội dung bài viết sau đây của Gani.vn sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin thực sự bổ ích và hấp dẫn!
Phụ nữ mang thai nên bổ sung dinh dưỡng gì trong tháng đầu tiên của thai kỳ?
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 luôn là điều được các bà mẹ vô cùng quan tâm. Bởi đây là một trong những giai đoạn mà không ít các mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng ốm nghén. Cơ thể sẽ bỗng dưng trở nên mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách nhịn ăn để né tránh những cơn ốm nghén này thì đây là một lựa chọn sai lầm của các mẹ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đầy đủ chất Thông thường khi mang thai, các bà mẹ luôn cần duy trì đúng mức năng lượng cần thiết và nên chia thành những bữa ăn nhỏ. Đặc biệt cũng trong tháng đầu tiên của thai kỳ này, các mẹ luôn phải cân nhắc và cẩn thận lựa chọn những thực phẩm an toàn cho thai nhi. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học sẽ giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh, toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hầu hết phụ nữ mang thai tháng đầu tiên đều cần ăn đủ 3 bữa chính và thêm vào đó là 3 bữa phụ mỗi ngày. Theo đó, nguồn dinh dưỡng cần thiết bà bầu nên bổ sung đầy đủ trong tháng thứ nhất của thai kỳ bao gồm: Chất sắt
Sắt là chất không thể thiếu cho các mẹ bầu Chất sắt là chất thường có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt, gan, tim, rau xanh cũng như trong các loại hạt,….Bổ sung sắt trong tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ giúp tăng thể tích máu đồng thời giúp mẹ phòng ngừa thiếu máu. Acid folic (vitamin B9)
Axit folic là 1 vi chất quan trọng cho sự phát triển của bé Acid folic được bổ sung đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ và đặc biệt là tật nứt đốt sống trong bào thai. Theo đó, để cung cấp nguồn dinh dưỡng này cho cơ thể, các bà mẹ nên tăng cường ăn các loại rau xanh có màu đậm như cải xanh, súp lơ, rau muống, cải bó xôi, ngũ cốc,....Ngoài ra, acid folic còn được bổ sung hiệu quả thông qua nguồn thực phẩm là thịt gia cầm và nội tạng động vật như tim, gan. Xem thêm: ✅Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Chất đạm hay còn gọi là protein
Protein là loại dinh dưỡng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 Loại chất dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất này là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, cá, thịt, sữa và các loại đậu đỗ,….Chất đạm khi được bổ sung vào cơ thể bà bầu sẽ giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não). Không những thế, chất dinh dưỡng này còn giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Canxi
Canxi là chất giúp tăng cường phát triển xương răng cho bé sau này Canxi là chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại sữa và một số loại thực phẩm như tôm, cua, trứng, cá, rau xanh, đậu đỗ,….Theo đó trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1, canxi đóng vai trò giúp hệ thần kinh hoạt động tốt đồng thời giúp xương và răng phát triển. Vì vậy, nếu mẹ cung cấp thiếu canxi cho cơ thể trong giai đoạn đầu này sẽ khiến bé sinh ra có khả năng bị suy dinh dưỡng, còi xương. Xem thêm: ✅Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Vitamin C
Vitamin C chất chống oxy hóa quan trọng cho mẹ và bé Nguồn dinh dưỡng thiết yếu này có tác dụng giúp hỗ trợ phát triển xương sụn cũng như cơ và mạch máu cho bào thai. Đồng thời, Vitamin C còn đóng vai trò là một trong những chất chống oxy hóa giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Do đó trong thời gian đầu của thai kỳ, các mẹ nên bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi,… Vitamin D
Vitamin D là chất dinh dưỡng giúp đảm bảo sự phát triển tốt nhất của bé Vitamin D là chất dinh dưỡng có chủ yếu trong trứng, các loại sữa và ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm. Loại vitamin này vô cùng cần thiết đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, giúp bé phát triển hệ xương toàn diện. Đồng thời, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành răng sữa cho bé ở giai đoạn sau của thai kỳ. Do vậy, các mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ nguồn dinh dưỡng này để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của bé. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở tháng đầu tiên, mẹ bầu cần hết sức lưu ý về các loại thực phẩm được sử dụng. Bởi nếu sử dụng phải những loại thực phẩm “cấm”, nó có thể dẫn đến khả năng sảy thai rất cao. Vì vậy các chị em phải đặc biệt chú trọng đến việc ăn uống cũng như giữ gìn sức khỏe cho đến ngày bé yêu chào đời. Xem thêm: ✅Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 đảm bảo khoa học và đúng chuẩn nhất
Tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu nhận ra những thay đổi trong cơ thể bởi hormone nội tiết tố bị tăng lên. Theo đó, các mẹ sẽ gặp phải các tình trạng như buồn nôn, khó chịu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà mẹ bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 khoa học và đúng chuẩn nhất. Vậy đó là chế độ như thế nào? Các bạn có thể tham khảo tiếp những chia sẻ sau đây để có thêm kinh nghiệm hữu ích:
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất đúng chuẩn Ăn một bữa nhẹ giàu carbohydrate trước khi bước ra khỏi giường khoảng 15 – 20 phút. Đồng thời luôn để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn cùng với các loại hạt hoặc ngũ cốc. Chia 3 bữa ăn chính như thông thường thành 6 bữa nhỏ trong một ngày.Lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trong bữa ăn các mẹ nên kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ cá và thịt gà. Đặc biệt, mẹ bầu đừng quên uống thêm sữa ít béo hoặc sữa không đường vào buổi sáng sớm và buổi tối.Nên uống nước giữa các bữa ăn và nên tránh uống trong bữa ăn.Hạn chế tối đa việc sử dụng các món ăn khó tiêu, nhiều chất béo hoặc các loại đồ ăn chiên, rán, cay, ngọt. Bởi những loại đồ ăn này sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên nghiêm trọng hơn.Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, các mẹ tuyệt đối tránh sử dụng các loại thức ăn chưa nấu chín như thịt tái, trứng sống hay sashimi,…. Xem thêm: Những Thuốc Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tốt Nhất
Một số lưu ý quan trọng mà phụ nữ mang thai tháng đầu tiên nên tránh
Hạn chế hoặc tuyệt đối không ăn các loại cá có chứa thủy ngân bởi loại chất này nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể người mẹ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé. Theo đó, một số loại cá chứa nhiều thủy ngân mẹ bầu nên tránh đó là cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá mập,….Không sử dụng các loại hoa quả đã lên mầm hoặc các sản phẩm chưa được tiệt trùng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1. Tránh xa những loại trái cây “nguy hiểm” như đu đủ xanh, trái dứa, dừa, ớt, rau sam, táo mèo, long nhãn, đào,…Tuyệt đối không uống rượu bia hoặc bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác cũng như không sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lá,…Nói không với các loại đồ uống có ga hoặc chứa nhiều thành cafein, cocain bởi những loại thành phần này có khả năng gây sảy thai khá cao. Xem thêm: 🍎Bà Bầu Nên Ăn Trái Cây Gì Trong 3 Tháng Đầu
Prenacy Gold– Lựa chọn tuyệt vời giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu
Không chỉ có công dụng bổ sung sắt hiệu quả như trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ nhất, Prenacy Gold còn cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Những loại chất dinh dưỡng này rất tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng như phụ nữ đang mang thai và cho con bú.Bên cạnh đó, sản phẩm giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu này còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Đồng thời Prenacy Gold còn giúp ngăn ngừa thiếu hụt vi khoáng trong suốt quá trình mang thai. Nhờ đó, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được đảm bảo tốt nhất. Đặc biệt, Prenacy Gold trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 còn có tác dụng giảm nhanh chóng những triệu chứng rối loạn tiêu hóa và táo bón cho các bà mẹ khi mang thai. Ngoài ra, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu này còn giúp hỗ trợ sự phát triển trí não và thị giác toàn diện cho bé yêu trong khoảng thời gian trước và sau khi chào đời.
Prenacy Gold– Lựa chọn tuyệt vời giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 1 đúng chuẩn đã được Gani.vn mang đến bạn chi tiết và đầy đủ nhất trong bài viết trên đây. Đặc biệt, để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng Prenacy Gold - Tăng cường dưỡng chất cho bà bầu, các bạn hãy yên tâm liên hệ đến Gani.vn ngay hôm nay nhé! 🎁 KHÁCH TỚI NHÀ LÀ PHẢI CÓ QUÀ (áp dụng 01/12 - 31/12/2019) 🎁 Bạn có muốn nhận ưu đãi giảm giá cho Prenacy Gold? Thông tin liên hệ Công ty TNHH DƯỢC TAVICO Địa chỉ: 200 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP.HCMHotline: 0931.822.811Website: gani.vn Email: [email protected] Read the full article
0 notes
Text
Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Đủ Chất Nhất 💡
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu chuẩn nhất là gì? Thông thường khi mang thai 3 tháng đầu, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi về quá trình sinh lý, nội tiết tố thậm chí là bị cơn ốm nghén hoành hành, không thể ăn uống. Do đó việc nắm bắt thực đơn ăn uống cho các mẹ bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng. Để biết thêm, xem tiếp bài dưới!
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Nếu muốn cho thai nhi phát triển đầy đủ nhất và cơ thể người mẹ đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu thì cần phải chú ý thêm những thực phẩm sau vào thực đơn của mình. Cụ thể là: ✔️ Thực phẩm có chất axit folic Axit folic còn có tên khác là vitamin B9, là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, nó có thể giúp tổng hợp AND hiệu quả trong 3 tháng đầu cùng những khiếm khuyết về ống thần kinh có thể gặp như bệnh hở hàm ếch, sứt môi,….
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu có chứa axit folic Và lượng axit folic cần bổ sung cho cơ thể mẹ trong 3 tháng đầu sẽ rơi vào khoảng 400-600mcg/ngày. Bạn có thể lấy chất này thông qua các loại thực phẩm là thịt gia cầm, ngũ cốc, gan, ... Việc bổ sung thêm axit folic cũng sẽ giúp giảm thiểu tối đa bệnh dị tật ống thần kinh của thai nhi ✔️Thực phẩm có chứa chất sắt Sắt đóng vai trò là vận chuyển oxy cùng nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng với não bộ . Đồng thời sắt còn là yếu tố tạo ra enzym cho hệ miễn dịch, tăng thêm khả năng đề kháng cho mẹ bầu. Nếu như thiếu sắt, mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là sinh non.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu có chứa sắt Ngay từ bây giờ , các mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu hãy nhanh chóng bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt vào thực đơn ăn uống của mình như thịt bò, rau cải xoăn, ngũ cốc, rau bó xôi,… Bình quân lượng sắt cần thiết của các mẹ là từ 45-90mg/ ngày. ✔️ Thực phẩm có chứa Canxi Lượng canxi cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung thường xuyên cho cơ thể mỗi ngày là từ 800 – 1000mg , số lượng này cần tăng lên theo từng quý mang thai. Có thể kể tới một số sản phẩm giàu canxi như cua đồng, sữa dê, sữa bò,..Và đó cũng là đáp án cho câu hỏi thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu gồm những gì?
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu có chứa canxi Nếu bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết thai nhi sẽ có một hệ thống xương và răng vô cùng vững chắc. Nếu như thiếu canxi, thì rất có thể các bé ở trong bụng sẽ bị các bệnh về xương, còi xương hoặc chiều cao không phát triển,… ✔️ Thực phẩm có chứa protein, vitamin và khoáng chất Protein có vai trò quan trọng để phát triển và tạo mô mới, giúp tăng thêm kháng thể hiệu quả cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu luôn cảm thấy khỏe hơn. Khoáng chất và vitamin trong thực phẩm giúp tránh được tình trạng táo bón, đầy hơi hay rạn da khá tốt.
Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu có chứa protein và khoáng chất Do đó, thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất chính là nên bổ sung khoảng 90g protein từ thịt, trứng, sữa,… đồng thời nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh để có thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Xem thêm: ✅Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa
Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Muốn bảo vệ tốt và phát triển thai như cũng như đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu thì nên tránh ăn những thực phẩm gồm: Là thực phẩm bị nhiễm độc, sống, táiCác loại thực phẩm chưa được tiệt trùng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmLà đồ ăn sẵn, đóng góiRượu, bia và nhiều thực phẩm chứa chất gây nghiện.Tránh những thực phẩm có thể gây sinh non như rau ngót, sam, răm, dứa,… Xem thêm: ✅Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
4 Mẫu thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 mẫu thực đơn dưới đây để áp dụng ngay trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Gồm: Mẫu thực đơn số 1 Bữa sáng: Nên ăn 1 chiếc bánh mỳ kẹp thịt, trứng, .. + 1 cốc sữa + 1 quả táoBữa phụ 1: Nên ăn 1 miếng xoài, 1 hộp sữa chua.Bữa trưa: Nên ăn 1 món canh, 2 chén cơm, 1 món mặn như thịt, cá,…1 món rau xào.Bữa phụ 2: Nên ăn 1 chiếc bánh bao và uống 1 cốc sữaBữa tối: Nên ăn 2 chén cơm, 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canhBữa phụ 3: 1 hộp sữa chua và 1 cốc sinh tố hoa quả. Mẫu thực đơn số 2 Bữa sáng: nên uống 1 cốc sữa và 1 chiếc bánh giòBữa phụ 1: Nên ăn món bánh bèo nậm l���cBữa trưa: 1 canh, 2 bát cơm, 1 món mặn, 1 món rau xào.Bữa phụ 2: Nên ăn khoảng 1,2 miếng há cảo hấp cùng 1 quả cam.Bữa tối: Nên ăn khoảng 2 chén cơm , 1 món canh, 1 món mặn và 1 món xàoBữa phụ 3: Ăn khoảng 1 quả trứng luộc, 1 quả chuối Mẫu thực đơn số 3 Bữa sáng: Nên ăn khoảng 1-2 chiếc bánh giò, 1 lạng giò lụa và uống kết hợp với 1 cốc nước chanh.Bữa phụ 1: Ăn khoảng 2 lạng nho và 1 cốc cháo thịt bămBữa trưa: Nên ăn khoảng 2 chén cơm, cùng với 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.Bữa phụ 2: Có thể lựa chọn ăn một vài quả chôm chôm cùng 1 bat tô súp cuaBữa tối: Ăn khoảng 2 bát cơm, cùng 1 món mặn, 1 món xào và 1 món canh.Bữa phụ 3: 1-2 khoai lang + vài miếng lê Mẫu thực đơn số 4 Bữa sáng: Nên uống 1 cốc sữa kết hợp cùng 1 nắm xôiBữa phụ 1: Ăn khoảng 1 miếng Sandwich và thêm một chút hoa quảBữa trưa: Một thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm, 1 mặn, 1 xào và 1 canh kết hợp.Bữa phụ 2: Uống 1 cốc sữa và ăn thêm một chút hoành thánhBữa tối: Tốt nhất chính là ăn khoảng 2 chén cơm kết hợp cùng 1 canh, 1 xào và 1 món mắn.Bữa phụ 3: Ăn thêm một chút thạch hoa quả. Xem thêm: ✅Thực Đơn Cho Bà Bầu Đầy Đủ Chất Nhất
Prenacy Gold – Sản phẩm hàng đầu giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu
Ngoài việc có một thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu hợp lý, thì một trong những cách khác khá hiệu quả hiện nay được nhiều mẹ bầu tin dùng chính là sử dụng sản phẩm Prenacy Gold do CÔNG TY TNHH DƯỢC TAVICO phân phối. Bởi khi sử dụng sản phẩm này mẹ bầu sẽ nhận được rất nhiều những lợi ích như: Prenacy Gold sẽ cung cấp cho cơ thể bà bầu rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất hiệu quả với thai nhi. Đảm bảo giúp thai nhi có thể phát triển tối đa nhất.Làm tăng thêm khả năng đề kháng hoặc là việc thiếu hụt vi khoáng tại suốt quá trình mang thai, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ lẫn bé.Phòng tránh, giảm thiểu tối đa tình trạng rối loạn tiêu hoá cũng như khả năng táo bón của mẹ bầuTạo điều kiện phát triển tối đa cho não bộ của thai nhi.
Prenacy Gold tăng cường dưỡng chất cho mẹ và bé Thông tin chi tiết của sản phẩm: Tên loại sản phẩm là: PRENACY GOLDNguồn gốc: TAVICO PHARMAMã sản xuất là: QD-MELIPHARThời hạn dùng: trong vòng 3 năm, bắt đầu từ ngày sản xuấtSố lượng viên trong gói: Hộp 60 viênBảo quản: Không cho tiếp xúc với trẻ em, để nơi khô ráo, thoáng mát,… Ở trên chính là một vài thông tin có liên quan tới thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất nhất. Mong rằng những ai quan tâm có thể nhận được thông tin hữu ích. Ngoài ra, để tiện lợi hơn bạn cũng có thể lựa chọn, quan tâm và sử dụng sản phẩm Prenacy Gold. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe và tràn đầy năng lượng. 🎁ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY NHẬN NGAY ƯU ĐÃI🎁 Read the full article
0 notes
Text
[Gợi Ý💡] Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
Chế độ dinh dưỡng được cho là ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Đặc biệt là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?
Vai trò của dinh dưỡng khi mang thai
Với nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã chứng minh và cho rằng tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi từ khi trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Đã có rất nhiều trường hợp thai nhi sinh ra có cân nặng thấp do tình trạng thiếu năng lượng, thiếu vi chất từ mẹ. Thời kỳ trong bụng mẹ, nguồn dinh dưỡng duy nhất mà thai nhi có được là từ bản thân của người mẹ cung cấp. Các chất dinh dưỡng được cung cấp bằng cách: Theo máu của mẹ qua nhau thai cung cấp cho thai nhi phát triển. Nếu có được nguồn dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp thai phụ có sức đề kháng tốt, hạn chế tối đa khả năng nhiễm các bệnh trong suốt thời kỳ mang thai.
Vai trò của dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối Phụ nữ nếu có đủ dinh dưỡng từ trước và trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp thai nhi không bị suy dinh dưỡng, tránh tình trạng suy thai, chậm phát triển tâm thần và vận động. Đặc biệt là 3 tháng cuối, thai nhi cần đủ dinh dưỡng để phát triển về cân nặng và trí não, bản thân mẹ cũng cần để đủ dưỡng chất để đảm bảo được sức khỏe khi sinh con và có khả năng phục hồi sau sinh nhanh chóng. Xem thêm: ✅Thực Đơn Hằng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối
Gợi ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối, mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng. Các tình trạng như phù nề, đau lưng, ngứa tay chân … cũng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên khác với thời kỳ đầu, đây là thời điểm mẹ bầu không còn bị nghén và có thể thoải mái ăn uống. Nhưng nếu để thai nhi có thể phát triển một cách toàn diện trong bụng mẹ và đảm bảo được sức khỏe cũng như kiểm soát được cân nặng thì không phải ai cũng biết cách ăn uống đúng cách và khoa học. Vì nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối các mẹ hãy tuân thủ theo các gợi ý dưới đây: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối sẽ được chia theo các giai đoạn phát triển của thai nhi. Đến tháng thứ 7, đây là khoảng thời gian mà cơ thể mẹ sẽ cần nhiều sắt nhất. Cách bổ sung chất sắt mẹ có thể tham khảo là từ các nguồn thực phẩm như: thịt nạc, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu... Cùng với đó là mẹ cũng cần chú trọng bổ sung thêm nhiều canxi, phốt pho, i-ốt và kẽm. Các chất này chủ yếu có trong các thực phẩm như: Rong biển, táo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, xương đầu động vật,... và cả các loại cá, tép moi, trai biển… Đặc biệt, vào thai kỳ của tháng thứ 7 cũng là lúc não bộ của thai nhi phát triển nhanh nhất chính vì vậy mà hơn lúc nào hết mẹ hãy bổ sung thêm nhiều axit béo để giúp phát triển hệ thần kinh và mắt cho bé. Không chỉ riêng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối mà xuyên suốt thời điểm thai kỳ mẹ bầu đừng quên bổ sung thêm vitamin C. Vì nếu thiếu vitamin C rất dễ dẫn đến sinh non, vỡ ối sớm, cũng như giảm khả năng hấp thu canxi và sắt. Trong tháng này mẹ bầu không nên ăn quá no vì có thể sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng gây khó chịu, mệt mỏi cho mẹ. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa và ăn nhiều lần trong ngày để tăng khả năng hấp thụ cho cả mẹ bầu và thai nhi. Xem thêm: ✅Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 8 Khi bước vào thai kỳ thứ 8, táo bón và một số bệnh về đường tiêu hóa như ợ nóng hoặc khó tiêu xuất hiện nhiều hơn nên sẽ làm phiền đến mẹ bầu. Để có thể giảm được những tình trạng này, mẹ bầu cần phải chú trọng cung cấp thêm nhiều chất xơ, những thực phẩm tươi mát, dễ tiêu hóa như: Đu đủ chín, khoai lang, các loại rau xanh… Ngoài ra cũng cần nhắc đến tình trạng bị chuột rút trong tháng thứ 8, mẹ bầu hãy nhớ bổ sung ngay những thực phẩm giàu phốt pho và canxi trong bữa ăn của mình để có thể khắc phục được tình trạng này như: Súp lơ xanh, sữa, phô mai,… Thời điểm này cũng là lúc mẹ cần quan tâm đặc biệt đến nguồn sữa mẹ để cung cấp cho bé sau khi sinh. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein. Bởi chúng có khả năng giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Những thực phẩm có chứa nhiều protein được biết đến như: thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt,… Xem thêm: ✅Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối Khi bước vào tháng cuối cùng của thai kỳ, là thời điểm các mẹ cần phải lưu ý cung cấp nhiều năng lượng hơn, chuẩn bị sức đề kháng khỏe mạnh để có thể trải qua kỳ vượt cạn sắp tới. Những thực phẩm có chứa nhiều năng lượng được biết đến đó là: Thịt gà, cá và những thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như gạo, ngũ cốc,… Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối không thể không kể đến nguồn sữa. Mẹ hãy tăng cường uống sữa đặc biệt là sữa tươi không đường để bổ sung thêm canxi. Bên cạnh đó, mẹ bầu luôn phải duy trì thói quen uống nhiều nước mỗi ngày nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bảo đảm đủ ối, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết. Bởi nếu thiếu nước rất dễ dẫn đến sinh non, em bé sinh ra sẽ yếu và nhẹ cân hơn những em bé sinh đúng ngày. Nhu cầu về sắt vẫn luôn vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai, nên đến thời điểm này, thậm chí là sau sinh mẹ bầu vẫn cần phải duy trì bổ sung thêm sắt qua đường ăn uống. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ kê thêm thuốc sắt để giúp mẹ tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Xem thêm: 🥥Bà Bầu 1 Tuần Nên Uống Mấy Quả Dừa
Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Những lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối Do đây là thời điểm tăng cân nhanh chóng vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối được các bác sĩ khuyên nên hạn chế những thức ăn có chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt như đồ chiên rán hay nước ngọt, kẹo, bánh,…Đây được coi là những thực phẩm không tốt cho cả mẹ và bé. Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, lượng nước dừa và nước mía mẹ uống cũng được khuyên nên giảm dần để nhường cho những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng. Những loại nước này tuy tốt nhưng khiến mẹ luôn cảm thấy no và không muốn ăn. Ngoài ra, nếu như vào những tháng đầu thai kỳ các loại trái cây mẹ phải hạn chế hoặc không được ăn thì tháng cuối thai kỳ mẹ có thể sử dụng nhằm co bóp tử cung hiệu quả hơn như: quả thơm, lá tía tô, rau húng quế,… Lưu ý, mẹ chỉ nên dùng vào khoảng 1-2 tuần cuối cùng để tránh tình trạng tác dụng ngược lại.
Tăng Cường Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối Với Công Thức Từ Prenacy Gold
Nếu mẹ không thể ăn uống được nhiều và mong muốn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con thì hãy sử dụng Prenacy Gold của Gani.vn. Đây là một sản phẩm được các bác sĩ sản khoa tp Hồ Chí Minh khuyên dùng giúp tăng cường dưỡng chất cho bà bầu, giúp thai nhi phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ nhờ:
Prenacy Gold cung cấp đầy đủ cho chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng cuối Sản phẩm giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.Có các thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi khoáng trong suốt thời kỳ mang thai, qua đó đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và cả thai nhi đều phát triển tốt.Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hoá và giảm ngay táo bón trong quá trình mang thai.Bổ sung các dưỡng chất giúp hỗ trợ sự phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Trên đây là gợi ý của Gani.vn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho mẹ. Chúc mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện. 🎁ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY NHẬN NGAY ƯU ĐÃI🎁 Read the full article
0 notes
Text
Bà Bầu Nên Ăn Quả Gì Trong 3 Tháng Đầu [Gợi Ý💡]
Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của toàn bộ thai kỳ cũng như sức khoẻ của bà bầu và bé. Để cung cấp dinh dưỡng, bên cạnh các loại sữa, thịt, rau,... bà bầu cũng cần ăn thêm hoa quả. Vậy bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu thai kỳ? Trong phần tiếp theo, Gavi sẽ cùng bạn khám phá nhé!
Tác dụng của việc mẹ bầu ăn hoa quả trong ba tháng đầu
Tam cá nguyệt thứ nhất, hay ba tháng đầu thai kỳ được xem là giai đoạn nhạy cảm nhất. Khi này, bà bầu sẽ có những triệu chứng nghén như: buồn ngủ, buồn nôn, chán ăn, phản ứng với các mùi nồng,... Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bà bầu khó ăn và suy giảm thể chất. Vì vậy, vấn đề dinh dưỡng dành cho bà bầu cần được đặt lên hàng đầu. Từ xưa đến nay, hoa quả vẫn luôn được xem là loại thực phẩm tốt, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể bà bầu. bầu. Thế nhưng bà bầu nên ăn quả gì trong ba tháng đầu và việc ăn hoa quả có lợi ích ra sao vẫn là thắc mắc của nhiều người. Xem thêm:💭 Bổ Sung DHA Cho Bà Bầu Từ Tháng Thứ Mấy Giảm triệu chứng nghén Nhiều người không biết rằng, hoa quả có tác dụng giảm nghén cực kỳ hiệu quả trong quá trình mang thai. Khi được đưa vào dạ dày, nhờ các axit amin và các vitamin, hoa quả sẽ ức chế tối đa hiện tượng nôn ói. Ngoài ra, các chất này cũng giúp tinh thần minh mẫn, giảm mệt mỏi, căng thẳng, mang lại cảm giác vui vẻ và lạc quan cho bà bầu. Hơn nữa, mùi vị của hoa quả lại rất dễ chịu, rất hiếm gặp trường hợp bà bầu dị ứng với hoa quả. Nhờ thế mà có thể giúp bà bầu quên đi việc mình đang nghén, chán ăn và nôn ói. Bù đắp dưỡng chất Đa số bà bầu đều chán ăn, nôn ói trước và sau khi ăn giai đoạn 3 tháng đầu là lúc bà bầu bị thiếu hụt nghiêm trọng dưỡng chất. Các loại thịt đỏ hay cá khiến bà bầu khó chịu bởi mùi vị nồng nên rất khó để dung nạp vào cơ thể. Trong khi đó, hoa quả vốn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, kẽm, DHA, kali và các vi chất quan trọng khác. Vì vậy, nếu giai đoạn này bà bầu không thể ăn uống được nhiều thì hoa quả là thực phẩm thay thế, bổ sung tối ưu nhất.
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu
Đối với người bình thường, hoa quả vô cùng lành tính, vì vậy có thể ăn mà không cần kiêng kỵ quá nhiều. Nhưng đối với cơ thể nhạy cảm của bà bầu, một số loại hoa quả sẽ gây ra hệ quả nguy hiểm. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để mẹ khoẻ, con thông minh mà lại dễ hấp thụ nhất? Chuối Chuối là loại thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm và hiếm khi chứa hóa chất độc hại. Do đó, chuối rất phù hợp để bà bầu ăn mỗi ngày.
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu - Chuối Xét về thành phần dinh dưỡng, chuối chứa nhiều kali giúp hạn chế tối đa các triệu chứng như phù nề, tê cứng hay chuột rút. Đặc biệt, chuối chín còn chứa nhiều tinh bột giúp bà bầu no bụng mà không sợ ảnh hưởng tới vóc dáng. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý tránh ăn chuối khi đói vì magie và canxi trong máu có thể bị phá vỡ, không tốt cho sức khoẻ. Xem thêm: ⭐Top 3 Các Loại Thuốc Bổ Sung Sắt Và Axit Folic Bơ và đu đủ Bơ và đu đủ được xem là hai quả chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ.
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu - Đu đủ và bơ Cụ thể, bơ và đu đủ chứa ít tinh bột, nhiều chất béo có lợi vừa cung cấp năng lượng, vừa giúp kiểm soát cân nặng tốt, tránh tình trạng béo, mỡ khi mang thai. Đồng thời, hai loại quả này còn chứa nhiều vi chất quan trọng cho bà bầu và bé như: vitamin A, B, C, kali, folate, axit folic,... Vì vậy, bà bầu nhớ bổ sung bơ và đu đủ vào khẩu phần ăn hàng ngày để có thể cân bằng dưỡng chất. Xem thêm: 🌞Thực phẩm giàu đạm cho bà bầu Xoài🥭 Nhiều ng��ời có quan niệm sai lầm rằng xoài có tính độc, do đó nên kiêng khi mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.Tuy nhiên, sự thật là trong xoài chứa nhiều vitamin A và C, tốt cho mắt và trí não của bé. Không những thế, xoài còn dễ ăn, dễ kiếm và rẻ.
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu - xoài Thế nên, bà bầu hãy yên tâm khi sử dụng mà không cần lo lắng tới các tin đồn không có căn cứ khoa học xác thực nhé! Táo🍎 Nằm trong nhóm những loại quả được khuyên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ nhưng không phải bà bầu nào cũng biết.
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu - Táo Táo chứa lượng vitamin C nhiều gấp 3 lần cam và kiwi. Táo cũng dễ mua và giá cả phải chăng. Hơn nữa, táo còn chứa nhiều chất xơ, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón và các bệnh tiêu hoá. Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc bà bầu ăn 1 quả táo/ngày còn giúp phòng tránh hen suyễn và dị ứng cho cả bà bầu và bé trong tương lai. Xem thêm:✋ Bà Bầu Uống Canxi Đến Tháng Thứ Mấy Thì Dừng Các loại quả mọng🍓 Quả mọng có tính oxi hoá cao nên được các chuyên gia khuyến khích bà bầu ăn thường xuyên. Một số loại quả mọng như cam, kiwi, cherry, mâm xôi, việt quất, lựu, dâu tây,... đều chứa nhiều vitamin C, E, axit folic, sắt, magie,....
Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu - Các loại quả mọng Trong đó, axit folic giúp hạn chế tiền sản giật, băng huyết và các bệnh lý về não bộ quan trọng. Vì vậy, nhóm quả mọng cần được ưu tiên sử dụng giai đoạn này. Trên đây là một số lời gợi ý mà Gavi dành cho bạn đối với câu hỏi: “Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?”. Bên cạnh bổ sung hoa quả, các loại thực phẩm đa dạng thì việc sử dụng thêm một sản phẩm bổ sung dưỡng chất cũng rất cần thiết. Hiện nay, Prenacy Gold được đánh giá là sản phẩm tốt cho bà bầu và bé không chỉ trong ba tháng đầu mà còn trong toàn bộ thai kỳ.
Prenacy Gold Bổ Sung Vitamin Và Khoáng Chất Cho Mẹ Bầu
Khi mang thai, bà bầu không chỉ cần bổ sung dưỡng chất cho bản thân mà còn cần gấp đôi để giúp thai nhi nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Trong khi đó, đời sống bận rộn khiến mẹ không thể chuẩn bị một bữa ăn cân bằng, cũng như các triệu chứng nghén làm giảm hấp thụ, thì Prenacy Gold là giải pháp tối ưu nhất giai đoạn này.
Prenacy Gold bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé Nhờ sự tính toán kỹ lưỡng của các chuyên gia hàng đầu của Mỹ, Prenacy Gold chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho bà bầu. DHA, EPA: DHA và EPSắt polymaltose.Canxi.Vitamin B9 (acid folic), B12, D3, B1,B2, B6, K.Kẽm.Magnesium.Biotin.… Prenacy Gold có tác dụng: Bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai và cho con bú.Tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa thiếu hụt vi khoáng trong suốt thời kỳ mang thai, đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và thai nhi phát triển tốt.Giảm thiểu sự rối loạn tiêu hoá và giảm ngay táo bón khi mang thai.Hỗ trợ sự phát triển của não bộ và thị giác của thai nhi. 🎁ĐẶT HÀNG NGAY NHẬN NGAY ƯU ĐÃI🎁 Liên hệ Prenacy Gold hiện được cung cấp tại hệ thống các cửa hàng của Gavi. Để được hỗ trợ thông tin và mua hàng chính hãng, bạn vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Dược Tavico Địa chỉ văn phòng: 200 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, thành phố Hồ Chí MinhHotline: 0931 822 811Website: https://gani.vn/Email: [email protected]: https://facebook.com/gani.vn Read the full article
0 notes
Text
Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Tam cá nguyệt thứ 2 có lẽ là giai đoạn cảm thấy dễ chịu nhất trong suốt thai kỳ của bà bầu. Lúc này, các triệu chứng ốm nghén đã giảm, bà bầu sẽ cảm thấy việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn và có thể ăn được nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, đây để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa giúp thai nhi phát triển tốt.
Những thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn 3 tháng giữa của thai kỳ
Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa Bước sang tam cá nguyệt thứ hai dinh dưỡng vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm cần bổ sung trong thực đơn ở giai đoạn này mẹ bầu cần nhớ: Các loại thực phẩm giàu protein Ở giai đoạn thai nghén này mỗi ngày mẹ bầu cần phải hấp thu đủ hàm lượng protein là khoảng 85g để đảm bảo nhu cầu của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm giàu protein tốt cho thai nhi trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung như: Cá, trứng, sữa, thịt bò, thịt bê, thịt gà, đậu đỗ, bí ngô… giúp thai nhi phát triển toàn diện về hình thể và não bộ. Các loại thực phẩm giàu vitamin Thực phẩm giàu vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ và ở giai đoạn 2 này khi thai nhi đang phát triển mạnh về hình thái mẹ bầu cần phải chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết. Ngoài ra, việc bổ sung các loại vitamin A, B, C, D còn tăng sức đề kháng giúp mẹ chống lại bệnh tật trong suốt thai kỳ. Để bổ sung vitamin tự nhiên từ thực phẩm các mẹ nên thường xuyên ăn các loại trái cây, rau lá xanh đậm. Các loại thực phẩm giàu canxi và sắt
Các loại thực phẩm giàu canxi và sắt rất quan trọng trọng giai đoạn thứ 2 của thai kỳ Ở tam cá nguyệt thứ 2 thai nhi phát triển mạnh mẽ về hình thái đặc biệt là hệ xương. Ngoài ra, canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và chống đỡ hệ xương khi bụng bầu của mẹ ngày càng lớn. Bởi vậy, sắt và canxi đóng vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu. Nhóm thực phẩm giàu canxi và sắt mà mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình đó chính là: Trứng, sữa, thịt bò, gan,... Thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ Trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ này tử cung của mẹ đã bắt đầu phát triển nhanh, thai nhi đang lớn dần trong bụng. Bởi vậy, đường ruột của mẹ sẽ bị chèn ép và thai càng lớn thì độ chèn ép càng cao nên rất dễ dẫn tới tình trạng táo bón. Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ bầu cần phải bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc… Thực phẩm giàu kẽm
Các loại thực phẩm giàu kẽm mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng giữa Trong giai đoạn 3 tháng giữa này mẹ bầu cũng cần phải bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt, gan, trứng, hải sản… để giúp hệ xương của thai nhi phát triển tốt. Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm chứa nhiều DHA Các loại thực phẩm chứa hàm lượng DHA cao mà mẹ bầu cần lưu ý bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: Các loại cá béo, trứng gà, sữa, gan động vật,… Thực phẩm chứa nhiều DHA có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ đặc biệt nó giúp bé phát triển toàn diện hơn từ tim, phổi, gan, thận, mắt, xương và đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. Các loại thực phẩm giàu vitamin A cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa đó là: Cà rốt, rau bina, khoai lang, trái cây họ cam quýt… Như vậy, chúng ta có thể thấy giai đoạn thai kỳ thứ 2 này mẹ bầu vẫn phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Mặc dù, ở thời điểm này mẹ bầu đã giảm tình trạng ốm nghén, có thể ăn được nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn cần thường xuyên thay đổi thực đơn để tăng cảm giác ngon miệng.
Gợi ý một số thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa
Dưới đây là một số thực đơn bữa sáng, trưa, tối cho mẹ bầu. Hy vọng với những gợi ý này các mẹ sẽ có thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng hơn: Bữa sáng cho bà bầu
Bữa sáng đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng, mỗi bữa sáng mẹ bầu hãy ăn lượng thức ăn vừa phải, không nên ăn quá no khiến bụng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải đảm bảo hấp thụ đầy đủ 3 nhóm thực phẩm đó là: Rau củ trái cây, sữa ít béo, thịt… Ví dụ cho bữa sáng của mẹ bầu như sau: Một vài lát bánh mì nguyên cám, 1 ly sữa không đường, 1 quả trứng luộc và một đĩa nhỏ salad trái cây.Trứng ốp la ăn kèm với salad rau củ kèm pho mát ít béo, một bát con cháo yến mạch, 1 ly sữa tách béo. Bữa trưa cho bà bầu 3 tháng giữa
Với bữa trưa mẹ bầu có rất nhiều lựa chọn cho thực đơn của mình Nếu mẹ bầu đang không biết bữa trưa nên ăn gì thì có thể tham khảo một số gợi ý sau: Salad rau củ trộn với trứng gà luộc cắt khoanh nhỏ, đậu gà, vài lát thịt gà nướng, dầu và giấm trộn. Ngoài ra, nếu mẹ bầu không thích ăn kiểu salad trộn như trên thì một vài miếng sandwich cùng một ly nước ép hoa quả cũng là một lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng. Lưu ý mẹ bầu nên dùng bánh mì nguyên cám kèm với mứt, bơ đậu phộng thay vì thịt nguội, phô mai những loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn. Gợi ý thực đơn bữa tối ngon miệng cho mẹ mang thai trong 3 tháng giữa
Bữa tối mẹ bầu có thể ăn cháo để dễ tiêu Bữa tối mẹ nên ăn đơn giản để tránh cảm giác đầy bụng khó chịu khi đi ngủ cũng như tránh việc tăng cân quá nhiều khi mang thai. Mẹ có thể làm một bữa tối đơn giản với những món như: Mì ống sốt mariana và salad trộn.Phở gà, ly sinh tố trái cây.Nếu muốn nhẹ bụng mẹ có thể ăn một bát cháo bò, gà nhỏ. Trong trường hợp vẫn đói mẹ có thể uống một ly sữa bầu hoặc miếng bánh pudding.
Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng giữa
Dù đã được ăn uống thoải mái hơn so với 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng trong tam cá nguyệt thứ 2 này mẹ bầu vẫn cần phải chú ý đến các loại thực phẩm không nên ăn như: Đồ ăn nóng và cay: Những loại thực phẩm này ảnh hưởng rất lớn tới hệ bài tiết của bà bầu đặc biệt nó còn là nguyên nhân chính gây táo bón.Không sử dụng các loại thức uống có cồn, chất kích thích bởi nó sẽ khiến cho tim đập nhanh, đau đầu ảnh hưởng tới thai nhi.Đồ ngọt: Trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu không nên nạp quá nhiều đường vào cơ thể. Lượng đường được nạp vào co cơ thể quá nhiều không chỉ gây tăng cân quá mức còn khiến mẹ bầu rất dễ mắc phải tiểu đường thai kỳ.Hạn chế sử dụng bột ngọt: Thành phần chính có trong các loại bột ngọt là Sodium glutamate sẽ làm tiêu hao lượng kẽm trong cơ thể, từ đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những nhóm thực phẩm mà mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ cũng như gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu 3 tháng giữa. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ hữu ích cho các mẹ đang mang thai. Ngoài ra, các mẹ nên nhớ nếu cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất từ thực phẩm mẹ nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng dành riêng cho mẹ bầu. Xem thêm: https://gani.vn/san-pham/prenacy-gold-tang-cuong-duong-chat-cho-ba-bau/ Read the full article
0 notes
Text
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Bạn Nên Biết
Trong suốt cả thai kỳ thì giai đoạn 3 tháng đầu là quan trọng nhất. Đây là thời điểm mới hình thành thai nhi và còn rất yếu. Bởi vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong cả thai kỳ. Vì thế, các bà bầu cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong giai đoạn này để giúp thai nhi phát triển toàn diện tốt nhất.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu giúp thai nhi phát triển tốt
Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trong 3 tháng đầu bà bầu cần bổ sung các loại thực phẩm sau: Thực phẩm giàu Axit folic
Thực phẩm giàu axit folic rất cần thiết trong 3 tháng đầu mang thai Đây là dưỡng chất rất quan trọng cho việc hình thành, phát triển thai nhi trong 3 tháng đầu mà mẹ cần bổ sung. Axit folic hay chính là vitamin B9 có vai trò tổng hợp ADN và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Nếu thiếu axit folic sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi như: Khuyết ống thần kinh, hở đốt sống, không có sọ não, thoát vị màng não, sứt môi, dị tật tim, đường tiểu… Các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao mà mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: Thịt gia cầm, gan, ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau dền, rau cải, cà rốt, cà chua, bưởi, cam, chuối… Theo tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ đang mang thai nên bổ sung khoảng 400mcg acid folic mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài việc bổ sung trực tiếp bằng thực phẩm hàng ngày mẹ bầu có thể đi thăm khám để bác sĩ kê thêm các viên uống bổ sung acid folic. 3 tháng đầu mẹ bầu cần được bổ sung sắt
3 tháng đầu mẹ bầu cần được bổ sung các thực phẩm giàu sắt Sắt là dưỡng chất đặc biệt quan trọng trong quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy tới bào thai. Ngoài ra, nó còn có vai trò hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi cũng như tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người mẹ. Nếu thiếu sắt sẽ khiến cho bà bầu luôn trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi, da xanh xao, ăn ngủ kém… Ngoài ra, nó còn là nguyên nhân sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh… Một số loại thực phẩm giàu sắt mà các bà bầu cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày đó là: Thịt bò, rau dền, cải bó xôi, các loại ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt, gan,… Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời gian mang thai bà bầu cần phải bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và thai nhi phát triển tốt. Bà bầu cần bổ sung đầy đủ canxi
Bà bầu cần bổ sung đầy đủ canxi trong suốt thai kỳ Canxi có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương cho thai nhi đồng thời củng cố chắc thêm hệ thống xương cho mẹ. Nếu thiếu canxi cơ thể bà bầu sẽ xảy ra các hiện tượng như chuột rút, đau cơ, mệt mỏi thậm chí một số trường hợp nặng hơn còn xuất hiện tình trạng co giật. Bên cạnh đó thiếu canxi thai nhi sẽ có khả năng cao mắc các dị tật bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ như: Thấp, còi xương, suy dinh dưỡng... Những thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu cần bổ sung đó là: Tôm, cua, sữa tươi, cà rốt, vừng… Theo khuyến cáo hàm lượng canxi cần bổ sung trong 3 tháng đầu mang thai cho cơ thể bà bầu và thai nhi là 800 – 1000mg và tăng dần trong các giai đoạn tiếp theo. Protein cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Protein cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ba tháng đầu Như các bạn đã biết protein là một dưỡng chất đặc biệt quan trọng với cơ thể. Nó có vai trò xây dựng cũng như thay thế các mô mới trong cơ thể đồng thời vận chuyển oxy trong máu, tạo kháng thể cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bởi vậy, đối với các bà bầu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ cần được bổ sung đầy đủ protein để nâng cao hệ miễn dịch phòng tránh bệnh tật. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao các bà bầu cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày như: Phô mai, bơ động vật, thịt gia cầm, trứng, cá, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì… Với bà bầu hàm lượng protein cần bổ sung mỗi ngày khoảng một gam trên một kg trọng lượng cơ thể. Bởi vậy, tùy theo trọng lượng mỗi người, trong mỗi giai đoạn mà bà bầu bổ sung hàm lượng protein cho phù hợp. Các loại vitamin và khoáng chất
Bà bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây Vitamin và khoáng chất rất cần thiết với phụ nữ mang thai trong suốt cả thai kỳ. Khoáng chất và vitamin có trong rau xanh, các loại trái cây không chỉ giúp cung cấp các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà nó còn giúp bà bầu tránh được các hiện tượng đầy hơi, ợ nóng, táo bón, sạm da,... Các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất mà bà bầu không thể bỏ qua trong suốt thai kỳ đặc biệt là giai đoạn đầu như: Rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ, bưởi, cam, táo, nho, bơ… Và hàm lượng cần thiết mỗi ngày tối thiểu là 300gr. Đối với mẹ bầu trong giai đoạn đầu lưu ý không nên bổ sung quá nhiều năng lượng, trung bình mỗi ngày cần khoảng 200 – 300 calo và trọng lượng cơ thể chỉ nên tặng khoảng từ 1kg đến 2,5kg để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài các dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung trong 3 tháng đầu trên thì mẹ bầu cũng cần phải tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và thai nhi. Vậy những loại thực phẩm đó là gì?
Những thực phẩm bà bầu cần tránh trong 3 tháng đầu
Giai đoạn đầu là thời điểm nhạy cảm nhất với thai nhi và người mẹ. Lúc này, cơ thể người mẹ chưa thích nghi được với sự xuất hiện của em bé, ngoài ra lúc này thai mới hình thành và rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động từ người mẹ như đi lại, ăn uống.
Bà bầu cần tránh các loại thực phẩm sống, tái, có nguy cơ nhiễm độc trong suốt thai kỳ Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho thai nhi người mẹ cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh trong giai đoạn đầu mẹ cần lưu ý: Các loại thực phẩm sống, tái, chế biến không kỹ.Thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhiễm độc, ôi thiu.Các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng kỹ.Thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn.Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... Ngoài những nhóm thực phẩm trên, trong thời kỳ đầu mang thai các bà bầu cũng cần chú ý tránh ăn những loại thực phẩm có thể gây nguy cơ sinh sảy thai như: Rau ngót, rau răm, rau sam, dứa, đu đủ xanh, nhãn, khoai tây mọc mầm, măng, ngải cứu, các loại đồ muối lên men,... Bởi vậy, vì một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ cần tuyệt đối tránh những loại thực phẩm này. Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi vừa chia sẻ với các bạn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng như một số loại thực phẩm nên tránh trong giai đoạn này. Nếu trong 3 tháng đầu mẹ bầu có biểu hiện nghén nặng, không thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và cơ thể bằng các loại thực phẩm thì có thể bổ sung trực tiếp bằng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu Prenacy Gold. Để được tư vấn kỹ hơn về các thông tin chi tiết của sản phẩm này mời các bạn liên hệ trực tiếp với hotline 0931-822-811. Read the full article
0 notes
Text
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa A-Z
Bắt đầu từ tháng 4 cho đến tháng 6 là giai đoạn mà não cũng như tuỷ sống của thai nhi bắt đầu hình thành. Đây cũng là giai đoạn mà mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc cơ thể cũng như bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hai mẹ con. Cũng vì vậy mà chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa này cần lưu ý và chi tiết hơn cả.
Đặc điểm khi bước vào giai đoạn 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ, hay còn gọi là kỳ tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ bắt đầu tích trữ mỡ, tăng cân nhanh chóng. Quá trình này thực sự quan trọng trong việc phát triển của thai nhi, bởi lúc này em bé trong bụng đang cần một lượng dinh dưỡng rất lớn để có thể phát triển hoàn thiện, đặc biệt là canxi. Hơn thế nữa, đây cũng là giai đoạn mà não bộ thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất nên các chất khoáng giúp đảm bảo phát triển hệ thần kinh, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể được diễn ra một cách thuận lợi.
Đặc điểm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa Không chỉ thai nhi mà đối với mẹ bầu, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong giai đoạn này cũng sẽ khiến cho quá trình sinh nở của mẹ được diễn ra thuận lợi, cho mẹ nguồn sữa dồi dào chất dinh dưỡng hơn.
Những dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn 3 tháng giữa
Ở giai đoạn này mẹ bầu đã không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi những cảm giác khó chịu ốm nghén như hồi đầu tiên nữa. Vì thế đây là thời gian thích hợp để mẹ tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cần bổ sung từ 300 - 350 calories cho một bữa ăn. Mỗi tháng, mẹ nên tăng từ 2 - 2,5kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, mỗi bữa ăn mẹ cần chú trọng bổ sung các dưỡng chất dưới đây: Kẽm và chất sắt Đây là thời điểm bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và não. Vì thế kẽm và chất sắt có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, tái sinh tế bào một cách bình thường và gia tăng các tế bào hồng cầu.
Kẽm và chất sắt Còn đối với mẹ, hai khoáng chất dinh dưỡng này sẽ giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, giảm thiểu tối đa tình trạng buồn nôn, mệt mỏi. Thông thường, mẹ cần bổ sung khoảng 20mcg kẽm/ngày cũng như khoảng 60mcg sắt/ngày. Vitamin D Nhờ có khoáng chất này mà cơ thể dễ dàng hấp thụ và duy trì mức độ canxi, phốt pho. Đồng thời, canxi cũng hỗ trợ đắc lực cho thai nhi phát triển răng, xương toàn diện. Vitamin A Vitamin A là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt, xương cũng như hệ thần kinh trung ương của thai nhi, đồng thời giúp cho em bé khi chào đời sẽ hạn chế các nguy cơ của bệnh hen suyễn. Vitamin C Vitamin C đặc biệt cần thiết bởi đây là khoáng chất góp mặt vào hầu hết quá trình phát triển của bào thai, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, thậm chí hỗ trợ loại bỏ những khuyết điểm liên quan tới ngoại hình di truyền từ mẹ sang con. DHA DHA chiếm tới 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc. Đồng thời, đây cũng là dưỡng chất đóng vai trò trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Trong quá trình mang bầu ở kỳ tam cá kinh nguyệt thứ hai, hệ thần kinh và võng mạc phát triển cực kỳ nhanh và mạnh mẽ. Đó cũng là lý do mà mẹ cần bổ sung đầy đủ DHA trong khoảng thời gian này.
DHA cũng là chất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng bà bầu 3 tháng giữa Tuỳ vào từng cơ thể mà mẹ sẽ cần bổ sung từ 100 - 200mcg DHA/ngày. Canxi Nhu cầu canxi trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cũng rất quan trọng và cần thiết. Không chỉ cung cấp để giúp bé phát triển cơ thể, canxi cũng giúp các mẹ tránh được những căn bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có căn bệnh loãng xương phổ biến sau sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 cần bổ sung khoảng 1200mcg canxi/ngày. Xem thêm: https://gani.vn/dinh-duong-du-chat-nhat-cho-ba-bau/
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Quay trở lại với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ở 3 tháng giữa, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn so với bình thường, đặc biệt đảm bảo khoảng 60g chất đạm mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4 Ở giai đoạn này, mẹ sẽ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt từ thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh đậm,...Đồng thời tăng cường hấp thụ các chất sắt, vitamin C đến từ các loại hoa quả như chanh, cam, dưa hấu. Đối với các loại rau thì bông cải xanh, ớt chuông xanh nên có trong thực đơn hàng ngày. Lưu ý giai đoạn này mẹ cần phục hồi sức khoẻ nên tuyệt đối không bỏ bữa hoặc nhịn ăn.
Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 4 Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 Tháng thứ 5 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ về não bộ. Chính vì thế thực đơn cho tháng này cần được lưu ý sao cho bổ sung kích thích não bộ của trẻ phát triển trọn vẹn nhất. Mẹ bầu ở tháng thứ 5 bắt đầu cần kiểm soát, hạn chế việc ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chứa đường trắng bởi chúng có thể khiến não bộ thai nhi không linh hoạt. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu DHA như: lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, các loại đậu,... Ngoài ra, mẹ cũng nên giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày và hạn chế tối đa các loại đồ ăn chế biến sẵn. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6 Ở tháng cuối cùng của kỳ tam cá kinh nguyệt thứ 2, dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa sẽ tập trung ở các thực phẩm như: khoai tây, rau cải trắng, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, trứng, hoa quả để bổ sung sắt đầy đủ cho thai nhi. Đồng thời, mẹ cũng cần ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất cũng như canxi để thai nhi trong bụng không gặp các nguy cơ còi xương, yếu răng lợi hoặc mắc các tật gù lưng bẩm sinh. Giai đoạn này, mẹ cũng lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa dầu mỡ, muối để không bị phù nề chân, huyết áp hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ ở tháng thứ 6 Nếu có điều kiện, mẹ cũng có thể lựa chọn uống các viên vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.
Một mẫu thực đơn ăn uống đầy đủ cho mẹ trong 3 tháng giữa
Mẹ có thể bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các món nhất. Đối với bữa trưa, bữa tối và bữa phụ mẹ nên ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Một số đồ ăn vặt tối cho sức khoẻ như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt,...phù hợp cho bữa ăn phụ của mẹ. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa Trong giai đoạn 3 tháng này, có một số điều mẹ cần phải biết và lưu ý để giúp hai mẹ con luôn được khoẻ mạnh, phát triển toàn diện: - Bà bầu tuyệt đối không ăn kiêng, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên gia - Mọi phụ nữ đang mang thai đều được khuyến khích tăng cân trong giai đoạn này - Phụ nữ mang thai không ăn thực phẩm tái sống - Nói “không" hoàn toàn với đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,... - Hạn chế tối đa nêm nếm thức ăn bằng gia vị, bột ngọt - Luôn luôn lưu ý đến việc bổ sung các dưỡng chất trong thực phẩm - Mẹ cũng có thể lựa chọn các loại sữa cho bà bầu và thực phẩm chức năng cung cấp đủ khoáng chất trong giai đoạn này Trên đây là một số những thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa. Bài viết hi vọng đã mang đến cho các mẹ mang thai những thông tin cũng như kinh nghiệm bổ ích nhất. Read the full article
0 notes