Tumgik
#có nên xoa bụng khi mang thai 3 tháng giữa
Mang thai 3 tháng giữa có nên xoa bụng không?
Xoa bụng là thói quen của hầu hết mẹ bầu, thể hiện tình cảm của mẹ đối với thai nhi trong bụng. Tuy nhiên chính hành động tưởng như vô hại này lại dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm không tưởng, thậm chí là gây sinh non. Vậy có nên xoa bụng khi mang thai 3 tháng giữa?
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Mang thai 3 tháng giữa có nên xoa bụng không?
Mẹ bầu 3 tháng giữa có thể xoa bụng, tuy nhiên chỉ nên xoa 5-10 phút/lần, mỗi ngày xoa khoảng 2-3 lần. Mẹ cần dừng hành động xoa bụng khi phát hiện em bé có những cử động bất thường, bao gồm đạp mạnh và cử động nhiều hơn bình thường. Tốt nhất mẹ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra xem có vô tình kích thích các dây thần kinh xúc giác hoặc vận động của bé hay không.
Mẹ bầu 3 tháng giữa có thể xoa bụng, tuy nhiên, mẹ bầu 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối nên tránh xoa bụng bởi hành động này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, cụ thể:
Đối với bà bầu 3 tháng đầu: ở giai đoạn này em bé chưa làm tổ chắc chắn trong tử cung của mẹ, do đó nếu mẹ không cẩn thận các hành động có thể dẫn đến sảy thai. Mẹ bầu khi xoa bụng lúc này sẽ tạo ra các cơn co thắt gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như mẩn đỏ, sảy thai,… Đối với bà bầu 3 tháng cuối: đây là thời điểm mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ nên tử cung của mẹ rất nhạy cảm. Nếu mẹ xoa bụng quá nhiều ở thời điểm này sẽ kích thích các cơn co thắt có thể khiến bé chuyển động xoay ngôi theo chiều không thuận, nặng hơn có thể gây sinh non. Ngoài ra, mẹ cũng không nên xoa bụng bầu trong một số trường hợp đặc biệt như bị nhau tiền đạo, đã từng sinh non bởi hành động này có thể tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho em bé trong bụng.
Xem thêm: có bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Những lưu ý khi mẹ bầu muốn xoa bụng trong thai kỳ
Việc xoa bụng bầu chỉ thực sự gây ra những biến chứng nguy hiểm khi các mẹ không thực hiện đúng cách. Do đó mẹ hãy chú ý những điều sau khi xoa bụng bầu:
Bước 1: đầu tiên mẹ nên làm mềm da tay bằng các loại dầu như dầu rum, dầu bưởi,…hoặc một số loại kem chứa vitamin E để giúp tay dễ dàng di chuyển trên da đồng thời cải thiện các vết rạn da.
Bước 2: mẹ di chuyển tay nhẹ nhàng qua bụng đến các đường cong trên cơ thể. Mẹ lưu ý lúc này thì chưa nên trực tiếp xoa tay vào bụng hoặc háng.
Bước 3: mẹ bắt đầu tiến hành xoa bụng bằng cách đặt tay ở hai bên bụng sau đó từ từ hướng tay vào phần trung tâm rồi di chuyển bàn tay xuống dưới vùng xương mu, cuối cùng thì trở lại vị trí ban đầu.
Bước 4: trong lần massage thứ 2 mẹ bầu cũng di chuyển tay nhẹ nhàng theo vòng tròn như lần đầu, tuy nhiên mẹ nên hướng tay lên phần ngực và dần đưa xuống hai bên hông.
Bước 5: cuối cùng mẹ sử dụng lòng bàn tay để xoa bụng theo hình chữ C chồng lấp lên nhau. Mẹ lưu ý cần thực hiện liên tục, nhẹ nhàng.
Xem thêm: uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Những cách mẹ bầu 3 tháng giữa giao tiếp với bé
Mẹ có thể tìm hiểu cách giao tiếp với bé ngoài xoa bụng như:
Trò chuyện với bé: mẹ có thể giao tiếp với bé bằng cách trò chuyện như với một người có thể lắng nghe và hiểu những gì mẹ nói. Bé nghe được những lời trò chuyện của mẹ sẽ cảm nhận được giọng nói quen thuộc và bước đầu làm quen với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Cho em bé trong bụng nghe nhạc: âm nhạc giúp kích thích trí não, thính giác và các cơ quan khác hỗ trợ em bé mau lớn. Mẹ bầu nên cho em bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, tuy nhiên cần giới hạn tần suất và thời gian. Đáp lại những cử động của bé: bắt đầu từ tuần thai thứ 18, mẹ có thể cảm nhận được những cử động của thai nhi trong bụng. Khi thấy bé cử động, mẹ có thể chạm nhẹ nhàng vào những chỗ bé vừa đạp đến khi bé quay sang vị trí khác. Điều này sẽ giúp mẹ tương tác với bé, kích thích sự phát triển não bộ và tư duy của thai nhi. Ngoài ra, nhằm có sức khỏe tốt khi mang thai, mẹ cũng cần xây dựng chế độ ăn khoa học hàng ngày kết hợp lịch uống sắt canxi dha cho bà bầu . Tuy nhiên, cần chú ý uống đúng liều lượng và đúng cách nhằm đạt hiệu quả tốt.
Hy vọng với những mẹo nhỏ trên đây, các mẹ bầu sẽ có thêm kinh nghiệm để giữ và chăm sóc thai nhi tốt nhất!
0 notes
Text
Bà bầu 3 tháng giữa bị đau lưng làm thế nào để cải thiện?
Người phụ nữ khi mang bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cơ thể, cân nặng tăng nhanh, có thể bị ốm nghén, tâm lý khá nhạy cảm. Bên cạnh đó, đa số mẹ bầu còn trải qua tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng giữa. Thực sự, hiện tượng này gây ra không ít phiền toái và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người phụ nữ. Vậy bí quyết điều trị tình trạng trên là gì?
Xem thêm: bầu 12 tuần nên bổ sung thuốc gì
Bà bầu 3 tháng giữa bị đau lưng làm thế nào để cải thiện?
Theo các chuyên gia cơ xương khớp, để hạn chế đau lưng khi mang thai, bên cạnh việc thăm khám điều trị, cần thay đổi thói quen và lối sinh hoạt hàng ngày. CỤ thể:
Chọn trang phục thích hợp mặc hàng ngày
Trang phục mặc của bà bầu nên thoải mái và thuận tiện trong cử động. Lựa chọn quần áo có chất liệu co giãn, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc đồ bó sát sẽ làm giảm lưu thông máu. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn trang phục thoáng mát mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Chọn đi giày bệt để nâng đỡ vòm chân, giúp trọng lượng cơ thể được phân bổ đều.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ nâng đỡ vùng lưng
Mẹ bầu có thể giảm đau lưng với các dụng cụ hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, cải thiện tư thế và tăng cường lưu thông máu. Các loại gối ôm giúp mẹ giảm đau lưng có thể dùng như: gối số 9, gối chữ Z, gối chữ Y, gối chữ U, gối nơ.. không chỉ giúp mẹ giảm đau mỏi mà còn dễ ngủ hơn. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý không nên nằm trên đệm quá cứng hay quá mềm, kết hợp sử dụng đai đỡ bụng để giảm đau lưng tháng giữa và tháng cuối.
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Chườm nóng và chườm lạnh
Bà bầu đau lưng 3 tháng giữa có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau đơn giản. Chỉ cần chườm khăn lạnh hay chai nước đá, túi chườm nóng vào vị trí bị đau lưng trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý không để khăn hay túi chườm tiếp xúc với vùng bụng. Chườm lạnh được áp dụng với các cơn đau cấp tính, không nên chườm trong thời gian dài và liên tục để tránh bị nhiễm lạnh. Trong khi chườm nóng thì cần chú ý nhiệt độ để không làm bỏng da.
Xoa bóp giảm đau lưng khi mang thai
Massage giảm đau lưng cho bà bầu là biện pháp giảm đau rất phổ biến và có hiệu quả cao. Mẹ hãy nhờ người thân thực hiện hay tới các cơ sở spa uy tín để được xoa bóp lưng và cải thiện cơn đau mỏi. Những động tác massage lưng sẽ kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ lưng và xoa dịu cơn đau.
Xem thêm: dha có uống chung với sữa được không
Duy trì tư thế đúng để giúp giảm đau lưng
Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc giảm bớt áp lực tới lưng và tránh làm lưng bị tổn thương. Sau đây là một số điều mẹ bầu cần nhớ:
Khi nằm, mẹ nên nằm nghiêng với một chiếc gối ở giữa hai đầu gối, khi bụng to hơn thì ưu tiên nằm nghiêng về phía bên trái. Khi ngồi làm việc cần giữ cho lưng thẳng, ngửa vai, chân để lên một chiếc bục nhỏ. Mẹ cũng có thể cuồn một chiếc khăn đặt sau lưng hay dùng gối kê lưng. Khi đừng, cần kéo hông về phía trước và vai đưa về sau. Khi xoay người cần xoay cả bàn chân. Khi cần lấy một vật gì đó ở vị trí thấp, hãy uốn cong đầu gối và hạ dần trọng tâm cơ thể giống như tư thế ngồi xổm và giữ cho lưng thẳng. Tránh mang vác, nâng vật nặng, cúi gập người, nằm ngửa hay thay đổi tư thế đột ngột, tránh vặn lưng.
Bổ sung đầy đủ canxi và magie
Canxi và magie có khả năng tăng cường sức mạnh của xương khớp, tăng cường mật độ xương và giúp cơ thể linh hoạt hơn. Việc nạp vào cơ thể canxi và magie qua các thực phẩm và viên uống còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng đau nhức ở lưng. Một số thực phẩm giàu canxi và magie gồm có sữa, rau màu xanh đậm, các loại đậu…
Xem thêm: bầu uống 2 viên canxi cùng lúc được không
Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng giữa, từ đó sớm có biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe phù hợp cho mình. Chúc mẹ bầu mạnh khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống nhé!
0 notes
spachamsocbauhanoi · 1 month
Text
Xoa bụng khi mang thai được không?
Quá trình thai nghén khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Đặc biệt giai đoạn mới mang thai thì vấn đề sức khỏe cần được thai phụ chú ý bởi lúc này thai nhi chỉ mới hình thành và cần thời gian để ổn định trong tử cung của mẹ. Liệu có nên xoa bụng khi mang thai hay không?
Xem thêm: uống sắt và vitamin e cùng lúc được không
Xoa bụng khi mang thai được không?
Mẹ trong thời gian mang thai không nên xoa bụng quá nhiều, cần tránh xoa bụng trong những khoảng thời gian nhạy cảm. Ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ có thể xoa bụng nhẹ nhàng với tần suất hợp lý sẽ giúp kết nối mẹ bầu với thai nhi, kích thích trí não của bé phát triển đồng thời mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của bé.
Mẹ chú ý cần tránh xoa bụng bầu trong những trường hợp sau đây:
Em bé cử động nhiều hơn bình thường: mẹ cần tránh xoa bụng bầu khi thấy em bé cử động nhiều hơn bình thường, tốt nhất mẹ nên đi thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân em bé cử động bất thường và sớm khắc phục. Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ: 3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm, mẹ cần tránh xoa bụng bởi hành động xoa bụng có thể khiến bé chuyển động làm xoay đổi ngôi thai theo chiều bất lợi, nguy hiểm hơn có thể tạo ra các cơn co thắt dẫn đến sinh non. Thai phụ bị nhau tiền đạo: mẹ bầu tuyệt đối không nên xoa bụng khi bị nhau tiền đạo. Tình trạng nhau tiền đạo khiến mẹ khó có thể sinh thường vì em bé khó xoay đầu chui ra ngoài. Thai phụ có dấu hiệu sinh non: mẹ có tiền sử sinh non, thai chết lưu, nạo phá thai nhiều lần hoặc cơ thể có dấu hiệu sinh non cần tránh xoa bụng quá nhiều do có thể gây kích thích tử cung, tăng nguy cơ sinh non.
Xem thêm: bầu uống sắt bị tiêu chảy phải làm sao
Tác hại của xoa bụng bầu không đúng cách
Tác hại có thể xảy ra nếu mẹ bầu xoa bụng không đúng cách đó là:
Làm thay đổi ngôi thai: bắt đầu từ tuần thai 32, em bé phát triển lớn hơn đồng thời lượng nước ối cũng ít đi khiến không gian trong tử cung của mẹ cũng chật chội hơn. Do đó, mẹ xoa bụng ở thời điểm này có thể làm bé đổi ngôi thai theo chiều không thuận, khiến mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh thường. Em bé bị dây rốn quấn quanh cổ: em bé bị dây rốn quấn 1-2 vòng quanh cổ sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển, tuy nhiên, nếu mẹ xoa bụng khiến dây rốn quấn nhiều vòng quanh cổ bé dễ gây cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé, khiến bé không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Gây sinh non: bắt đầu từ tuần thai thứ 34, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện các cơn co thắt giả, nếu mẹ xoa bụng quá nhiều sẽ kích thích cơn co tử cung dẫn đến tình trạng nhau thai bị đứt, sinh non.
Xem thêm: uống sắt và sữa cách nhau bao lâu
Hướng dẫn xoa bụng khi mang bầu đúng cách cho thai phụ
Mẹ bầu hãy nhớ nguyên tắc khi xoa bụng bầu để không gây ảnh hưởng đến thai nhi:
Thời gian xoa bụng: mẹ chỉ nên xoa bụng trong khoảng thời gian từ 5-10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần. Thời điểm xoa bụng: tốt nhất mẹ nên xoa bụng vào thời điểm cố định trong ngày, thời điểm lý tưởng tốt nhất là 9 giờ tối sẽ không gây ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé yêu. Hướng xoa bụng: em bé thường nằm cố định trong bụng mẹ ở những giai đoạn đầu, do đó mẹ có thể nhận biết được phần đầu và chân của bé, do đó, mẹ nên xoa bụng theo hướng vòng trong để tránh khiến em bé di chuyển. Lực xoa bụng: khi xoa bụng, mẹ chỉ nên dùng lực thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay hoặc xoa dồn dập bởi dùng lực mạnh dễ gây tổn thương đến em bé trong bụng.
Ngoài chú ý đến cách xoa bụng, nhằm có sức khỏe tốt khi mang thai, mẹ cũng nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học hàng ngày, chú ý thời gian uống sắt canxi và dha cho bà bầu một cách phù hợp. Mẹ chú ý cần uống đúng liều lượng và uống đúng cách nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu mẹ nên hay không nên xoa bụng khi mang thai. Cùng với đó là một vài lưu ý mẹ nên cân nhắc khi thực hiện phương pháp này. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
0 notes
Text
Bà bầu có nên massage lưng không?
Tumblr media
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng trong thai kỳ như do ngồi sai tư thế, cơ bụng yếu đi, do mẹ bầu tăng cân. Một số trường hợp khiến mẹ bầu đau lưng còn có thể do các bệnh lý như đau thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống cổ.. khiến cho các mẹ gặp nhiều đau đớn, khó chịu. Các mẹ bầu thường tìm tới các biện pháp xoa bóp, massage lưng để hạn chế cơn đau. Tuy nhiên, bà bầu có nên massage lưng không?
Mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện massage lưng cho bà bầu để tăng cường tuần hoàn máu, giảm thiểu các cơn đau mỏi một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên mẹ nên nhớ không thực hiện massage trong 3 tháng đầu thai kỳ mà hãy áp dụng trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mang thai. Khi xoa bóp massage nên thực hiện nhẹ nhàng để cơ thể thoải mái hơn.
0 notes
Ảnh hưởng của việc xoa bụng bầu sai cách
Bầu xoa bụng có ảnh hưởng gì không là câu hỏi được nhiều mẹ mang thai thắc mắc. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây mẹ nhé!
Xoa bụng bầu có tác hại gì không?
Những cú đạp của con trong bụng có lẽ chính là niềm an ủi, động viên lớn nhất đối với những bà mẹ mang thai. Và mỗi khi đặt tay lên bụng là mỗi lần mẹ lại cảm nhận được niềm hạnh phúc từ con nhất là khi con đáp phản ứng, giao lưu lại mẹ bằng những cú đạp. Khi bụng bầu ngày càng lớn, không chỉ có mẹ mà bát kể ai nhìn cũng muốn chạm vào và xoa xoa bụng bầu. Hành động tưởng chừng vô hại này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho con. Dưới đây là tất tần tật những gì mẹ bầu cần biết về việc xoa bụng bầu.
Tumblr media
Làm thay đổi ngôi thai
Ngôi thai có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dạ của mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ngôi thai chưa cố định bởi thai nhi có thể dễ dàng di chuyển thoải mái trong tử cung của mẹ. Nhưng khi đến tuần thứ 32, lượng nước ối ít đi do thai nhi đã phát triển lớn hơn, không gian trong tử cung của mẹ cũng hẹp đi dẫn đến ngôi thai cũng dần cố định hơn.
Thai nhi có xu hướng quay đầu xuống dưới để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ thường xuyên chạm, xoa bụng bầu có thể gây thay đổi ngôi thai, bé sẽ khó xoay trở lại vị trí thuận tiện cho mẹ sinh thường. Vì thế, mẹ cần tránh xoa bụng bầu vào thời điểm này.
>>Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt giúp ngừa thiếu máu
Tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ
Các chuyên gia cho biết nếu mẹ bầu thường xuyên xoa bụng, đặc biệt là trước 30 tuần sẽ khiến thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng. Nếu bé bị quấn từ 1-2 vòng là bình thường nhưng khi quấn nhiều vòng hơn, dây rốn bị căng, quá trình trao đổi chất giữa thai nhi và mẹ bị cản trở. Điều này khiến nhiều bé sinh ra bị thiếu cân, thiếu máu thậm chí dây rốn bị thít chặt có thể gây nghẽn mạch máu dẫn tới suy thai, thai chết lưu.
>>Xem thêm: những loại thuốc canxi tốt cho bà bầu giảm đau nhức xương
Dễ gây sinh non
Các cơn co thắt giả sẽ xuất hiện từ tuần thai thứ 34, tử cung của mẹ bầu cũng nhạy cảm hơn trong thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ. Vì thế thói quen xoa bụng bầu thường xuyên hoàn toàn không nên vì có thể kích thích cơn co tử cung gây đứt nhau thai, gây ra tình trạng sinh non.
>>Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu
Tumblr media
Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì để có một thai kỳ an toàn?
Chăm sóc bà bầu trong thời kỳ thai sản cần có sự tỉ mỉ và quan tâm đến từng cử chỉ. Bởi tâm sinh lý, sức khỏe của bà bầu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Ngay từ đầu thai kỳ, mẹ nên chú ý thực hiện những việc làm sau:
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Mẹ cần có chế độ ăn uống cân đối, đa dạng và bổ sung các nhóm chất thiếu yếu nhằm giúp mẹ thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh.
Bổ sung các viên uống vi chất phù hợp:Các vitamin và khoáng chất không được đáp ứng đủ qua bữa ăn thì cần bổ sung qua các viên uống. Bổ sung sắt canxi DHA cho bà bầu phù hợp giúp mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt và giúp thai nhi ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường phát triển xương và trí não toàn diện.
Vận động thể dục mỗi ngày: Luyện tập các bài tập phù hợp trong suốt thai kỳ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu, nâng cao hệ miễn dịch, tránh được các biến chưng thai kỳ như tiểu đường, tiền sản giật, phù nề chân tay…..
Giữ tinh thần thoải mái: Tinh thần thoải mái là yếu tố rất quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu có vui vẻ, thư giãn thì thai nhi mới được khỏe mạnh, hấp thu các dưỡng chất tốt nhất.
Khám thai đúng lịch: Khám thai đúng lịch giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, sớm phát hiện ra những bất thường và có cách can thiệp tốt nhất.
>>Xem thêm: sắt vô cơ và sắt hữu cơ khác nhau như thế nào
Trên đây chỉ là những lưu ý, hạn chế để các mẹ bầu không làm tổn thương đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu như sức khỏe bạn quá yếu, thì không nên xoa bụng, chẳng hạn như trong trường hợp bạn dễ sảy thai hoặc quá mẫn cảm. Tốt nhất, bạn nên đi kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe để có những sinh hoạt phù hợp nhé.
0 notes
nguontramhuong · 5 years
Text
Cây trầm hương như thế nào? Cây trầm hương có tác dụng gì?
Trầm Hương là một loại thảo mộc được ví như Linh khí đất trời. Bởi nó mang trong mình đặc trưng của một phương thuốc chữa “bách bệnh”. Cũng vì thế mà nó càng được biết đến và được săn lùng nhiều hơn. 
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thảo mộc này, bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về đặc điểm của Trầm Hương, tác dụng của chúng và cách nhận biết cũng như Trầm Hương trên thị trường hiện nay.
1. Cây Trầm Hương như thế nào? Sống ở đâu? 
Trầm Hương sinh ra từ cây Dó Bầu. Theo truyền thuyết dân gian, hương trời bay theo gió đậu vào vết thương trên cây Dó Bầu, hòa quyện cùng với nhựa chảy ra, theo thời gian, tạo thành Trầm.
Trầm Hương được sinh ra từ cây Dó Bầu
Trên thực tế, cơ chế tạo ra Trầm hương là dựa trên sự phản ứng hóa học và vật lý của các phần từ gỗ với tác động bên ngoài gây ra như nấm gây bệnh, vết nứt,… Khi bị thương, cây sẽ tự tiết ra một chất nhựa để băng bó vết thương. Và từ đó, Trầm Hương hình thành, nhờ sự kết hợp giữa tinh dầu nhựa và gỗ của cây Dó Bầu.
Vậy cây Dó Bầu, hay cây Trầm Hương thường sống ở đâu? Trên thế giới, cây Trầm thường xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây Trầm lại phân bố trải dài từ tỉnh Hà Giang đến Phú Quốc.
Cây Trầm Hương phân bố trải dài từ Hà Giang đến Phú Quốc
Câu hỏi có lẽ nhiều người quan tâm đó là tại sao Trầm Hương được trao đổi nhiều như vậy hay Trầm Hương có tác dụng gì? Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm về các tác dụng của cây Trầm Hương trong cuộc sống.
2. Cây Trầm Hương có tác dụng gì? Dùng để làm gì?
Trầm Hương có vô số tác dụng, từ cải thiện sức khỏe con người, đồ trang sức cho đến phong thủy. Và cùng với đó, Trầm Hương sẽ được tạo thành những hình thức khác nhau.
2.1. Làm thuốc
Trầm Hương được các nhà khoa học nghiên cứu và từ đó phát hiện được vô vàn phương thuốc trong Đông Y cũng như Tây Y.
Thuốc Trầm Hương cải thiện sức khỏe hiệu quả
2.1.1. Trong Đông Y
Trầm Hương là một loại dược mộc, phương thuốc quý hiếm. Có tính ôn, cay cùng vị thơm ngọt dịu, bổ kinh thận, bổ nguyên dương. Mang trong mình những đặc tính đó nên Trầm Hương có một số tác dụng sau đây đối với sức khỏe.
Giảm đau: Giúp chữa các bệnh đau bụng, đau đầu, đau ngực hiệu quả.
Có lợi cho đường tiêu hóa: Giúp trị tiêu chảy, hạ đờm, chống nôn.
An thần: Đốt Trầm giúp trấn tĩnh, an thần, thư giãn. Trầm có mùi thơm nhẹ nhưng đặc trưng, không thể trộn lẫn với một loại hương thơm nào khác. 
Tốt cho thận: Trầm làm ấm thận, bổ nguyên dương, rất tốt với người thận khí hư, lợi tiểu.
Tốt cho tim mạch: Đông y cho rằng trầm giúp trợ tim, khó thở, mạnh tim.
2.1.2. Trong Tây Y
Bên cạnh các nghiên cứu trong các bài thuốc Đông Y, Trầm Hương cũng đóng một vai trò không thể thiếu trong các phương thuốc Tây Y.
Tim mạch: Giúp chữa các bệnh đau ngực, suy tim, chữa hen suyễn.
Tiết niệu: Giúp chữa bí tiểu tiện.
Kháng sinh: Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (làm lành vết thương, diệt khuẩn).
Ung thư tuyến giáp: Các thành phần dược liệu có trong Trầm Hương còn có khả năng tiêu diệt tế bào, đề phòng và chữa ung thư.
Tiêu hóa: Giúp chữa buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
2.2. Làm đồ trang sức
Trầm Hương không những cải thiện sức khỏe mà còn có thể trở thành một món trang sức đang phổ biến hiện nay. Vòng tay Trầm Hương đem đến sự đẳng cấp, sang trọng nhưng không kém phần giản dị bởi giá trị mà chúng đem lại.
Vòng tay trang sức được làm từ Trầm Hương
Không những tốt cho sức khỏe, vòng tay trầm hương còn mang đến sự trang nhã đi kèm với lợi ích về mặt phong thủy cũng như mang lại một cuộc sống tích cực và tươi đẹp hơn.
Bên cạnh đó, vòng tay Trầm Hương tỏa ra một mùi thơm đặc trưng, phụ thuộc vào số năm tích Trầm mà sản phẩm sẽ có mùi hương nồng đậm hay nhẹ nhàng thoang thoảng khác nhau.
2.3. Làm tinh dầu
Giảm triệu chứng ở đường hô hấp: Tinh dầu Trầm giúp cải thiện tình trạng như sổ mũi, hắt hơi liên tục,…
Giảm căng thẳng: Khi hít tinh dầu Trầm Hương sẽ giúp làm giảm lo lắng, căng thẳng, tăng cường sự tập trung. Đồng thời giúp ngăn ngừa triệu chứng trầm cảm và rối loạn giấc ngủ. Nó cũng giảm đau đầu khi xoa bóp vào vùng trán, thái dương.
Tinh dầu Trầm có nhiều tác dụng đến sức khỏe
Ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư: Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu rằng trong tinh dầu Trầm hương có chứa thành phần có thể ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
Chăm sóc da: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, tinh dầu Trầm giúp cải thiện tình trạng da bị lão hóa như nếp nhăn, vết chân chim, mất độ đàn hồi hay điều trị mụn trứng cá, làm dịu da và giảm tình trạng viêm nhiễm.
2.4. Ngâm rượu
Làm giảm tiền mãn kinh ở nữ giới: Rượu Trầm Hương giúp cân bằng hàm lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ, từ đó cải thiện các hiện tượng như kinh nguyệt không đều và giảm ham muốn sinh lý.
Rượu Trầm Hương
Chữa bệnh nam giới: Trầm Hương ngâm rượu có đặc tính bổ thận, bổ khí dương nên có khả năng chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới.
Chữa bệnh hen suyễn: Bởi tính năng diệt khuẩn cao nên rượu Trầm giúp vệ sinh đường hô hấp và cải thiện các triệu chứng hen suyễn một cách hiệu quả.
3. Cách nhận biết cây Trầm Hương
Khi muốn khai thác Trầm Hương, người nông dân cần có những phương pháp để nhận biết đâu là cây Dó Bầu chứa Trầm. Sau đây là một số cách nhận biết cây Trầm Hương mà bạn nên bỏ túi.
3.1. Nhận biết qua thân cây
Thân cây Trầm Hương lớn, cao từ 15-30m và thậm chí có thể đến 40m với đường kính trên 60cm. Vỏ cây nhẵn màu xám, có vết nhăn dọc theo thân cây. Thịt vỏ màu trắng, có xở min dày.
Đặc điểm của thân cây Trầm Hương
3.2. Nhận biết qua lá cây
Lá cây Trầm Hương mỏng có hình bầu dục mọc đối. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới có màu xanh nhạt hơn và lông mịn. Bên cạnh đó lá Trầm Hương có gân hình lông chim rõ ở mặt dưới hợp lại ở mép. 
Đặc điểm của lá cây Trầm Hương
3.3. Nhận biết qua hoa
Hoa Trầm Hương dạng cụm hình tán hoặc chùm mang nhiều hoa mọc ở kẽ lá. Hoa có cuống, đài hình chuông màu trắng. Bầu hoa hình trứng có lông dày, và thường ra hoa vào tháng 7 – 8.
Đặc điểm của hoa Trầm Hương
4. Cây Trầm Hương giá bao nhiêu?
Trầm Hương xuất hiện trên thị trường hiện nay có 2 loại bao gồm thiên nhiên và nhân tạo. Giá Trầm Hương có thể thay đổi phụ thuộc vào chất lượng cũng như là tính chất của các loại Trầm khác nhau. 
Trầm Hương được rao bán ngày càng nhiều trên thị trường
Trầm Hương nhân tạo được cấy vào Trầm Hương tự nhiên nên có giá bán từ vài chục triệu đồng trên một kg.
Trầm Hương tự nhiên có giá vài trăm triệu đồng, thậm chí lên tới vài tỷ đồng. Bởi đây là loại sản vật quý hiếm và được nhà nước bảo tồn.
Nhu cầu Trầm Hương ngày càng cao vì vậy càng có nhiều nhà cung cấp hàng giả gia nhập thị trường này. Vì vậy, mỗi người cần phải có những kiến thức và thông tin chính xác về mặt hàng này để có thể lựa chọn và mua được những sản phẩm chất lượng.
The post Cây trầm hương như thế nào? Cây trầm hương có tác dụng gì? appeared first on Thông tin, tư vấn về chất liệu trầm hương.
from WordPress https://ift.tt/2PXMVZi via IFTTT
1 note · View note
thehinhcom · 6 years
Link
Yoga cho phụ nữ mang thai giúp bạn giữ dáng, giúp mẹ bầu khỏe mạnh và còn mang lại nhiều lợi ích cho em bé sắp chào đời. Yoga trước khi sinh là một bài tập thể dục tuyệt vời cho cả mẹ và bé, mang đến cơ hội kết nối giữa mẹ và em bé, bạn có thể tận hưởng nhiều lợi ích của tập yoga khi mang thai.
Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về Yoga cho phụ nữ mang thai và 5 tư thế yoga tốt nhất
Lợi ích tập Yoga cho phụ nữ mang thai trước sinh
Ngày nay, tập yoga khi mang thai rất phổ biến. Yoga là một sự lựa chọn phù hợp để mẹ bầu giữ dáng. Nếu đây là lần đầu mang thai hoặc từng mang thai thì yoga có thể giúp bạn dẻo dai, săn chắc cơ bắp hơn, đồng thời cải thiện sự cân bằng và lưu thông máu trong suốt thai kỳ. Dưới đây là 7 lợi ích sẽ khiến bạn bất ngờ tập yoga cho bà bầu:
Cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh hơn: Khi mang thai cơ thể bạn chịu sự thay đổi về thể chất lẫn cảm xúc. Các hormone như estrogen, progesterone, prolactin, relaxin và oxytocin đột ngột tăng cao. Tập yoga sẽ là cách để cân bằng những thay đổi trong cơ thể.
Tập luyện kỹ thuật hô hấp: Kỹ thuật hô hấp tại sao được nhắc đến trong quá trình mang thai? Vì tập luyện kỹ thuật có lợi cho sức khỏe và giúp tâm lý ổn định hơn. Sự thay đổi về hormone diễn ra trong cơ thể gây ảnh hưởng đến tâm lý, vì thế tâm trạng của bạn thay đổi xoành xoạch. Do đó, để kiểm soát được cảm xúc, bạn cần tập luyện hít thở . Ngoài ra việc tập luyện hít thở đúng cách làm tăng tối đa lượng oxy cung cấp cho đứa bé trong bụng, giảm đau đớn trong lúc sinh vì “hô hấp đúng cách là người bạn tốt nhất ở cạnh bạn trong lúc sinh nở”.
Giảm đau lưng: tập yoga cho phụ nữ mang thai giúp lưu thông máu huyết, phát triển thể lực cũng như cân bằng cơ thể, đồng thời giúp các cơ lưng được co giãn và điều hòa.
Cơ bắp dẻo dai: Yoga khi mang thai được xây dựng dành cho những bó cơ cần thiết trong khi vượt cạn vì nó giúp phần hông được uống dẻo và linh hoạt hơn. Trong đó gồm tư thế squat làm giãn phần hông và xương chậu, kiểm soát được những cơ co thắt hành hạ.
Đem lại sự thư giãn: Thông thường phụ nữ mang thai thường có rất nhiều lỗi no dẫn đến trình trạng trầm cảm hoặc chứng mất ngủ. Kiên trì tập yoga, bạn sẽ học được cách hít vào thở ra thật sâu và chậm rãi, từ đó sẽ cảm thấy thư giãn hơn, ngủ ngon lành hơn.
Tạo sợi dây liên kết với đứa trẻ: Ngoài những chuyển động hay tư thế yoga để làm bé thấy thoải mái, huấn luyện viên còn dạy cho bạn cách trò chuyện với con như xoa bụng trước tập giúp kết nối giữa mẹ và bé nhiều hơn.
Làm quen với những bà mẹ khác: Ngoài lợi ích mà các bài tập yoga mang lại thì việc tập luyện yoga cùng các mẹ bầu khác cũng rất là thú vị. Bạn có thể làm quen, trao đổi những thông tin về sinh sản, bệnh viện nào tốt, bác sĩ nào giỏi, loại sữa, tã lót nào chất lượng và thích hợp nhất. Do đó hãy đến phòng tập yoga để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh và tích cực với những người bạn mới của mình nhé.
Tập Yoga khi mang thai có an toàn không?
Tập Yoga cho phụ nữ mang thai chưa nhận được nhiều nghiên cứu khoa học nhưng nó thường được coi là an toàn và có lợi cho hầu hết các bà mẹ và thai nhi. Một thai kỳ được chia thành 3 tháng, mỗi giai đoạn trong tam cá nguyệt sẽ giúp bạn thích nghi phù hợp với bài tập yoga.
Ngoài ra cơ thể bạn sản xuất một loại hormone được gọi là relaxin trong suốt thai kỳ, giúp làm mềm cơ thể để em bé lớn dần và chuẩn bị cho việc sinh nở. Sự hiện diện của relaxin có thể khiến bạn linh hoạt hơn bình thường, tập yoga giúp relaxin ổn định các khớp và dây chằng trong thời gian này.
Mối nguy hiểm lớn nhất với chị em phụ nữ mang thai là: ngã. Do đó để giảm thiểu rủi ro đó, đặc biệt là khi bụng của bạn bắt đầu nhô ra. Tập bài tập thở pranayama yoga có thể khiến bạn ngất xỉu. Các bài tập hot yoga làm ấm nhiệt độ cơ thể nên cũng cần tránh. Ngoài ra bạn cũng nên xem lời khuyên, khuyến nghị và biện pháp tập yoga cho phụ nữ mang thai an toàn.
Tập yoga trong tam cá nguyệt đầu tiên
Đối với yoga khi mang thai trong 3 tháng đầu, những thay đổi về tư thế là khá nhỏ và kích thước vòng bụng chưa thực sự là vấn đề. Trong tam cá nguyệt đầu tiên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn nôn, vì vậy hãy tập các tư thế dễ dàng. Hầu hết phụ nữ đã từng tham gia các lớp học yoga có thói quen tập thường xuyên vẫn tiếp tục tập khi biết mình mang thai. Nếu bạn tập yoga lần đầu tiên, sẽ rất tốt khi bắt đầu với một lớp học tiền sản.
Tập yoga trong tam cá nguyệt thứ hai
Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập yoga trước khi sinh. Thời điểm này bạn đã qua cơn ốm nghén tồi tệ nhất, và bụng cũng bắt đầu xuất hiện vì vậy bạn cần nhiều hơn về tư thế và lời khuyên cụ thể khi mang thai.
Khi tử cung mở rộng, đã đến lúc ngừng thực hiện bất kỳ tư thế nào mà nằm úp và tránh những động tác khó, không thoải mái. Hướng dẫn tập yoga cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai sẽ cung cấp nhiều thông tin và lời khuyên chuyên sâu hơn.
Tập yoga trong tam cá nguyệt thứ ba
Trong yoga ba tháng thứ ba, bụng của bạn đã rất lớn và các bài tập yoga ở giai đoạn này sẽ tập trung vào tư thế đứng.
Nếu bạn mới tập Yoga
Đọc về cách bắt đầu tập yoga nếu bạn là người mới bắt đầu. Khi tìm kiếm một lớp học, tìm lớp "yoga trước khi sinh”, vì giáo viên của họ có thể hướng dẫn bạn một cách thích hợp. Nếu bạn đến một lớp học bình thường, hãy nói với giáo viên rằng bạn đang mai thai nhé. Một số phụ nữ vẫn làm việc trong suốt thai kỳ và chỉ tập yoga trước khi sinh trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn vẫn sẽ nhận được lợi ích tập yoga nếu bạn giống trường hợp trên, nhưng nếu có thể hãy bắt đầu tập càng sớm càng tốt nhé!
Nếu bạn đã có kinh nghiệm
Những tín đồ yoga chắc sẽ rất vui khi biết rằng họ có thể tiếp tục tập yoga trong suốt thai kỳ. Khi bụng bạn to dần lên, sự thích nghi với việc tập luyện yoga thường xuyên là cần thiết. Bạn có thể tiếp tục tham gia các lớp học bình thường miễn là bạn cảm thấy thoải mái, nhưng cũng cần cho giáo viên biết là bạn đang mang thai để không cảm thấy bắt buộc phải thực hành tư thế cường độ cao. Cũng cần nghiên cứu những tư thế cần tránh trong 3 tháng cuối. Đây cũng là một ý tưởng tốt để tham gia một số lớp học tiền sản và tìm hiểu về việc sinh nở.
Top 5 tư thế yoga cho phụ nữ mang thai
Tư thế Cat - Cow Stretch: Một cách nhẹ nhàng cột sống của bạn dẻo dai giúp em bé vào tư thế tốt nhất để sinh nở
Tư thế Gate pose: Giúp kéo giãn cơ vùng bụng của bạn
Chiến binh II: Giúp tăng cường sức mạnh cho đôi chân và mở hông
Cobbler’s Pose: giúp mở hông nhẹ nhàng, kéo giãn đùi trong
Legs up the wall: giúp mắt cá chân và bàn chân đỡ bị sưng vù.
Yoga sau khi mang thai
Sau khi sinh em bé, bạn có thể háo hức để quay trở lại tập luyện yoga. Các bác sĩ thường đề nghị thời gian nghỉ ngơi hồi phục là 6 tuần cho sinh nở tự nhiên và lâu hơn nếu bạn sinh mổ. Có rất nhiều các tư thế yoga sau sinh để giúp các bà mẹ cho con bú chống lại cơn đau lưng và cổ.
Điều quan trọng là hãy tự chăm sóc bản thân, vì vậy tận dụng mọi cơ hội mà bạn có thể tự mình đến lớp học yoga. Các lớp học yoga cho mẹ và bé là một cách tuyệt vời để quay trở lại và gặp gỡ các phụ huynh khác.
Kết
Yoga cho phụ nữ mang thai cung cấp các tư thế giúp bạn tận hưởng khoảng thời gian thú vị, đặc biệt là bí ẩn khi mang thai. Mặc dù mỗi phụ nữ đều có bạn đời trong thai kỳ, nhưng người đó sẽ không trải qua và hiểu được những thay đổi về thể chất mà bạn đang gặp phải. Tham gia một cộng đồng phụ nữ mang thai là một điều rất tốt và mang lại nhiều giá trị!
The post Yoga cho phụ nữ mang thai và 5 tư thế yoga khi mang thai tốt nhất appeared first on Thể Hình Channel - Hướng dẫn tập thể hình, tập gym, fitness.
Nguồn: Thể Hình Channel
1 note · View note
mypharma88 · 3 years
Text
Mypharma - Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1DZ1 chính hãng
THÔNG TIN SẢN PHẨM
MyPharma xin giới thiệu đến các bạn sản phẩm Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1DZ1 chính hãng đang được nhiều khách hàng ưa chuộng đang hiện được phân phối tại cửa hàng MyPharma.
Thông số kỹ thuật của Microlife FR1DZ1:
Tầm đo:
Sai số: ± 0,2độ C
Bộ nhớ: 30 lần đo
Thời gian cho kết quả: 1 giây
Màn hình hiển thị: LCD
Nguồn điện: 2 pin AAA 1,5V
Khoảng cách đo: 1-3 cm
Kích thước: 146.93 x 38.14 x 21.34 mm
Trọng lượng: 45g
Thân nhiệt: 34.0-42.2 độ C
Vật thể: 0-100 độ C
Công dụng của nhiệt kế Microlife FR1DZ1:
Đo nhiệt độ cơ thể.
Đo nhiệt độ môi trường.
Đo nhiệt độ vật thể.
Đối tượng sử dụng Microlife FR1DZ1:
Phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
Hướng dẫn sử dụng nhiệt kế Microlife FR1DZ1:
B1: Lắp pin
B2: Cài đặt ngày, tháng, năm, giờ, đơn vị đo (độ C hay độ F), cài đặt âm thanh.
B3: Chọn chế độ đo thân nhiệt người hay nhiệt độ vật thể bằng nút ở mặt bên thân máy.
B4: Ấn nút nguồn
B5: Ấn nút START và bắt đầu đo. Đật máy ở giữa trán, trên lông mày, cách 1-3 cm. Đối với vật thể, đặt cách vật thể 2-3 cm.
B6: Đọc kết quả đo.
Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế hồng ngoại Microlife FR1DZ1:
Tránh làm rơi máy.
Nên kiêm tra sản phẩm định kỳ 2 năm/ lần.
Không sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
Sử dụng bông tẩm cồn 70 độ để vệ sinh đầu dò.
Đợi 15 phút sau khi lau chùi mới tiếp tục đo nhiệt độ.
Không nhúng thiết bị vào nước hoặc các chất tẩy rửa.
Bảo quản nhiệt kế hồng ngoại Microlife FR1DZ1:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, tránh nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
Để xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm:
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A6 Basic – Tích hợp công nghệ
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A200 – Tầm soát rung nhĩ
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A100+ – Công nghệ đo tự động
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A7 Touch – Cảm ứng thông minh
Máy đo huyết áp cơ Microlife kèm tai nghe – Giá tốt
Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1MF1 giá tốt
———————————————-
Đánh giá của dược sĩ gia đình MyPharma về sản phẩm nhiệt kế hồng ngoại Microlife FR1DZ1
Một số loại thuốc nhà có trẻ nhỏ cần chuẩn bị sẵn:
Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C. Mẹ nên tích trữ sẵn phòng trường hợp con sốt cao về đêm không thể đi mua thuốc được.
Thuốc tiêu chảy: Dùng thuốc kịp thời giúp trẻ tránh bị mất nhiều nước.
Nước muối sinh lý: Thích hợp dùng hàng ngày để súc họng, nhỏ mắt, nhỏ mũi giúp ngừa nhiễm trùng, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Dầu bôi xoa dùng khi bị cảm lạnh.
Thuốc giảm ho, long đờm: Khi thay đổi thời tiết, cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ dàng nhiễm một số bệnh như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi,…Nên mua sẵn một số loại siro ho, giúp long đờm hoặc viên ngậm giảm ho,…
Một số loại thiết bị y tế các gia đình cần có:
Nhiệt kế: Cần thiết để giúp nắm bắt được tình trạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Băng gạc y tế: Dùng trong các trường hợp đứt tay, chân, xây xước da, cầm máu tạm thời,…
Túi chườm: Cần thiết để giảm đau bụng, giảm nhiệt do sốt, giảm sưng tấy tại các vết thương,…
Máy đo huyết áp: Đặc biệt cần khi trong gia đình có người già do người càng lớn tuổi  càng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về huyết áp, tim mạch.
———————————————-
MyPharma là mô hình Dược sĩ gia đình đầu tiên tại Việt Nam, với sứ mệnh mang đến những combo chăm sóc sức khỏe toàn diện phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh của từng khách hàng. Đến với MyPharma, khách hàng sẽ nhận được tư vấn tận tình, miễn phí từ đội ngũ 100% Dược sĩ Đại học về thông tin, hướng dẫn sử dụng an toàn, phù hợp trong và sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Bên cạnh đó, MyPharma cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc, tận nơi trên toàn quốc.
Toàn diện, tiện lợi và tận tình chính là tôn chỉ phục vụ khách hàng của MyPharma
https://mypharma.vn/san-pham/nhiet-ke-do-tran-hong-ngoai-microlife-fr1dz1-chinh-hang/
0 notes
Có xoa bụng khi mang thai 3 tháng đầu được không?
Rất nhiều người nói việc xoa bụng sẽ không tốt vì nó chứa ẩn nhiều nguy hiểm đối với bà bầu nhưng đó chỉ là nếu bạn xoa không đúng cách thôi. Vậy bầu 3 tháng đầu có được xoa bụng không?
Xem thêm: sắt nước hay sắt viên tốt hơn
Xoa bụng khi mang thai 3 tháng đầu được không?
Mẹ thỉnh thoảng xoa bụng và xoa bụng đúng cách sẽ giúp gắn kết với con. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên xoa bụng quá nhiều bởi ở giai đoạn này thai nhi vẫn chưa thực sự bám chắc vào tử cung, khi mẹ có những tác động lên bụng có thể gây ảnh hưởng đến bé.
Ngoài việc không nên xoa bụng trong 3 tháng đầu, ở những thời điểm khác trong thai kỳ, việc mẹ xoa bụng quá nhiều cũng có thể gây ra một số nguy hại: Xoa bụng quá nhiều ở những tuần 30-32 của thai kỳ làm thay đổi ngôi thai: Mẹ thường xuyên xoa bụng bầu có thể làm thay đổi ngôi thai của bé, khiến bé khó xoay trở lại vị trí thuận lợi khi sinh. Gây tràng hoa quấn cổ: mẹ thường xuyên xoa bụng sẽ khiến bé gặp phải tình trạng tràng hoa quấn cổ- dây rốn quấn cổ nhiều vòng. Đây là hiện tượng nguy hiểm bởi có thể khiến bé bị thiếu cân, mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở.
Xem thêm: sắt và canxi uống cách nhau bao lâu
Cách xoa bụng đúng cách cho bà bầu
3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi phát triển về cả về thể chất và tinh thần, hành động xoa bụng sẽ giúp mẹ và bé kết nối với nhau, đồng thời kích thích phát triển các dây thần kinh vận động và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, chỉ nên xoa bụng nhẹ nhàng, không xoa mạnh bạo hay ấn quá mạnh. Quy trình thực hiện xoa bụng bầu 3 tháng đầu như sau:
Thời gian xoa bụng: mẹ chỉ nên xoa bụng với thời gian 5 phút/ngày, không nên xoa quá lâu. Tần suất xoa bụng: mẹ bầu khi xoa bụng chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ngày, điều này sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ và chu kỳ hoạt động của bé. Thời điểm xoa bụng: mẹ bầu nên xoa bụng ở thời điểm cố định trong ngày, tốt nhất trong khoảng 9-10h tối. Khi mẹ tạo thói quen này, em bé cũng sẽ tự điều chỉnh cơ thể và tâm trí để cùng mẹ bầu thư giãn. Lực xoa bụng: mẹ chỉ nên xoa bụng nhẹ nhàng, tuyệt đối không dùng lực mạnh hoặc thực hiện các động tác dồn dập bởi khi dùng lực mạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới bé như: dọa sảy, sai lệch ngôi thai,…
Xem thêm: dha nên uống sáng hay tối
4 thời điểm mẹ bầu tuyệt đối không được xoa bụng kẻo ảnh hưởng tới thai nhi
Mẹ hãy cùng lưu ý những trường hợp sau đây không nên xoa bụng.
Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường: mẹ xoa bụng nhẹ nhàng sẽ giúp bé phản xạ tốt hơn đồng thời kích thích sự phát triển các dây thần kinh, tuy nhiên khi mẹ thấy bé cử động bất thường thì không nên tiếp tục xoa bụng và cần đi thăm khám bác sĩ sớm. Thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ: đây là giai đoạn thai nhi phát triển toàn diện, nước ối không còn nhiều và không gian trong tử cung không còn thoải mái. Lúc này, mẹ chỉ cần một thao tác nhỏ cũng khiến thai nhi chuyển động đồng thời thay đổi ngôi thai khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn. Mẹ bầu bị nhau tiền đạo: đây là tình trạng nhau thai nằm ở cổ tử cung của mẹ bầu gây cản trở lối ra của bé, lúc này nếu mẹ bầu xoa bụng có thể dẫn đến nhiều tác hại như: suy thai, sinh non, xuất huyết âm đạo,… Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non: mẹ có dấu hiệu sinh non cần tránh xoa bụng bởi động tác xoa bụng có thể gây động thai, nguy hiểm hơn sẽ làm đau bụng dưới, xuất hiện các cơn co thắt, tiêu chảy, buồn nôn,…
Ngoài chú ý cách xoa bụng, mẹ bầu 3 tháng đầu cũng nên quan tâm chế độ ăn uống hàng ngày nhằm cung cấp đủ các vi chất thiết yếu cho con yêu. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, đa dạng các vi chất kết hợp thời gian uống sắt canxi và vitamin tổng hợp cho bà bầu… Mẹ lưu ý uống đúng liều lượng và uống đúng cách nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhìn chung mẹ có thể xoa bụng 5 phút mỗi ngày trong giai đoạn giữa thai kỳ nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Hãy tham khảo thêm ý kiến từ phía bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết.h công!
0 notes
Text
Có nên xoa bụng khi mới mang thai không?
Rất nhiều người nói việc xoa bụng sẽ không tốt vì nó chứa ẩn nhiều nguy hiểm đối với bà bầu nhưng đó chỉ là nếu bạn xoa không đúng cách thôi. Vậy mới có bầu có được xoa bụng không?
Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
Có nên xoa bụng khi mới mang thai không?
Mẹ khi mới mang thai thì không nên xoa bụng bởi lúc này thai nhi vẫn đang trong giai đoạn làm tổ ở tử cung. Sau đây là một số bất lợi có thể gặp:
Thay đổi ngôi thai: ở giai đoạn từ tuần 30-32, lượng nước ối giảm dần và em bé đã rất lớn, nếu mẹ thường xuyên chạm, xoa bụng bầu có thể làm thay đổi ngôi thai khiến quá trình sinh nở khó khăn hơn. Gây hiện tượng tràng hoa quấn cổ: đây là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ. Theo các chuyên gia, mẹ bầu thường xuyên xoa bụng trước 30 tuần tuổi sẽ khiến bé dễ bị dây rốn quấn vào cổ nhiều vòng. Bé bị quấn 1-2 vòng là bình thường nhưng khi bị quấn nhiều hơn sẽ gây cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé. Điều này sẽ khiến bé sinh ra bị nhẹ cân, thiếu máu, nặng hơn có thể suy thai, thai chết lưu. Sinh non: sau tuần thai thứ 34, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện những cơn co thắt giả, lúc này tử cung của mẹ cũng vô cùng nhạy cảm. Do đó, mẹ nên hạn chế việc xoa bụng bầu để tránh kích thích các cơn gò tử cung khiến nhau thai bị đứt, sinh non. Trường hợp mẹ bị nhau tiền đạo, em bé cử động nhiều bất thường hoặc cơ thể có dấu hiệu sinh non tuyệt đối không được xoa bụng bầu.
Xem thêm: uống sắt và dha cùng lúc được không
Lời khuyên khi xoa bụng cho mẹ bầu
Sau đây là một số lưu ý cho mẹ để xoa bụng an toàn và đúng cách. Điều quan trọng là bạn cần luôn lắng nghe cơ thể để nhận biết những dấu hiệu bất thường nếu có vì mỗi người phụ nữ có cơ địa và thói quen sinh hoạt khác nhau:
Thời gian xoa bụng: mẹ chỉ nên xoa bụng 5 phút/ngày, mẹ nên hạn chế xoa bụng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Ở tam cá nguyệt thứ hai, mẹ có thể xoa bụng nhẹ nhàng để xem đáp ứng của bé. Tần suất xoa bụng: mẹ xoa bụng 2-3 lần/ngày sẽ không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chu kỳ hoạt động của em bé. Thời điểm xoa bụng: mẹ nên xoa bụng vào các khung giờ cố định trong ngày, tốt nhất mẹ nên xoa vào khoảng 9-10 giờ tối. Khi mẹ bầu tạo thói quen này thì em bé cũng sẽ điều chỉnh tâm trí và cơ thể thư giãn cùng mẹ. Lực xoa bụng: mẹ khi xoa bụng chỉ nên dùng một lực thật nhẹ, tuyệt đối không được xoa mạnh hoặc tiến hành xoa dồn dập sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Xem thêm: thời gian uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp cho mẹ bầu
Thao tác xoa bụng đúng cho phụ nữ mang thai
Bên cạnh tìm hiểu mới có bầu có được xoa bụng không, mẹ cũng nên quan tâm thao tác xoa bụng đúng sau đây:
Bước 1: mẹ bầu nên làm mềm da tay bằng dầu bưởi, dầu rum hoặc một số loại kem chứa vitamin E để tay dễ dàng di chuyển trên da đồng thời giảm tình trạng xuất hiện các vết rạn.
Bước 2: mẹ tiến hành làm dịu các phần cơ bằng cách di chuyển tay nhẹ nhàng qua bụng đến các đường cong trên cơ thể. Mẹ chú ý lúc này chưa thực hiện xoa trực tiếp vào háng hay vùng bụng.
Bước 3: mẹ bắt đầu xoa bụng bằng cách đặt tay vào hai bên bụng rồi từ từ hướng tay vào giữa trung tâm sau đó di chuyển bàn tay xuống dưới phần xương mu cuối cùng quay trở lại vị trí ban đầu.
Bước 4: ở vòng massage thứ 2, mẹ cũng di chuyển tay theo vòng tròn như lần đầu nhưng hướng tay lên ngực và dần đưa xuống hai bên hông.
Bước 5: mẹ sử dụng lòng bàn tay để xoa bụng bầu theo hình chữ C chồng lấp lên nhau. Hai tay mẹ thực hiện động tác này thật nhẹ nhàng, liên tục.
Ngoài quan tâm cách xoa bụng đúng, để có sức khỏe tốt, mẹ bầu cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung sắt, canxi, vitamin tổng hợp không gây táo bón để đảm bảo nhu cầu dưỡng chất của cơ thể!
Bài viết trên đã giúp tìm hiểu mới có bầu có được xoa bụng không và hướng dẫn xoa bụng đúng cách, đúng thời điểm. Hy vọng đã giúp mẹ bầu hiểu hơn về cách thực hiện xoa bụng cho bà bầu một cách chính xác để có lợi cho thai nhi.
0 notes
Giải đáp chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không?
Bà bầu bị chuột rút là tình trạng phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng là điều tự nhiên. Vậy chuột rút khi mang thai có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi bị chuột rút.
Chuột rút ở mẹ bầu có nguy hiểm không?
Hiện tượng chuột rút khi mang thai ít xảy ra vào ban ngày, thường xảy ra vào ban đêm và trước khi đi ngủ và thường xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ, do đó mẹ bầu hay bị thức giấc giữa đêm. Bị thiếu ngủ kéo dài khiến mẹ bầu bị ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí còn có thể gây ra tình trạng cơ thể suy nhược vì không được ngủ đủ giấc thường xuyên. Ngoài ra, cơn đau do chuột rút gây ra cũng khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu, thường xuyên cáu gắt, bực dọc.
Tumblr media
Thực tế, chuột rút khi mang thai rất phổ biến và hầu như không gây nguy hiểm cho sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị chuột rút ở bụng hay chuột rút đi kèm xuất huyết âm đạo, sốt, chuột rút nhiều hơn 6 lần mỗi giờ lại có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có thể bị sảy thai, sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non cần rất thận trọng đối với hiện tượng chuột rút. Vì thế ngay khi nhận thấy hiện tượng chuột rút đi kèm các dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đến ngay các trung tâm y tế để được can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó bị chuột rút thường xuyên còn có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ chưa bổ sung đủ canxi cho bà bầu. Không được cung cấp đủ canxi khi mang thai khiến mật độ xương của mẹ bầu giảm đi gây ra tình trạng loãng xương, thoái hóa xương khi đến tuổi mãn kinh; quá trình hồi phục sau sinh cũng diễn ra chậm hơn.
>>Xem thêm: bà bầu uống canxi loại nào tốt
Cách giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau do chuột rút
Khi bị chuột rút mẹ bầu cần:
Nhẹ nhàng thực hiện động tác duỗi, cong chân và các ngón chân vài lần sau đó đứng lên một bè mặt bằng phẳng, lạnh để giảm các cơn co thắt cơ bắp.
Chườm nóng khu vực bị chuột rút để làm giảm đau và sưng cơ
Massage vùng bị chuột rút
Khi đã thực hiện đầy đủ các động tác trên nhưng hiện tượng chuột rút không hết mẹ bầu cần đi khám ngay vì đây có thể là hiện tượng các cục máu đông khiến mạch bị nghẽn.
>>Xem thêm: canxi nên uống trước hay sau khi ăn
Bài tập làm giảm tình trạng bà bầu bị chuột rút 
Theo thống kê, áp dụng bài tập căng cơ dành cho các bà bầu dưới đây sẽ giảm tình trạng này đáng kể trong thai kỳ:
Tumblr media
Đứng đối diện 1 bức tường, tay giơ thẳng, lòng bàn tay chạm vào bức tường
Bước chân trái lên trước, chân phải phía sau
Từ từ đưa chân trái ra sau, chân phải giữ thẳng đầu gối và gót chân chạm sàn
Giữ căng cơ trong khoảng 30 giây, lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Lưu ý không xoay chân và không đứng bằng ngón chân.
Đổi chân sau khoảng 30 giây
Ngoài bài tập căng cơ mẹ bầu cũng có thể làm giảm tình trạng chuột rút khi mang thai bằng cách:
Đi bộ, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu hay thực hiện các động tác yoga dành cho mẹ bầu
Không giữ nguyên tư thế quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế, ngồi hoặc thực hiện động tác nâng chân trong trường hợp phải đứng trong thời gian dài.
Ăn ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt, trái cây sấy khô và trái cây tươi để tăng cường chất điện giải.
Uống đủ 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày. Nếu nước tiểu trong có nghĩa mẹ bầu uống đủ nước. Nước tiểu có màu vàng trong khi mẹ bầu không sử dụng thuốc hay thực phẩm có thể thay đổi màu của nước tiểu là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu không uống đủ nước.
Đi giày, tất chân phù hợp, chất liệu mềm, giúp bà bầu cảm thấy thoải mái, di chuyển vững vàng, thuận tiện.
>>Xem thêm: bà bầu uống canxi có nóng không
Chuột rút là một hiện tượng rất bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nó không quá nguy hiểm nhưng mẹ bầu cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa để tránh khỏi tình trạng đau đớn, khó chịu hay mất ngủ do chuột rút mẹ nhé.
0 notes
Text
đau bên hông trái là bệnh gì
Đau hông trái có thể là do va đập hay mỏi cơ nhưng phần lớn là do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Trong trường hợp bạn tự nhiên bị đau hông bên trái và kéo dài nhiều ngày hay lặp lại liên tục trong một thời gian thì hãy cẩn thận rất có thể bạn đã mắc phải 1 trong 5 bệnh lý nguy hiểm dưới đây.
Bạn đang xem: đau bên hông trái là bệnh gì
Đau hông bên trái là bị gì?
Hiện tượng đau nhức tại vùng hông bên trái có thể là đau âm ỉ thông thường hay đau đớn dữ dội thành từng cơn. Rất nhiều nguyên nhân gây đau hông trái được chuyên gia xương khớp chỉ ra trong đó phổ biến nhất là:
Đau hông trái do chấn thương
Trường hợp chấn thương vùng hông bên trái người bệnh có thể nhận biết qua vết sưng đỏ, bầm tím ngay tại hông kèm theo là cơn đau nhức, khó chịu. Chỉ cần sử dụng biện pháp giảm đau thông thường như dùng cao nóng xoa bóp kết hợp nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuỳ vào mức độ chấn thương nặng nhẹ mà thời gian hồi phục nhanh chậm.
Đau hông trái khi mang thai
Khi mang thai cơ thể có rất nhiều thay đổi kèm theo đó là những thói quen xấu của chị em có thể là nguyên nhân gây đau nhức ở nhiều vị trí khớp khác nhau. Trường hợp bà bầu bị đau hông trái chủ yếu là do cổ tử cung lớn gây áp lực cho dây thần kinh hông nhất là những tháng cuối thai. Điều này khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi.
Tumblr media
Đau hông trái do bệnh lý
Ngoài hai nguyên nhân trên thì các yếu tố bệnh lý về đại tràng, sỏi thận hay xương khớp cũng là nguyên nhân gây đau nhức hông trái. Căn cứ vào bệnh lý mà mọi người mắc phải sẽ có biểu hiện khác nhau.
5 bệnh lý thường gặp gây đau hông trái
Do có cùng biểu hiện là đau hông bên trái nên nhiều người nhầm lẫn các bệnh lý với nhau gây ảnh hưởng đến kết quả ch���a trị. Chính vì vậy để xác định đúng bệnh mọi người hãy đến các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán, ngoài ra mọi người có thể nhận biết qua một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
1/ Bệnh sỏi thận
Đau hông bên trái là dấu hiệu khá điển hình ở bệnh nhân sỏi thận. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau tức tại mạn xương và hông trái. Mức độ đau thường quặn xuống và đau theo từng cơn khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Khi cơn đau xảy ra người bệnh sẽ không thể thực hiện công việc mình đang làm dở, nếu càng gắng sức để làm thì mức độ đau sẽ càng dữ dội hơn.
Đi kèm với cơn đau này người bệnh thường bị tiểu buốt, tiểu đau hay tiểu ra máu.
Tumblr media
Người bệnh sỏi thận thường xuyên bị đau vùng bụng trước và hông bên trái
2/Bệnh đại tràng
Trong trường hợp đại tràng người bệnh sẽ thấy cơn đau xuất phát từ hố chậu hai bên hay vùng hạ xương, hông trái hoặc phải. Người bệnh sẽ bị đau dọc theo khung đại tràng với những cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn.
Ngoài hiện tượng đau hông trái, bệnh nhân bị đại tràng còn gặp phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy…
3/Hội chứng thắt lưng hông
Một bệnh lý gây đau hông trái nữa được xác định đó chính là hội chứng thắt lưng hông. Nếu mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ bị đau từ cột sống, lan sau mông bên trái và sau đùi. Điều này gây cản trở cho các hoạt động đi đứng, hành động ngồi xổm sẽ càng khiến cơn đau nặng nề hơn.
Để xác định, hiện tượng đau hông trái của mình có phải do bệnh lý này gây ra hay không bạn có thể dùng tay ấn vào giữa hông, trường hợp sau ấn thấy đau thì nhiều khả năng bạn đã mắc hội chứng này cần đi khám ngay.
Xem thêm: Risk Averse Là Gì – Risk Averse, Risk Seeking Nghĩa Là Gì
4/Bệnh đau dây thần kinh toạ
Trường hợp dây thần kinh toạ (dây thần kinh hông to) bị chèn ép, tổn thương dễ gây đau hông bên trái hoặc hông phải. Cơn đau thần kinh toạ thường bắt đầu từ vùng thắt lưng dưới sau đó lan ra hông trái, mông rồi xuống sau đùi, kheo, bắp chân rồi xuống tận gót và ngón chân. Kèm theo đó là tình trạng đau châm chích, tê buồn như kiến bò vô cùng khó chịu.
5/Bệnh viêm khớp háng
Tumblr media
Khớp háng bị viêm đau đau nhức 
Đau hông trái có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp háng bên trái. Tại vị trí khớp háng bị viêm sẽ có cảm giác sưng đau và lan ra vùng xung quanh do đó người bệnh thường bị đau hông. Đặc điểm của bệnh viêm khớp háng là đau khi vận động và thực hiện các động tác bước chân lên cầu thang hay dạng chân sang ngang, xoay chân cũng sẽ gây đau nhức.
Đau thường xuất hiện vào sáng sớm và ban đêm khi đi ngủ.
Những điều cần nhớ khi bị đau hông trái
Hiện tượng đau hông trái không hề đơn giản, càng để lâu bệnh càng khó chữa tình trạng đau nhức càng tăng chính vì thế mọi người nên cẩn thận bởi khả năng vận động có thể bị đe doạ. Những điều dưới đây sẽ giúp người bệnh xử lý đúng cách, hiệu quả khi bệnh xảy ra.
Cần giảm đau nhức tạm thời tại nhà
Trong trường hợp bị đau hông trái khi chưa xác định được nên làm gì, khám bệnh ở đâu mọi người nên thực hiện các cách giảm đau tạm thời tại nhà, tránh đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc nhất là phụ nữ mang thai.
– Cách giảm đau tại nhà đơn giản nhất là sử dụng biện pháp chườm nóng hoặc đá lạnh để chườm giảm đau.
– Kê gối mềm ở dưới mông khi ngồi hoặc nằm để tạo sự thoải mái.
Người bệnh không tự điều trị tại nhà khi chưa xác định chính xác bệnh mà mình mắc phải.
Tiến hành thăm khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa
Khi bị đau nhức dữ dội, kéo dài hãy đến ngay cơ sở uy tín để thăm khám, chụp chiếu chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh và tiến hành điều trị.
Xem thêm: Dhcp Relay Agent Là Gì – Dhcp Server Và Dhcp Relay Agent
Tumblr media
Tìm đến cơ sở uy tín để điều trị bệnh hiệu quả
Qua kết quả nhận được từ phim chụp và triệu chứng mà người bệnh gặp phải bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết mình bị đau lưng hông do đâu. Cũng căn cứ vào kết quả đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất với người bệnh đau hông trái. 
Ngoài phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh đau hông trái nên làm gì và không nên làm gì; nên ăn gì và không nên ăn gì; tập luyện như thế nào để sớm khỏi bệnh. Với các bệnh lý về xương khớp như đau thần kinh toạ mọi người càng phải chú ý nên thực hiện tập luyện môn thể thao nào để tránh gây đau hông trái nặng hơn.
Chuyên mục: Hỏi Đáp
from Sửa nhà giá rẻ Hà Nội https://ift.tt/3ALyo8l Blog của Tiến Nguyễn https://kientrucsunguyentien.blogspot.com/
0 notes
muoigentis · 3 years
Text
Cách người mang thai hiểu cảm xúc của con từ trong bụng
Từ tuần tuổi thứ 3 - 4, cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống đã bắt đầu diễn ra. mẹ hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis hiểu cảm xúc của con từ trong bụng mẹ nhé !
Cách mẹ bầu hiểu cảm xúc của con
Vị giác: Vào tháng thứ 4, cơ quan nếm mùi vị trên lưỡi thai nhi đã phát triển hoàn toàn và đến tháng thứ 7 thì đã có thể thông với bên ngoài. Khi gặp vị ngọt, thai nhi sẽ nuốt nhanh hơn và phản ứng lại ngay khi gặp vị đắng. Khi mang thai, mẹ nên ăn những thức ăn đậm đà hương vị, thơm ngon, nóng sốt để phần nào cũng tác động tới vị giác của bé, tuyệt đối không ăn những thức ăn ôi thiu, đồ cay ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Nếu bạn thuộc típ người thích ăn cay, bạn vẫn có thể cho một ít vị cay vào khẩu phần ăn để món ăn đậm đà hơn.
Khứu giác: Từ 11 đến 15 tuần tuổi, mũi của thai nhi mới hình thành. Trước giờ, các nhà khoa học vẫn không tin bào thai có phát triển khứu giác, vì cho rằng để ngửi phải cần có không khí và hơi thở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới nhất, hệ thống mũi bao gồm ít nhất bốn hệ thống phụ, và nước ối xung quanh bào thai có thể tràn qua khoang miệng và mũi của bé làm cho bé ngửi được những mùi vị có trong nước ối. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, mẹ nên thay đổi khẩu vị thường xuyên để làm thay đổi mùi vị nước ối và từ đó cũng có thể giúp phát triển khứu giác của bé yêu.
Thính giác: Âm nhạc từ lâu đã được mệnh danh là ngôn ngữ chung của toàn nhân loại có thể đi xuyên qua bất kỳ biên giới nào. Do đó, “ngôn ngữ thần kỳ” này cũng dễ dàng đi xuyên qua bụng mẹ để đến với đôi tai của thai nhi đang mở to tò mò về những thanh âm sống động bên ngoài. Những âm thanh du dương, trầm bổng và cảm động đều có thể khiến tâm lý của mẹ thoải mái, mang lại cảm giác yên bình cho thai nhi. Âm nhạc có tác động rất tích cực đến sự phát triển não của bé. Cơ chế thần kinh học cho rằng, âm nhạc lành mạnh có thể kích thích việc bài tiết một số loại men và axetin cholin ở mẹ giúp điều tiết lượng máu của mẹ và thúc đẩy tế bào thần kinh hưng phấn. Từ đó tăng cường cung cấp máu tới cuống rốn, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Ngoài việc cho bé nghe âm nhạc một cách thụ động, mẹ cũng có thể chủ động “thủ thỉ tâm tình” với bé yêu bởi vì lời nói có thể kích thích sự phát triển tích cực của não thai nhi.
Thị giác: Từ 4 tháng tuổi, thai nhi đã rất mẫn cảm với ánh sáng. Để phát triển thị giác cho bé, mẹ có thể áp dụng các biện pháp tắm nắng ở những nơi không khí trong lành, thoáng mát. Mẹ nằm trên thảm hoặc ghế tựa lưng, phơi bụng bầu khoảng 15 – 20 phút vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm khi ánh nắng đã dịu nhẹ. Lưu ý không để ánh sáng chói (như ánh đèn sân khấu hoặc ánh nắng lúc trưa gắt) chiếu thẳng vào bụng bầu có thể làm tổn thương giác mạc mong manh của bé. xét nghiệm double test bao nhiêu tiền ?
Xúc giác: Cùng với tiết tấu âm nhạc, những cử chỉ của người mẹ qua thành bụng truyền tới thai nhi như: xoa hay vỗ tay rất nhẹ… có thể dẫn tới phản xạ có điều kiện ở thai nhi, kích thích tính tích cực hoạt động của thai nhi. Đây không chỉ là cách “giao lưu” mật thiết giữa mẹ và con, mà còn có lợi cho sự phát triển trí lực và tình cảm của thai nhi, hơn nữa, sau khi sinh ra, động tác của trẻ nhanh nhẹn, biết đi tương đối sớm và vững. Ngòai ra, phụ nữ mang thai cần duy trì tâm tư vui vẻ và trạng thái tình cảm tích cực, tránh những trạng thái như: lo nghĩ sốt ruột, căng thẳng làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Bố mẹ hãy nuôi dưỡng thai nhi bằng tình cảm yêu thương chân thành nhất của mình. Hát cho thai nhi nghe, trò chuyện cùng thai bằng giọng điệu thân thiện, ấp áp tràn đầy cảm xúc yêu thương.
Cẩn thận với những xúc cảm tiêu cực của thai phụ Tất cả những cú sốc về mặt tâm lý, những căng thẳng về mặt tinh thần hoặc những buồn đau quá mức của người mẹ trong thời gian đang mang thai đều có thể tác động đến thai nhi. Về mặt sinh lý, sự biến đổi về tâm lý khác thường của phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến tình trạng chất adrenosterol tăng lên rõ rệt. Sự phân tiết kích tố đã ảnh hưởng đến sự phân hóa và sự liên hợp những tế bào trong các tổ chức phôi thai, đo đó dẫn tới làm cho các kết cấu của thai nhi khác thường và gây nên những khuyết tật về sinh lý.
Những thai phụ có thái độ tiêu cực đối với việc sinh đẻ, xem đây là chuyện miễn cưỡng thì tỷ lệ số người sảy thai hoặc đẻ non rất cao, đứa trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và thường hay quấy khóc thất thường. Cũng vậy, những mẹ có những mâu thuẫn dằn vặt như vừa thích trẻ nhỏ nhưng lại không muốn có con thì những đứa trẻ để ra đa số là có bệnh ở ruột và dạ dày. Những thai phụ lạnh lùng, đạm bạc, cay nghiệt do những nguyên nhân nào đó, họ không muốn có con thì những đứa trẻ sinh ra phần lớn có tính nết lạnh lùng, tinh thần không ổn định, tình cảm lúc nào cũng nhạt nhẽo. Đáng ngại hơn, những bé sinh ra trong tình trạng người mẹ quá lo lắng, buồn phiền hoặc quá bực tức, căm giận… thường bị các dị dạng bẩm sinh như nhẹ cân, trí lực kém, không phát triển tốt, sứt môi, hở hàm ếch.
Làm mẹ là thiên chức của phụ nữ và em bé đựơc sinh ra như những thiên thần góp phần làm trọn vẹn thêm thiên chức ấy. Chúc cho bạn và bé yêu luôn khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp vốn ẩn chứa nhiều điều thú vị này.
Tham khảo thêm: bệnh edward gây ra những nguy cơ gì cho thai
0 notes
mypharma88 · 3 years
Text
MyPharma/ Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1DZ1 chính hãng
MyPharma xin giới thiệu đến các bạn sản phẩm Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1DZ1 chính hãng đang được nhiều khách hàng ưa chuộng đang hiện được phân phối tại cửa hàng MyPharma.
Thông số kỹ thuật của Microlife FR1DZ1:
Tầm đo:
Sai số: ± 0,2độ C
Bộ nhớ: 30 lần đo
Thời gian cho kết quả: 1 giây
Màn hình hiển thị: LCD
Nguồn điện: 2 pin AAA 1,5V
Khoảng cách đo: 1-3 cm
Kích thước: 146.93 x 38.14 x 21.34 mm
Trọng lượng: 45g
Thân nhiệt: 34.0-42.2 độ C
Vật thể: 0-100 độ C
Công dụng của Microlife FR1DZ1:
Đo nhiệt độ cơ thể.
Đo nhiệt độ môi trường.
Đo nhiệt độ vật thể.
Đối tượng sử dụng Microlife FR1DZ1:
Phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
Hướng dẫn sử dụng Microlife FR1DZ1:
B1: Lắp pin
B2: Cài đặt ngày, tháng, năm, giờ, đơn vị đo (độ C hay độ F), cài đặt âm thanh.
B3: Chọn chế độ đo thân nhiệt người hay nhiệt độ vật thể bằng nút ở mặt bên thân máy.
B4: Ấn nút nguồn
B5: Ấn nút START và bắt đầu đo. Đật máy ở giữa trán, trên lông mày, cách 1-3 cm. Đối với vật thể, đặt cách vật thể 2-3 cm.
B6: Đọc kết quả đo.
Lưu ý khi sử dụng Microlife FR1DZ1:
Tránh làm rơi máy.
Nên kiêm tra sản phẩm định kỳ 2 năm/ lần.
Không sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
Sử dụng bông tẩm cồn 70 độ để vệ sinh đầu dò.
Đợi 15 phút sau khi lau chùi mới tiếp tục đo nhiệt độ.
Không nhúng thiết bị vào nước hoặc các chất tẩy rửa.
Bảo quản Microlife FR1DZ1:
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ quá cao, tránh nơi bụi bẩn, ô nhiễm.
Để xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm:
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A6 Basic – Tích hợp công nghệ
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A200 – Tầm soát rung nhĩ
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A100+ – Công nghệ đo tự động
Máy đo huyết áp bắp tay Microlife A7 Touch – Cảm ứng thông minh
Máy đo huyết áp cơ Microlife kèm tai nghe – Giá tốt
Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1MF1 giá tốt
———————————————-
Đánh giá của dược sĩ gia đình MyPharma về sản phẩm Microlife FR1DZ1
Một số loại thuốc nhà có trẻ nhỏ cần chuẩn bị sẵn:
Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C. Mẹ nên tích trữ sẵn phòng trường hợp con sốt cao về đêm không thể đi mua thuốc được.
Thuốc tiêu chảy: Dùng thuốc kịp thời giúp trẻ tránh bị mất nhiều nước.
Nước muối sinh lý: Thích hợp dùng hàng ngày để súc họng, nhỏ mắt, nhỏ mũi giúp ngừa nhiễm trùng, phòng tránh các bệnh đường hô hấp.
Dầu bôi xoa dùng khi bị cảm lạnh.
Thuốc giảm ho, long đờm: Khi thay đổi thời tiết, cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ dàng nhiễm một số bệnh như cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi,…Nên mua sẵn một số loại siro ho, giúp long đờm hoặc viên ngậm giảm ho,…
Một số loại thiết bị y tế các gia đình cần có:
Nhiệt kế: Cần thiết để giúp nắm bắt được tình trạng của người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Băng gạc y tế: Dùng trong các trường hợp đứt tay, chân, xây xước da, cầm máu tạm thời,…
Túi chườm: Cần thiết để giảm đau bụng, giảm nhiệt do sốt, giảm sưng tấy tại các vết thương,…
Máy đo huyết áp: Đặc biệt cần khi trong gia đình có người già do người càng lớn tuổi  càng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về huyết áp, tim mạch.
———————————————-
MyPharma là mô hình Dược sĩ gia đình đầu tiên tại Việt Nam, với sứ mệnh mang đến những combo chăm sóc sức khỏe toàn diện phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh của từng khách hàng. Đến với MyPharma, khách hàng sẽ nhận được tư vấn tận tình, miễn phí từ đội ngũ 100% Dược sĩ Đại học về thông tin, hướng dẫn sử dụng an toàn, phù hợp trong và sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Bên cạnh đó, MyPharma cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc, tận nơi trên toàn quốc.
Toàn diện, tiện lợi và tận tình chính là tôn chỉ phục vụ khách hàng của MyPharma
Sản phẩm  Nhiệt kế đo trán hồng ngoại Microlife FR1DZ1 chính hãng chính hãng hiện đang được phân phối tại hệ thống website mypharma.vn và cửa hàng Mypharma
Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết, xin liên hệ tổng đài hotline 094.294.6633 hoặc tư vấn online qua:
Fanpage: m.me/mypharmavn
Shopee: https://shopee.vn/mypharma
Zalo: 094.294.6633
Địa chỉ: Kiot 3B, Tòa B-Green Pearl, 378 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bài Trưng, Hà Nội.
Nguồn: https://mypharma.vn/san-pham/nhiet-ke-do-tran-hong-ngoai-microlife-fr1dz1-chinh-hang/
0 notes
Bà bầu đau lưng xoa bóp có an toàn không?
Đau lưng khi mang thai là điều mà hầu hết bà bầu nào cũng gặp phải, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Để giảm đau và giúp cơ thể dễ chịu hơn, nhiều chị em áp dụng các bài tập massage, đấm lưng. Tuy nhiên, mẹ đang mang thai bị đau lưng có nên xoa bóp không?
Xem thêm: canxi nào không gây táo bón
Bà bầu đau lưng xoa bóp có an toàn không?
Bà bầu có thể thực hiện các động tác xoa lưng để tăng cường tuần hoàn máu tới vùng lưng, giúp giảm tình trạng đau mỏi. Tuy nhiên phương pháp massage xoa bóp lưng chỉ có tác dụng nếu thai nhi khỏe mạnh và không có dấu hiệu bất thường.
Mẹ không nên nằm sấp để massage hay đấm bóp mạnh bởi hành động này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.Khi thực hiện xoa lưng, mẹ bầu hãy ngồi thẳng và dùng lực tay nhẹ nhàng để massage. Mẹ có thể nhờ người chồng hỗ trợ massage nhẹ nhàng vùng lưng để làm giãn các dây chẳng và giảm đau.
Với những trường hợp đau lưng không phải do sinh lý, bà bầu cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây đau lưng và có biện pháp cải thiện kịp thời, xác định bà bầu bị đau lưng có phải thiếu magie không hay do các nguyên nhân khác gây ra.
Xem thêm: có bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Cách massage nhanh gọn giúp bà bầu giảm đau lưng, hông hiệu quả
hướng dẫn người thân thực hiện các bước xoa lưng, massage lưng cho bà bầu đúng kỹ thuật như sau:
Chọn không gian thông thoáng để mẹ cảm thấy thư giãn. Trong quá trình massage, mẹ bầu nằm nghiêng, tránh nằm sấp bởi hành động này sẽ chèn ép vùng bụng và ảnh hưởng tới thai nhi. Làm ấm bàn tay, massage nhẹ nhàng từ gáy cho tới thắt lưng, sau đó xoa lên trên, quay lại vai và tỏa dần xuống hai bên cơ thể. Dùng 2 ngón tay kéo căng vùng cơ, sau đó massage nhẹ nhàng từ dưới vai, lưng dưới để giảm đau. Lặp lại những động tác trên với tốc độ chậm hơn. Thực hiện trong 15-20 phút để giảm đau lưng cho mẹ bầu. Có thể dùng dầu massage chuyên dụng để thực hiện xoa bóp dễ dàng hơn.
Xem thêm: bà bầu đau đầu có được dán cao không
Lưu ý khi massage lưng cho bà bầu tại nhà
Phương pháp massage điều trị đau lưng mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải thực hiện thế nào cũng được. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả hai mẹ con, bạn cần chú ý:
Thực hiện xoa bóp massage sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ. Thời gian cho một lần massage chỉ nên kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Nên thay đổi tư thế trong quá trình thực hiện massage. Chỉ nên massage vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu nên ăn một bữa nhẹ trước khi xoa bóp massage. Trong khi massage, nếu mẹ cảm thấy choáng, buồn nôn, không thoải mái hay gặp bất kỳ triệu chứng nào khác thì cần ngừng ngay. Những bà bầu có nguy cơ bị sảy thai hay gặp các vấn đề về sức khỏe khác cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện massage. Ngoài việc thực hiện xoa bóp để giảm đau mỏi lưng, mẹ bầu nên lưu ý bồi bổ cơ thể với những thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D bởi đây là những vi chất giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp, tăng mật độ của xương. Kết hợp bổ sung bộ đôi sắt và canxi cho bà bầu qua viên uống khi cần thiết, đặc biệt với trường hợp những bà bầu thiếu chất.
Massage lưng khi mang thai đòi hỏi người thực hiện massage cần có kỹ năng và sự hiểu biết căn bản. Đồng thời, trong quá trình massage cho bà bầu, cần lưu ý tới tư thế, cường độ massage,… và ngừng ngay nếu có những dấu hiệu bất thường.
0 notes
Text
Địa chỉ spa massage chân cho bà bầu tại Hà Nội chuyên nghiệp nhất
Massage chân cho bà bầu ở đâu Hà Nội tốt các mẹ ơi? Hay địa chỉ massgae bà bầu ở Hà Nội nào uy tín chất lượng? Đây là vấn đề nổi cộm trên khắp các diễn đàn bà bầu, làm đẹp, hội mẹ bầu Việt… hiện nay.
Có nên massage chân cho mẹ bầu không?
Đôi chân là bộ phận mệt mỏi nhất khi cần phải gánh chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai. Khi mang thai, người phụ nữ phải chịu áp lực lên đôi chân càng lớn làm cho chân thường xuyên bị đau, nhức mỏi, chuột rút, sưng phù khó ngủ..
Chính vì thế, việc thực hiện những động tác massage chân sẽ giúp cho đôi chân mẹ bầu được thư giãn, giảm nhanh tình trạng mệt mỏi, đánh tan cơn đau nhức một cách hiệu quả. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ khi thai nhi ngày càng lớn hơn trong bụng mẹ thì việc lựa chọn một địa chỉ massage chân cho bà bầu tại Hà Nội uy tín là rất cần thiết để giúp mẹ loại bỏ cơn đau chân nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Xem thêm: thuốc sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Địa chỉ spa massage chân cho bà bầu tại Hà Nội chuyên nghiệp nhất
Nếu bạn chỉ massage tại nhà đơn giản thì chỉ cần vài thao tác xoa, day, ấn, đấm,… đơn giản ở các vị trí từ bắp chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân là đủ. Nếu bạn muốn chăm sóc chuyên sâu hơn thì có thể đến các spa sau: Chăm sóc – massage bầu Mama Maia Spa
Mama Maia Spa là một trong những địa chỉ spa chăm sóc bầu top đầu tại Hà Nội nhận được nhiều sự tin tưởng và đánh giá cao của các mẹ bầu tới trải nghiệm dịch vụ. Spa đã đón tiếp hơn 300.000 mẹ bầu tới đồng hành trong suốt thời gian mang thai và sau sinh, trong đó gồm nhiều người nổi tiếng như diễn viên Hoàng Yến, MC Minh Trang, MC Hoàng Linh… Với dịch vụ chăm sóc bầu chuyên sâu, Mama Maia Spa là địa chỉ đáng tin cậy mẹ có thể trải nghiệm dịch vụ trong suốt thai kỳ.
Mama Maia Spa sở hữu nhiều gói liệu trình chăm sóc bầu chuyên sâu, trong đó, massage chân là bước quan trọng được Mama Maia Spa sử dụng trong các dịch vụ chăm sóc bầu nơi đây. Với kỹ thuật massage độc quyền Nhật Bản, Mama Maia Spa sẽ giúp mẹ đánh tan cơn đau mỏi, giảm phù nề, chuột rút với các bước:
Ngâm chân với nước ấm và thảo dược loại tốt dành riêng cho bà bầu, giúp mẹ thư giãn chân, giảm nhức mỏi, tăng cường lưu thông khí huyết. Tẩy da chết ở vùng chân với muối biển để loại bỏ vết bẩn, giúp đôi chân mịn màng, tránh nứt nẻ. Massage toàn bộ chân cho mẹ bầu từ lòng bàn chân, ngón chân, gót chân và mắt cá chân với kỹ thuật bài bản, chuyên nghiệp để giảm bớt đau nhức, hạn chế tình trạng phù nề và chuột rút chân.
Xem thêm: thuốc DHA cho bà bầu loại nào tốt
Dịch vụ massage bầu toàn diện tại Viet-Care
Dịch vụ chăm sóc massage bầu Viet-Care là hệ thống chăm sóc sức khỏe dành cho mẹ bầu chuyên nghiệp với các liệu trình chăm sóc da theo bí quyết cung đình Huế cổ xưa. Đến với Viet-Care, các mẹ sẽ được trải nghiệm phương pháp massage giảm đau mỏi, giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ thể với các bước chăm sóc chuyên nghiệp, trúng đích, chăm sóc massage chân kết hợp với các bước ngâm chân thảo dược để tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả.
Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai
Địa chỉ chăm sóc bầu uy tín với Bảo Hà Spa
Một địa chỉ massage chân cho bà bầu tại Hà Nội cũng được nhiều mẹ tìm đến là Bảo Hà Spa. Chăm sóc bầu tại Bảo Hà Spa có sự kết hợp giữa kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt dân gian và phương pháp massage hiện đại, tác động vào các bộ phận hay đau mỏi trên cơ thể mẹ, giảm nhanh tình trạng đau nhức mỏi cổ, vai gáy, lưng hông, tê bì chân tay cho bà bầu.
Massage bầu tại Bảo Hà Spa còn kết hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc tự nhiên để mang tới hiệu quả tối ưu nhất, giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe, tránh bị rạn da, sạm da trong thai kỳ và sau sinh.
Đau mỏi chân trong thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, có nguyên nhân do thiếu canxi. Do đó, bên cạnh việc lựa chọn các địa điểm massage chân, các mẹ cũng nên nhớ mua bổ sung canxi hữu cơ cho bà bầu tại đây để đáp ứng nhu cầu về canxi trong suốt giai đoạn mang thai, hỗ trợ giúp xương chắc khỏe.
Trên đây là 3 địa chỉ massage chân chất lượng nhất tại Hà Nội. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có được những địa điểm chăm sóc đôi chân của mình. Chúc bạn có những phút giây thư giãn tuyệt vời sau một ngày dài căng thẳng.
0 notes