#cá ướp muối
Explore tagged Tumblr posts
Text
Sơ chế, tẩm ướp và cách kho cá ngon.
1. Vì sao cá lại có mùi tanh?
Nhiều người không thích mùi tanh đặc trưng của cá. Tác giả - đầu bếp Tateno đã lý giải về điều này như sau: Trước hết, “mùi tanh” ở cá không có nghĩa là tất cả các mùi đều là “mùi cần phải loại bỏ”. Có một số món ăn từ cá sẽ ngon hơn bởi mùi đặc trưng của cá và rõ ràng không thể loại bỏ hoàn toàn mùi đặc trưng này.
Trong quá trình phân hủy cá sau khi đánh bắt lên bờ, một thành phần gọi là “trimethylamine oxit” có trong cá bị vi sinh vật phân hủy sẽ tạo ra một chất gọi là “trimethylamine”. Khi chất này tăng lên sẽ xuất hiện mùi giống amoniac, tạo thành mùi tanh hôi của cá. Trimethylamine có mùi khó chịu, có thể cảm nhận được ngay cả với lượng nhỏ, vì vậy nhiều kĩ thuật khác nhau đã được sử dụng trong chế biến cá. Lá nguyệt quế được cho vào cá ngừ đóng hộp ngâm dầu để khử mùi hôi, nghệ được thêm vào các chế phẩm từ cá. Do đó, chìa khóa để giảm mùi tanh của cá là chế biến cá càng sớm càng tốt. Hơn nữa, mùi tanh của cá có thể được hạn chế bằng cách loại bỏ triệt để chất nhờn trên da, nội tạng và máu xung quanh cá.
2. Cách sơ chế loại bỏ mùi tanh:
Để loại bỏ mùi tanh của cá, điều quan trọng là phải rửa thật kĩ để loại bỏ chất nhờn, máu trong nội tạng và xung quanh mang. Để rửa cá, chúng ta cần tiến hành theo ba bước:
- Đầu tiên, rửa sạch bề mặt bằng nước: Hãy rửa thật kĩ dưới vòi nước chảy để loại bỏ triệt để phần nhớt trên da, máu, màng đen và các cơ quan nội tạng. Nếu máu hoặc nội tạng còn sót lại sẽ gây ra mùi tanh khó chịu. Nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để loại bỏ máu và các cơ quan nội tạng. Sau khi rửa sạch hãy nhẹ nhàng thấm khô cá bằng giấy bếp.
- Bước thứ hai, rắc muối: Sau khi rửa cá thật sạch, rắc muối lên bề mặt cá và để yên một lúc. Cá có hơn 70% là nước. Rắc muối lên cá khiến cá bị mất nước, giúp các axit amin tạo nên hương vị ngưng tụ trong cơ thể cá.
- Bước thứ ba, rửa sạch lại bằng nước muối loãng: Rửa sạch lại phần muối rắc trên bề mặt cá. Nên rửa sạch bằng nước muối có nồng độ khoảng 3%, tương tự như nước biển. Cá rắc muối bị mất nước nhưng nếu rửa bằng nước ngọt thì nước sẽ quay trở lại cá do áp suất thẩm thấu. Điều này không chỉ lãng phí quá trình ướp muối mà còn khiến cá hấp thụ lượng nước dư thừa, dẫn đến cá bị nhão. Vì vậy, mấu chốt để làm món cá ngon là phải rửa nhanh bằng nước muối loãng sau khi đã ướp muối.
Về cơ bản, có thể loại bỏ những mùi tanh không cần thiết bằng cách rửa kĩ bề mặt cá trong giai đoạn sơ chế. Tuy nhiên, đối với các loài cá biển da xanh (Blue-backed fish/ 青魚) như cá nục, cá thu, cá ngừ, cá mòi… được cho là có mùi tanh đặc biệt, các bạn nên rửa bằng giấm. Rửa giấm là phương pháp nấu ăn trong đó các nguyên liệu được ngâm trong nước giấm. Rửa bằng giấm không chỉ khử mùi tanh mà còn tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt cá.
Trimethylamine gây mùi cá có tính kiềm nên trung hòa bằng giấm có tính axit sẽ làm giảm mùi hôi. Người ta đã xác nhận rằng axit axetic 0,1% có tác dụng kìm khuẩn. Vì vậy, để phát huy tác dụng kép vừa khử mùi vừa kháng khuẩn, nên pha 1 thìa cà phê giấm với 180 ml nước để rửa cá. Tuy nhiên, lưu ý không nên rửa cá bằng giấm ngay từ đầu vì sẽ làm hỏng thớ cá và khiến cá bị nát. Nếu nấu cá ở trạng thái đó sẽ bị khô và độ ngon của cá sẽ giảm đi một nửa. Trước khi rửa cá da xanh bằng giấm, hãy tiến hành rắc muối lên toàn bộ bề mặt cá và để yên 10 phút. Ướp chặt thịt cá bằng muối giúp bảo vệ thớ thịt cá, cá sẽ không bị nát khi rửa lại bằng giấm.
- Ngoài ra, có một phương pháp loại bỏ mùi tanh khác ở cá là nhúng cá vào sữa chua. Phương pháp này rất hiệu quả để trung hoà trimethylamine nhưng sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của cá.
- Đối với các món kho, nấu, luộc… bạn hãy đổ nước sôi lên trên hoặc ngâm cá trong nước sôi trong khoảng 2 phút. Nó không chỉ làm giảm độ nhớt và mùi tanh trên bề mặt cá mà còn bó chặt các sợi trên bề mặt, giúp cá giữ lại vị ngọt tự nhiên khi nấu.
3. Phương pháp ướp gia vị:
Trong kĩ thuật nấu ăn của Nhật, có một phương pháp gọi là “Usujio” (薄塩/うすじお), nghĩa là phủ một lớp gia vị mỏng lên bề mặt sau khi sơ chế. Đối với cá nướng hay kho, trước khi nướng cá, quét nước xốt gồm 3 phần mirin và 2 phần nước tương lên bề mặt cá và để yên trong khoảng 30 phút. Sau đó, chỉ cần nướng cá như bình thường và thêm nước xốt vào cuối c��ng. Bằng cách rắc gia vị lên bề mặt cá trước, gia vị sẽ dễ hấp thụ hơn khi nêm gia vị sau đó.
Phương pháp "usujio" này cũng có hiệu quả đối với các phương pháp nấu ăn khác. Ví dụ, nếu bạn rắc muối lên cá hấp, luộc, nấu canh, kho trước khi đun nóng, thịt sẽ đóng chặt và ít bị nát hơn.
4. Nguyên tắc kho cá:
- Sau khi sơ chế loại bỏ mùi tanh ở cá, hãy tiến hành “usujio” nghĩa là rắc một lớp gia vị mỏng trước khi ướp cá với các loại gia vị khác. Tức là bạn hãy ướp cá với muối và để yên 10 phút. Sau đó lần lượt ướp các loại gia vị khác.
- Ướp gia vị xong phải để cá nghỉ, khoảng 1 tiếng. Sau đó đun cho phần nước ướp cá này cạn đi mới thêm nước nóng ngập mặt cá và kho lửa nhỏ.
- Cần có thịt mỡ và tốt nhất cho bì vào kho cùng cá sẽ giúp cá kết dính, không bị khô vỡ mặt.
- Phải kho qua 3 lửa, kho - ủ - kho - ủ - kho thì miếng cá mới rắn ngoài mềm trong.
5. Cá trắm kho riềng:
Nguyên liệu:
- 1kg cá trắm (chọn cá trắm đen).
- 400g thịt ba chỉ.
- 100g bì lợn.
- 2 củ riềng (bằng khoảng 2 ngón tay).
- 5 củ hành khô và 1 nắm vỏ hành khô, vỏ hành tây.
- 3-4 quả ớt khô/ ớt tươi.
- Gia vị: Nước mắm, tương bần (thay bằng miso ở Nhật), muối, nước hàng, đường phèn hoặc đường cát vàng, mì chính, hạt tiêu.
- 3-4 quả chuối xanh (nếu thích).
Cách làm:
- Cá trắm nên chọn cá trắm đen chắc thịt, ít xương dăm, thịt béo. Khi sơ chế cần bỏ ruột, cạo phần màng đen, màng trắng và máu phía trong, cắt khúc dày khoảng 5 - 7cm. Rắc chút muối lên cá, để yên 10 phút. Sau đó, ngâm cá trong nước chanh hoặc nước giấm loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra. Rửa sạch, thấm thật khô.
- Thịt ba chỉ và bì lợn ngâm nước vo gạo khử mùi hôi trong khoảng 15 phút, rửa sạch lại, để ráo nước. Thịt ba chỉ thái miếng vuông khoảng 2-3cm. Bắc nồi nước, cho vào 1 nhánh gừng đập dập, cho bì lợn vào luộc qua rồi cạo sạch lông, rửa sạch với nước chanh loãng. Để ráo nước, thái dải dài khoảng 6-7cm.
- Riềng rửa sạch, thái miếng mỏng.
- Ớt rửa sạch, bóp bỏ hạt. Hạt tiêu sọ rang thơm, đập dập.
- Nước hàng nên tự thắng sẽ ngon hơn. Mình thường cho chút dầu ăn rồi bỏ đường vào đun chảy, ban đầu để nhiệt vừa cho đường tan chảy, lắc nhẹ để chảy dần tan ra thì hạ lửa liu riu. Khi đường sôi chuyển màu hổ phách nhẹ, nổi bong bóng nhỏ là được.
- Cá có thể rán vàng qua hai mặt để tạo độ rắn chắc khi kho. Mình không rán mà đun nước sôi, đổ lên mặt cá cho cá săn lại rồi thấm khô cá mới tiến hành tẩm ướp. Ướp cá với muối, để cá nghỉ 15 phút. Sau đó đến đường (mật mía) và nước hàng, để ngấm 15 phút mới đến nước mắm, tương bần. Đậy kín để ngăn mát tối thiểu 1 tiếng trước khi kho.
- Phần gia vị ướp: Ướp vào cá 1 thìa cà phê muối hạt, 3 thìa cơm nước hàng, 2 thìa cơm đường cát vàng hoặc mật mía, 3 thìa cơm nước mắm, 3 thìa cơm tương bần (thay bằng 2 thìa cơm miso nếu ở Nhật).
- Xếp riềng thái lát mỏng, hành khô, vỏ hành khô + hành tây xuống dưới đáy nồi, tiếp đó là thịt ba chỉ, bì lợn và cá xếp xen kẽ nhau, phía trên có thể thêm chuối xanh, cuối cùng thêm 1 lớp riềng phủ lên trên, cho ớt và hạt tiêu đập dập vào. Đổ phần nước vừa ướp cá lên trên cùng.
- Đặt cá lên bếp, vặn lửa to, đun đến khi cá chín săn thì cho nước nóng vào sao cho nước ngập mặt cá. Đun sôi lại và hạ nhỏ lửa, đun kĩ cho cá chín nhừ ít nhất khoảng 60 phút. Tắt bếp, để nguội, sau 1 tiếng kho lại lần 2, để lửa liu riu, kho khoảng 2 tiếng, tắt bếp, để cá trong nồi qua đêm. Hôm sau kho lại lần 3 đến khi cạn nước, cá chín nhừ, trong mềm ngoài rắn là đạt. Cá càng đun lâu, càng săn chắc, gia vị càng ngấm và đậm đà thơm ngon.
- Nếu có thời gian nên đun tối thiểu 10 tiếng, khi đó cá nhừ tơi, xương mềm rục, ăn cùng cơm nóng, dưa chua rất ngon. Khi cá gần cạn, rưới lên cá 2 thìa canh mỡ nước. Mở vung cho cá thoát hơi và săn chắc, món cá sẽ bóng và thơm ngậy.
- Đối với các bạn sử dụng Instant Pot: Sau khi tẩm ướp, xếp như bước sử dụng nồi thường. Đầu tiên, dùng chế độ Áp chảo/ Sauté, nhiệt cao, để 10 phút, mở nắp, nước ướp cá cạn thêm nước nóng vào ngập mặt cá. Đóng nắp, gạt van sang vị trí đóng. Chọn chế độ nấu Áp Suất/ Pressure Cook, nhiệt cao (high) trong 15 phút. Chú ý: tăng thời gian nếu lượng thịt cá nhiều hơn hoặc muốn xả van hơi nhanh (bằng cách gạt van sang vị trí mở để hơi thoát hết rồi mở nắp). Giữ ấm thêm 10 phút rồi lại chuyển về chế độ Áp chảo, nhiệt cao, để tiếp 10 phút rồi đậy nắp, để qua đêm. Sáng hôm sau, chọn lại chế độ nấu Áp suất, nhiệt cao trong 20 phút và giữ ấm thêm 5 phút. Sau đó chuyển chế độ Áp chảo, nhiệt cao, mở nắp đun cạn nước. Cá mềm và rắn chắc như khi được kho và ủ trong rơm.
6. Cá nục/ cá basa/ cá thu/ kho sả ớt:
Nguyên liệu:
- 500g cá nục/ cá thu/ cá basa.
- 250g thịt ba chỉ.
- 100g bì.
- 3 cây sả to.
- 3 củ hành tím.
- 5 tép tỏi.
- 4- 5 quả ớt hiểm.
- 2 tbsp nước hàng hoặc sử dụng nước dừa.
- 1 tbsp hạt tiêu sọ giã dập.
- 1 tbsp muối.
- 2 tbsp đường.
- 3 tbsp nước mắm 40 độ.
- 1 tbsp dầu hào.
- 1 tsp mì chính/ hạt nêm.
- 2 tbsp mỡ nước/ dầu ăn.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, thấm khô, thái miếng bao diêm.
- Cá nục/ cá basa làm sạch đầu và ruột, rửa sạch rồi thấm khô. Rắc muối lên cá và để yên 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước muối loãng. Thấm khô cá bằng giấy ăn, cắt khúc vừa ăn.
- Đun sôi nước đổ lên cá, để yên 2 phút. Sau đó thấm khô.
- Bì lợn rửa nước chanh loãng, cạo sạch lông.
- Sả cắt khúc 7cm, đập dập.
- Hành tím, tỏi băm nhỏ.
- Xếp 1 lớp sả đập dập xuống đáy nồi đất, tiếp đó là 1 lớp thịt mỡ và đến cá, cuối cùng là sả và lớp thịt mỡ nữa để lên trên. Trên cùng xếp bì.
- Ướp cá với muối 10 phút. Cho lần lượt hành, tỏi băm, đường, nước hàng, nước mắm, dầu hào, hạt nêm, hạt tiêu, ớt hiểm, cuối cùng rưới đều mỡ nước lên mặt cá. Ướp 60 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
- Bắc nồi lên bếp, để lửa trung bình đun cho nước bay hơi gần cạn thì thêm nước nóng vào ngập mặt cá. Đun lửa trung bình không đậy vung cho cạn 1/2 thì tắt bếp. Để ủ 60 phút sau kho tiếp lần 2 cho đến khi nước sánh lại, có m��u nâu đỏ là được.
7 notes
·
View notes
Text
Chả Bò Đà Nẵng - Món Ăn Đặc Sắc Và Cách Thưởng Thức Đúng Điệu
Món chả bò Đà Nẵng từ lâu đã nổi tiếng với vị ngon ngọt tự nhiên của thịt bò tươi kết hợp cùng hương thơm nồng nàn của tiêu đen, khiến nhiều người phải say mê ngay từ lần đầu thưởng thức.
Được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tươi ngon và gia vị truyền thống, chả bò không chỉ là món ăn phổ biến trong các bữa tiệc, dịp lễ hội mà còn là món quà ý ngh��a mà người Đà Nẵng tự hào gửi tặng người thân, bạn bè. Với hương vị đặc trưng, chả bò Đà Nẵng mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhưng để thưởng thức đúng điệu và trọn vẹn nhất, bạn có thể kết hợp món ăn này với các món kèm khác như rau sống, bánh tráng và nước chấm đặc biệt.
Sự hấp dẫn của chả bò Đà Nẵng nằm ở quá trình chế biến công phu. Thịt bò tươi được chọn lựa kỹ lưỡng từ những phần nạc, sau đó giã hoặc xay nhuyễn đến độ mịn vừa phải. Gia vị chính là tiêu đen, muối, tỏi và một số bí quyết riêng tạo nên độ thơm ngon khó lẫn của chả bò nơi đây. Trong quá trình chế biến, thịt bò được ướp đều với tiêu đen – gia vị không chỉ mang lại mùi thơm nồng mà còn giúp thịt bò giữ được hương vị nguyên bản, làm dậy lên vị ngọt tự nhiên của thịt bò. Khi ăn, từng lát chả bò mỏng, dai và giòn nhẹ, mang đến cảm giác thơm ngon và kích thích vị giác. Chính sự hòa quyện của hương vị tự nhiên và gia vị truyền thống đã làm nên danh tiếng cho món chả bò Đà Nẵng, biến nó thành món đặc sản mà du khách khó có thể bỏ qua khi đến thăm miền đất này.
Để cảm nhận hương vị độc đáo của chả bò một cách trọn vẹn nhất, cách thưởng thức và món ăn kèm cũng rất quan trọng. Một trong những cách phổ biến nhất là ăn chả bò cùng các loại rau sống tươi mát. Người Đà Nẵng thường kết hợp chả bò với xà lách, húng quế, tía tô, và diếp cá – những loại rau có mùi thơm đặc trưng, giúp làm dịu vị béo và tăng thêm hương vị tự nhiên cho món ăn. Khi ăn cùng rau sống, hương vị của chả bò sẽ trở nên cân bằng hơn, không gây cảm giác ngấy, đặc biệt phù hợp cho những bữa ăn nhiều món hoặc trong các dịp hội họp, tiệc tùng. Hơn nữa, sự giòn mát của rau sống còn làm nổi bật độ dai của chả bò, tạo nên sự hài hòa trong từng miếng ăn.
Không chỉ rau sống, bánh tráng cũng là một món ăn kèm lý tưởng khi thưởng thức chả bò Đà Nẵng. Bánh tráng giúp cuốn trọn chả bò và rau, tạo nên một món ăn cuốn hấp dẫn. Khi cuốn, bạn chỉ cần đặt một lát chả bò, thêm một ít rau sống và cuốn lại trong bánh tráng. Cách ăn này không chỉ dễ ăn mà còn giữ được độ tươi mới của rau và bánh tráng, khiến mỗi miếng chả bò đều thơm ngon, trọn vị. Đây là cách ăn mà nhiều người Đà Nẵng yêu thích và truyền thống, bởi bánh tráng giúp làm tăng thêm phần thú vị cho món ăn, không quá đơn điệu và dễ dàng thưởng thức hơn.
Ngoài ra, để món chả bò thật sự đậm đà, nước chấm cũng là yếu tố không thể thiếu. Người Đà Nẵng thường sử dụng mắm nêm hoặc nước mắm chua ngọt để chấm chả bò, giúp tăng cường hương vị và làm nổi bật độ thơm ngon của chả bò. Nếu bạn yêu thích vị đậm đà và cay nồng, mắm nêm là lựa chọn tuyệt vời. Được làm từ cá cơm ủ lên men và pha thêm tỏi, ớt, mắm nêm mang lại hương vị đậm đà khó quên, hòa quyện với vị ngọt của chả bò tạo nên một trải nghiệm ẩm thực mới lạ. Trong khi đó, nước mắm chua ngọt với vị chua của chanh, ngọt nhẹ của đường, và chút cay của ớt sẽ giúp làm dịu vị béo của chả bò, thích hợp cho những ai muốn một trải nghiệm nhẹ nhàng hơn.
Với những cách thưởng thức đa dạng này, chả bò Đà Nẵng không chỉ là một món ăn mà còn là trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc miền Trung Việt Nam. Để có thể thưởng thức chả bò đúng vị và ngon nhất, hãy thử kết hợp món ăn này với rau sống, bánh tráng và nước chấm phù hợp. Mỗi cách ăn sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị độc đáo của món chả bò này.
Nếu bạn đang có ý định mua chả bò Đà Nẵng về làm quà hoặc tự thưởng thức, hãy để chabobatam.vn giúp bạn tìm hiểu cách thưởng thức đúng điệu và chọn món ăn kèm phù hợp nhé!
Đọc thêm tại: https://chabobatam.vn/cha-bo-an-nhu-the-nao/
0 notes
Text
Khám Phá Thế Giới Hải Sản Khô – Từ Bếp Biển Đến Bàn Ăn
Hải sản khô là món ăn phổ biến và được yêu thích ở nhiều quốc gia, tại đất nước hình chữ S, nó là một món ăn không thể thiếu trong đời sống con người nơi đây. Không chỉ mang đến hương vị đặc trưng, hải sản khô còn là món ăn lý tưởng để nhâm nhi trong những buổi nhậu và là nguyên liệu tuyệt vời trong nhiều món ăn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về quá trình làm hải sản khô, từ việc chọn nguyên liệu đến kỹ thuật bảo quản, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Đôi Nét Về Hải Sản Khô
Hải sản khô là các loại hải sản biển đã qua chế biến và trọng lượng được giảm bớt, nhờ vào quá trình phơi khô hoặc sấy khô. Một số loại hải sản phổ biến để làm khô bao gồm cá, mực, tôm, và sò điệp. Hải sản khô dễ bảo quản mà còn giữ được hương vị tự nhiên của nguyên liệu, nhờ đó mà chúng được yêu thích và sử dụng nhiều trong ẩm thực.
Nguyên Liệu Làm Hải Sản Khô
Khi có ý định làm hải sản khô, điều đầu tiên cần đảm bảo là chọn được những loại hải sản phù hợp để làm khô. Một số loại hải sản phổ biến làm khô là:
Cá: Cá cơm, cá thu, cá chỉ vàng, cá đuối,…
Mực: Mực ống hoặc mực tươi.
Tôm: Tôm tươi, tôm sú hoặc tôm thẻ.
Sò Điệp.
Một số lưu ý khi lựa chọn hải sản:
Màu sắc: Nguyên liệu nên có màu tự nhiên, tươi sáng. Tránh những loại hải sản có dấu hiệu ố vàng hoặc có mùi hôi.
Nguồn gốc: Nên chọn hải sản từ nơi có uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kết cấu: Đối với cá và mực, hãy chọn nguyên liệu có thịt chắc và đàn hồi.
Công Đoạn Làm Khô
1. Ướp muối:
Muối là gia vị quan trọng giúp tạo được mùi vị và tăng thời gian bảo quản sản phẩm. Về công đoạn ướp muối được thực hiện:
Trộn muối: Sử dụng muối biển hoặc muối tinh, cho vào một bát và rắc đều lên hải sản. Tỷ lệ ướp thường là từ 5% đến 10% trọng lượng hải sản.
Thời gian ướp: Để hải sản ngấm muối trong khoảng 2-4 giờ.
2. Sau khi muối đã thấm vào hải sản thì sẽ tiến hành phơi nắng:
Chọn vị trí: Tìm một nơi có ánh nắng tốt, gió thoáng để phơi hải sản.
Thời gian phơi: Thông thường, hải sản cần được phơi từ 1 đến 2 ngày, tùy thuộc vào khí hậu.
Lật đều: Trong quá trình phơi, hãy lật hải sản định kỳ để đảm bảo chúng khô đều.
3. Sấy khô (Nếu cần):
Nếu điều kiện thời tiết không cho phép để phơi nắng thì bạn có thể sử dụng máy sấy để làm hải sản khô nhanh hơn:
Nhiệt độ: Điều chỉnh nhiệt độ sấy từ 50-60 độ C để đảm bảo hải sản không bị chín mà vẫn giữ được độ giòn.
Cách Bảo Quản Hải Sản Khô
Hải sản khô cần được bảo quản đúng cách để không bị ẩm mốc:
Để nơi khô ráo : Sử dụng hộp kín hoặc túi zip để bảo quản, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sử dụng gói hút ẩm : Đặt gói hút ẩm trong hộp chứa để hút ẩm, giữ hải sản luôn khô ráo.
Thời gian bảo quản : Hải sản không thể bảo quản từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào loại hải sản và cách bảo quản.
Kết quả
Quá trình làm hải sản khô không quá phức tạp và hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Bằng cách lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, thực hiện các bước chế biến và bảo quản hợp lý, bạn sẽ có được những mẻ hải sản khô thơm ngon, bổ dưỡng. Hãy thử ngay những hướng dẫn trên để tự tay chế biến món ăn hấp dẫn này cho gia đình và bạn bè!
Hãy ghé ngay cửa hàng trực tuyến của SeaGate để mua những sản phẩm khô chất lượng nhé.
0 notes
Text
Công thức nấu món ăn ngon cho bà bầu nghén
Ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ bầu đã phải quan tâm hơn đến vấn đề ăn uống và dinh dưỡng. Điều này càng quan trọng với những mẹ bầu bị ốm nghén. Gợi ý 3 món ăn cho bà bầu nghén giúp mẹ bầu ngon miệng hơn trong giai đoạn ốm nghén này.
Xem thêm: đoán vui bầu con gái da mặt đẹp hay xấu
3 cách chế biến món ăn cho bà bầu nghén giúp mẹ bầu ngon miệng hơn
Nguyên nhân chính gây nghén do sự tăng nhanh của nồng độ hormon trong thời kỳ đầu mang thai. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể dùng một số món ăn sau:
Thịt bò xào rau củ
Thịt bò là loại thịt giàu dinh dưỡng đặc biệt là lượng protein và sắt vô cùng dồi dào. Bà bầu bị nghén không ăn được các loại thịt khác thì có thể ăn thịt bò cũng giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể rất tốt. Thịt bò kết hợp với các loại rau củ như bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt…tại nên món ăn thơm ngon hấp dẫn và giúp mẹ bầu bị nghén ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu
500g thịt bò 1 củ hành tây trắng, 1 củ hành tây tím 1 trái ớt chuông 1 bông cải xanh 1 bó cần tây Gia vị: bột bắp, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Thịt bò sau khi mua về rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng vừa ăn. Bóc vỏ hành tím và tỏi rồi mang đi băm nhuyễn, để riêng từng loại. Ướp thịt với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 muỗng cà phê tiêu xay, 1 ít tỏi băm, 1 ít hành tím băm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều lên và ướp trong khoảng 15 phút. Các loại rau củ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu và cho hết số hành tỏi còn lại vào phi thơm. Sau đó cho hết phần thịt bò đã ướp gia vị vào và xào nhanh với lửa lớn trong 2 phút thì vớt thịt ra, để lại phần nước xào. Cho tiếp phần rau củ đã chuẩn bị vào xào với nước thịt trong khoảng 5 phút thì nêm thêm 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê muối, đảo đều thêm 2 – 3 phút trên lửa lớn cho rau củ chín sơ thì cho thịt bò vào xào chung. Xào thêm 5 phút cho thịt và rau củ vừa chín tới thì tắt bếp, thêm 1 muỗng canh dầu hào là có thể thưởng thức rồi.
Xem thêm: bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi
Bánh quy hạnh nhân
Hạnh nhân là loại hạt rất giàu dinh dưỡng như canxi, magie, photpho, vitamin E, chất chống oxy hóa… Trong đó thành phần magie dồi dào giúp mẹ bầu giảm nghén hiệu quả. Bánh quy hạnh nhân là món ăn vặt thơm ngon hấp dẫn mà bất kỳ bà bầu nghén nào cũng không nên bỏ qua.
Nguyên liệu:
250g hạnh nhân lát 5g bột hạnh nhân 30g bột mì đa dụng Muối 1/4 muỗng cà phê 120g đường bột 50g bơ lạt Lòng trắng trứng 2 cái
Cách làm:
Đun chảy 50g bơ lạt. Cho vào tô 2 lòng trắng trứng, 120g đường bột, dùng phớt đánh đều cho tan đường, tiếp đến cho 50 gr bơ lạt đã đun chảy vào đánh cùng. Rây 30g bột mì đa dụng cho vào hỗn hợp bơ lòng trắng trứng, cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối, 5g bột hạnh nhân và đánh đều đến khi bột sánh lại, cho tiếp 250g hạnh nhân lát vào và trộn đều. Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 170 độ C trong 10 phút. Cho bột vào túi, bóp bột thành từng bánh tròn và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong 8 phút. Bánh nướng xong, lấy bánh ra tiếp tục cho vào lò nướng để sấy bánh ở 110 độ C trong 20 phút là hoàn thành.
Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
Cá hồi sốt cam
Cá hồi là một trong những loại thực phẩm lành tính, tốt cho phụ nữ mang thai, cung cấp omega-3 và mang hàm lượng vitamin B tốt nhất cho cơ thể. Cá hồi hoà quyện cùng hương vị thơm ngon của sốt cam hứa hẹn sẽ đem lại cho mẹ bầu nghén một bữa cơm ngon miệng và hấp dẫn.
Nguyên liệu:
300g cá hồi 1 quả cam Bơ thực vật 1 củ tỏi Gia vị thông dụng.
Cách làm:
Bóc phần da cá hồi. Sau đó rửa sạch rồi dùng khăn giấy thấm khô, ướp cá với ít muối và tiêu. Xoa đều để cá thấm gia vị. Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho bơ vào. Đun đến khi bơ tan thì cho cá hồi vào áp chảo, mỗi mặt từ 2-3 phút. Vắt nước cốt 1 quả cam tươi và loại bỏ hạt, cho vào chén 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng canh mật ong vào khuấy đều. Cho tiếp vào chảo một chút bơ, đợi bơ tan thì cho tỏi vào phi thơm. Sau đó, cho phần nước sốt cam vào đảo đều. Sau đó cho cá hồi vào, dùng muỗng rưới đều cho cá thấm vị là hoàn thành. Miếng cá hồi vừa chín tới, khi ăn sẽ cảm nhận mềm tan trong miệng cùng vị ngọt thanh, thơm ngon của sốt cam.
Khi nghén việc ăn uống của mẹ bị xáo trộn, do đó mẹ nên kết hợp bổ sung dưỡng chất bằng các viên uống: sắt, axit folic, DHA, … Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung magie B6 đầy đủ bởi theo nhiều nghiên cứu, đây là bộ đôi vi chất có tác dụng rất tốt giúp giảm nôn nghén ở bà bầu. Nếu mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu magie B6 thì cần kết hợp bổ sung qua cả chế độ ăn và sử dụng viên uống để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
** Mẹ cần uống đúng cách, uống đúng thời điểm và tìm hiểu uống sắt và magie B6 cùng lúc được không để các dưỡng chất được hấp thu tối ưu.
Trên đây là những thông tin khoa học, hữu ích về mẹ ốm nghén nên ăn gì để hành trình mẹ bầu mang thai đỡ vất vả, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ ăn uống đủ chất, kiểm soát các cơn ốm nghén hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
0 notes
Text
Cá Tuyết bỏ lò sốt Puttanesca - Giai Điệu Ẩm Thực Biển Cả
Trong không gian ấm áp của những bữa tiệc private, khi ta quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối cùng nhau, ta mới hiểu, ẩm thực sẽ xóa nhòa khoảng cách như cái cách mà hương vị của món cá tuyết bỏ lò sốt Puttanesca đã kéo gần trái tim mọi người.
Nguồn gốc của món ăn này gắn liền với những bến cảng đầy màu sắc của nước Ý, nơi những món ăn được chế biến từ cá tươi sống hòa quyện cùng các nguyên liệu giản dị nhưng tinh tế. Sốt Puttanesca, với cà chua chín mọng, ô liu đen, và capers, mang trong mình hương vị đậm đà, thể hiện sự phong phú của biển cả.
Quá trình chế biến Cá Tuyết bỏ lò sốt Puttanesca thực chất không cầu kỳ, nhưng chứa đựng nhiều tình yêu thương. Cá tuyết được lựa chọn kỹ lưỡng, rửa sạch và ướp trong một chút dầu ô liu, muối, và tiêu. Sốt Puttanesca được chuẩn bị từ những nguyên liệu tươi ngon nhất, xào nhẹ trước khi được đổ lên cá và nướng trong lò. Khi món ăn chín, hương thơm lan tỏa khắp không gian, khiến trái tim người thưởng thức ngập tràn sự háo hức.
Khi nếm thử, người ta sẽ cảm nhận được rất rõ thớ thịt trắng mềm mại và mịn màng, được ướp gia vị nhẹ nhàng đặt trên lớp sốt Puttanesca dậy hương thơm. Khi được nướng trong lò, cá và sốt hòa quyện, tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo, mang lại cảm giác ấm áp như vòng tay của những người thân yêu. Hương vị mặn mà của ô liu, vị chua của cà chua, và chút the nhẹ của tỏi hòa quyện, tạo nên một bản giao hưởng đầy cảm xúc. Đó là ẩm thực - là sự kết nối tình yêu và cuộc sống!
0 notes
Text
Cá Diêu hồng 1 nắng - Sản phẩm hot bán chạy nhất của nhà TOH Fish
Nếu như Quý khách là người không có nhiều thời gian đầu tư việc bếp núc nhưng vẫn muốn thưởng thức món ăn thơm ngon, hấp dẫn, an toàn vậy thì hãy mua ngay sản phẩm Cá Diêu hồng 1 nắng 500g/gói của TOH Fish nhé. Đặc biệt cá diêu hồng 1 nắng - Sản phẩm chánh hiệu “nhà TOH làm” từ A tới Z đã được khách hàng cấp chứng nhận “NGON”!
Một số lý do chọn mua Cá Diêu hồng 1 nắng 500g/gói của TOH Fish:
- Cá diêu hồng được thu hoạch từ TOH Farm với môi trường nuôi sạch kháng sinh, Cá nuôi ao lớn siêu to khổng lồ, nước sạch trong veo. Đặc biệt cá không ăn thuốc kháng sinh hay bất kỳ thuốc kích thích sinh trưởng nào.
- Gia vị được dùng trong tẩm ướp cá diêu hồng 1 nắng của TOH Fish gồm: muối, đường, ớt, nước mắm.
- Sản phẩm không chất bảo quản, không bột ngọt mì chính.
- Cá được làm sạch xương nên không sợ bị ăn trúng xương cá.
- Cá diêu hồng một nắng được làm từ cá tươi sống làm ngay sau khi bắt ở ao về, không phải cá dạt thải. Vì vậy nhà TOH tự tin đây là sản phẩm truyền thống CAO CẤP mà người dùng có thể tin cậy được.
Tham khảo các sản phẩm của TOH Fish:
Công ty CP TOH Fish - Nhà cung cấp Sỉ - Lẻ thủy sản, nông sản sạch
Website: https://tohfish.com/
TƯ VẤN – BÁO GIÁ & ĐẶT TOH: 0909.832.269
Đc cửa hàng: 688/57/101 P15 Lê Đức Thọ, Gò Vấp. (Đối diện cổng sau tiểu học Lê Đức Thọ)
0 notes
Text
Giới thiệu về Công ty sản xuất Gia Vị Thiên Thiên Food
Gia Vị Thiên Thiên Food là Công ty sản xuất, phân phối và kinh doanh muối ớt chanh, muối chấm hải sản và các loại gia vị hoàn chỉnh dùng nấu ăn tiện lợi như: sốt ướp thịt, sốt kho cá, sốt me chua cay, sa tế sả ớt, mai quế lộ,...
Với kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực gia vị, thực phẩm, Muối ớt chanh Thiên Thiên Food, cũng như các dòng sản phẩm khác của công ty đã và đang nhận được sự tin dùng của khách hàng, đối tác tại Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh, Khánh Hòa, và các tỉnh thành trên toàn quốc.
Các sản phẩm gia vị hoàn chỉnh Thiên Thiên Food đều đảm bảo chất lượng ATVSTP, được chứng nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
Gia vị Thiên Thiên Food hiện đã có mặt tại các chợ, cửa hàng tạp hóa và hệ thống siêu thị: Coopmart, Go, Bách Hóa Xanh, ... và cửa hàng đặc sản Nha Trang trên toàn quốc. Quý khách hàng có thể tìm mua các sản phẩm của chúng tôi tại các chợ, siêu thị, tạp hóa toàn quốc hoặc đặt mua online trên các kênh xã hội của Thiên Thiên Food: website, fanpage, shopee, tiki, lazada ...
Quý khách hàng, đối tác có nhu cầu báo giá sỉ hoặc hợp tác là nhà phân phối mặt hàng gia vị của Thiên Thiên Food vui lòng liên hệ Hotline: 0903.878.408 - 0983.878.408
1 note
·
View note
Text
Tuyển chọn những bài văn mẫu Bàn luận về câu tục ngữ Cá không ăn muối cá ươn hay nhất để giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo. Đề bài: Cha ông chúng ta cho rằng: Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ trên. Bài mẫu 1 Dân tộc Việt Nam có truyền thống tôn trọng đạo lí từ ngàn xưa. Trong các quan hệ tình cảm thì quan hệ giữa cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Trách nhiệm lớn lao của cha mẹ là nuôi dạy các con nên người. Ngược lại, bổn phận của con cái là phải lễ phép và vâng lời cha mẹ. Vâng lời là biểu hiện của lòng hiếu thảo, của đạo làm con. Nếu trái lời cha mẹ, phụ lòng cha mẹ, con cái khó trở nên người tốt. Để khẳng định vai trò dăn dạy, chỉ bảo của cha mẹ đối với con cái, người xưa đã có câu: Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư. Bài học lớn về đạo làm người được rút ra từ một thực tế hết sức đơn giản: mua cá ở chợ về, muốn giữ được tươi lâu, ta phải ướp muối. Cá thấm muối, thịt săn chắc, khi chế biến thành món ăn, hương vị sẽ đậm đà. Ngược lại, nếu để lâu không ướp muối, cá sẽ ươn, ăn mất ngon. Con cái không nghe lời dạy bảo của cha mẹ khác nào như cá không ăn muối, sẽ hư hỏng, không thể trở thành người tốt được. Vấn đề mà câu tục ngữ đặt ra rất đúng. Sự hiểu biết, từng trải trong xã hội khiến cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống. Những kinh nghiệm ấy phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt, có khi cả bằng máu nên lại càng quý báu. Với tình thương yêu vô bờ, với trách nhiệm lớn lao, các bậc làm cha, làm mẹ không những tận tình mà còn không tiếc cả tâm sức của mình để chăm lo, nuôi dạy con cái ngày một lớn khôn cả về thể xác lẫn tâm hồn. Con váng mình sốt mấy, cha mẹ lo đêm lo ngày. Con học hành được điểm tốt, cha mẹ vui mừng. Con có biểu hiện không ngoan, cha mẹ đau lòng, xót ruột, tìm cách dạy dỗ, giáo dục. Người xưa có câu: Nước mắt chảy xuôi; lại có câu: Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Mong muốn duy nhất của cha mẹ là con cái nên người, tức là trở thành người tốt, có ích cho xã hội, làm rạng rỡ gia đình, Tổ quốc. Cho nên, những bậc cha mẹ chân chính đều thiết tha dạy con những điều đúng đắn, tâm huyết, có khi như là cắt ruột truyền cho con. Đó là nhiệm vụ, là lo toan, mong ước sâu xa, tha thiết nhất của cha mẹ. Phận làm con nên biết rằng : trong đường đời, người thầy đầu tiên của con cái chính là cha mẹ. Cha mẹ dìu dắt con những bước chập chững đầu tiên . Cha mẹ dạy con những cài học đầu tiên. Cha mẹ chuẩn bị hành trang cho mỗi đứa con khi bước vào đời. Vì vậy, nghe lời, vâng lời cha mẹ trước tiên là biết vâng theo, tập theo cái đúng. Sau đó là tự mình nhận thấy đúng mà tự giác tiếp thu. Bấy giờ mới rõ những điều cha mẹ khuyên răn, dạy dỗ là điều hay, lẽ phải. Biết nghe, biết vâng lời cha mẹ là tỏ ra thành kính, biết thương, hiếu thảo với cha mẹ. Trước đây, ông cha chúng ta quan niệm rằng con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ; chỉ một lòng thờ mẹ kính cha, nhất thiết không được trái lời. Ngày nay, quan niệm truyền thống ấy có phần thay đổi. Con cái phải vâng lời cha mẹ, nhưng cũng được phép bàn bạc, góp ý với cha mẹ để công việc đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, khi góp ý, con cái phải giữ thái độ lễ phép và đúng mực. Cha mẹ gánh vác trách nhiệm chính trong gia đình nên có quyền quyết định mọi việc, song cha mẹ cũng nên biết lắng nghe tâm tư tình cảm của các con, hiểu rõ tính nết của con, để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả hơn. Có như vậy, quan hệ giữa cha mẹ và con cái mới thực sự gắn bó và gia đình sẽ sống trong không khí đầm ấm, thuận hòa, tôn trọng lẫn nhau. Đó là yếu tố để tạo nên hạnh phúc gia đình. Thực tế xung quanh chúng ta cho thấy có nhiều người con tài đức vẹn toàn. Những bạn học sinh nghèo vượt khó là con ngoan, trò giỏi, là niềm tự hào của gia đình, nhà trường và xã hội. Ví dụ gần đây nhất là các anh chị Lý Thị Minh Tâm, Nguyễn Hòa Bình, Lê Minh Thắng, Phan Chí Hiếu, Chu Thị Kim Liên… vừa đi học vừa đi làm giúp đỡ gia đình mà vẫn thi đỗ vào từ một đến hai, thậm chí ba trường đại học với số điểm rất cao.
Bài học đạo đức mà câu tục ngữ trên nêu ra từ xưa vẫn là một kinh nghiệm quý, nhắc nhở mỗi người phải giữ đạo làm con. Nó có liên quan đến chữ hiếu , và chữ hiếu ngày nay dù có mang nét mới , tiến bộ của thời đại nhưng vẫn là đức lớn trong đọa làm người của dân tộc. Bài mẫu 2 Truyền thống đạo lý của dân tộc ta đã quy định một số khuôn mẫu làm người, trong đó có mối quan hệ của con cái đối với cha mẹ,con cháu đối với ông bà. Ngoài lòng hiếu kính thì người con còn có bổn phận phải biết vâng lời dạy bảo của các bậc sinh thành. Bổn phận đó được ông bà ta nhắc nhở qua câu tục ngữ: “ Cá không ăn muối cá ươn, Con cãi cha mẹ trăm đường con hư” Bằng cách so sánh hiện tượng cá bị ươn khi không được ướp muối mặn, câu tục ngữ khẳng định nếu con cái mà không biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ thì sẽ hư hỏng. với hình ảnh so sánh thật cụ thể nhưng lại có tính thuyết phục rất cao. Bởi lẽ, cha mẹ là người sinh ta ra, nuôi dưỡng ta nên người, cha mẹ luôn mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn và trưởng thành. Cha mẹ rất thương yêu con cái, vì thương yêu nên muốn cho con mình những điều tốt đẹp nhất và bổn phận làm con là phải biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ để trở thành người tốt trong xã hội. Và cha mẹ là người chin chắn, có đạo đức, nên những lời giáo huấn của người là những điều hay lẽ phải, hợp đạo nghĩa. Hơn nữa, những lời khuyên dạy của cha mẹ thường được đúc kết từ những kinh nghiệm thực tế, nên vừa có giá trị đạo đức, vừa có tác dụng thực tiễn. Những điều đó sẽ giúp ta thành đạt hơn trong cuộc sống và khi bước vào đời ta sẽ đỡ cảm thấy bỡ ngỡ và lạc lỏng hơn nữa. Cho nên nếu như con cái mà không nghe lời cha mẹ thì con cái sẽ trở thành một người hư hỏng vì không cha mẹ nào đi dạy cho con cái những điều xấu, trái đạo đức. Thực tế cho thấy, lịch sử các triều đại phong kiến nước ta cho thấy vị vua nào không tuân theo lời giáo huấn của tiên vương để chăm lo việc nước mà lại đam mê tửu sắc thì thường bị mất ngai vàng. Và cuộ sống quanh ta đã diền ra biết bao nhiêu cảnh con cái không vâng lời cha mẹ,luôn cãi lời cha mẹ không lo học hành mà thường hay bỏ học trốn học, chơi game, rượu chè, thuốc lá theo lời xúi giục của bạn bè cứ mãi mê ăn chơi rồi dẫn đến sự sa đọa và cuối cùng thì hủy hoại tương lai của mình, trở thành một kẻ thất nghiệp, có khi sa vào các tệ nạn xã hội. Trong khi đó các bạn khác thì vâng lời bố mẹ chăm lo học hành, chăm chỉ làm viecj giúp đỡ bố mẹ và người đó trở thành một người con chăm ngoan hiếu thảo, học hành thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng đôi khi, che mẹ do không nắm bắt được ước mơ, nguyện vọng của con cái nên những lời khuyên bảo của cha mẹ có lúc lại làm cho con mình không thể nào phấn đấu được. Chẳng hạn như, một người muốn chọn học ngành , chọn trường đại học kia cho phù hợp với năng lực, sở thích và đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng cuối cùng phải chiều theo ý bố mẹ chọn ngành nghề không đúng với nguyện vọng uối cùng có nhiều người phải chán nản và không có hướng phấn đấu. Có khi lời khuyên của cha mẹ lại nhắm vào quyền lợi cá nhân, của gia đình, lại xung đột với quyền lợi của xã hội. Trong những trường hợp này,ta cần kiên nhẫn giải thích và thuyết phục cha mẹ thay vì chúng ta vâng lời cha mẹ một cách mù quáng. Là người con chúng ta phải biết kính trên nhường dưới, vâng lời lễ phép với ông bà cha mẹ. Đạo làm con chúng ta phải giữ trọn chữ hiếu, chúng ta không nên cãi lời ông bà cha mẹ: “ Cá không ăn muối cá ươn,Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Câu tục ngữ là lời giáo dục tình cảm, đạo đức con người về lòng hiếu kính , thương yêu cha mẹ, quan hệ đầy tình nghĩa với hàng xóm,họ hàng, với mọi người chung quanh ta.
0 notes
Text
https://mamteprihue.online
Khám phá 4 loại mắm đặc trưng của Ẩm thực Việt Nam!
1. Mắm Tép Ri
Mắm tép là một trong những loại mắm phổ biến nhất tại miền Nam Việt Nam. Được chế biến từ tép nhỏ (tôm) ướp muối và lên men, mắm tép có hương vị đậm đà, mặn mà với một chút ngọt và chua. Món mắm này thường được dùng để chấm với rau sống hoặc làm gia vị cho các món ăn khác. Mắm tép không chỉ là gia vị, mà còn là linh hồn của nhiều món ăn miền Tây, mang lại trải nghiệm ẩm thực thú vị cho thực khách.
Cách sử dụng:
Chấm với rau sống.
Pha nước mắm để dùng trong các món ăn như bánh xèo, cơm tấm.
2. Mắm Cá Rò
Mắm cá rò, một đặc sản của miền Trung, được làm từ cá rò (một loại cá nhỏ) ướp muối và lên men. Với hương vị đặc trưng, mắm cá rò thường được sử dụng trong các món gỏi hoặc làm nước sốt cho các món nướng. Mắm cá rò không chỉ ngon mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng, là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người dân nơi đây.
Cách sử dụng:
Trộn với rau sống để làm gỏi.
Dùng làm nước sốt cho món nướng.
3. Mắm Tôm Chua
Mắm tôm chua là món ăn nổi tiếng của cả miền Trung và miền Nam. Được làm từ tôm sống ướp muối và thính, mắm tôm chua có vị chua ngọt rất đặc trưng. Món này thường được dùng để chấm với thịt luộc hoặc ăn với cơm trắng, mang đến cảm giác mới lạ và hấp dẫn cho bữa ăn.
Cách sử dụng:
Chấm với thịt luộc.
Các món chiên, hấp
Dùng kèm với cơm trắng hoặc các món xào.
4. Mắm Ruốc
Mắm ruốc được làm từ ruốc (tôm nhỏ) lên men, có màu đỏ nâu đặc trưng và hương vị rất đậm đà. Mắm ruốc thường được sử dụng trong các món xào, nấu hoặc làm nước chấm. Đây là một trong những loại mắm mang đến sự phong phú cho bữa ăn, làm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn.
Cách sử dụng:
Xào với rau củ quả.
Pha chế thành nước chấm cho các món hải sản, chiên hoặc hấp.
0 notes
Text
Tự Tay Nấu Canh Chua Cá Lăng Chuẩn Vị Miền Tây
Món canh chua cá lăng là một trong những món ăn nổi tiếng và được yêu thích nhất của người dân miền Tây sông nước. Với sự kết hợp giữa vị chua thanh từ me, ngọt dịu từ thịt cá lăng và hương thơm từ rau thơm, món canh này mang đến cảm giác tươi mát và bổ dưỡng. Hãy cùng khám phá cách nấu món canh chua cá lăng chuẩn vị miền Tây ngay tại nhà!
Nguyên liệu:
500g cá lăng (cắt khúc)
2 quả cà chua (bổ múi cau)
150g dứa (thơm, cắt lát mỏng)
100g đậu bắp (cắt khúc)
100g giá đỗ
50g dọc mùng (thái lát mỏng)
1 trái me chín (hoặc 1 thìa canh me vắt)
Ớt, hành tím, tỏi (băm nhuyễn)
Rau ngổ, ngò gai, hành lá (cắt nhỏ)
Gia vị: Nước mắm, đường, muối, hạt nêm, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế cá lăng
Cá lăng sau khi mua về làm sạch, rửa qua nước muối pha loãng để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
Ướp cá với một chút muối, tiêu và nước mắm trong khoảng 15 phút để cá thấm đều gia vị.
Bước 2: Chuẩn bị nước dùng
Đun sôi khoảng 1,5 lít nước. Khi nước sôi, cho me vào và đun khoảng 5 phút cho me mềm. Dùng muỗng dầm me, sau đó lọc bỏ hạt và giữ lại nước cốt.
Thêm dứa và cà chua vào nồi nước dùng, nấu khoảng 5-7 phút để dứa và cà chua ra vị ngọt chua tự nhiên.
Bước 3: Nấu cá lăng
Cho hành tím và tỏi vào chảo phi thơm với một chút dầu ăn, sau đó đổ hỗn hợp này vào nồi nước dùng để tạo hương vị đậm đà hơn.
Khi nước dùng sôi lại, nhẹ nhàng cho cá lăng vào nồi. Nấu ở lửa vừa khoảng 10 phút cho đến khi cá chín tới. Tránh khuấy mạnh để không làm nát cá.
Bước 4: Thêm rau và nêm nếm
Khi cá đã chín, cho đậu bắp, dọc mùng và giá đỗ vào nấu cùng. Đun thêm 3-5 phút cho rau vừa chín tới, giữ được độ giòn tươi.
Nêm nếm lại gia vị với nước mắm, muối, đường và hạt nêm sao cho món canh có vị chua ngọt hài hòa. Thêm vài lát ớt để tạo vị cay nhẹ nếu thích.
Bước 5: Hoàn tất và trang trí
Tắt bếp, cho hành lá, rau ngổ và ngò gai vào để tăng thêm hương thơm cho món canh.
Múc canh ra tô lớn, trang trí thêm vài lát ớt và rau thơm để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Bí quyết chuẩn vị miền Tây:
Cân bằng giữa vị chua và ngọt: Nước cốt me kết hợp cùng thơm và cà chua là yếu tố tạo nên vị chua thanh nhẹ. Đặc biệt, người miền Tây ưa chuộng vị ngọt, do đó cần thêm chút đường để món canh có vị ngọt dịu vừa phải.
Chọn cá lăng tươi: Thịt cá lăng mềm ngọt và ít xương, rất thích hợp cho món canh chua, giúp nước dùng ngọt thanh tự nhiên mà không cần phải ninh xương.
Không đậy nắp khi nấu cá: Điều này giúp giữ được hương vị tươi ngon của cá và không làm nước dùng bị tanh.
Canh chua cá lăng – Hương vị miền Tây trong từng bát canh
Với sự kết hợp tuyệt vời giữa vị chua thanh, cay nhẹ và ngọt dịu, canh chua cá lăng là món ăn truyền thống mà người miền Tây tự hào. Tự tay nấu món canh này tại nhà không chỉ giúp bạn thưởng thức hương vị dân dã của miền sông nước, mà còn là cách để lưu giữ những giá trị ẩm thực đậm chất quê hương.
0 notes
Text
Đến Hàn Quốc Ăn Gì: Khám Phá Thiên Đường Ẩm Thực Đường Phố
Khi đến Hàn Quốc, bạn không chỉ được thưởng thức những món ăn truyền thống trong nhà hàng, mà còn có cơ hội khám phá một thế giới ẩm thực đầy màu sắc và hương vị trên các con phố. Nếu bạn đang tự hỏi "đến Hàn Quốc ăn gì" để trải nghiệm văn hóa ẩm thực đường phố sôi động, hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn vặt hấp dẫn nhất xứ sở kim chi.
Tteokbokki - Bánh gạo cay
Tteokbokki là một trong những món ăn đường phố phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Món ăn này gồm những miếng bánh gạo hình ống được nấu trong sốt ớt cay ngọt.
Thành phần chính của tteokbokki
- Bánh gạo (tteok)
- Sốt ớt gochujang
- Chả cá (eomuk)
- Hành lá
Các biến thể của tteokbokki
- Cheese tteokbokki (thêm phô mai)
- Rabokki (kết hợp với mì ramen)
- Royal tteokbokki (phiên bản sang trọng với hải sản)
Odeng - Chả cá xiên que
Odeng, hay còn gọi là eomuk, là món chả cá được xiên que và nấu trong nước dashi nóng. Đây là một món ăn vặt phổ biến, đặc biệt trong những ngày lạnh.
Cách thưởng thức odeng
- Ăn trực tiếp từ xiên
- Chấm với nước tương pha tỏi và ớt
- Uống nước dashi để giữ ấm
Các loại odeng phổ biến
- Gimbap odeng (cuộn với rong biển)
- Cheese odeng (nhồi phô mai)
- Spicy odeng (version cay)
Hotteok - Bánh rán ngọt
Hotteok là một loại bánh rán ngọt, bên trong nhân đường nâu, quế và các loại hạt. Món này đặc biệt phổ biến vào mùa đông.
Thành phần của hotteok
- Bột mì, nước, đường và men
- Nhân đường nâu, quế, đậu phộng
Các biến thể hiện đại của hotteok
- Green tea hotteok (nhân trà xanh)
- Ice cream hotteok (kẹp kem)
- Savory hotteok (nhân mặn với pizza hoặc kimchi)
Bungeoppang - Bánh cá nhân đậu đỏ
Bungeoppang là bánh hình cá được làm từ bột mì và nhân đậu đỏ ngọt. Món này thường được bán trong những tháng mùa đông.
Cách làm bungeoppang
- Đổ bột vào khuôn hình cá
- Thêm nhân đậu đỏ
- Nướng cho đến khi vàng giòn
Các loại nhân hiện đại
- Nhân kem
- Nhân phô mai
- Nhân socola
Tornado Potato - Khoai tây lốc xoáy
Tornado Potato là một món ăn vặt độc đáo, gồm một củ khoai tây nguyên được cắt xoắn ốc, xiên que và chiên giòn.
Cách thưởng thức Tornado Potato
- Ăn trực tiếp từ xiên
- Chọn các loại gia vị rắc lên như phô mai, BBQ, hoặc ớt bột
Biến thể của Tornado Potato
- Tornado Potato cuộn xúc xích
- Tornado Potato phủ phô mai nướng chảy
Dakgangjeong - Gà rán sốt cay ngọt
Dakgangjeong là món gà rán được phủ một lớp sốt cay ngọt đặc trưng. Món này thường được bán trong các khu chợ đêm.
Đặc điểm của dakgangjeong
- Gà được tẩm bột và chiên hai lần để đạt độ giòn tối đa
- Sốt làm từ đường, tỏi, gừng và ớt
Cách thưởng thức dakgangjeong
- Ăn nóng trực tiếp từ hộp giấy
- Kết hợp với bia hoặc soju
Sundae - Dồi lợn Hàn Quốc
Sundae là một loại dồi lợn đặc trưng của Hàn Quốc, được làm từ ruột lợn nhồi với miến, huyết lợn, và các loại gia vị.
Thành phần của sundae
- Ruột lợn
- Miến
- Huyết lợn
- Hành, tỏi, và các gia vị khác
Cách thưởng thức sundae
- Ăn kèm với muối tiêu
- Thưởng thức trong món sundae-gukbap (canh sundae)
Gyeran-ppang - Bánh mì trứng
Gyeran-ppang là một loại bánh mì nhỏ, bên trong có một quả trứng nguyên. Món này thơm ngon và giàu protein.
Cách làm gyeran-ppang
- Đổ bột bánh vào khuôn
- Thêm một quả trứng nguyên
- Nướng cho đến khi bánh vàng và trứng chín
Các biến thể của gyeran-ppang
- Cheese gyeran-ppang (thêm phô mai)
- Bacon gyeran-ppang (thêm thịt xông khói)
- Sweet gyeran-ppang (phiên bản ngọt)
Dak-kkochi - Xiên gà nướng
Dak-kkochi là món xiên que gà nướng, thường được tẩm ướp trong sốt cay ngọt trước khi nướng trên than hồng.
Cách ướp dak-kkochi
- Sốt làm từ gochujang, đường, tỏi và dầu mè
- Gà được cắt thành miếng vừa ăn và ướp trong sốt
Cách thưởng thức dak-kkochi
- Ăn trực tiếp từ xiên
- Kết hợp với các loại rau sống
Pajeon - Bánh xèo Hàn Quốc
Pajeon là một loại bánh xèo Hàn Quốc, thường được làm với hành lá và hải sản.
Thành phần chính của pajeon
- Bột gạo và bột mì
- Hành lá
- Hải sản (tôm, mực, sò)
Cách thưởng thức pajeon
- Cắt thành từng miếng nhỏ
- Chấm với nước sốt làm từ nước tương, dấm và ớt
Kết luận
Ẩm thực đường phố Hàn Quốc là một thế giới đầy màu sắc và hương vị, phản ánh văn hóa và lối sống năng động của người dân xứ sở kim chi. Từ những món ăn truyền thống như tteokbokki và odeng đến những món hiện đại như tornado potato, mỗi món đều có một câu chuyện và hương vị riêng. Vì vậy, nếu bạn đang tự hỏi "đến Hàn Quốc ăn gì", đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá thế giới ẩm thực đường phố phong phú này. Hãy dạo quanh các khu chợ đêm, ghé thăm những quầy hàng rong và trải nghiệm hương vị đích thực của Hàn Quốc qua những món ăn vặt độc đáo này. Chúc bạn có một chuyến du lịch ẩm thực thú vị và đáng nhớ tại Hàn Quốc!
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xin visa du lịch Hàn Quốc hoặc đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ làm visa Hàn Quốc thì liên hệ ngay với May Travel nhé.
Tham khảo: Đến Hàn Quốc ăn gì? 25+ món ăn đặc trưng của Hàn Quốc
0 notes
Video
youtube
Dụng cụ câu cá tre thủ công &; Cá hun khói - Chăm sóc động vật
Bẫy cá tre (Lờ, Nơm): Đây là những cái bẫy giống như giỏ được sử dụng để bắt cá ở sông, hồ hoặc ao. Các bẫy được làm từ những dải tre mỏng, đan chặt tạo thành một cấu trúc cho phép cá vào nhưng không thoát ra ngoài.
Cần câu tre: Trọng lượng nhẹ và linh hoạt, cần tre hoàn hảo cho câu cá truyền thống. Độ đàn hồi tự nhiên của tre làm cho nó lý tưởng để bắt cá mà không bị vỡ.
Lưới tre: Lưới gắn vào khung tre được sử dụng để múc cá từ mặt nước. Chúng thường được ghép nối với bẫy hoặc thanh để đạt hiệu quả tối đa.
Giáo cá: Giáo tre mỏng có đầu nhọn được sử dụng để câu cá, thường ở vùng nước nông.
Lợi ích của việc sử dụng dụng cụ câu cá bằng tre:
Thân thiện với môi trường: Tre là nguồn tài nguyên tái tạo, phát triển nhanh chóng mà không cần thuốc trừ sâu hay phân bón.
Độ bền: Tre chắc chắn và linh hoạt, lý tưởng cho các dụng cụ câu cá cần chịu nước và xử lý.
Di sản văn hóa: Dụng cụ câu cá bằng tre thủ công là một phần của nhiều truyền thống địa phương, bảo tồn các kỹ năng thủ công được truyền qua nhiều thế hệ.
2. Cá hun khói Hút cá là một phương pháp bảo quản truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Nó không chỉ kéo dài thời hạn sử dụng của cá mà còn làm tăng hương vị, làm cho nó trở thành một món ngon trong nhiều nền văn hóa.
Quy trình hun khói cá:
Lựa chọn cá: Cá nước ngọt hoặc nước mặn có thể được sử dụng để hút thuốc, với các lựa chọn phổ biến bao gồm cá thu, cá rô phi, cá da trơn và cá chép.
Chuẩn bị: Cá được làm sạch, rút ruột và ướp muối để hút ẩm. Quá trình muối cũng giúp tăng hương vị và hoạt động như một chất bảo quản.
Quá trình hun khói: Cá được đặt trong máy hút thuốc, thường được làm bằng gỗ hoặc tre. Theo truyền thống, các loại gỗ cứng như gỗ sồi hoặc gỗ trái cây được đốt để tạo ra khói. Cá được hun khói ở nhiệt độ thấp trong vài giờ, cho phép nó khô và hấp thụ hương vị khói.
Kết quả là một loại cá khói, có vị đậm đà có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng trong các món ăn khác nhau như súp, salad hoặc bát cơm.
3. Chăm sóc động vật trong quá trình đánh bắt và hút thuốc Trong khi câu cá là một nguồn thực phẩm có giá trị, điều quan trọng là phải xem xét sức khỏe của động vật thủy sinh và môi trường:
Thực hành đánh bắt bền vững: Bằng cách sử dụng bẫy và cần tre, đánh bắt cá vẫn là một phương pháp bền vững hơn và ít xâm lấn hơn, giúp ngăn chặn đánh bắt quá mức và bảo vệ hệ sinh thái dưới nước.
Thực hành nhân đạo: Cần cẩn thận để thả các loài nhỏ hơn hoặc không phải mục tiêu trở lại nước mà không hề hấn gì. Lưới và bẫy nên được kiểm tra thường xuyên để tránh bẫy các loài ngoài ý muốn.
Tác động môi trường: Tre có thể phân hủy sinh học và không để lại dấu chân môi trường lâu dài. Bằng cách sử dụng vật liệu hữu cơ, cả quá trình đánh bắt và hút thuốc đều làm giảm sự phụ thuộc vào nhựa hoặc hóa chất độc hại.
Tóm lại, dụng cụ câu cá bằng tre thủ công và hun khói cá truyền thống không chỉ bảo tồn kiến thức thủ công và di sản văn hóa mà còn hỗ trợ các hoạt động bền vững và thân thiện với môi trường. Chăm sóc động vật và bảo tồn môi trường phải luôn được ưu tiên để duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái của chúng ta trong khi vẫn được hưởng lợi từ những kỹ thuật lâu đời này.
0 notes
Text
Cần Thơ - Thiên Đường Ẩm Thực Miền Tây: Khám Phá 10 Món Ngon Nổi Tiếng
Cần Thơ, mảnh đất Tây Đô trù phú, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn là thiên đường ẩm thực miền Tây với vô vàn món ngon hấp dẫn. Dưới đây là 10 món ăn nổi tiếng nhất Cần Thơ mà bạn nhất định phải thử khi ghé thăm vùng đất này:
10 Món Ngon Nổi Tiếng Cần Thơ
Bún mắm
Bún mắm là món ăn đặc trưng của Cần Thơ, được chế biến từ mắm cá linh, bún tươi, rau sống, thịt heo quay, chả giò, và nước cốt dừa. Mắm cá linh được chọn lọc kỹ lưỡng, pha chế với nước cốt dừa tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon. Bún mắm Cần Thơ có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, và dậy mùi thơm của mắm cá linh, khiến thực khách khó lòng cưỡng lại.
Bánh xèo
Bánh xèo Cần Thơ nổi tiếng với lớp vỏ giòn rụm, vàng ươm, bên trong là nhân tôm, thịt, giá đỗ, và rau xanh. Bánh xèo được ăn kèm với nước chấm chua ngọt và rau sống, tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời giữa các hương vị.
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món ăn đặc sản cần thơ của miền Tây, trong đó lẩu mắm Cần Thơ được nhiều người ưa chuộng. Lẩu mắm được chế biến từ mắm cá linh, nước cốt dừa, rau củ, và các loại hải sản tươi ngon. Nước lẩu có vị đậm đà, thơm ngon, và dậy mùi mắm cá linh đặc trưng. Lẩu mắm Cần Thơ thường được ăn kèm với bún tươi, rau sống, và các loại thịt, hải sản khác.
Bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm là món ăn truyền thống của người Khmer ở Cần Thơ. Bánh tét được làm từ nếp cẩm, nhân đậu xanh, thịt mỡ, và được gói bằng lá chuối. Bánh tét lá cẩm có màu tím than đặc trưng, vị dẻo thơm, và hương vị ngọt ngào của nếp cẩm.
Bánh cống
Bánh cống là món ăn vặt phổ biến ở Cần Thơ, được làm từ bột gạo, nước cốt dừa, và tôm. Bánh cống được chiên giòn, có hình tròn nhỏ, và thường được ăn kèm với nước chấm chua ngọt.
Ốc nướng tiêu
Ốc nướng tiêu là món ăn đường phố được nhiều người yêu thích ở Cần Thơ. Ốc được nướng trên than hồng, tẩm ướp với tiêu, ớt, và các gia vị khác. Ốc nướng tiêu có vị cay nồng, thơm ngon, và rất đưa miệng.
Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã của người miền Tây, trong đó cá lóc nướng trui Cần Thơ được nhiều người ưa chuộng. Cá lóc được ướp với muối, tiêu, ớt, và các gia vị khác, sau đó được nướng trên than hồng cho đến khi chín vàng. Cá lóc nướng trui có vị ngọt thịt, thơm ngon, và dậy mùi than hồng.
Gỏi xoài xanh
Gỏi xoài xanh là món ăn khai vị thanh mát, được làm từ xoài xanh, cà rốt, rau răm, và nước mắm chua ngọt. Gỏi xoài xanh có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay, và rất kích thích vị giác.
Chè bưởi
Chè bưởi là món ăn tráng miệng thanh mát, được làm từ cùi bưởi, hạt é, đường, và nước cốt dừa. Chè bưởi có vị ngọt thanh, thơm ngon, và rất giải nhiệt.
Bánh mì xíu mại
Bánh mì xíu mại là món ăn sáng phổ biến ở Cần Thơ, được làm từ bánh mì, xíu mại, nước tương, và rau sống. Xíu mại được làm từ thịt heo xay, nấm mèo, và các gia vị khác, sau đó được hấp chín. Bánh mì xíu mại có vị ngọt thịt, thơm ngon, và rất tiện lợi cho bữa sáng.
Kết Luận
Cần Thơ là thiên đường ẩm thực miền Tây với vô vàn món ngon hấp dẫn. 10 món ăn nổi tiếng trên đây chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng ẩm thực phong phú của Cần Thơ. Hãy đến Cần Thơ và tự mình khám phá những món ăn ngon tuyệt vời này nhé!
0 notes
Link
0 notes
Link
0 notes
Text
Nhân dịp Trung Thu năm nay, Givral xin giới thiệu đến quý khách hàng Combo Thành Ý với sự góp mặt của những dòng bánh cao cấp mặn và ngọt chắc hẳn bạn sẽ lựa chọn được cho mình một món quà thật hoàn hảo - nơi gửi trao thành ý đến những người mà bạn yêu thương trong dịp lễ đặc biệt này Cập nhật: Bảng giá bánh trung thu Givral [caption id="attachment_7261" align="aligncenter" width="600"] [/caption] Bánh trung thu Givral được ưu thích bởi vị ngon và thành phần nhân bánh cao cấp Hương vị các loại nhân bánh trong combo Thành Ý 2 Bánh Thập Cẩm Gà Quay Vi Cá Đặc Biệt 2 trứng : là một trong những dòng cao cấp rất được yêu chuộng, phần nhân bánh là một tác phẩm tuyệt vời nhờ sự kết hợp hài hòa, vừa đủ của thịt gà quay thơm ngon được tẩm ướp gia vị đậm đà, đượm vị đầy thu hút cùng loại thực phẩm cao cấp là vi cá có giá trị dinh dưỡng cao, những loại thực phẩm từ lâu đã được xếp vào hàng " bát bửu " dành để cống nạp cho các vương tôn quý tộc Bánh Thập Cẩm Qà Quay Vi Cá 2 trứng : cũng thuộc một trong những phân khúc bánh mặn rất được chú trọng của Givral, với vị gà quay kết hợp với vi cá bổ dưỡng được nhiều thực khách yêu thích. Bánh Đậu Xanh Sầu Riêng 2 trứng : bên cạnh những dòng bánh cao cấp, Givral đưa vào combo dòng bánh trung thu với nhân đậu xanh truyền thống và sầu riêng, với hương vị dễ ăn, vịt ngọt tươi mát của ngọc trai pha chút vị mặn vừa phải của trứng vịt muối, chắc hẳn sẽ là thành phần không thể thiếu trong món quà của bạn Bánh Trà Xanh 2 trứng: là loại bánh đặc trưng nằm trong bộ sưu tập bánh trăng ngũ sắc của Givral, ngoài hương vị thơm ngon của trà xanh thì mẫu bánh này còn tốt cho sức khỏe vì làm từ loại đường dành cho người ăn kiêng. [caption id="attachment_7262" align="aligncenter" width="600"] [/caption] Bánh Trung Thu Givral - Combo Thành Ý 2 được đóng trong hộp 4 bánh lớn - thiết kế mới năm Givral còn làm mới mình bằng cách luôn cách tân vỏ hộp Thương hiệu Givral còn làm mới mình bằng cách đã giới thiệu thêm các mẫu hộp bánh được bọc vải gấm thêu hoa vô cùng sang trọng và bắt mắt. Từng hộp bánh Givral như từng món quà trân trọng gửi gắm yêu thương cùng giá trị văn hóa trường tồn dành cho người thân, bè bạn và những mối quan hệ trong công việc. Với uy tín trên thị trường với 12 năm liền là nhà phân phối bánh trung thu hàng đầu tại TPHCM và cá tỉnh phía Nam. Phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm và có nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng như: chiết khấu cao, giao hàng miễn phí, xuất hóa đơn theo yêu cầu, in logo miễn phí trên hộp bánh sẽ tạo nét sang trọng cho món quà trung thu của bạn. Đến với Enjoy quý khách hàng sẽ tư vấn những mẫu bánh ngon nhất của Givral với chất lượng với giá thành hợp lý cho món quà của bạn. [caption id="attachment_7263" align="aligncenter" width="600"] [/caption] [caption id="attachment_7264" align="aligncenter" width="600"] [/caption] [caption id="attachment_7265" align="aligncenter" width="600"] [/caption] [caption id="attachment_7266" align="aligncenter" width="600"] [/caption] [caption id="attachment_7267" align="aligncenter" width="600"] [/caption] Các mẫu hộp bánh trung thu Givral sang trọng đẳng cấp Mua bánh trung thu ở đâu chất lượng và uy tín Enjoy Online là nhà phân phối uy tín và lớn của các thương hiệu bánh trung thu trong và ngoài nước. Hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Enjoy vẫn luôn là đối tác đáng tin cậy của mọi khách hàng, doanh nghiệp để trao gửi tình thân đến gia đình, bạn bè, các đối tác và nhân viên trong công ty với chiết khấu cao nhất. Khi mua hàng ở Enjoy, bạn sẽ được giao hành miễn phí, nhanh chóng. Ngoài ra khi đặt bánh trung thu tại nhà phân phối Enjoy Online, mọi thông tin về doanh nghiệp và logo doanh nghiệp sẽ được in trên hộp bánh và bao bì một cách sang trọng và chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn cam kết mang đến những sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất đến tay khách hàng! 4561
0 notes