#atvsld
Explore tagged Tumblr posts
thongtinhot1991990 · 5 years ago
Link
Phát động Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2020 #news
0 notes
tintuc5692 · 12 years ago
Link
lao động môi trường nghề nghiệp an toàn lao động động sản tai nạn tnlđ người lao động trang thiết bị pccn cháy nổ sức khỏe bão an toàn atvslđ quân đội người sử dụng lao động phòng chống cháy nổ xử lý nghiêm gia bệnh nghề nghiệp quân sự quốc phòng doanh nghiệp
QĐND - Bảo đảm An toàn vệ sinh lao động và Phòng, chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người lao động (NLĐ). Với ý nghĩa và mục đích đó, hôm nay (17-3), tại khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Lễ phát động Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 15 với chủ đề "Tăng cường văn hóa an toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc" được tổ chức.
Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 15 được phát động trên phạm vi toàn quốc từ ngày 17 đến 23-3, nhằm kêu gọi người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ cùng nhau chung sức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN. Đây cũng là hành động để hướng tới một sự phát triển bền vững và góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015. Ngay sau lễ phát động của quốc gia, tại Binh đoàn Hương Giang, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức Lễ phát động Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN trong quân đội.
Bảo đảm an toàn trong diễn tập tìm kiếm cứu nạn ở Quân khu 5. Ảnh minh họa. Ngọc Diệp.
Bước vào thực hiện tuần lễ quan trọng này chúng ta vui mừng nhận thấy, năm 2012, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về sản xuất, kinh phí, nhân lực nhưng toàn quân đã có nhiều cố gắng trong công tác VSATLĐ - PCCN. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các quy định về VSATLĐ - PCCN trên các mặt công tác. Nhiều đơn vị lao động sản xuất, huấn luyện đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, tai nạn huấn luyện, TNLĐ. Đặc biệt, trong năm qua tai nạn cháy nổ đạn dược, vật liệu nổ trong quân đội giảm 50% so với năm 2011. Toàn quân làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến và tập huấn cho các đơn vị, doanh nghiệp về công tác BHXH, BHYT, các chế độ về bệnh nghề nghiệp và tai nạn huấn luyện. Công tác đo đạc môi trường lao động, khám phát hiện sớm và giải quyết tốt chế độ giám định bệnh nghề nghiệp cho NLĐ được tiến hành thường xuyên, tổ chức chặt chẽ. Chất lượng môi trường lao động trong quân đội tiếp tục được giữ vững và có phần được cải thiện. Tình trạng ô nhiễm môi trường lao động ở các cơ sở sản xuất quốc phòng vẫn được kiểm soát; các yếu tố về hơi khí độc, khói bụi, chiếu sáng... đã có nhiều cải thiện. Mặc dù gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, song nhiều doanh nghiệp quốc phòng đã đầu tư kinh phí để cải tiến dây chuyền sản xuất, cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu tác động môi trường, hạn chế TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ, CNVQP và NLĐ trong quân đội được chăm sóc tốt hơn, đáp ứng tốt yêu cầu huấn luyện, SSCĐ và lao động sản xuất.
Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ - PCCN trong quân đội cũng có những vấn đề đặt ra. Đáng chú ý là trong thực hiện kế hoạch, mục tiêu của công tác ATVSLĐ - PCCN, biện pháp thực hiện ở một số đơn vị chưa cụ thể. Tại một số cơ sở, biện pháp thực hiện kế hoạch đo đạc môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp còn chung chung; tính chủ động tổ chức thực hiện đo đạc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ còn nhiều bất cập. Tình hình mất ATLĐ, an toàn huấn luyện... vẫn có xu hướng tăng cả về số vụ, mức độ trầm trọng, số người bị nạn và số người tử vong...
Để khắc phục tình trạng trên trong năm 2013, trước mắt là hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN, Bộ Quốc phòng chỉ đạo toàn quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATVSLĐ - PCCN đến từng cán bộ, chiến sĩ, NLĐ và NSDLĐ. Toàn quân tăng cường văn hóa an toàn lao động, bảo đảm an toàn trong huấn luyện và sản xuất quốc phòng. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung trong hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ Quốc phòng về công tác VSATLĐ - PCCN trong hoạt động quân sự, quốc phòng. Các Ban chỉ đạo PCBNN đầu mối trực thuộc Bộ chủ động tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức về ATVSLĐ -PCCN cho cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác ATVSLĐ và mạng lưới An toàn - Vệ sinh viên của các đơn vị cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Coi trọng huấn luyện mới, huấn luyện lại các kiến thức về ATVSLĐ - PCCN, nhất là những nội dung phù hợp với trang thiết bị, đặc điểm, điều kiện lao động trong môi trường quân sự cho cả NLĐ và người SDLĐ.
Các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát môi trường lao động, quản lý sức khỏe NLĐ. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học về bảo hộ lao động. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về VSATLĐ - PCCN; biểu dương, khen thưởng kịp thời những đơn vị làm tốt công tác bảo đảm ATVSLĐ - PCCN....
Công tác ATVSLĐ - PCCN là nội dung quan trọng trong quá trình huấn luyện, SSCĐ và tổ chức lao động sản xuất của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình quân nhân. Thực hiện tốt các giải pháp cơ bản nêu trên chúng ta hy vọng công tác ATVSLĐ - PCCN trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng sẽ đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho quân nhân và người lao động, bảo đảm an toàn, giữ ổn định và phát triển cho các đơn vị, doanh nghiệp.
QĐND
phòng chống cháy nổ bão lao động quốc phòng môi trường người lao động cháy nổ an toàn lao động động sản quân sự pccn atvslđ doanh nghiệp trang thiết bị sức khỏe an toàn tai nạn người sử dụng lao động nghề nghiệp xử lý nghiêm quân đội tnlđ gia bệnh nghề nghiệp
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Link
thống kê nền kinh tế tai nạn lao động tnlđ doanh nghiệp nhà nước an toàn lao động doanh nghiệp tử vong nhà nước atvslđ tai nạn an toàn lao động bộ luật lao động hà tất thắng nông nghiệp
(HNM) - Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, trong năm 2012, cả nước thanh tra được 4.184 cuộc về pháp luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và 1.366 cuộc kiểm tra liên ngành. Con số này quá khiêm tốn so với hơn 3,7 triệu doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Cá biệt, có những tỉnh như Vĩnh Long, Vĩnh Phúc cả năm không thực hiện được một cuộc thanh tra liên ngành nào.
Cả nước hiện có 420 thanh tra viên trong ngành lao động, tuy nhiên chỉ 1/3 (khoảng 130 người) trong số đó làm công tác thanh tra về ATVSLĐ. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước hiện nay là 3.750.000 doanh nghiệp. Như vậy, tính bình quân một thanh tra viên phải quản lý hơn 1.300 doanh nghiệp. Đáng lo ngại khu vực nông thôn, nơi để xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) nhiều nhất thì hầu như không có thanh tra lao động. Cụ thể, trung bình 100.000 NLĐ trong khu vực nông nghiệp thì có khoảng 799 người bị tai nạn khi sử dụng điện và 856 người bị tai nạn trong sử dụng máy nông nghiệp.
Theo ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động, để thanh tra hết số doanh nghiệp trên, trung bình mỗi thanh tra phải mất 40 năm để hoàn thành nhiệm vụ. Cũng theo ông Thắng, việc thanh tra lao động của các tỉnh thường chỉ làm lấy lệ, trong đó, việc thanh tra chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, còn các doanh nghiệp khác thì rất ít: 60% cuộc tại doanh nghiệp Nhà nước, 20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chỉ 6% là thanh tra với các loại hình khác. Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có lao động tự do, lao động nông nghiệp không được thanh tra.
Ông Hà Tất Thắng cho biết thêm: Không chỉ thiếu, nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp.
Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lực lượng lao động ngày một tăng cao thì tỷ lệ thuận với đó là số vụ TNLĐ. Tuy nhiên, TNLĐ gia tăng tới mức báo động đã trở thành vấn đề đáng lo ngại của toàn xã hội. Do đó, việc xây dựng một môi trường ATLĐ là yêu cầu bức xúc. Theo PGS.TS Nguyễn An Lương, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam: Việc không có phiên hiệu thanh tra ATVSLĐ là một nguyên nhân làm cho công tác thanh tra nhà nước về ATLĐ thời gian qua giảm về số lượng và sút kém về chất lượng.
Do vậy, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần sớm kiện toàn, bổ sung hệ thống các văn bản dưới luật về ATVSLĐ cho phù hợp với các quy định mới của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012. Nhà nước xem xét lại việc tái thành lập Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ATVSLĐ phù hợp với thực tế hiện nay, đồng thời nâng mức xử phạt hành chính vi phạm lĩnh vực ATVSLĐ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm lực lượng thanh tra để tránh các khu vực nông thôn luôn ở tình trạng "ngoài vùng phủ sóng" do không có đội ngũ thanh tra lao động kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện quy định của pháp luật về ATLĐ.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, từ đầu năm 2012 đến nay cả nước đã xảy ra 3.060 vụ TNLĐ, làm 3.160 người bị nạn. Trong số đó có 256 vụ TNLĐ có người tử vong khiến 279 người tử vong, 671 người bị thương nặng. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương có số vụ tai nạn và số người tử vong vì TNLĐ nhiều nhất... Tuy nhiên số vụ TNLĐ bị truy tố rất hiếm hoi, Thanh tra lao động chỉ có thẩm quyền chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Cảnh sát điều tra xem xét khởi tố, còn việc khởi tố không phải thẩm quyền của ngành lao động.
tử vong lao động an toàn bộ luật lao động hà tất thắng tai nạn lao động an toàn lao động tnlđ doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước tai nạn doanh nghiệp nhà nước nền kinh tế atvslđ thống kê
0 notes
tinmoionline · 12 years ago
Text
Nâng cao mức xử phạt hành chính về ATVSLĐ
Nâng cao mức xử phạt hành chính về ATVSLĐ
Thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ tại DN diễn ra khá phổ biến, điều kiện LĐ của CN chậm được cải thiện, nhất là khu vực DN vừa và nhỏ, hộ SX cá thể, các làng nghề. Tại Hà Nội, công tác BHLĐ được các cấp, ban, ngành liên quan và tổ chức CĐ thủ đô quan tâm đẩy mạnh, song TNLĐ, cháy nổ hằng năm trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp và ở mức cao so với cả nước. Có nhiều tồn tại dẫn đến thực trạng này như: Một số chế độ chính sách về BHLĐ đối với NLĐ bị vi phạm nhiều như chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN). Việc khai báo, thống kê TNLĐ, BNN của nhiều DN thực hiện chưa nghiêm túc, nên số liệu TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng tình hình TNLĐ diễn ra trên thực tế. Trình độ nhận thức, văn hóa, tác phong công nghiệp của một bộ phận NLĐ chưa cao, còn có hiện tượng làm bừa, làm ẩu, coi thường tính mạng bản thân, coi thường nguy hiểm, vi phạm các quy định, nội quy ATVSLĐ trong quá trình làm việc. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ trong công tác ATVSLĐ ở một số CĐCS còn mờ nhạt. Trong khi đó, đội ngũ CB làm công tác ATVSLĐ của tổ chức CĐ thiếu; hoạt động của mạng lưới AT vệ sinh viên và phong trào thi đua ở nhiều nơi vẫn hình thức, hiệu quả chưa cao... Đáng quan tâm là, hệ thống các văn bản dưới luật chưa đồng bộ, nhiều bất cập và khó đi vào thực tế, các thủ tục hành chính về lĩnh vực BHLĐ còn rườm rà, thiếu thực tế. Công tác thanh tra, xử lý các DN vi phạm về ATVSLĐ chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, số vụ TNLĐ bị khởi tố hình sự còn ít. Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến từ phía CBCĐ đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm kiện toàn, bổ sung hệ thống các văn bản dưới luật về ATVSLĐ cho phù hợp với các quy định mới của Bộ luật LĐ sửa đổi năm 2012. Nhà nước nên xem xét lại việc tái thành lập Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, nâng cao mức xử phạt hành chính về vi phạm lĩnh vực ATVSLĐ vì mức xử phạt hiện chưa đủ sức răn đe, nhiều DN sẵn sàng vi phạm để chịu xử phạt.
Source: laodong.com.vn/cong-doan/nang-cao-muc-xu-phat-hanh-chinh-ve-atvsld/92648.bld
0 notes