#Viết đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống
Explore tagged Tumblr posts
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu)
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu), Viết đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống g���m 10 mẫu siêu hay trong bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu) Lý tưởng sống là động lực to lớn giúp con người ta vượt qua những khó khăn, thử thách chông gai trong cuộc sống để thực hiện những ước mơ, hoài bão của…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 12 days ago
Text
[Văn mẫu 7] Tổng hợp những bài văn nghị luận hay bàn về một phương pháp đọc sách đúng đắn - Nghị luận về cách đọc sách hiệu quả. Nghị luận về một phương pháp đọc sách đúng đắn - Sưu tầm và tổng hợp những bài nghị luận hay bàn về một phương pháp đọc sách đúng đắn, hiệu quả. Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về một phương pháp đọc sách đúng đắn. *** Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về phương pháp đọc sách hiệu quả Đoạn văn mẫu 1: Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Vậy chúng ta phải đọc thế nào cho đúng? Trước tiên, phải xác định mục đích đọc sách. Đây là vấn đề rất quan trọng tiếp theo là xem mục lục. Mục lục cuốn sách phản ánh dàn ý chung và đơn giản của nội dung, đôi khi còn phản ánh cả dàn ý logic của nó. Bước này giúp bạn giải đáp được câu hỏi: "Cuốn sách có những nội dung gì, theo trật tự nào?". Xem lời giới thiệu, lời tựa, lời nói đầu. Bạn đọc lời giới thiệu hay lời tựa để biết cuốn sách đề cập đến vấn đề gì, đối tượng nào sử dụng cuốn sách có ích hơn cả và phương pháp đọc có hiệu quả. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống. Đoạn văn mẫu 2: Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra. Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp lên ngọn lửa trí thức trong mỗi con người. Bằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách. Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.    Đọc sách đúng cách là điều mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy thông qua việc làm những đề văn nghị luận về phương pháp đọc sách đúng đắn hay bàn về ý nghĩa của việc đọc sách sẽ giúp các em có thêm những hiểu biết về tầm quan trọng của việc đọc sách đúng cách. Nghị luận về phương pháp đọc sách hiệu quả Bài văn mẫu 1:
Sách là kho tàng của kiến thức của nhân loại. Vì thế ta cần phải đọc sách để có thể mở mang tư duy và khả năng sáng tạo cũng như học hỏi được những kinh nghiệm của người khác và nó cũng có thể giúp ta mở rộng thêm tâm hồn của mình để có thể cảm thông nhiều cho người khác. Muốn có được tri thức có trong sách nhất định phải có phương pháp đọc sách hiệu quả. Theo tôi, đọc sách là một việc làm rất cần có kế hoạch. Bởi có nhiều người mặt dù mỗi ngày đều đọc sách nhưng họ không thể nào cảm nhận được những gì tác giả muốn gửi đến cho mình. Ngược lại, có nhiều người mặc dù không đọc sách nhiều nhưng mỗi lần đọc là họ đều có thể cảm nhận được những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến một cách sâu sắc và có thể vận dụng nó trong cuộc sống của họ. Đọc sách theo kế hoạch vẫn chưa đủ giúp ta tích lũy tri thức một cách chắc chắn.  Các thể loại sách trên thế giới hiện nay là nhiều vô số kể. Tôi chỉ có thể kể tên ra một vài thể loại sách mà tôi cho rằng có ích cho chúng ta. Ví dụ như: Sách khoa học giúp cho ta hiểu hơn về thế giới xung quanh , sách văn học có chỉ ra cho ta thấy những vẻ đẹp bấy lâu nay đã ẩn chứa trong chúng ta và các thể loại sách dạy làm người giúp cho ta biết làm thế nào để sống đúng, sống đẹp. Chính vì có quá nhiều loại sách như vậy nên chúng ta cũng cần tự vạch ra cho mình một kế hoạch và cũng như thời gian phù hợp để có thể đọc được những cuốn sách hay ấy. Theo tôi, thời gian đọc sách của các bạn nên tùy vào từng mục đích. Ví dụ như nếu bạn muốn nhanh chóng hoàn thành một cuốn sách trọn vẹn trong thời gian ngắn nhất thì bạn nên tự đặt ra cho mình một cột móc thời gian bắt bản thân hoàn thành nó tùy vào độ dày và nội dung của quyển sách ấy. Đối với nhiều người, mỗi địa điểm đọc sách lại cho ta một cung bậc cảm xúc khác nhau khi đọc sách. Nhưng đối với tôi, tất cả mọi địa điểm đều như nhau. Chỉ cần bạn có hứng thú đọc sách thì trong bất kì môi trường nào bạn cũng có thể tạo cho mình một sự tập trung cần thiết cho việc đọc sách của bạn. Cách bạn đọc sách sẽ quyết định hiệu quả của việc đọc. Mỗi lần tôi đọc sách, tôi không chỉ nhìn vào những con chữ và đọc theo nó. Mà tôi lúc nào cũng cố gắng hóa thân vào chính nhân vật trong câu chuyện mà tôi đang đọc cũng như tự tạo dựng nên một bối cảnh trong tí tưởng tượng của mình để có thề thấu hiểu được nội dugn câu chuyện cũng như những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho chúng ta. Sau khi đã hoàn thành xong một quyển sách, điều đầu tiên bạn cần làm là vận dụng những gì bạn đã học được và áp dụng nó vào trong đời sống một cách hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể tìm đến những người đã từng đọc qua hay đang trong quá trình đọc quyển sách mà bạn mới hoàn thành để có thể trao đổi thêm những gì mà bạn chưa hiểu hay muốn hiểu thêm về vấn đề nào đó trong quyển sách mà bạn không thể nào nắm bắt được những ý đồ của tác giả. Ví dụ khi đọc truyện “Tôi là Beto” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, các đọc giả sẽ có thể hiểu rõ hơn về đời sống nội tâm của các chú cún con trong nhà của mình khi tác giả đã khéo léo dựng lên những tình huống vô cùng thú vị nhưng cũng vô cùng thân thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện này, Nguyễn Nhật Ánh mặc dù không hề có định hướng giáo dục, ông cũng không phát đi những thông điệp nào cả, mà nó cứ thấm vào lòng trẻ thơ một cách tự nhiên không thể nào từ chối được. Ta có thể nói Nguyễn Nhật Ánh là một người lớn nhưng lại có tâm hồn như một đứa trẻ, Những câu chuyện thường ngày cứ thế trôi, nhưng khi nhìn lại những người đã từng sống trong khoảnh khắc ấy sao nhớ quá. Cái tài của Nguyễn Nhật Ánh là viết như một học sinh đang viết nhật ký vậy. Mặc dù thế, ông vẫn làm cho những độc gải trẻ tuổi khâm phục vì dường như ông đang “đi guốc” trong bụng họ vậy. Còn đối với những đọc giả trưởng thành thì họ như đang được quay về với tuổi thơ của mình và sống trong đó một lần nữa vậy. Đọc sách là cả một nghê thuật. Tôi thường đọc sách bằng cả tâm hồn của mình, vừa đọc vừa ngẫm ngợi. Để rồi khi gấp cuốn sách lại thì tôi có thể tưởng tượng đến cái thế giới tràng ngập những tiếng cười cùng với vô vàn những điều hồn nhiên.
Cảm ơn Nguyễn Nhật Ánh đã cho tôi những câu truyện cổ tích ngay đời thường giúp cho cuộc sống của bao học sinh cũng như những người trưởng thành trở nên tươi đẹp hơn.  Việc đọc sách mang lại những lợi ích to lớn là vậy, tuy nhiên có một thực trạng hiện nay đó là hiện tượng nhiều học sinh rất ít đọc sách, dành quá nhiều thời gian vào những việc vô bổ khác. Bài văn mẫu 2: Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”. Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,... Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta. Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách. Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công. Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn! Có thể bạn muốn tham khảo: Top 3 bài nghị luận hay bàn về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay Bài văn mẫu 3: Đọc sách là công việc vô cùng cần thiết với mọi người, đặc biệt là đối với các bạn học sinh. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, mình đã biết đọc sách đúng cách hay chưa?
Khi bạn viết và nói, bạn phải dùng đến tư duy nhiều hơn, còn đọc sách là đọc lại những tư duy của người khác, dẫn đến việc bạn thường bị động và khó tập trung được. Nên nhớ rằng, nếu muốn kiến thức là của mình, thì bạn cũng phải tư duy về nó, phải tập trung thì mới có thể có hiệu quả cao được. Tập trung là tâm thế cần thiết nhất cho bất kì công việc nào, và đọc sách cũng vậy bạn nhé. Có nhiều người cho rằng đọc chậm rãi và kĩ lưỡng là đúng đắn, nhưng trái lại, điều đó lại chính là hạn chế rất lớn. Hiệu quả nhất là việc biết được chỗ nào nên đọc nhanh, đọc lướt và chỗ nào nên đọc chậm, nghiền ngẫm để hiểu. Nếu như bạn đang cầm trên tay một lượng kiến thức vô cùng lớn, điều cần phải làm không phải là đọc kĩ từng từ một, mà bạn hãy đọc lướt qua để lấy kiến thức, chỉ nên đọc kĩ những câu mang nội dung thông tin cần thiết. Theo tính toán cho thấy, đọc lướt sẽ nhanh hơn gấp ba, bốn lần việc bạn đọc chậm và đọc kĩ từng từ. Một số bạn có thói quen đọc to thành tiếng, điều đó tưởng chừng như tích cực, nhưng hóa ra nó lại là điều không nên làm. Chúng ta nên đọc bằng não, đọc và suy ngẫm, không nên phát ra thành tiếng vì như vậy tốc độ đọc của bạn sẽ giảm đi một nửa. Hiểu và nhớ kiến thức là cái đích mà chúng ta hướng đến khi đọc sách, nhưng bạn chớ tham lam mà muốn thuộc hết 100% nội dung cuốn sách. Theo nghiên cứu cho rằng, sau một tuần, khối lượng kiến thức đọng lại trong đầu chỉ còn 30%, và sau một năm nó giảm xuống còn 10%. Bạn chỉ nên đọng lại trong đầu mình những ý chính cô đọng và cần thiết cho mục đích của bạn, chỉ cần như vậy đã là thành công rồi. Đọc ngược lại và tìm hiểu kĩ vấn đề chưa hiểu rồi mới đọc tiếp - đây là lỗi sai rất thường xuyên xảy ra trong vô thức với các bạn. Có những kiến thức mà đọc mãi không hiểu, dẫn đến việc bạn hay lật dở trở lại xem mình có đọc sót chỗ nào không. Đừng lo lắng và nản chí, bạn hãy cứ đọc tiếp nhé. Sách là một chỉnh thể hoàn chỉnh, có những kiến thức mà chỉ khi bạn đọc đến hết những dòng cuối cùng của sách mới có thể hiểu được. Quên không ghi chú, gạch chân - đây là một lỗi sai rất nghiêm trọng. Trí nhớ con người là hữu hạn, ta không thể cùng một lúc nắm bắt được tất cả mọi thứ. Những từ in nghiêng, những dòng ghi chú, những chỗ gạch chân là trợ thủ đắc lực trong việc nắm bắt kiến thức. Một ngày nào đó lật giở lại cuốn sách, thay vì việc đọc lại từ đầu, nếu như bạn đã ghi chú và gạch chân những phần cần thiết, bạn sẽ thấy việc đọc chẳng hề khó khăn như mình nghĩ đâu. Đây là thói quen rất phổ biến của các bạn. Bởi có thể vừa nghỉ ngơi, lại vừa thư giãn đọc sách được, chỉ cần trong tay có một cuốn sách là có thể thực hiện việc đọc của mình. Nhưng nếu muốn đọc sách để lấy kiến thức mà lại nằm đọc và đọc trước khi đi ngủ, thì không những bạn không thu lại được gì mà đó lại chính là liều thuốc ngủ hữu hiệu nhất với bạn đó. Muốn thu lượm được nhiều nhất, bạn nên ngồi ngay ngắn, nghiêm túc và hãy tự cam kết với bản thân mình, phải đọc xong mới được phép đi ngủ nhé. Chỉ khi bạn thay đổi tư duy về việc mình làm, quyết tâm đối với việc đọc của mình, thì việc đọc sách mới có thể có hiệu quả cao. (Nguồn: Kenh14) Các bạn vừa tham khảo một số bài văn mẫu hay nghị luận về một phương pháp đọc sách đúng đắn. Truy cập kho tài liệu Văn mẫu lớp 7 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay khác giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn. Chúc các bạn học tốt !
0 notes
lachilalasblog · 4 months ago
Text
“Bến xe” - viết cho một tình yêu bi thương nhưng không bi lụy
Cuốn tiểu thuyết của Thương Thái Vi kể về tình yêu trong sáng, cao thượng giữa thầy giáo dạy văn khiếm thị Chương Ngọc và cô bé thiên tài văn học Liễu Địch. Mối tình của họ dần nảy nở trong những năm tháng cấp ba tươi đẹp, không ồn ào thề non hẹn biển nhưng đầy đủ những rung động và sự nhiệt thành. 
Một tình yêu bi thương…
“Bến xe” đi sâu vào việc khai thác tình yêu của một người khiếm thị thông qua nhân vật Chương Ngọc. Không một ai trên thế gian này là ngoại lệ của tình yêu, thậm chí khi người ta đến với nhau trong hoàn cảnh bi kịch nhất thì tình yêu lại càng chứng minh được sức mạnh kỳ diệu của nó. Sự quan tâm và và cảm thông của Liễu Địch đã xoa dịu tâm hồn tự ti bao bọc trong lớp vỏ ngoài nghiêm nghị, lạnh lùng đến cực đoan của Chương Ngọc. Tình cảm giữa họ nhất định không phải là sự bại hoại của tình thầy trò mà là cảm xúc mến mộ thuần khiết, là sự đồng điệu của hai trái tim cùng chung lý tưởng.
“Hải Thiên không nhìn thấy Liễu Địch nhưng vẫn yêu cô, còn Liễu Địch đã bỏ qua một Hải Thiên mắt sáng để yêu một Chương Ngọc mù lòa. Hai đứa trẻ yêu nhau bằng trái tim, bằng tâm hồn chúng.” (Giáo sư Tô)
Thế nhưng khi xung quanh chỉ còn là bóng tối thì chính Chương Ngọc cũng không đủ can đảm để người mình yêu bước vào cuộc sống của mình. Bởi rất có thể tình yêu ấy sẽ là sự trói buộc tàn nhẫn hủy hoại đi cuộc đời tươi sáng và cả danh dự của cô gái anh ta thương. 
“ Cô ấy thuần khiết như chậu hoa nhài này. Nếu nhốt cô ấy trong phòng tối, liệu cô ấy còn có thể sinh trưởng và nở hoa?”
“Con đang cố gắng để cô ấy đừng yêu con”
Những hành động cự tuyệt và khước từ kia chẳng qua chỉ là vỏ bọc của một trái tim vừa nồng nàn tình yêu vừa day dứt, quằn quại đè nén cảm xúc mãnh liệt của chính mình. Nhưng một bước về phía Liễu Địch lại là một bước hủy hoại cuộc đời cô. Dư luận sẽ công kích, cha mẹ sẽ phản đối, và cả bản thân Chương Ngọc cũng không thể chấp nhận việc “đóa hoa nhài” mình trân quý bị vùi dập dưới miệng lưỡi người đời. Cô xứng đáng sống một cuộc đời huy hoàng hơn thế. Vì thế, anh thà hi sinh chính mình để cho cô danh dự trong sạch và tương lai tươi đẹp.
“Thứ tôi có thể cho em trong cuộc đời này chỉ là danh dự trong sạch và một tương lai tươi đẹp mà thôi. Thế nhưng, nếu chúng ta có kiếp sau, nếu kiếp sau tôi có đôi mắt sáng, tôi sẽ ở bến xe này… đợi em”
2. ... nhưng không bi lụy
Những chương truyện cuối cùng có lẽ sẽ ám ảnh tôi trong một thời gian dài nữa, không chỉ bởi sự đau đớn, day dứt khôn nguôi của tình yêu tan vỡ mà còn bởi vẻ đẹp kiên cường của hai nhân vật chính. Chương Ngọc và Liễu Địch không có mối tình trọn vẹn nhưng họ chưa từng bỏ cuộc chỉ vì số phận nghiệt ngã ngăn trở. Họ vẫn tha thiết yêu và dũng cảm đấu tranh bảo vệ cho tình yêu duy nhất của đời mình. Bi lụy sao được khi chàng trai Chương Ngọc kiên định lựa chọn cái chết để bảo vệ người mình yêu? Bi lụy sao được khi cô gái Liễu Địch nguyện dùng cả đời để sống cho xứng đáng với sự hy sinh của chàng trai cô thương bằng cả tấm lòng. Cô dùng sức trẻ và thanh xuân sống thay phần Chương Ngọc, dùng trí tuệ để viết tiếp những ước mơ anh còn dở dang. Cả hai người họ đều không yếu đuối. Tình yêu cho họ sức mạnh cao thượng nhất, thuần khiết nhất, mãnh liệt nhất để sống hết mình với điều mình theo đuổi. Kết thúc câu chuyện là một lời hẹn ước, rằng họ sẽ gặp lại nhau vào một ngày nào đó khi mắt anh không còn bóng đêm, khi cô vẫn bằng lòng đến với anh tại bến xe này…
“Thầy Chương, thầy hãy đợi em, nhất định em sẽ tới tìm thầy! Nhất định”
Cuốn sách này dày chưa đến 300 trang và chỉ tốn khoảng 2 ngày để đọc hết nhưng đã khiến tôi xúc động vô cùng. Tôi thích những trường đoạn cuối khi mọi nút thắt được giải quyết và cảm xúc dần được đẩy lên cao. Cách xây dựng nhân vật nhất quán khiến cho mỗi hình tượng đều hiện lên sắc nét vô cùng với tính cách và đặc điểm riêng biệt không thể trộn lẫn. Một thầy Chương tài hoa uyên bác nhưng nghiêm nghị, lạnh lùng; một Liễu Địch thông minh, trong sáng, lương thiện dường như đã bước ra khỏi trang sách để đi vào tâm trí tôi. 
Đọc xong cuốn sách này, tôi tin rằng, tình yêu có thể không chiến thắng tất cả nhưng sẽ là sức mạnh to lớn hơn cả để chúng ta vượt qua tất thảy chông gai của cuộc đời. Yêu và được yêu là điều quý giá mà mỗi người có được. 
Tumblr media
1 note · View note
phuongdg · 1 year ago
Text
Đoàn kết là gì? Đoạn nghị luận về tinh thần đoàn kết dàn ý hay
Tumblr media
Đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc, luôn được giữ gìn và phát huy từ đời này qua đời khác. Vậy bạn hiểu đoàn kết là gì? Vai trò, sức mạnh của tinh thần đoàn kết là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu dàn ý nghị luận về tinh thần đoàn kết trong bài viết này nhé!
Tinh thần đoàn kết là gì?
Đoàn kết là gì? Đoàn kết tiếng Anh là “Unite”. Hiểu đơn giản, đoàn kết là sự tập hợp để kết thành một khối thống nhất trong cả tư tưởng và hành động, từ đó cùng hướng đến chung một mục đích và hoàn thành nó một cách tốt đẹp. 
Tumblr media
Đoàn kết - kết nối thành một khối thống nhất Tinh thần đoàn kết là việc mọi người cùng hướng đến một mục tiêu chung, một lý tưởng; các thành viên trong tập thể, tổ chức không ngừng cố gắng và nỗ lực để đạt được mục tiêu. Tinh thần đoàn kết còn được thể hiện qua tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng cảm thông, chia sẻ và hỗ trợ người khác khi gặp khó khăn. Trái nghĩa với đoàn kết là gì? Tinh thần đoàn kết là một truyền thống quý báu từ xưa đến nay mà mỗi người chúng ta cần phải giữ gìn. Tuy nhiên, nhiều người lại bị nhầm lẫn giữa sức mạnh đoàn kết và kết bè, kết phái. Kết bè, kết phái là sự đối lập hoàn toàn với đoàn kết. Đây là hiện tượng kết nối của những người có tư lợi riêng, có quan điểm hẹp hòi và gây chia rẽ trong nội bộ. Kết bè thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến tập thể và kìm hãm sự phát triển của mọi người. Vai trò của tinh thần đoàn kết là gì? Việc đoàn kết là cần thiết bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như cộng đồng, bao gồm: Tạo ra sức mạnh to lớn: Khi các cá nhân hoặc tổ chức đoàn kết lại với nhau thì họ có thể tạo ra sức mạnh lớn hơn bằng cách sử dụng các kỹ năng cũng như tài nguyên của mình để đạt được mục tiêu chung. Giúp giải quyết các vấn đề khó khăn: Khi phải đối mặt với các vấn đề phức tạp, khó khăn thì đoàn kết có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tumblr media
Đoàn kết giúp làm việc nhóm hiệu quả Tăng cường tinh thần làm việc nhóm: Đoàn kết cũng giúp tăng cường tinh thần làm việc nhóm, khuyến khích các cá nhân hoặc nhóm người hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để đạt được các mục tiêu chung. Tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ: Đoàn kết sẽ giúp tạo ra một cộng đồng mạnh mẽ với tinh thần đoàn kết chặt chẽ. Đây sẽ là nơi mọi người cùng hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung.
Dàn ý nghị luận về tinh thần đoàn kết
Để làm tốt bài văn nghị luận về tinh thần đoàn kết, các bạn có thể tham khảo dàn ý dưới đây: Mở bài Đoàn kết chính là sức mạnh và tinh thần đoàn kết chính là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại, được thế hệ sau tiếp nối.  Thân bài - Giải thích Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau, tạo nên một khối vững chãi. Từ đó thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến với thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, là khối thống nhất để tạo ra nguồn sức mạnh to lớn. Tinh thần đoàn kết chính là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể với nhau để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống. - Biểu hiện tình đoàn kết Khi có chiến tranh Đất nước và người dân cùng nhau đồng lòng, đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi của Tổ quốc. (Cần nêu thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, chống Mỹ ). Khi hòa bình - Khôi phục đất nước bị tàn phá sau các cuộc chiến tranh, cả về mặt kinh tế và xã hội. - Chung tay xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế. - Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt thì người dân trong cả nước đã cùng nhau ủng hộ, quyên góp sức người, sức của để khôi phục cuộc sống cho người dân. - Đảng và nhân dân đã cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước; bảo vệ độc lập và chủ quyền biển đảo quê hương. - Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà còn phải thống nhất về mặt tư tưởng, hành động và mục tiêu cụ thể. Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau để cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách, đi đến thành công. Đoàn kết chính là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người nhằm tạo nên sức mạnh vượt trội. Tinh thần đoàn kết giúp cho bản thân mỗi người không cảm thấy bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu, vươn đến những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết cũng giống như một tấm lá chắn lớn, giúp con người vững bước vượt qua được những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động Làm sao có được sự đoàn kết? Mỗi cá nhân cần đặt lợi ích chung lên hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức. Hiểu rõ được sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể. Lên án những người không có sự đoàn kết: Phê phán các cá nhân sống ích kỷ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình và tự tách mình khỏi xã hội. Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu hay trục lợi cho cá nhân. Kết bài Đoàn kết chính là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau. Vậy nên mỗi chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết. Nó sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến với thành công. Có thể bạn quan tâm: Bố cục của văn bản là gì? Vai trò của bố cục trong một đoạn văn Văn diễn dịch là gì? Văn quy nạp là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đoàn kết là gì. Tinh thần đoàn kết luôn đóng vai trò quan trọng trong cả thời chiến lẫn thời bình, trong lao động sản xuất, học tập, làm việc… Vậy nên mỗi cá nhân cần rèn luyện và phát huy tinh thần đoàn kết này nhé! Read the full article
0 notes
vietluanvanluat · 2 years ago
Text
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Dưới đây là mẫu bài Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân, Luận Văn Luật dành nhiều thời gian, công sức tìm kiếm để gửi đến các bạn sinh viên đang tìm kiếm nội dung tương tự. Hy vọng mẫu bài dưới đây sẽ giúp cho các bạn trong việc tìm kiếm tài liệu để làm bài báo cáo thực tập, khóa luận của mình.
Trong quá trình viết bài tiểu luận nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có tài liệu tham khảo các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài tiểu luận trọn gói để được hỗ trợ Số điện thoại/zalo/ 0972114537 .
Tumblr media
DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN CHẤT LƯỢNG CAO
MỞ ĐẦU Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
1. Lý do chọn đề tài
Qua gần 35 năm đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, từ “có vị trí quan trọng lâu dài” (Đại hội IX) đến “có vai trò quan trọng là một trong những động lực của nền kinh tế” (Đại hội X) và “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội XII và Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII). Theo đó, hàng loạt những quyết sách lớn của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân đã được ban hành và triển khai thực hiện. Đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 7% dân số của cả nước, là trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước, đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng GDP của thành phố luôn ở mức bình quân 1/3 GDP của cả nước. Theo thống kê, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có hơn 300.000 doanh nghiệp tư nhân. Giai đoạn 2015-2020, số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng bình quân 2.000 doanh nghiệp/tháng.
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, tỷ trọng kinh tế tư nhân trong tổng cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2006 – 2010 trung bình đạt 50,6%; đến năm 2016 đạt 58,83%; tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của KTTN trong tổng thu các khu vực kinh tế tăng từ 30% trong năm 2006 lên 34% trong năm 2016. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm khoảng 61% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn, thành phần kinh tế nhà nước chiếm 21% và thành phần kinh tế có vốn nước ngoài chiếm 18%4.
Thông qua số liệu thống kê, có thể khẳng định khu vực KTTN đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, động lực trong phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách, tạo sức mạnh tăng trưởng đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt; chưa thực sự là một đồng lực quan trọng của nền kinh tế. Năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp và có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích: Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
• Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân. Làm rõ vai trò, tầm quan trọng phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. • Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2020 tại TPHCM
4. Phương pháp nghiên cứu
– Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. – Tiểu luận còn sử dụng các phương pháp: lịch sử – logic, phân tích và tổng hợp, thống kê, quy nạp.
5. Bố cục
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh
ĐỀ CƯƠNG Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Lý luận chung về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lê chủ nghĩa xã hội 1.1.1. Khái niệm thành phần kinh tế 1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1.2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kinh tế nhiều thành phần 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 1.1.3. Sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2. Lý luận chung về thành phần kinh tế tư nhân 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Kết quả đạt được 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tumblr media
CÁC BẠN HÃY VÀO WED SITE https://vietluanvanluat.com/ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ 
KẾT LUẬN Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
Sự phát triển của khu vực KTTN ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua là minh chứng rõ nhất khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng khi xác định KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 – Khóa XII về phát triển KTTN, thành phố Hồ Chí Minh cần quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sát với thực tế địa phương để đề ra các cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm kích thích, tạo động lực thúc đẩy khu vực KTTN của thành phố phát triển, xứng đáng với vai trò “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Trên đây là mẫu bài Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân, các bạn chắc cũng đã đọc qua mẫu đề cương sơ bộ phía trên rồi, nếu muốn tham khảo sâu hơn hãy liên hệ với zalo Luận Văn Luật để được gửi full bài và các nội dung phù hợp nhé. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm một dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói, cũng hãy liên hệ với zalo của Luận Văn Luật luôn nhé.
LƯU Ý: BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG FULL BÀI VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA ZALO NHÉ.
0 notes
pulpficat · 4 years ago
Text
Những người đẹp bước từ khung tranh lên màn bạc
Thế giới có không ít bộ phim tôn vinh phái đẹp, đặc biệt là những nữ nghệ sĩ, những người mà tên tuổi đã trở nên bất tử trong lịch sử hội họa. Hãy cùng xem các bộ phim tiểu sử về họ, những người đẹp bước từ khung tranh lên màn bạc.
Camille Claudel (1988)
Camille Claudel là một bộ phim của đạo diễn Bruno Nuytten, kể về cuộc đời của nhà điêu khắc thế kỷ XIX Camille Claudel. Bộ phim dựa trên cuốn sách của Reine-Marie Paris, cháu gái của nhà thơ, nhà văn và nhà ngoại giao Paul Claudel (là em trai Camille). Vai Camille Claudel do một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất nước Pháp đương đại, Isabelle Adjani đảm nhận. Bộ phim đã xuất sắc đoạt 5 giải Cesar trong số 12 đề cử, đại diện cho nước Pháp tranh giải Oscar Phim ngoại ngữ hay nhất và thêm một đề cử Oscar cho Isabelle Adjani.
Tumblr media
Sinh ra và lớn lên tại làng nhỏ Villeneuve-sur-Fère nước Pháp, cô bé Camille sớm phát hiện ra điều kỳ diệu của đất sét. Khi Camille 18 tuổi, nàng bắt đầu theo học một nhà điêu khắc tên tuổi ở Paris. Đó chính là Auguste Rodin. Rodin lúc đó 42 tuổi, đang sống với Rose Beuret và có một người con chỉ kém Camille 2 tuổi. Cuộc gặp gỡ đã cuốn hai nghệ sĩ tài năng vào cơn lốc của cuộc tình vụng trộm mãnh liệt. Bàn tay của Camille in dấu trên rất nhiều tác phẩm của ông trong giai đoạn này. Nàng là học trò tận tụy, là đồng nghiệp tài năng, là người mẫu xinh đẹp lý tưởng, và là người tình say đắm.
Tumblr media Tumblr media
Dư luận miệt thị mối quan hệ không chính đáng, đàm tiếu về những tác phẩm của nàng, cho rằng đó là sáng tạo của người thầy. Bị mẹ và gia đình khinh rẻ và xa lánh, phải liên tiếp đối diện với người tình cũ của Rodin, mang thai rồi phá thai, Camille trở nên bất ổn. Năm 1893, sau khi quyết định chính thức chia tay người tình, nàng khép mình trong căn nhà cũng là xưởng điêu khắc, còn Rodin phất lên như diều gặp gió với những đơn đặt hàng tầm cỡ thế giới.
Tumblr media
Vào thời gian này, nàng đã khẳng định mình bằng nhiều tác phẩm, được thực hiện với nhiều phiên bản bằng các chất liệu khác nhau: thạch cao, đá hoa, đồng, và nàng cũng không ngần ngại sử dụng chất liệu quý hiếm như cẩm thạch để tạo sự khác biệt với Rodin. Mỗi tác phẩm đều có tính hiện đại, đáng yêu, táo bạo, mạnh mẽ và chân thật, thể hiện một cách tinh tế vẻ đẹp con người, tuổi trẻ, niềm đam mê, sự dâng hiến, nỗi chịu đựng, cuộc đấu tranh và phản kháng vì tình yêu, hạnh phúc. Sự nhạy cảm tinh tế trong nghiên cứu chi tiết, phong cách thể hiện sự giằng xé nội tâm của nàng đã làm xôn xao giới phê bình.
Tumblr media
Tuy xa cách nhưng Rodin vẫn luôn duy trì sự hỗ trợ thiết thực của mình với người tình. Ông kín đáo viết thư cho Bộ Công nghiệp đề nghị xuất vật liệu đá hoa giúp nàng, không ngừng giới thiệu về nàng với các nhà phê bình tên tuổi. Tuy nhiên, giới phê bình ngưỡng mộ các bức tượng bao nhiêu thì nghi ngại trước phong cách của nàng bấy nhiêu bởi ở họ cảm nhận ở đó một người phụ nữ mệt mỏi tới vô vọng muốn thả mình vào nghệ thuật, một phụ nữ lập dị và bất thường. Khi việc tài trợ cũng như các đơn đặt hàng ít dần rồi chấm dứt hẳn, Camille lại oán giận Rodin vì cho rằng ông là người đã gây nên mọi sự không may trong sự nghiệp của mình và cắt đứt mọi liên hệ với ông.
Tumblr media
Những sáng tạo nghệ thuật không làm nàng quên được đau khổ trong tình yêu và bất mãn trong sự nghiệp, nàng đắm chìm trong tuyệt vọng, cô đơn, nghèo túng, bị những ám ảnh, mộng mị, hoang tưởng giày vò, và nàng đã dùng búa tự hủy vô số tác phẩm của mình cũng như tiêu hủy nhiều thư từ khác...
Mẹ của Camille luôn ghét bỏ nàng vì lối sống mà bà cho là phóng đãng và vô đạo đức, người em trai Paul thì ghen tị với thiên tài của chị, người em gái Louise thì muốn loại bỏ chị để chiếm đoạt tài sản thừa kế, họ quyết định đưa nàng vào bệnh viện tâm thần. Dù các bác sĩ cho rằng điều này là không cần thiết, nhưng Camille vẫn bị giam hãm ở đây suốt 30 năm cuối đời, không được ai đoái hoài, cho đến khi qua đời vào năm 1943.
Tumblr media
Có thể nói, Camille là một thiên tài xuất chúng, nàng vốn giàu có, xinh đẹp, kiên định, với một tương lai rực rỡ, đầy hứa hẹn, Rodin đã yêu nàng và Debussy đã ngưỡng mộ nàng, cuộc đời nàng có thể đã xán lạn biết bao! Nhưng nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa, Camille đã sống và đã chết trong bi kịch, không được công nhận tài năng, bị cầm tù trong cô độc, vĩnh viễn không bao giờ thực hiện được khao khát mà nàng thổ lộ giữa cơn tỉnh cơn mê: hạnh phúc biết bao nếu như tôi được trở lại ngôi nhà thân thuộc thời thơ ấu tại Villeneuve!
Gần một thế kỷ trôi qua, đến tận năm 1988, chỉ khi bộ phim về cuộc đời Camille Claudel được phát hành, hơn 70 tác phẩm còn sót lại trong vô số những tác phẩm đã bị chính nàng hủy bỏ mới tìm được vị trí đúng đắn và xứng đáng trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Musée Camille Claudel đã được mở cửa vào tháng 3/2017, là một bảo tàng quốc gia của Pháp, nằm ở thị trấn Nogent-sur-Seine, dành riêng cho các tác phẩm của Camille.
Frida (2002)
Năm 2002, bộ phim Frida lấy cảm hứng từ cuộc đời của nữ danh họa người Mexico Frida Kahlo (1907 - 1954) đã trở thành một sự kiện nghệ thuật khi được đề cử 6 giải Oscar và đã được trao 2 giải. Đây là lần đầu tiên gương mặt hội họa huyền thoại và bí ẩn này được thể hiện rất thành công trên màn bạc với diễn xuất tuyệt vời của Salma Hayek.
Tumblr media
Gặp tai nạn xe bus vào năm 17 tuổi, Frida bị thương nặng, gần như gãy nát hết xương trong cơ thể, tưởng chừng không thể qua khỏi. Mặc dù sau đó đã bình phục và đi lại được, nhưng nàng vẫn phải chịu những cơn đau cùng cực cho đến hết đời, và phải trải qua 35 lần phẫu thuật, chủ yếu là mổ cột sống và chân. Trong khoảng thời gian nằm viện, cha nàng đã tạo ra những giá vẽ đặc biệt để giúp con gái có thể nằm vẽ trên giường bệnh.
Tumblr media
Nàng thường vẽ chính mình. Frida Kahlo từng nói: "Tôi vẽ chính mình vì tôi cô đơn. Và vì con người tôi chính là thứ mà tôi thấu hiểu nhất." Cuộc sống của nàng được bao quanh bởi những chiếc gương: trước tủ quần áo, kế bên bàn trang điểm, thậm chí gương còn được treo ở trên tường của chòi nghỉ trong vườn. Đây chính là cách dễ nhất để Frida ngắm nhìn và tự vẽ chính mình.
Tumblr media
Nhưng bộ phim không chỉ đơn giản kể về bản tính kiên cường mạnh mẽ và niềm đam mê hội họa cháy bỏng của Frida, mà còn tái hiện lại một phần tình yêu đầy sóng gió của nàng với người chồng - danh họa Mexico Diego Rivera, hay tình yêu nồng nàn nhưng ngắn ngủi dành cho nhà chính trị người Nga Leon Trotsky... và cả những mối quan hệ đồng giới của nàng.
Tumblr media
Năm 1929, bất chấp sự phản đối của gia đình, Frida kết hôn với Diego. Hôn nhân của họ sau đó thường xuyên trục trặc, bởi cả hai cùng thất thường, nóng tính, và không chung thủy. Họ ly hôn năm 1939 rồi lại tái hôn năm 1940. Lần kết hôn sau cũng vẫn trục trặc y như lần trước. Những bất hạnh trong hôn nhân, những lần sảy thai và niềm đau đớn vì bị phản bội là chủ đề chính trong các tác phẩm của Frida.
Tumblr media
Frida Kahlo hiện lên trong phim tuyệt đẹp, không chỉ qua các tác phẩm và những mối tình mà còn vì lý tưởng sống của nàng cũng như cách nàng đề cao văn hóa bản địa qua những trang phục của người da đỏ Mexico nàng thường mặc và các đồ trang sức dân dã nàng thường đeo, đã tạo nên một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế thời trang sau này.
Tumblr media
Cả lối sống có gì đó rất phóng túng, bốc đồng và quyết liệt của nàng đã tỏa sáng rực rỡ từ khung tranh cho đến màn bạc. Frida Kahlo đã sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng nồng nhiệt và đam mê, trải qua nhiều đau khổ nhưng chưa bao giờ hết khao khát yêu và sống. Nàng giống như ngọn lửa, giống như pháo hoa, bùng nổ khiến người ta choáng ngợp, rồi lụi tàn, nhưng không hề hối hận.
Big Eyes (2014)
Phim tiểu sử Big Eyes là một dự án “lạ lùng” trong sự nghiệp làm phim của Tim Burton. Phim lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về một trong những họa sĩ thành công nhất của thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nhưng đó là ai?
Tumblr media
Sau khi chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân tan vỡ, Margaret đã gặp Walter Keane vào khoảng năm 1950. Hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm nhờ có chung niềm đam mê hội họa. Họ dần dần trở nên nổi tiếng với những bức tranh vẽ các em bé với đôi mắt to ma mị, là hình ảnh phản chiếu chính nàng với những bất hạnh tuổi thơ. Tuy nhiên, tài năng của nàng chưa được mọi người chú ý và hầu như không có cơ hội phát triển trong xã hội trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ.
Tumblr media
Walter ban đầu thử đưa những bức tranh của vợ trong các chiến dịch quảng cáo phòng triển lãm mỹ thuật mà ông mở ra. Những bức vẽ tưởng như “tầm phào” của Margaret bất ngờ khiến ông chủ phòng tranh nhận được nhiều sự quan tâm và lời hỏi mua tranh.
Margaret luôn ký tên là Keane trên những bức tranh của mình nên Walter dễ dàng bán được tranh với danh nghĩa là tác giả duy nhất mà không hề để lộ cho vợ biết về cú lừa của mình. Walter cũng đã cố gắng học cách vẽ của Margaret nhưng không thể. Margaret bắt đầu phát hiện ra chân tướng sự thật sau 2 năm chung sống nhưng quyết định giữ im lặng vì bà nghĩ rằng, người ta sẽ trả giá cao hơn cho những bức tranh có tác giả là nam giới.
Tumblr media
Đến thập niên 1960, những bức tranh nhái lại tác phẩm của Keane được sản xuất hàng loạt, bày bán khắp mọi nơi. Khi những bức tranh càng lúc càng bán chạy và Walter mở thêm nhiều phòng tranh, Margaret buộc phải miệt mài vẽ tới 16 tiếng một ngày để đáp ứng kịp nhu cầu, trong khi Walter ra ngoài ba hoa khoác lác và tận hưởng thành quả do vợ mình đem lại. Thời gian trôi đi, những đôi mắt trong tranh của Margaret buồn bã u uẩn hơn bởi chúng phản chiếu trạng thái tuyệt vọng của nàng. Dần nhận ra chính cuộc hôn nhân đã đẩy mình đến bờ vực trầm cảm, Margaret ly dị Walter năm 1965.
Tumblr media
Sau đó, Margaret cố gắng giành lại quyền làm chủ những tác phẩm của mình. Đỉnh điểm của cuộc chiến giữa hai người là ở trong phòng xử án năm 1986. Margaret đã lập tức vẽ ngay một bức tranh trước mặt thẩm phán để chứng minh mình là tác giả đích thực đằng sau những bức tranh nổi tiếng. Walter từ chối vẽ, viện cớ rằng ông đang… đau vai. Kết quả, Margaret đã thắng kiện và giành được 4 triệu USD tiền bồi thường. Kể từ đó, Margaret đường hoàng ghi tên vào lịch sử hội họa, và nàng vẫn tiếp tục sáng tác tại San Francisco cho đến ngày nay. Còn Walter Keane không hề vẽ thêm một bức tranh nào nữa, cho đến tận lúc chết. Tên tuổi của ông chìm vào quên lãng, chỉ còn được nhớ tới như một kẻ lừa đảo trơ tráo bị vạch trần.
Tumblr media
Bằng câu chuyện riêng của cuộc đời Margaret, bộ phim đã tái hiện lại những thước đo giá trị và nét văn hoá đặc trưng trong nghệ thuật, thẩm mỹ của những năm 1950. Sự chân thật sống động mà vẫn đậm chất giải trí của Big Eyes đến từ phong cách làm phim uyển chuyển mềm mại cùng phần lời thoại vô cùng thú vị. Các quan điểm riêng về nghệ thuật của nhà làm phim được gài gắm qua những câu thoại châm biếm đầy ý nhị cùng loạt tình tiết trào phúng nhiều ẩn ý. Nhờ vậy, không cần bi kịch hoá cốt truyện, bộ phim vẫn lột tả mạnh mẽ tư tưởng trọng nam khinh nữ, thói quen thưởng thức nghệ thuật theo trào lưu vốn gây nhức nhối những thập niên cũ.
Tumblr media
Có ý kiến cho rằng, đây chính là tác phẩm chân thành và mang tính cá nhân nhất của Tim Burton. Big Eyes nói lên tiếng nói của những nghệ sĩ nữ nói riêng và giới nghệ sĩ nói chung về sự bất công trong lao động cũng như sự khó khăn trong việc bảo vệ thành quả lao động ấy.
Woman in Gold (2015)
Trong Woman in Gold, nữ diễn viên gạo cội người Anh Helen Mirren hóa thân thành Maria Altmann - người phụ nữ gốc Do Thái 87 tuổi còn sống sót sau Thế chiến II. Phim được đặt theo tên bức chân dung Adele Bloch-Bauer, người dì của Maria, do danh họa người Áo Gustav Klimt vẽ năm 1907. Bức tranh đã bị Đức quốc xã đánh cắp từ nhà Bloch-Bauer, chúng tìm cách xóa bỏ gốc gác Do Thái của người mẫu và đổi tên thành Woman in Gold - người phụ nữ dát vàng.
Tumblr media
Đây là 1 trong 5 bức tranh của Gustav Klimt được chính phủ Áo trao trả lại cho bà Maria Altmann vào năm 2005, sau một cuộc chiến pháp lý dai dẳng. Thời điểm đó, bức tranh đang được trưng bày trong Bảo tàng Belvedere, được xem là “Mona Lisa của nước Áo” và là “báu vật quốc gia”...
Tumblr media
Nhân vật chính trong phim, bà Maria, không phải là họa sĩ, cũng không phải là người mẫu, nhưng cuộc đời bà lại gắn bó với những biến động của thời đại và số phận chìm nổi của bức tranh. Cùng với chàng luật sư trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng thừa nhiệt huyết, bà đã chiến đấu để giành lại những bức tranh quý của gia đình. Đối với bà, đó không chỉ là tài sản trị giá hàng trăm triệu USD, mà còn là tình cảm với dì Adele, là những kỷ niệm về một thời yên ấm ở Vienna, là bằng chứng về những tội ác chiến tranh mà bà cũng như bao người Do Thái khác phải chịu đựng. Maria không muốn tất cả những điều ấy sẽ bị thời gian vùi lấp, tên tuổi của dì Adele bị xóa bỏ, chỉ còn là một "người phụ nữ dát vàng", và thế hệ trẻ dần quên đi nạn diệt chủng đã từng xảy ra tại thành phố hoa lệ này. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tác bức chân dung Adele, nhưng vụ kiện của bà Maria đã khiến bà trở thành một "nàng thơ", đưa lịch sử đẫm máu phía sau bức tranh ra ánh sáng, và mãi mãi đi vào lịch sử hội họa như một phần ấm áp và đầy nhân bản bên những lá vàng lạnh lẽo.
Tumblr media
Xen giữa những chi tiết hấp dẫn về cuộc chiến pháp lý với chính quyền nước Áo là những ký ức mà Maria muốn chôn vùi bỗng sống dậy về người dì yêu quý Adele, về những năm tháng tuổi thơ yên bình và hạnh phúc trong một gia đình giàu sang ở Vienna, về cuộc hôn nhân với một chàng nghệ sĩ trẻ...
Tumblr media
Tất cả đều sụp đổ tan tành khi Đức quốc xã chiếm đóng nước Áo và cả gia đình của Maria, như hàng triệu người Do Thái khác, phải chịu chung một số phận bi thảm không lối thoát. Qua những thước phim Maria dẫn dắt khán giả đi ngược về quá khứ để chứng kiến lại những thời khắc của lịch sử.
Tumblr media
Chỉ xuất hiện thoáng qua một vài cảnh, nhưng nhân vật Adele Bloch-Bauer cũng để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả với nét xinh đẹp, đài các và phong thái vương giả, cùng những suy nghĩ sâu sắc và dịu dàng của mình. Klimt đã vẽ nàng Adele với yêu thương và trân trọng, Maria đã nhìn bức chân dung Adele với bao hoài niệm buồn vui, và hậu thế sẽ mãi nhìn người phụ nữ dát vàng như một biểu tượng của nghệ thuật và lịch sử châu Âu thế kỷ XX.
The Dazzling Life of Hokusai's Daughter (2017)
Bộ phim phỏng theo cuộc đời nữ họa sĩ trường phái ukiyo-e, Katsushika Ōi. Nàng là con gái thứ ba của họa sĩ nổi tiếng Katsushika Hokusai. Có lẽ không cần giới thiệu nhiều, ai cũng biết những tác phẩm của Hokusai, vốn được coi như biểu trưng của nghệ thuật và văn hóa Nhật Bản. Ōi thì không nổi tiếng như cha, nhưng ai đã bỏ công tìm hiểu về tranh của Ōi, hẳn đều sẽ không thể phủ nhận rằng nàng cũng rất tài năng.
Tumblr media
Từ còn bé, nàng đã theo cha học vẽ và rất hứng thú với hội họa. Khi trưởng thành, nàng ly dị chồng vài năm sau khi kết hôn, rồi quay về nhà chăm sóc và giúp đỡ cha. Ōi đã hỗ trợ Hokusai trong việc hoàn thiện bộ tranh "36 cảnh núi Phú Sĩ".
Khi Hokusai đã già, không thể múa bút một cách tự do, Ōi trở thành "bút vẽ" của cha và vẽ tranh thay cha. Đó là khi nàng bắt đầu phát triển niềm đam mê mạnh mẽ với các màu sắc và cuối cùng đã tạo được phong cách vẽ tranh của riêng mình. Hokusai đã từng nói rằng, "Mỹ nhân họa mà tôi tự vẽ không thể sánh được với mỹ nhân họa của Ōi." Quả vậy, Ōi vẽ mỹ nhân họa cũng như viết thư pháp rất giỏi.
Tumblr media
Ōi không chỉ thừa hưởng tài năng nghệ thuật của cha mà còn cả tinh thần tự do của ông. Cả hai đều không màng đến của cải vật chất, cũng chẳng bận tâm đến việc trong nhà. Hai cha con thường miệt mài vẽ cả ngày, không nấu ăn mà ra đi chợ gần đó mua thức ăn sẵn. Sau một thời gian, khi thấy nhà cửa bừa bãi, bẩn thỉu đến mức không sống nổi, họ sẽ khăn gói chuyển nhà.
Có lẽ ở thời hiện đại, lối sống của hai cha con Katsushika không bị coi là quá bê bối, mà chỉ đơn giản phong cách phóng túng của nghệ sĩ. Nhưng ở thế kỷ XIX, trong một xã hội phong kiến cổ hủ, trọng nam khinh nữ như Nhật Bản, thì cũng dễ tưởng tượng ra những lời đàm tiếu của thiên hạ về Katsushika Ōi. Nhưng nàng chẳng bận tâm, thế giới của nàng là thế giới của hội họa, dù tình yêu đã khiến nàng thất vọng, dù mọi người - kể cả mẹ nàng - đều không hiểu nàng, thì trong mắt nàng vẫn luôn có ánh dương rạng rỡ đã hướng nàng vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.
Tumblr media
Nhưng sau khi Hokusai qua đời, cuộc sống của Ōi đột ngột thay đổi. Như thế nào? Không ai biết. Mọi dấu vết của nàng dường như cũng biến mất khỏi thế giới kể từ đó. Nhưng có thể đoán được, với một phụ nữ đã bước vào tuổi trung niên mà chỉ biết cầm bút vẽ, một thân một mình không chỗ dựa trong xã hội phong kiến, thì mọi chuyện chẳng hề dễ dàng. Phim chỉ thuật lại rằng nàng đã chết trong cô độc, một vài năm sau đó. Nhưng có thể nói rằng, dù chỉ khiêm nhường ẩn sau bóng dáng người cha danh giá, Ōi vẫn lưu lại những dấu ấn đặc biệt trong nền hội họa Nhật Bản với tài năng và lối sống vượt khỏi quy chuẩn của thời đại, và tên tuổi nàng sẽ mãi mãi không bị lãng quên.
5 notes · View notes
jennifertple · 4 years ago
Text
Người xưa thường nói, chỉ cần bạn mở lòng, gió mát tự tìm đến. Nếu bản thân không có bản lĩnh vững vàng, không có nền móng vững chắc, thì dù cúi đầu chắp tay thi lễ, cười cợt nịnh hót cũng không thể cầu cạnh được một chút chiếu cố.
Từng có người đặt câu hỏi trên mạng rằng: "Làm thế nào để nhận biết những người thông minh xung quanh chúng ta?"
Trong đó có một câu trả lời khá ấn tượng: "Khi bạn gặp một người, người đó có thể hiểu được hoàn cảnh của bạn, tôn trọng quan điểm và tín ngưỡng của bạn, cùng bạn xây dựng một khoảng không gian thoải mái. Khi bạn muốn tiến xa hơn với họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng họ thường giữ khoảng nhất định với mình, khiến bạn cảm thấy giữa bạn và họ luôn có một vách ngăn, người ngày chắc chắn thông minh hơn bạn nhiều".
Có người nói, nhiều lúc tính bằng "đống" chính xác và trực quan hơn là tính bằng "cái". Điều này cũng rất có lý.
Mỗi lần có việc lớn, việc nhỏ, một số người thường tìm đủ mọi lý do tổ chức ăn uống, tiệc tùng, hội đồng lớp, hội đồng hương… Cả một đống người tụ tập bên nhau ăn uống náo nhiệt, vui quên cả lối về.
Dù rượu say nát hơn tương bần, dù dạ dày quặn đau hơn cả xoắn, dù gia đình lo lắng, càm ràm cũng chẳng hề hấn gì.
Nếu hỏi họ tại sao lại như vậy? Câu trả lời chắc không gì khác ngoài câu: "Chỉ có ăn uống tới bến, thì quan hệ mới tốt, mới được việc".
Thực sự là như vậy sao ? Dĩ nhiên là không rồi!
Tôi có anh bạn tên Cương. Lúc mới bắt đầu kinh doanh công ty quảng cáo, vì muốn tích lũy thêm m��i quan hệ, kiếm đơn hàng, Cương thường ra vẻ "mình rất rỗi", "có hẹn là đi, có ăn là đến".
Có lần, vì tiếp đãi khách hàng tiềm năng lớn, Cương dứt khoát qua đêm không về nhà. Cùng khách hàng vui chơi hết điểm này đến điểm khác thâu đêm suốt sáng.
Đúng lúc, vợ Cương cũng đi công tác xa. Con cái ở nhà không ai trông, quấy khóc liên tục khiến bố Cương bị tăng xông.
Vậy mà sau lần đó, khách hàng cũng không đưa đơn quảng cáo cho công ty Cương. Với lý do đây là dự án KPI của năm, nên phải tìm công ty hoàng tráng hơn để làm.
Nói thẳng ra, khách hàng rất lý tính. Sự tiếp đón nhiệt tình và chu đáo của Cương không thể bù đắp được "điểm yếu chuyên môn" của công ty.
Cương từng đưa ra kết luận rằng: "Tôi ngốc quá, hành tẩu giang hồ, tâm lý ai cũng là một cán cân. Bạn có bản lĩnh hay không, có thể làm được việc hay không, người khác đều nhìn thấy rõ cả".
Tác gia Chu Quốc Bình từng nói: "Thứ chi phối chủ đạo các mối quan hệ xã giao không phải là tình hữu nghị mà là lợi ích cá nhân".
Tụ tập náo nhiệt vô bổ, chẳng qua chỉ là điểm xuyết cho những tình cảm đã qua, chứ không phải là minh chứng để người khác khẳng định bạn.
Tửu lượng không phải là thực lực, tình cảm "ly đi chén lại" bắt đầu trên bàn rượu và cũng sẽ kết thúc tại bàn rượu. Nó không thể biến hiện, càng không thế kéo dài. Nếu cứ mãi sa lầy trong đó, sẽ chỉ khiến bản thân hao tâm tổn tứ mà thôi.
Tiều phu lên núi đốn củi, gặp người chăn dê. Người chăn dê vì muốn giết thời gian nên vừa trông dê ăn cỏ, vừa lôi kéo tiều phu nói chuyện với mình.
Để thỏa mãn người chăn dê, anh tiều phu gác lại công việc trong tay, dốc sức chuyên tâm vào cuộc trò chuyện.
Trời đã tối, người chăn dê vui vẻ đuổi đàn dê ăn no tròn bụng về nhà. Còn tiều phu, hai tay không thất thểu ra về, trở thành câu chuyện cười trong mắt mọi người.
"Cậu là người đốn củi, còn anh ta là người chăn dê, cậu trò chuyện với người ta cả ngày trời, dê người ta ăn no căng bụng, còn củi của cậu ở đâu?"
Trong cuộc sống cũng có không ít người như vậy, vì muốn "hòa đồng", vì muốn "có cảm giác tồn tại" mà bấu víu khắp nơi, đến nỗi quên mất cả đường của mình.
Trong sách truyện cổ tích "Ali's Eternal Stop" có viết: "Mỗi người trong đời sẽ gặp khoảng 8.263.563 người, chào hỏi 39.778 người, quen biết 3.619, thân thiết 275, nhưng cuối cùng đều li tán trong biển người".
Duyên đến duyên tàn, người đến người đi đều là chuyện thường, không phải ai cũng đều có thể kết giao làm bạn. Nên buông tay với những người bạn không cùng chung chí hướng.
Quản Ninh và Hoa Hâm là hai người bạn từng dính với nhau như hình với bóng. Trăng thanh gió mát, phẩm rượu ngâm thơ, bàn luận thế sự thật hoan hỉ biết bao.
Nhưng gặp cảnh náo nhiệt, xe sang ngựa quý, Hoa Hâm bứt rứt phải đi xem bằng được. Đến khi trở lại, Quản Ninh đã cắt đôi chiếc chiếu hai người ngồi chung, tuyệt giao với Hoa Hâm.
"Không đồng chí hướng, khó làm bạn bè".
Lỗ Tấn và Nhuận Thổ lúc trẻ qua lại thân thiết với nhau. Hai người cùng nhau trông dưa hấu, canh con Tra, bắt chim sẻ, nhặt vỏ sò. Nhưng nhiều năm sau gặp lại, Nhuận Thổ cung kính gọi Lỗ Tấn là "Ông", khiến giữa hai người mọc lên một bức tường ngăn cách, coi như chấm dứt duyên phận thời trẻ.
Tác gia Tuyết Tiểu Thiền từng nói: "Con người đến một độ tuổi nhất định nào đó sẽ dần thu hẹp lại mọi thứ. Đến cuối cùng, còn lại 2,3 người tri kỷ, một cốc trà nhạt, sống cuộc sống mà mình muốn".
Quãng đời còn lại, không nhất thiết phải mời tất cả mọi người bước vào cuộc sống của mình. Trải qua sự gột rửa của thời gian, chỉ còn lại 2,3 người tri kỷ vốn đã chiến thắng nghìn vạn mối tương giao trôi nổi.
Từng xem một đoạn phim ngắn về thực nghiệm xã hội mang tên "Trong điện thoại của bạn có bao nhiêu người bạn thường xuyên liên lạc?".
Những người tham gia thực nghiệm trong phim đều là những người có hàng trăm bạn bè trong danh bạ. Nhưng sau khi đạo diễn yêu cầu họ xóa hết những người xã giao không quan trọng, danh bạ của họ chỉ còn lại 2,3 người.
Quen biết hàng trăm người, nhưng những người quan trọng thực sự lại chỉ có 2,3 người. Thì ra, chúng ta bận rộn cả ngày "săn đón, tiếp đãi này nọ" đều chỉ là những người không quan trọng.
Dĩ nhiên, con người là động vật quần cư, xã giao là điều không thể tránh. Nhưng trong hơn 3 vạn ngày ngắn ngủi của đời người, thực sự không cần thiết phải bỏ thời gian và sức lực vào những mối quan hệ xã giao vô ích. Những người rạng rỡ, xán lạn đều có những khoảng thời gian ở một mình nhất định.
Họa sĩ, nhà văn Mộc Tâm người Trung Quốc từng ẩn cư trên núi Mogan 6 năm. Dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gió lạnh thấu xương, tuyết rơi mù mịt, ông vẫn không hề nản chí. Trong khoảng thời gian đó, ông sáng tác được hơn 100 tiểu thuyết ngắn và vô số những bức tranh sơn thủy.
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ O.Henry sau khi phải vào tù vì vấn đề sổ sách ngân hàng, ông đã tận dụng khoảng thời gian khô khan trong ngục tù để suy tư, chiêm nghiệm và sáng tác ra hàng loạt các tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng.
Nhà văn người Mỹ Thoreau cũng từng ẩn cư sống một mình trong một mảnh đất rừng bên cạnh đầm Walden. Trong khoảng thời gian 2 năm ẩn cư đó, ông điềm nhiên tự lạc, hòa mình vào thế giới tự nhiên bao la rộng lớn. Khi có người hỏi ông có cảm thấy cô đơn không, ông nói:
"Tôi nghĩ rằng thường xuyên ở một giúp giúp tinh thần khỏe mạnh. Kết bạn, xã giao, dù ở cùng những người giỏi cũng cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán. Đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy một người bạn nào khiến tôi cảm thấy thân thiết và thoải mái như khi ở một mình".
Giống như những gì mà nhiều người hiện nay thường nói: "Thà ở một mình chất lượng cao còn hơn là xã giao chất lượng thấp".
Nếu như cảm thấy không tự tại trong bầy người ồn ã, không có phúc hưởng thụ náo nhiệt, thì hãy một mình sải cánh trên không trung như chim ưng, một mình luồn qua những khe núi như nước, một mình chống chọi với đêm lạnh như hoa, rồi tự cập bến đỉnh cao trong sự cô đơn vắng vẻ.
Dù gì, con người sống ở đời không chỉ có ồn ã, không chỉ có sôi sục, mà còn phải có những lúc yên tĩnh một mình.
Tại sao chúng ta lại phải tham ra những cuộc tụ tập vô bổ, tại sao lại phải bám víu khắp nơi? Có hai nguyên nhân chính, một là muốn nhân duyên, hai là muốn nhân mạch (quan hệ xã hội).
Hai điều này, khiến một số người thường mang tâm lý ôm hy vọng vào sự may mắn. Luồn lách khắp các nhóm bạn bè hư danh ảo mộng. Được vào "nhóm bạn sang quý" giống như mượn được gió trời lên tận mây xanh.
Nhưng thực ra, giống như nhiều người vẫn thường nói: Muốn gặp được "quý nhân", thì đầu tiên bản thân mình phải là "một người có năng lực".
Nhân vật Tống Vận Huy trong bộ phim truyền hình Trung Quốc "Like a Flowing River", dù thành phần gia đình không tốt, không bao giờ xã giao hay bám víu nhân mạch nhưng vẫn từng bước từng bước lên cao. Thứ mà anh ta dựa vào đó chính là bản thân mình.
Thi đứng đầu toàn huyện, nhưng kiểm tra chính trị không đạt khiến Vận Huy lỡ duyên với đại học. Anh đi khắp nơi cầu cứu hết lần này đến lần khác, thậm chí còn đội nắng chói chang đọc hết các chính sách trên Nhật báo nhân nhân để thuyết phục lấy lại thông báo trúng tuyển bị giữ.
Vận Huy tự biết cơ hội đến không dễ, nên trong trường đại học, anh chịu khó vươn lên, không bỏ qua bất cứ cơ hội học tập nào. Bạn bè rong ruổi vui chơi ngoài sân bóng, còn anh miệt mài đọc sách.
Bạn bè bám víu quan hệ chạy chọt khắp nơi, còn anh bỏ ngoài tai mọi thứ. Cuối cùng, với tư cách là thủ khoa tốt nghiệp loại ưu anh được nhận vào làm trong một nhà máy hóa chất tốt nhất thành phố.
Người xưa thường nói, chỉ cần bạn mở lòng, gió mát tự tìm đến. Nếu bản thân không có bản lĩnh vững vàng, không có nền móng vững chắc, thì dù cúi đầu chắp tay thi lễ, cười cợt nịnh hót cũng không thể cầu cạnh được một chút chiếu cố.
Dù gì, xã giao có hiệu quả thực sự từ trước đến nay không luận anh hùng bằng độ rộng, không định thắng thua bằng độ sâu.
Hãy dừng lại mọi mối quan hệ xã giao vô bổ. Bởi khi năng lực, tài nguyên và địa vị của bạn không xứng với dã tâm xã giao của bạn, thì mọi thứ mà bạn làm chẳng qua chỉ là xã giao vô bổ. Hãy từ bỏ những suy nghĩ đi đường tắt, vứt bỏ những suy nghĩ giả tưởng.
"Phải trồng cây ngô đồng thì mới có phượng hoàng đến". Bạn phải nỗ lực thì mới tiềm tàng sức mạnh, tự tạo tương lai, thì mới không phải uốn mình theo người khác, không phải tự mình hạ thấp mình.
Nịnh bợ người khác không bằng tự rèn luyện chính mình, phụ thuộc vào người khác không bằng tự nâng cao chính mình. Bởi quý nhân lớn nhất của đời người chẳng ai khác là chính mình.
_____________
Source: Trí Thức Trẻ
9 notes · View notes
rateyarn87 · 4 years ago
Text
“Thị chánh trí sở khế chi lý thể”, chánh trí, trong pháp tướng tông nói về tứ phần, chánh trí là chứng tự chứng phần. “Thị chánh trí sở khế chi lý thể” là tự chứng phần, từ tự chứng phần biến ra kiến phần, từ kiến phần lại hiện ra tướng phần. Trong đại thừa Phật pháp nói khởi nguyên của vũ trụ, y chánh đồng thời, không có trước sau. Chánh báo là bản thân ta, y báo là hoàn cảnh mà chúng ta đang sống, hoàn cảnh sống của chúng ta và ta là nhất thể, chẳng có gì không phải là nhất. Cho nên, vạn pháp đều như, vạn pháp như như, ý nghĩa là như vậy. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú)
Chúng ta xem phần kế tiếp: “Cái trừ Tam Hữu sanh tử chi khổ, cánh hợp Tịnh Tông chi chỉ” (Bởi lẽ, trừ bỏ nỗi khổ sanh tử trong Tam Hữu càng hợp với tông chỉ của Tịnh Tông), [nói về] tông chỉ tu học của Tịnh Độ Tông chúng ta. “Chân Giải thích kinh văn viết: Như Lai đại y vương, năng tri kỳ bệnh, ứng bệnh dữ dược, trị Tam Hữu chi khổ. Bệnh hữu chúng đa, pháp dược diệc đa, cố vân chư pháp dược” (Sách Chân Giải giải thích kinh văn như sau: “Như Lai đại y vương biết các bệnh, ứng theo căn bệnh mà cho thuốc để trị nỗi khổ trong Tam Hữu. Do có nhiều loại bệnh, nên pháp dược cũng nhiều. Vì thế, nói là chư pháp dược”), đây là một đoạn giải thích trong sách Chân Giải. Như Lai là nói hết thảy chư Phật đều gọi là Như Lai. Sánh ví chúng sanh trong lục đạo và trong mười pháp giới giống như các bệnh nhân. Trong bốn thánh pháp giới, bệnh nhẹ hơn một chút, chúng sanh trong lục đạo bị bệnh rất nghiêm trọng, vô cùng nghiêm trọng. Những vị ấy biết hết thảy chúng sanh mắc bệnh gì, chư Phật Như Lai biết, vì sao các Ngài biết? Các Ngài đã kiến tánh, mấu chốt của căn bệnh ở chỗ nào, không gì chẳng biết. Chỉ cần kiến tánh thì không gì chẳng biết, không gì chẳng thể. Quý vị biết cái gốc bệnh của họ ở chỗ nào, bèn ứng theo chứng bệnh mà cho thuốc. Uống thuốc vào, hết bệnh, thật sự chữa lành bệnh. Vì thế, [nói là] “ứng bệnh dữ dược”. Toàn là tỷ dụ chúng sanh lắm nỗi mê hoặc, lắm tập khí phiền não, nên tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp. Những gì quý vị đã tạo nhất định phải thọ báo, chẳng phải là “tạo rồi bèn hết chuyện!” Đức Phật dạy chúng ta tu pháp môn sám hối, tội từ tâm khởi thì vẫn phải dùng tâm để sám. Sám trừ nghiệp chướng, tội bèn tiêu. Tội đã tiêu, có phải là nghiệp chướng chẳng còn nữa hay không? Không luôn luôn là như thế! Vì sao? https://phapduyen.com/danh-muc/phap-khi/ Trong tâm chúng ta đã chẳng còn nghiệp chướng, nhưng ta tổn thương, làm hại các chúng sanh, họ còn có nghiệp chướng hay không? Nếu họ vẫn còn có nghiệp chướng, sẽ ghi hận, oán cừu chẳng báo chẳng được! Ta tuy thành Phật, thành Bồ Tát, vẫn là đối tượng báo cừu của họ. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú) Thế giới Cực Lạc và tất cả quốc độ chư Phật trong mười phương không giống nhau, tất cả quốc độ chư Phật, tứ độ hoàn toàn không cùng một nơi. Cõi Thường Tịch Quang Tịnh là cùng một nơi, đó là tánh thể của tự tánh, không mảy may sai biệt, là một không phải hai. Cõi Thật Báo cũng gần như vậy, vì nó không có thức biến, chỉ có tâm hiện, không có thức biến. Cho đến chúng ta nói đến lục đạo, thập pháp giới, mỗi thế giới đều không giống nhau. Nhưng Thế giới Cực Lạc cõi Phàm thánh đồng cư, cõi Phương tiện hữu dư, và cõi Thật báo độ rất giống nhau, không phải do nghiệp lực chúng sanh thành tựu, chúng sanh có thể đới nghiệp vãng sanh, nhưng không phải do nghiệp lực thành tựu, là Phật A Di Đà bổn nguyện, ở đây nói đại nguyện, đại hạnh, đại nghiệp thành tựu. Cho nên chúng ta đem thế giới nơi này đi so sánh với Thế giới Cực Lạc là hoàn toàn sai rồi. Đây là nhân của sự khó tin. Chúng ta không thể tưởng tượng được. Nên trong kinh thường nói: bất khả tư nghị. (Đoạn này được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú) Những sự thị hiện này cũng nhằm bảo chúng ta: Chúng ta là người thật sự học Phật, sống trong thế gian này, từng ly, từng tý, bất luận thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, thảy đều là chư Phật Như Lai đang thị hiện, hay năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, [cách nghĩ như vậy] quyết định là chính xác. Thị hiện điều gì vậy? Quý vị giết người khác, chắc chắn người ta sẽ giết quý vị, oán hận chẳng giải trừ, đời đời kiếp kiếp oan oan tương báo chẳng xong. Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên người trong họ nhất định đừng chống lại [Tỳ Lưu Ly], chớ nên có oán hận, món nợ ấy đến đây kết liễu, sau này chẳng còn đối địch nữa. Điều ấy chắc chắn là chính xác. Mấy ai có trí huệ như vậy, thấy địch thủ đến xâm phạm mà chẳng chống cự? Chỉ có Phật pháp biết. Chiến tranh ắt phải có nhân, có cuộc chiến tranh nào chẳng do cái nhân trước đó gây ra hay chăng? Không thể nào có chuyện ấy! Chúng ta biết quá khứ đã tạo tác tội nghiệp, những người bị sát hại trong chiến tranh, nếu chẳng giết người, mà bị kẻ khác giết, sẽ sanh lên trời, chẳng đọa tam đồ; kẻ sát nhân có tội, trong tương lai đọa tam đồ. Quý vị thấy kẻ ấy đọa tam đồ, đưa quý vị sanh lên trời. Đức Phật thấy rõ ràng chuyện này, A La Hán, Bồ Tát thấy rõ ràng: Trốn chẳng được, giết người phải đền mạng, thiếu nợ phải trả tiền, trốn chẳng được! Thiếu nợ bèn hoan hỷ trả nợ. Cách trả nợ cũng khác nhau. Có lúc quý vị cho kẻ khác mượn tiền, hắn chẳng trả lại, có thể là gì? Kiếp trước quý vị đã vay tiền hắn, sau khi mượn, quý vị chẳng trả, nên kẻ ấy cũng lấy lại bằng cùng một cách. Vậy thì sao? Hoan hỷ, chớ nên ghim chuyện này trong lòng nữa, coi như thiếu nợ hắn, đưa cho hắn. Nếu chẳng phải là thiếu nợ hắn, đời sau hắn phải trả lại quý vị. Chúng ta có muốn [như vậy] hay là không? Chớ nên! Vì sao? Nếu muốn, quý vị vẫn phải luân hồi. Quý vị chẳng luân hồi, hai bên chẳng gặp nhau, không thể tháo gỡ được! Quý vị có chịu luân hồi nữa hay không? Nếu chẳng muốn luân hồi nữa, nay ta sang thế giới Cực Lạc làm Phật, hãy một nét bút sổ toẹt. Thiếu hắn, bèn trả cho hắn; chẳng thiếu hắn thì chẳng cần đến nữa! Tặng cho hắn, như vậy là xong! Điều gì cũng chẳng cần so đo, buông xuống vạn duyên, chúng ta mới tới thế giới Cực Lạc được. Chỉ cần có một chuyện, có mảy may vướng mắc sẽ chẳng xong. Vì thế, nay chúng ta sống trên thế gian này, bất luận kẻ nào đối xử với ta ra sao, chúng ta đều phải tiếp nhận, chớ nên có chút ý kiến nào, sao cũng được, chuyện gì cũng đều gật đầu. Đó là gì? Đó là đại đạo để chúng ta về Tây Phương thành Phật. Nếu chuyện tí tẹo mà vẫn so đo thì mỗi ngày mười vạn câu Phật hiệu vẫn chẳng đáng trông cậy, tới lúc đó, quý vị không đi được! Một niệm cuối cùng vẫn so đo cùng kẻ khác, còn làm sao được nữa? Chúng ta nói học Phật có tiến bộ, tiến bộ là gì? Hết thảy đều chẳng so đo, điều gì thấy cũng chấp nhận được, điều gì cũng đều tốt đẹp, đó là tiến bộ. Đây là một ví dụ [về thần thông của ngài Mục Kiền Liên]. (Hãy tìm "Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú" để xem thêm)
Tumblr media
Bên dưới nói: “Kiên cố không thoái chuyển”. Chỉ đại nguyện đại hạnh ở trên tuyệt đối không thay đổi, vĩnh viễn không thoái chuyển. Đây là ai? Là người hiểu rõ, hoàn toàn không nghi ngờ họ mới làm được. chuông đồng nhỏ Cho nên nghi, quý vị xem tham sân si mạn nghi, thứ sau cùng của căn bản phiền não. Sắp ở vị trí sau cùng, đó cũng chính là quan trọng nhất. Trung quốc và Ấn độ cổ thường đặt điều quan trọng nhất ở vị trí sau cùng. Cho nên nghi là chướng ngại lớn nhất của Bồ Tát, đáng sợ hơn ở trước nhiều. Tham sân si mạn ở trước dễ đoạn, nghi không dễ đoạn. Nghi cần dùng gì để đoạn? Cần trí tuệ, trí tuệ chân thật mới giúp ta đoạn nghi sanh tín. Nếu ta hoài nghi đối với giáo huấn thánh hiền, điều này có thể lý giải, cũng có thể nói là đáng như thế. Vì ta là phàm phu, làm sao có thể không nghi? Trời người cũng nghi, thậm chí tứ thánh pháp giới vẫn còn nghi. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)
1 note · View note
quangdc · 5 years ago
Text
BI KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN.
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1958 tại Huế; lúc đó Sơn khoảng 17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi". Ngôn ngữ của "Ướt Mi", "Thương một người" và "Nhìn những mùa Thu đi" còn nhẹ nhàng, và còn có gì đó ảnh hưởng của Ðặng Thế Phong trong "Giọt Mưa Thu" hoặc "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao – nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng những chữ "đói", "mỏi" trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó.
Tuy nhiên theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một TCS hoàn toàn mới lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.
Cuộc đời của Sơn là một bi kịch. Ba của Sơn mất lúc anh đang học ở Chasseloup Laubat - một trường dạy chương trình Pháp - và đang chuẩn bị thi bac thì Sơn phải bỏ học để về chịu tang ba.
Sơn rất giỏi thể thao. Anh tập 10 môn phối hợp rất được chú ý ở trường học. Sơn cũng giỏi về NhuÐạo và Boxing. Trong một buổi dợt với người em là Trịnh Quang Hà - anh đã bị một cú choàng vai, và bị tổn thương phổi rất nặng, nên phải bỏ cuộc, và nằm dưỡng bệnh hai năm. Nếu Sơn không bị những sự kiện đó, tôi nghĩ là Sơn sẽ đi học ở Paris và sẽ trở thành một tiến sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư ... chớ không phải là một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Tôi cho biến cố đó đã đặt Trịnh Công Sơn vào tình trạng cô đơn, tuyệt vọng. Sơn tập chơi guitare, tự học guitare với một người bạn, rồi sau đó viết ca khúc "Ướt Mi", "Nhìn Những Mùa Thu Ði".
Khi tôi gặp Sơn, thì anh đã bình phục - Sơn không có điều kiện trở lại Sài Gòn để học tiếp ở Chasseloup Laubat vì gia đình anh bị phá sản,
Sau đó - để tránh cho Sơn khỏi phải đi quân dịch, một số bạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha đã giúp Sơn thi vào trường Sư phạm Quy Nhơn.
Ca khúc Biển Nhớ đã ra đời tại trường sư phạm Quy Nhơn – trong thời gian này. Và nhân vật để Sơn viết bài Biển Nhớ là một người bạn gái có tên là Khê, nên có cái câu "Ngày mai nối bước Sơn Khê."
Sau đó Sơn lên B'Lao nhận chức trưởng giáo của một trường Thượng có hai lớp, cách nhà trọ khoảng năm bảy cây số. Sơn phải đạp xe vào làng để dạy. Tôi lên thăm Sơn, và đưa Sơn raÐà Lạt để chơi cuối tuần - một căn phòng trọ với bốn bức vách đầy chim và bao thuốc lá Bastos - ở đó Sơn đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của anh với những bài nhưÐàn Bò Vào Thành Phố, như Khi Mặt Trời Ngủ Yên, như Tiếng Hát Dạ Lan. Và đó cũng là thời gian anh viết những ca khúc về thân phận, và những tình khúc.Ðó chính là thời điểm tôi và Sơn gặp Khánh Ly tại một phòng trà ca nhạc nhỏ ở Ðà Lạt.
Thật ra, người hát đầu tiên nhạc Trịnh Công Sơn và làm cho công chúng yêu nhạc Sài Gòn biết đến Sơn không phải là Khánh Ly mà là Thanh Thúy. Sau đó Trịnh Công Sơn viết bài Thương Một Người để tặng cho chị với câu: "thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi vai..."
Tuy nhiên, theo tôi, người giữ lái con đò âm nhạc của TCS trên dòng sông của đất nước chính là Khánh Ly kể từ khi Diễm Xưa ra đời. Cuộc gặp gỡ một cô ca sĩ bé nhỏ trông rất là nhếch nhác ở Ðà Lạt lại là một định mệnh. Sơn đi tìm một người ca sĩ trẻ - hoàn toàn vô danh và Sơn bắt đầu từ giọng hát của người ấy với sự tập luyện của chính anh, bởi vì lúc đó Sơn không quen biết những ca sĩ nổi tiếng của Sài Gòn. Và anh nghĩ dễ hơn là đi tìm một ca sĩ vô danh như Khánh Ly lúc đó. Ánh sáng của định mệnh đã chỉ cho Sơn đến với Khánh Ly - và từ đó Khánh Ly đã tìm được nơi nương tựa và nơi phát triển tiếng hát của mình lên đỉnh cao.
Chúng tôi khuyến khích Sơn về Sài Gòn, bỏ dạy học - một cái nghề không thích hợp và không xứng đáng với Sơn. Tôi có căn phòng rất nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Sơn từ Ðà Lạt về và đã ở lại với tôi trong nhiều năm. Căn phòng đó ở gần chợ Trương Minh Giảng, bên kia đường là nhà của Bùi Giáng - cũng trong một cái xóm nghèo. Nhà tôi là nơi tạm trú đầu tiên của TCS khi anh về Sài Gòn. Chính họa sĩ Ðinh Cường một trong những người bạn rất thân với Sơn - cũng thường ghé đến đó.Ðôi khi ba chúng tôi ngủ chung trong một chiếc chiếu, và đã sống với nhau bằng đồng tiền dạy học của tôi.
Từ đó Sơn gặp anh em văn nghệ sĩ ở Sài Gòn. Anh bắt đầu xuất hiện tại sân trường Ðại Học Văn Khoa ở đường Lê Thánh Tôn nơi có trụ sở của Hội Họa Sĩ Trẻ và sau lưng đó là trụ sở của CPS nơi mà Ðỗ Ngọc Yến, TrầnÐại Lộc, Hà Tường Cát... đã hoạt động chương trình mùa hè ở đó.
Tại sân cỏ này, Sơn đã giới thiệu Khánh Ly và chị đã đi chân trần và hát cho Sinh Viên nghe. Rất nhanh họ trở thành thần tượng của tuổi trẻ Sàigòn, do tính chất mới mẻ và trẻ trung của nó. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly trở thành một hiện tượng âm nhạc ngay lúc đó.
Phong trào du ca, của anh Nguyễn Ðức Quang,... đã ra đời cùng thời điểm đó. Tôi cho đó là một thời điểm lịch sử - thật sự bùng nổ về văn nghệ của giới trẻ trong đó có chúng tôi - hội họa sĩ trẻ Việt Nam.
Chính thời đại đã sản sinh ra những hiện tượng như vậy và TCS và Khánh Ly đã là những khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ bấy giờ.
Trịnh Công Sơn - nối tiếp cao trào đo ù- đã dấn thân thêm nhiều bước trong lãnh vực âm nhạc của mình gần gũi với xã hội, và thời cuộc đất nước hơn. Những Ca Khúc Da Vàng, rồi đến Kinh Việt Nam ra đời trong giai đoạn này. .
Người ta gọi nhạc Trịnh Công Sơn - ở một số ca khúc - là nhạc phản chiến . Tôi đồng ý với anh Phạm Duy, chữ "phản chiến" không đầy đủ ý nghĩa của nó, bởi vì chữ phản chiến nghe ra có vẻ kết án, có vẻ phải gánh chịu cái hậu quả của sự thất bại của Miền Nam . Tôi cho là chữ "thân phận" của người Việt thì khái quát hơn.
Một thanh niên Việt Nam ở bất kỳ thời đại nào, vẫn đầy sự hồn nhiên, và vẫn đầy lòng lương thiện để có một lý tưởng cho dân tộc, cho sự công bằng, cho sự không đổ máu , cho sự đoàn kết, cho sự thương yêu ... và cái chất đó có hầu hết ở chúng ta, và có hầu hết ở các lứa tuổi đang bước vào Ðại Học ... nhưng tuổi trẻ không bao giờ lường trước được những âm mưu của chính trị - cho nên sự hồn nhiên đó phải trả giá.
Trịnh Công Sơn viết những bài Nối vòng tay lớn, Huế-Sài Gòn-Hà Nội 20 năm xa vẫn còn xa ...Ðể làm gì? Ðể ước mơ đất nước hòa bình thống nhất - để ước mơ anh em bắt tay nhau khi mà người di cư đã viết về "Hà Nội ơi ta nhớ...", thì rõ ràng không ai lại không nhớ Hà Nội nếu bỏ quê hương ra đi, không ai không muốn gặp lại người thân ... thì Trịnh Công Sơn đã đứng làm kẻ chịu vác cái thánh giá đó với bao nhiêu bi kịch sau đó .
Tôi và Sơn là hai người bạn, khác nhau hai hoàn cảnh. Tôi là sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Tôi chấp nhận đi Thủ Ðức bởi vì tôi không muốn sự bất hợp pháp. Tôi là một công dân tôi phải làm việc của người công dân, cho dù là chính quyền đó có thối nát, có gì đi nữa - tôi không chấp nhận sự bất hợp pháp cho nên tôi đi lính. Tôi thi hành nghĩa vụ của mình. Còn Sơn thì khác, anh không chấp nhận chuyện đó, Sơn chỉ đi vì lý tưởng của mình.
Bởi vì chúng ta là những con người chọn dân chủ, chọn tự do thì phải tôn trọng tự do của kẻ khác; vì vậy cho nên chúng tôi vẫn chơi với nhau trong tình người, còn việc làm của ai thì người đó đeo đuổi riêng của họ.
Đến ngày 30 tháng Tư thì Sơn ở lại. Tôi nhớ buổi chiều đó, Ðỗ Ngọc Yến đến đón Sơn với một nhà báo Mỹ đề nghị Sơn đã có máy bay đưa gia đình Sơn đi Hoa Kỳ. Tôi rất muốn đi Hoa Kỳ nhưng mà Ðỗ Ngọc Yến lại không hỏi tôi. Sơn ở lại thì tôi cũng đành ở lại. Tôi thì đành thôi và sau đó thì tôi đi học tập ba năm.
Còn Sơn cũng không hơn tôi đâu. Khi các bạn đã rời khỏi đất nước ngày 30 tháng Tư, có lẽ các bạn không biết chuyện gì đã xảy ra cho Sơn. Sơn phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu bởi vì tính chất hai mặt của Sơn trong âm nhạc và tính chất hai mặt của Sơn trong cuộc đời. Bởi vì Sơn là bạn của những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. Sơn đã từng viết Cho Một Người Nằm Xuống về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với Hai Mươi Năm Nội Chiến từng ngày, thì điều đó người cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở trong khu người ta lên án Trịnh Công Sơn.
Chúng ta không biết bi kịch đó cho nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình; nhưng, tránh võ dưa gặp võ dừa, ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình - mà người ta gọi là bài thu hoạch. Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn kể cho tôi nghe - Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, nói phải viết lại vì chưa thành thật. Bạn thấy chưa?
Người ta quyết liệt ghê gớm lắm trong sự kiểm soát. Sơn đã đóng cửa nhà mình, không tiếp Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nhiều năm. Sau đó, Sơn phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào. Sơn đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Sơn đã thoát chết trong một lần; một con trâu đã cứu Sơn khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ Sơn sẽ đạp.
Bởi vì tài năng âm nhạc của Sơn quá lớn, cho nên trong số những người lãnh đạo đất nước đó, cũng có người khôn ngoan hơn, biết cách thức hơn để giữ Sơn lại bằng cách bao bọc cho Sơn khỏi những tình huống hiểm nghèo như vậy. Họ đã tìm cách đưa Sơn về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu cho Sơn, tạo điều kiện để cho Sơn yên tâm sống ở Sài Gòn.
Rất nhiều người nghe nhạc Sơn thầm lén nhất là từ miền Bắc, trong đó có nhiều đảng viên cộng sản, nhưng không ai dám công khai thừa nhận nhạc của Sơn là tài sản của đất nước và Sơn không được phổ biến âm nhạc lúc đó - hiển nhiên âm nhạc hải ngoại là phản động. Ngay cả Sơn còn không được phổ biến, mà phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ. Vì vậy cho nên, Sơn là một bi kịch thu nhỏ của bi kịch đất nước. Và Sơn đã nghe được những luận điệu chống mình ở tại hải ngoại, nên Sơn rất sợ mặc dù có nhiều lời mời ở các đại học. Sơn đều không dám đi. Sơn từ chối, vì Sơn sợ cộng đồng ở đây sẽ đả đảo sẽ gây ra những nguy hiểm cho Sơn. Cho đến ngày Sơn mất. Có người đã về đề nghị đưa Sơn sang đây để thay gan cho Sơn miễn phí nhưng Sơn cũng từ chối.
Trong thời gian 25 năm sau ngày mất Sài Gòn, tôi cũng kẹt ở lại - tôi đã chơi với Sơn, và tôi đã không làm gì được cho Sơn - để Sơn bị một căn bịnh đã dẫn tới hậu quả tàn khốc, tức là nghiện rượu. Bởi vì buồn, bởi vì cô đơn, bởi vì không biết sử dụng thời gian để làm gì ... vì những ca khúc viết ra đều bị phê bình nặng nề - như bài "Em ra đi nơi này vẫn thế ..." ở bên này cũng kết án bài đó - ở bên kia lại kết án là "Tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà anh lại viết là em ra đi nơi này vẫn thế? Sài Gòn vẫn còn nguyên à?" Người nghệ sĩ luôn đi giữa hai lằn đạn! Có ai hiểu được là Sơn cô đơn như thế nào!
Và trong nhiều sáng tác của anh, nếu chúng ta tinh ý, thì chúng ta sẽ thấy tư tưởng của TCS sau ngày mất nước. Sơn đã viết "Đường chúng ta đi, đi không bao giờ tới ..." Những ca khúc nói lên sự quạnh quẽ, sự tuyệt vọng, sự bất an của mình.Ðó là một dòng nhạc đặc biệt mà có người không hiểu chê là thua những ca khúc anh viết trước 75 để chỉ chấp nhận tình khúc của anh mà thôi. Chúng ta không biết đến một dòng nhạc triết lý và đầy đau thương đã ra đời một cách lặng lẽ âm thầm.
Ngay cả bài Nhớ mùa thu Hà Nội cũng đã bị cấm hai năm - chỉ vì câu - chỉ vì câu gì các bạn biết không? Mùa Thu - chữ Mùa Thu Hà Nội đã trở thành thuật ngữ Cách Mạng Mùa Thu - thì TCS đã viết "Từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta ... đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi Người ..."
Người ta đặt câu hỏi: Nhớ một người là nhớ ai? Và từng con đường nhỏ tại sao lại phải trả lời? Hà Nội, những con đường của Hà Nội tại sao lại phải trả lời? Trả lời cho ai? Trả lời cái gì? Ðó là nhớ Khánh Ly và Khánh Ly sẽ đem phục quốc về ... Với sự suy diễn như vậy , méo mó như vậy, bài hát đó đã bị cấm hai năm. Các bạn có biết cái nỗi đau của người sinh ra đứa con tinh thần như thế nào?
Và chúng ta sai hay đúng, hãy tự soi lấy mình - khoan kết án người khác sai hay đúng - bởi vì trong chúng ta cũng đều bị lừa dối ! Chúng ta đã trưởng thành chưa sau nhiều lần bị lừa dối về chính trị - thì chúng ta đừng trách Trịnh Công Sơn và đừng trách những người nghệ sĩ nhạy cảm và chân thật với cuộc đời với con người.
Tôi xin kết thúc ở đây - để dành thời gian cho các bạn khác - tôi là một người bạn - là một nhân chứng sống trong nhiêu năm với TCS. Những ngày tháng cuối cùng của anh, tôi đã ở bên anh mỗi lần tôi có mặt ở Việt Nam. Buổi sáng, tôi ngồi với anh dưới bóng cây để uống trà, để nhìn nhau cho đỡ nhớ, để nói với nhau một vài thông tin về bạn bè - rồi đi về. Sơn ngồi ở cái vườn trên gác nhà anh, có một cây hoa sứ già 28 năm, một giàn hoa giấy ... nó đã trở thành một cánh rừng nhỏ của Sơn và tôi đã nhìn Sơn tàn phai theo nắng chiều qua những tia nắng hoặc cuối mùa, cuối ngày qua những chiếc lá của cánh rừng bông giấy. Và thỉnh thoảng có vài tiếng chim hót như chia sẻ cái nỗi cô đơn của Sơn. Buổi chiều, tôi và Sơn đi ra ngoài một cái nhà hàng mà các bạn chắc còn nhớ, đó là Givral để nhìn qua bên kia khách sạn Continental để nhìn cuộc đời đi qua, để nhìn những nguời Việt Nam đang hấp tấp vội vã trên đường phố, để nhìn một chút trời xám , để nhìn vài cánh én ... Rồi Ði Về.
Sơn thèm đi ra phố - Sơn thèm hơi của thành phố. Bởi vì chúng tôi là những con người đã gắn bó với Sài Gòn từ lúc trẻ cho nên "Chiều một mình qua phố ..." hay "Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu ..."Ðó là đời sống của chúng tôi, và nó theo chúng tôi mãi mãi. Và Trịnh Công Sơn - hôm nay tôi được dịp để nói về anh, về cái sự tuyệt vời chịu đựng một bi kịch kéo dài cho tới ngày mà căn bịnh quái ác đã đục khoét tinh thần sức khỏe của anh cho đến hơi thở cuối cùng. Bởi vì sự cô đơn thật không có điểm tựa để làm việc. Và anh đã chết vì cơn bịnh này.
Trịnh Cung
Tumblr media Tumblr media
11 notes · View notes
donghoang · 5 years ago
Text
Toàn cảnh Quan hệ Việt - Cam dưới con mắt người Cam và thế giới.
Cách đây lâu rồi, tôi có hân hạnh được đọc bản thảo cuốn “When broken glass floats” của Chanrithy Him trước khi nó được xuất bản và trở thành một cuốn sách bán chạy khắp thế giới. Tôi đọc say mê, tím tái cả thân thể bởi câu chuyện rùng rợn của một đứa trẻ sống dưới chế độ Khơ-me Đỏ. Chỉ đến khi đọc tới câu cuối cùng, tôi mới như bị dội một xô nước lạnh vào mặt. Chanrithy nói rằng, cô "...thoát chết trong gang tấc, và trái tim cô gái nhỏ thắt lại, bởi cùng với nỗi khổ hạnh đã qua, cô nhìn thấy đất nước Campuchia đang chuẩn bị chìm trong bóng tối cuộc xâm lược từ một kẻ thù truyền kiếp: Việt Nam".
Những cuộc biểu tình phản đối Việt Nam, những cuộc đụng độ và bài trừ dân Việt ở Campuchia đã diễn ra từ tháng 7 năm ngoái khi chính quyền thân Việt của Hun Sen thắng cử với nhiều cáo buộc gian lận. Đỉnh điểm vào ngày 6-6, Tham tán ĐSQ Việt Nam Trần Văn Thông tuyên bố rằng miền Nam VN đã chính thức thuộc về VN từ rất lâu, trước cả khi Pháp chiếm đóng. Bắt đầu từ tuyên bố này, cờ Việt bị đốt, người Việt bị thanh trừng, lãnh đạo đảng đối lập liên tục gọi thiểu số Việt là “yuon” (savage/man rợ[*]), một bộ phận dân Cam biểu tình đòi lại vùng Nam Bộ Tây Ninh, ngày 9/10 Cambodia Daily đưa tin người biểu tình đốt tiền VN và dọa đốt sứ quán. Trên face của tôi, bạn bè quốc tế liên tục inbox hỏi thăm, bàn bè làm ăn ở Cam cũng cập nhật tình hình lo ngại, báo chí quốc tế hối hả bình luận. Nhưng đương nhiên, cả trăm triệu dân Việt ở ngay sát nách Campuchia phần lớn vẫn nằm duỗi chân ăn mừng quốc khánh của dải đất hình chữ S. Tại sao báo chí VN không đưa tin đầy đủ?
“Nước mày hình chữ C thì có, “Cờ” … kứt ý!” – một bình luận viên gõ như vậy trên một facebook cá nhân mà tôi quen. Hẳn nhiên, comment vô văn hóa này không thể khiến tôi ngồi yên. Căm ghét kẻ dám xúc phạm quê hương là một chuyện, nhưng tôi cũng thấy mình có trách nhiệm phải đi tìm bằng được những lý giải cho nỗi căm ghét đó. Lịch sử ngày bé tôi học chỉ thấy nói người Cam biết ơn người Việt, đâu có nói đến sự căm hận đến mức như vậy?
Một bài viết trên báo Campuchia ngày 6-9 đưa lời dẫn của môt thanh niên Cam "17/20 người trong số bạn bè của tôi ghét VN, và cho rằng VN có âm mưu mờ ám".. Bài báo cũng nêu ra thực trạng của nhiều người Việt ở Cam, không có quốc tịch, con cái không được đến trường, không được mua đất, chủ yếu sống trên thuyền với nghề sông nước.
http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
(Xem bản dich tiếng Viet của Khanh Nguyen ở cuối bài)
Lịch sử (chính thống) luôn được viết bằng ngòi bút của kẻ chiến thắng (Churchill). Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi tại sao một bộ phận dân Cam ghét VN, tôi quyết định chọn đọc những tư liệu của bên thứ ba, tức là những tư liệu được viết bởi những tác giả không phải người Việt hoặc Cam, và ít có liên quan nhất đến cả Việt Nam và Campuchia. (Tất nhiên không tài liệu nào hoàn toàn khách quan cả, nhưng "không Việt không Cam" thì sẽ dễ có khả năng khách quan hơn). Sau đây là tóm tắt một cách sơ lược nhất. Đề nghị các bạn tìm danh sách tư liệu tham khảo bên dưới để đọc chi tiết.
Vương quốc Khmer nằm kẹp giữa hai láng giềng lớn Việt Thái dần dần mất đất từ nhiều lý do khác nhau. Người Campuchia có câu: “cây thốt nốt mọc đến đâu, đất (xưa) của người Cam trải dài đến đó”. Sách sử Việt Nam có một cách gọi khác, hào hùng hơn: “mang gươm đi mở nước”. Hẳn nhiên, đây là một đường đi phát triển tất yếu của xã hội loài người "cá lớn - cá bé" ở đâu cũng vậy. Đường biên của các bộ lạc, thành phố tự trị, lãnh thổ chư hầu, đế chế và nay là quốc gia đã luôn luôn đổi thay dựa vào thế mạnh yếu từng thời kỳ của từng xã hội. Lịch sử mà VN gọi là "mang gươm đi mở nước" thực chất là một quá trình lâu dài và phức tạp của nhiều yếu tố chứ không chỉ là thanh gươm: di dân, đồng hóa, áp đặt, thỏa hiệp, và cả đánh chiếm từ Bắc xuống Nam (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Chính vì vậy, bất kỳ một quốc gia nào cũng nuôi ít nhiều hằn thù với các nước láng giềng bởi những hiềm khích không thể tránh khỏi trong quá trình xác định biên giới bờ cõi. Đối với người Cam, đế chế Khmer rộng lớn khi xưa bị mất hẳn là một lịch sử tơi bời, và điều này có thể khiến chúng ta hiểu tại sao Campuchia chưa bao giờ hết xích mích với người Thái và chưa bao giờ tin tưởng vào người Việt.
Khi Việt Nam với tham vọng thành lập một liên minh chống Pháp trên toàn Đông Dương, trực tiếp giúp thành lập Đảng dân tộc cách mạng Campuchia (tiền thân của Đảng Cộng sản Campuchia, tức Khmer Đỏ), thì hai bên trở thành đồng minh thân thiết. Tuy nhiên, đằng sau vỏ đồng minh là niềm uất hận mất nước không bao giờ nguôi ngoai, thậm chí biến thành dã tâm tiêu diệt 50 triệu người Việt đến kẻ cuối cùng. Khmer Đỏ cho rằng Việt Nam âm mưu thành lập Khối Đông Dương (Indochina Federation) và dắt mũi các nước khác trong đó có Campuchia. Với hai lý do này, Khmer Đỏ yêu cầu Việt Nam trả lại đất tổ tiên (đề nghị xem chi tiết ở các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Với quân số nhỏ hơn nhiều lần, nhưng Khmer Đỏ liên tục thực hiện các cuộc tàn sát đẫm máu dọc biên giới Việt – Cam làm hơn 300.000 người Việt Nam thiệt mạng. Ngày 17-4-1977, chính quyền VN vẫn còn gửi thông điệp chúc mừng chính quyền Khmer Đỏ sau 2 năm thành lập. Đáp lại lời chúc này, 2 tuần sau, đúng dịp 30-4, quân Khmer bất ngờ tấn công thẳng vào An Giang và Châu Đốc, giết hại hàng trăm dân thường. Việt Nam buộc phải đáp trả. Cuối cùng, (1) chịu không nổi những cuộc đụng độ và tàn sát dã man, (2) cộng với lý do cho là Campuchia cấu kết với Trung Quốc, cực chẳng đã, Việt Nam quyết định nghe theo Liên Xô chính thức kết thúc mối quan hệ đồng minh lúc đó chỉ còn trên danh nghĩa và lật đổ chính quyền Khmer Đỏ bằng vũ lực. Lưu ý lúc đó TQ đối đầu với Liên Xô. VN là đồng minh của Liên Xô còn Khme Đỏ là đồng minh của TQ. Liên Xô muốn hất cẳng TQ ở khu vực nên ủng hô Việt Nam đánh Khme Đỏ là đồng minh của TQ.
Lấy cớ Khmer phạm tội diệt chủng, quân VN tiến vào "giải phóng” Campuchia, lật đổ chính quyền của kẻ từng là đồng minh. Lưu ý rằng truyền thông VN được chỉ đạo tuyên truyền đây là nghĩa vụ quốc tế. Lý do Khmer Đỏ "giết người Việt" không được nhấn mạnh bằng lý do Khmer Đỏ "diệt chủng người Cam". Việc VN đưa quân vào Cam vì thế được nhấn mạnh là "nghĩa vụ quốc tế", tạo tiền đề cho kế hoạch của VN tại Cam sau này (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Tuy nhiên, VN không ĐÁNH rồi RÚT, mà dựng nên chính quyền bù nhìn thân Việt và bắt đầu thời kỳ hơn 10 năm đóng quân và ảnh hưởng. Lý do tại sao thì có rất nhiều (mời đọc thêm các tư liệu ở dưới), trong đó quan trọng nhất là việc Việt Nam muốn diệt hoàn toàn tàn quân Khmer Đỏ chứ không chỉ làm sụp đổ chính quyền cầm quyền. Có lẽ sự man rợ của Khmer Đỏ khiến VN không thể chấp nhận dù một chút rủi ro từ phía các tàn quân. Lưu ý rằng đến tận năm 92, khi các hiệp định quan trọng đã được ký kết thì Khmer Đỏ vẫn tiếp tục tìm giết người Cam gốc Việt với hy vọng họ sẽ không thể bỏ phiếu. Bản thân VN cũng cho rằng đây là một sai lầm chiến lược vì Việt Nam đã “dính líu quá sâu và quá lâu vào vấn đề Campuchia” (Hồi ký Trần Quang Cơ). Cũng có ý kiến cho rằng VN ban đầu tự vệ và giải phóng Capuchia, sau đó do chạy theo "tham vọng" lớn mà trở thành "sa lầy" ở đây trong một ván cờ của hai nước lớn Trung Quốc đối đầu với Liên Xô (đề nghị xem thêm các tài liệu tham khảo đã liệt kê ở dưới).
Trong khi người Việt gọi đây là cuộc giải phóng nước láng giềng anh em và giúp bạn xây dựng đất nước, thì chính bản thân người Cam và hầu hết các tư liệu lịch sử ngoài biên giới VN lại cho rằng đây là cuộc xâm lược - (invasion). Khi tôi đến nhà tù S21 nơi trưng bày hàng trăm cái đầu lâu của dân Cam bị giết, thì nơi đây, đáng lý phải coi là tượng đài của việc người Cam biết ơn người Việt thì giấy trắng mực đen trên các tấm bản hướng dẫn khách tham quan vẫn tuyên bố Việt Nam "xâm lược" Campuchia.
Tại sao người Cam coi VN là quân xâm lược dù đã cứu họ thoát khỏi chế độ diệt chủng? Một lý giải cho cách hiểu này (theo như các tài liệu đưa ra ở dưới) là do VN không bó hẹp các hoạt động của mình tại Cam trong phạm vi quân sự để tiêu diệt tàn quân Khmer, mà sau đó đ�� nhúng tay quá sâu vào chính trị, áp đặt ảnh hưởng của mình lên chính trường Campuchia, hoặc có những chính sách thiếu khôn khéo khiến nhiều người Cam cho rằng VN không chỉ kết thúc chế độ diệt chủng mà còn đang lũng đoạn hệ thống chính trị Cam. Cần phải phân biệt rõ ràng hai chuyện này với nhau, vì đây là hai thái độ tình cảm riêng biệt. Họ mang ơn vì một chuyện (Khmer Đỏ), nhưng sau đó thành mang oán vì những chuyện hoàn toàn khác (thao túng chính trị + cho là VN lấy đất). (Một số bạn comment ở dưới thêm vào lý do một số người Việt làm ăn quá mức tinh quái đến thành lừa lọc nên bị người Cam ghét) .
Tuy nhiên, Trung Quốc coi việc VN dựng lên chính quyền bù nhìn thân Việt là một hành động qua mặt “láo xược” của đàn em, cộng với việc ViệtNam ký kết hiệp ước với Liên Xô được TQ cho là có mưu đồ bành trướng khu vực, nên đã khơi nguồn cuộc chiến tranh biên giới 79 để chia lửa với Khmer Đỏ, và để dằn mặt, nhằm bắt Việt Nam dời quân từ phía Nam lên phía Bắc, tạo điều kiện cho Khmer Đỏ lấy lại sức mạnh (xem trích nguồn bên dưới **).
Trong thời kỳ trụ lại Campuchia, Việt Nam bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ với lý do đã dùng vũ lực chiếm đóng nước khác. Nhiều tư liệu cho rằng các quyết định của chính quyền Campuchia trong thời kỳ này đều phải qua sự kiểm duyệt cuối cùng của VN. Mỗi bộ trưởng Cam đều đi kèm một cố vấn người Việt, chưa kể các cố vấn cho thứ trưởng. 80 nước trên thế giới và Liên Hiệp Quốc công nhận chính quyền Khmer Đỏ là chính quyền duy nhất đại diện cho Campuchia, phủ nhận chính quyền bù nhìn do VN lập nên. Việt Nam không được phép ra nhập nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như IMF. Thụy Điển - một nước từng hết sức ủng hộ VN cũng rút toàn bộ viện trợ. Nhiều quốc gia dù CÔNG NHẬN CÔNG TRẠNG của VN trong việc xóa bỏ chế độ man rợ của Khmer Đỏ, nhưng lại không tin rằng ý đồ nguyên thủy của VN là thực sự muốn kết thúc chế độ diệt chủng Khmer. Nhiều nước coi việc VN đánh đổ Khmer chỉ là hệ quả phụ của một ván bài chính trị mà VN có thể vừa là người chơi vừa là nạn nhân. Nhiều nhà sử học đặt giả thuyết nếu Khmer Đỏ không tàn sát dã man người Việt thì hai bên vẫn sẽ tiếp tục là đồng minh, cho dù dân Campuchia có thể bị diệt chủng (xin xem thêm chi tiết trong các tài liệu bên dưới).
Từ góc nhìn này, Thaí Lan - một nước chưa bao giờ cảm thấy thoải mái vì cho rằng VN có tham vọng lớn ở Đông Nam Á, sợ rằng VN sau khi thôn tính Cam sẽ nuốt chửng cả Thái Lan- đã cưu mang những thành viên thất trận của Khmer Đỏ, cùng khối ASEAN yêu cầu VN lập tức rút quân để người Cam có thể thực hiện một cuộc bỏ phiếu mà không bị ảnh hưởng của thế lực nước ngoài. Một số nghiên cứu thậm chí cáo buộc VN vi phạm nhân quyền khi phong tỏa lương thực các vùng do tàn quân Khmer Đỏ chiếm giữ, khiến hệ quả phụ là hơn 600.000 dân Campuchia chết đói (xem trích dẫn nguồn ở dưới**).
Việt Nam có lẽ sẽ còn trụ lại Campuchia lâu hơn thời gian 10 năm nếu Liên Xô và hệ thống các nước XHCN không sụp đổ. Mất sự ủng hộ từ Liên Xô, chính quyền VN lúc đó buộc phải cầu hòa với TQ để tìm chỗ dựa/ anh cả mới. Kết quả của sự đổi chiều này chính là Hội nghị Thành Đô (Chengdu secret meeting) , được tổ chức bí mật và cho đến nay vẫn không hề được công bố. Lấy cớ hai nước cùng chung lý tưởng cộng sản, Lê Đức Anh tuyên bố: " Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản. Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc"
Tuy nhiên, phía TQ một mực yêu cầu sẽ chỉ chấp nhận bình thường hóa quan hệ nếu Viet Nam hoàn toàn rút quân khỏi Campuchia. Trong cuốn Hồi Ký Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, ghi rõ "kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là "Biên bản tóm tắt" gồm 8 điểm, có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm về Campuchia, 2 điểm là những điểm có tính chất chung về mặt quốc tế mà 2 bên đang còn tranh cãi (giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; rút hết quân Việt Nam ở Campuchia, còn 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc. Không có điểm nào theo yêu cầu của ta cả.".
Để đổi lại sự ủng hộ của TQ, chính quyền VN không những phải bác bỏ luận điệu chính trị của chính mình suốt 10 năm, coi TQ là kẻ thù, phải từ bỏ ảnh hưởng cuả mình tại Campuchia, rút quân toàn bộ khỏi Cam, mà thậm chí phải sửa đổi cả Hiến Pháp . Hiến pháp năm 1980 gọi TQ là "bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược" nhưng Hiến pháp năm 1992 bỏ hẳn. Cuộc chiến biên giới năm 79 cũng gần như bị xóa khoỉ sách giaó khoa và các tư liệu lịhc sử đại chúng. Mỗi năm đến ngày kỷ niệm, báo chí không được phép đưa tin. Năm 2013, chỉ có duy nhất tờ Thanh Niên đưa headline Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979, và được coi là một tờ báo dũng cảm.
--> Từ những tư liệu đọc được trên đây, cộng với viêc người Việt lâu nay vốn hay có ý coi thường người Cam, tôi đã có thể hiểu được sự kiêu hãnh/ thậm chí thành kể cả ngạo mạn của kẻ tự cho mình là quân giải phóng cứu dân Cam khỏi họa diệt chủng, sự mù mờ dối trá của môn lịch sử đang giảng dạy tại nhà trường (mà thực chất là môn chính trị học, sàng lọc sự kiện)… là những lý do khiến Việt Nam thiếu sự đề phòng với đất nước láng giềng vẫn còn như con thú bị thương này. Bạn tôi nói một bộ phận người Cam nhìn người Việt còn nhiều nghi ngờ sâu sắc hơn cả người Việt nhìn người Trung Quốc. Những người biểu tình chống VN hiện nay ở Cam không chỉ đòi lại đất ngày xưa mà còn yêu cầu người phát ngôn của VN rút lại lời tuyên bố hồi tháng 6 về thực trạng chủ quyền một phần miền Nam VN trước khi Pháp đô hộ. Những kẻ cực đoan và bị kích động thì yêu cầu đuổi người Cam gốc Việt về nước. BBC đã có phóng viên tường thuật tại buổi biểu tình về vấn đề đòi đất của người Cam ngày 6-9.
https://www.facebook.com/video.php?v...388303&fref=nf
Sẽ còn mất nhiều thời gian để chúng ta hiểu rằng tại sao 15.000 chiến sĩ hy sinh xương máu ở Campuchia với 30.000 người bị thương mà một bộ phận dân Campuchia lại nhanh chóng chuyển từ biết ơn sang oán thán? Tại sao 5% thiểu số người Việt phần lớn là dân nghèo làm nghề chài lưới hiện ở Cam bị một số người bản xứ nhìn nhận như kẻ thù hơn là những người nhập cư đến làm ăn sinh sống? Bản thân tôi sẽ phải tự đi tìm câu trả lời tại sao gia đình của chính mình phải chịu cảnh chia cắt khi đất nước đã thống nhất mà người đàn ông vẫn phải tiếp tục lên đường cầm súng ở một chiến trường khác? Tại sao Khmer Đỏ gọi Việt Nam là “cá sấu”? Cuốn sách đen (The Black book) của Khmer ám chỉ rằng chẳng ai tin con cá sấu, kể cả khi nó rơi nước mắt.
Vậy tại sao tôi viết post này? Lý do thứ nhất đơn giản vì báo chí VN không đưa tin, hoặc đưa tin nhỏ giọt. Bất kể một người dân bình thường nào cũng có quyền được biết nếu quốc kỳ của họ bị đốt ở một xứ ngoại bang. Họ có quyền được biết, và có quyền được hiểu tại sao lại nên cơ sự. Có bạn bảo là tôi đổ dầu vào lửa. Ơ hay, ở Cam mới có lửa chứ ở VN thì đã làm gì có dầu mà đòi châm lửa. Nhiều người Việt không hề biết cờ Tổ Quốc bị đốt, rằng người láng giềng ghét mình như mẻ, thậm chí đòi lại đất cho là "bị cướp" thì tôi dựng cột khói báo tín hiệu cho hay. Nghe tin dữ yếu tim không chịu được thì mắng người đưa tin là sao? Lại nữa, có bạn kêu vừa đi Cam về xong, chả thấy gì? Đương nhiên là bạn không thấy gì rồi. Bạn muốn trước khi người ta đốt cờ VN sẽ gửi email thông báo đến tất cả mấy chục triệu người ở khắp Campuchia để họ và bạn chuẩn bị mang máy ảnh đến chứng kiến chắc? Hay là bạn muốn bản thân mình ngồi trong quán cà phê mà thấy được tất cả những gì diễn ra ở mọi xó xỉnh trên đời? Ai mà cũng như Phật Bà ngàn mắt ngàn tay thấy được mọi thứ như thế thì cần cóc gì đến báo chí? Trong cuốn Con Đường Hồi giáo tôi vừa xuất bản, có hẳn một chương tôi ở Syria cả tháng trời giữa lúc đất nước nội chiến mà chẳng thấy một giọt máu. Bạn "không -thấy-gì" không có nghĩa là "không-có-gì" xảy ra.
Thứ hai, tôi cho rằng sách sử Việt Nam không đưa ra cái nhìn khách quan chân thực. Hẳn nhiên, chúng ta sẽ không-bao-giờ có được cái nhìn khách quan tuyệt đối, nhưng với sự va chạm của những nguồn tư liệu khác nhau không bị kiểm duyệt, chúng ta có thể cố gắng chạm vào gần hơn đến Sự Thật.
Lý do thứ ba, tôi muốn hiểu tại sao người Cam chưa bao giờ ghét người Trung Quốc như ghét người Việt, dù TQ từng chống lưng Khmer Đỏ, thậm chí từ trước khi TQ đầu tư hàng tỷ đô la vào đây và viện trợ đầy phóng khoáng cho Cam? Tại sao Campuchia bỏ phiếu phản lại nỗ lực của khối ASEAN bảo vệ chủ quyền biển Đông chống Trung Quốc tại hội thảo ASEAN 2 năm trước?
Tại sao bên cạnh rất nhiều những người Cam yêu VN lại có những người Cam ghét người Việt đến thế? Tại sao cờ Tổ Quốc tôi bị đốt cháy? Tại sao người Việt ở Cam đang ngày đêm lo sợ?
Tại sao xương máu của bao người Việt ngã xuống mà vẫn không thể đổi lại được lòng tin và tình bằng hữu của nước láng giềng? Tại sao VN tốn kém sức người sức của đến thế mà đổi lại chỉ là một sự nghi ngờ từ phía dân chúng? Nếu ván bài chính trị này tính sai, VN được gì ngoài sự ngã xuống của hàng vạn thanh niên để đổi lại một gia tài oán hận? Khi Hun Sen không còn nắm quyền, VN sẽ xử lý ra sao với một Campuchia thân TQ, xử lý ra sao với tình trạng cả phía Nam lẫn phía Bắc bị bủa vây bởi những láng giềng không hữu hảo?
Ai thực sự biết ơn VN, người Cam hay Hoàng gia Cam? Có phải họ tuy biết ơn VN đã cứu thoát khỏi họa diệt chủng nhưng không thể nguôi đi nỗi thù mất nước từ xa xưa? Có phải họ chịu ơn cứu mạng của VN nhưng lại nhanh chóng bị mất lòng tin khi thấy quân VN sau khi đánh đổ chế độ diệt chủng thì không rút đi mà tiếp tục ở lại, thành lập rồi giật dây chính quyền bù nhìn Heng Samrin?
Có phải những hận thù này đang được cố tình đổ dầu vào lửa, được các đảng phái chính trị đối lập với độc tài Hun Sen ở Cam lợi dụng cho những ván bài chính trị mới, kích động một bộ phận dân chúng tuy nhỏ nhưng hung hăng để tạo phản ứng dây chuyền, và kẻ chịu nạn là những người Cam gốc Việt vô tội?
Hận thù với láng giềng thì hầu như nước nào cũng có. Và tôi tin rằng hận thù nào cũng có thể hóa giải. Trân trọng quá khứ và cởi mở với nhau là điều kiện tiên quyết để tạo nên các mối giao hảo vững bền. Hơn bao giờ hết, quyền lợi của các quốc gia đang được thắt chặt vào nhau.
Hãy nhìn châu Âu mà xem, giết nhau hàng bao nhiêu thế kỷ mà giờ đường biên thênh thang không có cả lính gác. Tạo sao? Bởi châu Âu cũng như rất nhiều nước ngoài châu Âu không ngần ngại phán xét lịch sử của chính mình, phân tích chi ly cái gì đúng cài gì sai, chửi rủa những lỗi lầm của chính mình, liên tục nhắc thế hệ đi sau về những sai phạm của thế hệ đi trước. Có bạn tên @Phạm Trang comment ở dưới nói rằng có đất nước nào bôi xấu lịch sử của mình đâu. SAI ! Lịch sử VN thì đương nhiên là ta làm cái gì cũng đúng, chưa bao giờ chính quyền trên đất nước này làm cái gì sai cả !!!.
Nhưng nếu bạn bước ra thế giới sẽ thấy dù không bao giờ đạt 100% khách quan, nhưng nhiều nước văn minh luôn cố gắng hạn chế dùng lịch sử như một thứ đồ trang điểm cho đẹp hay công cụ tuyên truyền mà cố gắng nhìn nhận nó như một KHOA HỌC, tức là có đúng có sai, có phản biện và tranh luận. Cứ cách vài chục bước chân ở trung tâm Berlin bạn sẽ thấy những tấm biển lớn, chữ hai thứ tiếng Anh-Đức thông báo về những sự kiện lịch sử đen tối của Quốc Xã đã từng diễn ra ở địa điểm hay tòa nhà này trong quá khứ. Trẻ con Hà Lan được học về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dã man ở Nam Phi mà chính cha ông họ dựng lên, thậm chí bài quốc ca của họ vẫn còn nguyên trạng lời hát: "chúng ta nguyện trung thành với hoàng đế Tây Ban Nha". Người Pháp và Anh thẳng thắn nhìn nhận hậu quả của những năm dài đô hộ thế giới, lập ra hàng trăm quỹ cứu trợ để hòng chuộc lại một phần lỗi lầm. Người Mỹ không che giấu sự thật về những vụ tàn sát người da đỏ. Thậm chí cả những nước có chủ nghĩa dân tộc cao như Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bắt đầu công nhận cuộc diệt chủng người Armenia. Thế giới vừa kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất, hàng triệu bông hoa được cài lên áo cho TẤT CẢ những chiến sĩ ngã xuống ở cả hai phe, bất phân ta-địch.
Người chết luôn luôn được tôn trọng, nhưng những nguyên nhân và hệ quả của chiến tranh, những quyết định của TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO thì phải được nhìn nhận rõ ràng đúng sai. Phán xét lịch sử KHÔNG ĐỒNG NGHĨA với phán xét hành động hy sinh xương máu của các chiến sĩ mà là phán xét quyết định của người làm lãnh đạo, gửi quân ra chiến trường. Nói một cách khác, phải phán xét đúng sai để có thể tiết kiệm và tránh được đổ máu cho những người lính của hiện tại và tương lai. Như vậy, cái chết của họ mới không thành những con số vô nghĩa. Tại sao những quốc gia này làm thế? Bởi lịch sử sẽ trở nên vô dụng nếu ai cũng chăm chăm cho rằng mình làm gì cũng đúng, nếu sai thì thì có những lý do này nọ để thông cảm được. Chỉ có tôn trọng lịch sử, nhìn nhận và phán xét đúng sai rõ ràng thì những mối thâm thù mới có thể hóa giải, mới thấy cái chết là không cần thiết, những người từng giết nhau mới có thể nắm tay nhau trở thành bạn làm ăn.
Mối quan hệ Việt Cam may mắn chưa đến mức thảm sát nghiêm trọng như những ví dụ tôi nêu ra ở trên, nhưng cũng lại phức tạp hơn vì trắng đen không rõ ràng, người Cam vừa mang ơn vừa mang oán. Các làn sóng nghi ngờ, thậm chí thù hằn đối với người Việt là có thật và đang bị kích động bằng các chiêu bài chính trị. Nhưng tôi tin rằng hai nước Việt Cam hoàn toàn có thể để quá khứ sang một bên, hóa giải ân oán như chúng ta đã từng làm với Nhật, Pháp, Mỹ. Nếu chúng ta có thể tha thứ được cho kẻ thù, tại sao không thể lắng nghe tâm tư của kẻ mình từng cứu nạn? Và để hóa giải thì buộc phải có sự chân thành, phải có thành ý thực sự muốn tìm hiểu tại sao người hàng xóm lại ghét và nghi ngờ tấm chân tình của mình đến thế dù được mình cứu sống. Trước khi mắng họ vô ơn, hãy kiềm chế cơn giận và lắng nghe họ giãi bày.
Đường biên giới Việt Cam có thể sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Cũng như những đường biên giới khác trên thế giới này sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Tôi cũng như hàng triệu người Việt khác sẽ luôn ôm vào lòng hình ảnh đất nước hình chữ S. Nhưng tôi cũng sẽ phải hiểu rằng, cùng với hình ảnh lá cờ Tổ Quốc bị đốt cháy, lịch sử không bao giờ khép lại hay sang trang. Người ta chỉ cố tình hay vô ý quên nó đi trong chốc lát mà thôi.
---
(*) Nhiều người Cam gọi Việt là "youn", nhưng một số không hiểu nghĩa. Một cách lý giải khác cho từ này là do chiết xuất từ chữ Yueh theo cách người Tàu gọi người Việt.
(**) Con số người Cam chết được trích từ tư liệu của cuốn "Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land" (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất đầy trắc trở), tác giả Joel Brinkley
(***) Sách tham khảo thì rất rất nhiều. Và đương nhiên khôgn có cuốn nào khách quan tuyệt đối cả. Vấn đề là khách quan đến đâu. Muốn tiến gần đến sự thật do vậy không có cách nào khác là phải tìm đọc từ nhiều nguồn.
Đây là một facebook status nên đương nhiên là không có chức năng đưa đủ thông tin. Đề nghị các bạn đọc và tìm hiểu thêm, rồi TỰ RÚT RA KẾT LUẬN CHO CHÍNH MÌNH.
Tôi xin giới thiệu ở đây một vài cuốn cá nhân tôi cho là có khá nhiều thông tin cho những ai muốn tìm một ý kiến khác, hoặc một ý kiến ngoài cuộc về lịch sử của mối quan hệ Việt Cam. Không nhất thiết phải đồng ý với các tác giả, nhưng đọc để tham khảo, so sánh, và biết các nhà sử học quốc tế nhìn nhận chúng ta như thế nào.
1. "Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War" (Tại sao Việt Nam xâm lược Campuchia - Văn hóa chính trị và nguyên nhân của cuộc chiến), tác giả Stephen J. Morris
2. Genocide by Proxy: Cambodian Pawn on a Superpower Chessboard (Con tốt đen Campuchia trong ván cờ của các nước lớn), của tác giả Micheal Haas.
3. A History of Cambodia (Lịch sử Campuchia), của David Chandler
4. Cambodia's Curse: The Modern History of a Troubled Land (Lời nguyền của Campuchia: Lịch sử hiện đại của một mảnh đất nhiều thăng trầm), của Joel Brinkley
---
P/S cho những bạn hay đọc kiểu "đọc một suy luận mười", bới bèo ra bọ, (không tìm ra bọ thì vẽ ra bọ), nhé! Chán các bạn lắm rồi ạ! Đề nghị các bạn block tôi đi nhé!
1. Bạn gọi quá trình VN mở rộng xuống phía Nam là gì tùy bạn. Ở post này, tôi chỉ đưa ra hai cách nhìn, một là của lịch sử VN (mở nước). Hai là của người Cam (mất nước). Bản thân tôi chấp nhận cả hai. Quan điểm của tôi là luôn nhìn lịch sử thông qua những mất mát cũng như vinh quang của cả hai phe.
2. Người Cam đương nhiên biết ơn người Việt, Hun Sen lại càng biết ơn tợn. Thế nên ông ấy mới lên tiếng đính chính là "người Việt không xâm lược Campuchia mà là revive (cứu sống) Campuchia. Không có người Việt, dân Cam chắc không chỉ dừng lại ở con số hơn 2 triệu người chết dưới bàn tay diệt chủng man rợ của Khmer Đỏ.
3. Tuy nhiên, cùng với sự biết ơn đó là sự oán ghét CHƯA thể nguôi ngoai. Tâm lý người Cam vì vậy rất nhạy cảm, vì họ vừa biết ơn lại mang oán. Thế nên mới có chuyện trong khi chúng ta tưởng họ mang ơn mình thì họ đốt cờ VN. Mối thù này tuy không bùng phát ra ngoài, không phải ai ai cũng mang trong đầu, chỉ một số nhỏ dân chúng bị kích động, nhưng nó là mối thù có thật, và nó được các đảng đối lập lợi dụng triệt để để thu hút phiếu bầu. Post này để cho bạn biết cái gì đang diễn ra, và cá nhân tôi đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại diễn ra như thế. Đừng có đặt chữ vào mồm tôi, cho là tôi ủng hộ các đường biên quốc gia trên thế giới có thể vẽ lại. Vẽ lại thế quái nào được? Ai mà cũng đòi trả lại đất đai từ xa xưa thì thành Israel-Palestine hết à? Mệt lắm các nhà suy diễn ạ! Đừng có hồ đồ kết luận tôi phản động, vô ơn, về phe nọ phe kia, không tôn trọng xương máu người ngã xuống. Bạn nào mắc lỗi này tôi xin block thẳng luôn. Đơn giản vì bạn không những mắc lỗi suy diễn mà còn vi phạm một trong những nguyên tắc tối thiểu của tranh luận văn minh: chỉ thảo luận về ý kiến chứ không xúc phạm cá nhân người nêu ý kiến.
4. Vì vậy post này là hành trình cá nhân tôi đi tìm câu hỏi tại sao người Cam mang ơn mà trả oán. Tôi CHƯA bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, liệu việc VN đem quân vào Campuchia và ở lại đó có chính nghĩa hay không, mục đích của post (số 3) là để hiểu TẠI SAO một số người Cam hành động như vậy. Tạm thời có 3 lý do: (1) Di chứng lịch sử từ xưa để lại; (2) Các vấn đề xung quanh Khmer Đỏ và sự can thiệp quân sự cũng như chính trị của VN tại Campuchia; (3) Sự khác biệt về văn hóa giữa hai dân tộc cũng như cung cách làm ăn của một bộ phận người Việt hiện nay tại Cam.
Bạn nào muốn bàn đến cuộc chiến ở Cam đúng sai ra sao, có chính đáng hay không, xin để dành một dịp khác để tôi kịp trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu giỏi đã rồi chúng ta bàn luận cũng chưa muôn. Yêu cầu duy nhất là các ý kiến này phải dựa trên chứng cứ khoa học rõ ràng trên các tài liệu của bên thứ ba (không Cam không Việt) để chúng ta có thêm cơ sở tiến gần đến sự thật, bởi đương nhiên, chưa chắc những gì tôi đọc hiểu đã là toàn vẹn. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời câu hỏi TẠI SAO. Và vì muốn biết TAI SAO, chúng ta buộc phải mở lòng đặt mình vào vị thế của người Cam để có thể hiểu được nỗi lòng của họ.
Một số bạn ngang nhiên nói rằng bản chất của người Cam là như thế: họ là lũ VÔ ƠN. Nói thế thì có khác gì những người Trung Quốc mắng VN vô ơn, được TQ giúp cho bao nhiêu đạn dược để đánh nhau mà lại phản bội lại công hàm Phạm Văn Đồng? Có bao nhiêu người TQ có thể ngồi xuống bình tĩnh lắng nghe người Việt giải thích ngọn ngành? Nếu mình không thể làm được thế với Campuchia thì đừng đòi hỏi TQ phải hiểu tại sao VN nổi giận.
5. Một số bạn bảo sao lại nói ra chuyện này, không có lợi. Tôi cho rằng nhiều người Việt không hể biết một bộ phận dân Cam lại có thể ghét mình đến mức này. Phải lựa chọn giữa hai trường hợp: (1) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng mình BIẾT TẠI SAO nó ghét mình để mà còn tìm cách hóa giải ân oán, và (2) Sống cạnh một người hàng xóm ghét mình nhưng minh KHÔNG HỀ BIẾT, lại cứ tưởng nó MANG ƠN mình nhiều lắm. Bạn chọn cách nào?
6. Đừng có đòi tôi phải đưa ra giải pháp. Tôi là dân đen giống như bạn, thấy chuyện thì tri hô lên, cùng lắm là tốn công mày mò thêm để hiểu "tại sao". Chúng ta trả thuế cho nhà nước làm cái việc "tìm ra giải pháp". Tôi không phải là nhà nước.
7. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi sẽ làm gì với tư cách cá nhân, thì tôi xin thưa là sẽ gửi tất cả những người bạn Campuchia mình quen biết một lá thư, nói rằng mày biết không, có một ông nhà thơ ở nước tao tên Nguyen Duy nói rằng: "bên nào thắng thì nhân dân cũng bại". Tao hiểu tại sao mày cáu, tao hiểu tại sao mày ghét người Việt. Tao hứa sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử. Chuyện của chính quyền với nhau, xin mày đừng lẫn lộn với chuyện của dân đen.
Các bài báo về chuyện người Cam bài Việt đây nhé! Tôi chọn 4 nhóm llink, để tạo sự khách quan, một nhóm của Cam, nhóm của Việt (hai thứ tiếng của báo Thanh Niên và Dân Trí về vụ bài Việt ở Cam), hai link còn lại của phương Tây, và Al-jazeera được tôi coi như hãng thông tấn có vai trò làm cân bằng cán cân với phương Tây.
Báo chính thống của Campuchia
http://www.cambodiadaily.com/…/khm...ters-burn-…/
http://www.cambodiadaily.com/…/nat...ge-on-thre…/
Báo nhà mình
http://dantri.com.vn/…/mot-nguoi-v...hia-bi-danh…
http://www.thanhniennews.com/…/vie...ambodia-to-…
Hãng thông tấn Al-jazeera
http://www.aljazeera.com/…/cambodi...ask-anti-vi…
Hãng thông tấn Reuter
http://www.reuters.com/…/us-cambod...BREA3R1CN20…
----
Nếu bạn có đủ thời gian, đây là phần dịch của bạn @Khanh Nguyen với bài viết "17/20 người bạn tôi ghét Việt Nam"
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt Nam'
Nguồn: Emily Wight, 'Out of 20 of my friends, 17 hate the Vietnamese', báo Phnom Penh Post, bản online, ngày 6 tháng 9 năm 2014, http://www.phnompenhpost.com/…/out...-17-hate-vi…
'Trong số 20 người bạn của tôi, đã có đến 17 người ghét người Việt' Nam', đó là cảm nghĩ của bạn Tep Afril, một sinh viên 22 tuổi ngành công nghệ thông tin tại trường đại học Campuchia.
Một người bạn khác cùng nhóm với Tep cũng thừa nhận rằng đã từng nghĩ rằng người Việt Nam ở Campuchia che giấu một 'mưu đồ bí ẩn' nào đó.
Những bạn khác cũng đề cập đến một tâm lý chung của nhiều người Campuchia cho rằng những người Việt đang làm việc ở Campuchia với mục đích 'xâm lược', giống như cách giới quân sự của họ đã làm vào năm 1979, đẩy lùi quân Khmer Đỏ rồi đóng quân hơn 10 năm.
Afril miêu tả quan điểm của người Campuchia - một quan điểm mà chính Afril cũng không đồng tình - với một thái độ thẳng thắn khác thường đối với một vấn đề vốn rất nhạy cảm. 'Ở Campuchia, chúng tôi có một ấn tượng không tốt về người Việt Nam.'
Thái độ khoan dung của Afril chính là mục tiêu phấn đấu của chương trình trao đổi văn hoá Sarus, chương trình tổ chức dự án xây dựng kết nối cộng đồng giữa người bản địa và người gốc Việt ở Campuchia.
Vào tháng 7, dự án này đã chào đón 10 sinh viên Việt Nam đến Campuchia đánh dấu 4 năm nỗ lực của chương trình vốn được tài trợ bởi tổ chức xây dựng hoà bình quốc tế Sarus.
Cuộc đối thoại diễn ra trong bối cảnh tâm lý bài trừ Việt Nam lan rộng và có khuynh hướng bạo lực ngày càng cao trong cộng đồng người Campuchia bản xứ.
Vào tháng 2 năm nay, Trần Văn Chiến (hoặc Chiên), một người Campuchia gốc Việt, đã bị đánh chết bởi đám đông ở thủ đô Phnom Penh trong một khung cảnh mà một nhân chứng miêu tả là 'dân yuon... đánh dân Khmer' (yuon: là từ lóng dân địa phương dùng để chỉ người Việt)
Vào tháng trước, chính phủ Campuchia vừa triển khai chương trình điều tra dân số, một chương trình mà nhiều người cho rằng nhắm đến người gốc Việt ở Campuchia.Có ít nhất hơn mười trường hợp bị trục xuất khỏi Campuchia.
Trở lại với chương trình trao đổi văn hoá của Sarus, vốn luôn nhấn mạnh việc không có bất kỳ mưu lợi chính trị nào đằng sau hoạt động của tổ chức, nhân viên điều phối Heng Sokchannaroath (gọi tắt là Naroath) cho biết chương trình năm nay đã được thực hiện một cách khác đi.
Trong 3 năm vừa qua, chính các nhân viên của Sarus phụ trách tổ chức các sự kiện; tuy nhiên năm nay, họ đã mời thêm các thành viên tham dự và các thực tập sinh tham gia vào việc quyết định chương trình hoạt động. Tiếp sau 2 tuần của các bạn sinh viên Việt Nam ở Campuchia như thường niên, lần đầu tiên sẽ có 10 bạn sinh viên Khmer đến Việt Nam để tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng như hoạt động trí phòng học ở các làng nghèo khó ở Việt Nam.
Đây là nỗ lực của chương trình nhằm cải thiện những định kiến tiêu cực bằng cách xây dựng thái độ tích cực cho thế hệ trẻ ở cả hai nước, như lời giải thích của Naroath - điều phối viên dự án. Cô cho biết thêm: 'Các bạn sinh viên sẽ là thế hệ lãnh đạo tương lai của 2 quốc gia, vì thế họ có tiếng nói vô cùng quan trọng. Họ có thể nói chuyện với bạn bè và chia sẻ những trải nghiệm của ho về chương trình.'
Các bạn sinh viên Việt Nam trong chương trình này sẽ có hai tuần ở Campuchia, tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng ở một ngôi làng thuộc tỉnh Kandal vốn có nhiều người gốc Việt và cả dân nhập cư từ Việt Nam sang. Ở đây họ sẽ cùng làm việc với các bạn sinh viên ngừơi Khmer bản xứ.
Đối với nhiều người gốc Việt ở Campuchia, cuộc sống là sự đấu tranh sinh tồn từng ngày trong một xã hội vốn không chấp nhận họ. Không quốc tịch đồng nghĩa với việc trẻ em không thể đến trường., còn cha mẹ của các bé thì không thể mua đất mua nhà. Nhiều gia đình sống trên những ngôi nhà nổi ven sông thiếu vệ sinh và ủ nhiều mầm bệnh đặc biệt khi mùa mưa ngập lụt.
'Nhiều người ở đây không có giấy khai sinh ngay cả khi họ được sinh ra trên đất Campuchia; họ không đến trường; họ không được chính phủ chăm sóc, và thậm chí cộng đồng bản địa cũng chả đoái hoài quan tâm gì đến họ.'. Naroath cho biết và cô hy vọng rằng tổ chức Sarus sẽ có thể giới thiệu chương trình trao đổi tương tự đến người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh ở Myanmar trong tương lai.' (*)
(*) Tình huống xung dot tương tự ở Myanmar diễn ra giữa người Miến Điện bản địa và người gốc Bangladesh (còn gọi là nhóm người Rohingya)
Naroath giải thích rằng một phần của mối xung đột nảy sinh từ lich sử chiếm đóng giữa hai dân tộc. Sự hiện diện của quân đội Việt Nam từ năm 1979 đến 1989 vẫn còn hằn lên tâm trí của thế hệ trước. Cô nói thêm: 'Họ nghĩ rằng người Việt đến đây để cướp công ăn việc làm của họ. Đó là vì yếu tố lịch sử - họ xem đó sự xâm lược đất nước Campuchia của người Việt'
Nhưng cội rễ của xung đột sắc tộc này có nguồn gốc sâu xa hơn thế, về tận thế kỷ 17, khi mà người Việt bắt đầu lấn sang lãnh thổ của người Khmer ở vùng đồng bằng sông Mekong. Vào thế kỷ 19, Việt Nam đã xâm lược Campuchia và thậm chí chiếm đóng cả Phnom Penh dưới triều vua Minh Mạng, vị vua đã cho rằng người Khmer là lạc hậu, điều mà sử gia Joel Brinkley đã ghi nhận lại trong quyển 'Lời nguyền của Cambodia' (Cambodia's Curse).
Chỉ khi vua Norodom ký hiệp định với thực dân Pháp thì Campuchia mới được xem là không còn nằm trong sự kiểm soát của Viêt Nam - dù vẫn dưới quyền Bảo hộ của Pháp, nhiều lao động và nhân viêncôngvụ ở Campuchia lúc bấy giờ đều là người Việt, dẫn đến tâm trạng bất nhẫn trong nội bộ Campuchia.
Khi Việt Nam tiến quân vào Campuchia năm 1979, họ đã đẩy lùi được Khmer Đỏ,một chế độ hà khắc với những chính sách tàn ác đã giết hại gần 1.7 triệu người Campuchia. Nhưng quân Việt Nam đã không được chào đón như những người giải phóng được bao lâu.
Kok-Thay Eng, giám đốc nghiên cứu tại Trung Tâm Dữ Liệu Campuchia (the Documentation Center of Cambodia - DC-Cam) cho biết: 'Trong suốt thời kỳ này, Việt Nam đã cố du nhập văn hoá Việt vào Campuchia và vấp phải sự phản đối từ người dân Campuchia.'. Ông cũng bổ sung quan điểm cho rằng việc mất đi lãnh thổ Kampuchea Krom hàng thập kỉ trước đã từ lâu gây nên không ít xung đột giữa 2 dân tộc.
Ngày nay, ông cho rằng, nhiều người Campuchia cảm thấy công việc của họ bị đe doạ bởi những người dân nhập cư Việt Nam. Nhiều người khác thì cho rằng dân nhập cư Việt chịu trách nhiệm về nạn khai thác gỗ lậu và đánh bắt cá tràn lan. 'Người Campuchia còn cho rằng các công ty Việt Nam tiếp tay với những thương lái và chính trị gia địa phương để khai thác mỏ, đánh bắt cá tràn lan và cưỡm đoạt tiền lợi nhuận từ du lịch của Campuchia' (**).
(**) lợi nhuận từ du lịch của Campuchia chủ yếu đến từ đền Angkor Wat vốn được quản lý bởi một công ty mà chủ đầu tư được cho là người Việt Nam.
Trọng tâm nỗ lực của tổ chức Sarus để đối trọng lại những thái độ bài trừ Việt Nam trên là sản phẩm từ một nghiên cứu về người Việt Nam ở Campuchia.Những kết luận trên đã được trình bày trong nhiều bài nghiên cứu trong ba năm trở lại đây. Kết quả nghiên cứu năm nay sẽ được trình bày trong một bộ phim tài liệu ngắn trình chiếu trong cuối tháng này. Hầu hết tư liệu hình ảnh trong bộ phim được quay tại một ngôi làng ở tỉnh Kandal, tập trung vào đời sống thường nhật của những người Việt nhập cư và người Campuchia gốc Việt tại đây.
Đạo diễn của bộ phim, Porchhay Seng, 23 tuổi, một sinh viên ngành Nghiên cứu quốc tế tại Học viện Ngoại ngữ, cho biết anh tham gia vào chương trình trao đổi này vì niềm đam mê của anh với phim ngắn và cơ hội làm việc vì cộng đồng.Anh thừa nhận, trước khi tham gia chương trình này, bản thân anh cũng có suy nghĩ rằng những người Việt sang Campuchia với một động cơ mờ ám.
Theo nguồn sưu tầm của thành viên voz
24 notes · View notes
collectionboxer-blog · 2 years ago
Text
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu)
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu), Viết đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống gồm 10 mẫu siêu hay trong bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về lý tưởng sống của thanh niên (Dàn ý + 10 Mẫu) Lý tưởng sống là động lực to lớn giúp con người ta vượt qua những khó khăn, thử thách chông gai trong cuộc sống để thực hiện những ước mơ, hoài bão của…
Tumblr media
View On WordPress
0 notes
thptngothinham · 13 days ago
Text
Hướng dẫn cách viết đoạn văn về lòng biết ơn dành cho các em học sinh lớp 9, 12 tham khảo, tổng hợp đoạn văn ngắn 200 chữ, 500 chữ viết về lòng biết ơn. Để viết đoạn văn về lòng biết ơn trước hết các em cần phải ghi nhớ rõ khái niệm về lòng biết ơn, những dẫn chứng các em muốn đưa ra để làm rõ vấn đề,... Cùng tham khảo dàn ý dưới đây do THPT Ngô Thì Nhậm thực hiện để nắm chắc các ý chính cần có em nhé. ****** Dàn ý cho đoạn văn viết về lòng biết ơn Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình, biết ơn đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Bàn luận vấn đề: - Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. - Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. - Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. - Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp: thờ cúng ông bà tổ tiên; ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ; ngày 20/11 tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô - Phê phán lối sống cá nhân, ích kỷ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Bài học: - Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất của con người. - Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phải biết phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kỳ vọng, mong đợi. Xem thêm: Dàn ý nghị luận về lòng biết ơn Đoạn văn ngắn viết về lòng biết ơn Đoạn văn tham khảo số 1 Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc ta, nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải ở mỗi người. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động đã làm ra sản phẩm cho chúng ta sử dụng hàng ngày.. Tất nhiên, công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình là vô cùng to lớn. Biết ơn làm cho cuộc sống mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác, từ đó cảm nhận niềm vui như của chính bản thân mình? Lòng biết ơn sẽ là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô... Như ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", điều chúng ta cần làm là học tập thật tốt và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình. Đọc thêm: Đoạn văn nghị luận về Covid-19 Đoạn văn 200 chữ viết về lòng biết ơn Đoạn văn tham khảo số 2 Tôi từng đọc được câu nói trên một tạp chí tâm lý học của Mỹ rằng "Hạnh phúc được cấu thành một phần không nhỏ từ lòng biết ơn và hãy biết thổ lộ sự trân trọng những gì mình có được". Thật vậy, trong cuộc sống thì lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Ở Việt Nam, những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.
Sống có lòng biết ơn cũng chính là ta khẳng định phẩm chất chính mình. Xem thêm văn mẫu: Nghị luận về lòng biết ơn Đoạn văn tham khảo số 3 Hơn cả một phẩm chất đạo đức, lòng biết ơn dường như trở thành một đạo lý, một cách sống, là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. Sống có lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Đối với học sinh, lòng biết ơn được thể hiện bằng việc hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô bởi họ đã có công ơn sinh thành, chăm sóc và giáo dục chúng ta nên người. Công ơn ấy cao rộng như sông núi. Người sống có lòng biết ơn sống ân tình, thủy chung, luôn được người khác yêu mến và kính trọng. Để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với người khác, phải luôn ghi nhớ đến công ơn của người khác đối với mình; làm những việc làm thể hiện sự biết ơn như: cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi, giúp đỡ… Đồng thời, chúng ta cần mạnh mẽ phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa vẫn xuất hiện trong cuộc sống. Người sống không có lòng biết ơn chỉ biết đến bản thân mình, sống ích kỷ, vô ơn, luôn bị người khác xa lánh. Vì vậy, việc mỗi học sinh cần làm bây giờ chính là bản thân phải biết phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kỳ vọng, mong đợi. Đoạn văn tổng phân hợp nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn: Đoạn văn tham khảo số 4 Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người, là lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do…Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp. Cấu trúc đoạn văn: Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn. Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn. Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội. Xem thêm: Nghị luận về lòng biết ơn đối với cha mẹ Đoạn văn tham khảo số 5 Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện
đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết. Học sinh: Trần Thuý Anh - 12D1 - THPT Trấn Biên – Đồng Nai. Xem thêm: Nghị luận về lòng biết ơn với thế hệ cha anh Đoạn văn 500 chữ viết về lòng biết ơn Đoạn văn tham khảo số 6 Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất của con người. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp, phù hợp với các chuẩn mực đạo lí làm người. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được. Hay ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh. Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người. Và còn nhiều hành động, cử chỉ, việc làm thiết thực khác thể hiện sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xã hội cũng tồn tại những người có lối sống vô ơn đáng lên án và phê phán. Ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng lòng lại… vô ơn. Họ không quan tâm trước đây người ta đã giúp đỡ mình như thế nào, họ quên luôn người giúp mình, thậm chí còn phản phúc. Vì vậy, người ta thường hay ví von là "ăn cháo đá bát". Họ không chỉ khiến cho người "làm ơn" buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà lòng vô ơn còn khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành… Có thể nói, sự vô ơn đang dần trở thành một căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức của con người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết quý trọng công sức mà người khác, thể hiện lòng biết ơn của mình cũng như góp phần làm xã hội văn minh hơn. Xem thêm: Nghị luận về lòng biết ơn với thầy cô Đoạn văn tham khảo số 7 Khi còn nhỏ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được dạy về lòng biết ơn. Vậy lòng biết ơn là gì? Thực ra trong thực tế không từ nào có thể diễn tả được lòng biết ơn bởi lẽ lòng biết ơn nó được thể hiện bằng chính hành động của mỗi cá nhân đối với một ai đó. Trong ca dao tục ngữ có rất nhiều câu nói về lòng biết ơn như :” Uống nước nhớ nguồn”, “ Tôn sư trọng đạo”,….Câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên rất chân thành và sâu sắc:’’ Khi ta hưởng thụ một thành quả nào đó thì ta cũng phải ghi nhớ và biết ơn những người tạo ra thành quả đó”. Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,nhân dân ta đã tổ chức các ngày lễ lớn để tưởng nhớ và biết ơn những người đã có công với đất nước như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày tưởng nhớ những người có công với cách mạng.. Hoặc tiếp tục tu sửa, xây dựng các khu di tích lịch sử, các viện bảo tàng để đẻ bảo tồn những di sản văn hóa, xây dựng nghĩa trang liệt sĩ , đồng thời Đảng và nhà nước ta cũng có những chính sách ưu đãi đối với những gia đình có công với cách mạng, đã ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc.  Lòng biết ơn nó còn được thể hiện bằng chính những hành động nhỏ nhất như giúp đỡ bố mẹ rửa bát, quét nhà, hay cũng đơn giản là nói những lời yêu thương đối với những người thân trong gia đình…Lòng biết ơn đã xoa dịu đi bao
mất mát đau thương do chiến tranh để lại, nó đã giữ lại bao nét đẹp văn hóa của dân tộc, nó giúp cho mỗi chúng ta trở thành những con người lương thiện, nhờ nó mà cũng giúp cho chúng ta tự hào về nước Việt Nam. Lòng biết ơn đáng quý vậy mà ngày nay có những người đã nỡ quên chính cội nguồn của dân tộc, quên đi chính những người đã sinh thành ra bản thân mình để chạy theo cuộc sống lai căng, học đòi theo xã hội phương Tây nhưng lại không biết biến nó thành cái riêng của mình, đánh mất bản sắc dân tộc, đó là hành động đáng phê phán. Là người con của đại gia đình Việt, chúng em được truyền dạy những phong tục văn hóa tốt đẹp và chúng em tự hào vì điều đó. Tự hào vì hiểu được văn hóa dân tộc để từ đó phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc , biết ơn những người đã trao cho đất nước cả tuổi thanh xuân để gìn giữ độc lập, biết ơn những người sinh thành và dưỡng dục… Lòng biết ơn chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nó không tự nhiên mà có mà nó xuất phát từ chính tâm hồn của mỗi chúng ta. Nguồn văn mẫu: Sưu tầm Tham khảo thêm: Nghị luận về lòng biết ơnNghị luận về tình phụ tử *** Trên đây là dàn ý và hướng dẫn viết đoạn văn về lòng biết ơn do THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và sưu tầm để các em lấy làm tài liệu tham khảo hoàn thành bài viết của mình. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 9 khác được cập nhật thường xuyên tại doctailieu.com. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!
0 notes
thang2cuagio · 5 years ago
Text
Tumblr media
FLAPPY BIRD, SƠN TÙNG M-TP, CÔNG VINH VÀ CÂU CHUYỆN "TRÂU BUỘC GHÉT TRÂU ĂN".
Mình nhớ đến câu chuyện kinh điển trong làng game thế giới, đó là câu chuyện cánh chim cô đơn kiêu hùng vụt sáng rồi “gãy cánh” trong nuối tiếc của Flappy Bird.
Flappy Bird từng đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng tại hơn 50 quốc gia, đạt hơn 100 triệu lượt tải trong vòng 2 tuần ở các nền tảng Android và iOS. Tính đến trước khi “chú chim cô đơn” gãy cánh, nó thu về hơn 50,000 đánh giá trên CH Play và 30,000 ngàn đánh giá trên Appstore. Có tới hơn 200,000 video được up lên về Flappy Bird vẫn còn tồn tại trên mạng cho đến ngày nay trên các nền tảng trực tuyến. Phiên bản APK của nó vẫn tồn tại đến tận thời điểm viết bài và đạt hơn 30 triệu lượt tải về không có phép trên Android.
Flappy Bird đánh dấu cuộc cách mạng công nghệ thông tin ứng dụng trên di động, truyền cảm hứng cho các studio game trên thế giới, những studio nhỏ bé tường chừng như sẽ chìm nghỉm trong công cuộc phát triển toàn cầu hóa. Flappy Bird đã vụt sáng theo cách người ta không thể ngờ và khiến cho chủ nhân của nó - Nguyễn Hà Đông kiếm hơn 50,000 USD/1 ngày.
Mình xin trích dẫn nguyên văn một đoạn trích của bài báo viết về Flappy Bird mà mình lưu lại đã lâu:
“Những gì chúng ta biết được về Hà Đông, đơn giản chỉ là một anh chàng giản dị với ngoại hình bình thường, từng theo học ở trường Bách Khoa và có một giải thưởng nhỏ về làm game. Có lẽ cuộc đời anh vẫn sẽ trầm lặng, bình thường như thế nếu không có Flappy Bird. Hoặc giả, anh chán ngán nhịp sống thường ngày và thay đổi, làm một cái gì khác cho giống những người khác, để thú vị theo kiểu người khác, có lẽ giờ này chúng ta cũng không có Flappy Bird để mà tự hào. Vậy vấn đề ở đây là gì? Đơn giản chỉ là một bài học đã cũ: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, cho dù cả thế giới làm bạn thấy nó bất khả thi.”
Nhưng, như cái cách mà chú chim cô đơn không thể đi đến màn cuối, Flappy Bird đã bị dừng sau vài tuần bởi chính cha đẻ của nó: Nguyễn Hà Đông.
Điều đáng tiếc thay, nguyên nhân chính của việc Hà Đông dừng phát hành tựa game này do chính tay người Việt bóp chết.
Họ chỉ ra rằng với 50,000 USD/1 ngày, anh sẽ đóng thuế bao nhiêu, người ta đồn rằng anh sẽ bị bắt vì trốn thuế. Họ nói anh chỉ là một gã khù khờ ăn may. Họ nói anh ăn cắp hình ảnh của các game 8-bit như Mario hay Contra. Một số người Việt còn gửi email đến tận Konami và các hãng game danh tiếng khác yêu cầu điều tra về bản quyền hình ảnh của game. Một số người khác, đã vào tận trang mạng xã hội của anh và gia đình và nhục mạ, họ nói rằng Flappy Bird đã ăn cắp ý tưởng của các NPH và là “quốc nhục”. Trang mạng xã hội Gears Studio của anh đã bị gắn cờ report và bay màu sau chỉ 3 ngày khi tựa game Flappy Bird của anh đạt top trending trên toàn cầu. Ngày 09/02/2014, chú chim này đã chính thức “gãy cánh” và không bao giờ xuất hiện trở lại nữa và một số người Việt, đã thực sự hả hê với chiến tích họ có được này.
VNExpress bình luận về Flappy Bird: Flappy Bird là một sản phẩm công nghệ cao, con chim ấy không thể bay trên bầu trời của một đất nước nông nghiệp lạc hậu với nhiều định kiến "trâu buộc ghét trâu ăn”. Nó đã khiến Việt Nam tự hào nhưng lại không thể khiến Việt Nam nở mày nở mặt thêm nữa.
Mình nhớ về câu chuyện của Sơn Tùng, cậu trai sinh năm 94 này đã phải chịu những định kiến cay nghiệt, những lời buộc tội vô căn cứ, những lời nhục mạ… mà có lẽ không có một nhân vật nào trên showbiz Việt phải trải qua.
Những năm trước đây, cụ thể từ những năm 2018 trở về trước, Sơn Tùng luôn bị gắn một cái mác không lấy gì làm vui hay tự hào: G-Dragon phiên bản Việt.
Những khán giả Việt, họ cho rằng Sơn Tùng đang cố gắng bắt chước hình ảnh của một trong những ca sĩ huyền thoại của Kpop. Họ phán rằng Sơn Tùng đã tạo ra những sản phẩm âm nhạc na ná GD, ăn mặc cũng như GD, nhảy cũng như GD hay để màu tóc cũng như GD. Mỗi khi ra mắt bất cứ một sản phẩm âm nhạc nào, Sơn Tùng cũng phải chịu những con mắt dò xét bất minh và thiếu công bằng.
“Trùm đạo nhạc” - một trong những biệt danh lố bịch mà cư dân mạng đã dành cho Sơn Tùng. Họ tìm ra các điểm trùng khớp, những đoạn tiết tấu có khi chỉ dài vỏn vẹn trong 0,5s để tố cáo Tùng. Một số cư dân mạng Việt Nam còn đồng loạt gửi email tố cáo đến tận công ty của nhà sản xuất MV “We Don't Talk Anymore” của Charlie Puth và đề nghị họ tố cáo đến Youtube.
Cho đến nay, chưa có bất cứ một sản phẩm nào của Tùng bị các nhà phát hành, ca sĩ khác kiện vì “đạo nhạc” hay “đạo ý tưởng” cả. Thực ra thì những cụm từ đó, chỉ được phát ngôn từ mồm của những người mà đáng nhẽ ra nên ủng hộ và đứng sau cổ vũ cho cậu trai trẻ cùng chung giống loài này.
Cũng may là cậu thanh niên trẻ tuổi ấy vẫn giữ vững lập trường, sự kiện định và đam mê, Sơn Tùng trở thành người truyền lửa cho thế hệ trẻ Việt, những thế hệ trẻ cố gắng hết mình và sống trọn tuổi trẻ vì ước mơ và khao khát. Trong một bài phỏng vấn trên VTV1, Sơn Tùng nói:”Mình có một khao khát là mang nền âm nhạc Việt tiến ra thế giới”.
Huyền thoại bóng đá Công Vinh, một trong những cầu thủ thành công nhất cả về chuyên môn và thành tích mà bóng đá Việt Nam t��ng sản sinh ra.
Nhưng chưa bao giờ trong con mắt nhiều người Việt, Công Vinh có được một vị thế mà nếu với những thành tích và chuyên môn ấy ở một quốc gia khác, anh đã trở thành một huyền thoại đúng nghĩa không bàn cãi.
Công Vinh vẫn luôn được đem ra so sánh với Văn Quyến, người ra nói rằng huyền thoại gốc Nghệ An này chỉ là một kẻ gặp may vì thời vận trong lúc thế hệ vàng từ Sea Games 22 ngã ngựa. Những người ta không biết rằng, Công Vinh là cầu thủ trẻ nhất có được danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam, lúc ấy, Văn Quyến vẫn chưa nhúng chàm vì bán độ.
Nếu không tài năng, Công Vinh làm sao có trở thành chân sút vĩ đại thứ 3 lịch sử V League với gần 120 bàn thắng, trong top 5 có đến 4 cầu thủ ngoại hoặc gốc Việt. Nếu không có năng lực, hãy cho tôi một lý do vì sao mà Công Vinh có thể xuất ngoại tự tin và có đủ sức chen chân vào đội hình chính thức ở các câu lạc bộ nước ngoài và có bàn thắng tại các giải đấu chính thức tại Nhật Bản hay Bồ Đào Nha? Điều mà những Công Phượng, Xuân Trường… đến nay chưa làm được. Chanathip, cầu thủ được mệnh danh là Messi Thái Lan thừa nhận rằng anh học được ở CV9 nhiều điều khi chơi bóng tại Nhật Bản.
Nếu Công Vinh tệ, thì tại sao anh ấy lại có thể ghi được 51 bàn/83 trận cho đội tuyển Việt Nam và ở mọi trận đấu cấp đội tuyển, gấp đôi người đứng thứ 2 là danh thủ Lê Huỳnh Đức. Các HLV đội bạn đều phải chỉ đạo “kèm” CV9 bằng mọi giá. Và một số người Việt Nam sẽ trở thành “những kẻ khốn nạn” khi phủ nhận mọi thành tích và chiến công của anh ấy cho đội tuyển mà phải mất 10 năm sau, chúng ta mới hưởng những niềm vui ấy nữa.
Câu chuyện về Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông chính là minh chứng cho câu chuyện “quân ta bắn quân mình”. Một sản phẩm đáng nhẽ sẽ tạo cảm hứng, động lực và bước chạy đà cho startup Việt lại “chết yểu” bởi chính sự kiêu hãnh rởm đời của người Việt. Flappy Bird đáng nhẽ đã trở thành “kho báu” nếu người Việt biết trân trọng, biết níu giữ. Nhưng chú chim này vẫn đành chịu thua, hình ảnh chú chim đâm vào cây cột thì cây cột đó là sự mô tả hoàn hảo cho sự đố kỵ của người Việt đã ngăn cản người khác đến với thành cộng
Khi nói đến Kpop, người Hàn tự hào khi nói về BTS, Blackpink, Twice, Wanna One... Họ là những ban nhạc đình đám thế giới và họ đã góp phần đưa cái tên Hàn Quốc ra xa hơn, bay cao hơn. Người Hàn đã có thể cạnh tranh và hòa mình vào dòng chảy âm nhạc thế giới, họ tự tin đứng đằng sau cho những cái tên kia tỏa sáng. Và ở một góc độ nào ấy, cái tên Sơn Tùng M-TP có thể khiến chúng ta hy vọng và đặt niềm tin như vậy.
Ngày Viettel bước những bước chập chững tiến ra thế giới, họ nói rằng Viettel đã quá liều mạng và “đem tiền thuế” đi ăn chia. Đến như phi công Phạm Tuân, vẫn bị lũ con nít ranh hậu thế cho rằng là một người “ăn may” khi ông người là châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ, ăn may kiểu gì khi ông đã từng bắn rụng B52 - niềm tự hào của không quân Hoa Kỳ và trở về an toàn cùng máy bay và vũ khí.
Bưu điện Băng Cốc từng có một bài viết cho rằng công nghiệp ô tô Việt Nam, đặc biệt là với sự ra đời của Vinfast có thể khiến vị thế của công nghiệp ô tô Thái Lan bị suy giảm nghiêm trọng. Các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines… có hàng chục năm hòa bình và đến nay, họ không có bất cứ một hãng xe ô tô nào, không có bất cứ một hãng điện thoại nào và thậm chí họ còn thua Việt Nam trong cuộc chiến viễn thông 5G. Bỗng dưng với sự phát triển 5G của các hãng viễn thông Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar sẽ được “hưởng sái” và các quốc gia này đều đã công bố lộ trình 5G với sự giúp đỡ của “anh cả” Việt Nam.
Trong khi người Thái còn đang mải chửi chính phủ vì chính phủ nước này lấy lý do “sức khỏe của người dân” thay vì “yếu kém” trong cuộc chiến viễn thông thì chúng ta thì vẫn đang bàn tán tự nhục và nói mãi bài ca “ốc vít và kim khâu”.
Nếu ai ai cũng chỉ nghĩ cuộc đời cho riêng mình, nước Việt Nam này sẽ chết trước khi nó vụt sáng thêm lần nữa.
Nếu Lê Hồng Minh không dám sang Trung Quốc để đưa “Võ Lâm Truyền Kỳ” về Việt Nam, chúng ta sẽ không có VNG, không có Zalo và có thể thị trường game Việt sẽ bị vào tay nước ngoài. Nếu không có Hikergame (Emobi), chúng ta sẽ không được biết đến 7554, tựa game FPS bối cảnh lịch sử, có thể game thủ Việt vẫn sẽ chỉ biết đến Call of Duty hay Battefield.
Nếu những lập trình viên Cốc Cốc chấp nhận hủy dự án trình duyệt này vì bị dân mạng nói rằng “đạo nhái” Google Chrome, chúng ta sẽ không có một trình duyệt Việt sử dụng nhân Chromium và được phát triển mạnh mẽ cho đến tận thời điểm hiện tại.
Nếu Tân Hiệp Phát chấp nhận “theo chồng bỏ cuộc chơi” và không thể vượt lên định kiến đã từng khiến công ty lao đao, Coca Cola và Pepsi sẽ tiếp tục chiếm lĩnh và không đóng xu thuế nào cho Việt Nam và coi thường thị trường Việt.
Nếu Sơn Tùng yếu đuối một chút thôi và chấp nhận “buông tay” thì không biết đến bao giờ có chuyện người ngoại quốc biết đến Vpop hay nền công nghiệp âm nhạc Việt Nam, sẽ không có một ngày ở 7Eleven hay một quán xá tận Brazil, Peru hay Nam Phi vang lên giai điệu của “Hãy trao cho anh” hay “Lạc trôi”.
Nếu Victor Vũ, Charlie Nguyễn, Jonny Trí Nguyễn vẫn sẽ ở lại Hollywood, nền điện ảnh Việt Nam sẽ ra sao? Nếu Ngô Thanh Vân không dám bỏ ngoài tai sự chỉ trích và định kiến khi khán giả Việt Nam cho rằng các nhà làm phim Việt sẽ không bao giờ làm được phim hành động tầm cỡ, thì Hai Phượng giờ có lẽ vẫn chỉ nằm ở trên những tờ giấy A4.
Nếu các game thủ vẫn chỉ được coi như những đứa trẻ không bao giờ lớn trước định kiến của xã hội, thì chức vô địch thế giới của đội tuyển Liên Quân Mobile có thể sẽ khiến họ nghĩ lại. Trong khi xã hội Việt Nam vẫn có những chỉ trích khắc nghiệt dành cho game thủ Việt, thì vẫn tồn tại những thứ cảm xúc rạo rực của cộng đồng Dota2vn âm thầm chứng kiến 496 Gaming thi đấu với ước mơ ra thế giới. Đây là những thứ tích cực mà giới trẻ cần được cổ vũ và người lớn đôi khi cần mở lòng. Thay vì cấm đoán vì những điều tiêu cực, hãy điều hướng chúng hướng đến những thứ tích cực.
Nếu các cụ ngày xưa sống ích kỷ, thì giờ Việt Nam chả biết có tồn tại đến bây giờ hay không hay lại hòa tan và chấp nhận sự biến mất như các tiểu quốc nhỏ bé khác qua hàng ngàn năm lịch sử.
Thế giới này biến thiên liên tục.
Đại đa phần chúng ta có thể sẽ không bao giờ trở nên vĩ đại, nhưng chúng ta có quyền hy vọng Đất Nước này sẽ trở nên vĩ đại. Vì thế, chúng ta cần nâng đỡ những người có tiềm năng vĩ đại để trở thành những cá nhân vĩ đại.
Mình tin rằng đa phần những người đọc đến dòng này, các bạn đều hiểu mình muốn nói gì.
Flappy Bird đã không thể bay thêm nữa, còn Việt Nam ta thì có.
Vietnam Projects Construction giữ bản quyền.
7 notes · View notes
endlessrain3108 · 5 years ago
Text
Tumblr media
ĐÃ ĐẾN LÚC NÊN XÓA BỎ CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
Văn học nghệ thuật được xem như cây cảnh, con cảnh
Chuyện này không mới. Tôi chỉ nhắc lại bởi từ hơn mười năm nay, các nhà quản trị quốc gia đã mấy lần đưa vấn ra bàn thảo, nhưng chẳng hiểu vì sao cái tổ chức quốc doanh vô bổ và vô tích sự này vẫn “thoát hiểm”.
Từ hơn bảy mươi năm qua, thực chất, các hội chỉ là cánh tay nối dài của Đảng, sống vật vờ như một thứ cây cảnh con cảnh để trang trí mà không có những hoạt động tự thân với tư cách sáng tạo thẩm mỹ. Bởi lẽ, mọi loại hình sáng tác đều phải tuân theo “tôn chỉ mục đích” trong “Điều lệ”, nhất cử nhất động luôn bị giám sát bởi một cơ quan siêu quyền lực là Ban Tuyên huấn. Mọi sự phản biện đều cấm kỵ. Các tác phẩm “phạm húy” sẽ nhanh chóng bị “đèn đỏ” chỉ bằng một cú điện thoại. Thế là cuốn sách, bức tranh hay bản nhạc ấy đi đời nhà ma. Và chưa biết chừng, tác giả còn được dán cho cái nhãn rất “sang trọng”, chẳng hạn như “thế lực thù địch” hay “suy thoái đạo đức”...
Từ Hội Nhà văn đến Liên hiệp toàn quốc các Hội Văn học nghệ thuật cũng như 63 Hội địa phương, một năm được cấp hàng trăm tỷ từ ngân sách nhà nước, tiền ấy ở đâu ra? Đương nhiên là tiền thuế của dân chứ không phải của Đảng hay Chính phủ. Tọa hưởng tiền thuế của dân nhưng không phục vụ dân mà lại viết theo “định hướng”, theo “chủ trương”, những người cầm bút, cầm cọ ấy liệu có xứng đáng là văn nghệ sĩ. Chẳng những thế, ở các Hội địa phương, ngoài việc trả tiền lương các “nhà” trong phạm vi biên chế, cho dù kinh phí eo hẹp, hàng năm vẫn mở cái gọi là “trại sáng tác” kết hợp với công đoạn tham quan, để có cơ hội tiêu “tiền chùa”. Đương nhiên, kết quả của những “trại sáng tác” ấy là một mớ hổ lốn văn bản sai ngữ pháp và lỗi chính tả nhiều “như quân Nguyên”, thậm chí năm sau còn “tăng trưởng” hơn năm trước. Đọc và viết tiếng Việt còn không chuẩn vậy sáng tác cái gì? Thế nhưng, kỳ đại hội nào, các báo cáo tổng kết cũng véo von tụng ca về những tác phẩm “ngang tầm thời đại”...
Hàng năm Hội Nhả văn Việt Nam đều trao giải thưởng (trong đó có không ít giải đểu, giải rởm) và cứ 5 năm một lần, Đảng ta trao Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Thử hỏi, trong những danh sách dài dằng dặc ấy, có tác phẩm nào xứng đáng “ngang tầm thời đại”. Xin thưa cho dù đốt đuốc giữa ban ngày cũng không đào đâu ra. Bởi lẽ, đó là những sản phẩm quốc doanh viết theo “nghị quyết”, hoàn toàn thiếu vắng dấu ấn sáng tạo. Những tác phẩm từng được truyền thông lăng xê một thời như “Thời xa vắng” hay “Mảnh đất lắm người nhiều ma” thử hỏi đến giờ còn chút ấn tượng nào trong lòng bạn đọc? Trong khi ấy, cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức và “Đèn cù” của Trần Đĩnh, hai tác giả này chẳng là thành viên của một hội đoàn nào, bản thảo bị tất cả các nhà xuất bản từ chối, phải in ở nước ngoài, thế mà đã trở thành những quả “bom tấn” làm dậy sóng văn đàn Việt. Nói không quá chút nào, nếu nước ta là một cường quốc, dân chủ, văn minh, coi trọng những giá trị phổ quát về quyền con người như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, rất có thể, hai tác phẩm này lọt vào danh sách đề cử Giải Nobel văn chương...
Chính trị hóa văn chương
Ngay phần đầu bản “Điều lệ” của Hội Nhà văn Việt Nam, Điều 2. Tính chất mục đích của Hội, đã ghi rất rõ ở Khoản1: “Hội Nhà văn Việt Nam (gọi tắt là Hội) là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các nhà văn Việt Nam (bao gồm những người sáng tác: thơ, văn xuôi, kịch bản, lý luận phê bình, dịch thuật văn học) lấy hoạt động văn học là nghề nghiệp của mình”.
Như vậy, trước hết Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức chính trị rồi phần sau mới đến nghề viết văn, làm thơ... Và cũng bởi có nội hàm “chính trị” như vậy, Nhà nước mới cấp kinh phí hoạt động thường niên như một cơ quan hành chính sự nghiệp.
Chẳng trách, vào năm 2018, khi nhận được tin vui, Đảng chưa cắt bao cấp của Hội Nhà Văn và Ủy ban Toàn quốc Các Hội VHNT Việt Nam, ông Hữu Thỉnh mừng quớ lên: “Nhà nước vẫn nuôi anh em chúng ta”. Có một một đạo lý mà mọi người đều phải thấm nhuần, ai chi tiền người đó có quyền thao túng. Tuy nhiên ở đây xảy ra một nghịch lý. Tiền của dân, do dân đóng góp thông qua các sắc thuế, nhưng Đảng và Nhà nước lại coi là của mình rồi phóng tay ban phát xem như một ân huệ. Kẻ nhận được ân sủng ấy đương nhiên là phải viết những lời tụng ca. Nhân dân bị cướp công chỉ biết ngẩng mặt kêu với Cao Xanh.
Hội nghề nghiệp mà mang màu sắc chính trị như vậy nên rất dễ biến tướng thành hội xôi thịt. Người ta không ngại kết nạp cả những đối tượng chưa bao giờ làm văn chương hoặc văn chương quái thai như Hoàng Quang Thuận. Đọc hai tập thơ “Thi vân Yên Tử” và “Hoa Lư thi tập” của ông GSTS rởm, tôi chỉ muốn ói mửa, vậy mà Hội Nhà văn Việt Nam lại tổ chức hội thảo rất hoành tráng, đồng thời, ông Chủ tịch còn ưu ái làm văn bản đề nghị Viện Hàn lâm Thụy Điển xét tặng Giải Nobel văn chương...
Trong nhật ký của mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có đoạn nói về Nguyễn Đình Thi. Vào cuối những năm năm mươi của thế kỷ XX, một lần nhà văn Nguyễn Đình Thi tâm sự với tác giả kịch Vũ Như Tô đại ý là, ở các nước Âu Mỹ, nhà văn phải là người thực sự có tài (...). Như mình chẳng hạn, chắc sau này, cái còn được người ta nhớ có lẽ chỉ là nhạc phẩm “Người Hà Nội”. Đến như Nguyễn Khải, một đại tá quân đội, văn chương lừng lẫy một thời, vậy mà trước lúc về với tổ tiên còn tự phản tỉnh bằng thiên tùy bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất”, coi Giải thưởng Hồ Chí Minh chỉ như một tấm bia mộ sang trọng cho một đời cầm bút.
Trường đào tạo viết văn và các nhà văn trẻ
Sinh thời, ông trùm tuyên huấn Tố Hữu đã gọi Trường Viết văn Nguyễn Du là một thứ “tào lao” làm không ít văn nghệ sĩ xuất sinh từ cái lò này mếch lòng nhưng không dám công khai phản ứng. Về vấn đề này, Tố Hữu đúng. Không ai và bất cứ trường ốc nào có thể dạy được người ta viết văn và trở thành nhà văn. Văn chương hoàn toàn là loại hình hoạt động cá thể, độc lập, thậm chí cô đơn. Trường Viết văn và Hội đoàn chỉ đào tạo ra những công chức viết văn đồng phục chẳng khác gì các xã viên hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp hay người thợ trong dây chuyền sản xuất thời công nghiệp hóa.
Viết văn, làm thơ là sáng tạo. Sản phẩm là duy nhất, không giống với bất cứ ai. Thời phong kiến, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan..., có được đào tạo ở trường Viết văn hoặc là thành viên của bất cứ Hội đoàn nào đâu mà các vị ấy để lại cho đời những tác phẩm bất hủ như “Truyện Kiều”, “Qua Đèo Ngang”, “Cung oán ngâm khúc”, “Vịnh tranh Tố nữ”? Trước năm 1945, các trào lưu văn học nở rộ, nhiều nhóm văn bút ra đời khuấy động văn đàn Việt như “Tự lực văn đoàn”, “Tiểu thuyết thứ bảy” (tuần báo, ra đời năm 1934, chuyên đăng tải tiểu thuyết và truyện ngắn), “Tiểu thuyết thứ năm”, “Dạ đài”..., chẳng cần Nhà nước bảo hộ cấp tiền mà vẫn có nhà xuất bản ra sách đều đều, có báo và tạp chí đăng tải những tác phẩm sáng giá làm vẻ vang cho nền văn học nước nhà như “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng”, “Tắt đèn”, “Lều chõng” của Ngô Tất Tố, các tiểu thuyết tình cảm của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, truyện ngắn Thạch Lam và hàng loạt ký sự, tùy bút văn chương của Vũ Bằng, Tam Lang...
Từ những dẫn chứng thêm, Hội Văn học nghệ thuật, xét đến cùng là miếng thịt thừa ăn bám vào bầu sữa của Nhà nước đang teo tóp dần bởi nạn tham nhũng và hệ lụy của nền kinh tế có đuôi. Nguồn cung cấp sữa ấy lại là nhân dân, những người phải è lưng râ đóng đủ loại thuế và phí mỗi ngày một tăng theo phương châm “Trăm thứ thuế thuế gì cũng nhặt/ Rút chặt dần như thắt chỉ se” (Phan Bội Châu). Những cũng chính người dân, kể cả thành phần trí thức tinh hoa, từ lâu đã quay lưng lại với nền văn học quốc doanh. Vậy còn lý do gì mà không xóa sổ các hội đoàn ấy?
Tuy nhiên vẫn còn một phương án. Hội vẫn tồn tại nhưng cắt bao cấp từ ngân sách. Tự cân đối thu chi. Nào, liệu đến lúc ấy các vị có nuôi được nhau chăng một khi không còn bầu sữa mẹ? Mà nói thật, chuyện này cũng chẳng trì hoãn được lâu đâu. Đảng ta rất muốn các văn nghệ sĩ là “hạt bụi lấp lánh” lắm nhưng ngặt nỗi...hết tiền, đành bó tay.
(Đ.V.S)
(Câu chuyện kẻ hát rong mặt đất)
2 notes · View notes
vietluanvanluat · 2 years ago
Text
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Dưới đây là mẫu bài Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân, Luận Văn Luật dành nhiều thời gian, công sức tìm kiếm để gửi đến các bạn sinh viên đang tìm kiếm nội dung tương tự. Hy vọng mẫu bài dưới đây sẽ giúp cho các bạn trong việc tìm kiếm tài liệu để làm bài báo cáo thực tập, khóa luận của mình.
Trong quá trình viết bài tiểu luận nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có tài liệu tham khảo các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết bài tiểu luận trọn gói để đượchỗ trợ Số điện thoại/zalo/ 0972114537
MỞ ĐẦU Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
1. Lý do chọn đề tài
Tumblr media
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬT TRỌN GÓI
Qua gần 35 năm đổi mới, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân, từ “có vị trí quan trọng lâu dài” (Đại hội IX) đến “có vai trò quan trọng là một trong những động lực của nền kinh tế” (Đại hội X) và “là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Đại hội XII và Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII). Theo đó, hàng loạt những quyết sách lớn của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân đã được ban hành và triển khai thực hiện. Đặc biệt lực lượng doanh nghiệp tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu có tính cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 7% dân số của cả nước, là trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước, đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ trọng GDP của thành phố luôn ở mức bình quân 1/3 GDP của cả nước. Theo thống kê, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có hơn 300.000 doanh nghiệp tư nhân. Giai đoạn 2015-2020, số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới tăng bình quân 2.000 doanh nghiệp/tháng.
Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, tỷ trọng kinh tế tư nhân trong tổng cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2006 – 2010 trung bình đạt 50,6%; đến năm 2016 đạt 58,83%; tỷ trọng đóng góp vào ngân sách của KTTN trong tổng thu các khu vực kinh tế tăng từ 30% trong năm 2006 lên 34% trong năm 2016. Số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm khoảng 61% tổng vốn đầu tư cả giai đoạn, thành phần kinh tế nhà nước chiếm 21% và thành phần kinh tế có vốn nước ngoài chiếm 18%4.
Thông qua số liệu thống kê, có thể khẳng định khu vực KTTN đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, động lực trong phát triển kinh tế – xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách, tạo sức mạnh tăng trưởng đột phá của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế ở nhiều mặt; chưa thực sự là một đồng lực quan trọng của nền kinh tế. Năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư nhân còn thấp và có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
• Mục đích: Làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
• Nhiệm vụ: Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân. Làm rõ vai trò, tầm quan trọng phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, rút ra nguyên nhân và một số bài học kinh nghiệm. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. • Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2010 đến năm 2020 tại TPHCM
4. Phương pháp nghiên cứu
– Tiểu luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu. – Tiểu luận còn sử dụng các phương pháp: lịch sử – logic, phân tích và tổng hợp, thống kê, quy nạp.
5. Bố cục
Ngoài mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận về thành phần kinh tế tư nhân Chương 2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh
Tumblr media
BẠN HÃY TRUY CẬP VÀO WED SITE https://vietluanvanluat.com/ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN KĨ HƠN NHÉ
ĐỀ CƯƠNG Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Lý luận chung về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lê chủ nghĩa xã hội 1.1.1. Khái niệm thành phần kinh tế 1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1.2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về kinh tế nhiều thành phần 1.1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 1.1.3. Sự cần thiết phát triển nền kinh tế nhiều thành trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.2. Lý luận chung về thành phần kinh tế tư nhân 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Kết quả đạt được 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
KẾT LUẬN Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân
https://vietluanvanluat.com/
Sự phát triển của khu vực KTTN ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua là minh chứng rõ nhất khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng khi xác định KTTN là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 – Khóa XII về phát triển KTTN, thành phố Hồ Chí Minh cần quán triệt sâu sắc những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết này và vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sát với thực tế địa phương để đề ra các cơ chế, giải pháp phù hợp nhằm kích thích, tạo động lực thúc đẩy khu vực KTTN của thành phố phát triển, xứng đáng với vai trò “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Trên đây là mẫu bài Tiểu luận Kinh tế Chính trị Phát triển kinh tế tư nhân, các bạn chắc cũng đã đọc qua mẫu đề cương sơ bộ phía trên rồi, nếu muốn tham khảo sâu hơn hãy liên hệ với zalo Luận Văn Luật để được gửi full bài và các nội dung phù hợp nhé. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm một dịch vụ viết thuê tiểu luận trọn gói, cũng hãy liên hệ với zalo của Luận Văn Luật luôn nhé.
LƯU Ý: BẠN NÀO MUỐN TẢI NỘI DUNG FULL BÀI VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA ZALO NHÉ.
0 notes
levubachduong · 6 years ago
Text
Tường Lửa: sau 2 tháng xuất bản và phát hành, một tổng kết nhỏ
Tumblr media
Khi gõ title này, tôi thực sự ngạc nhiên: mới chỉ có hai tháng thôi à? Quả thực là thời gian đôi khi chạy nhanh như Văn Toàn nhưng đôi khi cũng chậm rãi đến khó tin. Bây giờ tôi sẽ tổng kết ngắn một chút sau cái tôi gọi là “Giai đoạn 1”. Trong giai đoạn tiếp theo, cuốn sách sẽ đi xa hơn nữa, tôi vẫn đợi nó với niềm vui.
Bài tổng kết này gồm: Sự ra đời (phần này đọc lướt cũng được), Sự tiếp nhận, Giãi bày của tác giả và một số kinh nghiệm non trẻ.
Tường lửa: Sự ra đời
Tường Lửa là cuốn tiểu thuyết đầu tiên tôi giới thiệu với mọi người qua một NXB chính thống. Trước đó, không hề có một tiết lộ sớm nào. Khi tôi tiết lộ về sách, nghĩa là nó đã có được giấy phép Xuất bản và chuẩn bị in.
Tường Lửa là một cuốn tiểu thuyết thuộc thể loại Psychological Thriller (Kinh dị tâm lý). Câu chuyện kể về một người đàn ông bỗng dưng mắc chứng tâm thần và mất trí nhớ. Tuy nhiên, trong những lúc tỉnh táo ít ỏi, anh đã hạ quyết tâm vượt qua căn bệnh và điều tra về quá khứ của mình. Cuộc điều tra rẽ sang hướng khác khi anh phát hiện các vụ án mạng liên quan đến tình cũ và người thân, cho đến khi vén màn một thế giới xa xăm trong quá khứ. Một thế giới mà anh đã gắng sức để quên đi.
Tôi mất khoảng 8 tháng cho tác phẩm này, bắt đầu từ một ý tưởng mà tôi gọi là pseudo-chrono, nghĩa là Giả tuyến tính. Câu chuyện không được kể theo tuyến tính thông thường nhưng nó được xếp theo một thứ tự khiến người ta lầm tưởng rằng đó là một trục thời gian tuyến tính.
Tường Lửa có độ dài 280 trang, được phát hành bởi Công ty Cổ phần truyền thông Sách Khải Minh và NXB Hội Nhà Văn, qua hệ thống các nhà sách Fahasa, Tiki, nhà sách Thăng Long (44 Xô Viết Nghệ tĩnh, TPHCM), dưới hai dạng bản in: bìa cứng và bìa mềm. Phóng sự giới thiệu quý vị có thể xem tại: 
http://bit.do/tuonglua-vtv3
Tôi cảm thấy may mắn khi Công ty Khải Minh Book đã chấp nhận rủi ro để in sách. Và cảm thấy hạnh phúc khi được báo chí truyền thông ủng hộ. Dù sao thì tôi biết rằng mình đã sống không tệ với mọi người để nhận được sự giúp đỡ khi cần thiết. Một lần nữa xin cám ơn những người đóng góp cho sách.
Về thiết kế, chất lượng in… tôi tạm hài lòng, tuy nhiên chiếc bìa mang nhiều tranh cãi về độ xấu / đẹp. Có lẽ tôi sẽ rút kinh nghiệm hơn.
Sau việc này tôi cảm thấy thích việc tự bỏ tiền ra in nhiều hơn là thông qua một hai đơn vị nào đó. Tôi thích thú với việc tự làm sách và tự truyền thông cho nó qua khả năng của mình.
Tường lửa: Sự tiếp nhận
Những người mua sách tích cực nhất là bạn bè của tôi. Tuy nhiên, việc mua và đọc không phải là hai việc lúc nào cũng liền lù với nhau: chẳng có ai trên đời này rảnh rỗi thời gian quá nhiều. Tuy nhiên cũng có khá nhiều người đọc ngay sau khi mua và họ để lại những phản hồi tích cực cho tôi, thậm chí có một số người rất yêu thích nó. Tôi không dám nói vống lên, đây là Goodreads: http://bit.do/tuonglua-goodreads
Một niềm vui cho tôi đó là về tư duy hướng đi, tôi đã cảm thấy mình đúng. Sự yêu thích và dẫn đến quyết định lựa chọn thể loại khiến tôi đưa mình vào một con đường khá rõ ràng. Psychological Thriller, một thể loại anh em con chú con bác rất gần với Trinh thám, Kinh dị và Giật gân đã đưa cuốn sách này vào dạng hàng hiếm sách Việt Nam thuộc thể loại tiểu thuyết đen. Ngay lập tức, chỉ đúng mười hai ngày sau khi sách ra đời, phát hành, tôi đã nhận được những đề nghị tích cực từ phía các công ty Sách lớn và sự chú ý của những Nhóm sở thích có liên quan. Tôi tham gia Talkshow đầu tiên với tư cách tác giả vào ngày 20/4, đúng hai tuần sau buổi ra mắt sách tại Hà Nội. Ít có cuốn sách đầu tay nào lên sóng truyền hình, báo đài và đưa tác giả ngay vào một dòng nhanh như thế. Nên tôi cảm thấy rõ sự may mắn của bản thân.
Tuy nhiên, Tường Lửa có năng lực riêng của nó: thực sự mang lại niềm vui có thật cho nhiều độc giả. Tôi đã nhận được những phản hồi rất tốt về sách, tốt hơn nhiều so với những gì tôi nghi ngờ, kể cả là từ những người không thường xuyên đọc, hay đọc hàn lâm, hay không hợp thể loại hoặc yêu cầu rất cao về tính li kì của thể loại.
Tumblr media
Sự khen chê cho đến thời điểm này, sau rất nhiều phản hồi, tôi kết luận như sau:
+ Điểm chê: Cuốn sách có phần mở đầu khá khó đọc, tuy nó có tính hành động cao, nhưng xen vào giữa khá nhiều độc thoại và thế giới ảo giác nội tâm. Thứ hai là phần trinh thám giải quyết các vấn đề rốt ráo trong truyện vẫn chưa hoàn thành 100% (số phận của kẻ thủ ác thực sự gần như bị lờ đi).
+ Điểm khen: Văn phong, Cốt truyện, Cú lừa, Ending, Nhân vật và cả những điểm chê ở trên vì có nhiều người lại thích những đoạn khó đọc.
Sự phản hồi của tôi (mà tôi nghĩ) về các điểm trên:
+ Về điểm chê: tôi cấu trúc cuốn tiểu thuyết khá kĩ. Tuy nhiên, tiểu thuyết này có luật chơi của nó: mỗi một từ khóa được đưa ra trong ảo giác sẽ dẫn nhân vật chính về một ký ức liên quan. Đoạn đầu tôi phải giới thiệu luật chơi này, về sau quý độc giả cũng nhận ra điều đó. Plot Point (bước ngoặt) của tôi chưa được quá rõ: tôi muốn nhân vật có hai lựa chọn, một là cút về nhà và hai là bước tiếp theo cuộc gọi kỳ lạ kia. Và anh ta bước tiếp, đó là Plot Point 1. Tuy nhiên, có nhiều người hiểu rằng đoạn anh ta trốn khỏi nhà vì đánh vợi mới là Plot Point 1 (thực ra trong Beatsheet đoạn đó là Pinch Point - lần đụng độ đầu tiên với phản diện), vì thế họ thấy sách diễn biến chậm từ đầu nhưng lại phóng rất nhanh về sau. Tôi hứa sẽ viết cuốn khác với “in media res” rõ ràng hơn. Phần trinh thám không kỹ là sơ suất có thật. Hihihihihi
+ Về điểm khen: Thì cứ khen thôi, tôi không có nhiều suy nghĩ lắm. Nhưng điểm làm tôi tự hào đó là mỗi độc giả lại khen một thứ khác nhau. Tôi thích được người ta khen vì cú lừa ngoạn mục nhiều hơn những thứ khác: Thriller nó phải thế.
Cho đến thời điểm này, Tường Lửa đã được đọc bởi các độc giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau, và mỗi nhóm lại có một cách đọc. Đa phần không ai chê dở.
Cuối giai đoạn này, tôi đã gửi (qua cả bán và tặng) một số độc giả chất lượng nữa và tôi sẽ chờ sự phản hồi tiếp theo của họ.
Tường Lửa: Những gì tôi muốn giãi bày
Đây là phần quan trọng nhất của bài viết. Có hai thứ: về sách và về những gì trong đời thường.
Về sách, tôi đã tập rượt về thể loại với “Xa Hiên Nhỏ”. Tôi sẽ rất hứng thú khi giới thiệu Xa Hiên Nhỏ ở một post khác. Tuy nhiên, Xa Hiên Nhỏ hoàn hảo hơn về mặt cấu trúc, nó phân phối chữ khá đều cho các nhịp truyện. Khi viết xong Xa Hiên Nhỏ, tôi nghĩ đến việc viết một cuốn sách khác break-out hơn: nó phải khiến người đọc muốn đọc lại, và tự họ phải suy luận để ghép được thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Tôi bị ảnh hưởng bởi phim Neo-Noir, đặc biệt của C. Nolan, David Lynch và nhà văn Dennis Lehane. Nhưng tôi có tham vọng làm ra một cốt truyện cũng hại não tương tự như họ: tôi luôn đặt mục tiêu rất cao.
Tumblr media
Tôi yêu thích Psychological Thriller, nó không hẳn chỉ là một thể loại, nó là một công cụ kể chuyện hiệu quả. Tôi rút ra một kết luận sau khi đã note nhiều ý tưởng truyện: bất cứ một bi kịch nào cũng có thể chuyển thể thành một Psychological Thriller, nhưng có những chuyện chỉ có thể kể bằng thể loại này. Khi gặp được chuyện đó, hãy viết!
Thể loại Psychological Thriller khá giản dị: một nhân vật chính rơi vào một tình huống khiến anh ta đổi đời, đổi đời theo hướng rất nguy hiểm và tiêu cực. Anh ta phải vượt qua tình huống này, bằng một cuộc điều tra, nhưng thường cuộc điều tra sẽ hướng anh ta đến hành động sai lầm, để rồi dẫn đến những tình huống đen tối không thể cứu vãn. Đây là một thể loại cho phép người ta thám cứu về những góc tối tâm lý nhân vật, trong khi vẫn đáp ứng sự tò mò của người đọc. Và nếu thành công, cuốn tiểu thuyết có thể chinh phục được cả giới đọc tinh hoa.
Tôi bước chân vào cuộc chơi văn chương với ý tưởng đó, kèm với sở đọc và trải nghiệm sống của mình. Viết quả thực là một hành trình nặng nhọc nhưng thú vị. Tôi yêu cảm giác đó, tôi yêu thích việc gom nhặt và tìm kiếm ý tưởng để viết. Tôi yêu thích công việc viết một cách có kế hoạch, có dự án và làm với thái độ chuyên nghiệp. Tôi thấy Tường Lửa ít nhất đã thành công ở câu chuyện này.
Về đời thường, cuốn sách làm được đúng điều tôi kỳ vọng: giúp tôi kết nối được nhiều người hơn. Qua đó, tôi biết về sự tồn tại của một “giáo hội” thú vị có tới hơn 20 ngàn người là nhóm 4T của anh Nam Đỗ sáng lập. Đây là một nhóm độc giả yêu trinh thám và các thể loại liên quan, và có khả năng đọc tốt, tích cực và rất cá tính. Tôi đã giao du nhiều với giới hàn lâm, nhưng đây là lần đầu tiên chơi với một nhóm Readers không hoạt động trong ngành nghiên cứu, hoặc KHXH mà hoàn toàn vì sở thích.
Sự quan tâm dành cho văn học Việt Nam vẫn còn tràn chảy trong nhiệt huyết của nhiều độc giả, nhiều sự tích cực mà tôi cảm thấy bất ngờ.
Tôi được giao du thêm với nhiều bạn viết văn, trẻ hoặc già hơn tôi một chút ít, thường là các bạn đang ấp ủ, đang viết hoặc đã in một hai cuốn. Họ đều có một thiên hướng tốt và là người dễ mến ngoài đời. Tôi nghĩ văn học Việt Nam của tương lai sẽ đón chào họ. Dù không phải ai cũng may mắn, ai cũng kiên trì và lạc quan. Tôi khẳng định rằng tất cả những ai theo đuổi chủ đề cái ác đều là những người gần như chọn con đường khó khăn bậc nhất của viết văn: hoặc thành công, hoặc làm trò cười, nó không thể có một chỗ đứng mơ hồ.
Vượt Tường Lửa là mục tiêu tiếp theo của tôi. Khó đấy! Tôi nghĩ Tường Lửa không xuất sắc nhưng sẽ luôn được điểm trên trung bình: nó có một độ hay đứng trong vùng an toàn, tức là sẽ khó bị chê dở, với tất cả đối tượng độc giả.  Đã thế, với tư cách tác phẩm đầu tay, nó dễ được ưu ái hơn. Vượt qua vùng an toàn hay tiếp tục sáng tác một tác phẩm như thế? Đó là câu hỏi tiếp theo.
Tuy nhiên, tôi học theo các đội bóng và doanh nghiệp thành công, rằng phải thay đổi ngay khi đạt được một ngưỡng nào đó. Và đừng bao giờ nghĩ đến “thừa thắng xông lên”.
Anh Đào Bá Đoàn khuyên tôi là: Phải chọn, em ạ.
Trong tác phẩm tiếp theo, vẫn thuộc thriller, tôi sẽ chơi với một độ khó cao hơn, và cố gắng hạn chế sự chê bai từ những độc giả mong muốn một tác phẩm dễ hiểu hơn. Tức là tăng cả độ khó đọc lẫn sự li kì. Rất khó! Rất khó!
Nhưng cứ chờ xem…
Tường Lửa: Chút kinh nghiệm
Nhặt rau còn có kinh nghiệm nữa là in sách.
Khi trao đổi với anh Nam Đỗ và anh Kim Tam Long, chúng tôi rút ra một kết luận đó là tiểu thuyết đen Việt Nam sẽ bị kiểm tra gắt gao hơn các thể loại khác. Đương nhiên rồi, nó có nhiều góc tối xã hội.
Tumblr media
Một nhận xét nữa mà tôi tự quan sát được: các tác giả trẻ (chưa in) đều khá lo lắng về đầu ra của bản thảo. Trong mắt họ, thế giới của văn chương và xuất bản như một Lâu đài trong truyện Kafka, rộng lớn, xa vời, phủ đầy tuyết trắng. Tôi cũng muốn nhắn nhủ: lo méo gì! Viết và tìm độc giả phù hợp, đáng đồng tiền bát gạo mới lo chứ. Còn sách cũng chỉ là mặt hàng mua đi bán lại của những con buôn mà thôi.
Kinh nghiệm của tôi tất tật về viết và xuất bản như sau:
Hãy trọn một nơi xa nhà để hoàn toàn tập trung viết
Hãy đọc và học hỏi kỹ thuật thường xuyên, hãy có kiến thức về các kỹ thuật cơ bản của fiction
Hãy viết và hoàn thành. Đừng nói quá nhiều. Hãy tập trung vào bản thảo, vào cuốn sách, vào người đọc, nói chung: chuyên chú đến dự án của mình. Người ta đánh giá một con người không phải ở tiềm năng, mà là ở cái đã làm được.
Hãy đầu tư tiền. Tôi nói thật đấy, mua hẳn máy tính mới nếu thích, một cái bảng to cho storyboard.
Hãy chọn một hay người có năng lực để làm cố vấn, trả tiền cho họ.
Hãy tích cực làm quen những designer có tài để làm bìa
Nếu không deal được NXB hay công ty sách, hãy tự bỏ tiền in1
Hãy học nghiêm túc về marketing hoặc giao việc cho một cộng sự marketing. Chú trọng hình ảnh và truyền thông cho sách.
Hãy lịch thiệp, lịch thiệp mọi lúc mọi nơi. Chúng ta chẳng là gì trong cuộc đời người khác cả. Nhưng cũng đừng quá khiêm nhường: hãy bước ra và giới thiệu mình, với đam mê và chân thành, miễn đừng làm phiền người khác.
Hãy chăm sóc độc giả của mình
Tôi còn có một quan sát như thế này: một tác giả khi gần hoàn thành tác phẩm đầu tay, thường nghĩ luôn đến vài ba tác phẩm tiếp theo. Điều này đương nhiên là hệ quả của cơn brainstorm khi họ đang viết, và ai cũng mắc phải thôi. Nhưng hãy chăm sóc 100% cho tác phẩm của bạn, tự tin vào nó và dám nhận ra sai lầm của mình.
Điểm tựa của tôi không phải chỉ là cốt truyện, đó là văn chương, là lòng ham muốn khám phá, thử nghiệm và đưa ra những tư tưởng có hệ thống. Điều đó không thể có được nếu không có sự đọc, trau dồi và quan tâm đến những lĩnh vực xã hội một cách sâu sắc.
Đ.A
------
Review: http://bit.do/tuonglua-goodreads Tiki: http://tiny.cc/tuonglua-tiki
2 notes · View notes